Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

theo dòng sự kiện

 

 Tàu Cá TQ Lập Đoàn 15 Chiếc Vào Biển VN Vét Cá Ban Đêm; Tàu cá VN liên tục bị hải quân TQ chận bắt, cướp hải sản...

Trung Quốc đang tấn công Việt Nam trên tất cả các mặt ..quân sự và kinh tế 
Tàu Cá TQ Lập Đoàn 15 Chiếc Vào Biển VN Vét Cá Ban Đêm; Tàu cá VN liên tục bị hải quân TQ chận bắt, cướp hải sản... (04/02/2012)
HANOI -- Trong khi báo Thanh Niên cho biết một tàu cá VN từ Quảng Ngãi đã bị lính Trung Quốc chận lại, cướp 6 tạ hải sản rồi đuổi đi... báo Tuổi Trẻ nói rằng tàu cá TQ thường xuyên tập họp thành đoàn cả chục chiếc để vào biển VN đánh cá ban đêm.
Trong khi đó, một đài phát thanh TQ bằng Việt ngữ, với trang mạng CRI, ghi lời vuốt ve của Phó Thủ tướng CSTQ Lý Khắc Cường về hòa bình Biển Đông khi tiếp Phó Thủ tướng CSVN Hoàng Trung Hải...
Báo Tuổi Trẻ hôm Thứ Bảy cho biết:



“Sáng 30-3, theo báo cáo của bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng trong năm 2011, lực lượng bộ đội biên phòng Đà Nẵng đã phát hiện trên 140 lượt tàu cá Trung Quốc vi phạm chủ quyền nhằm đánh bắt hải sản, thăm dò tài nguyên, khoáng sản với các cách thức: tổ chức thành từng tốp 10-15 chiếc, ban đêm vào sâu vùng biển Việt Nam, ban ngày rút ra xa, cản trở các hoạt động sản xuất của ngư dân Việt Nam trên biển...”

Báo Thanh Niên hôm 31-3-2012 viết bản tin nhan đề “Một tàu cá bị Trung Quốc lấy hải sản” cho biết:

“Tối 30.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó chủ tịch UBND xã Bình Châu, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi), xác nhận thông tin về trường hợp tàu cá QNg-90576 TS của ngư dân Nguyễn Tấn Tư (ở thôn Châu Thuận, xã Bình Châu), trên tàu có 14 ngư dân, khi đang hành nghề hợp pháp trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị lực lượng chức năng Trung Quốc lấy khoảng 6 tạ hải sản rồi xua đuổi vào trưa 22.3.

Dù vậy, ông Tư cùng các ngư dân vẫn kiên quyết bám biển Hoàng Sa đánh bắt, đến chiều 30.3 mới trở về cập cảng Sa Kỳ (xã Bình Châu) và báo cáo vụ việc với cơ quan chức năng. Theo ông Hùng, trong vòng hơn 1 tháng qua, đã có 2 tàu cá của ngư dân địa phương bị phía Trung Quốc lấy và đập phá tài sản. Trước đó, vào chiều 22.2, do có sóng to, gió lớn nên thuyền trưởng Đặng Tằm cho tàu cá QNg-90281 TS chạy vào đảo Xà Cừ (quần đảo Hoàng Sa) núp gió liền bị tàu của phía Trung Quốc mang số hiệu 789 tấn công, ném hải sản, ngư cụ xuống biển, gây thiệt hại hơn 300 triệu đồng.”

Bản tin tiếng Việt của đài CRI của Trung Quốc ghi rằng:

“Ngày 31 tháng 3 tại Bác Ngao Hải Nam, Trung Quốc, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói, hai nước Trung-Việt phải xuất phát từ tình hình lớn và lâu dài, áp dụng biện pháp hữu hiệu, xử lý ổn thoả vấn đề Nam Hải, giữ gìn quan hệ hai nước phát triển lành mạnh ổn định...”

Ông họ Lý nói như thế khi tiếp Phó Thủ tướng CSVN Hoàng Trung Hải đến dự Hội nghị thường niên năm 2012 Diễn đàn châu Á Bác Ngao trong cùng ngày. 

Điều bi hàì là, trong khi ngư dân Việt bị lính TQ cướp bóc, Bắc Kinh vẫn vuốt ve là cần hòa bình.


-Một tàu cá bị Trung Quốc lấy hải sản
Tối 30.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó chủ tịch UBND xã Bình Châu, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi), xác nhận thông tin về trường hợp tàu cá QNg-90576 TS của ngư dân Nguyễn Tấn Tư (ở thôn Châu Thuận, xã Bình Châu), trên tàu có 14 ngư dân, khi đang hành nghề hợp pháp trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị lực lượng chức năng Trung Quốc lấy khoảng 6 tạ hải sản rồi xua đuổi vào trưa 22.3.
Dù vậy, ông Tư cùng các ngư dân vẫn kiên quyết bám biển Hoàng Sa đánh bắt, đến chiều 30.3 mới trở về cập cảng Sa Kỳ (xã Bình Châu) và báo cáo vụ việc với cơ quan chức năng. Theo ông Hùng, trong vòng hơn 1 tháng qua, đã có 2 tàu cá của ngư dân địa phương bị phía Trung Quốc lấy và đập phá tài sản. Trước đó, vào chiều 22.2, do có sóng to, gió lớn nên thuyền trưởng Đặng Tằm cho tàu cá QNg-90281 TS chạy vào đảo Xà Cừ (quần đảo Hoàng Sa) núp gió liền bị tàu của phía Trung Quốc mang số hiệu 789 tấn công, ném hải sản, ngư cụ xuống biển, gây thiệt hại hơn 300 triệu đồng.
 Hiển Cừ





--Biển Đông: Trung Quốc chuẩn bị cuộc “xâm lược bằng bản đồ”? (TQ).  - Ngay từ bây giờ (TN).  -– Trung Quốc yêu cầu Cam Bốt không thúc đẩy “quá nhanh” hồ sơ Biển Đông    –    (RFI).  – Trung Quốc tổ chức đua thuyền buồm tại HS(MamTom Times). . – Dương Danh Huy: Việc đưa Hoàng Sa ra trọng tài quốc tế   –   (BBC).-  - Ông Võ Thiên Lăng – Phó chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam: Bám biển để làm giàu và bảo vệ chủ quyền (QĐND).  – DỰ THẢO LUẬT TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO: Đánh bắt cá trên biển phải có giấy phép (PLTP). 


- Dự “Hội nghị thường niên Diễn đàn Bác Ngao 2012 tại Hải Nam”, Phó TT Hoàng Trung Hải  Yêu cầu Trung Quốc sớm thả 21 ngư dân Việt Nam (TTXVN). -– Yêu cầu Trung Quốc thả vô điều kiện ngư dân Việt Nam.VNExpress - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải hội kiến Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. (QĐND)--
-Không thể chậm trễ TN -

Hai nữ sinh phổ thông, một VN, một Trung Quốc cùng tham gia chương trình Giao lưu văn hóa ở Mỹ (học 1 năm phổ thông và ở nhà cha mẹ nuôi là người Mỹ), được sắp xếp ở chung một nhà. Tất cả là ngẫu nhiên, có học sinh giao lưu văn hóa VN ở chung cùng một nhà với bạn Đức, Tây Ban Nha, Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc...
Nhưng ngay những ngày đầu tiên, bạn học sinh TQ, trong một lần nói chuyện với cả nhà về đất nước mình, đã "tranh thủ" giới thiệu Hoàng Sa, Trường Sa là của TQ; bạn học sinh VN bị bất ngờ, chỉ biết phản ứng lại trong thế bị động rằng: "Hoàng Sa, Trường Sa là của VN"…
Sự việc không chỉ dừng lại ở đó. Đến cuối năm học, khi có dịp thuyết trình về một đề tài lịch sử trong lớp của mình, bạn TQ đăng ký ngay đề tài về Hoàng Sa, Trường Sa. Buổi thuyết trình được thầy giáo khen về mặt chuẩn bị tư liệu. Lời khen đó trở thành đề tài trong bữa cơm tối ở nhà cha mẹ nuôi người Mỹ. Bạn VN phản ứng bằng cách... bỏ cơm.
Trên đây là câu chuyện có thật, được một học sinh VN tại Mỹ kể lại.
Chúng ta không thể chê con cái chúng ta chậm, thực tế là người lớn chúng ta chậm, hay nói đúng ra là quá chậm.
Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là vấn đề trọng đại của cả dân tộc và các thế hệ người VN, nhưng dường như chúng ta chưa có kế hoạch toàn diện một cách bài bản. Câu chuyện trên đây chỉ là một trong những điểm yếu. Nhìn lại toàn bộ chương trình lịch sử ở cả 3 cấp học, không có chương nào, bài nào nêu rõ quá trình làm chủ không thể chối cãi và quá trình khai thác Hoàng Sa, Trường Sa của ông cha ta; quá trình lấn chiếm có “lộ trình” của TQ… Hoàng Sa, Trường Sa có chăng chỉ là một vài câu chữ ở môn địa lý. Tìm hiểu thêm trên các website chính thức, không thấy có trang nào hệ thống các bằng chứng, lý lẽ của VN trong vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa một cách bài bản, mạch lạc để học sinh và người dân (không phải là các học giả) có thể lấy đó làm vũ khí lý luận, đấu tranh mọi lúc mọi nơi. 
Hàng trăm ngàn du học sinh chúng ta hiện đang học tập và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới. Lực lượng này có thể làm cho giới trẻ quốc tế, những nhà lãnh đạo tương lai của thế giới hiểu đúng và ủng hộ chúng ta trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng tài liệu không đầy đủ thì kêu gọi con cái chúng ta làm thế nào để chiến thắng?
Vấn đề là làm sao để câu chuyện "Hoàng Sa, Trường Sa là của VN" không chỉ là khẩu hiệu mà đi kèm theo đó phải là những luận cứ thuyết phục ăn sâu vào máu thịt của từng người VN.
Cái trước mắt có thể làm được ngay là đưa các bài học lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa các cấp, từ tiểu học cho đến đại học; tùy theo trình độ hiểu biết của người học mà biên soạn nội dung phù hợp. Qua các website chính thức, trang bị ngay cho học sinh, nhất là du học sinh VN, những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, dịch ra nhiều thứ tiếng để du học sinh trên toàn thế giới có thể sử dụng làm tư liệu trong các bài thuyết trình, giới thiệu với bạn bè quốc tế về các bằng chứng của VN.  
Kim Trí



Nước Tàu là "đầu cọp, đuôi rắn"Tiger Head, Snake Tails: China Today, How It Got There and Where It Is Heading (Sunday London Times 1-4-12) -- Điểm cuốn sách mới ra của Jonathan Fenby, có vẻ hay. (Xin lỗi, subscribers mới đọc đuợc bài này) -- BTW, Gordon Chang điểm cuốn sách về Thái Bình Thiên Quốc của Stephen Platt: Chaos Under Heaven (NYT 30-3-12) Cuốn này được rất nhiều người khen, nhưng Chang thì tôi rất dị ứng!
Hăm doạ quân sự của Tàu: China's High-Tech Military Threat (Commentary April 2012)
Hải quân Mỹ có đủ sức ở Thái Bình Dương không? The Navy's Pacific Problem (FP 30-3-12)
 - Đảo Song Tử Tây cứu giúp nhiều ngư dân (TP).  - Tàu Trung Quốc tìm kiếm 11 ngư dân trôi trên biển (VNE).
-Hợp tác trên cơ sở luật biển
Tuổi Trẻ
TT - An toàn hàng hải và môi trường biển Đông Nam Á, trong đó có biển Đông, đang đối diện với nhiều nguy cơ, cần sự hợp tác giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực. Đó là kết luận các chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế đưa ra trong ngày làm ...
'Tranh chấp biển Đông không thể giải quyết riêng lẻ'VNExpress
Tăng cường đối trọng với “đường lưỡi bò”Thanh Niên
Việt Nam khẳng định chủ quyền ở khu vực giao Ấn Độ thăm dò tại ...RFI
VOA Tiếng Việt -Đài Á Châu Tự Do -BBC Tiếng Việt
-

Việc đưa Hoàng Sa ra trọng tài quốc tế
Cộng hòa Sec bán vũ khí công nghệ cao cho Việt Nam? (PN Today).- Nhật phái thiết giáp hạm tới Biển Đông (NLĐ).

 

 Nhiều mâu thuẫn

-Nhiều mâu thuẫn
-(TBKTSG) - Liên quan đến chủ đề hạ lãi suất, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn và tác giả Phạm Đỗ Chí (“các tác giả”) đã có một bài viết nhan đề Để tránh lạm phát đình đốn, đăng trên TBKTSG số ra ngày 15-3-2012. Bài viết tuy ngắn nhưng lại chứa đựng nhiều vấn đề lớn gây tranh luận về mặt học thuật.

Các tác giả đề cập đến mô hình IS-LM để minh họa cho sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Trước tiên, các tác giả cho rằng “có vẻ như khả năng sản xuất và hiệu quả nền kinh tế đang đến các giới hạn đặt ra bởi sự thiếu nhân công có tay nghề cao, đất đai có năng suất cao và công nghệ bị giới hạn... đã đặt ra những trở ngại đáng kể cho chu kỳ sản xuất”. Sau đó, các tác giả đề xuất sử dụng chính sách tài khóa chặt chẽ (di chuyển đường cong IS sang trái) kết hợp với chính sách tiền tệ nới lỏng từ từ (di chuyển đường LM sang phải) để nhằm đối phó với lạm phát và giảm lãi suất, đồng thời nâng cao Y (sản lượng) nhằm làm giảm tình trạng “đình đốn sản xuất”.
Với nhận định như ở đoạn trên (“có vẻ như...”) thì các tác giả đã gián tiếp thừa nhận rằng nền kinh tế Việt Nam đã ở (hoặc tiệm cận rất gần đến) mức tiềm năng cho phép (tức nền kinh tế đã (gần) đạt đến mức toàn dụng trong dài hạn, với các yếu tố đầu vào như hiện thời và mô hình tăng trưởng như hiện thời). Từ đây sẽ dẫn đến mấy nghịch lý, mâu thuẫn, bất cập như sau. Thứ nhất, nếu nền kinh tế đã ở (gần) mức toàn dụng rồi thì nó lại mâu thuẫn với chính lập luận ban đầu (và cũng là điều dẫn nhập cho bài viết) của các tác giả rằng nền kinh tế Việt Nam đang ở tình trạng đình đốn sản xuất - tức là tình trạng mà nền kinh tế hoạt động ở dưới mức tiềm năng, mức toàn dụng.
Thứ hai, quan trọng hơn, nếu đã thừa nhận rằng nền kinh tế đang ở (gần) mức toàn dụng rồi thì cũng xin được nhắc lại với các tác giả rằng, theo lý thuyết, nếu nới lỏng chính sách tiền tệ (hạ lãi suất) nhằm thúc đẩy cho sản lượng Y  vượt quá mức tiềm năng (toàn dụng) thì giá cả (tức lạm phát) sẽ nhanh chóng tăng lên còn sản lượng Y thực tế sau một giai đoạn tăng lên ngắn ngủi sẽ nhanh chóng sụt giảm, trở về mức tiềm năng trong dài hạn.
Nói cách khác, nếu giả sử đúng như Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ là 6%/năm như công bố, và giả sử đúng như các tác giả nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam đã đạt mức toàn dụng thì chính sách tiền tệ nới lỏng và hạ lãi suất như đề xuất của các tác giả không mang lại tác dụng gì cho thúc đẩy tăng trưởng sản lượng, ngoài tác hại hiển nhiên và tất yếu là lạm phát tăng lên.
Trên hết, cho dù có biện luận rằng nền kinh tế Việt Nam vẫn thấp xa so với mức toàn dụng, thì cũng cần phải nhớ lại một điều cơ bản là chính sách tiền tệ dùng để kích thích tăng trưởng sản lượng (GDP) chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, và vô tác dụng đối với tăng trưởng trong dài hạn (ngoài việc làm tăng lạm phát). Tăng trưởng kinh tế trong dài hạn lúc đó sẽ phụ thuộc một phần vào khoảng cách giữa sản lượng Y hiện tại và sản lượng ở mức tiềm năng (toàn dụng), cũng như mô hình và cách thức tăng trưởng hợp lý để mở rộng sản lượng tiềm năng hơn nữa, tạo điều kiện tăng thêm “room” cho tăng trưởng Y.

Trở lại với đề xuất kết hợp thắt chặt chính sách tài khóa và nới lỏng chính sách tiền tệ như trong lập luận dùng mô hình IS-LM trên của các tác giả. Thực chất của đề xuất này chẳng qua cũng chỉ là dựa vào chính sách tiền tệ nới lỏng để kích thích tổng cầu (thay vì dựa vào chính sách tài khóa như trước đây), từ đó hy vọng sẽ làm tăng nhu cầu đầu tư lợi dụng lãi suất thấp, và nhờ đó tăng Y. Lưu ý thêm một điều là, theo đề xuất, thì IS sẽ bị dịch chuyển sang trái, tức là chính sách tài khóa không phải là được sử dụng “chặt chẽ” như đề xuất nữa mà thực ra là bị thắt lại (chi tiêu công bị giảm đi). Điều này có nghĩa là chính sách tiền tệ càng phải được nới lỏng thêm nữa (so với trường hợp chính sách tài khóa không bị thắt chặt) để bù đắp cho phần tổng cầu đã bị suy giảm bởi thắt chặt chính sách tài khóa. Mà như nói ở trên, chính sách thúc đẩy tăng trưởng dựa vào nới lỏng chính sách tiền tệ chỉ có tác dụng trong ngắn hạn và sẽ để lại hậu quả là lạm phát cao.
Ngoài ra, các tác giả còn áp dụng một cách máy móc mô hình IS-LM. Mô hình này giả định rằng lãi suất là yếu tố duy nhất tác động đến đầu tư. Khi lãi suất hạ thì đầu tư sẽ phải tăng lên.
Thực tế, đầu tư còn phụ thuộc vào các điều kiện liên quan đến tín dụng. Các ngân hàng có sẵn lòng cho vay doanh nghiệp hay không nhiều khi không liên quan gì đến lãi suất. Ví dụ, nếu các ngân hàng nâng tiêu chuẩn cho vay lên (khắt khe hơn với xét duyệt điều kiện để cho vay doanh nghiệp) thì tổng mức đầu tư trong nền kinh tế sẽ không có phản ứng gì với chính sách tiền tệ nới lỏng cả. Trong trường hợp này, đường IS trở nên rất dốc, và, vì thế, dù có tăng cung tiền làm đường LM dịch chuyển sang phải thì sản lượng Y cũng không tăng lên (đáng kể). Kết quả rõ nét hơn là giá cả tăng lên vì tổng cầu tăng lên. Nói cách khác, trong trường hợp này, chính sách tiền tệ nới lỏng (hạ lãi suất) không kích thích làm đầu tư tăng lên, và do đó, sản lượng Y không tăng lên. Trường hợp kinh tế đình trệ ở Nhật trong thập kỷ 1990 và Mexico năm 1994 là ví dụ điển hình cho tình trạng này.
Ở Việt Nam, tình hình hiện nay cũng chính là hiện thân của tình trạng chính sách tiền tệ nới lỏng nhưng lãi suất cho vay không hạ thấp đi đáng kể hoặc các doanh nghiệp vẫn tiếp tục phàn nàn khó tiếp cận được vốn vay ngân hàng (có thể nói rằng Việt Nam đang vướng vào “bẫy thanh khoản” (liquidity trap)). Lúc đó, Ngân hàng Nhà nước có tăng cung tiền nhưng không dẫn đến hạ lãi suất cho vay doanh nghiệp, do đó không làm tăng sản lượng Y.  Nói cách khác, chính sách tiền tệ nới lỏng trong trường hợp này cũng không có tác dụng làm tăng sản lượng Y. Như vậy, để mô hình trên phát huy tác dụng như trong đề xuất của các tác giả thì có lẽ các tác giả phải đề xuất thêm một biện pháp nữa là bắt buộc các ngân hàng phải cho doanh nghiệp vay theo nhu cầu của doanh nghiệp và theo lãi suất ấn định mà doanh nghiệp cho rằng là chấp nhận được chăng?



-Điểm báo 20.03.2012 Dự đoán kinh tế Việt Nam 
Bài báo có viết:”VEF dẫn lời một người gửi tiền cho biết, ngân hàng G trên đường Kim Mã cuối tuần qua đã đồng ý nhận gửi 1 tỷ đồng của người này với lãi suất 17%/năm, áp dụng với kỳ hạn 1 tháng.”
Tra ra thì thấy ngân hàng G trong bài có thể là ngân hàng GP Bank (Dầu khí Toàn Cầu) có chi nhánh Ba Đình tại 273 Kim Mã, Hà Nội. Đồng thời ngân hàng GP Bank này cũng ở trong danh sách nhóm 4.
Mức lãi suất huy động vượt trần này áp dụng với tiền gửi tối thiểu 1 tỷ đồng với kỳ hạn 1 tháng.
Hạ cánh an toàn?
Lần theo “dấu vết” người thân của nữ đại gia thủy sản (một nguồn tin xin giấu tên) chắc chắn nữ Tổng Giám đốc Phạm Thị Diệu Hiền của Bianfishco đang ở Mỹ.
Và trong số khách ít ỏi đó, 1/3 là vào để… đi làm vệ sinh. Số khác là vào… tránh nắng, đụt mưa, xem coi cho biết, v.v…
VN đang trên đà sụp đổ KT toàn diện. Không khó chút nào để nhận ra.
Một lý do khiến trung tâm thương mại thu hút lượng khách đông đảo, ngày càng lấn lướt mô hình chợ truyền thống, đó là vì nhà vệ sinh sạch sẽ., …

Việt Nam trên đà sụp đổ kinh tế. Tổng cầu đang suy giảm nghiêm trọng.
Nhiều chuyên gia cho rằng, nguyên nhân do kinh tế khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cao cấp của người dân Thủ đô chưa nhiều do thu nhập còn thấp.
Anh Nguyễn Hồng Thao, một khách hàng mua căn hộ tại dự án này cho biết đã đóng gần 85% giá trị căn hộ, nhưng chủ đầu tư liên tục gia hạn xin lùi thời gian giao nhà và thông báo không thể hoàn thiện để giao cho khách. “Từ Tết đến giờ công ty đổi địa chỉ, chuyển công ty đến 3 lần, chúng tôi không liên lạc được để hỏi tình hình”, chị Hà, một khách hàng khác cho hay.
Thị trường bất động sản (BĐS) khó khăn khiến các chủ dự án liên tục tìm cớ kéo dài thời gian hoàn thiện, giao nhà cho khách hàng, ngay cả các dự án đã đưa…
Hiện tại, trên chiếc xe tăng này đã có thể điểm danh được một số “anh em” như xăng, điện, gas, học phí, phí bảo trì đường bộ,… và từ 15-4 tới đây, chiếc xe này sẽ bổ sung thêm một “anh em” nữa, đó là viện phí.
Cộng đồng mạng là nơi người ta sáng tạo ra nhiều cách để châm biếm xã hội.
Bắt đầu tổng vệ sinh nợ xấu – nợ bẩn, Thủ tướng Dũng lo ngay ngáy từ lâu.
“…Nói thật ba năm nay lúc nào tôi cũng lo ngân hàng đổ vỡ, mất thanh khoản. Tôi đã phải bỏ dở một cuộc họp quan trọng để ngồi nghe phương án hợp nhất ba ngân hàng vừa rồi. Các anh đừng để Chính phủ phải lo lắng nhiều, để Chính phủ còn dành thời gian quan tâm tới những công việc quan trọng khác…”
“…Nói thật ba năm nay lúc nào tôi cũng lo ngân hàng đổ vỡ, mất thanh khoản. Tôi đã phải bỏ dở một cuộc họp quan trọng để ngồi nghe phương án hợp nhất ba ngân hàng vừa rồi. Các anh đừng để Chính phủ phải lo lắng nhiều, để Chính phủ còn dành thời gian quan tâm tới những công việc quan trọng khác…”

Gi gỉ gì gì, cái gì cũng bình ổn giá. Khác gì bao cấp trước kia đâu.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa giao Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành cơ chế điều hành quỹ bình ổn giá điện.

Nơi thì xin thêm khách vài nghìn, nơi ngần ngừ chưa muốn tăng giá vé xe do tăng cao thì khách ít và lỗ mà không tăng cũng lỗ.
Quả là tiến thoái lưỡng nan.
‎(VTC News) – Chưa tăng vé khi giá xăng đã tăng, DN vận tải đường dài đang kêu lỗ lớn song lại có không ít chiêu “bòn tiền” hành khách khác.
BÃO GIÁ CÀN QUÉT VIỆT NAM
“Bây giờ ngày nào tôi cũng dậy sớm đi chợ đầu mối gần nhà. Chợ chỉ họp đến 6 giờ sáng là tan nhưng thay vào đó, rau xanh, hoa quả, thịt cá rẻ và tươi hơn rất nhiều. Chịu khó dậy sớm để tản bộ rồi mua thức ăn dùng cho cả ngày, tính ra tôi tiết kiệm được gần 50.000 đồng. Không chỉ thế, giờ vợ chồng đều bỏ hẳn khái niệm ăn sáng bên ngoài, thay vào đó là bát mì tôm, cơm nguội của hôm trước hoặc có khi là ít cháo còn lại của hai cô con gái” – chị Huyền tâm sự.
‎(Dân Việt) – Thay đổi cách sinh hoạt hàng ngày, tìm đến các chợ đầu mối hay chương trình khuyến mãi tại các siêu thị… là cách mà các bà nội trợ đối phó với đợt tăng giá xăng, giá gas và nhiều mặt hàng…
TẬN THU
Các loại phí trên mỗi đầu ôtô, xe máy tại Việt Nam:
1. Phí trước bạ
2. Phí đăng ký cấp biển số
3. Phí xăng dầu 1.000 đồng/lít
4. Phí bình ổn giá xăng dầu 500 đồng/lít
5. Phí đăng kiểm
6. Phí bảo hiểm
7. Phí Bảo trì đường bộ (sắp thu)
8. Phí lưu hành phương tiện (sắp thu)
9. Phí vào nội đô giờ cao điểm (sắp thu)
Từ ngày 1.6 tới đây, ô tô, xe máy sẽ phải đóng phí bảo trì đường bộ. Việc đề xuất thu thêm nhiều loại phí chưa thực sự công bằng với người dân.

Dù nhiều nghịch lý nhưng có lẽ giá điện vẫn sắp tăng.
Câu kết chan chứa đầy thất vọng về cơ chế quản lý ngành điện hiện nay.
‎(PL&XH) – Tại hội thảo “Quản lý, điều hành giá điện theo cơ chế thị trường” được tổ chức ngày 14-3, nhiều chuyên gia đã phân tích những nghịch lý về việc tăng giá điện…
Năm sau mở thêm nhiều casino trong nước, các việc thế này càng nhiều. Cho dù “không cho người trong nước vào”, nhưng ai cũng biết là chỉ có nghĩa chiếu lệ mà thôi.
Hối lộ vài chục đô cho bảo vệ là vào tuốt, nhất là họ chơi trên phòng VIP, ai biết đâu mà lo.
Con bạc mà thua rồi thì giết người chỉ là chuyện nhỏ.
Một khi vướng vài bài bạc thì có rất nhiều tính xấu. CP VN không cản mà còn xúi cho bài bạc phát triển khắp nơi. Đất nước chẳng sớm rồi muộn sẽ diệt vong.
Theo cơ quan điều tra, do thua cờ bạc tiền tỷ nhưng chồng là trung tá CSGT không đồng ý bán nhà trả nợ, bà vợ đã ra tay hạ độc.> Nghi án trung tá CSGT bị vợ đầu độc
Thêm tai họa cho Bầu Đức. Cách đây khoảng 1 năm lúc tôi nói vài điều về HAG có rất nhiều bạn phản ứng mạnh, giờ những điều đó đang thành hiện thực.
“…Fitch cũng hạ xếp hạng nợ cao cấp không bảo đảm và 90 triệu USD trái phiếu của HAG từ B xuống B-, và điều chỉnh xếp hạng hồi phục của các trái phiếu từ RR4 xuống RR5…”
Fitch cũng hạ xếp hạng các khoản nợ không đảm bảo ưu tiên cao của HAG từ B xuống B- và hạ 1 bậc xếp hạng phục hồi của công ty này.
-Chưa đủ sống sao gọi là khoan sức dân (TT).

-Nhà vườn điêu đứng vì rau Trung Quốc(TBKTSG Online) - Hàng trăm gia đình trồng khoai tây, hành tây, bắp sú, su hào, củ rền … tại Lâm Đồng đang lâm vào cảnh điêu đứng vì không thể bán được hàng mặc dù giá đã xuống đến mức thấp nhất trong nhiều năm qua.--
Trung úy công an "chôm" 30 triệu đồng của con bạc--(NLĐO) - Tối 20-3, Tổ điều tra của Công an huyện Đức Hòa - Long An xác nhận việc trung úy Võ Văn Thừa, Phó Công an xã Đức Hòa Đông, khi trực tiếp chỉ huy đi bắt đánh bạc tại môt hộ dân đã chiếm đoạt số tiền khoảng 30 triệu đồng của con bạc.
DN phá sản: Thuốc chưa ngấm, bệnh đã di căn (VEF 19-3-12) ‘Đại dịch’ giải thể doanh nghiệp Kỳ 1: Ngành nào cũng… đuối (ĐV).  - ‘Đại dịch’ giải thể doanh nghiệp Kỳ 2: Khi ngân hàng buông tay.  - Nhận diện yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam (VOV)Giá điện sẽ không ngừng tăng (VnMedia).Tin Vinaphone-Mobiphone sáp nhập là chưa chính xác (TTXVN).  - Sáp nhập Mobi, Vina: Phần thiệt thuê bao chịu?(VTC)..- VNPT muốn sáp nhập VinaPhone và MobiFone (VnEconomy).

Giá vàng trong nước ồ ạt về dưới 44 triệu đồng/lượng (VnEconomy).  - Hai ngày, vàng “bốc hơi” 260.000 đồng mỗi lượng (TTXVN).Lãi suất vượt trần: Không thèm tố cáo (VEF). - Giằng co bỏ trần lãi suất (TN). - Bất động sản vẫn khốn đốn dù lãi suất giảm (DT).

Báo Thái khen Việt Nam!Vietnam, a nation on the move (Nation 19-3-12)
Hàng hiệu Pháp lao đao vì bầu cử? (VEF/Bloomberg).-China steel mills diversify to lift profits (Financial Times)-With profits in decline, steel groups can get higher returns by taking loans and investing the funds in other sectors such as pig farming- Bài dịch: Đầu tư công và đầu tư tư  (The Freeman/ VHNA).Dịch từ bài: The Shape of Things to Come: An Interview with Peter F. Drucker (PD Society).- Chân dung bà Merkel trong bức tranh tài chính Châu Âu (Tia sáng/Bloomberg).- Trung Quốc tăng giá nhiên liệu lần thứ 2 trong vòng 6 tuần (DVT/Bloomberg).
Phí, ngân sách và công nợ (TT).TT - Cuối cùng viện phí cũng phải tăng, sau hơn một năm nấn ná điều chỉnh gia giảm. Cạnh đó, một số loại phí cũng sẽ được thu như phí lưu hành và phí bảo trì đường bộ.

 

 Nói và làm: Thu nhập Việt Nam, giá cả quốc tế

panoramio.com-Nói và làm: Thu nhập Việt Nam, giá cả quốc tế

(VEF.VN) - Thu nhập người dân Việt Nam còn thấp, chất lượng cuộc sống suy giảm do tăng giá và lạm phát. Thế nhưng, rất nhiều loại giá cả ở Việt Nam đang được tính theo cơ sở và mặt bằng của thế giới, còn không ít loại thuế và phí thì thuộc hàng cao nhất thế giới.

Thu nhập trung bình của người Việt Nam còn khoảng cách rất xa so với các nước ASEAN và Trung Quốc. Đây là kết luận từ Đề tài khoa học cấp nhà nước do Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện theo yêu cầu của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội.

Các số liệu trích dẫn về thu nhập của Việt Nam và các quốc gia khu vực do Quỹ Tiền tệ quốc tế thực hiện năm 2010. Cho thấy, tính theo tỷ giá hối đoái, GDP đầu người của Việt Nam đã tăng từ mức 114 USD năm 1991 lên 1.061 USD năm 2010. Trong khi đó, GDP đầu người của Trung Quốc tăng từ 353 USD lên 3.915 USD trong khoảng thời gian trên.
Như vậy, thu nhập đầu người của Việt Nam tương đương 32% của Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống còn 27% năm 2010. Mặt khác, tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 706 USD năm 1991 và lên tới 2.948 USD năm 2010. Trong khoảng thời gian đó, con số này của Trung Quốc tăng từ 888 USD lên 6.786 USD. So ra, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam bằng 80% của Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống còn 43% năm 2010.

Bên cạnh đó, so với các quốc gia ASEAN khác, dù thu nhập của người Việt Nam đã dần được thu hẹp trong 20 năm qua, khoảng cách vẫn còn rất lớn ở vào thời điểm hiện tại. GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo PPP chưa bằng 1/2 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/5 của Thái Lan, 1/10 của Malaysia năm 1991. Con số này đã vượt qua mức 3/4, 1/3 và 1/5 của các nước trên sau gần 20 năm.
Theo nhận xét của các chuyen gia, đây là những chỉ số còn thấp xa so với mức bình quân chung của khu vực, của châu Á và thế giới. Thậm chí chất lượng sống của người Việt Nam đang bị suy giảm khi và có nguy cơ tụt lại phía sau so với các nước. Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.
Đây thực sự là những con số đáng suy nghĩ và có thể sẽ đáng ngại hơn khi lạm phát gia tăng liên tục, giá cả tăng lên trong khi các dịch vụ ngày càng đắt đỏ, người dân phải chịu rất nhiều tốn kém khác do các tệ nạn nhũng nhiễu và phức tạp, chất lượng kém của hệ thống hành chính và dịch vụ công.
Việt Nam có thu nhập thấp, điều đó cũng không có gì mới và dễ hiểu trên thực tế còn nhiều khó khăn của cả nước. Tuy nhiên, từ đây lại đang lộ ra những điều bất cập, là khi thu nhập và chất lượng sống thấp thì các giá cả hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam đang được tính toán và so sánh nhằm hướng tới "hội nhập" với giá cả thế giới.
Mỗi lần tăng giá xăng, các DN xăng dầu và cơ quan quản lý đều tỏ ra có lý khi lấy cơ sở từ giá xăng đâu thành phẩm thế giới tăng. Đó là lý do không thể từ chối vì Việt Nam nhập khẩu nhập khẩu gần như 100% xăng dầu thành phầm. Con số đó đã giảm được khoảng 1/3 khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động nhưng rõ ràng Việt Nam chưa thể thoát khỏi chi phối của giá thế giới.
Chấp nhận giá xăng tăng cao và biến động theo giá thế giới nhưng không phải không có lý do khi nhiều người đã từng đặt câu hỏi, mỗi năm chúng ta khai thác và xuất khẩu hàng chục triệu tấn dầu thô cũng theo giá thế giới, Vậy nguồn lợi từ tài nguyên quốc gia mỗi năm xuất khẩu hàng tỷ USD đó có đóng góp gì trong việc ổn định giá xăng dầu. Bên cạnh đó, câu chuyện giá gas cũng được đặt rất nhiều câu hỏi.
Còn đối với điện, mỗi lần tăng giá thì các cơ quan quản lý và EVN đều nếu ra những con số thua lỗ vì giá thấp hơn giá thế giới. Đi kèm với những đề xuất tăng giá, luôn có những mức giá thế giới để so sánh như để nhấn mạnh cho rằng những bất cập của ngành điện dường như đều bắt nguồn việc giá Việt Nam chưa bằng được giá thế giới.
Như và như thế, dường như có một bất cập lớn nếu so sánh giữa thu nhập của người dân Việt Nam còn thấp xa so với các nước trong khu vực và thế giới; trong khi đó, giá cả những mặt hàng quan trọng luôn lấy giá thế giới để làm chuẩn để hướng tới và "hội nhập".
Không chỉ có giá cả những mặt hàng xăng dầu và điện mà giá cả nhiều mặt hàng, dịch vụ khác mỗi khi có điều chỉnh thì như một thói quen, các đơn vị cũng cấp và cơ quan quản lý luôn có một có sở so sánh là giá cả các nước xung quanh Việt Nam và thường là những nước phát triển cao hơn và từ đó đều có chung một hướng đề xuất là tăng lên theo xu hướng giá cả thị trường, tiệm cận với mức giá thế giới.
Thế nhưng, trong các tính toán đó, những cơ sở như thu nhập, lạm phát, sức chịu đựng của người dân... dường như chưa được tính toán một cách sát với thực tế nhất. Đặc biệt, việc tăng giá thì đòi bằng được nhưng những cam kết về chất lượng lại thường lại bị bỏ quên.
Hiện nay, vấn đề phí đường bộ và phí lưu hành phương tiện cũng đang gây ra nhiều lo lắng cho người dân. Có rất nhiều vấn đề được đặt ra nhưng quan trọng nhất là người dân vẫn muốn được giải thích rõ về cơ sở của việc thu phí, mức phí thu và những cam kết cải thiện chất lượng hạ tầng và dịch vụ giao thông khi phải gánh thêm phí quá nhiều trên mỗi phương tiện.
Và một đòi hỏi chính đáng là việc sử dụng ô tô là quyền của người dân, đố cũng là một biểu hiện của nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên ngày càng ấm no và giàu có. Việt Nam còn ít ô tô là một biểu hiện cho thấy đời sống còn nhiều khó khăn, vậy việc đánh thuế hàng chục triệu đồng trên mỗi chiếc xa mà người dân phải tích cóp để mua liệu đã hợp lý.
Bên cạnh đó, dự thảo sửa đổi thuế thu nhập cá nhân mới đây cũng dựa trên mức lương và thu nhập của quy định nhà nước và thu nhập dự báo của người dân để đánh thuế. Điều này đã gặp phải nhiều ý kiến phản biện về sự bất hợp lý vì người dân còn nhiều khó khăn, thu nhập chưa đủ chi tiêu đã phải chịu đóng thuế với mức khá cao. Trong khi, những con số về thu nhập để tính toán thu thuế vốn đã là thấp so với thực tế ở Việt Nam và chắc chắn sẽ còn thấp so với mặt bằng khu vực... thì xem ra, đề xuất này chưa được thuận lòng người dân cũng là một điều dễ hiểu.
Với thực tế trên, người dân có lý khi cho rằng, những điều chỉnh giá cả, thuế và phí như đã diễn ra và đề xuất hiện nay... đang quá sức và tận thu người dân. Những con số chênh lệch quá lớn trên đây chưa thể hiện hiện hết những khó khăn thực tế mà người dân gánh chịu trong cuộc sống hàng ngày. Và từ đó, mong các DN và nhà quản lý hiểu hơn mỗi khi tăng giá.
Nỗi niềm mưu sinh của những đứa trẻ phố Tây (CAND 26-3-12)
Thủy điện Sông Tranh 2: xả nước tối đa khắc phục-Khắc phục sự cố Đập Thuỷ điện Sông Tranh 2 -- Sáng 1/4: Tổng kiểm tra thủy điện Sông Tranh 2 (VOV).  – Mời chuyên gia thẩm định đập thủy điện Sông Tranh 2 (NLĐ). -Khắc phục sự cố Đập Thuỷ điện Sông Tranh 2 (Tầm nhìn). - Kiến nghị Thủ tướng lập tức ra lệnh xả cạn hồ Thuỷ điện Sông Tranh 2 trong suốt thời gian tìm kiếm nguyên nhân và khắc phục sự cố (Nguyễn Trọng Tạo). -… – Sự cố Đập Thuỷ điện Sông Tranh 2: Kiến nghị xả cạn hồ nước   —  (Diễn đàn). - Nguy cơ thủy điện Sông Tranh 2 dưới mắt một chuyên gia ở Đà Nẵng - (VOA). - Kiến nghị xả cạn hồ thủy điện Sông Tranh 2 (PLTP). - Hỗ trợ hơn 1,5 tỉ đồng nếu dân “thôi” kiện Sông Tranh 2 (DT).
-Thu nhập người Việt Nam ở mức nào của khu vực? (TBKTSG Online)

 

 Tập đoàn Sông Đà: sai phạm hơn 10.000 tỉ đồng

- Tập đoàn Sông Đà: sai phạm hơn 10.000 tỉ đồng-HTT - Kết thúc thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn Sông Đà, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm với số tiền phải xử lý lên tới hơn 10.676 tỉ đồng.
Tập đoàn Sông Đà được thành lập từ 6 tổng công ty (TCT) tương đồng trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng không xác định lại giá trị vốn nhà nước, vốn chủ sở hữu của 6 TCT khi bàn giao cho HĐQT Tập đoàn, dẫn đến việc xác định không chính xác vốn điều lệ.
Trong quá trình quản lý sử dụng vốn, tài sản, Tập đoàn và các đơn vị thành viên đầu tư ra ngoài doanh nghiệp vượt vốn điều lệ, vi phạm quy định của Bộ Tài chính với số tiền trên 2.335 tỉ đồng. Việc sử dụng vốn, tài sản doanh nghiệp cũng bị buông lỏng dẫn đến nhiều khoản thuế nhà nước bị thất thu, nhiều khoản vốn có nguy cơ mất.
Cụ thể, tập đoàn và một số đơn vị thành viên góp vốn vào Quỹ đầu tư VN, Quỹ thành viên Vietcombank 3 gần 195 tỉ đồng nhưng không thu được hiệu quả, có nguy cơ mất vốn nhà nước.
Trong công tác quản lý sử dụng vốn tài sản của một số dự án cũng chỉ cũng có nhiều sai phạm. TCT Sông Đà không thực hiện chức năng chủ đầu tư Dự án Khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì theo phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội, ký hợp đồng hợp thức việc Sudico và Bitexco thực hiện dự án mà không được cấp có thẩm quyền cho phép.TCT Sông Đà không thực hiện Dự án Khu đô thị mới Nam An Khánh, chuyển cho Sudico làm chủ đầu tư dự án nhưng không có văn bản báo cáo bộ ngành
Kết thúc cuộc thanh tra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xử lý hơn 10.676 tỉ đồng vi phạm. Trong đó, giao Bộ Công thương chủ trì xử lý hơn 668 tỉ đồng chi phí nhiêu liệu chạy thử và tiền nhiên liệu phát điện mà EVN thanh toán cho Lilama không đúng quy định tại Hợp đồng tổng thầu Dự án Nhà máy Uông Bí mở rộng. Yêu cầu Tập đoàn nộp ngân sách gần 8 tỉ đồng trích khấu hao tài sản hầm đường bộ qua Đèo Ngang; Tổng công ty Cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng nộp lại hơn 23 tỉ đồng do hưởng ưu đãi không đúng quy định. Kiến nghị Thủ tướng giao Tập đoàn Sông Đà đề xuất Thủ tướng phương án xử lý những vi phạm về tài chính gồm hơn 9.976 tỉ đồng vi phạm của Tập đoàn và các TCT, đơn vị thành viên.
Thanh tra Chính phủ còn kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công an chỉ đạo Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng tiếp tục điều tra làm rõ các sai phạm trong quản lý sử dụng vốn, tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và lắp máy điện nước số 3 (COMA3) và việc thực hiện dự án Nhà máy ximăng Đồng Bành do Công ty cổ phần xi ăng Đồng Bành làm chủ đầu tư.
Tại COMA 3, đơn vị này tạm ứng gần 48 tỉ đồng cho 37 đối tượng nhưng khó có khả năng thu hồi do các đối tượng tự ý bỏ việc, chuyển công tác, nên không thể đối chiếu và hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của tám công trình với số tiền gần 27 tỉ đồng. Thanh tra chính phủ kiến nghị giao cho cơ quan điều tra xử lý.-

Tập đoàn Sông Đà: sai phạm hơn 10.000 tỉ đồng
- --"Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động cao hơn nhiều năm trước"-Trong quý I/2012, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động ước gần 12.000, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Cựu chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình lãnh 20 năm tù


-Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện Đề án tái cơ cấu kinh tế (VnMedia 1-4-12) -- Trong cuốn "Why Nations Fail" vừa xuất bản, Acemoglu cho rằng không thể cải cách kinh tế mà không cải cách chính trị.
'Bộ Giao thông chưa tính đến thời điểm thu phí' (VnEx 1-4-12) -- Bộ Giao Thông của ông Thăng luôn luôn làm trước tính sau, đâu bao giờ tính trước làm sau?
GS. Lân Dũng: “Là tôi, tôi sẽ không thu phí” (VnMedia 1-4-12)--“Thu phí không phải là sáng kiến của Bộ GTVT” (Petro Times). - - Chưa thu phí ô tô, xe máy trong năm nay (NLĐ).-  - Phí giao thông đâu chỉ nhắm vào người giàu (VOH). – GS. Lân Dũng: “Là tôi, tôi sẽ không thu phí” (VnMedia). – Những đồng tiền lẻ…(RFA’s blog). –  -Hà Nội tăng tốc (phần 1) (Merian VN/ Phan Ba).Cao, thấp theo chuẩn nào? (SGTT).-- Cần có chính quyền giao thông đô thị (TN).  - ‘Phí trông xe giờ cao điểm phải cao gấp 1,5 lần’ (VNE).- Cảnh sát đi ngược chiều, đánh nhau với doanh nhân (NĐT). Chỉ là công an mới ra trường thôi mà xem ra quyền lực ghê gớm thực. Góp ý với biên tập báo: đừng nhầm lẫn “doanh nhân” với “doanh nghiệp”; trong bài cũng có vài lỗi đánh máy.- Bộ trưởng Thăng: ‘Chưa thu phí xe trong năm nay’ (VNN).  - Không có chuyện thu phí hạn chế phương tiện trong năm nay (TN).  - ‘Bộ Giao thông chưa tính đến thời điểm thu phí’ (VNE).  - Bộ trưởng Thăng: “Sẽ điều chỉnh mức thu phí lưu hành” (Bee).  - Bộ trưởng Thăng: “Thu tiền của dân chưa bao giờ là phương án dễ dàng” (DT).  - Người dân cần đối chất trực tiếp, công khai và sòng phẳng về thu phí (GDVN).  - GS. Nguyễn Lân Dũng: “Là tôi, tôi sẽ không thu phí”(VnMedia).  - Thuế phí, Giờ Trái đất và túi ni lông (TP).
Dân Trí
(Dân trí) - Nói về các khoản phí đánh vào phương tiện mà Bộ GTVT vừa đề xuất thu, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết ông sẽ chịu trách nhiệm trưởng Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân về cơ sở và mức phí. Nói về cơ sở của việc đề xuất các loại phí kể ...
Không có chuyện thu phí hạn chế phương tiện trong năm nayThanh Niên
Giải đáp các vấn đề liên quan đến phí giao thôngBáo điện tử Chính phủ
Ở nước ta, thu phí qua xăng dầu sẽ không công bằngTiền Phong Online
VietNamNet -VTC -VnEconomy
-Thống nhất giải pháp xử lý đập Sông Tranh 2  (VOV). - Nước rỉ qua đập Sông Tranh 2 không nhiều như trước(Tin tức). – Tìm cách khắc phục sự cố thủy điện Sông Tranh 2 (TTXVN). – Giới chuyên gia cảnh báo về nguy cơ đập Sông Tranh 2   –    (RFI). – Nguy cơ thủy điện Sông Tranh 2 dưới mắt một chuyên gia ở Đà Nẵng    –    (VOA). – Trách nhiệm nặng bao nhiêu? (RFA’s blog).Sự cố Sông Tranh 2: Phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho dân vùng hạ lưu
Dân Trí
(Dân trí) - Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, tinh thần của Chính phủ phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người dân sống trong vùng hạ lưu, cũng như công trình đập thủy điện Sông Tranh 2. Ngày 1/4, tại cuộc họp báo thường kỳ, ... -Sự cố Đập Thuỷ điện Sông Tranh 2: Vì an toàn sinh mạng của hàng vạn người dân hạ lưu, kiến nghị Thủ tướng lập tức ra lệnh xả cạn hồ trong suốt thời gian tìm kiếm nguyên nhân và khắc phục sự cố (viet-studies 31-3-12) 

 

 Tên lửa Việt Nam mua mang được đầu đạn hạt nhân?

© Flickr.com/IncMan/cc-by-sa 3.0
-Tên lửa Việt Nam mua mang được đầu đạn hạt nhân? 
(PN Today). (Vũ khí)- Ngày 30/3, Ấn Độ đã thử thành công tên lửa siêu thanh BrahMos bố trí trên đất liền, điều đặc biệt trong cuộc thử nghiệm này BrahMos còn được trang bị nhiều tính năng mới trong đó có việc mang đầu đạn hạt nhân.

Ấn Độ đã thử thành công tên lửa siêu thanh BrahMos bố trí trên đất liền, điều đặc biệt trong cuộc thử nghiệm này BrahMos còn được trang bị nhiều tính năng mới trong đó có việc mang đầu đạn hạt nhân
Theo đó, tên lửa siêu thanh nhanh nhất thế giới này đã được trang bị một số hệ thống mới, Giám đốc quản lý của liên doanh hàng không vũ trụ Ấn Độ-Nga "BrahMos" Sivathanu Pillai cho biết.

Lễ ra mắt tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân từ 200 đến 300 kg đã được tiến hành tại bãi thử ở bang phía đông Orissa. Đây là lần thử nghiệm tên lửa thứ hai trong tuần này.

Cuộc thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào ngày 28 tháng 3. Đại diện liên doanh Nga-Ấn Độ "BrahMos" Praveen Pattah kể với "Interfax" là khi đó đã bắn ở phạm vi xa nhất - 290 km.

Phần cuối của quỹ đạo là một cú bổ nhào dốc. Điều này là một trong các yêu cầu của lực lượng bộ binh.

Ông Pattah giải thích rằng đó là phương án bắn cần thiết, đặc biệt để tiêu diệt mục tiêu vùng núi.
Cách đây ít lâu, Ấn Độ đã thử nghiệm thành công loại tên lửa này từ tàu chiến, máy bay chiến đấu Su-30MKI hay tham vọng phóng từ tàu ngầm.

Tháng 9/2011, theo tờ quân sự Châu Á, tập đoàn Liên doanh Ấn - Nga BrahMos Aerospace chuẩn bị bán cho Việt Nam loại tên lửa hành trình siêu âm BrahMos do tập đoàn này chế tạo.
Cách đây ít lâu Ấn Độ đã thử nghiệm thành công loại tên lửa này từ tàu chiến, máy bay chiến đấu Su-30MKI hay tham vọng phóng từ tàu ngầm
Đây là loại hỏa tiễn được đánh giá là loại bay nhanh nhất thế giới hiện nay, có thể được phóng đi từ tàu ngầm, tàu chiến, phi cơ hay từ dàn phóng di động trên đất liền.

Brahmos có thể được coi là vũ khí chống hạm rất hữu hiệu, vì có thể mang theo đầu đạn nặng 300kg, tầm bắn gần 300km, tốc độ gấp 3 lần âm thanh.

Thậm chí, Tập đoàn Brahmos đang tìm cách nâng tốc độ tên lửa này lên thành Mach 5-7, tức là bay nhanh hơn tốc độ âm thanh từ 5 đến 7 lần.
Theo nguồn tin trên, Việt Nam cùng rất nhiều quốc gia trên thế giới đang muốn mua loại tên lửa này từ khi nó bắt đầu sản xuất  vào năm 2006.

Việt Nam thuộc diện “quốc gia thân thiện” cũng như là bạn hàng  lâu năm của Nga nên khả năng được mua loại vũ khí này là rất cao.
Việt Nam đang rất quan tâm đến loại tên lửa này
Hiện thời các cuộc đàm phán đang được tiến hành, và nếu thương vụ bán tên lửa Brahmos cho Việt Nam được chính phủ Ấn Độ bật đèn xanh, thì Việt Nam sẽ là nước ngoài Nga - Ấn Độ đầu tiên có loại vũ khí tối tân này.
Theo đó, khi có trong tay loại tên lửa này, sức chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam sẽ được nâng lên tầm cao mới nhất là khi nó đã có phiên bản mới.
Tìm hiểu tên lửa Brahmos mà Việt Nam có thể sắp trang bị

  • Phú nguyễn (theo Tiếng nói nước Nga)

“BrahMos” có kế hoạch xuất khẩu tên lửa có cánh cho Việt Nam
Xí nghiệp liên doanh Nga-Ấn BrahMos Aerospace chuẩn bị cung cấp tên lửa có cánh siêu thanh “BrahMos” cho Việt Nam. Tờ báo Ấn Độ “Asian Age” cho biết tin này dựa theo nguồn tin tại Bộ Quốc phòng Ấn Độ. Hiện nay, các bên tiến hành cuộc đàm phán về nội dung này. Như vậy, Việt Nam có thể trở thành nước đầu tiên nhập khẩu tên lửa BrahMos. Theo tin của tờ “Asian Age”, trong danh sách gần 15 “nước hữu nghị” do ban lãnh đạo xí ngiệp Brahmos vạch ra, có Việt Nam. Ấn Độ và Việt Nam có quan hệ gần gũi với nhau, hai nước đang phát triển sự đối tác cùng có lợi, kể cả trong lĩnh vưc kỹ thuật quân sự.
Mới đây, trong khuôn khổ cuộc đối thoại chiến lược, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S.M. Krishna đã thực hiện chuyến thăm Việt Nam. Ngoài ra, Hà Nội là đối tác lâu năm của Matxcơva mua các loại vũ khí sản xuất tại Nga.
Tên lửa BrahMos có tầm xa đến 300 km, bay với tốc độ gấp 3 lần tốc độ âm thanh, tải trọng chiến đấu 250 kg.  Đồng thời tên lửa loại này hầu như không thấy trên màn hình radar. Với trọng lượng gần 3 tấn, tên lửa BrahMos có thể bay ở độ cao từ 10 đến 14 nghìn mét, và có thể thay đổi đường bay.
Tên lửa loại này hoạt động theo nguyên tắc “bắn ra và lãng quên”, nó tự di chuyển đến mục tiêu.  Chuyên gia Igor Korotchenko, Tổng biên tập tạp chí “Quốc phòng” Nga nói: “Ấn Độ nhận được các hệ thống vũ khí độc đáo, có một không hai trên thế giới, vượt trước các loại vũ khí tương tự của các nước khác. Theo đánh giá của giới chuyên viên, trên thế giới chỉ có tên lửa BrahMos có khả năng bay với tốc độ cao như vậy ở tầm xa lớn như vậy. Nếu so sánh với các loại tên lửa khác đang được sử dụng ở nước ngoài thì Brahmos có ưu thế về tốc độ gấp 3 lần, về tầm xa gấp 2,5 lần, về thời gian phản ứng ngắn hơn gấp 3-4 lần”.
Hiện nay, các tổ hợp tên lửa “BrahMos” trên biển và trên đất liền được trang bị cho Hải quân, Không quân và Quân đội Ấn Độ. Nhờ nỗ lực chung của các chuyên viên Nga và Ấn Độ đã sản xuất cả một loạt tên lửa có cánh. Có loại tên lửa chống tàu, có loại BrahMos tiêu diệt mục tiêu trên đất và tên lửa cho trận đấu trên không. Tên lửa BrahMos có thể được phóng từ máy bay, chẳng hạn máy bay chiến đấu Su-30MKI, từ tàu chiến, từ tàu ngẩm và bệ phóng trên mặt đất.
Xí nghiệp liên doanh Nga-Ấn mang tên “BrahMos” là tên viết tắt của hai con sông: Brahmaputra của Ấn Độ và Matxcơva của Nga. Đây là một trong những đề án thành công nhất trong sự hợp tác Nga-Ấn. Xí nghiệp này đã được thành lập vào năm 1998 và có trụ sở ở New Delhi. Hiện nay, các cơ sở sản xuất của BrahMos có đủ đơn đặt hàng đến năm 2018.-Nguồn: 
“BrahMos” có kế hoạch xuất khẩu tên lửa có cánh cho Việt Nam http://vietnamese.ruvr.ru/
Nga mở văn phòng đại diện về trực thăng tại Việt Nam (ĐV/Armstrade).

--  Nhiều tàu cá Trung Quốc vào gần Cù Lao Chàm (Bee/ TT).Ngày 7/12, HĐND tỉnh Quảng Nam tiếp tục làm việc ngày thứ 2. Theo Ban pháp chế HĐND tỉnh, đề nghị HĐND nên xem xét giữ nguyên chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác tại UBND cấp xã bên cạnh việc triển khai thực hiện đề án tuyển chọn, đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt ở cấp xã giai đoạn 2011-2016 để tạo điều kiện cho người có trình độ đại học chính quy về công tác tại xã.

Trong lĩnh vực an ninh, báo cáo của Viện KSND tỉnh Quảng Nam nhìn nhận: tình hình an ninh, chính trị trên địa bàn tỉnh ổn định, tuy nhiên tình hình an ninh trên biển diễn biến phức tạp. Ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Quảng Nam, cho biết nhiều tàu cá Trung Quốc vào rất gần đảo Cù Lao Chàm, biên phòng Quảng Nam kết hợp cùng biên phòng TP Đà Nẵng đẩy đuổi ra khỏi địa phận.

(Theo Tuổi trẻ) – Tình hình an ninh trên biển phức tạp (TT).
ĐẠI CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ: ĐỐI KHÁNG “MÔ HÌNH TRUNG QUỐC” basam--THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM ĐẠI CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ: ĐỐI KHÁNG “MÔ HÌNH TRUNG QUỐC” Tài liệu Tham khảo đặc biệt Thứ năm, 08/12/2011 TTXVN (Hồng Công 1/12) (Bài của Phó Giáo sư Thẩm Húc Huy – Chủ nhiệm Khoa Quan hệ đối ngoại Học viện Giáo dục Hồng Công đăng trên “Minh báo”


Mỹ - Trung QuốcU.S. and China Meet in Annual Military Review (NYT 8-12-11)
Mỹ -Trung Quốc - Dầu hoảObama's risky oil threat to China (Asia Times 8-12-11) -- Michael Klare đã viết nhiều về dầu hoả và Biển Đông. Tin được.
Mỹ - Trung QuốcWashington Destabilizes Asia-Pacific Region (National Iterest 8-12-11) -- MERDE DE TAUREAU! Thằng cha  Michael Swaine này là một tên phản quốc, bênh Tàu quá cỡ!  Đổ lỗi Mỹ là quốc gia làm bất ổn châu Á!  Bullsh*t indeed!  Phải gọi nó là Michael Swinemới đúng.
Trung Quốc - châu Âu: Europe on a Chinese Shoestring (Project Syndicate 8-12-11) -- Bài của Diêu Dương (Yao Yang)


-Ấn Độ, Australia thảo luận về Biển Đông (bee 09/12/2011)-–  India, Australia discuss South China sea issue (Economic Times). –  India, Australia call for ‘freedom of navigation’ on high seas‎ (Times of India).- Trung Quốc-Hoa Kỳ; một so sánh nhỏ – (Cu Làng Cát).
- TS. Vijay Sakhuja: Lợi ích của Ấn Độ ở Biển Đông (NCBĐ). 
Khả năng không chiến của lực lượng phòng vệ Nhật Bản (TVN). – Anh Quốc với hồ sơ tranh chấp Biển Đông  —  (RFI).-

- Hoàng Dzung: Repondant à l’appel de André Menras – (BoxitVN).-Bộ Tranh Việt Nam Anh Hùng Dân Tộc (TTXVA).
-  – Nguyễn Bùi An: Ngụy Văn Thà (ethongluan).  - Lực lượng biên phòng cần gắn bó với dân để bảo vệ biên cương (PLTP). – Cô gái núi Tản “khát” Trường Sa (LĐ).-- Loay hoay giữ mặt tiền biển (ĐĐK).

-Iran ngăn chặn website «sứ quán ảo» của Mỹ   —  (RFI).  - Iran “khoe” máy bay tàng hình Mỹ bị bắn hạ (VnMedia). –Nga và Trung Quốc tới tấp xin Iran “đến thăm” xác UAV tàng hình Mỹ (Vietnam Defence). - Vì sao Iran chưa trả đũa? (Petrotimes). - Tổng thư kí OPEC: Nguồn dầu Iran đến châu Âu khó thay thế (Gafin).
- - Biểu tình ở Мoscowa (Nguyễn Trọng Tạo). -  Nga: Moscow “nóng” vì biểu tình (NLĐ).  –Thủ tướng Putin tố cáo Mỹ khích động biểu tình phản đối kết quả bầu cử ở Nga   — (RFI).  – Thủ tướng Nga cáo buộc Hoa Kỳ xúi giục bạo loạn  —  (VOA).  – NATO và Nga vẫn căng thẳng trên hồ sơ lá chắn chống tên lửa ở Châu Âu   —  (RFI).  – Tổng thống Nga khẳng định không nói tục  —  (BBC).  – Hai mươi năm nhìn lại ngày Liên Xô cáo chung vào tháng 12/1991  —  (RFI).  – NATO và Nga vẫn bất đồng về lá chắn phi đạn Châu Âu  —  (VOA). - Tổng thống Medvedev: Nên điều tra kết quả bầu cử tại Nga - (VOA). -Tổng thống Medvedev yêu cầu điều tra kết quả bầu cử (Gafin). - Nga sắp triển khai tên lửa S-400 ở Kaliningrad (TN). - Nga và NATO chưa đạt được thỏa thuận về NMD (TTXVN). - Hình tượng Putin đang sụp đổ trong mắt dân Nga? (VnMedia).- - Mỹ không loại trừ khả năng đàm phán thêm với Bắc Triều Tiên  —  (VOA).-

 

 37 năm bị “bịt miệng” trên “xứ sở tự do”

- công bằng mà nói , đây là thói xấu của người Việt nói chung ...đâu cũng vậy !
-(CATP) Nhà báo, chủ báo bị chụp mũ, vu khống, sỉ nhục, bị đánh đập dã man hoặc thủ tiêu, ám sát. Tòa soạn báo bị côn đồ khủng bố, đốt cháy, bao vây gây náo loạn cả năm trời. Nhiều người bị ngăn cấm đọc báo, nghe đài... Đây là thực trạng nhức nhối, kéo dài suốt 37 năm qua, là “khổ nạn” của báo chí Việt trên đất Mỹ. Phan Nhật Nam - một cây bút chống cộng khét tiếng từ trước và sau năm 1975, phải cay đắng thốt lên: “Những người làm văn, làm báo ở đây (Mỹ) đang phải chịu đựng một áp lực tồi tệ”... (Phan Nhật Nam trả lời Lệ Hằng - đã đăng trên nhiều trang web). Nhà văn Nhật Tiến thì than thở: “Không có đủ tự do cho những người cầm bút ở hải ngoại...” (trích từ “Sống và viết trên đất Mỹ” - Thế Uyên tháng 4-1998, đã đăng trên “Tiền vệ”). Tại sao trên xứ sở tự do như Hoa Kỳ lại có chuyện đàn áp báo chí khốc liệt như vậy?


Kỳ 1: VÀI NÉT LỊCH SỬ BÁO VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ

Ngày 30-4-1975, kết thúc sự tồn tại của chính thể Việt Nam cộng hòa (VNCH). Hai ngày sau, tại đảo Guam, tờ báo đầu tiên của người Việt tại Mỹ ra đời với tên gọi Chân trời mới. Tại thời điểm đó, trên đảo Guam có hơn 100 ngàn người Việt (gồm binh lính, sĩ quan, công chức chế độ VNCH vừa sụp đổ) được máy bay, tàu chiến bốc ra đang chờ sang Mỹ định cư.
Ồ ẠT RA ĐỜI RỒI... CHẾT YỂU!

Tờ Chân trời mới mỗi tuần ra năm số, mỗi số phát hành từ 5 - 10 ngàn bản. Đến cuối tháng 10-1975, tờ báo này cũng đóng cửa theo trại tạm cư Guam (theo BBC ra ngày 18-4-2005).

Tiếp đó, trong cộng đồng người Việt di tản trên đất Mỹ ra đời thêm một số tờ báo như: Đất mới (7-1975), Đất lành (8-1975), Văn nghệ tiền phong (11-1975), Tin yêu (2-1976), Việt báo (7-1976)... Tổng cộng trong hai năm 1975 - 1976 có tới 45 tờ báo Việt ra đời.

Những năm sau đó, cùng với làn sóng người Việt ồ ạt nhập cư vào Mỹ, báo chí (bao gồm báo in, truyền hình, truyền thanh và Internet) tiếng Việt càng nảy nở nhộn nhịp. Đến nay - 37 năm hình thành cộng đồng Việt tại Mỹ, đã có hàng trăm cơ sở báo chí ra đời hoặc... biến mất. Nhiều tờ báo khai trương ồn ào, phát hành được... một số rồi “tắt”. Như tờ Tin Văn của Hoàng Dược Sư ra một số duy nhất vào tháng  9-1975 với 15.000 bản in, sau đó... hết vốn, đóng cửa. Tờ Quê Hương của Du Tử Lê cũng đoản mệnh sau khi số thứ hai được phát hành. Có tờ như KBC Hải ngoại chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần và mỗi lần “tái sinh” lại có một chủ mới...

Sở dĩ có tình trạng lạ lùng kể trên là vì ở Mỹ muốn ra một tờ báo rất dễ, dễ đến mức ai cũng có thể là chủ báo, nhà báo. Có người ví von: “Làm báo ở Mỹ dễ hơn lái xe. Bởi lái xe còn đòi hỏi bằng cấp, làm báo chẳng cần bằng cấp...”. Cũng có những người Việt tốt nghiệp các khoa, trường đào tạo báo chí của Mỹ nhưng hầu hết không tham gia làm báo Việt bởi thu nhập thấp và tương lai bấp bênh. Họ làm việc cho các cơ quan truyền thông của Mỹ. Có những tờ báo chỉ một người làm, “công nghệ” chính là cắt, dán. Cứ lấy tin báo khác đưa sang báo của mình, chẳng cần tính đến bản quyền. Báo loại này chỉ sống nhờ quảng cáo. Báo in xong, đem đi cho là chính. Trên trang web BBC tiếng Việt ngày 22-7-2007 đăng ý kiến của một độc giả người Việt ở Mỹ: “Ở Cali quơ tay là có hàng chục tờ báo (tiếng Việt) rơi rớt trong các tiệm phở, ngõ ngách các khu chợ, siêu thị. Chục tờ như một toàn nhai đi nhai lại, copy trên mạng, kể cả các “tin Việt Nam” đều từ các báo điện tử Việt Nam mà ra... Đa số “báo chợ” không có một phóng viên, chỉ có vài người lên mạng “sao y bản chính”. Nhà báo kỳ cựu Sơn Điền - Nguyễn Viết Khánh từng viết về một kỷ niệm buồn với báo Việt ở Mỹ: “Tình cờ ra chợ, thấy chồng báo để dưới đất cho thiên hạ lượm. Những tờ báo trang trọng đẹp đẽ, trong đó có biết bao tâm tư trí não đã gửi gắm thành văn bị chà đạp bởi bước chân vô tình của khách qua đường...”. Nhà báo Nguyễn Ngọc Bích (Giám đốc chương trình Việt ngữ đài CATD) trong bài “Người Việt hải ngoại và công tác truyền thông hải ngoại”, cho biết: “Báo Việt ngữ ở hải ngoại phần lớn (95 - 98%) là báo của một gia đình. Vợ chồng với đôi ba người thân phụ giúp... Các tin có thể viết dông dài, văn bất thành cú mà vẫn được đăng vì tờ báo có nhiều chỗ trống cần trám hoặc vì là chỗ quen biết... Đây là cách làm báo tiểu công nghệ”...

Ra một tờ báo quá dễ như vậy nên báo Việt ở Mỹ nhiều đến mức không đếm xuể. Cây bút chống cộng Phan Nhật Nam trong lần trả lời phỏng vấn Lệ Hằng, đã mỉa mai: “Chỉ riêng vùng Orange County (Nam California - USA) đã có hơn 200 hội đoàn, số lượng báo cũng xấp xỉ như nhu cầu hội đoàn này...”. Trong bài nói chuyện tại trụ sở cộng đồng Dallas ngày 12-11-2005, nhà báo Phan Thanh Tâm cho biết: “Có người ví trên trời có bao nhiêu ngôi sao thì quận Cam (nơi có đông người Việt định cư) có bấy nhiêu tờ báo. Tờ này chết, tờ khác phanh ngực tiến lên...”. Trong bài “Người Việt hải ngoại và công tác truyền thông đại chúng”, nhà báo Nguyễn Ngọc Bích có cùng quan điểm: “Riêng vùng tôi ở, Washington D.C và ngoại ô Virginia và Maryland, có chừng 60 ngàn người Việt Nam, mà có đến hơn mười tờ tuần báo (Việt ngữ) ra hàng chục năm nay. Nếu mỗi tờ in 3.000 bản mỗi tuần, thì ta cũng có con số 30 nghìn bản các loại một tuần. Có nghĩa là cứ hai người Việt từ tuổi sơ sinh đến lúc bạc đầu thì đã có một tờ báo Việt ngữ để đọc một tuần... Rất nhiều người thuộc lòng những giờ báo được phát đến các cơ sở thương mại, để nhanh chân đến đó lấy trước khi người ta lấy hết...”.

Trang web Bulletin ngày 13-6-2005, đăng phát biểu của tác giả Phạm Nam Vinh: “Ở thủ đô tị nạn này (quận Cam - California) chẳng mấy ai quan tâm đến sự báo này vừa ra, báo nọ âm thầm lặng lẽ đóng cửa. Có khi cầm một tờ báo trên tay mà chẳng biết nó ra hàng tuần hay nửa tháng, hay một tháng, ba tháng. Có tờ tìm đỏ con mắt không biết chủ nhiệm, chủ bút, ban biên tập là những ai. Ngay đến địa chỉ báo quán ở đâu cũng chẳng thấy nữa...”. Mỹ là xứ sở phát triển khoa học kỹ thuật bậc nhất thế giới. Nhưng hơn mười năm sau khi ra đời, báo Việt ngữ ở Mỹ sau khi in xong phải bỏ dấu bằng tay, trông lem luốc. Đến đầu những năm 90 thế kỷ 20, kỹ sư Hồ Thành Việt của Công ty VNI cho ra đời phần mềm tiếng Việt, nhờ đó báo Việt ở hải ngoại mới thoát được nạn “bỏ dấu bằng tay”!

“THÀ Ở TÙ CHỨ KHÔNG... ĐI LÀM BÁO!”Tình hình báo chí đã buồn, nghề báo trong cộng đồng Việt ở Mỹ cũng hiu hắt không kém. Theo tìm hiểu của các tác giả loạt bài này, nhuận bút trung bình của một bài báo trên báo chí Việt ngữ  hiện cỡ 25USD (thấp hơn nhiều so với nhuận bút các báo trong nước đang trả). Dù ít ỏi, nhưng không phải báo nào cũng trả nổi. Chuyện chủ báo quỵt nhuận bút của nhà báo không hiếm xảy ra. Trên tờ Việt Fun ra gần đây, trong bài “Vui buồn đời viết báo hải ngoại”, tác giả Hà Đình Trung viết: “Phần lớn báo Việt ngữ ở hải ngoại đều phải dựa vào quảng cáo để sống. Trong vùng Bắc Cali (USA) có mấy chục tờ báo, đa phần đời sống của chủ báo cũng bấp bênh nói gì đến những tay ký giả làm công cho chủ báo. Người ký giả chuyên nghiệp sống nhờ vào nhuận bút, nhưng thành thật mà nói, từ trước đến nay có bao nhiêu ông chủ báo làm tròn nghĩa vụ cao cả này. Chi phí công tác không được chủ báo trả, đã vậy có người ba năm không được trả lương, nhuận bút. Nhưng nhục nhất là đi xin quảng cáo... bởi vậy có người vừa dí dỏm vừa cường điệu nói với nhà báo Thanh Thương Hoàng rằng - Nếu phải chọn giữa ở tù và làm báo, tôi thà đi tù...”. Trong giới ký giả Việt ở Mỹ, thường có câu đùa chua xót: “Ghét đứa nào cứ cho nó đi làm báo”...

Một “đặc tính” nữa của báo Việt ở Mỹ là “chửi”. Thời kỳ đầu là chửi bới quê hương, sau đó là chửi lẫn nhau giữa các báo với các báo, đài với đài, hội đoàn với hội đoàn và các cá nhân với cá nhân. Chửi xong lại kiện nhau ra tòa. Nhà báo Phan Thanh Tâm trong bài “Báo chí hải ngoại” (đã trích dẫn ở trên), viết: “Tuy sinh hoạt đã 30 năm, có lập hội ký giả, báo Việt ngữ vẫn chưa bao giờ có một làng báo... Đây là một tập thể phức tạp nhất. Không có làng nên không có lệ, không có quy ước. Nhiều vụ kiện tụng vì phỉ báng, chụp mũ đã xảy ra... Ngày 9-9-1993, hơn 100 nhà văn, nhà báo đã gửi một thư ngỏ đến quý vị chủ nhiệm báo, giám đốc truyền thanh, truyền hình yêu cầu các cơ quan truyền thông khi chỉ trích ai nên tôn trọng quyền trả lời của người bị chỉ trích...”.
Trên trang web Dân kêu ra ngày 29-1-2012, trong bài “Tú gàn - ông là ai?”, tác giả Nguyễn Văn Lục kết luận: “Truyền thông báo chí hải ngoại được tự do viết. Nhưng học đòi dân chủ, tự do không xong. Tự do biến thành tự do chửi, chửi vung vít, chửi bất cứ ai mình muốn chửi. Báo chí tự biến thành “báo bẩn” vì “chửi”... Cũng vì “đặc tính chửi” quá phổ biến trên báo Việt ở Mỹ nên ông Nguyễn Cao Kỳ - nguyên phó tổng thống VNCH lúc còn sống, phải than rằng: “Báo chí trong nước ngày càng hay, trong khi báo chí hải ngoại ngày càng tồi tệ” (trích từ sách “Tường trình cùng đồng bào trong nước” - xuất bản tại Mỹ 1998, trang 54).
Tuy gặp nhiều khó khăn như vậy, nhưng báo Việt ở Mỹ sẽ “dễ thở” hơn rất nhiều nếu như không có kềm kẹp, đàn áp man rợ của các tổ chức phản động lưu vong. Bọn khủng bố báo chí này thường xưng danh “Tập thể quân lực VNCH”, “Chánh nghĩa quốc gia”, “Kháng chiến phục quốc”, “Bảo vệ cờ vàng”... để bóp nghẹt tự do báo chí. Thế Uyên - một cây bút chống cộng thâm độc từ thập niên 60, 70 ở Sài Gòn, nay sang Mỹ tiếp tục đời viết văn, làm báo. Dù đã có “số má” như vậy, nhưng Thế Uyên vẫn không thoát khỏi “vòng kim cô” của lực lượng áp bức báo chí. Trong bài “Sống và viết trên đất Mỹ”, đăng trên tờ Tiền vệ tháng 4-1998, Thế Uyên cay đắng, uất hận kể: “Những môn đệ còn theo trường phái chống cộng cổ điển ở Mỹ ép buộc cộng đồng hải ngoại phải chấp nhận những tiền đề chính trị xã hội chẳng liên quan gì đến thực tại Việt Nam. Ai mà không chịu phát ngôn theo các tiền đề đó thì trước sau cũng bị chụp mũ, đả kích thậm tệ, biểu tình và tẩy chay. Và nếu là người cầm bút thì còn bị đánh trọng thương, bị đốt chết, bắn chết...”.
(Còn tiếp)

 TRỌNG LINH
-Theo: CATP -37 năm bị “bịt miệng” trên “xứ sở tự do”
-37 năm bị “bịt miệng” trên “xứ sở tự do”

(CATP) (Tiếp theo và hết) Trên tờ Việt Weekly (báo tiếng Việt tại Mỹ) ra ngày 23-11-2011, trong bài “Cảnh giác với bọn xấu tung tin phá hoại”, có đoạn viết: “Đã đến lúc toàn dân, thương gia, độc giả phải lên tiếng tự bảo vệ mình bằng cách báo cho cảnh sát, chính quyền sở tại để có thái độ với những hăm dọa vô cớ. Phải đòi cho được quyền đọc báo, quyền đi lại, quyền hội họp, quyền làm ăn theo hiến pháp Hoa Kỳ. Bọn độc tài phải chấm dứt hành động gây rối bằng biểu tình. Chính bọn côn đồ chính trị cực đoan này tạo mầm mống cho bọn xấu đứng trong bóng tối phá hoại... Bọn côn đồ độc tài xưa nay chuyên mang cờ vàng, lấy chiêu bài “chính nghĩa quốc gia” để hù dọa thương gia, o ép chủ chợ với nhiều hình thức man rợ, bẩn thỉu...”. Cùng với lời kêu gọi này, hàng loạt báo, đài Việt ở Mỹ đã “vùng lên” kể tội bọn phản động lưu vong chuyên đàn áp báo chí, đòi quyền tự do ngôn luận cho báo Việt.

Kỳ cuối: 
“CHIẾN ĐẤU” ĐỂ HƯỚNG VỀ QUÊ HƯƠNG

Trước tình trạng bị áp bức kéo dài, nhiều nhà báo, tờ báo Việt ở Mỹ đã dũng cảm vạch mặt đám phản động cực đoan. Cả chục nhà báo bị chúng trả thù, giết chết; nhiều cơ quan báo chí bị đốt, đập phá, hăm dọa... Thế nhưng khát vọng tự do cho báo Việt trên đất Mỹ suốt 37 năm qua chưa bao giờ bị dập tắt. 

Cờ đỏ sao vàng trên KBC hải ngoại

“PHÁ XIỀNG” ĐANG TRỞ THÀNH PHONG TRÀO
Cuối năm 2011 và đầu năm 2012, đoàn nhà báo Việt ở Mỹ gồm: Vũ Hoàng Lân (phố Bolsa TV), Etcetera Nguyễn và Mimi Tưởng (Việt Weekly), Nguyễn Phương Hùng (KBC hải ngoại)... đã có hai chuyến về Việt Nam làm việc trong hơn năm tuần lễ. Sau khi tiếp xúc với các giới chức, tự do thoải mái đi nhiều nơi từ Bắc vào Nam để làm phóng sự, đến thăm và trao đổi với một số cơ quan báo đài trong nước, họ đã có những cái nhìn rất khách quan về quê hương. Khi trở về lại Mỹ, suốt hai tháng gần đây, nhóm nhà báo này đã gây ra nhiều cú sốc cho làng báo Việt. Họ đã thực hiện nhiều phóng sự trên báo in, báo điện tử, truyền hình hải ngoại về những thay đổi lớn lao, tuyệt vời ở Việt Nam. Họ càng tự tin và dũng cảm hơn với nghĩa vụ của nhà báo trước công chúng là đưa tin kịp thời, trung thực và sẵn sàng đối đầu với bọn phản động cực đoan để nói lên sự thật. Nhà báo Nguyễn Phương Hùng - nguyên là sĩ quan biệt động quân đội Sài Gòn cũ, một người từng chống cộng có “số má”, sau hai chuyến đi này đã nói: “Tôi thấy năm, bảy năm nữa Việt Nam sẽ xán lạn, rực rỡ. Tôi mong những người chống đối sẽ về thăm lại đất nước trước khi họ thật sự nằm xuống ở hải ngoại. Về một lần rồi họ sẽ đồng ý với việc làm của tôi - yêu nước và yêu quê hương (KBC hải ngoại ngày 1-3-2012). Nói là làm, ông Hùng đã cho đăng trên trang web của mình lá cờ đỏ sao vàng - một hành động thách thức nhóm phản động cực đoan. Ngoài cờ Tổ quốc, trang KBC hải ngoại vốn là “trong nhà” của binh lính, sĩ quan chế độ cũ với quan điểm chống cộng cực đoan, gần đây còn đăng lại rất nhiều tin bài của báo chí trong nước, trong đó có cả những bài chống các tổ chức phản động lưu vong và các quan điểm sai trái từng được đăng trên Báo Công an TPHCM. Ngày 19-3-2012, KBC hải ngoại cho đăng bài “Chống cộng cực đoan - rối loạn tâm thần” của tác giả Amari TX, lên án các tổ chức phản động lưu vong bằng những từ ngữ mạnh mẽ: “Bọn chống cộng cực đoan đã đi đến tận cùng của chủ nghĩa lưu manh với những băng đảng, hội đoàn, hàng trăm tổ chức mang nhãn hiệu ma trơi trên khắp nước Mỹ. Chúng bị sai khiến, lạm dụng trở thành những nạn nhân và những con rối trong tay ngoại bang”... Đây là sự thay đổi vô cùng lớn, làm nức lòng bà con Việt kiều ở Mỹ. Bởi vậy trang web này đang thu hút rất nhiều độc giả. Chỉ riêng ngày 14-3-2012, đã có 22.130 lượt truy cập. Còn trong tháng 3-2012, đã có 500.000 người vào đọc...

Từ trái qua: Vũ Hoàng Lân, Nguyễn Phương Hùng, “anh Quân” và Etcetera Nguyễn

Đồng hành với KBC hải ngoại, báo in Việt Weekly và kênh truyền hình phố Bolsa TV cũng đang đổi mới trong quan điểm đưa thông tin. Họ chấp nhận đối đầu với các nhóm phản động cực đoan để đòi quyền tự do ngôn luận. Gần đây cả hai báo, đài này đồng loạt đăng phát biểu của nhà thơ Dr.Yêu nói về những nhóm phản động cực đoan: “Quê hương đang cần chung tay xây dựng chứ không phải phá hoại. Quý vị đã phá hoại 36 năm rồi, được cái gì? Một con số 0 to tướng, một đầu óc méo mó... với tôi, bọn biểu tình chống báo Việt Weekly là để kiếm cơm, kiếm danh, kiếm tiền, kiếm gái... chống như thế là chống cả nước Mỹ, chống cả chính phủ Hoa Kỳ!”.

Trong thư tòa soạn đăng trên tờ Việt Weekly số 12NO6 (tháng 2-2012), cho biết: Nhiều báo đài Việt ở Mỹ hiện đang đi theo khuynh hướng chống lại sự đàn áp báo chí của bọn phản động cực đoan. Nguyên văn: “Cộng đồng chúng ta đang trong thời gian thẩm thấu, chiêm nghiệm và thay đổi tập quán về tự do ngôn luận. Những dấu hiệu thay đổi đã bắt đầu bằng một thế hệ của những người trẻ hơn (của các báo đài - TG) người Việt, Việt Face, Sức mạnh cộng đồng, Việt Media Agency, phố Bolsa TV... sẵn sàng nói thẳng, sẵn sàng nói thật, sẵn sàng bất đồng...”.

Nhà thơ Dr.Yêu lên án những kẻ chống phá đất nước

ĐOÀN NHÀ BÁO HẢI NGOẠI ĐÁNH GIÁ CAO BÁO CHÍ TRONG NƯỚC 
Ngày 27-2-2012, đại diện các báo, đài: Việt Weekly, KBC hải ngoại, phố Bolsa TV đã tổ chức họp mặt tổng kết, đánh giá chuyến hồi hương tác nghiệp vừa qua. Nội dung cuộc trao đổi được đăng rộng rãi trên nhiều phương tiện truyền thông tại Mỹ. Tham dự có các nhà báo Nguyễn Phương Hùng, Etcetera Nguyễn, Vũ Hoàng Lân và một nhà báo lớn tuổi được những người kia gọi là “anh Quân” hay “chú Quân” . Cuộc trao đổi khá dài, được đưa lên Internet thành ba clip, tập trung thành các nhận xét chính, như:

- Trong nước trân trọng đoàn nhà báo hải ngoại về tác nghiệp. Lãnh đạo các cơ quan mà đoàn tiếp xúc rất cởi mở, thẳng thắn và tự tin khi đối thoại với báo chí hải ngoại.

- Báo chí quốc nội phát triển ngoài sức tưởng tượng của đoàn nhà báo hải ngoại. Những đài truyền hình với cao ốc rất cao, phim trường rất lớn, cho thấy chính phủ rất quan tâm đến sự phát triển báo chí. Các cơ quan báo in rất đồ sộ, cơ sở vật chất dồi dào, thị trường rất lớn, lực lượng đông đảo và chuyên nghiệp vì đã được đào tạo qua đại học. Các cơ quan báo chí này không thua gì báo Mỹ ở tính cạnh tranh và quy mô hoành tráng. Nếu báo hải ngoại chủ yếu khai thác thông tin từ báo chí trong nước rồi tìm kiếm quảng cáo, rao vặt, thì báo trong nước chất lượng cao hơn với những phóng sự đặc biệt, thu hút đông độc giả.

- Báo chí cũng như Internet ở Việt Nam không bị kiểm duyệt như chế độ Sài Gòn trước đây. Báo chí đang phát triển nhanh cùng với sự phát triển của nền kinh tế, bất chấp sự suy thoái của kinh tế thế giới.

- Đoàn nhà báo hải ngoại được tác nghiệp ở mọi lúc, mọi nơi, kể cả ra Trường Sa. Nhưng vì thời gian quá ít nên hy vọng sẽ thực hiện những việc chưa làm kịp vào các chuyến đi sau.

- Báo chí Việt tại Mỹ nên về Việt Nam để nắm tình hình đổi mới của đất nước (nhà báo Nguyễn Phương Hùng có nói: “Sau chuyến đi này tôi càng thấy truyền thông hải ngoại đã đầu độc người xem suốt bao năm qua” - trích báo Tiền phong ra ngày 18-9-2011) và báo chí trong nước nên hợp tác với báo, đài hải ngoại để thắt chặt tình nghĩa dân tộc giữa đồng bào trong nước và bộ phận người Việt sống xa quê hương...

Ảnh minh họa trên KBC hải ngoại châm biếm những kẻ cực đoan là con rối của ngoại bang

PHẦN KẾT CHO LOẠT BÀI 
Hiện có rất nhiều “nhà dân chủ” người Việt trong, ngoài nước đang mù quáng hùa theo giọng điệu xuyên tạc, vu khống của những kẻ chống phá Việt Nam, để cao giọng đòi dạy cho dân Việt Nam “thực thi dân chủ”, “tự do ngôn luận”, “đòi hỏi nhân quyền”... sao các vị không dành thời gian, tâm huyết và cả những mánh lới vu vạ đó đấu tranh cho tự do báo chí của hai triệu Việt kiều ở Mỹ? Đây là cộng đồng bị những tổ chức phản động lưu vong đàn áp tự do ngôn luận suốt 37 năm qua và đang rất cần những trợ giúp để “đứng lên” đòi quyền sống, quyền được làm báo, được đọc báo Việt...

Trong khi cả thế giới đánh giá cao nỗ lực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng xã hội công bằng dân chủ ở Việt Nam. Trong khi cả dân tộc Việt Nam đang làm hết sức mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thì các “nhà dân chủ” vì quá rảnh rỗi nên cố bôi đen phá hoại. Họ không muốn Việt Nam cường thịnh, họ chỉ muốn đất nước này tan vỡ, loạn lạc theo mô hình của “cách mạng màu”, “cách mạng hoa nhài”, “mùa xuân Ả Rập”... Họ muốn đem sinh mệnh cả dân tộc ra đùa giỡn “thí nghiệm” dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”. Cái trò láu cá, mị dân này xưa lắm rồi, chẳng còn lừa được ai đâu!



--Gia đình Blogger Điếu Cày khiếu nại việc làm mờ ám của CA  –   (RFA). – Chuyện cưỡng chế gia đình ông Huỳnh Ngọc Tuấn ở Quảng Nam: Thông báo phản đối việc cưỡng chế   –   (ĐCV). – Phản hồi của Bộ Ngoại giao Đan Mạch về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam (BoxitVN).-- Chấn chỉnh việc đưa thông tin phản cảm trên báo chí (Infonet).– Kỹ sư Vi Toàn Nghĩa: Lời kêu gọi giúp đỡ khẩn cấp (BoxitVN). “Tính mạng tôi đang bị đe dọa. Vừa qua, trong một vụ án mà tôi là người bị hại, do công an đã làm sai quy trình điều tra, tôi có thư kiến nghị lên ông Thiếu tướng, Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn Trần Đăng Yến. Tôi gửi vào lúc 11h00 ngày 28/3/2012, nhưng thật bất ngờ chỉ hôm sau (tức hôm nay ngày 29/3/2012 lúc 12h trưa) tôi nhận được điện thoại đòi gặp và dọa giết tôi”.
Việt Nam kết án mục sư Nguyễn Công Chính 11 năm tù   –   (RFI).  – Việt Nam đang siết chặt các sinh hoạt tôn giáo?   –   (RFA).
Trao đổi với Huy Thiêm báo QĐND tác giả bài chính luận phản bác Bùi Tín (GNLT).
 - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Công tác chính trị quân đội có ý nghĩa quyết định bảo vệ Đảng và nhân dân (SGGP). –TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG LÀM VIỆC VỚI TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ: Cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc (NLĐ). - Xây dựng quân đội tuyệt đối trung thành với Tổ quốc (TTXVN).
Việt Nam ngăn chặn phái đoàn của Vatican   –   (VOA). - Phái đoàn Vatican tới Việt Nam bổ sung hồ sơ phong chân phước cho cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận – (RFI). Việt Nam rút visa phái đoàn Tòa thánh Vatican   –   (RFA). – Cồn Dầu sẽ bị cưỡng chế   –   (RFA). – Tòa án tỉnh Gia Lai sắp xét xử MS Nguyễn Công Chính   –   (RFA).- Bloggers ‘giải cứu’ người bị ‘khủng bố’  (BBC). – .  – Một đoạn phim về cuộc đời Trần Thị Nga (1) (Nguyễn Tường Thụy).- Tin nóng: Nhà bác Khánh bị bao vây (Nguyễn Tường Thụy).

Công an sách nhiễu chùa Giác Hoa ở Saigon   –   (RFA).


Hoa mắt vì thời trang 'quái dị' của giới trẻ Việt (ĐV 1-4-12) -- Đợi đến khi mấy cậu này đi xin việc làm thì biết hậu quả ngay! -Ngôn ngữ giới trẻ: Kẻ khen, người chê (ND 31-3-12) 'Sát thủ đầu mưng mủ': Người già mê, người trẻ chê (eVan 30-3-12)
Tranh Việt Nam trong thị trường tranh thế giới (SGGP 31-3-12) -- Nhìn tranh Bùi Xuân Phái, tôi thấy style của ông hao hao giống August Macke, có bạn nào thấy như thế không?
Những hình ảnh không đẹp ở hội đền Hùng (VnEx 31-3-12)
Sáu ngày ở Hà NộiSix Days In Hanoi, Vietnam (Huffington Post 31-3-12) 
Ảnh hưởng của một sư phụ Yoga: What Did J.D. Salinger, Leo Tolstoy, and Sarah Bernhardt Have in Common? (WSJ 31-3-12) -- Chuyện ít người biết!-
Nghề văn: The Best Readers Are Merciless Friends (WSJ 31-3-12) -- Độc giả tốt nhất là những người bạn không khoan nhượng!----

 

 Toàn văn Báo cáo Đánh giá Công tác Báo chí 2011

 53% người Việt xem báo chí 'có tự do' uh, một con số cũng đáng để nói nhỉ ? nhưng Việt Nam vẫn bị đánh giá là không có tự do báo chí
Người dùng internet ở Hà Nội- “Đơn cử, liên quan vụ cưỡng chế, thu hồi đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng) mặc dù đã được Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông 4 lần nhắc nhở, định hướng nhưng có một số tờ báo vẫn thông tin dồn dập, quá liều lượng cần thiết, mất cân đối với những vấn đề quan trọng khác của đất nước.
Toàn văn Báo cáo Đánh giá Công tác Báo chí 2011 (TTXVN). 
Tại Hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc tổ chức ngày 30/3 tại tỉnh Quảng Ninh, ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trình bày Báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2011 và một số nhiệm vụ chủ yếu trong năm 2012. TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn báo cáo:

[Hướng tới xây nền báo chí vững mạnh, chuyên nghiệp]

Năm 2011 là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, nhiều ngày lễ lớn của đất nước: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; bầu cử Đại biểu Quốc hội Khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016...

Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020. 

Bên cạnh những thuận lợi, nền kinh tế nước ta cũng đang chịu tác động tiêu cực từ những khó khăn của nền kinh tế thế giới. Lạm phát và tình hình thiên tai , dịch bệnh diễn biến phức tạp đã tác động xấu đến kinh tế và đời sống của nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo đảm an sinh xã hội, nhất là khu vực nông thôn, miền núi. Trong bối cảnh đó, các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. 

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Chính phủ, sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đất nước ta đã vượt qua những khó khăn, thử thách phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng đưa sự nghiệp đổi mới tiếp tục phát triển. 

I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ VÀ THÔNG TIN TRÊN BÁO CHÍ 

1.Tình hình hoạt động báo chí: 

Trong năm qua, những khó khăn của nền kinh tế thế giới và trong nước đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của báo chí. Với sự chỉ đạo kịp thời của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam, sự quản lý trực tiếp của các cơ quan chủ quản, các cơ quan báo chí đã có nhiều cố gắng, duy trì hoạt động, tiếp tục phát triển về số lượng, chất lượng, hình thức và nội dung báo chí cũng như đội ngũ những người làm báo. 

Về báo chí in, tính đến tháng 3 năm 2012, cả nước có 786 cơ quan báo chí in với 1.016 ấn phẩm. Trong đó báo có 194 cơ quan ( gồm 81 báo chí Trung ương, 113 báo địa phương); tạp chí có 592 cơ quan (475 tạp chí Trung ương và 117 tạp chí địa phương). 

Trong năm qua, sự khó khăn của doanh nghiệp đã có tác động làm suy giảm doanh thu quảng cáo trên báo chí in. Tuy nhiên, nhìn trên bình diện tổng thể, doanh thu quảng cáo vẫn lớn hơn năm 2010 nhưng tỷ lệ tăng trưởng có giảm hơn so với những năm trước đó. Theo số liệu báo cáo của các cơ quan báo chí, tổng doanh thu quảng cáo của loại hình báo chí in trong năm 2010 là khoảng 1690 tỷ đồng; ước tính năm 2011 là khoảng trên 1700 tỷ đồng; tổng doanh thu năm 2011 ước tính khoảng 4200 tỷ đồng, trong đó nộp ngân sách nhà nước khoảng 300 tỷ đồng. 

Về phát thanh, truyền hình, hiện toàn quốc có 67 đài Phát thanh truyền hình Trung ương và địa phương, trong đó có 2 đài quốc gia, 1 đài truyền hình kỹ thuật số, 64 Đài Phát thanh, truyền hình cấp tỉnh. Ngoài hệ thống truyền hình quảng bá, hệ thống truyền hình trả tiền ở nước ta phát triển mạnh bằng nhiều loại công nghệ truyền dẫn như cáp, vệ tinh, số mặt đất và đang bước đầu thử nghiệm công nghệ IPTV. 

Cả nước có 47 đơn vị được cấp phép hoạt động truyền hình cáp, 09 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình cáp.Trong đó có 3 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình cáp lớn nhất trong cả nước là VCTV, SCTV và HTVC. Riêng 5 cơ quan báo hình lớn nhất của Việt Nam (Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, Đài Phát thanh-Truyền hình Bình Dương) đã sản xuất 62 kênh truyền hình trả tiền. Ngoài ra, trên hệ thống truyền hình trả tiền hiện có 75 kênh truyền hình nước ngoài, phục vụ gần 2,5 triệu thuê bao trên toàn quốc. Năm 2011, toàn ngành phát thanh- truyền hình nộp ngân sách nhà nước 900 tỷ đồng. 

Cũng tính đến tháng 3 năm 2012, trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 61 báo, tạp chí điện tử, 191 mạng xã hội, hơn 1.000 trang thông tin điện tử tổng hợp. 

Cả nước có gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề, hàng nghìn phóng viên đang hoạt động báo chí chuẩn bị đến thời hạn cấp thẻ. 

Nhiều cơ quan báo chí chủ động tổ chức các hoạt động xã hội từ thiện như ủng hộ đồng bào bị thiên tai ở trong nước và quốc tế, hỗ trợ đồng bào những vùng khó khăn, các đối tượng chính sách, tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao tôn vinh các doanh nghiệp, doanh nhân, người lao động xuất sắc. 

2. Tình hình thông tin trên báo chí: 

a. Ưu điểm: 

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có những diễn biến phức tạp nhưng có thể nói báo chí đã làm tốt vai trò, trách nhiệm là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và diễn đàn của nhân dân, với những kết quả đáng ghi nhận: 

- Trong năm qua, báo chí trong cả nước đã thực hiện đúng sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước, thông tin nhanh nhạy, đầy đủ, toàn diện về mọi diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế-xã hội ở trong nước và quốc tế, là diễn đàn thực sự tin cậy của nhân dân. 

- Thông tin trên báo chí in, phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã tuyên truyền sâu rộng, có chất lượng, với hình thức phong phú, đa dạng về những sự kiện trọng đại của đất nước như: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và công tác triển khai đưa Nghị quyết Đại hội Đảng vào cuộc sống; Bầu cử Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016; Kỳ họp thứ nhất và thứ hai Quốc hội khóa XIII; Kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, 80 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và năm Thanh Niên 2011 v,v... 

Hiện nay, báo chí đang tập trung tuyên truyền việc quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 trong cả nước, tạo được lòng tin, thu hút sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân đối với Nghị quyết quan trọng này. 

- Báo chí phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực tuyên truyền các giải pháp điều hành kinh tế-xã hội của Chính phủ nhằm phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ. Báo chí cũng đã tập trung phản ánh một số nhiệm vụ cấp bách mà Đảng, Nhà nước đang chỉ đạo như tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tài chính tiền tệ, giá cả thị trường, quản lý và sử dụng đất đai, xuất khẩu hàng hóa, xóa đói giảm nghèo... 

Bên cạnh đó, những vấn đề nóng của nền kinh tế được cả xã hội quan tâm như sự phá sản của nhiều doanh nghiệp; nợ thuế và nợ ngân hàng của các đơn vị kinh tế tư nhân được báo chí phản ánh với thái độ khách quan, thận trọng, không gây bức xúc trong xã hội. Báo chí cũng đã đưa ý kiến của nhiều chuyên gia, nhà chuyên môn đánh giá, dự báo trên tinh thần khách quan, xây dựng, góp phần xử lý những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất và đời sống. 

- Báo chí đã bám sát tư tưởng chỉ đạo, quan điểm, giải pháp của Đảng, Nhà nước ta về những vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Hàng trăm bài viết về chủ đề biển đảo đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng đã thể hiện ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đồng thời bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

- Báo chí đã góp phần quan trọng trong việc phát triển dân chủ xã hội, kịp thời phát hiện, đấu tranh kiên quyết với những hành vi tham nhũng, lãng phí và các hành vi tiêu cực xã hội khác, góp phần củng cố niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ. 

- Tuyên truyền có hiệu quả việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; kịp thời biểu dương những gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến trong lao động, học tập và bảo vệ Tổ quốc. 

- Báo chí đã làm tốt việc đấu tranh phản bác các quan điểm, thông tin sai trái của các thế lực thù địch và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cán bộ, đảng viên. Thông tin trên báo chí đã góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, thành tựu đổi mới của nhân dân ta với bạn bè quốc tế và đồng bào ta sinh sống ở nước ngoài. 

- Đối với các vụ việc nhạy cảm, phức tạp, báo chí đã thể hiện sự chấp hành đúng các quy định của pháp luật; sự chỉ đạo và cung cấp thông tin của các cơ quan chức năng, tạo được những thông tin chính xác, kịp thời góp phần ổn định dư luận xã hội. 

b. Khuyết điểm: 

Trong thời gian qua công tác báo chí đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận, góp phần vào sự nghiệp đổi mới của đất nước, ổn định chính trị xã hội, xứng đáng là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng. Tuy nhiên, cũng nghiêm khắc nhận thấy rằng một số thiếu sót, khuyết điểm, thậm chí là những khuyết điểm nghiêm trọng, kéo dài trong hoạt động báo chí chậm được khắc phục đang đặt ra cho chúng ta những suy nghĩ về trách nhiệm của những người làm báo, quản lý báo chí đối với sứ mệnh mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. 

- Thông tin không đúng với tôn chỉ, mục đích, không đúng đối tượng phục vụ đã được quy định trong giấy phép. Đây là khuyết điểm lớn nhất, kéo dài nhất, trong đó trách nhiệm trước hết là cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí và cũng phải nói đến sự thiếu kiên quyết của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Tình trạng báo của ngành này, địa phương này nhưng lại đưa thông tin nhiều về ngành khác, địa phương khác, mà lại chủ yếu là các vấn đề tiêu cực, thông tin một chiều, thiếu kiểm chứng, làm cho báo chí thiếu bản sắc, trùng lặp thông tin, thiếu tính định hướng của tờ báo đã gây nên sự bức xúc trong nhiều năm. 

Vi phạm này cần phải được các cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí rà soát xử lý và có biện pháp chấn chỉnh một cách kiên quyết. Cơ quan quản lý nhà nước cần đưa ra thời gian thích hợp để cơ quan báo chí khắc phục. Nếu không thực hiện nghiêm quy định giấy phép cần xem xét để thu hồi giấy phép hoạt động. 

- Thông tin thiếu nhạy cảm về chính trị, không phù hợp với lợi ích của đất nước, của nhân dân, không phù hợp định hướng thông tin. Đây là dạng sai phạm có tác động xấu đến dư luận xã hội, là kẽ hở để báo chí nước ngoài, các trang tin điện tử của các thế lực chống đối lợi dụng để xuyên tạc. 
Khuyết điểm này trước hết thuộc về người đứng đầu, Ban biên tập và người biên tập. Qua xem xét các vi phạm trong năm qua có thể nhận thấy những vi phạm trong quy trình biên tập, duyệt bài là rất nghiêm trọng dẫn đến những sai phạm có tác động xấu đến dư luận xã hội. 

- Thông tin bịa đặt hoàn toàn đã diễn ra ở một số tờ báo. Như bịa đặt bài phỏng vấn khi không phỏng vấn. Từ tin đồn, tin từ mạng xã hội không được kiểm chứng biến thành tin chính thức trên báo chí. 

- Thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng xấu hoặc xúc phạm uy tín, danh dự của tổ chức, nhân phẩm của công dân. Dạng sai phạm này tuy được thường xuyên nhắc nhở, xử lý nhưng vẫn tiếp tục xảy ra ở một số cơ quan báo chí của tất cả các loại hình báo chí. 

- Có bài báo, tờ báo thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng, không khách quan, mang tính một chiều. Đơn cử, liên quan vụ cưỡng chế, thu hồi đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng) mặc dù đã được Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông 4 lần nhắc nhở, định hướng nhưng có một số tờ báo vẫn thông tin dồn dập, quá liều lượng cần thiết, mất cân đối với những vấn đề quan trọng khác của đất nước. Đáng lưu ý, trong khi nhấn mạnh sai phạm của chính quyền ở Tiên Lãng, Hải Phòng, lại thông tin “nương nhẹ” về những vi phạm, sai phạm của ông Đoàn Văn Vươn theo kết luận của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng. Một số báo thông tin, bình luận có tính suy diễn, cho rằng, gốc của vấn đề, vụ việc là do sở hữu toàn dân về đất đai trong khi thực ra, nguyên nhân chủ yếu do nhận thức, thực hiện sai các quy định pháp luật đất đai về cho thuê đất, thu hồi đất, cưỡng chế đất cũng như do các quy định về quản lý đất đai thiếu đồng bộ, chống chéo, phức tạp. 

- Thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hoá Việt Nam vẫn còn khá phổ biến trên các trang báo mạng và nhiều trang thông tin điện tử. Đặc biệt trên các báo điện tử có quá nhiều hình ảnh phụ nữ hở hang bị dư luận phản ứng gay gắt. 

- Một số vụ án, lúc đầu báo chí đưa tin chuẩn xác nhưng một số tờ báo, trang tin điện tử khai thác, suy diễn quá nhiều theo hướng khác nhau dẫn đến sai lệch bản chất vụ việc, vi phạm pháp luật. 

- Tình trạng từ thông tin sai của một tờ báo, nhiều báo khác không kiểm chứng đã đưa lại, thậm chí suy diễn thêm nên từ một tin sai trên một báo, thành nhiều tin sai trên nhiều báo. 

- Nhiều thông tin thiếu thẩm mỹ, vô bổ, có lúc còn mang tính săm soi, lại được các phóng viên, các báo khai thác quá nhiều như tin, ảnh về đời tư, những hớ hênh của nghệ sỹ, người mẫu trong và ngoài nước. 

- Tình trạng sai về văn phạm, chính tả diễn ra khá phổ biến ở nhiều báo điện tử; phát âm tiếng Việt thiếu chuẩn mực, đọc sai, đọc vấp ở một số phát thanh viên làm mất đi sự chuẩn mực và trong sáng của tiếng Việt, vi phạm quy định của Luật Báo chí. 

- Một số chương trình giải trí trên truyền hình, nhất là các chương trình liên kết không được kiểm tra, thẩm định đưa lên những hình ảnh, lời nói phản cảm, gây bất bình trong dư luận xã hội. 

- Tình trạng đưa tin quá nhiều về các vụ án, vụ việc tiêu cực trên một số báo, trang báo, miêu tả quá tỉ mỉ, chi tiết các hành vi tội ác, gây cảm giác nặng nề, u ám trong đời sống xã hội có xu hướng không giảm. Có những vụ việc bình thường xảy ra ở một địa phương nhưng báo chí cả nước đồng loạt đưa tin với mức độ như nhau, không phân biệt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ mục đích khác nhau, có khi dồn dập hàng trăm tin, bài tạo ra cảm giác vụ việc quá khủng khiếp gây nên tâm lý hoang mang trong xã hội. 

- Một số nhà báo còn lợi dụng danh nghĩa nhà báo, cơ quan báo chí dọa dẫm, sách nhiễu địa phương, doanh nghiệp để vụ lợi, vi phạm đạo đức nghề nghiệp và quy trình tác nghiệp dẫn đến vi phạm pháp luật bị xử lý. 

c. Nguyên nhân hạn chế 

- Trong bối cảnh kinh tế báo chí có nhiều khó khăn, vì chạy theo lợi nhuận không ít cơ quan báo chí coi nhẹ tính định hướng, giáo dục của báo chí, vi phạm các quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng báo chí. 

- Vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ quản có lúc, có nơi còn mờ nhạt. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị cho phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí chưa được quan tâm đúng mức. Công tác quản lý, kiểm soát các hoạt động của cơ quan báo chí thuộc quyền còn bị buông lỏng, có nơi còn khoán trắng cho cơ quan báo chí toàn quyền quyết định trong việc liên kết, một số nội dung trên báo chí bị thao túng, dẫn đến sai phạm. Xử lý không nghiêm, thậm chí bao biện cho sai phạm của cơ quan báo chí thuộc quyền. 

- Trình độ nhận thức và độ nhạy cảm chính trị của một bộ phận phóng viên, biên tập viên còn những hạn chế nhất định. Không ít trường hợp phóng viên có những bài viết tự nhiên chủ nghĩa, thể hiện sự non kém về nhận thức chính trị nhưng ban biên tập vẫn duyệt cho đăng. 

- Việc cung cấp thông tin cho báo chí còn có những hạn chế nhất định. Một số cơ quan hành chính nhà nước hiểu về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí chưa đầy đủ nên đã gây khó khăn cho phóng viên khi tác nghiệp. Cũng nhiều trường hợp thông tin cung cấp cho báo chí không đầy đủ, thiếu sự định hướng, thậm chí có trường hợp cung cấp thông tin sai lệch dẫn đến việc thông tin báo chí không chính xác, tác động xấu trong xã hội. 

- Một số cơ quan, tổ chức khi có vụ việc bị báo chí nêu chưa tiếp thu, xử lý thông tin nghiêm túc, thậm chí có trường hợp còn có những phát ngôn, hành động làm nóng hơn thông tin báo chí, tạo bức xúc trong dư luận xã hội. 

- Quy trình làm báo bị buông lỏng ở nhiều cơ quan báo chí. Thậm chí nhiều bài báo không được biên tập cũng được đăng phát. 

- Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí thiếu kiên quyết trong quản lý và xử lý đối với báo chí bị sai phạm. Hình thức xử lý chưa nghiêm, chưa kịp thời. 

- Ý thức chấp hành kỷ luật về thông tin chưa nghiêm. Một số trường hợp tìm mọi lý do để không thực hiện các quy định kỷ luật thông tin. 

II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO VÀ QUẢN LÝ BÁO CHÍ: 

1. Một số kết quả chủ yếu: 

a. Tổ chức thông tin cho báo chí; quản lý thông tin trên báo chí 

Ưu điểm nổi bật trong mặt công tác này đó là việc tổ chức và quản lý thông tin báo chí đã giúp cho cơ quan báo chí chủ động trong công tác tuyên truyền, đấu tranh có hiệu quả với những tiêu cực, phản ánh sinh động, khách quan hiện thực của cuộc sống, đồng thời hạn chế thông tin báo chí có tác động tiêu cực trong xã hội. Cụ thể là: 

- Chủ động xây dựng các đề án tuyên truyền đối với các sự kiện lớn, sự kiện quan trọng. 

- Đã định hướng các cơ quan báo chí trong việc phát hiện, cổ vũ, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước, tích cực hưởng ứng việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 

- Đã cung cấp thông tin và chỉ đạo báo chí thông tin theo định hướng về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình, mục tiêu lớn của Chính phủ, tạo sự đồng thuận trong xã hội, ủng hộ và đồng hành cùng Chính phủ trong các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. 

- Các bộ, ngành, địa phương đã kịp thời phối hợp với cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí cung cấp và định hướng thông tin kịp thời liên quan nhiều lĩnh vực và những vấn đề quan trọng, đặc biệt là các sự kiện và vụ việc phức tạp, nhạy cảm; kịp thời cung cấp thông tin và chỉ đạo báo chí tham gia tích cực vào công tác đấu tranh vạch trần các luận điệu vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù địch và phản động, đặc biệt là các vụ việc liên quan đến tôn giáo, dân chủ, nhân quyền. 

Trong năm 2011, tại giao ban báo chí hàng tuần ở trung ương đã có hơn 50 lượt các bộ, ngành, địa phương đến cung cấp thông tin cho báo chí. Phần lớn các cuộc cung cấp thông tin đều đáp ứng được những vấn đề báo chí quan tâm. 

b. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí 

Để khắc phục, chấn chỉnh tình trạng nhiều ấn phẩm trùng lặp về nội dung thông tin, hiệu quả thông tin thấp cũng như việc đầu tư xây dựng đài phát thanh- truyền hình ở nhiều tỉnh và thành phố còn phân tán, lãng phí , Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương trình xin ý kiến Ban cán sự Chính phủ về phương án Quy hoạch báo chí đến năm 2020 ( gồm cả báo chí in và phát thanh truyền hình); xây dựng Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 

c. Công tác xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng chế độ, chính sách về báo chí 

Có thể nói, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là công tác được tập trung thực hiện hết sức khẩn trương. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được xây dựng mới hoặc rà soát nhằm sửa đổi, bổ sung để điều chỉnh kịp thời những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn như: 

Nghị định số 02/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động truyền hình trả tiền. 

Thông tư liên tịch số 34/2011/TTLT-BTTTT-BNG ngày 24/11/2011 về việc Hướng dẫn việc phối hợp thi hành Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại ban hành kèm theo Quyết định 79/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ. 

Các cơ quan chức năng đang tiến hành rà soát để sửa đổi, bổ sung các quy định tại Nghị định 61 về chế độ nhuận bút cho phù hợp với thực tiễn; sửa đổi, bổ sung Quyết định 77/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/5/2007 về việc ban hành quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí… 

d. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ báo chí 

- Để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ những người làm báo vừa tinh thông về nghiệp vụ, tiếp cận nhanh với phương pháp và công nghệ làm báo hiện đại, vừa am tường pháp luật về báo chí hiện hành, trong năm qua Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với nhiều cơ quan, tổ chức trong nước triển khai các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý, các lớp đào tạo kỹ năng cho phóng viên, biên tập viên. 

Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở Trung ương cũng đã tổ thi nâng ngạch cho hơn 300 phóng viên, biên tập viên lên phóng viên chính, biên tập viên chính. 

đ. Công tác hợp tác quốc tế và tăng cường thông tin đối ngoại trong lĩnh vực báo chí: 

Bên cạnh việc trao đổi các đoàn báo chí với Lào và Campuchia, chúng ta đã mời và tổ chức đón gần 100 nhà báo quốc tế đến Việt Nam thăm, viết bài, làm phim truyền hình, đồng thời cũng cử nhiều đoàn nhà báo, cán bộ quản lý báo chí của Việt Nam sang tham dự các ngày kỷ niệm, các ngày lễ lớn hoặc khảo sát tình hình báo chí của các nước như Trung Quốc, Nga, Thụy Điển, Brazil, Đan Mạch, Na Uy, Latvia, Cộng hòa Séc... 

Hiện tại Việt Nam có 109 kênh chương trình truyền hình quảng bá, 71 kênh chương trình phát thanh quảng bá. Nhiều chương trình phát thanh truyền hình quốc gia và một số chương trình phát thanh truyền hình quảng bá khác được phát sóng trên mạng Internet đến các khu vực và các nước trên thế giới phục vụ thông tin đối ngoại. 

Chính phủ đã đầu tư để triển khai dịch vụ truyền hình đối ngoại đa phương tiện, nhằm tăng cường đưa thông tin của Việt Nam đến bà con Việt kiều và bạn bè quốc tế; đã xuất bản trang thông tin điện tử đối ngoại với tên miền Vietnam.vn, xuất bản bằng 3 thứ tiếng Việt, Anh, Trung, đưa thông tin toàn cảnh Việt Nam và dư luận thế giới về Việt Nam. 

e. Công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí: 

Trong năm 2011, các đơn vị chức năng của Ban, Bộ, Hội đã phát hiện nhiều sai phạm trong thông tin báo chí. Riêng Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiếp nhận và xử lý trên 300 đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến hơn 100 vụ việc được đăng phát trên báo chí. 

- Đối với báo in, báo điện tử: xử lý tổng số 51 trường hợp, trong đó xử phạt vi phạm hành chính 41 trường hợp với tổng số tiền 343 triệu đồng, cảnh cáo: 01, nhắc nhở: 09. Cụ thể: 18 trường hợp thông tin sai sự thật; 04 trường hợp rút tít không phù hợp với nội dung; 05 trường hợp thực hiện không đúng quy định giấy phép; 04 trường hợp đăng phát bản đồ thể hiện không đúng chủ quyền Việt Nam; 13 trường hợp vi phạm quảng cáo. 

- Đối với phát thanh, truyền hình: xử lý tổng số 15 trường hợp, trong đó xử phạt vi phạm hành chính 10 trường hợp với tổng số tiền 126 triệu đồng, nhắc nhở 05 trường hợp. Cụ thể: 03 trường hợp thông tin sai sự thật; 05 trường hợp đăng bản đồ thể hiện không đúng chủ quyền Việt Nam; 05 trường hợp vi phạm quảng cáo; 02 trường hợp thực hiện không đúng quy định giấy phép. 

Cũng trong năm 2011, đã có 09 phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo cơ quan báo chí bị cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí xử lý kỷ luật vì liên quan đến việc viết và biên tập bài báo có nội dung thông tin sai sự thật; vi phạm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng; quản lý yếu kém, vi phạm quy định về quản lý tài chính. Đã có 6 trường hợp bị thu hồi thẻ nhà báo. Có nhà báo bị truy tố trước pháp luật. 

g. Tổ chức, chỉ đạo công tác khen thưởng trong hoạt động báo chí: 

Bên cạnh việc chấn chỉnh, uốn nắn, phê phán những khuyết điểm, lệch lạc, trong giao ban báo chí hàng tuần, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam đã kịp thời biểu dương các cơ quan báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những cơ quan báo chí có bài viết hay về gương người tốt, việc tốt, những bài viết cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, những bài viết hiệu quả trong đấu tranh với các luận điệu sai trái. 

Chỉ riêng năm 2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tặng cờ thi đua của Bộ cho 12 tập thể, bằng khen của Bộ trưởng cho 40 tập thể và 130 cá nhân, tặng trướng lưu niệm cho 10 tập thể, hiệp y khen thưởng cấp nhà nước cho hàng trăm cơ quan báo chí và phóng viên, biên tập viên từ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ đến việc tặng các hạng huân chương. 

Ngoài ra, công tác thi đua khen thưởng trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình đang ngày càng đi vào nề nếp. 

Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam cũng đã tặng bằng khen cho nhiều tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động báo chí năm 2011. Đặc biệt là việc tổng kết và trao giải thưởng báo chí Quốc gia nhân dịp Ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21.6 năm 2011 đã có ý nghĩa rất to lớn trong đời sống báo chí nước nhà và là cơ sở để tổ chức các giải báo chí quốc gia tiếp theo đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn. 

h. Công tác phối hợp của các cơ quan chức năng: 

- Các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí ở Trung ương và địa phương đã phối hợp chặt chẽ trong công tác chỉ đạo, định hướng báo chí, tổ chức đều đặn và có chất lượng các cuộc giao ban định kỳ hàng tuần, kịp thời chỉ đạo và định hướng thông tin trên báo chí, đặc biệt là về các sự kiện lớn, quan trọng. 

- Bộ Ngoại giao thường xuyên cung cấp thông tin, định hướng thông tin các vấn đề quốc tế và các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. 

- Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng nhà nước chủ động phối hợp chỉ đạo các vấn đề thông tin nhạy cảm, phức tạp, nhất là đối với các vấn đề tài chính, tiền tệ, giá cả, nhân quyền, tôn giáo, an ninh, quốc phòng; phối hợp xử lý các sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động báo chí và thông tin trên báo chí. 

- Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp và các bộ ngành khác vừa trực tiếp, vừa phối hợp có hiệu quả trong công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, văn bản pháp luật và các chế độ chính sách đối với hoạt động báo chí. 

- Hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam các cấp có nhiều chuyển biến tốt, chất lượng hoạt động ngày càng được nâng cao. Hội đã phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc tổ chức giao ban báo chí hàng tuần; xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật cho hoạt động báo chí; bảo vệ nhà báo; tổ chức tốt giải báo chí quốc gia hàng năm; các cuộc thi lớn về báo chí, quan tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho các hội viên; khen thưởng và phát triển hội viên; tổ chức các hoạt động văn thể của Hội. 

- Các tỉnh, thành ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Ban Tuyên giáo , Sở Thông tin và Truyền thông các địa phương đã thực hiện việc phối hợp trong chỉ đạo và quản lý báo chí ngày càng nề nếp hơn. Công tác giao ban, nhận xét, đánh giá, định hướng thông tin cho báo chí ngày càng hiệu quả. Một số Sở làm tốt công tác báo cáo định kỳ; tăng cường xử lý vi phạm của cơ quan báo chí thuộc trách nhiệm quản lý. 

i. Sự quản lý của các cơ quan chủ quản báo chí: 

Trong năm qua, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có chỉ đạo trực tiếp đối với cơ quan chủ quản. Nhiều cuộc họp đột xuất khi có các vấn đề quan trọng đã được tổ chức. Đa số các cơ quan chủ quản báo chí, nhất là các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các Bộ và Ủy ban Nhân dân các tỉnh đã cử người trực tiếp phụ trách công tác báo chí; thường xuyên chỉ đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động và thông tin trên báo chí thuộc quyền. Trong bối cảnh hoạt động báo chí có nhiều khó khăn, nhiều cơ quan chủ quản đã chủ động tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, biên chế, đào tạo lãnh đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho phóng viên, biên tập viên...nên đã giúp cho cơ quan báo chí ổn định về nhân sự, tài chính, thông tin đúng tôn chỉ, mục đích, đóng góp chung vào sự phát triển của ngành, của địa phương. 

Tuy vậy, không ít cơ quan chủ quản, nhất là cơ quan chủ quản báo chí của một số Hội nghề nghiệp còn buông lỏng, thậm chí không chỉ đạo quản lý đối với cơ quan báo chí thuộc quyền, phó mặc cho lãnh đạo cơ quan báo chí; không chịu trách nhiệm, không xử lý khi báo chí có sai phạm, không giúp cơ quan báo chí tháo gỡ khó khăn mà còn yêu cầu cơ quan báo chí đóng góp kinh phí hoạt động, thậm chí có cơ quan chủ quản còn lệ thuộc vào kinh phí cơ quan báo chí, số ít không bổ nhiệm đúng người đứng đầu cơ quan báo, thậm chí có cơ quan báo chí còn xin ngừng hoạt động do nội bộ cơ quan chủ quản mất đoàn kết nội bộ. 

2. Những hạn chế, thiếu sót trong công tác quản lý, chỉ đạo báo chí: 

Trước hết phải nghiêm khắc nhìn nhận những hạn chế, tồn tại trong hoạt động báo chí có phần trách nhiệm của cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, đó là: 

- Công tác chỉ đạo, quản lý thông tin đôi lúc còn chưa chủ động, chạy theo sự vụ. 

- Tổ chức, cán bộ chuyên trách về quản lý báo chí ở một số đơn vị vẫn còn thiếu và yếu nên rất khó nắm bắt tình hình và đề xuất xử lý, giải quyết công việc. 

- Vai trò của cơ quan chủ quản chưa được phát huy đầy đủ, còn có hiện tượng né tránh trách nhiệm đối với sai phạm của cơ quan báo chí thuộc quyền; công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị cho các phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí chưa được quan tâm đúng mức. 

- Việc xử lý các sai phạm về nội dung thông tin, nhất là trên một số báo, đài ở địa phương còn chưa thật nghiêm túc, vẫn còn tình trạng nể nang, tránh né. Một số địa phương còn buông lỏng quản lý đối với hoạt động của các đài phát thanh-truyền hình. 

- Một số địa phương, đơn vị thực hiện chưa nghiêm túc quy định của Chính phủ về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Việc bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí không đúng quy trình, không đúng quy định pháp luật, quy định của Đảng như không thỏa thuận với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, kể cả việc bổ nhiệm ở một số cơ quan báo chí lớn dẫn đến hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý không được phát huy. 

- Lĩnh vực quảng cáo, sở hữu trí tuệ còn có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, ngành và chưa được phân định rõ ràng, làm hạn chế công tác quản lý, xử lý vi phạm. 

3. Nguyên nhân: 

Các tồn tại trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan: 

Nguyên nhân khách quan: 

- Bối cảnh trong và ngoài nước có diễn biến phức tạp, nhiều sự kiện diễn ra nhanh, thông tin nhiều chiều nhiễu loạn dẫn đến tình trạng khó dự đoán đúng bản chất vụ việc. Trong khi thông tin của các cá nhân, tổ chức khái thác trên mạng thông tin khá dễ dãi và nhanh chóng. 

- Cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để quản lý còn thiếu và chưa theo kịp thực tiễn phát triển. 

- Ngoài ra, tốc độ phát triển của thông tin báo chí ngày càng nhanh nhưng công tác chỉ đạo, quản lý có lúc thiếu thông tin nên chỉ đạo chưa kịp thời, chưa sát với thực tế tình hình. 

Nguyên nhân chủ quan: 

- Công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho những người làm công tác chỉ đạo, quản lý và hoạt động trong lĩnh vực báo chí ở một số bộ, ngành, địa phương, cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí chưa được coi trọng. 

- Điều kiện làm việc của cơ quan quản lý các cấp từ trung ương đến địa phương còn gặp nhiều khó khăn. 

- Một số thiếu sót còn do thiếu trách nhiệm, yếu về năng lực và quá tải trong giải quyết công việc. 

- Sự phối hợp giữa cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản trong quản lý báo chí có lúc, có nơi còn chưa kịp thời, hiệu quả thấp. 

- Bộ máy quản lý báo chí thiếu ổn định, việc chỉ đạo thông tin còn thiếu thống nhất, không tập trung đầu mối nên nhiều khi còn gây khó khăn lúng túng cho báo chí. 

- Cơ quan chủ quản chưa làm hết trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật. 

- Một số cơ quan chức năng không chủ động, kịp thời cung cấp thông cho báo chí dẫn đến tình trạng báo chí tự tìm kiếm thông tin nên có khi thiếu sự chính xác do không có thông tin chính thống. 

III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BÁO CHÍ TRONG NĂM 2012. 

Báo chí tập trung tuyên truyền có hiệu quả việc quán triệt và triển khai thực hiện đưa nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI vào cuộc sống. Báo chí cần thông tin những địa phương, đơn vị có cách làm hay, có các chương trình hoạt động cụ thể, thiết thực, các nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong thực hiện nghị quyết. 

- Quán triệt và tuyên truyền tốt các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Khóa XI, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 về Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Gắn việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 với tuyên truyền Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nghị quyết Trung ương 2 về triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. 

Báo chí căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích để xây dựng kế hoạch tuyên truyền phản ánh kịp thời, trung thực, chính xác sự đồng tình, hưởng ứng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với việc thực hiện Nghị quyết. Đề cao tinh thần trách nhiệm trong phê bình, tự phê bình, tính tiên phong gương mẫu, tính chiến đấu, nói đi đôi với làm, kiên quyết, hiệu quả, thiết thực. 

- Tuyên truyền các biện pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe, bảo đảm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. 

- Tuyên truyền về nhiệm vụ phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Các cơ quan báo chí phải xây dựng kế hoạch, thường xuyên có các chuyên đề, chuyên mục về lĩnh vực này theo các nội dung, định hướng mà Chính phủ đã đề ra. 

- Có kế hoạch tuyên truyền về các sự kiện quan trọng của đất nước trong năm 2012 theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông. 

- Thực hiện nghiêm chỉ đạo, định hướng tuyên truyền các vấn đề phức tạp, nhạy cảm theo Quy chế của Ban Bí thư. Tuyên truyền có hiệu quả các vấn đề về chủ quyền biển, đảo, về quan hệ quốc tế bảo đảm độc lập chủ quyền đồng thời bảo đảm môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

- Tuyên truyền nhiệm vụ cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường phòng chống tham nhũng. 

- Báo chí đẩy mạnh tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng- an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong tình hình mới. 

- Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, thiên tai, bảo đảm an toàn giao thông, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. 

- Tập trung khắc phục các khuyết điểm, hạn chế trong hoạt động báo chí, trong chỉ đạo và quản lý báo chí đã nêu ở phần trên. 

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, công tác chỉ đạo trực tiếp của Đảng đối với hoạt động báo chí. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, công tác quy hoạch báo chí, bảo đảm để báo chí hoạt động đúng pháp luật, đúng định hướng và có hiệu quả. 

- Đổi mới, nâng cao chất lượng giao ban báo chí hàng tuần, quản lý tốt nội dung thông tin, kỷ luật thông tin trong giao ban báo chí, để giao ban báo chí thực sự là công tác quản lý cung cấp thông tin để chỉ đạo hoạt động báo chí. 

- Tăng cường hơn nữa công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức quản lý báo chí, nâng cao nhận thức chính trị, nghiệp vụ chuyên môn cho lãnh đạo cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí và nhà báo. 

- Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, cơ quan chủ quản báo chí cần phối hợp chặt chẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí. Đổi mới nội dung, hình thức cung cấp thông tin cho báo chí, bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, chính xác và luôn ở thế chủ động. Đề cao trách nhiệm chỉ đạo và quản lý báo chí của các cơ quan chủ quản báo chí. 

- Tổng kết việc thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, để kịp thời chấn chỉnh những khuyết điểm, thiếu sót, bổ sung sửa đổi các quy định ngày càng hoàn chỉnh hơn. 
- Có kế hoạch thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các cơ quan báo chí vi phạm nhiều lần chậm khắc phục, không đủ các điều kiện hoạt động, không thực hiện đúng giấy phép hoạt động. Có thời hạn cụ thể để các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí thực hiện. Nếu không có sự chuyển biến, các cơ quan quản lý tạm đình chỉ hoạt động của cơ quan báo chí để chấn chỉnh./.


Luật sư bảo vệ ông Đoàn Văn Vươn khiếu nại (TP).  - Khi cái sai đông đảo và “thống nhất” tại địa phương (SK&ĐS).  – Báo chí VN bị phê vì vụ Tiên Lãng   –   (BBC). 

53% người Việt xem báo chí 'có tự do'

 29 tháng 3, 2012 Số lượng người dùng internet ở Việt Nam ngày càng tăng
Hơn một nửa người Việt được hỏi trong một khảo sát cho rằng truyền thông ở Việt Nam hưởng nhiều tự do.
Bấm Khảo sát của Viện Gallup, Hoa Kỳ, tiến hành với 1000 người Việt cho biết 53% đồng ý có tự do báo chí, 12% không đồng ý, và 35% không biết (hoặc từ chối trả lời).

Dựa trên kết quả này, Việt Nam xếp thứ 100 trong bảng khảo sát với người dân ở 133 nước và khu vực để thăm dò cảm nhận của họ về tự do truyền thông trong nước mình.
Phóng viên Không Biên giới năm ngoái xếp Việt Nam đứng thứ 172 trên 179 quốc gia.
Trog thăm dò của Gallup, xếp thứ nhất là Phần Lan (97% nói có), tiếp theo là Hà Lan, Úc, Ghana, Đức, Thụy Điển, Canada, Anh, New Zealand, và Ireland xếp thứ 10.
Cũng theo khảo sát, Campuchia xếp thứ 12 - cao nhất ở Đông Nam Á - tiếp theo là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Lào.
Không có tên Miến Điện, có thể vì Gallup không làm thăm dò với người dân ở đây.
Khảo sát của Gallup cho biết cảm nhận của người dân nói chung tương đồng với đánh giá của các chuyên gia, ví dụ các bảng xếp hạng của Phóng viên Không Biên giới hay Freedom House.
Nhưng, cũng theo báo cáo, ý kiến ở nhiều nước lại cho thấy người dân ở đó xếp tự do báo chí cao hơn so với đánh giá bên ngoài.
89% người được hỏi ở Campuchia xem truyền thông nước mình là tự do, mặc dù Freedom House năm 2011 xếp báo chí Campuchia vào hạng không tự do.
Tương tự, 85% người ở Hong Kong thỏa mãn với báo chí ở đây, trong khi Freedom House xem truyền thông Hong Kong chỉ "một phần tự do".
Trung Quốc xếp thứ 89, cao hơn Singapore ở hạng 96 trong thăm dò của Gallup, mặc dù Phóng viên Không Biên giới lại xếp Singapore đứng thứ 135, còn Trung Quốc xếp thứ 174 trên 179 quốc gia.
Theo Gallup, chỉ có 59% người Hàn Quốc xem báo chí ở đây tự do, khiến nước này đứng thứ 87. Trong khi đó, Hàn Quốc lại được Phóng viên Không Biên giới xếp thứ 44 trên 179 nước.
Gallup làm thăm dò với người dân tuổi từ 15 trở lên ở 133 nước từ tháng Hai đến tháng 12 năm 2011.
Nhân quyền hay dân quyền?  -

Top Secret Writers

Cập nhật chuyện Bắc Kinh: Âm mưu đảo chính bất thành

Tác giả: WC
Người dịch: Thủy Trúc
30-03-2012
Vụ nổi dậy tuần trước có lẽ báo hiệu những điều sắp đến với nước Trung Hoa cộng sản. Năm 2012 đóng vai trò như một năm bản lề, bởi vì rất nhiều trong số những cận vệ già của đất nước sẽ về hưu.
Hiện tại, ở vị trí của họ, là một khoảng trống quyền lực cần được lấp đầy bởi những vị thái tử đảng, hay con ông cháu cha, tức là con cháu các cán bộ cách mạng thời Mao. Và một câu hỏi đang được đặt ra về việc ai sẽ kiểm soát nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới này, cũng như những “lợi ích” đi cùng điều đó.
Cứ 20 ngày Trung Quốc lại có thêm một tỷ phú mới. Trong số đó, 90% là đảng viên cộng sản. Có rất nhiều thứ khiến người ta phải chiến đấu để giành giật. Nhưng liệu mọi sự có kết thúc bằng một sự biến Thiên An Môn thứ hai?
Cuộc đảo chính ở Bắc Kinh cũng ngang như một đòn ra tay trước, nhằm vào một trong các nhà lãnh đạo mới, hùng mạnh và có sức thu hút nhất Trung Quốc: Bạc Hy Lai (Bo Xilai). Ông là kẻ ngã ngựa đầu tiên trong ván cờ giành vị trí cao nhất trong chính quyền đang rạn nứt của Trung Quốc.
Bạc Hy Lai là ai?
Bạc Hy Lai, phe thái tử đảng, là người được nhắc tới nhiều với thành tích tiêu diệt tham nhũng ở Trùng Khánh – đặc khu phát triển kinh tế, nơi các phần tử tham nhũng chưa từng biết đến một giới hạn nào.
Bạc tiến vào Trùng Khánh, quét sạch cỏ dại, biến mình thành một điển hình cho cái gọi là đảng cộng sản “công bằng”. Tuy nhiên, tục ngữ Trung Quốc có câu, “móng tay mà dựng lên thì phải dũa phẳng đi”, và Bạc cũng vậy.
Giờ đây, bộ máy tuyên truyền của đảng đang chạy hết sức – lên án kịch liệt con người từng một thời được vinh danh là vị cứu tinh của Trung Hoa.
Có những lời buộc tội rằng ông Bạc đã sử dụng những chiêu tàn bạo – khủng bố đỏ – để truy sát tham nhũng ở Trùng Khánh. Đảng còn đổ thêm dầu vào lửa khi kết tội ông Bạc là kẻ đen tối, có những mối liên hệ với thế giới ngầm ở Macau; và đặt câu hỏi lực lượng đó đã đóng vai trò gì, nếu có, trong vụ lật đổ Bạc Hy Lai.
Xì căng đan gần đây nhất liên quan đến Neil Heywood, người này chết gần như ngay sau thỏa thuận làm ăn bất thành với Bạc và/hoặc vợ Bạc. Vụ Heywood này đặc biệt phức tạp, do xác của Heywood đã bị đốt cháy. Thế nên, không thể xác minh được nguyên nhân thực sự gây ra cái chết của ông ta.
Lòng tin và tham nhũng
Vậy, tất cả những điều này có liên quan gì đến việc lãnh đạo Trung Quốc? Liên quan đủ mọi nhẽ.
Ông Bạc vốn là một nhân vật hùng mạnh, giành được thiện cảm của dân chúng địa phương. Sự thực là, với việc ông bị phế truất, các lực lượng bảo vệ Trùng Khánh đã nhận được yêu cầu phải dập tắt mọi cuộc nổi loạn có thể xảy ra.
Nhưng có thể tin điều này đến mức nào? Ở Trung Quốc – một đất nước đã mất hàng trăm tỷ đô-la vì tham nhũng – chính trị gia nào trong sạch cũng sẽ nổi bật hết.
Nhà lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào, nhận biệt danh “Tên đồ tể ở Tây Tạng”, vì đã đàn áp phong trào phản đối và ổn định được trật tự, kiểm soát các tăng ni. Cứ cho là con trai của Hồ Cẩm Đào và vợ Ôn Gia Bảo cũng có dính dáng tới tham nhũng đi, nhưng đó là chuyện khác. Đối với các nhà lãnh đạo đảng, những người lên án Bạc vì đã chống tham nhũng một cách nhiệt tình thái quá, thì chuyện đó có tin được không? Ai cũng tự hiểu là phải tin ai.
Bắc Kinh sốt ruột, và mọi việc làm của ông Bạc cũng như ký ức về ông hiện đang được xóa khỏi biên niên sử của thành phố Trùng Khánh – như chúng ta nói. Các chính sách của ông bị lật ngược, sự có mặt của nhân vật từng là cánh tay phải của ông thì bị xóa sạch trong mắt công chúng.
Tại sao 2012 là một năm phức tạp?
Phức tạp là ở chỗ, vào năm 2012, hơn 60% cán bộ lãnh đạo trong đảng cộng sản Trung Quốc và ít nhất 6 ủy viên trong cơ quan quyền lực tuyệt đối – ban thường vụ bộ chính trị – sẽ nghỉ hưu.
Đối với những người vẫn được hưởng bầu cử tự do trong chúng ta, sự kiện này gần như chẳng có ý nghĩa gì. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, mọi chuyện khác hẳn. Suốt lịch sử hơn 2000 năm của mình, Trung Quốc luôn luôn buộc phải thay đổi lãnh đạo bằng họng súng. Ở một đất nước nơi bạo lực người trong nước nhằm vào nhau là cách hành xử điển hình, đảng rất lo sợ.
Bạc từng là thách thức lớn nhất của đảng. Là một nhà lãnh đạo có sức thu hút và được lòng nhân dân, ông ta đã là người đầu tiên bị rớt. Còn ít nhất hai nhóm đang trụ lại để hưởng lợi từ sự ra đi của Bạc. Ai sẽ là kẻ bị rớt tiếp theo?
Cuộc đua giành quyền lãnh đạo Trung Quốc đã bất đầu.
Với việc ông Bạc bị bật bãi, Bắc Kinh có thể yên tâm sớm hơn trước. Phải chăng là như vậy? Chắc chắn âm mưu đảo chính mới đây nhất không phải là một vụ Thiên An Môn mà còn tồi tệ hơn. Trong khi phong trào biểu tình năm 1989 là một chỉ dấu của thời đại lúc đó, và những thanh niên cuồng nhiệt ngày đó chỉ kêu gọi nhà nước minh bạch hơn, thì vụ việc tuần trước đáng báo động hơn nhiều.
Quyền lực và lòng trung thành đặt vào đâu?
Những kẻ tham gia cuộc chơi mới này đều đang thi đấu rất nghiêm túc. Họ không được trang bị notebook nhãn hiệu Steno, không cầm theo cây bút để trích dẫn những khẩu hiệu dân chủ; họ là những người sở hữu một kho thuốc súng và đầu đạn hạt nhân khổng lồ.
Hồ Cẩm Đào và nền báo chí cộng sản đã nhắc nhở quân đội về việc phải đặt lòng trung thành vào đâu. Để nhấn mạnh điểm này, một số lực lượng công an, cảnh sát đã được trung lập hóa – quyền lực của họ bị rút bớt.
Tác giảWC là công dân Mỹ, hiện đang sống và làm việc ở Trung Quốc. Ông cung cấp cho độc giả trang Top Secret Writers nhiều kiến thức và kinh nghiệm về các vấn đề quốc tế, văn hóa và thương mại. Ông có 45 bài viết ở trang này.
Nguồn: Top Secret Writers

RFI Tiếng Việt

Giới chuyên gia cảnh báo về nguy cơ đập Sông Tranh 2

Đức Tâm phỏng vấn GS Nguyễn Khắc Nhẫn, Grenoble – Pháp



Đập thủy điện Sông Tranh 2 bị rò rỉ nghiêm trọng, gây lo ngại về an toàn cho người dân miền Trung. RFI phỏng vấn chuyên gia Nguyễn khắc Nhẫn, nguyên cố vấn Nha kinh tế, dự báo, chiến lược EDF Paris, giáo sư Viện kinh tế, chính sách năng lượng Grenoble, về những nguy cơ đối với dự án này.
RFI : Kính chào giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, báo chí trong nước đưa tin đập Sông Tranh 2 bị rạn nứt, rò nước. Giáo sư có liên lạc với các đồng nghiệp bên nhà để biết thêm thông tin gì không và với những thông tin mà giáo sư có, thì giáo sư đánh giá tình trạng đập Sông Tranh 2 ra sao? Nguy hiểm đến mức độ nào?
GS Nguyễn Khắc Nhẫn : Kính chào anh, kính chào quý bạn thính giả. Anh bỏ điện hạt nhân, phỏng vấn tôi về năng lượng tái tạo thủy điện, tôi rất phấn khởi và xin cảm ơn anh. Thú thật với các bạn: từ gần 2 tuần nay, tôi theo dõi hơi thở của đập Sông Tranh 2 từng giờ phút, qua các tin tức của bạn bè trong nước hay trên mạng. Lý do cũng dễ hiểu thôi: Tôi rất lo sợ cho đồng bào miền Trung, nơi tôi sinh trưởng. Quê nội của tôi ở Tam Kỳ. Thủy điện là mối tình đầu của tôi trong nghề nghiệp năng lượng.

Trước khi trả lời câu hỏi của anh, xin phép nhắc lại đây vài danh từ và định nghĩa:
Đứng về phương diện kỹ thuật, tất cả những loại đập trên thế giới có thể xếp gọn vào hai họ (famille) đập chính, tùy theo bản chất của phản ứng đối với lực đẩy của nước (poussée de l’eau).
- Đập trọng lực (barrage poids ou gravité) : Phản lực của trọng lượng.
- Đập vòm (barrage voûte) – dày (voûte épaisse), mỏng (voûte mince) : Phản lực ở hai bên bờ.
Như thế có nghĩa là đập trọng lực (Sông Tranh 2, Sơn La,) cần một nền móng (fondation) hết sức vững chắc và đập vòm cần đá núi hai bên bờ hết sức cứng rắn.
Tùy địa chất, chiều dài đập trọng lực có thể lớn, nhưng chiều dài (dây cung) của đập vòm phải ngắn (effet d’arc : Hiệu ứng dây cung).
Đập trọng lực có thể làm bằng đất và/ hay đá (Đanhim và nhiều đập khác của ta đang vận hành) hoặc bê tông (Sông Tranh 2).
Lực đẩy của nước tỷ lệ với chiều cao H2 của mực nước trong hồ, (dung tích hồ nước không có ảnh hưởng như có người tưởng).
Đập Sông Tranh 2, cách Tam Kỳ (Quảng Nam) 60 km, là một đập trọng lực bê tông dằm lăn (RCC gravity), có chiều cao 96 m, dài 640 m. Với một diện tích thủy vực 11000 km2, dung tích hồ chứa 730 triệu m3 nước, thuộc loại lớn nhất miền Trung. Công suất thiết kế 2 tổ máy thủy điện là 190MW. Vốn đầu tư trên 5000 tỷ đồng. Công trình bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2010. Từ cuối năm 2011, người ta đã phát hiện các vết nứt, rò rỉ trên thân đập. Kỹ thuật bê tông dằm lăn, ít hao nước và xi măng, xuất hiện vào năm 1978, với mục tiêu làm giảm kinh phí và thời gian xây cất, nhưng dễ gây tai nạn nếu thi công cẩu thả, không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Cứ 20 m chiều dài thân đập, có một khe nhiệt, thiết kế theo chiều thẳng đứng. Giữa hai khe có các ống thu nước.Trong số 30 khe nhiệt, có nhiều khe bị lỗi kỹ thuật vì làm lệch trong quá trình thi công và một số ống thoát của khe nhiệt bị tắc, gây rò rỉ (trên 30 lit/giây).
Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã đánh giá bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn, trước khi nhà máy vận hành.
Trong suốt 2 tuần qua, chủ đầu tư EVN, nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm và đại diện các cơ quan trách nhiệm chính quyền và địa phương đã đến tận nơi, khảo sát, tìm hiểu nguyên nhân để đề nghị biện pháp xử lý sự cố.
Nước chảy ở đập như suối là một đe dọa hết sức nghiêm trọng. Các vết nứt lan rộng với thời gian vì vật liệu xung quanh sẽ tiếp tục bị xói mòn.
Một nguyên tắc căn bản mà tôi thường cho sinh viên Trường Cao đẳng Điện học Phú Thọ, cũng như Đại học Bách khoa Grenoble biết là: Đập có thể tồn tại lâu dài, nếu không thấm nước (bonne étạnchéité) ở thượng lưu và tiêu thoát nước dễ dàng (bon drainage) ở hạ lưu. Để nước thấm qua đập là điều tối kị.
Theo Cục kiểm định Nhà nước về chất lượng thì tất cả các khâu, từ thiết kế, thi công, giám sát đến khai thác vận hành đều có lỗi. Mãi đến nay, các cơ quan trách nhiệm và chuyên gia còn đang tranh cãi, nên những giải thích và biện pháp đưa ra chưa đủ sức thuyết phục để trấn an đồng bào miền Trung.
Tôi đồng ý với bạn đồng nghiệp EDF, kỹ sư Michel Ho Ta Khanh : Không nên tiếp tục ngăn chặn rò rỉ ở hạ lưu đập với résine Epoxy, vì như thế sẽ làm hỏng những khe nằm ngang và đập sẽ mất ổn định. Trong lúc chờ đợi, vì đập nứt và rò rỉ ở nhiều khe, ta có thể phủ geomembrane ở thượng lưu đập.
RFI : Theo nhận định của giáo sư thì tình trạng nứt như vậy là do những nguyên nhân gì?
Nguyễn Khắc Nhẫn: Theo cá nhân tôi, nguyên nhân chính có thể là do động đất thiên nhiên và động đất kích thích ( seisme induit ) gây ra lúc hồ đập Sông Tranh 2 đón nhận dung tích nước rất lớn (730 m3) đầu tiên ( 1er remplissage ) trong năm qua. Cần phân tích rõ hai hiện tượng khác nhau trên.
Thật ra, khi hồ đầy, dưới áp lực, nước sẽ thấm vào lớp đất bên dưới. Lượng nước này sẽ thâm nhập vào các lỗ hổng và các vết nứt nhỏ của các khối đá cho đến tận tâm của các đới đứt gãy. Chính điều này gây nên thay đổi đủ lớn về ứng suất làm các đới đứt gãy mất ổn định và do đó gây ra các cơn chấn động.
Năm 1934, các kỹ sư Mỹ bắt đầu nghi ngờ địa chấn kích thích lúc xây cất đập lớn Hoover.
Những quan sát đầu tiên liên quan đến động đất kích thích bắt đầu từ 1935 khi mà sự cho nước vào hồ Mead đã gây nên những rung chấn nhỏ thường xuyên trong vùng Nevada và Arizona.
Trường hợp nổi bật nhất về động đất kích thích (cừơng đô 4,9) tại Pháp gây nên bởi sự đổ nước vào hồ lần đầu tiên xảy ra ngày 25/04/1963 tại đập Monteynard (275 triệu m3).
Sự kiện đó đã giúp tăng cường hiểu biết về mạng lưới các đới đứt gãy động đất tiềm ẩn phía Nam Grenoble.
Hydro-Québec, với nhiều hồ lớn ở vùng phía bắc từ những năm 1950, cũng xác nhận đã gặp nhiều rung chấn kích thích. Một trận động đất cường độ 4,1 đã diễn ra vào tháng 10/1975 khi cho nước vào hồ Manic-3 ở Côte-Nord 2.
Với 900 triệu m3 nước, hồ Zipingpu (Trung Quốc), chỉ nằm cách 500 m những đới đứt gãy gây nên trận động đất ngày 12/05/2008, có thể là nguyên nhân khởi nguồn. Theo Xinglin Lei, Trung tâm Vật lý Thí nghiệm Động đất ở Tsukuba – Nhật Bản, khối lượng hồ chứa nước đã làm tăng ứng suất dọc theo các đới đứt gãy. Áp lực gây ra bởi hồ này dọc theo các đới đứt gãy tương đương với áp lực của Ấn Độ lên lục địa Á châu trong vòng 25 năm!
Để hiểu vấn đề, cần phải biết mức độ thẩm thấu của vùng đứt gãy. Cũng cần chú ý rằng sự sụt giảm mực nước trong vòng 6 tháng, từ tháng 12/2007 đến tháng 5/2008 (từ 870 m xuống 817 m – tương đương 650 triệu m3 nước), đã làm giảm ứng suất 0,1 bar. Giai đoạn đó lại trùng hợp với sự gia tăng chấn động mà đỉnh điểm là động đất ngày 12/2005. Vì vậy, sự tháo nước đột ngột cũng có thể gây ra những vấn đề. Muốn làm chủ toàn bộ các nguy cơ, cần phải lắp đặt các cảm biến (capteurs) gắn với thiết bị báo động và các mô hình toán học phức tạp.
Xin mời quý bạn xem các trường hợp địa chấn kích thích khác xảy ra trên thế giới, trong cuốn sách giáo khoa về thủy điện (Energie hydraulique) mà tôi cùng ông Roger Ginocchio, đã soạn thảo cho chuyên viên EDF và sinh viên các trường kỹ sư (do Eyrolles xuất bản)
Hiện tượng động đất kích thích vẫn chưa được các chuyên gia giải thích một cách thỏa đáng. Chúng ta nên khiêm tốn và thận trọng khi kết luận, nếu không có những báo cáo khoa học chính xác, nghiêm túc và đầy đủ.
RFI : Là chuyên gia làm việc hàng chục năm tại EDF, xin giáo sư cho biết là ở Pháp có xảy ra tình trạng đập rạn nứt hay không? Nếu có xin cho 1-2 ví dụ và xử lý của chuyên gia Pháp ra sao trong những trường hợp này? EDF giải quyết vấn đề an toàn các đập Pháp như thế nào? Trên thế giới đã có nhiều thảm họa vì vỡ đập chưa?
GS Nguyễn Khắc Nhẫn: Việc rò rỉ nước ở các đập xảy ra khắp nơi trên thế giới. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giảm và chặn đứng nó, đồng thời vẫn tiếp tục khai thác một cách an toàn. Mỗi công trình có những đặc điểm riêng, giống như mỗi con người vậy. Tôi chỉ đưa ra một ví dụ về đập Chambon mà tôi biết kĩ vì hay cùng sinh viên đến đó. Đập này không gặp những vấn đề giống hệt Sông Tranh 2, nhưng nó có ý nghĩa ở chỗ cho ta thấy EDF đã xử lý thế nào trong một trường hợp cực kì tinh tế.
Đưa vào hoạt động năm 1935, đập trọng lực Chambon, nằm cách Grenoble 60 km, trên dòng sông Romanche ở Isere, dài 294 m, cao 136 m, dung tích 51 triệu m3, đã gặp vấn đề về bê tông nở ra (bệnh alcali- réaction). Hợp lực đẩy đập về phía thượng nguồn. Và rò rỉ đã xảy ra.
Việc sửa chữa được tiến hành trong vòng 20 năm, nhằm tạo ra các đường răng cưa thẳng đứng nằm ở phần trên của đập ở độ cao 32 m, và phủ ở phía thượng nguồn một lớp màn. Vì lí do an toàn, ban quản trị đã đề nghị giảm mực nước hồ chứa 15 m, và sau đó 15 m nữa.
Để tránh đập bị vỡ làm đôi ở mạng lưới tiêu thóat nước, người ta cho đặt 400 thanh giằng giữa mặt thượng nguồn và mặt hạ lưu, và ở phía thượng nguồn, đặt một mạng lưới sợi cacbon giữa các đầu thanh chằng.
EDF có ý định xây dựng một đập khác ở phía hạ lưu vào năm 2020, có chiều cao như đập cũ. Đập mới này sẽ là một đập trọng lực dằm lăn (như Sông Tranh 2) hay đập vòm dày.
Muốn các đập thủy điện khỏi có sự cố quan trọng và được an toàn, thì ta phải tổ chức một cơ quan kỹ thuật trung ương đầy đủ dụng cụ máy móc tinh xảo, để kiểm tra tất cả các đập và nhà máy lớn, tăng hiệu suất khai thác và kịp thời báo động cho dân chúng, khi có sự cố nguy hiểm đến tính mạng.
Thí dụ ở EDF Grenoble, tại Nha Kỹ thuật Tổng quát DTG (Division Technique Générale) nơi tôi làm việc những năm đầu ở Pháp, người ta có lập sở thủy lợi (để đo lưu lượng) và sở nghe bệnh đập (auscultation des barrages). Ngay từ thời đó, nhiều đo đạc (dịch chuyển, sự biến dạng, áp lực, lưu lượng rò rỉ…) được lưu trữ hằng năm với số lượng lên đến hằng trăm ngàn. Việc lưu trữ và xử lý các đo đạc này ngày nay được thực hiện nhanh chóng nhờ các công cụ tin học mạnh.
Đập không phải là một cơ cấu bêtông hay đất đá chết. Xung quanh và trong lòng mỗi đập đều có đường hầm, máy móc dụng cụ, cho phép ta kiểm tra và nghe hơi thở đập một cách tự động và liên tục. Đá mòn sông núi lở, thì mỗi năm các đập cũng có thể di dịch. Dưới tác động của việc đổ đầy hồ chứa và nhiệt độ, các đập có thể dịch chuyển về phía thượng lưu hay hạ lưu. Những hiện tượng này gây nên bởi các nguyên nhân bên ngoài nhưng cũng có thể liên quan đến bản chất của các vật liệu xây dựng công trình. Sự vỡ đập thông thường xảy ra sau một quá trình suy yếu kéo dài từ vài ngày đến vài tuần (trừ những trường hợp vỡ tức thời như đập Malpasset của Pháp). Những dấu hiệu báo trước cho phép hoặc tháo nước trong hồ hoặc di tản dân chúng bị đe dọa.
Tóm lại, 3 lý do quan trọng có thể gây ra tai biến:
- Động đất
- Lần đầu tiên cho nước vào đập (1er remplissage).
- Lũ hết sức đặc biệt (crue exceptionnelle).
Đập trọng lực (đặc biệt đá/đất) thuộc loại phổ biến nhất và cũng có nguy cơ nhiều nhất. Với loại đập đất và / hay đá, sợ nhất là nước lũ tràn ngập đỉnh, phá vỡ đập rất nhanh chóng.
Về lũ đặc biệt, lấy ví dụ hệ thống xả lũ (évacuateurs de crues) đập Hòa Bình, có khả năng xả lưu lượng 38 000 m3/s (lũ 10 000 năm – crue décamillénaire), theo bài tính xác suất (calcul de probabilité). Tuy là lũ đặc biệt rất lớn, lâu lắm mới xảy ra một lần, nhưng nó cũng có thể xảy ra bất chợt nay mai, tùy theo sự biến chuyển của thời tiết. Ở đây ta thấy tầm quan trọng của hệ thống những trạm đo lưu lượng nước (station de jaugeage des débits) rải rác trên khắp những con sông. Xây dựng một đập cần nghiên cứu kỹ thủy văn của con sông trong hàng chục năm về trước. Càng lâu, độ tin cậy thống kê càng lớn.
Sau đây là danh sách vài đập bị tai nạn trên thế giới (mỗi năm có một vài đập bị tan vỡ)
Nước        Tên đập            Loại đập          Nguyên nhân tai nạn       Số người thiệt mạng     Năm
Algéri        Habra               Vòm                  Lũ lớn                               400                                 1881
Mỹ             South Fork       Đất                    Lũ lớn tràn ngập đỉnh   2200                                1889
Ý                Gleno               Vòm phức tạp  Áp lực ở dưới                   500                                   1923
                                                                      (sous-pression)
Mỹ            San Francisco  Trọng lực          Áp lực ở dưới                  450                                   1929
                                            (bê tông)           (sous-pression)
Pháp        Malpasset         Vòm mỏng        Đá móng                         423                                   1959
                 (Fréjus)                                         tả ngạn bị nứt
Brazil        Oros (Ceara)   Đất                     Lũ lớn trước khi            1000                                 1960
                                                                       công trình hoàn thành
Ý              Vaiont               Vòm                    Sụt lở đá làm nước       3000                                 1963
                                                                       tràn ngập
Chilê        El Cobre          Đá                       Động đất                         200                                   1965
Ấn Độ      Koyna             Trọng lực             Động đất                        180                                     1967
                                         (bê tông)              kích thích (séisme induit)
Tôi xin phép vắn tắt nhắc lại thảm họa rùng rợn của đập Malpasset (thuộc Bộ Nông nghiệp Pháp):
Đầu mùa đông năm 1959, mưa dữ dội làm đầy lần đầu tiên đập mới xây Malpasset, ở cạnh thành phố Fréjus (Côte d’Azur) miền Nam nước Pháp. Khi đập này vỡ bất ngờ vào ngày 2/12/1959 lúc 21h13, gần 50 triệu m3 nước tràn ra, tàn phá ruộng đồng và làng mạc cho đến tận biển. Đây là thảm họa lớn nhất (423 người thiệt mạng) xảy ra ở Pháp. Cơn sóng khổng lồ cao 40 m tràn ra trong thung lũng hẹp, với tốc độ 70 km/h. Sau khi quét sạch những gì trên đường đi qua, nó đến Fréjus 20 phút sau đó, trước khi đổ ra biển.
Đập vòm nổi tiếng với tính chắc chắn đặc biệt, lực đẩy của nước chỉ làm cho nó vững vàng hơn. Mặc dù độ dày của đập Malpasset rất nhỏ : 6,78 m ở đáy và 1,5 m ở đỉnh – đó là đập mảnh mai nhất châu Âu – mái vòm không liên quan gì. Nhưng kiểu công trình này phải dựa trên nền đá tả hữu vững chắc. Nhưng một chuỗi các đứt gãy (failles) nằm bên dưới phía trái của đập, mà không hề được phát hiện hay nghi ngờ trong quá trình thăm dò, theo các chuyên gia, khiến cho mái vòm không nằm trên khối đá đồng nhất. Vào đêm tháng 12 năm 1959, lớp đá nằm bên phía trái, với nước mưa ồ ạt, đã nảy lên như một cái phao, và đập mở ra như cánh cửa !
Việt Nam đã gia nhập ICOLD (Ủy Ban Quốc tế các Đập lớn). Những kinh nghiệm trao đổi nơi đây vô cùng quý báu. 
Nhân tiện, tôi xin nhắc lại đây những công trình thủy điện, nổi tiếng trên thế giới, đứng nhất nhì về công suất thiết kế, dung tích hồ, diện tích hồ, chiều cao đập:
- Sanxia- Barrage des Trois Gorges – Tam Hiệp (Yangtse Dương Tử – Trung Quốc) 18200 MW – 84,7 TWh ( Công trình vĩ đại này đã và sẽ gặp nhiều sự cố rất quan trọng )
- Itaipu (Parana – Brazil) 12600 MW
- Owen Falls (Hồ Victoria / Nil – Ouganda) 205 tỷ m3
- Bratsk (Angora- Nga) 169 tỷ m3 – 5500 km2
- Akosombo (Volta – Ghana) 8730 km2
- Rogun (Nga) 335m
- Nurek (Nga) 317 m
(Hòa Bình 1920 MW và Sơn La (2400 MW) thuộc loại nhà máy thủy điện có công suất lớn)
RFI : Giáo sư có ý kiến gì về chương trình phát triển thủy điện Việt Nam. Các đập thủy điện khác ở trong nước có đảm bảo an toàn không ?
GS Nguyễn Khắc Nhẫn: Đập nào trên thế giới cũng có vấn đề, không ít thì nhiều, trong suốt thời gian xây cất (4 – 8 năm) cũng như vận hành (70 – 100 năm). Từ hơn 20 năm nay, nhất là từ 2000 trở đi, Việt Nam đã xây cất hàng loạt đập và nhà máy thủy điện lớn nhỏ với một tốc độ nhất nhì thế giới, chỉ thua Trung quốc. Chương trình phát triển thủy điện Việt Nam quá tham vọng, ồ ạt, cấp bách, không phù hợp với một chiến lược dài hạn, thiếu phân tích khoa học, bài toán kinh tế. Ta có vẻ coi nhẹ môi trường và chưa nghiên cứu tỉ mỉ về thảm họa có thể xẩy ra đối với đồng bào sinh sống ở hạ lưu, dưới sự đe dọa của những quả bom nước đó đây. Tôi có cảm tưởng như để chứng minh với chính quyền là ta hết thủy điện nên mới cần điện hạt nhân !
Ở Việt Nam, nhiều công trình bậc thang đã có vấn đề với nhiều lý do dễ hiểu. Ta có bệnh thiết kế và thi công nhanh (cẩu thả, không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật) để được khen thưởng, chưa nói đến nạn tham nhũng còn tung hoành. Tuy ta có nhiều chuyên gia thủy lợi, điện lực và công chánh giàu kinh nghiệm quý báu, nhưng việc kiểm tra chu đáo những công trình kiến trúc không phải dễ.
Như tôi đã có dịp trình bày và đã lưu ý bên nhà, điều tôi lo ngại là đập Sơn La nằm trong vùng có thể bị động đất. Những vệ tinh đã phát hiện vết nứt (faille) sông Hồng dài 1000 km từ Tây Tạng đến khu miền Bắc và về phía nam, dọc theo bờ biển nước ta. Vết nứt trượt (coulissant) theo đường rãnh, trung bình 1 cm mỗi năm, có thể làm xê dịch từng cơn : sông, thung lũng, bãi phù sa… mỗi khi có động đất đáng kể. Theo các chuyên gia bên nhà, đập Sơn La được thiết kế với độ an toàn rất cao, có thể chịu đựng được động đất 8° Richter và dòng lũ sông Đà lên tới 48 000 m 3/giây.
Grenoble ngày 30-3-2012
(Nguyễn khắc Nhẫn, Nguyên Giám đốc và GS Trường Cao đẳng Điện học và Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ, Cố vấn Nha kinh tế, dự báo, chiến lược EDF Paris, GS Viện kinh tế, chính sách năng lượng Grenoble,GS Trường Đại học Bách khoa Grenoble)
Nguồn: RFI Tiếng Việt

Chuyện lạ ở Khánh Hòa:

Thông tin phát lộ di cốt liệt sĩ Mậu Thân cũng “mật”?!


Võ Văn Tạo
Chiều 23-3-2012, do trục trặc máy xúc, dân mót phế liệu và công nhân thi công đoạn tránh đèo Rù Rì ở phía Bắc nội thành Nha Trang (Khánh Hòa) tình cờ phát hiện 2 sọ người cùng một số di vật của bộ đội ở mép Tây QL1A, gần chân phía Nam đèo.
Tin loan đến Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Khánh Hòa và Thành đội Nha Trang.
Bồi hồi bên di cốt đồng đội

Sáng 24-3, các tổ chức trên đề nghị tiếp tục tìm kiếm, thấy thêm 4 sọ cùng nhiều di vật như vỏ đồng hồ Poljot (Liên Xô), vịt dầu súng AK, kẹp rút cùng quai dép cao su, mảnh dù, cúc áo bộ đội…
Trong số 6 di cốt tìm thấy chiều 23 và sáng 24-3, có 3 sọ nguyên vẹn và 3 sọ đã vỡ (có thể do máy xúc), cùng 12 hàm răng.
Sau 1975, nhiều người dân Nha Trang báo tin:
Sau Mậu Thân 1968, từ 11-17 tháng Giêng, đơn vị “5 Tiếp vận” (căn cứ tại sân bay Nha Trang) của quân Sài Gòn liên tiếp cho xe đi gom hàng trăm xác Việt cộng bỏ lại trong nội thành Nha Trang, chở ra chân phía Nam đèo Rù Rì, đổ xăng đốt, rồi lấp cát sơ sài trong các hố do công binh Mỹ ủi dài như mương nước. Sau đó, rác sinh hoạt lại được chở ra đổ chồng lên. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì, việc khai quật, tìm kiếm không được tiến hành kịp thời.
Công binh Khánh Hòa tìm di cốt, di vật
Mãi đầu 2008, nhân kỷ niệm 40 năm Mậu Thân, đề nghị khai quật của Hội CCB tỉnh Khánh Hòa mới được chuẩn thuận. Theo chỉ dẫn của ông Trầm Long – một người dân ở huyện Ninh Hòa, công nhân hãng RMK (Mỹ) trước đây và nhà ngoại cảm “nức tiếng” Nguyễn Văn Liên (qua điện thoại từ miền Bắc), cuộc khai quật được chính thức tổ chức, có mời các nhà sư đến lập đàn khấn tế tại điểm khai quật trong khuôn viên hãng RMK trước đây (nay là Xí nghiệp sản xuất công nghiệp thuộc Công ty 505, ở phía Đông QL1A). Sau 3 ngày khai quật, chỉ thấy xương động vật và rác! Liên tiếp điện thoại nhờ chỉ dẫn tiếp, ông Liên không nghe máy(!).
Trong khi đó, ông Nguyễn Lý – thợ sửa xe gắn máy ở 66 đường Mùng 2 tháng Tư (ngày giải phóng Nha Trang) mách bảo:
Hồi đó ông 17 tuổi, đang học nghề, thấy xe chở xác đi chôn, bèn ra đèo Rù Rì xem cùng hơn 1 chục người hiếu kỳ khác, thấy 2 hố chôn tập thể cách nhau 5-6m ở phía Tây QL1A. Ông Lý có chỉ hướng (vì thời gian quá lâu, địa hình thay đổi nhiều, không thể chỉ vị trí thật chính xác) 2 hố chôn này. Ông không chứng kiến việc chôn lấp ở phía Đông QL1A. Mách bảo của ông bị cán bộ hạch sách: “Nếu đào mà không thấy, ông chịu trách nhiệm đấy?”. Biết phận dân “ngụy”, nghĩ tù oan như chơi, ông Lý thụt lui, “đổ keo miệng”(!).
Di cốt được xếp riêng từng bộ vào quách
Sáng 25-3, phóng viên được nhiều CCB cho biết vụ phát lộ di cốt, lập tức quan tâm. Thế nhưng, họ nói “trên” ngăn cản báo chí tiếp cận đưa tin.
Sáu bộ di cốt cùng di vật đang được quàn tạm tại UBND phường Vĩnh Hải. Hiện trường bị phong tỏa nghiêm ngặt bởi phường đội Vĩnh Hải.
Họ “tiết lộ”: ông Thủy – Tuyên huấn Hội CCB tỉnh có chụp được ảnh làm tư liệu. Đầu chiều 25-3, điện xin ảnh để đăng kèm bản tin, ông Thủy nói phải thỉnh ý kiến ông Bùi Đức Phổ – Chủ tịch Hội CCB tỉnh. Điện Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Tấn Tuân. Ông Tuân xác nhận vụ phát lộ di cốt đã được báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, không hề có ý ngăn cản báo chí đưa tin.
Giữa chiều 25-3, đến hiện trường thấy máy xúc ngừng làm việc, điểm phát lộ phủ bạt, có bàn thờ dã chiến bằng chiếc bàn làm việc, không còn lính phong tỏa nữa, phóng viên bèn chụp ảnh. Liền đó,  đến UBND phường Vĩnh Hải để chụp ảnh di cốt, di vật. Cậu dân phòng trực cơ quan duy nhất (vì là ngày Chủ nhật) dứt khoát không cho, nói theo lệnh của Chủ tịch phường. Liên lạc với Chủ tịch phường, ông nói Thành đội cấm.
Các phóng viên sục tìm, thấy 6 chiếc quách (tiểu) phủ cờ đỏ  trên bàn thờ tạm trong hội trường phường ở tầng 2, nhưng cậu dân phòng kiên quyết cản trở, lập tức đuổi ra.
Mất hơn 1 tiếng rưỡi, liên lạc khắp nơi, vô vọng vì chỉ nhận được thông tin “trên” yêu cầu “bảo mật”, chưa đưa tin(!?!), phải ra về. Cuối chiều 25-3, ông Thủy vẫn không cho ảnh, đành đưa tin kèm ảnh chụp hiện trường phát lộ.
Hiện trường khai quật
Tối 25 và sáng 26, các báo lục tục lên tin. Ngày 27, hàng loạt báo đồng loạt đưa tin.
Nhiều người trong cuộc nói, cản báo chí đưa tin vì “trên” sợ lại “nhầm”(?!) như đợt khai quật 2008 và nếu nhân dân biết được, có thể ào ào kéo đến đòi hài cốt người thân, rất “phức tạp”(?!) (thực tế cả tuần qua, chưa gia đình nào đến yêu sách). Chứng kiến cảnh cấm cản báo chí, CCB Vũ Song Tê, nguyên Phó GĐ sở Y tế Khánh Hòa, một trong những người đến hiện trường sớm nhất, phản ứng gay gắt. CCB đại tá Nguyễn Văn Thành, Trưởng ban Tổ chức – Chính sách Hội CCB tỉnh, nguyên tỉnh đội phó (trung đội trưởng hỏa lực C88 – đặc công trinh sát Tỉnh đội Khánh Hòa hồi Mậu Thân), cùng nhiều CCB khác cũng rất bức xúc. Ông Thành cho biết, nhiều khả năng đây là số liệt sĩ C2, D7, E20 (trung đoàn Sao Thủy, thuộc Phân khuNamcủa Quân khu V) hy sinh khi chốt giữ trên đồi Trại Thủy (chùa Long Sơn). Các đơn vị tham chiến Mậu Thân ở Nha Trang gồm C88 (đánh đài phát thanh; chốt giữ vòng ngoài), C90, C91 – Tỉnh đội Khánh Hòa (đánh Tỉnh đường Khánh Hòa); C2, D7, E20; Biệt động thị xã Nha Trang (căn cứ Đồng Bò) và Biệt động nội thành Nha Trang. Ngoài các mục tiêu trên, bốt Ông Đề (phường Phước hải) cũng bị D7 (không rõ C), E20 tập kích. Có hơn 100 cán bộ, chiến sĩ hy sinh dịp Mậu Thân ở nội thành Nha Trang. CCB Hoạt, nguyên Trưởng ban Chính sách Tỉnh đội cho biết, dịp Mậu Thân, có hơn 400 cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong địa bàn toàn tỉnh Khánh Hòa.
Do có chuyện chức sắc địa phương bưng bít báo chí, mới xảy ra chuyện một số báo đưa tin sai ở chi tiết trung đoàn Sao Vàng (nhầm phiên hiệu E20) tham chiến Mậu Thân ở Nha Trang. Thực tế, E20 là trung đoàn Sao Thủy. Chi tiết này tưởng không mấy quan trọng, nhưng lại gây bức xúc lớn các CCB, đòi báo chí phải đính chính. Hơn nữa, việc đưa tin kịp thời còn nhằm mục đích chuyển tải ý nguyện kêu gọi các CCB thuộc các đơn vị tham chiến Mậu Thân ở Nha Trang và người dân giúp xác định danh tính, đơn vị các liệt sĩ vừa phát lộ, để có thể trao lại chính xác di cốt cho gia đình nào có nguyện vọng hoặc làm bia chính xác trên mộ trong nghĩa trang liệt sĩ tỉnh.
Một số di vật quân giải phóng tìm được sáng 29-3
Đến cuối chiều 30-3, đã có 23 bộ di cốt cùng rất nhiều di vật được tìm thấy. Nhưng đào tiếp thì không phát hiện gì thêm, cuộc khai quật phải tạm ngưng, chờ họp với các CCB và nhân chứng vào sáng 2-4, tại hội trường số 1 UBND tỉnh, để xác định hướng triển khai tiếp.
Tuy nhiên, mặc dù Thường vụ Tỉnh ủy chủ trương cho thử AND (nếu cần) để xác định danh tính liệt sĩ, nhưng cách thức khai quật như những ngày qua sẽ gây khó khăn rất nhiều trong việc thử AND. Lực lượng khai quật dùng máy xúc, gây xáo trộn và vỡ vụn các bộ di cốt (dẫn đến xếp lầm sọ liệt sĩ này với xương chi, xương sườn liệt sĩ kia vào một quách). Nếu được moi thủ công cẩn thận như khai quật khảo cổ, các bộ di cốt sẽ phát lộ khá nguyên vẹn và không bị xáo trộn.
Một nguồn tin cho hay, rất có thể không tìm đủ di cốt, vì trước đây vị trí này từng bị đào, đổ nơi khác. Thậm chí có người còn cho xe đến xin đất, mang về tôn nền xây nhà!
V.V.T.
* Mời tham khảo: + Phát hiện di cốt liệt sĩ Mậu Thân ở Nha Trang (Tuổi trẻ, 25/3/2012); +  Phát hiện hài cốt liệt sĩ (Quân đội nhân dân, 26/3/2012); + Phát hiện và quy tập hài cốt liệt sĩ hy sinh từ Tết Mậu Thân 1968 (Lao động, 29/3/2012); + Tìm thấy 23 hài cốt liệt sĩ ở đèo Rù Rì (Công an nhân dân, 31/3/2012);  + Tìm thấy 23 bộ hài cốt quân giải phóng (Pháp luật TP, 1/4/2012).

The Diplomat

Liệu ASEAN có giải quyết được vấn đề Biển Đông?

Tác giả: Luke Hunt
Người dịch: Thủy Trúc
Ngày 31-3-2012
Câu chuyện Myanmar chắc chắn sẽ trở thành chủ đề thảo luận chính tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN tuần tới. Nhưng họ (ASEAN) có dám giải quyết các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc không?
10 năm về trước, Campuchia lần đầu tiên tiếp quản chiếc ghế chủ tịch ASEAN, trước sự ngạc nhiên của dư luận là Phnom Penh làm được nhiều việc đến thế trong thời gian ngắn thế. Cơ sở hạ tầng của thành phố vẫn còn tan hoang sau ba thập kỷ chiến tranh – chỉ vừa kết thúc vào năm 1998 – và môi trường an ninh toàn cầu đã bị đảo lộn sau vụ tấn công 11-9-2001 vào nước Mỹ.
Campuchia vốn bị đông đảo dư luận coi như một trường hợp vô vọng trong khu vực, Phnom Penh thì dường như khó có thể là nơi họp mặt các nguyên thủ quốc gia, bộ trưởng ngoại giao và quan chức các loại, đến từ những nơi xa xôi như Mỹ, Trung Quốc, Australia, hay từ những nước thuộc tổ chức 10 thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á.
Tuy nhiên, một phần lớn nhờ nỗ lực của các nhà ngoại giao ở Đại sứ quán Singapore mà hội nghị thượng đỉnh và năm chủ tịch ASEAN đó của Campuchia đã diễn ra một cách đàng hoàng. Tuần tới, hội nghị thượng đỉnh thường niên của ASEAN lại đến phiên Campuchia tổ chức, một nước Campuchia đã tiến bộ cực kỳ nhiều; và câu chuyện ở Myanmar – trường hợp vô vọng đương thời của khu vực – hiện đứng đầu trong chương trình nghị sự.
Myanmar (Burma) không nằm trong chương trình nghị sự chính thức của ASEAN, nhưng các nhà lãnh đạo trong khu vực sẽ tận dụng cuộc gặp mặt để thảo luận về diễn biến chính trị hiện nay ở Myanmar, một cách không chính thức” – Kamarulnizam Abdullah, giáo sư về an ninh quốc gia, Đại học Utara Malaysia (UUM), nói. “Họ muốn nghe các đối tác Myanmar nói về tiến trình bầu cử”.
Việc này sẽ diễn ra sau các cuộc bầu cử cuối tuần ở Myanmar, các cuộc bầu cử mà kết quả chắc chắn sẽ là một cuộc đổ bộ vào Quốc hội của lãnh tụ phe đối lập Aung San Suu Kyi cùng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà, và việc thả nổi có quản lý đồng Kyat, trong bối cảnh Naypyidaw lên kế hoạch tiếp nhận chiếc ghế chủ tịch ASEAN vào năm 2014, một năm trước khi họ hiện thực hóa giấc mơ đẹp là trở thành thành viên đầy đủ của Cộng đồng ASEAN.
Sự hiện diện của Tổng thống Myanmar Thein Sein có ý nghĩa rất quan trọng. Chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử 2010 bị số đông coi là có sự sắp xếp thiếu trung thực, nhưng với việc NLD tán thành bầu cử phụ, chiếc ghế của ông Thein Sein đã được hợp thức hóa, làm gia tăng triển vọng là các nước châu Âu sẽ bắt đầu dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế tai hại đối với Myanmar.
Suu Kyi đã tuyên bố rằng những biểu hiện bất thường trong chiến dịch bầu cử đó “thật sự nằm ngoài những gì có thể chấp nhận ở một quốc gia dân chủ”. Nhưng bà vẫn chuẩn bị xúc tiến tranh cử “vì đó là điều nhân dân mong muốn”.
Sẽ còn một con đường dài phải đi để có thể làm dịu những băn khoăn của thế giới về khả năng Myanmar làm chủ tịch ASEAN trong năm 2014, chỉ 12 tháng trước khi ASEAN thực hiện kế hoạch tuyên bố họ là một cộng đồng hội nhập đầy đủ.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen sẽ ngồi ghế chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 20. Sẽ có ba văn bản lớn tuyên bố rằng, cho đến năm 2015, ASEAN là một cộng đồng thống nhất, một khu vực không ma túy; đây là ba văn bản quan trọng nhất.
Xây dựng một Cộng đồng ASEAN như đã đề xuất – đây là một nội dung lớn trong chương trình nghị sự, nhằm tái khẳng định cam kết của các nước thành viên. ASEAN cần đảm bảo rằng các thành viên của họ được chuẩn bị đầy đủ cho kế hoạch chung của khối. Sẽ cần nhấn mạnh vai trò của kênh ngoại giao thứ hai và thứ ba trong nỗ lực hiện thực hóa ý tưởng chung của khối” – GS. Abdullah của trường UUM nói. (Kênh ngoại giao thứ hai là qua các tổ chức phi chính phủ; kênh ba là qua các công ty, doanh nghiệp – chú thích của người dịch).
Ray Leos, Trưởng khoa Truyền thông và Nghệ thuật Truyền thông Đại chúng, Đại học Pannasastra (Campuchia), nói rằng vấn đề lớn nhất mà ASEAN phải đối mặt trên con đường hội nhập là chênh lệch về phát triển.
Làm sao ASEAN có thể thực sự xóa đi khoảng cách giữa nước giàu và nước nghèo, trước năm 2015? Hình thức của liên kết ASEAN khi ấy sẽ như thế nào? Điều này hoàn toàn chưa rõ, mà chúng ta chỉ còn không đầy ba năm nữa. Năm nay, vấn đề phải được giải quyết – đó là điều sống còn” – ông nói.
Hiện tại ASEAN bao gồm Brunei, Burma, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đông Timor đã được mời làm thành viên tiếp theo, còn Papua New Guinea cũng tỏ ý muốn gia nhập khối mậu dịch ASEAN.
Các vấn đề khác bao gồm thiết lập một cơ chế phản ứng nhanh của khu vực trước thảm họa, chẳng hạn lũ lụt ở Thái Lan, Campuchia và Việt Nam năm ngoái; xúc tiến các nghị định thư xây dựng Đông Nam Á thành khu vực không vũ khí hạt nhân (NWFZ); và kiểm soát tranh chấp.
Phép thử thật sự đối với quan hệ ngoại giao nằm trong vấn đề Trung Quốc, và việc liệu Campuchia có sẵn sàng sử dụng cương vị chủ tịch của mình để ủng hộ các yêu sách chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam và Philippines đưa ra trước Trung Quốc hay không. Trung Quốc hiện là nước viện trợ tài chính nhiều nhất cho chính quyền Hun Sen.
Hai quần đảo này nằm rất xa biên giới trên biển của Trung Quốc, và nằm trong giới hạn địa lý của các nước láng giềng của Trung Quốc. Bất chấp sự thực đó, mấy năm qua, Trung Quốc vẫn tỏ rõ ý muốn giành quyền kiểm soát hai quần đảo, và trên cơ sở đàm phán song phương, chứ không phải trong khuôn khổ ASEAN.
Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng có những yêu sách khác nhau đối với chuỗi đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Các đảo này được nhắc tới trong Hiệp ước Hợp tác Hoa Kỳ-Nhật Bản 1960, và không bị tranh chấp gì trong suốt hơn 50 năm sau Thế chiến II, khi Bắc Kinh còn nhận những khoản vay mềm từ Tokyo, như một phần tiền bồi thường chiến tranh.
Năm ngoái, ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí quan tâm đến các nguyên tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về Ứng xử (DOC), một văn bản tạo khuôn khổ cho các cuộc đàm phán tương lai về chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tuy nhiên, DOC không mấy gây ấn tượng cho giới quan sát, bởi lẽ nó đã được ký từ năm 2002.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào hiện đang ở Campuchia trong một chuyến thăm hữu nghị kéo dài bốn ngày, diễn ra trước khi hội nghị thượng đỉnh khai mạc. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia Trung Quốc trong suốt 12 năm qua. Các nguồn tin cho hay ông Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh rằng viện trợ của Trung Quốc không gắn với yêu cầu cụ thể nào, nhưng Trung Quốc mong muốn Campuchia giữ lập trường trung lập của người trung gian trong vấn đề Trường Sa.
Về mối quan hệ với Trung Quốc và Việt Nam… một vấn đề hết sức nhạy cảm đối với Campuchia, vì các nguyên nhân khác nhau” – Leos nói.
Một vấn đề lớn nữa mà tôi nhận thấy là liệu Campuchia, với vai trò chủ tịch ASEAN, có sử dụng cương vị đó để vận động hoặc thúc đẩy lợi ích của cái gọi là LCMV – liên minh Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam – những nước kém phát triển hơn trong ASEAN, hay không. Nếu họ làm như thế, cụ thể họ sẽ làm gì?”.
Sẽ rất thú vị khi ta quan sát điều này” – ông nói thêm.
Các hoạt động ngoại giao sẽ là thuốc thử quan hệ của Phnom Penh với các nước láng giềng, nhưng theo một nghĩa rộng hơn thì hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần này cũng sẽ cho phép Campuchia thể hiện rằng họ đã trưởng thành – mặc dù họ vẫn còn nạn tham nhũng mãn tính, tranh chấp về đất đai, quyền công nhân, và cái văn hóa miễn tội cho tầng lớp mới giàu.
Tôi vẫn nhớ Phnom Penh hồi năm 2002, với những con phố tối tăm, không lát đường, mất điện ba, bốn lần một tuần. Ngoài một vài tụ điểm công cộng tiêu điều thì cả thành phố gần như im lặng chết người sau 9h tối, kể cả vào cuối tuần” – Leos nói.
Kể từ đó tới nay, hàng tỷ đôla tiền đầu tư và phát triển đã vào Campuchia, phố xá được lát và thắp sáng, cơ sở hạ tầng đô thị được cải thiện, ít bị cắt điện hơn, và nhà cao tầng bắt đầu lấm chấm trên đường chân trời của thành phố.
Bạn có thể thấy các công ty mở cửa hoạt động, người dân đi lại trên đường hoặc ngồi trước cổng nhà mình, trò chuyện với hàng xóm cho tới khuya. Nhiều thứ đã đổi khác” – ông nói thêm.
Mặc dù vậy, các kỹ năng ngoại giao của Campuchia đã được cải thiện tương tự hay chưa là điều còn phải chờ xem.
Nguồn: The Diplomat

CSIS – THE WASHINGTON QUARTERLY

Biển Đông: Dầu hỏa, yêu sách chủ quyền, và cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Leszek Buszynski
Mùa Xuân, 2012
Bài lên mạng ngày 19-03-2012
Nguy cơ xung đột leo thang từ những sự kiện tương đối nhỏ đã tăng lên trên Biển Đông trong hai năm qua, với những tranh chấp mà giờ đây ít được để mở cho đàm phán hoặc giải pháp. Ban đầu, tranh chấp nổi lên sau Thế chiến II, khi các quốc gia ven biển – Trung Quốc và ba nước khác trong Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là Indonesia, Malaysia và Philippines, cũng như Việt Nam sau đó có tham gia ASEAN – tranh nhau chiếm hữu các hòn đảo ở đó. Nếu vấn đề này tiếp tục là một vấn đề về chủ quyền thì nó đã có thể được giải quyết thông qua các nỗ lực của Trung Quốc nhằm vươn tới ASEAN và thắt chặt hơn quan hệ với khu vực này.
Khoảng những năm 1990, con đường vào mỏ dầu và khí của Biển Đông cũng như các nguồn cá và tài nguyên biển bắt đầu làm phức tạp hóa các yêu sách. Khi nhu cầu năng lượng trên toàn cầu gia tăng, các bên có yêu sách đã thiết lập những kế hoạch nhằm khai thác trữ lượng hydrocarbon của biển, và các tranh chấp, không có gì đáng ngạc nhiên, sinh ra từ đó, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, những tranh chấp năng lượng này không nhất thiết đưa đến xung đột, bởi vì chúng đã và đã có thể được tiếp tục kiểm soát thông qua cơ chế hợp tác chung hoặc hợp tác đa phương, và đã có những tiền lệ khác nhau về việc này mặc dù không trường hợp nào phức tạp như Biển Đông.
Tuy nhiên, giờ đây, vấn đề đã đi quá xa, vượt ra khỏi phạm vi các yêu sách về chủ quyền và quyền tiếp cận các nguồn năng lượng, khi mà Biển Đông đã trở thành trọng tâm chú ý của mối quan hệ cạnh tranh Mỹ-Trung trên vùng biển phía Thái Bình Dương. Kể từ khoảng năm 2010, Biển Đông đã bắt đầu được gắn với những vấn đề chiến lược to lớn hơn có liên quan đến chiến lược hải quân của Trung Quốc và sự hiện diện chủ động hơn của Mỹ trong khu vực. Điều này khiến cho tranh chấp trở nên nguy hiểm và là một lý do để lo ngại, nhất là khi Mỹ đã tái khẳng định lợi ích của họ ở châu Á-Thái Bình Dương và thúc đẩy quan hệ an ninh với các nước ASEAN có yêu sách trong tranh chấp.
Nguồn gốc chủ quyền
Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông và các đảo nằm trong đó, trong khi Malaysia, Philippines, Indonesia, và Brunei đã đưa ra yêu sách đối với những vùng tiếp giáp nau. Có hai nguyên tắc chi phối các yêu sách, mà cả hai đều đi ngược lại với yêu sách đòi chủ quyền toàn bộ biển của Trung Quốc. Nguyên tắc thứ nhất là “chiếm hữu thực tế”, một tiền lệ được xác lập bởi Tòa Trọng tài Vĩnh viễn của Đảo Palmas, tháng 4-1928. Chiếm hữu thực tế kéo theo khả năng và ý định thực hành quyền tài phán liên tục, không bị gián đoạn – phân biệt với chinh phục. Mặc dù Trung Quốc đã chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo bao gồm khoảng 30 đảo nằm cách đều bờ biển Trung Quốc và Việt Nam – nhưng học thuyết chiếm hữu thực tế lại chống lại quan điểm của Trung Quốc đối với Trường Sa – một quần đảo nằm ngoài khơi Philippines và Malaysia, nơi mà, ngoại trừ 9 đảo Trung Quốc chiếm được từ năm 1988 tới năm 1992, quần đảo do các nước ASEAN có yêu sách liên quan chiếm hữu.
Nguyên tắc thứ hai là Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), đặt ra quy định quyết định các yêu sách chủ quyền đối với nguồn tài nguyên phải dựa trên cơ sở vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa (EEZ là một vùng biển trải dài tới 320 km tính từ bờ biển, nó hỗ trợ cho yêu sách của quốc gia ven biển đó đối với tài nguyên ở đó). UNCLOS không bổ trợ cho các yêu sách vượt ra ngoài phạm vi EEZ hoặc các thềm lục địa được công bố. Tuy nhiên, yêu sách của Trung Quốc vượt xa khỏi phạm vi EEZ của họ và chồng lấn với những yêu sách hợp pháp của các nước ASEAN.
Yêu sách của Trung Quốc dựa vào lịch sử, nhưng những yêu sách đó không mang nhiều sức nặng, chiểu theo luật quốc tế – là cái mà theo quan điểm của người Trung Quốc là đánh giá thấp di sản của tổ tiên của họ và là nguồn gây thù oán. Thái độ của Trung Quốc là các yêu sách của họ có trước UNCLOS (được nhất trí vào năm 1982 và có hiệu lực vào năm 1994 sau khi quốc gia thứ 60 phê chuẩn nó), và UNCLOS nên được điều chỉnh để có thể đề cập cả tới các quyền trong lịch sử. Để khẳng định các yêu sách đó trong một tình huống mà sự phức tạp của luật quốc tế có thể không ủng hộ họ, Trung Quốc đã phải dùng đến áp lực ngoại giao liên miên để hoặc là xem xét lại luật quốc tế, hoặc là giành được một quyền miễn trừ đặc biệt cho mình, theo đó các yêu sách của tổ tieenngwowif Trung Quốc có thể được tất cả các nước công nhận. Là một tranh chấp chủ quyền, Biển Đông có thể đã tiếp tục là cái đầm lầy mà không có nhu cầu cấp thiết nào về việc phải tìm ra giải pháp. Tuy vậy, sự hiện hữu của dự trữ năng lượng lớn trong khu vực ngăn chặn một giải pháp như thế. Với việc nhu cầu năng lượng toàn cầu gia tăng, những nước tiêu thụ nhiều như Trung Quốc đang phải tìm kiếm các nguồn mới để thỏa mãn nền kinh tế phình to của mình. Vào năm 2009, Trung Quốc trở thành nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, và lượng tiêu thụ của họ chắc chắn sẽ tăng gấp đôi trước thời điểm năm 2030, để trở thành nước tiêu thụ dầu nhiều nhất thế giới. Vào năm 2010, họ nhập khẩu 52% lượng dầu của mình từ Trung Đông, và cả Ả-rập Xê-út và Angola cộng lại sẽ chiếm 66% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc. Trung Quốc đã và đang đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng để giảm sự phụ thuộc vào dầu nhập khẩu; họ cũng tìm cách gia tăng việc sản xuất ngoài khơi, xung quanh khu vực lòng chảo Châu Giang (Pearl River) và Biển Đông.
Các yêu sách chủ quyền mâu thuẫn
Việt Nam là nước sản xuất dầu lớn trong khu vực, với công ty quốc doanh Petro Vietnam sản xuất 24,4 triệu tấn, tức là 26% tổng sản lượng của Việt Nam, vào năm 2010, từ ba mỏ trên Biển Đông. Với việc sản xuất ở các mỏ đã xây dựng rồi đang bị suy giảm, Petro Vietnam đã ký 60 hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí với các công ty ngoại quốc khác nhau, nhằm khai thác nguồn năng lượng mới. Tuy nhiên, các mỏ mới này không được kỳ vọng là sẽ đền bù được cho thiệt hại. Khi Việt Nam cố gắng khai thác mỏ mới, có khả năng sẽ xảy ra xung đột mới với Trung Quốc – nước đã liên tục, nhất quán phản đối nỗ lực của Việt Nam nhằm ký hợp đồng khai thác với các công ty dầu quốc tế trên Biển Đông.
Trung Quốc chỉ trích các nước ASEAN có yêu sách chủ quyền đã xâm phạm vào vùng biển của họ và Trung Quốc có quyền thực thi yêu sách chống lại các nước này. Chẳng hạn vào ngày 26-5-2011, hai tàu hải giám Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò dầu khí của một tàu khảo sát Việt Nam, đang đi tìm mỏ dầu và khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển phía nam Việt Nam khoảng 120 km. Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố những đoạn băng cho thấy một con tàu Trung Quốc quả thật đã cắt đứt cáp nối với tàu Việt Nam – Bình Minh. Bà Khương Du, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tuyên bố rằng tàu Trung Quốc đang tham gia “các hoạt động khảo sát và thực thi quyền trên biển hoàn toàn bình thường trong khu vực thuộc quyền tài phán của Trung Quốc”. Tới ngày 9-6, một tàu cá Trung Quốc, tương tự, đã làm rối cáp khảo sát của một con tàu khảo sát khác của Việt Nam.
Philippines cũng đã có nhiều rắc rối với Trung Quốc. Manila đã cố gắng thúc đẩy tính hiệu quả trong sản xuất dầu, đặt mục tiêu sản xuất tăng 60% cho đến cuối năm 2011, một điều mà họ không chắc đáp ứng được. Họ dự định mời chào 15 hợp đồng khai thác trong vài năm tới, khai thác ngoài khơi đảo Palawan, trong một khu vực mà Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền. Năm 2011, Philippines báo cáo rằng có tới 7 vụ việc liên quan tới hành vi quấy rối của Trung Quốc. Trong một trường hợp như vậy, vào ngày 2-3, hai tàu tuần tra Trung Quốc đã gây sự với một tàu thăm dò dầu ở khu vực Philippines tuyên bố chủ quyền, cách Palawan 250 km về phía tây. Họ rời khỏi khu vực sau khi lực lượng không quân Philippines được điều đến. Ngày 5-4, Manila đệ trình thư phản đối chính thức tại LHQ và vận động ASEAN ủng hộ để cùng có một lập trường chung về vấn đề này. Vài ngày sau, Trung Quốc có phản ứng đáp trả, chính thức buộc tội Philippines “xâm nhập” vùng biển của họ.
Sau khi Trung Quốc triển khai một con tàu tuần tra đường biển trọng tải 3.000 tấn, gọi là tàu Haixun-31, cùng một trực thăng tới khu vực, thì vào tháng 6, Philippines phái tàu hải quân cổ kính từ thời Thế chiến II, Rajah Humabon, tới khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền. Tàu này xóa hết các mốc mà người Trung Quốc để lại trên các đảo khác nhau trong khu vực Philippines tuyên bố chủ quyền. Cũng hồi tháng 6, văn phòng tổng thống Philippines tuyên bố họ đổi tên Biển Đông thành “Biển Tây Philippines”, và công bố một chương trình phát triển hải quân, tăng cường sự hiện diện của hải quân trong khu vực. Bất chấp sự phản đối từ phía Trung Quốc, cả Việt Nam và Philippines đều có kế hoạch xúc tiến các dự án thăm dò khai thác khí đốt, hợp tác với các công ty nước ngoài. Petro Vietnam sẽ hợp tác cùng Talisman Energy và sẽ bắt đầu khoan tại khu vực mà vào năm 1992, Trung Quốc tuyên bố dành cho công ty Crestone, hiện giờ khu vực này đang do Harvest Natural Resources vận hành. ExxonMobil cũng lên kế hoạch hoan thăm dò ngoài khơi Việt Nam, còn Philippines dự định khoan tại mỏ mà các tàu Trung Quốc đã quấy phá tàu khảo sát của họ hồi tháng 3-2011.
Trong khi đó, Ấn Độ đã tham gia nhiều hơn như một nhân vật ở bên ngoài, việc này càng làm phức tạp thêm tình hình. Trung Quốc có thể có lợi thế so với các nước ASEAN do họ là nước lớn và ở gần ASEAN, nhưng Ấn Độ lại có địa vị và sức mạnh để đối kháng với Trung Quốc. Hơn thế nữa, Ấn Độ vẫn ngấm ngầm căm ghét Trung Quốc vì Trung Quốc đã ủng hộ Pakistan và đã tuyên bố chủ quyền dọc khu vực biên giới chung giữa hai nước Trung-Ấn. Quan hệ giữa Ấn Độ với Việt Nam đã bắt đầu từ thời Indira Gandhi, từ năm 1984 chính phủ Indira Gandhi đã công nhận chính quyền Campuchia do Việt Nam hậu thuẫn. Nhiều người Ấn Độ coi Việt Nam là đồng minh chống Trung Quốc.
Tàu hải quân Ấn Độ, INS Airavat, trên đường đến Nha Trang vào ngày 22-7-2011, đã nhận cảnh báo bằng tín hiệu radio từ phía Trung Quốc rằng, hãy ra khỏi “vùng biển của Trung Quốc”. Bộ Ngoại giao Ấn Độ đáp: “Ấn Độ ủng hộ quyền tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế, kể cả Biển Đông, và quyền tự do đi lại phù hợp với các nguyên tắc luật pháp quốc tế đã được công nhận”. Trong khi đó, Trung Quốc phản đối các hoạt động thăm dò khai thác của Tập đoàn Dầu lửa và Khí Tự nhiên Ấn Độ (ONGC) xung quanh quần đảo Hoàng Sa, khu vực mà Trung Quốc đặc biệt thấy nhạy cảm. Quan điểm của ONGC là các yêu sách của Việt Nam phù hợp với luật quốc tế, và họ sẽ tiếp tục các dự án thăm dò khai thác tại hai lô gần quần đảo Hoàng Sa.
Sau đó, vào tháng 10, khi Chủ tịch Trương Tấn Sang sang thăm New Delhi, ONGC và Petro Vietnam đã ký một hợp đồng ba năm hợp tác về thăm dò và khai thác dầu khí, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Đáng chú ý là, hợp đồng này được ký trong khi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang đi thăm Bắc Kinh và bày tỏ tình hữu nghị với Trung Quốc. Việt Nam lại dùng đến cách thức truyền thống của họ để ứng xử với Trung Quốc – tức là nhấn mạnh những điểm chung và tình hữu nghị, vốn là công việc của tổng bí thư đảng, trong khi đó, tìm kiếm ở nơi Ấn Độ một đối trọng hiệu quả để cân bằng quyền lực. Quả thực, sự tham gia của Ấn Độ vào khu vực và mối quan hệ ngày càng nồng ấm của họ với Việt Nam sẽ làm cho tình hình trên Biển Đông càng thêm phức tạp. Có thể dự đoán là sẽ xảy ra nhiều chuyện nữa, khi mà Trung Quốc quyết liệt chống lại đối thủ cạnh tranh quyền lực với họ ở châu Á.
Cuộc chiến tranh giành cá
Chừng như tranh chấp về năng lượng chưa đủ, các nước còn mâu thuẫn với nhau về cá và các nguồn lợi từ Biển Đông. Điều này cũng góp thêm dầu vào căng thẳng đang gia tăng trong khu vực. Trong quá khứ, tàu cá thường xuyên đi ra đi vào các vùng chồng lấn, nhưng mật độ ngày càng tăng những vụ việc như vậy đã gây lo ngại. Việt Nam tuyên bố, 63 tàu cá cùng 725 ngư dân đã bị phía Trung Quốc bắt trên Biển Đông kể từ năm 2005 đến nay; sau đó tất cả họ đều bị đòi tiền phạt với mức cắt cổ thì mới được thả. Trong một vụ việc gây sự chú ý lớn của dư luận Việt Nam, một tàu tuần tra Trung Quốc đã bắt tàu cá Việt Nam cùng 12 ngư dân khi họ đang hoạt động quanh khu vực quần đảo Hoàng Sa, tháng 3-2010. Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc làm điều này và Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối ầm ĩ.
Trung Quốc áp đặt một lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm trên Biển Đông, họ coi đó là một cách bảo tồn đàn cá của mình. Lần đầu tiên Trung Quốc ban lệnh cấm đó là vào năm 1999, từ tháng 6 tới tháng 7 hàng năm, và tới năm 2009 thì họ mở rộng lệnh cấm thành ra từ ngày 16-5 đến ngày 1-8 mỗi năm. Mức độ cấm rất mơ hồ – họ chủ ý giữ sự mơ hồ như vậy – mặc dù lệnh cấm trùm lên một khu vực bao quanh quần đảo Hoàng Sa, nhưng lại không vươn xa xuống phía nam tới quần đảo Trường Sa. Việt Nam phản đối kịch liệt, bởi lẽ lệnh cấm ảnh hưởng tới sinh kế của các ngư dân Việt. Để thực thi lệnh cấm và bảo vệ các tàu cá của mình, Trung Quốc phái đến khu vực cái mà họ gọi là “tàu ngư chính” (tuần tra nghề cá), nhưng thực chất đó chính là những tàu hải quân bí mật. Trung Quốc cũng đã tuyên bố kế hoạch tăng cường sức mạnh của lực lượng hải giám, lên 16 máy bay và 350 tàu biển, từ nay tới năm 2015, số máy bay và tàu này sẽ được sử dụng để giám sát hoạt động tàu bè trên biển, thực hiện các nhiệm vụ khảo sát, “bảo vệ an ninh hàng hải”, và thanh kiểm tra các tàu nước ngoài hoạt động “trên vùng biển của Trung Quốc”. Một vấn đề khác là tàu Việt Nam đi vào vùng mà các nước ASEAN khác cũng tuyên bố chủ quyền. Hai tàu Việt Nam mang tên Indonesia đã bị tàu tuần tra Indonesia bắt hồi tháng 2-2011 gần quần đảo Natuna. Phía Indonesia nói rằng vào năm 2009, khoảng 180 tàu (không phải tất cả đều là của Việt Nam, một số là của Malaysia chẳng hạn) đã bị bắt giữ vì đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của Indonesia. Khi nhu cầu thì tăng lên mà dự trữ thì cạn kiệt, tranh chấp về cá chắc chắn sẽ gia tăng trên Biển Đông, đặc biệt khi các nước có yêu sách đều nâng cấp hải quân và lực lượng tuần tra bờ biển.
Cuộc cạnh tranh giành địa vị siêu cường

Năng lượng và cá không phải là yếu tố duy nhất trong tranh chấp. Biển Đông đang hội nhập dần vào lĩnh vực cạnh tranh chiến lược của Trung Quốc với Hoa Kỳ, khi mà Trung Quốc triển khai chiến lược tăng cường hải quân và mở rộng năng lực hải quân. ASEAN cho rằng yêu sách quá đáng của Trung Quốc – đòi toàn bộ biển – có thể đàm phán được, họ nghĩ Trung Quốc sẽ chịu ngồi xuống để ký kết một điều ước khu vực trong đó các yêu sách về chủ quyền sẽ đều được điều chỉnh, và dự trữ dầu khí cũng như cá sẽ được chia sẻ. Trên cơ sở đó, ASEAN đưa Trung Quốc vào đối thoại hàng năm, hy vọng rằng lãnh đạo Trung Quốc sẽ được thuyết phục để tin vào giá trị của một quy chế hoạt động bình thường nhằm điều chỉnh hành vi của các bên trên Biển Đông. ASEAN thường xuyên thận trọng để tránh khiêu khích Trung Quốc dưới bất kỳ hình thức nào, họ kỳ vọng là Trung Quốc sẽ đền đáp lại việc đó và Bắc Kinh sẽ áp dụng cách ASEAN khuyến khích đàm phán, ký kết trên cơ sở đồng thuận.
Giá như vấn đề chỉ liên quan tới các yêu sách mâu thuẫn nhau trong lĩnh vực năng lượng và nghề cá không thôi thì một hiệp định cụ thể hóa các quy tắc trao đổi và xử lý tranh chấp (hoặc có thể gọi là một quy chế về hàng hải) sẽ có thể được ký kết theo cái cách mà các nhà hoạch định chính sách của ASEAN đã lập luận. Tuy nhiên, cạnh tranh chiến lược với Mỹ đã tái định hình tranh chấp theo một cách làm giảm vai trò của ASEAN cũng như khả năng của họ trong việc đàm phán với Trung Quốc nhằm tìm ra một giải pháp cho vấn đề. Cạnh tranh chiến lược với Mỹ làm cho Trung Quốc không đáp lại ASEAN và càng ngày càng lo ngại về những động thái của Mỹ bên ngoài khu vực cũng như các hoạt động của hải quân Mỹ. Nó khiến Trung Quốc ứng xử một cách đặc biệt hung hăng, bởi lẽ kiểm soát nhiều Biển Đông hơn là một việc làm cần thiết phải đi đôi với việc triển khai chiến lược tăng cường hải quân.
Chiến lược tăng cường hải quân của Trung Quốc đã diễn ra nhiều năm kể từ khi tướng Lưu Hoa Thanh, tư lệnh hải quân Trung Quốc (1982-1988) kêu gọi phát triển hải quân viễn dương để bảo vệ các lợi ích trên biển của Trung Quốc. Trong hai thập niên qua, Trung Quốc đã tăng cường sức mạnh hải quân của mình một cách đều đặn, coi đó là thuộc tính cần thiết cho địa vị của một siêu cường. Cùng với quá trình Trung Quốc phát triển sức mạnh kinh tế, các lợi ích hàng hải của họ mở rộng ra tương ứng (và cả sức mạnh hải quân nữa), đưa họ vào xung đột với cường quốc hải quân đang thống trị khu vực tây Thái Bình Dương: Hoa Kỳ.
Trung Quốc tăng cường hải quân
Chiến lược hải quân Trung Quốc có ba nhiệm vụ mang tính chất hướng dẫn sự phát triển năng lực hải quân. Thứ nhất là ngăn chặn Đài Loan tuyên bố độc lập, ngăn Mỹ ủng hộ Đài  Loan bằng cách triển khai hải quân mỗi khi có xung đột. Nhiệm vụ này đã trở thành đặc điểm quan trọng nhất của chiến lược hải quân Trung Quốc sau khi Mỹ triển khai hai hàng không mẫu hạm tới khu vực trong giai đoạn khủng hoảng Đài Loan 1995-1996. Đó là hai tàu Nimitz (tháng 12-1995) và Independence (tháng 3-19996). Hai hàng không mẫu hạm này được Mỹ phái tới trong một cuộc biểu dương sức mạnh hải quân mà Trung Quốc không thể quên được. Nhiệm vụ thứ hai là bảo vệ các tuyến giao thương và nguồn cung cấp năng lượng của Trung Quốc, vốn dĩ chạy qua Ấn Độ Dương và Eo biển Malacca, những tuyến đường biển mà 80% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển qua đó. Nhiệm vụ này trở nên rất đỗi quan trọng sau khi Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu dầu ròng vào năm 1993, và vào cuối thập niên 1990 khi Bắc Kinh nhận ra nền kinh tế của họ phụ thuộc tới mức nào vào dầu nhập khẩu. Nhiệm vụ thứ ba là phát triển năng lực hạt nhân để phản ứng trên biển (khả năng phản công hạt nhân), trong khu vực tây Thái Bình Dương – việc này cũng là hậu quả của khủng hoảng Đài Loan 1995-1996. Bắc Kinh hiểu rằng năng lực phản ứng bằng hạt nhân đó sẽ là vật cản cuối cùng đối với Mỹ trong cuộc khủng hoảng này và các cuộc khủng hoảng khác.
Để thực hiện ba nhiệm vụ trên, trong hai thập niên qua, Trung Quốc đã phát triển bốn lớp tàu ngầm mới và sáu lớp tàu khu trục mới. Họ đặt ra cho mình mục tiêu phát triển hải quân viễn dương, và như Tư lệnh, Đô đốc Vũ Thắng Lợi đã tuyên bố vào tháng 4-2009, Trung Quốc sẽ thiết lập một “hệ thống phòng thủ trên biển” để bảo vệ “an ninh hàng hải và công cuộc phát triển kinh tế”. Hải quân viễn dương cần phải có tàu sân bay (hàng không mẫu hạm), và tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc – Thi Lang – thiết kế lại tàu sân bay Varyag trọng tải 32.000 tấn của Xô Viết – đã được đưa vào thử nghiệm trên biển từ ngày 10 đến 14 tháng 8 năm 2011. Họ kỳ vọng tàu này sẽ đi vào hoạt động năm 2012 và sẽ mang được 48 máy bay chiến đấu trên biển Su-33 cùng máy bay chiến đấu Jian-10 của Trung Quốc. Dự kiến Trung Quốc sẽ thiết kế được hàng không mẫu hạm 50.000-60.000 tấn trước năm 2015 và tàu sân bay năng lượng hạt nhân trước năm 2020. Các tàu sân bay đều đòi hỏi phải có lực lượng hộ tống để bảo vệ trên đường không cũng như ngăn chặn nguy cơ bị tấn công bằng tàu ngầm – điều này cho thấy là Trung Quốc đã có kế hoạch mở rộng hơn nữa năng lực hải quân.
Về các lực lượng hạt nhân trên biển, Trung Quốc có bốn tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, SSBN. SSBN đầu tiên của Trung Quốc là chiếc Xia hiện giờ đã lạc hậu, được thiết kế năm 1981 và mang được 12 tên lửa đạn đạo JL-1 (SLBM) với tầm bắn 2.700 km, không đủ để tấn công lục địa Hoa Kỳ. Hai SSBN lớp Jin hiện đại hơn và đáng tin cậy hơn đã được triển khai từ năm 2004 – mỗi tàu mang 12 SLBM JL-2 với tầm bắn 8.400 km, tạo cho nó khả năng vận hành liên lục địa. Dự kiến trong những năm tới Trung Quốc sẽ phát triển ít nhất 5 tàu lớp Jin nữa. Trung Quốc cần nơi trú ẩn cho hải quân để ngăn ngừa các cuộc tấn công trên biển và trên không. Tàu sân bay và SSBN cũng cần phải có biển rộng để hoạt động; nếu không, chúng có thể bị nhốt vào một khu vực giới hạn và trở thành gần như vô dụng. Chỉ có vài nơi dọc bờ biển Trung Quốc là có thể làm nơi trú ẩn cho hải quân của họ, ở đó có thể tổ chức hoạt động phòng thủ và cũng có thể tiếp cận với biển rộng. Một nơi là ở Hoàng Hải (Biển Vàng), có một căn cứ tàu ngầm ở Xiaopingdao, gần Đại Liên. Một vị trí hợp lý khác là đảo Hải Nam và khu vực biển nửa khép kín ở phía bắc Biển Đông, có lợi thế nằm gần Eo Malacca và các tuyến đường biển nối sang Ấn Độ Dương. Bất kỳ vị trí nào khác xa hơn về phía bắc đều rất dễ bị Mỹ đánh phá từ biển xa vào.
Vì lý do đó, Trung Quốc đã và đang xây dựng căn cứ ngầm ở Sanya trên đảo Hải Nam, nơi sẽ chứa không chỉ SSBNs mà cả tàu sân bay và tàu hộ tống khi chúng được triển khai. Năm 2008, một chiếc SSBN đã được triển khai ở đó, và tới tháng 10-2010, hai tàu ngầm hạt nhân Shang đã vào bến ở Sanya. Tàu sân bay Thi Lan chắc chắn cũng sẽ đậu ở đó. Khi mà Hải Nam phát triển căn cứ hải quân thì quần đảo Hoàng Sa ở phía nam được cho là sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường hàng không và đường biển cho Hải Nam. Điều đó giải thích vì sao Bắc Kinh rất nhạy cảm với các tàu khảo sát của Mỹ và tại sao 5 tàu hải quân Trung Quốc đã đụng độ với tàu Impeccable của Mỹ khi Impeccable đi vào vùng biển 121 km tính từ đảo Hải Nam vào ngày 9-3-2009.
Bảo vệ Hải Nam là một chuyện, nhưng bảo vệ đường đi của tàu sân bay và SSBN vào biển lớn là một chuyện khác. Vì việc này, Trung Quốc cần phải tuần tra xung quanh quần đảo Trường Sa, hoặc ít nhất họ cũng cần khả năng ngăn chặn các cường quốc bên ngoài can thiệp vào những hoạt động của hải quân Trung Quốc trong một khu vực sẽ mở rộng tới tận Eo Malacca. Năm 2009, nguyên Phó Tổng Tư lệnh Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Tướng Trương Lý (Zhang Li) đã kêu gọi xây một sân bay và một cảng biển tại bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef) trong khu vực Philippines tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, mà hiện giờ do Trung Quốc chiếm. Ý định của họ là thực hiện các cuộc tuần tra trên không tại khu vực, để yểm trợ các tàu cá Trung Quốc, và để thể hiện chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Chính Lưu Hoa Thanh là người đưa ra khái niệm phòng thủ khu vực cho Trung Quốc, khái niệm này tạo ra không gian hàng hải cần bảo vệ, để từ đó Trung Quốc phát triển hải quân. Lưu học được khái niệm phòng thủ khu vực từ Sergei Gorshkov, chỉ huy hải quân Xô Viết, là người hướng dẫn Lưu tại Học viện Hải quân Xô Viết khi ông ta du học ở đó những năm 1950. Dưới trướng Lưu, chiến lược hải quân của Trung Quốc chuyển từ phòng thủ ven bờ sang “phòng thủ gần bờ”, bao trùm lên một khu vực rộng tới “chuỗi đảo đầu tiên”. Vùng biển này trải dài suốt từ Nhật Bản đến quần đảo Ryukyu, đến Philippines rồi đến Biển Đông; chuỗi đảo thứ hai vươn xa hơn ra bên ngoài, vào Thái Bình Dương, và trải dài từ Nhật Bản, bao trọn cả Guam. Kể từ khi hai chuỗi đảo này được hình thành cách đây hai thập niên, khái niệm chuỗi đảo tiếp tục định hình tư duy hàng hải Trung Quốc, coi đó như một cách để xác định và phân ranh giới các khu vực lợi ích. Chuỗi đảo đầu tiên bao gồm cả Đài Loan, như tâm điểm chú ý, và cả không gian biển bao quanh nó, tạo thành bức chướng ngại ngăn chặn tàu ngầm trong trường hợp Đài Loan tuyên bố độc lập. Nó cũng bao gồm những vùng biển đủ để có thể cho SSBN thường xuyên tuần tra và triển khai hoạt động ở những vùng biển giữa (không gần bờ nhưng cũng không quá xa ngoài khơi).
Là phòng thủ khu vực, nó bao gồm cả Hoàng Hải lẫn Biển Đông, như là những vị trí trú ẩn an toàn để đặt các căn cứ hải quân cũng như mở đường tiến ra biển an toàn. Tuy nhiên, phòng thủ khu vực đòi hỏi Hải quân Mỹ phải bị giữ chân ở ngoài vịnh và ở một khoảng cách vừa đủ để không can thiệp vào việc Trung Quốc triển khai hải quân trong khu vực. Để đạt mục tiêu này, Trung Quốc đã triển khai DF-21D, được mô tả là một Tên lửa Đạn đạo Chống Tàu biển (ASBM) có khả năng ngắm bắn các tàu sân bay Mỹ và các tàu bề mặt lớn khác. Đô đốc hải quân Mỹ Robert F. Willard, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, nói rằng cùng tàu ngầm Trung Quốc, tên lửa này có thể là một nguy cơ nghiêm trọng đối với hải quân Mỹ, và cuối cùng có thể sẽ “trung lập hóa” năng lực phóng chiếu sức mạnh của Mỹ. Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố rằng với việc định vị và truy đuổi mục tiêu hiệu quả, tên lửa có thể đặt tàu hải quân Mỹ vào vòng nguy hiểm trong khoảng từ 1.500 đến 2.100 km.
Cùng với khái niệm phòng thủ khu vực, Trung Quốc kỳ vọng Mỹ công nhận các vùng ảnh hưởng riêng rẽ trên tây Thái Bình Dương, trong đó, Đài Loan và Biển Đông bị giữ trong vùng ảnh hưởng của Trung Quốc. Từ quan điểm của Trung Quốc, sự hiện diện của hải quân Mỹ trong vùng biển tây Thái Bình Dương ngăn chặn việc Đài Loan hợp nhất với lục địa và làm cho các nước ASEAN ở Biển Đông trở nên liều lĩnh, dám phản đối các yêu sách của Trung Quốc. Nếu có thể đạt tới một thỏa thuận nào đó theo cách này, với một nước Mỹ suy yếu về kinh tế, thì nghĩa là Trung Quốc quả thật sẽ trở thành siêu cường thống trị tây Thái Bình Dương.
Phản ứng của Mỹ
Ý tưởng dung hợp một quyền lực đang nổi lên và xoa dịu thù hận và xung đột đã thu hút sự chú ý trong các cuộc thảo luận về sự chuyển giao bá quyền và về việc tạo ra một sự hòa hợp về quyền lực ở châu Á. Tuy nhiên, quan điểm của Trung Quốc về “tầm ảnh hưởng” đã vượt ra ngoài giới hạn có thể dung hợp, đó là lý do tại sao chính quyền Obama phản đối. Sự tham gia của Mỹ và lợi ích của họ trên vùng biển phía tây Thái Bình Dương vượt ra khỏi sự phân chia đó, nếu chấp nhận sự phân chia đó là phá hoại liên minh với Nhật Bản và Hàn Quốc. Chiến lược của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương sẽ bị vở từng mảng, và Mỹ sẽ bị gán một vai trò ít có ảnh hưởng ở khu vực. Để tránh đi cái nguy cơ này, chính quyền Obama đã đối đầu với áp lực của Trung Quốc ở tây Thái Bình Dương bằng cách đưa ra những tín hiệu rõ ràng về lợi ích của họ trên Biển Đông và xúc tiến quan hệ an ninh với các đồng minh và những nước ủng hộ họ.
Có thể thấy lợi ích của Trung Quốc tại những vùng ảnh hưởng riêng rẽ trong sự chuẩn bị cho Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội vào tháng 7-2010. Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington, kỳ vọng rằng Mỹ sẽ đồng ý, đã đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ không đưa vấn đề Biển Đông ra. Trước đó, Mỹ ít thể hiện quan tâm trong vấn đề này ngoài việc cho rằng phải duy trì quyền tự do hàng hải, và với Trung Quốc thì dường như sự không quan tâm đó sẽ còn tiếp tục. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Hillary Clinton cuối cùng đã đưa ra một lập trường tại diễn đàn, tập hợp lại các nước ASEAN có yêu sách chủ quyền và đã từng bị cảnh báo dưới sức ép của Trung Quốc. Trong một động thái làm Trung Quốc ngỡ ngàng, bà khẳng định lợi ích của Mỹ trên Biển Đông và nhấn mạnh rằng các quốc gia có yêu sách đều nên theo đuổi yêu sách chủ quyền của mình phù hợp với UNCLOS và phù hợp các cấu trúc địa lý trên biển. Việc này thách thức các yêu sách của Trung Quốc, vốn dựa trên lịch sử và quyền của người phát hiện đầu tiên hơn là dựa vào việc mở rộng các cấu trúc địa lý trên cơ sở pháp lý. Bà Clinton cũng ủng hộ một “tiến trình ngoại giao hợp tác giữa tất cả các nước có yêu sách liên quan”, trong khi Trung Quốc trước nay vẫn khẳng định rằng đàm phán về vấn đề Biển Đông cần phải được tiến hành song phương với từng nước ASEAN, bên thứ ba không nên dính líu vào. Kể từ cuộc họp đó, Mỹ đã xúc tiến đẩy mạnh quan hệ quốc phòng với các nước ASEAN có cùng mối lo ngại về Trung Quốc. Ngày 23-7-2010, Washington chấm dứt lệnh cấm quan hệ với Lực lượng Đặc nhiệm Indonesia, tên là Kopassus. Lệnh cấm này được đưa ra hồi năm 1997, cấm Hoa Kỳ có quan hệ với những đơn vị quân sự nước ngoài có tiền sử vi phạm nhân quyền. Một cách rất có ý nghĩa, tháng 9-2010, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natelagawa bác bỏ quan điểm của Trung Quốc cho rằng Mỹ không nên tham gia vào tranh chấp Biển Đông. Tuyên bố đó của Marty Natelagawa là một sự thể hiện tâm lý thận trọng vốn có của Indonesia đối với Trung Quốc.
Philippines cũng đẩy mạnh quan hệ với Mỹ như một cách phản ứng trước áp lực của Trung Quốc, bất chấp mối quan hệ phức tạp của họ với ông chủ cũ thời thực dân. Ngoại trưởng Albert del Rosario nói tới “hành động hung hăng của Trung Quốc”, và vào tháng 6-2011, đã đi thăm Washington để nhận được từ phía Mỹ lời đảm bảo sẽ ủng hộ. Trong thời gian ở đó, ông thúc ép Mỹ làm rõ lập trường về Hiệp ước Phòng thủ Tương hỗ (MDT) năm 1951. Manila trước đó luôn khẳng định rằng MDT bao trùm lên toàn bộ Biển Đông, nhưng Mỹ bác bỏ. Mỹ lập luận, yêu sách của Philippines được đưa ra sau khi Hiệp ước được ký xong xuoi, và Mỹ chỉ có cam kết về mặt pháp lý với việc bảo vệ Philippines như đã xác định trong Công ước Paris 1898, theo đó Mỹ nhận Philippines từ tay Tây Ban Nha. Tuy nhiên, Mỹ đã thường xuyên hỗ trợ về vật chất, trước cảnh Philippines hướng về Mỹ để tìm chỗ dựa cho năng lực hải quân yếu kém của họ. Del Rosario kêu gọi xây dựng một hệ thống cho thuê vũ khí, theo đó họ có thể thuê thiết bị mới từ Mỹ. Mỹ cũng nhất trí mở rộng việc chia sẻ thông tin tình báo với Philippines để tăng cường hiểu biết về hàng hải của họ cũng như năng lực khảo sát.
Với Việt Nam, quan hệ của Mỹ đã cải thiện trong cái mà bây giờ là một mối hợp tác về an ninh ngày càng phát triển, được xúc tiến bởi quân đội của cả hai bên. Việt Nam coi Mỹ là một đối trọng quan trọng trước Trung Quốc, nhưng sự gần gũi về mặt địa lý của họ với người láng giềng khổng lồ ở phương Bắc cho thấy là họ sẽ phải thận trọng. Quan hệ đó không thể đi xa hơn ra ngoài các hạn chế do sự lo ngại phản ứng của phía Trung Quốc đặt ra, và do chính Quốc hội Mỹ đặt ra nữa (do thất bại trong Chiến tranh Việt Nam, Quốc hội Mỹ đã ngăn chặn nỗ lực của bên hành pháp nhằm thiết lập quan hệ gần gũi hơn với Việt Nam). Dù vậy, một loạt chuyến thăm có ý nghĩa đã diễn ra, gồm chuyến thăm nổi tiếng của Tổng thống Bill Clinton sang Việt Nam hồi tháng 11-2000, là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Hoa Kỳ tới một nước Việt Nam thống nhất. Tháng 8-2010, tàu sân bay mang tên George Washington đã đi dọc bờ biển Việt Nam và đón một số quan chức quân sự cấp cao của Việt Nam lên thăm. Hải quân Mỹ tìm kiếm dịch vụ và cơ sở tiếp viện cho tàu của họ ở Việt Nam, với việc ba tàu hải quân như thế đã được sửa chữa tại Việt Nam trong hai năm qua – tàu thứ ba là USNS Richard E. Byrd, hoạt động ở cảng Cam Ranh tháng 8-2011. Vào ngày 1-8-2011, Mỹ và Việt Nam ký một thỏa thuận được coi như hiệp định quân sự đầu tiên kể từ thời chiến tranh Việt Nam, dù thỏa thuận này chỉ giới hạn ở hợp tác về y tế và hợp tác nghiên cứu quân y, nhưng chắc chắn nó sẽ mở ra cánh cửa cho các hiệp định khác lớn hơn.
Kể từ đó, Tổng thống Obama nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và phản đối các ý kiến cho rằng Mỹ sẽ thu nhỏ vai trò của mình để điều chỉnh ch phù hợp với sự nổi lên của Trung Quốc. Trong một chuyến thăm tới Australia tháng 11-2011, ông tuyên bố rằng Mỹ sẽ triển khai luân phiên 2.500 lính thủy đến vùng phía bắc Australia; ông cũng tiết lộ rằng tàu hải quân và máy bay Mỹ sẽ tăng cường sử dụng các căn cứ ở Australia. Sự gần gũi về địa lý của Australia với Biển Đông và các khu vực xung quanh, cũng như địa vị của họ với tư cách một đồng minh tin cậy cùng một chính phủ ổn định khiến họ trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với Mỹ – quốc gia đã và đang tìm kiếm các vị trí để từ đó có thể triển khai quân đội vào những vùng tranh chấp ở tây Thái Bình Dương. Trong một diễn văn trước hội nghị thượng đỉnh ASEAN cũng tháng đó, Obama tuyên bố Mỹ đang trở lại khu vực một cách mạnh mẽ, giảm dần sự tham gia ở Iraq và Afghanistan. Khi Mỹ tăng cường vai trò trong khu vực, các nước ASEAN sẽ trở nên cứng cỏi hơn khi đối đầu với áp lực từ Trung Quốc, vốn tăng lên trong hai năm qua. Nếu các xu hướng này tiếp tục thì khu vực sẽ bị phân cực giữa Mỹ và Trung Quốc, và căng thẳng sẽ đặc biệt gia tăng trên Biển Đông.
Sự đảm bảo từ phía Trung Quốc
Nhận thức được các biến cố đã thay đổi theo hướng bất lợi cho Trung Quốc ít nhất từ Diễn đàn Khu vực ASEAN tháng 7-2010, ban lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào đã nỗ lực xoa dịu căng thẳng trên Biển Đông. Lập trường hung hăng của một số vị đại diện quân đội Trung Quốc cũng như việc thúc đẩy cực kỳ mãnh liệt sự ra đời một vùng ảnh hưởng ở tây Thái Bình Dương đã đe dọa gây ra phản ứng dữ dội với Trung Quốc và thậm chí còn đẩy ASEAN đến gần Mỹ hơn.
Trong khi đó, người điều phối chính sách ngoại giao của Hồ Cẩm Đào, Quốc vụ khanh (và cố vấn an ninh quốc gia trên thực tế) Đới Bỉnh Quốc đã có hành động kiểm soát tình hình, ngăn chặn việc chính sách của Trung Quốc bị chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa ngày càng hung hăng một cách rõ rệt kia khống chế. Trong một diễn văn trước ban thư ký ASEAN vào ngày 22-1-2010, Đới tuyên bố Trung Quốc không định làm “bá quyền”, không muốn “tống cổ Mỹ khỏi châu Á”, và rằng vấn đề Biển Đông sẽ dành cho các thế hệ tương lai giải quyết. Trong một bài báo trên tờ Wall Street Journal, Đới nói với các độc giả Mỹ rằng “Trung Quốc không bao giờ nghĩ tới việc cạnh tranh để giành vị trí lãnh đạo thế giới”, Trung Quốc đã hợp tác với Hoa Kỳ về nhiều vấn đề phức tạp khác nhau, và là “một đối tác mà Hoa Kỳ có thể tin cậy”.
Trung Quốc cũng đã xúc tiến làm dịu căng thẳng với Việt Nam – đối thủ chính của họ trên Biển Đông. Đới thăm Hà Nội từ ngày 5 đến 9 tháng 9 năm 2011, để dự hội nghị lần thứ năm của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Trung-Việt. Trong thời gian ở đó, ông ra tuyên bố nói rằng “hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong các vấn đề khu vực và tăng cường quan hệ Trung Quốc-ASEAN. Hai bên cũng nhất trí sẽ xử lý thích hợp tranh chấp Biển Đông thông qua tham vấn sâu sắc để duy trì quan hệ hữu nghị giữa hai nước”. Chẳng bao lâu sau đó, Ngô Bang Quốc, Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc, gặp Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ở Bắc Kinh và tuyên bố rằng Trung Quốc muốn đẩy mạnh lòng tin chính trị đối với Việt Nam và giải quyết các vấn đề hiện tồn trong quan hệ song phương. Vào ngày 15-10, cả Trung Quốc và Việt Nam đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác quân sự bằng cách tăng cường liên lạc giữa các quan chức cấp cao, và thiết lập một đường dây nóng giữa bộ quốc phòng hai nước. Họ cũng nhất trí tuần tra chung dọc biên giới trên bộ và trong Vịnh Bắc Bộ, cho tàu hải quân hai nước tăng cường thăm lẫn nhau, và thảo luận việc cùng khai thác biển. Ở Việt Nam, những cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc đã diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM suốt từ tháng 6-2011, nhưng cho đến tháng 10 những người biểu tình đã bị sàng lọc và các cuộc biểu tình chấm dứt.
Tương lai
Cái mà một thời là tranh chấp chủ quyền biển, liên quan đến Trung Quốc, Việt Nam, và các nước ASEAN ven biển đã trở thành một thứ gây ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định ở tây Thái Bình Dương. Trung Quốc là nước duy nhất viện đến vũ lực trong tranh chấp – khi họ đánh đuổi quân đội miền Nam Việt Nam khỏi Tây Hoàng Sa vào tháng 1-1974 và khi họ đánh chìm ba tàu Việt Nam năm 1988. Các tranh chấp này bị kiềm chế vì chúng không liên quan tới các siêu cường bên ngoài; mặc dù ASEAN có được cảnh báo sau vụ giao chiến năm 1988 nhưng sự cố đó không làm Mỹ lo ngại. Khi  các nước ASEAN tham gia vào thăm dò khai thác năng lượng trong thập niên 1990, có những sự cố khác nhau dính tới Trung Quốc, vài sự cố giữa chính các nước ASEAN với nhau, nhưng ít có nguy cơ toàn diện. Thời đó giờ đã qua, khi mà các chương trình tăng cường hải quân khiến cho Biển Đông trở nên quan trọng hơn đối với Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc cần những căn cứ an toàn ở Hải Nam, những vị trí có thể được bảo vệ chống tàu ngầm và tấn công từ trên không, và cần đảm bảo đường đi lối lại trên Biển Đông, ra vùng biển xa hơn, để thực hiện các nhiệm vụ mà Trung Quốc tự trao cho mình. Vì các lý do đó, Trung Quốc bắt buộc phải tìm cách kiểm soát nhiều hơn cả khu vực và giữ hải quân Mỹ ở một khoảng cách an toàn. Thái độ hung hăng của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông cũng đã thúc đẩy các nước ASEAN phải tìm đến với Mỹ và phải thực hiện các chương trình hiện đại hóa hải quân của chính họ. Chẳng hạn, Việt Nam đã mua của Nga 6 tầm ngầm lớp Kilo và 8 máy bay chiến đâu đa nhiệm Su-30MK2V, còn Indonesia thì ký hợp đồng mua ba tàu ngầm Hàn Quốc. Việc Hồ Cẩm Đào phái Đới Bỉnh Quốc sang Việt Nam trong một nỗ lực làm dịu căng thẳng trên biển cho thấy Trung Quốc nhận ra được độ nguy hiểm trong những khuynh hướng trên đây.
Việc chính quyền Hồ Cẩm Đào tìm cách làm giảm căng thẳng quả thật được rất nhiều người hoan nghênh, nhưng đã qua rồi thời kỳ mà Mao Trạch Đông hoặc Chu Ân Lai có thể kiểm soát chính sách của Trung Quốc chỉ đơn giản bằng các nghị định. Việc hoạch định chính sách ở Trung Quốc đã trở nên khó khăn hơn nhiều, vì quyền lực phân tán hơn và ít cởi mở hơn cho những can thiệp trực tiếp từ bên trên. Trung Quốc có thể tuyên bố hữu nghị với thế giới bên ngoài, nhưng các năng lực hải quân của họ vẫn tiếp tục mở rộng ra theo những kế hoạch phát triển kéo dài hàng thập kỷ. Sau đó các kế hoạch ấy sẽ tự phát triển, tự sống riêng, một khi có ngân sách và tham vọng dân tộc được đánh thức. Họ tích lũy những thể chế hùng mạnh trong PLA và lực lượng an ninh, coi đó như phương tiện để thực hiện các tham vọng riêng của họ và phục hồi địa vị vĩ đại của nước Trung Hoa. Khi các tàu sân bay xuất hiện cùng tàu hộ tống, cùng thêm nhiều SSBN lớp Jin và tàu ngầm hạt nhân, áp lực đè lên các nước ASEAN ở Biển Đông sẽ dâng cao, và cạnh tranh với Mỹ càng quyết liệt.
Mỹ có thể phải đối diện với nguy cơ bị gạt ra khỏi tây Thái Bình Dương, đó là lý do vì sao chính quyền Obama không có mấy lựa chọn ngoài việc khẳng định lợi ích của mình trên Biển Đông. Trong kịch bản xấu nhất, chiến lược hải quân Trung Quốc sẽ bộc lộ chính sách của Bắc Kinh đối với Biển Đông, và khi đó Trung Quốc sẽ rơi vào con đường đối đầu với Mỹ và cả khu vực. Quả thật, có nguy cơ là một quân đội nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa sẽ thách thức quyền lãnh đạo của đảng trong quá trình chuyển giao từ chính quyền Hồ Cẩm Đào (mùa hè này) và dẫn đến một lập trường cứng rắn hơn trong các vấn đề như Biển Đông.
Kịch bản bi quan này không nhất thiết là chắc chắn sẽ xảy ra, bởi lẽ giới lãnh đạo chính trị ở Trung Quốc là những người theo chủ nghĩa can thiệp rất mạnh và chắc chắn sẽ hành động để ngăn ngừa kết cục đó. Nếu lãnh đạo chính trị kiềm chế sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, nếu họ kiềm chế được nhu cầu phải độc quyền kiểm soát toàn bộ khu vực, nếu họ duy trì được tự do hàng hải cho các nước khác cũng như cho mình, và nếu lãnh đạo mới thực hiện được lời đảm bảo của Đới Bỉnh Quốc rằng vấn đề Biển Đông quả thật sẽ được để lại cho các thế hệ sau giải quyết, thì Bắc Kinh có thể khiến cho việc họ phát triển hải quân Trung Quốc trở thành một việc khả dĩ chấp nhận được đối với khu vực. Theo cách đó, Trung Quốc cũng sẽ tránh được đối đầu trực tiếp với Mỹ.
Nguồn: CSIS
Người dịch: Khuyết danh

China.com

SỰ THẬT TÀN BẠO:  ĐẠI TIỆC NAM HẢI

ĐÃ BỊ CƯỚP ĐI MỘT CÁCH ĐIÊN CUỒNG

30.3. 2012
(Không có tên tác giả)
Người dịch:  Quốc Thanh

Tranh chấp Nam Hải đã đi từ tranh chấp tài nguyên đến đấu tranh địa-chính trị, mà nguồn lợi thu được từ đấu tranh địa-chính trị sẽ bù ngược trở lại cho tranh chấp tài nguyên, một số nước xung quanh Nam Hải đang áp dụng chiến lược giành giật toàn diện, nhất thể hóa đối với Trung Quốc, buộc Trung Quốc phải thỏa hiệp và thoái bộ.

Năm 2011, tranh chấp về quyền lợi biển giữa nước ta với các nước xung quanh ngày càng nổi rõ, những vấn đề phải đối mặt ngày càng rắc rối, cả ở các vùng biển Hoàng Hải, Đông Hải và Nam Hải[i] nước ta đều phải đối mặt với vô số những tranh chấp về phân chia quyền lợi biển với các nước láng giềng, hình thế bảo vệ quyền lợi biển của Trung Quốc hết sức nghiêm trọng, trong đó vấn đề Nam Hải là nổi bật nhất, đã trở thành một tiêu điểm và điểm nóng trong quan hệ quốc tế. Do Mỹ điều chỉnh lại sách lược ở khu vực Tây Thái Bình Dương, gấp gáp tiến hành tư thế tiến công bao vây chiến lược đối với Trung Quốc, với sự  xúi giục và tiếp tay của Mỹ, các nước xung quanh đã gây nên một đợt tranh chấp mới về sự quy thuộc các đảo ở Nam Hải, khiến cho hình thế khu vực Nam Hải ngày càng trở nên căng thẳng và phức tạp. Theo con mắt một vài thế lực bên ngoài nào đó, Nam Hải đầy khả năng trở thành thế “Balkans của Châu Á”. Mà việc Mỹ điều chỉnh chiến lược xưng bá toàn cầu là động lực căn bản dẫn đến quốc tế hóa và phức tạp hóa vấn đề Nam Hải.
Tranh chấp về quyền lợi biển phát sinh giữa Trung Quốc với các nước xung quanh không hề là một sự kiện tách rời và riêng lẻ, xét từ góc độ điều chỉnh lại cục diện địa-chính trị quốc tế gần đây, tranh chấp về quyền lợi biển gay gắt giữa các nước cùng việc bảo vệ lợi ích kinh tế biển của từng nước đã trở thành chuyện thường thấy, từ vùng Bắc Cực băng giá cho đến đường thủy Malacca nhộn nhịp, cuộc đấu tranh tranh chấp tài nguyên biển và khống chế đường biển đang ngày càng căng thẳng, vấn đề Nam Hải đang trở nên ngày càng không thể nắm bắt nổi với sự thúc ép từ các nước lớn và lợi ích kinh tế.
Xét từ góc độ địa-chính trị, ai khống chế được Nam Hải, kẻ ấy có thể khống chế được Đông Nam Á, từ đó mà khống chế được toàn bộ vùng Tây Thái Bình Dương và đại lục Châu Úc. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nơi đây là vùng tiền duyên giao tranh giữa hai trận tuyến, Mỹ và Liên Xô cũ lần lượt đặt căn cứ quân sự đối đầu cách biển ở vịnh Subic của Philippines và vịnh Cam Ranh của Việt Nam. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Nam Hải tạm thời xuất hiện thời kì chân không chiến lược, khu vực này không hề được sự quan tâm quá mức của Mỹ, nhưng bước vào thế kỷ 21, cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế của các nước Đông Á như Trung Quốc, ASEAN…, nhất là sau “Sự kiện 11.9”, ASEAN tỏ thái độ thận trọng khi triển khai sự  hợp tác chống khủng bố với Mỹ, đồng thời phản ứng mạnh mẽ chính sách bá quyền của Mỹ, mối liên hệ kinh tế giữa Trung Quốc với ASEAN ngày càng chặt chẽ khiến Mỹ cảm thấy quyền lực mềm của mình ở khu vực này đang liên tục bị xói mòn, thế mạnh của Trung Quốc và sự trễ nải của Mỹ “đang ảnh hưởng tới tình hình của Châu Á”.

Sau khi chính phủ Obama lên nắm quyền, để “tái lập” sự khống chế vùng Đông Á, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc, Mỹ dần dần hướng mắt về Nam Hải, mưu đồ lấy lí do “an toàn đi lại trên biển”, mượn vấn đề Nam Hải làm con chip mặc cả chính trị, giành lợi thế về vấn đề chiến lược, đồng thời gia tăng sức ảnh hưởng đối với khu vực Nam Hải về mặt địa-chính trị, hình thành thế hợp vây Trung Quốc về mặt quân sự.  Chúng ta cần thấy rằng, việc áp dụng sách lược ra sao để khiến Trung Quốc không thể phát triển thành mối uy hiếp đối với sự xưng bá của Mỹ, đó chính là một vấn đề chiến lược cốt lõi mà các chính khách Mỹ suy nghĩ đến bấy lâu nay. Khi vấn đề Đài Loan đang đi vào bối cảnh hợp tác tích cực cùng với sự cải thiện mối quan hệ hai bờ, thì việc quốc tế hóa, phức tạp hóa vấn đề Nam Hải liền trở thành một sáng kiến chiến lược mới để Mỹ khống chế sự phát triển của Trung Quốc. Mỹ hi vọng bằng việc “lưỡng hóa” này sẽ khiến cho Trung Quốc đầu tư nhiều nguồn vốn chiến lược hơn vào việc giải quyết vấn đề Nam Hải. Đây là một nước cờ để Mỹ “dẫn dắt” việc phân bổ nguồn vốn chiến lược của Trung Quốc. Sự xung đột và giành giật giữa Trung Quốc và Mỹ về vấn đề Nam Hải thực tế là một “chiến trường mới” tiến hành điều chỉnh lại đại cục diện địa-chính trị quốc tế, vấn đề Nam Hải sở dĩ khi thăng khi trầm như vậy trong năm 2011, là do Mỹ đã đóng vai cực kỳ đáng hổ thẹn ở đằng sau.
Mấy năm gần đây, Mỹ tỏ ra ngày càng sốt sắng hơn với vấn đề tranh chấp các quần đảo và tài nguyên dầu khí ở Nam Hải. Mỹ từng bước điều chỉnh chính sách “không dính líu” vào Nam Hải, tăng thêm độ lực thẩm thấu quân sự vào khu vực Nam Hải. Một chiêu trắng trợn nhất trong đó chính là tích cực thúc đẩy tổ chức diễn tập quân sự nhiều bên và hai bên, lấy Nam Hải làm bối cảnh, với một số nước Đông Nam Á. Năm 2010, với khẩu hiệu “quay trở lại Đông Á”, Mỹ đã đẩy nhanh thêm bước tiến vào Nam Hải. Còn các nước có liên quan ở Nam Hải thì thúc đẩy việc quốc tế hóa vấn đề Nam Hải, mưu đồ nỗ lực thúc đẩy “nâng cấp” vấn đề Nam Hải thành vấn đề giữa ASEAN với Trung Quốc để giải quyết. Một số nước thậm chí còn lấy cớ tăng cường sự hợp tác khu vực để hòng thông qua ASEAN và thế lực bên ngoài do Mỹ đứng đầu để cấu thành thế “nhiều đối một” đối với Trung Quốc, hình thành nên một hợp lực để cùng ứng phó với Trung Quốc.
Trung Quốc chưa sản xuất được một giọt dầu nào ở vùng trung và nam Biển Nam Trung Hoa[ii] thì đã bị các tiểu quốc Đông Nam Á điên cuồng giành giật tài nguyên dầu khí, hãy nghe, giàn khoan dầu của bao nước  nổ ầm ầm trên vùng biển của Trung Quốc đang tàn nhẫn hút lấy những giọt máu dầu mỏ của Trung Quốc.
Từ ngày 21 đến ngày 24 tháng 5 năm 2011, Bộ ngoại giao Philippines ra tuyên bố nói, có mấy tàu hải quân Trung Quốc đã tới cắm phao tiêu và cột trụ ở Amy Douglas Bank về phía tây đảo Palawan Philippines. “Theo phía quân đội Philippines, những chiếc tàu Trung Quốc này đã đổ một ít nguyên vật liệu xây dựng để dựng một số cột trụ, rồi cắm phao tiêu”.
Điện ngày 26 tháng 5 năm 2011, giàn khoan “Dầu mỏ hải dương 981” nước sâu kiểu nửa chìm đầu tiên của nước ta, chiều ngày 26 với sự lai dắt, hộ tống của 8 tàu lai dắt và 4 tàu tuần tra biển, đã đi qua được đường Bắc Tào ở Trường Giang Khẩu một cách suôn sẻ, điều này đánh dấu sự tái lập kỷ lục hạ thủy giàn khoan có độ rộng lớn nhất ở đường biển nước sâu Trường Giang Khẩu, mở ra một trong những đường khai thác thăm dò dầu ở Nam Hải Trung Quốc dạng thăm dò dầu nước sâu của nước ta. Có tin nói giàn khoan “Dầu mỏ hải dương 981” sẽ tới Đông Hải trước trong một ngày gần đây, đồng thời sẽ tới vùng biển Nam Hải vào mùa thu.
Tháng 5 năm 2011, (theo Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam) Hội Dầu khí Việt Nam đã ra Tuyên bố trước việc tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Ngày 26/5/2011, 3 tàu Hải giám của Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) – Hội viên của Hội Dầu khí Việt Nam, khi đang khảo sát địa chấn trong lô 146-148 cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) 116 hải lý về phía đông, nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 9 tháng 6 năm 2011,  người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói ngày hôm trước, tàu Trung Quốc cố tình phá cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam khi đang tác nghiệp tại Nam Hải, đã xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi về chủ quyền và quyền quản lý của Việt nam. Điện ngày 9 tháng 6 năm 2011 (nhà báo  Đào Xã Lan), Bộ quốc phòng Trung Quốc ngày 9 biểu thị, biên đội tàu quân sự hải quân Trung Quốc dự định tiến hành huấn luyện tại vùng biển quốc tế ở Tây Thái Bình Dương vào hạ tuần tháng 6. Báo “Đất Việt” của Việt Nam ngày 10 đăng một bản Thông cáo nói ngày 13 tháng 6, Việt Nam sẽ tổ chức diễn tập đạn thật, đồng thời cảnh cáo các loại tàu thuyền hãy tránh xa vùng biển này…
Một biểu đồ phân chia lô dầu khí Đông Nam Á:  thường cơ quan chủ quản dầu mỏ hoặc công ty dầu mỏ của các nước phân chia những khu vực có giá trị tiềm năng ra thành nhiều lô hợp đồng để đấu thầu. Sau đó phân dầu mỏ được ký kết thành các hợp đồng, nếu dầu mỏ có giá trị công nghiệp cao thì tiến hành phân ra dựa vào cổ phần có được trong hợp đồng, như giếng dầu Bồng Lai 19-3 nằm trên lô 19-3 biển Bột Hải để ngỏ với các nước. CNOOC chiếm 51% cổ phần, ConocoPhillips chiếm 49% đồng thời đảm nhận làm nhà điều hành. Các ô màu xanh lá cây trên sơ đồ chính là các lô đấu thầu được các nước Đông Nam Á phân chia ở Nam Hải. Hiển nhiên là các nước xung quanh đã thò tay dần vào nơi sâu nhất của Nam Hải, thời năm 1999, giếng dầu của các nước Đông Nam Á về cơ bản nằm ngoài hoặc sượt qua đường 9 đoạn, nhưng giờ đây các nước đã không hài lòng với những hoạt động thăm dò ngày càng nhảy vọt của các nước Đông Nam Á ở Nam Hải, mưu đồ của các nước này đã không chỉ dừng lại ở trên biểu đồ, mà đã thể hiện ra cả trong hành động.

Những tin tức trên đây chắc chắn chứng tỏ sự tranh giành các giếng dầu ở Nam Hải ngày càng khốc liệt, vậy thì hiện trạng dầu mỏ ở Nam Hải rút cuộc là ra sao?
Về vấn đề này, tin tức các loại của chúng ta xưa nay đều mập mờ. Chẳng hạn như có người nói việc khai thác dầu của Việt Nam ở Nam Hải chưa tiến vào đường 9 đoạn, lại có người nói cái gọi sự thật Nam Hải là chưa có nước nào lắp đặt giàn khoan ở trong lòng Nam Hải đang có tranh chấp cả…, tất cả chỉ có vậy. Những nhận biết của chúng ta về việc khai thác dầu ở Nam Hải  luôn là hỗn loạn và mơ hồ, đều chỉ nói là các nước Đông Nam Á trắng trợn khai thác dầu, nhưng lại không thể nói rõ ra được là nước a,b,c nào, bởi vì chưa có ai tiến hành khảo cứu cho nghiêm túc về vấn đề này. Bất luận là ra sao, có những việc luôn cần có người làm, tôn chỉ của bài này là để giúp mọi người có sự nhận thức đúng về hiện trạng khai thác dầu mỏ ở Nam Hải.
 Bể dầu Nam Hải đang ngày càng bị tằm ăn rỗi
Ngoài mấy bồn trầm tích trên thềm lục địa ven biển Trung Quốc nằm trong đường hải giới truyền thống của nước ta, ở vùng dốc lục địa và vùng thềm lục địa bán đảo Đông Dương còn có 26 bồn trầm tích nữa, đó là bồn Tăng Mẫu, bồn Brunei-Sabah, bồn Vạn An, bồn Palawan, bồn máng biển Nam Sa[iii],  bồn Bãi Lễ Nhạc[iv], bồn Bắc Khang, bồn Nam Vi, bồn Trung Kiến, bồn máng biển Tây Sa[v], bồn Bút Giá, bồn Bãi An Độ… Máng biển Palawan, Bãi Lễ Nhạc, bồn Brunei-Sabah, bồn Đông Natuna, bồn Tăng Mẫu, bồn Palawan về cơ bản nằm gần bờ thềm lục địa các nước xung quanh Nam Hải, các nước đều đã tự phân chia lãnh hải, thế là các lô khai thác dầu mở trên biển của các nước này cũng phân bố ven theo đường 9 đoạn.

Biểu đồ đường địa chấn biển Đông Nam Á 
Thăm dò ngoài khơi năm 2008 chủ yếu tiến hành thăm dò địa chấn 2D hoặc 3D bằng các tàu thăm dò kéo các mảng thăm dò. Biểu đồ đo phản ánh trực tiếp mức độ thăm dò ở vùng biển này, các màu sắc khác nhau trong biểu đồ biểu thị sự thăm dò của các công ty thăm dò khác nhau, như màu đỏ đại diện cho Công ty CGG của Pháp, mà xanh da trời đại diện cho Công ty PGS.

 I.  Anh hát xong tôi lên xướng  -   Việt Nam “đầy tham vọng” tranh giành dầu mỏ ở Nam Hải ngày càng quyết liệt

Các bồn dầu khí của Việt Nam chủ yếu ở bồn Sông Hồng, bồn Phú Khánh, bồn Cửu Long, bồn Nam Côn Sơn, bồn Malay-Thổ Chu, bồn Hoàng Sa, bồn Trường Sa. Thăm dò dầu khí biển của Việt Nam chủ yếu tập trung ở bồn Sông Hồng, bồn Phú Khánh, bồn Cửu Long, bồn Nam Côn Sơn, bồn Malay-Thổ Chu, bồn Hoàng Sa, bồn Trường Sa. Trong đó, bồn Mekong Delta là bồn giàu nguồn dầu nhất của Việt Nam, chiếm 25% tổng trữ lượng nguồn dầu khí của Việt Nam; bồn Nam Côn Sơn thì chiếm 20% tổng trữ lượng nguồn dầu khí của Việt Nam; bồn Sông Hồng chiếm 15%, khí là chủ yếu.  Lượng nguồn dầu của Việt Nam là 1,025 tỷ tấn, lượng nguồn khí tự nhiên là 0,245 tỷ m3.
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) là công ty quản lý và thăm dò, sản xuất dầu mỏ duy nhất của Việt Nam.
Phân bố các lô hợp đồng năm 2010 của PetroVietnam, nếu theo dõi kỹ sẽ phát hiện thấy mấy bồn lớn của Việt Nam đã bị các công ty xâu xé hết, các lô hợp đồng theo đấu thầu đã đột phá đường 9 đoạn thâm nhập vào trong đường hải giới nước ta.
Việc phân chia các lô dầu của PetroVietnam, nhìn kỹ sẽ thấy nhiều lô đã tiến vào trong đường hải giới nước ta.
Việt Nam là nước sản xuất dầu đứng thứ ba Châu Á, sản xuất dầu của Việt Nam chủ yếu tập trung ở vùng biển phía nam, các giếng dầu chủ yếu phân bố ở các mỏ: Bạch Hổ (White Tiger), Rạng Đông (Dawn), Đại Hùng (Big Bear), Sư tử Đen.
Sản xuất dầu lớn nhất Việt Nam là Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt-Xô (Vietsovpetro –VSP), xí nghiệp này nắm quyền điều hành mỏ dầu lớn nhất Việt Nam là mỏ dầu Bạch Hổ. Mỏ dầu Bạch Hổ nằm ở vùng biển cách Vũng Tàu về phía đông nam khoảng 120 hải lí, vào đầu thập kỷ 70 được Mobil Oil & Gas Co. của Mỹ phát hiện và làm các công việc tiền kì khai thác. Cuối tháng 4 năm 1975, Chiến tranh Việt Nam kết thúc, Mỹ rút quân, kế hoạch khai thác mỏ dầu này bị hủy bỏ. Năm 1984, Liên Xô và Việt Nam thành lập Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt-Xô, do Liên Xô cung cấp vốn, thiết bị và kĩ thuật khai thác mỏ dầu Bạch Hổ. Ngày 26 tháng 6 năm 1986, cất được mẻ dầu đầu tiên. Từ đó, quy mô của mỏ dầu Bạch Hổ ngày càng mở rộng, sản lượng tăng lên nhanh chóng, trở thành một chiếc “bồn châu báu” của Việt Nam. Sản lượng dầu thô năm 1984 đạt tới 6,8 triệu tấn.
Việt Nam cắt các lô hợp tác dầu khí tới sâu dưới Nam Hải vẫn không quên đánh dấu đường hải giới truyền thống của nước ta, có thể thấy là họ đã hết sức ngang ngược. Hành vi vượt ranh giới thăm dò dầu khí của Việt Nam chỉ có tăng mà không có giảm. Vượt đường hải giới nước ta từ bắc đến nam có các lô hợp đồng : 113, 115, 117, 118-136, 04-1, 04-3, 05-1B,  05-2, 05-3, 06-95, 06-1, 06-2, 07, 08. Hoạt động khai thác và thăm dò dầu khí của Việt Nam ở các lô 04-3, 05-1B, 05-2, 05-3, 06-95, 06-2, 06-1… thuộc Bãi Vạn An hết sức sôi động.
Trong số đó, mỏ dầu Đại Hùng của Việt Nam đã vượt quá đường hải giới của nước ta. Lô ở bắc Vạn An của nước ta cao trùm lên trên lô dầu của Việt Nam. Mỏ dầu sản xuất vượt quá đường ranh giới sớm nhất của Việt Nam là Đại Hùng, nằm ở phía bắc bồn Vạn An, sâu 110 m, lô 05-1, vượt quá đường ranh giới truyền thống của nước ta, cách đảo Côn Lôn[vi] về phía bắc 480 km. Mobil Oil & Gas Co. phát hiện ra mỏ Đại Hùng đầu tiên vào năm 1974, Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt-Xô khoan thăm dò giếng Đại Hùng -1 năm 1987, sản lượng/ngày dầu thô  5800 thùng, khí tự nhiên 850 000m3.   Khai thác ở mỏ Đại Hùng được chia làm 3 giai đoạn (1994, 2000, 2004), năm 2003 bên Việt Nam thu toàn bộ lợi tức của mỏ dầu này. Nắm quyền điều hành hiện nay là Dai Hung Co.
Sản xuất vượt quá đường hải giới Việt Nam có mỏ khí Lan Tây lô 06-1. Mỏ khí này được phát hiện năm 1993, khu vực này còn có mỏ khí Lan Đỏ được phát hiện năm 1992. Lô này đã ở vào phía trong đường hải giới truyền thống của Trung Quốc, nguyên nắm quyền điều hành là BP (Hãng dầu Anh), BP có 35% cổ phần ở mỏ khí này, Công ty ONGC của Ấn Độ có 45% cổ phần, PVEP có 20% cổ phần. Mỏ khí Lan Tây đã đi vào sản xuất năm 2002. Ngày 6 tháng 4 năm 2011, Công ty dầu mỏ lớn thứ ba của Nga là TNK-BP đã mua lại lô 06-1 của Việt Nam từ Hãng dầu Anh (BP ), đồng thời nắm quyền điều hành. Các mỏ khí Lan Tây và Lan Đỏ là những mỏ khí lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
Mỏ khí Hải Thạch nằm ở lô 05-2, phía trong đường hải giới truyền thống của nước ta, nắm quyền điều hành là BP, BP chiếm 75,9% cổ phần ở lô này, PVEP chiếm 24,1% cổ phần còn lại, đang ở giai đoạn khai thác thăm dò, chưa đi vào sản xuất.
Mỏ khí Mộc Tinh nằm ở lô 05-3, phía trong đường hải giới truyền thống của nước ta, tháng 6 năm 2011, mũi khoan dầu lớn nhất của Việt Nam bắt đầu khoan thăm dò ở đây, lần khoan thăm dò này do Công ty Petroleum Operating Company (Bien Dong POC) đầu tư, công ty này là công ty con của PetroVietnam. Hai mỏ khí Mộc Tinh và Hải Thạch dự tính mỗi ngày sẽ sản xuất được từ 15 000 đến 20 000 thùng khí ngưng tụ.
Việc thăm dò ở lô 07/03 của Việt Nam cũng đang trong chiêng trống rùm beng, lô này có diện tích 4915 km2, sâu 319 m, nằm ở phía trong đường hải giới truyền thống của nước ta, sát ngay đường hải giới Nam Hải mà nước Inđônexia láng giềng đơn phương phân chia, ở về phía bắc lô TUNA do Inđônexia thiết lập. Nắm quyền điều hành là Vamex, đã tiến hành thăm dò 1925 km 2D năm 2004.
Năm 2009, Pan Pacific Petroleum khoan thăm dò 1 giếng thăm dò (07-CRD-1X) ở lô 07-03, phát hiện thấy có dầu khí hiển thị rõ trong khu vực khống chế giếng, đã đặt tên cho nó là Cá Rồng Đỏ (Red Emperor). Qua khai thác thử, giếng này có sản lượng ngày 3652 thùng dầu thô và 810 feet khối khí tự nhiên, lại không bị ngậm nước. Cùng năm, ở lô này khoan thăm dò một giếng khác là Cá Rồng Vàng thì lại là giếng khô. Năm 2011, Hãng Premier với tư cách nắm quyền điều hành sẽ tiếp tục tiến hành khoan thăm dò lô này, đồng thời sẽ khoan thăm dò cả giếng mới để có sự đánh giá sâu hơn về việc khai thác ở khu vực này.
Hoạt động thăm dò của Hãng PSG ở Nam Hải đã đi sâu vào phía trong đường 9 đoạn.
Hãng PSG và Tổng công ty khí Việt Nam đã tiến hành khảo sát địa vật lý MC2D 17231KM ở vùng biển sâu bồn Phú Khánh. Khoan thăm dò 3 giếng thăm dò ở lô 118-120. Cũng đã tiến hành khảo sát địa vật lý 2D ở bồn Nam Côn Sơn, hoạt động thăm dò đã đi sâu vào phía trong đường 9 đoạn, xâm hại lợi ích dầu mỏ của nước ta. Ngày 26 tháng 5, các tàu chấp pháp của nước ta đã sử dụng hành động đối với các tàu thăm dò của phía Việt Nam đang tiến hành thăm dò phi pháp ở khu vực 146-148, cắt đứt cáp của tàu thăm dò.
Bồn Tư Chính-Vũng Mây (Biểu đồ trên) thăm dò ở các lô 133, 134, 135, 136, 157, 158, 159, 160, năm 1993 PVEP đã tiến hành thăm dò 9500km 2D (TC-93 program) ở khu vực này. Năm 1994, PVEP khoan thăm dò giếng thăm dò PV-94-2X. Trong thời gian từ năm 1994 đến năm 1996, PV-94-2X lại tiến hành thăm dò 6000km 2D.
Các lô 133&134 trùm lên lô An Bắc -21 của phía nước ta, năm 1992 Conoco Phillips và PVEP ký hiệp ước hợp tác kinh doanh khai thác các lô 133&134, đã tiến hành thăm dò 2900KM 2D, năm 2009 Talisman (Hãng dầu lớn thứ ba Canađa) trở thành nhà điều hành các lô 133&134, đồng thời có 49% cổ phần trong đó, năm 2011 Talisman sẽ thiết lập giếng thăm dò ở các lô 133&134. Ngoài ra, hãng này còn giành được quyền thăm dò ở các lô 133&134.
Ngày 9 tháng 6 năm 2011, người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam đã chứng thực tàu ngư chính Trung Quốc lại cắt cáp của tàu thăm dò địa chấn (dầu khí) của Việt Nam, địa điểm xảy ra vụ việc ở ngay cái gọi là lô 136/03 của Việt Nam, 6° 47′ 5″ vĩ bắc, 109° 17′ 5″ kinh đông, thực ra vùng này đã thâm nhập vào phía trong đường 9 đoạn từ lâu, tiến vào lô An Bắc-21 của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc điều tổ chức quân sự chuẩn tiến hành chấp pháp đã chứng tỏ ở một mức độ cực lớn rằng hành vi của chính phủ Trung Quốc là sự không vừa lòng và ngăn chặn Việt Nam xâm phạm chủ quyền Trung Quốc, gây nguy hại cho Trung Quốc.
II.  Philippines “chân không đến đất cật không đến giời”

Philippines có các bồn dầu khí chủ yếu sau:
Philippines khoan được dầu ngay từ năm 1986, nhưng cho đến nay, sản lượng dầu mỏ vẫn chưa cao, sản lượng dầu biển của nước này đa số có từ vùng biển tây bắc Palawan, hướng thăm dò cũng ở vùng biển tây bắc Palawan, Bãi Lễ Nhạc và nam biển Sulu. Vùng thăm dò của nước này cũng thâm nhập dần vào vùng biển Nam Hải, chủ yếu bao gồm các bồn ở Bãi Lễ Nhạc và tây bắcPa lawan. Tính đến tháng 1 năm 2006,  Philippines đã thăm dò được 3900 tỉ feet khối trữ lượng khí tự nhiên, gần như tất cả trữ lượng khí tự nhiên đều nằm ở mỏ khí tự nhiên MALAMPAYA thuộc lô SC38.
Như đã biết, Philippines là nước nghèo có tiếng ở Đông Nam Á, tiền công kiếm được từ đội ngũ rất nhiều người Philippines làm nghề giúp việc đã trở thành nguồn ngoại hối của họ. Vì thế, khi nhìn thấy các láng giềng đều phát tài to nhờ dựa vào Nam Hải, Philippines chắc hẳn cũng mộng tưởng sẽ tìm được mỏ dầu lớn, song trời chẳng chiều người, suốt bấy lâu nay Philippines chỉ có được một vài mỏ khí nhỏ với quy mô nhất định.

Tiềm lực dầu khí củaPhilippines có ý đồ cắm cột trụ lên Bãi Lễ Nhạc của nước ta.
Theo dữ liệu năm 2009, trong cơ cấu năng lượng của Philippines, dầu mỏ và khí tự nhiên chiếm tỉ trọng rất lớn, lần lượt là 32% và 8%, nguồn năng lượng tự cung tự cấp là 58,89%. Vì thế, dầu mỏ và khí tự nhiên cực kì quan trọng đối vớiPhilippines.
Khai thác dầu khí ở Philippines chủ yếu là PNOC, Công ty dầu khí quốc gia Philippines đóng vai trò chủ đạo, vòi anten của nó đã thò cả sang Bãi Lễ Nhạc của nước ta.
Tuy sự thăm dò của Philippines ở vùng tây bắc Palawan và Bãi Lễ Nhạc chưa có đột phá gì mới, nhưng Philippines vẫn coi khu vực này là điểm nóng thăm dò để đưa ra đấu thầu với bên ngoài, đồng thời đã cắt ra nhiều lô ở phía trong đường hải giới truyền thống trên Nam Hải của nước ta để rao bán, năm 2006 đã có được thành quả mới là mỏ khí Sampaguita.
Lô SC72 trùm lên Bãi Lễ Nhạc của nước ta.
Theo tin AFP, phía Philippines tuyên bố đã chính thức đưa ra lời phản đối với phía Trung Quốc về việc gần đây  hải quân Trung Quốc tiến hành hoạt động và lên kế hoạch xây dựng giàn khoan dầu ở Nam Hải. Trong một bản tuyên bố của mình, Bộ ngoại giao Philippines nói, phía Philippines đã triệu gặp đại biện sứ quán Trung Quốc tại Philippines, “phản đối” những hành vi của phía quân đội Trung Quốc.
Tin cho biết, sự việc lần này được phía quân đội Philippines biết trước tiên. Phía quân đội Philippines chú ý thấy một số tàu của Trung Quốc đổ nguyên vật liệu xây dựng xuống vùng biển Nam Hải, đặt phao tiêu, dựng không rõ con số là bao nhiêu cột trụ. Ngoài ra, do phía Trung Quốc trước đó đã tuyên bố lên kế hoạch xây dựng giàn khoan dầu ở khu vực Nam Hải, khiến cho chính phủ Philippines hết sức căng thẳng. Bộ ngoại giao Philippines yêu cầu phía Trung Quốc chỉ nói sẽ  “làm rõ” một tàu hải giám cùng các tàu quân sự khác của Trung Quốc mà phía quân đội Philippines đã nhìn thấy.
Điều Philippines lo lắng chính là tin liên quan đến việc giàn khoan “Dầu mỏ hải dương 981” của nước ta sẽ thăm dò dầu ở Nam Hải, đồng thời rất có khả năng giàn khoan “Dầu mỏ hải dương 981” sẽ tiến hành thăm dò ở gần Bãi Lễ Nhạc.
Vì sao Philippines lại phải lo lắng trước những hành động quân sự, kinh tế của Trung Quốc ở Bãi Lễ Nhạc như vậy? Nguyên nhân chính là: Philippines sẽ lại tiến hành khoan thăm dò dầu ở Bãi Lễ Nhạc!
Tháng 2 năm 2010, giấy phép thăm dò lô GSEC101 đã được chuyển thành lô hợp đồng dịch vụ SC72, diện tích của lô này từ 10,360 km2 bị thu hẹp lại còn 8,800 km2. Forum Energy giành được 70% cổ phần từ hợp đồng này, toàn bộ hợp đồng còn bao gồm cả mỏ khí Sampaguita, Công ty này đang tiến hành thăm dò 2D và 3D ở khu vực này, dự tính không lâu nữa sẽ đặt được giếng thăm dò. Công ty Forum Energy là công ty liên doanh giữa Công ty dầu mỏ và khí tự nhiên E&P của Anh với Philippines.

Phân bố dầu khí và phân bố giếng thăm dò ở Bãi Lễ Nhạc
Mỏ khí Sampaguita nằm ở phía đông Bãi Lễ Nhạc, theo tin được biết, mỏ này rất có khả năng là mỏ khí cấp quốc tế, trữ lượng có thể tới 20 nghìn tỉ feet khối (56,6 tỉ m3). Forum Energy lên kế hoạch đầu tư 3 tỉ đôla Mỹ vào việc tiến hành khai thác cả lô SC72 nằm trong mỏ khí này. Thực ra mỏ khí này đã được phát hiện từ năm 1976, nhưng do công ty tác nghiệp cho rằng trữ lượng của mỏ khí này quá ít nên đã bỏ không đầu tư khai thác tiếp. Song một số nhà phân tích chuyên môn lại tỏ ra hoài nghi với con số trữ lượng 20 nghìn tỉ feet khối này, họ cho rằng xét từ tình trạng trước mắt, trữ lượng khí tự nhiên của mỏ khí Sampaguita chỉ ở trong khoảng từ 3,5 nghìn tỉ feet khối đến 5 nghìn tỉ feet khối.
Tài nguyên dầu khí của Philippines nghèo nhất trong số các nước xung quanh Nam Hải, nên khi nhìn thấy các láng giềng phát tài đã ngày càng không chịu cam tâm. Vì thế, Philippines ngày càng tỏ ra sốt ruột hơn về vấn đề Nam Hải, nay đưa vấn đề Nam Hải quốc tế hóa, mai nghĩ cách mời quân Mỹ tới. Khác với sự dè dặt thận trọng của người Malaysia, sự hai mặt của người Việt Nam, họ chưa từng ý thức được rằng mình ở cách một tưởng quá xa, còn ở cách Trung Quốc thì quá gần.

Bản tiếng Việt © Quốc Thanh 2012
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012 

[i]   Tức Biển Đông
[ii]   Tức Biển Đông
[iii]   Tức Trường Sa
[iv]   Tiếng Anh:  Reed  Bank
[v]   Tức Hoàng Sa
[vi]   Tức Côn Đảo



Nông dân cử người giám sát nhà máy của bà Diệu Hiền

Bianfishco gánh nợ khủng của 9 ngân hàng -(Đời sống) - Thể hiện thiện chí của mình đối với Bianfisco, ngày 31/3, trong cuộc họp với ồng Trần Văn Trí, người được bà Phạm Thị Diệu Hiền, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty CP thủy sản Bình An (Bianfishco) ủy quyền, các hộ nông dân đã đưa ra phương án trả nợ của công ty này.
Đó là chờ kết quả kiểm toán đối với Bianfishco để xem tài sản còn lại bao nhiêu, bị mất cân đối bao nhiêu, rồi mới tính đến việc tạo điều kiện trả nợ hoặc sẽ khởi kiện ra tòa.

Ngoài ra, nếu Bianfishco có kế hoạch tiếp tục gia công cá hồi và cá phi lê cho các đối tác thì đại diện 44 hộ nông dân sẽ cử người đại diện vào nhà máy để giám sát quá trình gia công.
Số tiền thu được từ việc gia công, sau khi trừ các chi phí khác (không được tính phần khấu hao tài sản), còn lại sẽ được gửi vào một tài khoản riêng của nông dân, sau đó sẽ được chia đều theo tỷ lệ nợ từng hộ. Về 2 phương án này ông Trí hứa sẽ nghiên cứu lại và sẽ có câu trả lời vào tuần sau.

Theo Thanh niên, vấn đề mà nhiều nông dân bức xúc là Bianfishco đã tiếp tục viện dẫn nhiều lý do để không thực hiện việc trả tiền theo lời hứa, trong đó có lý do theo ông Trí giải trình là hiện ông không đủ tư cách pháp nhân để giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính của công ty.
Ông Trí phải chờ giấy ủy quyền của vợ (bà Diệu Hiền) từ bên Mỹ gửi về để tiến hành đại hội cổ đông, sau đó ông mới có đủ tư cách pháp nhân đại diện cho Bianfishco giải quyết việc nợ cho nông dân.
Trả lời câu hỏi liệu bà Diệu Hiền có trở về Việt Nam không, ông Trí cho biết vì lý do “sức khỏe” nên bà không thể đi máy bay để về Việt Nam được.

Được biết cuộc họp có gần 20 hộ nông dân, đại diện Khu chế xuất và Công nghiệp TP.Cần Thơ và luật sư đại diện của các hộ nông dân để tiếp tục bàn về cách trả nợ. Cuộc họp này không cho các cơ quan báo chí tham dự.
Một công ty Bình An khác biến mất
Trong 1 diễn biến khác, tại TP PlâyCu (Gia Lai), người dân cũng đang xôn xao thêm 1 công ty mang tên Bình An, trụ sở đặt tại số 08/34 Hoàng Văn Thụ do bà Trần Thị Quý Phương làm giám đốc đã biến mất để lại hàng chục công trình do công ty này thi công dở dang và hàng chục tỷ đồng đã ứng từ các Ban Quản lý.

Trụ sở Công ty, hiện “cửa đóng then cài”; các số điện thoại giao dịch đều bị cắt.

Theo các chủ đầu tư, lý do họ chọn nhà thầu Bình An thi công là căn cứ báo cáo đánh giá năng lực của các tổ chức hoạt động tư vấn và thi công xây dựng năm 2011 trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Sở Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

Theo báo cáo này, Công ty CPTMXD Bình An được xếp hạng II về năng lực thi công.

Khải Nguyên (Tổng hợp)
-Nông dân cử người giám sát nhà máy của bà Diệu Hiền

TIN LIÊN QUAN
-
Bianfishco dự kiến bán đất để trả nợ nông dân trước Gafin-Bianfishco sẽ ưu tiên trả nợ cho 41 hộ nông dân với 245 tỷ đồng trước, đồng thời đề nghị các ngân hàng giãn nợ, miễn phạt lãi trong 3 năm. Bianfishco lại tiếp tục hứa trả nợ (TP).  Lộ trình trả nợ của đại gia thủy sản (TP).-
-

Thủy sản Hùng Vương thuê Bianfishco gia công cá tra
 Gafin-Bianfishco có thể hoạt động trở lại vào tuần tới nhờ đề xuất gia công cá tra phi lê của ông Dương Ngọc Minh - Tổng giám đốc công ty Hùng Vương.
Nhìn bệnh viện bà Diệu Hiền đang điều trị ở Mỹ

Chính phủ công bố hơn 2200 doanh nghiệp giải thể

Chính phủ công bố hơn 2200 doanh nghiệp giải thể (VNN).- - Chính phủ công bố có hơn 2200 doanh nghiệp đã làm thủ tục giải thể và hơn 9700 doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện nghĩa vụ thuế.

Số liệu trên được thông tin tại cuộc họp báo thường kỳ chính phủ trưa 1/4 tại Hà Nội. Theo văn phòng chính phủ, Chính phủ nhận định mặc tình hình kinh tế khó khăn nhưng số doanh nghiệp thành lập mới lớn hơn số doanh nghiệp giải thể và đăng ký ngừng hoạt động trong quý I năm nay, số doanh nghiệp mới thành lập trên 15.300 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp đã làm thủ tục giải thể trên 2.200 doanh nghiệp và có trên 9.700 doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện nghĩa vụ thuế.

Lý giải nguyên nhân, chính phủ cho rằng sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu vào cao, tiêu thụ chậm, tồn kho còn ở mức cao, dẫn đến quy mô sản xuất thu hẹp, nhiều doanh nghiệp phải ngừng sản xuất hoặc phá sản, giải thể. Trong khi đó, lãi suất giảm nhưng còn cao, việc tiếp cận vốn khó khăn.
Không ảnh hưởng lao động
Đề cập đến vấn đề này tại họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho hay thông tin báo chí đưa số lượng doanh nghiệp ngừng sản xuất và giải thể cao hơn những năm trước là chính xác. 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức ĐamẢnh: Minh Thăng
Tuy nhiên, ông lưu ý thực tiễn trong nhiều năm qua, rất nhiều doanh nghiệp được đăng ký và tồn tại nhưng không hoạt động thực tế, không phát sinh doanh thu chịu thuế. Có hiện tượng một người hay một doanh nghiệp lớn vì những tính toán trong kinh doanh khác nhau, dựa vào quy định pháp luật, lập ra nhiều doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp trước đây ngưng trệ sản xuất, đến thời điểm dưới những chính sách quản lý vĩ mô mới, đặc biệt liên quan lĩnh vực tài chính ngân hàng, đã chủ động làm các thủ tục giải thể.
"Trong nền kinh tế thị trường, các nhà kinh doanh lập ra các doanh nghiệp mới, đăng ký kinh doanh mới cũng như có các doanh nghiệp phải đóng cửa, giải thể là chuyện bình thường. Các doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp nhiều hay ít không quan trọng bằng hiệu quả hoạt động kinh doanh của cả nền kinh tế" - Bộ trưởng nói.
Về đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư giãn thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ trưởng cho hay Bộ Tài chính từng có đề xuất và Chính phủ đã trình các cơ quan có thẩm quyền để xem xét giãn và lui thuế cho doanh nghiệp. 
Tuy nhiên qua góp ý từ thực tiễn, biện pháp giãn, hoãn thuế vừa qua mới chủ yếu nhằm vào các doanh nghiệp có lợi nhuận chịu thuế. Còn các doanh nghiệp khó khăn, chưa có lợi nhuận để được giãn thuế cũng cần có các giải pháp về thuế để tạo điều kiện cho doanh nghiệp. 
Đề xuất của Bộ Kế hoạch trùng với ý kiến của các bộ ngành và doanh nghiệp. Hiện Chính phủ đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất để Chính phủ trình cơ quan thẩm quyền của Quốc hội xem xét quyết định.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam cũng cho hay thực tiễn có nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được vốn do lãi suất cao nhưng câu chuyện không chỉ dừng ở lãi suất. Các ngân hàng chỉ xem xét, cân nhắc cho vay dựa trên khả năng hoàn vốn trong khi có nhiều doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng không thể trình phương án sử dụng vốn hiệu quả.
Ảnh: Minh Thăng


Ông cũng nhấn mạnh, việc doanh nghiệp giải thể, ngưng sản xuất phản ánh thực trạng sản xuất khó khăn, nhưng số liệu của Bộ Kế hoạch cũng cho thấy nhiều trong số các doanh nghiệp giải thể là những doanh nghiệp "nhỏ và cực nhỏ". Số doanh nghiệp giải thể này không tạo ảnh hưởng nhiều đến lao động.
Về hướng điều hành, hiện Chính phủ đang tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy thị trường trong nước, đưa hàng hóa dịch vụ về nông thôn.
Về tiền tệ và tín dụng, NHNN đã có nhiều nỗ lực để bình ổn tiền tệ, tín dụng. Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và lãi suất kinh hoạt, phù hợp với yêu cầu kiềm chế lạm phát, tăng trưởng tín dụng, giải quyết thanh khoản để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chủ động với lạm phát mục tiêu
Trong hai ngày 31/3 và 1/4, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 3. Đánh giá về tình tình hình kinh tế xã hội ba tháng đầu năm, Chính phủ cho hay giá cả, lạm phát đã có xu hướng giảm dần, bước đầu ổn định.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong quý I/20102 đã có xu hướng giảm dần và có tốc độ tăng thấp nhất so với cùng kỳ các năm trước. So với tháng trước, CPI tháng 3/2012 chỉ tăng 0.16%, so với tháng 12/2011, CPI tháng 3/2012 tăng khoảng 2,55% là mức tăng thấp nhất so với nhiều năm qua.
GDP quý I ước tăng 4% - thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu những tháng đầu năm 2012 tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, ước quý I đạt trên 24,4 tỷ USD, tăng 23,6 % so với cùng kỳ năm trước.
Trong ba tháng đầu năm cũng đã tạo việc làm cho khoảng 341,4 nghìn người.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho hay Chính phủ nhận định những kết quả có được khẳng định biện pháp điều hành đang đi đúng hướng. Quản lý vĩ mô đã đạt bước chuyển từ bị động ứng phó lạm phát sang chủ động điều hành theo lạm phát mục tiêu. 
Mục tiêu quan trọng thời gian tới đó là phấn đấu đạt tăng trưởng cả năm GDP 6% và kiềm chế lạm phát ở một con số như mục tiêu Quốc hội đề ra.

"Những tháng còn lại Chính phủ sẽ điều hành chủ động, không để tình trạng giật cục, để đạt hai mục tiêu quan trọng về lạm phát, tăng trưởng" - ông nói.

Linh Thư


Doanh nghiệp cà phê gặp khó: Tích trữ và cạnh tranh manh mún! (VOV).Nguyễn Ngọc Già – Cứu bất động sản hay cứu ai? (phần 1)   –  (Dân Luận). Nhà nước mua lại nhà ế: Quà dành cho ai? (VEF).Bài toán vốn cho bất động sản: Khó nhưng vẫn giải được (VnEconomy).– Phương Ngọc: Tìm hiều về ‘nền kinh tế kế hoạch tập trung’ (TC Phía Trước).
-Can thiệp -(TBKTSG) - (NVP)- Số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động, giải thể đã lên đến con số hàng chục ngàn cho nên chắc chắn trong thời gian tới chúng ta sẽ nghe thêm nhiều trường hợp công ty này, công ty nọ sắp phá sản. Một thái độ đúng đắn trong bối cảnh đó là gì?
Đầu tiên, cần nhớ một doanh nghiệp, dù sức khỏe tài chính có bình thường đến đâu, cũng có thể rơi vào tình trạng phá sản nếu phải đối diện với nhiều tin đồn tai hại, chủ nợ hoảng hốt đến đòi nợ hàng loạt. Tất cả phụ thuộc vào dòng tiền và khả năng quản lý dòng tiền của doanh nghiệp.
Vì thế, một môi trường kinh doanh trong đó, chữ tín bị nghi ngờ, tin đồn, tin sai lệch tràn lan sẽ trói tay doanh nghiệp, triệt tiêu khả năng quản lý dòng tiền của họ. Điều mong mỏi của nhiều doanh nghiệp, qua trò chuyện, là thái độ “chuyện gì ra chuyện đó”, “ai làm người ấy chịu” chứ không thể vơ đũa cả nắm, coi tất cả đều có vấn đề như hiện nay. Ngược lại, thái độ minh bạch, không lãng tránh của doanh nghiệp bị cho là đang rơi vào khó khăn sẽ thuyết phục thị trường tốt hơn hẳn các chiêu thức hào nhoáng bên ngoài.
Điều tích cực nổi lên có lẽ là không còn ai mặn mà với chuyện dùng xe siêu sang, xe đắt tiền làm công cụ xây dựng tên tuổi như trước nữa. Trước đó, có lẽ chiêu thức chạy xe sang để lòe mắt thiên hạ cũng có tác dụng nên mới có nhiều người bị lôi vào vòng nợ nần. Dù sao đây cũng là quá trình để mọi người dần dà nhận ra đâu là những tiêu chí tin cậy để dựa vào trước khi ký kết làm ăn với một ai đó: không phải là nhà cửa hay xe cộ mà là bảng cân đối kế toán rõ ràng, minh bạch.
Thứ nữa, chuyện chính quyền các cấp can thiệp vào một doanh nghiệp có nguy cơ phá sản vừa có mặt tích cực lẫn tiêu cực. Tính tích cực là một sự can thiệp như thế sẽ giúp làm rõ tình hình, đem lại sự minh bạch ai cũng đòi hỏi. Nhờ tình hình rõ ràng, có thể mọi người sẽ yên tâm hơn, dòng tiền của doanh nghiệp chu chuyển bình thường hơn và khả năng phục hồi, ra khỏi khó khăn của doanh nghiệp là cao hơn. Vai trò của chính quyền cũng mang tính cần thiết nếu doanh nghiệp có hàng ngàn công nhân hay các khoản phải trả của doanh nghiệp liên quan đến hàng ngàn người. Tâm lý số đông khó lòng lường trước; nên sự hiện diện của các cấp có thẩm quyền dù sao cũng đem lại sự yên tâm cho nhiều người.
Tuy nhiên, tính tiêu cực đằng sau sự can thiệp như thế cũng rất lớn. Dễ thấy nhất là không một cấp chính quyền nào đủ lực, đủ người để can thiệp vào mọi trường hợp sắp phá sản hay rơi vào tình huống mất khả năng trả nợ. Chúng ta cũng đã mất cả chục năm trời sau mở cửa để xóa bỏ thói quen “hình sự hóa” các quan hệ dân sự; một khi chính quyền nhảy vào can thiệp, vụ việc dễ bị hình sự hóa hay ít nhất cũng bị “hành chính hóa”. Sự can thiệp của chính quyền dễ dẫn đến sự ỉ lại của những người trong cuộc; mọi giao dịch cứ tiến hành bất kể rủi ro, không lượng giá rủi ro bởi họ cứ tin chắc sẽ có sự can thiệp của nhà nước mỗi khi có chuyện. Nên nhớ khá nhiều trường hợp nợ nần là do các bên tham gia giao dịch bị lóa mắt vì kỳ vọng lãi cao, nay phải để họ chịu một phần trách nhiệm cho quyết định của họ.
Con đường giải quyết bằng tòa án là con đường tốt nhất bởi luật pháp đã dự liệu những tình huống như thế. Vấn đề là xây dựng và giám sát sao cho hệ thống tư pháp đủ năng lực đảm trách vai trò phán xử công minh, có trách nhiệm, đủ hiểu biết.
Môi trường kinh doanh hiện nay càng đòi hỏi phải nhanh chóng sửa đổi Luật Phá sản để luật không chỉ là công cụ cho giới chủ nợ đòi lại tài sản mà còn là chiếc phao cuối cùng cho doanh nghiệp gặp khó khăn vì dòng tiền bị nghẽn để luật bảo vệ và cho họ cơ hội làm lại từ đầu.


-Doanh nghiệp kỳ vọng lãi suất giảm thêm (Tin tức).    – Hạ lãi suất, giảm thuế để cứu doanh nghiệp (PLTP). - Lãi suất ở mức 6% – 8%/năm, DN sẽ “bật dậy”? (PLVN).- Hàng loạt doanh nghiệp co cụm, phá sản: Kỳ 1:  Nợ dây chuyền (TT). - Mệt mỏi vì “gánh nợ” (NLĐ).DN không dám hứa, đại gia không dám “nổ” (VEF). - Nói và làm: Vui một nửa thôi (VEF). - “Bắt bệnh” kinh niên của nhà thầu(TQ).Bí vốn kéo dài: DN từ nín thở đến tắt thở (VEF).
Sẽ áp tiền phạt cao nếu doanh nghiệp chậm nộp thuế? (NLĐ). -Vụ xử Vinashin sẽ không trấn an được giới đầu tư -Việt Nam với giải pháp ‘Giấu bụi dưới thảm’ (VEF).-Danh sách đen và sự minh bạch (VEF).Sai phạm hơn 11 tỉ đồng tại Bệnh viện Trần Văn Thời (TN).Không để “dưỡng liêm” thành đặc quyền, đặc lợi (PLTP).-Vì sao bà Diệu Hiền vỡ nợ?NLĐ
-GS Chu Hảo: Ngành thiên văn ở VN đang bị coi thường -"Rất tiếc phải nói rằng, qua mỗi một năm tôi lại thấy nền khoa học của nước nhà đi xuống..-Cấu trúc lại hệ thống doanh nghiệp Việt Nam và những việc cần làm (Tầm nhìn/KTTĐ).- Xây dựng thương hiệu quốc gia: Không thể bĩa ra giá trị mới (TTCT).
-..Nguyên nhân bất ổnVEPR đưa ra nhiều nhận định đáng chú ý về tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay..Vàng có tăng giá để đầu tư tuần này? (VTC). - Vàng được kỳ vọng tìm lại đà tăng (DT). - Tuần tăng giá đầu tiên của vàng trong 1 tháng qua (TTXVN). - Tái diễn thu đổi USD ở tiệm vàng (PLTP).
-Korea and Vietnam: win-win growth partners (Korea Times 25-3-12) -- Bài của đại sứ Việt Nam ở Hàn Quốc (ông này có làm việc!)Nguyên nhân kinh tế của chiến tranh (VHNA). Giới đầu tư nước ngoài tăng sở hữu trái phiếu chính phủ Nhật Bản (Gafin).NHỮNG RẠN NỨT CỦA KHỐI CÁC QUỐC GIA BRICS  —   (BS Hồ Hải).Bong bóng kinh tế Trung Quốc sẽ vỡ như tại Nhật Bản? (DVT).



-Sức dân đang bị thử thách
TT - Xăng dầu lên giá, giá một loạt hàng hóa, dịch vụ tăng theo. Giá gas liên tục tăng, hàng loạt dịch vụ y tế tăng 5-20 lần... Chính phủ lại thêm nghị định thu phí bảo trì đường bộ với mức phí không thấp.
--Việt Nam lọt top 50 môi trường kinh doanh tốt nhất của Bloomberg -Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia Đông Nam Á lọt nhóm 50 nền kinh tế có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới của Bloomberg..

-- Kiến nghị tới 2013 mới thu quỹ bảo trì đường bộ (SGTT).  - Thuế, phí ôtô và chuyện được – mất (VnEconomy). - Sức dân đang bị thử thách (TT).  - Bổ sung các đối tượng được miễn chịu phí lưu hành (DT).  - “Loạn” phí giao thông, vì sao? – Kỳ 2: 3 cái sai của… trạm thu phí (TT).  - Sẽ bỏ hàng loạt trạm thu phí cầu, đường? (VnEconomy).- Thu phí bảo trì đường bộ ngay sẽ khó cho DN (VNN).- Phó chủ tịch uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia: “Phí hạn chế phương tiện cá nhân đáng ra phải thu từ 10 năm trước”! (SGTT).  - Phí bảo trì đường rẻ hơn tiền mua thỏi son (TP).  -Đề xuất thu phí lưu hành phương tiện tăng 5% mỗi năm (SGTT).  - ‘Không sớm thu phí, Hà Nội sẽ không còn chỗ để xe’ (VNE)..- Nghe chuyên gia Pháp tư vấn quy hoạch Hà Nội (VNN).- Phạt mạnh để “răn đe” vi phạm giao thông (VNN). 

Lời sinh cung của nhà báo Hoàng Hùng: Vụ án này tòa án làm sai rất lớn

-LTS: Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại đã khép lại nhưng vẫn còn nhiều uẩn khúc chưa được giải quyết rõ ràng. Đặc biệt, lời sinh cung của anh được CQĐT tỉnh Long An ghi âm tại bệnh viện là nguồn chứng cứ quan trọng nhưng lại bị các cơ quan tố tụng gạt bỏ vì cho rằng “không liên quan đến vụ án”.
Từ số báo hôm nay, Báo Người Lao Động đăng lại nguyên văn lời sinh cung của nhà báo Hoàng Hùng để bạn đọc so sánh, đánh giá (những đoạn không nghe rõ, chúng tôi sẽ ký hiệu bằng dấu (…).

Mọi sinh hoạt đều bình thường
* Anh tên gì?
- Tên Hùng, Lê Hoàng Hùng
* Anh phóng viên báo nào?
- Người Lao Động
* Nhà anh có bao nhiêu người?
- Bốn.
* Bốn người gồm ai với ai?
- Tôi với vợ và hai đứa con.

Lời sinh cung của nhà báo Hoàng Hùng. Ảnh: Phạm Dũng

* Quy luật sinh hoạt hằng ngày ở nhà anh thường là ngủ ở nhà mấy giờ ngủ, ai đóng cửa?
- Thường thường tôi đóng cửa.
* Thường thường anh là người đóng cửa cuối cùng luôn hả? Có đóng cửa rào không?
- Có. Cửa rào không có khóa.
* Cửa rào có khóa không?
- Cửa rào chưa làm.
* Còn cửa ở tầng trệt khi anh đóng anh có khóa bằng chìa khóa tay không?
- Có.
* Khóa bằng chìa khóa anh để đâu? Thường thường đó?
- Chìa khóa thường vắt trên vách.
* Vắt trên vách ở tầng trệt luôn hả? Ngủ thường thường ở nhà anh ngủ sao, quy luật sao?
- Thường thường trên lầu…
* Ở lầu 1 tầng ngoài hay tầng trong?
- Phòng ngoài tôi ngủ.
* Phòng ngoài anh ngủ với ai?
- Thường thường ngủ với bả, với bé Châu. Mà thay đổi hoài à. Nó đổi phòng đó.
* Ai đổi anh?
- Thì con đó. Lúc đổi trong, lúc chạy ra ngoài.
* Còn anh với chỉ lúc nào cũng ngủ ở phòng ngoài hả?
- Lúc trước ngủ ở trong, sau này nóng ngủ ở ngoài.
* Thời gian gần đây là ngủ ở phòng ngoài hay phòng trong?
- Phòng ngoài.
* Còn bé Châu nó ngủ chung với anh và chị Liễu luôn hả?  Tối ngày 18-1-2011, nhà anh đi ngủ ở tầng trệt, cửa rào ai đóng, ai đi ngủ sau cùng?
- Tôi.
* Lúc đó vợ con anh lên lầu trước anh lên sau cùng hả?
- Ừ.
* Có khóa cửa rào đồ không?
- Không có khóa cửa rào gì hết
* Cửa rào chỉ khép lại thôi. Cửa chính ở tầng một có khóa lại không?
- Có.
* Chìa khóa để đâu?
- Để trên vách.
* Vách hả?
- Thường vách kế bên chiếc xe á.
* Ừ, giờ cái chìa khóa ở tầng 1, tầng trệt nhà anh là có mấy cái?
- Tôi 1 cái, vợ một cái.
* Mấy đứa con có không?
- Có con bé Nhung có một cái.
* Anh một cái, vợ anh một cái, bé Nhung cái?
- Một cái xài chung.
* Để trên vách á hả?
- Ừ. Tại bé Châu nó nhỏ quá
* Tối bữa đó khi lên phòng ngủ?
- Cái bữa đó Nhung đi chơi mấy ngày rồi. Kêu ngủ trong phòng trong đi rồi mẹ con tâm sự (...).
* Lúc đó anh lên thì chị Liễu và bé Châu vô phòng chưa?
- Vô phòng rồi. Nó kêu tôi vô ngủ chung luôn. Tôi nói trời ơi con gái ba lớn rồi ngủ chung có con đâu có được.
* Ai kêu vô?
- Mẹ nó với con bé Nhung. Ờ, con nhỏ đi tối ngày đó.
* Bé Nhung kêu anh vô ngủ chung hả?
- Ba ra ngoài ngủ, tâm sự đi. Nhưng mà có cái dấu hiệu vầy nè...
* Cái đó tôi nắm hết rồi, anh cứ nghe câu hỏi của tôi anh trình bày ha. Rồi xong rồi có gì anh trình bày thêm.  Khi đó anh ra phòng ngoài anh ngủ hả?
- Ừ.
* Lúc đó cửa lầu 1 có đóng không? Khi ngủ cửa lầu 1 có đóng không?
- Không có đóng.
* Cửa chính không có đóng hả?
- (trả lời nghe không rõ)
* Cửa chính có chìa khóa không?
- Có, mà không có đóng.
* Chìa khóa lúc đó anh để đâu?
- Chìa khóa cửa chính lầu 1 đó.
- Cửa chính gắn ổ khóa nhưng tại mình không có khóa.
* Gắn ổ khóa mà gắn phía bên trong hay phía bên ngoài?
- Bên trong.
* Cửa phòng anh có đóng không?

Khác về nội dung lẫn hình thức
Từ băng gốc chúng tôi có được, có thể thấy có sự khác biệt không nhỏ giữa hình thức và nội dung với “Biên bản mở băng ghi âm lời khai Lê Hoàng Hùng” đề ngày 25-1-2011 của CQĐT tỉnh Long An dưới sự giám sát của VKSND tỉnh. Theo đó,biên bản mở băng ghi âm có 5 trang giấy A4 viết tay (tổng cộng 1.336 chữ), trong khi chúng tôi mở băng gốc, ghi chép lại một cách trung thực lại có đến gần 12 trang giấy A4 đánh máy (tổng cộng gần 5.000 chữ). Về nội dung, có một số lời khai của nạn nhân không thấy thể hiện trong biên bản mở băng; ngược lại, một số nội dung thể hiện trong biên bản mở băng lại không có trong những file băng ghi âm mà chúng tôi được tiếp cận.
Ngoài ra, trong quá trình lấy lời khai nạn nhân, điều tra viên đã không tập trung làm rõ, hỏi sâu vào những vấn đề nghi vấn mà nạn nhân đặt ra mà hướng câu hỏi qua những vấn đề khác.
(Còn tiếp)
NLĐ
-Theo:Lời sinh cung của nhà báo Hoàng Hùng: Nhiều điều bí ẩn --

Lời sinh cung của nhà báo Hoàng Hùng: "Có khi nó trốn trên lầu!"

Trong lời sinh cung, nhà báo Hoàng Hùng cho biết khi anh về nhà thì thấy cửa cái tầng trệt mở, không thấy ai trong nhà nhưng nếu bữa đó anh lên trên lầu thì có khi sẽ gặp “nó”... Tiếp nối nội dung sinh cung trong số báo ra ngày 31-3, Báo Người Lao Động đăng phần tiếp theo

* Cửa phòng anh có đóng không?
- Không. Đóng ngộp làm sao mà ngủ được. Không có đóng.
* Tối hôm đó anh ngủ có giăng mùng không?
- Có.
* Có đắp mền không?
- Không.
* Áo quần sao? Ngủ có mặc áo không?
- Áo thun đen.
* Mặc quần đùi hả?
- Quần đùi.
* Khi ngủ nằm ở vị trí nào? Quay hướng nào?
- Quay đầu vô tường, quay chân ra ngoài.
* Quay đầu vô trong tường ra phía sau nhà hả?
- Ừ.
* Chân quay ra phía trước nhà?
- Ra ngoài cửa sổ.
* Khi mà sắp bị phỏng anh có phát hiện, nghe gì không? Biết gì không?
- Tôi nghe nó đổ trên đầu tôi nước mát, lật đật ngồi dậy thì nó cháy luôn.
* Lúc đó anh nằm ngửa, nằm úp, hay nằm nghiêng?
- Nằm nghiêng.
* Nằm nghiêng qua đâu?
- (trả lời không rõ).
* Nghiêng bên phải, phía bên trái nghiêng lên hả? Vậy là lúc đó mặt anh quay vô tường hả?
- Quay vô tường.
* Khúc dưới tủ phải không?
- Ừ, tôi hay nằm vậy đó.
* Anh nghe ướt, mát rồi anh có ngồi dậy hoặc quay qua gì không?
- Tôi nghe tạt cái rột, tôi giật mình thì lửa cháy.
* Lửa cháy có thấy ai không?
- (Ngập ngừng) Không thấy rõ.
* Không thấy phải không?
- (Im lặng)
* Không thấy hả?
- Tôi hốt hoảng, tôi chạy ra ngoài nên cũng không thấy nữa.
* Lúc đó cháy rồi tung mùng mền dậy thôi hả? Có đắp mền không?
- Thường thường tôi cũng không đắp. Tôi ít đắp mền lắm.
* Sau khi lửa cháy anh chạy ra đâu?
- Chạy ra lan can tui tính nhảy, mà nhảy không được nên chạy vô.
* Anh chạy ra lan can phía trước lầu 1 hả?
- Ừ.
* Anh chạy trở vô?
- Trở vô cái kêu Liễu.
* Vô ngay chỗ trước phòng của vợ anh đó hả?Lúc đó phòng vợ anh đóng hay mở cửa?
- Ờ, mẹ con hốt hoảng mở cửa ra...
* (Ngắt lời) Lúc đó phòng vợ anh đóng cửa hay mở cửa?
- Đóng. Đóng khép.
* Khép lại chớ có khóa bên trong không?
- Hình như không.
* Khép kín không?
- Không rành nhưng tôi thấy khép.
* Đứng hay ngồi kêu?
- Tôi đứng tôi la “Cứu anh, cứu anh”, rồi mẹ với con nó giật dậy.
* Anh kêu bao lâu thì chị Liễu mới…
- Tôi không nhớ nhưng khoảng một, hai phút.

Đa số người dân dự phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trần Thúy Liễu đều cho rằng
một mình bị cáo không thể thực hiện hành vi phạm tội. Ảnh: TẤN THẠNH
* Lâu không?
- Không lâu lắm.
* Ai ra trước? Chị Liễu hay bé Châu ra trước?
- Không nhớ ai ra trước.
* Không nhớ ai?
- Thì nhớ hai mẹ con chạy ra lượt.
* Chị Liễu ra chỉ làm gì?
- La làng không chớ làm gì. La làng với điện thoại. Không nhớ được số điện thoại của công an luôn đó.
* Đứng ở lầu 1 hay chạy xuống dưới được?
- Đứng ở lầu 1. Đứng chớ không có xuống.
* Lúc đó trên người anh có cháy không? Áo quần có bị cháy không?
- Lúc đó kêu lột áo ra, cởi áo ra. Tôi lột áo ra.
* Tự anh lột hả?
- Lột xong tôi nhảy vô, nó đẩy tôi vô nhà tắm.
* Ai đẩy vô nhà vệ sinh?
- Ờ Liễu.
* Rồi chị Liễu có xịt nước hay tự anh?
- Lúc đó nó mở nước cho tôi rồi kêu… (không nghe rõ)
* Rồi lúc đó chỉ đi xuống dưới hả? Nhưng mà lúc đẩy anh vô rồi chỉ không có đó nữa hả?
- Đứng canh lâu lắm. Đẩy tôi vô rồi phụ đập, tại nó cháy quần áo lâu lắm. Nó đập cháy rồi ra trước đập.
* Rồi anh vô nhà vệ sinh rồi chỉ đi đâu anh không biết?
- Không, đại khái là không nhớ. Quýnh quá, lúc đó tôi đi ngang nó khóc với con Nhung khóc, la làng chớ không có làm gì hết. Lúc đó tôi cũng hoảng rồi.
* Anh tự dội nước?
- Ừ.
* Khoảng bao lâu sau thì có người khác chạy vô phụ chữa cháy? Anh có biết không, có nhớ không?
- Chút xíu nữa thì anh Sữa qua đó (ông Nguyễn Văn Sữa, anh rể bà Liễu, nhà sát bên cạnh - PV).
* Anh ở trong nhà vệ sinh suốt luôn hả? Anh xối xong vẫn ở trỏng xối tiếp luôn hả?
- Ờ. Cứu tôi, đưa tôi xuống lầu.
* Rồi anh nói chìa khóa ở tầng trệt anh nói anh có riêng một cái anh để ở đâu?
- Tôi, vợ tôi, con bé Nhung, mỗi người đều có treo chìa khóa xe. Để trên xe luôn.
* Để ở ổ khóa xe luôn? Dính trên chùm chìa khóa xe luôn?
- Lúc dính lúc để trên bàn.
* Nhưng mà cái chùm chìa khóa của anh nó có nhiều cái không?
- Hai cái.
* Có cái chìa khóa cửa chính với cái chìa khóa xe hả?
- Ừ, đúng. Nó có 4 cái, 3 người 3 cái với một cái riêng.
* Thì bây giờ cái cửa chính ở tầng 1 mở hả?
- Ừ, đúng tôi mở, cửa đó lúc ngủ luôn luôn mở.
* Cái chùm chìa khóa vẫn để ở trong cái…?
- Nó dính trong ổ khóa.
- Bữa đó tôi có nhớ lại chỗ này. Bữa đó tôi đi làm về tối rồi, mẹ nó đưa con đi học.
* Mẹ nó đi làm về mấy giờ?
- Khoảng 6 giờ mấy á.
* Khoảng 6 giờ mấy?
- Tôi thấy cái cửa sao mà nó có bung.
* Cửa nào?
- Cửa cái á.
* Cửa cái ở tầng trệt hay tầng 1?
- Cửa cái tầng trệt á.
* Tầng trệt á hả?
- Tầng trệt, cái cửa này nó có một khuyết điểm mà vợ tôi nó khó gài cửa đó nhưng mà mình đẩy nó vô là nó vô. Nhưng mình gài vô là nó khó vô. Nói ủa con nhỏ này nó ẩu tả, tôi vô không thấy mất đồ nên làm việc, viết bài đó mà. Xong tôi coi truyền hình, nếu mà bữa đó tôi linh tính lên trên có khi sẽ gặp nó, có khi nó trốn trên lầu. Mà tôi thấy giờ tôi mới nhớ. Mà bữa đó về chưa kịp rầy tụi nó thì ngủ luôn.
* Bữa đó anh về nhà 6 giờ mấy thì vợ anh có ở nhà không?
- Thì nó đưa con đi học thường thường 9 giờ nó mới về.
* Đưa bé Châu đó hả?
- Dạ, thường 9 giờ, 9 giờ hơn mới về.
* Bữa đó mấy giờ?
- Cũng khoảng 9 giờ, 9 giờ hơn.
* Về cả nhà có ăn cơm chung không?
- Bữa đó tôi đi đám, không có ăn cơm, mẹ con nó ăn. Bữa đó tôi nghi lắm, tôi nghĩ con tôi nó ẩu.
Anh Sữa qua thì vợ anh có mặt trong nhà vệ sinh hay là đi đâu đó anh có biết không?
- Không biết đâu.
* Không có ở trong nhà vệ sinh phải không?
- Lúc đó thì… hình như dồn trong nhà vệ sinh đó… dòm thấy bóng người ra ngoài đó. Lúc đó chị Loan (?)… đứng la làng không à.
* Lúc đó anh không nhớ gì hết hả? Ai kè anh xuống cầu thang?
- Ờ, xuống cầu thang hình như là… à anh Ba tôi với thằng Phước. Tôi kêu công an đi.
* Ai kè anh xuống cầu thang?
- Tôi nhớ không lầm là anh Ba với đứa em.
* Anh Ba với đứa em hả?
- Anh Ba với đứa cháu, thằng gì đó….
* Cháu rể hả?
- Cháu rể.
* Thằng Phước đó hả? Thằng Tuấn hả? Phải không?
- Tại lúc đó cháy dữ rồi. La lâu nó mới lên tới.
(Còn tiếp)

-Vụ án này tòa án làm sai rất lớn

Trong lời sinh cung, nhà báo Hoàng Hùng nhắc đến việc anh đang điều tra một vụ án mà TAND tỉnh Long An đã làm sai, anh nhiều lần liên lạc lãnh đạo nhưng cứ bị “đá tới đá lui’’. Tiếp nối nội dung sinh cung trong hai số báo 31-3 và 1-4, Báo Người Lao Động đăng phần tiếp theo

* Lúc anh chạy ra thì cửa phòng của vợ anh còn đóng?
- Đóng hay mở gì thì không nhớ nhưng đại khái là khép hờ ngủ, đóng cửa ngủ say lắm. Trời ơi lúc tôi bệnh, kêu hoài không nghe luôn đó.
* Anh nhớ lại trước ngày 18-1 anh có đi xem thầy bói, thầy bà gì không?
- Cái đó là coi…
Bị cáo Trần Thúy Liễu tại phiên tòa ngày 29-3. Ảnh: TẤN THẠNH
* Anh có đi xem thầy bói những người ở trong nhà ngủ phòng này, phòng kia hên xui gì không?
- Không. Coi là vầy. Ông ngoài Bắc, ổng đi tìm mộ già tôi á. Ổng nói sẵn xuống cúng giải hạn cho ông luôn, năm nay ông hạn dữ lắm.
* Ông mà đi tìm mộ liệt sĩ ông già anh đó hả? Trước  đó, anh có nói vợ hoặc con anh không nên ngủ ở phòng ngoài không? Vì coi bói xui xẻo này nọ không?
- Có, tôi mới kêu đừng nằm vậy mà nằm quay đầu vô trong
* Hổng phải, tức là có kêu đừng ngủ ở phòng đó hay đừng nằm quay ra ngoài?
- Có, nó nằm quay ra ngoài tôi nói không được, thầy bói kêu nằm quay vô trong.
* Hồi trước nằm quay ra sân, anh kêu quay vô trong?
- Nó nằm quay ngang vầy nè, quay đầu ngang…
* Chớ còn không có kêu vô phòng trong phải không?
- Ừ, chớ còn không giăng mùng phòng trong cho anh ngủ, còn em lên ngủ với con Châu, ngủ nó quay vô trong này nè.
- Kêu quay đầu vô trong chớ không…
- Có trường hợp ngẫu nhiên chỗ này, tôi… Cái bữa đó tôi làm việc với ông Lê Quang Hùng (Phó Chánh án TAND tỉnh Long An - PV) không được, mà vụ án này là tòa án làm sai rất là lớn. Tôi nhắn tin cho ổng, tôi  gặp kêu ổng bằng cậu, tôi nói cậu cho con gặp, ổng cứ đá tới đá lui hoài không gặp mà tôi đăng ký gặp ổng 2-3 ngày rồi….
Đoạn băng thứ hai
* Ai nói?
- Bà Liễu, bà xã tôi đó.
* Nói là gởi cho anh.
- .....
* Mà vợ chồng anh giờ còn thiếu nợ nữa không?
- Thiếu nhiều lắm.
* Thiếu ai?
- Thiếu ngân hàng, thiếu bạn bè.
* Ngân hàng ai?Ngân hàng nào?
- Ngân hàng Gia Định.
* Số tiền nhiêu?
- Nó nói tôi trăm rưỡi.
* Vay đó là vay kiểu sao?
- Lúc ông Tâm ổng bảo lãnh vay cho đủ cất nhà.
* Ông Tâm hả? Ổng bảo lãnh lấy gì bảo lãnh?
(Trả lời nghe không rõ)
* Thiếu ngân hàng, vay thời điểm nào nhớ không?
- Cuối năm ngoái.
* Trước tết không?
- Trước mấy bữa.
* Ngoài thiếu ngân hàng Gia Định 150 triệu, vay lãi suất mỗi tháng trả bao nhiêu?
- Giờ lãi suất hơi lên, lương thì thấp trả hơi mệt. Rồi bạn bè, người năm chục, một trăm. Chị hai tôi đó.
* Chị Hai là chị hai nào?
- Chị Nga đó, thiếu bả 100 mà trả 50 rồi.
* Mượn có giấy nợ gì không?
- Có.
* Anh có ký tên không?
- Tôi có ký tên.
* Ký tên số tiền bao nhiêu?
- 100 triệu
* Anh ký anh có coi số tiền nhiêu hông? Trả được 50, anh trả hay ai trả?
- Dạ vay ngân hàng trả bả 50 chục.
* Vay ngân hàng nào?
- Gia Định luôn. Thí dụ vay trăm rưỡi trả năm chục. Nợ trăm trả năm chục.
* Thời điểm mượn, chị hai cất nhà chưa?
- Thì đang cất nhà.
- Chỉ ký giấy còn lấy tiền lúc nào, trả lúc nào không biết.
* Thời điểm ký giấy, cất nhà chưa?
- Đang cất, đang cất mới mượn.
* Lúc đó xây xong thì mượn tiền chị Nga trả cho xong cái nhà đó?
- Rồi mượn bạn bè tôi, bạn bè tôi thì tôi biết.
* Sau khi mượn tiền chị Nga thì mới vay Ngân hàng Gia Định?
- Dạ đúng.
* Thời điểm đó bao nhiêu?
- Không nhớ nữa. Sau khi mượn tiền chị Nga, thiếu nữa tôi mới mượn tiền Gia Định, tôi đi mượn bạn bè tôi mà thiếu nữa tôi mới mượn Gia Định. Lãnh tiền về trả chị Nga năm chục, còn một trăm trả tiền công, tiền thợ. Nhà thiếu tiền công chớ bộ, cửa còn thiếu nữa mà.
* Một trăm, năm chục trả chị Nga, còn một trăm trả tiền công?
- Tiền công, rồi tiền cửa đó, đại khái là vậy.
* Ngoài ra còn thiếu tiền ai nữa không?
- Tôi mượn bạn bè tôi, bạn bè tôi chừng nào có trả, không có áp lực với tôi.
* Đồng nghiệp đó hả?
- Dạ.
- Số tiền anh mượn, vợ biết không?
- Biết.
* Số tiền nhiêu?
- Khoảng trăm mấy.
* Trăm mấy là trăm mấy?
- Khoảng trăm ba, trăm tư thì nợ đó là nợ dài hạn đó, chừng nào trả cũng được.
* Ngoài ra, anh có còn mượn tiền ai nữa không?
- Hết rồi.
* Giờ nhà anh, có giấy tờ nhà chưa, có giấy hồng chưa?
- Bây giờ đã có giấy nhà, hổm rày tôi cũng chưa hỏi nữa. Theo vợ tôi trình bày đó là mượn giấy đất của ông già vợ thế vô ngân hàng, lấy giấy đỏ tôi ra làm giấy hồng. Làm giấy hồng vay tiền trả hết nợ luôn cho rồi, giấy hồng vay được mới nhiều. Bả nói tôi 3 tháng nay tôi thấy chưa xong, tôi cũng không hỏi nữa.
* Vợ anh có mượn giấy làm nhà của ông già chưa?
- Thì nó nói sao tui tin vậy chớ tui chưa hỏi ông già nữa. Mà nó nói mượn ông già cầm được có 100 à, tui phải ráng chạy 50 nữa. Thì nó nói có giấy đỏ rồi, nhưng mà nợ ông già vẫn phải trả, rồi nó nhờ ai đó chuyển giấy đỏ, sổ đỏ của tui nó ở bên này, nhưng sổ hộ khẩu nằm dưới (…) 2-3 tháng chưa xong, tui cũng không biết nữa.
* Vợ anh nói chưa xong hả?
- Tui hỏi nó thì nó nói chưa xong nữa.
* Giờ giấy tờ nhà của ông già thế chấp ở Ngân hàng Gia Định?
- Cái đó có hay không tui cũng không biết nữa, nói thật vậy.
* Vợ anh nói với anh vậy?
- Dạ.

* Vợ anh có vay mượn tiền của người khác không?
- Cái đó tui không biết có mượn hay không, cái đó chuyện riêng của nó tui không biết. Có thời gian gần đây đi bán thì về hơi tối thôi.
* Bán cái gì?
- Bán khăn giấy, kem đó. Còn không biết bả đi chơi đồ lỡ có bị ai khống chế không thì không biết. Tui nói thật tui cày là chính.
* Gia đình anh thu nhập là chính?
- Dạ.
(Còn tiếp)




- Xử Trần Thuý Liễu: Phiên toà không có nụ cười(NLĐO) - Kẻ thủ ác bị đưa ra trước vành móng ngựa, đó là điều đáng vui mừng khi công lý được thực thi. Vậy mà, trong phiên xử Trần Thuý Liễu giết hại chồng - nhà báo Hoàng Hùng, trên hàng ngàn khuôn mặt, một chút nhẹ nhõm còn không có nên nụ cười chỉ là thứ gì đó quá xa xỉ.-

Hải Phòng: Gần 100 học viên cai nghiện trốn trại

--Hải Phòng: Gần 100 học viên cai nghiện trốn trại
-(NLĐO)- Người dân những phố cạnh Trung tâm cai nghiên của TP Hải Phòng này bị một phen thất đảm kinh hồn khi cả trăm thanh niên đang cai nghiện cởi trần trùng trục, đi theo từng tốp mang theo cả hung khí nghênh ngang trên đường… sau khi trốn trại đúng ngày Cá Tháng Tư 1-4.
Khoảng 16 giờ 40 phút ngày 1-4, 96 học viên nam của Trung tâm giáo dục lao động và phục hồi sức khỏe  (thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội  TP Hải Phòng) đóng tại 40 Nguyễn Văn Hới, phường Cát Bi, quận Hải An (Hải Phòng) đã đồng loạt trốn trại. Đến 19 giờ cùng ngày mới chỉ có 2 học viên tự nguyện quay trở lại trung tâm.


Theo nguồn tin riêng của Báo Người Lao Động, vào thời điểm trên, khoảng gần chục học viên khi đang nấu ăn tại bếp trung tâm đã sử dụng dao nhọn khống chế quản giáo và kích động các học viên bỏ trung tâm ra ngoài.

Những học viên cai nghiện trốn trại chiều tối 16-5-2010 cởi trần, mang gây gộc đi nghênh ngang trên đường
Theo ông Vũ Xuân Thái, Giám đốc Trung tâm, các học viên trốn trại vào thời điểm trước bữa cơm chiều. Theo nhận định ban đầu của trung tâm này, các học viên trốn trại đã bị kích động của một số học viên có ý thức chưa cao.

Người dân chứng kiến vụ việc cho biết, những đối tượng trốn chạy khỏi trung tâm đã vứt lại quần áo đồng phục của trung tâm ngay sau khi thoát ra khỏi cổng. Người dân các phố Nguyễn Văn Hới, Đông An… là những con phố ngay cạnh trung tâm này bị một phen thất đảm kinh hồn khi thấy cả trăm thanh niên đang cai nghiện cởi trần trùng trục, đi theo từng tốp mang theo cả hung khí nghênh ngang trên đường….

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Sở LĐ – TB – XH TP Hải Phòng đã báo cáo vụ việc lên  UBND TP Hải Phòng. Lực lượng Công TP Hải Phòng đã được huy động vào cuộc để cùng ngành LĐ- TB – XH tổ chức vận động những đối tượng bỏ trốn sớm quay trở lại trung tâm.

Được biết, hầu hết  số học viên cai nghiện ma túy tại trung tâm này là những đối tượng tự nguyện hoặc được người nhà bảo lãnh trong thời gian thực hiện cai nghiện tại Trung tâm.

Ông Vũ Xuân Thái cho biết, hiện trung tâm đang rà soát số học viên bỏ trốn để thông báo cho chính quyền địa phương và gia đình của họ vận động, thuyết phục họ quay trở lại trung tâm.

Đây là một trong các vụ trốn trại tập thể quy mô lớn tại Hải Phòng thời gian qua. Trước đó, vào chiều tối ngày 16-5-2010, hơn 500 học viên đang cai nghiện ma túy tại  Trung tâm giáo dục - lao động xã hội số 2 (Hải Phòng) đã trốn trại, gây náo loạn các khu dân cư xung quanh khiến Công an TP Hải Phòng phải huy động một lực lượng lớn để ngăn chặn việc gây rối cũng như truy bắt các học viên cai nghiện trốn trại.
Mai Phương


--Bị đối xử như tù, 30 người cai nghiện ma túy trốn trại HẢI DƯƠNG (NV) - Nằm trong một âm mưu hoạch định sẵn, khoảng 30 người cai nghiện ma túy tại một trung tâm ở tỉnh Hải Dương đã bỏ trốn lúc nhân viên trực gác mở cửa cho xe hơi chạy vào.
Người cai nghiện leo cả hàng rào kẽm gai để bỏ trốn. (Hình: VNExpress)
Nhà cầm quyền tỉnh Hải Dương xác nhận tin này hôm 13 tháng 12, cho biết mới bắt lại được 12 người.
Số người còn lại đang tiếp tục bị tầm nã, đa số thuộc giới trẻ.
Ban lãnh đạo trung tâm cai nghiện đã lập tức đe dọa sẽ áp dụng mức kỷ luật tối đa đối với những người trốn trại. Dư luận cho rằng lời hăm dọa này sẽ làm cho số người đang đào thoát không dám tìm đường quay trở lại trung tâm cai nghiện.
Người nhà của một người cai nghiện xin được giấu tên cho biết trung tâm cai nghiện không khác một nhà tù. Chế độ hà khắc mà những người được gọi là “quản giáo” áp dụng đối với người cai nghiện và cuộc sống thiếu thốn tiện nghi khiến nhiều người chỉ muốn trốn trại rồi “ra sao thì ra.”
Tình trạng trốn trại của người cai nghiện ma túy liên tiếp xảy ra trong những năm gần đây. Năm rồi, trên 500 người cũng đã đồng loạt trốn khỏi trung tâm cai nghiện Hải Phòng.
Theo báo mạng VNExpres, phải vất vả lắm thì cuối cùng người ta mới đưa số người này trở lại trại cai nghiện.
Trước đó, tại trung tâm giáo dục dạy nghề thanh thiếu niên ở huyện Củ Chi, Sài Gòn cũng đã xảy ra vụ trốn trại tập thể. Hàng trăm người nghiện phá các phòng trại, dùng gậy gộc uy hiếp nhân viên bảo vệ rồi trốn chạy ra ngoài. Cuộc đào thoát này gây náo loạn cả một vùng rộng lớn suốt đêm. Ða số người bỏ trốn không biết đường đi cuối cùng đã bị bắt trở lại.
Hồi tháng qua, Liên Hợp Quốc (LHQ) hối thúc nhà cầm quyền Việt Nam phải đóng cửa các trung tâm cai nghiện cưỡng bức vì những cáo buộc các con nghiện ở đây bị đối xử như tù nhân và bị bóc lột sức lao động. Tuy nhiên trang báo điện tử của Bộ Ngoại Giao Việt Nam hôm Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011 phổ biến câu trả lời của Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Lương Thanh Nghị khi bị phóng viên hãng thông tấn Mỹ AP yêu cầu bình luận về khuyến cáo của đặc phái viên đã nói rằng, việc “Ðưa các con nghiện vào trung tâm cai nghiện là 'biện pháp nhân văn.'” (PL)

Tiến hóa

 Tính chính danh của bất kỳ một chính thể nào là mang tới sự phát triển 
So guys, I’m back đến chuyện: Chúng ta đã không tiến được mm nào trong suốt ngàn năm qua.
Khi Hưng Đạo ốm, vua đến thăm, Người nói:
“Khoan sức Dân là kế giữ nước ngàn năm”.
Đó là gì?
- Chẳng phải cũng là Nguyến Trãi và Hồ Chí Minh đó ư?
Đến Hochiminh Age, chúng ta có thêm gì?
Mác-Lê ư?
Nó là gì?
….


Nó là:
1/ Chuyên chính vô sản
2/ Xã hội XHCN.
Và what do we see?
1 dẫn đến:
- CCVS lập tức tạo nên Vô sản mới, những nhà Tư sản, địa chủ, phú nông và cả trí thức nữa bị vô sản hóa trong 01 giờ đồng hồ.
- Càng “CCVS”, chúng ta đẻ ra một đống Vô sản mới. Hãy ghé thăm các gia đình công nhân và nhiều G. Đ nông dân mà coi
2 dẫn đến: Chúng ta càng hô hào xây dựng CNXH thì chúng ta lại càng đi xa hơn cái đích của nó.
….

XNCH là công bằng hơn, văn hóa lành mạnh hơn, cuộc sống của đại đa số người dân được cải thiện hơn
- Hãy đọc báo , bạn sẽ thấy cái văn hóa mà những tờ báo chính thống , “lề phải” đang đêm ngày đầu độc con cháu ta mà luận ra cái văn hóa của Đảng.
Ở đó chỉ có vú và đít, chuyện phòng the và nhg éo le của các bộ phận sinh dục
- hãy so cái nhà của mấy chú quan huyện, quan tỉnh và nhà dân mà luận ra công bằng

Ngay cả cái: “Thắng Pháp và Mỹ là 02 chiến công hiển hách nhất của Dân tộc ta suốt 4 ngàn năm, >>>> Vietnam là lương tâm thời đại…” cũng từ từ đã…
Hưng Đạo ba lần bẻ gãy răng Đế quốc Nguyên Mông
Nếu thời đó, truyền thông khá hơn tí, Vietnam đã là “lương tâm thời đại” rồi, guys.
Hơn nữa: chúng ta đánh 2 thằng này với sự giúp đỡ của Soviet, bạn bè và – công bằng mà nói – có cả của Rợ.
CÒn Hưng Đạo?
- Người chơi tay bo , ha ha…cả 03 lần đều tay bo.

Chúng ta – in fact – chả tiến hóa đc mm nào đâu, guys.
…còn tiếp.

Đến đay, ta rẽ qua Nguyễn Trung tí http://viet-studies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_SuLuaChonNao.htm
Làm gì?
- Là nhấn mạnh cái mà Ng. Trung nêu ra (thực ra ta nói về nó lâu rùi):
Chúng ta có một thuận lợi quốc tế chưa bao giờ có, đó là: Ngoài một kẻ thù ra – Rợ – chúng ta có toàn là bạn. Bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng mong có một Vietnam mạnh mẽ, hòa bình, ấm no.
Cái trớ trêu là: cái thằng thù duy nhất đó lại là thằng …đồng chí gần như duy nhất của Đảng.


Đảng cần đồng chí làm gì?
- legality, guys.
Vậy , v/đ là: Liệu Đảng có đặt cái đồng chí, cái đồng minh cho cái legality của Đảng lên trên lợi ích của Dân tộc ko?
Đó là chưa nói: Lấy cái đồng chí làm đồng minh cho cái legality của mình tức là Đảng – once more – chứng minh rằng: Đảng, với tư cách là một tập đoàn cầm quyền, không có khả năng tiến hóa cũng như các tập đoàn cầm quyền phong kiến khác ở Vietnam suốt ngàn năm nay didn’t have.

Cũng phải nói ngay là: cái thuận lợi nói trên dù là có công chúng ta đem lại, nhưng không phải là do chúng ta đã tiến hóa hơn Cha Ông:
Loài người tiên hóa hơn: vì thế mà Thế giới đã nhỏ hơn.
Bây giờ ta so sánh về Tư tưởng, Chính trị, Địa-Chính trị.
……
  Liệu có phải chúng ta vẫn luôn bị nô dịch cả trong suy nghĩ đến hành động ?.

Có một ví dụ so sánh như thế này: Nhọ - Liều thuốc tự do April 2, 2012 -Liều thuốc chúng ta cần là một văn hóa tự do, bắt nguồn từ một môi trường tự do và tôn trọng. 

Trong đêm lưu diễn ở Hà Nội của Bi Rain, một số fan Việt quì xuống để ngửi và hôn hít chiếc ghế mà thần tượng của mình vừa ngồi.

Nguyên nhân cốt lõi, nhưng chưa thấy được đề cập, là cái quì gối trong văn hóa Việt Nam.

Nhưng hãy nhìn cái quì suốt dòng lịch sử của các thế hệ đi trước. Suốt hai thiên niên kỉ, người Việt quì mọp ngoan ngoãn dưới cái ghế của các vua quan. Hăng hái dẫn đầu truyền thống này là giới sĩ phu – tôn sùng văn hóa Trung Quốc, nào là  “bậc Thánh nhân”, “chữ thánh hiền”, cho tới cái tư thế khúm núm, xum xoe, khăm khẳm mùi nịnh bợ của đại thi hào Tố Hữu – ”Xít-ta-lin! Xít-ta-lin!  Yêu biết mấy, nghe con tập nói Tiếng đầu lòng con gọi Xít-ta-lin!

Bloomberg: Vinacomin đang huy động 120 triệu USD với lãi suất cao

Mô hình Nhà máy Alumin Nhân Cơ, huyện ĐắkR’Lấp, tỉnh Đắk Nông. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Bloomberg: Vinacomin đang huy động 120 triệu USD với lãi suất cao(02/04) (Gafin) - Theo nguồn tin của Bloomberg, Standard Chartered đang giúp thu xếp khoản vay này.
Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đang đề nghị trả mức chi phí cao hơn 0,46 điểm % so với lãi suất vay liên ngân hàng London (Libor) cho khoản vay 120 triệu USD, một nguồn tin thân cận cho Bloomberg biết.
Đại diện của công ty cũng không bình luận gì về vấn đề này khi được liên lạc qua điện thoại vào tuần trước, Bloomberg cho biết.
Philipp Lotter, phó chủ tịch cao cấp bộ phận tài chính doanh nghiệp tại Moody's Investors Service cho biết, khi xếp hạng tín dụng của Việt Nam vẫn có triển vọng tiêu cực, mức độ huy động tài chính của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế còn nhiều thách thức. Ông Lotter cho rằng vấn đề sẽ vẫn còn tồn tại cho tới khi một số yếu tố vĩ mô chịu sức ép như dự trữ ngoại tệ và lạm phát được giải quyết.

Xếp hạng tín dụng của Vinacomin đã bị hạ từ BB xuống BB- năm 2010, do chịu tác động của việc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) không trả được nợ đúng hạn. Moody's hiện xếp hạng nợ Việt Nam ở mức B1, với triển vọng tiêu cực.

Vinacomin năm ngoái tìm cách huy động 150 triệu USD với lãi suất (bao gồm lãi suất và các khoản phí) cao hơn 0,318 điểm % so với lãi suất Libor, theo Bloomberg. Tuy nhiên, tháng 10/2011, Vinacomin đã hoãn việc huy động này để chờ tới khi các điều kiện thị trường được cải thiện.
Nguồn DVT/Bloomberg




Václav Havel - Sức mạnh của thảo dân

- ---Václav Havel - Sức mạnh của thảo dân (Kì 1) -Phạm Nguyên Trường dịch

Bản dịch được thực hiện nhân giỗ bách nhật Václav Havel
I.

Một bóng ma đang săn đuổi Đông Âu, bóng ma của cái mà phương Tây gọi là "bất đồng chính kiến". Bóng ma ấy không xuất hiện từ hư vô. Nó là kết quả tự nhiên và tất yếu của giai đoạn lịch sử hiện tại của cái hệ thống mà nó đang săn đuổi. Nó được sinh ra vào thời điểm mà hệ thống ấy, vì hàng ngàn lý do, đã không thể dựa vào quyền lực độc đoán, tàn bạo và trắng trợn, nhằm tiêu diệt mọi biểu hiện bất phục tùng được nữa. Hơn thế nữa, hệ thống đó đã xơ cứng về mặt chính trị đến mức hầu như không cho phép sự bất phục tùng như thế hiện diện trong những cơ cấu hợp pháp của nó.

Những người được gọi là "bất đồng chính kiến" ấy là ai? Quan điểm của họ xuất phát từ đâu, và có tầm quan trọng tới mức nào? Ý nghĩa của những "sáng kiến độc lập" liên kết những "người bất đồng chính kiến" là gì và cơ hội thành công thực sự của những sáng kiến ấy là như thế nào? Coi những "người bất đồng chính kiến" là phong trào đối lập có phù hợp không? Nếu có, thì trong cái khuôn khổ của hệ thống này, phong trào đối lập ấy chính xác nghĩa là gì? Nó làm gì? Nó có vai trò gì trong xã hội? Nó hi vọng vào cái gì và dựa vào cái gì để hi vọng? Liệu những người bất đồng chính kiến - với tư cách là một nhóm công dân hạng hai nằm ngoài cơ cấu quyền lực - có bất kì ảnh hưởng nào đối với xã hội và hệ thống xã hội hay không? Liệu họ có thực sự thay đổi được gì không?


Tôi nghĩ rằng việc khảo sát những câu hỏi này - một cuộc khảo sát về tiềm lực của "thảo  dân[1]" - chỉ có thể được bắt đầu bằng việc khảo sát bản chất của quyền lực trong những hoàn cảnh mà những “thảo  dân” này đang hoạt động.


II.

Hệ thống của chúng ta thường hay được mô tả như là chế độ chuyên chính, hay chính xác hơn, là chế độ chuyên chính của bộ máy quan liêu chính trị đối với xã hội đã trải qua quá trình cào bằng về kinh tế và xã hội. Tôi sợ rằng khái niệm "chuyên chính", dù có dễ hiểu đến mức nào trong những ngữ cảnh khác, có xu hướng làm lu mờ chứ không làm sáng tỏ bản chất thực sự của quyền lực trong hệ thống này. Chúng ta thường liên kết thuật ngữ này với khái niệm về một nhóm nhỏ những kẻ cướp chính quyền của một nước bằng bạo lực; quyền lực của họ được sử dụng một cách công khai, bằng cách dùng những công cụ trực tiếp của quyền lực mà họ nắm trong tay; và về mặt xã hội, có thể phân biệt dễ dàng họ với đa số mà họ đang thống trị. Một trong những khía cạnh cơ bản của khái niệm mang tính truyền thống hay cổ điển về chuyên chính là giả định rằng nó là nhất thời, tạm bợ và không có gốc gác lịch sử. Sự tồn tại của nó dường như gắn liền với cuộc đời của những kẻ tạo dựng nên nó. Quy mô và tầm quan trọng của nó thường chỉ có giới hạn trong một địa phương nào đó, và cho dù nó có sử dụng ý thức hệ để bảo đảm cho mình tính chính danh thì nói cho cùng, quyền lực của nó vẫn chỉ là quân số và số vũ khí trang bị cho binh lính và cảnh sát mà thôi. Nó cho rằng mối đe dọa chủ yếu đối với sự tồn tại của mình là có khả năng một người nào đó được trang bị tốt hơn sẽ xuất hiện và lật đổ nó.

Tôi nghĩ rằng chỉ cần nhìn qua cũng thấy là hệ thống mà chúng ta đang sống có rất ít điểm chung với chế độ chuyên chính cổ điển. Trước hết, hệ thống của chúng ta không hạn chế theo nghĩa địa phương, địa lí; không những thế, nó nắm quyền sinh sát trong một khối quyền lực khổng lồ do một trong hai siêu cường kiểm soát. Và mặc dù, đương nhiên là nó có một số thay đổi nhất định cho phù hợp với khu vực và lịch sử, nhưng những thay đổi này về cơ bản được giới hạn trong một khuôn khổ thống nhất và duy nhất trong toàn khối. Không những chế độ chuyên chế này ở đâu cũng dựa trên cùng một nguyên lí và được xây dựng theo cùng một cách (nghĩa là theo cách mà siêu cường thống trị đã tạo ra), mà từng nước đều đã và đang bị một mạng lưới những công cụ thao túng, điều khiển từ trung tâm siêu cường thâm nhập, và hoàn toàn phụ thuộc vào lợi ích của siêu cường ấy. Trong cái thế giới bị sự cân bằng hạt nhân dồn vào thế bí này, dĩ nhiên, bề ngoài, tình trạng này tạo cho hệ thống một độ an toàn chưa từng có, đấy là nói so với những chế độ chuyên chế cổ điển. Nhiều cuộc khủng hoảng có tính khu vực - nếu xảy ra trong một quốc gia cô lập có thể dẫn tới thay đổi cả hệ thống - có thể được giải quyết nhờ sự can thiệp trực tiếp bằng quân sự của những nước còn lại trong khối.

Thứ hai, nếu như đặc điểm của các chế độ chuyên chính cổ điển là sự thiếu gốc gác lịch sử (thường thì chúng chỉ là những quái thai của lịch sử, một kết quả tình cờ từ những quá trình xã hội ngẫu nhiên hay kết quả của những khuynh hướng của đám đông mà thôi), thì không thể kết luận một cách vội vã như thế với hệ thống của chúng ta. Vì, mặc dù chế độ chuyên chính của chúng ta đã hoàn toàn quay lưng lại với các phong trào xã hội tiền thân của nó từ lâu rồi, nhưng sự chân thực của các phong trào này (tôi đang nghĩ đến các phong trào công nhân và xã hội chủ nghĩa thế kỉ XIX) đã tạo cho nó một nền tảng lịch sử không thể chối cãi. Đây là nền tảng vững chắc cho quá trình xây dựng cho đến khi nó trở thành một thực tế chính trị và xã hội hoàn toàn mới như ngày hôm nay, thực thể đó đã là một phần không thể tách rời của thế giới hiện đại. Một trong những đặc điểm của những gốc gác lịch sử này là nhận thức “đúng đắn” về các xung đột xã hội trong giai đoạn mà những phong trào vốn là cội nguồn của nó xuất hiện. Nhưng, sự kiện là trong cốt lõi của nhận thức “đúng đắn” đó đã có sẵn một khuynh hướng tất yếu sẽ dẫn tới sự quay lưng lại một cách quái dị như vừa nói bên trên, một sự quay lưng đặc trưng cho sự phát triển tiếp theo của nó, nhưng đấy không phải là điều quan trọng đáng nói ở đây. Dù sao mặc lòng, thành tố này đã phát triển một cách hữu cơ từ môi trường của thời đại và do vậy cũng có thể được xem là có gốc gác ở đấy.

Một di sản của “nhận thức đúng đắn” nguyên thuỷ ấy là đặc trưng thứ ba, tức lá cái đã khiến cho hệ thống của chúng ta khác với các chế độ chuyên chính hiện đại khác: nó điều hành một ý thức hệ nghiêm ngặt không gì bằng, đây là ý thức hệ được xây dựng một cách duy lí, nói chung là dễ hiểu và chủ yếu là cực kì mềm dẻo, sự tỉ mỉ và trọn vẹn của nó làm cho ý thức hệ này trở thành gần như một tôn giáo nhập thế vậy. Nó cung cấp cho người ta đáp án sẵn có cho mọi câu hỏi; nó đòi hỏi chấp nhận toàn bộ chứ không thể từng phần, mà chấp nhận thì sẽ có những hệ quả vô cùng sâu sắc với đời sống của con người. Trong một kỉ nguyên mà sự chắc chắn hiện sinh và mang tính siêu hình đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, khi con người đã bị mất gốc và tha hóa, và đang đánh mất dần nhận thức về ý nghĩa của thế giới này thì hệ tư tưởng đó chắc chắn là có sức mê hoặc nhất định. Nó hứa với những người đang lang thang bất định một mái nhà sẵn sàng ngay lập tức: chỉ cần chấp nhận nó là xong và đột nhiên mọi thứ một lần nữa lại trở nên rõ ràng, cuộc đời bỗng có một ý nghĩa mới, và mọi điều huyền bí, mọi câu hỏi còn bỏ ngỏ, mọi sự phân vân và cô đơn đều biến mất. Nhưng dĩ nhiên là người ta phải trả giá đắt cho căn nhà thuê giá rẻ này: giá phải trả là từ bỏ tư duy duy lý, từ bỏ lương tâm và trách nhiệm, vì đặc điểm quan trọng nhất của ý thức hệ này là giao phó toàn bộ suy nghĩ và lương tâm cho cấp trên. Nguyên tắc ở đây là trung tâm của quyền lực đồng nghĩa với trung tâm của chân lý. (Trong trường hợp của chúng ta, mối quan hệ với chính trị thần quyền Byzantine là trực tiếp: quyền lực thế tục tối cao trùng hợp với quyền lực tinh thần tối cao). Nhưng hiển nhiên là, nếu để tất cả những điều này sang một bên, ý thức hệ đã không còn có ảnh hưởng lớn đối với dân chúng, ít nhất là trong khối chúng ta (có thể với một ngoại lệ là nước Nga - nơi mà đầu óc nô lệ, với sự sùng bái mù quáng, mang tính định mệnh đối với những kẻ cai trị và sự chấp nhận một cách tự động mọi lời tuyên bố của họ - ý thức hệ vẫn còn giữ thế thượng phong và được kết hợp với chủ nghĩa yêu nước bá quyền, tức là cái chủ nghiã yêu nước vốn có truyền thống đặt quyền lợi của đế chế cao hơn quyền lợi của con người). Nhưng điều này cũng không quan trọng, bởi vì trong hệ thống của chúng ta ý thức hệ - do đặc điểm của nó - đã làm rất tốt vai trò của mình (tôi sẽ trở lại vấn đề này sau).

Thứ tư, việc thực thi quyền lực trong các nền chuyên chính cổ điển bao gồm một yếu tố cần thiết là sự ứng biến. Các cơ chế thực thi quyền lực phần lớn đều không được xác lập một cách chặt chẽ, và bao giờ cũng có phạm vi đáng kể để cho người ta có thể sử dụng quyền lực một cách ngẫu nhiên, độc đoán và chẳng theo luật lệ nào. Vẫn còn tồn tại những điều kiện nhất định về mặt vật chất, tâm lí và xã hội để có thể thể hiện sự phản kháng. Nói ngắn, vẫn còn nhiều vết tích trên bề mặt có thể làm cho nó vỡ ra thành từng mảnh trước khi cơ cấu quyền lực thiết lập được sự ổn định.  Hệ thống của chúng ta đã trải qua con đường phát triển kéo dài sáu mươi năm ở Liên Xô và gần ba mươi năm ở Đông Âu, hơn nữa, một số đặc điểm cơ cấu lâu đời nhất của nó lại có xuất xứ từ chế độ chuyên chế thời Sa hoàng nữa. Trên khía cạnh vật chất của quyền lực, điều này đã dẫn tới việc là các cơ chế được xây dựng hoàn bị và tinh tế để phục vụ cho nhiệm vụ thao túng toàn bộ công chúng một cách trực tiếp và gián tiếp, mà với tư cách là nền tảng quyền lực vật chất, nó đại diện cho một cái gì đó rất mới. Cùng lúc đó, xin chớ quên rằng hệ thống này càng đặc biệt hiệu quả hơn nhờ quyền sở hữu nhà nước và quản lí từ trung ương mọi tư liệu sản xuất. Điều này tạo cho cơ cấu quyền lực một khả năng chưa từng có và không thể kiểm soát nổi trong việc đầu tư cho chính nó (thí dụ như bộ máy hành chính quan liêu và cảnh sát) và tạo thuận lợi cho cơ cấu này - trong vai người sự dụng lao động duy nhất – trong việc điều khiển cuộc sống hàng ngày của mọi công dân.

Cuối cùng, nếu như một bầu không khí ngập tràn nhiệt tình cách mạng, chủ nghĩa anh hùng và bạo lực thẳng tay trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống đã từng là biểu tượng của chế độ độc tài cổ điển, thì những vết tích cuối cùng của một bầu không khí như thế đã biến mất khỏi khối Xô viết. Vì hiện nay khối này không còn là một ốc đảo, bị cô lập khỏi thế giới phát triển và được miễn nhiễm khỏi những tiến trình diễn ra trong đó. Ngược lại, khối Xô viết đã là một phần không thể tách rời của một thế giới rộng lớn hơn, nó chia sẻ và định hình số phận của thế giới. Nói một cách cụ thể, điều này có nghĩa là trật tự của các giá trị trong các nước phát triển phương Tây, thực chất là đã xuất hiện trong xã hội chúng ta (thời gian dài cùng tồn tại với phương Tây chỉ thúc đẩy nhanh tiến trình này mà thôi). Nói cách khác, cái mà chúng ta đang có ở đây chỉ là một dạng khác của xã hội tiêu thụ và xã hội công nghiệp, với tất cả những hậu quả tâm lý, tri thức và xã hội kèm theo. Không tính đến điều này thì sẽ không thể hiểu nổi bản chất của quyền lực trong hệ thống của chúng ta. 

Sự khác biệt cơ bản giữa hệ thống của chúng ta – trên phương diện bản chất của quyền lực – với cái chúng ta vẫn thường hiểu là chế độ chuyên chính, sự khác biệt mà tôi hi vọng là đã rất rõ ràng dù chỉ so sánh một cách rất phiến diện như thế, buộc tôi phải tìm thuật ngữ thích hợp cho hệ thống của chúng ta, hoàn toàn chỉ để phục vụ cho tiểu luận này. Nếu sau đây tôi gọi nó là hệ thống hậu-toàn trị, thì tôi hoàn toàn hiểu rằng đây có thể không phải là thuật ngữ chuẩn xác nhất, nhưng tôi không thể tìm ra một từ nào khả dĩ hơn. Tôi không định dùng tiền tố hậu (post-) để ám chỉ rằng hệ thống không còn là toàn trị nữa; ngược lại, tôi muốn nói rằng nó là toàn trị theo cách hoàn toàn khác với chế độ chuyên chính cổ điển, khác với chủ nghĩa toàn trị mà chúng ta vẫn thường hiểu.

Tuy nhiên, những bối cảnh mà tôi vừa đề cập chỉ tạo ra một tập hợp những yếu tố mang tính điều kiện, và một khuôn khổ mang tính hiện tượng cho cơ cấu quyền lực thực tế trong hệ thống hậu toàn trị, mà bây giờ tôi sẽ cố gắng làm rõ ở một số mặt.

III.

Người quản lý một cửa hàng rau quả đặt trong cửa sổ, bên cạnh những túm hành và cà-rốt, khẩu hiệu: "Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại!". Tại sao anh ta lại làm như thế? Anh ta định nói gì với thế giới? Có đúng là anh ta thực lòng hào hứng với ý tưởng đoàn kết giữa những người vô sản trên thế giới? Lòng nhiệt thành của anh ta lớn đến mức anh ta cảm thấy phải giới thiệu ngay với công chúng lý tưởng này? Liệu anh ta đã thực sự dành một giây phút nào để nghĩ về cách thức thực hiện sự đoàn kết ấy hay ý nghĩa của nó là gì hay không?

Tôi nghĩ, ta có thể yên tâm mà giả định rằng tuyệt đại bộ phận những người quản lí cửa hàng không bao giờ nghĩ về khẩu hiệu họ đặt trong cửa sổ, cũng như họ chẳng bao giờ dùng nó để thể hiện quan điểm thực sự của mình. Cái khẩu hiệu đó, cũng như hành và cà-rốt, đều được cấp từ trụ sở doanh nghiệp. Anh ta xếp tất cả lên cửa sổ vì đã làm như vậy trong nhiều năm, vì mọi người đều làm như thế, và vì đó là việc phải làm. Nếu từ chối, anh ta có thể gặp rắc rối. Anh ta có thể bị phê bình vì không có vật trang trí thích hợp trong cửa sổ, thậm chí có người còn tố cáo anh là không trung thành nữa. Anh ta làm vậy bởi vì cần phải làm thế, nếu muốn yên thân. Đó là một trong hàng ngàn tiểu tiết đảm bảo cho anh ta một cuộc sống tương đối yên ổn trong sự "hòa hợp với xã hội", như họ vẫn thường nói.

Rõ ràng là, người bán hàng chẳng thèm để ý tới nội dung chữ nghĩa của khẩu hiệu được trưng ra, anh ta đặt khẩu hiệu ở cửa sổ không phải vì cá nhân anh ta muốn công chúng làm quen với lý tưởng mà nó kêu gọi. Nhưng dĩ nhiên là điều này không có nghĩa là hành động của của anh ta không hề có động cơ, hoặc chẳng có ý nghĩa gì, hoặc khẩu hiệu đó không truyền đạt tới ai thông tin nào hết. Khẩu hiệu đó chính là một tín hiệu, và vì thế, nó mang theo một thông điệp tinh vi, nhưng rất dứt khoát. Nói nôm na, nó là thế này: "Tôi, người bán rau quả XY, sống ở đây và tôi biết tôi phải làm gì. Tôi làm theo cách mà người ta muốn tôi làm. Tôi đáng tin và tôi tránh xa mọi rắc rối. Tôi phục tùng và vì thế, tôi có quyền được yên thân". Thông điệp này, tất nhiên có người nhận: nó được gửi lên trên, tới những người cao hơn anh bán rau, và đồng thời nó là lá chắn bảo vệ anh khỏi những tên chỉ điểm. Vì thế, ý nghĩa thực của khẩu hiệu bám rễ sâu vào đời sống của anh hàng rau. Nó phản ánh lợi ích sống còn của anh ta. Vậy lợi ích sống còn ấy là gì?
Xin hãy để ý: nếu người bán rau được hướng dẫn bày khẩu hiệu: “Tôi sợ và vì thế tôi phục tùng vô điều kiện”, anh ta sẽ phải để ý tới nội dung của nó, mặc dù tuyên bố ấy là đúng sự thật. Người bán rau sẽ cảm thấy bối rối và xấu hổ vì lời tuyên bố thẳng thừng về sự mất phẩm cách của anh ta trong cửa sổ cửa hàng, và cũng tự nhiên thôi, bởi anh là con người và vì thế mà có cảm nhận về phẩm giá của mình. Để vượt qua sự rắc rối này, lòng trung thành của anh phải được thể hiện dưới dạng một dấu hiệu - ít nhất là trên bề mặt từ ngữ - thể hiện một niềm tin bất vụ lợi. Nó phải cho phép người bán rau biện bạch: “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại thì có gì sai?” Vì thế mà dấu hiệu này giúp cho người bán rau che giấu cái nguyên nhân “hèn kém” của sự phục tùng của mình, và cùng lúc, che giấu nền tảng “hèn kém” của quyền lực. Nó giấu chúng sau bề mặt của một cái gì đó cao xa. Và cái gì đó ấy chính là ý thức hệ. 

Ý thức hệ là một hình thức giả tạo của những mối liên hệ với thế giới. Nó cung cấp cho người ta ảo tưởng về bản sắc, về phẩm giá, và đạo đức trong khi đó lại tạo điều kiện cho người ta dễ dàng từ bỏ chúng. Ý thức hệ - như là một kho chứa của một cái gì đó “siêu cá nhân” và khách quan - cho phép người ta đánh lừa nhận thức của mình, che giấu vị trí thực của mình và che dấu modus vivendi [lối sống] nhục nhã của mình, với cả với thế giới và với chính mình. Rất thực dụng, nhưng đồng thời, bề ngoài thì lại có vẻ như đề cao cách thức hợp pháp hóa cái gì trên, cái gì dưới và ở hai bên bên. Nó hướng tới con người và hướng tới Chúa Trời. Nó là bức màn, đằng sau nó người có thể che giấu cuộc sống bệ rạc, dung tục và tìm cách thích ứng với nguyên trạng của họ. Nó là lời biện bạch mà ai cũng có thể dùng, từ người bán rau quả, anh ta phải che giấu nỗi sợ hãi mất việc làm đằng sau mối quan tâm được trưng ra về tình đoàn kết của vô sản toàn thế giới, cho đến những quan chức cao nhất, việc họ muốn bám víu vào quyền lực lại được che đậy bằng những câu chữ nói về phục vụ giai cấp cần lao. Vì vậy mà chức năng biện bạch quan trọng của ý thức hệ là cung cấp cho người ta - cả nạn nhân lẫn những trụ cột của hệ thống hậu toàn trị - một ảo tưởng rằng hệ thống đang hòa hợp với trật tự của người và trật tự của Trời.

Chế độ chuyên chính càng nhỏ và xã hội bên dưới nó càng ít bị quá trình hiện đại hóa phân tầng thì ý chí của nhà độc tài càng được thực thi một cách trực tiếp. Nói cách khác, nhà độc tài có thể sử dụng biện pháp trừng trị với những mức độ trắng trợn khác nhau để tránh những hiện tượng phức tạp trong quan hệ với thế giới và để tự biện minh mà ý thức hệ đòi hỏi. Nhưng các cơ chế quyền lực ngày càng phức tạp hơn, và xã hội mà họ cai trị càng lớn và càng phân hóa hơn, các cơ chế này hoạt động càng lâu hơn, thì các cá nhân cũng phải liên hệ với bên ngoài, và vai trò biện minh của ý thức hệ cũng càng ngày càng quan trọng hơn. Nó đóng vai trò là cầu nối giữa chế độ và nhân dân, qua đó chế độ tiếp cận với nhân dân và nhân dân tiếp cận với chế độ. Điều này giải thích vì sao ý thức hệ lại có vai trò quan trọng đến thế trong hệ thống hậu toàn trị: thật không thể tưởng tượng nổi nếu cơ cấu phức tạp của các đơn vị, trật tự đẳng cấp, cơ cấu truyền dẫn quyền lực, và các công cụ gián tiếp đủ loại để thao túng – nhằm đảm bảo cho sự thống nhất của hệ thống bằng vô số cách khác nhau, không có chỗ cho ngẫu nhiên - lại có thể thiếu một ý thức hệ biện minh chung cho toàn bộ hệ thống và biện minh cho từng bộ phận.

IV.

Vực thẳm giữa những mục tiêu của hệ thống hậu toàn trị và những mục tiêu của đời sống đang ngày càng rộng ra: trong khi, về bản chất, đời sống luôn hướng tới đa nguyên, đa dạng, tự tổ chức và tự thiết chế; nói ngắn, hướng tới quyền tự do của nó, thì hệ thống hậu toàn trị đòi hỏi phục tùng, thống nhất và kỉ luật. Trong khi đời sống luôn luôn cố gắng tạo ra những cơ cấu mới và “khó đoán trước”, hệ thống hậu toàn trị tìm cách trói buộc cuộc sống vào những trạng thái định trước. Các mục tiêu của hệ thống cho thấy đặc điểm cơ bản nhất của nó là tính hướng nội, vận động dần tới chính nó một cách toàn bộ và không thể đảo ngược được, tức là bán kính ảnh hưởng của nó cũng phải không ngừng mở rộng mãi ra. Hệ thống này chỉ phục vụ người dân trong chừng mực vừa đủ nhẳm bảo đảm rằng người dân phục vụ lại nó. Bất kì điều gì hơn thế, tức là bất kì điều gì làm cho người dân có thể bước qua vai trò đã được định trước cho họ, đều bị hệ thống coi là tấn công vào nó. Và trên phương diện này, nó đã đúng: bất kì trường hợp vi phạm nào như thế cũng  đều là sự phủ định hệ thống một cách triệt để. Vì thế, có thể nói, mục tiêu nội tại của hệ thống hậu toàn trị không chỉ là bảo tồn quyền lực trong tay bè lũ thống trị, như người ta có thể tưởng như thế khi nhìn mới nhìn vào. Thực ra là, hiện tượng tự bảo tồn là để phục vụ một cái gì đó cao hơn, phục vụ bộ máy tự động mù quáng đang điều khiển hệ thống. Các cá nhân không được hệ thống coi là có giá trị tự thân nào hết, dù họ có giữ vị trí nào trong trật tự đẳng cấp thì cũng thế, họ chỉ được coi như những đồ vật có nhiệm vụ bơm nhiên liêu vào cho cỗ máy tự động này mà thôi. Vì lý do đó, khát vọng quyền lực của một cá nhân chỉ được chấp nhận khi hướng của nó trùng hợp với hướng của cỗ máy tự động của hệ thống. 

Ý thức hệ - trong khi tạo ra cây cầu bào chữa nối giữa hệ thống và cá nhân – làm nhiệm vụ nối hai bờ của cái vực thẳm giữa mục tiêu của hệ thống và mục tiêu của đời sống. Nó tạo ra cảm tưởng rằng yêu cầu của hệ thống bắt nguồn từ yêu cầu của cuộc sống. Nó là thế giới của những ảo tưởng, được trưng ra như là hiện thực của cuộc đời
Hệ thống hậu toàn trị đụng chạm đến con người trong từng bước đi, nhưng nó làm thế với cái găng tay ý thức hệ. Chính vì vậy mà cuộc sống trong hệ thống mới có nhiều hiện tượng đạo đức giả và dối trá đến như thế: chính phủ của bộ máy quan liêu thì được gọi là chính quyền nhân dân, người lao động bị nô dịch thì mang tên giai cấp lao động, sự thoái hóa đến tận cùng của cá nhân thì được coi là giải phóng tối hậu, bưng bít thông tin được gọi là cung cấp thông tin cho quần chúng, sử dụng quyền lực để thao túng thì được gọi là kiểm soát công cộng về quyền lực, lạm dụng quyền lực một cách tùy tiện thì được gọi là tôn trọng luật pháp, đè nén văn hóa thì được gọi là phát triển văn hóa, mở rộng ảnh hưởng của đế chế thì được trình bày như là giúp đỡ những người bị áp bức, mất tự do ngôn luận trở thành hình thức cao nhất của tự do, những kì bầu cử lố bịch thì trở thành hình thức dân chủ cao nhất, cấm suy nghĩ độc lập trở thành thế giới quan khoa học nhất, chiếm đóng quân sự trở thành giúp đỡ anh em. Vì bị nhốt chặt trong những lời dối trá của nó, chế độ đó phải xuyên tạc tất cả. Nó xuyên tạc quá khứ. Nó bóp méo hiện tại và nó bịa ra tương lai. Nó xuyên tạc các số liệu thống kê. Nó giả đò như không nắm giữ các cơ quan an ninh có quyền lực vô hạn và bất lương. Nó giả vờ như đang tôn trọng các quyền con người. Nó giả đò như không kết án ai. Nó làm như không sợ bất kì điều gì. Nó giả vờ như không giả vờ gì cả.

Cá nhân không cần phải tin vào tất cả những sự rắc rối này, nhưng họ phải làm như là họ tin, hoặc ít nhất họ phải im lặng chịu đựng chúng hoặc phải tử tế với những người làm việc cho chúng. Nhưng, cũng vì thế mà họ phải sống trong dối trá. Họ không cần chấp nhận dối trá. Chỉ cần họ chấp nhận sống cùng với nó và sống trong nó là được. Cũng chính vì thế mà các cá nhân thừa nhận hệ thống, bồi bổ cho hệ thống, tạo ra hệ thống, và là hệ thống.
V.

Chúng ta đã thấy rằng ý nghĩa thực của khẩu hiệu của anh hàng rau chẳng liên quan gì đến cái mà những từ ngữ trong khẩu hiệu nói tới. Ngay cả như thế thì ý nghĩa thực sự cũng rất rõ ràng và nói chung là dễ hiểu, bởi vì mật mã rất giống nhau: anh hàng rau tuyên bố sự trung thành của mình (và anh cũng chẳng có cách nào khác, nếu muốn tuyên bố của mình được chấp nhận) theo cách duy nhất mà chế độ có khả năng nghe được; tức là, bằng cách chấp thuận những nghi thức đã được qui định, bằng cách chấp nhận rằng ảo tưởng chính là hiện thực, bằng cách chấp nhận những luật chơi cho trước. Nhưng, trong khi làm việc đó, chính anh đã trở thành người tham gia cuộc chơi, và vì thế mà tạo điều kiện cho cuộc chơi tiếp tục, và trước hết là tạo điều kiện cho nó tồn tại.

Nếu, khởi kì thủy ý thức hệ chỉ là chiếc cầu nối giữa hệ thống và cá nhân với tư cách là cá nhân, thì vào khoảnh khắc mà anh ta bước lên cầu, nó đã trở thành cây cầu nối giữa hệ thống và cá nhân ấy - với tư cách là bộ phận của hệ thống. Nghĩa là, nếu ban đầu ý thức hệ chỉ có thể tạo điều kiện (bằng hoạt động ở bên ngoài) cho sự hình thành quyền lực với tư cách là một sự biện hộ về mặt tâm lý, thì từ thời điểm mà sự biện hộ ấy được chấp nhận, ý thức hệ lại tạo ra sức mạnh ở bên trong, nó trở thành một bộ phận năng động của hệ thống quyền lực ấy. Nó bắt đầu hoạt động như là công cụ chính nhằm truyền đạt nghi thức bên trong hệ thống quyền lực.

Toàn bộ cơ cấu quyền lực (chúng ta đã thảo luận về biểu hiện vật chất của nó) không thể tồn tại nếu không có một trật tự "siêu hình học" ràng buộc các bộ phận lại với nhau, kết nối chúng và buộc chúng phải phục tùng một phương pháp giải trình thống nhất về mặt hình thức, cung cấp cho hoạt động phối hợp của tất các bộ phận luật chơi, nghĩa là cung cấp cho chúng những qui định, những giới hạn và tính chính danh nhất định. Trật tự siêu hình học này là nguyên tắc cơ bản cho và là chuẩn mực xuyên suốt toàn bộ cơ cấu quyền lực, nó liên kết thông tin và làm cho việc trao đổi và lưu chuyển các thông tin và chỉ đạo trở thành khả thi. Tương tự như một tập hợp các đèn hiệu giao thông và biển chỉ đường, nó tạo ra hình thù và cơ cấu cho tiến trình. Trật tự siêu hình học này đảm bảo sự cố kết nội tại của cơ cấu quyền lực toàn trị. Nó là chất keo gắn kết tất cả lại với nhau, là nguyên tắc bản lề, là phương tiện thi hành kỉ luật. Thiếu chất keo này, toàn bộ hệ thống với tư cách là cơ cấu toàn trị sẽ sụp đổ, nó sẽ tan vỡ thành những cá nhân rời rạc, va chạm hỗn loạn với nhau vì quyền lợi và thiên hướng không được kiểm soát của họ. Thiếu bộ phận gắn kết, toàn bộ kim tự tháp của quyền lực toàn trị sẽ sụp đổ vào trong chính nó, như thể là một vụ nổ hướng vào trong vậy.

Ý thức hệ - được cơ cấu quyền lực dùng để giải thích hiện thực – luôn luôn phục tùng quyền lợi của cơ cấu ấy. Vì vậy mà nó có xu hướng tự nhiên là thoát li hiện thực, nhằm tạo ra một thế giới giả tạo và trở thành một thứ nghi thức. Trong các xã hội có sự cạnh tranh quyền lực một cách công khai và vì thế mà quyền lực bị xã hội kiểm soát, cũng tồn tại một cách hoàn toàn tự nhiên cơ chế kiểm soát công khai, quyền lực dùng cách đó để khoác lên mình tính chính danh về mặt ý thức hệ. Kết quả là, trong những điều kiện như thế bao giờ cũng có những biện pháp điều chỉnh nhất định, những biện pháp này có thể  ngăn chặn một cách hiệu quả, không để cho ý thức hệ hoàn toàn thoát ly khỏi hiện thực. Nhưng trong chế độ toàn trị, những biện pháp điều chỉnh như thế đã không còn, và không có gì có thể ngăn cản được ý thức hệ càng ngày càng tách rời khỏi thực tiễn, càng ngày càng tự biến mình thành hiện tượng đang hiện diện trong hệ thống hậu toàn trị hiện nay: một thế giới giả tạo, chỉ còn là nghi thức, là một ngôn ngữ mang tính kinh viện, không còn liên hệ với hiện thực và đã biến đổi thành một hệ thống biểu tượng mang tính lễ nghi, thay thế hiện thực bằng giả-hiện thực.

Nhưng, đồng thời, như chúng ta đã thấy, ý thức hệ lại biến thành thành tố ngày càng quan trọng của quyền lực, thành trụ cột cung cấp cho nó cả tính chính danh lẫn sự cố kết nội tại nữa. Khi phương diện này trở nên càng ngày càng quan trọng, khi càng ngày nó càng đánh mất dần tiếp xúc với thực thế thì nó lại thu được một sức mạnh đặc biệt, nhưng rất thực. Nó hóa thân thành hiện thực, dù đấy chỉ là hiện thực bị nhốt hoàn toàn trong chính nó, và ở mức độ nào đó (chủ yếu là trong cơ cấu quyền lực) cái hiện thực này thậm chí còn quan trọng hơn là chính hiện thực nữa. Càng ngày độ tinh xảo của nghi thức càng trở nên quan trọng hơn hiện thực ẩn chứa đằng sau nó. Tầm quan trọng của hiện tượng không còn xuất phát từ bản thân hiện tượng nữa, mà xuất phát từ vị trí của nó với tư cách là các khái niệm trong ngữ cảnh mang tính ý thức hệ. Hiện thực không định hình lý thuyết, mà ngược lại. Do đó, quyền lực xích lại với ý thức hệ hơn là với hiện thực, nó tìm được sức mạnh của mình từ lý thuyết và trở thành hoàn toàn lệ thuộc vào lý thuyết. Điều này chắc chắn sẽ dẫn tới một kết quả trái khoáy sau đây: đáng lẽ lý thuyết hay ý thức hệ phải phục vụ quyền lực thì quyền lực bắt đầu phục vụ ý thức hệ. Như thể là ý thức hệ đã tiếm đoạt sức mạnh của quyền lực, như thể tự nó đã trở thành nhà độc tài rồi vậy. Dường như chính lý thuyết, chính nghi thức, chính ý thức hệ ra các quyết định tác động vào con người, chứ không phải ngược lại.

Nếu như ý thức hệ là người đảm bảo chính cho sự nhất quán nội tại của quyền lực, thì cùng lúc ấy, nó trở thành người đảm bảo càng ngày càng quan trọng cho sự liên tục của quyền lực. Trong khi sự kế vị trong các chế độ chuyên chính cổ điển thường bao giờ cũng là biến cố khá phức tạp (những kẻ tranh đoạt ngôi vị không có gì để khoác cho đòi hỏi của chúng một sự chính danh nhất định, và vì thế, chúng buộc phải dùng sức mạnh trần trụi) thì trong hệ thống hậu toàn trị, quyền lực được truyền từ người này sang người khác, từ nhóm này sang nhóm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác theo những cách về cơ bản là ổn định hơn. Trong quá trình chọn lựa những người kế nhiệm, một cơ chế phong vương mới được khởi động: đấy là sự hợp pháp hóa mang tính nghi thức, khả năng dựa vào nghi thức, bồi bổ nó và sử dụng nó, sẽ quyết định kẻ nào sẽ được nó đặt vào ngôi cao. Đương nhiên là tranh giành quyền lực cũng xảy ra cả trong hệ thống hậu toàn trị nữa, và đa phần đều tàn bạo hơn là so với những xã hội cởi mở, vì đấy là cuộc tranh giành không công khai, không bị các quy tắc dân chủ kiềm chế, không bị xã hội kiểm soát, mà đều diễn ra sau hậu trường. (Thật khó nói được một thí dụ về việc thay thế Bí thư thứ nhất của một Đảng Cộng sản đang cầm quyền mà không có sự triển khai hàng loạt các đơn vị an ninh và vũ trang, ít nhất là đặt dưới tình trạng báo động). Tuy nhiên, sự giành giật này không bao giờ có khả năng đe dọa nền tảng của hệ thống và tính liên tục của nó (như có thể xảy ra trong các chế độ chuyên chính cổ điển). Cùng lắm, nó cũng chỉ khuấy đảo cơ cấu quyền lực trong chốc lát – cơ cấu sẽ phục hồi rất nhanh, bởi vì cái chất kết dính là ý thức hệ vẫn còn nguyên. Ai thay thế ai không phải là vấn đề, sự kế vị chỉ khả thi khi nó diễn theo kịch bản và trong khuôn khổ nghi thức chung. Nó không bao giờ diễn ra bằng cách phủ nhận nghi thức ấy.

Nhưng chính do chế độ chuyên chính của nghi thức như thế mà quyền lực trở thành vô danh. Các cá nhân hầu như đã tan hoàn toàn vào nghi thức. Họ để mặc cho nó cuốn đi, và thường thì dường như nghi thức tự đưa con người từ bóng tối ra ánh sáng của quyền lực. Trên mọi cấp bậc của quyền lực, cá nhân ngày càng bị những con người lạnh lùng, những con rối, những tên đầy tớ khoác đồng phục chuyên thực hiện nghi thức và công việc hàng ngày của quyền lực đẩy ra rìa, đấy chẳng phải đặc trưng của hệ thống hậu toàn trị hay sao?

Sự vận hành máy móc của cơ cấu quyền lực, cái cơ cấu đã bị làm cho mất nhân tính và biến thành vô danh, là một đặc điểm của bộ máy tự động của hệ thống này. Dường như chính các mệnh lệnh của cỗ máy tự động, tức là cỗ máy đã chọn ra những người không có cá tính cho cơ cấu quyền lực, nghĩa là chính mệnh lệnh của những ngôn từ trống rỗng đã đặt những cá nhân biết sử dụng những ngôn từ trống rỗng lên vị trí quyền lực nhằm bảo đảm rằng cỗ máy của hệ thống hậu toàn trị sẽ tiếp tục hoạt động.

Các nhà Xô Viết học phương Tây thường phóng đại vai trò của các cá nhân trong hệ thống hậu toàn trị và bỏ qua sự thật là các nhân vật lãnh đạo của hệ thống hậu toàn trị - dù quyền lực họ nhận được từ cơ cấu quyền lực tập trung có to lớn đến đâu - thường cũng chỉ là người thực thi mù quáng những qui luật bên trong của hệ thống, những qui luật mà chính họ không bao giờ có khả năng hiểu, mà cũng không bao giờ suy nghĩ đến. Dù sao mặc lòng, kinh nghiệm đã nhiều lần dạy chúng ta rằng bộ máy tự động này mạnh hơn ý chí của bất kì cá nhân nào, và bất kì người có suy nghĩ độc lập nào cũng phải che giấu nó sau cái mặt nạ vô danh mang tính nghi thức thì mới mong có cơ hội bước được lên những nấc thang của quyền lực. Còn khi cá nhân đã giành được một vị trí trong đó mà lại còn cố gắng thực hiện hoài bão của mình, thì cái cỗ máy tự vận hành ấy - với sức ỳ vĩ đại của nó -  trước sau gì cũng sẽ thắng, và hoặc là cá nhân sẽ bị cơ cấu quyền lực đào thải như đào thải một sinh vật lạ, hoặc là anh ta sẽ bị buộc phải dần dần từ bỏ cá tính của mình, để một lần nữa lẫn vào với cỗ máy và trở thành nô lệ cho nó, hầu như không phân biệt nổi với những người đi trước và những người tiếp sau anh ta (Xin nhắc lại, ví dụ, quá trình thăng tiến của Husák[2] hay Gomulka[3]. Nhu cầu ẩn mình đằng sau và liên hệ với nghi thức luôn luôn hiện diện có nghĩa là thậm chí ngay cả những thành viên đã được khai sáng của cơ cấu quyền lực cũng thường bị ý thức hệ ám ảnh. Họ không bao giờ có khả năng xâm nhập thẳng vào những tầng sâu nhất của hiện thực trần trụi, và trong những kết luận cuối cùng, họ luôn nhầm lẫn nó với các giả-hiện thực mang màu sắc ý thức hệ. (Theo quan điểm của tôi, một trong những lý do làm cho ban lãnh đạo của Dubček không kiểm soát được tình hình năm 1968 chính là vì - trong những tình huống gay cấn và trong những vấn đề quyết định – các thành viên của nó chưa bao giờ đủ sức thoát ra khỏi thế giới của ảo tưởng).

Vì vậy, có thể nói rằng trong hệ thống hậu toàn trị, ý thức hệ - với vai trò là công cụ thông tin nội bộ, nó bảo đảm sự cố kết bên trong của cơ cấu quyền lực - là cái gì đó vượt lên trên những khía cạnh vật chất của quyền lực, một cái gì đó chi phối quyền lực với mức độ đáng kể, và do đó có xu hướng đảm bảo sự liên tục của quyền lực. Nó là một trong những trụ cột của sự ổn định bên ngoài của hệ thống. Nhưng trụ cột này lại được xây dựng trên một nền tảng rất yếu. Nó được xây dựng trên những lời dối trá. Nó chỉ đứng vững khi người ta còn muốn sống trong dối trá mà thôi.

Nguồn: Power of Powerless.
Có tham khảo bản dịch của Khải Minh tại địa chỉ  talawas.org
và bản dịch tiếng Nga tại địa chỉ: http://www.inliberty.ru/library/classic/3492/




[1] dịch từ Powerless, nghĩa là những người không có tí quyền lực nào - PNT.
[2] Gustav Husák (1913-1991): gia nhập đảng Cộng sản năm 1933, tham gia lãnh đạo chống sự chiếm đóng của Đức trong Thế chiến II. Sau chiến tranh, nắm giữ các chức vụ trong đảng và nhà nước. Năm 1951, trong chiến dịch thanh lọc của đảng, bị bắt và bỏ tù. Được thả năm 1960, được tái gia nhập đảng năm 1963, kêu gọi tự do hóa chính trị và tự trị cho Slovakia. Sau khi Antonín Novotný từ chức năm 1968, Husák trở thành Phó Thủ tướng, và là một kiến trúc sư của cải cách năm 1968. Sau khi Liên Xô đưa quân vào Tiệp, Husák trở nên ngày càng thân Sô-viết. Tháng Tư 1969, trở thành Bí thư đảng.Trong thời gian cai trị của Husák, Tiệp Khắc đã trở thành một nhà nước cảnh sát. Năm 1975 Husák hợp nhất chức vụ Bí thư đảng với Chủ tịch nước, và rồi từ chức Tổng Bí thư năm 1987 nhưng giữ vị trí Chủ tịch đến năm 1989, khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở Czechoslovakia. Thay vào vị trí của Husák chính là Václav Havel, ở cương vị Tổng thống, vào ngày 29.12.1989. (Các chú thích không ghi PNT đều lấy từ bản dịch của Khải Minh tại địa chỉ  talawas.org)


[3] Vladyslaw Gomulka (1905-1982): gia nhập đảng Cộng sản Ba Lan năm 1926, sống sót qua cuộc đại thanh lọc năm 1938 dưới bàn tay của Stalin. Từ năm 1943, góp phần phục hồi lại đảng này với danh xưng Đảng Công nhân Ba Lan, và trong những năm đầu sau chiến tranh đã trở thành nhân vật quan trọng hàng đầu của đảng (chính ông tự gọi mình là “người bá quyền lãnh đạo của Ba Lan”). Nhưng trong những năm 1951-1954, do đấu đá phe phái trong đảng, bị lên án là “cánh hữu”, “phản động”, và bị bỏ tù. Năm 1956, khi bắt đầu tiến trình “giải Stalin”, ông được phục hồi và được bầu lãnh đạo Đảng Công Nhân Thống nhất Ba Lan, dần dần chống lại sức ép của Liên Xô một cách mềm mỏng. Tuy nhiên, với tư cách thành viên của khối Hiệp ước Warsaw, ông đã đưa quân vào Tiệp Khắc năm 1968. Gomulka cũng chịu trách nhiệm cho việc ngược đãi sinh viên và giới trí thức, cùng một chế độ kiểm duyệt ngặt nghèo đối với truyền thông. Tháng 12 năm 1970, sau vụ xung đột đẫm máu với công nhân đóng tàu, Gomulka bị buộc phải từ chức, Edward Gierek nắm quyền lãnh đạo đảng. Dù sao, sau khi chết, một số đóng góp có tính xây dựng của Gomulka cũng đã được nhìn nhận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét