Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Ngày 26/9/2013 - Bước đi mạnh mẽ của Dân Chủ

  • Putin cải chính tin đã tái hôn (RFI) - Phát ngôn viên của ông Vladimir Putin là Dimitri Peskov hôm nay 25/09/2013 đã cải chính tin đồn ông Putin đã bí mật làm lễ cưới theo nghi thức tôn giáo vào cuối tuần rồi. Trong bài trả lời phỏng vấn nhật báo Izvestia, ông Peskov khẳng định Tổng thống Nga không có thì giờ dành cho cuộc sống riêng tư.
  • Samsung ra mắt điện thoại di động màn hình cực rộng (RFI) - Công ty Samsung Electronics hôm nay 25/09/2013, đưa ra giới thiệu mẫu điện thoại mới với màn hình rộng hơn tất cả các đời. Hãng cũng thông báo dự định tháng tới sẽ tung ra loại smartphone có màn hình uốn cong được.
  • Nhiều blogger bị bắt giữ vô cớ ở Hà Nội (RFI) - Theo tin chúng tôi vừa nhận được, chiều nay 25/09/2013 vào khoảng 18 giờ Việt Nam, khoảng 20 nhân viên công an mặc sắc phục lẫn thường phục đã vào nhà blogger Nguyễn Tường Thụy tại Hà Nội, bắt đi những người đang có mặt tại đây. Trong số những người bị bắt có mẹ con sinh viên Nguyễn Phương Uyên, bà Dương Thị Tân (vợ blogger Điếu Cày), ông Phạm Bá Hải, ông Lê Quốc Quyết (em luật sư Lê Quốc Quân)…
  • Việt Nam và Pháp ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược (RFI) - Hôm nay, 25/09/2013, nhân chuyến công du Pháp, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với đồng nhiệm Jean-Marc Ayrault, tại điện Matignon. Hai bên đã quyết định nâng bang giao song phương lên một tầm mức mới, ra Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược.
  • Philippines : tầng lớp trung lưu chống tham nhũng (RFI) - Các nhật báo Pháp ra ngày hôm nay khá quan tâm đến thời sự tại châu Á. Trước tiên, báo Công giáo La Croix có bài viết mang tựa: “Tại Manila, tầng lớp trung lưu huy động chống nạn tham nhũng”
  • VietJetAir đặt mua 92 máy bay Airbus (RFI) - Nhân chuyến công du Pháp của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, đại diện hãng hàng không giá rẻ Việt Nam VietJetAir hôm nay 25/09/2013 đã ký với tập đoàn Airbus thư ngỏ ý mua 92 máy bay trung tuyến Airbus A320, trị giá 6,1 tỉ đô la.
  • Hoa Kỳ phê chuẩn Hiệp ước về buôn bán vũ khí quy ước (RFI) - Hôm nay, 25/09/2013, Hoa Kỳ sẽ chính thức ký hiệp ước về buôn bán vũ khí quy ước. Hiệp ước, được Liên Hiệp Quốc thông qua hồi tháng 4/2013, có mục tiêu làm minh bạch lĩnh vực mua bán vũ khí để tránh vũ khí rơi vào tay các tổ chức tội phạm hay khủng bố
  • Đài Loan tiếp nhận phi cơ săn tầu ngầm đầu tiên do Mỹ cấp (RFI) - Theo hãng tin Pháp AFP, Đài Loan vào hôm nay, 25/09/2013, đã nhận được chiếc đầu tiên trong số 12 chiếc phi cơ săn tầu ngầm mà họ đã đặt mua của Hoa Kỳ. Hình ảnh truyền hình cho thấy một chiếc phi cơ tuần tra Orion P-3C đáp xuống một căn cứ không quân ở huyện Bình Đông (Pingtung), miền nam Đài Loan.
  • LS Trần Quang Thành tố cáo chính quyền sách nhiễu thân nhân (RFI) - Trong một lời kêu gọi gởi đến Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua, 24/09/2013, luật sư mù Trần Quang Thành đã cáo buộc chính quyền Bắc Kinh đàn áp các thành viên trong gia đình ông. Nhà ly khai hiện lưu vong tại Hoa Kỳ đã kêu gọi Tổng thống Mỹ can thiệp.
  • Trung Quốc : Thẩm tra tài sản sĩ quan khi thăng cấp (RFI) - Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ báo chí chính thức Trung Quốc hôm nay 25/09/2013 cho biết, các sĩ quan cao cấp trong quân đội nước này sẽ phải bị thẩm tra trước khi được hưởng chế độ hưu trí hay thăng cấp, trong khuôn khổ cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong giới lãnh đạo.
  • Syria : Tổng thống Mỹ đòi một nghị quyết cứng rắn (RFI) - Hôm qua, 24/09/2013, phát biểu trong phiên khai mạc khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhấn mạnh là cần phải có một nghị quyết cứng rắn của Hội Đồng Bảo An trong hồ sơ vũ khí hóa học của Syria.
  • Diễn đàn XHDS Việt Nam hy vọng người cầm quyền "quay về với Dân tộc" (RFI) - Ngày 23/09/2013, ra đời bản 'Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị' của Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam, nhằm “trao đổi và tập hợp các ý kiến góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”. RFI Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với Luật sư Trần Quốc Thuận, Ủy viên Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội.
  • Đối lập dọa tổng đình công chống Hun Sen (RFI) - Hôm nay 25/09/2013, trong một cuộc họp báo, lãnh đạo đối lập Cam Bốt Sam Rainsy nêu khả năng bãi công toàn quốc để phản đối việc ông Hun Sen tiếp tục làm Thủ tướng sau khi khiếu nại kết quả bầu cử của đảng Cứu nguy Dân tộc bị bác bỏ.
  • Động đất mạnh tại Pakistan làm hơn 200 người thiệt mạng (RFI) - Một trận động đất ở cấp độ 7,7 trên bậc thang Richter đã xẩy ra vào tối ngày hôm qua, 24/09/2013, ở vùng Awaran, tỉnh Balutchistan. Nhiều khu làng bị tàn phá hoàn toàn. Theo thống kê sơ bộ vào sáng nay, có ít nhất 208 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.
  • Tổ chức mới kết hợp Phật tử toàn thế giới (VOA) - Lạt ma Lobzang nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử có sự đồng thuận của nhiều tổ chức Phật giáo trên thế giới để thành lập một cơ quan thống nhất, đại diện cho tất cả Phật tử
  • Tổng thống Mỹ, Iran nổi bật tại LHQ (VOA) - Tổng thống Obama nói việc Mỹ mất niềm tin đối với Iran có 'gốc rễ sâu xa' và không thể mau chóng khắc phục, nhưng con đường ngoại giao 'phải được thử nghiệm'
  • VietJetAir có thể đặt mua 100 máy bay Airbus (VOA) - Hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air của Việt Nam có thể đặt mua đến 100 chiếc máy bay Airbus loại khoang trung bình với tổng giá thành có thể lên đến 10 tỉ đôla
  • Thủ tướng Ấn Độ sắp thăm Hoa Kỳ (VOA) - Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh sẽ đến Washington vào ngày thứ Sáu, thực hiện chuyến thăm gặp và làm việc với Tổng thống Mỹ Barack Obama
  • Quan hệ Mỹ-Iran: Lạc quan nhưng dè dặt (VOA) - Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã phát biểu trước Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần đầu tiên. Ông tỏ ý hy vọng về quan hệ tốt đẹp hơn với Hoa Kỳ
  • Blackberry chuẩn bị được bán (BBC) - Hãng Blackberry đồng ý về nguyên tắc thương vụ trị giá 4,7 tỷ đôla, trong khi Apple nói đã bán được chín triệu điện thoại iPhone mới trong ba ngày.
  • Bí ẩn tình cảm trong đời Hồ Chí Minh (BBC) - Một nhà nghiên cứu trong nước nói "là điều bình thường" nếu cố lãnh tụ Hồ Chí Minh từng có "người yêu, người vợ", nhưng nói còn thiếu tư liệu.
  • Tạm biệt, Philipp Roesler (BBC) - Vì sao chính khách người Đức gốc Việt, tự ví mình như cây tre không gãy, nhưng đã gặp thất bại?
  • Các chủ đề chính ở kỳ họp LHQ (BBC) - Iran, Syria, quan hệ Ấn Độ-Pakistan là các đề tài thu hút sự chú ý trong kỳ họp Đại hội đồng LHQ lần thứ 68 ở New York, Hoa Kỳ.
  • Al-Shabab hoạt động ra sao? (BBC) - Một số nguồn nay tin rằng vụ tấn công ở Nairobi do một nhóm 'đa quốc gia' từ 10 đến 15 tay súng thực hiện.
  • Giải mã Lưu Quang Vũ (BBC) - Tiến sĩ Phạm Thị Thành giải thích tại sao Lưu Quang Vũ có chỗ đứng trong lòng khán giả và bất khả thay thế.
  • Tuyên truyền biển, đảo cho nhân dân (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - ĐÀ NẴNG – Sáng 25-9, Công an TP và Hội Nông dân Q. Hải Châu tổ chức tuyên truyền biển, đảo cho gần 100 cán bộ, hội viên nông dân, ngư dân P. Thuận Phước.
  • Phát biểu của Thủ tướng trong buổi họp báo tại Pháp (BaoMoi) - Trong khuôn khổ chuyến thăm Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp gỡ báo chí ngày 25/9. Sau đây là toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi họp báo tại Phủ Thủ tướng Pháp:
  • Chính thức nâng quan hệ đối tác chiến lược Việt-Pháp (BaoMoi) - Theo đặc phái viên TTXVN, tối 25/9 (theo giờ Việt Nam), tại thủ đô Paris, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault, thảo luận và thống nhất những phương thức lớn nhằm thúc đẩy hợp tác hai nước trong thời gian tới, đồng thời trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm.
  • Báo TQ né tránh COC,tướng diều hâu ghét cay ghét đắng Mỹ (BaoMoi) - (Phunutoday) - Tướng "diều hâu" của Trung QUốc lên tiếng chỉ trích Mỹ, báo chí Trung Quốc in đậm đượng lưỡi bò, Nga tố cáo Mỹ thúc đẩy phi lý về Syria, động đất ở Pakistan làm ít nhất 238 người chết....là tin tức thời sự chính ngày 25/9.
  • Trung Quốc đánh lạc hướng lối vào Biển Đông của J-31? (BaoMoi) - Ngày 25/9, Trung Quốc thông báo J-31 chỉ dành cho xuất khẩu mà không được trang bị cho quân đội nước này. Nhưng chính việc gấp rút hoàn thiện thế hệ tiêm kích tàng hình thứ 2 này trong khi vẫn dùng ngoại giao pháo hạm để thương thuyết trên Biển Đông đã khiến tuyên bố trên trở nên lạc lõng và khó ngờ.
  • Vì TQ, Châu Á phải sắm hơn 1.000 tàu chiến? (BaoMoi) - Một chuyên gia hải quân có tiếng gần đây đã đưa ra những con số khiến người ta phải giật mình. Theo đó, các nước Châu Á sẽ bỏ ra tới 200 tỉ USD để mua đến hơn 1.000 tàu chiến. Khu vực này đứng thứ hai thế giới về việc bạo tay chi cho lực lượng hải quân. Nhiều người tin rằng, cuộc chạy đua tàu chiến này được châm ngòi từ sự hung hăng của Trung Quốc gần đây.
  • ASEAN tôn trọng nhưng không có nghĩa là cúi đầu trước Trung Quốc (BaoMoi) - (GDVN) - Nhiều nước Đông Nam Á tôn trọng sự trỗi dậy và nền kinh tế năng động của Trung Quốc, tuy nhiên tôn trọng không có nghĩa là cúi đầu. Các nước ASEAN không muốn dựa hoàn toàn vào "thiện chí" hay lòng tốt của Bắc Kinh, vì vậy họ cố gắng cân bằng quan hệ với Trung Quốc bằng cách tham gia với các sức mạnh bên ngoài bằng phương tiện song phương bất cứ nơi nào có thể.
  • Mỹ, Trung, Nhật đua nhau “tán tỉnh” ASEAN (BaoMoi) - ASEAN gần đây thu hút sự chú ý ngoại giao đáng kể. Điều này là do sự thay đổi mối quan tâm địa chính trị của các cường quốc trên thế giới, buộc ba ông lớn - Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ - phải ra sức “tán tỉnh” nhằm có được ảnh hưởng trong khu vực.
  • Cuộc chiến hình ảnh Philippines-TQ ở Biển Đông (BaoMoi) - Đó là những khối bê tông hay chỉ là vỉa đá ngầm hoặc rạn san hô? Câu hỏi đã làm gia tăng thêm căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc về bãi cạn Scarborough tranh chấp ở Biển Đông.Lần này, cuộc tranh chấp thông qua các hình ảnh hơn là ngôn từ.
  • "Kết nối Biển Đông" nhận được hàng tỷ đồng (BaoMoi) - Tính đến 11 giờ ngày 24/9, Cổng thông tin điện tử của chiến dịch "Kết nối Biển Đông" đã nhận được lượng tin nhắn ủng hộ với số tiền tương đương gần 1 tỷ đồng. Ngoài ra, chương trình còn nhận được sự ủng hộ bằng tiền mặt và hiện vật trị giá 2,022 tỷ đồng.
  • Hoàn Cầu: Nhật Bản mở hội nghị 13 nước ven biển kiềm chế Trung Quốc (BaoMoi) - (GDVN) - Hễ có bất cứ động thái nào của các bên liên quan kêu gọi tìm kiếm giải pháp đảm bảo an ninh hàng hải, thúc đẩy COC, kiểm soát rủi ro trên Biển Đông là giới truyền thông nhà nước Trung Quốc, trong đó có Thời báo Hoàn Cầu lại lu loa lên rằng các nước đang tập hợp chống lại Trung Quốc, kiềm chế Trung Quốc?!
  • Nhân dân nhật báo: Đừng mong ràng buộc Trung Quốc bằng các quy tắc (BaoMoi) - Sau Hội nghị quan chức cấp cao 6 (SOM) giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc ở Tô Châu, tờ Nhân dân Nhật báo của nước này ngay lập tức “dội một gáo nước lạnh” vào những kỳ vọng sẽ sớm thông qua được Bộ quy tắc ứng xử (COC) dành cho các bên trên Biển Đông.
  • Truyền thông Trung Quốc bôi đậm ‘lưỡi bò’, tẩy xóa COC (BaoMoi) - Cùng ngày 24/9, trong khi cơ quan thông tấn nhà nước Tân Hoa xã tiếp tục tuyên truyền chủ quyền “không được công nhận” của Trung Quốc trên Biển Đông, thì Nhân dân Nhật báo đăng tải bài viết khiêu khích công khai né tránh COC và cao giọng cho rằng Bộ quy tắc này không thể trói buộc Bắc Kinh ngừng tiếp diễn các nước đi xác lập thứ ranh giới chưa từng tồn tại.
  • Nhật - Trung có thể đọ sức trên không? (BaoMoi) - (PetroTimes) - Video dài 4 phút mô phỏng một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông đang gây phẫn nộ tại xứ sở mặt trời mọc. Bởi theo đoạn video bằng đồ họa máy tính (đăng tải hôm 18/9) mô phỏng quân đội Trung Quốc chiếm đảo tranh chấp rồi tấn công hạt nhân vào Tokyo (xuống ngôi đền Yasukuni).

Nguyễn Minh Tuấn - Bước đi mạnh mẽ của Dân Chủ

Dân chủ trong thế kỷ XXI phải là dân chủ thực chất. Dân chủ chẳng những chấp nhận sự khác biệt, mà còn lấy sự khác biệt, tính đa dạng trong nhân cách để làm nền tảng cho sự phát triển.

Cội nguồn của khái niệm dân chủ bắt nguồn từ thời cổ đại ở Aten (Hy Lạp). Dân chủ theo gốc tiếng Hy Lạp là "demokratia", nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân.[1] Abraham Lincoln cũng tuyên bố dân chủ là một chính quyền của dân, do dân và vì dân (a government of the people, by the people, for the people), đối lập với chế độ độc tài.[2]

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập như hiện nay, cũng giống như nhiều vấn đề chính trị - pháp lý khác, vấn đề dân chủ cũng có nhiều thay đổi trong cách quan niệm. Nhiều nhà khoa học cho rằng trong thế kỷ XXI, chúng ta đã và sẽ chứng kiến những thay đổi quan trọng liên quan đến vấn đề dân chủ như sau:
Thừa nhận và tôn trọng sự đa dạng và lợi ích của thiểu số nhằm đạt được lợi ích đa phương

Theo dự đoán của nhiều nhà khoa học nước ngoài thì trong suốt thế kỷ thứ XXI nhân loại sẽ nếm trải những biến đổi mạnh mẽ của làn sóng thứ ba (cuộc cách mạng công nghệ thông tin và sự xuất hiện nền kinh tế tri thức) và làn sóng ấy sẽ làm biến đổi căn bản các thể chế chính trị quốc gia và quốc tế.

Khi nói về dân chủ thế kỷ XXI, tác giả Robert A. Dahl trong cuốn sách nổi tiếng "A preface to democratic theory" đã khẳng định một nguyên lý: Nền dân chủ thực chất nhất chính là nền dân chủ xuất phát từ sự bình đẳng, sự bình đẳng mà pháp luật ở quốc gia nào cũng hướng tới. Đó là sự tôn trọng tính đa dạng của các nhóm lợi ích, nhiệm vụ của dân chủ không phải là đè bẹp ý chí của những thiểu số đó mà là tìm ra trong số những nhóm lợi ích đó tiếng nói chung.[3]

Alvin Toffler - một nhà tương lai học nổi tiếng cũng cho rằng: Làn sóng chính trị sẽ không dừng lại ở cấp quốc gia. Trong những thập kỷ sắp đến, toàn bộ "bộ máy luật pháp toàn cầu" từ Liên hợp quốc đến Hội đồng thành phố, sẽ đối mặt với sự đòi hỏi không chống lại được về việc phải cấu trúc lại; mà nguyên tắc đầu tiên của chính phủ làn sóng thứ ba là quyền lực thiểu số. Không phải đa số mà là thiểu số được quan tâm đến.[4]

Alvin Toffler lập luận rằng, các nhà cai trị làn sóng thứ hai (làn sóng văn minh công nghiệp) luôn luôn tự cho là phát ngôn nhân danh đa số, vì tính hợp pháp của họ phụ thuộc vào nó, ông cũng thừa nhận rằng trong suốt kỷ nguyên nền văn minh làn sóng thứ hai, cuộc chiến đấu cho nguyên tắc đa số đã có ý nghĩa nhân đạo và giải phóng.

Ngày nay, khi xuất hiện làn sóng thứ ba, người nghèo không còn chiếm đa số và họ trở thành thiểu số, do đó nguyên tắc đa số không còn là một nguyên tắc hợp lý nữa, nó cũng không còn nhân đạo hoặc dân chủ nữa; vấn đề cần hoàn thiện là phải hiện đại hóa toàn bộ hệ thống để tăng cường vai trò của các nhóm thiểu số khác nhau nhằm cho phép họ tạo thành đa số[5].

Alvin Toffler lập luận như vậy là có căn cứ vì: thế kỷ XX trở về trước dường như nguyên tắc đa số luôn ngự trị và nó luôn có nghĩa là sự thay đổi tốt hơn cho người nghèo, nhưng suy nghĩ kĩ lại sẽ thấy dân chủ đa số thực chất là dân chủ ở cấp độ thấp, là mức độ phát triển thuần túy và sơ khai về dân chủ. Nguyên tắc 50% + 1 rõ ràng là một công cụ đơn thuần về lượng, cái gì để đảm bảo cho chất lượng quan điểm của một người?

Dân chủ trong thế kỷ XXI phải là dân chủ thực chất. Dân chủ chẳng những chấp nhận sự khác biệt, mà còn lấy sự khác biệt, tính đa dạng trong nhân cách để làm nền tảng cho sự phát triển. Mọi sự khác biệt đều có quyền tồn tại. Thế nên những khác biệt là bình đẳng với nhau và dân chủ như môi trường nuôi dưỡng và bảo tồn các bộ phận thiểu số trong xã hội, là sự khoan dung và chấp nhận lẫn nhau giữa thiểu số và đa số. Các đặc trưng sắc tộc, các luật tục địa phương, các cộng đồng thiểu số, các nền văn hóa độc đáo không lặp lại, các thổ ngữ, văn tự…đều là những giá trị cần được dân chủ tôn trọng và bảo tồn bằng những đặc lệ.

Hơn nữa, bản chất của dân chủ là chấp nhận sự đa dạng hợp lý, dân chủ không xua đuổi, không áp đặt các ý kiến, dân chủ thu nhận tất cả những khác biệt ấy. Để làm gì? Để dung hợp hoặc tìm ra tiếng nói chung, hoặc đi tới giải pháp tối ưu nhất nhằm đem lại lợi ích đa phương. Tính linh hoạt của dân chủ trong việc tìm lợi ích đa phương đó sẽ là giải pháp tối ưu, và là thách thức lớn đối với việc thực hành dân chủ.

Khả năng tự hoàn thiện và tiến bộ không ngừng của nền dân chủ chính là nhờ sự chấp nhận tính đa dạng của các ý kiến, nó sử dụng tính đa dạng ấy như cơ chế phản biện. Chính vì vậy, năng lực tự phê phán, tự so sánh đối chiếu và luôn thay mới sẽ tự làm mới vấn đề dân chủ, và có lẽ đó cũng là xu hướng của dân chủ trong thế kỷ XXI.
Phân công, phân cấp hợp lý

Yếu tố có tác động không nhỏ đến tính chất và mức độ dân chủ trong tương lai là sự phân cấp, phân công hợp lý. Phân cấp hay phân công là việc giao quyền quyết định vào đúng chỗ của nó. Một số vấn đề không thể giải quyết ở cấp địa phương, và ngược lại cũng có những vấn đề không thể giải quyết ở cấp quốc gia và có cả những vấn đề đòi hỏi sự hành động ở nhiều cấp đồng thời cùng một lúc.

Nếu mức độ phân cấp quá mức sẽ dẫn đến hiện tượng tản quyền, cát cứ. Alain Touraine, một nhà xã hội học người Pháp trong cuốn "Phê phán tính hiện đại", đã nhận xét: "Nếu đất nước bị chia nhỏ thành những tộc người xa lạ và đối địch với nhau, hay đơn giản hơn, nếu những bất công lớn đến mức người dân không có ý thức về một lợi ích chung, thì dân chủ sẽ không có nền tảng”[6]. Nhưng nếu quá ít quyền quyết định dành cho cấp dưới là một sự nguy hại; nhu cầu cần thiết là phải có sự phân cấp lại cho hợp lý quyền quyết định nếu một hệ thống quá nặng nề về tập quyền.
Dân chủ bán trực tiếp

Nhược điểm cố hữu của dân chủ trực tiếp là ở phản ứng tình cảm, nhất thời và phụ thuộc nhiều vào vấn đề thông tin. Thiếu thông tin, nóng vội, thiếu suy nghĩ khi quyết định trực tiếp, đó cũng là sự nguy hiểm. Nhưng dân chủ trực tiếp cũng có ưu điểm của nó. Aritxtốt thừa nhận rằng: "Số đông ít hủ bại hơn số ít, chẳng khác nào nhiều nước thì độ bẩn sẽ ít hơn so với ít nước. Cá nhân dễ bị hãm trong sự nóng giận hay sự cuồng nhiệt, do đó mà phán đoán của cá nhân dễ bị thiên lệch. Đối với số đông, khó mà nghĩ rằng, trong một lúc họ đều có thể cuồng nhiệt và sai lầm hết”[7].

Nhược điểm của dân chủ gián tiếp ở chỗ khi không có sự thống nhất ý chí trong các cử tri ở khu vực bầu cử, thì đại biểu được bầu lên sẽ đại diện cho ý chí của ai? Do vậy, sự nhất trí bị phá vỡ thì cũng làm phá sản luôn khái niệm đại diện.

Tính đại diện trong tương lai cũng cần được xem lại. Đại biểu do dân bầu càng ngày càng phải giải quyết nhiều công việc, và nhìn chung các đại biểu ngày càng hiểu biết ít hơn về các việc mà họ phải quyết định. Khi năng lực của đại biểu dân cử kém, mà lại bảo thủ, đóng kín, khi đó người dân đương nhiên sẽ ít cảm thấy được đại diện đầy đủ. Người đại biểu muốn giải quyết được công việc buộc phải dựa vào sức mạnh, nguồn lực từ bên ngoài.

Hay nói cách khác, nếu muốn thực sự là đại diện cho dân, cho tiếng nói của dân thì không còn cách nào khác họ buộc phải dựa vào bộ máy giúp việc và chuyên gia cố vấn (hình thức này mới là chủ đạo trong tương lai). Như vậy, dân chủ về mặt hình thức là gián tiếp nhưng hóa ra lại có cả những yếu tố trực tiếp, từ chỗ chỉ cần người đại biểu đại diện cho nhân dân thuần túy tới việc người đại biểu phải chủ động huy động sức mạnh, trí tuệ của nhân dân, tranh thủ sự tư vấn của các nhóm chuyên gia để đại diện cho dân. Dân chủ bán trực tiếp là dân chủ không khép kín, nó sẽ bao gồm những thiết chế để đảm bảo sự giám sát có hiệu quả, lâu dài từ phía thiểu số.
Pháp luật với tính chất là hiện thân của lẽ phải, sự công bằng là công cụ, phạm vi, đảm bảo của dân chủ

Dân chủ không thể không đặt trong mối liên hệ với pháp luật. Chính pháp luật công bằng, nhân đạo, hợp lẽ phải là điều kiện, là đảm bảo để có dân chủ. Dân chủ không tự trên trời rơi xuống mà là kết quả đấu tranh lâu dài của nhân dân, là kết quả của quá trình nhận thức, là tất yếu của tiến bộ xã hội.

Muốn cho pháp luật thực sự là động lực cho dân chủ thì pháp luật phải được minh bạch hóa, phải gần dân, và quan trọng nhất pháp luật phải là hiện thân của sự công bằng. Một qui định pháp luật không rõ ràng, không minh bạch, không đúng đắn sẽ là cơ hội cho người ta vi phạm, lợi dụng dân chủ. Nếu pháp luật xây dựng trên nền tảng khép kín, chủ quan, khi thực hiện thì bưng bít, không minh bạch vô hình chung nó sẽ trở thành công cụ của thiểu số áp đặt lên đa số. Chỉ có minh bạch hóa mới có thể góp phần ngăn chặn được nguy cơ pháp luật trở thành công cụ phục vụ lợi ích của một nhóm người thiểu số nào đó.

Tóm lại, dân chủ là khát vọng, mong ước của con người bất luận con người đó là ai, ở đâu. Trong thế kỷ XXI, dân chủ không còn thuần túy hiểu theo nghĩa chỉ có đa số mới được bảo vệ, mà đó là sự thừa nhận và tôn trọng sự đa dạng và bảo vệ lợi ích của thiểu số nhằm đạt được lợi ích đa phương.

Hình thức của dân chủ cũng không còn đơn thuần là dân chủ trực tiếp hay gián tiếp, mà là giải pháp tích hợp ưu điểm và hạn chế nhược điểm của cả hai hình thức này, đó là hình thức dân chủ bán trực tiếp. Dân chủ chỉ có thể được thực thi và trở thành một giá trị phục vụ cộng đồng khi có sự phân công, phân cấp hợp lý và khi được đảm bảo bởi một hệ thống pháp luật đại diện cho những giá trị nhân văn, lẽ phải và sự công bằng.

TS. Nguyễn Minh Tuấn
________________________
Chú thích:

[1] Nhiều tác giả, Từ điển Triết học, Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va, Bản dịch ra từ tiếng Việt có sửa chữa và bổ sung của Nxb Tiến bộ và Nxb Sự thật, tr. 86. Nhiều nước qui định nguyên tắc này ở trong Hiến Pháp. Chẳng hạn ở Đức, Điều 20 Khoản 2 Câu 1 LCB qui định: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Ở Việt Nam, Điều 2 Câu 2 Hiến pháp 1992 qui định: “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.”

[2] Donald (1996), Lincoln. Simon and Schuster, 1996, pp. 460–466.

[3] Robert A.Dahl. A preface to Democratic Theory, The University of Chicago Press, Chicago, 1956, tr. 34.

[4] Alvin Toffler, Làn sóng thứ ba (The third wave), Nxb Thanh niên, Hà Nội, tr. 314.

[5] Alvin Toffler, sách đã dẫn, tr. 339.

[6] Alain Touraine (2003), Phê phán tính hiện đại, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr. 216.

[7] Amartya Sen, Phát triển là quyền tự do, CIEM (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương) và Nxb thống kê, Hà Nội, 2002, tr. 216.

Nguyễn Lân Thắng - Truyền thông xã hội tại Việt Nam


1. Xin chào các bạn! Tôi là Nguyễn Lân Thắng, một người hoạt động xã hội ở Hà Nội, Việt Nam. Việc tôi được nhiều người biết tới đơn giản là do tôi đã chụp những bức ảnh phản ảnh các hoạt động xã hội dân sự, những điều mà báo chí chính thức Việt Nam bị kiểm duyệt.

2. Những bức ảnh đó đầu tiên tôi chỉ đưa lên Facebook cá nhân, nhưng ngay sau đó, nhiều blogger và truyền thông nước ngoài tỏ ý đặc biệt quan tâm và tôi đã gửi cho họ. Nói cách khác, tôi trở thành nguồn tin của mọi hệ thống truyền thông quan tâm đến điều gì đang thật sự xảy ra ở Việt Nam.

3. Truyền thông xã hội đã mang lại cho tôi một phương tiện cực kỳ quan trọng để biểu đạt suy nghĩ, nguyện vọng của mình, đồng thời nó vừa mang đến cho tôi nhiều người bạn cùng chung ý tưởng... và cả sự rắc rối nữa.

4. Tôi nói đến sự rắc rối vì tôi đã bị đặt vào tầm ngắm của cơ quan an ninh từ lâu rồi. Điều đó là do những vấn đề tôi đề cập đến trên Facebook phần nào đã bẻ gẫy được cách thông tin một chiều mà hệ thống tuyên truyền khổng lồ của Việt Nam bấy lâu nay vẫn làm. Có rất nhiều ví dụ về chuyện đó, nhưng một ví dụ cụ thể là chuyện xảy ra ở Văn Giang năm 2012. Khi khoảng 5000 công an tràn về đây để hỗ trợ chủ đầu tư cướp đất nông nghiệp của nông dân để xây đô thị, hệ thống truyền thông nhà nước nói: đây chỉ là cuộc cưỡng chế đất đai từ tay những người nông dân thiếu hiểu biết pháp luật, không có ai bị đánh đập... Vài tiếng sau, tôi tung lên Youtube và Facebook đoạn video tôi và một người bạn quay ở hiện trường cảnh công an đánh đập người dân, nhà báo hết sức khủng khiếp. Đoạn video đã có cả triệu lượt truy cập và được copy khắp nơi. Hệ thống truyền thông nhà nước không còn cãi được điều gì hết!

5. Khi truyền thông xã hội phát triển mạnh, người dân bắt đầu dần dần thay đổi nhận thức. Họ được biết những điều mà từ trước đến nay chính quyền đã che dấu nhân dân một cách có hệ thống. Người dân bắt đầu học cách sử dụng truyền thông xã hội để tự bảo vệ quyền của mình, và nhà nước thì đã bớt hung hăng khi nói với công chúng các vấn đề chính trị.

6. Theo tôi truyền thông xã hội vừa làm tăng cả số lượng những người hoạt động xã hội tự do, vừa cung cấp thêm phương tiện để những người hoạt động trước đây có thêm công cụ để hoạt động. Trước đây những người hoạt động như tôi rất ít, và họ thường trả giá bằng những năm tù. Với tôi họ là những người anh hùng. Nay thì một bà già 70 cũng có thể tham gia mạng xã hội và phản ánh thực tiễn cũng như chỉ trích chính phủ trên mạng. Họ quá đông, không thể bắt hết.

7. Để đối phó với truyền thông xã hội, nhà nước đã dùng tường lửa chặn Facebook, blog và mọi trang truyền thông nào nói những điều mà họ cho là không có lợi. Họ đe dọa, ném chất bẩn vào nhà, triệu tập thẩm vấn, thậm chí bắt tù những người rất ôn hòa, vốn chỉ phản kháng nhà nước bằng những dòng chữ. Tại những điểm nóng xảy ra biểu tình, hay những phiên tòa xử người bất đồng chính kiến, họ tiêu diệt những người cầm máy ảnh, điện thoại thông minh đầu tiên. Đã có rất nhiều người bị đập máy ảnh, điện thoại bởi một lực lượng cảnh sát mặc thường phục cực kỳ hung hãn... Việc đó xảy ra thường xuyên, ngay cả thời điểm khi bạn đang nghe tôi nói đây. Tuy nhiên các nhà hoạt động vẫn có những biện pháp để chống lại điều này, mặc dù chuyện bị đánh đập, bắt bớ chưa bao giờ dừng lại. Tự do phải trả bằng máu là như thế đó.

8. Thời gian gần đây ở Việt Nam xuất hiện nhiều cây viết tự do chuyên tập chung vào các vấn đề môi trường, y tế, văn hóa, giáo dục... Họ không bình luận trực tiếp về chính trị, nhưng những phát hiện của họ rất thú vị và thu hút được sự quan tâm lớn của cộng đồng... và nó củng cố những luận điểm mà các cây viết chuyên về bình luận thời sự chính trị trở nên gần gũi, xác thực hơn. Người dân qua những bài viết của họ dần dần nhận thức ra rằng những vấn nạn xã hội đang diễn ra bắt nguồn chính từ mô hình chính trị độc đảng, phi dân chủ. Sự phản kháng dân sự bắt đầu hình thành, và chính những cây viết có tên tuổi hầu hết trở thành những nhà hoạt động xã hội, có vai trò kết nối quan trọng trong các phong trào dân sự đang nổi lên. Để chống lại các nhà hoạt động xã hội, nhà nước sử dụng không chỉ điều 88 của bộ luật hình sự, là tội tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam... mà còn dùng điều luật 258 của bộ luật này với tội danh lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân... Đây là một hành vi đàn áp có hệ thống của nhà cầm quyền chà đạp lên tự do ngôn luận và các quyền chính đáng khác của con người. Để chống lại việc sử dụng điều 258 này cũng như các điều luật khác nhằm bắt bớ tùy tiện blogger bất đồng chính kiến, một liên minh những người viết và sử dụng blog đang hình thành, lấy tên là Mạng lưới blogger Việt Nam. Mạng lưới này đang tổ chức cuộc vận động ở tầm quốc tế để trao tuyên bố 258 đến nhiều tổ chức quốc tế và cơ quan ngoại giao, nhằm yêu cầu Việt Nam nếu muốn trở thành thành viên Hội đồng Nhân Quyền của Cao ủy Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016 thì phải tôn trọng quyền và lợi ích của người dân. Ba trường hợp mới đây nhất bị bắt giữ là Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy. Bản tuyên bố này cho thấy bất kỳ ai dùng blog hay mạng xã hội để nói lên chính kiến của mình đều có thể bị bắt. Cuộc vận động này bước đầu đã thu hút được sự quan tâm và ủng hộ của nhiều tổ chức quốc tế lớn như HRW, SEAPA, Front Line Defenders, CPJ, Freedom House...

9. Tự do ngôn luận là một trong những quyền con người cực kỳ quan trọng. Nếu ngăn chặn nó, xã hội sẽ phát triển méo mó nghiêm trọng vì sẽ không có ai phản biện lại những chính sách xã hội của nhà nước. Nhưng nếu để tự do ngôn luận phát triển, lợi ích nhóm của những kẻ cầm quyền sẽ trở nên lung lay, và những đặc quyền họ dành được sẽ mất. Chính vì vậy, chính quyền Việt Nam từ khi hình thành đã ra sức bóp nghẹt tự do ngôn luận, hòng bịt miệng những tiếng nói trái chiều, hòng ngu dân để dễ bề cai trị bằng những thủ đoạn trấn áp một cách có hệ thống từ những năm 1950. Việt Nam hiện nay có khoảng 800 tờ báo và đài phát thanh truyền hình khác nhau. Nhưng tất cả chỉ nghe lệnh của 1 nơi duy nhất là Ban Tuyên Giáo Trung Ương. Đây là nơi hình thành những chính sách tuyên truyền của Đảng cộng sản Việt Nam và ra lệnh ngầm về việc đưa tin, viết bài của tất cả các tờ báo. Bất cứ chủ đề nào nhạy cảm mà báo chí đưa ra, có thể dẫn đến việc chỉ trích chính sách của chính phủ đều bị nơi này can thiệp ngay. Nhiều tờ báo ngành sống lay lắt bằng nguồn ngân sách nhà nước, không có bài vở gì đặc sắc mà chủ yếu khai thác thông tin lá cải, nhưng khi có lệnh từ Ban tuyên giáo, những tờ báo này sẵn sàng đưa ra các bài viết nhằm tuyên truyền hoặc bôi nhọ uy tín, nhục mạ những người bất đồng chính kiến, hòng chuẩn bị dư luận để công an tiến hành bắt bớ họ dễ dàng.

10. Tôi đã bị nhiều lần bắt giữ trái phép khi có mặt để chụp ảnh tại điểm nóng như biểu tình ôn hòa, hội họp, xử án người bất đồng chính kiến. Mục đích chính của cơ quan an ninh là ngăn chặn tất cả những ai có thể quay phim, chụp ảnh và đưa tin trực tiếp lên các trang mạng truyền thông xã hội. Thường thì họ giữ tôi khoảng nửa ngày để thẩm vấn và lục lọi máy ảnh, điện thoại, máy tính hòng tìm bằng chứng nào đó để bắt giam tôi lâu hơn. Tuy nhiên mọi thứ nhạy cảm đều ở trong đầu tôi thôi. Họ không có bằng chứng nào hết và tôi thì cũng đã quen với việc họ bắt giữ trái phép như vậy.

11. Tôi có nhiều người bạn dùng nick ẩn danh trên mạng. Thực ra điều đó rất nguy hiểm bởi an ninh Việt Nam với ngân sách dồi dào và lực lượng kỹ thuật hùng hậu, họ có thể truy tìm được hầu như mọi blogger ngay lập tức. Có nhiều blogger an ninh họ đã biết, nhưng chưa bắt bởi vì ảnh hưởng của blogger này chưa đủ tầm nguy hiểm. Họ chỉ không thể làm gì khi blogger ở nước ngoài hoặc nếu blogger đó có nhiều bạn bè xung quanh quá mạnh, có tên tuổi đàng hoàng, được truyền thông độc lập bên ngoài hỗ trợ. Rất nhiều blogger mặc dù khá nổi tiếng, ví dụ như Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất, họ vẫn bị bắt dễ dàng bởi ngoài những bài viết trên mạng, họ không tham gia phong trào nào ngoài đời, không có quần chúng ủng hộ sát ngay bên cạnh. Trường hợp của Đinh Nhật Uy thì do blogger này quá cô đơn tại Long An, khi an ninh gây hấn hoặc bắt bớ rất khó có ai xung quanh để bênh vực. Có rất nhiều ví dụ khác cho thấy nhiều người hoạt động bị bắt, đến khi tòa xử án rồi mà cộng đồng mạng hoàn toàn không biết người đó là ai, có hoạt động gì trước đây để mà bênh vực. Chính vì lẽ đó, tôi nghĩ rằng việc công khai danh tính là rất quan trọng để nhận được sự ủng hộ của truyền thông xã hội. Nhưng quan trọng hơn là các blogger phải hòa mình vào các hoạt động dân sự ngoài đời thật vì khi có chuyện xảy ra, những người sống bên cạnh cực kỳ quan trọng, chính thái độ và hành động của họ là những điều an ninh ngại nhất.

12. Là một người chuyên chụp ảnh các sự kiện xã hội dân sự, tôi mong muốn không có bàn tay nào thò ra che máy ảnh của tôi nữa. Tôi mong muốn mình được tự do ghi lại cái gì đang xảy ra ngoài xã hội. Tôi muốn mình không phải trốn ra khỏi nhà trước các cuộc biểu tình. Tôi muốn mình không bị thẩm vấn hay bắt giữ trái phép khi mình chỉ làm điều duy nhất, đó là phản ánh sự thật cho người dân. Chỉ có tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do truyền thông mới thúc đẩy Việt Nam thoát ra khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, người dân mới được sống hạnh phúc.

13. Cách đây hơn 1 năm, tôi bị công an theo dõi gắt gao, bị bắt giữ trái phép nhiều lần vì những bức ảnh. Lúc đó có quá ít người tham gia việc chụp ảnh và đưa lên truyền thông xã hội tin tức của các cuộc biểu tình hay cưỡng chế đất, vì vậy họ dễ dàng khoanh vùng và tìm cách khống chế những người như tôi. Nay thì quá đông và họ không thể bắt hết. Người Việt Nam khắp nơi nhanh chóng nhận ra sức mạnh của truyền thông xã hội khi họ sử dụng nó như công cụ để bảo vệ mình trước những bất công. Hàng ngày những dòng tin, hình ảnh, video chảy tràn khắp nơi trên mạng xã hội Facebook, Youtube, blog... để tố cáo những bất công trong xã hội. Truyền thông xã hội đã gột tẩy não trạng nô lệ của người dân Việt Nam. Ngày càng có nhiều nhóm hoạt động dân sự hình thành thông qua mạng xã hội. Nhà nước điên cuồng tấn công các blogger bằng triệu tập, thẩm vấn, và nhà tù... nhưng họ gần như bối rối, bất lực trước sự phát triển ồ ạt của truyền thông xã hội... Những gì đang xảy ra ở Việt Nam 3 năm qua nhanh hơn 30 năm trước gộp lại... Nhất định chúng tôi, người dân Việt Nam sẽ chiến thắng.

14. Truyền thông xã hội theo tôi, là một hình thức truyền thông mở, nơi tất cả những ai tham gia đều có quyền bình đẳng, có quyền đưa ra sản phẩm thông tin của mình đến với thế giới. Nó trở thành phương tiện quan trọng để bảo vệ lợi ích của những nhóm thiểu số, để đối chọi lại hệ thống tuyên truyền khồng lồ của các nhà nước độc tài, để kết nối tất cả người dân khắp nơi trên thế giới nhằm xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, lấy con người với những quyền cơ bản của nó làm giá trị trung tâm để phát triển.
 
Nguyễn Lân Thắng

Mấy chuyện vạ bút

Sự cố văn chương – 'vạ bút' - xưa nay không hiếm. Thời sự nhất là gần đây, có bài thơ nhan đề “Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân” của nhà thơ Đàm Chu Văn, Phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Đồng Nai, bị “Cấm đi khỏi... nơi cư trú” (quản chế?). Có người gọi là “Bài thơ bị cầm tù”. Nói thế nghĩa là những chuyện tôi sắp nhắc lại dưới đây ở tỉnh Lào Cai trong lịch sử Hội Văn học nghệ thuật cũng chỉ là “chuyện vặt”, nói cho vui nhân dịp Kỷ niệm 40 năm thành lập Hội, không có ý phê bình, trách móc ai, vì đó là những chuyện lâu rồi.
Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lào Cai thành lập năm 1972, đến 1976 sáp nhập tỉnh, trở thành Hội Văn học nghệ thuật Hoàng Liên Sơn. Thời kỳ này nhà thơ Lò Ngân Sủn có bài thơ “Người Dân tộc nói” đăng trên tạp chí Văn nghệ tỉnh trong đó có câu: “Người dân tộc nói / No tai mà đói cái bụng / cũng như có sấm mà không có mưa”.
Một người trong cơ quan chuyên trách Hội văn nghệ (không phải đảng viên Cộng sản) lên báo cáo với Thường trực Tỉnh ủy đại ý là: Bài thơ này của đảng viên Lò Ngân Sủn có ý chống Đảng, nói xấu Tỉnh ủy là: Chỉ nói nhiều mà không làm được gì cho dân. Lò Ngân Sủn khi được tin Tỉnh ủy “xem xét” bài thơ của mình và có người nói bài thơ “chống Đảng” thì ông rất hoang mang. Nhưng may là được ông Trưởng ban Tuyên giáo bảo vệ, lập luận rằng, không có vấn đề gì, đấy cũng chỉ là cách nói của đồng bào dân tộc thôi... Thế là nhà thơ Lò Ngân Sủn thoát “tội” (may cho LNS lại có được ông Trưởng ban TG hiém hoi,hiểu biết, trung thực như tế -BVB).
Năm 1991, tái lập tỉnh Lào Cai, chia ra từ Hoàng Liên Sơn, số tạp chí Văn nghệ đầu tiên của tỉnh Lào Cai mới (1992) đăng bài thơ “Thế hệ tôi mơ ước đến mùa xuân” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn. Sau khoảng một năm, chẳng hiểu thế nào đến tai Bí thư tỉnh ủy. Lúc ấy tôi đang công tác ở cơ quan này, hàng ngày thường lên hút thuốc lào với Bí thư. Vì là hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh nên một hôm tôi được Bí thư tiết lộ: “Cái tay Pờ Sảo Mìn vừa rồi làm bài thơ ‘Thế hệ tôi mơ ước đến mùa xuân’ đăng Tạp chí Văn nghệ tỉnh. Bài thơ này thể hiện rõ quan điểm thù địch, không tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì thế cho nên hắn còn mơ ước đến một mùa xuân nào nữa? Hay là mơ ước để lật đổ chế độ này? Rõ ràng là một bài thơ phản động!...”. Tôi chỉ nhẹ nhàng khuyên giải: “Chắc không phải đâu anh ạ! Văn thơ nó trừu tượng, nhiều khi nghĩ ra cái gì thì nó ra cái đó, anh cũng nên cho qua đi.” Lúc ấy tôi rất thân với Bí thư, phần vì trước đây đã từng công tác với nhau ở huyện, lại gần nhà nhau, có gì thường chia sẻ hết sức cởi mở.
Sau đó tôi thấy ở Ban Tuyên giáo rồi một số cơ quan trong hệ thống tư tưởng ở tỉnh có rỉ rả, bàn tán một thời gian. Nhưng có lẽ trong bối cảnh tỉnh vừa mới chia, việc lo tập kết các cơ quan, xây dựng lại thị xã tỉnh lỵ...cứ rối bù lên, nên sự cố bài thơ “Thế hệ tôi mơ ước đến mùa xuân” dần dần bị / được quên lãng. Sau này chỉ còn lại giai thoại. Nhưng Pờ Sảo Mìn cũng một thời bị nhiều người trong giới chính khách ở tỉnh, huyện “để ý” và tỏ ra không thích. Tôi đi công tác ở Mường Khương, lần nào cũng xin phép Bí thư huyện ủy xuống thăm Pờ Sảo Mìn. Không can ngăn nhưng Bí thư cũng có vẻ không hài lòng. Lúc ấy ở huyện ít người biết đến Pờ Sảo Mìn, có người biết thì cũng chỉ biết đến một Pờ Sảo Mìn là người Pa Dí, nhỏ thó, hom hem, lấm láp, một anh chàng chăn ngựa, cắt cỏ cá...Thế thôi. Ở tỉnh thì tên tuổi Pờ Sảo Mìn được anh em trong giới văn nghệ “tâm phục, khẩu phục” bởi tài năng của ông trong thơ ca, một giọng thơ độc đáo của người Pa Dí. Nhưng giới chính khách chẳng mấy ai quan tâm. Ở Hội Nhà văn Việt Nam, trên thi đàn quốc gia thì Pờ Sảo Mìn lại nổi như cồn khi đọc “Cây hai ngàn lá”, “Con trai người Pa Dí” “Cây ống khói”, “Cung đàn mùa xuân”...của ông. Thế mới biết, để hiểu một con người không phải chuyện đơn giản. Đúng là, “thức lâu mới biết đêm dài”.
Năm 1998, thời kỳ Đạo Tin Lành tự phát du nhập ồ ạt vào một số vùng đồng bào H’Mông trong tỉnh. Những người trong giới lãnh đạo có tinh thần cảnh giác cao thì hoang mang, lo sợ các thế lực thù địch, phản động nấp ở đâu đó lợi dụng tôn giáo làm mất ổn định chính trị và an ninh ở cơ sở. Nhìn thấy một trong những nguyên nhân là do đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn, Đảng, Nhà nước và cán bộ địa phương cần phải quan tâm hơn nữa đến cuộc sống thiết thân của đồng bào, nhà văn Đoàn Hữu Nam đã có bài bút ký dự thi: “Xào xạc những cánh rừng Lào Cai” trên báo Tiền Phong. Bài ký lại kết bằng câu thơ của Lò Ngân Sủn: “Người dân tộc nói / no tai mà đói cái bụng / cũng như có sấm mà không có mưa.”. Một ông “thầy dùi” nào đó ở Ban Tuyên giáo lại “tô” với Bí thư Tỉnh ủy. Thế là Bí thư chỉ đạo Ban Tuyên giáo phải kiểm điểm tác giả. Nhưng để tránh mang tiếng “khắt khe”, thiếu lý lẽ, Bí thư có vẻ không quan tâm đến mấy câu thơ trên mà chỉ yêu cầu làm rõ con số 12.000 người theo đạo, tại sao tác giả lại viết 120.000! (thêm một con số 0, do biên tập tờ báo đánh nhầm!). Bí thư bảo: “Nếu vậy thì tính cả mấy đồng chí là người H’Mông trong Thường vụ cũng không đủ. Rõ ràng là anh này viết sai sự thật, vi phạm luật báo chí, bêu xấu tỉnh (!?). Cuộc chỉ đạo kỷ luật nhà văn Đoàn Hữu Nam được tiến hành bài bản. Trong chi bộ có 5 đảng viên thì 4 người biểu quyết xử lý đồng chí Nam bằng hình thức “Khiển trách”. Riêng đương sự thì không tán thành hình thức đó mà tự nhận “Cảnh cáo”, nặng hơn một bậc! Chả nhẽ nhà văn lại giống con lừa – ưa nặng! Nhưng kết thúc, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số, nên Nghị quyết “Khiển trách”, kèm theo “hình phạt phụ” là “treo bút” 3 năm, không cho đăng tải mọi bài viết của Đoàn Hữu Nam. Tuy nhiên, do điều kiện lúc ấy còn quá ít tác giả viết cho Tạp chí Văn nghệ của Hội, nên chỉ sau vài tháng đã thấy xuất hiện bài của Nam trên Tạp chí Văn nghệ, trên báo tỉnh, báo ngành trung ương mà cũng không thấy ai “nhắc nhở”.
Còn chuyện cười ra nước mắt nữa, án kỷ luật của Nam vừa được công bố thì báo Tiền Phong thông báo danh sách trúng giải cuộc thi, trong đó có bài “Xào xạc những cánh rừng Lào Cai”! Lập tức, Hội Văn học nghệ thuật và Đoàn Hữu Nam nhận được “trát” của thượng cấp là, đồng chí Nam không được nhận giải. Đồng thời, Ban Tuyên Giáo có công văn cho Tổng Biên Tập báo Tiền Phong là không trao giải cho Đoàn Hữu Nam. Sau đó ít ngày, tôi có dịp đi công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam, có người cho biết, hôm trước Nam cũng xuống đây, rồi sang Báo Tiền Phong nhận giải ‘chui”!...
Cũng thời kỳ này, tôi đang công tác ở một Ban Đảng lại kiêm chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật. Trong cơ quan Ban Đảng có chuyện lình xình xuất phát từ sự đố kỵ của một tên (lại cũng) “thấy dùi” từng nổi tiếng mất đoàn kết ở nơi khác do tôi nhận về làm thuộc cấp của mình. Đó là sai lầm lớn nhất của tôi. Hàng ngày, tôi thường chỉ tập trung cho công việc, coi thường, không quan tâm những chuyện “vớ vẩn”. Đó cũng là thói xấu kiêu ngạo của tôi, cứ thẳng băng mà đi, không biết nhìn trước, ngó sau để tránh bọn tiểu nhân nịnh hót cấp trên của mình, “rải đinh”, “rắc chông”, cài bẫy... Tôi vốn không mấy khi làm thơ nhưng một hôm xem phim Tây Du Ký liền nảy ra bài thơ: “Nỗi niềm Tôn Hành Giả”. Bài thơ nói về một sai lầm của thầy Đường Tăng trên đường đi Tây Trúc thỉnh kinh khi xử sự với Tôn Ngộ Không, một đồ đệ trung thành, tài năng xuất chúng, để cuối cùng phải ân hận vì “lẫn lộn giữa Người và Ma”. Bài thơ đăng trên Tạp chí Văn nghệ tỉnh sau 3 tháng thì một hôm, Bí thư gọi tôi lên: “Anh làm chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật, một người được Tỉnh ủy giao “gác cổng” trên lĩnh vực tư tưởng chính trị trong sáng tác, thế mà tại sao anh lại đăng bài thơ do chính anh làm, ám chỉ đường lối cán bộ của Tỉnh ủy!? Nếu anh viết rồi để trong cặp thì tôi không nói gì. Đằng này anh cho đăng lên Tạp chí, phát hành toàn quốc, cả nước người ta sẽ nghĩ gì về công tác cán bộ của tỉnh này, mà tôi là người đứng đầu, là Bí thư, anh hiểu không?!...”…
Tôi bị bất ngờ, ớ ra, không kịp hiểu sự thể. Hút điếu thuốc lào sặc đến 3 lần! Lúc này tôi sợ nhất không phải vì đã đăng bài thơ mà thấy Bí thư vốn là người rất quý tôi vì đã từng kề cận, đồng cam cộng khổ thuở hàn vi ở huyện, thường xưng hô “chú chú, anh anh” với tôi, thế mà hôm nay “đổi màu” gọi tôi bằng “anh” thì tôi kinh quá! Điệu này chết đến đít rồi! Tôi chỉ phản ứng nhẹ vài câu: “Không phải đâu anh ạ!...Em không có ý đấy”.
Công bằng mà nói, Bí thư vốn là người thật thà, chất phác, rất dễ tin người. Nhưng vụ này có yếu tố “ma mãnh” nên rất khó giải thích. Dưới sự chỉ đạo của Bí thư, ít nhất có 3 cuộc họp được tiến hành để truy xét tư tưởng bài thơ. Đó là, Ban Biên tập Tạp chí Văn nghệ gồm 9 thành viên; tập thể lãnh đạo Ban Tuyên Giáo tỉnh ủy gồm Trưởng ban và 4 Phó ban (trong đó có Giám đốc Sở Văn hóa thông tin, Tổng biên tập Báo Đảng); Hội đồng nghệ thuật của Tỉnh gồm 11 thành viên, có nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi trong tỉnh. Tất cả các Biên bản của các tổ chức này đều kết luận đại ý: Đây là một bài thơ bình thường, có tư tưởng phê phán nhận thức sai lầm, rút ra bài học cho thực tiễn. Bài thơ không vi phạm luật báo chí, luật xuất bản...
Vài ngày sau, tôi gửi đến Bí thư một bài viết tâm huyết, nói về quá trình cống hiến của mình, về quan hệ vốn rất tốt đẹp với Bí thư từ lâu. Đặc biệt, tôi đã mang hết lý luận về Văn học nghệ thuật, về mỹ học tiếp thu được ở nhà trường những năm trước đây ra phân tích, lý giải về đặc trưng văn học, hy vọng Bí thư sẽ nhìn nhận lại... Nhưng ôi thôi, chẳng cái dại nào giống dại nào. Một hôm tôi giật mình khi nghe tin, tên “thầy dùi ném đá giấu tay”, lại “dùi” đến Bí thư Tỉnh ủy một quả cực kỳ “độc” từ xa: “Bí thư là ủy viên Trung ương Đảng mà chả hiểu gì về văn học, để một tên “tốt đen” lãnh đạo Hội Văn nghệ địa phương dám “dạy cho Bí thư bài học về văn học nghệ thuật”! Thế là tính tự ái của con người bốc lên ngút giời...Và kết quả là tôi bị tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết Kỷ luật với hình thức “Cảnh cáo”, mặc dù đa số các Ủy viên Thường vụ vừa biểu quyết vừa... cười ruồi!
Trong lịch sử thế giới chưa từng thấy có nơi nào nhà văn, nhà thơ hay một tác phẩm văn học, thậm chí cả một nền văn học có thể lật đổ được thể chế chính trị. Thế mà sao có những người sợ văn, thơ đến thế? Nhà thơ Trần Đăng khoa đã viết: “Những nhà văn, nhà thơ, những người phận mỏng cánh chuồn, tay yếu, ruột mềm, chẳng có quyền bính gì hết” (Chân dung và đối thoại). Vâng, đã là phận mỏng cánh chuồn, quyền bính chẳng có thì tác phẩm của họ hay, dở, xã hội có quyền khen, chê, chấp nhận hay vứt vào sọt rác, chứ nó đâu phải là súng ống, bom đạn phá hoại được chế độ. Nhà văn Ngụy Minh Luận (Trung Quốc), trong một bài phiếm đàm nhan đề ‘Văn học và Tôi’, có viết: “Văn học không phải võ học, tuyệt nhiên không có sức mạnh đè bẹp chông gai, càng không có bàn tay khổng lồ dẹp cơn bão tố, không thể làm Bồ Tát cứu thế, cũng không thể làm gian hùng loạn thế”... Vậy cái gì đã dẫn đến những bi kịch đối với các nhà văn, nhà thơ, tóm lại, những người sáng tạo nghệ thuật “phận mỏng cánh chuồn” khi chẳng may tác phẩm của họ bị cho là “ám chỉ” cái này cái nọ? Tại sao một tác phẩm văn học khi người có quyền thế cho là xấu lại không được xử bằng pháp luật Nhà nước một cách đàng hoàng, minh bạch mà cứ từ đâu tác giả bị sấm sét, bão tố giáng xuống đầu!?
Tại sao nhỉ ?...
Tháng 9 – 2012
Nguyễn Ngọc Dương. 
028, đường N10, phường Bắc Cường, Thành phố Lào Cai.
Email: haingocphoto@gmail.com ; Blog: ngocduonglc.blospot.com
(trannhuong.com)

Xử vụ Vinalines 'trong năm 2013'

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/10/05/121005102912_duong_chi_dung_304x171_nld_nocredit.jpg
Ông Dương Chí Dũng bị bắt hồi tháng Chín năm ngoái sau bốn tháng bỏ trốn
Bộ trưởng Công an Việt Nam yêu cầu sớm kết thúc điều tra vụ Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và đưa ra xét xử trong năm nay.
Cựu lãnh đạo Vinalines, Dương Chí Dũng, bị bắt đầu tháng Chín năm ngoái sau bốn tháng lẩn trốn, và đã bị giam giữ từ đó đến nay.
Thông tin ban đầu từ truyền thông nhà nước nói Vinalines nợ 321 triệu đôla, và có thể lên tới hàng tỷ đôla nếu tính cả các công ty thành viên.
Riêng ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, bị khởi tố về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165, Bộ luật Hình sự.
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang chủ trì cuộc họp liên ngành tại Hà Nội hôm 24/9 để chỉ đạo về một số vụ án tham nhũng, kinh tế trọng điểm.
Truyền thông nhà nước đồng loạt đưa tin Đại tướng Quang yêu cầu sớm kết thúc điều tra, đưa ra truy tố, xét xử vụ Vinalines trong thời gian từ nay đến cuối năm 2013.
Một vụ khác được Bộ trưởng Công an nhắc tên là vụ cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm xảy ra tại chi nhánh Nam Hà Nội của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).
Đây là hai vụ được Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao xếp vào 10 “đại án” tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.
Đầu tuần này, Trưởng ban Nội chính Trung ương, cơ quan chống tham nhũng của Đảng Cộng sản, nói vụ Vinalines “phải mất mấy năm nữa” để giải quyết trọn vẹn, theo báo trong nước.
Ông Nguyễn Bá Thanh được báo chí dẫn lời nói vụ Dương Chí Dũng “phải mất mấy năm nữa, vì có nhiều việc phải làm”.
Phát biểu tại Đà Nẵng hôm 23/9, ông Thanh tuyên bố một “đại án” khác, vụ Nguyễn Đức Kiên (tức Bầu Kiên), sẽ được đưa ra xử trong cuối năm.
“Đến cuối năm sẽ đưa vụ bầu Kiên ra xét xử, hết năm sau sẽ xử lý hết các vụ án lớn còn lại,” ông Thanh nói.
Trong khi đó, các bản tin báo chí hôm nay tường thuật về cuộc họp của Bộ trưởng Công an không đề cập vụ "Bầu Kiên".
Bảy đoàn thanh tra
Vấn đề chống tham nhũng lại được khuấy lên sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thành lập bảy đoàn công tác kiểm tra, giám sát các vụ án tham nhũng nghiêm trọng.
Thời gian thực hiện kiểm tra, giám sát từ 15-8 đến 30-9.
Dự kiến Hội nghị Trung ương 8, cuộc họp chính trị quan trọng nhất của Đảng từ nay đến cuối năm, sẽ diễn ra trong tháng 10.
Theo giới quan sát, kết quả các cuộc thanh tra tham nhũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong nghị trình Hội nghị Trung ương.
(BBC)

Bài thi đại học điểm 0 gây chấn động dư luận Trung Quốc


(Bài văn dự thi Đại học của một thí sinh Trung Quốc)

"Khi nhìn thấy đề bài, tôi đột nhiên muốn cười phá lên. Vâng, đúng vậy, tôi muốn bật cười. Như thể tôi có thể nhìn thấy khuôn mặt dữ tợn xám xịt của vị giám khảo khi nhìn thấy bài thi này.”

Báo chí nước nhà cho biết, giá bất động sản Trung Quốc đã tăng vọt gấp 20 lần trong thập niên vừa qua. Khi mà tất cả những thanh niên có hoài bão không thể ngóc đầu lên được vì bị giá nhà đè bẹp, vậy công bằng ở đâu?

Mức lương tháng của những người bình thường chỉ đủ để mua nửa mét vuông bất động sản mỗi tháng, trong khi bất cứ chiếc đồng hồ nào của “Đại ca Đồng hồ” (chỉ quan chức Dương Đạt Tài đeo đồng hồ hàng hiệu khi đi kiểm tra hiện trường một vụ tai nạn – PV) cũng trị giá hàng chục ngàn tệ, và “Đại ca Đồng hồ” thậm chí còn tuyên bố rằng mình sở hữu hàng chục đồng hồ như thế.

Đại ca Đồng hồ còn nói rằng ông ấy có rất nhiều căn hộ ở Bắc Kinh. Thế nên mắt tôi gần như bật ra khỏi tròng khi đọc đề bài thi này.

Thật may là sau đó xuất hiện một “Đại tẩu Nhà đất”, người mà bằng những hành động của mình đã nói với “Đại ca Đồng hồ” rằng: Ngươi chẳng là cái thá gì cả, đồ trẻ ranh!

Rốt cuộc trên báo chí tràn ngập tin tức cho biết “Đại tẩu Nhà đất” có hàng chục căn hộ ở Bắc Kinh, cộng thêm 4 cuốn sổ đăng ký nhà. Những cuốn sổ đó là thật, và bà ấy có 4 số chứng minh nhân dân khác nhau (4 nhân thân hợp lệ khác nhau).”

Xã hội công bằng là nơi mọi người đều bình đẳng, nơi luật pháp là tối thượng, nơi nhân viên quản lý đô thị không đánh đập dân thường, nơi hiệu trưởng không vào khách sạn với nữ sinh, nơi bác sỹ tập trung chữa trị cho bệnh nhân.”

Tôi sinh ra trong xã hội này, hít thở bầu không khí ô nhiễm cao độ, ăn những loại thực phẩm có thể giết chết tôi bất cứ lúc nào, nhìn vị giám đốc công ty thuốc lá quốc doanh thu về bạc triệu.

Khi hơn mười ngàn con lợn chết bị vứt xuống sông Hoàng Phố, tôi nhận ra rằng nếu tôi không tin vào “sự công bằng” này, tôi rồi cũng sẽ có kết cục như chúng. Tôi vẫn mong chờ một cuộc đời “công bằng”, nơi các quan chức trung thực và làm việc thật sự, nơi các doanh nhân kinh doanh có lương tâm, nơi giá nhà không cao ngất ngưởng đến lố bịch, nơi con người sống trong hạnh phúc và mãn nguyện.

Hãy cho em một điểm 0, thưa giám khảo kính mến. Em không sợ đâu, sữa bột Sanlu còn không giết được em thì một điểm 0 nào có hề hấn gì. Xin đừng do dự, hãy ngoạc bút vào ô điểm, rồi giám khảo có thể đi đánh mạt chược…”
______________________________________________
Nguồn: sao chép từ internship.edu.vn
(Dân luận) 
Bản tin tiếng Anh


  • China's investment a 'job-saver' in Europe (Washington Post) - Surging investment from China helped create or preserve about 100,000 jobs in Europe during 2011-12, when the continent's economy was hit by a downturn.
  • Smithfield voters approve deal (Washington Post) - Smithfield Foods Inc. CEO Larry Pope announced shareholders had approved the pork giant's acquisition by Shuanghui International Holdings Ltd.
  • Flash PMI data point to growth (Washington Post) - Activity in China's vast manufacturing sector hit a six-month high in September as new orders rebounded.
  • Folk medicine studied (Washington Post) - More than 800 medical practitioners from all over the world have vowed to promote co-operation between Eastern and Western medicine at the 10th World Congress of Chinese Medicine.
  • Wanda prepares film, TV industrial park (Washington Post) - Dalian Wanda Group Co Ltd announced on Sunday plans to establish a huge movie industry project in Qingdao, Shandong province, with an investment of more than 50 billion yuan ($8.2 billion).
  • Trending news across China on Sept 22 (Washington Post) - New iPhones see lackluster sales, unqualified Party members are kicked out, a girl uses her body to celebrate festival - it's all trending across China.
  • VIVA SALSA! (Washington Post) - Almost unknown in China a decade ago, the lively dance has found a following in the Middle Kingdom. Chen Nan steps out with a lively crowd.
  • Tian'anmen blooms for National Day (Washington Post) - Workers install decorations at Tian'anmen Square to celebrate the National Day, which is on Oct 1, in Beijing, Sept 22, 2013.
  • Typhoon Usagi kills two (Washington Post) - At least two people were killed and another one injured when Typhoon Usagi battered the coastal cities of Guangdong province on Sunday night.
  • Quiet frontiers (Washington Post) - Manzhouli is China's largest port of entry on land, and it carries the baggage of a lot of history, stamped by the influences of the past in both architecture and lifestyle.
  • Locking horns in SW China (Washington Post) - Two goats engage in a horn-to-horn combat in Yunyang township, Southwest China’s Chongqing municipality, Sept 20.
  • Pollution control plan to slash PM2.5 (Washington Post) - Hebei and Shandong provinces and the municipalities of Beijing and Tianjin will cut their combined coal consumption by 83 million metric tons by 2017.
  • Foreign Minister Wang makes the rounds at UN (Washington Post) - Chinese Foreign Minister Wang Yi had a series of bilateral meetings with his counterparts from other nations prior to his speech at the annual UN General Debate on Friday.
  • China, Africa 'share destiny' (Washington Post) - Chinese Foreign Minister Wang Yi said China and Africa have always been a community of shared destinies and that neither side can grow without the other.
  • China foreign minister at UN (Washington Post) - Wang Yi met with UN Secretary-General Ban Ki-moon on Syria and development issues at UN headquarters on Sunday morning.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét