Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Ngày 20/1/2014 - 'Lãnh cảm' với quá khứ, khó kiểm soát tương lai

  • Hà Nội : Tập hợp tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh ở Hoàng Sa (RFI) - Hôm nay, 19/01/2014, đúng 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa, khoảng hơn 100 người, trong đó có hàng chục nhà hoạt động, đã tập hợp tại thủ đô Hà Nội để kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa, tri ân những chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh tại Hoàng Sa, đồng thời phản đối Trung Quốc xâm lược.
  • Truyền thông nhà nước và Hoàng Sa (BBC) - Blogger Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng lãnh đạo VN đã chịu áp lực mạnh của TQ khi thay đổi chủ trương tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa.
  • Tập Cận Bình không muốn đụng độ với Nhật Bản (BaoMoi) - Truyền thông Nhật Bản đưa tin giới lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc nhất trí ngăn ngừa một cuộc xung đột quân sự giữa nước này và Nhật Bản cũng như sự can thiệp của Mỹ trên quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
  • Đạo lý Lạc Hồng nhìn từ biển đảo (BaoMoi) - Tròn 40 năm quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm bất hợp pháp bằng vũ lực, ngày 19-1-1974. Thế nhưng, từ xa xưa đến ngày nay và mãi mãi đến mai sau, Hoàng Sa vẫn là quần đảo thiêng liêng không thể tách rời của đất nước Việt Nam. Chủ quyền biển đảo của Tổ quốc không tự nhiên mà có. Nhìn từ biển đảo của một quốc gia biển để cảm nhận rõ nét về đạo lý và phẩm giá cao đẹp trong truyền thống giữ nước của con cháu Lạc Hồng.
  • Philippines vạch trần mưu đồ của Trung Quốc trên biển Đông (BaoMoi) - (NLĐO) – Ông Raul Hernandez, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, ngày 18-1 nhắc lại lời mời Trung Quốc cùng góp mặt tại Tòa án Trọng tài quốc tế. Phía Philippines cũng tố cáo quy định đánh bắt cá mới của tỉnh Hải Nam là biện pháp đơn phương của Trung Quốc nhằm thôn tính toàn bộ biển Đông.
  • Philippines tố Trung Quốc thâu tóm Biển Đông bằng luật đánh cá (BaoMoi) - Philippines cho rằng quy định đánh cá mới của Trung Quốc, trong đó yêu cầu tàu cá nước ngoài phải xin phép mới được vào phần lớn Biển Đông, là một phần trong kế hoạch lâu dài của Bắc Kinh nhằm tuyên bố chủ quyền với toàn bộ vùng biển.
  • Cuba : Mở cửa rộng hơn cho đầu tư ngoại quốc (RFI) - Hôm qua, 18/01/2014, một lãnh đạo bộ Ngoại thương Cuba cho biết là luật mới về đầu tư ngoại quốc, sẽ được Quốc hội Cuba thông qua vào tháng 3 tới, sẽ để cho các công ty ngoại quốc đóng một vai trò << sâu rộng >> hơn trong nền kinh tế nước này.
  • Biểu tình chống luật mới ở Ukraina (VOA) - Hàng chục ngàn người biểu tình tập trung tại trung tâm thủ đô Kyiv để phản đối một luật mới của Ukraina sẽ hạn chế đáng kể quyền của người biểu tình.
  • Ca sĩ nhóm Pussy Riot tuyên bố tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền (RFI) - Ngày 17/01/2014, hai ca sĩ nhóm nhạc Nga Pussy Riot tới Singapore tự tham dự giải thưởng << Prudential Eye Award >>, giải được trao cho các nghệ sĩ Châu Á. Họ được đề cử vì cuốn băng video trình diễn << lời cầu nguyện theo điệu punk >>, phản đối Tổng thống Nga Putin tại một thánh đường ở thủ đô Matxcơva, hồi tháng 2/2012. Hai ca sĩ hứa hẹn sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh cho nhân quyền, đặc biệt là để bảo vệ quyền của các tù nhân.
  • Bước ngoặt chính sách của Tổng thống Pháp và mô hình Bắc Âu (RFI) - Ngày 14/01/2014, trong cuộc họp báo kéo dài gần ba tiếng đồng hồ, trước gần 500 phóng viên trong và ngoài nước, Tổng thống Pháp François Hollande đã nhấn mạnh đến sự thành công của các quốc gia Bắc Âu và khẳng định nỗ lực thay đổi nước Pháp theo hướng xã hội-dân chủ. Bước ngoặt trong chính sách của ông Hollande gây bối rối trong hàng ngũ đối lập và ngay cả trong đảng của Tổng thống.
  • Quả Ô liu, di sản văn hóa của vùng Côte d’Azur (RFI) - Nice không chỉ nối tiếng với lễ hội hóa trang - Carnaval hàng năm, với bãi biển thoai thoải ngay giữa trung tâm thành phố, với con lộ hết sức nên thơ chạy dọc theo bờ biển có tên gọi << La Promenade des Anglais >>. Thành phố này còn được biến đến nhiều nhờ những quả ô liu, hình bầu dục, vỏ ngả từ màu xanh đậm đến màu tím. Đây là một giống khá đặc biệt vì quả khi còn trên cành có vị chát và hơi nhận đắng, nhưng khi được xay ra và lọc lấy dầu thì dầu ô liu lấy từ giống << cailletier >> lại vừa thơm, vừa dịu, vừa có sắc màu xanh, đẹp đến mê hồn.
  • "Love Affair" : Chuyện tình của Tổng thống Pháp (RFI) - Chuyện tình của tổng thống Pháp vẫn là chủ đề được các tuần báo Pháp quan tâm. Ranh giới giữa công và chung, tính cách của tổng thống, tương lai của đệ nhất phu nhân… là những câu hỏi mà các tuần báo đặt ra. << Mất uy tín >> là tiêu đề của tuần san L'Express trên trang bìa. Từ lâu, tổng thống Hollande luôn yêu cầu mọi người tôn trọng đời tư của mình. Nhưng << vụ Gayet >> rõ ràng liên quan tới đời sống chính trị. Tờ báo phân tích ba chủ đề chính xoay quanh vụ tai tiếng : Hollande và những người phụ nữ của ông, một tổng thống bất cẩn, đời tư : cuộc tranh luận sai.
  • Sotchi : Tổng thống Putin trấn an giới đồng tính (RFI) - Hôm nay, tổng thống Vladimir Putin tuyên bố là nước Nga sẽ đón tiếp tại Thế vận hội mùa Đông Sotchi tất cả các vận động viên và du khách, bất kể xu hướng giới tính của họ. Tổng thống Putin cũng giảm nhẹ tác động của quyết định của một số lãnh đạo phương Tây sẽ không đến Sotchi.
  • Cải tổ NSA : Châu Âu lạnh nhạt ghi nhận hứa hẹn của Obama (RFI) - Các nước Châu Âu đã hoan nghênh một cách xã giao những cam kết của Tổng thống Mỹ Barack Obama hạn chế quyền hạn của Cơ quan An ninh Quốc gia - NSA. Cơ quan tình báo này đã nghe lén nhiều lãnh đạo các nước trong Liên Hiệp Châu Âu. Một loạt các câu hỏi đang chờ đợi Tổng thống Obama nhân Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Châu Âu, sẽ được tổ chức vào ngày 26/03/2014 tại Bruxelles.
  • Đối lập Syria tham dự Hội nghị Genève 2 (RFI) - Sau nhiều ngày tranh luận giằng có, cuối cùng, hôm qua, 18/01/2014, phe đối lập Syria đã đạt được đồng thuận tối thiểu về việc cử phái đoàn tham dự ...
  • Taliban tấn công một nhà hàng ở Kaboul, 21 người chết (RFI) - Tối thứ sáu, 17/01/2014, một toán vũ trang taliban đã tấn công vào một nhà hàng ở Kaboul, nơi có nhiều ngoại kiều lui tới, khiến tổng cộng 21 người thiệt mạng, trong đó có 13 người ngoại quốc. Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất nhắm vào thường dân nước ngoài tại Afghanistan kể từ khi chế độ taliban bị lật đổ năm 2001.
  • Trưng cầu dân ý Ai Cập về Hiến pháp mới : Tỷ lệ ủng hộ hơn 98% (RFI) - Hôm qua, 18/01/2014, chính quyền Ai Cập đã công bố kết quả cuộc trưng cầu dân ý về dự thảo Hiến pháp. Văn bản này đã có được hơn 98% số phiếu thuận. Tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu xấp xỉ 39%, cao hơn con số trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2012, dưới thời Tổng thống Mohammed Morsi, thuộc Huynh Đệ Hồi Giáo. Trước đó, chính phủ Ai Cập cho rằng, tỷ lệ người dân tham gia bỏ phiếu cao là một thắng lợi, củng cố tính chính đáng của việc hạ bệ cựu Tổng thống Morsi.
  • Tổng thống Putin hứa không có kỳ thị tại Olympic Sochi (VOA) - Giới bình luận nói rằng phát biểu này của nhà lãnh đạo Nga đưa ra trong lúc còn chưa đầy 20 ngày nữa là Olympic sẽ khai mạc có lẽ là để xoa dịu sự lo ngại về luật mới của Nga cấm 'tuyên truyền' về đồng tính.
  • Bom nổ làm thiệt mạng 20 binh sĩ Pakistan (VOA) - Các giới chức ở tây bắc Pakistan cho hay một vụ nổ nhắm vào một đoàn xe quân sự đã giết chết 20 binh sĩ Pakistan và làm bị thương ít nhất 30 người
  • Iraq bắt đầu cuộc hành quân chống al-Qaida (VOA) - Các lực lượng chính phủ và dân quân thuộc các bộ tộc liên minh đã khởi động cuộc hành quân nhằm chiếm lại những khu vực trong thành phố Ramadi, thủ phủ tỉnh Anbar ở miền tây Iraq
  • Trung Quốc nuôi mộng bá quyền (BaoMoi) - (ĐSPL) - Thông qua "Giấc mơ Trung Hoa”, ông Tập Cận Bình muốn dưa Trung Quốc thành một siêu cường, giàu về kinh tế và mạnh về quân sự.
  • TQ vươn 'vòi bạch tuộc' giải tỏa cơn khát năng lượng (BaoMoi) - (Tin tức 24h) - Theo báo cáo Triển vọng Năng lượng 2035 mới được hãng dầu mỏ BP (Vương quốc Anh) công bố tuần qua, Trung Quốc dự kiến vượt châu Âu trở thành nền kinh tế nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới vào năm 2035.
  • Không chỉ băn khoăn và bức xúc… (BaoMoi) - PN - Báo cáo công tác Mặt trận năm 2013 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 7 mấy ngày trước đây có nêu: “Nhân dân còn nhiều băn khoăn trước những diễn biến về tình hình an ninh quốc gia, chủ quyền biển đảo; bức xúc việc Trung Quốc (TQ) có những hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế”.
  • Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Bất chính gây bất đồng (BaoMoi) - (PetroTimes) - Căng thẳng giữa Trung Quốc với các quốc gia hữu quan xung quanh tranh chấp biển đảo tại biển Hoa Đông và Biển Đông đang có những động hướng phức tạp sau khi nhiều nước trên thế giới lên tiếng chỉ trích dự thảo sửa đổi “Biện pháp thực hiện Luật Ngư nghiệp” của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc mới được thông qua (có hiệu lực từ ngày 1/1/2014). Không những Mỹ, Nhật Bản, mà Nghị sĩ Philippines Rufus Rodriguez cũng đã trình dự thảo nghị quyết phản đối Trung Quốc xung quanh vấn đề kể trên lên Hạ viện trong ngày 13/1 và Tổng thống Aquino ủng hộ vấn đề nhạy cảm này.
  • Trung Quốc bắt tay vào chế tạo tàu sân bay thứ hai (BaoMoi) - Trong buổi họp báo ngày 18.01, một quan chức cấp cao của chính phủ Trung Quốc đã tiết lộ thông tin về việc Bắc Kinh đang tiến hành xây dựng một tàu sân bay. Đây là chiếc thứ hai được chế tạo nằm trong kế hoạch xây dựng 4 tàu sân bay của Bắc Kinh.
  • Philippines bác đề nghị thỏa hiệp từ Trung Quốc (BaoMoi) - Manila hôm qua bác bỏ gợi ý từ Bắc Kinh rằng hai bên có thể thỏa hiệp về lệnh cấm đánh bắt cá phi lý ở biển Đông. “Lệnh cấm đánh bắt cá của tỉnh Hải Nam chỉ là một trong các biện pháp đơn phương của Trung Quốc nhằm cưỡng bức thay đổi hiện trạng khu vực”, để củng cố lập trường “đường lưỡi bò” ở biển Đông vốn vi phạm nghiêm trọng công pháp quốc tế, thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố.

'Lãnh cảm' với quá khứ, khó kiểm soát tương lai

 Nguồn: vietnamnet
Áp đặt quan điểm không những khiến cho nhận thức của công chúng bị sai lệch, mà hơn hết còn biến những sự thật vốn khách quan thành không khách quan, và khiến cho phạm vi lựa chọn hành động của chúng ta trong hiện tại bị thu hẹp. 
Những tài liệu cũ đã kể lại nhiều  câu chuyện cho thấy, người xưa dành rất nhiều thời gian và công sức để giáo dục cho con cái họ về lịch sử của gia đình hay bộ lạc.
Người xưa cho rằng quá khứ giúp cho con người thấu hiểu được bản thân mình là ai. Con người trong xã hội hiện nay, tuy vậy, lại sống trong thời đại mà mọi thứ chuyển động rất nhanh và họ thường có xu hướng khẳng định mình bằng cách nhìn vào tương lai hơn là chiêm nghiệm quá khứ.
Sự dửng dưng với lịch sử?
Nhiều người thường hay biện hộ rằng, hoàn cảnh và môi trường của quá khứ là khác biệt so với hiện tại. Người xưa sống trong một môi trường hoàn toàn khác, và vì thế các kinh nghiệm của họ khó có thể áp dụng vào hiện tại, khi mà con người đang ngày càng trở nên thông minh và sở hữu nhiều công cụ hơn.
Hải chiến Hoàng Sa, lịch sử, quá khứ
Nhìn ra biển, công viên Biển Đông (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) là nơi diễn ra lễ Thắp nến tri ân những người đã ngã xuống bảo vệ Hoàng Sa. Ảnh: Vũ Trung
Thái độ lãnh cảm với lịch sử của chúng ta hiện nay không phải do thiếu thông tin, mà là từ sự dửng dưng và không quan tâm đến các giá trị của quá khứ và qua đó thiếu những cách phản ứng và tiếp cận phù hợp.
Tuy nhiên, ai có thể kiểm soát được quá khứ thì sẽ kiểm soát được tương lai. Cách thức mà một con người, một dân tộc nhìn nhận quá khứ sẽ định hình cách thức mà con người đó, dân tộc đó hướng về tương lai, và đưa ra được câu trả lời cho những vấn đề ở hiện tại. Như Cervantes đã nói rằng “lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau”.
Lịch sử vốn là những sự kiện trong quá khứ được ghi chép lại. Bản thân lịch sử có tính tự thân. Nó là một hệ thống những dòng tương tác của hàng trăm sự việc ngẫu nhiên, là tổng thể hòa quyện ý chí, tư tưởng và hành động của con người. Hầu hết các xã hội trên thế giới đều nhấn mạnh đến khía cạnh “phát huy lòng yêu nước và các giá trị truyền thống của dân tộc”. Tuy nhiên, chỉ như vậy thôi là chưa đủ. Sử học mang trong mình nó hai tính chất: quan trọng và sự thật. Tính chất quan trọng thì ai cũng có thể biết, nhưng như thế nào là sự thật, sự thật đó có khách quan hay không, và khách quan đối với những ai là một câu hỏi mà ngay cả các nhà sử học cũng khó tìm ra câu trả lời chính xác.
Nhiệm vụ của sử học suy cho cùng là giúp các thế hệ sau hiểu đầy đủ về lịch sử, về quá khứ của cha ông, và quan trọng hơn là cung cấp cho dân tộc đó một lăng kính đa chiều, một phương pháp luận đúng đắn để xem xét tính “khách quan” của một sự việc, một hành vi. Áp đặt quan điểm không những khiến cho nhận thức của công chúng bị sai lệch, mà hơn hết biến những sự thật vốn khách quan thành không khách quan, và khiến cho phạm vi lựa chọn hành động của chúng ta trong hiện tại bị thu hẹp.
Tính tự thân của lịch sử yêu cầu bản thân nó phải được tôn trọng và được ghi chép đầy đủ. Sự kiện về cuộc chiến đấu đã xảy ra 40 năm về trước vào ngày 19/1/1974 cũng cần có một sự nhìn nhận, đánh giá công bằng.
Với Việt Nam hiện nay, Hải chiến mang trong nó sự phức tạp của lịch sử, sự nhạy cảm trong mối quan hệ với các nước lớn, sự khác biệt về tư tưởng giữa những người con cùng chung dòng máu, và quan trọng nhất là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc rất lớn của người Việt.
Chủ quyền đất nước và hòa hợp dân tộc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi làm việc với các chuyên gia thuộc Hội Sử học Việt Nam vào chiều 30 tháng 12 tại Hà Nội nhấn mạnh: “Lịch sử là lịch sử, sự thật là sự thật, còn việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lại là vấn đề khác, thông qua các giải pháp hòa bình”.
Dường như, đây là một tín hiệu tương đối lạc quan, sau nhiều năm câu chuyện biển đảo không được đề cập công khai.
Đã đến lúc Việt Nam cần phải thay đổi cách tiếp cận của mình đối với vấn đề này. Thông điệp của Thủ tướng đã cho thấy nhà nước phần nào đã có một cái nhìn khác so với trước đây.
Lịch sử câu chuyện này, với tính tự thân của nó, không thể được nhìn nhận chỉ với lăng kính một chiều. Những người lính Việt Nam Cộng hòa (VNCH), mặc dù đi theo một chế độ khác hoàn toàn về ý thức hệ, nhưng họ cuối cùng vẫn là hậu duệ của “con Rồng cháu Tiên”, hy sinh vì mục tiêu bảo vệ từng tấc đất của cha ông, dân tộc. Lòng yêu nước luôn luôn tồn tại trong tâm thức mỗi con dân nước Việt, tuy nhiên cách thể hiện khác nhau đã khiến cho góc nhìn giữa hai phía trở nên đối địch và gây chia rẽ tới tận ngày nay.
Nhiệm vụ của sử học, là tạo ra được một lăng kính phù hợp nhất, một cách tiếp cận đa chiều để từ đó thế hệ sau tự mình có thể đánh giá được khách quan các sự kiện, những hạn chế và đóng góp của những người lính trong trận đánh.
Với phương pháp tiến cận đó, không chỉ sự kiện này mà các sự kiện lịch sử nhạy cảm khác cũng sẽ được mổ xẻ và tranh luận một cách công khai và minh bạch. Cuối cùng, thông qua những lăng kính ấy, hiện tại và tương lai cũng sẽ phần nào được sáng tỏ hơn.
Những ngày tới đây, Đà Nẵng sẽ tổ chức một số hoạt động kỷ niệm. Nhưng, việc làm minh bạch thông tin sự kiện hay những việc làm khác chỉ là bước đầu tiên của quá trình thiết kế lại cách tiếp cận lịch sử theo hướng lấy người tiếp nhận là trung tâm, và trên hết là đổi mới tư duy.
Bối cảnh quốc tế hiện nay không giống như 30 hay 40 năm trước, thế và lực của Việt Nam đã thay đổi giúp chúng ta không còn phải “sợ sệt” khi đối đầu với nước lớn. Toàn cầu hóa khiến chúng ta dễ dàng chấp nhập sự khác biệt.
Lịch sử có giá trị soi sáng quá khứ, và làm nền tảng để con người hiện tại hướng tới tương lai.
Lịch sử được nhìn nhận đúng đắn sẽ giúp hàn gắn nhanh chóng hơn những viết thương lòng dai dẳng và là cách hiệu quả nhất, trong vòng một đến hai thế hệ, góp phần hòa hợp dân tộc và hòa giải quốc gia.
Thuận Phương

Đàn bà, “tham phí” và vùng cấm

-Liệu nước Việt có vượt được… vũ môn trong công cuộc thử thách đã khơi dậy- chống tham nhũng?I- Sau những ngày có phần im ắng, thông tin vụ án xử Huỳnh Thị Huyền Như (36 tuổi), nguyên Phó Trưởng phòng quản lý rủi ro Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương VN (Vietinbank t/p HCM), lại tiếp tục nổi lên. Vì tính chất ghê gớm của những thủ đoạn lừa đảo mà xã hội tặng cho Huyền Như một “biệt danh” xứng đáng: Siêu lừa!
Không rõ, khi làm ở phòng quản lý rủi ro, Huyền Như đã quản lý ra sao, còn trong thực tế, cô ta mang đến … rủi ro khủng khiếp cho xã hội.
Con đường sa chân vào tội lỗi của người đàn bà trẻ chả có gì khó hiểu- tham vọng về tiền bạc. Xuất phát từ những món nợ trước đó đầu tư vào bất động sản không có khả năng thanh toán. Nhưng hệ lụy thì vượt xa con số các vụ án “đình đám” trước đó: Hơn 4000 tỷ đồng của 09 công ty, 04 ngân hàng và 03 cá nhân bị cô ta lừa đảo, chiếm đoạt.
Còn sự nhẹ dạ, cả tin của các ngân hàng, tổ chức, cá nhân cô ta nhắm tới thì thật… khó hiểu. Chả thế, rút cục, cùng hầu tòa với cô ta, có tới hơn 20 bị cáo, 15 nguyên đơn dân sự (bị hại), 80 cá nhân, tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Một người đàn bà nhỏ nhắn, trông rất bình thường, bỗng “nổi tiếng” trong một vụ án khổng lồ, kỳ lạ, cả quy mô, tính chất phức tạp chằng chéo lẫn thời gian xử kéo dài. Một vụ án hình sự nhưng hàm chứa rất nhiều án luật: Dân sự, kinh tế…, xen lẫn cả sự ranh ma lọc lõi lẫn nhẹ dạ cả tin, xen lẫn cả tiền lẫn tình cay đắng, cả tính chất tội phạm lẫn nạn nhân. Đặc sắc nhất, đến ngay cả Bầu Kiên cùng ngân hàng ACB, một  “cáo già” trong giới tài chính và cực kì khôn ngoan trong làm ăn, cũng bị Huyền Như lừa khéo tới 718 tỉ đồng, theo kiểu lời ăn, lỗ cùng… ở tù.
tham nhũng, huyền như, ngân hàng,
Ảnh: Mai Phượng
Đàn bà vốn là phái đẹp, phái yếu. Nhưng một khi sa vào vòng tội lỗi, chân tướng họ cũng khiến cánh mày râu phải cúi đầu kính nể. Xã hội đã từng chứng kiến 04 “nữ quái” lừa đảo nghiêng nước nghiêng thành.
Một Bùi Thị Thu Hằng (Quảng Ninh) lợi dụng danh nghĩa bảo hiểm nhân thọ Prudential, lừa đảo chiếm đoạt 230 tỷ đồng của hơn 60 nạn nhân. Một Trương Thị Hải Yến - Chủ tịch HĐQT, Hiệu phó Trường THPT dân lập Phương Nam (Hà Nội), lừa đảo chiếm đoạt hơn 268 tỷ đồng. Một Cao Bạch Mai (Đắk Nông) cùng đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng. Một Nguyễn Huỳnh Thị Mỹ Ngọc, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Bội (Đà Nẵng), lừa đảo, chiếm đoạt gần 144 tỷ đồng.
Dù vậy có lẽ, tất cả vẫn thua xa Huyền Như cả về “tài năng” lừa đảo, lẫn thủ đoạn táo tợn: Làm giả 08 con dấu của ngân hàng Vietinbank, làm giả hợp đồng ủy thác đầu tư, giả chữ ký của Giám đốc Vietinbank - Chi nhánh Nhà Bè, làm giả hồ sơ mở tài khoản của khách hàng, giả lệnh chi, giả chữ ký chủ tài khoản, giả chữ ký của khách hàng trong việc lập và cầm cố thẻ tiết kiệm để vay tiền… Tất tật là giả, chỉ để chiếm đoạt tiền tươi thóc thật.
Có điều cần đặt ra câu hỏi: Cho dù đầy tham lam và cả sự tinh quái, ranh ma, tàn nhẫn, liệu Huyền Như có thành công hay không nếu không gặp cả… lòng tham của một số ngân hàng khác như ACB, Navibanhk…, khi thỏa thuận huy động vốn của các ngân hàng này với mức lãi suất cao- 14%/ năm, và chênh lệch ngoài hợp đồng từ 2,5%- 8,5% / năm. Nó cũng na ná thành ngữ kẻ cắp bà già gặp nhau. Và sự thật, mọi ký kết diễn ra ngoài Vietinbank. Đây chính là điểm gậy ông đập lưng ông…với các ngân hàng.
Liệu Huyền Như có thành công không nếu không gặp sự nhẹ dạ, cả tin đến tội nghiệp của một số cá nhân. Điển hình là người chị gái ruột- Huỳnh Mỹ Hạnh- một người bán trứng vịt lộn, bỗng chốc trở thành Phó Giám đốc Công ty Hoàng Khải- công ty “sân sau” do Huyền Như lập ra để tiếp tay cho sự lừa đảo. Giờ đây, trước án tù, người đàn bà tội nghiệp chỉ có ước mơ được trở về với bầu trời và quả trứng vịt lộn mà thôi.
Cả Trần Thanh Thanh (nguyên Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ), một đồng nghiệp của Huyền Như. Mới chân ướt chân ráo lên chức trưởng phòng đúng 01 ngày, chưa nắm rõ công việc, nhưng vì tin tưởng Huyền Như mà đặt bút ký duyệt khoản vay 25 tỷ. Cái chữ ký “phản chủ” đã khiến Thanh không chỉ bị sa thải, mà còn phải ra trước móng ngựa với tư cách bị cáo.
Liệu Huyền Như có thành công không nếu cô ta không “may mắn” gặp sự quản lý quá lỏng lẻo của chi nhánh Vietinbank, nơi cô ta công tác?
Đời cũng thật oái oăm. Ranh ma thế, liều lĩnh thế, nhưng rút cục Huyền Như lại trở thành “nạn nhân” thê thảm của tín dụng đen, của các kẻ cho vay nặng lãi có máu mặt: Nguyễn Thiên Lý, Nguyễn Thị Lành, Đào Thị Tuyết Dung, Phạm Văn Chí, với mức lãi suất từ 0,4% đến 1%/ngày. Tín dụng đen khiến cho Huyền Như càng “đen” hơn, khi lũy tiến số nợ, tới hàng trăm tỷ đồng. Cứ như vậy, cô ta quay cuồng trong “vũ khúc” với đồng tiền vay nặng lãi, mà phần thua đến chóng mặt, rút cục cô ta… giật được. Không phải vô cớ, báo chí đã chỉ mặt những kẻ cho vay nặng lãi-  mới thực sự hưởng lợi nhiều nhất.
Vụ án chưa vào hồi kết. Những tranh luận “nảy lửa” trước tòa giữa các bên khiến phiên tòa càng trở nên nóng. Không phải không có lý khi VKS bác bỏ yêu cầu của ACB, Navibank, hay Công ty CP chứng khoán Phương Đông, Công ty An Lộc…đòi Vietinbank phải có trách nhiệm hoàn trả tiền. Bởi một phần nguyên nhân dẫn đến bị cáo Huyền Như thực hiện được hành vi chiếm đoạt trên xuất phát từ lòng tham của các đơn vị, cá nhân (VietNamNet, ngày 13/01).
Lòng tham đã khiến họ bất chấp những rủi ro, tham gia trò chơi “con bạc khát nước” với siêu lừa, mà không biết, sợi dây thòng lọng đang thít chặt cổ mình.
Lòng tham đó, tiếc thay, lại gặp được chất “xúc tác” khiến các “đối tác” của Huyền Như thêm mạo hiểm với chính sinh mệnh kinh doanh của mình. Người viết bài chú ý đến nhận xét của một giám đốc ngân hàng trả lời VnEconomy (ngày 14/01) khi cho rằng, tình trạng nhập nhoạng của thị trường, chính sách lãi suất và quản lý, giám sát hệ thống ngân hàng giai đoạn đó (2018-2011)- cũng chính là điều kiện đủ, là môi trường nảy sinh “lỗ kim” để “con voi” hàng nghìn tỷ đồng của Huyền Như chui lọt.
Sự tham gia đó cho thấy- tình trạng vượt lãi suất giai đoạn đó đã trở nên quen thuộc, trở thành một cách kinh doanh vốn trên thị trường, vừa nhàn nhã, vừa lãi nhiều. Chính bối cảnh thị trường mà chính sách, cơ chế quản lý đã góp phần “tạo ra nó” hoặc “không kiểm soát nổi nó”
Nhưng ở góc độ khác, quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế lại khác, khi cho rằng, VietinBank không thể trốn tránh trách nhiệm. Bởi Huyền Như là cán bộ được VietinBank tuyển dụng và bổ nhiệm, đại diện cho cơ quan thực hiện giao dịch với khách hàng.
Ts Nguyễn Minh Phong nhận định, cần phải điều tra xem, nếu Huyền Như hoàn toàn độc lập trong hoạt động lừa đảo, thì tội của VietinBank chỉ là một phần, do sơ xuất và kém cỏi chứ không phải là bắt tay, đồng lõa với Huyền Như. Nếu VietinBank dám làm một việc- truy tố Huyền Như làm giả mạo giấy tờ, thì mới chứng tỏ VietinBank vô tội, không đồng lõa. Đây là một ý kiến rất đáng chú ý.
Còn LS Luật sư Trần Anh Dũng, Công ty Luật TNHH Yulchon: Khách hàng chỉ biết Huyền Như là người thay mặt VietinBank thực hiện giao dịch với họ, chứ không phải cá nhân họ giao dịch với cá nhân Huyền Như.
Phía nào đúng, phía nào sai, còn chờ kết luận ngã ngũ của tòa. Rất có thể, kể cả sau kết luận của tòa án, vẫn sẽ có nhiều kháng nghị, khiếu nại.
Nhưng một khi lòng tham+ cơ chế nhập nhoạng+ quản lý lỏng lẻo thì rút cục “tham phí” của những kẻ tội lỗi, do ai trả đây?
                                                                 *  *  *
II- Vụ án “siêu lừa” Huyền Như chỉ là một trong những vụ án đầu tiên, khởi đầu trong hàng loạt vụ “đại án” kinh tế, tham nhũng sẽ tiếp tục xử trong năm 2104.
tham nhũng, huyền như, ngân hàng,
Luật sư Trần Quốc Thuận. Ảnh: Tá Lâm
Đặt trong bối cảnh quyết tâm chống tham nhũng của nước Việt, sẽ thấy sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, đặc biệt về tinh thần. Nếu biết rằng, trong giai đoạn 2007-2013, cơ quan chức năng đã truy tố gần 2.200 vụ án về tham nhũng với gần 5.300 bị can; xét xử 1.900 vụ với trên 4.300 bị cáo. Hiện tượng ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, liên tục đến theo dõi tại tòa cả hai vụ, đủ biết sự quan tâm đến những “đại án” như thế nào.
Chính các vụ đại án cho thấy có hai vấn đề luôn gắn bó hữu cơ chặt chẽ, và cũng là nguồn cơn sâu sắc, vô tình tạo ra mảnh đất mỡ màu để sự làm ăn bết bát, sự dốt nát, tham lam ngự trị. Đó là sự xơ cứng trong tư duy về thể chế kinh tế, và cơ chế quản lý kinh tế- chính trị- xã hội.
Mới đây, tại Hội nghị UBTƯMTTQ (VietNamNet, ngày 13.01), Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã phải thẳng thắn nhìn nhận: Chắc chắn phải đổi mới theo hướng thị trường hóa, không áp đặt những ý muốn chủ quan mà phải tuân theo quy luật thị trường, mọi thành phần kinh tế đều phải được tiếp cận nguồn lực của đất nước một cách công bằng, bình đẳng.
Đó là quy chế để làm ra thể chế. Không phải cứ phân bổ để mấy ông DNNN chiếm hết tất cả .Ông giữ hết nhưng chắc gì ông đã làm tốt hơn? Tiếp cận nguồn lực phải công bằng, ai làm tốt nhất sẽ được làm để mang lại lợi ích cho đất nước.
Đây là vấn đề không mới, bởi tất cả các quốc gia văn minh, tiên tiến phát triển đều phải đi trên “con đường mòn ấy”. Vấn đề là nước Việt có muốn... “em chọn lối này” không thôi? Nếu tư duy kinh tế vẫn là thứ tư duy… ngoại cảm, và bảo thủ, sợ mất lập trường một cách mơ hồ. Mặt khác, tính “cát cứ” do phân cấp cho địa phương quá mạnh đã khiến cho kinh tế nước Việt có tới 63 nền kinh tế manh mún, còn cơ chế chúng ta làcho tiền cho những người không biết gì màquyết định, như lời Bộ trưởng Bùi Quang Vinh.
Đến mức, tất cả đầu tư phát triển đều là vốn vay. Ngân sách của chúng ta chỉ để lo lương, an sinh xã hội chứ không có đồng nào để đầu tư. Mà vốn vay, thông qua các dự án, thì “ai cũng hiểu, kể cả chủ đầu tư cũng hiểu”, nó thất thoát ra sao…
Ở tất cả các vụ đại án đã xử, và những vụ đại án sắp xử, có bao nhiêu vụ mà “khổ chủ” không phải là tập đoàn, hoặc DNNN? Câu hỏi đó, liệu đã là một thực tế cay đắng, để cho nước Việt dũng cảm thay đổi tư duy kinh tế, và nói như Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, đất nước này cần sự minh bạch.
Sự minh bạch, cũng là một tiêu chí sống còn để chống tham nhũng, hạn chế bớt các vụ đại án. Bởi nếu không minh bạch, thì không bao giờ có thể chống được giặc nội xâm. Nói như Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH, trả lời VietNamNet, ngày 13/01 mới đây: “Không vùng cấm, sẽ bắt được “cọp” tham nhũng”.
Ông Trần Quốc Thuận cho rằng, để đảm bảo không có “vùng cấm” như nghị quyết TƯ 4 nói, phải truy ra đến tận cùng về mặt trách nhiệm, chứ đừng làm nửa vời, sẽ chỉ làm người dân thêm ấm ức. Đơn giản hay khó còn phụ thuộc sự quyết tâm. Quyết tâm làm sẽ không có cản trở gì, không chừa bất cứ ai, không có vùng cấm nào thì trong thời gian tới thế nào cũng bắt được cọp chứ không phải chỉ… mèo con. Bởi quyền lực càng tuyệt đối (không có sự kiểm soát- KD), tham nhũng càng tuyệt đối.
Tuy nhiên, muốn có sự minh bạch, muốn diệt trừ tham nhũng thật sự hiệu quả, câu trả lời không nằm ở những phát ngôn ấn tượng, mà nằm ở hành động. Không còn cách nào khác, cần có sự đổi mới thể chế. Để cặp “song sinh” dân chủ và Nhà nước pháp quyền thực sự ra đời- như thông điệp của người đứng đầu Chính phủ vào ngày đầu năm mới 01/01/2014 gửi cho nhân dân. Cũng chính là tuyên ngôn hành động của nước Việt.
Điều đó, liệu có tạo nên niềm tin của người dân trong năm 2014 không?
Và liệu nước Việt có vượt được … vũ môn trong công cuộc thử thách đã khơi dậy- chống tham nhũng?
Chợt nhớ tên một bộ phim hoạt họa nổi tiếng: Hãy đợi đấy!
Kỳ Duyên
 
  • Top 10 'tuhao' gadgets in 2013 (Washington Post) - In 2013, a large variety of smart computers, mobile phones, and wearable devices were released into the market, which are considered to be "specials for tuhao".
  • Property price growth slows (Washington Post) - Housing prices in the country's major cities continued to rise in December, but at a slower pace, the National Bureau of Statistics said on Saturday.
  • Moutai gaining fame beyond borders (Washington Post) - Leading Chinese liquor brand Moutai was once again among the best-known names worldwide on lists compiled by authoritative brand evaluation agencies in recent months.
  • Gas imports to rise by 19% (Washington Post) - China's dependency on imported natural gas is expected to surge almost 19 percent this year as the nation's battle against air pollution drives up demand for the clean-burning fuel.
  • Fast forward for VW in car sales league (Washington Post) - China's vehicle market revived last year, surprising analysts with double-digit growth. The year also saw a reversal of fortunes for two global leaders.
  • When the crowd bays for blood (Washington Post) - Renowned filmmaker Zhang Yimou has found himself in deep water. Not only has he been fined 7.48 million yuan ($1.24 million) for violating the family-planning policy, but many Chinese want even harsher punishment. The tidal wave of malignancy displayed online is nothing short of unsettling. It's like a virtual lynching.
  • Putting folk art skills to work (Washington Post) - The women of Guizhou have turned their traditional batik dyeing and embroidery techniques into a source of income.
  • Tell a good story (Washington Post) - Tongliao is not only known for its many Mongolian beauties, it is also home to a 700-year-old art of storytelling.
  • Running wild (Washington Post) - The rare milu deer are growing in number, but a battle for space may threaten the future of this fascinating animal.
  • Premier vows to help startups (Washington Post) - Chinese Premier Li Keqiang pledged more policies to facilitate startup businesses, a move that would promote innovation and ease job-hunting worries of college graduates.
  • Obama's spying overhaul proposals too weak (Washington Post) - President Barack Obama is known for eloquence. But his long-awaited speech on overhauling the controversial intelligence community of the United States has failed to impress as it has little substance.
  • Li delivers economic reform vow (Washington Post) - Premier Li Keqiang pledged on Friday that China will launch concrete policies and obtain tangible results in economic reform this year.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét