Tổ quốc và nhân dân phải được đặt lên hàng đầu
Tại Hội nghị góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, do Ủy ban T.Ư MTTQ VN tổ chức
hôm qua, nhiều ý kiến tập trung thảo luận xoay quanh quy định về vai
trò lãnh đạo của Đảng với tư cách là đảng cầm quyền, vấn đề sở hữu đất
đai cũng như các quyền cơ bản của công dân.
Là người đầu tiên đề cập đến điều 4 của Hiến pháp sửa đổi 1992, nguyên
Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ VN Phạm Xuân Hằng tán thành với quy định
tại điều 4 của Hiến pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Song theo ông Hằng, khoản 3 của dự thảo sửa đổi quy định “Các tổ chức
của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”
là chưa thể hiện được bổn phận của đảng cầm quyền, vì đảng ta lãnh đạo
tuyệt đối nhà nước và xã hội.
Theo ông Hằng, để tiếp nối quy định tại khoản 2 về việc “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”, cần quy định lại khoản 3 của điều 4: Vai trò lãnh đạo của Đảng được bảo đảm bằng pháp luật và do luật định. Ông Hằng lý giải quy định này có giá trị bảo đảm về mặt pháp lý cho vị thế lãnh đạo của Đảng và nhất là thực hiện theo quy định tại khoản 2 về việc Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về quyết định của mình; đồng thời, cũng để các đảng viên, các cấp ủy đảng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành động của mình chứ không chỉ chịu trách nhiệm về mặt hành chính. Điều đó đảm bảo sự minh bạch về chính trị trong vai trò lãnh đạo của Đảng.
Theo ông Hằng, để tiếp nối quy định tại khoản 2 về việc “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”, cần quy định lại khoản 3 của điều 4: Vai trò lãnh đạo của Đảng được bảo đảm bằng pháp luật và do luật định. Ông Hằng lý giải quy định này có giá trị bảo đảm về mặt pháp lý cho vị thế lãnh đạo của Đảng và nhất là thực hiện theo quy định tại khoản 2 về việc Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về quyết định của mình; đồng thời, cũng để các đảng viên, các cấp ủy đảng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành động của mình chứ không chỉ chịu trách nhiệm về mặt hành chính. Điều đó đảm bảo sự minh bạch về chính trị trong vai trò lãnh đạo của Đảng.
|
|
Nguyên Ủy viên Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ VN Hoàng Thái đề nghị khoản 2, điều 4 cần phải sửa đổi theo hướng mạnh mẽ hơn: “Đảng đứng trong nhân dân, là đầy tớ của nhân dân; tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân; chịu sự giám sát của nhân dân”. Ngoài ra, theo ông Thái, khoản 3 của điều này cũng nên sửa lại theo hướng vai trò lãnh đạo của Đảng được thể chế hóa bằng luật. “Tất cả các tổ chức chính trị - xã hội đều hoạt động theo luật, từ QH, Chính phủ… đến các cơ quan nhà nước, riêng Đảng chưa có luật nên phải quy định rõ trong Hiến pháp như vậy để công khai, minh bạch vai trò lãnh đạo của Đảng, tránh sự tùy tiện", ông Thái đề nghị.
Bàn thêm về điều 70 của dự thảo Hiến pháp sửa đổi quy định “Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVT) phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”, ông Hoàng Thái băn khoăn: qua gần 70 năm, 4 bản hiến pháp từ 1946 đến nay đều chỉ ghi LLVT trung thành tuyệt đối với Tổ quốc và nhân dân và thực tế cho thấy không xảy ra vấn đề gì, bây giờ vì sao lại bổ sung thêm vế “tuyệt đối trung thành với Đảng”, hơn nữa lại đặt Đảng trước Tổ quốc và nhân dân? Khẳng định “Dứt khoát không thể quy định như vậy”, ông Thái đề nghị dự thảo Hiến pháp sửa lại nội dung này theo hướng LLVT trước hết phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm phát biểu sau đó cũng đề nghị nên quy định trong dự thảo Hiến pháp LLVT trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, nhân dân, với Đảng vì theo ông Cầm, “quy định như vậy sẽ giữ được toàn ý mà hợp lý hơn”.
Hiến định quyền biểu quyết, biểu tình... của công dân
Liên quan đến quyền công dân được quy định trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi, nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Khánh đề nghị sửa đổi nội dung của khoản 2 điều 15 “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng” theo hướng “quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”.
Ngoài ra, theo ông Khánh, Hiến pháp nên quy định theo hướng mặc định “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”, không nên thêm vế “theo quy định của pháp luật” như dự thảo Hiến pháp, thay vào đó, bổ sung thêm vế: Luật quy định cụ thể cách thức thực hiện các quyền này của công dân.
Cũng liên quan đến quyền công dân, ông Nguyễn Khánh đề nghị sửa đổi điều 30 về “Công dân có quyền biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân” theo hướng: Nhân dân có quyền biểu quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia. Tương ứng với quy định này, ông Khánh đề nghị sửa lại điều 126 theo hướng: Quốc hội tổ chức trưng cầu ý dân để nhân dân biểu quyết về Hiến pháp, sau khi dự thảo Hiến pháp được QH thông qua với ít nhất 2/3 tổng số đại biểu tán thành.
Góp ý thêm quyền dân chủ trực tiếp của người dân, ông Hoàng Thái kiến nghị Hiến pháp sửa đổi lần này nên quy định chính quyền 4 cấp đều do người dân trực tiếp bầu ra những người xứng đáng. “Quyền dân chủ trực tiếp phải được mở rộng, nhất định nhân dân sẽ lựa chọn được những người có đức, có tài để xây dựng đất nước chứ không thông qua cơ quan đại diện trong việc bầu chính quyền nhà nước 4 cấp nữa”, ông Thái đề nghị.
Ngoài các ý kiến trên, các thành viên trong Đoàn Chủ tịch Mặt trận các thời kỳ, Ban Chủ nhiệm các Hội đồng tư vấn của Mặt trận cũng đề nghị Hiến pháp lần này quy định rõ Nhà nước bảo đảm các điều kiện cần thiết (thay vì tạo điều kiện như dự thảo quy định) để Mặt trận và các thành viên, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện vai trò giám sát và phản biện.
Nên quy định cả sở hữu đất đai tư nhân
Tại hội nghị, GS-TS Phan Hữu Dật, Phó chủ nhiệm Hội đồng
tư vấn Dân tộc, nhìn nhận: hiện nay nước ta có một số nơi nông dân khiếu
kiện về đất đai do liên quan trực tiếp đến quyền sở hữu về đất đai,
rộng hơn là quyền sở hữu tài sản. Việc quy định đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do nhà nước quản lý cũng là lý do chính quyền một số cấp, kể cả
cấp xã đã nhân danh nhà nước để vi phạm trong lĩnh vực này, gây bức xúc
trong dân. Vì vậy, GS Dật đề nghị: “Cần quy định đất đai thuộc sở hữu
không chỉ nhà nước, công cộng mà còn cả sở hữu cá nhân. Cố nhiên quyền
này không phải vô hạn độ mà có giới hạn nhất định”. Từ thực tiễn của Nông trường Sông Hậu, bà Trần Ngọc Sương, nguyên Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ VN ủng hộ mạnh mẽ quan điểm này và đề nghị điều 57 của Hiến pháp 1992 sửa đổi “cần làm rõ quyền sở hữu đất đai của các thành phần kinh tế tư nhân”. Vì theo bà Sương, chính vì chưa thể hiện đầy đủ, rõ ràng vấn đề sở hữu đất đai là nguyên nhân xảy ra bất cập triền miên, đến nay chưa giải quyết được. |
Bảo Cầm (Thanh niên)
Ai giám sát các chi phí quốc phòng của Việt Nam?
Tăng cường sức mạnh quốc phòng để bảo vệ biển đảo là việc làm cần thiết,
nhưng câu hỏi cần được đặt ra là ViệtNamđã có cơ chế giám sát hữu hiệu
để những chi tiêu mua thiết bị cho quân đội không bị mất mát vào tham
nhũng hối mại hay không?
Bài học từ các vụ Vinashin, Vinalines, tiền giấy polymer là bỏ khoán cho
nhà cầm quyền quản lý chi tiêu quốc phòng mà không có cơ chế giám sát
độc lập thật là không nên! Hiện không có tai tiếng gì lớn trong Quân đội
nhưng tiền mua vũ khí nước ngoài cần được xem xét cẩn thận để được xử
dụng hiệu quả mà không bị thất thoát.
Việt Nam là một trong những thị trường quốc phòng có tốc độ phát triển
nhanh nhất thế giới và dự kiến sẽ chi 18,8 tỷ USD vào các lực lượng vũ
trang trong giai đoạn dự báo (2013-2017) [1]. Chỉ riêng đối với Nga,
Việt Nam đã mua 1 tỷ USD vũ khí trong hai năm 2011-12 [2], và có thể sẽ
trở thành khách hàng thứ ba chỉ sau Ấn Độ và Venezuala.
Tuy nhiên Nga lại là một trong các nước tham nhũng hàng đầu trên thế
giới. Mới vào tháng 11/2012 Tổng Thống Putin đã đuổi cả hai vị Bộ trưởng
Quốc phòng và Tổng Tham mưu trưởng vì các hợp đồng mờ ám với các công
ty bán vũ khí [4], mà tiêu biểu là vụ trang bị cho tàu chiến Admiral
Kuznetsov một cái neo cũ kỷ như sắt vụn với giá 135 ngàn USD thay vì 35
ngàn USD – nghe sao giống Vinalines quá! Với một đối tác như vậy thì
thật khó lòng không có tình trạng hối mại khi buôn bán với nước ngoài.
Nhưng tham nhũng trong các công ty quốc phòng không chỉ riêng ở Nga; mới
đây Ấn Độ cắt đứt hợp đồng mua trực thăng chiến đấu từ nước Ý trị giá
750 triệu USD do phát hiện tham nhũng [5].
Việt Nam mua trang bị từ Nga, Do Thái,Pháp, Canada, v.v. Chỉ riêng tiền
cho tướng tá bay ra nước ngoài cũng đáng kể, bên cạnh các việc cần
thiết như gởi người đi học xử dụng và bảo trì. Sau đó việc thực tập để
phối hợp và bảo trì vũ khí từ nhiều nguồn khác nhau cũng không đơn giản.
Chi phí quốc phòng là cần thiết, và cũng không đòi hỏi hoàn toàn công
khai như các công ty tư nhân. Tuy nhiên trong tình trạng quản lý còn yếu
kém lại không có truyền thống giám sát độc lập và vững chắc từ Quốc
hội, Tư pháp và báo chí nên cần kêu gọi đến sự quan tâm chung của các
bậc thức giả và những luồng thông tin rò rỉ trên báo mạng nếu phát hiện
có những sai trái.
Đoàn Hưng Quốc
----------------
[1] Việt Nam sẽ chi 6 tỷ USD mua vũ khí phòng thủ giai đoạn 2013-2017, dự báo
[2]Vietnamjoins group ofRussia’s largest arms buyers http://en.rian.ru/russia/20100210/157836770.html
[3] Hợp tác kỹ thuật – quân sự Việt – Nga, những điều chưa biết
http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/596806/Hop-tac-ky-thuat—quan-su-Viet—Nga-nhung-dieu-chua-biet-tpol.html
[4]Russiasacks armed forces chief amid corruption scandal:
http://www.bbc.co.uk/news/world-europe-20265166
[5]Indiasuspends Italian helicopter deal amid corruption case
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Đào Tuấn - Nghị Phước và cái phéc mơ tuya trên cà vạt
Có lẽ, trong rất nhiều thứ “nhà” mà ông Phước vỗ ngực tự nhận, thật vô
phước, thiếu đi hai chữ văn hóa để cho câu cú từ ngữ đắm chìm trong giấc
ngủ dài của phép lịch sự
“Dương Trung Quốc do không quen nghiên cứu hàn lâm, nên tưởng nói về
“đĩ” là chứng tỏ ta đây có trình độ “Trí” muốn nữ công dân – trong đó có
các nữ nhân thuộc gia tộc Dương Trung Quốc – có quyền tự do sử dụng
vốn tự có để kinh doanh phát triển ngành công nghiệp bán dâm, không ngờ
đó lại là cái “Thấp Kiến” của phường vô hạnh vô đạo đức vô lại vô duyên,
dễ đem lại danh xưng “Nhà Đĩ Học” bên cạnh “Nhà Sử Học”.
Bạn có thể tưởng tượng được không. Đây là câu mà một ĐBQH, ông Hoàng Hữu Phước, dùng để xúc phạm một ĐBQH khác.
Kèm theo trong bài viết gần 5.000 chữ đó là vô số những từ ngữ: Ngang
Ngạnh, nói càn, luận bừa, sai be sai bét, phản hàn lâm, bất tri, vô trí,
ăn nói quàng xiên, hồ đồ, xằng bậy, hấp tấp, hiếu chiến, háo thắng, đặt
đĩ nằm chình ình trên bàn nghị sự QH, trong 4 chữ “ngu” to tướng mà ông
Hoàng Hữu Phước gọi là “tứ đại ngu”.
Bạn có tưởng tượng được không, đây là những từ ngữ của một người tự xưng
“Nhất Thạc Bàn Cờ, Lăng Tần Hoàng Hữu Phước, Nhà Việt Nam Cộng Hòa Học,
Nhà Biểu Tình Pờ-rô-tét Đì-mông-sờ-tra-sân Học, Nhà Đa Đảng Học, Nhà
Lưỡng Đảng Học, Nhà Độc Đảng Học, Nhà Tiếng Anh Học, Nhà Thánh Kinh Học,
Nhà Đủ Thứ Học Học”.
Một cuộc tấn công trực diện với những câu cú từ ngữ làm hổ thẹn “hàng tôm hàng cá”.
Có lẽ, trong rất nhiều thứ “nhà” mà ông Phước vỗ ngực tự nhận, thật vô
phước, thiếu đi hai chữ văn hóa để cho câu cú từ ngữ đắm chìm trong giấc
ngủ dài của phép lịch sự.
ĐBQH Dương Trung Quốc, vô cùng điềm đạm, khẳng định “không có vấn đề
gì”. Ông Quốc có lý. Trước một cuộc tấn công kiểu “hàng tôm hàng cá”,
người ta hoặc giải quyết theo kiểu “hàng tôm hàng cá”, hoặc im lặng mỉm
cười, tùy vào trình độ văn hóa.
Chỉ khổ cho cử tri.
Nghị trường thế giới không hiếm các vụ tấn công. Ở Ucraina, các nghị sĩ
đối lập “ẩu đả tưng bừng” trong một cuộc hỗn chiến khiến 5 người nhập
viện. Ở Hy Lạp, trước ống kính truyền hình, một nữ nghị sĩ nhận nguyên
một ly nước vào mặt. Ở Nhật Bản, các nữ nghị sĩ yểu điệu thục nữ cũng
“thượng cẳng chân hạ cẳng tay”. Ở Đài Loan, có ông nghị còn chĩnh chệnh
“diện” mũ sắt đi họp QH, cho an toàn. Nghị sĩ cũng là con người và trong
những giây phút nhất thời không thể kiềm chế do khác biệt về quan điểm
trước các chính sách, họ nổi nóng.
Điều khác biệt, đó không phải là một cuộc tấn công cá nhân với những
ngôn ngữ “dưới thắt lưng”. Điểm khác biệt, họ không đợi đến 7-8 tháng
sau, lục tìm mọi từ ngữ tôm cá nhất để tấn công cá nhân.
Ngày hôm qua, ông nghị Hoàng Hữu Phước đã chính thức có lời xin lỗi cá
nhân gửi tới ông Dương Trung Quốc. Bài viết về “tứ đại ngu” cũng đã được
gỡ bỏ. Khi đăng tin này, một tờ báo đã để một bạn đọc xưng là “cử tri
quận 3” bình luận phía dưới rằng “thực sự hối tiếc đã bầu cho ông
Phước”.
Nhớ sau cuộc tranh luận, với ông Dương Trung Quốc về dự luật biểu tình
tại Quốc hội, ông Phước đã xúc phạm cử tri và nhân dân khi phát ngôn về
“dân trí thấp”.
Với bài viết về “tứ đại ngu”, ông Phước đã thiếu khôn ngoan khi không
xem lại cái phéc mơ tuya trên cà vạt trước khi đăng công khai trên web
cá nhân bởi bài viết của ông không phải chỉ thiếu “văn hóa nghị trường”,
mà là thiếu văn hóa.
Với lời xin lỗi cá nhân ông Dương Trung Quốc, ông Phước một lần nữa xúc
phạm khi quên lời xin lỗi cử tri cử tri TP HCM, và nhân dân cả nước,
những người từng cầm lá phiếu bầu ông, những người đã kinh ngạc đến
không tin khi đọc về “tứ đại ngu” ký tên Lăng Tần Hoàng Hữu Phước.
Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn)
Nguyễn Đại - Thầy Phước
Bài viết của Hoàng Hữu Phước (HHP) viết về Dương Trung Quốc (DTQ), cả về
“ý” lẫn về “văn” đều thuộc loại “quỷ khốc thần sầu”. Ngay khi đọc xong,
tôi đã dự định viết một bài góp ý nhưng… “Tết mà”. Và mặc dù HHP cũng
đã xin lỗi DTQ, nhưng chỉ nhận sai về cách trình bày, có nghĩa là HHP
cho rằng mình đúng. Cho nên tôi viết bài này để chỉ để bàn về “ý” mà
không bàn về “văn” của HHP.
1. Ba chữ “nhà sử học” có ghê lắm đâu mà HHP phải quan trọng hóa vấn đề
như vậy. Có kiến thức lịch sử, đam mê tìm hiểu lịch sử và viết về lịch
sử (có giá trị) thì được gọi là “nhà sử học”. HHP cho rằng “sử gia” khác
với “nhà sử học” thì quả là cao. “Sử gia” phải là giáo sư, tiến sĩ Sử
thì càng quá cao. Thế các sử gia Tư Mã Thiên, Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu có
phải GS, TS Sử không hả HHP?
2. HHP cho rằng “đạo chích mới là nghề lâu đời nhất” và lấy dẫn chứng
chuyện… ông Adam và bà Eva. Không lẽ HHP tin rằng truyền thuyết này là
chuyện thật? Không có lẽ HHP chưa học thuyết Darwin hay học rồi mà quên?
Tôn giáo ngày nay nên được coi như một sức mạnh tinh thần, tôn giáo kêu
gọi lòng nhân ái, sự thức tỉnh lương tâm hơn là một dẫn chứng khoa học,
thưa HHP.
3. DTQ nói: “Cần bắt đầu bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, dù vẫn phải
giữ gìn truyền thống. Cần bớt đi thói đạo đức giả. Bởi không thể nói bản
chất xã hội chúng ta là không có chuyện đó”. HHP bẻ ngoặt câu chữ: “DTQ
nói “không công nhận mại dâm tức là đạo đức giả”.
4. Có một điểm chung giữa các dư luận viên là “bỗng dưng nước Mỹ”. Người
dân đề nghị tôn trọng đoàn biểu tình thì “Ở Mỹ không phải muốn biểu
tình là biểu tình đâu nhá”! Đề nghị tôn trọng tự do ngôn luận thì “Qua
Mỹ chửi cha Washington xem nó có bắt không”! Đến lúc đề nghị coi mại dâm
hợp pháp thì lại là Mỹ: “Ở Mỹ chỉ có vài tiểu bang và tại các tiểu bang
này chỉ có một hay hai thị trấn đưa mại dâm vào danh sách “nghề” để
quản lý”. Làm gì mà mê Mỹ vậy! Trong khi không hề thấy ông DTQ nhắc đến
một chữ “Mỹ” nào cả.
5. HHP cho rằng nếu coi mại dâm là nghề thì phải có trường nghề, trường
đại học, cao đẳng, luận văn tốt nghiệp. Phải công nhận HHP rất giỏi
trong việc bóp méo sự việc. Thế có trường “đại học rửa chén”, “cao đẳng
đánh giày”, “luận văn tốt nghiệp bán vé số” không hả thầy Phước? Cũng
bóp méo sự việc tương tự như vậy khi chỉ vì một đề xuất về mại dâm mà
HHP phán “xuất phát từ lòng căm thù bịnh hoạn nào đó đối với chế độ hiện
tại của nước này vậy.
6. Trước đây, HHP đã có bài đọc trước Quốc hội bài đọc trước Quốc hội
bị chê tơi tả. Nhưng có lẽ do không biết tiếp thu, đến nay HHP vẫn có
cái nhìn rất lộn ngược về biểu tình. Nếu suy luận một cách Toán học thì:
Hiến pháp công nhận quyền biểu tình của người dân. Có luật hay không có
có luật, người ta vẫn có quyền biểu tình vì Hiến pháp cao hơn Luật.
Luật chỉ có vai trò cụ thể hóa quyền này: số lượng, thời gian, thủ tục
đăng ký biểu tình. Chính Luật (nếu có) sẽ hạn chế, ngăn ngừa sự lộn xộn,
mất trật tự của biểu tình. Không có Luật sẽ đồng nghĩa với muốn biểu
tình như thế nào cũng được. HHP lại hiểu rằng “Luật biểu tình nghĩa là
cho phép biểu tình, dẫn đến loạn, gây rối”… Đây là sai lầm rất căn bản
của HHP và của đông đảo “dư luận viên”. HHP nói “Biểu tình là để chống
lại chính phủ nước mình” tức là nói “hiến pháp cho công dân quyền… chống
lại chính phủ nước mình”!
7. Về vấn đề văn hóa từ chức, ngoài chuyện nịnh hót đáng xấu hổ, HHP lên
án văn hóa từ chức dữ dội. Việc nịnh hót xin để qua một bên (do đã xác
định không bàn đến “văn” HHP), thì việc “chửi” DTQ, HHP lại chửi chính…
cấp trên của mình! Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề
xuất: “Nếu sau 2 năm đối tượng có số phiếu thấp thì khuyến khích nên tự
nguyện từ chức thì không phải bỏ phiếu nữa, không phải cách chức nữa!”
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đồng tình: “Nên quy định thêm
quy chế từ chức, tạo nên văn hóa từ nhiệm, từ chức. Nhân dân và cử tri
rất mong Việt Nam có những trường hợp như thế khi không hoàn thành nhiệm
vụ được giao”. Thật ra, với tinh thần dân chủ, đa nguyên, việc HHP trái
quan điểm với DTQ, trái quan điểm với cấp trên là điều bình thường. Vấn
đề là HHP có dám làm một việc sau đây không: bê nguyên đoạn văn chửi
DTQ về văn hóa từ chức, thay ba chữ “Dương Trung Quốc” bằng “Nguyễn Hạnh
Phúc” hoặc “Nguyễn Thị Kim Ngân” rồi đưa cho ông Phúc, bà Ngân coi hay
không?
“Thay lời kết”
“Thầy Phước” có quan điểm khác với ông Dương Trung Quốc là một việc bình
thường. Chính vì vậy mà các vấn đề xã hội mới được đưa lên bàn bạc. Ông
Quốc đề nghị hợp thức hóa mại dâm không có nghĩa là ông Quốc thích mại
dâm. Bản thân tôi muốn hợp pháp hóa cá độ đá banh mặc dù chẳng bao giờ
cá độ. Tuy nhiên, “thầy” Phước suy luận ấu trĩ, nông cạn, hồ đồ không hề
tương xứng với bằng MIB. “Thầy” Phước có giỏi không? Chắc chắn giỏi hơn
thằng kỹ sư quèn như tôi rồi (thầy là thạc sĩ mà). Cho nên thầy rất
kiêu ngạo “như ta đây”. Chỉ có điều thầy viết sai chính tả chữ “bàng dân
thiên hạ”. “Bàn dân” chứ không phải “bàng dân”.
Nguyễn Đại – 19/2/2013
TB: Tôi dám chắc ông Phước sai chính tả chứ không phải lỗi đánh máy. Nếu đánh máy sai thì sẽ ra “bàm”, “bàh”, “bàb”, “bàj”.
(Dân luận)
Bauxite Việt Nam cầm chắc thua lỗ
Theo lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, sản xuất
alumin hiện chưa có lãi. Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng với giá
xuất hiện nay, xuất khẩu alumin là cầm chắc thua lỗ
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vừa công bố
về sản lượng sản xuất alumin tại Nhà máy Bauxite Tân Rai (Lâm Đồng)
trong năm 2013, trong đó sẽ xuất khẩu một phần lớn.
Hiệu quả mù mờ
Phó Tổng Giám đốc Vinacomin Trần Văn Chiều vừa cho biết cuối tháng
12-2012, Nhà máy Bauxite Tân Rai đã cho ra lò mẻ alumin đầu tiên và dự
kiến trong 6 tháng đầu năm 2013, nhà máy sẽ đi vào vận hành ổn định.
Theo ông Chiều, dự kiến cả năm 2013 sẽ sản xuất 300.000 tấn alumin,
trong đó dành phần lớn để xuất khẩu và khách hàng chủ yếu là Trung Quốc,
Malaysia. “Với giá xuất khẩu 340 USD/tấn theo kết quả đàm phán mới đây
thì Vinacomin vẫn chưa có lãi. Nếu điều kiện thuận lợi thì sang năm 2014
việc xuất khẩu alumin mới bắt đầu có lãi” - ông Chiều nói.
Tuy nhiên, trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, Tổng Giám đốc
Vinacomin Lê Minh Chuẩn cho biết đến thời điểm này vẫn chưa xuất khẩu
alumin mà còn trong quá trình đàm phán. Còn theo ông Nguyễn Thanh Liêm,
Trưởng Ban Nhôm - Titan của Vinacomin, hiện Vinacomin ký hợp đồng bán
hàng qua các nhà thương mại, sau đó họ bán cho khách hàng sử dụng nhưng
không nắm rõ là ai, ngoài ra có bán cho một số khách hàng Trung Quốc.
“Hiện giá xuất khẩu là 330 USD - 340 USD/tấn. Mức giá này nhìn nhận là
lãi hay lỗ còn căn cứ trên cơ chế, chính sách. Hiện một số đơn hàng có
giá bán là tại nhà máy, còn sau này là giá FOB” - ông Liêm phân trần.
Trước đó, trả lời báo chí, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinacomin Trần
Xuân Hòa bộc bạch: “Tân Rai là dự án bauxite đầu tiên mà tập đoàn thực
hiện nên phải làm rồi mới biết đến năm nào thì có lãi chứ khó có thể
khẳng định năm nào mới hết lỗ. Nếu đòi hỏi năm đầu tiên dự án có lãi
ngay thì không nước nào trên thế giới tính được. Ở đây phải nhìn nhận cả
đời dự án. Đối với những dự án đầu tư ở vùng sâu, vùng xa thì còn phải
được đánh giá cả những đóng góp đối với xã hội”.
Nhà máy alumin Tân Rai chuẩn bị xuất mẻ hàng đầu tiên. Ảnh: CAO NGUYÊN |
Nhìn nhận về mẻ alumin đầu tiên ra lò, TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc
Công ty Năng lượng sông Hồng (thuộc Vinacomin), chuyên gia kỳ cựu của
Vinacomin, cho rằng với giá bán 340 USD/tấn alumin thì không đạt mục
tiêu ban đầu đề ra và giá này thì Vinacomin nắm chắc lỗ lớn. Trung Quốc
là khách hàng lớn mua alumin, còn Malaysia thì sức mua có hạn. “Với giá
340 USD/tấn là ở cửa nhà máy hay tại cảng biển thì sẽ rất khác nhau vì
nếu ở cửa nhà máy thì giá đó còn lỗ ít nhưng nếu ở cảng thì lỗ rất nhiều
vì chi phí vận chuyển quãng đường 260 km là không nhỏ, chưa kể nhà máy
hoạt động dưới công suất 600.000/tấn năm thì thua lỗ là cái chắc. Nếu
dành phần lớn để xuất khẩu trong năm nay mà tập đoàn tuyên bố cũng khó
khả thi” - ông Sơn băn khoăn.
Đóng cửa dự án Nhân Cơ?
Mới đây, tại cuộc làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố không xây dựng cảng Kê Gà tại xã Tân Thành,
huyện Hàm Thuận Nam - Bình Thuận. Sau gần 5 năm, với 4 lần tuyên bố khởi
công rồi dừng lại, dự án cảng Kê Gà do Vinacomin làm chủ đầu tư đã
chính thức khép lại.
Ông Nguyễn Thanh Liêm cho biết trước quyết định của Thủ tướng, Vinacomin
sẽ phải xem xét lại dự án bauxite Nhân Cơ (tỉnh Đắk Nông). “Căn cứ vào
sản lượng dự án bauxite Nhân Cơ thì việc đầu tư cả một cảng lớn, hạ tầng
đường sá trong bối cảnh hiện nay cần phải được tính toán một cách tổng
thể” - ông Liêm phân tích.
TS Nguyễn Thành Sơn khẳng định: “Với sự trầy trật của Tân Rai, nay lại
thêm dự án cảng Kê Gà phải dừng thì dự án nhà máy alumin Nhân Cơ nên
đóng cửa hẳn dù đã đầu tư cũng phải chịu. Mới đây, Viện CODE - Liên hiệp
Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, sau khi khảo sát sản xuất alumin
tại Tây Nguyên mà tôi có trực tiếp tham gia, đã khuyến cáo Vinacomin cần
đề nghị Chính phủ cho dừng triển khai dự án Nhân Cơ cho đến khi kết
thúc việc thí điểm Tân Rai”.
Trả lời báo chí về khuyến cáo của CODE, ông Trần Xuân Hòa nói: “Chính
phủ chỉ đạo Vinacomin thực hiện thí điểm 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ,
Vinacomin phải làm theo chỉ đạo. Tuy nhiên, hiện nay nền kinh tế khó
khăn nên việc thiếu vốn là tình cảnh chung của nhiều dự án chứ không
riêng dự án bauxite”.
Giá thành cao hơn giá xuất
TS Nguyễn Thành Sơn nhận xét giá trị của Tây Nguyên là tài nguyên đất,
nước và sinh học... Với nguồn vốn tự có này, nếu Tây Nguyên được quy
hoạch tốt sẽ phát triển bền vững mà không cần phải khai thác bauxite để
gây ra nhiều hệ lụy. “Với việc khai thác bauxite không có lãi, thậm chí
lỗ thì chẳng nên làm và sớm hay muộn thì cuối cùng Nhà nước cũng phải
tính đến việc loại bauxite ra khỏi tiềm năng kinh tế của Tây Nguyên” -
ông Sơn nhận định.
Ông Sơn phân tích với 2 dự án bauxite thí điểm là Tân Rai và Nhân Cơ có
thể điều chỉnh vốn lên đến 1,5 tỉ USD nhưng lại đang bộc lộ quá nhiều
vấn đề mà giới khoa học đã cảnh báo như “bùn đỏ”, với công nghệ xử lý
của Trung Quốc đã quá lạc hậu gây ra nhiều hệ lụy.
“Cứ cho Tân Rai đạt 100% công suất thiết kế là 600.000 tấn/năm thì mỗi
năm nhà máy sẽ phải sử dụng khoảng 1,2 triệu tấn bauxite; 0,4 triệu tấn
than cám (giá tại Quảng Ninh khoảng 1,6 triệu đồng/tấn); 0,2 triệu tấn
than cục (giá tại Quảng Ninh khoảng 4 triệu đồng/tấn); 0,1 triệu tấn hóa
chất và đá vôi… Tính sơ lược, tổng chi phí vận hành nhà máy đã là 2.500
tỉ đồng/năm và giá thành alumin xuất xưởng tại Tân Rai tối thiểu phải
là 375 USD/tấn. Theo giá xuất hiện nay, mỗi tấn alumin lỗ trên dưới 40
USD.
Thế Dũng
(Người Lao Động)
Người Buôn Gió - Các dư luận viên đang làm gì?
Không ai rõ tên tuổi của đội quân 900 dư luận viên này. Một đội quân ẩn
mình trong bóng tối, trên mạng để lập những tài khoản ẩn danh. Đấu tranh
với bọn phản động. Những dư luận viên này chiến đấu như đội thuyền
không số ngày xưa, như những chiến sĩ tình báo vô danh trên mặt trận
truyền thông. Họ thầm lặng và không cần đến tên tuổi.
Hôm qua một bạn trên FB được một dư luận viên gửi tin nhắn nội dung rằng "Dư luận viên là những người tuyên truyền, giải thích cho nhân dân rõ đường lối, chính sách của Đảng. Để nhân dân hiểu đúng vấn đề trong chính sách. Hạn chế thế lực phản động tuyên truyền sai lệch."
Hôm qua một bạn trên FB được một dư luận viên gửi tin nhắn nội dung rằng "Dư luận viên là những người tuyên truyền, giải thích cho nhân dân rõ đường lối, chính sách của Đảng. Để nhân dân hiểu đúng vấn đề trong chính sách. Hạn chế thế lực phản động tuyên truyền sai lệch."
Bạn kia chuyển cho mình xem tin nhắn, à thì ra dư luận viên họ làm việc như vậy.
Mình cố gắng tìm kiếm hỏi han, xem có nhân dân nào gặp dư luận viên nào được họ giải thích không. Bóng chim, tăm cá. Chả ai thấy dư luận viên giải thích điều gì. Từ khi có nguồn tin là có dư luận viên, thì trên mạng lực lượng bênh lề phải nhiều trông thấy. Việc của họ là khi thấy clip nào ảnh hưởng đến đường lối, chính sách thì họ tranh nhau bảo - đm mấy thằng phản động làm clip giả, ảnh chụp giả, chắc đéo gì là thật, nhìn vậy nhưng chưa biết thế nào...
Những câu như thế chả bàn luận làm gì. Ở đây chỉ bàn đến lời nhắn của bạn kia thôi, dáng chừng còn có vẻ nghiêm túc với nghề dư luận viên.
Nhưng thắc mắc là đường lối của đảng và nhà nước thế nào mà phải cần đến các bạn dư luận viên giải thích. Viết bằng tiếng Phổ, tiếng La Tinh hay thổ ngữ Phi Châu chăng? Không, chủ trương đường lối bằng tiếng Việt đấy chứ. Có nghĩa không cần các bạn ấy phiên dịch, mà cần bạn ấy giải thích cho dân chúng hiểu đúng đường lối đưa ra.
Đến đây thì hơi lạnh gáy, chủ trương và đường lối là những điều gì? Mà khi đã vạch ra, viết ra rồi. tầm quan trọng ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia, dân tộc. Lẽ nào lại khó hiểu đến mức cần một đống người đi giải thích. Chủ trương và đường lối có phải mặt hàng mới ra của công ty thương mại nào đó đâu mà cần người tiếp thị, giới thiệu. Huống chi mặt hàng mới, người tiếp thị phải đeo biển, chường mặt, tên tuổi ra nói mới may ra có bà nội trợ dừng lại nghe. Đằng này cả đống dư luận viên chìm trong bóng tối thì giải thích cho nhân dân thế nào đây.
Xưa nay chỉ có trò bói toán, rút quẻ chữ nghĩa mênh mang vô định, mới nảy ra đám giải quẻ bói. Giải quẻ bói hiểu nôm na là người giải sẽ giải thích cho người có quẻ hiểu đúng sự việc. Đúng là thế nào thì có hậu vận sau này rõ, vì quẻ bói thì lơ mơ, người giải mỗi người một kiểu, người rút quẻ cũng hiểu mỗi người một kiểu.
Nhất định chủ trương đường lối không thể mơ hồ như quẻ bói, và dư luận viên cũng không thể là người giải quẻ bói. Vì chủ trương đường lối là thực tế rõ ràng, không mơ hồ huyễn hoặc được.
Thế chủ trương đường lối không phải bằng tiếng nước ngoài, không phải là quẻ bói, không phải là mặt hàng cần tiếp thị thì nó là câu đố chăng?
Là câu đố thì mới cần người giảng cho người hiểu, nó có thể là câu đố dân gian kiểu như.
Một đàn cò trắng phau phau
Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm.
Giải thích ra là những cái bát. Nhân dân nghe xong à vỗ đùi đét một cái, chủ trương, chính sách ta tài tình thật, nói cò hoá ra là bát. Tài đến thế là cùng... anh Đảng.
Không, chủ trương đường lối không thể là câu đố được, ai lại đi đánh đố nhân dân kiểu ấy.
Thế không phải câu đố, không phải quẻ bói, cũng chẳng phải ngoại ngữ, mặt hàng mới thì là gì. Là toán đố à, chắc toán đố mới cần người giải thích.
Không, chả phải, là toán đố thì nhiều vị lãnh đạo tập đoàn dốt toán lắm. Chủ trương, chính sách, đường lối mà giống toán đố thì các tập đoàn có mà vỡ nợ hết.
Thế chủ trương đường lối là cái gì mà dân khó hiểu đến mức phải cần đến dư luận viên hướng dẫn? Lẽ ra chủ trương, đường lối phải dễ hiểu để những người dân bình thường nhất cũng có thể hiểu được, nắm được mà thực thi. Như thế mới gọi là sâu sát vào quần chúng nhân dân.
Đằng này chủ trương, đường lối của nhà nước, đảng, chính phủ lại phải cần đến một bộ máy đông đảo nhân lực rải đi khắp nơi để giải thích về chủ trương, đường lối ấy thì thật ái ngại về kết quả thu được. Như vậy thành công của chủ trương, đường lối đến đâu hay không, lại phụ thuộc vào năng lực của người đi giải thích và trình độ tiếp thu của người được giải thích.
Than ôi, người tâm huyết trí óc vạch ra đường lối rồi, lại phải có người trung gian cũng phải tâm huyết và có trí óc để đi diễn giải cho nhân dân hiểu được đường lối, chủ trương ấy nữa. Rồi người dân phải để tâm trí cố mà tiếp nhận được nữa.
Như thế cũng khó chắc chắn, vì có thể đường lối, chủ trương dân có hiểu hay không lại phụ thuộc vào năng lực, trình độ của đám dư luận viên này.
Có khi để hiệu quả chắc chắn hơn, xin Đảng và Nhà Nước, Chính Phủ lập thêm mội đội quân nữa đi giải thích tuyên truyền cho nhân dân hiểu đúng cái điều mà các dư luận viên đã giải thích, tuyên truyền. Chuyện đường lối, chủ trương là quan trọng, cho nên thêm một tuyên truyền, giải thích như thêm một tầng tiền đạo nữa để chủ trương, chính sách được thông suốt đến cho người dân tốt hơn.
Viết đến đây mới giật mình nghĩ, thằng nào bố láo nghĩ ra cái tin nhắn ấy, làm ông mất công. Chủ trương, đường lối của Đảng và Chính Phủ, Nhà Nước là phổ cập toàn dân, khi đưa ra là phải dễ hiểu cho nhân dân. Đâu cần dư luận viên nào phải đi giải thích. Nói một đống người ngốn ngân sách đi giải thích về đường lối thì hoá ra bảo đường lối, chính sách là quẻ bói, toán đố, câu đố à?
Thế thì các dư luận viên đang làm gì?
Chịu, chẳng biết nữa. Có khi họ đang âm thầm toả đi còm men các FB cũng nên.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
Siết” vàng hay “siết” dân?
Mỗi cô con gái đi lấy chồng, "hiện vật" mẹ tôi cho là 2 chỉ vàng. Đứa
thì 2 cái nhẫn, mỗi cái một chỉ. Đứa thì một nhẫn 2 chỉ. Chị tôi được
những 3 cái nhẫn gồm 2 cái 5 phân và 1 cái 1 chỉ. Vàng của mẹ "lộn xộn"
như vậy là bởi lúc tiết kiệm được nhiều thì mẹ mua nguyên chỉ, ít hơn
thì 5 phân.
Thói quen giữ vàng của mẹ tôi và văn hóa giữ vàng của rất nhiều người Việt nói chung có lẽ bắt đầu từ việc tiết kiệm. Nhưng những 1 chỉ, 5 phân thậm chí 2 chỉ, 5 chỉ nhuốm đầy mồ hôi và công sức đó đang có nguy cơ bị mất giá trước thông tin chỉ vàng miếng SJC loại 1 lượng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép sản xuất hoặc tổ chức sản xuất mới được sử dụng trong giao dịch.
Nếu như trước kia giữ vàng để tiết kiệm thì mấy năm gần đây thói quen giữ vàng càng gia tăng vì vàng không những bảo toàn vốn trong khủng hoảng mà giá lại luôn tăng. Chuyện lãnh lương xong "bỏ ống" nửa chỉ, nhận thưởng xong mua 1 - 2 chỉ vàng là thường gặp ở nhiều nơi, nhiều gia đình. Chẳng nói đâu xa, hôm qua ngày Thần tài, vàng miếng loại 1- 2 chỉ cũng đắt như tôm tươi. Ai cũng muốn mua một miếng vàng nhỏ để cầu may cho cả năm. Điều đó cho thấy, mua - bán vàng miếng loại nhỏ hầu hết xuất phát từ thói quen và mục đích tốt đẹp của người dân. Và số người sở hữu vàng miếng loại nhỏ là rất nhiều. Vì thế, việc quy định chỉ vàng miếng loại 1 lượng mới được sử dụng trong giao dịch như Dự thảo thông tư hướng dẫn hoạt động mua bán vàng miếng trên thị trường của NHNN, chẳng khác nào ép giá vàng nhỏ, là tài sản, là mồ hôi nước mắt của người dân. Bởi nếu không được sử dụng trong giao dịch, giá của loại vàng này đương nhiên sẽ giảm, thậm chí còn giảm mạnh. Quyền lợi người dân, một lần nữa, bị ảnh hưởng nặng nề.
Nhìn lại suốt thời gian qua, hầu hết các chính sách liên quan đến thị trường vàng đều có chung một kết quả: người dân phải chịu thiệt thòi. Đầu tiên họ mất tiền chuyển đổi từ vàng miếng phi SJC sang vàng miếng SJC ngay khi thông tin về chính sách độc quyền thương hiệu vàng này được tung ra trên thị trường. Sau đó họ tiếp tục mất tiền vì mua phải vàng nhái, vàng giả thương hiệu SJC. Đến khi đã nắm vàng SJC trong tay thì lại đối mặt với rủi ro khi giá vàng trong nước luôn cao hơn giá thế giới 4 - 5 triệu đồng/lượng. Đến lúc này, họ một lần nữa lại đối diện với nguy cơ mất tiền nếu quy định trên được thông qua. Có thể rồi NHNN lại tuyên bố, các loại vàng lớn, nhỏ đều có giá trị như nhau, như cơ quan này đã từng tuyên bố các thương hiệu vàng đều có giá trị như nhau. Nhưng thực tế đã chứng minh, chỉ ngay sau thông tin độc quyền vàng miếng SJC được tung ra, giá vàng miếng phi SJC đã lao dốc không phanh. Rồi sẽ lại có một cuộc chuyển đổi khổng lồ từ vàng miếng loại nhỏ sang vàng miếng SJC loại 1 lượng. Rồi lại vàng nhái, giả vàng miếng SJC loại 1 lượng, rồi lại không dập kịp...
Về nguyên tắc, nếu có thiệt thòi khi thay đổi về cơ chế - chính sách, nhất là những thay đổi đó nhằm phục vụ cho mục tiêu quản lý nhà nước, thì người chịu phải là nhà nước. Nhưng các chính sách trên thị trường vàng đang khiến nhiều người đặt câu hỏi, họ "siết" vàng hay "siết" dân?
Thói quen giữ vàng của mẹ tôi và văn hóa giữ vàng của rất nhiều người Việt nói chung có lẽ bắt đầu từ việc tiết kiệm. Nhưng những 1 chỉ, 5 phân thậm chí 2 chỉ, 5 chỉ nhuốm đầy mồ hôi và công sức đó đang có nguy cơ bị mất giá trước thông tin chỉ vàng miếng SJC loại 1 lượng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép sản xuất hoặc tổ chức sản xuất mới được sử dụng trong giao dịch.
Nếu như trước kia giữ vàng để tiết kiệm thì mấy năm gần đây thói quen giữ vàng càng gia tăng vì vàng không những bảo toàn vốn trong khủng hoảng mà giá lại luôn tăng. Chuyện lãnh lương xong "bỏ ống" nửa chỉ, nhận thưởng xong mua 1 - 2 chỉ vàng là thường gặp ở nhiều nơi, nhiều gia đình. Chẳng nói đâu xa, hôm qua ngày Thần tài, vàng miếng loại 1- 2 chỉ cũng đắt như tôm tươi. Ai cũng muốn mua một miếng vàng nhỏ để cầu may cho cả năm. Điều đó cho thấy, mua - bán vàng miếng loại nhỏ hầu hết xuất phát từ thói quen và mục đích tốt đẹp của người dân. Và số người sở hữu vàng miếng loại nhỏ là rất nhiều. Vì thế, việc quy định chỉ vàng miếng loại 1 lượng mới được sử dụng trong giao dịch như Dự thảo thông tư hướng dẫn hoạt động mua bán vàng miếng trên thị trường của NHNN, chẳng khác nào ép giá vàng nhỏ, là tài sản, là mồ hôi nước mắt của người dân. Bởi nếu không được sử dụng trong giao dịch, giá của loại vàng này đương nhiên sẽ giảm, thậm chí còn giảm mạnh. Quyền lợi người dân, một lần nữa, bị ảnh hưởng nặng nề.
Nhìn lại suốt thời gian qua, hầu hết các chính sách liên quan đến thị trường vàng đều có chung một kết quả: người dân phải chịu thiệt thòi. Đầu tiên họ mất tiền chuyển đổi từ vàng miếng phi SJC sang vàng miếng SJC ngay khi thông tin về chính sách độc quyền thương hiệu vàng này được tung ra trên thị trường. Sau đó họ tiếp tục mất tiền vì mua phải vàng nhái, vàng giả thương hiệu SJC. Đến khi đã nắm vàng SJC trong tay thì lại đối mặt với rủi ro khi giá vàng trong nước luôn cao hơn giá thế giới 4 - 5 triệu đồng/lượng. Đến lúc này, họ một lần nữa lại đối diện với nguy cơ mất tiền nếu quy định trên được thông qua. Có thể rồi NHNN lại tuyên bố, các loại vàng lớn, nhỏ đều có giá trị như nhau, như cơ quan này đã từng tuyên bố các thương hiệu vàng đều có giá trị như nhau. Nhưng thực tế đã chứng minh, chỉ ngay sau thông tin độc quyền vàng miếng SJC được tung ra, giá vàng miếng phi SJC đã lao dốc không phanh. Rồi sẽ lại có một cuộc chuyển đổi khổng lồ từ vàng miếng loại nhỏ sang vàng miếng SJC loại 1 lượng. Rồi lại vàng nhái, giả vàng miếng SJC loại 1 lượng, rồi lại không dập kịp...
Về nguyên tắc, nếu có thiệt thòi khi thay đổi về cơ chế - chính sách, nhất là những thay đổi đó nhằm phục vụ cho mục tiêu quản lý nhà nước, thì người chịu phải là nhà nước. Nhưng các chính sách trên thị trường vàng đang khiến nhiều người đặt câu hỏi, họ "siết" vàng hay "siết" dân?
Nguyên Khanh (Thanh niên)
Lễ hội đầu xuân ở Việt nam đang mất đi ý nghĩa đích thực
Khách hành hương đi hái lộc đầu xuân tại chuà Trấn Quốc 14/02/2013 (Reuters) |
Sau Tết Nguyên đán, một mùa lễ hội đang mở ra khắp nơi tại Việt Nam.
Cũng như nhiều năm gần đây, không ít người có tâm huyết với văn hóa
truyền thống ở Việt Nam không khỏi băn khoăn lo lắng về tình trạng biến
tướng, thương mại hóa xô bồ trong các họat động lễ hội, vốn được coi là
nơi hội tụ sức sống của văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện tại Hà Nội
Mùa lễ hội đầu xuân ở Việt Nam, mới chỉ bắt đầu được ít ngày nhưng cũng
đã xuất hiện trở lại những lộn xộn làm mấy đi ý nghĩa cao đẹp của họat
động văn hóa này. RFI phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, Viện nghiên
cứu Hán Nôm tại Hà Nội về hiện trạng họat động lễ hội đầu xuân ở Việt
Nam.
RFI : Xin thân chào Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, thưa anh, chắc hẳn đầu
xuân này anh cũng đã tham dự nhiều lễ hội. Xin anh cho biết một vài nhận
xét về họat động lễ hội đầu xuân năm nay tại Việt Nam ?
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện : Sau những ngày Tết Nguyên Đán, lễ hội ở khắp
nơi đã được mở ra, từ lễ hội làng, lễ hội vùng rồi lễ hội quốc gia. Có
những lễ hội chỉ kéo dài trong một ngày, có những lễ hội kéo dài vài
ngày, thậm chí có những lễ hội được kéo dài hết cả ba tháng mùa xuân, đó
là lễ hội Chùa Hương và lễ hội Yên Tử. Một mùa lễ hội đang đến và chúng
ta thấy cũng giống như mọi năm thì năm nay lễ hội đầu xuân ở Việt Nam
đã được mở ra khắp tất cả các nơi. Gần như là tỉnh nào cũng có những lễ
hội lớn.
Trong truyền thống của chúng ta thì lễ hội chính là một phần của văn hóa
và đạo đức của toàn xã hội. Đây là một dịp để người ta tưởng nhớ đến tổ
tiên, cầu phúc và để ôn lại lịch sử, thể hiện niềm tôn kính đối với các
vị anh hùng dân tộc, với Phật với Thánh. Các nhà nghiên cứu văn hóa cho
rằng lễ hội chính là một cái nơi hội tụ sức sống của dân tộc, sức sống
của văn hóa Việt Nam từ ngàn xưa để lại. Thực trạng của lễ hội trong mấy
năm gần đây cho thấy có rất nhiều vấn đề, để lại một cái sự ưu tư lo
lắng, lo lắng lắm, trong lòng những người nghiên cứu văn hóa và những
người còn thiết tha với nền văn hóa lâu đời và đầy truyền thống nhân bản
của Việt Nam hôm nay.
RFI : Cụ thể những lo lắng của các anh đó là những điều gì ?
TS Nguyễn Xuân Diện : Các lễ hội đã được mở ra rất nhiều. Những cái lễ
hội đầu xuân này thường là những lễ hội gắn với truyền thống và lịch sử
của đất nước. Nhưng những điều này thực sự là không được những nhà tổ
chức hay là những nhà quản lý văn hóa, ở đây là bộ Văn hóa, quan tâm cổ
vũ cho cái điều đó. Cái nền cảnh của những truyền thống lịch sử của đất
nước thì như một cái cớ để cho những người làm công tác quản lý văn hóa
mà cụ thể là bộ Văn hóa, sở Văn hóa của các tỉnh, dựa vào đấy để làm lên
những cái lễ hội ầm ĩ lòe loẹt, thu hút sự quan tâm của mọi người với
một sự ồn ào và sự lệch lạc, đem lại những cái lo lắng lớn lắm.
Chẳng hạn như chuyện về tâm linh, chuyện về văn hóa thì gần đây ở trong
nước ta đã dấy lên rất là nhiều. Nhưng mà thực sự ra, những người làm
quản lý văn hóa của Việt Nam chỉ dựa vào những cái hào quang của truyền
thống lịch sử để mà cổ súy cho những cái lệch lạc, mê lầm của dân chúng.
Tôi lấy ví dụ như là lễ hội đền trần tổ chức vào đêm 14 tháng Giêng.
Đáng lẽ đây phải là nơi để giáo dục hào khí Đông Á và tinh thần yêu nước
thì ngườii ta lại biến chuyện đó thành ra lại cổ súy cho cái chuyện ấn
triện, thăng tiến rồi lợi lộc, rồi mua quan bán chức, thậm chí có sự
tham gia của cả lãnh đạo cao cấp. Đáng lẽ ra đền Trần Thương ở tỉnh Hà
Nam hay là đền Bà chúa kho ở Bắc Ninh phải là những nơi ở đó giáo dục
tinh thần tận tụy và liêm chính, trách nhiệm đối với kho dự trữ của Nhà
nước, thì lại thành ra nơi mặc cả, vay mượn mua bán quàng xuyên.
Vừa rồi mùng bảy tháng Giêng lễ hội Tịch điền và tới đây nữa là lễ hội
đàn xã tắc, đáng lẽ phải là nơi giáo dục lòng kính trọng đối với những
người làm nông nghiệp, trọng nông thuần phác thì lại biến ra thành những
nơi tụ tập đông người, lòe loẹt, cờ đèn kèn trống. Thật là vô cùng lo
ngại đấy.
Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng có phát biểu trên báo chí là : Ở đâu mà
lòng người bất an thì, xã hội bất trắc thì mê tín dị đoan cũng có cơ hội
nhiều, như cỏ dại gặp đất hoang. Tôi thấy rằng qua nhìn cái tâm thế của
những người đi lễ hội ở Việt Nam hôm nay trong mùa xuân này, thậm chí
mới chỉ có 10 ngày nay thôi, chúng ta thấy rằng là chưa có bao giờ mà
lòng người lại bất an, xã hội lại bất trắc như hôm nay.
Người dân gần như không tìm được niềm tin nơi trần thế cho nên đành phải
tìm kiếm trong niềm tin hoang mang vũ trụ. Các nhà quản lý thì cũng
không làm được việc gì để mà định lại các chuẩn tắc cho lễ hội hoặc là
hướng dẫn mọi người đi lễ hội như thế nào, gần như bỏ mặc người dân
trong một cái cuộc hành hương đi vào lễ hội, tín ngưỡng như là đi vào
bến lú sông mê như hiện nay.
RFI : Còn một thực tế, nhiều năm qua hoạt động lễ hội vẫn cứ nhếch
nhác và biến tướng theo hướng thương mại hóa. Đây là do người dân không
hiểu được hết giá trị của lễ hội hay là do cách quản lý của cơ quan văn
hóa cứ để thả nổi ?
TS Nguyễn Xuân Diện : Về vấn đề này có cả hai. Thứ nhất người dân không
hiểu hết giá trị của lễ hội. Các nhà quản lý văn hóa phải chịu trách
nhiệm trong vấn đề này. Bởi vì ở các lễ hội như thế, người dân không
dược hướng dẫn một cách tỉ mỉ, không được giáo dục truyền thống một các
sâu sắc và chuẩn tắc. Những nhà quản lý văn hóa thì gần như mới chỉ làm
được cái việc như thu xếp chỗ gửi xe, rồi thu tiền nơi ăn ở.
Chính vì vậy người ta đi đến lễ hội, đã không bằng sự chính tâm như ngày
xưa mà người ta đến với lễ hội với những lời cầu khẩn rất là quyết liệt
nhưng mà đầy mê lầm, bằng những mâm phàm tục để mặc cả với thần thánh,
bằng những đồng tiền lẻ rải khắp lên tượng Phật tượng Thánh và bằng
những cuộc nhậu nhẹt say sưa bên những bàn nhậu thịt thú rừng, ở cả đất
Phật Hương Sơn lẫn bên chùa Yên Tử.
Sau đó là xả rác không thương tiếc. Họ đi đến lễ hội chỉ là để chen chân
như vậy thôi. Những lời khấn nguyện với Phật thánh cầu nguyện cho quốc
thái dân an, tri ân thì không được người dân thực tâm thực hiện đâu. Cái
này trách nhiệm là của các nhà quản lý văn hóa.
Những nhà nghiên cứu thì rất lo lắng rằng các cơ quan văn hóa hiện nay
chỉ lo làm thế nào cho nó không xảy ra chết người, lo làm sao cho có an
ninh trong lễ hội thôi, chứ còn hướng dẫn về mặt văn hóa thực sự, về sự
tích của các ngôi đền, ngôi chùa, về phép tắc khi đến cửa Phật cửa thánh
thì không được cơ quan quản lý văn hóa hoặc là các nhà đền người ta
hướng dẫn. Tôi cho là trách nhiệm này của cả người dân và kể cả các cơ
quan quản lý văn hóa.
Xin thành thật cảm ơn TS Nguyễn Xuân Diện.
Anh Vũ (RFI)
Vụ “Bệnh viện trả về, bệnh nhân sống lại”: Bệnh viện không sai!?
Ngày 20-1, BS Cao Việt Dũng, PGĐ Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa, cho biết
đã tiến hành kiểm thảo các y, bác sĩ liên quan đến vụ ông Nguyễn Văn
Mừng, 79 tuổi ở phường Vạn Thạnh, TP Nha Trang- Khánh Hòa “sống lại”
sau khi bệnh viện cho người nhà đem về lo hậu sự (Báo Người Lao Động
ngày 17-2).
Ông Mừng khỏe mạnh trở lại
Theo bác sĩ Dũng, các bác sĩ đã làm đúng khi tiên lượng, thông báo tình
hình bệnh tật ông Mừng và người thân của bệnh nhân này đã làm bản cam
kết chịu hoàn toàn trách nhiệm khi xin được đưa ông Mừng về. Cũng theo
bác sĩ Dũng, những ca bệnh như trường hợp của ông Mừng thường có tỷ lệ
tử vong cao, việc tỉnh lại rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, qua sự việc
lần này bệnh viện sẽ chấn chỉnh lại việc khám chữa bệnh.
Giấy xuất viện theo đề nghị của gia đình ông Mừng
Anh Nguyễn Văn Hoàng, con trai ông Mừng thừa nhận là đã làm cam kết vì
sợ ông Mừng qua đời ở bệnh viện phải đưa vào nhà xác. Tuy nhiên anh
Hoàng cho rằng, vì bác sĩ đã nói ông Mừng không thể qua khỏi nên mới
làm cam kết.
K.Nam (Người Lao động)
Năm mới thiền với cái loa
Đây thôn Liễu Hạ. Quê tôi bên cạnh sông Bồ.
Có những cặp loa truyền thanh công cộng làm việc bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông… Xuân. Sáng sớm từ 5 giờ sáng đến 6 giờ 30. Tối từ 5 gờ 30 đến 7 giờ tối. Hệ thống loa mới hiện đại không dây, âm thanh tuyệt hảo nghe rõ mồn một như xé tai nhét vào. Hai cái loa bắt ngay trên nóc cột điện phía trước nhà tôi ở xóm Kên. Mỗi lần phát thanh thì cả xóm không còn nghe tiếng gà kêu, chó sủa… Người trong nhà nói với nhau phải ra dấu bằng tay vì tiếng loa chan chát ở bên tai.
Có một thuở trên quê tôi cần đến cái loa vì trong làng chỉ có dăm ba nhà kha khá mới sắm nổi cái “đài” nghe riêng. Nhưng hôm nay đang có máy truyền hình, máy truyền thanh băng dĩa, mạng truyền thông internet… thế mà những cái loa công cộng vẫn sống mạnh, sống hùng như xe thời gian và trục địa cầu chưa hề chuyển bánh.
Cách 30 năm tôi mới về quê ăn Tết. Đang hưởng hạnh phúc nghe cháu nhỏ ríu rít chuyện quê mình thì thình lình tiếng loa ré lên như muốn bứt phá không gian tĩnh lặng của một làng quê bao quanh với những đồng lúa. Người làng tôi như chú Điền* thì gọi là “đài dói” – kêu không nghe thì phải dói – để làm mốc thời gian cho giờ hẹn: “Cháu sẽ gặp chú ở cổng làng để đi bộ thể dục khi ‘đài dói’ nghe.” Nghĩa là chúng tôi sẽ gặp nhau lúc 5 giờ sáng! Có một thuở, khi nghề nông đi vào hợp tác xã, người xã viên thức dậy cùng với tiếng loa đầu tiên để ra đồng làm việc. Người nông dân vất vả làm việc nhưng số lúa gạo được chia từng mùa vẫn không đủ ăn. Trên quê tôi, tình trạng thiếu ăn, đói miếng đã vượt qua nhờ giống lúa mới từ miền Nam ra, có sản lượng gấp ba bốn lần giống lúa cũ và phương thức canh tác nông trường tập thể kiểu Tàu đã được chuyển qua lối canh tác tư nhân. Nhưng cái biểu tượng “đài dói – đói dài” vẫn còn tại thế! Nhân loại xưa nay vẫn lao đao vì hai đối cực khủng hoảng: Khủng hoảng thừa và khủng hoảng thiếu. Khủng hoảng thiếu của âm thanh làm cho con người đối diện với hư vô; khủng hoảng thừa âm thanh cũng làm cho lòng người điên đảo.
Căn gác ngôi nhà thừa tự của chúng tôi đối diện với miệng loa mở rộng. Chiếc loa tròn vành vạnh với cục cồi ở giữa, trong bóng tối nửa vời trông như miệng thầy pháp đọc bùa chú trừ ma ếm quỷ. Những ngày đầu, tôi muốn điên lên vì sự khuấy động dai dẳng thành bức xúc. Tôi cố gắng bưng tai, rồi nhét bông vào tai. Nhưng được năm ba bữa thì tiếng loa như chui vào mũi, vào miệng mà phát ra. Sớm sớm, thú tiêu khiển của tôi là uống nước trà và ngồi định tâm từ khi trời chưa sáng. Và buổi chiều, thật là êm đềm và hạnh phúc khi được quây quần ăn cơm chiều cùng gia đình với những câu chuyện vui buồn trong ngày được tuổi trẻ và tuổi già kể cho nhau nghe trong tiếng cười dòn tan. Bây giờ tiếng loa giúp cho bữa ăn nhanh hơn vì mọi người chỉ có việc ăn với tiếng loa đầy mâm cơm, chẳng ai nói với nhau lời nào vì tiếng loa to hơn tiếng nói. Suốt bữa cơm gia đình, chỉ còn biết nói với nhau bằng mắt, bằng tay cho đến cuối bữa rồi buông đũa và ai lo việc nấy. Tôi được cái lợi là dù mưa hay nắng cũng bắt đầu vội vàng đi bộ trên những con đường làng và những cánh đồng vắng thoát ra ngoài âm hưởng của tiếng loa. Nhưng sớm và tối đi bộ đến 3 giờ đồng hồ ở tuổi về hưu thì chân khổ hơn tai. Đi được vài ba ngày thì chân sưng lên vì vận động quá mức bình thường. Thà để tai chịu trận vẫn dễ chịu hơn là khớp xương chân đau nhức.
Suốt hai tuần đi bộ siêng năng như chiếc loa phát hoài không mõi nản. Tôi quyết định ngồi lỳ ở nhà. Trước thì chỉ ngồi định tâm nhưng bây giờ thì phải ngồi “thiền” thật sự. Ba ngày đầu, tôi muốn bỏ cuộc. Âm thanh có khi cũng nhồi lên, lượn xuống đánh vào bờ tai như đi thuyền nan gặp sóng lớn. Trong tôi, bắt đầu xuất hiện hai nhân vật: Động và Tĩnh từ một góc khuất nào đó lên tiếng.
Động nói:
- Thế nầy là quá lắm! Mỗi ngày chỉ có hai buổi sinh hoạt chính cho gia đình trong ngày mà đã mất 3 giờ nghe “đài dói” rồi thì ý nghĩa đời sống thường nhật thành ra lao đao và vô vị quá.
Tĩnh nói:
- Biển cả luôn luôn gầm thét mà hải đảo vẫn im lìm mới chung sống hòa hợp với nhau từ thuở khai thiên lập địa đến bây giờ; đó là cái lý của trời đất. Cảnh động làm tâm động theo; đó là cái lý của phàm nhân. Đài dói mà lòng ta vẫn tĩnh; đó là cái lý của hành giả.
Hmm… không biết ông “hành giả” ấy là ai mà chảnh chọe đến thế. Ban đầu, tôi ghét cái anh Tĩnh. Tôi ước chi nắm được anh ta để sớm sớm, chiều chiều bắt ngồi trước mặt nhà tôi mà nghe loa cho bớt “chảnh”. Nhưng khổ nỗi, tôi càng cố tìm thì anh ta càng mất hút. Những lúc ngồi định tâm theo lối… thiền tọa, cái tâm niệm của tôi bị vướng vào cuộc truy đuổi không ngừng nghỉ về anh Tĩnh mà tôi cho là gàn bướng ấy khiến tôi lơi dần cuộc đối kháng thầm lặng giữa mình và cái loa huyên náo. Cái loa cứ phát ra rả, tôi càng lắng nghe rõ hơn lời anh Tĩnh. Tôi suy nghĩ về Như Lai – về Tathàgata – là bậc thấy rõ tường tận sự thật của vạn pháp nên không đến, không đi, không bị đời uế nhiễm. Tôi nhớ lời Lục Tổ “như thị, như thị”; thấy vậy là vậy, tự nhiên như nhiên. Tất cả đều vốn có như thế nên chẳng từ đâu đến và cũng chẳng đi về đâu. Cái loa là cái loa. Nó được làm ra để phát ra tiếng động. Như tôi sinh ra làm người, có hai tai để nghe, có cái miệng để nói. Ghét cái loa cũng như ghét khẩu súng. Khẩu súng đâu phải là kẻ sát nhân, cái đàn không phải là nhạc sĩ, lời kinh đâu phải sự giác ngộ mà tất cả chỉ là phương tiện lành hay dữ đưa đến bờ thiện, ác. Nhưng cứu cánh đã nằm sẵn trong phương tiện và ngược lại. Không thể nào dùng tâm độc ác để thành tựu yêu thương hay nói lời dối trá để làm người trung thực. Khẩu “xà” không bao giờ đến từ tâm “Phật” và đã là tâm “Phật’ thì không thể có khẩu “xà”!
Đêm Giao Thừa năm Quý Tỵ 2013 là một thời điểm thật khó khăn cho tôi. Cái loa mở hết tốc độ từ 5 giờ chiều đến quá Giao Thừa. Trước bàn thờ hương chong đèn rạng giữa thời khắc thiêng liêng nhất trong năm, tôi nghĩ mình khó lòng mà tập trung được tâm thành để nói lời khấn nguyện. Trong năm cảm xúc thuộc lý tính và cảm tính là tiếng động, mùi hương…vị, xúc, pháp thì tiếng “đài dói” đã lấy đi gần hết thảy. Âm thanh bùng lên giữa thời khắc cần lắng đọng sẽ làm uế nhiễm khả năng thẩm thấu mùi nhang trầm thanh thoát, vị ngọt ngào của quê hương, cảm giác êm đềm trong không gian quê mẹ và khung cảnh trầm lắng giữa phút Giao Thừa.
Rồi cũng đến giờ tiễn năm cũ mừng năm mới. Trong phút Giao Thừa tống cựu nghinh tân ấy, trước bàn thờ nghi ngút khói hương, tôi mặc áo dài khăn đóng, kính cẩn đánh một hồi chuông. Tuy tiếng chuông nhỏ như hơi thở khói sương trong âm thanh náo động của tiếng loa; nhưng thật lạ lùng, âm thanh nhỏ bé và sâu lắng đó đã nói lên một sự thật lặng im: Ta là ta, đến cũng là đi; tiếp cận với tất cả nhưng cũng chẳng hề dính mắc vào đâu cả. Tôi lắng mình dõi theo tiếng chuông Giao Thừa thanh thoát và quên đi tạp âm của tiếng loa, tiếng máy xe hay tiếng gọi bầy đàn của vạn vật đang mang mùa Xuân qua ngõ đời đầy vọng tưởng.
Đứng một mình trên sân thượng của ngôi nhà thừa tự, nhìn pháo hoa đón Năm Mới bừng lên rực rỡ trên bầu trời xứ Huế, tôi liên tưởng đến hỉnh ảnh tương tự trên bầu trời Cal-Expo của thành phố thủ phủ Sacramento, tiểu bang California – nơi tôi đã sống ba mươi năm – để cảm thấy thế giới nầy đang nhỏ lại. Nhỏ hay lớn chỉ là một khái niệm tương đối. Nhỏ lại như một Lỗ Đen; rồi một ngày nào đó sau tiếng nổ Big Bang sẽ sinh ra một vũ trụ vô biên. Quê tôi cách nơi tôi sinh sống mười bảy giờ bay, nhưng khi nhớ thương thì hai nơi thành một, nhưng khi chán ghét thì rất dễ trở thành “vô gia cư” trong chính căn nhà thừa tự của mình.
Sau Giao Thừa, tiếng loa im bặt. Có những âm thanh và dòng nước trôi đi không bao giờ trở lại và cũng chẳng còn ai nhớ, ai quên. Nhưng trong lòng tôi, dư âm của tiếng chuông vẫn còn ngân nga như lộc Xuân trên chậu mai vàng vừa hé nở cánh hoa đầu tiên.
Liễu Hạ thôn, một ngày đầu Xuân 2013
©Trần Kiêm Đoàn
--------------------
*Người công dân đã gởi thỉnh nguyện đề nghị chính quyền nên dẹp hệ thống loa truyền thông công cộng vì đã quá lỗi thời và xâm phạm quyền tự do riêng tư căn bản của con người.
Nhà nước đánh bạc với dân qua trò chơi "xổ số" ?
Theo tập tục tập quán tết cổ truyền thì không thể thiếu những sòng bạc
được dựng lên sau những bữa cơm gia đình, để anh em bạn bè vui vẻ chơi
vài ván mục đích là để xem hên xui. Thường thì nhà nước mắt nhắm, mắt mở
trong ba ngày tết để người dân chơi cờ bạc thoải mái. Nhưng sau ba ngày
tết, công an và du kích thường vào cuộc, chúng lùng sục để bắt những
con bạc với mục đích là cướp lấy trọn số tiền. Và bắt phạt rất nặng
những con bạc, có khi còn bắt đi tù, để dân sợ không dám chơi. Trong khi
đó, để dân gom tiền của mình, và đánh bạc với nhà nước, nhà nước sẽ là
chủ sòng bạc, thông qua trò chơi "xổ số", mỗi năm nhà nước thu được 80
đến 100 ngàn tỷ tương đương với 4 đến 5 tỷ USD bằng 50% lượng kiều hối
của Việt Kiều gửi về và bằng 5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cả năm
2012.
Hiện tại, tất cả những tỉnh-thành đều mở công ty TNHH 1 thành viên xổ số
kiến thiết trực thuộc nhà nước quản lý. Gọi là đánh bạc bởi lợi nhuận
từ các công ty trực thuộc nhà nước kia không bao giờ kiến thiết bất cứ
một công trình nào, mà chỉ mị dân với hai từ kiến thiết mà thôi. Hình
thức xổ số mà nhà nước là chủ còn lại dân là con bạc. Việt Nam có 63
tỉnh thành và 5 thành phố trực thuộc trung ương. Mà mỗi tỉnh đều có một
công ty xổ số mở một tuần một lần nhưng lãi thì lên đến hơn ngàn tỷ một
năm, vậy hàng năm, nhà nước thu lợi cả trăm ngàn tỷ của dân thông qua
trò chơi "xổ số".
Ở Mỹ và các nước phương tây họ cũng mở xổ số, nhưng nếu tuần này người
dân không trúng giải tiếp tục được phát cho đợt sau, cứ thế nhân lên cho
đến khi người trúng mới thôi. Còn ở Việt Nam nếu mở mà không có người
trúng hoặc người trúng đã mất tờ số, thì tiền thưởng sẽ được sung vào
công quỹ nhà nước ngay tức khắc. Cho nên lợi nhuận mà ngành xổ số mang
lại thật là khủng khiếp. Nếu đem 68 tỉnh thành nhân với lợi nhuận 1560
tỷ 106 ngàn tỷ đồng tương đương với 5 tỷ mỹ kim. Tôi sẽ chứng minh cho
các bạn thấy ở sau:
Tôi tình cờ được tham dự một buổi tất niên của công ty xổ số KT TP Hồ
Chí Minh, xin miễn nói lý do khi nghe đến đoạn báo cáo tổng kết doanh
thu cả năm đạt hơn sáu ngàn tỷ, lợi nhuận hơn ba ngàn tỷ. Tôi giật mình
hỏi anh đại lý vé số ngồi gần bên cạnh và được anh giải thích: "Do đặc
thù của ngành xổ số cứ năm nào khủng hoảng, các doanh nghiệp phá sản
nhiều, người dân không có việc làm, kinh tế trì trệ thì doanh thu của xổ
số càng cao bởi người dân sẽ mua càng nhiều với mong muốn sẽ trúng số
và bớt khổ". Còn lợi nhuận của xổ số TP Hồ Chí Minh được sổ tuần hai lần
nên doanh thu cũng gấp đôi các tỉnh còn lại ở khu vực.
Tôi hỏi tại sao họ lại lợi nhiều thế vậy anh? Anh trả lời: "Hàng tuần
các công ty xổ số đều phát hành bán ra chừng 70 tỷ tiền vé cho một lần
phát hành. Trừ chiết khấu hoa hồng cho đại lý 15% tiền trả lương, trả
giải thưởng khoản 50% họ lợi một tuần khoản 30 tỷ nhân một năm là 52
tuần, vậy một công ty xổ số lợi nhuận một năm 1560 tỷ"
Ủa sao anh tính chính xác thế? thì được anh trả lời: "Tôi làm đại lý vé
số gần 20 năm nay mà. Theo thông lệ, đúng 15 giờ chiều là thời điểm cuối
cùng các đại lý phải trả vé lại cho công ty SXKT. Bằng cách báo những
vé số không bán được và niêm phong lại, tầm 16g30 là công ty sẽ mở giải
những tờ vé không bán được mà trúng thì coi như công ty của họ được
hưởng, hoặc những tờ vé số trúng nhưng bị rách, hoặc mất đều sung vào
công quỹ. Nên lợi nhuận họ mới khủng khiếp như vậy đó em."
Vậy thì các đại lý như anh giàu phải biết, bởi hoa hồng lên đến 15% còn
gì? Anh lại tiếp tục giải thích: "Năm nay bộ tài chính mới ra luật, thay
vì thiếu 28 ngày mới trả tiền lại cho công ty, nay chỉ còn có 24 ngày,
họ cắt bốn ngày, sợ quay vòng còn không kịp nữa đây này, chứ đầu năm bọn
anh phải bỏ tiền ký quỹ, không được tính lãi mất mấy trăm triệu cho một
công ty xổ số đó. Đại lý cấp 1 như anh chỉ được có 2% thôi, coi như lãi
ngân hàng đó mà, còn lại người bán lẻ được hưởng 10% và các đại lý cấp 2
cấp 3 nữa chứ. Ở đâu ra mà hưởng nhiều thế hả em? Nghe đâu năm nay, Bộ
Tài chính còn siết lãi 2%, như vậy, chỉ còn 13% hoa hồng mà thôi. Vậy
nên, các đại lý phải tính vào người bán lẻ, chứ bỏ vốn mà không có lời
thì khỏi làm em ạ."
Tôi lại hỏi tiếp: "Vậy người bán lẻ là giàu nhất hả anh?" Anh cười và
nói: "Giàu cái búa! Mày chọc anh hả? Những người bán vé là những người
khổ nhất, họ phải thức khuya-dậy sớm, phải đội nắng-đội mưa để đi bán.
Những hôm ốm đau không đi bán được thì ngày đó treo niêu chứ ở đó mà
giàu? Có ai bán vé số mà giàu bao giờ đâu? Đường cùng mới phải bán số mà
thôi. Nếu năm nay nhà nước cắt hoa hồng thì chỉ khổ thằng bán số mà
thôi, bởi họ sẽ lãnh đủ"
Tôi chợt buồn khi nghĩ đến những ông bà già, những người tàn tật, những
trẻ nhỏ mồ côi đang lang thang bán vé số trên khắp các nẻo đường của
Việt Nam sẽ bị mất thêm một khoản tiền 20% lợi nhuận của mình, mà lòng
tôi se lại! Tại sao họ những người tự xưng mình là "đỉnh trí tuệ" lại đi
xà xẻo tiền của những người bần cùng nhất của xã hội này nhỉ? Trong khi
lợi nhuận khổng lồ từ việc bán vé số lại không mang đến hạnh phúc cho
chính những người bán vé số, mà là làm giàu cho đảng mà thôi? Câu trả
lời đó cứ ám ảnh tôi trong cái tết này mà không có câu trả lời.
Tối nay, tôi đang ngồi hóng mát ở trước nhà thì thấy một em bé dẫn theo
một bà già ngồi xe lăn tiến thẳng về phía mình em chìa ra một xấp vé số
và nói: "chú ơi mua giúp cho cháu mấy tờ đi từ chiều đến giờ cháu chưa
có bán được tờ nào cả".
Tôi nói: "Em đi chỗ khác mà bán đi anh không mua đâu".
Nhưng em bé cứ nài nỉ và khi nhìn ánh mắt thất vọng của em bé và bà mẹ
ngồi xe lăn. Thấy thế, tôi bảo: "Thôi, anh sẽ mua hai tờ, em lựa cho anh
mỗi loại một tờ", rồi tôi cầm 20.000 đồng đưa cho em, khi em lựa xong,
em liền đưa tôi hai tờ vé số. Tôi bảo em: "Cầm lấy một tờ và đưa cho Mẹ
(em) một tờ. Anh lì xì đó, biết đâu ngày mai em trúng thì mẹ con em bớt
khổ hơn, em có tiền đi học và Mẹ có tiền chữa bệnh nữa! Em nhớ là không
được bán tờ số anh cho đó nghen!". Tôi nhìn thấy ánh mắt vụt sáng lên
trong em, em liên miệng cám ơn tôi và tiếp tục đẩy Mẹ đi vút vào bóng
đêm.
Như vậy, khi bạn mua 1 tờ số để giúp đỡ cho những người già, hay trẻ em
lang thang cơ nhỡ, là bạn đang đánh bài với nhà nước và đang góp phần
làm giàu cho nhà nước XHCN. Và đảng sẽ sử dụng số tiền đó để nuôi một
bầy an ninh, để gia tăng đàn áp những người yêu nước và những người bất
đồng chính kiến chứ không phải bạn đang giúp đỡ cho một người nghèo khổ
bởi nhà nước thì giàu mà người bán số không khi nào hết khổ.
Sài Gòn, ngày 12 tết 2013
Cù Huy Hà Bảo
(DLB)
Điều động bốn Phó trưởng Ban Kinh tế
Ngày 19/1, ông Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, đã trao quyết
định nhân sự của Bộ Chính trị cho bốn Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Theo đó, các ông Phạm Xuân Đương, Ủy viên Trung ương Đảng, thôi giữ chức
Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên; ông Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên Trung ương
Đảng, thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn; ông Đinh Văn Cương, Ủy viên
Trung ương Đảng, thôi giữ chức Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo
Tây Bắc và ông Bùi Văn Thạch, thôi giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung
ương Đảng.
Bốn ông được chuyển công tác về Ban Kinh tế Trung ương và giữ chức Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Ông Tô Huy Rứa trao quyết định cho 4 đồng chí Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. |
Ông Tô Huy Rứa khẳng định: Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và bốn Phó
trưởng ban được Bộ Chính trị lựa chọn đều đã khẳng định được năng lực và
phẩm chất của mình qua một thời gian dài với nhiều vị trí công tác.
Bộ Chính trị luôn tin tưởng và hy vọng tập thể lãnh đạo Ban Kinh tế
Trung ương tiếp tục phát huy năng lực và kinh nghiệm của mình trên những
cương vị mới.
Trước đó, tại phiên họp ngày 8/01/2013, Ban Bí thư cũng đã quyết định để
đồng chí Phạm Anh Tuấn thôi giữ chức Phó Chánh Văn phòng Thường trực
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng để giữ chức Phó trưởng
Ban Nội chính Trung ương.
Theo sự phân công của Bộ Chính trị, ngày 28/12/2012, ông Vương Đình Huệ,
ủy viên Trung ương Đảng, giữ chức Trưởng Ban Kinh tế trung ương.
Quyết định của Bộ Chính trị nêu rõ chức năng của Ban Kinh tế Trung ương
là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp, thường
xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn
thuộc lĩnh vực kinh tế-xã hội.
Cùng với Ban Nội chính Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương chính thức
hoạt động từ ngày 1/2 với trụ sở đặt tại 3B Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà
Nội.
5 nhiệm vụ của Ban Kinh tế Trung ương:
Tổ chức bộ máy của Ban Kinh tế Trung ương gồm 8 đơn vị, trong đó có 6 vụ chức năng, được giao thực hiện 5 nhiệm vụ chính.
Thứ nhất, chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, đề xuất xây dựng đường lối,
chủ trương, nghị quyết đại hội, các nghị quyết, chỉ thị, quyết định về
lĩnh vực kinh tế-xã hội của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban
Bí thư; các cơ chế, chính sách lớn về kinh tế-xã hội, phát triển lực
lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất, về các vấn đề xã hội gắn
với kinh tế theo phân công của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tham gia ý kiến
với các ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc trung ương và
các cơ quan liên quan về các đề án, dự án kinh tế -xã hội lớn.
Thứ hai, thẩm định các đề án về kinh tế - xã hội trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Thứ ba, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tỉnh ủy, thành ủy, các ban
đảng, ban cán sự, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương trong thực
hiện chủ trương, đường lối, chính sách về kinh tế-xã hội; chủ trì hoặc
tham gia sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết
định,… của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kinh tế
- xã hội.
Ban Kinh tế Trung ương sẽ giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư nắm tình hình,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết, chủ trương của Đảng về đổi
mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, sắp xếp, đổi mới, tái
cấu trúc các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, hệ thống ngân
hàng thương mại và các tổ chức tài chính, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, phát triển nhanh, bền vững theo chương trình, kế hoạch và phân
công của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Thứ tư, tham gia ý kiến với các cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ
nhiệm, khen thưởng, kỷ luật với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí
thư quản lý, ở khối các cơ quan kinh tế - xã hội theo phân công, phân
cấp.
Thứ năm, thực hiện những công việc khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.
Hiếu Lam (tổng hợp)
(Đất Việt)
Võ Trung Hiếu - Bực...
Tôi đang sống những ngày kỳ lạ
Bao thứ thiêng liêng đều mua được bằng tiền
Đêm chẳng dám đi một mình ra phố
Kẻ sỹ lao vào men rượu để vùi quên
Tôi đang sống những ngày u uẩn hơn đêm
Người già nhớ ngày xưa và cạn kiệt niềm tin
Người trẻ cập nhật thông tin và nghi ngờ tất cả
Tivi chỉ để xem thể thao, báo chỉ để tìm tỷ giá
Tôi đang sống những ngày kỳ lạ
Cáo lú nhung nai, cứt lộn lên đầu
Lũ sâu mọt giảng những bài đạo đức
Chân giá trị lộn sòng, người trớ mắt nhìn nhau …
Trăm năm sau – ngàn năm sau
Ai cắt nghĩa cho những ngày tôi sống ?
18.11.2012
Võ Trung Hiếu
(Quê choa)
Chuyện 'lớp trưởng' của con trẻ ở nước Đức
Bài viết của anh Trần Đình Ngân từ nước Đức về chuyện “lớp trưởng”
của con trẻ gợi mở nhiều điều đáng suy nghĩ về nền giáo dục của nước
nhà. Một câu chuyện nhỏ, nhiều ý nghĩa, rất đáng đọc…
Bài dưới đây được anh Trần Đình Nhân viết nhân khai giảng năm học 2009 -
2010, bài viết không phải là mới nhưng những điều mà bài viết gợi mở
vẫn thật bổ ích với các bậc phụ huynh, các nhà giáo dục. Xin trân trọng
giới thiệu đến bạn đọc.
Tôi có cháu gái đằng vợ tên là Thanh Hòa. Từ ngày học mẫu giáo, cháu vốn
khỏe mạnh, cứng cáp và thông minh. Khi cả bọn cùng lứa với kéo nhau lên
lớp 1 trường Phan Phù Tiên, quận Thanh Xuân (Hà Nội), Hòa đương nhiên
vẫn là đầu đàn, là lớp trưởng.
Gặp nhau năm Hòa lên lớp 2, vẫn với thành tích học tập tốt, vẫn lớp
trưởng, quà thưởng dịp đó rất to. Vui chuyện, hỏi cháu về nhiệm vụ lớp
trưởng, Hòa bẽn lẽn: nào hô các bạn đứng dậy chào thầy cô, nào lo trực
nhật, lau bảng, nhắc các bạn giữ trật tự trong lớp... nhiều lắm!
- Thế khi gặp các bạn ẩu đả, nghịch ngợm, chế giễu nhau ngoái lớp thì làm sao? - bố Hòa hỏi chen vào.
- Thì báo cho cô chủ nhiệm biết, ạ.
- Thế lớp trưởng mắc khuyết điểm, có bạn nào mách cho cô giáo không?
- Có mà dám!
Nghe cháu trả lời, cả nhà nhìn nhau, lặng người, cười.
*
Phương Hiền, con gái tôi, học lớp 2 trường Friedrich-Reimann-Grundschule. Cô chủ nhiệm là bà giáo R.Lipka.
Đã vài lần gặp gỡ nên tại buổi họp phụ huynh đầu năm, từ ngoài cửa, bà
đã tươi cười chào: “Lần này, ông có ý kiến gì góp cho lớp đây? Chúng ta
có một giờ để trò chuyện cơ đấy!”.
Khi đến lượt trao đổi trực tiếp, tôi hỏi: “Thưa bà, lớp 2A, cháu nào
được chọn là lớp trưởng?” (cũng phải nói thêm do khả năng tiếng Đức mà
tôi đã dùng từ “lớp trưởng” theo nghĩa hiểu của tiếng Nga, hoặc tiếng
Hán Ban trưởng mà người Việt ta lâu nay vẫn hay dùng).
Thoáng một chút trầm ngâm, bà R.Lipka vui vẻ nói: “Tôi nghĩ là tôi đã
hiểu câu hỏi của ông. Vì qua Phương Hiền được biết, ông từng là một đồng
nghiệp. Lớp chúng tôi không có học sinh nào được chọn làm Obmann hay
Chef cả. Ở tuổi cấp một, chúng còn quá bé để phải chịụ thêm trách nhiệm
về hành vi của một bạn khác, dù chỉ là nhắc nhở hoặc để ý rồi trình báo
với thầy cô. Nếu phải chịu trách nhiệm thêm về một bạn khác, đứa trẻ dễ
ngộ nhận nó có thêm quyền lực và ngược lại đứa bị giám sát sẽ có cảm
giác yếm thế, lệ thuộc. Tất nhiên chữ “nếu” chỉ là hãn hữu, nhưng dù 1%
chúng tôi cũng không cho phép xảy ra. Tôi nhận thêm lương giáo viên chủ
nhiệm để chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động của học sinh trong thời
gian học tại trường. Trong lớp, mọi em đều được cô giáo phân công trách
nhiệm với lớp như nhau”.
Rồi bà giáo hơi mỉm cười, hỏi: “Theo ông, khi các vị phu huynh đều đóng
phần thuế học cho con bằng nhau, ông có chấp nhận khi con ông bạn hàng
xóm tự nhiên lại là “trưởng" của con mình không? Tất cả các vị phụ huynh
của chúng tôi đều không chấp nhận, họ đòi hỏi sự công bằng. Mới vào lớp
1, lớp 2 mà đã có đứa được là “sỹ quan”, đứa là “lính” ư? Xin ông nhớ
rằng, dù có tạo ra được một thủ lĩnh thì chúng ta đã đồng thời tạo ra
một loạt những đứa nhút nhát và a dua, phụ thuộc thủ lĩnh. Đấy là chưa
kể đứa trẻ - được tin cậy kia có nguy cơ bị nhiễm thêm thói xấu: nhòm
ngó, mách lẻo, chỉ điểm... Giai đoạn đầu giáo dục cấp một, giúp hình
thành chứ không nên định hình tính cách của trẻ.
R.Lipka liếc nhìn đồng hồ: “Giải đáp câu hỏi như vậy có đúng ý ông?”.
Tôi thành thật trả lời rằng rất muốn được nghe bà nói tiếp. Bà cười hiền
hậu: “Tất nhiên, đề tài này phải có kết luận! Ông nên biết, khi làm đơn
xin tiếp tục nghề dạy tiểu học, tôi đã bảo vệ chính đề tài này tại Hội
đồng Phổ thông trung học. Tôi hiểu ngay câu hỏi của ông, vì chính chúng
tôi cũng đã qua thời kỳ chuyển hóa Đông - Tây về giáo dục!”.
*
Từ năm lớp 5, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm với lớp vẫn nặng nề
như thế. Nhưng do học sinh đã lớn lên, cứng cáp hơn, nề nếp sinh hoạt,
tư duy đa dạng nên trong tổ chức của lớp có thêm một chức danh là
Klassensprecher. (Xin dịch là “Phát ngôn viên của lớp”).
Vì là chức danh nên nhất định Klassensprecher phải do lớp bầu với đa số tín nhiệm (không cần sự có mặt của các thầy cô).
Mọi học sinh trong lớp đều có quyền tự ứng cử họặc vận động bè bạn bỏ
phiếu cho mình. Klassensprecher là cầu nối chỉ truyền đạt những thông
tin được các bạn nhờ chuyển đến thầy cô hoặc ngược lại, không được
truyền những thông tin cá nhân không được nhờ. (Nếu vi phạm bị coi là
mách lẻo hoặc xâm phạm đời tư!).
Đề tài “lớp trưởng” tưởng chỉ là một bài học có tính giáo dục, làm thay
đổi tư duy bảo thủ của một nhà giáo cổ hủ, giáo điều như tôi.
Không ngờ, 5 năm sau, khi Phương Hiền vào học lớp 7, tôi lại được chứng
kiến sự dân chủ, công bằng và rất giáo dục trong môi trường đào tạo của
con mình qua đề tài đó.
Đây là cảm xúc chính để tôi kể lại câu chuyện cho bạn đọc hôm nay.
Học kỳ hai của lớp 7B trường trung học chuyên Charles-Darwin-Oberschule (Gymnasium), quận Trung tâm - Berlin.
Chiều nay, Phương Hiền tỏ ra đăm chiêu, ngồi cắm cúi viết. Thấy con bức
xúc, tôi hỏi thì được biết: Jonoar phát ngôn viên lớp 7B phải theo mẹ
hồi hương về Cu-ba nên lớp cần bầu một người thay thế. Đã có ứng viên là
Magir - một bạn gái da màu gốc Phi. Magir thành thạo tiếng Pháp - môn
ngoại ngữ thứ hai mà nhiều bạn học còn yếu. Magir có năng khiếu bẩm sinh
về hoạt động thể dục thể thao. Lời cam kết trước các bạn khi đề nghị bỏ
phiếu cho mình của Magir là "Tôi sẽ liên hệ để có sự giúp đỡ của cô
giáo dạy tiếng Pháp. Mỗi tuần lớp sẽ có một buổi hội thoại chủ đề Pháp
ngữ tại Thư viện quận Trung tâm. Năm nay, trong tuần ngoại khóa, nếu các
bạn ở lớp đồng tình, được cô chủ nhiệm chấp nhận, lớp sẽ chọn Paris là
địa điểm đi tham quan dã ngoại giáo dục. Tôi xin chuẩn bị đề cương tham
quan bằng tiếng Pháp và in gửi trước cho các bạn. Bản thân tôi cam kết
sẽ hợp tác với các bạn trong lớp, nâng điểm tóan lên 2,5 để điểm trung
bình các môn của tôi trong năm là 2,5. Ngoài ra, về thể dục thể thao,
tất nhiên học kỳ này, lớp ta phải có một tờ thông báo nóng hổi WM 2006
tại Đức".
Đọc tờ rơi cam kết của ứng viên, tôi hỏi con gái:
- Magir như vậy, Phương Hiền sẽ thế nào?
- Con thích được thử sức. Trường con chưa có bạn người Việt nào nhận
chức danh này. Nhiều bạn trong lớp đề cử con. Chúng nó bảo con cần viết
Rede Wahl versprechen (lời cam kết của ứng viên chức danh phát ngôn
viên).
- Tự con đánh giá về mình thế nào?
- Con tự tin. Con có học lực tốt nên có thể giúp đỡ được nhiều bạn về môn Toán, Đức văn, Điạ lý, Anh văn.
Còn môn lịch sử, con có thể có thêm sự giúp đỡ của bố để giúp lại các bạn.
- Hoạt động ngoại khóa?
- Tất nhiên chọn Paris làm tuần tham quan giáo dục là tuyệt vời. Chính
Magir có thể cộng tác với con và các bạn trong nhóm Tây Âu học. Có hai
ngày cắm trại dã ngoại, cô giáo rất ủng hộ việc đi chơi mỏ muối Eisenach
và thăm nơi Hitler đã cất giấu hàng vạn bức tranh quý của các bảo tàng
chúng cướp được trong chiến tranh.
Ngập ngừng một chút, Phương Hiền thổ lộ thêm một “chi tiết tranh cử” làm
tôi bật cười: “Bố ạ, cả lớp con bỏ phiếu kín về món ăn khoái khẩu nhất -
83% phiếu kín khi mở ra ghi là “PHO”. Các bạn sẽ góp tiền, nhờ bố giúp
con, nói chú Hoàng chuẩn bị trước, một hai lần vào thứ 7 nào đấy, cả lớp
đến ăn. Sẽ rất vui phải không bố?
Chuyện “lớp trưởng” đã đến đoạn kết. Hình ảnh các ứng viên tổng thống Mỹ
dốc hết trí tuệ (kéo theo cả vợ con) để thu phục nhân tâm cử tri Mỹ
trong các chiến dịch tranh cử cam go, công bằng cứ hiện lên trong óc
tôi.
Phải chăng chính nền giáo dục của họ ngay từ lớp 1, lớp 2 đã làm lớn dần
lên những Merkel, Obama, Bush, Clinton, Schröder... cho đất nước? Lớp
7B của con gái tôi, liệu mai này có ra đời những thủ lĩnh chân chính từ
Klassenspecher?
Cháu gái Thanh Hòa kể cả mẫu giáo - đến nay đã 11 năm làm lớp trưởng.
Tôi thầm hỏi tương lai của “lớp trưởng chuyên nghiệp” sẽ ra sao? Có
“nghề lớp trưởng” rồi, sẽ giúp cho cháu gái tôi có được lợi thế gì khi
các kỳ thi sắp tới?!
Trần Đình Ngân (Dân trí)
Kami - Tư duy của kẻ sĩ và lũ đầu đất
Sau Tết trời lại lạnh trở lại, nhưng nghe chừng dư luận xã hội về vụ ông
nghị Hoàng Hữu Phước với những bài viết và phát ngôn được cho rằng
không phù hợp với một đại biểu của dân, đặc biệt là vấn đề thiếu văn hóa
trong việc phản biện xã hội lại đang nóng lên từng ngày.
Qua đó mới thấy người Việt mình thật đáo để, hễ ai sai một chút là lập
tức văn hóa bầy đàn - một đặc trưng của người Việt lập tức lại bị thổi
bùng lên, khi ấy mọi người hùa vào thi nhau ném đá ông nghị Hoàng Hữu
Phước và tỏ ý bênh vực người đồng viện của ông ta là dân biểu Dương
Trung Quốc. Ở đây không dám chê trách lũ "bí cháo" - báo chí, vì nghề
báo bây giờ chỉ ăn theo ba cái vụ đình đám này nếu muốn không sa đà vào
mấy thứ chuyện cướp - giết - hiếp nhảm nhí. Mà nhắc lại để nhớ lại trước
Tết nguyên đán, chuyện nhà sử học Dương Trung Quốc cũng vừa bị ném đá
tơi bời vì một bài báo ngắn
‘Cuốn sách nhỏ về một người vĩ đại’ được đăng trên báo Tuổi Trẻ Online,
ngày 4/2/2013, trong chuyên mục “Quyển sách thay đổi cuộc đời”. Khi ấy
người ta cũng ném đá ông Dương Trung Quốc vì tội "bưng bô" cho tác giả
Trần Dân Tiên, một bút hiệu được cho là của ông Hồ Chí Minh. Đáng tiếc
là giờ đây ông Dương Trung Quốc đã từ vai trò của tội đồ bị căm thù để
chuyển sang vai của nạn nhân đáng thương xót. Cùng một con người trong
hai sự việc trái ngược nhau, trong cùng một thời gian xem chừng có cái
gì không ổn thì phải. Hay có phải người ta ném đá nhầm không?
Chuyện xưa kể rằng, ở xứ kia có một cậu bé nghịch ngợm và hay thích trêu
chọc người khác. Có lần cậu bé đứng trên cây để đái xuống người đi
đường. Hôm đó, vô tình nó đái vào một ông quan văn. Biết là chót đái vào
ông quan, cậu bé kia sợ lắm vội vàng tụt xuống lạy mong ông quan tha
tội chết. Trái với cậu bé nghĩ, ông quan văn miệng lại khen cậu bé giỏi
và thưởng cho thằng bé một đồng bạc. Được khen thưởng, cậu bé tưởng trò
này của nó là hay, là giỏi nên nó hay giở trò này với bất kỳ ai đi qua.
Chả mấy bữa thằng bé bị ông quan võ gọi xuống khi nó đứng trên cây để
đái vào đầu ông ta và chém đầu vì tội láo. Câu chuyện này cho thấy sự
thâm nho của ông quan văn, ông này muốn hại thằng bé khi nó hỗn láo thì
khen và thưởng cho nó, để rồi mượn tay kẻ khác để giết nó. Cùng một sự
việc, nhưng hai cách cư xử của hai ông quan thì tuy khác nhau nhưng cùng
một cái kết cục là thằng bé sẽ phải chết, vấn đề chỉ là sớm hay muộn mà
thôi.
Cách hành xử của ông quan văn nói nôm na là cách hành xử của lũ trí
thức, tuy có học song lại nhiều văn vở, lũ này sống lúc nào cũng lắm mưu
mô, kể cả với một thằng bé. Nó cũng không khác gì kiểu đưa chuyện của
ông Dương Trung Quốc. Và ngược lại cách hành xử của ông Quan võ thì nghĩ
sao làm vậy thói quen của kẻ chuyên dùng sức mạnh, mà thời nay người ta
gọi là lũ đầu đất mà chúng ta thấy rất nhiều ở ngoài đời thường hay
trêm mạng ảo. Một sự việc dưới các góc độ khác nhau thì có nhiều nhận
xét khác nhau, nhưng nhìn chung để đánh giá một kẻ sĩ, một trí thức nhất
là trí thức Bắc Hà thì cũng khó nói lắm. Như việc nhà sử học Dương
Trung Quốc trước Tết Nguyên đán tự dưng lại lôi chuyện tác giả Trần Dân
Tiên - Hồ Chí Minh - Trần Dân Tiên, một vấn đề hết sức nhạy cảm mà chính
quyền rất sợ khi người ta bàn đến. Vậy mà ông Dương Trung Quốc lại khơi
dậy và xới lên trong chuyên mục “Quyển sách thay đổi cuộc đời” trên báo
Tuổi trẻ, một tờ báo có số lượng ấn hành và xuất bản hàng đầu ở Việt
nam thì phải khen ông ta giỏi, khéo vì đã đả động vào chỗ nhạy cảm chứ
sao lại gán cho ông cái tội "bưng bô"?
Ở đời lắm khi cũng oái oăm, lắm khi mà người ta khen nhưng không khéo là
khen "đểu", hay chê "khéo" lại hóa là khen. Vì vậy, muốn được người ta
trọng thì mỗi chúng ta nên tập cho mình một phương pháp tư duy sâu hơn,
lật đi lật lại kể cả phải lật ngược suy nghĩ của người bình thường. Đó
là cách tư duy của kẻ sĩ, người có tri thức. Nếu ai cũng nghĩ được như
vậy, thì những kẻ lên án ông Dương Trung Quốc có phải là những kẻ chuyên
dùng sức mạnh, mà thời nay người ta gọi là lũ đầu đất mà chúng ta thấy
rất nhiều ở ngoài đời thường hay trên mạng ảo sẽ còn hay không nhỉ?
Hãy bắt đầu tập suy nghĩ kiểu này từ vụ ĐBQH Hoàng Hữu Phước vừa rồi đi,
rồi sẽ thấy ở ông nghị "khùng" có nhiều mặt tích cực có ích cho xã hội
hơn những mặt tiêu cực như chúng ta tưởng.
Ngày 20 tháng 2 năm 2013
© Kami - RFA Blog's
* Bài do tác giả gửi tới TTHN
Ngày 20 tháng 2 năm 2013
© Kami - RFA Blog's
* Bài do tác giả gửi tới TTHN