- Stailin, bạo chúa khát máu hay anh hùng dân tộc? (RFI) - Liên Xô thời Stalin ngự trị là một chế độ khủng bố bắt giết lưu đày tùy tiện.
- Tchad tuyên bố tiêu diệt thêm một thủ lĩnh Al-Qaida tại Mali (RFI) - Tiếp theo thông tin tiêu diệt Abou Zeid - một trong các thủ lĩnh Al-Qaida Bắc Phi - ngày thứ Sáu 01/03/2013, hôm qua 02/03 Tchad cho biết quân ...
- Liên Hiệp Quốc sẵn sàng làm trung gian hòa giải tại Syria (RFI) - Hôm qua 02/03/2003 tại Thụy sĩ, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon và đặc sứ Lakhdar Brahima của Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Ả Rập ...
- Internet giúp người dân « bớt sợ hãi » (RFI) - Ông Huỳnh Ngọc Chênh, chủ nhân một blog được nhiều cư dân mạng Việt Nam theo dõi, vừa mới được đề cử làm ứng viên giải thưởng Công dân mạng – Netizen 2013. Mong muốn đưa những thông tin trung thực, cùng những suy nghĩ cá nhân về một xã hội, mà nhiều quyền tự do căn bản của công dân không được tôn trọng, đã khiến blogger Huỳnh Ngọc Chênh phải chịu một số áp lực, tuy nhiên ông vẫn tha thiết theo đuổi con đường đã chọn.
- Mỹ thả hàng loạt người nhập cư lậu: Hệ quả của cắt giảm ngân sách (RFI) - Theo một báo cáo của chính phủ Mỹ, vào tháng trước hàng ngàn người nhập cư lậu, bị giam giữ trước khi trục xuất về nước, đã được trả tự do.
- Bagladesh: Bạo động gia tăng sau bản án tử hình một lãnh đạo Hồi giáo (RFI) - Quân đội chính phủ được tăng cường tại các tỉnh phía bắc Bangladesh sau những cuộc bạo động tối thứ bảy làm 16 người chết ở huyện Jhenida .
- Nhiều khả năng Trung Quốc tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng (RFI) - Hàng loạt vụ tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng sẽ thúc đẩy Trung Quốc gia tăng chi phí quốc phòng.
- Trung Quốc: Một làng nổi loạn đòi bầu cử tự do (RFI) - Từ phản đối chủ tịch xã cướp ruộng, dân làng Thượng Phố, tỉnh Quảng Đông nổi dậy đòi bầu cử tự do và dân chủ. 15 tháng sau vụ làng Ô Khảm, bất công xã hội đã biến thành ngọn lửa đấu tranh chính trị.
- Bồ Đào Nha: Biểu tình rầm rộ phản đối chính sách khắc khổ (RFI) - Cuộc biểu tình chống chính sách khắc khổ ngày hôm qua, 02/03/2013, tại Bồ Đào Nha có quy mô đặc biệt.
- Tập Cận Bình lại cảnh báo đảng Cộng sản Trung Quốc về nạn tham nhũng (RFI) - Theo Reuters, vừa qua, nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập trường Đảng Trung ương, tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã có ...
- Cam Bốt: Người dân biểu tình bằng mọi hình thức (RFI) - Tại Cam Bốt, thời gian gần đây ngày càng có nhiều cuộc biểu tình của người dân phản đối một số chính sách trưng dụng đất đai dành cho các dự án kinh tế của chính quyền.
- Bangladesh: Thêm 6 người biểu tình thiệt mạng hôm Chủ nhật (VOA) - Nhà chức trách Bangladesh đưa thêm binh sĩ đến miền bắc để cố chấm dứt các vụ xô xát giữa cảnh sát và người biểu tình
- Phi thuyền công ty SpaceX cặp Trạm Không Gian Quốc Tế (VOA) - Phi thuyền tư nhân Dragon không người lái đã cặp vào Trạm Không Gian Quốc Tế sau khi các kỹ sư sửa chữa được một vấn đề khiến phi thuyền đáp vào trạm bị trễ mất 1 ngày
- WHO: Có thể tránh mất thính lực (VOA) - Tổ chức Y tế Thế giới WHO nói rằng khoảng phân nửa trường hợp mất thính lực có thể tránh được
- Thái Lan cấm mua bán ngà voi trong nước (VOA) - Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra loan báo sẽ chấm dứt mua bán ngà voi trong nước để khỏi bị quốc tế trừng phạt thương mại
- Tổng thống Ai Cập tiếp Ngoại trưởng Mỹ (VOA) - Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry gặp Tổng thống Ai Cập Mohammed Morsi, chuẩn bị kết thúc chuyến đi tại một nước đồng minh khu vực
- 4 người chết trong các vụ nổ tại Iraq (VOA) - Nhà chức trách Iraq cho hay có nhiều tiếng nổ ở một quận có nhiều người Hồi giáo Shia trong thủ đô Baghdad hôm Chủ nhật
- Cảnh sát Nam Triều Tiên bắn bị thương một quân nhân Mỹ (VOA) - Nhà chức trách tại thủ đô của Nam Triều Tiên nói rằng tình trạng sức khỏe của một quân nhân Mỹ đang ổn định sau khi bị cảnh sát Nam Triều Tiên bắn bị thương
- Lãnh tụ Bắc Triều Tiên thị sát một cuộc tập trận (VOA) - Bắc Triều Tiên công bố một video cho thấy lãnh tụ Kim Jong Un đi thị sát một cuộc tập trận
- Ngoại trưởng Mỹ đến Ai Cập (VOA) - Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry chuẩn bị gặp Tổng thống Ai Cập Mohammed Morsi để kêu gọi cải cách và đoàn kết chính trị
- Tổng thống Syria: Điều đình nhưng không từ chức (VOA) - Tổng thống Syria Bashar al-Assad tuyên bố sẵn sàng đàm phán với phe đối lập nhưng dứt khoát sẽ không có chuyện từ bỏ quyền lực
- Hàng trăm nhà bị sập vì động đất ở Trung Quốc (VOA) - Nhà chức trách Trung Quốc cho hay một trận động đất nhẹ xảy ra ở miền tây nam làm hằng trăm căn nhà bị sập và làm khoảng 20 người bị thương
- Quân nổi dậy Syria chiếm trụ sở cảnh sát (BBC) - Lực lượng nổi dậy ở Syria tiến đánh và 'chiếm gần xong' một trụ sở cảnh sát của chính phủ gần Aleppo, theo các nhà hoạt động.
- Tập Cận Bình sắp trở thành chủ tịch TQ (BBC) - Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường sắp thành chủ tịch và thủ tướng Trung Quốc khi Quốc hội khai mạc vào tuần tới.
- EU 'trông chờ' vào thỏa thuận mới với Mỹ (BBC) - Thỏa thuận tự do thương mại ký giữa Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu được kỳ vọng đem lại hàng trăm nghìn việc làm cho châu lục này.
- Chó 'cứu mạng' bé gái ba tuổi ở Ba Lan (BBC) - Các nhân viên cứu hỏa nói chó có lẽ đã cứu mạng một bé gái người Ba Lan bị mất tích qua đêm trong thời tiết băng giá.
- Cảnh sát Malaysia chết vì đọ súng (BBC) - Ít nhất năm cảnh sát đã chết trong vụ đụng độ vũ trang với các tay súng ở bang Sabah tại miền đông, theo giới chức Malaysia.
- Thế giới bàn cách bảo vệ các loài nguy cấp (BBC) - Gần 180 quốc gia tề tựu về Bangkok tham dự một hội nghị hết sức quan trọng để bảo vệ các giống loài tối nguy.
- Giải Ảnh Vườn Quốc tế năm 2013 (BBC) - Ảnh cây cối, hoa lá, vườn tược và động vật hoang dã vừa đoạt giải ở nhiều thể loại tại cuộc thi Nhiếp ảnh gia Vườn Quốc tế 2013.
- ‘Obama có bàn với Abe về Senkaku’ (BBC) - Một nguồn tin ngoại giao tiết lộ hai nguyên thủ Mỹ-Nhật đã bàn về tranh chấp trên Biển Hoa Đông và Biển Đông.
- Ông Chavez 'hô hấp bằng thiết bị hỗ trợ' (BBC) - Tổng thống Venezuela, Hugo Chavez cần sự hỗ trợ của thiết bị hô hấp trong khi được hóa trị liệu, theo Phó tổng thống nước này.
- TQ tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng (BBC) - Giới chuyên gia nhận định Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng trong bối cảnh căng thẳng về biển đảo.
- Obama chuẩn y kế hoạch giảm ngân sách (BBC) - Tổng thống Barack Obama vừa ký lệnh chuẩn thuận cắt giảm ngân sách sau khi Hạ viện Mỹ không đạt thống nhất về kế hoạch này.
- Giá tiêu dùng ở Nhật tiếp tục sụt giảm (BBC) - Giá tiêu dùng ở Nhật tiếp tùc giảm, nhấn mạnh thách thức các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt khi cố tìm cách tăng lạm phát.
- Kiện bạn gái cũ ‘ăn cắp tinh trùng’ (BBC) - Một người đàn ông ở Mỹ cáo buộc bạn gái cũ tìm cách lấy tinh trùng của ông ta để mang bầu mà không ̣được phép.
- 'Ngôi sao' của BBC, Andrew Marr, ra viện (BBC) - Phóng viên truyền hình BBC Andrew Marr ra viện sau gần hai tháng điều trị vì đột quỵ và được kỳ vọng trở lại làm việc vào cuối năm.
- Bộ trưởng Quốc phòng Nga sắp thăm VN (BBC) - Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu sắp thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày kể từ thứ Hai, sau khi thăm Miến Điện.
- Ông Nguyễn Văn Hưởng nghỉ hưu (BBC) - Thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng, người từng giữ chức phái viên tư vấn cho Thủ tướng về an ninh và tôn giáo, nghỉ hưu từ 1/3.
- Triển lãm phong lan thế giới ở New York (BBC) - Triển lãm hoa phong lan thường niên lớn nhất thế giới diễn ra tại New York từ 2/3 đến 22/4 với hơn 3000 loài phong lan tham dự.
- 'Góp ý hiến pháp: hơn một sự ngộ nhận' (BBC) - Bác sỹ Phạm Hồng Sơn cho rằng góp ý kiến về Hiến pháp cho Đảng Cộng sản trong trật tự quyền lực hiện nay là 'ảo tưởng và vô ích'
- A Fish out of Water (BBC) - Cụm từ "a fish out of water" có nghĩa là gì và phân biệt cụm từ này với "fish for compliments" trong tiếng Anh.
- ‘Nhiều nhà báo nghĩ như anh Kiên’ (BBC) - Nhà báo tự do Trương Duy Nhất nói nhiều nhà báo trong nước ‘ngả mũ kính phục’ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên.
- Đà Nẵng: Thu giữ gần 500 ấn phẩm nhập khẩu trái phép (BaoMoi) - QĐND - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Đà Nẵng vừa lập biên bản thu giữ gần 500 ấn phẩm gồm sổ tay, lịch bàn, do Công ty trách nhiệm hữu hạn TCIE Việt Nam (trụ sở đường số 5, Khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà Nẵng) nhập từ Đài Loan (Trung Quốc) về qua cảng Đà Nẵng, vì đã vi phạm về quy định xuất nhập khẩu văn hóa phẩm của Việt Nam. Rõ nhất là trong mỗi cuốn lịch và sổ tay này đều in bản đồ tất cả các nước Đông Nam Á, nhưng ở phần bản đồ Việt Nam lại không thể hiện quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Được biết, số ấn phẩm này được Tập đoàn TCIE in và gửi qua công ty tại Việt Nam để làm quà tặng.
- TQ tăng chi quân sự giữa tranh chấp? (BaoMoi) - Theo các chuyên gia an ninh, hàng loạt vụ tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng sẽ khiến Trung Quốc gia tăng chi tiêu quốc phòng khi công bố ngân sách quân sự năm nay trước khi kỳ họp quốc hội khóa mới diễn ra.
- Lai lịch máy bay Trung Quốc dùng để “quấy” Nhật (BaoMoi) - Trung Quốc thường xuyên sử dụng máy bay cánh quạt Y-12 tiến vào không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
- “Trung Quốc sẽ đổ lỗi cho Nhật Bản nếu xung đột” (BaoMoi) - Theo mạng tin Sankei (Nhật Bản) ngày 3/3, khi đánh giá về căng thẳng Nhật-Trung liên quan đến quần đảo Senkaku, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp), ông Lã Tân Hoa, ngày 2/3 khẳng định “nếu tàu chiến và máy bay của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) can thiệp vào hoạt động tuần tra chính đáng của Trung Quốc và xảy ra xung đột vũ trang, thì trách nhiệm này hoàn toàn thuộc về phía Nhật Bản.”
- Không nên để Philippines đơn độc (BaoMoi) - Đã 2 tháng trôi qua kể từ khi Philippines chính thức gửi đơn lên Tòa án trọng tài Quốc tế của Công ước về Luật biển (UNCLOS) để kiện phía Trung Quốc về những vấn đề trên biển Đông. Diễn biến mới nhất của vụ việc này là phía Trung Quốc đã lảng tránh vụ kiện bằng động thái trả lại công hàm cho Philippines.
- Mục tiêu tranh chấp lãnh hải của Trung Quốc (BaoMoi) - Hiện Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh hải ở khu vực Biển Đông với một loạt nước gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Trên biển Hoa Đông, Trung Quốc có tranh chấp với nước láng giềng Nhật Bản.
- TQ lập Ban Chủ quyền biển, báo trong nước:Đừng dọa láng giềng (BaoMoi) - (Quốc phòng) - "Báo cáo phát triển biển Trung Quốc 2012" cho biết, sắp tới sẽ có 17 cơ quan bộ ngành tham gia "bảo vệ biển", trong đó có cả hải quân.
- Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc cảnh cáo Nhật Bản (BaoMoi) - Hôm qua, tân chủ tịch Quốc hội Trung Quốc lên tiếng cảnh cáo rằng Tokyo phải “gánh chịu mọi hậu quả” gì xảy ra nếu dùng tàu và máy bay quân sự quấy nhiễu tàu tuần tra của Trung Quốc quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
- Trung Quốc ngày càng thích dùng hỏa lực thách thức các bên tranh chấp (BaoMoi) - (GDVN) - Sau gần ba thập kỷ tăng mạnh chi tiêu cho quốc phòng, Trung Quốc đang tỏ ra ngày càng "quyết đoán hơn" và dùng hỏa lực thách thức các bên tranh chấp chủ quyền ở Hoa Đông và Biển Đông.
- Miền Bắc tiếp tục đón nhiều đợt lạnh trong tháng 3 (BaoMoi) - Theo dự báo, trong tháng 3 sẽ còn đón thêm khoảng 2-3 đợt không khí lạnh mới.
- Quảng Trị: Những đặc sản "mát" lòng người (BaoMoi) - (VietQ.vn) - Quảng Trị nằm trong dải đất dài của miền Trung, lặng lẽ khép mình bên dãy Trường Sơn, "đôi mắt" hướng về phía biển Đông dạt dào sóng vỗ. Ở đây có những món đặc sản làm mát lòng người, mà khi được thưởng thức chính tại nơi này mới thấy hết vị ngọt bùi, đầy chất Quảng Trị...
- Trung Quốc lại lớn tiếng đe dọa Nhật Bản (BaoMoi) - Nhật Bản sẽ phải chịu trách nhiệm về hậu quả nếu bất kỳ vụ xung đột nào xảy ra do hành động quấy rối của nước này đối với các hoạt động thực thi pháp luật thông thường của Trung Quốc ở khu vực xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây là lời cảnh báo vừa được một quan chức cấp cao Trung Quốc đưa ra ngày hôm qua (2/3).
- Trung Quốc cảnh cáo Nhật trước thềm quốc hội (BaoMoi) - (NLĐO) – Tờ Tân Hoa Xã ngày 2-3 dẫn lời một quan chức tuyên bố Nhật Bản phải chịu trách nhiệm cho hậu quả của những cuộc đụng độ xảy ra “do làm xáo trộn các hoạt động thực thi pháp luật bình thường” của Trung Quốc quanh đảo Điếu Ngư”.
- Trung Quốc lập Ban Chủ quyền biển, thống nhất Hải giám và Ngư chính (BaoMoi) - (GDVN) - "Báo cáo phát triển biển Trung Quốc 2012" cho biết, sắp tới sẽ có 17 cơ quan bộ ngành tham gia "bảo vệ biển", trong đó có cả hải quân.
- Nhật Bản và Philippines lại khẩu chiến với Trung Quốc (BaoMoi) - (Petrotimes) - Một lần nữa Tokyo và Manila lại khẩu chiến với Bắc Kinh xung quanh những tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Điều đáng nói là lần này, giới truyền thông Trung Quốc đã đưa ra một số nhận định “khác lạ” khiến dư luận quan ngại về những căng thẳng mới có thể xảy ra trong thời gian tới.
- Trung Quốc: Nếu để nổ súng ở Senkaku, Nhật Bản phải gánh mọi hậu quả (BaoMoi) - (GDVN) - Nếu Nhật Bản còn tiếp tục phái tàu chiến, máy bay quân sự theo dõi các hoạt động "thông thường" của tàu chiến hải quân Trung Quốc ngoài Hoa Đông như thời gian vừa qua, có thể dẫn đến nổ súng.
- Bắc Kinh công kích Nhật trước thềm Chính hiệp (BaoMoi) - (Dân trí) - Trung Quốc đã công kích gay gắt Nhật Bản trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông, chỉ vài ngày trước khi khai mạc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp) thường niên.
- Tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư: “Thùng thuốc súng” đáng sợ (BaoMoi) - ANTĐ - “Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông dường như đang tiến triển ngày càng nguy hiểm và chỉ cần một lỗi ngu xuẩn cũng có thể châm ngòi cho chiến tranh” - tạp chí Chính trị Mỹ cảnh báo.
- Có 2-3 đợt không khí lạnh trong tháng 3 (BaoMoi) - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết, ngày 2.3, không khí lạnh đã gây mưa rét trên diện rộng tại các tỉnh miền Bắc.
- Migrant workers happier, but sense of isolation remains (Washington Post) - Migrant workers are happier and more satisfied with their life than last year, but they still constantly feel lonely, isolated and looked down upon.
- Trade fair exhibitors adapt to change (Washington Post) - Exhibitors at East China Fair say they are lowering their prices, investing in innovations and targeting customers in emerging markets and at home.
- Guizhou welcomes investors (Washington Post) - Guizhou wants to encourage investors to help it realize an ambitious vision of building a wholesome well-to-do society by 2020.
- Manufacturing expands in Feb, but at slower pace (Washington Post) - China's manufacturing industry expanded for the fifth consecutive month in February, but at a weaker pace, influenced by the Spring Festival holiday and a decline in new orders, suggesting a modest economic recovery.
- Boeing expects deliveries to soar by 60% in 2013 (Washington Post) - Boeing Co is expected to increase its deliveries to China by 60 percent this year, the head of its operation in the country said on Friday, with orders for its full range of aircraft, including its troubled 787 Dreamliner jet.
- L'Oreal scents success despite slowed growth (Washington Post) - L'Oreal, the world's largest cosmetics and beauty company, has recorded its 12th consecutive year of double-digit growth in China, reaping 12.05 billion yuan ($1.91 billion) in revenue in 2012.
- From 1st paper currency to world success story (Washington Post) - As a financial innovation pioneer, Chengdu has, in many ways, been the springboard for the growth of the modern financial services industry in China.
- Media Markt to close stores by end of April (Washington Post) - Media Markt China Ltd, the electronic products chain owned by Germany's Media-Saturn Holdings and Foxconn Technology Group, will close its seven Chinese stores on March 11, a senior company official said on Wednesday.
- 10,000 bottles of liquor on the wall (Washington Post) - Dong Hanglin, of Yangzhou, East China's Jiangsu province, adds a porcelain bottle to his collection, Feb 27, 2013. Dong has collected more than 10,000 liquor bottles over 14 years.
- ZTE plans to target top tier (Washington Post) - ZTE Corp hopes to discard its often-used tag of "low-end mobile phone vendor" by increasing its production of mid to high-end smartphones this year.
- 4G network to lead the world (Washington Post) - China Mobile Communications Corp plans to deploy the world's biggest 4G LTE network in China this year, covering more than half a billion people.
- Tour de force (Washington Post) - Martin Engstroem first visited China in 1997 as part of the production team for the opera Turandot at the Forbidden City.
- Music migrates across borders (Washington Post) - There's no doubt that I Sing Beijing - a redolent blend of musicians, Western traditions and modern Chinese opera - is an important catalyst in the evolving relationship between the United States and China.
- Plum blossoms seen at scenic resort in E China (Washington Post) - A bunch of plum blossom is seen at the scenic resort "Plum Blossom Mountain" in Nanjing, capital of East China's Jiangsu province, March 2, 2013.
- Deputies to 12th NPC arrive in Beijing (Washington Post) - Deputies to the 12th National People's Congress arrive in Beijing, capital of China, March 2, 2013.
- Rural doctor who has worn out 20 bikes (Washington Post) - Ma Yuhua, a deputy to 12th National People's Congress, is on her way to visit a patient in Luojiahewan village of Wangtuan town in Tongxin county, Northwest China's Ningxia Hui autonomous region on Feb 28, 2013.
- Blizzard in NE China (Washington Post) - Heavy snow continues in Changchun, and the city has launched a blizzard contingency plan to deal with the snow. More than 10,000 cleaners and 1,000 snow blowers cleared snow to ensure traffic safety.
- Spring blossom comes to East China (Washington Post) - The bloom of Plum Blossom Mountain draws visitors in Nanjing, Feb 27, 2013.
- Beijing, nearby regions in 'dangerous' air (Washington Post) - The air quality in Beijing and nearby regions hit dangerous levels Thursday, Beijing's environmental authorities said.
- 4 killed in C China elementary school stampede (Washington Post) - Four students were killed in a stampede accident in an elementary school in Central China's Hubei province Wednesday morning.
- Traffic jam music to driver’s ears (Washington Post) - The 300-meter long road at an ecological park in Changge city, Central China's Henan province is reportedly the country's only "musical road".
- Japan warned not to cause friction with China (Washington Post) - Japan must be responsible for the consequences should any friction take place due to its disturbance of China's activities around the Diaoyu Islands, a Chinese official said Saturday.
- Political advisory body startssession (Washington Post) - The First Session of the 12th National Committee of the Chinese People's Political Consultative Conference (CPPCC), the country's top political advisory body, opened in Beijing Sunday.
- Press gear up for 1st session of 12th CPPCC (Washington Post) - A news conference on the First Plenary Session of the 12th CPPCC National Committee is held at the Great Hall of the People in Beijing, capital of China, March 2, 2013.
- Drug lord and 3 accomplices executed (Washington Post) - The execution of Myanmar drug lord Naw Kham and his three accomplices on Friday is far from the end of the suffering for some of the families of the victims.
- Sign of times from people to congress (Washington Post) - Residents in Shanghai display placards with their wishes and concerns for the 2013 National People's Congress and Chinese People's Political Consultative Conference which will start on March 3 and March 5.
- CPC Central Committee adopts state leadership candidates (Washington Post) - The 18th Central Committee of the Communist Party of China (CPC) adopted a list of candidates for state leadership positions and a government restructuring plan on Thursday.NPC to review streamline plan
- Chinese team arrives in Egypt over balloon crash (Washington Post) - A Chinese Foreign Ministry work panel arrived in Egypt on Wednesday to deal with the aftermath of a deadly hot air balloon crash, in the wake of nine Hong Kong tourists dying in the tragedy in the country.
- Marine ships start patrol mission in S China Sea (Washington Post) - Marine patrol ship Haixun 31 sails out of the port of Sanya, South China's Hainan province, Feb 28, 2013.
- Vehicle pile-up kills 3, injures 13 in C China (Washington Post) - More than 40 vehicles were involved in a pile-up on the Beijing-Hong Kong-Macao expressway near Luohenan station in Luohe city, Henan province, at 7:40 am Wednesday.
- China's aircraft carrier anchors in military port (Washington Post) - China's first aircraft carrier, the Liaoning, anchored for the first time in a military port in Qingdao, eastern Shandong province on Wednesday morning.
‘Nhiều nhà báo nghĩ như anh Kiên’
Nhà báo tự do Trương Duy Nhất nói với BBC rằng ông ‘ủng hộ’
hành động của ông Nguyễn Đắc Kiên và cho biết trong nước ‘có
rất nhiều nhà báo’ cũng có cùng suy nghĩ như ông Kiên.
Trước đó, hôm 26/2, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã bị Ban biên tập báo Gia đình và xã hội sa thải vì đã đăng tải bài viết phản biện lại Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sau khi người đứng đầu Đảng lên án ý kiến đòi sửa đổi điều 4 Hiến pháp là ‘suy thoái đạo đức’.
Ông cũng nói ông ‘ủng hộ’ hành động của ông Kiên vì ‘xã hội cần những con người như anh Kiên’ mà ông mô tả là ‘người không sợ’.
“Anh Kiên thừa biết hậu quả xảy ra nên việc đó (bị đuổi việc) đối với anh là nhẹ chứ chẳng có gì bất ngờ,” ông Nhất nói, “Điều đó chứng tỏ rằng con người ta có những lúc khát khao phải nói lớn hơn chuyện công việc. Tù tội cũng chẳng là cái gì cả.”
Cũng theo ông Nhất thì những bạn bè nhà báo mà ông trao đổi ‘phần lớn đều ngả mũ kính phục anh Kiên’.
“Họ không dám nói ra thôi nhưng trong thâm tâm họ kính phục,” ông cho biết.
Khi được hỏi các nhà báo trong nước có những người có suy nghĩ như ông Nguyễn Đắc Kiên hay không, ông Nhất nói là ‘có rất nhiều’, trong đó có cả ‘lãnh đạo và đảng viên’.
“Không phải là người ta không biết nghĩ đâu nhưng họ có dám vượt qua nỗi sợ hãi để viết những câu chữ như thế không lại là chuyện khác,” ông nói.
“Cũng như tôi cũng nghĩ được nhưng để viết như ông Kiên mặc dù là nhà báo tự do tôi cũng không dám viết.”
“Tôi tin rằng sẽ có nhiều người,” ông nói, “Ông Kiên chỉ là một giọt nước và tôi nghĩ sẽ có những giọt nước khác.”
“Từng giọt nước rót rồi dần dần sẽ đầy.”
Riêng về động thái kỷ luật buộc thôi việc ông Kiên của báo Gia đình và xã hội, ông Nhất nói rằng ông không đồng ý với ông Kiên rằng ‘trong tình thế đó thì Ban biên tập phải làm như vậy.”
“Riêng điều đó tôi không nghĩ như anh Kiên. Nhiều nhà báo cũng nói như anh Kiên phải thông cảm cho ông tổng biên tập thế này thế nọ,” ông nói.
“Nếu nói như thế thì các ông tổng biên tập đã không vượt qua được nỗi sợ hãi như anh Kiên,” ông nói thêm.
Theo ông Nhất thì trong tình huống như thế, tổng biên tập nếu đủ tâm, đủ ý chí và đủ tài năng thì vẫn thuyết phục được cấp trên không kỷ luật ông Kiên vì ‘sẽ gây hại cho nhiều phía’.
“Động thái kỷ luật đó rất dở cho chính quyền và chỉ có tác động ngược,” ông Nhất nhận xét.
(BBC)
Trước đó, hôm 26/2, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã bị Ban biên tập báo Gia đình và xã hội sa thải vì đã đăng tải bài viết phản biện lại Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sau khi người đứng đầu Đảng lên án ý kiến đòi sửa đổi điều 4 Hiến pháp là ‘suy thoái đạo đức’.
‘Tôi không dám viết’
“Thật tình khi đọc cái đó tôi bất ngờ lắm,” ông Nhất nói, “Là một nhà báo đã từ bỏ thẻ nhà báo rồi tôi cũng không dám viết những điều như anh Kiên viết huống hồ anh Kiên còn trong biên chế nhà nước.”Ông cũng nói ông ‘ủng hộ’ hành động của ông Kiên vì ‘xã hội cần những con người như anh Kiên’ mà ông mô tả là ‘người không sợ’.
“Anh Kiên thừa biết hậu quả xảy ra nên việc đó (bị đuổi việc) đối với anh là nhẹ chứ chẳng có gì bất ngờ,” ông Nhất nói, “Điều đó chứng tỏ rằng con người ta có những lúc khát khao phải nói lớn hơn chuyện công việc. Tù tội cũng chẳng là cái gì cả.”
Cũng theo ông Nhất thì những bạn bè nhà báo mà ông trao đổi ‘phần lớn đều ngả mũ kính phục anh Kiên’.
“Họ không dám nói ra thôi nhưng trong thâm tâm họ kính phục,” ông cho biết.
Khi được hỏi các nhà báo trong nước có những người có suy nghĩ như ông Nguyễn Đắc Kiên hay không, ông Nhất nói là ‘có rất nhiều’, trong đó có cả ‘lãnh đạo và đảng viên’.
“Không phải là người ta không biết nghĩ đâu nhưng họ có dám vượt qua nỗi sợ hãi để viết những câu chữ như thế không lại là chuyện khác,” ông nói.
“Cũng như tôi cũng nghĩ được nhưng để viết như ông Kiên mặc dù là nhà báo tự do tôi cũng không dám viết.”
‘Vai trò kích hoạt’
"Tôi tin rằng sẽ có nhiều người. Ông Kiên chỉ là một giọt nước và tôi nghĩ sẽ có những giọt nước khác."Ông Nhất cũng cho rằng với bài viết gây tiếng vang của mình, ông Kiên sẽ ‘kích hoạt’ để cho những người làm báo ‘vượt qua nỗi sợ hãi’.
Nhà báo tự do Trương Duy Nhất
“Tôi tin rằng sẽ có nhiều người,” ông nói, “Ông Kiên chỉ là một giọt nước và tôi nghĩ sẽ có những giọt nước khác.”
“Từng giọt nước rót rồi dần dần sẽ đầy.”
Riêng về động thái kỷ luật buộc thôi việc ông Kiên của báo Gia đình và xã hội, ông Nhất nói rằng ông không đồng ý với ông Kiên rằng ‘trong tình thế đó thì Ban biên tập phải làm như vậy.”
“Riêng điều đó tôi không nghĩ như anh Kiên. Nhiều nhà báo cũng nói như anh Kiên phải thông cảm cho ông tổng biên tập thế này thế nọ,” ông nói.
“Nếu nói như thế thì các ông tổng biên tập đã không vượt qua được nỗi sợ hãi như anh Kiên,” ông nói thêm.
Theo ông Nhất thì trong tình huống như thế, tổng biên tập nếu đủ tâm, đủ ý chí và đủ tài năng thì vẫn thuyết phục được cấp trên không kỷ luật ông Kiên vì ‘sẽ gây hại cho nhiều phía’.
“Động thái kỷ luật đó rất dở cho chính quyền và chỉ có tác động ngược,” ông Nhất nhận xét.
(BBC)
Viết từ Sài Gòn - Sửa đổi Hiến pháp 1992 – trò diễn kịch hợm hĩnh cuối cùng?
Bỏ điều 4 Hiến pháp hay không bỏ điều 4? Câu hỏi này được xem là nổi cộm
nhất trong lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 này, ngoài ra, những vấn
đề về luật đất đai, vấn đề dân chủ cũng được đặt ra. Nhưng, suy cho
cùng thì cốt lõi của sửa đổi, bổ sung Hiến pháp vẫn nằm trong điều 4.
Cục diện đất nước, vị thế chính trị quốc gia và đường hướng kinh tế của
nhiều năm sau cũng nằm trong quyết định thay đổi hay không thay đổi điều
4.
Thử đặt giả thiết nếu thay đổi điều 4? Trong trường hợp này, các vấn đề
về dân chủ, sở hữu đất đai sẽ không cần nhắc đến nữa. Vì một chính thể
đa đảng sẽ không còn yêu cầu về tính độc tài, độc quyền và nhân danh một
thứ sở hữu toàn dân, nhà nước quản lý nào để thao túng quyền lực và tài
sản của nhân dân.
Mọi sự liên quan đến sở hữu quốc gia sẽ được minh bạch, công khai trong
chế độ dân chủ đa nguyên, những gì liên quan đến tài sản quốc gia và
quyền lợi đất nước sẽ được giám sát bởi các đảng phái đối lập và cả đảng
cầm quyền.
Và, một khi không còn tính sở hữu toàn dân, thì sẽ dẫn đến kết quả toàn
dân được sở hữu, được xác lập quyền sở hữu căn bản về đất đai cũng như
những gì có liên quan đến nó. Vấn đề dân chủ, nhân quyền cũng sẽ phát
triển trong chế độ không còn độc đảng, độc tài.
Trong trường hợp ngược lại, điều 4 Hiến pháp không thay đổi hoặc có thay
đổi về mặt hình thức nhưng nội dung vẫn như cũ? Đây sẽ là một cú sốc
tiếp theo của lịch sử Việt Nam.
Vấn đề nhân quyền, dân chủ sẽ còn bị che lấp bởi chế độ Cộng sản độc
tài, tự do ngôn luận hay sở hữu đất đai chỉ là những chân trời viễn
mộng, không bao giờ vói tới được.
Vì để đàm bảo cho sức mạnh độc tài, đảng cầm quyền sẽ không đời nào trả
quyền sở hữu đất đai hoặc mở rộng dân chủ, nhân quyền cũng như tự do
ngôn luận cho nhân dân.
Không cần lý luận nhiều, vì nếu họ đủ bản lĩnh và niềm tin để làm điều
này thì họ đã chấp nhận dân chủ, đa nguyên từ lâu lắm rồi.
Một khi trả quyền sở hữu đất đai về tay nhân dân, nhà nước Cộng sản sẽ
gặp vô vàn khó khăn trong vấn đề đền bù, giải tỏa đất đai vì đây vốn là
điểm cực nhạy của chế độ, đồng thời cũng là khoảng trống dễ kiếm tiền
nhất, dễ tham nhũng nhất và dễ cướp cạn nhất mà đảng đã dùng với nhân
dân mấy mươi năm nay.
Mọi việc chỉ cần nói “nhân danh toàn thể nhân dân” là xem như xong, nhân
dân phải ngậm bồ hòn dù biết mình đang bị đối xử bất công.
Và, một khi để nhân quyền, dân chủ cũng như tự do ngôn luận được phát
triển, lúc đó sự sợ hãi trong nhân dân sẽ giảm đi, thậm chí được triệt
tiêu, tinh thần phản tư, đặt ngược vấn đề về tính chính danh, tính ổn
định hay “trung tâm” sẽ được nêu thành câu hỏi.
Hơn bao giờ hết, mọi vết nhơ của đảng cầm quyền sẽ dễ dàng phơi ra ánh sáng công luận trong một đất nước có tự do ngôn luận.
Chính vì thế, tất cả những trò diễn kịch như: Chọn thời gian trưng cầu
dân ý đúng vào ngay dịp Tết Nguyên Đán để nhân dân không có thời gian
theo dõi hay tham gia; Thay vì cơ quan lập pháp soạn thảo dự thảo sửa
đồi Hiến pháp thì lại giao công việc này cho Ban Tuyên giáo và Ban lý
luận trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đảm nhận, Quốc Hội, Chủ tịch Quốc
Hội và Ủy ban Thường vụ Quốc Hội chỉ đóng vai trò con bù nhìn không hơn
không kém vì mọi điều khoản được soạn thảo và dự tính công bố đều không
phải do cơ quan này thực hiện.
Dường như vai trò then chốt trong lần sửa đổi này lại rơi vào tay Ban lý
luận Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam. Mà ban này được Trung ương đảng
Cộng sản sắm ra chỉ để cho một mục đích duy nhất là lý luận và chứng
minh chủ nghĩa Cộng sản là đúng, hoàn hảo và duy nhất đảng Cộng sản lãnh
đạo đất nước là một “tất yếu lịch sử”.
Đó là chưa nói đến thành phần nhân dân, cử tri đóng góp sửa đổi gồm
những ai? Các ông bà đảng viên hưu trí, những cựu đảng viên khét tiếng
bôn-sê-vic trong quá trình công tác phục vụ đảng và những người “được
chọn lọc” để tham gia góp ý.
Trên thực tế, nói là tham gia gióp ý nhưng theo dõi trên các trên các
kênh truyền hình trong nước thì cái gọi là “cử tri tham gia góp ý sửa
đổi Hiến pháp” này là một đội ngũ tuyên truyền viên Cộng sản trá hình.
Mọi lần “góp ý” phát trên truyền hình trung ương và địa phương đều không
thấy góp ý gì ngoài việc các ông, các bà đứng lên ra rả khen chế độ
Cộng sản là ưu việt và tuyên bố hung hồn rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo nhân dân là một tất yếu lịch sử!”.
Tất cả những dấu hiệu trên đều cho ra một đáp án duy nhất: Nhà nước Cộng
sản Việt Nam lại tiếp tục diễn kịch (dù rất lố bịch!) về tính dân chủ
trong sửa đổi Hiến pháp 1992. Nhưng trên thực tế là để tuyên truyền, duy
trì quyền độc tài, độc đảng thông qua điều 4 (trá hình bằng thứ hình
thức khác).
Vì sao họ lại làm như thế? Vì trên thực tế, chưa bao giờ chủ nghĩa Cộng
sản lại rơi vào bế tắc như hiện nay, đặc biệt là trong tình thế mà chế
độ độc tài đã lộ rõ chân tướng của một con quái thú khác xa bản chất
loài người tiến bộ.
Nếu lựa chọn một cách công tâm, chẳng ai đủ ngu ngốc để chọn thể chế
Cộng sản lãnh đạo đất nước, và kinh tởm hơn là Cộng sản độc tài.
Trong trường hợp này, giả sử có một sân chơi chính trị tiến bộ, sòng
phẵng, chắc chắn đảng Cộng sản không có cơ hội tồn tài trên mọi nghĩa
trong thế giới tiến bộ này.
Chính vì thế, chỉ còn một cách lựa chọn duy nhất cho họ là phải độc tài,
độc đảng bằng mọi giá. Và, muốn độc tài thì phải duy trì điều 4 Hiến
pháp bằng mọi cách, chỉ có như thế mới có cơ hội bóp chặt tự do, dân
chủ, nhân quyền cũng như cắt đứt tự do ngôn luận, cắt đứt những phản ánh
có tính truyền thông về sự sai trái, tội ác và khủng hoảng của Cộng
sản.
Nhưng, làm như thế liệu có đảm bảo được quyền lực của họ hay không? Xin
thưa là dù có bỏ thêm vào sau điều 4 một điều 5, 6 hoặc điều N nào đó để
nâng cao, thít chặt sự độc tài, độc đảng của chế độ Cộng sản trên đất
nước Việt Nam, cục diện lịch sử vẫn không thay đổi, vì lịch sử có qui
luật riêng của nó, nó được xây dựng và hình thành bởi một dân tộc chứ
không bởi một phe nhóm nhỏ lẻ nào.
Trên tình thần này, hơn ba triệu đảng viên Cộng sản (gồm cả những đảng
viên cấp tiến) có làm cách gì để duy trì “con thuyền độc tài” cũng khó
mà lường được sóng gió từ “thủy triều nhân dân” với dân số xấp xỉ 90
triệu người.
Cộng sản càng cố gắng duy trì độc tài càng cho thấy rõ hơn rằng khả năng
tồn tại một cách bình thường của họ rất kém, nếu không nói là không có.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nghe ra còn mang thêm một dự cảm thay đổi
lịch sử nào đó đang âm ỉ, khó lường!
Viết từ Sài Gòn
27-02-2013
(RFA Blog's)
Hiến pháp có nên ghi 'theo quy định của pháp luật'?
Hiến pháp tạo ra được thể chế pháp quyền là cách tốt để ngăn chặn các hành vi gây rối loạn và bảo vệ sự ổn định của đất nước.
Bản dự thảo Hiến pháp đang được Quốc hội đề nghị góp ý có rất nhiều đoạn
khẳng định đi khẳng định lại những cụm từ như: “theo quy định của phát
luật”, “hoạt động theo khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, “phải nghiêm
chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật”, “do luật định”, “theo pháp luật
Việt Nam”, “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Ví dụ điều
26 sửa đổi nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,
được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp
luật”.
Có thể hiểu rằng những người soạn thảo bản Hiến pháp lo ngại những quyền
được hiến định trong Hiến pháp như tự do ngôn luận, tự do biểu tình, tự
do hội họp có thể dẫn tới việc lạm dụng quá trớn, gây rối loạn xã hội,
ảnh hưởng đến tính ổn định của bộ máy chính trị và đời sống nhân dân.
Những lo ngại này có lý và không chỉ Việt Nam, chính phủ các nước khác
đều có những lo ngại tương tự. Nhưng tại sao họ không nhất thiết phải
ghi những cụm từ như trên trong Hiến pháp?
Thứ nhất, Hiến pháp tự thân nó đã là đạo luật cao nhất rồi, những điều
khoản trong đó không phải ghi rằng theo “quy định của pháp luật” nữa,
ghi như vậy tạo một mâu thuẫn: vậy giữa Hiến pháp và luật khác thì điều
gì cao hơn? Thứ hai, Hiến pháp nào tạo ra một hệ thống pháp quyền thật
sự tự nó sẽ khống chế được những biểu hiện cực đoan của tự do và giải
quyết được sự mất ổn định xã hội.
Pháp quyền giúp ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của quyền tự do hiến định như thế nào?
Thử lấy các trường hợp ở Mỹ ra làm ví dụ. Tòa án Mỹ liên tục phải đối
mặt với vô vàn tình huống “đau đầu” khi công dân khởi kiện các lệnh cấm
của chính quyền các cấp căn cứ vào Hiến pháp. Ví dụ: Một công dân la hét
phản đối vào lúc 2h sáng giữa khu dân cư đông đúc có nên được bảo vệ
bởi tự do ngôn luận ghi trong Hiến pháp không? Một đoàn biểu tình chiếm
tất cả các cửa ga tàu điện ngầm ngay giữa giờ cao điểm có nên được bảo
vệ bởi quyền tự do biểu tình hiến định không? Hay thậm chí, có những
tranh cãi pháp lý rất hài hước như: múa khỏa thân có nên được xếp vào
quyền tự do biểu đạt, hay coi bói cho người khác có là một dạng thức
ngôn luận cần tôn trọng trong Hiến pháp?
Hiến pháp chỉ ghi những quyền và nguyên lý chung nhất, nhưng sự giản đơn
của Hiến pháp khi va đập với thực tế phức tạp của cuộc sống tạo nên
những nghịch lý, những tình thế tiến thoái lưỡng nan như vậy. Câu trả
lời của các tòa án Mỹ là: không thể có tự do nào là tự do tuyệt đối và
những động thái kiểm soát của chính quyền để ngăn chặn các hành vi “tự
do” nhưng gây hại là cần thiết. Tuy nhiên, các lệnh cấm đều phải tuân
thủ những nguyên tắc chặt chẽ do tòa án định ra và chỉ có tòa án mới là
nơi duy nhất có thẩm quyền quyết định ai đúng ai sai. Khi ra tòa, chính
quyền chứ không phải người dân đi kiện sẽ phải giải trình tính hợp hiến
của các động thái kiểm soát tự do.
Lấy tự do ngôn luận làm ví dụ. Các luật cấm liên quan tới ngôn luận khi
ra tòa án Mỹ thường phải thỏa mãn 4 tiêu chí sau để được chấp nhận là
hợp hiến.
Thứ nhất, luật cấm phải trung tính, nghĩa là đảm bảo không nhắm cụ thể
vào một nhóm thông điệp nào đó. Ví dụ nếu muốn cấm phát tờ rơi trước trụ
sở chính quyền, phải cấm tất cả các dạng thức tờ rơi chứ không chỉ cấm
tờ rơi có nội dung chỉ trích thị trưởng.
Thứ hai, luật cấm không được ngăn chặn tuyệt đối. Ví dụ nếu muốn cấm
biểu tình vì lo ngại ách tắc giao thông, chỉ có thể cấm biểu tình trên
lòng đường, nếu cấm cả biểu tình trên vỉa hè có nghĩa là đã ngăn chặn
tuyệt đối và những đạo luật như vậy thường ngay lập tức bị coi là vi
hiến ở Mỹ.
Thứ ba, luật cấm phải được biện minh bằng những lợi ích quan trọng. Ví
dụ, cấm biểu tình ngay trước cổng bệnh viện có thể được biện minh bằng
lợi ích của bệnh nhân. Việc tụ tập ở đây có thể dẫn tới việc những xe
cấp cứu không thể vào được kịp thời, dẫn tới tính mạng bệnh nhân bị đe
dọa. Cấm biểu tình giữa quảng trường chắc chắn bị coi là vi hiến.
Thứ tư, luật cấm phải được thiết kế hẹp để chỉ triệt tiêu vừa đủ tác hại
của hành vi. Ví dụ lệnh cấm ở bệnh viện trên sẽ bị tòa phủ nhận nếu
không quy định cụ thể là cấm biểu tình trước cổng bệnh viên trong phạm
vi bao nhiêu mét. 30 mét có thể được chấp nhận nhưng 50 mét là quá xa và
lệnh cấm là vi hiến.
Quay về với cuộc biểu tình ở ga tàu điện ngầm vào giờ cao điểm gây trì
hoãn giao thông công cộng. Chính quyền hoàn toàn có thể ra một lệnh cấm
được công nhận là hợp hiến như sau: cấm mọi dạng thức biểu tình trong
phạm vi ga tàu điện ngầm và cách các cửa ga 20 mét trong giờ cao điểm,
từ 7h tới 9h sáng và từ 5h tới 7h chiều. Lệnh cấm ấy đủ linh hoạt để
không ngăn chặn mọi dạng thức biểu đạt và đủ hẹp để ngăn chặn tác hại
lên giao thông công cộng.
4 nguyên tắc trên được xây dựng trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm từ vô số
vụ kiện ở tòa án các cấp tại Hoa Kỳ. Nguyên tắc vừa bảo vệ vừa giới hạn
quyền tự do ngôn luận được đảm bảo trong Hiến pháp. Nguyên tắc định hình
ra đường biên giới của các hành vi ngôn luận, làm cơ sở tham chiếu để
chính quyền biết mình có thể kiểm soát tới đâu và công dân biết mình
được tự do tới đâu.
Pháp quyền là để cho tòa án có một quyền lực độc lập, kiểm soát và cân
bằng các quyền lực khác. Một tòa án độc lập sẽ tự tìm thấy các nguyên
tắc như trên để điều chỉnh sự quá đà của tự do. Tòa án mới là tiếng nói
cuối cùng quyết định đúng sai. Cảnh sát, quân đội, thị trưởng và kể cả
tổng thống cũng không thể can thiệp và tác động được vào sự công chính
của quan tòa. Tòa án độc lập chính là nơi sẽ kiểm soát mọi hành vi gây
mất ổn định, thay vì sử dụng lực lượng vũ trang.
Hiến pháp trao cho nhân dân các quyền cơ bản nhưng đồng thời cũng đã có
tòa án độc lập để cân bằng lại những biểu hiện lạm quyền. Pháp quyền tự
thân nó đã là một giải pháp ngăn chặn mất ổn định từ bên trong, hiệu quả
và lặng lẽ, bởi không cần thêm một khẩu hiệu nào nữa.
Khánh Duy (VNN)
TS Đặng Huy Văn - Hiền pháp 92 này sửa đổi cho ai?
Kính gửi chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng
Ông chủ tịch ơi, Hiến Pháp 92 nay sửa đổi cho ai?
Cho toàn thể nhân dân cùng non sông yêu dấu?
Hay chỉ sửa để phục vụ cho các nhà lãnh đạo?
Ông phải nói rõ ràng thì góp ý mới khỏi sai!
Nếu chỉ để có lợi cho các ông thì Hiến Pháp 92
Theo tôi nghĩ, chỉ cần sửa một số từ là hoàn hảo
Nhấn mạnh thêm quân đội chỉ bảo vệ người lãnh đạo
Để khi nhân dân vùng đứng lên họ biết bắn vào ai!
Còn cụm từ “nhân dân” không nên ghi vào Hiến Pháp
“Quân đội nhân dân” nên đổi thành “quân đội vua quan”
“Công an nhân dân” thì bớt đuôi đi để khỏi bị hiểu nhầm
Bởi vì từ bản Hiến Pháp sẽ đẻ ra các điều của luật pháp
Muốn xem Uỷ Ban Nhân Dân có phải là của nhân dân?
Thì ông hãy cải trang làm dân vào các Uỷ Ban khắc biết
Viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân…giống hệt
Ông đeo tóc giả bước vào thì biết ngay cái nào của nhân dân!
Từ ngày 2/1 đến 31/3/2013 ông chỉ nói chung chung
“Mời toàn dân góp ý kiến vào Hiến Pháp 92 sửa đổi!”
Đương nhiên dân chỉ góp ý kiến vào những điều có lợi
Cho nước, cho dân chứ đâu cho quyền lợi của riêng ông!
Dân đòi bỏ điều 4 Hiến Pháp 92 vì đã 38 năm ròng
Đảng lãnh đạo hoàn toàn mà nhân dân vẫn khổ
Không thể phát triển sản xuất do thiếu tự do dân chủ
Tập đoàn NN thua lỗ khắp nơi vì tham nhũng tràn lan!
Dân muốn được trực tiếp bầu ra người lãnh đạo của nhân dân
Từ trong số những tổ chức được cạnh tranh bình đẳng
Nếu ông giỏi, dân sẽ bầu ông trở thành người chiến thắng
Để tiếp tục lãnh đạo nhân dân, xin ông chớ băn khoăn!
Dân muốn được sở hữu về tư liệu sản xuất để chủ động làm ăn
Và muốn Hiến Pháp công nhận cho người cày có ruộng
Để họ yên tâm sản xuất lâu dài nhằm nâng cao đời sống
Không bị cưỡng cướp đất đai khi giải phóng mặt bằng
Dân muốn “Quân đội là của dân và vì nhân dân phục vụ!”
Như câu khẩu hiệu tướng Giáp đã nêu khi vừa mới ra đời
Theo tôi nghĩ, câu khẩu hiệu này đã đi vào lịch sử
Quân đội chỉ để chống giặc ngoại xâm là đúng lắm ông ơi!
Các phe phái cạnh tranh nhau không nên dùng quân đội
Để khỏi xẩy ra huynh đệ tương tàn làm dân tộc thương đau
Nhiều quốc gia để quân đội không tham gia đảng phái
Là nhằm tránh nội chiến xẩy ra chứ có xấu xa đâu?
Theo tôi nghĩ, quân đội ta luôn vì dân vì nước
Bảo vệ ngư trường và vùng dầu khí ở Biển Đông
Bao năm đảng dùng quân đội để đánh quân xâm lược
Nay giặc quấy phá ta, sao không cho họ đánh thưa ông?
Giặc đang dùng “đường lưỡi bò” đòi chiếm trọn Biển Đông
Vì các ông làm ngơ, nên người dân phải xuống đường gào thét
Nên chăng dùng lại câu HP 80 ghi“Giặc Tàu là kẻ thù truyền kiếp”?
Vào HP sửa đổi 92 để quân đội cùng toàn dân đoàn kết cứu non sông!
Tôi đã bái phục ông thuở ông còn làm nghiên cứu sinh ở bên Bun ông ạ!
Một giáo sư Bun sau này dạy tôi khen, ông “Khitrôumen” lắm ông ơi![1]
Mong Hiến Pháp sửa đổi lần này ông sẽ làm cho nhân dân phấn khởi
Vì đã thỏa được nguyện ước của toàn dân, của đất nước giống nòi!
Quốc Hội đã kêu gọi dân góp ý kiến cho Hiến Pháp 92 sửa đổi
Góp ý kiến thế nào là tùy tấm lòng và trình độ của mỗi người
Tiếp thu ý kiến dân đến đâu là tùy ông chứ dân đâu bắt tội
Các thầy giáo Bun của ta đòi thay hẳn Hiến Pháp Bun[2]
Mà đâu có phản động, ông ơi!
Hà Nội, 3/3/2013
TS Đặng Huy Văn
-----------------
[1]-“Khitrôumen” tiếng Bungari có nghĩa là láu cá, ranh mãnh, khôn
vặt…để chỉ những người sống thực dụng, hay lươn lẹo, chạy chọt, lừa thầy
phản bạn. Tôi và ông ta đều làm luận án tiến sĩ ở Bungari. Ông này làm
về kinh tế, còn tôi làm về toán, nhưng ông ta được sang nghiên cứu sinh
trước tôi 3 năm khác đoàn và về nước trước, nên tôi không quen. Vị giáo
sư dạy triết học của tôi cũng là thầy giáo của ông ta trước đây thỉnh
thoảng lại hỏi tôi: “Mày có biết thằng Sinh Hùng Nguyễn bây giờ nó ở đâu
không? Nó “khitrôumen” lắm!” (Trong tiếng Bun, chữ “mày”, “thằng”, “nó”
để thể hiện cách nói bề trên với kẻ dưới, hoặc thân mật, hoặc khinh
bỉ).
[2]- Năm 1990, Quốc Hội Bun-ga-ri đã xin trưng cầu dân ý để thay đổi
hoàn toàn bản Hiến Pháp đã có trước đó do cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa tháng 8 năm 1945 lập ra.
(Quê Choa)
Đức Thành - Cần đa Đảng để chống chảy máu chất xám
Vừa rồi báo chí đưa tin có tới hơn 30% cán bộ công chức trong các cơ
quan nhà nước có cũng như không. Đây là con số được các cơ quan có trách
nhiệm đưa ra.
Chưa hết, tại cuộc họp UBTVQH ngày 26/3/2012 đại biểu Lê Như Tiến (Quảng
Trị) đã thẳng thắn chỉ rõ có khoảng 30% cán bộ sau tuyển dụng là làm
được việc, 30% phải cầm tay chỉ việc, còn hơn 30% mặc dù cầm tay chỉ
việc vẫn không biết làm.
Theo báo Dân trí ngày 13/12/2012 thì Nhà nước mà cụ thể là Nhân dân phải
đóng thuế nuôi 6.600.000 cán bộ công chức “vô tích sự” nếu không muốn
nói là họ không có tư duy, không có chất xám tràn lan trong các công sở,
cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước… Đây có phải là một biểu hiện của ngành
kinh doanh quyền lực siêu lợi nhuận mà nếu đa đảng thì ngành này sẽ
không còn đường sống nên một số người có chức quyền trong Đảng đang
quyết tâm dựa vào thứ lý luận đảng trị, chuyên quyền độc đoán, mặc dù họ
luôn luôn thừa nhận Đảng của họ có một bộ phận không nhỏ thoái hóa biến
chất và họ cũng chẳng đưa ra một lộ trình nào khắc phục được vấn đề này
để dân tộc, đất nước tin tưởng ở họ.
Còn về tình trạng chảy máu chất xám thì sao? Việt Nam được đánh giá là
quốc gia có tình trạng chảy máu chất xám một cách nghiêm trọng. Theo Đài
tiếng nói nước Nga ngày 2/10/2012 thì Việt Nam chúng ta có khoảng
400.000 chuyên gia có tay nghề cao đã bỏ nước ra đi. Những chuyên gia
này là các chuyên gia hàng đầu của các ngành công nghệ cao, hầu hết
những người này không quay trở lại quê hương… Đó là chảy máu chất xám ra
nước ngoài. Còn chảy máu chất xám trong nước? Khi mà các học sinh, sinh
viên khá giỏi từng tu nghiệp tại nước ngoài hoặc các cơ sở đào tao uy
tín trong nước khi ra trường không thèm làm việc trong các cơ sở của Nhà
nước như các viện nghiên cứu, các trường đại học, các công sở hay các
doanh nghiệp Nhà nước… số vì lý do lương thấp chỉ rất nhỏ mà quan trọng
hơn là vì họ không muốn đem kiến thức phục vụ cho những cái đầu rỗng
tuếch ngồi ghế trên họ, họ không muốn bè phái ô dù... và phần nào họ
nghĩ rằng không thể sống, cống hiến, làm việc chung cùng lũ “vô tích sự”
kể trên.
Trong quá khứ, Việt Nam cũng đã từng có nhiều đợt chảy máu chất xám như
nạn vượt biên sau chiến tranh, sau việc đánh đổ tư sản mại bản tại miền
Nam. Trong chặng đường đầu tiên xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho
CNXH và hàn gắn vết thương chiến tranh, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã sa
thải bằng hình thức cho nghỉ việc “một cục” hơn 78 vạn lao động lành
nghề và ngày nay mặc dù không có thống kê chính thức nhưng số người lao
động có tay nghề cao, cán bộ có năng lực tiếp tục muốn xin ra khỏi khu
vực Nhà nước để làm ngoài…
Thường những người giỏi sẽ có tính độc lập, sáng tạo. Trong môi trường
Đảng lãnh đạo toàn diện thì những người này không bao giờ có đất sống,
nên tỷ lệ những người này bị trù úm là rất cao, khiến họ chỉ còn cách là
ra khỏi môi trường Nhà nước để được yên thân. Đến nay không có con số
thống kê nhưng thỉnh thoảng báo chí lại nêu các trường hợp bị đuổi việc,
kỷ luật oan sai. Còn phía Đảng và Nhà nước không hề có một lời giải
thích, hay nhận trách nhiệm gì về việc này.
Lý giải nguyên nhân của hiện tượng này được một số người có trách nhiệm
trong Đảng giải thích là do “tồn tại lịch sử”. Còn đại bộ phận nhân dân
thì không hề thấy có một lý do nào thể hiện đó là vấn đề lịch sử. Vậy
phải có những nguyên nhân nào khác?
Gây nên tình trạng chảy máu chất xám có rất nhiều nguyên nhân, mà bao
trùm lên nó là nguyên nhân độc Đảng, biểu hiện của nó là chuyên quyền
độc đoán, bè phái, lợi ích nhóm, coi công việc của quốc gia dân tộc là
công việc của riêng Đảng, coi thường trí thức, gạt bỏ ý kiến ngay thẳng,
nuôi dưỡng bọn nịnh bợ xu thời, làm ngơ trước những oan trái trong nhân
dân, để mặc việc chạy chức chạy quyền, chạy án âm ỉ biến tướng dưới
nhiều hình thức và từ nhiều năm nay không chịu khắc phục. Số cán bộ Đảng
viên có chức có quyền giàu có bất chính, trong khi đại bộ phận quần
chúng nhân dân ngày càng nghèo đi. Tư liệu sản xuất của nông dân không
được đảm bảo. Các tập đoàn tổng công ty Nhà nước làm ăn thua lỗ, nợ nước
ngoài chồng chất, hệ thống pháp luật vừa thừa vùa thiếu, vừa yếu, chỉ
có lợi cho Đảng, bộ máy Nhà nước thì cồng kềnh, quan liêu, trì trệ…
Những thực trạng như thế và nguyên nhân đã được những công dân có trách
nhiệm đủ mọi thành phần từ nông dân đến trí thức chỉ ra cho Đảng để có
cách khắc phục hữu hiệu nhất nhằm đưa đất nước, dân tộc tới hùng cường
giàu mạnh. Nhưng tiếc thay một số người có trách nhiệm không chịu tư
duy, suy nghĩ một cách chính chắn hoặc đem thảo luận kỹ càng mà chưa gì
đã chụp mũ những ý kiến đóng góp chân thành và khoa học, khách quan của
mọi người dân.
Những người cầm quyền hiện nay đang vô tình hoặc vì một lý do nào đó
không chịu nắm bắt xu thế của thời đại, nắm bắt các vận hội mới để khắc
phục những yếu kém khuyết điểm nên đã đẩy đất nước ta thụt lùi, tụt hậu
một cách nghiêm trọng. Thụt lùi về mọi mặt từ ý thức hệ, cho đến khoa
học giáo dục, kinh tế… Họ hằn học với tất cả những ai muốn dùng mọi tiềm
năng sức mạnh dân tộc để xây dựng đất nước, họ hằn học với những người
dám chỉ ra khiếm khuyết mà họ gây ra cho dân tộc, đất nước này.
Vậy chỉ còn cách đa Đảng, đa nguyên, mở cửa dân chủ để phát huy mọi tiềm
năng thành phần trong xã hội phát triển đất nước và việc này phải được
ghi nhận trong Hiến pháp mới. Bằng không, đất nước ta, dân tộc ta mãi
mãi đi sau tụt hậu so với các nước trên thế giới..
Đức Thành
(BVN)
Đảng phải chuyên hóa thế nào trước tình hình đất nước hiện nay?
Trước, trong vài sau Đại hội VI, Trung ương đảng Cộng sản cổ vũ rất mạnh
toàn đảng, toàn dân, toàn quân "đổi mới tư duy" trước hết là "tư duy
kinh tế". đến nay sau gần 30 năm thực hiện "đổi mới", những kết quả do
"đổi mới" mang lại cũng có ý nghĩa lịch sử, trước hết là Đảng nhận ra
những sai lầm của mình, trong đó có những sai lầm nghiêm trọng về quan
điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, đã gây hại không biết bao nhiêu
mà kể, nhân dân và nhiều đối tượng cán bộ đến nay vẫn nhớ như in. Nó
như một vết hằn lịch sử, và buồn thay, chúng ta phải đổi rất nhiều sinh
mạng, để có được Nghị quyết Đại hội VI. Tiếc rằng, những 'cái đầu bảo
thủ" trong Đảng, đã không kịp thời nhận ra những cái "chưa đổi mới",
nhất là "chưa đổi mới triệt để"cả về nội trị lẫn ngoại giao, để hậu quả
kônhg lường được mà nhân dân, đảng viên, cán bộ ta đang phải gánh chịu.
Vào cuối thập kỷ 80, một thập kỷ đáng nhớ, Đảng ra nghị quyết về "đổi
mới", trước hết là đổi mới tư duy. Đúng, chúng ta đã đổi mới tư duy,
nhưng lại"sợ" nhiều vấn đề, trong đó có sợ mấy "vị tiền bối" đã già, lớn
lên trong thời kỳ đầu cách mạng và kháng chiến, thời gian cho việc"đi
học" không nhiều, mà phần lớn "học" được ở những nơi họ đã làm, vàhọ đã
thành công và thất bại, tức là kém tự chủ suy nghĩ mà còn bị "giáo điều
rất nặng". Chính vì, có nhiều cái "sợ" nên đường lối chủ trương vẫn cứ
phải bám lấy "một chủ thuyết đã lỗi thời", những quyết sách không phù
hợp với nước ta, nên đã có những sai lầm nghiêm trọng.
Mang so sánh những công lao, thành tích của Đảng trong suốt 83 năm qua,
chúng ta ngày nay rất khó xác định được, đâu là "công" đâu là "tội".
Nhìn xuyên suốt thời gian dài ấy thì, theo các "nghệ thuật tuyên truyền"
chúng ta thấy nổi lên toàn là "thành tích", "kinh nghiệm", "lý luận và
thực tiễn" và một thời gian dài, đi đến đâu, làm việc gì, xây dựng hay
chiến đấu, tư tưởng hay tổ chức...tất thảy đều "có công ơn của Đảng!"
Đảng là tuyệt đối đúng. Nghị quyết của Đảng ở bất kỳ cấp nào cũng đều
đúng. "Bệnh ban phát công ơn" làm cho đảng mờ mắt, người nước ngoài bảo
gì cũng nghe, thấy họ làm thế, ta cũng làm thế ắt sẽ thành công. Cuối
cùng thì cái gì không phù hợp với dân tộc và đất nước ta, tự nó bị đào
thải. Vậy mà cho đến ngày nay, khi đất nước đã tiến vào thế kỷ XXI, mà
những cái đầu bảo thủ nằm trên vai những thân hình sống ngót trăm năm,
làm sao có thể nhận thức ra. Cuộc cải cách ruộng đất, muốn nói gì thì
nói là kết quả của sự giáo điều tệ hại. Đúng ra, vào những năm 1930, ở
ta có một Đảng chính trị là "Quốc Dân Đảng Việt Nam" (Tôi nhấn mạnh Quốc
Dân Đảng Việt Nam") chứ không phải "một chi nhánh của Quốc Dân Đảng
Trung hoa, do Nguyễn Thái Học và cộng sự của ông tổ chức ra và lãnh đạo,
cũng với ý muốn giải phóng dân tộc khỏi gông xiềng nô lệ, nhất là nô lệ
ngoại bang. Nguyễn Thái Học đã nêu một tấm gương về lòng yêu nước, ngày
nay lịch sử đã ghi công và thủ đô Hà Nội có một đường phố mang tên Ông.
Nhưng tiếc thay, đến khi ta làm CCRĐ lại thấy chỗ nào cũng có "Quốc dân
đảng", thêm chữ "phản động" và quy kết hầu hết các chi bộ, các cán bộ
đảng ở cơ sở là "quốc dân đảng phản động", xử trí hàng nghìn đảng viên
bị tử hình (không có án) và tù tội từ 15 năm đến 20 năm. Giáo điều đã
mạng lại những kết quả tệ hại như vậy.
Giá như Cụ Hồ Chí Minh không nhỏ lệ khi được nghe báo cáo của những
người dũng cảm và tâm huyết, thì chưa chắc chúng ta đã làm cuộc sửa sai
thành công. Sửa sai chỉ sửa được những cái sai bề nổi, còn bao nhiêu
"đồng chí" bị giết oan, thì làm sao lấy lại được. Chẳng lẽ, cứ giáo điều
như thế?
Ngày nay, những thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ ba, thế giới có
nhiều chuyển biến mau lẹ. Hệ thống xã hội chủ nghĩa (hay còn gọi là phe
xã hội chủ nghĩa, do Liên Xô đứng đầu) đã sụp đổ hoàn toàn, những đất
nước xã hội chủ nghĩa trước đây, do đảng Cộng sản lãnh đạo tuỵệt đối và
toàn diện, đi theo một hướng khác phù hợp với đặc điểm từng nước, nhưng
có điểm chung là "không cộng sản" mà vẫn tiến lên. Nước Nga của Ông
Pu-tin ngày nay phát triển nhiều mặt mạnh hơn nước Nga khi còn nằm trong
Liên bang Xô-viết, do Đảng Cộng sản Liên Xô lãnh đạo.
Các nước Đông Âu cũng vậy. Họ không còn Đảng cộng sản lãnh đạo, nhưng vẫn phát triển, nhất là về kinh tế và chế độ dân chủ.
Ở châu Mỹ La-tinh, Cu ba là một điển hình của nhận thức mới và cách làm
mới, mặc dù "Ra-un" cũng đã ngót nghét 100 tuổi rồi và kế tục rất sáng
tạo Phi-đen ! Ở Châu Á, Trung Quốc là nước cộng sản đông dân nhất, trải
qua rất nhiều cuộc "cách mạng" khiến hàng trăm triệu người hi sinh, ngày
nay vẫn còn Đảng Cộng sản lãnh đạo, nhưng đường lối chủ trương chính
sách không còn giống hệt hoặc sao chép nguyên xi thời Mao Họ nói xây
dựng chủ nghĩa xã hội "hài hoà". Cái hài hoà của họ có thể áp dụng thích
hợp với đất nước họ, dân tộc họ, nhưng nước khác, người khác không thể
bê nguyên xi áp dụng cho đất nước mình. Nếu làm như vậy dứt khoát thất
bại. Cách mạng là điều tự thân, học hỏi thiên hạ những kinh nghiệm tốt
nhưng khi áp dụng vào mình lại phải phù hợp và là của mình.
Một thời gian, trên các phương tiện thông tin và trong các trường giáo
dục lý luận cho cán bộ, chúng ta nhấn rất mạnh Đảng là trí tuệ, là lương
tâm thời đại. Nói vống lên thế thôi, chứ thật ra Đảng không phải là
Thiên thần, cũng với trình độ học vấn nhất định, cũng với nhận thức là
một quá trình, cũng với động cơ có lúc sai lệch và cũng có những quan
điểm đường lối chính sách nhiều khi chưa phù hợp, làm hại dân, như lịch
sử 83 năm qua đã chứng minh, không một người nào có tuổi là không biết.
Họ có thể liệt kê "những sai lầm nghiêm trọng" của đảng, và theo đó là
những thiệt hại ghê gớm mà nhân dân, cán bộ, đảng viên phải gánh chịu.
Trên đất nước ta, không ít người chịu oan ức mà chưa được minh oan hoàn
toàn, nhiều sự kiện lớn chưa được đánh giá đúng mức, hàng vạn thanh niên
và nhân dân bị hi sinh trong suốt 10 năm chiến đấu chống xâm lược Trung
Quốc biên giới phía Bắc, chống "diệt chủng" biên giới tây nam và quét
Phun rô ở Tây Nguyên. Sau khi thống nhất nước nhà, có một số cán bộ lãnh
đạo cao cấp của Đảng đã dõng dạc tuyên bố "từ nay về sau không một kẻ
xâm lược nào dám xâm phạm bờ cõi nước ta !" Sự chủ quan ấy đã mang lại
nhiều tai hại và kết quả, những cuộc chiến sau 4-1975 vẫn là chiến tranh
và chúng ta vẫn hi sinh nhiều người, nhiều của. Ngày nay, chúng ta có
hoà bình nhưng chưa có thanh bình, vẫn cần có lực lượng quân sự đủ mạnh
và chiến tranh nhân dân đủ sức chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Trong
khi đó, đất nước còn nghèo, làm gì cũng phải đi vay. "ODA" không phải
"miếng chín" nuốt vào dễ dàng. Thế hệ này chưa trả nợ "ODA" xong thì để
đến thế hệ sau. Con cháu ta bây giờ, đối với những người có học thức và
hiểu biết, rất sợ Nhà nước ta "vay nhiều ODA !". Nhưng nhà lãnh đạo Đảng
Cộng sản ngày nay phần lớn đã có tuổi, trong đó có một số đã già mà già
thì theo quy luật, vẫn phải từ giã cõi đời. Chính vì sợ "từ giã cói
đời" nên có một số "bố già, mẹ già" tranh thủ mọi thời cơ "tích luỹ"
phòng xa" ít nhất cũng làm giầu cho "mát mặt".
Ai đã ký quyết đinh, ký nghị quyết duy trì quan điểm "kinh tế Nhà nước
là chủ đạo ?" Mới chủ đạo được hai kế hoạch 5 năm mà đã "thua" liểng
xiếng. Một đồng ngân sách Nhà nước là tiền thuế của dân, tiền lợi nhuận
doanh nghiệp đóng góp chứ không phải trên trời rơi xuống, hoặc "ông cả,
ông hai" nào cho không. Hãy nhìn thẳng vào sự thật, như Nghị quyết Trung
ương 4 chỉ rõ, không nên úp úp mở mở. Dân Việt Nam không dễ bị đánh lừa
đâu.
Tôi đề nghị chúng ta bớt bớt cái lỗ miệng, thùng rỗng thường hay kêu to.
Tất cả phải đi vào thiết thực. Đã mười năm phát động, rồi tổng kết, rồi
khen thưởng phong trào học tập, làm theo "tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
!" Đạo đức Hồ Chí Minh là kinh thánh cao xa đâu mà cứ phải phát động
mãi; đạo đức của Người là nhận thức và hành động hằng ngày của cán bộ,
đảng viên và nhân dân ta. Tại sao, càng phát động học tập và làm theo
đạo đức Hồ Chí Minh mà tham nhũng ngày càng tinh vi, ngày càng đông đặc,
của cải đất nước ngày càng bị thất thoát.đạo đức xã hội càng ngày càng
suy đồi Những kẻ tham nhũng được thì càng ngày càng giầu có, tiêu không
bao giờ hết tiền, ăn không bao giờ hết sơn hào hải vị, ở không bao giờ
hết nhà lầu, đi không bao giờ hết xe ô tô loại xin nhất thế giới và muốn
"đú đởn" cũng không bao giờ hết "chân dài" !
Ôi mang tiếng "cộng sản là công bộc của dân" mà có đời sống như vậy thì
không một ai không muốn làm công bộc. Nói về vấn đề này bây giờ có thể
nói một năm, mười năm cũng không hết, không tạm dừng được. Vậy thì đảng
muốn duy trì "Điều 4" trong Hiến pháp thì phải dứt khoát "đổi mới tư
duy" đổi mới về tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội, gắn bó thật sự, làm
công bộc thật sự, phục vụ nhân dân đến nơi đến chốn, kiên quyết chống
mọi biểu hiện của bảo thủ, giáo điều, chủ quan cái gì cũng cho là mình
đúng, không chịu nghe lời. Các cụ ngày xưa đã dạy "Bảy mươi học bảy mốt"
mà ngày nay, Đảng có là thánh đâu mà đã là đảng rồi thì không chịu học
nữa. Các vị Giám mục của Thiên chúa giáo nước ta đã có kiến nghị rất trí
tuệ, liệu đảng có chịu nghe không ?
"Kiến nghị 72" của các nhà trí thức tầm cỡ nước ta có lọt tai Đảng không
? Vì sao Bác Hồ của chúng ta dạy "Quân đội ta trung với nước" sao lại
xuyên tạc "trung với Đảng" ? Đất nước ta đã có 4000 năm (theo học sử),
nhân dân ta đã có hàng nghìn năm, đã oanh liệt chiến đấu bảo vệ non sông
gấm vóc, "một tấc không đi, một li không dời !" Nhân dân ta sinh ra
Đảng cộng sản, Đảng Xã hội và Đảng Dân chủ, cũng sinh ra những tổ chức
chính trị xã hội khác, chứ không phải đảng cộng sản sinh ra đất nước, Tổ
quốc và dân tộc Việt Nam. Đảng có "công lao trời biển" đi chăng nữa
cũng là tính từng giai đoạn thôi, ấy là chưa nói đến những sai lầm của
Đảng đã làm lu mờ công lao của Đảng rất nhiều, nếu trong hoàn cảnh thuận
lợi nào đó, chính những sai lầm của Đảng trở thành cái có thể làm tan
vỡ Đảng, chứ không thể làm đất nước ta xụp đổ !
Đoàn Vương Thanh
(Blog Phạm Viết Đào)
Nguyễn Văn Thiện - Cơ hội hiếm có để “một đồng chí trong bộ chính trị” trở thành vĩ nhân!
Không khí dân chủ đang càng ngày càng hiện rõ trên các diễn đàn, “một bộ
phận không nhỏ” dân chúng đang “liều lĩnh”, bất chấp sự đàn áp có thể
đến bất cứ lúc nào từ phía chính quyền. Cũng có thể thấy, những người
đứng đầu đảng cộng sản và chính phủ đang tỏ ra lúng túng, các đảng viên
đang có biểu hiện phân hóa nghiêm trọng. Sự lúng túng thể hiện ra trên
nét mặt, trong lời nói hớ hênh của người đứng đầu đảng trong những ngày
qua.
Tuy vậy, theo nhận định của nhiều người, đây lại là một cơ hội hiếm có
để “một đồng chí trong bộ chính trị” lập công chuộc tội và thậm chí có
thể trở thành vĩ nhân vì có công lao cứu đất nước khỏi thảm họa sụp đổ.
Nói “một đồng chí trong bộ chính trị” nghe có vẻ trừu tượng và dễ gây
hiểu nhầm đó là đồng chí X. Nhưng không phải thế, có thể là bất cứ đồng
chí nào trong “tứ trụ triều đình” đều có thể ra tay ở thời điểm này.
Vì sao ư? Vì các đồng chí hưởng thụ như vậy đủ rồi, giàu rồi, sang rồi,
sung sướng rồi, đế vương rồi. Bây giờ, hãy thử một lần dũng cảm lên, hô
to dõng dạc:
Hiến pháp là của dân, do dân quyết định nên phải trưng cầu dân ý để đưa ra kết luận cuối cùng!
Đất nước này là đất nước của độc lập tự do, dân chúng có thể tự do bày tỏ chính kiến, tự do thành lập đảng phái, tự do tranh cử!
Chỉ cẩn làm được như vậy thôi thì lịch sử dân tộc sẽ ghi tên đồng chí
vào sử vàng. Chỉ cần làm được như vậy thôi thì nhân dân sẽ sẵn sàng quên
đi những lỗi lầm mà các đồng chí đã gây ra cho đất nước này, dân tộc
này.
Nếu được như vậy thì xã tắc may thay, các đồng chí may thay và nô tài cũng may thay!!!
Nguyễn Văn Thiện
(Blog Nguyễn Văn Thiện)
Phạm Thị Hoài - Hãy mừng cho sự đa dạng nhiều hơn lo cho sự chia rẽ
NV Phạm Thị Hoài |
Bình luận về phát biểu của ông Phạm Hồng Sơn trên BBC Việt ngữ về vấn đề Hiến pháp, trang tin nổi tiếng mang tên Thông tấn xã Vỉa hè của Anh Ba Sàm cho rằng nhà hoạt động dân chủ này đã “dùng thứ từ ngữ lập lờ” để “bài bác“, “miệt thị và xuyên tạc bản chất việc làm của những người khởi xướng Kiến nghị 72“, mà bản thân mình – tức ông Phạm Hồng Sơn – thì chỉ đưa ra một “tiên đoán ngon lành cho tương lai Việt Nam” hoặc “một giải pháp cụ thể duy nhất nghe như mơ” bằng cách “khuyên khéo hàng triệu người bỏ Đảng” chứ “chẳng đưa ra được một phương cách gì cho người dân Việt Nam để cải thiện tình hình“. Trang tin này cũng nhận định rằng ông Phạm Hồng Sơn “diễn giải méo mó tình hình thực tế, trích dẫn què cụt“, “ngụy biện khi thổi phồng thực tế“, “loanh quanh gây lóa mắt người đọc bằng đôi ba kiến thức vặt ‘Đông Tây kim cổ’ làm lạc hướng chủ đề“, “ảo tưởng“, đồng thời xác định ông như một người “giả bộ cấp tiến” để phân biệt với “một con người cấp tiến thực sự” và nêu ra nghi vấn “để có ngày sẽ đi tới kết luận có hay không một ‘nhà đấu tranh dân chủ cuội‘“.
Cùng với một số nhận định khác, đặc biệt trong đợt thảo luận về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi này, chẳng hạn về trang Cùng viết Hiến pháp, về trang Việt-Studies, hay về cá nhân tôi sau bài “Bao nhiêu ý dân thì đủ“, cũng như sau đề nghị về một “Đặc khu thông tin” và thao tác mẫu cho sản phẩm của một đặc khu như thế,
Anh Ba Sàm đã ngày càng làm rõ quan điểm, chỗ đứng, ngôn ngữ và phong
cách văn hóa chính trị của mình. Từ đó tôi ngày càng được nhận thấy rằng
mình không gần gũi với quan điểm, chỗ đứng, ngôn ngữ và phong cách ấy,
dù đánh giá cao cống hiến của trang tin này. Song khác với những lo ngại
về sự chia rẽ trong những người thường được coi là cùng chung một mục
đích, tôi hoan nghênh việc bày tỏ rõ ràng diện mạo của mình như vậy.
Chúng ta đã có một sự đồng thuận bao trùm trên truyền thông lề phải.
Không có gì đáng chán và ăn mòn cả tư duy lẫn cảm hứng hơn, nếu lề trái
cũng chỉ biểu dương một lòng đồng thuận tràn trề. Chúng ta vẫn giễu cợt
rằng 600 tờ báo lề phải chỉ cần một tổng biên tập là đủ, vậy việc lề
trái không có chung một tổng chỉ huy như thế là đáng mừng. Chúng ta đã
ngấy đến tận cổ chính thống lề phải, song tôi sẽ nói với bạn rằng nếu
chẳng may có một chính thống lề trái thì nó cũng rất khó tiêu hóa. Hãy
mừng cho sự đa dạng nhiều hơn lo cho sự chia rẽ.
Sau đây là nguyên văn phát biểu trên BBC của ông Phạm Hồng Sơn mà tôi chia sẻ.
Phạm Thị Hoài
© 2013 pro&contra
_________________
‘Góp ý hiến pháp: hơn một sự ngộ nhận’
Đợt góp ý cho sửa đổi Hiến pháp
hiện hành ở Việt Nam đang tiến gần tới thời hạn chót mà Quốc hội và
chính quyền do Đảng Cộng sản lãnh đạo đặt ra, nhân dịp này, bác sỹ Phạm
Hồng Sơn, nhà vận động cho dân chủ và nhân quyền trong nước, dành cho
BBC Việt ngữ một cuộc trao đổi.
Mở đầu cuộc phỏng vấn bằng bút đàm gồm hai phần,
ông Phạm Hồng Sơn bình luận về lưu ý gì cần tính tới liên quan trước
hết quy trình của cuộc sửa đổi Hiến pháp lần này, trong đó đặc biệt cần
lấy gì để đảm bảo người dân có thực quyền và chủ quyền để định đoạt việc
lập hiến:
BS. Phạm Hồng Sơn: Trước
tiên tôi xin nêu ra hai vấn đề có thể đang bị ngộ nhận, nhầm lẫn lớn
trong dư luận về việc sửa đổi hiến pháp. Những bàn luận, thông tin hiện
nay gây ra một cảm giác rằng hiến pháp có ý nghĩa quan trọng nhất trong
việc xây dựng chế độ dân chủ hay thực hiện, bảo vệ quyền tự do, nhân
quyền cho nhân dân và hiến pháp khởi thủy là nhằm xây dựng nhà nước hay
là khế ước giữa người dân và kẻ cầm quyền. Nhưng thực sự không hoàn toàn
như thế.
Thứ nhất, hiến pháp chỉ là một thiết chế
trong nhiều thiết chế của chế độ dân chủ và không có hiến pháp thì
không hẳn xã hội sẽ không có (hay thiếu hơn) tự do, dân chủ. Anh Quốc
hay Israel không có hiến pháp (đúng hơn là không có bản văn hiến pháp)
nhưng đều là những xã hội rất tự do, dân chủ. Hoặc đơn giản hơn nữa,
nhìn vào Việt Nam trước năm 1945 dưới thời thuộc địa (cũng không có hiến
pháp) thì rõ ràng lúc đó người dân Việt Nam có nhiều quyền tự do cơ bản
hơn hiện nay. Thứ hai, nguồn cội của tư tưởng hiến pháp
(constitutionalism) không phải là việc xây dựng nhà nước hay là khế ước
giữa người dân và kẻ cầm quyền – đó chỉ là sự tiến triển và là hệ quả cụ
thể sau này như chúng ta đang thấy – mà nguồn cội của hiến pháp chính
là tinh thần thượng tôn pháp luật (rule of law) – tư tưởng có nguồn gốc
từ phương Tây từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại và được củng cố mạnh mẽ
trong thời Trung cổ châu Âu và tiếp tục trong những thời kỳ sau này- bất
kể ai, từ vua tới dân, giáo hoàng cho tới con chiên, đều phải tuân thủ
pháp luật – những qui ước chung.
Ngay trong đêm trường Trung cổ, những
điển cố về tuyên hứa tuân thủ và thực thi nghiêm ngặt pháp luật của các
ông vua bạo chúa như Pepin (714-768), Charlemagne (742-814), Charles the
Bold (1433-1477) vẫn còn được sử sách ghi rõ. Hay đơn giản là nhìn vào
vụ án Tống Văn Sơ tại Hong Kong năm 1931 ta cũng thấy nguyên tắc ‘rule
of law’ được tuân thủ nghiêm ngặt. Dẫu cho pháp luật những thời đó còn
nhiều bất công và man rợ nhưng tập quán giữ lời và tôn trọng pháp luật
là một di sản vô cùng lớn đã làm nền cho văn minh nhân loại hôm nay.
Chính trên thiết chế ‘rule of law’ đó
của phương Tây, hiến pháp với ý nghĩa là một bộ luật chung cho một cộng
đồng-quốc gia-dân tộc mới được phát triển. Nhìn lại những bản văn có
tính hiến pháp quan trọng của nhân loại như Magna Carta 1215,
Fundamental Orders of Connecticut 1638, Hiến pháp Mỹ 1787 hay Hiến pháp
Meiji Nhật Bản 1889, dù khác nhau về không gian và thời gian và còn
nhiều khiếm khuyết nhưng tất cả đều có chung một đặc tính: những người
chủ xướng thảo ra và hạ bút ký đều tuân thủ rule of law và, do đó, tất
cả cùng làm thành nền tảng văn minh, tự do cho các thế hệ kế tiếp ở
những nơi đó. Nghĩa là về nguồn gốc chỉ khi một nhóm người đã cùng có ý
thức tuân thủ nghiêm ngặt những cam kết, nguyên tắc chung (luật) thì mới
có hiến pháp và chỉ khi đó hiến pháp mới có ý nghĩa.
‘Vô ích, ảo tưởng’
Nhìn
lại cái gốc của hiến pháp Việt Nam hiện nay là gì? Đó là vụ “Ôn Như
Hầu”, là bà Nguyễn Thị Năm-Cát Thành Long (ân nhân của Hồ Chí Minh) bị
bắn chết tươi, là mấy chục năm trên Cổng Trời của Nguyễn Hữu Đang (người
dựng lễ đài khai sinh ra Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), là “rút phép thông
công” của Nguyễn Mạnh Tường (tư vấn pháp luật cho Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa), là chín năm tù không án của Vũ Thư Hiên – con trai ân nhân và thư
ký riêng của Hồ Chí Minh – lãnh tụ, tác giả chính của Hiến pháp 1946,
là bảo người ta đi học tập vài tuần, vài tháng nhưng rồi đưa người ta đi
tù mút mùa hàng chục năm hoặc mãi mãi, vân vân và vân vân, vô vàn những
đau thương, tủi hờn khác còn ghê gớm, xót xa hơn nữa. Và nếu chỉ tính
trong vài tháng trở lại đây, trong đợt “cải cách hiến pháp”, có ai đếm
được hết những vụ bất chấp luật pháp, bách hại, sỉ nhục con người tại
Việt Nam do chính người cầm quyền thực hiện (?).
Với cái nền “rule of law”, cả từ đáy cho
tới hiện tại, như thế thì sao có thể nói đến hiến pháp hay sửa hiến
pháp được? Do đó, theo tôi, một cách thẳng thắn, nếu bàn đến xây dựng
hay ủng hộ việc cải cách hiến pháp với chính quyền Việt Nam hiện tại là
một việc làm kỳ cục, gần như vô ích hoặc hết sức ảo tưởng.
Nhưng bình tĩnh lại, chúng ta cũng cần
thấy thế này: chính sự phát triển lâu dài hàng thế kỷ sau đó của hiến
pháp trên thế giới và đặc biệt là việc các lãnh đạo độc tài thường xuyên
lấy hiến pháp làm mặt tiền (façade) cho cách cầm quyền độc đoán, bất
chấp pháp luật (phi thượng tôn pháp luật – rule by law) của họ đã làm
cho chúng ta lãng quên mất cái gốc quan trọng của hiến pháp (thực sự) –
là rule of law – và làm cho chúng ta rối mù trong cái vòng xoắn luẩn
quẩn: Độc tài thời dân chủ – Hiến pháp mặt tiền – Dân chủ giả hiệu – Dân
chúng bối rối, mất tự do – Độc tài thời dân chủ.
Dân chúng bối rối vì phản đối thì sẽ bị
qui ngay là chống lại pháp luật, chống lại văn minh còn đồng ý, tán
thành thì hậu quả như chúng ta đã thấy: một nhà nước vẫn hoàn toàn độc
tài còn nhân dân thì bị kìm kẹp, hắt hủi tệ hơn với những hệ thống pháp
luật đồ sộ, luôn được cải cách và cũng không kém đẹp đẽ.
Trong khi đó, cả thực tế như ở Việt Nam
và các kết luận của giới học giả chính trị, như Hayek hay Dicey, đã
chứng minh rõ là ‘rule of law’ phụ thuộc chủ yếu vào thái độ, thiên
hướng đạo đức và các hành động chính trị hơn là phụ thuộc vào ngôn từ
của các văn bản luật.
Hơn nữa chúng ta cũng không nên kỳ vọng
hiến pháp sẽ giải quyết được mọi thứ vì không thể có một văn bản nào dù
thành thực, chi tiết đến mấy có thể qui định và đưa ra được các giải
pháp luôn đúng cho mọi vấn đề cá nhân và xã hội. Ví dụ, tôi tin rằng
ngay cả bây giờ nếu không có hiến pháp nhưng một nhà cầm quyền lương
thiện sẽ không bao giờ cấm cản, sách nhiễu, sỉ nhục, vu cho những người
xuống đường phản đối quân xâm lược Trung Quốc là gây rối hay không thể
nào lại hắt hủi vị tướng già gần 100 tuổi muốn đặt vòng hoa tưởng niệm
các binh sĩ đã bỏ mình vì quân Trung Quốc.
‘Không nên khẩn cầu’
BBC: Vậy theo ông nhóm 72 người (đầu tiên) mới đây kiến nghị về cải cách hiến pháp do ĐCSVN đề ra có những ý nghĩa gì?
Đó là việc có thể tăng cường hiểu biết,
nhận thức về pháp luật và tập dượt trong việc tập hợp dân chúng. Nhưng
nếu chỉ nhằm hai mục đích đó thôi thì những nhân sĩ có uy tín lớn vào
hạng nhất như thế lẽ ra không nên khẩn cầu hay kiến nghị cho Quốc hội –
cơ quan đã tỏ rõ là vô trách nhiệm với tất cả các vấn đề hệ trọng nhất
của đất nước, đã bị thế giới dân chủ gọi là con dấu cao su của ĐCSVN.
Nếu các vị đó không cần phải đề đạt, khẩn cầu ai, ngoài dân chúng, tôi
tin rằng các vị đó vẫn khởi động được một phong trào nâng cao nhận thức
của xã hội về hiến pháp, pháp luật, vừa tập được tính chủ động cho người
dân và vừa tránh được mọi sự lợi dụng (chắc chắn đã hoặc sẽ có) của
chính quyền và loại hoàn toàn được hiệu ứng (vô tình hay cố ý) tạo thêm
tính chính đáng cho một thủ đoạn chính trị lừa dối. Và còn tránh được
nhiều hệ quả có thể xấu hơn nữa.
Nhưng nói đến hiến pháp, pháp luật mà
không nhấn mạnh, đòi hỏi rule of law, không tố cáo, phản bác sự chà đạp
‘rule of law’, bất chấp hiến pháp thì cũng chả khác mấy với các tuyên
truyền của ĐCSVN từ xưa tới nay. Hơn nữa, chúng ta cần hết sức lưu ý
rằng ĐCSVN đã luôn chứng tỏ là ông “trùm” trong việc thao túng, lèo lái
dư luận, lôi kéo, thao túng quần chúng, kể cả những khi họ chưa nắm chắc
quyền hoặc lâm khủng hoảng. Chính đợt “cải cách hiến pháp” này cũng là
một ví dụ chứng tỏ ĐCSVN vẫn thừa khả năng áp đặt “lối chơi”. Vấn đề hệ
trọng này tôi xin đề cập thêm vào một dịp khác.
BBC:Thế còn ý kiến cho rằng “Kiến nghị 72” có tác dụng ‘hỗ trợ một phe đang muốn đa nguyên trong Đảng’, thì ông nghĩ sao?
Vâng, cũng có thể có manh nha của một sự
biến chuyển thành đa đảng. Các phe phái trong ĐCSVN gần như đang hình
thành ngày càng rõ và họ còn đã chuẩn bị xong những bước đầu tiên cho sự
truyền ngôi cho thế hệ con cháu của họ. Và chính cái nguy hiểm nằm ở
chỗ đó vì nếu như thế thì rất có thể Việt Nam sẽ lặp lại tình trạng nước
Nga thời hậu Yeltsin như hiện nay và chắc chắn sẽ tệ hơn nước Nga vì
Việt Nam là bạn vàng của Anh cả Đỏ phương Bắc. Lúc đó các phe phái độc
tài sẽ thay nhau nắm quyền sắt đá, sẽ có truyền thông tư nhân hốt bạc là
cánh hẩu của giới chính trị nói tiếng Anh làu làu, lái Rolls-Royce điệu
nghệ, còn tự do của nhân dân và chủ quyền quốc gia chắc sẽ được đếm xỉa
nhiều ít là phụ thuộc vào sự lên xuống cao thấp của những ly rượu Mao
Đài.
Một đất nước thiếu hay yếu về xã hội dân
sự và người dân chưa có nhiều thao luyện chính trị luôn là mảnh đất màu
mỡ cho độc tài độc đảng hay vài đảng lũng đoạn.
BBC: Ông nghĩ sao về con số được cho là ‘đã có gần bảy nghìn người’, tính tới thời điểm này, ký tên vào “Kiến nghị 72”?
Tôi nghĩ đó là một kết quả rất đáng
khích lệ không chỉ cho những người chủ xướng mà còn cho cả những người
muốn dân Việt Nam tích cực hơn với các vấn đề chung của xã hội. Nhưng số
lượng không phải là yếu tố duy nhất hay yếu tố quyết định cho chất
lượng hay xác định tính đúng/sai của một xu hướng/phong trào chính trị
nhất là khi quyền lực độc đoán vẫn giữ thế thượng phong, bao trùm trong
xã hội. Còn về phân tích thống kê thì những đặc điểm như phân bổ vùng
miền, giới, nghề nghiệp, tôn giáo và nhất là trình độ chính trị của
người ký và cách thức tập hợp, lấy chữ ký như thế nào cũng là yếu tố
không thể bỏ qua khi xem xét tính chất của sự ủng hộ. Đó là những điều
tôi chưa biết rõ.
Nhưng chúng ta rất cần lưu ý các cuộc
bầu cử do ĐCSVN tổ chức từ năm 1945 đến nay và các cuộc bầu cử ở nước
Nga thời hậu cộng sản vẫn là những bài học sâu sắc về số lượng cho chúng
ta – những người muốn có dân chủ, tự do đích thực.
‘Sửa hiến pháp-phương thuốc của độc tài’
Nhà vận động cho dân chủ, nhân quyền và cải tổ chính trị ở trong nước, Bác sỹ Phạm Hồng Sơn,
cho rằng sửa hiến pháp là một thủ thuật mà ông gọi là “phương thức kinh
điển” của các thể chế và các nhà độc tài khi họ muốn “duy trì,” “cố
thủ” quyền lực.
Ông cũng cho rằng người dân, kể cả giới
trí thức, giới bất đồng chính kiến trong nước, muốn đấu tranh để đạt
được dân chủ, nhân quyền thực sự, cũng như giành lại quyền lực đích thực
của nhân dân, cần có sự thay đổi ‘chủ động’ và ‘căn bản’ từ tư duy tới
chiến lược, chiến thuật trước đảng cộng sản.
Mở đầu phần II cuộc phỏng vấnbằng
bút đàm với BBC, bác sỹ Sơn bình luận về một luồng ý kiến cho rằng có
thể “có ai đó đang lèo lái và thi triển ý đồ” phía sau lần đưa ra sửa
đổi Hiến pháp hiện tại, theo hướng có thể “dùng” lần tu chỉnh như một
dịp để “kéo dài thời gian, tạo lợi thế chính trị cho mình” hay thậm chí
“đánh lạc hướng xã hội và dư luận.”
BS. Phạm Hồng Sơn:Đặt
vấn đề như vậy đã chính là câu trả lời nếu bỏ đi các dấu hỏi, bớt đi
dăm chữ và thêm vào chữ “Đảng cộng sản Việt Nam” (ĐCSVN). “Sửa hiến
pháp” luôn là một phương thuốc kinh điển của mọi kẻ độc tài trong thời
dân chủ mỗi khi chúng muốn tiếm quyền, củng cố lại quyền lực hay vượt
thoát khủng hoảng. Chỉ cần xem qua dư luận vài tháng nay thì thấy phương
thuốc đó còn khá hiệu nghiệm, gần như tất cả các vấn đề nghiêm trọng
khác của đất nước đã bị mờ hoặc biến hẳn trên truyền thông, cả của Đảng
lẫn của dân, trước các núi thông tin về hiến pháp – một bản văn chưa bao
giờ được ĐCSVN tôn trọng.
Tuy nhiên, nếu chỉ nói như thế thì dễ
gây hiểu lầm hoặc làm tổn thương những người thật lòng muốn tận dụng cơ
hội này để thúc đẩy tiến bộ thực sự. Nhưng cá nhân tôi rất lo lắng cho
những người có thiện ý tiến bộ thực sự đó vì đảng hoàn toàn chủ động
trong việc này và đảng có rất nhiều cách thức, nguồn lực để tận dụng
ngược trở lại như lèo lái, thậm chí mua chuộc. Những thủ đoạn nhằm tận
dụng trở lại đó của ĐCSVN thì chính bản thân tôi và nhiều thân hữu của
tôi đã phải trải nghiệm.
‘Góp ý nào ấn tượng?’
BBC: Trong
số các ý kiến đóng góp về đợt sửa Hiến pháp lần này, ông thấy có ý kiến
nào, của ai, đáng chú ý vì tính thực tế, thực chất của nó?
Ngoài giới đấu tranh ly khai khỏi ĐCSVN,
tôi thấy ấn tượng với ý kiến của hai người là ông Nguyễn Trung, đảng
viên cộng sản, cựu đại sứ Việt Nam tại Thái Lan và ông Nguyễn Huy Canh
một đảng viên cộng sản. Ý kiến ấn tượng của ông Nguyễn Trung đối với tôi
là ông đã đi đến nhận định rằng ĐCSVN đang “quyết cố thủ” tính “độc
quyền toàn trị đối với quốc gia” và ông nêu quan điểm rõ rằng nếu hiến
pháp chỉ sửa đổi sơ sơ như dự thảo thì nên dừng việc cải cách hiến pháp
lại. Còn ý kiến gây ấn tượng cho tôi từ ông Nguyễn Huy Canh là ông khẳng
định các hoạt động chính trị “không thể lý giải theo cách của các khoa
học tự nhiên được.” Nhưng đáng tiếc tôi lại không đồng ý với các giải
pháp đề nghị của hai người này. Ông Nguyễn Trung rất trông chờ vào chữ
“tâm” của các lãnh đạo đảng, còn ông Nguyễn Huy Canh thì kỳ vọng vào
việc luật hóa Điều 4. Sự vô ích của luật hóa Điều 4 (nếu có thể được
luật hóa) đã được tôi chứng minh ở phần trên. Còn việc trông chờ vào
thiện ý hay tâm nguyện của lãnh đạo lại là một tinh thần thụ động, ảo
tưởng hết sức vô lý ở một người đã tự thừa nhận đảng của mình đang “cố
thủ” sự độc tài.
Còn về tổng thể, tôi thấy đa phần ý kiến
trong dư luận hiện nay vẫn là mang tính khuyến dụ đảng bỏ Điều 4 hay
luật hóa Điều 4 với lý lẽ là nhằm để ĐCSVN trường tồn hay chính là giúp
để đảng trong sạch hơn, có uy tín hay lấy lại uy tín với nhân dân hoặc
bỏ Điều 4 là theo đúng tư tưởng tiến bộ của Hồ Chí Minh. Theo tôi kiểu
khuyến dụ đó là không đúng, nhầm lẫn (hoặc thiếu thành thật) về bản chất
hiện tượng và không chân thật nhìn từ vị thế của ĐCSVN. Vì nếu bỏ Điều 4
không thôi thì không hẳn đã tương đương với xã hội có đa đảng, có dân
chủ, tự do hay ĐCSVN chấp nhận những điều đó. Chúng ta nên nhớ lại trước
khi có Điều 4 Hiến pháp năm 1980 thì đảng vẫn hoàn toàn “lãnh đạo tuyệt
đối và toàn diện”. Còn về Hồ Chí Minh, tôi xin khẳng định lại một lần
nữa rằng chính thực tế cầm quyền và những phát biểu của Hồ Chí Minh, đã
được ghi lại trên các văn bản của ĐCSVN, đã minh chứng rõ rằng Hồ Chí
Minh là con người mang tư tưởng độc tài quyết liệt nhưng khéo léo, xảo
quyệt.
Còn việc đảng sẽ thấy người khuyến dụ
kiểu đó không chân thật là vì ngay một chính trị gia thiếu kinh nghiệm
nhất cũng phải hiểu rằng khi bắt đầu phải cạnh tranh với người khác cũng
là bắt đầu phải từ bỏ việc kiểm soát tuyệt đối quyền lực. Mà đảng thì
lại không phải là một tổ chức chính trị thiếu kinh nghiệm và chính đảng
đã nhiều lần tuyên bố dứt khoát rằng không chấp nhận đối lập chứ chưa
nói đến việc cạnh tranh. Vì vậy kiểu khuyến dụ đó chỉ có thể mang lại sự
an toàn, tính ít đối đầu cho người nói chứ hoàn toàn không có tác dụng
để đảng tin cậy vào người nói, sẽ không làm đảng tự từ bỏ độc quyền
quyền lực. Mà khi ĐCSVN đã nghi ngờ, vì thấy vô lý, thì đảng sẽ càng
phòng thủ và càng tìm ra nhiều cách để đối phó, chống chế, trấn áp cái
nguy cơ mà thâm tâm đảng cảm thấy có thể bị giăng bẫy (vô tình hay cố ý)
bởi chính những người thân cận với mình. Như vậy, lối khuyến dụ kể trên
còn gây tổn hại cho lòng tin, vốn đã yếu, giữa người Việt với nhau.
‘Sự chủ động của dân’
BBC: Theo
ông, cả chính quyền, người dân và các giới cần nỗ lực theo hướng nào,
nguyên tắc nào và cách thức ra sao để đảm bảo sớm có nhân quyền, tự do,
dân chủ thực sự ở Việt Nam, không chỉ giới hạn ở việc sửa Hiến pháp lần
này?
Về chính quyền, thú thật tôi không có kỳ
vọng gì vào việc góp ý để họ thay đổi hay lắng nghe. Và nếu họ trở nên
biết lắng nghe thì những gì mọi người đã nói trong khoảng 5 năm qua thôi
cũng đã quá đủ để họ biết cần phải làm gì để đất nước thoát khỏi tình
trạng lâm nguy hiện nay. Vì vậy, ở đây tôi sẽ chỉ đề cập đến sự chủ động
của nhân dân – những người đang bị kìm kẹp.
Theo tôi trước hết nhân dân cần nhận
thức rằng việc xây dựng dân chủ, giành và thực hiện các quyền tự do hay
nhân quyền là một công việc phải luôn chủ động và là một quá trình lâu
dài, liên tục, phải trải qua nhiều giai đoạn. Đó là công việc của chính
mỗi người dân – những người đang bị trị – chứ không phải của bất cứ ai
hay bất cứ quốc gia, tổ chức quốc tế nào, dù họ là người tài giỏi hay
giàu mạnh, tốt bụng đến mấy. Với tư cách là công dân, ta không nên trông
mong ở chính quyền, kể cả chính quyền dân chủ. Trong công cuộc tranh
đấu đó, mỗi quốc gia gần như đều có những cách thức riêng để tiến tới tự
do nhưng, theo tôi, có những nguyên tắc và những vấn đề chung không thể
né tránh.
BBC: Ông có thể cho biết rõ thêm những điểm chung đó?
Chẳng hạn như, nguyên tắc trả giá, hy
sinh. Mọi tiến bộ của cá nhân hay xã hội đều buộc phải đi kèm với một
cái giá nào đó. Dĩ nhiên hiện nay không ai lại đi cổ vũ và ủng hộ cho
đấu tranh vũ trang, bạo động nhưng điều đó không có nghĩa là những cuộc
đấu tranh bất bạo động không phải hy sinh, mất mát. Nhưng cái giá đó đắt
hay rẻ, lớn hay nhỏ lại tùy thuộc quan niệm trong sự so sánh giữa các
cặp giá trị như nhân phẩm-thân thể, tự do-nô lệ, lợi ích gia đình – tiến
bộ xã hội hay quyền lợi đảng phái-chủ quyền dân tộc…
Hoặc một đặc điểm chung khác là chúng ta
cần phải học và thực hành những đặc tính văn hóa dân chủ. Ví như nếu
chúng ta muốn có tam quyền phân lập, muốn có đối trọng về quyền lực thì
chúng ta không thể không thấy lợi ích từ sự hiện diện của những tổ chức,
ý kiến khác biệt với mình. Nếu nhân dân muốn có một chính quyền biết
đối thoại, lắng nghe dân chúng thì chúng ta không thể giữ thái độ im
lặng, bất chấp hoặc xúc xiểm, trấn áp những phê bình, cảnh báo của người
khác. Hay các đảng phái chính trị là cần thiết trong chế độ dân chủ
nhằm vận động, tập hợp dân chúng trong việc cạnh tranh tìm ra lãnh đạo
tối ưu và phòng chống độc tài nhưng chúng ta không nên nhầm cạnh tranh
chính trị với đầu óc bè phái, cục bộ, quên mất cái mục đích tối thượng
của cạnh tranh chính trị là giúp cho chân lý, điều hay lẽ phải không bị
kẻ cầm quyền vùi dập chứ không phải là việc trung thành mãi mãi hay cứ
cố bảo vệ cho người cùng nhóm, cùng đảng với mình bất chấp phải, trái.
Nếu những nét văn hóa dân chủ cơ bản như thế chưa được thấm nhuần và trở
thành phổ biến thì rất khó có thể đạt được một xã hội dân chủ, văn
minh.
‘Cần thẳng thắn hơn’
Một điểm quan trọng nữa là nhân dân cần
thay đổi cách tiếp cận trong vận động, đấu tranh. Chúng ta cần thẳng
thắn hơn với ĐCSVN và thành thật hơn với bản thân mình. Chúng ta sẽ
không thể thuyết phục được người khác chấp nhận chân lý nếu chính chúng
ta lại né tránh hay nói ngược với những sự thật hiển nhiên hoặc lại đặt
chân lý xuống dưới an toàn. Nhân dân sẽ không thể đòi hỏi người khác
phải dũng cảm rũ bỏ sự khống chế, mua chuộc của Trung Quốc khi chúng ta
lại luôn cần một bình phong để che chắn cho chính kiến của mình. Làm sao
có thể khiến độc tài đương quyền thức tỉnh “trở về với nhân dân” khi
chúng ta cứ thản nhiên dùng hình ảnh, trước tác của cố lãnh tụ độc tài,
cựu tướng lĩnh phi dân chủ vẫn một lòng theo Chủ nghĩa Marx-Lenin làm
phông cho những kêu gọi, vận động dân chủ.
Chúng ta sẽ không thể có một xã hội tôn
trọng pháp luật (rule of law) nếu chúng ta vẫn giữ lối thuyết khách “làm
như thế là có lợi cho Đảng, là giúp Đảng tránh sụp đổ chứ không phải
lật đổ hay chống Đảng” thay cho việc minh định đơn giản rằng “cần phải
làm thế vì pháp luật, vì công bằng”. Chúng ta cũng không thể đòi hỏi
người khác phải khí phách trước kẻ xâm lược khi chúng ta lại thế thủ
trước họ bằng sự thừa nhận rất mù mờ “có thể có những kẻ lợi dụng để
xuyên tạc nhưng không phải ai có ý kiến khác cũng đều là xuyên tạc, phản
động.” Hoặc làm sao chúng ta có thể đòi hỏi lãnh đạo ĐCSVN phải biết
đặt quyền lợi của dân tộc lên trên quyền lợi của họ khi của cải của
chúng ta đã đủ sống cho mấy đời con cháu mà chúng ta vẫn lo bị đảng cắt
mất sổ hưu.
Còn về cụ thể, tôi nghĩ, vì mọi nguồn
lực và thời gian của chúng ta đều có hạn, chúng ta nên gắng tập trung
vào những điều vừa thiết thực lại vừa có tính nền tảng (cả về hàn lâm
lẫn thực tiễn) cho một xã hội dân chủ tự do trong tương lai như: quyền
ra báo tư nhân, xuất bản tư nhân: Đòi hỏi phải cấp phép hay chính thức
thừa nhận (hợp pháp hóa) các trang mạng như Anh Ba Sàm, Bauxite VN, Quê
Choa,… các tờ báo “chui” như Tự do Ngôn luận, Tổ Quốc,… nhà xuất bản
Giấy vụn,…; quyền tự do đi lại: Không được đưa người đến chặn ở nhà hay
lần mò, theo rõi, đe dọa nhằm ngăn chặn sự di chuyển của người dân…;
quyền được xuất nhập cảnh tự do: Không được lén lút đưa ra những đòi
hỏi, áp lực hay cam kết này nọ rồi mới cấp hộ chiếu hay cho thông quan
xuất nhập đối với mọi công dân; quyền tham dự các phiên tòa công khai:
Đã là công khai thì mọi người dân phải được bình đẳng vào dự, nhất là
người thân của bị cáo, báo chí; quyền gặp gỡ, nhóm họp hay xuống đường
tuần hành một cách ôn hòa mà không cần phải xin phép…
Hoặc các vận động rất thiết thực như
“Tuyên bố kêu gọi thực thi quyền con người và bãi bỏ Điều 88”, theo tôi,
đang đi khá chủ động và đúng hướng nhưng đáng tiếc đến nay lại bị “cải
cách hiến pháp” làm chìm đi mất. Những quyền như thế, phần lớn đều đã
được qui định trong bản hiến pháp hiện hành, nếu được cải thiện dù ít
hay nhiều cũng sẽ là cái thực, cái tốt ngay cho chúng ta hơn là nếu đạt
được một bản hiến pháp tuyệt vời đến mấy thì nó vẫn mới chỉ là giấy.
Và có một cách thức nữa tôi muốn nêu ra ở
đây vì nếu thực hiện được thì sẽ tạo ra một uy lực chuyển đổi về phía
tiến bộ vô cùng lớn mà lại rất ôn hòa, nhẹ nhàng. Đó là quyền từ giã
những chiếc thẻ màu đỏ một cách công khai của vài triệu người. Nhưng cho
tới nay, ngoài vài người rất đáng kính đã thực hiện, rất tiếc chưa có
nhiều người đáng kính khác tỏ ra có dấu hiệu sẽ thực hiện, kể cả những
người đã đi tới nhận định cái tổ chức phát ra những chiếc thẻ đỏ đó đã
“hư hỏng, suy đồi” hay nó đang “cố thủ độc quyền toàn trị đối với quốc
gia.”
Điều cuối cùng, theo tôi, khi xem lại
lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến nay với bao mất mát thương đau mà người
Việt Nam chỉ được hưởng một chế độ chính trị tàn bạo, ngoan cố thì giới
tinh hoa hôm nay cần phải mạnh dạn hơn trong việc khẳng định tư cách
độc lập. Giới tinh hoa độc lập thì dân mới độc lập. Dân độc lập thì nước
mới độc lập, tự do.
(BBC)
Lạm bàn về Chiến lược phát triển Công nghệ
Có một câu nói hài hước, hóm hỉnh như sau: “Nhà triết học là người biết
càng ngày càng ít về một lĩnh vực càng ngày càng rộng để cuối cùng không
biết gì về tất cả. Còn nhà khoa học là người biết càng ngày càng nhiều
về một lĩnh vực càng ngày càng hẹp để cuối cùng biết tất cả về không có
gì”.
Nói nghiêm trang, thì như sau: Tốt nhất là nhà khoa học đồng thời là một
nhà công nghệ, tuy khả năng và nhiệm vụ chủ yếu vẫn là khoa học, và nhà
công nghệ đồng thời là một nhà khoa học, tuy khả năng và nhiệm vụ chủ
yếu vẫn là công nghệ. Chính là có phần theo nhận thức đó, mà người ta
phân biệt chuyên gia (spécialiste) và chung gia – chứ không phải chung
chung gia, đại khái gia - (généraliste). Chung gia giỏi là chuyên gia
trong một vài lĩnh vực và h̀iểu biết rộng trong chừng mươi lĩnh vực khác
nữa.
Nhìn rộng hơn, cái cố tật của ta từ trong đấu tranh chính trị (và trong
chiến tranh) nên quen rồi, cái gì cũng phục vụ nhiệm vụ chính trị! Ngay
làm kinh tế cũng có những ngành, có lúc xem nó là nhiệm vụ chính trị.
Muốn thể hiện quyết tâm cao nhất thì phải “huy động cả hệ thống chính
trị”. Nhớ lại thời bao cấp, sản xuất lương thực trong mô hình hợp tác
xã, tập đoàn sản xuất là nhiệm vụ chính trị, coi cải tạo nông nghiệp là
nhiệm vụ chính trị, là trục quay của cuộc vận động cách mạng… Chính vì
tư duy lủng củng như vậy nên chủ trương thiếu khoa học, chính sách thiếu
thuyết phục, nhân dân hưởng ứng rất khiên cưỡng… mà thất bại. Tương tự
như vậy, có thời ta bắt khoa học phục vụ nhiệm vụ chính trị nên có nhà
khoa học nói hột mít bổ dưỡng hơn trứng gà, ngành Y nói xuyên tâm liên
trị bá bệnh. Một số quyết định nhà máy lọc dầu Dung Quất, bô xít Tây
Nguyên, chủ trương thành lập các Tập đoàn kinh tế Nhà nước (học đòi theo
Hàn Quốc) để làm nhiệm vụ sớm hóa rồng đều được các nhà kinh tế, khoa
học phản biện là không nên nhưng vẫn làm, bây giờ hiện rõ là sai. Sai
ngay từ chủ trương mà qua lăng kính bắt mọi thứ phải phục vụ chính trị
bất chấp các luận chứng trên cơ sở khoa học và thực tế…
Bộ KHCN dự kiến chuẩn bị Hội nghị toàn quốc triển khai chiến lược phát
triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011-2020 vào ngày 8/3/2013 tại Hà
Nội. Nhân đây, xin chuyển bài viết “Lạm bàn về chiến lược phát triển
khoa học công nghệ” để các anh chị và các bạn tham khảo.
Tô Văn Trường
Ngày 11/04/2012 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định phê duyệt
chiến lược phát triển khoa học và công nghệ (KHCN) giai đoạn 2011-2020
bao gồm các nội dung chính như: Quan điểm phát triển khoa học và công
nghệ; Mục tiêu phát triển KHCN; Định hướng nhiệm vụ phát triển KHCN và
Giải pháp chủ yếu. Bộ KHCN đang chuẩn bị tổ chức Hội nghị toàn quốc để
triển khai chiến lược quan trọng nói trên.
Nhìn tổng quát, đây lả một văn bản có đầu tư trí tuệ nghiêm túc, biểu tỏ
có một tư duy mới cố gắng cập nhật với trình độ phát triển của thế giới
văn minh, cải tiến cách quản lý nghiên cứu khoa học, đặc biệt cố gắng
gắn kết giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội để phục vụ phát triển
kinh tế xã hội vùng và các địa phương. Tuy nhiên, mục đích của người
viết bài này là nhằm đi thẳng vào những điểm gì còn thiếu sót, hời hợt,
nguyên nhân của những mặt yếu kém đã thấy từ lâu nhưng hầu như chưa có
gì xoay chuyển, từ đó góp ý về lối ra sao cho có hiệu quả nhất.
Trong kho tàng ngôn ngữ nhà nước chính thống hiện nay thì “chiến lược”
là một khái niệm hay được người ta dùng nhiều nhưng thực sự không có
nhiều người hiểu nó. Khi Chính phủ làm chiến lược thì cũng “tù mù” vì
cho đến nay chúng ta vẫn chưa có Luật quy hoạch trong khi trên thế giới
chỉ có 2 quốc gia là Việt Nam và Lào lại có quy hoạch tổng thể kinh tế
xã hội! Chúng ta thường nói là quy hoạch – 20 năm, tầm nhìn 30-50 năm,
chương trình – có lúc cũng được gọi là chiến lược – 10 năm, dưới nữa là
kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm cho nên đôi khi lẫn lộn khái niệm về
phương pháp luận với các khoảng thời gian khác nhau.
Quan điểm nhận thức
Theo tôi hiểu, chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của một nước
thường gồm 6 thành tố sau đây: (i) Đánh giá đúng thực trạng và các vấn
đề nổi cộm của nền khoa học và công nghệ nước nhà; (ii) Xác định đúng
đòi hỏi về khoa học và công nghệ của nước nhà (thí dụ trong 10 năm tới);
(iii) Lựa chọn một cách thông minh những ngành khoa học công nghệ mũi
nhọn, những khâu đột phá; con đường, các nguồn lực và các biện pháp phát
triển khoa học và công nghệ của nước nhà, trong đó mấy điều rất quan
trọng là từ chỗ học hỏi, du nhập, làm theo khoa học và công nghệ của thế
giới đến chỗ tạo ra khoa học và công nghệ của nước mình; (iv) Thiết lập
các điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học, nhà công nghệ của nước
mình hoạt động và giao lưu, hội nhập quốc tế; (v) Xây dựng đội ngũ các
nhà khoa học và công nghệ; (vi) Tổ chức các cơ quan khoa học và công
nghệ của nước nhà.
Trong 6 thành tố, tôi liệt kê ở trên thì chiến lược phát triển KHCN ở
Việt Nam đã trả lời 3 vấn đề nhất là vấn đề thứ 3 còn thiếu ý nói tới
vấn đề cuối cùng. Hay nói cụ thể hơn, với thành tố (ii), trong các lĩnh
vực, luôn có cây mục tiêu nên việc xác định này liên quan đến yêu cầu
chọn đúng đoạn nào của cây mục tiêu đó. Nói cách khác, phải xác định và
đi từ gốc của vấn đề để rồi tiếp tục đi đến các vấn đề phát sinh. Hiện
nay, trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn đã tích tụ quá nhiều vấn đề
bất cập. Vấn đề không phải là ở chỗ chưa có sự thống nhất ý kiến mà là ở
chỗ để sự không thống nhất này kéo dài, dẫn đến sự phân liệt về tư
tưởng quan điểm, phân liệt trong hành động để khi phát triển đến mức cao
thì thành phân liệt về tổ chức.Minh chứng là những ý kiến khác nhau về
dự thảo Hiến pháp 2013 thể hiện rõ thực trạng này.
Với thành tố (iv) và (v), tôi vẫn băn băn khoăn ở khía cạnh cần làm rõ
chủ trương, chính sách sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học. Đó là chưa kể
đến việc chảy máu chất xám do chính sách đãi ngộ, do chính sách tuyển
dụng (gắn với tệ nạn mua quan, bán chức). Ngoài ra, còn phải tính đến
nhiệm vụ phòng ngừa tệ nạn “Khoa học phiệt” có thể đã chớm xuất hiện ở
Việt Nam , có thể liên quan đến vấn đề bè phái được hình thành dưới tác
động của nhóm lợi ích.
Lâu nay, chúng ta thường nghe điệp khúc “”Khoa học và công nghệ cùng với
giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Bản chiến lược lần này vẫn
nhắc lại như thế, có lẽ là một câu chỉ có xác chữ chứ không có nghĩa vì
không có thực tế và không có sức sống. Chúng ta cũng thường được đọc và
nghe nói rằng: “Xây dựng Đảng (việc cốt yếu của chính trị) là then chốt,
phát triển kinh tế là trung tâm, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã
hội, đối ngoại là tiến cùng thời đại, cống hiến cho thế giới và tiếp thu
từ thế giới, v.v.”.
“Then chốt”, “trung tâm”, “nền tảng tinh thần của xã hội”, “tiến cùng
thời đại” lại không phải là hàng đầu, chỉ là hàng hai, hàng ba thôi hay
sao? Cái gì cũng “hàng đầu” thì là dàn hàng ngang ra mà tiến, thế thì
còn “hàng đầu” gì nữa? Chung quy là bệnh “sính chữ”, câu viết và lời nói
rỗng, không khái niệm.
Khoa học và công nghệ là nguồn cội bên trong và sức mạnh kết dính của
mọi nhân tố phát triển, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng,
an ninh, đối ngoại. Lúc sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét
chính sách khoa học và công nghệ quyết định chính sách giáo dục và đào
tạo, chứ không phải ngược lại. Và cả khoa học và công nghệ, cả giáo dục
và đào tạo đều do nhu cầu của cuộc sống và khả năng của dân tộc quyết
định.
Trước đây, ta nói khoa học kỹ thuật hoặc khoa học và kỹ thuật. Vài chục
năm nay thì sửa lại một cách chuẩn xác, là khoa học và công nghệ. Đấy
không phải chỉ là thay chữ. Thực tế mới được phản ánh và thể hiện trong
việc đổi “kỹ thuật” thành “công nghệ” là: Thời khoa học và kỹ thuật, cự
ly về thời gian và về nội dung giữa 4 công đoạn: Phát minh khoa học, ứng
dụng thử nghiệm, đưa vào sản xuất, phổ biến đại trà trong mọi sinh hoạt
xã hội tính hàng năm, nhiều năm, có trường hợp hàng chục năm, thì nay
rút ngắn lại nhiều, có khi chỉ tính hàng tháng, thậm chi có khi mấy công
đoạn hợp nhất vào nhau. Đó chính là khoa học và công nghệ.
Thời khoa học và công nghệ, xu thế đã có từ trước được thúc đẩy nhanh và
mạnh hơn nhiều, đó là sự tổng hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
(gồm cả khoa học nhân văn), sự đan xen vào nhau, gắn bó hòa đồng giữa
khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, với vai trò ngày càng tăng của
khoa học xã hội.
Khoa học công nghệ của nước nhà đang ở đâu?
Làm thế nào để biết được KHCN đã đến đích chưa? Theo dõi – giám sát –
đánh giá? Đây chính là thứ mà do thiếu công khai, minh bạch nên Việt Nam
thể hiện kém nhất ở khâu này. Người ta cứ tranh luận, cãi nhau như
“thày bói xem voi” hoặc lý sự cùn mà thiếu đi các chỉ số đo lường rõ
ràng, cụ thể.
Khoa học tự nhiên trên công luận đã có nhiều bài viết đánh giá so sánh
với các nước trong khu vực. Riêng trong lĩnh vực khoa học xã hội thực sự
lạc hậu so với trào lưu của thế giới. Cần phải có một khảo sát xã hội
học độc lập và khách quan về chất lượng khoa học thật sự của những công
trình khoa học xã hội từng được công bố, về đội ngũ những người đang làm
khoa học xã hội ở các viện và các trường đại học hiện nay. Từ đó, mà
nhận diện chính xác diện mạo thật của ngành khoa học xã hội nước ta.
Theo tôi hiểu công nghệ là lĩnh vực vận dụng các quy luật khoa học vào
đời sống. Các quy luật khách quan có thể phát huy tác động một cách tự
phát, dẫn đến những hậu quả không ngờ. Mặt khác, các quy luật đó có thể
được nhận biết và được vận dụng để đạt những mục tiêu cụ thể. Như vậy,
cũng có vấn đề công nghệ (vận dụng các quy luật của khoa học) đối với
khoa học xã hội nhân văn. Ví dụ xét về mặt khoa học thì việc tính giá
đất phải dựa vào việc vận dụng quy luật giá trị. Theo đó, thì một vật cụ
thể chỉ có giá trị khi nó được lao động tác động vào để tạo ra một giá
trị sử dụng cụ thể. Vì thế, nên giá trị của một sản phẩm nào đó phụ
thuộc vào hao phí lao động xã hội, chứ không phải hao phí lao động cá
biệt, để tạo ra giá trị sử dụng của nó. Từ đó, hình thành giá cả của sản
phẩm theo nguyên tắc giá cả xoay quanh giá trị, Tổng giá cả bằng tổng
giá trị. Giá cả cụ thể cao hoặc thấp hơn giá trị do tác động của quan hệ
cung-cầu. Ngoài ra, còn có tác động đầu cơ, tích trữ, lũng loạn thị
trường của các đại gia làm cho giá cả tách rời quan hệ cung cầu, dẫn đến
những bong bóng giá đem lại lợi nhuận siêu ngạch cho các đại gia.
Thế nhưng trong thực tế, các nhà khoa học, các nhà quản lý được đào tạo
một cách bài bản đã dẫn Chính phủ đi đến quyết định tính giá đất theo
giá thị trường. Hậu quả là các đại gia – nhóm lợi ích tâng giá lên thì
Chính phủ cũng nâng giá lên theo, đem lại lợi ích cho các đại gia. Giá
đất lại không tính hao phí lao động xã hội để tạo ra giá trị sử dụng mà
lại được tình theo doanh thu/năm nên dẫn đến một loại giá rất thấp.
Chúng ta đã tính là doanh thu bình quân năm của 1 ha đất dùng vào sản
xuất nông nghiệp chỉ là 9,1 triệu đồng trong khi cùng một diện tích đó
dùng vào mục đích khi đóng phí nông nghiệp lại chiếm 2,1 tỷ đồng. Do đó,
câu hỏi được đặt ra là có phải đội ngũ cán bộ khoa học đó không nắm bắt
các quy luật của khoa học kinh tế và công nghệ vận dụng quy luật đó vào
thực tế không? Cách làm như vậy là vì mục tiêu chính trị hay vì lợi ích
nhóm?
Có ý kiến cho rằng về thực trạng chúng ta đang ở đáy của KHCN thế giới
bởi vì đánh giá tiến bộ của KHCN của một quốc gia thường lấy tiến bộ
công nghệ giao thông vận tải để đánh giá. Giá thành xây dựng các hạng
mục của ngành giao thông ở Việt Nam thường cao nhất, chất lượng thấp
nhất trong khi mỗi năm tai nạn giao thông thuộc loại cao nhất, cướp đi
sinh mạng của hơn chục nghìn người. Thị phần vận tải của ba binh đoàn
chủ lực của ngành giao thông là hàng không, đường sắt, hàng hải chỉ bằng
0,5 của đường sông. Vậy thì còn đâu là khoa học công nghệ? Về hàng
không, từ bệ phóng của một cường quốc không quân, có một hệ thống sân
bay tốt nhất ASEAN, vậy mà thị phần vận tải hiện nay chỉ khoảng 10 triệu
hành khách/năm, đạt 0,3% thị phần trong 5 loại hình vận tải cả nước,
bằng 1/4 so với Singapore – nước chỉ có 1 sân bay. Đường sắt thì càng
tồi tệ vì công nghệ lạc hậu. Đường biển thì 230 cảng biển manh mún, lãng
phí đầu tư công trên 120 tỷ USD nhưng hiệu quả mang lại thấp nhất!
Một ví dụ điển hình rất cần câu trả lời đúng đắn của chính sách phát
triển KHCN trong việc thúc đẩy hợp tác công tư (PPP) trong nông nghiệp.
Lý luận và thực tế PPP ở các nước trên thế giới cho thấy trong lĩnh vực
nông nghiệp có thể áp dụng cơ chế PPP trong cung cấp hạ tầng cơ sở và
dịch vụ công như trạm bơm, hồ chứa, kênh mương thủy lợi, kho chứa/bảo
quản; hay trong khuyến nông, chọn tạo giống, nghiên cứu ứng dụng, công
nghệ sau thu hoạch, trồng rừng và bảo vệ rừng, v.v.
Theo tôi hiểu, PPP không có gì là sai, đó chỉ là một trong nhiều cách
thức thực hiện dự án cung cấp dịch vụ công. Tuy nhiên, nguy hiểm ở chỗ
người ta lợi dụng một chủ đề mới (đối với Việt Nam) và biến nó thành chủ
đề “HOT” rồi tìm cách gây ảnh hưởng đến các chính sách của mình để phục
vụ cho mục đích kinh doanh và mưu đồ riêng của họ. Vì chính sách của
Việt Nam là chỉ hỗ trợ (subsidize) cho cái được gọi là công nghệ mới và
tiên tiến, còn công nghệ của nhân dân, của Hai Lúa rẻ tiền, phù hợp với
điều kiện của đất nước sẽ không được hỗ trợ!? Trong khi đó, hỗ trợ các
doanh nghiệp FDI bán công nghệ của họ với giá cắt cổ thì nhiều người hớn
hở, cán bộ được “phết phẩy”, ngay cả kinh doanh thì được trích hoa hồng
trong khi họ sản xuất ra với giá rất thấp nhưng bán ra với giá ngất
ngưởng trên trời vì họ có đăng ký bản quyền! Nhà khoa học thay vì phải
làm khoa học thì cũng lại quay ra buôn bán vì làm vậy nhanh giàu hơn, và
đương nhiên thuế của chính mình được dùng để FDI chiếm lĩnh thị trường
Việt Nam.
Khiếm khuyết của bản chiến lược phát triển KHCN
Lỗ hổng lớn nhất của bản chiến lược phát triển KHCN giai đoạn 2011-2020
được Thủ tướng phê duyệt chính là khi bàn về khoa học xã hội và nhân
văn.
Chúng ta chưa mạnh dạn, đánh giá cho đúng sự lạc hậu, thậm chí là lạc
điệu so với khoa học xã hội của thế giới. Vì trong một thời gian quá
dài, cho đến hiện nay vẫn vậy, khoa học xã hội chỉ là một công cụ minh
họa cho đường lối chính sách của Đảng, nó không đáng được gọi là một
NGÀNH KHOA HỌC theo nghĩa đích thực của nó. Bởi thế, các nhà khoa học
Việt Nam dù có tài giỏi, trí tuệ cũng không thể hòa đồng hay tiếp cận
với khoa học xã hội của thế giới vì tư duy về phương pháp luận hoàn toàn
khác nhau.
Muốn xây dựng một ngành khoa học xã hội đúng với vai trò và chức năng,
nhiệm vụ đích thực của nó phải thay đổi tận gốc tư duy về khoa học xã
hội, gần như phải xóa đi làm lại từ đầu, trả về cho nó chức năng khoa
học đích thực. Thực tế cuộc sống đòi hỏi đào tạo và tuyển chọn lại đội
ngũ người làm khoa học xã hội, bao gồm những người được đào tạo tại các
trường đại học danh tiếng ở nước ngoài, mời những chuyên gia giỏi người
Việt ở nước ngoài về nước tham gia đào tạo đội ngũ khoa học trẻ được
thanh lọc và tuyển chọn trong nước đồng thời, biết cách mời gọi những
nhà khoa học xã hội đã có quá trình đào tạo và nghiên cứu tốt, có công
trình xuất bản được giới khoa học trong và ngoài nước thừa nhận trở lại
giúp thêm vào công cuộc đào tạo các cán bộ nghiên cứu trẻ.
Xin lấy một ví dụ về những nhà khoa học xã hội tài năng vào bậc thầy
nhưng không hề ngồi vào một ghế “quan khoa học” nào cả như: Trần Đình
Hượu, Nguyễn Từ Chi, Cao Xuân Hạo, Phan Ngọc, v.v. thậm chí họ cũng
không tham gia vào tiến trình của cơ chế phong học hàm giáo sư, nên họ
chỉ là phó giáo sư, nhưng với nước ngoài, họ được đánh giá rất cao về
công trình khoa học. Chẳng hạn như PGS Trần Đình Hượu, khi sang giảng
dạy ở Pháp, được quyết định của Tổng thống Pháp Mitterand mời làm giáo
sư danh dự giảng dạy tại Đại học Pháp, còn PGS Cao Xuân Hạo thì được
giới ngôn ngữ học đánh giá rất cao về công trình khoa học của ông được
in ở Paris.
Xu hướng và giải pháp phát triển KHCN
Người dân mong muốn đừng để tiếp diễn mãi tình cảnh “Hai Lúa” dù văn hoá
mới chỉ là tiểu học nhưng lại làm ra cầu treo, “thần đèn” di chuyển
công trình xây dựng, sáng chế các máy công cụ nông nghiệp, còn các nhà
khoa học quay ra làm nhà bán giống!
Để phát triển KHCN một cách bài bản khoa học, xu hướng chung cần xác
định cụ thể chúng ta đang ở đâu? Sứ mệnh và giá trị của các ban ngành –
thông qua việc sử dụng SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và thách
thức). Chúng ta đi đâu? Lợi thế cạnh tranh bền vững. Những gì ta có thể
làm tốt nhất? Tính độc đáo của ta là gì? Làm thế nào chúng ta sẽ đạt
được? Mục tiêu chiến lược dài hạn, các khu vực chiến lược mà giúp ta kết
nối sứ mệnh của ta để tầm nhìn liên tục. Chiến lược có phù hợp với điểm
mạnh của ta không? Mục tiêu / ưu tiên ngắn hạn / Sáng kiến: Mục tiêu
chiến lược chuyển đổi mục tiêu của mình thành những mục tiêu thực hiện
cụ thể ngắn hạn. Kế hoạch hành động thiết lập chỉ tiêu cụ thể và một số
biện pháp và quản lý kế hoạch chiến lược của ta. Thực hiện kế hoạch, xác
định các vấn đề xung quanh những ban nghành bị ảnh hưởng. Làm thế nào
ta có thể cam kết thực hiện kế hoạch để di chuyển về phía trước trong
các ban nghành của ta? Ta sẽ dùng tiền bạc, tài nguyên, và thời gian như
thế nào để hỗ trợ các kế hoạch đó?
Khoa học & Công nghệ của Việt Nam hiện nay có yêu cầu rất thực tế là
Nhà nước làm sao bảo đảm cho dân rằng cái gì đưa vào mồm là không có
chất độc hại. Các sản phẩm uy tín như sữa Vinamilk, gốm sứ Minh Long,
gốm sứ Bát Tràng, bơm điện của cơ khí Hà Nội, thép Povina, và cả gạo,
cá, thịt, rau, củ, v.v. nghĩa là những sản phẩm sạch, dinh dưỡng, chắc
và bền của Việt Nam cần phải được bảo vệ và phát triển bằng các giải
pháp cụ thể.
Khoa học ngày nay đã chứng minh được rằng con người ta có ít nhất là 7
loại trí thông minh nên những cách sát hạch cùng thang điểm áp dụng ở
nhà trường từ trước tới nay đã rất lạc hậu. Có lẽ đã đến lúc cần có tư
duy mới tương xứng để chọn nhân tài cho xã hội, đặc biệt là nguồn nhân
lực cho KHCN.
Tạo cơ chế, khuyến khích động viên các nhà khoa học dấn thân phản biện
những vấn đề nóng bỏng của đất nước như sửa đổi Hiến pháp, sửa luật đất
đai, đề án cải cách hành chính, đề án tái cơ cấu nền kinh tế, các dự án
“nhạy cảm “ như điện hạt nhân, đường sắt cao tốc Bắc Nam, bô xít Tây
Nguyên, cảng Lạch Huyện, v.v.
Cần đẩy mạnh việc cho phép nhập khẩu công nghệ với mục đích nghiên cứu
và phát triển công nghệ đó biến thành của mình. Ví dụ như cho phép nhập
khẩu máy móc thiết bị nhưng với yêu cầu thiết bị đó phải chuẩn hóa và
dần dần trong nước sản xuất được các linh kiện thay thế, không phải suốt
đời chỉ gia công, lắp ráp phụ thuộc vào linh kiện thay thế của họ.
KHCN hiện nay cần phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân trên cơ sở
bám sát tính ứng dụng & đáp ứng nhu cầu thị trường, chú ý thừa hưởng
những thành tựu KHCN của thế giới. Nghiên cứu cơ bản tùy khả năng mà
nêu ra & thực hiện. Không thể đổi tên hai Viện Khoa học quốc gia
thành Viện Hàn lâm để cho phân biệt với các “Viện dưỡng lão” còn lại là
đất nước sẽ có ngay nền văn hóa-khoa học-giáo dục hàn lâm!
Cần tháo bỏ hoàn toàn những trói buộc tự do tư tưởng, sao cho khoa học
chỉ còn một yêu cầu là “lấy thực tiễn làm căn cứ duy nhất ” để xem xét
tính đúng đắn của nó. Tiếng nói của các nhà khoa học chân chính phải
mang ý nghĩa quyết định chứ không chỉ đóng vai trò tư vấn tham khảo. Các
nhà khoa học thực sự cần & phải được sống bằng công việc nghiên cứu
của mình, không phải bằng các chức vụ quản lý.
Có cơ chế và chính sách khuyến khích huy động tăng cường nguồn kinh phí
của xã hội cho công tác KHCN, sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí, cụ
thể là nguồn vốn tài trợ của Dự án First do Ngân hàng thế giới (WB) có
giá trị hơn 100 triệu USD thực hiện từ tháng 6/2013 đến hết năm 2017 với
các nội dung nhằm thúc đẩy sự phát triển KHCN Việt Nam.
Thay cho lời kết
Nhu cầu phát triển bền vững cũng đòi hỏi vai trò lãnh đạo phải thể hiện
qua việc thay đổi hành vi, thói quen, cách nghĩ của toàn xã hội. Nếu
KHCN (kể cả vai trò trách nhiệm của các nhà khoa học và quản lý) không
tiến kịp cùng thời đại, không vượt lên chính mình thì không thể giải
thoát cho đất nước thoát khỏi tình trạng của con “chuột bạch” khốn cùng!
TS. Tô Văn Trường
(Bauxite)
Đã tìm ra ai là "xếp" của tất cả dư luận viên ?
Sau một thời gian "căng đầu, mỏi mắt" để đấu tranh với các "thế lực thù địch"
trên mạng, được phép nghỉ ngơi, dư luận viên A rủ chuyên gia bút chiến B
đi giải khát. Ghé vội vào một quán bia tươi vỉa hè, gọi hai cối cùng
một dĩa đậu phộng, lai rai trò chuyện. Men vào sự ra, thằng B hứng chí
đố thằng A:
- Mày biết ai mới đích thực là xếp của tụi mình không?
- Tưởng gì, cứ thằng nào trả tiền cho tao thì tao gọi nó là xếp, đơn giản là thế! _ Thằng A tỉnh bơ đáp.
Thằng B cười to và trêu chọc:
- Lý luận kiểu mày thì hèn gì cứ lẹt đẹt mãi ở vị trí dư luận viên, để
chuyên gia bút chiến như tao mách cho mà rõ... Nói rồi, thằng B kề tai
thằng A thì thầm: "Ông >>> này nè". (Xem cuối bài)
Thằng A bực mình quát lên:
- Đồ bịp bợm, ba xạo .., à, nhưng tại sao mày lại suy nghĩ như vậy?
- Mày cứ nghĩ xem, nếu ông ta chán, ông ta không thích duy trì trang đó
nữa thì anh em mình còn gì việc để làm, khi đó có phải tao với mày thất
nghiệp không? Người có khả năng làm cho anh em mình thất nghiệp không
phải là "xếp" thì là cái gì? _ Thằng B phăng phăng lý luận.
- Nhưng như vậy là mày coi thường Vua làm báo, Quan làm báo, Dân làm báo, Quê Choa, Một góc nhìn khác ... vân vân và vân vân. _ Thằng A không chịu thua.
- Đúng là đầu óc dư luận viên! _ Thằng B cười khì nói tiếp: "Mày cứ lang thang kiểu đó có khác gì mò kim đáy bể, lạc vào thiên la địa võng, mê hồn trận ... có ngày tẩu hỏa nhập ma hồi nào không hay!"
- Cái tin gì nóng, nhạy, cần phải bút chiến, cần có dư luận ... thì đều
được điểm tin hết trên trang đó, mày cứ việc vào đó chọn lọc, theo đường
dẫn mà phối hợp tác chiến, khỏe re!
Thằng A há hốc mồm khâm phục:
- Ừ! Đúng thế! Vậy ông ấy là xếp, mà muốn khỏi thất nghiệp thì phải thương yêu xếp, bảo vệ xếp...
Hai thằng nâng ly, cụng ly, đắc chí nhìn nhau cười ... hô hố!
Minh Phước
P/s: Vậy cũng có thể coi ông Chủ tịch Quốc hội cũng đã ứng nghiệm sớm >>> "Gian hùng đã móm nước tiên"
-------------------------
Ẩn số Anh Ba Sàm
Cũng lâu lắm rồi, từ dạo còn Yahoo! 360°, tình cờ lang thang lạc vào trang Blog anh Ba Sàm, thấy lạ và thú vị, sau thì cái tình cờ ngẫu nhiên ấy dần dần thành tất yếu, trang mạng này không thể thiếu khi hắn ngồi internet. Lúc đó, Blog anh Ba sàm hầu như rất ít người còm.., thời mà Vàng Anh, Tắc Kè... là "kỷ lục"...
Bây giờ, cũng cái lạ và thú vị ấy, Nhật báo Ba Sàm đã trở thành một món ăn tinh thần của không ít Blogger trong và ngoài nước, nhất là các bạn trẻ quan tâm đến vận nước, những người đứng tuổi trăn trở thời cuộc quốc gia... Ba Sàm tuyệt nhiên không hề 'ba láp ba sàm' chút nào, ngược lại, rất đàng hoàng và nghiêm túc?.
Hy vọng, bà con sẽ ngạc nhiên giống hắn, không hiểu chủ nhân trang Blog này lấy đâu ra sức lực, thời gian, kiến thức, tiền bạc... để đều đặn sáng, trưa, chiều, tối, ngày ngày điểm tin, post bài tiếng Anh, tiếng Việt - đa phần là đáng đọc, đáng xem. Thỉnh thoảng, lại bình vài câu gãy gọn, hóm hỉnh.., điểm vài trích đoạn quan trọng làm bật sáng, bật tối... các bản tin. Tất tần tật vấn đề trong cuộc sống, bỏ qua những giới hạn ấu trĩ ngô nghê "lề trái hay lề phải", "chính thống hay phản động", nhật báo Ba Sàm tạo nên một sân chơi, một diễn đàn đông đúc, nhộn nhịp các phản hồi thuận nghịch. Cần mẫn nhẹ nhàng chấp nhận sự khác biệt, chủ nhân Blog giúp cho bạn đọc trút được " hỉ, nộ, ái, ố " trong lòng, bất kể thời điểm, thâu đêm suốt sáng.
Rồi từ Blog này, bà con còn có thể khám phá ra những blog hay khác, hợp với "khẩu vị" từng người...
Đôi khi, cái thông điệp "PHÁ VÒNG NÔ LÊ" khó hiểu, cái slogan "Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VĨA HÈ" buồn cười kia cũng khiến cho "một nhóm người" chột dạ, âu lo, mất ngủ... Và cứ như thế, như thế, người ghé thăm nhà anh Ba Sàm càng lúc càng tăng ngùn ngụt, thực tế là một trời một vực nếu chẳng may "ai đó" muốn đối chiếu với một số báo tự cho là "chính thống".., rồi thì, Vàng Anh, Tắc Kè... vang bóng một thời xem như đã lùi về "quá khứ"... thuở sơ khai.
Anh Ba Sàm lạ và thú vị là vì thế, hắn tò mò không biết con người này là ai.., mà cái gì không biết thì tra Google... , Google mách rằng:
" Anh Ba Sàm tên thật là Nguyễn Hữu Vinh, thường trú tại Hà Nội, sinh năm 1956, con trai của cụ Nguyễn Hữu Khiếu, cựu Bộ Trưởng Bộ Lao động nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cựu Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết.
Chủ nhân trang Ba Sàm tốt nghiệp Đại học An ninh, từng là sĩ quan an ninh, từng công tác tại Ban Việt kiều. Sau đó, vì nhiều lí do, anh xin nghỉ việc, theo học luật và ngoại ngữ...
Hiện nay, anh là chàng thám tử tư đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giám đốc Công ty Điều tra & bảo vệ-V, Nguyễn Hữu Vinh.
... "
Có lẽ, Blog Ba Sàm là "tờ báo" độc đáo, kì lạ trên thế giới...
Cũng lâu lắm rồi, từ dạo còn Yahoo! 360°, tình cờ lang thang lạc vào trang Blog anh Ba Sàm, thấy lạ và thú vị, sau thì cái tình cờ ngẫu nhiên ấy dần dần thành tất yếu, trang mạng này không thể thiếu khi hắn ngồi internet. Lúc đó, Blog anh Ba sàm hầu như rất ít người còm.., thời mà Vàng Anh, Tắc Kè... là "kỷ lục"...
Bây giờ, cũng cái lạ và thú vị ấy, Nhật báo Ba Sàm đã trở thành một món ăn tinh thần của không ít Blogger trong và ngoài nước, nhất là các bạn trẻ quan tâm đến vận nước, những người đứng tuổi trăn trở thời cuộc quốc gia... Ba Sàm tuyệt nhiên không hề 'ba láp ba sàm' chút nào, ngược lại, rất đàng hoàng và nghiêm túc?.
Hy vọng, bà con sẽ ngạc nhiên giống hắn, không hiểu chủ nhân trang Blog này lấy đâu ra sức lực, thời gian, kiến thức, tiền bạc... để đều đặn sáng, trưa, chiều, tối, ngày ngày điểm tin, post bài tiếng Anh, tiếng Việt - đa phần là đáng đọc, đáng xem. Thỉnh thoảng, lại bình vài câu gãy gọn, hóm hỉnh.., điểm vài trích đoạn quan trọng làm bật sáng, bật tối... các bản tin. Tất tần tật vấn đề trong cuộc sống, bỏ qua những giới hạn ấu trĩ ngô nghê "lề trái hay lề phải", "chính thống hay phản động", nhật báo Ba Sàm tạo nên một sân chơi, một diễn đàn đông đúc, nhộn nhịp các phản hồi thuận nghịch. Cần mẫn nhẹ nhàng chấp nhận sự khác biệt, chủ nhân Blog giúp cho bạn đọc trút được " hỉ, nộ, ái, ố " trong lòng, bất kể thời điểm, thâu đêm suốt sáng.
Rồi từ Blog này, bà con còn có thể khám phá ra những blog hay khác, hợp với "khẩu vị" từng người...
Đôi khi, cái thông điệp "PHÁ VÒNG NÔ LÊ" khó hiểu, cái slogan "Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VĨA HÈ" buồn cười kia cũng khiến cho "một nhóm người" chột dạ, âu lo, mất ngủ... Và cứ như thế, như thế, người ghé thăm nhà anh Ba Sàm càng lúc càng tăng ngùn ngụt, thực tế là một trời một vực nếu chẳng may "ai đó" muốn đối chiếu với một số báo tự cho là "chính thống".., rồi thì, Vàng Anh, Tắc Kè... vang bóng một thời xem như đã lùi về "quá khứ"... thuở sơ khai.
Anh Ba Sàm lạ và thú vị là vì thế, hắn tò mò không biết con người này là ai.., mà cái gì không biết thì tra Google... , Google mách rằng:
" Anh Ba Sàm tên thật là Nguyễn Hữu Vinh, thường trú tại Hà Nội, sinh năm 1956, con trai của cụ Nguyễn Hữu Khiếu, cựu Bộ Trưởng Bộ Lao động nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cựu Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết.
Chủ nhân trang Ba Sàm tốt nghiệp Đại học An ninh, từng là sĩ quan an ninh, từng công tác tại Ban Việt kiều. Sau đó, vì nhiều lí do, anh xin nghỉ việc, theo học luật và ngoại ngữ...
Hiện nay, anh là chàng thám tử tư đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giám đốc Công ty Điều tra & bảo vệ-V, Nguyễn Hữu Vinh.
... "
Có lẽ, Blog Ba Sàm là "tờ báo" độc đáo, kì lạ trên thế giới...
Và có lẽ, "ẩn số" trang mạng Anh Ba Sàm chưa hẳn đã dừng lại ở bốn chữ "PHÁ VÒNG NÔ LỆ".
Côn đồ và đại biểu Quốc hội cùng tiếp công dân ?
Các công dân từ Dương nội gửi clip về buổi tiếp công dân của các đại biểu Quốc hội :
Trong buổi
tiếp này, có một công an trong phòng tiếp công dân đã ngăn cản các
công dân tác nghiệp : chụp ảnh, hai thanh niên mặc áo dân sự khác cũng
có mặt trong phòng tiếp dân, loăng quăng cùng vị công an kia ngăn cản
chụp ảnh, họ còn nói : " mặc áo đỏ ...phản cảm ".
Trong một
trụ sở tiếp dân, các đại biểu Quốc hội ăn lương của dân, trụ sở được
xây bằng tiền thuế của dân, thế nhưng lộn xộn như một cái chợ, ai cũng
có thể vào, công an và các thanh niên ăn mặc rất lố lăng, không có nhiệm
vụ cũng vào tranh nhau nói và thích làm gì thì làm.
Phải chăng đây là hệ quả của các đợt hô hào cải cách hành chánh mà ông phó TT Phúc chỉ đạo từ năm ngoái ?
Trong
vai trò quan sát độc lập, chúng tôi đề nghị các công dân luôn lưu giữ
những nội dung của những lần gặp gỡ với các cấp, các ngành, các đại
biểu Quốc hội...trong việc giải quyết vấn đề đất đai, sự minh bạch sẽ
cho thấy rõ các cơ quan chức năng, các công bộc của chúng ta đã làm
việc ra sao, có xứng với những đồng tiền thuế của dân trả lương cho họ
chưa ?
Sự ngăn n cản công dân tác
nghiệp, đưa tin là vi phạm pháp luật, vi phạm quyền tự do báo chí và
tiếp tay cho tham nhũng, tiếp tay cho sự vô trách nhiệm của các cơ quan
công quyền.
Đại biểu quốc hội: ”Như thế trông nó phản cảm lắm…”
Ngày 01/03/2013, đoàn 33 hộ dân Dương Nội do bà Dương Thị Khuê đứng đầu đơn đã có mặt tại trụ sở 20 Hoàng Diệu Hà Đông để mong được gặp đại biểu QH.
Cuối giờ làm việc buổi trưa, đoàn được an ninh Quận Hà Đông đề nghị cử 5 người vào để được đại biểu tiếp. trước khi vào phòng, các đồng chí an ninh đề nghị 5 người cởi bỏ áo đỏ thì mới được vào vì đại biểu nói không tiếp những người “mặc áo màu đỏ”.
Đại biểu quốc hội: ”Như thế trông nó phản cảm lắm…”
Ngày 01/03/2013, đoàn 33 hộ dân Dương Nội do bà Dương Thị Khuê đứng đầu đơn đã có mặt tại trụ sở 20 Hoàng Diệu Hà Đông để mong được gặp đại biểu QH.
Cuối giờ làm việc buổi trưa, đoàn được an ninh Quận Hà Đông đề nghị cử 5 người vào để được đại biểu tiếp. trước khi vào phòng, các đồng chí an ninh đề nghị 5 người cởi bỏ áo đỏ thì mới được vào vì đại biểu nói không tiếp những người “mặc áo màu đỏ”.
Đừng bắt con chúng tôi làm anh hùng nhí!
Tôi muốn con tôi là một đứa trẻ hồn nhiên, trong trẻo; lớn lên là người
đàn ông tỉnh táo, điềm đạm, và lịch duyệt. Con người đó chắc chắn biết
trân trọng và bảo vệ giá trị, trong đó có đất nước mà không cần sự
nhào nặn nào từ trứng nước.
Những tranh luận về việc đưa thông
tin lịch sử, cụ thể là cuộc chiến tranh năm 1979 vào sách giáo khoa
đang thu hút sự chú ý. Nhân đây - với tư cách một phụ huynh học sinh -
tôi muốn bàn thêm về cách giảng dạy - đề cập lịch sử trong cấp tiểu
học.
Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của PGS.TS Nguyễn Cảnh Huệ, quyền Trưởng khoa Lịch sử, Trường ĐH SP TP.HCM và thầy giáo Trần Đình Phúc: Lịch sử cần được tôn trọng, chúng ta không thể im lặng trước những sự thật. Nếu lịch sử không được giảng dạy chính thống sẽ còn nguy hại hơn vì với điều kiện công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, các em có quá nhiều điều kiện để tiếp cận các nguồn thông tin.
Tôi không dám lạm bàn về chuyên môn khoa học của các nhà giáo dục và sử học. Với cương vị một người mẹ, tôi chỉ muốn nói đến cách đặt vấn đề lịch sử tác động đến con chúng tôi như thế nào.
Con trai tôi 10 tuổi, học lớp 4, chương trình học đại trà của Bộ Giáo dục - Đào tạo soạn thảo, năm đầu tiên tiếp cận 2 môn học Lịch sử - Địa lý ở mức sơ lược. Nhưng vấn đề tôi muốn bàn nằm ở một bài học Văn: "Những chú bé không chết".
Khi được yêu cầu giúp đỡ con học thuộc nội dung và phân tích ý nghĩa bài văn, tôi đã rất bối rối khi phải tìm từ ngữ và cách giải thích cho cháu, cùng một câu hỏi trong lòng: những nhà giáo dục đang làm gì con chúng tôi thế này?
Văn là người, học văn là học làm người, học về cái đẹp, tính nhân văn, chân thiện mỹ... ai cũng hiểu như vậy. Vậy sao một câu chuyện toàn những "tàn sát đẫm máu", "bọn phát xít", "tra tấn dã man" rồi "treo cổ" không phải một mà ba đứa trẻ lại được những nhà giáo dục chọn đưa vào sách giáo khoa.
Những đứa trẻ lớp 4 còn quá non để hiểu về những quân ta quân địch, đánh giết nhau, những cuộc tranh chấp ý thức hệ hay chủ nghĩa này khác. Nói đúng hơn, một đứa trẻ có nhiều cái đáng học hơn để làm người trước khi làm anh hùng: những mẩu chuyện bình dị về các danh nhân, quan hệ bạn bè gia đình, văn hóa quê hương đất nước... "Tinh thần yêu nước nồng nàn" sẽ tự nhiên từ đó mà nảy mầm, chứ không phải ở những câu chuyện chết chóc mà ngay mẹ của chúng cũng không cắt nghĩa nổi.
Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của PGS.TS Nguyễn Cảnh Huệ, quyền Trưởng khoa Lịch sử, Trường ĐH SP TP.HCM và thầy giáo Trần Đình Phúc: Lịch sử cần được tôn trọng, chúng ta không thể im lặng trước những sự thật. Nếu lịch sử không được giảng dạy chính thống sẽ còn nguy hại hơn vì với điều kiện công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, các em có quá nhiều điều kiện để tiếp cận các nguồn thông tin.
Tôi không dám lạm bàn về chuyên môn khoa học của các nhà giáo dục và sử học. Với cương vị một người mẹ, tôi chỉ muốn nói đến cách đặt vấn đề lịch sử tác động đến con chúng tôi như thế nào.
Con trai tôi 10 tuổi, học lớp 4, chương trình học đại trà của Bộ Giáo dục - Đào tạo soạn thảo, năm đầu tiên tiếp cận 2 môn học Lịch sử - Địa lý ở mức sơ lược. Nhưng vấn đề tôi muốn bàn nằm ở một bài học Văn: "Những chú bé không chết".
Khi được yêu cầu giúp đỡ con học thuộc nội dung và phân tích ý nghĩa bài văn, tôi đã rất bối rối khi phải tìm từ ngữ và cách giải thích cho cháu, cùng một câu hỏi trong lòng: những nhà giáo dục đang làm gì con chúng tôi thế này?
Văn là người, học văn là học làm người, học về cái đẹp, tính nhân văn, chân thiện mỹ... ai cũng hiểu như vậy. Vậy sao một câu chuyện toàn những "tàn sát đẫm máu", "bọn phát xít", "tra tấn dã man" rồi "treo cổ" không phải một mà ba đứa trẻ lại được những nhà giáo dục chọn đưa vào sách giáo khoa.
Những đứa trẻ lớp 4 còn quá non để hiểu về những quân ta quân địch, đánh giết nhau, những cuộc tranh chấp ý thức hệ hay chủ nghĩa này khác. Nói đúng hơn, một đứa trẻ có nhiều cái đáng học hơn để làm người trước khi làm anh hùng: những mẩu chuyện bình dị về các danh nhân, quan hệ bạn bè gia đình, văn hóa quê hương đất nước... "Tinh thần yêu nước nồng nàn" sẽ tự nhiên từ đó mà nảy mầm, chứ không phải ở những câu chuyện chết chóc mà ngay mẹ của chúng cũng không cắt nghĩa nổi.
Ảnh bài học Những chú bé không chết trong sách giáo khoa |
Trẻ em như búp trên cành - nhưng phải hy sinh trong
cuộc chiến là một tình huống đớn đau và bất đắc dĩ, không phải để cổ
vũ, với bất kỳ đứa trẻ nào trên thế giới này.
Trong lịch sử có một thứ bất biến là thông tin, nhưng những quan điểm và trạng thái quan hệ có thể thay đổi. Cái trẻ cần được dạy chỉ nên là thông tin khách quan, tỉnh táo và rõ ràng. Ý thức hệ hay bất kỳ lý do nào dẫn đến những cuộc chiến, đều thuộc về thế giới người lớn, không nên xuất hiện trong vườn trẻ.
Không có con người anh hùng, chỉ có tình huống tạo anh hùng. Bài học đầu tiên của người học võ là: học võ để tự vệ, không để tấn công! Tôi muốn con tôi là một đứa trẻ hồn nhiên, trong trẻo; lớn lên là người đàn ông tỉnh táo, điềm đạm, và lịch duyệt. Con người đó chắc chắn biết trân trọng và bảo vệ giá trị, trong đó có đất nước mà không cần sự nhào nặn nào từ trứng nước.
Một chuyên gia giáo dục từng thốt lên: "Chúng ta cố dạy trẻ căm thù thực dân Pháp, nhưng căm thù đến mức không cần biết Victo Hugo là ai thì chúng ta đã thất bại".
Hoàn toàn chính xác!
Trong lịch sử có một thứ bất biến là thông tin, nhưng những quan điểm và trạng thái quan hệ có thể thay đổi. Cái trẻ cần được dạy chỉ nên là thông tin khách quan, tỉnh táo và rõ ràng. Ý thức hệ hay bất kỳ lý do nào dẫn đến những cuộc chiến, đều thuộc về thế giới người lớn, không nên xuất hiện trong vườn trẻ.
Không có con người anh hùng, chỉ có tình huống tạo anh hùng. Bài học đầu tiên của người học võ là: học võ để tự vệ, không để tấn công! Tôi muốn con tôi là một đứa trẻ hồn nhiên, trong trẻo; lớn lên là người đàn ông tỉnh táo, điềm đạm, và lịch duyệt. Con người đó chắc chắn biết trân trọng và bảo vệ giá trị, trong đó có đất nước mà không cần sự nhào nặn nào từ trứng nước.
Một chuyên gia giáo dục từng thốt lên: "Chúng ta cố dạy trẻ căm thù thực dân Pháp, nhưng căm thù đến mức không cần biết Victo Hugo là ai thì chúng ta đã thất bại".
Hoàn toàn chính xác!
Luật sư Đào Quốc Huy, Văn phòng luật sư Đồng Đội, cũng là một phụ huynh học sinh tiểu học:
Đến nay nước ta đã có luật Giáo dục, điều 28, khoản 1 có đoạn:
"Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần
thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe,
nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn
vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật"
Như vậy ý thức về việc giáo dục của mỗi bậc phụ huynh và Luật cơ bản là
giống nhau, thậm chí không cầu kỳ như câu trả lời của mọi người ở
trên.
Tôi có xem một bộ phim với tựa đề "The Beautiful Life - Cuộc sống tươi
đẹp" mới thấy một ông bố trong thời chiến dạy con những gì. Mặc dù đối
đầu với sự kỳ thị chủng tộc, chiến tranh ly tán, bố mẹ đều phải vào
trại tập trung, sau đó người bố bị giết. Đứa bé được sinh ra trong thời
chiến, bị bắt theo bố vào trong trại tập trung, chứng kiến sự tàn ác
của phát xít Đức nhưng người bố đã khéo léo nói nó là một trò chơi, một
trò chơi rất khó và lâu, nếu ai tuân thủ đúng luật chơi thì sẽ được
một phần lớn là cái chiến xa thật sự.
Ngay cả trong thời chiến, đứa bé đó đâu có cảm nhận được chiến tranh
đâu, nó nghĩ là một trò chơi lớn. Và cuối cùng như bố nó đã hứa, một
lời hứa của một người bố đối với con đã thành hiện thực. Hình ảnh đứa
bé ra khỏi trại tập trung và được ngồi lên chiếc chiến xa đầu tiên với
nụ cười rạng rỡ là hình ảnh đẹp nhất của bộ phim.
Quay lại vấn đề giáo dục tiểu học, tôi nghĩ nếu muốn giáo dục lòng yêu
nước cho các em, có quá nhiều hình thức, nội dung để thực hiện. Các em
trong độ tuổi này chỉ cần tự giác ý thức và tự chăm sóc bản thân mình
là điều tốt lắm rồi. Các em nhận thức được khi các em tự giác, các em
đã tiết kiệm thời gian sức lực cho bố mẹ để cống hiến cho tổ quốc dưới
nhiều hình thức, như thế là các em đã yêu nước, góp phần bảo vệ tổ
quốc rồi. "Tuổi nhò làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình" đúng như lời
Bác Hồ đã nói. Bé chỉ cần ngồi đánh tam cúc cùng con mèo khoang để bố
vào lò gạch, mẹ ra đồng cày như trong thơ Trần Đăng Khoa là đủ.
Đừng bắt trẻ con đóng vai anh hùng, như thế nó quá sức lắm, hãy để trẻ con là chính nó!
|
Bài văn Những chú bé không chết
Chiến tranh đã qua lâu rồi nhưng em vẫn nhớ mãi, nhớ về các chiến sỹ
yêu nước trong lửa đạn chiến tranh khốc liệt ngày nào. Câu chuyện
Những chú bé không chết luôn trong trí nhớ của chúng em.
Chuyện kể về ba anh em trong một gia đình nọ. Họ là du kích nhỏ của
hồng quân Liên Xô. Ba anh em đều có lòng quả cảm, có tinh thần yêu nước
nồng nàn. Họ sẵn sàng hy sinh đời mình bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ mảnh đất
thiêng liêng mà họ hằng yêu quý.
Năm ấy, phát xít Đức đưa quân sang xêm lược Liên Xô. Chúng tàn sát
đẫm mãu những nơi mà bọn chúng đi qua. Một chiều nọ, bọn Phát Xít bất
ngờ tấn công vào một ngôi làng ven rừng. Vào đến nơi, chúng cảm thấy
yên tâm khi thấy làng không, nhà trống, không có một sự chống cự nào.
Chúng cứ càn quét khắp làng. Khi trời vừa sụp tối, tiếng súng nổ ran
khắp mọi phía khiến bọn chúng hốt hoảng rồi nhớn nhác hỏi nhau rằng:
- Du kích bắn ở đâu? Du kích bắn ở đâu?
Một tên lính vội vã từ ngoài chạy vào trại của chúng bảo:
- Du kích đang bắn ở cánh rừng đằng kia. Đã bắt được một tên du kích.
Rồi bọn chúng đưa vào trại một chú bé khoảng chừng mười ba đến mười
bốn tuổi. Chú bé mặc chiếc ao sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Tên chỉ huy
hỏi:
- Mày là ai?
Chú bé kiêu hãnh trả lời:
- Tao là du kích.
Tên sỹ quan thoáng giật mình nhưng vội trấn tĩnh rồi quát:
- Đội du kích của chúng mày ở đâu?
Chú bé cất cao giọng trả lời:
- Tao không biết, muốn biết thì tự mà đi tìm lấy.
Tên sỹ quan tức tối lệnh cho bọn lính tra tấn dã man nhưng chú bé không khai nửa lời. Gần sáng, bọn chúng đã đem chú bé ra bắn.
Đêm tiếp theo, du kích tấn công vào nơi đóng quân của bọn phát xít.
Kho vũ khí của chúng đã bị nổ tung nhưng chúng cũng bắt được một em nhỏ
mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Tên sỹ quan ngạc nhiên hỏi lai
lịch của em bé và em cũng trả lời như câu trả lời của chú bé đêm qua.
Tên sỹ quan không thể tin những điều đang diễn ra trước mắt mình. Chúng
nghĩ rằng chú bé mặc chiếc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng đã bị bắn
trong đêm qua mà sao lại không chết, vẫn là một du kích kiên cường. Hắn
thầm thì:
- Ôi! Lạy Chúa! Đất nước này ghê rợn quá!
Rồi hắn ra lệnh treo cổ chú bé trong nỗi hoang mang, lo sợ.
Sang đêm thứ ba, đội du kích đánh tan sở chỉ huy của chúng. Tên sỹ
quan được bắt sống. Khi được mở khăn bịt mắt, hắn vô cùng kinh ngạc khi
thấy trước mặt là một du kích đứng tuổi và bên cạnh là một chú bé mặc
chiếc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Hắn phủ phục dưới chân chú bé và
cầu xin:
- Xin tha cho tôi. Tôi không biết ngài có thể chết đi sống lại như thần tiên thế này.
Lúc ấy, người phiên dịch viên chỉ vào người du kích đứng tuổi và nói:
- Đây là cha của hai đứa trẻ bị ngươi giết vào đêm hôm trước. Còn
đây là đứa con trai thứ ba của bác ấy. Ba người con của bác là những du
kích nhỏ luôn mặc áo giống nhau, có lòng yêu nước căm thù giặc như
nhau, lòng quả cảm như nhau nên ngươi đã nhầm là chú bé chết đi sống
lại. Tên sỹ quan nghe thế liền gục mặt xuống đất, hắn thán phục những
anh hùng nhỏ tuổi, thán phục những chú bé không bao giờ chết và lo sợ
cho vận mệnh của mình.
|
Hoàng Hường (TVN)
Sức khỏe của nhân dân, môi sinh trong sạch là nguồn tài sản quý giá của đất nước
Trong khi báo chí châu Âu đang xôn xao về bê bối thịt ngựa giả thịt
bò và các công ty của Rumani và nhiều nước từ xưa đến nay làm ăn khá
giả đã để mất tiếng tăm tốt của mình giờ đi vào đổ vỡ nguy cơ phá sản đã
thấy rõ. Các quốc gia như Pháp, Đức, Hà lan va nhiều nước đã tuyên bố
sẽ dán tem thịt của chính quốc gia mình. Tổng thống Pháp Francois
Hollande đã đến thăm Hội chợ Nông sản hàng năm ở Paris để nhằm
củng cố lòng tin vào ngành công nghiệp thực phẩm của Pháp.
Nước Pháp đang là tâm điểm của vụ bê bối này sau khi người ta
phát hiện ra rằng hàng tấn thịt ngựa từ các lò sát sinh ở
Romania đã được chế biến thành thực phẩm ăn liền bán ở Pháp.
Tổng thống Hollande nói rằng ông sẽ thúc đẩy việc cho ra đời
các quy định về nhãn mác thực phẩm chế biến sẵn có hiệu lực
trên toàn châu Âu.
Trước đó, các công ty thực phẩm hàng đầu của Pháp đã đồng ý
chỉ dùng thịt bò của Pháp trong các sản phẩm của họ. Findus,
một trong các công ty đang trong tâm điểm của vụ việc và chuỗi
siêu thị Carrefour và Intermache loan báo tại Hội chợ Nông sản
rằng họ sẽ bắt đầu sử dụng các nhãn mác có ghi ‘100% từ
Pháp’ bắt đầu từ tháng Ba năm nay.
Chúng ta nên biết các thức ăn này vẫn xử dụng tốt nhưng chỉ là kiểu
“treo đầu dê bán thịt cầy thôi” mà còn như vậy, huống là ở Việt nam các
mặt hàng phần nhiều là hàng giả và độc hại, từ hàng mặc, đồ chơi đến đồ
ăn đều có chứ các hóa chất gây ung thư mà báo chí đã đưa tin. Vậy câu
hỏi là tại sao các hàng đó vẫn tuồn được vào nước ta. Nếu các bạn đứng ở
các cửa khẩu biên giới Mong ai và Lạng sơn v.v…nơi tiếp giáp với Trung
quốc thì hầu như nếu các chủ hàng lót tay tiền cho cán bộ va nhân viên
cửa khẩu đều có thể qua một cách chót lọt. Hậu quả là người dân tiêu
dùng ở các đô thị nước ta phải lãnh chịu. Đó là nguyên nhân tại sao các
bện viện Việt nam luôn quá tải về các bệnh nhân mắc các chứng bệnh nguy
hiểm như ung thư, huyết áp cao, nhiễm mỡ v.v…Vì hàng tuồn vào nhiều
khiến cho các cán bộ y tế phụ trách kiểm tra y-tế an toàn thực phẩm
không thể làm xuể nhiệm vụ của mình. Các hàng Trung quốc không có xuất
xứ luôn đầy ắp tại Việt nam. Nếu nhà nước ta ra quyết định kỷ luật gắt
gao với cán bộ chiến sỹ hải quan cửa khẩu nếu mắc tội để hàng kém phẩm
chất và độc hại vào trong nước thì bị đuổi việc và chịu hình phạt của
pháp luật. Việc làm đó sẽ giúp cho các nghành thủ công, trồng trọt, chăn
nuôi của Việt nam không bị chèn ép bởi hàng ngoại giết hại họ. Chắc
chắn tình trạng sẽ được cải thiện và sẽ khôi phục lại các nghề truyền
thống của Việt nam từ chăn nuôi, trồng trọt, giúp cho các địa phương
người lao động yên tâm với đồng áng, thanh niên có thêm công ăn việc
làm.
Một mặt nữa, nhiều nhà máy nhiệt điện, nhà máy xi-măng, Bauxits v.v…lạc
hậu do các nước lân cận chúng ta đã thải ra, nhiều địa phương mua về nay
đang là nguồn cơn gây ra nguy hiểm về ô nhiễm môi trường lại không đem
lại hiệu quả kinh tế thì nên kiên quyết dẹp bỏ. Các dự án mà các nhà
khoa học và nhân dân đã góp ý những tác hại trông thấy thì nhất quyết
phải cdẹp bỏ đừng để đầu tư quá nhiều bỏ đi lại tiếc, gây hậu qủa lâu
dài cho nền kinh tế đất nước và nguy hại nhất là làm hỏng môi trường môi
sinh cho con người, sức khỏe cho nhân dân.
Sức khỏe của nhân dân, môi sinh trong sạch là nguồn tài sản quý giá của đất nước.
Bác Hồ nói: “ Sức khỏe là vốn quý giá nhất của con người, của đất nước”.
Nếu một đất nước nhiều người bệnh tật thì chẳng những không có sức cho
sản xuất bảo vệ đất nước mà còn tốn kém tiền của công sức cho xây dựng
bệnh viện và các chi phí không cần thiết khác.
Thiết nghĩ các người lãnh đạo nước ta từ trên xuống duới, từ Trung ương
đến địa phương nên học tập cách làm của các nhà lãnh đạo châu Âu hiện
nay để chăm lo cho nhân dân và đất nước của mình. Việc lấy ý kiến nhân
dân đóng góp cho xây dựng hiến pháp của Việt nam thiết tưởng phải đặt
vấn đề này lên trên hết.
Quốc hội Việt nam mấy năm qua đã làm được biết bao công việc to lớn rất
có ý nghĩa đem lại lòng tin yêu của nhân dân, nhiều ý kiến rất có trách
nhiệm của các đại biểu Quốc hội đã được xem xét nghiêm túc. Các cử tri
hy vọng trong năm tới có thêm nhiều ý kiến quan trọng khác của các đại
biểu Quốc hội với Đảng và Nhà nước ta sẽ được đưa ra va được xem xét
nhanh chóng.
Ngày 26 tháng 2 năm 2013.
© Nguyễn Hoàng Hà
Đảng đối lập lớn nhất ở Miến Điện tổ chức đại hội đảng
(AP) - Yangon, Myanmar – Thêm một dấu hiệu nữa cho thấy sự hòa giải và
cải cách chính trị ở Myanmar, đảng lớn nhất nước do nhà đối lập Aung San
Suu Kyi lãnh đạo sẽ tổ chức cuộc đại hội đảng lần đầu tiên ở thủ đô
nước này trong tuần tới.
“Đây sẽ là đại hội đảng lần đầu tiên của NLD kể từ ngày đảng được thành
lập 24 năm trước,” nhà lãnh đạo cao cấp của Liên đoàn Dân chủ Quốc gia
(NLD) ông Ohn Kyaing nói hôm Chủ Nhật ngày 3 tháng Ba.
Khoảng chừng 900 đảng viên từ 260 thành phố, quận, huyện khắp nước sẽ
tham dự cuộc đại hội ba ngày bắt đầu từ ngày 8 tháng Ba ở Yangon để chọn
thành phần lãnh đạo mới của đảng, và vạch ra những chương trình và
chính sách cho tương lai, theo ông Ohn Kyaing.
“Lãnh đạo đảng bà Aung San Suu Kyi có nói trước đây là thành viên của ủy
ban trung ương phải được bầu một cách dân chủ nhưng chúng tôi đã không
làm được trong qúa khứ vì hoàn cảnh chính trị lúc đó không cho phép,”
ông Ohn Kyaing nói với hãng thông tấn AP.
Nhân vật sáng chói của Liên minh Dân chủ Quốc gia, bà Aung San Suu Kyi,
67 tuổi, người cùng thành lập đảng NLD giữa lúc đang có những cuộc biểu
tình đòi hỏi dân chủ lớn lao xảy ra trong năm 1988 và đã chính thức đăng
ký hoạt động vào ngày 27 tháng Chín năm 1988, sau khi những cuộc biểu
tình đã bị đàn áp khốc liệt bởi chế độ quân phiệt dạo đó.
Đảng NLD thắng lớn trong cuộc tranh cử năm 1990 nhưng nhà nước quân
phiệt lúc đó không thừa nhận kết qủa. Bà Suu Kyi đã bị tù hay bị quản
chế tại gia hơn 15 năm trong 21 năm qua và hằng trăm đảng viên của đảng
NLD đã bị tù, đảng NLD đã không thể tổ chức một đại hội đảng công khai
vì bị chính phủ đàn áp.
“Chúng tôi đã không thể tổ chức đại hội đảng trong qúa khứ được vì hội
họp là bất hợp pháp theo chế độ trước đây. Đại hội đảng sắp xảy ra vào
tuần tới cho thấy bối cảnh chính trị ở Myanmar đang thay đổi và cũng cho
thấy sự cởi mở của đất nước này,” theo phát ngôn viên đảng NLD Hyan
Win.
Khả năng tổ chức đại hội đảng của đảng NLD xảy ra sau khi ông Thein Sein
đắc cử tổng thống năm 2011 và ông thúc đẩy cải cách chính trị sau gần
năm thập niên Myanmar bị nhà cầm quyền quân phiệt cai trị. Ông Thein
Sein đã trả tự do cho hằng trăm tù nhân chính trị, bãi bỏ kiểm duyệt báo
chí và cho phép biểu tình công cộng như một phần của chuyển tiếp dân
chủ và đã làm thế giới bên ngoài ngạc nhiên cho dẫu nhiều người ở
Myanmar hiện vẫn hoài nghi.
Là đảng đối lập lớn nhất ở Myanmar, đảng NLD đã thắng 43 trong số 44 ghế
mà đảng đã tranh cử trong những cuộc bầu cử phụ hôm tháng Tư năm rồi và
sẽ là đảng chính trị lớn nhất trực tiếp thách đố với đảng đang cầm
quyền - đảng USDP – trong cuộc bầu cử được dự trù xảy ra trong năm 2015.
© DCVOnline
----------------
Nguồn:
(*) Myanmar’s largest opposition party will hold its first party congress. The Associated Press, 3 March 2013
GS Chu Hảo - Sẽ cho ra lò những “thợ” văn nghệ vô cảm?
“Quyết định bỏ môn Văn khi thi tuyển
nói trên chứng tỏ Bộ chỉ muốn đào tạo nên những người thợ vô cảm, chỉ
chăm chăm tới những thao tác kỹ thuật chứ không muốn đào tạo nên những
nghệ sĩ có tâm hồn” – ý kiến của GS Chu Hảo.
“Ngày xưa không hiểu thầy giáo môn Văn giảng thế nào mà chúng tôi rất
ham mê những bài văn học sử, ca dao tục ngữ, đến thơ văn thời Lý thời
Trần. Có rất nhiều bài ca dao, câu tục ngữ, bài thơ khiến chúng tôi nhớ
từ thưở mười mấy tuổi ấy đến bây giờ. Thời đó chúng tôi học cách nhìn
nhận cuộc đời say mê và trong sáng như thế. Tôi thấy thật đáng tiếc khi
không nhiều học sinh thời này thích học Văn”.
GS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ bắt đầu câu chuyện với chúng tôi xung quanh chuyện Bộ Giáo dục “đuổi” môn Văn ra khỏi các môn thi vào các trường văn hóa-nghệ thuật. Ông cho rằng, coi nhẹ môn Văn là một quyết định tùy tiện vô trách nhiệm.
GS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ bắt đầu câu chuyện với chúng tôi xung quanh chuyện Bộ Giáo dục “đuổi” môn Văn ra khỏi các môn thi vào các trường văn hóa-nghệ thuật. Ông cho rằng, coi nhẹ môn Văn là một quyết định tùy tiện vô trách nhiệm.
GS Chu Hảo |
PV: -Người ta vẫn nói, học Văn là học làm người, nay Bộ cho bỏ thi môn Văn, chỉ xét tuyển dưa trên điểm thi tốt nghiệp, theo ông, liệu có phải do Bộ GD thừa tự tin trong việc dạy và học Văn ở cấp THPT?
GS Chu Hảo: -Chương trình giảng dạy môn Văn và kết quả thực sự của học sinh bậc phổ thông còn rất nhiều điều đáng lo ngại. Chúng tôi hoàn toàn tin rằng, Bộ Giáo dục không thể không biết điều đó. Vì thế, việc bỏ thi môn Văn ở các trường năng khiếu chắc chắn không phải sự lạc quan; rằng, dạy và học Văn tốt rồi mà đó là sự tùy tiện, sự thiếu nghiêm túc.
Việc bỏ thi môn Văn vào các trường năng khiếu là một sự bất hợp lý nghiêm trọng, chứ không chỉ là một việc làm tùy tiện thông thường. Bất kỳ ngành học nào đều cần một nền hiểu biết văn hóa nói chung, chưa nói đến các ngành văn hóa nghệ thuật, nơi đào tạo những người sẽ truyền đạt giá trị nhân văn, tốt đẹp thông qua tâm hồn. Tôi xin nói thẳng rằng, quyết định bỏ môn Văn khi thi tuyển nói trên chứng tỏ Bộ chỉ muốn đào tạo nên những người thợ vô cảm, chỉ chăm chăm tới những thao tác kỹ thuật chứ không muốn đào tạo nên những nghệ sĩ có tâm hồn.
PV: -Nhiều vị hiệu trưởng khối các trường năng khiếu lập luận, bỏ thi Văn sẽ giúp các trường không sót nhân tài. Ông bình luận như thế nào về lập luận trên?
GS Chu Hảo:- Không bao giờ có chuyện năng khiếu thuần túy lại trở thành nhân tài mà không cần môn Văn. Những người có tài năng thật sự trước hết và nhất thiết phải có tinh thần nhân văn, đặc biệt là lòng trắc ẩn. Chỉ có thế tác phẩm của họ mới đi đến được với công chúng. Đương nhiên nội dung học Văn và thi Văn còn nhiều vấn đề nhưng nếu gạt hẳn nó ra thì chắc chắn là điều tệ hơn.
Một điểm cần nói thêm ở đây là, Bộ Giáo dục nói sẽ căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp phổ thông để xét tuyển. Vậy các môn khác thì sao? Cùng lập luận như vậy thì có thể bỏ thi môn Toán các khối A, B, D, bỏ thi môn Văn các khối C, D…
PV: -Xét trên bình diện xã hội, dư luận không khỏi cảm thấy có nhiều điều cắc cớ với quyết định này của Bộ Giáo dục Đào tạo vì hiện đang xảy ra ngày càng nhiểu biểu hiện vô cảm, làm ngơ không cứu giúp người bị nạn. Môn Văn bị thất sủng trong khi bệnh vô cảm lên ngôi, theo ông, làm thế nào để có một lối thoát cho xã hội hiện nay?
GS Chu Hảo: - Khi người ta coi thường môn Văn, người ta đã coi thường khía cạnh quan trọng nhất để hình thành một con người tử tế. Có thể nói, điều này cũng nằm trong xu thế xuống cấp về văn hóa đạo đức của xã hội nói chung, chứ không đơn thuần là một biểu hiện riêng lẻ.
Bệnh vô cảm có nguồn gốc rất sâu xa, bởi những giá trị truyền thống đảo lộn và hệ thống thang bậc mới đang được xã hội chấp nhận lại đề cao tiền bạc, lợi ích vật chất. Muốn chữa lành vô cảm, phải chỉnh lại thang giá trị xã hội. Mà muốn làm điều đó thì phải có một cuộc cách mạng thật sự trong giáo dục.
Như tôi đã nói rất nhiều lần, hệ thống giáo dục quốc dân bị chi phối bởi ba thành phần quan trọng: giáo dục trong nhà trường, giáo dục xã hội chủ yếu thông qua truyền thông và giáo dục gia đình. Hiện cả ba thành tố cấu thành này đều đang chứa đựng nhiều mâu thuẫn và bất cập.
Trong giáo dục nhà trường, chúng ta đều phải thừa nhận thực tế là, ngay từ mẫu giáo, các em đã biết bố mẹ đi chạy trường chạy lớp, đưa phong bì để chúng được vào trường tốt, lời khen tặng chúng nhận được không hẳn chỉ phụ thuộc vào năng lực mà có khi còn vào cả ví tiền của mẹ cha. Không thể đòi hỏi nền giáo dục ấy đào tạo ra một lớp người có nhân cách tốt.
Trong xã hội hiện nay có rất nhiều biểu hiện cho thấy rằng, người ta thật thà, tử tế khó tồn tại được, người ta phải dối trá. Tôi từng tham gia một cuộc trao đổi trên VTV6 về tình trạng giả dối, theo đó, 49/50 em có mặt nhận thức rằng, tình trạng giả dối trong xã hội là nghiêm trọng.
Chúng ta phải thừa nhận rằng, mấy chục năm nay nền giáo dục càng ngày càng xuống cấp và khủng hoảng. Giờ chỉ còn cách mỗi người cố gắng đóng góp ý kiến để tạo nên dư luận xã hội mạnh mẽ đòi hỏi phải có một cuộc cải cách giáo dục toàn diện và triệt để chứ không còn cách nào khác nữa.
PV:- Nhiều ý kiến cho rằng, nước Nga đã phải trải qua những khủng hoảng về thang giá trị xã hội như Việt Nam nhưng dường như họ xoay xở tốt hơn chúng ta. Là một người từng học nhiều năm ở Nga, liệu ông có thể lý giải điều này như thế nào?
GS Chu Hảo: -Một phần lớn là nhờ văn hóa và giáo dục. Nền văn hóa của Nga vững chãi hơn và được lưu giữ trong nhiều loại hình nghệ thuật trong đó có văn chương nên dù sự bất cập của thể chế dù có hủy hoại méo mó nhưng họ vẫn giữ được nền tảng của mình.
Hoàng Hạnh (thực hiện)
Đảng Cộng sản Việt Nam không đứng trên Nhà nước và pháp luật
Hiện nay, trong khi nhân dân ta đang đóng góp cho Dự thảo Hiến pháp năm
1992, coi đây là một dịp để củng cố và phát triển nền dân chủ XHCN ở
Việt Nam thì trên một số trang mạng trong và ngoài nước, một số người
lại coi đó là cơ hội để áp đặt vào xã hội ta những quan điểm tư sản về
dân chủ, nhân quyền.
Theo họ thì nhất thiết phải "loại bỏ Điều 4 (Hiến pháp năm 1992) khẳng
định vai trò lãnh đạo Nhà nước, xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam", để
"chuyển đổi một Nhà nước “độc đảng” sang Nhà nước “đa đảng” tại Việt
Nam...".
Những lập luận của họ xung quanh vấn đề này không có gì mới. Cái mới ở
đây chính là người ta đã chọn thời điểm toàn dân đang đóng góp vào Dự
thảo Hiến pháp năm 1992 để mở một "chiến dịch" rầm rộ trên các trang
mạng điện tử vừa tuyên truyền xuyên tạc, vừa phủ nhận lịch sử Đảng Cộng
sản và lịch sử cách mạng Việt Nam, rồi nói như "đinh đóng cột" rằng, "sự
thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam là điều không thể tránh khỏi”.
Những người tỉnh táo, có cách nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, công
bằng thì lập luận, chứng cứ của họ không có tính thuyết phục.
Về nội dung và quy trình xây dựng Hiến pháp, hiện nay trên thế giới đang
tồn tại nhiều hình thức Nhà nước với nhiều chế độ chính trị (cộng hòa
dân chủ nhân dân; xã hội chủ nghĩa; quân chủ nghị viện; cộng hòa đại
nghị; cộng hòa lưỡng thể; tôn giáo...) vì thế mà nội dung và quy trình
xây dựng hiến pháp cũng khác nhau. Nói cách khác không có nội dung và
quy trình xây dựng Hiến pháp "mẫu" chuẩn cho các dân tộc.
Xây dựng Hiến pháp là công việc, là chủ quyền của mỗi quốc gia dân tộc.
Học hỏi các quốc gia, dân tộc khác là đương nhiên, nhưng không thể sao
chép một cách thuần túy hiến pháp của Nhà nước thuộc chế độ chính trị
này sang Nnhà nước thuộc chế độ chính trị khác. Kể cả những Nhà nước có
chung chế độ chính trị cũng không thể "rập khuôn" hiến pháp của nhau
được, vì lịch sử, truyền thống văn hóa, trình độ dân trí, đời sống kinh
tế-xã hội mỗi nước một khác.
Còn về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định trong
Điều 4 Hiến pháp năm 1992 (văn bản cũ và sửa đổi) hoàn toàn có căn cứ
lịch sử, chính trị và pháp lý. Về mặt lịch sử, với 3 sự kiện trọng đại:
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành độc lập dân tộc; kháng chiến chống
thực dân cũ, thực dân mới thắng lợi và khởi xướng công cuộc đổi mới đều
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Chế độ đa đảng bắt nguồn từ những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Nói đơn
giản, chế độ đó là kết quả của sự chia sẻ quyền lực giữa các lực lượng
chính trị tham gia cách mạng. Cũng có thể nói đó là một cách phân bổ
quyền lực nhằm tránh khủng hoảng chính trị, tái diễn xung đột bạo lực.
Như vậy là chế độ đa đảng chỉ là sự phản ánh tương quan lực lượng chính
trị, chứ không phải là "sự lựa chọn khôn ngoan của lực lượng chính trị
chiến thắng" như họ đang rêu rao.
Hơn một nửa thế kỷ qua, cho dù cũng còn những vấp váp, bất cập, thậm chí
sai lầm, khuyết điểm, nhưng con đường cách mạng do Đảng Cộng sản Việt
Nam xác lập là hoàn toàn đúng đắn. Đảng Cộng sản Việt Nam không có quyền
lợi gì ngoài quyền lợi của dân tộc, của nhân dân. Tình trạng suy thoái ở
một bộ phận cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) nêu
ra không phải là điều Đảng Cộng sản Việt Nam mong muốn. Điều này đã
được Đảng nghiêm khắc chỉ ra và đang nỗ lực sửa chữa.
Về mặt pháp lý, Điều 4 Hiến pháp năm 1992 dựa trên nguyên tắc pháp quyền
và nền dân chủ XHCN do nhân dân ta xây dựng. Điều 4, quy định: “Đảng
Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức
của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Điều 4, chỉ
là sự phản ánh thực tiễn lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản
Việt Nam trên một nửa thế kỷ qua. Điều 4 trước hết là trọng trách của
Đảng trong việc bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân ta; là tiền đề,
điều kiện để Đảng làm tròn sứ mệnh lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Không nên nhầm lẫn trách nhiệm của đảng viên phải thực hiện các nghị
quyết của đảng với các cơ quan Nhà nước thực hiện các quyết định của cơ
quan, tổ chức, chính quyền cấp trên, do các đảng viên của đảng lãnh đạo.
Đảng Cộng sản Việt Nam không đưa ra các quyết định buộc Quốc hội và
Chính phủ phải thực hiện. Nghĩa là, Đảng Cộng sản Việt Nam không đứng
trên Nhà nước và pháp luật.
Vì những lý do khác nhau, những người lợi dụng cơ hội đóng góp ý kiến
sửa đổi Hiến pháp năm 1992 hòng thực hiện một cuộc đảo chính mềm - thay
đổi nội dung căn bản của Hiến pháp năm 1992, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là ảo tưởng.
Phương Anh- Ngọc Vân
(Báo QĐND)
Quá khứ đồng nhất tương lai và ‘cái chết’ của giới ngân hàng
Như một “quyết tâm” vốn có, các ngân hàng dường
như đang bắt tay nhau để cùng đóng dấu “Mật” vào trang đầu bản báo cáo
quyết toán năm con rồng của họ.
Các ngân hàng dường như bắt tay che giấu “bệnh nan y” nợ xấu. Ảnh: Thanh niên |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét