Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

Chiến thuật mập mờ của Trung Quốc ở Biển Đông

nguon: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-04-25-chien-thuat-map-mo-cua-trung-quoc-o-bien-dong


Chiến thuật mập mờ của Trung Quốc ở Biển Đông

Trong khi Philippin phản đối đích danh đường đứt khúc 9 đoạn thì Công hàm Trung Quốc không có một chữ nào nói đến đường trên ngoài câu: "Chủ quyền, các quyền và quyền tài phán liên quan của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa được hỗ trợ bằng các bằng chứng lịch sử và pháp lý phong phú".
Ngày 14/4/2011 Phái đoàn thường trực của CHND Trung Hoa tại Liên hợp quốc đã gửi Công hàm tới Tổng Thư ký Liên hợp quốc phản đối Công hàm số 000228 ngày 5/4/2011 của Philippin về đường yêu sách 9 đoạn (đường lưỡi bò) của Trung Quốc ở Biển Đông. Trước đó ngày 10/4/2011 Người phát ngôn BNG Trung Quốc cho rằng Công hàm của Philippin là không thể chấp nhận.
Các nước chịu sức ép của Trung Quốc đã mạnh bạo hơn
Lâu nay các nước có tranh chấp ở Biển Đông phản đối nhau là chuyện bình thường nhưng cuộc "phản pháo" Trung-Phi lần này cho thấy xu hướng trong hai năm gần đây 2009-2011 các nước sử dụng vũ đài Liên hợp quốc ngày càng thường xuyên và đường lưỡi bò ngày càng bị nhiều nước lên tiếng phản đối. Tranh luận "công hàm" Trung - Phi ngay trước thềm chuyến thăm chính thức Bắc Kinh của TT Philippin dự kiến 23-25/5/2011 cho thấy sự mạnh bạo hơn của các nước chịu nhiều sức ép kinh tế-chính trị của Trung Quốc như Philippin và khả năng có một giải pháp cho tranh chấp còn đầy khó khăn.
Công hàm ngày 14/4/2011 của Trung Quốc gồm ba đoạn chính:
-         Khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc đối với các đảo trong biển Nam Trung Hoa và các vùng nước kế cận, và được hưởng quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy của chúng. Chủ quyền, các quyền và quyền tài phán liên quan của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa được hỗ trợ bằng các bằng chứng lịch sử và pháp lý phong phú. Nội  dung Công hàm số 000228 ngày 5/4/2011 của Philippin là hoàn toàn không thể chấp nhận đối với Chính phủ Trung Quốc.
-         Cái gọi là Nhóm đảo Kalayyan KIG mà Philippin yêu sách thực tế là một phần quần đảo Nam Sa của Trung Quốc. Trong hàng loạt các Hiệp ước quốc tế xác định giới hạn lãnh thổ của CH Philippin và pháp luật quốc gia của CH Philippin cho đến trước những năm 1970s chưa bao giờ yêu sách quần đảo Nam Sa hoặc bất kỳ một phần nào của quần đảo. Từ những năm 1970s, CH Philippin bắt đầu xâm lược và chiếm đóng một số đảo và đá thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc và đưa ra những yêu sách lãnh thổ liên quan mà Trung Quốc cực lực phản đối. Việc chiếm đóng một số đảo và đá của quần đảo Nam Sa Trung Quốc cũng như các hành vi liên quan khác đã xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
Ảnh minh họa: THX
Theo học thuyết pháp lý "ex injuria jus non oritus"[1], CH Philippin không có cách nào viện dẫn sự chiếm đóng bất hợp pháp đó để hậu thuẫn cho các yêu sách lãnh thổ của họ. Hơn nữa theo nguyên tắc pháp lý "Đất thống trị biển", yêu sách vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển không thể làm xâm hại đến chủ quyền lãnh thổ của quốc gia khác.
-         Từ những năm 1930s Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần công bố phạm vi địa lý quần đảo Nam Sa và tên các thành phần  của chúng. Quần đảo Nam Sa do đó đã được xác định rõ ràng. Hơn nữa, theo các điều khoản liên quan của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 cũng như Luật của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải (1992), Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1998), quần đảo Nam Sa hoàn toàn có các vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Về mặt cấu trúc Công hàm, Phái đoàn Trung Quốc cũng đưa ra ba đọan đối với ba đoạn trong Công hàm của Philippins. Đoạn 1 cả hai bên đều khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình. Đoạn 2 tranh luận về các nguyên tắc pháp lý "Đất thống trị biển" và "Không xâm phạm". Đoạn 3 cả hai bên đều dựa vào Luật biển để xác định quy chế các đảo đá.
Trung Quốc tự mâu thuẫn mình
Về nội dung, trong khi Philippin lập luận theo Luật biển thì những đường như đường đứt khúc 9 đoạn là không có cơ sở theo luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) thì Trung Quốc lại nhắc đến các quyền lịch sử và tìm cách làm hài hòa giữa quyền lịch sử với Luật biển hiện đại bằng cách tuyên bố quần đảo Nam Sa hoàn toàn có các vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đây có thể coi là một điểm mới nếu chú ý ngôn từ trong Công hàm lần này khác hẳn với những tuyên bố khuôn mẫu trước kia: "Nam Sa quần đảo là một phần lãnh thổ Trung Hoa từ thời xa xưa và Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo cũng như các vùng biển xung quanh nó".
Trong khi Philippin phản đối đích danh đường đứt khúc 9 đoạn thì Công hàm Trung Quốc không có một chữ nào nói đến đường trên ngoài câu: "Chủ quyền, các quyền và quyền tài phán liên quan của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa được hỗ trợ bằng các bằng chứng lịch sử và pháp lý phong phú". Nếu cứ như Công hàm thì "Từ những năm 1930s Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần công bố phạm vi địa lý quần đảo Nam Sa và tên các thành phần  của chúng. Quần đảo Nam Sa do đó đã được xác định rõ ràng". Các khái niệm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa lúc đó còn chưa tồn tại.
So sánh Công hàm ngày 7/5/2009 và Công hàm ngày 14/4/2011 của Phái đoàn Trung Quốc lại càng thấy hai Công hàm này mâu thuẫn nhau. Công hàm ngày 7/5/2009 đòi hỏi "đối với chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo trong Biển Nam Trung Hoa và các vùng nước kế cận, cũng như các quyền chủ quyền và tài phán đối với các vùng nước, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của chúng (xem bản đồ kèm theo)" tức theo đường lưỡi bò. Công hàm ngày 14/4/2011 thì lờ đường lưỡi bò đi mà cho rằng quần đảo Nam Sa có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật biển UNCLOS.
Nếu phạm vi địa lý của quần đảo Nam Sa là đường lưỡi bò thì có chuyện ngược đời là đi xác định các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa bên trong vùng nước mà Bắc Kinh coi như là nội thủy. Hay các đảo trong quần đảo Nam Sa mà Trung Quôc yêu sách có vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nhưng không vượt quá phạm vi đường lưỡi bò? Hay cả quần đảo Nam Sa được coi là một tổng thể để đòi hỏi vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa như một quốc gia quần đảo? Hay phạm vi địa lý quần đảo Nam Sa là đường lưỡi bò và sẽ tiếp tục đòi hỏi từ đó 200 hải lý đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Cứ theo lập luận này thì cả thành phố Hồ Chí Minh, Manila và Kuala Lumpur rồi tới Natura đều rơi vào vòng ảnh hưởng của đường lưỡi bò và "các vùng biển liên quan. Đường lưỡi bò của Trung Quốc từ 11 đoạn rồi 9 đoạn, từ yêu sách bao gộp cả Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), Trung Sa (bãi ngầm Macclefield), Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) bây giờ lại coi là phạm vi địa lý của quần đảo Nam Sa.
Không ai có thể hiểu được các Công hàm này trừ khi tác giả của nó giải thích. Việc hai Công hàm trong vòng hai năm có những nội dung mâu thuẫn nhau  cho thấy chính bản thân người Trung Quốc còn lẫn lộn và đang tự mâu thuẫn với chính mình, không biết giải thích thế nào về đường lưỡi bò cho có lý. Hay đây là một sự cố tình lẫn lộn, áp dụng một cách tùy tiện lúc theo luật biển, lúc theo yêu sách lịch sử mơ hồ theo kiểu  chiến thuật "mèo trắng mèo đen miễn là bắt được chuột". Một chiến thuật mập mờ thường hay được sử dụng để buộc dư luận phải "tin" vào những điều vô lý?  Lập trường không nhất quán, chỉ sử dụng sức mạnh, nói lấy được thật khó gây được lòng tin và hình ảnh tốt đẹp trong cộng đồng quốc tế.
Rõ ràng, việc tự vẽ một đường yêu sách không đáp ứng bất kỳ một tiêu chuẩn pháp lý hay kỹ thuật nào để yêu sách chủ quyền các đảo trong đó rồi tiếp tục đòi hỏi các vùng biển liên quan là sự cố tình áp dụng sai nguyên tắc "Đất thống trị biển". Hơn nữa cũng nên nhắc lại rằng Công hàm ngày 29/9/1932 của phái đoàn ngoại giao Trung Quốc tại Paris còn tuyên bố các đảo Tây Sa "tạo thành cực nam của lãnh thổ Trung Quốc"[2]. Vậy làm sao có thể nói như trong Công hàm ngày 14/4/2011 là "Từ những năm 1930s Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần công bố phạm vi địa lý quần đảo Nam Sa và tên các thành phần  của chúng". Cũng không thể nói bằng chứng lịch sử và pháp lý tại đây vì Việt Nam mới là quốc gia có những bằng chứng về hoạt động Nhà nước của Đội Hoàng Sa sớm nhất trong khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Khác với Philippin sử dụng khái niệm các "đặc trưng địa chất"[3] (được hiểu bao gồm đảo, đá và bãi cạn nửa nổi nửa chìm - islands, rocks, reefs and shoals), Công hàm Trung Quốc lần này chỉ nói đến "chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc đối với các đảo (islands) trong biển Nam Trung Hoa và các vùng nước kế cận". Trong đoạn 2 khi nhắc đến sự xâm lược của CH Philiipin, Công hàm có dùng thuật ngữ "đảo và đá" (islands and reefs) nhưng khác với Philippin đề xuất áp dụng điều 121.3 của UNCLOS về quy chế đảo hay đá thì Công hàm của Trung Quốc cho rằng "quần đảo Nam Sa hoàn toàn có các vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa". Phái đoàn Trung Quốc tại Liên hợp quốc cũng yêu sách "được hưởng quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy của chúng". Điều này được củng cố thêm bằng viễn dẫn trong đoạn 3 về "các điều khoản liên quan của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 cũng như Luật của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải (1992), Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1998)".  Liệu có phải Trung Quốc cho rằng dù đảo hay đá thì các đảo đá ở Trường Sa đều có vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa? Vậy UNCLOS (điều 121.3) ở đây có giá trị gì với các quốc gia thành viên?
Phớt lờ luật Biển
Cũng nên nhắc lại ở đây Công hàm ngày 8/7/2010 của Indonesia, một nước không tranh chấp gì ở Biển Đông[4] đã đưa ra những bằng chứng về quan điểm chính thống của các đại diện Trung Quốc phát biểu tại các diễn đàn về Công ước luật biển năm 1982 về quy chế của các đảo đá không người ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng.
Tại khóa họp lần thứ 15 của Cơ quan quyền lực đáy đại dương tại Kingston, Jamaica tháng 6/2009, Đại sứ Chen Jinghua, Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc đã tuyên bố: "Yêu sách vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa từ các đảo đá...là ảnh hưởng đến các nguyên tắc của Công ước Luật biển và đến quyền lợi chung của cộng đồng quốc tế". Trưởng đoàn Trung Quốc còn viện dẫn lời của Đại Sứ Avid Pardo (người đã đưa ra khái niệm vùng đáy biển di sản chung của loài người trong Công ước Luật biển) để lời tuyên bố của mình thêm sức mạnh : "...nếu quyền tài phán 200 hải lý được dựa trên quyền sở hữu các đảo không người ở, xa xôi hoặc rất nhỏ thì hiệu quả của việc quản lý quốc tế các vùng đại dương bên ngoài quyền tài phán quốc gia sẽ bị tổn hại nặng nề". Tuyên bố của Phái đoàn Trung Quốc tại Hội nghị các nước thành viên Liên hợp quốc lần thứ 19 từ ngày 22-26/6/2009 tại New York cũng khẳng định "theo điều 121 của Công ước Luật biển, các đảo đá không thích hợp cho con người ở hoặc không có một đời sống kinh tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng".
Những lời tuyên bố của các đại diện toàn quyền của Trung Quốc tại các diễn đàn quốc tế chỉ có thể được hiểu là chúng cũng được áp dụng phù hợp với tình hình Biển Đông và các đảo đá nhỏ không người ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng trong Biển Đông cũng không có quyền được có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việc cho phép sử dụng các đảo đá không người ở, ở xa lục địa và nằm giữa biển như điểm cơ sở để đòi hỏi các vùng biển là tổn hại các nguyên tắc cơ bản của Công ước luật biển cũng như xâm phạm đến các quyền lợi chính đáng của cộng đồng quốc tế. Phái đoàn thường trực của Indonesia tại Liên hợp quốc kết luận bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn trong Công hàm ngày 7/5/2009 của Phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc hoàn toàn không có căn cứ pháp lý quốc tế và đi ngược lại với các quy định của Công ước luật biển 1982.
Trong Biển Hoa Đông, với Nhật Bản là một nước lớn, Trung Quốc đòi các đá chỉ có lãnh hải 12 hải lý. Trong Biển Đông, giữa các nước nhỏ, yếu, Bắc Kinh đòi cả quần đảo có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Cộng đồng quốc tế buộc phải đặt câu hỏi liệu có chính sách phân biệt đối xử mà không cần phải dựa vào luật biển không hay Trung Quốc có một tiêu chuẩn kép về quy chế các đâỏ đá? Thực tiễn quốc tế và các phán quyết của các Tòa án và Trọng tài quốc tế  cho thấy các đảo đá có những điều kiện tương tự như các đảo đá trong Biển Đông, nếu áp dụng đúng điều 121.3 của UNCLOS thì chỉ được hưởng các vùng biển không mở rộng quá mức, ảnh hưởng đến quyền lợi của các quốc gia ven biển, ảnh hưởng an ninh hàng hải, hàng không của cộng đồng quốc tế, tiếp tục duy trì nguy cơ xung đột ở mức cao. Về quy mô, kích thước, điều kiện sinh sống hay đời sống kinh tế riêng chúng cũng không thể được coi có cùng hiệu lực pháp lý trong phân định với lãnh thổ đất liền.
Công hàm Trung Quốc kết tội Philippin đã "xâm lược" các đảo và đá của quần đảo Nam Sa thuộc Trung Quốc[5] nên không thể viện dẫn nguyên tắc "Đất thống trị biển" để đòi hỏi quyền chủ quyền đối với các vùng biển kế cận. Trung Quốc dẫn học thuyết pháp lý "ex injuria jus non oritus" để cho rằng CH Philippin không có cách nào viện dẫn sự chiếm đóng bất hợp pháp đó để hậu thuẫn cho các yêu sách lãnh thổ của họ.
Theo định nghĩa của luật quốc tế, xâm lược là một hành vi sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Vậy việc sử dụng vũ lực bất hợp pháp các năm 1974, 1988 và 1995 để chiếm đoạt các đảo đá đã có chủ để hậu thuẫn cho các yêu sách lãnh thổ có nên được áp dụng học thuyết pháp lý "ex injuria jus non oritus" không ? Khi công hàm ngoại giao tuyên bố "theo nguyên tắc pháp lý "Đất thống trị biển", yêu sách vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển không thể làm xâm hại đến chủ quyền lãnh thổ của quốc gia khác", Phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc cũng cố tình quên mất sự thật là các yêu sách theo Luật của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải (1992), Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1998)" đang xâm hại đến các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các quốc gia ven biển theo Luật biển UNCLOS  cũng như chủ quyền lãnh thổ của quốc gia khác đã thực hiện chiếm hữu thực sự, hòa bình, không có tranh chấp trong thời gian dài trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hơn nữa, thật khó có thể chấp nhận viện dẫn luật quốc gia để giải quyết một tranh chấp quốc tế.
Công hàm của Trung Quốc lần này có tính răn đe, cứng rắn. Nó báo hiệu một cuộc chiến pháp lý mới trên Biển Đông. Công hàm không làm cho người đọc hiểu rõ thêm về lập trường pháp lý của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông, về cách hiểu đường lưỡi bò ngoài việc phái đoàn Trung Quốc chính thức yêu sách quần đảo Trường Sa có vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Ngược lại nó cho thấy một sự mập mờ cố ý, sử dụng cả những yêu sách lịch sử chưa được kiểm chứng lẫn luật biển hiện đại một cách tùy tiện để bảo vệ một yêu sách quá đáng.  Giống như một thủ tục trước câc cơ quan tài phán quốc tế, các bên lần lượt chính thức thể hiện quan điểm của mình về chủ quyền, về quy chế đảo trước Liên hợp quốc. Cộng đồng quốc tế đã có tương đối dữ liệu để thể hiện quan điểm của mình. Dù còn có những khác biệt, trong tất cả các Công hàm đã trình lên Liên hợp quốc về vấn đè này đều  có một điểm chung không thể phủ nhận: các bên đều viện dẫn UNCLOS, nguyên tắc "Đất thống trị biển" dù cách giải thích và áp dụng còn khác nhau. Cả hai Công hàm đều vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đã đến lúc các bên phải thực sự ngồi với nhau, xây dựng sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, giải quyết hòa bình các tranh chấp, phù hợp với Luật quốc tế và UNCLOS.


[1] "ex injuria jus non oritur," or "a right cannot arise from a wrong doing." Có nghĩa là Một người không thể dựa vào hành vi vi phạm trước đây của mình để đòi hỏi những quyền hợp pháp khác, Nói một cách khác "cái đúng không thể nảy sinh từ cái xấu"
[2] Nguyen Hong Thao, Le Vietnam et ses differends maritimes dán la Mer de Bien Dong (Mer de Chine meridionale), Pedone, France 2004, p. 232.
[3] Bản dịch trên Nghiên cứu Biển Đông sử dụng thuật ngữ hình thái địa chất. http://1371-cong-ham-ca-phi-lip-pin-phn-i-ng-li-bo-ca-trung-quc-ban dich NCBD.htm ngày 18/4/2011
[4] Việt Long, "Sự vô lý của đường lưỡi bò trong Biển Đông - Indonesia lên tiếng", Tuần Việt Nam, ngày 27/7/2010.
[5] "China accuses PH of invasion", Tessa Jamandre | VERA Files, http://vera/china-accuses-ph-'invasion'.htm

Hòa thượng Nhất Hạnh trong danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng tâm linh nhất thế giới

Hòa thượng Nhất Hạnh trong danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng tâm linh nhất thế giới

22/04/2011
Ngày 1 tháng 3 năm 2011 vừa qua, nhà xuất bản Watkins Books tại thủ đô London (Anh quốc) đã phát hành ấn phẩm Mùa Xuân Watkins Review, số 26,  trong đó, Ban Biên tập đã thiết lập danh sách của 100 nhân vật hiện nay còn sống, và đang có ảnh hưởng tâm linh lớn nhất trên thế giới. Cứ mỗi ba năm, Watkins Books lại cập nhật danh sách một lần để gửi đến 30.000 độc giả chọn lọc của nhà xuất bản.
Việc chọn lựa những tác giả và các giảng sư tâm linh, mà những đóng góp của họ trong lãnh vực tâm linh (và xây dựng ý thức tâm linh) đã tác động rộng rãi trên thế giới, là một quá trình không đơn giản.
Khi thiết lập danh sách nầy, Ban Biên tập của Watkins Books đã căn cứ trên nhiều yếu tố mà ba yếu tố chính là:
-  Nhân vật đó hiện đang còn sống.
-  Nhân vật đó phải đóng góp đặc thù trong lãnh vực tâm linh và có tác động toàn cầu.
-  Tên (hoặc hoạt động) của nhân vật đó được rất nhiều người tìm kiếm trên Google (hiển thị trong danh sách Nielsen Data quốc tế) và xuất hiện thường xuyên trong thế giới blogosphere.
Danh sách trong Ấn bản 2011 nầy có một số đặc điểm sau đây:
-  Về giới tính thì 76% là đàn ông và 24% là đàn bà.
-  Tuổi trung bình là 67 tuổi. Già nhất là Thiền sư Nhật bản Kyozan Joshu Sasaki, 104 tuổi, trụ trì một Thiền viện tại Mỹ. Trẻ nhất là tiến sĩ Vật lý Thiên thể học người Anh Jeff Foster, 30 tuồi, bỏ nghề và chu du khắp thế giới để xiển dương một cuộc sống “giác ngộ tâm linh”.
-  Nhân vật đứng đầu bảng là  ông Eckhart Tolle, người Canada, tác giả của 2 cuốn sách nổi tiếng The Power of Now (Sức mạnh của tĩnh lặng, đã được Thiền sinh Nguyễn Văn Hạnh dịch ra tiếng Việt) và  A New Earth (Một địa cầu mới). Không cổ súy cho một tôn giáo nào tuy có vận dụng một số phạm trù triết học Phật giáo, ông Eckart Tolle chỉ triển khai hiện tượng biến đổi của ý thức như một tỉnh thức tâm linh mà ông cho là bước tiếp theo trong quá trình tiến hóa của con người.
-  Nhân vật thứ nhì là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, người Tây Tạng.
-  Nhân vật thứ ba là tiến sĩ Wayne W. Dyer, một chuyên gia Mỹ về kỹ thuật tư duy tích cực (positive thinking) và hiện đang diễn giảng Đạo Đức Kinh của Lão Tử.
-  Nhân vật thứ tư là Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người Việt Nam.
-  Nhân vật thứ năm là Diễn giả và Tác giả Mỹ gốc Ấn Độ Deepak Chopra. Ông nguyên là một bác sĩ Sinh học Nội tiết (endocrinologist), nhưng sau đó chuyển qua nghiên cứu và thực hành ngành y khoa lấy quan hệ giữa thân và tâm làm phương pháp điều trị. Các tác phẩm rất thành công của ông là  Ageless Body (Thân thể không già), Timeless Mind (Tâm thức phi thời gian) và The Seven Spiritual Laws of Success (Bảy định luật tâm linh để Thành công).
Năm nhân vật tiếp theo trong Top-Ten của danh sách 100 vị nầy là nữ tác giả Mỹ Louise Hay, nhà văn Brazil Paulo Coelho, nữ điều hợp viên chương trình đàm thoại truyền hình Mỹ  Oprah Winfrey,  triết gia Mỹ về tiến hóa tâm linh Ken Wilber, và nhân vật thứ mười là nhà nữ sản xuất truyền hình Úc Rhonda Byrne.
Ngoài ra, trong số 90 nhân vật còn lại của danh sách nầy, cũng có một số trường hợp đáng lưu ý:
-  Nhà làm phim người Chile  Alejandro Jodorowsky đứng thứ 14. Những phim của ông thường mang nội dung tâm linh sâu sắc với một thông điệp xã hội rất tiền phong (avant garde) như  El Topo (1970), The Holy Mountain (1973) và  Santa Sangre (1989). Ông cũng đã thực tập Thiền quán một thời gian dài.
-   Nhà cách mạng chống kỳ thị màu da Apartheid và trở thành Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela  đúng thứ 19.
-   Tác giả Mỹ John Gray đứng thứ 24. Ông là tác giả của 17 cuốn sách đào sâu mối quan hệ phức tạp giữa người và người, mà tác phẩm nỗi tiếng nhất là Men are from Mars, Women are from Venus (1992)
-   Tổng Giám mục Anh giáo Desmond Tutu đứng thứ 28. Ông là khôi nguyên giải Nobel Hòa Bình 1984, người Nam Phi, nỗi tiếng với lời tuyên bố: “Khi người da trắng đến, họ có cuốn Kinh thánh và chúng tôi có đất đai. Họ bảo chúng tôi nhắm mắt cầu nguyện Chúa. Khi mở mắt, chúng tôi có cuốn Kinh thánh, còn họ thì có đất đai của chúng tôi”.
-   Giáo hoàng Biển Đức thứ 14 (Benedict XIV, tên đời là Joseph Alois Ratzinger trong danh sách), vị chủ chăn của giáo hội Công giáo La Mã, đứng thứ 34.
-   Tác giả Mỹ Dan Brown đứng thứ 42. Hai tác phẩm The Da Vinci Code và Angels and Demons, hư cấu về những âm mưu thâm cung bí sử của Giáo hội Công giáo La Mã, đã được dịch ra 28 thứ tiếng và tổng số ấn bản lên đến gần 100 triệu cuốn, chưa kể cả tỉ người đã xem hai cuốn phim phỏng theo truyện nầy.
-   Nữ giáo sư ngành tôn giáo tỷ giảo  người Anh  Karen Armstrong, đứng thứ 53. Bà chủ xướng hòa đồng tôn giáo trên thế giới. Là một nữ tu sĩ Công giáo cởi áo, bà rất khắt khe với Giáo hoàng và giáo hội Công giáo La Mã. Ngoài những tác phẩm viết về Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo,… bà đặc biệt nổi tiếng với tác phẩm Buddha (2001), viết về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca lịch sử, để tặng em gái của bà là một Ni sư tu theo Phật giáo Đại thừa.
-   Tác giả người Anh Stuart Wilde đứng thứ 66. Ông viết và thường đi thuyết trình về các đề tài Siêu hình học và Ý thức Nội tại. Ông đã viết 20 cuốn và được biết đến nhiều nhất là tác phẩm The Taos Quintet: Miracles, The Force, Affirmations, The Quickening
-   Lạtma Tây Tạng Sogyal Rinpoche đứng thứ 82. Ngài là sáng lập viên Hệ thống Mật viện Quốc tế Rigpa, gồm hơn 100 trung tâm trên 23 quốc gia. Ngài cũng là tác giả cuốn sách nỗi tiếng The Tibetian Book of Living and Dying, được dịch ra 30 thứ tiếng và phát hành trong 56 quốc gia.
[Xin đọc toàn bộ danh sách 100 nhân vật nầy tại http://www.watkinsbooks.com/review/watkins-spiritual-100-list ]
Nói chung, nhìn vào các nhân vật được liệt kê, ta thấy đa số đều là những học giả và hành giả tìm về, hoặc chịu ảnh hưởng của, đạo học Đông phương, mà Phật giáo là dòng chảy chính. Dòng chảy đó đã được vận dụng như khuynh hướng chủ đạo để vừa giải quyết các vấn nạn tâm linh vừa đề bạt một con đường sống sinh động mà an bình trong thời đại hôm nay.

Trí Tánh ĐHT

(Viết theo Watkins Review , 3/2011)
Entry filed under: TƯ LIỆU - Thích Nhất Hạnh. Tags: .http://daohieu.wordpress.com/2011/04/22/hoa-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-nh%E1%BA%A5t-h%E1%BA%A1nh-trong-danh-sach-100-nhan-v%E1%BA%ADt-co-%E1%BA%A3nh-h%C6%B0%E1%BB%9Fng-tam-linh-nh%E1%BA%A5t-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi/

Tin cập nhật: Bà Trần Lệ Xuân qua đời tại một bệnh viện ở Rome, Ý

Tin cập nhật: Bà Trần Lệ Xuân qua đời tại một bệnh viện ở Rome, Ý

On the net
Bà Trần Lệ Xuân (trái) và con gái Ngô Đình Lệ Thuỷ trên bìa tạp chí Life số ra ngày 11.10.1963. Ảnh: TL internet

Cựu đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân qua đời
SGTT.VN – Ngày 24.4, bà Trần Lệ Xuân, cựu đệ nhất phu nhân Việt Nam Cộng hòa, đã qua đời tại một bệnh viện ở Rome, Ý, hưởng thọ 87 tuổi.
Luật sư Trương Phú Thứ, người chấp bút cho cuốn hồi ký của bà Trần Lệ Xuân, cho biết bà qua đời khi các con và cháu nội ngoại quây quần bên giường bệnh.
Bà Trần Lệ Xuân sinh năm 1924, là quả phụ ông Ngô Đình Nhu, em trai và cố vấn cựu Tổng thống Ngô Đình Diệm. Bà có bốn người con, hai trai, hai gái, trong đó trưởng nữ Ngô Đình Lệ Thủy đã thiệt mạng năm 1968 trong một tai nạn giao thông ở Paris.
Bà Trần Lệ Xuân có nguyện vọng cuốn hồi ký của mình chỉ được phát hành sau khi bà qua đời.
Bá Nha
Theo SGTT
Những hình ảnh cựu đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân
Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Bà Trần Lệ Xuân và con gái đầu Ngô Đình Lệ Thủy trên tạp chí Life năm 1963
Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Theo Người lao động

Vấn đề tranh chấp biển Đông - Đài Loan toan tính điều gì ? (1)

nguồn: http://www.anonasurf.com/browse.php?u=Oi8vdm4uMzYwcGx1cy55YWhvby5jb20vdHJ1b25nbmhhbnR1YW4vYXJ0aWNsZT9taWQ9NzUyJnByZXY9NzUxJm5leHQ9NzQ5&b=13

Vấn đề tranh chấp biển Đông - Đài Loan toan tính điều gì ? (1)

Đăng ngày: 04:14 25-04-2011
Thư mục: Tổng hợp
Bộ ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc, tức Đài Loan, hôm 17 tháng 4 đã ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Trung Hoa đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông, cùng vùng biển chung quanh, ngay sau cuộc hội đàm chính thức giữa lãnh đạo quốc phòng cấp cao Trung Quốc và Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 4 năm 2011 tại Hà Nội kết thúc. Ngày hôm sau, 18 tháng 4, bộ Quốc Phòng Đài Loan cũng tuyên bố sẽ củng cố lực lượng phòng thủ đảo Thái Bình (Ba Bình) và Trung Sa (Pratas) bằng các đơn vị Thủy quân lục chiến, thay vì lực lượng tuần duyên như trước đây.  Cuộc hội đàm cao cấp quốc phòng, phía Trung Quốc gồm tướng Guo Boxiong (Quách Bá Hùng), Phó chủ tịch quân ủy trung ương, cùng phái đoàn quân sự cấp cao, phía Việt Nam gồm Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, ông Phùng Quang Thanh. Tướng Quách Bá Hùng nhân dịp này cũng gặp gỡ quí ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CSVN và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nội dung cuộc hội đàm, ghi lại từ nhiều phía, cho thấy có nhiều điều khác biệt.
Theo Tân Hoa Xã : « Đồng chí Quách Bá Hùng đã nêu đề nghị 3 điểm về phát triển quan hệ quân đội hai nước Trung-Việt: Một là, tăng cường tiếp xúc chiến lược, nắm vững định hướng đúng đắn phát triển quan hệ Trung-Việt; hai là, coi trọng tuyên truyền hướng dẫn, tích cực tạo bầu không khí hữu nghị, đoàn kết, hợp tác Trung-Việt; ba là, làm phong phú nội dung giao lưu, nỗ lực nâng cao trình độ hợp tác thiết thực giữa quân đội hai nước. » Bản tin này không hề nói đến chủ đề tranh chấp biển Đông.
Theo báo chí Việt Ngữ, nội dung đàm phán có các vấn đề : giải quyết tranh chấp biển Đông và việc hợp tác quân sự song phương.
Theo tin từ nguồn Chính Phủ VN, dẫn từ TTXVN, trích lời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân dịp tiếp đón ông Quách Bá Hùng, về vấn đề tranh chấp biển Đông : « đề nghị hai bên cùng nhau đàm phán, thảo luận hòa bình để tìm ra những giải pháp mang tính cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được. » Bản tin này ghi nhận « một thỏa thuận được hai bên ký kết nhằm mục đích hợp tác đào tạo năm 2011 ». So sánh ở hai bản tin TTX VN và Tân Hoa Xã, ta thấy dường như vấn đề tranh chấp biển Đông, ở các điểm mấu chốt, phía VN đã được giao cho phe quốc phòng, thay vì do phe ngoại giao phụ trách, như thường lệ trước đây hay ở các nước.
Nhưng theo thông tin của chính phủ Đài Loan, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố nhân dịp này Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết một « thỏa thuận về hợp tác chặt chẽ nhằm phát triển các biện pháp cơ bản cho các vấn đề đã thảo luận ». Các vấn đề thảo luận ở đây dĩ nhiên là hai vấn đề : tranh chấp biển Đông và việc hợp tác quân sự song phương.  Nguồn tin này cũng cho biết phía Phi Luật Tân cũng đã cực lực phản đối tuyên bố này của Nguyễn Tấn Dũng. Dĩ nhiên việc này của cũng là nguyên nhân tuyên bố của Đài Loan về chủ quyền các đảo HS và TS. (Nguồn : http://taiwaninfo.nat.gov.tw/ct.asp?xItem=160218&CtNode=458&htx_TRCategory=&mp=4 ).
Báo chí Việt Ngữ hải ngoại như BBC và RFA, ngoài việc đưa tin tức về tuyên bố của Đài Loan về việc tái khẳng định chủ quyền các đảo HS và TS tại biển Đông, cũng đã đăng bài phỏng vấn các nhận định của học giả Việt Nam về thái độ của Đài Loan qua việc đảo quốc này tuyên bố khẳng định chủ quyền. Nhưng không thấy nguồn tin nào đề cập đến thỏa thuận giữa hai bên Việt Nam và Trung Quốc đã được ký kết như nguồn tin của Đài Loan đã dẫn.
Ta thấy việc loan tin cùng một vấn đề, ở đây là nội dung của cuộc đàm phán, đã được cơ quan ngôn luận các bên loan tải theo lối « có lợi cho phe mình », không bên nào phù hợp với bên nào. Báo chí bám lề trong nước dĩ nhiên chỉ đăng những tin mà nhà nước muốn phổ biến. Còn báo chí tự do thì chỉ nói đến những thứ độc giả thích đọc. Lý ra, điều cần tìm hiểu là bản tin của chính phủ Đài Loan có đúng với sự thật hay không ? nếu đúng thì việc « phát triển các biện pháp cơ bản » (cho việc giải quyết tranh chấp biển Đông giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc) sẽ như thế nào ? Việc hợp tác quốc phòng hai bên sẽ được nâng cao lên đến trình độ nào ? Những vấn đề mấu chốt của đàm phán thì không thấy báo chí nào bàn đến. Xem chừng các việc này thuộc về « bí mật quốc phòng », do đó việc đi tìm sự thật trên các mặt báo sẽ là điều không tưởng.
Việc Đài Loan khẳng định chủ quyền tại các đảo ở biển Đông không phải là điều mới mẻ. Nếu chỉ nhắc những việc gần đây, ngày 04 tháng 02 năm 2009,  Đài Loan ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của họ đối với các đảo ở biển Đông. Việc lên tiếng này sau khi  lưỡng viện quốc hội Philippines lần lượt vào các ngày 28 tháng 1 và 2 tháng 2 thông qua luật sáp nhập các đảo nhỏ và rặng san hô thuộc quần đảo Trường Sa vào lãnh thổ của họ. Các động thái của Đài Loan trên đảo cũng không phải là hiếm hoi. Tháng 2 năm 2008, tổng thống Trần Thủy Biển đã đáp phi cơ ra đảo Ba Bình. Trước đó, Đài Loan cũng đã cho xây một phi đạo dài 1150m, bất chấp phản đối của các nước có tranh chấp như VN và các nước khác. Việc này xem ra còn hệ trọng hơn cả việc thay thế đội phòng thủ duyên hải bằng quân Thủy quân lục chiến. Trong khi đó, thực ra việc đổi quân này nằm trong kế hoạch hiện nay của tổng thống Mã Anh Cửu là « chuyên nghiệp hóa » quân đội Đài Loan. Gần nhất, tháng 3 năm 2011, Đài Loan còn cho hải quân tập trận bằng đạn thật tại vùng biển chung quanh đảo Ba Bình.
Dầu vậy, nhân việc dư luận Việt Nam đang chú tâm đến phản ứng của Đài Loan, qua việc báo chí thổi phồng sự kiện, nhân đảo quốc này tái khẳng định chủ quyền tại HS và TS. Tác giả bài viết này sẽ thử đưa một cái nhìn khác, về thái độ chính trị của Đài Loan trước những động thái của các nước liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền các quần đảo HS và TS cũng như vùng nước chung quanh các đảo này đồng thời điểm qua sách lược an ninh quốc phòng của đảo quốc này về các đảo ở biển Đông.
Theo người viết, phản ứng của Đài Loan mới đây về HS và TS nhằm hai mục đích : 1/ Củng cố quốc phòng tại các đảo Trung Sa và Thái Bình (tức Ba Bình) nhằm phòng ngừa các phản ứng sắp tới của Trung Quốc sau khi chiến hàng không mẫu hạm (nghe nói đặt tên là Thi Lang) vừa hạ thủy tại cảng Đại Liên và sẽ được đưa vào hoạt động vào tháng 11 tới tại vùng biển Đông. 2/ Động thái chính trị của Tổng thống Mã Anh Cửu, thuộc Quốc Dân Đảng, nhằm vào việc bầu cử Tổng thống và Quốc hội vào tháng 2 năm 2012 sắp tới.
1/ Sơ lược lịch sử : Đối với quần đảo Trường Sa, chưa bao giờ Trung Quốc bày tỏ yêu sách trong suốt thời kỳ Việt Nam thuộc Pháp. Ngày 23-9-1930  Pháp ra thông báo cho các nước biết việc Pháp chiếm hữu quần đảo Trường Sa. Trung Quốc không có phản ứng gì về tuyên bố chủ quyền này của Pháp. Ngày 21 tháng 12 năm 1930 một nghị định sát nhập các đảo thuộc Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa.
Lý do chính mà phía Đài Loan đưa ra nhằm chứng minh chủ quyền của Đài Loan  tại Trường Sa là do yếu tố lịch sử : người Nhật đã chiếm quần đảo Trường Sa và sát nhập các đảo này vào Đài Loan. Sau khi Nhật thất trận 1945 phải trả lại các vùng lãnh thổ mà họ chiếm trước chiến tranh, do yếu tố liên tục quốc gia, các đảo Trường Sa thuộc về Đài Loan. Nhưng việc chiếm đóng của Nhật ngày 31 tháng 3 năm 1939 thì không hợp lệ, ngày 4-4 Pháp đưa ra phản đối. Nhật đã chiếm một lãnh thổ từ lâu đã có chủ. Từ thời điểm đó, Nhật đã cho một số quân gốc Đài Loan đến giữ đảo.
Sau Thế chiến thứ II, Nhật bại trận, số phận các vùng lãnh thổ do Nhật chiếm trước đó được xác định qua Hòa ước San Francisco 1951. Về các điều khoản liên hệ đến lãnh thổ của Hòa ước San Francisco (điều 2), Nhật phải từ bỏ mọi đòi hỏi chủ quyền tại: (a) Triều Tiên, và công nhận nền độc lập của xứ này, (b) đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ, (c) quần đảo Kouriles và phần đảo Sakhaline cũng như các đảo khác đã nhượng cho Nhật qua Hiệp ước Portsmouth năm 1905, (d) tại các đảo đã được giao cho Hội Quốc Liên quản lý và theo quyết định của Hội đồng Bảo an ngày 2 tháng 4 năm 1947, e/ vùng Bắc cực, (f) các quần đảo Spratly (Trường Sa) và quần đảo Paracels (Hoàng Sa).
Như thế, ngoại trừ Triều Tiên và các đảo đã được Hội Quốc Liên quản lý trước đó đã được xác định rõ số phận, các đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ, quần đảo Kouriles và phần đảo Sakhaline, vùng Bắc cực và các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thì không xác định là sẽ giao cho nước nào quản lý.
Một số giải pháp về số phận các vùng đất nói trên được đề nghị tại hội nghị như sau:
(a)  Các vùng đất đó thuộc quyền quản lý của tất cả các nước có tuyên bố chiến tranh với Nhật, tức hình thức "cộng đồng quản lý" (condominium). Việc chuyển nhượng chủ quyền trên thực tế đã được thực hiện trong lúc Nhật ký kết Tuyên bố Potsdam đầu hàng vô điều kiện. (Phía Pháp có hai lập trường. Lập trường thứ nhất chia sẻ đề nghị này. Lập trường thứ hai là đề nghị (c) phía dưới).
(b)  Các vùng đất này thuộc quyền quản lý của các nước ký kết vào Hòa ước. Đề nghị này bị Liên Xô chống đối; Ấn Độ và hai nước Trung Hoa thì đòi hỏi "cộng đồng quản lý" trên những vùng lãnh thổ của Nhật.
(c)  Các vùng đất này trở thành đất vô chủ (terrae derelictae).
(d)  Các vùng đất này trở thành đất vô chủ, người ta có thể chiếm hữu. Điều này hàm ý, những nước tham chiến đang chiếm đóng tạm thời tại các vùng lãnh thổ đó có thể chiếm đóng vĩnh viễn và tuyên bố chủ quyền.
Rốt cục đề nghị (d), là đề nghị của phái đoàn Pháp, đã được mặc nhiên chấp thuận. Tức là phe lâm trận nào chiếm ở đâu thì sẽ tuyên bố chủ quyền ở đó.
 
 
Do đã toan tính trước, Pháp liền ký kết với Trung Hoa Hiệp ước Trùng Khánh (Tchong Quing) ngày 28 tháng 2 năm 1946. Theo đó quân đội Trung Hoa sẽ rời Việt Nam từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 3 năm 1946 để quân Pháp vào thay thế. Đổi lại, Pháp tuyên bố hủy bỏ tất cả các quyền lợi và tô giới của Pháp tại Trung Hoa đồng thời cam kết dành sự ưu đãi về kinh tế cho Trung Hoa, như nhượng tuyến đường xe lửa Vân Nam – Hải Phòng, dành ưu đãi về kinh tế, kiều dân Trung Hoa sống tại Việt Nam được hưởng qui chế ưu đãi đặc biệt.
Trong khi đó, phía nam vĩ tuyến 16, vì lý do chiến lược, Anh cũng đồng ý nhượng quyền lại cho Pháp.
Theo hiệp ước đã ký với Trung Quốc và thỏa thuận với Anh, sau khi quân Nhật đã rút khỏi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa năm 1946, Pháp đã gởi quân đến các đảo này để khẳng định chủ quyền. Tại Hoàng Sa và Trường Sa, quân đội Pháp-Việt đã có mặt từ tháng 5 năm 1946. Đến tháng 10-1946, quân Pháp ra đảo Ba Bình (Itu Aba) thuộc Trường Sa, đóng mốc mới, khẳng định lại chủ quyền.
Mặt khác, tại Hội nghị San Francisco, đại diện Quốc gia Việt Nam là ông Trần Văn Hữu, đã tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này và không bị một sự chống đối nào. Việt Nam tham gia hội nghị với tư cách một nước độc lập, có tuyên chiến với Nhật, do đó có tư cách pháp nhân để đưa ra ý kiến của mình về số phận các vùng đất mà Nhật Bản đã buộc bị từ bỏ. Việt Nam đã ký kết Hòa ước, Nhật Bản cam kết bồi thường cho Việt Nam 39 triệu đô la tương đương giá trị hàng hóa và công trình xây dựng. Nếu việc bồi thường đã chấp thuận thì việc tuyên bố của Việt Nam về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa đương nhiên là có giá trị pháp lý. Nhưng vấn đề là lúc đó Việt Nam không có khả năng tiếp thu hai quần đảo này từ tay Nhật. Vì thế thái độ của Pháp - mặc dầu chỉ vì quyền lợi của Pháp - vô tình cũng có lợi cho Việt Nam, vì Pháp đại diện cho Việt Nam đã tiếp thu, tuyên bố chủ quyền và chiếm đóng thực sự trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Hòa ước San Francisco không có sự hiện diện của hai phe Trung Hoa. Do đó, hội nghị chấp nhận để Nhật có toàn quyền lựa chọn phe để ký hòa ước. Rốt cục Nhật đã chọn phe Trung Hoa Dân quốc để ký hòa ước. Hòa ước Trung-Nhật được ký tại Đài Bắc ngày 28-4-1952, trong đó khoản nói về lãnh thổ được lặp lại nguyên văn nội dung điều (2) của Hòa ước San Francisco: Nhật từ bỏ chủ quyền tại các đảo Đài Loan, Bành Hồ, Hoàng Sa, Trường Sa nhưng không xác định là trả cho phe nào.
Phe Tưởng sau khi ký Hiệp ước Trùng Khánh với Pháp tháng 3 năm 1946, đồng ý để cho Pháp thay thế mình trong việc giải giới quân Nhật ở các vùng phía bắc vĩ tuyến 16, vài tháng sau mới thấy bị hớ. Do đó họ tìm cách đổ quân lên đảo Phú Lâm thuộc nhóm An Vĩnh của quần đảo Hoàng Sa, hy vọng giành lại quần đảo này từ tay Pháp. Nhưng những hành động này, như việc đổ quân chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba) thuộc Trường Sa đều trái công pháp quốc tế, vì đây là hành động xâm chiếm một vùng đất đã có chủ quyền.

Vấn đề tranh chấp biển Đông - Đài Loan toan tính điều gì ? (2)

Đăng ngày: 02:15 25-04-2011
Thư mục: Tổng hợp
2/ Ưu tiên chiến lược của Đài Loan : An ninh quốc phòng.
Một điều không thể chối cãi, ưu tiên trên mọi ưu tiên hiện nay của Đài Loan là vấn đề an ninh quốc phòng. Đài Loan còn hiện hữu trên thế giới như là một đảo quốc độc lập hay không là do tương quan lực lượng quốc phòng giữa đảo quốc này với Trung Hoa lục địa. Dưới sự đe dọa thường xuyên và ngày càng nặng nề của lục địa về một khả năng thống nhất bằng vũ lực, an ninh quốc phòng do đó là một ưu tiên cao nhất của mọi cấp lãnh đạo, của mọi khuynh hướng chính trị tại đảo quốc. Từ năm 1996 trở lại đây, sinh hoạt chính trị dân chủ tại Đài Loan có làm thay đổi một số chính sách quốc gia về các lãnh vực quan trọng như vị thế của Đài Loan trên trường quốc tế hay việc phát triển kinh tế. Tùy theo đảng cầm quyền, Quốc Dân đảng hay đảng Dân Tiến, chính sách ngoại giao và kinh tế có thể thay đổi, nhưng về quốc phòng, cả hai đảng đều ý thức sự đe dọa của Bắc Kinh, do đó về chiến lược phòng vệ cả hai phe đều hầu như đồng ý ở các điều cơ bản.
Chiến lược quốc phòng hiện nay của Đài Loan có thể hiểu qua « sách trắng » công bố năm 2002. (Từ đó đến nay chưa thấy công bố « sách trắng » nào khác về quốc phòng).
Sau khi bị loại ra khỏi Liên Hiệp Quốc năm 1971 và sau khi chứng kiến kinh nghiệm của miền nam Việt Nam 1975, quan niệm quốc phòng của Đài Loan đặt căn bản trên hai nguyên tắc : « Răn đe hữu hiệu và phòng thủ vững chắc ». Trong đó nhiệm vụ bảo vệ đất nước thuộc về toàn dân « quân dân quốc phòng », tin tưởng vào sức mạnh của chính mình « tự lực tự chủ - zili zizhu ».
Sách trắng quốc phòng năm 2002 ghi lại Luật Quốc Phòng (tháng giêng năm 2000) nội dung như sau : « Quốc phòng là trách nhiệm của toàn dân, mọi phương tiện trực tiếp hay gián tiếp để bảo vệ quốc gia như quân sự, chính trị, kinh tế, tâm lý và khoa học kỹ thuật đều được sử dụng ».
Lịch sử chiến lược quốc phòng của Đài Loan có thể tóm gọn qua 3 giai đoạn nhưng mục đích tựu trung chỉ nhắm vào việc phòng thủ. Giai đoạn đầu, sau khi mất lục địa về phe cộng sản 1949, Tưởng Giới Thạch củng cố lực lượng ở Đài Loan và dựa vào Hoa Kỳ vừa để tự vệ, vừa hy vọng đem quân về lục địa đánh đuổi « cộng phỉ ». Giai đoạn này chiến lược quốc phòng của Đài Loan là « tấn công – phòng ngự ».
Đến thập niên 60 mộng ước « quang phục » ngày một xa vời, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc cố gắng giữ “nguyên trạng - statu quo”, tức giữ thẩm quyền của mình trên đảo Đài Loan và các đảo Bành Hồ, Kim Môn, Mã Tổ, Trung Sa và Thái Bình (tức đảo Ba Bình, thuộc Trường Sa của Việt Nam). Chiến lược quốc phòng là « củng cố - phòng ngự ».
Sau khi Hoa Kỳ cắt đứt ngoại giao năm 1979, các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ trên đảo lần lượt đóng cửa và mọi kết ước trước đó giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa Dân Quốc kể từ lúc này đều trở thành vô giá trị (caduc). Năm 1982 Hoa Kỳ còn ký kết với Trung-Quốc sẽ giảm dần việc bán vũ khí cho Đài Loan. Để sống còn Đài Loan phải phát triển các cơ sở kỹ nghệ quốc phòng cũng như đi tìm các nguồn bán vũ khí mới. Đây là khunh hướng « tự lực tự chủ » của Đài Loan. Trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trung Sơn (là danh hiệu của Tôn Dật Tiên), xây dựng từ cuối thập niên 60, đã trở thành trung tâm nghiên cứu và sản xuất vũ khí. (Đến năm 2001 số vũ khí sản xuất tại Đài Loan cung cấp cho quân đội chiếm 47,5% ngân sách quốc phòng, tức chiếm 47,2 tỉ nhân dân tệ (ngân sách quốc phòng là 99,6 tỉ NT). Trung tâm Trung Sơn gồm có năm ngành nghiên cứu : hàng không – phi đạn và hỏa tiễn – hệ thống điện tử - khí cụ và hóa chất. Trung tâm sản xuất phi cơ khu trục và các loại chiến hạm do Hoa Kỳ nhượng kỹ thuật. Trung tâm này cũng sản xuất các loại phi đạn và nghiên cứu vũ khí nguyên tử.)
Đến đầu thập niên 90, trước đe dọa mất còn do quyết tâm “thống nhất” của lãnh đạo Bắc Kinh, Đài Loan đưa vào chiến lược quốc phòng quan niệm “dự phòng chiến tranh” nhằm nghiên cứu các khả năng có thể xảy ra chiến tranh. Sách trắng quốc phòng Đài Loan dự phòng 3 trường hợp có thể xảy ra chiến tranh liên quan đến Đài Loan : 1/ Cộng sản từ lục địa xâm lăng Đài Loan. 2/ Việc ly khai, đòi độc lập của các tỉnh trong lục địa (kể cả trường hợp Đài Loan tuyên bố độc lập). 3/ Tranh chấp vùng biển Đông. Cả ba trường hợp này sẽ kéo nhiều nước trong vùng Đông và Đông Nam châu Á vào cuộc chiến.
Ngân sách quốc phòng của Đài Loan năm 2002 là 261,9 tỉ Yuan (Nguyên hay đô la Đài Loan), theo thời giá lúc đó tương đương 8 tỉ đô la. Mặc dầu tình hình giữa hai bờ eo biển Formose ngày một căng thẳng nhưng ngân sách quốc phòng của Đài Loan lại giảm theo thời gian. Từ đầu thập niên 90 quốc hội dân chủ Đài Loan có nhiều thẩm quyền hơn, các vấn đề « an sinh xã hội » được đặt ưu tiên, vả lại kinh tế không được khởi sắc cho nên ngân sách quốc phòng bị cắt bớt. Ngân sách này, theo tỉ lệ % PIB, ngày một giảm. Năm 1985 ngân sách này chiếm 7,7% PIB (53% ngân sách quốc gia), năm 1990 chỉ còn 5,8% PIB (35% ngân sách quốc gia) tương đương 228,8 tỉ nguyên. Năm 2002 chỉ còn có 2,6% PIB (17% ngân sách quốc gia) tương đương 261,9 tỉ nguyên (8 tỉ $US). Ngân sách quốc phòng năm 2010 là khoảng 2,6% PIB. Nhưng chi phí cho nhân sự của bộ Quốc Phòng rất lớn, năm 2000 chiếm đến 43%, năm 2003 chiếm 47% ngân sách quốc phòng (do nguyên nhân tiền lương và hưu bỗng). Con số này những năm sau này càng lớn hơn trước. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến chương trình hiện đại hóa quân đội cũng như việc củng cố hải quân và không quân bảo vệ đảo quốc. Hiện nay Tổng Thống Mã Anh Cửu có chủ trương « chuyên nghiệp hóa » quân đội, dự định giảm thiểu quân lực để giảm bớt chi phí về nhân sự, nhưng việc này chưa thấy thành công.
Như thế khuynh hướng tài giảm quốc phòng là xu hướng từ đầu thập niên 90 cho đến năm 2000. Từ năm 2000 đến năm 2010 chi phí không thay đổi, vào khoảng 2,6% PIB.
Về chi phí quân sự cho đảo Ba Bình có thể chia làm hai thời kỳ : thời kỳ 2000 đến 2008 và từ 2008 đến nay. Thời kỳ 2000 đến 2008, Tổng Thống Trần Thủy Biển thuộc đảng đảng Dân Tiến, vì có chủ trương « Đài Loan độc lập » do đó có những động thái cụ thể nhằm củng cố quốc phòng tại các đảo Trung Sa và Thái Bình.
Trong khi đó, Quốc Dân đảng, do có khuynh hướng thống nhất với lục địa, cho nên lơ là chuyện phòng thủ. Những động thái gần đây của Đài Loan tại đảo Ba Bình phần nhiều mang âm hưởng chính trị, nhắm vào cuộc bầu cử sắp tới, hơn là toan tính chiến lược. Năm 2009 có đến 500 vụ « chạm trán » giữa tàu của Trung Quốc với tàu của Đài Loan tại vùng biển thuộc đảo Thái Bình (trong vòng 6 hải lý). Ngày 2 tháng 7 năm 2009, một tàu khảo sát cùng với 3 tàu hộ vệ của Trung Quốc đã ép một tàu cá của Đài Loan phải rời khỏi khu vực biển thuộc đảo Ba Bình. Đài Loan đã không phản đối gì về việc này. Theo một đại biểu thuộc đảng Dân Tiến cho biết, lý do im lặng của lực lượng bảo vệ bờ biển trên đảo Ba Bình, là vì họ không muốn làm ảnh hưởng đến quan hệ tốt đẹp giữa Trung Quốc và chính phủ Mã Anh Cửu. Môt khám phá khác, quân đội phòng thủ trên đảo Trung Sa không còn viên đạn đại bác nào trong vòng một thời gian dài vào năm 2010. Việc này cũng do một dân biểu đảng Dân Tiến tố giác.

Do đó, các động thái của Đài Loan liên quan đến các đảo Trung Sa, Ba Bình phần nhiều do động lực chính trị của nhân sự các đảng cầm quyền hơn là tuân theo một chiến lược quốc phòng nhất quán.

Về giả thuyết các yếu tố có thể lôi kéo Đài Loan vào chiến tranh đã ghi ở trên, giả thuyết thứ ba sẽ có thể xảy ra nếu trữ lượng dầu khí vùng Biển Đông được xác định là to lớn. Hiện nay giả thuyết thứ 3 có nhiều sác xuất sẽ xảy ra hơn cả.
Việc tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa ngày càng gay gắt do khuynh hướng bá quyền cũng như sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Để tranh dành tài nguyên, Bắc Kinh có thể gây chiến tranh bất cứ lúc nào với các nước có tranh chấp trong vùng, nhất là Việt Nam và Phi Luật Tân. Việc phát động chiến tranh sẽ lôi kéo nhiều nước trong vùng vào cuộc chiến, mà phần nhiều xác suất sẽ có mặt của Hoa Kỳ, do đó Trung Quốc không muốn đụng độ vì nguy cơ thất bại. Bài toán của Trung Quốc do đó là làm thế nào để khai thác năng lượng ở các vùng biển thuộc Trường Sa mà không khơi mào chiến tranh ? Vừa qua, đầu tháng 3 năm 2011, Trung Quốc cho tàu chiến uy hiếp tàu thăm dò của Phi Luật Tân đang hoạt động trong vùng biển thuộc bãi Cỏ Rong, cách bờ Palawan khoảng 200km. Trung Quốc cũng đã làm nhiều lần tương tự như thế với Việt Nam từ năm 1995 ở vùng Tứ Chính – Vũng Mây, hay làm áp lực với các công ty khái thác Exxon-Mobil và BP phải hủy bỏ hợp đồng khai thác với VN, năm 2008, mặc dầu các lô ở đây chỉ cách bờ biển VN có khoảng 250km. Phải chăng TQ đã tự tin vào sức mạnh quân sự của họ, nhất là tháng 11 tới, chiếc hàng không mẫu hạm (Thi Lang) sẽ đưa vào hoạt động ở vùng biển Đông ? (Điều cần nhắc nhở Thi Lang là tên của một vị đô đốc hải quân tài ba đã giúp nhà Thanh tiêu diệt được tàn quân của Trịnh Thành Công tại Đài Loan và thâu hồi đảo này vào đế quốc Trung Hoa. Việc đặt tên cho chiếc tàu như thế là có tính toán mà mục tiêu nhắm vào Đài Loan.)
Tuy nhiên người ta không loại trừ một khả năng khác, Trung Quốc sẽ « có phần » của họ tại vùng biển Trường Sa mà không gây chiến tranh lớn lao. Đó là trường hợp TQ chiếm đảo Ba Bình hiện nay do Đài Loan chiếm đóng. Việc này có thể thành công nếu có sự thỏa thuận ngầm giữa Trung Quốc và Việt Nam, mà điều này có thể thành hiện thực nếu TQ nhượng bộ phần nào cho VN ở vấn đề Hoàng Sa. Giả thuyết này sẽ có lợi cho Trung Quốc. Với quyền chủ quyền tại Ba Bình, TQ có thể đòi hỏi một vùng biển ZEE khá quan trọng, vì đây là đảo lớn nhất Trường Sa. Trong khi Đài Loan với tư cách là một đảo quốc  không được nước nào công nhận, các đòi hỏi của Đài Loan về vùng biển chung quanh thì không thuyết phục. Vì Đài Loan chỉ được xem như là một phần của lục địa. Những vùng lãnh thổ của Đài Loan sẽ dễ dàng được các nước khác chấp nhận thuộc Trung Quốc. 
Sự lo ngại của Đài Loan do đó là có căn cứ. Đài Loan hiện nay kiểm soát các đảo Kim Môn, Mã Tổ, các đảo Bành Hồ, Wuchiu, Trung Sa (Pratas) và Thái Bình (tức đảo Ba Bình). Các đảo Kim Môn đối diện Hạ Môn, cách bờ lục địa chỉ vài hải lý. Các đảo Mã Tổ đối diện hải cảng Phúc Châu, chỉ cách bờ biển lục địa cũng chỉ có vài hải lý. Trong quá khứ, quân Tưởng Giới Thạch đã từng đụng độ nẩy lửa với giải phóng quân của Mao Trạch Đông tại các đảo Kim Môn và Mã Tổ, lần thứ nhất vào tháng 10 năm 1949, lần hai vào tháng 8 năm 1954 đến tháng 4 năm 1955 và lần ba vào tháng 8 năm 1958. Mỗi lần như thế hai bên dàn vài chục ngàn quân để chiến đấu. Cả ba lần quân họ Tưởng, dưới sự ủng hộ của Hoa Kỳ, đã đẩy lui được quân Trung Hoa lục địa. Quan hệ hiện nay giữa Đài Loan và Hoa Kỳ được nối kết qua hiệp ước « Taiwan Relation Act », theo đó Hoa Kỳ có thể bảo vệ và cung cấp vũ khí cho Đài Loan nếu đảo bị tấn công. Nhưng nội dung kết ước không có bảo đảm an ninh cho các đảo ở xa. Nếu Trung Quốc tấn công Ba Bình với lý do « thống nhất đất nước », có thể Hoa Kỳ sẽ đứng ngoài.

Lý do các nước láng giềng cần sớm tranh thủ giải quyết tranh chấp với Trung Quốc

Lý do các nước láng giềng cần sớm tranh thủ giải quyết tranh chấp với Trung Quốc

Email In PDF.

Bài phân tích trên tờ “Liên hợp buổi sáng” của Singapore ngày 18/4 cho rằng “đàm phán giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng cần phải được tiến hành sớm”. Vị thế của Trung Quốc ở Đông Á sẽ ngày càng cao hơn. Vì thế,  cần lợi dụng thời kỳ Trung Quốc đang chủ trương giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng bằng phương thức hòa bình, các nước cần sớm giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, như vậy mới có thể tranh thủ được lợi ích ở mức cao nhất.


Những năm gần đây, với thực lực kinh tế là đầu tàu, sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc ngày càng mạnh. Sức mạnh quân sự của Trung Quốc cũng dần tăng lên theo tiến trình hiện đại hóa ngày càng sâu sắc. Với ảnh hưởng của “thuyết đe dọa từ Trung Quốc”, sức mạnh quân sự của Trung Quốc ngày càng tăng nhanh đã dẫn đến sự lo ngại và bất an của một số nước láng giềng, đặc biệt là các nước có tranh chấp về lãnh thổ, lãnh hải với Trung Quốc như Ấn Độ, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á.
Từ năm 1949 đến nay, giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng đã xảy ra chiến tranh cục bộ, có nguồn gốc từ tranh chấp biên giới như chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, chiến tranh Trung-Nga ở đảo Damansky trên sông Ô Tô Lý giữa biên giới hai nước năm 1969, chiến tranh ở vùng biển Hoàng Sa giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 1974 và chiến tranh biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 1979. Tuy nhiên, từ khi Trung Quốc coi trọng quốc sách lấy xây dựng kinh tế là trung tâm trong thập niên 80 thế kỷ trước, Trung Quốc đã bắt đầu tìm kiếm biện pháp giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải với các nước láng giềng bằng đàm phán hòa bình chứ không phải xung đột vũ trang.
Về biên giới trên bộ, Trung Quốc là nước có đường biên giới trên bộ dài nhất và có nhiều nước láng giềng nhất, cũng là một trong những nước có tình hình biên giới phức tạp nhất trên thế giới, với đường biên giới trên bộ dài tổng cộng 22.000 km, tiếp giáp với 14 nước như Bắc Triều Tiên, Ấn Độ, Việt Nam, Nga... Trung Quốc đã thông qua phương thức đàm phán hòa bình ký hiệp ước hoặc hiệp định biên giới với 12/14 nước (trừ Ấn Độ và Butan), chiều dài biên giới đã hoạch định ổn thỏa, chiếm khoảng 90% tổng chiều dài biên giới. Trung Quốc vẫn đang trong tiến trình đàm phán với Ấn Độ và Butan, tuy không thể xác định khi nào sẽ thành công nhưng khả năng xảy ra xung đột vũ trang một lần nữa do tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ là không đáng kể.
Tranh chấp chủ quyền trên bộ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng xem ra không còn là vấn đề lo ngại, vấn đề chủ yếu hiện nay là tranh chấp lợi ích ở các khu vực lãnh thổ, lãnh hải và biển khơi với các nước láng giềng, cụ thể là vấn đề biển Hoa Đông giữa Trung Quốc-Nhật Bản và vấn đề biển Biển Đông giữa Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á. So với vấn đề biển Hoa Đông, vấn đề Biển Đông  bề ngoài xem ra phức tạp hơn nhưng trên thực tế không hẳn như vậy, vì Trung Quốc và các nước Đông Nam Á cuối cùng đã ký “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” năm 2002, các bên cam kết sẽ “thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng phương thức hòa bình”. Tuy tiến triển hạn chế nhưng ít nhất các bên đã đi đến nhận thức chung là giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình chứ không phải vũ lực, hơn nữa đã hình thành được văn kiện, tới đây chỉ cần tích cực thông qua nỗ lực ngoại giao chuyển hóa tinh thần văn kiện thành tính khả thi, như vậy thỏa thuận hay hiệp ước song phương hoặc đa phương có hiệu lực pháp lý sẽ có thể đạt được.
Trừ phi xảy ra sự kiện lớn xâm phạm đến lợi ích căn bản của Trung Quốc, chẳng hạn như nước ngoài xâm lược hay Đài Loan tuyên bố độc lập, nếu không, Trung Quốc - vốn đang rất cần môi trường hòa bình để tiếp tục phát triển kinh tế - sẽ không dễ dàng sử dụng vũ lực vì chiến tranh không hề có lợi cho kinh tế Trung Quốc.Vì thế, có lý do để tin tưởng vào việc Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng bằng phương thức hòa bình.
Tuy nhiên, có một điểm mà các nước trong khu vực cần chú ý là tới đây, vị thế của Trung Quốc ở Đông Á - thậm chí ở cả châu Á - sẽ ngày càng cao hơn. Trung Quốc có khả năng trở thành cường quốc số một ở châu Á. Trung Quốc cũng sẽ đưa ra những quan điểm và chủ trương giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng bằng phương thức hòa bình. Vì thế, các nước hoặc khu vực có tranh chấp với Trung Quốc cần sớm giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, như vậy mới có thể tranh thủ được lợi ích ở mức cao nhất.


Theo Liên hợp buổi sang 

Quốc Trung (gt)

Tin cũ hơn:

Học thuyết răn đe và phòng thủ trong chiến lược vũ trụ quân sự của Trung Quốc

Home NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC Học thuyết răn đe và phòng thủ trong chiến lược vũ trụ quân sự của Trung Quốc

Học thuyết răn đe và phòng thủ trong chiến lược vũ trụ quân sự của Trung Quốc

Email In PDF.

Theo nhận định của “Jamestown Foundation”, hiện nay các nhà chiến lược Trung Quốc nói riêng và PLA nói chung đều  coi vũ trụ như một chiến trường chủ yếu trong các cuộc chiến tranh tương lai. Ngoài ra họ cũng rất chú trọng răn đe vũ trụ và coingang hàng với răn đe hạt nhân, răn đe thong thường, răn đe thong tin và “Răn đe Chiến tranh của Nhân dân”. Bài “Defense and Deterrence in China’s Military Space Strategy” đăng trên Jamestown Foundation (Mỹ) về vấn đề này như sau.
 
Gần đây nhận định học thuyết răn đe vũ trụ của Trung Quốc có thể đang trở thành thực tiễn, nhưng Bắc Kinh tiếp tục phát triển hàng loạt hệ thống chống vũ trụ. Thực tế, Trung Quốc đạt được khả năng vượt xa vũ khí chống vệ tinh (ASAT) được thử nghiệm thành công tháng 1/2007. Sau đó cuộc thử nghiệm một tên lửa đánh chặn tháng 1/2010 cho thấy Trung Quốc có khả năng phá hủy các vệ tinh trên quỹ đạo trái đất ở tầm thấp. Như Báo cáo về phát triển quân sự của Trung Quốc năm 2010 của Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định: "Trung Quốc đang phát triển chương trình đa dạng để cải thiện khả năng hạn chế hoặc ngăn chặn việc sử dụng các tài sản đặt trên vũ trụ của các đối phương trong thời gian diễn ra khủng hoảng hoặc xung đột". Bên cạnh các vũ khí chống vệ tinh, Trung Quốc còn có khả năng gây nhiễu ở trong và ngoài nước và khả năng ASAT của lực lượng hạt nhân. Giới phân tích Trung Quốc cho rằng, cùng với tầm quan trọng ngày càng tăng đối với quân sự và thương mại, vũ trụ đang trở thành lĩnh vực quan trọng cho việc bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia.
Các nhà chiến lược Trung Quốc coi vũ trụ như một chiến trường chủ yếu trong các cuộc chiến tranh tương lai. Nhiều tài liệu của Trung Quốc mô tả vũ trụ như một điểm cao mà hai bên sẽ cố gắng để kiểm soát trong các cuộc chiến tranh khu vực được tin học hóa bởi vì vũ trụ ảnh hưởng đến ưu thế thông tin và đóng vai trò quan trọng trong việc giành thế chủ động trong một cuộc xung đột. Các nhà phân tích Trung Quốc khẳng định các hệ thống vũ trụ như chiếc chìa khóa cho phép yểm trợ các lĩnh vực như tình báo, giám sát và trinh sát (ISR), cảnh báo sớm, thông tin liên lạc, dẫn đường và định vị, xác định mục tiêu cho các loại vũ khí chính xác, khảo sát và vẽ bản đồ và hỗ trợ khí tượng học. Các nhà phân tích cũng coi các hệ thống vũ trụ như động lực yểm trợ các hoạt động chung và tăng hiệu quả của các lực lượng bộ binh, không quân và hải quân.
Do tiếp tục chú trọng tầm quan trọng của các hệ thống vũ trụ trong các chiến dịch quân sự hiện đại, Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện các khả năng vũ trụ. Báo cáo năm 2010 của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết: "Trung Quốc đang phát triển các loại vệ tinh thông tin liên lạc, dẫn đường, trinh sát, giám sát và tình báo đặt trên vũ trụ". Khi Trung Quốc đặt nhiều vệ tinh hơn lên quỹ đạo, sự tin cậy của PLA vào hệ thống vũ trụ tăng lên. Quân đội Trung Quốc ngày càng trở nên phụ thuộc vào các khả năng vũ trụ về tình báo, giám sát, trinh sát, dẫn đường và định vị, cũng như thông tin liên lạc. Các tài liệu quân sự Trung Quốc cho rằng Trung Quốc vẫn tự đánh giá họ ít lệ thuộc vũ trụ hơn Mỹ, nhưng họ cũng thừa nhận sự tin cậy ngày càng tăng vào vũ trụ dẫn đến nhiều yếu điểm hơn. Nhiều nhà phân tích Trung Quốc khẳng định các hệ thống vũ trụ của Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức tiềm tàng khác nhau. Do đó, PLA cần có khả năng bảo vệ các tài sản vũ trụ thông qua các biện pháp phòng thủ hoặc răn đe.
Một tài liệu về các hoạt động vũ trụ của quân đội Trung Quốc cho biết, các nhà chiến lược Trung Quốc rất lo ngại các mối đe dọa khác nhau đối với hệ thống vũ trụ của Trung Quốc. Đặc biệt, các nhà phân tích Trung Quốc coi chính sách vũ trụ của Mỹ là mối đe dọa tiềm tàng đối với các lợi ích của Trung Quốc vì chính sách đó chú trọng đến sự vượt trội trên vũ trụ. Ông Zhang Hui thuộc Trung tâm Belfer Nghiên cứu Khoa học và Quốc tế của Đại học Harvard nhận xét: "Nhiều quan chức và chuyên gia an ninh Trung Quốc rất quan tâm đến các tài liệu kế hoạch quân sự của Mỹ được công bố trong những năm gần đây đề cập đến việc kiểm soát vũ trụ thông qua việc sử dụng các loại vũ khí trên hoặc từ vũ trụ để đạt được ưu thế toàn cầu". Tương tự, ông Bao Shixiu, chuyên gia phân tích cao cấp của Viện Khoa học Quân sự trực thuộc PLA (AMS), nói: "Kết luận duy nhất có thể rút ra là Mỹ đơn phương tìm cách độc quyền sử dụng vũ trụ cho quân sự để giành ưu thế chiến lược so với các nước khác". Do đó, Trung Quốc phải bảo vệ các lợi ích của mình. Ông Bao nói: "Trung Quốc không thể chấp nhận sự độc quyền ngoài tầng không gian của nước khác". Do đó, ông quả quyết chính sách vũ trụ của Mỹ "gây mối đe dọa nghiêm trọng cho Trung Quốc cả về phá hủy phòng thủ quốc gia cũng như ngăn chặn quyền khai thác vũ trụ của Trung Quốc nhằm phục vụ các mục đích dân sự và thương mại". Nhiều học giả Trung Quốc còn cho rằng các cuộc diễn tập chiến tranh vũ trụ của Mỹ cho thấy mức độ quân sự hóa vũ trụ ngày càng tăng. Nhưng lo ngại của Bắc Kinh không dừng lại trước các tuyên bố và các cuộc diễn tập chiến tranh. Thực tế, một số nhà chiến lược Trung Quốc dường như tin rằng các nước khác đang nỗ lực phát triển các khả năng chống vũ trụ, từ đó có thể đe dọa các vệ tinh của Trung Quốc.
Một số học giả Trung Quốc đã thảo luận những gì họ coi là lịch sử của việc nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm ASAT ở Mỹ và Nga từ Chiến tranh Lạnh đến nay. Cũng như các đối tác phương Tây, các học giả Trung Quốc chia các mối đe dọa tiềm tàng thành 2 loại lớn "tiêu diệt mềm" và "tiêu diệt cứng".
Mối đe dọa tiêu diệt mềm có thể gây thiệt hại tạm thời cho các hệ thống vũ trụ, nghĩa là làm cho hệ thống vũ trụ không thể thực hiện các chức năng hoạt động. Các biện pháp chủ yếu của cuộc tấn công chống vệ tinh tiêu diệt mềm bao gồm các cuộc tấn công chiến tranh điện tử và tấn công các hệ thống máy tính. Ngược lại các mối đe dọa tiêu diệt mềm như gây nhiễu, khả năng tiêu diệt cứng có thể phá hủy vĩnh viễn các tàu vũ trụ. Trung Quốc xác định các loại vũ khí năng lượng động lực học và các loại vũ khí năng lượng trực tiếp như các loại lade năng lượng cao là các mối đe dọa tiêu diệt cứng. Nhiều tài liệu khác của Trung Quốc khẳng định các mối đe dọa xuất phát từ tầm của các hệ thống như các phương tiện đánh chặn năng lượng động lực học, các hệ thống ASAT lade, các hệ thống ASAT hạt nhân, các vũ khí sóng cực ngắn và các tàu vũ trụ có thể được sử dụng để vô hiệu hóa hoặc phá hủy các vệ tinh của đối phương. Ngoài ra, một số chuyên gia Trung Quốc cho biết các thiết bị đánh chặn của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ giúp Lầu Năm Góc nâng cao khả năng ASAT. Theo giới phân tích Trung Quốc, do hoạt động của các cường quốc vũ trụ trên thế giới, cuộc chiến tranh vũ trụ không còn là viễn tưởng. Do đó, Trung Quốc phải sẵn sàng không chỉ ngăn chặn khả năng sử dụng vũ trụ của đối phương mà còn bảo vệ các khả năng vũ trụ của mình. Để đạt được điều đó Trung Quốc phải kết hợp các biện pháp phòng thủ và răn đe.
Do các vệ tinh rất quan trọng cho các chiến dịch quân sự, Trung Quốc thúc đẩy sự cạnh tranh giữa công nghệ ASAT và bảo vệ vệ tinh. Vì vậy, để chuẩn bị cho các cuộc xung đột vũ trụ, bên cạnh khả năng tiến công các vệ tinh của đối phương, Trung Quốc cũng đang thảo luận hàng loạt biện pháp nhằm nâng cao khả năng tồn tại của các vệ tinh như: giảm tín hiệu, bảo vệ điện từ, cơ động vệ tinh... thậm chí thuê các hệ thống vũ trụ của nước ngoài. Giới phân tích cho rằng một biện pháp bảo vệ hệ thống vũ trụ là sử dụng các kỹ thuật giảm bớt tín hiệu, từ đó đối phương khó có thể phát hiện và tấn công tàu vũ trụ. Các biện pháp ngụy trang có thể bao gồm biện pháp quét bên ngoài vệ tinh các nhiên liệu đặc biệt để giảm bớt khả năng phát hiện của ra đa đối phương và giảm các tín hiệu khác. Một số chuyên gia còn đề nghị làm cứng hoặc tăng việc bảo vệ các thành phần quan trọng như các bộ phận cảm biến quang học điện từ trên các vệ tinh hình ảnh. Một số biện pháp bảo vệ khác chú trọng tăng cường bảo vệ chống lại sự can thiệp điện từ. Ngoài ra, các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường nhận biết tình hình vũ trụ để theo dõi hoạt động của đối phương trên vũ trụ và kịp thời cảnh báo bất cứ cuộc tấn công nào của đối phương.
Bản thân các tàu vũ trụ không chỉ là các tài sản cần được bảo vệ. Việc bảo vệ các đường dây thông tin và các trạm trên mặt đất cũng quan trọng không kém. Các chuyên gia Trung Quốc dự định bảo vệ các đường dây thông tin bằng cách sử dụng nhiều biện pháp như mật mã và các loại công nghệ chống gây nhiễu khác nhau. Họ cũng cho biết để giải quyết các mối đe dọa hệ thống máy tính, vấn đề quan trọng là phải bảo đảm bí mật, vững chắc và thống nhất các hệ thống thông tin của Trung Quốc. Bảo vệ các hệ thống hỗ trợ trên mặt đất cũng được coi là vấn đề quan trọng. Biện pháp bảo vệ các hệ thống trên mặt đất bao gồm ngụy trang, che giấu, cơ động, dư thừa. Ngụy trang và che giấu nhằm giảm khả năng của đối phương trong việc phát hiện và xác định một phương tiện. Các hệ thống hỗ trợ trên mặt đất cơ động khiến đối phương khó tìm kiếm và tấn công các tài sản của Trung Quốc. Dư thừa làm tăng khả năng tồn tại của hệ thống trước các cuộc tấn công của đối phương. Cuối cùng, một chuyên gia Trung Quốc cho rằng sử dụng các hệ thống vũ trụ thuê của nước ngoài nhằm tạo ra tình thế khó xử về chính trị và ngoại giao cho kẻ thù muốn tìm cách tấn công các hệ thống thông tin vũ trụ của Trung Quốc. Thuê các hệ thống thông tin vũ trụ của nước ngoài sẽ gây khó khăn cho đối phương ra quyết định tấn công, bởi vì đối phương phải cân nhắc việc tấn công một vệ tinh của bên thứ ba.
Ngoài việc bảo vệ, các chuyên gia quân sự Trung Quốc cũng rất chú trọng răn đe vũ trụ và coi răn đe vũ trụ như một trong những biện pháp cơ bản của răn đe chiến lược, ngang hàng với răn đe hạt nhân, răn đe thông thường, răn đe thông tin và "Răn đe Chiến tranh của Nhân dân". Hiện nay, Trung Quốc vẫn đang phát triển chiến lược răn đe vũ trụ. Giới nghiên cứu Trung Quốc cho rằng răn đe chiến lược đòi hỏi một nước phải đáp ứng 3 điều kiện cơ bản: có các khả năng răn đe; quyết tâm sử dụng chúng; và khả năng để cảnh báo với đối phương rằng họ có đủ khả năng và quyết tâm sử dụng các phương tiện nếu cần. Nhưng các chuyên gia Trung Quốc cho rằng răn đe của lực lượng vũ trụ sẽ khác răn đe hạt nhân trên một số lĩnh vực cơ bản. Mặc dù thế giới cấm sử dụng các loại vũ khí vũ trụ, nhưng việc bắt đầu sử dụng chúng sẽ thấp hơn sử dụng các loại vũ khí hạt nhân do các đặc tính thông thường. Mảnh vỡ của vũ trụ có thể đe dọa các tài sản vũ trụ của các nước thứ ba, nhưng mức độ phá hủy, đặc biệt về cuộc sống của con người, có thể ít hơn vũ khí hạt nhân hoặc thậm chí cả các loại vũ khí thông thường. Hiện nay, mặc dù Mỹ chiếm ưu thế chiến lược trên vũ trụ, nhưng các phương tiện răn đe tin cậy trên vũ trụ sẽ làm giảm khả năng của Mỹ trong việc tấn công các tài sản vũ trụ của Trung Quốc. Từ nhận thức đó, Trung Quốc sẽ phát triển các vũ khí vũ trụ và chống vệ tinh có thể tấn công hiệu quả hệ thống vũ trụ của đối phương, để hình thành chiến lược phòng thủ tin cậy. Do đó, ngoài việc không cho đối phương khả năng sử dụng các hệ thống vũ trụ trong một cuộc chiến tranh với Trung Quốc và chống lại khả năng của hệ thống phòng thủ tên lửa đặt trên vũ trụ phá hủy răn đe hạt nhân của Bắc Kinh, nhiệm vụ khác của các khả năng chống vũ trụ của Trung Quốc là bảo vệ các hệ thống vũ trụ bằng cách ngăn chặn đối phương tấn công chúng.
Trung Quốc tiếp tục đưa nhiều vệ tinh lên quỹ đạo, các nhà chiến lược ngày càng quan tâm đến phòng thủ và răn đe vũ trụ, nhưng điều đó không có nghĩa họ không chú ý đến tấn công các hệ thống vũ trụ của đối phương nếu hành động tấn công đó không bị bác bỏ. Thực tế, các tài liệu của Trung Quốc nói về hoạt động vũ trụ quân sự nhấn mạnh việc duy trì tự do hành động của Trung Quốc trên vũ trụ đồng thời ngăn chặn đối phương sử dụng các tài sản vũ trụ trong một cuộc xung đột với Trung Quốc. Hơn nữa, nhiều nhà phân tích Trung Quốc nhận thấy quân đội Mỹ lệ thuộc rất lớn vào các tài sản vũ trụ để tiến hành các hoạt động quan trọng như ISR, thông tin liên lạc, dẫn đường và định vị. Một số chuyên gia Trung Quốc còn khẳng định vũ trụ tạo ra một điểm yếu quan trọng của Mỹ-mà Trung Quốc phải tận dụng để giành thắng lợi trong một cuộc chiến tranh khu vực tương lai trong các điều kiện thông tin hóa. Mối lo ngại của Trung Quốc về sức mạnh của hệ thống phòng thủ tên lửa đặt trên vũ trụ của đối phương để phá hủy các khả năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy Bắc Kinh phát triển và sử dụng các khả năng của ASAT. Rõ ràng, nhận thấy việc ngăn chặn đối phương không sử dụng các hệ thống vũ trụ trong một cuộc xung đột có thể là yếu tố rất quan trọng để giành ưu thế thông tin hoặc thậm chí bảo vệ khả năng của Trung Quốc nhằm phát động một đòn tiến công hạt nhân trả đũa, nhưng việc phát triển các hệ thống chống vũ trụ của Trung Quốc sẽ bị hạn chế trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công các vệ tinh của Trung Quốc. Vì vậy, mặc dù mối quan tâm tới phòng thủ và răn đe vũ trụ để bảo vệ các khả năng của vệ tinh ngày càng tăng, nhưng Bắc Kinh vẫn có thể coi các vũ khí chống vũ trụ như một phương tiện để không cho đối phương giành ưu thế nhờ sử dụng các hệ thống vũ trụ./.


Theo Jamestown Foundation 

Lê Trang (gt)

Tin cũ hơn: