Áp lực xã hội buộc điều tra kẻ mật báo cho Dương Chí Dũng
Thượng tướng Công an
Phạm Quý Ngọ đối diện với cuộc điều tra tiết lộ bí mật để ông Dương Chí
Dũng, nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines, chạy trốn trước khi bị bắt giam.
(Hình: Soha.com)
|
“Hiện tại,
tòa án thành phố Hà Nội giao cho Viện kiểm sát (VKS) thành phố vì
VKSND thành phố Hà Nội là cơ quan duy trì thực hành công tố tại tòa
theo quy định của pháp luật. Đương nhiên, sau khi được giao thì VKSND TP
Hà Nội phải báo cáo VKSND Tối cao. Mà việc này lại do Cơ quan An ninh
Điều tra - Bộ Công an đang điều tra cho nên chắc rằng tới đây sẽ phải
thành lập tổ công tác liên ngành hỗn hợp tham gia điều tra.”
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó An Nội Chính Trung Ương của đảng CSVN, nói như thế trong cuộc phỏng vấn của báo Người Lao Động về việc quyết định khởi tố vụ án ngay ở tòa về hành vi “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” tại phiên tòa xử nhóm ông Dương Tự Trọng và tay chân tổ chức cho ông Dương Chí Dũng đi trốn.
Trong phiên tòa ngày 8/1/2014, ông Dương Chí Dũng khai trong tư cách nhân chứng là ông đã được thượng tướng Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng Bộ Công An, mật báo cho biết sắp bị bắt giam và khuyên “chú nên lánh mặt một thời gian”. Đồng thời, ông cũng khai rằng đã tới nhà tướng Ngọ một số lần, hai lần đưa tổng cộng 510,000 USD để “chạy án” cho mình và trước đó, đưa một triệu đô la chuyển dùm bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn Tân Thịnh Phát, hối lộ để đừng cản trở việc bà xí phần “chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn”.
Một số luật sư đã nêu khía cạnh pháp lý và các khó khăn điều tra về lời khai của ông Dương Chí Dũng. Ông Nguyễn Đình Hương cựu Phó ban Tổ chức trung ương đảng CSVN là người đầu tiên nêu ý kiến cần phải lập một ban điều tra liên ngành để tránh cuộc điều tra theo kiểu “phủ bênh phủ, huyện bênh huyện” của Bộ Công An. Cũng vì vậy, không ít người nghi ngờ vụ điều tra sẽ không được làm đến nơi đến chốn vì sẽ đụng đến những cấm kỵ và “ở trên” sẽ chỉ đạo xuống, phải làm như thế nào, được điều tra ai, làm tới đâu.
Trước các áp lực, ông Phạm Anh Tuấn phải thanh minh trước rằng “Việc thành lập tổ công tác liên ngành hỗn hợp nhằm tránh trường hợp “chuyện trong nhà”. Mà đúng là cũng phải tránh thật, xã hội cũng dị nghị nên cần thiết phải có tổ liên ngành tham gia. Nếu vụ án bình thường thì CQĐT dư sức, thừa quyền làm được. Nhưng thôi! Đúng là để đảm bảo khách quan thì cần có sự chỉ đạo của liên ngành.”
Dù vậy, ông vẫn rào đón rằng “Tuy nhiên, cụ thể thế nào trong vài ngày tới sẽ có quyết định cuối cùng.” Ít nhất, sẽ có sự tham dự của “Ban Nội Chính Trung Ương” của đảng CSVN và vai trò sẽ như thế nào thì cũng “phải chờ ít hôm nữa”.
Trên báo VietnamNet, ông Trần Quốc Thuận hiện hành nghề luật sư ở Sài Gòn, trước đây là Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội CSVN, nhắc đến “chỉ đạo” của những cấp cao từ kinh nghiệm của những vụ án tham nhũng lớn trước đây, cho rằng cơ quan điều tra mà không được độc lập và có thẩm quyền thật sự thì khó lòng bắt được “đầu sỏ”.
“Tôi biết gần đây muốn khởi tố một vị đương chức đương quyền, ít nhất là đảng viên cũng phải xin ý kiến cấp này cấp kia, nếu không cũng không dễ gì đụng đến người đó. Những cấp này cấp kia cấu kết với người tham nhũng lắc đầu thì sao? Đáng lẽ những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, cơ quan điều tra cần có thẩm quyền độc lập, nếu khi cần bắt giam họ có thể quyết ngay không cần phải xin ý kiến”, lời ông Trần Quốc Thuận.
Điều tra mà không có thẩm quyền độc lập thì sẽ không khách quan và sẽ không thể đi đến tận cùng của vụ án tức “cái gốc của tham nhũng” thì “sẽ không làm dân thỏa mãn được”, theo ông Thuận.
Báo VietnamNet hôm chủ nhật cho hàng hàng trăm độc giả của báo này đã cùng nêu ý kiến và muốn thấy vụ điều tra lời khai của ông Dương Chí Dũng “được điều tra tới nơi tới chốn, công khai kết quả”. Nếu chỉ làm theo kiểu qua quýt bịp bợm dư luận quần chúng thì “nên chấm dứt phong trào chống tham nhũng đi thôi”.
Hôm Thứ Bảy, báo Dân Việt tiết lộ khi khai ở phiên tòa ngày 8/1/2014, ông Dương Chí Dũng đã khai là dùng “sim rác” có số “tứ quý” là “0975.00.888” để liên lạc với tướng Phạm Quý Ngọ. Ông tướng Ngọ khuyên ông Dũng dùng sim điện thoại trả tiền trước cho một số thời lượng ở Việt Nam gọi là “sim rác” dùng hết số phút đã trả tiền thì vất đi. Nhờ vậy, che đậy được cho cả người gọi và người nghe.
Với tiết lộ rõ ràng như thế, cơ quan điều tra đã có đầu mối cụ thể để đi tìm hiểu ai là người đã mật báo, và có thể cả những chuyện liên quan đến các số tiền hối lộ khổng lồ.
Ngày 8/1/2014 đại tá Công an Dương Tự Trọng, em ruột ông Dương Chí Dũng, bị kết án 18 năm tù vì đã tổ chức cho anh mình đi trốn nhờ có người mật báo mật báo một ngày trước khi bị bắt. Ông Dương Chí Dũng bị tòa án sơ thẩm ở Hà Nội kết án tử hình ngày 16/12/2013 vì ăn chia hối lộ 1.66 triệu đô la tiền “lại quả” mua “Ụ Nổi 83M” vốn là đống sắt phế thải biến hóa thành “Ụ Nổi” khi ông còn là chủ tịch Hội đồng Quản Trị tổng công ty quốc doanh vận tải biển Vinalines.
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó An Nội Chính Trung Ương của đảng CSVN, nói như thế trong cuộc phỏng vấn của báo Người Lao Động về việc quyết định khởi tố vụ án ngay ở tòa về hành vi “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” tại phiên tòa xử nhóm ông Dương Tự Trọng và tay chân tổ chức cho ông Dương Chí Dũng đi trốn.
Trong phiên tòa ngày 8/1/2014, ông Dương Chí Dũng khai trong tư cách nhân chứng là ông đã được thượng tướng Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng Bộ Công An, mật báo cho biết sắp bị bắt giam và khuyên “chú nên lánh mặt một thời gian”. Đồng thời, ông cũng khai rằng đã tới nhà tướng Ngọ một số lần, hai lần đưa tổng cộng 510,000 USD để “chạy án” cho mình và trước đó, đưa một triệu đô la chuyển dùm bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn Tân Thịnh Phát, hối lộ để đừng cản trở việc bà xí phần “chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn”.
Một số luật sư đã nêu khía cạnh pháp lý và các khó khăn điều tra về lời khai của ông Dương Chí Dũng. Ông Nguyễn Đình Hương cựu Phó ban Tổ chức trung ương đảng CSVN là người đầu tiên nêu ý kiến cần phải lập một ban điều tra liên ngành để tránh cuộc điều tra theo kiểu “phủ bênh phủ, huyện bênh huyện” của Bộ Công An. Cũng vì vậy, không ít người nghi ngờ vụ điều tra sẽ không được làm đến nơi đến chốn vì sẽ đụng đến những cấm kỵ và “ở trên” sẽ chỉ đạo xuống, phải làm như thế nào, được điều tra ai, làm tới đâu.
Trước các áp lực, ông Phạm Anh Tuấn phải thanh minh trước rằng “Việc thành lập tổ công tác liên ngành hỗn hợp nhằm tránh trường hợp “chuyện trong nhà”. Mà đúng là cũng phải tránh thật, xã hội cũng dị nghị nên cần thiết phải có tổ liên ngành tham gia. Nếu vụ án bình thường thì CQĐT dư sức, thừa quyền làm được. Nhưng thôi! Đúng là để đảm bảo khách quan thì cần có sự chỉ đạo của liên ngành.”
Dù vậy, ông vẫn rào đón rằng “Tuy nhiên, cụ thể thế nào trong vài ngày tới sẽ có quyết định cuối cùng.” Ít nhất, sẽ có sự tham dự của “Ban Nội Chính Trung Ương” của đảng CSVN và vai trò sẽ như thế nào thì cũng “phải chờ ít hôm nữa”.
Trên báo VietnamNet, ông Trần Quốc Thuận hiện hành nghề luật sư ở Sài Gòn, trước đây là Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội CSVN, nhắc đến “chỉ đạo” của những cấp cao từ kinh nghiệm của những vụ án tham nhũng lớn trước đây, cho rằng cơ quan điều tra mà không được độc lập và có thẩm quyền thật sự thì khó lòng bắt được “đầu sỏ”.
“Tôi biết gần đây muốn khởi tố một vị đương chức đương quyền, ít nhất là đảng viên cũng phải xin ý kiến cấp này cấp kia, nếu không cũng không dễ gì đụng đến người đó. Những cấp này cấp kia cấu kết với người tham nhũng lắc đầu thì sao? Đáng lẽ những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, cơ quan điều tra cần có thẩm quyền độc lập, nếu khi cần bắt giam họ có thể quyết ngay không cần phải xin ý kiến”, lời ông Trần Quốc Thuận.
Điều tra mà không có thẩm quyền độc lập thì sẽ không khách quan và sẽ không thể đi đến tận cùng của vụ án tức “cái gốc của tham nhũng” thì “sẽ không làm dân thỏa mãn được”, theo ông Thuận.
Báo VietnamNet hôm chủ nhật cho hàng hàng trăm độc giả của báo này đã cùng nêu ý kiến và muốn thấy vụ điều tra lời khai của ông Dương Chí Dũng “được điều tra tới nơi tới chốn, công khai kết quả”. Nếu chỉ làm theo kiểu qua quýt bịp bợm dư luận quần chúng thì “nên chấm dứt phong trào chống tham nhũng đi thôi”.
Hôm Thứ Bảy, báo Dân Việt tiết lộ khi khai ở phiên tòa ngày 8/1/2014, ông Dương Chí Dũng đã khai là dùng “sim rác” có số “tứ quý” là “0975.00.888” để liên lạc với tướng Phạm Quý Ngọ. Ông tướng Ngọ khuyên ông Dũng dùng sim điện thoại trả tiền trước cho một số thời lượng ở Việt Nam gọi là “sim rác” dùng hết số phút đã trả tiền thì vất đi. Nhờ vậy, che đậy được cho cả người gọi và người nghe.
Với tiết lộ rõ ràng như thế, cơ quan điều tra đã có đầu mối cụ thể để đi tìm hiểu ai là người đã mật báo, và có thể cả những chuyện liên quan đến các số tiền hối lộ khổng lồ.
Ngày 8/1/2014 đại tá Công an Dương Tự Trọng, em ruột ông Dương Chí Dũng, bị kết án 18 năm tù vì đã tổ chức cho anh mình đi trốn nhờ có người mật báo mật báo một ngày trước khi bị bắt. Ông Dương Chí Dũng bị tòa án sơ thẩm ở Hà Nội kết án tử hình ngày 16/12/2013 vì ăn chia hối lộ 1.66 triệu đô la tiền “lại quả” mua “Ụ Nổi 83M” vốn là đống sắt phế thải biến hóa thành “Ụ Nổi” khi ông còn là chủ tịch Hội đồng Quản Trị tổng công ty quốc doanh vận tải biển Vinalines.
Chi một số tiền khổng lồ mà vẫn bị kết án tử hình, ông Dương Chí Dũng
đã khai ra người ăn tiền "chạy án" của mình như một cách trả thù. Nếu
cuộc điều tra dẫn đến việc kết án ông tướng Phạm Quý Ngọ và có thể có cả
những người liên quan, dư luận cho rằng hy vọng ông được giảm án từ tử
hình xuống còn chung thân hoặc nhẹ hơn.
(Người Việt)
Vì sao “con voi” lại lọt “lỗ kim” trong vụ Huyền Như?
Nhiều báo, nhiều người quan tâm đến vụ án vẫn hỏi: vì sao một người phụ nữ bé nhỏ lại có thể lừa đảo và chiếm đoạt tới gần 4.000 tỷ đồng, qua mặt một loạt ngân hàng và tổ chức gửi tiền?Một loạt tổ chức, cá nhân dính bẫy Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh Tp.HCM. Vụ án gây rúng động thời gian qua, việc xét xử đã đi được một chặng đường, song một câu hỏi vẫn cứ đặt ra…
Nhiều báo, nhiều người quan tâm đến vụ án vẫn hỏi: vì sao một người phụ nữ bé nhỏ lại có thể lừa đảo và chiếm đoạt tới gần 4.000 tỷ đồng, qua mặt một loạt ngân hàng và tổ chức gửi tiền?
Huyền Như trả lời tại phiên tòa, cũng như những thông tin phản ánh về quá trình xét xử, rằng nhiều người đưa tiền vì Như đưa ra lãi suất cao. Thời điểm đó, trần lãi suất huy động Ngân hàng Nhà nước quy định 14%/năm, nhưng Như chào cũng như trả thêm phần chênh lệch 3,5% - 7%/năm; cá biệt có trường hợp chênh lệch hơn 16% - 18%/năm (lãi suất tổng cộng 32% - 36%/năm).
Đến nay, lãi suất và chênh lệch lãi suất như vậy vẫn là câu trả lời chính cho câu hỏi trên.
Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, giám đốc một chi nhánh ngân hàng chia sẻ với VnEconomy tình huống: “Ngạn ngữ có câu “con voi chui lọt lỗ kim”, nghĩa là lỗ kim phải to hơn con voi. Cá nhân một người, một phòng giao dịch bé tẹo không thể lọt cả ngàn tỷ đồng. Lỗ hổng là ngày xưa cứ lập mấy công ty ủy thác nhận và gửi tiền. Bản thân khách hàng cũng tham lam muốn hưởng chênh lệch lãi suất. Bây giờ bên nào há miệng cũng mắc quai”.
“Nếu xem lại có bao nhiêu khách hàng bị thiệt hại, số tiền bị thiệt hại, người ta dễ dàng nhận thấy những khách hàng không hề “nhỏ lẻ”, toàn khách hàng cỡ bự, thậm chí công ty lớn, ngân hàng lớn. Tại sao họ dễ dàng để một cô nàng tay yếu chân mềm “lừa đảo”? Chắc chắn có uẩn khúc! Chỉ có điều, không ai muốn nói uẩn khúc của mình”, vị giám đốc chi nhánh ngân hàng trên đặt vấn đề.
Ông cũng nhìn nhận rằng, vấn đề ở đây không chỉ đơn giản làm giả con dấu và rút tiền: “Tôi chỉ muốn phân tích điều kiện cần là do đầu tư thua lỗ, vay nợ “xã hội đen” nên dẫn đến bị cáo làm liều. Tuy nhiên, phải có điều kiện đủ là sự nhập nhoạng tình trạng, chủ trương, chính sách và hình thức gửi tiền tại các ngân hàng từ 2008 - 2011 là điều kiện đủ để bị cáo ra tay. Tất yếu, ngân hàng cũng có phần trách nhiệm”.
Nhìn nhận trên đề cập đến một khía cạnh đáng chú ý: sự nhập nhoạng của thị trường, chính sách lãi suất và quản lý, giám sát hệ thống ngân hàng giai đoạn đó là điều kiện đủ, là môi trường nảy sinh “lỗ kim” để “con voi” nặng hàng nghìn tỷ đồng của Huyền Như chui qua.
Vài tháng sau thời điểm Huyền Như bị bắt (tháng 9/2011), người ta vẫn thấy đâu đó trước cửa một số ngân hàng, xe ngân hàng bạn làm con thoi liên tục qua lại để… đòi nợ. Và chuyện là, những người ngồi trên xe là các khách hàng cá nhân đã từng gửi tiền nhưng đến hạn không rút ra được.
Đúng hơn, ngân hàng ủy thác vốn cho cán bộ nhân viên, đến gửi tiền tại ngân hàng khác, mặc cả để lấy chênh lệch lãi suất; hoặc ủy thác cho các công ty sân sau làm tương tự. Đó là một thời kỳ hoạt động “vô lối” trong hệ thống (từ mà ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từng dùng để miêu tả).
Vô lối ở tình trạng vượt trần lãi suất phổ biến trên thị trường; sự hỗn loạn của các dòng vốn trong hệ thống, thay vì đi vào sản xuất kinh doanh; tình trạng mặc cả lãi suất và lừa dối trong hoạt động ngân hàng thể hiện rõ, khi sổ sách vẫn sạch sẽ với trần lãi suất được tuân thủ (!). Chỉ riêng trường hợp của Huyền Như cũng đã cho thấy mức độ vượt trần rất lớn, chênh lệch lãi suất rất lớn, quy mô rất lớn và đặc biệt là có sự tham gia của nhiều cán bộ ngân hàng.
Sự tham gia của họ gợi lên một thực tế: tình trạng vượt trần lãi suất đã có giai đoạn trở nên quen thuộc, trở thành một cách kinh doanh vốn trên thị trường. Vậy nên, khi trả lời cho câu hỏi đầu bài, cần xét đến yếu tố “đồng phạm” là bối cảnh thị trường - bối cảnh mà chính sách, cơ chế quản lý góp phần tạo ra nó hoặc không kiểm soát nổi nó.
Thứ nữa, một loạt nạn nhân là các tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn bị lừa, một mặt họ đã quen với cách kinh doanh vốn trên; mặt khác, như ý kiến của vị giám đốc chi nhánh ngân hàng trên, có một phần tham lam muốn hưởng lãi suất lớn.
Bên lề câu chuyện này, lãnh đạo một ngân hàng thương mại lớn chia sẻ, tại một cuộc họp nội bộ, có ý kiến từ hội đồng quản trị đặt tình huống: tại sao ngân hàng mình không làm như những ngân hàng bạn đang “say vốn”, dùng vốn huy động dân cư ủy thác cho cán bộ nhân viên đến mặc cả, gửi lãi suất với chênh lệch 3% - 4%/năm ở ngân hàng khác, nhàn hạ mà lãi cao?
Vị lãnh đạo trên nói với VnEconomy, ông thà nghỉ việc còn hơn bị đặt vào tình huống rủi ro pháp lý, việc điều hành của mình đặt ngân hàng vào rủi ro pháp lý.
“Lúc đó, tôi cũng nghĩ sự nhập nhoạng này rồi cũng sẽ chấm dứt, bởi nếu tiếp tục kéo dài cả hệ thống chứ không chỉ những ngân hàng tham gia sẽ không thể chịu nổi. Lãi suất quá cao, sổ sách bị biến dạng về lâu về dài sẽ lộ ra hậu quả. Cần giữ mình để chờ trật tự được lập lại”, ông chia sẻ.
Và hơn một năm sau, từ nửa cuối 2012 đến nay, kỷ cương hệ thống ngân hàng được củng cố; thanh khoản khá tốt; lãi suất được bình ổn… “Lỗ kim” mà “con voi” hàng nghìn tỷ chui qua được cũng đã nhỏ lại. Nói là nhỏ, bởi thời gian qua đâu đó vẫn còn tình trạng vượt trần lãi suất, mà môi trường dễ nảy sinh ở tiền gửi USD…
Quốc Việt
Theo VnEconomy
Những tiết lộ chấn động của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates vừa ra hồi ký mang tên "Duty:
Memoirs of a Secretary at War" dài 600 trang, cung cấp một cái nhìn của
người trong cuộc về Washington, Quốc hội và các cuộc chiến của Mỹ ở
Iraq, Afghanistan.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates.
Coi khinh Quốc hội
Robert Gates bày tỏ sự khinh bỉ công khai đối với Quốc hội Mỹ và cách thức các nhà lập pháp đối xử với ông khi ông trả lời chất vấn.
Robert Gates bày tỏ sự khinh bỉ công khai đối với Quốc hội Mỹ và cách thức các nhà lập pháp đối xử với ông khi ông trả lời chất vấn.
"Tôi thấy phần lớn Quốc hội thô lỗ và bất tài khi thực hiện các trách nhiệm hiến pháp cơ bản của họ, thiển cận, đạo đức giả, ích kỷ, hay tự ái và thiên vị khi đặt mình trước đất nước".
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, ông Gates đã nghĩ đến chuyện bỏ ra ngoài cuộc chất vấn và từ nhiệm. "Chẳng có kẻ đáng ghét nào trên thế giới này có thể nói với tôi kiểu như thế", ông viết.
Khinh Phó Tổng thống
Ông Gates đặc biệt thể hiện sự không hài lòng với Joe Biden. Ông miêu tả Phó Tổng thống Mỹ là con người "lầm lẫn về gần như tất cả các chính sách ngoại giao chính và vấn đề an ninh quốc gia trong 4 thập niên qua".
Đặc biệt, Gates nói ông phản đối chiến lược giới hạn mà ông Biden đề xuất về Afghanistan để tập trung chống khủng bố.
Nghi ngờ sự kiểm soát của Nhà Trắng
Gates miêu tả Nhà Trắng và đội ngũ an ninh quốc gia của Tổng thống Obama là kiểm soát quá mức. Ông cũng tự cảm thấy mình xung đột với bộ phận nòng cốt của Obama.
Tại một cuộc họp ở Phòng Bầu dục năm 2011, Gates cho biết ông đã xem xét việc từ chức bởi chiến lược và sự quản lý yếu kém của Nhà Trắng.
"Tôi chưa từng đối đầu trực tiếp với Obama về những gì tôi (và cả Ngoại trưởng Hillary, Giám đốc CIA Leon Panetta khi đó và nhiều người khác) coi là quyết tâm của ông ấy rằng Nhà Trắng phải kiểm soát chặt chẽ mọi mặt của chính sách an ninh quốc gia, thậm chí cả các chiến dịch", Gates viết. "Nhà Trắng của ông ấy đến nay là tập trung nhất và kiểm soát nhất về an ninh quốc gia mà tôi thấy kể từ thời Richard Nixon và Henry Kissinger" những năm 1970.
Xung đột với nhóm tham mưu an ninh quốc gia (NSS)
Gates thừa nhận ông rất tức giận về các thành viên NSS và bản chất kiểm soát của họ. "Hầu hết các xung đột của tôi với chính quyền Obama trong 2 năm đầu tiên không phải về các sáng kiến chính sách từ Nhà Trắng mà là về sự quản lý yếu kém và sự can thiệp hoạt động của họ", Gates viết.
Nhà Trắng đối chọi Lầu Năm Góc
"Bản chất kiểm soát của Nhà Trắng của Obama và quyết tâm của họ nhằm giành uy tín từ mọi điều tốt đẹp đã xảy ra mà không để dành chút nào cho những người chuyên nghiệp ở những chiến hào đã thực sự hoàn thành công việc, xúc phạm Ngoại trưởng Clinton nhiều như xúc phạm tôi", ông Gates viết.
Gates là nhà kiến tạo hòa bình
Cựu Bộ trưởng Mỹ viết rằng "những tổng thống phải đối mặt với các vấn đề chính sách khó khăn ở nước ngoài thường vơ vội lấy súng. Chính sách đối ngoại của chúng ta đã trở nên bị quân sự hóa quá mức, việc sử dụng vũ lực quá dễ đối với các Tổng thống", ông viết và nhấn mạnh thêm rằng, với rất nhiều người, "chiến tranh đã trở thành một trò chơi video hoặc một bộ phim hành động: không đổ máu, không đau đớn và vô vị".
Cuộc chiến ở Iraq
Ở Iraq, Gates cho biết ông từng hy vọng "bình ổn đất nước này để khi quân Mỹ rút đi thì cuộc chiến sẽ không bị xem là thất bại chiến lược với Mỹ hoặc một thất bại với những hậu quả để lại mang tính toàn cầu... May thay, tôi tin các mục tiêu nhỏ nhất của mình đã hoàn tất ở Iraq".
Cuộc chiến ở Afghanistan
Gates viết rằng Tổng thống Obama ban đầu nghi ngờ quyết định của ông vào cuối năm 2009 về việc tăng viện 30.000 quân Mỹ tới Afghanistan. Theo cựu Bộ trưởng Quốc phòng, ông Obama đã nhượng bộ bởi một yêu cầu năm 2009 từ Tướng Stanley McChrystal, khi đó là tư lệnh các lực lượng do Mỹ dẫn đầu ở Afghanistan, về một sự tăng viện quân sự lớn.
Chính trị nội địa của Obama
Gates cho rằng các yếu tố chính trị trong nước đã len vào "gần như tất cả các vấn đề an ninh quốc gia" mà Nhà Trắng của Obama phải đối mặt. Ông cho biết mình từng chứng kiến một cuộc hội thoại giữa ông Obama và bà Clinton, trong đó Tổng thống "gần như thừa nhận rằng" sự phản đối của ông về đợt tăng viện quân năm 2007 tới Iraq là một tính toán chính trị.
Ghét D.C
Cựu Bộ trưởng Gates tiết lộ, việc ông được biết đến là người điềm tĩnh
đã khiến ông thường che giấu sự giận dữ và khinh khi của mình. "Tôi
không muốn là Bộ trưởng Quốc phòng", ông tuyên bố.
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet/Theo WSJ
Hà Nội: Học viên Pháp Luân Công 'tử chiến' trước lăng Ba Đình
CTV Danlambao - Lúc 09h30 sáng ngày 14/01/2014, một nhóm 5 thanh
niên trong bộ đồng phục vàng của Pháp Luân Công đã bất ngờ kéo đến
căng biểu ngữ ngay trước khu vực quảng trường Ba Đình. Hình ảnh gửi đến
Danlambao cho thấy một tấm biểu ngữ khổ lớn có nội dung: "Chân tướng
Pháp Luân Công là tử huyệt của ma giáo cộng sản" được giăng ngang ngay
phía chính diện cổng lăng Hồ Chí Minh, đằng sau là dòng chữ có nội dung
tương phản "Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm".
Lăng Ba Đình được xem là một biểu tượng quyền lực độc tôn và được sùng bái bởi đảng cộng sản. Bên trong, lăng được dùng để thờ cúng và bảo quản thi hài lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh.
Trong bức email đến Danlambao xác nhận vụ việc, nhóm các học viên Pháp Luân Công viết: "5 đệ tử Đại Pháp trong "Pháp Luân Đại Pháp - Thập Tam Chân Truyền Đệ Tử" tử chiến trước lăng Hồ Chí Minh.
Gồm:
1. Nguyễn Tăng Lượng
2. Nguyễn Văn Kiệm
3. Vũ Hồng Tố
4. Nguyễn Doãn Kiên
5. Nguyễn Xuân Trường".
Các video tiếp theo cho thấy hình ảnh lực lượng bảo vệ lăng sau đó đã xuất hiện giựt băng-rôn và xô xát với nhóm các học viên Pháp Luân Công. Có nhiều tiếng la lối, quát tháo không nghe rõ nội dung xen lẫn tiếng còi xe của nhiều người dân qua đường.
https://www.youtube.com/watch?v=aVRW6AGPmnk
Lăng Ba Đình được xem là một biểu tượng quyền lực độc tôn và được sùng bái bởi đảng cộng sản. Bên trong, lăng được dùng để thờ cúng và bảo quản thi hài lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh.
Trong bức email đến Danlambao xác nhận vụ việc, nhóm các học viên Pháp Luân Công viết: "5 đệ tử Đại Pháp trong "Pháp Luân Đại Pháp - Thập Tam Chân Truyền Đệ Tử" tử chiến trước lăng Hồ Chí Minh.
Gồm:
1. Nguyễn Tăng Lượng
2. Nguyễn Văn Kiệm
3. Vũ Hồng Tố
4. Nguyễn Doãn Kiên
5. Nguyễn Xuân Trường".
Các video tiếp theo cho thấy hình ảnh lực lượng bảo vệ lăng sau đó đã xuất hiện giựt băng-rôn và xô xát với nhóm các học viên Pháp Luân Công. Có nhiều tiếng la lối, quát tháo không nghe rõ nội dung xen lẫn tiếng còi xe của nhiều người dân qua đường.
Bị lấy mất băng-rôn, nhóm thanh niên trên đã ngồi thiền tại chỗ để bày tỏ sự phản đối.
Theo tin từ Facebook Duong Doi Soi Da, lực lượng công an sau đó đã cho xe ô tô bắt 4 học viên Pháp Luân Công lên xe, áp giải về trụ sở công an phường Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội.
Có tin nói rằng công an đã hành hung thô bạo những người bị bắt, sau khi một người trong nhóm lên tiếng tố cáo tội ác đảng cộng sản, nêu đích danh ông Hồ Chí Minh là người gốc Tàu, và đồng thời kêu gọi đảng viên cộng sản thoái đảng.
Trong số 5 học viên Pháp Luân Công tham gia căng biểu ngữ trước lăng Ba Đình, một người tên Nguyễn Doãn Kiên là tác giải của các bài viết đã được đăng trên Danlambao như:
Sao lại sợ nói sự thật?
Sợ điều gì mà không nhận bản góp ý của dân?
Khu vực quảng trường Ba Đình có đội ngũ nhân lực bảo vệ vô cùng hùng hậu, được quản lý bởi Bộ Tư lệnh bảo vệ lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Chi phí để duy trì và bảo vệ lăng không được đảng cộng sản tiết lộ.
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Theo tin từ Facebook Duong Doi Soi Da, lực lượng công an sau đó đã cho xe ô tô bắt 4 học viên Pháp Luân Công lên xe, áp giải về trụ sở công an phường Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội.
Có tin nói rằng công an đã hành hung thô bạo những người bị bắt, sau khi một người trong nhóm lên tiếng tố cáo tội ác đảng cộng sản, nêu đích danh ông Hồ Chí Minh là người gốc Tàu, và đồng thời kêu gọi đảng viên cộng sản thoái đảng.
Trong số 5 học viên Pháp Luân Công tham gia căng biểu ngữ trước lăng Ba Đình, một người tên Nguyễn Doãn Kiên là tác giải của các bài viết đã được đăng trên Danlambao như:
Sao lại sợ nói sự thật?
Sợ điều gì mà không nhận bản góp ý của dân?
Khu vực quảng trường Ba Đình có đội ngũ nhân lực bảo vệ vô cùng hùng hậu, được quản lý bởi Bộ Tư lệnh bảo vệ lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Chi phí để duy trì và bảo vệ lăng không được đảng cộng sản tiết lộ.
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com