Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Đất độc khó sinh quả ngọt

  • Ông Kim Jong-un 'vẫn khỏe mạnh' (BBC) - Đại sứ Bắc Hàn ở Anh nói với BBC ông Kim Jong-un vẫn khỏe dù vị lãnh đạo tối cao đã không xuất hiện từ tháng Chín.
  • Kim Jong Un được bác sĩ Pháp giải phẫu ? (RFI) - Theo nhật báo Hàn Quốc JoongAng Ilbo vào hôm nay, 13/10/2014, một nguồn tin Bắc Triều Tiên vừa xác định : Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã được một bác sĩ đến từ Paris giải phẫu mắt cá chân cách nay một tháng và đang dưỡng thương tại vùng núi Jamo.
  • Kim Jong-un « bốc hơi » một cách lạ thường (RFI) - Liên quan tới tình hình thời sự châu Á, việc người đứng đầu nhà nước Triều Tiên « bặt vô âm tín » từ ngày 03/09 tới nay tiếp tục nhận được sự quan tâm của báo Le Monde. Dưới tựa đề «Kim Jong-un « bốc hơi » một cách lạ thường », bài xã luận phân tích nhiều lý do khác nhau.
  • Tân Cương : Trung Quốc kết án tử hình 12 người (RFI) - Báo chí chính thức Trung Quốc ngày 13/10/2014 đưa tin 12 người vừa bị kết án tử hình, 15 người khác bị án treo. Những người bị đưa ra xét xử với lý do có liên quan đến vụ khủng bố đẫm máu ở Tân Cương hồi tháng 7/2014, gần một trăm người thiệt mạng.
  • Tại sao Tổng Bí thư lại sợ "Đánh Chuột vỡ bình" vào lúc này? (RFA) - "Chống tham nhũng đòi hỏi khôn ngoan, cần có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Không phải xới tung lên tất cả, gây mất niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm.".
  • Dư âm Hồng Kong và chiếc bình của ông Tổng bí thư (RFA) - Cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kong đang lắng dịu khi đa số sinh viên trờ về nhà. Cuộc đấu tranh dường như chuyển từ đường phố sang những thông điệp qua lại giữa nhà cầm quyền và những người Hong Kong trẻ tuổi. Hơn 10 ngày sôi sục của đường phố Hồng Kong để lại nhiều dư âm trong lòng những blogger Việt nam
  • Ban Tuyên giáo TW phổ biến tài liệu Hội nghị Thành Đô (RFA) - Một tài liệu được nói là do Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam biên soạn về Cuộc gặp cấp cao tại Thành Đô năm 1990 mà nhiều người quan tâm trong nước gọi là Thỏa thuận Thành Đô đang được lưu hành xuống cơ sở đảng. Động thái này được thực hiện sau khi có một số kêu gọi của chính những vị cao cấp trong Đảng.
  • Sau màn pháo hoa (RFA) - Hà Nội mấy hôm nay tưng bừng kỷ niệm ngày tiếp quản thủ đô 10-10, báo đài từ tháng 7/2014 đến giờ hân hoan đưa tin sự kiện với cái tên gọi là "GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ".
  • Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (RFI) - Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng khởi sự vòng công du châu Âu từ 13/01/2014 tại Bruxelles với chuyến thăm Bỉ và Liên Hiệp Châu Âu. Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp tục vòng công du qua Đức và Ý, nơi Thủ tướng Việt Nam sẽ tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu tại Milano (16-17/10/2014). Một trong những sự kiện được chú ý nhất là chuyến thăm Tòa thánh Vatican ngày 18/10/2014, nơi Thủ tướng Việt Nam sẽ được Đức Giáo hoàng tiếp kiến.
  • Ô nhiễm môi trường: nguồn từ giao thông! (RFA) - Cảnh sát giao thông, nếu xét về hình thức thì không có liên quan nào đến ảnh hưởng môi trường tại Việt Nam vì chuyên môn của họ không phải là cảnh sát môi trường hoặc giả là an ninh môi trường gì đó cũng như không thể nói họ gây ra ô nhiễm môi trường.
  • Chưa có hòa bình cho Nobel 2014 (RFI) - New Delhi và Islamabad đều rất tự hào trước sự kiện giải Nobel Hòa bình 2014 vinh danh công cuộc đấu tranh chống nạn đàn áp trẻ em của nhà hoạt động Ấn Độ Kailash Satyarthi và cô gái Pakistan 17 tuổi Malala Yousafzai.
  • Cam Bốt bắt ba nghi can sát hại một nhà báo (RFI) - Hai trong số ba người bị bắt sáng nay 13/10/2014 là các sĩ quan cảnh sát và quân đội. Cả ba bị tình nghi có liên quan đến vụ sát hại phóng viên Taing Try tại tỉnh Kratie. Án mạng xảy ra hôm qua trong lúc nhà báo này đang điều tra về một đường dây buôn lậu gỗ tại Cam Bốt.
  • Nobel Kinh tế 2014 về tay giáo sư Pháp Jean Tirole (RFI) - Giáo sư Jean Tirole, giảng dạy tại đại học Toulouse, miền nam nước Pháp vừa được Hàn lâm viện Thụy Điển vinh danh. Ông đã đóng góp nhiều cho các công trình nghiên cứu về « sức mạnh và và quy luật của thị trường » của ngành tài chính và doanh nghiệp.
  • Trung Quốc : Bị bắt vì ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông (RFI) - Trong khi phong trào đòi dân chủ tại Hồng Kông vẫn đang tiếp diễn thì tại Hoa lục, chính quyền trung ương ra sức trấn áp, bắt bớ những nhà đấu tranh ủng hộ Hồng Kông. Hãng tin AFP ngày 13/10/2014, cho biết có thêm hai nhà đấu tranh tại Trung Quốc vừa bị bắt giữ.
  • Hồng Kông : Người biểu tình lại bị tấn công (RFI) - Vào sáng ngày 13/10/2014, hàng chục người đeo khẩu trang đã đột nhập vào khu hành chính Admiralty. Hai trong số đó đã bị khống chế. Người biểu tình kêu gọi cảnh sát ngăn chặn hành động của các băng đảng mafia từ Hoa lục đến phá vỡ phong trào dân chủ bất bạo động.
  • Bắc Kinh sợ hiệu ứng đôminô từ Hồng Kông (RFI) - Phong trào biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông trong những ngày qua đã bất ngờ được sự ủng hộ của một số người trong cộng đồng người Hoa lục đang sinh sống tại đặc khu này. Họ đã mạnh dạn thách thức cả chính quyền Bắc Kinh lẫn các thành phần dân tộc chủ nghĩa cực đoan tại Trung Quốc. Hiện tượng này không khỏi làm Bắc Kinh lo ngại về nguy cơ lây lan, được gọi là hiệu ứng đôminô.
  • Thủ tướng Trung Quốc công du Nga (RFI) - Trong bối cảnh nước Nga ngày càng bị thế giới cô lập do khủng hoảng Ukraina, Matxcơva đang tìm cách xích lại gần hơn với Trung Quốc. Theo AFP, có mặt tại Nga từ hôm 12/10/2014, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm nay sẽ gặp gỡ đồng nhiệm Nga Dimitri Medvedev, trước khi có buổi gặp chính thức với Tổng thống Putin ngày mai.
  • Thời sự qua hình ảnh (RFA) - Cơ quan Y tế liên bang Mỹ ngày 12/10 xác nhận một nhân viên y tế từng chữa trị cho bệnh nhân đầu tiên ở Mỹ nhiễm virus Ebola, người đã bị chết hồi tuần trước, cũng đã bị nhiễm loại virus chết người này. Căn nhà của người bệnh đã bị cô lập và phun thuốc
  • Liberia hạn chế tường thuật về Ebola (VOA) - Vào lúc Liberia tìm cách chấm dứt vụ khủng hoảng Ebola, các tổ chức tranh đấu báo cáo tình trạng tăng cường trấn áp đối với các ký giả ở nước này
  • Nhật Bản : Bão Vongfong làm hàng chục người bị thương (RFI) - Hãng tin AFP, trích dẫn các nguồn tin Nhật Bản cho hay, vào lúc 8g30 sáng ngày 13/10/2014, giờ địa phương, bão Vongfong đã tràn vào đảo quốc, kèm theo mưa to, gió lớn. Hiện thống kê sơ bộ cho thấy có ít nhất 44 người bị thương, một người Trung Quốc mất tích và hàng trăm chuyến bay đã bị hủy.
  • Cơ chế an ninh trên eo biển Ma-lắc-ca (BaoMoi) - QĐND - Nằm trên tuyến giao thông biển chiến lược nối Biển Đông và Ấn Độ Dương, giúp vận chuyển hàng hóa từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Trung Đông đi Đông Nam Á và Đông Á, eo biển Ma-lắc-ca giống như “yết hầu” của thương mại quốc tế. Vì vậy, không lạ gì khi an ninh của eo biển này thu hút sự quan tâm và can dự của nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới, đặc biệt là các nước lớn.
  • EU viện trợ 400 triệu Euro cho Việt Nam (BaoMoi) - Trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng với hai nhà lãnh đạo hàng đầu Liên minh châu Âu (EU), hai bên đều bày tỏ mong muốn sớm hoàn tất đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và cho rằng Hiệp định này được ký kết có thể giúp các bên giải quyết các thách thức kinh tế hiện nay và trong tương lai.
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Chủ tịch Hội đồng châu Âu (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ Việt Nam và EU trong thời gian qua có nhiều bước phát triển nhanh chóng và tích cực, nhất là trong các lĩnh vực chính trị-ngoại giao, thương mại-đầu tư và hợp tác phát triển.
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Chủ tịch Hội đồng châu Âu (BaoMoi) - Theo Đặc phái viên TTXVN, nhân chuyến thăm chính thức Vương quốc Bỉ và Liên minh châu Âu (EU), tối 13/10 (theo giờ Việt Nam), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy tại trụ sở Hội đồng châu Âu.
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng Bỉ (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) – Ngay sau lễ đón chính thức tại Phủ Thủ tướng, chiều 13/10 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Bỉ Charles Michel trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Bỉ.
  • Đưa quan hệ Việt-Bỉ vào chiều sâu (BaoMoi) - Chiều 13/10 (giờ Việt Nam), ngay sau lễ đón chính thức được tổ chức tại Phủ Thủ tướng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Bỉ Charles Michel.
  • Vấn đề Biển Đông sẽ được bàn thảo tại Hội nghị ASEM 10 (BaoMoi) - Ngày 15/10 tới, Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu lần thứ 10 (ASEM 10) với chủ đề “Đối tác trách nhiệm vì tăng trưởng và an ninh bền vững” sẽ khai mạc tại Italia với sự tham gia của hơn 50 nguyên thủ, người đứng đầu chính phủ các nước.
  • Bỉ ủng hộ EU và Việt Nam sớm ký EVFTA (BaoMoi) - Đúng 11 giờ sáng ngày 13/10 theo giờ Brussels, tại Lâu đài Palais d'Egmont đã diễn ra Lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Bỉ. Lễ đón được tổ chức trang trọng theo nghi lễ cao nhất dành cho chuyến thăm chính thức cấp Thủ tướng.
  • Trung Quốc điều tàu tuần tra đến Hoàng Sa (BaoMoi) - Lực lượng tuần duyên của Trung Quốc hoạt động phi pháp trong vòng 5 ngày qua tại quần đảo Hoàng Sa, và sau đó có kế hoạch đến Trường Sa. Cả hai quần đảo này đều thuộc chủ quyền của Việt Nam.
  • Triều cường xô bờ, uy hiếp hàng chục nhà dân (BaoMoi) - Sáng ngày 13/10, UBND TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã phải triển khai phương án cấp tốc di dời hàng chục nhà dân xóm Rế ở làng biển Đông Tác thuộc khu phố 6, phường Phú Đông ra khỏi tầm nguy hiểm của những đợt triều cường đang uy hiếp.
  • Cuộc chiến chống cướp biển (BaoMoi) - (PL)- Ước tính trong năm 2013 có 125 vụ hải tặc tấn công các tàu hàng tại khu vực biển Đông Nam Á (gấp ba lần số liệu năm 2009). Trong khi đó, con số này ở vùng biển Somali đã giảm với tốc độ chóng mặt, từ 179 xuống còn 13 vụ.
  • TQ rắp tâm đóng “tàu sân bay không chìm” tại Gạc Ma (BaoMoi) - Sau khi củng cố căn cứ phi pháp ở đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) với đường bay dài hơn 2 cây số, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh việc cải tạo các công sự tại bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép). Want China Times dẫn lời tạp chí Kanwa cho hay Trung Quốc chuẩn bị leo thang tranh chấp bằng việc củng cố sức mạnh tại Gạc Ma.

-Đất độc khó sinh quả ngọt

Song Chi-RFA

Là láng giềng “núi kề núi, sông kề sông”, hai dân tộc Trung Hoa và Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng về mặt văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán…Thêm vào đó, một ngàn năm đô hộ của Trung Quốc đối với Việt Nam càng khiến cho sự tương đồng đó càng rõ nét, khi từ âm mưu lâu dài cho tới từng chính sách cụ thể và từng viên quan cai trị thừa hành của Trung Hoa đều nhằm một mục đích tiêu diệt bản sắc văn hóa Việt, thôn tính và đồng hóa Việt Nam.

Đã từng có một thời gian dài Việt Nam thoát khỏi sự đô hộ của Trung Quốc. Kể cả văn hóa, sau này ảnh hưởng của Trung Hoa cũng nhạt đi khi người Việt tiếp nhận thêm nhiều luồng văn hóa mới từ phương Tây-Pháp và Mỹ.
Thế nhưng lại một lần nữa, chính vì sự mù quáng, thiển cận của đảng cộng sản Việt Nam bắt đầu từ thời đại ông Hồ Chí Minh trở đi, Việt Nam lại một lần nữa rơi vào vòng ảnh hưởng của Trung Cộng. Và càng ngày, với sự hèn hạ, khiếp nhược, cùng tầm nhìn không quá lỗ mũi của các thế hệ lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, cái ảnh hưởng ấy ngày càng lớn cũng như mối nguy cơ bị lệ thuộc lâu dài vào Trung Cộng ngày càng rõ rệt ra sao, tưởng không cần phải nhắc lại nữa.
Nhiều nhân sĩ, trí thức Việt Nam từng phải thốt lên rằng chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam, ngay cả trong giai đoạn bị Trung Quốc đô hộ đi nữa, tương lai của đất nước này, dân tộc này lại u ám đến thế. Bởi lần này âm mưu thôn tính Việt Nam của Trung Cộng có sự tiếp tay của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, thậm chí Bắc Kinh có thể khống chế, chiếm đoạt dần dần Việt Nam mà không cần phải nổ ra chiến tranh, theo đúng ý đồ “bất chiến tự nhiên thành”.
Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam, lại có sự gắn kết, phối hợp, cộng tác chặt chẽ đến thế giữa hai đảng, hai nhà nước, lại đang cùng thực hiện một mô hình thể chế chính trị giống nhau. Hay nói rõ hơn, đảng cộng sản Việt Nam học tập, sao chép mọi thứ từ Trung Cộng, “được” Trung Cộng cầm tay chỉ dẫn từng đường đi nước bước ngay từ thuở mới thành lập đảng cộng sản, rồi thành lập nhà nước VNDCCH, sau này là Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Người Hoa và người Việt, sinh ra và lớn lên trong hai môi trường xã hội vốn đã có nhiều nét tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán, nay lại tương đồng về mô hình thể chế chính trị. Đất nào cho quả đó. Con người tạo lập nên xã hội và ngược lại, môi trường xã hội, môi trường sống hình thành nên những nét chung nhất của một cộng đồng đang sinh sống trong đó.
Nhớ lại hồi mới sau ngày 30 tháng Tư, 1975, người miền Nam nhìn đồng bào mình từ ngoài Bắc vào và thấy sao nhiều người giống người Hoa quá (!). Từ chính khách, quan chức thời đó rất hay chuộng kiểu áo đại cán bốn túi, có khi mặc nguyên cả bộ với áo đại cán, quần tây giống hệt trang phục của Chủ tịch lâm thời Trung Hoa Dân quốc Tôn Dật Tiên (Tôn Trung Sơn) và sau này trở thành trang phục của Mao Trạch Đông, cho tới các cô gái, phụ nữ thì tết tóc đuôi sam một bên hoặc hai bên…
Người miền Nam còn ngỡ ngàng hơn nữa khi nhìn thấy những khẩu hiệu kiểu như “Tình hữu nghị Việt-Trung đời đời bền vững” vì đa số dân trong Nam thời đó không mấy thiện cảm với nhà cầm quyền Trung Quốc mà họ thường gọi là Trung Cộng, nhất là Trung Cộng lại mới cưỡng chiếm Hoàng Sa trước đó chưa lâu…
So với Việt Nam, Trung Quốc lớn mạnh hơn gấp nhiều lần, hiện tại, về dân số, nhiều nhất thế giới, về kinh tế, đã vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất toàn cầu và về một số mặt khác, thật sự đang vươn lên để trở thành một cường quốc. Nhưng hình ảnh của Trung Quốc nói chung và hình ảnh người dân Trung Quốc nói riêng thì chưa thật sự làm cho thế giới trọng nể, đúng với vị thế của quốc gia này, ngược lại, khá tệ.
Riêng về con người, người Hoa ở trên đất nước họ hay khi đi du lịch, đi công tác ra bên ngoài thường bị dân bản xứ phàn nàn là ồn ào, thô lỗ, bất lịch sự, kém văn minh…Ở trong nước thì tạo ra một hình ảnh khá vô cảm, tàn ác đối với đồng bào của họ và thiếu lương tâm đối với nhân loại (những ví dụ về sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng độc hại, thực phẩm bẩn, vi phạm luật bản quyền, ăn cắp mẫu mã…)
Hình ảnh người Việt trên thế giới cũng đang rất xấu. Những ví dụ đẩy dẫy về người Việt tham lam, ăn cắp vặt, đi buôn lậu…trên đất Thái, đất Nhật, người Việt “buôn người”, “trồng cỏ” tức cần sa ở Anh và nhiều nước châu Âu, con gái Việt thì đua nhau lấy chồng ngoại, từ Đài, Hàn, Trung cho đến Tây, Mỹ v.v…
Trong nước, ngày nào báo chí cũng tràn ngập những tin tức, hình ảnh cho thấy người Việt bây giờ đối với nhau khá là tệ. Quan chức thì chỉ lo tham nhũng, làm giàu, sống xa hoa trên đầu trên cổ nhân dân, và từ quan chức, cán bộ cho tới công an đều tỏ ra hết sức coi thường người dân, coi thường pháp luật, công an thì hoạnh họe, sử dụng bạo lực, bạo hành đối với dân…Còn người dân? Hầu như ngày nào cũng có những vụ lừa đảo hay trấn lột, hôi của, những vụ cướp, giết, hiếp với mức độ tàn độc, dã man ngày càng tăng…
Xã hội Trung Quốc cũng thế. Cái ác tràn lan và trở nên hết sức bình thường.
Từ khi ra nước ngoài, có những dịp tiếp xúc với người Hoa từ trong nước đi du lịch, du học, công tác,..bên ngoài, tôi càng thấy người Hoa và người Việt bây giờ rất giống nhau. Giống từ cái thái độ đối với tình hình chính trị của nước mình, thường là không quan tâm đến chính trị, chỉ quan tâm đến cuộc sống của bản thân và gia đình, báo đảng, nhà nước nói thế nào thì nghe theo thế đó, thường tin rằng chế độ này sẽ tồn tại lâu dài mà không ai làm gì được…
Riêng mức độ hài lòng với cuộc sống, hài lòng về chính phủ, tự hào về đất nước của người Hoa có khi còn mạnh hơn người Việt, vì ít ra, người Hoa nghĩ rằng, đảng cộng sản Trung Quốc cũng làm cho đất nước trở nên giàu mạnh, trở thành siêu cường, thế giới nể sợ (là họ nghĩ thế), đời sống người dân thoải mái, tha hồ kiếm tiền, đi du lịch, cho con cái đi du học nước ngoài v.v…Cần gì đến tự do dân chủ nhân quyền?
Đất độc khó sinh ra trái ngọt.
Những ngày qua thế giới và những người Việt còn quan tâm đến vận mệnh đất nước đều chăm chú theo dõi phong trào biểu tình đòi quyền tự do bầu cử, phản kháng lại sự can thiệp quá sâu của Bắc Kinh đối với Hong Kong của sinh viên, học sinh, người dân Hong Kong. Rất nhiều người Việt trước đó không thường xuyên theo dõi tình hình chính trị xã hội ở Hong Kong, chỉ hình dung Hong Kong là một thành phố của buôn bán, dịch vụ hay xứ sở của những bộ phim võ hiệp, phim tình cảm…đình đám một thời, trước khi phim Hàn Quốc nổi lên và làm mưa làm gió ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á và xa hơn nữa…thì bây giờ, chúng ta đã nhìn thấy một khía cạnh khác của người dân Hong Kong, nhất là sinh viên.
Dù phong trào biểu tình của sinh viên, người dân Hong Kong mai này có thể thất bại, nhưng ít nhất, người Hong Kong đã chứng tỏ họ rất văn minh, lịch sự, có ý thức rất cao về tự do dân chủ, biết tổ chức những cuộc biểu tình bất bạo động hết sức ôn hòa, trật tự, văn minh. Người Hong Kong biết nghĩ cho tương lai chung của thành phố này mà hy sinh quyền lợi riêng của mình từ tỷ phú, doanh nhân cho đến người bình thường. Và họ đã có những thủ lĩnh sinh viên rât trẻ, mới 17 tuổi nhưng đầy bản lĩnh, trường thành về ý thức chính trị như Joshua Wong.
Cùng là người Hoa, nhưng người Hoa Hong Kong rõ ràng khác người Hoa Đại lục nhiều.
Do dân Hong Kong đã được sống trong một môi trường xã hội hết sức tự do, dân chủ, thượng tôn pháp luật và một nền giáo dục tiên tiến kéo dài cả trăm năm dưới thời là nhượng địa của nước Anh.
Cũng như vậy, cùng là dân Hàn nhưng người dân ở Nam Hàn khác xa người dân Bắc Hàn.
Nên đừng trách tuổi trẻ Việt Nam không được như tuổi trẻ Hong Kong, người lớn Việt Nam thì sao? Trong khi người lớn ở Hong Kong ủng hộ, hỗ trợ hoặc cùng xuống đường, cùng ăn cùng ngủ cùng hứng lựu đạn cay với con em họ thì nhiều người lớn ở Hà Nội và các vùng lân cận cũng đổ xuống đường nhưng là để xem pháo hoa (cho dù pháo hoa bắn cho đẹp cho vui mươi, mười lăm phút bay vèo ba mươi tỷ VNĐ ấy là từ đồng thuế mồ hôi nước mắt khó nhọc của 90 triệu người Việt Nam trong đó có họ). Hay người lớn ở Sài Gòn thì chỉ biết ngậm ngùi than thở cho sự “biến mất” của thương xá Tax, một côn trình kiến trúc có tuổi đời hơn 130 năm, những hàng cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm mà không dám xuống đường phản đối, đừng nói gì đến xuống đường đòi tự do dân chủ…
Việt Nam ơi đêm còn dài còn lâu lắm mới tới bình minh…

Người Buôn Gió - Con đường ngắn nhất

Hôm qua đi lang thang cùng mấy ông anh, bà chị. Thấy một ông già bán đồ linh tinh, trong đó lạc lõng một cái vỏ ốc to bằng cát bát ăn phở. Bèn lân la xem rồi hỏi giá, ông già phán 30 e, không bớt.

 Mua xong, mấy bà chị hỏi mình hâm mà mua cái vỏ ốc đắt thế. Mình bảo chị mà nói nữa, em đập luôn. Mấy bà lại bảo mình hâm. Mình bảo, em đập ra thành miếng nhỏ em bán, chứ em có mua con ốc này vể bày đâu. Trong nhóm có ông già quê ở Chuôn nói, em xẻ ra chứ đừng đập, xẻ thành 3 miếng dọc thế này này, ông chỉ con ốc và những đường xoắn của nó.

Lúc ấy các chị mới biết mình không hâm mà cũng chả nói đùa.






 Các chị nói ông anh ở làng nghề khảm khai, biết. Nhưng cậu làm sao mà biết được nhỉ.?

 Cách đây hơn 20 năm, mình ở bộ đội về. Chưa có việc, giao du toàn với dân giang hồ. Ngày đó thì quân Khánh Trắng, Sơn Lùn....đủ các loại giang hồ hảo hán ngang tầm thế hoạt động suốt từ chợ Long Biên đến dốc Bác Cổ, vòng vèo cả vào những ngõ nhỏ như Chợ Gạo, Hàng Muối...đấy là bến bãi nơi làm ăn của họ. Còn trong Đào Duy Từ mệnh danh là đảo Xi Xin, nơi ma tuý , cờ bạc, vay lãi quy mô lớn nhất Hà Nội đều tập trung ở đó.

Bố mình ốm nặng, bệnh phổi kinh niên. Một hôm ông gọi mình lại gần giường bảo.

- Đất này không phải là nơi con sống, bố muốn con về quê ở với cô Hồng, học nghề làm đồ gỗ ở đấy. Nếu được con lấy vợ ở đó, bố sẽ mua nhà ở quê cho con. Con đừng sống ở HN này, không hợp với con đâu.

Mình ngớ người, nhà có đến 5 anh em trai, thế nào ông già lại bảo mình về quê mà sống. Nhưng lúc đó bố ốm, mà mình theo câu '' quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu '' nên chuẩn bị quần áo. Hôm sau bà cô mình ở ngõ Vũ Lợi áp giải mình sang Đồng Kỵ bàn giao cho cô Hồng. Mà nói chuyện bà cô ở ngõ Vũ Lợi, lúc mình 4 tuổi bố đã mang mình cho bà cô nuôi. Bà cô nghiêm khắc, từng cái ăn, cái ở, câu nói cũng bị nhắc nhở răn đe. Chả hiểu sao mình nhớ được những ngày ở nhà cô mới tài. Rồi lúc 5 tuổi thì mình bỏ về nhà, đi bộ từ ngõ Vũ Lợi về ngõ Phất Lộc. Đến cửa nhà thấy bà cô đang mếu máo khóc huu , mọi người vây quanh, bảo bổ nhau đi tìm mình. Mình mới ngóc đầu lên nói - ơ ! con đây mà.

 Mình nhớ hôm đó nhà dọn cơm cho mình ăn, bắp cải luôc, trứng luộc dầm nước mắm, Một mình được cả quả trứng. Ăn xong cả nhà hỏi đi thế nào về, mình kể đi bộ ra hồ Thuyền Quang, thấy cái cây ngả mặt hồ thì rẽ trái, đi đến nhà thờ thì rẽ phải , ra đến chỗ bến tàu điện là xuyên qua chợ Hàng Bè về. Sau qủa đấy thì bố lo mình lại bỏ về, nên bảo thôi ở nhà vậy. Nhà cô làm nghề chụp ảnh, nghề đó lúc đấy kiếm cũng dư dả, cuộc sống ở nhà cô về vật chất sướng hơn. thế nhưng đúng là con không chê cha mẹ khó.

 Bà cô ở Vũ Lợi chở mình sang , dặn dò xong dúi cho 10 nghìn, 2 tờ 5 nghìn xanh. Mình ở quê, hàng tháng cô mang tiền sang đóng tiền ăn của mình cho cô Hồng, mỗi lần thế laij dúi cho một hai chục. Lần nào cũng mắng nhiếc sa sả. Tính cô ấy cả nhà ai cũng sợ vì nóng như lửa, nhưng rất tốt với con cháu. Lúc mình lấy vợ, lúc cần tiền làm ăn cô đều trợ giúp. Mấy lần trốn an ninh, vào nhà cô ở, cô cũng đều chăm sóc cẩn thận. Thậm chí cô còn phát hiện những kẻ nào đứng theo dõi mình nữa. Từ khi mình thành phản động thì cô chả bao giờ mắng nữa, thậm chí còn hào hứng, mỗi lần đến nhà thấy trước cửa là cười tươi nói to.

- A ông Buôn Gió đây rồi, ăn gì chưa, uống gì nào.

Vì cô ủng hộ mình làm phản động, nên nhà mình cũng chả ai nói chuyện ngăn cản mình nữa. Cả họ hàng ai cũng nể trọng cô, giờ cô ra mặt thế thì ai mà ngăn. Cô là chỗ dựa tinh thần lớn nhất của mình trong công cuộc làm phản đông. Nếu không thì có khi bỏ cuộc từ lâu rồi. Ai cũng bảo mình dở hơi, trừ hai vợ chồng cô ra. Sau lại có thêm bà dì vợ thấy thằng cháu rể là phản động, lại khen giữa nhà là thằng này giỏi. Thế là cả hai bên đều chả ai nói gì nữa.

 Mình ở  làng Đồng Kỵ, xóm Giếng. Cô Hồng sang nói với nhà chú Mịch cho mình học nghề. Nhà chú Mịch là một tổ hợp gia đình sản xuất khép kín, từ khâu mua gỗ về xẻ, bào, đóng mộc gọi là thợ '' ngang'', do chú và thằng Công trạc tuổi mình làm. Còn phần cắt tỉa trai do thằng Minh em dưới thằng Công.  Dưới nữa là cô em gái và cậu em trai là nghề lấy '' đất ''. Lấy đất là đục tỉa ra những cái hõm vừa miếng hoạ tiết bằng trai, ốc, rồi phết sơn ta, gắn miếng ốc, trai vào đó.

Bà mẹ thì nấu ăn và đánh bóng, công đoạn cuối cùng của sản phẩm.

Cả gia đình làm miệt mài, trẻ con đi học về làm để cặp bắt tay vào làm, đến tối cơm nước xong học bài. Hầu hết mọi người trong làng đều chăm chỉ như vậy. Ở quê con gái 16 tuổi là bạn trại trong làng muốn tím hiểu có thể đến nhà, 18 tuổi là cưới. Bạn trai đến nhà, con gái tiếp ở giữa nhà, hoặc giữa sân. Pha trà tiếp khách, chuyện trò có thể không ai nghe thấy. Nhưng mọi cử động đều trước tầm mắt mọi người. Khi nảo bỏ trầu thì có thể đưa nhau đi ra thị trấn hay phố huyện chơi, xem phim. Còn không thì cứ ngồi giữa nhà mà tâm sự tình cảm gì thì tâm sự.

 Hàng ngày mình ở nhà chú Mịch, lúc thì làm cái này, lúc làm cái kia, nhưng mình thích nhất là học theo thằng Minh, nghề cắt tỉa mảnh trai. Mình làm đứt của nó bao nhiêu lưỡi cưa, nó mất công thay cho mình mà lúc nào cũng vui vẻ. Cái nhà ấy ai cũng vui vẻ, người nhà quê chân chất và hồn hậu, chả mấy khi nào có tiếng cáu gắt hay cãi nhau. Cuộc sống êm đềm, cần cù và vui vẻ, ăn uống đạm bạc, chắt chiu. Đến ngày vụ cày cấy, gặt hái mọi người đều ra đồng. Mình đi theo sau cô em gái để vác lúa ra xe cho thằng Công và chú Mịch chở về. Rồi lại còn đi cắt lúa cho nhà cô Hồng nữa.

Lẽ ra có khi đời suôn sẻ, mình thành một ông chủ làm đồ gỗ khảm trai ở làng Đồng Kỵ, bên cô vợ chịu khó cặm cụi là em thằng Công.

Cả nhà họ và hàng xóm ai cũng khen mình thông minh, chịu khó, hiền lành. Người HN gì mà chịu khó thế, lành thế, chỉ thấy cười suốt, chả nề hà việc gì...cho đến một hôm thằng Công đi tán gái,, gọi mình đi theo. Bọn kia đông hơn, nó tự dưng cà khịa hai thằng. Mình xông vào giữa đám đá hộc máu thằng gấu nhất, bọn nó vây quanh mình, gậy gộc, gạch đá. Mình bị thương, máu chảy đẫm người những vẫn hăng vớ gạch túm tóc đập vào đầu thằng gần nhất. Chắc cái hình ảnh túm tóc đập gạch vào đầu man rợ hơn là cầm gạch ném, cho nên mình về được nhà cô Hồng, để đi viện khâu vết thương.

 Hai hôm sau nhà bọn kia đến nhà cô Hồng, nói chuyện giảng hoà. Mình bảo không, thằng nào nhanh thằng đó sống, không có gì hoà giải.  Bà cô ở Vũ Lợi về, bắt phải cam đoan không báo thù, mọi việc hoà giải êm ấm.

Lúc tháo vết khâu, mình đi ra đường, làng xóm ai nhìn mình cũng e ngại, thì ra nhà kia mò ra HN tìm nhà mình để nói chuyện rồi lân la hỏi hàng xóm, nghe kể linh tinh thế nào, họ về kể lại, cứ một đồn mười đi lại, mình thành một kẻ côn đồ, hung hãn. Buồn nhất là lúc gặp em thằng Công, cô ấy nói kiểu như vừa giận, vừa hờn.

- Trông cái mặt hiền thế kia hoá ra là tướng cướp.

Có đúng thằng Công còn nói chuyện với mình, còn cô chú Mịch giữ khoảng cách, cô con gái nhìn mình như muốn nói gì nhiều lắm. Nhưng ngại bố mẹ thì phải. Mình đành sang nhà thằng Quang học nghề, bố thằng Quang cũng thuộc loại máu mặt, thời trẻ cũng ngang tàng, ông ấy nhận mình ngay. Nhà thằng Quang lại không làm nghề khảm, mà nhà đó nặng về chạm trổ, con gái con trai suốt ngày đục chạm. Mình nhặt những mẫu gỗ thừa học cham trổ, trong lòng vẫn nhớ hoạ tiết của những mảnh trai vô tri, qua vài khâu gọt , tỉa , khảm đánh bóng bỗng thành những bông hoa mảnh mai hay những con bướm nhỏ xíu xinh xắn. Nhớ nhất nụ cười của em Nền, em gái thằng Quang mỗi khi đang làm lại quay mặt liếc mình cười.

 Mình về nhà , bố vẫn ốm năng, thấy mình ông gượng như xua. Con về quê đi, đừng ở đây làm gì. Mình kể chuyện đánh nhau, giờ ở quê ai cũng sợ. Bố bảo thế thì sang Đình Bảng ở nhà ông Tài, theo nghề thịt lợn. Cố sao mà ở dó, bố sẽ mua nhà ở Đình Bảng cho con. Xin bố ngủ ở nhà một hôm, sáng sau lại theo bà cô Vũ Lợi về Đình Bảng, học nghề mổ lợn.

Mùa đông năm ấy, giữa đêm lạnh nhất, có tiếng xôn xao. Anh mình về báo tin bố mất. Mình về đến nhà, lại bên giường sờ vào bố thấy cứng và lạnh như đá. Mình khóc. Lần cuối bố đánh mình không khóc, ông đã vất roi đi  ôm mặt khóc, ông bảo, con là người không phải của thời này. Từ đấy bố không đánh nữa, năm đó mình 13 tuổi.

 Những năm sau mình đi làm đủ thứ, rồi đi tù, ra tù lại làm đủ thứ chả ra gì. Anh mình bảo mày làm nghề gì tử tế mà sống, những cái này có tiền nhưng cũng chả thành người được. Rồi thế hệ này, thế hệ sau lại cứ thế. Chả thoát ra được, làm cái gì cho con cái nó còn có tương lại,  học hành, đừng lại như mày.

Mình cũng chả nghe, việc làm cứ làm. Mãi sau này sinh Tí Hớn ra, trở thành phản động. Tự nhiên những trò giang hồ đột ngột chấm dứt, có lần gặp thằng nó mở trang cá độ, hỏi đánh cửa dưới ở đâu, mình nhớ mãi mới ra.  Hôm qua đi trên xe cùng với vợ anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và hai người khác, nhìn cái vỏ ốc mua, mình chợt nghĩ ra vì sao bố cứ muốn gửi mình đi cho cô nuôi dạy từ bé , cả muốn mình về quê ở, lấy vợ, sinh con rồi đừng về Hà Nội. Đó là bố muốn mình sống cuộc đời bình thường như bao người khác. Bố lo sợ mình sẽ bị bầm dập ở đời nếu như cứ ở chốn đô thành.

Bây giờ đã 22 năm, em Nền có khi thành bà ngoại rồi, em lấy chồng 2 năm sau ngày mình rời khỏi làng Đồng Kỵ. Con ốc óng ánh xà cừ hôm nay làm mình nhớ lại những kỷ niệm thửo trước, tiếng đục lấy đất dường như vẫn còn chan chát trong tai. Em chắc cũng chả biết thằng tướng cướp của em năm xưa giờ đã lưu lạc tận giữa trời Âu này để nhận học bổng của viên Gớt. Cũng như bố mình, ông không còn để chứng kiến được đứa con mà ông đã gắng hết sức tàn cuối đời để đưa nó vào cuộc sống yên bình giờ thế nào.

Trên xe đang nói chuyện về những bước ngoặt trong đời anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, mình bật thốt.

- Anh chị ạ, em suy ra con đường ngắn nhất để trở thành người tử tế, chính là con đường làm phản động.
 Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét