Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Joshua Wong sẽ là một nhân viên tuyệt vời

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN DIỄN ĐÀN

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Joshua Wong sẽ là một nhân viên tuyệt vời

Joshua Steimle, CEO của công ty marketing MWI [1] ở Hong Kong, cho rằng Joshua Wong – (Hoàng Chi Phong), chàng trai 17 tuổi nổi bật trong những cuộc biểu tình làm rung chuyển Hong Kong – có những phẩm chất để là một nhân viên tuyệt vời đối với bất cứ người chủ lao động nào.

Vị CEO này đã có một bài viết chỉ ra những phẩm chất đó của Joshua Wong. Điều mà chúng ta có thể thấy là, dường như những đặc điểm ấy là chung cho cả người hoạt động xã hội, lẫn người muốn theo đuổi sự nghiệp kinh doanh, hoặc người chỉ có nhu cầu làm một nhân viên văn phòng bình thường: Sống có trách nhiệm, khiêm nhường, không háo danh, và quyết tâm theo đuổi ước mơ.
* * *
TẠI SAO JOSHUA WONG SẼ LÀ MỘT NHÂN VIÊN TUYỆT VỜI?
  • Người dịch: Chân Tuệ
Ở tuổi 17, Joshua Wong [2] đã trở thành gương mặt nổi bật nhất trong các cuộc biểu tình đòi dân chủ gần như không ai lãnh đạo và làm rung chuyển Hong Kong tuần qua. Tôi không biết cậu có ước vọng nghề nghiệp gì. Tôi không tin cậu ta có những gì mà nhiều người sẽ coi là kinh nghiệm phù hợp và có liên quan trực tiếp tới lĩnh vực của công ty tôi. Điểm thi tuyển đầu vào đại học của cậu cũng xoàng so với tiêu chuẩn của Hong Kong. Nhưng bất chấp tất cả những cái đó, tôi vẫn sẽ nhanh chóng thuê cậu thanh niên này, không phải vì cậu ta nổi tiếng, mà vì cậu thể hiện nhiều đặc điểm mà tôi – với tư cách chủ lao động – luôn kiểm tra gắt gao ở nhân viên.
Tôi thuê nhân viên căn cứ vào năng lực, kinh nghiệm, và thái độ, trong đó cái thứ ba là quan trọng hơn cả trong hầu hết trường hợp. Tôi thấy, khi người ta thiếu khả năng và kinh nghiệm, cái đầu tiên còn có thể học được, cái thứ hai sẽ được tích lũy dần theo thời gian. Nhưng nếu thái độ không đúng, thì sẽ rất khó mà thay đổi. Dưới đây là đánh giá của tôi về Wong trên từng phương diện trong ba phương diện kể trên, nếu tôi thuê cậu ta.

Ảnh: Reuteurs
Năng lực

Công ty tôi cung cấp dịch vụ marketing trên nền tảng số cho khách hàng. Thoạt nhìn thì có vẻ như Wong không có kỹ năng nào liên quan. Nhưng Scholarism – tổ chức mà Wong thành lập khi mới 15 tuổi – đã thu hút tới 277.000 người theo dõi trên Facebook, và đã sử dụng các kênh truyền thông xã hội để truyền tải thông điệp của họ. Wong hiểu sức mạnh của truyền thông xã hội và đã cho thấy rằng cậu biết cách dùng nó để tạo ra, không chỉ nhiều người theo dõi, mà còn những người thực sự tham gia. Wong cũng dùng chiêu thức marketing nội dung và PR để kích thích mọi người hành động. Cậu ta đã sản xuất ra những nội dung được lan truyền khắp Internet và xuất hiện trong gần như tất cả các tờ báo lớn.
Joshua Wong có thể không thành thạo kỹ thuật trong lĩnh vực truyền thông xã hội, có thể chưa bao giờ nghe nói đến marketing nội dung. Cậu ta cũng chẳng phải là một chuyên gia PR. Nhưng các kỹ năng về kỹ thuật dễ dạy hơn nhiều so với việc hiểu và thấy được có thể sử dụng các công cụ đó như thế nào để truyền bá ý tưởng. Tôi tin tưởng rằng tôi có thể trao cho Wong vai trò điều hành các chiến dịch marketing trên mạng xã hội, marketing nội dung, hoặc PR, và cậu ta có thể làm khá tốt bất kỳ việc nào trong số đó, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Kinh nghiệm
Joshua Wong có thể có chút kỹ năng về kỹ thuật mà công ty của tôi đang tìm kiếm, nhưng với tôi, điều thú vị hơn cả là kinh nghiệm lãnh đạo của cậu. Khi cậu mới 15 tuổi, tổ chức Scholarism của cậu ta đã thành công trong việc đấu tranh với chính quyền Hong Kong và Trung Quốc, phản đối chương trình giáo dục nhằm mục đích nâng cao tình cảm yêu nước đối với Trung Hoa. Hàng chục nghìn người đã tuần hành phản đối, và kế hoạch của Bắc Kinh đã thất bại. Với thành công mới đây nhất của Wong, dễ thấy Wong có một quá trình tích lũy kinh nghiệm lãnh đạo – sẽ là một tài sản quý báu cho bất kỳ tổ chức nào.
Thêm vào đó, tổ chức một phong trào cũng rất giống làm một doanh nhân, và tôi thích thuê doanh nhân. Vâng, điều đó có thể là một sự mạo hiểm, bởi vì người làm doanh nhân có những ý tưởng, mục tiêu và tham vọng riêng, và chưa chắc những cái đó tương thích với người chủ lao động, nhưng khi hai bên ăn khớp với nhau thì sự mạo hiểm có thể được đền bù bằng thành công rất lớn.
Thái độ
Joshua Wong đã bày tỏ ngạc nhiên về thành công của mình. Điều ấy cho thấy tính khiêm nhường của cậu ta. Joshua đã nói cậu không phải là người làm chính trị và những phong trào này không phải là chuyện làm cậu thật sự thích thú. Joshua đã xuất hiện như một người vào cuộc gần như bất đắc dĩ, bị lôi cuốn phải hành động vì một thứ tình cảm giống như trách nhiệm hơn là tham vọng. Từ đây, tôi thấy cậu ta không phải người tham lam hay háo danh – những nhược điểm lớn cần phải tránh trong sinh hoạt đồng đội.
Bằng việc đứng lên trước một nhà cầm quyền có tiền sử giết hại sinh viên biểu tình, Wong cho thấy sự can đảm và lòng quyết tâm hy sinh vì một lợi ích cao cả hơn. Wong từng nói cậu không muốn làm gương mặt đại diện của phong trào biểu tình, và không muốn những cuộc biểu tình chỉ xoay quanh cậu. Điều này cho tôi thấy cậu ta luôn tập trung vào các mục tiêu của tổ chức chứ không phải sự nghiệp riêng của cá nhân mình. Có một nghịch lý, rằng đó lại chính là cách tốt nhất để tạo dựng sự nghiệp. Thế nhưng rất nhiều nhân viên chỉ tập trung vào cái ngắn hạn và vì thế họ đưa ra những quyết định sai lầm.

Dale Stephens
Tôi rất muốn thuê Joshua Wong và bất kỳ người trẻ tuổi nào giống như cậu. Tôi thà thuê một thanh niên 17 tuổi như Joshua trước khi tính chuyện thuê một người tốt nghiệp MBA ở Harvard với điểm số tốt nhất. Nhưng tôi nghĩ Joshua sẽ không muốn làm việc cho tôi. Tôi đồ rằng cậu sẽ muốn làm những việc lớn hơn là đi làm cho một công ty marketing.
Nếu Joshua muốn thay đổi thế giới, lời khuyên của tôi cho cậu ấy là nên bỏ học ở trường ngay lập tức và tự học. Joshua nên ghi danh tham gia chương trình Thiel Fellow [3] và chú trọng vào cái mà tác giả Dale Stephens [4] gọi là “hacking your education” (tự học). Với một thái độ như Joshua Wong đang có, cậu sẽ học hỏi nhiều hơn ở ngoài trường lớp hơn là ở trong đó. Và với kinh nghiệm của mình, Joshua cũng chẳng cần phải đem bằng cấp đại học ra chứng minh điều gì. Đi học đại học, tuy rất tốt, nhưng sẽ làm cậu ta mất tập trung khỏi những việc lớn.
Tôi có lời khuyên tương tự cho các bạn trẻ muốn làm việc lớn để thay đổi thế giới. Học là một điều tuyệt vời -- đừng bao giờ ngừng học tập. Nhưng đừng để chương trình giáo dục ngăn cản bước đường học vấn của mình. Thay vì thế, hãy làm như Joshua Wong đã làm, và hãy mạo hiểm đi. Điều tệ nhất có thể xảy ra là… bạn sẽ có một cái gì đó rất tuyệt vời để bổ sung vào hồ sơ của mình. Đừng sợ ước mơ, và hãy hành động ngay đi. Thế giới đang phụ thuộc vào bạn.
--------------
Chú thích:
[1] MWI là một công ty marketing trực tuyến có văn phòng ở Mỹ và Hong Kong.
[2] Joshua Wong sinh ngày 13/10/1996, nên bước sang tuổi 18 từ ngày này.
[3] Thiel Fellowship là một chương trình học bổng tài trợ 100.000 USD trong hai năm cho những thanh niên dưới 20 tuổi, bỏ học để theo đuổi đam mê của mình trong các lĩnh vực: khoa học, kinh doanh, hoạt động xã hội.
[4] Dale J. Stephens là người sáng lập ra Uncollege.org, một phong trào xã hội nhằm làm thay đổi quan niệm “chỉ có vào đại học mới thành đạt”. Dale là một trong 24 người đầu tiên nhận học bổng Thiel Fellowship và là tác giả của cuốn sách Hacking Your Education [tự học] (2013).
(Blog Đoan Trang)

Alan Phan - Ngày Trở Về

(You can’t go home again – Thomas Wolfe)
Một hành trình ngắn hay dài, vất vả hay thoải mái, sâu đậm hay hời hợt…rồi cũng lờ mờ biến dạng trong lớp bụi dầy của ký ức. Nhưng xúc cảm vẫn ghi dấu ấn rõ hơn vào những ngày ra đi và những ngày trở về.
go home trust godSau một tuần lang thang từ giã Hong Kong, và Việt Nam trước đó, tôi đáp xuống phi trường Los Angeles vào một buổi chiều nhạt nắng giữa thu. Mát lạnh và chút náo nhiệt trong giờ tan sở. Trong lòng tôi khá nhiều háo hức vì không chỉ là ghé qua thăm gia đình như mọi lần; mà sự quay về California lần này là khởi đầu cho một hành trình mới. Bao nhiêu chuyện phải lên lịch, từ những việc nhỏ như đăng ký thay đổi địa chỉ cho bằng lái xe, thẻ tín dụng…đến các cuộc họp nhân viên và đối tác về những thay đổi trong công việc, kế hoạch và chiến lược. 
Nhưng trên mọi thứ là cơ hội để tái thiết con người mình trước những thử thách mới, những tình huống khác lạ và bắt kịp những thua kém trong kỹ năng.
Điều mà tôi nói đi nói lại với các bạn trẻ Việt bên kia bờ Thái Bình suốt 8 năm qua…
Trong ngày trở về này, tôi không mang theo nhiều hoang tưởng. Ở tuổi 69, giữ được sức khoẻ để làm việc hữu hiệu ít nhất 6 tiếng mỗi ngày là một cố gắng liên tục. Dù may mắn là bầy trận trong môi trường kinh tế kiến thức không cần nhiều cơ bắp, nhưng sự sáng tạo vẫn năng động hơn với những con người trẻ. Tụt hậu sẽ tiếp diễn nếu không tìm ra một đột phá gì ấn tượng. Nền kinh tế Mỹ thì đa dạng và biến động, quy luật thị trường thì tàn nhẫn và cạnh tranh thì khốc liệt. Không mấy ai thành công nhờ “chém gió” hay “quan hệ” ở đây. Ngay cả bọn “đầy tớ của nhân dân” cũng không được ai quan tâm hay kính nể.
Người Mỹ chung quanh thì thân thiện, tin cậy với nụ cười chào đón. Nhưng đằng sau nụ cười là một thái độ “none of my business” (không phải chuyện của tôi) nếu bạn cần nhờ gì có chút khó khăn. Anh bạn trẻ đón tôi ở phi trường không hay biết gì về biểu tình ở Hong Kong hay tranh chấp Biển Đông hay quan hệ Mỹ-Nga-Trung…anh chỉ huyên thiên về đội bóng Cowboys của anh trong NFL (hội bóng đá bầu dục của Mỹ), hay chuyện hạn hán nước ở California bắt anh chỉ được xài có 200 lít mỗi tháng (nếu quá sẽ bị phạt).
Tựu trung, dù thị trường chứng khoán Mỹ có sụt hơn 350 điểm hai ngày qua, kinh tế Mỹ vẫn hồi phục tốt đẹp và người tiêu dùng đang hồ hởi lên danh sách mua sắm quà cho cuối năm. Doanh nhân trẻ vẫn tự tin lao đầu tìm kiếm hay hoàn thiện những “công nghệ phản động” như đám người phiêu lưu đi tìm vàng ở San Francisco vào những năm 1850’s. Ai nấy đều có những việc phải lo cho mình, kể cả ông già Alan.
Cũng như khắp nơi trên thế giới, người Mỹ hiểu rằng chỉ có mình “cứu mình” hay “hại mình”. Họ không trông chờ vào một phép lạ nào.
Đây là điều làm tôi suy nghĩ về những tư duy của mình vẫn tiềm tàng về Việt Nam. Trong những đêm thao thức ngày xưa, tôi vẫn hay đưa ra những giả thuyết như các đồng môn chém gió khác là …”what if…”. Nếu Mỹ đừng bỏ cuộc năm 75 hay nếu VNCH thắng? Nếu HCM đừng chạy theo CS vào 1919? Nếu Liên Xô không tan rã năm 1989? Gần đây nhất, là nếu Trung Quốc vỡ trận kinh tế và đảng CS bị giải tán? Hay liên minh Nga và Trung Quốc thành hình, gây ra một trận chiến tranh lạnh mới với phe tư bản? Nếu và nếu….
Kể từ ngày trở về, có lẽ tôi sẽ không còn thì giờ để cho ra những giả thuyết về quá khứ. Tôi phải học từ các bạn trẻ Mỹ: điều quan trọng là chúng ta sẽ làm gì cho quãng đời còn lại?  Mọi thứ khác đều là “none of my business”? Dĩ nhiên nếu nhân quyền là một mục tiêu cho đời sống, có lẽ bạn cũng nên quăng hết mọi thứ mà “sống” cho nhân quyền? Nếu phải đi tìm một vùng đất hứa cho mình và gia đình, thì phải nghiên khảo nghiêm túc hơn về cơ hội và rủi ro khi ra biển lớn hay vượt biên.  Lên kế hoạch và bắt tay hành động dường như là lựa chọn duy nhất.
Các quan chức có lẽ cũng nên quên những cảm xúc nhất thời, mà chăm chú vào việc…giữ ghế, đớp hít, thu tóm của cải, rửa tiền…cho hậu sự và con cháu? Các con lừa nên đắm mình vào …cướp hiếp giết, nhậu nhẹt, bóng đá, cà phê, phim Tàu và thần tượng Hàn… để xứng đáng với cái hạnh phúc Bác và Đảng đã ban cho suốt 80 năm qua?
Có phải ngày trở về cũng là ngày ra đi?
Alan Phan
(Blog Alan Phan) 

Xung quanh câu chuyện “Ném chuột đừng để vỡ bình quý”

Hôm 6/10 vừa qua, khi nhắc đến việc chống tham nhũng, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư ĐCSVN nói: "Phải bình tĩnh tỉnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định".

Ông Trọng nói thế là dựa vào câu nói dân gian “ném chuột đừng để vỡ bình quý”, không ai là không biết.

Một câu châm ngôn cần phải được hiểu và vận dụng đúng mức. Trên thực tế, nhiều người hiểu không đúng hoặc lợi dụng những câu châm ngôn để bao biện cho mình. Ví dụ câu “một điều nhịn, chín điều lành” vận dụng trong quan hệ gia đình. Một anh chồng vũ phu, suốt ngày trai gái, rượu chè bê tha rồi về nhà đánh chửi vợ con. Cô vợ không dám nghĩ đến chuyện ly hôn để giải thoát vì sợ làm đổ vỡ gia đình. Nhưng lành đâu không thấy, chỉ thấy anh chồng vì không bị phản ứng nên ngày càng quá ra, gia đình đối với cô vợ trở nên như địa ngục. Như vậy, nhịn ở đây có mạng lại điều lành không? Các nhà xã hội học chẳng đã từng khuyên, trong những trường hợp ấy, cần phải tự giải thoát cho mình đó sao.

Tai hại hơn, câu "tề gia trị quốc" được hiểu theo nghĩa có tề gia được thì hãy tính đến chuyện trị quốc. Vin vào câu này, nhiều người chỉ biết chăm lo cho gia đình mà thoái thác trách nhiệm với cộng đồng, thờ ơ, vô cảm trước hiện thực xã hội. Nhưng hỏi họ tề gia như thế nào thì đủ, họ lại không trả lời được.

Trở lại câu “ném chuột đừng để vỡ bình quý”. Câu này được nhiều người vận dụng để biện minh cho mình, mỗi khi bất lực về một việc nào đó.

Không thể hiểu được tại sao chống tham nhũng triệt để lại làm mất ổn định xã hội. Chính tham nhũng mới làm mất ổn định xã hội.

Tình trạng dân oan biểu tình, khiếu kiện khắp nơi là bắt nguồn từ tham nhũng và cướp bóc (đất đai). Cướp bóc và tham nhũng ở đây có liên quan chặt chẽ với nhau. Cán bộ nhà nước ăn chia với doanh nghiệp trong các dự án là tham nhũng. Để có cái ăn chia thì phải cướp bóc đất đai của dân. Hai tệ nạn này đều là người của chính quyền gây ra. Vì vậy khắp nơi, dân oan biểu tình, khiếu kiện, đây là biểu hiện của mất ổn định xã hội mà người dân không có lỗi. Thử hỏi không có cướp bóc, tham nhũng thì dân có biểu tình, khiếu kiện không?

Đó chỉ là một ví dụ cho hậu quả của việc không chống tham nhũng triệt để. Hình như trong suốt quá trình từ khi thành lập cho đến nay, ĐCSVN cái gì cũng theo mô hình, cách làm của Trung Cộng nhưng riêng về chống tham nhũng thì không dám bắt chước. Trung Cộng chống tham nhũng với phương châm “đả hổ, diệt ruồi” còn Việt nam thì chống tham nhũng nhưng lại sợ vỡ bình.

Chính không chống tham nhũng triệt để mới làm mất ổn định xã hội chứ không phải là điều ngược lại. Nếu những con chuột cống mà cứ nấp quanh thậm chí chui hẳn vào trong bình, đến khi nó  đông và to tới mức nào đó nhất định bình sẽ vỡ. Ấy là chưa nói đến cái bình có quý thật hay không, hay là chỉ vẽ hoa hòe hoa sói để đánh lừa thiên hạ.

Nhân chuyện ông Tổng bí thư nói đến việc ném chuột vỡ bình, xin hiến cho ông cách diệt chuột mà không sợ vỡ bình:

Chuột là loài sinh vật có hại. Chúng tàn phá mùa màng dẫn đến làm rỗng kho dự trữ quốc gia như kho bạc, kho lương thực. Chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh, đặc biệt khi có môi trường thuận lợi như được chuột to hơn khuyến khích che chở nên phải diệt triệt để. Chúng không có gì đáng sợ, chỉ cần quyết tâm tiêu diệt:
  Có những con chuột phá hoại nhiều năm đã thành tinh:
Để có hiệu qủa, trước hết, cần phát động toàn dân diệt chuột. Tuy nhiên, nếu người dân vô ý hoặc hăng hái quá mà làm nát một vài cây lúa thì cũng nên thể tất. Đừng mượn lý do chết vài cây lúa mà đưa họ ra tòa để che đậy lý do thực là diệt chuột hăng hái quá:

Với những con chuột khôn ranh, lẩn trốn rất tài giỏi, cần phải đặt bẫy với mồi nhử để diệt chúng. Trường hợp này, xin đừng kết tội người cài bẫy “cố tình tạo tình huống” để chuột sa bẫy, không coi hành vi đặt bẫy là “hành vi vi phạm pháp luật” Vì bản chất tham lam nên chuột mới sa bẫy. Không có con chuột nào lương thiện cả. Nếu không đặt bẫy thì trước sau cũng bị người đánh chết:
 
 
Dùng keo để dính. Keo cần tạo mùi hấp dẫn như mùi chuột cái (cái này gọi là mỹ nhân kế):
 
 Dùng lao phóng thẳng vào chuột khi nhìn thấy nó, đừng sợ con chuột to hơn xông đến cắn để giải thoát cho đồng bọn:
Có những con ẩn náu rất kỹ, phải đổ nước vào hang:
Hoặc hun khói nó mới chịu chui ra:
Nuôi mèo để diệt chuột nhưng cần bảo vệ nó, đặc biệt là những con mèo tốt, tránh để nó bị đầu độc bởi thuốc độc hay chất phóng xạ:
Nếu nó định chui vào bình, có thể bắn thẳng vào hồng tâm, bình giả thì không nên tiếc:
Ảnh: Internet

13/10/2014
NGUYỄN TƯỜNG THỤY
(Blog RFA) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét