Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

Tin thứ Hai, 21-11-2011

Tin thứ Hai, 21-11-2011

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
VN đăng cai hội thảo an ninh hàng đầu khu vực (VNN).
<= Tàu ta (Đông Nam 29, Quân chủng Hải quân) chắn trước mũi, không cho tàu Khựa xâm phạm sâu vào lãnh hải. – ĐỤNG ĐỘ TRÊN BIỂN  —  (Mai Thanh Hải). “…có điều phải khẳng định là những hình ảnh, video clip mà cư dân mạng mới được chứng kiến vừa rồi, không phải là cái gọi là ‘sắp xếp, dàn dựng, diễn trò’ như nhiều người lầm tưởng”. – Những người giữ chủ quyền Tổ quốc trên biển – Kỳ 15: Đêm xé lòng (Tin tức).
- Bị cô lập ở Bali về biển Đông, Trung Quốc sẽ thế nào? – (Cu làng cát). Sẽ không cô độc, vì còn có “bạn 16 chữ vàng-4 tốt”: Trung Quốc có tinh thần xây dựng trong tranh cãi về Biển Đông (CATP). – Zakaria: Trung Quốc có thể trở thành một siêu cường thật sự như thế nào: Zakaria: How China can be a real superpower (CNN).
- Tàu cá Trung Quốc xuất chiêu Xích Bích (NLĐ/Yonhap, Chosun Ilbo). - Hàn Quốc đối phó “liên hoàn thuyền” Trung Quốc (TN).
Mỹ thường trực quân sự tại Úc để rồng bớt hung hăng (TVN). - Bài diễn văn của ông Obama trước Lưỡng viện Quốc hội Úc ngày 17/11/2011, có gì đặc biệt và mối liên hệ với Việt Nam - (DLB). – Úc : Trung Quốc phản ứng chừng mực về vụ căn cứ Mỹ ở Darwin  —  (RFI).  – Hải quân Hoa Kỳ sẽ làm Trung Quốc … thốn mạn sườn – (DCVOnline). Dịch từ bài: Navy’s next stop in Asia will set China on edge (Washington Post). – Hồ sơ về chuyến thăm của TT Obama ở rãnh nước (TTXVN). - Úc điều tra lỗ hổng an ninh (TN).
- Obama công du châu Á, một chuyến đi thành công mỹ mãn  —  (RFI). – Obama, lãnh đạo Trung Quốc có cuộc trò chuyện bất ngờ: Obama, Chinese leader have surprise chat(Pioneer Press). – Quy tắc ứng xử cho biển Đông: Code of conduct for S China Sea‎ (China Daily). – China Plays Down Sea Spats to Woo Asean From US ‘Siren Song’ (BusinessWeek).
- Ông Ôn Gia Bảo, Thủ tướng TQ, thảo luận vấn đề biển Đông: China’s Wen Discusses South China Sea Issue (WSJ). “‎Chinese Premier Wen Jiabao reluctantly discussed the issue with 17 other leaders at the East Asia Summit in Bali, Indonesia, on Saturday while restating China’s position that it was an inappropriate forum to address the matter, according to U.S. and Chinese official accounts of the meeting.” Tạm dịch: Ông Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Trung Quốc đã miễn cưỡng thảo luận vấn đề [biển Đông] với 17 nhà lãnh đạo khác tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Bali, Indonesia, hôm thứ Bảy vừa qua, trong khi tái khẳng định lập trường của Trung Quốc, rằng diễn đàn không phù hợp để giải quyết vấn đề, theo lời tường thuật của các viên chức Mỹ và Trung Quốc về cuộc họp.
- TT Obama và các lãnh đạo châu Á đối đầu với thủ tướng Trung Quốc: Obama and Asian Leaders Confront China’s Premier (NYT). “President Obama and nearly all the leaders at an Asian summit directly confronted China on Saturday for its expansive claims to the resource-rich South China Sea, putting the Chinese premier on the defensive in the long-festering dispute, according to Obama administration officials.” Tạm dịch: Tổng thống Obama và hầu như tất cả các nhà lãnh đạo tại hội nghị thượng đỉnh châu Á đã trực tiếp đối đầu với Trung Quốc hôm thứ Bảy do các tuyên bố mở rộng của Trung Quốc đối với khu vực biển Đông giàu tài nguyên, đặt thủ tướng Trung Quốc vào thế phòng thủ trong tranh chấp kéo dài, dai dẳng, theo các viên chức chính quyền Obama. Obama, Ôn Gia Bảo và các lãnh đạo châu Á tại buổi ăn tối ở Bali, Indonesia, hôm 18-11-2011. Photo: Hawaii Reporter. =>
- Lan man dọc đường Bắc Kinh (Lê Thiếu Nhơn). “Truyền rằng Tần Vương sai người đi khắp bốn phương để tìm thuốc tràng sinh bất tử, để trường thọ ngàn năm, để không chỉ nuôi mộng xây Vạn Lý Trưởng Thành trên đất mà còn xây Vạn Lý Trường Thành trên biển, gọi tên là Đường Lưỡi Bò…”.  – Sợ thâm không sợ ác  —  (NV).
- Đỗ Xuân Cang: Tôi không cô đơn khi biểu tình một mình  —  (ĐCV).  – Mai chị có ra Bờ Hồ không?  —  (Phương Bích).
- Trần Trung Đạo: Những cánh én của mùa xuân dân tộc  —  (ĐCV). Tặng Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Thục Vy, Trịnh Kim Tiến.
Quyền của cá nhân gắn liền với nghĩa vụ công dân (QĐND). “Trong những vụ án vi phạm an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội, đều bộc lộ sự lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền của các thế lực thù địch từ bên ngoài để can thiệp vào công việc nội bộ của Nhà nước ta …”
- Lê Trung Thành: Chuyện chưa biết nhiều về Dự án Bauxite Tây Nguyên (bài 3) – (bauxitevn).
<- DÂN PHÒNG ĐỘT NHẬP, QUẤY RỐI NHÀ THỜ THÁI HÀ (GX Thái Hà). – Dân phòng tấn công linh mục Thái Hà ngay trong phòng thánh – (DLB). “Lúc 16:45 PM, ngày 20.11.2011 đang lễ cho thiếu nhi chiều một ông dân phòng xông thẳng vào nhà thờ, leo lên cung thánh, cầm thuốc lá dí vào mặt linh mục Martin Vũ Đồng Tùng, uy hiếp tinh thần của cha Tùng và các cháu thiếu nhi ngay lúc cử hành phụng vụ ngày Chúa Nhật”. – Cực lực phản đối hành vi Phạm Thánh ngày càng trắng trợn của Nhà cầm quyền Hà Nội đối với Giáo hội Công giáo  —  (NVCL). – Anh Hùng  —  (Người buôn gió). - Đức Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang thăm Thái Hà  (GX Thái Hà).
- Việt Nam tuần qua – (RFA). BTV: Bài này có lẽ nên đổi thành “Sự kiện Thái Hà tuần qua”, thay vì “Việt Nam tuần qua”, vì toàn bài viết chỉ đề cập đến sự kiện Thái Hà. Đúng là vụ Thái Hà là sự kiện đáng chú ý trong tuần, nhưng tuần qua ở VN còn nhiều sự kiện khác cũng nóng không kém, chẳng hạn như vụ ông nghị Hoàng Hữu Phước đã “cưa trái lựu đạn” trong một phiên họp quốc hội sáng thứ Năm 17-11, không chỉ “nổ tung” phiên họp quốc hội, mà sức nóng còn lan ra tới cộng đồng cư dân mạng.
- Phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng: Bầu cử chưa dân chủ, đại biểu Quốc hội không đủ trình độ  —  (RFI).  Ông Lê Hiếu Đằng: “Tôi rất là bất bình, vì ông Phước là đại biểu của đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh, thành ra có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh rất xấu hổ khi có một đại biểu Quốc hội mà trình độ yếu như vậy”. – Các ông nghị Ngồi nhầm chỗ (RFA’s blog). – Ngủ ngoan A Kay ơi  —  (Nguyễn Thông). “…nghị trường nơi nào chả na ná nhau. Vả lại mình cam đoan có những vị suốt khóa cứ câm mồm, quên, không dám hé miệng, tuyệt đối. Miệng ngủ như mắt, mắt ngủ như miệng”.
- Bùi Hoàng Tám: TÔI ỦNG HỘ ĐẠI BIỂU HOÀNG HỮU PHƯỚC ! (Trần Nhương).  Một lối bình luận nửa dơi nửa chuột, nửa đùa nửa thật dễ gây hiểu lầm cho độc giả, lại phản ánh không đúng sự thực. Đơn cử, khi người viết nói “đồng ý với Đại biểu Hoàng Hữu Phước” thì lại dẫn chứng rằng vì mình “vẫn hoài nghi luật này đi vào cuộc sống”. Nghị Phước đâu có xuất phát từ cái hoài nghi đó để phản đối luật biểu tình. Ngoài ra, riêng với tác giả bài này, nếu cứ cái cớ “hoài nghi” thì người ta sẽ có cớ dẹp hết các dự luật mở rộng quyền tự do dân chủ cho dân, như luật trưng cầu dân ý, luật lập hội, v.v.. Với một vấn đề rất rõ ràng, nghiêm trọng như vậy, có lẽ cũng cần tỉnh trí với những bài viết ỡm ờ, gây nhiễu trong dư luận, dù vô tình, hay do e ngại quá mức rằng ai đó trong chính quyền gây sự nên phải viết theo lối “lách”.
- Có một “Hoàng Hữu Phước khác” (Trương Duy Nhất). “Đó là Châu Xuân Nguyễn, một người Việt định cư tại Australia, chủ nhân trang blog ‘Tin tức hàng ngày’...”
- Trần Đông Đức: Thời kỳ Quá Độ là thời kỳ gì? (RFA’s blog). BTV: Là thời kỳ lơ lững, vì tiến lên “thiên đường XHCN” cũng không được, mà “tiến lùi” xuống sống với bọn “giẫy chết” cũng không xong!  BS: Còn với tui thì đó là thời kỳ … “quá đáng” và “vô độ”. Hề hề!
Tuần này, Quốc hội chất vấn Thủ tướng (VnEconomy). – Quốc hội chất vấn Thủ tướng, 4 bộ trưởng và thống đốc (NLĐ).  – Không đưa sân golf vào chất vấn vì thời gian có hạn(PLTP).
Một vài điểm nhấn bên mặt trái của một ông bộ trưởng đang được tung hô! - (DLB).
Nợ công, ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước làm nóng Quốc hội (baodautu.vn).
Né chức (VNN).
- Vụ nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại: Án nghiêm trọng, điều tra sơ sài (NLĐ).
- Một luật gia có dấu hiệu nhận tiền chạy án (TN).
- 9 công dân Việt nhận giải cống hiến vì cộng đồng (TTXVN). Giáo sư Trần Văn Khê, một trong 9 công dân Việt Nam được trao giải thưởng cống hiến vì cộng đồng năm 2011 – >
- Milovan Djilas – Giai cấp mới (Kì 12)  —  (Phạm Nguyên Trường).
KINH TẾ
Đỉa đầy đồng dân chịu chứ ai (Bee).
- TS. Phạm Đỗ Chí: Từ biện pháp hành chính đến rủi ro đạo đức (TBKTSG).
- Hấp dẫn… nợ xấu (TBKTSG).
<- Phá sản, ích gì mà yêu cầu! (TBKTSG).  - Nói và làm: Đại phẫu gấp những ‘công tử’ ốm yếu (VEF).
- Đứa con hoang của “thị trường không giống ai”  —  (Tuanddk).
- Tập đoàn đầu tư “tay trái”: Ngân hàng “hot” nhất (VnEconomy).  - Ngân hàng mở “hầu bao” BĐS: Cánh cửa hẹp (VnMedia). - Tiền ‘nhảy múa’ trong túi, bí chỗ đầu tư (Stockbiz). - Thắt chặt hậu kiểm vốn đầu tư ra nước ngoài (baodautu.vn).
- Vẫn chưa minh bạch (NLĐ).  – Hai câu hỏi lớn trước khi tăng giá điện (PLTP).
- Vàng, USD vẫn được dùng tham chiếu(PLTP).  - Sẽ quản lý thương hiệu SJC? (TT).  - Thanh khoản: An nguy lớn nhất của kênh vàng (VEF). - Giá vàng có thể phục hồi nhờ hoạt động ‘săn hàng’ giá rẻ (NDHMoney).
Chứng khoán bị bỏ quên (TN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Quản lý văn hóa kiểu “ngăn sông cấm chợ” (TN). Mời coi lại BS loạn bàn những chuyện tương tự: Văn hóa quản lý trong quản lý văn hóa. - Bàn tay không che được trời! (NLĐ). - Hàng trăm khán giả ngỡ ngàng show Chế Linh hủy (VTC).
Lạ lùng nơi tổ chức bầu chọn Vịnh Hạ Long! (Bee).
- Nâng cấp phim trường tại hãng phim Giải Phóng: Nhiều sai phạm (NLĐ).
- Nuôi dưỡng khả năng sáng tạo của con trẻ (PLTP). Nguyễn Bình trong buổi giao lưu sáng 20-11 – >
- Việt Nam trong con mắt một nhà văn Ba Lan (Nguyễn Trọng Tạo).
Những câu chuyện ly kỳ trên dãy Yên Tử (VTC).
Cận cảnh màn nhảy flash mob của hơn 700 sinh viên Sài Gòn (DânViệt).
“Cậu bé bút chì” trở lại (SGGP) “Shin – Cậu bé bút chì có lẽ là bộ truyện tranh gây ra nhiều tranh cãi trái chiều nhất sau khi được NXB Kim Đồng chính thức xuất bản năm 2006.”
Trà Đạo - (RFA).
Việt Nam chinh phục “đỉnh cao” 90 HCV (VnMedia).
- Toàn bộ khu hang động Lascaux đón du khách vào năm 2015  —  (RFI).
- SEA Games 26 : Việt Nam bứt phá ở các môn thể thao Olympic  —  (RFI).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Đừng bị ‘hốt hồn’ bởi những cái bóng to (Lê Văn Út).
- Khó tuyển, khó giữ giảng viên trẻ (NLĐ).  - Nghề nhạy cảm và hai điều đáng tiếc (TP).  - Đong đếm tình thầy, trò bằng phong bì? (VNN).
Những câu hỏi nóng về giáo dục (TN).
Chấn chỉnh đào tạo liên thông (TT).
Học trò không vào lớp (TT).   - Bạo lực học đường chờ “thuốc chữa” hiệu quả (TT).
- Sao cứ loạn thu! (NLĐ).
- Giáo sư Tiến sĩ toán mê Kiều và chuyện tiếu lâm  —  (Đầu gối).
<- Ông thầy lắm chiêu (PLTP).
- Kính chúc thầy Hoàng Tụy và các thầy cô (Kinh tế biển).
- Dám nghĩ, dám làm nhưng… thất bại (PLTP).
- Lật lại các vụ án…cổ tích  —  (Nguyễn Thế Thịnh).
Không tìm được quán quân trong lĩnh vực công nghệ thông tin (TN). - “Chúng ta thực hiện được những kỹ thuật đỉnh cao trong y học” (DT).
- Mối liên hệ giữa rượu, ung thư vú và bệnh tim mạch ở phụ nữ: Women, the occasional drink, breast cancer and heart disease (LA Times). BTV: Các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ uống nhiều rượu có nguy cơ bị ung thư vú, trong khi uống rượu vừa phải, sẽ giúp giảm nguy cơ bị bịnh tim mạch (cardiovascular disease: CVD). Mỗi tuần uống 19 cốc trở lên (một cốc được định nghĩa: hoặc là 120 ml rượu, hoặc 350 ml bia, hoặc 45 ml rượu chưng cất – liquor) sẽ tăng 51% bị ung thư vú, trong khi mỗi ngày uống 1 cốc, sẽ giảm 39.2% nguy cơ bị bịnh tim mạch.
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Bệnh tay-chân-miệng: Phòng ngừa là chính … Chết là phụ! (PLTP).  - Không được cho bệnh nhân tay chân miệng uống nước ozone (TT). - Nước ozone không thể chữa bệnh tay chân miệng (SGGP).
- Hầm Thủ Thiêm: Nối đôi bờ vui (NLĐ).  – Hôm nay, bắt đầu lưu thông qua hầm Thủ Thiêm (PLTP).
Mạng xã hội giúp tìm người thất lạc rất hy hữu (TN).
- Đêm hỗn loạn chờ mua hàng giảm giá (LĐ). Ùn ùn kéo tới Big C giữa đêm chờ mua hàng giảm giá – >
Điện lỗ, dân chịu (TN). - EVN ‘đau lòng’ vì lương cán bộ 7,3 triệu đ/tháng (VTC). - Lãnh đạo EVN “đau lòng“ vì lương cán bộ chỉ… 7,3 triệu đồng/tháng (PLTP).
Trên 710m bờ biển Phú Quốc bị sạt lở (TT).
Hãi hùng thịt trâu, bò bơm nước (DânViệt).
- Phát hiện ba ba khổng lồ ở Tây Bắc (SGTT).
- Nhiều dự án khu dân cư bỏ hoang (NLĐ).
- Từ vài mẩu chuyện đi xe đò xe ôm  —  (Nguyễn Vĩnh).
- Ghen mất khôn – Bài 1: Cơn ghen bạo liệt tuổi học trò (PLTP).
- Báo chí Trung Quốc phê phán sự xuống dốc đạo đức xã hội  —  (RFI).
- Thủ đô Bangkok tiến hành thu dọn sau thiên tai lũ lụt  —  (VOA).  - Đã có 600 người thiệt mạng vì lụt tại Thái Lan - (RFA).
QUỐC TẾ
- Liên đoàn Ả-rập bác bỏ đề nghị của Syria  —  (BBC).  – Tổng thống Syria tuyên bố không nhượng bộ áp lực quốc tế  —  (RFI).  – Súng phóng lựu bắn trúng tòa nhà của đảng cầm quyền ở Syria  —  (VOA).  - Tấn công bằng lựu đạn vào đảng Baath gây rúng động thủ đô Syria - (VOA). - Trụ sở Đảng Baath cầm quyền ở Syria bị tấn công (TTXVN). - Syria bác bỏ cảnh báo của Mỹ về nguy cơ nội chiến (TTXVN).
- Libya cam kết xét xử công bằng Saif  —  (BBC).  – Phương Tây thúc giục trao con trai Kadhafi cho Tòa án Hình sự Quốc tế   —  (RFI).  – Libya, ICC sẽ thảo luận về phiên tòa xét xử con trai ông Gadhafi  —  (VOA).  - Lực lượng Libya đã bắt được cựu chỉ huy tình báo nước này - (VOA). - Sự thật kế hoạch cứu’ Gaddafi giá 10 triệu USD (VNN).
<- Dân chúng Ai Cập lại xuống đường đòi chuyển giao quyền lực  —  (RFI).  – Biểu tình bạo động ở Ai Cập bước sang ngày thứ nhì  —  (VOA).  - Thêm 3 người chết trong lúc dân Ai Cập đòi quân đội từ bỏ quyền bính - (VOA). - Ai Cập: Biểu tình bị đàn áp bằng bạo động, 3 người chết - (VOA). - Ai Cập: xung đột với cảnh sát làm 2 chết, hàng trăm bị thương - (RFA). - Ai Cập: Dân đụng độ cảnh sát (NLĐ). - Họp khẩn cấp sau khi bạo lực leo thang ở Ai Cập (TTXVN).
- Tây Ban Nha bầu Quốc hội mới trước thời hạn  —  (RFI).  – Tây Ban Nha tiến hành cuộc bầu cử quốc hội  —  (VOA).  - Tây Ban Nha: Phe bảo thủ được dự đoán sẽ thắng cử - (VOA). - Cử tri Tây Ban Nha sắp trừng phạt chính phủ (TN).
Phiên tòa xử 3 lãnh đạo Khmer Đỏ sắp bắt đầu - (VOA). - Tòa xử Khmer Đỏ xét lại lệnh trả tự do cho bà Ieng Thirith - (RFA). - Tiếp tục xét xử Khmer Đỏ (TN).
- Đại sứ Pakistan tại Mỹ về nước liên quan đến vụ tranh cãi chính trị  —  (VOA).
- Biểu tình ở Afghanistan phản đối thỏa thuận đối tác chiến lược dài hạn với Mỹ  —  (VOA).
- Loya Jirga chấp nhận quan hệ đối tác an ninh với Hoa Kỳ sau 2014  —  (RFI).
- Thêm một gián điệp Bắc Triều Tiên bị phát hiện  —  (RFI).
- Đức Giáo Hoàng cử hành thánh lễ trong ngày cuối chuyến thăm Benin  —  (VOA).
- Tấn bi kịch mang tên Arroyo (NLĐ).  – Bà Arroyo sẽ được “xét xử công bằng” (NLĐ).  - Arroyo, thời vang bóng còn đâu (TN).
- Thaksin khẳng định sẽ không được chính phủ ưu ái  —  (RFI).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 20/11/2011.

* RFA: + Sáng 20-11-2011
Tối 20-11-2011
* RFI: 20-11-2011


Bầu cử chưa dân chủ, đại biểu Quốc hội không đủ trình độ

Bầu cử chưa dân chủ,

đại biểu Quốc hội không đủ trình độ

Thụy My
20-11-2011
Dư luận trong nước hiện đang bức xúc trước việc một số đại biểu trong Quốc hội kỳ này có trình độ chưa xứng tầm để đại diện cho nhân dân, cũng như hành động vì lợi ích nhóm hoặc từ các động cơ riêng, thay vì để bảo vệ lợi ích của người dân.
Vừa qua dư luận trong nước hết sức xôn xao vì phát biểu của đại biểu Huỳnh Hữu Phước tại Quốc hội, đề nghị loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật. Ông này đưa ra nhiều lập luận và dẫn chứng mà nhiều người cho là sai lạc, và theo ông thì do dân trí Việt Nam còn thấp, nên không cần có luật biểu tình.
Trước đó dư luận cũng đã từng bức xúc vì một đại biểu, trong khi các luật cần thiết cho đời sống chưa có, lại muốn đưa ra luật nhà văn, nhà thơ. Và cũng có đại biểu do đang có nhiều thắc mắc về tư cách, đã đề nghị luật bảo vệ quyền riêng tư. Nhìn chung, người dân tỏ ra bất bình trước một số đại biểu trong Quốc hội kỳ này có trình độ chưa xứng tầm để đại diện cho nhân dân, cũng như hành động vì lợi ích nhóm hoặc từ các động cơ riêng, thay vì để bảo vệ lợi ích của người dân.
Chúng tôi đã trao đổi với luật gia Lê Hiếu Đằng tại TPHCM về vấn đề này.
RFI: Kính chào luật gia Lê Hiếu Đằng. Thưa ông, ông nghĩ thế nào về việc vừa rồi có một đại biểu Quốc hội cho rằng không nên có Luật biểu tình vì dân trí Việt Nam còn thấp ?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Tôi rất là bất bình, vì ông Phước là đại biểu của đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh, thành ra có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh rất xấu hổ khi có một đại biểu Quốc hội mà trình độ yếu như vậy. Từ nhận thức cho đến cách đặt vấn đề vừa không phù hợp với trào lưu tiến bộ hiện thời, vừa không hợp với nhu cầu hiện nay của người dân Việt Nam. Do đó có thể nói rằng đó là một tiếng nói hết sức lạc lõng. Bằng chứng là sau khi ông ấy phát biểu rồi thì nhiều người điện thoại đến tôi tỏ sự bất bình về việc đó, cũng như có những ý kiến của các đại biểu Quốc hội khác cũng có nói trở lại như anh Dương Trung Quốc, anh Trương Trọng Nghĩa.
Nhưng đặc biệt là trên mạng, người ta dùng những lời rất nặng nề đối với ông Phước. Điều này chứng tỏ rằng ông ta đã đi ngược lại đòi hỏi của các tầng lớp nhân dân hiện nay. Đó là phải thực thi dân chủ, thực hiện những quyền cơ bản của người dân đã được luật pháp quy định. Chứ không thể nói rằng – và nói như vậy rất là hàm hồ – là dân trí của Việt Nam thấp. Ngay trong việc sử dụng internet thì quốc tế người ta cũng thừa nhận Việt Nam là một trong những nước mà người dân sử dụng internet rất nhiều, chiếm tỉ lệ rất cao. Điều đó cũng nói lên việc người dân rất quan tâm đến tình hình hiện nay. Và người ta cũng hiểu rằng muốn làm chủ đất nước thì phải có sự am hiểu pháp luật, phải hiểu được những quyền luật định của mình, để hành xử theo luật. Chúng tôi cho rằng việc ông Phước nói dân trí Việt Nam thấp là hoàn toàn không đúng với sự thật. Nói như vậy rất xúc phạm đến các tầng lớp nhân dân Việt Nam.
Điểm thứ hai nữa là, thật ra tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như tại Hà Nội, dù chưa có Luật biểu tình, nhưng dân người ta vẫn ý thức rằng khi có một vấn đề gì liên quan đến đất nước – ví dụ việc Bắc Kinh luôn luôn bách hại nhân dân, gây hấn vân vân – thì nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng như ở Hà Nội đi biểu tình. Thành ra tôi nghĩ rằng dù có Luật biểu tình hay không, thì người dân Việt Nam khi cần thiết cũng biểu lộ thái độ của mình đối với tình hình đất nước hiện nay.
Riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh, thật ra chúng tôi khi đi biểu tình, hay có thái độ đối với những vấn đề của đất nước, là cũng xuất phát từ nhu cầu bức xúc hiện nay, xuất phát từ lòng yêu nước, muốn cho nước Việt Nam mình được tôn trọng, muốn cho đất nước Việt Nam phát triển. Do đó ông Phước với phát biểu của ông ta hoàn toàn đi ngược lại dòng chảy hiện nay trên thế giới là dân chủ, tiến bộ, và đi ngược lại đòi hỏi của người dân Việt Nam. Ông ta không xứng đáng là đại biểu Quốc hội, là đại diện cho tiếng nói của người dân thành phố !
RFI : Có lẽ ông đại biểu này không ý thức được là Luật biểu tình đã được Hiến pháp công nhận, chỉ cần được cụ thể hóa. Và trước đây cũng có một đại biểu đã đề nghị Luật nhà văn, nhà thơ, nhưng sau đó lại nói là mình cũng không hiểu tại sao lại cần có luật đó. Thưa ông, vậy ông có nhận định như thế nào về chất lượng của đại biểu Quốc hội lần này ?
L.H.Đ. :Tôi cũng rất buồn là vì ngoài ông Phước ra, thì cũng có đại biểu Quốc hội đặt ra những vấn đề không phải là cấp thiết đối với cuộc sống của người dân, hay đối với tình hình đất nước hiện nay. Ví dụ đại biểu này đề nghị là phải làm Luật nhà văn, trong khi những luật quan trọng như Luật trưng cầu dân ý hay Luật lập hội rồi Luật biểu tình v.v…Những luật nhằm cụ thể hóa các quyền dân chủ đã được ghi trong Hiến pháp thì lại không bàn đến, không được đưa vào chương trình làm luật của Quốc hội.
Điều đó chứng tỏ rằng, đúng là chất lượng của một số đại biểu Quốc hội là rất yếu. Mà điều này tôi không ngạc nhiên đâu ! Bởi vì cái cách bầu cử hiện nay của Việt Nam nó hạn chế quyền lựa chọn của người dân rất nhiều. Do người ta sàng lọc trước rồi, người dân chỉ có việc là đến ngày bầu cử thì đi bầu thôi. Chứ còn cái quá trình mà các ứng cử viên tranh luận rồi trình bày chương trình hành động của mình, để mà người dân có cơ sở chọn lựa, thì gần như không có, chỉ là hình thức thôi. Có trình bày trên ti-vi rồi báo chí, hoặc ở khu dân cư, cũng chỉ là hình thức. Chứ không có một cái không khí tranh cử một cách sôi nổi, như các kỳ bầu cử ở các nước.
Chính cái việc này nó đã hạn chế, làm cho có những người cơ hội, những người trình độ kém, nhưng được gọi là « tin cậy » – tức là không có chính kiến gì cả, chỉ tuân thủ những ý kiến này kia của những người lãnh đạo khác, thì lại được lựa chọn để giới thiệu. Trong khi đó, những đại biểu mà thẳng thắn trình bày chính kiến của mình, những đại biểu có trình độ, có năng lực thì lại không được giới thiệu ra. Và trong một cơ chế như vậy thì người ta cũng chẳng tha thiết gì vấn đề tự ứng cử.
Sở dĩ Quốc hội mà có những đại biểu như kiểu ông Phước hay là một số ông khác, thì rõ ràng là do cái cách bầu cử của chúng ta như vậy, thì tất yếu sẽ có những đại biểu kém chất lượng như thế thôi !
RFI: Thưa ông, một vấn đề nữa trong Quốc hội Việt Nam hiện nay là vấn đề lợi ích nhóm có phải không ạ?
L.H.Đ.: Vấn đề lợi ích nhóm hiện nay là có thật trong tình hình chính trị của Việt Nam, mà nhiều tờ báo, nhiều người cũng có lên tiếng. Nhất là những người mà nắm các tập đoàn kinh tế, nắm những cơ quan kinh tế thì có thể nói là có ảnh hưởng rất nhiều đến Quốc hội, đến tiếng nói của Quốc hội.
Cái này thì không thể loại trừ được đâu, nếu chúng ta không thực hiện dân chủ thật sự, để có những người dám đấu tranh lại với những người có biểu hiện vì lợi ích của nhóm, mà không đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc lên trên. Thì mình phải đấu tranh quyết liệt với loại người này mới được.
Chứ nếu mà chúng ta không có những con người dũng cảm để đấu tranh với khuynh hướng này trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay, thì chúng tôi nghĩ rất là nguy hại. Nó hình thành những quyền lợi nhóm, từ đó ảnh hưởng đến các chính sách, mà các chính sách này dứt khoát sẽ đi ngược lại lợi ích chính đáng của người dân.
Vì vậy mà chúng tôi nghĩ, cách tốt nhất để loại trừ số này ra, thì phải thực hiện dân chủ thật sự trong bầu cử, dân chủ thực sự trong việc tôn trọng các quyền của người dân. Để người dân sau khi giành được độc lập rồi, thì phải có quyền tự do làm chủ đất nước mình một cách thực sự chứ không phải là hình thức.
Tôi cho rằng bây giờ Quốc hội hay Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc vẫn còn là hình thức. Nói thẳng ra là chưa đại diện tiếng nói của người dân. Tất nhiên là trong đó có nhiều đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, hay nhiều vị nhân sĩ trí thức trong Mặt trận cũng đã nói lên tiếng nói trung thực, thẳng thắn của mình, nhưng mà số này rất ít.
Vì vậy có thể nói hiện nay ở Việt Nam, vấn đề dân chủ đang trở thành một vấn đề cấp bách. Nếu không thực hiện được dân chủ thì không thể nào phát triển được đất nước. Nếu không thực hiện dân chủ, tình hình kinh tế xã hội sẽ trì trệ, và bao nhiêu thành quả đạt được sẽ rơi vào tay từng cá nhân, từng nhóm người. Chứ người dân không được thụ hưởng thành quả kinh tế đó theo đúng cái sức lực, trí tuệ của mình đã bỏ ra. Và đó là điều hết sức đáng lo ngại.
RFI: Thưa ông, hình như hiện giờ đa số đại biểu Quốc hội là đang kiêm nhiệm các chức vụ khác?
L.H.Đ.: Đúng rồi, hiện nay Quốc hội chúng ta đa số là kiêm nhiệm chứ không phải là đại biểu chuyên trách, và hầu hết là đảng viên. Do đó mà không có điều kiện để tiếp cận với quần chúng, không có thời gian để đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân. Và do đó hoạt động của Quốc hội sẽ không thể nào đáp ứng được yêu cầu của người dân.
Một Quốc hội cần phải có, là một Quốc hội chuyên trách. Có nghĩa là gồm những nhà chính trị, những nhà hoạt động kinh tế xã hội – chúng ta hay nói là những chính khách, những chính trị gia – để chuyên lo về việc đó.
Tôi nói ví dụ ngay việc làm luật, lẽ ra là do Quốc hội làm. Quốc hội phải có những ủy ban soạn thảo luật pháp, chứ không phải là giao cho các bộ, ngành của chính phủ dự thảo rồi đưa trình ra Quốc hội. Muốn như vậy thì phải có các đại biểu chuyên trách. Và theo tôi, một đại biểu nào hay một người nào mà có chân trong chính quyền rồi, nếu đắc cử đại biểu Quốc hội, thì người đó phải từ nhiệm để là người đại biểu chuyên nghiệp, mới có thời gian để mà soạn thảo luật pháp, thời gian giám sát, thời gian hoạt động cho Quốc hội. Như vậy thì Quốc hội đó mới thực sự có hiệu quả.
Thí dụ như ngay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thấy sự cần thiết có Luật biểu tình, nhưng lại giao cho Bộ Công an soạn thảo, thì lại không thỏa đáng. Cần thiết phải có Luật biểu tình để cụ thể hóa một cái quyền của người dân đã được ghi trong Hiến pháp. Nhưng mà nếu giao cho một bộ, ngành của chính phủ thì các cơ quan này có khuynh hướng làm ra các bộ luật hạn chế các quyền dân chủ của người dân để cho dễ quản lý.
Do đó hiện nay Quốc hội đại bộ phận còn là kiêm nhiệm, thì sẽ không làm tròn được nhiệm vụ của một Quốc hội thực sự là của dân và do dân.
RFI: RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn luật gia Lê Hiếu Đằng đã vui lòng dành thì giờ trao đổi với chúng tôi hôm nay.
Nguồn RFI

THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SẢN PHẨM “MADE IN CHINA” TẠI MỸ

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Bảy, ngày 19/11/2011

THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SẢN PHẨM “MADE IN CHINA” TẠI MỸ

TTXVN (Hồng Công 12/11)
Trước đây, các sản phẩm của Trung Quốc từng chiếm ưu thế tuyệt đối tại thị trường Âu – Mỹ, song hiện nay, hàng hoá Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ và thách thức khá nghiêm trọng. Theo “Tuần san châu Á” số đầu tháng 11, lý do không phải là hàng hoá Trung Quốc ngày càng nhiều, cũng không phải do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới buộc thị trường phương Tây phải thu hẹp tiêu dùng, mà là khủng hoảng lòng tin đối với các sản phẩm “made in China” (sản xuất tại Trung Quốc). Thực tế này đang đòi hỏi Bắc Kinh cần có những điều chỉnh về mặt chiến lược tổng thể.
Trần Hiểu Dương, một du khách Thượng Hải lần đầu tiên đến Mỹ, trong tay cầm một danh sách mua hàng và lựa chọn hàng tại cửa hàng Marshalls chuyên bán đồ hiệu giảm giá. Cô đã rất thích một chiếc túi xách, song vẫn phải bỏ lại bởi nó được sản xuất tại Trung Quốc. Trần Hiếu Dương cho biết, “đến Mỹ mua hàng, nguyên tắc thứ nhất là không được mua nhầm sản phẩm “made in China” bởi nếu không sẽ bị người khác chê cười”. Susan, một cư dân Mỹ cho “Tuần san châu Á” biết mua hàng ở siêu thị, nếu như có thể lựa chọn, mọi người nói chung tránh mua sản phẩm “made in China”, điều này đã trở thành thói quen tiêu dùng của nhiều người Mỹ. Người Trung Quốc ra nước ngoài không chịu mua hàng hoá do Trung Quốc sản xuất, ngay người Mỹ cũng kiêng kị điều này, thực tế này đang tạo ra thách thức to lớn đối với sản phẩm “made in China” từng một thời vang dội trên thị trường Mỹ.
Mặc dù trong 8 tháng đầu năm nay, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc vẫn đạt 23,6%, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Mỹ cũng tăng khoảng 20%, song các sản phẩm dệt may (vốn đại diện cho “nhãn mác” Trung Quốc) lại bắt đầu tụt dốc tại thị trường phương Tây. Sau khi phân tích tính toán số liệu nhập khẩu của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) trong sáu tháng đầu năm nay, Jonathan Anderson, nhà kinh tế học của Công ty Dịch vụ Tài chính Toàn cầu Thuỵ Sĩ (UBS), đã phát hiện thấy rằng số định mức của ngành sản xuất công nghiệp nhẹ Trung Quốc bắt đầu tụt dốc, từ 50% xuống còn 48%. Các phân tích nói chung cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã buộc xã hội phương Tây thu hẹp tiêu dùng, dẫn đến thị trường ảm đạm. Tuy nhiên, Tiến sĩ Trần Nhạc Vân, Chủ nhiệm Khoa Quản lý doanh nghiệp thuộc University of the West của Mỹ lại chỉ ra rằng tình hình không phải đơn giản như vậy, các sản phẩm “made in China” trên thực tế đang gặp phải khủng hoảng lòng tin, Trung Quốc cần phải có sự điều chỉnh về mặt chiến lược tổng thể.
Tài liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc trong tháng 8 đạt 25,451 tỉ USD, giảm 2,51% so với tháng trước, bắt đầu xuất hiện xu thế giảm sút. Được biết, tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc trong 6 tháng cuối năm nay vẫn sẽ tiếp tục bi đát như vậy. Trần Nhạc Vân cho biết trong vài năm trước, tại một số siêu thị và chuỗi cửa hàng bán lẻ ở Mỹ, sản phẩm “made in China” chiếm ưu thế tuyệt đối, nhưng nay, những sản phẩm được sản xuất từ các nước khác ngày càng nhiều hơn, từ chiếc bấm móng tay đến các sản phẩm điện máy bắt đầu tiến vào thị trường Mỹ một cách có quy mô. Quy mô nhập khẩu của thị trường Mỹ trong năm 2010 đã tăng 23% so với năm 2009, nhưng sắt thép của Trung Quốc xuất sang Mỹ chỉ tăng 4,4%, đồ chơi và máy chơi game chỉ tăng 7,7%, may mặc tăng 18,1%.
Trong khi đó, tỉ lệ gia tăng hàng xuất khẩu của một số nước châu Á khác sang thị trường Mỹ lớn hơn rất nhiều so với Trung Quốc. Giày dép Trung Quốc trước đây vốn cơ bản chiếm vị trí “lũng đoạn” trên thị trường Mỹ, song trong năm ngoái, Inđônêxia đã chuyển vào Mỹ số lượng giày dép trị giá 2,1 tỉ USD, tăng 42% so với năm trước. Các sản phẩm của hàng NIKE trước đây đa phần đều do Trung Quốc gia công, đến năm 2009, 51% sản phẩm thương hiệu này đã được gia công tại Việt Nam. Trần Nhạc Vân cho rằng ở một ý nghĩa nào đó, các nước khác đang gặm nhấm thị trường của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Doanh nghiệp và Chính phủ Trung Quốc bị định hướng sai
Không phải là do các sản phẩm “made in China” ngày càng nhiều trên thị trường Mỹ, nguyên nhân có rất nhiều. Các nhà kinh tế học Trung Quốc phổ biến đi tìm nguyên nhân ở tỉ giá hối đoái và sự suy yếu của thị trường Mỹ, hô hào các doanh nghiệp chuyển đổi mô hình, chuyển từ tiêu thụ ngoài nước sang tiêu thụ trong nước. Theo Trần Nhạc Vân, việc làm này đang định hướng sai các doanh nghiệp và định hướng sai cả giới quyết sách Trung Quốc. Tất nhiên, một số công ty xuyên quốc gia vẫn lựa chọn gia công tại Trung Quốc bởi giá thành thấp và chất lượng tốt. Tuy nhiên, sự thay đổi tỉ giá hối đoái và hành lang pháp lý của Trung Quốc đang khiến các nhà mua hàng của Mỹ bắt đầu phải lựa chọn lại.
Điều đáng nghiên cứu là Mỹ kiện Trung Quốc bán phá giá một số mặt hàng may mặc, xem xét đến vấn đề tranh chấp như vậy, một số doanh nghiệp đã phải từ bỏ ý định đến Trung Quốc gia công. Ví dụ như Wal-Mart, hệ thống siêu thị loại lớn từng coi Trung Quốc là nơi mua hàng chủ yếu, bắt đầu từ năm 2009 đã chuyển đơn đặt hàng trị giá 11 tỉ USD sang Ấn Độ, đồng thời từng bước tăng tỷ lệ mua hàng từ Ấn Độ lên 30%. Các mặt hàng Wal-Mart bán ra từng có tới 70% nhân tố Trung Quốc trong đó, song xét đến các yếu tố tranh chấp (thương mại), giá thành tăng và lựa chọn của người tiêu dùng…, tập đoàn này đã bắt đầu gia tăng các sản phẩm không phải do Trung Quốc sản xuất.
Theo cách lý giải thông thường, đồng nhân dân tệ (NDT) tăng giá là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc duy trì sản phẩm Trung Quốc tiến vào thị trường Mỹ, giá thành sản phẩm quá cao đã ảnh hưởng đến sự cạnh tranh. Có số liệu cho thấy kể từ khi nới lỏng tỉ giá năm 2005 đến năm 2009, giá trị đồng NDT đã tăng 19%, trong khi giá hàng hoá Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ chỉ tăng 2,5%. Trần Nhạc Vân cho rằng tỉ giá hối đoái không phải là nhân tố chủ chốt nhất ảnh hưởng tới hàng hoá Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ, “đồng NDT tăng giá có thể ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngành chế tạo Trung Quốc, ảnh hưởng tới lạm phát của Mỹ, ảnh hưởng tới lợi nhuận của Wal-Mart, nhưng số liệu cho thấy vấn đề không nằm ở đây”.
Những năm gần đây, chất lượng sản phẩm của Trung Quốc không ổn định, thậm chí có vấn đề về an toàn, điều này đã gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc. Theo Trần Nhạc Vân, “số lượng đồ chơi nhập khẩu vào Mỹ tăng lên rất nhiều, song tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đồ chơi, trò chơi điện tử của Trung Quốc sang Mỹ thì lại giảm, nguyên nhân là do nhân tố chất lượng. Một số gia đình Mỹ không yên tâm, hạn chế mua, chất lượng hàng hoá có thể ảnh hưởng tới ý nguyện mua hàng của người tiêu dùng Mỹ, ý nguyện của người tiêu dùng có thể ảnh hưởng tới ý nguyện thu mua của các hãng kinh doanh, ảnh hưởng tới toàn thể hình tượng, ảnh hưởng tới hình tượng trong lòng người tiêu dùng.
Trong 10 sự kiện thế giới năm 2007 do hãng tin AFP lựa chọn, việc các sản phẩm của Trung Quốc bị thu hồi đứng ở vị trí thứ 5, ngay trước sự kiện bầu cử tổng thống Mỹ. Loạt sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc bị thu hồi bao gồm đồ chơi có chứa chì, lốp ôtô có vấn đề, kem đánh răng và thực phẩm có chất độc hại. Tháng 5/2008, Uỷ ban An toàn hàng tiêu dùng Mỹ (CPSC) đã tuyên bố thu hồi 5 loại sản phẩm của Trung Quốc, lý do của bốn loại trong số đó là có chứa hàm lượng chì vượt quá mức cho phép, lò nướng bằng gas có lỗi thiết kế có khả năng dẫn tới rò rỉ khí mêtan, có rủi ro an toàn. Tháng 1 năm nay, CPSC đưa ra thông báo yêu cầu thu hồi 34 loại sản phẩm, trong đó hàng hoá xuất xứ từ Trung Quốc chiếm tới hơn 20 loại…
Trong khi đó, các sản phẩm của Nhật Bản và châu Âu chịu ảnh hưởng khá ít bởi tác động của đợt sóng gió kinh tế vừa qua. Theo Trần Nhạc Vân, nguyên nhân là do các nước này có kỹ thuật và hàng hoá của họ đã có thương hiệu. Có thương hiệu đã trở thành mặt hàng cố định đối với cả nhóm người tiêu dùng, thậm chí nó còn ảnh hưởng tới cả thế hệ sau. Sản phẩm của Trung Quốc rất nhiều, cả về số lượng lẫn chủng loại, song đều không có thương hiệu, Wal-Mart sau khi mua hàng hoá của Trung Quốc về đã cho dán lên đó những tiêu chí thương hiệu khác nhau, vào bất kỳ lúc nào, hãng này luôn có quyền chủ động mua hàng đối với Trung Quốc. Trung Quốc chỉ có một thương hiệu, đó là “made in China”, thương hiệu này đã bị tổn hại, các sản phẩm của nó đều bị ảnh hưởng. Theo quan sát của Trần Nhạc Vân, sản phẩm của Trung Quốc từng mang danh từ “giá rẻ hàng đẹp”, song hiện nay giá cũng không còn rẻ và hàng cũng chẳng đẹp. Sau khi chịu hiệu ứng “rập khuôn”, hàng hoá Trung Quốc đã trở thành một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng.
Mùa Thu năm 2002, hãng Sony Nhật Bản đã chuyển dây chuyền sản xuất máy ảnh kỹ thuật số cho thị trường Mỹ vốn đặt tại Thượng Hải về Nhật Bản, hãng Olympus cũng tiến hành điều chỉnh sản xuất đối với máy ảnh kỹ thuật số tại các nước Đông Nam Á, chuyển một số hạng mục sản xuất của sản phẩm cao cấp quay trở về trong nước; hãng Canon cũng đã đưa một phần công việc sản xuất máy ảnh kỹ thuật số và máy in chuyển từ Trung Quốc về Nhật Bản.
Giá trị phụ của hàng hoá Trung Quốc thấp
Trần Nhạc Vân cho rằng có hai nguyên nhân: một là giá thành sản xuất của Trung Quốc đang tăng lên, sự chênh lệch với Nhật Bản không còn quá lớn; hai là nếu như trên sản phẩm có dòng chữ “made in China” thì giá bán ra sẽ giảm đi rất nhiều, nếu là “made in Japan” thì giá trị nhờ uy tín của sản phẩm có thể tăng lên rất nhiều.
Năm 1990, Trần Nhạc Vân đã theo học tại phân hiệu Santa Babara thuộc Đại học California và đã đạt được học vị Tiến sĩ tài chính học. Trong thời gian hơn hai mươi năm du học và làm việc ở Mỹ, Trần đã từng đón tiếp rất nhiều khách Trung Quốc, đại đa số đều không mua hàng do Trung Quốc sản xuất. Bạn bè Trung Quốc muốn mua máy ảnh tại Mỹ, nhất định đòi mua hàng sản xuất tại Nhật Bản, dù giá cả có thể cao hơn nhưng tuyệt đối không mua hàng sản xuất tại Trung Quốc. “Tại thị trường Mỹ, hàng hoá xuất xứ từ Trung Quốc không phải là sản phẩm hoặc thương hiệu được ưa chuộng”.
Giới lý luận Trung Quốc luôn nhấn mạnh lượng tiêu dùng của Mỹ giảm sút, vì vậy cần thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Trần Nhạc Vân cho rằng “cách nghĩ này không hoàn toàn chính xác, lượng nhập khẩu của Mỹ vẫn đang tăng lên, nếu Trung Quốc muốn bỏ qua, Trung Quốc có thể thúc đẩy tiêu dùng trong nước nhưng không thể bỏ đi thị trường xuất khẩu. Nắm chắc chất lượng sản phẩm Trung Quốc, tạo dựng lại uy tín cho sản phẩm Trung Quốc, vẫn giữ chắc thị trường này mới là hướng kinh doanh đúng đắn”. Quan niệm tiêu dùng của Mỹ chủ yếu không nằm ở giá trị cao thấp mà nằm ở sự ưu khuyết của chất lượng. Cuối những năm 80, đầu những năm 90 thế kỷ trước, cọ sát thương mại giữa các doanh nghiệp Nhật Bản với thị trường Mỹ rất nghiêm trọng. Về sau, người Nhật hiểu rõ được, ít xuất khẩu một chút, giá cao lên một chút, chất lượng tốt hơn nữa một chút, lợi nhuận sẽ càng nhiều hơn. Trần Nhạc Vân kiến nghị Trung Quốc nên học tập Nhật Bản, cần khống chế và thay đổi bản thân trước sự bảo hộ mậu dịch của Mỹ./.