CỰU CHỦ TỊCH AGRIBANK CÓ BỊ LỪA
Phạm Nhật Vượng Nguyễn Thế Bình Bà Thái Hương |
Agribank hiện nay đang bị mất trên 100.000 tỷ. Đây là vụ án
mà Thủ Tướng Dũng đang ra sức bưng bít và mọi thông tin các báo lề Đảng bị cấm
không được ‘xì’ ra.
Cựu chủ tịch Agribank – Nguyễn Thế Bình, là đệ tử ruột của
ba Dũng và đã thực hiện nhiều thương vụ theo sự chỉ đạo của Thủ Tướng. Đây là một
ngân hang nhập nhèm giữa chính sách và kinh doanh, do vậy mà hiện nay nó như một
cái ổ tò vò!
Từ năm 1997, Chính Phủ
có chủ trương xoá nợ cho nông dân làm ăn bị thua lỗ do thiên tai, địch hoạ. Lợi
dụng chính sách này, Agribank đã làm giả các hồ sơ khống xoá nợ cho nông dân vay trồng trà, cà phê,
lúa,…. Lý do bị thiệt hại do lũ lụt, thiên tai. Đến nay tổng số tiền xoá nợ đã
lên tới trên 100.000 tỷ, song thực chất chỉ khoảng 20% số tiền này đến tay người
nông dân, 80% là các hồ sơ khống được lập lên để móc với các ‘Đại gia’ than cận
để rút tiền chia nhau! BTrong 05 năm qua, bình quân mỗi năm Agribank cho xoá nợ
khoảg 20.000 tỷ đồng. Song, thực chtế 80% số tiền xoá nợ này lại cho các ‘đại gia ruột’ của Thủ Tướng và của cả Nguyễn
Thế Bình được xoá nợ, có thể điểm vài gương mặt cụ thể như: Bà chủ Thái
Hương – Công ty Cổ phần TH- Chủ đề án nuôi bò sữa tại Nghệ An; các công ty của
đại gia Phạm Nhật Vượng – Tập đoàn Vincom, Đỗ Anh Dũng – Tập đoàn Tân Hoàng
Minh, Vũ Văn Tiền (Tự Tiền còi) tập đoàn Geleximco. …
Khi có nguy cơ bị đổ bể
do các chi nhánh của Agribank tại Bà Rịa Vũng Tàu và một loạt chi nhánh
khác cũng theo gương của Chủ tịch Nguyễn Thế Bình làm hồ sơ khống xoá nợ lên đến
22.000 tỷ bị phát giác và hàng ngàn nhân viên các chi nhánh của Agribank bị bắt
thì mâu thuẫn giữa Bình và cựu Tổng giám đốc Agribank Phạm Thanh Tân lên cao
trào, Bình ỷ rằng đường dây xoá nợ là do chính ba Dũng chỉ đạo và cũng cho
chính đệ tử và người tình của ba Dũng, nên Bình chắc ăn lên gặp Thủ Tướng để
tìm cách tống khứ Tổng giám đốc Phạm Thanh Tân đi.
Ngay tại nhà riêng Thủ Tướng ra, Bình rất phấn khởi vì đã được
ba Dũng nói như đinh đóng cột ‘Thằng Tân
đó quậy thì sẽ cho nó đi’! Bình như mở cờ trong bụng về chuẩn bị ăn
mừng…
nhưng không ngờ một tuần sau cả Nguyễn Thế Bình và TGĐ Phạm Thanh Tân
đều nhận
được quyết định điều về Ngân hàng nhà nước ngồi chơi xơi nước! Bình đau
hơn hoạn,
tưởng rằng mọi điều răm rắp làm theo Thủ Tướng thì sống chết cùng hội
cùng thuyền,
ai học được chữ ngờ! Nhưng vậy vẫn còn là may đấy, nếu vụ này bị phanh
phui ra thì không biết còn phải bóc bao nhiêu cuốn lịch trong nhà đá!
Thực ra, đây là bài học quá đơn giản mà Nguyễn Thế Bình
không hiểu: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng chẳng bao giờ có ai là đệ tử mãi mãi, mọi đệ tử chỉ có giá trị
sử dụng cho từng giai đoạn, khi ‘kẻ tưởng mình là đệ tử ruột gắn bó bởi lợi
ích ăn cướp bắt đầu bị 'bốc mùi' thì ba Dũng tránh xa ngay’!
Có lẽ Nguyễn Thế Bình đã quên không nhớ đến trường hợp thư ký 'ruột'của Phó
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng khi bị phát hiện 10.000 USD trong cặp bỏ quên tại
máy bay, nhưng ‘xếp’ ba Dũng cứ tảng lờ coi như không hay biết gì. Ngày ba Dũng được lên chức
Thủ Tướng, cậu thư ký thở phào, ăn mừng tưởng rằng thoát nạn… Nhưng ngay ngày
hôm sau, chính Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là người đã ký quyết định ‘TRẢM’ cậu thư ký
‘cưng’ của mình …
Vì vậy mà người ta đúc kết rằng: Nếu Ai muốn làm ‘Đệ tử’ của
ba Dũng thì phải chấp nhận ba điều:
Một là, phải mang lại
lợi ích rất nhiều tiền và cả danh tiếng cho Thủ Tướng;
Hai là, Phải trung thành tuyệt đối, sai cái gì phải
làm cái đó không cần phải suy nghĩ!
Ba là: Phải trung
thành tuyệt đối, thậm chí, nếu có bị
chính Thủ Tướng giết chết cũng phải cam chịu, không được hé răng!
Ai SẼ LÀM ĐỆ
TỬ CỦA THỦ TƯỚNG DŨNG NHỚ BÁO DANH ĐỂ ĐUA VÀO DANH SÁCH SẴN CHUYỂN CHO
DIÊM VƯƠNG TRƯỚC CHỜ NGÀY ĐẾN LƯỢT BỊ 'TRẢM' THÌ CŨNG KHÔNG PHẢI XẾP
HÀNG!
Để có thể thoả hiệp
giữ cho cô con gái rượu được thoát thân thì sẽ còn nhiều ‘đệ tử ruột’ trở thành
con tốt thí trong thời gian tới… Cứ chờ xem sẽ có nhiều màn kịch hay!
Quan vi hành
"XA THIÊN ĐÀNG VÀ GẦN TRUNG QUỐC"!
Qlb - Đấy là câu nói chia sẻ của
Cựu Thủ Tướng Malaysia với lãnh đạo Việt Nam trong chuyến viếng thăm
cấp nguyên thủ của Việt Nam vào năm 2009. Phát biểu câu này thể hiện
ngài Thủ Tướng Malaysia trước đây là người đã hiểu rất rõ câu ngạn ngữ
'Xa Thiên đàng và gần địa ngục'! Vì vậy mà dân Việt ta sẽ còn khốn khổ
với đám quỷ dữ từ trong nhà sang hàng xóm!
Trung Quốc đưa đội tàu tuần tra xuống biển Đông
Ngày 26.6, Cơ quan Giám sát hàng hải (CMS) Trung Quốc vừa điều động đội gồm 4 tàu hải giám rời căn cứ tại thành phố Nam Á thuộc đảo Hải Nam để thực hiện chuyến tuần tra trên biển Đông.
Tân Hoa xã dẫn thông tin từ quan chức giấu tên của CMS cho biết đội tàu
trên sẽ thực hiện hành trình tuần tra dài 2.400 hải lý (4.500 km) và
tiến hành tập huấn nếu “có điều kiện”. Theo Học viện Nghiên cứu quốc
phòng quốc gia Nhật Bản, tính đến hết năm 2011, CMS có khoảng 280 tàu
hải giám gồm 27 chiếc trên 1.000 tấn.
Thời gian qua, lực lượng tàu hải giám của Trung Quốc liên tục hoạt động ở
nhiều vùng biển trong khu vực. Trong đó, các tàu này không ít lần va
chạm, đụng độ với tàu các nước khác ở các vùng biển khác nhau, đặc biệt
là các khu vực đang có sự tranh chấp giữa các bên.
Lucy Nguyễn
THANH NIÊN
Bảy lưu ý khi lập công ty mua bán nợ xấu ngân hàng
Qlb - Ngay chính chuyên gia tài chính của HSBC cũng đã phải cảnh tỉnh việc công ty mua bán nợ "công ty đó nên hoạt động độc lập và không chịu ảnh hưởng của bất kỳ nhóm lợi ích nào. " - Các
nhà đầu tư nước ngoài làm việc tại Việt Nam luôn e dè khi phát biểu,
vậy mà suốt nhiều tuần qua liên tục các chuyên gia nước ngoài đã phải
cảnh tỉnh những điều mà Qlb đã chuyển tải đến các bạn. Nếu Công
ty mua bán nợ tiếp tục dưới sự điều hành của Ngân hàng nhà nước thì chắc
chắn sẽ chỉ trở thành công cụ cua nhóm lợi ích để xoá dấu vết phạm pháp
và kết thúc một chu kỳ thâu tóm như bài viết '20 tỷ đô la cho Thâu tóm
đợt 1' - và dự đoán của chuyên gia Sumit Dutta trong bài dưới đây:
Hiện tại vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã không chỉ còn là mối quan tâm và vấn đề nóng hổi trong nước mà còn được thảo luận bởi các nhà đầu tư và báo chí nước ngoài.
Thực tế chúng ta đã thấy các biện pháp vĩ mô đã được đưa ra, cắt giảm lãi suất chính sách, giảm trần lãi suất huy động để giảm lãi suất cho vay... nhưng vốn vẫn không tới được sản xuất kinh doanh.
Theo nghiên cứu của khối Nghiên cứu kinh tế Ngân hàng HSBC, các doanh nghiệp không còn tài sản cầm cố để thế chấp và nợ xấu là một trong những nguyên nhân khiến ngân hàng không thể tiếp tục cho doanh nghiệp vay. Vấn đề cấp thiết đặt ra là bằng một cách nào đó phải giải quyết tình trạng này và khơi thông dòng tín dụng trong hệ thống. Ngày 7/5/2012 trong kỳ họp Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã công bố tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống khoảng 10%.
Tôi đánh giá cao sự dũng cảm khi công bố tỷ lệ nợ xấu và coi đây thể hiện sự quyết tâm giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là phối hợp với các bộ ngành để thành lập công ty mua bán nợ quốc gia (AMC), góp phần xử lý khoảng trên dưới 100.000 tỷ đồng nợ xấu của hệ thống ngân hàng theo nguyên tắc bảo toàn vốn, tạo thanh khoản nhất định cho các tổ chức tín dụng, trên cơ sở đó có lượng vốn cần thiết để cho vay.
Với kinh nghiệm trong việc xử lý nợ xấu từ các nước trong khu vực và trên thế giới, tôi cho rằng nếu AMC theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước được thành lập thì công ty đó nên hoạt động độc lập và không chịu ảnh hưởng của bất kỳ nhóm lợi ích nào.
Nếu có sự can thiệp của các nhóm lợi ích, AMC rất dễ rơi vào tình trạng mua nợ xấu ở giá cao hơn rất nhiều giá thị trường nhằm giúp nhóm lợi ích chuyển nợ xấu đi. Bên cạnh đó, cũng cần có những cam kết hỗ trợ về mặt tài chính của Chính phủ cho công ty này. Bởi, vốn là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động, đến việc chia sẻ lỗ giữa các bên và sự phát triển của thị trường trái phiếu.
Thông thường, Chính phủ các nước sẽ cấp vốn trực tiếp từ ngân sách. Nếu AMC phải phát hành trái phiếu trực tiếp, Chính phủ cần đứng ra bảo lãnh trái phiếu này để tăng sức mạnh tài chính của AMC và của ngân hàng nắm giữ trái phiếu này. Các AMC cũng thường được cấp một thẩm quyền đặc biệt để thực thi hoạt động của mình một cách hiệu quả nhất.
Ví dụ, một số AMC có quyền tịch thu tài sản của con nợ không chịu hợp tác mà không cần đến phán quyết của toà án.
Ngoài ra, khi thành lập AMC để giải quyết vấn đề nợ xấu ngân hàng tại Việt Nam hiện nay cần lưu ý đến những điểm sau:
Một là thị trường vốn hoạt động hiệu quả: Một thị trường vốn họat động hiệu quả sẽ hỗ trợ việc bán tài sản. Ngoài ra, việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua tài sản từ các AMC sẽ đẩy nhanh tốc độ giải quyết nợ xấu đặc biệt khi thị trường vốn trong nước chưa phát triển.
Hai là thẩm quyền rõ ràng của AMC: AMC cần phải có mục tiêu và quy trình rõ ràng cho hoạt động của mình như loại tài sản sẽ mua, phương pháp xử lý nợ.
Ba là thời hạn hoạt động của AMC: Thời gian hoạt động của AMC không thể quá dài để tránh trường hợp AMC vẫn giữ nợ xấu trong một thời gian dài do sợ phải bán lỗ. Ngoài ra, thị trường sẽ có thể kiểm chứng hiệu quả hoạt động của AMC. Thông thường các AMC có thời gian hoạt động từ 5 – 12 năm.
Bốn là cơ chế quản trị phù hợp: một cơ chế quản trị phù hợp của AMC hết sức quan trọng để đảm bảo việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn của xã hội và việc giải quyết nợ xấu nhanh chóng. Thông thường AMC sẽ phải báo cáo cho Ngân hàng Trung ương hoặc Bộ Tài chính hoặc cả hai. AMC cần phải có một hệ thống quản trị nội bộ hiệu quả, sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước và kết quả họat động cần được kiểm toán thường xuyên bởi một công ty kiểm toán độc lập.
Năm là sự minh bạch: AMC cần công bố báo cáo tài chính và kết quả kiểm toán hàng năm ra thị trường. Các thông tin công bố cần phải rõ ràng và dễ hiểu cho thị trường và đại chúng.
Sáu là giá mua nợ xấu hợp lý: có hai cách được áp dụng trong khu vực: mua nợ xấu theo giá trị sổ sách hoặc theo giá thị trường. Nợ nên được mua bán theo giá thị trường đặc biệt cho các ngân hàng cổ phần vì sẽ không tạo nên tiền lệ xấu cho thị trường và giảm chi phí cho người đóng thuế.
Bảy là giải quyết nợ xấu nhanh: sau khi mua nợ xấu, AMC phải tập trung giải quyết nợ xấu này thông qua nhiều cách khác nhau bao gồm bán nợ xấu ra thị trường càng nhanh càng tốt, tái cơ cấu nợ và con nợ hoặc kết hợp cả hai phương pháp.
Ông Sumit Dutta, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam.
Hiện tại vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã không chỉ còn là mối quan tâm và vấn đề nóng hổi trong nước mà còn được thảo luận bởi các nhà đầu tư và báo chí nước ngoài.
Thực tế chúng ta đã thấy các biện pháp vĩ mô đã được đưa ra, cắt giảm lãi suất chính sách, giảm trần lãi suất huy động để giảm lãi suất cho vay... nhưng vốn vẫn không tới được sản xuất kinh doanh.
Theo nghiên cứu của khối Nghiên cứu kinh tế Ngân hàng HSBC, các doanh nghiệp không còn tài sản cầm cố để thế chấp và nợ xấu là một trong những nguyên nhân khiến ngân hàng không thể tiếp tục cho doanh nghiệp vay. Vấn đề cấp thiết đặt ra là bằng một cách nào đó phải giải quyết tình trạng này và khơi thông dòng tín dụng trong hệ thống. Ngày 7/5/2012 trong kỳ họp Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã công bố tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống khoảng 10%.
Tôi đánh giá cao sự dũng cảm khi công bố tỷ lệ nợ xấu và coi đây thể hiện sự quyết tâm giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là phối hợp với các bộ ngành để thành lập công ty mua bán nợ quốc gia (AMC), góp phần xử lý khoảng trên dưới 100.000 tỷ đồng nợ xấu của hệ thống ngân hàng theo nguyên tắc bảo toàn vốn, tạo thanh khoản nhất định cho các tổ chức tín dụng, trên cơ sở đó có lượng vốn cần thiết để cho vay.
Với kinh nghiệm trong việc xử lý nợ xấu từ các nước trong khu vực và trên thế giới, tôi cho rằng nếu AMC theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước được thành lập thì công ty đó nên hoạt động độc lập và không chịu ảnh hưởng của bất kỳ nhóm lợi ích nào.
Nếu có sự can thiệp của các nhóm lợi ích, AMC rất dễ rơi vào tình trạng mua nợ xấu ở giá cao hơn rất nhiều giá thị trường nhằm giúp nhóm lợi ích chuyển nợ xấu đi. Bên cạnh đó, cũng cần có những cam kết hỗ trợ về mặt tài chính của Chính phủ cho công ty này. Bởi, vốn là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động, đến việc chia sẻ lỗ giữa các bên và sự phát triển của thị trường trái phiếu.
Thông thường, Chính phủ các nước sẽ cấp vốn trực tiếp từ ngân sách. Nếu AMC phải phát hành trái phiếu trực tiếp, Chính phủ cần đứng ra bảo lãnh trái phiếu này để tăng sức mạnh tài chính của AMC và của ngân hàng nắm giữ trái phiếu này. Các AMC cũng thường được cấp một thẩm quyền đặc biệt để thực thi hoạt động của mình một cách hiệu quả nhất.
Ví dụ, một số AMC có quyền tịch thu tài sản của con nợ không chịu hợp tác mà không cần đến phán quyết của toà án.
Ngoài ra, khi thành lập AMC để giải quyết vấn đề nợ xấu ngân hàng tại Việt Nam hiện nay cần lưu ý đến những điểm sau:
Một là thị trường vốn hoạt động hiệu quả: Một thị trường vốn họat động hiệu quả sẽ hỗ trợ việc bán tài sản. Ngoài ra, việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua tài sản từ các AMC sẽ đẩy nhanh tốc độ giải quyết nợ xấu đặc biệt khi thị trường vốn trong nước chưa phát triển.
Hai là thẩm quyền rõ ràng của AMC: AMC cần phải có mục tiêu và quy trình rõ ràng cho hoạt động của mình như loại tài sản sẽ mua, phương pháp xử lý nợ.
Ba là thời hạn hoạt động của AMC: Thời gian hoạt động của AMC không thể quá dài để tránh trường hợp AMC vẫn giữ nợ xấu trong một thời gian dài do sợ phải bán lỗ. Ngoài ra, thị trường sẽ có thể kiểm chứng hiệu quả hoạt động của AMC. Thông thường các AMC có thời gian hoạt động từ 5 – 12 năm.
Bốn là cơ chế quản trị phù hợp: một cơ chế quản trị phù hợp của AMC hết sức quan trọng để đảm bảo việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn của xã hội và việc giải quyết nợ xấu nhanh chóng. Thông thường AMC sẽ phải báo cáo cho Ngân hàng Trung ương hoặc Bộ Tài chính hoặc cả hai. AMC cần phải có một hệ thống quản trị nội bộ hiệu quả, sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước và kết quả họat động cần được kiểm toán thường xuyên bởi một công ty kiểm toán độc lập.
Năm là sự minh bạch: AMC cần công bố báo cáo tài chính và kết quả kiểm toán hàng năm ra thị trường. Các thông tin công bố cần phải rõ ràng và dễ hiểu cho thị trường và đại chúng.
Sáu là giá mua nợ xấu hợp lý: có hai cách được áp dụng trong khu vực: mua nợ xấu theo giá trị sổ sách hoặc theo giá thị trường. Nợ nên được mua bán theo giá thị trường đặc biệt cho các ngân hàng cổ phần vì sẽ không tạo nên tiền lệ xấu cho thị trường và giảm chi phí cho người đóng thuế.
Bảy là giải quyết nợ xấu nhanh: sau khi mua nợ xấu, AMC phải tập trung giải quyết nợ xấu này thông qua nhiều cách khác nhau bao gồm bán nợ xấu ra thị trường càng nhanh càng tốt, tái cơ cấu nợ và con nợ hoặc kết hợp cả hai phương pháp.
VNEconomy