Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Tin ngày 15/8/2012

  • Xì căng đan thương mại, sex và gián điệp (DCV) - Một viên chức cao cấp của Đại sứ quán Úc đã có một mối tình bí mật với một đại tá điệp viên Việt Nam, người bị cáo buộc là đã nhận hơn 20 triệu đô-la hối lộ. 
  • ĂN BẨN (Thái Bá Tân) - “Chắc ông không ăn cả,/ Còn phải chia nhiều người./ Chia cho cả hệ thống./ Ngẫm mà chán mớ đời./  Chán nữa là điều ấy/ Đã thành lệ xưa nay./ Ăn bẩn cấp nhà nước,/ Móc túi có đường dây./ Người ta còn đồn đại,/ Thậm chí chức quan to/ Cũng tiền tỉ mới có,/ Chứ tự dưng ai cho?”
  • Chuyến đi Châu Phi (Diễn Đàn) - “Một số nước như Mozambique, Liberia, Ghana, Ethiopia, Rwanda, Zambia đã liên tục trong 5 năm qua đạt tốc độ tăng GDP cao (trên 6%) và vẫn tiếp tục ở mức cao năm 2011-2012, không thua kém gì Việt Nam. Đó là chưa tính tới tình trạng lạm phát cao và tốc độ tăng GDP ở Việt Nam đang tụt mạnh những năm gần đây”.
  • Thúi lắm rồi, đất nước ơi! (Bà Đầm Xòe) - Ấy là cảm giác của tôi khi nhận ra sự thật về “thơ thiền, thơ phật” đã” ngộ ra” từ Yên Tứ của vị giáo sư, tiến sĩ Hoàng Quang Thuận qua bài của Luật sư Nguyễn Minh Tâm khi dũng cảm nêu sự thật về “bạn mình” đã ăn cắp chữ nghĩa của nhà thơ Trần Trương như thế nào.
  • Trung Quốc xây căn cứ quân sự chiến lược trên Biển Đông (VTC New) - Bằng việc kéo dài đường băng ở sân bay trên đảo Phú Lâm, cái gọi là “thành phố Tam Sa” sẽ sớm trở thành căn cứ quân sự chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông, Wantchinatimes dẫn lời kênh truyền hình Phượng Hoàng, trụ sở ở Hong Kong hôm 13/8.
  • ‘Lời lẽ cực đoan của báo TQ là quan điểm cá nhân’ (VNN) - Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Trung – Việt, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tề Kiến Quốc cho biết, những lời lẽ cực đoan liên quan đến Việt Nam xuất hiện trên một số báo chí Trung Quốc chỉ là quan điểm cá nhân, không đại diện cho chính sách của Chính phủ Trung Quốc. Thế còn những hành động ăn cướp của TQ trên Biển Đông thì sao? Mà cái thằng "Phó chủ tịt" này đúng là ngu hơn cả heo chó, tầm này còn sủa ba lăng nhăng thế ai tin, China còn chặn được cả Google nữa là 1 số báo chí, ka ka, ngu quá cơ!!!!
  • Điệp khúc buồn của người yếu thế (SGTT) -Ở các nước tiên tiến, bảo vệ người yếu thế trong giao tiếp xã hội, pháp lý, chống sự hà hiếp của bên mạnh hơn được xác định là một trong những nguyên tắc nền tảng, hiến định phải được tuyệt đối tôn trọng trong quá trình thực hiện các chức năng của nhà nước. Các nước tiên tiến là nước nào vậy ta, có phải bọn tư bản thối nát không?
  • Vi phạm công khai (Thanh niên) - Hàng loạt cây xăng đóng cửa nghỉ bán chờ tăng giá, thị trường gas loạn lên vì giá, ngân hàng (NH) lách trần lãi suất… Những hành vi vi phạm nhưng diễn ra công khai, lặp đi lặp lại nhiều lần khiến người dân hoang mang tự hỏi, không lẽ cơ quan quản lý bất lực trước tình trạng này? Hi hi rứa mới gọi thị trường có định hướng.
  • TQ yêu sách biển bằng chính trị và tàu thuyền (VNN) - Một nhà nghiên cứu Trung Quốc tuyên bố rằng, nước này không muốn kiểm soát toàn bộ Biển Đông giàu tài nguyên và có vị trí chiến lược quan trọng mà chỉ muốn 80% vùng biển. Hi hi tiên sư chúng nó tham như chó!
  • Bỏ hạn điền để giữ nông dân (Tuổi trẻ) - Bộ Tài nguyên – môi trường đang lấy ý kiến 63 tỉnh thành về dự thảo Luật đất đai sửa đổi. Theo đó, một số nội dung của luật liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp còn nhiều quan điểm khác nhau.
  • PHẢI ĐỀ PHÒNG “QUA CẦU RÚT VÁN” (Bùi Văn Bồng) - Xin lỗi, nhưng không sửa lỗi, mà biến thành “xin lại cái lỗi” để rồi tích tụ cho lỗi lầm lớn hơn. Khỏi vòng cong đuôi, rồi tay sẽ bày mưu ác, tìm cách trả thù, cái lối “qua cầu rút ván” rất cần đề phòng cao độ
  • Kinh tế Pháp tạm thời tránh được suy thoái (RFI) - Trái với dự báo bi quan của Ngân hàng Trung ương Pháp Banque de France mới đây, Viện Quốc gia Thống kê và Nghiên cứu kinh tế Pháp (INSEE) vào hôm nay 14/08/2012 đã cho biết là tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế Pháp trong quý 2 vừa rồi vẫn ở mức 0%, tương tự như hai quý trước đó.
  • Việt Nam qua mặt Brazil trở thành nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới (RFI) - Đã là quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu loại cà phê robusta, Việt Nam vừa vươn lên thành nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), trong sáu tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cao hơn Brazil đến 13% (14,325 triệu bao/60kg so với 12,606 triệu bao), giúp Việt Nam đoạt ngôi vị nước xuất khẩu cà phê số một thế giới vẫn nằm trong tay Brazil từ trước đến nay.
  • Hàn Quốc yêu cầu các bộ trưởng Nhật Bản không viếng đền thờ Yasukuni (RFI) - Hôm nay, 14/08/2012, chính quyền Seoul yêu cầu hai bộ trưởng Nhật Bản hãy từ bỏ kế hoạch đến viếng đền thờ Yasukuni, ở Tokyo, vào tuần tới, trong bối cảnh quan hệ song phương rất căng thẳng sau sự kiện tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak đến thăm đảo Dokdo/Takeshima cách nay vài ngày.
  • Nga hoàn tất tàu ngầm đầu tiên cho VN (BBC) - Truyền thông Nga cho biết nhà sản xuất nước này chuẩn bị hạ thủy chiếc tàu ngầm lớp Kilo 636 đầu tiên trong hợp đồng sáu chiếc ký với Việt Nam.
  • Mỹ lại lên tiếng về Biển Đông (BBC) - Hoa Kỳ nói Trung Quốc không nên dùng các cuộc đàm phán song phương nhằm 'chia để trị' các nước có tranh chấp ở Biển Đông.
  • Chuyên viên QH đánh nữ nhân viên (BBC) - Một chuyên viên đối ngoại của VP Quốc hội Việt Nam đã nổi giận khi chơi golf và đánh nữ nhân viên nhặt bóng phải nhập viện.
  • Viện Trần Nhân Tông (VietBao) - Một viện nghiên cứu tại Đại Học Harvard của Mỹ chuyên về giá trị tư tưởng và sự nghiệp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông? Đúng vậy, và rất là bất ngờ.
  • Dân chủ hay độc tài? (Lê Phan) - Cái công thức Maior, Ditiores, Communistarum, như vậy có vẻ không đúng. Anh Quốc không lớn, không có nhiều tiền và không phải cộng sản nhưng nếu tính theo dân số, đứng thứ nhì trong bảng huy chương thế vận trong khi Trung Quốc đứng thứ 10.
  • Tin được không? (Thùy Linh) - “4. Việt Nam sẽ đấu tranh kiên quyết với nạn tham nhũng? 5. Các nhóm lợi ích khổng lồ sẽ thôi thao túng kinh tế, xã hội, chính trị…vì sự phá triển chung? 6. Các vụ án tham nhũng lớn mà dư luận đã được biết đến sẽ được đưa ra ánh sáng trong thời gian gần đây? 7. Cuộc chỉnh đốn đảng khắp cả nước với thái độ không né tránh, không khoan nhượng, thỏa hiệp, không vì quyền lợi cá nhân và lợi ích nhóm?”
  • Chiến công của Đai tá điệp iên không, không thấy (Huỳnh Ngọc Chênh) - Viết đến đây thì cái đầu ngu của tôi mới hiểu ra. Kẻ địch có mất cái gì đâu, chỉ tốn có một mụ nái xề mà mang về cho đất nước hợp đồng hời, lên hàng trăm triệu đô la. Hu hu hu!

Một bài viết hay tặng Trần Thị Nga ở Hà Nam và các trí thức

Donghailongvuong
Dưới đây tôi sẽ đăng bài viết “Phải nhận rõ trạng huống bình dân ở xứ ta” của tác giả Phan Bội Châu trên báo Tiếng Dân ngày 11/4/1936. Thực ra tôi chỉ định gửi riêng cho chị Trần Thị Nga để tham khảo, một người phụ nữ xuất phát điểm là một công nhân ban đầu do mưu sinh cuộc sống mà lưu lạc xứ người nhưng với tình yêu con người mà Chị đã giúp đỡ cho những người đồng cảnh ngộ về kiến thức, kinh nghiệm đã trải qua. Cũng qua Internet mà chị Nga cũng như nhiều người đã tham gia vào phong trào biểu tình yêu nước trong mùa hè năm 2011 và 2012 mới đây.
Cố nhiên là tôi không có ý định đề cao chị Nga so với biết bao phụ nữ, anh thư can đảm đã-đang dấn thân-nhập cuộc vì áp bức bất công, vì tình yêu quê hương nhưng phải chịu cảnh tù đày, sách nhiễu, khủng bố trong cuộc sống. Nhưng đọc một số bài viết của tập thể các nhân sĩ-trí thức trong thời gian gầy đây ví dụ như:
- Các tác giả độc lập với tư cách là công thần, tướng lãnh, trí thức của chế độ gửi cho lãnh đạo ĐCSVN.
Nên tôi chân thành mong mỏi các anh, các chú, các bác là trí thức chiếu cố qua bài viết dưới đây của cụ Phan Bội Châu, tưởng rằng như chỉ có ở thời thực dân-phong kiến nhưng đọc xong chúng ta sẽ cảm nhận thấy quen thuộc, gần gũi làm sao. Từ đó mong các bậc nhân sĩ-trí thức có những hành động thiết thực, dẫn dắt cho đại bộ phận dân đen thức tỉnh thay vì lâu nay chỉ kiến nghị, thư ngỏ cho lãnh đạo ĐCSVN mà thôi. Thực tế phũ phàng cho thấy xưa nay các đời lãnh đạo ĐCSVN đều bỏ ngoài tai với những thư góp ý, khiến cho vận nước mới suy vi, nhân tình thế thái mới băng hoại trên mọi lãnh vực như ngày hôm nay.
null
Trần Thị Nga trong một lần biểu tình về quyền lợi của người lao động Việt Nam tại Đài Loan. Đúng vào ngày 9/12/2007, ngày nổ ra các cuộc biểu tình yêu nước phản đối Trung Quốc ở 2 đầu cầu Hà Nội và Sài Gòn.

PHẢI NHẬN RÕ TRẠNG HUỐNG “BÌNH DÂN” Ở XỨ TA

“Giai cấp bình dân”, “văn chương bình dân”, “chủ nghĩa bình dân”, vài năm nay chúng ta thường nghe tiếng hô hào ấy, hô hào một cách vang động.
Ở trong một xứ theo chính thể chuyên chế và chế độ phong kiến như ở nước Tàu đã mấy ngàn năm, hạng bình dân là hạng “bạch đinh thập phẩm”, thuở nay không ai thèm đếm xỉa đến, xem như dê rô(1). Mà ngày nay nhân phong triều chung trên thế giới lần lượt tràn vào, đã có người biết đến địa vị, giá trị và thế lực bình dân trong xã hội, điều ấy đáng khiến cho công chúng để ý mà lần lần giác ngộ.
Những hạng quý phái thuở nay ngồi không ở nể, bụi không đến chân, mồ hôi không ra khỏi lỗ chân lông mà ăn sung mặc sướng, chiếm cả lạc thú của nhân sinh, ấy là nhờ bọn bình dân cung cấp cho. Nếu không có hạng chân lấm tay bùn da chì mặt nám, thì phái sang kia đâu có cảnh sung sướng đó!
Thuở nay hạng bình dân đầu tắt mặt tối, bán sức nuôi thân, trăm điều bị bóc lột, không có học hành, không giao thiệp với giai cấp khác, ngoài cổng làng và nồi gạo ra, không biết trên đường sống của loài người còn có những gì. Nay nhân phong trào NHÂN QUYỀN xô động, cùng hoàn cảnh sinh hoạt thúc giục bên chân, mà họ tỉnh giấc mê mộng, không khác nào trong buồng kín mà có tia sáng lọt vào, lần lần nhìn biết địa vị mình có quan hệ với xã hội.
Theo trào lưu dân tộc cạnh tranh ngày nay, một dân tộc, một quốc gia thịnh suy, còn mối quan hệ tại phần đa số, mà không phải tại số ít, đại đa số tức là hạng bình dân.
Đấy, địa vị và giá trị của thế lực bình dân trong xã hội ngày nay là thế. Dầu cho ai ngoan cố như thế nào, cũng phải công nhận mà không thể xem là “dê rô” như ngày trước được nữa.
Tuy vậy, nói chung thì thế, mà nói riêng từng bộ phận, từng xứ sở thì đồng là bình dân mà vị trí, trình độ có chỗ không đồng đều nhau. Nói đại khái như bình dân ở xứ văn minh cường thịnh với bình dân xứ dã man ngu dốt, bình dân của nước chinh phục với bình dân của nước bị chinh phục v. v… cũng như đi trên một con đường mà kẻ thì đi xe hỏa, xe điện, mà người thì đi võng, xe tay, xe ngựa huặc đi bộ. Theo con mắt duy vật mà xem, không cho là trình độ hơn kém khác nhau không được.
Nói hơn kém, không phải nói mình kém thì không đáng đi con đường phải đi đó đâu. Song cốt phải nhìn biết bước đường của mình mà đi cho khỏi lạc, hay nói cho đúng là từ chỗ thực địa, từ chỗ mình đứng chân mà bước đi, hơn là ngồi tính dặm đường hay nghe chuyện đường xa mà khiến cho phần đông sinh ngợp, sinh chán.
Trong sự “ngợp chán” đó, thì học thuyết cao xa đối với bình dân ta là một điều đáng bàn luận.
Bình dân ta phần đông ra thế nào? Nói học thức thì 100 phần đến trên 90 mấy phần trăm mang cái nạn mù chữ. Nói về sinh kế, thì quanh năm trọn tháng, tuôn mồ hôi nước mắt đổi lấy bát cơm, tấm áo mà không rồi, gia dĩ cái nạn tham nhũng, bóc lột trăm đường… chỉ chuyện thông thường làm xâu nộp thuế mà còn bị phù thu lạm bổ, cho đến viết cái thư không thông, trông chờ vào tờ Mandat(2) hay bức điện tín như ngó vào rừng rậm, trừ một ít thanh niên có cái hân hạnh lúc nhỏ có theo học được năm ba năm , còn biết chuyện ngoài đôi chút. Cũng còn là con số ít. Ngoài ra chỉ lo ứng phó với sự sống hàng ngày mà không xong, như vậy đem những thuyết cao xa như xã hội học, biện chứng pháp và những danh từ mới, phô cho họ nghe, bảo nghe thế nào chớ?
Vậy theo sở kiến hẹp hòi của kí giả, nên theo chỗ thông thường trên đường sống hiện tại mà chỉ dẫn cho họ, như chuyện xảy ra trong xứ mà tiếp xúc mật thiết với sự sống của họ, chuyện phù thu lạm bổ trong hương thôn, lạm quyền trái phép của kẻ thừa hành công việc và những tấn kịch lường công bớt gạo của bọn tư sản. Chỉ vạch cho họ giác ngộ, sau mới dẫn tiến lên đường mới. Nếu không chăm vào chỗ cần thiết đó mà đem những học thuyết cao xa đó kêu gào hàng ngày, nói gần bình dân mà kì thực cách xa họ đến muôn ngàn dặm!
Nghe lời nói trên, xin ai chớ tưởng là nói ngoa, hãy xem sách báo ngày nay mà nói đến việc xã hội, kinh tế, tự xưng là đem đường chỉ lối cho bình dân, rõ là nói với hạng bình dân của Âu Mỹ đâu đâu, chớ không phải nói với đại đa số bình dân ở xứ ta. Vì trên đường sống hiện tại của bình dân, phần đông không chịu xét chỗ thực tế mà chỉ rao suông trên mặt giấy: phấn đấu! tiến thủ!
Phải, ở đời cạnh tranh sinh tồn này phải phấn đấu tiến thủ mới sống được, nhưng bước đi ngả nào?
Kìa! Ông Lý bắt xâu, thầy Chánh thúc trích lục, trống mõ làng rầm rầm kia, mà trong nhà gạo đã kiệt, trẻ con đường đòi cơm, biết làm sao?
Nói đến hai chữ “Bình dân” xứ ta, nên nhận rõ tình cảnh ấy.
(Tiếng Dân ngày 11-4-1936)
Chú thích :
(1) Dê rô: tiếng Pháp Zéro: số không
(2) Mandat: tín phiếu gửi qua bưu điện
==============
Theo trang 497-499, tập 7, Phan Bội Châu toàn tập, NXB Thuận Hóa

Trung Quốc dọa sẽ ‘dùng mọi đòn phép’ để cướp trọn Biển Ðông


BẮC KINH (NV)Trung Quốc lại đe dọa sẽ phối hợp đủ mọi đòn phép để tiếp tục thực hiện mưu đồ nuốt trọn Biển Ðông. Tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan tuyên truyền chính thức của nhà cầm quyền Trung Quốc, viết trong bài bình luận hôm Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012.

Lính Hải Quân Trung Quốc làm lễ thượng kỳ ở đảo Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm) thuộc quần đảo Hoàng Sa cướp của Việt Nam năm 1974. (Hình: Tân Hoa Xã)
Bài viết này nằm trong một chuỗi dài những bản tin, bài bình luận trên hệ thống báo đài chính thống của đảng Cộng Sản Trung Quốc đe dọa các nước đang tranh chấp chủ quyền Biển Ðông và đả kích những cường quốc bên ngoài can thiệp nhằm chống tham vọng bành trướng bá quyền của Bắc Kinh.
Bài viết của Nhân Dân Nhật Báo nhắc lại sự chỉ trích của Hoa Thịnh Ðốn cáo buộc Bắc Kinh gây căng thẳng thêm ở Biển Ðông (thành lập thành phố Tam Sa bao gồm 2 quần đảo của Việt Nam và một quần đảo của Philippines, và đặt Bộ Chỉ Huy quân sự ở đó).
Bắc Kinh đổ ngược lại là “một số nước thường gây rối và gia tăng sự can thiệp vào sự tranh chấp Biển Ðông.” Ðể đối phó, tờ Nhân Dân Nhật Báo nói Bắc Kinh sử dụng “một loạt nhiều biện pháp để bảo vệ chủ quyền và lợi ích của mình.”
Tờ báo mượn lời Lý Hải Ðông, giáo sư tại Viện Quan Hệ Quốc Tế của Ðại Học Ngoại Giao, nói rằng tuy Hoa Thịnh Ðốn tuyên bố đứng trung lập trong cuộc tranh chấp nhưng lại “khuyến khích các đồng minh ở khu vực Biển Ðông và các nước khác mà họ coi là có thể kềm chế được Trung Quốc, nhờ đó mà các nước (tranh chấp) không sợ Trung Quốc.”
Bài báo viện dẫn các cuộc trao đổi thực tập hải quân “không tác chiến” giữa Mỹ và Việt Nam ở Ðà Nẵng cũng như hành động chuyển 60% lực lượng qua khu vực Á Châu Thái Bình Dương như dấu hiệu để các nước tranh chấp chủ quyền Biển Ðông “khuấy động và quốc tế hóa vấn đề.”
Theo ý kiến của Ngô Sĩ Tồn, viện trưởng Viện Nghiên Cứu Nam Hải, dựa vào thế đó các nước tranh chấp cho rằng “họ có thể thách đố Trung Quốc trong vấn đề Biển Nam Hải,” mà Việt Nam gọi là Biển Ðông.

Ve vãn và đe dọa

Ðể đối phó với tình huống như thế, tờ Nhân Dân Nhật Báo nói Bắc Kinh tích cực tăng cường mối quan hệ với các nước ASEAN (một thí dụ vừa diễn ra, cho Ngoại Trưởng Dương Khiết Trì đi du thuyết 3 nước Indonesia, Malaysia và Brunei mới đây nhằm chia rẽ các nước tranh chấp).
Hai ngày sau bản tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ bày tỏ sự quan ngại đối với hành động leo thang, tạo thêm căng thẳng trong chuyện tranh chấp chủ quyền, thứ trưởng Ngoại Giao của Bắc Kinh, Phó Oánh, ve vuốt các nước ASEAN là Bắc Kinh hy vọng các nước ASEAN hợp tác với Trung Quốc “bảo vệ hòa bình và ổn định tại khu vực Biển Nam Hải.”
Ve vãn như thế nhưng tờ Nhân Dân Nhật Báo lập lại các sự kiện là “ngày 24 tháng 7, 2012 Trung Quốc công bố thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa. Vào cuối tháng 6 sang đầu tháng 7, 2012, các tàu hải giám Trung Quốc đi tuần tra hơn 10 ngày ở vùng biển Nam Hải thuộc chủ quyền Trung Quốc. Ðồng thời trong tháng 7, 30 tàu đánh cá từ Hải Nam đi đánh cá ở vùng quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam)…”
Ðưa ra các hành động khiêu khích bằng tàu hải giám và tàu đánh cá, tờ Nhân Dân Nhật Báo nói rằng, “không khó khăn gì để nhận ra rằng bên cạnh ngoại giao, Trung Quốc cũng bảo vệ chủ quyền và lợi ích của mình với các hành động phối hợp nhiều kiểu, gồm các biện pháp cả hành chính, kinh tế và quân sự, cũng như sự phối hợp các cơ quan trong và ngoài chính quyền. Khi có xung đột và tranh chấp với một số nước, Trung Quốc vẫn luôn luôn vừa phải và hợp lý nhưng trước sau như một bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ là lập trường căn bản và cốt yếu.”
Qua nội dung bài quan điểm này, những kẻ nắm quyền ở Bắc Kinh bắn hai tín hiệu.
Một, chủ trương và tham vọng muốn nuốt trọn Biển Ðông sẽ không đổi, dù nhóm người nào lên nắm quyền.
Hai, Bắc Kinh có khả năng trội vượt về mọi mặt từ kinh tế đến quân sự, hiện nay, mới chỉ đưa ra những thứ võ nhẹ để gây sự trước khi dùng tới thứ mạnh.
Bắc Kinh dùng trò vừa đánh trống vừa ăn cướp để mỗi ngày lấn thêm một ít. Dựa vào sức mạnh quân sự ăn trùm các nước nhỏ tranh chấp chủ quyền biển đảo, Bắc Kinh có vẻ tự tin các nước này chỉ dám phản đối suông để ngang nhiên thách đố. (TN)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=153319&zoneid=2

Nội dung và hiệu lực ràng buộc của công hàm 1958

Trương Nhân Tuấn - DCVOnline
Về một số ý kiến tiêu biểu của các học giả trong, ngoài nước về nội dung và hiệu lực ràng buộc của công hàm 1958
Công hàm ngày 10 tháng 9 năm 1958 Thủ Tướng Phạm Văn Đồng là tài liệu quan trọng nhứt của phía Trung Quốc (TQ) đưa ra nhằm chứng minh Việt Nam (VN) đã công nhận chủ quyền của nước này tại Hoàng Sa (HS) và Trường Sa (TS).
Ngày 4 tháng 9 năm 1958 Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải quốc gia. Tuyên bố gồm 4 điều, nội dung phần quan trọng tóm lược như sau:
Điều 1: Lãnh hải của TQ rộng 12 hải lý. Điều này áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ TQ, các hải đảo Đài Loan và các đảo phụ thuộc, đảo Bành Hồ và các đảo phụ thuộc, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa)… Điều 3: Tất cả phi cơ, thuyền bè không được phép của TQ thì không được xâm phạm vào không và hải phận của nước TQ.
Điều 4: Nguyên tắc qui định ở điều 3 (và 2) được áp dụng cho cả HS và TS.
Ngày 10 tháng 9 năm 1958 Thủ Tướng Phạm Văn Đồng gởi công hàm (công hàm 1958) ủng hộ tuyên bố của TQ nguyên văn như sau:
“Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể.”
1. Công hàm 1958 là một “tuyên bố đơn phương”
Bút sa…
Nguồn: OntheNet
Nhiều người gọi “công hàm” 1958 của Phạm Văn Đồng là “lá thư” của ông Đồng gởi cho ông Chu Ân Lai[1], với hy vọng làm giảm thiểu tính quan trọng của văn bản. Thực ra việc gọi thế nào không quan trọng, mà quan trọng là trên quan điểm quốc tế công pháp văn bản này có hiệu lực pháp lý hay không?
Khoản 1 của Nguyên tắc Hướng dẫn về Tuyên bố Đơn phương của Quốc gia được Ủy ban Công pháp Quốc tế thuộc LHQ[2] thông qua (từ nay gọi tắt là Nguyên tắc Hướng dẫn) có nội dung:
Des déclarations formulées publiquement et manifestant la volonté de s’engager peuvent avoir pour effet de créer des obligations juridiques. Lorsque les conditions pour qu’il en soit ainsi sont réunies, le caractère obligatoire de telles déclarations repose sur la bonne foi; les États intéressés peuvent donc en tenir compte et tabler sur elles; ils sont fondés à exiger que de telles obligations soient respectées.
Tạm dịch: Những tuyên bố phát biểu một cách công khai và bày tỏ ý muốn tôn trọng (những gì đã tuyên bố) có thể có tác dụng tạo ra các nghĩa vụ pháp lý. Khi các điều kiện được hội đủ, tính cách ràng buộc của các tuyên bố này được dựa vào sự thành tín. Quốc gia liên hệ có thể xem xét và dựa vào tuyên bố này làm căn cứ, để đòi hỏi các nghĩa vụ đó phải được tôn trọng.
Khoản 5 của bản Nguyên tắc Hướng dẫn: 5. Les déclarations unilatérales peuvent être formulées par écrit ou oralement.
Tạm dịch: Các tuyên bố đơn phương có thể phát biểu bằng chữ viết hay bằng lời nói.
Lá thư, hay “công hàm” của ông Đồng đã thể hiện một cách công khai, có đăng tải trên báo chí hai nước Việt-Trung và được lưu trữ trong hồ sơ ở LHQ. Nó là một “tuyên bố đơn phương”. Nội dung tuyên bố này là “ghi nhận và tán thành” tuyên bố về hải phận của nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa (CHNDTH).
Khoản 2 của Nguyên tắc Hướng dẫn: 2. Tout État a la capacité d’assumer des obligations juridiques par des déclarations unilatérales.
Tạm dịch: Mọi quốc gia đều có khả năng đảm nhận những ràng buộc pháp lý qua các tuyên bố đơn phương.
Trên phương diện quốc tế công pháp, quốc gia gọi là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) có thể bị ràng buộc do tuyên bố 1958 của ông Phạm Văn Đông. Vấn đề cần tìm hiểu là bị “ràng buộc” về những điều gì?
2. Công hàm không có hiệu lực vì người ký không có tư cách pháp nhân
Nhiều bài báo, nhiều ý kiến đóng góp về công hàm 1958 thường hay nói đến tư cách pháp nhân của ông Phạm Văn Đồng. Các ý kiến này cho rằng ông Đồng không có tư cách để ra một tuyên bố liên quan đến vấn đề lãnh thổ.
TS Nguyễn Hồng Thao, trong cuốn “Le Vietnam et ses différends maritimes dans la mer de Biển Đông[3]” nói về việc này như sau:
La note de Pham Van Dong ne contient aucune renonciation explicite de la souveraineté sur les deux archipels au profit de la Chine. La portée de cette note n’a pas non plus la valeur obligatoire de renoncer à une souveraineté. En vertu de ses fonctions, un Premier Ministre n’a pas la compétence de céder le territoire. Cela relève au pouvoir de l’Assemblée Nationale de Viet Nam.
Tạm dịch: Lá thư của Phạm Văn Đồng không hề nói đến việc từ bỏ chủ quyền ở hai quần đảo cho TQ. Hiệu lực của lá thư này cũng không có giá trị bắt buộc ở việc từ bỏ chủ quyền. Theo chức năng của ông này, một Thủ tướng không có thẩm quyền để nhượng lãnh thổ. Đây là thẩm quyền thuộc về Quốc hội.
Về hiệu lực của công hàm 1958 sẽ nói ở dưới. Về tư cách pháp nhân, ý kiến này không phù hợp với quan điểm Quốc tế Công pháp. Thật vậy, điều 4[4] của Nguyên tắc Hướng dẫn, những viên chức nhà nước như Chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao… là những người có tư cách để ra một tuyên bố. Nguyên văn điều 4:
4. Une déclaration unilatérale n’engage internationalement l’État que si elle émane d’ une autorité ayant compétence à cette fin. En vertu de leurs fonctions, les chefs d’État, les chefs de gouvernement et les ministres des affaires étrangères sont habilités à formuler de telles déclarations. D’autres personnes représentant l’État dans des domaines déterminés peuvent être autorisées à engager celui-ci, par leurs déclarations, dans les matières relevant de leur compétence.
Tạm dịch như sau: một tuyên bố đơn phương chỉ ràng buộc quốc gia (vào các vấn đề thuộc phạm vi) quốc tế khi tuyên bố này phát xuất từ một quan chức nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi đó. Với chức năng của họ, chủ tịch nước, thủ tướng và bộ trưởng bộ ngoại giao (là những người) có quyền để thành lập một tuyên bố như vậy. Các cá nhân khác đại diện cho quốc gia trong những lãnh vực nhứt định có thể được phép gắn kết (quốc gia vào các vấn đề thuộc lãnh vực quốc tế), qua tuyên bố của họ, trong các vấn đề thuộc thẩm quyền của họ.
Sáng ngày 21.9.1958, đồng chí Nguyễn-Khang, Đại sứ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tại Trung-quốc, đã gặp đồng chí Cơ Bàng-phi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa và đã chuyển bức công hàm sau đây của Chính phủ ta:…
Nguồn ảnh: Báo Nhân Dân (1958)
Theo tinh thần điều 4 văn bản hướng dẫn này, ông Phạm Văn Đồng là thủ tướng chính phủ nước VNDCCH, dĩ nhiên có tư cách và đầy đủ thẩm quyền để ra một tuyên bố về một vấn đề thuộc phạm vi quốc tế.
Thí dụ dẫn từ hồ sơ CIJ [The International Court of Justice, ICJ hay La Cour internationale de Justice, CIJ] về tư cách pháp nhân của người ra tuyên bố.
Trường hợp tranh chấp[5] giữa Mã Lai và Singapore về các đảo Pedra Branca (tên Mã Lai là Pulau Batu Puteh), Middle Rocks và South Ledge (quan trọng hơn cả là đảo Pedra Branca). Nội vụ được đưa ra Tóa án Công lý Quốc tế (CIJ) vào tháng 2 năm 2003 và được phân xử ngày 23 tháng 5 năm 2005.
Trước tòa, theo các chứng cớ lịch sử, Mã Lai đã chứng minh được chủ quyền lịch sử của mình ở đảo Pedra Branca, từ thời mới lập quốc (vương quốc Johor, thế kỷ 15) cho tới năm 1850. Trong khi Singapore, được tiểu vương Johor nhượng cho Công ty Đông Ấn thuộc Anh vào ngày 02 tháng 8 năm 1824, lãnh thổ bao gồm tất cả các đảo trong vòng 10 hải lý. Trong khi đó đảo Pedra Branca cách Singapore đến 24 hải lý. Nhưng trong một khoảng thời gian dài, từ năm 1850, vương quốc Johor (quốc gia tiền nhiệm Mã Lai) đã không hành sử chủ quyền của họ tại đảo này. Khi người Anh ở Singapore cho xây một ngọn hải đăng trên đảo năm 1850 thì không gặp sự phản đối nào của vương quốc Johor. Mặt khác, nhân dịp trả lời lá thư của Singapore về chủ quyền đảo Pedra Branca năm 1953, viên Bộ trưởng lâm thời Bộ ngoại giao vương quốc Johor viết công hàm xác nhận đảo Pedra Branca “không thuộc chủ quyền Johor”. Mặc dầu phía Mã Lai phản đối rằng viên bộ trưởng kia không có thẩm quyền để tuyên bố về một vấn đề “lãnh thổ”. Nhưng tòa đã bác lý lẽ này vì cho rằng tuyên bố đó không có ý nghĩa của một tuyên bố về lãnh thổ mà chỉ là ý kiến của vương quốc Johor về chủ quyền đảo Pedra Branca.
Công hàm 1953 của vương quốc Johor tương tự với trường hợp công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng. Đó không phải là một kết ước về lãnh thổ mà chỉ là ý kiến của nước VNDCCH về quyết định của nước CHNDTH (về lãnh thổ và hải phận của TQ). Công hàm 1958 không hề là một tuyên bố từ bỏ chủ quyền.
(Ở thí dụ này ta cũng thấy một nước, do thái độ của chính phủ nước này, có thể bị mất chủ quyền lịch sử ở một vùng lãnh thổ nào đó. Trường hợp VN và TQ tại hai quần đảo HS và TS, ta dễ dàng chứng minh VN có chủ quyền lịch sử tại hai quần đảo này, thông qua các tấm bản đồ, hay các sử liệu lịch sử, do chính từ TQ thành lập. Nhưng nếu trong một thời gian dài, nhà nước VN có những tuyên bố, hay các động thái tương đương với sự “đồng thuận – acquiescement”, các hành vi này được xem là tự nguyện “từ bỏ chủ quyền”, VN có thể bị mất chủ quyền lịch sử ở các nơi này. Điều này có ý nói rằng vấn đề chủ quyền lịch sử là quan trọng nhưng thái độ của nhà nước đối với vùng lãnh thổ đó còn quan trọng hơn.)
Ta cũng có thể dẫn từ các bản án mẫu của CIJ về các tuyên bố đơn phương mà vai trò của người tuyên bố, cũng như hoàn cảnh của tuyên bố bị đặt lại, nhưng vẫn không thể hủy bỏ hiệu lực của tuyên bố.
3/ Công hàm 1958 không có hiệu lực vì vi hiến
Nhiều bài báo, nhiều ý kiến ở VN gần đây cho rằng chiếu theo hiến pháp VN, ông Đồng không có tư cách để tuyên bố về một vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ. Thật vậy, theo hiến pháp của VN hiện tại, hay trong thời kỳ ông Đồng làm thủ tướng, vấn đề phân định biên giới phải được thể hiện bằng một kết ước, có sự đồng thuận giữa hai nước, phải được quốc hội thông qua. Ý kiến của TS Nguyễn Hồng Thao đã dẫn ở trên trong chừng mực cũng nằm trong chiều hướng này.
Nhưng tuyên bố 1958 của ông Đồng, đã nói ở trên, không phải là một “tuyên bố về lãnh thổ”, có mục tiêu làm thay đổi lãnh thổ nước VNDCCH. Nếu văn bản có mục tiêu làm thay đổi lãnh thổ thì tuyên bố này vi hiến.
Xét nội dung của cả hai bản tuyên bố. Bản tuyên bố của TQ trước hết là một tuyên bố về chủ quyền, theo đó TQ khẳng định ý chí của họ về chủ quyền của TQ tại Đài Loan, Bành Hồ… (đang dưới quyền kiểm soát của phe Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo). Sau đó là tuyên bố về hệ thống đường cơ bản và bề rộng lãnh hải 12 hải lý (điều 2). Điều 3 khẳng định quyền tài phán của TQ tại vùng không gian và vùng nước thuộc lãnh hải TQ. Điều 4 qui định các đảo Tây Sa và Nam Sa (tức HS và TS) cùng các đảo khác của TQ đều có qui chế xác định ở điều 1 và điều 2.
Bối cảnh bản tuyên bố của TQ, sẽ nói rõ hơn ở phần dưới, cũng như tuyên bố của nhiều nước khác cận biển trong cùng thời kỳ, được thể hiện sau khi Hội nghị của LHQ về Biển ngày 29-4-1958 thông qua bốn Công ước gồm: Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải, Công ước về đại dương, Công ước về đánh bắt và bảo toàn các nguồn sinh vật trong đại dương và Công ước về thềm lục địa. Các quốc gia thuộc LHQ có thể ký nhận các công ước này ở thời điểm giới hạn là 31-10-1958. Một Nghị định thư không bắt buộc về thể thức giải quyết tranh chấp cũng được thông qua. Vì không phải là một thành viên của LHQ, tuyên bố của TQ là cần thiết để khẳng định những đòi hỏi của nước này về lãnh hải và vùng tiếp cận. Ta thấy tuyên bố bề rộng lãnh hải 12 hải lý của TQ hoàn toàn phù hợp với Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải.
Tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng là tuyên bố ủng hộ tuyên bố của TQ về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải của nước này. Thực ra việc này không cần thiết. Bởi vì, cũng như tuyên bố của các nước khác, nếu nội dung tuyên bố của TQ không có điều gì phải phản đối, tự động tuyên bố này có hiệu lực đối với tất cả các nước trên thế giới. (Tuyên bố của TQ bị Hoa Kỳ phản đối vì hệ thống đường cơ bản lấn biển khá xa).
Tức là, có hay không có tuyên bố 1958 của ông Phạm Văn Đồng, nếu VN không lên tiếng phản đối hay bảo lưu về một điều gì đó liên quan đến nội dung tuyên bố của TQ, tự động tuyên bố này có hiệu lực pháp lý.
Tuyên bố 1958 của ông Phạm Văn Đồng không phải là một tuyên bố về “lãnh thổ”. Vì vậy tuyên bố này không vi hiến.
Dầu vậy, theo tập quán quốc tế, một tuyên bố đơn phương nếu đi ngược lại tinh thần hiến pháp của quốc gia tuyên bố, hiệu lực của tuyên bố vẫn có thể cao hơn hiến pháp của quốc gia. Tuyên bố đơn phương không phải là một văn bản “hành chánh” thuộc phạm trù quốc gia mà là một văn bản (hay hành vi) thuộc phạm trù quốc tế. Một văn bản hành chánh chịu chi phối của luật quốc gia nhưng một tuyên bố đơn phương (liên quan đến một vấn đề quốc tế) chịu chi phối của luật pháp quốc tế. Mà luật quốc tế có giá trị “cao” hơn luật quốc gia.
Thí dụ sau đây cho thấy những rắc rối đưa đến từ việc mâu thuẫn giữa luật quốc nội và luật quốc tế về tuyên bố đơn phương.
Công hàm ngày 22 tháng 11 năm 1952 của bộ trưởng bộ Ngoại giao Colombia gởi bộ Ngoại giao Venezuela về lập trường của Colombia về chủ quyền quần đảo Los Monjes[6]. Công hàm này xác định chủ quyền của Venezuela tại quần đảo Los Monjes.
Năm 1971, Ủy ban Quốc gia Colombia nhận được một khiếu nại cho rằng công hàm 1952 vi hiến vì các vấn đề thuộc chủ quyền lãnh thổ phải được thể hiện bằng một hiệp ước, và phải được quốc hội thông qua. Thực tế là công hàm của Bộ ngoại giao có làm thay đổi “biên giới” nước Colombia, vì trực tiếp nhìn nhận quần đảo Los Monjes thuộc Venezuela. Tháng 3 năm 1971 Ủy ban Quốc Gia Colombia phán xét rằng Ủy ban không có thẩm quyền để hủy bỏ công hàm 1952 bởi vì đây là một văn bản thuộc phạm vi quốc tế. Một văn bản quốc tế thì phải áp dụng Quốc tế Công pháp. Tháng 4 năm 1971, phán quyết này lại khiếu nại lên Ủy ban Quốc Gia. Lần này lý lẽ phía khiếu nại cho rằng phán quyết không phù hợp với hiến pháp Colombia trong các vấn đề liên quan đến các văn bản quốc tế. Bên khiếu nại nhấn mạnh, để tuyên bố có hiệu lực, ý chí của hai quốc gia cần phải được thể hiện. Tức là, quan điểm của hiến pháp Colombia thì không công nhận hiệu lực các tuyên bố đơn phương mà chỉ nhìn nhận các hết ước có tính qui ước (có sự đồng thuận của hai bên).
Điều ghi nhận ở đây, khác với hiến pháp của phần lớn các quốc gia khác, hiến pháp Colombia không nhìn nhận “tuyên bố đơn phương” là một văn bản quốc tế. Một văn bản quốc tế, theo họ, phải có sự đồng thuận của hai bên. Trong trường hợp chủ quyền quần đảo Los Monjes, phải xác định bằng một hiệp định.
Vấn đề quần đảo Los Monjes được đưa lên Ủy ban Hiến Pháp quyết định. Ủy ban này cũng từ khuớc vì cho rằng không có thẩm quyền (23-5-1975). Cuối cùng, ngày 20-10-1992, Ủy ban Quốc gia phán quyết: Công hàm ngày 22 tháng 11 năm 1952 của bộ trưởng bộ Ngoại giao Colombia gởi bộ Ngoại giao Venezuela là không có gia trị.
Nhưng dường như hành động của Ủy ban Quốc gia Colombia chỉ nhắm đến việc giải quyết trong nội bộ Colombia, để xoa dịu thành phần chống đối. Vì trên thực tế, hiện nay nhà nước Colombia công nhận chủ quyền của Venezuela tại quần đảo Los Monjes qua việc phân định hải phận giữa hai nước. Việc tranh chấp hai bên là vùng nước chung quanh Los Monjes, phía Colombia chủ trương các đảo này có hiệu lực giới hạn trong khi phía Venezuela đòi hỏi vùng biển phía ngoài các đảo, có đầy đủ hiệu lực.
3. Công hàm 1958 không có hiệu lực vì tuyên bố của TQ vi phạm luật quốc tế
Có ý kiến cho rằng công hàm 1958 không có hiệu lực vì tuyên bố của phía TQ vi phạm luật quốc tế. Ý kiến này cho rằng tuyên bố của TQ vi phạm luật quốc tế vì hệ thống đường cơ bản của TQ không phù hợp với Luật quốc tế về Biển 1958.
Theo khoản 8 bản Nguyên tắc Hướng dẫn: 8. Une déclaration unilatérale en conflit avec une norme impérative du droit international général est nulle.
Tạm dịch: Một tuyên bố đơn phương mâu thuẩn với một nguyên tắc bắt buộc của luật quốc tế thì nó không có giá trị.
Như đã nói ở phần 2, tuyên bố về hải phận của TQ là một tuyên bố đơn phương. Nếu tuyên bố này mâu thuẩn với luật Quốc tế thì tuyên bố này không có giá trị. Dĩ nhiên công hàm 1958 cũng không có giá trị.
Ta thấy qui ước về đường cơ bản trong Công ước về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp 1958 không khác nhiều nội dung bộ Luật biển 1982. Hệ thống đường cơ bản của TQ từ năm 1958 đến nay không thay đổi. Trong chừng mực, một số đoạn trong hệ thống đường cơ bản của TQ khá xa bờ, nhưng việc lấy các đảo cận biển để làm điểm cơ bản thì việc này không mâu thuẩn với Luật quốc tế về Biển. Tập quán này đã được rất nhiều nước trên thế giới sử dụng (kể cả VN). Tuyên bố về đường cơ bản của TQ bị các nước (như Hoa Kỳ) phản đối. Nhưng nói rằng nó không có giá trị trên toàn bộ là không thuyết phục. Bởi vì, nếu bị chống đối, TQ (hay VN cũng như các nước có chung trường hợp), có thể thay đổi để phù hợp với Luật biển 1982.
Vì thế khi cho rằng tuyên bố 1958 của ông Phạm Văn Đồng không có giá trị vì ủng hộ một tuyên bố vi phạm luật quốc tế là không có căn cứ.
4. Nội dung Công hàm 1958
Đây mới là điều quan trọng nhứt để bàn cãi. VN có thể bị ràng buộc pháp lý ở các điểm nào trong nội dung bản tuyên bố 1958?
Khoản 7 của bản Nguyên tắc Hướng dẫn:
7. Une déclaration unilatérale n’entraîne d’obligations pour l’État qui l’a formulée que si elle a un objet clair et précis. En cas de doute sur la portée des engagements résultant d’une telle déclaration, ceux-ci doivent être interprétés restrictivement. Pour interpréter le contenu des engagements en question, il est tenu compte en priorité du texte de la déclaration ainsi que du contexte et des circonstances dans lesquelles elle a été formulée.
Tạm dịch: Một tuyên bố đơn phương chỉ có khả năng ràng buộc quốc gia (đã phát biểu) khi nội dung (của bản tuyên bố) có một mục đích rõ ràng và cụ thể. Trong trường hợp có nghi ngờ về mức độ cam kết của tuyên bố, thì văn bản phải được giải thích một cách hạn chế. Để giải thích nội dung của những cam kết này, ta phải đặt ưu tiên cho văn bản của tuyên bố cũng như bối cảnh và trường hợp mà tuyên bố được thể hiện. Bà Monique Chemillier-Gendreau[7] giới hạn hiệu lực của công hàm 1958 ở “bề rộng lãnh hải”. Bà viết như sau:
“La déclaration de Pham Van Dong se tient strictement, il est vrai, à la reconnaissance de la largeur de la mer territoriale chinoise. Il est donc inexact de soutenir que le Viet Nam aurait ainsi “réaffirmé sa reconnaissance de la prétention chinois” sur les archipels ”.
Tạm dịch: Tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng chỉ hạn chế ở việc nhìn nhận bề rộng lãnh hải của Trung Quốc. Cho rằng Việt Nam “tái xác định việc công nhận chủ quyền của Trung Quốc” ở các quần đảo là điều không đúng. TS Nguyễn Hồng Thao[8] cũng có cái nhìn tương tự, công hàm chỉ nhằm mục đích công nhận lãnh hải 12 hải lý. Ông cũng cho rằng công hàm có giá trị về chính trị hơn là pháp lý:
La note exprimant un engagement plus politique que juridique, une forme courante utilisée par des pays socialistes pour manifester leur solidarité idéologique. Elle a pour objet précis de soutenir les Chinois dans l’application de la largeur des 12 milles marins de la mer teritoriale.
Tạm dịch: Lá thư biểu lộ một sự liên kết về chính trị hơn là pháp lý, một hình thức thông dụng đã được các nước trong khối XHCN sử dụng để bày tỏ tình đoàn kết ý thức hệ. Lá thư có mục tiêu rõ rệt ủng hộ TQ trong việc áp dụng bề rộng lãnh hải 12 hải lý. Ông Lưu Văn Lợi[9] cũng viết tương tự:
“Xem nguyên văn bức thư của ông Phạm Văn Đồng người ta thấy bức thư chỉ có một nội dung là ủng hộ Trung Quốc quy định hải phận rộng 12 hải lý và hứa sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm phải tôn trọng quy định 12 hải lý.
Nội dung đó không hề nói đến vấn đề lãnh thổ, càng không nói gì đến vấn đề các quần đảo. Nội dung chỉ có thế, sao lại xuyên tạc là “sự công nhận” Hoàng Sa là của Trung Quốc?”
Trong bài phỏng vấn tiến sĩ Balazs Szalontai của BBC[10], ta cũng tìm thấy ý nghĩa khá giống như vậy:
Dẫu vậy, ông (Phạm Văn Đồng) có vẻ đủ thận trọng để đưa ra một tuyên bố ủng hộ nguyên tắc rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với hải phận 12 hải lý dọc lãnh thổ của họ, nhưng tránh đưa ra định nghĩa về lãnh thổ này. Mặc dù tuyên bố trước đó của Trung Quốc rất cụ thể, nhắc đến toàn bộ các đảo bao gồm Trường Sa và Hoàng Sa mà Bắc Kinh nói họ có chủ quyền, thì tuyên bố của Bắc Việt không nói chữ nào về lãnh hải cụ thể được áp dụng với quy tắc này.
Chiếu theo tinh thần khoản 7 của Nguyên tắc Hướng dẫn, nếu nội dung văn bản không rõ rệt (việc nhà nước VNDCCH sẽ “ghi nhận và tán thành” cái gì) thì việc diễn giải nội dung tuyên bố này phải giải thích một các hạn chế. Đó là điều mà quí vị Monique Chemillier-Gendreau, Nguyễn Hồng Thao, Lưu Văn Lợi và tiến sĩ Balazs Szalontai đã diễn giải. Nhưng văn bản có hai đoạn văn: Đoạn 1 “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc”.
Đoạn 2: chỉ thị cho các cơ quan nhà nước triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.
Các vị này chỉ nói về đoạn văn thứ hai mà không xem xét đoạn văn thứ nhứt của công hàm 1958.
Nội dung của tuyên bố 4-9-1958 về hải phận của TQ là một tuyên bố khẳng định chủ quyền về lãnh thổ.
Ông Phạm Văn Đồng, tác giả công hàm 1958, đã có ý kiến về công hàm này. Nhà báo Frank Ching trong bài “Paracel Islands Dispute[11]” trên Far Eastern Economic Review ngày 10-02-1994 ghi lại lời của Phạm Văn Đồng về nguyên nhân và nội dung công hàm 1958. Ông Đồng nói ngắn gọn, nhưng rõ rệt:
“Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy.”
Cũng trong bài báo của Frank Ching nói trên, có ghi lại lời ông Nguyễn Mạnh Cầm:
“Các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã có tuyên bố lúc trước về Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên tinh thần sau: Lúc đó, theo Hiệp định Geneve 1954 về Đông Dương, các lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 về phía nam, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền miền Nam. Hơn nữa, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hãn của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia. Việt Nam đã phải kêu gọi sự ủng hộ của bè bạn trên toàn thế giới. Đồng thời, tình hữu nghị Hoa-Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc đã cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá. Trong tinh thần đó và bắt nguồn từ những đòi hỏi khẩn cấp nêu trên, tuyên bố của các nhà lãnh đạo của chúng tôi [ủng hộ Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền của họ trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa] là cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho tổ quốc.”
Như thế công hàm 1958 không phải chỉ “ủng hộ” bề rộng lãnh hải 12 hải lý như bà Monique Chemillier-Gendreau,TS Nguyễn Hồng Thao, ông Lưu Văn Lợi hay tiến sĩ Balazs Szalontai đã nói. Những người trong cuộc, ông Phạm Văn Đồng và ông Nguyễn Mạnh Cầm, đã nhìn nhận nội dung công hàm 1958 là công nhận chủ quyền của TQ ở HS và TS. Ông Phạm Văn Đồng biện hộ “nói vậy” vì lúc đó là “thời kỳ chiến tranh”. Ông Cầm thì biện hộ vì HS và TS thuộc miền Nam quản lý, việc ủng hộ là “cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho tổ quốc”. Nội dung công hàm 1958 sẽ rõ rệt hơn, nếu quí vị học giả Monique Chemillier-Gendreau, TS Nguyễn Hồng Thao, ông Lưu Văn Lợi hay tiến sĩ Balazs Szalontai xem xét thái độ của VNDCCH từ năm 1954 cho đến năm 1975 về hai quần đảo HS và TS. Ta sẽ tìm thấy nhiều bằng chứng nhà nước VNDCCH tôn trọng nội dung công hàm 1958. Trường hợp các bản đồ in sau 1958 một số có ghi HS và TS dưới tên Tây Sa và Nam Sa đồng thời ghi chú thuộc TQ. Hay các bài báo đăng trên báo Nhân Dân, xác định vùng biển, vùng trời HS thuộc TQ v.v. Các động thái này cho thấy chính phủ VNDCCH nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS[12]. Và đó cũng là mục đích của công hàm 1958.
Mặt khác, bà Monique Chemillier-Gendreau có viết[13]:
“Néanmoins, son silent devant l’affirmation de souveraineté chinoise sur les iles peut être interprété comme un acquiescement, et cela autant plus qu’il est renforcé par la déclaration relative aux zones de combat et les articles du Nhan Dan.”
Tạm dịch: dầu vậy, sự im lặng (của nhà nước VNDCCH) trước sự khẳng định chủ quyền của Trung Hoa tại các đảo có thể được hiểu như là một sự đồng thuận. Việc này càng được củng cố qua các tuyên bố liên quan đến vùng chiến sự và những bài viết trên báo Nhân Dân. Tuy đoạn văn này nối liền với đoạn văn dẫn trên của học giả Monique Chemillier-Gendreau nhưng không thấy học giả VN nào nói tới.
Thử xét thêm lời giải thích của ông Nguyễn Mạnh Cầm. Vì HS và TS do VNCH quản lý do đó công hàm 1958 không hiệu lực. ở điểm này, học giả Monique Chemillier-Gendreau cũng có cái nhìn tương tự: “người ta không thể cho cái mà người ta không có”.
Tuy nhiên, theo nội dung Hiệp định Genève 1954, nước Việt Nam là duy nhứt[14]. Trên thực tế, VN có hai vùng lãnh thổ do hai chính phủ khác nhau về ý thức hệ lãnh đạo, nhưng trên quan điểm luật pháp quốc tế nước VN chỉ có một. Ông Cầm không thể viện dẫn việc HS và TS do VNCH quản lý thì có thể tuyên bố chủ quyền các quần đảo này của nước nào cũng được. Bởi vì, HS và TS thuộc bên nào quản lý thì chúng cũng thuộc về một nước Việt Nam duy nhứt. Khi chủ trương một quốc gia duy nhứt, hai nhà nước lãnh đạo hai vùng lãnh thổ khác biệt, đều có bổn phận như nhau trong việc bảo toàn lãnh thổ, cho dù phần lãnh thổ này do bên này hay do bên kia quản lý.
Mặt khác, lời giải thích của ông Nguyễn Mạnh Cầm, cũng như của ông Đồng, đã xóa bỏ lập luận “công hàm chỉ nói đến hải phận 12 hải lý mà không nói đến vấn đề chủ quyền” của các học giả Monique Chemillier-Gendreau, TS Nguyễn Hồng Thao, ông Lưu Văn Lợi và tiến sĩ Balazs Szalontai về nội dung công hàm 1958. Nội dung công hàm bao gồm việc nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS.
Học giả Greg Austin[15], trong cuốn China Ocean’s Frontiers, có ý kiến:
Of all the items of evidence presented by the PRC as proof of DRV recognition of Chinese sovereignty over the Paracel Islands, the most conclusive may be the note from the DRV Prime Minister supporting the PRC territorial sea declaration. The note was a government to government communication. And its subject was territorial sovereignty over, inter alia, the Paracel Islands; and the DRV not only raised no objection to the PRC claim but supported it.
Tạm dịch: Trong tất cả các yếu tố do TQ đưa ra làm bằng chứng cho việc VNDCCH đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Quần đảo Hoàng Sa, yếu tố có tính thuyết phục nhứt có thể nói là công hàm của Thủ Tướng VNDCCH ủng hộ tuyên bố về lãnh hải của nước CHND TH. Công hàm này là một văn kiện trao đổi giữa chính phủ với chính phủ. Chủ đề của công hàm là chủ quyền lãnh thổ, trong đó có Quần đảo Hoàng Sa. Nước VNDCCH không những đã không phản kháng tuyên bố chủ quyền của CHND TH mà còn ủng hộ nó.
Nhấn mạnh ở câu: Nước VNDCCH không những đã không phản kháng tuyên bố chủ quyền của CHNDTH mà còn ủng hộ nó. 5. Về hoàn cảnh ra đời công hàm 1958
Hầu như các bài viết của các học giả VN đều vịn vào lý do “chiến tranh”, lý do căng thẳng eo biển Đài Loan ở thời kỳ đó, lý do hai nước VN và TQ là “đồng chí, anh em” trong khối xã hội chủ nghĩa,… để biện hộ cho sự xuất hiện công hàm 1958. TS Nguyễn Hồng Thao, trong sách đã dẫn[16], viết:
La note de Pham Van Dong a pour but de satisfaire une demande de la Chine aux pays du camps socialiste en vue de la soutenir dans sa lutte contre la politique poursuivie par des Américains dans le détroit de Formose, qui menacait la sécurité nationale à l’époque. La note exprimant un engagement plus politique que juridique, une forme courante utilisée par des pays socialistes pour manifester leur solidarité idéologique. Elle a pour objet précis de soutenir les Chinois dans l’application de la largeur des 12 milles marins de la mer teritoriale.
Tạm dịch: Lá thư của Phạm Văn Đồng có mục đích nhằm thỏa mãn việc yêu cầu, nhắm đến các nước trong khối XHCN, nhằm ủng hộ TQ trong cuộc đấu tranh chống lại khuynh hướng chính trị theo đuổi của Hoa Kỳ ở eo biển Đài Loan, thời kỳ đó đã đe dọa an ninh quốc gia nước này. Lá thư biểu lộ một sự liên kết về chính trị hơn là pháp lý, một hình thức thông dụng đã được các nước trong khối XHCN sử dụng để bày tỏ tình đoàn kết ý thức hệ. Lá thư có mục tiêu rõ rệt ủng hộ TQ trong việc áp dụng bề rộng lãnh hải 12 hải lý.
Trang web BBC[17] có tóm lược bài viết của “nhóm phóng viên biển Đông” đăng trên tờ Đại Đoàn Kết, nội dung như sau:
bối cảnh của bản Công hàm 1958 gửi Thủ tướng Chu Ân Lai của Trung Quốc là thời điểm “có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan”. Trong bối cảnh đó, bản công hàm được giải thích là “đơn giản chỉ là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp”, tức “chỉ là những tuyên bố mang tính chính trị và ngoại giao chứ hoàn toàn không có ý nghĩa pháp lý”.
Trên VOA[18], có bài phỏng vấn TS Hoàng Việt:
trước hết là về bối cảnh đưa ra công hàm mà năm 1958 ông Phạm Văn Đồng đã ký. Thứ nhất là lúc đó quan hệ Việt Nam-Trung Quốc vẫn còn như là anh em, vừa là đồng chí vừa là anh em. Năm 1949, Quân Giải phóng Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ của Trung Quốc, sau đó trao trả lại cho Trung Quốc. Thế rồi sang năm 1957 Trung Quốc chiếm lại từ tay một số lực lượng khác đảo Bạch Long Vĩ và sau đó đã trao trả lại cho Việt Nam. Muốn nói tới câu chuyện đó để làm gì? Đấy là lúc đó hai nước tình cảm rất là chặt chẽ với nhau.
Đã ghi ở trên, ông Đồng giải thích bối cảnh ra đời công hàm: “Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy.”
Lời giải thích này đã xóa đi tất cả những lý lẽ “vì hoàn cảnh” mà các học giả đưa ra để cố gắng hóa giải hiệu lực công hàm 1958. Bởi vì ai gây chiến tranh? Dĩ nhiên là phía VNDCCH. Chiến tranh không phải là tình huống bắt buộc. Chỉ cần phía VNDCCH ngưng chiến tranh thì ông Đồng sẽ không phải “nói như vậy”. Tức đã không ký công hàm, đã không nhượng trên giấy tờ chủ quyền HS và TS cho TQ. Nhà báo Frank Ching[19] nhận xét lời giải thích này như sau:
Vậy thì ai đã tạo ra cuộc chiến Việt Nam và sẵn sàng làm tất cả mọi sự có thể làm được để chiếm miền Nam, ngay cả việc bán đất? Bán đất trong thời chiến và khi cuộc chiến đã chấm dứt, Phạm Văn Đồng lại chối bỏ điều đó bằng cách bịa đặt ra việc đổ thừa cho chiến tranh.
Trong khi bối cảnh thực sự mà tuyên bố của TQ ra đời, theo TS Balazs Szalontai:
BBC:Theo nhận định của ông, lá thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã được viết trong hoàn cảnh nào? Tiến sĩ Balazs Szalontai: Trước tiên, ta nói về tuyên bố của Trung Quốc. Nó ra đời trong bối cảnh có Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1956 và các hiệp định được ký sau đó năm 1958. Lẽ dễ hiểu, Trung Quốc, mặc dù không phải là thành viên của Liên Hiệp Quốc, cũng muốn có tiếng nói về cách giải quyết những vấn đề đó. Vì lẽ đó ta có tuyên bố của Trung Quốc tháng Chín 1958.
Điều này tác giả cũng đã nói ở phần trên, đây mới là bối cảnh đúng đắng về hoàn cảnh ra đời bản tuyên bố của TQ. Sau khi Hội nghị của LHQ về Biển ngày 29-4-1958 thông qua bốn Công ước[20] gồm: Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải, Công ước về đại dương, Công ước về đánh bắt và bảo toàn các nguồn sinh vật trong đại dương và Công ước về thềm lục địa. Các quốc gia thuộc LHQ có thể ký nhận các công ước này ở thời điểm giới hạn là 31-10-1958. Vì không phải là một thành viên của LHQ, tuyên bố của TQ là cần thiết để khẳng định những đòi hỏi của nước này về lãnh hải và vùng tiếp cận. Điều đáng trách là các học giả VN không một người nào nhắc đến Nghị định thư nói về thể thức giải quyết tranh chấp cũng được Hội nghị LHQ thông qua cùng lúc với 4 công ước. Nghị định thư ghi rõ thể thức hòa giải trong các trường hợp có mâu thuẩn quyền lợi giữa các nước trong khi áp dụng các công ước. Dĩ nhiên ta thấy VN và TQ có mâu thuẩn về chủ quyền HS và TS. Tranh chấp này bắt đầu từ năm 1909, phía VNDCCH không thể nói là mình không biết.
Như thế, việc dựa vào các lý do “hoàn cảnh” này kia, tình đồng chí anh em, tình trạng “chiến tranh”… để giảm thiểu hiệu lực công hàm 1958 (theo Khoản 7 của bản Nguyên tắc Hướng dẫn) là điều hoàn toàn không thuyết phục.
“Hoàn cảnh” đúng, là bối cảnh Hội nghị LHQ 1958 về luật Biển, đòi hỏi VN phải có “ý kiến” về tuyên bố của TQ. Nguyên tắc một quốc gia VN duy nhứt buộc các chính phủ ở hai vùng lãnh thổ đều có trách nhiệm như nhau về lãnh thổ. Một vùng lãnh thổ thuộc bên nào quản lý cũng thuộc về quốc gia VN duy nhứt. Thay vì phải ra tuyên bố bảo lưu chủ quyền của mình ở HS và TS, VNDCCH lại ra công hàm công nhận tuyên bố của TQ.
Vịn vào hoàn cảnh “tình trạng chiến tranh”, nhưng bên gây chiến là phía VNDCCH. Chỉ cần bên này ngừng chiến thì công hàm 1958 sẽ không hiện hữu.
Vịn vào lý do “đồng chí anh em” lại càng không thuyết phục. Trên quan điểm quốc tế công pháp, tình “đồng chí anh em” chưa bao giờ được một bên tranh chấp vịn vào để được hưởng trường hợp giảm khinh.
Tác giả dẫn ra thí dụ sau đây, cho thấy một lời nói “qua lại” bình thường giữa hai viên chức quốc gia, xảy ra trong một buổi gặp gỡ không chính thức, nó cũng có giá trị ràng buộc pháp lý. Đó là trường hợp tuyên bố của Bộ trưởng bộ Ngoại giao Na Uy, ông Ihlen[21], về chủ quyền của Đan Mạch ở Groenland ngày 22-7-1919.
Trong dịp gặp gỡ giữa hai thủ tướng hai nước Na Uy và Đan Mạch. Ông bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đan Mạch nói rằng quốc gia Đan Mạch không quan tâm đến vùng lãnh thổ Spitzberg, chính phủ của ông sẽ không phản đối việc Na Uy hành sử chủ quyền ở vùng đất này. Ông nói tiếp rằng quốc gia Đan Mạch mong muốn được mở rộng thẩm quyền về kinh tế và chính trị trên tòan vùng Groenland. Ông hy vọng việc này không bị Hoa Kỳ cũng như Na Uy phản đối.
Trả lời, Thủ tướng Na Uy, ông Ihlen nói rằng: “the Norwegian Government would not make any difficulties in the settlement of this question.”
Tạm dịch: Chính phủ Na Uy sẽ không làm một khó khăn nào trong việc giải quyết vấn đề này.
Đến khi tranh chấp Groenlan giữa Na Uy và Đan Mạch được đưa ra Tòa Án Công lý Quốc tế (CIJ) phân giải thì “lời nói” của ông Ihlen được tòa nhìn nhận là một “tuyên bố đơn phương”, có hiệu lực ràng buộc pháp lý. Tuyên bố này nổi tiếng, trở thành một trường hợp nghiên cứu cho Luật quốc tế, được đặt tên là “Tuyên bố Ihlen”.
Tuyên bố Ihlen có thể so sánh với trường hợp “lời nói” của ông Ung Văn Khiêm, thứ trưởng bộ Ngoại giao VNDCCH, nhân dịp gặp gỡ các viên chức ngoại giao TQ năm 1956. Ông Ung Văn Khiêm có tuyên bố với Li Zhimin, tham tán sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam như sau: chiếu theo tài liệu VN thì HS và TS thuộc về TQ. Ông Lê Lộc, Chủ Tịch Châu Á Sự Vụ, nhân có mặt cũng nói vào: Theo sử liệu VN thì HS và TS thuộc TQ từ thời nhà Tống. Sự việc này tạp chí Beijing Review ngày 18 tháng Hai năm 1980 đã có đăng lại trong bài “Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo Tây Sa và Nam Sa.”
6. Biết địch biết ta
Trăm trận trăm thắng. Tuy nhiên, phía VN hình như rất dị ứng khi có người nhắc đến công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng. Những người nào bàn luận đến chủ đề này đều bị chụp mũ nếu không là Việt gian thì cũng là “Tàu”. Nhưng quyền lợi của đất nước cao hơn tự ái, danh vọng và quyền lợi cá nhân. Vấn đề công hàm 1958 là chuyện “của ta”. Chuyện của mình thì mình phải bàn luận tới.
Khi viết gần xong bài này thì đọc được “Thư ngỏ của các nhân sĩ, trí thức gửi Quốc hội, Lãnh đạo Nhà nước và Đảng CSVN”. Thư ngỏ có đoạn:
Nhà nước ta cần chủ động giải thích trước toàn dân và dư luận thế giới bối cảnh ra đời, nội dung thực chất và giá trị pháp lý của công hàm mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 về Biển Đông, để bác bỏ dứt khoát mọi xuyên tạc từ phía Trung Quốc.
Đã viết ở trên, công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng là một văn bản thuộc phạm trù quốc tế chứ không phải là một văn bản hành chánh thuộc phạm trù quốc gia. Nhà nước có thể giải thích nội dung văn bản này theo ý của mình, nhằm xoa dịu dư luận người dân, như khuyến cáo của nhóm “nhân sĩ, trí thức” tác giả của thư ngỏ. Nhưng đây chỉ là một “liều thuốc an thần” như nhiều liều thuốc an thần khác trong quá khứ mà nhiều học giả khác đã hướng dẫn cho lãnh đạo CSVN. Nó không có ảnh hưởng gì đến hiệu lực của văn bản này trước luật lệ quốc tế. Trường hợp của nhà nước Colombia về chủ quyền quần đảo Los Monjes là một thí dụ để mọi người nghiên cứu. Chính phủ Hoa Kỳ ngày 3 tháng 8 vừa qua ra thông cáo báo chí[22] về biển Đông, trong đó có đoạn đề cập đến khả năng giải quyết tranh chấp bằng một trọng tài hay bằng một định chế pháp lý quốc tế:
We believe that claimants should explore every diplomatic or other peaceful avenue for resolution, including the use of arbitration or other international legal mechanisms as needed.
Các bản tiếng Việt thông cáo này đăng tải trong nước đều không dịch đoạn dẫn trên. Thái độ im lặng từ nhiều thập niên nay của nhà nước CSVN về khả năng giải quyết tranh chấp với TQ bằng một trọng tài quốc tế cho ta biết lập trường của VN: không giải quyết bằng trọng tài quốc tế. Nguyên nhân ra sao độc giả tự đoán. Đề nghị của Hoa Kỳ là một cơ hội mà VN cần nắm lấy. Quyết định nắm lấy hay không thuộc về lãnh đạo CSVN nhưng cũng do khuyến cáo, áp lực của người dân trong nước, mà thành phần trí thức là tiêu biểu đi đầu.
Thất vọng biết bao nhiêu, không có một dòng nào trong thư ngỏ đề nghị giải quyết tranh chấp bằng một trọng tài quốc tế:
chúng ta kiên trì giải quyết tranh chấp với Trung Quốc bằng phương pháp hòa bình, tuân theo luật pháp quốc tế. Chúng ta tôn trọng lợi ích chính đáng của các quốc gia khác ven Biển Đông, cùng nhau thỏa thuận giải quyết những vướng mắc về chủ quyền trên biển, đặc biệt là đối với các đảo, bãi đá cùng với lãnh hải bao quanh theo đúng Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển.
Rõ ràng đây là việc “copy – paste” từ văn bản của nhà nước CSVN. Nếu không nói quá, đó cũng là luận điệu của phía TQ. Phía nào cũng nói giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình, theo luật quốc tế, theo công ước LHQ về Biển…
Các bên nói cùng một luận điệu nhưng nền tảng lý lẽ mỗi bên mỗi khác. VN nói mình có chủ quyền ở HS và TS. TQ cũng nói y như vậy. Ai cũng khoanh vùng biển (theo qui định của Luật quốc tế về Biển) theo cách diễn giải của mình. Vấn đề cốt lõi là: nước nào có chủ quyền ở các đảo nào? Đề nghị của Hoa Kỳ đúng là một cái phao cho các nước nhỏ như VN nắm lấy. Vì TQ là bên có sức mạnh, họ có lý lẽ của họ, họ có thể dùng vũ lực để áp đặt ý muốn của họ cho các nước tranh chấp. VN không có con đường nào khác là phải đưa ra một trọng tài quốc tế để phân xử. Đây là con đường mà VN có nhiều hy vọng nhứt để thắng, nếu biết cách hóa giải những ràng buộc pháp lý những hứa hẹn trước đây đã cam kết với TQ. Tôi đã đề nghị một giải pháp “kế thừa danh nghĩa VNCH” để hóa giải các hứa hẹn này trong các bài trước[23].
Vấn đề bảo vệ đất nước, nếu đi theo phương pháp này, đơn giản trở thành việc dân chủ hóa VN. Có bạn phàn nàn tôi vì sao cứ viết chủ quyền biển đảo mà không tranh đấu cho nhân quyền. Thực ra mục tiêu chính của đề nghị giải quyết chủ quyền biển, đảo của tôi cốt lõi là vấn đề “nhân quyền”. Dân chủ thực ra chỉ là cách nói khác của nhân quyền.
Nếu “án binh bất động” và tiếp tục “uống thuốc an thần” của các học giả “bốc” cho, VN chắc chắn sẽ bước vào xung đột vũ trang với TQ. Xương máu VN đã đổ quá nhiều cho lý thuyết không tưởng, cho những sự bịp bợm, cho những huyền thoại láo khóet trong quá khứ. Nhân dân VN không thể đổ máu thêm lần này nữa, nói là “giữ nước”, nhưng thực ra để giữ “thể diện” cho đảng CSVN. Giữ nước có nhiều cách để giữ, không tốn xương máu, chỉ cần trí tuệ và lòng can đảm.

Nguồn: Về một số ý kiến tiêu biểu của các học giả trong, ngoài nước về nội dung và hiệu lực ràng buộc của công hàm 1958. Trương Nhân Tuấn. Aug 10, 2012.
DCVOnline minh họa. [1] http://www.talawas.org/?p=10228
[2] Texte adopté par la Commission du droit international à sa cinquante-huitième session, en 2006, et soumis à l’Assemblée générale dans le cadre de son rapport sur les travaux de ladite session (A/61/10). Le rapport, qui contient également des commentaires sur le projet d’articles, sera reproduit dans l’Annuaire de la Commission du droit international, 2006, vol. II(2).
[3] Nguyễn Hồng Thao, “Le Vietnam et ses différends maritimes dans la mer de Biển Đông”, Edition A. Pedone, ISBN 2-233-00451-5, trang 251.
[4] Xem ghi chú 2.
[5] Souveraineté sur Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks et South Ledge (Malaisie/Singapore),arrêt, C.I.J. Recueil 2008, p. 12. ISSN 0074-4441 ; ISBN 978-92-1-071046-6
[6] Nguồn: xem ghi chú 5.
[7] Monique Chemillier-Gendreau – La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys – NXB Harmattan 1996, page 122-123.
[8] Xem ghi chú 3. Trang 250.
[9] Xem ghi chú 1.
[10] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/01/080124_vietnamchinaphamvandong.shtml
[11] Nguồn: http://www.nguyenthaihocfoundation.org/lichsuVN/frankching.htm
[12] Xem thêm bài viết của cùng tác giả: “Nhân nói chuyện về hiệu lực pháp lý của các bản đồ” http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/990463/index
[13] Xem ghi chú 7.
[14] Xem thêm bài “Vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa: Thử bàn về tính liên tục và sự kế thừa giữa các “quốc gia” Việt Nam sau năm 1945” của cùng tác giả. http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/868663/index
[15] Đoạn trích dẫn này do ông Trúc Lê đưa lên trên Net.
[16] Xem ghi chú 3, trang 250.
[17] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/07/110720_daidoanket_article.shtml
[18] http://www.voatiengviet.com/content/south-china-sea-dispute-07-08-11-125223929/906357.html
[19] Xem ghi chú 9.
[20] http://treaties.un.org/doc/Treaties/1964/11/19641122%2002-14%20AM/Ch_XXI_01_2_3_4_5p.pdf
[21] Nguồn: Nations Unies A/CN.4/557. Commission du droit international. Cinquante-septième session. Huitième rapport sur les actes unilatéraux de l’État. Par Mr Víctor Rodríguez Cedeño, Rapporteur spécial.
[22] http://www.state.gov/r/pa/prs/ps/2012/08/196022.htm
[23] Xem bài “Việt Nam cần điều chỉnh lại chiến lược biển Đông” của cùng tác giả.http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235392

Đập tan các huyền thoại về Chiến tranh Việt Nam

Lien-Hang NguyenDCVOnline lược dịch
Đập tan các huyền thoại về Việt Nam
Cuộc chiến tại Afghanistan tiếp tục kéo dài không thấy chiến thắng dứt khoát trong tầm tay, và Mỹ bắt đầu rút quân, sự so sánh với chiến tranh Việt Nam lại một lần nữa bùng lên, 50 năm sau khi cả Washington và Hà Nội đã quyết định tăng cường lực lượng Nam Việt Nam. “Chỉ cần đọc thoáng qua danh sách từ ngữ chiến tranh Việt Nam,” Tom Engelhardt viết trong tạp chí Mother Jones, “có ‘vũng lầy’” và “ý tưởng chiếm được ‘trái tim và lý trí’” cũng như “có thể ném bom được, có thể, hay trong thời đại của chúng ta hôm nay “cho máy bay không người lái”, “‘mật khu’ vùng biên giới” và có cả “phiên bản Mỹ Lai một người”. Mặc dù những tương tự này đặc biệt hấp dẫn các nhà bình luận – những người thấy cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan vô ích hơn chiến tranh Việt Nam và tánh thành một cuộc rút quân nhanh – họ vô cùng thiếu sót.
Một trong nhiều vấn đề của việc rút tỉa những bài học từ chiến tranh Việt Nam để áp dụng vào cuộc chiến tại Afghanistan là lịch sử của Chiến tranh Việt Nam thường bị hiểu lầm hoàn toàn. Lịch sử Chiến tranh liên tục khai triển cùng với sự xuất hiện của những bằng chứng mới, đặc biệt là những chứng từ mới từ phía bên kia [Việt Nam].
Vì ít chú ý để tìm hiểu động cơ thúc đẩy của địch, động lực nội bộ, và quan hệ đối ngoại, chúng ta [Hoa Kỳ] luôn luôn có một hình ảnh không đầy đủ và không chính xác về cuộc chiến tranh đó.
Nếu chúng ta muốn học hỏi từ quá khứ thì nên vén bức màn tre, từ lâu đã che giấu những quyết định của Bắc Việt, để xóa tan một số huyền thoại đã hằn sâu về cuộc chiến đó.
Người ta thường tin rằng Bắc Việt đã quyết định đi đến chiến tranh vào 1959-60 để cứu quân du kích miền nam khỏi bị xoá sổ và Đảng Cộng sản được người dân Việt Nam hết mình ủng hộ cho đến khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975. Tuy nhiên, những bằng chứng gần đây cho thấy rằng quyết định đi đến chiến tranh tại miền Nam Việt Nam liên quan mật thiết đến các vấn đề ở Bắc Việt. Tạo ra chiến tranh cách mạng là một cách hiệu quả để đánh lạc hướng sự chú ý đến các vấn đề trong nước, gồm có một chiến dịch cải cách ruộng đất tàn tệ, một phong trào trí thức bất đồng chính kiến và một kế hoạch nhà nước không thành công trong việc cải tạo nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Một trong những nhận thức sai lầm lớn nhất về chiến tranh Việt Nam là Hồ Chí Minh là người lãnh đạo không tranh cãi của Bắc Việt. Trên thực tế, Hồ Chí Minh là một bù nhìn, trong khi Lê Duẩn, một người chỉ nằm trong ghi chú bên lề của lịch sử, chính là kiến trúc sư, chiến lược gia và là chỉ huy trưởng của nỗ lực chiến tranh của Bắc Việt. Một người trầm tĩnh, nghiêm khắc, Lê Duẩn tránh sự chú ý, nhưng ông có ý chí sắt, tập trung và khả năng hành chính cần thiết để thống trị Đảng Cộng sản [Việt Nam].
Bí thư thứ nhất, Lê Duẩn, bên trái của Hồ Chí Minh trong một cuộc họp tại Hà Nội năm 1966.
Nguồn ảnh: Nihon Denpa News/Associated Press
Cùng với cánh tay phải, Lê Đức Thọ, người sau này đối đầu với Henry A. Kissinger trong các cuộc đàm phán hòa bình tại Paris, ông Duẩn xây dựng một đế chế quân phiệt vững mạnh mà đến nay vẫn bao trùm Hà Nội. Chính sách hiếu chiến của họ đã đưa Bắc Việt vào cuộc chiến chống lại Sài Gòn và sau đó là Washington, và cũng để bảo đảm một nền hòa bình qua đàm phán sẽ không bao giờ thay thế được một thắng lợi hoàn toàn.
Lê Duẩn cai trị với bàn tay sắt và xem Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nổi tiếng vì đánh bại Pháp ở Điện Biên Phủ, là mối đe dọa lớn nhất đối với quyền lực của mình. Ông Duẩn đã cho ông Hồ, Tướng Giáp và nhóm đàn em ra rìa và gần như nắm hết những quyết định quan trọng.
Năm 1963-4, Lê Duẩn hăm dọa khiến Hồ Chí Minh phải nín thinh khi người lãnh tụ già chống lại quyết định [của Lê Duẩn] nhằm leo thang chiến tranh và đi đến toàn thắng trước khi quân đội Mỹ có thể can thiệp. Và năm 1967-8, có một cuộc thanh trừng quy mô [Vụ án Xét lại Chống Đảng] tại Hà Nội khi Hồ Chí Minh, Tướng Giáp và các đồng minh của họ phản đối kế hoạch Tổng tấn công Tết Mậu Thân của Lê Duẩn. Mặc dù cuộc chiến tại miền Nam ban đầu đã tập hợp được người miền Bắc ủng hộ Đảng CSVN, nó đã nhanh chóng trở thành một vũng lầy. Lê Duẩn và Lê Đức Thọ phản ứng bằng cách tạo ra một nhà nước thành lũy [dựa vào sức mạnh của bạo lực], dán nhãn cho tất cả mọi đối kháng lại chính sách chiến tranh của họ là phản quốc. Bằng cách gia tăng quyền hạn của lực lượng nội an và công an tư tưởng và làm quân du kích miền Nam khuất phục Hà Nội, họ đã có thể tiến hành chiến tranh toàn diện theo quyết định của họ cho đến năm 1975.
Sự kình địch giữa Trung Quốc và Liên Xô cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định quá trình cuộc chiến Việt Nam. Chủ nghĩa cực đoan đang lên của Trung Quốc và sự thiếu cam kết với những cuộc cách mạng tại thế giới thứ ba của Liên Xô khiến Lê Duẩn nghiêng về phía Trung Quốc và đẩy mạnh chiến tranh quy mô ở miền Nam vào đầu những năm 1960. Khi sự tham gia của Mỹ đã tăng lên vào năm 1965, Liên Xô đổ viện trợ vào Bắc Việt. Đến năm 1968, sự cạnh tranh ảnh hưởng với Hà Nội giữa Bắc Kinh và Moscow đã trở nên căng thẳng.
Lê Duẩn đã tìm cách khẳng định quyền tự chủ Việt Nam bằng cách tung ra hai cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968 và Mùa Hè đỏ lửa [Chiến dịch Xuân-Hè] năm 1972. Cả hai cuộc tấn công này đều không được Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa chấp thuận. Năm 1972, chuyến viếng thăm Trung Quốc và Liên Xô của Richard M. Nixon đã đánh dấu đỉnh cao của nỗ lực ngăn cản chiến tranh của Trung-Xô với Bắc Việt. Cả hai đồng minh Trung, Xô gây áp lực với Hà Nội đòi chấm dứt chiến tranh theo các điều khoản của Nixon để tranh dành ân sủng của Washington. Thay vì chờ sự “phản bội của nước lớn”, Lê Duẩn và các đồng chí đã phát động cuộc Tổng tấn công Xuân-Hè 1972, với mục đích lật đổ chính phủ Sài Gòn và đánh một đòn quan trọng vào tình hình bớt căng của Mỹ với Liên Xô và Trung Quốc.
Cuối cùng, Mỹ tự đánh bại mình trong chiến tranh Việt Nam là một huyền thoại. Trên thực tế, Việt Nam đã không là con rối hoặc người thụ động trong cuộc chiến của họ; họ đã xắp xếp hành động của Mỹ ở Việt Nam cũng như trật tự chiến tranh lạnh trên thế giới. Chính quyết định đi đến chiến thắng của Lê Duẩn trong năm 1964 đã thúc đẩy Mỹ dứt khoát can thiệp. Và các đồng minh ở Sài Gòn đã trì hoãn việc Mỹ rút quân khỏi Việt Nam.
Họ gan lỳ theo đuổi lợi ích riêng của họ, ngay cả khi việc này gây bất lợi cho liên minh Washington-Saigon. Làm Mỹ phải rút quân chậm lại vào năm 1969 và phá vỡ các cuộc hòa đàm giữa Kissinger và Lê Đức Thọ trong những năm 1972-3, giới lãnh đạo miền Nam đã làm việc Mỹ rút lui khỏi khu vực Đông Nam Á phức tạp hơn nhiều. Mặc dù Washington có lý do riêng của nội bộ và về mặt địa chiến lược để can thiệp và ở lại Việt Nam, giới lãnh đạo tại Hà Nội và Sài Gòn đã quyết định tính chất và tốc độ can thiệp của Mỹ.
Chiến đấu trong cuộc chiến cuối cùng luôn luôn là một mối nguy hiểm. Nó lại trở thành vấn đề lớn hơn khi những sự tương tự lịch sử dẫn lối cho các chính sách hiện nay lại dựa trên sự hiểu biết không đầy đủ và sai sót về những thất bại trong quá khứ của Mỹ. Bằng chứng lịch sử mới đã sửa lại sự hiểu biết của chúng ta về chiến tranh Việt Nam và làm cho tất cả mọi đánh đồng trực tiếp không đứng vững, ít nhất chúng ta có thể rút ra một bài học: chúng ta cần khắt khe trong phân tích về nỗ lực chiến tranh của địch.
Lãnh đạo Taliban có những quan điểm xung đột về các cuộc đàm phán hòa bình, triển vọng hòa giải với chính phủ Afghanistan, và hướng đi của phong trào. Với Mullah Muhammad Omar chỉ như là lãnh đạo tinh thần của Taliban, cơ hội đã xuất hiện cho một phe dám làm với một chỉ huy kiên định – như là trường hợp của Lê Duẩn – để thống nhất hay thống trị các phe nhóm tại Afghanistan. Nhóm lãnh đạo mới này chắc chắn sẽ là người chủ chiến, và đặc biệt nếu Mỹ có một thỏa thuận không phổ biến với các quan chức Taliban ở Pakistan.
Và ngay cả khi thương vong gia tăng cuối cùng có thể khiến phe chủ chiến ủng hộ hòa bình, chính sách của Lầu Năm Góc xếp loại tất cả đàn ông thanh niên trong vùng lân cận với các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái là binh sĩ có thể làm suy yếu khuynh hướng ủng hộ hòa bình, cũng giống như cách Mỹ đã ném bom tới tấp vào các “vùng oanh kích tự do” và “khu oanh tạc có quy định” trong chiến tranh Việt Nam đã đẩy biết bao người dân bực tức gia nhập hàng ngũ Cộng sản.
Hiểu rõ vai trò của các nhân tố trong khu vực là điều rất quan trọng với Hoa Kỳ – thí dụ như các dịch vụ an ninh của Pakistan – có ảnh hưởng đến chính trị nội bộ của Taliban. Trong khi sự cạnh tranh giữa Trung Quốc-Liên Xô cho phép Hà Nội duy trì quyền tự chủ cùng lúc nhận được viện trợ tối đa từ cả hai nước, các cuộc nổi dậy tại Afghanistan không được lợi thế như vậy, đặc biệt vì ảnh hưởng của nước láng giềng, Iran, rất hạn chế. Do đó, Mỹ có vị thế thuận lợi hơn ở Afghanistan so với vị trí đã có tại Việt Nam.
Cuối cùng, Hoa Kỳ dự định hoàn tất cuộc rút quân vào năm 2014, nhưng như lịch sử cho thấy, đồng minh có thể không luôn luôn thực hiện theo mong muốn của chúng ta. Có thể là chính phủ Hamid Karzai hoặc chính quyền kế nhiệm sẽ định tốc độ của việc rút quân của Mỹ khỏi Afghanistan. Vì như chúng ta đã thấy tại Việt Nam, chúng ta không thể giả định rằng chúng ta có thể một mình quyết định được hành động của mình.
Lien-Hang Nguyen
Nguồn ảnh: history.as.uky.edu
Lien-Hang Nguyen là Phó Giáo sư lịch sử tại Đại học Kentucky và là tác giả cuốn Chiến tranh của Hà Nội: Một lịch sử quốc tế của cuộc chiến tranh vì hòa bình tại Việt Nam. (“Hanoi’s War: An International History of the War for Peace in Vietnam.”)
© DCVOnline

Nguồn: Exploding the Myths About Vietnam. By LIEN-HANG NGUYEN, The New York Times. August 11, 2012.

Cái gì xảy ra trong đám tang Tướng Trần Độ – 2002 (Tuan7n)

Thứ hai, 13 Tháng 8 2012 21:48  – Thongluan
“…Chúng nó đu mt cách rt ngu, và đu đến tng chi tiết…”
LTS: Nhân ngày giỗ của Tướng Trần Độ, chúng tôi đang bài tường thuật năm 2002 của nhà văn Hoàng Tiến do blog Tuan7n lưu trữ để ghi nhớ cách hành xử thô bỉ của chính quyền Cộng Sản trong ngày tang lễ của ông.
Tiếng vtay trong mt đám tang (Hoàng Tiến)
Đám tang ai mà có chuyện lạ vậy? Xin thưa, đó là đám tang tướng quân nhà văn Trần Độ tổ chức ngày 14-8-2002 tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng số 5 Trần Thánh Tông.
Trung tướng Trần Độ là một vị lão thành cách mạng, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy Đảng và Nhà nước cũng như trong tổ chức quân đội, những năm cuối Đảng, bị chính quyền coi là phần tử nguy hiểm, và công an gây nhiều phiền hà.
Cho nên đám tang ông khiến mọi người rất quan tâm. Nghĩa tử là nghĩa tận. Người ta chú ý xem lãnh đạo cư xử với đám tang ông ra sao?
Ông mất từ hôm mồng 9-8, việc đưa tin trên báo và tivi rất chậm. Mãi đến ngày 13-8 báo chí mới loan tin, và tối ngày 13-8 cô phát thanh viên trên tivi mới đọc tin tang lễ.
Cô vẫn mặc áo màu hoa đẹp hàng ngày, không mặc áo tang đen. Đưa tin sát ngày nhưthế, thì người các tỉnh xa, trong đó có nhiều đồng đội, đồng nghiệp, và những người ái mộ ông không thể về kịp, vì ngày mai 14 đã lễ tang rồi.
Ngày 14, từ 8 giờsáng bắt đầu lễ viếng. Tuy nhiên những người yêu quý ông Độ ởHà Nội và những tỉnh sát Hà Nội đã về kịp. Họ đi cá nhân, hoặc thành nhóm. Không thấy những viên chức cao cấp đương nhiệm, hoặc các cơ quan đoàn thể đến viếng. Hình như có chỉ thị của Ban Bí Thư (có người nói của Bộ Chính Trị) gửi các cơ quan đoàn thể về tang lễ này, hạn chế sự tham gia.
Các vòng hoa đề chữ Vô cùng thương tiếc trung tướng Trần Độ bị ách lại từ ngoài cổng. Phải bỏ chữ Vô cùng thương tiếc và quân hàm trung tướng đi. Thắc mắc thì anh em nhà tang lễ giải thích: “Chúng cháu chỉ biết làm theo lệnh ở trên”(!)
Vòng hoa của đại tướng Võ Nguyên Giáp đề hàng chữ: “Vô cùng thương tiếc trung tướng Trần Độ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp” cũng bị ách lại, đưa vào phòng đợi ngoài cổng, và đề nghị sửa (có anh em chuyên môn sửa ngay). Nghĩa là phải bỏ hàng chữ Vô cùng thương tiếc, và các quân hàm trung tướng, đại tướng, chỉ còn là ông Võ Nguyên Giáp viếng ông Trần Độ. Thư ký của đại tướng là ông Huyên, phản đối. Chuyện đôi co lằng nhằng, hai bên đều phải xin ý kiến cấp trên của mình. Mỗi bên đều xuống thang một chút. Cuối cùng vòng hoa còn là: “Thương tiếc trung tướng Trần Độ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Có lẽ (đó) là vòng hoa duy nhất được giữ gần như nguyên vẹn lời viếng. Nhưng khi Ban Tang Lễ gọi loa đọc tên người viếng thì lại gọi là: “Vòng hoa của ông Võ Nguyên Giáp viếng ông Trần Độ”.
Những người đứng đợi trong sân nhà tang lễ, nghe thấy thế, đều xì xào bàn tán. Ông Kim Sơn, một lão thành cách mạng, tham gia từ hồi quân giải phóng, không chịu nổi đã tiến lên cự nự Ban Tang Lễ. Quân hàm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là do Bác Hồ phong. Ai dám tự ý tước bỏ? Sao các anh làm ăn bậy bạ thế? Vòng hoa vẫn đề chữ đại tướng, mà các anh đọc sai đi là nghĩa sao?
Thì quân hàm trung tướng của ông Trần Độ cũng thế, muốn tước bỏ phải có quyết định của quốc hội hoặc chủ tịch nước. Báo chí vẫn đăng là trung tướng, mà tang lễ lại bỏ đi. Thật chẳng ra làm sao! Rõ là trống đánh xuôi kèn thổi ngược!
Lại nói đến vòng hoa của thượng tướng Lê Ngọc Hiền đề là đồng chí Trần Độ, cũng bị bỏđi chữ đồng chí. Chắc sự chỉ đạo ở trên cho rằng, ông Trần Độ đã bị khai trừ khỏi Đảng thì không còn gọi là đồng chí nữa. Nhưng họ đã lầm, theo điều lệnh của quân đội, thì từ binh nhì đến tướng lĩnh đều xưng hô với nhau là đồng chí. Ông Lê Ngọc Hiền mặc quân phục, đeo quân hàm thượng tướng trang nghiêm, đến viếng ông Trần Độ, mà cũng chỉđược giới thiệu trên loa là ông Lê Ngọc Hiền đến viếng ông Trần Độ.
Trung tướng Nguyễn Hòa cũng quân phục, quân hàm, huân chương đầy đủvà cũng chịu cảnh ngộnhưtrên.
Vòng hoa của anh em dân chủ Hải Phòng đề là “Vô cùng kính phục và thương nhớ bác Trần Độ. Các bạn đồng hành ở Hải Phòng” phải sửa thành “Kính viếng bác Trần Độ. Các bạn đồng hành ởHải Phòng”. Vòng hoa cá nhân Vũ Cao Quận, đi cùng đoàn Hải Phòng, đ “Kính viếng lão tướng Trần Độ. Người lính già Vũ Cao Quận” bị giữ lại. Tranh cãi hồi lâu, không có cụm từ vô cùng thương tiếc, không có trung tướng hay đồng chí, lại không có gì sai phạm về ngữ pháp tiếng Việt, vậy cớ gì phải sửa, ai sửa được đúng hơn, xin mời. Mãi rồi cũng được vào.
Những vòng hoa mẫu mực có băng chữ ghi phải là “Vòng hoa của ông Nguyễn Văn An kính viếng ông Trần Độ”, “Vòng hoa của ông Lê Đức Anh kính viếng ông Trần Độ”, “Vòng hoa của Văn phòng Quốc hội kính viếng ông Trần Độ..v..v.. Không thấy vòng hoa của ông Nông Đức Mạnh.
Chúng tôi để ý thấy nhiều bức trướng chữ vàng trên nền đỏ vẫn đề trung tướng, tướng quân, danh tuớng ..v..v… không thể gỡ bỏ vì đã thêu bằng chỉ vàng bám chắc trên vải. Trong đó nổi bật bức trướng của các cụ dân chủ, trướng dài khổ to sát đất phải có gậy treo lên, thêu tám chữ vàng ”Nhân văn danh tướng. Trung dũng vn toàn“. Bên dưới ghi tên tuổi các vị kính viếng. Trưởng đoàn là cLê Gin, ri đến các ông Hoàng Minh Chính, Lê Hng Hà, Phm Quế Dương, Nguyn Thanh Giang ..vv…, hơn hai mươi ông. Mọi người xúm lại xem. Chụp ảnh. Quay phim. Có tiếng gọi bằng máy di động, đề nghị tịch thu. Rồi cũng không thấy gì. Mọi việc vẫn êm trôi. Tịch thu bức trướng trưởng đoàn là cụ Lê Giản thì cũng phiền đấy. Hơn nữa các cụ dân chủ đã đứng vây quanh bức trướng. Công an dùng bạo lực thì lôi thôi to.
Đoàn của các cụ dân chủ chỉ bị kìm lại thôi. Nhiều đoàn đăng ký sau đã vào trước. Ban tang lễ gây khó khăn cho các cụ phải đứng chờ dưới bóng cây, nắng chang chang, nhưng lại có cái hay là nhờ thế, mọi người hết tốp này tốp khác đến chiêm ngưỡng, bàn tán về các bức trướng. Bức trướng của nhà nghiên cứu Trn Khuê bị quản chế từ Sài Gòn gửi ra:
Công thn không làm phách
Danh toi chng cu nhàn
Bút thn vung my đ
Ðáng mt đi nghĩa quân.
(Ta chú ý bài thơ có chữ phách và chữ độ. Tên khai sinh là Tạ Ngọc Phách, tên tham gia cách mạng là Trần Độ).
Bức trướng của nhà thơ Bùi Minh Quc bị quản chế từ Đà Lạt gửi ra, người anh ruột là cụ Bùi Minh Đức gần 90 tuổi, cựu chiến binh chống Pháp, thay mặt em mang đến:
Vì đi nghĩa nhân chân, thân my đtrn thân
Tướng du không nguyên giáp, hn vn vn tình dân.
(Tạm dịch: Người chân chính vì nghĩa lớn, cái thân mình bịmấy lần vùi dập
Viên tướng không còn nguyên giáp, tâm hồn ông vẫn trọn vẹn tình dân).
Bức trướng của tiến sĩ khoa học Hà Sĩ Phu cũng bị quản chế, từ Đà Lạt gửi ra, viết bẵng chữ Hán, do các cụ trong nhóm thư pháp Cảo Thơm thực hiện:
Văn võ tung hoành, trung tướng phong trn, thếssong kiên song trng đm
Bc Nam xut nhp, đi quân tếđ, hùng binh nht trượng nht đan tâm.
(Câu đối vế trên có Trần vế dưới có Độ. Trung tướng phong trần là trung tướng gian nan, lại có thể hiểu là ông Trần được phong trung tướng. Đại quân tế độ là đội quân cứu đời, tức quân giải phóng miền Nam. Đây nhắc đến việc ông Trần Độ là phó tư lệnh quân giải phóng miền Nam. Vậy câu đối trên có thểtạm dịch là:
Văn võ dọc ngang, ông Trần được phong hàm trung tướng, việc đời hai vai gánh vác hai trách nhiệm lớn;
Nam Bắc vào ra, tướng Ðộchỉhuy quân giải phóng, cứu nước một gậy trường sơn một trái tim hồng).
Bức trướng của nhóm Co Thơm trên nền giấy bồi khổlớn đề3 chữđại tự ”Vdân tâm“ (Tấm lòng vì dân), với hàng phụđềbằng những câu thơchữHán ca ngợi tướng quân Trần Độ. Ông Tú Sót mái đầu bạc phơ, trong nhóm thư pháp Cảo Thơm, luôn miệng giải thích cho mọi người rõ nghĩa:
Vô tình vtt chân hào kit
H
u đ phương vi đi trượng phu
(Nghĩa là: Sống vô tình (nhưchủnghĩa MACKENO (Mặc-kệ-nó) bây giờ), không phải là người hào kiệt. Có đức độ(vì dân vì nước) mới đáng mặt gọi trượng phu).
Lại nghe được tin, cụĐộvừa mất, công an đến đòi khám nhà, không có lệnh. Bà Độphản đối. Công an đe dọa những người con, bắt hai con trai lên đồn, gây căng thẳng. Cuối cùng gia đình phải nộp 5 thùng sách vởcủa cụĐộ. Mọi người nghe tin đều phẫn nộ. Quá thể! Gia đình người ta đang tang gia bối rối. Thật nhẫn tâm!
12 giờ15 phút, lễtruy điệu bắt đầu. Giới thiệu vịđại diện Văn phòng Quốc hội là ông Vũ Mão đọc điếu văn. Ông Mão có nhắc đến lý lịch, quê quán, ngày sinh, quá trình tham gia cách mạng và những chức vụông Trần Độđã đảm nhiệm. Phn hai, ông ta nói rt tiếc là ông Trn Đcui đi đã mc nhng li lm nghiêm trng… Phn hai tuy không dài, nhưng chi trường lng đi. Không khí nhưnén li, ngt ngt.
Đến mục gia đình lên đáp từ, người con trưởng cụĐộlà anh Thắng, sau khi kểnhững tình cảm vềngười bố, và sau khi cám ơn tất cảcác cụ, các ông, bà, chú, bác, các anh chị… đến tham dựtang lễ, lời cuối của bài đáp từlà câu: ”Tôi thay mt gia đình xin phép không tiếp nhn li điếu ca vđi din Văn phòng Quc hi“ (Chưa bao giờ lại có chuyện nhưvậy, tang gia khước từlời điếu của chủ lễ!!??).
Như mt kho thuc nđược châm ngòi, chi trường vtay ran lên tán đng. Tiếng hoan hô ln tiếng v tay ni lên càng to, kéo dài không ng, như hi bn pháo hoa. Các đt liên tiếp cao hơn, to hơn, dài hơn, càng âm vang cng hưởng hết c trong vòm nhà hi trường tang l. Có cm tưởng như nóc hi trường sp bt tung. Nhiu tiếng hét đến lc ging, nghe không rõ. Loáng thoáng nhng thoan hô! phn đi! ngu dt!, bt nhân!… ln trong nhng tràng v tay rn vang như sm đng.
Những uẩn ức trong lòng mọi người bị dồn nén từ sáng đến giờ được dịp nổ tung. Tôi phải trèo lên chiếc ghế, đưa tay lên vành tai, nghiêng đầu lắng nghe. Một người hét to, giọng như người miền núi, tay giơ lên chỉ vào chiếc khung đen có hàng chữ Lễ tang ông Trần Độ ở trên cao, dưới là chiếc ảnh bán thân của ông mặc thường phục: “Ai cho phép chúng nó b hàng ch Vô cùng thương tiếc đi. Chúng nó không vô cùng thương tiếc, nhưng chúng tôi vô cùng thương tiếc …”.
- Tht là bn ăn cháo đá bát.
- Không có tướng Trn Đvà anh em chúng tôi thì làm sao có chúng nó ngày nay.
- Nghĩa tlà nghĩa tn, không có ai đi kim đim người chết trước linh cu c.
- Chuyn này ckim chưa thy bao gi.
- Mà đã chc là ai đúng, chc là ai sai? Quan tòa là nhân dân.
- Chúng nó phbáng lên truyn thng dân tc.
Nơi này, chỗ kia, ầm ầm những tiếng thét, tiếng quát tháo: Bọn phản nhân dân! Phản bội đường lối Hồ Chí Minh! Phản văn hóa! Đề nghị BộChính Trị phải nghiêm trị!
Có ai nói khẽ: “Đây là chỉ đạo của Bộ Chính Trị”.
Tiếng quát to: “Nói láo! Bộ Chính Trị sáng suốt, không làm điều ngu dốt như thế. Nói thế là không đúng”.
Có ai đó lại hô lên: “Trần Độ muôn năm!”.
Nhân viên an ninh mặc thường phục vây quanh những người quá nóng nảy, đề phòng. Có tiếng hỏi: “Vũ Mão đâu? Vũ Mão đâu?”.
“Hắn chạy rồi! Lủi ra xe rồi!” Thật là may cho Vũ Mão. Hắn ta đứng đực ra, mặt chảy xị, tái xám, ngơngác. Có ai giục, hắn nhưchợt tỉnh, vội lách ra phía sau, chuồn mất.
Cũng may cho đám tang nữa. Sự tức giận của khối người đông đảo trong hội trường này, mà túm được Vũ Mão, thì không biết rồi những gì sẽ xảy ra.
Các cụ dân chủ đều biết kìm mình. Trước đám tang vài ngày, cơ quan an ninh đã cử người đến dò la thái độ các cụ. Lo sợ các cụ dân chủ lợi dụng chiếm diễn đàn, cướp mi-crô, gây ra căng thẳng. Các cụ đã tin lại cho công an biết. Chỉ có đầu óc ngu tối mới nghĩ như thế. Những người yêu quý ông Độ, ai lại muốn phá rối đám tang. Chính lúc các cựu chiến binh, các lão thành cách mạng, bừng bừng nổi giận, thì các ông dân chủlại bình tĩnh, tìm cách khuyên can, chứkhông có thái độquá khích nào cả.
Toàn là những người hiểu biết. Sựnóng giận liền dịu xuống. Tang lễlại tiếp tục. Mọi người đều đứng rẽra hai bên làm thành một con đường đểđội danh dựmặc lễphục trắng khiêng linh cữu trong nhà tang lễra xe ô tô đã đỗởgiữa sân. Lúc này nắng lắm!
Một sốphóng viên người nước ngoài tranh thủphỏng vấn, ghi âm mấy cụcòn chưa nguôi cơn giận.
Ai cùng đi đến nghĩa trang Hoàn Vũ (hỏa táng) thì lên xe. Tôi chậm chân nên xe tang đã ra ngoài cổng rồi, tôi vẫn còn trong sân đểxe đạp xe máy. Gặp chị Ngọc, vợ ông Hoàng Minh Chính, hỏi tôi có đi nghĩa trang? Tôi trả lời sẽ đi bằng xe máy. Chị khuyên tôi nên đi ô tô, đỡ mệt. Các ông ấy đều lên ô tô cả. Tôi chạy vội ra cổng, thì đoàn xe đã đi xa. Lại gặp các cụ dân chủ đứng túm lại ở đầu cổng. Hỏi ra mới rõ, xe còn rộng chỗ lắm, nhưng lái xe không chịu mở cửa cho các cụ lên (đều do công an lái xe). Một cử chỉ nhỏ nhen! Các cụ bèn quyết định thuê tắc-xi đi.
Trên xe, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang nhận định một cách tổng quát: “Chúng nó đu mt cách rt ngu, và đu đến tng chi tiết“. Nhà báo đại tá chính ủy Phạm Quế Dương lại cười hề hề: “Trò đùa ấy mà! Có gì đâu!”.
Xe tắc-xi chạy nhanh, bám kịp đoàn xe tang lễ. Quả thật, nhiều xe rất vắng, mang biển số80B. Biển sốnày là của công an, nhiều người biết. Hai xe cam-nhông chở đầy vòng hoa viếng, những vòng hoa bên ngoài đều bị bóc hết các băng chữ. Lại nhỏ nhen!
Dự hỏa táng xong, trở về nhà tang lễ Bộ Quốc phòng thì đã gần 3 giờ chiều. Chúng tôi lấy xe ra về, người mệt nhoài, vì nóng, vì nắng. Rủ nhau vào uống giải khát để lấy sức ngày mai còn đưa hài cốt hỏa táng cụ Độ về Thái Bình.
Sẩm tối mới về tới nhà, đã thấy mấy ông bạn cựu chiến binh đón từ đầu đường hỏi về chuyện đám tang ông Trần Độ. Thì ra chuyện ở đám tang trưa nay đã đồn ầm lên trong dân chúng. Giấu làm sao được nhân dân! Che làm sao được miệng thế gian! Và bản tin chiều của hãng BBC mãi tít nước Anh đã đưa tin vềđám tang. Có cảtiếng nói của cháu Thắng và tiếng vỗtay rền vang nhưsấm. Nhanh thật! Trái đất cùng chung một mái nhà.
Vài li kết thúc:
Sáng sớm hôm sau (15-8-2002) chúng tôi tập trung tại 37 Lý Nam Đế, nhà ông Phạm Quế Dương, để di Thái Bình cho trọn tình trọn nghĩa. Công an mật đã đến lởn vởn trước cổng, từ 5 giờ sáng.
Chúng tôi gọi tắc-xi, đúng 6 giờ30 sáng lên đường. Nhìn sang lịch ta là ngày mồng 7. Ông cha ta dạy: “Chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3”. Chúng tôi biết là chuyến đi này sẽ gặp trắc trở đây.
Quả không sai, quãng đường hơn 100 km về quê cụ Độ bị 4 lần ách xe. Công an giao thông kiểm soát giấy tờ lái xe, phương tiện xe cộ có an toàn, để đảm bảo cho khách đi đường được yên tâm. Lại còn điều tra một tai nạn xe cộ, lái xe bỏ chạy, là một trong 300 chiếc tắc-xi của hãng này. Màu sơn này. Nên công an chúng cháu phải làm nhiệm vụ, mong các cụ thông cảm. Lần ách xe ở đất Thái Bình lâu nhất, mất gần 2 giờ đồng hồ. Đến nơi thì đã 1 giờ30 chiều, tang lễ hạ huyệt đã xong. Tổng cộng mất hơn 7 tiếng đồng hồ mới đi nổi quãng đường hơn 100 km. Mọi người đang ăn cỗ. Phong tục nông thôn bà con xa gần kéo đến rất đông.
Chúng tôi thắp hương, dâng lễ vật ởbàn thờ gia đình và bàn thờông Trần Độ. Lại phải ngồi ăn cỗ, thôi thì chiều nay ra mộ thắp hương trước khi về.
Được gặp con cái cụ Độ, chúng tôi tranh thủ tìm hiểu việc công an định khám nhà và lấy đi 5 thùng sách báo. Các cháu đều trả lời lấp lửng, không rõ ràng, hình như e ngại điều gì. Gặp cháu Thắng, con trai trưởng, người đã nói được câu tuyệt vời hôm qua, thì hôm nay cũng không đậm đà bắt chuyện, muốn lảng tránh câu hỏi. Có thể tối qua cơ quan nơi cháu làm việc họ đã ấn huyệt. Thôi, thông cảm cho các cháu. Các cháu cần làm ăn, cuộc đời các cháu còn dài.
Được biết thêm, có cả thảy 220 vòng hoa tang lễ ở Hà Nội. Các băng chữ bị lấy hết, gia đình chỉ giữ được 7 băng. Gia đình đòi lại được 5 cuốn sổ tang, một số trang bị xé rách.
Toàn là những cử chỉ nhỏ nhen!
Ngôi mộ ông Trần Độ được nằm cạnh ngôi mộ bà mẹ. Đó là ý nguyện của ông. Đây là nghĩa trang xóm làng, mỗi gia đình được một khoanh đất, để chôn cất những người thân trong gia đình. Ông Độđã trởvềvới bà con xóm làng. Mộ ông cũng rất bình thường, như mọi ngôi mộ ở đây. Nằm ở đây thì yên ổn rồi, ấm lòng rồi. Chúng tôi tin chắc là ông Trần Độ rất thanh thản. Nhớ đến một đoạn thơ của ai đó:
Sng tranh lun cúi vào ra,
Ch
ết còn xí c(cái) nhà mto
Ph
i là nhng bc anh hào,
S
ng thiêng – chết li đi vào trong dân,
Mà to bia nh
n chng cn…
Những ngày tang lễ ông Trần Độ
Hà Nội, tháng 8-2002
Hoàng Tiến, nhà văn.
Địa chỉ: Nhà A 11 Phòng 420
Thanh Xuân Bắc – Hà Nội.
Nơi gửi :
- Các vịlãnh đạo Đảng và Nhà nước.
- Các cơquan thông tấn, báo chí.
- Các bè bạn.
Nguồn: tuan7n.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét