Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Không nên để Philippines đơn độc -Đại Đoàn Kết  —-Mục tiêu tranh chấp lãnh hải của Trung Quốc - Báo Đất Việt    —-TQ lập Ban Chủ quyền biển, báo trong nước:Đừng dọa láng giềng -(PNTD)   —Trung Quốc ngày càng thích dùng hỏa lực thách thức các bên tranh chấp - Báo Giáo dục Việt Nam
Mục tiêu tranh chấp lãnh hải của Trung Quốc (ĐV)    —-VN có giống TQ một phút 5 người chết vì ung thư? (ĐV)  -Mỗi năm TQ phát hiện có thêm 3,12 triệu bệnh nhân mới, bình quân mỗi ngày có thêm 8.550 người mắc bệnh, 5 người chết vì ung thư.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga ‘thị sát’ căn cứ Cam Ranh (ĐV)   —Đằng sau chuyến thăm Cam Ranh của Bộ trưởng Quốc phòng Nga (ĐV)
Pháp luật TPHCM -Một kiến nghị thiếu hiểu biết, vô đạo đức  —Lập luận của người đề xuất đánh thuế tiền tiết kiệm (ĐV)
Hội chứng chửi dân lại ngóc đầu dậy -Pháp luật TPHCM - Thời buổi thóc cao gạo kém, không khí đang uể oải mà ngay đầu tháng 3 rộ lên toàn những thông tin buồn cho túi tiền của người dân.
Đề xuất đánh thuế tiết kiệm: Ích kỷ, mù quáng và thiếu hiểu biết!  (Dantri)  >>  Đánh thuế tiền gửi tiết kiệm từ 500 triệu để cứu bất động sản?
TS Nguyễn Quang A: Vì sao chính sách tồi? (Danviet)
VietnamNet – Từ 1/7, phạt xe không sang tên chuyển chủ  —Bịa đặt giá cả hàng hóa có thể bị phạt 150 triệu đồng (NLĐ)  —Chính sách nửa vời! (NLĐ)
Xe không chính chủ có thể bị phạt 4 triệu đồng  TPO – Từ 1-7, những trường hợp không làm thủ tục chuyển đổi lại Giấy đăng ký xe sau khi đã mua, được cho, tặng, thừa kế… có thể sẽ bị phạt từ 100.000 đến 4 triệu đồng.
Điều ước giản dị đầu Xuân: Không bị “cục tức” Cấm, Phạt, Phí…  (Dân trí) – Qua lượng phản hồi bạn đọc gửi tới sau khi đọc các thông tin đăng tải ở tất cả các chuyên mục, có một điều được nhiều người bày tỏ là: Ước có một ngày đọc báo nghe đài không còn phải thấy những cụm từ: CẤM, PHẠT hoặc những… ý tưởng “trên mây” nữa.>>  “Doạ” cảnh sát giao thông sẽ bị phạt tới 5 triệu đồng
Cưỡng chế đất ở huyện Chương Mỹ – Hà Nội  (RFA) -Vì phản đối cưỡng chế đất đai, hiện có 10 người ở xã Thượng Vực và xã Văn Võ, huyện chương Mỹ, Hà Nội bị tạm giam khi ngăn cản lực lượng cưỡng chế đất vào các ngày 21,22 và 26 tháng 2.
Thơ Nguyễn Đắc Kiên  (RFA) -Nguyễn Đắc Kiên là một cái tên mà mới đây đã làm vỡ ra nhiều bài viết sôi nổi bàn luận về anh trên mạng. Báo chí ngoại quốc liên tục đưa tin về hiện tượng này như một vấn đề thời sự nóng bỏng trong đất nước mà tự do phát biểu được liệt vào vị trí thấp nhất thế giới.
GS Chu Hảo:Sẽ cho ra lò những “thợ” văn nghệ vô cảm? (ĐV)   —Dân không phải là cái mỏ (TN)  —Thu nhập đầu người của Việt Nam đạt 10.000 USD trong thập kỷ tới? (GDVN)
Không chê cười các ông mới lạ! (Dân trí)-   ….Họ không chê nhà văn Nam Cao mà là chê ông. Bởi vì Trung tâm sách huyện này lấy ba ngàn mét vuông đất của nông dân để xây dựng. Cần dành đất để làm một công trình phúc lợi công cộng như vậy phục vụ dân huyện này cũng tốt thôi, nhưng đáng buồn là dự án này, các ông san nền và xây tường rào bao quanh rồi ngưng thi công, để bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm bẩy năm trời, đến nay vẫn chưa đâu vào đâu. Dân ở đây đều biết….
Chủ khu du lịch Đại Nam khởi kiện ông Minh DiệnDân Việt – Chiều 3.3, bà Nguyễn Phương Hằng, Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Đại Nam, cho biết chính thức kiện ông Minh Diện vì cố tình xâm phạm đời sống riêng tư và bịa đặt nhằm làm nhục người khác.
Nhiều thuốc trúng thầu có giá bất thường* Quy định về giá phổ biến 5 nhóm hoạt chất thuốc quen thuộc  -(TNO)  -Quy định mới về đấu thầu thuốc (theo tên gốc và chia nhóm tương đương về công nghệ bào chế) chưa được áp dụng đầy đủ khiến “loạn giá thuốc” vẫn tái diễn.

DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 20)- Boxitvn -Đã có 6.612 chữ ký

Tư liệu liên quan đến bản Kiến nghị 2009 (13) -MẤT VÀ ĐƯỢC TRONG VIỆC KHAI THÁC BÔ-XÍT TÂY NGUYÊN – Nguyễn Trung – Boxitvn

Vũ Lịch Nguyên – Dự thảo sửa đổi HP 1992: Nó cứ thế nào ấy! (Danluan)

Đặng Huy Văn – Hiến pháp 1992 nay sửa đổi cho ai?(Danluan)

Thái Bá Tân – Nhân tài và Trí thức(Danluan)

Nguyễn Đắc Kiên – Về một vài định kiến tai hại(Danluan)

Xúc động sau khi đọc qua thư ngỏ của Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên (DĐCN).

Hoàng Nhất Phương – Safe Haven – Nơi Bình Yên Chim Hót(Danluan)

Hoàng Xuân Phú – Hai tử huyệt của chế độ(Danluan)

Lê Văn Phát – Vào Đảng để làm gì?(Danluan)

Đào Tuấn – Bộ trưởng chân đất(Danluan)

Lông bông vài vòng Bangkok [3] » - – Biết bao nhiêu bộ xương khô đã xây dựng nên triều đại cho Rama; nhưng cái tài ba của Thái-Lan là các Rama đã giữ không cho Tàu cũng như Tây (Tây phương)…

KINH TẾ
7-10 ngày tới mới đấu thầu vàng miếng (LĐ). - Nhiều giải pháp thu hẹp chênh lệch giá vàng (VOV). VĂN HÓA-THỂ THAO
Ngôi đình cổ xuống cấp nghiêm trọng (QĐND). GIÁO DỤC-KHOA HỌC
150 triệu USD phát triển giáo dục đại học và mầm non (DT). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Thanh Hóa: Sóng đánh chìm thuyền, 1 ngư dân mất tích (VOV). Giải cứu cụ bà và bé gái trong căn phòng ngập lửa   (Dân trí) – Một cụ bà 73 tuổi cùng cháu gái đã được người dân kịp thời giải cứu khỏi đám cháy bùng lên dữ dội tại căn nhà nằm trên đường Tô Hiến Thành (phường 13, quận 10) vào chiều 3/3.
Mại dâm nơi đất khách: Những mảnh đời trôi nổi (Dantri) -Khác với Việt Nam, nơi mà mua bán dâm không được pháp luật thừa nhận thì tại Malaysia, nó là cái “không thể thiếu” của ngành công nghiệp du lịch.
Giết bố bạn gái vì… không cho kết hôn(Dantri)  —-Vừa rút tiền lương đã gặp cướp(Dantri)   —-“Đạo chích” đột nhập nhà giám đốc công ty bảo vệ trộm gần 200 triệu đồng(Dantri)   —Phát hiện cơ sở cung cấp “ thịt vịt độc” cho nhà trẻ (Dantri)
Nỗi day dứt của kẻ giết cụ bà cướp 10 nghìn đồng (DV)   —Chất bột trên cà chua độc tương đương hạt hướng dương? (LĐ)
Hà Nội: Giám đốc BV Thanh Nhàn bị chém giữa đường (NLĐ)  —Dùng kính hồng ngoại để… trộm! (NLĐ)
Bị giật điện thoại, 2 mẹ con đuổi theo ép ngã xe kẻ cướp  (NLĐO)- Bất ngờ bị giật chiếc điện thoại khi đang chở mẹ bằng xe máy trên đường phố Hà Nội, chị An Bích Ng. chẳng những không sợ hãi mà còn tăng ga đuổi theo, ép ngã xe tên cướp rồi cùng mẹ giật lại chiếc điện thoại.
Chồng tạt xăng đốt vợ (NLĐ) -Vì không có tiền mua sữa cho con, vợ chồng chị T. cãi nhau. Người chồng dùng xăng tạt vào người vợ rồi châm lửa.
Tông trọng thương CSGT ra hiệu lệnh dừng xe   (NLĐO)   —-Giả mượn xe máy đi thăm mẹ rồi mang bán(NLĐO)   —-Mượn xe máy đi mua quà 8-3 rồi giông thẳng(NLĐO)    —-Khởi tố vụ lừa đảo mua xe máy giá rẻ(NLĐO)    —–Thua bạc, đâm bạn 20 nhát, cướp ô-tô(NLĐO)
QL1A tê liệt nhiều giờ -(TNO) Sáng nay 3.3, tuyến QL1A, đoạn từ Thanh Hóa đến Nghệ An đã xảy ra vụ ách tắc giao thông kéo dài trong nhiều giờ.
Xâm nhập ‘đại bản doanh’ mại dâm của gái Việt ở Malaysia (GDVN)

QUỐC TẾ
Tổng thống Syria “không nghĩ đến chuyện sống lưu vong” (TN). - Syria: Quân nổi dậy tấn công học viện cảnh sát (TTXVN). - Xung đột ở Syria đưa Iraq tới cửa ngõ nội chiến(GD&TĐ). - Đạn súng cối từ Syria rơi xuống Cao nguyên Golan (VOV).

TS Nguyễn Quang A - Vì sao Chính phủ có chính sách tồi?

TS Nguyễn Quang A
Chính sách tốt thúc đẩy sự phát triển, chính sách tồi gây tác hại lớn. Vì thế, nâng cao chất lượng chính sách là vấn đề hệ trọng.
Một công cụ để nâng cao chất lượng chính sách hay giảm bớt chính sách tồi là RIA (Regulatory Impact Analysis [Assessment] - Phân tích [Đánh giá] Tác động Điều tiết). Chính sách thường được thể hiện qua các quy chế điều tiết như luật, nghị định, thông tư vân vân.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định 24/2009/NĐ-CP dùng cụm từ "báo cáo đánh giá tác động" để chỉ RIA. Kết quả cuối cùng của mỗi giai đoạn hình thành chính sách cần có một báo cáo tác động và vào cuối giai đoạn RIA đúng là một bản báo cáo. Nhưng từ "báo cáo" không lột tả quá trình đánh giá mà chỉ mô tả văn bản thể hiện kết quả của giai đoạn đó, trong khi RIA là một quá trình đánh giá hay phân tích tác động.
Khoản 2 Điều 33 của Luật trên buộc cơ quan chủ trì soạn thảo phải "tổ chức đánh giá tác động và xây dựng báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động phải nêu rõ các vấn đề cần giải quyết và các giải pháp đối với từng vấn đề đó; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp". Luật nhắc 12 lần đến "báo cáo đánh giá tác động", còn Nghị định 24 nhắc đến 19 lần.
Nói cách khác, đã có quy định khá đầy đủ buộc những người soạn thảo phải tự mình tiến hành quá trình RIA và mỗi giai đoạn phải có báo cáo đánh giá. Vấn đề cốt lõi của quá trình này là phải xác định vấn đề là gì? Xác định đúng vấn đề cần giải quyết là một nửa của thành công. Xác định sai vấn đề thì không những tốn công vô ích mà chính sách đề ra có thể gây hậu quả khôn lường. Sau một giai đoạn kết quả có thể là: a) không cần phải làm gì cả và dừng lại; hoặc b) xác định có vấn đề cần giải quyết và tiếp tục sang khâu tiếp theo.
Giai đoạn soạn dự thảo là giai đoạn gần cuối trước khi công bố dự thảo và báo cáo đánh giá tác động để lấy ý kiến của nhân dân. Đáng tiếc nhiều dự thảo còn không có báo cáo đánh giá tác động hay có nhưng sơ sài hoặc chỉ mang tính hình thức. Nói cách khác cơ quan soạn thảo đã không tuân thủ nghiêm túc luật.
Tại sao? Vì Chính phủ không có 1 cơ quan chuyên theo dõi, đôn đốc và gác cổng để buộc các cơ quan chủ trì phải thực hiện RIA một cách nghiêm túc. Chính vì thế mới xảy ra những sơ sót nực cười như "người có sáu ngón tay không được cấp bằng lái xe" hoặc "quy định xóa hộ khẩu" mà Bộ Công an phải rút lại trong dự thảo sửa đổi Luật Cư trú...
Đấy chỉ là hai thí dụ nhỏ về sự kỳ quặc của dự thảo mà lẽ ra không có nếu cơ quan chủ trì thực hiện nghiêm túc luật. Có những dự thảo tinh vi hơn, có thể gây hậu quả khôn lường như quy định cho phép chính quyền thu hồi đất vì mục đích kinh tế nêu trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Hiến pháp hiện hành không có quy định như vậy (chỉ quy định nhà nước được thu hồi đất vì các mục đích an ninh quốc phòng và lợi ích công cộng). Hợp hiến hóa việc thu hồi đất cho các dự án kinh tế sẽ làm dễ công việc của chính quyền, nhưng lại mở ra khả năng lạm dụng quyền lực gây tổn hại cho người dân nhất là nông dân.
Chính phủ nên có 1 tổ chuyên gia giám sát buộc các cơ quan nhà nước chủ trì phải làm đúng luật. Báo giới cũng cần lên tiếng để Chính phủ thực hiện như vậy. Việc quá dễ để nâng cao chất lượng chính sách, để bớt các chính sách tồi.

Nguyễn Quang A
(Dân Việt)

Hoa kỳ chê Tướng Hưởng khen Tướng Tô Lâm

Điện tín rò rỉ từ Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội đánh giá thấp hiểu biết của Thượng tướng Công an Nguyễn Văn Hưởng về Hoa Kỳ khi còn tại chức nhưng tỏ ra khen ngợi một vị tướng khác, hiện là thứ trưởng công an.
Cựu Phó Đại sứ Virginia Palmer nhận xét sau buổi ăn tối với Tướng Hưởng hôm 8 tháng Hai năm 2010.
Đại sứ Michael Michalak, người nay đã mãn nhiệm, cùng dự cuộc gặp mà phía Việt Nam còn có Tướng Tô Lâm, khi đó là Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh và nay là Thứ trưởng Công an.
Phần nhận xét về cá nhân ông Hưởng của điện tín ngoại giao đánh đi từ Hà Nội hôm 12 tháng Hai năm 2010 có đoạn:
"Sự phân tích của ông Hưởng về các chính khách Hoa Kỳ và "các thế lực chống Việt Nam" cho thấy sự thiếu hiểu biết về hệ thống của Hoa Kỳ và phân tích rất kém cỏi.
"Ông [Hưởng] cũng thừa nhận rằng trước ông đã từng nghĩ Đại sứ [Hoa Kỳ] chỉ giải quyết những vấn đề như nhân quyền và không hiểu rằng đại sứ đóng vai trò đại diện cho Tổng thống và là người phụ trách tất cả các vấn đề liên quan tới quyền lực quốc gia của Hoa Kỳ ở một nước, trong đó có cả lĩnh vực tình báo và quốc phòng."
Trong phần cuối, điện tín cũng cho thấy đánh giá của họ về Bấm Tướng Tô Lâm, người cùng dự bữa ăn tối. 
Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ nói Tướng Lâm là người thường có mặt trong các cuộc gặp với phía Đại sứ quán Hoa Kỳ và nhận định:
"Ông Lâm cũng là nhân vật cứng rắn, nhưng thông minh và quan tâm tới việc tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ trong một số lĩnh vực."
Điện tín cũng nói ngay trước bữa ăn tối, phía công an Việt Nam thông báo việc ông Lâm sẽ sớm được thăng hàm Trung Tướng và sẽ được cử giữ chức Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh.
Trung Tướng Lâm được phong chức Thứ trưởng Công an hồi tháng Tám năm nay.
Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng (trái) bắt tay quan chức Mỹ gồm Đại sứ nhiệm kỳ trước, Michael Michalak (giữa) và Scot Marciel, trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Đông Á - Thái Bình Dương hồi tháng 2/2010.
'Thuộc địa' của Trung Quốc
Đại sứ quán Hoa Kỳ nói trong điện tín rằng Bấm Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng mời Đại sứ Michalak và cố vấn cao cấp của đại sứ tới buổi ăn tốisau khi đã nhiều lần phớt lờ các đề nghị gặp mặt của phía đại sứ quán. 
Điện tín viết: "Trong suốt bữa ăn kéo dài hai giờ, ông Hưởng nhắc tới ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Đông Nam Á, nói rằng những hợp đồng kinh doanh không ràng buộc của Trung Quốc đã khiến tạo ra điều có thể coi là sự thuộc địa hóa Miến Điện, Lào, Thái Lan và Campuchia cũng đang ngày càng [theo hướng như vậy].
Ông cũng nhắc:
"Hoa Kỳ đã "đi sau" trong trao đổi kinh tế và ngoại giao ở Châu Á và nhiều nước trong khu vực đã "mất niềm tin vào Hoa Kỳ" trong khi Trung Quốc đang lấp khoảng trống [mà Hoa Kỳ tạo ra].
"Ông Hưởng có vẻ chấp nhận bình luận của Đại sứ rằng Hoa Kỳ đang mở rộng quan hệ với ASEAN nhưng rõ ràng [ông Hưởng] muốn đánh giá sự sẵn sàng của Hoa Kỳ trong việc cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng."
"Ông Hưởng có vẻ chấp nhận bình luận của Đại sứ rằng Hoa Kỳ đang mở rộng quan hệ với ASEAN nhưng rõ ràng muốn đánh giá sự sẵn sàng của Hoa Kỳ trong việc cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng." - Điện tín ngoại giao của Hoa Kỳ từ Hà Nội
Trong một cuộc gặp với phía Hoa Kỳ hồi năm 2008 mà Bấm BBC đã đưa tin dựa trên điện tín rò rỉ qua Wikileaks, Tướng Hưởng cũng đã than phiền về chuyện Hoa Kỳ không ủng hộ Việt Nam trước đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. 
Còn trong cuộc gặp hồi đầu năm 2010, Tướng Hưởng được trích lời nói rằng Việt Nam từng chỉ xem quan hệ quốc tế là quan trọng khi nó giữ được sự ổn định của xã hội (và của Đảng Cộng sản -chú thích của Đại sứ quán Hoa Kỳ) nhưng quan hệ với Hoa Kỳ đã đóng vai trò quan trọng để Việt Nam nhìn thấy ý nghĩa lớn hơn của quan hệ quốc tế.
Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng nhận xét trong điện tín rằng họ "cảm nhận được mong muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ, một phần vì lợi ích kinh tế của quan hệ song phương, nhưng chủ yếu là cách để cân bằng vai trò khu vực ngày càng mạnh bạo của Trung Quốc".
'Cứng rắn về nhân quyền'
Điện tín mà người ký tên là Phó đại sứ, bà Virginia Palmer nói ông Hưởng đã bác bỏ những lo ngại của Hoa Kỳ về nhân quyền:
"Chẳng hạn, khi Đại sứ nêu vụ LS Lê Công Định, ông Hưởng giơ tay lên và nói "Tôi sẽ không nghe đâu. Anh ta [tạm dịch từ chữ 'He' của tiếng Anh - không rõ ông Hưởng dùng từ gì] là công dân Việt Nam."
"Ông Hưởng phản đối các tuyên bố của phương Tây chỉ trích một loạt vụ kết án gần đây và coi đó là 'can thiệp vào công việc nội bộ' của Việt Nam.
"Khi Đại sứ bày tỏ lo ngại về sức khỏe xấu đi của Cha (Nguyễn Văn Lý), ông Hưởng tuyên bố (không thành thực) rằng ông không biết và nói một cách giễu cợt, "Tôi có thể nói với quý vị rằng ông ấy sẽ được các cơ quan hữu quan chăm sóc. Tôi không có thông tin gì thêm về người được gọi là Cha Lý."
Vẫn phần điện tín của bà Palmer ghi lại:
Các điện thư được tiết lộ bởi Wikileaks cho thấy Hoa Kỳ đánh giá kỹ nhiều nhân vật quan trọng của Việt Nam và các nước khác
"Đại sứ nói rằng bất chấp mong muốn của chúng ta về mối quan hệ song phương chặt chẽ hơn, tình trạng nhân quyền thấp kém ở Việt Nam hạn chế khả năng thúc đẩy [quan hệ] trong nhiều lĩnh vực."
Trong cuộc gặp hồi năm 2008 với phía Hoa Kỳ, Tướng Hưởng cũng từng đề nghị Đại sứ quán báo trước cho công an Việt Nam và chính quyền địa phương mỗi khi họ muốn có các cuộc gặp "nhạy cảm".
Ông Hưởng nói việc các quan chức ngoại giao của Hoa Kỳ gặp gỡ những nhân vật bất đồng chính kiến của Việt Nam "khuyến khích các hoạt động bất hợp pháp và thể hiện sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho các hoạt động chống lại nhà nước."
Trước đó trong cuộc gặp hồi tháng Ba năm 2005, Tướng Hưởng cũng cảnh báo Đại sứ quán Hoa Kỳ không nên gặp gỡ bí mật với những nhân vật "cực đoan" như ông Trần Khuê ở thành phố Hồ Chí Minh hay gặp Hòa thượng Thích Quảng Độ.
Khi đó ông Hưởng cũng đề nghị chính phủ Mỹ "có hành động đối với các nhóm "thù địch" ở Hoa Kỳ gồm có các ông Kok Ksor, Võ Văn Ái, Nguyễn Hữu Chánh và đảng Việt Tân.
Bấm Báo chí Việt Nam cũng từng đưa tin về cuộc gặp của ông Hưởng với Đại sứ Michalak và Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Scott Marciel hồi tháng 2/2010 khi ông Hưởng nhắc lại quan điểm của mình về quan hệ song phương. 
Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng từng là Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an và đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định xử những nhân vật đấu tranh dân chủ hoặc vận động nhân quyền.
Nay không còn là thứ trưởng nhưng ông được bổ nhiệm làm Phái viên của Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề An ninh Tôn giáo, theo các trang web của ngành công an Việt Nam.
(BBC)

Bộ Chính trị khiến tướng Hưởng mất tiền tỉ dịp Tết

Dù Thủ tướng đã cố gắng câu giờ ra tận ngoài Rằm tháng Giêng mới ký quyết định chính thức cho thượng tướng nghỉ hưu từ 1/3 nhưng thiệt hại do QĐ “chủ trương” số 690 của Bộ Chính trị ban hành đúng hôm 20 Tết âm lịch đã khiến tướng Hưởng thất thu tiền tỉ dịp Tết vừa qua.
Chuyện xưa: đại tá Vũ Đình Hoành (nguyên Phó Giám đốc Công an Hà Nội) bị Trưởng ban Tổ chức cán bộ HN (tiền thân của Sở Nội vụ) ra thông báo quyết định nghỉ hưu vào đúng 23 Tết âm lịch. Tết năm đó, nhà đại tá Hoành vắng hẳn khách và phong bì quà cáp. Ông Hoành rất giận Trần Văn Tuấn (lúc đó là Trưởng ban của HN, sau lên Bộ trưởng Bộ Nội vụ) nói nếu tao (đại tá Hoành) không giúp nó có bằng lái, đưa nó vào Sở Lao động TBXH để làm tài xế rồi tác động đưa nó xuống đảng bộ Từ Liêm để cơ cấu thì bây giờ nó chết ở xó nào rồi. Bây giờ nó lại đối xử bất nhân với tao. Trời đánh cũng phải tránh miếng ăn chứ. Ra ngoài Tết hãy thông báo nghỉ hưu thì chết ai.
Chuyện nay: Dịp sát Tết, mùa gặt quà cáp, phong bì của các lãnh đạo thì đùng cái, hôm 31/1/2013 tức 20 Tết âm lịch, Bộ Chính trị ra Quyết định 690 cho chủ trương để tướng Hưởng nghỉ hưu. Tin tức phút chốc lan ra như điện.
Bọn địa phương, bọn các đơn vị nghiệp vụ, cục, tổng cục biết tin bèn rút lại phần quà và phong bì cho đỡ “lục tốn”. Đứa tử tế chọn lối đi khác lánh mặt. Kẻ đểu giả cứ diễu qua mặt thượng tướng mà lờ lớ lơ, thản nhiên đi bỏ quà cho các sếp khác. Bọn doanh nghiệp, ngân hàng mò đâu tin mà cũng thính thế. Bề ngoài, chúng vẫn ra vẻ lễ phép nhưng đếm phong bì thì biết ngay chúng đã giở trò “hạch toán”. Mấy thằng nhờ thượng tướng mát tay nâng đỡ cho đi nhiệm kỳ tùy viên với tham tán an ninh ở nước ngoài, bay về nước ăn Tết với vợ con mà mãi không thấy chúng đến chào một câu. Bọn đểu. Lại cái lũ vừa được gắn lon nữa chứ. Không có bố mày tác động với Thủ tướng thì kể cả Bộ trưởng ký hồ sơ, tờ trình phong tướng rồi thì chúng mày vẫn còn phải đợi dài cổ các con nhá. Mọi ngày thì đứa nào cũng xun xoe mong gặp anh thế này thế kia, nay thì im như thóc. Hay bọn này mắc dịch chết hết rồi…
Dù Thủ tướng đã cố gắng câu giờ ra tận ngoài Rằm tháng Giêng mới ký quyết định chính thức cho thượng tướng nghỉ hưu từ 1/3 nhưng thiệt hại do QĐ “chủ trương” 690 của Bộ Chính trị ban hành đúng hôm 20 Tết âm lịch đã khiến tướng Hưởng thất thu tiền tỉ dịp Tết vừa qua.
Cầu Nhật Tân
(Blog Cầu Nhật Tân)

Từ 1/3 hàng loạt phái viên của Thủ tướng nghỉ hưu

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định nghỉ hưu theo chế độ đối với một số lãnh đạo bộ, ngành và phái viên của Thủ tướng.

Theo đó, Thủ tướng quyết định nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/3/2013 đối với Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Phái viên Tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về an ninh và tôn giáo; ông Thái Phụng Nê, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên, Phái viên Tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ về Thủy điện Sơn La và ông Trương Đình Tuyển, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia.

Trước đó, Thủ tướng cũng đã ký quyết định nghỉ hưu theo chế độ đối với 4 thứ trưởng, gồm:ông Nguyễn Văn Lạng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, kiêm Trưởng ban quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc; ông Lê Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và ông Nguyễn Nam Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương. 

(VnEconomy)

Sửa hiến pháp-phương thuốc của độc tài

Nhà vận động cho dân chủ, nhân quyền và cải tổ chính trị ở trong nước, Bác sỹ Bấm Phạm Hồng Sơn, cho rằng sửa hiến pháp là một thủ thuật mà ông gọi là "phương thức kinh điển" của các thể chế và các nhà độc tài khi họ muốn "duy trì," "cố thủ" quyền lực.
Ông cũng cho rằng người dân, kể cả giới trí thức, giới bất đồng chính kiến trong nước, muốn đấu tranh để đạt được dân chủ, nhân quyền thực sự, cũng như giành lại quyền lực đích thực của nhân dân, cần có sự thay đổi 'chủ động' và 'căn bản' từ tư duy tới chiến lược, chiến thuật trước đảng cộng sản.
Mở đầu phần II cuộc Bấm phỏng vấn bằng bút đàm với BBC, bác sỹ Sơn bình luận về một luồng ý kiến cho rằng có thể "có ai đó đang lèo lái và thi triển ý đồ" phía sau lần đưa ra sửa đổi Hiến pháp hiện tại, theo hướng có thể "dùng" lần tu chỉnh như một dịp để "kéo dài thời gian, tạo lợi thế chính trị cho mình" hay thậm chí "đánh lạc hướng xã hội và dư luận." 
Lãnh đạo Việt Nam
Bác sỹ Sơn lưu ý khi chưa đưa điều 4 vào Hiến pháp, Đảng cộng sản vẫn nắm giữ chặt quyền lực lãnh đạo của họ
BS. Phạm Hồng Sơn:Đặt vấn đề như vậy đã chính là câu trả lời nếu bỏ đi các dấu hỏi, bớt đi dăm chữ và thêm vào chữ “Đảng cộng sản Việt Nam” (ĐCSVN). “Sửa hiến pháp” luôn là một phương thuốc kinh điển của mọi kẻ độc tài trong thời dân chủ mỗi khi chúng muốn tiếm quyền, củng cố lại quyền lực hay vượt thoát khủng hoảng. Chỉ cần xem qua dư luận vài tháng nay thì thấy phương thuốc đó còn khá hiệu nghiệm, gần như tất cả các vấn đề nghiêm trọng khác của đất nước đã bị mờ hoặc biến hẳn trên truyền thông, cả của Đảng lẫn của dân, trước các núi thông tin về hiến pháp – một bản văn chưa bao giờ được ĐCSVN tôn trọng. 
Tuy nhiên, nếu chỉ nói như thế thì dễ gây hiểu lầm hoặc làm tổn thương những người thật lòng muốn tận dụng cơ hội này để thúc đẩy tiến bộ thực sự. Nhưng cá nhân tôi rất lo lắng cho những người có thiện ý tiến bộ thực sự đó vì đảng hoàn toàn chủ động trong việc này và đảng có rất nhiều cách thức, nguồn lực để tận dụng ngược trở lại như lèo lái, thậm chí mua chuộc. Những thủ đoạn nhằm tận dụng trở lại đó của ĐCSVN thì chính bản thân tôi và nhiều thân hữu của tôi đã phải trải nghiệm.

'Góp ý nào ấn tượng?'

BBC: Trong số các ý kiến đóng góp về đợt sửa Hiến pháp lần này, ông thấy có ý kiến nào, của ai, đáng chú ý vì tính thực tế, thực chất của nó?
"Chúng ta nên nhớ lại trước khi có Điều 4 Hiến pháp năm 1980 thì đảng vẫn hoàn toàn “lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện”" - Bác sỹ Phạm Hồng Sơn
Ngoài giới đấu tranh ly khai khỏi ĐCSVN, tôi thấy ấn tượng với ý kiến của hai người là ông Nguyễn Trung, đảng viên cộng sản, cựu đại sứ Việt Nam tại Thái Lan và ông Nguyễn Huy Canh một đảng viên cộng sản. Ý kiến ấn tượng của ông Nguyễn Trung đối với tôi là ông đã đi đến nhận định rằng ĐCSVN đang “quyết cố thủ” tính “độc quyền toàn trị đối với quốc gia” và ông nêu quan điểm rõ rằng nếu hiến pháp chỉ sửa đổi sơ sơ như dự thảo thì nên dừng việc cải cách hiến pháp lại. Còn ý kiến gây ấn tượng cho tôi từ ông Nguyễn Huy Canh là ông khẳng định các hoạt động chính trị “không thể lý giải theo cách của các khoa học tự nhiên được.” Nhưng đáng tiếc tôi lại không đồng ý với các giải pháp đề nghị của hai người này. Ông Nguyễn Trung rất trông chờ vào chữ “tâm” của các lãnh đạo đảng, còn ông Nguyễn Huy Canh thì kỳ vọng vào việc luật hóa Điều 4. Sự vô ích của luật hóa Điều 4 (nếu có thể được luật hóa) đã được tôi chứng minh ở phần trên. Còn việc trông chờ vào thiện ý hay tâm nguyện của lãnh đạo lại là một tinh thần thụ động, ảo tưởng hết sức vô lý ở một người đã tự thừa nhận đảng của mình đang “cố thủ” sự độc tài.
Còn về tổng thể, tôi thấy đa phần ý kiến trong dư luận hiện nay vẫn là mang tính khuyến dụ đảng bỏ Điều 4 hay luật hóa Điều 4 với lý lẽ là nhằm để ĐCSVN trường tồn hay chính là giúp để đảng trong sạch hơn, có uy tín hay lấy lại uy tín với nhân dân hoặc bỏ Điều 4 là theo đúng tư tưởng tiến bộ của Hồ Chí Minh. Theo tôi kiểu khuyến dụ đó là không đúng, nhầm lẫn (hoặc thiếu thành thật) về bản chất hiện tượng và không chân thật nhìn từ vị thế của ĐCSVN. Vì nếu bỏ Điều 4 không thôi thì không hẳn đã tương đương với xã hội có đa đảng, có dân chủ, tự do hay ĐCSVN chấp nhận những điều đó. Chúng ta nên nhớ lại trước khi có Điều 4 Hiến pháp năm 1980 thì đảng vẫn hoàn toàn “lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện”. Còn về Hồ Chí Minh, tôi xin khẳng định lại một lần nữa rằng chính thực tế cầm quyền và những phát biểu của Hồ Chí Minh, đã được ghi lại trên các văn bản của ĐCSVN, đã minh chứng rõ rằng Hồ Chí Minh là con người mang tư tưởng độc tài quyết liệt nhưng khéo léo, xảo quyệt.
Còn việc đảng sẽ thấy người khuyến dụ kiểu đó không chân thật là vì ngay một chính trị gia thiếu kinh nghiệm nhất cũng phải hiểu rằng khi bắt đầu phải cạnh tranh với người khác cũng là bắt đầu phải từ bỏ việc kiểm soát tuyệt đối quyền lực. Mà đảng thì lại không phải là một tổ chức chính trị thiếu kinh nghiệm và chính đảng đã nhiều lần tuyên bố dứt khoát rằng không chấp nhận đối lập chứ chưa nói đến việc cạnh tranh. Vì vậy kiểu khuyến dụ đó chỉ có thể mang lại sự an toàn, tính ít đối đầu cho người nói chứ hoàn toàn không có tác dụng để đảng tin cậy vào người nói, sẽ không làm đảng tự từ bỏ độc quyền quyền lực. Mà khi ĐCSVN đã nghi ngờ, vì thấy vô lý, thì đảng sẽ càng phòng thủ và càng tìm ra nhiều cách để đối phó, chống chế, trấn áp cái nguy cơ mà thâm tâm đảng cảm thấy có thể bị giăng bẫy (vô tình hay cố ý) bởi chính những người thân cận với mình. Như vậy, lối khuyến dụ kể trên còn gây tổn hại cho lòng tin, vốn đã yếu, giữa người Việt với nhau.

'Sự chủ động của dân'

Bác sỹ Phạm Hồng Sơn
Ông Sơn cho rằng công dân không nên "trông mong ở chính quyền" trong đấu tranh đòi hỏi "tự do, nhân quyền."
BBC: Theo ông, cả chính quyền, người dân và các giới cần nỗ lực theo hướng nào, nguyên tắc nào và cách thức ra sao để đảm bảo sớm có nhân quyền, tự do, dân chủ thực sự ở Việt Nam, không chỉ giới hạn ở việc sửa Hiến pháp lần này?
Về chính quyền, thú thật tôi không có kỳ vọng gì vào việc góp ý để họ thay đổi hay lắng nghe. Và nếu họ trở nên biết lắng nghe thì những gì mọi người đã nói trong khoảng 5 năm qua thôi cũng đã quá đủ để họ biết cần phải làm gì để đất nước thoát khỏi tình trạng lâm nguy hiện nay. Vì vậy, ở đây tôi sẽ chỉ đề cập đến sự chủ động của nhân dân – những người đang bị kìm kẹp.
Theo tôi trước hết nhân dân cần nhận thức rằng việc xây dựng dân chủ, giành và thực hiện các quyền tự do hay nhân quyền là một công việc phải luôn chủ động và là một quá trình lâu dài, liên tục, phải trải qua nhiều giai đoạn. Đó là công việc của chính mỗi người dân – những người đang bị trị - chứ không phải của bất cứ ai hay bất cứ quốc gia, tổ chức quốc tế nào, dù họ là người tài giỏi hay giàu mạnh, tốt bụng đến mấy. Với tư cách là công dân, ta không nên trông mong ở chính quyền, kể cả chính quyền dân chủ. Trong công cuộc tranh đấu đó, mỗi quốc gia gần như đều có những cách thức riêng để tiến tới tự do nhưng, theo tôi, có những nguyên tắc và những vấn đề chung không thể né tránh.
BBC: Ông có thể cho biết rõ thêm những điểm chung đó?
"Dĩ nhiên hiện nay không ai lại đi cổ vũ và ủng hộ cho đấu tranh vũ trang, bạo động nhưng điều đó không có nghĩa là những cuộc đấu tranh bất bạo động không phải hy sinh, mất mát" - Bác sỹ Phạm Hồng Sơn
Chẳng hạn như, nguyên tắc trả giá, hy sinh. Mọi tiến bộ của cá nhân hay xã hội đều buộc phải đi kèm với một cái giá nào đó. Dĩ nhiên hiện nay không ai lại đi cổ vũ và ủng hộ cho đấu tranh vũ trang, bạo động nhưng điều đó không có nghĩa là những cuộc đấu tranh bất bạo động không phải hy sinh, mất mát. Nhưng cái giá đó đắt hay rẻ, lớn hay nhỏ lại tùy thuộc quan niệm trong sự so sánh giữa các cặp giá trị như nhân phẩm-thân thể, tự do-nô lệ, lợi ích gia đình – tiến bộ xã hội hay quyền lợi đảng phái-chủ quyền dân tộc...
Hoặc một đặc điểm chung khác là chúng ta cần phải học và thực hành những đặc tính văn hóa dân chủ. Ví như nếu chúng ta muốn có tam quyền phân lập, muốn có đối trọng về quyền lực thì chúng ta không thể không thấy lợi ích từ sự hiện diện của những tổ chức, ý kiến khác biệt với mình. Nếu nhân dân muốn có một chính quyền biết đối thoại, lắng nghe dân chúng thì chúng ta không thể giữ thái độ im lặng, bất chấp hoặc xúc xiểm, trấn áp những phê bình, cảnh báo của người khác. Hay các đảng phái chính trị là cần thiết trong chế độ dân chủ nhằm vận động, tập hợp dân chúng trong việc cạnh tranh tìm ra lãnh đạo tối ưu và phòng chống độc tài nhưng chúng ta không nên nhầm cạnh tranh chính trị với đầu óc bè phái, cục bộ, quên mất cái mục đích tối thượng của cạnh tranh chính trị là giúp cho chân lý, điều hay lẽ phải không bị kẻ cầm quyền vùi dập chứ không phải là việc trung thành mãi mãi hay cứ cố bảo vệ cho người cùng nhóm, cùng đảng với mình bất chấp phải, trái. Nếu những nét văn hóa dân chủ cơ bản như thế chưa được thấm nhuần và trở thành phổ biến thì rất khó có thể đạt được một xã hội dân chủ, văn minh.

'Cần thẳng thắn hơn' 

Một điểm quan trọng nữa là nhân dân cần thay đổi cách tiếp cận trong vận động, đấu tranh. Chúng ta cần thẳng thắn hơn với ĐCSVN và thành thật hơn với bản thân mình. Chúng ta sẽ không thể thuyết phục được người khác chấp nhận chân lý nếu chính chúng ta lại né tránh hay nói ngược với những sự thật hiển nhiên hoặc lại đặt chân lý xuống dưới an toàn. Nhân dân sẽ không thể đòi hỏi người khác phải dũng cảm rũ bỏ sự khống chế, mua chuộc của Trung Quốc khi chúng ta lại luôn cần một bình phong để che chắn cho chính kiến của mình. Làm sao có thể khiến độc tài đương quyền thức tỉnh “trở về với nhân dân” khi chúng ta cứ thản nhiên dùng hình ảnh, trước tác của cố lãnh tụ độc tài, cựu tướng lĩnh phi dân chủ vẫn một lòng theo Chủ nghĩa Marx-Lenin làm phông cho những kêu gọi, vận động dân chủ.
Trí thức nhân sỹ
Bác sỹ Sơn cho rằng các giới đấu tranh cho cải tổ chính trị, xã hội ở trong nước hiện nay cần thay đổi phương thức
Chúng ta sẽ không thể có một xã hội tôn trọng pháp luật (rule of law) nếu chúng ta vẫn giữ lối thuyết khách “làm như thế là có lợi cho Đảng, là giúp Đảng tránh sụp đổ chứ không phải lật đổ hay chống Đảng” thay cho việc minh định đơn giản rằng “cần phải làm thế vì pháp luật, vì công bằng”. Chúng ta cũng không thể đòi hỏi người khác phải khí phách trước kẻ xâm lược khi chúng ta lại thế thủ trước họ bằng sự thừa nhận rất mù mờ “có thể có những kẻ lợi dụng để xuyên tạc nhưng không phải ai có ý kiến khác cũng đều là xuyên tạc, phản động.” Hoặc làm sao chúng ta có thể đòi hỏi lãnh đạo ĐCSVN phải biết đặt quyền lợi của dân tộc lên trên quyền lợi của họ khi của cải của chúng ta đã đủ sống cho mấy đời con cháu mà chúng ta vẫn lo bị đảng cắt mất sổ hưu.
Còn về cụ thể, tôi nghĩ, vì mọi nguồn lực và thời gian của chúng ta đều có hạn, chúng ta nên gắng tập trung vào những điều vừa thiết thực lại vừa có tính nền tảng (cả về hàn lâm lẫn thực tiễn) cho một xã hội dân chủ tự do trong tương lai như: quyền ra báo tư nhân, xuất bản tư nhân: Đòi hỏi phải cấp phép hay chính thức thừa nhận (hợp pháp hóa) các trang mạng như Anh Ba Sàm, Bauxite VN, Quê Choa,… các tờ báo “chui” như Tự do Ngôn luận, Tổ Quốc,… nhà xuất bản Giấy vụn,…; quyền tự do đi lại: Không được đưa người đến chặn ở nhà hay lần mò, theo rõi, đe dọa nhằm ngăn chặn sự di chuyển của người dân…; quyền được xuất nhập cảnh tự do: Không được lén lút đưa ra những đòi hỏi, áp lực hay cam kết này nọ rồi mới cấp hộ chiếu hay cho thông quan xuất nhập đối với mọi công dân; quyền tham dự các phiên tòa công khai: Đã là công khai thì mọi người dân phải được bình đẳng vào dự, nhất là người thân của bị cáo, báo chí; quyền gặp gỡ, nhóm họp hay xuống đường tuần hành một cách ôn hòa mà không cần phải xin phép…
"Khi xem lại lịch sử VN từ năm 1945 đến nay với bao mất mát thương đau mà người VN chỉ được hưởng một chế độ chính trị tàn bạo, ngoan cố thì giới tinh hoa hôm nay cần phải mạnh dạn hơn trong việc khẳng định tư cách độc lập" - Bác sỹ Phạm Hồng Sơn
Hoặc các vận động rất thiết thực như “Tuyên bố kêu gọi thực thi quyền con người và bãi bỏ Điều 88”, theo tôi, đang đi khá chủ động và đúng hướng nhưng đáng tiếc đến nay lại bị “cải cách hiến pháp” làm chìm đi mất. Những quyền như thế, phần lớn đều đã được qui định trong bản hiến pháp hiện hành, nếu được cải thiện dù ít hay nhiều cũng sẽ là cái thực, cái tốt ngay cho chúng ta hơn là nếu đạt được một bản hiến pháp tuyệt vời đến mấy thì nó vẫn mới chỉ là giấy.
Và có một cách thức nữa tôi muốn nêu ra ở đây vì nếu thực hiện được thì sẽ tạo ra một uy lực chuyển đổi về phía tiến bộ vô cùng lớn mà lại rất ôn hòa, nhẹ nhàng. Đó là quyền từ giã những chiếc thẻ màu đỏ một cách công khai của vài triệu người. Nhưng cho tới nay, ngoài vài người rất đáng kính đã thực hiện, rất tiếc chưa có nhiều người đáng kính khác tỏ ra có dấu hiệu sẽ thực hiện, kể cả những người đã đi tới nhận định cái tổ chức phát ra những chiếc thẻ đỏ đó đã “hư hỏng, suy đồi” hay nó đang “cố thủ độc quyền toàn trị đối với quốc gia.”
Điều cuối cùng, theo tôi, khi xem lại lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến nay với bao mất mát thương đau mà người Việt Nam chỉ được hưởng một chế độ chính trị tàn bạo, ngoan cố thì giới tinh hoa hôm nay cần phải mạnh dạn hơn trong việc khẳng định tư cách độc lập. Giới tinh hoa độc lập thì dân mới độc lập. Dân độc lập thì nước mới độc lập, tự do.
* Mời quý vị đón theo dõi Bấm tại đây phần I cuộc trao đổi gồm hai phần với Bác sỹ Phạm Hồng Sơn, nhà vận động cho dân chủ, cải cách chính trị, ''tù nhân lương tâm" ở Việt Nam được tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch trao giải thưởng Hellman-Hammett về quyền con người năm 2008.
 

Trần Đăng Khoa mắng nghị Phước

Trong Blog tuần trước, tôi có bàn về một ông Tây và một ông ta. Đó là Giáo sư Joel Brinkley và Nghị sĩ Quốc hội Hoàng Hữu Phước. Cả hai ông giống nhau đến kỳ lạ: Đều phải hứng chịu những trận mưa đá của đông đảo công chúng và cộng đồng mạng. Đều ngỡ ngàng, kinh ngạc vì không ngờ bài viết của mình lại bị dư luận phản ứng dữ dội đến thế. Và khủng khiếp hơn, đều bị công chúng đề nghị sa thải, đuổi khỏi trường Đại học và phế truất khỏi Nghị trường.
Những người nổi giận, đòi sa thải hai ông, đều không phải là những đối tượng bị các ông chỉ trích, lăng mạ, mà toàn là những người ngoài cuộc, nên rất trung thực và khách quan. Ông Tây là khách vãng lai, không hiểu thấu đáo người Việt, nên đã nói càn, ta chả chấp làm gì. Chỉ tiếc ông Nghị Hoàng Hữu Phước, một người có trình độ Thạc sĩ, đại diện cho Dân, ở một cơ quan quyền lực cao nhất, sang trọng vào bậc nhất, lại làm những việc dưới tầm văn hóa, mà ta thường chỉ thấy ở giới du thủ du thực, không thể gọi được là người bình thường, càng không thể hình dung đấy lại là một Nghị sĩ Quốc hội.
Câu chuyện bắt đầu từ cuộc tranh luận ở Nghị trường, có sự khác biệt về quan điểm giữa ông Dương Trung Quốc với ông Hoàng Hữu Phước. Sự khác nhau là bình thường. Thậm chí rất hay. Nếu các Nghị sĩ Quốc hội đều đồng thuận, có cái nhìn giống nhau, quan điểm y hệt nhau, thì chỉ cần một người là đủ, hà cớ chi lại phải có đến mấy trăm người? Nhờ sự khác nhau, thậm chí trái ngược nhau mới có những cuộc tranh luận. Và rồi qua các cuộc cọ sát tranh luận ấy, chân lý sẽ dần sáng tỏ. Do đó, chúng ta mới có những quyết sách đúng đắn. Tránh được sự thiển cận và sai lầm.
Tranh luận ở Nghị trường, dù quyết liệt, gay gắt hay ôn hòa thì cũng đều rất tốt. Nếu thời gian ở nghị trường không đủ thì có thể tiếp tục trong các trang báo hay trên Blog cá nhân. Việc ông Phước viết bài về ông Quốc trên Blog của mình cũng không có gì sai, nếu ông chỉ tranh luận theo đúng nghĩa, để tìm ra chân lý vì lợi ích chung. Nhưng điều đáng bàn, và cũng chính là lý do khiến công chúng nổi giận, là ông không tranh luận mà lợi dụng tranh luận để bôi nhọ và hạ nhục một Đại biểu Quốc hội khác. Có lẽ cũng vì điều này mà nhiều Luật sư đã lên tiếng. Họ lên tiếng không phải vì “bệnh nghề nghiệp”, mà là sự tinh thông mẫn cảm, họ nhìn thấy trong việc làm rất không bình thường của ông Phước có dấu hiệu hình sự.
Tranh luận không phải là cãi vã. Tranh luận khác cãi vã ở chỗ, tranh luận có nghĩa là đối thoại, và đối thoại là cùng nghe nhau để cùng điều chỉnh mình, dẫn đến sự đồng thuận, nhằm tiếp cận chân lý vì mục đích chung. Còn cãi vã là tranh giành thắng thua, là chỉ nhăm nhăm tìm sơ hở của đối phương để ra đòn hạ gục, nhằm thỏa mãn mục đích cá nhân. Đối tượng chính mà ông Phước cần thuyết phục không phải ông Quốc, mà là các Đại biểu Quốc hội, và cao hơn nữa là đông đảo quần chúng nhân dân. Làm sao ông Phước có thể thuyết phục được ông Quốc, một người hoàn toàn khác biệt với ông cả ở sự hiểu biết, trình độ kiến thức và tầm vóc văn hóa? Nếu ông Quốc cũng như ông thì đã chẳng có sự khác biệt dẫn đến cuộc tranh luận. Điều quan trọng ông phải thuyết phục trước hết là các Đại biểu Quốc hội, sau nữa là đông đảo nhân dân, để mọi người cùng ủng hộ, đứng về phía ông. Nhưng do tính hiếu thắng, tiểu khí tỉnh lẻ, lại cả giận mất khôn, nên ông chẳng còn nhìn thấy ai, ngoài ông Quốc và ông chỉ tìm mọi cách hạ nhục, đổ hết mọi rác rưởi lên đầu ông Quốc. 
Và rồi cuối cùng, ông đã hiện nguyên hình một gã lục lâm thảo khấu, nói như Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, cựu Đại biểu Quốc hội nhiều khóa, thì Đại biểu Phước đã “hành xử một cách lỗ mãng, không phù hợp với tiêu chuẩn văn hóa thông thường chứ chưa nói đến văn hóa nghị trường. Trong cuộc sống, mọi người đều có thể có những ý kiến khác nhau, thậm chí nảy sinh mâu thuẫn. Nhưng chỉ những người kém văn hóa mới dùng những lời lẽ nặng nề phản cảm, chợ búa để phỉ báng nhau”. Cũng theo ông Nguyễn Minh Thuyết, “sự hiểu biết của Đại biểu Phước về pháp luật rất hạn chế. Khi công kích Đại biểu Dương Trung Quốc về chuyện chất vấn tại kỳ họp vừa qua, ông Phước đã làm trái quy định tại điều 49 Luật Tổ chức Quốc hội. Bên cạnh đó, ông Phước còn quên rằng, điều 46 Luật Tổ chức QH đã quy định Đại biểu phải “gương mẫu” trong việc chấp hành hiến pháp và pháp luật, có cuộc sống lành mạnh và “tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng”. Ngoài ra, khi miệt thị, xúc phạm nhân phẩm người khác, nhất là phỉ báng một Đại biểu Quốc hội vì những ý kiến của Đại biểu đó trong lúc thi hành công vụ, ông Hoàng Hữu Phước còn có thể vi phạm cả quy định của Bộ luật Hình sự…”
Cũng vì những việc làm động trời này, mà ta lại có dịp bình tĩnh ngắm kỹ gương mặt của hai Đại biểu Quốc hội, khi giới truyền thông liệt kê lại tất cả những ý kiến mà họ đã phát biểu. Không phải ngẫu nhiên, giới truyền thông đã định vị bốn ông Nghị có những đóng góp tích cực trên Nghị trường: “Nhất Thước, nhì Trân, tam Lân, tứ Quốc”. Đó là Tướng Nguyễn Quốc Thước, ông Nguyễn Ngọc Trân, ông Nguyễn Lân Dũng và ông Dương Trung Quốc. Tất nhiên, những Đại biểu Quốc hội xuất sắc, gây được ấn tượng mạnh trong công chúng, không phải chỉ có bốn ông Nghị này, mà còn nhiều vị khác, như Đỗ Trọng Ngoạn, Nguyễn Minh Thuyết… Ông Dương Trung Quốc, nói như Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, là “người sắc sảo và lịch duyệt”. Tôi cũng đồng ý với ông Thuyết: “Không phải ý kiến nào của ông Dương Trung Quốc cũng được mọi người đồng tình nhưng những vấn đề ông Quốc nêu lên đều là những vấn đề cử tri rất quan tâm. Về phương pháp tư duy, ông Quốc thường có cách nhìn độc đáo, mới mẻ, đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ”. Còn với ông Phước, thú thật, dù không hề ác cảm với ông, tôi vẫn không tìm thấy trong ý kiến của ông có một chút ánh sáng nào của trí tuệ. Thậm chí, tôi còn thấy ông không được bình thường khi khoe với các phóng viên báo chí, rằng ông vẫn còn giữ các hóa đơn của bưu điện tiền gửi thư qua Iraq cho tổng thống Saddam Husein, đề nghị Tổng thống Saddam cử ông làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền để ông đi công du các nước, nhằm giữ gìn hòa bình thế giới (!)
Dù nhìn ở bất cứ góc độ nào cũng không thấy được đó là tư duy của một người bình thường, lành mạnh. Và nói như Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: “Ông Phước không có tiến bộ nào trong nhận thức và hành động kể từ khi làm Đại biểu Quốc hội. Tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XIII, khi phát biểu về xây dựng Luật Biểu tình, Đại biểu Phước có những nhận thức lệch lạc và lời lẽ xúc phạm cử tri. Bởi vậy, khi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp, ông Phước đã bị cử tri chất vấn.
Lúc đó ông Phước đã phải nói với cử tri hãy coi mình là con cháu và bỏ qua cho những sai sót đó. Đáng lẽ biết sai phải sửa, nhưng đến giờ ông Phước vẫn nói lại những chuyện đó như thể mình đúng”. Tôi cũng muốn nói thêm với ông Phước rằng, có đến trên 70% các cuộc biểu tình, khiếu kiện của dân, liên quan đến đất đai. Đừng nghĩ đơn giản và nông cạn rằng người biểu tình chống lại Nhà nước hay Chính phủ. Họ tìm đến Chính quyền khi những nỗi oan ức ở cơ sở không giải tỏa được. Bởi chính quyền là “Chính quyền của Dân, Do Dân và vì Dân”. Họ chỉ mong Chính quyền giúp họ lấy lại sự công bằng. Điều này cần minh bạch. Không người dân nào chống lại Chính quyền, một Chính quyền mà vì nó người ta đã không tiếc xương máu, tính mạng để bảo vệ. Hàng triệu con em họ còn nằm ở dưới đất kia, trong đó có rất nhiều người đến nay vẫn không tìm thấy được hài cốt. Để họ phải đói khổ, vất vưởng, không còn biết nương tựa vào đâu là chúng ta có tội. Chính quyền cần tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về mặt thủ tục, hành chính để các doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Còn việc giải tỏa, đền bù đất đai là việc của Doanh nghiệp với Dân. Chính quyền chỉ nên là người trung gian, người chứng kiến, giám sát. Và nếu có đứng thì cũng phải đứng về phía nhân dân, vì lợi ích của dân chứ không phải vì quyền lợi của mấy anh nhà giàu, theo kiểu “Lợi ích nhóm”. Nếu giải tỏa đất đai mà đền bù thỏa đáng cho Dân thì sẽ chẳng bao giờ có chuyện biểu tình, khiếu kiện. Nhưng đền bù chỉ mấy trăm ngàn một mét vuông đất nhưng sau đó lại bán lên đến mấy chục triệu đồng thì người dân nào chịu nổi. Họ không nổi khùng mới là chuyện lạ.
Chính người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng mong sớm có Luật biểu tình, mà ông Phước lại “bảo hoàng hơn Vua”, muốn loại Luật biểu tình ra khỏỉ bàn Nghị sự, không bàn đến trong cả khóa Quốc hội vì “dân trí thấp”. Ngay cả đến khi bàn về chuyện Mại dâm, một hiện trạng nhức nhối trong xã hội, ông Phước cũng lại mạt sát ông Quốc bằng những lời lẽ rất thô bỉ :“Dương Trung Quốc do không quen nghiên cứu hàn lâm, nên tưởng nói về “đĩ” là chứng tỏ ta đây có trình độ “Trí”, muốn nữ công dân – trong đó có các nữ nhân thuộc gia tộc Dương Trung Quốc – có quyền tự do sử dụng vốn tự có để kinh doanh phát triển ngành công nghiệp bán dâm, không ngờ đó lại là cái “Thấp Kiến” của phường vô hạnh, vô đạo đức, vô lại, vô duyên, dễ đem lại danh xưng “Nhà Đĩ Học” bên cạnh “Nhà Sử Học”.
Không thể tưởng tượng được đấy lại là ngôn ngữ của một Ông Nghị. Xúc phạm một Đại biểu Quốc hội, xúc phạm đến cả dòng tộc người ta là một điều tối kỵ đối với người Việt. Chả lẽ sự tha hóa về đạo đức đã lan đến cả chốn linh thiêng, sang trọng vào bậc nhất của Quốc gia sao? Thật có lý khi nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Khoa Điềm, Cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Cựu Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương đã phải ngỡ ngàng trong một câu thơ viết về ông Hoàng Hữu Phước: “Tại sao người ta lại bầu ông vào Quốc Hội?”. Thật kinh khiếp khi ông Phước lại còn tự vỗ ngực xưng danh: “Nhất Thạc Bàn Cờ, Lăng Tần Hoàng Hữu Phước, Nhà Việt Nam Cộng Hòa Học, Nhà Biểu Tình Pờ-rô-tét Đì-mông-sờ-tra-sân Học, Nhà Đa Đảng Học, Nhà Lưỡng Đảng Học, Nhà Độc Đảng Học, Nhà Tiếng Anh Học, Nhà Thánh Kinh Học, Nhà Đủ Thứ Học Học”.
Thật đau khổ cho Cử tri Thành Phố Hồ Chí Minh, và đau khổ cho Cử tri cả nước. Chúng ta bầu là bầu Đại biểu Quốc hội, Đại diện ưu tú nhất cho chúng ta vào cơ quan Quyền lực cao nhất, sang trọng nhất, để quyết sách những việc quan trong, chứ đâu có bầu “Nhà Việt Nam Cộng Hòa Học, Nhà Đa Đảng Học”… Thật hết chịu nổi.
Trần Đăng Khoa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét