CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Hoàn thiện hồ sơ pháp lý về chủ quyền biển đảo (VNN). - Nâng cao công tác thông tin đối ngoại, biển, đảo (TTXVN).
- Vì Trường Sa thân yêu (VOV). - Vườn xanh trên Nhà giàn DK1 (QĐND).
- Cảng Hàng không quốc tế Hải Phòng: Khó hiện thực hóa ý tưởng (ĐT). “Việc
Sân bay Cát Bi bỗng dưng chứng minh được tính khả thi của việc nâng
công suất hiện hữu lên gấp 32 lần trong vòng 15 năm tới khiến cơ hội
hiện thực hóa ý tưởng xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Hải Phòng tại
Tiên Lãng trở nên khá bất định”.
- Kỷ vật liệt sĩ trở về sau 42 năm (TT).
- 2018: Lương 3 triệu thì mua được gì? (VNN).
- CHDCND Triều Tiên phát triển tên lửa siêu lớn? (TT). - Nhật khước từ quan sát Triều Tiên phóng tên lửa(VNN/Japantoday). - Tên lửa Bình Nhưỡng có thể chạm tới Mỹ? (DV/KBS). - Triều Tiên tổ chức lễ hội quốc tế mừng sinh nhật cố CT Kim Il-sung (GDVN/Yonhap).
- Bắt tỉ phú thân cận ông Bạc Hy Lai (NLĐ/Telegraph).
- Suu Kyi hy vọng khởi đầu kỷ nguyên mới ở Myanmar (VNN/Wall Street Journal).
KINH TẾ
- Thủ tướng: “Sẽ chỉ giữ lại một số doanh nghiệp nhà nước” (VnEconomy). Liên quan bài này: Vietnam: Reform to Stabilize Economy (WSJ).
- TPHCM: Doanh nghiệp khó trăm bề (VnEconomy).
- Chỉ số tồn kho đang ở mức báo động (VnEconomy).
- Gia Lai: Mía ế, béo “cò” (DV). - Bao giờ dứt điệp khúc buồn “trúng mùa mất giá?” (TTXVN).
- Muối ơi! (LĐ).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nhạc sỹ Phạm Tuyên chính thức được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh (TTVH).
- Nhà thơ nữ quyền(TS).
- Huế. Trưng bày hàng trăm tài liệu về Hán – Nôm (Tầm nhìn).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Cựu bộ trưởng 4T Lê Doãn Hợp về hưu rồi đổi nghề luôn: 5 nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo dục (VNN).
- Trường chuẩn có nguy cơ… “rớt chuẩn” (GDVN).
- Phải công khai học phí (TN).
- Thận trọng với miếng dán chống ói (SGTT).
- Bé gái ‘không có máu’ vẫn sống khỏe mạnh (TP/Yein).
- Xe bay đã cất cánh (TN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Miền Bắc: Phát hiện thịt lợn có chất tạo nạc độc hại (DT). - Lo độc hại, bà nội trợ “săn” thực phẩm quê (DV).
- Chàng trai y tế gia đình (TT).
- Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội: Keangnam không được phép trả Hà Nội chung cư (VNN). - “Keangnam phải chịu trách nhiệm với người dân” (DT). - Đến lượt khu đô thị Ciputra tăng phí do… lạm phát (VnEconomy).
- Hà Nội: Lộ diện nhóm côn đồ hỗn chiến trên bờ đê (DT). - Bắt bốn đối tượng tham gia truy sát người trên đê (TP).
- Đảo hoàn lương (TTCT).
- Nước sông Hồng ở Lào Cai đục ngầu (VNE). - Sông Hồng, đến hẹn lại… ô nhiễm (ĐĐK).
- Singapore xử vụ mua dâm trẻ vị thành niên Việt Nam (NLĐ/Straits Time, Asia One).
- 15 công nhân nhập cư thiệt mạng trong vụ cháy chợ ở Nga (DT/Ria, AP).
QUỐC TẾ
- Chuyện bê bối của Tư lệnh Lục quân Ấn Độ (ĐV/Izvestia).
40 năm tù vì đánh dã man người đi lạc
Khoảng
19 giờ ngày 22-3-2009, những người làm thuê cho ông Thành gồm Phan Văn
Tuất, Nguyễn Trung Dũng, Nguyễn Trường Thi, Nguyễn Quang Sơn, Lê Văn
Xuân, Lê Phú Thắng và Nguyễn Đình Sơn đang ăn cơm tại nhà ăn tập thể
“Rẫy ông Thành 507”.
Cùng
lúc này, anh Nguyễn Huy Hoàng (SN 1981, trú thị trấn Ea T’ling, huyện
Cư Jút, Đắk Nông) và anh Nguyễn Văn Thọ (SN 1972, trú ở xã Kim Khê,
huyện Kim Thành, Hải Dương) chạy xe máy lạc vào khu vực của rẫy.
Thấy
vậy, cả nhóm truy bắt, thay nhau đánh hai anh bất tỉnh rồi chở hai nạn
nhân vứt ra ngoài đường. Anh Hoàng và anh Thọ được người dân phát hiện
và đưa đi cấp cứu. Hậu quả, anh Hoàng bị thương tật 10%; anh Thọ bị
thương tật 72%.
Hội đồng xét xử đã tuyên phạt các bị cáo Dũng 7 năm 6 tháng tù, Thi 7 năm tù, Tuất 6 năm 6 tháng tù, Quang Sơn 4 năm tù và Đình Sơn, Xuân, Thắng mỗi người 5 năm tù.
-
- Xét xử vụ đánh người tại “rẫy ông Thành”: 6 bị cáo lãnh án tù
TT - Sáng 25-3, TAND TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã mở
phiên tòa sơ thẩm (lần 2) xét xử vụ án người làm công trong “rẫy ông
Thành” (ở buôn H’Drát, xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, do ông Phạm Ngọc
Thành - giám đốc Công ty TNHH một thành viên Quản lý và sửa chữa đường
bộ Đắk Lắk - đứng tên) đánh trọng thương hai người đi lạc vào rẫy.
Các bị cáo tại phiên tòa - Ảnh: Đ.T.Duy |
>> Vụ người làm công tại “rẫy ông Thành” đánh người: tòa tuyên hủy án sơ thẩm
>> 25-3, xét xử vụ đánh người ở “rẫy ông Thành”
>> 6 người làm thuê đánh thương tật 2 nạn nhân
>> 25-3, xét xử vụ đánh người ở “rẫy ông Thành”
>> 6 người làm thuê đánh thương tật 2 nạn nhân
HĐXX
phạt Nguyễn Trung Dũng 7 năm 6 tháng tù, Phan Văn Tuất: 6 năm 6 tháng
tù, Nguyễn Trường Thi: 7 năm tù, Lê Văn Xuân: 6 năm tù, Lê Phú Thắng: 6
năm tù, Nguyễn Đình Sơn: 6 năm tù và Nguyễn Quang Sơn: 4 năm 6 tháng
tù. Các bị cáo đều bị phạt tù về tội “cố ý gây thương tích”.
Tòa
buộc các bị cáo phải bồi thường chi phí điều trị cho nạn nhân Nguyễn
Văn Thọ (ngụ ở huyện Kim Thành, Hải Dương) tổng cộng 144.217.000 đồng
và chi phí điều trị cho anh Nguyễn Huy Hoàng (ngụ ở Cư Jút, Đắk Nông)
3.460.000 đồng.
Tại phiên tòa, cáo trạng của
Viện KSND TP Buôn Ma Thuột nêu rõ: sau khi đi lạc vào “rẫy ông Thành”
(khi đó rẫy không có cổng), anh Nguyễn Huy Hoàng và anh Nguyễn Văn Thọ
bị Nguyễn Trung Dũng và Nguyễn Trường Thi dùng môtô đuổi theo.
Khi
đuổi kịp, Dũng xuống xe nắm lấy yên xe của anh Hoàng, anh Hoàng rồ ga
bỏ chạy. Thấy vậy, Phan Văn Tuất phân công cho Nguyễn Trung Dũng,
Nguyễn Trường Thi, Nguyễn Quang Sơn, Lê Văn Xuân, Lê Phú Thắng, Nguyễn
Đình Sơn đi tìm và bắt anh Hoàng, anh Thọ về khu tập thể trong trang
trại.
Khi tìm thấy, các bị cáo đã đánh anh Thọ tổn hại sức khỏe 65% (không còn khả năng lao động), đánh anh Hoàng thương tích 10%.
Đáng
chú ý, ngày 29-12-2009, tại phiên tòa sơ thẩm lần 1, TAND TP Buôn Ma
Thuột đã không xét xử Nguyễn Đình Sơn vì “Viện Kiểm sát và cơ quan điều
tra không khởi tố, truy tố”. Trong lần này, Sơn phải ra tòa và lãnh án
về tội “cố ý gây thương tích”.
Sơn cũng là
người liên quan đến vụ đàn chó becgiê trong “rẫy ông Thành” cắn chết bà
Phạm Thị Ngắn (55 tuổi, trú tại buôn H’Drát, xã Ea Kao, TP Buôn Ma
Thuột).
Đ.T.DUY - TẤN THI
43 năm tù cho nhóm côn đồ ở trang trại Trường NgọcLao động
Hơn 43 năm tù cho 7 bị cáo vụ "Rẫy ông Thành 507"Vietnam Plus
Sài gòn Giải Phóng
Hủy bản án ly hôn giữa Đặng Thị Hoàng Yến và Jimmy Trần
Ông Jimmy Trần - bà Đặng Thị Hoàng Yến đăng kí kết hôn ngày 13-8-2007.
Tin liên quan:-Nhà báo Hoàng Hùng từng phát hiện “bản án lạ” :Viện KSND Tối cao có chỉ đạo Viện KSND tỉnh Long An rút kháng nghị?
-Một đại biểu Quốc hội bị tố cáo: Chân dung bà Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo
-Luật sư Trần Đình Triển nổi khùng, xúc phạm, đe dọa Tổng biên tập Báo Người cao tuổi (vì bà CT TĐ Tân Tạo)
-Doanh nghiệp lao đao vì Tập đoàn Tân Tạo
----------
-Hủy bản án ly hôn giữa Đặng Thị Hoàng Yến và Jimmy Trần
(NLĐO) - Vụ ly hôn này do Thẩm phán Lê Văn Lắm, TAND tỉnh Long An xét xử đã vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật dân sự. Đây cũng là đề tài mà nhà báo Hoàng Hùng đang điều tra và anh có nhắc đến trong lời sinh cung trước khi mất
Ngày 3-4, làm việc với phóng viên Báo Người Lao Động,
Thẩm phán TAND tỉnh Long An, Lê Quốc Dũng, cho biết ông được lãnh đạo
tòa Long An chỉ định thụ lý xét xử lại vụ án ly hôn giữa bà Đặng Thị
Hoàng Yến (1959, hộ khẩu thường trú tại số 8 Đỗ Ngọc Thạch, phường 14,
quận 5-TPHCM) và ông Jimmy Trần (Việt kiều Mỹ, nguyên Tổng Giám đốc Công
ty Cổ phần Phát triển đô thị Việt Nam, đối tượng bị Bộ Công an truy nã
về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản), theo văn bản số
01/2012/TLST-HNGĐ.
Vụ án ly hôn giữa bà Đặng Thị Hoàng Yến và Jimmy Trần đã từng bị Viện KSND tỉnh Long An kháng nghị
Trước đó, TAND Tối cao đã có báo cáo số 503/TANDTC-DS, nêu rõ: “Hội đồng giám đốc thẩm Tòa án Dân sự TAND Tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án TAND tối cao và quyết định hủy bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 19/2010/HN-ST ngày 6-10-2010 của TAND tỉnh Long An về vụ hôn nhân gia đình giữa nguyên đơn bà Đặng Thị Hoàng Yến với bị đơn ông Jimmy Trần; giao hồ sơ vụ án cho TAND tỉnh Long An xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật”.
VKSND Tối cao cũng có công văn số 3954/ VKSTC-V5 báo cáo về việc kiểm sát giải quyết án dân sự và kháng nghị, cho rằng “việc TAND tỉnh ban hành hai bản án trong cùng một vụ án và phát hành bản án trước khi phiên tòa xét xử công khai kết thúc là vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật dân sự”.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, thẩm phán Lê Quốc Dũng đã 3 lần gửi giấy triệu tập nhưng nguyên đơn Đặng Thị Hoàng Yến không đến.
Giấy
triệu tập bà Yến vào các ngày ngày 14 và 21-3-2012 được gửi đến địa chỉ
số 8 đường Đỗ Ngọc Thạch, phường 14, quận 5, TPHCM, nhưng “bặt vô âm
tín”; bưu điện trả thư về ghi lý do người nhận “Đi không để lại địa
chỉ”.
Jimmy Trần đang bị truy nã về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Giấy
triệu tập lần 3, tòa gửi cho bà Yến theo địa chỉ khác tại số 30 đường
số 1A, KCN Tân Đức, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An vẫn không
có tác dụng. Chỉ có một người đàn ông xưng là em của bà Yến, nhưng
không có giấy ủy quyền, đến tòa nói bà Yến đang bận đi họp ở Hà Nội.
Thẩm
phán Lê Quốc Dũng cho biết tòa triệu tập bà Yến lần thứ tư vào ngày
11-4 tới. “Nếu nguyên đơn vẫn không đến, chúng tôi sẽ đi xác minh 2 địa
chỉ nói trên và tống đạt hợp lệ bằng niêm yết. Sau 2 lần niêm yết tống
đạt mà không có kết quả thì tòa đình chỉ vụ án” - ông Dũng nói.
Chi tiết bài viết sẽ được đăng trên báo in Người Lao Động số ra ngày mai, 4-4.
Nhóm phóng viên
- CATP-* Viện trưởng VKS tỉnh Long An: Rút lại kháng nghị theo chỉ đạo của VKS tối cao?
Quá nhiều sai phạm nghiêm trọng liên quan đến vụ án
“xin ly hôn” giữa nguyên đơn Đ.T.H.Y và bị đơn Trần Jimmy, trong đó có
những sai phạm quá lộ liễu, thể hiện rõ sự xem thường pháp luật! Chính
vì thế nên ngày 20-1-2011, Phó viện trưởng VKS tỉnh Long An Nguyễn Công
Pha ký quyết định số 05/QĐ/KNPT kháng nghị bản án hôn nhân gia đình sơ
thẩm số 19/2010/HN-ST ngày 6-10-2010 của TAND tỉnh Long An theo thủ
tục phúc thẩm. Đề nghị Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TPHCM xét xử vụ
kiện theo hướng hủy cả hai bản án sơ thẩm, giao hồ sơ về TAND tỉnh Long
An xét xử lại đúng quy định pháp luật.
Quyết định kháng nghị của VKS có đầy đủ căn cứ, đúng pháp luật. Thế nhưng ngày 28-2-2011, Viện trưởng VKS tỉnh Long An Đinh Văn Sang ký quyết định số 11/QĐ/KNPT-DS, rút kháng nghị số 05/QĐ/KNPT vì xét thấy: “Bản án sơ thẩm số 19/2010/HN-ST của TAND tỉnh Long An đã được Tòa án khu vực tư pháp thứ 309 quận Harris, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ công nhận phù hợp với luật pháp Hoa Kỳ, theo công điện số 46/LS-TLSQ ngày 24-2-2011 của Tổng lãnh sự quán VN tại Houston, Texas do ông Tổng lãnh sự Lê Dũng ký. Cho đến nay, hai bên đương sự vẫn không có ý kiến khiếu nại vấn đề gì liên quan đến quyết định của bản án”. Từ “xét thấy” trên, Viện trưởng Đinh Văn Sang cho rằng việc duy trì kháng nghị số 05/QĐ/KNPT của VKS tỉnh Long An là không cần thiết (?!). Thật khó tin, VKS đã vạch rõ những vi phạm nghiêm trọng của bản án nhưng Viện trưởng Sang lại rút kháng nghị chỉ vì sự công nhận phù hợp của một tòa án cấp quận ở tận nước Mỹ xa xôi!
Sau khi rút kháng nghị, ngày 14-3-2011, Viện trưởng Sang ký văn bản số 57/BC.VKS dài 8 trang giấy vi tính gởi Thường trực Tỉnh ủy Long An báo cáo quá trình kiểm sát giải quyết vụ án “xin ly hôn” giữa Đ.T.H.Y và Trần Jimmy. Qua báo cáo, Viện trưởng Sang đã chỉ rõ cho lãnh đạo Tỉnh ủy thấy hàng loạt vi phạm cả thủ tục tố tụng lẫn nội dung của bản án số 19/2010/HN-ST ngày 6-10-2010 của TAND tỉnh Long An do thẩm phán Lê Văn Lắm ngồi ghế chủ tọa xét xử. Trong đó, Viện trưởng Sang nhấn mạnh ba điểm sai (mang tính đặc biệt nghiêm trọng) như Báo CATP đã phản ánh.
Thứ nhất, ngày 6-1-2011, VKS tỉnh Long An nhận được bản án số 19/2010/HN-ST do TAND tỉnh Long An chuyển sang dài 9 trang giấy. Trong khi đó, bản án gốc lưu trong hồ sơ của TAND tỉnh dài đến 10 trang, không có bản án 9 trang! Đến ngày 18-1-2011 qua đường bưu điện, VKS tỉnh nhận được bản án 19/2010/HN-ST dài 10 trang (giống với bản án lưu). Nguyên đơn Đ.T.H.Y có đơn gởi TAND tỉnh ngày 5-10-2010 đề nghị trong việc xét xử và ra quyết định cần đảm bảo và công bố rõ các nội dung như “sự bảo hộ chung về quyền xét xử công bằng...; không gian lận...; không có những vấn đề hay việc các bên chưa được giải quyết...; tòa án được thành lập một cách hợp pháp và phù hợp...” (Báo CATP đã phản ánh trong số báo phát hành ngày 16-8-2011). Ngày 6-10-2010, tòa xét xử và tống đạt bản án số 19/2010/HN-ST cho bà Y. Ngày 7-10-2010, bà Y. có đơn gửi tòa, cho rằng bản án còn sai sót về mặt văn phong và lỗi chính tả nên đề nghị tòa chỉnh sửa lại để “đạt chuẩn như quy đinh”. Căn cứ vào hai đơn nêu trên của bà Y., Viện trưởng Sang kết luận: “Có cơ sở xác định bản án bà Y. nhận ngày 6-10-2010 là bản án 9 trang (giống như bản án của TAND tỉnh Long An gửi VKS tỉnh). Bản án 10 trang có sau khi bà Y. gửi đơn ngày 7-10-2010 đề nghị tòa án chỉnh sửa lại”. Việc “bổ sung” thêm vào bản án cả một đoạn dài hơn trang giấy vi tính là trái với quy định pháp luật.
Thứ hai, biên bản kết thúc phiên tòa thể hiện trong hồ sơ vụ án lúc 11 giờ 5 phút ngày 6-10-2010. Thế nhưng, trước đó lúc 11 giờ tòa đã có sẵn bản án để tống đạt cho bà Đ.T.H.Y. Viện trưởng Sang kết luận: “Việc tòa án phát hành bản án trước khi kết thúc phiên tòa xét xử công khai là điều không thể có đối với một phiên tòa xét xử bình thường”.
Thứ ba, theo đơn khởi kiện ngày 10-5-2010, bà Y. nêu rõ tài sản chung giữa bà và bị đơn Trần Jimmy không có. Nhưng tại phiên tòa ngày 6-10-2010 bà Y. yêu cầu tòa công nhận những tài sản giá trị cực lớn (có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng) gồm tiền mặt, tài khoản, hàng hóa, bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán, đồ kim hoàn... Viện trưởng Sang kết luận: Tòa đã xác định và giao hết tài sản cho bà Y. là không có cơ sở.
Cũng trong văn bản số 57/BC.VKS, Viện trưởng Sang nêu rõ: Qua hai ngày làm việc tại VKS tỉnh Long An (17 và 18-2-2011), sau khi xem xét các tài liệu do đương sự và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cung cấp, hồ sơ vụ án, nội dung đã kháng nghị và qua làm việc trực tiếp với bà Đ.T.H.Y ngày 18-2-2011, Vụ 5 - VKS tối cao kết luận: “Quyết định kháng nghị của VKS tỉnh Long An là có căn cứ; hồ sơ có nhiều tài liệu do TAND tỉnh hợp thức hóa”. Tuy nhiên VKS tối cao cho rằng bản án số 19/2010/HN-ST đã được Tòa án khu vực tư pháp thứ 309 quận Harris, tiểu bang Texas công nhận phù hợp với luật pháp Hoa Kỳ, từ đó chỉ đạo VKS tỉnh Long An rút kháng nghị.
Viện trưởng Sang khẳng định: “Kháng nghị số 05/QĐ/KNPT ngày 20-1-2011 của VKS tỉnh Long An là có căn cứ, VKS tỉnh rút kháng nghị là do VKS tối cao chỉ đạo. Do đó, những vấn đề sai phạm liên quan đến quá trình giải quyết và ban hành bản án của TAND tỉnh Long An đề nghị Thường trực Tỉnh ủy có biện pháp chỉ đạo xử lý vụ việc nghiêm túc để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật”.
Là người đứng đầu cơ quan giám sát thực thi pháp luật, Viện trưởng Đinh Văn Sang khẳng định kháng nghị có cơ sở nhưng lại rút vì có sự chỉ đạo. Ai là người chỉ đạo rút kháng nghị số 05/QĐ/KNPT ngày 20-1-2011 có cơ sở, đúng pháp luật của VKS tỉnh Long An? Việc chỉ đạo này bằng “miệng” hay văn bản với lý do đưa ra có phù hợp với quy định pháp luật hay không? Với hàng loạt sai phạm (trong đó có những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng mang tính cố ý) liên quan đến vụ án “xin ly hôn” nhưng lạ thay thẩm phán Lê Văn Lắm chỉ bị “cảnh cáo” (?). Điều này khiến dư luận không khỏi “kinh ngạc”! Công luận đang chờ sự phản hồi đầy trách nhiệm của VKS tỉnh Long An.
Ân Thiên HoàngNguồn: - CATP-Quyết định kháng nghị của VKS có đầy đủ căn cứ, đúng pháp luật. Thế nhưng ngày 28-2-2011, Viện trưởng VKS tỉnh Long An Đinh Văn Sang ký quyết định số 11/QĐ/KNPT-DS, rút kháng nghị số 05/QĐ/KNPT vì xét thấy: “Bản án sơ thẩm số 19/2010/HN-ST của TAND tỉnh Long An đã được Tòa án khu vực tư pháp thứ 309 quận Harris, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ công nhận phù hợp với luật pháp Hoa Kỳ, theo công điện số 46/LS-TLSQ ngày 24-2-2011 của Tổng lãnh sự quán VN tại Houston, Texas do ông Tổng lãnh sự Lê Dũng ký. Cho đến nay, hai bên đương sự vẫn không có ý kiến khiếu nại vấn đề gì liên quan đến quyết định của bản án”. Từ “xét thấy” trên, Viện trưởng Đinh Văn Sang cho rằng việc duy trì kháng nghị số 05/QĐ/KNPT của VKS tỉnh Long An là không cần thiết (?!). Thật khó tin, VKS đã vạch rõ những vi phạm nghiêm trọng của bản án nhưng Viện trưởng Sang lại rút kháng nghị chỉ vì sự công nhận phù hợp của một tòa án cấp quận ở tận nước Mỹ xa xôi!
Sau khi rút kháng nghị, ngày 14-3-2011, Viện trưởng Sang ký văn bản số 57/BC.VKS dài 8 trang giấy vi tính gởi Thường trực Tỉnh ủy Long An báo cáo quá trình kiểm sát giải quyết vụ án “xin ly hôn” giữa Đ.T.H.Y và Trần Jimmy. Qua báo cáo, Viện trưởng Sang đã chỉ rõ cho lãnh đạo Tỉnh ủy thấy hàng loạt vi phạm cả thủ tục tố tụng lẫn nội dung của bản án số 19/2010/HN-ST ngày 6-10-2010 của TAND tỉnh Long An do thẩm phán Lê Văn Lắm ngồi ghế chủ tọa xét xử. Trong đó, Viện trưởng Sang nhấn mạnh ba điểm sai (mang tính đặc biệt nghiêm trọng) như Báo CATP đã phản ánh.
Thứ nhất, ngày 6-1-2011, VKS tỉnh Long An nhận được bản án số 19/2010/HN-ST do TAND tỉnh Long An chuyển sang dài 9 trang giấy. Trong khi đó, bản án gốc lưu trong hồ sơ của TAND tỉnh dài đến 10 trang, không có bản án 9 trang! Đến ngày 18-1-2011 qua đường bưu điện, VKS tỉnh nhận được bản án 19/2010/HN-ST dài 10 trang (giống với bản án lưu). Nguyên đơn Đ.T.H.Y có đơn gởi TAND tỉnh ngày 5-10-2010 đề nghị trong việc xét xử và ra quyết định cần đảm bảo và công bố rõ các nội dung như “sự bảo hộ chung về quyền xét xử công bằng...; không gian lận...; không có những vấn đề hay việc các bên chưa được giải quyết...; tòa án được thành lập một cách hợp pháp và phù hợp...” (Báo CATP đã phản ánh trong số báo phát hành ngày 16-8-2011). Ngày 6-10-2010, tòa xét xử và tống đạt bản án số 19/2010/HN-ST cho bà Y. Ngày 7-10-2010, bà Y. có đơn gửi tòa, cho rằng bản án còn sai sót về mặt văn phong và lỗi chính tả nên đề nghị tòa chỉnh sửa lại để “đạt chuẩn như quy đinh”. Căn cứ vào hai đơn nêu trên của bà Y., Viện trưởng Sang kết luận: “Có cơ sở xác định bản án bà Y. nhận ngày 6-10-2010 là bản án 9 trang (giống như bản án của TAND tỉnh Long An gửi VKS tỉnh). Bản án 10 trang có sau khi bà Y. gửi đơn ngày 7-10-2010 đề nghị tòa án chỉnh sửa lại”. Việc “bổ sung” thêm vào bản án cả một đoạn dài hơn trang giấy vi tính là trái với quy định pháp luật.
Thứ hai, biên bản kết thúc phiên tòa thể hiện trong hồ sơ vụ án lúc 11 giờ 5 phút ngày 6-10-2010. Thế nhưng, trước đó lúc 11 giờ tòa đã có sẵn bản án để tống đạt cho bà Đ.T.H.Y. Viện trưởng Sang kết luận: “Việc tòa án phát hành bản án trước khi kết thúc phiên tòa xét xử công khai là điều không thể có đối với một phiên tòa xét xử bình thường”.
Thứ ba, theo đơn khởi kiện ngày 10-5-2010, bà Y. nêu rõ tài sản chung giữa bà và bị đơn Trần Jimmy không có. Nhưng tại phiên tòa ngày 6-10-2010 bà Y. yêu cầu tòa công nhận những tài sản giá trị cực lớn (có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng) gồm tiền mặt, tài khoản, hàng hóa, bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán, đồ kim hoàn... Viện trưởng Sang kết luận: Tòa đã xác định và giao hết tài sản cho bà Y. là không có cơ sở.
Cũng trong văn bản số 57/BC.VKS, Viện trưởng Sang nêu rõ: Qua hai ngày làm việc tại VKS tỉnh Long An (17 và 18-2-2011), sau khi xem xét các tài liệu do đương sự và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cung cấp, hồ sơ vụ án, nội dung đã kháng nghị và qua làm việc trực tiếp với bà Đ.T.H.Y ngày 18-2-2011, Vụ 5 - VKS tối cao kết luận: “Quyết định kháng nghị của VKS tỉnh Long An là có căn cứ; hồ sơ có nhiều tài liệu do TAND tỉnh hợp thức hóa”. Tuy nhiên VKS tối cao cho rằng bản án số 19/2010/HN-ST đã được Tòa án khu vực tư pháp thứ 309 quận Harris, tiểu bang Texas công nhận phù hợp với luật pháp Hoa Kỳ, từ đó chỉ đạo VKS tỉnh Long An rút kháng nghị.
Viện trưởng Sang khẳng định: “Kháng nghị số 05/QĐ/KNPT ngày 20-1-2011 của VKS tỉnh Long An là có căn cứ, VKS tỉnh rút kháng nghị là do VKS tối cao chỉ đạo. Do đó, những vấn đề sai phạm liên quan đến quá trình giải quyết và ban hành bản án của TAND tỉnh Long An đề nghị Thường trực Tỉnh ủy có biện pháp chỉ đạo xử lý vụ việc nghiêm túc để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật”.
Là người đứng đầu cơ quan giám sát thực thi pháp luật, Viện trưởng Đinh Văn Sang khẳng định kháng nghị có cơ sở nhưng lại rút vì có sự chỉ đạo. Ai là người chỉ đạo rút kháng nghị số 05/QĐ/KNPT ngày 20-1-2011 có cơ sở, đúng pháp luật của VKS tỉnh Long An? Việc chỉ đạo này bằng “miệng” hay văn bản với lý do đưa ra có phù hợp với quy định pháp luật hay không? Với hàng loạt sai phạm (trong đó có những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng mang tính cố ý) liên quan đến vụ án “xin ly hôn” nhưng lạ thay thẩm phán Lê Văn Lắm chỉ bị “cảnh cáo” (?). Điều này khiến dư luận không khỏi “kinh ngạc”! Công luận đang chờ sự phản hồi đầy trách nhiệm của VKS tỉnh Long An.
Vụ phá tượng Thánh Dóng: Phải làm rõ ai phá bản gốc
TP
- “Tác phẩm của anh Xuân không phải là tác phẩm trung gian để đổ đồng,
vì thế nó vẫn thuộc quyền tác giả. Đó là tác phẩm gốc. Vấn đề ở đây là
phải làm rõ trách nhiệm ai đã phá hoại tượng gốc? ”.
Bản gốc Tượng đài Thánh Dóng trước khi bị phá hủy. |
PGS
- TS Nguyễn Đỗ Bảo, Chủ tịch Hội đồng Lí luận và phê bình Mỹ thuật (Hội
Mỹ thuật Việt Nam), nguyên Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội trả lời phỏng
vấn Tiền Phong, ngày 2-4.
Giá trị bản gốc
Thưa ông, bản gốc tượng đài có ý nghĩa như thế nào trong nghệ thuật điêu khắc - tạo hình?
Trong
mỹ thuật tạo hình, bản gốc là bản đầu tiên mà tác giả đã sáng tác ra -
chỉ có một bản duy nhất và không được phép làm lại bản thứ hai nữa.
Những bản khác chỉ là sao chép, phiên bản.
Chính
bản phác thảo đầu tiên Tượng đài Thánh Dóng được Hội Mỹ thuật Hà Nội
chọn đi dự thi là bản gốc. Đó cũng là bản cuối cùng trở thành mẫu duy
nhất được chọn ra từ 28 mẫu khác để xây dựng tượng đài hiện nay.
Tác
giả Nguyễn Kim Xuân cho biết, khi dựng tượng đồng đã làm một bản thạch
cao khác với tỷ lệ 1-1 (tức khuôn đúc tượng hiện nay). Bản khuôn đúc này
mới là bản trung gian?
Từ
bản gốc (nguyên mẫu), người ta có thể làm khuôn, để phóng to bản gốc
làm tượng đài chính thức. Vì thế, có thể người ta ngộ nhận, nghĩ rằng
tất cả quá trình đó nhằm thực hiện cho một công việc cuối cùng là bản
đúc đồng. Nên người ta coi bản đồng là bản chính.
Nhưng
nếu người ta coi nguyên mẫu là tầm thường thì rất sai lầm. Vì chính bản
mẫu mới là bản “zin”, bản gốc của tác giả, rất có giá trị. Đó là giá
trị tức thời ở thời điểm sáng tác và tác giả có toàn bộ bản quyền: quyền
đứng tên tác phẩm, quyền định đoạt (thừa kế, cho tặng, chuyển nhượng).
Cho nên, khi người ta đập phá là vi phạm bản quyền tác giả, vi phạm Luật
Bản quyền.
Nhưng có người lại cho rằng bản bị phá là bản trung gian, không có giá trị gì?
Nếu
nghĩ bản thạch cao to (tỷ lệ 1-1) là bản trung gian thì đúng, làm xong
tượng đài có thể phá đi. Nhưng bản gốc là bản nhỏ hơn, do chính tay tác
giả sáng tác. Không nên lầm lẫn bản gốc này với bản thạch cao tỷ lệ 1-1
(khuôn đúc).
Ví
dụ, Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ của tác giả Nguyễn Hải (dựng
trên đồi A1 Điện Biên), bản gốc của nó đang nằm tại Bảo tàng Mỹ thuật VN
- do Bảo tàng mua lại của tác giả từ trước khi dựng tượng đài. Khi làm
Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, người ta phải lấy bản gốc này để
thực hiện việc phóng to. Lúc đó, có một số chi tiết phải sửa chữa, nhưng
đều phải được sự đồng ý của tác giả.
Bản
gốc tượng đài Thánh Dóng cũng như bản gốc Tượng đài Chiến thắng Điện
Biên Phủ đang được Bảo tàng Mỹ thuật lưu giữ, ai dám phá bản này? Giá
trị bản quyền được thừa nhận theo pháp luật. Tác phẩm của anh Xuân không
phải là tác phẩm trung gian để đổ đồng, vì thế nó vẫn thuộc quyền tác
giả. Đó là tác phẩm gốc. Vấn đề ở đây là phải làm rõ trách nhiệm ai đã
phá hoại tượng gốc?
PGS - TS Nguyễn Đỗ Bảo. |
Cơ quan chức năng nên vào cuộc
Theo ông, ai phải chịu trách nhiệm về bản gốc bị phá?
Ai
chủ trì phá hoại phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Đây không phải trách
nhiệm bình thường mà là việc phá một tác phẩm nguyên bản của tác giả,
phá một tài sản của công dân. Và dù mới chỉ là ý định phóng thêm các bức
tượng khác thôi, thì nguyên bản tượng vẫn thuộc về tác giả - đó là bản
quyền tác phẩm.
Nguyên là Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội (là Chủ tịch tại thời điểm sáng tác mẫu tượng này), ông có ý kiến gì?
Đây
chính là tác phẩm Hội Mỹ thuật Hà Nội lúc đó chọn đi dự thi và được
chọn làm mẫu chính thức dựng tượng đài Thánh Dóng, cho nên, Hội cần sớm
vào cuộc, có ý kiến chính thức về việc này. Ngoài ra, các cơ quan chức
năng cần làm rõ trách nhiệm của những người liên quan đến việc phá hoại
bức tượng.
bức tượng.
Việc
tác phẩm gốc sau khi được chọn, trở thành bức tượng đặt ở khu vực bãi
đúc để tiến hành các nghi lễ đúc tượng trong suốt hai năm qua có ý nghĩa
gì không, thưa ông?
Tôi
không biết bản gốc này còn có ý nghĩa đến mức nào, nhưng khi đã sử dụng
để thực hiện các nghi lễ trong quá trình đúc tượng; để nhân dân đến lễ,
mà bây giờ coi nó chẳng có giá trị gì, phá đi, thì hóa ra trước đó anh
lừa người ta đến lễ à? Việc này liên quan đến văn hóa ứng xử, thái độ
đối với văn hóa tâm linh - tín ngưỡng của dân tộc.
Nhà điêu khắc Nguyễn Kim Xuân:
“Người đáng buồn phải là tôi”
“Người
đáng buồn phải là tôi chứ không phải ông Long (Giám đốc Sở VHTTDL Hà
Nội), bởi tôi mới là nạn nhân bị xâm hại. Nhưng đến nay, lãnh đạo thành
phố Hà Nội vẫn chưa có trả lời, làm rõ ai đã phá tượng gốc của tôi”.
Nghệ sỹ điêu khắc Nguyễn Kim Xuân trao đổi với Tiền Phong như
vậy, hôm qua sau khi ông đọc một bài trả lời phỏng vấn của Giám đốc Sở
VHTT Hà Nội trên một tờ báo địa phương cho rằng, bức tượng bị phá chỉ là
“bản trung gian”, chẳng có giá trị gì.
Tác
giả Kim Xuân cho biết: Bản gốc là bản đầu tiên được ông sáng tạo, có
không gian, thời gian và thời điểm cụ thể. Chính thời điểm đón chào
1.000 năm thăng Long-Hà Nội mới là cảm hứng cho tôi sáng tạo ra tác phẩm
này. Còn bản phóng to của Tượng đài Thánh Dóng hiện nay, mặc dù do ông
chỉ đạo thực hiện, nhưng là kết quả lao động của nhiều người.
Bản
gốc đã được Hội đồng nhà nước nghiệm thu, thẩm định, thực hiện suốt từ
năm 2003-2009, qua 3 đời Chủ tịch thành phố Hà Nội và đích thân Bí thư
Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho ý kiến.
Về
thời gian, nó xứng đáng đi vào ghi nét Việt Nam - một bản phác thảo lâu
nhất, công phu nhất… “Nói bản gốc của tôi là bản trung gian như ông
Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội là một sự nhầm lẫn đáng tiếc. Nếu không có bản
gốc của tôi, thì làm sao làm ra khuôn đúc thạch cao tỷ lệ 1-1 để đúc
tượng đài bằng chất liệu đồng hiện nay. Chính bản khuôn đúc mới là bản
trung gian” - ông Xuân nói.
T. Nguyễn
|
Nguyễn Tuấn (thực hiện
TP
- Ông Nguyễn Đắc Lộc – Nguyên Phó Ban quản lý tượng đài Thánh Dóng đã
yêu cầu đơn vị thi công không được tự ý tháo dỡ tượng, nhưng không ngăn
cản được việc phá hủy bức tượng như ông nói.
Trước
khi bản gốc tượng đài Thánh Dóng (gọi tắt: tượng Thánh Dóng) bị phá,
lực lượng bảo vệ và ông Nguyễn Đắc Lộc (ảnh) – Nguyên Phó Ban quản lý
tượng đài Thánh Dóng đã yêu cầu đơn vị thi công không được tự ý tháo dỡ
tượng. Tuy nhiên, ông Lộc đã không ngăn cản được việc phá hủy bức tượng
như ông nói.
Lúc sự việc xảy ra thì có những ai ở đó, có chính quyền địa phương hay không?
Lúc
đó là buổi chiều 16-1 (23 tháng chạp), không có ai thuộc chính quyền
cả. Buổi sáng, khi người ta phá hàng rào để vào khu đất thì tôi được anh
em bảo vệ trên đó thông báo cho biết.
Tôi
điện lên để nhắc anh em không cho phá dỡ tượng. Còn nếu người ta vào
lấy đất thì cứ để họ đo đạc hiện trạng, để bàn giao cho người ta. Yêu
cầu họ không được phá gì cả phải chờ tôi lên.
Đầu
giờ chiều tôi lên, nhà xưởng khu vực đúc tượng đang bị người ta phá dỡ.
Tôi bảo anh Tân (Hoàng Minh Tân – đại diện Ban quản lý dự án của Cty):
“Riêng pho tượng thì không được động vào.
Vì
nhiều lãnh đạo nhà nước, thành phố đều làm lễ ở đây trong quá trình đúc
tượng”. Tôi đề nghị với anh Tân, để chúng tôi xây bệ ở khu vực bên này
xong rồi rước ngài về. Nhưng hơn một tiếng sau, anh em gọi báo với tôi
là họ phá tượng rồi.
Vậy ông có biết ai chỉ đạo việc phá tượng?
Tôi
cũng không biết là ai. Cho nên tôi gọi điện ngay cho anh Tân là tại sao
tôi vừa mới yêu cầu phải giữ nguyên tượng mà các anh lại phá? Anh Tân
bảo không biết, sau đó anh ta bỏ đi luôn.
Vậy kế hoạch bàn giao khu đất (bãi đúc tượng) như ông nói là thế nào?
Kết
luận của UBND huyện Sóc Sơn là ngày 15-2 -2012 chúng tôi sẽ bàn giao
khu đất cho dự án của Cty. Nhưng ngay sau khi họp xong, bên anh Tân lại
đòi bàn giao ngay.
Tôi
nói “để ra giêng sẽ tốt hơn”. Cho nên, phải có chỉ đạo thì họ mới làm ồ
ạt như vậy, phá dỡ hết hệ thống nhà xưởng, nhà đặt tượng và cả tượng
đức Thánh.
Ông có thể nói rõ hơn sự việc?
Lúc
đó, chỉ có đơn vị thi công mà thôi. Họ cùng với xe cẩu, ô tô san ủi
suốt từ sáng cho đến chiều. Sau khi đã quây xong khu đất rồi, họ mới
quay ra phá dỡ tượng.
Ngay
sau đó, tôi đã cho chụp ảnh lại. Lúc đó vẫn rất đông công nhân, xe máy
vẫn đang ở đó. Tôi gọi cho anh Tân thì anh ta bảo là không chỉ đạo việc
đó.
Vậy khi Cty đến để thực hiện việc tiệp nhận khu đất, họ có quyết định cưỡng chế hay văn bản gì không?
Họ
không có quyết định gì cả. Vì huyện cũng không có ai ký quyết định
cưỡng chế. Tại cuộc họp trước đó mấy ngày, lãnh đạo huyện Sóc Sơn đã
thống nhất với hai bên sẽ thống nhất bàn giao mặt bằng cho Cty vào ngày
15-2 (sau Tết Nhâm Thìn).
Nhóm Phóng viên Thời sự
“Tượng đang ở sân bóng”
Cuối
giờ chiều qua (30-3), ông Hoàng Minh Tân - Giám đốc Cty đầu tư dịch vụ
vui chơi thể thao giải trí Sóc Sơn đã đến làm việc với báo Tiền Phong.
Ông
Tân cho biết, ông có mặt và trực tiếp chỉ đạo đơn vị thi công tiếp cận,
giải tỏa khu đất, tháo dỡ tài sản và các công trình nằm trên khu đất và
các mẫu tượng đài Thánh Dóng.
Ông
Tân khẳng định, Cty của ông không cho người giật đổ bản gốc tượng đài
Thánh Dóng. Bởi bức tượng đó hiện nay, sau khi cẩu lên, đã được mang về
đặt tại sân bóng (gần UBND xã). Ông Tân hẹn sẽ cung cấp đầy đủ thông tin
liên quan vào một ngày gần nhất trong tuần sau.
Tuy
nhiên, nhân chứng khẳng định máy móc đã giật phá đổ tượng. Còn bản
Composit đang nằm ở sân bóng thì tác giả Nguyễn Kim Xuân khẳng định đó
chỉ là một bản sao bị hỏng.
Kiến nghị làm rõ vụ việc
Trao
đổi với báo chí chiều qua tại buổi họp báo thông tin kỳ họp HĐND thành
phố, bà Nguyễn Thị Thùy- Trưởng Ban Văn hóa xã hội - HĐND TP Hà Nội
khẳng định sẽ tiến hành kiểm tra ngay thông tin và kiến nghị cơ quan
chức năng xử lý việc bản gốc tượng đài Thánh Dóng bị phá tại bãi đúc
tượng đài ở chân núi Sóc Sơn...
Đình Thắng - Nguyễn Tuấn - Minh Tuấn
|
-- > Bản gốc tượng đài Thánh Dóng bị phá nát--TP - Bản gốc Tượng đài Thánh Dóng - Công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, có ý nghĩa đặc biệt về văn hóa-lịch sử vừa bị phá tan tành, ngay tại bãi đúc tượng dưới chân núi Sóc (xã Phù Linh, Sóc Sơn - Hà Nội).
Bản gốc (nguyên mẫu) tượng đài Thánh Dóng trước khi bị phá hủy. |
Trước
sự việc này, Họa sỹ, nhà điêu khắc Nguyễn Kim Xuân, tác giả tượng đài
Thánh Dóng đã gửi đơn tới UBNDTP Hà Nội và các cơ quan có thẩm quyền, đề
nghị can thiệp, làm rõ sự việc. Trong đơn gửi UBNDTP Hà Nội đề ngày
28-3, ông Xuân cho biết: “Ngày 16-1-2012, một công ty đã huy động cần
cẩu và người đến phá dỡ mẫu tượng đài Thánh Dóng của tôi đặt tại bãi đúc
Tượng đài ở chân núi Sóc Sơn”. Nhà điêu khắc công trình kỷ niệm Ngàn
năm Thăng Long - Hà Nội này nói trong đơn, ông “rất bức xúc chuyện này”
và “đề nghị UBNDTP Hà Nội và các cơ quan ban ngành làm rõ sự việc”.
Trao đổi nhanh với PV Tiền Phong chiều
qua, ông Xuân cho biết, ông chỉ mới biết và tin sự việc xảy ra khi đích
thân ông trở lại khu vực bãi đúc Tượng đài thời gian gần đây. “Tôi rất
đau xót khi phải chứng kiến khu đúc tượng chỉ còn là bãi đất trống trơn,
loang lổ vết cày xới. Chỉ còn lại một ít những mảnh vỡ tung tóe của
Tượng đài và hiện nay người ta chở đi đâu tôi cũng không biết. Cả chân
đế tượng, bàn thờ thắp hương, đồ thờ cúng liên quan cũng không còn một
thứ nào”- Ông Xuân bức xúc.
Mất gốc
Theo
ông Nguyễn Kim Xuân, bản gốc Tượng đài Thánh Dóng là bản duy nhất do
ông sáng tác từ năm 2003 và liên tục sửa chữa trong vòng 6 năm cho đến
khi được chính thức chọn làm mẫu đúc Tượng đài Thánh Dóng (9-2009). Ông
cũng cho biết, đến nay công việc chưa hoàn tất, bởi ông đang chuẩn bị
đúc thêm ba tượng đài nữa (theo nguyên mẫu) để đặt tại nơi địa đầu Tổ
quốc và khu vực miền Trung. “Tôi sững sờ khi biết tin bản gốc Tượng đài
Thánh Dóng bị phá nát vô cớ. Không thể tưởng tượng nổi người ta lại có
thể làm một việc rất vô tâm, rất ác như vậy. Tôi mong lãnh đạo Thành phố
Hà Nội, các cơ quan chức năng sớm vào cuộc, làm rõ việc này” - Ông Xuân
đề nghị.
Được
biết, bản gốc Tượng đài Thánh Dóng là một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật
độc đáo cao hơn 3m, nặng hơn hai tấn, được tác giả Nguyễn Kim Xuân sáng
tác năm 2003. Năm 2004, UBNDTP Hà Nội chính thức chọn mẫu tượng đài
Thánh Dóng của tác giả Nguyễn Kim Xuân để thực hiện xây dựng Công trình
Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long -Hà Nội (QĐ số 3179/ QĐ-UB của UBNDTP Hà
Nội, ngày 20-5-2004). Đây là mẫu tượng cuối cùng được chọn ra từ 28 mẫu
tượng đài dự thi để đúc Tượng đài Thánh Dóng hiện nay (đặt tại đỉnh núi
Đá Chồng, huyện Sóc Sơn - Hà Nội). Với tác phẩm điêu khắc Tượng đài
Thánh Dóng, năm 2010-2011, Nhà điêu khắc Nguyễn Kim Xuân được tặng Bằng
khen của Chủ tịch UBNDTP Hà Nội, giải thưởng của Hội VHNT Thủ đô Hà Nội;
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích trong hoạt động kỷ
niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Giá
trị của bản gốc Tượng đài còn ở chỗ, đây chính là Tượng đài Thánh Dóng
đầu tiên được nhân dân chiêm bái trong thời gian suốt hai năm đặt dưới
chân núi Sóc. Các Nghi lễ khởi công - đổ giọt đồng đầu tiên vào ngày
9-9-2009 cho đến khi làm lễ đổ giọt đồng cuối cùng vào ngày 20 tháng
giêng năm 2010 đều được thực hiện bên Tượng đài này. Bản gốc Tượng đài
Thánh Dóng sẽ được hiến tặng cho một Bảo tàng tại Hà Nội sau khi tác giả
đúc xong ba tượng đài Thánh Dóng khác theo dự kiến. Tuy nhiên, ông Xuân
chưa kịp thực hiện thì sự việc đã xảy ra.
Ai đã giật đổ tượng đài Thánh Dóng (bản gốc)? . |
Cố ý phá Tượng đài ?
Theo điều tra ban đầu của Tiền Phong,
Tượng đài Thánh Dóng (bản gốc) bị phá hỏng có dấu hiệu của một việc làm
có chủ ý. Ông Nguyễn Đắc Lộc, Phó Ban quản lý Tượng đài Thánh Dóng cho
biết: Hôm đó là ngày cúng Ông Táo 23 tháng Chạp (16-1). Khi nghe tin có
đơn vị thi công gần đó phá hàng rào bãi đúc tượng, ông Lộc từ Hà Nội lên
đến nơi thì có tới cả trăm người cùng máy móc đang đào xới, san gạt.
Ông Lộc đã nhắc nhở và yêu cầu nhân viên quản lý ở đó là “các anh không
được đụng vào Tượng”. Tuy nhiên, sau khi ông Lộc đi khỏi một lúc thì
Tượng đã bị máy móc giật đổ, vỡ tung tóe. “Tôi không nghĩ là họ lại dám
làm một việc như vậy với Tượng đức Thánh Dóng. Rõ ràng là họ đã bất chấp
và cố tình làm như vậy” – Ông Lộc nói.
Ông
Lộc cũng cho biết, hiện có một dự án đang thực hiện san lấp đất tại khu
vực này (Dự án xây dựng khu vui chơi giải trí-thể thao sân golf quốc tế
Sóc Sơn, do Cty CPĐT dịch vụ vui chơi giải trí – thể thao Hà Nội làm
chủ đầu tư). Chính đơn vị thi công tại đây đã cho máy móc và người đến
san lấp đất và phá hỏng Tượng đài. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới
bạn đọc làm rõ vụ việc đề này.
“Tôi
sững sờ khi biết bản gốc Tượng đài Thánh Dóng bị phá nát vô cớ. Không
thể tưởng tượng nổi người ta lại có thể làm một việc rất vô tâm, rất ác
như vậy. Tôi mong lãnh đạo Thành phố Hà Nội, các cơ quan chức năng sớm
vào cuộc, làm rõ việc này” - Nhà điêu khắc Nguyễn Kim Xuân.
|
Nguyễn Tuấn
-Kỷ lục Việt Nam: Dễ như mua rau ở chợ?-đv --Trần Hữu Quang: Đi tìm nguồn gốc của tình hình suy thoái đạo đức trong xã hội (Thời Đại Mới tháng 3-2012) -- Hoặc ở đây ◄◄
Tống Văn Công: Chịu trách nhiệm? (viet-studies 3-4-12) ◄◄
Nguyễn Đình Chú: Có một người họ Đinh như thế (viet-studies 2-4-12) -- Đó là học giả Đinh Xuân Vịnh, không phải ông Đinh "trảm tướng". ◄Những người ham đọc sách sẽ rất đàng hoàng! (VNN 2-4-12)
Trường đại học tư - Lợi nhuận hay phi lợi nhuận? (SGGP 1-4-12)
Cần trả lại danh dự cho tuần báo "Văn" (VHNA 2-4-12) -- Bài Lại Nguyên Ân
Danh càng cao, hoạ càng nhiều (SGTT 2-4-12) -- P/v Nguyễn Huy Thiệp◄
Tính hiện đại trong âm nhạc? (HV 27-3-12)
Marguerite Duras – sống đam mê, yêu hết mình và viết mãnh liệt! (HV 15-2-12)
Tân Tây Lan dụ khị sinh viên nước ngoài: New Zealand Casts Itself as Destination for International Students (NYT 2-4-12)
Đá gà trên đại lộ (TN 2-4-12) -- Ai muốn gặp THD hồi còn nhỏ thì đến những chỗ như thế này.
Trường đại học tư - Lợi nhuận hay phi lợi nhuận? (SGGP 1-4-12)
Cần trả lại danh dự cho tuần báo "Văn" (VHNA 2-4-12) -- Bài Lại Nguyên Ân
Danh càng cao, hoạ càng nhiều (SGTT 2-4-12) -- P/v Nguyễn Huy Thiệp◄
Tính hiện đại trong âm nhạc? (HV 27-3-12)
Marguerite Duras – sống đam mê, yêu hết mình và viết mãnh liệt! (HV 15-2-12)
Tân Tây Lan dụ khị sinh viên nước ngoài: New Zealand Casts Itself as Destination for International Students (NYT 2-4-12)
Đá gà trên đại lộ (TN 2-4-12) -- Ai muốn gặp THD hồi còn nhỏ thì đến những chỗ như thế này.
Bất mãn với đàn bà, tôi trở thành đểu giả (VnEx
2-4-12) -- Thử hỏi, trên tất cả báo chí đông tây kim cổ, tìm đâu ra
đuợc một tin như thế này trừ ở báo chí Việt Nam? Chớ có đọc VnEx nếu ko
muốn thành con Lợn, THD khuyên.
Giải
thưởng Hồ Chí Minh và Nhà nước về KH&CN là một trong những giải
thưởng cao nhất, là sự công nhận, tôn vinh, khích lệ những cống hiến của
các nhà khoa học.
-Hồi kết cho nhanh hơn ánh sáng Đông A
-Người phát ngôn của nhóm nghiên cứu OPERA,
nhóm nghiên cứu công bố neutrino chuyển động nhanh hơn ánh sáng đã đệ
đơn từ chức. Mặc dù các thí nghiệm tiến hành tiếp theo để kiểm chứng lại
vận tốc của neutrino vẫn chưa có kết quả, nhưng chuyện từ chức của lãnh
đạo nhóm nghiên cứu OPERA cho thấy kết quả công bố của họ là có vấn đề
và không đáng tin cậy, nhất là sau khi chính nhóm OPERA đã thừa nhận sai sót trong nghiên cứu của mình. Năm ngoái, cộng đồng vật lý nói riêng và toàn thế giới nói chung đã sửng sốt khi nghe tin khám phá chấn động về chuyển động nhanh hơn ánh sáng,
đặt thuyết tương đối của Einstein vào trong dấu hỏi. Nhưng qua vụ việc
này cũng có thể thấy thói đời bạc bẽo. Năm ngoái, khi nhóm OPERA công bố
neutrino nhanh hơn ánh sáng, CERN (Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu)
đã rất hồ hởi dính phần, nhưng giờ đây lại lạnh lùng tuyên bố mình
không có dây dưa gì với nghiên cứu OPERA, "chỉ gửi chùm neutrino" cho
thí nghiệm thôi. Đúng là "cha mẹ thói đời ăn ở bạc!"Sai
lầm hay sai sót trong khoa học là chuyện bình thường, bởi vì khoa học
luôn có cơ chế chặt chẽ và chắc chắn kiểm soát các phát minh khoa học,
điều mà các lĩnh vực khác của cuộc sống không có. Khoa học phát triển
trên chính những sai lầm khoa học của mình.
Phú Yên truy tố 10 cựu quan chức tài nguyên tham ô
Mười bị can gồm: Nguyễn Kim Phúc, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Nguyễn Văn Mẫu, nguyên Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường; Hà Thượng Trúc, nguyên Kế toán trưởng chương trình SEMLA Phú Yên; Võ Văn Dũng, thư ký chuyên trách chương trình SEMLA; Nguyễn Thị Thanh Vy, trưởng nhóm môi trường chương trình SEMLA; Trần Thị Na, trưởng nhóm đất đai chương trình SEMLA; Võ Ngọc Tuân, Phan Thế Quốc, Lưu Phạm Bá Luân và Phan Thị Kim Oanh là thành viên chương trình SEMLA.
Theo cáo trạng, từ tháng 1-2007 đến 11-2009, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, các bị can nói trên đã có hành vi lập khống chứng từ đưa vào thanh toán và chiếm đoạt hơn 432 triệu đồng trong quá trình thực hiện chương trình SEMLA Phú Yên như xây dựng hương ước bảo vệ môi trường tại xã An Chấn (huyện Tuy An) và xã Xuân Thọ 2 (thị xã Sông Cầu); xây dựng hệ thống quan trắc môi trường tỉnh Phú Yên; điều tra khảo sát vùng ngập mặn tại huyện Tuy An và Thị xã Sông Cầu và những chuyến đi công tác dự các hội nghị, sơ tổng kết chương trình SEMLA tại Hà Nội, Hà Giang…
Theo TTXVN
-Theo:--Truy tố 10 cựu quan chức tham ô
- - Phú Yên truy tố 10 cựu quan chức tài nguyên tham ô (TTXVN).- Gia Lai: Một bí thư xã bị bắt quả tang đánh bạc (TTXVN).
- Tha hồ trục lợi trên đất công (LĐ 27-3-12) - Chúng ta vẫn còn lãng phí đất đai… (Petrotimes).- Cán bộ xài bằng giả để kiếm “cái ghế”? (Bee).-- Bồi thường lẫn lộn ở quận 2, TP Hồ Chí Minh: Hàng tỉ đồng ngân sách đi đâu? (NCT).- Hà Nội dùng ‘đất vàng’ xây trường học? (VNN). - Vụ cưỡng chế 2 hòn đá: Người sưu tầm đá lo lắng (TN). – - Nhiều sai phạm tại Tập đoàn Sông Đà (TN). - Nhiều lãnh đạo Vũng Tàu bị nhắn tin… đòi nợ (24h).- Làm rõ việc cán bộ xã tiếp tay doanh nghiệp phá rừng phòng hộ (PLTP). - Cả cánh rừng bị ‘xẻ thịt’ ngay gần UBND xã (VTC).
- Tổng kiểm tra nạn phá rừng ở Quảng Nam (VNE). - Những dự án trồng rừng… “trên giấy” ở Bắc Cạn (ND). -- Gia Lai: Bắt quả tang 2 cán bộ nhận hối lộ của đối tượng buôn lậu gỗ (DT).
-Bắt tạm giam Phó chủ tịch phường
Dân Trí
(Dân trí) -Ngày 30/3, cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Kon Tum đã ra quyết định bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Quang Hiển, Phó chủ tịch UBND phường Thắng Lợi (TP.Kon Tum) về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Điều 281 ...
Bắt một phó chủ tịch phường Thanh Niên
Kom Tum bắt tạm giam một Phó chủ tịch phường Đài Tiếng Nói Việt Nam
Phó Chủ tịch UBND phường bị bắt vì lạm quyền Sài gòn Giải Phóng
Dân Trí
(Dân trí) -Ngày 30/3, cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Kon Tum đã ra quyết định bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Quang Hiển, Phó chủ tịch UBND phường Thắng Lợi (TP.Kon Tum) về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Điều 281 ...
Bắt một phó chủ tịch phường Thanh Niên
Kom Tum bắt tạm giam một Phó chủ tịch phường Đài Tiếng Nói Việt Nam
Phó Chủ tịch UBND phường bị bắt vì lạm quyền Sài gòn Giải Phóng
--- Hiếu tử …hay… đao phủ? (TTVH). “Nước
chậm tiến cất cánh tăng trưởng tất phải tận lực mà tận thu, tận diệt,
tận khai thác, tận xuất khẩu… mọi tài nguyên môi trường. Hơn 20 năm
thoát được cảnh đói nghèo ngoảnh lại mới hốt hoảng: Nước mình sẽ là 1
trong 10 nước bị “ăn đòn” nặng nhất của biến đổi khí hậu và đang là 1
trong 10 quốc gia có chất lượng không khí và môi trường bẩn nhất thế
giới”.--
"Bêtông có khuyết tật, nhưng công trình vẫn… an toàn" TTO -
- Quảng Bình: Chủ tịch UBND xã xác nhận hồ sơ giả mạo (Tầm nhìn). – Sẽ công khai danh sách vụ thuê người thi hộ (TT).
Vì sao Bí thư xã “đột nhiên” xin miễn tội truy sát cho cháu ?"Bêtông có khuyết tật, nhưng công trình vẫn… an toàn" TTO -
- Quảng Bình: Chủ tịch UBND xã xác nhận hồ sơ giả mạo (Tầm nhìn). – Sẽ công khai danh sách vụ thuê người thi hộ (TT).
- Elliott Advisers Drops Lawsuit Against Vietnam’s Vinashin (WSJ 2-4-12)
- Đắk Nông: Huyện “quên” không kiểm kê… 133ha rừng cho doanh nghiệp (Tầm nhìn).
- Đi vào dân (ĐĐK).- Sự cố thủy điện Sông Tranh 2 ở Quảng Nam: Người dân cần minh bạch thông tin (ĐĐK).- NHÂN TRỊ HAY VI HIẾN PHÁP TRỊ? — (Hồ Hải). - Hiến pháp như cái bàn thờ phải được tôn trọng (PLTP). -- Bộ Tư pháp ra mắt Tổ nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp 1992 (PLTP).
- Công chứng viên bị “tuýt còi” (TN). - Bắt một phó chủ tịch phường (TN). - Đà Nẵng: sẽ thi tuyển giám đốc sở, chủ tịch quận (TT). - Công khai số điện thoại lãnh đạo phường, xã cho dân (VNE).- Để không còn “Một bộ phận không nhỏ…” (CAND).- Tiền dưỡng liêm, đồng xu bị rơi và nội quy bệnh viện (Bee).
Bianfishco gánh nợ khủng của 9 ngân hàng
-"Đại gia thủy sản" không thể về Việt Nam vì máy bay… từ chối vận chuyển? -Thêm tin mới 'khó lý giải' về bệnh tình của bà Diệu Hiền
Bianfishco vẫn chưa có phương án trả nợ Gafin-Hôm
qua (1/4), công nhân của Bianfish co không nhận được thông báo gì mới
nên theo kế hoạch hôm nay (2/4) công nhân sẽ đi làm lại bình thường.-“Đại gia thủy sản”… hết dám hứa! -(NLĐO)-
Sáng 3-4, hàng nghìn công nhân Công ty cổ phần thủy sản Bình An
(Bianfishco) ở Cần Thơ vẫn chưa thể làm việc trở lại vì nhà máy vẫn đóng
kín cửa.- Tổng giám đốc Bianfishco lại thất hứa (NLĐ).Bianfishco cho công nhân nghỉ không thời hạn -
Chủ tịch CLB BĐS bị tố đánh chệch xương cổ con gái
Chủ
tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội bị tố nhiều lần có hành vi bạo hành
cả về thể xác lẫn tinh thần với vợ cũ và con gái. Vào đêm 29.3, anh này
lại đánh con gái, khiến cháu phải nhập viện.
Tố cáo chồng cũ bạo hành
Chị
Hoàng Minh Thảo (SN 1969, trú ở phường Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội – vợ cũ
của Nguyễn Hữu Cường hiện đang là Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội) phản ánh
trong đơn:
Sau khi ly hôn với anh Cường năm
2004, hai vợ chồng vẫn còn đồng sở hữu ngôi nhà và đất ở số 333 Kim Mã,
Hà Nội. Giữa 2 bên vẫn chưa thống nhất được việc chia tài sản. Thời gian
qua, để gây sức ép anh Cường thường xuyên bạo hành chị Thảo và con gái
Nguyễn Hoàng Minh Trang.
Vào đêm 29.3, anh
Cường cho nhiều người lạ mặt mang đồ đạc đến nhà, tự ý xâm phạm chỗ ở
chung và có hành vi bạo hành với con gái. Chị Thảo nhớ lại: “Khi đó
khoảng 22h, anh Cường đưa nhiều người lạ vào nhà tôi để chuyển đồ. Cháu
Trang không đồng ý, sau đó có giằng co với một người cháu của anh Cường.
Ngay lập tức, người đàn ông này nhảy vào đấm, đá vào đầu con gái tôi”.
Theo chị Thảo, chứng kiến cảnh con gái bị đánh đập ngay trước mặt mình, anh Cường không những không can thiệp, lại lấy điện thoại di động ra ghi hình. Thấy bố quay phim, cháu Trang cũng mang điện thoại của mình ra quay. Ngay lập tức, người cha này đã lao vào đá tung chiếc điện thoại của con gái xuống đất. Cháu Trang có nói: “Sao bố quay được, con lại không quay được?”. Vừa dứt lời cháu Trang bị bố mình lao vào đánh túi bụi, trong đó có nhiều nhát vào gáy, cổ, làm cháu bất tỉnh.
Theo chị Thảo, chứng kiến cảnh con gái bị đánh đập ngay trước mặt mình, anh Cường không những không can thiệp, lại lấy điện thoại di động ra ghi hình. Thấy bố quay phim, cháu Trang cũng mang điện thoại của mình ra quay. Ngay lập tức, người cha này đã lao vào đá tung chiếc điện thoại của con gái xuống đất. Cháu Trang có nói: “Sao bố quay được, con lại không quay được?”. Vừa dứt lời cháu Trang bị bố mình lao vào đánh túi bụi, trong đó có nhiều nhát vào gáy, cổ, làm cháu bất tỉnh.
Cháu Trang phải băng bó điều trị vết thương ở cổ. |
Ngay
trong đêm 29.3, cháu Trang được Công an phường Ngọc Khánh ký giấy giới
thiệu khám thương đến Bệnh viện Xanh Pôn để kiểm tra. Tại bệnh viện, sau
khi được chụp chiếu, kiểm tra, các bác sỹ khẳng định, xương cổ cháu
Trang đã bị cong, vênh, trẹo sang một bên, rất có nguy cơ bại liệt và
những ảnh hưởng xấu khác. Hiện tại, cháu Trang đang phải điều trị.
Phường chỉ biết lập biên bản ghi nhớ!?
Việc anh Cường bị tố cho người xâm phạm chỗ ở chung, thường xuyên có hành vi bạo hành vợ cũ, con đã xảy ra liên tục, trong nhiều năm. Tuy nhiên, theo chị Thảo, với chức trách của mình, chính quyền sở tại chỉ giải quyết theo kiểu lập biên bản ghi nhớ.
Đơn cử như vụ việc ngày 22.12.2010, chị Thảo có đơn tố cáo chị và cháu gái anh Cường đến nhà số 333 Kim Mã hành hung mình. Với lá đơn này, Công an phường Ngọc Khánh chỉ gọi điện cho các đương sự, nhưng sự việc vẫn không được ngăn chặn. Bốn ngày sau, chiều 26.12.2010, chị Thảo tiếp tục tố cáo anh Cường cùng một số đối tượng khác tự ý đến nhà riêng hành hung, gây thương tích cho chị. Với vụ việc trên, Công an phường Ngọc Khánh chỉ lập biên bản làm việc, đại loại: “Công an phường đã mời anh Cường đến để hỏi và giải quyết nhưng anh Cường tắt máy điện thoại, không gọi được (địa chỉ nhà ở không rõ). Công an phường sẽ tiếp tục điều tra để làm rõ...”.
Trở lại vụ việc đêm 29.3, sau khi chị Thảo tố cáo hành vi bạo lực của anh Cường và các đối tượng lạ mặt, cơ quan công an lại tiếp tục lập biên bản. Theo biên bản của Công an phường Ngọc Khánh, người được xác định có xô xát với cháu Trang là Nguyễn Hữu Trọng, cháu anh Cường. Trong khi cháu Trang khẳng định bị Trọng và anh Cường đánh, thì phía anh Cường và Trọng phủ nhận hành vi trên. Lãnh đạo chính quyền và công an phường kết luận, sẽ tiếp tục điều tra vụ xô xát, xử lý nghiêm theo pháp luật. Chính quyền cũng yêu cầu 2 bên tôn trọng nhau trong sinh hoạt, không được đe dọa tính mạng và xúc phạm nhau.
Phường chỉ biết lập biên bản ghi nhớ!?
Việc anh Cường bị tố cho người xâm phạm chỗ ở chung, thường xuyên có hành vi bạo hành vợ cũ, con đã xảy ra liên tục, trong nhiều năm. Tuy nhiên, theo chị Thảo, với chức trách của mình, chính quyền sở tại chỉ giải quyết theo kiểu lập biên bản ghi nhớ.
Đơn cử như vụ việc ngày 22.12.2010, chị Thảo có đơn tố cáo chị và cháu gái anh Cường đến nhà số 333 Kim Mã hành hung mình. Với lá đơn này, Công an phường Ngọc Khánh chỉ gọi điện cho các đương sự, nhưng sự việc vẫn không được ngăn chặn. Bốn ngày sau, chiều 26.12.2010, chị Thảo tiếp tục tố cáo anh Cường cùng một số đối tượng khác tự ý đến nhà riêng hành hung, gây thương tích cho chị. Với vụ việc trên, Công an phường Ngọc Khánh chỉ lập biên bản làm việc, đại loại: “Công an phường đã mời anh Cường đến để hỏi và giải quyết nhưng anh Cường tắt máy điện thoại, không gọi được (địa chỉ nhà ở không rõ). Công an phường sẽ tiếp tục điều tra để làm rõ...”.
Trở lại vụ việc đêm 29.3, sau khi chị Thảo tố cáo hành vi bạo lực của anh Cường và các đối tượng lạ mặt, cơ quan công an lại tiếp tục lập biên bản. Theo biên bản của Công an phường Ngọc Khánh, người được xác định có xô xát với cháu Trang là Nguyễn Hữu Trọng, cháu anh Cường. Trong khi cháu Trang khẳng định bị Trọng và anh Cường đánh, thì phía anh Cường và Trọng phủ nhận hành vi trên. Lãnh đạo chính quyền và công an phường kết luận, sẽ tiếp tục điều tra vụ xô xát, xử lý nghiêm theo pháp luật. Chính quyền cũng yêu cầu 2 bên tôn trọng nhau trong sinh hoạt, không được đe dọa tính mạng và xúc phạm nhau.
-Theo:Chủ tịch CLB BĐS bị tố đánh chệch xương cổ con gái LD
- -Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội bị tố đánh chệch xương cổ con gái (NLD)
-
- Hà Nội: Lộ diện nhóm côn đồ hỗn chiến trên bờ đê (DT). - Bắt bốn đối tượng tham gia truy sát người trên đê (TP).- Ít nhất ba người bị thương trong vụ nổ súng giữa đêm (TP). – Hỗn chiến trên bờ đê, 3 người bị thương (Tuổi Trẻ).- Làm thế nào để tránh cướp giật trên phố Sài Gòn? (VTC).-
-Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng: Lẽ ra phải thu phí bảo trì đường bộ sớm hơn (SGGP 2-4-12) -- Ai bị thương thì chớ đến gần ông Thăng, ông ấy sẽ xát muối vào thêm! - Phí chồng phí, đẩy khó cho dân (TVN). – “Phí” Đinh La Thăng & sự phẫn uất của dư luận (Trương Duy Nhất). – PHÍ ANH THĂNG LÊN CUNG TRĂNG HỎI CUỘI (Nguyễn Trọng Tạo). – Thưa Bộ trưởng Thăng liệu tôi có phải bán cả ôtô đi để chống ùn tắc? (GDVN). – Một tài xế taxi: “Đây là lần cuối cùng tôi gửi tâm thư tới ngài, thưa Bộ trưởng Thăng” (GDVN).
-Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng: Lẽ ra phải thu phí bảo trì đường bộ sớm hơn (SGGP 2-4-12) -- Ai bị thương thì chớ đến gần ông Thăng, ông ấy sẽ xát muối vào thêm! - Phí chồng phí, đẩy khó cho dân (TVN). – “Phí” Đinh La Thăng & sự phẫn uất của dư luận (Trương Duy Nhất). – PHÍ ANH THĂNG LÊN CUNG TRĂNG HỎI CUỘI (Nguyễn Trọng Tạo). – Thưa Bộ trưởng Thăng liệu tôi có phải bán cả ôtô đi để chống ùn tắc? (GDVN). – Một tài xế taxi: “Đây là lần cuối cùng tôi gửi tâm thư tới ngài, thưa Bộ trưởng Thăng” (GDVN).
99 học viên cai nghiện trốn trại gây náo loạn khu dân cư (NLĐ 2-4-12) -- Mấy người này tuy nghiện nhưng rất khôn: tồ chức một con số rất tốt (99). - Học viên cai nghiện ở Hải Phòng trốn trại – (BBC). -Nearly 100 drug addicts escape in Vietnam -HANOI, Vietnam (AP) - Nearly 100 inmates in a Vietnamese drug rehabilitation centre overpowered security guards and escaped. - Hải Phòng: Gần 100 học viên cai nghiện trốn trại (NLĐ). - Khống chế quản giáo, gần 100 học viên cai nghiện trốn trại (DT).
Khi hướng dẫn viên nói xấu đồng bào TT
- Tôi có vài dịp đi du lịch nước ngoài. Nếu việc đi tham quan nơi này
nơi nọ hay học hỏi cách người nước ngoài làm du lịch luôn mang lại nhiều
điều thú vị, thì có một điều luôn gây nên những lợn cợn suốt chuyến đi.
- Hướng dẫn viên: như thế nào là yêu nước? (TT 03/04) - Đảo hoàn lương (TTCT).- Hủy bản án ly hôn giữa Đặng Thị Hoàng Yến và Jimmy Trần (NLĐ).
---- Phát hoảng vì nhà mổ xác xây cạnh khu dân cư (ANTĐ). - Nước sông Hồng ở Lào Cai đục ngầu (VNE). - Sông Hồng, đến hẹn lại… ô nhiễm (ĐĐK).-- Nước sông Hồng ở Lào Cai lại đổi màu (VTV).
- Cấp cứu 115 chủ yếu… kiếm tiền (TN).-- Tiếng Việt ngày nay đang mất dần từ giới trẻ (PetroTimes).
Chuyên gia tư vấn hàng đầu: con đập rất nguy hiểm (RFA 1-4-12) -- P/v TS Nguyễn Bách Phúc◄- Sự cố Sông Tranh 2: biện pháp sửa chữa có thuyết phục? – (RFA). - Thủy điện Sông Tranh 2: xả nước tối đa khắc phục (TT). - Rò rỉ thuỷ điện Sông Tranh 2: hạ mực nước lòng hồ để xử lý chống thấm (SGTT). - Ồ ạt phá rừng phòng hộ ở lưu vực thuỷ điện Sông Tranh 2 (SGTT). - Thủy điện lãi lớn (TT).– Vị đắng hậu thủy điện (NLĐ 2-4-12)
Bát nháo thị trường bán “đồ chơi” người lớn (NĐT 2-4-12)– Bội bạc(NLĐ). - – Hồ xả lũ, chú chết đuối, cháu mất tích (DT).
- Nằm viện đắt hơn khách sạn 5 sao ở VN (VNN). – - An sinh xã hội hướng tới bao phủ toàn dân (Tin tức).
Casino ở Việt Nam? The God of Gamblers (New
Yorker 2-4-12) -- Bài rất dài, giải thích tại sao các sòng bạc ở Las
Vegas có xu hướng chạy sang Macau. Diễn dịch thêm: Đó cũng là lý do ông
trùm Adelson xin lập casino ở Việt Nam..
- Không khí bẩn, bệnh phổi tăng 10-20 lần (TP).- Hiểm họa từ xịt thuốc cho trái cây (PLTP).- - Phát hiện 15 mẫu heo và thức ăn chăn nuôi nhiễm chất cấm (TN). - Đề nghị công an ngăn tận gốc chất cấm tạo nạc (VNE). - Điều tra đường dây buôn bán, vận chuyển chất tạo nạc (PLTP).- Lê Anh Hùng: Từ lợn siêu nạc đến bất ổn xã hội(BoxitVN).- Thêm 3 tỉnh có dùng chất tạo nạc giả (NLĐ). - Chất cấm trong chăn nuôi xuất hiện tại miền Bắc (TN).- Nỗi khổ xóm thối (VNE).-- Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi- người chăn nuôi nói gì? (VOV).-
- Hãy cứu lấy hồ Lắk (CAND).- Lợi dụng giấy phép tận thu để phá rừng (TN).
- Kinh hoàng xem công nghệ hô biến thịt ôi thành tươi mới (PN Today).
--Thảm Họa Dịch Thuật Năm 2012 (04/02/2012)--GS Nguyễn Văn Tuấn: “Chẳng học được gì từ bài giảng của TS Dương” ---
- Dams a potential ‘catastrophe’ for Mekong fisheries (Intell Asia).EVN phía Việt Nam (51%) liên doanh với Royal Group, Campuchia (49%) để
thực hiện dự án xây đập Hạ Sesan 2. Một mặt, Việt Nam phản đối dự áp
đập Xayaburi ở Lào và các đập khác trên dòng chính, mặc khác, Việt Nam
lại hợp tác với Campuchia để xây đập Hạ Sesan 2, hủy hoại môi trường
sống ở Campuchia và khu vực.
- Dừng Kế hoạch Xây dựng Dự án Thủy điện Hạ Sê-san 2 (International River). “Xây
dựng đập thủy điện Hạ Sê-san 2 sẽ dẫn tới việc tái định cư 5.000 (năm
nghìn) người và ảnh hưởng tới hơn 100.000 (một trăm nghìn) người đang
sinh sống tại các tỉnh Stung Treng, Ratanakiri, và Mondulkiri. Đồng
thời, hàng nghìn người dân trong khu vực lân cận lưu vực sông Mê-kông sẽ
bị ảnh hưởng nghiêm trọng…”
- Một năm thảm họa Lèn Cờ: Phu đá vẫn “đùa với tử thần” (VOV). - Một năm sau thảm họa Lèn Cờ – Ám ảnh nỗi đau! (DT).-- Thú quý hiếm ở dãy Trường Sơn kêu cứu (ĐV).- Phát hiện loài ếch tí hon đã “tuyệt chủng” (VNN). -- Phú Yên: Cửa biển cạn bất thường – Ngư dân khổ (ĐĐK).
- Chuyện cảm động ở nghĩa trang bào thai (PN Today).- Rừng ở thành phố Kon Tum đang bị lâm tặc tàn phá (TTXVN). - Lên Sơn Hồng nhìn gỗ lậu ngổn ngang (LĐ).
-Còn chỗ sinh tồn nào cho thú hoang ở Việt Nam--- Cửa biển Đà Rằng bị bồi lấp hoàn toàn (NLĐ).- Cuộc chiến nước sạch sẽ khốc liệt hơn dầu mỏ (VEF).- Nghệ An: Đường biến thành… ruộng (VH).- Lâm Đồng: Sạt lở đe dọa nhà cửa, dân dựng lều ở tạm (VNN).- Bình Thuận: người dân lén lút khai thác titan (TBKTSG).
Phòng khám Trung Quốc tiếp tục “nổ” (LĐ 24-3-12)- - Viện phí tăng cao, về nhà… chờ chết (DV/PNTĐ).
Tư bản đỏ ở Việt Nam -Choáng với 'thú chơi' tép cảnh…nghìn đô ở VN -(ĐVO) Chỉ
nhỉnh hơn đầu que tăm, nhưng ít ai ngờ rằng mỗi chú tép thủy sinh nhỏ
xíu có giá lên tới hàng trăm nghìn đồng, thậm chí, có con giá trị cả
nghìn…đô.>> Choáng với 'thú' đốt tiền... chơi cá cảnh của đại gia Hà thành --Những tòa nhà dát vàng nổi tiếng nhất Việt Nam>> Thú chơi loài chó 'triệu đô' ở Hà Nội- Đệ nhất cá cảnh biển: Chuyện thú vị không phải ai cũng biết (DV).- Lời ai điếu cho bầy khỉ vàng cuối cùng ở Hải Dương (VTC). - Lâm tặc triệt hạ cây gỗ quý trăm tuổi tại Kon Tum (VOV). - Các đại gia cà phê “hấp hối” (DV).- Những đại gia BĐS nợ hàng ngàn tỷ (VEF27-3-12)- -Mại dâm, "sư" giả, ăn mày...thu nhập choáng váng