Sự lật lọng, chà đạp lên pháp luật của ngành công an
Ngày 20/12/2013 Cảnh sát giao thông tùy tiện bắt mẹ con tôi dừng xe khi đang lưu thông trên đường Đinh Tiên Hoàng, Lê Hoàng Tp Phủ Lý, Hà Nam. Khi tôi hỏi họ lý do họ đã không trả lời được lý do thực tế, khi bị cuống họ cho an ninh mật vụ cướp máy ảnh của tôi, còn cảnh sát giao thông cướp xe máy và con trai tôi hơn 1 tuổi còn đang ngồi trên xe. mấy tiếng sau có một người dân oan biết chuyện đến đòi con lại cho tôi.Ngày 15/01/2014 tôi gửi đơn lần đầu đến công an Tp Phủ Lý và Viện kiểm sát Tp Phủ Lý với nội dung yêu cầu giải quyết việc CSGT tùy tiện thu giữ xe máy của tôi.
Trên đây là hai viên csgt trực tiếp ra hiệu lệnh dừng xe và cướp xe máy của mẹ con tôi, viên csgt này tên Nguyễn Đức Hạnh (hoặc Mạnh) mã số 347 -221
Ngày 18/01/2014, họ đưa giấy triệu tập sai trái này tôi đã từ chối không nhận mà yêu cầu họ hãy làm việc giải quyết lá đơn của tôi và nhận bằng chứng để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Ngày 27/02/2014, mẹ con tôi tiếp tục đến công an tỉnh Hà Nam và Viện kiểm sát tỉnh để nộp đơn. Tại VKS mẹ con tôi đã bị công an đàn áp
https://www.youtube.com/watch?v=Q6EgXBEq214
Ngày 04/03/2014 Cảnh sát giao thông và công an khu vực đến nhà tôi đưa giấy triệu tập lần 2 với nội dung tôi vi phạm giao thông đường bộ và không chấp hành xuất trình giấy tờ khi cảnh sát giao thông kiểm tra.
Mời mọi người hãy xem kỹ đoạn video hiện trường bên trên xem viên cảnh sát giao thông kia có trả lời được câu hỏi: Tại sao tít còi tôi mà cũng không hề có câu nào nói yêu cầu tôi xuất trình giấy tờ, vậy mà người nữ CSGT Nguyễn thị Bích Hồng Hương mã số 346-084 này có thể mở mồm ra nói tôi vi phạm luật giao thông và không xuất trình giấy tờ.
Ngày 04/03/2014 Tôi nhận được giấy báo của VKS tỉnh Hà Nam ghi ngày 28/02/2014 báo cho tôi biết đơn của tôi họ đã chuyển cho công an Tp Phủ Lý là nơi không giải quyết đơn lần 1 của tôi và chính họ cũng là kẻ cướp mà tôi đang tố cáo yêu cầu VKS giải quyết
Với những bằng chứng cụ thể này cho thấy ngành công an "Cơ quan hành pháp" có chuyên môn ăn cướp và ngụy tạo bằng chứng để hãm hại dân. Viện kiểm sát "cơ quan giám sát pháp luật" là nơi chỉ biết ăn, ăn và ăn, còn đơn tố cáo của dân yêu cầu giải quyết thì họ chuyển cho kẻ cướp giải quyết người bị cướp.
Trần Thị Nga
05/03/2014
Cái thế kẹt của ông Trương Duy Nhất
Phiên Tòa xét xử sơ thẩm ông Trương Duy Nhất đã khép lại, với bản án
02 năm tù giam, là án mức thấp nhất trong khung hình phạt từ 2
đến 7 năm được quy định trong khoản 2, Điều 258 (trong trường hợp
phạm tội nghiêm trọng), cho dù ông Trương Duy Nhất khẳng định sẽ
kháng án. Bản án này được dư luận đánh giá là quá nhẹ so với những gì
người ta đồn đoán sau khi Trương Duy Nhất bị bắt.
Nếu nhìn lại không khí khủng bố thời gian cách đây không lâu, trước và sau khi ông Trương Duy Nhất bị bắt cách đây gần một năm, dư luận khi ấy nhìn nhận vụ việc này tương đối nghiêm trọng. Nhất là lúc chính quyền tiến hành bắt tiếp Nhà văn Phạm Viết Đào thì sự đồn đoán và nghi vấn của dư luận xã hội ngày càng tăng cao. Song phần lớn dư luận khi ấy đều nghiêng về giải thuyết các nhân vật đó đều dính dáng đến việc đấu đá nội bộ ở tầm cao. Đến nay, nếu so sánh thì phần nào thấy được sự ưu ái trong thái độ hành xử của chính quyền đối với ông Trương Duy Nhất. Nó không giống như các bản án khác mà chính quyền đã từng đối xử với giới blogger trong nước trước đây với cùng tội danh. Đây là điều mà chỉ trước đây ít lâu, những ai có hành vi tương tự như ông Nhất thì chắc chắn sẽ bị chụp mũ và bị tống giam bởi điều 88 và điều 79 BLHS với những bản án sẽ khắc nghiệt hơn nhiều lần. Nói như thế để thấy vụ án của ông Trương Duy Nhất hầu như không liên quan đến đến hành động đấu tranh cho dân chủ như các bloggers khác mà chúng ta đã thấy. Mà có lẽ đây là vụ án mang động cơ chính trị được xét xử vào thời điểm mà người đồng hương Xứ Quảng của ông Nhất đang nắm thế thượng phong. Hơn nữa, vì ở thời điểm này, những thông tin hậu trường có liên quan đấu đá nội bộ không còn nóng bỏng như thời điểm ông Trương Duy Nhất bị bắt nữa. Và vì thế, bản án quá nhẹ trong trường hợp này bởi lý do do áp lực quốc tế hay vấn đề TPP là khó thuyết phục, mà nó chỉ chịu tác động rất nhỏ.
Trước khi bị bắt, ông Trương Duy Nhất đã là một nhà báo của nhà nước tương đối có tiếng, song việc tham gia cộng đồng bloggers Việt nam với tuyên bố nghỉ viết báo để viết blog đã gây một ấn tượng khá mạnh. Thông qua blog cá nhân “Một góc nhìn khác” của mình, ông Trương Duy Nhất với những bài viết, bình luận được cộng đồng mạng đánh giá là một cây bút phản biện mang hơi hướng lối đối lập trung thành. Vì hoàn toàn ông muốn đóng góp cho chính quyền các ý kiến mang tính xây dựng để giúp cho họ sửa đổi trên cơ sở hoàn thiện để phát triển. Đồng thời ông cũng là người thẳng thắn phê phán các hành động chống cộng cực đoan cũng như các biểu hiện không tốt của những nhân vật đấu tranh dân chủ. Trong nội dung các bài viết, các bình luận của blogger Trương Duy Nhất, người ta khó có thể thấy mong muốn thay đổi thể chế chính trị của ông, mà chủ yếu là mang tính công kích các hành động hay các chủ trương của chính phủ. Những cái ấy cũng chính là những lý do khiến blogger Trương Duy Nhất thường bị cộng đồng bloggers hay những người phản đối chính quyền nhà nước công kích hoặc tẩy chay. Bởi lý do mà dư luận đồn đoán cho rằng Trương Duy Nhất chẳng qua là một tên lính xung kích được chống lưng bởi một đồng chí cán bộ rất to ở Đà nẵng (nay đã chuyển ra TW) để thực hiện nhiệm vụ phục vụ cuộc đấu đá giữa các phe phái giữa các lãnh đạo cao cấp trong nội bộ Đảng CSVN. Mà chúng ta đã quen với tên gọi cuộc chiến Ba-Tư và đồng chí X.
Dù sao những cái đó chỉ là những nghi ngờ, mà chưa ai có đầy đủ bằng chứng thuyết phục để chúng minh là đúng. Nhưng với lý lẽ cho rằng người ta bắt Trương Duy Nhất với mục đích duy nhất là để tìm ra ai là người cung cấp cho blogger này các thông tin nội bộ tuyệt mật từ các Hội nghị Ban Chấp hành TW để nhanh chóng tung lên mạng là tương đối khả tín. Với bằng chứng đáng chú ý là bài ”Hai tân ủy viên Bộ chính trị” đã được tung lên mạng một cách nhanh chóng, trước khi các thông tin đó được truyền thông nhà nước công bố nhiều ngày. Cộng với tính nghiêm trọng của vụ án vào thời điểm khởi tố, bằng chứng là việc vụ án ở mức “đặc biệt”được cấp Bộ CA thụ lý và điều tra, nhưng lại được đưa về xét xử tại Đà nẵng. Và đã kết thúc với mức án ở mức án 02 năm tù giam là mức án quá “chấp nhận được”. Đây là những lý do có giá trị bảo lưu những lý lẽ vừa nêu trên.
Việc trong phiên Tòa xét xử vừa qua, trước tòa blogger Trương Duy Nhất khẳng định không có tội, mà còn nói rằng đáng lý ra ông phải được ghi công vì đã đưa ra những sai trái mà lãnh đạo đảng và chính phủ Việt Nam cần nhìn thấy để sửa đổi. Ông Nhất cũng nói với tòa rằng phê bình lãnh đạo là điều rất bình thường trong một quốc gia dân chủ. Và trong lời cuối cùng của ông Nhất trước khi Tòa tuyên án là với tư cách một nhà báo độc lập, ông Nhất tin mình góp phần xây dựng dân chủ ở Việt Nam, góp phần giúp các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận thức được những vấn đề của đất nước, cũng như những suy nghĩ của người dân. Những ý kiến đó phần nào là bằng chứng cho thấy ông Trương Duy Nhất đã có biểu hiện góp phần cho công cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam. Song các suy nghĩ và lời nói đó được cho rằng chỉ xuất hiện sau thời gian ông Nhất bị bắt.
“Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại – Một ngày tù bằng nghìn thu ở ngoài”, vì thế bất kể họ là ai, ở cương vị gì nếu gặp phải các điều bất công, những bản án phi lý thì mỗi chúng ta đều có trách nhiệm ủng hộ, trường hợp của ông Trương Duy Nhất cũng vậy. Do đó những ý kiến vừa nêu hoàn toàn không nhằm mục đích công kích ông Trương Duy Nhất, mà chỉ có ý nhắc nhở chung cho mọi người về thân phận cái vỏ chanh. Nên nhớ, người ta sẵn sàng vứt bỏ một khi đã vắt hết nước và đừng tự biến mình thành công cụ của ai đó cho một cuộc đấu đá, tranh chấp.
Chính vì thế mà ông Trương Duy Nhất cũng chỉ là nạn nhân bất đắc dĩ và dù sao bản án 02 năn tù dành cho ông theo cáo trạng cũng là điều vô lý, khó có thể chấp nhận được và đó là một bản án bất công. Vì theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao khẳng định ông Trương Duy Nhất đã bị truy tố về tội “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức và làm mất uy tín cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam” theo Điều 258 Bộ Luật hình sự. Với bằng chứng là 11 bài viết của ông Trương Duy Nhất và một bài của tác giả khác do ông Nhất đưa lên trang blog cá nhân ‘Một góc nhìn khác’ của ông. Điều này đã gây hậu quả làm “giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức, xã hội và làm mất uy tín cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam”. Đây là một vấn đề cần làm rõ, với câu hỏi được đặt ra là, trước khi 11 bài viết trên blog “Một góc nhìn khác” xuất hiện, thì “Các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức, xã hội và cá nhân các lãnh đạo đã và đang thực sự suy giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân hay không?”. Hay sự suy giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức, xã hội và các lãnh đạo đã và đang tồn tại từ rất lâu mà các cơ quan bảo vệ pháp luật không hề hay biết?
Cá nhân tôi đã từng đọc và vừa tìm đọc lại 11 bài viết ghi trong cáo trạng của Viện KSND Tối cao đối với ông Trương Duy Nhất, thì nhận thấy các nội dung trong 11 bài viết kể trên không có ghì là ghê gớm hay đã làm “giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức, xã hội và làm mất uy tín cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam” như cáo buộc. Mà đó chỉ là các phát biểu, các kiến nghị bình thường thuộc về quyền của công dân đã được luật pháp nhà nước cho phép.
Điều đó là quá mức bình thường nếu chúng ta đem so sánh với các phát biểu gần đây của các quan chức lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và các ngành liên quan như các vị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hay Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và còn nhiều vị quan chức khả kính khác. Qua đó để thấy sự mục ruỗng, tha hóa, xuống cấp… của chính quyền và quan chức nhà nước là điều có thật, nếu cần xử lý hay truy tố thì phải truy tố các vị này trước để làm gương. Những điều này tuy vậy cũng không hề là tổn hại đến uy tín của Đảng, nhà nước và các lãnh đạo.
Hãy xem các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền đã nói gì về thực trạng chính trị Việt nam:
Phải thừa nhận hiện tượng Trương Duy Nhất và blog “Một góc nhìn khác” trong thời gian qua đã để lại ấn tượng khá mạnh mẽ và đã tạo ra dấu ấn trong lòng người đọc người đọc. Với một góc nhìn khác khá độc đáo, cộng với nhiều phát hiện khá thú vị và bằng cách trình làng dưới nhiều hình thức dưới danh của một trí thức phản biện trung thành. Nhờ đó đã từng tạo sóng và cuốn hút dư luận xã hội vào các chủ đề nóng ở Việt nam là một trong những thành công của blogger Trương Duy Nhất. Những cái đó nếu nhận xét một cách nghiêm túc thì được nhiều hơn mất, nó phần nào có tác dụng góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Có lẽ tất cả là do hậu quả của việc quá thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh và tin tưởng vào việc phát huy tinh thần làm chủ một cách quá mức của ông Trương Duy Nhất. Điển hình là ông đã dám vận dụng theo như lời của ông Hồ Chí Minh dạy các “đầy tớ” của dân. Một điều tưởng như đã là chân lý, đó là: ”Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân… Dân chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải để thăng quan phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”.
Ngược lại cũng do thiếu sót của blogger Trương Duy Nhất không chịu khắc cốt ghi xương câu nói của cố Tổng thống VNCH “Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy xem những gì Cộng sản làm”.
Ngày 06 tháng 03 năm 2014
© Kami
Trần Văn
Nếu nhìn lại không khí khủng bố thời gian cách đây không lâu, trước và sau khi ông Trương Duy Nhất bị bắt cách đây gần một năm, dư luận khi ấy nhìn nhận vụ việc này tương đối nghiêm trọng. Nhất là lúc chính quyền tiến hành bắt tiếp Nhà văn Phạm Viết Đào thì sự đồn đoán và nghi vấn của dư luận xã hội ngày càng tăng cao. Song phần lớn dư luận khi ấy đều nghiêng về giải thuyết các nhân vật đó đều dính dáng đến việc đấu đá nội bộ ở tầm cao. Đến nay, nếu so sánh thì phần nào thấy được sự ưu ái trong thái độ hành xử của chính quyền đối với ông Trương Duy Nhất. Nó không giống như các bản án khác mà chính quyền đã từng đối xử với giới blogger trong nước trước đây với cùng tội danh. Đây là điều mà chỉ trước đây ít lâu, những ai có hành vi tương tự như ông Nhất thì chắc chắn sẽ bị chụp mũ và bị tống giam bởi điều 88 và điều 79 BLHS với những bản án sẽ khắc nghiệt hơn nhiều lần. Nói như thế để thấy vụ án của ông Trương Duy Nhất hầu như không liên quan đến đến hành động đấu tranh cho dân chủ như các bloggers khác mà chúng ta đã thấy. Mà có lẽ đây là vụ án mang động cơ chính trị được xét xử vào thời điểm mà người đồng hương Xứ Quảng của ông Nhất đang nắm thế thượng phong. Hơn nữa, vì ở thời điểm này, những thông tin hậu trường có liên quan đấu đá nội bộ không còn nóng bỏng như thời điểm ông Trương Duy Nhất bị bắt nữa. Và vì thế, bản án quá nhẹ trong trường hợp này bởi lý do do áp lực quốc tế hay vấn đề TPP là khó thuyết phục, mà nó chỉ chịu tác động rất nhỏ.
Trước khi bị bắt, ông Trương Duy Nhất đã là một nhà báo của nhà nước tương đối có tiếng, song việc tham gia cộng đồng bloggers Việt nam với tuyên bố nghỉ viết báo để viết blog đã gây một ấn tượng khá mạnh. Thông qua blog cá nhân “Một góc nhìn khác” của mình, ông Trương Duy Nhất với những bài viết, bình luận được cộng đồng mạng đánh giá là một cây bút phản biện mang hơi hướng lối đối lập trung thành. Vì hoàn toàn ông muốn đóng góp cho chính quyền các ý kiến mang tính xây dựng để giúp cho họ sửa đổi trên cơ sở hoàn thiện để phát triển. Đồng thời ông cũng là người thẳng thắn phê phán các hành động chống cộng cực đoan cũng như các biểu hiện không tốt của những nhân vật đấu tranh dân chủ. Trong nội dung các bài viết, các bình luận của blogger Trương Duy Nhất, người ta khó có thể thấy mong muốn thay đổi thể chế chính trị của ông, mà chủ yếu là mang tính công kích các hành động hay các chủ trương của chính phủ. Những cái ấy cũng chính là những lý do khiến blogger Trương Duy Nhất thường bị cộng đồng bloggers hay những người phản đối chính quyền nhà nước công kích hoặc tẩy chay. Bởi lý do mà dư luận đồn đoán cho rằng Trương Duy Nhất chẳng qua là một tên lính xung kích được chống lưng bởi một đồng chí cán bộ rất to ở Đà nẵng (nay đã chuyển ra TW) để thực hiện nhiệm vụ phục vụ cuộc đấu đá giữa các phe phái giữa các lãnh đạo cao cấp trong nội bộ Đảng CSVN. Mà chúng ta đã quen với tên gọi cuộc chiến Ba-Tư và đồng chí X.
Dù sao những cái đó chỉ là những nghi ngờ, mà chưa ai có đầy đủ bằng chứng thuyết phục để chúng minh là đúng. Nhưng với lý lẽ cho rằng người ta bắt Trương Duy Nhất với mục đích duy nhất là để tìm ra ai là người cung cấp cho blogger này các thông tin nội bộ tuyệt mật từ các Hội nghị Ban Chấp hành TW để nhanh chóng tung lên mạng là tương đối khả tín. Với bằng chứng đáng chú ý là bài ”Hai tân ủy viên Bộ chính trị” đã được tung lên mạng một cách nhanh chóng, trước khi các thông tin đó được truyền thông nhà nước công bố nhiều ngày. Cộng với tính nghiêm trọng của vụ án vào thời điểm khởi tố, bằng chứng là việc vụ án ở mức “đặc biệt”được cấp Bộ CA thụ lý và điều tra, nhưng lại được đưa về xét xử tại Đà nẵng. Và đã kết thúc với mức án ở mức án 02 năm tù giam là mức án quá “chấp nhận được”. Đây là những lý do có giá trị bảo lưu những lý lẽ vừa nêu trên.
Việc trong phiên Tòa xét xử vừa qua, trước tòa blogger Trương Duy Nhất khẳng định không có tội, mà còn nói rằng đáng lý ra ông phải được ghi công vì đã đưa ra những sai trái mà lãnh đạo đảng và chính phủ Việt Nam cần nhìn thấy để sửa đổi. Ông Nhất cũng nói với tòa rằng phê bình lãnh đạo là điều rất bình thường trong một quốc gia dân chủ. Và trong lời cuối cùng của ông Nhất trước khi Tòa tuyên án là với tư cách một nhà báo độc lập, ông Nhất tin mình góp phần xây dựng dân chủ ở Việt Nam, góp phần giúp các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận thức được những vấn đề của đất nước, cũng như những suy nghĩ của người dân. Những ý kiến đó phần nào là bằng chứng cho thấy ông Trương Duy Nhất đã có biểu hiện góp phần cho công cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam. Song các suy nghĩ và lời nói đó được cho rằng chỉ xuất hiện sau thời gian ông Nhất bị bắt.
“Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại – Một ngày tù bằng nghìn thu ở ngoài”, vì thế bất kể họ là ai, ở cương vị gì nếu gặp phải các điều bất công, những bản án phi lý thì mỗi chúng ta đều có trách nhiệm ủng hộ, trường hợp của ông Trương Duy Nhất cũng vậy. Do đó những ý kiến vừa nêu hoàn toàn không nhằm mục đích công kích ông Trương Duy Nhất, mà chỉ có ý nhắc nhở chung cho mọi người về thân phận cái vỏ chanh. Nên nhớ, người ta sẵn sàng vứt bỏ một khi đã vắt hết nước và đừng tự biến mình thành công cụ của ai đó cho một cuộc đấu đá, tranh chấp.
Chính vì thế mà ông Trương Duy Nhất cũng chỉ là nạn nhân bất đắc dĩ và dù sao bản án 02 năn tù dành cho ông theo cáo trạng cũng là điều vô lý, khó có thể chấp nhận được và đó là một bản án bất công. Vì theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao khẳng định ông Trương Duy Nhất đã bị truy tố về tội “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức và làm mất uy tín cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam” theo Điều 258 Bộ Luật hình sự. Với bằng chứng là 11 bài viết của ông Trương Duy Nhất và một bài của tác giả khác do ông Nhất đưa lên trang blog cá nhân ‘Một góc nhìn khác’ của ông. Điều này đã gây hậu quả làm “giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức, xã hội và làm mất uy tín cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam”. Đây là một vấn đề cần làm rõ, với câu hỏi được đặt ra là, trước khi 11 bài viết trên blog “Một góc nhìn khác” xuất hiện, thì “Các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức, xã hội và cá nhân các lãnh đạo đã và đang thực sự suy giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân hay không?”. Hay sự suy giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức, xã hội và các lãnh đạo đã và đang tồn tại từ rất lâu mà các cơ quan bảo vệ pháp luật không hề hay biết?
Cá nhân tôi đã từng đọc và vừa tìm đọc lại 11 bài viết ghi trong cáo trạng của Viện KSND Tối cao đối với ông Trương Duy Nhất, thì nhận thấy các nội dung trong 11 bài viết kể trên không có ghì là ghê gớm hay đã làm “giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức, xã hội và làm mất uy tín cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam” như cáo buộc. Mà đó chỉ là các phát biểu, các kiến nghị bình thường thuộc về quyền của công dân đã được luật pháp nhà nước cho phép.
Điều đó là quá mức bình thường nếu chúng ta đem so sánh với các phát biểu gần đây của các quan chức lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và các ngành liên quan như các vị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hay Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và còn nhiều vị quan chức khả kính khác. Qua đó để thấy sự mục ruỗng, tha hóa, xuống cấp… của chính quyền và quan chức nhà nước là điều có thật, nếu cần xử lý hay truy tố thì phải truy tố các vị này trước để làm gương. Những điều này tuy vậy cũng không hề là tổn hại đến uy tín của Đảng, nhà nước và các lãnh đạo.
Hãy xem các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền đã nói gì về thực trạng chính trị Việt nam:
- Khi tiếp xúc với cử tri quận Tây Hồ Hà nội ngày 06.12.2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “Nhưng tham nhũng nguy hiểm và khó chịu vì đã thành khá phổ biến. Nó thành đường dây có tổ chức rồi, chứ không còn từng người một người ăn mảnh nữa.”
- Tiếp xúc với cử tri quận 1 (TP.HCM) với tư cách ứng viên ĐBQH sáng 7.5.2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu: “Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này”
- Phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 11.9.2013, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan lên tiếng cho rằng “tiền của gia đình liệt sỹ, thương binh còn bị ăn đến bao nhiêu như thế thì người ta ăn của dân không từ một cái gì nữa”.
- Sáng 18.9.203 tại cuộc họp thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận định: “Không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy chức vụ này chức vụ kia…“.
Phải thừa nhận hiện tượng Trương Duy Nhất và blog “Một góc nhìn khác” trong thời gian qua đã để lại ấn tượng khá mạnh mẽ và đã tạo ra dấu ấn trong lòng người đọc người đọc. Với một góc nhìn khác khá độc đáo, cộng với nhiều phát hiện khá thú vị và bằng cách trình làng dưới nhiều hình thức dưới danh của một trí thức phản biện trung thành. Nhờ đó đã từng tạo sóng và cuốn hút dư luận xã hội vào các chủ đề nóng ở Việt nam là một trong những thành công của blogger Trương Duy Nhất. Những cái đó nếu nhận xét một cách nghiêm túc thì được nhiều hơn mất, nó phần nào có tác dụng góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Có lẽ tất cả là do hậu quả của việc quá thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh và tin tưởng vào việc phát huy tinh thần làm chủ một cách quá mức của ông Trương Duy Nhất. Điển hình là ông đã dám vận dụng theo như lời của ông Hồ Chí Minh dạy các “đầy tớ” của dân. Một điều tưởng như đã là chân lý, đó là: ”Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân… Dân chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải để thăng quan phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”.
Ngược lại cũng do thiếu sót của blogger Trương Duy Nhất không chịu khắc cốt ghi xương câu nói của cố Tổng thống VNCH “Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy xem những gì Cộng sản làm”.
Ngày 06 tháng 03 năm 2014
© Kami
Vụ xử Trương Duy Nhất : Pháp kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền
Blogger Trương Duy Nhất tại phiên tòa ngày 04/03/2014 ở Đà Nẳng. -REUTERS/Van Son/VNA/Handout via Reuters
Thanh Phương -RFI
Bộ Ngoại giao Pháp chỉ trích Việt Nam về vụ kết án hai năm tù blogger Trương Duy Nhất và kêu gọi Hà Nội tôn trọng những cam kết về nhân quyền. Hôm qua, 05/03/2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp Romain Nadal tuyên bố « lấy làm tiếc » về việc toà án Đà Nẵng ngày 04/03 vừa qua kết án 2 năm tù blogger Trương Duy Nhất với tội danh « lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước ».
Bị bắt vào tháng 05/2013, nhà báo-blogger Trương Duy Nhất đã lãnh án
tù vì những bài viết chỉ trích chế độ đăng trên trang blog của ông.
Nhân vụ này, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Pháp nhắc lại là Paris vẫn rất coi trọng quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng, kể cả trên mạng Internet, theo đúng tinh thần của bản Tuyên ngôn phổ quát về nhân quyền. Ông Romain Nadal nhấn mạnh : « Các quyền này được bảo đảm trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, mà Việt Nam, thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, đã ký kết tham gia ».
Vào đầu tháng hai vừa qua, tại phiên kiểm điểm định kỳ phổ quát về tình hình nhân quyền tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, đại diện nhiều quốc gia đã lên án Việt Nam sách nhiễu và cầm tù nhiều người chỉ trích chế độ.
Ngày 04/03, ngay sau phiên xử blogger Trương Duy Nhất, đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã ra thông cáo bày tỏ mối « quan ngại sâu sắc » về việc kết án tù blogger này, và kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho Trương Duy Nhất và các tù nhân lương tâm, đồng thời cho phép người dân Việt Nam bày tỏ một cách ôn hòa chính kiến của họ.
Các tổ chức nhân quyền như Phóng viên không biên giới, Human Rights Watch, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo cũng đã phản đốì vụ xử blogger Trương Duy Nhất.
Một blogger khác cũng đang chờ ngày ra tòa đó là ông Phạm Viết Đào, bị bắt ngày 13/06 cũng với cáo buộc « xâm phạm lợi ích Nhà nước ». Theo một nguồn tin từ Việt Nam, blogger Nguyễn Văn Đào sẽ được đưa ra xử sơ thẩm ngày 19/03 tới.
Nhân vụ này, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Pháp nhắc lại là Paris vẫn rất coi trọng quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng, kể cả trên mạng Internet, theo đúng tinh thần của bản Tuyên ngôn phổ quát về nhân quyền. Ông Romain Nadal nhấn mạnh : « Các quyền này được bảo đảm trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, mà Việt Nam, thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, đã ký kết tham gia ».
Vào đầu tháng hai vừa qua, tại phiên kiểm điểm định kỳ phổ quát về tình hình nhân quyền tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, đại diện nhiều quốc gia đã lên án Việt Nam sách nhiễu và cầm tù nhiều người chỉ trích chế độ.
Ngày 04/03, ngay sau phiên xử blogger Trương Duy Nhất, đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã ra thông cáo bày tỏ mối « quan ngại sâu sắc » về việc kết án tù blogger này, và kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho Trương Duy Nhất và các tù nhân lương tâm, đồng thời cho phép người dân Việt Nam bày tỏ một cách ôn hòa chính kiến của họ.
Các tổ chức nhân quyền như Phóng viên không biên giới, Human Rights Watch, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo cũng đã phản đốì vụ xử blogger Trương Duy Nhất.
Một blogger khác cũng đang chờ ngày ra tòa đó là ông Phạm Viết Đào, bị bắt ngày 13/06 cũng với cáo buộc « xâm phạm lợi ích Nhà nước ». Theo một nguồn tin từ Việt Nam, blogger Nguyễn Văn Đào sẽ được đưa ra xử sơ thẩm ngày 19/03 tới.
Cướp biển Trung cộng lại cướp của nhiều Ngư Dân VN ở Hoàng sa
Một số thuyền viên trên tàu cá bị tấn công
An Ninh Thủ Đô
Thêm một tàu cá bị tàu Trung Quốc tấn công, lấy tài sản ở Hoàng Sa
Thứ hai 03/03/2014 19:14
ANTĐ -Khoảng 12h trưa 3-3, sau nhiều ngày bị tàu Trung Quốc
tấn công, thu hết ngư cụ trên vùng biển Hoàng Sa, chiếc tàu cá mang số
hiệu QNg 90479ts của ông Võ Văn Lựu, SN 1966, trú tại xã Bình Châu,
huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, đã về đến Cảng Sa Kỳ.
Tàu cá của ông Võ Văn Lựu cùng 14 thuyền viên đã cập Cảng Sa Kỳ
trong tình trạng bị mất sạch ngư cụ. Mạn tàu bị hư hỏng do tàu sắt Trung
Quốc đâm, toàn bộ ngư cụ như đồ lặn, thiết bị máy dò tín hiệu, máy định
vị và gần 5 tấn cá, tôm hùm bị người Trung Quốc tịch thu, tổng trị giá
trên 350 triệu đồng.
Ngày 9-2 tàu cá của ông Lựu cùng 14 thuyền viên ra đánh bắt hải sản
ở vùng biển Hoàng Sa, đến khoảng 15h, ngày 1-3 thì bị một tàu sắt của
Trung Quốc khoảng trên 35 người, mang theo súng, roi điện bao vây, tấn
công. Những người này bắt thuyền trưởng Võ Văn Lựu đánh đập, dùng roi
điện chích vào người gây thương tích và bẻ lá cờ Tổ quốc…
Ông Lựu cùng hệ thống dây lặn bị cắt còn sót lại
Ông Lựu cùng hệ thống dây lặn bị cắt còn sót lại
Ông Võ Văn Lựu cho biết: Khi đang đánh bắt hải sản trên vùng biển
Hoàng Sa, chúng tôi thấy một chiếc tàu sắt lớn lao tới. Thấy có biểu
hiện nghi vấn, tôi rồ ga cho tàu chạy nhưng bị chiếc tàu sắt lớn đuổi
theo. Sau đó thả ca nô xuống bao vây và cho thuyền sắt lớn rượt đuổi
chặn mũi tàu. Đồng loạt các đối tượng đi trên ca nô nhảy lên tàu, xông
vào buồng lái dùng roi điện khống chế tôi. Cùng lúc đó, nhiều đối tượng
người Trung Quốc khác dùng hung khí khống chế, dồn tất cả 14 thuyền viên
về phía mui tàu, úp mặt xuống mạn tàu. Nhóm đối tượng người Trung Quốc
manh động và táo tợn, nếu kháng cự chúng sẵn sàng chích điện vào người.
Đáng nói, để thực hiện hành vi, chúng đập phá tất cả máy liên lạc trước,
sau đó tổ chức lục soát, tìm thấy tài sản nào có giá trị là chúng lấy
sạch.
Một số thuyền viên trên tàu cá bị tấn công
Một số thuyền viên trên tàu cá bị tấn công
Ngay sau khi tàu cập Cảng Sa Kỳ, lực lượng Công an tỉnh và Đồn biên
phòng Bình Hải đã đến tiếp nhận thông tin và điều tra việc của tàu cá
bị tấn công. Từ đầu năm 2014 đến nay, có đến 4 tàu cá của ngư dân Quảng
Ngãi đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa Việt Nam bị người Trung
Quốc tấn công phi pháp.
Ông Võ Văn Lựu cho biết thêm: Hoàng Sa là của Việt Nam, anh em chúng
tôi quyết tâm bám trụ, đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa của
mình. Vừa đánh bắt hải sản để phát triển kinh tế, vừa giữ biển đảo của
Việt Nam, đó chính là nghĩa vụ thiêng liêng của chúng tôi đối với Tổ
quốc Việt Nam.Trần Văn