|
Mì Omachi của Masan vẫn đang chứa E 102. Ảnh minh họa: Nhật Minh |
Qlb - Không riêng gì thực phẩm nhập từ Trung Quốc mà các
sản phẩm của Tập đoàn Masan đều sử dụng các loại vật liệu, hương liệu,
phụ gia gây ung thư và là một Tập đoàn làm giàu trên sinh mạng người dân lớn nhất Việt Nam, song được sự bảo trợ của kẻ sát nhân Nguyễn Văn Hưởng nên làm mọi người run sợ và báo chí phải im liệng hết!
Rất nhiều mì gói ở VN chứa chất độc phá hủy ADN
(Phunutoday) - Cơn sốc vì thực phẩm có chứa
DEHP
còn chưa qua thì mấy ngày gần đây người tiêu dùng lại thêm một phen
"rùng mình" vì phát hiện mì gói có chứa phẩm màu Tartrazine (E102), có
thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là với nam giới và nhiều tác dụng
phụ nguy hiểm, như gây phản ứng hen, phát ban, phá hủy ADN...
E102
là chất màu tổng hợp có màu vàng chanh, không chỉ được sử dụng phổ biến ở
mì ăn liền mà còn có trong đồ uống, rượu, nước giải khát, snack v.v…
Hiện dư luận đang e ngại trước thông tin mì ăn liền
chứa E102
(hay phẩm màu Tartrazine) có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là
với nam giới và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, như gây phản ứng hen, phát
ban, phá hủy ADN...
Những nghiên cứu khoa học trên thế giới cho đã
cho thấy ở lứa tuổi từ 3-9, nếu sử dụng liên tục sản phẩm thực phẩm có
chứa E102 một thời gian dài, sẽ bị ảnh hưởng. Mà rõ nhất là tăng sự hiếu
động, dễ cáu gắt, kém tập trung của trẻ và ảnh hưởng đến sinh lý của
nam giới. Hiện nhiều nước vẫn sử dụng E102 trong chế biến thực phẩm, chỉ
có một số nước có khuyến cáo cần phải ghi rõ trên bao bì nhãn mác để
người tiêu dùng có sự lựa chọn. Riêng Nhật Bản là nước cấm không được sử
dụng E102 trong chế biến mì.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ
tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam
cho biết: Ở Việt Nam, năm 2010 đã tiêu thụ khoảng 5 tỷ gói mì ăn liền,
đứng vị trí thứ 4 trên thế giới trong tiêu thụ
mì ăn liền.
Trong khi đó, từ trước tháng 3/2011, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất
mì ăn liền đều sử dụng phẩm màu tổng hợp E102 để có được màu sắc hấp dẫn
và tiết kiệm chi phí sản xuất so với việc sử dụng màu chiết xuất từ tự
nhiên.
Vì thế, dư luận quan tâm trước thông tin này là hoàn toàn cần thiết, để bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Sản phẩm mì gói được cho là có chứa phẩm màu Tartrazine (E102)
"Mì gói là thức ăn nhanh gọn, tiện dụng mà rất nhiều gia đình lựa chọn
và ưa thích. Đặc biệt là lũ trẻ nhà tôi luôn ăn mì gói buổi sáng trước
khi đến trường. Mới đây tôi đang rất lo ngại vì thạch rau câu, giờ lại
thêm mì ăn liền nữa thì người tiêu dùng chúng tôi không biết phải làm
thế nào để bảo vệ sức khoẻ của mình và gia đình." - Chị Nguyễn Thị Hảo
(Tam Trinh - Hà Nội) lo lắng nói.
"Mỗi tuần tôi ăn mì gói khoảng 10
lần, thường là vào buổi sáng và buổi tối. Vì con trai rất ngại nấu
nướng, công việc của tôi cũng bận rộn nên không mấy khi đi ăn tử tế
được. Trước giờ tôi cũng nghĩ là ăn mì gói sẽ không có lợi cho sức khoẻ,
vì nó nóng nhưng cũng không nghĩ là nó có sử dụng phẩm màu có hại... Từ
giờ tôi sẽ hạn chế ăn mì nhưng cũng không chắc là có thể từ bỏ. Thôi
thì sống chết có số cả" - Anh Hoàng Đức Long (Trần Khát Chân - Hà Nội)
cho biết.
Sản phẩm mì gói được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng và siêu thị, được người dân Việt Nam ưa thích.
Có thể thấy, trong thời gian gần đây người tiêu dùng đã nhận được không
ít những thông tin liên quan đến sức khoẻ của cá nhân họ và gia đình.
Cơn sốc vì thực phẩm chứa DEHP còn chưa qua thì mì gói có sử dụng phẩm
màu E102 lại tiếp tục "giáng xuống" khiến không ít người, hoặc là có cái
nhìn bi quan thực sự về thực phẩm, hoặc tự tìm cách an ủi mình theo
kiểu "sống chết có số".
Cũng từ những hoang mang, lo ngại từ người
tiêu dùng mà trong thông báo ngày 6/7, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã
nêu rõ: Đây là vấn đề mà Cục An toàn vệ sinh thực phẩm hết sức quan tâm.
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã nhiều lần tham khảo ý kiến các chuyên
gia và đã tư vấn trực tiếp với các chuyên gia về phụ gia thực phẩm tại
hội nghị Đại hội đồng Codex thế giới lần thứ 34 tại Giơ-ne-vơ Thụy Sỹ
(4-10/7/2011).
Theo đó, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nhận định
rằng, phẩm màu E102 đã được Ủy ban hỗn hợp về phụ gia thực phẩm Quốc tế
FAO/WHO (gọi tắt là JECFA) cũng như Ủy ban khoa học Châu âu nghiên cứu
từ những năm 1965-1966; 1975;1984 trên cơ sở các bằng chứng khoa học và
thực nghiệm đều thống nhất quy định mức ăn vào hàng ngày chấp nhận được
ADI 0 - 7,5mg/kg thể trọng/ngày.
Ở Việt Nam việc sử dụng phẩm màu
E102 đã quy định có tính pháp lý (QĐ 3742). Dù vào thời điểm hiện nay, ở
nước ta vẫn chưa có một thông báo chính thức hay một cuộc nghiên cứu
nào liên quan đến các sản phẩm mì gói bán trong nước có sử dụng phẩm màu
E102. Nhưng có thể nhận thấy, với việc các công ty sản xuất mì gói tại
Việt Nam có sử dụng phẩm màu tổng hợp để có được màu sắc hấp dẫn và tiết
kiệm chi phí sản xuất thì dù hàm lượng có nằm trong tiêu chuẩn quy định
hay vượt quá ngưỡng cho phép đều khiến người dân không khỏi hoang mang,
lo ngại.
Mặt khác, với những thông tin đang được cảnh báo từ nước
ngoài như việc Nhật Bản, Hàn Quốc hạn chế việc sử dụng phẩm màu E102 thì
đây là một vấn đề cần được lưu tâm để đảm bảo an toàn cho người sử
dụng.
Cũng chính vì lý do đó, trong thông báo ngày 6/7, Cục An toàn
vệ sinh thực phẩm đã trấn an người tiêu dùng khi cho rằng: cho đến thời
điểm hiện nay nếu phẩm màu này được sử dụng đúng hàm lượng theo quy định
thì vẫn bảo đảm an toàn.
Bên cạnh đó, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm
sẽ tiếp tục cập nhật trên cơ sở tư vấn của ban kỹ thuật phụ gia thực
phẩm thuộc Ủy ban Codex Việt Nam và phân tích các tài liệu khoa học của
thế giới đối với E102 để đưa ra các khuyến nghị kịp thời và chính xác
nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Còn với ông Nguyễn Mạnh Hùng
(Phó chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng) thì "dù chất E102 hiện nay vẫn
nằm trong danh mục được phép sử dụng ở VN nhưng nếu đặt lợi ích, quyền
lợi NTD lên trên, đặc biệt là vấn đề sức khỏe thì DN phải chủ động trong
việc tìm 1 thứ phẩm màu an toàn khác thay thế.
Như vậy mới được coi
là đạo đức kinh doanh và có trách nhiệm với NTD. Bởi sự độc hại của
chất này, chúng ta đã biết thế giới đã công bố những nghiên cứu, gần đây
nhất, tháng 3/2011, ở VN đã có 1 cuộc hội thảo về phụ gia phẩm màu thực
phẩm, thì việc này đã được công khai hóa. Một câu hỏi đặt ra là những
DN này đã đặt quyền lợi của NTD lên hàng đầu hay chưa?"
"... Theo
thông tin mà chúng tôi được biết, từ trước tháng 3/2011 hầu hết doanh
nghiệp sản xuất mì ăn liền đều sử dụng phẩm màu tổng hợp E102 để tiết
kiệm chi phí sản xuất từ 50-100 VND/gói mì so với việc sử dụng màu chiết
xuất từ tự nhiên. Nếu nhân với 5 tỷ gói mì ăn liền thì các nhà sản xuất
kinh doanh đã thu được 1 khoản lợi nhuận rất lớn.
Trước vấn đề an
toàn sức khỏe, tính mạng NTD, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD VN đã và đang
có những hành động cụ thể. Trong vụ việc chất phẩm màu E102 chúng tôi
cũng đang theo dõi rất chặt chẽ việc xử lý của các cơ quan chức năng.
Chúng tôi sẽ có công văn chính thức kiến nghị Bộ Y tế đưa chất E102 ra
khỏi danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực
phẩm theo Quyết định 3742/QD BYT ngày 31/8/2001 của Bộ Y tế." - Ông
Nguyễn Mạnh Hùng - P. Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo
vệ Người Tiêu Dùng Việt Nam cho biết.
Duyên Duyên
Sợ mì gói VN chứa chất độc phá hủy ADN, dân chuyển dùng mì Nhật
(Phunutoday) - Những thông tin về các loại
mì gói
ở Việt Nam đều có thành phần chất phụ gia [[Tartrazine E102]] có thể
gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là với nam giới và nhiều tác dụng phụ
nguy hiểm, như gây phản ứng hen, phát ban, phá hủy ADN... đang được dư
luận hết sức quan tâm và lo ngại. Vậy thực tế vấn đề này như thế nào? Ý
kiến của người tiêu dùng ra sao? Và nguyên nhân vì sao lại bùng phát
thông tin này?
Soi phụ gia E102 Cuộc chiến quảng cáo mì gói giữa Công ty
Masan và Công ty
Acecook
trong vài ngày vừa qua đã gây được sự chú ý và quan tâm của dư luận.
Chưa cần biết bên nào đúng, bên nào sai nhưng với những thông tin về các
loại mì gói tại Việt Nam đang sử dụng chất phụ gia E102 là không phải
là vô căn cứ. Chỉ có điều, việc sử dụng chất phụ gia đó có đúng hàm
lượng được quy định hay không thì chưa có một nghiên cứu nào hay một cơ
quan nào thực sự vào cuộc.
Dạo một vòng quanh Hà Nội, ghé qua các
đại lý mì gói hay các cửa hàng nhỏ lẻ và cả siêu thị, chúng tôi nhận
thấy có ít nhất khoảng 20 sản phẩm mì gói có sử dụng
phụ gia E102 đang được bày bán trên thị trường.
Các loại mì gói có sử dụng phẩm màu tổng hợp E102 mà không ghi rõ hàm lượng trên bao bì
Mặc dù các sản phẩm mì gói đều in rõ trên bao bì có thành phần màu tổng
hợp E102 nhưng ở đây lại không hề có bất cứ thông tin nào về hàm lượng
E102 được sử dụng. Chính điều này càng làm thông tin về sản phẩm trở nên
mơ hồ và khiến người tiêu dùng thêm lo lắng.
Các loại mì có sử dụng phẩm màu tổng hợp Tartrazine E102
Cũng bởi các sản phẩm mì gói có sử dụng chất phụ gia E102 mà không công
bố rõ hàm lượng khiến rất nhiều người tiêu chuyển sang lựa chọn phương
án an toàn là sử dụng những loại
mì Hàn Quốc, Nhật Bản hay những loại không có thành phần E102 in trên bao bì.
"Tôi thấy gói mì nào cũng có ghi E102, mà các chị em bảo là phải xem
hàm lượng của E102 in trên bao bì nữa. Tôi tìm mãi mà có thấy đâu nên
chuyển sang dùng mì Hàn Quốc ăn cho chắc" - Một khách hàng tại siêu thị
Big C cho biết. Không chỉ dừng lại ở các sản phẩm mì ăn liền, các loại
mì trứng được bán tại siêu thị hay các cửa hàng bên ngoài cũng có thành
phần chất phụ gia E102 và tất nhiên, hàm lượng sử dụng E102 cũng không
hề được công bố trên bao bì.
Ngay cả mì trứng cũng sử dụng phẩm màu E102
Có thể thấy, thực tế việc sử dụng phẩm màu Tartrazine E102 trong sản
xuất mì gói, mì trứng là rất phổ biến ở Việt Nam. Cũng từ thực tế này mà
thông tin mì có sử dụng E102 không khỏi khiến cho người tiêu dùng lo
ngại.
Mì ngoại đắc lợi
"Gia đình tôi ăn mì Hảo Hảo được hơn
chục năm nay rồi. Sau khi xem quảng cáo trên TV và theo dõi thông tin về
chất phụ gia E102 trên báo đài tôi cực kỳ lo lắng, nhất là lo cho mấy
đứa trẻ nhà tôi. Bây giờ chúng tôi đã ngừng sử dụng mì Hảo Hảo, lúc nào
các cháu đòi quá thì tôi mới mua mì Tiến vua bò cải chua cho các cháu
ăn. Mì đó thì có thể yên tâm là không có chất độc hại" - Chị Nguyễn Thu
Hoài (Đê La Thành - HN) cho biết.
"Bây giờ tôi chỉ mua mì Hàn Quốc
với Nhật Bản thôi. Đắt gần gấp đôi nhưng an toàn. Mì sản xuất tại Việt
Nam thì toàn chất phụ gia độc hại thôi nên người tiêu dùng chúng tôi
không thể không đề phòng" - Chị Trần Ngọc Thương (Xã Đàn - Kim Liên -
HN) nói.
Một khách hàng mua cả thùng mì gói Hàn Quốc về ăn để đảm bảo
"Sinh viên bọn mình thì ăn mì gói nhiều lắm, cứ cuối tháng hết tiền là
ăn mì... Mình cũng có nghe thông tin mì gói có chứa chất độc gì gì đấy,
cũng quan tâm và lo lắng lắm nhưng chẳng biết làm thế nào. Loại mì an
toàn thì đắt quá, bọn mình chỉ có khả năng ăn loại tầm 4000 - 5000 đồng
là cao nhất thôi." Nguyễn Thị Kim Oanh (sinh viên năm 3 trường ĐH Bách
Khoa) cho biết.
Trên đây là tâm sự của một số người tiêu dùng. Ngoài ra, trên các
webside và diễn đàn online còn tràn ngập sự lo lắng và những chia sẻ về
kinh nghiệm đối với vấn đề chọn mì của các bà mẹ. Theo đó, các mẹ kháo
nhau rằng nếu mua mì ăn liền thì nên xem kỹ thành phần và chỉ chọn loại
không có phẩm màu vàng E102 để "tự cứu mình".
Khảo sát tại một số
cửa hàng bán lẻ và các siêu thị tại Hà Nội, một chủ cửa hàng tại Quỳnh
Mai - Hà Nội cho biết: "Mấy ngày qua khi người ta đến mua mì gói cũng
hỏi nhiều lắm. Đa phần là hỏi loại mì nào không có phẩm màu. Tôi cũng
chẳng rõ lắm về thông tin này, chỉ biết là mì Tiến vua quảng cáo trên TV
là thể an toàn nên trả lời đại. Thế nên mì Tiến vua ở cửa hàng tôi bán
chạy lắm. Còn nói về số lượng mì bán ra thì cũng không có gì thay đổi
cả, dân Việt Nam mình vẫn thích ăn mì".
Tại một số đại lý hay cửa
hàng bán lẻ ở Hà Nội, thì có vẻ như mì Tiến vua bò cải chua lên ngôi,
nhưng tại một số siêu thị lớn như Big C, hay Fivimart... thì theo những
người bán hàng ở đây cho biết, các loại mì của các hãng vẫn bán với số
lượng ổn định. Chỉ có các loại mì của Hàn Quốc và Nhật Bản thì bán vượt
trội hơn so với trước.
"E102 là chất phụ gia vẫn được cho phép sử
dụng tại nhiều nước trên thế giới. Nếu dùng trong hàm lượng cho phép thì
không ảnh hưởng đến sức khỏe của người trưởng thành. Với trẻ nhỏ, tiêu
chuẩn về hàm lượng này thấp hơn.
Thế nên người tiêu dùng cũng không
nên quá hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, khi chọn mua mì gói, khách hàng
cũng cần xem kỹ thành phần ghi trên bao bì để chọn những sản phẩm có
hàm lượng E102 trong giới hạn cho phép của Bộ Y tế." - GS, TS Trần Đáng,
nguyên Cục trưởng cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm của Bộ Y tế cho biết.
Khiếu nại và bùng nổ
Trong một đoạn quảng cáo gần đây được phát sóng trên truyền hình, công
ty Masan đã quảng bá thương hiệu mì Tiến vua bò cải chua của mình bằng
cách sử dụng hình ảnh một chuyên gia làm thí nghiệm giữa hai loại mì.
Theo đó, một loại mì sau khi chế nước sôi vào thì chuyển sang màu vàng
sậm và chứng tỏ mì đó có sử dụng phẩm màu. Còn loại mì Tiến vua bò cải
chua của công ty Masaan thì sau khi chế nước sôi vào có màu vàng nhạt
hết sức tự nhiên và cam kết không sử dụng phẩm màu.
Mặc dù trong
đoạn quảng cáo này không nêu rõ, phẩm màu được sử dụng ở đây là
Tartrazine E102 có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, song với thông điệp
mà Masan đưa ra đã châm ngòi nổ cho một cuộc chiến giữa Masan và nhiều
công ty mì gói khác, điển hình là Công ty Acecook. Acecook cho rằng,
việc quảng cáo của Masan với nội dung như vậy là một sự cạnh tranh không
lành mạnh và sẽ gây ra hiểu lầm cũng như lo ngại từ người tiêu dùng với
sản phẩm mì gói.
Từ đó Acecook Việt Nam đã có văn bản khiếu nại
lên Cục quản lý cạnh tranh về việc clip quảng cáo của Masan với sản phẩm
mì Tiến Vua bò cải chua đưa thông tin gây nhầm lẫn về chất lượng và yêu
cầu ngừng truyền thông.
Sản phẩm mì gói được bày bán rất nhiều tại các siêu thị
Phản pháo lại Công ty Acecook, Công ty Masan cũng có văn bản khiếu nại
Acecook Việt Nam về hành vi “gây rối hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp khác”.
Như vậy, xuất phát từ nội dung quảng cáo mì Tiến
vua bò cải chua của Công ty Masan, cùng với đơn khiếu nại về sự cạnh
tranh không lành mạnh và những thông tin gây nhầm lần từ Masan của Công
ty Acecook đã gây ra một cuộc "bùng nổ" thông tin về phụ gia Tartrazine
E102 có ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Và đây chính là
nguyên nhân gây nên mối lo ngại và nghi hoặc với sản phầm mì ăn liền từ
phía người tiêu dùng.
Duyên Duyên
Bún chả Hà Nội thơm lừng nhờ phụ gia lạ của Trung Quốc
(GDVN) - Đa số các loại hương liệu, dầu trát này đều được giới thiệu là
hàng nhập khẩu, đảm bảo chất lượng, không phải phẩm công nghiệp.
>>Đột nhập hàng bún chả chế từ thịt... ôi thiu Hương liệu chế thịt nướng “made in China”
Khu vực quầy hương liệu trong chợ Đồng Xuân luôn đông nghẹt khách, lối
đi nhỏ khách hàng muốn mua hàng phải chen khéo để đi. Trong vai một
người khách hàng muốn mua hương liệu làm quán nướng, món quay người bán
hàng chào đón rôm rả.
Các loại hương liệu ở đây được bày bán rất
nhiều, đa chủng loại sử dụng vào các mục đích khác nhau: nào là hoa hồi,
hoa trà, hoa quê, quế, tinh dầu bò, tinh dầu lợn, tinh dầu gà và các
phụ gia thực phẩm khác. Đặc biệt là những loại phụ gia để chế biến các
món chả nướng giúp chả có màu đẹp và thơm ngon, cuốn hút.
Tại quầy
hàng N. H người bán hàng lôi ra một lọ hỗn hợp như dạng sa tế và giới
thiệu để làm món nướng như vịt nướng, thịt nướng. Ngoài ra, các loại
tinh dầu có mùi vịt, mùi gà khách muốn mua phải đặt hàng trước người bán
hàng sẽ lấy về.
Người bán hàng tên Huyền cầm lọ phụ gia chi chít
chữ Trung Quốc cho biết “Làm bún chả gia đình ăn thì người ta ít sử dụng
đến công cụ hỗ trợ này nhưng làm hàng bán thì cần phải có. Mỗi lọ có
thể dùng cho 30kg thịt. Chỉ cần ướp qua thịt trước khi nướng đã có màu
vàng ngon, thay vì màu trắng nhờ nhờ".
Những hộp phụ gia thực phẩm có cả tác dụng làm vàng thịt nướng
Người bán hàng khẳng định thêm màu nước hàng (nước dùng ăn bún chả) cho
vào chỉ làm cho thịt nướng vàng, không thơm như loại phụ gia này. Thông
thường người làm hàng sẽ phải ướp các loại gia vị nhưng khi sử dụng lọ
gia vị tổng hợp này thì người làm hàng không cần cho thêm các loại tinh
dầu, hương liệu khác.
Chúng tôi ghé sang hỏi loại phụ gia dùng cho
ngan quay, vịt quay, gà quay người bán hàng rôm rả giới thiệu loại phụ
gia đựng trong lọ thủy tinh, nhìn thoáng qua người mua sẽ tưởng đó là
những lọ si rô. Những chai lọ này chúng có màu vàng sậm được người bán
hàng cất kỹ, khi có khách hỏi mua người bán hàng mới mang ra cho khách.
Ngoài ra, theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài những phụ gia đóng chai
còn có các loại phụ gia đựng trong túi dùng cho các món thịt xiên nướng,
thịt nướng chả (làm trong quán bún chả). Giá cả của những mặt hàng này
rất rẻ từ 30 đến 50 nghìn đồng/bình 1000 mg..
Kinh hoàng chất tẩy gây loét nội tạng? Không chỉ có các phụ gia giúp lên đời thịt nướng ngon. Các cửa hàng còn bán cả phụ gia tẩy rửa thịt giúp thịt hết mùi.
Đa số những loại hóa chất này đều được khuyến cáo là không nên lạm
dụng. Một số chủ cửa hàng còn có thể dùng nước vôi giúp thịt hết mùi hôi
và trắng không đen.
Chúng tôi ghé qua phố Hàng Buồm để hỏi mua
chất tẩy rửa thịt khiến thịt bớt hoi. Lấy lý do thịt lợn nuôi công
nghiệp nhiều nên có mùi gây, hoi cần mua một phụ gia để tấy bớt mùi.
Tại của hàng N.M phố Hàng Buồm, chị chủ quán mang ra một bịch bột màu
trắng và quảng cáo “bột này giúp tẩy bớt mùi thịt, không chỉ hoi hay gây
mà tinh bột nay ngâm vào nước còn giúp thịt ôi thiu thành thịt tươi".
Chị hướng dẫn nếu dùng 2 kg thịt lợn thì chỉ cần hai thìa bột và cho
vào một xô nước ngâm khoảng 4,5 phút là vớt ra. Lúc này mùi hôi, mùi
thiu của thịt sẽ biến mất. Ngoài ra, hóa chất này còn giúp thịt trông
tươi hơn.
Bột có tác dụng tẩy trắng trên phố Hàng Buồm
Phóng viên tìm đến Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Trường Đại
học Bách khoa Hà Nội, trao đổi về việc tẩy mùi thịt ôi một cán bộ trong
viện khẳng định có thế chất đó là Sunfua dioxit (SO2). SO2 ở dạng bột
hòa với nước sau đó nhúng thịt vào. SO2 là chất được dùng trong công
nghệ chế biến thực phẩm với mục đích kéo dài thời gian bảo quản và chống
vi khuẩn xâm nhập.
SO2 có thể làm thịt ôi mất mùi ôi thiu, nếu
người sử dụng dùng trong chế biến sẽ khiến khách hàng không biết thị ôi
thiu. Nhưng dùng để ngâm thịt ôi bán sống thì không làm mất màu thâm của
thịt sẽ phải dùng thêm hóa chất khác.
SO2 dùng tẩy mùi thực phẩm nếu ăn nhiều sẽ gây loét nội tạng như thành ruột, dạ dày, tá tràng…
Lan Chi
Phẩm vàng tổng hợp, rước họa vào thân
(Vfej.vn)-Phẩm vàng tổng hợp, thứ phẩm đang được dùng trong rất nhiều
loại thực phẩm tiêu thụ ở Việt Nam, nhất là mỳ tôm, vừa được cảnh báo có
nguy cơ gây nhiều chứng bệnh.
Một số thực phẩm bán trên thị trường có chứa
E102
như bánh pudding, bánh hỗn hợp, đồ uống có ga, kẹo cao su, mì, snack,
v.v... E102 được sử dụng rộng rãi hơn cả trong nhiều sản phẩm mỳ ăn
liền.
Khảo sát qua các chợ và siêu thị ở Hà Nội, chúng tôi thấy
một số sản phẩm mỳ ăn liền công khai ghi có sử dụng màu tổng hợp E102
như mỳ Hảo Hảo hương vi sa tế hành, mỳ xào Táo Quân hương vị thập cẩm,
mỳ Hảo Hảo hương vị nấm, mì Miliket, mỳ Cung Đình, v.v... Hay món nui
(dùng để nấu nước súp, xào với các loại
Rau, củ, thịt, hải sản, gia vị) cũng thấy ghi trên bao bì có dùng “màu thực phẩm tổng hợp E102”.
Đây thực sự là một mối nguy lớn đối với sức khỏe người tiêu dùng khi,
tại Việt Nam, sản lượng mỳ tiêu thụ trong năm 2010 là 5 tỷ gói, theo báo
cáo tháng 4-2011 của Cty Nghiên cứu Thị trường Euromonitor
International.
Dự báo, thị trường mỳ ăn liền của Việt Nam tăng
trưởng từ 15-20% mỗi năm và, như vậy, đến năm 2015, mức tiêu thụ mỳ ăn
liền tại Việt Nam sẽ lên đến 10 tỷ gói.
Các nhà khoa học khuyến cáo cần làm rõ lứa tuổi và mức độ trẻ Việt Nam
bị tác động khi ăn mỳ gói có dùng phẩm màu vàng E102 ở các liều lượng
khác nhau.
EU cảnh báo, Nhật Bản không dùng Phẩm vàng
tổng hợp đó, theo PGS.TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ
sinh Thực phẩm, Bộ Y tế, có tên khoa học là tatrazine và được CODEX Quốc
tế đánh số ký hiệu là E102. Chất bột màu vàng này tan trong nước và
được dùng làm chất tạo màu trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực mỹ
phẩm, dược phẩm và, nhất là, thực phẩm.
Hóa ra, tác hại của phẩm
màu vàng tổng hợp E102 không còn mới với nhiều quốc gia. Kết luận này
dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học có giá trị như nghiên cứu của Đại học
Southampton về phụ gia thực phẩm và sự hiếu động thái quá ở trẻ em 3
tuổi, 8-9 tuổi trong cộng đồng; nghiên cứu đăng trên báo J. Pediatr.
(tạp chí của Mỹ về chăm sóc sức khỏe trẻ em & thanh thiếu nhi) về
màu thực phẩm tổng hợp và hành vi.
Với những minh chứng về sự độc
hại đối với sức khỏe người tiêu dùng, E102 bị cấm dùng trong thực phẩm
đặc biệt là mỳ ăn liền tại Nhật Bản từ tám năm nay và hạn chế sử dụng
tại các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) từ ba năm nay.
Tại Hàn
Quốc, người ta khuyến cáo không nên sử dụng E 102 trong một số thực phẩm
trong đó có mì. Tại Anh, Hiệp hội Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh đề nghị các
nhà sản xuất loại bỏ các màu thực phẩm được nghiên cứu và khuyến cáo
không dùng bởi Đại học Southampton, trong đó có E 102.
Chờ Bộ Y tế Giữa
tháng 3-2011 tại TP Hồ Chí Minh, Cty Vifon phối hợp với một số đơn vị
tổ chức một hội thảo bàn với tiêu đề "An toàn thực phẩm và việc sử dụng
phẩm màu tổng hợp, chất bảo quản trong sản xuất thực phẩm của nước ta".
Hôi
thảo có sự tham dự của lãnh đạo Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, bàn về
vấn đề nêu trên, trong đó có đề cập đến chất màu tổng hợp E102. Từ bấy
đến giớ, vẫn chưa thấy ý kiến nào của cơ quan chức năng về vấn đề này.
Cụ thể, không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến việc sử dụng E102 trong sản
xuất các loại mì gói với số lượng tiêu thụ lớn tại Việt Nam như nêu
trên.
Điều tra của phóng viên cho thấy một số hãng sản xuất mì của
Nhật Bản khi sản xuất mì gói tại nước họ thì không thấy có E102, vì biết
rõ chất này có hại. Nhưng sang Việt Nam sản xuất, lại vẫn thấy cho E102
vào sản phẩm như một số nhãn hiệu nêu ở đầu bài. Vì sao vậy?
Theo
“Ảnh hưởng độc hại của tatrazine đến khả năng sinh sản...” do Tạp chí
Dược&Độc học Hoa Kỳ (American Journal of Pharmacology and
Toxicology), phẩm màu vàng tổng hợp E102 được chứng minh gây nên tình
trạng tăng sự hiếu động thái quá ở trẻ em và ảnh hưởng xấu đến chức năng
sinh sản ở nam.
Nam giới ăn một lượng quá ngưỡng có thể bị suy giảm
tinh trùng và làm tinh trùng bị biến dạng. Nó còn là một trong những
chất phụ gia nguy hiểm nhất cho bệnh nhân hen và những người không dung
nạp thuộc aspirin.
Việc hàng loạt thực phẩm sản xuất ở Việt Nam vẫn
hồn nhiên sử dụng E102, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm. Song trách
nhiệm chính có lẽ thuộc về cơ quan quản lý mà cụ thể là Cục ATVSTP, Bộ Y
tế. Một quan chức của Cục ATVSTP cho hay Cục vừa có cuộc họp bàn về
E102. Tuy nhiên những động thái tiếp theo của cơ quan chủ quản của Bộ Y
tế được cho là quá chậm.
Theo Quy định&Tiêu chuẩn Thực phẩm và
Phụ gia Thực phẩm của Tổ chức Thương mại Hải ngoại Nhật Bản ban hành
tháng 4-2011, phẩm màu vàng tatrazine bị cấm dùng trong nhiều loại thực
phẩm, trong đó có mỳ gói. Theo tiêu chuẩn JAS của Nhật Bản, trong mục
“Tiêu chuẩn kỹ thuật cho mì ăn liền”, chất tatrazine cũng không nằm
trong danh mục các chất phẩm màu được sử dụng trong mì. Tiêu chuẩn Nhật
JAS là bộ tiêu chuẩn về chất lượng và phương pháp sản xuất cho các loại
thực phẩm, đồ uống không cồn và các sản phẩm lâm nghiệp do Bộ Nông-Lâm
nghiệp & Thủy sản Nhật Bản ban hành ngày 9-4-2009.
Còn theo Quy
định (EC) số 1333/2008 của Nghị viện Châu Âu và của Hội đồng Châu Âu
ngày 16-12-2008 về các chất phụ gia thực phẩm, trong danh sách các màu
thực phẩm buộc phải ghi rõ thông tin bổ sung trên nhãn, có phẩm màu vàng
Tatrazine (E 102). Phẩm màu này buộc phải ghi những dòng chữ như “có
thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động và sự chú ý của trẻ em”.
Tại Mỹ cũng
có các khuyến cáo tương tự. Tổ chức vì Sức khỏe Cộng đồng Mỹ yêu cầu Cơ
quan Dược & Thực phẩm (FDA) nên bắt buộc trên nhãn sản phẩm thực
phẩm phải có lưu ý cảnh báo “Màu nhân tạo trong thực phẩm (trong đó có E
102) gây nên những hành động thái quá và những vấn đề về hành vi ở một
số trẻ em”
Theo QD/TP
Thiếu hóa chất, măng đắng và xấu Hóa
chất không chỉ làm rút ngắn công đoạn ngâm, luộc măng mà còn giúp măng
trắng giòn và để được lâu. Vì
lợi nhuận mà "công nghệ" này được cả nhà sản xuất và phân phối khai thác triệt để.
Khâu nào cũng cần hóa chấtVì
có người thân bán măng ở chợ nên tôi được dặn dò rất kỹ: "Nếu muốn ăn
măng tươi thì phải báo trước 2 - 3 ngày, chị dặn người ta luộc riêng
cho. Măng lấy về ngâm nước muối để trong tủ lạnh và ăn ngay trong vòng 2
- 3 ngày, lâu hơn là hỏng", chị Nguyễn Thu Hằng, Yết Kiêu, Hà Đông,
Hà Nội
cho biết. Nhiều hôm có khách đột xuất, chạy ra cửa hàng định mua ít
măng về dùng, thấy măng trắng ngon và đẹp, được ngâm đầy các thùng nhưng
chị bắt về mua thứ khác mà ăn. "Măng này người nhà không ăn được", chị
Hằng nói.
Trong vai một nhân viên vừa được thuê bán hàng, tôi được
một chủ chuyên giao măng tại chợ Hà Đông tâm sự rất thực khi chỉ vào
đống hóa chất: Không có các loại hóa chất này thì luộc măng chết tiền
củi, tiền công, măng lại xấu chẳng ai mua, thậm chí vớt ra là thâm đen.
Cho chút này, măng mềm và giòn, rất hấp dẫn.
Anh còn hướng dẫn: Chất
màu trắng là bột tẩy, giúp măng sạch, có độ dai và không hư hỏng. Màu
vàng là dùng để luộc măng củ, măng vầu lên màu ánh vàng bắt mắt. Khi
luộc măng thì cho chút đường hóa học măng mới ngọt, chứ không đắng và
ngái khó ăn. Nhờ thuốc bột tẩy trắng, thời gian ngâm măng tươi chỉ mất
vài ngày thay vì hằng tháng trời như trước đây. Đối với măng khô, muốn
ngâm, luộc để bán không nát và hỏng thì cứ cho chút bột trắng vào, tối
luộc sáng bán ngay. Ngâm chất này bán cả tháng măng vẫn vàng, mềm, đẹp.
Sau
khi măng được các chủ đầu mối giao cho tư thương, một lần nữa măng lại
được lên đời bằng thuốc bảo quản. Chủ một cửa hàng măng tại chợ Thành
Công, Hà Nội cho biết, không có hóa chất bảo quản măng sẽ chua, thâm đen
và nấm mốc xâm nhập ngay. Măng tươi bán cả năm, trong khi thu hoạch thì
có mùa. Không có hóa chất thì đổ đi hết, người tiêu dùng lấy gì mà ăn.
Đây là các hóa chất được phép sử dụng, an toàn, không sao. Tại chợ Hà
Đông, những củ măng dập nát, thâm đen, xấu xí, được cắt bỏ qua, cho vào
ngâm trong chậu nước, một lúc sau măng trở lên trắng và hấp dẫn.
Quầy bán măng tại chợ Hà Đông
Tìm hiểu về việc măng ngâm hóa chất đối với các cơ quan quản lý về
thực phẩm thì đều nhận được câu trả lời, thực phẩm tươi sống được kiểm
tra thường xuyên, riêng mặt hàng măng, gần như không được kiểm tra, xét
nghiệm. Bà Lê Thị Thanh Bình, trưởng phòng Y tế quận Hà Đông cho biết,
chưa bao giờ măng được lấy mẫu xét nghiệm.
Dễ như mua hóa chất "ngâm" măngTrong
vai một người đi tìm mua hóa chất cho cơ sở sản xuất măng, chúng tôi
được các chủ cửa hàng măng giới thiệu lên hàng khô tại chợ Hà Đông để
mua. Chị H. chủ một cửa hàng giới thiệu đon đả: Muốn mua chất chống thối
cho măng chứ gì, loại nào cũng có hết. Làm trắng thì mua bột trắng,
thích vàng thì mua bột vàng, ngọt thì thêm đường hóa học, giòn thì có
hàn the... Mỗi loại lại có đến vài ba loại từ có nhãn mác được sản xuất
từ Mỹ đến các loại không nhãn mác đóng trong bao bì, chủ hàng tự ghi
chất chống thối, chất tẩy trắng măng, thực phẩm... Chị bảo, muốn chọn
loại nào thì chọn, mua bao nhiêu cũng có, các cơ sở sản xuất lớn thì
thường mua loại đóng trong bao tải to cho rẻ. Thậm chí, có cả các loại
phụ gia thực phẩm bị cấm như hàn the cũng được bán công khai.
Khảo
sát cho thấy, các cửa hàng ở đây đều bán các loại hóa chất chống thối
với các tên gọi khác nhau. Chẳng hạn, Natri benzoat, Kali benzoat của Mỹ
được bán với giá 65.000 - 70.000đ/kg; Bột muối, bột chống thối, thuốc
chống thối, bột trắng măng có nhãn mác
Trung Quốc
hoặc chủ bán hàng tự ghi tên được bán với giá từ 30.000 - 50.000đ/kg
tùy loại hoặc 75.000đ/2kg, phẩm vàng - bột sắt: 10.000 - 30.000đ/kg, hàn
the 7.000 - 15.000đ/kg tùy loại...
Theo chị H. chủ một cửa hàng
hướng dẫn, chỉ cần 1kg thuốc chống mốc thối chua này có thể dùng để ngâm
1 - 1,5 tạ măng. Theo chị, loại hóa chất này, chị bán không chỉ để
ngâm măng mà còn ngâm các loại thực phẩm phẩm tươi sống, rau củ quả gồm:
ngó sen, giá đỗ, bắp chuối, nấm tuyết, nấm kim châm, nho khô, táo khô,
chanh muối, khoai tây chiên đông lạnh, tôm tươi đông lạnh...
(Theo
Bee.net.vn)
Báo động quẩy gây teo não, mất trí nhớ
Để quẩy ngon, một số chủ hãng sản xuất loại đồ ăn này ở Trung Quốc cho
vào bột mỳ một thứ chất phụ gia gọi là “You tiao jing” (Do điều tinh -
tức Tinh quẩy).Hai cái quẩy, một cốc sữa đậu nành, đó là bữa sáng của
đại đa số công chức, viên chức ở Vũ Hán (Trung Quốc).
Thế nhưng, từ
mấy hôm nay thực đơn đó đã bị bỏ do thông tin từ một người trong giới
chế biến thực phẩm tiết lộ cho báo chí biết: Để cho quẩy ngon, một số
chủ hãng sản xuất loại đồ ăn này đã cho vào bột mỳ một thứ chất phụ gia
gọi là “You tiao jing” (Do điều tinh - tức Tinh quẩy).
Phóng viên báo điện tử Sina.com đã tìm hiểu thị trường bán buôn các loại phụ gia thực phẩm, phát hiện bày bán rất chạy.
Tinh quẩy độc hại tại khu chợ Đông Môn ở Vũ Hán, Trung Quốc
Trong vai người tìm mua, phóng viên được chủ một cửa hàng ở chợ bán
buôn phụ gia thực phẩm Đông Môn cho biết, giá tinh quẩy rất rẻ, chỉ 12
tệ/kg (gần 40.000 VND). Tinh quẩy pha vào bột sẽ làm chiếc quẩy nở to
hơn, trông ngon mắt hơn, giòn và đậm đà hơn.
Bà chủ cho biết, cửa
hàng chỉ bán thùng nguyên 100 gói (50kg), không bán lẻ, các chủ hãng sản
xuất quẩy thường mua cả thùng về để trộn vào bột mỳ làm quẩy.
Phóng
viên đòi xem mẫu thì thấy tinh quẩy được đóng trong các túi nilon, màu
trắng, nom rất giống bột mì. Khi phóng viên hỏi loại phụ gia này có hại
cho người ăn quẩy hay không, người bán nói: “Không rõ, phải hỏi nhà máy
sản xuất mới biết được. Nhưng, đây là hàng do nhà máy lớn sản xuất nên
chắc đạt tiêu chuẩn (vệ sinh an toàn thực phẩm)!?”.
Đọc những dòng chữ trên bao bì tinh quẩy thì thấy ghi thành phần chủ
yếu gồm có: Sodium bicarbonate (NaHCO3), Ammonium aluminium sulfate
anhydrous (NH4Al(SO4)2.12H2O), Canxi cacbonat, Cacbonat natri và tinh
bột.
Trên bao bì ghi tác dụng của tinh quẩy là “làm quẩy nở hơn, tiết
kiệm dầu rán và ngon hơn, nếu trộn nó vào thì 1 gói nửa kg tinh quẩy
giúp làm được một bao 25 kg bột mỳ”. Nhìn kỹ địa chỉ làm ra tinh quẩy
thì phóng viên ngã ngửa: nơi sản xuất tinh quẩy là một nhà máy hóa chất ở
Trùng Khánh.
Phóng viên tra cứu trên mạng Baidu thì thấy Ammonium
aluminium sulfate anhydrous là loại hóa chất dùng để làm thuốc nhuộm, mạ
đồng, trong đó Alum là thành phần chính, nếu dùng Alum làm chất phụ gia
thực phẩm thì sau khi vào cơ thể, nó sẽ không thải ra được, vĩnh viễn
tích lại trong cơ thể.Sử dụng Alum trong thời gian dài sẽ gây teo não,
lãng quên, ảnh hưởng đến trí lực, dẫn đến chứng Alzheimer của người già.
Giáo sư Lưu chuyên ngành hóa học ở Đại học KHKT Hoa Trung cho biết,
trong tinh quẩy có chứa ion Nhôm, là nguyên nhân quan trọng gây nên
nhiều chứng bệnh về não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Những
thông tin về tinh quẩy- hóa chất độc hại được sử dụng để sản xuất quẩy
đang gây chấn động dư luận, khiến người dân Trung Quốc càng thêm lo ngại
về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước...
Người Việt đang tự tử chậm
July 26, 2012 By Alan Phan
" Lòng tham của con người tạo nên sự vô cảm trong kinh doanh như
việc “ăn bậy” đang diễn ra hàng ngày. Điều đáng buồn là lòng tham đó
lại học theo một số quan chức biến chất, người giàu. Sự vô cảm của xã
hội đang thúc đẩy những hành vi bất lương. Đó là những chia sẻ của Tiến
sĩ Alan Phan với báo Phunutoday. "
PV: Thưa ông, dù nói gì
đi nữa thì chúng ta cũng đang phải đối mặt với nạn thực phẩm bẩn, độc
tràn lan. Một đất nước tự hào về cái nôi của nền văn minh lúa nước nhưng
giờ đây cư dân đưa miếng ăn lên miệng là nơm nớp lo ngộ độc: thịt gà
thối, lợn có chất tạo nạc, thịt thối thì làm thịt chưng mắm tép, sữa thì
được tư vấn “thối cũng không sao”…Theo ông, chúng ta có nên cười vui vẻ
và ăn theo kiểu “khuất mắt trông coi” hoặc “ăn bẩn sống lâu”…không?
TS Alan Phan: Một vị bác sĩ quen giải lý như thế này về khía cạnh y khoa của hiện tượng “ăn bậy” của chúng ta.
Ngày xưa, ăn bẩn cũng có thể là tập cho thân thể quen với những vi khuẩn trong thiên nhiên, một hình thức vắc xin.
Ngày nay, khi cho những hóa chất nhân tạo vào bao tử đồng nghĩa với “tự
tử chậm” vì khả năng kháng sinh của cơ thể không thích hợp với các loại
hóa chất lạ này.
Cho nên, chuyện cười vui khi ăn nhậu (môn thể thao phổ thông nhất của Việt Nam) chắc chắn thuộc loại “ngày vui chóng tàn”.
TS Alan Phan ăn bẩn là tự tử chậm
PV: Có một nghịch lý khá thú vị, thường thì do thiếu hiểu biết, lạc hậu
mới dẫn đến tình trạng ăn uống mất vệ sinh, nhưng ngày nay lại đảo
ngược: phải học tử tế và thông minh mới làm ra thực phẩm bẩn, độc bán
cho đồng loại được. Dốt thì không thể đưa chất melamine vào sữa được,
không thể đưa chất tạo nạc vào thức ăn của lợn được, không đem phân U rê
ướp cá cho tươi lâu, không tạo ra chất kích phọt để thúc rau lớn mau
như thổi được….Ông nghĩ gì về nghịch lý này?
TS Alan Phan: Cội rễ
của vấn đề không phải là khoa học hay công nghệ mà là lòng tham. Khắp
thế giới, đa số người dân đều mang bệnh tham lam này. Cân bằng lòng tham
là sự sợ hãi. Ở các xã hội Âu Mỹ, luật pháp nghiêm trị các sai phạm nên
nỗi sợ khống chế lòng tham.
Thêm vào đó, người giàu thì có nhiều thứ để mất (tài sản, danh tiếng, gia đình…) nên họ cẩn trọng hơn trong những quyết định.
Ở Việt Nam hay Trung Quốc, việc thực thi luật pháp liên quan đến các
vấn đề thương mại kinh tế lại bị tham nhũng tha hóa, nên người phạm pháp
không sợ bị trừng phạt.
Một yếu tố khác là khi xã hội trở nên vô
cảm với tội ác và quyền lợi của người dân, thì lòng tham có thể thúc đẩy
đủ mọi hành vi bất lương.
PV: Ở thời đại kỹ trị này, lợi nhuận và
sự giàu có được đánh giá cao quá mức mà người ta không quan tâm tới cách
thức đạt được sự giàu có đó có chính đáng, hợp đạo lý làm người hay
không, mục đích tự nó đã biện minh cho hành động. Cứ thế mà suy thì cái
sự tạo ra các loại thực phẩm bẩn, độc bán cho đồng loại để thu lợi và
giàu có nhanh nhất chắc chắn sẽ phải được hoan nghênh. Vậy tại sao dư
luận lại cứ lên án và đòi các cấp quản lý vào cuộc? Ông nghĩ sao về điều
này? Liệu có phải ai cũng nghĩ mình bán thực phẩm cho đồng loại thì hợp
lý nhưng nếu mình mua phải cái gì đó bẩn, độc hay kém chất lượng thì
dứt khoát là không thể chấp nhận được?
TS Alan Phan: Yếu tố chính
vẫn là lòng tham không được pháp luật hay tôn chỉ đạo đức kiềm chế. Yếu
tố khác là một dân trí thấp. Các tội phạm ngu xuẩn (khi nghĩ rằng mình
sẽ kiếm tiền nhiều hơn với những thủ thuật phi pháp) lại được xã hội
khuyến khích qua những tấm gương xấu từ những người được coi là “thành
đạt”.
Tôi cho rằng hành xử của các đại gia và một số quan chức biến
chất tạo nên hiện tượng này. Tại các xã hội văn minh, những người giàu
nhất và nắm nhiều quyền hành nhất thường là những người biết tôn trọng
pháp luật kỹ càng nhất.
Thực phẩm bẩn hiện hữu trong từng bữa ăn hàng ngày
PV: Người Mỹ nổi tiếng về kinh doanh và giàu có, ông cũng từng kinh
doanh ở đó, về Việt Nam ông cũng kinh doanh và cũng thành đạt nơi đó, âu
đó cũng là một nghịch lý thú vị, ông giải thích về cái sự nghịch lý này
ra sao, thưa ông?
TS Alan Phan: Tôi vẫn thường nêu ra một khảo sát
của Đại Học Harvard vào khoảng 1980 là các công ty kinh doanh thành
công và bền vững nhất trong lịch sử 50 năm vừa qua của Mỹ là những công
ty có một kỷ cương đạo đức cao nhất.
Không chụp giật, manh mún…họ
xây thương hiệu và lợi nhuận bằng sự sáng tạo của sản phẩm (cần đội ngũ
nhân viên và quản lý yêu thích với công việc và điều kiện mưu sinh),
bằng sự thỏa mãn của khách hàng (chất lượng và dịch vụ hậu mãi tốt),
bằng các hoạt động xã hội tthiện nguyện (đóng góp lâu dài cho thương
hiệu).
Đây là công thức kinh doanh duy nhất đem giá trị thực sự lâu dài cho mọi người liên quan.
PV: Theo ông, đến khi nào thì dân ta mới thôi làm thực phẩm bẩn, độc và
thích ăn sạch, uống sạch, ở sạch…tóm lại là biết thích thú với vệ sinh
ăn ở?
TS Alan Phan: Thực ra, trong trải nghiệm tiếp xúc với nhiều
dân tộc trên thế giới, tôi nhận thấy người Việt mình có chuẩn mực vệ
sinh cá nhân khá cao, kể cả khi so sánh với người gốc Âu Mỹ.
Do khí hậu nóng bức, thói quen tắm rửa thường xuyên là một thói quen đáng khen.
Tuy nhiên, việc xả rác bừa bãi, đái đường, khạc nhổ, ăn nhậu be bét…là
một thói quen xấu. Cũng là dân gốc Hoa như Trung Quốc nhưng người
Singapore có môi trường sống thật sạch sẽ vì dân nhìn tấm gương của các
lãnh đạo như Lý Quang Diệu, cộng với một trừng phạt rất đắt cho những vi
phạm luật lệ.
Chúng ta có thể làm như Singapore. Tôi nói với các
bạn trẻ trong một hội thảo là tôi sẽ hãnh diện với Việt Nam nếu ngày nào
không còn các bảng “Cấm Đái Bậy” trên đường phố hơn là những khẩu hiệu
rỗng tuếch hay một giải vô địch thể thao nào.