Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Nhắc lại 'Món nợ Thành Đô" - Cuộc phản kháng ở Hồng Kông vẫn tiếp diễn

Bùi Tín - Kẻ phá nát đảng cộng sản

Chính nhiều người lãnh đạo đảng CS thừa nhận rằng không có đế quốc hay phản động nào có thể phá sập đảng CS, mà chính đảng CS tự phá nát, tự diệt bản thân mình. Nguyên đại tá công an Nguyễn Đăng Quang từng viết trên mạng Dân Làm Báo bài: « Ai đang giết sống đảng CS? », trong đó ông chứng minh rằng chính những tật bệnh hiểm nghèo trong lục phủ ngũ tạng của đảng, như tham nhũng, hối lộ, quan liêu, giáo điều, chủ nghĩa cá nhân hưởng lạc đang làm cho đảng chết tươi, nghĩa là đang chết ngay khi như còn đang sống. 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhbrMrQ5_zTZ7b2bFCB6ahg6MqXIZNoik32FeWVUqgT3A4X55p3x-Q3rX-UtCp5BGqX62Yz7Iq4MIDiGZF8EPobZ4AahiX5AlI_cmbEXZ-TsI0Fhxyl_si-cqxSJuuoGpirpNIxG_JYNGdM/s640/441+copy+copy.jpg

Có một nhân vật hiện đang tham gia cuộc tàn sát đó. Tôi không có mảy may tư thù, tư óan gì với nhân vật này. Nhưng do tôi vẫn còn có thiện cảm với một số khá đông người nay vẫn còn là đảng viên CS mà tôi không thể im lặng. Và trên hết vì nó có liên quan đến vận mệnh dân tộc, đến cuộc sống của nhân dân, nên tôi không thể câm nín.

Đó là một nhân vật có mặt trong Ban chấp hành trung ương đảng CS từ khóa VIII năm 1996, nghĩa là gần 20 năm nay, vào Bộ chính trị từ cuộc họp trung ương lần thứ 9 khóa X năm 2009, từ tháng 2 năm 2011 thay cho ông Hồ Đức Việt bị mất chức trong chức vụ rất trọng yếu là Trưởng ban tổ chức trung ương đảng.

Ai cũng biết cái chức trưởng ban tổ chức trung ương đảng là chức vụ có quyền lực quyết định trong phân chia các chức vụ cấp cao trong đảng, bộ máy Nhà nước, các tổ chức quần chúng trong Mặt trận Tổ quốc.

Đọc kỹ cuốn Đèn Cù, tôi lại giật mình khi thấy Trần Đĩnh xác định lại thật rõ rằng tất cả danh sách ủy viên trung ương đảng chính thức và dự khuyết được đưa ra bàu tại các kỳ đại hội đảng, đều được xem xét, duyệt qua từng người một bởi Vụ bảo vệ chính trị, là Vụ chủ chốt trong Ban Tổ chức trung ương, một thời gian dài nằm trong tay ông Lê Đức Thọ. Nói vậy để thấy rằng trong nhiều khóa đại hội, tòan thể bộ máy đảng và nhà nước là từ một con người nặn ra rồi ép các đại biểu bỏ phiếu. Đây là nét đặc trưng nhất của chế độ độc quyền CS. Thật đáng sợ, đáng ghê rợn cái kiểu cách tuyển mộ nhân tài cho đất nước mang chất cá nhân chuyên quyền như thế.

Tôi giật mình ghê rợn khi nghĩ rằng hiện đảng CS đang bắt tay vào chuẩn bị cho Đại hội XII sẽ họp vào đầu năm 2016, nghĩa là hơn 1 năm nữa thôi. Và sự lựa chọn cả dàn lãnh đạo mới trong 5, 10 năm sau đang nằm trọn trong tay 1 nhân vật là ông Tô Huy Rứa, vâng, Tiến sỹ triết học Tô Huy Rứa, Nhà Giáo Ưu tú Tô Huy Rứa, từng một thời là Trường ban tư tưởng và văn hóa, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia, hiện là trưởng ban tổ chức trung ương đảng kiêm Trưởng ban lý luận trung ương. Việc chính hiện nay là lên danh sách hơn 200 ủy viên trung ương chính thức và dự khuyết cho khóa XII, ký tên cá nhân ông ở dưới đề trình bộ chính trị duyệt một cách hình thức, chắc không có gì thay đổi, theo nếp làm việc quan liêu tắc trắch đã thành cố tật của các đảng CS. Ông cũng là người có quyền và trách nhiệm xét duyệt danh sách các đại biểu tỉnh, thành, cơ quan trung ương được cử ra thủ đô họp Đại hội XII.

Con người ấy ra sao? Tôi rất hoài nghi con người ấy. Lẽ ra trên chức vụ cực kỳ hệ trọng như thế, ông Rứa phải giữ mình, nêu gương chí công vô tư trong phân phối các chức vụ lớn nhỏ. Nhưng không, nắm được quyền lực chưa lâu, tháng 2 năm 2012, ông đã gò ép tổ chức phải nhận con gái cưng của ông là Tô Linh Hương sinh năm 1988, vừa tốt nghiệp ngành tuyên truyền – báo chí vào chức vụ Trưởng ban Quản trị Công ty Quốc doanh VINACONEX chuyên xây dựng đường sá, nhà cửa, cầu cống. Ông còn ra lệnh cho báo chí nhà nước tuyên truyền rộng rãi tin tức và hình ảnh cô con gái đi thanh tra các công trường. Việc này gây nên phản ứng dữ dội của các mạng bloger tự do, nên chỉ sau 2 tháng cô thủ trưởng 24 tuổi phải đi kiếm việc khác thích hợp.

Nhân đó báo chí trong nước lại khui ra chuyện ông Rứa đã ép tổ chức Đòan Thanh niên nhận con trai ông là Tô Tử Hà vào Ban chấp hành trung ương Đòan tuy không có một thành tích gì nổi bật, còn chỉ đạo ‘cơ cấu’ cậu quý tử Hà vào chức Bí thư Đòan Thanh niên trong Tổng công ty Hàng không VN, là nơi béo bở nhất về lợi ích cá nhân phi pháp qua buôn bán xuất nhập khẩu.

Lẽ ra với những bê bối lộ liễu, trắng trợn như thế, ông Tô Huy Rứa phải bị mất chức ngay từ năm 2012. Lẽ ra bộ chính trị nếu còn chút tự trọng, phải giải quyết công khai vụ nhơ bẩn động trời này, tổng bí thư phải nhận sơ hở, lỗi lầm của bộ chính trị và khai trừ người phạm kỷ luật ra khỏi bộ chính trị, làm gương cho tòan đảng.

Lẽ ra phải thừa nhận ông Rứa đã cố tình phạm kỷ luật khi đảng cấm tuyệt đối đảng viên lợi dụng chức quyền để kiếm lợi ích cá nhân cho vợ con, người thân. Thậm chí còn có thể truy tố ra pháp luật, khai trừ ra khỏi trung ương và bộ chính trị, truất chức Trưởng ban Lý luận trung ương và không cho lên lớp ở Học viện chính trị - Hành chính nữa vì không còn có tư cách để lên bục dạy người khác. Phải có một cuộc họp của Bộ chính trị để xem xét và giải quyết đàng hoàng vụ bê bối lớn này, may ra mới khôi phục được chút ít niềm tin của trí thức và nhân dân.

Con người như thế mà đang làm công việc chính là xét duyệt nhân sự cho Đại hội XII và cho dàn lãnh đạo đảng và nhà nước trong 5, 10, 15 tới thì hậu quả sẽ ra sao?

Đây là kẻ vô tình nhưng cứ như cố ý phá nát đảng CS đang ở thời kỳ thóai trào bi đát.

Tôi nhớ lại lời nói của tướng Đặng Quốc Bảo hồi 1988 rằng: « tôi rất hối hận là khi làm Bí thư thứ nhất Đòan Thanh niên CS Hồ Chí Minh đã mỗi năm giới thiệu để kết nạp vào đảng 10 vạn không phải là thanh niên ưu tú có tư duy độc lập, mà tòan là những thanh niên cơ hội, làm đảng biến chất hư hỏng. Vì lẽ đó tôi ra khỏi trung ương, khi thấy đảng CS là đảng độc đóan, không dân chủ ».

Con sâu cỡ bự thối tha làm mất uy tín của đảng, làm tan nát đảng là đây chứ tìm ở đâu?
Bùi Tín
  (Dân luận)

Nhắc lại 'Món nợ Thành Đô"

Các ông Lý Bằng và Giang Trạch Dân đóng vai trò quan trọng tại Hội nghị Thành Đô
Hồi ký 'Hồi ức và Suy nghĩ' của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Trần Quang Cơ đã đề cấp đến những gì xảy ra sau Hội nghị Thành Đô 3-4 tháng 9/1990 giữa lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc năm 1990, chủ đề hiện được dư luận ở Việt Nam quan tâm trở lại:

Sau đây là hai chương BBC Tiếng Việt xin trích dẫn từ các nguồn mở đã đăng trên mạng Internet ở nước ngoài ở dạng tư liệu, mở đầu là chương 16 dưới tiêu đề 'Món nợ Thành Đô':

“Từ tháng 9/90, Trung Quốc luôn coi ta mắc nợ họ về thoả thuận Thành Đô, đòi ta thực hiện thoả thuận đó, cụ thể là tác động với Phnom Penh nhận SNC có 13 thành viên và do Sihanouk làm Chủ tịch. Với cách làm đó, họ khơi sâu thêm bất đồng trong nội bộ ta… Trung Quốc thấy rằng việc thực hiện thoả thuận Thành Đô gặp trở ngại chính từ Bộ Ngoại giao nên chủ trương chia rẽ nội bộ ta càng trắng trợn hơn. Đại sứ mới của Malaysia ngày 3.10.90 đến chào xã giao, nói với tôi là ở Bắc Kinh người ta đưa tin là có sự khác nhau giữa Bộ Ngoại giao và lãnh đạo Đảng về chủ trương đối ngoại cho nên trong chuyến đi Thành Đô gặp cấp cao Trung Quốc không có ông Nguyễn Cơ Thạch.

Sau Thành Đô, trong khi ta nới rộng hoạt động của sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam thì phía Trung Quốc lại tỏ ra lạnh nhạt với Bộ Ngoại giao công kích lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam; hạn chế hoạt động của Đại sứ ta ở Bắc Kinh, không sắp xếp Đại sứ ta tham dự vào cuộc Lý Bằng tiếp anh Võ Nguyên Giáp, anh Vũ Oanh; cử cán bộ cấp thấp tiếp và làm việc với Đại sứ ta.

Trung Quốc một mặt khẳng định là vấn đề Campuchia chưa giải quyết thì quan hệ Trung – Việt “chỉ có bước đi nhỏ”, mặt khác thăm dò và tích cực tác động đến vấn đề nhân sự và phương án chuẩn bị Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ họp vào giữa năm 1991. Từ tháng 3/91, tại kỳ họp Quốc hội Trung Quốc khoá 7, Lý Bằng tuyên bố “quan hệ Trung – Việt đã tan băng” và có một số điều chỉnh mềm dẻo hơn trong vấn đề Campuchia. Về vấn đề SNC của Campuchia. Trung Quốc không cố bám giữ con số 13, tạm gác vấn đề chủ tịch, phó chủ tịch, đưa ra công thức “Sihanouk chủ trì các cuộc họp SNC”. Từ chỗ chỉ có quan hệ với 3 phái, sau cuộc gặp SNC ở Pattaya (Thái Lan), Trung Quốc chuyển sang quan hệ trực tiếp với Nhà nước Campuchia, mời Hun Sen thăm Bắc Kinh trong 3 ngày (22-24/7/91).

Chiều Chủ nhật 18/11/90 họp Bộ Chính trị về vấn đề Campuchia. Từ sau khi P5 thoả thuận về văn kiện khung (28/890) cuộc đấu tranh về vấn đề Campuchia đi vào giai đoạn cuối, gay gắt và quyết liệt. Thay mặt Bộ Ngoại giao, tôi trình bày đề án về nguyên tắc đấu tranh về văn kiện khung của P5 và về vấn đề SNC để Bộ Chính trị cho ý kiến. Khi tôi trình bày xong, anh Thạch đề nghị Bộ Chính trị khẳng định 2 điểm:

1. Vấn đề SNC là vấn đề nội bộ của Campuchia, ta không ép bạn được, phải tôn trọng chủ quyền của bạn;

2. Về văn kiện khung, ta phải bác những điểm vi phạm Hiến chương LHQ. Nếu không sau này có ảnh hưởng đến vấn đề xử lý Trường Sa… Ta thấy rõ Trung Quốc và Mỹ đều nhất trí xoá Nhà nước Campuchia bằng cách khác nhau.

Cuối cuộc họp, Tổng bí thư Linh kết luận: “Về SNC ta không thể góp ý với bạn được… Nếu nói Trung Quốc và Mỹ như nhau thì tôi không đồng ý. Sau hội nghị Trung ương, Bộ Chính trị sẽ đánh giá lại một số vấn đề liên quan đến ngoại giao như nhận định về Trung Quốc thế nào, tuyên bố hoặc nói về Trung Quốc như thế nào?”

Nguyễn Cơ Thạch nói luôn: “Đồng ý đánh giá lại cả cuộc hội đàm ở Thành Đô”.

Dự thảo Hiệp định toàn bộ về Campuchia ngày 26/11/90 do P5 thảo ra đã được các thành viên SNC Campuchia chấp nhận về cơ bản tại cuộc họp ở Paris ngày 23/12/90. Chủ trương của ta là giải pháp chính trị về Campuchia, nhất là những vấn đề nội bộ Campuchia, phải do bạn tự quyết định và chịu trách nhiệm với dân tộc Campuchia. Ta hết sức giúp đỡ họ, gợi ý để họ tránh được những thất bại không đáng có, nhưng ta không thể làm thay. Như vậy ta vừa hết lòng giúp bạn vừa không để Việt Nam một lần nữa bị sa lầy vào cuộc đấu tranh nội bộ của Campuchia. Không để vấn đề giải pháp chính trị về Campuchia lại một lần nữa trở thành vấn đề lịch sử trong quan hệ Việt Nam – Campuchia.

Theo yêu cầu của bạn, ngày 14/1/91, tôi cùng các anh Huỳnh Anh Dũng, Lê Công Phụng, Vũ Tiến Phúc, chuyên viên về giải pháp Campuchia, sang Phnom Penh làm việc với bạn với mục đích:

a. Tìm hiểu suy nghĩ và ý định của bạn về giải pháp Campuchia sau khi bạn đã chấp nhận văn kiện khung của P5 tại cuộc họp Jakarta 10/9/90 và chấp nhận về cơ bản dự thảo Hiệp định 26/11 của P5 tại cuộc họp Paris 23/12/90;

b. Thuyết phục bạn kiên quyết tách riêng các vấn đề nội bộ thuộc chủ quyền Campuchia để chỉ thảo luận và giải quyết trong SNC;

c. Thoả thuận kế hoạch chuẩn bị cho việc họp lại Hội nghị quốc tế Paris.

Khi tiếp tôi, anh Hun Sen nói: “Trong nội bộ Campuchia, xu hướng mạnh nhất là muốn có một giải pháp chính trị giữ được thành quả cách mạng, không để cho Pol Pot quay trở lại… Tình hình hiện nay rất tế nhị. Tình hình phức tạp sẽ xảy ra nếu ta chấp nhận một giải pháp vô nguyên tắc. Chỉ cần chấp nhau một giải pháp như vậy thì nội bộ Campuchia đã hỗn loạn rồi chứ chưa nói là ký kết. Ta giữ lập trường cứng như vừa qua là tốt. Đề nghị Việt Nam không để đẩy quá nhanh tiến trình giải pháp.

Như vậy, qua các cuộc gặp Bộ trưởng Hor Nam Hong, Thứ trưởng Dith Munty và Thứ trưởng Sok An, nhất là qua phát biểu của Chủ tịch Hun Sen chiều 16/11, có thể thấy được chủ trương của bạn cố kéo dài trạng thái đánh đàm hiện tại vì nhiều yếu tố chủ quan khách quan khác nhau, song chủ yếu vì trong nội bộ lãnh đạo bạn xu hướng chưa muốn đi vào giải pháp còn rất mạnh. Hun Sen cho biết theo quyết định của Bộ Chinh trị Campuchia, trong cuộc họp Trung ương ngày 17/1/91, ông ta sẽ thông báo cho Trung ương là “năm 1991 sẽ chưa có giải pháp”.

Tuy nhiên, tôi lại có cảm thấy trong suy nghĩ cũng như trong hành động lãnh đạo Campuchia đang có nhiều mâu thuẫn lúng túng, chưa xác định được cho mình một đường lối rõ ràng mạch lạc, mà chỉ lo đối phó từng bước với những vấn đề trong nội bộ cũng như với đối phương.

 Trong lần gặp Heng Somrin ở Hà Nội ngày 24/2/91, anh Nguyễn Văn Linh vẫn cố ép bạn “cần thực hiện tốt chính sách hoà hợp dân tộc, không nên nhấn mạnh vấn đề diệt chủng, nên SNC gồm 13 thành viên và Sihanouk làm Chủ tịch”. Heng Somrin về nói lại với Bộ Chính trị Đảng Campuchia thì tất cả đều băn khoăn và ngại rằng Heng Somrin không thạo tiếng Việt nên nghe có thể sai sót. Thực ra, như Hun Sen nói với anh Ngô Điền, khi nghe Heng Somrin nói lại những ý kiến của anh Linh, Bộ Chính trị Campuchia rất lo vì thấy Việt Nam khác Campuchia nhiều quá. Ngày 13/3/91 Hun Sen nói với anh Thạch: “Có thể có sách lược phân hoá Khmer đỏ, nhưng dứt khoát không thể bỏ vấn đề diệt chủng. Nếu bỏ sẽ có 3 mối nguy hiểm: sẽ mất con bài mặc cả trong đàm phán ngay từ đầu; mất lợi thế trong tổng tuyển cử; kẻ thù sẽ có lợi trong việc vu cáo Việt Nam là mọi chuyện xảy ra 12 năm qua đều do Việt Nam gây ra cả. Số lượng thành viên SNC có thể là 12 hoặc 14, không thể chấp nhận con số 13, sẵn sàng cho Sihanouk làm chủ tịch, Hun Sen làm phó, không đòi chức chủ tịch luân phiên hay đồng chủ tịch nữa”.
 
Trong cách làm này của ta cho thấy ta chỉ quan tâm đến điều mà ta cho là có lợi ích đối với ta mà thiếu cân nhắc xem điều đó có phù hợp với lợi ích của bạn không. Cách làm đó tất yếu ảnh hưởng xấu đến quan hệ gắn bó lâu nay giữa ta với Phnom Penh.

Đầu năm 1991, Bộ Chính trị đã có cuộc họp tại T78 thành phố Hồ Chí Minh (24-25/1/91) để bàn về vấn đề Campuchia. Tôi trình bày chủ trương tách mặt quốc tế với mặt nội bộ của giải pháp Campuchia, đồng thời báo cáo ý kiến của Hun Sen cho biết là Bộ Chính trị Campuchia quyết định không đi vào giải pháp trong năm 1991. Bộ Chính trị quyết định cần thăm dò khả năng họp Bộ Chính trị 3 nước để hướng Campuchia đi vào giải pháp, họp có tính chất trao đổi, gợi ý chứ không quyết định, ta không thể ép bạn, đồng thời phải tỏ được thiện chí, tránh mọi việc làm ta bị cô lập.

Nhân dịp này, tôi đã ngỏ ý với anh Thạch là tôi muốn rút khỏi Trung ương khoá tới. Anh Thạch tỏ ý không tán thành. Đến tháng 2/91, khi có cuộc bầu đại biểu ở các tỉnh để đi dự Đại hội VII, tôi đã gửi thư cho anh Nguyễn Đức Tâm, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, xin rút khỏi danh sách dự Đại hội VII. Lúc này tinh thần tôi đã có phần mệt mỏi vì những sự việc trong thời gian qua. Nhưng yêu cầu của tôi không được đáp ứng. Tôi nhận được giấy đi dự Đại hội tỉnh Đảng bộ Sơn la và được bầu vào Đoàn đại biểu tỉnh Sơn la đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII.Tháng 6/91, tôi có giấy đi dự Đại hội Đảng với tư cách đại biểu tỉnh Sơn La rồi tiếp tục tham gia Trung ương khoá VII.

Tình hình bất đồng ý kiến trong Bộ Chính tri càng đến gần Đại hội càng bộc lộ gay gắt. Ngày 13/4/91, trong cuộc họp Bộ Chinh trị bàn về tình hình thế giới và đường lối đối ngoại để chuẩn bị báo cáo chính trị tại Đại hội, sau khi anh Thạch bản báo cáo về “Tình hình thế giới và chiến lược đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta”, Lê Đức Anh giới thiệu đại tá Lân, cán bộ Cục II Bộ Quốc phòng, trình bày về tình hình thế giới và mưu đồ đế quốc”. Nghe xong, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh phát biểu: “Chủ quan tôi nghĩ giữa bản trình bày sáng nay (của Bộ Ngoại giao) và bản trình bày tình hình quân sự chiều nay của Bộ Quốc phòng có nhiều chỗ khác nhau. Muốn thảo luận chủ trương thì phải thảo luận tình hình trước, nhưng cách đánh gia tình hình còn khác nhau.”

Cố vấn Phạm Văn Đồng: “Nói khôi hài lúc này thật không phải lẽ. Chúng ta cần cố gắng làm việc đúng lương tâm, nghiêm chỉnh, đúng trách nhiệm của mình. Bộ Chính trị đã giao cho 3 đồng chí phụ trách 3 ngành làm nhưng lại chưa làm”.

Lê Đức Anh: “Bộ Chính trị nên nghe tình hình nhiều mặt, ngay trong nước chúng ta cũng đánh giá khác nhau. Căn cứ vào đánh giá chung, mỗi ngành có đề án riêng, không làm chung được.”

Nguyễn Cơ Thạch đồng ý 3 ngành thảo luận để đi tới nhất trí về tình hình, còn công tác thì mỗi ngành làm.
Trên tinh thần đó, ngày 2/591, đã có cuộc họp giữa Ngoại giao, An ninh và Quốc phòng để thống nhất nhận định tình hình thế giới. Dự họp về phía Bộ Quốc phòng có: Lê Đức Anh, Trần Văn Quang, Đại tá Lân, Bộ Nội vụ có: Mai Chí Thọ; Bộ Ngoại giao có Nguyễn Cơ Thạch và 4 thứ trưởng. Còn 3 phó ban Đối ngoại: Nguyễn Thị Bình, Trịnh Ngọc Thái, Nguyễn Quang Tạo. Thu hoạch của cuộc họp khá nghèo nàn, không đem lại được sự nhất trí trong nhận định tình hình, chỉ nhất trí được mấy điểm lý luận chung chung.

 Chỉ còn một tháng đến ngày họp Đại hội VII, Chính trị B họp liền gần 3 ngày (15,16 và 17/5/91) để thảo luận bản dự thảo “Báo cáo về tình hình thế giới và việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội VI và phương hướng tới”. Bộ Chính trị có mặt đông đủ. Theo dõi cuộc họp ở ghế dự thính. Số dự thính lúc đầu có 10 người, từ chiều 16/5 khi đi vào kiểm điểm việc thực hiện các Nghị quyết về đối ngoại của Đại hội VI thì dự thính thu hẹp lại chỉ còn có Hồng Hà, Hoàng Bích Sơn, Đinh Nho Liêm và tôi. Từ đầu đến cuối, tôi đã nhận rõ sự đấu tranh giữa hai quan điểm về mặt quốc tế, nhất là khi đi vào phần kiểm điểm thực hiện đường lối đối ngoại, nói đến vấn đề Campuchia và quan hệ với Trung Quốc. 

Bản dự thảo báo cáo của Bộ Ngoại giao có nêu “đã có một số việc làm không đúng với các Nghị quyết của Bộ Chính trị”, “thái độ đối với Trung Quốc có sự thay đổi qua 2 giai đoạn (trước và sau năm 1989) trái với Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (20/5/88)”, “giữa ta và bạn Campuchia đã bộc lộ sự khác nhau khá rõ rệt”, về đối ngoại, ta “lúng túng, thiếu bình tĩnh” trước cuộc khủng hoảng chính trị ở Đông Âu và Liên Xô…; đã bỏ lỡ cơ hội cải thiện với ASEAN (khi Thái Lan mời Thủ tướng Đỗ Mười sang thăm, nhưng anh Mười nói phải đi Liên Xô, đi Ấn Độ rồi mới đi Thái), đã làm nảy sinh tranh cãi khá căng, đặc biệt khi bàn đến đúng sai trong chuyện gặp cấp cao Trung Quốc ở Thành Đô tháng 9.90 và vấn đề chống diệt chủng và “giải pháp Đỏ”.

Anh Võ Chí Công: “Về Trung Quốc rất phức tạp… Bộ Chính trị đã đánh giá Trung Quốc có hai mặt xã hội chủ nghĩa và bá quyền. Về xã hội chủ nghĩa cũng cần thấy là trong “nháy nháy”… Khó khăn là chưa bình thường hoá quan hệ… Họ đưa ra 5 trở ngại, có cái hàng trăm năm không giải quyết nổi. Ví dụ như chuyện “Liên bang Đông Dương”, họ biết ta không có ý đồ đó song cứ nêu lên cốt để chia rẽ và giành lấy Lào và Campuchia, gạtta ra… Chuyện “giải pháp Đỏ” là không được, vì như vậy thì có nghĩa là Trung Quốc sẽ đi với ta chống Mỹ trong lúc chủ trương của họ là tranh thủ khoa học – kỹ thuật của phương Tây để hiện đại hoá, còn gì là Trung Quốc nữa?

Tới cuối cuộc họp, Nguyễn Đức Tâm còn nói:

“Chưa làm dự thảo Nghị quyết ngay được vì qua thảo luận thấy ý kiến Bộ Chính trị còn khác nhau về đánh giá đúng thành tích, đúng bạn thù, đối sách. Đại hội đến nơi, sau Đại hội không còn Bộ Chính trị này nữa, tuy một số đồng chí còn ở lại… Mặc dù vậy Nguyễn Thanh Bình chủ trì cuộc họp vẫn kết luận làm dự thảo Nghị quyết về đối ngoại.”

" Lịch sử chưa sang trang'

Chương 20 là chương kêt thúc hồi ký, dưới tiêu đề “Kết thúc một chặng đường nhưng lịch sử chưa sang trang”, ông Trần Quang Cơ viết:

“Sau 12 năm ròng rã, đối với chúng ta, vấn đề Campuchia coi như đã kết thúc và đã trở thành một hồ sơ của bộ phận lưu trữ trong Bộ Ngoại giao Việt Nam. Nhưng những bài học của 12 năm ấy vẫn còn có nhiều tính chất thời sự, nhất là bài học về chính sách và thái độ cư xử với các nước lớn.
\
Tiếp sau việc vấn đề Campuchia được giải quyết là việc thực hiện bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Theo thoả thuận giữa hai bên, ngày 5/11/91, Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có cuộc đi thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đánh dấu sự bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.“Quan hệ Việt – Trung tuân thủ các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau… Quan hệ Việt – Trung không phải là quan hệ đồng minh, không trở lại quan hệ như những năm 50-60…”

 Tuy nhiên sau khi bình thường hoá quan hệ, lại dồn dập diễn ra những sự kiện xấu trên nhiều mặt quan hệ giữa hai nước, tập trung gay gắt nhất là các vấn đề liên quan đến lãnh thổ trên bộ vùng biên giới Hà Giang tháng 2, 3, 4/92; vụ nối lại đường xe lửa Liên vận ở Đồng Đăng, Lạng Sơn tháng 12/91 rồi 4.5.92; Lục Lầm, Quảng Ninh tháng 5.92) và tranh chấp biển đảo mà đỉnh cao là vụ Trung Quốc công khai hoá việc ký kết họp đồng thăm dò khai thác dầu khí với Công ty Năng lượng Mỹ Crestone tại một vùng rộng lớn trên thềm lục địa của Việt Nam (bãi Tư Chính).

Vì sao Trung Quốc tăng cường lấn ép ta vào thời điểm này? Vì Trung Quốc cho rằng tình hình đó đang thuận lợi cho họ tranh thủ gấp rút thực hiện yêu cầu tăng thế và lực (xây dựng hải quân nhanh, nổ thử bom 1000 kilôton, thi hành chiến lược “biên giới mềm”) nhằm tạo cho mình một vị thế đỡ bất lợi so với Mỹ và các nước lớn khác, trong đó có ý đồ gấp rút biến biển Nam Trung Hoa – mà ta gọi là Biển Đông – thành vùng biển độc chiếm của Trung Quốc, từ đó khống chế toàn bộ vùng Đông Nam Á.

1. Trật tự thế giới cũ không còn, trật tự thế giới mới chưa hình thành. Các đối thủ chính của Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương đều đang gặp khó khăn, Liên Xô vừa tan rã. Liên bang Nga trước mắt chưa phải là thách thức đáng kể, Mỹ đang giảm bớt sự có mặt về quân sự ở châu Á – Thái Bình Dương, tránh can thiệp nếu lợi ích của Mỹ và đồng minh không bị đụng đến.

2. Đông Nam Á mới bắt đầu quá trình nối lại các quan hệ giao lưu giữa hai nhóm nước đối đầu cũ. Triển vọng liên kết hay nhất thể hoá Đông Nam Á, bất lợi đối với ý đồ bá quyền của Trung Quốc, đang còn có những trở ngại (nghi ngờ nhau do khác ý thức hệ, va chạm lợi ích, ý đồ của Thái Lan đối với Lào, Campuchia) đòi hỏi thời gian khắc phục Trung Quốc muốn tranh thủ thời gian này để cản phá xu thế hợp tác khu vực giữa Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam và ASEAN tạo ra một tập hợp lực lượng thân Trung Quốc ở Đông Nam Á (quân phiệt Thái, quân phiệt Myanmar, Khmer đỏ ở Campuchia và Lào nếu có thể) để khuất phục Việt Nam.

3. Bản thân Việt Nam còn đang lúng túng về những vấn đề chiến lược (vấn đề đồng minh, vấn đề tập hợp lực lượng, vấn đề bạn thù) trong tình hình mới sau khi Liên Xô tan rã, quan hệ với Mỹ chưa bình thường hoá, Trung Quốc muốn đi vào bình thường hoá quan hệ với Việt Nam trên thế mạnh.

Vì vậy Trung Quốc nhẩn nha trong các bước bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, vừa tạo bề mặt thân mật gắn bó Trung – Việt, vừa siết chặt bên trong, giành lợi thế cho mình trên mọi lĩnh vực quan hệ.
Cả hai mặt đều nhằm đạt mục tiêu khẳng định Việt Nam – Đông Dương là thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc, muốn tách Việt Nam khỏi Đông Nam Á và thế giới bên ngoài.

Nội dung cuốn hồi ký (2005) thể hiện quan điểm riêng của nhà ngoại giao Trần Quang Cơ đã được công bố lần đầu năm 2008 trên nhiều trang mạng ở nước ngoài. BBC Tiếng Việt chưa có điều kiện phỏng vấn chính tác giả về những nội dung này.
(BBC)

Việt Nam 'ở thế khó xử với Trung Quốc'

Tác giả một cuốn sách về Biển Đông cho rằng Việt Nam không thể cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền.
Trả lời phỏng vấn với BBC tiếng Việt trong buổi nói chuyện ra mắt sách 'South China Sea: the Struggle for Power in Asia' tại Trường SOAS, London chiều 13/10/2014, ông Bill Hayton cũng nói về khó khăn trong quá trình thu thập dữ liệu cho cuốn sách.
Bill Hayton: Khi tôi bắt tay việc viết cuốn sách này, tôi thực sự muốn biết làm thế nào nhà chức trách Trung Quốc đã vẽ đường chữ U tại Biển Đông và tôi tìm kiếm lời giải thích hợp l‎ý. Và tôi đi đến kết luận rằng thực ra đường chữ U là việc nhà chức trách Trung Quốc vào thập niên 1930 đã hiểu nhầm và diễn dịch sai bản đồ của Anh Quốc theo đó dẫn tới sự hiểu nhầm về sự liên hệ giữa Trung Quốc và Đông Nam Á. Tức là có sự hiểu nhầm là Biển Nam Trung Hoa là một phần thuộc về Trung Quốc.
Tôi đã nói trong cuốn sách rằng thật là kỳ quặc khi nhà chức trách Trung Quốc coi điểm cực nam thuộc về chủ quyền của Trung Quốc là một bãi ngầm dưới mặt biển 22 mét và cách bờ biển Borneo khoảng 100 km. Và câu trả lời dường như rất có thể là kết quả của một lỗi dịch thuật.
BBC: Các dự kiện lịch sử đóng vai trò gì trong tranh chấp chủ quyền?
Vấn đề hiện nay là ở chỗ nhà chức trách Trung Quốc và người Trung Quốc tin rằng hoặc được dậy rằng Biển Nam Trung Hoa hay Biển Đông là thuộc về Trung Quốc về mặt lịch sử. Điều cần làm là nghiên cứu các dữ kiện lịch sử một cách trung lập để xem bên nào tuyên bố phần nào họ có chủ quyền. Tức là thay vì nói là chúng tôi sở hữu toàn bộ Tây Sa và Nam Sa hay Hoàng Sa và Trường Sa, các nước có thể nói rằng chúng tôi có thể chứng minh được rằng chúng tôi là bên đã có chủ quyền về một hòn đảo này hay đảo kia ở khu vực này hay khu vực kia và từ đó có thể bàn thảo với nhau.
BBC: Ông đánh giá sao về ý kiến cho rằng chính phủ Việt Nam không có lập trường đủ cứng rắn trong tranh chấp chủ quyền?
Việt Nam ở trong vị thế khó. Trung Quốc là láng giềng cận kề và là đối tác mậu dịch lớn nhất. Hai đảng cộng sản có những quan hệ có thể xem là khá tốt với nhau. Do đó sẽ là dại dột nếu Việt Nam cắt đứt hẳn liên hệ với Trung Quốc vì kinh tế của Việt Nam có thể kiệt quệ, thất nghiệp sẽ là vấn nạn lớn. Do đó giới lãnh đạo Việt Nam dường như tách tranh chấp chủ quyền ra thành một chuyện riêng biệt trong khi tiếp tục có những mối quan hệ khác.
Tuy nhiên phía Trung Quốc lại không hề tỏ ra có động thái nhượng bộ nào để phía Việt Nam có thể giải thích với người dân của họ là hai bên ít nhất quan tâm tới việc đàm phán. Trung Quốc từ chối nhượng bộ và làm tình hình tồi tệ hơn như trong vụ Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan gần đây. Chính phủ Việt Nam ở thế khó vì người dân nói rằng cần phải cứng rắn hơn, tuy nhiên chính phủ có thể làm được gì? Vì nếu họ tiến hành một cuộc chiến thì mọi chuyện sẽ không dẫn đến một kết cục tốt.
BBC: Trong quá trình viết sách ông nhận được sự hợp tác ở mức nào từ nhà chức trách và giới học giả tại Việt Nam và Trung Quốc?
Tôi từng được Học viện Ngoại giao mời tới dự hội thảo về Biển Đông tại Việt Nam nhưng Bộ Công an Việt Nam không cấp visa cho tôi. Quý vị có thể đã biết là tôi không thể tới Việt Nam để nghiên cứu.
Tôi có tới Trung Quốc nhưng dữ liệu thu lượm được cũng khiêm tốn. Phần lớn việc nghiên cứu được thực hiện tại thư viện ở London và các nơi khác cùng với sự hỗ trợ đồng nghiệp tại Đài Loan và kho dữ liệu của Đài Loan.
(BBC)

Bộ Giáo dục đang nhầm lẫn giữa dạy chữ và dạy người

 
GS.TS.NGND Trần Đình Sử: "Quản lý yếu kém và lúng túng trong phương pháp dạy học đã dẫn tới hạn chế của sách giáo khoa". Ảnh: Ngọc Quang.
GS.TS, Nhà giáo nhân dân Trần Đình Sử: "Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như ngày nay, không có chữ là không có gì hết, không làm được gì hết".
Trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam, GS.TS.NGND Trần Đình Sử - nguyên Giảng viên Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội (Tổng chủ biên nhiều sách ngữ văn Trung học và sách ngữ văn nâng cao PTTH) nhận định, đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” có tác động sâu sắc và toàn diện tới đời sống xã hội.
Vì vậy, cần phải có đánh giá kỹ lưỡng các cơ sở khoa học của nó, để khi đi vào thực thi có thể đem lại những kết quả tốt đẹp như kỳ vọng, tránh gây xáo trộn, gây ra bất ổn, làm mất đi các giá trị chúng ta đã đạt được.
Nhận thức sai hay chỉ là lầm lẫn "kỹ thuật"?
Theo GS. Trần Đình Sử, dự thảo chương trình dựa trên sự đánh giá đối lập dạy kiến thức với đào tạo năng lực, đối lập dạy chữ với dạy người, dẫn đến yêu cầu sự hài hòa hai mặt ấy, một mặt nào đó thì đúng. Tuy nhiên, ngay tại dự thảo đã có cái sai là không xem đào tạo tri thức là đào tạo con người, đối lập dạy chữ với dạy người, dẫn đến coi nhẹ đào tạo kiến thức cơ bản thì rất không đúng.
Trong hệ thống các năng lực mà dự thảo đề cập chỉ thấy các năng lực gắn với đạo đức, hành vi xã hội, mà không thấy rõ vị trí của kiến thức trong việc tạo thành các năng lực đó như thế nào? Sự đối lập giữa dạy chữ với dạy người có vẻ như muốn gợi cho người ta thấy dạy người quan trọng hơn, mà không cho thấy chữ chính là một phẩm chất, năng lực cơ bản của con người.
Phân biệt dạy chữ và dạy người ở đây không đúng, chẳng những thế sẽ gây ngộ nhận theo lối thô thiển là cốt dạy người (dạy năng lực) còn kiến thức thế nào cũng được. Thí dụ, về kiến thức có còn nguyên tắc cơ bản, hiện đại nữa không? Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như ngày nay, không có chữ là không có gì hết, không làm được gì hết.
GS Trần Đình Sử nêu thí dụ: "Ý thức coi nhẹ kiến thức thể hiện rõ nhất khi thuyết minh về nguyên tắc cấu tạo môn tiếng Việt, ngữ văn trong phần phụ lục. Tại trang 40 ghi “Chương trình môn học được tổ chức theo bốn mạch tương ứng với bốn kỹ năng giao tiếp, đọc viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học không được biên soạn thành bài học riêng mà chỉ được dạy học như là công cụ bổ trợ”.
Vậy ở đây tiếng Việt và văn học có mạch kiến thức riêng hay không, hay chỉ có mạch kỹ năng là đủ? Kỹ năng là hệ thống, còn tri thức là công cụ? Nếu thế thì học sinh lấy đâu ra học vấn phổ thông nền tảng? Nêu thí dụ này để thấy việc xử lý mối quan hệ giữa hệ thống tri thức và hệ thống năng lực cần có nhận thức thấy đáo để chỉ đạo biên soạn chương trình môn học".
Giáo sư Sử cũng cho rằng, trong hệ thống các năng lực đã cung cấp một hệ thống các năng lực cần phải có, nhưng thiếu hẳn năng lực tự nhận thức về bản thân mình. Thiếu năng lực này thì không thể nói đến năng lực tự trọng được.
“Ngoài ra, trong các năng lực này còn thiếu năng lực thẩm mỹ, trước đây khi tôi nêu ra thì được trả lời rằng đó là năng lực chuyên biệt. Tuy nhiên, tôi xin nói rằng nhận thức đó là không đúng, bởi vì theo quan điểm mác xít thì năng lực thẩm mỹ là năng lực phổ quát nhất. Con người làm mọi việc đều theo nguyên tắc của cái đẹp, từ ăn mặc cá nhân cho đến phép ứng xử với mọi người xung quanh; từ vệ sinh cá nhân đến vệ sinh chung đều theo nguyên tắc cán đẹp cả. Vậy tại sao lại hiểu là năng lực chuyên biệt, chỉ nằm trong phạm vi hội họa, âm nhạc?”, GS Sử đặt vấn đề.
Tốt hay xấu cốt ở người thầy
Phương pháp dạy học không chỉ là phương pháp sư phạm nói chung mà còn là phương pháp dạy học bộ môn. Theo GS. Trần Đình Sử, chương trình – sách giáo khoa tốt và có chất lượng là một chuyện; còn năng lực quản lý, năng lực dạy học của giáo viên, việc tổ chức kiểm tra đánh giá thực tế không khích lệ được học sinh lại là chuyện khác.
GS. Sử phân tích: Thời gian qua, chính do quản lý yếu kém cũng như lúng túng trong phương pháp dạy học đã không chỉ hạn chế ưu thế của sách giáo khoa, mà còn gây nhiều bức xúc cho xã hội như học thêm dạy thêm, bài thi theo lối học tủ, bài học ghi theo lối đọc chép. Đó là yếu kém về phương pháp dạy học mà đến nay vẫn chưa khắc phục được.
Theo chương trình mới lại phải tích hợp các môn khoa học xã hội (Sử, Địa) thì phương pháp dạy tích hợp này là mới hoàn toàn. Lại thêm giáo viên trước nay vẫn đào tạo theo từng môn Sử, Địa tách biệt, chưa đào tạo các môn tích hợp, vậy lấy đâu ra đội ngũ này?
GS Sử đánh giá: “Vấn đề phương pháp dạy học vẫn cần được coi trọng, đó là điều mà tôi thấy trong đề án, được xây dựng, coi như đã giải quyết xong rồi, không quan tâm nữa. Thế nhưng thực tế không phải vậy. Ngay bộ môn ngữ văn, phương pháp dạy tiếng Việt, dạy đọc hiểu cũng chưa có tiến triển gì nhiều, nếu phương pháp tốt thì đã không tái mù, đã viết đúng chính tả và viết câu không sai ngữ pháp. Người ta có thể thấy ẩn ý của đề án ở đây là cố tránh né vấn đề khó.
Nói thẳng thắn, việc soạn chương trình – sách giáo khoa không quá khó, mà việc tạo chuyển biến cho cả đội ngũ giáo viên đông đảo về phương pháp dạy học theo hướng mới thì khó hơn rất nhiều. Vì thế cần phải nêu rõ thực trạng về phương pháp dạy học và phương hướng giải quyết nó như thế nào, một khi toàn bộ chương trình đã thay đổi, còn phương hướng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chưa thấy có gì đổi mới cả”.
GS Trần Đình Sử đề nghị đề án lấy tên là “Đề án đổi mới giáo dục phổ thông”, trong đó có chương trình, sách giáo khoa và đổi mới quyết liệt phương pháp dạy học cùng vấn đề đổi mới đào tạo giáo viên, quản lý giáo dục… thành hệ thống có tính tổng thể.
“Tôi chưa hiểu vì sao Chính phủ lại tách chương trình và sách giáo khoa ra thành một đề án riêng, còn các vấn đề cơ bản quan trọng khác trong cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục phổ thông thì để cho đề án khác hay sao? Hay là để tới sau năm 2020 mới làm? Như thế thì làm sao đồng bộ và đảm bảo được kết quả thực hiện chương trình sách giáo khoa lần này? Nếu có thêm các đề án khác song song thì sao không nêu ra để thấy sự đồng bộ?
Theo tôi, Chính phủ nên nhìn vào mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục như một bộ máy vận hành tổng thể để chỉ đạo dự thảo đề án, không nên coi chương trình – sách giáo khoa như là khâu quan trọng nhất, vì như vậy dễ rơi vào phiến diện. Việc thực hiện Nghị quyết 40/2000 đã làm như thế này rồi và thấy có nhiều hạn chế, chẳng lẽ chúng ta lại đi vào vết xe cũ?”, GS Sử nói
Ngọc Quang
(GDVN) 

Đào Hiếu - Huyền thoại đu dây

Khi người ta nói Việt Nam đang đu dây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ thì sự ví von ấy hàm ý liều lĩnh, bắt cá hai tay, muốn chơi với cả hai bên mà lại không thật lòng với bên nào. Có nghĩa là cà chớn. Và như thế thì rốt cuộc chẳng được gì. Sẽ trơ trọi, sẽ đơn độc. Và trò “đu dây” ấy sẽ rất nguy hiểm.
Nhưng trên thực tế Việt Nam có đu dây không?
Người đu dây là một người tự tin, dũng cảm, mạnh mẽ và tài năng. Nhưng đứng trước Trung Quốc và Mỹ thì chính quyền Việt Nam không hề có ba tố chất ấy.
du day 02

-Không tự tin vì mặc cảm nước nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu. Trước đây Việt Nam huênh hoang là “đánh thắng ba đế quốc sừng sỏ”. Nay thì tự ti đến nỗi một ông bộ trưởng Tàu sang Việt Nam để “kêu gọi đứa con hoang trở về” mà chính quyền cứ im thin thít.
-Không dũng cảm vì nó giết ngư dân mình mà mình còn sợ phạm huý, chỉ dám gọi nó là “tàu lạ”. Nó đổ quân chiếm đảo của mình mà mình lại ra lệnh không được kháng cự để đến nỗi bị nó bắn tan xác 65 chiến sĩ hải quân ở Gạc Ma chỉ trong vòng mấy phút.
-Không mạnh mẽ vì vũ khí thời chiến tranh để lại thì đã rỉ sét, vũ khí mới mua thì lèo tèo vài ba cái làm kiểng, và nạn tham nhũng tràn lan, quanh năm lo vơ vét ăn chặn, cắt xén, rút rỉa ngân sách, còn chí khí đâu mà đánh giặc?
Thử hỏi một kẻ nhu nhược, tự ti mặc cảm và nghèo rớt mồng tơi như Việt Nam thì nhìn thẳng vào mặt người ta còn không dám, nói chi tới chuyện đu dây. Vì đu dây là “giỡn mặt tử thần” VN có bản lãnh gì mà dám đu dây?
Và điều quan trọng nhất là từ khi ông Hồ tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp đã khẳng định chỗ đứng của mình là trong vòng tay Trung Quốc rồi. Thắng trận Điện Biên Phủ cũng là nhờ vũ khí Trung Quốc, thắng Mỹ cũng nhờ vũ khí Trung Quốc.
Cho nên miệng thì nói “không có gì quý hơn độc lập tự do” nhưng trong lòng thì đã quyết “đổi độc lập tự do đề nắm cho được chính quyền”.
Từ chọn lựa đó mới đẻ ra “Cải Cách Ruộng Đất”. Trong chiến dịch này nhà cầm quyền Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc đến nỗi vì muốn lấy lòng họ mà phải bắn bỏ nhiều nhân sĩ yêu nước từng đem cả tài sản mình ra giúp đỡ kháng chiến.
Năm 1990 ông Linh cùng các đồng chí của ông tại hội nghị Thành Đô đã làm một việc mà bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch gọi là: “Bắt đầu một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm”.
Năm 2010 liên tiếp nhiều phái đoàn quân sự cấp cao của Việt Nam sang học tập ở Trung Quốc, dấn thêm những bước quan trọng vào sự lệ thuộc quân sự.
Rõ ràng là ngay từ những ngày đầu thành lập chế độ, thì Việt Nam đã hành xử như một tỉnh lẻ của Trung Quốc (trừ một giai đoạn ngắn từ năm 1975 đến 1979 có ý muốn thoát Trung và lập tức bị TQ “cho một bài học” bằng cuộc chiến tranh biên giới 1979). Còn lại, từ trước 1945 đến nay, chính quyền Việt Nam đã một lòng theo Trung Quốc, đã chọn Trung Quốc làm ông chủ, đã nguyện nâng khăn sửa túi cho Trung Quốc, đã khép nép làm “con nuôi” của các vị cha già dân tộc: Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và ngày nay là Tập Cận Bình.
Với một “thân phận” như vậy, liệu Việt Nam có tư cách để “đu dây” qua phía Mỹ không?
*
Chuyện Việt Nam đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ xem ra chỉ là bịa đặt.
Nhưng sao lại có chuyện các vị lãnh đạo cao cấp Việt Nam thăm viếng Hoa Kỳ?
Tôi cho rằng các cuộc thăm viếng ấy cũng nằm trong kịch bản của Trung Quốc. Việt Nam muốn vào TPP, muốn mua vũ khí của Mỹ. Cả hai việc ấy cũng chỉ có lợi cho Trung Quốc.
Xưa nay phần lớn các hàng xuất khẩu của “Việt Nam” sang Mỹ chỉ là trên giấy tờ, chỉ là nói cho oai, thực ra đó là hàng của Trung Quốc sản xuất tại Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu – tiếng là của Việt Nam – thực ra cũng là kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc.
Việt Nam mua của Nga 2 tàu ngầm Kilo, nhưng Trung Quốc đã mua 20 tàu ngầm kilo giống như vậy. Liệu 2 chiếc có gãi ngứa được 20 chiếc nếu xảy ra chiến tranh không? Nếu câu trả lới là KHÔNG thì mua tàu ngầm để làm gì?
Đối với một kẻ nhu nhược, mặc cảm và run rẩy thì có con dao trên tay hay không, cũng giống hệt nhau. Bởi vì vấn đề là anh có dám đâm hay không. Nếu anh không dám đâm thì cầm dao để làm gì? Mua dao để làm gì?
*
Vậy thì những dư luận cho rằng:
-Việt Nam đang đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ.
-Mỹ bỏ cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam vì vấn đề nhân quyền
-Việt Nam mua vũ khi của Nga và Mỹ để đương đầu với Trung Quốc… tất cả đều xạo, vì:
1/ Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân đội và nhân dân Việt Nam luôn khẳng định mối quan hệ trước sau như một với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân đội và nhân dân Trung Quốc; thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển theo phương châm “16 chữ vàng” và tinh thần “4 tốt”.
2/ Mớ vũ khí Việt Nam mua được quá ít ỏi (tiền đâu mua nhiều?), đối với Trung Quốc chỉ là những đồ chơi. Chưa kể việc Trung Quốc đã xây xong một sân bay quân sự trên đảo Hoàng Sa rồi. Cái sân bay ấy còn lợi hại hơn cả một hàng không mẫu hạm vì nó “đậu” sát bờ biển Việt Nam (chỉ cách Đà Nẵng hơn 300 km) và không thể bị đánh chìm!
3/ Mỹ cũng rất muốn bán vũ khí cho Việt Nam (chế tạo vũ khí là một trong những nền công nghiệp quan trọng của Mỹ). Mỹ đưa vấn đề “nhân quyền” ra để mặc cả với Việt Nam cũng chỉ là màu mè, ra vẻ ta đây quan tâm tới nhân quyền, còn phía Việt Nam thì giữ thể diện cho Mỹ bằng cách thả tượng trưng vài người nổi tiếng. Trên thực tế nếu Việt Nam đếch thả người nào thì Mỹ vẫn bán vũ khí như thường (ngu sao không bán?)
4/ Việt Nam mua vũ khí của Nga, của Mỹ nhưng không xài (vì có dám đánh nhau với Trung Quốc đâu mà xài?). Vậy mua để làm gì?
Câu hỏi này làm người ta nghĩ ngay tới vụ Vinashin mua cái “ụ nổi”. Và vô số vụ “mua về đắp mền” khác nữa.
*
Chúng ta đang sống trong một thời đại XẠO HẾT CHỖ NÓI. Nga cũng xạo, Mỹ cũng xạo, Trung Cộng cũng xạo và Việt Nam cũng… rứa.
“Mười Sáu Chữ Vàng”, “Bốn Tốt” cũng xạo, Mỹ “quan ngại sâu sắc” cũng xạo, Mỹ “bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí” cũng xạo, mà “đu dây” cũng xạo nốt.
ĐÀO HIẾU
(BLog Lề Trái)

“Chính sách trên trời, cuộc đời dưới đất”

Có những văn bản đưa ra lấy ý kiến dân nhưng không cập nhật liên tục, không ghi rõ dự thảo lần thứ bao nhiêu, thời gian ban hành lúc nào. Vì vậy, không thể thấy dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã “lớn lên” như thế nào.
LTS: Tại kỳ họp QH khai mạc đầu tuần tới, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sẽ được đưa ra thảo luận. Nhiều người mong muốn khi có dự thảo luật, chuyện ban hành chính sách trên trời sẽ được hạn chế. Vậy, quy trình lấy ý kiến dân cho các chính sách lâu nay được thực hiện ra sao? Tuần Việt Nam xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Nguyên Lâm.
Những gương mặt học sinh trẻ măng đứng lên nói cho các đại biểu Hội đồng nhân dân nghe về những nỗi gian truân, những mong muốn của chính các em về việc học. Những gương mặt phụ huynh ưu tư chia sẻ nỗi lo lắng khi nghe tin chính quyền dự định tăng học phí. Ở một tỉnh miền núi, mấy chục chủ hộ ngồi quây quần trong một nhà dân được mượn, còn ở nơi khác, bên hiên nhà, người dân đóng góp ý kiến về các chính sách hỗ trợ nông dân vùng cao, về chương trình hỗ trợ nhà ở.
Trong hội nghị tham vấn do một Ủy ban của Quốc hội tổ chức, các đại biểu đã lặng đi khi người phụ nữ ngồi xe lăn kể về những nỗi gian truân của người khuyết tật và bật khóc. Hàng chục cuộc hội nghị, hội thảo, tọa đàm, với những phiếu hỏi thu nhận được rất nhiều ý kiến của doanh nghiệp trong hai lần xây dựng, sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2000 và 20005. 
Đó chỉ là một vài trong số nhiều hình ảnh, câu chuyện đáng nhớ, đọng lại trong tâm trí nhiều người từ các cuộc tham vấn nhân dân do các cơ quan của Quốc hội, HĐND tiến hành trong những năm gần đây. Đáng nói hơn, sau đó, những nỗi gian truân, ưu tư, mong muốn, lo lắng của người dân đã được lắng nghe, tiếp nhận, chuyển hóa thành quyết sách ở tầm địa phương hoặc cả quốc gia, tùy vào phạm vi điều chỉnh của chính sách.
Nguyên Lâm, tham vấn chính sách, góp ý của dân, ban hành chính sách luật
                                  Ảnh minh họa: moj.gov.vn

Thực tiễn cho thấy, tham vấn không phải là phép mầu, nhưng là chiếc cầu nối chính quyền với người dân. Tham vấn tạo điều kiện cho người dân phát biểu ý kiến về những vấn đề quốc kế, dân sinh để chính quyền trực tiếp lắng nghe, chắt lọc, tiếp thu. Điều quan trọng là làm sao để người dân được dự phần như người chủ trong quá trình tạo ra các sản phẩm chính sách công.
Tham vấn là nguồn thu thập thông tin kiểm chứng, bổ khuyết việc thiết kế chính sách, giám sát việc thực thi chính sách ở các giai đoạn. Cơ quan ban hành chính sách có thêm nhiều căn cứ, lý lẽ và thông tin hơn trước khi quyết định và giám sát, làm cho quyết định hàm chứa nhiều thông tin hơn. Tham vấn đã kéo chính sách sát với cuộc đời hơn, đồng thời, lại nâng chính sách lên tầm nhìn cao hơn, rộng hơn, bao quát hơn.
Tham vấn tạo điều kiện cho chính quyền tương tác với các nhóm dân cư tham gia vào chính sách một cách bình đẳng, như là đối tác với nhau. Nhờ đó, nó tạo sự ủng hộ đối với chính sách, pháp luật, thúc đẩy sự tuân thủ pháp luật; đồng thời làm cho chính quyền quan tâm hơn đến nhu cầu, lợi ích của nhân dân.
Chính vì được tham gia, được nói, được lắng nghe, được tiếp thu, dĩ nhiên lòng tin của những em học sinh, các vị phụ huynh, người nông dân, người khuyết tật, và nhiều người dân khác vào Quốc hội, HĐND được tăng lên rất nhiều. Trong khi đó, như các nhà nghiên cứu nhận xét, niềm tin là một dạng vốn xã hội rất lớn. Nói ngắn gọn, tham vấn ý dân có tác dụng quảng bá chính sách và tạo sự đồng thuận trong xã hội về chính sách được ban hành.
Bên cạnh những mảng sáng như vậy, vẫn còn những mảng tối đan xen trong quá trình tham vấn. 

Nguyên Lâm, tham vấn chính sách, góp ý của dân, ban hành chính sách luật
Dự thảo cấm bán bia hơi vỉa hè khi mới đưa ra lấy ý kiến đã vấp phải sự phản đối của đông đảo dư luận. Ảnh: Báo Công an nhân dân

Theo một khảo sát năm 2011 và 2912 của VCCI, hoạt động lấy ý kiến của các bộ, ngành có điểm thấp nhất trong số các hoạt động được chấm điểm; tất cả các Bộ đều không đạt điểm trung bình. Nhiều khi, việc lấy ý kiến vào các dự thảo không phản ánh được sự chủ động của nhân dân. 
\Một khảo sát khác cho thấy chỉ có 3% người được hỏi trả lời rằng họ đã từng đóng góp ý kiến cho một dự thảo văn bản pháp luật. Đối với từng nhóm đối tượng cần tham vấn, quá trình lấy ý kiến từ trước tới nay cũng chưa tạo sự bình đẳng, chủ yếu lấy ý kiến các nhà quản lý ở các cấp nhiều hơn các nhóm khác, nhất là những người dân bình thường chịu ảnh hưởng từ cơ chế, chính sách. Ngay cả trong từng nhóm cũng có sự khác biệt về điều kiện tham gia đóng góp ý kiến. 
Trên thực tế, việc lấy ý kiến nhân dân ở ta còn hình thức. Có những dự thảo đã được giải trình, tiếp thu xong mới nhận được báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân. 
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và người hoạt động thực tiễn, sự phản hồi và tiếp thu của các cơ quan nhà nước đối với các ý kiến đóng góp là khâu yếu nhất trong quá trình tham vấn. Những người đã đóng góp ý kiến và công chúng nói chung không được biết ý kiến nào đã được tiếp thu, ý kiến nào không được tiếp thu, tại sao. 
Một chuyên gia lo ngại: “Họ có thể được mời dự họp, đóng góp ý kiến nhưng việc có tiếp thu ý kiến đóng góp đó hay không lại là chuyện khác; mời họp hành cũng nhiều nhưng tiếp thu thì rất ít”. Văn bản được ban hành không thấy sửa đổi theo các ý kiến góp ý, vẫn bất cập và không tháo gỡ được khó khăn cho người dân.
Tính công khai, minh bạch trong tổ chức lấy ý kiến nhân dân còn kém, ví dụ văn bản đưa ra lấy ý kiên không được cập nhật liên tục, không ghi rõ là dự thảo lần thứ bao nhiêu, cũng như không ghi ngày tháng năm ban hành dự thảo. 
Vì vậy, không thể thấy được dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã “lớn lên” như thế nào. Nhất là tài liệu công bố tới người dân thường dài, cách thể hiện khó hiểu, quá dài và “đọc hoài không hiểu” thì có cũng vô ích, lại tốn kém lãng phí, người dân không thể đóng góp ý.
Còn tiếp
Nguyên Lâm
(Tuần Việt Nam)

Cuộc phản kháng ở Hồng Kông vẫn tiếp diễn

Cảnh sát dỡ bỏ các rào cản bằng tre do người biểu tình dựng lên để ngăn chặn con đường chính tại trung tâm Hồng Kông, ngày 14/10/2014.
Cảnh sát dỡ bỏ các rào cản bằng tre do người biểu tình dựng lên để ngăn chặn con đường chính tại trung tâm Hồng Kông, ngày 14/10/2014.
Cảnh sát Hồng Kông hôm nay dùng cưa máy và búa tạ để dọn dẹp những rào cản trên một trục lộ chính ở khu trung tâm tài chánh, nơi những người biểu tình đã cắm trại trong hơn hai tuần nay để đòi cải cách chính trị. Theo tường thuật của thông tín viên Ivan Broadhead của đài VOA ở Hồng Kông, tuy những nhân vật tranh đấu tiếp tục biểu tình một cách ôn hòa và vẫn chiếm giữa một ngã tư lớn, lời lẽ của cả đôi bên trong vụ giằng co đã trở nên kịch liệt hơn.
Những người về phe chính phủ chiều hôm nay đã lớn tiếng chửi bới những người biểu tình đòi dân chủ xung quanh khu Admiralty, giữa lúc hàng trăm nhân viên cảnh sát chống bạo động khoanh tay đứng nhìn.
Vài giờ trước đó, chính những nhân viên cảnh sát này đã đẩy lui các sinh viên biểu tình ngồi lỳ và dỡ bỏ những rào cản đã được dựng lên trên đường Queensway từ hai tuần nay.
Trong lúc những người biểu tình đã rút lui một cách ôn hòa để tới những địa điểm biểu tình khác, họ đã chỉ trích hành động này của cảnh sát vì họ đã đề nghị rút khỏi tất cả các đường phố nếu chính phủ cho phép họ dời tới Quảng trường Công dân, trước Viện Lập pháp Hồng Kông.
Anh Alex Chow, người đứng đầu Liên hiệp Sinh viên Học sinh Hồng Kông, nói rằng vì đề nghị đó bị chính quyền nhiều lần bác bỏ cho nên những người tranh đấu đòi dân chủ sẽ tiếp tục lưu lại trên đường phố.
"Chừng nào mà vấn đề hiến pháp không được giải quyết và những người biểu tình không nhận được những câu trả lời có tính chất thuyết phục, thì phong trào này vẫn tiếp diễn cho tới chừng đó. Vấn đề chúng tôi có đủ sức mạnh để thương thuyết với chính quyền hay không tùy thuộc vào số người ủng hộ cho phong trào. Nếu chính phủ tiếp tục giữ im lặng thì dân chúng sẽ tiếp tục biểu tình."

Cảnh sát đã hành động để mở lại đường Queensway trong lúc các đoàn thể xã hội có chủ trương thân Bắc Kinh gia tăng áp lực để đòi chính phủ có thái độ mạnh tay hơn đối với phong trào dân chủ đã là cho sinh hoạt ở Hồng Kông bị tê liệt trong 17 ngày.
Tại Tòa Thị chánh, khoảng 200 thành viên của Bang Tiều Châu, qui tụ những người Hồng Kông gốc Tiều Châu, đã tuần hành tới những rào cản mà sinh viên dựng lên và hối thúc những người biểu tình rời khỏi đường phố.
Dẫn đầu đoàn người này là ông Chan Chit Kwai, một nghị viên Hội đồng quận. Ông nói rằng người biểu tình tiếp tục làm cho các cửa tiệm bị đóng cửa, sinh viên học sinh không thể tới trường và bệnh nhân không thể tới bệnh viện.
"Chúng tôi cám ơn họ vì họ có lòng tốt và muốn làm một việc gì đó để giúp ích cho cộng đồng. Nhưng chúng tôi khuyên họ là đã hơn hai tuần lễ rồi và họ nên quay về nhà và dọn dẹp đường sá để cho người dân có thể đi lại."
Viện Lập pháp Hồng Kông ngày mai sẽ mở phiên họp đầu tiên sau kỳ nghỉ hè. An ninh xung quanh trụ sở của cơ quan này dự kiến sẽ được tăng cường trong lúc các nhà lập pháp chuẩn bị nhóm họp. Tuy có một đề tài chắc chắn sẽ được mang ra thảo luận tại cuộc họp này, người ta vẫn chưa biết chắc là Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh có tham dự phiên họp hay không.
(VOA) 

Lỗi hẹn TPP?

Đàm phán mở cửa thị trường nông sản, trong đó có thịt bò, sản phẩm sữa... giữa Mỹ và Nhật đang bế tắc, khiến mục tiêu kết thúc TPP cuối năm 2014 có thể bị lỗi hẹn. Ảnh: MINH KHUÊ

(TBKTSG) - Cả bộ trưởng phụ trách kinh tế Nhật Bản là ông Akira Amari và Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman đã không đạt được bất kỳ tiến bộ nào trong cuộc đàm phán song phương về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), dù trước đó, hai người cấp phó đoàn đàm phán đã điện đàm hai tiếng rưỡi đồng hồ cho công tác chuẩn bị. Hy vọng về một TPP kết thúc cuối năm 2014 liệu đã chấm dứt?
Cuộc giằng co giữa hai “ông lớn”
TPP với 12 thành viên đang đàm phán chiếm đến 40% GDP của toàn cầu, nhưng chỉ riêng hai “ông lớn” là Mỹ và Nhật đã chiếm đến 80% GDP của toàn khối. Vì thế mọi con mắt đang đổ dồn về cuộc giằng co trên bàn đàm phán của hai thành viên chủ chốt này.
Hai vấn đề lớn nhất trong mở cửa thị trường, một là ô tô, hai là nông sản, vẫn đang ở thế dùng dằng. Đành rằng cả hai phía đều nhất trí về một “sự linh hoạt” trong đàm phán, tuy nhiên, xem chừng mọi sự vẫn chưa khả quan. Chẳng hạn, về ô tô, người Mỹ yêu cầu Nhật cắt giảm các quy định về độ an toàn và tiêu chuẩn khí thải của xe hơi nhập khẩu từ Mỹ, nhưng e là đòi người Nhật hạ tiêu chuẩn xuống chẳng phải dễ dàng.
Gay go hơn là mở cửa thị trường nông sản. Năm mặt hàng giới chính trị của đảng cầm quyền Dân chủ Tự do nước này, vốn có quan hệ mật thiết với ngành nông nghiệp, quyết giữ là gạo, lúa mì, thịt bò, thịt heo, sản phẩm sữa và đường, coi đó là các “đền thiêng” không thể đụng đến. Dù vậy, có tin Nhật đồng ý cắt giảm thuế thịt bò xuống một nửa, từ 38,5% xuống còn 19,5%. Mức thuế này cũng bằng với mức mà Nhật cam kết với Úc trong hiệp định mậu dịch tự do (FTA) song phương mới ký hồi tháng 7. Ấy thế mà, trong khi người Mỹ vẫn cho là còn cao quá thì người Nhật đã vội đáp lại là họ sẽ hạn chế nhập một khi thịt bò Mỹ tràn vào nhiều quá. Giới quan sát ngán ngẩm vì tinh thần của TPP về cắt giảm thuế quan coi như bị phá bỏ.
Ba năm trước, Thủ tướng Nhật quyết định tham gia đàm phán TPP để mong đưa đất nước này thoát khỏi tình trạng trì trệ kéo dài. Nhưng mục tiêu đó của người Nhật vẫn chưa thực hiện được. Kinh tế nước này trong quí 3 vẫn cứ trì trệ. “Điều đó cho thấy Tokyo cần TPP”, theo ông Froman. Vậy nhưng các bên vẫn chưa thôi vờn nhau. Mỹ một mặt bóng gió về chuyện “một TPP không Nhật Bản”, mặt khác lại tỏ ý sẽ mời Thủ tướng Shinzo Abe đến Washington vào tháng 1 năm tới để cùng bàn về các vấn đề thương mại và an ninh. Kể cũng đã lâu rồi ông Abe không đến Mỹ. Chuyến thăm lần trước cách đây cũng đã gần một năm, vào hồi tháng 2, hai tháng sau khi ông nhậm chức thủ tướng. Trước mắt thì hai bên đang thu xếp cho hai nguyên thủ này gặp nhau bên lề hội nghị APEC tại Bắc Kinh vào tháng 11 tới.
Lộ trình tiếp theo?
Sau 10 ngày đàm phán vào tháng 9 tại Hà Nội, thông cáo báo chí của các thành viên đàm phán TPP nói rằng các bên đạt được nhiều bước tiến về những vấn đề còn vướng mắc. Nhưng có hai điều quan trọng mà thông cáo báo chí không đề cập, trước hết là vạch ra được một lộ trình cho các cuộc đàm phán tiếp theo. Ban đầu các thông tin cho thấy thời gian cho cuộc gặp kế tiếp sẽ là giữa tháng 10 tại Úc. Đó là cuộc gặp gỡ cấp trưởng đoàn ở Canberra vào ngày 19. Sau đó, giới thạo tin cho biết các bên đã nhất trí gặp nhau một phiên cấp bộ trưởng vào cuối tháng, cụ thể là từ 25-27 tại Sydney cũng ở Úc. Còn chuyện TPP cuối năm nay có kết thúc đàm phán được hay không thì còn lắm hoài nghi.
Người Mỹ đã tỏ ra sốt ruột khi nhìn ra xung quanh. Liên hiệp châu Âu (EU) vừa kết thúc đàm phán FTA với Canada, và các cuộc đàm phán FTA với Việt Nam và Nhật Bản đang có tiến triển tốt. Trung Quốc cũng đang thương thảo FTA với Hàn Quốc và Úc, bên cạnh một RCEP, còn gọi là ASEAN+6. Hai thành viên lớn của TPP là Nhật Bản và Úc thì cũng đã ký FTA với nhau rồi. Vậy mà người Mỹ thì đang mắc kẹt giữa hai hiệp định thế kỷ là TPP và T-TIP - hiệp định mậu dịch tự do giữa Mỹ và EU. Tuần trước, ông Froman khá bận rộn cho TPP, còn tuần này thì ông lại dành thời gian nhiều hơn cho T-TIP.
Thời gian này, Mỹ đang cuốn vào cuộc đua bầu cử Quốc hội, dẫn đến chuyện trao quyền đàm phán nhanh (TPA) cho chính quyền ông Obama. Các nhà đàm phán Mỹ rất cần có TPA để dễ dàng quyết định hơn. Có TPA thì khi trình ra Quốc hội phê chuẩn các nghị sĩ chỉ có quyền thông qua hoặc bác bỏ. Không có TPA thì các nghị sĩ có quyền can thiệp vào nội dung, khi đó mọi thứ lại phải đi đàm phán lại.
Về phần Việt Nam, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế, cũng có chuyến thăm đáng chú ý đến Washington. Dù ở phiên đàm phán Hà Nội, Việt Nam và Mỹ đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng cho những vấn đề gai góc như sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước, quy tắc xuất xứ… nhưng hai bên phải ngồi lại với nhau để tháo gỡ những vướng mắc về các vấn đề kỹ thuật, chi tiết vốn dĩ ảnh hưởng đến lợi ích của mỗi bên. Dệt may chẳng hạn, đành rằng là xóa bỏ gần như tất cả các dòng thuế, nhưng nếu phía Mỹ yêu cầu giữ lại 5%, lại là những dòng chính của giới doanh nghiệp Việt Nam xuất vào thị trường này, thì lại là chuyện khác. Vấn đề về sở hữu trí tuệ có vẻ như đã thống nhất ở cách tiếp cận mềm dẻo: không áp dụng ngay mà cho phép một giai đoạn chuyển đổi khi trình độ phát triển của các bên còn chênh lệch rất nhiều.

Hy vọng đặt vào năm 2015
Gạt qua những bất đồng, các bên đang tỏ rõ quyết tâm về một TPP đã gần đến đích. Nói gì thì nói, các cuộc đàm phán đã kéo dài đến 10 năm rồi, cũng đã đủ dài để kết thúc. Cho dù giới quan sát chính trị tại Mỹ cũng cho rằng cơ hội để nước này giải quyết được bất đồng với Nhật và kết thúc TPP trước tháng 11 là rất khó xảy ra, thì niềm tin và quyết tâm của các bên về một hạn chót vẫn được đặt ra, và mong muốn trong cuộc gặp gỡ tại Bắc Kinh tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC vào ngày 10 và 11-11 tới, các lãnh đạo thành viên TPP cũng có điều gì đó để nói với nhau. Ít nhất họ cũng tuyên bố với cả thế giới là TPP đã hoàn tất về mặt cơ bản.
Kể ra, tuyên bố kết thúc đàm phán TPP tại Trung Quốc cũng là một điều thú vị khi không ít người cho rằng hiệp định này là để đối phó với Bắc Kinh. Có nhiều ý kiến xoay quanh câu chuyện này, người thì cho rằng không khéo thì Trung Quốc lại coi đó là một cú tát vào họ. Những người ủng hộ lại lập luận rằng tuyên bố tại đây là chứng tỏ điều ngược lại: TPP đâu phải chống lại Trung Quốc.
Và nếu tại Bắc Kinh có được tuyên bố hoàn tất một thỏa thuận khung, thì mục tiêu kết thúc TPP năm 2014 một lần nữa lại bị lỗi hẹn vì có chuyển đến Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Myanmar thì cũng chẳng kịp. TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng sớm nhất để TPP hoàn tất thì cũng phải nửa đầu năm 2015.
Tiểu Minh
(TBKTSG) 

Hiến kế diệt Chuột

  • Phủi tay, lẩn trốn và bao biện (RFA) - Lấy tiền ngân sách tức là tiền thuế của dân, vay vốn nước ngoài để đầu tư xây dựng và phát triển đất nước, vừa được tiếng thơm là làm đất nước thay đổi, nhưng cũng là cơ hội bằng vàng để các quan chức rút ruột công trình bỏ túi riêng.
  • Kể từ hội nghị Thành Đô, Trung Quốc chi phối Việt Nam (RFI) - Một tài liệu gọi là « Tài liệu truyên truyền nội bộ về cuộc gặp cấp cao Việt Nam – Trung Quốc tại Thành Đô tháng 9/1990 », được cho là của ban tuyên huấn trung ương Đảng phổ biến xuống các chi bộ, hiện đang được lưu hành trên mạng. Tài liệu này phản bác thông tin cho rằng tại hội nghị đó, Việt Nam đã chấp nhận sẽ trở thành một khu tự trị của Trung Quốc vào năm 2020, cũng như bác bỏ thông tin về việc Trung Quốc gây sức ép lên Việt Nam về nhân sự lãnh đạo.
  • Nhắc lại 'Món nợ Thành Đô' (BBC) - Trích đoạn hồi ký của cựu Thứ trưởng Trần Quang Cơ về những gì xảy ra sau Hội nghị Thành Đô 1990 giữa Việt Nam và Trung Quốc.
  • Sau đường băng quân sự ở Hoàng Sa, Trung Quốc sẽ làm gì (BaoMoi) - Đường băng quân sự sẽ kéo theo các công trình hỗ trợ máy bay chiến đấu mà Trung Quốc có thể đưa ra Hoàng Sa, tạo nên một quân cờ mới trong ván bài ở Biển Đông. Nhưng các chuyên gia cho rằng ván bài này không dễ chơi.
  • Việt Nam sẽ có TPP? (VOA) - TPP được coi là một cơ hội tuyệt vời giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng, đặc biệt trong thời điểm này khi Việt Nam đang rất muốn thoát khỏi sự phụ thuộc quá lớn về kinh tế vào Trung Quốc
  • Việt Nam và Châu Âu đồng ý sớm đúc kết hiệp định tự do thương mại (RFI) - Trong khuôn khổ vòng công du Châu Âu, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Manuel Barroso ngày 13/10/2014 tại Bỉ. Hà Nội và Bruxelles đồng ý đẩy mạnh các cuộc thương thuyết về một hiệp định tự do mậu dịch song phương để có thể ký kết trong "một vài tháng tới".
  • Ebola tại Mỹ : nạn nhân là một y tá gốc Việt (RFI) - Sau vụ Nina Phạm, nữ y tá 26 tuổi, thuộc bệnh viện ở Texas bị bệnh nhân sốt xuất huyết Ebola từ Liberia, giới chức y tế Hoa Kỳ phải lên tiếng xin lỗi và nhìn nhận có sai sót trong thủ tục phòng bệnh truyền nhiễm. Nghiệp đoàn y tá đòi hỏi phải có biện pháp mới bảo vệ nhân viên chăm sóc, tiếp cận bệnh nhân Ebola.
  • Tổng thống Mỹ chỉ thị điều tra trường hợp Nina Phạm (RFA) - Các viên chức Nhà Trắng cũng nói rằng hôm qua khi gặp Bà Bộ Trưởng Y Tế Xã Hội Syvia Burwell và Giám Đốc Cơ Quan Phòng Chống Dịch Bệnh là Bác Sĩ Tom Frieden, Tổng Thống Obama đã chỉ thị phải cấp tốc mở cuộc điều tra để tìm hiểu nguyên do tại sao một nữ y tá làm việc cho bệnh viện ở Dallas lại bị lây nhiễm khi chăm sóc cho người bị bệnh.
  • Nina Phạm là ai? (RFA) - Nina Phạm, cô y tá trẻ tuổi, được bạn bè và gia đình mô tả là người có tấm lòng quên mình vì người khác, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên bị lây nhiễm virus Ebola trên đất Mỹ.
  • Lãnh đạo Mỹ- Pháp- LHQ thảo luận về Ebola (RFA) - Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng đã gọi điện thoại nói chuyện với ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon và Tổng Thống Pháp Francois Holland về những điểm cộng đồng quốc tế cần phả
  • Việt Nam giám sát cửa khẩu, phòng Ebola (RFA) - Trước diễn biến rất phức tạp của tình hình Ebola trên thế giới, Bộ Y Tế Việt Nam cho biết sẽ giám sát chặt chẽ tại các cửa khẩu và cộng đồng đối với hành khách đi từ 6 quốc gia: Guinea, Liberia, Sierra Leone, Nigeria, Senegal và Congo.
  • Hồng Kông : Sự hóa thân mới nhất của phong trào Occupy (RFI) - Hồng Kông vẫn là chủ đề thời sự Châu Á nóng trên một số tờ báo lớn của Pháp hôm nay 14/10/2014. Để dập tắt phong trào biểu tình, Bắc Kinh dường như không ngần ngại sử dụng mafia để « quấy rối » người biểu tình.
  • Hồng Kông dùng chùy và cưa máy dẹp biểu tình (RFI) - Ngày 14/10/2014 chính quyền Hồng Kông cố gắng giải tỏa một trong các trục giao thông bị phong trào dân chủ chiếm đóng. Võ trang chùy sắt và cưa máy, từng nhóm cảnh sát dọn dẹp chướng ngại vật, mà người biểu tình củng cố trong đêm qua.
  • Hồng Kông: cảnh sát tiếp tục gỡ rào cản (RFA) - Nhiều người cho rằng việc làm này chứng tỏ chính quyền đặc khu không còn e ngại như trước, vì số người tham gia biểu tình trong vài ngày qua đã giảm bớt, và chỉ đông trở lại trong những ngày cuối tuần.
  • Dân chủ Hồng Kông nẩy mầm tại Trung Quốc (RFI) - Phong trào dân chủ Hồng Kông chống chính sách áp đặt của Bắc Kinh bước vào tuần lễ thứ ba. Đụng phải thái độ không khoan nhượng của Trung Quốc và gặp sự chống đối của một bộ phận doanh nhân Hồng Kông do buôn bán trì trệ, phong trào « hoa Dù » có nguy cơ mất trớn như tính toán của chính quyền. Tuy nhiên, hạt giống dân chủ của Hồng Kông đã lan đến Hoa lục. Phản ứng trấn áp của Bắc Kinh biểu lộ tâm lý bất an.
  • Thủ tướng Úc thách đấu với Tổng thống Nga (RFA) - Thủ tướng Tony Abbot cho biết ông có ý định gặp gỡ tay đôi với ông Putin bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 sắp tới tại Brisbane... Hôm thứ hai Thủ tướng Abbot nói với báo chí ông sẽ "húc thẳng vào ông Putin", từ ngữ của môn football Úc về động tác dùng vai húc trực diện để đẩy bật ngửa đối thủ trên sân cỏ.
  • Chính khách Nhật Bản lại viếng đền Yasukuni (RFI) - Trong một cử chỉ công khai thách thức Bắc Kinh và Seoul, hàng chục chính khách Nhật Bản, trong đó có thể có cả các thành viên nội các Shinzo Abe, đã loan báo ý định đến viếng đền tử sĩ Yasukuni tại Tokyo vào ngày 17/10/2014 . Đến này bị Trung Quốc và Hàn Quốc xem là biểu tượng quá khứ quân phiệt của Nhật Bản.
  • Cuộc thi ảnh Thành thị 2014 (BBC) - Cuộc thi ảnh Thành thị trong đó nhiếp ảnh gia người Việt đoạt giải Khu vực Châu Á Thái Bình Dương với ảnh thợ vá lưới ở Bạc Liêu.
  • Bolivia : Tổng thống Morales tái đắc cử nhiệm kỳ 3 (RFI) - Theo kết quả không chính thức công bố ngày 13/10, ông Morales đã giành được thắng lợi với 61% số phiếu. Ông sẽ tuyên thệ nhậm chức cho nhiệm kỳ 5 năm mới vào ngày 22 tháng 1 năm 2015. Đúng như dự đoán, Tổng thống Bolivia mãn nhiệm, ông Evo Morales đã lại chiến thắng vẻ vang trong cuộc bầu cử Tổng thống hôm Chủ nhật 12/10/2014.
  • Litva thành lập lực lượng phản ứng nhanh (RFI) - Lo ngại trước chính sách thôn tính của Nga, Litva thành lập một lực lượng phản ứng nhanh để đối phó với những mối đe dọa mới về an ninh nẩy sinh từ cuộc khủng hoảng Ukraina.8E02C390-DE35-4A1A-8137-E87797E92EF6
  • Hạ viện Anh công nhận Nhà nước Palestine (RFI) - Trong một phiên họp ngày 13/10/2014, các dân biểu Anh Quốc đã bỏ phiếu thông qua một kiến nghị yêu cầu Luân Đôn công nhận Nhà nước Palestine. Khuyến nghi này chỉ có giá trị biểu tượng vì chính phủ của Thủ tướng David Cameron sẽ không bị bắt buộc phải làm theo.
  • Hiệp định khí đốt Nga -Trung Quốc (RFI) - Ngày 13/10/2014, Nga và Trung Quốc đã ký một hiệp định giữa hai chính phủ về việc cung cấp khí đốt của Nga cho Trung Quốc và thỏa thuận sẽ tăng cường hợp tác song phương, trong bối cảnh Matxcơva thắt chặt quan hệ với Bắc Kinh.
  • Các xưởng may tại Bangladesh vẫn chưa an toàn (RFA) - Vẫn còn rất nhiều vấn đề về an toàn đối với tất cả các xưởng may tại Bangladesh là kết luận của các chuyên gia giám sát về chất lượng an toàn của các xưởng may ở quốc gia này sau sự cố sập xưởng may năm ngoái.
  • Báo Đức: Quan hệ Việt Nam-EU sẽ tiếp tục được mở rộng (BaoMoi) - Trước thềm chuyến thăm chính thức CHLB Đức của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, một số báo của Đức ngày 13/10 đã đưa tin về chuyến thăm châu Âu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong đó đề cập một số nội dung chính trong chuyến công du này.
  • Một lính Mỹ bị nghi giết người ở Philippines (RFA) - AFP dẫn nguồn tin từ giới chức quân đội Hoa Kỳ cho biết binh sĩ Mỹ thuộc lực lượng lính thủy đánh bộ, đã bị bắt giữ để điều tra vì có liên quan trực tiếp đến cái chết của nhân vật có tên Jeffrey Laude, hay còn được gọi là Jennifer, 26 tuổi.
  • Người Indonesia đánh bom tự sát tại Iraq (RFA) - Tin này được loan truyền khá rộng rãi trên các trang mạng xã hội của những nhóm Hồi Giáo cực đoan, kèm theo hình ảnh của người này trước khi lái chiếc xe chở đầy bom đâm vào một căn cứ quân sự của Iraq ở tỉnh Tikrit.
  • Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Bỉ, EU (BaoMoi) - Chiều 14/10 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn đại biểu Việt Nam rời thủ đô Brussels, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Bỉ và Liên minh châu Âu (từ 12-14/10), lên đường đi thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Đức.
  • CLB hưu trí huyện Mê Linh, TP Hà Nội tổ chức nghe thời sự (BaoMoi) - Nhân kỉ niệm 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô, sáng 9/10/2014, Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi Kim Quốc Hoa đã về thăm và nói chuyện thời sự với gần 200 hội viên CLB hưu trí huyện Mê Linh, TP Hà Nội. Tuy số lượng đông, nhưng mọi người rất chăm chú lắng nghe thông báo những nét cơ bản về tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; vấn đề Biển Đông; âm mưu thủ đoạn của nhà cầm quyền Trung Quốc, việc Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang “phát triển nhanh – hiểm họa lớn”; tình hình quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta.
  • Tình biển: Hiệp sĩ biển Đông (BaoMoi) - Nhận được thông tin tàu bạn gặp nạn, họ dừng công việc đánh cá, thậm chí bỏ chuyến đi để lai dắt tàu bạn vào bờ. Mỗi lần như vậy lỗ cả trăm triệu đồng, ấy vậy mà họ chẳng đắn đo đi cứu tàu gặp nạn./ Vay tiền tỷ không lãi
  • Tái cơ cấu đầu tư công theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh (BaoMoi) - Theo Tờ trình của Chính phủ, trong tổng số 14 chỉ tiêu Quốc hội đề ra theo Kế hoạch năm 2014, dự báo có 13 chỉ tiêu xấp xỉ đạt và vượt, chiếm 93% tổng số chỉ tiêu kế hoạch, có một chỉ tiêu không đạt là “tỉ lệ lao động qua đào tạo”.
  • Cơ quan Trung ương Hội NCT Việt Nam: Thông tin thời sự về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (BaoMoi) - Ngày 13/10, tại Cơ quan Trung ương Hội NCT Việt Nam, Đảng ủy Cơ quan Trung ương Hội tổ chức thông tin thời sự cho cán bộ, đảng viên, công nhân viên về tình hình Biển Đông; quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thiếu tướng Lê Văn Cương, cựu Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an phân tích rõ vì sao Trung Quốc bất chấp đạo lí, pháp lí xâm chiếm Biển Đông; vạch trần bộ mặt bành trướng đại Hán với âm mưu xâm lược hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhằm biến nơi đây thành địa chính trị, kinh tế và địa chiến lược của Trung Quốc; khẳng định cơ sở pháp lí quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam… Giúp cán bộ, công nhân viên hiểu rõ hơn về tình hình biển đảo hiện nay; đồng thời nâng cao tinh thần cảnh giác; tăng cường đoàn kết ủng hộ các chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.
  • Việt Nam - Bỉ tăng cường hợp tác thương mại (BaoMoi) - Chiều 13.10 (theo giờ Hà Nội), lễ đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được tổ chức trọng thể tại lâu đài Egmont, Vương quốc Bỉ. Sau lễ đón, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Bỉ Charles Michel.
  • “Tàu sân bay không thể chìm” của Trung Quốc trên biển Đông (BaoMoi) - TP - Việc Trung Quốc cải tạo các bãi đá, xây dựng đảo nhân tạo, xây đường băng sân bay ở biển Đông có thể gây ra mối đe dọa với tất cả các nước trong khu vực, trang tin Đài Loan Want China Times dẫn nhận định của tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review (Canada).

Hà Sĩ Phu - Hiến kế diệt Chuột

                                              (Tiếp lời nhà báo Phạm Chí Dũng) (1)
Lời phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dấy lên một cuộc hội luận về “Quan hệ giữa việc đánh chuột và bảo vệ chiếc bình quý”. Tôi lấy làm mừng vì chiếc bình quý này cũng chính là chiếc bình…phong mà chúng ta đã nhiều lần nhắc tới! Lời nói tận đáy lòng của ông Tổng bí thư đã dẫn chúng ta đến chỗ cần phải đến.

Nhiều bài tham luận khắp nơi, trong và ngoài nước gộp lại, đã làm sáng tỏ được 2 điều: thực tiễn nước ta hiện nay không có Bình nào là bình “quý” cả , vì Bình chẳng những là nơi ẩn nấp của Chuột mà còn là nơi sinh ra Chuột. Cuối cùng thì chính Bình còn tệ hại hơn Chuột, Bình mới là cái cần diệt trước rồi mới diệt được Chuột.
Tác giả Nguyễn Huy Canh (2) kết luận “Tham nhũng ở VN, nó được sinh ra từ chế độ đảng trị-toàn trị” (và chế độ này đang được đại diện bởi Bộ Chính trị mả Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đứng đầu, giữ ổn định cho “cái bình quý” chính là giữ ổn định ghế cho bộ phận đầu não này thôi ! HSP). Nhà báo Phạm Chí Dũng cũng chính thức nêu câu hỏi “nhiều đảng viên cao cấp lão thành đã tranh luận công khai về việc chỉ cần “diệt chuột” hay nên “đập bình” để xóa đi làm lại tất cả”?. Và như để giải đáp luôn, phải đập bình làm lại từ gốc là duy nhất đúng, ông đã thách thức “Hãy chờ xem những người bên đảng có dám đứng thẳng để “đập bình diệt chuột” hay không”?
Đến đây, xin được nối tiếp câu chuyện bằng những suy nghĩ riêng mà bấy lâu nay tôi đã từng bước đề cập.
Muốn đánh “địch” phải nhận diện địch cho rõ (địch chẳng qua là yếu tố cản bước tiến của dân tộc thôi, không phải kẻ thù) . Ta vừa nói “địch” ở đây là cả Chuột lẫn Bình, nhưng Chuột là những ai, và Bình là những ai?
Không phải ngẫu nhiên mà cả Hồ Chí Minh và các hậu duệ như ông Nguyễn Phú Trọng đều đề cao danh ngôn “đánh chuột phải cẩn thận, kẻo vỡ cái bình quý”. Giữ BÌNH đây chính là giữ cho mình (3) (4). “Mình” ở đây không chỉ là các cá nhân rời rạc mà là toàn bộ cái hệ thống chính trị Mác-xít đã mắc “lỗi hệ thống”, hệ thống các vua tập thể mà các Tổng bí thư luôn là người đại diện cao nhất, tức cái hệ thống độc đảng toàn trị, lấy chủ nghĩa Mác-Lê và Hồ Chí Minh làm kim chi nam và làm chỗ dựa không gì thay thế được.
Nếu BÌNH đã là cả một hệ thống như vậy thì CHUỘT cũng là một hệ thống khổng lồ không kém. Đối với nhân dân Việt Nam hiện nay thì lũ CHUỘT tàn phá đất nước phải gồm cả 3 loại: tham nhũng, phát xít đàn áp dân và bọn bán nước cầu vinh, mà gộp chung lại là giặc NỘI XÂM. Như vậy thì một bộ phận không nhỏ của BÌNH cũng chính là CHUỘT rồi.
Quan hệ giữa tập đoàn BÌNH và tập đoàn CHUỘT rõ là quan hệ gắn bó tương sinh, tương dưỡng, bởi đã có định luật bất di bất dịch: Quyền lực tuyệt đối thì Tham nhũng tuyệt đối! Nói cái BÌNH đẻ ra CHUỘT là vì vậy.
BÌNH chẳng những che chở cho CHUỘT mà từng bộ phận cũng biến thành CHUỘT luôn (về cả hai mặt tham nhũng kinh tế và bán rẻ chủ quyền đất nước), ngược lại CHUỘT cũng phải nhẩy vào BÌNH chiếm lấy quyền cho chắc ăn. Cứ thế BÌNH và CHUỘT ngày càng hòa trộn, rất khó tách biệt, dẫu có giận nhau vì ăn chia không đều nhưng cuối cùng vẫn phải đứng chung trong một chiến hào, sau một cái BÌNH… PHONG chung là Mác-Lê và Hồ Chí Minh. Cái BÌNH PHONG ấy mới là cái BÌNH lớn nhất mà cả BÌNH và CHUỘT đều phải giữ cho kỳ được. BÌNH PHONG còn thì tất cả còn, BÌNH PHONG mất thì cả BÌNH lẫn CHUỘT cũng mất!.
Khi cả hai tập đoàn CHUỘT và BÌNH đều quá khổng lồ, lại dựa vào nhau thì sức mạnh nào có thể chống trực tiếp? Bao lâu nay đảng thì hô chống tham nhũng, những người dân chủ thì hô chống độc tài nhưng kết quả chưa được bao nhiêu chính là vì thế.
Nhưng “thiên bất dung gian”, người khổng lồ nào, nhất là khổng lồ gian dối, tất cũng có “gót chân Achilles”. Gót chân Achilles của tập những đoàn cướp ngày là bắt buộc phải có quyền tuyệt đối, có con dấu, dựa trên một danh nghĩa, một điểm tựa tiền định, như một tiền đề mặc nhiên không cần chứng minh, không cần và không được phép dựng phản đề. Đó chính là cái bàn thờ, là cái BÌNH PHONG Mác-Lê-Hồ, mà trong ba ngôi đó thì Mác và Lê đã lu mờ dần về vị trí thứ yếu. Cái gì mà đối phương cố sống cố chết giữ cho bằng được, như một thứ bất biến được sử dụng để ứng vạn biến thì đó chính là cái gót chân Achilles của họ. Rất dễ nhận ra gót chân Achilles ở đây là cái BÌNH PHONG đã được thần thánh hóa mà toàn dân phải quỳ lạy.

Vậy xin tiếp lời nhà báo TS Phạm Chí Dũng, muốn đập cả cái bình (vĩ đại) và diệt lũ chuột (khổng lồ)” không còn cách nào khác là phải làm đổ cho được cái BÌNH PHONG đang bao trùm và che chắn cho cả hai “kẻ địch” ấy. Cứ đổ cái BÌNH PHONG là cả CHUỘT lẫn BÌNH đều phải chường cái MẶT THẬT trước thanh thiên bạch nhật, cả hai sẽ mất hết nội lực, bài bản cướp ngày bị cháy vở ngay, hàng ngũ CHUỘT sẽ tan rã trong nháy mắt, sẽ chạy mất giép nếu không muốn đầu hàng trước SỰ THẬT mà trở về với nhân dân, làm ăn lương thiện! Chẳng tin cứ thử mà xem!
Khi cái BÌNH PHONG đã thành lá chắn vạn năng, thành pháo đài bất khả xâm phạm của cả BÌNH và CHUỘT thì trước mắt vì sự tồn vong của dân tộc, hãy cất cái BÌNH PHONG ấy đi, tạm xếp vào viện bảo tàng để hạ hồi phân giải, mặc dù tư liệu hiện nay kể cũng đã khá phong phú. Tất nhiên cả BÌNH và CHUỘT đều không chấp nhận từ bỏ nơi ẩn nấp này, sẽ tìm mọi cách giữ cho BÌNH…PHONG khỏi vỡ. Nhưng kỷ nguyên của thông tin và sự thật sẽ cho lẽ phải một sức mạnh hơn bom nguyên tử.
Cuối cùng, thái độ đối với cái BÌNH PHONG HCM ấy chính là thước đo cả TRÍ, cả TÂM và hiệu quả thực tế của bất cứ một phác đồ điều trị nào nếu muốn “lành mạnh hóa” xã hội để giải phóng nhân dân và đất nước vậy.
12-10-2014
Hà Sĩ Phu
-------------------------
(1) Phạm Chí Dũng- TỔNG BÍ THƯcó dám đập bình diệt chuột: http://www.ijavn.org/2014/10/tbt-trong-co-dam-ap-binh-diet-chuot.html
(2) Nguyễn Huy Canh- Ném chuột sợ vỡ bình, buồn thay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: http://www.ijavn.org/2014/10/nem-chuot-so-vo-binh-buon-thay-tong-bi.html
(3) Nguyễn Tiến Trung- Đánh chuột giữ bình hay gữ mình: http://danquyenvn.blogspot.nl/2014/10/anh-chuot-giu-binh-hay-giu-minh.html#more
(4) Cánh cò- Bình là ông mà chuột cũng ông: http://bs.info/2014/10/09/3022-binh-la-ong-ma-chuot-cung-ong/#more-134580
 (Bauxitevn)

TBT Trọng có dám “đập bình diệt chuột”?

Giới về hưu và đặc biệt tầng lớp cách mạng lão thành ở Việt Nam - với không ít người còn trung trinh với quá khứ oanh liệt của đảng - chắc chắn không thể hài lòng với tâm thế “đập chuột sợ vỡ bình” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

“Anh hùng thời nội chiến”
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Phát ngôn “chuột và bình” giống như lời tự sự của ông Trọng mới đây trước cử tri Hà Nội là cử chỉ mới nhất báo trước cuộc chiến chống tham nhũng của đảng Cộng sản Việt Nam rất có thể sẽ không đi đến đâu.
Vào năm ngoái, ông Trọng còn tỏ ra cứng cáp hơn với vài lần tuyên ngôn răn đe về những đối tượng “ăn của dân không chừa thứ gì” - nói theo từ ngữ của bà Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch nước.
Còn năm trước nữa - 2012, người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam dường như được khích lệ bởi sự kiện tấm màn Bạc Hy Lai bị rũ bỏ ở Trung Quốc. Nhưng rốt cuộc, năm đó đã kết thúc với việc rơi lệ của Tổng bí thư trước nụ cười bí ẩn của các nhóm lợi ích.
Nửa đầu năm 2014 đã trôi qua cũng như những năm dĩ vãng, nghĩa là không để lại ấn tượng gì. Thậm chí ngay cả công cuộc kê khai tài sản quan chức, vốn đã có thâm niên hơn 10 năm từ ngày khai sinh chủ trương này, cũng chỉ đem lại kết quả như một kỷ lục Guiness, khi chỉ có 5 người thuộc diện kê khai phải xác minh và 1 người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực, trong tổng số 944.425 trường hợp kê khai tài sản thu nhập năm 2013.
Nhưng điều có vẻ trái khoáy là chỉ sau khi xảy ra vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc ở Biển Đông và đặc biệt chuyến du ngự của Dương Khiết Trì - Ủy viên quốc vụ viện Trung Hoa đến Hà Nội, người ta mới thấy một chút nhúc nhích của các cơ quan đảng. Dường như đã có một văn bản chỉ đạo nội bộ và kiên quyết hơn của Ban bí thư trung ương đối với các ngành và tỉnh thành về việc tăng cường chống tham nhũng.
Tương tự như Trung Quốc, giới chức về hưu “không cho hạ cánh an toàn” bị lôi ra đầu tiên. Những trường hợp nổi cộm là các cựu tổng thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh và Trần Văn Truyền. Sau đó dẫn đến quan chức đương nhiệm với khối tài sản khủng "mồ hôi nước mắt" là ông Ngô Văn Khánh - Phó tổng thanh tra chính phủ. Cả ba quan chức này đều là “người chính phủ”.
Trong vài tháng qua, hiện tượng dần lộ ra là bản thân ngành công an cũng tỏ ra chân thành hơn đôi chút trong việc nhìn nhận và xử lý những cán bộ cảnh sát lộng quyền lẫn lộng hành. Số bị xử lý chủ yếu rơi vào trường hợp nhũng nhiễu, đánh dân, tương đồng với Công ước chống tra tấn mà Nhà nước Việt Nam đã hứa thực hiện trước Liên hiệp quốc. Người ta đang lờ mờ nhìn ra một phiên bản “diệt ruồi”, dù chỉ là “ruồi mới đẻ”, mà đảng và ngành công an triển khai như Trung Quốc vào năm 2012.
Thế nhưng không phải bao giờ quyết tâm cũng làm nên sự nghiệp lớn. Không phải là một Tập Cận Bình với tầm vóc chiến lược và đặc biệt ít bị soi móc tì vết về tài sản cá nhân, tổng bí thư Việt Nam có lẽ còn cần đến nhiều tố chất để trở thành một “anh hùng thời nội chiến”.

“Đập bình diệt chuột”
Nếu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam tồn tại đến 6 loại quan hệ sở hữu chéo và tình thế đang trở nên quá khó để tách bạch chúng, thì nạn tham nhũng đang ăn sâu vào các nhóm thân hữu chính sách đến mức nếu đảng không trị từ nóc thì đừng trông mong gì vào tính thành khẩn của những đối tượng “ăn hết lấy gì mà tiêu” - nói theo từ ngữ của Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng về báo cáo kinh tế - xã hội mới đây của Chính phủ.
Một ví dụ nhỏ có thể cho thấy tính nghiêm minh của đảng vẫn chỉ là một điều khôi hài. Quyết định thanh tra đối với Tổng công Đường sắt VN là hoàn toàn hợp lẽ, khi đơn vị này đã có quá nhiều dấu hiệu “ăn” nguồn vốn ODA. Vào tháng 8/2014, đã có tín hiệu TCT Đường sắt VN bị soi xét, khi Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng phải quyết định tước một loạt dự án nhận nguồn ODA của "con sâu" này. Chỉ có điều, người nhận trách nhiệm tổ chức thanh tra lần này lại là ông Ngô Văn Khánh - một quan chức cũng bị dư luận xem là "sâu mọt". Vào tháng 3/2014, báo Người Cao Tuổi đã tung hê vấn đề tài sản cá nhân của ông Khánh, nhưng rốt cuộc ông này không bị mệnh hệ gì.
Điều cốt yếu là nếu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không thể có được một can thiệp nhỏ như thay đổi nhân sự thanh tra TCT Đường sắt VN, chiến dịch "diệt ruồi" của ông sẽ có nhiều nguy cơ bị phá sản, hoặc nếu không thất bại hoàn toàn thì cũng chẳng thể gọi là thành công.
Thậm chí, ngay cả mức thành công theo cách bình bầu thi đua “hoàn thành nhiệm vụ” cũng trở nên xa vời hơn, khi người được xem là “cánh tay phải của Tổng bí thư” - Trưởng ban nội chính trung ương - gần như đã bị “loại khỏi vòng chiến đấu” với căn bệnh ung thư hành hạ ở Hoa Kỳ.
Sau suýt soát bảy chục năm tồn tại, lần đầu tiên đảng Cộng sản VN phải đối mặt với nguy biến tan vỡ rất lớn bởi nạn tham nhũng từ chính trong lòng nó. Vài năm qua, nhiều đảng viên cao cấp lão thành đã tranh luận công khai về việc chỉ cần “diệt chuột” hay nên “đập bình” để xóa đi làm lại tất cả.
Song tâm thế thận trọng đến mức khó hiểu và khó chấp nhận của người đứng đầu đảng đang trở thành vật cản quá lớn đối với chính sự tồn tại của ông, và hầu như chắc chắn làm liên lụy cả những nhân sự do ông giới thiệu cho đại hội 12 của đảng vào năm 2016.
Lịch sử đã không ít lần chứng nghiệm kết cục tự đào thải của các chính khách bởi lý do đơn giản là họ không thể vượt qua chính lằn ranh sợ sệt bản thân. Với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và ê kíp của ông, thời gian để “làm nên chuyện lớn” chỉ còn hơn một năm - cơ hội cuối cùng nhưng khá ngắn để phiên bản dù chỉ một phần nhỏ thành tích “đả hổ diệt ruồi” của Tập Cận Bình.
Hãy chờ xem những người bên đảng có dám đứng thẳng để “đập bình diệt chuột” hay không. 
Phạm Chí Dũng
(Việt Nam Thời Báo)

Người Buôn Gió - Thủ tướng viễn chinh

Ngài thủ tướng thân chinh dẫn một đội quân đi viễn chinh châu Âu. Chuyến đi này không mang theo  báo giới rầm rộ như nhiều chuyến khác, mọi nguồn tin đều do TTVN sàng lọc rồi đưa ra đến công luân.

Chương trình ngài sẽ đi qua chính thức ba nơi, Bỉ, Đức và Vatican.
Bỉ là nơi mà trụ sở của các tổ chức trụ sở châu Âu toạ lạc, trong đó có khối Nato . Đức là nước mạnh nhất trong khối SNG, Vatican đương nhiên là nơi quyền lực bí ẩn mà quốc gia nào cũng phải đáng e ngại.

Nhìn bên ngoài, có lẽ báo chí VN lại ca ngợi vị thế VN đang lên. Ngài thủ tướng đã tiếp cận 3 nơi quan trọng nhất Tây Âu.

Quan sát theo một góc tích cực thì chuyến đi này đáng được đánh giá cao. Liên minh Châu Âu, Na To chả thích thú gì khi TQ đang bắt tay với Nga. Bà thủ tướng Đức tặng nguyên thủ TQ bản đồ TQ không có những quần đảo mà TQ đang đòi hỏi. Về Vatican sự tự ý phong hồng y, giám mục của giáo hội CG TQ cùng với nhiều mâu thuẫn khác giữa Vatican và TQ, chắc chắn Vatican không ưa gì TQ.

Không biết đoàn tuỳ tùng đi theo Nguyễn Tấn Dũng có những ai, nhưng một vài hình ảnh cho thấy có Nguyễn Chí Vịnh và Phạm Binh Minh. Hai nhân vật thường xuyên phải giải quyết những vấn đề xung đột với TQ trên biển Đông.

Kết luận mục đích chuyến đi này, mục tiêu trọng yếu của VN là tìm kiếm sự giúp đỡ đễ ngăn chặn việc nhà cầm quyền TQ tiến hành thôn tính biển Đông. Nhất là những động thái gần đây TQ tranh thủ quốc tế bận tâm đến Nga, Ucraina, Syri, nhà nước Hồi Giáo, TQ đang tìm cách mua vũ khí hiện đại và nỗ lực biến quần đảo Hoàng Sa thành một căn cứ quân sự hiện đại, hiệu quả gấp mấy lần tàu sân bay.

Hiệp định thương mại tự do EU và VN là điều cần trong tương lại, nó không thể có kết quả ngay tức khắc, chính vì thế việc đề cập việc này của VN chỉ nhận được lời hứa sẽ xem xét của EU. Thời điểm này VN đang cần tới TPP và tập trung để ký được hiệp đình này hơn cả. Cho nên mục tiêu về Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU và VN chỉ là mục đích phụ của chuyến đi.

 Điều đáng buồn là chính quyền Vn chưa thật hết lòng khi tìm kiếm sự giúp đỡ của Tây Âu.

Đó là việc gặp Vatican sau cùng, một toan tính mang tính khôn lỏi của nhà cầm quyền cộng sản. Chính vì sự không thật lòng này, sẽ khiến các nguyên thủ Châu Âu ngần ngại khi thương thảo giúp đỡ VN. Chúng ta đều biết EU và Đức rất quan tâm đến tình trạng bình đẳng tôn giáo ở Việt Nam. Nếu như thiện ý , phái đoàn thủ tướng sẽ gặp Vatican, hai bên có những đàm phán tiến bộ cho sự bình đẳng tôn giáo ở VN, chắc chắn đó sẽ là động lực để các nguyên thủ quốc gia Tây Âu có niềm tin vào sự thay đổi thiện ý của VN.

 Thế nhưng VN ma mãnh, họ gặp các nguyên thủ trước, khi bị đặt ra vấn đề tôn giáo. Họ sẽ nói, đấy, chúng tôi cũng sẽ gặp Vatican luôn đây. Thiện chí thế còn gì, chúng ta cứ bàn đi. 

 Khéo léo nữa là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa chuyện tự do hàng hải ra làm miếng mồi khiến EU phải quan tâm. Nếu đặt nặng chuyện tranh chấp chủ quyền đôi bên , chắc sẽ không hiệu quả bằng việc nêu chuyện hành động ngang ngược của TQ không chỉ ảnh hưởng đến Vn mà còn ảnh hưởng đến tự do hàng hải đi lại của các nước.

 Tuyến đường biển qua biển Đông không ảnh hưởng nhiều đến Tây Âu, các nước Trung Cận Đông, bờ  Đông Phi, Ấn Độ và Đông Nam Á, Bắc Á, Úc qua lại nơi đây nhiều hơn.

 Việt Nam sẽ mong đợi EU giúp đỡ gì trong vụ việc tranh chấp ở Biển Đông, khi họ mang đến với EU những điều không thực bụng như vậy.? Tất nhiên người Tây Âu không hẹp hòi gì để thoả mãn một số thứ như món quà nhỏ cho VN như một khoản viên trợ, một lời hứa thúc đẩy nhanh việc xem xét hiệp định thương mại, vài lời phát biểu về biển Đông. Nhưng để đến mức như VN mong đợi là còn rất xa vời.

 Trong chương trình của thủ tướng có gặp gỡ các doanh nhân Việt Kiều ở Tây Âu, vận động họ đầu tư vào VN. 

Các đại gia bên Mỹ hay bên Đông Âu thì nhiều, chứ bên Tây Âu đại gia tầm cỡ nào có được là bao. Đã thế vụ án Việt Kiều Hà Lan Trinh Vĩnh Bình còn sờ sờ ra đó. Chả cần bàn sâu, cũng biết hiệu quả của việc này cũng chả khả quan như mong đợi.

 Quyết đinh mọi việc sáng sủa hơn sẽ nằm ở chỗ hiệu quả sau cuộc hội kiến của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đức Giáo Hoàng. Nếu cuộc hội kiến này không có gì tiến bộ. Có nghĩa tất cả những mong đợi khác của VN từ Tây Âu sẽ vẫn chỉ có ở tương lai.

Một chuyến đi đáng ra là tích cực, lại không đạt được mục đích tích cực. Hành động như vây chỉ khiến cho TQ tiếp tục gia tăng hơn ở biển Đông. Không xa đâu, chỉ sau chuyến đi nửa vời này của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một vài tháng, biển Đông chắc chắn sẽ lại dậy sóng cồn. Lúc ấy chỉ còn cách rúc đầu sâu thêm vào lòng Trung Cộng để mong được sóng yên, biển lặng.

Đm, đi thế thà đéo đi cho xong. ( nhiều bạn cứ thắc mắc sao mình chửi bậy, mình phải gài vài câu vậy để các tờ báo nghiêm túc không lấy lại được bài mình. Như thế mình luôn giữ vị trí là thằng chém gió chứ đéo phải nhà chính trị hay bình luận chính trị. Bà con thông cảm nhé )

--------------------------

 Khái niệm Sự Bình Đẳng Tôn Giáo được thay cho khái niệm Tự Do Tôn Giáo là ý cá nhân của người viết bài này. Rất nhiều quan sát viên về nhân quyền đến VN để xem xét vấn đề mà những nhà đấu tranh nhân quyền ở VN kêu gọi là Tự Do Tôn Giáo. Những quan sát viên này đã được người của chính quyền đưa đến những nơi mà tôn giáo ở đó hoạt động rất mạnh, như lễ hội Chùa Hương, chùa Bái Đĩnh, giáo phận Bùi Chu, Phát Diệm, Hưng Hoá và một vài giáo phận nữa trong Nam...thậm chí là cả những cuộc lên đồng hoành tráng rực rỡ sắc mầu, âm thanh và người tham dự. Nhà cầm quyền VN đã lý giải rằng ở VN vẫn có tự do tôn giáo, những thứ đó đang diễn ra trước mắt các quan sát viên. Còn chuyện ở nơi này, nơi kia là do họ chống phá an ninh trật tự nên mới có việc ngăn chặn. Nhiều quan sát viên đã không lý giải được tại sao việc có nơi tôn giáo hoạt động công khai không hề bị ngăn cản, có nơi lại bị ngăn cản.

Vì lý do ấy, người viết tạm dùng cụm từ Bình Đẳng Tôn Giáo thay cho cụm từ Tự Do Tôn Giáo.

 Người Buôn Gió

(Blog Người Buôn Gió)

-Trung Quốc thua xa Mỹ, VN vẫn hứng rác vì… “đi đêm”

http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/trung-quoc-thua-xa-my-vn-van-hung-rac-vi-di-dem-3105416/
(Thị trường) – Sợ nhất là những doanh nghiệp nhà nước cầm tiền ngân sách, biết công nghệ ấy là rác, không sản xuất được gì mà vẫn rước về.
ThS Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới nói như vậy với Đất Việt.
PV: - Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vừa cho biết Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo đó, GDP Trung Quốc tính theo phương pháp ngang giá sức mua (PPP) sẽ đạt 17.600 tỷ USD năm nay, vượt Mỹ với 17.400 tỷ USD. Khoảng cách giữa 2 nước sẽ càng được nới rộng trong năm tới. Dưới góc độ chuyên gia, ông đánh giá như thế nào về khả năng kinh tế Trung Quốc vượt mặt Mỹ?
ThS Bùi Ngọc Sơn: – Đó chỉ là cách tính theo phương pháp ngang sức giá mua. Ví dụ, 1 bát phở ở Việt Nam nếu tính ra USD thông thường có giá 1 USD. Nhưng theo phương pháp ngang giá sức mua thì bát phở này ở Mỹ phải 5-6 USD. Nếu tính theo phương pháp của thị trường, kinh tế Trung Quốc vẫn thua xa Mỹ và cũng phải mươi, mười lăm năm nữa mới đuổi kịp Mỹ nếu nước ngày giữ nguyên được tốc độ tăng trưởng cao, mà chuyện này thì rất khó.

PV: - Trong khi đó, hai tập đoàn lớn của Mỹ cũng vừa công bố số tiền đầu tư khủng vào Trung Quốc. Theo đó, nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Intel sẽ đầu tư 1,5 tỷ USD cho hai công ty chip Trung Quốc. Còn tập đoàn sản xuất ô tô General Motors (GM) có kế hoạch đầu tư 14 tỷ USD vào Trung Quốc. Việc đầu tư này cũng sẽ giúp Trung Quốc tự chủ được nhiều sản phẩm công nghệ phục vụ thị trường 1,3 tỷ dân. Điều này cho thấy biểu hiện gì của nền kinh tế Trung Quốc, thưa ông?
ThS Bùi Ngọc Sơn: Phát triển công nghệ cao là một trong những vấn đề nằm trong chính sách của Trung Quốc. Đây là bước phát triển tất yếu. Để làm được điều này, Trung Quốc mở rộng các quy chế, giảm bớt hạn chế để khuyến khích, thu hút các tập đoàn lớn của thế giới mang đại bản doanh hoặc dự án lớn vào Trung Quốc.
Qua cơ hội này, Trung Quốc nắm được công nghệ, đồng thời nâng cao trình độ kỹ thuật của lực lượng lao động. Ngoài ra, việc Trung Quốc nhắm đến lĩnh vực sản xuất ô tô và con chip có thể là để cạnh tranh với Mỹ.
PV:- Với sự chuyển mình đó, cơ hội phát triển của kinh tế Trung Quốc sẽ được mở ra thế nào? Những lợi thế lâu nay của Trung Quốc (lao động giá rẻ, thị trường siêu rộng lớn) được khai thác ra sao, thưa ông?
ThS Bùi Ngọc Sơn: Với các triển vọng nói ở trên, cơ hội phát triển của kinh tế Trung Quốc là rất lớn nhưng còn vấn đề về điều hành kinh tế vĩ mô nữa.
Về những lợi thế lâu nay của Trung Quốc, khi chuyển sang giai đoạn công nghệ cao, lao động giá rẻ chắc chắn không còn nữa. Trung Quốc phải tính đến chuyện phát triển các loại công nghệ cao, giá trị lao động tiếp tục được phát triển và khai thác ở mức độ cao, đem lại sự phồn thịnh, nâng cao thu nhập cho người lao động. Còn nếu cứ mãi giữ lao động giá rẻ, luẩn quẩn ở công nghệ thấp thì Trung Quốc không thể tiến lên được.
Bởi thế, khi loại bỏ được công nghệ thấp và chuyển lên công nghệ cao thành công, thị trường trong nước của Trung Quốc sẽ mở rộng, năng suất lao động được nâng cao, dân số nước này không cần phải tăng mà thu nhập trên đầu người vẫn tăng.
Đây là bước đi thông minh của Trung Quốc. Tuy nhiên, để có thể chuyển hẳn sang giai đoạn công nghệ cao, Trung Quốc có thể cần tới 5-10 năm nữa.
Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, công trình do nhà thầu Trung Quốc thi công.
Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, công trình do nhà thầu Trung Quốc thi công.
PV: - Lâu nay Trung Quốc vẫn bị mang tiếng là cái nôi sản xuất ra những sản phẩm kém chất lượng, giá rẻ, công nghệ thấp. Vậy với sự chuyển mình nói trên, Trung Quốc sẽ giải quyết những tồn đọng này thế nào?
Đã có hiện tượng Trung Quốc tuồn công nghệ kém, lạc hậu sang các nước phát triển kém hơn. Để làm được việc này, Trung Quốc đã có chính sách gì và thực hiện ra sao, thưa ông?
ThS Bùi Ngọc Sơn: – Trung Quốc đang tiến tới sản xuất công nghệ cao và đắt tiền, dần dần hàng rẻ tiền sẽ ít đi. Những công nghệ thấp, lạc hậu bị tồn đọng sẽ được họ bán rẻ ra thị trường, ai có nhu cầu thì mua. Ngay cả về mặt lao động, khi Trung Quốc bước sang giai đoạn công nghệ cao lại có khuynh hướng tuyển lao động nước ngoài, trong đó có Việt Nam sang Trung Quốc để làm những công việc ít kỹ năng, giá rẻ vì lao động Trung Quốc giờ đắt đỏ hơn, làm công việc kỹ thuật cao hơn, thu nhập tốt hơn.
Trước đây, để có được công nghệ ban đầu Trung Quốc mở các đặc khu kinh tế khu công nghiệp, khu chế xuất. Giờ đây, để có được công nghệ cao, chính sách quan trọng nhất được Trung Quốc đưa ra là thành lập các khu mậu dịch tự do để tập trung các headquarter, những bộ não tài chính, dịch  vụ lớn… đòi hỏi nhiều chất xám.
Ngoài khu thí điểm mậu dịch tự do ở Thượng Hải thành lập năm 2013, Trung Quốc còn thông qua việc thành lập hàng loạt khu mậu dịch tự do khác như Thiên Tân, Phúc Kiến, Quảng Đông… Sự khác biệt của các khu mậu dịch tự do với các đặc khu trước đây là các đặc khu dù được ưu đãi vẫn có sự can thiệp của nhà nước. Nhưng đã vào khu mậu dịch tự do thì tất cả đều theo thị trường, không có sự can thiệp của nhà nước.
Đổi lại, đối với những công nghệ thấp, lạc hậu, Trung Quốc sẽ rao bán. Có nhiều thủ thuật để tiến hành việc này. Chính phủ Trung Quốc có thể hỗ trợ việc đẩy công nghệ thấp ra khỏi đất nước bằng cách “đi đêm” với các đối tác, doanh nghiệp nước ngoài, hỗ trợ doanh nghiệp bán công nghệ bằng cách miễn giảm thuế để họ được giá cạnh tranh tốt nhất.
PV: - Các nước nhận “rác công nghệ” từ Trung Quốc phải đối mặt với những nguy cơ gì từ công nghệ kém và lạc hậu, đặc biệt là các nước có nền tảng công nghệ thấp lại ở ngay sát Trung Quốc như Việt Nam?
ThS Bùi Ngọc Sơn: Với nhiều nước, như Việt Nam, dù cũng muốn công nghệ mới nhưng không đủ tiền, hoặc dù có công nghệ mới để sản xuất hàng hóa nhưng chi phí cao, lại không đưa được sản phẩm ra quốc tế để cạnh tranh ở cấp độ cao để thu lại lợi nhuận cho tương xứng thì cũng chẳng thể nào nhập công nghệ cao được. Trong khi đó, Trung Quốc đưa công nghệ thấp hơn nhưng rẻ hơn rất nhiều ra chào hàng thì về mặt lợi nhuận chắc chắn nhà kinh doanh rất hài lòng.
Tuy nhiên, nếu mang công nghệ cũ, lạc hậu về thì sớm muộn những vấn đề về môi trường sẽ gây ra tác hại quá lớn, khi đó chi phí để xử lý ô nhiễm lại đổ lên đầu xã hội, còn người ký duyệt và doanh nghiệp trực tiếp mang công nghệ này về lại được hưởng lợi.
Bởi thế, nếu tính chi phí quốc gia phải bỏ ra để xử lý “rác” còn lớn hơn cả lợi nhuận công nghệ cũ kia mang lại thì chính phủ phải có cách. Để làm được việc đó không hề đơn giản, phải có hệ thống các nhà khoa học, các phương tiện để nghiên cứu, đưa ra các bằng chứng rõ ràng, từ đó mới có những chính sách phù hợp với công nghệ quốc tế.
Mỗi quốc gia phải tự nghiên cứu để đưa ra hàng rào ngăn “rác” vào nhà mình, ví dụ sử dụng các loại thuế, đặc biệt là thuế môi trường. Đó là chưa nói đến vấn đề tham nhũng. Nếu Trung Quốc thấy có lợi, họ sẵn sàng chiều chuộng, tìm mọi cách để có được giấy phép hợp pháp đưa “rác” vào nước khác.
Không thể trách Trung Quốc vì họ thừa công nghệ thì bán rẻ. Cũng không thể trách nhà kinh doanh tại sao lại rước “rác” vào nhà. Sợ nhất là những doanh nghiệp nhà nước cầm tiền ngân sách, biết công nghệ ấy là rác, không sản xuất được gì mà vẫn rước về. Mà chuyện này chắc chắn có ở Việt Nam.
Còn doanh nghiệp tư nhân không thể trách họ được. Để đưa về một công nghệ nào đó, họ phải tính toán chi tiết chi phí bỏ ra, kết quả thu lại được bao nhiêu, sau khi đóng thuế cho nhà nước lời lãi thế nào… Nếu như có lãi thì họ vẫn nhập, không thể cấm được chuyện đó vì đó là tiền của họ.
Tuy nhiên, có thể dễ dàng hạn chế được việc này bằng cách lập ra hàng rào kỹ thuật, tăng thuế môi trường…
Không thể áp dụng biện pháp này với doanh nghiệp nhà nước vì họ sử dụng tiền ngân sách. Thay vào đó, phải có hàng rào chống tham nhũng. Nguy cơ rác công nghệ vào Việt Nam qua cánh cửa doanh nghiệp nhà nước là rất lớn khi quản lý và xử lý không tốt các nhân sự tham nhũng.
Việt Nam khó mà dựng được rào chắn để chặn rác công nghệ nếu bộ máy năng lực yếu kém? Cứ nhìn con số nhập khẩu thiết bị Trung Quốc tăng vọt lên trong những năm qua là biết hiệu quả của rào chắn đó thế nào.
Thành Luân

-Hiểu nhầm tai hại

Nguyễn vạn Phú

Mỗi khi nói đến nợ xấu, người ta thường mắc phải một số hiểu nhầm và điều đáng nói là những hiểu nhầm này lại khá phổ biến.
Dự phòng rủi ro có sẵn đó để giải quyết nợ xấu
Hiểu nhầm đầu tiên và phổ biến nhất là cái suy nghĩ đối chọi với nợ xấu là con số “dự phòng rủi ro” mà các ngân hàng đã trích lập. Nhiều người cứ tưởng đây là một khoản tiền mà các ngân hàng đã để riêng ra một bên, nằm trong một cái quỹ, nếu cần cứ lấy ra để xử lý nợ xấu.
Hoàn toàn không phải như vậy. Trong báo cáo tài chính của các ngân hàng, dự phòng rủi ro là con số âm! Đã là con số âm thì làm gì có chuyện lấy nó để giải quyết nợ xấu.

Một khoản vay 100 tỷ đồng, đã hơn một năm nay khách hàng không trả lãi cũng chẳng trả vốn, theo quy định thì ngân hàng phải “trích lập dự phòng” 100% cho khoản vay này. “Trích lập dự phòng” ở đây chỉ là một bút toán ghi thành con số âm bên tài sản (ví dụ âm 40 tỷ đồng, 60 tỷ đồng là trị giá tài sản thế chấp theo tỷ lệ). Và để cân đối bên vốn chủ sở hữu phải giảm trừ 40 tỷ đồng cho bằng nhau.
Như vậy dự phòng càng lớn có nghĩa nợ xấu được thừa nhận càng lớn.
Và khái niệm sử dụng dự phòng rủi ro để giải quyết nợ xấu phải hiểu theo nghĩa lúc đó ngân hàng xem như thua cuộc, không còn một mảy may hy vọng đòi được nợ bèn xóa khoản nợ ấy ra khỏi tài sản (đồng thời xóa luôn được con số dự phòng rủi ro âm nói trên). Dĩ nhiên việc xóa nợ như thế phải đáp ứng một số điều kiện nghiêm nhặt và cho đến nay ngân hàng cũng không mặn mà áp dụng. Hãy nhìn lại cái ví dụ ở trên, nếu xóa nợ theo cách đó thì ngân hàng đồng thời phải phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi 60 tỷ đồng. Trong tình hình tài sản đảm bảo phần lớn là bất động sản, từng được định giá quá cao nay lại khó bán thì xử lý nợ đồng nghĩa đối diện rủi ro phải dùng thêm dự phòng chung để bù vào mới đủ.
Ngân hàng hăm hở bán nợ cho VAMC
Một hiểu nhầm thứ nhì là các ngân hàng không phải lo vấn đề nợ xấu vì đã có Công ty Quản lý tài sản VAMC mua nợ cho họ và theo trả lời phỏng vấn của một số quan chức thì nhà đầu tư nước ngoài đang hăm hở mua lại nợ xấu từ VAMC.
Trở lại với khoản nợ 100 tỷ đồng giả định nói trên, nếu để nguyên trong ngân hàng thì họ không phải làm gì cả. Nhưng giả dụ họ bán cho VAMC thì sẽ thu được 60 tỷ đồng (trừ 40 tỷ đồng là dự phòng rủi ro đã trích lập). Và cũng ngay lập tức hàng năm trong 5 năm liên tục họ phải trích ra thêm 12 tỷ mỗi năm để sau năm năm đủ tiền mà xóa khoản nợ ấy đi khi nhận lại từ VAMC.
Từ khi ra đời đến đầu tháng 9 năm nay VAMC đã mua gần 60.000 tỷ đồng nợ xấu từ các tổ chức tín dụng. Điều đó có nghĩa các tổ chức tín dụng này cũng đã giảm trừ lợi nhuận (và nếu không có lợi nhuận thì giảm trừ vào vốn chủ sở hữu một khoản tiền không nhỏ là 12.000 tỷ đồng).
Đó là lý do tại sao năm 2013 chúng ta còn nghe thông tin VAMC mua nợ được cập nhật khá thường xuyên còn năm 2014 thì im ắng. Đó cũng là lý do chính vì sao các ngân hàng đang ngồi trên đống tiền, thanh khoản hết sức dồi dào mà không cho vay ra được.
Nợ xấu đã bộc lộ, giờ chỉ còn tìm cách giải quyết
Điểm thứ ba thật ra không phải là sự hiểu nhầm nữa mà ai cũng thừa nhận con số nợ xấu thật sự không ở mức như được công bố. Tuy nhiên cao hơn bao nhiêu thì chỉ có Ngân hàng Nhà nước và từng ngân hàng nắm rõ nhất.
Lấy ví dụ Quyết định số 780/QĐ-NHNN cho phép các tổ chức tín dụng được cơ cấu lại nợ và chính NHNN trong báo cáo gởi Quốc hội vào năm ngoái cũng nói rõ: “Đến cuối tháng 4/2013, tổng số dư các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm theo Quyết định số 780/QĐ-NHNN là 284,4 nghìn tỷ đồng”.
Cho các ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì cả chủ nợ và con nợ đều thở phào nhẹ nhỏm nhưng bản chất vấn đề vẫn còn nguyên đó.
Cái tai hạn của việc cơ cấu lại này là nhờ nó mà ngân hàng hoặc không trích lập dự phòng rủi ro theo quy định hay trích lập không đủ theo tỷ lệ của từng nhóm nợ xấu. Thời gian càng trôi qua, nợ xấu càng không được giải quyết thì món nợ phải trích lập dự phòng rủi ro ngày càng lớn. Thử hỏi ngân hàng ngồi trên những khoản nợ “chưa xấu” như thế thì lòng dạ nào mà tung tiền ra cho vay, nợ “chưa xấu” trì hoãn gì cũng trở thành nợ xấu, lúc đó gánh nặng trích lập dự phòng, khấu trừ hết vốn e cũng chưa đủ.