Để chuyển đổi thể chế một cách ôn hòa
Vì
nhiều lý do, báo Tuổi Trẻ tường thuật buổi tọa đàm ngày 4/1 về Thông
điệp của Thủ tướng quá ngắn gọn không nói được những điều cần chuyển tải
như ý kiến rất thẳng thắn của của GS Hoàng Tụy và ông Trần Đức Nguyên
(cựu Trưởng ban nghiên cứu của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải).
Được sự đồng ý của hai ông, BVN xin công bố những ý kiến tâm huyết này.
Tựa đề của BVN.
Hoàng Tụy:
1) Trong tình hình hiện nay, dù sao bản thông điệp này cũng là một tiến bộ. Nhưng do kinh nghiệm thời gian qua, nhiều người chưa tin ở tính khả thi của thông điệp, thậm chí chưa tin ở sự thành thật, thực tâm của tác giả thông điệp. Vậy Thủ Tướng cần có hành động cụ thể đi kèm để chứng tỏ thực tâm của ông, và chứng tỏ ông có đủ năng lực và dũng khí thực hiện thông điệp này.
2) Xã hội VN hiện nay đang trong tình trạng trì trệ kẹt cứng kéo dài, muốn thoát ra khỏi thế đó cần một xung lực mạnh, một cú hích mạnh vào một điểm cốt tử. Trong hệ thống này nhìn vào đâu cũng thối nát, cú hích tốt nhất để gây được niềm tin là từ bỏ độc tài, từ bỏ đàn áp, tôn trọng nhân quyền, tôn trọng quyền tự do ngôn luận, thả ngay một số người đang bị giam giữ chỉ vì chính kiến khác. Làm được điều này thì không khí chính trị sẽ khác hẳn, từ đó mọi việc cải cách khác sẽ dần dần bớt lực cản, người dân sẽ có cơ sở để tin các vị bắt đầu muốn thay đổi thật sự hay nói đúng hơn, xu hướng cấp tiến trong lãnh đạo bắt đầu thắng thế. Còn không thì mọi lực cản vẫn còn nguyên, người dân một lần nữa sẽ càng mất lòng tin hơn.
Hình như trong bài tường thuật của Tuổi Trẻ về buổi họp ý kiến của tôi ít được chú ý. Nhưng tôi vẫn tin đó là cách duy nhất để ra khỏi bế tắc một cách ôn hòa.
Trần Đức Nguyên:
Chúng ta đều mong muốn chuyển đổi thể chế chính trị, dân chủ hóa đất nước một cách ôn hòa; đó cũng là nguyện vọng chung của nhân dân. Theo con đường đó, có mấy yếu tố quan trọng :
1/ Các nhân tố tích cực trong giới cầm quyền. Nhân tố ấy gồm con người và quan điểm, ý kiến. Không vội vàng đánh giá con người vì đó là điều khó nhất trong mọi sự đánh giá. Chưa thể kết luận về con người nhưng quan điểm, ý kiến lợi cho dân, cho nước thì ủng hộ quan điểm, ý kiến ấy. Vì thế tôi rất muốn biết Thông điệp đầu năm là của riêng Thủ tướng hay có sự đồng thuận ở mức nào của những nhà lãnh đạo chủ chốt?
2/ Các hoạt động thúc đẩy quá trình dân chủ hóa phải dựa vào Hiến pháp và luật pháp, kể cả ý kiến của những người lãnh đạo, như những điều Thủ tướng nêu trong thông điệp.
3/ Một giải pháp quan trọng theo tinh thần này, là kịp thời lên tiếng để chuẩn bị cho cuộc bầu cử QH khóa tới có được nhiều đại biểu thực sự của dân và một Quốc hội chuyên trách.
4/ Sự chuyển đổi ôn hòa không thể diễn ra tức khắc mà phải đi từng bước.
Có một khâu đột phá mà anh Hoàng Tụy đã nhấn mạnh: trả tự do cho những người phát biểu chính kiến một cách ôn hòa nhưng bị bắt giữ; đó là biện pháp quan trọng và cấp bách để tạo lòng tin trong dân. Tôi đồng tình. Đây là một biện pháp không tốn kém. Tôi nghĩ biện pháp này có ý nghĩa lớn, nhưng nếu thực hiện cũng mới là một bước của quá trình chuyển đổi thể chế.
H.T - T.Đ.N.
Các tác giả trực tiếp gửi cho BVN
Hoàng Tụy:
1) Trong tình hình hiện nay, dù sao bản thông điệp này cũng là một tiến bộ. Nhưng do kinh nghiệm thời gian qua, nhiều người chưa tin ở tính khả thi của thông điệp, thậm chí chưa tin ở sự thành thật, thực tâm của tác giả thông điệp. Vậy Thủ Tướng cần có hành động cụ thể đi kèm để chứng tỏ thực tâm của ông, và chứng tỏ ông có đủ năng lực và dũng khí thực hiện thông điệp này.
2) Xã hội VN hiện nay đang trong tình trạng trì trệ kẹt cứng kéo dài, muốn thoát ra khỏi thế đó cần một xung lực mạnh, một cú hích mạnh vào một điểm cốt tử. Trong hệ thống này nhìn vào đâu cũng thối nát, cú hích tốt nhất để gây được niềm tin là từ bỏ độc tài, từ bỏ đàn áp, tôn trọng nhân quyền, tôn trọng quyền tự do ngôn luận, thả ngay một số người đang bị giam giữ chỉ vì chính kiến khác. Làm được điều này thì không khí chính trị sẽ khác hẳn, từ đó mọi việc cải cách khác sẽ dần dần bớt lực cản, người dân sẽ có cơ sở để tin các vị bắt đầu muốn thay đổi thật sự hay nói đúng hơn, xu hướng cấp tiến trong lãnh đạo bắt đầu thắng thế. Còn không thì mọi lực cản vẫn còn nguyên, người dân một lần nữa sẽ càng mất lòng tin hơn.
Hình như trong bài tường thuật của Tuổi Trẻ về buổi họp ý kiến của tôi ít được chú ý. Nhưng tôi vẫn tin đó là cách duy nhất để ra khỏi bế tắc một cách ôn hòa.
Trần Đức Nguyên:
Chúng ta đều mong muốn chuyển đổi thể chế chính trị, dân chủ hóa đất nước một cách ôn hòa; đó cũng là nguyện vọng chung của nhân dân. Theo con đường đó, có mấy yếu tố quan trọng :
1/ Các nhân tố tích cực trong giới cầm quyền. Nhân tố ấy gồm con người và quan điểm, ý kiến. Không vội vàng đánh giá con người vì đó là điều khó nhất trong mọi sự đánh giá. Chưa thể kết luận về con người nhưng quan điểm, ý kiến lợi cho dân, cho nước thì ủng hộ quan điểm, ý kiến ấy. Vì thế tôi rất muốn biết Thông điệp đầu năm là của riêng Thủ tướng hay có sự đồng thuận ở mức nào của những nhà lãnh đạo chủ chốt?
2/ Các hoạt động thúc đẩy quá trình dân chủ hóa phải dựa vào Hiến pháp và luật pháp, kể cả ý kiến của những người lãnh đạo, như những điều Thủ tướng nêu trong thông điệp.
3/ Một giải pháp quan trọng theo tinh thần này, là kịp thời lên tiếng để chuẩn bị cho cuộc bầu cử QH khóa tới có được nhiều đại biểu thực sự của dân và một Quốc hội chuyên trách.
4/ Sự chuyển đổi ôn hòa không thể diễn ra tức khắc mà phải đi từng bước.
Có một khâu đột phá mà anh Hoàng Tụy đã nhấn mạnh: trả tự do cho những người phát biểu chính kiến một cách ôn hòa nhưng bị bắt giữ; đó là biện pháp quan trọng và cấp bách để tạo lòng tin trong dân. Tôi đồng tình. Đây là một biện pháp không tốn kém. Tôi nghĩ biện pháp này có ý nghĩa lớn, nhưng nếu thực hiện cũng mới là một bước của quá trình chuyển đổi thể chế.
H.T - T.Đ.N.
Các tác giả trực tiếp gửi cho BVN
Kiệt quệ niềm tin, kiệt quệ vốn xã hội
Cả một thành phố bảy, tám triệu dân, hơn cả một nước người ta, vậy
mà nhàm chán một cách không thể tưởng tượng được. Cuộc sống trở nên tầm
thường và vụn vặt không thể tả.
Cạn kiệt niềm tin
Cũng khoảng giờ này năm ngoái, khi mới chân ướt chân ráo trở về, sau
khi có trải nghiệm thực tế, tôi có viết một bài báo nhỏ có tiêu đề: Câu
chuyện của niềm tin.
Đại thể, tôi kể lại những va chạm thực tế để thấy rằng, mất niềm tin đang là cái đáng lo ngại nhất trong xã hội Việt Nam dưới con mắt cua người mới nhập cuộc. Vì thiếu niềm tin nên mọi việc bỗng trở nên khó khăn và tốn kém gấp bội. Cuộc sống bỗng trở nên toàn màu xám. Con người căng thẳng, hiệu năng làm việc thấp vì hợp tác kém, mà lý do chính là không tin nhau, nên dành thời gian kiểm soát nhau vì phối hợp làm việc chung.
Ngay lúc đó, tôi đã nhận ra rằng: Một trong những vấn đề lớn nhất mà xã hội này phải đương đầu là sự mất niềm tin trầm trọng. Niềm tin giữa người dân và chính quyền, giữa người dân và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với nhau, tóm lại giữa người và người, và đặc biệt là niềm tin vào bản thân mình.
Sau đó, mỗi khi gặp mặt, ngay cả với giới tinh hoa, giữa những than thở, hay đằng sau ánh mắt xa xăm, là một sự chán nản và khắc khoải. Rất ít hy vọng và lòng tin trong các câu chuyện. Sau những lần như thế, tôi thấy rất mệt mỏi. Sinh lực dường như đã bị rút hết đi, đến mức nhiều khi sợ gặp gỡ, vì sợ phải nghe những lời than như vậy.
Trong số những người tôi quen biết mỗi người chọn một cách phản ứng khác nhau. Nhiều người chọn sự cam chịu. Nhiều người lảng tránh, lảng tránh thực tại, lảng tránh nhìn vào mắt đối diện.
Nhiều người giết thời gian trên bàn nhậu. Có tiền thì nhậu sang, ít tiền thì bình dân. Thanh niên ít tiền hơn thì giết thời gian trong các quán trà đá vỉa hè.
Người không thích nhậu, hoặc không đủ sức để nhậu hoặc không có tiền để nhậu thì vùi mình vào các trang lá cải, mỗi ngày ngốn hàng chục bài tin tức, na ná như nhau vô thưởng vô phạt. Sau đó bức xúc một hồi, càm ràm hoặc nặng hơn là chửi đổng vài câu rồi lại vùi đầu đọc tiếp.
Nhiều người bức xúc quá có phản ứng mạnh. Nhưng như con cá nằm trên lưới, càng giẫy giụa càng đau đớn. Nên sau mỗi hồi mệt mỏi cũng đến lúc nằm im "makeno".
Kinh tế khó khăn, tinh thần bức bối, đặc biệt phát ngôn của các quan chức, các nhà làm chính sách bỗng trở nên đáng ngờ. Các mạng lưới hoạt động trong xã hội giờ chỉ còn quan hệ huyết thống đáng tin cẩn.Vì thế, vun vén cho gia tộc xây dựng nhà thờ họ, đã trở thành một trong lối sống của những người có địa vị trong xã hội.
Xã hội như vận hành bởi bộ tiêu chuẩn kép. Ai cũng biết vậy mà không phải vậy. Không phải vậy mà vẫn là như vậy. Nên ở cơ quan sống theo một chuẩn khác, về nhà lại một chuẩn khác nữa. Mỗi người phải đóng quá nhiều vai diễn, đến mức mệt mỏi kiệt quệ, mà không biết để làm gì.
Chưa bao giờ các hoạt động tâm linh cúng bái lại phát triển như hiện giờ, bất chấp khoa học đã phát triển nhiều hơn so với hàng chục năm về trước, thông tin cũng phong phú hơn nhiều.Vì sao vậy? Vì người ta không tin ở con người, nên đành tìm đến nơi thánh thần, dù biết rằng cũng nhiều kẻ lợi dụng việc này để trục lợi.
Nhiều lần đi qua các quán nhậu ven đường, tôi đã tần ngần tự hỏi: sao trong giờ làm việc lại đông người lang thang quán xá đến như vậy?
Những nơi tôi đi qua không ở đâu thấy đông thanh niên trai tráng ngồi lê la vỉa hè, cắn hạt bí, hạt hướng dương, uống nước chè, tập tạnh hút thuốc lào, nói bậy và chửi đổng...nhiều như trên vỉa hè Hà Nội, đặc biệt là các nơi cổng trường đại học.
Không ai nói chuyện khoa học, văn chương. Không ai quan tâm đến bảo tàng triển lãm. Không ai bàn tán về các thành tựu, khoa học, nhân văn mới. Không ai đả động đến ước mơ hay khát vọng.
Những buổi nói chuyện dành cho đại chúng về các chủ đề rất mới, do các học giả nổi tiếng thuyết trình, cũng không có nổi đến vài chục người tham dự. Mà nếu có thì vẫn những khuôn mặt ấy. Rất cũ!
Cả một thành phố bảy, tám triệu dân, hơn cả một nước người ta, vậy mà nhàm chán một cách không thể tưởng tượng được. Cuộc sống trở nên tầm thường và vụn vặt không thể tả.
Trên mặt bằng truyền thông thì còn những tệ hại hơn nhiều. Nếu rút tất cả những tin liên quan đến chuyện hở hang, chém giết, sốc, sex, giật gân thì bỗng thấy nhiều tờ báo sụp cái rầm vì trống trơn bài vở.
Một năm trôi qua, câu chuyện lại có phần thêm u ám. Một xã hội thiếu hụt niềm tin mỗi ngày thêm hiển hiện rõ nét qua từng việc cụ thể chứ không chỉ là cảm giác như ngày nào.
Mỗi khi cầm một xấp giấy tờ với chồng chất dấu mộc đỏ choét tôi không khỏi ngần ngại. Chưa ở đâu tôi thấy những văn bản giấy tờ cần nhiều dấu đỏ như vậy, qua nhiều cửa ải xét duyệt như vậy. Nhưng cũng chưa ở đâu sự giả mạo trở nên phổ biến, được rao bán công khai như ở đây.
Đại thể, tôi kể lại những va chạm thực tế để thấy rằng, mất niềm tin đang là cái đáng lo ngại nhất trong xã hội Việt Nam dưới con mắt cua người mới nhập cuộc. Vì thiếu niềm tin nên mọi việc bỗng trở nên khó khăn và tốn kém gấp bội. Cuộc sống bỗng trở nên toàn màu xám. Con người căng thẳng, hiệu năng làm việc thấp vì hợp tác kém, mà lý do chính là không tin nhau, nên dành thời gian kiểm soát nhau vì phối hợp làm việc chung.
Ngay lúc đó, tôi đã nhận ra rằng: Một trong những vấn đề lớn nhất mà xã hội này phải đương đầu là sự mất niềm tin trầm trọng. Niềm tin giữa người dân và chính quyền, giữa người dân và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với nhau, tóm lại giữa người và người, và đặc biệt là niềm tin vào bản thân mình.
Sau đó, mỗi khi gặp mặt, ngay cả với giới tinh hoa, giữa những than thở, hay đằng sau ánh mắt xa xăm, là một sự chán nản và khắc khoải. Rất ít hy vọng và lòng tin trong các câu chuyện. Sau những lần như thế, tôi thấy rất mệt mỏi. Sinh lực dường như đã bị rút hết đi, đến mức nhiều khi sợ gặp gỡ, vì sợ phải nghe những lời than như vậy.
Trong số những người tôi quen biết mỗi người chọn một cách phản ứng khác nhau. Nhiều người chọn sự cam chịu. Nhiều người lảng tránh, lảng tránh thực tại, lảng tránh nhìn vào mắt đối diện.
Nhiều người giết thời gian trên bàn nhậu. Có tiền thì nhậu sang, ít tiền thì bình dân. Thanh niên ít tiền hơn thì giết thời gian trong các quán trà đá vỉa hè.
Người không thích nhậu, hoặc không đủ sức để nhậu hoặc không có tiền để nhậu thì vùi mình vào các trang lá cải, mỗi ngày ngốn hàng chục bài tin tức, na ná như nhau vô thưởng vô phạt. Sau đó bức xúc một hồi, càm ràm hoặc nặng hơn là chửi đổng vài câu rồi lại vùi đầu đọc tiếp.
Nhiều người bức xúc quá có phản ứng mạnh. Nhưng như con cá nằm trên lưới, càng giẫy giụa càng đau đớn. Nên sau mỗi hồi mệt mỏi cũng đến lúc nằm im "makeno".
Kinh tế khó khăn, tinh thần bức bối, đặc biệt phát ngôn của các quan chức, các nhà làm chính sách bỗng trở nên đáng ngờ. Các mạng lưới hoạt động trong xã hội giờ chỉ còn quan hệ huyết thống đáng tin cẩn.Vì thế, vun vén cho gia tộc xây dựng nhà thờ họ, đã trở thành một trong lối sống của những người có địa vị trong xã hội.
Xã hội như vận hành bởi bộ tiêu chuẩn kép. Ai cũng biết vậy mà không phải vậy. Không phải vậy mà vẫn là như vậy. Nên ở cơ quan sống theo một chuẩn khác, về nhà lại một chuẩn khác nữa. Mỗi người phải đóng quá nhiều vai diễn, đến mức mệt mỏi kiệt quệ, mà không biết để làm gì.
Chưa bao giờ các hoạt động tâm linh cúng bái lại phát triển như hiện giờ, bất chấp khoa học đã phát triển nhiều hơn so với hàng chục năm về trước, thông tin cũng phong phú hơn nhiều.Vì sao vậy? Vì người ta không tin ở con người, nên đành tìm đến nơi thánh thần, dù biết rằng cũng nhiều kẻ lợi dụng việc này để trục lợi.
Nhiều lần đi qua các quán nhậu ven đường, tôi đã tần ngần tự hỏi: sao trong giờ làm việc lại đông người lang thang quán xá đến như vậy?
Những nơi tôi đi qua không ở đâu thấy đông thanh niên trai tráng ngồi lê la vỉa hè, cắn hạt bí, hạt hướng dương, uống nước chè, tập tạnh hút thuốc lào, nói bậy và chửi đổng...nhiều như trên vỉa hè Hà Nội, đặc biệt là các nơi cổng trường đại học.
Không ai nói chuyện khoa học, văn chương. Không ai quan tâm đến bảo tàng triển lãm. Không ai bàn tán về các thành tựu, khoa học, nhân văn mới. Không ai đả động đến ước mơ hay khát vọng.
Những buổi nói chuyện dành cho đại chúng về các chủ đề rất mới, do các học giả nổi tiếng thuyết trình, cũng không có nổi đến vài chục người tham dự. Mà nếu có thì vẫn những khuôn mặt ấy. Rất cũ!
Cả một thành phố bảy, tám triệu dân, hơn cả một nước người ta, vậy mà nhàm chán một cách không thể tưởng tượng được. Cuộc sống trở nên tầm thường và vụn vặt không thể tả.
Trên mặt bằng truyền thông thì còn những tệ hại hơn nhiều. Nếu rút tất cả những tin liên quan đến chuyện hở hang, chém giết, sốc, sex, giật gân thì bỗng thấy nhiều tờ báo sụp cái rầm vì trống trơn bài vở.
Một năm trôi qua, câu chuyện lại có phần thêm u ám. Một xã hội thiếu hụt niềm tin mỗi ngày thêm hiển hiện rõ nét qua từng việc cụ thể chứ không chỉ là cảm giác như ngày nào.
Mỗi khi cầm một xấp giấy tờ với chồng chất dấu mộc đỏ choét tôi không khỏi ngần ngại. Chưa ở đâu tôi thấy những văn bản giấy tờ cần nhiều dấu đỏ như vậy, qua nhiều cửa ải xét duyệt như vậy. Nhưng cũng chưa ở đâu sự giả mạo trở nên phổ biến, được rao bán công khai như ở đây.
Cái nguy hiểm của sự mất niềm tin này là sự bào mòn sinh khí. Nếu như
sự sợ hãi làm cho con người ta co cụm, đến một lúc nào đó có thể tạo ra
một sự phản ứng đủ mạnh để vượt qua, thì mất niềm tin không gây ra một
cảm xúc mạnh như vậy. Nó chỉ là đơn giản là làm mất hết sinh khí, vì
người dân không còn tin vào công lý, không tin vào chính quyền, không
tin ai, và không tin ngay cả chính bản thân mình.
Còn nhớ mỗi khi bàn về vốn xã hội, tuy có nhiều cách tiếp cận và lý
giải khác nhau, nhưng chúng tôi đều thống nhất ở một điểm: Niềm tin nằm ở
trái tim của vốn xã hội. Đó là niềm tin giữa người với người, người
với thể chế, người với chính bản thân mình.
Vậy là niềm tin, một khái niệm xa lạ với môn kinh tế học phát triển, đã có được chỗ đứng đàng hoàng trong lòng nhiều nhà kinh tế học.
Niềm tin đã trở thành một thứ vốn của xã hội. Mà đã là vốn thì có thể dùng để sinh lợi. Trong trường hợp này, niềm tin đã trở thành một thứ tài sản giúp cho xã hội hoạt động trơn tru hiệu quả hơn, chi phí giao dịch vì thế mà ít đi.
Khi có niềm tin thì việc gì cũng suôn sẻ dễ dàng. Điều này đúng quy mô cá nhân, đúng cả quy mô quốc gia.
Các chính trị gia lão luyện Đông Tây kim cổ đều đặt vấn đề xây dựng lòng tin với với dân mình lên hàng đầu. Ngay ở Việt Nam cũng có những ví dụ này từ xa xưa trong lịch sử. Tương truyền, để dân tin vào cuộc kháng chiến chống quân Minh của Lê Lợi, trong lúc binh yếu lực mỏng, Nguyễn Trãi đã cho dùng mật mỡ viết lên tám chữ: Lê Lợi vì quân, Nguyễn Trãi vi thần lên lá đa. Kiến thấy vậy bu vào đục thành chữ. Người dân đọc được thì tin rằng đây đúng là mệnh trời. Bài học vỡ lòng dành cho các chính trị gia xem ra vẫn còn điều xa lạ.
Tất nhiên, bên cạnh niềm tin, thì vốn xã hội còn thêm các yếu tố khác nữa. Có thể kể hai trong các số đó: thói quen tập tục, truyền thông văn hóa ứng xử; và sự phong phú lành mạnh của các hội đoàn, tức của mạng lưới xã hội dân sự.
Tiếc rằng, cả hai yếu tố này cũng rất yếu. Đút lót hối lộ dường như đã trở thành văn hóa, gọi là văn hóa phong bì. Sự giả dối đã tràn vào cả trường học, nên bị gọi là "nỗi buồn lớn ngành giáo dục"
Cuộc khủng khoảng kinh tế kéo dài suốt mấy năm nay lại càng làm cho vốn xã hội thêm kiệt quệ. Lẽ ra nếu có một vốn xã hội thắt lưng đủ đầy, người dân sẽ dễ vượt qua những thời khắc khó khăn hơn. Vì tin nhau, tin vào quan chức và chính sách chung. Đằng này quan chức nói gì, dân chúng lại bảo nhau làm ngược lại.
Kinh tế rối loạn, lòng người hoang mang. Khó khăn càng thêm chồng chất không biết đến bao giờ mới gỡ được.
"Mất tiền là mất ít, mất bạn là mất nhiều, nhưng mất lòng tin là mất tất cả". Người xưa đã tổng kết như vậy, nên thấy thực trạng này, không ai tránh khỏi sự buồn rầu.
Nhiều lúc nhìn xã hội như mớ bòng bong, không biết lần ra đằng nào. Mà lần ra được rồi thì cũng không gỡ ra được vì nó xoắn xuýt chặt chẽ vì lợi ích, vì bè phái, vì u mê.
Nguyên nhân vì đâu? Tất nhiên là vì cơ chế. Ai chả nói thế. Dễ nhất và trúng nhất. Nhưng cơ chế do ai làm ra? Tất nhiên là do con người, trong đó có tôi và bạn.
Nhưng cụ thể hơn, đó là cái gì của tôi và bạn? Sức khỏe, văn hóa, tri thức, học vấn, kỹ năng, tinh thần sáng tạo, ước mơ khát vọng, lòng quả cảm, sự dấn thân ...hay còn gì khác nữa?
Câu trả lời là tất cả.
Đến đây lại thêm giật mình. Thì ra mọi thứ chưa tốt như mong đợi cũng có phần ta đóng góp. Vậy nên, thay vì trông chờ vào một sự thay đổi lớn hãy chủ động tạo ra những sự thay đổi nhỏ trước đã.
Nếu không thay đổi được đời, thì thay đổi ta trước vậy. Khi những ngọn đuốc lớn đã không thể cháy thì chỉ còn hy vọng vào những đốm lửa nhỏ, kiên nhẫn và cần mẫn.
Nhiều việc nhỏ góp lại sẽ thành việc lớn. Xưa nay vẫn thế, có cách nào khác được.
TS Giáp Văn Dương
Vậy là niềm tin, một khái niệm xa lạ với môn kinh tế học phát triển, đã có được chỗ đứng đàng hoàng trong lòng nhiều nhà kinh tế học.
Niềm tin đã trở thành một thứ vốn của xã hội. Mà đã là vốn thì có thể dùng để sinh lợi. Trong trường hợp này, niềm tin đã trở thành một thứ tài sản giúp cho xã hội hoạt động trơn tru hiệu quả hơn, chi phí giao dịch vì thế mà ít đi.
Khi có niềm tin thì việc gì cũng suôn sẻ dễ dàng. Điều này đúng quy mô cá nhân, đúng cả quy mô quốc gia.
Các chính trị gia lão luyện Đông Tây kim cổ đều đặt vấn đề xây dựng lòng tin với với dân mình lên hàng đầu. Ngay ở Việt Nam cũng có những ví dụ này từ xa xưa trong lịch sử. Tương truyền, để dân tin vào cuộc kháng chiến chống quân Minh của Lê Lợi, trong lúc binh yếu lực mỏng, Nguyễn Trãi đã cho dùng mật mỡ viết lên tám chữ: Lê Lợi vì quân, Nguyễn Trãi vi thần lên lá đa. Kiến thấy vậy bu vào đục thành chữ. Người dân đọc được thì tin rằng đây đúng là mệnh trời. Bài học vỡ lòng dành cho các chính trị gia xem ra vẫn còn điều xa lạ.
Tất nhiên, bên cạnh niềm tin, thì vốn xã hội còn thêm các yếu tố khác nữa. Có thể kể hai trong các số đó: thói quen tập tục, truyền thông văn hóa ứng xử; và sự phong phú lành mạnh của các hội đoàn, tức của mạng lưới xã hội dân sự.
Tiếc rằng, cả hai yếu tố này cũng rất yếu. Đút lót hối lộ dường như đã trở thành văn hóa, gọi là văn hóa phong bì. Sự giả dối đã tràn vào cả trường học, nên bị gọi là "nỗi buồn lớn ngành giáo dục"
Cuộc khủng khoảng kinh tế kéo dài suốt mấy năm nay lại càng làm cho vốn xã hội thêm kiệt quệ. Lẽ ra nếu có một vốn xã hội thắt lưng đủ đầy, người dân sẽ dễ vượt qua những thời khắc khó khăn hơn. Vì tin nhau, tin vào quan chức và chính sách chung. Đằng này quan chức nói gì, dân chúng lại bảo nhau làm ngược lại.
Kinh tế rối loạn, lòng người hoang mang. Khó khăn càng thêm chồng chất không biết đến bao giờ mới gỡ được.
"Mất tiền là mất ít, mất bạn là mất nhiều, nhưng mất lòng tin là mất tất cả". Người xưa đã tổng kết như vậy, nên thấy thực trạng này, không ai tránh khỏi sự buồn rầu.
Nhiều lúc nhìn xã hội như mớ bòng bong, không biết lần ra đằng nào. Mà lần ra được rồi thì cũng không gỡ ra được vì nó xoắn xuýt chặt chẽ vì lợi ích, vì bè phái, vì u mê.
Nguyên nhân vì đâu? Tất nhiên là vì cơ chế. Ai chả nói thế. Dễ nhất và trúng nhất. Nhưng cơ chế do ai làm ra? Tất nhiên là do con người, trong đó có tôi và bạn.
Nhưng cụ thể hơn, đó là cái gì của tôi và bạn? Sức khỏe, văn hóa, tri thức, học vấn, kỹ năng, tinh thần sáng tạo, ước mơ khát vọng, lòng quả cảm, sự dấn thân ...hay còn gì khác nữa?
Câu trả lời là tất cả.
Đến đây lại thêm giật mình. Thì ra mọi thứ chưa tốt như mong đợi cũng có phần ta đóng góp. Vậy nên, thay vì trông chờ vào một sự thay đổi lớn hãy chủ động tạo ra những sự thay đổi nhỏ trước đã.
Nếu không thay đổi được đời, thì thay đổi ta trước vậy. Khi những ngọn đuốc lớn đã không thể cháy thì chỉ còn hy vọng vào những đốm lửa nhỏ, kiên nhẫn và cần mẫn.
Nhiều việc nhỏ góp lại sẽ thành việc lớn. Xưa nay vẫn thế, có cách nào khác được.
TS Giáp Văn Dương
(Thời báo Kinh tế Sài gòn)
Những tư duy cản lực phát triển
Thế giới đổi thay từng ngày. Cuộc sống thay đổi từng giờ. Đổi mới ngày
càng sâu rộng. Nhận thức của người dân thay đổi nhiều. Tư duy bị cầm tù,
đất nước không thể phát triển.
I.Đổi mới tư duy là đặc tính của cách mạng, xu thế tất yếu của thời đại
Đổi mới và đổi mới tư duy không có gì mới. Điều này đã được các bậc thầy
về cách mạng đề cập từ sớm. V.I Lênin nói: “Người cộng sản phải có dũng
khí nhìn vào sự thật, phải có gan vứt bỏ những nhận thức của ngày hôm
qua không phù hợp với tình hình diễn biến của ngày hôm nay, phải biết
“thay đổi sách lược, chọn một con đường khác để đi tới đích của chúng
ta, nếu con đường cũ, trong một thời gian nhất định nào đó, xem ra không
thích hợp nữa, không đi theo được nữa” (Hội đồng Trung ương chỉ đạo
biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. CTQG, H, 2003,
tr.474-475). Và sau đây là những lời nói, lời dạy vàng ngọc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh:
“Phải biết rằng tình hình khách quan thay đổi hàng giờ hàng phút, một
chủ trương của ta hôm nay đúng, hôm sau đã không hợp thời, nếu ta không
tỉnh táo kiểm điểm những tư tưởng hành vi của ta để bỏ đi những cái quá
thời, sai hỏng, nhất định ta sẽ không theo kịp tình hình, ta sẽ bị bỏ
rơi, bị các bạn tỉnh táo nhanh nhẹn hơn vượt đi trước... Không chịu tự
phê bình, không chỉ trích thì không bao giờ tấn tới được” (Hồ Chí Minh:
Toàn tập, Nxb. CTQG, H, 1995, t.4, tr.26).
“Xã hội bây giờ ngày một phát triển. Tư tưởng hành động cũng phát triển.
Nếu cứ giữ lấy cái kẹp giấy cũ không thay đổi là không đi đến đâu cả”
(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.35).
“Khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến... Nếu cán bộ không
nói năng, không đề ý kiến, không phê bình, thậm chí lại tâng bốc mình,
thế là một hiện tượng rất xấu. Vì không phải họ không có gì nói, nhưng
vì họ không dám nói, họ sợ. Thế là mất hết dân chủ trong Đảng. Thế là
nội bộ của Đảng âm u, cán bộ trở nên những cái máy, trong lòng uất ức,
không dám nói ra, do uất ức mà hóa ra oán ghét, chán nản... Nếu đào tạo
một mớ cán bộ nhát gan, dễ bảo “đập đi, hò đứng”, không dám phụ trách.
Như thế là một việc thất bại cho Đảng” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5,
tr.280-281).
“Ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội’ (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.227).
“Xã hội ngày càng tiến, công tác của ta cũng phải ngày càng tiến... Vì
vậy, năng lực của ta, sáng kiến của ta, tiến bộ của ta cũng phải luôn
luôn phát triển, tiến lên không ngừng. Không tiến, tức là thoái” (Hồ Chí
Minh: Toàn tập, Sđ d, t.7, tr.259).
Đảng ta, cách đây gần 30 năm, với Đại hội VI, đã đánh dấu sự đổi mới của
Đảng về tư duy. Đảng ta nhấn mạnh rằng “đó là đòi hỏi bức thiết của đất
nước. Đó cũng là đặc tính của cách mạng, nhất là cách mạng xã hội chủ
nghĩa, là bản chất sâu xa của chủ nghĩa Mác-Lênin, là xu thế tất yếu của
thời đại”. Nhận rõ đổi mới tư duy là quy luật nhất định, tất yếu của
cách mạng, của công cuộc đổi mới, Đảng ta khẳng định rằng chỉ có đổi mới
tư duy thì mới thấy đúng và thấy hết sự thật, thấy hết những nhân tố
mới để phát huy, những sai lầm để sửa chữa. Muốn thế, “phải đấu tranh
chống cái cũ, chống bảo thủ trì trệ, chống giáo điều rập khuôn, chống
chủ quan nóng vội, chống tha hóa biến chất, chống những thói quen lỗi
thời dai dẳng. Đây là cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ diễn ra trên mọi
lĩnh vực và trong bản thân từng người chúng ta” (Đảng Cộng sản Việt
Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, H,
1987, tr.8).
II. Những tư duy trở lực phát triển
1.Chỉ chịu trách nhiệm trước Đảng, không chịu trách nhiệm trước dân
Gần đây, trên một số diễn đàn lớn, chúng ta thường nghe một số quan chức
nói rằng họ giữ chức vụ là do Đảng giới thiệu, Quốc hội bầu.Vì vậy, họ
chỉ chịu trách nhiệm trước Đảng và không thể từ chức. Điều này nghe qua
thì đúng vì đảng viên thì phải chịu trách nhiệm trước Đảng và muốn từ
chức thì phải được Đảng đồng ý và Quốc hội phê chuẩn. Nhưng xét kỹ thì
đó làm trái tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trước hết phải nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo với vai
trò của nhân dân. Cách mạng trước hết phải có Đảng. Sự lãnh đạo đúng
đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng. Bác
Hồ dạy: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự
nghiệp của cá nhân anh hùng nào. Thành công của Đảng ta là ở nơi Đảng ta
đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của nhân dân, đã lãnh
đạo nhân dân phấn đấu dưới lá cờ tất thắng của chủ nghĩa Mác-Lênin”.
Khi bàn về những điều kinh nghiệm trong lãnh đạo - vì ai mà làm? Đối ai
phụ trách?, Hồ Chí Minh nói rõ: “Có người nói rằng mọi việc họ đều phụ
trách trước Đảng, trước Chính phủ. Thế là đúng, nhưng chỉ đúng một nửa.
Họ phụ trách trước Đảng và Chính phủ, đồng thời họ phải phụ trách trước
nhân dân. Mà phụ trách trước nhân dân nhiều hơn phụ trách trước Đảng và
Chính phủ, vì Đảng và Chính phủ vì dân mà làm các việc, và cũng phụ
trách trước nhân dân. Vì vậy nếu cán bộ không phụ trách trước nhân dân,
tức là không phụ trách trước Đảng và Chính phủ, tức là đưa nhân dân đối
lập với Đảng và Chính phủ” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.294).
Tư duy chỉ phụ trách trước Đảng mà không phụ trách trước nhân dân tức là
chỉ thấy Đảng mà không thấy nhân dân, những người làm nên thắng lợi của
cách mạng. Chỉ thị 03 nói phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh về phong cách quần chúng, trong đó có nội dung phải chịu trách
nhiệm trước nhân dân. Tư duy nói trên đi ngược lại tư tưởng và tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tại
phiên bế mạc Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, thực hiện Nghị quyết
Trung ương 4: “... Thế mà cứ hô khẩu hiệu là học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” (Tạp chí Cộng sản số 834, tháng 4-2012). Phê
phán tư duy chỉ chịu trách nhiệm trước Đảng, không phụ trách trước nhân
dân cũng có nghĩa là phải bảo đảm quyền tham gia và dự phần của mọi
người dân, thực hiện chế độ trưng cầu dân ý theo Hiến pháp và lời dạy
của Bác Hồ là “xin đồng bào hãy phê bình, giúp đỡ giám sát công việc
Chính phủ”.
2.Chỉ chịu trách nhiệm trước Đảng nên không có tư duy từ chức
Liên quan đến tư duy chỉ chịu trách nhiệm trước Đảng nên một số quan
chức cho rằng “không nên nghĩ rằng cứ mỗi một vụ việc cụ thể thì một Bộ
trưởng phải nghĩ ngay đến việc từ chức hay không từ chức”.
Đúng rằng việc từ chức không phải anh muốn là được. Phải được Quốc hội
bãi nhiệm. Nhưng tư duy về việc từ chức thì Đảng và Quốc hội không cấm.
Nhân dân càng không cấm. Mà không nghĩ đến việc từ chức là làm trái lời
Bác. Bác nói việc Người phải gánh chức Chủ tịch là do đồng bào ủy thác.
Bao giờ đồng bào cho tôi lui thì tôi rất vui lòng lui. Đồng bào cho lui
tức là đồng bào không tín nhiệm anh nữa. Anh phải biết điều đó. Phải
biết xấu hổ. Phải biết tự trọng. Phải có trách nhiệm với dân. Không nên ỷ
vào Đảng để không nói được trước đồng bào mấy chữ “tôi xin từ chức”.
Mặt khác, nếu nói rằng “không nên nghĩ cứ có một việc cụ thể thì một bộ
trưởng phải nghĩ ngay đến việc từ chức hay không từ chức” thì sẽ không
bao giờ có việc từ chức xảy ra. Và như vậy sẽ “hòa cả làng”. Vì cái gì
mà chẳng là việc cụ thể. Nhưng xin thưa, vấn đề là ở chỗ không phải là
một việc cụ thể mà là cả một chuỗi vụ việc liên hoàn, ngay cả khi vụ
việc trước đang nóng thì vụ việc sau lại đến, liên tục, liên tục, không
dứt, không ngớt. Những vụ tham nhũng đâu có phải một việc? Những sai
phạm trong ngành y đâu có phải một việc? Những thủy điện, phá rừng đâu
có phải một việc? Những tai nạn giao thông đâu có phải một việc? V.v..
Với cách tư duy này thì chẳng ai chịu trách nhiệm cả, ngoại trừ kẻ gây
ra tội. Và nếu nói rằng người phải chịu trách nhiệm lớn nhất, duy nhất
là kẻ phạm tội thì mọi việc coi như đã an bài, chẳng còn gì để nói nữa.
Tư duy này cũng trái với với tư tưởng Hồ Chí Minh. Thời Bác Hồ cũng có
những vụ việc cụ thể như vụ án Trần Dụ Châu, sai lầm trong cải cách
ruộng đất. Sau khi y án tử hình kẻ tham nhũng và kiểm điểm những sai lầm
trong cải cách ruộng đất, Bác Hồ cũng nhận trách nhiệm về mình. Tại Hôi
nghị Trung ương 10 mở rộng, ngày 25-8-1956 bàn về cải cách ruộng đất và
chấn chỉnh tổ chức, Hồ Chí Minh nói: “Vì ta thiếu dân chủ nên nghe ít,
thấy ít, nên bây giờ ta phải dân chủ. Tôi nhận trách nhiệm trong lúc
sóng gió này. Tất cả Trung ương phải nghe, thấy, nghĩ, làm như thế. Bài
học đau xót này sẽ thúc đẩy chúng ta” (Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử,
Nxb. CTQG, H, 1995, t.6, tr.333). Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng tỏ thái độ
nghiêm khắc đối với những đồng chí phạm sai lầm trong cải cách ruộng
đất. Sau việc thi hành kỷ luật một số cán bộ cao cấp của Đảng[1] liên
quan đến trách nhiệm trong sai lầm cải cách ruộng đất, tại Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương lần thứ 10 (mở rộng) khóa II, ngày 15-9-1956,
Người nói: “Vấn đề kỷ luật của Đảng là chung cho Đảng từ trên xuống
dưới. Việc thi hành kỷ luật đối với các đồng chí Trung ương nói trên
chứng tỏ với nhân dân là kỷ luật của Đảng nghiêm minh, điều đó giáo dục
cho cán bộ, đảng viên ta biết tôn trọng kỷ luật” (Hồ Chí Minh: Biên niên
tiểu sử, Nxb. CTQG, H, 1995, t.6, tr.341). Tư tưởng và tấm gương Hồ Chí
Minh cho thấy Đảng, Chính phủ và cá nhân những vị đại diện phải bảo đảm
pháp quyền, bảo đảm trách nhiệm giải trình, bảo đảm minh bạch thể hiện ở
chỗ không những không giấu giếm khuyết điểm, mà có khuyết điểm thì phải
xử lý nghiêm minh, bất kể người mắc khuyết điểm giữ chức vụ gì. Công
cuộc đổi mới hiện nay không thể chấp nhân tư duy mà Hồ Chí Minh đã phê
phán: “Nhiều nơi các đồng chí phạm lỗi, nhưng không bị trừng phạt xứng
đáng, có đồng chí bị hạ tầng công tác nơi này, đi nơi khác lại ở nguyên
cấp cũ hay chỉ bị hạ tầng công tác theo hình thức nhưng vẫn ở cấp bộ cũ
làm việc” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.73).
3.Khó nói chữ “tôi” trách nhiệm trước dân
Thời bao cấp, phê phán tư duy không dám chịu trách nhiệm cá nhân, đổ lỗi cho khách quan, có ca dao:
“Mất mùa là do thiên tai
Được mùa là do thiên tài Đảng ta”.
Phê phán tư duy dựa dẫm, ỷ lại, rập khuôn, bảo thủ, có thơ rằng: “Trăng
Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ. Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy
Sĩ”.
Các kỳ họp Quốc hội truyền hình trực tiếp những năm qua đem lại cho
người dân nhiều cảm nhận, cảm xúc, trong đó có một cảm nhận rõ nét là
các vị đại diện của dân, do dân cử ra mới nói được nhiều đến hai chữ
“chúng tôi” mà không thấy nói đến chữ “tôi” trách nhiệm trước dân. Hầu
hết trả lời chất vấn của các chính khách về các sai lầm, khuyết điểm đều
dẫn nguyên nhân khách quan, liên quan bộ này bộ kia, ngành này ngành nọ
mà không nói đến trách nhiệm quản lý của bộ mình, ngành mình, cá nhân
mình. Trong lý thuyết và thực tiễn quản trị quốc gia, đây là vấn đề
thuộc trách nhiệm giải trình. Anh giải trình quanh co, lạc đề, đổ lỗi
khách quan, cơ chế, thể chế (cơ chế, thể chế do con người xây dựng), hết
thời gian chưa giải trình hết để Chủ tịch phiên họp nhắc nhở nhiều
lần... (có người gọi là “cháy giáo án”) mà không thấy nguyên nhân chủ
quan là tư duy cũ kỹ của 30 năm trước. Tư duy hư hỏng, lạc hậu đó hiện
vẫn đang ngự trị trong đời sống chính trị-xã hội của đất nước, là một
cản lực trên con đường phát triển của đất nước. Mà đổi mới là phải
“chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ tốt
tươi” (Di chúc của Bác)
4.Lầm lẫn sự ủy quyền của nhân dân với quyền lực cá nhân
Một trong những khía cạnh chủ yếu của nhà nước pháp quyền là nhà nước
của dân mà điều căn cốt là quyền lực thuộc về nhân dân. Điều này đã được
Hiến pháp quy định và nhiều lần Hồ Chí Minh nói đến. Khi giữ chức Chủ
tịch, Bác Hồ nói đó là do đồng bào ủy thác mà tôi phải gắng sức làm cũng
như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Quyền
lực của dân thể hiện ở hình thức dân chủ trực tiếp mà rõ nhất là trưng
cầu ý dân và dân chủ gián tiếp. Bảo đảm pháp quyền có nghĩa dân là chủ
và dân làm chủ. “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại
biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với
sự tín nhiệm của nhân dân” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.591).
“Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ” (Hồ Chí
Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.60). Hồ Chí Minh viết: “Đảng ta là Đảng
lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ Trung ương đến khu, đến tỉnh,
đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là người đày
tớ trung thành của nhân dân” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10,
tr.323). Vì sự nhầm lẫn nhân dân ủy quyền với quyền lực cá nhân nên:
“Cái gì cũng dùng mệnh lệnh. Ép dân chúng làm. Đóng cửa lại mà đặt kế
hoạch, viết chương trình rồi đưa ra cột vào cổ dân chúng, bắt dân chúng
theo” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.293). Sự nhầm lẫn nêu trên mà
căn nguyên sâu xa là cơn khát quyền lực đã đẻ ra biết bao nhiêu chuyện
đau đớn mà Bác Hồ từng phê phán, nay vẫn đang diễn ra: “Cậy thế mình ở
trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng phóng túng, muốn sao được vậy, coi
khinh dư luận, không nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra để làm việc
cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân” (Hồ Chí Minh: Toàn tập,
Sđd, t.4, tr.57). Trong chế độ dân chủ “dân làm chủ thì Chủ tịch, bộ
trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác là làm gì? Làm đày tớ. Làm đày tớ
cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng” (Hồ Chí Minh: Toàn
tập, Sđd, t.8, tr.375). Tất nhiên, “khi dân dùng đày tớ làm việc cho
mình, thì phải giúp đỡ Chính phủ. Nếu Chính phủ sai thì phải phê bình,
phê bình nhưng không phải là chửi” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5,
tr.60).
5.Tư duy về lợi ích nhóm
Phải ghi công lao của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vì ông nói nhiều đến
một quốc nạn là lợi ích nhóm. Điều này không có gì mới. Cái mới là dám
nói ra để nhân dân phanh phui, nhận diện. Có vị đại diện còn nói rằng
không nên nói lợi ích nhóm mà chỉ nên nói lợi ích cục bộ. Ông ta không
hiểu gì hay cố tình không hiểu. Hai loại lợi ích này có mối quan hệ
nhưng lợi ích nhóm nguy hiểm hơn nhiều. Ở đây có sự móc ngoặc giữa chính
trị với kinh tế, thậm chí cả xã hội đen và các nhóm lợi ích. Đằng sau
và ẩn chưa bên trong các sai phạm, tiêu cực, tham nhũng vừa qua người
dân có thể nhận diện bóng dáng của lợi ích nhóm. Bởi vì, một cơ sở kinh
doanh trái phép, không phép ngang nhiên tồn tại mà không bị xử lý mà báo
chí gọi là “con voi chui lọt lỗ kim” thì phải khẳng định có sự bảo kê,
nghĩa là lợi ích nhóm. Một vụ tham nhũng, thất thoát hàng trăm, hàng
nghìn tỷ đồng không thể là câu chuyện của một cá nhân, thậm chí một nhóm
người (theo nghĩa lợi ích cục bộ) mà đây là có sự móc ngoặc, liên minh
ma quỷ. Tư duy và hành động về lợi ích nhóm đang đục khoét nền kinh tế
nước nhà, làm băng hoại đạo đức xã hội, trở lực của phát triển.
Châu Phong
----------------------
[1]Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10 (mở rộng) khóa II,
ngày 15-9-1956, đồng chí Trường Chinh không giữ nhiệm vụ Tổng Bí thư nữa
vì trách nhiệm trong sai lầm cải cách ruộng đất, các đồng chí Lê Văn
Lương, Hoàng Quốc Việt ra khỏi Bộ Chính trị, đồng chí Hồ Việt Thắng ra
khỏi Trung ương Đảng.
(Văn hóa Nghệ an)
Tồn kho thể chế
Nguyễn chính Tâm – Motthegioi
Trong những “tồn kho” năm cũ 2013 từ hàng hóa, tín dụng đến các dự án treo, thì một trong những vấn đề đáng quan ngại nhất là tồn kho thể chế. Thể chế được hiểu một cách đơn giản là quy tắc trong một xã hội hay một cộng đồng, tồn tại theo hai dạng là chính thức (luật pháp, văn bản thành văn, quy định mang tính pháp lý) và không chính thức (bao gồm cách ứng xử, những trường hợp ưu tiên hoặc “truyền thống” được số đông trong xã hội chấp nhận, tuân theo).
Trong một nền kinh tế, thể chế ví như
luật chơi trong một trận túc cầu. Luật tốt, công bằng, sát với thực tế
sẽ giúp cho cuộc chơi diễn ra hào hứng, các cầu thủ thi thố hết khả
năng, và khán giả được mản nhãn bởi những pha bóng đẹp. Ngược lại, một
luật chơi méo mó, bị lũng đoạn bởi các nhóm phi thể thao bên ngoài sân
cỏ hay xa rời thực tiễn, sẽ tạo ra những lực cản hữu hình và vô hình,
khiến trận cầu bị tác động tiêu cực, không xuôn sẽ theo những cách khác
nhau.
Chẳng hạn như vai trò của các tập đoàn
kinh tế Nhà nước được xem là chủ đạo trong nền kinh tế. Trong tất cả
cuộc tranh luận về tái cấu trúc và cải cách nền kinh tế, doanh nghiệp
Nhà Nước luôn nằm trong tầm ngắm với những vấn đề nan giải. Từ kỷ luật
thị trường, thiếu tính công khai minh bạch, quy trình bổ nhiệm các chức
vụ lãnh đạo lỏng lẻo đến nhập nhằng vấn đề sỡ hữu và trách nhiệm giải
trình.
Khi chương trình tái cấu trúc nền kinh
tế được triển khai từ 2010, thì việc giảm, cổ phần hóa và thay đổi cơ
chế quản trị trong từng tập đoàn được đưa ra mổ xẻ. Trái với các kỳ vọng
mang tính đột phá, quá trình này vẫn đang diễn ra chậm chạp. Chứng tỏ
sức ý từ cơ chế cũ và các nhóm hưởng lợi từ cơ chế đó vẫn còn quá lớn.
Hay như các ý tưởng tái cơ cấu cấu trúc
thương mại để giảm nhập siêu. Nhu cầu này được đặt ra từ nhiều năm nay,
khi cán cân nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc cứ tăng không giảm.
Những đề xuất lần lược đưa ra đòi hỏi
một giải pháp toàn diện từ việc nâng cao năng lực sản xuất nội địa, đẩy
mạnh thu hút đầu tư nước ngoài ở trong lãnh vực công nghiệp hỗ trợ, hạn
chế nhập khẩu những mặt hàng Việt Nam có khả năng sản xuất được, chuyển
hướng thị trường nhập khẩu (đặc biệt là máy móc, công nghệ).
Nhưng vấn đề chính dường như lại nằm
vượt qua các yếu tố kỷ thuật kinh tế. Đằng sau đó là điều mà giới học
giả ví von như một “lời nguyền địa lý”, ám chỉ sức ép của việc sống dưới
bóng của một nước lớn, về cả địa lý, dân số, văn hóa và cả các “sức ồ
ạt” về sản xuất số đông.
Thay đổi một tập quán, một thói quen,
hay một lối sống hoặc là cần một thế hệ, hoặc cần một chính sách đột phá
mang tính tập trung cao độ. Mà trên hết là từ bỏ “sự dể dải” trong sản
xuất, lẫn tiêu dùng.
Một thí dụ khác xoay quanh vai trò của
Nhà nước. Song song với quá trình chuyển đổi nền kinh tế, những vấn đề
phát triển từ một phương thức quản lý xã hội còn mang tính truyền thống
sang hiện đại là hai nhân tố quan trọng. Sau một thời gian dài trong cơ
chế quan liêu bao cấp, sinh hoạt thị trường với quy luật cung cầu đặt
lại nhiều vấn đề về quản lý.
Một trong số đó là phân chia quyền và
nghĩa vụ. Nếu Nhà nước trong nền kinh tế kế hoạch nắm vai trò chủ đạo về
mọi mặt, với nghĩa vụ cuối cùng đảm bảo thịnh vượng và an ninh cho cả
cộng đồng, thì Nhà nước trong nền kinh tế thị trường có xu hướng chia sẻ
vai trò này với những tác nhân khác.
Trước sự hình thành những “tập đoàn lợi
ích” khác nhau, thậm chí nhiều khi đối lập thì việc mở rộng quyền tham
gia-chịu trách nhiệm trong các thành phần kinh tế, các lực lượng xã hội
khác nhau chính là một cách để “dung hòa lợi ích”, gắn kết các nhóm lợi
ích lại với nhau bằng những định chế mang tính chế tài của luật pháp và
sự giám sát của công luận.
Vì thế, mô hình Nhà nước mạnh, trên ý
nghĩa đủ khả năng đối phó trước những rủi ro, đảm bảo an ninh chung cho
cả cộng đồng đang là con đường cần tiến. Nói như thông điệp của Thủ
Tướng đầu năm 2014, Nhà nước phải làm tốt chức năng kiến tạo phát triển,
tập trung vào xây dựng những nền tảng cho các đột phá chiến lược. Những
đột phá này cần vốn, cơ sở hạ tầng, con người, nhưng đặc biệt một trong
những yếu tố cần thiết tiên yếu nhất là một thế chế-chính sách tốt đóng
vai trò đòn bẫy, kích hoạt những nhân tố xung quanh.
Rõ ràng, nếu những tồn kho này còn tồn
tại, nó sẽ là những trì níu cho phát triển, làm méo mó thị trường, biến
trận cầu đầy hứa hẹn thành nhàm chán, cũng như triệt tiêu động lực của
những cầu thủ tài năng với tinh thần xả thân.
Nguy hiểm hơn, sự tồn tại của những thể
chế đã lỗi thời song hành với nó những con người lỗi thời, với tư duy
bảo thủ, chăm chăm vào lợi ích trước mắt, và bị xâu xé bởi những nhóm
đặc lợi-đặc quyền.
Vì vậy, trọng tâm 2014 phải là giải
quyết rốt ráo các vấn đề này, dẫu có là những quyết sách vĩ mô, hay chỉ
là các rào cản thuế má, giấy tờ mang tính chất “hành là chính” ở cấp cơ
sở. Không ai có thể giữ lại một thứ đã lỗi thời nếu tự bản thân mình
không muốn. Dù cho đó có là thể chế, hay con người.
Nguyễn Chính Tâm
Nguyễn Chính Tâm, sinh
năm 1984, hoàn thành chương trình sau đại học tại Đức chuyên ngành Kinh
tế – Chính trị quốc tế; hiện đang giảng dạy đại học tại TP.HCM
-Từ Versailles đến Rạch Gầm
Nguyệt Quỳnh gởi RFA
Tôi đi dọc giòng sông Seine trong thời tiết giá rét của mùa đông
Paris. Những tiệm cà phê dọc theo hè phố và cơn mưa nhẹ làm tôi nhớ đến
câu chuyện tình trong một nhạc phẩm kinh điển của ban nhạc Abba “Mùa hè
cuối cùng của chúng ta” (Our last summer). Đôi trai gái trong bài hát là
bóng dáng thanh xuân của bất cứ ai trong cuộc đời này. Tay trong tay,
họ cười đùa trong mưa, họ dạo bước ở Elysée, họ dừng chân trên mỗi quán
cà phê. Chàng trai nói với thiếu nữ về triết lý cuộc sống, về chính
kiến, lý tưởng của anh… Có lẽ họ đã dừng chân trên cầu Pont des Arts,
cây cầu với hàng ngàn những ổ khóa, người ta viết tên nhau trên những ổ
khoá đó, vất chiếc chìa khoá chìm sâu xuống dưới lòng sông, để lại một
hình tượng tình yêu bền chặt trên chiếc cầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét