Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Thứ Hai, 20-01-2014 - Loạt bài về Hoàng Sa đăng chưa được 1 giờ đã bị gỡ bỏ “để kỉ niệm 64 năm quan hệ Việt- Trung”

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1<- Hà Nội : Tập hợp tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh ở Hoàng Sa (RFI). – Hà Nội: buổi tưởng niệm trận Hoàng Sa 1974 bị giải tán (RFA).  Đằng sau chính sách kỷ niệm Hoàng Sa (BBC).   – Audio phỏng vấn blogger Nguyễn Lân Thắng: Lễ tưởng niệm Hoàng Sa ‘bị quấy rối’.
- Chính quyền Hà Nội phá thối đám Giỗ của Dân tộc (Chép Sử Việt).
- NB Trần Quang Thành: Từ tượng đài Lý Thái Tổ nhân dân Việt Nam hô lớn: Hoàng Sa là của Việt Nam – Đả đảo Trung quốc xâm lược! (DĐXHDS). – Video clip: Lễ tưởng liệm 40 hải chiến Hoàng Sa (Long Hoàng). – Biểu tình, kỷ niệm 40 năm TQ xâm lược Hoàng Sa,19-1-2014 (Le Phan). – Tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa tại Hà Nội 19/1/2014 (Thùy Trâm). - Video và hình ảnh – Tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa tại Hà Nội 19/1/2014 (Dân Luận).  - ‘No U Hà Nội’ tưởng niệm 74 chiến sĩ VNCH hy sinh tại Hoàng Sa (Người Việt).  – Phỏng vấn người tham dự lễ tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa tại Hà Nội (DLB).  – LÒNG DÂN (Dangnba). – Ảnh: SÁNG 19/1/2014 Ở SÂN TƯỢNG ĐÀI VUA LÝ (FB Nghiem Vietanh). – Ảnh: CỔ ĐỘNG VIÊN NO-U CHỦ NHẬT 19/1/2014

- HÌNH ẢNH HÀ NỘI PHÁ QUẤY BUỔI TƯỞNG NIỆM 40 NĂM HẢI CHIẾN HOÀNG SA (Tễu). – Nguyễn Thế Thảo và đồng bọn là lũ phản quốc ! (Xuân VN). “Chúng cho các công an, dân phòng mang loa chĩa vào mặt nhân dân, chĩa vào mặt phóng viên báo chí quốc tế để gây rối, cản trở thậm chí ngăn cản việc nhân dân  đang làm đầy nghiêm trang và ý nghĩa… Đê tiên thay khi Thảo còn cho đám lâu la sai các công nhân mang vài viên đá xanh Thanh Hoá ra để dùng máy cắt cầm tay không có vòi nước để cắt nhiều nhát quanh viên đá nhỏ chừng hơn chục cm để nhằm gây bụi mù mịt, ô nhiễm quanh chân tượng đài Vua lý để xua đuổi nhân dân làm lễ tưởng niệm“.  – Chính quyền Hà Nội càng tiếp tục dấn sâu vào tội phản quốc (DLB).
- Linh Đàn: Những bài thơ sớm nhất về sự kiện mất Hoàng Sa năm 1974 (Boxitvn). – Người Việt trên thế giới cùng tưởng niệm 40 năm ngày mất Hoàng Sa (FB Paulo Thành Nguyễn). – Vinh danh các chiến sĩ Hoàng Sa 1974 (Người Việt). – Video: Biểu Tình chống Tàu Cộng Tưởng Niệm 40 năm Hải Chiến Hoàng Sa tại San Francisco (Nguyen304). “Và ngày hôm nay, chúng ta đến đây, trước tòa lãnh sự Trung Cộng để nói cho Trung Cộng biết rằng, lãnh thổ Việt Nam không bao giờ chấp nhận nằm dưới tay của Trung Cộng. Nhân dân Việt Nam ở khắp mọi nơi từ trong quốc nội cho đến hải ngoại, không bao giờ chấp nhận sự chiếm đóng của Trung Cộng trên hòn đảo Hoàng Sa và Trường Sa“. – Biểu tình chống bá quyền Trung Cộng 40 năm xâm chiếm Hoàng Sa tại Berlin (NVTNCS). – Tưởng niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa (19/1/1974 – 19/1/2014) (ĐCV).
- Kính viếng hương hồn các anh hùng Hải Chiến Hoàng Sa, 19/1/1974: GIỮA HOÀNG SA XA XÔI! (Đặng Huy Văn). – Võ Trung Hiếu: Tưởng niệm & Lịch sử rất công bằng (Quê Choa).”Ngụy Văn Thà ơi/ Lịch sử rất công bằng/ Năm 2011 ở Thủ đô/ Những người yêu nước đi biểu tình/ Đã giương cao biểu ngữ viết tên anh/  Ngụy Văn Thà hy sinh ở Hoàng Sa năm bảy bốn/ Cho tôi thắp một nén nhang/ Khóc người đồng chí/ Mà bấy lâu vẫn gọi anh là ngụy/ Tha thứ cho tôi Tha thứ cho tôi…”.  – Sống mãi với thời gian (Phi Vũ).

- Cùng Bắc Nhịp Cầu Hoàng Sa (FB Osin HĐ).  – Loạt bài về Hoàng Sa đăng chưa được 1 giờ đã bị gỡ bỏ “để kỉ niệm 64 năm quan hệ Việt- Trung”Tổ quốc ở Hoàng Sa- Kỳ 1 (Quê Choa). – Tổ quốc ở Hoàng Sa- Kỳ 2

- Bản đồ của Cục Đo đạc & Bản đồ VN từ 1964 đã ghi Hoàng Sa-Trường Sa là “Tây Sa”-”Nam Sa”? (Chép Sử Việt).
- Hồ Tấn Vũ – Triển lãm về Hoàng Sa tại bảo tàng Đà Nẵng (Dân Luận).
- Dâng trào tình yêu, cảm xúc với Hoàng Sa, Trường Sa (CAND).   – “Ông cao ngựa” từng là chiến sĩ Trường Sa (QĐND).  – Những thủy thủ vượt sóng gió, kiên cường bám biển.
- Báo TQ nói VN ‘đóng vai nạn nhân’ (BBC).
- Tập Cận Bình không muốn đụng độ với Nhật Bản (VNE).  – Trung Quốc vờ làm căng với Nhật? (NLĐ).  – Thủ tướng Nhật muốn đối thoại với Hàn Quốc và Trung Quốc (PLTP). – Thủ tướng Nhật kêu gọi Trung Quốc và Hàn Quốc họp thượng đỉnh (RFI).
- Dân biểu Hoa Kỳ Nhận Đỡ Đầu Đỗ Thị Minh Hạnh (MS/Boxitvn).
- Phỏng vấn ông Đinh Viết Tứ, Tổng Biên tập trang mạng “Hướng Việt”: Việt Nam đã có những tiến bộ thuyết phục về nhân quyền (QĐND).
- Thằng chắt “CHXHCN Việt Nam” làm Sinh nhật ông cố “Việt Nam” quá hẻo! (Chép Sử Việt).
- Đoàn Nam Sinh: Suy ngẫm về sự sỉ nhục và quang vinh cho quốc thể (Cua đồng). – Đừng xem thường những chuyện nhỏ (TT).
- Căn bệnh trầm kha tại Việt Nam hiện nay: Nói dối và Vô cảm (DLB). – Thái Bá Tân: Những Vần Thơ Đặc Thù của Thời XHCN (Alan Phan).
- Nguyễn Trung Lộ – Tư bản đang tự cải tạo thành công và phát triển? (Dân Luận).
- Đại biểu không chỉ thuần túy là người nhận tin và truyền tin (ĐBND).
- Tăng quyền lợi cho người bị thu hồi đất (PLTP).
- “Đá tảng” cản đường cải cách (NLĐ).
1- Ba ngày, hai vụ dân vây trụ sở xã (Người Việt). – Lại chuyện người dân “giam lỏng” Chủ tịch UBND xã (PL&XH).  – Bắc Ninh: Chủ tịch xã bị vây ráp được giải cứu nhờ… lãnh đạo huyện (DT).
- Video: “Công an nhân dân” cho dân nhăn răng! (DĐXDHS). – Cần Thơ: Đánh người vi phạm giao thông, công an phải xin lỗi (PLTP). =>
- Huyền Như đã lấy 4.000 tỉ đồng như thế nào? (PLTP).
- Đề nghị kỷ luật giám đốc Vườn quốc gia Mũi Cà Mau (TN). – Vụ làm luật bên cầu Mỹ Thuận: Đề nghị kỷ luật hàng loạt cán bộ (NLĐ).
- Tự “đẻ” ra người có công để tham ô (PLTP).
- Chuyện quê mình: Đau đớn Yên Định (Bà Đầm Xòe).
- Tranh cãi tuổi được kết hôn (NLĐ).
- Trung Quốc đặt hai chính sách ưu tiên hàng đầu năm 2014 (TTXVN).  – Ông Ôn Gia Bảo thanh minh về tin đồn tài sản kếch xù (NLĐ). – Trung Quốc : Cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo bác bỏ thông tin về gia tài đồ sộ (RFI).
- “Triều Tiên lại thử hạt nhân” (NLĐ).
- BIỂU TÌNH CHỐNG CHÍNH PHỦ TẠI THÁI LAN CÓ TÁC ĐỘNG NÀO ĐẾN NGƯỜI VIỆT TRƯỚC HIỆN TÌNH CỦA NƯỚC VIỆT? (Quỳnh Trâm).
- Nổ bom làm bị thương 28 người biểu tình ở Bangkok (VOA).  – Thái Lan: Tiếp tục xảy ra bạo lực nhằm vào người biểu tình (VOV).   – Thái Lan cảnh báo áp dụng tình trạng khẩn cấp.  – Quân đội Thái Lan phô trương sức mạnh ở Bangkok (VNE).  – Video thủ lĩnh biểu tình Thái Lan kích động người ủng hộ (TTXVN).  – Cảnh sát Thái kết luận về vụ ném bom vào thủ lĩnh biểu tình (TTXVN).   – Thái Lan công bố ảnh nghi phạm vụ tấn công làm 28 người bị thương (DV).
- 200.000 người biểu tình tại Ukraina chống đạo luật trấn áp mới (RFI). – Biểu tình chống luật mới ở Ukraina (VOA).. – Hàng chục nghìn người tuần hành tại Ukraine (Tin tức).


- Hà Nội: Tưởng niệm 74 tử sĩ hy sinh ở quần đảo Hoàng Sa ngày 19/1/1974 (DCCT).  – BÀI TƯỜNG NIỆM HOÀNG SA VÀ LIỆT SĨ HOÀNG SA (Nguyễn Tường Thụy). “Bài này dự định đọc tại buổi lễ tưởng niệm Hoàng Sa sáng nay, 19/1/2014 nhưng không thể được vì tiếng những chiếc máy cắt đá và tiếng những chiếc loa điện inh ỏi dẹp đám đông cùng các âm thanh hỗn độn khác ngay dưới chân tượng đài Lê Thái Tổ. Đành đưa lên mạng vậy“.
Xử lý nóng (ĐĐK).
KINH TẾ
- Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Kinh tế Việt Nam kiệt quệ Tết Giáp Ngọ (RFI).
- Lãi lớn vẫn than lỗ để tăng giá (PLTP).
- Những sự kiện kinh tế nổi bật trong tuần (TBNH).
- Tìm kịch bản trên thị trường vàng sau một năm “đại hạn” (TTXVN). – Giá vàng sẽ tăng tuần thứ 5 liên tiếp? (VnEco).
- Ngân hàng đổ tiền vào ATM phục vụ Tết (VnM).
- Ô tô “cháy” hàng (NLĐ).
- Facebook đóng cửa hàng loạt Fanpage (TBKTSG).


VĂN HÓA-THỂ THAO
- Đổi tiền lẻ cúng Tết (RFA).
1- Đời sống công nghiệp thay đổi văn hóa Tết  (RFA).
<- Phố ông đồ rộn rã khai hội xuân ở TP HCM (KT).
- Khi người nước ngoài hát nhạc Việt (RFA).
- Bảo vệ bản quyền và quyền tác giả (ND).
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU – KỲ 109 (Nhật Tuấn).
- Đồng môn nhị lão (Vũ Nho).
- TỪNG CÓ 2 NGÔI LÀNG TRONG VĂN CHƯƠNG (Văn Công Hùng).
- Đạo diễn Đỗ Thanh Hải: Kịch bản Táo Quân sẽ không bị cắt xén quá đáng (TN).
- Ngọn Cờ Lau – Điểm sách “Sh*t My Dad Says” của Justin Halpern (x-café/ Dân Luận).
- Borges: Thư viện Babel (Nhị Linh).
- Bé đáng yêu và “em trai cún con” của mình Theo ngủ trưa cùng nhau mỗi ngày (Góc Sân).
- Sét đánh trúng tượng Chúa ở Rio de Janeiro (TN).


GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Nhiều thay đổi trong tuyển sinh ĐH, CĐ 2014 (PLTP).
1- Phương án thi tốt nghiệp mới: Người mừng, kẻ lo (TQ).
- Gỡ rào cản nghiên cứu khoa học (NLĐ). =>
- Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT: Loay hoay tìm nhạc trưởng (SGGP).
- 106/205 trường THPT Hà Nội được tổ chức dạy học thêm (GD&TĐ).  – Dạy thêm sai quy định, 3 giáo viên bị xử phạt (CAND).
- Hôm nay, xử lại “vụ ĐH Hùng Vương”: UBND cấp tỉnh có quyền không công nhận hiệu trưởng (PLTP).
- Ai học giỏi và ai thi giỏi ?! (Nguyễn Tiến Dũng).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Cần nghiêm túc đánh giá vắc-xin (NLĐ).  – Bộ Y tế hướng dẫn sàng lọc trước tiêm chủng (PNTP).  – Bệnh sởi đang “tấn công” trở lại (VnM).
1<- Tang thương xóm biển cửa Thuận (PNTP).
- Video: Cảnh báo ngộ độc rượu dịp tết (VTV).
- Vụ đồ chơi phát nổ của Trung Quốc: 6 học sinh nguy kịch (Soha).  – Tìm đồ chơi Việt Nam ở đâu? (PLTP).  – “Bom thối” vẫn bày bán khắp nơi (PNTP).
- Ngày ông Công, ông Táo: Cá ngoại nhập, đắt tiền được ưa chuộng (LĐ).
- Tẩy chay vé tàu tết vì giá cao chóng mặt (PLTP).  – Vé máy bay Tết… ế (PNTP).  – Độc quyền lại ế ẩm! (NLĐ).  – Đổ xô về quê ăn Tết sớm.  – Đúng lúc, đúng địa chỉ  (SGGP).
- Hà Nội: Nhiều sản phẩm kỷ lục, giá tiền tỷ được làm bởi… tù nhân (DT).
- TP.HCM: Cháy 2 công ty trong Cụm công nghiệp Hiệp Thành (PNTP).  – Điều tra vụ cháy tại 2 công ty cụm công nghiệp Hiệp Thành (TT).
- Người đàn ông mang khối u nặng 7kg ở chân (TT).  – Khuôn mặt kỳ dị mà rất đáng thương của cậu bé 8 tuổi (DT).
- Vùng rốn lũ vẫn còn khó (NLĐ).
- Một năm buồn cho tê giác Nam Phi (BBC).  – Gấu trúc con Bảo Bảo ra mắt công chúng (VOA).
- Bão nhiệt đới tại Philippines làm 40 người chết (VOV).  – Indonesia: Hơn 30.000 người dân thủ đô phải sơ tán do lũ.


QUỐC TẾ
- Đối lập Syria tham dự Hội nghị Genève 2 (RFI). – Đối lập Syria đồng ý tham gia Geneva II (BBC).  – Tổng thống Syria: Từ chức không phải là vấn đề đưa ra thảo luận (VOA).  – Syria: Các bản tin trích ‘không chính xác’ phát biểu của ông Assad.  – Nhật công bố kế hoạch đối thoại với phe đối lập Syria (Tin tức).
- Israel oanh kích nhắm vào một phần tử Jihad Hồi giáo ở Gaza (VOA).  – Israel quan ngại về thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và P5+1 (VOV).
- Iraq bắt đầu cuộc hành quân chống al-Qaida (VOA).  – Iraq mở chiến dịch truy quét phiến quân tại Ramadi (TTXVN).
- Bom nổ làm thiệt mạng 20 binh sĩ Pakistan (VOA).  – Ðánh bom ở Pa-ki-xtan, ít nhất 20 binh sĩ chết (ND).
1- “Liên hợp quốc vẫn duy trì hoạt động tại Afghanistan” (TTXVN).
- Hiến pháp mới của Ai Cập vẫn gây tranh cãi (TN). – Trưng cầu dân ý Ai Cập về Hiến pháp mới : Tỷ lệ ủng hộ hơn 98% (RFI). =>
- Liên Hiệp Quốc kêu gọi cứu trợ khẩn cấp cho Cộng hòa Trung Phi (VOA).
- Taliban tấn công một nhà hàng ở Kaboul, 21 người chết (RFI).
- Một nhà ngoại giao Iran bị giết tại Yemen (VOA).
- Quan chức Mỹ “bóng gió” Nga giúp sức Edward Snowden (TT).
- Sotchi : Tổng thống Putin trấn an giới đồng tính (RFI). – Tổng thống Putin hứa không có kỳ thị tại Olympic Sochi (VOA).  – Nga tấn công các phần tử tranh đấu tại Bắc Caucasus. - Ca sĩ nhóm Pussy Riot tuyên bố tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền (RFI).
- Bước ngoặt chính sách của Tổng thống Pháp và mô hình Bắc Âu  (RFI). – “Love Affair” : Chuyện tình của Tổng thống Pháp (RFI). – Bạn gái tổng thống Pháp xuất viện (VNE).
- Dennis Rodman bắt đầu chương trình điều trị nghiện rượu (VOA).


* RFA: Audio: + Sáng 19-01-2014.
* RFI:

* VTV: + Chào buổi sáng – 19/01/2014; + Điểm báo – 19/01/2014; + Báo chí toàn cảnh – 19/01/2014%

”Đừng nghe cộng sản nói, hãy nhìn cộng sản làm”

Lê Diễn Đức  -RFA
Khi các tờ báo như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, VN xpress, Tiền Phong… đồng loạt đăng các bài viết về cuộc hải chiến Hoàng Sa cách đây 40 năm, ngàz 17-01-1974, cái ngày Trung Quốc mở cuộc tấn công xâm chiếm quần đảo và 74 chiến sĩ của quân lực Việt Nam Công Hoà 9VNCH) đã anh dũng hy sinh trong cuộc đọ súng không cân sức, cho ta cảm giác rằng, sau 40 năm dương như có điều gì đó biến chuyển trong tư duy của những người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN).
Khi viết bài ‘”Hãy để các anh là “ngụy”‘tôi đã phân tích và cảnh báo rằng, để giữ vững sự tồn tại và độc quyền cai trị, ĐCSVN không từ bỏ bất kỳ âm mưu, thủ đoạn nào, kể cả đưa dân tộc vào vòng Hán hoá. Đây là chinh sách, chủ trương liên tục, xuyên suốt và nhất quán của ĐCSVN.
Không thể tách 74 chiến sĩ Hoàng Sa ra khỏi hàng chục ngàn tử sĩ khác đã bỏ mình nơi chiến trận để bảo vệ tự do, chống lại sự xâm lăng, nhuộm đỏ miền Nam của cộng sản miền Bắc. Các anh chẳng thể là một thiểu số đặc biệt để mong “được” chế độ vinh danh “liệt sĩ”. Bất luận gì đi nữa, không cần chế độ cộng sản vinh danh, các anh vẫn sẽ sống mãi trong lịch sử, trong lòng dân.
Cân phải nói rằng, do áp lực đòi hỏi và đòi hỏi của xã hội, nhất là trước tinh thần chống ngoại xâm quật cường của dân tộc, các nhà lãnh đạo ĐCSVN có lúc, có nơi đã không quên phương thức mị dân, dối trá.
Ông Nguyễn Tấn Dũng từng huyênh hoang tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa tại Nha Trang hay Quốc hội, rốt cuộc cũng chỉ là một thứ ve vuốt, xoa dịu dư luận.
Trong thực tế, những điều ông ta làm đi ngược hoàn toàn với lời nói. Các dự án tổng thầu EPC lớn nhất của Việt Nam lần lượt lọt vào tay Trung Quốc. Hàng ngàn quân Trung Quốc sống và làm việc trên mái nhà Đông Dương – Tây Nguyên, vị trí an ninh chiến lược của Việt Nam, trong dự án khai thác bauxite không mang lại hiệu quả kinh tế, phá nát môi trường.
Các chuyến thăm viếng Hà Nội- Bắc Kinh vẫn diễn ra đều đặn giữa các nhà lãnh đạo hai nước. Trong chuyến công du của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân hồi 5/2013, qua Bắc Kinh dự dự phiên họp thứ 6 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói “coi Việt Nam là bạn bè, là đồng chí chân thành, chính phủ Trung Quốc coi sự phát triển của Việt Nam chính là cơ hội phát triển của Trung Quốc”!!!
Khi tập đoàn Bắc Kinh coi tập đoàn Hà Nội là “bạn bè”, là “đồng chí chân thành”, thì mọi động thái của nhà cầm quyền Hà Nội trở nên dễ hiểu.
Vì thế, được biết Ban Tuyên giáo Trung ương đã chỉ thị cho ban biên tập các tờ báo chính thống chấm dứt đưa tin về Hoàng Sa và từ ngày 18/01 không tiếp tục đăng tải thông tin về kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm  chiếm Hoàng Sa nữa.
Thì ra, một số tờ báo đăng bài về Hoàng Sa là do tiếng gọi của lương tri và trách nhiệm của ban biên tâp và một số anh chị em phóng viên can đảm, nhưng có vẻ họ đã sắp vượt qua lằn ranh mà nhà cầm quyền giới hạn.
Chương trình thắp nến tri ân các chiến sĩ đã hy sinh vì bảo vệ Hoàng Sa 1974 và Trường Sa 1988 tại Công viên Biển Đông ở Thành phố Đà Nẵng cũng đã phải huỷ bỏ.
Cuộc triển lãm Hoàng Sa – Trường Sa tại Bảo tàng Đà Nẵng vào sáng 19/1 cho phép được tiếp diễn nhưng sẽ không truyền hình trực tiếp và cấm nói “40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa”.
Chưa biết cuộc xuống đường ôn hoà để tưởng niệm những chiên sĩ đã bỏ mình vì Tổ quốc, mà anh chị em nhóm NO U – FC kêu gọi vào Chủ nhật ngày 19/01 sẽ ra sao? Liệu nhà cầm quyền sẽ lại dùng vũ lực trấn áp để duy trì “trật tự công cộng” và mọi việc để đảng và nhà nước lo?
Nhà nuớc Cộng sản Việt Nam áp dụng chính sách ngoại giao ôn hoà hay thực chất là sự đầu hàng, nhu nhược, khi Trung Quốc ngang nguợc đòi hỏi các nước láng giềng phải xin phép bắt cá trên vùng Biển Đông từ ngày 01/01/2014?
Không phải thế! Bởi vì như nhà nghiên cứu sử Nguyễn Đình Đầu đã nhận định “Tình đồng chí giữa những người Cộng sản lúc đó còn lớn hơn lãnh thổ”.
Cho nên, lãnh thổ đất nuớc có thể bị mất, chủ quyền đất nước bị đe doạ nghiêm trọng, nhưng Trung Quốc là cái ô che chắn và bảo vệ cho sự tồn tại của ĐCSVN và duy trì quyền cai trị của nó. Cái giá mà Hà Nội đổi chác là như thế, không có gì bàn cãi thêm.
Băng đảng thống trị này vì lợi ích nhỏ nhen và thiện cận, đã chà đạp lên quyền lợi thiêng liêng của đất nước, phản bội lại công lao xây dựng và giữ nước của Tổ tiên.
Đừng bao giờ tin vào những điều họ nói. Nói xong rồi nhổ ra, liếm vào là bản chất của những kẻ trí trá, bất lương.
“Đừng nghe cộng sản nói, hãy nhìn cộng sản làm!”, câu nói của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chính xác hoàn toàn trong mọi trường hợp.
© Lê Diễn Đức

Cô Du Kích

 S.T.T.D Tưởng Năng Tiến  -RFA


Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi, quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích em ơi!
Đau xé lòng tôi, chết nửa con người…
Giang Nam
Tôi chưa bao giờ may mắn được diện kiến một cô du kích, nhìn từ xa xa cũng không luôn, có chăng là chỉ thấy loáng thoáng qua sách báo hay phim ảnh. Sài Gòn Tiếp Thị Online , số ra ngày 21 tháng 12 năm 2011, có tấm hình một cô “đứng trên toà sen” (trông) rất … ngộ:
Tại một hồ nước trên cánh đồng thuộc xã Đại Cường (Đại Lộc, Quảng Nam) có một pho tượng cô du kích đầu đội mũ tai bèo, vai mang súng. Bức tượng khi xây có thể là thạch cao trắng, nhưng bây giờ, người ta thấy đã loang lổ nhiều mảng đen.
Trong hồ nước, nông dân làm chuồng nuôi vịt. Qua mấy ngày mưa lũ, đàn vịt không còn, chỉ còn lại cái chuồng xiêu vẹo tả tơi. Một bác nông dân vác cuốc đi ngang dừng lại góp chuyện: “Mấy tháng trước, hồ nước sạch sẽ lắm, không ai dám thả vịt, thả cá, nước trong vắt. Nhưng từ khi thay Phật bà bằng cô du kích thì ra như ri đây”. Phật Quan Âm? Tôi ngạc nhiên và nhìn kỹ thì thấy có điều lạ là cô du kích này đứng trên… toà sen.
Bác nông dân này nói: “Hồi trước, bà con chúng tôi quyên góp tiền và xây ở đây một tượng Phật bà. Được sáu tháng thì chính quyền không cho để tượng nữa, đòi đập. Ông M., người phát động xây tượng, sợ đập thì uổng phí mới kêu thợ sửa tượng lại thành cô du kích”.
http://www.rfavietnam.com/files/ImageHandler_ashx(2).jpg
Mới đây, tôi lại được thấy “một cô” khác nữa, qua ảnh chụp khi đã qua tuổi thanh xuân:
Bà Phạm Thị Chiều, vợ nhà thơ Giang Nam, vừa qua đời tại Nha Trang, hưởng thọ 83 tuổi.Bà chính là “cô du kích” trong bài thơ Quê hương nổi tiếng của Giang Nam, từng lay động nhiều thế hệ những người yêu thơ suốt 53 năm qua.
Nhà thơ Giang Nam và bà Phạm Thị Chiều – Ảnh: Trần Đăng
“Cô du kích” trong bài thơ với tiếng cười “khúc khích” và đôi mắt “đen tròn” đã bị “giặc giết em rồi quăng mất xác”, còn bà Chiều thì vẫn gắn bó với nhà thơ Giang Nam đến tận hôm nay.
Sở dĩ có sự “vô lý” trên là do nhầm lẫn từ một nguồn tin của cơ sở trong thành báo ra. Nhà thơ Giang Nam nhớ lại: “Tôi và nhà tôi có cảm tình với nhau từ khi còn ở chiến khu Đá Bàn (Khánh Hòa) trong kháng chiến chống Pháp. Mãi đến năm 1955 chúng tôi mới cưới nhau.
Cuộc chiến tranh chống Mỹ mỗi lúc một khốc liệt, để tránh sự bố ráp của kẻ thù, tổ chức phân công cả hai chúng tôi vào hoạt động tại Biên Hòa. Chẳng bao lâu sau, vợ và con gái tôi bị địch bắt giam tại nhà tù Phú Lợi.
Giữa năm 1960, tôi nghe tổ chức thông báo rằng vợ con tôi bị địch sát hại trong nhà tù này. Quá đau đớn, trong một buổi tối ở rừng, tôi đã viết xong bài thơ Quê hương. Sau này tôi mới biết, thông tin trên là do nhầm lẫn”.
Sự nhầm lẫn ấy để thi đàn Việt Nam có thêm một thi phẩm làm lay động lòng người suốt 50 năm qua về lòng thủy chung của những đôi lứa yêu nhau thời chiến, đã phải chịu nhiều đau thương mất mát để giành lại nền độc lập tự do cho dân tộc.
Những dòng chữ trên tôi vừa đọc được trên trang Dân Luận,  cùng với phản hồi của một vị độc giả (chắc) không dễ tính:
thichkhach (khách viếng thăm) gửi lúc 23:50, 30/12/2013 – mã số 107004
Bản tin nì đã đăng vào ngày 18.4.2013 trên tờ dantri.com ạ. Hâm nóng mần chi rứa? chưa tới giỗ đầu nhá.
Nhờ đường link này, tôi được biết thêm đôi điều về đời sống tình cảm và “hoạt động cách mạng” cô du kích thứ hai:
Nhờ công tác phong trào và viết báo tốt, khoảng đầu năm 1954, ông được điều động về căn cứ Đá Bàn. Ở đây anh lính Nguyễn Sung đã gặp cô gái xinh đẹp Phạm Thị Triều. Dù tình trong như đã nhưng hồi ấy chuyện yêu đương trong cùng tổ chức rất nghiêm ngặt.
Cũng may mọi người điều thương nên trước ngày ông ra Bình Định tham gia đoàn sĩ quan liên bộ đình chiến, chuẩn bị cho việc lý kết hiệp định Genève, đơn vị đã tổ chức lễ cưới cho hai người. Vợ chồng trẻ ở với nhau được hai ngày thì ông lên đường.
Cái kiểu “cưới nhau xong là đi” của vợ chồng Giang Nam, có thể, khiến nhiều người nhớ đến bài  Mầu Tím Hoa Sim của Hữu Loan. Riêng tôi lại bỗng nhớ đến một đoạn tạp văn của ông Võ Phiến:
Lúc ấy chính quyền quốc gia lo đùm túm kéo nhau vào Nam, và tổ chức
cuộc di cư cho đồng bào Miền Bắc. Di cư là đi cả nam lẫn nữ, cả già
lẫn trẻ: công chức già thì vào theo nhà nước để lãnh hương hưu, các cụ
cố thì theo con cháu vào để được nuôi nấng và chết giữa đám con cháu
v.v…
 Cũng lúc ấy, cộng sản lo liệu công việc của họ có lớp lang:
 - Vũ khí, họ chôn giấu lại một số ở Miền Nam;
 - Cán bộ và binh sĩ, họ chọn lựa một số cho ở lại: có hạng được bố
trí để len lỏi vào các cơ quan quốc gia, có hạng trở về cuộc sống
thường dân chờ thời cơ, có hạng đổi vùng để hoạt động, có hạng vừa lẩn
trốn vừa bám lấy địa phương để hoạt động v.v…
 - Địa chủ, phú nông, trót bị ngược đãi tù tội, đều được tha thứ, giải
thích, dỗ dành để xóa bỏ hận thù. Những thành phần không dỗ dành được
thì họ thủ tiêu, vì xét nguy hiểm đối với tính mạng những cán bộ nằm
vùng của họ;
 - Tập kết theo nguyên tắc: Đưa ra Bắc hạng trai trẻ có thể làm việc
đắc lực và sản xuất giỏi cùng hạng có uy tín có khả năng; bỏ lại trong
Nam hạng lão nhược có thể làm một gánh nặng cho quốc gia. Cố ý gây
phân ly chia cách, làm thế nào để mỗi gia đình đều có kẻ đi người ở;
 - Gấp rút tạo thêm nhiều liên hệ giữa thành phần tập kết ra Bắc và
dân chúng Miền Nam: đặc biệt là tổ chức những đám cưới cấp tốc khiến
cho hàng chục vạn binh sĩ và cán bộ Việt cộng ra đi bỏ lại trong Nam
bấy nhiêu cô vợ trẻ, có những cô chỉ ăn ở với chồng được đôi ba hôm.
 Bấy nhiêu cô vợ trẻ và gấp đôi gấp ba chừng ấy cha mẹ già cùng cô cậu
chú bác v.v… là một lực lượng đáng kể. Bằng chính sách tập kết và gây
liên hệ này, cộng sản cưỡng bức một số người về sau phải làm nội tuyến
cho chúng.
..
Chính vì như thế mà thư từ hình bóng của cán binh tập kết có giá trị
đặc biệt quan trọng: những năm 1956, 57, 58, cán bộ từ ngoài Bắc xâm
nhập vào hoạt động, trong người họ bao giờ cũng mang theo một số thư
từ, hình bóng của cán binh tập kết. Đó là lợi khí hết sức đắc dụng
giúp họ đặt các cơ sở quần chúng đầu tiên.
Gây được cơ sở quần chúng, vận động được sự đóng góp số lương thực
tiền bạc cần thiết để nuôi quân rồi, bấy giờ các lực lượng vũ trang
tại chỗ bắt đầu được thành lập, các lực lượng vũ trang ngoài Bắc kéo
vào. Sau đó mới có cái Mặt trận Giải phóng ra đời.
Như vậy, cuộc chiến hiện nay không hề khởi đầu từ những bất mãn chống
một chế độ độc tài gia đình trị, không hề khởi đầu từ sau việc chính
quyền Sài Gòn từ chối cuộc tổng tuyển cử 1956, không hề khởi đầu từ
ngày khai sanh mặt trận nọ mặt trận kia.
Cuộc chiến này xuất hiện ngay từ những cuộc liên hoan chia tay giữa
kẻ ở người đi trong thời hạn 300 ngày tập kết, những cuộc liên hoan có
hát có múa, có bánh trái tiệc tùng… Nó xuất hiện ngay từ những đám
cưới vội vã sau ngày đình chiến, những đám cưới lắm khi tổ chức tập
thể, do trưởng cơ quan, trưởng đơn vị chủ tọa. Nạn nhân đầu tiên của
cuộc chiến này không phải là những kẻ ngã gục vào 1958, 1959, mà là
những cô gái tức khắc biến thành góa bụa từ 1954.
  [(Võ Phiến. “Bắt Trẻ Đồng Xanh”. (Trích Tuyển Tập Võ Phiến, 2nded. Westminster, CA: Người Việt, 2006)].
Bà Phạm Thị Triều (hay Chiều ?) may mắn đã không trở thành goá bụa. Bà và phu quân cũng không bị thương tích hay trầy trụa gì ráo trọi cho đến khi chiến tranh chấm dứt, theo như lời của ký giả Trịnh Anh:
Bà Phạm Thị Chiều sinh năm 1931 tại Vĩnh Trường, Nha Trang trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Bà là Đảng viên 63 năm tuổi Đảng; nguyên Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Trường; cựu tù chính trị từng 2 lần bị địch bắt tù đày...
ởng rằng vợ con đã bị địch giết hại, nhưng bất ngờ, năm 1962, sau 3 năm bị bắt, vợ và con gái ông được thả về do không tìm ra căn cứ kết tội...”
Vẫn theo ký giả Trịnh Anh :”…  năm 1968 bà Triều lại bị bắt lần hai vẫn với cô con gái nhỏ do sơ xuất của người giao liên đã để lộ đầu mối. Hai mẹ con bà bị địch buộc tội đưa ra tòa mấy lần nhưng không thành là nhờ một luật sư tốt bụng bào chữa giúp.
Cuộc đời của hai ông bà tuy nhiều gian nan nhưng vô cùng có hậu nhưng hậu vận của dân tộc thì ngược lại. Bởi vậy, tôi hoàn toàn không đồng tình khi đọc những chữ thượng dẫn của nhà báo Trần Đăng: “… thi đàn Việt Nam có thêm một thi phẩm làm lay động lòng người suốt 50 năm qua về lòng thủy chung của những đôi lứa yêu nhau thời chiến, đã phải chịu nhiều đau thương mất mát để giành lại nền độc lập tự do cho dân tộc.”
Dân tộc này chắc không mấy ai cảm thấy thoải mái với “nền độc lập tự do” hiện tại khi nhìn thấy biển đảo bị xâm lấn, và du kích bước lên toà sen, rồi dẵm luôn lên luật pháp. Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ Đinh Đăng Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Hồ thị Bích Khương, Nguyễn Công Chính, Tạ Phong Tần, Huỳnh Anh Tú,  Huỳnh Anh Trí …tuổi đời đều ít hơn tuổi đảng của bà kích Phạm Thị Triều, và đều lãnh những bản án hàng chục năm tù mà không cần có bằng chứng gì ráo trọi.
Tuy được an táng năm 2013 nhưng tôi e rằng cô du kích của chúng ta đã chết hồi năm 1977, vào lúc những kẻ khai sinh ra Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam quyết định khai tử nó. Còn với quần chúng thì cô chết sớm hơn nữa – từ tháng 9 năm 1975 – ngay sau khi mà “chính quyền cách mạng” đã hiện nguyên hình là một bọn cướp ngày, qua phương thức đổi tiền và cải tạo công thương nghiệp tư doanh, ở miền Nam.
Phu quân của cô du kích Phạm Thị Triều, nhà thơ Giang Nam, tuy chưa chôn nhưng e cũng đã chết lâu rồi. Ông “tự vận” vào hôm 25 tháng 4 năm 1976, sau khi “đắc cử” và trở thành một ông nghị (gật) trong Quốc Hội Việt Nam, khoá IV.tuongnangtien’s blog
 

Tổ quốc ở Hoàng Sa- Kỳ 1

 Kỳ 1: Luôn mơ thấy ba về
Trung Hiếu 

Thiếu tá Nguyễn Thành Trí
NQL: Tình hình đổi thay nhanh như chong chóng. Mấy ngày trước các báo lề phải rộn ràng nói chuyện Hoàng Sa thì hôm  nay hầu hết đã tắt tiếng hoặc đã xuống giọng. Trung Hiếu là phóng viên báo. Anh viết loạt bài về Hoàng Sa cho, đăng chưa được 1 giờ đã bị gỡ bỏ " để kỉ niệm 64 năm quan hệ Việt- Trung". Tiếc của giời tui xin anh đem về đăng ở Quê Choa.
Hạm phó Nhật Tảo HQ - 10, đại úy (sau này được truy thăng thiếu tá) Nguyễn Thành Trí hi sinh vào ngày 28 tháng Chạp, tức ngày 20.1.1974, trong trận hải chiến Hoàng Sa nhưng đến mùng 2 tết, vợ ông - bà Ngô Thị Kim Thanh với con gái – ở Nha Trang mới vào tới Sài Gòn để chịu tang và làm lễ truy điệu chồng mình.

Chết lặng khi nghe chồng hi sinh
Bà Thanh kể, trước khi chồng nhận lệnh tham chiến ở Hoàng Sa, ông Trí dặn vợ về nhà ngoại ở Nha Trang, chờ ông đi xong chuyến này rồi ghé vào thăm.
“Anh Trí hi sinh khi mẹ con tôi đang ở Nha Trang. Không ai cho mẹ con tôi biết cả nhưng đêm đó không hiểu tại sao tôi mơ thấy anh về thăm với vẻ mặt rất buồn. Điều này lạ lắm vì bình thường anh hay cười và kể chuyện vui với mọi người trong gia đình và cấp dưới. Tôi đang mải nhìn anh thì bé Thảo (con gái đầu của ông Trí và bà Thanh - PV) lay tôi dậy. Nó bảo con vừa nằm mơ thấy ba về. Ba ôm hôn con và hôn mẹ”, bà Thanh kể.
Thứ tự từ trái qua: mẹ, vợ và con trong lễ tang ông Trí
Khi đó bà Thanh chỉ nghĩ vì quá thương chồng, nhớ cha nên mẹ con bà mới có một giấc mơ trùng hợp lạ lùng. Nhưng sau đó mấy ngày, bà nghe đài Dạ Lan, tới chương trình phát cho quân nhân lúc gần nửa đêm, bà chết lặng khi nghe gia đình chồng bà nhắn bà về Sài Gòn chịu tang chồng.
“Lúc đó tôi mang bầu hơn hai tháng đứa con thứ hai. Tin chồng mất như sét đánh ngang tai. Tôi như muốn xỉu, cái thai như muốn rớt ra ngoài”, bà Thanh hồi tưởng.
Bà Thanh kể quê bà ở Nha Trang. Từ nhỏ đến lớn, nghề mà bà thích nhất là nghề giáo. Nhưng hồi đó Nha Trang chưa có trường sư phạm. Muốn làm nhà giáo, bà phải học trường sư phạm ở Bình Định hay phải vào Sài Gòn. Mẹ bà lại không thích con gái đi xa. Thế là hết cấp 3, bà xin vào làm chân bán vé ở rạp chiếu bóng Minh Châu ở Nha Trang.
Tại đây bà Thanh gặp ông Trí khi đó đang học khóa 17 trường sĩ quan hải quân ở Nha Trang. Những ngày rảnh rỗi ông Trí vẫn thường đến rạp Minh Châu xem phim giải khuây. “Quen nhau mấy tháng là cưới, vào ngày 20.9.1968. Lúc đó anh Trí 28 tuổi, tôi 23 tuổi. Cưới xong vợ chồng tôi chuyển về nhà chồng ở số 2B đường Bà Triệu ở quận 5”, bà Thanh kể. Năm 1969, bà sinh người con gái đầu đặt tên Nguyễn Thị Thanh Thảo.
Hồi mới tốt nghiệp trường sĩ quan hải quân, ông Trí được điều về Bộ Tư lệnh vùng 3 duyên hải, giữ cương vị chỉ huy trưởng đài kiểm báo 302 đóng ở Vũng Tàu. Năm 1973, ông Trí được điều về làm hạm phó Nhật Tảo HQ – 10.
“Tự hào được làm con ba Trí”
Ảnh bên: Bà Ngô Thị Kim Thanh (đeo khăn tang) khóc trong lễ tang chồng. Người phụ nữ bên cạnh là mẹ ông Trí
 

“Ba tôi bị điều về tàu Nhật Tảo”, con gái ông Trí – chị Nguyễn Thị Thanh Thảo – khẳng định. Rồi chị Thảo kể khi còn làm chỉ huy trưởng đài kiểm báo 302, có lần ông Trí bắt được một chuyến tàu buôn lậu thuốc lá với số lượng rất lớn. Chủ tàu khi đó ra giá nếu bỏ qua hoặc tha cho nửa lô hàng, ông Trí sẽ được một ngôi nhà ở Sài Gòn tùy ông chọn cùng số tiền khá lớn.
Nghe xong lời ve vãn khá bùi tai này, bản thân ông Trí lúc đó ít nhiều bị dao động. Ông bảo với chủ tàu sẽ có câu trả lời vào hôm sau. Tối hôm đó, ông Trí một mình phóng ô tô về Sài Gòn trong đêm để hỏi ý kiến cha mình – một nhà địa chất mà ông rất kính trọng. Câu trả lời của người cha là “con cứ theo luật pháp mà làm”.
“Nghe lời ông nội, ba tôi ra lệnh tịch thu toàn bộ số hàng. Chính vì quyết định này mà sau đó ông bị điều ra làm hạm phó tàu HQ – 10 vì lý do không biết làm quản lý. Quyết định điều chuyển đó khiến ông nội tôi sau này sống rất day dứt vì ông nghĩ mình đã góp phần đẩy con trai vào đường chết”, chị Thảo nói.
Bà Thanh cho biết chồng bà nhận nhiệm vụ hạm phó HQ – 10 vào cuối năm 1973. Chuyến tham trận ở Hoàng Sa là chuyến đi đầu tiên của ông Trí trên tàu HQ – 10 với cương vị hạm phó và mãi mãi ông không bao giờ trở về với mẹ con bà nữa. 
Sau khi chồng mất, bà Sinh được nhận vào làm ở Ngân hàng Việt Nam Thương Tín. Sau 1975, bà vẫn tiếp tục làm ở ngân hàng nhưng do công việc phải điều chuyển đến nhiều nơi, hai con nhỏ bị bệnh thủy đậu, cha mẹ chồng già yếu buộc bà phải nghỉ việc ở nhà chăm con.
Năm 2000, căn nhà gia đình chồng ở số 2B Bà Triệu được bán đi để chia đều cho 8 người con. Bà Thanh dùng số tiền được chia mua một căn hộ nhỏ ở chung cư ở quận 3 và sống khá lặng lẽ với người con gái đầu bị bệnh nặng, đang phải xạ trị cho đến nay.

 Ảnh bên: Bà Thanh và con gái trò chuyện với PV Thanh Niên Online (Ảnh: Tấn Cư)

Cũng có người hỏi chồng mất khi còn trẻ, lại có nhan sắc sao bà không đi bước nữa, bà Thanh đáp: “Tôi với anh Trí quen nhau có mấy tháng rồi cưới. Lúc quen nhau chưa bao giờ tôi và anh đi chơi riêng. Tay cũng chưa dám nắm. Tình cảm khi đó phải nói là không nhiều. Nhưng càng sống tình cảm càng mặn nồng. Rồi còn lo cho hai đứa con. Sau khi anh mất, chưa bao giờ tôi có ý định đi bước nữa dù lúc đó tôi còn trẻ, còn đẹp”.

Một lý do khiến bà ở vậy nuôi con là vì khi còn sống ông Trí rất thương và có trách nhiệm với vợ con. Mỗi khi tàu cập bờ, ông Trí về thẳng nhà giúp vợ mọi công việc nội trợ trong nhà.
Dù đã 40 năm trôi qua nhưng thi thoảng chị Thảo vẫn mơ thấy ba mình. Lần gần đây nhất chị Thảo thấy ba về đứng nhìn chị, kiểm tra chữ chị đẹp hay xấu, rồi vẫy tay đi mãi. Tỉnh dậy, chị thấy gối mình nằm ướt đầm nước mắt.
“Cuộc sống có đổi dời thế nào thì đó vẫn là ba của mình không thể thay đổi được. Dù sau này cuộc sống của gia đình có nhiều biến động nhưng tôi luôn tự hào vì được làm con ba Trí”, chị Thảo xúc động nói.

Lá thư được chuyển cho bà Thanh sau khi chồng hi sinh ở Hoàng Sa

BOX:

Tìm cách giải mã lá thư ghi hành trình tàu HQ 10 bị nạn

Bà Ngô Thị Kim Thanh và con gái trao cho PV Thanh Niên Online một lá thư rất đặc biệt, giống như một nhật ký ghi lại hành trình của tàu HQ-10 trước và sau khi gặp nạn.

Bà Thanh cho hay khi chồng mất, bà về Sài Gòn chịu tang. Một thời gian ngắn sau, bà nhận được lá thư này bỏ trong thùng thư trước nhà, với dòng chữ ngoài bìa ghi “Kg chị Trí, 2B đường Bà Triệu, SGN 5”. Bức thư không đề tên tác giả.

“Tôi đoán tác giả lá thư chính là một trong số 23 người sống sót ở trận hải chiến Hoàng Sa cách đây 40 năm. Đây là lần đầu tiên tôi công bố lá thư với mục đích tìm kiếm sự thật lịch sử”, bà Thanh nói.

Bức thư viết:

Đêm 17/01/74: HQ 10 khởi hành từ Đà Nẵng đi Hoàng Sa.

19/01/74, 1 giờ sáng: Đại úy Trí – hạm phó tập hợp binh sĩ ra lệnh sẽ ở tình trạng sẵn sàng chiến đấu lúc 06 giờ sáng.

19/01/74, khoảng 11 giờ trưa: Hải chiến với Trung Cộng. Bắn xong đợt đầu thì trở ngại tác xạ: trúng 1 tàu Trung Cộng bốc cháy. Cách nhau khoảng 100 m. Bị phản pháo, trúng ngay đài chỉ huy: thiếu tá Thà hạm trưởng gục chết liền, Đ/u (đại úy - PV) Trí bị thương ở đầu, chân (mất 1 miếng thịt và té xuống pont tàu).

Khoảng 11g30: Đ/u Trí ra lệnh xuống bè (phao) cho tất cả binh sĩ đào thoát. Đ/u Trí lết đến từng chỗ mà kéo vực họ đào thoát. Chính trung úy Phạm Văn Ngữ đang thủ cùng đại liên được vực xuống, và đã chạy xuống bè. Có tất cả 4 bè. 3 bè đầu đã kết chung và ra đi gồm trung úy Phạm Đăng Ngân, hạ sỹ Lưu Tố Nữ, hạ sỹ Nguyễn Hồng Cương. Còn lại bè cuối cùng hạ sỹ trọng pháo Trần Ngọc Sơn và thủy thủ thám sát Trương Văn Long, 2 người này đã cặp Đ/u hạm phó và lôi xuống bè (6 người). Khi xuống bè đi, thấy 3 tàu Trung Cộng bị bốc cháy.

20/1/74, 2 giờ sáng: Đ/u Trí chết. Trước lúc chết rất bình tĩnh. Trong khi các thủy thủ cùng bè tiếc rẻ không đeo đồng hồ lúc tác chiến nên đã mất toi. Đ/u Trí còn nói: đồng hồ omega của tao đáng giá 40-50 ngàn và mấy chục ngàn đồng còn để trong két trên tàu. Đồng hồ của tụi bây giá trị chỉ mười mấy ngàn mà tiếc gì. Đồng hồ của tao ông già cho.

-          Tấm thẻ bài còn để trong quần Civil lúc ghé Đà Nẵng đi dạo chơi.

Khi nối bè xong, 2 tàu Trung Cộng cặp lại bắn HQ 10 cách khoảng 39 m. Chiếc tàu HQ 16 muốn cứu HQ 10, xoay lại nên bị bắn trúng bong tàu và vọt chạy đào thoát luôn.

20/1/74, 8g: bỏ xác Đ/u Trí cách Hoàng Sa khoảng 2 hải lý. 

22/1/1974: Tàu Hòa Lan đã vớt được 4 bè của HQ 10. 23 người.

Bà Thanh cho hay từ đó đến nay gia đình bà đã cố gắng tìm kiếm người viết bức thư, kể cả liên hệ với ông Trần Văn Hà – lính thợ máy tàu HQ 10 , người sống sót sau trận hải chiến – nhưng chưa có lời giải đáp. 

Đến nay tác giả bức thư vẫn còn là ẩn số.
........................
Tác giả gửi Quê Choa
Tên bài chung của Quê Choa
 

Tổ quốc ở Hoàng Sa- Kỳ 2

 Kỳ 2: Quả phụ Hoàng Sa
Trung Hiếu
Bà Huỳnh Thị Sinh (Ảnh: Trung Hiếu)
“Những ngày giáp tết tôi nhớ ổng hơn bao giờ hết. Nỗi nhớ này tôi chỉ biết giấu kín trong lòng suốt 40 năm qua” – bà Huỳnh Thị Sinh, góa phụ của trung tá Việt Nam Cộng Hòa Ngụy Văn Thà – giọng ngắt quãng khi nhớ về người chồng thân yêu của mình.
Ngày 16.1 này, nếu còn sống ông Thà tròn 71 tuổi nhưng trái tim dũng khí của người sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa ngừng đập cách đây 40 năm, vào ngày 19.1.1974, khi chính quyền Trung Quốc xua tàu cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

 “Làm vợ anh nhé”

Ảnh bên: Ông Ngụy Văn Thà và bà Huỳnh Thị Sinh khi mới quen nhau.

 Năm 1965, Huỳnh Thị Sinh tròn 17 tuổi. Khi đó Sinh đang là nữ sinh trường trung học Nguyễn Bá Tòng ở đường Bùi Thị Xuân, quận 1 (Sài Gòn).

Qua nhóm bạn, Sinh làm quen với chàng sỹ quan mới ra trường Ngụy Văn Thà. Khi đó Thà vừa tốt nghiệp khóa 12 trường sĩ quan hải quân ở Nha Trang và đang là thiếu úy đóng quân ở giang đoàn 23 tít tận Vĩnh Long.
Yêu nhau được chừng hơn một năm, hai người xin phép hai bên gia đình làm lễ cưới. Bà Sinh nhớ lại: “Mang tiếng là sĩ quan hải quân nhưng anh Thà hiền lành lắm. Ảnh ít nói. Hồi mới quen, đến nhà tôi chơi anh chỉ chào hỏi dăm ba câu rồi vào giúp mấy đứa em tôi học bài”.
Tôi hỏi có bạn trai ít nói như thế, vậy ai là người ngỏ lời cầu hôn trước, bà Sinh mỉm cười nói tiếp: “Có ai cầu hôn ai đâu. Khi đó tôi mới học xong cấp ba còn nhút nhát lắm. Một bữa chỉ có hai đứa, ảnh mở lời rằng em làm vợ anh nhé. Để anh về nói ba xin phép đến hỏi cưới. Lúc đó mình cũng thương thầm ảnh nên gật đầu đồng ý. Từ nhỏ đến lớn tôi chỉ quen mình anh thôi. Rồi lấy nhau luôn”.
Cưới nhau xong, cặp vợ chồng trẻ Thà – Sinh chuyển về căn hộ nhỏ của ông Thà ở đường Nguyễn Kim (quận 10). Ở đây, ba người con Ngụy Thị Thu Trang, Ngụy Thị Thu Thủy và Ngụy Thị Thu Tuyết lần lượt ra đời. Thời gian này, ông Thà được điều động về tàu Nhật Tảo HQ -10 với chức vụ hạm trưởng.
Có thể xem đây là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời của bà Sinh dù rằng lấy chồng hải quân nghĩa là bà phải chấp nhận chồng đi xa biền biệt quanh năm.
“Tôi ở nhà lo nội trợ, chăm ba đứa con còn ảnh cứ theo tàu đi công tác thường xuyên. Nay ở Đà Nẵng, mai Nha Trang. Vài tháng anh mới về nhà một lần. Lần dài nhất chừng hơn 10 ngày. Những ngày đó anh ở chỉ ở nhà giúp vợ nấu ăn, giặt đồ. Rảnh rỗi anh dẫn cả nhà đi ăn ốc ở đường Nguyễn Tri Phương, dẫn ba đứa con đi mua giày dép”, bà Sinh kể.
Chiến đấu đến hơi thở cuối cùng
 Ảnh bên:Ngày ông Thà mất, bà Sinh một mình nuôi ba con nhỏ. Người đứng giữa là cha của ông Thà
 

 Đầu tháng 1.1974, khi chiến hạm Nhật Tảo HQ – 10 cập bến Bạch Đằng, được đưa vào nhà máy Ba Son sửa chữa, ông Thà có đợt nghỉ phép bên vợ con. Tuy nhiên, giữa tháng 1.1974, ông Thà có lệnh phải trở về tàu để nhận một nhiệm vụ rất quan trọng.

“Ngày hôm đó anh xách ba lô chào mẹ con tôi bảo đi Đà Nẵng nhưng đến chiều thấy đứng dưới chung cư kêu tàu hư chưa đi được. Ngày hôm sau lại đi nhưng tàu vẫn hư. Đến ngày thứ ba thì anh đi mãi luôn”, bà Sinh nói.
Sau vài ngày chia tay chồng, báo chí Sài Gòn đưa tin hải quân Việt Nam Cộng Hòa đang đánh nhau với Trung Cộng ở Hoàng Sa nhưng bà Sinh không nghĩ chồng bà có mặt trong trận đánh đó. Nhưng đúng ngày 19.1.1974, cô con gái đầu khi đó 7 tuổi mượn ở đâu tờ báo về ngồi ở cầu thang đánh vần rồi chạy lên kêu: “Mẹ ơi ba chết rồi”.
Bà Sinh kể tiếp: “Sau đó mấy anh ở Bộ Tư lệnh hải quân Việt Nam Cộng Hòa bảo chiều nay tàu HQ – 16 sẽ về. Nếu tàu HQ – 10 không về thì chắc ông Thà chết rồi. Điều không mong muốn đã đến. Ông Thà mất vào vào ngày 27 tháng Chạp, dịp gần tết. Tôi nghe tin xỉu lên xỉu xuống mấy lần”.
Sau này, bà Sinh gặp lại ông Trần Văn Hà – lính thợ máy trên tàu HQ-10, hiện sống ở Bạc Liêu – được ông Hà cho hay khi tàu tiến ra Hoàng Sa, hạm trưởng Ngụy Văn Thà dự báo sẽ có đụng độ lớn với quân đội của Trung Cộng nên suốt chuyến đi ông dặn cấp dưới chuẩn bị bè và mọi thứ cần thiết khi xảy ra sự cố. 
Rồi khi đụng độ, khi biết không thể đánh lại địch và trước khi tàu HQ – 10 chìm, ông Thà đã cho anh em nhảy xuống bè trốn thoát. Còn bản thân ông vẫn bám trụ ở tàu chiến đấu đến cùng trước khi trúng đạn và trút hơi thở cuối cùng ngay trên đài chỉ huy.
 

Tàu Nhật Tảo HQ -10 (Trung Hiếu chụp lại ảnh tư liệu gia đình)
Hãnh diện vì chồng
Sau khi chồng mất là một chuỗi ngày vất vả đến với người vợ trẻ khi một mình nuôi ba người con thơ dại. Thời gian đầu mọi thứ đồ đạc trong nhà lần lượt “đội nón ra đi” để lo cho cuộc sống của bốn mẹ con nheo nhóc.
“Bên nội anh Thà không dư dả gì, mỗi người lại phân tán một nơi nên không giúp đỡ mẹ con được nhiều. Mẹ con tôi phải về ngoại để ông bà ngoại giúp đỡ”, bà Sinh nói.
Rồi bà mẹ trẻ vì đàn con phải gồng mình vượt qua nỗi đau. Sau ngày 30.4.1975, bà Sinh được giới thiệu đi làm ở một hợp tác xã nhưng như bà nói “thu nhập không làm những đứa con hết đói”.
Ngoài nỗi cơ hàn, những năm sau 1975, bà Sinh còn phải đối diện với những lời kỳ thị bởi bà là vợ “Ngụy quân”. “Tôi vẫn nhớ mãi và biết ơn vì lời nói của ông bí thư chi bộ khi đó, là đừng dồn người ta vào chân tường khi ổng chứng kiến cảnh nhiều người công kích mình”, bà Sinh nói.
Hiện nay, trong ba người con của bà Sinh, một người theo chồng ở tận Tây Ninh, hai người con nhà ở Tân Phú thi thoảng vẫn ghé thăm và cho mẹ ít tiền mua quà. “Mấy đứa đều làm công nhân nên cuộc sống vẫn chưa hết cơ cực”, bà nói.
Bà Sinh trong lần ra Hà Nội dự lễ kỷ niệm 40 hải chiến Hoàng Sa do Trung tâm Minh Triết tổ chức (Trung Hiếu chụp lại ảnh tư liệu gia đình)
 Nỗi gian truân của bà góa phụ Huỳnh Thị Sinh vẫn chưa hết cơ cực khi năm 2009, căn hộ chung cư bà chồng bà mua trước năm 1975 ở  đường Nguyễn Kim xuống cấp nhà nước buộc phải giải tỏa xây mới.

Nhà đầu tư đưa ra ba phương án đền bù, bà Sinh chọn phương án nhận 546 triệu đồng và đăng ký mua một căn hộ tái định cư. 
Tuy nhiên thông tin trên báo chí cho hay căn nhà mới sẽ có giá 1,3 tỷ đồng. Như thế muốn có căn nhà mới bà Sinh phải đóng thêm 959 triệu, sau khi đã trừ phần đền bù 546 triệu. 
Số tiền gần một tỷ đó quá lớn và vượt sức tưởng tưởng với một người như bà. Hiện bà Sinh đang phải về lại ngôi nhà cũ của cha mẹ để lại, sống chung với bốn gia đình người em.
“Ai đến thăm cũng muốn thấp nén nhang cho ông Thà nhưng nhà này của mấy người em nên không tiện lập bàn thờ. Nhiều lúc nghĩ cũng tủi thân lắm”, bà Sinh nói.
Mới đây bà Sinh được Trung tâm Minh Triết mời ra Hà Nội dự lễ tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa do trung tâm này tổ chức. Lần đầu tiền trong đời bà được đi máy bay và ra Hà Nội.
“Nhưng không gì vui bằng sau 40 năm kể từ ngày hải chiến Hoàng Sa, tên tuổi của anh Thà được nhắc tại một buổi lễ hết sức trang trọng. Mỗi lần nhắc lại cũng đau lòng lắm nhưng tôi vẫn luôn vinh hạnh vì anh Thà đã góp máu thịt của mình bảo vệ Hoàng Sa, bảo vệ vùng đất thiêng liêng của đất nước”, bà Sinh nói.
 Tác giả gửi Quê Choa
Tên chung của Quê Choa

Bản đồ của Cục Đo đạc & Bản đồ VN từ 1964 đã ghi Hoàng Sa-Trường Sa là “Tây Sa”-”Nam Sa”?

Một tư liệu tìm thấy được, không dám bàn luận. Đăng lên để  người dân, các nhà nghiên cứu và các cơ quan hữu trách tìm hiểu thêm.
Được biết thời kỳ đó, cũng như suốt giai đoạn chiến tranh, hầu như hệ thống bản đồ của VN đều nhờ Trung Quốc in ấn. Câu hỏi là có bao nhiêu những “con bài tẩy” mà chính quyền Trung Cộng còn nắm, để nếu một khi chúng tung ra, thì phía CSVN sẽ đau điếng, thậm chí mất uy tín rất nhiều trong dân? Đó có thể cũng là một trong những lý do mà CSVN không “dám” kiện Trung Cộng ra quốc tế vấn đề Hoàng Sa-Trường Sa, Biển Đông.
Lưu ý: có thể tấm bản đồ ở cuối không cùng nằm trong Tập bản đồ này.

CUC DO BAN
MO DAU
MUC LUC
(Bấm vào hình ảnh để phóng to, xem rõ hơn)
TAY SA
NamSa
TaySa

NHỮNG TẤM ẢNH ĐI VÀO LỊCH SỬ VÌ LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA MỘT THỜI ĐẠI, THỜI ĐẠI HÈN NHỤC

Sau này khi nói đến sự hèn hạ thấp kém, con cháu chúng ta chỉ cần đưa những tấm ảnh nầy ra là đủ. Một thời đại sẽ được đánh dấu trong lịch sử qua các tấm hình sau mà không cần phải viết gì nhiều. Đó là thời đại Hèn Nhục
Đưa công an hoặc côn đồ giả danh công nhân sửa chữa công trình trước tượng đài vua Lý Thái Tổ
Và thành quả lao động của các "công nhân" ấy
Những loa phường chỉa vào mặt một nhà báo nước ngoài