Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

“Lùi một tiến hai“ hay phép "mặc định“ của Thủ tướng Dũng cho lãnh đạo chính phủ ở nhiệm kỳ tới & Mẹ đã phong bì cho cô chưa?

“Lùi một tiến hai“ hay phép "mặc định“ của Thủ tướng Dũng cho lãnh đạo chính phủ ở nhiệm kỳ tới

Cũng như ông Vương Đình Huệ ở kỳ họp trước, ông Nguyễn Thiện Nhân không có ý định phát biểu chia tay trước Quốc hội. Ông chỉ ngỏ ý ngắn, nhờ ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói hộ lời cảm ơn tới đại biểu Quốc hội.
Giây phút xa rời mảng mình từng phụ trách trong Chính phủ là cương vị Phó thủ tướng cũng làm ông xao động. Một con người cộng sản đích thực như ông có lẽ hẳn sẽ buồn. Ông là một người được đào tạo bài bản, có kiến thức sâu về chuyên môn điều khiển học và kinh tế và cũng đã trải qua một thời kỳ công tác ở địa phương TP HCM. Ông cũng từng có cơ hội khăng định mình khi nhận trọng trách làm bộ trưởng bộ GD-ĐT. Thế nhưng cơ may không mỉm cười với ông khi một mình đối mặt với cả một ý thức hệ cũ kĩ của Bộ GD_ĐT. Vốn là người nhân hậu nên ông thiếu cá tính mạnh trong lãnh đạo. Những đề xuất hào hứng ban đầu của ông được xã hội ủng hộ , nhưng cán bộ quản lý ngành không ủng hộ nên dở dang. Thành ra ông mất điểm trong con mắt của dư luận.

Tuy vậy nhiệm kỳ chính phủ mới thì ông được lên một bậc. Chức Bộ trưởng GD-ĐT được trao lại cho ông Phạm Vũ Luận. Ông Luận đang khá lúng túng với nhiệm kỳ mới này của mình. Bộ trưởng Luận chưa thể dám làm một điều gì cụ thể để thể hiện vai trò của người đứng đầu ngành GD-ĐT, vì ông đang đứng dưới bóng của ông Nhân. Ông Luận bị kẹt ở hai thế, cái cũ của người tiền nhiệm và là cấp trên trực tiếp, cái mới của chính ông muốn làm. Ông Luận rất lúng túng vì cái thế oái ăm đó. Nay ông Nhân được chuyển sang phụ trách mảng Hội đoàn thì đây chính là lúc ông Luận được „cởi trói“. Ông Luận có cơ hội để thực hiện ý tưởng mới của mình trong ngành giáo dục, nhất là Bộ chính trị vừa có nghị quyết tầm dài cho giáo dục.
Việc ông Nhân vào Bộ chính trị thì ít ai nghĩ đến. Có lẽ ngay ông cũng khó hình dung được. Ông không phải là đề cử viên sang giá của ông Tổng bí thư hay ông Thủ tướng, mà là một giải pháp dung hòa cho Đảng và Chính phủ. Ông cũng biết vậy. Giả sử một người được đào tạo bài bản như ông mà hoạt động ở bên quản lý chính phủ thì tốt hơn là phụ trách hội đoàn.
Tiếng ông đã sang nhận chức Chủ tịch MTTQVN đã lâu, thế nhưng những ngày gần cuối các hoạt động của ông ở bên chính phủ có vẻ sôi động hơn bao giờ hết. Ông chăm đi hội họp ký kết, ông chỉ thị nơi này nơi kia. Thế nhưng tất cả điều đó không giúp gì nhiều cho ông. Khi thấy ông xuất hiện ở Quốc hội nhưng không phát biểu cảm tưởng, nhiều người cũng thông cảm, vì họ hiểu tình huống của ông Nhân.
Như vậy vị trí ông Nguyễn Thiện Nhân trống, trống hẳn một ghế Phó thủ tướng. Thế nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cử hẳn hai người cùng lên chức Phó thủ tướng. Đó là ông Phạm Bình Minh, bộ trưởng Bộ ngoại giao và ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng chánh văn phòng phủ TT. Cả hai vị này đều khá trẻ so với lớp cán bộ cao cấp hiện hành và cả hai đều có sức bật mới. Nếu xét về năng lực để kế cận hàng ngũ lãnh đạo cao cấp thì có lẽ họ đều xứng đáng về nhiều mặt.
Ông Vũ Đức Đam là một người được đào tạo tại phương Tây. Khi về nước công tác có nhiều mặt thuận lợi, nhất là khi Việt Nam hợp tác với các nước tư bản để mở rộng công nghệ truyền thông. Là một cán bộ trẻ làm công tác quản lý ở Bộ, ông có điều kiện tiếp xúc nhiều với bên ngoài. Hơn nữa đức tính mẫn cán, chịu khó lắng , kín miệng nên ông được cất nhắc làm thư ký cho ông Kiệt. Trong thời gian ở Bộ Thông tin và Truyền thông, ông kiến tạo được nhiều mối quan hệ với nước ngoài, thuyết phục được các doanh nghiệp lớn như Samsung, Intel, Microsoft đặt chân tới Việt Nam. Những thành tích đó mới là mang đến cho ông giải thưởng Sao Khuê ở mảng truyền thông, chứ không phải việc thành công quản lý địa phương bằng công nghệ thông tin ở Quảng Ninh. Theo lộ trình luân chuyển cán bộ trong công tác, ông về làm chủ tịch rồi bí thư tỉnh Quảng Ninh. Thực sự thì trong thời gian này địa bàn tỉnh Quảng Ninh vẫn là điểm nóng của nhiều vụ việc ảnh hưởng đến an ninh kinh tế và chính trị của quốc gia. Đấy là xuất khẩu than lậu, buôn hàng lậu của các doanh nghiệp và nơi côn đồ hoành hành. Vì có thể thời gian còn quá gắn và tâm lý chỉ về địa phương để gọi là qua thời gian „ dừng chân“, nên hoạt động của ông ở nơi này có phần nào hạn chế. Việc ông quay về Hà Nội đảm nhận chức Bộ trưởng phụ trách Văn phòng phủ Thủ tướng là ấn tượng nhất. Điều mà ít ai ngờ. Vì vị trí này có quyền lực chi phối mọi bộ ngành. Văn phòng Phủ thủ tướng thực chất là một siêu bộ. Người đứng đầu là một người phải giàu kinh nghiệm và biết hóa giải mọi mâu thuẫn của các bộ. Thực tế thì ông hoàn thành khá xuất sắc vai trò của mình, nhất là làm người Phát ngôn chính thức của Thủ tướng. Nhưng điều phối văn phòng thì bóng của ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn còn lấn át. Mọi sợi dây điều khiển đều năm trong tay ông Phúc cả. Nhưng nhìn chung thì ông Đam làm tốt việc của mình, phát ngôn kín đáo và cũng khá kịp thời. Ở cương vị Phó thủ tướng ông sẽ có nhiều cơ hội hơn và có thể tỏ rõ vai trò của mình mạnh hơn nữa. Như vậy Việt Nam sẽ cởi mở hơn, nhất là công tác thông tin - truyền thông và công nghệ mới.
Bên Bộ ngoại giao thì trước hay sau ông Phạm Bình Minh vẫn là một ứng cử viên sáng giá. Là một người công tác ở ngành ngoại giao từ lúc trẻ, nên ông Minh có rất nhiều kinh nghiệm. Nhẽ ra ông được vào Ban lãnh đạo Bộ từ lâu rồi mới phải. Vừa trẻ trung, vừa có nghiệp vụ tốt. Ông Phạm Bình Minh có người cha rất nổi tiếng là ông Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, nhưng sự nghiệp của ông đã thoát khỏi bóng người cha. Ít ai biết rằng, thời kỳ đường lối ngoại giao của ông Nguyễn Cơ Thạch bị thất sủng, ông Phạm Bình Minh cũng không dễ chịu chút nào khi công tác ở bộ này. Thế nhưng ông vẫn bám trụ và thăng tiến dần. Những việc ông làm khá âm thầm, nhưng mang nhiều tính quyết định, góp phần cho Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ ngoại giao và xu thế nhập hội ngày càng sâu.
Từ trước đến giờ thì vai trò phụ trách đường lối ngoại giao của Việt Nam vẫn do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm giữ. Nay thì ông Minh đã đạt tầm. Ông Dũng có thể san sẻ nhiệm vụ bớt cho ông Minh, như vậy ông Dũng rảnh tay hơn, tập trung chú trọng vào công việc chèo lái kinh tế nội tại và đây chính là mảng quan trọng nhất của vai trò Thủ tướng.
Nhưng câu hỏi tại sao khuyết một mà bổ sung hai?
Trong lúc Quốc hội và ngay cả Bộ nội vụ đều phải thừa nhận khối quản lý ở cấp trung ương đang phình ra, phá vỡ cả quy chế nhân sự của cấp Bộ. Nhẽ ra mỗi bộ chỉ có 4-5 thứ trưởng. Thế nhưng thực tế thì bộ ít nhất đã có tới 5 thứ trưởng và bộ nhiều nhất có đến 9 thứ trưởng. Việc quá nhiều thứ trưởng được bổ nhiệm đã làm cho bên Quốc hội và Đảng rất suy nghĩ. Để ngăn ngừa việc lạm dụng bổ nhiệm dư thừa cán bộ, trong dịp hội nghị trung ương 8 vừa qua, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bất ngờ đưa ra quy chế quy hoạch cán bộ trong hệ thống Đảng. Nếu việc này phía Đảng thực hiện trôi chảy và áp dụng chung rộng rãi trong chính quyền thì Chính phủ sẽ gặp cản trở khi bổ nhiệm cán bộ dưới quyền mình. Nhưng một khi quy chế đó chưa áp dụng sang chính quyền thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biết sử dụng quyền lực hiện hành của mình để thực hiện ý đồ cho nhiệm kỳ sau. Việc làm đó hoàn toàn hợp lệ.
Như vậy hàng ngũ phó Thủ tướng hiện hành gồm có ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Vũ Văn Ninh, ông Hoàng Trung Hải, ông Phạm Bình Minh và ông Vũ Đức Đam. Tiền lệ từ trước đến nay của cơ cấu chính phủ thì vị trí Thủ tướng có thể thay đổi , nhưng vị trí phó thủ tướng thì chưa bao giờ thay đổi . Người đang làm phó thủ tướng của nhiệm kỳ trước vẫn đảm nhiệm tiếp vai trò của mình cho đến lúc nghỉ hưu, trừ trường hợp thăng tiến lên cấp.
Nhiệm kỳ tới chắc chắn ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ không giữ thức Thủ tướng. Bởi vì vị trí này ông cũng đã đảm nhiệm hơn 2 nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ thứ nhất có vể có nhiều thuận lợi, nhưng sang nhiệm kỳ thứ hai thì gặp quá nhiều khó khăn. Trong giai đoạn ông lãnh đạo chính phủ thì có nhiều quyết sách lớn, mang tính dài hạn và rất hoành tráng. Thế nhưng các chính sách ngắn hạn và cách điều hành để thực hiện lại có nhiều bất cập. Điều bất lợi cho ông là mô hình tập đoàn Nhà nước hoành tráng đã thất bại. Thời kỳ này ngành Bất động sản, một trong những mũi nhọn kinh tế của Việt Nam, lại đổ vỡ, vì thế ông có quá nhiều thách thức. Hơn nữa suốt cả hai nhiệm kỳ thì nạn tham nhũng trở thành một quốc nạn. Những chính sách đề ra để khắc chế tham nhũng không có tác dụng. Vì thế Bộ chính trị cũng đã nhắc nhở ông về trách nhiệm của mình. Tại Quốc hội ông cũng đã từng công khai xin lỗi cử tri về vai trò Thủ tướng của mình.
Người đứng đầu cơ quan chính phủ làm suốt hơn hai nhiệm kỳ chắc cũng mệt mỏi. Người ta chưa nhận thấy có sự thay đổi lớn trong quyết sách hiện nay. Mọi giải pháp cứu nền kinh tế hay phòng chống tham nhũng, an sinh xã hội thì nói nhiều, nhắc nhiều, bàn bạc nhiều nhưng để đi vào cuộc sống ngay thì không có. Mà thực tế nền kinh tế và chính trị của đất nước đang đòi hỏi phải thực sự có những đổi mới mang tính đột phá. Ông sẽ nghỉ, nhường vị trí này cho người mới. Đó là một điều hiển nhiên.
Trong tương lai ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có xa rời chính trị hay không thì phụ thuộc vào số lượng phiếu của Ban chấp hành Trung ương. Nếu số phiếu ủng hộ ông cao thì đương nhiên ông có thể tiếp tục ở lại nắm giữ một trong những vị trí tứ trụ chủ chốt. Nhưng câu hỏi này chỉ có thể trả lời được trong Đại hội Đảng khóa 12 mà thôi.
Người thay thế Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì không ai khác là Phó thủ tướng thứ nhất Nguyễn Xuân Phúc. Ông Phúc là ủy viên bộ chính trị , trực tiếp phụ trách mảng nội chính của Chính phủ hiện nay. Nếu như trước kia với vai trò là Bộ trưởng phụ trách Văn phòng chính phủ thì ngoài công việc điều phối, ông còn là ngừời phát ngôn chính thức. Vai trò đấy ông Phúc chủ động hơn ông Đam hiện nay. Ông Phúc là một người điềm đạm, ông có kinh nghiệm điều phối các bộ. Thực chất thì từ lâu ông mới là người điều hành công việc cụ thể chứ không phải ông Dũng.
Trở lại vấn đề cơ cấu của chính phủ trong nhiệm kỳ tới. Ông Phúc là người lớn tuổi tuổi nhất trong hàng ngũ Phó thủ tướng và đủ điều kiện nhất. Ông sang làm Thủ tướng. Như vậy hàng ngũ phó thủ tướng sẽ rút gọn lại chỉ còn 4, rất hợp với nghị quyết chung của Quốc Hội và cũng phù hợp với nghị quyết mới của Bộ chính trị. Còn các vị Phó thủ tướng hiện nay sẽ tiếp tục đảm nhiệm lĩnh vực mình phụ trách. Như vậy không thể có một vị nào có thể chen chân vào nữa. Kể cả ông Vương Đình Huệ hay ông Nguyễn Bá Thanh. Dù cho rằng hai ông này được sự ủng hộ của bên Đảng hay bên Quốc hội đi nữa thì cũng không có cơ hội được đề cử.
Như vậy với việc "lùi một, tiến hai“ của ông Nguyễn Tấn Dũng người ta cũng dễ nhận thấy Thủ tướng đã đi trước một bước, mang tính chiến lược về nhân sự. Hay nói cách khác tuy ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ không còn ở vị trí Thủ tướng trong nhiệm kỳ tới, những người do ông đề cử sẽ bảo đảm một nội các mới chịu ảnh hưởng của ông Dũng.
Dân Choa
(Quê Choa)

Nguyễn Thiện Nhân- Thất bại toàn tập

ong-nguyen-thien-nhan-2Làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo, Nguyễn Thiện Nhân đã mất hết uy tín khi phát động cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục “ . Đến mức phải nhờ Tổ chức cho “tháo chạy” khỏi ngành giáo dục. Định sang Bộ Ngoại giao nhưng “không ai chứa” . Đành “ngồi chơi xơi nước” với chiếc ghế Phó Thủ tướng phụ trách khối văn xã để chờ thời. Mấy năm trời chả làm nên cơm cháo gì đành bằng lòng đánh đổi sang làm chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc – một chiếc ghế dành cho các vị chuẩn bị về hưu với điều kiện được làm ủy viên Bộ chính trị để vớt vát chút uy tín chính trị Vậy mà hôm qua, chút gọi là “uy tín chính trị” đó cũng rơi nốt khi ông “cướp” diễn đàn của Tân Phó thủ tướng Vũ Đức Đamkhi lên tuyên dương các nhà giáo “dấn thân”. Một khái niệm mới ! Nhưng thật chua chát khi ông thừa nhận chuyện một bà mẹ phải bỏ 900 ngàn đồng mỗi tháng để con phải đi học thêm do yêu cầu của nhà trường . Nghĩa là một lần nữa ông lại bất lực .
 Nhân dịp ông “chia tay” ngành giáo dục, xin mời đọc lại lời “giáo huấn” của một nhà giáo lâu năm trên Vietnamnet khi ông mới bỡ ngỡ bước chân vào ngành giáo dục năm 2006 với cương vị Giáo sư- Tiến sĩ – Bộ trưởng
http://www.fpt.edu.vn/sites/default/files/imagecache/img-tin-chi-tiet/sites/default/files/images/GiaoDuc08-08-06_pic1_large.gif

Một nhà giáo, một người làm quản lý giáo dục hơn 30 năm đã về hưu gửi bức thư tâm huyết đến Bộ trưởng Bộ GD-ĐT qua VietNamNet. Có trên dưới một chục bức thư gửi gắm sự đồng cảm và âu lo cho Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân trong cuộc chiến “nói không với tiêu cực” sau bài viết của VietNamNet.
“Nói không với tiêu cực”?
Tôi thấy ông đã dũng cảm ngồi vào chiếc ghế “cực nóng” này. Vì tôi đã biết tính cách của ông trong việc điều hành công việc ở UBND thành phố Hồ Chí Minh. Ông đang phải trả lời rất nhiều câu hỏi rất thực tế, rất cụ thể, rất đau lòng mà bất cứ ông Bộ trưởng nào cũng không muốn trả lời vì còn đâu giành thì giờ cho nghiên cứu những vấn đề vĩ mô. Nào việc tiêu cực tràn lan trong thi cử, nào chất lượng “kinh hoàng” khi thi vào các trường đại học, nào thày giáo gạ tình học trò, nào ông trưởng phòng giáo dục mua dâm vị thanh niên…
Việc “Nói không với tiêu cực” xuất phát từ bức thư ngỏ của một người dân gửi ông ngay khi ông vừa ngồi chưa yên chỗ trên chiếc ghế bộ trưởng và ngay lập tức ông đã có phản ứng tức thì. Theo tôi, phản ứng này khá vội vã bởi ông đã quá bức xúc với vấn đề đặt ra. Vội vã bởi ông đã đưa ra một ý kiến gây ra sự tranh cãi khi cho rằng người dân là đồng tác giả của chuyện tiêu cực và chạy theo thành tích.
Nếu chỉ nhìn hiện tượng thì đúng là như vậy, nhưng nếu theo dõi ngành giáo dục nhiều năm thì sẽ thấy, người dân chính là nạn nhân của những chủ trương chính sách sai lầm của ngành giáo dục. Họ chỉ là “đồng tác giả“ một cách bất đắc dĩ, một cách bất khả kháng. Mặt khác, ông khẳng định 10 năm nữa giáo dục sẽ thay đổi, tôi sợ rằng có ông chủ quan và vội vã?.
Việc phát động “Nói không với tiêu cực trong thi cử” mới chỉ giải quyết phần ngọn. Cái gốc của vấn đề vẫn chưa được đụng đến. Cách đây hơn 10 năm, khi ông Phạm Minh Hạc ngồi vào chiếc ghế Bộ trưởng, ông cũng đã có chủ trương như thế. Năm đó, rất nhiều địa phương đặc biệt là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và vùng các dân tộc thiểu số khu trú – vùng trũng của ngành giáo dục – có tỉ lệ thi tốt nghiệp phổ thông trung học chỉ 20-30%. Số còn lại sẽ đi đâu, làm gì? Không có lời giải. Vậy là năm sau, tỉ lệ thi đỗ lại lên 80, 90 thậm chí nhiều nơi 100%. Và người ta (Đảng bộ, chính quyền địa phương và cả Bộ Giáo dục, thầy cô giáo và phụ huynh học sinh) chấp nhận sống chung với tiêu cực, coi nó là chuyện bình thường mà không hề xấu hổ.
Sau sự việc một thầy giáo ở Hà Tây dũng cảm tố cáo tiêu cực trong thi cử, tôi có gặp một người dân ở Vân Tảo nơi anh giáo này cư ngụ. Họ nói: “Ông Khoa này dở hơi. Con cái chúng tôi có cái bằng tốt nghiệp rồi cũng chỉ đi cầy thuê cuốc mướn chứ làm vương làm tướng gì ở cái xứ nghèo mỗi người dân chưa đủ 3 sào ruộng này”.
Hãy suy nghĩ nghiêm túc về ý kiến này. Nếu sang năm, trong một triệu thí sinh thi tốt nghiệp chỉ có 300.000 em đỗ còn 700.000 em trượt, chúng sẽ đi đâu, sẽ hành xử thế nào, nhất là ở các đô thị lớn? Bài học đối với thanh niên Pháp và cách đối phó của ông Bộ trưởng Giáo dục Pháp đáng để chúng ta suy ngẫm. Vấn đề đã vượt khỏi tầm tay của ngành giáo dục trong khi xã hội chưa có sự chuẩn bị kịp thời.
Vậy nên cần có lộ trình. Nói thế thì hơi khuôn sáo nhưng rõ ràng không thể nóng vội. Rồi ông sẽ thấy, ông không thể có thời gian gặp ông Khoa chống tiêu cực, không thể về Hà Nam giải quyết việc ông Phó chủ nhiệm khoa gạ tình, đi dự giờ không báo trước ở Hà Nội… Nhân đây, tôi cũng nói ngay ông cứ đi dự giờ, ông công bố trên báo chí như vậy là ông đã báo trước để toàn ngành giáo dục Hà Nội và toàn quốc chuẩn bị giáo án đối phó rồi đó.
Bây giờ, tôi muốn nói với ông về cái gốc của giáo dục hiện nay. Ngành giáo dục có Viện chiến lược chuyên nghiên cứu hết chuyên đề này đến chuyên đề khác, có Viện Khoa học Giáo dục toàn các vị mũ cao áo dài, trên Chính phủ có Hội đồng quôc gia giáo dục do Thủ tướng đứng đầu. Ai cũng tưởng đó là “Lấy giáo dục làm quốc sách hàng đầu” nhưng không phải thế. Các cuộc họp của Ủy ban xuân thu nhị kỳ, nghe các báo cáo dài lê thê mà không có phản biện và đi đến các kết luận các việc làm ngay. Căn bệnh ”thí điểm” “vừa làm vừa run” đã trở thành mãn tính…
Điều tôi muốn nói giáo dục là thượng tầng kiến trúc phải được xây dựng trên cơ sở hạ tầng là mức tăng trưởng của kinh tế. Khi thu nhập bình quân đầu người chưa được 500USD/ năm mà cứ nói đến phổ cập này nọ là phi thực tế, là duy ý chí.
Trước mắt, do đã phát triển giáo dục quá đà phát triển kinh tế, chúng ta không thể ngay tắp lự đối phó bằng cách đánh trượt hàng trăm hàng ngàn học sinh được mà cần có sự phân hóa. Đề thi tốt nghiệp phổ thông phải ra ở mức độ dưới trung bình, phải có câu hỏi phân loại. Kết quả tốt nghiệp không chỉ căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp mà còn kết hợp với xếp loại văn hóa và hạnh kiểm cả 3 năm học phổ thông. Như vậy, các em buộc phải học đều các môn. Chắc chắn các thày dạy chính trị, thể dục, kỹ thuật… không dễ dàng cho các em điểm khá nếu các em không chịu học tập tử tế các môn không thuộc loại văn hóa cơ bản. Như vậy, sẽ có rất nhiều em đỗ tốt nghiệp ở mức trung bình. Số này sẽ không được dự thi đại học, buộc các em phải thi vào các trường dạy nghề. Ông thử tính xem xã hội sẽ đỡ tốn bao nhiêu khi chỉ có khoảng 50% số học sinh tốt nghiệp phổ thông đủ điều kiện thi đại học và điểm thi đại học sẽ không ngao ngán như hiện nay. Lúc đó các trường dạy nghề sẽ có giá và tôi đồ rằng ngành giáo dục sẽ tiếc khi trao lĩnh vực này cho Bộ Lao động Thương binh Xã hội khi Bộ Giáo dục còn “đèo” thêm hai chữ Đào tạo.
Thử xem những năm qua, ngành giáo dục đã phát triển ồ ạt về số lượng như thế nào sẽ giải thích được ngay sự không tương thích của chất lượng giáo dục. Một huyện thuần nông như huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây mà có tới 4 trường cấp 3 thì thật lạ. Ông Giám đốc Sở Giáo dục Hà Tây (đã về hưu gần 10 năm nay) tự hào báo cáo trước Bộ GD-ĐT rằng Hà Tây sẽ “tú tài hóa toàn dân”, cái giá phải trả là quá lớn. Biết trước chất lượng đại trà sẽ quá kém, Hà Tây cũng như nhiều tỉnh chủ trương phát triển trường chuyên lớp chọn lấy mấy con gà nòi bồi dưỡng cho đi thi quốc gia quốc tế lấy vài cái huy chương về để báo cáo thành tích, và để che mắt các quan chức cấp cao về chất lượng quá yếu kém của toàn ngành.
Mới đây, tôi thấy ông Bộ trưởng đi dự Hội nghị vinh danh các học sinh giỏi thời kỳ đổi mới. Tôi xin nói thẳng đây cũng là một kiểu chạy theo thành tích. Có thể nói chỉ có Việt Nam và một vài nước coi trọng và đề cao quá chuyện này. Các em học sinh giỏi như những con gà nòi được bồi dưỡng từ cấp 1 đến cấp 2 rồi cấp 3 về toán để đi thi quốc tế hy vọng mang về cho Tổ quốc những tấm huy chương, trong khi ở các nước người ta đâu có tổ chức bồi dưỡng từ bé như vậy. Xuất phát điểm khác nhau, tư duy khác nhau, họ chắc chắn không xem trọng việc có được giải hay không. Mà nếu họ không tổ chức bồi dưỡng mà có huy chương vàng thì đó mới thật sự là thần đồng. Còn ở ta, nếu chẳng may gặp “bài toán không mẫu mực” sẽ “ăn đòn” ngay.
Chúng ta thử thống kê xem có bao nhiêu em học sinh giỏi quốc tế sau này đi làm cho nhà nước hay các công ty trong nước. Những em giỏi nhất đã không trở về. Nạn chảy máu chất xám là một tất yếu khách quan. Đừng tự ru ngủ nhau rằng đi làm cho nước ngoài cũng tốt và rằng dù gì thì gì trước sau chúng cũng trở về. Chưa kể các em bị nhồi nhét kiến thức toán đến ngờ nghệch về kiến thức xã hội như những con “gà công nghiệp”. Tôi biết có em đoạt giải nhì toán quốc tế tại Anh sau này bị tâm thần vì toán, cuộc đời coi như bỏ đi. Những chuyện như thế sao không tổng kết?
Theo dõi nhiều năm, tôi cảm thấy riêng thành phố Hồ Chí Minh nơi ông công tác nhiều năm trên cương vị Phó chủ tịch thường trực thì thấy thành phố này không quan tâm nhiều lắm đến việc cử gà nòi đi thi quốc tế mà chú trọng đề cao các em thủ khoa thi đậu vào các trường ĐH, đặc biệt là các em có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện học thêm. Tôi có đồng quan điểm này.
Theo tôi, chỉ cần phát hiện một số em có triển vọng tập trung tại ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để bồi dưỡng. Nên mạnh dạn giải tán các trường chuyên ở các tỉnh. Trong mỗi lớp học, nên có đủ các đối tượng khá giỏi, trung bình và kém để thày giáo phát huy hết khả năng sáng tạo của mình và cũng để chống sự phân biệt giàu nghèo đang hình thành trong giáo dục hiện nay. Trong xã hội có phân hóa giầu nghèo nhưng trong giáo dục phải có sự bình đẳng.
Ở đây, thấy rất rõ việc làm trái quy luật của ngành giáo dục. Giáo dục phải được phát triển theo hình chóp chứ không thể phát triển theo hình trụ, thậm chí có nơi thành hình chóp ngược. Cứ mở lớp, cứ lên lớp 100%, cứ tốt nghiệp100%, cứ thu hút học sinh trái tuyến để ăn tiền, để rồi đưa ra xã hội những phế phẩm mãi được chăng?
Tôi đã có bài viết trên báo Lao động cách đây đã 6 năm về chuyện Trường chuyên lớp chọn, nguyên nhân đẻ ra các lớp dạy thêm học thêm tràn lan gây bức xúc trong dư luận. Sau đó ít lâu, Bộ đã giải tán các lớp chọn, trường chuyên ở cấp THCS nhưng lại cho phát triển trường chuyên ở cấp THPT. Như thế là làm nửa vời và không có chế tài, không có kiểm tra nên trường nào cũng tồn tại các lớp chọn, không chỉ một lớp chọn A1 mà có tới chín mười lớp A… Mục đích để làm gì? Chỉ vào được lớp chọn mới có khả năng đỗ ĐH, mà có nhiều học sinh đỗ ĐH thì trường mới nổi tiếng mới có nhiều học sinh trái tuyến xin học và trường mới thu được nhiều tiền để chi tiêu các khoản ngoài ngân sách nhà nước. Thế là người dân đổ xô tìm thầy giỏi và đó chính là nguyên nhân của tệ học thêm dạy thêm tràn lan cho con đi học thêm tràn lan để được vào trường chuyên lớp chọn.
Việc học thêm dạy thêm các môn Toán, Lý, Hóa đã làm phân hóa sâu sắc trong các trường. Trong năm học, học sinh chỉ chú ý học các môn gọi là quan trọng để đi thi còn các môn Sử, Địa, Giáo dục công dân, Kỹ thuật công nghiêp, Nông nghiệp… thì các em rất coi thường. Và cái kết quả thi đại học với hàng ngàn bài thi bị điểm không về Lịch sử và Địa lý là một tất yếu đã được báo trước. Sự phân hóa trong việc dạy và học còn làm phân hóa đội ngũ giáo viên. Những người có học sinh học thêm thì thu nhập cao vài chục triệu/tháng, những người dạy các môn mà học sinh không học thêm thì sống rất đạm bạc bằng đồng lương nhà nước ba cọc ba đồng. Họ trở thành tự ti chẳng hơi sức đâu mà cải tiến, mà sáng tạo. Khẩu hiệu “Tất cả vì học sinh thân yêu” “Tiên học lễ hậu học văn” trở thành sáo rỗng, bị tiền tệ hóa mất rồi.
Vấn đề thứ hai tôi muốn trao đổi với ông là vấn đề sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. Đúng là loạn sách giáo khoa và sách tham khảo. Sách giáo khoa năm nào cũng cải tiến, cũng sai lầm và in lại. Một cuốn sách giáo khoa mới đi kèm rất nhiều sách tham khảo. NXB Giáo dục và các Công ty Phát hành sách và thiết bị các địa phương có thể báo cáo thành tích rằng năm nào cũng có đủ sách cho các trường các học sinh kể cả vùng xa xôi khó khăn. Nhưng họ phải chịu trách nhiệm về chất lượng quá yếu kém của nhiều cuốn sách mà công luận đã không ít lần lên tiếng và họ đã móc túi của phụ huynh không biết cơ man nào mà kể khi hủy bỏ tủ sách giáo khoa dùng chung và năm nào cũng phải mua sách mới do họ độc quyền in ra.
Thưa ông, sách giáo khoa là tri thức ngàn đời của nhân loại được đúc kết lại không thể năm nào cũng thay đổi. Ngày xưa chúng ta toàn dịch sách của Liên Xô để dạy có vấn đề gì đâu. Bây giờ trăm hoa đua nở nhà nhà làm sách thì sai be bét. Tôi đã chứng kiến một vị phụ huynh đứng tần ngần hồi lâu trước một kệ sách phân vân không biết có nên mua quyến sách Bài tập Địa lý lớp 5 hay không. Thật quá đáng, đến Địa lý lớp 5 cũng có sách bài tập, vậy mà thi ĐH môn Địa lý có cả ngàn bài bị điểm 0.
Nhà xuất bản giáo dục đã được cổ phần hóa. Tại sao không đưa lên sàn chứng khoán để người dân được giao dịch mà chỉ làm nội bộ. Phải chăng là biến một cơ quan độc quyền nhà nước thành một tổ chức tư nhân ?
Việc thứ ba tôi muốn góp ý với ông Bộ trưởng là việc hoạt động không có hiệu quả của các Ban Quản lý các dự án giáo dục. ĐBQH tỉnh Kon-tum Nguyễn Đức Dũng nói đúng: “Ai cũng thích làm dự án vì lương cao hàng ngàn USD, lại liên tục được đi tham quan nước ngoài…”. Tôi đã để tâm tìm hiểu về vấn đề này thì thấy các Ban dự án thường là nơi trú chân của con cha cháu ông trong ngành, chúng được cử đi nước ngoài để về làm dự án trong khi không biết một tí gì về thực tế giáo dục của Việt Nam. Lương lĩnh bằng đô, trụ sở thuê khang trang, xe ô tô xịn. Còn kết quả ra sao ư? Dự án nâng cao chất lượng giáo viên tiểu học, trung học… đã làm được gì đến mức mới đây ở Tp Hồ Chí Minh, người ta xin thôi không được hưởng chế độ nâng cao này? Dự án phân ban làm đi làm lại tốn không biết bao nhiêu thời gian và tiền bạc vẫn còn cãi nhau hoài trong khi ở Pháp người ta làm cách nay cả trăm năm, dự án sách giáo khoa cũng vậy. Tốn không biết bao nhiêu tiền mà năm nào cũng có chuyện.
Người ta so sánh các PMU cầu đường tuy có tham những nhưng còn cho ra sản phẩm cụ thể là một cây cầu, một con đường, còn dự án giáo dục thì sản phẩm rất trừu tượng không thể sờ thấy, không thể trông thấy, không thể cân đong đo đếm, do đó thất thoát là khôn lường. Một quả đấm cực mạnh nhưng lại đấm vào không khí. Vậy tốt nhất không nên vay vốn ODA để làm dự án giáo dục mà nên dùng vốn ngân sách để còn có thể kiểm tra kiểm toán được phần nào.
An Tuấn Dũng, Hà Nội
(theo VietNamNet)

Mẹ đã phong bì cho cô chưa?

Có một cô giáo tự vấn trên facebook:
-        Ngày 20/11 – nên tự hào hay tủi hổ?
-        Nên tự hào cô ơi.
Chắc đó là đồng nghiệp, và cũng là học sinh cũ của cô giáo trả lời.
Hàng năm ở Việt Nam, thiên hạ tưng bừng với ngày này. Thày cô thì hớn hở đón nhận hoa, quà hoặc phong bì và những lời chúc tụng. Phụ huynh thì méo mặt lo đi lễ lạt các thày cô. Con cô bạn tôi mới 7 tuổi mà đã biết giục mẹ:
-        Mẹ đã phong bì cho cô chưa? Các bạn khác có hết cả rồi đấy!

Không ai biết có bao nhiêu phụ huynh không đưa phong bì cho các thày cô bao giờ (hoặc con mình quá giỏi, hoặc nghèo quá không có phong bì).  
Tôi nghĩ về câu trả lời trên của cô bạn nọ như thế này, bản thân cái ngày đó không nói lên điều gì, nhất là ngày nói về nghề giáo Việt Nam. Bấy lâu nay, báo chí “chính thống” nói rất nhiều về những vấn nạn trong ngành giáo dục Việt Nam. Học sinh học nhiều, nhưng kiến thức đem lại chả bao nhiêu. Cái gì cũng làm theo mẫu. Học toán theo công thức đã đành, học văn cũng theo mẫu thì khác gì chuyện tiếu lâm, rằng có anh học trò vịnh con ngựa hay nên được quan thưởng tiền:
Bạch mã mao như tuyết
Tứ túc cương như thiết
Tướng công kỵ bạch mã
Bạch mã tẩu như phi

(Ngựa trắng lông như tuyết
Bốn chân cứng như sắt
Tướng công cưỡi ngựa trắng
Ngựa trắng chạy như bay)
Anh khác bắt chước, vịnh bà cụ theo “mẫu” thì lại bị quan đánh đòn.
Bà cụ mao như tuyết...
Tứ túc cương như thiết
Tướng công kỵ bà cụ,
Bà cụ tẩu như phi.
Một cô gái được tiếng là học giỏi, ra đi làm rồi mà không thể trả lời câu hỏi của tôi: 

-     Quân đội phải trung thành với ai?
Một cô giáo đứng trên bục giảng, phân tích cho học sinh nguyên nhân của nạn nhân chất độc màu da cam là do người Mỹ đem lại từ hơn ba chục năm trước, nhưng lại lờ tịt đi (hoặc quên) những mối hiểm họa trước mắt về sự đầu độc từ hàng hóa Tàu, đang hiện hữu khắp nơi trong cuộc sống. Cái đó cũng là thành tích của ngày nhà giáo đó ư?

Một nền giáo dục giáo điều, chỉ đào tạo nên những bộ máy cứng nhắc, chỉ biết đi theo lối đi đã được định sẵn. Cái đó giáo sư Ngô Bảo Châu đã nói một câu mang tính rất “khoa học”, đi theo lề là thói quen của bầy cừu!
Tôi nói điều này không nhằm vơ đũa cả nắm. Tôi biết vẫn còn nhiều thày cô rất trăn trở với nghề, mong muốn truyền đạt cho học sinh nhiều kiến thức hơn. Song chính họ cũng đang bị cái vòng kim cô "Mẫu" trói buộc rất ngặt nghèo. Chỉ cần họ đi chệch khỏi "đường lối" là bị để ý, bị kiểm điểm, thậm chí có thể bị gán cho cái từ "phản động". 

Có nên đặt ra ngày này ngày nọ một cách hình thức thế không? Đặt ra chỉ để lễ lạt tốn kém, phiền nhiễu mà không đem lại cho con người sự tôn kính thì cũng lại chỉ là giáo điều thôi.

Dưới đáy còn đáy sâu hơn…


Đừng tưởng cứ thủng sàn/chạm đáy là mức chót
Ngạn ngữ Ba Đình có câu:

Dưới sàn còn sàn thấp hơn.

Dưới đáy còn đáy sâu hơn…


giaoducVNsauKampuchia

Đến Thượng đế cũng phải chửi!

Xét về khoa học, chửi là một phản xạ rất tự nhiên, khi gặp một tình huống gây bực mình nào đó. Thậm chí người ta tự chửi cả chính mình khi mắc lỗi.
Trong các cuộc tranh luận trên mạng, các còm sĩ chửi chế độ cũ (VNCH), chế độ mới (XHCH), rồi quay ra chửi nhau cũng kinh lắm. Nhưng nếu tổ chức thi chửi tục, tôi đoán các còm sĩ yêu chế độ XHCN sẽ thắng về mức độ tục.
Một còm sĩ yêu XHCN có vẻ lịch sự , tỏ ý chê các còm đối phương là chửi tục, bảo thế là đủ biết các vị là “hạng” người nào. Người mở miệng ra gọi người khác là “hạng” thì có hơn gì?
Tôi hỏi còm sĩ đó, bạn đã xem phim “Đến Thượng đế cũng phải cười” chưa?

Sống ở Việt Nam bây giờ, thấy quan tham nhũng “ăn” kinh quá, cảnh sát giao thông làm “mãi lộ” trắng trợn quá, cướp giết hiếp nhiều quá... thì đến Thượng đế cũng phải chửi ấy chứ huống chi là người thường.
Một ví dụ, đọc xong cái này, bạn sẽ chửi ai?

Kỳ án 'trộm cắp cổ vật': Những chuyện giờ mới kể
TP - Công dân Nguyễn Quý Đoan sẽ mãi mãi không bao giờ quên ngày 28/6/2006. Sau gần 3 năm bị tạm giam, TAND tỉnh Bắc Giang quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn cho ông Đoan và các bị cáo khác, tạm đình chỉ xét xử, trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Vụ án sau đó được đình chỉ với lý do “hết thời hạn điều tra”.
Chín người bị khởi tố

Trong các năm 2001 - 2003, liên tiếp xảy ra 7 vụ mất trộm tại các đình, chùa thuộc tỉnh Bắc Giang. Tài sản bị mất gồm 27 pho tượng, 12 bát bửu, 1 câu đối, 1 hậu bành, 2 bộ sắc phong, 1 mâm đài, 1 bát hương, 1 chân đèn nến, tổng trị giá khoảng hơn bốn trăm triệu đồng.
Vụ án “trộm cắp tài sản” được Công an một số huyện khởi tố, sau đó nhập về Công an tỉnh Bắc Giang điều tra. Tổng cộng có 9 người bị khởi tố bị can, một trong số đó được tại ngoại, còn lại bị tạm giam.
Ông Nguyễn Quý Đoan (SN 1980, trú tại Bắc Ninh) là người đầu tiên bị bắt, ngày 21/9/2003. Không hiểu điều tra viên Công an Bắc Giang khéo “động viên” kiểu gì mà ông Đoan sau khi tự nhận ăn cắp tượng Phật trong chùa, đã… “tồng tộc” khai ra những đồng phạm khác.
Từ lời khai của ông Đoan, ngày 19/11/2003, Công an Bắc Giang bắt tiếp ông Phan Hữu Hường (SN 1952, quê Hà Tây); ngày 20/11/2003, bắt tiếp ông Lê Văn Thương (SN 1973, ở Hà Nội); ngày 2/12/2003, bắt tiếp ông Phạm Mạnh Hùng (SN 1968, Hà Nội).
Vẫn từ lời khai ông Đoan, sang năm 2004, Công an Bắc Giang khởi tố tiếp 4 người, và đầu năm 2005, khởi tố thêm một người. Những người bị khởi tố sau này đều không nhận tội. Căn cứ để Công an Bắc Giang bắt họ chỉ là… lời khai của ông Đoan.
Phiên tòa nhiều kịch tính

Ngày 19/6/2006, chỉ 8 bị cáo ra trước vành móng ngựa. Một người đã chết khi bị giam giữ, là ông Phan Hữu Hường. Hầu hết bị cáo sức khỏe rất xấu. Nhiều người phải có 2 cảnh sát dìu hai bên mới đi được.
Tham gia giải oan cho các bị cáo vụ án này, Tiền Phong kịp thời đăng tải những bài điều tra về vụ án. Đáng chú ý là bài báo “Chứng cứ gỡ tội có ngay trong hồ sơ”, các PV chứng minh toàn bộ “vật chứng” thu được như 1 chiếc kìm cộng lực, 5 chiếc bao tải, 2 pho tượng… đều không liên quan đến vụ án. Những vấn đề Tiền Phong nêu ra, sau đó đã được nêu trong quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
Người bị khởi tố sau cùng là bà Nguyễn Thúy Lan (SN 1951, ở Hà Nội) tố cáo: Khi bà bị bắt đưa lên trại giam Kế ở Bắc Giang, người ta đưa ông Hường ra để “nhận diện” bà. Ông Hường khi này đã yếu lắm rồi. Ông nhìn bà Lan lắc đầu bảo không phải. Thế là ông bị đá vào ngực, vào mặt. Bà Lan hét lên “Người ta già như thế, tại sao đánh người ta đau vậy”, rồi chạy lại ôm lấy ông Hường…
Không chỉ riêng bị cáo Lan, tất cả các bị cáo ra trước tòa đều kêu oan, và tố cáo bị mớm cung, bức cung, nhục hình. Bị cáo Đăng tố cáo bị đánh gẫy răng, nhưng khi khám thương buộc phải khai là ngã. Bị cáo Hùng tố cáo bị còng tay treo ngược lên, trên cổ tay còn vết sẹo. Bị cáo Thương trước khi ký vào các bản cung nhận tội đã ghi BC, MC, GT; trước tòa, ông Thương giải thích các chữ này là “bức cung”, “mớm cung”, “ghép tội”.
Các luật sư bào chữa cho các bị cáo đã vạch ra hàng loạt vi phạm tố tụng trong hoạt động điều tra, truy tố. Họ cũng vạch ra hàng loạt mâu thuẫn trong lời khai của các bị cáo, họ chứng minh vật chứng thu giữ được không liên quan đến vụ án, đặc biệt là việc có dấu hiệu bức cung, nhục hình…
Bị cáo quan trọng nhất!

Trước khi ra tòa, được điều tra viên “động viên, thuyết phục”, ông Đoan ký giấy từ chối luật sư. Kết thúc ngày xử đầu tiên, bị 2 cảnh sát kẹp nách đưa đi, ông Đoan cố ngoái lại: “Mời cho em luật sư với chị ơi”. Từ lời khẩn cầu của ông Đoan, luật sư Mỹ Hà đã giúp ông Đoan có được luật sư bào chữa, là ông Nguyễn Việt Hùng (cả hai cùng thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội).
Ông Đoan nhờ luật sư Hùng kiếm cho mấy quyển lịch tay, có cả ngày âm và ngày dương, những năm 2001 - 2003. Sau khi đối chiếu ngày tháng, ông Đoan không chỉ tố cáo bị mớm cung, nhục hình, mà còn khẳng định cái ngày cáo trạng ghi ông đi từ Bắc Ninh về Hà Nội dẫn đồng bọn lên Bắc Giang ăn cắp, ông đang ở xã Mão Điền, Thuận Thành, Bắc Ninh, khâm liệm cho một người đàn ông trong làng.
Buổi tối hôm ông Đoan có lời khai trên, PV Tiền Phong đi cùng các luật sư về xã Mão Điền. Loanh quanh hỏi thăm làng trên xóm dưới, khoảng 21 giờ đêm, các PV và luật sư mới gặp được một góa phụ. Chị cho biết, chồng chị mất ngày đó, tháng đó, gia đình đã nhờ ông Đoan khâm liệm cho chồng chị.
Hôm sau, nhân chứng quan trọng này được các luật sư đưa đến tòa. Lời trình bày của chị là một trong những tình tiết quan trọng để HĐXX tuyên hoãn tòa, trả hồ sơ cho yêu cầu điều tra bổ sung.
Chỉ vì “hết thời hạn”?!

Sau phiên tòa trên, Viện KSND tỉnh Bắc Giang đã trả hồ sơ cho Công an tỉnh này điều tra bổ sung, với 10 yêu cầu đặt ra.
Ngày 13/2/2007, Công an Bắc Giang có bản kết luận điều tra bổ sung. Nhiều yêu cầu của tòa án bị lờ đi, nếu có đề cập thì cũng nói nước đôi. Chẳng hạn, 2 pho tượng được coi là vật chứng của vụ án, kết quả điều tra bổ sung vẫn cho rằng đây là “hai pho tượng A Nan và Ca Diếp” (thực ra là tượng Nam Tào và Bắc Đẩu), song thừa nhận đây “không phải cổ vật”, “đối chiếu kỹ với hồ sơ về chi tiết nhỏ thì không đảm bảo căn cứ vững chắc để khẳng định đó là hai pho tượng của chùa Khám Lạng”.
Có một số tình tiết, kết luận điều tra bổ sung thừa nhận việc điều tra trước đó đã sai. Chẳng hạn 2 chiếc ô tô của bị cáo Hùng, kết luận điều tra ban đầu cho rằng các đối tượng sử dụng để đi ăn trộm, kết luận điều tra bổ sung làm rõ bị cáo Hùng mua sau thời điểm các vụ trộm xảy ra. Một số cuộc điện thoại kết luận điều tra ban đầu cho rằng các bị cáo đã gọi cho nhau, kết quả điều tra bổ sung cho biết tra “list” điện thoại thì không có…
Thay vì nhận định không có căn cứ để cột tội, kết luận điều tra bổ sung đưa ra lý do khác để đình chỉ vụ án: “Mặc dù đến nay không có tài liệu nào để khẳng định các bị can trên là ngoại phạm, nhưng theo quy định pháp luật, trong trường hợp hết thời hạn điều tra không đủ chứng cứ để kết tội thì phải đình chỉ điều tra và phục hồi các quyền lợi hợp pháp cho các bị can”.

Những mảnh đời phiêu bạt…

Ông Dương Văn Trung hôm ra tòa gầy như xác ve, là một trong những bị cáo ốm yếu nhất. Được trả tự do, ông Trung vào thẳng BV. Hết tây y chuyển sang đông y, ông Trung hồi phục, tăng 10 cân, bằng đúng trước khi bị bắt. Mọi chuyện tưởng ổn, ngờ đâu béo bệu. Bên trong, tim gan phèo phổi hỏng hết, không thuốc nào lại được. Ông Trung mất đến nay được 3 năm.
Ông Lê Văn Thương được tha về cũng vào thẳng BV. Sức khỏe khá lên, ông về nơi hành nghề trước khi bị bắt, thôn Tranh Khúc, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội, thì ở đấy đã có người khác đến thay ông rồi. Xã không cho đăng ký hộ khẩu. Ông Thương thành kẻ không nhà, đi ở nhờ ông thầy ở quận Hoàng Mai.
Ông Dương Phúc Thịnh bộ đội xuất ngũ, nghệ nhân cây cảnh, có vườn cây hoành tráng cạnh sông Tô (Hà Nội), ra tù vườn cây tan hoang. Ngày ở tù, ông Thịnh ốm nặng được điều trị tại Bệnh viện Bắc Giang. Vợ ông lên thăm thấy chồng bị cùm chân cùng một gã “AIDS”. Ông Thịnh được tha về, vợ không dám gần, cứ thế tình cảm nhạt phai, dẫn đến tan đàn sẻ nghé…
Ông Phạm Mạnh Hùng ra tù thất nghiệp. Mua tờ báo “Mua & Bán” đọc mục “Việc cần người”, thấy có Cty tuyển nhân viên, làm nghề thu nợ. Ông Hùng vội nộp hồ sơ, phỏng vấn, trúng luôn. Đi làm 20 ngày thì công an bắt cả Cty vì đòi nợ trái pháp luật, ông Hùng là nhân viên hạng bét cũng không thoát.
Ông Nguyễn Quý Đoan không cha, không mẹ, nguyên là trẻ rơi, sống ở chùa. Khi bị bắt, ông Đoan đang ở chùa làng Mão Điền (Thuận Thành, Bắc Ninh). Ra tù, ông Đoan về lại chỗ cũ, người ta không nhập khẩu. Đành nơi này ít hôm, nơi kia ít hôm, nương tựa vào những ông thầy từng dạy dỗ ông Đoan, ông Đoan gọi là “bố”…
Chuyện xin lỗi, bồi thường?

Sau khi vụ án đình chỉ, những người bị oan trên đây nhận được giấy của Viện KSND tỉnh Bắc Giang, do bà Bùi Thị Ngân, Trưởng phòng 2, thừa lệnh Viện trưởng ký, mời họ đến bàn chuyện bồi thường. Họ đến, hý hoáy làm đơn theo hướng dẫn của bà Ngân. Mấy tháng sau lại được mời đến “làm lại đơn”… Rốt cuộc họ phải khởi kiện ra tòa, tốn rất nhiều công sức, mới lấy được số tiền bồi thường ít ỏi.
Ông Đoan đến hôm nay chưa nhận được thông tin về chuyện bồi thường. Ông Đoan kể: “Tôi viết đơn tố cáo bị bức cung, nhục hình, gửi đến Viện KSND tỉnh Bắc Giang và Viện KSNDTC rất nhiều lần. Trong đơn, tôi nêu rõ đánh đập ép tôi nhận tội là các điều tra viên Thân Văn Túc, Hà Văn Quang, Chu Bá Huy, Nguyễn Văn Oanh. Họ đốt ny-lon nhỏ vào chỗ kín của tôi, hiện vẫn còn chi chít vết sẹo. Riêng ông kiểm sát viên Nam đập một con gián, nhét vào mồm tôi. Không chịu nổi, tôi phải khai bậy cho người này, người kia”.
“Kết quả giải quyết đơn tố cáo của ông sao rồi?”. Nghe PV Tiền Phong hỏi vậy, ông Đoan buồn bã đáp: “Tôi không nhận được văn bản trả lời nào cả”.
Đinh Anh Tuấn

Kiểm điểm theo kết luận thanh tra, “tra tấn” người ngay thẳng, kéo bè cánh, vinh danh người sai phạm

Hiệu trưởng Hoàng Văn Châu và Phó Hiệu trưởng Đào Thị Thu Giang chịu trách nhiệm chính tới những sai phạm về tài chính, kinh tế và xây dựng cơ bản ở Trường Đại học Ngoại thương (ĐHNT), trù dập những người đấu tranh chống tham nhũng, tạo “ê kíp”, bè phái gây mất đoàn kết trong trường. Kết luận thanh tra của Bộ Giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) có dấu hiệu bao che, không phản ánh khách quan những gì xảy ra ở trường, khiến đơn thư của cán bộ, giảng viên tiếp tục gửi tới Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT và nhiều cơ quan báo chí…
Mượn bóng Thanh tra “bao che sai phạm”
Báo Người cao tuổi số 94 ngày 7/8/2013 đăng bài “Kết luận thanh tra trường ĐHNT: Nhiều ý kiến không đồng tình, sai phạm nghiêm trọng chưa được làm sáng tỏ”. Những sai phạm của Trường ĐHNT lại bị Đoàn thanh tra “bẻ cong” kẻ sai được cứu, khiến người ngay bị trù dập. Sau kết luận Thanh tra, nội tình Trường này càng xấu đi, trở thành điểm nóng trong ngành GD&ĐT.
Mặc dù, cố tình né tránh, nhưng Thanh tra Bộ GĐ&ĐT vẫn phải chỉ rõ 14 điểm thiếu sót, sai phạm thuộc 4 nhóm nội dung, trách nhiệm chính thuộc về ông Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng, chủ tài khoản, phụ trách tổ chức cán bộ và bà Đào Thị Thu Giang, Phó Hiệu trưởng, phụ trách tài chính và xây dựng cơ bản.
Không đồng tình với kết luận của Thanh tra, các PGS, TS Bùi Ngọc Sơn, Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Đình Thọ (Phó Hiệu trưởng); TS Nguyễn Huyền Minh, PGS, TS Bùi Thị Lý, Trưởng khoa Kinh tế và Kinh doạnh Quốc tế,… kiến nghị: Kết luận có 7 nội dung không đúng bản chất; 4 nội dung sai; 1 nội dung không thể chấp nhận được; 2 nội dung mập mờ và chưa đủ. Các thầy chứng minh nhiều khoản thu, chi để ngoài sổ sách, thiếu minh bạch, có biểu hiện của sự tham ô, nhiều hạng mục chi “khống”, chênh lệch hàng tỉ đồng giữa thực chi và báo cáo các cơ quan chức năng của Bộ. Việc thu tiền của các giáo viên trong Chương trình tiên tiến và Dự án Mutrap III có nhiều sai phạm, thậm chí vi phạm pháp luật. Việc sửa chữa các nhà A, nhà B và D, kết luận chỉ dựa vào các chứng từ, tài liệu, không kiểm tra thực tế. Ví như, theo thiết kế, nhà 12 tầng không có nhà vệ sinh trong phòng Hiệu trưởng, nhưng khi thi công tự bổ sung thiết kế, làm đội chi phí xây dựng. Sai sót trong quản lí tiền luyện thi sau đại học từ năm 2009 đến nay; đầu tư mua sắm trang thiết bị tại một số khoa và phòng ban.
Theo kết luận, trách nhiệm thuộc về Hiệu trưởng với tư cách là người đứng đầu chịu trách nhiệm chung về những sai phạm ở 4 nhóm nội dung trên và chịu trách nhiệm về công tác tổ chức cán bộ, có 8 cá nhân và 6 tập thể phải xem xét kỉ luật. Việc kiểm điểm và xử lí những thiếu sót, sai phạm, yêu cầu hoàn thành trước ngày 15/10/2013 và báo cáo về Bộ GD&ĐT. TS Nguyễn Huyền Minh, giảng viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế tỏ thái độ bất tín với kết luận thanh tra: “Điểm bất thường là thanh tra đã không làm rõ (hoặc không kết luận) các vấn đề mà chính các thành viên trong đoàn đã mắt thấy, tai nghe và kí xác nhận vào biên bản làm việc. Nên không có gì ngạc nhiên khi tình hình trường tiếp tục bất ổn, xấu đi sau thanh tra”.
Bà Nguyễn Thị Thúy, đảng viên, Chi bộ Đào tạo – Tại chức, có đơn tố cáo tới lãnh đạo cấp cao, các cơ quan Trung ương nhận định: Sau khi có kết luận thanh tra, tình hình ở trường ĐHNT căng thẳng, bức xúc hơn và các sai phạm vẫn tiếp diễn. Nhiều ý kiến cho rằng, trách nhiệm thuộc ông Châu và bà Giang, nhưng họ đã mượn bóng thanh tra “bao che sai phạm” để “thoát hiểm”.
Trong khi kiến nghị về nội dung kết luận thanh tra chưa được làm sáng tỏ, các cá nhân có sai phạm chưa được kiểm điểm, thì Trường ĐHNT lại  bình xét thi đua cuối năm, lấy các “danh hiệu” tự phong kiểu “bè cánh, ê kíp” che giấu cho sai phạm của một số lãnh đạo nhà trường.
Trường Đại học Ngoại thương hàng chữ nổi và bóng chữ ngược.
Trường Đại học Ngoại thương hàng chữ nổi và bóng chữ ngược.
Những lá phiếu “kì quặc” hại người trung thực
Theo Thông tư số 02/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ, ngày 24/1/2011, tại mục 2, điểm 2 “Chưa xét khen thưởng đối với các trường hợp đang bị kỉ luật hoặc các trường hợp đang xét kỉ luật”. Luật Thi đua khen thưởng là vậy, ông Hoàng Văn Châu lách luật, tổ chức bình xét thi đua cuối năm 2012 – 2013 trước khi Thanh tra Bộ công bố kết luận. Ngày 19/6/2013 ông kí quyết định số 947/QĐ-CTCT&SV thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng Trường ĐHNT năm 2012 – 2013. Điều lạ là có 2 danh sách Hội đồng, một danh sách 27 người (thấy chưa đủ số người có thể bỏ phiếu như ý), ông Châu thêm 4 người vào danh sách thứ 2 (31 người). Ngày 28/6/2013 Hội đồng thi đua trường bỏ phiếu lần 1 nhưng không công bố được danh sách Chiến sĩ Thi đua (CSTĐ) do Chủ tịch Hội đồng Thi đua Hoàng Văn Châu không kiểm tra tư cách các thành viên tham gia bỏ phiếu. Hội đồng bỏ phiếu lại lần 2, nhưng cũng không công bố được kết quả vì có vi phạm của thành viên Hội đồng bỏ phiếu. Sau khi có kết luận thanh tra lại có lợi cho ông Châu và bà Giang, Hiệu trưởng tổ chức lại Hội đồng thi đua, gạt PGS, TS Nguyễn Văn Hồng, Đặng Thị Nhàn, Nguyễn Đình Thọ, Bùi Ngọc Sơn và TS Nguyễn Thục Anh ra khỏi danh sách CSTĐ.
Theo kết quả của Hội đồng thì 5 người, trong đó có 3 Phó Hiệu trưởng (thẳng thắn phản ánh các sai phạm của trường) bị loại khỏi danh sách CSTĐ, mặc dù hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngược lại, các cá nhân sai phạm vẫn nghiễm nhiên được công nhận CSTĐ. Danh hiệu này cứu nguy cho một số người có sai phạm, trong đó có Phó Hiệu trưởng Đào Thị Thu Giang, giúp bà “ngang nhiên” ứng cử chức danh Phó Giáo sư năm 2013. Vì tai tiếng khiến bà Giang không thể lọt qua Hội đồng chức danh Giáo sư ngành. Đây là lần thứ 2 bà Đào Thị Thu Giang trượt chức danh Phó Giáo sư.
Không chỉ 3 Phó Hiệu trưởng bị loại khỏi danh sách CSTĐ, một số giảng viên, lãnh đạo các khoa và trung tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhưng do đấu tranh chống tiêu cực cũng không được công nhận các danh hiệu, CSTĐ, Tập thể lao động xuất sắc. Trong khi 5 đơn vị và 8 cá nhân có sai phạm theo kết luận thanh tra, dưới sự sắp xếp của Hiệu trưởng, vẫn được xét thưởng trái với nguyên tắc, vi phạm Điều 96 Luật Thi đua khen thưởng, gây bất bình trong nội bộ.
Bị loại khỏi danh sách khen thưởng, 3 PGS, TS Phó Hiệu trưởng lại phải đối mặt với những người “đồng chí” không “đồng lòng” trong việc kiểm điểm cán bộ, viên chức theo chỉ đạo của Thanh tra Bộ. Việc tự phê bình, phê bình, kiểm điểm đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) của Đảng và kiểm điểm công chức theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT ở Trường ĐHNT diễn ra nhiều chuyện bi hài. Bắt đầu từ Hiệu trưởng Hoàng Văn Châu, ông nhận có thiếu sót quá tin cấp dưới để xảy ra sai phạm, tự nhận hình thức “rút kinh nghiệm”. Ông Châu không đề cập tới 14 nội dung sai sót thanh tra nêu, nhất là việc quản lí tài chính, vì ông là chủ tài khoản cũng như công tác tổ chức. Thanh tra 7 năm (2005 – 2012), ông bổ nhiệm và tái bổ nhiệm hơn 120 trưởng, phó trưởng khoa, phòng và tương đương không dân chủ, họp bàn trong Ban Giám hiệu, kí tuyển dụng 493 người, trong đó nhiều người không đủ tiêu chuẩn, Thanh tra Bộ đã nêu rõ, vậy mà ông chỉ phải “rút kinh nghiệm”.
Quy định của Chính phủ, khi người có hành vi vi phạm pháp luật là thành viên Ban Giám hiệu (Hiệu trưởng, Hiệu phó) thì người có trách nhiệm tổ chức họp kiểm điểm phải là Bộ trưởng, hoặc Thứ trưởng Bộ GD&ĐT. Song, ở cuộc họp kiểm điểm để thực hiện kết luận thanh tra, lại chỉ là ông Phạm Ngọc Trúc, Phó Chánh Thanh tra, còn người bị kiểm điểm là Hiệu trưởng. Trong số 14 người của trường dự họp kiểm điểm (có 6 người bị thanh tra kết luận là có thiếu sót, sai phạm), lại được quyền phán xét người không có vi phạm gì? Thanh tra Bộ còn chỉ đạo bỏ phiếu đề xuất đối với cả 3 Phó Hiệu trưởng không có vi phạm theo kết luận thanh tra, để “kiểm điểm luôn”, bỏ phiếu kỉ luật.
Với thành phần dự họp lộn sòng người vi phạm và người không vi phạm. Kết quả ông Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng và bà Đào Thị Thu Giang, Phó Hiệu trưởng (2 người bị Thanh tra kết luận sai phạm nhiều nhất), tự nhận không có sai phạm, thiếu sót gì nên chỉ “rút kinh nghiệm” và được 11/14 phiếu đề nghị không kỉ luật! Tất nhiên, ngoài lá phiếu của chính họ bỏ cho mình, ai cũng hiểu những lá phiếu còn lại là của những người họ dựng lên. Còn 3 Phó Hiệu trưởng hoàn toàn không vi phạm không nêu gì trong kết luận thanh tra là PGS, TS Bùi Ngọc Sơn, Nguyễn Văn Hồng và Nguyễn Đình Thọ bị một số phiếu khiển trách và cách chức. Những lá phiếu kì quặc này lộ rõ sự trù úm. Trong khi ông Châu và bà Giang (sai phạm nhiều nhất lại được “rút kinh nghiệm” thì 3 Phó Hiệu trưởng – những người trong kết luận thanh tra không nêu tên sai phạm hoặc ít sai phạm lại bị đề nghị kỉ luật nặng? Thì ra, kết luận thanh tra là bùa hộ mệnh bao che cho người sai phạm là đòn giáng trả những ai thẳng thắn, dũng cảm đấu tranh, vạch rõ những sai trái, khuyết điểm của ông Châu, bà Giang theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI). Họ bị đề nghị xử lí kỉ luật vì dám ủng hộ các cán bộ, giáo viên vạch trần các sai phạm của ông Châu, bà Giang. Những lá phiếu kì quặc ở Trường ĐHNT đang diễn ra “tấn trò” mà những người sai phạm không những trở thành người “sạch sẽ” được “tôn vinh Chiến sĩ thi đua”, người sai phạm lại bỏ phiếu đề nghị kỉ luật người không sai phạm, đó là nghịch lí ở Trường Đại học Ngoại Thương.
Nghiêm Thị Hằng

Liên quan đến vụ thu hồi học vị Tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế: Chân dung GS,TS Nguyễn Văn Nam, người tố cáo trong vụ việc này

“…Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ/ Một nhà sửng sốt ngẩn ngơ/
Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây…”    (Nguyễn Du)
Thay vì giải quyết đơn của ông Hoàng Xuân Quế, khiếu nại kết luận số 1254 /KL-BGDĐT ngày 4/10/2013, ngày 11/10/2013, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bùi Văn Ga lại kí quyết định số 4674/QĐ-BGDĐT, thu hồi học vị Tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế, buộc ông Quế phải đệ đơn khởi kiện hành chính ra TAND thành phố Hà Nội. Tòa đã chính thức thụ lí đơn kiện của ông Quế. Lần đầu tiên một giảng viên đại học kiện Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ra Tòa. Vụ việc khiến dư luận không khỏi thắc mắc, do đâu Bộ GD&ĐT lại vội vã ra quyết định như vậy? Còn ông Nguyễn Văn Nam, người đứng đơn tố cáo, đã bị kỉ luật, mất chức Hiệu trưởng và Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐHKTQD) do các sai phạm nghiêm trọng, lại vẫn khư khư ôm chức Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính trường này nhằm mục đích gì?…
Xung quanh vụ việc luận án Tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế, dư luận hết sức ngỡ ngàng, bởi người đứng đơn tố cáo lại chính là GS,TS Nguyễn Văn Nam, người từng là Chủ tịch 3 Hội đồng: Hội đồng chuyên đề, Hội đồng cấp cơ sở và Hội đồng cấp Nhà nước chấm luận án Tiến sĩ của nghiên cứu sinh Hoàng Xuân Quế. Chính ông Nam là một trong bảy vị của Hội đồng cấp Nhà nước bỏ phiếu công nhận luận án của ông Hoàng Xuân Quế đạt xuất sắc. Vậy mà 10 năm sau, ông lại làm đơn tố cáo ông Hoàng Xuân Quế “đạo” 30% luận án của ông Mai Thanh Quế. Vì sao ông Nam lại làm việc xấu xa như vậy? Chắc không phải do “lương tâm cắn rứt”, mà dư luận cho rằng lí do chính là ông “trả thù”, vì ông Quế tố giác, nên ông Nam mới bị kỉ luật.
Ông Nguyễn Văn Nam, cựu Hiệu trưởng, cựu Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Ông Nguyễn Văn Nam, cựu Hiệu trưởng, cựu Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Nhận định của dư luận như vậy không phải là không có căn cứ, bằng chứng là, ông Nam tiếp nhận chức vụ Hiệu trưởng Trường ĐHKTQD nhiệm kì 2008 – 2013, kiêm Bí thư Đảng ủy nhà trường. Khi lên làm Hiệu trưởng một thời gian, ông Nam khiến Trường ĐHKTQD liên tục bị xáo trộn, không khí ngày càng ngột ngạt, nhiều vị GS, PGS, TS phải dứt áo ra đi, tiêu cực xảy ra ngày càng nhiều và trầm trọng… Sau khi Báo Người cao tuổi có loạt bài điều tra hàng chục kì, suốt 15 tháng phanh phui những tiêu cực của ông Nam và nhóm thân cận, Bộ GD&ĐT phải thành lập đoàn thanh tra, thanh tra đột xuất 4 nhóm vấn đề mà Báo đã nêu; Thanh tra Cục Thuế cũng vào cuộc theo đề nghị của Báo Người cao tuổi. Sau thời gian làm việc, với sự phối hợp tích cực của Báo Người cao tuổi, Thanh tra Cục thuế Hà Nội kết luận trong 2 năm 2009 và 2011, truy thu, xử phạt tổng cộng 7 tỉ đồng tiền trốn thuế; Thanh tra Bộ GD&ĐT kết luận đến 17 nội dung sai phạm, trong đó thu sai và lạm thu 51 tỉ đồng của sinh viên.
Với tư cách Bí thư, Hiệu trưởng, ông Nam kí quá nhiều quyết định điều chuyển cán bộ vô lối vi phạm quy định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ; cho thành lập mới và đổi tên hàng loạt khoa, trung tâm thành Viện, đặc biệt là việc chuyển Khoa Ngân hàng – Tài chính thành Viện Ngân hàng – Tài chính, do đích thân ông Nam là Hiệu trưởng giữ luôn chức vụ Viện trưởng, đẩy ông Hoàng Xuân Quế từ Trưởng khoa xuống chức vụ Phó Viện trưởng viện này mà không bàn bạc với Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm các khoa… Việc đích thân Hiệu trưởng kiêm Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính, rõ ràng bộc lộ mục đích vụ lợi. Trong đào tạo, ông Nam cũng “qua mặt” Bộ GD&ĐT, cho tổ chức các lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ sau đại học, còn quy định chứng chỉ có giá trị trên toàn quốc, từ khóa 1 (năm 2010) đến thời điểm thanh tra, Trường cấp chứng chỉ cho 867 học viên và tổ chức các lớp bồi dưỡng sau đại học cho cán bộ một số cơ quan, doanh nghiệp, địa phương, tạo điều kiện cho họ sử dụng chứng chỉ như một minh chứng về văn bằng để tiến thân trên “quan lộ”. Nghiêm trọng hơn, ông Nam cho chuyển 54 sinh viên thuộc các khóa K50, K51, K52 từ Trường Đại học Tây Bắc về ĐHKTQD. Việc làm này là vi phạm nghiêm trọng quy định của Bộ Chính trị về việc đào tạo cán bộ cho vùng Tây Bắc. Đây là những sinh viên thi vào ngành Ngân hàng của ĐHKTQD bị trượt, đăng kí nguyện vọng 2 lên Đại học Tây Bắc, với điểm đầu vào thấp hơn rất nhiều để vào Trường ĐHKTQD (thực chất là cách làm lách luật của Hiệu trưởng để kiếm chác thu tiền, dĩ nhiên sẽ phải chịu “giá cắt cổ”). Thanh tra kết luận, tất cả 54 sinh viên đều do Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam quyết định… Ngoài ra còn những sai phạm trong xây dựng cơ bản, có dấu hiệu thông thầu và tham nhũng, gây hậu quả nghiêm trọng, v.v… mà người chịu trách nhiệm chính là ông Nguyễn Văn Nam.
Sau khi được Bộ GD&ĐT xử lí kỉ luật với mức độ gần như “ban thưởng” – cảnh cáo và miễn nhiệm chức vụ Hiệu trưởng; về Đảng cũng phải thôi giữ chức Bí thư Đảng ủy, nếu ông Nam còn chút tự trọng thì nên từ chức Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính mới phải. Nhưng không, hiện ông vẫn khư khư ôm lấy chức vụ này, nhằm mục đích gì? Có lẽ không cần phải nói ra, thì dư luận cũng đã rõ.
Hoàng Linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét