- Huyện đảo Trường Sa có trường học đầu tiên (DV). - Gần hơn với biển, đảo quê hương (PLTP). - Những thuyền trưởng ẩn danh, vượt sóng (LĐ). - Toàn cảnh hoạt động Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam (TP). Cục trưởng Cục Kiểm ngư Nguyễn Ngọc Oai =>
- CÁC CON LÀM PHIM VỀ TRƯỜNG SA (Mai Thanh Hải). - Thơ: TIẾNG NÓI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG SA (Bùi Văn Bồng). - CLB BÓNG ĐÁ NO-U RA SÂN LẦN THỨ 57 CHIỀU 03/03/2013 (Thành).
- Sẽ có Giao lưu cựu chiến binh đảo Gạc Ma (PLTP). - Hướng về Trường Sa, tưởng nhớ liệt sĩ hi sinh trận Hải chiến 1988 (TP). - “Tháng ba biên giới”: đồng tiền nặng nghĩa nặng tình (TT). - THẾ GIỚI ĐẠI ĐỒNG (Kha Trà Phương).
- Trung Quốc tăng cường lực lượng trên biển (TN). - Quân đội Trung Quốc tập trận để sẵn sàng chuẩn bị cho chiến tranh? (PT). - Con đường phát triển của quân đội TQ: Lãnh đạo quân sự TQ từng chấn động khi Chiến tranh vùng Vịnh xảy ra (GDVN). - Trung Quốc lập ban phối hợp các hoạt động trên biển (Sống mới). - Nhiều khả năng Trung Quốc tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng (RFI).
- Tướng Trung Quốc lo Nhật dùng biện pháp quân sự (TTXVN). - Bắc Kinh đổ lỗi nếu xảy ra xung đột (ANTĐ). - Thùng thuốc súng Trung-Nhật chờ phát nổ (PLTP). - Tàu chiến Trung Quốc tuần tra ở Hoàng Hải (PLTP). - Hải giám TQ chở trực thăng đổ bộ Senkaku, Nhật sẽ trở tay không kịp (GDVN). - Hậu quả kinh tế Trung Quốc phải gánh chịu khi Nhật Bản rút đầu tư (GDVN). - Cả vùng biển Hàn Quốc cũng bị tàu Trung Quốc xâm phạm (Sống mới). - Tàu chiến Trung Quốc “giáp mặt” hải quân Hàn Quốc (ANTĐ).
- Ngân sách giảm, Mỹ “xoay trục” thế nào ở châu Á? (Tin tức). - Ngân sách cắt giảm, “trục Châu Á” vẫn… quay! (LĐ). - ‘Obama có bàn với Abe về Senkaku’ (BBC). - 5 cách để xây dựng một mối quan hệ chiến lược Mỹ-Trung ổn định (Diplomat/ Gốc sân).
- Bộ trưởng Quốc phòng Nga sắp thăm VN (BBC).
- TS Đặng Huy Văn gửi cho Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: Hiến pháp 92 này sửa đổi cho ai? (Quê Choa). “Nếu chỉ để có lợi cho các ông thì Hiến Pháp 92/ Theo tôi nghĩ, chỉ cần sửa một số từ là hoàn hảo/ Nhấn mạnh thêm quân đội chỉ bảo vệ người lãnh đạo/ Để khi nhân dân vùng đứng lên họ biết bắn vào ai!/ Còn cụm từ ‘nhân dân’ không nên ghi vào Hiến Pháp/ ‘Quân đội nhân dân’ nên đổi thành ‘quân đội vua quan’/ ‘Công an nhân dân’ thì bớt đuôi đi để khỏi bị hiểu nhầm/ Bởi vì từ bản Hiến Pháp sẽ đẻ ra các điều của luật pháp”.- Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Tránh “siêu nghị định” (SGGP).
- Vũ Lịch Nguyên – Dự thảo sửa đổi HP 1992: Nó cứ thế nào ấy! (Dân Luận). “Cụ tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khăng khăng: CNXH là khát vọng của toàn dân ta (!). Rồi, tính từ XHCN được nhắc tới 30 lần trong Dự Thảo. Kết hợp chúng lại, đảng muốn khẳng định: Thực hiện khát vọng của dân mà thiếu sự cầm quyền của đảng CS là không xong”. – Sửa đổi Hiến pháp 1992 – trò diễn kịch hợm hĩnh cuối cùng? (RFA’s blog). – EM ĐAU ĐẦU QUÁ CÁC BÁC Ạ, TÓM LẠI LÀ SAO ĐÂY? Ý NÀO THEO? CÁI NÀO ĐÚNG? (Nguyễn Quang Vinh).
- Giáo sư Tương Lai nói tổng bí thư đảng phải xin lỗi nhân dân (UCAN). – Ông tổng “Bí” (ĐCV). - DẤU ẤN TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG (Bùi Văn Bồng). - THỬ LÀM TỔNG BÍ THƯ MỘT LẦN XEM SAO ! (Tễu).
- “THẬM CẤP CHÍ NGUY” “THẬM CẤP CHÍ NGUY”: đằng sau chiêu bài sửa đổi hiến pháp của họ (DĐCN).
- Cơ hội hiếm có để “một đồng chí trong bộ chính trị” trở thành vĩ nhân! (Nguyễn Văn Thiện). “… theo nhận định của nhiều người, đây lại là một cơ hội hiếm có để ‘một đồng chí trong bộ chính trị’ lập công chuộc tội và thậm chí có thể trở thành vĩ nhân vì có công lao cứu đất nước khỏi thảm họa sụp đổ… Chỉ cần làm được như vậy thôi thì lịch sử dân tộc sẽ ghi tên đồng chí vào sử vàng. Chỉ cần làm được như vậy thôi thì nhân dân sẽ sẵn sàng quên đi những lỗi lầm mà các đồng chí đã gây ra cho đất nước này, dân tộc này”. Cơ hội không đến với các ông nhiều lần trong đời, hãy biết nắm lấy cơ hội, hãy làm như Boris Yeltsin, Mikhail Gorbachev, vừa có công cứu đất nước này, vừa cứu lấy thanh danh của chính các ông, còn chần chừ gì nữa?
- ‘Hãy nổi giận!’ ‘Indignez-vous!’ hay hiện tượng Hessel ở Pháp (Từ Thức) (Thông Luận). - Những Ngày Thịnh Nộ – Chương 1 (Phan Ba).
- Đoàn Vươn Thanh: ĐẢNG PHẢI CHUYỂN HÓA NHƯ THẾ NÀO TRƯỚC TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY ? (Phạm Viết Đào).
<- ‘Nhiều nhà báo nghĩ như anh Kiên’ (BBC). Blogger Trương Duy Nhất: “Anh Kiên thừa biết hậu quả xảy ra nên việc đó (bị đuổi việc) đối với anh là nhẹ chứ chẳng có gì bất ngờ… Điều đó chứng tỏ rằng con người ta có những lúc khát khao phải nói lớn hơn chuyện công việc. Tù tội cũng chẳng là cái gì cả”. – Phỏng vấn blogger Huỳnh Ngọc Chênh: Internet giúp người dân « bớt sợ hãi » (RFI). – Cầu mong (Phi Vũ).
- ĐÃ CÓ 3.000 NGƯỜI KÝ TÊN TUYÊN BỐ CÔNG DÂN TỰ DO (Huỳnh Ngọc Chênh).
Về vụ việc của Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, bên Việt sử ký chúng tôi cũng có ghi nhận như sau: “Sau phát biểu này, trên mạng tự do liên tiếp có rất nhiều bài viết, hàng ngàn bình luận của độc giả phê phán Trọng gay gắt. Một nhà báo trẻ tuổi của báo Gia đình&Xã hội tên là Nguyễn Đắc Kiên còn đứng tên, chức danh, nơi làm việc của mình để đăng lên một bài phê phán Trọng nghiêm khắc. Ngay ngày hôm sau, Kiên bị tòa báo kỷ luật thải hồi. Lập tức lại có một làn sóng bài viết, ý kiến trên mạng tự do ủng hộ Kiên, chỉ trích nặng nề Trọng, cho là Trọng đã trả thù hèn hạ. Một phong trào lấy chữ ký ủng hộ Kiên chỉ trong mấy ngày đã có hàng ngàn người tham gia.“
Mời bà con cho ý kiến đóng góp. Ngoài những hiện tượng Đoàn Văn Vươn, Kim Chi, “Bên thắng cuộc” của Huy Đức, trang VSK cũng đã mở một mục NGUYỄN ĐẮC KIÊN để tập hợp các thông tin, bài viết liên quan.
- Hai vị họ Phạm đứng ngoài cuộc chơi? (PB/ Còm sĩ Khãnh – blog BS). Tức Phạm Thị Hoài và Phạm Hồng Sơn. - Phạm Thị Hoài: Hãy mừng cho sự đa dạng nhiều hơn lo cho sự chia rẽ (pro&contra). Xin không bình luận gì về bài viết này, chỉ trích ra đây một đoạn, cũng thiết nghĩ không cần phải bình luận: “Trang tin này (trang BS) … xác định ông (Phạm Hồng Sơn) như một người ‘giả bộ cấp tiến’, đoạn này nói tới lời bình của BS hôm qua như sau: “Chính điểm này giúp phân biệt một con người cấp tiến thực sự với một kẻ … ‘giả bộ cấp tiến’.”
Nhân sáng qua bình luận về bài “bút đàm” của Phạm Hồng Sơn trên BBC, có một số phản hồi của độc giả không tán đồng, BS xin được trao đổi vài điều liên quan tới khâu “bếp núc” hàng ngày này.
Với mỗi phần bình luận, để có từ 400 đến 1.200 từ như vậy, cần khoảng 2 giờ đồng hồ để đọc, viết và chỉnh sửa, chưa kể đến khâu rà soát lại, góp ý của BTV. Không những cần rất cẩn trọng trong phân tích, đánh giá, đưa ra bằng chứng đầy đủ, mà cả những chi tiết nhỏ nhất là hình thức trình bày văn bản, tránh lỗi chính tả, tạo những đường dẫn-link tới các thông tin quy chiếu, bổ túc kiến thức…
Với nội dung bình luận, do phải chịu nhiều áp lực, tầm nhìn có hạn, nên không thể tránh khỏi sơ sót, phiến diện, thiếu khách quan, thậm chí cả thái độ “công thần” mà mình không dễ nhận ra. Vì vậy, nên tôi rất mong độc giả khi có những quan điểm khác đưa vào phản hồi, thay vì vài chục chữ đánh giá ngắn ngủi, cố gắng dành ít ra mươi phút, mươi dòng, giúp cho có những phân tích thấu đáo, dẫn chứng cụ thể để chúng tôi rút kinh nghiệm để phục vụ tốt hơn, người đọc lẫn người viết chúng ta vừa cùng nhau học hỏi, mà người “phản biện” lại có được sức thuyết phục cho những quan điểm của mình hơn, cũng là đáp lại cái thịnh tình của “gia chủ” (điều này cũng đúng, thậm chí “nặng” hơn, với trường hợp bài viết của Nhà văn Phạm Thị Hoài mà chúng tôi mới điểm sáng nay ở trên, nên đã không bình luận gì thêm riêng cho bài đó.
- Mời tham khảo: + Bình luận của BS về bài viết của Phạm Thị Hoài trên blog Phạm Hồng Sơn: “Coi chừng phát đạn ngược của hiến pháp”; + Lữ Phương: Về một bài viết của nhà văn Phạm Thị Hoài; + Phạm Thị Hoài: ‘Sự lạc quan vô tận’).
Gần đây, một số bài dưới dạng “phản phản biện” cũng có một phần mục đích là tăng cường “tập dượt” cho một thái độ và phương pháp tranh luận vừa thẳng thắn, vừa có trách nhiệm, cùng nâng cao dân trí để “Phá vòng nô lệ“. Nhưng tiếc là mong muốn đó mới được đáp ứng rất ít, cho tới cả phần phản hồi hôm qua.
- Không ai có thể phủ nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam (ND/VOV). - Đảng Không thể áp đặt Điều 4 cho dân? (QĐND). Suốt mấy ngày nay, hầu như cỗ máy mạnh nhất là VTV đã được huy động tối đa để tập trung vào nhiệm vụ duy nhất là bảo vệ Điều 4, ào ạt những lời chỉ trích, chụp mũ, thậm chí đe dọa những người dân nào dám nói thẳng mà không theo cách bẻ queo của đảng. Nó được huy động chưa từng thấy như vậy, ngoài thể hiện nỗi sợ hãi, lúng túng, mâu thuẫn không còn che đậy được nữa, thì lại cũng cho thấy nỗi cô đơn của giới bảo thủ trong đảng trước cả rừng báo quốc doanh đang vừa cố tình lờ đi cuộc chiến của họ trước áp lực quá mạnh của mạng tự do, lại vừa “tấn công” lại họ bằng đủ cách khéo léo, chỉ còn đôi ba kẻ tôi tớ trung thành lèo tèo độc giả, như QĐND, ND, là còn đủ mặt dạn mày dày bám theo bằng vài ba bài lảm nhảm luận điệu cũ rích kiểu này.
- Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Bàn về vị trí, chức năng, quyền hạn của Quốc hội (VOV). - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Không bảo thủ, sẵn sàng tiếp thu mọi góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (LĐ). - Ghi nhận rõ hơn các hình thức dân chủ trực tiếp (PLTP). - Đoàn Luật sư Vĩnh Phúc góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (PLVN). - Doanh nhân muốn được Hiến pháp “ghi danh” (PLVN). - Không thể hạn chế quyền cư trú (TT).
.- Hoàng Mai: Lập hiến với tính đảng (BoxitVN). - Kiểm soát quyền lực nhà nước để tránh lạm quyền (TP). – Đức Thành: Cần đa Đảng để chống chảy máu chất xám. – Hiến pháp có nên ghi ‘theo quy định của pháp luật’? (VNN). Rất nên, nếu như vẫn muốn xài thêm luật … rừng!- Vài nét về trưng cầu dân ý (referendum) (Lilia).
- “Nói với mình và các bạn”: Đừng lên án người vô cảm (Đoan Trang).
- Ngần ấy năm cầm quyền, họ đã : TÀN PHÁ NHÂN CÁCH CỦA CHÍNH HỌ VÀ CỦA BAO LỚP NGƯỜI VIỆT NAM (DĐCN). =>
- Nhóm Đặc trách về Giam giữ Tùy tiện yêu cầu trả tự do cho 3 nhà hoạt động Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương (RFA).
- Côn đồ và đại biểu Quốc hội cùng tiếp công dân ? (Xuân VN). – Chính quyền Hải Phòng lại diễn hài theo tích cũ (Xuân VN). “Những tưởng chuyện cổ tích chỉ còn trong sách vở, ai ngờ bây giờ lại được chính quyền Hải Phòng viết tiếp, tiếc thay tác giả ngày nay không có trình độ kiến thức như Trạng Quỳnh mà toàn một lũ vô học, ăn cháo đá bát, hại dân nên cái tâm và tầm không có, luôn bị dư luận nhân dân khinh bỉ mỗi khi chúng làm bất cứ việc gì”.
- Bộ Chính trị khiến tướng Hưởng mất tiền tỉ dịp Tết (Cầu Nhật Tân). “Dịp sát Tết, mùa gặt quà cáp, phong bì của các lãnh đạo thì đùng cái, hôm 31/1/2013 tức 20 Tết âm lịch, Bộ Chính trị ra Quyết định 690 cho chủ trương để tướng Hưởng nghỉ hưu. Bọn địa phương, bọn các đơn vị nghiệp vụ, cục, tổng cục biết tin bèn rút lại phần quà và phong bì cho đỡ ‘lục tốn’… Dù Thủ tướng đã cố gắng câu giờ ra tận ngoài Rằm tháng Giêng mới ký quyết định chính thức cho thượng tướng nghỉ hưu từ 1/3 nhưng thiệt hại do QĐ ‘chủ trương’ 690 của Bộ Chính trị ban hành đúng hôm 20 Tết âm lịch đã khiến tướng Hưởng thất thu tiền tỉ dịp Tết vừa qua”. – Nhà văn Nhật Tuấn bình trên FB: Giống y chang TẾT Ở NHÀ ÔNG GIÁM ĐỐC (Thời 2Đ).
- Bình ruồi đang tiếp tay cho Trầm Bê và Thái Hương moi tiền của dân! (VLB).
- TRÒ CHUYỆN VỚI ÔNG VŨ MÃO, NGUYÊN CHỦ NHIỆM VP QUỐC HỘI: “LÂU LÂU LẠI THẤY CÁN BỘ HẠ CÁNH AN TOÀN” (KỲ 1) . - ÔNG VŨ MÃO: VĂN HÓA TỪ CHỨC VÀ HIỆN TƯỢNG CÁC BỘ TRƯỞNG (KỲ 2) (VC+).
- Trần Đăng Khoa: Ông Hoàng Hữu Phước và văn hóa nghị trường (VOV). - Trần Đăng Khoa mắng nghị Phước: NGÀN NĂM BIA MIỆNG VẪN CÒN TRƠ TRƠ… (Lão Khoa). Mời xem lại phần đầu. - SỐC : Bắt lỗi trình độ tiếng Anh thảm hại của nghị sĩ Hoàng Hữu Phước (TTXVA). Một cái dốt tiếng Anh nữa (nhưng luôn mang tiếng Anh ra lòe thiên hạ) mà nghị Phước đã để lộ cho bà con qua cái tên miền emotino.com. Tiếng Anh không có từ “emotino”, mà chỉ có từ “emotion”. Lúc mới thấy cái tên miền đó, BTV nghĩ: có lẽ khi nghị Phước mua domain, cái tên miền emotion.com đã không còn, nên phải chọn cái emotino.com. Nhưng khi kiểm tra lại thì thấy, cái emotino.com bắt đầu đăng ký vào ngày 02-03-2007, trong khi cái tên miền emotion.com bắt đầu ngày 13-10-2008. Nghĩa là khi mua cái emotino.com thì cái emotion.com vẫn chưa ai mua.
- Ai là “xếp” của tất cả dư luận viên (Phước Béo). Bác PB chớ có nhắc tới đám DLV canh blog BS, làm BTV tui bực lên rồi chửi họ. Ngày nào chúng cũng mang rác vào đây xả, không chịu học theo “nếp sống văn minh gia đình văn hóa mới”, hay “phong trào người tốt việc tốt” gì hết, chuyên đi phá làng, phá xóm mà còn được lãnh lương nữa. BTV đã cho vào hồ sơ hết rồi, có ngày sẽ công khai hết cái bọn này để bà con biết chúng.
- Nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng yêu cầu trả lại vị trí công tác và các chế độ bị ông Đinh Đức Lập cắt trái pháp luật (Hữu Nguyên).
- Đã tham nhũng còn lãng phí ! (Trần Kinh Nghị). – Đào Sỹ Quý: KHOANH VÙNG MIỆNG ÔNG! (Nguyễn Tường Thụy).
- Hà Nội: Giám đốc BV Thanh Nhàn bị chém giữa đường (NLĐ). Mời xem lại: Loạn… trông xe ở bệnh viện Thanh Nhàn! (NB&CL).
- “Quyết” phạt xe không chính chủ! (DT). - Một độc giả thân thiết đọc bài Hàng nghìn mũ bảo hiểm rởm bị xử lý trên VNE từ mấy ngày trước đã bức xúc gọi điện, email, bình luận về phát biểu của ông Trịnh Văn Ngọc- Trưởng phòng Chống hàng giả rằng sẽ nghiêm túc kiểm tra và xử phạt trong năm 2013 để “Sẽ không còn tỷ lệ 70% người đội mũ bảo hiểm mang tính chống đối như hiện nay” và bình luận: “Nếu đưa ra một quy định để xử phạt thì ông, đơn vị ông và cơ quan hữu quan chính là đối tượng cần phải bị xử phạt vì buông lỏng quản lý việc kinh doanh mặt hàng này, chứ không phải đối tượng xử phạt là người dân, khi họ khó có cách gì phân biệt thật giả. Đừng ôm cái dễ về mình mà đẩy khó cho dân, những người đang đóng thuế nuôi các ông …”. “Đội cái mũ mà ông cũng dùng từ ‘chống đối’ ở đây là chống đối cái gì, chống người thi hành công vụ, sẽ bị buộc tội hình sự hay sao?” - TÚM LƯƠN BẰNG ĐUÔI (Nguyễn Quang Vinh).
- Luật sư Nguyễn Minh Tâm – Phó Tổng thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam: Chất lượng văn bản quản lý phản ánh chất lượng cán bộ (PLTP). - ‘Đừng vô cảm với dân!’ (TP). - Xe không chính chủ có thể bị phạt 4 triệu đồng (TP). - Phạt người đội mũ bảo hiểm giả: Đẩy trách nhiệm cho dân (DV).
<- Đừng để dân “sống treo” theo dự án (DV). - Đề nghị Chính phủ dành 3000 tỷ để căn bản hoàn thành việc cấp “sổ đổ” (GDVN). - Sẽ cấp 6 triệu sổ đỏ được cấp trong năm nay (PT).
- Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam: Dân sẽ giám sát tập đoàn kinh tế…? (Sống mới). – Thanh tra tỉnh Thừa Thiên – Huế: Công bố thông tin trên mạng khác với văn bản giấy(!?)(LĐ).
- Tô Văn Trường: LẠM BÀN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ (BoxitVN).
- Thước đo từ nhân dân (TN). - Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương.
- Phụ nữ sẽ nghỉ hưu ở tuổi 60: Còn nhiều ý kiến (ANTĐ).
- Anh hùng bị tố khai man thành tích (DV).
- Chiếc cầu định mệnh (10) (Nguyễn Thế Thịnh).
- Thị trường truyền hình trả tiền (THTT): Cần điều tiết để có cạnh tranh lành mạnh! (LĐ).
- GS Richard Wilkinson: Bất bình đẳng kinh tế phá hủy xã hội như thế nào? (Gốc sân).
- Đừng bắt con chúng tôi làm anh hùng nhí! (TVN). “Một chuyên gia giáo dục từng thốt lên: ‘Chúng ta cố dạy trẻ căm thù thực dân Pháp, nhưng căm thù đến mức không cần biết Victo Hugo là ai thì chúng ta đã thất bại’. Hoàn toàn chính xác!”
- Cập nhật thông tin về 4 cô gái Việt bị lừa qua Nga (RFA).
- Bà con nào chưa đọc sách này thì đọc: VŨ THƯ HIÊN – ĐÊM GIỮA BAN NGÀY (Quỳnh Trâm). Có thể nói đây là một kiệt tác, một “Bản án chế độ”, khi nó cung cấp những thông tin ở cấp cung đình hiếm ai có được và những mổ xẻ thấu đáo, nhưng lại không bị nhàm tẻ do chủ đề chính trị.
- Thư ngỏ của TS Tô Văn Trường gửi Bộ trưởng Vũ Đức Đam về Bô-xít (Ba Sàm). - Tư liệu liên quan đến bản Kiến nghị 2009 (14) (BoxitVN). - Tư liệu liên quan đến bản Kiến nghị 2009 (15).
- Stailin, bạo chúa khát máu hay anh hùng dân tộc? (RFI). =>
- Mấy ông, bà “chủ” nổi giận, đuổi “đầy tớ”: Trung Quốc: Một làng nổi loạn đòi bầu cử tự do (RFI). “Dân làng Thượng Phố từ chối tiếp cán bộ chính quyền nhưng vui mừng đón tiếp phóng viên quốc tế… Trên con đường chính còn chồng chất xác xe hơi bị đốt phá chứng cớ của những trận xung đột dữ dội đã xảy ra trong tuần. Người dân địa phương đòi quyền bầu đại diện xã, phải được góp ý kiến về dự án biến đất ruộng thành khu công nghiệp và phải qua phán quyết bằng lá phiếu”. - Ác mộng tiếp diễn với người sống sót sau tra tấn ở Mã Tam Gia (ĐKN). - Trong thâm cung bóng tối, một nhà thơ Trung Quốc kể lại chuyện ngục tù Trung Cộng (ĐKN). - Chuyện ở nông trại bên Trung Quốc (Nhị Linh).
- Tập Cận Bình sắp trở thành chủ tịch TQ (BBC). – Tập Cận Bình lại cảnh báo đảng Cộng sản Trung Quốc về nạn tham nhũng (RFI). - Từ khóa ‘Quan chức Trần trụi’ bị kiểm duyệt ở Trung Quốc (ĐKN). - 10 vấn đề nổi cộm bức xúc ở Trung Quốc (KT). - Trung Quốc trước các thách thức về đối ngoại (SGTT).
- Cam Bốt: Người dân biểu tình bằng mọi hình thức (RFI).
- Lãnh tụ Bắc Triều Tiên thị sát một cuộc tập trận (VOA). - Ngoại giao bóng rổ ở CHDCND Triều Tiên (PLTP). - Kim Jong-un không thích gây chiến, muốn Obama chủ động gọi điện (GDVN).
- Cá cược về giáo hoàng mới (TN).
- Bangkok bầu thị trưởng như vào “cuộc chiến” (TT).
- HUẾ “PHONG TỎA” NHỮNG NGƯỜI KÝ “KIẾN NGHỊ 72″ (Nguyễn Trọng Tạo). “Tin
thế này: Cấp tối cao có chỉ thị các loại thông tin truyền thông không
được phỏng vấn, tiếp xúc, đưa hình ảnh,bài viết… về (và của) những người
(72?) đã ký kiến nghị 7 điểm”. Nhờ bà con ở Huế kiểm chứng dùm thông tin này.
- độc giả Khách méc bài trên báo Tiền Phong: Toàn cảnh hoạt động Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam với lời bình: “Mời
tất cả những người VN yêu nước xem thật cẩn thận tấm bản đồ mà ông Oai,
Cục trưởng cục kiểm ngư dùng. Trên tấm bản đồ này có vẽ “đường 9 đoạn”
thuộc lãnh hải Trung Quốc. Phải chăng Chính phủ VN đã thừa nhận ‘đường 9
đoạn’ rồi chăng?… Giặc Tàu nằm ngay trong Chính phủ VN rồi chăng?” =>
- Chuyện kể của người lính đảo (Mực tím).
- Lòng trong, tâm sáng để đối diện với sự thật (TVN). – Giải mật cuộc tập trận quy mô chưa từng có năm 1979 (TP). – LỜI KÊU GỌI CỦA BCH TW ĐẢNG CSVN ĐÚNG 34 NĂM TRƯỚC (Tễu).
- Bộ trưởng Quốc phòng Nga sẽ thăm vịnh Cam Ranh (VnEco). – Phương án tác chiến của tàu Kilo trên Biển Đông (Sống mới).
- Trung Quốc sắp đưa tàu lặn Giao Long ra Biển Đông (DT). – Doãn Trác: TQ phải xây gấp cầu tàu, sân bay ở Biển Đông (GDVN).
- Nhật lo ngại tàu tuần tra có trực thăng của Trung Quốc (TN). – Tướng Trung Quốc: Nhật còn khiêu khích là sẽ bắn nhau (GDVN). – Nhật Bản đề cao cảnh giác sự ma mãnh của trực thăng Trung Quốc (Sống mới).
- Về dự án boxit: Tô Văn Trường gửi Vũ Đức Đam (Bùi Văn Bồng).
- Trại Tàu ở Đất Ta (DĐCN). – Điệp Viên TQ Khắp Nơi (Việt báo).
- THẢO DÂN GÓP Ý DỰ THẢO HIẾN PHÁP (FB Thích Thanh Thắng/ Thùy Linh). – CSVN Kẹt Cứng (Việt báo). “Hơn
ai hết CS biết nếu bỏ điều 4 Hiến Pháp là tiêu diêu sinh mạng chánh trị
của Đảng CS. Nếu không có điều này, cán bộ đi chạy xe lôi, xích lô dân
chúng còn chống nữa, chớ đừng nói được làm chủ tich này, bí thư nọ, bộ
trưởng kia, giám đốc đó để ăn trên ngồi trước, ở nhà mát ăn bát vàng như
bây giờ. Nên khi một số nhân sĩ trí thức vận động được 6000 chữ ký yêu
cầu đa đảng, đa nguyên, tung ra vào ngày 19/1/ 2013, thì Tổng Bí Thư
CSVN chạm nọc, tẩu hoả nhập ma, nói quàng nói xiêng”.
- GS. Vũ Hoan, Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Hà Nội: Người dân phải có quyền phúc quyết Hiến pháp (ĐĐK). – Cần cụ thể hóa nhiệm vụ của lực lượng Công an (ANTĐ). – Chuyện sửa đổi hiến pháp ở Trại súc vật (Phạm Vũ Lửa Hạ).
- Đảng trưng cầu dân ý để mà sửa đổi Hiến pháp chỉ là trò gian xảo, mị dân, lừa dân (Đặng Cứu Quốc) (Thông Luận). “Điều
đáng sợ nhất, kinh khủng nhất, động trời nhất là ông Trọng đã chính
thức công khai tuyên bố đảng và nhà nước CSVN tiếp tục xài luật rừng,
qua việc ông không công nhận tam quyền phân lập, quyền hành thống nhất
nơi đảng độc tài lãnh đạo mà thôi!”
- Xung quanh vụ việc bài viết “tứ đại ngu” của ĐB Hoàng Hữu Phước: “Cần có chính kiến rõ ràng hơn trong vụ ĐB Hoàng Hữu Phước“ (GDVN). – Thi trung tuấn trĩ (Đào Tuấn). “Phúc
3 ngày 3 đêm tra wiki, gõ gúc gỗ, bỗng nảy ra một kế. Bèn xa lánh phu
nhân chổng mông làm một bài luận đặt là ‘Tứ đại ngu’ quăng bom ném lựu
đạn vãi ra bốn phương”.
- Bàn về phạm trù đạo đức trong khái niệm về sự lương thiện (Hai Lúa). “Chúng
ta, những người ký tên vào bản kiến nghị 72, hãy tự tin, tự hào rằng,
dù có thể chúng ta chưa thực sự tốt nhưng đã là những người lương thiện
vì chúng ta không vi phạm đạo đức, không suy thoái đạo đức”.
- Bàn về biệt danh “lú” của Tổng Trọng (ĐCV).
- Hoàng Đạo Sử: ĐẢNG CS VIỆT NAM ĐANG ĐỨNG TRƯỚC NGUY CƠ TỰ ĐÁNH MẤT, TỰ HỦY DIỆT MÌNH NHƯ CÁC ĐCS Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU ? (Phạm Viết Đào).
- Viết ngắn cho bạn bè mình (Mẹ Nấm).
- “Quân sư” thủ tướng và “thú dữ, nguy hiểm”: Hot boy và hot girl (Phước Béo). – Ai yêu Hưởng hơn Beo, chỉ mình em là đủ, anh ạ! (Trần Hù).
- Bất an (TP).
- Cứ phải có người chết (NNVN).
- Vatican họp chọn ứng viên giáo hoàng (DT). – Vatican bắt đầu chọn ứng viên giáo hoàng (VNE). - Các hồng y họp bàn tiêu chí bầu giáo hoàng mới (TT). – “Thâm cung bí sử” chuyện bầu Giáo hoàng (TTVH).
- Hacker Trung Quốc nguy hiểm tới mức nào? (Infonet).
- “Quái vật” tham nhũng và những nạn nhân – Kỳ cuối: Ngòi bút đối đầu bạo lực (TT).
KINH TẾ- Thu thuế tiền tiết kiệm: Trái luật, hại dân! (PLTP). - Đề xuất thu thuế tiền tiết kiệm cho thấy BĐS đang cuống vì nợ (GDVN). - Đề xuất bất khả thi (PLTP). - Doanh nghiệp bất động sản tính kế khác để sinh nhai (VNE). - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM, Lê Hoàng Châu Đề xuất đánh thuế tiền gửi tiết kiệm “từ cái tâm” (TT). - Một kiến nghị tối tăm và thiếu đạo lý (DT). - Thị trường bất động sản: Nội kêu cứu, ngoại lạc quan (PLVN). - Thị trường bất động sản: Chờ thực thi chính sách tháo gỡ khó khăn (LĐ). - Vòng quay nợ khốc liệt của ‘trùm’ buôn nhà cho thuê(NĐT). - Sự thật đằng sau số lỗ của doanh nghiệp địa ốc (VTC). - Chuyên gia, nhà quản lý “hiến kế” chính sách hỗ trợ BĐS 2013 (GDVN).
- “Thời điểm bán nợ xấu tốt nhất đã qua” (Infonet/ Gafin).
- Bước ngoặt mới của thị trường (Vietstock). - Ngân hàng lo tồn kho vốn (SGTT). - Về lâu dài cần tính đến việc điều chỉnh tỉ giá (LĐ).
- Bình ổn có… ổn ? (Vietstock). - Nói là làm và nói không tin (VEF). - Chiều nay phỏng vấn trực tuyến về thị trường vàng (VNE).
- Chưa phải lúc mua chứng khoán (TN). - Tăng “room” cho khối ngoại tại ngân hàng yếu kém? (VnEco). - Dòng tiền không chảy về phía… DN (ĐTCK).
- Máy ATM phải hoạt động 24/24 giờ (TT). - Việt Nam nên miễn phí ATM (TP).
- Khó có thị trường điện cạnh tranh (Vietstock).
- Cần cẩn trọng khi nói “hỗ trợ doanh nghiệp” (PLTP).
- 3 năm qua, thị trường hàng không Việt Nam đã hoạt động ra sao? (CafeBiz).
- Xuất siêu, chưa vội mừng… (SGTT).
<- Vụ điều năm 2013: Tin đồn thất thiệt về giá (LĐ). - Tỏi từ đất liền “chảy ngược” ra Lý Sơn (DV).
- Hàng Trung Quốc bủa vây người tiêu dùng – Kỳ 2: Người Việt hại người Việt (TN). - Nghi vấn nhập lậu tôm giống từ Trung Quốc? (PLTP). - Người Trung Quốc thu gom, nông dân đổ xô trồng khoai lang (DV).
- Chạm đáy phá sản (TP).
- Nhốn nháo thị trường sữa xách tay (VNE). - ‘Điệp khúc’ tăng giá sữa lại bắt đầu (PT). - Sản xuất mạnh lên mới quản lý được giá sữa (DV).
- Tiết kiệm vẫn là xu hướng tiêu dùng chủ đạo (PLTP).
- Để người dân có nhiều cơ hội sở hữu ô tô (TN).
- Tại sao cần đọc các tác phẩm cổ điển về kinh tế? (HVCD).
- Bản tin VEPR số 22 của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách.
- Mở rộng diện không chịu thuế GTGT (Vietstock).
- Nuôi nợ… xấu ! (SGĐT).
- Dự án hoành tráng, thi công lèo bèo (TP). – Vừa nhắm mắt, vừa… kiến nghị (NNVN). – Lợi ích nhóm qua kiến nghị đánh thuế tiền gửi (SGTT). – Địa ốc nhõng nhẽo (LĐ). – Đề xuất đánh thuế tiền tiết kiệm: Bất động sản túng quá nói liều! (PT). - Nguy hiểm khó lường từ kiến nghị đánh thuế tiền tiết kiệm (GDVN). – Người mua vẫn chờ những căn hộ vừa túi tiền! (SGTT).
- Từ việc thu phí ATM nghĩ đến “kinh doanh dịch vụ rút tiền” (SGTT). – Phí ATM và chất lượng dịch vụ? (SGĐT).
- Giá vàng SJC 43,65 triệu đồng/lượng (TN). – Vàng tăng, chênh lệch thu hẹp (DT). – Lô vàng đầu tiên của NHNN ra thị trường (Infonet). – ‘Cuộc chơi’ với vàng có bị đạo diễn? (PT). – Đấu thầu để giảm giá vàng (TT).
- Âm hưởng tin đồn (SGĐT).
- Đằng sau việc Air Mekong ngừng bay… (DĐDN).
- Cơ hội cho ngành xuất khẩu? (SGĐT). – XK gỗ sang EU có gặp trở ngại? (NNVN). – Bài toán khó cho ngành điều (SGGP). – Giá gạo Việt Nam “ngược chiều” thế giới (ĐĐK). – Giá cá tra vừa tăng đã giảm (CafeF).
- Ồ ạt giảm giá để xả hàng tồn (LĐ).
- “Bóng ma” chiến tranh tiền tệ đang trở lại? (VnEco).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Trần Quốc Vượng: VIỆT NAM: CỔ TRUYỀN VÀ HIỆN ĐẠI, THUẬN – NGHỊCH – ĐẢO (Việt sử ký).
- NHÂN 65 NĂM BÁO VĂN NGHỆ RA SỐ ĐẦU TIÊN, NHÀ VĂN TRƯƠNG VĨNH TUẤN KỂ CHUYỆN “KẺ LÀM Ô UẾ BÁO VĂN NGHỆ” (Văn chương +).
- S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Vu Khoát (Dân Luận).
- MIẾNG NGON NHỚ LÂU – 3 (Lê Xuân Quang).
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 40) (Nhật Tuấn).
- “THÀNH PHỐ ĐI VẮNG” CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ – GIẢI THƯỞNG HNV: ĐƠN SƠ, NHIỀU LỖI, NHẠT NHÈO/ CŨ CÀNG CON CÓC LỘN LÈO VĂN CHƯƠNG . - NHỮNG BÀI TOÁN NGỤY BIỆN THƯỜNG THẮNG TẠM THỜI ĐỂ RỐT CUỘC BỊ BÁC BỎ, CÒN TRIẾT GIA THI SĨ NGUYỄN HOÀNG ĐỨC THÌ SAO? (VC+).
- NGHỆ NHÂN HÁT XẨM HÀ THỊ CẦU ĐÃ MẤT (Nguyễn Quang Vinh). – NGHỆ NHÂN HÀ THỊ CẦU ĐÃ TỪ BỎ TRẦN GIAN (TT/ Tễu). – Hà Thị Cầu – Chút hồn Việt còn lại nay đã tắt (Sống mới). – THƯƠNG NHỚ NGHỆ NHÂN HÀ THỊ CẦU, CÙNG TÌM HIỂU VỀ HÁT XẨM (Tễu). - Vĩnh biệt nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu (PLTP). - Người còn lại của xẩm đã về trời (TN). – Vĩnh biệt “báu vật nhân văn” Hà Thị cầu: Đời người mấy lúc gian truân… (TT). - Bà Hà Thị Cầu: Khổ một đời, chưa ngừng yêu (DV). - Người hát xẩm cuối cùng về với đất trời (LĐ). =>
- THƠ MINH ĐAN (Nguyễn Trọng Tạo).
- “Cụ” rùa là bảo vật quốc gia? (TN).
- Làng Thổ Hà vào hội (Sống mới).
- Người đẹp màn bạc Việt một thời: Kiều Chinh và Hồi chuông Thiên Mụ (TN).
- Nhân giải thưởng Cánh diều 2012: Sao ngày càng thiếu vắng phim hay? (SGTT). - Phim truyền hình 2013: Rộng mở với diễn viên trẻ? (LĐ).
- NEPAL STYLE (NP Nepal).
- V-League 2013, chút hy vọng “lột xác” cho bóng đá Việt Nam (RFI).
- Tố Hữu có đạo thơ của George Orwell? (Phạm Vũ Lửa Hạ).
- Lễ hội dã man: Nuôi dưỡng “máu lạnh” (KP). - Kinh doanh bức tử lễ hội (TP). – Thời buổi này… biết làm sao! (TTVH).
- Trình diễn Tổ quốc và Tình yêu trên quê hương quan họ (TTVH). – Tuổi trẻ Cà Mau hành trình về đảo Hòn Chuối (TP).
- Nhân giải thưởng Cánh diều 2012: Sao ngày càng thiếu vắng phim hay? (TTVH). – Bố mẹ Dustin Nguyễn đóng phim của con trai (Dân trí).
- Nhớ lần đầu thu thanh giọng hát nghệ nhân Hà Thị Cầu (VOV). – Chuyện đời hóm hỉnh của “Báu vật dân gian” Hà Thị Cầu (DT).
- Thơ: NGỰA TRẮNG BAY VỀ (Văn Công Hùng).
- Chàng trai bụi phủi với những thước phim về Sài Gòn (Infonet).
- Giải Cánh Diều 2012: Hoài nghi chất lượng phim tham dự (NNVN). – Mùa hè lạnh tranh giải Cánh diều “phút cuối” (TT).
- Thời buổi này… biết làm sao? (TTVH).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Ôi, phụ tá của Bộ trưởng! (GDVN).
- Công bằng cho trường ngoài công lập – Kỳ 6: Vai trò nhà nước quyết định thành bại (TN). - Những điểm mới trong tuyển sinh quân đội năm 2013 (LĐ). - Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2013: Quy định thi liên thông chưa rõ ràng (SGGP).
- Học sinh khổ vì 30% kiến thức toán “vô bổ” (VnMedia).
- Giáo viên bức xúc vì chậm lương, phụ cấp (VNN).
- Đã qua thời luyện chữ đẹp (KT).
<- Lớp học U90 (TP).
- Xin lỗi mẹ, con đâu phải siêu nhân! (ĐẸP).
- Chàng sinh viên nghèo học giỏi xuất sắc (DT).
- “Các trường đại học của Anh (UK) quan niệm về trách nhiệm xã hội của mình như thế nào?” (NCGDVN).
- Nhìn lại hoạt động khoa học Việt Nam 1970-2012 (Nguyễn Văn Tuấn).
- WHO: Có thể tránh mất thính lực (VOA).
- Phi thuyền công ty SpaceX cặp Trạm Không Gian Quốc Tế (VOA).
- Bỏ hay không bỏ điểm sàn? (DT).
- Ngành học nào xã hội cần trong tương lai? (DT). – Vì sao trường quân đội khó thu hút nhân tài? (VietQ). – Vì sao ngành sư phạm mất dần “sức hút”? (VTV).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Nhà thuốc bệnh viện bán thuốc hết hạn (TN). - Bệnh lạ tái phát (TN).
- Tiếp tục truy tìm chất độc trong hạt hướng dương (TN).
- Xâm nhập mặn nhiều nơi ở ĐBSCL: Lúa chết, dân khổ (SGGP). - Nắng nóng và khô hạn ở Tây Nguyên – Nhiều sông, suối, hồ khô cạn. =>
- Sẽ thăm dò, tìm kiếm gỗ sưa trên sông Son (LĐ).
- Nói không làm, làm không nói (LĐ).
- Đề phòng gian kế của kẻ cướp (SGTT).
- Là bạn đọc, chúng tôi muốn cảnh báo (TT).
- Hốt bạc từ “con tàu ma” ở Hồ Tây (GDVN).
- Cải tổ di trú: người Mỹ gốc Việt hy vọng đoàn tụ nhanh hơn (Người Việt).
- Chó ‘cứu mạng’ bé gái ba tuổi ở Ba Lan (BBC). Từ nay, các bác có tức giận đám sâu dân, mọt nước, chớ có lôi chó ra chửi nữa nhé. Chó là loài vật trung thành, sống có nhân, có nghĩa, không nên mang chó ra so với cái đám hại dân, hại nước, làm nhục loài chó.
- Thế giới bàn cách bảo vệ các loài nguy cấp (BBC).
- Thái Lan cấm mua bán ngà voi trong nước (VOA).
- Hàng trăm nhà bị sập vì động đất ở Trung Quốc (VOA).
- Đồng khô, người khát: Quảng Nam, Quảng Ngãi: Nông dân kêu trời! (NNVN). – Chinh phục đất khó (NNVN).
- Người Việt đang ăn uống kiểu “trêu ngươi” thần chết (ĐCV). “Thức
ăn hè phố bày bán ở những nơi mất vệ sinh như cạnh cống rãnh, bụi đường
bám đầy, sử dụng dầu chiên không đảm bảo chất lượng… nhưng vẫn đông đúc
người ăn. Một chậu nước rửa hàng trăm cái bát, người tiêu dùng nhìn
thấy tận mắt mà vẫn vô tư sử dụng”.
- Bố mẹ mải bắt trăn, bỏ quên 2 con giữa rừng (Infonet).
- 3 thế hệ trên bãi rác Đông Thạnh (TT).
- Rợn người công nghệ săn én (NNVN).
QUỐC TẾ- Quân nổi dậy Syria chiếm trụ sở cảnh sát (BBC). – Liên Hiệp Quốc sẵn sàng làm trung gian hòa giải tại Syria (RFI). – Tổng thống Syria: Điều đình nhưng không từ chức (VOA). - Biệt kích Mỹ huấn luyện quân nổi dậy đánh tạt sườn Syria (ANTĐ). - Tổng thống Syria sẽ tại vị đến năm 2014? (SGGP).
- Bagladesh: Bạo động gia tăng sau bản án tử hình một lãnh đạo Hồi giáo (RFI). – Bangladesh: Thêm 6 người biểu tình thiệt mạng hôm Chủ nhật (VOA). - Bangladesh: Bạo động vì “vết thương chiến tranh” (SGGP).
- Đánh bom ở Pakistan khiến 200 người thương vong (TTXVN).
- Tchad tuyên bố tiêu diệt thêm một thủ lĩnh Al-Qaida tại Mali (RFI).
<- Ngoại trưởng Mỹ đến Ai Cập (VOA). – Tổng thống Ai Cập tiếp Ngoại trưởng Mỹ (VOA). - Tân Ngoại trưởng Mỹ cam kết giải ngân viện trợ Ai Cập (VOV). - Ngoại trưởng Mỹ: Ai Cập phải tái xây dựng nền kinh tế (TP).
- Thuốc “cắt giảm ngân sách” đang ngấm vào đời sống (LĐ).
- 4 người chết trong các vụ nổ tại Iraq (VOA). - Colin Powell thừa nhận “bị lừa” về Chiến tranh Iraq (TTXVN).
- Mỹ thả hàng loạt người nhập cư lậu: Hệ quả của cắt giảm ngân sách (RFI).
- Cảnh sát Nam Triều Tiên bắn bị thương một quân nhân Mỹ (VOA).
- Bồ Đào Nha: Biểu tình rầm rộ phản đối chính sách khắc khổ (RFI).
- Cảnh sát Malaysia chết vì đọ súng (BBC).
- Syria cáo buộc Mỹ huấn luyện phe đối lập (VOV). – Tổng thống Syria tuyên bố không từ chức (VTV). - Tổng thống Assad cáo buộc Anh “bắt nạt” Syria (LĐ). – Israel dọa tiếp tục tấn công Syria (Tin tức). – Pháp – Thổ Nhĩ Kỳ lên kế hoạch ám sát Tổng thống Assad? (Infonet).
- Iran tuyên bố có hơn 3.000 máy ly tâm tối tân (TN). – Israel tố Iran “câu giờ” để sản xuất bom hạt nhân (VnMedia).
- Chương trình đối nội của ông Obama bị thách thức (TTXVN). - Mỹ có hy vọng đạt thỏa hiệp về ngân sách (VOV). – Cắt giảm chi tiêu làm Mỹ mất khả năng “xâm lược” (Infonet).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 03/03/2013; + Nhip đập 360 độ Thể thao – 03/03/2013; + 360 độ thể thao – 03/03/2013; + Đường lên đỉnh Olympia – 03/03/2013; + Mr & Miss – 03/03/2013; + Gương mặt thân quen – 02/03/2013; + Siêu đầu bếp – 03/03/2012; + Toàn cảnh thế giới – 03/03/2013; + Báo chí toàn cảnh – 03/03/2013; + Thời tiết du lịch – 03/03/2013; + Hộp thư truyền hình – 03/03/2013; + Cuộc sống thường ngày – 03/03/2013; + Dân hỏi Bộ trưởng trả lời – 03/03/2013; + Thời sự 12h – 03/03/20131661. Hiến pháp có nên ghi ‘theo quy định của pháp luật’?
Hiến pháp có nên ghi ‘theo quy định của pháp luật’?
Thứ 2, 4/3/2013, 0:4 GMT+7Khánh Duy
- Hiến pháp tạo ra được thể chế pháp quyền là cách tốt để ngăn chặn các hành vi gây rối loạn và bảo vệ sự ổn định của đất nước.
Bản dự thảo Hiến pháp đang được Quốc hội đề nghị góp ý có rất nhiều đoạn khẳng định đi khẳng định lại những cụm từ như: “theo quy định của phát luật”, “hoạt động theo khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, “phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật”, “do luật định”, “theo pháp luật Việt Nam”, “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Ví dụ điều 26 sửa đổi nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Có thể hiểu rằng những người soạn thảo bản Hiến pháp lo ngại những quyền được hiến định trong Hiến pháp như tự do ngôn luận, tự do biểu tình, tự do hội họp có thể dẫn tới việc lạm dụng quá trớn, gây rối loạn xã hội, ảnh hưởng đến tính ổn định của bộ máy chính trị và đời sống nhân dân. Những lo ngại này có lý và không chỉ Việt Nam, chính phủ các nước khác đều có những lo ngại tương tự. Nhưng tại sao họ không nhất thiết phải ghi những cụm từ như trên trong Hiến pháp?
Thứ nhất, Hiến pháp tự thân nó đã là đạo luật cao nhất rồi, những điều khoản trong đó không phải ghi rằng theo “quy định của pháp luật” nữa, ghi như vậy tạo một mâu thuẫn: vậy giữa Hiến pháp và luật khác thì điều gì cao hơn? Thứ hai, Hiến pháp nào tạo ra một hệ thống pháp quyền thật sự tự nó sẽ khống chế được những biểu hiện cực đoan của tự do và giải quyết được sự mất ổn định xã hội.
Pháp quyền giúp ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của quyền tự do hiến định như thế nào?
Thử lấy các trường hợp ở Mỹ ra làm ví dụ. Tòa án Mỹ liên tục phải đối mặt với vô vàn tình huống “đau đầu” khi công dân khởi kiện các lệnh cấm của chính quyền các cấp căn cứ vào Hiến pháp. Ví dụ: Một công dân la hét phản đối vào lúc 2h sáng giữa khu dân cư đông đúc có nên được bảo vệ bởi tự do ngôn luận ghi trong Hiến pháp không? Một đoàn biểu tình chiếm tất cả các cửa ga tàu điện ngầm ngay giữa giờ cao điểm có nên được bảo vệ bởi quyền tự do biểu tình hiến định không? Hay thậm chí, có những tranh cãi pháp lý rất hài hước như: múa khỏa thân có nên được xếp vào quyền tự do biểu đạt, hay coi bói cho người khác có là một dạng thức ngôn luận cần tôn trọng trong Hiến pháp?
Hiến pháp chỉ ghi những quyền và nguyên lý chung nhất, nhưng sự giản đơn của Hiến pháp khi va đập với thực tế phức tạp của cuộc sống tạo nên những nghịch lý, những tình thế tiến thoái lưỡng nan như vậy. Câu trả lời của các tòa án Mỹ là: không thể có tự do nào là tự do tuyệt đối và những động thái kiểm soát của chính quyền để ngăn chặn các hành vi “tự do” nhưng gây hại là cần thiết. Tuy nhiên, các lệnh cấm đều phải tuân thủ những nguyên tắc chặt chẽ do tòa án định ra và chỉ có tòa án mới là nơi duy nhất có thẩm quyền quyết định ai đúng ai sai. Khi ra tòa, chính quyền chứ không phải người dân đi kiện sẽ phải giải trình tính hợp hiến của các động thái kiểm soát tự do.
Lấy tự do ngôn luận làm ví dụ. Các luật cấm liên quan tới ngôn luận khi ra tòa án Mỹ thường phải thỏa mãn 4 tiêu chí sau để được chấp nhận là hợp hiến.
Thứ nhất, luật cấm phải trung tính, nghĩa là đảm bảo không nhắm cụ thể vào một nhóm thông điệp nào đó. Ví dụ nếu muốn cấm phát tờ rơi trước trụ sở chính quyền, phải cấm tất cả các dạng thức tờ rơi chứ không chỉ cấm tờ rơi có nội dung chỉ trích thị trưởng.
Thứ hai, luật cấm không được ngăn chặn tuyệt đối. Ví dụ nếu muốn cấm biểu tình vì lo ngại ách tắc giao thông, chỉ có thể cấm biểu tình trên lòng đường, nếu cấm cả biểu tình trên vỉa hè có nghĩa là đã ngăn chặn tuyệt đối và những đạo luật như vậy thường ngay lập tức bị coi là vi hiến ở Mỹ.
Thứ ba, luật cấm phải được biện minh bằng những lợi ích quan trọng. Ví dụ, cấm biểu tình ngay trước cổng bệnh viện có thể được biện minh bằng lợi ích của bệnh nhân. Việc tụ tập ở đây có thể dẫn tới việc những xe cấp cứu không thể vào được kịp thời, dẫn tới tính mạng bệnh nhân bị đe dọa. Cấm biểu tình giữa quảng trường chắc chắn bị coi là vi hiến.
Thứ tư, luật cấm phải được thiết kế hẹp để chỉ triệt tiêu vừa đủ tác hại của hành vi. Ví dụ lệnh cấm ở bệnh viện trên sẽ bị tòa phủ nhận nếu không quy định cụ thể là cấm biểu tình trước cổng bệnh viên trong phạm vi bao nhiêu mét. 30 mét có thể được chấp nhận nhưng 50 mét là quá xa và lệnh cấm là vi hiến.
Quay về với cuộc biểu tình ở ga tàu điện ngầm vào giờ cao điểm gây trì hoãn giao thông công cộng. Chính quyền hoàn toàn có thể ra một lệnh cấm được công nhận là hợp hiến như sau: cấm mọi dạng thức biểu tình trong phạm vi ga tàu điện ngầm và cách các cửa ga 20 mét trong giờ cao điểm, từ 7h tới 9h sáng và từ 5h tới 7h chiều. Lệnh cấm ấy đủ linh hoạt để không ngăn chặn mọi dạng thức biểu đạt và đủ hẹp để ngăn chặn tác hại lên giao thông công cộng.
4 nguyên tắc trên được xây dựng trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm từ vô số vụ kiện ở tòa án các cấp tại Hoa Kỳ. Nguyên tắc vừa bảo vệ vừa giới hạn quyền tự do ngôn luận được đảm bảo trong Hiến pháp. Nguyên tắc định hình ra đường biên giới của các hành vi ngôn luận, làm cơ sở tham chiếu để chính quyền biết mình có thể kiểm soát tới đâu và công dân biết mình được tự do tới đâu.
Pháp quyền là để cho tòa án có một quyền lực độc lập, kiểm soát và cân bằng các quyền lực khác. Một tòa án độc lập sẽ tự tìm thấy các nguyên tắc như trên để điều chỉnh sự quá đà của tự do. Tòa án mới là tiếng nói cuối cùng quyết định đúng sai. Cảnh sát, quân đội, thị trưởng và kể cả tổng thống cũng không thể can thiệp và tác động được vào sự công chính của quan tòa. Tòa án độc lập chính là nơi sẽ kiểm soát mọi hành vi gây mất ổn định, thay vì sử dụng lực lượng vũ trang.
Hiến pháp trao cho nhân dân các quyền cơ bản nhưng đồng thời cũng đã có tòa án độc lập để cân bằng lại những biểu hiện lạm quyền. Pháp quyền tự thân nó đã là một giải pháp ngăn chặn mất ổn định từ bên trong, hiệu quả và lặng lẽ, bởi không cần thêm một khẩu hiệu nào nữa.
Nguồn: VietnamNet
Ôi, phụ tá của Bộ trưởng!
(GDVN) - Những phụ tá này của Bộ trưởng Giáo dục không biết có thuộc diện 30% "sáng cắp ô đi tối cắp về" không, nhưng chắc khó xếp vào 70% còn lại!
Chỉ trong vòng 5 ngày, Bộ Giáo dục & Đào tạo và 1 sở trực thuộc lộ ra 4 yếu kém không thể biện hộ về chuyện xử lý thông tư, hướng dẫn.
1. Một là, ngày 26/2, qua bức thư ngỏ Nhà báo Trần Đăng Tuấn gửi Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đăng trên Dân Trí, cả nước mới ngớ người ra: Quyết định 60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2011, ghi rõ trách nhiệm của Bộ GD&ĐT là chủ trì, phối hợp với các Bộ để “hướng dẫn các địa phương thực hiện các nội dung của quyết định này”. Một trong các nội dung của Quyết định là trẻ Mầm Non 3, 4 tuổi tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo, các xã và thôn bản đặc biệt khó khăn…được hỗ trợ 120.000đ/tháng để duy trì bữa ăn trưa tại trường.
Các em mầm non bản Pha Lay (Huyện Điện Biên-Tỉnh Điện Biên) và bữa cơm trưa nấu tại lớp đầu tiên với sự hỗ trợ của các cá nhân thiện nguyện. Ảnh: Dân Trí
Sau 14 tháng, thông tư hướng dẫn vẫn nằm trên giấy, dù tiền chi cho mục tiêu này ở nhiều địa phương đã có từ lâu. Thành ra 14 tháng các bé vẫn "nhịn đói" hoặc "dấm dúi mà ăn" (một số cán bộ, thầy cô giáo thương các em đành "vượt rào" chi trước).
Bộ GD&ĐT giải thích: "Ngay sau khi có Quyết định, Bộ GD-ĐT đã khẩn trương chủ trì phối hợp với các Bộ/Ngành liên quan soạn thảo thông tư hướng dẫn và ngày 13/6/2012 bản dự thảo đã được đưa lên mạng lấy ý kiến đóng góp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do vướng mắc một số khâu “kỹ thuật” nên cho đến nay thông tư này vẫn chưa được ban hành chính thức".
Theo giải thích trên đây thì: "ngay sau khi" + "khẩn trương" = 14 tháng!
2. Hai là, ngày 28/2, qua VnExpress, người ta ngỡ ngàng nhìn lại Thông tư 04/2013/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2012. Thông tư này vừa ban hành còn chưa ráo mực.
Luật sư Vũ Tiến Vinh chỉ ra thông tư của Bộ GD&ĐT phạm luật ở ít nhất 2 điểm
- Thông tư 04 quy định nơi tiếp nhận tố cáo chỉ là Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT Trung ương hoặc Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh (thành phố) và Ban thanh tra giáo dục các cấp là không đúng bởi Luật tố cáo không quy định hành vi vi phạm thuộc ngành nào thì chỉ tố cáo đến cơ quan quản lý ngành đó mà có quyền tố cáo đến các cơ quan khác có thẩm quyền.
- Quy định chỉ được tố cáo sau khi kết thúc ngày thi cuối cũng không đúng. Luật Tố cáo cho phép người dân phát hiện ra các hành vi vi phạm pháp luật có quyền tố cáo với cơ quan có thẩm quyền bất kỳ lúc nào, và không yêu cầu chỉ được tố cáo vào những thời điểm nhất định.
"Có thể người soạn quy chế chỉ nghĩ đơn giản là để tránh những ồn ào khi kỳ thi đang diễn ra, tránh ảnh hưởng đến tâm lý thí sinh cũng như xã hội nên quy định như vậy. Tuy nhiên, vì thiếu tư duy luật pháp một cách căn bản và cách tiếp cận không phù hợp nên gây phản ứng trong xã hội", luật sư Vinh lý giải.
Theo phân tích trên đây có thể hiểu: Người soạn quy chế (văn bản pháp quy) của nguyên một Bộ, một khâu thường xuyên tác động đến hàng chục triệu học sinh sinh viên và gia đình các em, không có tư duy luật pháp căn bản!
3. Ba là, ngày 1/3, Báo Giáo dục Việt Nam qua tiếp nhận đơn thư bạn đọc và xác minh: Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc ra văn bản hướng dẫn kỳ tuyển giáo viên năm 2012 đọc, nghe thì rất trúng tinh thần của Nghị định 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ, nhưng khi thực hiện lại "bẻ cong" Nghị định này để làm theo cách riêng, không đếm xỉa đến quyền lợi chính đáng của người thi.
Chị Dương Thị Ánh, một trong 3 người đứng đơn khiếu nại Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc. Chị học theo diện niên chế, điểm tốt nghiệp đạt 10, nhưng không được tính vì Sở này "bẻ cong" Nghị định của Chính phủ.
Cụ thể, nhiều người thi tuyển làm giáo viên THPT ở tỉnh Vĩnh Phúc vốn được đào tạo theo diện niên chế, khi xét điểm thì đáng lẽ được cộng theo công thức: Tổng điểm xét tuyển (TĐXT) = Điểm học tập (ĐHT) + Điểm tốt nghiệp (ĐTN) + Điểm thực hành (ĐTH) x 2 (quy định tại Nghị định 29/2012/NĐ-CP).
Bản thân Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc khi chuẩn bị tổ chức kỳ thi này đã ra văn bản hướng dẫn cũng nói rõ áp dụng Nghị định 29/2012/NĐ-CP, nhưng khi xét điểm lại tự quy đổi những thí sinh diện học theo niên chế thành thí sinh diện học theo tín chỉ, để tính theo công thức: TĐXT = ĐHT x 2 + ĐTH x 2. Theo công thức này, những người học niên chế có điểm tốt nghiệp (ĐTN) càng cao càng chịu thiệt; thậm chí có thí sinh ĐTN = 10 nhưng không được đưa vào phép tính xét tuyển!
Khi người khiếu nại và phóng viên trực tiếp đến Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, thì cơ quan trực tiếp liên quan đến khiếu nại này từ chối làm việc bằng con đường tốt nhất (đối thoại), không một ai trả lời, mà chỉ thích làm việc qua văn bản. Trong khi đó, hai cơ quan gián tiếp liên quan, UBND tỉnh và Giám đốc Sở Nội vụ lại có thể trả lời ngay về những trường hợp này! (xem chi tiết)
4. Bốn là, lại chuyện thông tư vi phạm Luật Tố cáo mang số hiệu 04/2013/TT-BGDĐT.
Ngày 1/3, sau khi báo chí đăng tải xác nhận của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam rằng thông tư này sai luật, ngày 2/3 (thứ Bảy) trang VietQ phát hiện ra: "Từ tối qua đến 9 giờ sáng hôm nay 2/3, hai website của Bộ Giáo dục và Đào tạo là www.moet.gov.vn và www.edu.vn vẫn đăng tải Thông tư 04 từ ngày 26/2".
Nhưng đáng nói ở chỗ, từ 9h sáng 2/3 đến 5h sáng hôm nay (4/3, thứ Hai), các trang web này vẫn "án binh bất động", giữ nguyên hiện trạng! Trên trang www.moet.gov.vn không thể tìm đâu ra cái Thông tư 06/2013/TT-BGDĐT sửa sai cho Thông tư 04/2013/TT-BGDĐT. "Nhờ" Google và "nhờ" luôn công cụ Tìm kiếm trên trang www.moet.gov.vn thì thấy văn bản được "gửi" ở website Chính phủ - cơ quan vốn không trực tiếp là nơi cung cấp thông tin cho hàng triệu học sinh sinh viên và gia đình các em.
À quên mất, cuối tuần công chức, viên chức của Bộ phải nghỉ chứ!
Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo chậm cập nhật thông tin? Ảnh chụp màn hình lúc 9 giờ sáng ngày 3/2. Ảnh: VietQ
Hiện trạng này được giữ nguyên đến khoảng 5h sáng nay, 4/3/2013. Ảnh: Giaoduc.net.vn
Tìm kiếm trên chính trang www.moet.gov.vn, không thấy Thông tư 06/2013/TT-BGDĐT, vẫn chỉ thấy Thông tư 04/2013/TT-BGDĐT có nội dung vi phạm Luật Tố cáo.
5. Những "xì-căng-đan" nói trên do ai gây ra?
Chắc chắn không thể là Bộ trưởng Phạm Vũ Luận được, bởi ông có "trăm công nghìn việc". Một thuyền trưởng ngành của cả nước không thể cứ lúc nào cũng phải nhúng tay vào mấy việc bé cỏn con như thế, dù rằng, những việc ấy (có thể không bằng một cốc trà đá, như chuyện "bữa cơm có thịt" mà Nhà báo Trần Đăng Tuấn đã nêu ra) cũng là thể diện của ông, của ngành.
Có thể gọi chung người trực tiếp làm những việc cụ thể đó là "phụ tá" của Bộ trưởng. Phụ tá trực tiếp, nếu là công chức viên chức ở cấp trung ương, phụ tá gián tiếp - nếu là công chức viên chức ở cấp địa phương. Tất cả đều giúp việc cho Bộ trưởng, cho ngành giáo dục cả!
Theo lời của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, công chức hiện nay "30% sáng cắp ô đi tối cắp về". Không biết các phụ tá này có thuộc diện 30% không, nhưng chắc khó xếp vào 70% còn lại!
Bình An - Vài ý kiến về Kiến nghị 72
Hiến Pháp là văn bản pháp lý cao nhất, là mẹ của mọi bộ luật. Hiến Pháp
chú trọng trên quyền, lợi ích quốc gia dân tộc, sự toàn vẹn của lãnh
thổ, quyền lợi ích của người dân, phải do dân và vì dân. Hiến pháp cần
xác định mục tiêu trước hết là để bảo đảm sự an toàn, tự do và hạnh phúc
của mọi người dân thí dụ như các quyền về sở hữu, tự do ngôn luận, xuất
bản báo chí, hội họp, cư trú, biểu tình... đi kèm vào đó là các bộ luật
tương ứng; đảm bảo các quyền tự do cá nhân nhưng trong khuôn khổ nhất
định, không phải thứ tự do vô chính phủ, vô tổ chức, xem thường tính
mạng người khác hay xem thường pháp luật. Tạo điều kiện cho xã hội phát
triển ổn định theo một trật tự đúng đắn vì tự do, dân chủ, vì hòa bình,
tiến bộ của dân tộc Việt Nam và phù hợp với Tuyên Ngôn Liên Hiệp Quốc về
Nhân quyền năm 1948 và các hiệp ước nhân quyền của quốc tế mà Việt Nam
đã tham gia ký kết.
Hiến Pháp phải được toàn dân phúc quyết và đảm bảo tính bền vững, bao trùm của nó, đảm bảo xây dựng một nhà nước pháp quyền. Bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân. Xây dựng một thể chế chính trị, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước dựa trên ý chí chung của nhân dân, thể hiện sự đồng thuận của nhân dân. Những người lãnh đạo đất nước phải đủ đức, đủ tài do nhân dân bàu ra, không phải theo kiểu hiệp thương hay chia nhau ghế… Việc đưa ra “Sửa đổi Hiến Pháp lần này” đảm bảo cho sự tồn tại, vượt qua khó khăn, phát triển đất nước hiện tại và cho sự lớn mạnh của Việt Nam tương lại.
Xin ý kiến nhỏ với “Bản dự thảo Hiếp pháp 2013 trong Kiến nghị sửa đổi hiến pháp 1992 gồm 72 trí thức (hay gọi Kiến nghị 72) do nguyên Bộ trưởng Tư pháp – TS Nguyễn Đình Lộc đại diện ký tên gửi cho UB soạn thảo sửa đổi Hiến pháp được nhiều người chú ý, và sau thời gian vận động đã được hơn 5000 người ký tên ủng hộ. Thiết nghĩ, tại sao khi các vị này đang đương chức, đương quyền thì không thấy ý kiến, ý cò gì?, nay đã hạ cánh an toàn thì lại “sợ bị lãng quên” hay “không còn gì để mất” nên mới “giám” lên tiếng. Nhưng Kiến nghị 72 với dự thảo của các vị sẽ không khả thi.
Lý do:
1 Dù rằng Khiến nghị 72 do nguyên Bộ trưởng Tư pháp – TS Nguyễn Đình Lộc đại diện ký tên, nhưng trên thực tế Nguyễn Phước Tương đứng đầu khởi xướng, chủ trò (một cựu đảng viên CS, là người tham mưu cho ông TTg Võ Văn Kiệt) lập ra “Đảng nhân dân hành động” của Nguyễn Sỹ Bình ở Mỹ (là đảng con của đảng CSVN), “Đảng nhân dân hành động” đã có công lớn trong việc lôi kéo người Việt từ trong nước, hay ở Campuchia cũng như các nước có tư tưởng chống cộng vào tham gia và sau đó báo cho Công an Việt Nam “làm thịt”, đưa họ vào tù (điều này đã được chính ông Nguyễn Gia Kiểng đứng đầu Tập hợp dân chủ đa nguyên ở Pháp khẳng định). Vì người “chủ trò Kiến nghị 72” là ông Tương Lai (mới chỉ hàm “Phó giáo sư” nhưng trên công luận ông ta luôn tự xưng là “Giáo sư”) với bản chất là người thích khoe khoang, thích thành tích, muốn nổi tiếng và không thoát khỏi “lợi ích cá nhân”, có nhiều người còn cho ông là “gáo hư” và chính ông ta là con rối, giúp chính quyền cọng sản “vỗ mõm trí thức” theo kiểu “khổ nhục kế” vì sự tồn tại của chế độ chính trị Việt Nam… và việc có tới 5000 người ký tên thì chỉ tham gia theo kiểu “hội chứng đám đông”.
2 Thêm vào những người ký tên là nhân sĩ trí thức thì trong đó không ít người có tư tưởng bất mãn (chủ yếu nhóm IDS cũ) thuộc nhóm chủ xướng (nhóm này bị dị ứng, nhảy “tưng tưng” khi bị Thủ tướng Nguyễn Tân Dũng dẹp “IDS- ban nghiên cứu tốn tiền nhưng vô ích” và họ bị mất đi một nguồn bổng lộc đáng kể nên tìm cách phá bĩnh), có người nhân xét sự quấy phá của nhóm IDS là “những con chó phản chủ”, mục đích là “ chơi TTg Nguyễn Tân Dũng” để trả thù. Kiến Nghị 72 vẫn mang tính chung chung, còn rất nhiều ngộ nhận trên những điểm rất cơ bản, không giải quyết được vấn đề “hòa giải, hòa hợp dân tộc”, không đoạn tuyệt với quá khứ thì không thể thu hút nhân tài hải ngoại.
Tuy nhiên tình trạng “gây tiếng vang” trong Kiến nghị 72 chỉ là hình thức, vì các yêu cầu không khả thi, không thể xảy ra trong thời gian tới như: Xóa bỏ Điều 4, yêu cầu Đa nguyên đa đảng, xây dựng thể chế chính trị Việt Nam theo kiểu Mỹ (Tổng thống), đổi tên nước, phi chính trị hóa Quân đội. Do vậy, dù có đưa kiến nghị thế nào thì thực tế “vũ như cẩn”.
3 Kiến nghị 72 không phù hợp với tính chất, tình hình xã hội Việt Nam, những chọn lựa cho tương lai không khả thi chỉ mang tính giật gân, nhưng trong vòng luẩn quẩn. Việc yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp là một động thái độ để gây tiếng vang xem mình dũng cảm nhưng không phải là sự thật vì họ chỉ dám lên tiếng khi chính quyền đã tuyên bố cho phép đóng góp mọi ý kiến, không giới hạn kể cả ý kiến bỏ điều 4, tức là “nói vậy nhưng không phải vậy”. Trong những vị ký kiến nghị thì đông đảo là những cựu đảng viên, những người này đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong guồng máy đảng và nhà nước, các vị này đang hưởng rất nhiều bổng lộc của chính quyền. Dù công khai kêu gọi bỏ điều 4 nhưng thực tế là “rung chuông báo động” nguy cơ mất quyền lãnh đạo của đảng và đề nghị một chế độ dân chủ nhưng vẫn không bỏ được bản chất cố hữu của họ vì “sợ mất sổ hưu”. Kiến Nghị 72 vẫn mang tính chung chung, còn rất nhiều ngộ nhận trên những điểm rất cơ bản, không giải quyết được vấn đề “hòa giải, hòa hợp dân tộc”, về những khái niệm chính trị, cũng như về những chọn lựa cho tương lai.
- Qua Kiến nghị 72 cho thấy bản Dự Thảo Hiến Pháp 2013 nóng vội, có nhiều người cho là hời hợt, dài dòng và thiếu thuyết phục, mang nặng tư tưởng cá nhân công thần và bất mãn. Sự lựa chọn “chế độ chính trị” là “chế độ Tổng Thống” cũng rất ấu trĩ. Vì tình hình chính trị Việt Nam lúc này đang phức tạp, kinh tế khó khăn, nghèo nàn. Tư tưởng vẫn còn mang tính làng xã, dòng tộc, chưa phát huy được tính dân chủ, hiểu biết về xã hội dân sự chỉ được biết đến tính theo đầu ngón tay của một số trí thức. Một xã hội mang nặng truyền thống Á Đông như vậy thì đòi lập nên một chế độ “Tổng thống” thì cũng như không, chỉ là “Bình mới, rượu cũ”, vẫn là tập trung quyền lức và lợi ích cho nhóm người của Tổng thống. Chính vì vậy, Việt Nam không thể thể theo mô hình của Mỹ. Việt Nam chưa hình thành xã hội dân sự theo tiêu chí phương Tây nhằm thực hiện mục tiêu thay đổi chế độ XHCN bằng biện pháp "bất bạo động", "phi vũ trang. Hiện nay, chưa thể “phi quân sự hóa chính trị” và Hoa Kỳ và một số nước Phương Tây chưa thể dùng vũ lực can thiệp vào vấn đề chính trị Việt Nam. Do đó, lợi dụng sự kiện “Sửa đổi Hiến pháp” trên làm phương thức tập hợp lực lượng đấu tranh công khai để đưa ra những kiến nghị nhằm thay đổi thể chế chính trị Việt Nam sẽ không khả thì tại thời điểm này và cả trong tương lai gần (tạm tính cho đến thời điểm các vị trí thức hàng đầu trong Kiến nghị 72 về chầu Diêm Vương).
Hiện tại, tuy trong nội bộ Đảng CS có không ít đảng viên xuống cấp về đạo đức, lối sống, xa rời nhân dân, tạo nên nhóm lợi ích, dẫn đến làm mất lòng tin của dân và ở mức độ nào đó đã cản trở sự phát triển xã hội. Đồng thời, đòi “Đa nguyên đa đảng” nhưng thực chất chỉ nhằm “hợp thức hóa” Đảng “Nhân dân hành động” mà ông Tương Lai có công lập ra, đây cũng thể hiện sự ham muốn quyền lực của ông ta. Tuy nhiên, thực tế lúc này tại Việt Nam chưa thể đa nguyên, đa đảng, vì chưa một tổ chức chính trị, xã hội nào có đủ tư cách để thay thế sự lãnh đạo độc tôn của Đảng CS và Đảng CS vẫn không chịu chia sẻ quyền lực. Như vậy nếu có đa đảng thì Đảng NDHĐ vẫn nằm trong sự điều chỉnh của Đảng CSVN, nếu không phải như thế thì chính các ông “trí thức hay trí ngủ” đang “mơ giữa ban ngày”.
- Do đó, tôi nghĩ đóng góp ý kiến cho “sửa đổi Hiến Pháp 1992” lần này sẽ được chính quyền Việt Nam chấp nhận và sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tế và phù hợp với thế giới cũng như cho tương lai Việt Nam chứ chưa đề cập đến thay đổi thể chế chính trị. Sửa đổi Hiếp Pháp lần này sẽ làm rõ và thực thi những vấn đề cơ bản về “quyền con người”, “sở hữu tư nhân”, “sở hữu toàn dân”, “vai trò của ĐCS”… Vấn đề chịu trách nhiệm của những “đầy tớ nhân dân” sẽ được chú trọng.. điều chỉnh để tránh sự lạm quyền nói chung và cán bộ, cơ quan công quyền và tăng thêm các quyền giám sát của nhân dân cho phù hợp tình hình chính trị Việt Nam.
Xin chào 72 trí thức (trong đó có không ít trí ngủ). Vài lời ý kiến, mong sao các vị đừng “đứng tim” khi không thấy Kiến nghị 72 được thực hiện.
Bình An
Hiến Pháp phải được toàn dân phúc quyết và đảm bảo tính bền vững, bao trùm của nó, đảm bảo xây dựng một nhà nước pháp quyền. Bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân. Xây dựng một thể chế chính trị, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước dựa trên ý chí chung của nhân dân, thể hiện sự đồng thuận của nhân dân. Những người lãnh đạo đất nước phải đủ đức, đủ tài do nhân dân bàu ra, không phải theo kiểu hiệp thương hay chia nhau ghế… Việc đưa ra “Sửa đổi Hiến Pháp lần này” đảm bảo cho sự tồn tại, vượt qua khó khăn, phát triển đất nước hiện tại và cho sự lớn mạnh của Việt Nam tương lại.
Xin ý kiến nhỏ với “Bản dự thảo Hiếp pháp 2013 trong Kiến nghị sửa đổi hiến pháp 1992 gồm 72 trí thức (hay gọi Kiến nghị 72) do nguyên Bộ trưởng Tư pháp – TS Nguyễn Đình Lộc đại diện ký tên gửi cho UB soạn thảo sửa đổi Hiến pháp được nhiều người chú ý, và sau thời gian vận động đã được hơn 5000 người ký tên ủng hộ. Thiết nghĩ, tại sao khi các vị này đang đương chức, đương quyền thì không thấy ý kiến, ý cò gì?, nay đã hạ cánh an toàn thì lại “sợ bị lãng quên” hay “không còn gì để mất” nên mới “giám” lên tiếng. Nhưng Kiến nghị 72 với dự thảo của các vị sẽ không khả thi.
Lý do:
1 Dù rằng Khiến nghị 72 do nguyên Bộ trưởng Tư pháp – TS Nguyễn Đình Lộc đại diện ký tên, nhưng trên thực tế Nguyễn Phước Tương đứng đầu khởi xướng, chủ trò (một cựu đảng viên CS, là người tham mưu cho ông TTg Võ Văn Kiệt) lập ra “Đảng nhân dân hành động” của Nguyễn Sỹ Bình ở Mỹ (là đảng con của đảng CSVN), “Đảng nhân dân hành động” đã có công lớn trong việc lôi kéo người Việt từ trong nước, hay ở Campuchia cũng như các nước có tư tưởng chống cộng vào tham gia và sau đó báo cho Công an Việt Nam “làm thịt”, đưa họ vào tù (điều này đã được chính ông Nguyễn Gia Kiểng đứng đầu Tập hợp dân chủ đa nguyên ở Pháp khẳng định). Vì người “chủ trò Kiến nghị 72” là ông Tương Lai (mới chỉ hàm “Phó giáo sư” nhưng trên công luận ông ta luôn tự xưng là “Giáo sư”) với bản chất là người thích khoe khoang, thích thành tích, muốn nổi tiếng và không thoát khỏi “lợi ích cá nhân”, có nhiều người còn cho ông là “gáo hư” và chính ông ta là con rối, giúp chính quyền cọng sản “vỗ mõm trí thức” theo kiểu “khổ nhục kế” vì sự tồn tại của chế độ chính trị Việt Nam… và việc có tới 5000 người ký tên thì chỉ tham gia theo kiểu “hội chứng đám đông”.
2 Thêm vào những người ký tên là nhân sĩ trí thức thì trong đó không ít người có tư tưởng bất mãn (chủ yếu nhóm IDS cũ) thuộc nhóm chủ xướng (nhóm này bị dị ứng, nhảy “tưng tưng” khi bị Thủ tướng Nguyễn Tân Dũng dẹp “IDS- ban nghiên cứu tốn tiền nhưng vô ích” và họ bị mất đi một nguồn bổng lộc đáng kể nên tìm cách phá bĩnh), có người nhân xét sự quấy phá của nhóm IDS là “những con chó phản chủ”, mục đích là “ chơi TTg Nguyễn Tân Dũng” để trả thù. Kiến Nghị 72 vẫn mang tính chung chung, còn rất nhiều ngộ nhận trên những điểm rất cơ bản, không giải quyết được vấn đề “hòa giải, hòa hợp dân tộc”, không đoạn tuyệt với quá khứ thì không thể thu hút nhân tài hải ngoại.
Tuy nhiên tình trạng “gây tiếng vang” trong Kiến nghị 72 chỉ là hình thức, vì các yêu cầu không khả thi, không thể xảy ra trong thời gian tới như: Xóa bỏ Điều 4, yêu cầu Đa nguyên đa đảng, xây dựng thể chế chính trị Việt Nam theo kiểu Mỹ (Tổng thống), đổi tên nước, phi chính trị hóa Quân đội. Do vậy, dù có đưa kiến nghị thế nào thì thực tế “vũ như cẩn”.
3 Kiến nghị 72 không phù hợp với tính chất, tình hình xã hội Việt Nam, những chọn lựa cho tương lai không khả thi chỉ mang tính giật gân, nhưng trong vòng luẩn quẩn. Việc yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp là một động thái độ để gây tiếng vang xem mình dũng cảm nhưng không phải là sự thật vì họ chỉ dám lên tiếng khi chính quyền đã tuyên bố cho phép đóng góp mọi ý kiến, không giới hạn kể cả ý kiến bỏ điều 4, tức là “nói vậy nhưng không phải vậy”. Trong những vị ký kiến nghị thì đông đảo là những cựu đảng viên, những người này đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong guồng máy đảng và nhà nước, các vị này đang hưởng rất nhiều bổng lộc của chính quyền. Dù công khai kêu gọi bỏ điều 4 nhưng thực tế là “rung chuông báo động” nguy cơ mất quyền lãnh đạo của đảng và đề nghị một chế độ dân chủ nhưng vẫn không bỏ được bản chất cố hữu của họ vì “sợ mất sổ hưu”. Kiến Nghị 72 vẫn mang tính chung chung, còn rất nhiều ngộ nhận trên những điểm rất cơ bản, không giải quyết được vấn đề “hòa giải, hòa hợp dân tộc”, về những khái niệm chính trị, cũng như về những chọn lựa cho tương lai.
- Qua Kiến nghị 72 cho thấy bản Dự Thảo Hiến Pháp 2013 nóng vội, có nhiều người cho là hời hợt, dài dòng và thiếu thuyết phục, mang nặng tư tưởng cá nhân công thần và bất mãn. Sự lựa chọn “chế độ chính trị” là “chế độ Tổng Thống” cũng rất ấu trĩ. Vì tình hình chính trị Việt Nam lúc này đang phức tạp, kinh tế khó khăn, nghèo nàn. Tư tưởng vẫn còn mang tính làng xã, dòng tộc, chưa phát huy được tính dân chủ, hiểu biết về xã hội dân sự chỉ được biết đến tính theo đầu ngón tay của một số trí thức. Một xã hội mang nặng truyền thống Á Đông như vậy thì đòi lập nên một chế độ “Tổng thống” thì cũng như không, chỉ là “Bình mới, rượu cũ”, vẫn là tập trung quyền lức và lợi ích cho nhóm người của Tổng thống. Chính vì vậy, Việt Nam không thể thể theo mô hình của Mỹ. Việt Nam chưa hình thành xã hội dân sự theo tiêu chí phương Tây nhằm thực hiện mục tiêu thay đổi chế độ XHCN bằng biện pháp "bất bạo động", "phi vũ trang. Hiện nay, chưa thể “phi quân sự hóa chính trị” và Hoa Kỳ và một số nước Phương Tây chưa thể dùng vũ lực can thiệp vào vấn đề chính trị Việt Nam. Do đó, lợi dụng sự kiện “Sửa đổi Hiến pháp” trên làm phương thức tập hợp lực lượng đấu tranh công khai để đưa ra những kiến nghị nhằm thay đổi thể chế chính trị Việt Nam sẽ không khả thì tại thời điểm này và cả trong tương lai gần (tạm tính cho đến thời điểm các vị trí thức hàng đầu trong Kiến nghị 72 về chầu Diêm Vương).
Hiện tại, tuy trong nội bộ Đảng CS có không ít đảng viên xuống cấp về đạo đức, lối sống, xa rời nhân dân, tạo nên nhóm lợi ích, dẫn đến làm mất lòng tin của dân và ở mức độ nào đó đã cản trở sự phát triển xã hội. Đồng thời, đòi “Đa nguyên đa đảng” nhưng thực chất chỉ nhằm “hợp thức hóa” Đảng “Nhân dân hành động” mà ông Tương Lai có công lập ra, đây cũng thể hiện sự ham muốn quyền lực của ông ta. Tuy nhiên, thực tế lúc này tại Việt Nam chưa thể đa nguyên, đa đảng, vì chưa một tổ chức chính trị, xã hội nào có đủ tư cách để thay thế sự lãnh đạo độc tôn của Đảng CS và Đảng CS vẫn không chịu chia sẻ quyền lực. Như vậy nếu có đa đảng thì Đảng NDHĐ vẫn nằm trong sự điều chỉnh của Đảng CSVN, nếu không phải như thế thì chính các ông “trí thức hay trí ngủ” đang “mơ giữa ban ngày”.
- Do đó, tôi nghĩ đóng góp ý kiến cho “sửa đổi Hiến Pháp 1992” lần này sẽ được chính quyền Việt Nam chấp nhận và sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tế và phù hợp với thế giới cũng như cho tương lai Việt Nam chứ chưa đề cập đến thay đổi thể chế chính trị. Sửa đổi Hiếp Pháp lần này sẽ làm rõ và thực thi những vấn đề cơ bản về “quyền con người”, “sở hữu tư nhân”, “sở hữu toàn dân”, “vai trò của ĐCS”… Vấn đề chịu trách nhiệm của những “đầy tớ nhân dân” sẽ được chú trọng.. điều chỉnh để tránh sự lạm quyền nói chung và cán bộ, cơ quan công quyền và tăng thêm các quyền giám sát của nhân dân cho phù hợp tình hình chính trị Việt Nam.
Xin chào 72 trí thức (trong đó có không ít trí ngủ). Vài lời ý kiến, mong sao các vị đừng “đứng tim” khi không thấy Kiến nghị 72 được thực hiện.
Bình An
* Bài do t/g gửi tới TTHN, được đăng trên tinh thần thông tin đa chiều. Không phản ảnh quan điểm của TTHN
Tướng Trung Quốc: Nhật còn khiêu khích là sẽ bắn nhau
(GDVN) – Chu Hòa Bình nói, “nhưng nếu như Nhật Bản không thay đổi thái độ mà cứ tiếp tục khiêu khích thì sẽ không tránh khỏi khả năng bắn nhau”.Chu Hòa Bình |
Trả lời phóng viên China News bên lề hội nghị Chính hiệp trung ương, Chu Hòa Bình cho rằng những căng thẳng xung quanh nhóm đảo Điếu Ngư (Senkaku) trên Biển Hoa Đông thời gian vừa qua “đều do Nhật Bản gây ra”.
Hoạt động của lực lượng Hải giám hay Ngư chính ngoài Senkaku được Chu Hòa Bình lý giải là hành động “duy trì chủ quyền, bảo vệ ngư dân” hết sức bình thường của Trung Quốc.
“Chúng tôi sẽ cố gắng tối đa để tránh khả năng nổ súng, duy trì và bảo vệ tốt hòa bình, ổn định ở Biển Hoa Đông”, Chu Hòa Bình nói, “nhưng nếu như Nhật Bản không thay đổi thái độ mà cứ tiếp tục khiêu khích thì sẽ không tránh khỏi khả năng bắn nhau”.
Lần đầu tiên, em bé nhiễm HIV được chữa khỏi
Các bác sĩ đã tuyên bố vào hôm qua rằng lần đầu tiên trên thế
giới, một em bé đã được chữa khỏi HIV. Đây là sự phát triển vượt bậc, có
thể ảnh hưởng đến cách thức chữa bệnh cho trẻ sơ sinh có lây nhiễm HIV.
Và cũng sẽ nhanh chóng giảm số lượng trẻ em đang chung sống với vi-rút
gây bệnh AIDS này.
Em bé, sinh ra ở vùng quê Mississippi (Mỹ), được chữa
trị bằng thuốc kháng vi-rút ngay từ 30 giờ sau khi ra đời. Đây là cách
thức chữa bệnh không thông dụng. Nếu những thử nghiệm tiếp theo cho thấy
cách thức này cũng có tác dụng với những trẻ em khác, chắc chắn sẽ có
sự thay đổi trong cách điều trị trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm vi-rút HIV trên
toàn thế giới.
Liên hợp quốc cho biết có khoảng 330 ngàn trẻ sơ sinh có HIV vào năm
2011 và có hơn 3 triệu trẻ em phải sống với vi-rút này trên toàn cầu.
(Yahoo! Tin tức)
“Bí ẩn” 11,5 tấn vàng bán giá rẻ
Mấy ngày qua thị trường xôn xao với thông tin 4 ngân hàng thương mại
được tạm nhập 11,4 tấn vàng, về “nhờ” SJC dập ra vàng miếng SJC, bán
theo giá giảm để tạo hiệu ứng trong dân cư, khiến họ sẽ bán mạnh ra...
Mấy ngày qua thị trường xôn xao với thông tin 4 ngân hàng thương mại
được tạm nhập 11,4 tấn vàng, về “nhờ” SJC dập ra vàng miếng SJC, bán
theo giá giảm. Kiểu bán khống này tạo hiệu ứng trong dân cư, khiến họ sẽ
bán mạnh ra theo. Sau đó các ngân hàng mới từ từ mua vào giá thấp với
lượng lớn hơn quy mô đã bán ra; vừa có nguồn hàng giá thấp trả cho việc
tạm nhập, vừa để tất toán trạng thái.
Cũng chính vì tình huống trên khiến nhu cầu ngoại tệ tăng lên, dùng cho
việc tạm nhập vàng rồi sau đó mới gom lại tái xuất, khiến tỷ giá biến
động những ngày qua (?).
Một lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước khẳng định với PV rằng:
“Không hề có chuyện 4 ngân hàng được tạm nhập 11,5 tấn vàng, rồi sau đó
tái xuất. Tôi cũng không hiểu nổi vì sao họ lại đảo ngược những gì Ngân
hàng Nhà nước thông tin và đang làm. Chúng tôi sẽ có giải thích cụ thể”.
Cuối chiều 1/3, cổng thông tin Ngân hàng Nhà nước đã đăng tải ý kiến
chính thức, trong đó có nội dung liên quan đến việc chuyển đổi vàng phi
SJC và hoạt động xuất nhập khẩu liên quan.
Cơ quan này cho biết, sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép, họ đã
tổ chức thực hiện phương án tạm xuất vàng phi SJC, tái nhập vàng nguyên
liệu tiêu chuẩn quốc tế để đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi, đáp ứng nhu cầu
chi trả vàng miếng SJC cho người dân tại các ngân hàng thương mại.
“Về bản chất, phương án tạm xuất, tái nhập là việc Ngân hàng Nhà nước
cho phép các tổ chức tín dụng đổi vàng miếng phi SJC thành vàng tiêu
chuẩn quốc tế bằng cách xuất khẩu vàng miếng phi SJC và nhập khẩu nguyên
liêu tiêu chuẩn quốc tế với khối lượng xuất khẩu bằng nhập khẩu. Toàn
bộ chi phí thực hiện do các tổ chức tín dụng tự trang trải”, Ngân hàng
Nhà nước giải thích.
Phương án trên giúp đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi, khắc phục điểm nghẽn
kiểm định của SJC thời gian qua. Nếu không theo cách này, công ty SJC
phải mất ít nhất 6 tháng mới có thể kiểm định xong để tiến hành chuyển
đổi (do thực tế việc kiểm định thời gian qua cho thấy không phải tất cả
vàng cần chuyển đổi đều đủ tiêu chuẩn chất lượng).
Tổng lượng cần chuyển đổi là hơn 9 tấn, từ tháng 2/2013 đến nay đã tạm
xuất tái nhập khoảng 2 tấn, phần còn lại dự kiến xong trong tháng 3. Do
tạm xuất trước (có ngay ngoại tệ) rồi mới tái nhập sau nên không tác
động đến cầu ngoại tệ và gây biến động tỷ giá, cũng như loại trừ tình
huống bán khống từ việc tạm nhập rồi mới tái xuất.
Một vấn đề được chú ý là, chênh lệch giá giữa hơn 9 tấn vàng phi SJC đó
với vàng miếng SJC sau khi chuyển đổi rơi vào túi ai? Ngân hàng Nhà nước
cho biết, phần lớn số vàng đó là của người dân gửi các ngân hàng trước
đây. Cơ quan này đã kiểm tra thực tế lượng tồn quỹ này 2 lần trước khi
cho thực hiện phương án chuyển đổi.
Trước đây, nhiều người dân gửi vàng miếng phi SJC cho ngân hàng, nhưng
khi đáo hạn chỉ chịu nhận vàng miếng SJC. Do vậy lượng vàng miếng phi
SJC nói trên nằm kho suốt thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đưa ra giải
pháp chuyển đổi trên để tháo gỡ với điều kiện các ngân hàng không được
thu thêm phí khi chi trả cho người gửi.
(Vneconomy)
Giải mật cuộc tập trận quy mô chưa từng có năm 1979 của Liên xô
Vào năm 1979, Liên Xô đã khẳng định kiên quyết với những thế lực đầy
tham vọng: Quân đội và nhân dân Xô Viết sẵn sàng sử dụng các giải pháp
cuối cùng để thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình với Việt Nam.
Trong rất nhiều trường hợp khác nhau, các nước phải tiến hành nhưng hoạt động quân sự nhằm giải quyết những vấn đề xung đột chính trị mà các biện pháp ngoại giao thông thường không thể giải quyết vấn đề. Nhưng trong lịch sử đấu tranh, có rất nhiều những tình huống mà những xung đột căng thẳng giữa các nước trên thế giới có thể được giải quyết bằng phương pháp phô diễn sức mạnh quân sự và khả năng sẵn sàng sử dụng sức mạnh đó.
Hơn một lần Liên bang Xô viết đã sử dụng khả năng biểu dương sức mạnh quân sự để ngăn chặn những thảm họa chiến tranh. Một trong những tình huống đó là năm 1979, Kremlin đã có những hành động quyết liệt biểu dương sức mạnh của các lực lượng vũ trang và khả năng sẵn sàng sử dụng sức mạn đó để giải quyết những mâu thuẫn chính trị. Và chính sự quyết liệt đó đã ngăn chặn một cuộc chiến tranh lớn ở khu vực Đông Nam Á. Tiền Phong trân trọng giới thiệu bài viết này.
Diễn tập bắn đạn thật – là những hoạt động huấn luyện chiến đấu của các lực lượng vũ trang các nước với mục đích làm tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu, khả năng điều hành tác chiến và liên kết phối hợp, đồng thời cũng kiểm tra thử nghiệm vũ khí trang bị phương tiện chiến tranh trên chiến trường. Nhưng trên thực tế diễn tập có bắn đạn thật là biểu dương sức mạnh quân sự nhằm mục đích răn đe, ngăn chặn hoặc thể hiện khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang. Đồng thời, diễn tập cũng là phương thức nhằm đưa các đơn vị quân đội vào trạng thái sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến tranh.
Một trong những yếu tố nhanh chóng làm tỉnh lại những nhà chính khách đã mê muội bởi tham vọng chính trị, với sự tự tin thái quá về khả năng của mình, đó là cho họ thấy được sức mạnh quân sự mà trong trường hợp họ vẫn không tự nhìn nhận lại tình huống, họ sẽ phải đối đầu trực diện. Thực hiện được điều đó thì phô diễn sức mạnh quân sự phải thật sự hiệu quả. Kinh nghiệm phô diễn sức mạnh quân sự nhằm đạt được mục đích chính trị, thông thường nước Mỹ hay nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn. Nhưng trong thực tế đấu tranh trên thế giới, Liên bang Xô viết vào năm 1979 đã triển khai sức mạnh quân sự của mình một cách quyết liệt và hiệu quả, khiến cho một cường quốc trên thế giới như Trung Quốc buộc phải chùn tay, còn cả thế giới nín thở với sự khủng khiếp chờ đợi ngày “D”.
Xung đột biên giới năm 1979
Sau khi quân tình nguyện Việt Nam cùng với các lực lượng yêu nước Campuchia tiến hành các chiến dịch quân sự chống lại lực lượng quân sự Khơ me Đỏ và chính quyền Pol Pot. Sức ép mọi mặt lên nhà nước Việt Nam ngày càng tăng cả về ngoại giao, kinh tế, quân sự...
Trên tuyến biên giới phía bắc Việt Nam, lực lượng thù địch đã triển khai một tập đoàn quân: Thê đội một 15 sư đoàn bộ binh, thê đội 2 – 6 sư đoàn dã chiến. Dự bị chiến dịch có 3 sư đoàn. Tổng thể cụm quân lực triển khai các hoạt động tác chiến trên biên giới có thể tăng cường đến 29 sư đoàn. Rạng sáng ngày 17 tháng 2, đội quân khổng lồ này ồ ạt tấn công trên toàn tuyến...
Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 (theo cách gọi của người Việt Nam) chính thức nổ ra...
Trong rất nhiều trường hợp khác nhau, các nước phải tiến hành nhưng hoạt động quân sự nhằm giải quyết những vấn đề xung đột chính trị mà các biện pháp ngoại giao thông thường không thể giải quyết vấn đề. Nhưng trong lịch sử đấu tranh, có rất nhiều những tình huống mà những xung đột căng thẳng giữa các nước trên thế giới có thể được giải quyết bằng phương pháp phô diễn sức mạnh quân sự và khả năng sẵn sàng sử dụng sức mạnh đó.
Hơn một lần Liên bang Xô viết đã sử dụng khả năng biểu dương sức mạnh quân sự để ngăn chặn những thảm họa chiến tranh. Một trong những tình huống đó là năm 1979, Kremlin đã có những hành động quyết liệt biểu dương sức mạnh của các lực lượng vũ trang và khả năng sẵn sàng sử dụng sức mạn đó để giải quyết những mâu thuẫn chính trị. Và chính sự quyết liệt đó đã ngăn chặn một cuộc chiến tranh lớn ở khu vực Đông Nam Á. Tiền Phong trân trọng giới thiệu bài viết này.
Diễn tập bắn đạn thật – là những hoạt động huấn luyện chiến đấu của các lực lượng vũ trang các nước với mục đích làm tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu, khả năng điều hành tác chiến và liên kết phối hợp, đồng thời cũng kiểm tra thử nghiệm vũ khí trang bị phương tiện chiến tranh trên chiến trường. Nhưng trên thực tế diễn tập có bắn đạn thật là biểu dương sức mạnh quân sự nhằm mục đích răn đe, ngăn chặn hoặc thể hiện khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang. Đồng thời, diễn tập cũng là phương thức nhằm đưa các đơn vị quân đội vào trạng thái sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến tranh.
Một trong những yếu tố nhanh chóng làm tỉnh lại những nhà chính khách đã mê muội bởi tham vọng chính trị, với sự tự tin thái quá về khả năng của mình, đó là cho họ thấy được sức mạnh quân sự mà trong trường hợp họ vẫn không tự nhìn nhận lại tình huống, họ sẽ phải đối đầu trực diện. Thực hiện được điều đó thì phô diễn sức mạnh quân sự phải thật sự hiệu quả. Kinh nghiệm phô diễn sức mạnh quân sự nhằm đạt được mục đích chính trị, thông thường nước Mỹ hay nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn. Nhưng trong thực tế đấu tranh trên thế giới, Liên bang Xô viết vào năm 1979 đã triển khai sức mạnh quân sự của mình một cách quyết liệt và hiệu quả, khiến cho một cường quốc trên thế giới như Trung Quốc buộc phải chùn tay, còn cả thế giới nín thở với sự khủng khiếp chờ đợi ngày “D”.
Xung đột biên giới năm 1979
Sau khi quân tình nguyện Việt Nam cùng với các lực lượng yêu nước Campuchia tiến hành các chiến dịch quân sự chống lại lực lượng quân sự Khơ me Đỏ và chính quyền Pol Pot. Sức ép mọi mặt lên nhà nước Việt Nam ngày càng tăng cả về ngoại giao, kinh tế, quân sự...
Trên tuyến biên giới phía bắc Việt Nam, lực lượng thù địch đã triển khai một tập đoàn quân: Thê đội một 15 sư đoàn bộ binh, thê đội 2 – 6 sư đoàn dã chiến. Dự bị chiến dịch có 3 sư đoàn. Tổng thể cụm quân lực triển khai các hoạt động tác chiến trên biên giới có thể tăng cường đến 29 sư đoàn. Rạng sáng ngày 17 tháng 2, đội quân khổng lồ này ồ ạt tấn công trên toàn tuyến...
Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 (theo cách gọi của người Việt Nam) chính thức nổ ra...
Năm 1979. Các trung đoàn máy bay chiến đấu từ lãnh thổ của Ucraina và Belarussia cơ động di chuyển đến sân bay của Mông cổ. Ảnh: Cơ sở dữ liệu “VKO” Matxcova |
Liên bang Xô viết quyết định thực hiện sứ mệnh vô cùng khó khăn trong
điều kiện tình huống phức tạp và nguy cơ bùng nổ chiến tranh trên diện
rộng – thiết lập lại sự công bằng và hòa bình trên bán đảo Đông Dương
bằng phương pháp biểu dương sức mạnh quân sự. Nhưng với những cái đầu
nóng, thực hiện giải pháp nửa vời và không quyết liệt là không thể, mà
còn thúc đẩy quốc gia mang tư tưởng nước lớn muốn 'dạy một bài học' cho
nước khác tiến hành cuộc chiến tranh ác liệt hơn. Matxcơva đã quyết định
hành động rất cứng rắn và quyết liệt ngay từ ban đầu.
Cuộc diễn tập lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới
Các hoạt động biểu dương sức mạnh và ý chí được quyết định vào đầu tháng 3 năm 1979.
Trong giai đoạn từ ngày 12 đến ngày 26 tháng 3 ( với mục đích tạo áp lực
quân sự lên Trung Quốc do những hành động gây chiến chống lại nước láng
giềng) theo quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên
xô, trên tất cả các quân khu vùng biên giới phía Đông, trên lãnh thổ
Mông Cổ và trên biển Thái bình dương tiến hành cuộc diễn tập hiệp đồng
quân binh chủng và diễn tập hải quân có sử dụng đạn thật.
Trong cuộc diễn tập lớn nhất trong lịch sử quân sự có sử dụng lực lượng
của 20 sư đoàn binh chủng hợp thành và không quân. Quân số tham gia diễn
tập lên đến 200 nghìn quân nhân, 2600 xe tăng, 900 máy bay và 80 chiến
hạm. Cuộc diễn tập bắt đầu từ thời điểm động viên lực lượng và đưa các
đơn vị thường trực chiến đấu từ thường xuyên lên toàn bộ. Từ lực lượng
dự bị động viên điều động 52 nghìn quân nhân dự bị động viên hạng 1,
động viên từ các cở sở thuộc ngành Nông nghiệp hơn 5 nghìn xe ô tô các
loại.
Những đợt diễn tập lớn nhất được thực hiện tại Mông Cổ, trong diễn tập
có sự tham gia của 6 sư đoàn BBCG và Tăng thiết giáp, 3 trong số các đơn
vị được điều động từ Siberia và Zabaikalia. Ngoài ra trên lãnh thổ Mông
Cổ tham gia diễn tập có 2 lữ đoàn, 3 sư đoàn không quân chiến trường,
các đơn vị và phân đội đặc chủng tăng cường.
Ngoài ra, cũng trong giai đoạn đó, đồng thời tiến hành các hoạt động
diễn tập thực binh của các lực lượng trên vùng Viến đông và Đông
Kazakhstan, có sự tham gia của các đơn vị binh chủng hợp thành và các
đơn vị không quân, phối hợp với lực lượng Biên phòng.
Trong tiến trình diễn tập đã thực hiện nội dung liên kết phối hợp giữa
các lực lượng. Các đơn vị và phân đội trong điều kiện khí hậu và môi
trường khắc nghiệp đã tiến hành cơ động trên khoảng cách rộng lớn, từ
Siberia đến Mông Cổ (hơn 2000 km). Các đơn vị được tổ chức biên chế
thành đơn vị chiến đấu ngay trên tầu hỏa, được vận chuyển bằng đường
không. Cụ thể, sư đoàn ĐBĐK từ Tula được vận chuyển vào khu vực Chita
trên quãng đường dài 5,5 nghìn km bằng máy bay vận tải quân sự một đợt
bay trong thời gian 2 ngày. Các trung đoàn máy bay chiến đấu từ lãnh thổ
của Ucraina và Belarusia được cơ động trực tiếp đường không đến các sân
bay của Mông cổ.
Trên những khu vực biên giới với Trung Quốc, các đơn vị phòng thủ biên
giới triển khai phác thảo các kế hoạch tổ chức phòng ngự, đánh chặn các
đòn tấn công xâm phạm khu vực biên giới, kế hoạch phản kích các đòn tấn
công và kế hoạch phản công.
Trên các vùng biển phía Đông và Nam Trung Quốc có gần 50 chiến hạm của
hạm đội Thái Bình dương, trong đó có 6 tầu ngầm, tiến hành các hoạt động
sẵn sàng chiến đấu và đồng loạt triển khai diễn tập các hoạt động tác
chiến nhằm tiêu diệt lực lượng hải quân đối phương. Riêng vùng biển
Primorie tiến hành diễn tập đổ bộ đường biển.
Trên các vùng biển phía Đông và Nam Trung Quốc có gần 50 chiến hạm của hạm đội Thái Bình dương, trong đó có 6 tầu ngầm đang thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu . Ảnh tư liệu VKO |
Một trong những mối quan tâm đặc biệt là kinh nghiệm triển khai các cụm
quân công kích chủ lực của Lực lượng Không quân trên biên giới với Trung
Quốc, do đặc thù có ưu thế vượt trội về không quân, như một phương tiện
tác chiến tầm xa, “phi tiếp xúc”. Trong giai đoạn ngày nay sẽ là yếu tố
quan trọng làm nguội đi những cái đầu nóng của người láng giềng đầy
tham vọng mà không tự lượng sức mình.
Theo các kế hoạch diễn tập, đã tiến hành tổ chức biên chế các cụm chủ
lực hàng không công kích của các trung đoàn không quân trên các quân khu
gần biên giới Trung Quốc. Các tập đoàn máy bay chiến đấu chuyển sang vị
trí đóng quân cố định trong khu vực miền Đông, không chỉ là từ các quân
khu lân cận, mà cả từ Pricarpathian trên quãng đường bay dài tới 7000km
trong vòng hai ngày.
Vấn đề không phải là vài chục chiếc máy bay chiến đấu, được rút ra từ
các phân đội bay sẵn sàng chiến đấu thường xuyên, mà là các trung đoàn
bay đầy đủ theo biên chế. Cùng với các máy bay chiến đấu, các máy bay
vận tải vận chuyển luôn cả các đơn vị hậu cần kỹ thuật, các trang thiết
bị, kỹ thuật dự trữ và cơ sở vật chất dự phòng theo biên chế.
Có những thời điểm trên không trung cùng lúc bay hàng chục trung đoàn
không quân chiến trường. Ngay sau khi các đơn vị không quân hạ cánh, các
đơn vị và phân đội không quân lập tức nhận nhiệm vụ và triển khai tham
gia huấn luyện diễn tập. Trong quá trình tiến hành các hoạt động chuyển
quân và diễn tập chiến đấu tiến công, các kíp lái đã cơ động hơn 5000h,
sử dụng hơn 1000 quả bom và tên lửa.
Một khối lượng khổng lồ vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu, cơ sở
vật chất, vận chuyển từ Liên bang Xô viết, đã giải quyết toàn bộ vấn đề
về trinh sát đường không của địch trên lãnh thổ Việt Nam. Một bộ phận
không quân đảm bảo vận tải trên lãnh thổ Việt Nam. Thành quả và khối
lượng không thể tưởng tượng được của hàng không vận tải quân sự đã thực
hiện trên cầu hàng không được thiết lập giữa CCCP và Việt Nam. Trong
khuôn khổ chương trình diễn tập và vận chuyển khí tài chiến đấu trong
không đầy một tháng đã tiến hành cơ động 20 nghìn quân nhân của lực
lượng vũ trang Việt Nam, hơn 1000 đơn vị (unit) trang thiết bị chiến
đấu, 20 máy bay quân sự và máy bay trực thăng, hơn 3 nghìn tấn vũ khí
trang bị, đạn và cơ sở vật chất phục vụ chiến tranh.
Liên bang Xô viết đã thực hiện sứ mệnh cao cả của mình, bằng sự giúp đỡ
của tinh thần đồng chí, tăng cường sức mạnh quân sự cho quân đội nhân
dân Việt nam bằng giải pháp cung cấp khí tài quân sự. Trong giai đoạn
đầu tiên của cuộc xung đột vũ trang đến tháng 3 năm 1979 theo đường vận
tải biển đã chuyển đến Việt Nam hơn 400 xe tăng và xe thiết giáp, xe bộ
binh cơ giới, 400 khẩu pháo và súng cối, 50 tổ hợp pháo phản lực Grad
BM-21, hơn 100 khẩu pháo phòng không, 400 tổ hợp tên lửa phòng không vác
vai và hàng nghìn tên lửa, 800 súng chống tăng RPG-7, 20 máy bay tiêm
kích.
Ngoài vũ khí trang bị, Liên bang Xô viết còn cung cấp các hệ thống trang
thiết bị đặc chủng và các dây truyền sửa chữa xe máy công trình phục vụ
bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị, phương tiện chiến tranh. Tất cả
các trang thiết bị, phương tiện chiến tranh và hệ thống sửa chữa, bảo
hành trang thiết bị đi cùng đó đều được chuyển đến trong vòng một tháng.
Vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật đều trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu
và có thể đưa vào chiến đấu được ngay. Toàn bộ trang bị kỹ thuật,
phương tiện chiến tranh được kiểm tra bởi các đoàn kiểm tra kỹ thuật
nghiêm khắc nhất, để chuẩn bị đã điều động các chuyên gia, trong thực tế
đã khai thác sử dụng triệt để các trang thiết bị đó và có kinh nghiệm
sâu sắc về khai thác sử dụng. Như vậy, các phương tiện chiến đấu, từ các
phương tiện vận tải, không cần có sự chuẩn bị bổ sung, có thể đưa thẳng
vào chiến trường. Đây thật sự là một kỳ tích của hệ thống hậu cần, kỹ
thuật, vận tải của quân đội Xô viết cả về tốc độ cung cấp và vận tải
trang bị, số lượng vũ khí trang bị, khả năng sẵn sàng chiến đấu của vũ
khí trang bị khi cơ động trên hàng chục ngàn km đường biển.
Trong thời gian diễn ra cuộc tập trận tổng lực của quân đội xô viết,
người Trung Quốc căng thẳng theo dõi mọi diễn biến và có thể đánh giá
được, thật sự họ đang ở trong một tình huống nghiêm trọng như thế nào?
Đến mức họ không dám đưa lực lượng quân đội của họ từ vị trí đóng quân
ra biên giới Xô – Trung. Ngoài biên giới, các phương tiện thông tin đại
chúng tập trung toàn bộ sự chú ý, theo dõi và đưa ra những phỏng đoán về
cuộc diễn tập quân sự, lớn nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại,
diễn ra trong khu vực châu Á. Các hoạt động diễn ra rất quyết liệt, theo
đúng thực tế chiến trường chứ không hề có cảm giác “tình huống giả
định, một bước tiến – hai bước lùi”. Và áp lực chiến tranh nặng nề đè
lên thế lực hiếu chiến, buộc họ phải suy nghĩ tỉnh táo và kiềm chế tối
đa..
Trữ lượng dầu, tiêu hao trong thời gian thực hiện các hoạt động diễn tập và giúp đỡ Việt nam, Bộ quốc phòng Liên bang Nga phải phục hồi lại dự trữ trong vòng hai năm. |
Không đạt được những mục tiêu chính trị, tổn thất nặng nề về binh lực,
ngày 5 tháng 3 năm 1979, Bộ máy lãnh đạo Bắc Kinh quyết định rút quân
khỏi lãnh thổ láng giềng. Quyết định đó bị thúc đẩy bởi hàng loạt các
yếu tố chính trị và quân sự, những yếu tố then chốt đó là sự ủng hộ kiên
quyết của Matxcơva đối với Hà Nội, yêu cầu ngay lập tức chấm dứt hành
động xâm lược vô nhân đạo, khả năng sẵn sàng tiến hành các hoạt động
quân sự mạnh nhất trên khu vực phía Đông; những mâu thuẫn và bất đồng
chính kiến ngay trong nội bộ nhà cầm quyền Bắc Kinh; sự phản ứng mạnh mẽ
của thế giới tiến bộ và yêu chuộng hòa bình; sự xuất hiện rõ nét những
điểm yếu trong công tác huấn luyện và tiến hành các chiến dịch, thực
hành các trận đánh của lực lượng sĩ quan chỉ huy quân đội PLA; trong
biên chế các loại vũ khí, trang thiết bị hiện đại, phương tiện chiến
tranh, khó khăn nghiêm trọng trong công tác vận tải cơ sở vật chất, hậu
cần kỹ thuật.
Các cuộc tấn công chấm dứt từ ngày 20 tháng 3 bắt đầu rút quân trên toàn bộ các hướng chủ yếu. Cuộc rút lui được che chắn bởi hỏa lực dữ dội của pháo binh và các cuộc tấn công nghi binh. Trong quá trình rút quân, PLA sử dụng triệt để hỏa lực ngăn chặn của pháo binh, súng cối, gài mìn trên các tuyến đường, phá hoại cầu cống, hủy diệt các khu nông trại, hợp tác xã, làng mạc và khu dân cư.
Cuối tháng 3, Trung Quốc công khai tuyên bố đã rút hoàn toàn quân đội nhưng cuộc đấu tranh giằng co giữa đôi bên còn kéo dài đến tận năm 1989 mới chấm dứt.
Các hành động chính trị quân sự quyết liệt của Liên xô, được thực hiện dưới hình thức chuẩn bị quân sự toàn diện cho cuộc tấn công vào lãnh thổ Trung Quốc, đã đạt được những kết quả mong muốn về chính trị. Bộ máy lãnh đạo Bắc Kinh và quân đội PLA buộc phải từ bỏ hoàn toàn ý đồ của mình.
Cuộc diễn tập đã đạt được những mục tiêu quân sự cần thiết. Sức mạnh quân sự của Liên bang Xô viết đã chấm dứt những mưu toan nước lớn, những ý đồ trong vai trò “anh cả” và tham vọng điều khiển châu lục, buộc Trung Quốc nhìn lại ngay chính lực lượng quân sự của mình và những tham vọng của một "đại quốc".
Việt Nam đã tăng cường đáng kể sức mạnh quân sự, đủ để bảo vệ đất nước và đường lối chính trị độc lập của mình trên trường thế giới.
Quân đội Liên bang Xô viết đã chứng minh được khả năng sẵn sàng chiến đấu cao nhất, đáp ứng được những yêu cầu tác chiến hiện đại và sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
(Còn tiếp)
Trịnh Thái Bằng
Các cuộc tấn công chấm dứt từ ngày 20 tháng 3 bắt đầu rút quân trên toàn bộ các hướng chủ yếu. Cuộc rút lui được che chắn bởi hỏa lực dữ dội của pháo binh và các cuộc tấn công nghi binh. Trong quá trình rút quân, PLA sử dụng triệt để hỏa lực ngăn chặn của pháo binh, súng cối, gài mìn trên các tuyến đường, phá hoại cầu cống, hủy diệt các khu nông trại, hợp tác xã, làng mạc và khu dân cư.
Cuối tháng 3, Trung Quốc công khai tuyên bố đã rút hoàn toàn quân đội nhưng cuộc đấu tranh giằng co giữa đôi bên còn kéo dài đến tận năm 1989 mới chấm dứt.
Các hành động chính trị quân sự quyết liệt của Liên xô, được thực hiện dưới hình thức chuẩn bị quân sự toàn diện cho cuộc tấn công vào lãnh thổ Trung Quốc, đã đạt được những kết quả mong muốn về chính trị. Bộ máy lãnh đạo Bắc Kinh và quân đội PLA buộc phải từ bỏ hoàn toàn ý đồ của mình.
Cuộc diễn tập đã đạt được những mục tiêu quân sự cần thiết. Sức mạnh quân sự của Liên bang Xô viết đã chấm dứt những mưu toan nước lớn, những ý đồ trong vai trò “anh cả” và tham vọng điều khiển châu lục, buộc Trung Quốc nhìn lại ngay chính lực lượng quân sự của mình và những tham vọng của một "đại quốc".
Việt Nam đã tăng cường đáng kể sức mạnh quân sự, đủ để bảo vệ đất nước và đường lối chính trị độc lập của mình trên trường thế giới.
Quân đội Liên bang Xô viết đã chứng minh được khả năng sẵn sàng chiến đấu cao nhất, đáp ứng được những yêu cầu tác chiến hiện đại và sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
(Còn tiếp)
Trịnh Thái Bằng
(Tiền phong)
Võ Tấn - “Thương con chó quá!”
(Ý kiến bạn đọc)
Đọc TTHN được biết có nhiều quan to, cán bộ, nhà văn sĩ…phản biện rất chí tình nhưng nhiều lúc có người lạm dụng “thế” để “đe” người yếu ốm nên tui cũng phải góp vào chút ý kiến cho phong phú. Đôi khi thấy mình làm nông dân khổ như con chó mà bị nhắc nhở chê bai cũng tủi thân.
Thương con chó quá!
Về nội dung bài viết Nguyễn Đắc Kiên hãy ngẫm lại lời mình nói! Ở đây, Tui đứng trên cương vị một nông dân - công dân Việt Nam nói chuyện thời sự bằng chính kiến suy nghĩ. Tui đọc bài viết này rất kỷ, rút ra mấy điều phân tích cái lợi và cái hại khi nhà báo Nguyễn Đắc Kiên viết phản biện ý kiến lời phát biểu của ông TBT Nguyễn Phú Trọng tại Vĩnh Phúc. Tui tiếp thu và hiểu chút đỉnh nên tâm sự mấy lời với tác giả bài viết trên
Câu: “con chó trước khi nằm còn phải cuốn ổ và ngửi chỗ ba lần, con người trước khi nói phải suy nghĩ và uốn lưỡi ba lần rồi mới nói”. Câu nói này tuy có phần thô tục nhưng ngẫm lại đó là một câu nói sâu cay mà ông cha ta đã đúc kết được từ thực tiễn cuộc sống." - Phú nói đúng, có điều dẫn vào bài viết hơi bị “thô”.
Ừ, giá mà ông Phú lớn và ông Phú nhỏ đều nghiên cứu trước khi nói và viết để không gây phản biện xã hội thì là tốt cho bộ máy điều hành chính trị, nhưng ngược lại các ông buộc "con chó phải ngửi" cho nên... đừng dồn con chó vào tường, thương cho con chó quá!
Đoạn: "không biết anh sinh ra và lớn lên ở đâu? sống và học tập trong môi trường giáo dục nào? mục đích anh theo đuổi cái sự học và công việc đó để làm gì? Anh là “nhà báo”, à quên anh đã từng là nhà báo thôi còn giờ thì không anh đã không còn đủ tư cách là nhà báo nữa! là người có trình độ học vấn cao? nhưng theo tôi có lẽ sự am hiểu về lịch sử Việt Nam của anh còn quá ít ỏi, nên mới viết ra những lời lẽ ...". (Phú Vinh)
"Phú quý Vinh quang" này là sản phẩm của CNXH đẻ ra mà, cho nên Phú hỏi mà không biết trả lời, có biết gì nữa đâu ngoài cái lý thuyết Max-Lê học với tư tưởng “tuyệt đối đúng” khi thực tiễn môi trường đã nhiễm chất độc gây ung thư trầm trọng, cũng không biết tự minh thoát ra kêu cứu .
Xin nói với Phú rằng : Tui sinh ra... trước nhà tui đã có cái ao XHCN rồi, cái ao này còn được gọi là ao cá Bác Hồ mà bố tui nhận chăm sóc, nước trong ao bị ô nhiễm do bố tui mua toàn thực phẩm TQ thả xuống. Phú có hiểu không, cá ở trong ao tự nó nhảy lên bờ. Tui xin bố thay nước, tảo ao cho sạch cá mới sống yên ổn được. Bố tui năm nay đã gần 80 tuổi, ông rất kiên quyết “tuyệt đối tin tưởng ở nền văn minh XHCN” của nước bạn mà nước mình đang theo, ổng chẳng chịu đổi thay cách làm nông nghiệp khác.
Đúng là bố tui trung thành tuyệt đối để cuối đời ông được làm “con chó ngửi chỗ nằm” Nếu tui phản bội quê hương thì tui bỏ bố, bỏ luôn cái ao XHCN mà đi chỗ khác từ lâu! Phú có hiểu không,,? à mà quên Phú làm quan to chớ phải nông dân đâu, cắc cớ chi tui đem chiện cái ao ra kể lể.
Thôi ta nói chiện về Kiên nhé! Tui nghĩ Nguyễn Đắc Kiên luôn đủ tư cách là Nhà báo Việt Nam vì anh ấy vẫn làm nghề báo, có điều góc nhìn quyền lực của một xã hội đương quyền nó khác "Nhà báo giác ngộ Cách Mạng" và "Nhà báo giác ngộ không Cách mạng." À mà cái thuật ngữ này tui đố Phú hiểu đó, bởi vì Phú giống như cá nuôi trong cái ao XHCN được chăm sóc bằng lý thuyết mê hoặc một thiên đàng mơ tưởng.
Khi nào rảnh mời Phú đến chơi, xem bà con nông dân lam lũ giữ đất sản suất mà phải vào tù, có điều tiến bộ hơn là nông dân bây giờ có chút ít học hành, không chỉ học theo nền GD XHCN mà họ còn đầu tư cho con cháu sang tận các nước tiên bộ khác, dân trí không còn thấp nữa đâu nhé. Mấy cái ao XHCN đã cổ phần hóa cho nhiều đại gia, rất tiếc là nhà nước trao nhầm cả “đất và nước” cho bọn "lợi ích nhóm" nên đời sống nông dân thảm lắm.
Phú có quyền cãi lại ý kiến của anh Nhà báo Kiên, không có quyền định hướng cho bất kỳ công dân nào cái quyền tự do con người được “sống và chết” Muốn cãi thì nhớ câu này “con chó trước khi nằm còn phải cuốn ổ và ngửi chỗ ba lần, con người trước khi nói phải suy nghĩ và uốn lưỡi ba lần rồi mới nói”. Người Việt ta có rất nhiều tục ngữ cao dao hay, như “Con vua thì lại làm Vua/Con Sãi ở Chùa đi quét lá đa” Nếu nghĩ thiên đàng “CSCN tuyết đối đúng” thì chắc chắc ông bà tổ tiên ta nhầm to.
Xin lỗi. tui muốn nói rất rất nhiều với Phú… nhưng phải dừng lại thôi vì có thể tui cũng bị người có chức quyền, nắm quyền sinh sát tàn độc cho là “phản động”. Huhu...Trước khi chết tui cũng được thực hiện cái quyền “ngửi”.
Thương con chó quá!
Võ Tấn - Bạn đọc TTHN
Đọc TTHN được biết có nhiều quan to, cán bộ, nhà văn sĩ…phản biện rất chí tình nhưng nhiều lúc có người lạm dụng “thế” để “đe” người yếu ốm nên tui cũng phải góp vào chút ý kiến cho phong phú. Đôi khi thấy mình làm nông dân khổ như con chó mà bị nhắc nhở chê bai cũng tủi thân.
Thương con chó quá!
Về nội dung bài viết Nguyễn Đắc Kiên hãy ngẫm lại lời mình nói! Ở đây, Tui đứng trên cương vị một nông dân - công dân Việt Nam nói chuyện thời sự bằng chính kiến suy nghĩ. Tui đọc bài viết này rất kỷ, rút ra mấy điều phân tích cái lợi và cái hại khi nhà báo Nguyễn Đắc Kiên viết phản biện ý kiến lời phát biểu của ông TBT Nguyễn Phú Trọng tại Vĩnh Phúc. Tui tiếp thu và hiểu chút đỉnh nên tâm sự mấy lời với tác giả bài viết trên
Câu: “con chó trước khi nằm còn phải cuốn ổ và ngửi chỗ ba lần, con người trước khi nói phải suy nghĩ và uốn lưỡi ba lần rồi mới nói”. Câu nói này tuy có phần thô tục nhưng ngẫm lại đó là một câu nói sâu cay mà ông cha ta đã đúc kết được từ thực tiễn cuộc sống." - Phú nói đúng, có điều dẫn vào bài viết hơi bị “thô”.
Ừ, giá mà ông Phú lớn và ông Phú nhỏ đều nghiên cứu trước khi nói và viết để không gây phản biện xã hội thì là tốt cho bộ máy điều hành chính trị, nhưng ngược lại các ông buộc "con chó phải ngửi" cho nên... đừng dồn con chó vào tường, thương cho con chó quá!
Đoạn: "không biết anh sinh ra và lớn lên ở đâu? sống và học tập trong môi trường giáo dục nào? mục đích anh theo đuổi cái sự học và công việc đó để làm gì? Anh là “nhà báo”, à quên anh đã từng là nhà báo thôi còn giờ thì không anh đã không còn đủ tư cách là nhà báo nữa! là người có trình độ học vấn cao? nhưng theo tôi có lẽ sự am hiểu về lịch sử Việt Nam của anh còn quá ít ỏi, nên mới viết ra những lời lẽ ...". (Phú Vinh)
"Phú quý Vinh quang" này là sản phẩm của CNXH đẻ ra mà, cho nên Phú hỏi mà không biết trả lời, có biết gì nữa đâu ngoài cái lý thuyết Max-Lê học với tư tưởng “tuyệt đối đúng” khi thực tiễn môi trường đã nhiễm chất độc gây ung thư trầm trọng, cũng không biết tự minh thoát ra kêu cứu .
Xin nói với Phú rằng : Tui sinh ra... trước nhà tui đã có cái ao XHCN rồi, cái ao này còn được gọi là ao cá Bác Hồ mà bố tui nhận chăm sóc, nước trong ao bị ô nhiễm do bố tui mua toàn thực phẩm TQ thả xuống. Phú có hiểu không, cá ở trong ao tự nó nhảy lên bờ. Tui xin bố thay nước, tảo ao cho sạch cá mới sống yên ổn được. Bố tui năm nay đã gần 80 tuổi, ông rất kiên quyết “tuyệt đối tin tưởng ở nền văn minh XHCN” của nước bạn mà nước mình đang theo, ổng chẳng chịu đổi thay cách làm nông nghiệp khác.
Đúng là bố tui trung thành tuyệt đối để cuối đời ông được làm “con chó ngửi chỗ nằm” Nếu tui phản bội quê hương thì tui bỏ bố, bỏ luôn cái ao XHCN mà đi chỗ khác từ lâu! Phú có hiểu không,,? à mà quên Phú làm quan to chớ phải nông dân đâu, cắc cớ chi tui đem chiện cái ao ra kể lể.
Thôi ta nói chiện về Kiên nhé! Tui nghĩ Nguyễn Đắc Kiên luôn đủ tư cách là Nhà báo Việt Nam vì anh ấy vẫn làm nghề báo, có điều góc nhìn quyền lực của một xã hội đương quyền nó khác "Nhà báo giác ngộ Cách Mạng" và "Nhà báo giác ngộ không Cách mạng." À mà cái thuật ngữ này tui đố Phú hiểu đó, bởi vì Phú giống như cá nuôi trong cái ao XHCN được chăm sóc bằng lý thuyết mê hoặc một thiên đàng mơ tưởng.
Khi nào rảnh mời Phú đến chơi, xem bà con nông dân lam lũ giữ đất sản suất mà phải vào tù, có điều tiến bộ hơn là nông dân bây giờ có chút ít học hành, không chỉ học theo nền GD XHCN mà họ còn đầu tư cho con cháu sang tận các nước tiên bộ khác, dân trí không còn thấp nữa đâu nhé. Mấy cái ao XHCN đã cổ phần hóa cho nhiều đại gia, rất tiếc là nhà nước trao nhầm cả “đất và nước” cho bọn "lợi ích nhóm" nên đời sống nông dân thảm lắm.
Phú có quyền cãi lại ý kiến của anh Nhà báo Kiên, không có quyền định hướng cho bất kỳ công dân nào cái quyền tự do con người được “sống và chết” Muốn cãi thì nhớ câu này “con chó trước khi nằm còn phải cuốn ổ và ngửi chỗ ba lần, con người trước khi nói phải suy nghĩ và uốn lưỡi ba lần rồi mới nói”. Người Việt ta có rất nhiều tục ngữ cao dao hay, như “Con vua thì lại làm Vua/Con Sãi ở Chùa đi quét lá đa” Nếu nghĩ thiên đàng “CSCN tuyết đối đúng” thì chắc chắc ông bà tổ tiên ta nhầm to.
Xin lỗi. tui muốn nói rất rất nhiều với Phú… nhưng phải dừng lại thôi vì có thể tui cũng bị người có chức quyền, nắm quyền sinh sát tàn độc cho là “phản động”. Huhu...Trước khi chết tui cũng được thực hiện cái quyền “ngửi”.
Thương con chó quá!
Võ Tấn - Bạn đọc TTHN
Huế: Tiến hành phong tỏa những người ký Kiến nghị 72
Nhà văn Tô Nhuận Vỹ |
NTT:
Nhà văn Tô Nhuận Vỹ nguyên tống biên tập tạp chí Sông Hương, vừa gửi
thư cho chúng tôi thông báo một tin lạ. Đề nghị bạn đọc kiểm chứng giùm.
- Nguyễn Trọng Tạo, Ngô Minh và Nguyễn Quang Lập thân mến,
Có thông tin này, nhờ các bác, vì có điều kiện (quan hệ) hơn tôi nên
kiểm chứng xem thực hư đến mức nào và nếu chính xác thì cần thông tin
cho mọi người. Tin thế này: Cấp tối cao có chỉ thị các loại thông tin
truyền thông không được phỏng vấn, tiếp xúc, đưa hình ảnh,bài viết… về
(và của) những người (72?) đã ký kiến nghị 7 điểm.
Như ở Huế, tôi và
Nguyễn Đắc Xuân đã bị “phong tỏa” theo hướng này, thậm
chí đưa những chương trình, bài viết cũ nếu có tên và hình ảnh chúng
tôi đều phải gỡ ra hết. Có anh em bị bắt làm việc này đã than phiền với
tôi là quá bực mình và quá… mất thì giờ. Đêm qua TRT (Đài phát thanh và
truyền hình Thừa Thiên Huế) giới thiệu về Điềm Phùng Thị là phim mà nhà
đài phỏng vấn và quay thực địa về tôi khá nhiều nên khi bị bóc những gì
có tôi thì trơ ra chỉ hình bà Điềm và các bức tượng.
(Nguyễn Trọng Tạo)
Thư ngỏ của TS. Tô Văn Trường gửi Chủ nhiệm VP Chính phủ Vũ Đức Đam
Dear Anh Đam !
Tôi mới nhận được bài viết Bí mật của ông Vũ Đức Đam? bình luận về phát ngôn của Anh liên quan đến dự án bôxit Tây Nguyên. Đây là dự án rất phức tạp, "nhạy cảm" gây chia rẽ lớn nhất trong lòng dân tộc Việt Nam, cho nên việc có bài báo nói trên cũng không có gì lạ!
Bản thân tôi, kể từ khi còn làm viện trưởng kiêm bí thư đảng ủy cho đến nay cũng đã có đến 11 bài viết về bôxite dưới các góc nhìn khác nhau để rút ra kết luận dừng sớm ngày nào đất nước đỡ khốn khổ ngày ấy! Để danh chính ngôn thuận cần có Hội đồng nhà nước gồm các chuyên gia độc lập, uy tín cao, đầy bản lĩnh đánh giá khách quan toàn diện dự án này để tìm lối ra cho những người "đã chót cưỡi trên lưng hổ" vì đó là chủ trương lớn của Nhà nước!
Ngoài ra, có những việc nhỏ nhưng dễ bị công luận soi dọi nên tránh như khi về địa phương làm việc phía sau lưng lại dòng chữ "Bộ trưởng chủ nhiệm VPCP về làm việc tại tỉnh..." gây phản cảm không đáng có.
Cuộc sống là bất phương trình chứ không phải phương trình. Tôi hiểu và chia sẻ vị trí "trên đe dưới búa" của Anh . Anh Đam còn trẻ, có năng lực và đừng quên rằng nếu linh thiêng, dù ở cõi vĩnh hằng chú Sáu Dân vẫn dõi theo từng bước đi của người học trò, cộng sự mà chú đã tin cậy.
Chỗ thân tình, viết nhanh vài hàng để Anh tham khảo, rút kinh nghiệm nhé.
PS. Nhân đây xin lưu ý để Anh rõ, nhóm lợi ích Bộ Giao thông vận tải và ai đó chống lưng "cố đấm ăm xôi" quyết chí động thổ dự án cảng Lạch Huyện mặc dù nhiều nhà khoa học thấy rõ "vết xe đổ" đã nhãn tiền. Đừng để đất nước ta phải ca mãi bài ca con "chuột bạch" khốn cùng!
TS. Tô Văn Trường
(Blog Bùi Văn Bồng)
Tôi mới nhận được bài viết Bí mật của ông Vũ Đức Đam? bình luận về phát ngôn của Anh liên quan đến dự án bôxit Tây Nguyên. Đây là dự án rất phức tạp, "nhạy cảm" gây chia rẽ lớn nhất trong lòng dân tộc Việt Nam, cho nên việc có bài báo nói trên cũng không có gì lạ!
Bản thân tôi, kể từ khi còn làm viện trưởng kiêm bí thư đảng ủy cho đến nay cũng đã có đến 11 bài viết về bôxite dưới các góc nhìn khác nhau để rút ra kết luận dừng sớm ngày nào đất nước đỡ khốn khổ ngày ấy! Để danh chính ngôn thuận cần có Hội đồng nhà nước gồm các chuyên gia độc lập, uy tín cao, đầy bản lĩnh đánh giá khách quan toàn diện dự án này để tìm lối ra cho những người "đã chót cưỡi trên lưng hổ" vì đó là chủ trương lớn của Nhà nước!
Ngoài ra, có những việc nhỏ nhưng dễ bị công luận soi dọi nên tránh như khi về địa phương làm việc phía sau lưng lại dòng chữ "Bộ trưởng chủ nhiệm VPCP về làm việc tại tỉnh..." gây phản cảm không đáng có.
Cuộc sống là bất phương trình chứ không phải phương trình. Tôi hiểu và chia sẻ vị trí "trên đe dưới búa" của Anh . Anh Đam còn trẻ, có năng lực và đừng quên rằng nếu linh thiêng, dù ở cõi vĩnh hằng chú Sáu Dân vẫn dõi theo từng bước đi của người học trò, cộng sự mà chú đã tin cậy.
Chỗ thân tình, viết nhanh vài hàng để Anh tham khảo, rút kinh nghiệm nhé.
PS. Nhân đây xin lưu ý để Anh rõ, nhóm lợi ích Bộ Giao thông vận tải và ai đó chống lưng "cố đấm ăm xôi" quyết chí động thổ dự án cảng Lạch Huyện mặc dù nhiều nhà khoa học thấy rõ "vết xe đổ" đã nhãn tiền. Đừng để đất nước ta phải ca mãi bài ca con "chuột bạch" khốn cùng!
TS. Tô Văn Trường
(Blog Bùi Văn Bồng)
Bí mật của ông Vũ Đức Đam?
Tất
nhiên chẳng ai cho mình đi dự cuộc họp báo thường kì của Văn phòng
chính phủ cả. Mình chỉ ngồi nhà hóng hớt tin báo chí thôi. Một trong
những tờ báo đưa tin đáng tin là báo SGTT, tờ này giật cái tít rất chi
là lạc quan cách mạng: Dự án bôxít: phải có lợi mới làm!(Tại đây) Mới đọc cái tít thấy sướng cái lỗ
rốn, đi vào bài “Ông Vũ Đức Đam cho rằng một số dự án xét thấy phải
đầu tư dù hiệu quả kinh tế thuần tuý thì chưa hiệu quả nhưng tổng hoà
(cả lợi ích kinh tế – xã hội) phải có lợi mới làm.”
Hi hi khéo đến thế là cùng, khéo như quan chức Bộ ngoại giao, ông này nên cho làm bộ ngoại giao, làm Văn phòng chính phủ vừa phí vừa khổ ổng.
Đọc đi đọc lại hai ba lần vẫn
không hiểu cái lợi ích tổng hòa của Bauxite Tây Nguyên nó nằm chỗ nào?
Về kinh tế thì lỗ chổng vó rồi khỏi nói làm gì, còn lợi ích tổng hòa nó
là cái gì mà nghĩ mãi không ra. Từ năm 2010, trong kiến nghị của 2746 nhân sĩ trí thức Việt
đã chỉ ra 4 mối nguy khi làm Bauxite Tây Nguyên: kinh tế nhất định thua
lỗ, môi trường nhất định ô nhiễm, quốc phòng nhất định nguy hiểm, văn
hóa Tây Nguyên nhất định bị tiêu vong. Cho đến nay chưa có ai chứng
minh có thuyết phục bốn mối hiểm nguy ấy là không thể xảy ra, hoặc có
xảy ra nhưng không ở mức nguy hiểm. Chắc chắn ông Vũ Đức Đam cũng không
chứng minh được. Cũng như các nhân sĩ trí thức ông Đam cũng thừa trí lự
để biết bốn mối hiểm nguy ấy là có thật, càng quyết làm bauxite thì bốn
mối hiểm nguy ấy càng trở thành hiện thực.
Vậy cái lợi ích tổng hòa ông Đam
nói đến là cái gì? Có phải tổng hòa làm sao ông ba Tàu không nổi giận,
ghế Thủ tướng vẫn không lung lay, TKV vẫn hưởng lộc dài dài và ông Vũ
Đức Đam vẫn được Thủ tướng ban cho 7 chữ vàng: Đồng- chí- làm- việc-
tôi- yên- tâm như Mao trạch Đông ban cho Hoa Quốc Phong ngày nào?
Nếu lợi ích tổng hòa là vậy thì
kết cục thảm hại tất nhiên sẽ đến rất sớm, ông Vũ Đức Đam tất nhiên đã
nhìn thấy rất rõ. Chỉ tiếc cho ông Đam, một ông quan tài đức hiếm hoi,
chẳng biết làm gì hơn, đành khuất thân trong cái bóng dù rách, thật tội
nghiệp.
Đêm qua năm mơ thấy ông Đam rũ
tay áo ngẩng cao đầu, nói chúng ta sai rồi, thưa thủ tướng! Thủ tướng
hỏi kẻ nào khiến ta sai? Ông Đam rút trong tay áo ra thất trảm sớ
dâng lên Thủ tướng. Đến đây thì bừng tỉnh, mình ngồi lẩn thẩn nghĩ ra
hai cái kết. Một là Thủ tướng ôm lấy ông Đam, nói trời ơi thế này sao
mày không báo sớm cho anh. Hai là Thủ tướng ném cái thất trảm sớ vào sọt rác, một giờ sau ông Đam biến khỏi văn phòng chính phủ.
Cái kết nào hay cho ông Đam? Mình
nghĩ cả hai cái kết đều hay cho ông Đam, vấn đề là ông Đam có đủ can
đảm làm nên những cái kết tuyệt vời như thế không? Chắc không. Chợt nhớ
slogan của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên: The secret of Freedom is courage, bí
mật của tự do là lòng can đảm. Đó chắc chắn không phải slogan của ông
Vũ Đức Đam. Như hầu hết các ông quan thời này, lý tưởng của ông Đam là
vinh thân phì gia chứ không phải tự do, vì thế lòng can đảm chẳng những
đó là thứ phẩm giá xa xỉ mà nó còn rất nguy hiểm, ông Đam không ngu
cũng chẳng dại để dùng nó.
Vì thế bí mật của ông Đam chính là lợi ích tổng hòa mà ông đã nói, có phải vậy chăng?
Hu hu
NQL
Góp ý sửa đổi Hiến pháp chỉ là trò gian xảo, mị dân, lừa dân
“…Điều đáng sợ nhất, kinh khủng nhất, động trời nhất là ông Trọng đã
chính thức công khai tuyên bố đảng và nhà nước CSVN tiếp tục xài luật
rừng, qua việc ông không công nhận tam quyền phân lập, quyền hành thống
nhất nơi đảng độc tài lãnh đạo mà thôi!...”
Có hai lý do làm cho người ta không thể tin tưởng vào việc đảng cộng sản
Việt Nam (CSVN) tổ chức trưng cầu dân ý để sửa đổi hiến pháp, thứ nhất:
Đảng độc tài, tự đá bóng tự thổi còi, thế thì ai sẽ kiểm soát, ai sẽ
tiếp thu ý kiến đóng góp của toàn dân một cách khách quan qua trưng cầu
dân ý?
Đảng luôn khẳng định rằng: “Đảng ta là đảng cầm quyền”, cầm quyền cả 3
ngành: lập pháp, hành pháp và tư pháp tức là cầm quyền cả quốc hội,
chính phủ và tòa án một cách độc đoán, không chấp nhận tam quyền phân
lập. Lập pháp, hành pháp và tư pháp không có phân lập, không có quyền
hoạt động độc lập thế thì nhân dân làm sao kiểm tra được kết quả trưng
cầu dân ý? Vậy trưng cầu dân ý để làm gì? Ví dụ: Đảng tuyên bố chống
tham nhũng nhưng tham nhũng ngày càng tràn lan và Việt Nam đứng vào hàng
bậc nhất trên thế giới về tham nhũng thì đảng có xử lý gì được đâu bởi
vì đảng vừa đá bóng vừa thổi còi thì ai sẽ kiểm soát đảng được đây và
chính vì lẽ đó nên mới xảy ra đại họa như thế.
Lý do thứ hai: Dầu hiến pháp có ghi thì đảng cũng không bao giờ thực thi
thì trưng cầu dân ý làm gì và sửa đổi hiến pháp làm gì? Những việc làm
này đâu có giá trị gì đâu khi mà còn đảng độc tài thống trị. Ví dụ: Hiến
pháp có ghi là: “Tự do biểu tình”, thế mà người dân biểu tình chống
cộng sản Trung Quốc xâm lược thì bị công an đạp vào mặt và bị bắt nhốt
tù, bị gây khó dễ đủ thứ“?”. Hay là hiến pháp có ghi: “Tự do ứng cử, bầu
cử”, nhưng mà người dân ứng cử, bầu cử làm gì một khi mọi chức vụ của
nhà nước đều do đảng chỉ định hết? Bầu cử, ứng cử chỉ là trò hề do đảng
dựng ra để mị dân, lừa dân mà thôi, không cái gì có giá trị thật cả!
Những nhà lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam luôn dùng những ngôn từ, văn
tự hoa mỹ nhất để lừa phỉnh nhân dân, để lừa đảo trong và ngoài nước. Họ
luôn hứa hẹn rất nhiều nhưng không bao giờ thực hiện được, nếu có thực
hiện thì cũng mang tính chất giả tạo, mị dân, lừa dân mà thôi, vì sao?
Bởi vì bản chất của chế độ CSVN là một chế độ độc tài, độc đảng, tham
nhũng, phản động, phản dân chủ, mất tự do và họ luôn thề thốt kiên quyết
theo đuổi, không bao giờ từ bỏ chế độ lạc hậu, phản động đó thế thì làm
sao mà họ thực hiện cho được những vấn đề thuộc lãnh vực của chế độ dân
chủ, tự do?
Giờ đây, đảng cộng sản Việt nam lại bày ra cái trò trưng cầu dân ý, “lấy
ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm năm 1992 bắt đầu từ
ngày 2-1-2013, kết thúc ngày 31-3-2013”, liệu có ai tin nổi không?
Việc trưng cầu dân ý này chẳng khác nào như những lần “góp ý văn kiện
đại hội đảng” trước đây nhất là đại hội 11 vừa rồi trong năm 2012. Đảng
bày ra cái trò góp ý văn kiện cho vui để lừa bịp các đảng viên và nhân
dân chứ mọi góp ý khắp nơi đưa về đảng, đảng nào có lắng nghe, nào có
thèm đọc, họ vứt hết mọi sự góp ý vào sọt rác. Văn kiện đại hội đảng vẫn
y như cũ, giống như những gì họ đã đưa ra trong bản dự thảo ban đầu và
giống như mọi người đã dự đoán trước, không gì thay đổi cả không gì khác
với ý đảng độc tài, có chăng là thêm những câu, từ râu rìa hoa lá cành
không ảnh hưởng gì đến nội dung chung cuộc. Trong kỳ góp ý dự thảo văn
kiện đại hội đảng 11 đó, ý kiến của của 22 nhà trí thức đều là đảng viên
cao cấp của đảng đã diễn ra vào ngày mùng 7 tháng 10/2010 tại Hà Nội, ý
kiến của ông Nguyễn Văn An, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ
chức Trung Ương, Chủ tịch Quốc hội khóa XI và ý kiến của đại đa số nhân
dân Việt Nam đề nghị xóa bỏ chủ nghĩa Mác Lê- nin lạc hậu, sai thực tế
và bỏ việc đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) hoang tưởng,
hay định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) có tính chất mị dân, lừa dân, bao
che tham nhũng, mất dân chủ, phản động... nhưng đảng nào có tiếp thu,
nào có lắng nghe, nào có chấp nhận?
Giờ đây, với sự dàn dựng kịch bản khéo léo của đảng cộng sản Việt Nam
(CSVN) và sự đóng kịch tài tình của ông Hà Hùng Cường để tiếp tục nhằm
“lấy vải thưa mà che mắt thánh”, nhằm mị dân, lừa dân muôn thuở như bao
năm qua, tại phiên góp ý dự thảo Hiến pháp vào chiều ngày 16 tháng
11/2012, ông Hà Hùng Cường – Bộ trưởng Tư pháp nói rằng: “Hiến pháp phải
được người dân phúc quyết nhằm đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực
thuộc về nhân dân” (“?”). Góp phần chứng minh sự đạo diễn của đảng là
thành công kiệt xuất, ngày 23-11-2012, kỳ họp thứ tư - Quốc hội bù nhìn
CSVN khóa XIII đã kết thúc và trong ngày bế mạc, thêm năm nghị quyết đã
được thông qua trong đó có Nghị quyết “Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo
sửa đổi Hiến pháp 1992”.
Được sự chỉ đạo, đạo diễn khéo léo của đảng CSVN, thông qua với sự tán
thành của 100% đại biểu quốc hội có mặt, Nghị quyết Tổ chức lấy ý kiến
nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nêu rằng: “ Mục đích của
việc làm này là phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của
nhân dân và tạo sự đồng thuận của nhân dân trong việc xây dựng Hiến pháp
để Hiến pháp thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Việc lấy ý
kiến cũng nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ
quan, tổ chức đối với việc xây dựng Hiến pháp và thi hành Hiến pháp.
Trên tinh thần này, Nghị quyết quy định lấy ý kiến nhân dân bộ Dự thảo
sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Các cơ quan, tổ chức căn cứ chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của mình, tập trung đóng góp ý kiến về những nội dung có
liên quan trực tiếp đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức
mình hoặc những vấn đề mà cá nhân quan tâm… Đối tượng lấy ý kiến là các
tầng lớp nhân dân, các cơ quan nhà nước, tổ chức ở trung ương và địa
phương. Thời gian lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm
1992 bắt đầu từ ngày 2-1-2013, kết thúc ngày 31-3-2013”. Đúng là cái trò
nói dóc, làm gian! Đảng CSVN độc tài, phản động, phản dân chủ lại giở
trò mị dân, lừa dân nữa rồi. Họ cứ làm mà không sợ nhân dân phỉ nhổ vào
mặt, không sợ nhân loại cả thế giới phỉ nhổ vào mặt!?
Trong vụ này, đảng CSVN gian xảo, mị dân, lừa dân ở chỗ nào? Ở chỗ họ là
một chế độ độc tài, phản dân chủ, luôn chà đạp nhân quyền, coi dân như
cỏ rác mà họ còn bày trò trưng cầu dân ý để sửa đổi hiến pháp. Giả sử có
trên 90% người dân đề nghị thực hiện quyền sở hữu tư nhân về đất đai,
xóa bỏ chuyện đất đai là sở hữu của đảng của nhà nước với mỹ từ mị dân
lừa dân “Đất đai là sở hữu toàn dân” thì liệu đảng CSVN có chấp thuận
không? Không bao giờ! Giả sử có trên 90% đồng bào đề nghị xóa bỏ điều 4
Hiến pháp, xóa bỏ vai trò thống trị của đảng cộng sản độc tài, xóa bỏ
chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và xóa bỏ con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội (CNXH) hoang tưởng thì liệu đảng CSVN có đồng ý không?
Không bao giờ! Thế thì trưng cầu dân ý để làm gì? Biết trước nhân dân có
ý kiến đòi hỏi xây dựng một hiến pháp để đưa nước Việt Nam phát triển
theo đà tiến bộ của thế giới, nhân dân có được nền dân chủ, tự do và có
điều kiện phát triển theo nền văn minh của nhân loại mà đảng CSVN tìm
cách kềm hãm, ngăn cấm, không cho thì trưng cầu dân ý làm cái thá gì cho
phí thời gian?
Hai điều đó, xóa bỏ “đất đai là sở hữu toàn dân” và xóa bỏ Điều 4 hiến
pháp, dẹp bỏ chủ nghĩa Mác Lê, tư tưởng HCM, dẹp bỏ CNXH theo nguyện
vọng của toàn dân là hoàn toàn hợp lý, đáp ứng lợi ích thiết thực của
đất nước và của nhân dân mà đảng không chấp nhận thì trưng cầu dân ý chỉ
là giả dối, gian xảo, mị dân, lừa dân chẳng sai! Bởi vì tự do, dân chủ
là phù hợp với thời đại tri thức, thời đại văn minh của nhân loại. CNXH,
chủ nghĩa Mác Lê-nin đã quá lỗi thời, quá phản động, là những thứ hoang
tưởng, bịa đặt mà ai cũng biết. CNXH, chủ nghĩa cộng sản (CNCS) độc
tài, độc đảng, phản dân chủ hiện nay chỉ còn tồn tại ở Trung Quốc, Việt
Nam, Bắc Triều Tiên, Cu-ba và một vài nước châu Phi lạc hậu. Còn tư
tưởng Hồ Chí Minh, kẻ phản quốc, bán nước (HCM và Phạm Văn Đồng là 2 tên
phản quốc, bán nước đã hèn mạt quỳ dâng Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng
biển trực thuộc của biển Đông Việt Nam cho cộng sản Trung Quốc theo
công hàm bán nước ngày 14 tháng 9 năm 1958) thì ai cũng biết tư tưởng đó
chỉ là thứ rác rưởi do đảng CSVN tự bịa ra, là thứ tư tưởng mất nhân
tính (như theo đường link đính kèm) thì còn theo tư tưởng HCM để làm gì?
Theo đảng cộng sản độc tài, phản dân chủ làm gì, duy trì Điều 4 hiến
pháp để làm gì? Điều 4 hiến pháp rất là phi lý, vô nghĩa, trưng cầu dân ý
xóa bỏ nó đi là đúng! Nếu còn Điều 4 hiến pháp là còn tồn tại đảng CSVN
độc tài, độc đảng, phản dân chủ, phản động, hại dân, hại nước!
Đảng tuyên truyền mị dân, lừa dân từ bấy lâu nay rằng: “Quốc hội là cơ
quan quyền lực cao nhất nước”. Rồi chính đảng lại tự mâu thuẫn với chính
mình: “Đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo cả nhà nước và xã hội”
(“?”). Cướp nhà cướp đất, hành dân, giết dân, hại nước như thế nhưng tại
sao cái chế độ cộng sản, cái đảng cộng sản Việt Nam (CSVN) ô nhục này
vẫn chưa bị dân ta đứng lên dẹp bỏ nó đi? Đó là do “cái tài” tuyên
truyền mị dân, lừa dân của đảng quá ư là “hiệu quả” cho đến tận hôm nay
vẫn còn làm cho nhiều người chưa nhận ra được hết cái bản chất gian dối,
xấu xa, hại dân, hại nước của nó cho nên đảng mới bày ra thêm cái trò
trưng cầu dân ý này. Chẳng hạn như đảng luôn tuyên truyền vòng vo, ngụy
biện về quyền lực của đảng để mị dân, lừa dân nhưng nếu ai chịu nhìn kỹ
thì sẽ thấy đảng dấu đầu này thì lòi đuôi nọ! Nói về Điều 4 hiến pháp,
đảng bảo là “đảng chỉ lãnh đạo thôi chứ đảng không làm thay nhà nước,
không cầm quyền, không quản lý. Việc quản lý, đảng nhường cho nhà nước”.
Rồi cũng chính trong Điều 4 hiến pháp đó, đảng lại bảo rằng “đảng hoạt
động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, nghĩa là đảng tuân thủ hiến
pháp, phục tùng hiến pháp, phục tùng quốc hội, phục tùng nhà nước
(quyền lực cao nhất thuộc về quốc hội, nhà nước)” (“?”). Trong khi đó,
trong điều lệ đảng CSVN, đảng lại ghi rằng: “Đảng CSVN là đảng cầm
quyền” giống như ông Hồ Chí Minh khi còn sống cũng nói vậy, chết đi, di
chúc cũng nói vậy và giờ đây, ngay trong cuộc họp quốc hội năm 2012 thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nói vậy. Đảng lãnh đạo, rồi đảng cầm quyền,
rồi đảng phục tùng…(“?”). Lãnh đạo, cầm quyền và phục tùng là 3 khái
niệm hoàn toàn khác nhau. Đảng không thể cùng một lúc vừa lãnh đạo, vừa
cầm quyền, vừa phục tùng quốc hội một cách mâu thuẫn như vậy được.
Đảng và những ông tư tưởng, tuyên giáo không thể ăn nói lấp liếm, láo
lếu, tráo trở mãi như thế được! Mâu thuẫn đến mức như vậy mà đảng, Ban
Tư tưởng Văn hóa và những trùm mafia, trùm tư bản đỏ Nguyễn Tấn Dũng,
Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng cứ vẫn còn tiếp tục lừa dân mãi sao?
Người dân Việt Nam thế kỷ 21 không còn “ngu dốt” để đảng và nhà nước
cộng sản lừa mãi như thế nữa đâu! Tưởng rằng người dân vẫn không biết
gì, đảng vẫn cứ tiếp tục mị dân, lừa dân một cách rất là trơ trẽn. Rất
nhiều ông lãnh đạo đảng từ cấp cao đến cấp thấp, từ tổng bí thư cho đến
bí thư đảng ủy các cấp, ngoài miệng thì vẫn hô hào “tuân thủ pháp luật”
nhưng thực tế là đảng cũng tiếp tục vẫn thường xuyên chỉ thị, chỉ đạo
cho các cấp chính quyền một cách tùy tiện, theo cảm hứng và cảm tính
chẳng tuân thủ luật pháp, chẳng ra thể thống gì cả, làm loạn lên, tạo ra
nạn luật rừng. Nguyên do gây ra tình trạng này là xuất phát từ việc
chưa có luật về đảng và đảng độc tài hoạt động theo luật rừng (xem Luật
Rừng Trong Rừng Luật). Bằng chứng là ngày 07 tháng 12/2010, khi trả lời
phỏng vấn của báo điện tử TuanVietNam trong nước do phóng viên Thu Hà
thực hiện, ông Nguyễn Văn An, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ
chức Trung Ương, Chủ tịch Quốc hội khóa XI đã nói:
“ Trước đây, khi Đảng chưa cầm quyền, khi Đảng còn đấu tranh giành chính
quyền về tay nhân dân thì Đảng hoạt động ngoài vòng pháp luật, chống
lại pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Ngày nay, Đảng ta đã
trở thành Đảng cầm quyền rồi, thì không được làm như trước nữa, mà phải
tuân thủ Hiến pháp và pháp luật và hoạt động theo luật về Đảng. Song
tiếc rằng đến nay, Đảng ta vẫn chưa có luật về Đảng. Do vậy, không tránh
khỏi một số trường hợp Đảng vẫn đứng trên Nhà nước, đứng trên pháp
luật. Người ta gọi như vậy là Đảng trị... Hiến pháp và Pháp luật đã ghi
rất rõ: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật
là tối thượng. Song trong thực tiễn thì không ít trường hợp chỉ thị,
nghị quyết của Đảng mới là tối thượng... Quyền lực nhà nước được phân
công ra làm ba nhánh song lại thống nhất ở nơi Đảng. Vậy, Đảng trở thành
ông vua tập thể rồi. Không phải dân chủ nữa mà là đảng chủ rồi.” (“?”).
Điều 4 hiến pháp là duy trì đảng độc tài là phản dân chủ là phản động
như thế nhưng liệu trưng cầu dân ý có xóa bỏ nó được không? Không bao
giờ được! Đảng CSVN không bao giờ từ bỏ bản chất độc tài, từ bỏ phản dân
chủ, thế thì trưng cầu dân ý sửa đổi hiến pháp có giá trị gì đâu? Điều
đó càng được thấy rõ hơn qua lời tuyên bố trong hội nghị Trung ương 5
khóa 11 của tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng: “ Đảng tiếp tục lãnh
đạo, không tam quyền phân lập, không công nhận sở hữu tư nhân về đất
đai, tiếp tục thực hiện đất đai là sở hữu toàn dân và định hướng cho
quốc hội soạn thảo hiến pháp mới như thế…”. Điều đáng sợ nhất, kinh
khủng nhất, động trời nhất là ông Trọng đã chính thức công khai tuyên bố
đảng và nhà nước CSVN tiếp tục xài luật rừng, qua việc ông không công
nhận tam quyền phân lập, quyền hành thống nhất nơi đảng độc tài lãnh đạo
mà thôi!
Triều đình cộng sản độc tài có toàn quyền sinh sát trong tay! Thử hỏi,
không tam quyền phân lập thì quốc hội là cái thá gì? Hiến pháp là cái
thá gì? Quốc hội chỉ là bù nhìn, quốc hội chỉ là con rối cho đảng giật
dây! Hiến pháp do quốc hội soạn ra đâu có giá trị gì nữa thế thì trưng
cầu dân ý có giá trị không? Ngành tư pháp có nghĩa lý gì nữa đâu khi tòa
án không được quyền độc lập xét xử, khi mà triều đình cộng sản, đảng
CSVN đứng trên pháp luật? Mọi vụ án đều bị xử theo sự chỉ đạo của đảng
“quỷ”? Ai sẽ bảo vệ công lý, ai sẽ bảo đảm sự tôn trọng pháp luật đây?
Trưng cầu dân ý thì ai sẽ kiểm soát đây? Quốc hội là bù nhìn thì hiến
pháp làm gì có giá trị!? Thế thì trưng cầu dân ý để sửa đổi hiến pháp
làm chi? Đề nghị đảng cộng sản Việt Nam (CSVN) độc tài, phản động, phản
dân chủ hãy dẹp bỏ ngay cái trò trưng cầu dân ý giả dối, gian xảo, mị
dân, lừa dân để diễn kịch trò hề của cái gọi là “sửa đổi hiến pháp”!
Như trên vừa đã nói, hiến pháp dù có soạn ra mới cũng có bao giờ được
thực thi đúng đâu? Hiến pháp qui định: “Công dân có quyền tự do đi lại”.
Nhà nước gián tiếp không cho mượn xe theo Nghị định 71 thì làm sao tự
do đi lại thoải mái được? Nghị định 71 này cố ý gián tiếp hạn chế sự tự
do đi lại của dân. Hiến pháp còn qui định: “Tự do ngôn luận, tự do lập
hội, tự do biểu tình…”. Thế nhưng, nếu ai dám tự do ngôn luận thì đảng
sẽ ra lệnh cho công an bắt bỏ tù về tội “tuyên truyền chống chính quyền
nhân dân-Điều 88 BLHS”, ai tự do lập hội thì sẽ bị bỏ tù vì tội “âm mưu
lật đổ chính quyền-Điều 79BLHS”, nếu ai tự do biểu tình thì sẽ bị bỏ tù
vì tội “gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ”.
Khiếu kiện tập thể còn không được còn bị thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cấm (
bằng Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 vi hiến, vi
luật) nói chi đến chuyện “tự do biểu tình”, chỉ lừa dân thôi chứ tự do
biểu tình sao được?
Trưng cầu dân ý có thật tâm không, đảng có chịu lắng nghe không? Nếu như
toàn dân đề nghị xóa bỏ điều 4 hiến pháp của đảng độc tài? Không bao
giờ! Bằng chứng là hàng loạt người còn đang bị bắt giam trong ngục tù
cộng sản vì tội đề nghị xóa bỏ Điều 4 hiến pháp cực kỳ phản động, phản
dân chủ đó. Xóa bỏ chuyện “Đất đai là sở hữu toàn dân” phi lý, phản dân
chủ, vô nhân đạo đó có được không? Không bao giờ được! Nếu được thì làm
gì còn nạn dân oan ngày càng thêm lớn mạnh khổng lồ hết phương cứu chữa?
Vậy thì trưng cầu dân ý giả tạo, mị dân, lừa dân làm chi nữa hỡi đảng
cộng sản? Chuyện đó là chuyện của chế độ dân chủ tự do sao các ông đem
ra nói và đóng kịch lừa dân chi vậy?! Đảng CSVN là một đảng độc tài,
phản dân chủ thì làm sao các ông thực hiện được những vấn đề thuộc lãnh
vực của chế độ tự do, dân chủ thật sự mà còn bày trò hứa hẹn đủ thứ và
làm trò mị dân, lừa dân đủ thứ? Ngoài chuyện trưng cầu dân ý, sắp tới,
đảng cộng sản các ông còn bày ra những mưu ma chước quỷ gì nữa đây?
Đứng trước hoàn cảnh đảng và nhà nước CSVN ngày càng dùng nhiều âm mưu,
thủ đoạn gian manh quỷ quyệt để lừa dân hại nước như thế, chúng ta cần
phải có tổ chức tốt, hậu phương mạnh và sách lược đúng để sớm dẹp bỏ cái
chế độ CSVN nguy hại này. Hỡi những người Việt Nam yêu nước, những nhân
sĩ trí thức, những anh hùng hào kiệt hãy suy nghĩ về vấn đề này, chúng
ta cần có sự đoàn kết, cần ngồi lại với nhau để thống nhất tư tưởng và
hành động, tìm ra giải pháp, cùng tìm cách cứu dân cứu nước thoát khỏi
ách thống trị đê hèn của cộng sản! Quê hương chúng ta, tương lai giang
sơn hùng vĩ này, vận mệnh dân tộc nòi giống tiên rồng này đang khắc
khoải từng ngày, từng giờ trông chờ sự giải cứu. Chúng ta không thể nào
ngồi yên khi nhìn thấy CSVN ngày càng lộng hành, ngày càng làm thêm
nhiều trò gian xảo, bỉ ổi. Chúng ta không thể nào ngồi yên khi nhìn thấy
giang sơn chìm đắm!
Đặng Cứu Quốc
(Thông luận)
Kết cục của hot boy và hot girl
Dưới ánh đèn rực rỡ, sáng tối, thật giả của "sàn sân khấu" chính luận-xã hội, nàng được cư dân mạng xem như là một hot girl bởi sự quý hiếm của mình, và cũng không ngạc nhiên, nàng yêu thương gọi chàng là hot boy.
Cái hay của giới truyền thông là có thể phù phép cho những kẻ chẳng ra gì biến thành những nhân vật nổi tiếng và ngược lại. Hiện tại, nàng và chàng đang nhảy múa theo những con số thật ấn tượng trên thanh tìm kiếm của Google. Đạo lý làm người, "công trồng cây là công bỏ, công nhỏ cỏ là công ăn", dù không sinh ra, nhưng đã phát hiện và dẫn đường chỉ lối đưa tài năng đến độ chín đỏ của cái nghiệp chướng "sinh nghề tử nghiệp", Quan Làm Báo xứng đáng được nhận từ chàng và nàng một lời cảm ơn đúng nghĩa. Không đánh giá đúng bản thân mình, "Quyết định" sẽ thay cho lời tự quyết.
Cái hay của giới truyền thông là có thể phù phép cho những kẻ chẳng ra gì biến thành những nhân vật nổi tiếng và ngược lại. Hiện tại, nàng và chàng đang nhảy múa theo những con số thật ấn tượng trên thanh tìm kiếm của Google. Đạo lý làm người, "công trồng cây là công bỏ, công nhỏ cỏ là công ăn", dù không sinh ra, nhưng đã phát hiện và dẫn đường chỉ lối đưa tài năng đến độ chín đỏ của cái nghiệp chướng "sinh nghề tử nghiệp", Quan Làm Báo xứng đáng được nhận từ chàng và nàng một lời cảm ơn đúng nghĩa. Không đánh giá đúng bản thân mình, "Quyết định" sẽ thay cho lời tự quyết.
Ngày xưa, Osin Huy Đức đưa ra thông điệp trên blog của mình là "Cái cây tìm sự cô đơn trên cao, ngọn cỏ tìm sự đông đảo dưới đất", đó là sự nhìn nhận hết sức tự nhiên, thuần túy, cơ bản. Trong trường hợp cụ thể cá biệt này, "cái cây" hay "ngọn cỏ"
đều phải cô độc, cô đơn, cô quạnh. Đặc thù quái thai trong quản lý ban
phát cho họ quá nhiều ân huệ và biết trước quá nhiều thông tin. Quy luật
đúc kết, cái gì kiếm được dễ dàng quá thường sinh ra chủ quan, ngạo
mạn. Thiên bẩm thừa trí khôn, dục tính dụ dỗ vật chất tình tiền, đời
thường bôi tro thực dụng trét
trấu công danh. Bất hạnh thay, sự tiến hóa chậm trong tâm hồn hoang dã
sơ khai mà đôi khi phần con tranh chấp lấn át phần người để hai cá thể
âm dương có thể tìm đến nhau, để có thể đồng điệu trường tồn. Không thể
gọi là sử, thì gọi là tin đồn, giai thoại, dân gian, cổ tích, truyền thuyết, thần thoại .., thiếu
gì cách dùng từ trong biển trời ngôn ngữ VN. Bia đá mòn nhưng bia miệng
ngàn năm vẫn trơ trơ, người thường đã vậy, huống gì là hot boy, hot
girl.
Xem rối, người ta thường thú vị những chi tiết gây hài và chý ý cái kết
của kịch bản. Có một lời tâm sự chân tình từ một vị Tướng an ninh đáng
kính, vừa mới qua đời Tết Dương lịch vừa qua: "Tướng Trần Đại Quang lên, ông cảm thấy yên tâm"
Hoàng hôn, tuổi già gặm nhấm, một tiếng chuông chiều vang xa, từng nhịp kinh đều đều vấn an "chúng sinh sân si thị phi" trong đêm khuya vắng... Sáng ra, nghiền ngẫm "chiếc lá cuối cùng" và đoán xem quá khứ, hiện tại, tương lai sự sống có màu gì?
Minh Phước
(Blog Phước béo)
----------------
Ai yêu Hưởng hơn Beo, chỉ mình em là đủ, anh ạ!
Beo: HOT BOY
Dĩ nhiên, Tướng Hưởng trở thành Hot Boy không chỉ vì, so với lãnh đạo bộ Công an đồng trang lứa hay so với ngay các vị trẻ trung hiện thời, nhan sắc ông đẹp thôi rồi, luôn đứng hàng hoa vương.
Kinh khiếp, cái tin ông nghỉ hưu mới chỉ 2 ngày mà sợt google đã cho ra hơn nửa triệu kết quả. Trong lịch sử truyền thông 20 năm nay (trước nữa thì Beo chưa tìm hiểu), chưa có một ông già 67 tuổi nào nghỉ hưu mà được quan tâm nhường ấy.
Biết hot thế này, Beo tung tin kiếm viu cho blog từ tháng 11 năm ngoái, khi Tướng Hưởng chính thức đề đạt lần đầu tiên với Thủ tướng và với ông Tô Huy Rứa, nguyện vọng muốn nghỉ ngơi của ông.
Lùi xa chút nữa. Ngay tại đại đại hội đảng XI cách nay 2 năm, từ nội bộ hẹp của BCH Trung ương hay ra đại hội lớn, Tướng Hưởng đều dứt khoát rút lui dù nhận được rất nhiều sự đề cử ủng hộ, đặc biệt từ các địa phương cả ba miền. Lí do (phụ) ông đưa ra: rút để giữ thương hiệu.
Ông nói thế biết thế, chứ người cả đời làm an ninh, đánh bạn với vài đời trùm CIA, KGB...như Tướng Hưởng, thách ai biết chính xác ông toan tính gì trong đầu.
Chưa kịp đọc xem thiên hạ đã viết những gì, riêng bạn Beo, mượn lời sử gia Ngô Sĩ Liên trong Đại việt sử kí toàn thư, đoạn viết về Sư Vạn Hạnh, để vận vào Tướng Hưởng như thế này: Sư Vạn Hạnh là người có trí thức vượt người thường. Nhưng dứt tính mệnh, bỏ nhân luân, chán trần tục ồn ào, nương cửa thiền tịch mịch, để trong sạch lấy một mình, người quân tử không cho là phải.
Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách ?
Beo: HOT BOY
Dĩ nhiên, Tướng Hưởng trở thành Hot Boy không chỉ vì, so với lãnh đạo bộ Công an đồng trang lứa hay so với ngay các vị trẻ trung hiện thời, nhan sắc ông đẹp thôi rồi, luôn đứng hàng hoa vương.
Kinh khiếp, cái tin ông nghỉ hưu mới chỉ 2 ngày mà sợt google đã cho ra hơn nửa triệu kết quả. Trong lịch sử truyền thông 20 năm nay (trước nữa thì Beo chưa tìm hiểu), chưa có một ông già 67 tuổi nào nghỉ hưu mà được quan tâm nhường ấy.
Biết hot thế này, Beo tung tin kiếm viu cho blog từ tháng 11 năm ngoái, khi Tướng Hưởng chính thức đề đạt lần đầu tiên với Thủ tướng và với ông Tô Huy Rứa, nguyện vọng muốn nghỉ ngơi của ông.
Lùi xa chút nữa. Ngay tại đại đại hội đảng XI cách nay 2 năm, từ nội bộ hẹp của BCH Trung ương hay ra đại hội lớn, Tướng Hưởng đều dứt khoát rút lui dù nhận được rất nhiều sự đề cử ủng hộ, đặc biệt từ các địa phương cả ba miền. Lí do (phụ) ông đưa ra: rút để giữ thương hiệu.
Ông nói thế biết thế, chứ người cả đời làm an ninh, đánh bạn với vài đời trùm CIA, KGB...như Tướng Hưởng, thách ai biết chính xác ông toan tính gì trong đầu.
Chưa kịp đọc xem thiên hạ đã viết những gì, riêng bạn Beo, mượn lời sử gia Ngô Sĩ Liên trong Đại việt sử kí toàn thư, đoạn viết về Sư Vạn Hạnh, để vận vào Tướng Hưởng như thế này: Sư Vạn Hạnh là người có trí thức vượt người thường. Nhưng dứt tính mệnh, bỏ nhân luân, chán trần tục ồn ào, nương cửa thiền tịch mịch, để trong sạch lấy một mình, người quân tử không cho là phải.
Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách ?
Beo Hồ Thu Hồng
(Beo Blog)
Chính trị – Xã hội
Mục tiêu tranh chấp lãnh hải của Trung Quốc - Báo Đất Việt —-Tàu chiến Trung Quốc “giáp mặt” hải quân Hàn Quốc - ANTĐ —-Gặp mặt cựu binh trong trận chiến ở Trường Sa 1988 -VnExpress
Trung Quốc tăng cường lực lượng trên biển (TN) -Giới chuyên gia Trung Quốc tiết lộ nước này đã thành lập Ban Chủ quyền biển trung ương, trong đó có sự tham gia của quân đội.
Internet giúp người dân « bớt sợ hãi » (RFI) – Ông Huỳnh Ngọc Chênh, chủ nhân một blog được nhiều cư dân mạng Việt Nam theo dõi, vừa mới được đề cử làm ứng viên giải thưởng Công dân mạng – Netizen 2013. Mong muốn đưa những thông tin trung thực, cùng những suy nghĩ cá nhân về một xã hội, mà nhiều quyền tự do căn bản của công dân không được tôn trọng, đã khiến blogger Huỳnh Ngọc Chênh phải chịu một số áp lực, tuy nhiên ông vẫn tha thiết theo đuổi con đường đã chọn.
Cập nhật thông tin về 4 cô gái Việt bị lừa qua Nga (RFA) -Trưa thứ Bảy vừa qua, một trong bốn thiếu nữ bị bán qua Nga hành nghề mãi dâm nhưng trốn đi rồi bị bắt lại, đã được chủ chứa cho người kèm ra phi trường để trở về Việt Nam. Sáng hôm nay, Chúa Nhật, cô gái thứ nhì còn trong độ tuổi vị thành niên cũng được thả cho về nước.
Dân Trí -“Quyết” phạt xe không chính chủ!
Thu giữ nhiều bộ thiết bị phá sóng - SGGP -Chiều 3-3, lãnh đạo Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh TPHCM cho biết đã kiểm tra, phát hiện lô hàng gây nhiễu sóng thông tin di động (phá sóng), xuất xứ Trung Quốc.
SGGP -Hội nghị trực tuyến về lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 —Hiến pháp: Chỉ sửa những vấn đề đã chín muồi (VNN)
Hiến pháp có nên ghi ‘theo quy định của pháp luật’? (VNN) -Điều 26 dự thảo sửa đổi Hiến pháp nêu: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. -Thì “Tự do trong một cái chuồng”.
Người đàn ông đấu tranh 23 năm để được giải oan (VNN) —Hiệu quả của sản phẩm khoa học là cốt lõi (TVN)
Vì sao tháng Hai ‘vơi’? (TVN) -Hoàng đế La Mã đã quyết định bớt đi một ngày của tháng Hai để giảm bớt những đau thương không mong muốn.
SGGP -Xâm nhập mặn nhiều nơi ở ĐBSCL: Lúa chết, dân khổ
Lợi ích nhóm qua kiến nghị đánh thuế tiền gửi (SGTT) –Trao bằng khen của Thủ tướng cho một Việt kiều Canada (PL)
Thì có quyền có tiền,nó có coi Dân là cái thá gì đâu- Nó né chữ ngu mà nó nói “Dân trí ta còn thấp” cho nên nó nói làm tùy thích- Dân làm gốc-Nó ở trên cành là trên đầu con gì nữa-Xem thường còn đỡ,nps chưởi thẳng vô đạo đức….bẻ cổ,đập đầu….Dân tha hồ.
Hiến pháp có nên ghi ‘theo quy định của pháp luật’? (VNN) -Điều 26 dự thảo sửa đổi Hiến pháp nêu: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. -Thì “Tự do trong một cái chuồng”.
Người đàn ông đấu tranh 23 năm để được giải oan (VNN) —Hiệu quả của sản phẩm khoa học là cốt lõi (TVN)
Vì sao tháng Hai ‘vơi’? (TVN) -Hoàng đế La Mã đã quyết định bớt đi một ngày của tháng Hai để giảm bớt những đau thương không mong muốn.
SGGP -Xâm nhập mặn nhiều nơi ở ĐBSCL: Lúa chết, dân khổ
Cần đa Đảng để chống chảy máu chất xám -Đức Thành- Boxitvn
Lập hiến với tính đảng -Hoàng Mai - Đất nước được hình thành và tồn tại cho đến ngày nay phải trải qua bao đời dựng xây, mở mang bờ cõi và chiến đấu để bảo vệ. Nó là thành quả của bao thế hệ những người dân đã đổ mồ hôi xương máu mới có được. Nó không thuộc riêng về một dòng họ nào, một dân tộc nào mà nó thuộc về toàn dân. -Boxitvn
LẠM BÀN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ -Tô Văn Trường -Boxitvn
Tư liệu liên quan đến bản Kiến nghị 2009 (14) -Boxitvn
Tư liệu liên quan đến bản Kiến nghị 2009 (15) -Boxitvn
THẾ GIỚI ĐẠI ĐỒNG (Kha Trà Phương)
5 cách để xây dựng một mối quan hệ chiến lược Mỹ-Trung ổn định (Diplomat/ Gốc sân)
DẤU ẤN TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG (Bùi Văn Bồng)
THỬ LÀM TỔNG BÍ THƯ MỘT LẦN XEM SAO ! (Tễu)
“THẬM CẤP CHÍ NGUY” “THẬM CẤP CHÍ NGUY”: đằng sau chiêu bài sửa đổi hiến pháp của họ (DĐCN).
ĐẢNG PHẢI CHUYỂN HÓA NHƯ THẾ NÀO TRƯỚC TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY ? (Phạm Viết Đào)
Đoan Trang – “Nói với mình và các bạn”: Đừng lên án người vô cảm (Danluan)
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Vu Khoát(Danluan)
Vũ Lịch Nguyên – Dự thảo sửa đổi HP 1992: Nó cứ thế nào ấy!(Danluan)
Đặng Huy Văn – Hiến pháp 1992 nay sửa đổi cho ai?(Danluan)
Vì chính chúng ta, tổ tiên và con cháu (Thư ngỏ của Nguyễn Đắc Kiên) -Thongluan -“…Tôi tin tưởng có nhiều người, kể cả trong đội ngũ lãnh đạo ĐCS VN hiện nay có thể đảm nhận tốt vị trí trong Chính phủ lâm thời để giữ vững sự thống nhất quốc gia trong giai đoạn chuyển giao…”
Báo động! Báo động! Lũ thú phát cuồng! Đồng bào cẩn thận (Tô Hải)-Thongluan
Trần Đăng Khoa: Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ » -Đàn Chim Việt- Phần I Cái tên như chân lý, có tính cảnh báo sắc lẹm này, không phải do tôi nghĩ ra đâu. Làm sao một “gã thợ cày không có trâu” lại sâu sắc…
Ghi nhận rõ hơn các hình thức dân chủ trực tiếp (PL) -Nên chăng để dân bỏ phiếu phúc quyết cho bản HP sửa đổi để đảm bảo HP có hiệu lực tối cao?
“Vụ trưởng quy kết dân quen hít khí trời là xem thường dân” (Dantri)
-Đó là quan điểm của ông Đỗ Mạnh Hùng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề
xã hội của Quốc hội trước phát biểu của ông Bùi Quang Tiên – Vụ trưởng
Vụ Thanh toán (NHNN) về phản ứng của người dân đối với quy định thu phí
rút tiền ATM nội mạng.Thì có quyền có tiền,nó có coi Dân là cái thá gì đâu- Nó né chữ ngu mà nó nói “Dân trí ta còn thấp” cho nên nó nói làm tùy thích- Dân làm gốc-Nó ở trên cành là trên đầu con gì nữa-Xem thường còn đỡ,nps chưởi thẳng vô đạo đức….bẻ cổ,đập đầu….Dân tha hồ.
Kinh tế
Mua bán 10.000 lít dầu trái phép trên biển - Thanh Niên —Ngân hàng lo tồn kho vốn (SGTT) —43.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp (NLĐ)Bước ngoặt mới của thị trường -Vietstock - Không thể phủ nhận là chính những động thái cứu vớt cho nhà đất đã giúp khơi dậy giá chứng khoán. Chắc chắn trong vài tháng tới, tiền sẽ được bơm ra và thị trường sẽ có cơ sở để chuyển động.
Khó có thị trường điện cạnh tranh - Vietstock —Petrotimes -‘Điệp khúc’ tăng giá sữa lại bắt đầu
Nói là làm và nói không tin (VEF.VN)
– Hàng tấn vàng từ dữ trữ quốc gia và một lượng ngoại tệ đủ lớn dự
phòng đã được chuẩn bị để can thiệp mạnh vào thị trường vàng. —Giá vàng SJC lại cao hơn thế giới 4,25 triệu đồng/lượng (TN)
Nợ xấu bỗng nhiên về 6%: Đáng vui hay đáng ngờ? -(VEF.VN)
– Tỷ lệ nợ xấu vừa được NHNN thông báo chỉ còn khoảng 6% so với 8 -10%
được công bố trước đó. Với tốc độ giảm nợ xấu thế này thì quả là điều
thần kỳ đáng mừng…
BĐS lãi lớn, giả kêu lỗ để được cứu trợ (VNN) - Con số lỗ, lãi của các doanh nghiệp bất động sản năm 2012 vẫn là một “ẩn số” song theo GS. Đặng Hùng Võ, các doanh nghiệp đa số là lãi ít, chứ không lỗ, còn “kêu toáng” lên là để được cứu. >>>Đại gia BĐS bỗng nhiên thương dân nghèo —-Doanh nghiệp bất động sản tính kế khác để sinh nhai (VnEx)
Giá vàng ít biến động, USD tự do vượt 21.200 đồng (VnEc)
Tôi đảm bảo chỉ trong vòng một tuần sau cuộc ký kết này, giá vàng trong nước sẽ sát với giá vàng thế giới. -Ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên SJC
BĐS lãi lớn, giả kêu lỗ để được cứu trợ (VNN) - Con số lỗ, lãi của các doanh nghiệp bất động sản năm 2012 vẫn là một “ẩn số” song theo GS. Đặng Hùng Võ, các doanh nghiệp đa số là lãi ít, chứ không lỗ, còn “kêu toáng” lên là để được cứu. >>>Đại gia BĐS bỗng nhiên thương dân nghèo —-Doanh nghiệp bất động sản tính kế khác để sinh nhai (VnEx)
Sự thật đằng sau số lỗ của doanh nghiệp địa ốc (VTC
News) – Con số lỗ, lãi của các doanh nghiệp bất động sản năm 2012 vẫn
là một “ẩn số” song theo GS. Đặng Hùng Võ, các doanh nghiệp đa số là lãi
ít.
BĐS ngoại: Rầm rập đến, ồ ạt bỏ đi (VEF) —-Vụ mua DN giá 1USD: Không lừa được thì… trả (!?)(VEF) —Lô vàng đầu tiên của NHNN ra thị trường(VEF)Giá vàng ít biến động, USD tự do vượt 21.200 đồng (VnEc)
Tôi đảm bảo chỉ trong vòng một tuần sau cuộc ký kết này, giá vàng trong nước sẽ sát với giá vàng thế giới. -Ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên SJC
Thé giới
Giáo Hội Công Giáo sắp họp bầu Giáo Hoàng (RFA)Dân tỉnh Quảng Đông biểu tình đòi bầu cử tự do(RFA)—-Trung Quốc: Một làng nổi loạn đòi bầu cử tự do(RFI) —-ĐS Bắc Kinh vẫn lạc quan trong quan hệ Trung – Nhật(RFA) —-Quân đội Trung Quốc không hỗ trợ bọn tin tặc(RFA) —Hàng trăm nhà bị sập vì động đất ở Trung Quốc(VOA)
Nhiều khả năng Trung Quốc tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng (RFI) —Tập Cận Bình lại cảnh báo đảng Cộng sản Trung Quốc về nạn tham nhũng(RFI) —Vietnam Plus -Tướng Trung Quốc lo Nhật dùng biện pháp quân sự — 10 vấn đề nổi cộm bức xúc ở Trung Quốc - Kienthuc.net.vn
Trung Quốc thử đánh bạc không tiền mặt (TVN) —-Bom nổ ở thành phố Karachi, 25 người chết (VOA)
Mỹ sẽ tháo khoán 190 triệu đôla viện trợ cho Ai Cập(VOA) —Dân Mỹ đứng trước những chọn lựa khó khăn do cắt 85 tỉ công chi(VOA)
Syria: Tổng thống thách đố, phe nổi dậy tiếp tục đạt lợi thế(VOA) —Quân nổi dậy Syria chiếm trụ sở cảnh sát (BBC) —Liên Hiệp Quốc sẵn sàng làm trung gian hòa giải tại Syria (RFI)
Lãnh tụ Bắc Triều Tiên thị sát một cuộc tập trận(VOA) —Cảnh sát Nam Triều Tiên bắn bị thương một quân nhân Mỹ(VOA)
Bangladesh: Thêm 6 người biểu tình thiệt mạng hôm Chủ nhật(VOA)
Tchad tuyên bố tiêu diệt thêm một thủ lĩnh Al-Qaida tại Mali (RFI)
Miến Điện có dân chủ hay chưa? (BBC) -Đất nước Miến Điện đang có những bước tiến mạnh bạo đầu tiên trên con đường dân chủ hóa. >>>Con đường tới Irrawaddy (phần 1) >>>Con đường tới Irrawaddy (phần 2)
Stailin, bạo chúa khát máu hay anh hùng dân tộc? (RFI) —Rodman: Ông Kim Jong Un muốn TT Obama gọi điện thoại cho ông (VOA)
Văn hóa - Giáo dục – Khoa học - Xã hội
WHO: Có thể tránh mất thính lực(VOA) —–Giáo viên bức xúc vì chậm lương, phụ cấp (VNN)Lễ hội Việt: Khi văn hóa nằm trên… bàn ăn (VNN) -Nhiều lễ hội nổi tiếng của người Việt dường như đã không còn bóng dáng thiêng linh, mà chỉ nhìn thấy rặt điều “đau đớn lòng” vì sự ngộ nhận của người dân.
Kiều Chinh và Hồi chuông Thiên Mụ (TN) -Gần
60 năm theo nghiệp điện ảnh, đạo diễn Lê Dân đã gắn bó với các người
đẹp tài năng qua những lần làm phim như Kiều Chinh, Thanh Nga… Ông ghi
lại nhiều kỷ niệm với các người đẹp này bằng những trang viết tự sự, đầy
tình cảm.
Sự khác biệt giữa não người giỏi và người dốt (VnEx) —-Nhiều trường dừng tuyển sinh một số ngành (TP)
Bé gái sơ sinh được ‘chữa khỏi HIV’ (BBC) -Một bé gái ở Mỹ được cho là hết HIV sau khi được các bác sỹ nhanh chóng dùng thuốc chữa trị ngay sau khi sinh.>>>Dùng thuốc sớm có thể kềm HIV >>>>Mỗi năm có thêm 15.000 người nhiễm HIV
Bé gái sơ sinh được ‘chữa khỏi HIV’ (BBC) -Một bé gái ở Mỹ được cho là hết HIV sau khi được các bác sỹ nhanh chóng dùng thuốc chữa trị ngay sau khi sinh.>>>Dùng thuốc sớm có thể kềm HIV >>>>Mỗi năm có thêm 15.000 người nhiễm HIV
Hàng Trung Quốc bủa vây người tiêu dùng – Kỳ 2: Người Việt hại người Việt (TN) –Nhà thuốc bệnh viện bán thuốc hết hạn (TN) — —Người Việt Nam đã nhờn luật giao thông? (VnEx)
Dân Việt -Nam thanh niên bị chém đứt cổ chết tại chỗ —-Chuyện hàng loạt nữ sinh bỗng dưng mất tích: Mũi dại… lái chịu đòn - ANTG —-‘Gái cơ quan’ tố cáo bị sếp đưa lên giường (VNN) —-Tóm tướng cướp nhí có hình xăm kín lưng (VNN)
Cháy da, bỏng mắt, loét miệng vì gói chống ẩm trong bánh gạo (VNN) —Hai băng nhóm hỗn chiến, 1 người chết (TN)
Chồng tưới xăng đốt vợ -(PL)-
Chiều 3-3, ông Nguyễn Văn Trường, Trưởng Công an xã Hòa Thành, huyện
Đông Hòa (Phú Yên), cho biết cơ quan công an đang làm rõ vụ Đặng Ngọc
Ninh (ngụ thôn Lộc Đông, xã Hòa Thành) tưới xăng đốt vợ gây thương tích
nặng.====>>>
Ngang nhiên phá cửa trộm xe trước mặt nhiều người (VnEx) —Đoạt mạng anh rể lúc nửa đêm (VnEx) –Kinh hoàng xe khách hành xử giang hồ, bặm trợn (VTC)
Đề phòng gian kế của kẻ cướp -SGTT.VN
– Đừng đem theo đồ quý giá ra đường vì rất dễ gặp cướp giựt. Đó là cách
nhiều người khuyên nhau nên cẩn trọng, bảo vệ tài sản của mình. Tuy
nhiên, nếu người lương thiện có nhiều cách đề phòng thì kẻ bất lương
cũng lắm gian kế.
Trộm đâm CSHS khi bị truy đuổi (PL) —-Bồi thường lố gần 1,8 tỉ đồng (NLĐ) -Sự việc xảy ra tại công trình xây dựng Bệnh viện Đa khoa huyện Mỏ Cày Bắc – Bến Tre —-Đi thăm anh, bị xe tông chết (NLĐ)