Tương lai nào cho phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt nam?
Nghe bài này
Đa số các nhà hoạt động chính trị đối lập nhìn nhận sức mạnh và vai trò của đảng CSVN không có gì là ghê gớm như nhiều người nghĩ. Song bản thân họ họ cũng nghĩ gì về khả năng, ưu nhược điểm của họ?
RFA đã trao đổi với một số nhà hoạt động chính trị đối lập trong và ngoài nước, để biết họ đang nhìn nhận thời cuộc ra sa.
Sức mạnh của sự liên kết các cá nhân và tổ chức
Phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ ở Việt Nam không phải là chuyện mới hôm qua. Tuy nhiên trong suốt một thời gian dài phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam chưa tạo nên các kết quả cần phải có.
Nhà báo LS. Vũ Đức Khanh đang ở tại Canada cho rằng, phong trào tự do, dân chủ của Việt nam hôm nay đã đạt được một đỉnh mới, đó là đã thức tỉnh được ngày càng nhiều người dân quan tâm đến tình hình của đất nước hơn.
Đặc biệt thế hệ trẻ Việt Nam được trang bị lý luận vững chắc hơn, không mơ hồ, không vô cảm để đấu tranh cho cái Chân, Thiện, Mỹ, cái tốt đẹp của con người, xã hội và cộng đồng nhân loại.
Trao đổi với chúng tôi, LS. Vũ Đức Khanh nói “Tình hình chính trị thế giới, khu vực và trong nước đang vô cùng thuận lợi cho cuộc cách mạng tự do, dân chủ cho Việt Nam và tôi nghĩ trách nhiệm của chúng ta, những chiến sỹ tự do, dân chủ phải chớp lấy thời cơ, tạo cho nó chín muồi.”
Thừa nhận do không có một tổ chức “không cộng sản” nào có đủ thực lực để đơn phương đối đầu với đảng CSVN. Cho nên, theo LS. Khanh một “Liên minh chính trị Việt Nam” là điều cấp bách cần làm. Liên minh này sẽ tập hợp tất cả mọi người yêu nước Việt Nam trong và ngoài nước không phân biệt tư tưởng, chính kiến, tôn giáo, quá khứ, địa vị xã hội, già trẻ hoặc nam nữ miễn sao họ chấp nhận chung sức phấn đấu vì tương lai một nước Việt Nam tự do, dân chủ, nhân bản, tiến bộ và phồn vinh.
Anh Vũ, thông tín viên RFA, BangkokĐa số các nhà hoạt động chính trị đối lập nhìn nhận sức mạnh và vai trò của đảng CSVN không có gì là ghê gớm như nhiều người nghĩ. Song bản thân họ họ cũng nghĩ gì về khả năng, ưu nhược điểm của họ?
RFA đã trao đổi với một số nhà hoạt động chính trị đối lập trong và ngoài nước, để biết họ đang nhìn nhận thời cuộc ra sa.
Sức mạnh của sự liên kết các cá nhân và tổ chức
Phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ ở Việt Nam không phải là chuyện mới hôm qua. Tuy nhiên trong suốt một thời gian dài phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam chưa tạo nên các kết quả cần phải có.
Nhà báo LS. Vũ Đức Khanh đang ở tại Canada cho rằng, phong trào tự do, dân chủ của Việt nam hôm nay đã đạt được một đỉnh mới, đó là đã thức tỉnh được ngày càng nhiều người dân quan tâm đến tình hình của đất nước hơn.
Đặc biệt thế hệ trẻ Việt Nam được trang bị lý luận vững chắc hơn, không mơ hồ, không vô cảm để đấu tranh cho cái Chân, Thiện, Mỹ, cái tốt đẹp của con người, xã hội và cộng đồng nhân loại.
Trao đổi với chúng tôi, LS. Vũ Đức Khanh nói “Tình hình chính trị thế giới, khu vực và trong nước đang vô cùng thuận lợi cho cuộc cách mạng tự do, dân chủ cho Việt Nam và tôi nghĩ trách nhiệm của chúng ta, những chiến sỹ tự do, dân chủ phải chớp lấy thời cơ, tạo cho nó chín muồi.”
Thừa nhận do không có một tổ chức “không cộng sản” nào có đủ thực lực để đơn phương đối đầu với đảng CSVN. Cho nên, theo LS. Khanh một “Liên minh chính trị Việt Nam” là điều cấp bách cần làm. Liên minh này sẽ tập hợp tất cả mọi người yêu nước Việt Nam trong và ngoài nước không phân biệt tư tưởng, chính kiến, tôn giáo, quá khứ, địa vị xã hội, già trẻ hoặc nam nữ miễn sao họ chấp nhận chung sức phấn đấu vì tương lai một nước Việt Nam tự do, dân chủ, nhân bản, tiến bộ và phồn vinh.
Tình hình chính trị thế giới, khu vực và trong nước đang vô cùng thuận lợi cho cuộc cách mạng tự do, dân chủ cho Việt Nam và tôi nghĩ trách nhiệm của chúng ta, những chiến sỹ tự do, dân chủ phải chớp lấy thời cơ, tạo cho nó chín muồi - LS. Vũ Đức Khanh
Theo ông Nguyễn Quang Duy Cựu Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại
Canberra, Phó Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc châu và hiện
đang đại diện Khối 8406 tại Úc châu thì cho rằng trong điều kiện Hoa Kỳ
thay đổi chiến lựơc, thế giới tự do ủng hộ cuộc đấu tranh, nội bộ đảng
Cộng sản phân hóa, mất định hướng, ngày càng trầm trong hơn, lòng dân
đang muốn thay đổi, thiên thời địa lợi nhân hòa chúng ta đang có cả.
Theo ông Duy cái có được lớn nhất của Phong Trào Dân Chủ chính là tinh thần dân chủ và quyết tâm giải thể chế độ độc tài cộng sản mang lại tự do dân chủ cho Việt Nam. Chính tinh thần dân chủ đang gắn bó các cá nhân, cái nhóm, các tổ chức với nhau. Họ tự nguyện phân công công việc và giúp đỡ lẫn nhau, với cùng một mục đích là mang lại tự do cho Việt Nam.
Về phương thức đấu tranh, theo ông Duy thì Khối 8406 chủ trương tiến đến việc thành lập một Liên Minh Dân Tộc để tập trung được lực lượng, đề ra được hướng đi chung. Nhờ đó chúng ta mới có thể tranh đấu hay trợ lực cho các thành phần trong guồng máy cộng sản thực tâm muốn thay đổi. Trong hòan cảnh hiện nay, các cá nhân các tổ chức tốt nhất là nên liên kết trong hành động.
Ông Nguyễn Quang Duy nói “Đường lối và phương cách đấu tranh mỗi tổ chức mỗi khác nhưng cần hỗ trợ nhau trong hòan cảnh và khả năng của tổ chức mình. Nhờ thế các tổ chức sẽ hiểu nhau, gắn bó với nhau, tôn trọng nhau và khi cần sẽ nhanh chóng tiến đến thành lập một Liên Minh Dân Tộc. Điều thiết yếu là mỗi cá nhân, mỗi tổ chức cần sửa sọan và sẵn sàng chủ động hành động.”
Theo ông Duy cái có được lớn nhất của Phong Trào Dân Chủ chính là tinh thần dân chủ và quyết tâm giải thể chế độ độc tài cộng sản mang lại tự do dân chủ cho Việt Nam. Chính tinh thần dân chủ đang gắn bó các cá nhân, cái nhóm, các tổ chức với nhau. Họ tự nguyện phân công công việc và giúp đỡ lẫn nhau, với cùng một mục đích là mang lại tự do cho Việt Nam.
Về phương thức đấu tranh, theo ông Duy thì Khối 8406 chủ trương tiến đến việc thành lập một Liên Minh Dân Tộc để tập trung được lực lượng, đề ra được hướng đi chung. Nhờ đó chúng ta mới có thể tranh đấu hay trợ lực cho các thành phần trong guồng máy cộng sản thực tâm muốn thay đổi. Trong hòan cảnh hiện nay, các cá nhân các tổ chức tốt nhất là nên liên kết trong hành động.
Ông Nguyễn Quang Duy nói “Đường lối và phương cách đấu tranh mỗi tổ chức mỗi khác nhưng cần hỗ trợ nhau trong hòan cảnh và khả năng của tổ chức mình. Nhờ thế các tổ chức sẽ hiểu nhau, gắn bó với nhau, tôn trọng nhau và khi cần sẽ nhanh chóng tiến đến thành lập một Liên Minh Dân Tộc. Điều thiết yếu là mỗi cá nhân, mỗi tổ chức cần sửa sọan và sẵn sàng chủ động hành động.”
Đường lối và phương cách đấu tranh mỗi tổ chức mỗi khác nhưng cần hỗ trợ nhau trong hòan cảnh và khả năng của tổ chức mình. Nhờ thế các tổ chức sẽ hiểu nhau, gắn bó với nhau, tôn trọng nhau và khi cần sẽ nhanh chóng tiến đến thành lập một Liên Minh Dân Tộc - Ông Nguyễn Quang Duy
Yếu điểm của phong trào đấu tranh
Từ Hà nội, LS. Nguyễn Văn Đài một nhân vật bất đồng chính kiến có phần lạc quan khi cho rằng phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ ở VN đã có những bước phát triển vượt bực so với những năm trước đây. Đã tạo được ra 1 không gian chính trị rộng lớn hơn cho các hoạt động tự do ngôn luận, tự do báo chí thông qua internet và các phương tiện truyền thông quốc tế. và đã tạo được những hiệu ứng xã hội khá mạnh mẽ.
Trao đổi với chúng tôi về các yếu điểm của phong trào, LS. Nguyễn Văn Đài cho biết “Chưa tổ chức được cho nhân dân đấu tranh bảo vệ cho quyền lợi của chính họ trong các vụ tranh chấp, khiếu kiện. Từ đó chưa có tổ chức nào có chỗ đứng trong nhân dân và được nhân dân ủng hộ, che chở và bảo vệ. Đây là những vần đề quan trọng nhất của 1 tổ chức, đảng chính trị nếu muốn được nhân dân ủng hộ.”
Theo ông Đài, cùng với điều đó là chuẩn bị khi thời cơ xuất hiện hay đến thời điểm phù hợp thì sẽ hình thành một Liên minh, một mặt trận thống nhất để thu hút sự ủng hộ của nhân dân và công đồng quốc tế. Từ đó tạo áp lực quyết định cho sự thay đổi của đất nước.
Từ Hoa kỳ, LS. Hoàng Duy Hùng cựu Nghị viên thành phố Houston nhận xét rằng phe đối lập có lòng yêu nước cao độ có thừa, nhưng phe đối lập còn quá nhiều khuynh hướng và phân hóa. Nhất là nhiều khi còn công kích lẫn nhau, chụp mũ cho người cùng chiến tuyến là Việt gian hay là tay sai của Cộng Sản. Và đôi lúc còn quá lạc quan trong đấu tranh với ĐCSVN nên không gặt hái kết quả như dự định từ đó dễ làm cho quần chúng nản lòng. Theo LS. Hùng thì bao lâu tình trạng này tiếp diên thì bấy lâu "cơ" của Trời sẽ bị đình trệ.
Từ Hà nội, LS. Nguyễn Văn Đài một nhân vật bất đồng chính kiến có phần lạc quan khi cho rằng phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ ở VN đã có những bước phát triển vượt bực so với những năm trước đây. Đã tạo được ra 1 không gian chính trị rộng lớn hơn cho các hoạt động tự do ngôn luận, tự do báo chí thông qua internet và các phương tiện truyền thông quốc tế. và đã tạo được những hiệu ứng xã hội khá mạnh mẽ.
Trao đổi với chúng tôi về các yếu điểm của phong trào, LS. Nguyễn Văn Đài cho biết “Chưa tổ chức được cho nhân dân đấu tranh bảo vệ cho quyền lợi của chính họ trong các vụ tranh chấp, khiếu kiện. Từ đó chưa có tổ chức nào có chỗ đứng trong nhân dân và được nhân dân ủng hộ, che chở và bảo vệ. Đây là những vần đề quan trọng nhất của 1 tổ chức, đảng chính trị nếu muốn được nhân dân ủng hộ.”
Theo ông Đài, cùng với điều đó là chuẩn bị khi thời cơ xuất hiện hay đến thời điểm phù hợp thì sẽ hình thành một Liên minh, một mặt trận thống nhất để thu hút sự ủng hộ của nhân dân và công đồng quốc tế. Từ đó tạo áp lực quyết định cho sự thay đổi của đất nước.
Từ Hoa kỳ, LS. Hoàng Duy Hùng cựu Nghị viên thành phố Houston nhận xét rằng phe đối lập có lòng yêu nước cao độ có thừa, nhưng phe đối lập còn quá nhiều khuynh hướng và phân hóa. Nhất là nhiều khi còn công kích lẫn nhau, chụp mũ cho người cùng chiến tuyến là Việt gian hay là tay sai của Cộng Sản. Và đôi lúc còn quá lạc quan trong đấu tranh với ĐCSVN nên không gặt hái kết quả như dự định từ đó dễ làm cho quần chúng nản lòng. Theo LS. Hùng thì bao lâu tình trạng này tiếp diên thì bấy lâu "cơ" của Trời sẽ bị đình trệ.
Tập hợp này không nhất thiết phải đồng thuận với nhau về một triết lý chính trị nhưng đồng thuận với nhau về nhu cầu phải hình thành một nền tảng dân chủ, tự do, nhân quyền cho dân tộc Việt. Nhờ vậy mọi phía mới...hoà hợp mà vẫn giữ được bản sắc riêng - ông Lê Thăng Long
Trao đổi với chúng tôi về hai yếu điểm của phong trào Dân chủ, LS. Hoàng Duy Hùng nói “Ngoại
tại là do ĐCSVN đã triệt hạ tất cả những đối kháng trong những thập
niên qua. Nội tại là phong trào dân chủ có quá nhiều xu hướng đưa đến sự
phân hóa rạn nứt hầu như không thể thống nhất thành một mặt trận.”
Chính vì vậy một chính đảng cũ khó có thể đủ sức mạnh để đảm nhận vai trò đối lập với ĐCSVN mà cần phải có một liên minh hoặc một mặt trận. Câu hỏi được đặt ra hiện nay có bao nhiêu tổ chức sẵn sàng để làm chuyện đó? Ông Hùng nói.
Từ Hà nội, ông Lê Thăng Long cho rằng, phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ ở Việt Nam hiện nay ví như một dàn nhạc có nhiều âm sắc rất độc đáo, rất hay. Có cả những bản nhạc tuyệt vời bởi những nhạc sỹ thiên tài. Điều chúng ta thiếu là sự kết hợp giữa các nghệ sỹ và người nhạc trưởng.
Theo ông Long, để đối trọng với đảng CSVN hiện nay chỉ có thể là một mặt trận tập hợp được đông đảo dân chúng, kể cả các cựu đảng viên đảng CSVN và các lực lượng, tổ chức, hội nhóm chính trị khác ở trong và ngoài nước. Khi có một mặt trận thống nhất, mọi người sẽ đấu tranh có tổ chức, phương pháp và mục tiêu rõ ràng, sức mạnh sẽ gia tăng vượt bực.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thăng Long nói “Tập hợp này không nhất thiết phải đồng thuận với nhau về một triết lý chính trị nhưng đồng thuận với nhau về nhu cầu phải hình thành một nền tảng dân chủ, tự do, nhân quyền cho dân tộc Việt. Nhờ vậy mọi phía mới gắn kết lại với nhau trong tinh thần hoà giải, hoà hợp mà vẫn giữ được bản sắc riêng.”
Cho dù mong mỏi của đa số người dân về cải cách thể chế chính trị ở Việt nam một cách toàn diện và sâu rộng là một nhu cầu chính đáng. Nhưng vấn đề còn lại là những nhà hoạt động chính trị họ sẽ làm gì và làm thế nào? Câu trả lời này có lẽ chúng ta xin nhường lại cho họ tự trả lời.
Chính vì vậy một chính đảng cũ khó có thể đủ sức mạnh để đảm nhận vai trò đối lập với ĐCSVN mà cần phải có một liên minh hoặc một mặt trận. Câu hỏi được đặt ra hiện nay có bao nhiêu tổ chức sẵn sàng để làm chuyện đó? Ông Hùng nói.
Từ Hà nội, ông Lê Thăng Long cho rằng, phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ ở Việt Nam hiện nay ví như một dàn nhạc có nhiều âm sắc rất độc đáo, rất hay. Có cả những bản nhạc tuyệt vời bởi những nhạc sỹ thiên tài. Điều chúng ta thiếu là sự kết hợp giữa các nghệ sỹ và người nhạc trưởng.
Theo ông Long, để đối trọng với đảng CSVN hiện nay chỉ có thể là một mặt trận tập hợp được đông đảo dân chúng, kể cả các cựu đảng viên đảng CSVN và các lực lượng, tổ chức, hội nhóm chính trị khác ở trong và ngoài nước. Khi có một mặt trận thống nhất, mọi người sẽ đấu tranh có tổ chức, phương pháp và mục tiêu rõ ràng, sức mạnh sẽ gia tăng vượt bực.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thăng Long nói “Tập hợp này không nhất thiết phải đồng thuận với nhau về một triết lý chính trị nhưng đồng thuận với nhau về nhu cầu phải hình thành một nền tảng dân chủ, tự do, nhân quyền cho dân tộc Việt. Nhờ vậy mọi phía mới gắn kết lại với nhau trong tinh thần hoà giải, hoà hợp mà vẫn giữ được bản sắc riêng.”
Cho dù mong mỏi của đa số người dân về cải cách thể chế chính trị ở Việt nam một cách toàn diện và sâu rộng là một nhu cầu chính đáng. Nhưng vấn đề còn lại là những nhà hoạt động chính trị họ sẽ làm gì và làm thế nào? Câu trả lời này có lẽ chúng ta xin nhường lại cho họ tự trả lời.
2013-12-17
Đã đến lúc cần phải nghiêm khắc đối với Việt Nam về vấn đề nhân quyền
Ngoại trưởng John Kerry nên sử dụng chuyến công du của ông tới Việt Nam để nhắc nhở Hà Nội cải thiện tình trạng nhân quyền
Trong chuyến đi thứ tư của ông đến châu Á với tư cách của một Bộ Trưởng
Ngoại Giao, trong tuần này ông John Kerry đến thăm Việt Nam để “làm nổi
bật sự chuyển đổi đáng kể trong mối quan hệ song phương” giữa Washington
và Hà Nội. Thật vậy, ngoài việc hợp tác an ninh, thương mại song phương
đã được phát triển mạnh, tăng gần 60 phần trăm trong 5 năm qua đến 25
tỷ USD mỗi năm. Kể từ khi Hiệp định thương mại song phương năm 2001, Hoa
Kỳ đã nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Bây giờ, cả hai nước đều tham gia vào cuộc đàm phán về Đối tác xuyên
Thái Bình Dương thỏa thuận thương mại đa phương lớn. Tuy nhiên, vấn đề
vẫn chưa có gì hứa hẹn, mà thực tế, tình trạng vi phạm nhân quyền của
chính phủ Việt Nam ngày càng diễn ra nghiêm trọng.
Mặc dù Hoa Kỳ đã nhiều lần bày tỏ ý định giải quyết các mối quan tâm về
nhân quyền trong quan hệ với Việt Nam, tình trạng nhân quyền lại có
chiều hướng tồi tệ hơn trong những năm gần đây, đặc biệt là việc giam
giữ tùy tiện để bịt miệng bất các nhà đồng chính kiến dưới mọi hình
thức. Trong chuyến công du đến Việt Nam hồi năm ngoái, Ngoại trưởng Hoa
Kỳ Hillary Clinton cho rằng việc xúc tiến mối quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam
cần phải ưu tiên giải quyết vấn đề nhân quyền tại Việt Nam như là một
vấn đề trọng yếu nhất. Không giống như quan hệ với Trung Quốc, Hoa Kỳ
có đòn bẩy thực sự với Việt Nam, mà chủ yếu dựa vào một mối quan hệ song
phương bền vững. Đây chính là thời điểm để đưa vấn đề nhân quyền lên
hàng đầu trong chương trình nghị sự.
Jared Genser |
Theo Freedom House, Việt Nam, một đất nước có khoảng 90 triệu dân, là
một đất nước hoàn toàn “không có tự do” và chính phủ thường xuyên đàn áp
các quyền dân sự và chính trị cơ bản. Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn là
chính đảng hợp pháp duy nhất. Không có bất cứ phương tiện truyền thông
tự do và độc lập nào. Tự do lập hội và việc hội hoàn toàn bị nghiêm cấm.
Chính phủ Việt Nam có một lịch sử lâu dài trong việc giam giữ các cá
nhân thực hiện các quyền tự do căn bản như tự do ngôn luận, tự do lập
hội và tự do tôn giáo, và trong những năm gần đây các vụ lạm dụng quyền
lực của nhà nước để đàn áp nhân quyền càng ngày càng gia tăng. Tổ Chức
Theo dõi nhân quyền đã tường trình rằng trong nửa đầu năm 2013, đã có
hơn 50 nhà hoạt động dân chủ bị kết án trong các thử nghiệm chính trị,
Con số đó đã vượt quá tổng số những trường hợp bị kết án trong cả các
năm 2012.
Một trường hợp đáng quan ngại nhất là linh mục Công giáo Cha Ta-đê-ô
Nguyễn Văn Lý, một nhà bất đồng chính kiến hàng đầu tại Việt Nam, với
vai trò của mình như là một người đấu tranh cho tự do tôn giáo và dân
chủ tại Việt Nam, Cha Lý đã trải qua khoảng 18 trong số 36 năm qua trong
các nhà tù của cộng sản Việt Nam, và chính phủ đã tiếp tục nhiều lần
lại bị bắt và giam giữ Cha Lý, mặc dù sức khỏe của Ngài hiện đã xấu đi
sau khi ngài bị tai biến mạch máu não. Trong thập kỷ vừa qua, Nhóm Công
Tác Liên hợp quốc về giam giữ tùy tiện đã có đến hai lần kêu gọi nhà cầm
quyền cộng sản Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Linh
Mục Nguyễn Văn Lý, bởi việc kết tội và giam giữ Cha Lý về tội tuyên
truyền chống phá nhà nước là hoàn toàn không chính đáng.
Nhưng trường hợp của Cha Lý cũng không phải là trường hợp duy nhất. Đặc
biệt là trong ba năm qua, việc giam giữ tùy tiện đã phát triển nhanh
chóng. Sự gia tăng này không chỉ về số lượng các vụ bắt giữ, mà còn đa
dạng hóa các trường hợp cá nhân bị giam giữ. Tù nhân không còn giới hạn
trong phạm vi để bất đồng chính kiến . Xu hướng bây giờ đã mở rộng đến
các nhạc sĩ, các nhà báo tự do, các luật sư và tổ chức công đoàn. Chẳng
hạn, vào tháng Hai năm 2010, hoạt động công đoàn độc lập Đoàn Huy
Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đã bị kết án từ 7 đến
9 năm tù chỉ vì họ đã tổ chức Công Đoàn Độc Lập để bảo vệ người lao
động tại một nhà máy sản xuất giày và phân phối các tờ rơi với những đòi
hỏi chính đáng về quyền lợi của công nhân. Các phiên tòa xử kín
ckisnnhaf cầm quyền cộng sản Việt Nam đã vi phạm các tiêu chuẩn xét xử
công bằng, chẳng hạn như bị cáo đã bị từ chối luật sư và bị ngăn cản
không cho phát biểu để tự biện hộ cho mình trong quá trình xét xử.
Trong năm qua, nhóm công tác Liên Hiệp Quốc về giam giữ tùy tiện đã phát
hiện việc bắt và tạm giam của nhà cầm quyền CSVN là tùy tiện và vi
phạm luật pháp quốc tế liên quan đến tự do lập hội và tự do bày tỏ chính
kiến. Tệ hại hơn nữa, trong suốt quá trình giam giữ, nhà cầm quyền đã
áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt man rợ đối với các phạm nhân như biệt
giam, kéo dài thời gian tạm giam, tạm giữ, điều kiện ăn và kieejnheest
sức tồi tệ, những nhà bất đồng chính kiến bị buộc phải lao động cưỡng
bức và bị hành hung, đánh đập nhiều lần . Điều này đã dẫn đến vấn đề
việc sa sút sức khỏe nghiêm trọng.
Trong khi tại Hà Nội, ông Kerry sẽ đưa ra ba thông điệp chính về nhân
quyền. Thông điệp thứ nhất, Hoa Kỳ sẽ không xúc tiến quan hệ thương mại
với Việt Nam trừ phi Việt Nam cho thấy có sự cải thiện đáng kể trong hồ
sơ nhân quyền của mình, bao gồm cả việc trả tự do cho khoảng 120 của tù
nhân lương tâm tại Việt Nam. Thông điệp thứ hai, Hoa Kỳ sẽ không mở rộng
quan hệ quân với Việt Nam sự trừ phi tình trạng nhân quyền được cải
thiện thực sự. Và cuối cùng, ông Kerry sẽ thông báo cho Việt Nam rằng Bộ
Ngoại giao có kế hoạch xếp Việt Nam vào danh sách các quốc gia đặc biệt
quan tâm theo Đạo Luật Tự do Tôn giáo Quốc tế, như đã được khuyến cáo
của Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, do đó Việt Nam sẽ có khả
năng phải chịu các biện pháp trừng phạt.
Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã thể hiện nhiều thiện chí đối với Việt
Nam, chứ không chỉ đơn thuần là giang tay ra để đón nhận Việt Nam hội
nhập vào cộng đồng quốc tế. Đến thời điểm này là thời điểm mà Việt Nam
có thể phải nhận lãnh những hậu quả cho sự thất bại của mình về hành
động buông xuôi của Việt Nam.
Jared Genser là một luật sư và là nhà sáng lập của Freedom Now, một tổ
chức tìm cách để đảm bảo việc phóng thích các tù nhân lương tâm, kể cả
những người được đề cập trong bài viết này. Greg McGillivary là một luật
sư chuyên nghiệp bono và đối tác tại Woodley & McGillivary hỗ trợ
Freedom Now về các trường hợp lao động Việt Nam các quyền của họ.
Jared Genser và Greg McGillivary, The Diplomat
Biên dịch: Ngọc Diệp
Ngày 13 tháng 12 năm 2013
(ĐCV)
8 dự báo kinh tế Việt Nam 2014
Chúng ta đang ở vào tháng
cuối cùng cùa năm 2013, một năm ghi nhận nhiều thành tựu về mặt ổn định
vĩ mô nhưng vẫn còn đó khá nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Đặc biệt
là đề án tái cơ cấu nền kinh tế vẫn chưa có bước tiến đáng kể, và điều
này có thể sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của những năm tiếp theo.
Tuy vậy, năm 2014 được dự đoán sẽ mang lại nhiều cơ hội kinh doanh và hợp tác mới cho Việt Nam, mà điển hình là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP (có thể sẽ được ký kết trong năm nay). Không chỉ có TPP, Việt Nam đang thúc đẩy quá trình đàm phán nhiều hiệp định thương mại và hợp tác khác, như Cộng đồng Kinh tế chung Đông Nam Á (AEC), Hiệp định thương mại tự do với châu Âu hay Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.
Để giúp độc giả mường tượng một bức tranh toàn cảnh hơn về nền kinh tế Việt Nam trong năm sau. Dưới đây là 8 dự báo về các khía cạnh nổi bật nhất của nền kinh tế năm 2014. Những dự báo này được đưa ra dựa trên báo cáo của các tổ chức quốc tế và trong nước như ngân hàng Thế giới, ngân hàng HSBC, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2013, công ty Chứng khoán MB, công ty Tư vấn Bất động sản Jones Lang LaSalle Vietnam.
Đối với một nền kinh tế đang phát triển với nguồn lực trẻ dồi dào như Việt Nam, con số tăng trưởng quanh mốc 5% không phải là kết quả đáng phấn khởi. Tăng trưởng thấp kéo theo số lượng công việc mới tạo ra không lớn và sẽ khó đáp ứng được một lượng lớn thanh niên đến tuổi trưởng thành hay mới ra trường.
Trong khi tăng trưởng vẫn khiêm tốn thì lạm phát có khả năng sẽ cao hơn nhiều so với năm nay khi các chính sách tài khóa và tiền tệ sẽ được nới lỏng hơn để thúc đẩy tăng trưởng. Kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi, dù chậm, cũng góp phần khiến giá cả hàng hóa cao hơn, gây sức ép làm gia tăng lạm phát trong nước.
Các chính sách điều hành giá điện, than, xăng dầu, gas, nước dần được nới lỏng hơn cũng góp phần tăng kỳ vọng về lạm phát năm sau. Tuy vậy, sức cầu của nền kinh tế vẫn còn quá yếu sẽ hạn chế phần nào tốc độ tăng của giá cả hàng hóa.
Theo tính toán của Ngân hàng HSBC, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm sau sẽ tăng đến 8,3%, một sự khác biệt khá lớn so với con số khoảng 6,6% năm nay. Với viễn cảnh lạm phát cao hơn, khả năng thực hiện tiếp các đợt cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước sẽ bị thu hẹp đáng kể.
Tuy vậy, luồng vốn FDI và ODA khả quan hơn và thâm hụt thương mại không lớn sẽ hỗ trợ tốt cho giá trị của tiền đồng. Do đó, biên độ giảm giá có thể sẽ chỉ vào khoảng 2-3% cho năm sau. HSBC dự báo tỉ giá cho năm sau sẽ đứng ở mức 21.500 VND/USD, tức tỉ giá có thể tăng thêm 1,1%.
Tuy vậy, việc đầu tư công được mở rộng và thị trường thế giới phục hồi sẽ giúp cải thiện phần nào nguồn thu của các doanh nghiệp. Nhìn chung, 2014 sẽ vẫn là một năm khó khăn của các doanh nghiệp trong nước.
Vị trí địa lý thuận lợi, nguồn lao động giá rẻ và dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn với 90 triệu dân cùng viễn cảnh lợi ích do các hiệp định thương mại như TPP, AEC mang lại cũng sẽ giúp cho FDI vào Việt Nam tiếp tục khả quan trong năm tới.
Ngoài ra, chi phí nhân công tại Trung Quốc tăng lên và vấn đề xung đột lãnh thổ phức tạp sẽ khiến các quốc gia có lượng vốn đầu tư ra nước ngoài lớn như Nhật, Hàn Quốc cân nhắc thay đổi địa điểm đầu tư và Việt Nam là một trong những điểm đến đó.
Theo HSBC, luồng vốn FDI sẽ mang đến những lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp trong nước ở các khía cạnh như học hỏi công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu và các bộ phận sản xuất cho các doanh nghiệp đa quốc gia. Ngoài ra, sức ép về nguồn nhân lực có kỹ năng cao để đáp ứng yêu cẩu của các doanh nghiệp nước ngoài cũng tác động tích cực lên hệ thống giáo dục trong nước, buộc các trường đại học, cao đẳng phải thay đổi để thích ứng.
Ngoài ra, sau một thời gian bị trì hoãn, Thông tư 02 về phân loại lại nợ xấu sẽ có hiệu lực trở lại kể từ ngày 1/6/2014 và điều này có thể sẽ khiến nợ xấu tăng mạnh.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, năm nay đã có hơn 300.000 tỷ đồng được bật đèn xanh “tái cơ cấu” mà trong đó có tới 60%, tức 180.000 tỷ đồng, đã ngay lập tức chuyển thành nợ xấu nếu không được tái cơ cấu. Con số “tạm giấu” này nhiều khả năng sẽ xuất hiện vào nửa cuối năm sau, đẩy tăng nợ xấu.
Thêm vào đó, nếu nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng thấp, số lượng doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động không giảm, cùng một hệ thống luật pháp về phá sản chưa được sửa đổi cho phù hợp với thực tế sẽ khiến bức tranh nợ xấu ảm đạm thêm.
Trong bối cảnh nguồn lực trong nước có hạn, việc mở cửa rộng hơn đối với khu vực tài chính Việt Nam có lẽ là điều bắt buộc phải làm để có thể thu hút một lượng vốn mới tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng trong nước.
Theo phát biểu mới đây của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Việt Nam đã đặt mục tiêu giảm phân nửa số lượng doanh nghiệp nhà nước hiện nay xuống còn 600 doanh nghiệp đến năm 2015 và 300 doanh nghiệp đến năm 2020.
Ngoài ra, chính sách nâng tỉ lệ sở hữu nước ngoài (có thể lên đến 60%) sẽ tác động mạnh đến nguồn vốn từ bên ngoài khi các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội nhảy vào vào những lĩnh vực giàu tiềm năng của Việt Nam như ngân hàng, chứng khoán, nông nghiệp, bất động sản, tiêu dùng. Viễn cảnh hội nhập sâu rộng hơn với kinh tế khu vực và thế giới cũng là lý do giới đầu tư nước ngoài muốn đầu tư hoặc đẩy mạnh sở hữu ở các công ty trong nước.
Một điều nữa là các doanh nghiệp trong nước đang thực hiện chiến lược tái cấu trúc toàn diện và tiến hành M&A với các doanh nghiệp khác để gia tăng năng lực cạnh tranh. Trong năm 2013, Việt Nam đã chứng kiến nhiều thương vụ M&A đình đám trong các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, thủy sản. Nhiều khả năng, các hoạt động này sẽ tăng mạnh trong năm 2014.
Tuy vậy, năm 2014 được dự đoán sẽ mang lại nhiều cơ hội kinh doanh và hợp tác mới cho Việt Nam, mà điển hình là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP (có thể sẽ được ký kết trong năm nay). Không chỉ có TPP, Việt Nam đang thúc đẩy quá trình đàm phán nhiều hiệp định thương mại và hợp tác khác, như Cộng đồng Kinh tế chung Đông Nam Á (AEC), Hiệp định thương mại tự do với châu Âu hay Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.
5,4% tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2014, theo dự báo của Ngân hàng Thế giới. |
Để giúp độc giả mường tượng một bức tranh toàn cảnh hơn về nền kinh tế Việt Nam trong năm sau. Dưới đây là 8 dự báo về các khía cạnh nổi bật nhất của nền kinh tế năm 2014. Những dự báo này được đưa ra dựa trên báo cáo của các tổ chức quốc tế và trong nước như ngân hàng Thế giới, ngân hàng HSBC, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2013, công ty Chứng khoán MB, công ty Tư vấn Bất động sản Jones Lang LaSalle Vietnam.
Tăng trưởng khiêm tốn, lạm phát cao hơn
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2014 sẽ cải thiện hơn so với năm 2013 nhưng không nhiều. Theo dự đoán của Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2013 của Việt Nam chỉ đạt 5,3% và tăng thêm chỉ 0,1 điểm phần trăm vào năm sau. Dự báo này có thể xem là hợp lý khi tổng mức đầu tư toàn xã hội so với GDP cho năm 2014 được định hướng vào khoảng 30%, tức tương đương năm nay.Đối với một nền kinh tế đang phát triển với nguồn lực trẻ dồi dào như Việt Nam, con số tăng trưởng quanh mốc 5% không phải là kết quả đáng phấn khởi. Tăng trưởng thấp kéo theo số lượng công việc mới tạo ra không lớn và sẽ khó đáp ứng được một lượng lớn thanh niên đến tuổi trưởng thành hay mới ra trường.
Trong khi tăng trưởng vẫn khiêm tốn thì lạm phát có khả năng sẽ cao hơn nhiều so với năm nay khi các chính sách tài khóa và tiền tệ sẽ được nới lỏng hơn để thúc đẩy tăng trưởng. Kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi, dù chậm, cũng góp phần khiến giá cả hàng hóa cao hơn, gây sức ép làm gia tăng lạm phát trong nước.
Các chính sách điều hành giá điện, than, xăng dầu, gas, nước dần được nới lỏng hơn cũng góp phần tăng kỳ vọng về lạm phát năm sau. Tuy vậy, sức cầu của nền kinh tế vẫn còn quá yếu sẽ hạn chế phần nào tốc độ tăng của giá cả hàng hóa.
Theo tính toán của Ngân hàng HSBC, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm sau sẽ tăng đến 8,3%, một sự khác biệt khá lớn so với con số khoảng 6,6% năm nay. Với viễn cảnh lạm phát cao hơn, khả năng thực hiện tiếp các đợt cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước sẽ bị thu hẹp đáng kể.
Đồng Việt Nam giảm giá trong biên độ hẹp
Việc lạm phát nhiều khả năng cao hơn trong năm sau sẽ khiến tiền đồng mất giá. Tiền đồng bị mất giá còn do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang giảm dần và tiến đến kết thúc gói nới lỏng định lượng, khiến đồng bạc xanh mạnh dần lên.Tuy vậy, luồng vốn FDI và ODA khả quan hơn và thâm hụt thương mại không lớn sẽ hỗ trợ tốt cho giá trị của tiền đồng. Do đó, biên độ giảm giá có thể sẽ chỉ vào khoảng 2-3% cho năm sau. HSBC dự báo tỉ giá cho năm sau sẽ đứng ở mức 21.500 VND/USD, tức tỉ giá có thể tăng thêm 1,1%.
Một năm đáng buồn của giá vàng
Vàng đang chịu một kết cục buồn khi rớt giá thê thảm trong năm nay. Điều này có thể sẽ tiếp tục trong trong năm tới khi đồng USD đang mạnh lên, khiến giá vàng thế giới đi xuống. Trong nước, chính sách độc quyền của Ngân hàng Nhà nước về nhập khẩu và mua bán vàng cuối cùng khiến sức cầu của thị trường trầm lắng. Lạm phát có cao hơn trong năm sau nhưng nhìn chung vẫn ở mức kiểm soát được (dưới 1 con số) và điều này sẽ khiến giá vàng khó tăng mạnh trở lại.Doanh nghiệp trong nước vẫn gặp khó
Năm 2013 tiếp tục chứng kiến một lượng lớn doanh nghiệp rời cuộc chơi. Tính đến hết tháng 11.2013, đã có gần 55.000 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động, cao hơn con số của cả năm 2012 và 2011. Sức tiêu thụ của thị trường yếu, tín dụng ngân hàng bị siết chặt, khả năng cạnh tranh thấp, thị trường bất động sản chưa khởi sắc sẽ khiến doanh nghiệp trong nước tiếp tục chật vật tìm chỗ đứng.Tuy vậy, việc đầu tư công được mở rộng và thị trường thế giới phục hồi sẽ giúp cải thiện phần nào nguồn thu của các doanh nghiệp. Nhìn chung, 2014 sẽ vẫn là một năm khó khăn của các doanh nghiệp trong nước.
FDI vẫn là ngôi sao
Trong bối cảnh kinh tế trong nước tiếp tục đình trệ, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ tiếp tục là phao cứu sinh của nền kinh tế Việt Nam. Có thể thấy, tính đến tháng 11/2013, tổng vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm lên tới hơn 20 tỷ USD, tăng đến 54% so với cùng kỳ năm trước. Các quốc gia đầu tư mạnh vào Việt Nam là Nhật, Singapore và Hàn Quốc.Vị trí địa lý thuận lợi, nguồn lao động giá rẻ và dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn với 90 triệu dân cùng viễn cảnh lợi ích do các hiệp định thương mại như TPP, AEC mang lại cũng sẽ giúp cho FDI vào Việt Nam tiếp tục khả quan trong năm tới.
Ngoài ra, chi phí nhân công tại Trung Quốc tăng lên và vấn đề xung đột lãnh thổ phức tạp sẽ khiến các quốc gia có lượng vốn đầu tư ra nước ngoài lớn như Nhật, Hàn Quốc cân nhắc thay đổi địa điểm đầu tư và Việt Nam là một trong những điểm đến đó.
Theo HSBC, luồng vốn FDI sẽ mang đến những lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp trong nước ở các khía cạnh như học hỏi công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu và các bộ phận sản xuất cho các doanh nghiệp đa quốc gia. Ngoài ra, sức ép về nguồn nhân lực có kỹ năng cao để đáp ứng yêu cẩu của các doanh nghiệp nước ngoài cũng tác động tích cực lên hệ thống giáo dục trong nước, buộc các trường đại học, cao đẳng phải thay đổi để thích ứng.
Nợ xấu sẽ tăng chứ không giảm
Dù công ty quản lý tài sản quốc gia VAMC đã được thành lập, nhưng nhìn chung, hoạt động của nó vẫn chỉ dừng ở mức tạm thời là nơi nắm giữ nợ xấu thay cho các ngân hàng. Còn cơ chế xử lý nợ triệt để hay bán nợ cho bên thứ ba vẫn chưa định hình rõ ràng và điều này sẽ khiến việc xử lý nợ xấu tiếp tục đình trệ trong năm sau.Ngoài ra, sau một thời gian bị trì hoãn, Thông tư 02 về phân loại lại nợ xấu sẽ có hiệu lực trở lại kể từ ngày 1/6/2014 và điều này có thể sẽ khiến nợ xấu tăng mạnh.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, năm nay đã có hơn 300.000 tỷ đồng được bật đèn xanh “tái cơ cấu” mà trong đó có tới 60%, tức 180.000 tỷ đồng, đã ngay lập tức chuyển thành nợ xấu nếu không được tái cơ cấu. Con số “tạm giấu” này nhiều khả năng sẽ xuất hiện vào nửa cuối năm sau, đẩy tăng nợ xấu.
Thêm vào đó, nếu nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng thấp, số lượng doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động không giảm, cùng một hệ thống luật pháp về phá sản chưa được sửa đổi cho phù hợp với thực tế sẽ khiến bức tranh nợ xấu ảm đạm thêm.
Trong bối cảnh nguồn lực trong nước có hạn, việc mở cửa rộng hơn đối với khu vực tài chính Việt Nam có lẽ là điều bắt buộc phải làm để có thể thu hút một lượng vốn mới tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng trong nước.
M&A sẽ sôi động hơn
Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trong năm sau sẽ nhộn nhịp hơn vì nhiều lý do. Đó là tác động từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước khi số lượng doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa trong năm sau nhiều khả năng sẽ tăng mạnh khi Chính phủ đang tỏ ra kiên định hơn trong việc tái cấu trúc khu vực này.Theo phát biểu mới đây của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Việt Nam đã đặt mục tiêu giảm phân nửa số lượng doanh nghiệp nhà nước hiện nay xuống còn 600 doanh nghiệp đến năm 2015 và 300 doanh nghiệp đến năm 2020.
Ngoài ra, chính sách nâng tỉ lệ sở hữu nước ngoài (có thể lên đến 60%) sẽ tác động mạnh đến nguồn vốn từ bên ngoài khi các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội nhảy vào vào những lĩnh vực giàu tiềm năng của Việt Nam như ngân hàng, chứng khoán, nông nghiệp, bất động sản, tiêu dùng. Viễn cảnh hội nhập sâu rộng hơn với kinh tế khu vực và thế giới cũng là lý do giới đầu tư nước ngoài muốn đầu tư hoặc đẩy mạnh sở hữu ở các công ty trong nước.
Một điều nữa là các doanh nghiệp trong nước đang thực hiện chiến lược tái cấu trúc toàn diện và tiến hành M&A với các doanh nghiệp khác để gia tăng năng lực cạnh tranh. Trong năm 2013, Việt Nam đã chứng kiến nhiều thương vụ M&A đình đám trong các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, thủy sản. Nhiều khả năng, các hoạt động này sẽ tăng mạnh trong năm 2014.
Bất động sản tiếp tục đóng băng
2013 là một năm đáng buồn của thị trường bất động sản khi giá giảm liên tục. Điều này có thể sẽ tái diễn trong năm 2014 khi nguồn cung nhà tiếp tục tăng trong khi sức tiêu thụ vẫn yếu. Tuy vậy, đến cuối năm 2014, thị trường có thể sẽ khả quan hơn nhờ các hoạt động M&A cũng như sự khởi sắc của các hoạt động kinh tế. Chính sách xem xét nới lỏng điều kiện mua nhà tại Việt Nam của người nước ngoài sẽ tác động tích cực đến thị trường. Nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp hoạt động bất động sản sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn trong năm tới.
Theo Nhịp cầu Đầu tư
TS Võ Trí Thành:Tập đoàn nhà nước nợ nhiều vì dùng…tiền chùa
Đối với các doanh nghiệp Nhà
nước hay là sở hữu Nhà nước thì bao giờ cũng tồn tại những vấn đề rất
căn nguyên. Ví dụ như xung đột lợi ích, rủi ro đạo đức, sử dụng tạm gọi
là “tiền chùa”. Và khi tập đoàn này càng lớn, vươn ra nhiều lĩnh vực thì
rủi ro về nguy cơ lại càng lớn.
TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung
ương đã nói như vậy và lý giải việc vì sao con số nợ của các tập đoàn,
doanh nghiệp quá lớn trong khi làm ăn không hiệu quả.
PV: - Theo báo cáo mới đây, tổng số nợ của các tập đoàn Nhà nước gần 1,35 triệu tỷ, chiếm khoảng 50% GDP, trong đó, nợ ngân hàng của riêng những “ông lớn” này chiếm 1/3 tổng dư nợ của cả nền kinh tế. Ông bình luận như thế nào về số nợ rất lớn này, đặc biệt, khi các doanh nghiệp Nhà nước từ lâu vẫn bị đánh giá là kinh doanh yếu kém, bắt người dân gánh lỗ?
TS Võ Trí Thành: - Phải hiểu rằng đã làm ăn thì có nợ. Còn câu chuyện rủi ro của các khoản nợ thì có thể hiểu khái quát ngoại trừ một vài tập đoàn Nhà nước kinh doanh được thì nhiều doanh nghiệp đang rất không hiệu quả.
Tại sao như vậy, vì đối với các doanh nghiệp Nhà nước hay là sở hữu Nhà nước thì bao giờ cũng tồn tại những vấn đề rất căn nguyên. Ví dụ như xung đột lợi ích, rủi ro đạo đức, sử dụng tạm gọi là “tiền chùa”. Và khi tập đoàn này càng lớn, vươn ra nhiều lĩnh vực thì rủi ro về nguy cơ lại càng lớn.
Bên cạnh đó năng lực quản trị cũng chưa thể đáp ứng kịp thực tế, dù rằng khá nhiều tập đoàn bộ máy quản trị có kinh nghiệm trong nhiều năm.
Và cuối cùng là việc các tập đoàn quá lớn, quá nhiều lĩnh vực cộng với các rủi ro như vậy, thì việc giám sát tập đoàn trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Từ đó dẫn tới câu chuyện như thời gian vừa qua.
TS Võ Trí Thành: Đối với các doanh nghiệp Nhà nước hay là sở hữu Nhà nước thì bao giờ cũng tồn tại những vấn đề rất căn nguyên. Ví dụ như xung đột lợi ích, rủi ro đạo đức, sử dụng tạm gọi là “tiền chùa”. |
PV: - Thưa ông, vậy
có thể lý giải thế nào về việc tập đoàn Nhà nước dù luôn báo kinh doanh
lỗ mà lại có được những khoản vay lớn như vậy? Đã có chuyên gia thẳng
thắn chỉ ra, ngân hàng thương mại đang bị biến thành con tin của doanh
nghiệp. Điều này có xảy ra với mối quan hệ ngân hàng – tập đoàn Nhà nước
hay không, thưa ông? Ai phải chịu trách nhiệm về việc tập đoàn Nhà nước
được vay quá nhiều, làm suy yếu hệ thống ngân hàng, thưa ông?
TS Võ Trí Thành: - Có thể nói với DNNN kiểu cố gắng vay được nhiều trong khi chưa biết làm ăn thế nào là vì "tiền chùa" mà! Thậm chí người ta có thể làm liều vì biết chắc rằng mình sẽ được cứu.
Còn nói ngân hàng trở thành con tin của doanh nghiệp thì dễ hiểu thôi. Khi ngân hàng cho doanh nghiệp vay tiền một đồng thì doanh nghiệp là con tin của ngân hàng. Nhưng ngân hàng cho vay tới 10 đồng thì lúc này ngân hàng lại trở thành con tin của doanh nghiệp.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng kiểu cho vay chỉ định cũng là một trong những yếu tố khiến ngân hàng trở thành con tin của doanh nghiệp.
PV: - Nhiều chuyên gia kinh tế đã nhận xét, các tập đoàn Nhà nước là đá tảng trong việc tái cơ cấu nền kinh tế. Ông có đồng tình với nhận định đó không? Nếu không tái cơ cấu được các tập đoàn Nhà nước thì có thể nói đến việc tái cơ cấu cả nền kinh tế hay không? Và nếu nền kinh tế vẫn tiếp tục trì trệ thì hậu quả nhìn thấy được sẽ là gì?
TS Võ Trí Thành: - Nhìn từ việc tái cấu trúc Vinashin cho thấy, việc lựa chọn chiến lược tái cấu trúc mà không đúng, thì càng gây ra khó khăn và tổn thất không cần thiết.
Thực tế đã cho thấy chúng ta cần quyết liệt và khẩn trương hơn trong công việc này. Nếu không nền kinh tế sẽ còn chìm trong khó khăn.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Bích Ngọc (thực hiện)
TS Võ Trí Thành: - Có thể nói với DNNN kiểu cố gắng vay được nhiều trong khi chưa biết làm ăn thế nào là vì "tiền chùa" mà! Thậm chí người ta có thể làm liều vì biết chắc rằng mình sẽ được cứu.
Còn nói ngân hàng trở thành con tin của doanh nghiệp thì dễ hiểu thôi. Khi ngân hàng cho doanh nghiệp vay tiền một đồng thì doanh nghiệp là con tin của ngân hàng. Nhưng ngân hàng cho vay tới 10 đồng thì lúc này ngân hàng lại trở thành con tin của doanh nghiệp.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng kiểu cho vay chỉ định cũng là một trong những yếu tố khiến ngân hàng trở thành con tin của doanh nghiệp.
PV: - Nhiều chuyên gia kinh tế đã nhận xét, các tập đoàn Nhà nước là đá tảng trong việc tái cơ cấu nền kinh tế. Ông có đồng tình với nhận định đó không? Nếu không tái cơ cấu được các tập đoàn Nhà nước thì có thể nói đến việc tái cơ cấu cả nền kinh tế hay không? Và nếu nền kinh tế vẫn tiếp tục trì trệ thì hậu quả nhìn thấy được sẽ là gì?
TS Võ Trí Thành: - Nhìn từ việc tái cấu trúc Vinashin cho thấy, việc lựa chọn chiến lược tái cấu trúc mà không đúng, thì càng gây ra khó khăn và tổn thất không cần thiết.
Thực tế đã cho thấy chúng ta cần quyết liệt và khẩn trương hơn trong công việc này. Nếu không nền kinh tế sẽ còn chìm trong khó khăn.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Bích Ngọc (thực hiện)
(Đất Việt)
Dự án sân bay Long Thành “thiêng” thật!
Boxitvn
Nguyễn Đình Ấm
Mấy chục năm qua, hằng ngày sân bay Tân Sơn Nhất vẫn
bình thản đưa, đón 300-400 chuyến bay hạ, cất cánh, mặc dù thường xuyên
có chuyện nhà dân xây cất vi phạm tĩnh không phải xử lý. Thế nhưng, từ
cuối tháng 11/2013 đến gần đây, khi mà Quốc hội, Hội đồng nhân dân TP
HCM họp, có nhiều ý kiến phản đối việc lấy đất sân bay làm sân golf và
đưa sân bay TSN về Long Thành tốn hàng chục triệu USD thì trên báo đài
xuất hiện các thông tin máy bay liên tục làm tốc mái nhà dân gần sân bay
TSN khiến dư luận hoang mang.
Tân Sơn Nhất được người Pháp quy hoạch từ những năm
1930, là sân bay quốc tế nhộn nhịp nhất Việt Nam. Năm 1975, TSN có diện
tích quỹ đất 2.500 ha, cách trung tâm TP HCM 10 km. Tuy nhiên, từ sau
năm 1975, chính quyền thành phố đã để các khu dân cư lấn vào quỹ đất dự
trữ (sân bay bao giờ cũng phát triển theo từng giai đoạn tăng trưởng
khách để tiết kiệm vốn) nên TSN bị thu hẹp. Theo đo đạc, khảo sát, quy
hoạch của cục HKVN năm 2010, hiện TSN chỉ còn 1.150 ha. Dù vậy, qua
nhiều lần cải tạo, mở rộng nhà ga, cơ sở dịch vụ hạ tầng… hiện nay TSN
có công suất hơn 20 triệu khách/năm và có thể nâng cấp, mở rộng để có
công suất 40-80 triệu khách/năm, ngang với các sân bay nhộn nhịp cỡ nhất
châu Á như Tokyo (Nhật), Check Lap Kok (Hongkong)… vì sân bay Check Lap
Kok cũng chỉ rộng 1.200 ha mà nay đang có công suất 45 triệu khách/năm
và có thể nâng lên 80 triệu khách/năm.
Tuy nhiên, những năm gần đây, TSN quá tải sân đỗ làm
cho nhiều chuyến bay đến TSN phải bay vòng chờ, cảng HK TSN phải thuê
chỗ đỗ máy bay và hãng HK quốc gia Vietnam Airlines phải thuê chỗ đỗ xe
phục vụ mặt đất bên phía quân sự. Hiện tượng “kẻ ăn không hết, người lần
không ra” này là kết quả của sự bất hợp lý trong việc giao đất từ năm
1975: Phía HK dân dụng phát triển hai con số thì chỉ được sử dụng 205
ha, trong khi phía quân sự hoạt động rất ít và giảm dần thì lại có những
545 ha (400 ha thuộc khu vực khu bay dùng chung). Năm 2007, Thủ tướng
chính phủ cho phép HK TSN quy hoạch sang phía quân sự 30 ha để xây thêm
30 chỗ đỗ máy bay nhưng không thành.
Thế nhưng, thời gian gần đây, một doanh nghiệp quân
đội lại được giao 157 ha đất quốc phòng (cũng là của nhà nước VN) thuộc
quỹ đất TSN để làm sân golf, nhà hàng, khách sạn. Việc này đã làm dấy
lên làn sóng phản đối gay gắt của nhân dân, cử tri TP HCM, CBNV, các đại
biểu QH, lão thành ngành HKVN… Theo đó, những lý do phải chi hàng chục
tỷ đô la để chuyển sân bay TSN qua Long Thành do “TSN đã hết quỹ đất”
trong khi lại có những 157 ha đất TSN phục vụ một số đại gia kinh doanh
gây ô nhiễm môi trường, trái pháp luật (trái quyết định 1946/2009 của
thủ tướng CP…) bị nhiều ý kiến của cử tri, các bài báo “lề phải, lề
trái” bác bỏ hoàn toàn.
Sự việc đang còn dằng co thì nay không biết vì lý do
gì, khi kỳ họp 6 Quốc hội 13 đang họp, ngày 22/11/2013 VTV1 phát phóng
sự với các thông tin sai sự thật khẳng định nếu chuyển TSN về Long Thành
sẽ tiết kiệm hơn 1 tỷ USD; ngày 29/11/2013 và ngày 1/12/2013 khi HĐND
TP HCM bước vào họp thì xuất hiện các thông tin máy bay hạ cánh làm tốc
mái ngói nhà dân và ngay tức khắc được hàng chục tờ báo đồng loạt loan
tin…
Hiện tượng trên nếu là sự thật thì sẽ rất “đau đầu”
cho các chuyên gia hàng không dân dụng, bởi lẽ: Khi một máy bay hoạt
động, cất, hạ cánh ở sân bay nào đó thì mọi yếu tố phải bảo đảm chắc
chắn không uy hiếp an toàn; việc máy bay hạ thấp đến nỗi làm tốc mái
ngói là rất nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Thành Trung – nguyên phi công F5E, Boeing
707, 777, nguyên phó TGĐ TCT HKVN khẳng định: “Tất cả các máy bay hạ,
cất cánh ở TSN đều buộc phải hạ cánh theo hệ thống hỗ trợ ILS
(Instrument Landing system) cung cấp các thông tin về khoảng cách, vị
trí, góc hạ cánh chính xác cho máy bay, giúp phi công thực hiện quá
trình hạ cánh an toàn, do đó khó có chuyện gây ảnh hưởng nhà dân… và nếu
có thì tất cả các nhà trong khu vực chịu tác động chứ không phải chỉ
một ngôi nhà nào…”.
Nếu một sân bay do chật hẹp hay bất kể nguyên nhân gì
không bảo đảm an toàn thì không một nhà chức tránh nào kể cả Việt Nam
và quốc tế (tổ chức HKDD quốc tế – ICAO) cho phép khai thác sân bay đó,
và cũng không phi công nào bay đến đó. HKDDVN là thành viên của ICAO,
mọi sự cố liên quan đến an toàn đều phải báo cáo và được cập nhật từng
giờ trên mạng không báo của ICAO toàn cầu. Nếu TSN không bảo đảm an
toàn, phải bay sát sạt nhà dân để hạ cánh thì hiệp hội các hàng HK thế
giới (IATA) cũng sẽ khuyến cáo các thành viên của mình không bay đến đó
nữa. Trong vận tải HK an toàn là trên hết. Thế nhưng lâu nay TSN vẫn
bình thường, không có báo cáo của phi công, khuyến cáo của các nhà chức
trách.
Do có các thông tin “kinh khủng” này, nên ngày
12/12/2013, khi trả lời các ý kiến phản đối dự án Long Thành của cử tri
TP HCM, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân cho biết: “Máy bay lên xuống gần khu vực dân cư là không an toàn cho nên phải sắp xếp lại”… Đặc biệt, ông vẫn tuyên bố TSN chỉ có diện tích hơn 800 ha (sai hoàn toàn) và “…quan điểm của TP HCM là để an toàn cho khu dân cư thì cần di chuyển sân bay ra ngoài”… mặc dù ông thừa nhận “có
nhiều công trình xây không phép, sai phép không tuân thủ đúng quy định
xây dựng độ cao xây dựng, độ cao giới hạn trong khu vực phễu sân bay”.
Từ chỗ các đại gia, Bộ GTVT, cán bộ các cỡ không còn
lý lẽ nào để biện hộ cho việc lấy 157 ha sân bay TSN làm sân golf, đẩy
TSN về Long Thành tốn hàng chục tỷ đô trong khi nó vẫn còn khả năng đáp
ứng nhu cầu phát triển nhiều năm nữa… Thì nay “nghi án” máy bay làm tốc
mái các nhà dân đã làm dư luận phản đối phải nghĩ lại.
Dự án Long Thành “thiêng” thật!
N.Đ.A.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Phạm Nhật Bình - Ông Lê Hiếu Đằng và những nỗi đau cuối đời
Tin ông Lê Hiếu Đằng đang trải qua những giờ phút lâm chung đang làm
cho nhiều người rất buồn. Có nhiều lý do để buồn, nhưng có lẽ nỗi buồn
lớn nhất là vì cảm được những điều đau lòng nơi một người nhiều tâm
huyết như ông Đằng trong những năm tháng cuối đời.
Không đau lòng sao được khi vào những năm tháng cuối đời mình lại phải
thừa nhận một sự thật phũ phàng. Đó là biết bao hy sinh đóng góp của
mình và rất nhiều đồng đội lại chỉ góp phần tạo ra một tầng lớp thống
trị mới, còn khắt khe và tàn bạo hơn cả thời kỳ thực dân Pháp đô hộ.
Thêm vào đó, cái gọi là "Chế độ ngụy quyền" mà ông và nhiều đồng đội đã
từng cố gắng lật xuống cho bằng được để xây dựng CNXH, lại là chế độ
nhiều nhân bản, yêu nước, và có khả năng xây dựng mọi mặt xã hội hơn
thể chế Cộng sản chuyên chính hiện nay rất nhiều. Trong suốt gần 40 năm
qua, nhân dân tiếp tục sống trong đói nghèo suốt từ thời toàn trị sang
đến thời mở cửa; và sống dưới các giá trị con người mà nhân loại đã xác
định từ lâu. Chỉ có giai cấp cai trị là thay đổi từ sướng ít trong
thời toàn trị lên sướng nhiều và cực giàu trong thời mở cửa.
Không đau lòng sao được khi sau bao công sức đóng góp, đến cuối đời ông chỉ thấy đất nước càng ngày càng bế tắc và thụt lùi. Thụt lùi so với cả nước Miến Điện nghèo nàn, lạc hậu. Sau 40 năm bóp chết sức sống của đất nước dưới gông xích độc tài và vì thế không còn sức chống trả hiểm họa mất chủ quyền vào tay Bắc Kinh, giới độc tài quân phiệt Miến, dù chưa hề vỗ ngực là "đỉnh cao trí tuệ loài người", cũng còn biết đặt vận mạng đất nước họ lên trên hết. Họ gấp rút chọn con đường dân chủ để đưa đất nước thoát hiểm. Đến cả nước Campuchia, một nước từng bị kéo về tận thời cộng sản nguyên thủy dưới tay Pol Pot và thường bị giới lãnh đạo đảng CSVN coi như chư hầu, cũng đã qua mặt Việt Nam trên con đường dân chủ hóa để thoát khỏi vũng lầy độc tài.
Nỗi đau của ông Lê Hiếu Đằng cùng những đảng viên còn tâm huyết và tự trọng càng lớn khi họ tự nhận ra chính mình cũng phải lãnh một phần trách nhiệm trước tình trạng từng mảng chủ quyền đất nước đang biến mất dần. Từ những cánh rừng đầu nguồn ở biên giới phía Bắc đến vùng Tây Nguyên mang tính chiến lược quân sự đến các vùng biển đảo nhiều tài nguyên đều đã bị giới lãnh đạo của ông Đằng xem là những vùng "đã mất rồi" và nay chỉ phản đối lấy lệ trước mắt dân chúng mà thôi. Đó là chưa kể hàng trăm những khu hoàn toàn biệt lập của "công nhân" Tàu trên khắp nước Việt, đặc biệt tại những vùng hệ trọng chiến lược, cứ tiếp tục mọc lên trước sự làm ngơ hoặc tiếp tay của giới cầm quyền. Những ước hẹn với Tàu trong Hội nghị Thành Đô năm 1990 sẽ giao chủ quyền Việt Nam từng bước và hoàn tất vào năm 2020 (đúng thời hạn 30 năm) không chỉ còn là cơn ác mộng nữa nhưng đã trở thành một phần hiện thực rất lớn rồi.
Nhưng khó ai hiểu hay tin được những nỗi dằn vặt nêu trên nếu không có những bước chân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược của ông Lê Hiếu Đằng năm 2011 và các lên tiếng của ông từ đó đến nay, đặc biệt là bức thư tính sổ đời mình trên giường bệnh chỉ vài tháng trước đây. Từ sự cảm thông với tấm lòng chân thành của ông, người ta bắt đầu thấy đây là một tấm gương can đảm đáng quí phục. Và càng đáng quí phục hơn nữa khi có những đảng viên cao cấp hơn ông nhiều, biết rõ hơn ông nhiều về các nguy cơ cho đất nước và vai trò tác hại của đảng CSVN, nhưng vẫn không dám lên tiếng hay có một hành động nào xứng đáng, chỉ vì bổng lộc cá nhân và quyền lợi chế độ ban phát cho con cháu họ.
Biết thời giờ của mình không còn nhiều, ông Lê Hiếu Đằng đã nhắn gởi các đảng viên CSVN khác: “Lẽ ra bây giờ phải đoàn kết nhau lại để đấu tranh, phải có dũng khí, nếu ai cũng sợ cho bản thân mình, sợ cho bản thân gia đình mình thì đất nước sẽ ra thế nào, đất nước này ai lo?”.
Ông cũng bộc bạch với bạn hữu trong giới trí thức: “Bao giờ cũng vậy, xã hội nào cũng vậy, thời kỳ nào cũng vậy, nhân sỹ trí thức phải đi đầu, phải giương cao ngọn cờ đấu tranh, phải dũng cảm, đừng có sợ”.
Nhưng liệu những lời kêu gọi tha thiết của ông Lê Hiếu Đằng có rơi vào khoảng không im lặng đáng sợ không? Đặc biệt, thế hệ đảng viên cùng thời với ông Đằng có còn ai chia sẻ những dằn vặt lương tâm này không?
Ngày nay, tại các nước cộng sản Đông Âu và Liên Xô cũ, nhiều đảng viên cộng sản thời đó đang bị chính thế hệ con cháu họ nhìn với ánh mắt khinh bỉ. Những đảng viên ấy từng bảo vệ và bám lấy các chế độ Cộng sản để hưởng lợi lộc cho đến những ngày tháng chót, bất kể sự ác độc và tàn phá của các chế độ này đối với đất nước và dân tộc họ. Ngay cả những lời của các cựu đảng viên này ngày nay chỉ trích các chế độ độc tài cũ cũng chẳng ai muốn nghe vì đã quá trễ và vì thế càng trở nên nham nhở. Liệu cảnh ấy có lại xảy ra tại Việt Nam trong tương lai không? Sẽ có bao nhiêu đảng viên CSVN để quá trễ?
Nhìn vào xu thế của nhân loại và ngay tại vùng Đông Nam Á, rõ ràng thời giờ không còn nhiều. Và có lẽ nay là thời điểm thích hợp nhất để những đảng viên Cộng sản Việt Nam - những người còn muốn giữ lại thanh danh và liêm sỉ đối với bản thân, đối với thế hệ con cháu, và đối với dân tộc — chọn con đường công khai rời bỏ đảng vì vừa chính mình vừa vì đất nước. Đừng để đến khi quá muộn.
Những con người đáng kính trọng như Dương Quỳnh Hoa, Nguyễn Hộ, Trần Độ, Trần Xuân Bách,… dài đến những Huỳnh Nhật Tấn, Huỳnh Nhật Hải, Phạm Quế Dương, Vi Đức Hồi, Phạm Đình Trọng, Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Ngọc Diễm Phượng,... và nay Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Đắc Diên đã chọn con đường danh dự đó.
(Dân luận)
Không đau lòng sao được khi sau bao công sức đóng góp, đến cuối đời ông chỉ thấy đất nước càng ngày càng bế tắc và thụt lùi. Thụt lùi so với cả nước Miến Điện nghèo nàn, lạc hậu. Sau 40 năm bóp chết sức sống của đất nước dưới gông xích độc tài và vì thế không còn sức chống trả hiểm họa mất chủ quyền vào tay Bắc Kinh, giới độc tài quân phiệt Miến, dù chưa hề vỗ ngực là "đỉnh cao trí tuệ loài người", cũng còn biết đặt vận mạng đất nước họ lên trên hết. Họ gấp rút chọn con đường dân chủ để đưa đất nước thoát hiểm. Đến cả nước Campuchia, một nước từng bị kéo về tận thời cộng sản nguyên thủy dưới tay Pol Pot và thường bị giới lãnh đạo đảng CSVN coi như chư hầu, cũng đã qua mặt Việt Nam trên con đường dân chủ hóa để thoát khỏi vũng lầy độc tài.
Nỗi đau của ông Lê Hiếu Đằng cùng những đảng viên còn tâm huyết và tự trọng càng lớn khi họ tự nhận ra chính mình cũng phải lãnh một phần trách nhiệm trước tình trạng từng mảng chủ quyền đất nước đang biến mất dần. Từ những cánh rừng đầu nguồn ở biên giới phía Bắc đến vùng Tây Nguyên mang tính chiến lược quân sự đến các vùng biển đảo nhiều tài nguyên đều đã bị giới lãnh đạo của ông Đằng xem là những vùng "đã mất rồi" và nay chỉ phản đối lấy lệ trước mắt dân chúng mà thôi. Đó là chưa kể hàng trăm những khu hoàn toàn biệt lập của "công nhân" Tàu trên khắp nước Việt, đặc biệt tại những vùng hệ trọng chiến lược, cứ tiếp tục mọc lên trước sự làm ngơ hoặc tiếp tay của giới cầm quyền. Những ước hẹn với Tàu trong Hội nghị Thành Đô năm 1990 sẽ giao chủ quyền Việt Nam từng bước và hoàn tất vào năm 2020 (đúng thời hạn 30 năm) không chỉ còn là cơn ác mộng nữa nhưng đã trở thành một phần hiện thực rất lớn rồi.
Nhưng khó ai hiểu hay tin được những nỗi dằn vặt nêu trên nếu không có những bước chân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược của ông Lê Hiếu Đằng năm 2011 và các lên tiếng của ông từ đó đến nay, đặc biệt là bức thư tính sổ đời mình trên giường bệnh chỉ vài tháng trước đây. Từ sự cảm thông với tấm lòng chân thành của ông, người ta bắt đầu thấy đây là một tấm gương can đảm đáng quí phục. Và càng đáng quí phục hơn nữa khi có những đảng viên cao cấp hơn ông nhiều, biết rõ hơn ông nhiều về các nguy cơ cho đất nước và vai trò tác hại của đảng CSVN, nhưng vẫn không dám lên tiếng hay có một hành động nào xứng đáng, chỉ vì bổng lộc cá nhân và quyền lợi chế độ ban phát cho con cháu họ.
Biết thời giờ của mình không còn nhiều, ông Lê Hiếu Đằng đã nhắn gởi các đảng viên CSVN khác: “Lẽ ra bây giờ phải đoàn kết nhau lại để đấu tranh, phải có dũng khí, nếu ai cũng sợ cho bản thân mình, sợ cho bản thân gia đình mình thì đất nước sẽ ra thế nào, đất nước này ai lo?”.
Ông cũng bộc bạch với bạn hữu trong giới trí thức: “Bao giờ cũng vậy, xã hội nào cũng vậy, thời kỳ nào cũng vậy, nhân sỹ trí thức phải đi đầu, phải giương cao ngọn cờ đấu tranh, phải dũng cảm, đừng có sợ”.
Nhưng liệu những lời kêu gọi tha thiết của ông Lê Hiếu Đằng có rơi vào khoảng không im lặng đáng sợ không? Đặc biệt, thế hệ đảng viên cùng thời với ông Đằng có còn ai chia sẻ những dằn vặt lương tâm này không?
Ngày nay, tại các nước cộng sản Đông Âu và Liên Xô cũ, nhiều đảng viên cộng sản thời đó đang bị chính thế hệ con cháu họ nhìn với ánh mắt khinh bỉ. Những đảng viên ấy từng bảo vệ và bám lấy các chế độ Cộng sản để hưởng lợi lộc cho đến những ngày tháng chót, bất kể sự ác độc và tàn phá của các chế độ này đối với đất nước và dân tộc họ. Ngay cả những lời của các cựu đảng viên này ngày nay chỉ trích các chế độ độc tài cũ cũng chẳng ai muốn nghe vì đã quá trễ và vì thế càng trở nên nham nhở. Liệu cảnh ấy có lại xảy ra tại Việt Nam trong tương lai không? Sẽ có bao nhiêu đảng viên CSVN để quá trễ?
Nhìn vào xu thế của nhân loại và ngay tại vùng Đông Nam Á, rõ ràng thời giờ không còn nhiều. Và có lẽ nay là thời điểm thích hợp nhất để những đảng viên Cộng sản Việt Nam - những người còn muốn giữ lại thanh danh và liêm sỉ đối với bản thân, đối với thế hệ con cháu, và đối với dân tộc — chọn con đường công khai rời bỏ đảng vì vừa chính mình vừa vì đất nước. Đừng để đến khi quá muộn.
Những con người đáng kính trọng như Dương Quỳnh Hoa, Nguyễn Hộ, Trần Độ, Trần Xuân Bách,… dài đến những Huỳnh Nhật Tấn, Huỳnh Nhật Hải, Phạm Quế Dương, Vi Đức Hồi, Phạm Đình Trọng, Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Ngọc Diễm Phượng,... và nay Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Đắc Diên đã chọn con đường danh dự đó.
(Dân luận)
“Lần sau nếu đánh người khiếu kiện, nhớ đừng đánh nhầm vợ sếp!”
(Soha.vn) - Sau 16 phút thẳng tay đánh đập một phụ nữ luống tuổi giữa
thanh thiên bạch nhật, 6 cảnh sát mới nhận ra họ đã nhầm lẫn tai hại.
Vợ cán bộ tỉnh cũng không tha
Vụ bê bối xảy ra ngày 23/6/2010 khi bà Chen Yulian, 58 tuổi, định bước vào cổng chính trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) thì bị cảnh sát chặn lại. Bà Chen tới đây để gặp một quan chức cấp cao của tỉnh, hỏi về quyền lợi hưu trí và yêu cầu được giải đáp về cái chết của con gái mà bà cho rằng do sơ xuất y tế trước đó vài năm.
Nghĩ bà Chen là một người khiếu kiện bình thường, 6 cảnh sát mặc thường phục đã lao ra giữ bà lại hăm doạ rồi quật bà ngã xuống đất, bắt đầu đánh đấm túi bụi. Xây xẩm mặt mày, bà Chen đã toan bò dậy nhưng một lần nữa bị họ đánh ngã. Các cảnh sát này còn đập đầu bà vào hàng rào ngoài cổng.
Mặc dù bà Chen la lớn nói mình là người nhà của cán bộ tỉnh, xin họ đừng đánh nữa nhưng các cảnh sát không tin, vẫn tiếp tục “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”. Đây là cách họ thường vẫn làm để ngăn không cho ai được khiếu nại lên chính quyền.
Nhiều người dân xung quanh chứng kiến cảnh tượng này đã chạy ra bảo vệ bà Chen và lên tiếng can ngăn: “Bà ấy là người nhà cán bộ tỉnh đấy. Sao các anh lại làm thế?”. Nhưng 6 cảnh sát này đã yêu cầu người dân đừng xía vào chuyện của họ. Mãi cho tới khi ngày càng có nhiều người từ các tòa nhà bên cạnh đổ tới, cảnh sát mới dừng tay. Bà Chen đã bị đánh liên tục trong khoảng 16 phút.
Vụ bê bối xảy ra ngày 23/6/2010 khi bà Chen Yulian, 58 tuổi, định bước vào cổng chính trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) thì bị cảnh sát chặn lại. Bà Chen tới đây để gặp một quan chức cấp cao của tỉnh, hỏi về quyền lợi hưu trí và yêu cầu được giải đáp về cái chết của con gái mà bà cho rằng do sơ xuất y tế trước đó vài năm.
Nghĩ bà Chen là một người khiếu kiện bình thường, 6 cảnh sát mặc thường phục đã lao ra giữ bà lại hăm doạ rồi quật bà ngã xuống đất, bắt đầu đánh đấm túi bụi. Xây xẩm mặt mày, bà Chen đã toan bò dậy nhưng một lần nữa bị họ đánh ngã. Các cảnh sát này còn đập đầu bà vào hàng rào ngoài cổng.
Mặc dù bà Chen la lớn nói mình là người nhà của cán bộ tỉnh, xin họ đừng đánh nữa nhưng các cảnh sát không tin, vẫn tiếp tục “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”. Đây là cách họ thường vẫn làm để ngăn không cho ai được khiếu nại lên chính quyền.
Nhiều người dân xung quanh chứng kiến cảnh tượng này đã chạy ra bảo vệ bà Chen và lên tiếng can ngăn: “Bà ấy là người nhà cán bộ tỉnh đấy. Sao các anh lại làm thế?”. Nhưng 6 cảnh sát này đã yêu cầu người dân đừng xía vào chuyện của họ. Mãi cho tới khi ngày càng có nhiều người từ các tòa nhà bên cạnh đổ tới, cảnh sát mới dừng tay. Bà Chen đã bị đánh liên tục trong khoảng 16 phút.
Sáu nhân viên cảnh sát đã thẳng tay đánh đập bà Chen, bất chấp sự can ngăn của người dân xung quanh.
Phải tới nửa giờ sau, bà Chen, lúc này đã mê sảng, mới được đưa về
phòng an ninh. Rồi cũng phải tới khi bà tỉnh lại và gọi điện cho chồng,
những cảnh sát này mới vội vàng đưa bà đến bệnh viện sau khi “ngã ngửa”
trước sự thật rằng mình đã thẳng tay đánh đập vợ một quan chức chính
pháp, phụ trách vấn đề công bằng xã hội và ổn định của tỉnh Hồ Bắc. Hôm
đó ông không có nhà nên bà Chen phải tự đến một mình.
Bà Chen được chẩn đoán bị tổn hại mô mềm, chân trái bị gẫy và bị chấn thương thần kinh.
“Chúng tôi xin lỗi. Đó là một sự nhầm lẫn”
Sau khi sự việc vỡ lở, báo giới và cộng đồng mạng Trung Quốc gọi đó là
vụ “Đánh nhầm Gate” - ý muốn so sánh nó với vụ bê bối nghe lén điện
thoại ở Mỹ năm 1972 “Watergate”.
“Không thể tin được đó lại là sự thật. Cuộc sống còn viễn tưởng hơn cả tiểu thuyết”, một cư dân mạng nhận xét.
Bình luận về những bức ảnh bà Chen đang nằm trên giường bệnh, một người dùng Internet cũng bày tỏ quan điểm: “Nếu phải người quan trọng thì đã không đánh, thái độ đó mà chấp nhận được à? Liệu có còn công lý nữa hay không?”.
“Tôi cứ ngỡ mình bị bọn côn đồ tấn công. Nhưng khi biết họ là cảnh sát, tôi thực sự choáng váng”, bà Chen chia sẻ trên tờ Southern Metropolis News.
Sau khi xem đoạn video ghi lại cảnh chị mình bị đánh đập tàn nhẫn, Chen Cuilian, em gái bà Chen phẫn uất: “Họ không còn là cảnh sát nữa, họ giống như mafia vậy... Liệu họ có thừa nhận danh phận mình nếu nạn nhân chỉ là một nông dân hoặc bất kỳ người bình thường nào khác”.
“Tôi cứ ngỡ mình bị bọn côn đồ tấn công. Nhưng khi biết họ là cảnh sát, tôi thực sự choáng váng”, bà Chen chia sẻ trên tờ Southern Metropolis News.
Sau khi xem đoạn video ghi lại cảnh chị mình bị đánh đập tàn nhẫn, Chen Cuilian, em gái bà Chen phẫn uất: “Họ không còn là cảnh sát nữa, họ giống như mafia vậy... Liệu họ có thừa nhận danh phận mình nếu nạn nhân chỉ là một nông dân hoặc bất kỳ người bình thường nào khác”.
Bà Chen Yulian lúc còn đang được điều trị tại bệnh viện
Báo Xinmin Evening News cho biết, 6 cảnh sát liên quan trong vụ bà Chen
đã bị cho nghỉ việc và “đang chờ kỷ luật”, nhưng không nói rõ hình thức
kỷ luật là gì.
Tuy nhiên, Nhật báo Thượng Hải nói rằng “chỉ trừng phạt một vài cảnh sát như vậy là chưa đủ”. Cây bút Wang Yong viết: “Thay vì xử lý từng cảnh sát riêng lẻ, sao không đặt ra câu hỏi: Ai đã thuê họ làm như vậy và ai cho phép họ chống lại người dân?”.
Sau khi vụ việc xảy ra, khi bà Chen còn đang nằm điều trị tại bệnh viện, đích thân Giám đốc Công an thành phố Vũ Hán và 6 nhân viên cảnh sát kia phải tới xin lỗi bà. “Chúng tôi xin lỗi. Đó là một sự nhầm lẫn. Chúng tôi không cố ý đánh vợ lãnh đạo”.
Lời xin lỗi thô thiển đó đã khiến khách đến thăm và các bệnh nhân nằm cùng phòng với bà Chen hết sức tức giận. Tờ Xinmin Evening News dẫn lời một trong những người này cho biết: “Họ nói không thể đánh vợ sếp, chẳng hóa ra họ có thể đánh dân thường?”.
Sáu cảnh sát này cũng đã trực tiếp gia đình bà xin tha thứ. Họ nói rằng nếu họ bị phạt, sẽ ảnh hưởng tới “uy tín của đơn vị”.
“Họ đang phục vụ trong một đơn vị tiên tiến nên nếu họ bị phạt, danh hiệu tiên tiến sẽ bị ảnh hưởng. Hơn nữa, họ nói rằng tất cả gia đình họ đều trong hoàn cảnh khó khăn, xin hãy xem xét tới yếu tố này”, Chen Cuilian cho biết.
Chẳng thế mà khi đưa tin về vụ việc, trang mạng Shanghaiist.com đã giật tít hết sức mỉa mai: “Lần sau nếu đánh người khiếu kiện, nhớ đừng đánh nhầm vợ sếp!”.
Tuy nhiên, Nhật báo Thượng Hải nói rằng “chỉ trừng phạt một vài cảnh sát như vậy là chưa đủ”. Cây bút Wang Yong viết: “Thay vì xử lý từng cảnh sát riêng lẻ, sao không đặt ra câu hỏi: Ai đã thuê họ làm như vậy và ai cho phép họ chống lại người dân?”.
Sau khi vụ việc xảy ra, khi bà Chen còn đang nằm điều trị tại bệnh viện, đích thân Giám đốc Công an thành phố Vũ Hán và 6 nhân viên cảnh sát kia phải tới xin lỗi bà. “Chúng tôi xin lỗi. Đó là một sự nhầm lẫn. Chúng tôi không cố ý đánh vợ lãnh đạo”.
Lời xin lỗi thô thiển đó đã khiến khách đến thăm và các bệnh nhân nằm cùng phòng với bà Chen hết sức tức giận. Tờ Xinmin Evening News dẫn lời một trong những người này cho biết: “Họ nói không thể đánh vợ sếp, chẳng hóa ra họ có thể đánh dân thường?”.
Sáu cảnh sát này cũng đã trực tiếp gia đình bà xin tha thứ. Họ nói rằng nếu họ bị phạt, sẽ ảnh hưởng tới “uy tín của đơn vị”.
“Họ đang phục vụ trong một đơn vị tiên tiến nên nếu họ bị phạt, danh hiệu tiên tiến sẽ bị ảnh hưởng. Hơn nữa, họ nói rằng tất cả gia đình họ đều trong hoàn cảnh khó khăn, xin hãy xem xét tới yếu tố này”, Chen Cuilian cho biết.
Chẳng thế mà khi đưa tin về vụ việc, trang mạng Shanghaiist.com đã giật tít hết sức mỉa mai: “Lần sau nếu đánh người khiếu kiện, nhớ đừng đánh nhầm vợ sếp!”.
Cố vấn Trung Quốc tại Việt Nam (1)
Sa Lực Mân Lực trong cuốn Chín lần xuất quân lớn của Trung Quốc cho
rằng, sự kiện Đoàn cố vấn quân sự gồm 79 người của TQ sang giúp VN đánh
Pháp là một trong “chín lần xuất quân lớn” của TQ. Thế nhưng, điều kỳ lạ
là cuộc “kháng Mỹ viện Triều” với trên 3 triệu lượt quân TQ sang Triều
Tiên đánh Mỹ lại không được coi là một cuộc “xuất quân lớn”? Như vậy,
tác giả TQ có ý nhấn mạnh vai trò “to lớn” của Đoàn cố vấn quân sự TQ
đối với VN trong cuộc chiến với người Pháp.
Nói cho công bằng, sau 5 năm VN chiến đấu trong vòng vây, việc Đoàn cố
vấn quân sự TQ sang giúp VN đánh Pháp cũng có những đóng góp nhất định.
Bấy giờ, Liên Xô chưa công nhận VNDCCH và đồng minh duy nhất của VN là
TQ vừa mới ra đời. Phải một tuần sau khi đến Mátxcơva, Xtalin mới tiếp
Hồ Chí Minh, do Mao đề nghị. Xtalin tỏ ra rất dè dặt với Hồ Chí Minh –
người mà ông ta cho là dân tộc chủ nghĩa, sợ là “Titô” thứ hai. Nhưng
như lịch sử cho thấy, quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc là
hoàn toàn đúng đắn và đi trước thời đại. Tuy vậy, các hiệp định viện trợ
mà Hồ Chí Minh muốn ký với Xtalin đều không được chấp nhận, thậm chí
Xtalin còn cho người bí mật thu lại tờ họa báo có chữ ký của mình tại
nơi ở của Hồ Chí Minh. Xtalin đẩy việc trợ giúp VN đánh Pháp cho TQ. Thế
là, Hồ Chí Minh buộc phải đặt lòng tin vào sự giúp đỡ của TQ. Việc cử
phái Đoàn cố vấn quân sự TQ sang giúp VN đánh Pháp ra đời trong hoàn
cảnh đó.
Tướng TQ đầu tiên sang VN tham gia chiến dịch Biên Giới là Trần Canh,
diễn ra vào thu đông năm 1950 nhằm khai thông vùng giải phóng để từ đó
VN có thể tiếp nhận viện trợ của TQ và mở đường ra thế giới. Một chiến
dịch mà cả Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đều ra trận – Võ Nguyên Giáp là
Tư lệnh chiến dịch, đủ thấy tầm quan trọng đặc biệt của nó. Trần Canh
bấy giờ là Phó Tư lệnh dã chiến quân, Ủy viên dự khuyết Trung ương ĐCS
TQ. Trần Canh lại là bạn cũ của Hồ Chí Minh. Ông ta gợi ý để Hồ Chí Minh
đề nghị TQ cử mình sang VN làm cố vấn quân sự. Song, TQ nói rằng họ đã
bố trí công tác cho ông ta rồi, do đó, trong chiến dịch Biên Giới, Trần
Canh tham gia với tư cách là khách mời của Hồ Chí Minh.
Các ông Trường Chinh, Hồ Chí Minh và cố vấn Trung quốc |
Đã là khách mời, dĩ nhiên, ông ta hoàn toàn không thể có quyền chỉ huy
quân VN được. Thế nhưng, các tác giả TQ cho rằng, Hồ Chí Minh nói với
Trần Canh: bộ đội giao cho đồng chí cả rồi, nhưng chỉ cho phép đánh
thắng, không cho phép đánh bại! Lại còn khẳng định một cách chắc nịch
rằng, Trần Canh là người đề xuất với Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp không
đánh Cao Bằng trước mà nên đánh Đông Khê trước, được phía VN chấp nhận.
Ly kỳ hơn nữa, họ còn cho rằng, vào giờ phút quyết định tiêu diệt hai
binh đoàn Lơpagiơ và Sáctông, Võ Nguyên Giáp điện thoại cho Trần Canh
nói: “Bộ đội đã đánh liên tiếp ba ngày liền, tương đối mệt nên chăng rút
về nghỉ ngơi chỉnh đốn”? Trần Canh: “Một trận như thế này mà không đánh
nữa thì không có trận nào nữa đâu”. Võ Nguyên Giáp: “Bộ đội mệt quá tôi
thấy khó tiến công…”. Trần Canh: “Nếu trận này không đánh nữa thì tôi
xin cuốn gói chuồn” (Trích Ghi chép thực về việc Đoàn cố vấn quân sự TQ
viện trợ VN chống Pháp – Dương Danh Dy dịch).
Dường như cứ nước cờ quân sự nào hay, đưa đến thành công cho chiến dịch
Biên Giới là do Trần Canh đề xuất vậy. Sự thực lịch sử, tất nhiên, không
phải như các tác giả TQ trình bày.
Trước hết, chọn điểm đột phá chiến dịch Biên Giới là Cao Bằng hay Đông
Khê được Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp suy nghĩ rất kỹ, ngay trên đường ra
mặt trận. Phân tích toàn bộ vấn đề, ông nhận thấy, mở đầu chiến dịch
bằng cách đánh Cao Bằng là không thích hợp. Để lựa chọn điểm đột phá,
ngày 5.8.1950, Tổng tư lệnh trực tiếp đi nghiên cứu thực địa Cao Bằng.
Sau cuộc đi thực địa, Tổng tư lệnh đã có một quyết định mới về điểm đột
phá chiến dịch, đó là Đông Khê. Ngày 15.8.1950, Tổng tư lệnh nhận được
điện của Hồ Chí Minh chấp thuận chuyển hướng chiến dịch sang Đông Khê.
Ngày 9.9.1950, Hồ Chí Minh tới mặt trận và ngay sau đó là cuộc trao đổi
đặc biệt với Võ Nguyên Giáp.
Võ Nguyên Giáp báo cáo với Hồ Chí Minh: mở đầu bằng tiêu diệt Đông Khê,
tiếp theo là diệt quân viện, đánh Thất Khê, cuối cùng là tập trung lực
lượng đánh Cao Bằng.
“Người giơ từng ngón tay, nói:
- Một là, đánh Đông Khê. Hai là, đánh quân viện. Ba là, đánh Thất Khê. Bốn là, đánh Cao Bằng. Tất cả là bốn bước.
- Dạ.
- Đông Khê không lớn nhưng rất quan trọng, vì mất Đông Khê thì Cao Bằng
hoàn toàn bơ vơ. Địch buộc phải cho quân ứng cứu, bộ đội sẽ có cơ hội
đánh vận động.
- Chúng tôi đã có dự kiến.
- Nhưng bộ đội ta chưa quen đánh vận động?
- Thưa Bác, mùa Hè vừa rồi được luyện tập, anh em tiến bộ nhiều. Cao
Bằng là địa hình rừng núi, tôi nghĩ sẽ thuận lợi” (Võ Nguyên Giáp: Đường
tới Điện Biên Phủ).
Cũng là cuộc trao đổi giữa Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp nêu trên được
nhà văn Sơn Tùng “tiểu thuyết hóa” – tất nhiên hoàn toàn trên cơ sở hiện
thực như sau:
“…Đại tướng trải tiếp ra một tấm bản đồ tác chiến thứ ba với hai chữ Đông Khê nổi bật lên ở giữa. Ông nhìn Bác đầy tin yêu:
- Mời Bác ngồi đỡ mỏi chân.
Bác né người ngồi vào ghế, tựa tay lên bàn, đôi mắt Người chiếu sáng vào
hai chữ Đông Khê trên tấm bản đồ. Bác ân cần nhắc Đại tướng:
- Chú cũng quan tâm đến chú nữa chứ. Ta cùng ngồi làm việc, chú cũng mỏi chân chứ đâu chỉ có Bác.
Đại tướng ngồi xuống ghế ở góc bàn tay bên trái của Bác. Bác châm lửa
hút tiếp điều thuốc tắt dở dang. Người ung dung với điều thuốc trên tay.
Bác hỏi:
- Chú quyết định đánh vào Đông Khê trước, ý kiến của Bộ chỉ huy chiến dịch thế nào?
- Đều nhất trí và xin ý kiến Bác.
Bác khoan thai:
- Bác tin tưởng các chú từ lúc cách mạng trong bóng tối và đã giao cho
chú gánh vác công việc võ trang với hai bàn tay trắng. Ngày nay chúng ta
có lực lượng, có khả năng và trình độ để tổ chức chiến dịch lớn. Và một
điều vô cùng quan trọng nữa, nếu không muốn nói là quyết định, đó là
trình độ điều binh khiển tướng của người chỉ huy. Mà tài điều binh khiển
tướng lại quan trọng nhất là nhân hòa. Bởi vì, thiên thời, địa lợi,
nhân hòa là cốt tủy trong đạo làm tướng. Nhưng thiên thời không quan
trọng bằng địa lợi mà địa lợi không quan trọng bằng nhân hòa…
Bác vươn người về phía trước, năm ngón tay mở như năm ngọn bút thép cắm
xuống căn cứ Đông Khê trên tấm bản đồ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng dậy
theo”.
Vào buổi tối hôm đó (9.9.1950), Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp cùng đi
gặp Trần Canh mới sang, nghĩa là mọi quyết định về điểm đột phá mở đầu
chiến dịch Biên Giới đã được quyết định rồi. Thật là rõ ràng, không thể
và không hề có chuyện Trần Canh đề xuất đánh Đông Khê trước.
Bốn năm sau, lịch sử lặp lại với trận Điện Biên Phủ. Việc thay đổi
phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc,
tiến chắc” đã được Võ Nguyên Giáp quyết định, sau đó trao đổi với Vi
Quốc Thanh – cố vấn quân sự TQ, ông ta buộc phải đồng ý. Hai ngày sau,
Quân ủy TQ mới điện trả lời Vi Quốc Thanh đồng ý. Vậy mà, như thường lệ,
nước cờ quân sự thiên tài này của Võ Nguyên Giáp cũng bị các tác giả TQ
giành về phía mình. Song, đáng tiếc (cho TQ) là lịch sử chỉ có một mà
thôi.
Lê Mai
(Blog Lê Mai)