Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Lượm lặt - “Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Vai trò – vị trí chiến lược của Hoàng Sa (PT). - “Không lên tiếng cho thế giới biết thì sẽ không ai giúp ta đòi lại Hoàng Sa” (MTG). - Vũ lực không đem lại chủ quyền (ĐS&PL). - 4 hoạt động lớn ghi dấu ‘Trung Quốc cướp Hoàng Sa’ (Infonet).
Chủ quyền Biển Đông  -(BBC)  – Việt Nam phải sử dụng biện pháp pháp lý thay cho ngoại giao?   — TQ lại ‘giăng bẫy’ về chủ quyền trên Biển Đông -(TVN)    —  Quy định mập mờ, TQ tạo cớ kiểm soát Biển Đông  -(VNN)
Từ Hoàng Sa nghĩ về Biển Đông   -(BBC) -Thạc sỹ Hoàng Việt Gửi cho BBCVietnamese.com từ TP HCM  – Ý kiến cho rằng kịch bản Hoàng Sa năm 1974 luôn có thể diễn ra trong tương lai, nhưng có thể dưới những hình thức khác.   —  Mâu thuẫn Biển Đông đang nóng lại?  -(BBC)
TQ phản bác chỉ trích của Nhật Bản về quy định đánh bắt cá  -(VOA)

Cùng ký tên phản đối Trung Quốc 40 năm đánh chiếm Hoàng Sa  -(Trần vinh Dự -VOA)

Trung Quốc phản bác chỉ trích của Nhật về quy định đánh cá trên Biển Đông  -(RFI)   —   Biển Đông và Trung Quốc : Điểm nóng đối ngoại của Việt Nam   -(RFI)   —   Quan hệ Mỹ-Trung gặp thêm sóng gió do vấn đề Biển Đông  -(RFI)   —   Hoàng Sa: Hiến chương LHQ không cho phép thụ đắc lãnh thổ bằng bạo lực  -(RFI)
Sóng gió Biển Đông phép thử sự chính trực  -(RFA)  -Chỉ sau tác phẩm Nguyên Khí một thời gian ngắn, tiểu thuyết Sóng gió Biển Đông của nhà văn Hoàng Minh Tường lại không thể ra mắt vào dịp kỷ niệm 40 năm ngày mất Hoàng Sa mặc dù đã được Cục xuất bản cho phép.
Vinashin ‘có lãi hàng nghìn tỉ đồng’  -(BBC)   —   ‘Mở rộng điều tra’ vụ Bầu Kiên  -(BBC)   — Đề nghị tử hình hàng chục bị cáo  -(BBC)
Thủ tướng chủ trì Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam-Campuchia  -(RFA)   —  Quốc hội đề nghị cho kết hôn đồng giới  -(RFA)
Việt Nam khẩn cấp phòng chống dịch H7N9   -(RFA)


Xu hướng chính trị năm 2014  -(Nguyễn hưng Quốc -VOA)
Cái ác lộng hành  – (Huy Phương -NV)

Trung Quốc muốn đánh chiếm đảo Thị Tứ   – SGTT.VN – Nếu Trung Quốc chiếm được đảo này và xây dựng lực lượng không quân, hải quân bất hợp pháp ở đó, họ sẽ dễ dàng kiểm soát (trái phép) toàn bộ Biển Đông.   —  Giáo sư Úc: Lệnh cấm đánh cá ở biển Đông là hành động cướp biển  -(TN)
Thủ tướng: “Công tác phòng chống tham nhũng vẫn chưa đạt yêu cầu”   -(GDVN)    —  Thủ tướng đã cắt bao nhiêu “ung nhọt” tham nhũng?  -(VnEc)   —  Vì sao “con voi” lại lọt “lỗ kim” trong vụ Huyền Như?  -(VnEc)   —   Thủ tướng lý giải sân golf Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành  -(VnEc)
Thủ tướng: Kiểm soát chặt tài sản của đối tượng tham nhũng  -(VNN)   —  Kê khai tài sản cán bộ: Ra tòa, vào tù mới bị lộ  -(VNN)
Kỳ lạ những nghề làm thuê chỉ có ở Việt Nam (VNN) – Bỡi vậy cho nên ” VN khác, người ta khác”.
“Tôi quá hiểu cơ chế này”  -(TT)-  Trả lời câu hỏi về việc kiểm soát đầu tư công, bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư cho rằng: “Một trong những nguyên nhân góp phần vào việc lạm phát là chúng ta chi tiền đầu tư công quá mức. Hiệu quả đầu tư công thấp, ai chịu trách nhiệm? Chúng ta đã có nhiều cơ chế chưa chặt chẽ. Tôi làm rất lâu trong lĩnh vực kinh tế, rất lâu ở địa phương. Tôi quá hiểu cơ chế này. Trung ương phân bổ thế nào, chạy chọt thế nào tôi biết hết. Bây giờ tôi lên làm bộ trưởng, tôi thấy lạ nhiều địa phương không biết gì cả nhưng chúng ta phân cấp quá mạnh cho các địa phương. Cơ chế chúng ta là cho tiền cho những người không biết gì mà quyết định”.
Ông Bộ trưởng mà nói như thế , thì bao nhiêu năm rồi những người lãnh đạo và quản lý đất nước này làm gì!!? quản lý cái gì???không lẽ áp dụng Ba Không???   >> Lập lại trật tự đầu tư công   >> Ngân sách đang trong tình trạng “giật gấu vá vai”  -Cho nên ai có quyền muốn làm gì thì làm miễn sao Ghế chắc Tiền nhiều là tất cả, Dân không nghèo đói mới là chuyện lạ :  “Gạo cứu đói” và những phiên tòa “ngàn tỉ”  -(TT)
“Tôi chống tiêu cực tới cùng”  -(TT)  -Trong ba năm liền, hằng ngày bà Nguyễn Thương Mến, 64 tuổi, ngụ xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh đến UBND xã quan sát, ghi nhớ và… tố cáo những vi phạm của cán bộ xã.
Hành trình trên nước Mỹ audio  – TT – Trước khi sang Mỹ, chúng tôi gửi email cho các học giả quan tâm đến vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và…
Thông điệp đầu năm của thủ tướng  -(RFA)    —    Cơ hội chót của Thủ tướng   -(RFA)  -Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cố gắng cải thiện hình ảnh của ông với công chúng qua thông điệp “đổi mới”. Nhưng đây có thể là cơ hội cuối cùng nếu như chính phủ do ông lãnh đạo tiếp tục chỉ nói mà không làm. Nam Nguyên ghi nhận một số thông tin liên quan.
Kiện Trung Quốc Việt Nam được gì?  -(RFA)
40 năm Hoàng Sa bị cưỡng chiếm :   “Không lên tiếng cho thế giới biết thì sẽ không ai giúp ta đòi lại Hoàng Sa”   -(MTG)  -Ngày 11.1, các học giả của Quỹ nghiên cứu biển Đông và nhóm Biển Đông tại Pháp đã soạn thảo “Thư gửi Liên Hiệp Quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa” nhằm nhắc với thế giới về hành vi cưỡng đoạt của Trung Quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam và tìm mọi cách yêu cầu Trung Quốc đưa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế. Ngày 14.1, báo điện tử Một Thế Giới đã đã trao đổi về sự kiện này với Thạc sĩ Công pháp quốc tế Nguyễn Thái Linh hiện đang sống tại Ba Lan.
Việc đánh động cho cả Thế giới  (nhắc lại chớ ai cũng biết) về việc Trung cộng ăn cướp Biển Đảo Đất của Việt nam là việc cần làm và làm liên tục .Các Tổ chức Đồng Bào VN ở Quốc nội cũng như Quốc ngoại lên tiếng, báo động…là điều rất cần , hôm nay có muộn nhưng có còn hơn không- Có điều dù rằng những Tổ chức của Đồng Bào ta có làm mạnh đi nữa thì xét về mặt Quốc gia và Quốc tế thì Việt nam có một Chính phủ cầm quyền hẳn hoi và cả Thế giới công nhận , thì về mặt pháp lý…Quốc tế thì dù muốn hay không , cái Nhà nước CHXHCN VN là một thực tế hiện hữu hiện nay, cho nên những lãnh đạo cao cấp ( Thủ tướng, Tổng BT đảng CSVN , CT nước, CT Quốc hội) phải lên tiếng công khai và chính thức trước cộng đồng Quốc tế , trên Diễn đàn LHQ… mới có tác dụng mạnh mẽ , chúng ta nên công nhận thực tế này , còn việc “nội bộ” của VN chúng ta là khác- Còn mấy Ông Bà Lãnh đạo này cứ ngậm câm như hến, hay nói lòng vòng tránh né….thì khó có tác dụng thực tiễn , và nhất là bọn gián điệp , bọn phản động Việt gian bán nước làm tay sai Bắc kinh nó sẽ tìm mọi cách làm “phản tác dụng” công sức của các Tổ chức Đồng bào ta.
   Kinh nghiệm “nín thinh” hồi năm 1974 của Lãnh đạo VNDCCH và MTGPMN  là Bài học cay đắng của Chúng ta gây hậu quả cho đến hôm nay và Trung cộng cứ lấn lần tới và tuyên bố hăm dọa, chưởi bới….VN ta khi nay – Nếu từ Chính phủ tới Đồng Bào VN quyết tâm, dứt khoát, công khai , rành mạch…. thì đố Trung cộng dám- Nhất là ĐCSVN và Chính phủ CHXHCN VN làm cho kỳ được thì Trung cộng không ăn hiếp , nhưng cứ quỳ mọp sợ nó thì nó làm tới- Cứ bảo Trung cộng là nước lớn, ta nhỏ…để quanh co thì tại sao cứ hô đánh Tây , đánh Mỹ, đánh Nhật…, vậy mấy Quốc gia này nhỏ à – Cứ đà lấn lướt và những hành động khi nay của Bắc kinh và hệ thống truyền thông của Trung cộng thì chúng ta muốn lấy lại được Hoàng sa Trường sa, làm chủ thực tế Biển đông của ta chắc Đồng bào ta phải đổ máu mới lấy lại được và nhất định được, dù điều này Đồng Bào ta không ai muốn cả- Lợi dụng việc Dân chủ, Nhân quyền…các “thế lực phản động- Bọn Việt gian” nó còn đem chuyện Thái Lan , Đông Âu ,Châu Phi… ra để dọa cho những người VN yếu bóng vía, tham ăn , ngồi nhà mát ăn bát vàng , bóc lột Đồng Bào để có nhiều Vàng Đô phè phỡn….để thấm nhuần tinh thần cầu bại , bán nước , dù mất nước  cũng đành chịu , cứ có ăn là được.- Trung cộng hăm đánh Trường sa không phải nó nói suông đâu , nó đánh đấy , lúc đó thì liệu mà giữ của thu vén mấy chục năm nay chạy ra Ngoại quốc mà ăn cho nó đã, làm kẻ lưu vong vì mất nước, xem thử Thế giới họ đối xử thế nào.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Tôi không có gì để mất…  -(MTG)   —-  Tồn kho thể chế – Nguyễn chính Tâm  -(MTG)
Thủ tướng yêu cầu rà soát quy định phạt báo chí đưa tin sai sự thật -(MTG)  >>> Đồng Nai  :  Tiếp tục điều tra vụ công an nổ súng làm chết dân
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải lại chê EVN  -(ĐV)  — Việt Nam họp bàn hợp tác an ninh biển với 3 nước  -(ĐV)   —  VN thắt chặt quan hệ với Campuchia  -(BBC)   —     ‘Việt Nam đóng vai trò to lớn nhất trong kinh tế Campuchia’  -(ĐV) – Nói kiểu này coi chừng “đại ca” mếch lòng à.   >>>>  Việt Nam đóng tàu cứu hộ tàu ngầm cho Australia   >>>>  Lễ nhập môn của thủy thủ tàu ngầm
Lý luận tỉnh giàu vẫn xin gạo… cứu đói  -(ĐV)   —-   Lý giải việc CSGT mắc bệnh tâm thần tăng  -(ĐV)
Cần xin ‘cấp trên’?  -(BBC) -  Khía cạnh pháp lý quanh lời khai của ông Dương Chí Dũng.   >>>  Liệu đã hết ‘tắm từ vai xuống’?   —-  Tại sao chưa khởi tố bị can?  -(BBC /nghe)   —    Giáo sư Thuyết bình về lời khai ông Ngọ  -(BBC /nghe)
Phản ứng người dân đối với chính sách sở hữu toàn dân năm 2013  -(RFA) -Tình trạng khiếu kiện đất đai của người dân bị thu hồi một cách phi pháp vẫn kéo dài mãi đến nay. Trong năm qua, hiện trạng đó lại diễn ra một cách sôi động.

Từ “cavalière” của Pháp ngày xưa đến “cave” của Hà Nội hôm nay…  -(Hoàng ngọc Tuấn -RFA)
Nếu mọi tín đồ tôn giáo đều “thực hiện tốt chủ trương của Đảng”… -(Hoàng ngọc Tuấn -RFA)
Phạm Thanh Nghiên – Phỏng vấn về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa.    -(DL)

Kiến nghị cải cách thể chế, nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp của ĐBQH để chống tham nhũng   -(DL)

Nguyễn Vạn Phú – Chia đều hay chia không đều?   -(DL)

Hồ Thu Hồng – Ai là siêu lừa?   -(DL)   —-   http://danluan.org/tin-tuc/20140114/linh-phuong-bien-khoc-hoang-sa-khoc-que-nha”>Linh Phương: Biển khóc Hoàng Sa – khóc quê nhà   -(DL)

Phạm Chí Dũng – Đồng sàng Bắc Kinh – Hà Nội: Nỗi bi thiết từ nợ công   -(DL)

Nguyễn Văn Thạnh – Những nhận định từ vụ việc (6): Giá trị cộng đồng – nỗi niềm cá nhân   -(DL)

Phạm Dũng – 3 truyện cực ngắn nghe lỏm từ Trung Quốc   -(DL)

Thông báo về lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa tại Hà Nội vào Chủ Nhật 19/1/2014   -(DL)

KINH TẾ
Ế vẫn hoàn ế, 2014, xe máy dìm nhau giảm giá  -(VEF)   —  Vụ tết ế ẩm, điềm báo xe máy 2014 thê thảm  -(VEF)   —  Sau sữa bột, Fonterra thu hồi 9.000 chai kem tươi nhiễm E.coli  -(GDVN)
Nở rộ những chiêu “thụt két” tiền tỉ của nhân viên ngân hàng -(GDVN)
Kinh tế khó khăn, làng bánh chưng lớn nhất HN đìu hiu trước Tết -(GDVN)   —   Bó tay với hàng Trung Quốc nhiễm độc  -(TN)
“GĐ kí liều” và bài học cay đắng về mô hình chuyển đổi   -(Tamnhin)  -Kết quả của sự chuyển đổi, xóa sổ Tổng đội TXXP 4 (Tân Kỳ, Nghệ An) ngoài việc làm cho hàng trăm hộ dân bơ vơ, thì doanh nghiệp mới thành lập cũng trở nên bất lực, trở thành doanh nghiệp “treo” và đứng trước nguy cơ phá sản.

VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Học mà không thi là… xa xỉ   -(TVN)   —  Vụ trường ĐH Chu Văn An: Chi bộ có phải là … nhà đầu tư?  -(GDVN)
Để biết người học nghĩ gì  -(TN)   —  Môn lịch sử lớp 4 – học cũng không vô!  -(TT)
Lạm dụng giấy ướt có thể gây hại cho trẻ  -(VNN)
Cô giáo ở Bắc Giang bị tung ảnh sex lên mạng là giáo viên giỏi, đạo đức tốt  -(TN)
Bộ GD&ĐT chưa sẵn sàng trao quyền tự chủ tuyển sinh?  -(GDVN)   >>>  Sở GD&ĐT Quảng Trị: Đề ra chỉ tiêu xếp loại để ngăn ngừa thành tích?
Video: Hàng trăm người vây kín UBND xã phản đối “phá trường xây chợ”  -(GDVN)

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG

Lừa 4.000 tỷ: Huyền Như đã ‘rải tiền’ ra sao?  -(VNN) -Trong phần bào chữa, các luật sư cho rằng bị cáo Huyền Như và các bị hại trong vụ án đều có lỗi. Trong số gần 4.000 tỷ đồng chiếm đoạt, Huyền Như đã “rải” hết 2.600 tỷ đồng và hiện vẫn còn nợ hơn 1.000 tỷ đồng. Suốt quá trình diễn ra phiên tòa, người nghe không khỏi “choáng” trước cách người đàn bà này chi tiền.
Đấy, thế này là đồng ăn chia chớ sao gọi đến mức “siêu lừa” ??? Lừa ai, ai lừa?- Lừa là khi nào không bỏ 2.600 tỉ mà vay được 4.000 tỉ mới là “siêu lừa”, tâng bốc Huyền Như quá đáng để hòng đổ tội một mình cô ta,  là do Cô ta lừa.- Tay chủ Phương nam Sóc trăng cũng “lừa” 1.600 tỉ đấy.- Lừa cỡ đó không hà, sao mà ngân hàng dễ lừa thế nhỉ , Vậy Bà con ta xúm nhau đi lừa Ngân hàng mỗi người vài triệu xài cho đỡ khổ.
Kì án trộm dê: Tranh luận nảy lửa !Chịu thật! Tòa án kiểu gì đây? có xứ nào như thế này không??? –
“Tố tụng kỳ cục, cáo trạng kỳ khôi, xử xong là kỳ tích”  -(TT) - Vụ”Kỳ án trộm dê” xử 14 phiên.
Lửa bao trùm 800 m2 Nhà máy giày, 16 người chết  – TTO – Ngày 14-1, ít nhất 16 người đã thiệt mạng trong một vụ hỏa hoạn tại một nhà máy giày ở huyện Thái Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc).

QUỐC TẾ
ÐGH tấn phong các Hồng y để phản ánh tính đa dạng của Giáo hội  -(VOA)
Lại biểu tình lớn ở Thái Lan  -(BBC)   —  Đối lập Thái Lan phong tỏa Bangkok để buộc Thủ tướng từ chức  -(RFI)   —Cam Bốt thả một tài phiệt Nga bị Matxcơva đòi dẫn độ -(RFI) —   Thái Lan, Cam Bốt : Mâu thuẫn của các phong trào xuống đường -(RFI)   —   Ngày đầu tiên đóng cửa Bangkok  -(RFA)   —   Thái: Phe biểu tình bắt đầu chiến dịch Đóng cửa Bangkok  -(RFA)
Thủ đô Bangkok tê liệt vì biểu tình  -(VOA)
2013 : Hơn 1500 người Bắc Triều Tiên trốn qua Hàn Quốc -(RFI)   —   Chỉ có 1500 người Bắc Hàn đào thoát trong năm 2013  -(RFA)   — Nam Hàn mong muốn thúc đẩy hợp tác với Ấn Độ   -(RFA)   —Nhật Bản muốn tham gia tập trận chung với Mỹ, Ấn Độ  -(VOA)
Cầu nguyện cho hòa giải ở Triều Tiên và hòa bình ở Syria  -(RFA)   —  Nga Mỹ kêu gọi ngưng bắn tại Syria -(RFI)   —  Nga, Mỹ có chung quan điểm về Syria  -(RFA)   —  Mỹ, Nga muốn khuyến khích một cuộc ngưng bắn ở Syria  -(VOA)
‘Thu thập dữ liệu điện thoại của NSA không ngăn được khủng bố’  -(VOA)
Cách mạng Văn hóa : Con gái một cựu lãnh đạo Trung Quốc hối lỗi -(RFI)   —  ADB : Trung Quốc noi gương Nhật Bản chống ô nhiễm -(RFI)
Trung Quốc và Nhật Bản nên cùng nhau hướng về bảo vệ môi trường  -(RFA)   —  Trung Quốc lần đầu thử nghiệm vũ khí siêu thanh  -(VOA)
Thỏa thuận tạm về hạt nhân Iran được áp dụng vào tuần tới -(RFI)   —  Campuchia phóng thích doanh nhân Nga bị Moscow truy nã  -(VOA)
Biểu tình chống chính phủ tiếp diễn ở Bangkok  -(VOA)
Trung Quốc : Chất độc hại được tìm thấy trong quần áo trẻ em  -(RFI)   —  H7N9 : Trung Quốc thông báo hai ca tử vong mới-(RFI)
Manila bán đấu giá nữ trang của Imelda Marcos để giúp dân nghèo-(RFI)  —  Tòa án Cam Bốt không kết tội hai lãnh đạo đối lập-(RFI)

2221. CÁC NHÓM LỢI ÍCH CẢN TRỞ SỰ HÒA GIẢI Ở TÂY TẠNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 07/01/2014
TTXVN (Hong Kong 5/1)
Từ lâu, Tây Tạng luôn là một vấn đề đau đầu đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc và đảng liên tục phải duy trì chính sách “bàn tay sắt” đối với khu tự trị này. Gần đây, trong giới trí thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có những ý kiến đề xuất rằng ban lãnh đạo đảng nên thực hiện chính sách hòa giải hơn đối với Tây Tạng. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc duy trì chính sách cứng rắn đối với Tây Tạng nằm trong lợi ích của một nhóm quan chức và các nhóm lợi ích đã cản trở sự hòa giải ở Tây Tạng. Thời báo châu Á trực tuyến vừa đăng bài viết về vấn đề này của chuyên gia nghiên cứu Thubten Samphel, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Tây Tạng thuộc Chính quyền Trung ương Tây Tạng ở Dharamsala, Ấn Độ. Dưới đây là nội dung bài viết:

Sự quan liêu trong việc chống chủ nghĩa ly khai của Trung Quốc hiện bị phản đối kịch liệt. Lần này cuộc chiến chống ly khai của bộ máy quan liêu trong Đảng Cộng sản Trung Quốc đang chuyển hướng chống lại các học giả thuộc các cơ quan nghiên cứu của đảng này, những người dám kiến nghị rằng sự thỏa hiệp và hòa giải với Đạtlai Lạtma là điều cần thiết vào thời điểm hiện nay, khi mà đã đến lúc coi như vị thủ lĩnh tinh thần của người Tây Tạng chuẩn bị “tái sinh”.
Đây không phải là một cuộc xung đột nội bộ của bộ máy quan liêu. Đó là một cuộc tấn công trực diện với những vụ đấu súng lớn. Cả trong và ngoài Trung Quốc đều đưa ra những lời phản đối, những giọng điệu kêu gọi “không đáp lại”, bộ máy quan liêu chống ly khai hiện đang tham gia một cuộc khẩu chiến lớn một chiều.
Vào ngày 22/10/2013, Văn phòng Thông tin Quốc Vụ viện Trung Quốc đã công bố Sách trắng về sự phát triển và tiến bộ của Tây Tạng. Thông điệp lần này cũng giống như tất cả những thông điệp trong các Sách trang mà Bắc Kinh công bố trước đây về vấn đề này. Tây Tạng trước đây phải chịu đựng chế độ nông nô phong kiến và chế độ thần quyền. Tây Tạng mới ngày nay, theo những tuyên bố trong Sách trắng, đã “đạt được sự tự do, bình đẳng và nhân phẩm” và “được hưởng đầy đủ những thành quả của nền văn minh hiện đại.
Tuy nhiên, có một chút vấn đề. Sách trắng mới nhất phàn nàn rằng “Đạtlai Lạtma 14 và bè lũ lưu vong của ông ta đang tiến hành các hoạt động ly khai trong một thời gian dài để phá hoại sự phát triển và ổn định của Tây Tạng… Họ đã đưa ra cái gọi là khái niệm về Đại Tây Tạng và quyền tự trị cao, điều mà trên thực tế lại đi ngược lại các điều kiện hiện nay của Trung Quốc và vi phạm Hiến pháp cùng các bộ luật có liên quan”.
Tạp chí Cầu Thị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong số xuất bản thứ 21 của năm 2013 đã đăng một bài viết dài của ông Trần Toàn Quốc, Bí thư Đảng ủy Khu Tự trị Tây Tạng, trong đó kêu gọi thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt hơn để ngăn chặn toàn bộ dòng thông tin trực tuyến giữa Tây Tạng và thế giới bên ngoài. Gần như không thể chống lại sức ảnh hưởng của Đạtlai Lạtma ở Tây Tạng, ông Trần Toàn Quốc đã đặt ra cho mình một mục tiêu cao vời vợi trong cuộc chiến chống Đạtlai Lạtma. Ồng Trần Toàn Quốc nhấn mạnh: “Chúng ta phải giáo dục và hướng dẫn các cán bộ, những người dân thường của các dân tộc khác nhau phân biệt được Phật giáo Tây Tạng với Đạtlai Lạtma 14 và phân biệt Đạtlai Lạtma 14 với tên gọi Đức Đạtlai Lạtma để họ có ý thức thực hiện rõ ràng việc chống lại bè lũ của Đạtlai Lạtma 14″.
Việc phân tách Phật giáo Tây Tạng với Đạtlai Lạtma 14, ngay cả đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng là một vấn đề vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, việc cố gắng để xóa bỏ sự liên kết Đạtlai Lạtma 14 khỏi các bài viết về Đức Đạtlai Lạtma dường như là sự tuyệt vọng vô cùng đối với bộ máy quan liêu chống Đạtlai Lạtma của Trung Quốc. Điều đó cũng giống như việc cố gắng đế chia tách Đức Giáo hoàng ra khỏi đạo Thiên Chúa.
Công việc của bộ máy quan liêu chống Đạtlai Lạtma giống như việc cố gắng để chia tách cố Chủ tịch Mao Trạch Đông ra khỏi chủ nghĩa Mao hoặc nói rằng Mao Trạch Đông không phải là Chủ tịch Mao Trạch Đông. Đối với những người mong muốn sự tốt đẹp ở Đảng Cộng sản Trung Quốc, họ chỉ có thể nói tới sự may mắn trong công cuộc tìm kiếm tinh thần mới của mình. Tuy nhiên, những phật tử sáng suốt trên toàn thế giới – và có rất nhiều ở Trung Quốc – thấy rằng đằng sau các mục tiêu tinh thần của vị Bí thư Đảng ủy khu tự trị Tây Tạng ẩn giấu một động cơ hết sức đen tối: một cuộc đấu tranh một mất một còn chống lại vị thủ lĩnh tinh thần của người Tây Tạng.
Sự công kích của ông Trần Toàn Quốc và các tài liệu văn bản chính thức khác là nhằm vào độc giả Trung Quốc ở trong nước. Việc giải thích với phần còn lại của thế giới về chính sách cứng rắn hiện nay của Trung Quốc đối với Tây Tạng được giao ông Châu Duy Quần, một nhà đối thoại chính của Trung Quốc với các phái viên của Đạtlai Lạtma từ năm 2002 đến năm 2010.
Trong suốt chuyến công du châu Âu của mình hồi tháng 10/2013, ông Châu Duy Quần, Chủ nhiệm ủy ban Tôn giáo Dân tộc Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân, đã có nhiều cuộc trả lời phỏng vấn với giới truyền thông. Những cuộc phỏng vấn này sau đó đã được đăng tải lại trên các phương tiện truyền thông trong nước của Trung Quốc. Trong một cuộc phỏng vấn, ông Châu Duy Quần cho biết mục đích duy nhất của cuộc họp giữa hai phái viên của Đạtlai Lạtma và Chính quyền Trung Quốc là để “thuyết phục Đạtlai Lạtma chấm dứt các hoạt động ly khai… và tranh luận về cái gọi là vấn đề Tây Tạng”. Ông Châu Duy Quần nói: “Thực tế là số phận và tương lai của Tây Tạng đang nằm trong tay của Trung Quốc”.
Nếu như Đảng Cộng sản Trung Quốc tự tin rằng họ có đúng phương thuốc chữa “căn bệnh đau đầu” Tây Tạng, thì tại sao đảng này không âm thầm mà “chữa trị”? Tại sao còn phải làm ầm ĩ vấn đề này?
Một lý do là hàng loạt vụ tự thiêu đã và đang diễn ra đã nhấn chìm cao nguyên Tây Tạng. Kunchok Tseten, ông bố hai con, là người Tây Tạng đã tự thiêu gần đây nhất vào ngày 3/12/2013 tại khu vực Ngaba thuộc tỉnh Tứ Xuyên, nơi diễn ra hầu hết các vụ tự thiêu của người Tây Tạng. Ước tính có đến 123 người đã tự thiêu trên cao nguyên Tây Tạng kể từ tháng 2/2009. Tất cả đều nhằm kêu gọi việc cho phép Đạtlai Lạtma trở về quê hương cùng sự tự do tại Tây Tạng.
Trước tình trạng các cuộc biểu tình ngày càng bùng phát dữ dội, Đảng Cộng sản Trung Quốc cần giải thích nếu những chính sách của họ ở Tây Tạng là đúng đắn thì lý do xảy ra những vụ tự thiêu là gì? Trong trường hợp này và trong bất kỳ trường hợp sai trái nào khác xảy ra ở Tây Tạng, mũi dùi chỉ trích của Đảng Cộng sản Trung Quốc đều được chĩa vào “bè lũ Đạtlai Lạtma”. Cách rũ bỏ trách nhiệm một cách dễ dàng này đối với những thất bại trong các chính sách về Tây Tạng chứa đầy trọng lượng và sự kết tội đối với công chúng trực tuyến của Trung Quốc. Sự tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Đạtlai Lạtma, người đang buộc các thanh niên Tây Tạng hy sinh tính mạng của họ bằng các vụ tự thiêu, đã kích động một số người trên trang mạng Weibo đặt câu hỏi tại sao Đạtlai Lạtma lại không tự thiêu?
Rất dễ dàng để Đảng Cộng sản che giấu những chính sách thất bại của họ trên cao nguyên Tây Tạng đằng sau bức bình phong chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc. Nó cũng dễ dàng giúp bộ máy quan liêu được cung cấp tài chính đầy đủ để hủy hoại danh dự của người Tây Tạng, những người chỉ yêu cầu được chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ của Trung Quốc đối xử tử tế, lực lượng đã nhấn chìm những tiếng nói vốn đã bị bịt miệng của họ trong sự ầm ĩ của những tuyên bố khoa trương chính thức.
Bất đồng chính kiến nội bộ
Cái khó là làm thế nào để đối phó với những người trong Đảng Cộng sản Trung Quốc đang yêu cầu thay đổi chính sách đối với Tây Tạng. Điều khiển các quan chức phụ trách việc giải quyết vấn đề chính sách Tây Tạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc lo lắng là những đề xuất được đưa ra bên trong tổ chức đảng về việc Trung Quốc nên thể hiện một quan điểm hòa giải hơn đối với Đạtlai Lạtma. Những đề xuất về sự thay đổi trong chính sách, được đưa ra trong các cuộc phóng vấn rải rác, có thể trở thành một tiếng vang và sau đó trở thành một xu hướng. Có nhiều thông tin nói rằng quan điểm này nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong giới trí thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Một loạt phản ứng đáng kể chống lại chính sách cứng rắn của đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Tây Tạng đã được nhen lên bởi Giáo sư Kim Vĩ thuộc Trường Đảng Trung ương ở Bắc Kinh. Hồi tháng 6 và tháng 10/2013, trong những bình luận trên tờ Tuần báo châu, Á, một ấn phẩm bằng tiếng Trung Quốc ở Hong Kong, Giáo sư Kim Vĩ cho rằng việc đối xử với Đạtlai Lạtma như là “kẻ thù” đã khiến cho toàn bộ 6 triệu người Tây Tạng xa lánh Trung Quốc đại lục, bởi những người Tây Tạng tin rằng Đạtlai Lạtma là “Phật sống”. Giáo sư Kim Vĩ nhấn mạnh: “Đạtlai Lạtma là chìa khóa để giải quyết vấn đề Tây Tạng”.
Ý tưởng của Giáo sư Kim Vĩ trong việc tái thiết lập liên lạc với Đạtlai Lạtma là nhằm giành được sự hợp tác của vị thủ lĩnh tinh thần Tây Tạng trong việc xác định người kế nhiệm ông để cho phép Bắc Kinh bổ nhiệm một Đạtlai Lạtma theo sự lựa chọn của mình nhằm ổn định sự cai trị của Trung Quốc trên cao nguyên Tây Tạng và tránh tình trạng bối rối trước việc có 2 Đức Đạtlai Lạtma.
Đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, những người đang cố gắng tìm kiếm các sự lựa chọn chính sách thay thế khác để giải quyết vấn đề Tây Tạng theo cách hiệu quả nhất, đề xuất của Giáo sư Kim Vĩ có thể là khá hợp lý, thậm chí rất có sức thuyết phục. Tuy nhiên những đề xuất đó đã khiến bộ máy quan liêu chống ly khai của Đảng Cộng sản Trung Quổc nổi giận. Vì sao vậy?
Lý do là vì chức năng của bộ máy quan liêu chống ly khai của Đảng Cộng sản Trung Quốc là bất di bất dịch. Cuộc chiến chống chủ nghĩa ly khai của Trung Quốc đòi hỏi một lực lượng gồm ít nhất 400.000 cán bộ – được lựa chọn từ đảng, chính phủ và quân đội – những người có sự nghiệp phát triển hoặc bị lụi tàn dựa trên mức độ thực hiện cuộc chiến chống các phần tử ly khai tốt hay là kém. Trường hợp của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào là một tiền lệ rõ ràng. Chính sách đàn áp mang tính quyết định của ông Hồ Cẩm Đào đối với các cuộc biểu tình rung chuyển khu vực vào năm 1988 và việc áp đặt tình trạng thiết quân luật ở Lhasa, được đưa ra khi nhà lãnh đạo này còn làm Bí thư Đảng ủy khu tự trị Tây Tạng, đã tạo tiền đề cho cách thức hành xử của Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đối phó với các cuộc biểu tình sinh viên làm rung chuyển Bắc Kinh vào năm 1989 (sau đó dẫn đến sự kiện Thiên An Môn). Ông Hồ cẩm Đào đã được đảm bảo một vị trí trong Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trong những năm tiếp đó để trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc.
Bất kỳ sự hòa giải nào giữa Đạtlai Lạtma và Bắc Kinh cũng đều sẽ khiến cho sự nghiệp của những người tham gia cuộc đấu tranh chống các phần tử ly khai tan theo mây khói.
Bapa Phuntsok Wangyal, hiện sống ở Bắc Kinh, là người sáng lập đảng Cộng sản Tây Tạng. Ông đã tham gia cuộc Vạn lý Trường chinh với vai trò là người phiên dịch cho Đạtlai Lạtma và Chủ tịch Mao Trạch Đông trong giai đoạn từ 1954-1955 và nắm giữ các chức vụ quan trọng trong đảng Cộng sản Tây Tạng. Từ năm 2004 đến năm 2006, ông đã viết rất nhiều thư gửi tới ông Hồ Cẩm Đào, người sau này đã trở thành Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cầu xin sự tiếp cận nhẹ nhàng hơn đối với vấn đề Tây Tạng. Những lá thư này đã được truyền ra ngoài, được dịch sang tiếng Anh và xuất bản tại Ấn Độ. Trong một trong số những bức thư đó, ông Bapa Phuntsok Wangyal có viết: “Những người này sống nhờ vào việc chống chủ nghĩa ly khai, được thăng chức do chống ly khai và họ được lợi bằng cách chống ly khai … Đức Đạtlai Lạtma càng tiếp tục ở lại nước ngoài lâu dài, và sức ảnh hưởng của ông càng lớn thì địa vị và sự giàu có của các nhóm chống ly khai này càng lâu dài… Ngược lại, khi Đức Đạtlai Lạtma khôi phục các mối quan hệ với chính quyền trung ương thì những kẻ này sẽ sợ hãi, căng thẳng và mất đi công việc của mình”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện đang ở vị trí tốt nhất để thay đổi chính sách Tây Tạng cứng rắn của Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình là người không bị vấy bẩn bởi bất kỳ chiến dịch đàn áp mạnh tay nào nhằm vào các cuộc biểu tình của người Tây Tạng. Đối với nhà lãnh đạo Tập Cận Bình, để phát triển một chính sách Tây Tạng mạnh mẽ và lành mạnh dẫn đến sự hòa giải giữa Tây Tạng và Bắc Kinh thì trước hết ông cần phải vượt qua được sự, kháng cự quan liêu và trì trệ trong nội bộ./.

2222. LỘ TRÌNH QUAN HỆ HAI BỜ DƯỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 07/01/2014
TTXVN (Hong Kong 5/1)
Theo tạp chí “Góc rộng” phát hành tại Hong Kong, quan hệ hai bờ Đài Loan đã thoát khỏi nguy cơ chiến tranh, hiện đang bước vào thời kì phát triển hòa bình và đã đạt được một số lợi ích rõ rệt. Sau Đại hội 18, Bắc Kinh bắt đầu tập trung vào vấn đề chính trị giữa hai bờ, thế hệ lãnh đạo khóa mới Trung Quốc mà người đứng đầu là Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã triển khai toàn diện chính sách mới đối với Đài Loan.

Trước buổi hội đàm với ông Tiêu Vạn Trường, đặc phái viên của Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chỉ ra rằng vấn đề bất đồng chính trị vốn tồn tại từ lâu giữa hai bờ cần phải được giải quyết từng bước, không để những vấn đề đó truyền từ đời này qua đời khác. Sau khi lên nhậm chức, ông Tập Cận Bình coi bất đồng chính trị giữa hai bờ eo biển Đài Loan là vấn đề trọng điểm trong nhiệm kì của mình. Vì vậy, chủ đề chính trong cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình và ông Tiêu Vạn Trường đã tập trung vào vấn đề chính trị mà xem nhẹ vấn đề kinh tế, qua đó cho thấy quyết tâm của người đứng đầu Trung Quốc trong việc giải quyết bất đồng chính trị giữa hai bờ eo biển.
Trong buổi hội đàm giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Đặc phái viên Tiêu Vạn Trường, các báo cáo của giới chức Đại lục thể hiện quan điểm và cách lý giải của ông Tập Cận Bình đối với quan hệ hai bờ. Trước hết, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh người dấn Đại lục và Đài Loan hy vọng quan hệ hai bờ sẽ phát triển thêm một bước. Theo nhà lãnh đạo này, hai bên cần kiên trì đi theo con đường đúng đắn là phát triển hòa bình quan hệ hai bờ, đề xướng quan điểm “hai bờ là một nhà”, tăng cường giao lưu hợp tác và cùng thúc đẩy sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa. Sau buổi hội đàm, Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ ra rằng hai bên cần trân trọng cơ hội lịch sử, duy trì xu thế tốt đẹp trong việc phát triển hòa bình quan hệ hai bờ. Quần chúng nhân dân đều hy vọng quan hệ hai bờ đạt được nhiều tiến triển hơn nữa. Hai bên cần thuận theo ý dân, nắm bắt cơ hội, thúc đẩy quan hệ hai bờ phát triển và đạt được thành quả mới.
Đối với cái gọi là “tiến triển hơn nữa”, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định việc tăng cường lòng tin chính trị giữa hai bờ và phát huy hiệu quả của nền tảng chính trị chung là mấu chốt đảm bảo quan hệ hai bờ phát triển hòa bình. Bắc Kinh đã nhiều bày tỏ quan điểm muốn tiến hành hiệp thương bình đẳng với Đài Loan về vấn đề chính trị hai bờ trong khung “một nước Trung Quốc” nhằm đạt được những sắp xếp hợp tình hợp lý. Đối với những vấn đề cần giải quyết trong quan hệ hai bờ, người phụ trách các bộ ngành chủ quản của hai bên cũng có thể gặp mặt trao đổi ý kiến. Đây là lời phát biểu rõ ràng nhất của Chủ tịch Tập Cận Bình cho đến thời điểm này về quan hệ hai bờ, đặc biệt là vấn đề chính trị hai bờ, đồng thời thể hiện rõ hai điểm mấu chốt lớn là “một nước Trung Quốc” và “không thể để những vấn đề này truyền từ đời này sang đời khác”.
Khi nói đến hợp tác kinh tế giữa hai bờ, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh khái niệm “Trung Hoa”. Ông Tập Cận Bình chỉ rõ kinh tế hai bờ đều thuộc nền kinh tế của dân tộc Trung Quốc. Trong tình hình mới phát triển kinh tế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chỉ có tăng cường hợp tác hai bờ mới có thể ứng phó tốt hơn với các thách thức, cần tăng cường xây dựng chế độ hợp tác kinh tế giữa hai bờ và coi trọng hơn nữa việc thúc đẩy hợp tác giữa các ngành nghề.
Có chuyên gia quan sát cho rằng bài phát biểu đi thẳng vào vấn đề chính trị giữa hai bờ lần này của Chủ tịch Tập Cận Bình có ý nghĩa mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm nhất định phải giải quyết bất đồng chính trị giữa hai bờ trong nhiệm kì lãnh đạo của ông Tập Cận Bình. Chuyên gia này tin tưởng trong tương lai Bắc Kinh sẽ tập trung, đồng thời thúc đẩy, phát triển chính trị giữa hai bờ một cách thiết thực, chủ động hơn; ngoài ra, Đài Loan sẽ phải đối mặt với áp lực lớn hơn trong vấn đề chính trị giữa hai bờ.
Trước đó, trong buổi hội kiến ông Ngô Bá Hùng, Chủ tịch danh dự Quốc dân Đảng, Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra ý kiến bốn điểm về việc phát triển thêm một bước quan hệ hai bờ. Nội dung ý kiến là: kiên trì nắm vững cục diện lớn trong quan hệ hai bờ từ lợi ích tổng thể của dân tộc Trung Hoa; kiên trì nắm vững tiền đồ quan hệ hai bờ từ góc độ nhận thức rõ ràng xu thế phát triển lịch sử quan hệ hai bờ; kiên trì thúc đẩy sự tin tưởng lẫn nhau, phối hợp hành động tốt đẹp, gác lại bất đồng, tiến thủ thiết thực; kiên trì thúc đẩy quan hệ hai bờ phát triển toàn diện một cách ổn định.
Sau Đại hội Đảng lần thứ 18, Bắc Kinh bắt đầu tập trung vào vấn đề chính trị giữa hai bờ, thậm chí còn cho biết có thể để người dân thảo luận vấn đề này trước. Để quan hệ hai bờ có đột phá mới, Bắc Kinh đã ban hành nhiều chính sách mới mang đặc sắc thiết thực, đồng thời tiến hành các công tác chuẩn bị về vấn đề liên quan đến Đài Loan.
Ví dụ, việc chính quyền Đại lục bố trí ông Du Chính Thanh, người có gốc gác Đài Loan vào chức vụ Chủ tịch Hội nghị hiệp thương chính trị toàn quốc, đồng thời trực tiếp tham gia các công việc liên quan đến Đài Loan đã cho thấy lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ dốc hết sức nhằm thúc đẩy phát triển vấn đề chính trị trong quan hệ hai bờ.
Tại Diễn đàn hợp tác kinh tế thương mại hai bờ lần thứ 9, ông Du Chính Thanh đã nhắc tới phương châm “4 kiên trì” đối với Đài Loan của Tổng Bí thư Tập Cận Bình. Ông Du Chính Thanh chỉ rõ, việc thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ vĩ đại nhất của dân tộc Trung Quốc từ thời kì cận đại đến nay, đồng thời đã kế thừa, phát huy ý nguyện xưa của nhiều thế hệ, thể hiện lợi ích căn bản của toàn dân tộc. Thông qua sự phấn đấu bền bỉ của toàn thể nhân dân Trung Hoa, viễn cảnh phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa đã toát ra ánh hào quang chưa từng có, việc phát triển hòa bình mối quan hệ hai bờ đã trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng trong công cuộc phục hưng vĩ đại của cả dân tộc. Nhân dân hai bờ cần nhìn thấy được xu thế lớn của sự phát triển thời đại, sự chấn hưng của dân tộc từ trong trào lưu diễn tiến của lịch sử; đồng thời cùng đồng tâm hiệp lực, khắc phục khó khăn, trở ngại, chữa lành các vết thương lịch sử và thực hiện lý tưởng chung của những người con Trung Quốc.
Cùng chấn hưng đất nước Trung Hoa là tập trung những mong đợi tốt đẹp của những người con dân tộc Trung Hoa, dẫn dắt phương hướng tiến lên trong việc phát triển hòa bình quan hệ hai bờ. Nhân dân hai bờ cần căn cứ theo quan điểm “hai bờ – cùng chung một gia đình” để cùng thúc đẩy sự phát triển hòa bình của quan hệ hai bờ, đóng góp sức lực của bản thân vào công cuộc phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa. Ông Du Chính Thanh hy vọng nhân dân hai bờ ghi nhớ sâu sắc sứ mệnh lịch sử là chấn hưng đất nước Trung Hoa, nắm chắc cơ hội lịch sử, tích cực thúc đẩy sự nghiệp phát triển hòa bình quan hệ hai bờ, cùng viết nên trang sử hoàn toàn mới về sự phồn vinh, thịnh vượng của dân tộc Trung Hoa.
Đồng thời, ông Du Chính Thanh chỉ ra tại Hội nghị Trung ương 3 khóa 18, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nghiên cứu vấn đề cải cách sâu sắc, trù tính chung thúc đẩy cái cách ở các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và văn minh sinh thái. “Vòng cải cách lần này có phạm vi rộng, cường độ mạnh và chưa từng có trong lịch sử”. Sự phát triển mới về kinh tế xã hội của Đại lục sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho hợp tác kinh tế cũng như quan hệ hai bờ. Ông Du Chính Thanh cho rằng nhiệm vụ chú yếu hiện nay và trong tương lai sẽ là làm sâu sắc hơn các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và cơ sở xã hội trong việc phát triển hòa bình quan hệ hai bờ, đồng thời nỗ lực mở ra cục diện quan hệ mới.
Tại Diễn đàn hòa bình hai bờ, ông Trương Chí Quân, Chủ nhiệm Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Đại lục cho rằng cần sớm chấm dứt tình trạng “chỉ tập trung vào kinh tế, chưa chú trọng đến chính trị” trong quan hệ hai bờ. Điều này được dư luận xem là Bắc Kinh đang phát đi tín hiệu đối với Đài Loan trong việc triển khai đàm phán chính trị giữa hai bờ. Tại cuộc “Hội đàm Bắc Kinh” của học giả hai bờ được tổ chức hồi tháng 6, Phó Chủ nhiệm Văn phòng các vấn đề Đài Loan thuộc Quốc vụ viện, ông Tôn Á Phu kiến nghị khi nghiên cứu giải quyết vấn đề quan hệ hai bờ cần gác lại bất đồng, tập trung tìm kiếm biện pháp nhằm tháo gỡ vấn đề chính trị. Ông Tôn Á Phu nhấn mạnh dưới nền tảng chính trị cùng thuộc “một nước Trung Quốc” và trong bối cảnh không thể hình thành “hai nước Trung Quốc” hay “một Trung Quốc, một Đài Loan”, có thể thảo luận vấn đề sử dụng công quyền của một số cơ quan trong quá trình giao lưu qua lại giữa hai bờ. Điều này cho thấy Bắc Kinh luôn muốn đạt được những bước đột phá thực sự trong việc thúc đẩy vấn đề chính trị giữa hai bờ.
Hơn 5 năm qua, Đại lục không ngừng nhường lợi ích, song không để xuất hiện cục diện “hòa bình thống nhất”. Theo kết quả một cuộc điều tra ý kiến người dân Đài Loan được tiến hành gần đây, gần 60% người dân cho rằng vận mệnh cuối cùng của Đài Loan là duy trì tình trạng hiện nay. Tuy nhiên, chính sách “không thống nhất, không độc lập, không sử dụng vũ lực” của Tổng thống Mã Anh Cửu lại khiến cho lãnh đạo cấp cao Trung Quốc nổi nóng. Về phía Bắc Kinh, việc thực hiện ưu đãi kinh tế đối với Đài Loan đã sớm tỏ ra không thể thỏa mãn lợi ích cốt lõi hòa bình, thống nhất đất nước. Trong khi về phía Đài Loan, mặc dù ông Mã Anh Cửu luôn nhấn mạnh “duy trì hiện trạng” tiêu cực “không thống nhất, không độc lập, không sử dụng vũ lực” thì cũng vẫn cần nền tảng tin tưởng lẫn nhau về chính trị, quân sự cao độ giữa Bắc Kinh và Đài Loan.
Đối mặt với thế lực mạnh mẽ của Bắc Kinh, Đài Loan ở thế yếu hơn nên không có cách nào khác là dùng cách nói “dân ý chưa trưởng thành” để tạm thời chống đỡ. Ông Mã Anh Cửu thường né tránh vấn đề chính trị, dùng kinh tế để thay thế chính trị, đưa ra lý luận đàm phán chính trị theo nghĩa rộng, cho rằng tất cả các buổi hội đàm kinh tế giữa hai bờ chính là đàm phán chính trị. Theo ông Mã Anh Cửu, không nên vội vàng tham gia đối thoại chính trị hai bờ bởi người dân không có nguyện vọng này, và sự tin tưởng lẫn nhau về quân sự lại càng không nên nhắc đến.
Mặc dù trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, Trung Quốc đại lục và Đài Loan đã đạt được những bước phát triển đáng kể, song ở lĩnh vực quân sự lại không có tiến triển nào. Năm 2005, Trung Quốc thông qua “Luật chống chia rẽ đất nước”, đồng thời tiếp tục bố trí tên lửa nhằm vào Đài Loan khiến cho Đài Loan vô cùng lo sợ. Báo cáo đánh giá sức mạnh quân sự Trung Quốc trong mấy năm gần đây của Mỹ cũng rêu rao số tên lửa của Trung Quốc đại lục nhằm vào Đài Loan tăng mạnh, khiến Đài Loan gia tăng cảm giác không an toàn. Chính bởi vậy, mặc dù chính sách của Bắc Kinh đối với Đài Loan và chính sách mới của Đài Loan đối với Trung Quốc đại lục đã giảm bớt khả năng xảy ra xung đột quân sự ở mức độ lớn, song rất nhiều người vẫn lo lắng đối với hòa bình giữa hai bờ. Vì vậy, trong mối quan hệ qua lại giữa hai bờ, Bắc Kinh nên tiến hành giao lưu ở lĩnh vực quân sự trước nhằm xây dựng lòng tin về quân sự, kết thúc tình trạng đối lập tồn tại suốt hơn 60 năm qua. Chính quyền đại lục tin tưởng Đài Loan sẽ trông đợi và dễ dàng tiếp nhận vấn đề này.
Một số phân tích cho rằng đối thoại chính trị giữa hai bờ phải đối mặt với các trở ngại tương đối lớn. Những trở ngại này chủ yếu xuất phát từ 2 phương diện:
Thứ nhất, sự phản đối, kìm hãm của phe màu lục do Đảng dân tiến đứng đầu ở Đài Loan. Đến nay, với tư cách là đảng đối lập lớn nhất, Đảng dân tiến vẫn kiên trì “Đài độc” (Đài Loan độc lập) – lập trường quyết định thái độ cơ bản trong vấn đề hiệp thương, đối thoại chính trị hai bờ của đảng này, tức là kiên quyết phản đối, ngăn cản bằng mọi cách. Mấu chốt của vấn đề không chỉ có vậy, xuất thân của Đảng dân tiến là những thường dân nên năng lực xây dựng đề tài thảo luận cũng như khả năng xúi giục dân chúng giỏi hơn Quốc dân đảng vốn giữ vị thế cầm quyền. Trong bối cảnh đại đa số người dân Đài Loan nghiêng về quan điểm duy trì hiện trạng quan hệ hai bờ, bất kì động thái lớn nào của Quốc dân đảng đều có thể bị Đảng dân tiến xuyên tạc thành bán Đài Loan hay đầu hàng… làm cho Quốc dân đảng, vốn đang đứng trước khó khăn, khó có thế chống đỡ được. Thêm vào đó, xét về góc độ thực lực của đảng cầm quyền, khoảng cách giữa Đảng dân tiến và Quốc dân đảng không lớn, tỉ lệ ủng hộ của người dân trong mấy cuộc bầu cử gần đây cho thấy tỉ lệ ủng hộ Đảng dân tiến vào khoảng 45%. Đây là những nhân tố mà Chính quyền Mã Anh Cửu phải lo lắng, từ đó biến thành trở ngại trong nội bộ Đài Loan khi tiến hành đối thoại hiệp thương về chính trị hai bờ.
Thứ hai, sự kiềm chế của các thế lực quốc tế trong đó có Mỹ. Chính quyền Mã Anh Cửu với chủ trương “thân Mỹ, hữu hảo với Nhật Bản và hòa thuận với Đại lục”, thà phán đoán thái độ thực tế của Chính phủ Mỹ thông qua những hành động chứ không dựa vào lời nói của nước này để lựa chọn chính sách tiếp theo với đại lục, thậm chí Đài Loan còn lý giải “quan điểm thực tế” của Mỹ thành “thà khuynh tả không khuynh hữu” để duy trì khoảng cách đối với Đại lục nhằm củng cố hình ảnh thân Mỹ của Đài Loan để Mỹ yên tâm hơn, từ đó nhận được nhiều hơn sự ủng hộ của nước này.
Đài Loan là một xã hội mà ở đó sự đối địch giữa “màu lam” (do Quốc dân đảng đứng đầu) và “màu lục” (do Đảng dân tiến đứng đầu) vô cùng gay gắt, trong đó phe màu lục do Đảng dân tiến đứng đầu với chính sách phản đối và kìm hãm quan hệ với Đại lục lại có ảnh hưởng rất lớn đối với mong muốn của người dân. Trong khi đó, nguyện vọng của người dân có sự chia rẽ, bất đồng đã dẫn đến thực tế là khi suy xét các vấn đề có liên quan ông Mã Anh Cửu không thể không lo ngại, dè dặt. Đối với ông Mã Anh Cửu, sự kìm hãm của các thế lực bên ngoài, trong đó có Mỹ, không thể nói là không đáng quan tâm, đặc biệt sự kìm hãm của Mỹ còn khiến cho các lãnh đạo Đài Loan phải cúi đầu thì Mã Anh Cửu cũng không ngoại lệ.
Bắc Kinh hiểu rõ, hoàn cảnh khó khăn của ông Mã Anh Cửu do hai trở lực nói trên gây ra, do vậy quyết tâm chờ đợi thời cơ thay đổi, từng bước thúc đẩy phát triển quan hệ hai bờ, bước đầu thực hiện chính sách “đàm phán kinh tế trước, chính trị sau”. Áp lực của Trung Quốc đại lục đối với Đài Loan trong vấn đề đàm phán chính trị hòa bình “lúc cương lúc nhu”, từ chính sách “một Trung Quốc” thời Ngô Bá Hùng đến chính sách không hạn chế “giao lưu qua lại giữa nhân dân hai bờ” thời Mã Anh Cửu có thể thấy Trung Quốc đại lục rốt cuộc sẽ đưa Mã Anh Cửu vào phạm vi đã định để Đại lục có thể lấy lại quyền phát biểu ở hai bờ. Tuy nhiên, nếu như đổi chính sách “đàm phán kinh tế trước, chính trị sau” thành chính sách “chỉ đàm phán kinh tế, không nhắc đến chính trị” thì Trung Quốc đại lục không thể khoan nhượng. Quan hệ giữa hai bờ là công việc của hai bờ, chứ không phải của Mỹ, càng không phải của các phần tử chủ trương “Đài Loan độc lập”. Việc Tổng Bí thư Tập Cận Bình đề cập trực tiếp đến vấn đề chính trị cho thấy sự tin tưởng quan hệ hai bờ sẽ đạt được đột phá mới.
Cho dù có bao nhiêu khó khăn song quyết tâm giải quyết bất đồng chính trị giữa hai bờ của Bắc Kinh rất kiên quyết. Một số chuyên gia quan sát cho rằng sau khi ông Tập Cận Bình lên nhậm chức, thế hệ lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đi đến nhận thức chung về chính sách đối với Đài Loan, nghĩa là càng chú trọng hơn nữa đến quan hệ “chi phí” và “lợi ích”, đồng thời cùng với việc Đại lục không ngừng “đầu tư” cho Đài Loan, thì “lợi nhuận” mà Đài Loan báo đáp lại nên phù hợp với “chi phí” của Đại lục. Gần đây việc Bắc Kinh liên tiếp có những phát biểu về hai bờ đã cho thấy ông Tập Cận Bình dự định cùng tính nợ chính trị và nợ kinh tế trong vấn đề này. Song, “lợi ích” mà Bắc Kinh mong đợi cũng chính là sự đột phá trong thảo luận chính trị và sự tin tưởng trong lĩnh vực quân sự.
Ông Mã Anh Cửu luôn thể hiện sự kháng cự đối với đối thoại chính trị hai bờ. Trong buổi trả lời phỏng vấn báo chí hồi tháng 4/2013, khi được hỏi về vấn đề “liệu hai bờ có triển khai đối thoại chính trị”, ông Mã Anh Cửu đã trả lời rằng Trung Quốc đại lục muốn “tìm kiếm sự phát triển trong ổn định” đối với quan hệ hai bờ và không tạo ra bất kì áp lực nào đối với Đài Loan… Thời cơ đối thoại chính trị giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục vẫn chưa chín muồi, “vẫn chưa có ý kiến thống nhất, do vậy cần gì phải vội vàng”. Ông Mã Anh Cửu còn cho biết thêm, “trước đây đã đàm phán được 18 thỏa thuận, ít nhiều vấp phải vấn đề chính trị song đều đã giải quyết xong, nếu như phải tiến hành đối thoại chính trị thì phải nói cái gì?” Từ những phát biểu và thái độ này của ông Mã Anh Cửu có thể thấy ông ta không có hứng thú đối với đối thoại chính trị hai bờ, thậm chí còn thấy khó chịu.
Tuy nhiên, sau cuộc gặp thượng đỉnh không chính thức giữa hai nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc và Mỹ tại Sunnylands, California hồi tháng 6/2013 ông Mã Anh Cửu có lẽ đã ý thức được rằng nếu như tiếp tục đứng ở “bờ bên kia” hoặc “vùng nước nông” thì không thể giải quyết được vấn đề “vùng nước sâu” trong quan hệ hai bờ. Quan hệ hai bờ phát triển đến “vùng nước sâu” sẽ không thể tránh khỏi vấn đề chính trị nhạy cảm cũng như đề cao sự tin tưởng lẫn nhau về chính trị.
Ông Mã Anh Cửu cho biết dân số của Trung Quốc đại lục gấp 56 lần dân số Đài Loan, diện tích lãnh thổ gấp hơn 200 lần, trong bối cảnh như vậy để duy trì quan hệ cân bằng giữa Đại lục và Đài Loan, hai bên không thể cạnh tranh về lực lượng mà cần phải phát huy trí tuệ để tìm ra điểm chung, gác lại tranh chấp và cùng giành được thắng lợi.
Tại buổi lễ kỷ niệm ngày quốc khánh 10/10 ở Đài Loan (kỉ niệm thành công Cách mạng Tân Hợi, thành lập Trung Hoa dân quốc), ông Mã Anh Cửu đã thừa nhận hai bờ cùng thuộc Trung Hoa, quan hệ hai bờ không phải quan hệ quốc tế, đồng thời nhấn mạnh hai bờ cần thông qua hiệp thương để tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau về chính trị. Ông Mã Anh Cửu cũng cam kết sẽ tăng cường lòng tin chính trị giữa hai bờ eo biển, điều này đi ngược hoàn toàn với thái độ trước đây về đối thoại chính trị hai bờ.
Từ những thay đổi của ông Mã Anh Cửu có thể thấy cùng với sự phát triển sâu sắc trong quan hệ hai bờ, áp lực phải tiến hành đối thoại chính trị với Trung Quốc đại lục của Chính quyền Mã Anh Cửu ngày càng lớn. Mã Anh Cửu nhận thức được rằng thời đại sau Hiệp định khung về hợp tác kinh tế hai bờ (ECFA), quan hệ hai bờ eo biển không thể tránh được xu thế phát triển từ “vùng nước nông” sang “vùng nước sâu”. Nếu như ông Mã Anh Cửu tiếp tục sử dụng phương thức trước đây là đứng ở “bờ bên kia” hoặc “vùng nước nông” để giải quyết được vấn đề “vùng nước sâu” trong quan hệ hai bờ, điều này hiển nhiên không thể thành công.
Ngoài ra có phân tích cho rằng sự thay đổi thái độ đối với đối thoại chính trị hai bờ của ông Mã Anh Cửu ngoài nguyên nhân bên ngoài còn có một nguyên nhân quan trọng khác đó là nhu cầu khẳng định, theo đuổi định vị lịch sử của ông Mã Anh Cửu. Theo một nguồn tin thân cận với ông Mã Anh Cửu, ông này luôn theo đuổi định vị lịch sử, đặc biệt sau khi tái đắc cử ông ta đã chú trọng nhiều hơn đến sự đánh giá của bên ngoài đối với bản thân. Có phân tích cho rằng nếu hai bờ kí thỏa thuận hòa bình thì chính sách hai bờ của ông Mã Anh Cửu rất có khả năng khiến ông ta đạt được giải Nobel Hòa bình. Thái độ gần đây của ông ta lại một lần nữa khiến mọi người liên tưởng đến khát vọng đoạt giải Nobel của ông Mã Anh Cửu.
Tuy nhiên, sau đó ông Mã Anh Cửu đã có buổi trả lời phỏng vấn báo Washington Post”, khi phóng viên hỏi: “Liệu hai bờ có khả năng tiến hành đối thoại chính trị trong nhiệm kỳ của ông hay không?”. Ông Mã Anh Cửu đã trả lời: “Về việc Trung Quốc đại lục hy vọng thảo luận thỏa thuận hòa bình với Đài Loan, người dân Đài Loan vẫn có chút lo lắng, cho nên hai năm trước, khi đưa ra vấn đề này chúng tôi có nói rằng tốt nhất nên trải qua một lần bỏ phiếu của người dân để quyết định, nếu mọi người ủng hộ thì mới có thế dễ dàng triển khai các thảo luận có liên quan”.
Trên thực tế, hơn 20 năm nay, các cuộc điều tra dân ý của ủy ban các vấn đề đại lục của Đài Loan đối với quan hệ hai bờ cho thấy gần 80%, có lúc hơn 80% người dân ủng hộ duy trì hiện trạng “không thống nhất, không độc lập, không sử dụng vũ lực”, “chúng tôi cho rằng điều này sát thực với mong muốn chính đáng của người dân Đài Loan”. Thái độ của ông Mã Anh Cửu phần nào cho thấy đối thoại chính trị hai bờ cần thông qua bỏ phiếu toàn diện? Sắp xếp như vậy quả thật khó có thể tưởng tượng được.
Đồng thời, Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan, ông Nghiêm Minh lại nói rằng: “quan hệ hai bờ là quan hệ đối địch”. Điều này có ý gì? Viện trưởng Viện hành chính (Thủ tướng Chính phủ) Giang Nghi Hoa trả lời rằng Nghiêm Minh phụ trách quân sự quốc phòng, về vấn đề quân sự quốc phòng quả thực tồn tại tình trạng căng thẳng hoặc đối địch nên câu trả lời của ông Nghiêm Minh không có gì sai.
Trên thực tế, ông Mã Anh Cửu chỉ còn đương nhiệm hơn 2 năm, trong thời gian này Mã Anh Cửu phải đối mặt với 2 cuộc bầu cử lớn nên thời gian, không gian của ông đều có hạn. Đối với Đài Loan ở thế phòng thủ, trong cuộc đấu mà tương quan lực lượng ngày càng mất cân bằng thì việc lựa chọn tiếp tục giằng co tuyệt đối sẽ không mang lại bất kì lợi ích gì cho bản thân, thậm chí dẫn đến việc hai bên đều thiệt hại. Hơn nữa, cho dù kết quả của cái gọi là “tranh giành chiến lược” ra sao rốt cuộc chỉ là trò chơi của các chính khách, đối mặt với hạnh phúc và lợi ích của người dân hai bờ lại có lí do gì để tiếp tục “trò chơi” này.
Có phân tích nước ngoài chỉ ra hơn 5 năm nay quan hệ hai bờ phát triển mạnh mẽ, xu thế tổng thể tốt đẹp là một thực tế không thể tranh cãi. Giống như Tưởng Hiếu Nghiêm đã nói, “chúng tôi chấm dứt tình trạng không có gì, chúng tôi có tất cả”. Tuy nhiên, khi quan hệ hai bờ phát triển sâu sắc hơn thì không có cách nào né tránh một số vấn đề có liên quan đến chính trị, an ninh. Đài Loan muốn vĩnh viễn tránh các vấn đề này, “nghịch nước” ở vùng nước nông là không thực tế. Việc tránh tranh chấp cũng chưa chắc có thể khiến quan hệ hai bờ tiếp tục phát triển về phía trước. Nếu như các vấn đề này không được giải quyết thỏa đáng, không những quan hệ hai bờ sẽ đình trệ không phát triển, thậm chí cục diện hòa bình không dễ dàng có được cũng có khả năng sẽ bị đẩy lùi, các nhà chính trị của Trung Quốc đại lục và Đài Loan đều nhận thức được vấn đề này.
Trong cuộc cạnh tranh mới giữa hai bờ, Bắc Kinh chiếm thế thượng phong trong “cuộc thi đấu kéo co” về đàm phán chính trị hòa bình hơn nữa. Câu nói “một thế hệ có trách nhiệm của một thế hệ” của ông Ngô Bá Hùng cũng cho thấy thế hệ người Đài Loan sẽ không “không có bất kì động thái nào” đối với vấn đề này. Được biết trước khi đến Quảng Tây tham gia Diễn đàn, ông Ngô Bá Hùng đã có buổi hội kiến đặc biệt với ông Mã Anh Cửu. Chuyến thăm Trung Quốc đại lục lần này có hàm ý thay mặt ông Mã Anh Cửu truyền đi quan điểm của lãnh đạo Đài Loan. Những tin tức được tiết lộ trong lời phát biểu của ông Ngô Bá Hùng trên thực tế cũng cho thấy sợi dây thắng lợi trong cuộc đấu “kéo co” về nội dung đàm phán giữa hai bờ đã từng bước bị kéo về phía Đại lục./.

2224. Sao đột nhiên Trung Quốc lại hành xử hung hăng?

LA Times
Tác giả: Gary Schmitt
Người dịch: Huỳnh Phan
10-01-2014
Xi Jinping
Bắc Kinh đang bỏ việc giấu mình và gây ra sóng gió trong khu vực.
Khó mà tin rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc (TQ) không dự định phản ứng tiêu cực từ các nước láng giềng và Hoa Kỳ khi tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không quá rộng trên biển Hoa Đông cuối tháng 11. Nhưng điều đó nẩy ra câu hỏi tại sao các lãnh đạo này lại hành xử theo cách như vậy khi mà Trung Quốc có quá nhiều vấn đề trong nước cần quan tâm cấp bách, và khi mà sự tăng trưởng tiếp tục và khả năng TQ đối phó với những vấn đề đó phụ thuộc vào một trật tự quốc tế ổn định. Sao lại chọn đấu đá giờ này?
Thật vậy, trong nhiều năm qua, Bắc Kinh chú trọng đưa ra những lời lẽ tốt đẹp về việc Trung Quốc “trỗi dậy hoà bình”. TQ lập luận rằng không giống như sự trỗi dậy của các cường quốc khác, việc Trung Quốc chuyển lên vị trí các nhà nước – dân tộc hàng đầu sẽ không đi kèm với sự đấu tranh nhằm dịch chuyển bá quyền.
Những người đối thoại với phương Tây cho biết, về mặt này TQ sẽ không theo bước chân của Đức thời Wilhelm, Đế quốc Nhật Bản hoặc Mỹ hồi thập niên 1890. Hành vi của TQ bị chi phối bởi lời khuyên của cựu lãnh đạo Đặng Tiểu Bình rằng TQ sẽ “không tìm cách dẫn đầu” và sẽ “duy trì vẻ yếu kém”. Khi chưa tới lúc có thể thể hiện ưu thế, Đặng Tiểu Bình khuyên tốt nhất là TQ nên “giấu mình chờ thời”.
Với lý do chính đáng. Bước nhảy vọt đáng kể của TQ từ nước nghèo khó lên nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới đã có thể thực hiện được nhờ một trật tự kinh tế quốc tế mà TQ đã và đang tận dụng hết mức. Bắc Kinh có mọi lý do để không giết con ngỗng vàng toàn cầu hóa bằng việc chuyển sự chú ý của các cường quốc khác trong khu vực từ thương mại và kinh doanh sang các vấn đề an ninh và vũ khí. Cũng không ai có thể nghĩ rằng hiện nay TQ sẽ muốn thách thức Hoa Kỳ vì chính sức mạnh và sự lãnh đạo của Mỹ chủ yếu đã giữ hệ thống giao thương thế giới hoạt động mạnh qua việc giữ cho mọi nước đều được sử dụng chung các tài sản chung lớn của thế giới và ngăn không để các cuộc chiến tranh thảm khốc giữa các cường quốc lớn xảy ra.
Vì vậy, một lần nữa, sao lại hành động hung hăng bây giờ?
Một câu trả lời mà các nhà TQ học đưa ra có tính quan liêu: Quân đội buộc tôi làm điều đó. Lập luận ở đây là các nhà lãnh đạo dân sự của TQ, những người luôn luôn tìm cách tăng thêm hậu thuẫn cho chính họ trong các phe phái tranh giành nhau của Đảng Cộng sản, theo đó sẽ cho phe quân sự nhiều nguồn lực hơn và sự linh động hơn để thu hút sự hậu thuẫn đó.
Nhưng không có bằng chứng vững chắc làm chỗ dựa cho giả thuyết này, và nó đi ngược lại với những gì chúng ta biết về cách mà các quốc gia độc đảng vận hành. Đặt những kẻ có súng và xe tăng nằm dưới tầm kiểm soát của lãnh đạo đảng là một tiền đề cai tri mà không có quan chức cấp cao nào của Đảng Cộng sản TQ cố ý bỏ qua. Và từ khi nắm lấy quyền lèo lái đảng vào tháng 10/2012, Chủ tịch Tập Cận Bình đã cho thấy rất ít nghi ngờ về việc ai sẽ phụ trách các vấn đề quân sự và an ninh.
Lập luận khác được đưa ra để giải thích hành vi gần đây của TQ liên quan đến sự yếu kém của Mỹ. Trong năm 2009, với sự suy thoái kinh tế lớn đang diễn tiến, cách tiếp cận có tính chiến lược lớn của chính quyền Obama đối với Bắc Kinh đã được người TQ nhìn như là một dấu hiệu của sự lùi bước của Hoa Kỳ. Thảo luận vào thời điểm đó của các quan chức cấp cao Mỹ về một G-2 có thể có và việc Tổng thống Obama tuyên bố rằng “mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và TQ sẽ định hình thế kỷ 21,” làm cho “nó cũng quan trọng như bất kỳ mối quan hệ song phương trên thế giới” có vẻ để thuyết phục người TQ rằng, sự trỗi dậy của họ lên vị trí đứng đầu có thể xảy ra nhanh hơn so với dự kiến do sự suy giảm nhanh hơn của Mỹ.
Cách lập luận đó chỉ tăng lên khi kế hoạch “xoay trục” sang châu Á của chính phủ đã bị cắt xén do ngân sách quốc phòng sụt giảm và thỏa thuận đối tác thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TTP) sẽ được ký kết sớm bất cứ lúc nào còn thiếu chắc chắn.
Tuy nhiên, sự yếu kém thấy được đó của Mỹ không phải là toàn bộ câu chuyện, ngay cả khi nó là một phần quan trọng. Cái cũng nằm trong sự tham vọng của TQ. Các nhà lãnh đạo TQ muốn đất nước của họ là một cường quốc, họ muốn TQ có tiếng nói chiếm ưu thế trong khu vực giống như thời họ là đế quốc trong quá khứ. Những phát biểu và xuất hiện đầu tiên nhất của Tập Cận Bình là để khơi động “giấc mơ Trung Hoa”, và chính dưới sự giám sát của ông mà hộ chiếu TQ với bản đồ chìm bao gồm vùng lãnh thổ do Nhật Bản, Việt Nam, Philippines và Ấn Độ đòi hỏi chủ quyền đã được phát hành.
Theo quan điểm của Bắc Kinh, Hoa Kỳ là kẻ đi xía vào chuyện người khác trong khu vực và là trở ngại chính để họ đạt tới mục tiêu chiếm ưu thế. Và, cũng giống như các cá nhân, các quốc gia có thể ghen tị và căm hận đối với những nước nào mà họ cho là đứng cản đường, ngay cả khi các quan hệ kinh tế và thương mại là trọng yếu. Chúng ta chỉ phải nhớ lại động lực giữa Đức thời Wilhelm và Anh trong những năm dẫn đến chiến tranh thế giới để đánh giá đúng sự cần thiết phải đề ra các chính sách đối mặt với thực tế này để tránh một thảm họa tương tự.
Khi Đặng Tiểu Bình nói, TQ nên làm ra vẻ yếu kém nhưng nói cho rốt ráo là chỉ cho đến khi họ thấy an toàn để thể hiện sức mạnh của mình một cách công khai. Chúng ta có thể đặt câu hỏi liệu TQ đã đạt đến điểm đó chưa. Nhưng đó là vấn đề với những tham vọng lớn, chúng rất khó để dập tắt hoặc rút lại.
Nếu chúng ta phải dự đoán thì việc đối phó với Bắc Kinh trong năm tới là không có vẻ dễ dàng hơn chút nào, nếu không thế thì thậm chí còn có thể khó khăn hơn.
Gary Schmitt là giám đốc Trung tâm Ware Marilyn về Nghiên cứu An ninh tại Viện Doanh nghiệp Mỹ
Nguồn: LA Times

2225. Tháng chạp này, càng nhớ về “Những người Tháng Chạp”

Nguyễn Nguyên Bình
12-01-2014
Bây giờ đang là tháng chạp ta, tháng có bao công việc bộn bề của “năm hết Tết đến” trong tập quán ta xưa nay.Vậy mà, cứ nói đến hai chữ tháng chạp là lại nhớ đến cụm từ “Những người Tháng Chạp”, dù cho những bài học liên quan đến cụm từ đó mà thày Đỗ Hồng Chung giảng cho chúng tôi  về giai đoạn lịch sử huy hoàng của văn học nước Nga thế kỉ 19 ấy, cách nay đã lâu lắm. “Những người Tháng Chạp” là ai? Đó là những trí thức, nhà văn, nhà thơ hàng đầu của nước Nga (mà phần lớn xuất thân từ tầng lớp quý tộc hoặc bản thân vốn là quan chức trong cung đình) thế kỉ 19, như Rưlêep, Gribaedop, Puskin, Secnưxepxky, Lecmantop, Nhecraxop…

Nhân dân Nga đương thời đã gọi họ là lãnh tụ, là thày giáo, là người bảo vệ nhân dân vì họ đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thức tỉnh nhân dân, thức tỉnh thời đại, lập ra một diễn đàn công khai chống lại chế độ chuyên chế tàn bạo của các Sa hoàng. Họ cũng là những người sẵn sàng tuẫn đạo, sẵn sàng hi sinh vì nhân dân, vì đất nước. Tên tuổi họ gắn với một sự kiện chấn động nước Nga xảy ra vào ngày 14 tháng chạp năm 1925 (theo lịch Nga) tại thủ đô của nước Nga thời đó là thành phố Petecbua. Ngày hôm đó được xếp đặt để nhà độc tài Nikolai đệ nhất đăng quang Hoàng đế (người tiền nhiệm của Nikolai là Alecxandr đệ nhất, cũng là một nhà độc tài-mà trong thơ Puskin từng gọi là “nhà độc tài du đãng”) tại quảng trường chính của thành phố. Một số đơn vị hải, lục quân gồm hơn 3000 người được điều động đến để bảo vệ buổi lễ đăng quang và thay mặt quân đội tuyên thệ trung thành với nhà vua. Khi mọi việc đã sẵn sàng: nhà vua, tổng giám mục, tổng đốc thành phố đã ra lễ đài… thì, bỗng nhiên, toàn thể đội ngũ quân nhân đã hô vang: “Từ chối tuyên thệ! Phản đối tuyên thệ! Yêu cầu hiến pháp! Yêu cầu dân chủ! Dân chủ muôn năm”…Cùng lúc đó, nhân dân Pêtecbua gồm cả thợ thuyền, nông nô, dân nghèo thành thị cũng hưởng ứng, ủng hộ binh lính và ào tới quảng trường. Bị tấn công bất ngờ, Nga hoàng Nikolai đã phải điều kị binh đến chống đỡ, hai bên giao tranh quyết liệt. Nga hoàng lại phải dùng các thủ đoạn vừa dụ dỗ vừa đe dọa nhưng nhân dân và lực lượng khởi nghĩa vẫn không nao núng, vẫn tiếp tục chiến đấu cho đến khi Nikolai cho pháo binh nã đạn vào đám đông, làm chết rất nhiều người, bắt đi hầu hết các lãnh tụ của khởi nghĩa. Lịch sử gọi đó là cuộc khởi nghĩa tháng chạp do các nhà trí thức Nga khởi xướng. Khởi nghĩa bị dập tắt, tiếp theo là các lãnh tụ bị đàn áp khốc liệt (Rưlêep bị treo cổ, Gribaedop, Puskin, Secnưxepxki…bị đày ải và sau đó còn bị ngầm sát hại) nhưng tinh thần các nhà cách mạng Tháng chạp vẫn không nao núng, họ vẫn bền bỉ đấu tranh, các thế hệ “Những người Tháng Chạp” vẫn nối tiếp nhau lên tiếng, và họ đã đạt được một mục tiêu: đó là vào năm 1961, Nga hoàng đã buộc phải tuyên bố bãi bỏ chế độ nông nô (vào thời Nga hoàng Alecxandr đệ nhị). Không những thế, “Những người Tháng Chạp” Nga còn sáng tạo ra một điều kì diệu khác: họ đã đóng góp rất nhiều tác phẩm, khiến cho văn học Nga thế kỉ 19 có một tốc độ phát triển phi thường – mà như một nhà văn lớn người Đức đã nói:  Nếu trước thế kỉ 19, văn học Nga còn khép nép “như một nữ sinh không thuộc bài” khi đứng trước văn học Phương Tây (như văn học Anh, Pháp, Đức, Tây ban nha), thì đến thế kỉ 19, nền văn học đó đã xuất hiện chững chạc “như một bà giáo”. (Các tác phẩm của Puskin, Lec man top, Tônxtôi, Tuocghenhep, Gô gôn, Tsekhop… chẳng phải là đã được xếp vào hàng kinh điển của văn học thế giới đó sao?).
Cách nay hơn 40 năm, người viết bài này từng được thày giáo hướng dẫn viết những khóa luận và luận văn lấy đề tài từ thơ và văn xuôi của Puskin. Puskin tuy không có mặt trực tiếp tham gia cuộc Khởi nghĩa Tháng chạp ở Petecbua nhưng lịch sử đã ghi nhận chính ông là một người mang tinh thần “Những người Tháng chạp” sâu đậm nhất. Nhiều năm trước khi nổ ra cuộc khởi nghĩa Tháng chạp, những bài thơ chống độc tài chuyên chế của ông (dù không được xuất bản công khai, chỉ lưu truyền như kiểu “lề trái” ngày nay trong dân gian) đã đủ khiến Nga hoàng AlecxandrI nổi cáu, rít lên: “Những bài thơ của nó (Puskin) đang tràn ngập nước Nga. Tất cả bọn thanh niên mất dạy đều đọc nó. Phải lập tức tống cổ nó đi Xibir!”  Thực tế Nga hoàng đã đày Puskin xuống miền Nam nước Nga nên ông mới không thể tham dự khởi nghĩa; và chính nhà thơ cũng đã thẳng thắn xác nhận trước mặt Nikolai I rằng, nếu ở Petecbua thì nhất định sẽ đứng trong hàng ngũ những người khởi nghĩa…
Trước kia, khi viết khóa luận và luận văn tốt nghiệp về văn thơ Puskin, ngoài việc loay hoay trình bày những kiến giải về thủ pháp nghệ thuật trong thơ văn, về những nhân vật điển hình mà ông đã xây dựng được… tôi cũng ca ngợi tinh thần công dân trong thơ ông, cũng có liên hệ đến “tinh thần công dân” của thế hệ mình, cho rằng mình nếu học tập tinh thần ấy thì phải thể hiện tốt trong phong trào “thanh niên ba sẵn sàng”, chấp nhận mọi sự phân công của Tổ chức, tự nguyện làm bánh xe, đinh ốc trong bộ máy xã hội, để góp phần nhỏ bé vào công cuộc chống Mỹ cứu nước và xây dựng CNXH v.v..
Mấy chục năm sau, cái thời mà mọi công dân nước Việt đều say sưa “ăn lý tưởng, uống tương lai, xài hi vọng” đã từ từ lặng lẽ trôi xa. Đến nay, công dân VN này cũng đã từng trải, đã tự mình suy ngẫm, đã nhìn cuộc sống xã hội nhiều chiều hơn… Giờ đây, đọc lại Puskin, thấy không những chỉ có tình cảm tôn trọng, khâm phục về văn tài và khí phách của nhà thơ mà còn có thêm sự đồng cảm một cách sâu sắc với những gì nhà thơ thể hiện. Giờ đây, đã thấy quá ngạc nhiên: sao thời đại mình đang sống nó lại giống với thời đại của Puskin đến thế? Những câu thơ xưa của Puskin cứ vang lên mồn một bên tai:
                   “Ôi nhìn bất cứ về đâu ta cũng thấy,
                     Những gông cùm xiềng xích với roi da”
Có phải đó là những câu thơ mà Puskin nói đến những cảnh cưỡng chế ruộng đất trong tay người nông dân cần cù chăm chỉ một nắng hai sương ở Vụ Bản, Văn Giang, Tiên Lãng, hay những cảnh công nhân đình công bị chủ cho xe hơi cán qua người, những công nhân đấu tranh với chủ đòi quyền dân sinh cho cộng đồng bị người của chính phủ bắt giam, hay việc những người dân bị tra tấn, bức cung oan uổng hàng chục năm trời, hay nói về cả người đã từng là anh hùng đã đem no ấm về cho hàng ngàn hộ gia đình mà cũng bị tước đoạt, vu cáo, hãm hại, hay những người dân chỉ mới bị tình nghi thôi mà khi vào đồn công an thì là người sống, ra khỏi đồn thì đã là xác chết?
Những câu thơ khác, nói lên ước vọng của nhà thơ:
             “Tôi muốn ca ngợi tự do cho trần thế
              Tôi muốn đập vào những thói xấu tham lam
              Đang nghiễm nhiên ngự trị trên ngai vàng”
Nghe sao lại cứ giống với những ước mong của rất nhiều nhà trí thức, nhà văn nhà thơ đang viết trên “lề trái” lưu truyền trong dân gian và trên mạng Internet?
Những câu thơ khác nói về nội hàm tư tưởng tự do của Puskin:
               “Chỉ nơi nào có liên minh chặt chẽ
                 Giữa tự do và pháp luật nghiêm minh
                 Đưa mộc lên che chở mọi chúng sinh,
                 Trao thanh kiếm vào tay người trung thực
                  Để trừng phạt, không phân chia đẳng cấp,
                  Bất cứ kẻ nào gây tội ác tham lam.
                 Chỉ nơi nào tự do với luật hình
                 Không e sợ, không mắc điều tham nhũng
                 Thì nơi ấy lê dân không thê thảm,
                 Không lao đao dưới trướng của đế vương…”
Thiết nghĩ, với bài thơ này, chỉ cần thay từ “đế vương” bằng từ “cấp trên” thôi, thì liệu có thể phân biệt nổi những vần thơ viết từ thế kỉ 19 ở nước Nga với thơ viết trong những năm đầu thế kỉ 21 ở Việt Nam? Tư tưởng của nhà thơ sao giống như một giải pháp đến thế? Chỉ cần “người ta” quan tâm tiếp thu và vận dụng thì quả thật nó có thể giải quyết ngay được những vấn đề đang gây bức xúc cho toàn xã hội ở ta! Nhưng mà… tiếc thay…
Còn có một bài thơ quan trọng trong dòng thơ trữ tình công dân của Puskin mà bất cứ giáo trình văn học Nga nào cũng không thể không nhắc tới , đó là bài “Những câu chuyện thần thoại đêm Noel”, bài thơ này Puskin viết vào năm 1818 dưới thời Nga hoàng Alecxandr đệ nhất:
               “Hoan hô! Nhà độc tài du đãng
                 Cưỡi ngựa phi nhanh về nước Nga
                 Đấng cứu thế khóc ré lên thê thảm
                 Cả nhân dân theo chúa khóc òa…
                Mẹ Maria vội ôm người, nựng nạt:
               “ Đừng khóc, con, đừng khóc, thiên thần
                Ngáo ộp đấy, vua Nga, ngáo ộp!”
                Vua bước ra dõng dạc truyền rằng:
               “Hỡi nhân dân của cả nước Nga
                Hãy biết rằng toàn thế giới đã biết
               Ta đã may chiến phục cho ta
               Theo kiểu nước Áo, theo kiểu Đức.
                Hãy vui lên, dân chúng, hãy vui lên
                Ta no, ta khỏe, ta béo tròn
                 Bọn viết báo ca ngợi ta trên báo
                 Ta uống, ta ăn, ta hứa hão
                 Và việc công ta chẳng nhọc nhằn.
                 Hỡi nhân dân, hãy biết thêm rằng
                 Rồi mai kia ta còn quyết định:
                 Đưa tên Lavrôp về hưu,
                 Tống cổ tên Xôt đi chữa bệnh,
                 Thay tên Gôtgôn bằng luật hình
                 Và rủ lòng từ bi của kẻ quyền binh
                 Cho con người quyền của chính mình”
                 Đứa bé vui sướng quá,
                 Bỗng nhảy cẫng trên gường
                “Điều đó có thực chăng, không đùa chứ mẹ?”
                 Bà mẹ vỗ về bé
                “ À ơi nhắm mắt đi
                 Đức vua kể cho nghe
                 Chuyện thần thoại hay tuyệt. Thôi ngủ đi, ngủ đi”
Những ngày tháng chạp này, thật khó để không nghĩ: sao bài thơ lại giàu tính thời sự đến thế? Thật khó để không liên tưởng đến hiện tượng đang gây xôn xao hiện nay, đó là sự xuất hiện của một bản thông điệp đầu năm nhiều hứa hẹn dân chủ, cũng của một nhà độc tài (xin lỗi, bỏ đi cái từ du đãng khó nghe, nhưng cái từ nhà độc tài thì hơi khó bỏ bởi chính tay ông ta đã kí nhiều văn bản vi hiến và hạn chế nhiều quyền chính đáng của người dân). Puskin xưa đã không hề ngần ngại, bác bỏ ngay lập tức lời tuyên bố “cho con người quyền của chính mình” của Nga hoàng, thẳng thừng gọi đó chỉ là chuyện thần thoại vì ông thừa biết bản chất Alecxandr I là độc tài đến tận kẽ răng. Và thực tế chứng minh rằng Puskin đã đúng: từ khi nhà độc tài tuyên bố những ý tưởng dân chủ đến khi ông ta chết, thời gian có tới sáu năm mà chế độ độc tài chuyên chế vẫn không mảy may thay đổi, kịp đến khi Nikolai I lên thay, chế độ ấy còn ác độc và tàn bạo hơn. Còn bây giờ, dư luận xôn xao là phải, bởi nước Việt Nam ngày nay không chỉ có một ông vua, mà có những mười mấy ông vua, mức độ độc tài và quyền lực của các ông vua còn là ẩn số, vì vậy xã hội còn đủ cả hi vọng, tuyệt vọng lẫn hoài nghi. Sự tuyệt vọng, có lẽ không có gì khó hiểu ở những người đã từng nuôi nhiều hi vọng và đã từng nhiều lần thất vọng. Còn sự hi vọng, thậm chí vui mừng chờ đợi thì sao? Theo thiển ý của người viết bài này, thì đó cũng không có gì là lạ. Những người (chân chính) biểu thị vui mừng và hi vọng vào những lời hứa nghe rất mới mẻ về tự do dân chủ kia, chắc không phải là vì nhẹ dạ cả tin, mà vì lòng độ lượng, muốn “gợi từ tâm với kẻ sa cơ”. Nhiều người đã đề xuất cả ý định sẽ không hồi tố những tội trạng làm khổ nhân dân, làm nghèo đất nước của các ông vua, một khi họ biết hồi tâm chuyển ý, thực lòng quay về với nhân dân. Muốn tha thứ hết để đổi lấy một đất nước thật sự tự do dân chủ trong hòa giải dân tộc (Xét cho cùng, dù không thu hồi được mấy tỉ đô la từ tay bọn tham nhũng mà đổi lấy một chế độ thật sự dân chủ, ở đó đến vua cũng không thể tiếp tục tham nhũng được nữa, thì cái giá vẫn còn là rẻ). Chấp nhận cho một ông vua thêm cơ hội và thời gian để thực hiện lời hứa, cũng chưa hại gì. Như vậy, là quả bóng vẫn đang ở phía vua rồi, trách nhiệm là ở họ đấy. Thế còn, một khi cả dân tộc thì sẵn lòng chờ đợi (nhưng không thể là đến những sáu năm như trong thế kỉ 19) mà các ông vua lại vẫn chỉ cho nhân dân nghe “câu chuyện thần thoại đêm NOEL”, lúc đó tình hình sẽ ra sao, liệu có ông vua nào đoán được? Biết đâu sẽ có một ngày, những đơn vị binh lính vốn bị buộc phải trung thành với các nhà vua, lại bỗng hô vang: Từ chối tuyên thệ! Yêu cầu Hiến pháp! Yêu cầu dân chủ! ???
Ngày mười hai tháng chạp năm Quý Tỵ

2226. Thông báo về lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa

No-U FC
1
Hoà chung không khí tưởng niệm của nhân dân Việt Nam trên toàn thế giới.
Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Dựa trên quyền con người cơ bản là quyền tự do bày tỏ quan điểm, bao gồm quyền tự do bày tỏ lòng yêu nước, tự do thờ phụng và tưởng nhớ những chiến sĩ đã hi sinh bảo vệ Tổ quốc.

Với thực tế không thể chối cãi là Trung Quốc đã xâm lược, chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và đang tiếp tục gây hấn, xâm lấn và thôn tính nước ta một lần nữa.
Chúng tôi kêu gọi đồng bào hãy tham gia Lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa 17-19/01/1974!
Thời gian: Từ 8h30 – ngày 19/01/2014
Địa điểm: Tại tượng đài Lý Thái Tổ – Hồ Gươm – Hà Nội
Hãy đến với chúng tôi để chứng tỏ với cộng đồng quốc tế Hoàng Sa mãi mãi là của Việt Nam, để tưởng nhớ các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc và để khẳng định chúng ta không sợ hãi trước bất kỳ sự đe doạ nào khi bày tỏ lòng yêu nước của mình!
Đề nghị UBND thành phố Hà Nội cùng các lực lượng chức năng đảm bảo an toàn cho buổi lễ, không tổ chức lễ hội, hát hò, vui chơi thể thao trong khu vực quanh Hồ Gươm và không cản trở, gây khó dễ cho những người tham gia buổi tưởng niệm này.
17-19/01/1974 – Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa
Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên!
Anh em No-U Hà Nội
Trân trọng kính báo!

2227. TRUNG QUỐC TÌM CÁCH KIỂM SOÁT TRIỀU TIÊN

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 07/01/2014
TTXVN (Hong Kong 6/1)
Theo báo mạng Asia Sentinel, báo cáo mới công bố của một tổ chức hòa bình quốc tế vừa tiết lộ rằng Trung Quốc đang tìm cách kiểm soát nước láng giềng Triều Tiên của họ.

Báo cáo phân tích của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết Trung Quốc đang chơi một trò chơi chiến lược tương đối phức tạp và thận trọng với đồng minh ngang bướng Triều Tiên của họ. Trung Quốc nỗ lực kiềm chế quyết tâm của Bình Nhưỡng tăng cường năng lực hạt nhân của họ trong khi mở rộng các mối quan hệ kinh tế của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng với một tốc độ chưa từng có tiền lệ.
Bản báo cáo phân tích dài 80 trang có nhan đề “Chính sách Triều Tiên của Trung Quốc: Quan hệ kinh tế và Giải giáp Vũ khí hạt nhân”, đã được viết bởi Mathieu Duchatel, Giám đốc Dự án Trung Quốc và An ninh Toàn cầu của SIPRI và Phillip Schell, một chuyên gia nghiên cứu thuộc Chương trình Kiểm soát Vũ khí và Không phổ biến vũ khí Hủy diệt hàng loạt của SIPRI. Công trình này ra đời sau một quãng thời gian hai tác giả tiến hành nghiên cứu 4 năm về các mối quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Tài liệu này đã mô tả sự ủng hộ lặng lẽ đối với các mục đích của phương Tây ở Triều Tiên hơn là những điều thường được nhận thấy trên truyền thông chính thống.
Tình hình ở Triều Tiên hiện nay chưa có gì rõ ràng. Mới đây nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un đã cách chức và xử tử người chú rể của mình là Jang Song-Thaek, người từ lâu luôn được coi là “quan nhiếp chính” của Kim Jong-Un. Truyền hình Nhà nước Triều Tiên đã phát đi những hình ảnh ông Jang Song-Thaek đã bị hai nhân viên an ninh lôi ra khỏi chỗ ngồi của mình, một hành động làm bẽ mặt chưa từng thấy đối với một quan chức cấp cao ở Triều Tiên. Những tuần gần đây cũng đã lan tràn những thông tin về các vụ hành quyết đối với các cựu quan chức cấp cao khác ở Triều Tiên. Ông Jang Song-Thaek, cùng với các trợ thủ không được nêu tên của ông này, hôm 8/12 đã bị cáo buộc một loạt tội danh, trong đó có các tội tham nhũng, quan hệ bất chính với phụ nữ và bán các tài sản quốc gia với một cái giá rẻ mạt.
Những sự kiện này khiến cho các độc giả theo dõi vấn đề Triều Tiên hoàn toàn mù mịt. Người ta cũng không biết Trung Quốc đang xử lý những diễn biến mới nhất này như thế nào. Trong quá khứ, Trung Quốc đã tìm cách duy trì một số “đòn bẩy” đối với Triều Tiên, ủng hộ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trừng phạt Bình Nhưỡng, thúc đẩy Triều Tiên chấp nhận các cuộc đàm phán sáu bên và tìm cách tái khởi động tiến trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
Theo báo cáo của SIPRI, vào năm 2009 Trung Quốc “đã quay trở lại một cách tiếp cận là ưu tiên mối quan hệ song phương, với mục tiêu trước mắt là ổn định Triều Tiên trong một giai đoạn đang có những bất ổn chiến lược. Sự phát triển các mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Triều Tiên ở mức độ chưa từng thấy diễn ra sau đó càng ảnh hưởng nhiều hơn và làm phức tạp hơn sự cân bằng chiển lược trên bán đảo Triều Tiên”.
Những động thái của Bắc Kinh trong 4 năm qua cho thấy rằng sự ủng hộ đối với sự phát triển kinh tế của Triều Tiên là một nhân tố chủ chốt trong chiến lược của họ, mặc dù chiến lược đó chưa bao giờ được nâng cấp thành một nguyên tắc chỉ đạo chính sách chính thức.
Các tác giả của báo cáo SIPRI nhấn mạnh: “Một mặt, quan hệ kinh tế của Trung Quốc nhiều khả năng nhất là nhằm mục đích củng cố vị thế chiến lược và vai trò đòn bẩy của họ đối với Triều Tiên. Mặt khác, chiến lược của Trung Quốc diễn ra với nhận thức rằng việc cộng đồng quốc tế bóp nghẹt kinh tế Triều Tiên sẽ không có tác động đến chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, một chương trình sẽ được chế độ Triều Tiên bảo vệ ngay cả trong trường hợp nước này xảy ra một nạn đói mới”.
Bất chấp những dấu hiệu cho thấy mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Triều Tiên vẫn đang phát triển, mặc dù đang chậm lại sau vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng hồi đầu năm 2013, những ưu tiên chính sách của Trung Quốc giờ đây có vẻ như là đã tập trung vào việc khôi phục các cuộc đàm phán sáu bên và đưa ra những sự đảm bảo đối với cộng đồng quốc tế rằng sự tiến triển đang đạt được nhờ việc thực thi tốt hơn các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Kể từ khi diễn ra cuộc chuyển giao chính quyền ở Trung Quốc vào tháng 11/2012, ban lãnh đạo nước này chưa đưa ra tín hiệu công khai nào về sự ủng hộ chính trị ở cấp cao của Trung Quốc đối với việc làm sâu sắc hơn các mối quan hệ kinh tế giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, sự phát triên của khu vực Đông Bắc Trung Quốc và việc định hình một môi trường có lợi cho sự ổn định và giải giáp vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên trong một thời gian dài là hai nhân tố chính củng cố quan hệ kinh tế của Trung Quốc với Triều Tiên. Tuy nhiên, bản báo cáo phân tích của SIPRI nêu tiếp: “Một số nhân tố có thể hội tụ và dẫn đến việc khôi phục một sự ủng hộ cấp cao của Trung Quốc trong tương lai gần, trong đó có việc làm bế tắc các cuộc đàm phán sáu bên, sự tăng cường phát triển kinh tế của Triều Tiên, những lợi ích của các tỉnh Đông Bắc Trung Quốc, và sự nhận thức rằng những biện pháp trừng phạt có mục tiêu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nên được cân bằng bằng sự ủng hộ kinh tế”.
Một trong những nguy cơ của quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc với Triều Tiên là điều đó có thể cho phép Triều Tiên phát triển hơn nữa các khả năng quân sự của họ và gia tăng nguồn thu cũng như là các hoạt động phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Bản báo cáo nhấn mạnh: “Trong khi đó, Trung Quốc có vẻ như đang kiểm tra lại vai trò của các biện pháp trừng phạt và sức ép trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên. Giờ đây có những dấu hiệu rằng chính sách của Trung Quốc – gia tăng sự cân bằng những nhân tố gây sức ép với những sự khích lệ về chính trị và kinh tế – đang trở nên hòa nhập hơn vào một chiến lược không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt nói chung của người Trung Quốc”.
Hai tác giả của bản báo cáo nói rằng có vẻ như một sự điều chỉnh chính sách rõ ràng đang diễn ra ở Bắc Kinh. Mặc dù những sự điều chỉnh chính sách đó không nhất thiết báo trước một sự thay đổi cơ bản, và chúng có thể chỉ là sự điều chỉnh tạm thời cũng như là có thể bị đảo ngược, nhưng những sự điều chỉnh đó là một nền tảng cơ bản mà từ đó Trung Quốc có thể đóng một vai trò lớn hơn trong việc giải quyết những mối nguy cơ về phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt bắt nguồn từ chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Mặc dù việc phi vũ khí hạt nhân vẫn có vẻ là mục tiêu chính sách đối ngoại của Trung Quốc, nhưng dường như đó là điều không thể thực hiện được trong ngắn hạn. Bản báo cáo nhấn mạnh rằng với vị thế hạt nhân của Triều Tiên được quy định trong Hiến pháp của nước này, “rõ ràng giờ đây chương trình hạt nhân là một mục tiêu chiến lược không thể thương lượng được đối với Triều Tiên, chứ không phải là thứ gì đó có thể được bán tống bán tháo”.
Giữa hai vụ thử hạt nhân thứ hai và thứ ba của Triều Tiên, một diễn biến mới đã diễn ra – một sự mở rộng các mối quan hệ kinh tế chưa từng có tiền lệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng. Cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo khi còn nắm quyền đã đi thăm Bình Nhưỡng vào tháng 10/2009. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một vị Thủ tướng Trung Quốc tới Bình Nhưỡng sau 18 năm, báo hiệu một sự điều chỉnh chính sách rõ ràng. Trung Quốc đã quay trở lại một cách tiếp cận ưu tiên mối quan hệ song phương với mục tiêu trực tiếp là ổn định Triều Tiên trong một giai đoạn đang xảy ra sự bất ổn chiến lược. Trung Quốc đã có những thông tin xấu về sức khỏe của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-II. Báo cáo SIPRI nhấn mạnh rằng bất chấp cái chết của nhà lãnh đạo này vào năm 2011 và sự chuyển giao quyền lực cho Kim Jong-Un, “đã có một sự liên tục hoàn toàn trong sự phát triển chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên”.
Các tác giả của báo cáo SIPRI viết: “Trung Quốc đã đóng một vai trò ngoại giao quan trọng trong việc kiềm chế chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Cùng với việc ủng hộ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về trừng phạt Triều Tiên, từ năm 2003 Chính phủ Trung Quốc đã chủ trì các vòng đàm phán sáu bên – một khuôn khổ thương lượng đa phương đầy tham vọng theo đó một thỏa thuận về việc xóa bỏ chương trình hạt nhân của Triều Tiên đã đạt được vào tháng 9/2005”.
Bất chấp việc Triều Tiên từ chối tiếp tục đàm phán, Trung Quốc vẫn cố gắng tìm cách tái khởi động tiến trình này. Bắc Kinh cũng đã thực hiện các bước đi khác để thuyết phục Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán sáu bên và hạn chế hoạt động phổ biển vũ khí giết người hàng loạt của Bình Nhưỡng, mặc dù những nỗ lực này chưa bao giờ được công khai.
Các quan chức Trung Quốc không tranh luận trước công chúng rằng họ ủng hộ các cuộc cải cách theo kiểu của Đặng Tiểu Bình. Tuy nhiên, Bắc Kinh có 4 năm qua để thực hiện các bước đi cho thấy rằng cải cách giờ đây là một nhân tố chính sách chủ chốt.
Theo báo cáo SIPRI, “mục đích của sự ủng hộ này có thể được tranh luận dưới ánh sáng của một loạt những vấn đề lớn hơn liên quan đến các chính sách của Trung Quốc: Trung Quốc vẫn coi Triều Tiên là một vùng đệm chống lại Mỹ và các đồng minh của Washington đến mức độ nào? Liệu có phải Trung Quốc chỉ đang cố gắng tìm cách xây dựng ảnh hưởng chính trị thông qua các mối quan hệ kinh tế đã được tăng cường và làm sâu sắc hơn hay không? Ngược lại, liệu có phải Bắc Triều Tiên là một nghĩa vụ chiến lược sẽ gây nguy hiểm cho nhiều lợi ích của Trung Quốc nếu không có sự ủng hộ kinh tế của Trung Quốc hay không?”.
Việc Trung Quốc có quan hệ kinh tế với Triều Tiên gần như là pha trộn những cách tiếp cận này. Một mặt, nó củng cố vị trí chiến lược và vai trò đòn bẩy của Trung Quốc đối với Triều Tiên. Tuy nhiên, sự bền vững lâu dài trong quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Triều Tiên có thể bị tranh luận. Đầu tiên, chính sách này đã được thực hiện nhằm phản ứng với những nguy cơ về sự bất ổn trong quá trình kế nhiệm chính trị của Triều Tiên. Thứ hai, các tác giả báo cáo SIPRI nhấn mạnh “thực tế thị trường làm hạn chế sự ủng hộ mà Trung Quốc có thể cung cấp cho Triều Tiên, bởi vì có rất ít cơ hội đế đầu tư”.
Kết quả là, theo các nguồn tin chính thức của Trung Quốc, thương mại song phương chỉ đạt giá trị 6 tỷ USD vào năm 2012 và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc vào Triều Tiên chưa đầy 1 tỷ USD (mặc dù mức độ tin cậy của các số liệu này là không chắc chắn và một số sự trao đổi có thể không được báo cáo).
Bản báo cáo kết luận: “Cuối cùng, bất chấp những dấu hiệu cho thấy mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Triều Tiên vẫn đang phát triển, dù chậm, nhưng kể từ vụ thử hạt nhân năm 2013 của Bình Nhưỡng, những ưu tiên chính sách của Trung Quốc đã tập trung nhiều hơn vào việc khôi phục các cuộc đàm phán sáu bên và cung cấp những sự đảm bảo cho cộng đồng quốc tế rằng sự tiến bộ đang đạt được nhờ vào việc thực thi tốt hơn các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc”./.

2228. Học viên Pháp Luân Công giăng băng rôn trước Lăng Hồ Chí Minh

Pháp luân Đại pháp
5 Đệ tử Đại Pháp trong “Pháp Luân Đại Pháp – Thập Tam Chân Truyền Đệ Tử” tử chiến trước lăng Hồ Chí Minh, gồm:
1. Nguyễn Tăng Lượng; 2. Nguyễn Văn Kiệm; 3. Vũ Hồng Tố; 4. Nguyễn Doãn Kiên; 5. Nguyễn Xuân Trường.

1
23
4
5
6
7
View on YouTube

2230. TRAO GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC CHO CÁC TÁC PHẨM DỞ LÀ MỘT TỘI ÁC

Trần Mạnh Hảo
1 
Chúng tôi (TMH) xin mượn ý của nhà văn Nguyên Ngọc làm đầu đề cho bài viết phê phán việc Hội nhà văn Việt Nam hơn chục năm nay, năm nào cũng chọn những tập thơ dở nhất, những tập văn xuôi làng nhàng, nhạt nhẽo để tôn vinh, để tặng giải thưởng văn học. Trên trang 10, báo “ Tuổi Trẻ” ra ngày thứ ba 14-1-2014, trong bài : “VĂN CHƯƠNG CẦN ĐẸP” của nhà văn Nguyên Ngọc, nhân kỷ niệm 81 ngày sinh của ông, tác giả “ Đất nước đứng lên” viết : “ Đã là văn chương thì phải đẹp. Nói lý luận một chút: đẹp là chức năng hàng đầu, là đạo đức của văn chương. Văn chương dở thì phi đạo đức… Truyền bá văn chương dở là tội ác. Cái dở trong nghệ thuật tạo môi trường cho cái ác…”.

Thế mà, ngày chủ nhật 19-1-2014 sắp tới, trong khi những người có lương tri trên cả nước ngậm ngùi tưởng nhớ 74 tử sĩ của hải quân Việt Nam Cộng Hòa tử trận trong trận hải chiến anh hùng chống hải quân Trung cộng đánh chiếm Hoàng Sa 40 năm trước, thì Hội nhà văn Việt Nam lại mở hội chè chén để tôn vinh tập thơ “ Những lớp sóng ngôn từ” của Mã Giang Lân – một tập thơ dở nhất nước – vừa được trao giải thưởng văn học của Hội nhà văn Việt Nam 2013, trong cái gọi là “ lễ trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới”.
Xin độc giả đọc hai bài viết của chúng tôi vừa in trên báo mạng, chỉ cần vào công cụ tìm kiếm http://goole.com, đánh tiêu đề bài phê bình của chúng tôi là đọc được: “Những lớp sóng ngôn từ hay những lớp sóng giải thưởng đánh chìm thơ” và bài: “Phê bình tiếp tập thơ dở nhất nước vừa được Hội nhà văn Việt Nam trao giải thưởng văn học 2013”.
Cũng xin độc giả vào công cụ tìm kiếm trên để tìm ra 15 bài phê bình của chúng tôi in trên các báo mạng nhằm phê bình các tác phẩm dở nhất nước được trao giải thường văn học Hội nhà văn VN, trao giải thưởng văn học nhà nước và giải thưởng văn học Hồ Chí Minh.
Hàng năm, nhà nước đã lấy tiền xương máu của nhân dân để ném vào cái thùng không đáy là Hội nhà văn Việt Nam hàng trăm tỉ đồng cốt để cho Hội này tạo ra các tác phẩm văn chương hay; nhưng Hội nhà văn đã vô tình hay cố ý trở thành Hội phá nát nền văn học Việt Nam bằng cách liên tục trong hàng chục năm liền tôn vinh các tác phẩm dở là các giải thưởng đểu của Hội trao vào dịp cuối năm; phải chăng đây là hành vi tiếp tay cho cái xấu, cái ác như lời nhà văn Nguyên Ngọc nêu trên ?
Trong khi nhân dân lao động nghèo khổ đang có hàng vạn hộ sắp chết đói thì nhà nước ném ra hàng nghìn tỉ đồng để nuôi đám bồi bút mạo danh văn chương như thế, phải chăng cũng là một tội ác ?
Báo lề Đảng “Dân Việt” online ngày 10/01/2014 báo động về việc có hàng vạn hộ dân trên toàn quốc đang rơi vào tình trạng thiếu đói, hoặc sắp chết đói trong dịp tết năm Ngựa đang tới, như sau:

11 tỉnh xin cấp gạo cứu đói dịp Tết
Dân Việt – Ông Thái Phúc Thành – Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTBXH) cho biết, tới thời điểm này, Bộ đã nhận được đề nghị hỗ trợ gạo cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt 2014 của 11 tỉnh.
Ngày 9.1, trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Thái Phúc Thành – Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTBXH) cho biết, tới thời điểm này, Bộ đã nhận được đề nghị hỗ trợ gạo cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt 2014 của 11 tỉnh gồm: Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Kom Tum. Trong đó tỉnh có số lượng đề xuất xin gạo nhiều nhất là Quảng Bình với 5.200 tấn, tiếp sau là Quảng Trị 4.289 tấn, Nghệ An gần 4.200 tấn.”
Trên trang nhất báo “Tuổi Trẻ” ra ngày thứ ba 14-1-2014 giật một cái “ tít” thật lớn như sau: “Tỉnh giàu cũng xin gạo cứu đói…” nêu lên mấy chục tỉnh xin trung ương cứu đói trong dịp tết và dịp giáp hạt, rằng người nông dân làm ra hạt lúa nuôi sống toàn xã hội có hàng vạn gia đình rơi vào nguy cơ chết đói !
Chưa bao giờ như hôm nay, khoảng cách người giàu kẻ nghèo lại cách xa dường ấy. Càng làm cách mạng chống bóc lột thì lại càng có nhiều kẻ bóc lột, bóc dân ta không còn hạt gạo ăn, lột dân ta không còn manh áo lành để mặc.
Cái “hệ thống” tồn tại bằng quy luật “xin – cho”, bằng độc quyền bao cấp lấy tham nhũng làm nền tảng đang bần cùng hóa nông dân và công nhân (hai biểu tượng trên lá cờ lợi ích nhóm).
Một xã hội, một chính quyền, một hệ thống triệt tiêu đối lập (cũng là triệt tiêu biện chứng pháp) không bao giờ có khả năng tự điều chỉnh để hoàn thiện; giống như sống mà thiếu chiếc gương soi. Mặt mình nhọ nhem lại tự cho mặt mình sạch sẽ trắng bóc. Nếu có ai phì cười nhìn khuôn mặt nhem nhuốc của cả hệ thống tiêu diệt đối lập, tiêu diệt gương soi ấy mà phì cười giễu nhại, rằng mặt mũi này mà sạch sẽ nỗi gì, thì sẽ bị bắt vì tội bôi nhọ đít nồi ngay tức khắc.
Gương mặt của Hội nhà văn Việt Nam hôm nay, xin lỗi – phải gọi sự vật bằng tên của nó – cũng khác gì cái đít nồi đen nhẻm, dù chúng tôi và đồng nghiệp đã viết nhiều chục bài hi vọng giúp họ rửa bộ mặt nhọ nhem đi cho ra vẻ sạch sẽ văn hóa một tí. Nhưng Hội nhà văn VN cứ giả câm, giả điếc, giả mù không hề nghe lời phê bình, góp ý.
Nguy hại nhất cho nền văn học nước nhà là mục đích văn học đã bị Hội nhà văn thời ông Hữu Thỉnh đánh tráo… Ngay cả thời sắt máu “Nhân văn giai phẩm” trong điều lệ Hội nhà văn, tiêu chí của Hội vẫn ghi: “Hội nhà văn là hội nghề nghiệp…”. Đến thời ông Hữu Thỉnh, câu đầu của tiêu chí Hội nhà văn Việt Nam in trong “điều lệ hội” bị đánh tráo, biến văn học thành chính trị như sau: “Hội nhà văn Việt Nam là một hội chính trị nghề nghiệp…”. Biến văn học thành toàn phần chính trị phải chăng là công lớn nhất của ông Hữu Thỉnh?
Đã đến lúc phải nói thẳng ra rằng, Hội nhà văn Việt Nam trong ngót 20 năm dưới sự lãnh đạo của ông Hữu Thỉnh đã là một Hội suy thoái toàn diện, tham nhũng toàn diện, nhân danh văn học để làm ra những điều lố bịch, xấu xa không kể xiết; ví như trao giải thưởng cho cuốn tiểu thuyết “Hội thề” của Nguyễn Quang Thân chửi Lê Lợi, Nguyễn Trãi là thất học, lưu manh, là cướp bóc, hãm hiếp dân; còn ca ngợi bọn tướng giặc Minh như Vương Thông… đều rất hào hoa phong nhã, rất nhân đạo, đến Đại Việt nhằm khai hóa văn minh cho dân Giao Chỉ, thương dân Giao Chỉ hơn thương con… Là việc tổ chức hội thảo cho thơ Hoàng Quang Thuận, một thứ thơ phi thơ, thơ lừa đảo và thơ ăn cắp, lại còn giới thiệu loại thơ mạt hạng Hoàng Quang Thuận đi dự giải Nobel (!)… Là kết nạp hội viên vì ăn bẩn, ăn tiền, ví như việc ông Hữu Thỉnh một mình duyệt kết nạp cho Hùng Tấn (bút danh Hùng Anh – giám độc xí nghiệp dược Cà Mau). Mới kết nạp được hai tuần thì thi sĩ dỏm Hùng Anh bị bắt vì tham nhũng cả nghìn tỷ đồng… Nay thi sĩ riêng của ông Hữu Thỉnh vẫn còn ngồi trong tù…
Ông Hữu Thỉnh nhân danh ngót nghìn Hội viên để xin tiền nhà nước, nhưng ngót 20 năm nay ông chưa từng công khai tài chính, chưa từng hạch toán kinh tế, rằng ông đã làm gì với cả trăm nghìn tỷ đồng là tiền xương máu của nhân dân mà các ông xin được từ hệ thống cửa quyền, hệ thống tham nhũng  XIN-CHO?. Dư luận đồn rằng ông Hữu Thỉnh và ban lãnh đạo Hội nhà văn là một ổ tham nhũng lớn đúng hay sai, xin các ông trả lời ?
Đã  đến lúc nhà nước phải thu hồi lại số tiền bao cấp hàng trăm nghìn tỉ đồng để nuôi sống cái văn phòng Hội với một ban lãnh đạo không xứng đáng kia mà cứu đói cho hàng vạn hộ dân sắp chết đói trên một đất nước cơ hàn; đồng thời nên giải thể ngay cái Hội ăn hại phá nát, chuyên tôn vinh các tác phẩm dở, tức là chuyên làm những việc phi đạo đức và ác độc vậy…
Sài Gòn ngày 14-01-2014

2229. THƯ MỜI

Nhân kỷ niệm 40 năm cuộc hải chiến bảo vệ Hoàng Sa (1.1974 – 1.2014), thân mời Quý Anh Chị thành viên và thân hữu CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình đến tham dự thánh lễ tưởng niệm, tri ân và cầu nguyện cho tất cả đồng bào và chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ biển đảo Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988), được tổ chức tại Phòng họp Phạm Tiên Long, 43 Nguyễn Thông, Quận 3 TP.HCM lúc 16 giờ ngày Thứ Bảy 18-01-2014.
Rất mong sự hiện diện của Quý Anh Chị và thân hữu để cùng nhau thể hiện tình hiệp thông huynh đệ thiêng liêng.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 13-01-2014
Tm. CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình
NNC Nguyễn Đình Đầu
Phó Chủ nhiệm

“Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái

Hai câu chuyện về cái “tủ sách” và cái “tủ rượu”


 Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân lực của cả một vùng. Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và sắm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần nửa bức tường chính diện. Thôi thì đủ thương hiệu rượu danh tiếng: từ Chivas, Hennessy, Napoleon, Johnnie Walker cho tới Vodka xịn tận bên Nga… được gia chủ bày khá ngay ngắn trên kệ. Ông đi giới thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng chai rượu: chai này thằng bạn đi nước ngoài về tặng, chai kia đồng nghiệp cho, chai nọ do cấp dưới biếu với giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu ngoại.
 Sau khi dẫn chúng tôi đi tham quan quanh khuôn viên nhà, cùng với mấy câu chuyện hỏi thăm nhạt thếch, ông tá nhanh chóng nhập sòng oánh “phỏm” với mấy “thằng đệ”. Trong lúc mấy vị đang say sưa sát phạt, chúng tôi cũng đang ngó nghiêng thứ này thứ kia của căn nhà thì xảy ra một chuyện.  Thằng con đầu (con vợ hai, ông đã ly dị vợ cả, hiện đang sống với cô vợ hai kém mình cỡ vài chục tuổi) của ông, tầm 8 tuổi,  tranh thủ lúc mọi người trong nhà đang tập trung chuyên môn, lén vào phòng lục túi bố nó lấy mấy tờ 500 ngàn và bị bà nội tóm cổ xách ra báo với phụ huynh. Một điều khiến chúng tôi khá bất ngờ, đó là lòng “vị tha” của quý phụ huynh. Ông chỉ đánh nó mấy cái nhè nhẹ (chắc sợ thằng bé đau) và mắng nó mấy câu quen thuộc rồi lại tiếp tục lao vào sòng, cách xử lý của ông khiến tôi có lý do để tin thằng bé thực hiện hành động này không phải lần đầu và chắc chắn không bao giờ là lần cuối.
 Câu chuyện thứ hai tôi muốn đề cập với các bạn thói quen đọc sách của người Do Thái. “Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác. Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi. Để sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý.” Tác giả Nguyễn Hương trong bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện” (đăng trên trang tin điện tử Cinet.com của Bộ VH-TT-DL) kể với chúng ta như vậy.
“Mặc dù chỉ có 8 triệu dân nhưng ở Israel có tới hơn 1.000 thư viện công cộng với nhiều sách quý. Bên cạnh việc hình thành, xây dựng thói quen đọc sách từ khi nằm nôi cho trẻ nhỏ, người Do Thái hiện vẫn sử dụng hình ảnh con lừa thồ sách để dạy các con mình: nếu chỉ dừng ở việc đọc mà không biết ứng dụng thì trí tuệ đó cũng chỉ là trí tuệ chết. Và để có thể ứng dụng, trẻ em Do Thái không ngừng đọc sách và tích lũy kiến thức từ nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau.”
 Đó là hai câu chuyện về “tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái, hay nói khác hơn là câu chuyện về “văn hóa đọc” của hai dân tộc cách xa nhau cả về địa lý lẫn khoảng cách văn minh.
 Mối tương quan giữa “văn hóa đọc” và sự phát triển
 Trong một lần nói chuyện với Giáo sư Chu Hảo, một học giả gạo cội của Việt Nam và đang là Giám đốc Nhà Xuất bản Tri Thức, tôi đưa ra câu hỏi: “Trên cương vị một học giả và một người làm sách, ông có cảm nhận như thế nào khi người Việt hiện đang chuộng chưng ‘tủ rượu” hơn là ‘tủ sách’ cũng như xin ông cho nhận xét về văn hóa đọc của người Việt hiện nay?” Giáo sư trả lời: “đó là tư duy của ‘trọc phú’ – ham chuộng vật chất, khoe mẽ hơn là hiểu biết, tri thức,” về văn hóa đọc của người Việt, ông nhấn mạnh hai chữ “đau lòng”.
 Ông và nhà xuất bản Tri Thức hiện đang dịch và phát hành các đầu sách tinh hoa (Tủ sách tinh hoa) của nhân loại như: “Tâm lý học đám đông” (Gustave Le Bon), “Bàn về tự do” (John Stuart Mill)… nhằm giới thiệu và lan tỏa các giá trị, tư tưởng tiến bộ của nhân loại đến với người Việt. Thế nhưng, vị học giả cho biết, một đất nước 90 triệu dân như Việt Nam lại tiêu thụ chưa đầy 1000 cuốn sách dạng trên, trong khi đó tại Nhật Bản thời cải cách Minh Trị – Thiên Hoàng (1866-1869), 30 triệu dân Nhật lại tiêu thụ tới hàng trăm ngàn cuốn sách tinh hoa đó!!! Ông nói thêm, thế nhưng các loại sách tình cảm hời hợt, thậm chí kích dục lại có số lượng tiêu thụ 5000 – 10000 cuốn ở Việt Nam. “Văn hóa đọc của người Việt hiện nay quá kém.” – giáo sư kết luận.
 Ở các nước Âu – Mỹ, lấy ví dụ ở Pháp hiện nay, trung bình một người dân Pháp đọc tới 20 cuốn sách/năm, đối với người dân sống ở thành phố, tầng lớp tri thức, con số đó lên tới 30-50 cuốn/ năm (Nguyễn Hương, bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện”). Ở Nhật, như đã nói ở trên, ngay từ thời Cải cách Minh Trị, chỉ với 30 triệu dân mà tiêu thụ tới hàng trăm ngàn cuốn sách dạng tinh hoa, “khó nhằn”. Ở một quốc gia gần hơn trong cộng đồng ASEAN, đó là Malaysia, số lượng sách được đọc trên đầu người là 10-20 cuốn/người/năm (2012, số liệu từ ông Trần Trọng Thành, công ty sách điện tử Aleeza). Và ở Việt Nam, theo con số do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công bố ngày 12/04/2013 ngay trước thềm sự kiện “Ngày hội Sách và Văn hóa Đọc”, số lượng sách một người Việt đọc trong một năm là… 0,8 cuốn, nghĩa là người Việt Nam đọc chưa đầy 1 cuốn sách trong 1 năm!!!
 “Đọc sách là quá trình làm cho con người hòa hợp về mặt tinh thần với những khối óc vĩ đại của tất cả mọi thời đại, mọi dân tộc.”(M. Gorki) Sách là phương tiện chuyên chở những giá trị tiến bộ, tri thức, những luồng tư tưởng của nhân loại từ ngàn đời nay. Đọc sách giúp chúng ta hiểu biết về thế giới, về bản thân cũng như trang bị cho chúng ta công cụ quan trọng nhất để phát triển – tri thức. Đối với cá nhân, nó trang bị cho ta hiểu biết về mọi mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa… và nhất là trang bị nền tảng kiến thức cho mỗi cá nhân, trang bị những kĩ năng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, giúp chúng ta có được tư duy độc lập, biết phản biện. Sách giúp chúng ta có thể nhận ra các giá trị, phân biệt chân-giả, cũng như biết nhận định độc lập về một vấn đề, ý kiến nào đó.
 Đối với một quốc gia, sách cung cấp nền tảng để phát triển mọi mặt: kinh tế, xã hội, bảo tồn văn hóa cũng như các giá trị tiến bộ và giúp đào tạo nên những con người có đầy đủ kỹ năng để cống hiến cho tổ quốc và xã hội. Bước vào nền kinh tế tri thức, với sự bùng nổ của công nghệ và “đám mây kiến thức”, khi kiến thức, tri thức là nguồn lực chính cho mọi sự phát triển, thì nâng cao và lan tỏa “văn hóa đọc” tron cộng đồng là nhiệm vụ mấu chốt trong chính sách của mọi quốc gia.
 Có sự tương quan rõ ràng giữa văn hóa đọc và sự phát triển của một quốc gia. Với những con số ở trên, dễ hiểu vì sao nước Pháp lại có một nền kinh tế, văn hóa và nghệ thuật rạng rỡ như vậy. Và nước Nhật có thể đứng dậy thần kỳ sau Thế chiến 2 cũng như vươn lên quật khởi sau bao thiên tai liên miên, hiện đang là nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới với nền khoa học-công nghệ tiên tiến bậc nhất. Malaysia đang là ngôi sao mới ở khu vực ASEAN với những chính sách đổi mới và mở cửa đột phá gần đây. Và người Do Thái với câu chuyện ở đầu bài, “Một dân tộc 13 triệu dân nhưng sinh ra gần 40% chủ nhân của các giải Nobel; 1/3 trên tống số các nhà triệu phú đang sống và làm việc tại Mỹ là người Do Thái; 20% giáo sư tại các trường đại học hàng đầu hiện nay; 3 nhân vật sau Công nguyên cho đến hiện tại có tác động lớn nhất đến lịch sử nhân loại là Chúa Jesus, Karl Marx và Alber Einstein…là người Do Thái.”
 Mỗi người Việt chưa đọc nổi 1 cuốn sách/năm, ai có thể khẳng định không liên quan đến tình trạng suy thoái toàn diện từ kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội cũng như nhân cách con người hiện nay ở Việt Nam?
 Thái độ của người trẻ Việt với “văn hóa đọc”
 Thế hệ trẻ chính là những người kế thừa và phát triển, là tương lai của đất nước. Tuổi trẻ cũng là khoảng đời mà con người có tinh thần học hỏi và sáng tạo nhất, là thời kì hoàn thiện về chất, vì vậy là thời kì đòi hỏi con người phải đọc sách nhiều nhất. Với số liệu Bộ VH-TT-DL đưa ra ở trên, người trẻ Việt hiện đang làm gì? Xin thưa, phần lớn họ đang ngồi đồng suốt ngày nơi quán game, chém gió tại quán cà phê, để bình phẩm mông, ngực của hot girl này, người mẫu nọ, dành thời gian và “tâm huyết” quan tâm đến mấy vụ kiểu như “Kiều nữ Hải Dương”…
 Tiến sĩ Alan Phan, người có hơn 25 năm làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới, người Việt đầu tiên đưa một công ty lên sàn chứng khoán, nhận xét: “Ở các nước Âu – Mỹ, thời gian rảnh sinh viên họ thường ngồi trước computer đọc tin tức, tìm thông tin hay đọc sách. Còn sinh viên Việt Nam, họ đang bận “ngồi đồng” chém gió tại các quán cà phê, trà đá.”  Tại các nước phương Tây hoặc Nhật Bản, hình ảnh chúng ta thường thấy trên xe buýt, tàu điện ngầm hay ngay cả trên đường phố là hình ảnh các bạn học sinh, sinh viên say sưa với cuốn sách trên tay.
 Mỗi lần theo dõi các cuộc tranh luận của giới trẻ Việt Nam về các vấn đề “hot” trên các diễn đàn, mạng xã hội, chúng ta sẽ thấy rõ sự thiếu hiểu biết, thiếu văn hóa cũng như trình độ… ngụy biện bậc thầy của các bạn trẻ. Các bạn không tự trang bị được cho mình một nền tảng kiến thức, tư duy độc lập, lập luận thuyết phục cũng như kĩ năng, văn hóa tranh biện. Tâm lý bầy đàn luôn thể hiện rõ nhất ở những sự kiện như vậy. Sự kiện cô bạn trẻ Huyền Chip và cuốn “Xách ba-lô lên và đi”, một trong những sự kiện nóng và được giới trẻ tranh luận nhiều nhất trong năm 2013, là một ví dụ điển hình.
 Có hai luồng tranh luận chính trong sự kiện Huyền Chip, một luồng ủng hộ và một luồng phản đối. Tuy nhiên, với cả hai luồng, để tìm được những tranh luận văn minh, thuyết phục, dẫn chứng rõ ràng là vô cùng hiếm hoi. Chỉ toàn thấy comment (bình luận) mang tính “ném đá”, mạt sát, hạ nhục cá nhân. Ngay cả những trí thức như Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cũng bị các bạn trẻ chúng ta dọa “vả vỡ mồm”!!! Đâu đó cũng có những người học hành bài bản, như một chàng Fulbrighter nọ, tham gia cuộc tranh luận và lôi kéo đám đông mù quáng bằng những luận điệu rẻ tiền và vô văn hóa, nghe đâu đó là một chiêu PR trước khi anh ta ra cuốn sách mới của mình.
 Trước mỗi sự kiện truyền thông đưa ra, các bạn trẻ không thể phân biệt được đâu là tin thật, đâu là tin giả, đâu là chiêu PR. Một bộ phận như những con cừu ngoan ngoãn, họ chỉ biết bám đuôi nhau và gật đầu. Bộ phận còn lại nghe cái gì cũng kêu “bậy” dù chẳng có dẫn chứng, cơ sở nào để phản biện lại.
 Họ đang bị cuốn theo “cơn lốc thông tin” cũng như sự dắt mũi của một bộ phận giới truyền thông thiếu đạo đức và liêm sỉ, đang “nhồi sọ” người đọc với những tin tức dạng “sốc, hiếp, giết”, kiếm tiền dựa trên sự ngu muội của người khác.
 Ai có thể phủ nhận đó không phải là hậu quả của việc lười đọc sách và học hỏi?
 Câu chuyện về cái “tủ rượu” của ông tá hải quân trong câu chuyện đầu bài và cái “tủ sách” của người Do Thái, hay câu chuyện “văn hóa đọc” của người Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với khoảng cách phát triển hiện tại giữa chúng ta với thế giới. Để đất nước và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm sao để “văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách. Muốn phát triển như Âu-Mỹ, Nhật hay người Do Thái, trước hết phải học hỏi văn hóa đọc từ họ. Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú. Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.và phô trương cái tư duy trọc phú. Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.
Nguồn: http://www.triethocduongpho.com/2014/01/12/tu-ruou-cua-nguoi-viet-va-tu-sach-cua-nguoi-do-thai/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét