Đố bà con biết các đồng chí quan to PHÊ cái gì!?
Dân Làm Báo - Đọc cái “tít” trên báo điện tử Chính phủ của chú Phỉnh thấy mà… phê: “Bộ Chính trị, Ban Bí thư gương mẫu kiểm điểm để cấp dưới noi theo”.
Đọc hết bài báo 2500 từ của đám đầy tớ ta lại càng phê hơn nữa. Nếu như
mấy đồng chí nghiện thuốc, phê xong chẳng biết trời trăng là gì, thì
người đọc xong bài viết này cũng chẳng biết trời trăng gì luôn. Không
tin, đố bà con biết mấy bố đồng chí ta phê cái gì!? Lại còn “cấp dưới noi theo”!
Kiểu này chắc chết!!! Chết thiệt!. (Mấy hàng chữ đỏ lòm là do Dân Làm
Báo nhiều chuyện, ngứa ngáy xía vào cơn phê đang đã điếu của các đồng
chí quan lớn đảng ta.)
Liên danh thơ thẩn Hoàng Quang Thuận – Hữu Thỉnh, một vụ lừa đảo lớn, lừa đảo cả trời phật…
“Phê” và tự “phê”
Biếm họa Kỳ Văn Cục (Facebook Nguyễn Tâm Thiện)
Lê Diễn Đức - Lặng lặng mà nghe chúng tự phêThằng thì cười sướng đứa đê mê
Mấy chục năm rồi đâu vẫn đấy
Phê chi rốt cuộc cũng trò huề
Bên kia bức tường
Trần Quốc Việt (danlambao) – Cách
đây đúng 50 năm vào rạng sáng ngày 13 tháng Tám năm 1961 Bức tường
Berlin bắt đầu được dựng lên để phân chia Đông và Tây Đức. Nhờ những
cuộc biểu tình liên tục vào mỗi ngày thứ Hai ở Leipzig và ở Berlin vào
mùa thu năm 1989 cũng như nhờ vào những nhân tố khác, Bức tường -biểu
tượng của sự sụp đổ về đạo lý của chủ nghĩa cộng sản – cuối cùng thành
tro bụi trước sức mạnh mãnh liệt như trào dâng của lòng khao khát tự do
và dân chủ của nguời dân Đông Đức.
Làm thế nào để công cuộc đấu tranh có hiệu quả hơn?
Ông Bút (Bạn đọc Danlambao) - Kính thưa quý diễn đàn: Câu hỏi nêu trên rất tầm thường, nhưng có lẽ là mối ưu tư chung của nhiều người. Hy vọng được sự góp ý, để chắc lọc những điều khả dĩ thực hiện trong tranh đấu, hoặc từ ý kiến chung, những nhà tranh đấu sẽ có phát kiến mới.Dân ngán ngẩm vì giá xăng nguy cơ tăng 3 lần/tháng
Tài Tiến (VEF.VN) – Trước kiến nghị tăng giá xăng dầu lần thứ 3 tới mức 1.400 đồng/lít của các DN trong vòng một tháng, nhiều người dân ngán ngẩm “cũng dễ hiểu thôi bởi lẽ cái điệp khúc này cũng lặp đi lặp lạ nhiều lần rồi mà!”Nhà cầm quyền tiếp tục gây áp lực cho giáo dân Đak Pnan
VRNs (14.08.2012) – Gia Lai – 5 giờ chiều ngày 12.08.2012 nghe tin nhà nguyện làng Đak Pnan, xã Kon Thục, huyện Mang Yang, tinh Gia Lai, bị nhà cầm quyền gây áp lực buộc giáo dân trong làng phải tháo dỡ Thánh Giá, bàn Thờ, nhà tạm đặt Mình Thánh Chúa về nhà anh trưởng yáo phu. Bức xúc trước nguồn tin trên nhóm chúng tôi tìm phương tiện đi ngay vào làng nơi xãy ra sự việc.Trung Quốc dọa sẽ ‘dùng mọi đòn phép’ để cướp trọn Biển Ðông
BẮC KINH (NV) – Trung Quốc lại đe dọa sẽ phối hợp đủ mọi đòn phép để tiếp tục thực hiện mưu đồ nuốt trọn Biển Ðông. Tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan tuyên truyền chính thức của nhà cầm quyền Trung Quốc, viết trong bài bình luận hôm Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012.Tin được không?
1. Trung Quốc sẽ cư xử lịch sự, công bằng, không tham lam trong vấn đề biển Đông?
2. Các nước Asean sẽ đoàn kết trước sự hùng hổ, mua chuộc, các cuộc đi đêm bất minh của Trung Quốc?
3. Đảng cộng sản Việt Nam sẽ vì lợi ích dân tộc, tổ quốc sẽ hy sinh
quyền lợi ý thức hệ để đoàn kết toàn dân chống ngoại xâm là Trung Quốc?
Chụp ảnh CSGT, bị tấn công giật máy ảnh
TTO
– Chiều 13-8, lãnh đạo đội cảnh sát giao thông Bình Triệu (Phòng CSGT
Công an TP.HCM) cho biết chưa tìm được “người lạ” đánh anh Đỗ Hoàng Hiếu
để giật máy ảnh khi anh Hiếu định chụp ảnh CSGT đang làm nhiệm vụ.
Loanh quanh, “chẳng xong bề nào”
Nguyễn Đình Ấm (Huỳnh Ngọc Chênh blog) - Việc
42 nhân sĩ, trí thức ký tên trong bản kiến nghị nhưng lãnh đạo TPHCM
chỉ “chọn” ba người đến gặp để thuyết giảng lung tung chứng tỏ các bác
cũng biết tỏng: Mình chẳng có cái lý gì, không thể “đương đầu” với nhiều
nhân sĩ, trí thức nên mới tính bài loanh quanh nhưng cũng vẫn “chẳng
xong bề nào”. Tốt nhất, từ nay chính quyền cứ tuyên bố thẳng: Cấm tiệt
biểu tình chống TQ xâm lược còn hơn là cứ loanh quanh, càng chọc giận
thiên hạ..
Nước lạ và bọn xấu hủy hoại giống nòi ta không cần nổ súng
Nguyễn Công Kha (Khatraphuong blog) – Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng môi trường ô nhiễm trầm trọng. Từ không khí, đất đai và trầm tích, nguồn nước mặt và nước ngầm, cho đến nguồn thức ăn. Theo báo cáo tổng kết của những ngành có trách nhiệm về vệ sinh thực phẩm, thì tại Tp Sài Gòn trong 6 tháng đầu năm 2005, có gần 1.800 người bị ngộ độc thực phẩm, đa phần là ngộ độc trong các quán ăn tập thể, trong đó có 39 người chết. Riêng ngộ độc do vi sinh, hóa chất bảo vệ thực vật thì đã xảy ra 11 vụ, gồm trên 300 người bị nhiễm độc.Bữa ăn của công nhân nghèo dinh dưỡng, thừa hóa chất
Nguyệt Triều (Vnexpress) – Khẩu phần ăn mỗi ngày của công nhân phía Bắc chỉ đáp ứng 90% nhu cầu dinh dưỡng lao động nam, 70% năng lượng nữ. Chất lượng bữa ăn thấp, đến 72% là bột đường mà nghèo đạm, béo, thừa hóa chất bảo quản.Đu dây cáp vượt sông dữ tới trường
Thanh Hoá – Hương Trà (Vnexpress)
– Để qua dòng sông Nậm Na (Lai Châu) đang cuộn chảy, trẻ em, người lớn ở
bản U Ra muốn đi làm, đi chợ, đi học… đều phải đứng trên miếng ván rồi
trượt theo sợi dây cáp sang bờ bên kia, trong suốt 3 năm nay.
Đơn khiếu nại “Âm mưu đảo chánh”
Đồng kính gửi: Thượng Hoàng “Lê Nin” (Vladimir Ilyich Lenin)
Tiện nhi là “thứ nam” Hồ Chí Minh, Quốc vương Hồng quốc CSXHCN/VN
kính khẩn cấp bẩm báo và khiếu nại lên nhị vị Thái và Thượng Hoàng một
việc như sau:Việt Nam với Hoà Bình, Độc Lập, Tự Do và Toàn vẹn lãnh thổ
Hoà Bình:
Hoà bình là khát vọng của mọi dân tộc, của toàn nhân loại trên thế
giới chứ không riêng một dân tộc, một quốc gia nào. Do đó mục tiêu hoà
bình là một ước vọng, một niềm hạnh phúc muôn đời tự ngàn xưa.The Age: Quan chức thương mại Úc trong bê bối tình dục và tình báo với Việt Nam
Nick McKenzie và Richard Baker (The Age) / Nguyễn Công Huân (Dân Luận) chuyển ngữ - Một
nguồn tin ngoại giao nói đại tá Lương Ngọc Anh được các cơ quan tình
báo Úc đưa vào danh sách như đại tá tình báo của Việt Nam, thuộc Bộ Nội
Vụ.
Ông này cũng được biết như là tay chân thân tín của Thủ tướng
Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng, và là “tay hòm chìa khóa“ của các quan chức
cấp cao Việt Nam.Một bài viết hay tặng Trần Thị Nga ở Hà Nam và các trí thức
Nguyễn Chí Đức (donghailongvuong blog) – Dưới đây tôi sẽ đăng bài viết “Phải nhận rõ trạng huống bình dân ở xứ ta” của tác giả Phan Bội Châu trên báo Tiếng Dân ngày 11/4/1936. Thực ra tôi chỉ định gửi riêng cho chị Trần Thị Nga để tham khảo, một người phụ nữ xuất phát điểm là một công nhân ban đầu do mưu sinh cuộc sống mà lưu lạc xứ người nhưng với tình yêu con người mà Chị đã giúp đỡ cho những người đồng cảnh ngộ về kiến thức, kinh nghiệm đã trải qua. Cũng qua Internet mà chị Nga cũng như nhiều người đã tham gia vào phong trào biểu tình yêu nước trong mùa hè năm 2011 và 2012 mới đây.Chiến công của đại tá điệp viên Không Không Thấy
Huỳnh Ngọc Chênh – Hề hề, đọc báo đài nước ngoài và đọc bài dịch lại trên Ba Sàm thấy rằng cái vụ Si cơ ren xi in tiền pô ly me thế mà xôm tụ.
Mới nhìn qua sự việc, thấy rằng nhà nước ta đào tạo ra cái anh chàng
điệp viên Không Không Thấy nầy ngon thiệt. Cao ráo, đẹp mã, tài cao,
chức lớn đến đại tá tình báo, do vậy anh ta thực hiện một phi vụ không
đẹp không ăn tiền, chưa hề có trong giáo án ngành tình báo, có thể viết
thành sách để cạnh tranh với CaCa binh pháp của Đỗ Ca Ca.Việt Nam Cộng Hòa và ”Thế lực thù địch”
Aquilaria Vy Tong - Duyên lành đưa tôi đến cửa Phật. Tôi tìm được sự yên bình đằng sau những mưu tính nhỏ nhen bôn chen của cuộc đời. Nhưng tất cả có phải là như vậy hay không, khi một ngày tôi đến chùa Liên Trì, ở Thủ Thiêm, quận 2, tôi phát hiện ra thêm một sự thật trơ trẽn trong xã hội này được chỉ đạo từ giới cầm quyền.Hội nghị Thành Đô – Mở đầu một giai đoạn bất bình thường mới trong quan hệ Việt – Trung
Hà Hiền - Bao giờ quan hệ Việt – Trung mới được bình thường hóa một cách thực sự?
Chắc có người sẽ ngạc nhiên trước câu hỏi này vì cho rằng quan hệ
Việt – Trung đã được bình thường hóa vào năm 1990 với Hội nghị Thành Đô
lịch sử. (*)
Nhưng tôi tin cũng có nhiều người khác không nghĩ thế.Van xin hay đối đầu
Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Thuở xưa ở một làng nọ có một con quỷ không có trái tim. Nó sống bằng máu của dân làng ngày một béo phì. Nhưng dã tâm độc ác của nó không bao giờ ngừng nghỉ. Hết thế hệ này đến thế hệ khác của làng nhỏ bị con quỷ ăn thịt, hà hiếp và bóc lột.Cần có những đối tác chiến lược hùng mạnh để bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước
Đoàn Hưng -Văn hóa Nghệ An
VHNA: Việc nước là trên hết. Người Việt Nam ta xưa nay là thế.
Trong bối cảnh bị nhà cầm quyền Trung Quốc xâm lấn, vi phạm chủ quyền ở
Biển Đông, người dân hết sức quan tâm đến kế sách giữ nước. Để rộng
đường dư luận và cùng mọi người hướng đến trách nhiệm và mục tiêu giữ
nước, chúng tôi giới thiệu một góc nhìn của người dân về việc nước. Đây
là ý kiến cá nhân của tác giả, không phải là quan điểm của VHNA.
Sự kiện thứ hai, khi Đặng Tiểu Bình sang viếng Hoa Kỳ năm 1979, hai tuần trước khi xua quân vào biên giới phía Bắc Việt Nam, mục tiêu nhằm đánh hỏa mù khiến Mạc Tư Khoa đắn đo không biết nếu Liên Xô tấn công trả đũa thì liệu Mỹ có sẽ nhảy vào can thiệp hay không? Kết quả là Liên Xô không dám phản ứng nên họ Đặng mới chế nhạo rằng sờ đuôi cọp mới biết cọp giấy(!)
Ở đây chúng tôi không nhằm phân tích hậu quả của các quyết định trên vốn đã khiến biết bao dân chúng Việt Nam phải hy sinh xương máu, mà chỉ để rút ra bài học và tiên đoán Hoa Kỳ sẽ thấy cần thiết xác định Việt Nam là đối tác chiến lược nếu Việt Nam dứt khoát lập trường của mình.
Điều này không có nghĩa là hai quốc gia sẽ trở thành đồng minh, vì giống như Mỹ-Trung trước đây, giữa hai xã hội và thể chế chính trị còn quá nhiều dị biệt. Hơn nữa, người Việt Nam vẫn chưa thể quên được những ký ức đau buồn của cuộc chiến tranh kéo dài mấy chục năm cuối TK trước mà chính người Mỹ đã đi đêm cùng với Trung Quốc trên xương máu của người Việt Nam. Dù vậy lãnh đạo hai nước vẫn có thể cùng chung chia xẻ quan điểm chiến lược vì lợi ích của mỗi nước.
Nước Nga vốn là cái nôi của ý thức hệ cộng sản và đã đỡ đầu cho Trung Quốc trong cuộc cách mạng 1949 cùng chiến tranh Triều Tiên 1950, nhưng Mao Trạch Đông – Đặng Tiểu Bình đã không sợ đưa Đảng Cộng Sản Trung Quốc vào thế bị bỏ rơi vì họ tin rằng tranh chấp xảy ra thì chính Liên Xô mới bị quốc tế cô lập. Bắc Kinh dù không thể đoán chắc Liên Xô sẽ không tấn công bằng vũ khí nguyên tử nhưng giới cầm quyền Trung Quốc vẫn có sự tư tin và viễn kiến rằng trước hết phải bảo tồn, rồi sau đó canh tân đất nước thì mới hy vọng duy trì quyền lực mà không lệ thuộc ngoại bang.
Trong hoàn cảnh bị đe doạ từ phương Bắc thì Việt Nam tuy đã mở rộng bang giao với quốc tế nhưng phải tìm ra đối tác chiến lược, nếu không giống như một người dù nhiều bạn nhưng không thân đến khi hoạn nạn chẳng ai ra mặt giúp đỡ.
Mỹ là một cường quốc và có thể trở thành đối tác chiến lược với chúng ta. Tuy nhiên, qua quan sát chúng ta có thể thấy rằng muốn tạo sự tin tưởng, củng cố và nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ thì cả hai phía cần phải thể hiện rõ quan điểm, thiện chí. Nếu Việt Nam chứng tỏ độc lập với Bắc Kinh kiên quyết hơn nữa thì chắc chắn phía Mỹ sẽ nâng tầm quan hệ chiến lược như bán vũ khí sát thương và hợp tác chặt chẽ hơn về quân sự.
Trung Quốc dùng hạm đội tàu đánh cá và hải giám khiêu khích giăng bẩy cho Việt Nam và Philipin bắn phát đạn đầu tiên để có cớ trả đũa bằng quân sự; còn không phản ứng tức là chấp nhận nguyên trạng (status-quo). Bắc Kinh đang chờ cơ hội để lập lại bài học của Georgia khi bị Nga tấn công năm 2008 mà các nước Tây Phương không có phản ứng nào cụ thể. Chiến thuật của Philipin là cho tàu chiến Hoa Kỳ ra vào hải phận trong phạm vi hiệp ước an ninh chung năm 1951. Hiện Philipin còn quá yếu, nhưng lúc vừa đủ mạnh tuy không nổ súng nhưng có thể cho vây đuổi tàu đánh cá nước ngoài vi phạm lãnh hải; khi đó Bắc Kinh có muốn leo thang cũng phải đắn đo không biết Mỹ có sẽ nhảy vào can thiệp hay không – tức là Philipin dùng kế sách của Đặng Tiểu Bình năm 1979 dùng Mỹ để hù doạ Nga trong khi xâm lấn Việt Nam.
Phải có gan sờ đuôi cọp mới biết cọp giấy. Việt Nam tuy mạnh hơn Philipin về quân sự nhưng cần chuẩn bị đầy đủ hơn nữa về ngoại giao và có được những đối tác chiến lược hùng mạnh để bảo vệ vững chắc chủ quyền. Mỹ không phải là sự lựa chọn duy nhất. Trong lịch sử, và hiện tại, chúng ta cũng đã và đang có mối quan hệ tốt với các cường quốc như Nga, Ấn Độ…Chính nghĩa bảo vệ Tổ Quốc là điều kiện căn bản nhất để chúng ta có sự ủng hộ của thế giới.
http://vanhoanghean.vn/nhung-goc-nhin-van-hoa/dien-dan/4884-can-co-nhung-doi-tac-chien-luoc-hung-manh-de-bao-ve-vung-chac-chu-quyen-dat-nuoc.html
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton
Đây là ý kiến của chúng tôi được hình thành khi nhìn lại một số sự
kiện lịch sử hiện đại có liên quan đến Việt Nam, hoặc trực tiếp hoặc
gián tiếp. Sự kiện thứ nhất, năm 1972, lúc Tổng thống Hoa Kỳ – Richard
Nixon, lần đầu tiên trong lịch sử chính thức viếng thăm Trung Quốc.
Chuyến công du này chỉ có thể xảy ra một khi Chủ tịch Đảng Cộng sản
Trung Quốc Mao Trao Đông đã dứt khoát và công khai vứt bỏ quan hệ với
đảng Cộng Sản Liên Xô. Lập trường này rất rõ rệt là Bắc Kinh không đi
nước đôi, và Mỹ- Trung dù không là đồng minh nhưng vẫn thành đối tác
chiến lược vì cùng chung một đối thủ.Sự kiện thứ hai, khi Đặng Tiểu Bình sang viếng Hoa Kỳ năm 1979, hai tuần trước khi xua quân vào biên giới phía Bắc Việt Nam, mục tiêu nhằm đánh hỏa mù khiến Mạc Tư Khoa đắn đo không biết nếu Liên Xô tấn công trả đũa thì liệu Mỹ có sẽ nhảy vào can thiệp hay không? Kết quả là Liên Xô không dám phản ứng nên họ Đặng mới chế nhạo rằng sờ đuôi cọp mới biết cọp giấy(!)
Ở đây chúng tôi không nhằm phân tích hậu quả của các quyết định trên vốn đã khiến biết bao dân chúng Việt Nam phải hy sinh xương máu, mà chỉ để rút ra bài học và tiên đoán Hoa Kỳ sẽ thấy cần thiết xác định Việt Nam là đối tác chiến lược nếu Việt Nam dứt khoát lập trường của mình.
Điều này không có nghĩa là hai quốc gia sẽ trở thành đồng minh, vì giống như Mỹ-Trung trước đây, giữa hai xã hội và thể chế chính trị còn quá nhiều dị biệt. Hơn nữa, người Việt Nam vẫn chưa thể quên được những ký ức đau buồn của cuộc chiến tranh kéo dài mấy chục năm cuối TK trước mà chính người Mỹ đã đi đêm cùng với Trung Quốc trên xương máu của người Việt Nam. Dù vậy lãnh đạo hai nước vẫn có thể cùng chung chia xẻ quan điểm chiến lược vì lợi ích của mỗi nước.
Nước Nga vốn là cái nôi của ý thức hệ cộng sản và đã đỡ đầu cho Trung Quốc trong cuộc cách mạng 1949 cùng chiến tranh Triều Tiên 1950, nhưng Mao Trạch Đông – Đặng Tiểu Bình đã không sợ đưa Đảng Cộng Sản Trung Quốc vào thế bị bỏ rơi vì họ tin rằng tranh chấp xảy ra thì chính Liên Xô mới bị quốc tế cô lập. Bắc Kinh dù không thể đoán chắc Liên Xô sẽ không tấn công bằng vũ khí nguyên tử nhưng giới cầm quyền Trung Quốc vẫn có sự tư tin và viễn kiến rằng trước hết phải bảo tồn, rồi sau đó canh tân đất nước thì mới hy vọng duy trì quyền lực mà không lệ thuộc ngoại bang.
Trong hoàn cảnh bị đe doạ từ phương Bắc thì Việt Nam tuy đã mở rộng bang giao với quốc tế nhưng phải tìm ra đối tác chiến lược, nếu không giống như một người dù nhiều bạn nhưng không thân đến khi hoạn nạn chẳng ai ra mặt giúp đỡ.
Mỹ là một cường quốc và có thể trở thành đối tác chiến lược với chúng ta. Tuy nhiên, qua quan sát chúng ta có thể thấy rằng muốn tạo sự tin tưởng, củng cố và nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ thì cả hai phía cần phải thể hiện rõ quan điểm, thiện chí. Nếu Việt Nam chứng tỏ độc lập với Bắc Kinh kiên quyết hơn nữa thì chắc chắn phía Mỹ sẽ nâng tầm quan hệ chiến lược như bán vũ khí sát thương và hợp tác chặt chẽ hơn về quân sự.
Trung Quốc dùng hạm đội tàu đánh cá và hải giám khiêu khích giăng bẩy cho Việt Nam và Philipin bắn phát đạn đầu tiên để có cớ trả đũa bằng quân sự; còn không phản ứng tức là chấp nhận nguyên trạng (status-quo). Bắc Kinh đang chờ cơ hội để lập lại bài học của Georgia khi bị Nga tấn công năm 2008 mà các nước Tây Phương không có phản ứng nào cụ thể. Chiến thuật của Philipin là cho tàu chiến Hoa Kỳ ra vào hải phận trong phạm vi hiệp ước an ninh chung năm 1951. Hiện Philipin còn quá yếu, nhưng lúc vừa đủ mạnh tuy không nổ súng nhưng có thể cho vây đuổi tàu đánh cá nước ngoài vi phạm lãnh hải; khi đó Bắc Kinh có muốn leo thang cũng phải đắn đo không biết Mỹ có sẽ nhảy vào can thiệp hay không – tức là Philipin dùng kế sách của Đặng Tiểu Bình năm 1979 dùng Mỹ để hù doạ Nga trong khi xâm lấn Việt Nam.
Phải có gan sờ đuôi cọp mới biết cọp giấy. Việt Nam tuy mạnh hơn Philipin về quân sự nhưng cần chuẩn bị đầy đủ hơn nữa về ngoại giao và có được những đối tác chiến lược hùng mạnh để bảo vệ vững chắc chủ quyền. Mỹ không phải là sự lựa chọn duy nhất. Trong lịch sử, và hiện tại, chúng ta cũng đã và đang có mối quan hệ tốt với các cường quốc như Nga, Ấn Độ…Chính nghĩa bảo vệ Tổ Quốc là điều kiện căn bản nhất để chúng ta có sự ủng hộ của thế giới.
http://vanhoanghean.vn/nhung-goc-nhin-van-hoa/dien-dan/4884-can-co-nhung-doi-tac-chien-luoc-hung-manh-de-bao-ve-vung-chac-chu-quyen-dat-nuoc.html
Bài học đáng giá từ Luận án Tiến sĩ của Thủ tướng Campuchia Hun Sen
Vũ Cao Đàm – Boxitvn
Sự kiện Chính phủ Campuchia vào hùa với Trung Cộng
trong vai trò Chủ tịch ASEAN khi thảo luận về những tranh chấp Biển Đông
vẫn đang gây bức xúc dư luận ở nước ta.
Một số người thể hiện thái độ thất vọng, bất bình,
bàn ra tán vào về độ tin cậy và cái sự chung thủy của Campuchia với
“Tình hữu nghị đặc biệt Campuchia-Lào-Việt Nam”
Còn tôi thì lại nghĩ khác: Đó là luật chơi quen thuộc của Campuchia mà chúng ta thường quan sát thấy.
Quan điểm mà chúng ta cần bình tĩnh xác nhận, là
Campuchia đã lựa chọn một quyết định có lý, đúng nghĩa theo luật chơi
truyền thống của họ, bất kể người đại diện của họ là Cựu hoàng Sihanouk,
là nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Polpot hay Thủ tướng Hun Sen. Và có lẽ đó
cũng là điều mà các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng cần rút ra bài học cho
luật chơi của mình.
Chúng ta hãy đọc một số luận điểm trong Luận án Tiến
sĩ về Khoa học Chính trị của Hun Sen bảo vệ ở Học viện Nguyễn Ái Quốc
(Việt Nam) năm 1991, tức Trường Đảng Cao cấp, trực thuộc Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Luận án có tên “Tính đặc thù của quá
trình cách mạng Campuchia”.
Luận án là một công trình nghiên cứu khoa học rất
nghiêm túc và thú vị, đưa ra nhiều luận điểm đáng trân trọng, hoàn toàn
khác biệt với luận điểm của Đảng Cộng sản Viêt Nam, mặc dầu cố vấn khoa
học là Giáo sư Nguyễn Đức Bình, người được nổi tiếng là có quan điểm rất
chuẩn tắc theo đúng nghĩa một người marxist-leninist “toàn tòng”.
Qua tư tưởng của luận án, chúng ta sẽ hiểu vì sao
Campuchia đã vào hùa với Trung Cộng để có một thái độ xử sự không minh
bạch trong vấn đề Biển Đông.
Trong nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN của Campuchia, và trong
quan hệ lâu dài với họ, chắc chắn còn tái diễn nhiều sự kiện đại loại
như chuyện xảy ra vừa qua. Vì vậy, nghiên cứu quan điểm của Hun Sen cũng
có thể giúp chúng ta chọn nước đi thích hợp để ứng xử với Campuchia và
những người đại diện khác của Campuchia trong tương lại.
Nhận xét của Hun Sen về tình hình Campuchia
Luận án của Hun Sen đã chỉ rõ bàn tay độc ác của
Trung Cộng chia rẽ đảng của những người cộng sản Campuchia đến mức phe
theo Trung Cộng trong Đảng đã thẳng tay chém giết đồng bào, đồng chí của
mình, dẫn đến thảm họa diệt chủng theo kiểu giết người thời trung cổ,
còn độc ác hơn cả phát xít Hitler thời Đệ nhị Thế chiến. Đương nhiên,
trong lịch sử các đảng cộng sản, trước hết là Đảng Cộng sản Liên Xô và
Đảng Cộng sản Trung Quốc, việc giết hại đồng bào, đồng chí để “bảo vệ
Đảng” là hiện tượng mang tính phổ biến, gần như là một tất yếu lịch sử,
nhưng chưa ở đâu đạt đến trình độ tàn bạo tột cùng như trong phong trào
cộng sản Campuchia.
Trước hết, trong Luận án, Hun Sen đã nêu những sự
kiện mà chúng ta vốn biết: Quân đội của cả hai phía Việt Nam đều đã ngã
xuống trên mảnh đất Campuchia. Cả hai phía Việt Nam đều chiến đấu để bảo
vệ hai phía của Campuchia, và đều bị cả hai phía Campuchia giết hại:
Phía Campuchia chống cộng thì giết phía Việt Nam cộng sản, còn phía
Campuchia cộng sản thì giết cả phía Việt Nam cộng hòa, và cả phía Việt
nam cộng sản. Từ khi Polpot giành được quyền lực trong Đảng (1973), thì
vừa sử dụng quân đội Miền Bắc Việt Nam để chống lại lực lượng chống cộng
Campuchia, vừa bắt đầu thanh trừng các lực lượng thân Việt Nam theo
phương châm “vừa tranh thủ, vừa ngăn chặn, vừa loại trừ” (Luận án, trang 46).
Đường lối cách mạng Campuchia được viết tập trung
trong Chương II của Luận án. Chương này mang tên: “Cuộc cách mạng làm
lại”. Có thể nói đây là một chương đặc sắc trong Luận án của Hun Sen.
Mở đầu chương, Hun Sen nói về chế độ diệt chủng Polpot. Ông nhận định: Cái Đảng Cộng Sản của Polpot đã phản bội lại cách mạng.
Còn chính sách của Polpot đối với Việt Nam được Hun Sen mô tả như sự giải thích rõ thêm đường lối “vừa tranh thủ, vừa ngăn chặn, vừa loại trừ”
đã nêu ở chương trước. Hun Sen trích dẫn lời Polpot phát biểu vào tháng
4/1978, trong Báo cáo về nhiệm vụ của Trung ương Đảng Campuchia 1976,
Polpot tuyên bố: “Một người Campuchia phải tiêu diệt 30 người Việt Nam,
vì vậy có thể dùng 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 60 triệu người
Việt Nam” (Luận án, trang 63). Chúng ta nhớ lại, năm 1978, dân số Việt
Nam khoảng 60 triệu người. Có nghĩa người lãnh đạo đảng cộng sản anh em
Campuchia đã có một phát ngôn chính thức trước Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản của họ, là tiêu diệt hết dân tộc Việt Nam.
Hun Sen cũng đã chỉ ra rất rõ vai trò của Trung Cộng
trong việc hậu thuẫn cho Đảng Cộng sản Campuchia dưới triều đại của
Polpot. Ông viết: “Chỗ dựa về tư tưởng của Polpot chính là chủ nghĩa
Mao” (Luận án, 59), “Trung Quốc có vai trò quan trọng trong việc ủng hộ
cuộc diệt chủng của Polpot đối với nhân dân Campuchia cũng như việc
Polpot xâm lược Việt Nam”, và Hun Sen xác định: “Nội dung của cách mạng
dân tộc lúc này khác trước ở chỗ không tập trung mũi nhọn chống sự xâm
lược của nước ngoài (ý Hun Sen nói về Pháp và Mỹ), nhưng tập trung đánh
vào chế độ cai trị độc tài diệt chủng được Trung Quốc hậu thuẫn để cứu
nước” (Luận án, 67).
Nhận định này của Hun Sen gợi chúng ta liên tưởng tới
việc Trung Cộng hỗ trợ, vừa lôi kéo, vừa hù dọa các nhà cầm quyền ở một
số nước, theo kiểu đã ủng hộ cho Polpot, để đàn áp nhân dân dưới chiêu
bài “bảo vệ Đảng”, “bảo vệ cách mạng”, “chống các thế lực thù địch”, và
như vậy, bài học mà Hun Sen đã chỉ ra cho Campuchia cũng là bài học đắt
giá cho những ai muốn dựa vào Trung Cộng để bảo vệ cho quyền lực của họ
và của đảng của họ, cũng là bài học nghiêm túc cho tất cả những ai yêu
nước thương nòi muốn thực sự dấn thân bảo vệ độc lập chủ quyền, độc lập
cho dân tộc.
Nói về một “cuộc cách mạng làm lại”, bắt đầu từ việc
thành lập Mặt trận đoàn kết cứu nước Campuchia” vào tháng 12/1978 và
giành thắng lợi vào tháng 1/1979, Hun Sen đã đánh giá cao vai trò của
Việt Nam trong việc giúp đỡ Campuchia. Hun Sen cho rằng, không có sự
giúp đỡ của Việt Nam, thì không thể tiêu diệt được chính quyền diệt
chủng của Polpot. Hun Sen còn trích dẫn lời của Quốc vương Sihanouk,
người được ông gọi là “đồng minh của Polpot từ đầu đến cuối” (Luận án,
74) trong cuộc đàm phán Sihanouk – Hun Sen: “Nếu không có quân đội của
ngài Hun Sen, không có quân đội Việt Nam đánh Polpot, thì tôi (Sihanouk)
đã chết”.
Một trong những dòng được in chữ đậm trong Luận án, Hun Sen khẳng định: “Việt Nam đã đến giúp Campuchia là hoàn toàn hợp pháp”.
Chương III của Luận án bàn về “Cuộc cách mạng dân
tộc, dân chủ và nhân dân trong bối cảnh tình hình đất nước vừa có hòa
bình, vừa có chiến tranh”.
Mở đầu chương này, Hun Sen nhận định về bối cảnh
trong nước và quốc tế. Tiếp đó ông trích dẫn một câu nói rất đúng chỗ
của Lênin: “Chỉ có độc một mình đội tiên phong thôi (ý của Lênin trong
đoạn này là nói về đảng cộng sản) thì không thể thắng nổi. Ném độc một
mình đội tiên phong vào một cuộc chiến đâu quyết định, khi mà toàn thể
giai cấp công nhân và quần chúng lao động chưa được chuẩn bị sẵn sàng và
chưa có thái độ trực tiếp ủng hộ đội tiên phong, hoặc ít ra là một thái
độ trung lập hoặc có thiện cảm với đội tiên phong khiến họ không thể
hoàn toàn ủng hộ kẻ địch được, thì đó không những là một điều dại dột,
mà còn là một tội ác nữa” (Luận án, 100). Thì ra, khi chúng ta được nghe
ai đó – vẫn xem mình là leninist – nói, công việc trọng đại cứu nước đã
có một mình “đội tiên phong” lo, là nói ngược với lời chỉ giáo của ông
tổ Lênin của họ, thì ra họ đã chẳng leninist một chút nào!
Hun Sen đã phát triển rất đặc sắc tư tưởng này của
Lênin. Ông viết: “Như vậy điều quan trọng trong lúc này là phải có một
chính sách đồng minh đúng đắn phù hợp với tính chất dân tộc dân chủ nhân
dân mà đòi hỏi đầu tiên là nỗ lực xây dựng một mặt trận rộng rộng rãi,
thành lập một liên minh có số lượng mạnh, làm cho các tầng lớp khác cùng
tham gia cách mạng…”. Hết đoạn này, Hun Sen kết luận bằng những dòng
(in đậm trong nguyên bản): “Từ đó Đảng mới có thể thực hiện
được sách lược thêm bạn, bớt thù một cách đúng đắn và chủ động làm thay
đổi so sánh lực lượng giai cấp trong xã hội có lợi cho cách mạng” (Luận án, 101).
Và ở đoạn dưới, Hun Sen đã viết không úp mở: Ông nhận
đỉnh rằng “Chiến tranh ở Campuchia chưa chấm dứt…” và ông đưa ra những
luận điểm rất mạnh dạn: “Nếu có giải pháp chính trị đưa đến chấm dứt
chiến tranh, lập lại hòa bình, chấm dứt sự đe dọa từ bên ngoài đối với
độc lập, chủ quyền của Campuchia thì có thể nói rằng, nhiệm vụ dân tộc
đã hoàn thành một bước quan trọng…”. Ông khẳng định: “Giải pháp là một
sự thỏa hiệp, và sự thỏa hiệp ở đây bước đầu là nhằm chấm dứt cuộc xung
đột vũ trang (ý nói xung đột giữa các phe phái Campuchia), tạo lập hòa
bình và hòa hợp dân tộc. Như vậy các chính đảng thôi đánh nhau bằng vũ
trang, phải sống chung, nhưng vẫn tiếp tục đấu tranh với nhau dưới những
hình thức khác: chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa… trong cùng một
khuôn khổ xã hội, do đó sẽ nảy sinh lập tức hệ thống đa
đảng, đa nguyên chính trị. Đây là cái giá mà cách mạng phải trả vì hòa
bình, vì lợi ích của nhân dân.” Đoạn này Hun Sen in chữ
đậm, và ông đã khẳng định “Vai trò của Đảng sẽ không như trước kia, vì
phải mất đi vai trò độc quyền lãnh đạo” (Luận án, 117).
Luận án của Hun Sen đã cho thấy thái độ nhất quán của
ông, được nhắc lại nhiều lần, là phải làm lại cách mạng Campuchia, chỉ
rõ chân tướng của cái đảng vẫn mang vỏ bọc cộng sản của Polpot là “phản
động”, cái đảng đang dựa lưng vào một bức tường chắn khổng lồ là Đảng
Cộng sản Trung Quốc và nước lớn xã hội chủ nghĩa là Trung Hoa đại lục.
Ông không lấn cấn với nước Trung Hoa anh em “bốn tốt” và “mười sáu chữ
vàng”, và ông cũng không sợ mang tiếng đánh nhóm cộng sản Polpot sẽ bị
Polpot gọi tên là “thế lực thù địch”.
Quả thực, trong lịch sử phong trào cộng sản quốc tế
chúng ta chưa đọc được ở quốc gia nào một sự kiện mang tính nghịch lý
của lịch sử: Một nhóm đảng viên cộng sản đứng ra thành lập một đảng cộng
sản khác, xây dựng một lực lượng vũ trang khác để lật đổ ách thống trị
của một nhóm cộng sản vẫn vỗ ngực là đảng của giai cấp công nhân, nhưng
phản bội lại lợi ích của nhân dân và của tổ quốc, và bám vào sự ủng hộ
của đảng Trung Cộng để ra tay đàn áp nhân dân.
Trong bản luận án của Hun Sen, chúng ta thấy Hun Sen
nhiều lần nhắc đến sự hậu thuẫn và giúp đỡ vật chất cho Polpot, nhưng
không hề thấy Hun Sen nêu một sự kiện nào về việc Trung Cộng mua chuộc
và đút lót các quan chức cao cấp của Polpot để lũng đoạn đảng này, để
thâm nhập ngày càng sâu vào Campuchia, để khai thác tài nguyên ở
Campuchia, để khống chế nền kinh tế Campuchia. Từ đó có thể suy ra,
Trung Cộng ngày nay thâm độc hơn Trung Cộng hồi đó rất nhiều.
Đường lối quốc tế trong Luận án của Hun Sen
Trước hết, chúng ta hãy đọc những đoạn của Luận án
nói về quan hệ với Việt Nam. Hun Sen viết: “Do điều kiện chính trị, điều
kiện tự nhiên và nguyên tắc tự nguyện, Đảng Nhân dân Cách mạng
Campuchia (tức đảng cộng sản) đã ra đời như một đứa con sinh ba từ một bào thai…” (Luận án, 7).
Đối với phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới, Hun Sen
cũng đánh giá “Liên Xô ở trong thế mạnh nhất trong việc kết thúc chiến
tranh thế giới thứ hai. Chủ nghĩa xã hội không chỉ có ở Liên Xô và đã
trở thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới, đang trong thế tiến
công và là chỗ dựa vững chắc nhất cho phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc…” (Luận án, 9).
Tác hại của Trung Quốc đến cách mạng Campuchia cũng
được Hun Sen chỉ rõ khi bàn về bối cảnh của Hội nghị Genève về Đông
Dương tháng 5 năm 1954. Hun Sen nhận định: “… và cùng lúc đó Trung Quốc
đang tìm cách thỏa hiệp để bảo vệ mình. Vì vậy, các thỏa hiệp trong Hội
nghị Genève được tiến hành liên tục do sự cấu kết bí mật giữa Pháp, Mỹ
và Trung Quốc; những thỏa hiệp này đã làm tiêu tan mọi thuận lợi của
phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia” (Luận án, 16). Trong một
đoạn sau đó, Hun Sen nhận định: “Về phần Trung Quốc thì cần xây dựng lại
đất nước và muốn có một khu vực đệm ở phía Nam Trung Quốc, tức là Miền
Bắc Việt Nam để tránh đụng đầu trực tiếp với Mỹ, Trung Quốc đã thưc hiện
chiến lược thỏa hiệp vì lợi ích của bản thân mình” (Luận án, 17). Nhận
định này của Hun Sen càng khẳng định: Chính Trung Quốc mới là người
phải biết ơn nhân dân Việt Nam, bởi vì Việt Nam đổ xương máu để tạo một
vùng đệm để bảo vệ công cuộc xây dựng đất nước Trung Quốc trong hòa bình.
Hun Sen nhiều lần phê phán đường lối của Đảng Cộng sản của Polpot đối với Việt Nam, là “vừa tranh thủ, vừa ngăn chặn, vừa loại trừ”, nhưng đường lối này đúng cả với Sihanouk và với cả chính Hun Sen.
Về nguyên nhân dẫn đến sự phản bội cách mạng của Đảng Cộng sản (Polpot)
Về nguyên nhân làm cho Đảng Cộng sản của Polpot đẩy
nhân dân và đồng minh đi với kẻ thù và Đảng Cộng sản của Polpot đi vào
con đường phản bội cách mạng Campuchia, Hun Sen viết: “Sự phản bội của
Polpot xuất phát từ việc xác định mâu thuẫn không đúng, không nhận rõ kẻ thù”.
Trong toàn bộ phần sau, Hun Sen đã phân tích hậu quả của chính sách
nhầm lẫn kẻ thù của Polpot đã làm cho Đảng Cộng sản bị cô lập, đẩy các
lực lượng vốn liên minh với Đảng nay quay lại chống Đảng. Ông viết:
“Polpot đã làm cho cách mạng xa rời tình hình và nhiệm vụ của dân tộc,
thoát ly xu thế của thời đại”… Ông viết tiếp: “Việc xa rời xu thế chung
của dân tộc không những không làm cho cách mạng phát triển, mà còn làm
mất đồng minh, đẩy đồng minh đi với kẻ thù…” và ông kết luận: “Do đó so
sánh lực lượng xung quanh đường lối độc lập mất đi sự thuận lợi, tạo ưu
thế hoàn toàn cho phái hữu tay sai đế quốc chi phối chính sách đối nội
và đối ngoại” (Luận án, 38). Hun Sen còn bình luận thêm: “Hành động phản
bội (của Đảng Cộng sản của Polpot) dẫn đến sự sai lầm về chiến lược,
sách lược cách mạng trong giai đoạn đó, là yếu tố kết hợp đưa Campuchia
vào vòng xâm lươc của đế quốc…” (Luận án, 39).
Sự nhầm lẫn kẻ thù và sự thoát ly bối
cảnh quốc tế của những người cộng sản dưới triều đại của Polpot là điều
được Hun Sen nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong Luận án của ông.
Hun Sen viết: “Nhóm này luôn ra sức tách phong trào
ra khỏi xu thế chung của dân tộc và xu thế quốc tế, gây nên tai họa nặng
nề cho cách mạng”. Ông nhận định: “Nếu xét nhóm Polpot theo từng giai
đoạn, người ta có thể kết luận rằng nhóm này có sai lầm về chủ trương và hoạt động trong khuôn khổ cách mạng, nhưng nếu nhận xét bằng cách xâu chuỗi lại các giai đoạn đấu tranh người ta có thể kết luận rằng đây
là hành động phản bội cách mạng, một hành động phản bội được thực hiện
bằng cách lợi dụng lực lượng cách mạng để giành lấy quyền lợi cho riêng
phe phái của họ mà thôi.” Tôi cần mở ngoặc ở đoạn này:
Nhóm Polpot chỉ quyết giành quyền lãnh đạo và gây tội ác diệt chủng với
dân tộc họ, chứ tôi chưa đọc được ở đâu những sự kiện về việc nhóm này
ăn chặn của dân những lợi ích kinh tế khổng lồ do bán đất bán biển, bán
rừng và tài nguyên khoáng sản cho ngoại bang. Có thể nói, đời sống cá
nhân của họ thì hết sức trong sạch. Từ những thông tin rộng rãi trên
mạng chúng ta còn biết được, vợ và con gái của Polpot vẫn giữ một cuộc
sống thanh bạch, nghèo hèn không được Polpot đưa vào những vị trí quyền
lực béo bở trong xã hội.
Luận án còn đưa ra một phân tích thú vị nữa về việc,
vì sao Polpot thực hành đường lối sai trái đến mức Hun Sen gọi là phản
cách mạng như vậy, mà vẫn còn rất nhiều đảng viên và phong trào quần
chúng ủng hộ. Hun Sen giải thích là vì “phần lớn cán bộ, đảng viên và
nhân dân vẫn còn khắc sâu ân tình với những người du kích cộng sản trong
cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và hiểu lầm rằng Đảng vẫn được các
vị lãnh tụ cũ (như Tou Samouth và Sơn Ngọc Minh …) lãnh đạo”.
Từ những gì diễn ra trong phong trào cộng sản quốc
tế, chúng ta có thể nhận ra rằng, sự nhầm lẫn kẻ thù dẫn đến tàn sát
đồng bào đồng chí không phải xuất hiện ngẫu nhiên, mang tính cá biệt ở
nhà lãnh đạo cộng sản Polpot, mà chính là căn bệnh mãn tính di truyền từ
các nhà lãnh đạo cộng sản tiền bối như Stalin, Djerdjinski, Beria và
Mao Trạch Đông. Có thể nói đây là một trong những luận điểm hay nhất
trong Luận án của Hun Sen.
Những gì giúp ta hiểu được thái độ của Campuchia trong vai trò chủ tịch ASEAN
Đọc luận án của Hun Sen chúng ta hiểu được rất nhiều điều:
1. Trước hết, Hun Sen đã thể hiện những tư duy hoàn
toàn độc lập, gắn bó với Tổ quốc của ông, gắn bó với nhân dân của ông,
chĩa mũi nhọn vào kẻ thù của dân tộc, không mơ hồ ảo tưởng theo cái mũ
kim cô về ý thức hệ, bất kể người nắm cái mũ kim cô đó là những người
cộng sản Việt Nam hay cộng sản Trung Quốc.
2. Trong Luận án của mình, Hun Sen nhiều lần nói đến
Trung Cộng như người hà hơi tiếp sức cho phe cộng sản Polpot và nhắc đến
ân tình của Việt Nam, nhưng vì lợi ích của dân tộc mình, tiến sĩ Hun
Sen sẵn sàng hy sinh “Người anh em sinh ba Việt Nam”, và chơi những trò
chơi đúng như quan thầy Trung Cộng của Polpot, người mà Hun Sen đã nhiều
lần gọi là bọn phản bội.
3. Người Tàu có câu nói “Hậu sinh khả úy”. Tôi cứ
ngẫm nghĩ mãi, quả thật, người cộng sản “hậu sinh khả úy” Hun Sen, dám
biết hy sinh cái mũ kim cô cộng sản vì quyền lợi dân tộc của mình, kể cả
việc hy sinh “Người anh em sinh ba Việt Nam” đáng để những người
marxist-leninist toàn tòng ngả mũ kính chào bái phục.
4. Tôi đột nhiên nhớ đến, trong một hội thảo nào đó,
khi nghe người ta bàn về một chuẩn mực cần đề xướng trong chính sách đối
ngoại là phải “Dựa trên độ tin cậy lẫn nhau giữa các quốc gia”, tôi đã
được nghe nhà nghiên cứu khả kính Nguyễn Trung, cựu đại sứ Việt Nam tại
Thái Lan phản ứng: “Không, chính sách đối ngoại không thể dựa vào độ tin
cậy, mà phải dựa trên lợi ích sống còn của các quốc gia”.
Qua luận án của Hun Sen, chúng ta hoàn toàn hiểu được
việc làm của người cộng sản Hun Sen. Đó là một việc làm đáng để những
nhà lãnh đạo các quốc gia tham khảo.
V. C. Đ.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Đào Tuấn - Công nhân tình dục ở Sài Gòn qua con mắt nữ tiến sĩ người Mỹ gốc Việt
Liệu có loại hình lao động nào cơ cực đến mức người lao
động kinh tởm chính hình thức kiếm sống của mình, khinh bỉ khách hàng và
muốn thoát ra càng nhanh càng tốt?
Khi thực hiện luận án tiến sĩ với đề tài “Tính kinh tế của tình dục và chăn gối tại Việt Nam”,
Kimberly Kay Hoàng đã thực hiện một cuộc khảo sát kéo dài suốt 15 tháng
dựa trên quan sát và phỏng vấn trực tiếp 54 cô gái mại dâm và 26 vị
khách tại TP HCM. Những câu chuyện cô kể về gái mại dâm cấp thấp, có thể
nói là “tràn đầy nước mắt” mà qua đó, người ta có thể hình dung phần nào mức độ lao động nhọc nhằn, thậm chí khốn khổ của những người phụ nữ “dưới đáy xã hội” vẫn bị lên án là “lười lao động”, hoặc thậm chí “kiểm tiến bằng việc nằm ngửa”.
Khảo sát về tầng lớp gái mại dâm “dưới đáy xã hội”, Kimberly đặt ra câu hỏi “Họ muốn gì”. Và câu trả lời của họ, một cách thô thiển, cho thấy mức độ lao động cực nhọc của các cô gái mãi dâm.
Theo 2 người xe ôm, Kimberly đã trực tiếp có mặt và phỏng vấn các cô
gái trong một điểm mại dâm trá hình dưới hình thức quán gội đầu, vốn
nhan nhản ở các vùng ven Thành Phố. Họ là những người mẹ đơn thân bị
chồng ruồng bỏ, chưa tốt nghiệp tiểu học, vô nghề nghiệp và “bị buộc tự lựa chọn”
bán thứ duy nhất họ có, để nuôi con. Kimberly đưa ra nhận xét đây là
những cô gái không có sự lựa chọn khách hàng, không có khả năng từ chối,
dù khách của họ là những ông già, những bác tài xế lười tắm, trong phổ
biến là những người đàn ông nghèo khó - để đổi lại một khoản tiền 3 USD
cho mỗi lần phục vụ. 3 USD cho mỗi 20 phút, trừ những “ca khó”
mà cả 3 cô gái ở quán này phải tiếp sức nhau để phục vụ. Số tiền thu
nhập mỗi tháng ước 100 USD, cao hơn những người phục vụ trong nhà hàng
hoặc osin.
Đây là một đoạn mà Kimberly đã viết: Sau khi khách đã đi, tôi hỏi
Thuỷ: “Các vị có nói chuyện với nhau không?” Cô nhìn tôi và nói:
“Không, chẳng có gì mà nói. Họ đến và nhận được cái mà họ cần rồi đi.
Chúng tôi có thể nói gì được? Có vẻ như họ chẳng quan tâm hay tôn trọng
gì chúng tôi. Đôi khi ba chúng tôi nói chuyện rồi khóc với nhau vì những
người như cái gã vừa nãy là những kẻ rất khó. Họ tỏ ra thô lỗ và chỉ
muốn nhận cái mà họ trả tiền thôi. Nếu chúng tôi không “giải quyết được”
thì họ sẽ không trả tiền cho nên đôi khi cả ba chúng tôi phải thay nhau
giải quyết cho ‘nó ra’”.
Kiểu quan hệ này thường chỉ là “ăn bánh trả tiền” mà không cần
mặc cả hay tình cảm gì hết. Những người phụ nữ trong khu vực này phải
làm cái việc mà Hochschild gọi là “kiểm soát hay đè nén tình cảm, tức là
cố tình đè nén cái tình cảm không hay đang xuất hiện”.
Tình cảm đó có thể gọi là sự kinh tởm. Ai cũng đã nôn trong những
lần đầu tiên phải phục vụ khách theo cách mà Steven D. Levitt gọi là
“tình dục kiểu Pháp”.
Không khó lắm để nhận ra sự tự nguyện, đúng hơn là sự tự mình bắt buộc - trong việc bước chân vào nghề “bán vốn tự có”.
Và một câu nói của cô gái bán dâm nhận xét về sau những cảm giác kinh
tởm về nghề nghiệp được Kimberly trích dẫn trong luận án khiến chúng ta
phải giật mình: “Chỉ có những người đàn bà ở dưới đáy của xã hội mới làm.”
Trở lại với câu hỏi những cô gái mại dâm cần gì. Khi Kimberly đưa ra
câu hỏi này, các cô gái mại dâm, mà Kimberly xếp vào loại mãi dâm cấp
thấp - đều trả lời rằng: Muốn cho nó “ra nhanh”. Tức là muốn
dừng quá trình lao động trong một ca 20 phút sớm chừng nào tốt chừng đó.
Liệu có loại hình lao động nào cơ cực đến mức người lao động kinh tởm
chính hình thức kiếm sống của mình, khinh bỉ khách hàng và muốn thoát ra
càng nhanh càng tốt? Ý nghĩa của sự “thoát ra” còn ở chỗ những cô gái không có hy vọng ở tương lai muốn “cho nó ra nhanh”
để được nhận tiền. Còn những cô gái trẻ, mong kiếm chút ít vốn liếng
bằng việc buôn vốn tự có thì muốn mau chóng kiếm đủ tiền càng nhanh càng
tốt bằng việc “tăng ca” để sau đó có thể “về nhà”- tức là giải nghệ.
Trong “Quất Lâm ký sự”, blogger Linye đã đưa ra con số kỷ lục 20 lần trong một ngày. Với giá 40-50 ngàn đồng cho một lần (làm cho khách) “vui vẻ”.
Một nghiên cứu vừa được công bố vào tháng 2-2012 đã chỉ ra rằng tổng
thu nhập trung bình một tháng từ hoạt động mại dâm, đối với nữ- là 10,6
triệu. Nhưng thu nhập càng kỷ lục thì càng cho thấy mức độ cực nhọc
trong lao động. Báo cáo này cũng đưa ra con số một cô gái bán dâm ở Việt
Nam bình quân tiếp 13,8 khách mỗi tuần (Có tới 10% tiếp bình quân 21
lượt khách mỗi tuần). Con số này gấp ba so với mức độ làm việc của một
cô gái bán dâm tại Mỹ (theo nghiên cứu của Levitt). Có lẽ là càng mại
dâm cấp thấp, cường độ lao động càng lớn hơn.
Ở Việt Nam, hầu như chưa có một nghiên cứu XHH nào đặt câu hỏi về
hình thức phục vụ của các cô gái mại dâm. Trong cuốn Freskonomic, Levitt
đưa ra 4 hình thức quan hệ kèm theo một nhận xét “yếu tố duy nhất quyết
định dứt khoát giá cả của cuộc mua bán dâm chính là tư thế tình dục mà
gái bán dâm phục vụ khách. Theo đó “tình dục kiểu Pháp”, tức là tình dục
“bằng miệng” chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng thị phần: 55% tổng thị
phần; Trực tiếp: 17%; Qua hậu môn: 9%; Những cách khác: 4%. “Các kiểu
quan hệ tình dục thách thức trí óc tưởng tượng phong phú nhất của bất cứ
người nào dù sáng tạo đến mấy - nhà kinh tế học này viết - Bởi vì những
kiểu quan hệ tình dục như thế chính là nguyên nhân hàng đầu khiến thị
trường mại dâm vẫn thịnh vượng, phát đạt. Và đây là câu quan trọng nhất
“Đàn ông thuê gái mại dâm để được thực hiện hành vi tình dục mà bạn gái
hoặc các bà vợ không bao giờ sẵn lòng thực hiện”. Ở Việt Nam, tâm lý này
không xa lạ với thống kê chính thức là 10% các cô gái bị bạo lành tình
dục bởi khách hàng. Liệu có một loại lao động nào khác, ngoài mại dâm,
mà khách hàng luôn sẵn sàng bạo hành người bán, đôi khi chỉ vì họ “xấu
hổ vì mất hết thể diện”.
Sự nhọc nhằn trong hình thức lao động của các cô gái cùng với vô số
những nguy cơ mà rất dễ gặp phải cho thấy đã có sự miệt thị rất lớn khi
không ít ý kiến cho rằng nghề của họ chỉ là “nằm ngửa”.
Có lẽ cần phải dẫn ra đây câu kết của Levitt sau khi viết về cô gái
mại dâm Alice ở Chicago: Cuối cùng, Alice cũng nhận ra điều mà cô thực
sự muốn làm: Trở lại trường đại học.
Alice có quyền mơ ước, đơn giản bởi cô không phải là một cô gái mại dâm được xếp vào loại “cấp thấp” ở Việt Nam.
Đào Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét