Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Tin thứ Năm, 26-09-2013 - Phép biện chứng trông gà hóa cuốc

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1Biển Đông rất quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam (Soha). - Nguyễn Văn Thạnh – Quan điểm kỳ lạ về luật pháp của phòng Văn hóa Thông tin Quận Liên Chiểu (Dân luận).
<- Ra mắt bộ truyện tranh Thần đồng Đất Việt Hoàng Sa – Trường Sa (TTVH).  - Phát động cuộc vận động “Ngân hàng Việt Nam với Trường Sa thân yêu” (TBNH).  - Mùa “no biển” (ANTĐ).
- Nguyễn Trung: SUY NGẪM VỀ THỜI CUỘC – Phần 6 (Bùi Văn Bồng).
- Dương Danh Huy – Về các bản đồ mốc giới Việt-Trung 
- Lần đầu tiên Kết nghĩa đồn biên phòng hai nước Việt Nam và TQ (TTXVN). – Thêm cái này nữa cho đủ minh chứng cho tình hữu nghị “4 tốt”, “16 chữ”: Khai trương Cơ quan thường trú VTV tại Trung Quốc (TTXVN).

ASEAN tôn trọng nhưng không có nghĩa là cúi đầu trước Trung Quốc (GDVN). - Đài Loan tiếp nhận phi cơ săn tầu ngầm đầu tiên do Mỹ cấp (RFI).
Báo TQ né tránh COC,tướng diều hâu ghét cay ghét đắng Mỹ (PNT). - Hạm đội Nam Hải đã trở thành ngáo ộp trên Biển Đông như thế nào? (Soha).  - Trung Quốc đánh lạc hướng lối vào Biển Đông của J-31? (SM).
- Vũ Thư Hiên: ‘Tác phẩm giả tưởng’ về Hồ Chí Minh (BBC).
Việt – Pháp lập ‘quan hệ chiến lược’ (BBC).  - Việt-Pháp nâng cấp quan hệ thành đối tác chiến lược (VOA). – Video: Thủ tướng đối thoại tại Viện Quan hệ quốc tế Pháp (VTV).
Hoàng tử Andrew: Quan hệ Anh-Việt đang phát triển mạnh (VOA).
Hội thảo ‘Đối tác chiến lược Thái-Việt: Hướng đến quan hệ kinh tế’ (RFA).
2Việt Nam và Pháp ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược (RFI). – Việt Nam : Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Pháp gia tăng đầu tư. - Đối tác Pháp – Việt Nam: Chúng ta không được quên các quyền tự do của các công dân Việt Nam (Le Monde/ Boxitvn).
- Lý Quang Diệu: VIỆT NAM – Bị nhốt trong ý thức hệ xã hội chủ nghĩa (DĐXHDS). - Ảnh ẤN TƯỢNG trong ngày (Bùi Văn Bồng). Và cùng nhốt nhau trong những màn kịch rất … hề  =>
Đảng tổng kết lý luận thực tiễn qua 30 năm Đổi Mới (TTXVN). - Đỗ Ngọc Viết – Nhìn lại vòng đời của phong trào cộng sản (Dân luận).  - Nhân dân là ai? (Phi Vũ).  - Thơ của Bắc Phong – Nói chuyện người rừng (Dân luận). “thực ra chính những đảng viên CSVN / mới là những “người rừng”/ trong thời đại văn minh tiến bộ/ của các quốc gia tự do dân chủ/ mà họ vẫn sống với tư tưởng lạc hậu/ của chủ thuyết Mác-Lênin / không ai có thể giải cứu những người rừng CS  …”
Xích Tử – Phép biện chứng trông gà hóa cuốc (Dân luận).
- Phỏng vấn LS Trần Quốc Thuận: Diễn đàn XHDS Việt Nam hy vọng người cầm quyền “quay về với Dân tộc” (RFI/ DĐXHDS). - Chỉ có thể chế nhà nước đa đảng, tam quyền phân lập và xã hội dân sự mới đưa được lãnh đạo trở về với dân tộc (FB Bang Tran). - Danh sách ký tên Đợt 3 – hưởng ứng Tuyên bố 23/9 (DĐXHDS).  Tổng cộng cả đợt 1, 2 và 3 là 382 chữ ký.
- Lê Thanh Quang:  Mong Diễn đàn sẽ là một Tập Hợp Chính trị Dân chủ (DĐXHDS). – Một cựu chiến binh:  Mấy lời với 16 vị trong Bộ Chính trị ĐCSVN. – Bang Tran: Hãy học Myanma, Campuchia – đang đảng, tam quyền phân lập, xã hội dân sự.  3 bài viết này được đăng trong mục Bàn luận của Diễn đàn XHDS, với chủ đề hiện tại là: Đã đến lúc chín muồi cho người dân thành lập những tổ chức, đảng phái của riêng mình hay chưa?
-  TS Jonathan London phỏng vấn Nhà báo Bùi Tín, 22/9/2013 (DĐXHDS). – Thơ của Võ Trung Hiếu: Cái thằng tôi (Quê choa).
SOS: Công an tấn công nhà Blogger Nguyễn Tường Thụy (DCCT). - TƯỜNG TRÌNH CHI TIẾT VỀ SỰ VIỆC CÔNG AN TẤN CÔNG TƯ GIA BLOGGER NGUYỄN TƯỜNG THỤY (FB Nguyễn Thùy Trang). - TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ NHỮNG HÀNH XỬ HẾT SỨC CÔN ĐỒ CỦA NHÀ CẦM QUYỀN HÀ NỘI (Bùi Hằng). – Video: Phản đối công an Thanh Trì bắt người vô tội (Nguyen Trinh). - Công an bắt giữ Blogger Nguyễn Tường Thụy và gia đình (RFA).  - Nhiều blogger bị bắt giữ vô cớ ở Hà Nội (RFI).
Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu tiếp tục từ chối gặp người thân và tiếp tế của gia đình (DCCT).   - Kêu gọi bảo vệ luật sư dân quyền Lê Quốc Quân (DCCT).  - NHỮNG NGƯỜI ĐẤU TRANH ” Càng đơn giản càng dễ dấn thân”- Nguyễn Bắc Truyển (Bùi Hằng).
Văn thư của TGM Xã Đoài trả lời Công văn số 139/UBND-NC của UBND tỉnh Nghệ An và các vấn đề liên quan (GP Vinh).  Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay (NVCL). Cha xứ Phúc Lộc bị đe dọa bằng điện thoại khi tổ chức cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên (CCT).
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong lĩnh vực tự do tôn giáo (ND).
- Video: Quận Tây Hồ dùng đầu trâu & máu tươi hô thần nhập tượng Hồ Chí Minh (PhoBiThuSocSon). – Còn đây nữa, sách của “nhà thơ thần” Hoàng Quang Thuận, bị công luận lên án là lừa đảo cũng được đưa vô chùa:Cuốn sách Thi Vân Yên Tử của “nhà thơ thần” Hoàng Quang Thuận được vinh danh! (FB Tin không lề).
“CHẾ ĐỘ ƯU VIỆT” CỦA TA KHÔNG THỂ CÓ CHUYỆN BIỂU TÌNH?! (FB Tin Không Lề). “Cho tới khi chính quyền về tay đảng CSVN thì quyền biểu tình của người dân đã không còn nữa, thậm chí hai chữ ‘biểu tình’ cũng từ từ biến mất khỏi ngôn ngữ báo chí nhà nước!”  - KHÔNG CÓ CHỖ TRÊN THIÊN ĐƯỜNG (Phương Bích).
Tiếp tục cho ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi) (ND).
Thảo luận quy chế MTTQ tham gia phản biện xã hội (TTXVN).
Lời giải cho những nhà vệ sinh dát vàng (Đào Tuấn).
Tù mù, không minh bạch thì không bao giờ tuyển chọn được cán bộ giỏi (LĐ).
Sẽ cấp mã số công dân từ tháng 10.2013 (DV).  - Mã số công dân vướng người đồng tính (NLĐ).
Xử vụ Vinalines ‘trong năm 2013′ (BBC).  - ‘Vinashin khó hồi sinh trước 2015’ (VNE).
THƯA ANH THĂNG (Cu Vinh).
GS Phạm Duy Hiển: Với điện hạt nhân, phải nói cho đúng! (ĐV). - Xử phạt tới 2 tỷ đồng nếu để xảy ra sự cố hạt nhân (TTXVN).
Cau-nhat-tan <- Dự án cầu Nhật Tân, Hà Nội: Hàng trăm hộ dân bức xúc vì “nắn” phạm vi lấy đất (DV).
Ý kiến của dân về đất Hồ Ba Giang của DCCT Hà Nội (DCCT).
Vụ giám đốc DN công ích nhận lương ‘khủng’: Kiên quyết khắc phục tình trạng độc quyền (TN).  - Trung ương ‘soi’ các vụ tham nhũng tại TP.HCM (TQ).
Thanh tra Y tế chỉ thấy ‘vở sạch, chữ đẹp’ (TP).
Phó chánh án TAND Cà Mau bị khủng bố (TP).  - Côn đồ “khủng bố” nhà riêng Phó Chánh án TAND tỉnh Cà Mau (LĐ).
Vài suy nghĩ sau khi đọc bài “4 băn khoăn gửi Ông Nguyễn Lân Dũng (Quê choa).
Nguyên giám đốc Sở VHTT&DL Vĩnh Long chịu án 3 năm tù (TT).
Chủ tịch xã mất chức vì ‘xà xẻo’ vốn ODA (VNN).
Quảng Nam: Sau tai nạn, CSGT bỏ mặc nạn nhân chết để tiếp tục chặn xe (LĐ).  - Thực hư chuyện CSGT bỏ mặc người bị nạn ở hiện trường (DV).  - Xôn xao clip CSGT Hải Phòng gặp “thanh niên cứng” (KT). - Đồng Nai: Có 7 đầu đạn trong vụ nổ súng ở trạm CSGT (VNN).
Khởi tố hình sự vụ cháy Trung tâm thương mại Hải Dương (LĐ). Chứ không phải khởi tố vụ … chữa cháy mà như … đốt cháy!
Vì sao nam thanh niên tự thiêu trước trụ sở công an? (LĐ). Có phải với lý do như công an nói là “nợ giang hồ 2 triệu đồng, chưa trả được thì bị hăm dọa giết khiến nạn nhân lo sợ …”?
- Vũ Thư Hiên:  HỒ CHÍ MINH, HỒ TẬP CHƯƠNG VÀ CÒN CÁI GÌ NỮA? (Hồ Hải).
- Nhà văn Phạm Thị Hoài: Tạm biệt, Philipp Roesler (BBC).
- LS Trần Quang Thành tố cáo chính quyền sách nhiễu thân nhân (RFI). - Một nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc bị ‘ép buộc biệt tích’ (VOA).  - Trung Quốc tràn lan hàng cao cấp bất chấp nỗ lực diệt trừ tham nhũng.  - Trung Quốc : Thẩm tra tài sản sĩ quan khi thăng cấp (RFI).  - Bạc Hy Lai ra tòa vẫn đi giầy hàng hiệu (VNE).  - “Trung Quốc loạn mất rồi!”(Soha).   - Trung Quốc phản đối việc can thiệp vào Hong Kong (TTXVN).
Triều Tiên hoãn đàm phán thông tin liên lạc ở Kaesong (TTXVN).
World Bank cho Miến Điện vay 140 triệu đôla để xây nhà máy điện (VOA).
Đối lập dọa tổng đình công chống Hun Sen (RFI). - TT Hun Sen khẳng định chính phủ mới là hợp pháp (TTXVN).  - Campuchia: CPP chỉ trích CNRP kêu gọi ngừng đầu tư.
Philippines : tầng lớp trung lưu chống tham nhũng (RFI).
Putin cải chính tin đã tái hôn (RFI).
- VÁCLAV HAVEL: QUYỀN LỰC của KHÔNG QUYỀN LỰC – Phần 4 (Bùi Văn Bồng).

- VỤ NỔ SÚNG Ở TRẠM KSGT SUỐI TRE: Công an bắt đầu lấy lời khai hai CSGT bị thương (PLTP).
KINH TẾ
Kinh tế VN ‘vỡ ổn định vĩ mô 5 năm qua’ (BBC). Ông Vũ Khoan: “những hạn chế bất cập trong điều hành không được nhìn thẳng, khi Chính phủ luôn giải thích rằng nền kinh tế khó khăn, là bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, chứ ít khi đi vào nguyên nhân chủ quan là có sai lầm trong điều hành”.  – Audio phỏng vấn Tiến sỹ Võ Trí Thành: ‘Kinh tế VN đang giai đoạn nhạy cảm’.
Kinh tế 2014: Chưa có cải thiện từ góc nhìn doanh nghiệp lớn (DĐDN).
5 thủ tục hành chính mới về mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC (DĐDN).  - Chỉ thị về phân loại nợ đối với nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xử lý nợ xấu (SVB/TBNH).  - Bán nợ xấu: TCTD sẽ “được” nhiều hơn (TBNH).
Cương quyết buộc thoái vốn đầu tư ngân hàng (TQ).
Tái cơ cấu đầu tư công và những vướng mắc từ thể chế, chính sách (ĐBND).
GDP “có chân”!? (NLĐ).
Lãi suất cho vay đã giảm tối đa 5% trong 8 tháng (VOV).  - Tỷ giá đã không còn là nỗi lo của Ngân hàng và DN (TTXVN).
Doanh nghiệp xăng dầu lại tố nhau (TBKTSG).  - DN xăng dầu được tự quyết? (NLĐ).  - Doanh nghiệp xăng dầu sẽ được “rộng tay” điều chỉnh giá (DV).
Ngân hàng Nhà nước lý giải điểm đến của gần 60 tấn vàng (VnEco).
12anhmyphu2592013_a763aĐã đến thời điểm mua nhà ? (DĐDN).  - Địa ốc TP HCM đua giảm giá, xả hàng tồn (VNE).  - Sẽ cho phép chủ đầu tư nhà ở xã hội nhận đặt cọc mua nhà (TN).  - Cấm dùng nhà ở làm…nhà nghỉ? (VnEco).  - Gian nan giải cứu dự án “trùm mền” (NLĐ). =>
Phạt tới 2 tỷ đồng nếu lập hồ sơ chứng khoán giả mạo (VOV).
VietJetAir đặt mua 92 máy bay Airbus (RFI).  - VietJetAir ‘mua hàng chục máy bay Airbus’ (BBC).  - VietJetAir có thể đặt mua 100 máy bay Airbus (VOA).  - VietJetAir dự định mua, thuê 100 máy bay Airbus (TBKTSG).
Hàng Trung Quốc ở Hà Nội (RFA).
Nuôi chim yến: Càng hạn chế càng phình ra (TBKTSG).
Thượng viện Mỹ bắt đầu biểu quyết về dự luật ngân sách tạm (VOA).
Những liều thuốc đổ bệnh (RFA).
Cách gì để cậu bé 1 tuổi làm chủ tài sản hàng chục ngàn tỉ đồng?  (LĐ). Đó là cách của một ông cựu “chủ lò vôi” phất lên nhanh, không cần hiểu pháp luật!
NẾU TẶNG Ả THÌ MUA CẤY NHỎ NHỎ NI NẦY! (Faxuca).
Tờ 100 USD thế hệ mới, hay còn gọi tờ 100 US Dollar thế hệ thứ 4 (FB Hong Thanh).


VĂN HÓA-THỂ THAO
Lê Lợi, một ngôi sao càng nhìn càng thấy sáng (ND).
Tôn vinh chầu văn (ĐBND).  - Liên hoan Nghi lễ Chầu văn HN lần thứ I – 2013: Hiện diện để nhận diện, tôn vinh (VH).
- Video: Thông điệp từ cổ vật: Bí ẩn xá lợi (VTV).
Tự Lực Văn Đoàn và phong trào Thơ Mới (Da Màu).
Thị trường cổ vật tại TP.HCM: Vàng thau lẫn lộn (VH).
- GIẢI MÃ NHỮNG ỒN ÀO CỦA LÀNG VĂN: Đi tìm giá trị đích thực (NLĐ).
- Nguyễn Hoàng Đức: HƯỚNG ĐẾN GIẢI NOBEL CẦN CÁCH NHÌN XÁC ĐÁNG (Bà Đầm Xòe).
Nhà văn Nhật Tiến : GIẤC NGỦ CHẬP CHỜN (KỲ 4) (Nhật Tuấn).
Luân Niệm Chuyển Trang (Da màu).  - Thơ của Chu Thụy Nguyên: Đầy những vết thương.
Tác giả Cô bé có chiếc răng khểnh qua đời (TT).
Trọng Tấn: Tôi không phải là người nhanh nhạy! (VNN).
“Chim vành khuyên” trong làng opera Việt (SK&ĐS).
Đời nghệ nhân hát xẩm trên tàu điện (VNE).
Phim ngắn ca nhạc : Nhiều sạn, khó kiểm soát! (PNTP).
Yêu mến và ngộ nhận (NLĐ).
Mấy ý nghĩ tản mạn về THƠ (Bùi Văn Bồng).
Georges Perec: Một người đang ngủ (Nhị Linh).
Khi chạy theo một giá trị ảo (TQ).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Nhiều biện pháp cứu các trường ngoài công lập (TP).
Bỗng dưng mất chỗ dạy (NLĐ).
Bộ GD-ĐT đồng ý chuyển sinh viên ĐH Hùng Vương sang trường khác (TN).  - Chuyển SV ĐH Hùng Vương TP.HCM sang ĐH ngoài công lập thi tốt nghiệp (TT).  - 1.460 SV Trường ĐH Hùng Vương tốt nghiệp trường khác(NLĐ).
Không nên khuyến khích loại “bằng giỏi nhưng cực dốt” tàn phá đất nước này nữa, bác Thanh Bá ạ! (TMCN). “Có bằng giỏi mà lại cực dốt là sao? Bởi vì cái bằng giỏi là do học vẹt nên điểm cao, nhưng thực chất không có một chút tư duy và kiến thức thực tiễn nào cả.”
“THÀNH CÔNG” RỒI… (Cu Vinh).
Sở GD-ĐT Hà Nội: HS bị đau mắt đỏ không nên đến trường (DT).
Xôn xao bài văn lạ viết bằng “chữ tượng hình” (KT).
Thầy giáo tát học sinh thắng kiện 231 triệu đồng (KT).
Bi hài nữ sinh viên làm mẹ (DT).
Không nước nào có chỉ số sáng tạo bằng Mỹ và không ngành nào ở Mỹ có thành tích sáng tạo bằng khoa học quân sự (FB Mạnh Kim).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Lại lo vỡ quỹ bảo hiểm y tế (NLĐ).
Nguy cơ lây lan cúm gia cầm từ chim cút (PNTP).
Bắt giữ 25 đối tượng khai thác vàng trái phép (QĐND).
Thạch tín : Sát thủ vô hình đe dọa 20 triệu người Việt (RFI).
Khoảng 300 nghìn em nhỏ Việt Nam bị béo phì (ND).  – Nên càng rõ Bức ảnh này không phải ở Việt Nam (FB Tin Không Lề). - Video: Gia tăng trẻ mắc bệnh tự kỷ (VTV).
Lật xuồng trên hồ thủy điện, 2 người mất tích (TP).
Thạch tín đe dọa nguồn nước ngầm Hà Nội (VOA).
Tử hình kẻ giết bé gái vì chỗ đỗ xe (BBC).
Tử vong trong trận động đất ở Pakistan tăng tới 327 người (VOA).  - Động đất mạnh tại Pakistan làm hơn 200 người thiệt mạng (RFI). - Số người chết do động đất ở Pakistan lên tới 327 người (SM).  - Đảo trồi lên sau động đất ở Pakistan (NLĐ).
Tập tục cổ truyền có thể cứu các ‘dòng sông bệnh hoạn’ ở Philippines (VOA).

- VỤ THUYỀN TRƯỞNG VÀ CON TRAI MẤT TÍCH BÍ ẨN: Đưa dụng cụ dính máu trên tàu đi giám định (PLTP).
- Phiếm: Chống gây rối (PLTP).
QUỐC TẾ 
Nga yêu cầu tiêu hủy cả vũ khí hóa học của phiến quân Syria (VOV).  - WFP buộc phải bỏ qua hàng trăm nghìn người tỵ nạn Syria.  - Thanh sát viên vũ khí hóa học LHQ trở lại Syria (VOA).  - Vũ khí hóa học – Lằn ranh đỏ(NLĐ). - Syria : Tổng thống Mỹ đòi một nghị quyết cứng rắn (RFI). - Pháp kêu gọi thành viên thường trực HĐBA bỏ quyền phủ quyết nếu có thảm sát.
- Kenya quốc tang 3 ngày, khủng bố thông báo 137 con tin bị giết (RFI). - Kenya tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố ở Nairobi (VOA).  - Chiến binh khủng bố Kenya đều nói được tiếng Anh (TTXVN).  - Vụ khủng bố ở Kenya: Một cựu binh Anh cứu hơn 100 người (TN).  - Bộ mặt mới chủ nghĩa khủng bố (TQ).
Các chủ đề chính ở kỳ họp LHQ (BBC).  - Mỹ ký hiệp ước quan trọng về vũ khí tại LHQ (VOA).
Quan hệ Mỹ-Iran: Lạc quan nhưng dè dặt (VOA).   - Iran cam kết giải tỏa quan ngại quốc tế (BBC). - Hoa Kỳ – Iran : Chặng đường còn dài để xây dựng lòng tin (RFI).  - “Mối quan hệ giữa Iran và Mỹ đã bắt đầu phá băng” (TTXVN).
Iraq: Tấn công trụ sở chính quyền làm 15 người chết (TTXVN).
z1amboanga_Inquirer.jpgMỹ giao 6 tàu tuần tra quân sự cho Philippines (ANTĐ).  - Philippines: Hàng chục tay súng đối lập đầu hàng (VOV). =>
Thủ tướng Ấn Độ sắp thăm Hoa Kỳ (VOA).
Mỹ đưa máy bay không người lái ra khỏi căn cứ ở Phi Châu (VOA). - Hoa Kỳ phê chuẩn Hiệp ước về buôn bán vũ khí quy ước (RFI).
Cựu Giáo Hoàng Benedict phủ nhận bao che nạn xâm hại tình dục (VOA).  - ‘Ấu dâm không phải tội riêng Công giáo’ (BBC).

* RFA: Audio:  + Sáng 25-9-2013; + Tối 25-9-2013Video: + Những con số trong tuần.
* RFI:  25-9-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 25/09/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 25/09/2013;  + Khoảnh khắc thường ngày – 25/09/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 25/09/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 25/09/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 25/09/2013;  + Thời sự 12h – 25/09/2013;  + Thời sự 19h – 25/09/2013.

Xích Tử - Phép biện chứng trông gà hóa cuốc

Xích Tử
Trong cuộc tranh luận với các tiếng nói đòi thay đổi một cách cơ bản Hiến pháp 1992, nhất là với Bản kiến nghị và Dự thảo Hiến pháp của nhóm 72 ở nội dung liên quan đến Điều 4, các nhà lý luận có nhãn mác học hàm học vị trong hệ thống học thuật quan phương và chức sắc tuyên giáo của đảng đã thay đổi chiến thuật. Thay vì dùng thứ vũ khí đã trở nên lặp, nhàm, phản tác dụng và có chiều hướng giảm dần sức thuyết phục về mặt lịch sử là kể công đảng lãnh đạo toàn dân đánh thắng nhiều kẻ thù lớn (lại không thể kể cả kẻ thù trong chiến tranh biên giới Tây Nam 1975 – 1989 và biên giới phía Bắc 1979 - 1985) để giành, giữ độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, họ đưa ra và bám vào 2 lập luận mới:
1. Đảng có công khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới để giải cứu đất nước ra khỏi khủng hoảng và tiếp tục phát triển.
2. Đảng cộng sản Việt Nam không có đối thủ.
Lập luận thứ nhất được hình thành trong hoạt động tuyên truyền của đảng ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, bắt đầu bằng cái gọi là “đổi mới tư duy”, tức là dùng những bộ não cũ để làm ra tư duy mới, rồi đến “đổi mới” trong các hoạt động thực tiễn như đổi mới kinh tế, văn hóa, giáo dục..., với cách diễn đạt được đóng khuôn rằng chỉ có đảng (mới có thể, có quyền...) là người (duy nhất) khởi xướng và lãnh đạo (thành công) công cuộc đổi mới đất nước. Kiểu giành công lấy được ấy được nâng lên và làm gọn lại dưới dạng mệnh đề bằng cách phát biểu thô ráp, thiếu căn cứ trí tuệ của nguyên tổng bí thư Đỗ Mười (nhưng hoàn toàn chính xác về mặt logic), “không có đảng cộng sản thì không có đổi mới”.
Gần đây, một trong những giáo sư “đầu ngành” về lý luận, người đã có công tập thành tài sản lý luận về đổi mới cho đảng qua một công trình rất lớn, tốn nhiều tiền của, đã đăng trên báo Quân Đội Nhân Dân điện tử ra ngày 25/8/2013 một bài minh họa cho học thuyết Mười’s kể trên trong tiêu đề Trọng sự thật và chân lý để hành động có trách nhiệm. Bài viết cố chứng tỏ tính chuyên nghiệp về lý luận và tuyên truyền với lòng nhiệt huyết và độ trung thành cao bằng lời văn bay bướm, âm điệu du dương, từ ngữ tráng lệ, rằng, “hơn một phần tư thế kỷ qua, kể từ Đại hội VI (năm 1986) đến nay, Đảng là người khởi xướng đường lối đổi mới và lãnh đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới theo cương lĩnh và chiến lược mà Đảng đã vạch ra”, và rằng, “công cuộc đổi mới của Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã đáp ứng kịp thời những mong đợi của quần chúng nhân dân và nhận được sự ủng hộ, cổ vũ của đông đảo bạn bè, đối tác trên thế giới.”, v.v...
Đàng sau sự lòe loẹt lấp lánh trang kim của thứ ngôn ngữ báo chí mà K. Marx đã nói “ quảng cáo biến thành xã luận, còn xã luận thì biến thành quảng cáo” đó, ngữ nghĩa của thông điệp vẫn không có gì mới.
Ở đây, xin nói toạc ra những yếu tố ngụy biện, lập lờ trong phép “biện chứng” của giáo sư đầu ngành nói trên :
1. “Đổi mới” không là gì cả đối với qui luật phát triển bình thường, được áp dụng bình thường ở những nước bình thường. Do toàn bộ cuộc “cách mạng” do đảng lãnh đạo ở Việt Nam không bình thường, bị thất bại nên khi trở lại bình thường, không biết gọi thế nào (vì sợ lặp với “cải cách” ở Trung Quốc, “perestroika” ở Liên Xô thời đó, hay như “cập nhật” của Cuba hiện nay) nên dùng tạm là “đổi mới”.
2. Khái niệm “đổi mới”, sau này thường được dùng phiên ngữ tiếng Anh là renovation là không chính xác, đầy đủ và hợp lý. Renovation có nghĩa là làm mới lại một cái vốn là mới, nhưng qua thời gian đã cũ (tức là mất đi tình trạng mới ban đầu). Theo nghĩa đó, nó cũng có nghĩa là cải thiện, phục hồi; kết quả của làm mới và phục hồi như vậy là trở lại nguyên trạng (hình thể, chức năng, công năng của đối tượng được làm mới). Cơ sở của những thao tác làm mới là so sánh trạng thái ban đầu của đối tượng với trạng thái (cũ đi) đang có. Với nội hàm của chính sách “đổi mới” của đảng cộng sản Việt Nam, hoàn toàn không có diễn biến biện chứng này. Đổi mới không phải là làm cho một cái đang bị cũ trở lại như mới (vì như vậy sẽ lặp lại lịch sử); cũng không có gì so sánh để chứng minh cái trạng thái Việt Nam năm 1986 là cũ (so với cái gì?); và do vậy đổi mới cũng không theo một mô hình so sánh cũ/mới nào; “đổi mới” chỉ có con đường đi tới một cách mạo hiểm, đôi khi vô định; vừa muốn giữ cái cũ, vừa muốn trở lại làm bình thường như người ta. Tình trạng bế tắc cả lý luận và thực tiễn ấy thể hiện trong hàm ý của Cương lĩnh 1991 rằng, vừa làm vừa học; vừa đi vừa tìm đường. Nói chính xác bằng một cách khác của “đổi mới” là “đổi khác”, vì dần dần, nội dung thực tiễn của đổi mới là làm khác, làm ngược lại hoàn toàn với đường lối xây dựng “chủ nghĩa xã hội” bằng đấu tranh giai cấp trước đây, tự phản bội mục tiêu đấu tranh cũ, phản bội những hy sinh xương máu của nhân dân khi được dùng vào cuộc đấu tranh cũ. Sự phản bội đó không phản động nhưng lại là tội ác, là lừa dối và không chính danh vì nhân dân không được hỏi ý kiến và được giải thích một cách công khai, đường đường chính chính.
3. Về quan hệ nhân – quả lịch sử và logic, đảng đã làm ra cái cũ thì đương nhiên cũng phải có trách nhiệm đổi mới, nếu đảng tự nhận thức ra điều ấy. Do vậy, “đổi mới” không phải là công lao gì cả. Không ai có thể tự cấy virus gây bệnh cho mình, rồi tự chữa bệnh lại đi huênh hoang rằng mình rất có công và sáng suốt vì việc ấy.
4. Đảng đã giành chiếm độc quyền lãnh đạo, thậm chí là quản lý, quản trị toàn bộ và toàn diện đời sống xã hội của đất nước thì cũng đương nhiên đảng là lực lượng “duy nhất” khởi xướng và lãnh đạo “đổi mới”. Tình trạng duy nhất đó không chứng tỏ năng lực hay uy tín của đảng, mà chỉ là sự thể mặc định hết sức tiêu cực của đời sống chính trị nước ta.
5. Đảng đổi mới là để tự cứu sự sụp đổ của chính mình vì những bế tắc trong chính sách và sự lãnh đạo thực tiễn dẫn đến khả năng sụp đổ không thể tránh được của đất nước trong giai đoạn ấy. Sự sụp đổ, nói khác đi là chết, là dự báo có thể vật chất hóa ở thời điểm 1985 – 1986, trước hết là sự sụp đổ của tổ chức đảng, vì khủng hoảng chính trị vì những bế tắc nói trên, và sau đó là chết thật vì không còn nguồn lực vật chất để nuôi sống tổ chức đảng. Đất nước bị kiệt quệ vì hậu chiến và chiến tranh, vì cấm vận; kinh tế xã hội chủ nghĩa bị đình đốn, sự phá sản không thể cưỡng được của chính sách giá – lương – tiền dẫn đến lạm phát gần 4 con số; đồng tiền từ sáng đến chiều đã mất giá...Như vậy, “đổi mới” là tự cứu mình khỏi chết vì sụp đổ chính trị và vì đói; đảng, nhà nước và cả xã hội đều cùng đói. Đó là một phản xạ tư vệ thích ứng chứ không phải là một chiến lược chính trị có trù liệu. Thực chất, những thay đổi dần trong nông nghiệp như khoán 100, khoán 10 và một số cải cách nhỏ giọt trong công thương nghiệp trước hết là để dân có cái ăn, cái mặc và không làm loạn vì đói; rồi từ đó nhà nước có cái thu để tự nuôi mình, tiến dần đến vận động xóa bỏ cấm vận, xúc tiến ngoại thương để sau này mới có cơ “hội nhập”. Xét về chiến lược, tất cả đều là thế bị động của đảng.
6. Toàn bộ công cuộc “đổi mới” đó đều tốn kém của dân, từ hội họp để ra chính sách, nghiên cứu, thí điểm, chỉ đạo, sửa sai, tổng kết “lý luận”... Nếu không tạo ra cái cũ thì không có sự tốn kém đó (cái đúng của Mười’s Theory là chỗ này). Như vậy là đảng có tội gây lãng phí của cải đất nước. Những nước chung quanh không có đảng độc quyền lãnh đạo toàn diện tuyệt đối toàn bộ, không kiên định học thuyết hay con đường xây dựng bất cứ chủ nghĩa nào. Họ không cần phải khởi xướng, bảo vệ, tuyên truyền cho đổi mới nên họ không gây tốn kém cho nhân dân của họ vì những “loay hoay”(từ dùng rất hay của blogger Đoan Trang) rất trẻ con đó. Tuy tốn kém tiền của, năng lượng tinh thần (như kiểu mỗi năm phải học cả chục nghị quyết đảng) của đất nước như vậy nhưng khối lượng tăng trưởng GDP, phát triển chất lượng sống của xã hội trong toàn bộ thời kỳ đổi mới vẫn không bằng theo so sánh đương đại và tuyệt đối cùng giai đoạn với các nước chung quanh; như vậy là sự lãng phí tăng lên gầp bội.
7. Đảng đổi mới cũng không hỏi ý kiến nhân dân; tự mình làm cũ rồi cũng tự mình đổi mới; nhân dân vẫn bị cưỡng chế vỗ tay và phục tùng. Cũng không có thông tin nào tường minh cho việc thế giới ủng hộ “đổi mới”; do vậy, không thể có cách nói hàm hồ “công cuộc đổi mới của Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã đáp ứng kịp thời những mong đợi của quần chúng nhân dân và nhận được sự ủng hộ, cổ vũ của đông đảo bạn bè, đối tác trên thế giới.” của vị GS rất khó khả kính ở trên được.
Về lập luận thứ hai, rằng đảng cộng sản Việt Nam đã và hiện không có đối thủ chính trị nên việc xác lập vai trò lãnh đạo của đảng trong Hiến pháp là tất yếu, xét thấy không cần phải tranh biện gì nhiều, vì cách nói lấy được dùng cái hiện thực bị hợp lý hóa bằng bạo lực để thay cho sự thuần khiết của phép biện chứng ấy. Thực tế là từ năm 1945, đảng đã bằng mọi cách thủ tiêu, bức tử các lực lượng chính trị khác trong đất nước, bằng nhiều phương pháp bạo lực “cách mạng“ khác nhau để hình thành một hệ thống nhất nguyên độc tài một đảng, tiến đến trấn lột quyền chính trị của toàn dân bằng Điều 4 của Hiến pháp 1992. Trong hoàn cảnh như vậy, làm gì có đối thủ chính trị để cạnh tranh và khẳng định uy tín chính trị như trong đời sống chính trị của các quốc gia khác. Tuy nhiên, sự bác bỏ cách nói lấy được của nhà lý luận nói trên không mặc nhiên chấp nhận “chân lý thực tiễn” đó
và cảnh báo với các nhà lý luận học phiệt cùng lãnh đạo của họ rằng, ở Việt Nam, có một lực lượng chính trị là đối thủ vô địch của đảng cộng sản : nhân dân. Cứ cho họ tham gia vào một cuộc trưng cầu dân ý công khai, minh bạch, tư do, có sự giám sát của quốc tế thì sẽ biết sức mạnh vô địch đó như thế nào.
Xích Tử

Mấy lời với 16 vị trong Bộ Chính trị ĐCSVN

Một cựu chiến binh Hà Nội (Phản hồi ngày 26/9/2013)
Các vị trong bộ chính trị ĐCSVN thân mến,
Tự bỏ đi cái quyền, cái lợi khi mình đang được hưởng thụ quả là khó, song vì nước vì dân tôi mong rằng, trước hết là 16 vị trong bộ CT hãy tự nhận thấy rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng CS đất nước ta đã tụt hậu quá xa đối với các nước trong khu vực về mọi mặt, đời sống xh đi xuống, quan tham tràn nan, vô phương khắc phục.
Chính sự độc quyền lãnh đạo của ĐCS các vị, đã không chọn được những nhân tài có tâm, có tầm để phục vụ đất nước, đưa đất nước đi nên. Dân tộc ta không thiếu nhân tài, khi đất nước ta có nền dân chủ thực sự, mọi sẽ cống hiến hết sức mình cho sự phát triển đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc và chúng ta được ngẩng cao đầu với thế giới. Chỉ có cạnh tranh lành mạnh giữa các đảng chính trị mới chọn được nhận tài thực sự.
Để đổi mới toàn diện, tận gốc của vấn đề này cần thay đổi Điều 4 hiến pháp, Điều 4 qui định nên có 3 đảng, các đảng bình đẳng như nhau, ví dụ: Đảng CS, Đảng Dân Chủ, đảng Xã Hội, ai tham gia đảng nào là tuỳ ý. Chỉ cần thế, có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các Đảng thì mọi vấn nạn sẽ nhanh chóng được giải quyết, và sự phát triển sẽ theo đúng qui luật.
Trước khi trưng cầu dân ý về Hiến pháp, cần có tranh luận trực tiếp trên truyền hình, giữa các tri thức đang đề nghị đa đảng và lãnh đạo hiện thời. Tranh luận như thế người dân mới thấy được cái hay, cái dở để hiểu được sâu hơn nên đa đảng hay không đa đảng, và nếu đa đảng thì đa đảng như thế nào?
Trước khi thực hiện tiến trình dân chủ và đa đảng, để tỏ lòng cầu thị học hỏi, BCT nên mời các nước tiên tiến như Nhật, Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Nga, ÚC….. tham gia tư vấn, để tiến trình dân chủ của chúng ta được phát triển vững chắc, ổn đinh bình yên, không bị kẻ khác quấy phá. Với tấm lòng cầu thị, sự khiêm tốn của các vị trong BCT, chắc chắn chúng ta sẽ nhận được sự giúp đỡ to lớn về mọi mặt của các nước dân chủ tiên tiến, và công cuộc cải cách của chúng ta nhất định thắng lợi, tránh được mâu thuẫn gây bất ổn XH có thể xảy ra…
Các vị trong bộ chính trị làm được điều này, thì trên trang vàng lịch sử Dân tộc ta ghi nhận công lao to lớn đảng CSVN, một đảng đã thống nhất đất nước, một đảng quyết tâm dám sửa chữa những sai lầm, biết chia sẻ quyền lực để tiến hành dân chủ hoá thực sự cho đất nước. Làm được điều này chắc chắn Dân tộc ta sẽ phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng sánh vai các cường quốc năm châu. Còn ngược lại vẫn cứ duy trì sự độc đảng toàn trị, thì bệnh hoạn XH ngày càng nhiều, tham nhũng tràn nan, mâu thuẫn XH càng cao, thì chính ĐCSVN sẽ là một vết nhơ, một trang đen tối trong lịch sử của dân tộc VN, và không bao giờ xóa đi được.
Nhân dân ta thật tuyệt vời, sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ Tổ quốc khi có lâm nguy, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo khi có hoạn nạn. Nhưng người CS cầm cờ lãnh đạo đất nước, đã để nhân dân nghèo đói, đất nước chậm phát triển, văn hoá xuống cấp trầm trọng… Trong 63 tỉnh thành từ giám đốc sở đến lãnh đạo TW tiền lương các vị được bao nhiêu? có ai nghèo khó không? trong khi đó rât nhiều người nông dân, công nhân không có đủ tiền ăn, tiền mặc, nhiều vùng nông thôn còn khốn khó không có tiền cho con ăn học… Làm người lãnh đạo mà để nhân dân như vậy các vị có thấy xấu hổ không?
Chúng ta bảo vệ Tổ quốc trước hoạ xâm lăng không chỉ bằng mua sắm nhiều vũ khí như máy bay SU30, SU35, tầu ngầm, hay hệ thống phòng không S300, S400,…. mà cái chính phải bằng lòng tin của nhân dân với chính quyền, với người lãnh đạo, đó mới là sức mạnh của DT ta, lịch sử đã chứng minh điều đó. Sự độc tôn lãnh đạo của Đảng CS không còn phù hợp nữa, Chính sự độc tôn duy ý chí này đã làm tha hoá hầu hết cán bộ đảng viên của các vị, Bản chất của độc quyền thường đi đôi với tham nhũng, tha hóa, mâu thuẫn giữa quan chức và nhân dân mỗi ngày một lớn hơn, và chính nó đã giết chết lòng tin của ND với chính quyền, vậy thì lấy đâu sức mạnh từ ND nữa, và chúng ta làm sao thắng được kẻ thù khi bị xâm năng.

QUYỀN LỰC của KHÔNG QUYÈN LỰC - Phần 4

* VÁCLAV HAVEL
(tiếp theo - Phần 4)
VI.
Tại sao trên thực tế người bán rau quả của chúng ta lại phải trưng bày lòng trung thành của mình lên cửa sổ? Chẳng phải anh ta đã chứng tỏ lòng trung thành đủ lắm rồi qua bao thủ tục nội bộ và bán-công khai? Ở các cuộc họp công đoàn, cuối cùng thì anh ta vẫn luôn luôn bỏ phiếu như anh ta cần phải làm. Anh ta cũng luôn tham gia các phong trào thi đua. Anh ta bỏ phiếu trong các kì bầu cử như là một công dân tốt. Anh ta thậm chí còn kí "Phản-Hiến chương” [1] nữa ấy chứ.
Tại sao, bất chấp mọi điều ấy, anh ta vẫn phải tuyên bố lòng trung thành một cách công khai? Cuối cùng, những người đi ngang qua cửa sổ anh ta cũng không dừng lại mà đọc nó, và theo quan niệm của người bán rau, vô sản toàn thế giới có thể đoàn kết lại cơ mà. Sự thật là, họ chẳng đọc khẩu hiệu này, và thậm chí cũng đúng nếu giả định là họ cũng chẳng nhìn thấy nó. Nếu anh hỏi một phụ nữ dừng trước cửa hàng anh ta liệu bà ta thấy gì trong cửa sổ, bà ấy chắc chắn sẽ nói cho anh liệu họ có khoai tây hôm nay hay không, nhưng rất ít hi vọng là bà ấy nhìn thấy khẩu hiệu, đừng nói gì đến chuyện khẩu hiệu ấy nói gì.
 >Quyền lực  Phần 1;> Phần 2;> Phần 3 
             Có vẻ như vô nghĩa khi đòi hỏi một người bán rau công khai tuyên bố lòng trung thành của anh ta. Tuy thế, nó vẫn có ý nghĩa. Mọi người lờ khẩu hiệu của anh, nhưng họ làm thế vì những khẩu hiệu như thế cũng treo ở các cửa sổ cửa hàng khác, các bốt đèn, bảng tin, cửa căn hộ và trên các nhà cao tầng; trên thực tế, chúng ở khắp nơi. Chúng tạo thành một phần bức tranh toàn cảnh của cuộc sống hàng ngày. Đương nhiên, trong khi họ phớt lờ cái chi tiết, con người nhận thức rất rõ cái toàn cảnh trong tổng thể. Và cái khẩu hiệu của người bán rau kia còn gì hơn là một chấm đen nhỏ điểm tô cho cái phông vĩ đại của cuộc sống đời thường?
Vì thế, người bán rau phải đặt khẩu hiệu trong cửa sổ của anh ta, không phải với hi vọng rằng ai đó sẽ đọc hoặc sẽ bị nó thuyết phục, mà để góp phần, với hàng ngàn khẩu hiệu khác, vào cái toàn cảnh mà tất cả đều nhận thức rõ. Toàn cảnh này, tất nhiên, cũng có một ý nghĩa vi tế: nó nhắc nhở mọi người rằng họ đang sống ở đâu và cái gì được chờ đợi từ họ. Nó nói với họ về những gì mọi người khác đang làm, và chỉ cho họ thấy rằng họ cũng phải làm nếu không muốn bị loại bỏ, bị rơi vào cô lập, bị xa lạ hóa khỏi xã hội, phá vỡ luật chơi, và phải chịu rủi ro của sự mất bình yên, thanh thản và an toàn.
Người đàn bà đã phớt lờ khẩu hiệu của người bán rau rất có thể đã treo một khẩu hiệu tương tự chỉ một giờ trước đây, trên hành lang cơ quan nơi bà ta làm việc. Bà ta làm thế không ít thì nhiều là chẳng suy nghĩ gì, cũng hệt như người bán rau của chúng ta, và bà ta làm được việc ấy chính bởi vì bà đang treo cái khẩu hiệu trên nền của một toàn cảnh, và với sự nhận thức nào đó về nó, tức là, trên cái nền của toàn cảnh mà trong đó cái cửa sổ cửa hàng anh bán rau là một phần. Khi người bán rau đến cơ quan của bà, anh ta cũng sẽ chẳng nhận ra khẩu hiệu của bà, cũng hệt như bà không nhận ra khẩu hiệu của anh ta. Tuy nhiên, các khẩu hiệu của họ phụ thuộc lẫn nhau, cả hai đều được bày ra với nhận thức nhất định về toàn cảnh chung, và ta có thể nói, dưới diktat của nó. Cả hai, tuy nhiên, đã góp phần tạo ra toàn cảnh ấy, và do đó cũng tạo thành diktat ấy. Anh bán rau và bà văn phòng đều phải thích nghi với những điều kiện mà họ đang sống, nhưng khi làm thế, họ góp phần tạo ra những điều kiện này. Họ làm cái gì đã từng được làm, cái gì cần phải làm, cái gì buộc phải làm, nhưng đồng thời, cũng chính là vì việc ấy, họ đã xác nhận cái gì phải làm trên thực tế. Họ tuân thủ một đòi hỏi cụ thể, và trong khi tuân thủ, chính họ duy trì quy định ấy. Nói một cách bóng bẩy, không có khẩu hiệu của người bán rau quả thì khẩu hiệu của bà văn phòng không tồn tại, và ngược lại. Mỗi người đề xuất với người kia rằng có cái gì cần phải lặp lại, và người này chấp nhận đề nghị của người kia. Sự bàng quan song phương của họ đối với khẩu hiệu của nhau chỉ là một ảo ảnh: trên thực tế, bằng cách trưng khẩu hiệu của họ, mỗi người buộc người kia phải tuân thủ luật chơi, và từ đây xác nhận chính quyền lực đã đòi hỏi khẩu hiệu từ lúc ban đầu. Thật đơn giản, mỗi người giúp người kia phục tùng. Cả hai là khách thể trong một hệ thống kiểm soát, nhưng đồng thời là chủ thể của nó. Họ vừa là nạn nhân của hệ thống, đồng thời là công cụ của nó.
Nếu toàn thị trấn được trát bởi toàn khẩu hiệu mà không ai đọc, thì một mặt đó là một thông điệp từ bí thư thị trấn gửi lên bí thư vùng, nhưng mặt khác còn là gì hơn thế: một ví dụ nhỏ của nguyên lý của toàn trị-tự động xã hội đang vận hành. Một phần của cái căn bản của xã hội hậu toàn trị là nó kéo mọi người tới lãnh địa quyền lực của nó, không để họ có thể nhận ra họ như những con người, mà để họ có thể rút cái bản sắc cá nhân để phục vụ cái bản sắc của tập thể, tức là để họ có thể trở thành những nhân viên của bộ máy tự động của hệ thống và đầy tớ cho các mục đích tự định của nó, để họ có thể tham gia trong một trách nhiệm chung cho nó, để họ có thể bị lôi kéo vào và mắc bẫy trong đó, như Faust với Mephistopheles [2] . Hơn thế nữa: để họ có thể thông qua sự tham gia của họ mà tạo ra những quy tắc ứng xử chung, và do đó mà gây sức ép lên các công dân anh em của họ. Và xa hơn: để họ có thể học cách cảm thẩy thoải mái với sự dính líu của họ, để quen với nó như thể cái gì đó hoàn toàn tự nhiên và tất yếu, và cuối cùng, để họ có thể-không với bất kì sự thúc ép bên ngoài nào - đi đến chỗ coi mọi sự không dính líu như là bất bình thường, là kiêu ngạo, là một sự tấn công vào họ, là một dạng từ bỏ xã hội. Bằng cách kéo mọi người vào cấu trúc quyền lực, hệ thống hậu toàn trị biến mọi người thành phương tiện của một chế độ toàn trị qua lại, sự toàn trị-tự động của xã hội.
Tuy nhiên, tất cả mọi người trên thực tế đều dính líu và bị nô dịch, không chỉ anh hàng rau quả mà cả các thủ tướng. Các vị trí khác nhau trong thang đẳng cấp chỉ đơn thuần nói lên sự mức độ dính líu khác nhau: anh hàng rau chỉ dính líu ở mức nhỏ, đồng thời anh ta cũng có rất ít quyền lực. Ngài thủ tướng, đương nhiên, có quyền lực lớn hơn, nhưng đổi lại, ngài ấy phải dính líu sâu hơn nhiều. Tuy nhiên, cả hai đều không tự do, mỗi người mỗi cách. Tòng phạm thực sự trong sự dính líu này, không phải là ai khác nữa, mà chính là hệ thống. Vị trí trong thang quyền lực quyết định mức độ trách nhiệm và tội lỗi, nhưng nó không cho ai trách nhiệm và tội lỗi vô biên, mà cũng không miễn tội hoàn toàn cho ai cả. Vì thế, xung đột giữa các mục tiêu của cuộc sống với các mục tiêu của hệ thống không phải là xung đột giữa hai cộng đồng tách biệt được xác định về mặt xã hội; và chỉ có cách nhìn trừu tượng hóa rất cao mới cho phép ta phân chia xã hội thành người thống trị và kẻ bị trị (và thậm chí như vậy thì sự cũng chỉ rất tương đối). Tuy nhiên, đây chính là một trong những điểm khác biệt quan trọng nhất giữa hệ thống hậu toàn trị với nền độc tài cổ điển - nơi mà ranh giới của xung đột còn có thể được vạch theo các nhóm xã hội. Trong hệ thống hậu toàn trị, lằn ranh này chạy qua mỗi cá nhân, vì trong mỗi người, theo cách riêng của họ, vừa là nạn nhân, vừa là người ủng hộ hệ thống. Cái chúng ta hiểu về hệ thống, do đó, không phải là một trật tự xã hội áp đặt bởi một nhóm lên một nhóm khác, mà là cái gì xuyên suốt toàn xã hội và là một yếu tố định hình nó, cái gì đó có vẻ như không thể nắm bắt hay định nghĩa (bởi vì trong bản chất, nó thuần túy là một nguyên tắc), nhưng lại được thể hiện bởi toàn xã hội như một đặc điểm quan trọng của đời sống của nó.
Do đó, sự thật rằng loài người đã (và hàng ngày đang) tạo ra hệ thống tự định hướng này, và qua đó họ tự tước đoạt đi bản sắc sâu kín nhất của chính họ, không phải là kết quả của sự hiểu nhầm không thể tưởng tượng nổi của lịch sử, hay là vì sao đó lịch sử đã đi chệch đường ray. Nó cũng không phải là sản phẩm của một ý chí hắc ám tối cao nào đó đã quyết định, do một lý do nào không rõ, hành hạ một bộ phận của loài người theo cách này. Nó có thể xảy ra, và thực tế đã xảy ra chỉ vì rõ ràng là đã tồn tại trong nhân loại hiện đại một xu hướng nhất định hướng tới việc tạo ra, hoặc ít nhất là cúi đầu chấp nhận, một hệ thống như thế. Rõ ràng có gì đó ở nhân loại đã lên tiếng cùng với hệ thống này, cái gì đó họ phản ánh và dung dưỡng, cái gì đó bên trong họ đã làm tê liệt mọi cố gắng của phần cái Tôi nhân bản hơn trong họ nổi dậy. Nhân loại bị buộc phải sống trong một sự dối trá, nhưng họ chỉ có thể bị buộc sống như vậy nếu như họ có thể sống như vậy trên thực tế. Do đó, không chỉ hệ thống tha hóa con người, mà cùng lúc, nhân loại tha hóa cũng ủng hộ hệ thống này như thể đó là kế hoạch tự nguyện của họ, như là hình ảnh suy đồi của sự suy đồi của chính họ, như là bảng kê sự thất bại của chính con người với tư cách là các cá nhân.
Các mục tiêu cơ bản của cuộc sống hiển hiện tự nhiên trong mỗi con người. Trong mỗi con người có cái gì đó khát khao phẩm giá chân chính của bản chất người, khát khao sự hòa hợp đạo đức, tự do biểu hiện sự tồn tại, và những suy nghiệm vượt lên trên thế giới của những sinh tồn hàng ngày. Nhưng đồng thời, mỗi con người lại có thể, dù ít dù nhiều, thỏa hiệp với cuộc sống trong dối trá. Mỗi con người theo cách nào đó quy phục tính nhân văn trong anh ta trước sự tầm thường hóa ô nhục và chủ nghĩa vị lợi. Trong mỗi con người luôn có chút sẵn lòng hòa mình với đám đông vô danh và vui vẻ trôi cùng với nó xuống dòng sông của cuộc sống giả tạo. Điều này không đơn giản như xung đột giữa hai bản sắc. Nó là cái gì đó tồi tệ hơn rất nhiều: nó là thách thức với chính khái niệm bản sắc.
Theo nghĩa đơn giản hóa cao độ, có thể nói rằng hệ thống hậu toàn trị được xây dựng trên những nền tảng được xếp đặt bởi cuộc đối đầu lịch sử giữa nền độc tài và xã hội tiêu thụ. Khả năng thích nghi nhanh chóng với cuộc sống lừa dối, sự mở rộng dễ dàng của nền toàn trị-tự động trong xã hội chẳng phải đã có mối liên hệ với sự miễn cưỡng chung của những người tôn thờ chủ nghĩa tiêu dùng khi anh ta phải vứt bỏ một vài giá trị vật chất để đối lấy sự hòa hợp về đạo đức và tâm hồn? Với sự sẵn lòng từ bỏ các giá trị cao hơn khi đối mặt với các cám dỗ tầm thường hóa của văn minh hiện đại? Với bản chất dễ tổn thương của họ trước sức hút của tính bàng quan tập thể? Và cuối cùng, chẳng phải màu xam xám và trống rỗng của đời sống trong hệ thống hậu toàn trị chỉ là một bức tranh biếm họa được thổi phồng của đời sống hiện đại nói chung đó sao? Và chẳng lẽ chúng ta tên thực tế không phải là một thứ cảnh báo cho phương Tây, bộc lộ cho nó thấy những xu hướng tiềm tàng của nó sao? (mặc dù theo các tiêu chuẩn thế giới bên ngoài đang sử dụng để đo mức độ văn minh, chúng ta còn tụt lại xa phía sau).
(còn tiếp)

Khao khát của người dân quanh đập cuốn xe làm 5 người chết

Hẳn nhiều người không khỏi rùng mình xót xa khi chứng kiến cảnh chiếc xe 7 chỗ được vớt lên cùng những nạn nhân xấu số bị lũ cuốn trôi tại đập tràn Khe Ang, đoạn qua xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An). Cái chết của 5 người trên chiếc xe không phải là hy hữu mà đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” mỗi khi mưa lũ về...
Hiện trường vụ tai nạn thương tâm
Hiện trường vụ tai nạn thương tâm
Nỗi ám ánh
Những ngày đầu tháng 9, học sinh Trường THPT Cờ Đỏ (đóng trên địa bàn xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Đàn) đón năm học mới cùng tâm lý đón mùa mưa bão. Ngoài nỗi lo lắng của thầy, trò và phụ huynh thì người dân nơi đây còn chung nỗi sợ hãi khi đi qua những chiếc đập tràn.
Học sinh phải lặn lội từ sáng sớm để đến trường kịp dự lễ khai giảng, thay vì được khai giảng trong không khí ấm áp thì màu áo trắng trộn với màu đất đỏ bazan trên mảnh đất Phủ Quỳ khiến các em thêm lấm lem, ống quần xắn lên tận đầu gối vẫn chưa hết bẩn… Nguyên nhân bởi những trận mưa nhiều ngày qua khiến nước khe suối dâng cao, các em không thể qua khe để đến trường mà phải đi đường vòng.
Trường THPT Cờ Đỏ là điểm cho học sinh của các xã như: Nghĩa Hưng, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Mai, Nghĩa Hồng, Nghĩa Yên, Nghĩa Minh và một số học sinh thuộc thị xã Thái Hòa học tập.
Ông Nguyễn Đình Thái cho biết: “Trên địa bàn xã có Trường THPT Cờ Đỏ, nơi học tập của nhiều xã lân cận. Mỗi mùa mưa đến, việc qua các đập tràn này hết sức nguy hiểm và thực tế đã có nhiều em học sinh tử vong.
Ba chiếc đập tràn này nằm trên tuyến giao thông huyết mạch tỉnh lộ 531 và đường liên huyện nối liền xã Nghĩa Hồng và các xã lân cận đến trung tâm huyện và thị xã.
Vào mùa mưa, nếu nước dâng cao khi có người đau ốm, việc đưa bệnh nhân lên tuyến trên là điều hết sức khó khăn. Không có cầu nên việc thông thương để phát triển kinh tế, văn hóa cũng bị hạn chế.
Qua vụ việc trôi xe đau lòng này, không chỉ bản thân chúng tôi, những người dân xã Nghĩa Hồng mà tất cả các xã xung quanh đều mong muốn được cấp trên quan tâm xây dựng những chiếc cầu để người dân yên tâm hơn trong mùa mưa bão…”.
Để đến trường, học sinh xã Nghĩa Hưng phải qua 3 cái đập tràn. Nếu là mùa nắng thì quãng đường hơn 10km cũng đã vất vả, vào mùa mưa thì phải đi hơn một tiếng đồng hồ mới tới và nếu nước sông Hiếu dâng cao thì học sinh chỉ "có nước" nghỉ học.
Và những mơ ước cháy bỏng
Trên địa bàn xã Nghĩa Hồng có tất cả 3 cái đập tràn là Khe Ang, Tràn Đội 1 (qua xóm Hồng Đức, xã Nghĩa Hồng), Tràn Đội 5 (xóm Hồng Yên)… Tại điểm Tràn Đội 1, mỗi năm cứ đến mùa lụt là nỗi khiếp sợ cho học sinh và phụ huynh bởi tại đây đã có hàng chục người bị nước cuốn trôi.
Năm 2009, do nước to nên một học sinh đã tử vong khi đi học về lội qua tràn; năm 2010 chiếc xe ô tô 7 chỗ khi đi qua tràn cũng bị nước cuốn trôi, may mắn 4 hành khách trên xe thoát kịp thời; tháng 4/2012 ông Lê Xuân Hiếu (xã Nghĩa Mai) cũng bị nước cuốn trôi khi đi qua tràn.
Theo ông Nguyễn Đình Thái – Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hồng, trên đoạn tràn này năm nào đến mùa mưa lũ cũng xảy ra tình trạng xe máy, xe đạp bị trôi. Năm 2011, cũng tại địa điểm trên, chiếc xe ô tô 7 chỗ khi đi qua tràn bị nước cuốn trôi.
May mắn chiếc xe vướng trụ cản nước và được người dân kịp thời ứng cứu nên 11 người trên xe mới thoát chết. Bà Nguyễn Thị Lộc - hộ dân sống bên cạnh Tràn Đội 1 cho biết: “Năm mô đến mùa mưa lũ tui cũng chứng kiến cảnh người trôi, xe trôi khi qua đây. Thấy nước lớn là tui ra ngăn không cho học sinh sang, nhưng đi học về rồi không qua tràn để về nhà thì không biết ở mô…”.
Em Nguyễn Thị Ngọc học sinh lớp 11 chia sẻ: “Ngày trước, các anh chị em đi học cũng qua tràn, đến thời bọn em đi học cũng chưa có cầu. Mùa mưa nước dâng, sức yếu không dám qua chỉ có nước nghỉ học… Không biết khi mô thì hết cảnh lội nước lũ đến trường đây…”. 
Chuyện những cây cầu bắc qua những cái đập tràn này không phải đến bây giờ mới nói đến, người dân quanh vùng khao khát những chiếc cầu này đã từ rất lâu. Đó là niềm mơ ước không chỉ của riêng em Ngọc mà của tất cả những học trò nơi đây, tất cả những người dân sống quanh vùng để có thể thoát khỏi miệng Hà Bá vào mùa mưa. Những cây cầu bắc qua sông, suối không chỉ là mơ ước của bà con, của cán bộ nơi đây mà còn là trách nhiệm của các cấp chính quyền huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
Ngô Toàn

Hàng Trung Quốc : Giá rẻ, vì sao?

PN - Tham gia những chuyến xe chở nông sản đi Trung Quốc rồi chở ngược hàng hóa từ bên kia biên giới về Việt Nam, chúng tôi hiểu ra phần nào lý do vì sao hàng Trung Quốc lại có giá rẻ đến như vậy.
Tại cửa khẩu Cốc Nam, hàng hóa từ Việt Nam được chuyển sang xe tải nhỏ để xuất sang Trung Quốc
Trong khi thương lái Trung Quốc (TQ) đến nhiều địa phương của Việt Nam thu mua nông sản thì lái buôn Việt Nam lại “cõng” hàng lậu từ TQ về.
Thủ tục thông quan: đi khó, về dễ
Tại một vựa sầu riêng lớn ở thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk, một nhóm người TQ xì xồ nói chuyện, những người làm tại vựa đang tất bật chọn, phân loại hàng, dán nhãn, đóng gói sầu riêng vào thùng carton in tiếng Hoa. Sự có mặt của những lái buôn TQ đã trở nên quen thuộc với những người dân nơi đây. Trong quán nước, một tài xế xe container nói bâng quơ, “Mới hôm qua thằng A Toòng (một người đàn ông TQ trong nhóm) còn ở vựa thanh long dưới Phan Thiết nay đã lên đây?”. Kiên, tài xế xe chuyên chở hàng đi TQ cho biết, nhu cầu tiêu thụ các loại trái cây ở TQ đang tăng mạnh, thương lái TQ lùng sục khắp nơi tìm nguồn hàng. Giá cước vì thế tăng vọt, do thiếu xe vận chuyển. Nếu như trước đây, xe chở thanh long từ Bình Thuận lên cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) khoảng từ 70-80 triệu/chuyến, nay đã lên đến 100 triệu đồng. Với những mặt hàng có sản lượng ít như sầu riêng, trước đây thương lái chủ yếu lấy nguồn từ các tỉnh miền Tây, giờ lên đến tận các tỉnh Tây Nguyên. Suốt chặng đường dài gần 1.400 cây số từ Đăk Lăk đến biên giới, chúng tôi nhận thấy, tài xế liên tục nhận điện thoại hối thúc cho xe chạy nhanh hơn để kịp giao hàng. Luật bất thành văn, khi cách biên giới phía Bắc khoảng ba bốn trăm cây số, cánh tài xế phải “báo luật” (gọi cho các đầu mối trên biên giới lo giấy tờ, thủ tục hải quan).
Sau hai ngày đến một số cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn, chúng tôi ghi nhận điểm khác biệt lớn nhất trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước chính là việc thông quan. Bất cứ một xe chở rau quả nào từ Việt Nam, nếu giao hàng tại bãi hàng phía Việt Nam (sau đó đầu mối mua hàng từ TQ tự điều xe sang chở hàng về) thì mọi thủ tục do chủ hàng lo, còn nếu phải giao hàng tại bãi hàng bên TQ thì khi qua cửa khẩu, cán bộ hải quan TQ sẽ yêu cầu mở container kiểm tra hàng hóa, lấy mẫu để kiểm dịch. Ví dụ, với thanh long, thông thường sẽ lấy khoảng 7-10kg để làm mẫu kiểm tra, xét nghiệm các loại hóa chất, dịch bệnh, thuốc bảo vệ thực vật... Thế nhưng thủ tục hải quan khi nhập rau, củ quả… từ TQ về Việt Nam thì “qua” thoải mái. Hơn 20 tấn lê, táo trên xe chúng tôi qua hải quan cửa khẩu Tân Thanh về Việt Nam chẳng thấy một cán bộ nào yêu cầu mở container lấy mẫu kiểm tra.

Tại Buôn Hồ, Đăk Lăk, sầu riêng được tập kết, phân loại và... nhúng thuốc theo đơn đặt hàng từ chủ hàng Trung Quốc
Cước phí “lượt về” thấp
Khi xe chở hàng qua cửa khẩu Tân Thanh vào đất TQ có nhiều điểm tiếp nhận. Hôm đó, gặp dịp thuận lợi, hàng sang tới nơi được bốc dỡ ngay. Tuy nhiên, cánh tài xế cho biết, có hôm hàng sang nhiều, thương lái TQ tìm cách ép giá, nhiều chuyến xe đầy ắp hàng phải nằm lại cả tháng trời, đồng nghĩa với viêc chủ hàng và tài xế phải chịu nhiều khoản chi phí như bến bãi, xăng dầu chạy máy lạnh để duy trì nhiệt độ bảo quản hàng…
Nếu cước phí cho một chuyến hàng chở đi TQ lên đến hàng trăm triệu, thì cước phí chở hàng từ TQ về Việt Nam chỉ bằng một nửa, thậm chí một phần ba. Theo các tài xế, đây là nguyên nhân chính khiến hàng hóa TQ vào Việt Nam có giá rẻ.
Ngoài cách nhận hàng trực tiếp từ các bãi hàng phía TQ, nhiều chuyến hàng được giao ở Việt Nam, đầu mối TQ cho xe tải nhỏ sang chở hàng về. Các xe tải nhỏ này khi sang Việt Nam thường chở theo nhiều hàng hóa, chủ yếu là hàng tiêu dùng như linh kiện máy móc, quần áo vải vóc… Khầu - bốc vác tại cửa khẩu Cốc Nam (hay còn gọi là Cổng Trắng, tỉnh Lạng Sơn), cho biết, nhiều lao động như chị ban ngày đi dỡ hàng thuê, ban đêm đi cõng “hàng đồi” (hàng lậu) trên các sườn núi. Tiền công cõng “hàng đồi” được tính 2.000đ/kg. Theo Khầu, “hàng đồi” chủ yếu là vải, quần áo, giày dép, hàng điện tử… Mạnh, một đầu mối điều tiết hàng hóa qua lại hai bên biên giới nói: “Nếu nhập hàng đúng thủ tục hải quan, thuế… thì còn gì lãi”.
Dù mỗi chuyến xe chở hai-ba chục tấn hàng hóa đi hay về, nhưng chủ của những chuyến hàng này không đi theo xe. Việc giao dịch mua bán giữa các chủ hàng hầu hết là qua điện thoại. Hàng xuất đi hay chở về gần như chủ hàng giao toàn bộ trách nhiệm cho tài xế tự “cân đối thu chi”, bao gồm cước vận chuyển trọn gói, cước phí cầu đường, phí “làm luật” của công an giao thông… đồng thời phải duy trì nhiệt độ trong container ổn định, nếu để xảy ra hư hỏng lái xe sẽ phải bồi thường. Khi xe chúng tôi đến bãi thuộc cửa khẩu Cốc Nam, có ít nhất bốn năm người (Việt Nam và TQ) tới kiểm tra xe, người yêu cầu tài xế đưa giấy tờ để làm thủ tục thông quan, người mở container xem hàng hóa, nhiệt độ… Theo Mạnh, trong số này không có ai là chủ hàng, mà chỉ là những trung gian, chuyên lo thủ tục đưa hàng qua biên giới. Việc trả cước phí cho tài xế cũng có một bộ phận chuyên đảm nhiệm.
Ngay sau khi xe chuyển xong hàng hóa, tài xế liên tục nhận được điện thoại ngã giá vận chuyển lê, táo từ Tân Thanh về Q.Thủ Đức (TP.HCM), Buôn Mê Thuột (Đăk Lăk) hay về Sa Mát (Tây Ninh) với cước phí không quá 30 triệu đồng. Nhiều tài xế cho biết, chuyến chở hàng từ TQ về Việt Nam chủ yếu là “gỡ tiền dầu” để nhanh chóng về Việt Nam thực hiện một “tour” mới. Chỉ đợi tài xế gật đầu, hàng hóa lại nhanh chóng chất đầy container chở ngược về Việt Nam. Táo, lê, khoai tây, cải thảo… là những loại hàng hóa có quanh năm ở TQ.
Đăng Thư

Ảnh ẤN TƯỢNG trong ngày

“… lăn lộn với thực tiễn vĩ đại của cuộc sống nhân dân”…
> Thực ra, tư thế và gương mặt của cụ Tổng Bí thư trông “rất vĩ đại”, chứ cuộc sống của nhân dân có gì mà “vĩ đại” Mà cuộc sống của nhân dân không thấy đâu "vĩ đại", thì cụ Tổng kêu gọi các nhà văn lăn lộn đễn chỗ nào…ạ ?!
+ Và đây là chú thích ảnh trên trang tranhung09:
"Một ông đứng nói khan giọng, một ông ngồi dò chánh tả hay đếm cái chi?"
Thấy ông đứng nói rất dài, nhưng Thợ cạo chỉ quan tâm cái "nhân" này:
….(TBT-NPT): "Nhân đây, tôi có đôi điều muốn trao đổi tâm tình thêm với anh chị em văn nghệ sĩ trẻ. Chúng ta đều đã biết, thời đại chúng ta, cuộc sống quanh ta có rất nhiều để nói, để viết, nhưng quan trọng là nói như thế nào, viết như thế nào? Nhiều người thường bảo văn nghệ phải chiếu sáng cuộc sống, chứ không chỉ là nơi cuộc sống hiện hình; văn nghệ bồi dưỡng, nâng cao con người chứ không phải chỉ là nơi giãi bầy tâm trạng cá nhân, hạ thấp con người. Mong sao các văn nghệ sĩ thể hiện thật rõ điều đó để xứng đáng là niềm hy vọng mới của nhân dân; đừng để cho sự tầm thường dễ dãi ám ảnh mình. Các đồng chí cần thường xuyên học hỏi, rút những bài học tốt từ những thế hệ trước để tiếp tục đi xa. Bài học đó là: Khát vọng lớn lao, lý tưởng cao cả, hòa nhịp đập trái tim mình với nhịp đập trái tim toàn dân tộc, lăn lộn với thực tiễn vĩ đại của cuộc sống nhân dân, chứ không phải chỉ đi vào tâm trạng cá nhân, gặm nhấm tâm tư, yếm thế, lấy tiểu xảo thay cho tài năng, nhìn đời bằng góc nhìn chật hẹp, thậm chí coi văn nghệ như là thú vui, giải trí hoặc một cuộc chơi, một đam mê tầm thường." - trích từ TTXVN

GS Hồ Ngọc Đại: 'Tôi không kiêu ngạo'

- GS Hồ Ngọc Đại cho biết, dù chương trình công nghệ giáo dục đã tồn tại hơn 30 năm nhưng Bộ GD-ĐT vẫn rất cẩn trọng khi cho quay trở lại.

Hồ Ngọc Đại, sách giáo khoa, thí điểm
Tiết học giáo dục lối sống của thầy và trò Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu (Nam Định). Ảnh: Kiều Oanh
Nguyên tắc: Trẻ em luôn đúng
Ngoài sách Tiếng Việt, sách của các môn Toán, Giáo dục lối sống của GS Hồ Ngọc Đại đang trên hành trình vừa làm vừa nghe góp ý của những người triển khai.
Đều đặn hàng tuần, GS Đại lên kế hoạch đi thực địa một tỉnh để hoàn thiện sách làm thử.
"Làm thử là thưa với trẻ em Thầy làm thế có được hay không? Giáo dục lối sống hay giáo dục bất cứ vấn đề gì thì phải thật. Với trẻ con, cái gì thật thì nó tin, cái gì nó tin thì sẽ làm theo. Nếu trẻ không chấp nhận thì chúng ta sai chứ đừng nghĩ rằng trẻ không biết gì" - ông nói.
Giải thích thêm về nguyên tắc "lấy trẻ làm chuẩn", vị GS tuổi 78 cho hay:
"Nền giáo dục hiện đại là thầy giáo phải biết chấp nhận trẻ con chứ không phải trẻ con biết chấp nhận người lớn"
"Đã đến lúc chúng ta phải cư xử lại, điều chỉnh lại thái độ cư xử của mình: đặt trẻ là trọng tâm. Tôn trọng trẻ một cách thực sự, không xã giao, không chính trị thì trẻ sẽ yêu mến".
Đối với ông, việc dạy trẻ  phải công phu như thế chứ không nên áp đặt theo chủ quan người lớn.
Về phương pháp thì không phải "bắt chước" mà để học sinh tự làm trên cơ sở việc cô giao. Khi giao việc không làm mẫu, học sinh tự tư duy đáp án. "Đáp án nào cũng đúng để thấy trong cuộc sống có nhiều đáp án khác nhau".
"Khi giao nhiệm vụ phải căn cứ vào trẻ để cư xử chứ không phải căn cứ vào anh để cư xử".
Hồ Ngọc Đại, sách giáo khoa, thí điểm
GS Hồ Ngọc Đại cùng lãnh đạo Sở GD-ĐT Nam Định dự giờ tiết học giáo dục lối sống tại Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu (Nam Định). Ảnh: Kiều Oanh
"Phải dạy cho trẻ hết sức đa dạng chứ đừng cứng nhắc cái gì" - GS truyền kinh nghiệm.
Đi tập huấn khá nhiều tỉnh thành, ông từng nói với các cô giáo, mất thời gian là mất tuyệt đối, cho nên sách công nghệ không có ôn tập.
"Ôn tập là làm 1 việc 2 lần - mất hai lần thời gian cho việc đó như vậy lãng phí. Phải xác định buổi sáng có nghĩa vụ của buổi sáng và buổi chiều có nghĩa vụ của buổi chiều. Hai buổi đều quý giá như nhau. Không thể buổi sáng học không tốt buổi chiều làm lại hoặc ở trường làm chưa tốt về nhà bố mẹ dạy lại" - GS Đại quan niệm.
Sẽ không có chết lần 2
Theo GS Hồ Ngọc Đại, CGD sống lại không phải là nguyện vọng cá nhân mà là nhu cầu của cuộc sống. Nhu cầu cuộc sống đã đến mức nhiều người nhận ra.
Theo đuổi CGD trong 35 năm thăng trầm "chết đi, sống lại", GS Hồ Ngọc Đại tự tin khẳng định sẽ không có "chết lâm sàng" lần 2.
Việc Bộ GD-ĐT đưa vào trong giảng dạy và "không còn thí điểm" ở lớp 1 nữa theo GS, đó là tín hiệu khi đã chấp nhận cái này thì theo tất yếu buộc phải chấp nhận những cái tiếp theo.
"Cho nên, mình phải suy nghĩ làm sao để các bước tiếp theo phải làm chu đáo. Làm để triển khai đại trà chứ không "để chứng minh nó đúng".
Hồ Ngọc Đại, sách giáo khoa, thí điểm 
Học sinh chăm chú lắng nghe tiết học Toán theo chương trình công nghệ (Ảnh: K.Oanh)
"Tôi không kiêu ngạo"
GS Hồ Ngọc Đại nói, trong số những người có bằng cấp, may ra có một số nhà khoa học, còn tuyệt đại đa số là những học trò thi đỗ.
"Khi CGD bị dừng lại, tôi cũng biết trước nên không có gì ngạc nhiên" - GS lạc quan.
Khi CGD bị dừng, ông dành thời gian để hiệu chỉnh bộ sách.
Hồ Ngọc Đại, sách giáo khoa, thí điểm
GS Hồ Ngọc Đại
Ông vẫn còn nhớ những người đồng hành giúp mình "hoàn thiện chương trình chuẩn đến từng dấy phẩy" là giáo viên địa phương, học sinh, phụ huynh và các giám đốc sở, một vài nhà quản lí.
Năm 1987, tại hội nghị toàn quốc về giáo dục, phát biểu của ông khiến cả ngành giáo dục lao xao:
"Các anh có thể không đồng ý với tôi, có thể chống lại tôi, không đồng ý với tôi...nhưng nền giáo dục hiện nay ở bên này bờ sông - nền giáo dục của tôi ở bên kia bờ sông. Muốn đi từ bên này sang bên kia bờ sông thì không thể không qua cây cầu Hồ Ngọc Đại được."
Giải thích về phát ngôn "khó lọt tai" này từ gần 30 năm trước, giáo sư Đại cười:
"Tôi nói thế không kiêu ngạo mà đầy trách nhiệm. Tôi không phải là cá nhân - tôi là đường lối tư tưởng - tôi là một công nghệ - tôi là một giải pháp, một thực tiễn. Các anh muốn hơn phải qua cầu công nghệ - không còn cách nào khác. Tôi nói thế để có trách nhiệm với đất nước".
3 nguyên tắc của công nghệ giáo dục
Theo GS Hồ Ngọc Đại, CGD được thiết kế dựa trên 3 nguyên tắc: Ai cũng học được; Học gì được nấy; Học đâu chắc đó.
Do đó giúp học sinh đọc thông viết thạo, đúng chính tả, không thể tái mù chữ. Bất kỳ tiếng nào miễn là nghe được, nhắc lại được thì viết được. Nếu học bộ sách này thì xong lớp 1 đọc thông viết thạo, hết lớp 2 viết thành câu, hết lớp 3 không bao giờ viết sai câu.
Bộ GD-ĐT là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc cho phép lưu hành bộ SGK Tiếng Việt CGD. Sách này không bán rộng rãi mà tỉnh nào đăng ký thực hiện phải đăng ký trước với Bộ GD-ĐT trong hè để Nhà xuất bản Giáo dục căn cứ vào số lượng đó in ấn.
  • Kiều Oanh (ghi)


NẾU TẶNG Ả THÌ MUA CẤY NHỎ NHỎ NI NẦY!

Năm đó, mình tham gia đoàn công tác của Nghệ An sang làm việc với các tỉnh đông bắc Thái Lan. Khi vào một hiệu kim hoàn lớn, một anh chàng rất đẹp trai, lịch sự là nhân viên, nghe giới thiệu bọn mình là người Nghệ, lập tức chuyển giọng sang nói như một người Nghệ thực thụ. Anh ta giới thiệu mình là Việt Kiều, có ông nội là người Hà Tĩnh. Thực lòng mình không có tiền và cũng không có ý định mua gì, ngay từ đầu mình cũng đã nói với anh ta như thế. Nhưng không sao, anh ta vẫn đưa mình đi khắp cả cái siêu thị rộng mênh mông, với hàng trăm gian hàng. Chỉ cần mình đưa mắt đến mặt hàng gì là y như rằng, anh ta bảo nhân viên lấy mặt hàng đó ra, giới thiệu tỷ mỉ, chi tiết cho mình. Khi mình dừng lại ở quầy có rất nhiều sản phẩm từ đá đỏ, anh chàng nhanh nhảu: “Đây anh nì, đây là đá đỏ Quỳ Châu của Nghệ An ta nì. Còn mấy viên nhạt hơn ni là đá đỏ Lục Yên anh nì”. Mình khen đẹp. Anh ta nhìn mình ranh mãnh: “Anh mà mua về tặng ả (vợ) thì mua mấy viên nhỏ nhỏ, rẻ rẻ ni cụng được nì. Còn nếu mà tặng bồ a, thì anh mua mấy viên to to, đắt đắt ni nì”. Dù là “nhỏ nhỏ, rẻ rẻ” hay “to to, đắt đắt” thì mình cũng nỏ đủ tiền, nên đành cười đi qua. Không hề chi, anh chàng vẫn tiếp tục đưa mình đi, vẫn bảo nhân viên mở quầy, giới thiệu khi mình dừng lại một quầy nào đó. Và, vẫn vui vẻ khuyên mình: “Nếu tặng ả thì ri, nếu tặng bồ thì tê”…
Đi mãi mà không mua gì kể cũng ngại thật. Cuối cùng mình quyết định mua hai cái đeo chìa khóa làm bằng da cá đuối, có giá mỗi cái 3USD. Vẫn với nụ cười tươi như khi mình dừng ở quầy đá đỏ, anh chàng này lại bảo nhân viên đưa hàng cho mình. Trả tiền xong, mình cầm hai cái đeo chìa khóa định bỏ vào túi. “Ấy, chưa được!”, anh chàng ngăn mình lại. Cô nhân viên cũng cười, lấy ra một cái bao ni lông nhỏ xíu, bỏ hai cái đeo chìa khóa vào. Mình cầm lấy định chào, thì anh chàng lại cười: “Ấy, từ từ anh”. Lần này cô nhân viên bên cạnh nụ cười rất duyên, lại giành cho mình một cái túi giấy nhỏ rất xinh xắn để bỏ cái bao ni lông nhỏ xíu, chứa hai cái đeo chìa khóa cũng nhỏ xíu của mình vào. Lần này thì chắc ăn rồi, mình cầm cái túi giấy “to say good bye”. Nhưng, lạ chưa, một lần nữa anh chàng đẹp trai lại tươi cười ngăn mình lại: “Anh đợi tý. Để em nó viết hóa đơn cho anh. Có hóa đơn này thì khi ra khỏi cửa hàng, cũng như qua cửa khẩu anh sẽ không bị làm khó dễ”.
Trời ơi! Mình vừa mua một viên đá đỏ “to to, đắt đắt” mấy trăm ngàn đô, hay chỉ là hai cái đeo chìa khóa 6 đô la?

Chính xác hơn là vừa mua được một bài học về kinh doanh và tiếp thị quý hơn đá đỏ!