Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Vụ Phạm Quý Ngọ và Cuộc chiến với “thế lực đen” khổng lồ - Trái khoáy chuyện trồng lúa ở Việt Nam

Vụ Phạm Quý Ngọ và Cuộc chiến với “thế lực đen” khổng lồ

Lời giới thiệu: Nội dung dưới đây nằm trong một phản hồi trên một trang mạng, cho biết là của một số cán bộ chiến sĩ công an ở một đơn vị nghiệp vụ (xin không nêu tên cụ thể). Thấy nó quá đúng với tình hình, nhiều tình tiết rất khớp với những thông tin “ngoài luồng”, nên đưa lên coi như một tài liệu tham khảo và một cảnh báo cho nhiều phía cần tỉnh táo và cảnh giác. Những chi tiết trong đó xin được bàn luận sau.
Ban chuyên án đặc biệt
Một ban chuyên án đã được lập ra gồm những thành phần chọn lọc từ công an, viện kiểm sát, tòa án để điều tra về vụ ”tiết lộ bí mật” mà tử tù Dương Chí Dũng đã khai báo.
Như đã biết, tâm điểm của vụ án này là thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ. Ban chuyên án này trực tiếp do ban Nội Chính Trung Ương giám sát và chỉ đạo. Không phải trình bày với các cơ quan khác, ngoại trừ trường hợp cần thiết mà ban Nội Chính Trung Ương đồng ý. Hiện nay quá trình khởi tố vụ án đang được củng cố hồ sơ để tiến hành. Trong khi đó, để thực hiện biện pháp phòng ngừa. Nghi can số một là thượng tướng công an Phạm Quý Ngọ đã bị cô lập, vô hiệu hóa dưới danh nghĩa chữa bệnh. Phải nói đây là biện pháp nghiệp vụ cần thiết với các đối tượng đang ở dạng nghi can trong bất cứ vụ án nào.


Vô hiệu hóa Phạm Quý Ngọ
Từ khi Dương Chí Dũng khai tên Phạm Quý Ngọ tại tòa, báo chí phỏng vấn Phạm Quý Ngọ ngay tức thì. Nhưng cuộc trả lời phỏng vấn đó là hoạt động cuối cùng của Phạm Quý Ngọ đến nay. Phạm Quý Ngọ là một nhân tố nằm trong thế lực đen ở Bộ Công An. Thế lực này là cánh tay trợ thủ đắc của ”nhóm lợi ích”. Qua cánh tay này, ”nhóm lợi ích” đã đe dọa và khủng bố nhiều doanh nghiệp để thực hiện những phi vụ sát nhập, bức tử doanh nghiệp lương thiện.
Chưa dừng lại ở những hành vi can thiệp vào kinh tế đất nước, thế lực đen ở BCA còn đe dọa đến các ủy viên trung ương, ép buộc các ủy viên trung ương phải theo ý của chúng, trong những cuộc bỏ phiếu ở trung ương về những vấn đề trọng đại của đất nước. Dễ dàng nhìn thấy những hành vi đen tối của thế lực này qua những hành vi nổi bật mấy năm gần đây:
1) Lũng đoạn ngành công an.
2) Can thiệp vào kinh tế đất nước.
3) Can thiệp vào đường lối, chủ trương của Đảng.

Thế lực đen của Nguyễn Văn Hưởng và “đồng chí X”
Sự hình thành của thế lực đen trong ngành công an bắt đầu từ khi Nguyễn Văn Hưởng lên nắm quyền thứ trưởng Bộ Công An, coi sóc việc an ninh quốc gia.
Vì chủ trương sai lầm của ĐCSVN là quá chú trọng tới việc ổn định chính trị, đến mục tiêu giữ quyền lãnh đạo tuyệt đối, nên Nguyễn Văn Hưởng đã lợi dụng trọng trách bảo vệ an ninh chính trị được giao. Hưởng thành lập bộ máy an ninh khổng lồ và đầy thế lực nhất từ xưa đến nay. Bộ máy an ninh này đủ khả năng để can thiệp tác động vào nền chính trị Việt Nam, tương tự như Tổng Cục 2 của quân đội đã từng làm trước kia. Đấy chính là mục tiêu mà Nguyễn Văn Hưởng ít nhiều đã đạt được. Bóng ma của TC2 quân đội đã được xóa mờ, khi BCT khéo léo đẩy Nguyễn Chí Vịnh lên làm thứ trưởng bộ Quốc Phòng. Tách Vịnh ra khỏi cơ quan tình báo này, bằng cách thăng chức. Thế nhưng, xong được vấn đề TC2 thì khoảng trống đó lại bị Nguyễn Văn Hưởng nhìn thấy. Lập tức kẻ cơ hội Nguyễn Văn Hưởng đã nhanh chóng chiếm lấy khoảng trống này, tiếp tục việc lũng đoạn nền chính trị Việt Nam như TC2 Quân đội đã làm trước kia.
Âm mưu của Nguyễn Văn Hưởng thành công nhờ được sự ủng hộ, đỡ đầu của một nhân vật đầy thế lực là đồng chí X. Vì sao đồng chí X lại đỡ đầu cho thế lực này? Vì đồng chí X từng là thứ trưởng an ninh BCA. Vì đồng chí X chính là thủ lãnh của ”nhóm lợi ích”. Đây chính là động cơ chủ đạo lớn nhất của đồng chí X. Đồng chí X cần có những thế lực trung thành, bảo vệ quyền lực của mình, cũng như bảo vệ lợi ích của thân hữu, đàn em trung thành của mình. Bởi sự phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề và tình trạng tồn tại ung nhọt như vậy đã kéo dài, giải quyết được quốc nạn này không phải là một nhát cắt là xong. Muốn triệt phá được thế lực này trong BCA nói chung, đưa được Phạm Quý Ngọ ra vành móng ngựa nói riêng là điều không đơn giản. Phải phân biệt được đâu là những đồng chí lãnh đạo ngành công an vì dân vì nước. Đâu là bọn sâu mọt, lợi ích nhóm, lũng đoạn chính thể CHXHCNVN?

Khích lệ nhân tố tích cực
Trước tình hình nhạy cảm như vậy, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thay mặt Đảng và Nhà Nước, Nhân Dân trao tặng bằng khen cho Tổng Cục An Ninh 2. Đây là một hành động đầy ý nghĩa, một thông điệp gửi đến các lãnh đạo công an có lương tri rằng: Đảng, Nhà Nước và Nhân Dân luôn đánh giá đúng công lao, đóng góp của ngành công an trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thông điệp trong hành động đó của chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng cho biết rằng: Đảng, Nhà Nước chủ trương làm sạch tham nhũng. Tấn công vào những kẻ lợi dụng chức vụ để trục khoét đất nước, sống phè phỡn trên của cải kiếm được bằng thủ đoạn, làm hại đến sự phát triển của đất nước và tổn hại đến đời sống nhân dân lao động.
Nếu như các lãnh đạo và chiến sĩ công an hiểu được thông điệp này, thì số phận Phạm Quý Ngọ sẽ sớm được định đoạt. Đến nay một số đồng chí lãnh đạo các tổng cục, cục, vụ… trong ngành công an vẫn đang bị dao động tư tưởng, hiểu nhầm cho rằng Đảng và Nhà Nước tấn công ngành công an. Sự hiểu nhầm này xuất phát từ những tuyên truyền sai lạc của thế lực đen trong BCA và bọn ”lợi ích nhóm”. Đây là âm mưu thâm độc của chúng khi sắp chết tung ra những đòn bẩn thỉu cuối cùng. Chúng chỉ là một phần rất nhỏ trong BCA đã dính chàm đang lu loa, hù dọa kéo theo những người khác vô can vào cuộc.

Lòng Dân quyết định
Không có con đường thoát nào cho bọn tội phạm tham nhũng có tổ chức này. Chúng thân Mỹ, tất phải nhìn bài học Dương Chí Dũng bị khước từ nhập cảnh. Chúng thân Trung Quốc, tất thấy chủ tịch Tập Cận Bình đang giương cao ngọn cờ chống tham nhũng rất mạnh mẽ. Còn ở trong nước , hẳn chúng thấy người dân sôi sục thế nào. Cũng như chúng thấy sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta mạnh mẽ chống tham nhũng nhường nào. Dẫu cắt cánh tay lở loét có thể dẫn đến tử vong, nhưng thà chết với một thân hình không bị lở loét, dù thiếu một cánh tay, còn hơn chết với một thân hình lở loét, ung nhọt, mủ… mà còn nguyên vẹn tứ chi.
Ý chí ấy của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của chủ tịch Trương Tấn Sang thật quả cảm và hào hùng. Ý chí ấy cũng là nguyện vọng của nhân dân, đất nước ta đang khao khát bao nhiêu năm nay. Chưa lúc nào ý Đảng, lòng Dân lại hợp nhau như lúc này. Những kẻ tham nhũng phải chết. Đó là tiếng chuông báo tử cho Phạm Quý Ngọ và những đồng bọn của chúng. Những người vô can hay vì khách quan dính líu đến chúng. Hãy liệu mình lúc này chưa muộn.

Bán rồi còn đòi lại

Trần Quốc Việt (Danlambao) - Vào ngày 10 tháng Sáu, 1977 thay mặt Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Thủ tướng Lý Tiên Niệm thảo luận với Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng tại Bắc Kinh về những vấn đề tồn đọng trong quan hệ giữa hai đảng và nhà nước. Lý Tiên Niệm đã trao cho Phạm Văn Đồng giác thư ngoại giao ghi lại những lời tuyên bố giữa hai bên. Sau khi quan hệ Việt-Trung xấu đi nhiều, Trung Quốc đã công bố bức giác thư này trên tạp chí tiếng Anh của Trung Quốc, Beijing Review, số 13 ra ngày 30 tháng Ba năm 1979. Chúng tôi dịch đoạn đối thoại giữa hai người về vấn đề hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa, tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, được ghi lại ở một chú thích cuối bài. Tựa đề của người dịch.
*
Khi Phó Thủ tướng Lý Tiên Niệm đề cập đến vấn đề này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đưa ra lý lẽ không thể nào chấp nhận được rằng: "Trong cuộc chiến tranh kháng chiến chúng tôi tất nhiên phải đặt công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ lên trên tất cả mọi thứ khác." "Người ta nên hiểu như thế nào những tuyên bố của chúng tôi kể cả tuyên bố trong bức công hàm của tôi gửi Thủ tướng Chu Ân Lai? Người ta nên hiểu nó trong bối cảnh của hoàn cảnh lịch sử vào thời ấy."
Phó Thủ tướng Lý Tiên Niệm lập tức chỉ ra rằng lời giải thích này không thuyết phục. Ông nói, vấn đề lãnh thổ giữa hai nhà nước chúng ta nên được giải quyết một cách nghiêm túc, chiến tranh không thể biện minh cho cách hiểu khác, và cần thiết phải có thái độ nghiêm túc. Hơn nữa, chiến tranh không diễn ra vào ngày 14 tháng Chín năm 1958, khi Phạm Văn Đồng, với tư cách Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, công nhận trong bức công hàm của mình gửi Thủ tướng Chu Ân Lai rằng hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc.
Nguồn: Tạp chí tiếng Anh của Trung Quốc, Beijing Review, No. 13 March 30, 1979, trang 21, chú thích**
Bản tiếng Việt:

Hoàng Sa và Trường Sa nhìn từ chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979

Nayan Chanda (Far Eastern Economic Review), Trần Quốc Việt (Danlambao) lược dịch - Mặc dù Trung Quốc đã tuyên bố rút quân ra khỏi Việt Nam và Hà Nội nói sẵn sàng cho phép quân Trung Quốc rút quân êm thắm, nhưng cuộc chiến tranh biên giới Trung-Việt hoàn toàn chưa kết thúc. Quân đội Trung Quốc, tuy rút chậm chạp và nhỏ giọt về lại Trung Quốc sau chiến dịch tấn công 17 ngày, nhưng vẫn có ý định bám giữ hàng chục vị trí nhỏ nhưng chiến lược trên biên giới miền núi này-những nơi mà Bắc Kinh coi là của mình nhưng lại là những nơi Hà Nội tranh chấp.
Người Trung Quốc có ý định chiếm đóng những vị trí này vì những lý do chiến lược cũng như dùng chúng làm lá bài mặc cả cho một giải pháp toàn diện với Việt Nam về Vịnh Bắc Bộ và các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Trong cuộc phỏng vấn gần đây dành cho một tờ báo Nhật, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Tiên Niệm tiết lộ những khu vực tranh chấp dọc theo biên giới Trung-Việt chỉ có 60km vuông nằm rải rác trên khắp biên giới và ở một nơi hai bên tranh chấp về một diện tích chưa tới một km vuông. Thật sự những khu vực tranh chấp nhỏ đến mức các quan sát viên khó mà chỉ đúng và chính xác.
Mỉa mai thay, một khu vực ai cũng biết là 300 mét đường sắt gần Hữu Nghị Quan. Một khu vực khác là một bãi cát trên sông gần Móng Cái. Trong bất kỳ hoàn cảnh bình thường nào cuộc xung đột về những tấc đất lãnh thổ nhỏ bé như thế lẽ ra được giải quyết không có vấn đề gì, nhưng các quan sát viên cảm thấy rằng trong bầu không khí xung đột hiện nay không bên nào muốn thấy bên kia chiếm được ngọn đồi hay bờ sông đang tranh chấp.
Tuy nhiên, ý nghĩa thực sự của những khu vực tranh chấp nhỏ này thiên về biểu tượng hơn về quân sự. Sự chiếm đóng lâu dài của Trung Quốc sẽ luôn luôn gợi cho người Việt Nam nhớ lại cuộc tấn công của Trung Quốc và nhắc nhở họ về sự cần thiết phải có một giải pháp toàn diện. Thật ra, Lý Tiên Niệm nói Trung Quốc sẵn sàng nhường cho Việt Nam khu vực tranh chấp nếu Hà Nội hành xử hợp lý về những vấn đề lãnh thổ khác - phân chia hải phận ở Vịnh Bắc Bộ và các quần đảo trên biển Đông.
Theo Lý Tiên Niệm, trước đây Trung Quốc sẵn sàng chia đôi vùng biển Vịnh Bắc Bộ "năm mươi năm mươi" với Việt Nam, nhưng ở bàn thương lượng Hà Nội đã vẽ đường biên kiểm soát gần đảo Hải Nam. Lý Tiên Niệm cũng nói rằng vào năm 1956 Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng tán thành tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng kể từ cuối năm 1975 Việt Nam đã tuyên bố hai quần đảo ấy là của họ và đã và đang kiểm soát một phần quần đảo Trường Sa, còn Hoàng Sa hiện nay đang đặt dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Vào năm 1977 theo nhiều người kể lại thì Phạm Văn Đồng nói về lập trường của ông vào năm 1956 như sau: "Thời kỳ ấy là thời kỳ chiến tranh cho nên tôi phải nói như vậy."
Nguồn: Tạp chí Far Eastern Economic Review 16/3/1979. Tựa đề của người dịch. Nguyên tác tiếng Anh "End of the battle but not of the war".



Bản tiếng Việt:
 

Trái khoáy chuyện trồng lúa ở Việt Nam

Người nông dân Việt Nam đang canh tác thứ cây trồng không còn mang lại lợi nhuận
Hanoi & Chau Doc | TheEconomist | 18.1.2014
Người dịch: Lê Anh Hùng
Tiềm năng của núi Sam (một ngọn núi ở đồng bằng sông Cửu Long) quả là vô hạn định. Những cánh đồng lúa xanh rờn. Những con kênh tưới tiêu lấp loáng ánh mặt trời. Cứ mỗi năm ba lần, những người nông dân ở các thị tứ xung quanh lại mang ủng cao su cấy lúa trên những thửa ruộng thấp trũng. Vài tháng sau, họ lại bán các bao tải lúa cho tư thương, những người sẽ mang đến các nhà máy ven sông để xay xát. Về cơ bản, hoạt động này cũng diễn ra vô hạn định.
Trồng lúa là hoạt động đã ăn sâu vào trong tâm thức của người Việt. Tháng 9.1945, chỉ một ngày sau khi tuyên bố độc lập với người Pháp, Hồ Chí Minh đã phát biểu với nội các của mình rằng ứng phó với vụ mất mùa trên diện rộng là nhiệm vụ ưu tiên của chính phủ. Sau đấy, ông tiến hành tập thể hoá các cánh đồng lúa. Trong thập niên 1980, những người kế tục ông đã thúc đẩy các giống lúa lai và hệ thống tưới tiêu hiện đại. Ngày nay, 4 tỷ USD gạo xuất khẩu (xem đồ thị) của Việt Nam chiếm hơn 20% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu.

Các quan chức lãnh đạo đảng vẫn đắc ý với chính sách nông nghiệp dành ưu tiên lúa gạo của mình. Tuy nhiên, nông dân thì ngày càng bị tụt hậu. Một phần của vấn đề nằm ở chỗ các giống lúa của Việt Nam thường có chất lượng trung bình hoặc thấp – tương phản với một loạt giống lúa thượng hạng được gieo trồng ở Thái Lan. Chi phí nhiên liệu, phân bón và thuốc trừ sâu đang tăng lên. Trong khi đó lĩnh vực xuất khẩu gạo của Việt Nam lại chịu sự chi phối của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cùng các quan chức tham nhũng. Một số nông dân, đặc biệt là ở miền Bắc, nhận thấy là ruộng đất để hoang hoá còn có lợi hơn.
Ở An Giang, một tỉnh nằm ở trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, một gia đình bình quân kiếm được 100USD mỗi tháng từ trồng lúa, tức khoảng 1/5 thu nhập của người trồng cà phê ở Tây Nguyên – Oxfam (một tổ chức cứu trợ) cho biết. Trần Văn Nghĩa, một người trồng lúa gần núi Sam, nói rằng những người trẻ ở quanh khu vực của ông kiếm thêm thu nhập ngoài đồng ruộng bằng cách khuân vác ở khách sạn hay làm công nhân xây dựng ở Tp Hồ Chí Minh và các trung tâm đô thị khác.
Những khó khăn của ngành lúa gạo Việt Nam rất có thể sẽ còn tồi tệ thêm. Myanmar, vốn là vựa lúa gạo của Đông Nam Á trước kia, lại đang nổi lên như một đối thủ cạnh tranh về xuất khẩu. Phần lớn lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam được bán trực tiếp cho chính phủ các nước, nhưng một số những khách hàng lớn nhất của họ, kể cả Indonesia và Philippines, lại đang thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước. Arup Gupta, một thương nhân ở Tp Hồ Chí Minh, bổ sung thêm rằng, như một hệ quả của chính sách trợ cấp cho nông dân trồng lúa (một chính sách ngược đời và đắt đỏ) ở Thái Lan, Việt Nam đang bị bán phá giá khi Thái Lan giải phóng các kho gạo với giá rẻ.
Các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng đồng bằng sông Cửu Long, nơi sản xuất khoảng một nửa sản lượng lúa gạo của Việt Nam, đang cho thấy những dấu hiệu của áp lực về môi trường. Những con đê vốn được đắp để ngăn lũ cho các cánh đồng lúa lại ngăn những cơn lũ chứa đầy phù sa của sông Mê Kông bổ sung dưỡng chất cho đồng bằng.
Võ Tòng Xuân, một chuyên gia về lúa gạo và từng cố vấn cho chính phủ về chính sách nông nghiệp, tính toán rằng nhiều thửa ruộng ở các khu vực trồng lúa của Việt Nam hiện bạc màu tới mức người ta không thể ngay lập tức chuyển chúng sang mục đích sử dụng khác, chẳng hạn như trồng ngô. Những vấn đề khác, ông nói, bao gồm cả tình trạng thiếu đại diện của người nông dân trong Hiệp hội Lương thực Việt Nam, vốn đầy quyền sinh quyền sát, cũng như sự chống đối cải cách của các DNNN chuyên xuất khẩu lúa gạo, bởi cải cách đồng nghĩa với việc giảm bớt lợi nhuận của họ. Hiến pháp mới của Việt Nam, vốn được thông qua vào cuối tháng 11.2013 và quy định khối DNNN giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế, đã không cải thiện được gì.
Phần lớn ruộng đất ở nông thôn bị phân thành những thửa nhỏ. Một nông dân Việt Nam bình quân canh tác chừng hơn 0,5 ha chút ít, trong khi kích thước thửa ruộng lý tưởng là từ 2-3 ha.
Dù vậy, Luật Đất đai mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng Bảy sẽ đem lại cho nhiều nông dân quyền sử dụng ruộng đất trong 50 năm, một bước tiến lớn so với thời hạn 20 năm hiện hành. Thời hạn sử dụng đất dài hơn có thể giúp tạo ra những cánh đồng lớn hơn chuyên canh những thứ cây trồng khác ngoài lúa. Tuy nhiên, chính phủ lại vẫn cứng nhắc duy trì chính sách đảm bảo khoảng 90% đất trồng lúa hiện tại cho chuyên canh lúa.
Điều này có thể hiểu được nếu Việt Nam vẫn phải vật lộn với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, như đã từng xẩy ra vào đầu thập niên 1980. Tuy nhiên, 1/3 sản lượng lúa gạo của Việt Nam lại được xuất khẩu – thậm chí còn nhiều hơn thế nếu người ta tính cả giá trị xuất khẩu không chính ngạch sang Trung Quốc. Trong khi đó, gạo lại đang giảm tỷ lệ trong khẩu phần ăn của cả nước; tầng lớp trung lưu đang trỗi dậy bắt đầu làm quen với sở thích thịt và bánh mì. Tháng tới tại Tp Hồ Chí Minh, con rể của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ khai trương cửa hàng McDonald’s đầu tiên ở Việt Nam. Đối thủ cạnh tranh nội địa của nó, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh với sản phẩm chính là “VietMac” (một loại bánh burger từ gạo), đang phải đối mặt với nhiều khó khăn./.

Nguồn: The Economist / DefendThe Defenders

Về người chị ruột của Hồ Chí Minh

1. Các nhà xã hội học kêu gào đến khản giọng về việc đạo đức xuống cấp nghiêm trọng, “ sự tử tế trở thành cụm từ sáo rỗng và xa xỉ!”[1]. Các vụ cướp giếp hếp ngày càng tàn bạo, cái sự đối xử của con người với con người ngày một lạnh lùng. Triều đình lo quá, vội vàng phát động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đã dăm năm hơn, phong trào “sâu rộng đến mọi tầng lớp xã hội”, vậy mà xem chừng cái bức tranh đạo đức vẫn không sáng lên được chút nào.

Khi việc học không có kết quả mong đợi, cần xem xét lại ba nhân tố quan trọng: nội dung học, phương pháp dạy của thầy và thái độ học của trò. Trong trường hợp này, ba yếu tố đó là: Tấm gương đã thực sự sáng không? Truyền thông có chiến lược tốt chưa? Tinh thần học tập của dân chúng ra sao? Yếu tố thứ nhất thì khỏi bàn, chủ tịch Hồ Chí Minh là vầng thái dương soi sáng đến muôn đời. Hai yếu tố sau là chuyện quốc gia đại sự, một thảo dân như mình không dám bàn.

Mình xưa nay luôn có ý thức tu dưỡng theo gương cụ Hồ, khỏi cần triều đình phát động. Bao nhiêu sách viết về cụ mình đều mua về, thắp nến ngồi đọc rất mực thành kính. Và thấy cái đạo đức của riêng cá nhân mình được cải thiện đáng kể. Mình thường quan tâm chuyện nhỏ trước, ví như tình chị em giữa cụ Hồ và người chị ruột là bà Nguyễn Thị Thanh.

2. Bà Thanh, tên thật là Nguyễn Thị Bạch Liên, sinh năm 1884. Cụ Nguyễn Sinh Sắc lấy hình ảnh bông sen trắng để đặt tên cho đứa con gái đầu lòng, chắc gửi gắm vào đó những ước mơ đẹp. Vậy nhưng bông sen trắng ấy ngay từ thuở nhỏ đã trải qua một cuộc đời nhiều đắng cay, bất hạnh.

9 tuổi (năm 1893), cô chịu tang ông ngoại. (Ông Hoàng Đường nhận Nguyễn Sinh Sắc làm con nuôi, sau gả con gái cho. Cả gia đình Nguyễn Sinh Sắc sống cùng ông bà Hoàng Đường).

10 tuổi (năm 1894), “cha đỗ cử nhân rồi đi Huế cùng mẹ và hai em”[2] cô ở lại nhà giúp đỡ bà ngoại.

16 tuổi (năm 1901), mẹ là bà Hoàng Thị Loan mất ở Huế. Chưa đầy một năm sau, người em út Nguyễn Sinh Xin mất. Sau này, bà Thanh kể cho Sơn Tùng nghe: “Mẹ o mất sớm, o phải về quê thay cha, thay mẹ chăm sóc bà ngoại”[3].

20 tuổi (năm 1904), chịu tang bà ngoại. Từ đó về sau, mọi việc trong gia đình họ tộc đều trông vào cô Thanh. Theo Nguyễn Sinh Mại[4], người gọi Nguyễn Sinh Sắc là chú ruột, “cô Thanh là phụ nữ đảm đang, dũng cảm, kiên nghị”. Cô Thanh dám gặp Tổng đốc và Công sứ Nghệ An đòi thả một người bạn trai ra khỏi tù về chịu tang cha, “nếu không thì cô sẽ ngồi tù thay”.

22 tuổi (khoảng năm 1906), “Thanh vào Huế với cha lần đầu tiên cùng người đầy tớ gái. Nhưng cô không chịu nổi sự tàn bạo của người cha nghiện rượu, thường đánh đập cô. Năm sau cô trở về Kim Liên”.

26 tuổi (năm 1910) cha cô bị xử phạt 50 trượng, sau đổi thành án giáng 4 cấp và bị triệu hồi.

Cũng trong năm này, trong một chuyến đi liên lạc với nghĩa quân chống Pháp, cô Thanh bị bắt, bị đánh đập dã man. Cô bị giam một thời gian. Ra tù, lại tiếp tục liên lạc với líh khố xanh, khố đỏ, mua súng giúp nghĩa quân.

Ngày 23 tháng 1 năm 1920, trong thông tri mật của chánh mật thám Trung kỳ viết: “Chị Thanh không có chồng, 32 tuổi, bị buộc tội đồng lõa với những kẻ phản nghịch ở Nghệ Tĩnh… bị tòa án tỉnh Nghệ An kết án 9 năm khổ sai và hiện chịu hành phạt ở Quảng Ngãi”[5].

Ra khỏi tù ở Quảng Ngãi (lúc này đã ngoài 35 tuổi), cô về quê tiếp tục hoạt động cách mạng. Bà Thanh kể cho Sơn Tùng: “Bọn Pháp theo dõi, đã mấy lần bắt o, chúng nó tra tấn o kinh khủng lắm, bắt o đeo gông rồi đày đi suốt 9 tỉnh miền Trung, đi vào đến Quảng Ngãi cháu ạ. Có lần Pháp tra tấn o dã man đến mức chúng nướng chiếc mâm đồng cho đỏ rồi bắt o ngồi lên đó. Chúng nó tra tấn kiểu như vậy làm cho những người phụ nữ như o bị “điếc” luôn, không còn khả năng sinh nở nữa”.

38 tuổi (khoảng năm 1922), bà vào Huế đưa hài cốt mẹ về chôn sau vườn nhà.

Năm bà 43 tuổi (tháng 8 năm 1927), cha bà ốm nặng tại chùa Linh Sơn, Sài Gòn. Dù đang bị thực dân Pháp an trí ở Huế, bà vào Sài Gòn thăm cha. “THấy cha quá ốm yếu, cô xin rước về Huế để nuôi dưỡng. Cụ Sắc nói: Thân con bị quản thúc, con lo còn chưa xong, làm sao lo cho cha được”. Cô khóc lóc năn nỉ mãi, sau đành một mình trở lại Huế”[6].

Năm bà 45 tuổi (năm 1929), cha bà mất ở Cao Lãnh Đồng Tháp. Bà vào chịu tang cha.

Năm bà khoảng 60 tuổi, theo lời của Nguyễn Sinh Định, gọi cụ Hồ là chú thúc bá: “vào một đêm trời tối như bưng, chú cả Khiêm cầm bó đuốc đi trước, bố tôi khiêng một đầu, tôi khiêng một đầu cái tiểu sành đựng hài cốt bà Loan đưa từ vườn nhà lên núi Đại Huệ chôn cất”. Lúc chôn cất mẹ xong, “chú cả Khiêm lẩm nhẩm khấn thành tiếng: “Mẹ ơi,,, em Côông, con của mẹ nhất định sẽ về…”. (Sau này, em Côn trở thành lãnh tụ kính yêu của dân tộc, về thăm quê hai lần. Trong kí ức người đương thời, không ai kể chuyện người con vĩ đại ấy lên thắp hương cho mẹ, anh chị![7]).

Năm 1945, đất nước độc lập, bà Thanh 61 tuổi, “mặc quần áo nâu, đầu chít khăn nhung, miệng nhai trầu, tay xách hai con vịt và hai chục quả trứng gà đón xe Nam Đàn – Vinh, rồi lên tàu lửa ra Hà Nội”. Hai chị em gặp nhau, “chuyện trò được nửa giờ” thì cụ Hồ phải lo việc nước, bà Thanh về nhà người quen ở phố Hàng Nón nghỉ. Mấy hôm sau, cô về, “bác Hồ bận quá, phải nhờ người đến biếu cô mấy mét vải lĩnh…”.

3. Mình xem Tivi, thỉnh thoảng gặp chương trình biểu diễn của các võ sư phi phàm, với các tiết mục như nuốt than đỏ, đam kiếm sắc vào bụng, đặt một chồng gạch lên đầu rồi lấy búa đập gạch vỡ tan… Những người làm chương trình luôn cho chạy dòng chữ: “Người xem tuyệt đối không bắt chước, nguy hiểm đến tính mạng”.

Sau 40 năm xa cách, với biết bao nhiêu biến cố đau thương của gia đình, hai chị em chỉ gặp nhau được 30 phút, vĩnh viễn không gặp lại nữa. Các nhà “Hồ Chí Minh học” luôn đưa ra hai bảo bối, nằm trong mấy chữ “bận trăm công ngàn việc” và “hy sinh cao cả” để biện minh.

Cụ Hồ hai lần về thăm quê cũ, dân chúng cảm động rơi nước mắt, hàng chục năm sau vẫn còn nhắc đến những hình ảnh, cử chỉ, lời nói của cụ. Mình không thấy ai kể chuyện cụ lên núi Đại Huệ viếng mộ mẹ, không ai nhắc chuyện cụ thắp hương cho anh, cho chị, cho tổ tiên dòng họ??? Mong sao cái sự đọc của mình chưa đến nơi đến chốn.


Mình nghĩ, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như một vị võ sư siêu phàm, người trần mắt thịt chúng ta khi “học tập” cần cẩn thận.

Nguyễn Hoa Lư
---------------
[1] Đạo diễn Trần Văn Thủy, http://thethaovanhoa.vn/dien-dan-van-hoa/chung-ta-sung-tuc-len-chung-ta-bot-tu-te-hon–n20140117175213044.htm
[2] TS Bùi Thị Thu Hà, Kể chuyện cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, NXB Bách khoa, 2009, trang 219.
[3] Xem “Chuyện nhà văn Sơn Tùng gặp người chị ruột bác Hồ ở làng Sen”, http://www.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=130815
[4] Chuyện với người cháu gần nhất của bác Hồ, NXB Thanh niên, 2007.
[5] Kể chuyện cụ phó bảng… trang 210.
[6] Trần Minh Siêu, Những người thân trong gia đình Bác Hồ, trang 50.
[7] http://www.cand.com.vn/vi-VN/phongsu/2011/6/149578.cand, Chuyện bác Hồ hai lần về thăm quê.
(Blog Nguyễn Hoa Lư) 

Gặp gỡ bàn tròn Berlin – Washington DC – Boston về tranh chấp biển đảo


Khách mời của Tenor Media International.

Hôm qua (17-1-2014), Tổ chức Media Tenor International có trụ sở tại Berlin đã tổ chức một cầu truyền hình giữa Berlin, Washington DC và Boston, bàn về chủ đề tranh chấp biển đảo ở vùng Đông Nam Á và nguy cơ xung đột.

Khách mời phát biểu có ông Mark Fuller, Chủ tịch và CEO của Global Rosc và cũng là một trong những người tổ chức Hội nghị kinh tế thế giới. Marvin Kalb, cựu phóng viên nổi tiếng của CBS, NBC News, Fox Radio, hiện là người nghiên cứu cho viện Brookings, một trong những think tank của Hoa Kỳ tại DC. Cựu Đại sứ Bindenagel của Hoa Kỳ tại Germany, chuyên bàn về vai trò của thông tin và truyền thông. Nguyễn Anh Tuấn (cựu TBT VNN) cũng dự cầu truyền hình từ Boston.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long bay từ đại học Maine về DC để dự cuộc gặp ngắn 1 tiếng đồng hồ này. Giáo sư Long được mời nói về vấn đề tranh chấp biển đảo đúng vào dịp 40 năm Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng Hoàng Sa của Việt Nam.

Hiệu Minh Blog được anh Nguyễn Anh Tuấn gửi giấy mời tham dự tại đầu cầu Washington DC ở phòng họp trong trung tâm think tank Brookings trên đường Massachusetts. Có hai nhà báo Thu Hà và Việt Lâm của VNN cũng tới dự nhưng chưa thấy đưa tin.

Các diễn giả tập trung bàn làm thế nào để tránh được những xung đột do tranh chấp biển đảo gây nên, nhất là những cường quốc, trước khi xuống tay, bấm nút tên lửa, hãy nghĩ kỹ về hậu quả. Chiến tranh thế giới 1, 2 và chiến tranh Việt Nam là những bài học cay đắng trong lịch sử nhân loại bởi các chính khách tính toán sai lầm.

Chủ đề tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc trong quần đảo Điếu Ngư, giữa Trung Quốc và Philippines, Việt Nam và nhiều nước trong khu vực, đã được các diễn giả mổ xẻ và đưa ra những ý kiến mang tính toàn cầu.

Việc trỗi dậy trong hòa bình của Trung Quốc sẽ được hoan nghênh bởi sự đóng góp to lớn của họ cho thế giới. Tuy nhiên, nếu họ giương cao ngọn cờ dân tộc chủ nghĩa quá khích và đại hán thì sự trỗi dậy đó trở nên nguy hiểm.

Mỹ, Trung Quốc và các nước lớn nên coi sự tranh chấp biển Đông và Nam Trung Hoa là vấn đề quốc tế bởi nó liên quan đến lợi ích chung, giao thương hàng hải, nguồn tài nguyên cần được chia sẻ.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long có nhắc lại trận hải chiến Hoàng Sa mà trong đó Trung Quốc đã giết hại 74 lính của CP VNCH, cướp luôn đảo Hoàng Sa từ đó đến nay. 40 năm kỷ niệm là dịp nên nhìn lại cách giải quyết một cách hòa bình.

Trong cuộc nói chuyện riêng, Giáo sư Long có nói, Việt Nam cần quốc tế hóa vấn đề tranh chấp. Hiện ta ở thế yếu, chưa có đồng minh, phải dựa vào dư luận quốc tế. Nếu chỉ bàn song phương thì các nước sẽ coi đó là tranh chấp giữa hai quốc gia, và họ sẽ không để ý tới nữa.

Mỹ hiện đã cảm thấy mất quyền kiểm soát trong khu vực. Tuy nhiên quyền lợi của Mỹ tại Trung Quốc rất lớn, rất nhiều nhà đầu tư Mỹ có dự án tại quốc gia hàng tỷ người này, mà giới làm ăn có tiền nên có thể lobby nhiều nơi để kéo phần lợi cho họ.

Hiện Mỹ đang cần Việt Nam. Nhưng một khi quyền lợi Mỹ Trung được dàn xếp thì Việt Nam sẽ đứng ngoài cuộc chơi. Liệu mấy cái tầu Kilo có đủ sức đương đầu với Trung Quốc như đã từng xảy ra tại Hoàng Sa cách đây 40 năm. Hạm đội 7 ngay cạnh nhưng cũng không cứu tầu Nhật Tảo bị đánh chìm.


Gs. Ngô Vĩnh Long và Marvin Kalb. Ảnh: HM

Nghe tin Đà Nẵng bị việt vị khi định tổ chức kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng, chắc bạn đọc cũng buồn. Ngồi nghe các diễn giả trong trung tâm Brookings sang trọng giữa DC nối với trung tâm tri thức Boston, và quyền lực của Châu Âu là Berlin, người viết bài này chợt thấy cô độc lạ lùng.

Các học giả thế giới đang cố tìm giải pháp toàn cầu cho xung đột, trong đó có cả quyền lợi quốc gia rất lớn của Việt Nam ở biển Đông, thì dường như Việt Nam ta đứng ngoài cuộc.

Trong giấy mới dự cuộc họp của Media Tenor có lời giới thiệu rất hay. What lessons can be learned from the Paracel-Island Crisis 40 years ago? Why is Vietnam still the Elephant in Oval-Office for each US president since Nixon till Obama? Những bài học gì có thể rút ra sau khủng hoảng ở đảo Hoàng Sa 40 năm trước? Tại sao Việt Nam vẫn là con voi to tướng trong phòng Bầu Dục của Nhà Trắng kể từ thời Nixon đến Obama.

Với Việt Nam ta, có lẽ có một con voi Hoàng Sa đang lang lang ở Ba Đình, ai cũng thấy, ai cũng biết, nhưng không ai dám nói. Bởi cách đó một phố có một tòa đại sứ, nơi người Việt thích biểu tình về Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng có người cũng gần đó lại không thích.

Các học giả thế giới nghe tin ta bỏ cuộc tưởng niệm tri ân Hoàng Sa, chắc sẽ ít nói đến quyền lợi của Việt Nam hơn trong các hội thảo quốc tế về xung đột.


Đầu cầu Washington DC. Ảnh: HM


Brookings ở DC nối với Boston. Ảnh: HM
Hiệu Minh
(Blog Hiệu Minh) 

VN thắng kiện vụ đòi bồi thường gần 4 tỉ USD

Thông tin trên được đại diện Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp) chia sẻ tại Hội nghị triển khai công tác pháp chế các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ năm 2014 tổ chức hôm qua 18.1.

VN thắng kiện vụ đòi bồi thường gần 4 tỉ USD
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị hôm qua 18.1 - Ảnh: TTXVN

Đại diện Vụ Pháp luật quốc tế cho biết, từ năm 2010 - 2013, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ ngành, địa phương giải quyết 17 vụ tranh chấp quốc tế có liên quan đến nhà nước, doanh nghiệp nhà nước. Trong đó có vụ tranh chấp đầu tư quốc tế phải giải quyết tại Hội đồng trọng tài quốc tế, liên quan tới doanh nghiệp kiện nhau nhưng phía nước ngoài đề nghị có sự can thiệp của Chính phủ VN hoặc có vụ VN kiện nước ngoài (vụ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin VN kiện các công ty hóa chất Mỹ).

Bộ Tư pháp và các bộ ngành, địa phương liên quan đã tham gia tố tụng trong vụ nhà đầu tư South Fork (Mỹ) kiện tỉnh Bình Thuận đòi bồi thường số tiền lên tới gần 4 tỉ USD. Đến cuối năm 2013, Hội đồng trọng tài quốc tế đã ra phán quyết bác bỏ tất cả các lập luận và yêu cầu đòi bồi thường của nhà đầu tư này, buộc họ phải bồi thường cho Chính phủ VN toàn bộ chi phí vụ kiện, trong đó có cả chi phí dịch vụ pháp lý và phí trọng tài. “Đây là vụ kiện đầu tư quốc tế đầu tiên mà VN giành chiến thắng thông qua đàm phán của Hội đồng trọng tài quốc tế, góp phần xây dựng hình ảnh và môi trường đầu tư ở VN”, đại diện Vụ Pháp luật quốc tế, nhận định.



Đây là vụ kiện đầu tư quốc tế đầu tiên mà VN giành chiến thắng thông qua đàm phán của Hội đồng trọng tài quốc tế, góp phần xây dựng hình ảnh và môi trường đầu tư ở VN

Đại diện Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp)

Liên quan đến vụ kiện này, theo nguồn tin của Thanh Niên, năm 2004, Công ty South Fork được Bộ KH-ĐT cấp phép đầu tư dự án du lịch có diện tích 600 ha tại xã Hòa Thắng, H.Bắc Bình (Bình Thuận). Sau đó, giai đoạn 1 của dự án này, UBND tỉnh Bình Thuận đã giao hơn 330 ha cho Công ty South Fork và yêu cầu công ty phải hoàn thành vốn pháp định tại VN trong vòng 3 tháng. Trong vòng 5 tháng tiếp theo, nếu có đủ vốn pháp định, mà chưa triển khai dự án vẫn bị thu hồi. Mặc dù điều kiện được đưa ra như vậy, nhưng cho đến giữa năm 2010, khi UBND tỉnh Bình Thuận kiểm tra thì South Fork vẫn chưa triển khai dự án.

Nhưng trước đó, tháng 7.2007, UBND tỉnh cấp phép cho Công ty Đường Lâm khai thác titan trên diện tích 120 ha trong dự án trên. Việc cấp phép này dựa trên biên bản thỏa thuận giữa South Fork và Công ty Đường Lâm. Tuy nhiên, viện dẫn lý do cấp đất cho khai thác titan, Công ty South Fork đã dừng hẳn dự án và làm các thủ tục kiện ra trọng tài quốc tế. Theo đó, South Fork đã thuê Công ty luật Dardene & Boyd (Mỹ) làm các thủ tục khởi kiện. Trước đó hai bên đã có nhiều cuộc thương lượng nhưng bất thành. Hiện nay khu vực dự án vẫn là đất trống chưa triển khai bất cứ hạng mục nào. Công ty Đường Lâm cũng đã không còn giấy phép khai thác ti tan trên khu vực dự án này.

Văn bản ban hành phải thông qua pháp chế thẩm định

Cũng tại hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng công tác xây dựng văn bản thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều văn bản ban hành chậm đi vào cuộc sống hoặc ngay từ khi ra đời đã gặp phải phản ứng của dư luận. Việc ban hành văn bản quy phạm chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh vẫn còn chậm, nhất là các thông tư liên tịch… Đáng chú ý, hiện nay những cán bộ giỏi đều không muốn làm công tác pháp chế. Những người giỏi và có kinh nghiệm đang làm trong lĩnh vực này lại xin chuyển sang vị trí công tác khác vì chế độ đãi ngộ thấp.

“Làm pháp chế là không có màu gì đâu. Màu tập trung hết vào đầu tư, hạ tầng, tài chính, kế hoạch rồi. Ở các bộ khổ nhất là những người làm công tác pháp chế và tổng hợp. Có thực tế là người làm pháp chế ở các bộ ngành ít được đề bạt lãnh đạo hoặc đánh giá cao, trong khi đó lãnh đạo nhiều vụ, cục trong các bộ ngành thoải mái ký duyệt, ban hành văn bản và không cần thông qua Vụ Pháp chế thẩm định đã dẫn tới việc ban hành văn bản trái luật và có dấu hiệu tiêu cực”, Phó thủ tướng nói.

Từ thực trạng trên, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành tư pháp phải xây dựng quy định bắt buộc tất cả các văn bản từ các bộ ngành ban hành ra phải thông qua pháp chế thẩm định. Đặc biệt, các bộ, ngành phải khẩn trương rà soát tổng thể các luật, pháp lệnh hiện hành để sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới phù hợp với Hiến pháp. Đồng thời, Phó thủ tướng yêu cầu các bộ ngành phải quan tâm nhiều hơn tới chế độ, chính sách đãi ngộ cho các cán bộ làm công tác pháp chế.
Nhà nước bồi thường gần 38,5 tỉ đồng
Tại hội nghị, liên quan đến ba lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết qua giải quyết 37/82 vụ việc trong năm 2013, số tiền nhà nước phải bồi thường là gần 38,5 tỉ đồng (tăng gấp 5 lần bình quân 3 năm trước đây). Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số cơ quan áp dụng chưa đúng, chưa thống nhất quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước, gây khó khăn cho cơ quan có trách nhiệm bồi thường và gây bức xúc cho người bị hại.
Thái Sơn - Quế Hà
(Thanh niên)

Về thông tin con trai Dương Tự Trọng nói bố là "thiếu nhẫn tâm"

(PetroTimes) - Gần đây, một vài trang mạng đã đăng lời tự sự trên facebook của "con trai Dương Tự Trọng". Trong lời tự sự này, có cả việc cậu con trai xin lỗi mọi người thay bố và nói rằng bố mình “thừa bản lĩnh, kiến thức nhưng lại thiếu nhẫn tâm”.

Phóng viên PetroTimes đã về Hải Phòng, gặp người nhà họ Dương để xác minh thông tin này.

Một vài trang mạng đăng rằng, Facebook tên là BlackMoon tự giới thiệu là con trai Dương Tự Trọng.

“Em thực sự cũng rất muốn chia sẻ cảm xúc với mọi người. Em là người tuy không thấy rõ hết nhưng chứng kiến khá tường tận sự việc, vì bố em rất tin tưởng em ạ”.

“Em xin thay mặt bố và bác em, những người em rất yêu quý, gửi lời xin lỗi đến mọi người”.

Người tự xưng là con trai Dương Tự Trọng cho biết: “Từ hồi sự việc xảy ra đến giờ - hơn một năm nay, gia đình em có ăn ngon ngủ yên bao giờ đâu. Chẳng phải vì tiền hay quyền, mà vì em quá thương cho mọi người. Bố và bác em, rồi mẹ em, bác Phương (vợ của bác Dũng) rồi các chị em của em, các cô đều còn có sức khỏe còn có thể chịu được nhưng ông bà em thì khác. Bà em 90 rồi, ông em thì 97. Gia đình em giờ phải giấu ông bà. Bà em chỉ biết bố và bác bị điều tra chứ không biết nhiều hơn.

Nhớ ngày trước (hồi em học ĐH), khi em hỏi ông em: “Ngày bé ông sống ông có ước mơ gì?”, ông em nói rằng: “Ông em chỉ có 1 ước mơ là làm sao cho dân hết khổ ”.

Người tự xưng là con trai Dương Tự Trọng chia sẻ: “Em không trách mọi người chửi rủa gia đình em, em chỉ biết xin lỗi thay bố và bác, nhưng em cũng không hề trách bố em”.
Dương Tự Trọng.

Người này cũng bày tỏ sự khổ tâm của mình trước những thông tin mà báo chí truyền thông đã đăng tải về gia đình mình trong suốt 1 năm qua: “1 năm nay lúc nào báo chí phương tiện truyền thông, rồi mọi người cũng dành những lời lẽ không thể tệ hơn cho gia đình em. Em buồn lắm, nhưng họ không có lỗi, không thể trách họ được. Vì nếu là em, em cũng thế, em cũng sẽ chửi, sẽ rủa, sẽ chỉ mong giết hết”.

Black Moon cho biết “Chưa bao giờ xấu hổ vì bố mình tên là Trọng”. “Trước giờ 1 tuần chắc em chỉ gặp bố em được vài tiếng, vì bố em hết lòng vì công việc lắm. Nếu nói về một mẫu "quan chức" lý tưởng, thì bố em thừa bản lĩnh và kiến thức nhưng lại thiếu sự nhẫn tâm”.

“Giờ việc đã thế này rồi, gia đình em cũng chỉ muốn xin lỗi mọi người, chứ không cầu xin hay van lạy bất kỳ một ân huệ gì, chỉ mong là bài học cho con cháu mai sau thôi”.
Ảnh chụp màn hình facebook mà một số trang web cho là của con trai Dương Tự Trọng.

Những tâm sự này đã thu hút nhiều cảm thông của cư dân mạng, đặc biệt là sau khi bản án từ hình được tuyên với Dương Chí Dũng trong vụ Vinalines và bản án 18 năm tù giam dành cho Dương Tự Trọng.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PetroTimes, tâm sự này không thể hiện đúng tính cách của con trai cả trong gia đình Dương Tự Trọng. Con trai của cựu đại tá này vừa tốt nghiệp Đại học Hàng hải Hải Phòng, hiện vẫn chưa đi làm mà lo ở nhà đỡ đần mẹ chăm ông bà, chờ gia đình qua giai đoạn bĩ cực.

Cậu con trai này cũng là người ngoan, hiền nhưng tính tình thâm trầm, ít nói và đặc biệt ít khi thổ lộ tâm sự với ai.

Bà Dương Thị Băng Tâm - em gái của Dương Tự Trọng cho phóng viên PetroTimes biết, những dòng tâm sự này không phải là của cháu trai bà. Còn nó là của ai hay với mục đích gì thì bà không rõ.

Đây rõ ràng cũng là bài học cho một số cơ quan truyền thông trong khi tác nghiệp, họ lên Facebook tổng hợp rồi đăng tải mà không cần xác minh thông tin, xác minh sự thật và cứ như vậy mang đến cho độc giả những thông tin không chính xác.
Hoàng Chiến Thắng - Hữu Tùng

Ước gì ở Việt Nam có nhiều "Chuyên gia đi đái"!

"Chuyên gia đi đái" Huỳnh Sơn Phước
Ước gì ở Việt Nam có nhiều "Chuyên gia đi đái"! Nghe nhà văn Nguyễn Đình Bổn nói về cái sự hèn của TBT mấy tờ báo phía Nam, mình nhớ tới cựu Phó TBT báo Tuổi Trẻ Huỳnh Sơn Phước, mà anh em trong giới báo chí đặt cho biệt danh "Chuyên gia đi đái". 
Lý do mà ông Huỳnh Sơn Phước có cái biệt danh này là vì mỗi khi họp giao ban báo chí để nhận chỉ thị từ Ban Tuyên giáo định hướng tuyên truyền, rằng báo chí nên đưa tin này, hạn chế hoặc ngưng đưa tin nọ... thì ông Phước đều bận "đi đái" nên không nhận được chỉ thị. 

 Ông Phước vẫn cho tờ báo của mình đăng các tin "không được phép" đăng. Khi bị cấp trên gọi lên khiển trách, hỏi vì sao làm vậy, thì ông bảo ông không biết, vì lúc đó ông bận... đi đái, nên ông không nghe phổ biến chỉ thị của BTG. 
Sau một thời gian làm "chuyên gia đi đái", đến năm 2007, ông Huỳnh Sơn Phước đã bị bay chức Phó Tổng Biên tập, cùng lúc với Trương Quang Vĩnh, một Phó TBT khác của báo Tuổi Trẻ, cũng bị mất chức. Khi thấy các tờ báo liên tục bị gỡ bài, xóa bài, không dám đăng những tin quan trọng, như không dám đăng các bài về sự kiện Hoàng Sa đang diễn ra, mình ước gì ở VN có nhiều "chuyên gia đi đái" là các TBT, phó TBT các tờ báo. Báo chí VN sẽ bớt hèn, ngư dân VN sẽ bớt bị Trung Quốc ăn hiếp, đánh đập, biển đảo VN sẽ mất ít đi... khi VN có nhiều "chuyên gia đi đái" như Phó TBT Huỳnh Sơn Phước. 
 ..............
  Nhà văn Nguyễn Đình Bổn: "Mới hôm qua giao diện hai tờ báo Thanh niên và Tuổi trẻ còn tràn ngập chuyện Hoàng Sa. Hôm nay tuyệt không thấy. Đù má hai thằng TBT này sao hèn vậy? Không đăng bài mới mà bài cũ cũng ẩn luôn! Cái nỗi nhục này tụi bay chia nhau ăn tết nghen!"
 Cái sự hèn của dân dính đến chữ nghĩa phía Nam.
 Nói rõ ngay và luôn là cái sự hèn này của dân viết phía Nam thuộc về những ai nằm trong các hội, các tờ báo “chính thống”. 
Chẳng muốn chửi mà cũng phải chửi khi sáng này lướt một vòng báo mạng thấy các tờ báo phía Nam hôm qua còn đầy tin bài về Hoàng sa hôm nay đã biến mất. Cái sự hèn này còn nằm trong trang bìa các tờ báo Xuân của các Hội văn nghệ vẫn trương lên cái bảng “mừng đảng mừng xuân” một cách trái khoáy. Cái sự hèn này còn biểu hiện ở các tay làm văn nghệ khi các trang báo tràn ngập một thứ thơ tình vớ vẩn, thứ văn chương tầm phào khi thực tế xã hội hoàn toàn khác hẳn. Các tay làm văn nghệ hay viết báo phía Bắc dù sao cũng đở hơn, họ dám động chạm đến những vấn đề gai góc hơn và chấp nhận tác phẩm bị thu hồi như sách của nhà văn Hoàng Minh Tường. Ngay cả tở vietnamnet hôm nay trên giao diện vẫn còn vài bài về Hoàng Sa là một minh chứng. Vì sao các cây bút miền Nam lại hèn vậy? 
Ôi trời ơi! Đù má, bực cái cửa mình quá!
  (FB  Tin Không lề)
 

Thanh Hóa: Xôn xao clip người mặc sắc phục công an túm cổ áo cụ già

(Dân trí) - Cộng đồng mạng đang xôn xao về một đoạn clip quay lại cảnh một người mặc sắc phục công an túm cổ áo cụ bà, lôi ra ngoài đường.

Đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội vào ngày 17/1 với lời chú thích: “Công an Thanh Hóa… đánh bà già”. Ngay sau khi đoạn clip xuất hiện trên Facebook của người đăng tải, đã có hàng trăm lượt chia sẻ và những bình luận trái chiều về đoạn clip và hành động của người mặc sắc phục công an.
Người mặc sắc phục công an túm cổ áo bà cụ (Hình ảnh được cắt từ clip)
Người mặc sắc phục công an túm cổ áo bà cụ (Hình ảnh được cắt từ clip)

Trong đoạn clip, một cụ bà đứng trước cổng Công an thành phố Thanh Hóa đang buộc tóc lại, thì bất ngờ một một người mặc sắc phục công an đi ra rồi bất ngờ túm cổ áo của cụ bà lôi thẳng ra ngoài.

Sau khi đoạn clip xuất hiện trên mạng xã hội của thành viên N.Đ, nhiều người đã chia sẻ đoạn clip này lên trang cá nhân của mình, bên cạnh đó còn có rất nhiều bình luận trái chiều về sự việc này.

Thành viên Q.Y.S bình luận: “Bà đáng tuổi của mẹ chú công an. Phúc đức ở đâu khi có những người mặc áo xanh như thế này”.

Còn thành viên P.H.T thì cho biết khá rõ về vụ việc: “Bà Chút bị hâm, suốt ngày chửi bới lăng mạ từ giám đốc cho tới tất cả ban ngành mà. Đã nhiều lần đưa về quê trao trả quản lý nhưng không được, suốt ngày đi lang thang, gặp công an nào cũng chửi và đòi con gì đó 19 năm nay rồi”.

Một số thành viên khác thì tỏ ra đồng cảm và chia sẻ với hành động của người mặc sắc phục công an. Một số khác còn bình luận: “Bác ấy (người mặc sắc phục công an - PV) hiền và tốt tính, phục vụ vì nhân dân nhiều lắm rồi, để bác ấy mang tiếng tội quá”.

Sau khi đoạn clip nêu trên xuất hiện và gây xôn xao cộng đồng mạng, phóng viên đã liên lạc điện thoại nhiều lần với lãnh đạo Công an TP Thanh Hóa để xác minh sự việc nhưng lãnh đạo Công an TP Thanh Hóa không bắt máy.
Thanh Thủy

Xử lý báo NĐT thế nào nếu vu khống vụ kiều nữ Hải Dương?

(Kienthuc.net.vn) - Nếu những bài báo về kiều nữ Hải Dương là bịa đặt thì việc bà Ngọc mang quốc tịch Mỹ có khiến báo Người Đưa Tin bị xử lý nặng hơn?
Bà Phạm Thị Thanh Ngọc (SN 1974) cho rằng, mình bị vu là nhân vật kiều nữ Hải Dương trong câu chuyện kiều nữ cưỡng dâm hàng loạt lái xe taxi (được đề cập trên báo Người Đưa Tin); nên quyết định khởi kiện báo này.
 
Hành động của bà Ngọc khiến nhiều người băn khoăn: trách nhiệm dân sự/hình sự của phóng viên viết bài và báo này sẽ như thế nào; đây có phải là tình tiết tăng nặng hay không?(nếu bà Ngọc thực sự bị vu cáo)... khi mà bà Ngọc mang quốc tịch Mỹ (nghĩa là vụ việc trên có yếu tố liên quan tới người nước ngoài).
 
 Bà Phạm Thị Thanh Ngọc, người tin rằng mình bị vu là kiều nữ trong bài báo kiều nữ Hải Dương cưỡng dâm hàng loạt tài xế taxi gây xôn xao dư luận thời gian qua.
 
Theo Luật sư Hoàng Văn Thạch, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nôi, Văn phòng luật sư Trí Minh, theo quy định tại Điều 6 và Điều 15 Luật báo chí 1989 (được sửa đổi năm 1999) thì cả nhà báo và cơ quan báo chí đều có nghĩa vụ phải đưa tin trung thực.
 
Theo Điều 6 Luật báo chí và Điều 4 Nghị định 51/2012/NĐ-CP, nếu nhà báo/cơ quan báo chí đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát sóng lời cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả đối với người bị ảnh hưởng bởi bài báo đó; hoặc khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền kết luận nội dung thông tin báo chí đưa là sai sự thật thì cơ quan báo chí cũng phải đăng tải quyết định này. 
 
Thậm chí, khi cá nhân có liên quan đến bài báo đó có văn bản thể hiện ý kiến của mình đối với nội dung bài báo đó thì cơ quan báo chí cũng phải đăng tải nội dung ý kiến của cá nhân đó trên chính mục đã đăng bài báo bị cho là sai sự thật đó.
 
Ngoài ra, việc này còn khiến cơ quan báo chí bị phạt vi phạm hành chính theo Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP, tùy vào mục đích của việc đưa tin là gì và hậu quả kèm theo thì mức xử phạt cũng sẽ khác nhau. Ví dụ: nếu mục đích là nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác thì sẽ bị phạt 10 – 20 triệu đồng; còn nếu là mục đích khác hoặc do lỗi nghiệp vụ thì sẽ bị phạt từ 1 – 30 triệu tùy hậu quả gây ra.
 
Bên cạch trách nhiệm hành chính đó thì cơ quan báo chí còn phải chịu trách nhiệm dân sự là bồi thường thiệt hại cho người bị xâm hại theo quy định tại Điều 618 Bộ luật dân sự.
 
Đối với trách nhiệm hình sự thì hiện pháp luật Việt Nam chưa quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân. Do vậy, cơ quan báo chí không phải chịu trách nhiệm hình sự.
 
Về cá nhân nhà báo thì cũng sẽ phải xin lỗi người bị xâm hại trên chính tờ báo đã đăng tin, tương tự như đối với cơ quan báo chí đã nói ở trên. Ngoài ra, nếu qua điều tra, xác minh thấy rằng nội dung thông tin của nhà báo và cả các cá nhân cung cấp thông tin cho nhà báo là sai sự thật dẫn đến việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác thì có thể xử lý về tội “vu khống” theo Điều 122 Bộ luật Hình sự.
 
Đối với trường hợp người bị xâm phạm là người nước ngoài thì đây không phải là tình tiết giảm nhẹ hay tặng nặng trách nhiệm pháp luật đối với cơ quan báo chí và bản thân nhà báo. 
 
Riêng đối với việc bồi thường thiệt hại thì do bà Ngọc là người nước ngoài nên sẽ được xác định đây là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, việc áp dụng pháp luật của nước nào trong việc giải quyết vấn đề này sẽ phức tạp hơn. 
 
Theo Điều 773 Bộ luật Dân sự thì có thể áp dụng pháp luật nước nơi có hành vi vi phạm (tức pháp luật Việt Nam) hoặc nơi xảy ra thiệt hại (có thể là nước Mỹ, vì khi hành vi vi phạm (nếu có) xảy ra người bị xâm phạm đang ở bên Mỹ). Việc này thì cần đối chiếu cả pháp luật Mỹ nữa để xác định điều khoản dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật.
 
Về phía Đại sứ quán Mỹ, họ sẽ có những biện pháp ngoại giao theo pháp luật quốc tế và pháp luật Mỹ để bảo vệ công dân của mình theo tinh thần của Công ước Viên 1961.
 
Minh Hiếu
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét