Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Ban Tuyên giáo TW phổ biến tài liệu Hội nghị Thành Đô

-Ban Tuyên giáo TW phổ biến tài liệu Hội nghị Thành Đô

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok Tập tài liệu về Hội nghị Thành Đô do ban Tuyên giáo Trung ương đã được biên soạn và phân phát đến các đảng viên, cán bộ trong các cơ sở đảng
Tập tài liệu về Hội nghị Thành Đô do ban Tuyên giáo Trung ương đã được biên soạn và phân phát đến các đảng viên, cán bộ trong các cơ sở đảng
Một tài liệu được nói là do Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam biên soạn về Cuộc gặp cấp cao tại Thành Đô năm 1990 mà nhiều người quan tâm trong nước gọi là Thỏa thuận Thành Đô đang được lưu hành xuống cơ sở đảng. Động thái này được thực hiện sau khi có một số kêu gọi của chính những vị cao cấp trong Đảng cũng như người quan tâm phải bạch hóa thỏa thuận đó. Những điều được Ban Tuyên giáo nêu ra trong tài liệu có đáp ứng được yêu cầu của những người từng có kiến nghị về việc này hay chưa? Gia Minh trình bày.

Kiến nghị bạch hóa

Vài tháng trước đây, một bản tin được loan truyền khá rộng rãi ở Việt Nam cho biết Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc, và tờ Hoàn Cầu ở Hoa Lục, có tiết lộ thông tin về Cuộc gặp cấp cao diễn ra vào hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 ở Thành Đô giữa những nhà lãnh đạo Trung Quốc và những người tương nhiệm Việt Nam.
Mặc dù đến giờ vẫn có những nghi vấn chưa trả lời được về tính chính xác của xuất xứ và nội dung quan trọng được nói là do hai cơ quan thông tấn Trung Quốc loan đi, nhưng theo một số người quan tâm ở Việt Nam thì nội dung đó như sau “Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.
Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như TQ đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía TQ đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho VN thời gian 30 năm(1990-2020) để ĐCSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc TQ
Tân Hoa Xã?
Trước thông tin như thế, vào ngày 20 tháng 7 vừa qua, thiếu tướng Lê Duy Mật, nguyên phó tư lệnh- tham mưu trưởng Quân khu 2 và tư lệnh mặt trận 1979-1984 (Hà Giang) có một thư kiến nghị gửi đến các cấp lãnh đạo đảng cộng sản hiện nay. Nội dung thư nêu lên thực tế Việt Nam lâu nay và trích lại điều được cho là phát xuất từ Tân Hoa Xã nêu ra để yêu cầu đảng phải công khai Thỏa hiệp Thành Đô.
Đến ngày 4 tháng 9, 20 cựu sĩ quan cao cấp trong Lực lượng Vũ trang Quân đội Nhân Dân Việt Nam cũng có một kiến nghị gửi cho chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ trong đó có điểm tương tự là phải công khai cho người dân biết về những thỏa thuận nếu có đã ký kết giữa hai phía.
Nhóm những bloggers tại Việt Nam vừa qua khởi xướng phong trào mang tên ‘Chúng tôi muốn biết’ cho biết vào ngày 15 tháng 10 này đại diện của họ sẽ trao một văn bản ‘Yêu cầu Quốc hội Bạch Hóa Hội nghị Thành Đô’ đến Ban Dân Nguyện ở Hà Nội và Văn phòng Quốc hội 2 tại Sài Gòn.
Giải đáp của Ban Tuyên giáo?
Từ cuối tuần rồi, một tài liệu được phổ biến rộng rãi trên mạng, nói rằng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có lời giải thích với các chi bộ về  Hội Nghị Thành Đô và những lời đồn thổi ngoài xã hội về cuộc họp cấp cao này.
Hình ảnh được cho là của Hội Nghị Thành Đô năm 1990
Hình ảnh được cho là của Hội Nghị Thành Đô năm 1990
Tài liệu được nói là xuất xứ từ Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đang được những người quan tâm phổ biến trên mạng Internet có ba đề mục. Hai đề mục đầu nói đến bối cảnh tình hình quốc tế của cuộc gặp và mục đích cuộc gặp. Mục thứ ba trình bày lại những diễn biến và kết quả cuộc gặp được nói nhằm bàn về quan hệ Việt Nam- Trung Quốc.
Tài liệu này bác bỏ ý của trích dẫn mà những người quan tâm nói rằng do Tân Hoa Xã và tờ Hoàn Cầu Thời Báo nêu ra, khẳng định không hề có cái gọi là ‘Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung Quốc giống như Nội Mông, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2020…
Tài liệu này bác bỏ ý của trích dẫn mà những người quan tâm nói rằng do Tân Hoa Xã và tờ Hoàn Cầu Thời Báo nêu ra,  khẳng định không hề có cái gọi là ‘Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung Quốc giống như Nội Mông, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2020…’ như điều được phổ biến trên một số trang mạng và blog, gọi đó là một ‘luận điệu bịa đặt với ý đồ kích động, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và trong các tầng lớp nhân dân’.
Đòi hỏi mới
Đại tá Bùi Văn Bồng, một trong 20 cựu sĩ quan cao cấp ký tên vào kiến nghị hồi ngày 4 tháng 9 có phát biểu sau khi biết tin về việc lưu hành tài liệu của Ban Tuyên Giáo Trung ương về Cuộc gặp cấp cao Việt- Trung tại Thành Đô hồi năm 1990:
Tân Hoa Xã và Hoàn Cầu đưa tin như thế thì phải đập lại ngay là không có sự việc đó. Ý đồ gì mà Trung Quốc đưa tin như thế. Theo tôi không có căn cứ gì để tin hay không tin; thế nhưng khi một tờ báo nước ngoài nói những điều bất lợi cho chủ quyền dân tộc và lại cũng bất lợi cho cả đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước Việt Nam trong những việc lớn như thế không còn là thông tin nội bộ nữa.
Lẽ ra khi có thư ngỏ của các cựu chiến binh, nhất là khi có thư của thiếu tướng Lê Duy Mật, theo tôi thì báo Nhân dân, hoặc Quân đội Nhân dân hoặc Thông tấn xã phải có ý kiến ngay. Ở đây không làm được việc đó thì tính chiến đấu và kịp thời của báo chí chính thống là chậm, không đạt yêu cầu.
Tất cả nằm trong tay những người của đảng cộng sản và họ tự quyết lấy. ngay quốc hội mà không biết được nữa là nhân dân! Những hiệp ước bí mật của đảng cộng sản với Trung Quốc và Liên Xô cũng như các chính sách khác, nhân dân hoàn toàn không được biết
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
Sự thật đến đâu, ‘Thành Đô’ bàn những vấn đề gì, và không có bàn đến chuyện đó mà báo Trung Quốc bịa. Thế thì có gì khó đâu! Mà mình càng im lặng, cứ giải quyết nội bộ, trở thành một mô- típ rồi: chuyện gì lớn nhỏ đều cứ thích giải quyết nội bộ trước. Theo tôi chuyện này có gì mà giải quyết nội bộ, cứ công khai hóa mà phản bác lại họ. Như thế theo tôi nhân dân sẽ tin hơn và bớt dư luận phức tạp. Còn cứ lẩn quẩn nội bộ, thòi tin chỗ này, thông tin chỗ khác, rồi đưa chỗ này tí, chỗ kia tí thì chả có lợi gì về mặt dư luận mà đồng thời người ta lại cho đảng và Nhà nước không muốn minh bạch hóa.
Cựu tù nhân lương tâm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa nhắc lại cách hành xử lâu nay của đảng và nhà cầm quyền Hà Nội; tuy nhiên trước sự phát triển của tinh thần dân chủ thì cách thức bưng bít thông tin sẽ không còn hiệu quả nữa. Ông nói:
Từ khi đảng cộng sản lãnh đạo đất nước bằng những cách theo kiểu của họ thì nhân dân có được biết gì đâu. Chính sách, chủ trương của họ hoàn toàn bí mật. Từ những năm 64-65 lúc thì ngả về Trung Quốc, lúc thì ngả về Nga. Toàn mấy ông trong Bộ Chính Trị, thậm chí mấy ông có ‘giá trị’ trong Bộ Chính Trị họ tự làm lấy đấy chứ. Quốc hội cũng chỉ là bù nhìn thôi, họ lập ra cho có gọi là quốc hội thôi chứ quốc hội cũng không biết. Tất cả nằm trong tay những người của đảng cộng sản và họ tự quyết lấy. ngay quốc hội mà không biết được nữa là nhân dân! Những hiệp ước bí mật của đảng cộng sản với Trung Quốc và Liên Xô cũng như các chính sách khác, nhân dân hoàn toàn không được biết.
Thời gian gần đây do phong trào dân chủ trong nước thì anh em, một số trí thức, một số quân nhân đòi hỏi nên chúng ta được biết phần nào ngọn của tảng băng thôi, còn khúc chìm chúng ta không thể biết được.
Theo tôi nghĩ, dần dần đảng cộng sản phải minh bạch hóa, và nhân dân phải có quyền được biết những chính sách.
Cũng trong tuần qua hai tác giả tại Paris, Pháp là Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm có một bài viết trình bày lại tình hình thế giới cộng sản quốc tế, Việt Nam và Trung Cộng trước khi diễn ra Hội nghị Thành Đô. Bài viết cũng phân tích thực tế về những diễn tiến đã và đang xảy ra để chứng minh cho thấy có một thỏa thuận được lãnh đạo hai phía ký kết và Việt Nam đang gánh phần thua thiệt rất lớn.
Đối với những người đang yêu cầu đảng và chính phủ bạch hóa Thỏa thuận Thành Đô thì cần phải thực hiện nguyên tắc mà Hà Nội luôn luôn nói là “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra…” Theo họ thì trong vai trò những người dân làm chủ đất nước, họ có quyền yêu cầu các đại biểu quốc hội phải bạch hóa một cách đầy đủ và chính xác toàn bộ nội dung của Hội nghị Thành Đô.

Thủ tướng chỉ đạo phúc tra làm rõ vụ ông Dũng “lò vôi” tố cáo Chủ tịch tỉnh Bình Dương

Trưa nay 12.10, ông Huỳnh Uy Dũng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam (Bình Dương) cho biết đã nhận được công văn số 7868/VPCP-V.I của Văn phòng Chính phủ về việc Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo yêu cầu xem xét, giải quyết và báo cáo Thủ tướng vụ việc liên quan đến đơn tố cáo ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.

Trưa nay, ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng “lò vôi”) cho biết đã nhận được công văn số 7868/VPCP-V.I của Văn phòng Chính phủ do ông Nguyễn Quang Thắng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký ngày 8.10.2014 gửi thông báo về thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Văn phòng Chính phủ đã chuyển đơn của ông Huỳnh Uy Dũng đến Tổng Thanh tra Chính phủ để xem xét, giải quyết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tố cáo, phản ánh một số nội dung liên quan đến Văn bản số 1549/KL-TTCP ngày 4.7.2014 (nội dung kết luận thanh tra – PV) của Thanh tra Chính phủ về giải quyết đơn tố cáo ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.
Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo yêu cầu xem xét, giải quyết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ vụ việc liên quan đến đơn tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.
Trưa nay, trao đổi với PV, ông Huỳnh Uy Dũng cho biết rất vui khi nhận được công văn của Văn phòng Chính phủ thông báo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phúc tra lại kết luận tại Văn bản số 1549/KT-TTCP của Thanh tra Chính phủ và xem xét, giải quyết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Ông Dũng cho biết, sự việc trên đã kéo dài 10 năm, gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp.
(Dân Việt)

Văn học phản kháng và cái giá phải trả

nguyen-vien-622.jpg
Nhà văn Nguyễn Viện (áo hồng), một tác giả có nhiều tác phẩm văn học phản kháng.
Citizen photo

Trong những ngày gần đây nền văn học phản kháng trong nước có vẻ trầm lắng trong khi các hoạt động xã hội dân sự mang tính phản kháng lại nở rộ hơn trước. Mặc Lâm có cuộc nói chuyện với nhà văn Nguyễn Viện, một tác giả có nhiều tác phẩm văn học phản kháng để tìm hiểu thêm về sự việc này.
Luôn hiện hữu

Mặc Lâm: Xin chào tác giả Nguyễn Viện. Là người có những bài viết, tác phẩm được thừa nhận là văn học phản kháng, nhắc tới dòng văn học này anh có thể cho biết sơ qua những tác giả tác phẩm hay phong trào nào hiện nay đang xảy ra, một cách tổng quát thưa anh?

Nguyễn Viện: Về phong trào văn học phản kháng thì tôi nghĩ rằng nó cũng có ý nghĩa trong một chừng mực nào đó, đặc biệt là nền văn học đó nó không thể chính thức xuất hiện trong nước qua những cơ quan thông tấn báo chí hay là truyền thông chính thống trong nước được mà nó thường xuất hiện trên các trang mạng hay các tờ tạp chí ở hải ngoại. Bởi thế việc phổ biến nó với độc giả trong nước không thật sự rộng rãi. Tuy nhiên không phải vì thế mà nó không hiện hữu. Nếu độc giả quan tâm thì họ có thể tìm thấy không những về văn hay thơ, thậm chí cả hội họa trên các trang mạng như Tiền Vệ hay Da Màu hoặc tạp chí Hợp Lưu ở hải ngoại.

Mặc Lâm: Rõ ràng càng ngày thì người đọc càng biết nhiều hơn những tác phẩm nói giùm tiếng nói của họ tuy chúng đang phát hành ở hải ngoại nhưng người đọc trong nước do tiếp cận Internet nhiều nên cũng lan tỏa nhiều lắm. Theo anh thì giới nào theo dõi cũng như quan tâm tới dòng văn học phản kháng nhiều nhất?

Nguyễn Viện: Theo những kinh nghiệm riêng tư của tôi thì lượng người quan tâm tới dòng văn học này nó nằm trong khoảng từ 30 hay 40 trở lên nhiều hơn là tầm 30 trở xuống. Thông qua những gì mà tôi được trao đổi hoặc tìm cách làm quen hay tìm đọc.

Mặc Lâm: Theo tôi nhận thấy thì phong trào hay là dòng chảy của văn học phản kháng hình như khi lên khi xuống tùy vào tính chất thời sự chứ không hẳn do tích lũy và nghiền ngẫm như thời gian trước nữa phải không thưa anh?

Nguyễn Viện: Vâng quả thực điều đó khá rõ ràng. Chẳng hạn khi có những biến động ngoài Biển Đông như việc xâm lược của Trung Quốc hay vụ dàn khoan của họ mới đây xâm phạm vùng biển Việt Nam. Hay vụ năm 2007 Trung Quốc sát nhập Hoàng Sa Trường Sa vào huyện đảo Tam Sa của họ… tất cả những hiện tượng đó nó tạo nên những phong trào văn chương khá là nhộn nhịp, gần như rất mãnh liệt. Người ta phản ứng với một thái độ gần như không khoan nhượng đối với bất cứ sự thỏa hiệp nào hay nhượng bộ hoặc với bất cứ phản ứng tiêu cực nào.
Chịu nhiều áp lực? 
Mo-Mieng-24-10-2006-305.jpg
Nhóm “Mở Miệng”: Từ trái sang Bùi Chát, Khúc Duy, Lý Đợi, Nguyễn Quán, ảnh chụp năm 2006.
Mặc Lâm: Trong một thời gian dài văn học phản kháng có nhóm Mở Miệng đã hoạt động rất sôi nổi và rộng khắp trên nhiều đề tài nhưng trong thời gian gần đây họ đã rút dần vào bóng tối không hoạt động nhiều như trước. Anh có thể chia sẻ thông tin nào về nhóm này thưa anh?

Nguyễn Viện: Có lẽ một phần vì một số anh em trong nhóm Mở miệng mà tôi được biết thì họ lo về vấn dề sinh kế, một nhóm còn trụ lại thì sự sáng tác của họ cũng trở nên lặng lẽ hơn, âm thầm hơn và xuất hiện cũng ít hơn.

Cũng có thể họ phải chịu một áp lực nào đó, hay do một điều kiện kinh tế nào đó hay cảm hứng, cảm xúc nghệ thuật của họ nó cũng giảm bớt theo thời gian… nhưng tuy nhiên tôi thấy riêng với nhóm Mở miệng mặc dù sáng tác của họ, ngoại trừ Bùi Chát ra thì những người khác gần như là không còn thấy phổ biến nữa tuy nhiên việc làm rất đáng ca ngợi của nhóm Mở Miệng là nhà xuất bản Giấy Vụn. Trong thời gian từ lúc nhà xuất bản Giấy Vụn ra đời cho tới nay thì đóng góp của họ trong việc phổ biến các tác phẩm có giá trị về văn học nghệ thuật hay là mang tính thức tỉnh thời sự cũng khá là quan trọng. Tôi nghĩ đó là một đóng góp rất lớn trong dòng chảy của văn học hiện nay cũng như trong sự ý thức thân phận mất nước hay các vấn đề xã hội khác.

Mặc Lâm: Còn về tác giả Nguyễn Viện, anh có tác phẩm nào trong năm vừa qua?

Nguyễn Viện: Trong năm vừa qua, 2013, cùng lúc tôi có hai tác phẩm được xuất bản. Một cuốn là “Nhảy múa để chết” được in bởi nhà xuất bản Tiếng quê hương ở Mỹ và tác phẩm thứ hai là “Đĩ Thúi” trước đó đã được phổ biến trên trang blog của nhà văn Phạm Thị Hoài, sau đó được Nhà Xuất Bản Cửa do tôi chủ trương in ấn.

Tuy nhiên sự in ấn này nó phổ biến rất hạn chế vì trong điều kiện và hoàn cảnh ở Việt Nam thì sự phổ biến của Nhà Xuất Bản Cửa của tôi nó cũng chỉ như là một cái gì mình giữ lại để làm kỷ niệm thôi chứ thật ra anh cũng biết ở Việt Nam thì trong hoàn cảnh xuất bản không chính thức như vậy thì sẽ không phát hành công khai hay rộng rãi được.

Mặc Lâm: Nếu bù lại khi xuất bản trong nước, ngay theo cách nhỏ giọt thì hiệu quả vẫn dễ thấy hơn ở hải ngoại phải không thưa anh?

Nguyễn Viện: Điều này thì đúng là nó hơi có vẻ nghịch thường nhưng nó cũng tùy từng trường hợp. Nếu như anh phổ biến trên mạng thì vấn đề trong hay ngoài nó cũng như nhau thí dụ như tác phẩm “Điếm thúi” của tôi khi in trên trang blog của chị Phạm Thị Hoài và sau đó được một số trang khác đăng lại cũng như đài BBC và RFA phổ biến thì rõ ràng là được rất nhiều người biết tới.

Tuy nhiên khi chuyển sang in giấy thì thật ra chính bản thân tôi cũng không khả năng in nhiều chỉ để tặng vài bạn bè, coi như giữ làm kỷ niệm thôi chứ còn nếu như mình phát hành rộng rãi thì nó có thể rơi vào tình huống mà mình không muốn đó là vi phạm luật xuất bản. Nếu vi phạm luật xuất bản trong nước thì nguy cơ rất cao.

Mặc Lâm: Chúng tôi vừa được biết qua trang blog của nhà văn Phạm Thị Hoài về việc anh bị công an thành phố liên tục triệu tập. Sự thật việc này ra sao, có liên quan tới việc sáng tác của anh hay không?

Nguyễn Viện: Hơn một tuần vừa qua tôi đã bị làm việc hai lần với cơ quan an ninh điều tra thành phố và ngày 10 tháng 10 tôi tiếp tục gặp lần thứ ba. Tất cả đều liên quan tới cái gọi là tôi phổ biến các tác phẩm của mình trên các phương tiện thông tin và họ cho tôi xem một tờ giấy, có đóng dấu đỏ đàng hoàng và họ nói rằng đó là bản giám định của cơ quan chuyên môn kết luận tôi vi phạm điều 87 và 88. Thật ra tôi không bận tâm lắm về điều này và biết đại khái điều 87, 88 là tội chống chính quyền.

Thật ra tôi nghĩ rằng sự phê phán trong một tác phẩm văn chương thì nó không bao giờ có thể là tội chống chính quyền. Bởi vì nó là một tác phẩm văn học, có nghĩa nó là tác phẩm hư cấu. Mặc dù nhận định này hay nhận định kia thì nó cũng chỉ là sự giả định của một nhân vật nào đó. Có thể nhân vật ấy phản ảnh tâm tư hay chính kiến gì của tôi thì cái chính kiến đó nó cũng không phải là cái gì có thể gọi là vi phạm pháp luật. Khi tôi nhìn nhận hay phê phán xã hội theo như tôi đã nhận thấy và tất cả những điều tôi viết ra nó chỉ phản ảnh sự thật chứ không phải tôi vu khống hay đặt điều vì thật sự những điều tôi nói hay viết trong tác phẩm so với thực tế xã hội thì nó cũng chưa là gì.

Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà văn Nguyễn Viện đã cho phép chúng tôi thực hiện bài phỏng vấn này.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-10-11 

-Nước cờ của Bắc Kinh

Việt-Long- Tổng hợp tin tức quốc tế -RFA

2014-10-13
hongkong-monday
Xô giựt hàng rào giữa sinh viên với người chống biểu tình  -RFA photo

Trắc nghiệm

Cảnh sát hành động bất ngờ lúc sáng thứ hai, dẹp bỏ những rào chắn do sinh viên dựng trên các đại lộ. Sinh viên trực tiếp khiếu nại lên chủ tịch Trung Quốc Tập Cận-Bình, yêu cầu xem xét lại về chức vụ lãnh đạo Hồng Kông, và Trưởng Quan Lương Chấn Anh bác bỏ mọi yêu sách của sinh viên. Đó là diễn tiến cuối tuần qua tại Hồng Kông.

Cảnh sát ra tay trước bình minh hôm thứ hai, như để trắc nghiệm phản ứng của sinh viên, nhưng tuyên bố không giải tán biểu tình, mà chỉ giảm thiểu nguy cơ tai nạn lưu thông.
Có xô xát nhưng không có tin đụng chạm mạnh, trong khi 50 người biểu tình tập trung cản trở cảnh sát dỡ rào cản ở khu Vượng Giác (Mong Kok). Những người khác ngăn cản công nhân khai thông đường rầy trong phố. Một số người biểu tình phát biểu chống đối hành động của cảnh sát.

Chiếm cứ lâu dài

Từ cuối tuần qua mấy chục lều trại đã mọc lên trên những con đường của khu trung tâm Hồng Kông. Sinh viên chuẩn bị thực hiện lời đe “chiếm cứ lâu dài” nếu chính quyền từ chối ngồi vào bàn đàm phán về những đòi hỏi dân chủ, và đòi ông Lương từ chức.
most-beautiful-protest
Cuộc biều tình được mô tả là "đẹp nhất thế giới"- Video capture
Mỗi ngày qua khu vực phản đối chính lại mang thêm vẻ thường xuyên và lâu dài. Ít nhất 1 ngàn người lui tới nơi đó vào lúc 11 giờ đêm chủ nhật. Sinh viên ngồi ở bàn học ngoài đường để học hành, hoặc xem tài liệu về cuộc chống đối trên màn ảnh lớn, hay ngồi xếp bằng, xem điện thoại cầm tay. Chiếu, lều, bạt nối nhau kéo dài tới cuối phố.Sinh viên nói họ không thể dừng cuộc phản đối nếu chính quyền không nhương bộ chút nào, hay ít nhất cũng phải thông đạt quan điểm của họ cho chính quyền trung ương ở Bắc Kinh.

Không thể kéo dài

Chính quyền Hồng Kông tuyên bố không nhượng bộ, gọi đó là phong trào quần chúng vượt quá giới hạn. Trưởng quan Lương Chấn Anh tin rằng phong trào này không thể kéo dài, từ chối đàm phán trừ phi sinh viên chấm dứt biểu tình và bỏ đòi hỏi dân chủ thực sự cho cuộc bầu cử Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông năm 2017. Ông nói sinh viên chỉ “có con số không” cho cơ hội một cuộc đầu phiếu tự do, vì như vậy đảng Cộng sản Trung Hoa sẽ phải thu hồi sắc lệnh tháng 8 đã xếp đặt mọi chi tiết cho cuộc tuyển cử này.  Chính quyền tỏ ra muốn chơi nước cờ “kéo dài cho mòn mỏi”, hy vọng sự ủng hộ chống đối sẽ yếu dần rồi phai tàn khi công chúng ngày càng chồng chất nỗi bực dọc vì cuộc sống thường nhật bị xáo trộn.

Đằng sau hành động chống biểu tình

Sáng thứ hai những người dân sự khác tập trung gần nơi chiếm cứ của sinh viên. Trong nhóm này có những công nhân xây dựng và tài xế taxi, đến để phản đối cuộc biểu tình vì đời sống của họ bị tổn hại. Một người tự xưng tài xế taxi nói anh ủng hộ dân chủ, nhưng thu nhập của anh đã giảm 40% từ mươi hôm nay vì lưu thông bị chặn đứng. Hằng trăm người biểu tình chống biểu tình, mang dải băng màu xanh và khăn xanh để phân biệt với phe sinh viên dùng dải băng và khăn vàng. Phe “băng xanh” mang những biểu ngữ ghi “Yêu Hồng Kông , ủng hộ lực lượng cảnh sát”, gọi các sinh viên lãnh đạo phong trào chống đối là “kẻ thù của nhân dân”, hô khẩu hiệu đòi cưỡng hành luật pháp và dẹp sạch cuộc chống đối. Nhóm băng xanh trông lớn tuổi hơn các sinh viên “băng vàng” nhiều, có cả những người nói tiếng Quan thoại của Hoa lục, không nói tiếng Quảng Đông như người Hồng Kông. Sinh viên coi đó là những côn đồ được thuê mướn và người của Bắc Kinh phái đến để chống biểu tình.

“Chiến thắng của Pyrrhus”

hongkong-protest
Hình ảnh Hồng Kông biểu tình – Video capture
Phía sinh viên cũng nhận thấy công chúng bị phiền nhiễu. Một số lãnh đạo sinh viên đã bàn thảo việc giải tỏa một  hay hai trong số ba khu vực chiếm cứ, hoặc mở thêm đường xung quanh để giảm thiểu sự cản trở lưu thông. Tuy nhiên trong số các sinh viên lãnh đạo vẫn còn có nhiều do dự trong sự nhượng bộ như vậy, trừ phi chính quyền nhượng bộ trước một số đòi hỏi của họ.
Suốt cuộc chống đối, sinh viên tránh chỉ trích trực tiếp chính quyền Bắc Kinh. Hôm thứ bảy, họ phổ biến thư ngỏ gởi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận-Bình, kêu gọi ông xem xét việc cải tổ chính trị cho Hồng Kông, và quy trách Trưởng quan Lương Chấn Anh về cuộc biểu tình của họ. Thư viết :”Nếu chính quyền trung ương tự tin, chính quyền không nên sợ phải để người dân Hồng Kông  tự mình bầu cử chức vụ Trưởng quan Hành chánh.”
Trung Quốc có vẻ sẽ không nhượng bộ. Hôm thứ bảy báo Nhân dân viết là phong trào biểu tình đã gây bất ổn. Báo Tin tức Trung Quốc do Nhà nước điều khiển gọi yêu sách của sinh viên là “kiêu ngạo và ngu dốt”. Giới quan sát coi đó là ngôn ngữ chứng tỏ Bắc Kinh bắt đầu mất kiên nhẫn.
Tuy nhiên, giáo sự luật đại học Hồng Kông Michael Davis cho rằng chính quyền Hồng Kông đang đi một nước cờ nguy hiểm nếu họ tin rằng chỉ cần chờ cho cuộc chống đối tự phai tàn.  Vị giáo sư nói làm như vậy có thể đem lại hiệu quả về ngắn hạn, nhưng chẳng khác nào “chiến thắng của Pyrrhus”, vị vua thời Cổ Hy Lạp đã đánh bại quân La Mã ở Asculum vào năm 279 trước công nguyên, nhưng cũng bị tổn thất nặng nề không kém.

Ẩu đả ở khu vực biểu tình Hong Kong

Ẩu đả xảy ra ở khu vực biểu tình chính ở Hong Kong khi những người phản đối phong trào ủng hộ dân chủ tiến vào khu vực này.
Hàng trăm người, trong đó nhiều người đeo khẩu trang phẫu thuật, xông vào hàng rào chắn do người biểu tình lập nên trong những tuần qua.
Cảnh sát được cho là đã cố gắng tách riêng hai đám đông.
Xô xát xảy ra chỉ vài giờ sau khi cảnh sát gỡ bỏ một số rào chắn bên ngoài khu vực cắm trại, bên ngoài văn phòng chính phủ, trong chiến dịch nhằm giảm tắc đường.
Người biểu tình – gồm các nhóm sinh viên và người thuộc phong trào Chiếm Trung tâm ủng hộ dân chủ - yêu cầu người Hong Kong có đầy đủ quyền bầu cử trong cuộc bỏ phiếu bầu ra lãnh đạo mới năm 2017.
Trung Quốc muốn kiểm soát danh sách ứng viên ra tranh cử.
Hôm thứ Hai, cảnh sát tiến vào khu vực Admiralty để dẹp một số rào chắn chặn các tuyến đường chính xung quanh khu vực tài chính và các tòa nhà chính phủ. Họ nói động thái này nhằm giảm tắc đường và họ không định dẹp toàn bộ khu cắm trại.
'Không chịu được nữa'
Chiến dịch này diễn ra khá yên bình mặc dù một số người biểu tình cáo buộc cảnh sát đã không báo trước cho họ hoặc buộc họ phải rời đi.
“Cảnh sát một lần nữa muốn lừa chúng tôi. Tôi không đi và tôi sẵn sàng bị bắt,” Cherry Yuen nói với hãng tin AFP.
Vài giờ sau đó, một nhóm đông người phản đối người biểu tình tụ tập ở khu vực này và cùng hô “hãy mở đường” cùng với giương khẩu hiệu ủng hộ cảnh sát.
“Người Hong Kong căm thù tất cả các anh,” South China Morning Post dẫn lời.
Trong số đó có các lái xe taxi, nhiều người giận dữ do hơn hai tuần giao thông gián đoạn. Họ lái xe tới khu biểu tình, hò hét và bấm còi.
Một số người dán biểu ngữ trước xe: “Chúng tôi không thể chịu đựng được nữa.”
Đụng độ xảy ra chỉ vài giờ sau khi cảnh sát dẹp các rào chắn
Nhiều người khác dỡ bỏ và kéo đi các lều trại do người biểu tình đã dựng.
Một sinh viên biểu tình nói với hãng tin Reuters rằng một số người ở nhóm phản đối “trông như gangster”.
"Họ bắt đầu chạy về phía họ [người biểu tình] và một người đàn ông lớn tuổi bị đánh bằng một vật cứng, đánh vào đầu, ông ấy bị thương và đang nằm ở kia,” cô nói.
Người ta thấy có ít nhất một xe cần cẩu tới gỡ rào chắn và hình ảnh quay được trên truyền hình dường như cho thấy một người mang mặt nạ bị buộc phải vứt con dao nhỏ.
Việc cảnh sát gỡ bỏ rào chắn diễn ra một ngày sau khi ông Lương Chấn Anh, đặc khu trưởng Hong Kong, khẳng định Bắc Kinh sẽ không thay đổi quan điểm về cải cách bầu cử ở Hong Kong theo ý của người biểu tình.
Ông không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để dẹp biểu tình.
“Chúng tôi sẽ vận dụng mọi hình thức thuyết phục. Chúng tôi hoàn toàn không muốn giải tỏa các điểm biểu tình nhưng nếu một ngày cần phải giải tỏa thì tôi tin rằng cảnh sát sẽ vận dụng sự phán đoán và chuyên môn của họ để sử dụng vũ lực ở mức tối thiểu,” ông nói.
Một lần nữa, ông Lương loại trừ khả năng từ chức và nói rằng phong trào biểu tình ‘đã mất kiểm soát’.
Chính quyền của ông Lương đã hủy đàm phán với người biểu tình một ngày trước khi nó diễn ra hồi tuần trước với lý do rằng việc người biểu tình không chấm dứt chiến dịch của họ khiến cho không thể ‘đối thoại xây dựng’ được.
(BBC)

-TBT Trọng có dám ‘đập bình diệt chuột’?

Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.
Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.

Phạm Chí Dũng  – VOA

Giới về hưu và đặc biệt tầng lớp cách mạng lão thành ở Việt Nam – với không ít người còn trung trinh với quá khứ oanh liệt của đảng – chắc chắn không thể hài lòng với tâm thế “đập chuột sợ vỡ bình” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
‘Anh hùng thời nội chiến’

Phát ngôn “chuột và bình” giống như lời tự sự của ông Trọng mới đây trước cử tri Hà Nội là cử chỉ mới nhất báo trước cuộc chiến chống tham nhũng của đảng Cộng sản Việt Nam rất có thể sẽ không đi đến đâu.
Vào năm ngoái, ông Trọng còn tỏ ra cứng rắn hơn với vài lần tuyên ngôn răn đe về những đối tượng “ăn của dân không chừa thứ gì” – nói theo từ ngữ của bà Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch nước.
Còn năm trước nữa – 2012, người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam dường như được khích lệ bởi sự kiện tấm màn Bạc Hy Lai bị rũ bỏ ở Trung Quốc. Nhưng rốt cuộc, năm đó đã kết thúc với việc rơi lệ của Tổng bí thư trước nụ cười bí ẩn của các nhóm lợi ích.
Nửa đầu năm 2014 đã trôi qua cũng như những năm dĩ vãng, nghĩa là không để lại ấn tượng gì. Thậm chí ngay cả công cuộc kê khai tài sản quan chức, vốn đã có thâm niên hơn 10 năm từ ngày khai sinh chủ trương này, cũng chỉ đem lại kết quả như một kỷ lục Guiness, khi chỉ có 5 người thuộc diện kê khai phải xác minh và 1 người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực, trong tổng số 944.425 trường hợp kê khai tài sản thu nhập năm 2013.
Nhưng điều có vẻ trái khoáy là chỉ sau khi xảy ra vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc ở Biển Đông và đặc biệt chuyến du ngự của Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Hoa, đến Hà Nội, người ta mới thấy một chút nhúc nhích của các cơ quan đảng. Dường như đã có một văn bản chỉ đạo nội bộ và kiên quyết hơn của Ban Bí thư trung ương đối với các ngành và tỉnh thành về việc tăng cường chống tham nhũng.
Tương tự như Trung Quốc, giới chức về hưu “không cho hạ cánh an toàn” bị lôi ra đầu tiên. Những trường hợp nổi cộm là các cựu Tổng thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh và Trần Văn Truyền. Sau đó dẫn đến quan chức đương nhiệm với khối tài sản khủng “mồ hôi nước mắt” là ông Ngô Văn Khánh, Phó tổng thanh tra chính phủ. Cả ba quan chức này đều là “người chính phủ”.
Trong vài tháng qua, hiện tượng dần lộ ra là bản thân ngành công an cũng tỏ ra chân thành hơn đôi chút trong việc nhìn nhận và xử lý những cán bộ cảnh sát lộng quyền lẫn lộng hành. Số bị xử lý chủ yếu rơi vào trường hợp nhũng nhiễu, đánh dân, tương đồng với Công ước chống tra tấn mà Nhà nước Việt Nam đã hứa thực hiện trước Liên hiệp quốc. Người ta đang lờ mờ nhìn ra một phiên bản “diệt ruồi”, dù chỉ là “ruồi mới đẻ”, mà đảng và ngành công an triển khai như Trung Quốc vào năm 2012.
Thế nhưng không phải bao giờ quyết tâm cũng làm nên sự nghiệp lớn. Không phải là một Tập Cận Bình với tầm vóc chiến lược và đặc biệt ít bị soi móc tì vết về tài sản cá nhân, tổng bí thư Việt Nam có lẽ còn cần đến nhiều tố chất để trở thành một “anh hùng thời nội chiến”.
“Đập bình diệt chuột”
Nếu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam tồn tại đến 6 loại quan hệ sở hữu chéo và tình thế đang trở nên quá khó để tách bạch chúng, thì nạn tham nhũng đang ăn sâu vào các nhóm thân hữu chính sách đến mức nếu đảng không trị từ nóc thì đừng trông mong gì vào tính thành khẩn của những đối tượng “ăn hết lấy gì mà tiêu” – nói theo từ ngữ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng về báo cáo kinh tế-xã hội mới đây của Chính phủ.
Một ví dụ nhỏ có thể cho thấy tính nghiêm minh của đảng vẫn chỉ là một điều khôi hài. Quyết định thanh tra đối với Tổng công ty Đường sắt VN là hoàn toàn hợp lẽ, khi đơn vị này đã có quá nhiều dấu hiệu “ăn” nguồn vốn ODA.
Vào tháng 8/2014, đã có tín hiệu TCT Đường sắt VN bị soi xét, khi Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng phải quyết định tước một loạt dự án nhận nguồn ODA của “con sâu” này. Chỉ có điều, người nhận trách nhiệm tổ chức thanh tra lần này lại là ông Ngô Văn Khánh, một quan chức cũng bị dư luận xem là “sâu mọt”. Vào tháng 3/2014, báo Người Cao Tuổi đã tung hê vấn đề tài sản cá nhân của ông Khánh, nhưng rốt cuộc ông này không bị mệnh hệ gì.
Điều cốt yếu là nếu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không thể có được một can thiệp nhỏ như thay đổi nhân sự thanh tra TCT Đường sắt VN, chiến dịch “diệt ruồi” của ông sẽ có nhiều nguy cơ bị phá sản, hoặc nếu không thất bại hoàn toàn thì cũng chẳng thể gọi là thành công.
Thậm chí, ngay cả mức thành công theo cách bình bầu thi đua “hoàn thành nhiệm vụ” cũng trở nên xa vời hơn, khi người được xem là “cánh tay phải của Tổng bí thư” – Trưởng ban nội chính trung ương – gần như đã bị “loại khỏi vòng chiến đấu” với căn bệnh ung thư hành hạ ở Hoa Kỳ.
Sau suýt soát bảy chục năm tồn tại, lần đầu tiên đảng Cộng sản VN phải đối mặt với nguy biến tan vỡ rất lớn bởi nạn tham nhũng từ chính trong lòng nó. Vài năm qua, nhiều đảng viên cao cấp lão thành đã tranh luận công khai về việc chỉ cần “diệt chuột” hay nên “đập bình” để xóa đi làm lại tất cả.
Song tâm thế thận trọng đến mức khó hiểu và khó chấp nhận của người đứng đầu đảng đang trở thành vật cản quá lớn đối với chính sự tồn tại của ông, và hầu như chắc chắn làm liên lụy cả những nhân sự do ông giới thiệu cho đại hội 12 của đảng vào năm 2016.
Lịch sử đã không ít lần chứng nghiệm kết cục tự đào thải của các chính khách bởi lý do đơn giản là họ không thể vượt qua chính lằn ranh sợ sệt bản thân. Với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và ê kíp của ông, thời gian để “làm nên chuyện lớn” chỉ còn hơn một năm – cơ hội cuối cùng nhưng khá ngắn để phiên bản dù chỉ một phần nhỏ thành tích “đả hổ diệt ruồi” của Tập Cận Bình.
Hãy chờ xem những người bên đảng có dám đứng thẳng để “đập bình diệt chuột” hay không.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

-Dư âm Hồng Kong và chiếc bình của ông Tổng bí thư

Kính Hòa, phóng viên RFA

2014-10-13
Người biểu tình ủng hộ dân chủ ngủ trên một con đường bị phong tỏa tại Hồng Kông vào ngày 03 tháng 10, năm 2014. Hồng Kông đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất kể từ năm 1997.
Người biểu tình ủng hộ dân chủ ngủ trên một con đường bị phong tỏa tại Hồng Kông vào ngày 03 tháng 10, năm 2014. Hồng Kông đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất kể từ năm 1997. AFP
http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf
Cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kong đang lắng dịu khi đa số sinh viên trờ về nhà. Cuộc đấu tranh dường như chuyển từ đường phố sang những thông điệp qua lại giữa nhà cầm quyền và những người Hong Kong trẻ tuổi. Hơn 10 ngày sôi sục của đường phố Hồng Kong để lại nhiều dư âm trong lòng những blogger Việt nam, nhất là khi người Việt nam nhận ra những tương đồng mà những người biểu tình Hồng Kong gặp phải cũng giống như họ đã gặp phải trên đường phố Hà nội và Sài Gòn.
Đó là những quần chúng tự phát.

Đây là những người thường dùng vũ lực và ngôn ngữ thô tục để chống lại những người biểu tình. Những nhà hoạt động dân chủ ở Việt nam cho là họ là công an, còn sinh viên Hồng Kong cũng nghĩ rằng họ được Bắc Kinh phái đến từ Hoa lục.
Blogger Nguyễn Hữu Vinh nhận xét câu chuyện quần chúng tự phát này trong bài Côn đồ đỏ, xã hội đen
Bất cứ nhà cầm quyền Cộng sản nào, dù là Việt Nam hay Trung Hoa, dù là Liên Xô trước đây hay Bắc Hàn ngày nay, đều luôn muốn tạo cho mình một bộ mặt sạch sẽ trước cộng đồng quốc tế. Và dù có là chủ mưu, thì bàn tay nhuốm máu phải là bàn tay của một đám tiện dân nào đó.
Dầu chiêu “quần chúng tự phát” là chiêu ruột của cộng sản, nhưng tui không ngờ Trung cộng thi triển chiêu này ở Hong Kong. Bởi vì bản chất chiêu này là gian manh tà đạo, trong khi Hong Kong nơi mà cả Thế giới nhìn thấy
Blogger Nguyễn Tấn Thành
Còn Blogger Nguyễn Tấn Thành thì nhẹ nhàng hơn cho rằng khó mà thực hiện điều ấy ở một nơi như Hồng kong, một mảnh đất mà mầm sống dân chủ đã vươn lên từ lâu.
Dầu chiêu “quần chúng tự phát” là chiêu ruột của cộng sản, nhưng tui không ngờ Trung cộng thi triển chiêu này ở Hong Kong. Bởi vì bản chất chiêu này là gian manh tà đạo, trong khi Hong Kong nơi mà cả Thế giới nhìn thấy thì việc thi triển chiêu này có thể nắm phần thắng, nhưng lại mất nhiều hơn vì lộ bản chất gian manh tà đạo cho cả Thế giới thấy.
Câu chuyện Quần chúng tự phát này lại được blogger, nhạc sĩ Tuấn Khanh nhớ lại những câu chuyện khó tưởng tượng của hồng vệ binh, của Cách mạng văn hóa của Trung quốc. Anh viết bài Khi Trung quốc chuyển lửa cách mạng văn hóa vào Hồng Kong
Cộng sản – ông thầy của bạo lực, chia rẽ, sợ hãi – đã khôn ngoan hơn trong cuộc tổ chức những cuộc tận diệt trong lòng dân tộc như vậy, im lặng và hiệu quả hơn trước mắt theo dõi của thế giới.
Còn blogger Mạnh Kim thì nghĩ ra một khái niệm mới để thay thế cho các Hồng vệ binh năm xưa ở Trung quốc, hay các Dư luận viên ngày nay ở Việt nam, Mạnh Kim gọi đó là những hành động viên, nhưng mục đích tồn tại của tất cả những tên gọi ấy là một, đó là Diệt dân chủ
Cẩm nang diệt dân chủ của họ, ngày càng “tiến hóa” cùng với sự cố chấp và định kiến bảo vệ đảng hơn là bảo vệ dân, chắc chắn không chỉ là việc sử dụng một nhóm người cơ bắp và thô tục.
Biến chuyển chính trị ở Hồng Kong đặt những nhà lãnh đạo Trung quốc vào một tình thế mà blogger Cánh Cò cho là khó xử khi so sánh chủ tịch Tập Cận Bình như một con mãnh thú bị mắc xương, mà cái xương lại đơn giản là câu thanh niên hiền lành 17 tuổi tên là Hoàng Chi Phong.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa thì nhìn thấy sự khó xử ấy của Bắc Kinh như là một cuộc khủng hoảng không những mang tính kinh tế chính trị mà còn là văn hóa nữa. Ông nói trong một lần trao đổi với Vũ Hoàng của đài RFA
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng chống tham nhũng thì phải như đánh chuột nhưng đừng để vỡ bình
Cẩm nang diệt dân chủ của họ, ngày càng “tiến hóa” cùng với sự cố chấp và định kiến bảo vệ đảng hơn là bảo vệ dân, chắc chắn không chỉ là việc sử dụng một nhóm người cơ bắp và thô tục
blogger Mạnh Kim
Tôi thiển nghĩ gút mắc Hong Kong là nan đề khó giải mà yếu tố kinh tế không thể giải thích hết nếu ta quên mất cái gốc là văn hóa rồi cái nhánh là chính trị. Có lẽ đây là một cuộc Cách mạng Văn hóa ngược!
Đặc điểm của Hong Kong như một thuộc địa Anh là người dân bản xứ tự động xây dựng được “xã hội dân sự”, một “civil society” trước khi khái niệm này trở thành thông dụng, và một xã hội dân sự hướng về kinh tế theo quy luật tự do của thị trường. Vì là thuộc địa, dân Hong Kong không được bầu lên lãnh đạo, nhưng có tự do tư tưởng, tự do lập hội để sinh hoạt và giải quyết sinh kế trên nền tảng luật pháp của Đế quốc Anh và nhờ một bộ máy hành chính hữu hiệu.
Những yếu tố lịch sử đặc biệt ấy khiến Hong Kong là nơi cởi mở về tư tưởng, có mức độ tự do kinh tế số một của thế giới, là chuyện ai cũng nói đến, nhưng thật ra lại còn có một nét văn hóa riêng và trở thành một “bản sắc Hong Kong”. Hiện tượng ấy kéo dài 155 năm cho tới khi Hong Kong “hồi quy cố quốc”, trở lại là lãnh thổ Trung Quốc từ năm 1997. Từ đấy, yếu tố văn hóa đụng vào chính trị với biểu hiện là kinh tế!
Blogger Tưởng Năng Tiến thì nhìn Hồng Kong mà nhớ Thiên An Môn để nhận ra rằng bên cạnh cái mà người ta thấy bên ngoài là cuộc xung đột dân tộc Việt Trung thì hơn 1 tỉ người Hoa từ Hồng Kong cho đến đại lục, trớ trêu thay lại có một nỗi khát khao Thoát Trung như những người láng giềng phương Nam. Ông viết rằng:
Bây giờ thì tôi tin rằng bốn phần năm người Tầu cũng đang muốn thoát Trung (cộng) y như tuyệt đại đa số dân Việt hiện nay. Nói cách khác là dân Việt có một tỉ người Tầu đồng cảnh nhưng dường như không mấy ai để ý đến điều này
Chiếc bình của ông Tổng Bí Thư
Ở đây ông TBT có nhầm một chút khi coi đó là cái bình quý, nhưng tôi và người dân nghĩ đấy là cái bình vôi. Mà trong cái bình vôi ấy đầy rẫy lũ ma quỷ và chính cái lũ ma quỷ do cái bình vôi ấy sinh ra nó đã hoành hành
Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Trong lúc chính sự Hồng Kong chỉ mới lắng dịu mà chưa kết thúc thì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của đảng cộng sản Việt nam lại làm khuấy động dư luận bằng nhận định của ông về việc chống tham nhũng. Ông cho rằng chống tham nhũng giống như ném chuột nhưng hãy cẩn thận coi chừng vỡ chiếc bình quý. Ông Trọng vốn cũng được biết đến nhiều bằng những câu nói nổi tiếng tương tự mà blogger Song Chi viết là những lời nói nhả ngọc phun châu.
Blogger Cánh Cò viết rằng chiếc bình mà ông Trọng sợ vỡ ấy cũng chính là ông và đảng của ông chứ không phải là gì khác. Hơn nữa chiếc bình ấy lại được làm ở Hồng Kong vào năm 1930.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự ở Hà nội nói với đài RFA
“Ở đây ông TBT có nhầm một chút khi coi đó là cái bình quý, nhưng tôi và người dân nghĩ đấy là cái bình vôi. Mà trong cái bình vôi ấy đầy rẫy lũ ma quỷ và chính cái lũ ma quỷ do cái bình vôi ấy sinh ra nó đã hoành hành , không chỉ tham nhũng mà chúng nó còn làm đủ các điều tác oai tác quái khác. Cho nên theo tôi nên tìm cách vứt cái bình vôi đó đi là cách hay nhất. Rất đáng tiếc là ông TBT tuy đã chân thành thừa nhận sự thất bại của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, nhưng ông ấy vẫn cố bám vào cái bình vôi ấy thì vô phương cứu chữa”
Người cựu chiến binh Trần Kỳ Trung lại nghe câu nói của ông Tổng bí thư mà liên tưởng đến 1 vụ án tham nhũng ở quê ông trong bài Chuyện buồn quê tôi
Số lượng  “ chuột cống” tham nhũng có điều kiện phát triển nhanh và lớn. “Nhanh” và “lớn” đến độ chen chúc, không còn chỗ chứa, nó sẽ tự phá tung “ chiếc bình” mà ông Nguyễn Phú Trọng đang cố lo giữ, chứ không phải ai đứng ngoài đập vỡ bình.
Sự Thật và Dân chủ
Trong những ngày sôi sục của tuổi trẻ trên đường phố Hồng Kong, Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy viết bài Sự thật và dân chủ, trong đó bà tìm cách lý giải tại sao cuộc đấu tranh đòi dân chủ ở Hồng Kong lại diễn ra đẹp đẽ như thế, trong khi ở Việt nam thì lại im lìm, buồn bã. Bà cho rằng nhà văn Tiệp Khác Vaclav Havel đã đúng khi cho rằng những xã hội hậu cộng sản vẫn bị thống trị bởi một truyền thống dối trá bắt nguồn từ hệ thống ý thức hệ toàn trị trước đó. Bà dẫn chứng bằng mối quan hệ giữa những tầng nấc công danh của nhà thơ cộng sản Tố Hữu và câu thơ nổi tiếng của ông ta
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin
Nguyễn Thị Từ Huy viết tiếp rằng cái không khí dối trá ấy nó vẫn bang bạc và ảnh hưởng lên cả phong trào dân chủ tại Việt Nam. Bà cho rằng những người thực sự mong muốn dân chủ phải bước ra khỏi cái bang bạc đó của sự dối trá toàn trị.
Những người làm dân chủ thực sự phải là những người có khả năng sống thật và dám sống trong sự thật. Và trong một bối cảnh như bối cảnh hiện tại của chúng ta, điều đó không dễ dàng, và đòi hỏi phải trả giá, bằng cách này hay cách khác. Nhưng hãy nhìn những sinh viên non trẻ của Hong Kong để thấy rằng tương lai phụ thuộc vào hành động của ngày hôm nay. Sống thật thì không dễ dàng, nhưng lại chẳng khó khăn gì để hình dung cái tương lai được xây dựng trên sự ươn hèn và dối trá của chúng ta hiện nay.
Mong ước cho phong trào dân chủ của bà Nguyễn Thị Từ Huy cũng là của Nhạc sĩ, blogger Tuấn Khanh trong bài Có một lương tâm mà chúng tôi xin mượn lời để kết thúc bài điểm blog hôm nay:
Mong rằng đất nước này sẽ thôi những điều oan trái. Và lương tâm, chỉ có một lương tâm được vinh danh vì thái độ biết làm người.
Vĩ thanh
Bài hát Giương cao chiếc ô ra đời trong những ngày sinh viên biểu tình tại Hồng Kong
Ngồi trong đám đông này
Không có nghĩa bạn và tôi không sợ hãi
Sợ lắm những gì sẽ xảy đến
Nhưng trong đêm tối tăm này
Không gì đáng sợ hơn
Khi im lặng lên ngôi và câm nín ngập tràn
Đứng hiên ngang giữa đất trời
Lòng can đảm sẽ không bị khuất phục
Tin tôi đi, số phận sẽ bi thương biết mấy
Nếu sợ hãi chế ngự tâm can
Với bất cứ ai muốn tường tận nghịch lý này
Nước mắt sẽ rơi khi người đó nhìn thấu sự thật
Hãy cùng nhau giương cao chiếc ô
Một chiếc giương cao chiếc khác sẽ lên theo
Điều tôi nói có đúng không?
Hãy cùng nhau giữ lấy chiếc ô
Dũng cảm chiến đấu vì những gì thuộc về chúng ta
Bạn có sợ không?
Khi bạo tàn có thể ập đến
Quyết tâm của chúng ta sẽ không phai nhạt
Những chiếc ô là hoa khoe sắc
Không lụi tàn và cũng chẳng mất đi
Vì lợi ích của ngày mai tươi sáng
Chúng ta phải ghi nhớ đêm nay
Bạn cùng tôi luôn bình tĩnh đối mặt mọi gian khó
Bất cứ ai bỏ lỡ đêm nay
Sẽ không còn cơ hội mà hối tiếc”.
Albert Leung (Theo Đại Kỷ Nguyên)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét