Lý Quang Diệu - Việt nam bị nhốt trong ý thức hệ Xã hội chủ nghĩa
Đôi lời: Dưới đây là trích đoạn viết về Việt Nam, trong cuốn sách “One Man’s View of the World“ của ông Lý Quang Diệu, Nhà xuất bản SPH Singapore, 2013, được độc giả NTS có nhã ý dịch và gửi tới, với lời bình:
“… Vừa rồi Vietnam và Singapore mới kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao bằng việc khánh thành VSIP thứ 5 với sự có mặt của thủ tướng và quan chức 2 nước và những lời lẽ ngoại giao chúc tụng. Hãy thử đọc đoạn đánh giá về VN của Lý Quang Diệu xem người Singapore thực sự nghĩ gì về chúng ta (cụ thể là giới lãnh đạo, bằng thái độ khinh thường+ mỉa mai)”.
Thế nhưng, khi thử tìm trên mạng về cuốn sách này, thì có một số bài báo giới thiệu một cuốn “tương tự” đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam. Tuy hình bìa có khác, nhưng lướt qua nội dung có vẻ như đúng là cuốn sách được đề cập dưới đây. Có điều, trong các bài báo viết khá kỹ về cuốn sách thì không có chút thông tin nào cho thấy nội dung có nói về VN. Phải chăng nhà xuất bản đã “tự kiểm duyệt”, cắt bỏ đi phần rất “nhạy cảm” này? Mời tham khảo một bài tóm lược công phu của tờ Doanh nhân Sài Gòn: Lý Quang Diệu bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới.
Nhưng tìm thêm trên mạng thì có lẽ có 2 cuốn khác nhau. Cuốn mà NXB Thế giới dịch là đây: Lee Kuan Yew by Graham Allison Robert D. Blackwill Henry A. Kissinger Ali Wyne.
Lý Quang Diệu
Nhiều người đặt nhiều kỳ vọng vào Việt Nam khi nước này quyết định cải cách theo hướng thị trường tự do vào những năm 1980s, tức là chỉ vài năm sau khi Trung Quốc thực hiện bước đi tương tự. Đổi Mới, hay “thay đổi để chuyển sang cái mới” theo cách nói của người Việt Nam, lúc đầu có triển vọng. Một trong những hành động đầu tiên là nước này giao đất sở hữu tập thể theo thuyết xã hội chủ nghĩa đến cá nhân người nông dân. Việc này dẫn đến sản lượng nông nghiệp tăng vượt trội chỉ trong vài năm. Nhiều người cả trong nước lẫn ngoài nước đã nghĩ rằng nước này đang đi đúng hướng. Sự thực là những người biết đến sự đổi mới của Trung Quốc mang đến những thành công về kinh tế đáng kinh ngạc , mà nghĩ rằng Việt Nam cũng phát triển theo con đường tương tự, là những người không theo dõi Việt Nam một cách sát sao.
Khi thận trọng đánh giá thì ta thấy có gì không ổn. Quan điểm cá nhân của tôi về đổi mới ở Việt Nam đã thay đổi nhiều, không còn lạc quan như những lần đầu tôi mới thăm nước này những năm 90s. Giờ đây tôi tin rằng những nhà lãnh đạo cộng sản Việt nam kỳ cựu không thể khai phá nổi tư duy xã hội chủ nghĩa cố hữu. Ban đầu họ đồng ý thuận theo con đường cải cách bởi vì họ nhận thấy nước này chẳng còn lối đi nào khác. Nhưng kể từ đó đến nay họ không có tiển triển gì thêm khi kiên định cải cách hệ thống như ở Trung Quốc. Những vị “lão thành cách mạng” này làm cho Việt Nam trì trệ . Chỉ khi những vị này không còn thì Việt Nam mới có thể có đột phá theo hướng hiện đại hóa.
Một trong những kinh nghiệm mới đây khi tôi đi thăm nước này có thể minh họa những vật cản mà Việt Nam đang gặp phải. Tôi gặp gỡ một số quan chức dân sự và quân sự và tôi nhắc họ những vấn đề mà công ty Singapore vướng phải khi triển khai dự án khách sạn ở Hồ Tây Hà Nội. Khi công ty này bắt đầu việc đóng cọc, hàng ngàn dân làng đến yêu cầu bồi thường ô nhiễm tiếng ồn. Để tránh phí tổn gia tăng, công ty này đã phải chuyển sang phương pháp làm móng bằng bắt vít vì phương pháp này gây ít tiếng ồn hơn. Lần này vị quan chức, người đã duyệt dự án, đến và nói “chúng tôi không cho phép phương án này” . Rõ ràng là có sự thông đồng giữa quan chức này với những người dân bốc đồng kia. Tôi nói rõ với lãnh đạo Việt Nam rằng, hành động như vậy là phản tác dụng. Tôi khuyên họ là nếu các anh muốn khai phóng thì hãy nghiêm túc thực hiện. Họ trả lời một cách ba phải, điều đó cho thấy họ nửa vời khi thực hiện cải cách. Họ không hiều rằng một nhà đầu tư hài lòng sẽ mang đến nhiều nhà đầu tư khác. Ý định của họ là khi đã phục kích được một nhà đầu tư , sẽ là cơ hội để họ vắt kiệt anh ta nhiều nhất có thể. Các nguyên lão lên lon trong hệ thống đảng là nhờ cuộc chiến và hiện giờ chiếm giữ các vị trí trong chính quyền. Thật không may là họ thăng quan tiến chức không phải vị họ giỏi giang trong quản lý kinh tế hay có tài năng quản trị. Họ thăng tiến vì đào hầm từ bắc vào nam trong hơn 30 năm.
Việt Nam có điểm chung với Trung Quốc trong quá trình khai phóng cải cách là các quan chức tham nhũng. Các cán bộ đảng , người coi mình sẽ được hệ thống chăm sóc, đột nhiên chứng kiến những người ngoài đảng giàu có lên nhanh chóng. Họ vỡ mộng và trở nên tham lam , ví như cán bộ hải quan nhập lậu xe hơi để họ có thể được chia phần. Cái mà họ khác với Trung Quốc là không có lãnh tụ dạng Đặng Tiểu Bình, người có địa vị tuyệt đối trong hệ thống Đảng và có niềm tin kiên định rằng chỉ có cải cách mới là cứu cánh. Nguyên nhân lại chính là do cuộc chiến Việt Nam. Trong khi những đồng chí Trung Cộng xoay sở hàng thập kỷ để thử nghiệm các kinh nghiệm quản trị trong thời bình, rút ra luận điểm xem cách nào thì tốt cách nào không tốt và điều chỉnh niềm tin và ý thức hệ khi thực hành, Việt Cộng lại bị tắc trong cuộc chiến tranh du kích đẫm máu với Hoa Kỳ, nên họ chẳng biết gì về trị quốc. Ngoài ra, hầu hết các thương gia thành đạt ở Nam Việt Nam, những người rất thông thạo vận hành chủ nghĩa tư bản, đều rời bỏ Việt Nam những năm 70s.
Người Việt là giống người năng động và tài giỏi ở Đông Nam Á. Học sinh đến Singapore theo dạng học bổng Asean rất nghiêm tục học hành và đậu thứ hạng cao nhất. Với giống người thông minh như vậy, quả thật là đáng tiếc là họ lại thiếu tiềm năng. Hy vọng rằng sau khi hết lớp người trải qua cuộc chiến, giới trẻ sẽ kế nhiệm, họ sẽ thấy Thái Lan đã thành công ra sao và họ sẽ bị thuyết phục bởi mức độ quan trọng của thị trường tự do.
Hỏi: Việt Nam có vấn đề lớn với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Và ở cuộc họp bộ trưởng Asean năm 2012, khi các nước không thể ra thông cáo chung lần đầu tiên sau 45 năm, Việt Nam là nước tranh cãi chính với Trung Quốc
Đáp: Họ không thể có được sự hỗ trợ từ Asean để bảo vệ lập trường của mình bởi vì người Trung Quốc đã đàm phán riêng rẽ với Malaysia và Brunei với những tranh chấp nhỏ hơn. Nhưng tranh chấp chủ yếu, cái tranh chấp này mới là vấn đề, lại từ phía Việt Nam
Hỏi: Điều đó cho thấy Trung Quốc có thể chia rẽ Asean về vấn đề này
Đáp: Nó cho thấy người Trung Quốc giỏi thế nào. Họ đã giải quyết với các ngoại bang, với các bộ lạc man di từ hàng ngàn năm nay và họ biết rằng phải xử từng đối tượng một, tránh để chúng kết liên minh và họ không phải đối đầu với một nhóm. Họ chơi nhóm kia từng người một.
Hỏi: Việt Nam đang xúc tiến quan hệ với Hoa Kỳ, điều đó có làm cân bằng hơn với Trung Quốc?
Đáp: Đúng vậy, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã đến Cam Ranh năm 2012. Có thể có lợi nếu có người Mỹ tham gia vào tranh cãi về quần đảo Hoàng Sa nhưng tôi không nghĩ người Mỹ và người Hoa sẽ đối đầu trực diện. Điều tốt nhất Việt Nam có thể hy vọng là nộp hồ sơ lên Ủy Ban Công Ước Luật Biển Liên Hợp Quốc(UNCLOS) về nhưng tranh chấp.
Hỏi: Cũng có tin là Việt Nam sẽ mua vũ khí của Mỹ
Đáp: Tôi không ngạc nhiên, Người Mỹ đang gần hơn người Trung Quốc. Và người Mỹ có vũ khí hiện đại hơn người của Trung Quốc
Hỏi: ông có nghĩ rằng Asean có thể sẽ bỏ nghị trình về tranh chấp lãnh hải Biển Đông trong các cuộc họp thượng đỉnh săp tới
Đáp: họ đã làm như vậy. Đáng lẽ ra phải có bộ quy tắc ứng xử (COC) nhưng nó đang bị phá.
Diễn đàn XHDS Việt Nam hy vọng người cầm quyền "quay về với Dân tộc"
Ngày 23/09/2013, ra đời bản "Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính
trị" của Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam, nhằm “trao đổi và tập hợp các ý
kiến góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang
dân chủ một cách ôn hòa”. RFI Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với Luật sư
Trần Quốc Thuận, Ủy viên Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, nguyên Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội. Luật sư Trần
Quốc Thuận là người ký tên vào bản Tuyên bố.
RFI : Xin chào luật sư Trần Quốc Thuận. Vừa rồi, ra đời bản « Tuyên
bố Về thực thi quyền Dân sự và Chính trị » của Diễn đàn Xã hội Dân sự
Việt Nam, mà ông tham gia ký tên. Bản tuyên bố với lời kêu gọi chuyển
hóa ôn hòa thể chế chính trị Việt Nam, hiện nay đang thu hút sự chú ý
của công luận. Vậy xin ông cho biết một vài nét chính về ý nghĩa của bản
tuyên bố này.
Luật sư Trần Quốc Thuận : Tôi cho rằng Bản Tuyên bố cũng nêu rất
rõ. Tức là về quyền dân sự và chính trị, Việt Nam đã tham gia vào Công
ước quốc tế và cũng đã là thành viên của nó từ năm 1982, nhưng mà trên
thực tế, khi triển khai, thì họ triển khai không hết. Thậm chí, những
công ước đó cũng có những bạn trẻ đi phân phát, thì cũng bị công an ngăn
chặn rồi tịch thu, và cũng dẫn đến những chuyện đụng chạm, thế này, thế
khác. Đó là điều rất là đáng tiếc.
Hiện nay, trong Hiến pháp Việt Nam cũng muốn thể hiện một cái chương,
gọi là chương « Nhân quyền ». Nhưng cách viết luật của Việt Nam, nó hơi
gọi là lắt léo, khó hiểu. Luật Việt Nam bao giờ họ cũng có cái đuôi là «
theo quy định của pháp luật ». Nhưng mà pháp luật Việt Nam, theo văn
bản « ban hành quy định pháp luật », thì cụm từ này có nghĩa rất rộng,
từ Hiến pháp, luật, bộ luật mà xuống các nghị định, rồi thông tư, rồi
thông tư liên ngành, rồi các quyết định, rồi nghị quyết cũng là « văn
bản pháp luật ». Vì vậy cho nên có việc áp dụng công ước quốc tế ở Việt
Nam là có những vấn đề bị cản trở. Mà có những điều ghi trong Hiến pháp
từ nhiều năm nay vẫn không có triển khai thực hiện trên thực tế, như
quyền tự do tư tưởng, quyền lập hội, quyền biểu tình, quyền giữ quan
điểm của mình… Nếu suy cho cùng (những điều này) có từ Hiến pháp năm
1946, nhưng đến bây giờ cũng không triển khai. Còn bây giờ có chuyện
(thiện ý ?) thì đưa ra, nhưng mà đưa ra một cách mập mờ, cho nên những
điều đó làm cho những người sống ở Việt Nam họ hiểu rằng, trong những
điều luật đó nó còn những điều ẩn ý, mà khó lường, sau khi thông qua và
triển khai thực hiện.
Cho nên, cái người ta đòi hỏi cần phải viết cho rạch ròi, rõ ràng ra. Mà
cái rạch ròi, rõ ràng ở Việt Nam là cái người ta quan tâm nhất là phải
có cơ quan kiểm soát quyền lực.
Tại vì ở Việt Nam, cơ quan có quyền lực cao nhất thì không bị kiểm soát.
Thường cơ quan quyền lực cao nhất là, thường là họ hành xử theo kiểu
đứng trên Hiến pháp và trên tất cả các luật. Đó là một điều không bình
thường ở một đất nước mà gọi là « pháp quyền ». Tại vì pháp quyền ở Việt
Nam họ thường có cái đuôi, gọi là « pháp quyền xã hội chủ nghĩa ». Và «
pháp quyền xã hội chủ nghĩa » có nghĩa là dưới sự lãnh đạo của « Đảng
», có chỗ thì ghi là « do sự lãnh đạo của Đảng » có chỗ thì ghi là « sự
lãnh đạo của Đảng ». Điều đấy cho thấy là tất cả ở đất nước Việt Nam đều
do « Đảng » lãnh đạo hết.
Cho nên người ta gọi là « chế độ toàn trị ». Chế độ như thế làm cho người dân ức chế, và rõ ràng dẫn đến những sai lầm.
Mà cái sai lầm nghiêm trọng nhất đang diễn ra trên đất nước này : Các
nghị quyết của « Đảng » cũng thừa nhận và đặc biệt là nghị quyết trung
ương 4 vừa qua, đánh giá rất rõ là « suy thoái toàn diện », hệ thống của
đảng tham nhũng tha hóa, rồi suy thoái cả tư tưởng « một bộ phận không
nhỏ ». Nhưng mà đến bây giờ cũng không tìm ra được « bộ phận không nhỏ
», thì có người đặt vấn đề, có phải chăng cái bộ phận ấy nó thành bộ
phận lớn, mà không tìm ra được ? Nếu mà nó nhỏ, thì người ta đã tìm ra
được rồi.
Tại sao có tình trạng như vậy ?
Là vì lý do ở Việt Nam, không có tự do báo chí, không có báo tư nhân,
không có nhà xuất bản tư nhân, không có tiếng nói độc lập, không có xã
hội dân sự, và đặc biệt là không có tam quyền phân lập. Cho nên tất cả
những cơ quan ấy, đều dưới một cái gậy điều khiển.
Bảo kiểm soát quyền lực, thì người ta chỉ : Đó là Quốc hội, đó là Hội
đồng Nhân dân. Nhưng mà tôi cũng sinh hoạt trong các cơ quan này, phải
nói rằng cũng gần 30 năm, giữ những vị trí lãnh đạo, những vị trí này
khác, thì tôi thấy những cơ quan đó chỉ là những cơ quan mang tính hình
thức, và chỉ để « thể chế hóa » những cái mà đảng đã quy định. Cho nên
trong Hiến pháp đã quy định, Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao
nhất, cơ quan đại biểu cao nhất, nhưng trên thực tế, nó là cao nhì, có
thể là cao ba. Nó dưới đảng là chắc chắn rồi, có thể dưới cả chính phủ
nữa. Cho nên, cái điều đó rất không bình thường.
Nếu so sánh với thế giới hiện tại bây giờ, kể cả tổng thống Mỹ được dân
bầu trực tiếp như thế, quyền lực dữ như thế, nhưng mà muốn chi tiền,
muốn chi làm cái gì cũng phải có ý kiến của Quốc hội, nhất là tài chánh.
Mà Việt Nam, thì tài chánh gần như là buông lỏng. Làm gì không có tham
nhũng được ?!
RFI : Xin ông cho biết cảm nghĩ của ông về bản Tuyên bố này.
LS Trần Quốc Thuận : Không biết những người khác ký thì nghĩ ra
sao. Tôi, tôi nghĩ bản Tuyên bố đưa ra thật sự cũng là một tiếng nói, mà
nói với đảng và Nhà nước này rằng : Chúng tôi tiếp tục có ý kiến. Mặc
dầu Hiến pháp (Quốc hội) kỳ tới có thể thông qua. Tuy rằng đề nghị ngừng
Hiến pháp lại, nhưng tôi cho rằng khả năng ngừng gần như không có,
nhưng chúng tôi tuyên bố thẳng rằng, mặc dầu Hiến pháp có hiệu lực,
nhưng mà chúng tôi vẫn tiếp tục.
Tiếp tục với mục đích là tìm ra một giải pháp để chuyển đổi chế độ toàn
trị này sang một chế độ dân chủ, văn minh, mà mọi người dân có quyền
ngẩng cao đầu, đi ngang hàng và cất lên tiếng nói tự do, để tìm ra những
người có tài, có đức, thực sự để xây dựng, mà phục vụ nhân dân. Chứ bây
giờ, người ta chán nản, người ta uể oải, người ta mỏi mệt, người ta
cũng không biết thoát đường nào khác hơn.
Cho nên, người ta nói không biết là nghị quyết của Đảng đưa ra, « nghị
quyết 4 là nó thật hay không thật ?! Nếu là thật, thì tại sao không làm
được ? Nếu không thật, thì là nói dối à ? Mà nói dối, thì tệ hại quá ! »
Cho nên bây giờ, chúng tôi gặp mấy ông hỏi : « Mấy anh có nói thật
không ? Hay là mấy anh cho Nhân dân uống thuốc an thần ? ». Không ai đi
chống tham nhũng, mà bằng biện pháp « phê và tự phê » cả. Mà « phê và tự
phê » của các người đó, thì « nếu kỷ luật thì sợ trù úm, sợ thù oán »,
ăn nói thế, thì làm sao có tư cách cầm trịch, lèo lái cái đất nước này,
gần 90 triệu dân này ?!
Bất cứ trên đất nước nào, pháp luật nào, dân chủ thế nào, thì những
người sai trái phải xử lý theo pháp luật, phải xử lý kỷ luật bằng pháp
luật, còn Việt Nam bây giờ là vô (?), tự tung tự tác. Cho nên bây giờ
nhìn thấy trong xã hội công khai cả, tất cả các ngành nó vỡ ra từng
mảng. Như cái câu chuyện là bệnh viện Hoài Đức của Hà Nội, mà không phải
là bệnh viện đó không. Rồi tất cả các chuyện cảnh sát giao thông, hôm
rồi nhậu nhẹt rồi bắn nhau, chết người.
Có nhiều người hỏi, có buồn không, có bức xúc không ? Tôi thấy, đó là
cái quy luật tự nhiên nó vỡ ra. Bởi vì cảnh sát thì gạ tình, người ta vi
phạm luật lệ giao thông thì bắn người ta chết, rồi bắt vào đồn công an,
thì không gãy tay, gãy chân, thì cũng chết, rồi cảnh sát đạp vào mặt
người dân… Cho nên tất cả những hình ảnh đó làm sao mà làm người ta xóa
mờ được.
Cho nên cũng có người nói rằng, ở Việt Nam là có trên 700 tờ báo, rồi
17.000 phóng viên, nhưng thực sự là chỉ có một ông tổng biên tập thôi.
Phải viết theo tôi. Họ định nghĩa Việt Nam là người ta dùng chữ là « báo
chí cách mạng », cho nên chỉ có việc là nói theo đảng, và tuyên truyền
đường lối chủ trương của đảng, chứ không được nói gì khác. Cho nên bây
giờ báo chí Việt Nam, họ không nói được gì khác, nên họ mới chuyển sang
nói những chuyện tạm gọi là thô tục, thay vì chụp những hình ảnh để tạo
xã hội tốt đẹp, thì họ chụp những người gọi là « hở hàng ». Cho nên báo
chí đi vào suy đồi, một xã hội suy đồi vô cùng.
Rồi bây giờ tất cả các hiện tượng xã hội đương xuống cấp, thì đó là tội
lỗi của ai ? Đó là tại sao ? Nguyên nhân sâu xa là do một thể chế chính
trị sai lầm, do một học thuyết sai lầm, do một đường lối chủ trương sai
lầm, mà không đứng hẳn về người dân, rồi cứ đứng giương giương tự đắc,
dựa vào lực lượng vũ trang, dựa vào vũ khí. Cho nên có người, người ta
nói là, trong kháng chiến chống Pháp, ghi là lực lượng vũ trang phải
trung thành với nhân dân, nhưng bây giờ lại ghi là « lực lượng vũ trang
phải trung thành tuyệt đối với Đảng », mà đặt (đảng) trước, trên Tổ
Quốc, trên Nhân dân, gần đây sửa lại một chút.
Nhưng tại sao phải sợ thế ?
Chúng tôi là những người hoạt động bí mật ở trong nội thành này. Hồi xưa
là đảng viên của đảng Nhân dân Cách mạng trong đấu tranh thống nhất Tổ
Quốc. Chúng tôi có điều luật đó đâu mà dân họ vẫn bảo vệ chúng tôi ! Họ
giấu chúng tôi trong hầm bí mật, thậm chí họ đưa giấu trên bàn thờ. Bởi
vì họ thấy là những người cộng sản lúc nào cũng xả thân vì lợi ích, đi
theo cộng sản là chỉ biết ở tù, ở tội và hy sinh thôi.
Nếu bây giờ người cộng sản chỉ biết là vì đặt lợi ích của Nhân dân lên
trên hết, người học trò của Nhân dân, thì đảng này muốn lãnh đạo sao thì
lãnh đạo ! Nhưng cái đảng bây giờ là cái đảng ăn trên, ngồi trước.
Cái đảng suy thoái, đến mức sợ, tôi dùng chữ « sợ ». Phải xây dựng lực
lượng vũ trang trung thành với mình, có nghĩa là bảo vệ mình. Tại sao
phải bảo vệ mình ? Tại vì bắt đầu sợ rồi. Sợ ai ? Sợ Nhân dân ! Sợ nhân
dân tấn công mình, nên phải xây dựng lực lượng vũ trang để bảo vệ. Người
ta tưởng rằng để cái điều như thế để cho… đảng mạnh, nhưng mà – tôi đã
nói nhiều lần – để như thế chứng tỏ đảng yếu nhất. Tất cả những Hiến
pháp trước đây có để thế đâu ?!... Cho nên chính quyền trên mũi súng,
chuyện đó hoàn toàn không bình thường !
Cho nên xây dựng một Hiến pháp hoàn toàn không bình thường. Tất cả quyền
lực, những điều gọi là dân quyền, những điều gọi là mới trong (dự thảo)
Hiến pháp bây giờ, thực tế đưa vào điều 4, thì (điều 4 đó) nó phủ định
toàn diện Hiến pháp. Mà lãnh đạo bây giờ cũng không theo luật nữa.
Quyền thì vô hạn, trách nhiệm thì không có gì hết, thì làm sao người ta chấp nhận được ?!
Cho nên cái bản Tuyên bố này để nói thẳng với đảng và Nhà nước này rằng,
chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng bằng cách mở ra một diễn đàn. Và từ đó
chúng tôi đấu tranh một cách hòa bình, không bạo động, kiên trì. Hy vọng
có một ngày nào đó, mọi người hiểu ra. Ý đồ của chúng tôi là như thế.
RFI : Thưa Luật sư, vừa rồi ông có nhấn mạnh đến ý nghĩa của Tuyên bố
này là tiếp tục tiếng nói với đảng cầm quyền hiện nay. Từ trước đến
nay, đã có nhiều tuyên bố và kiến nghị, thì xin Luật sư cho biết thêm về
tính chất đặc biệt của Tuyên bố lần này.
LS Trần Quốc Thuận : Tuyên bố kỳ này trước nhất là để nói rằng
Hiến pháp này nếu thông qua, như dự thảo bây giờ, thì những người ký vào
đây như chúng tôi không chấp nhận. Chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng, để
làm cho Hiến pháp lúc nào đó sẽ phải sửa, để tạo thành một Hiến pháp
tốt, để mà xây dựng một thể chế chính trị tốt.
Còn chuyện người ta nghe hay không nghe, thì ở đất nước Việt Nam này,
cũng không phải là cái gì người ta cũng nghe, nhưng cũng không phải là
cái gì người ta cũng không nghe. Ví dụ như vụ án Phương Uyên của Long
An, hoặc là vụ án Đoàn Văn Vươn,… nhưng bây giờ cái bức xúc đến mức như
là cái vụ Đặng Ngọc Viết, thì cho thấy rằng người dân họ không phải chỉ
nói. Mà người dân Việt Nam đến khi họ không nói nữa, họ không những dùng
súng hoa cà, mà họ dùng súng bắn chết người thật, thì lúc đó những
người cầm quyền phải coi chừng chứ !
Bởi vì cái máu của dân tộc Việt Nam, có thể gọi là cái máu của một dân
tộc anh hùng, bất khuất, không có bạo lực nào có thể đè nén cái dân tộc
này được cả. Trong lịch sử, có thể nói là 4.000 năm, không có một chế độ
nào tàn bạo, mà có thể tồn tại lâu dài ở trên đất nước này. Bởi vì đặc
điểm của dân tộc này là không thể chấp nhận một sự cúi đầu, bất cứ một
thế lực, quyền lực nào, mũi súng, đầu tên mũi đạn nào. Mà vẫn kiên trì
đấu tranh. Mà đấu tranh của Việt Nam là họ đấu tranh một cách kiên trì,
bền bỉ.
Đưa ra cái Tuyên bố này, để nói thẳng rằng, chúng tôi vẫn kiên trì đấu tranh bằng kiến nghị đó để tìm ra một giải pháp.
Tôi không nhớ tên một học giả, một nhà chính trị đã nói rằng : Con đê
nếu có mối mọt, thì con đê vững chừng nào cũng có ngày sập.
Chúng tôi hy vọng rằng, những tiếng nói này sẽ làm thức tỉnh những con
người, trong những giới cầm quyền bây giờ cũng có những người cũng nghe,
cũng lắng nghe, khi họ thức tỉnh, họ quay về với Dân tộc, quay về với
Nhân dân, họ chịu làm người phục vụ Nhân dân, họ chịu làm công bộc của
Nhân dân, thì những người đó sẽ tồn tại. Còn những người khác thì sẽ bị
Lịch sử cuốn trôi, Nhân dân Việt Nam vạch mặt, chỉ tên.
Khi người Việt Nam không chấp nhận một cái gì đó, thì khi họ bỏ, họ bỏ triệt để lắm, đôi khi cũng hay, mà cũng dở.
Chẳng hạn như chữ Hán, nhưng mà khi người ta thấy không tiện, thì người
ta quay sang chữ latinh bây giờ, người ta bỏ hẳn. Người Việt Nam không
cần biết chữ Hán nữa. Đặc điểm dân tộc Việt Nam là như thế. Cái chủ
nghĩa bây giờ là người ta không chấp nhận nữa, vì chủ nghĩa lạc hậu và
đang gây tai họa cho đất nước này. Nhiều người đã tuyên bố công khai là
không chấp nhận. Cho nên phải có một sự cạnh tranh với một ý tưởng khác.
Còn ở Việt Nam hỏi là theo ai, nước này hay nước kia ? Không ! Trước cái
họa Bắc xâm của Trung Quốc thì thấy rõ rồi. Đối với Việt Nam, thì cái
đó là kẻ thù truyền kiếp, kẻ thù nghìn năm. Còn đối với nước khác, thì
Việt Nam có theo không ? Việt Nam không theo, nhưng Việt Nam học và làm
theo những thể chế, cơ chế, chính sách, mà từ đó tìm ra những người tài,
phát triển được kinh tế, và phát huy được năng lực trí tuệ của con
người trong xã hội.
RFI : Xin chân thành cảm ơn Luật sư Trần Quốc Thuận.
Trọng Thành
Việt Nam ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực?
Hiện trạng kinh tế Việt Nam đã được đưa ra mổ xẻ tại một cuộc hội thảo
có tên gọi "Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế xã hội 5 năm
2011 - 2015 và những điều chỉnh chiến lược" hôm 23/9.
Nhiều học giả, kinh tế gia và giới chức Việt Nam đã phát biểu tại hội
thảo này, trong đó có Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Ông Phúc
được báo chí trong nước trích lời nói rằng Việt Nam có khả năng không
đạt được nhiều mục tiêu của kế hoạch 5 năm.
Còn theo Trưởng Ban kinh tế trung ương Vương Đình Huệ, việc nhiều chỉ
tiêu không đạt kế hoạch ‘dẫn đến nguy cơ Việt Nam ngày càng tụt hậu so
với các nước trong khu vực’.
Tiến sỹ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho VOA Việt
Ngữ biết rằng giới chuyên gia kinh tế đề cập tới việc Việt Nam tụt hậu
ngày càng xa.
“So với một số nước đi trước thì Việt Nam trên một số lĩnh vực đang ngày
càng tụt hậu ngày càng xa hơn, chứ không phải chỉ là tụt hậu. Cái người
ta muốn nhấn mạnh là ở chỗ ấy. Ví dụ như tụt hậu xa hơn khoảng cách về
thu nhập GDP trên đầu người chẳng hạn hoặc là chỉ số về năng lực cạnh
tranh thì Việt Nam bị tụt hạng. Cái này là một thực tế mà Việt Nam hiện
nay đang phải nhìn nhận rất nghiêm túc để có những giải pháp khắc phục.
Không nhìn thấy sự thực ấy thì sẽ không có chính sách tốt để vượt qua
nó”.
Trong số các ý kiến nêu lên tại hội thảo, phát biểu của cựu Phó thủ tướng Vũ Khoan đã thu hút nhiều chú ý.
Trong khi các chuyên gia cho rằng kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng chính từ
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì ông Khoan lại không đồng tình
với ý kiến đó.
Cựu Phó thủ tướng được trích lời nói rằng ông không tin khủng hoảng kinh
tế là nguyên nhân chủ yếu vì ‘nhiều quốc gia cũng bị ảnh hưởng nhưng
đâu đến nỗi như Việt Nam’.
Ông Khoan cho rằng ‘sai lầm chủ quan dẫn tới bất ổn vĩ mô mới là nguyên nhân chính’.
Tiến sỹ Trần Đình Thiên tán đồng quan điểm này.
“Bên ngoài nó chỉ tác động thôi, còn chủ yếu những gì Việt Nam đang gặp
vấn đề là do chính Việt Nam nguyên nhân chủ quan là chính. Cần phải nhận
thức như thế thì sửa nó mới dễ được. Ví dụ như là những việc chuẩn bị
cho những điều kiện, có một chiến lược công nghiệp phù hợp, cơ sở hạ
tầng tốt để mà hội nhập. Đó là do mình cả. Không thể nói rằng cả một thế
giới người ta phát triển hơn, Việt Nam tụt xuống mà lại bảo là do bên
ngoài cả thì nó rất là buồn cười”.
Trước ý kiến đề nghị như giảm mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6,5% tới 7%
xuống 5,4% hay mục tiêu lạm phát năm 2015 từ 5-7% lên 7%, cựu Phó thủ
tướng Vũ Khoan cho rằng ‘điều chỉnh thì dễ nhưng chẳng để làm gì khi các
yếu kém vẫn chưa được giải quyết’.
Tiến sỹ Nguyễn Đình Thiên thì cho rằng ‘nên đặt vấn đề tích cực theo kiểu khác’.
“Tức là đây là cơ hội để cải cách thể chế, chuẩn bị cho các bước sau nó
mạnh lên, chứ không phải bây giờ cứ chăm lo vào mấy cái chỉ tiêu tăng
trưởng. Quan trọng hơn là cải thiện chất lượng, đổi mới, lo tái cơ cấu
để chuẩn bị nền tảng cho các bước tăng trưởng tốt hơn”.
Bản tin trên báo điện tử của chính phủ Việt Nam về cuộc hội thảo kinh tế
viết rằng ‘chính phủ và các cấp, các ngành đã thực hiện nhiều biện
pháp, cả cấp bách tình thế, cả dài hạn, để ổn định tình hình kinh tế -
xã hội’.
Tuy nhiên, bản tin này không trích dẫn các ý kiến phản biện của cựu Phó Thủ tướng Vũ Khoan.
(VOA)
Nỗi đau tụt hậu: Ai gieo, ai gánh?
Đang tụt hậu - là đánh giá đau xót nhất về nền kinh tế Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới. Vì sao lại nên nông nỗi này?
DN chủ lực trở thành gánh nặng?
Tháng 2/2013, có ý kiến cho rằng Bộ Tài chính có thể đứng ra bảo lãnh
cho khoản nợ quốc tế tới 600 triệu USD của Tập đoàn Công nghiệp
Vinashin. Đến nay, không có bất cứ động thái hay công bố gì về việc này.
Đây rõ ràng chỉ là tin đồn nhưng trên thực tế lại có rất nhiều trường
hợp tương tự diễn ra.
Hồi tháng 4/2013, Tổng công ty Phát triển Nhà ở và đô thị (HUD) có văn
bản cầu cứu Bộ Tài chính trả nợ nước ngoài giúp, khoảng hơn 5 triệu USD
cho nhà máy xi măng sông Thao, nơi mà HUD chiếm 81% vốn chủ sở hữu.
Trước đó, đã có vài ba trường là DNNN sa lấy trong các dự án xi măng đã
được Bộ Tài chính gánh hộ khoản nợ nước ngoài.
Đến nay, chưa có xác nhận cụ thể, Bộ Tài chính đang phải "đứng mũi chịu
sào" cho bao nhiêu những khoản nợ của nhóm "khu vực chủ đạo" - doanh
nghiệp Nhà nước (DNNN). Nhưng những câu chuyện trên có thể là ví dụ dễ
thấy nhất về một vấn đề đang gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế Việt
Nam.
Theo nghiên cứu của GS Trần Thọ Đạt, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh
tế quốc dân, nếu cộng cả con số nợ của DNNN không được Chính phủ bảo
lãnh - mà sau đó rất có thể lại được bảo lãnh thì nợ công của Việt Nam
hiện nay sẽ xấp xỉ tới 95% GDP.
Tỷ lệ này vượt xa con số an toàn là 60% GDP do Ngân hàng Thế giới, Tổ
chức Tài chính quốc tế công bố. Mầm mống rủi ro nợ công chính nằm ở đây,
là những khoản nợ xấu tiềm tàng trong DNNN và có lúc buộc ngân sách
đứng ra trả thay.
Năm 2012, lỗ phát sinh của DNNN là khoảng 2.253 tỷ đồng. Năm 2013, các
DNNN dự kiến tăng vốn đầu tư lên 506.995 tỷ đồng, tương đương hơn 32%,
nhưng doanh thu và lợi nhuận đặt ra lại thấp hơn cả năm 2012. Trước đó,
kinh doanh năm 2012 của các DNNN này cũng thấp hơn nhiều so với kết quả
kinh doanh năm 2011.
Trong khi đây là khu vực đang nắm giữ tài sản chiến lược quan trọng nhất
của đất nước, hưởng nhiều ưu đãi nhất, với lợi thế kinh doanh vượt
trội.
Lo ngại hơn nữa là trong quá trình tái cấu trúc, cơ chế quản lý lại có
những biểu hiện đi thụt lùi, trở về thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp,
khi mới đây, Chính phủ lại giao việc quản lý các Tập đoàn, Tổng công ty
Nhà nước về cho các Bộ. Thậm chí, các Bộ còn đang cắt cử các công chức
xuống làm việc tại các DN.
Không phải ngẫu nhiên khi Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trăn trở: "Liệu
có cần tìm kiếm động lực tăng trưởng kinh tế mới?. Đâu là 3 giải pháp
có hiệu lực đột phá nhất giúp nền kinh tế trỗi dậy từ tình trạng khó
khăn hiện nay? Quy mô của kinh tế Nhà nước, nhất là vai trò của doanh
nghiệp Nhà nước cần thay đổi đến mức nào, duy trì đến đâu?"
Vẫn chạy theo thành tích
Câu chuyện về DNNN chỉ là một trong nhiều nguyên nhân khiến cho nền kinh
tế Việt Nam ngày càng có khoảng cách xa với các nước. Những bất ổn vĩ
mô vẫn dai dẳng kéo dài, đặc biệt trong vòng 5-6 năm trở lại đây là hệ
quả tổng thể của một mô hình tăng trưởng không hợp lý, dựa nhiều vào đầu
tư, một cơ chế quản lý mang nặng tính xin cho và thị trường nửa vời,
những bất cập trong chi tiêu công... Và trên hết, đó còn là căn bệnh tư
thành tích trong tư duy phát triển kinh tế.
Sáng 24/9, Bộ Kế hoạch đầu tư công bố, GDP 9 tháng ước đạt 5,14%. Nhiều
khả năng, mục tiêu GDP cả năm sẽ không đạt như Quốc hội đề ra. Mới đi
nửa chặng đường của kế hoạch phát triển 5 năm 2011-2015, nhưng ước thấy
đã có 7 chỉ tiêu trọng yếu không đạt GDP, lạm phát, bội chi, giải quyết
việc làm...
Nỗi đau tụt hậu: Ai gieo, ai gánh? (1)
Sau mỗi lần công bố GDP, nhiều chuyên gia đã "hỏi nhau", tăng trưởng
kinh tế thực sự là bao nhiêu?. Chính ông Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh
tế Trung ương nói: "Tính GDP, tỉnh nào cũng tăng mười mấy phần trăm
trong khi cả nước có 5,5% thôi thì không biết chạy đi đâu".
GS Nguyễn Quang Thái cho biết: "3 năm gần nhất, cộng GDP của các tỉnh
tăng 12%, trong khi cả nước tăng có 6%, sự khác biệt này trước đó tăng
gấp rưỡi, nhưng nay là gấp đôi. Việc này các đồng chí lãnh đạo biết rồi
nhưng không sửa".
Đến cả nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng than thở: "Những con số đó cứ
thế nào. Tôi không dám tin." Và vì thế, ông nói "việc điều chỉnh chỉ
tiêu thì dễ nhưng không để làm gì".
Có lẽ vì thế mà GS Trần Thọ Đạt cho rằng: "Căn bệnh thành tích đã phủ kín những khiếm khuyết của nền kinh tế".
Theo ông, quá trình hoạch định chính sách hiện nay vẫn không thể đối phó
với vấn đề mới của thời đại. Tư duy chiến lược phát triển của kinh tế
đang có sự không nhất quán.... Sự không rõ ràng trong tư duy phát triển
kinh tế đã dẫn tới những chính sách đa mục tiêu. Cùng đó là chính sách
kinh tế ban hành rất nhiều nhưng hiệu quả lại không đạt.
Trong khi đó, chúng ta lại ít khi nói về cái sai của mình. Theo GS Đạt,
hệ lụy của gói kích thích kinh tế, chính sách nới lỏng thái quá đã dẫn
tới giá cả gia tăng, lãi suất, tỷ giá tăng, kéo theo sóng đầu cơ và bất
ổn. Nhưng thay vì nhìn nhận các vấn đề này là nguyên nhân sai lầm trong
thiết kế thực thi chính sách thì Chính phủ lại coi đó là khiếm khuyết
của kinh tế thị trường. Đồng thời, lại gia tăng các biện pháp cưỡng ép
hành chính và gọi chúng là chính sách bình ổn.
Theo khuyến nghị của GS Đạt, đã đến lúc phải lựa chọn và quyết định. Đầu tiên phải đổi mới tư duy chiến lược kinh tế.
"Đây sẽ là động lực để nền kinh tế thoát khỏi trì trệ. Tuy nhiên, cần có
sự dũng cảm và kiên trì trong lựa chọn này. Việt Nam sẽ phải hi sinh
tăng trưởng trong vài năm đầu, chấp nhận một mức tăng trưởng thấp để đạt
sự bền vững lâu dài", ông Đạt nhấn mạnh.
(VNN)
Kinh tế VN 'vỡ ổn định vĩ mô 5 năm qua'
Ông Vũ Khoan nói những hạn chế bất cập không được nhìn thẳng.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói Chính phủ Việt Nam đã né tránh nói về
nguyên nhân chủ quan là sai lầm trong điều hành khiến kinh tế gặp khó
khăn.
Bình luận của ông được đưa ra tại Hội thảo của Ban Kinh tế Trung ương Đảng ngày 23/9/2013 tại Hà Nội, nơi Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự.
Một trong những câu hỏi được ông Phúc đưa ra tại đây là tại sao nền kinh tế Việt Nam lại ra khỏi khủng hoảng kinh tế chậm hơn các nước trong khu vực?
“Tôi không tin khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng khiến nền kinh tế của chúng ta khó khăn, khi mà những lĩnh vực liên quan đến thế giới như xuất khẩu, đầu tư nước ngoài... đều là những điểm sáng của nền kinh tế chúng ta.
"Sao lại cứ đổ tội cho tình hình khách quan? Nguyên nhân chủ yếu là đã để vỡ ổn định kinh tế vĩ mô từ năm 2007 đến nay”, ông Khoan được Thời báo Kinh tế Việt Nam dẫn lời.
Báo này cho biết ông Khoan cũng nói về "những hạn chế bất cập trong điều hành không được nhìn thẳng, khi Chính phủ luôn giải thích rằng nền kinh tế khó khăn, là bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, chứ ít khi đi vào nguyên nhân chủ quan là có sai lầm trong điều hành".
"Những con số mà tôi tuy cóc ngồi đáy giếng nhưng vẫn thấy nó khó tin, như con số nợ xấu, nay thế này, mai đã thế khác. Nên nhìn vào thực trạng xã hội mà đánh giá thì hơn,” ông Vũ Khoan nói.
'Giai đoạn nhạy cảm'
Trong khi đó Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, được dẫn lời nói “Việt Nam đang trong bối cảnh sơ kết nhiệm kỳ, với những chuyển động chính trị, nên phải nói đây là thời kỳ rất nhạy cảm”.
Tiến sỹ Võ Trí Thành nói với BBC vào ngày 25/09 rằng Việt Nam hiện đang tham gia đàm phám một loạt các hiệp định thương mại (TPP, FTA với EU...) nên rất nhiều việc phải làm.
"Việt Nam đang trong giai đoạn sửa đổi về hiến pháp và thay đổi, cải cách quan trọng trong lúc nguồn lực còn hạn chế mà mục tiêu đề ra nhiều nên câu chuyện có những cái phức tạp"
Vào hôm thứ Tư, 25/09, Hoa Kỳ và Việt Nam tiếp tục bốn ngày đàm phán tại Washington về Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Hãng Kyodo News vào hôm 14/09 đưa tin Hoa Kỳ và Việt Nam đã đạt được những bước cơ bản nhằm xóa bỏ rào cản để đi tới đạt thỏa thuận tại phiên đàm phán cấp bộ trưởng hai nước ở Brunei vào cuối tháng Tám.
"Tại Brunei, Washington đồng ý mở cửa cho thị trường hàng may mặc cho Việt Nam trong khi Hà Nội đề xuất bỏ những ưu đãi cho các công ty nhà nước", hãng tin của Nhật cho biết.
"Về tổng thế, hiệp định TPP phù hợp với chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam để làm sao so hiệu quả hơn, minh bạch hơn, tạo môi trường cạnh tranh cho bình đẳng hơn", Tiến sỹ Võ Trí Thành nói với BBC.
Trong nỗ lực bảo hộ ngành dệt may nội địa, Hoa Kỳ trước đó quả quyết rằng tất cả các sản phẩm may mặc đều phải dùng vải và sợi từ các nước thành viên TPP, tức là từ chối miễn thuế cho các sản phẩm dùng vải sợi nhập từ các nước không tham gia TPP như Trung Quốc.
Tuy nhiên hãng tin này cho biết Washington đồng ý tăng nhiều số lượng hàng dệt may Việt Nam được miễn thuế theo khuôn khổ "đặc cách", về cơ bản là mở cửa thêm cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Để đổi lại Việt Nam cam kết thực hiện cải nhằm đối xử công bằng giữa khối doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân có vốn nước ngoài sau giai đoạn "5 năm chuyển tiếp".
(BBC)
Bình luận của ông được đưa ra tại Hội thảo của Ban Kinh tế Trung ương Đảng ngày 23/9/2013 tại Hà Nội, nơi Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự.
Một trong những câu hỏi được ông Phúc đưa ra tại đây là tại sao nền kinh tế Việt Nam lại ra khỏi khủng hoảng kinh tế chậm hơn các nước trong khu vực?
“Tôi không tin khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng khiến nền kinh tế của chúng ta khó khăn, khi mà những lĩnh vực liên quan đến thế giới như xuất khẩu, đầu tư nước ngoài... đều là những điểm sáng của nền kinh tế chúng ta.
"Sao lại cứ đổ tội cho tình hình khách quan? Nguyên nhân chủ yếu là đã để vỡ ổn định kinh tế vĩ mô từ năm 2007 đến nay”, ông Khoan được Thời báo Kinh tế Việt Nam dẫn lời.
Báo này cho biết ông Khoan cũng nói về "những hạn chế bất cập trong điều hành không được nhìn thẳng, khi Chính phủ luôn giải thích rằng nền kinh tế khó khăn, là bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, chứ ít khi đi vào nguyên nhân chủ quan là có sai lầm trong điều hành".
"Những con số mà tôi tuy cóc ngồi đáy giếng nhưng vẫn thấy nó khó tin, như con số nợ xấu, nay thế này, mai đã thế khác. Nên nhìn vào thực trạng xã hội mà đánh giá thì hơn,” ông Vũ Khoan nói.
'Giai đoạn nhạy cảm'
Trong khi đó Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, được dẫn lời nói “Việt Nam đang trong bối cảnh sơ kết nhiệm kỳ, với những chuyển động chính trị, nên phải nói đây là thời kỳ rất nhạy cảm”.
Tiến sỹ Võ Trí Thành nói với BBC vào ngày 25/09 rằng Việt Nam hiện đang tham gia đàm phám một loạt các hiệp định thương mại (TPP, FTA với EU...) nên rất nhiều việc phải làm.
"Việt Nam đang trong giai đoạn sửa đổi về hiến pháp và thay đổi, cải cách quan trọng trong lúc nguồn lực còn hạn chế mà mục tiêu đề ra nhiều nên câu chuyện có những cái phức tạp"
Vào hôm thứ Tư, 25/09, Hoa Kỳ và Việt Nam tiếp tục bốn ngày đàm phán tại Washington về Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Hãng Kyodo News vào hôm 14/09 đưa tin Hoa Kỳ và Việt Nam đã đạt được những bước cơ bản nhằm xóa bỏ rào cản để đi tới đạt thỏa thuận tại phiên đàm phán cấp bộ trưởng hai nước ở Brunei vào cuối tháng Tám.
"Tại Brunei, Washington đồng ý mở cửa cho thị trường hàng may mặc cho Việt Nam trong khi Hà Nội đề xuất bỏ những ưu đãi cho các công ty nhà nước", hãng tin của Nhật cho biết.
"Về tổng thế, hiệp định TPP phù hợp với chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam để làm sao so hiệu quả hơn, minh bạch hơn, tạo môi trường cạnh tranh cho bình đẳng hơn", Tiến sỹ Võ Trí Thành nói với BBC.
Trong nỗ lực bảo hộ ngành dệt may nội địa, Hoa Kỳ trước đó quả quyết rằng tất cả các sản phẩm may mặc đều phải dùng vải và sợi từ các nước thành viên TPP, tức là từ chối miễn thuế cho các sản phẩm dùng vải sợi nhập từ các nước không tham gia TPP như Trung Quốc.
Tuy nhiên hãng tin này cho biết Washington đồng ý tăng nhiều số lượng hàng dệt may Việt Nam được miễn thuế theo khuôn khổ "đặc cách", về cơ bản là mở cửa thêm cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Để đổi lại Việt Nam cam kết thực hiện cải nhằm đối xử công bằng giữa khối doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân có vốn nước ngoài sau giai đoạn "5 năm chuyển tiếp".
(BBC)
Đối tác Pháp - Việt Nam: Chúng ta không được quên các quyền tự do của các công dân Việt Nam
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ đến Paris
ngày 24 tháng 9 này để thăm chính thức Pháp. Ông ta được chính phủ Pháp
mời, trong bối cảnh muốn có quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam nhân
năm 2013-2014 được gọi là "năm Pháp-Việt” kỷ niệm năm thứ 40 thiết lập
quan hệ ngoại giao đôi bên. Ngoài những mối liên hệ lịch sử, kinh tế và
tình cảm giữa hai nước, cuộc hôn phối này nhang nhác giống cuộc hôn phối
của Người đẹp và Quái vật, cuộc hôn phối của “Tổ quốc các quyền con
người" với kẻ đào hố chôn các quyền tự do.
Thực vậy cuộc viếng thăm này diễn ra khi Việt Nam dù đang sẵn sàng tham gia Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc năm tới đây song vẫn tăng cường đàn áp chống các blogger và những người bất đồng trên mạng internet, những người tích cực hoạt động vì dân chủ, những người bảo vệ các quyền con người và những nhà bất đồng về chính trị và những nhà bất đồng về tôn giáo. Chế độ chính trị của Việt Nam khốn khổ vì căn bênh tâm thần phân liệt này kể từ khi nó mở cửa “Đổi Mới” kinh tế, chính sách cải cách kinh tế tung ra năm 1986: họ cần phải làm vừa lòng cộng đồng quốc tế gắn bó với các quyền con người (nhằm thu hút tư bản và các loại viện trợ) đồng thời vẫn đàn áp dân chúng (để không mất quyền lực).
31 TRIỆU NGƯỜI DÙNG MẠNG
Tự do diễn đạt trên Internet là điều chế độ này ghét thậm tệ. Hà Nội vừa mới ký nghị định 72/2013/ND-CP có hiệu lực ngày 1 tháng 9, xử phạt có hệ thống những ai lên tiếng nhân danh quyền tự do đó. Thực ra thì Việt Nam đã từng dựa rất nhiều vào hệ thống Web để phát triển kinh tế, đến độ là chỉ trong vài ba năm mà trở thành một trong những nước dùng mạng internet nhiều nhất Đông Nam Á. Kết quả là từ năm 2000, số người Việt Nam dùng mạng đã nhân gấp 15 lần, đạt con số 31 triệu người, hoặc một phần ba dân số. Nếu trước đây chỉ vào các quán cà phê có nối mạng thì mới vào mạng được, giờ đây, internet đã xâm nhập vào các gia đình, đặc biệt là thông qua điện thoại di động (130 triệu máy với dân số 90 triệu người).
Bước nhảy Internet kinh hoàng đó đã thức tỉnh cơn khát của người dân về thông tin, về trao đổi ý kiến, và về sự tham gia vào công việc của đất nước. Các blog lớn và nhỏ đã nở rộ tới nhiều triệu địa chỉ và thế là đủ để bất cần đến những thông tin manh mún của nền báo chí chính thống hoạt động theo mệnh lệnh, từ đó làm bớt đi sự bất động của các tổ chức Nhà nước và các tổ chức khác nằm dưới quyền một đảng duy nhất. Một manh nha của nền báo chí tự do đã khai sinh cùng các blog này. Những blog tiêu biểu nhất hẳn phải là Bauxite VN và Dân Làm Báo (“người công dân đứng ra làm báo”).
Song song với điều đó, người dân đã có thể động viên nhau tham gia vào những vấn đề họ đang quan tâm. Có vấn đề người nông dân bị trục xuất ra khỏi đất đai của mình, tệ tham nhũng trong cán bộ, những nguy cơ bị Tàu khai thác bôxit trên Cao nguyên (Trung bộ). Cũng có cả chuyện người dân bất bình trước sự yếu kém của chính phủ trong các tranh chấp với Trung Hoa về các đảo trên Biển Đông. Giữa tháng Sáu và tháng Tám năm 2011, nhờ vào hệ thống tin nhắn và Facebook, các cuộc biểu tình đã được tổ chức vào các ngày Chủ nhật tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để phản đối chính phủ và nước Tàu. Các cuộc biểu tình này đều bị đàn áp.
QUẤY RỐI VÀ BẠO HÀNH
Là một nước ở Đông Nam Á nằm trong số những nước vào mạng Internet nhiều nhất, và là một trong những nước vi phạm tồi tệ nhất quyền tự do ngôn luận của người dân. Ngay từ ban đầu, Việt Nam đã nhìn thấy ở Internet một mối đe dọa, nên nó đã tiến hành công việc ngăn chặn những “hệ quả tiêu cực” của Internet, nghĩa là ngăn chặn cái quyền tự do mà Internet có thể làm cho người dân tiêm nhiễm. "Với sự bùng nổ của Internet, quyền tự do ngôn luận và quyền tự do báo chí trở thành một vấn đề toàn cầu" ta có thể đọc được điều viết như thế rất gần đây trên báo chí chính thống.
Tuy vậy, sự bùng nổ của tiếng nói trên Internet đã khiến nhà cầm quyền Việt Nam hết cách chống chọi, họ phải dùng nhiều cách để đàn áp các chủ blog và những nhà bất đồng chính kiến trên mạng: những cuộc quấy rối, công an thuê bọn lưu manh côn đồ đàn áp, bắt đi nằm bệnh viện tâm thần, bạo hành của cảnh sát kể cả xâm phạm bằng tính dục, bắt bớ và giam cầm không cần xét xử. Và cả những vụ án bất công với những bản án có sẵn tuyên án tù nhiều năm.
Trên thực tế, Việt Nam đang phạm vào cuộc đàn áp tồi tệ nhất chống lại những nhà hoạt động vì dân chủ và chống lại các blogger. Riêng năm 2013 này, 49 nhà bất đồng chính kiến đã bị đưa vào tù! Một cách trâng tráo, chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng đem che phủ lên toàn bộ tình hình đó bằng lớp sơn quang dầu gọi là tính pháp lý với cả một rừng những đạo luật gian xảo mà nghị định 72 chỉ là một thí dụ cuối cùng.
"AN NINH QUỐC GIA", MỘT KHÁI NIỆM ĐỂ NHÉT ĐỦ THỨ VÀO
Việt Nam đã áp đặt và kiểm soát chặt chẽ những người sử dụng Internet qua những chủ quán café-Internet cũng như lắp đặt các thiết bị gián điệp ngay trên các máy tính trong quán. Việt Nam đã lập ra ngạch Cảnh sát mạng để xua đi những "thông tin cấm". Việt Nam đã áp đặt trách nhiệm hình sự cho các người dùng Internet không chỉ về những gì họ làm trên trang Web mà cả về những thông điệp họ nhận được nữa. Song song với chuyện đó, chế độ cai trị Việt Nam đã tiến hành dùng thiết bị gián điệp để mở các cuộc tiến công vào các trang mạng đối lập ở nước ngoài và làm gây nhiễm virus cho hàng nghìn máy. Họ lập ra những đối thủ cạnh tranh ở địa phương của Facebook hoặc Twitter để kiểm soát những người vào mạng, bắt họ phải khai báo vào đâu nhân thân thực của mình để có thể đăng nhập.
Còn về nghị định 72, văn bản này cấm la liệt vô số điều đến độ là không ai biết mình có quyền được làm gì nữa. Nghị định này bắt các nhà cung cấp dịch vụ Internet ở nước ngoài phải cung cấp thông tin về người dùng tại Việt Nam. Nó cũng cấm những người vào mạng không được nói đến thời sự trên các trang blog, các trang mạng cá nhân hoặc các mạng xã hội. Nó chỉ cho phép dùng các thông tin “cá nhân” thôi. Chế độ cai trị ở Việt Nam giải thích một cách “dễ nghe” rằng đó là nhằm bảo vệ quyền tác giả...
Bên cạnh mọi biện pháp chuyên biệt đó, Việt Nam còn có một kho những văn bản chống lại việc tự do bộc lộ những quyền chung của con người. Trước hết, đó là những điều trong Luật hình sự đối với khái niệm “an ninh quốc gia” trong đó nhét đủ thứ tội vào, là điều Liên Hợp Quốc đã vạch trần từ lâu rồi nhưng không có hiệu quả.
NHỮNG NHÀ BÁO QUÁ TÒ MÒ BỊ BẮT GIAM
Những ai liên hệ với nước ngoài đều có thể bị truy tố vì tội "gián điệp" (điều 80 bộ Luật hình sự). Điều 88 về tội "tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa" với khung án từ 3 đến 20 năm tù cũng được dùng hết sức rộng rãi để đàn áp lại một điều phê phán dù chỉ bé tí xíu. Một trong những điều luật cực kỳ Kafka là điều 258 xử việc “lợi dụng quyền tự do dân chủ để làm phương hại các quyền lợi của Nhà nước" có khung án tù tới 7 năm.
Tất cả các văn bản luật đó tạo ra một không khí khủng bố và dẫn con người đến chỗ tự kiểm duyệt, là hình thức kiểm duyệt khủng khiếp nhất. Các nhà báo phải bồi thường quyền lợi những nhân vật bị họ nêu trong các bài báo họ đăng. Các nhà báo quá tò mò đều bị bắt giữ, như Võ Thanh Tùng và các cộng sự vào tháng Tám năm ngoái, hoặc như Nguyễn Văn Khương, bị bắt hồi năm 2012. Tất cả họ đều viết về nạn hối lộ của cảnh sát và đều bị truy tố vì tội... nhận hối lộ.
Sự đàn áp chống lại tự do ngôn luận và tự do báo chí chỉ là cái mỏm nhìn thấy được của tảng băng chìm. Trên thực tế, toàn bộ xã hội Việt Nam đều bị đàn áp: có những người nông dân vô cớ bị đuổi ra khỏi đất đai của họ, có những người dân tộc thiểu số (miền núi, H’mong, Khmer krom, v.v.) và những tôn giáo “không được công nhận" (đạo Phật, đạo Ki tô, Cao đài, Phật giáo Hòa hảo và những người theo đạo Tin lành) họ liên tục bị quấy rối, bị hành hung, bị bắt bớ và giam cầm vô cớ. Từ năm 2003, Thích Quảng Độ, người đã 86 tuổi đứng đầu Phật giáo Thống nhất của Việt Nam, bị bắt rồi giam tại một nhà chùa dùng làm nhà tù mà không rõ vì cớ gì. Nhưng về những chuyện đó, rất có thể sẽ không hề được nêu ra trong cuộc gặp sắp tới tại dinh Matignon (của Thủ tướng Pháp).
Nguồn bản gốc: lemonde.frLe Monde.fr ngày 24.09.2013
Thực vậy cuộc viếng thăm này diễn ra khi Việt Nam dù đang sẵn sàng tham gia Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc năm tới đây song vẫn tăng cường đàn áp chống các blogger và những người bất đồng trên mạng internet, những người tích cực hoạt động vì dân chủ, những người bảo vệ các quyền con người và những nhà bất đồng về chính trị và những nhà bất đồng về tôn giáo. Chế độ chính trị của Việt Nam khốn khổ vì căn bênh tâm thần phân liệt này kể từ khi nó mở cửa “Đổi Mới” kinh tế, chính sách cải cách kinh tế tung ra năm 1986: họ cần phải làm vừa lòng cộng đồng quốc tế gắn bó với các quyền con người (nhằm thu hút tư bản và các loại viện trợ) đồng thời vẫn đàn áp dân chúng (để không mất quyền lực).
31 TRIỆU NGƯỜI DÙNG MẠNG
Tự do diễn đạt trên Internet là điều chế độ này ghét thậm tệ. Hà Nội vừa mới ký nghị định 72/2013/ND-CP có hiệu lực ngày 1 tháng 9, xử phạt có hệ thống những ai lên tiếng nhân danh quyền tự do đó. Thực ra thì Việt Nam đã từng dựa rất nhiều vào hệ thống Web để phát triển kinh tế, đến độ là chỉ trong vài ba năm mà trở thành một trong những nước dùng mạng internet nhiều nhất Đông Nam Á. Kết quả là từ năm 2000, số người Việt Nam dùng mạng đã nhân gấp 15 lần, đạt con số 31 triệu người, hoặc một phần ba dân số. Nếu trước đây chỉ vào các quán cà phê có nối mạng thì mới vào mạng được, giờ đây, internet đã xâm nhập vào các gia đình, đặc biệt là thông qua điện thoại di động (130 triệu máy với dân số 90 triệu người).
Bước nhảy Internet kinh hoàng đó đã thức tỉnh cơn khát của người dân về thông tin, về trao đổi ý kiến, và về sự tham gia vào công việc của đất nước. Các blog lớn và nhỏ đã nở rộ tới nhiều triệu địa chỉ và thế là đủ để bất cần đến những thông tin manh mún của nền báo chí chính thống hoạt động theo mệnh lệnh, từ đó làm bớt đi sự bất động của các tổ chức Nhà nước và các tổ chức khác nằm dưới quyền một đảng duy nhất. Một manh nha của nền báo chí tự do đã khai sinh cùng các blog này. Những blog tiêu biểu nhất hẳn phải là Bauxite VN và Dân Làm Báo (“người công dân đứng ra làm báo”).
Song song với điều đó, người dân đã có thể động viên nhau tham gia vào những vấn đề họ đang quan tâm. Có vấn đề người nông dân bị trục xuất ra khỏi đất đai của mình, tệ tham nhũng trong cán bộ, những nguy cơ bị Tàu khai thác bôxit trên Cao nguyên (Trung bộ). Cũng có cả chuyện người dân bất bình trước sự yếu kém của chính phủ trong các tranh chấp với Trung Hoa về các đảo trên Biển Đông. Giữa tháng Sáu và tháng Tám năm 2011, nhờ vào hệ thống tin nhắn và Facebook, các cuộc biểu tình đã được tổ chức vào các ngày Chủ nhật tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để phản đối chính phủ và nước Tàu. Các cuộc biểu tình này đều bị đàn áp.
QUẤY RỐI VÀ BẠO HÀNH
Là một nước ở Đông Nam Á nằm trong số những nước vào mạng Internet nhiều nhất, và là một trong những nước vi phạm tồi tệ nhất quyền tự do ngôn luận của người dân. Ngay từ ban đầu, Việt Nam đã nhìn thấy ở Internet một mối đe dọa, nên nó đã tiến hành công việc ngăn chặn những “hệ quả tiêu cực” của Internet, nghĩa là ngăn chặn cái quyền tự do mà Internet có thể làm cho người dân tiêm nhiễm. "Với sự bùng nổ của Internet, quyền tự do ngôn luận và quyền tự do báo chí trở thành một vấn đề toàn cầu" ta có thể đọc được điều viết như thế rất gần đây trên báo chí chính thống.
Tuy vậy, sự bùng nổ của tiếng nói trên Internet đã khiến nhà cầm quyền Việt Nam hết cách chống chọi, họ phải dùng nhiều cách để đàn áp các chủ blog và những nhà bất đồng chính kiến trên mạng: những cuộc quấy rối, công an thuê bọn lưu manh côn đồ đàn áp, bắt đi nằm bệnh viện tâm thần, bạo hành của cảnh sát kể cả xâm phạm bằng tính dục, bắt bớ và giam cầm không cần xét xử. Và cả những vụ án bất công với những bản án có sẵn tuyên án tù nhiều năm.
Trên thực tế, Việt Nam đang phạm vào cuộc đàn áp tồi tệ nhất chống lại những nhà hoạt động vì dân chủ và chống lại các blogger. Riêng năm 2013 này, 49 nhà bất đồng chính kiến đã bị đưa vào tù! Một cách trâng tráo, chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng đem che phủ lên toàn bộ tình hình đó bằng lớp sơn quang dầu gọi là tính pháp lý với cả một rừng những đạo luật gian xảo mà nghị định 72 chỉ là một thí dụ cuối cùng.
"AN NINH QUỐC GIA", MỘT KHÁI NIỆM ĐỂ NHÉT ĐỦ THỨ VÀO
Việt Nam đã áp đặt và kiểm soát chặt chẽ những người sử dụng Internet qua những chủ quán café-Internet cũng như lắp đặt các thiết bị gián điệp ngay trên các máy tính trong quán. Việt Nam đã lập ra ngạch Cảnh sát mạng để xua đi những "thông tin cấm". Việt Nam đã áp đặt trách nhiệm hình sự cho các người dùng Internet không chỉ về những gì họ làm trên trang Web mà cả về những thông điệp họ nhận được nữa. Song song với chuyện đó, chế độ cai trị Việt Nam đã tiến hành dùng thiết bị gián điệp để mở các cuộc tiến công vào các trang mạng đối lập ở nước ngoài và làm gây nhiễm virus cho hàng nghìn máy. Họ lập ra những đối thủ cạnh tranh ở địa phương của Facebook hoặc Twitter để kiểm soát những người vào mạng, bắt họ phải khai báo vào đâu nhân thân thực của mình để có thể đăng nhập.
Còn về nghị định 72, văn bản này cấm la liệt vô số điều đến độ là không ai biết mình có quyền được làm gì nữa. Nghị định này bắt các nhà cung cấp dịch vụ Internet ở nước ngoài phải cung cấp thông tin về người dùng tại Việt Nam. Nó cũng cấm những người vào mạng không được nói đến thời sự trên các trang blog, các trang mạng cá nhân hoặc các mạng xã hội. Nó chỉ cho phép dùng các thông tin “cá nhân” thôi. Chế độ cai trị ở Việt Nam giải thích một cách “dễ nghe” rằng đó là nhằm bảo vệ quyền tác giả...
Bên cạnh mọi biện pháp chuyên biệt đó, Việt Nam còn có một kho những văn bản chống lại việc tự do bộc lộ những quyền chung của con người. Trước hết, đó là những điều trong Luật hình sự đối với khái niệm “an ninh quốc gia” trong đó nhét đủ thứ tội vào, là điều Liên Hợp Quốc đã vạch trần từ lâu rồi nhưng không có hiệu quả.
NHỮNG NHÀ BÁO QUÁ TÒ MÒ BỊ BẮT GIAM
Những ai liên hệ với nước ngoài đều có thể bị truy tố vì tội "gián điệp" (điều 80 bộ Luật hình sự). Điều 88 về tội "tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa" với khung án từ 3 đến 20 năm tù cũng được dùng hết sức rộng rãi để đàn áp lại một điều phê phán dù chỉ bé tí xíu. Một trong những điều luật cực kỳ Kafka là điều 258 xử việc “lợi dụng quyền tự do dân chủ để làm phương hại các quyền lợi của Nhà nước" có khung án tù tới 7 năm.
Tất cả các văn bản luật đó tạo ra một không khí khủng bố và dẫn con người đến chỗ tự kiểm duyệt, là hình thức kiểm duyệt khủng khiếp nhất. Các nhà báo phải bồi thường quyền lợi những nhân vật bị họ nêu trong các bài báo họ đăng. Các nhà báo quá tò mò đều bị bắt giữ, như Võ Thanh Tùng và các cộng sự vào tháng Tám năm ngoái, hoặc như Nguyễn Văn Khương, bị bắt hồi năm 2012. Tất cả họ đều viết về nạn hối lộ của cảnh sát và đều bị truy tố vì tội... nhận hối lộ.
Sự đàn áp chống lại tự do ngôn luận và tự do báo chí chỉ là cái mỏm nhìn thấy được của tảng băng chìm. Trên thực tế, toàn bộ xã hội Việt Nam đều bị đàn áp: có những người nông dân vô cớ bị đuổi ra khỏi đất đai của họ, có những người dân tộc thiểu số (miền núi, H’mong, Khmer krom, v.v.) và những tôn giáo “không được công nhận" (đạo Phật, đạo Ki tô, Cao đài, Phật giáo Hòa hảo và những người theo đạo Tin lành) họ liên tục bị quấy rối, bị hành hung, bị bắt bớ và giam cầm vô cớ. Từ năm 2003, Thích Quảng Độ, người đã 86 tuổi đứng đầu Phật giáo Thống nhất của Việt Nam, bị bắt rồi giam tại một nhà chùa dùng làm nhà tù mà không rõ vì cớ gì. Nhưng về những chuyện đó, rất có thể sẽ không hề được nêu ra trong cuộc gặp sắp tới tại dinh Matignon (của Thủ tướng Pháp).
Nguồn bản gốc: lemonde.frLe Monde.fr ngày 24.09.2013
Phạm Toàn dịch
(BVN)
(BVN)
GS Phạm Duy Hiển - Với điện hạt nhân, phải nói cho đúng!
"Trước mắt, việc khởi công nhà
máy ĐHN đầu tiên năm 2014 coi như hỏng? Muốn khởi công phải có tài liệu,
có thiết kế, luận chứng… trong khi hiện tại chưa có gì. Nếu nỗ lực một
cách nghiêm túc, sớm nhất là năm 2018 mới có thể khởi công. Tôi cho rằng
càng chậm càng tốt vì đến năm 2030 sẽ có những loại lò phản ứng rất
hiện đại".
Nhật Bản tạm dừng hạt nhân vì nghe dân
PV: – Thưa ông,
vào sáng 16/9 Nhật Bản đã chính thức đưa ra thông tin dừng lò phản ứng
điện hạt nhân cuối cùng tại Ohi và không đưa ra khung thời gian có thể
tái khởi động, dù điện hạt nhân chiếm 30% nguồn cung năng lượng của đất
nước này. Theo ông, đây có phải là quyết định dễ dàng với Nhật Bản? Và
tại sao lãnh đạo nước này phải đưa ra quyết định như vậy?
GS Phạm Duy Hiển: -
Đây là một vấn đề phức tạp, nhất là hiện nay đã có hiện tượng rò rỉ
phóng xạ xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Theo kết luận của
Chính phủ Nhật Bản, mức độ phóng xạ xung quanh nhà máy điện hạt nhân
Fukushima đã cao hơn tới 18 lần so với những báo cáo trước đó mà Công ty
điện lực Tokyo Nhật Bản (Tepco) ghi nhận.
Việc Tepco mập mờ về thông tin như vậy
khiến người dân càng thêm không yên tâm. Sự thực cũng phải thừa nhận
rằng, họ đã cố gắng hết sức nhưng chuyện phóng xạ là tế nhị và nhạy cảm,
còn dân thì không thể hiểu hết được.
Cho nên, nói tuyên truyền về hạt nhân
chỉ là nói vậy thôi, chứ thực chất vấn đề phức tạp hơn rất nhiều. Tại
sao điện hạt nhân lại bị phản đối nhiều như thế, là vì không có nhiều
người hiểu biết về nó, trong khi đi tuyên truyền lại không chừng mực.
Nhật Bản đang gặp phải vấn đề như vậy.
Nếu Chính phủ Nhật Bản vẫn tiếp tục điện hạt nhân, người dân không
nghe, dù họ biết rõ, thiếu điện thì giá điện sẽ tăng lên. Theo tôi,
chắc chắn cuối cùng Nhật Bản sẽ cho một số lò chạy thôi nhưng muốn làm
thế thì người dân địa phương phải đồng thuận.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (mũ đỏ) thị sát nhà máy Fukushima 1 và hối thúc tập đoàn tháo dỡ hai lò phản ứng còn lại của nhà máy |
PV: - Tại Việt
Nam, sự việc Lâm Đồng nhắc đi nhắc lại rằng “sợ” điện hạt nhân thời gian
gần đây khiến dư luận không khỏi lo ngại (lò phản ứng trong Trung tâm
hạt nhân có công suất bằng 1/100 một lò hạt nhân xây dựng ở Ninh Thuận).
Thưa ông, phản ứng của Lâm Đồng và dư luận thể hiện điều gì trong thái
độ của người dân với điện hạt nhân? Khi tâm lý người dân chưa thật sẵn
sàng như vậy, liệu Việt Nam có thể học theo Nhật Bản?
GS Phạm Duy Hiển: -
Cách đây hơn một năm, khi tổng kết thảm họa Fukushima, người ta nói
rằng: “Đừng nói với người dân rằng điện hạt nhân là an toàn, mà hãy nói
hãy tin chúng tôi. Chúng tôi sẽ cố gắng làm cho nó an toàn”. Phải nói
cho đúng để người dân tin. Điều này tôi cũng đã từng nói với những người
có trách nhiệm, và cả những người nghiên cứu về ĐHN nhưng không biết
người ta nghe đến đâu.
Trên thực tế, sau sự cố Fukushima,
nhiều nước vẫn làm ĐHN chứ không phải quay lưng hẳn. Nhưng vấn đề làm
như thế nào thì các nước được lưu ý rất kỹ.
ĐHN càng chậm càng tốt
PV: – Bất chấp
nhiều cảnh báo, ĐHN vẫn được coi như là lời giải cho việc thiếu năng
lượng của Việt Nam trong 20 năm tới. Đến thời điểm này, theo ông đánh
giá, Việt Nam đã làm được những gì và còn thiếu những gì để có thể phát
triển điện hạt nhân một cách an toàn? Nhìn vào xu hướng thế giới như
vậy, Việt Nam nên có những điều chỉnh như thế nào?
GS Phạm Duy Hiển: -
Chính phủ Việt Nam đã ký kết với nước ngoài, quyết làm điện hạt nhân nên
giờ rất khó biết phải nói thế nào. Nhưng chuyên gia nếu nói thì cũng
phải nói cho đúng sự thật.
Nói nếu có sự cố thì Việt Nam có thể
sẽ bị chia cắt ra làm đôi, trong khi xuất khẩu, kinh tế bị tê liệt ngay
tức khắc và toàn bộ dải đất miền Trung sẽ bị ô nhiễm phóng xạ bao trùm
trong nhiều năm nếu xảy ra một thảm họa hạt nhân như vụ Tchernobyl hay
Fukushima cũng không chuẩn. Nói kiểu ‘an toàn tuyệt đối’ cũng là sai.
Vậy Việt Nam cần phải làm gì? Chỉ có
cách làm đúng luật, đúng khả năng, không được chạy theo tiến độ. Trước
mắt, việc khởi công nhà máy ĐHN đầu tiên năm 2014 coi như hỏng? Muốn
khởi công phải có tài liệu, có thiết kế, luận chứng… trong khi hiện tại
chưa có gì.
Nếu nỗ lực một cách nghiêm túc, sớm
nhất là năm 2018 mới có thể khởi công. Tôi cho rằng càng chậm càng tốt
vì đến năm 2030 sẽ có những loại lò phản ứng rất hiện đại.
Hiện tại, Việt Nam phải đối diện với vấn đề: làm sao để có đủ nguồn nhân lực? Thách thức lớn nhất với chúng ta là vấn đề này.
Trong việc phục vụ cho chương trình
ĐHN, phải đào tạo được: chuyên gia vận hành lò phản ứng (để vận hành một
lò phản ứng như của Nga, phải cần ít nhất là 300 hoặc 400 người, trong
đó phải có những người đứng đầu biết xử lý mọi tình huống, tức phải là
những người có kinh nghiệm);
Chuyên gia thẩm định dự án và giám sát
thi công; chuyên gia có kinh nghiệm ở các cơ quan pháp quy độc lập với
nhà máy (phải làm trong nghề ít nhất 10 năm sau khi tốt nghiệp đại học).
Hiện Việt Nam chưa có những người như vậy.
GS Phạm Duy Hiển: Làm ĐHN bước được đến đâu đi đến đó chứ không phải nhảy. |
Vậy làm sao họ có thể đào tạo các
chuyên gia ĐHN? Mà trong chương trình lại thấy đào tạo cả thạc sỹ, tiến
sỹ nữa? Tiến sĩ chỉ là những người nghiên cứu, chứ vào nhà máy ĐHN để
làm gì ở đó?!.
Tôi nghĩ lúc này, không còn cách nào
khác, chúng ta phải đối diện thẳng với việc cấp tốc làm thế nào để cho
có người làm ĐHN. Chúng ta cứ làm đi rồi sẽ thấy ta không làm nổi theo
tiến độ đã đề ra, không thể đến năm 2020 đã có điện hạt nhân.
Nhiều người nghĩ rằng họ có thể làm
được đủ mọi việc. Nhưng với ĐHN, khi bắt đầu vào những việc cụ thể,
người ta mới thực sự thấy không giống như khi xây dựng đề án trên giấy.
Ngay từ đầu tôi đã nói điều này và đến
bây giờ những người trực tiếp làm ĐHN đang phải đối mặt với chính vấn
đề đó. Rất nhiều cán bộ trước đây hào hứng khi Quốc hội thông qua chủ
trương làm ĐHN nhưng bây giờ bắt đầu hiểu ra rằng những cảnh báo trước
đây là có thật.
Trước đây, trong giới khoa học, có lẽ
chỉ mình tôi không ủng hộ việc làm ĐHN, bây giờ đã có nhiều người thừa
nhận những lo ngại là có căn cứ.
PV: – Một chuyên
gia về năng lượng đã tính toán, nếu Việt Nam thay đổi nền kinh tế tiêu
thụ năng lượng vô lối, không hiệu quả như hiện nay, rồi tính toán lại
nhu cầu điện năng thực tế, có thể Việt Nam sẽ không cần viện tới điện
hạt nhân. Ông nghĩ như thế nào về thông tin này? Liệu có nên coi đây là
một gợi ý đáng cân nhắc để giải bài toán năng lượng ở Việt Nam mà không
phải bằng mọi giá phát triển điện hạt nhân dù hoàn cảnh thực tế chưa phù
hợp?
GS Phạm Duy Hiển: -
Có chứ nhưng người ta không muốn làm. Đã có số liệu chứng minh Việt Nam
sử dụng năng lượng không hiệu quả nhất thế giới. Năm ngoái tăng trưởng
kinh tế chỉ có 5,3% trong khi điện xài đến 12,5%, tức là điện hơn gấp
đôi tăng trưởng. Tại sao trong cùng một đất nước mà điện năng ở TP Hồ
Chí Minh chỉ tăng 7%/năm, tương đương với các nước tiên tiến trong khu
vực, trong khi Hà Nội lại tăng đến 17%/năm, Quảng Ninh 21%?
Thông thường khi các nhà quy hoạch xây
dựng lộ trình phát triển điện phải căn cứ để GDP tăng thêm 1% điện phải
tăng thêm bao nhiêu %, con số này được gọi là hệ số đàn hồi (HSĐH).
Chính hệ số này nói lên hiệu quả sử dụng điện của nền kinh tế. Nó càng
bé, nền kinh tế càng hiệu quả, đất nước càng hiện đại.
Khát điện như Trung Quốc mà họ cũng
thấy rằng HSĐH suýt soát 1 là quá lãng phí. Nhận ra mối nguy, trong kế
hoạch 2006-2010 họ kiên quyết giảm tốc độ tăng trưởng điện xuống trong
khi vẫn bảo đảm tăng trưởng kinh tế mạnh.
Riêng trong hai năm 2008-2009, lượng
điện thương phẩm của Trung Quốc chỉ tăng 6%/năm trong khi GDP tăng gần
10%/năm. Hai con số này ngược hẳn với ta: GDP tăng chưa đầy 6%/năm nhưng
điện lại tăng đến 13%/năm.
Việt Nam cần xác định đúng thủ phạm
gây lãng phí điện năng và có biện pháp xử lý. Năm 2010 và 2011, khi kinh
tế suy thoái, nhiều doanh nghiệp phá sản khiến cho tiêu thụ điện giảm
hẳn, hệ số đàn hồi điện/GDP giảm xuống còn 1,8 (2010) và 1,6 (2011).
Điều này chứng tỏ thủ phạm chính gây lãng phí điện năng nằm trong khối
sản xuất, xây dựng, chứ không phải trong khối hộ gia đình.
Vậy làm thế nào để xử lý tình trạng
lãng phí điện như trên? Theo tôi, phải áp tiêu chí tiêu thụ điện năng
vào trách nhiệm của lãnh đạo các tỉnh và công khai hóa cho mọi người đều
biết. Tiêu thụ điện năng phải được xem như tiêu chí ưu tiên khi xét
duyệt các dự án đầu tư trong và ngoài nước.
Những công nghệ lạc hậu tiêu tốn điện
năng phải tìm cách loại bỏ dần v.v... Ai vi phạm trong khâu xét duyệt dự
án sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nói như vậy không phải là để tháo lui
ĐHN, bây giờ chúng ta đang trong tình thế buộc phải đi tới. Thế nhưng
phải đi tới cho đúng, bước được đến đâu đi đến đó chứ không phải nhảy
cóc rồi ngã nhào.
Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư về cuộc trao đổi!
GS.Trần Đại Phúc: Báo động đỏ nhân lực Điện hạt nhân VN |
Bích Ngọc (Thực hiện)
Công an khóa trái cửa nhà vợ con MS Lê Công Chính
Công an thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai ngang nhiên dùng giây kẽm sắt
khóa chặt cửa nhà của bà Trần Thị Hồng vào đêm 25 tháng 9 nhốt sáu mẹ
con bà Hồng trong nhà không cho ra ngoài mà không cho biết lý do. Bà
Trần Thị Hồng là vợ của Mục sư Lê Công Chính hiện đang thụ án 11 năm tù
giam. Trước tiên bà Hồng kể lại:
"Tôi cũng không biết nguyên nhân tại sao nữa mà từ hôm qua đến giờ công an cứ đóng chốt trước nhà và tôi đi đâu thì họ cũng đi theo, kể cả khi tôi chở con đi học thì họ cũng chạy theo đuôi. Tối hôm nay vào lúc 8 giờ tôi muốn chở con bé đi khám bệnh vì nó bị ho, sốt khi tôi ra mở cổng thì bên ngoài họ lấy giây kẽm sắt họ đã cột cứng cái cổng rồi cho nên mẹ con ra không được. Hiện thời bây giờ trong nhà tôi là phụ nữ và 5 đứa nhỏ không biết sắp tới họ sẽ đối xử như thế nào. Tình hình như tôi thấy hôm qua đến giờ thì mấy đứa con tôi rất là bất an vì chính quyền cứ đêm ngày đi qua đi lại rình rập.
Trưa hôm nay cũng có hai người an ninh đứng trước cửa nhà tôi mà nhìn vô. Tôi nói là tôi ở trong nhà muốn làm gì, muốn chém giết gì thì cứ vô đây chém giết chứ rình rập gì? Tối hôm nay họ cột chặt cổng và không cho mẹ con tôi bước ra khỏi nhà, bây giờ mẹ con bị nhốt trong nhà như vậy.
Mặc Lâm: Vâng, chị có nhớ là trước đó chị có vô tình làm điều gì hay không? Chị có đi đâu và gặp ai để cho công an họ nghi ngờ hay không?
Bà Trần Thị Hồng: Dạ không. Tôi cũng bình thường thôi. Hàng ngày tôi cũng lo cho bốn đứa nhỏ, sáng ngủ dậy chở chúng tới trường và trưa thì chở về lo cho nó ăn uống hàng ngày vậy thôi chứ tôi không gặp gỡ ai và tôi cảm thấy mình không làm gì vi phạm tới họ nữa.
Trong khi ngày 24 là ngày tôi đi thăm nuôi chồng tôi là mục sư Chính nhưng lý do là con bé nhà tôi nó đau nên tôi chưa đi được. Không biết đây có phải là nguyên nhân họ chặn tôi không cho tôi thăm mục sư Chính hay không. Đó chỉ là suy đoán của tôi thôi chứ tôi không biết lý do tại sao mà họ lại đối xử với gia đình tôi như vậy
Mặc Lâm: Thưa chị, chị có số điện thoại của công an của những người hôm trước liên lạc với chị sao chị không gọi để hỏi họ xem thế nào?
Bà Trần Thị Hồng: Dạ không, số thì họ không cho đâu. Sáng hôm nay tôi đã có nói với họ là nếu có đi theo tôi thì đi xa xa một chút, chứ nếu đi gần như vậy trên đường tôi chạy xe mà con tôi cái tôi nó thấy nó sợ rồi lỡ có vấn đề gì thì tôi sẽ báo cho những cơ quan nhân quyền họ biết, chứ đừng làm những điều vi phạm thân thể của mẹ con tôi.
Tuy nhiên họ cũng chỉ cười thôi và tiếp tục theo dõi một bên (…) tôi như vậy. Tôi đi đâu họ cũng theo, tôi bước ra khỏi nhà họ cũng theo. Họ theo tôi từng bước.
Hiện tại thì như anh và quý ông bà biết tôi là phụ nữ, trong khi chồng tôi bị bắt với bản án 11 năm thì đã tôi đau đớn lắm rồi mà bây giờ họ hành xử với gia đình tôi như vậy thì không biết những ngày sắp tới mẹ con tôi phải sống như thế nào trong chế độ cộng sản mà họ đàn áp một cách trắng trợn như vậy.
Đây là sự đàn áp rất rõ ràng. Tôi không làm gì sai cả mà họ cứ rình rập và tìm cách khủng bố những đứa con tôi. Nó nhìn hình ảnh của mấy người công an trước đây đã từng ném đá, đã từng đánh cha đánh mẹ nó và bây giờ tiếp tục canh gác như vậy thì nó rất khủng hoảng.
Khủng bố tinh thần
Mặc Lâm: Bây giờ khi nói chuyện với chị là đã 9 giờ rưỡi tối mà gia đình vẫn bị nhốt bên trong như vậy thì sáng mai những đứa con của chị làm sao đi học? và nếu trong đêm nay nếu có xảy ra hỏa hoạn hay con chị bệnh cần đi cấp cứu thì chỉ sẽ kêu ai?
Bà Trần Thị Hồng: Tôi cũng không biết nữa. Đúng 8 giờ tối hôm nay khi tôi ra mở cửa nhà thì họ đã lấy kẽm sắt họ cột kỹ lại rồi. Tôi không biết trong đêm nay hoặc ngày mai thì họ sẽ có biện pháp nào nữa đối với gia đình tôi. Trong khi chồng đã bị bắt ở tù chỉ có mẹ với con ở nhà, năm đứa nhỏ với tôi ở nhà thôi. Trong đêm nay và ngày mai nếu họ có đối xử như thế nào thì tôi cũng chỉ biết dùng lời Chúa để cầu nguyện chứ không biết phải làm gì trong lúc này nữa. Từ hôm qua tới giờ mẹ con tôi chỉ biết cầu nguyện. Khi chở con đi học tôi chỉ biết cầu xin Chúa sao cho mọi sự bình an.
Mặc Lâm: Ngay chỗ chị đang ở chị có còn thân nhân hay anh chị em ruột thịt ở gần đấy để chị có thể nhờ họ giúp đỡ khi có chuyện khẩn cấp hay không?
Bà Trần Thị Hồng: Tôi cũng có bà chị ở cách đây 5 cây số nhưng tôi biết khi chị tôi vô đến thì chị tôi sẽ không bao giờ được họ cho phép vô nhà tôi. Vì đường nhà tôi nằm trong một cái hẻm, từ quốc lộ chính vô khoảng 20 mét quẹo phải vô trong một cái hẻm rất nhỏ. Toàn bộ những người trong hẻm này đều là đảng viên hay cán bộ nhà nước cho nên khi họ thấy công an đối xử với gia đình tôi như vậy thì họ cũng không dám nói.
Tôi cũng muốn kêu một chị gần bên để mở cửa giùm nhưng rất tiếc chị này cũng e ngại về phía chính quyền lắm cho nên tôi không muốn làm phiền.
Còn với bà chị thì họ canh gác họ sẽ không cho vô cho nên thành thử ra tình trạng mẹ con tôi giống như đang bị nhốt tại nhà. Nhà của mình giống như một nhà tù. Tôi thấy vấn đề này nó quá vô lý. Trong khi nhà mình đang ở một cái không gian như vậy mà mính bị nhốt toàn đàn bà với con nít thì tôi thấy họ vi phạm về nhân quyền và tự do của con người quá mức. Họ đối xử họ đối xử với gia đình tôi một cách tàn nhẫn suốt bao nhiêu năm nay rồi mà bây giờ vẫn tiếp tục như vậy thì tôi không biết hành vi sắp tới họ sẽ đối xử với gia đình tôi ra sao nữa.
Mặc Lâm: Xin cám ơn chị.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-09-25
"Tôi cũng không biết nguyên nhân tại sao nữa mà từ hôm qua đến giờ công an cứ đóng chốt trước nhà và tôi đi đâu thì họ cũng đi theo, kể cả khi tôi chở con đi học thì họ cũng chạy theo đuôi. Tối hôm nay vào lúc 8 giờ tôi muốn chở con bé đi khám bệnh vì nó bị ho, sốt khi tôi ra mở cổng thì bên ngoài họ lấy giây kẽm sắt họ đã cột cứng cái cổng rồi cho nên mẹ con ra không được. Hiện thời bây giờ trong nhà tôi là phụ nữ và 5 đứa nhỏ không biết sắp tới họ sẽ đối xử như thế nào. Tình hình như tôi thấy hôm qua đến giờ thì mấy đứa con tôi rất là bất an vì chính quyền cứ đêm ngày đi qua đi lại rình rập.
Trưa hôm nay cũng có hai người an ninh đứng trước cửa nhà tôi mà nhìn vô. Tôi nói là tôi ở trong nhà muốn làm gì, muốn chém giết gì thì cứ vô đây chém giết chứ rình rập gì? Tối hôm nay họ cột chặt cổng và không cho mẹ con tôi bước ra khỏi nhà, bây giờ mẹ con bị nhốt trong nhà như vậy.
Mặc Lâm: Vâng, chị có nhớ là trước đó chị có vô tình làm điều gì hay không? Chị có đi đâu và gặp ai để cho công an họ nghi ngờ hay không?
Bà Trần Thị Hồng: Dạ không. Tôi cũng bình thường thôi. Hàng ngày tôi cũng lo cho bốn đứa nhỏ, sáng ngủ dậy chở chúng tới trường và trưa thì chở về lo cho nó ăn uống hàng ngày vậy thôi chứ tôi không gặp gỡ ai và tôi cảm thấy mình không làm gì vi phạm tới họ nữa.
Trong khi ngày 24 là ngày tôi đi thăm nuôi chồng tôi là mục sư Chính nhưng lý do là con bé nhà tôi nó đau nên tôi chưa đi được. Không biết đây có phải là nguyên nhân họ chặn tôi không cho tôi thăm mục sư Chính hay không. Đó chỉ là suy đoán của tôi thôi chứ tôi không biết lý do tại sao mà họ lại đối xử với gia đình tôi như vậy
Mặc Lâm: Thưa chị, chị có số điện thoại của công an của những người hôm trước liên lạc với chị sao chị không gọi để hỏi họ xem thế nào?
Bà Trần Thị Hồng: Dạ không, số thì họ không cho đâu. Sáng hôm nay tôi đã có nói với họ là nếu có đi theo tôi thì đi xa xa một chút, chứ nếu đi gần như vậy trên đường tôi chạy xe mà con tôi cái tôi nó thấy nó sợ rồi lỡ có vấn đề gì thì tôi sẽ báo cho những cơ quan nhân quyền họ biết, chứ đừng làm những điều vi phạm thân thể của mẹ con tôi.
Tuy nhiên họ cũng chỉ cười thôi và tiếp tục theo dõi một bên (…) tôi như vậy. Tôi đi đâu họ cũng theo, tôi bước ra khỏi nhà họ cũng theo. Họ theo tôi từng bước.
Hiện tại thì như anh và quý ông bà biết tôi là phụ nữ, trong khi chồng tôi bị bắt với bản án 11 năm thì đã tôi đau đớn lắm rồi mà bây giờ họ hành xử với gia đình tôi như vậy thì không biết những ngày sắp tới mẹ con tôi phải sống như thế nào trong chế độ cộng sản mà họ đàn áp một cách trắng trợn như vậy.
Đây là sự đàn áp rất rõ ràng. Tôi không làm gì sai cả mà họ cứ rình rập và tìm cách khủng bố những đứa con tôi. Nó nhìn hình ảnh của mấy người công an trước đây đã từng ném đá, đã từng đánh cha đánh mẹ nó và bây giờ tiếp tục canh gác như vậy thì nó rất khủng hoảng.
Khủng bố tinh thần
Mặc Lâm: Bây giờ khi nói chuyện với chị là đã 9 giờ rưỡi tối mà gia đình vẫn bị nhốt bên trong như vậy thì sáng mai những đứa con của chị làm sao đi học? và nếu trong đêm nay nếu có xảy ra hỏa hoạn hay con chị bệnh cần đi cấp cứu thì chỉ sẽ kêu ai?
Bà Trần Thị Hồng: Tôi cũng không biết nữa. Đúng 8 giờ tối hôm nay khi tôi ra mở cửa nhà thì họ đã lấy kẽm sắt họ cột kỹ lại rồi. Tôi không biết trong đêm nay hoặc ngày mai thì họ sẽ có biện pháp nào nữa đối với gia đình tôi. Trong khi chồng đã bị bắt ở tù chỉ có mẹ với con ở nhà, năm đứa nhỏ với tôi ở nhà thôi. Trong đêm nay và ngày mai nếu họ có đối xử như thế nào thì tôi cũng chỉ biết dùng lời Chúa để cầu nguyện chứ không biết phải làm gì trong lúc này nữa. Từ hôm qua tới giờ mẹ con tôi chỉ biết cầu nguyện. Khi chở con đi học tôi chỉ biết cầu xin Chúa sao cho mọi sự bình an.
Mặc Lâm: Ngay chỗ chị đang ở chị có còn thân nhân hay anh chị em ruột thịt ở gần đấy để chị có thể nhờ họ giúp đỡ khi có chuyện khẩn cấp hay không?
Bà Trần Thị Hồng: Tôi cũng có bà chị ở cách đây 5 cây số nhưng tôi biết khi chị tôi vô đến thì chị tôi sẽ không bao giờ được họ cho phép vô nhà tôi. Vì đường nhà tôi nằm trong một cái hẻm, từ quốc lộ chính vô khoảng 20 mét quẹo phải vô trong một cái hẻm rất nhỏ. Toàn bộ những người trong hẻm này đều là đảng viên hay cán bộ nhà nước cho nên khi họ thấy công an đối xử với gia đình tôi như vậy thì họ cũng không dám nói.
Tôi cũng muốn kêu một chị gần bên để mở cửa giùm nhưng rất tiếc chị này cũng e ngại về phía chính quyền lắm cho nên tôi không muốn làm phiền.
Còn với bà chị thì họ canh gác họ sẽ không cho vô cho nên thành thử ra tình trạng mẹ con tôi giống như đang bị nhốt tại nhà. Nhà của mình giống như một nhà tù. Tôi thấy vấn đề này nó quá vô lý. Trong khi nhà mình đang ở một cái không gian như vậy mà mính bị nhốt toàn đàn bà với con nít thì tôi thấy họ vi phạm về nhân quyền và tự do của con người quá mức. Họ đối xử họ đối xử với gia đình tôi một cách tàn nhẫn suốt bao nhiêu năm nay rồi mà bây giờ vẫn tiếp tục như vậy thì tôi không biết hành vi sắp tới họ sẽ đối xử với gia đình tôi ra sao nữa.
Mặc Lâm: Xin cám ơn chị.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-09-25
Những liều thuốc đổ bệnh
Năm năm sau vụ khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ mà cao điểm là sự sụp đổ
của tập đoàn đầu tư tài chính Lehman Brothers vào ngày 15 Tháng Chín
năm 2008, tình hình kinh tế Mỹ đã có vẻ khả quan hơn. Nhưng tại sao hai
năm sau vụ khủng hoảng về ngân sách khiến giá trị trái phiếu của Hoa Kỳ
bị tụt hạng vào đầu Tháng Tám năm 2011, nước Mỹ lại có thể gặp khủng
hoảng nữa khi ngân sách liên bang bị phong tỏa vì không được nâng định
mức đi vay? Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về chuyện này và thấy ra hiện
tượng gọi là "hậu quả bất lường" của chính sách kinh tế.
Từ chuyện nước Mỹ...
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Vụ khủng hoảng tại Hoa Kỳ năm 2008 khiến hàng loạt tập đoàn tài chính Mỹ bị rúng động và chính phủ phải ban hành đạo luật cấp cứu với 700 tỷ đô la đắp vốn cho các cơ sở lâm nạn. Sau đó tình hình có dấu hiệu khả quan hơn và các ngân hàng lớn nhất của Mỹ nay thu lời rất cao.
Trận khủng hoảng cũng khiến thế giới bị Tổng suy trầm và Hoa Kỳ có nhiều biện pháp kích thích khiến bội chi ngân sách tăng vọt cùng gánh nặng công trái lên tới mức kỷ lục. Nạn bội chi và đi vay mới dẫn tới vụ khủng hoảng chính trị vào Tháng Tám năm 2011 khi Quốc hội Mỹ không thể nhất trí về việc giảm chi và tái quân bình ngân sách.
Tuần qua, nguy cơ ách tắc chính trị này lại tái diễn với một dự luật được biểu quyết tại Hạ viện. Khi tổng kết về chuyện khủng hoảng tài chính, suy trầm kinh tế và ách tắc chính trị, ta cần nhìn ra cả hai mặt tích cực và tiêu cực về chính sách ứng phó vì có thể rút tỉa bài học hữu ích cho xứ khác, vào thời khác. Theo dõi câu chuyện này từ nhiều năm nay, ông nghĩ rằng thính giả của chúng ta nên quan tâm nhất đến bài học nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Vì chúng ta làm việc tại Hoa Kỳ và nhìn nước Mỹ từ nhiều giác độ khác nhau nên có thể gây ấn tượng sai lầm rằng mình luôn luôn coi Hoa Kỳ là nhất. Sự thật nó không đơn giản như vậy và câu hỏi của ông là có ích vì giúp ta nghĩ đến các "hậu quả bất lường" của chính sách ứng phó. Tôi xin được gọi đó là bài học về "những liều thuốc đổ bệnh".
Vũ Hoàng: Chúng ta sẽ khởi đi từ những liều thuốc này. Thưa ông, trước hết vì khủng hoảng và cần phải bốc thuốc chữa bệnh?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin lùi về thật xa để nói đến đặc tính văn hóa, hoặc loại quy luật bất thành văn của xã hội Hoa Kỳ. Quốc gia này quá mới quá trẻ và có tiềm năng quá lớn nên nói chung người dân lạc quan cho rằng việc gì họ cũng làm hơn được xứ khác. Nhưng vì quá trẻ nên từ tình trạng lạc quan hồ hởi họ lại dễ hốt hoảng khi hữu sự và có phản ứng thái quá.
Bây giờ, về nguyên nhân khủng hoảng, tổng kết lại các công trình nghiên cứu ta có thể thấy ra sự lạc quan sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc năm 1991 và thế giới được "nhất thể hóa", toàn cầu hóa với trao đổi hàng hóa, dịch vụ và tư bản được giải tỏa tự do hơn. Thứ hai, nhờ tiến bộ khoa học, thị trường phát minh ra nhiều phương thức đầu tư tài chính tân kỳ mà chính trường không kịp nhìn ra rủi ro để ban hành luật lệ giám sát. Và chính trường cũng lạc quan từ hơn 20 năm trước khi nhà nước khuyến khích thị trường phát triển đầu tư về gia cư để giàu nghèo gì cũng dễ mua nhà và khi giải toả chế độ kiểm soát ngân hàng từ năm 1999.
Vũ Hoàng: Chúng ta bước qua giai đoạn tâm lý đảo ngược, từ lạc quan biến ra hốt hoảng như ông vừa nói, hoặc đã trình bày trên diễn đàn này từ hơn năm năm trước.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ là nếu không chấn chỉnh thì từ đầu cái gì nghiêng quá sẽ đổ. Khi trái bóng gia cư, một hậu quả của sự lạc quan, bắt đầu xì từ năm 2006 thì những bất toàn của cả hệ thống phức tạp này được phơi bày. Nó dẫn tới sự khủng hoảng của nhiều ngân hàng Âu Châu từ năm 2007 đã lỡ tài trợ quá nhiều cho loại nghiệp vụ quá rủi ro được gói kín trong những kén nợ bị ung thối. Từ đó mới có nạn ách tắc tín dụng và dội ngược về Mỹ thành vụ sụp đổ của tập đoàn Lehman Brothers và hàng loạt doanh nghiệp tài chính hàng đầu của nước Mỹ.
Vì đây là loại cơ sở quá lớn nên nếu sụp đổ thì sẽ gieo họa cho các thân chủ và nhiều ngành khác nên chính quyền mới lúng túng về cái lẽ nên cứu hay không, cứu ai mà bỏ ai và làm sao cứu khi các doanh nghiệp tài chính đều mất nợ, kẹt vốn và thiếu thanh khoản mua lại tài sản của các cơ sở lâm nạn? Chính là sự lúng túng đó của chính trường sau khi đã chểnh mảng trong nhiệm vụ giám sát mới gây hốt hoảng cho thị trường. Và vụ khủng hoảng tín dụng gia cư trị giá mấy trăm tỷ và tập trung ở bốn năm tiểu bang biến thành khủng hoảng rộng lớn trên cả nước và lan ra toàn cầu thành Tổng suy trầm. Từ nạn hồ hởi sảng, người ta hốt hoảng bậy và lãnh hậu quả là tài sản người dân bị mất 11 ngàn tỷ đô la, kinh tế sa sút, thất nghiệp vượt 10%.
Vũ Hoàng: Theo như cách ông trình bày thì chính là phản ứng thái quá này mới dẫn tới những chính sách ứng phó mà ông gọi là "liều thuốc đổ bệnh". Có phải như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng đúng như vậy vì năm 2008, Hoa Kỳ có tổng tuyển cử để bầu lại cả Hành pháp lẫn Lập pháp. Trong tình trạng hoang mang chung, ta rất dễ quên phần trách nhiệm của mình mà cứ chỉ ra những sai lầm khiếm khuyết của người khác. Sai lầm nặng nhất, bị quy trách cho mọi chuyện chính là thị trường hay lòng tham của ai khác. Và đấy là lúc người ta có phản ứng thái quá là tin rằng nhà nước sẽ giải quyết được mọi chuyện.
Kết quả là nhà nước tăng chi, gây khiếm hụt ngân sách và đi vay tới mức kỷ lục nên mới gây ách tắc chính trị về ngân sách năm 2011. Vậy mà kinh tế chưa hồi phục khiến ngân hàng trung ương hạ lãi suất tới sàn và sau đó còn thi hành ba đợt bơm tiền rất hãn hữu gọi là QE để nâng thanh khoản và giảm lãi suất. Tháng Năm vừa qua, khi ngân hàng trung ương Mỹ thông báo có thể giảm dần chính sách bơm tiền kể từ Tháng Chín thì người ta lại hốt hoảng là giai đoạn tiền rẻ sẽ chấm dứt và cổ phiếu sụt giá làm cả thế giới rúng động trong mấy tháng liền.
Tuần qua, ngân hàng trung ương lại quyết định ngược, rằng tình hình kinh tế chưa khả quan nên sẽ duy trì chính sách bơm tiền khoảng 85 tỷ đô la một tháng thì mọi người lại hoang mang. Giữa khung cảnh đó, cuộc tranh luận về ngân sách tái bùng nổ với dự luật của Hạ viện bên đảng Cộng Hoà là không cho nâng định mức đi vay nếu ngân sách liên bang lại mất tiền thi hành đạo luật cải tổ chế độ bảo dưỡng y tế ban hành từ Tháng Ba năm 2010. Vì đòn phép chính trị này, người ta lại sợ rằng từ đầu Tháng 10, ngân sách Hoa Kỳ bị chặn và hết tiền trả lương công chức!
Bài học cho các nước
Từ trái sang: Thủ tướng Dmitry Medvedev, Phó Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Yury Slyusar tại một cuộc họp của Hội đồng kinh tế tối cao Á-Âu tại Kazakhstan hôm 25/9/2013. Ảnh minh họa. AFP
Vũ Hoàng: Trong cả một chuỗi vấn đề quá phức tạp đó, chúng ta có thể thấy ra hai chuyện. Thứ nhất là kế hoạch cấp cứu nhằm đẩy lui và không để tái diễn một vụ khủng hoảng tài chính. Thứ hai là kế hoạch kích thích kinh tế để ra khỏi tình trạng suy trầm. Trong hai chuyện có vẻ biệt lập mà thật ra lại có quan hệ hữu cơ gắn bó với nhau thì đâu là những liều thuốc đổ bệnh?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết về lĩnh vực tài chính ngân hàng, Hoa Kỳ đã bơm tiền chuộc nợ cho các cơ sở lâm nạn và kết quả thành công, các ngân hàng đã có lời và trả lại tiền nợ cho nhà nước. Song song, các cơ chế hữu trách của Mỹ và quốc tế đều bắt hệ thống ngân hàng cải thiện quân bình tài chính qua việc tăng vốn và hạn chế tỷ lệ đi vay để tránh rủi ro.
Nhưng phần tiêu cực của kế hoạch cấp cứu và ngăn ngừa khủng hoảng tái diễn là chế độ kiểm soát quá chi ly rắc rối, cho đến nay mới chỉ khai triển được chừng 40% nội dung thành điều lệ áp dụng. Nó lại không giải quyết được một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng là hiện tượng tập trung tư bản vào loại ngân hàng gọi là "quá lớn nên không thể đổ". Đây là hậu quả bất lường đáng kể nhất, là liều thuốc đổ bệnh khiến cho khủng hoảng sẽ còn có thể tái diễn.
Vũ Hoàng: Xin ông giải thích cho, hiện tượng ngân hàng "quá lớn nên không thể đổ" là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Khi tư bản tài chính tập trung vào một số ngân hàng thì các cơ sở này là trung tâm thu hút và phân phối tiền bạc cho nhiều khu vực kinh tế nên chi phối cả hệ thống. Vì vị trí đó, chúng trở thành loại cơ sở mà nhà nước không thể để cho sụp đổ nên dễ lấy quyết định rủi ro vì hiện tượng "ỷ thế làm liều" trong kinh tế học. Khi vụ khủng hoảng bùng nổ, chính trường Mỹ có đạo luật kiểm soát để không tái diễn nạn tập trung tư bản như xưa.
Vũ Hoàng: Sau liều thuốc đổ bệnh trong kế hoạch ngăn ngừa khủng hoảng, thưa ông, đâu là hậu quả bất lường của những kế hoạch kích thích kinh tế đã được áp dụng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi chỉ có thể tóm lược khái quát về một tình hình quá phức tạp.
Đó là kinh tế Mỹ đã hồi phục trên nền móng còn bấp bênh. Sau khủng hoảng thì giới đầu tư đã thịnh vượng hơn mà đa số ở dưới thì chưa nên nạn chênh lệch lợi tức hay bất công xã hội vẫn tiếp tục và số người phải lãnh trợ cấp đã lên tới mức kỷ lục nên trở thành gánh nặng ngân sách và gây tranh luận về chính trị. Nói cách khác, người ta kích thích không đúng nơi và tạo cơ hội cho một thiểu số làm giàu rất nhanh trong khi đa số và thành phần trung lưu vẫn bị khó khăn. Hiện tượng tập trung tư bản không chỉ có trong lĩnh vực ngân hàng và là vấn đề nghiêm trọng.
Thứ hai, sau khi hốt hoảng và trông cậy vào chính quyền, đa số tới 60% dân Mỹ ngày nay lại thấy nhà nước có quá nhiều quyền lực và tỷ lệ tín nhiệm của dân chúng dành cho giới lãnh đạo, nhất là trong Quốc hội, đã sụt tới mức thấp nhất. Liều thuốc đổ bệnh là nhân khi người dân hốt hoảng thì nhà nước mở tầm can thiệp, gây thêm bội chi ngân sách và lại gây nhiều vấn đề khác. Nhờ có chế độ dân chủ và tự do báo chí, người dân có quyền phê phán những chuyện đó để rút tỉa bài học cho các cuộc bầu cử về sau. Kết luận của tôi là Hoa Kỳ là nơi mà mọi người đều có quyền lên tiếng và cảnh báo về những liều thuốc đổ bệnh sau một cơn hốt hoảng!
Vũ Hoàng: Xin cảm ơn ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.
Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2013-09-25
Từ chuyện nước Mỹ...
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Vụ khủng hoảng tại Hoa Kỳ năm 2008 khiến hàng loạt tập đoàn tài chính Mỹ bị rúng động và chính phủ phải ban hành đạo luật cấp cứu với 700 tỷ đô la đắp vốn cho các cơ sở lâm nạn. Sau đó tình hình có dấu hiệu khả quan hơn và các ngân hàng lớn nhất của Mỹ nay thu lời rất cao.
Trận khủng hoảng cũng khiến thế giới bị Tổng suy trầm và Hoa Kỳ có nhiều biện pháp kích thích khiến bội chi ngân sách tăng vọt cùng gánh nặng công trái lên tới mức kỷ lục. Nạn bội chi và đi vay mới dẫn tới vụ khủng hoảng chính trị vào Tháng Tám năm 2011 khi Quốc hội Mỹ không thể nhất trí về việc giảm chi và tái quân bình ngân sách.
Tuần qua, nguy cơ ách tắc chính trị này lại tái diễn với một dự luật được biểu quyết tại Hạ viện. Khi tổng kết về chuyện khủng hoảng tài chính, suy trầm kinh tế và ách tắc chính trị, ta cần nhìn ra cả hai mặt tích cực và tiêu cực về chính sách ứng phó vì có thể rút tỉa bài học hữu ích cho xứ khác, vào thời khác. Theo dõi câu chuyện này từ nhiều năm nay, ông nghĩ rằng thính giả của chúng ta nên quan tâm nhất đến bài học nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Vì chúng ta làm việc tại Hoa Kỳ và nhìn nước Mỹ từ nhiều giác độ khác nhau nên có thể gây ấn tượng sai lầm rằng mình luôn luôn coi Hoa Kỳ là nhất. Sự thật nó không đơn giản như vậy và câu hỏi của ông là có ích vì giúp ta nghĩ đến các "hậu quả bất lường" của chính sách ứng phó. Tôi xin được gọi đó là bài học về "những liều thuốc đổ bệnh".
Vũ Hoàng: Chúng ta sẽ khởi đi từ những liều thuốc này. Thưa ông, trước hết vì khủng hoảng và cần phải bốc thuốc chữa bệnh?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin lùi về thật xa để nói đến đặc tính văn hóa, hoặc loại quy luật bất thành văn của xã hội Hoa Kỳ. Quốc gia này quá mới quá trẻ và có tiềm năng quá lớn nên nói chung người dân lạc quan cho rằng việc gì họ cũng làm hơn được xứ khác. Nhưng vì quá trẻ nên từ tình trạng lạc quan hồ hởi họ lại dễ hốt hoảng khi hữu sự và có phản ứng thái quá.
Bây giờ, về nguyên nhân khủng hoảng, tổng kết lại các công trình nghiên cứu ta có thể thấy ra sự lạc quan sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc năm 1991 và thế giới được "nhất thể hóa", toàn cầu hóa với trao đổi hàng hóa, dịch vụ và tư bản được giải tỏa tự do hơn. Thứ hai, nhờ tiến bộ khoa học, thị trường phát minh ra nhiều phương thức đầu tư tài chính tân kỳ mà chính trường không kịp nhìn ra rủi ro để ban hành luật lệ giám sát. Và chính trường cũng lạc quan từ hơn 20 năm trước khi nhà nước khuyến khích thị trường phát triển đầu tư về gia cư để giàu nghèo gì cũng dễ mua nhà và khi giải toả chế độ kiểm soát ngân hàng từ năm 1999.
Quốc gia này quá mới quá trẻ và có tiềm năng quá lớn nên nói chung người dân lạc quan cho rằng việc gì họ cũng làm hơn được xứ khác.Trong thế giới rộng mở đó, tiết kiệm dư dôi từ Á Châu chảy vào Mỹ kiếm lời có làm hạ lãi suất và càng gây ra tinh thần hồ hởi khiến người ta đi vay dễ dàng và vay quá sức trả, để đầu tư vào những ngành có quá nhiều rủi ro mà cả giới đầu tư, ngân hàng và nhà nước đều đánh giá sai. Tức là trong nhiều thập niên liên tục, người ta gây ra những thất quân bình nghiêm trọng mà lạc quan tin rằng mọi sự vẫn an toàn. Nếu nhớ lại lời phát biểu của các giới chức hữu trách từ những năm 2006 đến đầu năm 2008 thì mình thấy ra tinh thần lạc quan phổ biến ấy.
- Nguyễn-Xuân Nghĩa
Vũ Hoàng: Chúng ta bước qua giai đoạn tâm lý đảo ngược, từ lạc quan biến ra hốt hoảng như ông vừa nói, hoặc đã trình bày trên diễn đàn này từ hơn năm năm trước.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ là nếu không chấn chỉnh thì từ đầu cái gì nghiêng quá sẽ đổ. Khi trái bóng gia cư, một hậu quả của sự lạc quan, bắt đầu xì từ năm 2006 thì những bất toàn của cả hệ thống phức tạp này được phơi bày. Nó dẫn tới sự khủng hoảng của nhiều ngân hàng Âu Châu từ năm 2007 đã lỡ tài trợ quá nhiều cho loại nghiệp vụ quá rủi ro được gói kín trong những kén nợ bị ung thối. Từ đó mới có nạn ách tắc tín dụng và dội ngược về Mỹ thành vụ sụp đổ của tập đoàn Lehman Brothers và hàng loạt doanh nghiệp tài chính hàng đầu của nước Mỹ.
Vì đây là loại cơ sở quá lớn nên nếu sụp đổ thì sẽ gieo họa cho các thân chủ và nhiều ngành khác nên chính quyền mới lúng túng về cái lẽ nên cứu hay không, cứu ai mà bỏ ai và làm sao cứu khi các doanh nghiệp tài chính đều mất nợ, kẹt vốn và thiếu thanh khoản mua lại tài sản của các cơ sở lâm nạn? Chính là sự lúng túng đó của chính trường sau khi đã chểnh mảng trong nhiệm vụ giám sát mới gây hốt hoảng cho thị trường. Và vụ khủng hoảng tín dụng gia cư trị giá mấy trăm tỷ và tập trung ở bốn năm tiểu bang biến thành khủng hoảng rộng lớn trên cả nước và lan ra toàn cầu thành Tổng suy trầm. Từ nạn hồ hởi sảng, người ta hốt hoảng bậy và lãnh hậu quả là tài sản người dân bị mất 11 ngàn tỷ đô la, kinh tế sa sút, thất nghiệp vượt 10%.
Vũ Hoàng: Theo như cách ông trình bày thì chính là phản ứng thái quá này mới dẫn tới những chính sách ứng phó mà ông gọi là "liều thuốc đổ bệnh". Có phải như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng đúng như vậy vì năm 2008, Hoa Kỳ có tổng tuyển cử để bầu lại cả Hành pháp lẫn Lập pháp. Trong tình trạng hoang mang chung, ta rất dễ quên phần trách nhiệm của mình mà cứ chỉ ra những sai lầm khiếm khuyết của người khác. Sai lầm nặng nhất, bị quy trách cho mọi chuyện chính là thị trường hay lòng tham của ai khác. Và đấy là lúc người ta có phản ứng thái quá là tin rằng nhà nước sẽ giải quyết được mọi chuyện.
Kết quả là nhà nước tăng chi, gây khiếm hụt ngân sách và đi vay tới mức kỷ lục nên mới gây ách tắc chính trị về ngân sách năm 2011. Vậy mà kinh tế chưa hồi phục khiến ngân hàng trung ương hạ lãi suất tới sàn và sau đó còn thi hành ba đợt bơm tiền rất hãn hữu gọi là QE để nâng thanh khoản và giảm lãi suất. Tháng Năm vừa qua, khi ngân hàng trung ương Mỹ thông báo có thể giảm dần chính sách bơm tiền kể từ Tháng Chín thì người ta lại hốt hoảng là giai đoạn tiền rẻ sẽ chấm dứt và cổ phiếu sụt giá làm cả thế giới rúng động trong mấy tháng liền.
Tuần qua, ngân hàng trung ương lại quyết định ngược, rằng tình hình kinh tế chưa khả quan nên sẽ duy trì chính sách bơm tiền khoảng 85 tỷ đô la một tháng thì mọi người lại hoang mang. Giữa khung cảnh đó, cuộc tranh luận về ngân sách tái bùng nổ với dự luật của Hạ viện bên đảng Cộng Hoà là không cho nâng định mức đi vay nếu ngân sách liên bang lại mất tiền thi hành đạo luật cải tổ chế độ bảo dưỡng y tế ban hành từ Tháng Ba năm 2010. Vì đòn phép chính trị này, người ta lại sợ rằng từ đầu Tháng 10, ngân sách Hoa Kỳ bị chặn và hết tiền trả lương công chức!
Bài học cho các nước
Từ trái sang: Thủ tướng Dmitry Medvedev, Phó Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Yury Slyusar tại một cuộc họp của Hội đồng kinh tế tối cao Á-Âu tại Kazakhstan hôm 25/9/2013. Ảnh minh họa. AFP
Vũ Hoàng: Trong cả một chuỗi vấn đề quá phức tạp đó, chúng ta có thể thấy ra hai chuyện. Thứ nhất là kế hoạch cấp cứu nhằm đẩy lui và không để tái diễn một vụ khủng hoảng tài chính. Thứ hai là kế hoạch kích thích kinh tế để ra khỏi tình trạng suy trầm. Trong hai chuyện có vẻ biệt lập mà thật ra lại có quan hệ hữu cơ gắn bó với nhau thì đâu là những liều thuốc đổ bệnh?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết về lĩnh vực tài chính ngân hàng, Hoa Kỳ đã bơm tiền chuộc nợ cho các cơ sở lâm nạn và kết quả thành công, các ngân hàng đã có lời và trả lại tiền nợ cho nhà nước. Song song, các cơ chế hữu trách của Mỹ và quốc tế đều bắt hệ thống ngân hàng cải thiện quân bình tài chính qua việc tăng vốn và hạn chế tỷ lệ đi vay để tránh rủi ro.
Nhưng phần tiêu cực của kế hoạch cấp cứu và ngăn ngừa khủng hoảng tái diễn là chế độ kiểm soát quá chi ly rắc rối, cho đến nay mới chỉ khai triển được chừng 40% nội dung thành điều lệ áp dụng. Nó lại không giải quyết được một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng là hiện tượng tập trung tư bản vào loại ngân hàng gọi là "quá lớn nên không thể đổ". Đây là hậu quả bất lường đáng kể nhất, là liều thuốc đổ bệnh khiến cho khủng hoảng sẽ còn có thể tái diễn.
Vũ Hoàng: Xin ông giải thích cho, hiện tượng ngân hàng "quá lớn nên không thể đổ" là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Khi tư bản tài chính tập trung vào một số ngân hàng thì các cơ sở này là trung tâm thu hút và phân phối tiền bạc cho nhiều khu vực kinh tế nên chi phối cả hệ thống. Vì vị trí đó, chúng trở thành loại cơ sở mà nhà nước không thể để cho sụp đổ nên dễ lấy quyết định rủi ro vì hiện tượng "ỷ thế làm liều" trong kinh tế học. Khi vụ khủng hoảng bùng nổ, chính trường Mỹ có đạo luật kiểm soát để không tái diễn nạn tập trung tư bản như xưa.
Nhờ có chế độ dân chủ và tự do báo chí, người dân có quyền phê phán những chuyện đó để rút tỉa bài học cho các cuộc bầu cử về sau.Nhưng kết quả lại ngược với thực tế là ngày nay các ngân hàng lớn nhất của Mỹ đã quản lý một lượng tài sản còn lớn hơn năm 2009. Giải pháp lý tưởng là có nhiều ngân hàng loại trung bình đi sát thị trường và doanh nghiệp và phải thẩm định rủi ro khi cho vay vì sẽ không được cứu nếu bị lỗ, giải pháp ấy vẫn là lý tưởng. Và việc cấp cứu năm 2010 là liều thuốc đổ bệnh vì vẫn duy trì nạn ỷ thế làm liều. Chuyện này rất dễ xảy ra cho mọi quốc gia, không chỉ riêng tại Hoa Kỳ.
- Nguyễn-Xuân Nghĩa
Vũ Hoàng: Sau liều thuốc đổ bệnh trong kế hoạch ngăn ngừa khủng hoảng, thưa ông, đâu là hậu quả bất lường của những kế hoạch kích thích kinh tế đã được áp dụng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi chỉ có thể tóm lược khái quát về một tình hình quá phức tạp.
Đó là kinh tế Mỹ đã hồi phục trên nền móng còn bấp bênh. Sau khủng hoảng thì giới đầu tư đã thịnh vượng hơn mà đa số ở dưới thì chưa nên nạn chênh lệch lợi tức hay bất công xã hội vẫn tiếp tục và số người phải lãnh trợ cấp đã lên tới mức kỷ lục nên trở thành gánh nặng ngân sách và gây tranh luận về chính trị. Nói cách khác, người ta kích thích không đúng nơi và tạo cơ hội cho một thiểu số làm giàu rất nhanh trong khi đa số và thành phần trung lưu vẫn bị khó khăn. Hiện tượng tập trung tư bản không chỉ có trong lĩnh vực ngân hàng và là vấn đề nghiêm trọng.
Thứ hai, sau khi hốt hoảng và trông cậy vào chính quyền, đa số tới 60% dân Mỹ ngày nay lại thấy nhà nước có quá nhiều quyền lực và tỷ lệ tín nhiệm của dân chúng dành cho giới lãnh đạo, nhất là trong Quốc hội, đã sụt tới mức thấp nhất. Liều thuốc đổ bệnh là nhân khi người dân hốt hoảng thì nhà nước mở tầm can thiệp, gây thêm bội chi ngân sách và lại gây nhiều vấn đề khác. Nhờ có chế độ dân chủ và tự do báo chí, người dân có quyền phê phán những chuyện đó để rút tỉa bài học cho các cuộc bầu cử về sau. Kết luận của tôi là Hoa Kỳ là nơi mà mọi người đều có quyền lên tiếng và cảnh báo về những liều thuốc đổ bệnh sau một cơn hốt hoảng!
Vũ Hoàng: Xin cảm ơn ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.
Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2013-09-25
Mỹ ký hiệp ước quan trọng về vũ khí tại LHQ
Hiệp ước Buôn bán Vũ khí cấm các quốc gia thành viên không được chuyển vũ khí tới những nước mà nhân quyền bị chà đạp.
25.09.2013
Hoa Kỳ đã ký kết một hiệp ước quốc tế
quan trọng về vũ khí để quản lý các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu và
chuyển giao vũ khí qui ước.
Ngoại trưởng John Kerry đã ký hiệp ước này ngày hôm nay trong một buổi lễ tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York.
Ông Gọi Hiệp ước Buôn bán Vũ khí là “một bước tiến đáng kể” trong nỗ lực hòa bình toàn cầu.
Hiệp ước, được thông qua hồi tháng tư, ấn định các điều lệ hướng dẫn cho việc mua bán các loại khí giới từ xe tăng, chiến hạm và trực thăng vũ trang cho tới các loại súng nhỏ.
Hiệp ước này cấm các quốc gia thành viên không được chuyển vũ khí tới những nước mà nhân quyền bị chà đạp.
Hiệp ước, không ảnh hưởng tới việc mua bán vũ khí trong nước, đòi hỏi có sự phê chuẩn của Thượng viện Mỹ, và đã đối mặt với sự chống đối của một số các nhà lập pháp e rằng hiệp ước này sẽ xâm phạm quyền mang vũ khí của người Mỹ.
Hoa Kỳ là nước xuất khẩu vũ khí qui ước lớn nhất thế giới.
(VOA)
Ngoại trưởng John Kerry đã ký hiệp ước này ngày hôm nay trong một buổi lễ tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York.
Ông Gọi Hiệp ước Buôn bán Vũ khí là “một bước tiến đáng kể” trong nỗ lực hòa bình toàn cầu.
Hiệp ước, được thông qua hồi tháng tư, ấn định các điều lệ hướng dẫn cho việc mua bán các loại khí giới từ xe tăng, chiến hạm và trực thăng vũ trang cho tới các loại súng nhỏ.
Hiệp ước này cấm các quốc gia thành viên không được chuyển vũ khí tới những nước mà nhân quyền bị chà đạp.
Hiệp ước, không ảnh hưởng tới việc mua bán vũ khí trong nước, đòi hỏi có sự phê chuẩn của Thượng viện Mỹ, và đã đối mặt với sự chống đối của một số các nhà lập pháp e rằng hiệp ước này sẽ xâm phạm quyền mang vũ khí của người Mỹ.
Hoa Kỳ là nước xuất khẩu vũ khí qui ước lớn nhất thế giới.
(VOA)
Đào Tuấn “Mũi tiêm sự thật” cho bà Bộ trưởng
Có 3 câu chuyện xảy ra ngay trước phiên giải trình thực hiện lời hứa của
Bộ trưởng Tiến. Ở Hải Phòng, một bệnh nhi đã trở thành tử thi sau một
mũi tiêm. Không phải mũi tiêm vaccine ngừa bệnh mà mũi tiêm chữa bệnh
viêm phổi, nhưng kết quả cuối cùng vẫn là “sốc phản vệ”.
Ở Hà Nội, ở TP HCM, ở hàng loạt các tỉnh, dịch đau mắt đỏ đã hoành hành đến tuần thứ 3 trong tình trạng bệnh nhi chật viện, hiệu thuốc cháy hàng, sạch bách không còn một lọ thuốc. Và 5 bệnh nhi, thị lực suy giảm trầm trọng. Vâng, 5 đứa trẻ đang đứng trước nguy cơ mù lòa vĩnh viễn chỉ vì một căn bệnh thông thường.
Còn ở Đà Nẵng, Đà Nẵng chứ không phải Quảng Trị, một cử tri, khi tiếp xúc với ĐBQH Nguyễn Bá Thanh đã nói thẳng toẹt- theo tờ infonet-“Tôi và cử tri phường Hòa Thuận Tây không muốn nhìn thấy mặt bà Bộ trưởng Bộ Y tế nữa vì bà làm việc rất vô trách nhiệm. Chuyện trẻ em tử vong ở Quảng Trị cho thấy thái độ thờ ơ của Bộ trưởng”.
Vẫn biết là “bắt bà Bộ trưởng trên kia chịu thì làm sao bả chịu nổi, làm sao bả quán xuyến hết được”. Nhưng những câu chuyện thời sự đang cho thấy những tật bệnh của ngành y tế và cả những thương tổn xã hội.
Vụ bệnh nhi tử vong ở Hải Phòng do “sốc phản vệ”, cho thấy sự “hoang mang”, chữ dùng của ĐBQH Nguyễn Thị Quốc Khánh, đã trở thành một bệnh dịch trầm kha, sói mòn lòng tin của nhân dân vào những người thầy thuốc vốn vẫn được tôn xưng, và tự xưng là “từ mẫu”.
Dịch đau mắt đỏ lan khắp toàn quốc và những tấm biển hết hàng ở hiệu thuốc, đang chứng minh sức đề kháng của ngành y tế đang có vấn đề. Và “vấn đề” là sự bó tay trước một bệnh dịch “đến hẹn lại lên”, năm nào cũng lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9.
Còn lời nói thẳng ở Đà Nẵng, nhìn nhận một cách lạc quan, giống như một liều kháng sinh cho riêng bà Bộ trưởng.
Hôm ở Đà Nẵng, Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh có ý bênh khi ông giải thích chuyện chích ngừa vaccine, giải thích nguyên nhân quá tải bệnh viện. Còn bà Bộ trưởng thì “Cái bà Bộ trưởng này nhiều lúc bả nói… Chà, bả nghĩ cái rồi bả nói thế!”
Nhưng khen đấy mà chê đấy. Rằng thì “cũng đi tuyên truyền, cũng giáo dục, cũng căn dặn…rồi rứa đó chứ đến quên mất”.
“Tôi nghĩ ngành y tế chưa nắm được bệnh của mình”- ông Thanh nhận xét chí tử.
Ông Thanh nói cũng đúng.
Hôm qua, Bộ trưởng Tiến khi trả lời câu hỏi về cơ chế tự phát hiện sai phạm trong ngành, đã lại có một phát ngôn bất hủ: “Người cố tình làm sai chỉ có nội bộ mới biết chứ thanh tra thì chịu. Thanh tra đến là họ đưa vở sạch chữ đẹp ra”.
Chịu, không phát hiện ra căn bệnh của mình. Và bệnh hay không tùy “vở sạch chữ đẹp”, tùy y đức.
Nhưng bác Thanh nói cũng chưa đúng.
Ở chỗ quá tải bệnh viện là căn bệnh đã xuất hiện từ thời bộ trưởng tiền nhiệm của bộ trưởng tiền nhiệm Bộ trưởng Tiến.
Chuyện những lời hứa giảm tải, rồi “quên mất” cũng từng di căn từ thời Bộ trưởng Triệu với phát ngôn bất hủ “Tôi có hứa gì đâu”.
Còn y đức, giống y như những mũi tiêm đau mà người dân phải chịu mỗi độ lơ đãng quên phong bì.
Căn bệnh của ngành y tế bà Bộ trưởng đã biết. Cái còn thiếu, chỉ là một liều thuốc, một mũi chích.
Thuốc có thể đắng như sự thật. Chích có thể gây “sốc phản vệ”, nhưng không dám nuốt đắng làm sao người ta có thể chữa khỏi bệnh được.
Đào Tuấn
(Quê Choa)
Những luận điểm sai lầm trong mưu toan phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
TCCS - Càng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
càng phải xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh toàn
diện và chúng ta càng phải nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Đó là con đường phát triển tất yếu của đất nước, của dân tộc
trên lộ trình xã hội chủ nghĩa. Nói cách khác, đi ngược lại điều đó,
chắc chắn sẽ chuốc lấy thất bại không tránh khỏi!
Những lầm lẫn, mơ tưởng và cổ xúy...
Khép lại thế kỷ XX, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cách mạng nước ta đã
thu được những thành quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử trọng đại trên bình
diện dân tộc và quốc tế, không ai và không gì có thể phủ nhận nổi. Dư
luận quốc tế đánh giá: “Những thành tựu trong việc cụ thể hóa một con
đường thích hợp quá độ lên chủ nghĩa xã hội không chỉ là tài sản vô giá
của những người cộng sản Việt Nam mà còn là nguồn cảm hứng và tin tưởng
đối với những người cộng sản và cách mạng trên toàn thế giới”, “khẳng
định một cách vững chắc tiềm năng vĩ đại và sinh động của chế độ xã hội
chủ nghĩa...; đồng thời là một tấm gương và kinh nghiệm quý giá đối với
các nước chậm phát triển trong việc lựa chọn con đường tiến tới phồn
vinh”; và tự nó “có ý nghĩa quốc tế, có tầm quan trọng lịch sử ở mức độ
góp phần quyết định tương lai của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế
giới”. Nguồn gốc của tất cả những thành quả đó “...chứng tỏ hùng hồn khả
năng của Đảng các đồng chí trong việc xử lý những đổi thay ở trong
nước, trong khu vực và trên thế giới, đồng thời giữ gìn bản sắc cách
mạng cả về thực tiễn và lý luận”...
Song, chính ở thời điểm nhạy cảm này, khi chúng ta chuẩn bị nhìn lại nửa
nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng, và khi toàn Đảng, toàn dân ta và kiều bào
ta ở nước ngoài dân chủ góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, lợi
dụng những hạn chế, khiếm khuyết của chúng ta, hơn nữa trước những diễn
biến nhanh chóng và phức tạp của tình hình thế giới và khu vực đang tác
động rất mạnh và sâu vào tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ và niềm tin của
cán bộ, đảng viên, các thế lực chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội tiếp tục tấn công điên cuồng và hiểm độc vào Đảng ta, mưu toan bôi
nhọ sự lãnh đạo của Đảng, từ đó nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam. Nhưng, khác với các lần trước, ở thời khắc này, họ ráo riết
xuyên tạc, tập trung ngón đòn phủ định không chỉ ở những vấn đề chi
tiết, cụ thể của Đảng ta mà tiếp tục rắp mưu thâm độc công phá vào rất
nhiều vấn đề hết sức cơ bản, quan trọng, liên quan trực tiếp đến nền
tảng tư tưởng lý luận, vận mệnh học thuyết mác-xít về xây dựng Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Người ta cho rằng, sau 27 năm đổi mới, cơ cấu xã hội Việt Nam đã thay
đổi, do đó, cơ cấu giai cấp công nhân cũng thay đổi theo và ngày một
“teo đi”, “tính chất giai cấp công nhân vì thế không còn nữa”(!). Người
ta “khuyên răn”: Đảng phải “thay đổi tính chất giai cấp công nhân của
mình đi; nếu cứ khư khư giữ tính chất này, nhất định Đảng sẽ bị cô lập,
khép kín”(!). Mặt khác, người ta cố lập luận rằng, trong nền kinh tế thị
trường, “vấn đề tính đảng không còn ý nghĩa gì nữa”, “không cần tính
đảng nữa”. Và vì thế, “không cần tới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam nữa” (!)… Nói tóm lại, theo họ, Đảng Cộng sản Việt Nam phải từ bỏ
bản chất giai cấp công nhân của mình đi; trong nền kinh tế thị trường,
không cần tới sự lãnh đạo của Đảng theo kiểu đó nữa; thậm chí họ huỵch
toẹt: Đảng phải hạ ngọn cờ lãnh đạo đất nước xuống (!).
Đường đã rõ, “... trăng cứ sáng và đoàn người vẫn cứ đi”
Sau 27 năm đổi mới toàn diện, trong sự chuyển động toàn diện và sâu sắc
ấy của đất nước, cơ cấu xã hội - giai cấp cũng thay đổi đã in dấu ấn đậm
nét lên sự thay đổi của giai cấp công nhân Việt Nam. Hơn nữa, sự phát
triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cả về quy
mô, tính chất và chiều sâu đã làm xuất hiện nhiều bộ phận lao động mới
trong cơ cấu lao động xã hội. Nhất là, trong các ngành sản xuất do công
nghệ mới đem lại đã làm thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc trạng thái và tính
chất lao động của công nhân. Sự biến đổi đa chiều và đan xen lẫn nhau
của cơ cấu xã hội - giai cấp và ngay trong cơ cấu của giai cấp công
nhân, nhất là sự xuất hiện ngày càng tăng bộ phận công nhân “trí thức
hóa”, sự đa dạng của các bộ phận công nhân khu vực nhà nước và ở các
thành phần kinh tế khác, ranh giới giữa công nhân nông nghiệp với công
nhân công nghiệp mờ dần... tất cả đã tạo nên một dung mạo mới và khuynh
hướng phát triển với chất lượng mới của giai cấp công nhân Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới.
Và, chính đây là vấn đề đã khiến cho những ai đó hoặc lóa mắt hoặc khiếm
thị hoặc chỉ thấy bề mặt của hiện tượng ấy rồi chệnh choạng, và cho
rằng, “cơ cấu của giai cấp công nhân thay đổi đã làm cho tính chất của
nó không còn nữa”, do đó, đã làm cho “tính chất giai cấp công nhân của
Đảng cũng thay đổi và không cần thiết nữa” (!).
Chắc chắn mấy ai đó đều thừa hiểu một điều sơ giản là, vấn đề căn bản có
tính quyết định sự khác biệt giữa đảng cộng sản chân chính khác với tất
cả các chính đảng khác ở chỗ, nó mang bản chất giai cấp công nhân cách
mạng, và mục tiêu tranh đấu tối cao của nó là, không ngừng đại đoàn kết
đấu tranh nhằm giải phóng toàn thể nhân loại cần lao. Đây chính là bản
chất của nó, là nguyên tắc bất di bất dịch đối với nó, là cương lĩnh
hành động chính trị không hề giấu giếm của các đảng cộng sản và công
nhân chân chính, khi nó mới ra đời, tồn tại, phát triển trong sự nghiệp
tranh đấu không mệt mỏi vì lợi ích và công cuộc giải phóng của chính
giai cấp công nhân cũng như toàn thể người lao động.
Ngay từ buổi lọt lòng lịch sử, Đảng Cộng sản Việt Nam đã mang trong mình
dòng máu ấy như lẽ tự nhiên, như quy luật phát sinh, phát triển được
kết tinh thành sứ mệnh cao cả và thiêng liêng mà lịch sử dân tộc và nhân
dân ta giao phó: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chính điều căn
bản này, qua trường kỳ cách mạng, đã tôi luyện, hun đúc nên bản lĩnh
chính trị, trình độ trí tuệ, khả năng và sức mạnh chiến đấu mạnh mẽ
không ngừng, là ngọn nguồn làm cho Đảng ta thực sự trở thành đội tiên
phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Lịch
sử cách mạng nước ta, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, đã chứng minh lý
tưởng và khát vọng chiến đấu không mệt mỏi của Đảng trước toàn thể nhân
dân Việt Nam và bầu bạn quốc tế. Điều đó hoàn toàn đúng như khẳng định
của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đảng ta là đứa con nòi của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động nước ta. Và hơn 83 năm qua, Đảng vẫn đứng vững trên
nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong vị thế là
“đứa con nòi” một lòng một dạ phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân.
Tối thiểu những điều đó cắt nghĩa vì sao, năm 1930, thuở Đảng ta vừa mới
sinh thành trong cái nôi dân tộc có cơ cấu xã hội tới 95% số dân là
nông dân, trong lúc giai cấp công nhân rất nhỏ bé, khoảng 22 vạn người,
mà vẫn thực sự là một đảng của giai cấp công nhân chứ không phải là đảng
của một giai cấp hay giai tầng nào khác đông đảo dù gấp trăm lần giai
cấp công nhân. Vậy, thử hỏi, cơ cấu xã hội - giai cấp ở đây có nói lên
điều gì quyết định không? Rõ ràng, không. Đội tiền phong chiến đấu của
giai cấp công nhân - tức Đảng Cộng sản Việt Nam không vì thế thay đổi
bản chất giai cấp của mình, khi Đảng đứng vững trên nền tảng tư tưởng
chính trị là chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, luôn nguyện
và sự thật là “đứa con nòi của nhân dân lao động”, sống và chiến đấu
trong lòng dân tộc, mà bất cứ ai cũng đều thấy. An-đrê Xau-va-rốt, cựu
đại tá quân đội Mỹ, hiện là Giám đốc Phát triển kinh doanh Việt - Mỹ của
Tập đoàn tư vấn Ma-ven-tút tại Việt Nam, đã thốt lên rằng: “Nếu biết
Việt Nam trước chiến tranh, tôi chắc chắn sẽ đi theo cách mạng”.
Chỉ nhìn hẹp trong 27 năm đổi mới vừa qua, giai cấp công nhân không hề
nhỏ bé đi, mà ngày càng phát triển không ngừng về số lượng theo quy mô,
tốc độ ngày càng tăng và tính chất ngày càng sâu sắc của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên con đường xã hội chủ nghĩa. Hiện
nay, toàn bộ đội ngũ giai cấp công nhân Việt Nam có hơn 11,5 triệu
người, gấp hơn 160 lần so với năm 1930; và xét về tỷ lệ cơ cấu xã hội -
giai cấp, nếu năm 1930 giai cấp công nhân chiếm chưa đầy 1% số dân đương
thời, thì năm 2012, tỷ lệ đó là hơn 12%. Về Đảng - đội tiền phong chiến
đấu của giai cấp công nhân Việt Nam - nếu ngày 3-2-1930, toàn Đảng chỉ
có 211 đảng viên thì đến nay, Đảng ta có 3,7 triệu đảng viên, gấp 14.220
lần năm 1930. Và, chất lượng đội ngũ giai cấp công nhân nói chung, chất
lượng đảng viên nói riêng, ngày càng được nâng cao trong tiến trình của
công cuộc đổi mới đất nước theo hướng trí thức hóa công nhân, đến mức
những người vốn thiếu thiện ý nhất đối với chúng ta cũng phải thừa nhận.
Và điều quan trọng bậc nhất là, giai cấp công nhân được tổ chức hết sức
chặt chẽ, thông qua các tổ chức của giai cấp công nhân, ở tất cả các
thành phần kinh tế của đất nước, mà họ có mặt; ở tất cả các địa bàn đất
nước và ở ngoài nước, được tập hợp thông qua các tổ chức của giai cấp
công nhân, dưới ngọn cờ của đội tiền phong của chính nó, chứ không phải
là sự tồn tại cục bộ, rời rạc theo kiểu tập hợp cơ học những “vô sản lưu
manh”, những “công đoàn vàng” đã từng tồn tại ở nước này hay nước khác.
Vậy là, vấn đề lượng hóa trong cơ cấu giai cấp - xã hội chung quanh
giai cấp công nhân mà ai đó muốn tranh thảo, rõ ràng, không còn gì để
bàn thêm.
Hơn nữa, tính tiên phong lãnh đạo trở thành đặc trưng của giai cấp công
nhân Việt Nam được thể hiện tập trung ở đội tham mưu chiến đấu của nó là
Đảng Cộng sản luôn không ngừng tự đổi mới, tự chỉnh đốn mình nhằm vươn
lên ngang tầm công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc. Đến lượt nó, giai cấp công nhân Việt Nam chủ động tôi luyện mình
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, dưới ngọn cờ của
Đảng, qua đó lớn mạnh, và sự thật đã lớn mạnh vượt bậc và toàn diện. Và
điều quan trọng nhất là, chưa khi nào chúng ta cả trong nhận thức lẫn
hành động tỏ ra mơ hồ hay “lẫn lộn Đảng tức đội tiền phong của giai cấp
công nhân với toàn bộ giai cấp”, như V.I. Lê-nin chỉ giáo. Nói cách
khác, ai “lẫn lộn” về điều sơ giản đó, thì quả là một điều thảm hại.
Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam ghi rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam là
đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời là đội tiên
phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung
thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”.
Đó là điều không một đảng phái nào khác trong lịch sử Việt Nam, ngoài
Đảng Cộng sản Việt Nam, có thể gánh vác nổi. Nhớ lại lịch sử, vào những
năm 30 của thế kỷ XX, ở Việt Nam, có hàng loạt tổ chức đảng phái chính
trị ra đời, như Hội Phục Việt (năm 1925), Việt Nam Quốc dân đảng (năm
1927)... với rất nhiều cương lĩnh chính trị, nhằm bước lên chiếm lĩnh vũ
đài lịch sử nhưng tất cả đều bị hạn chế bởi quan điểm của giai cấp tư
sản và tầng lớp tiểu tư sản… nên khó thu phục được dân chúng, nên tất cả
những ngọn cờ chính trị do họ giương lên đã nhanh chóng bị hạ xuống
ngoài ý muốn của chính họ. Sứ mệnh lịch sử Việt Nam đã tin cậy trao trọn
vẹn trọng trách lãnh đạo đất nước cho Đảng ta - “một đảng đại biểu cho
vô sản giai cấp, một đảng duy nhất có thể giải quyết được các vấn đề
quan hệ đến vô sản giai cấp, một đảng để lãnh đạo cho tất cả công cuộc
cách mạng ở Việt Nam”.
Và, trên thực tế, suốt hơn 83 năm phấn đấu và hy sinh, Đảng ta đã và
luôn tỏ rõ “là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực
nhất”. Vì hơn bất cứ một lực lượng chính trị nào, Đảng ta luôn luôn và
mãi mãi phấn đấu: Chỉ trong đấu tranh và công tác hằng ngày, khi quần
chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của
Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo. Và trên thực tế, Đảng ta
tranh đấu, không vì và không có lợi ích nào khác, ngoài lợi ích của giai
cấp công nhân, của toàn thể nhân dân và của dân tộc Việt Nam... Đó là
nguồn gốc sức mạnh làm nên và bảo đảm tính tiền phong của giai cấp công
nhân Việt Nam, mà đứng đầu là Đảng ta; làm giàu và sinh động hơn tính
đảng cách mạng của chính giai cấp công nhân Việt Nam. Bài học sống còn
từng xảy ra ở một số đảng tại các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên
Xô trước đây và một số đảng công nhân ở các nước tư bản những năm 90 của
thế kỷ XX, càng làm cho chúng ta thấm thía điều sinh tử ấy. Cùng với
việc các đảng này từ bỏ bản chất giai cấp công nhân, thì đồng thời mỗi
đảng viên cũng đoạn tuyệt tính tiền phong cách mạng của mình. Tất cả dẫn
tới việc họ tự xa rời bản chất cách mạng của mình, tự hủy hoại một cách
thảm hại vai trò lãnh đạo đã từng có trong lịch sử một cách oanh liệt
của chính họ. Từ rất lâu và nhất là hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam
không giấu giếm khuyết điểm, hạn chế và đang kiên quyết thực thi Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng
Đảng...”, nhằm xây dựng, chỉnh đốn mình ngang tầm nhiệm vụ, cũng vì lẽ
đó.
Vì vậy, mấy ai đó đi từ sự thiển cận “thay đổi cơ cấu xã hội - giai cấp
của giai cấp công nhân”(!) nào đó một cách hình thức, rồi vội vàng võ
đoán vu vơ về cái gọi là “tính chất giai cấp công nhân thay đổi”(!),
“thay đổi tính chất giai cấp của Đảng”(!), ... thì xin họ tự ghi nhớ lấy
rằng, nếu đó không phải là chuyện mù mờ của những người khiếm thị, sự
hoang tưởng của những người mất trí thì cũng là chung ý nghĩ với mấy vị
thích làm vĩ cuồng mà thôi.
Tính tiên phong của một đảng cộng sản và công nhân chân chính trước hết
phải được thể hiện ở tính đảng mang bản chất cách mạng của giai cấp công
nhân. Đây là vấn đề căn bản, một nhân tố bất di bất dịch, một đặc trưng
bản chất của đảng cộng sản và công nhân. Là một Đảng lấy chủ nghĩa Mác -
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng; là sản phẩm của sự
kết hợp hữu cơ giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước; hơn nữa, lại được nhân dân Việt Nam trao cho sứ
mệnh lãnh đạo cách mạng nước ta, do đó, Đảng Cộng sản Việt Nam tự nó đã
mang tính tiền phong cách mạng trong bản chất như một thuộc tính tự
nhiên, tự nó đã mang tính nhân dân sâu sắc, tính dân tộc chân chính và
tính quốc tế cao cả. Qua trường kỳ lịch sử hơn 83 năm lãnh đạo cách mạng
Việt Nam, trải muôn vàn bão táp, bản chất ấy, vai trò lịch sử và sứ
mệnh cách mạng vĩ đại ấy của Đảng không ngừng được khẳng định và phát
triển; được lịch sử Việt Nam thừa nhận như một điều sinh tử, một lô-gích
phát triển tất yếu của dân tộc Việt Nam; được nâng cao không ngừng và
được nhân dân kiên quyết bảo vệ, tới mức không một lực luợng nào có thể
phủ nhận nổi. Đó là điều khẳng định xuyên hai thế kỷ, với hơn 83 năm
qua. Và đó cũng chính là quy luật phát triển, là nguồn gốc sức mạnh của
Đảng được nuôi dưỡng trên nền tảng và quyện trong đạo lý truyền thống
mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam, không thể gì cắt chia, không thể ai
phá vỡ. Lại cũng bởi vì, Đảng ta là “đứa con nòi của nhân dân lao động”
nước ta; cho dù chịu muôn vàn hy sinh, mất mát; dù trong bất cứ hoàn
cảnh nào, khó khăn, gian khổ đến đâu, có thể sai lầm ở mức độ này hay
khác, Đảng vẫn kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
vẫn bền bỉ “đứng vững trên nền móng của một đứa con nòi” một cách xứng
đáng, được cả dân tộc Việt Nam bảo vệ, bầu bạn quốc tế tôn trọng, trong
vị thế là người lãnh đạo cách mạng, người đày tớ thật trung thành của
nhân dân lao động Việt Nam, người chiến sĩ cao cả của bầu bạn quốc tế,
như bất cứ ai có thiện chí đều thấy.
Càng bước vào thời kỳ đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc, nhất là trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, chủ động ra “biển lớn” thì bản
lĩnh chính trị đó, lương tâm và đạo lý đó của Đảng, hơn bao giờ hết,
càng phải được giữ vững, nhân lên và trở nên mạnh mẽ không ngừng. Đó là
tất yếu.
Chúng ta phát triển kinh tế thị trường nhưng theo định hướng xã hội chủ
nghĩa chứ không phải là thứ kinh tế thị trường tự do - cái mà giai cấp
tư sản sử dụng nó để thao túng, lũng đoạn các xã hội tư bản, vì quyền
lợi của chính nó; và để cướp đoạt giá trị thặng dư và bần cùng hóa những
người lao động, như bất cứ ai cũng đều thấy. Đảng ta chủ trương phát
triển kinh tế thị trường nhưng với mục đích trái lại, vì lợi ích của
toàn thể nhân dân lao động, đồng thời chủ động chế ngự những mặt trái
của nó nhằm bảo vệ và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Về mặt nhận thức, Đảng ta đặc biệt coi trọng sự thống nhất giữa mục tiêu
và phương tiện trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa - với quyết định không hề do dự trong việc xem
đây chính là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta. Đó là, trong việc xây dựng các chính sách kinh
tế, chúng ta không chỉ đơn thuần căn cứ vào mức độ thành công về kinh tế
mà đồng thời luôn tính đến các phương thức thực hiện và các hệ quả của
chúng đối với sự phát triển của xã hội. Việc phát triển kinh tế thị
trường nhất thiết và trước hết phải được xem là một quá trình có tính
chính trị và xã hội trước khi là một quá trình kinh tế và công nghệ đơn
thuần, để tránh cái quy luật “cá lớn nuốt cá bé”, “kinh tế vì kinh tế”,
“tiền vì tiền” một cách tàn khốc và đẫm máu như đã từng diễn ra dưới các
xã hội tư bản. Đây là lợi thế so sánh tuyệt đối giữa chế độ xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, so với bất cứ một chế độ
tư sản nào khác trên thế giới, cùng thực thi nền kinh tế thị trường. Con
người giữ vị trí trung tâm của mọi sự phát triển, và mọi sự phát triển
quay chung quanh con người, hướng tới và phục vụ con người; chứ không
phải là điều ngược lại đang diễn ra ở nước này hay nước khác. Đó là bản
chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta. Như thế, sao có thể
nói một cách hồ đồ rằng, trong nền kinh tế thị trường, vấn đề tính đảng
cộng sản không còn có ý nghĩa gì nữa (!), không cần đảng cộng sản nữa
(!). Trái lại, hết sức cần, nếu không nói là một tất yếu khách quan, một
nhu cầu nội tại trong bước phát triển của đất nước hiện nay, vì Việt
Nam đi lên chủ nghĩa xã hội, chứ không phải tạt ngang sang một chế độ
chính trị nào khác; vì Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường nhưng
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chứ không phải kinh tế thị trường tự
do. Về vấn đề này, trong bài “Những người cộng sản có cần kinh tế thị
trường” trên trang web http://gazeta-pravda.ru, ông Pi-ốt Xvê-tốp đã góp
phần kiến giải rất rõ ràng thay Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam trong
một phần tư thế kỷ lãnh đạo công cuộc đổi mới đã đạt được những thành
tựu rõ rệt; Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang điều tiết thị trường
vì lợi ích của nhân dân lao động, chứ không vì lợi ích của một nhóm các
doanh nghiệp lớn hay các chủ ngân hàng. Tại khóa họp thứ 17 Hội động
Nhân quyền Liên hợp quốc diễn ra ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ), bà M. Ca-mô-na,
chuyên gia độc lập về nhân quyền và chống đói nghèo, đã hoan nghênh
những bước tiến đầy ấn tượng của Việt Nam trong xóa đói, giảm nghèo, và
khẳng định, Việt Nam đã bảo đảm tốt hơn các quyền kinh tế, xã hội và văn
hóa cho người dân. Và, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ông
H. Ku-rô-đa, tại cuộc họp báo ngày 03-5-2011, ở Hà Nội, khẳng định: Việt
Nam tiêu biểu cho bài học thành công trong phát triển và là tấm gương
cho các nước đang phát triển khác trên toàn thế giới, sau một thập niên
tăng trưởng nhanh và những thành tựu ấn tượng trong xóa đói, giảm nghèo.
Trên phương diện tổ chức thực tiễn, hơn 83 năm qua, nhất là 27 năm đổi
mới đất nước, Đảng ta đã, đang có đầy đủ khả năng và hành động mạnh mẽ
trên mọi phương diện để thực thi một tổng thể giải pháp về chính trị,
kinh tế, xã hội... nhằm phát triển đúng đắn và hiệu quả nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mang bản
chất giai cấp công nhân, thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, không ngừng đổi mới, lớn mạnh, đủ sức
hoàn thành nhiệm vụ quản lý toàn diện đời sống kinh tế - xã hội Việt
Nam, đang là mối quan tâm hàng đầu của cuộc đổi mới hệ thống chính trị
nước ta. Sức mạnh của Nhà nước Việt Nam, hơn bao giờ hết, đang được hiện
diện thông qua một tổng thể biện pháp từ kinh tế, hành chính, đến luật
pháp, giáo dục, trong đó các biện pháp kinh tế và luật pháp giữ vai trò
quan trọng nhất, đủ sức đáp ứng sự phát triển không ngừng cả về quy mô,
tốc độ và chiều sâu vận động của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Qua đó và nhờ đó, sức mạnh, uy tín và năng lực lãnh đạo
của Đảng đối với xã hội và trực tiếp đối với Nhà nước không ngừng được
nhân lên. Đến lượt Nhà nước, nguyên nhân cơ bản trong mỗi bước trưởng
thành của nó vì nhân dân và cho nhân dân, đều không thể thoát ly sự lãnh
đạo của Đảng và đó là một bảo đảm, một nhân tố quyết định thắng lợi và
lớn mạnh của chính Nhà nước trong quá trình phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chung quanh vấn đề này, Đài Truyền
hình Cộng hòa Liên bang Đức 3 Sat nhận định, Việt Nam là một trong những
nước có sự phát triển kinh tế kỳ diệu ở châu Á, là một trong các quốc
gia thành công nhất trong xóa đói, giảm nghèo. Và, ông Gi. Bu-lê, Tham
tán công sứ, Trưởng Ban Kinh tế và Thương mại Phái đoàn Liên minh châu
Âu tại Việt Nam khẳng định: EU tự hào là đối tác chiến lược của Việt Nam
trên tất cả các phương diện thương mại, đầu tư, kinh tế, chính trị và
văn hóa.
Hơn nữa, không chỉ về mặt đối nội, trên bình diện đối ngoại, với phương
châm đa dạng hóa, đa phương hóa, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế,
hiện nay, dưới ngọn cờ của Đảng, Nhà nước Việt Nam có mối quan hệ bang
giao với hơn 170 nước, đặt mối quan hệ buôn bán với hơn 230 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới - một sự thật to lớn không ai không thấy.
Và, Đảng Cộng sản Việt Nam có quan hệ với hơn 200 chính đảng ở 115 nước
trên khắp các châu lục, trong đó có hơn 40 đảng cầm quyền và gần 80 đảng
có vị trí trong quốc hội/nghị viện các nước. Ông M. Ti-ta-ren-cô, Giám
đốc Học viện Viễn Đông (Liên bang Nga) khẳng định: Công cuộc đổi mới ở
Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, giải quyết nhiều
nhiệm vụ đặt ra, đặc biệt là các vấn đề xã hội; người dân được thụ hưởng
nhiều thành quả của công cuộc đổi mới; và ông nhấn mạnh: Đại hội XI của
Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra những quyết định mang tính bước ngoặt,
đánh dấu một thời kỳ phát triển mới ở Việt Nam. Chỉ nêu mấy điều sơ giản
như thế là đủ, mà sao ai đó vẫn cố nhắm mắt đánh tráo sự thật, cả gan
hồ đồ mà nói bừa rằng, “trong nền kinh tế thị trường, thực tế Đảng sẽ
không còn tính đảng cộng sản nữa”(!) hoặc nếu cứ “nhấn mạnh tính tiên
phong cách mạng của giai cấp công nhân sẽ làm cho Đảng ta bị cô lập, bị
khép kín”(!)?
Vì vậy, càng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Đảng càng phải không ngừng giữ vững bản chất giai cấp công nhân, giữ
vững tính đảng và vai trò tiên phong lãnh đạo xã hội của Đảng Cộng sản
Việt Nam không ngừng tăng lên như một tất yếu thép, một nhu cầu kép, xét
từ cả hai phía: sự phát triển của đất nước gắn chặt với sự trưởng thành
của chính bản thân Đảng và Nhà nước ta, đặt trên nền móng xây dựng và
phát triển toàn diện đội ngũ công nhân Việt Nam. Chúng ta không úp mở và
nỗ lực thực thi một cách kiên định và hiệu quả điều đó.
Đến đây, có thể nói gọn mấy lời, khi những âm mưu xuyên tạc cơ sở lý
luận và thực tiễn phát triển của Đảng ta được ngụy trang, lấp liếm dưới
vỏ bọc cái gọi là học thuật bị lột bỏ, khi những cái gọi là “luận đề
chính trị” mà họ cố ra vẻ trương lên bị sụp đổ..., thì cũng là lúc họ tự
lòi ra bản chất chống Đảng Cộng sản Việt Nam, là lúc tự họ phơi bày thủ
đoạn phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và đi
ngược lại ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam./.
Nhị Lê
(Tạp chí Cộng sản)
Không nên khuyến khích loại "bằng giỏi nhưng cực dốt"
Sau vụ bác Thăng giao thông tuyển thẳng một cậu sinh viên “loại giỏi
thất nghiệp” vào làm việc tại Viện KHCNGTVT, một số Thượng thư khác cũng
bắt đầu quan tâm đến việc này, như một sự a dua. Nào là quyết định
tuyển thẳng vào đại học, nào là tài trợ cho quá trình đi học đại học,…
Sự việc tưởng chừng như lắng đi sau kỳ thi đại học, lại được khuấy lên khi bác Thanh Bá bút phê xin việc cho một Thạc sỹ văn chương loại giỏi thất nghiệp phải đi làm công nhân.
Những việc làm trên của các vị tưởng là hay, là đi sâu sát thực tiễn. Những ngẫm kỹ ra, lại là một việc rất hồ đồ và phản cảm.
Sự việc tưởng chừng như lắng đi sau kỳ thi đại học, lại được khuấy lên khi bác Thanh Bá bút phê xin việc cho một Thạc sỹ văn chương loại giỏi thất nghiệp phải đi làm công nhân.
Những việc làm trên của các vị tưởng là hay, là đi sâu sát thực tiễn. Những ngẫm kỹ ra, lại là một việc rất hồ đồ và phản cảm.
Tại sao lại nói vậy? Rõ ràng trong thời điểm kinh tế suy thoái, việc gia tăng thất nghiệp là không tránh khỏi. Khi mà vấn nạn tham nhũng, nhận hối lộ vẫn đang hoành hành, thì những người không có tiền và quan hệ không xin được vào cơ quan nhà nước là điều dễ hiểu.
Trách nhiệm của các bộ ban ngành, đặc biệt là những người đứng đầu là phải xây dựng được cơ chế, chính sách, tạo ra những đột phá để giúp đất nước vượt qua khó khăn, giải quyết việc làm, hạn chế tham nhũng, nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ công chức.
Rõ ràng kinh tế đất nước vẫn đang rất khó khăn, tham nhũng cửa quyền tiếp tục hoành hành làm mục nát chính quyền. Các bộ ngành bị vướng cơ chế, luật chồng chéo luật, giải quyết công việc cứ rối như gà mắc tóc. Vậy mà các vị không lo giải quyết, lại thích thể hiện ở những việc tủn mủn như ký tuyển dụng hay bút phê xin việc.
Thế mới nói hồ đồ và phản cảm là vậy.
Quay lại việc cô Thạc sỹ văn chương loại giỏi phải đi làm công nhân. Theo quan điểm của người viết, cô này là loại “bằng giỏi nhưng cực dốt”. Có bằng giỏi mà lại cực dốt là sao? Bởi vì cái bằng giỏi là do học vẹt nên điểm cao, nhưng thực chất không có một chút tư duy và kiến thức thực tiễn nào cả.
Người viết có loạt bài phê phán tình trạng “thợ dạy” trên giảng đường đại học đã minh chứng kiểu học thầy đọc trò chép trong giáo dục đại học. Thế nên đôi khi những sinh viên đần đần một tý, nhưng chăm chỉ một tý, chịu khó mài đít trên giảng đường học vẹt thì kiểu gì điểm cũng rất cao. Thầy nào thì trò nấy. “Bằng giỏi nhưng cực dốt” chính là thế.
(Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên Internet)
Một người giỏi thực sự, có trong tay bằng Đại học sư phạm ngành Văn loại
giỏi, có trong tay bằng Thạc sỹ nghành Văn học Việt Nam loại giỏi mà
phải đi làm công nhân thì chắc chắn là loại “bằng giỏi nhưng cực dốt”.
Rõ ràng, nếu một người giỏi thực sự, có học vị Thạc sỹ, thì không thiếu
gì việc làm để kiếm tiền, đâu nhất thiết phải xin vào nhà nước.
Đơn cử, với một Thạc sỹ văn chương văn chương loại giỏi, lại có kỹ năng
sư phạm, chỉ cần ngồi viết báo, viết bài phê bình văn học, thậm chí là
viết bài đưa tin bằng đúng chuyên môn của mình để gửi cộng tác với hơn
700 tờ báo lớn nhỏ, chưa kể các tạp chí văn chương thơ phú của xứ An-nam
cũng đã sống thoải mái. Không thì chí ít cũng đi dạy hợp đồng cho mấy
trường dân lập để xứng đáng với cái bằng loại giỏi và công sức đi học.
Chứ sao Thạc sỹ văn chương loại giỏi lại đi làm gia sư, rồi đi làm công
nhân thời vụ như thế.
Thế nên, bác Thanh Bá chả chịu suy trước nghĩ sau gì cả. Ai lại đi phê đơn xin việc cho những loại “bằng giỏi nhưng cực dốt” như thế, làm vậy quá bằng hại đất nước này.
(Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên Internet)
Chính bác đang phải cầm thuyền trượng đi dẹp tham nhũng, mà tham nhũng toàn do các quan tham và quan dốt là con cái của quan tham và quan dốt đi trước. Bài học nhãn tiền như thế, bác không tránh đi mà lại giúp những kẻ dốt vào cơ quan nhà nước là làm sao?
Người viết đã từng có một entry: “Không thất nghiệp mới là lạ” để nói chuyện này. Người viết còn nhìn ra được thế, lẽ nào bác không nhìn thấy.
Vẫn còn đó những hậu quả do “một bộ phận không nhỏ” những kẻ mà Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu đã ví von “dắt qua Liên Xô một con bò khi về được một tiến sĩ” đã tàn phá đất nước này (đặc biệt là đối với nền giáo dục và khoa học công nghệ).
Vì vậy, dù biết điều này chả đến được tai bác, nhưng vì sự phát triển của nước nhà, người viết đành cố gào vậy.
Không nên khuyến khích loại "bằng giỏi nhưng cực dốt" tàn phá đất nước này nữa, bác Thanh Bá ạ!
(@ by Baron, 2013)
Ngô Nhân Dụng - Hai mục tiêu ngoại giao của Tập Cận Bình
Giữa Tháng Tám 2013, Giáo Sư Taylor Fravel viết một bài trên tạp chí Nhà
Ngoại Giao (The Diplomat) nhắc mọi người lưu ý về mấy lời tuyên bố của
Tập Cận Bình, chủ tịch đảng và nhà nước Cộng Sản Trung Quốc, trong một
phiên họp của Bộ Chính Trị.
Phiên họp vào cuối Tháng Bảy bàn về vấn đề tăng cường sức mạnh trên biển
của Trung Quốc. Một điều được các báo của đảng loan tin, mà Taylor
Fravel muốn nhấn mạnh, là Tập Cận Bình đã nhắc lại một châm ngôn của
Ðặng Tiểu Bình, coi như quy tắc hành động của Cộng Sản Trung Quốc trước
các cuộc tranh chấp trên biển.
Ðặng Tiểu Bình nêu ra châm ngôn 12 chữ này trong các bài diễn văn từ
1979 đến 1984, chủ trương giữ chủ quyền trên biển mà không gây tranh
chấp, hãy cùng các nước khác khai thác tài nguyên, còn vấn đề khác để
các thế hệ sau sẽ giải quyết. Taylor Fravel cho rằng việc nhắc lại các
lời của Ðặng Tiểu Bình trong phiên họp 25 người trong Bộ Chính Trị, lại
được các báo chí chính thức loan tin, cho thấy giới lãnh đạo Trung Quốc
đang chủ trương một thái độ ôn hòa trong các cuộc xung đột về biển, đảo
với Nhật Bản và các nước vùng Ðông Nam Á.
Taylor Fravel dẫn lời Tập Cận Bình, nêu ra hai mục tiêu đối ngoại của
Trung Cộng, là bảo vệ “ổn định” trong khu vực, và bảo vệ quyền lợi hàng
hải của Trung Quốc. Fravel thấy hai mục tiêu “vệ ổn” và “vệ quyền” đối
nghịch với nhau, nhưng khi đặt mục tiêu ổn định có tầm quan trọng ngang
với quyền lợi trên biển, Tập Cận Bình đã hạ thấp lập trường hung hăng
của Trung Cộng trong mấy năm gần đây, khi họ chỉ tính chuyện bành trướng
thế lực. Lập trường gây hấn này đã gây phản ứng ngược khiến giới lãnh
đạo Trung Cộng lo ngại; như việc “chuyển trục sang Á Châu của chính phủ
Mỹ từ năm 1910, và các hoạt động ngoại giao của Nhật giúp các nước Việt
Nam và Phi Luật Tân trong các hoạt động bảo vệ hải phận. Khi nhắc lại
châm ngôn ngoại giao của Ðặng Tiểu Bình, chủ tịch họ Tập đã cân nhắc hai
mục tiêu, cho thấy nếu việc bành trướng thế lực trên biển gây ra bất ổn
trong vùng thì Trung Cộng có thể sẽ coi nhu cầu ổn định là quan trọng
hơn. Một dầu hiệu mà Fravel nêu ra là Trung Cộng mới cải tổ cơ cấu, đặt
tất cả các lực lượng hải giám dưới quyền chỉ huy của một cơ quan dân sự
về hải phận; cho thấy họ giảm bớt vai trò của các tướng lãnh trong lãnh
vực này.
Ðóng góp của Taylor Fravel, một giáo sư chính trị học tại MIT, là ông đã
nhìn thấy và nhấn mạnh sự kiện Tập Cận Bình nhắc lại chủ trương của
Ðặng Tiểu Bình, trong một phiên họp của Bộ Chính Trị Trung Cộng, mà đa
số độc giả không mấy ai kiên nhẫn đọc bản tin chính thức kỹ như thế.
Nhưng chúng ta cũng không ngạc nhiên, nếu Bộ Chính Trị Cộng Sản Trung
Quốc theo đuổi hai mục tiêu mà Tập Cận Bình nêu ra. Chắc chắn, Trung
Cộng muốn bành trướng thế lực trên biển, như bất cứ chính quyền nào nắm
quyền cai trị ở Trung Quốc. Và cũng chắc chắn là Trung Cộng coi mục tiêu
ổn định, không gây chiến tranh, là quan trọng không kém, hoặc quan
trọng hơn nữa. Bởi vì bất cứ một xung đột vũ trang nào xẩy ra trong vùng
biển từ Nhật Bản đến Ðông Nam Á sẽ chỉ bất lợi cho Trung Cộng. Nếu
chiến tranh bùng lên vì quần đảo Trường Sa thì tất cả các nước vùng Ðông
Nam Á sẽ quay sang cầu cứu Mỹ, Ấn Ðộ, Nhật Bản, vân vân. Bàn cờ vùng
Biển Ðông sẽ thay đổi. Chưa hết, Nhật Bản, Nam Hàn, Ðài Loan sẽ lo gia
tăng vũ trang, xây dựng hải quân, để đối phó với Trung Cộng trong tương
lai. Nhưng nguy hiểm nhất cho chế độ cộng sản là kinh tế Trung Quốc sẽ
suy sụp khi đường tiếp liệu dầu khí và nguyên liệu từ Phi châu và Trung
Ðông bị cắt đứt. Ðảng cộng sản hiện nay chỉ lo dân Trung Hoa nổi dậy nếu
số người thất nghiệp gia tăng. Vì nhu cầu bảo vệ chính chế độ độc tài
của họ, Trung Cộng cần giữ cho cả vùng Á Ðông được ổn định.
Nhưng giữ ổn định không có nghĩa là họ bỏ tham vọng bành trướng thế lực,
mở rộng vùng kiểm soát trên biển, để khai thác tài nguyên. Mục tiêu ổn
định chỉ đóng vai trò một mức giới hạn, để lực lượng quân sự của họ biết
phải dừng lại, không tiếp tục gây hấn với bất cú giá nào. Hai vị thượng
tướng, Phạm Trường Long (Fan Changlong) và Hứa Kỳ Lượng (Xu Qiliang,
Không quân) được cất nhắc lên làm phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương từ
Tháng Ba năm 2013, và đang ngồi trong Bộ Chính Trị Cộng Sản Trung Quốc,
chắc hẳn họ hiểu rõ giới hạn đó khi nghe những lời của Tập Cận Bình. Họ
sẽ biết chương trình bành trướng thế lực quân sự ở biển Nhật Bản cũng
như ở Biển Ðông nước ta đều có giới hạn.
Vì vậy, trong các cuộc tranh chấp đang diễn ra ở Biển Ðông, người Việt
Nam chắc chắn không nên lo sợ trước sức mạnh của Hải Quân Trung Cộng.
Người Việt Nam không thể cứ “nhường nhịn” quá đáng trước các hành động
gây hấn của họ.
Nếu nước Việt Nam cương quyết bảo vệ chủ quyền của mình, thì Trung Cộng
cũng không dám vì thế mà gây ra chiến tranh. Chính quyền cộng sản Việt
Nam phải tỏ ra cứng rắn hơn trên trường ngoại giao quốc tế cũng như
trong các cuộc đàm phán song phương. Tốt nhất là Việt Nam phải liên kết
với các nước Ðông Nam Á trong các vụ xung đột chủ quyền trên biển, đảo.
Tuần trước, Trung Cộng và các nước Ðông Nam Á trong khối ASEAN đã họp
cấp bộ trưởng ở Tô Châu, trong hai ngày 14 và 15 Tháng Chín. Mục đích
của phiên họp là bàn về việc thực hiện các quy tắc hành động trên mặt
biển (COC) đã được hai bên nêu lên từ năm 2002. Sau 11 năm, đây là lần
đầu tiên chính phủ Trung Quốc đồng ý thảo luận về bản tuyên bố này,
chứng tỏ họ đang thi hành chính sách của Tập Cận Bình. Vì từ trước đến
nay chính quyền Trung Cộng vẫn từ chối không bàn về vấn đề Quy tắc Hành
động COC, cho tới phiên họp ở Brunei vào Tháng Bảy vừa qua. Cuộc họp ở
Tô Châu không đưa tới một kết luận cụ thể nào, ASEAN và Trung Quốc chưa
hề bàn gì với nhau về nội dung của COC, mà chỉ ấn định một chương trình
cho các cuộc họp tương lai. Trung Cộng đã đề nghị và được các nước ASEAN
chấp thuận sẽ thành lập một “ủy ban các chuyên gia” nhằm giải quyết các
xung đột. Tương lai của ủy ban này, và nội dung của các quy tắc hành
động sẽ được ấn định sau; nhưng thái độ của Trung Cộng tỏ ra đã hòa hoãn
hơn mười năm vừa qua.
Tuy nhiên, lập trường mới của Tập Cận Bình không có nghĩa là từ nay
Trung Cộng sẽ tử tế hơn với các nước Ðông Nam Á. Mặc dù không muốn, và
không dám gây chiến tranh, họ sẽ tiếp tục chính sách lấn áp các nước
láng giềng, theo lối tầm ăn dâu, với thủ đoạn “được đằng chân lân đằng
đầu” quen thuộc!
Tại Hội Chợ Nam Ninh, quy tụ các công ty của Trung Quốc và 10 nước
ASEAN, thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường tuyên bố rằng mối bang giao
giữa Trung Quốc và các nước Ðông Nam Á đang bước vào một giai đoạn mới,
mà ông gọi là “Thập kỷ Kim cương.” Tuy Lý Khắc Cường nói ngon ngọt như
vậy, nhưng trong phiên họp ở hội chợ này, tổng thống Phi Luật Tân đã
không được mời tham dự! Nhưng nếu kim cương quý hơn vàng, thì chắc người
Việt Nam có thể bắt lấy hình ảnh Thập kỷ Kim cương,” đặt giá trị ưu
tiên cao hơn “16 chữ vàng” mà hai đảng cộng sản Việt Trung đã thỏa thuận
với nhau!
Một cách cụ thể, Việt Nam phải ủng hộ đơn kiện của chính phủ Phi Luật
Tân trước Liên Hiệp Quốc. Từ tháng Giêng năm nay, Tổng thống Benigno
Aquino đã đưa ra trước Tòa án Quốc tế về Luật biển (ITLOS) vấn đề “Ðường
Chín Ðoạn” (cũng gọi là Ðường Lưỡi Bò) mà Trung Cộng đã công bố, gom
tất cả vùng Biển Ðông của nước ta và Biển Tây của Phi Luật Tân vào hải
phận Trung Quốc. Theo Bộ Ðất đai và Tài nguyên của chính phủ Trung Quốc,
dưới đáy vùng biển này chứa 30 tỷ tấn dầu thô và 20 ngàn tỷ mét khối
dầu khí. Tòa án ITLOS đang yêu cầu chính phủ Phi trình bày các bằng
chứng về vấn đề này, vào tháng Ba năm 2014.
Một chính quyền Việt Nam biết bảo vệ tổ quốc phải hành động giống như
Phi Luật Tân đang làm. Vì vùng “Ðường Chín Ðoạn” này rõ ràng xâm phạm
chủ quyền của nước ta trên mặt biển. Ðây là một vấn đề sống còn của đất
nước, cũng là một vấn đề thể diện của quốc gia. Một chính quyền biết thể
hiện nguyện vọng của dân tộc phải xóa bỏ những thứ “16 chữ vàng” và
“bốn cái tốt” do hai đảng cộng sản ký kết. Phải hòa mình với các nước
Ðông Nam Á cùng nhau đối đầu với Trung Cộng. Khi biết rằng Bộ Chính Trị
đảng Cộng sản Trung Quốc cũng không thể nào hy sinh nền kinh tế của họ
nếu để mất ổn định trong vùng, thì người Việt Nam không có lý do nào mà
phải sợ hãi trước sự dọa nạt hung hăng của đám quân cướp biển đang cho
hoành hành trong vùng biển nước mình.Khi biết rằng Bộ Chính Trị đảng
Cộng sản Trung Quốc cũng không thể nào hy sinh nền kinh tế của họ nếu để
mất ổn định trong vùng, thì người Việt Nam không có lý do nào mà phải
sợ hãi trước sự dọa nạt hung hăng của đám quân cướp biển đang cho hoành
hành trong vùng biển nước mình.
Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)
"Trung Quốc loạn mất rồi!" (LB: xứ "thiên đường" cũng rứa!)
Trước vụ một nữ cảnh sát say rượu nằm ngất bên lề đường bị 3 kẻ ăn mày
cưỡng hiếp, người dân tỏ ra vô cùng hả hê, hàng trăm bình luận tung hô
thủ phạm.
Sự thù hằn là thứ hiện hữu khắp nơi ở Trung Quốc.
Người nghèo thù người giàu. Người bị thua thiệt ghen tức với người được
hưởng đặc quyền. Người dân ghét quan chức. Cộng đồng ghét nước Mỹ - vốn
là kết quả của chiến dịch tuyên truyền chống Mỹ của chính phủ vẫn đang
còn được duy trì.
Dân chúng hả hê vì cảnh sát bị hiếp, giết
Yang Jia, sinh viên người Bắc Kinh, đã dùng dao sát hại 6 cảnh sát và làm bị thương 5 người tại Thượng Hải hôm 1/7/2008. Hơn 4 tháng sau đó, Yang bị xử tử hình. Trong khi đó, công chúng lại tung hô Yang là “anh hùng lớn”.
Người ta tụ tập bên ngoài phiên tòa xử Yang, mặc những chiếc áo phông in hình chân dung Yang và tuyên bố của cậu ta: “Nếu các người không cho tôi một lời giải thích, tôi sẽ cho các người lời giải thích”. Một lá cờ của nhóm biểu tình này ghi dòng chữ “Hung thủ sẽ sống mãi trong tim chúng tôi”. Thậm chí, một bộ phim với tiêu đề “Life in angry blossom” (tạm dịch: Sống trong giận dữ) cũng được chiếu trên kênh MTV với nội dung ca ngợi Yang.
Giữa vô vàn những bình luận ca tụng Yang, chỉ có duy nhất một tiếng nói yếu ớt: “Nhưng rút cuộc, cậu ấy vẫn giết những cảnh sát vô tội mà…”.
Dân chúng hả hê vì cảnh sát bị hiếp, giết
Yang Jia, sinh viên người Bắc Kinh, đã dùng dao sát hại 6 cảnh sát và làm bị thương 5 người tại Thượng Hải hôm 1/7/2008. Hơn 4 tháng sau đó, Yang bị xử tử hình. Trong khi đó, công chúng lại tung hô Yang là “anh hùng lớn”.
Người ta tụ tập bên ngoài phiên tòa xử Yang, mặc những chiếc áo phông in hình chân dung Yang và tuyên bố của cậu ta: “Nếu các người không cho tôi một lời giải thích, tôi sẽ cho các người lời giải thích”. Một lá cờ của nhóm biểu tình này ghi dòng chữ “Hung thủ sẽ sống mãi trong tim chúng tôi”. Thậm chí, một bộ phim với tiêu đề “Life in angry blossom” (tạm dịch: Sống trong giận dữ) cũng được chiếu trên kênh MTV với nội dung ca ngợi Yang.
Giữa vô vàn những bình luận ca tụng Yang, chỉ có duy nhất một tiếng nói yếu ớt: “Nhưng rút cuộc, cậu ấy vẫn giết những cảnh sát vô tội mà…”.
Một người dân Trung Quốc cầm dao dọa cảnh sát. |
Trước vụ việc một nữ cảnh sát tại Văn Thành (Chiết Giang) say rượu, nằm
ngất bên lề đường và bị 3 kẻ ăn mày cưỡng hiếp được đăng tải trên
internet, người dân cũng tỏ ra vô cùng hả hê, hàng trăm bình luận đều
nhất loạt ủng hộ những kẻ thủ ác. Cũng chỉ có một bình luận duy nhất
phản đối việc này.
Tờ Boxun.com cho biết: “Một vài quan chức cấp cao buồn phiền nói rằng sẽ không thể biết được người dân ghét quan chức thế nào nếu họ không đọc những bình luận đó. Mọi người đã đánh mất đi sự công tâm và ủng hộ hành vi cưỡng hiếp của những kẻ ăn mày. Trung Quốc loạn rồi!”.
Nỗi oán hận người giàu
Cherry Chang, biên tập viên một tạp chí của Thượng Hải cho biết chiếc xe Porsche màu đỏ của cô đã bị phá hoại 3 lần trong suốt 2 tuần. Chiếc Lamborghini đắt tiền của bạn cô cũng không khá khẩm gì hơn.
Chang tỏ ra đầy bức xúc: “Tôi nghĩ có nhiều người trong thành phố này ôm nối oán hận sâu sắc với người giàu”.
Theo tờ Wall Street Journal, hầu hết những người giàu ở Trung Quốc đều có chung một đặc điểm: Họ có liên hệ với một quan chức chính phủ nào đó. Một khảo sát năm 2006 do một vài viện nghiên cứu của Trung Quốc thực hiện cho thấy gần 90% lãnh đạo hàng đầu nước này trong các lĩnh vực như tài chính, ngoại thương, phát triển bất động sản, xây dựng, chứng khoán đều là con ông cháu cha. Thêm nữa, có tới 90% tỉ phú Trung Quốc là con cháu các quan chức cấp cao.
Yi Zhao, một công chức tại Quảng Đông thẳng thắn thừa nhận ông không thích người giàu có. “Hầu hết bọn họ đều giàu lên nhờ lợi dụng người nghèo. Hãy nhìn những người vận hành thị trường bất động sản mà xem. Họ kiểm soát thị trường nhà đất nhằm đẩy giá lên cao hơn và thu nhiều lợi nhuận… Có công bằng không khi mà đại bộ phận người dân không có khả năng mua một căn hộ, thậm chí là khi chúng tôi chắt bóp cả 3 đời?”.
Tờ Boxun.com cho biết: “Một vài quan chức cấp cao buồn phiền nói rằng sẽ không thể biết được người dân ghét quan chức thế nào nếu họ không đọc những bình luận đó. Mọi người đã đánh mất đi sự công tâm và ủng hộ hành vi cưỡng hiếp của những kẻ ăn mày. Trung Quốc loạn rồi!”.
Nỗi oán hận người giàu
Cherry Chang, biên tập viên một tạp chí của Thượng Hải cho biết chiếc xe Porsche màu đỏ của cô đã bị phá hoại 3 lần trong suốt 2 tuần. Chiếc Lamborghini đắt tiền của bạn cô cũng không khá khẩm gì hơn.
Chang tỏ ra đầy bức xúc: “Tôi nghĩ có nhiều người trong thành phố này ôm nối oán hận sâu sắc với người giàu”.
Theo tờ Wall Street Journal, hầu hết những người giàu ở Trung Quốc đều có chung một đặc điểm: Họ có liên hệ với một quan chức chính phủ nào đó. Một khảo sát năm 2006 do một vài viện nghiên cứu của Trung Quốc thực hiện cho thấy gần 90% lãnh đạo hàng đầu nước này trong các lĩnh vực như tài chính, ngoại thương, phát triển bất động sản, xây dựng, chứng khoán đều là con ông cháu cha. Thêm nữa, có tới 90% tỉ phú Trung Quốc là con cháu các quan chức cấp cao.
Yi Zhao, một công chức tại Quảng Đông thẳng thắn thừa nhận ông không thích người giàu có. “Hầu hết bọn họ đều giàu lên nhờ lợi dụng người nghèo. Hãy nhìn những người vận hành thị trường bất động sản mà xem. Họ kiểm soát thị trường nhà đất nhằm đẩy giá lên cao hơn và thu nhiều lợi nhuận… Có công bằng không khi mà đại bộ phận người dân không có khả năng mua một căn hộ, thậm chí là khi chúng tôi chắt bóp cả 3 đời?”.
Người nghèo Trung Quốc dường như có một mối thù hằn với tầng lớp người giàu nước này.
60% thương tiếc trùm khủng bố Bin Laden
Sau khi Osama bin Laden bị tiêu diệt, rất nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã bày tỏ sự thương tiếc, đồng thời ca tụng trùm khủng bố là anh hùng chống Mỹ, mặc dù những hành động do ông ta cầm đầu đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người vô tội.
Trong số 480.000 người Trung Quốc tham gia vào một cuộc khảo sát của báo Phượng Hoàng về Bin Laden, có tới 60% lựa chọn phương án “Buồn, một người đấu tranh chống Mỹ đã ngã xuống”, chỉ có 18% lựa chọn “Hạnh phúc, kẻ đứng đầu những kẻ khủng bố cuối cùng đã bị tiêu diệt”.
Khi Tổng thống Mỹ Obama mở tiệc đón Chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ là Hồ Cầm Đào tại Nhà Trắng, nghệ sĩ Lang Lang được mời tới chơi nhạc. Anh này đã chơi một bản nhạc có tên là “Đất mẹ” trích trong một bộ phim Trung Quốc năm 1956 tên là “Trận chiến trên núi Shanggangling”, ca ngợi quân đội nhân dân anh hùng đã đánh bại “những tên chó hoang” (cách mà người Trung Quốc ám chỉ quân đội Mỹ) trong chiến tranh Triều Tiên. Cư dân mạng Trung Quốc hả hê ca tụng Lang Lang vì đã tát thẳng vào mặt người Mỹ, bất chấp việc nam nghệ sĩ 28 tuổi này khẳng định rằng anh ta không có ý định xấu khi lựa chọn bản nhạc.
Sau khi Osama bin Laden bị tiêu diệt, rất nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã bày tỏ sự thương tiếc, đồng thời ca tụng trùm khủng bố là anh hùng chống Mỹ, mặc dù những hành động do ông ta cầm đầu đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người vô tội.
Trong số 480.000 người Trung Quốc tham gia vào một cuộc khảo sát của báo Phượng Hoàng về Bin Laden, có tới 60% lựa chọn phương án “Buồn, một người đấu tranh chống Mỹ đã ngã xuống”, chỉ có 18% lựa chọn “Hạnh phúc, kẻ đứng đầu những kẻ khủng bố cuối cùng đã bị tiêu diệt”.
Khi Tổng thống Mỹ Obama mở tiệc đón Chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ là Hồ Cầm Đào tại Nhà Trắng, nghệ sĩ Lang Lang được mời tới chơi nhạc. Anh này đã chơi một bản nhạc có tên là “Đất mẹ” trích trong một bộ phim Trung Quốc năm 1956 tên là “Trận chiến trên núi Shanggangling”, ca ngợi quân đội nhân dân anh hùng đã đánh bại “những tên chó hoang” (cách mà người Trung Quốc ám chỉ quân đội Mỹ) trong chiến tranh Triều Tiên. Cư dân mạng Trung Quốc hả hê ca tụng Lang Lang vì đã tát thẳng vào mặt người Mỹ, bất chấp việc nam nghệ sĩ 28 tuổi này khẳng định rằng anh ta không có ý định xấu khi lựa chọn bản nhạc.
(Soha.vn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét