Nếu Đảng vì tổ quốc thì mọi việc đã khác !
*** Đảng CSVN có vì tổ quốc chứ sao không, nhưng mà “tổ quốc Xã hội chủ nghĩa”- Điều đó đã được lãnh đạo CHXHCN VN xác định từ lâu.- Tại những người VN không chịu hiểu , đã tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên CNXH (CS) thì cái TỔ QUỐC CHUNG là đúng rồi chớ đâu có sai, VN-Trung cộng- Cu ba -Bắc hàn là một tổ quốc , chớ đã theo CNCS mà quốc gia này của tôi, quốc gia kia của anh…thì theo CS làm gì. Cho nên phải bảo vệ TỔ QUỐC XHCN , mà ông GS TS Đt Thanh chỉ ra là cái SỔ HƯU đấy.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
Người Việt mình có NGU DỐT, DỐI TRÁ, HIẾU CHIẾN không !?
Canh Le FB
Xin được bắt đầu bằng HIẾU CHIẾN trước :
Dân mình vốn “hào hứng” với chiến tranh … Các võ tướng, các chiến trường … thường được vinh danh ca tụng bằng các tượng đài “hoành tráng”, bằng các tên trường, tên đường, tên quảng trường to lớn và đẹp đẽ … Trong khi đó, một nhân vật lịch sử – văn hóa uyên bác kiệt xuất là Trạng Nguyên – Đông Các Đại Học Sĩ – Thái Phó – Trình Tuyền Hầu – Trình Quốc Công – Tuyết Giang Phu Tử – Nguyễn Bĩnh Khiêm liệu đã được hậu thế ngưỡng vọng, tri ân, và noi gương xứng đáng … !?
Ngài từng được người đời đánh giá như sau :
+ Trạng nguyên, Lại bộ thượng thư Giáp Hải đời Mạc :
- “Chu Liêm Khê hậu hữu Y Xuyên, Lý học vu kim hữu chính truyền” ( Sau Liêm Khê lại có Y Xuyên, Lý học ngày nay bậc chính truyền ) ;
- “Danh quán nho khoa lôi chấn địa, Lực phù nhật cốc trụ kình thiên ( Kim bảng đứng đầu tên sấm dậy, Chống trời cột vững sức cường kiên ) ;
Tứ triều huân nghiệp nhân trung kiệt, Cửu lão quang nghi thế thượng tiên” ( Bốn triều nghiệp lớn tay anh kiệt, Chín lão dung nghi dáng khách tiên ).
+ Tiến sĩ Đinh Thì Trung, trong bài văn tế Môn Sinh Tế Tuyết Giang Phu Tử Văn :
- “Muôn chương đọc khắp, học tài chẳng kém Âu, Tô” ( Âu Dương Tu và Tô Đông Pha đời Tống ), “Văn lực không nhường Lý, Đỗ” ( Lý Bạch và Đỗ Phủ đời Đường ) ;
- “Một kinh Thái ất thuộc lòng, đốt lửa soi gan Dương Tử” ( Dương Hùng đời Hán ) ;
- “Suy trước biết sau, học lối Nghiêu Phu môn hộ” ( Thiệu Ung đời Tống ) ;
- “Một mình Lý học tinh thông, hai nước anh hùng không đối thủ”.
+ Tiến sĩ Ôn Đình hầu Vũ Khâm Lân đời Lê Trung Hưng, trong bài Bạch Vân Am Cư Sĩ Nguyễn Công Văn Đạt Phả Ký :
“… Bởi tiên sinh chẳng những chỉ tinh thâm một môn Lý học, biết rõ dĩ vãng cũng như tương lai, mà sự thực thì trăm đời sau cũng chưa dễ ai hơn được vậy. Ôi ! Ở trong thiên hạ, các bậc quân vương, các vị hiền giả, hỏi có thiếu chi, nhưng chỉ có lúc sống thì được phú quí vinh hoa, còn sau khi mất thì những cái đó lại cũng mai một đi với thời gian, hỏi còn ai nhắc nữa ? Còn như tiên sinh, nói về thế hệ đã truyền đến 7, 8 đời, gần thì sĩ phu dân thứ ngưỡng vọng như bóng sao Đẩu trên trời, dẫu cách ngàn năm cũng còn tưởng như một buổi sớm, xa thì sứ giả Thanh triều tên Chu Xán, nói đến nhân vật Lĩnh Nam cũng đã có câu An Nam Lý học hữu Trình Tuyền tức là công nhận môn Lý học của nước An Nam chỉ có Trình Tuyền là người số một, rồi chép vào sách truyền lại bên Tàu. Như thế, đủ thấy Tiên sinh quả là một người rất mực của nước ta về thời trước vậy.”
+ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, sống qua các thời vua Lê – chúa Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, trong bài thơ Quá Trình Tuyền Mục Tự ( Qua Chùa Cũ Của Trình Tuyền ) :
- “Huyền cơ tham tạo hóa” ( mưu cơ thâm kín can dự cả vào công việc của tạo hóa ). Ý chỉ đến “Sấm Trạng Trình”
- “Phiến ngữ toàn tam tính” (một lời ngắn gọn mà bảo toàn cho cả ba họ). Ý chỉ đến ba câu : “Hoành Sơn Nhất Đái, Vạn Đại Dung Thân” giúp họ Nguyễn … ; ” Cao Bằng Tuy Thiển, Khả Diên Sổ Thế” giúp họ Mạc … ; ” Giữ Chùa Thờ Phật Thì Ăn Oản” giúp họ Trịnh …
+ Phạm Đình Hổ trong Vũ Trung Tùy Bút :
“Lý học như Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan đều là tinh anh của non sông đúc lại”.
+ Phan Huy Chú, danh sĩ thời nhà Nguyễn, trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí :
“Một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở”.
Một Đấng – Bậc Kẻ Sĩ mà, chỉ dùng lời nói, có thể định được Xã Tắc ( phía bắc ), mở được Sơn Hà ( phía nam ), những lời “sấm” tiên tri vận nước còn truyền tụng đến ngày nay … xem ra không hấp dẫn, làm nức lòng dân Việt bằng các Chiến Tướng “Nhất Tướng Công Thành Vạn Cốt Khô” :
+ Tiền Ngô Vương – Ngô Quyền ;
+ Vạn Thắng Vương – Đinh Tiên Hoàng Đế – Đinh Bộ Lĩnh ;
+ Thập Đạo Tướng Quân – Lê Đại Hành Hoàng Đế – Lê Hoàn ;
+ Thái Úy – Việt Quốc Công – Lý Thường Kiệt ;
+ Quốc Công Tiết Chế – Hưng Đạo Đại Vương – Trần Quốc Tuấn ;
+ Bình Định Vương – Lê Thái Tổ – Lê Lợi ;
+ Long Nhương Tướng Quân – Bắc Bình Vương – Quang Trung Hoàng Đế – Nguyễn Huệ ;
+ Võ Hiển Đại Học Sĩ – Tráng Liệt Bá – Nguyễn Tri Phương ;
+ Quản Cơ – Nguyễn Trung Trực ;
+ “Hùm Thiêng Yên Thế” – Đề Thám – Hoàng Hoa Thám ;
+ Đại Tướng “Trăm Năm Hào Kiệt” – Võ Nguyên Giáp, … ;
… vv …
với các Chiến Trường “Chiết Kích Trầm Giang, Khô Cốt Doanh Khâu” :
+ “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng” ;
+ Phòng Tuyến Như Nguyệt ;
+ “Đoạt sáo Chương Dương Độ / Cầm Hồ Hàm Tử Quan” ;
+ Chi Lăng giết Liễu Thăng ;
+ Rạch Gầm – Xoài Mút nhấn chìm quân Xiêm, Đống Đa gò chôn thây giặc ;
+ Đại Đồn Chí Hòa, Lũy Bán Bích ;
+ “Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa / Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần” ;
+ Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” ;
+ Đồng Xoài, Bình Giã, “A Sao máu thù còn nồng”, Khe Sanh, Dak Tô, Plei Me, “Gio Linh đón thây giặc về làm phân xanh cây lá”, “đồn Tà Cơn năm nào bốc cháy”, Cổ Thành Quảng Trị, Bình Long, “Phước Long xây chiến thắng”, “Xuân Lộc cánh cửa thép”, … “Đại Lộ Kinh Hoàng”, … “Truông Gọi Hồn, Đồi Xáo Thịt”, … “trận địa thì loang máu tươi” …
… vv …
Ngoài ra, những Đấng – Bậc Sĩ – Sư khác, các Văn Thần “Kinh Bang Tế Thế” bằng tiết tháo thanh cao, chính trực, bằng tài văn học uyên thâm như :
+ Thiền Sư – Pháp Sư – Lý Triều Quốc Sư – Nguyễn Minh Không ;
+ Tả Gián Nghị Đại Phu – Thái Phó Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự – Tể Tướng Thái Sư – Lý Đạo Thành ;
+ Hàn Lâm Học Sĩ – Hành Khiển – Tả Gián Nghị Đại Phu – Tham Tri Chính Sự – Thái Bảo – Thái Phó – Trương Hán Siêu ;
+ Thái Học Sinh – Tiều Ẩn - Quốc Tử Giám Tư Nghiệp - Văn Trinh Công - Chu Văn An ;
+ Tiến Sĩ – Đông Các Đại Học Sĩ – Quốc Tử Giám Tế Tửu - Lễ Bộ Thượng Thư – Hàn Lâm Viện Sự Trưởng – Lại Bộ Thượng Thư – Nhập Nội Phụ Chính – Tao Đàn Nhị Thập Bát Tú Phó Đô Nguyên Súy - Thân Nhân Trung ;
+ Gia Ðịnh Xử Sĩ Sùng Đức Võ Tiên Sinh – Võ Trường Toản :
Sinh Tiền Giáo Huấn Đắc Nhân, Vô Tử Nhi Hữu Tử
Một Hậu Thịnh Danh Tại Thế, Tuy Vong Giả Bất Vong ;
+ Hàn Lâm Viện Chế Cáo – Hộ Bộ Thượng Thư – Lễ Bộ Thượng Thư – Lại Bộ Thượng Thư – Binh Bộ Thượng Thư – Quốc Sử Quán Phó Tổng Tài – Hiệp Biện Học Sĩ – Thiếu Bảo Cần Chánh Điện Đại Học Sĩ - Trịnh Hoài Đức ;
+ Hàn Lâm Viện Chế Cáo – Đông Cung Thị Giảng – Hình Bộ Hữu Tham Tri – Binh Bộ Thượng Thư – Hộ Bộ Thượng Thư – Lê Quang Định ;
+ Hàn Lâm Viện Thị Độc – Binh Bộ Hữu Tham Tri – Công Bộ Thượng Thư – Tĩnh Viễn Hầu – Ngô Nhân Tịnh ;
+ Hàn Lâm Viện Chế Cáo – Lễ Bộ Tham Tri – Đông Cung Phụ Đạo – Tán Trị Công Thần Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu – Trụ Quốc Thái Sư – Châu Quận Công – Ngô Tùng Châu ;
+ Tiến Sĩ – Hàn Lâm Viện Biên Tu – Đô Sát Viện Phó Đô Ngự Sử – Lại Bộ Thượng Thư – Cơ Mật Viện Đại Thần – Quốc Sử Quán Tổng Tài – Hiệp Tá Đại Học Sĩ – Phan Thanh Giản ;
+ Huy Chương Dũng Sĩ Cứu Thế của Tòa Thánh La Mã, ngày 1 tháng 10 năm 1863,
Hội Viên Hội Nhân Văn Và Khoa Học vùng Tây Nam nước Pháp, Hội Nhân Chủng Học, Hội Giáo Dục Á Châu, năm 1871,
Giáo Sư Ngôn Ngữ Á Đông, thông hiểu 27 sinh ngữ trên thế giới, năm 1874,
“Toàn Cầu Bác Học Danh Gia”, đứng hàng thứ 17 trong 18 “Thế Giới Thập Bát Văn Hào”, năm 1874. Được ghi trong Bách Khoa Tự Điển Larousse,
Hội Viên Hội Chuyên Khảo Văn Hóa Á Châu, ngày 15 tháng 2 năm 1876,
Hội Viên Hội Chuyên Học Địa Dư Paris, ngày 7 tháng 7 năm 1878,
Khuê Bài Hàn Lâm Viện Đệ Nhị Đẳng Bội Tinh (Palmes d’Académie) của Hàn Lâm Viện Pháp, ngày 17 tháng 5 năm 1883,
Tứ Đẳng Long Tinh, Ngọc Khánh, Long Khánh của Nam Triều, ngày 17 tháng 5 năm 1886,
Huy Chương Isabelle la Catholique của Tây Ban Nha, ngày 27 tháng 6 năm 1886,
Bắc Đẩu Bội Tinh Đệ Ngũ Đẳng của Pháp ngày 4 tháng 8 năm 1886,
Hàn Lâm Viện Đệ Nhất Đẳng của Pháp ngày 3 tháng 6 năm 1887,
Hàn Lâm Viện Đệ Nhất Đẳng của Hoàng Gia Cam Bốt,
Hàn Lâm Viện Thị Giảng Học Sĩ ( dưới triều Đồng Khánh ),
Hàm Lễ Bộ Tham Tri ( dưới triều Khải Định ),
Hàm Lễ Bộ Thượng Thư ( dưới triều Bảo Đại ),
Pétrus Trương Vĩnh Ký ;
… vv …
cũng chịu chung số phận bị thờ ơ bởi dân Việt …
Đối với các sự kiện lịch sử, dân mình cũng xem nhẹ các công cuộc Cải Cách của Hồ Quý Ly, công cuộc Nam Tiến của các chúa Nguyễn theo kế sách “Tàm Thực” của Nguyễn Cư Trinh, công cuộc Duy Tân : Khai Dân Trí – Chấn Dân Khí – Hậu Dân Sinh của Phan Chu Trinh, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can, phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm …, nhu nhuyễn, ôn hòa, bất bạo động …, mà “hào hứng” với các phong trào Xô Viết Nghệ Tỉnh, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Đồng Khởi, các chiến dịch Mậu Thân, Đường 9 Hạ Lào, Mùa Hè Đỏ Lửa … đầy xương máu …
Hiện thời, trên các trang mạng, nhiều người đả kích lại những người biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc xâm lược, bất đồng chính kiến ôn hòa … rằng chỉ giỏi biểu tình, không dám cầm súng bảo vệ đất nước …, rằng chỉ giỏi “chém gió”, làm “anh hùng bàn phím” …, rằng thì là … vv … Thực ra, có thể nhìn sự việc theo một hướng khác : “Quốc Gia Hưng Vong, Thất Phu Hữu Trách”, mỗi công dân, tùy theo vị thế và khả năng, có những phương cách khác nhau để biểu lộ trách nhiệm và thực hiện bổn phận, người lính thì chiến đấu bằng vũ khí, người dân thường thì chiến đấu bằng biểu tình, với các khẩu hiệu, biểu ngữ bày tỏ chính kiến, có khi chỉ biểu tình trong im lặng, bất động, tuyệt thực … ( chứ không phải bằng “chiến tranh nhân dân”, một con dao hai lưỡi rất nguy hiểm, Thảm Sát Mỹ Lai là một ví dụ đau thương trong muôn vàn vụ thảm sát thường dân khác, trên khắp thế giới … ), người trí thức thì chiến đấu bằng văn chương, phản tỉnh, phản biện … Một cuộc biểu tình, một lời hịch, một câu văn … nhiều khi có sức mạnh hơn một đạo quân, có thể “thắng nhi bất chiến”, “bất chiến tự nhiên thành”, giúp giảm thiểu máu xương, sức người sức của …
Võ có “Cương” có “Nhu”, Văn có “Hùng” có “Diễm” …
Võ có những “Võ Tướng” “ngoài biên thùy rạch mũi Can Tương”, lúc dùng trường trận, khi dụng đoản binh, xông pha chiến địa, chém tướng đoạt thành … ; đồng thời cũng có những “Nho Tướng” “kinh luân khởi tâm thượng, binh giáp tàng hung trung”, ngồi trong màn trướng thảo hịch, định kế … mà quyết được sự thắng thua, thành bại ngoài trăm dặm …
Văn có những “Văn Thần” “trong lang miếu ra tài Lương Đống”, xông xáo trên “trường văn trận bút”, “bút chiến” lẫy lừng, “cầm chính đạo để tịch tà cự bí, hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên” … ; đồng thời cũng có những “Tao Nhân Mặc Khách” “nào thơ, nào rượu, nào địch, nào đờn …”, “tiêu dao nơi hàn cốc thanh sơn”, “mặc ai hỏi, mặc ai không hỏi tới” mà “ngâm hoa vịnh nguyệt”, “gẫm việc đời mà ngắm kẻ trọc thanh”, “phù thế giáo một vài câu thanh nghị” …
Không thể nhận định phiến diện, chủ quan là “Võ cường Văn nhược”, mà “nhất trọng nhất khinh” … Xưa nay “cương chiết nhược tồn”, “nhu nhược thắng cương cường” không hiếm … ! …
Tất cả, Văn và Võ, Cương – Nhu – Hùng – Diễm, đều cần thiết và có giá trị hỗ tương, hình thành nên tính cách của một con người, hình thành nên tính cách của một dân tộc, “dân tộc tính” …
Mà, “TÍNH CÁCH LÀM NÊN SỐ PHẬN” !!!
Đến bao giờ thì dân Việt mới có thể nhận chân được tính cách “HIẾU CHIẾN”, “TRỌNG VÕ KHINH VĂN” tiềm ẩn trong “dân tộc tính” của mình … !? … !? … !? …
Tiếp theo, xin bàn đến DỐI TRÁ :
Truy tìm “dân tộc tính” của một dân tộc, theo tôi, có một con đường là đi qua Văn Học Dân Gian, những câu chuyện cổ tích dân gian của dân tộc ấy. Bởi vì chúng phản ánh một cách tự nhiên nhất tâm tư, tình cảm của một dân tộc, chưa qua sàng lọc của lý trí, học thuật. Cô Tấm, một nhân vật chính diện tiêu biểu, đại diện cho cái thiện, vẫn dùng cách nói dối để trả thù, và trả thù một cách độc ác. Những nhân vật chính diện như Thằng Bờm, Trạng Quỳnh, Ba Giai, Tú Xuất … cũng dùng cách nói dối để đạt được mục đích của mình, mà những mục đích đó, rất nhiều khi, cũng chẳng có gì cao thượng …
Tục ngữ Việt Nam có câu :
- Thật thà là cha đứa dại.
- Thật thà là cha quỷ quái.
- Thật thà thường thua thiệt.
Đành rằng, vẫn có những câu :
- Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.
- Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng.
- Ngang bằng sổ ngay – So tày vót nhọn.
Người Tàu ngày xưa từng nhận xét : “Dân Giao Chỉ thích dối và ưa nổi loạn”.
Người Pháp đã gọi triều đình Huế là “Cái ổ dối trá”, do sự bất nhất trong lập trường hòa – chiến.
Người Mỹ cũng nhận xét người Việt “thường không thẳng thắn vì những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ”.
Đành rằng, đó là những nhận xét của đối phương, hay thậm chí, kẻ thù, kẻ thù truyền kiếp, nhưng cũng không thể không xét đến …
Đánh lận ngôn từ cũng là một biểu hiện của dối trá :
Cái lập trường “địch / ta” ấu trĩ và cực đoan của những người CS được “diễn dịch” qua các cặp từ :
- liều chết / cảm tử
- khủng bố / biệt động
- phiến quân / du kích quân
- sát nhân / dũng sĩ
- khát máu / anh dũng
- liều lĩnh / dũng cảm
- hèn nhát / thận trọng
- ngoan cố / bất khuất
- cố chấp / kiên định
- điên cuồng / kiên cường
- mù quáng / nhiệt tình
- âm mưu / chủ trương
- thủ đoạn / chính sách
- xảo quyệt / mưu trí
- hiểm độc / sáng suốt
- lấn chiếm / tiến công
- tạm chiếm / giải phóng
- đánh lén / đột kích
- càn quét / công kích
- rình mò / trinh sát
- chó săn / điệp báo
- gián điệp / nội tuyến
- tháo chạy / rút lui
- hốt hoảng, vội vã / khẩn trương
- đền tội / hy sinh
- sào huyệt / căn cứ
- đầu sỏ / lãnh đạo
- xúi giục / động viên
- dụ dỗ / giác ngộ
- rêu rao / tuyên truyền
- mị dân / tuyên giáo
- chống lưng / ủng hộ
- độc tài / chuyên chính
- tàn dư / di sản
- bè lũ / đồng chí
- đồng lõa / đồng minh
- chư hầu / bạn bè quốc tế
- hà hơi tiếp sức / giúp đỡ chí tình
- bồi bút / chiến sĩ trên mặt trận văn hóa – tư tưởng
- cơ hội / chớp thời cơ
- bắt lính / thực hiện nghĩa vụ quân sự
- ráo riết bắt lính / tổng động viên
- xâm lược / làm nghĩa vụ quốc tế
- nhồi sọ / giáo dục
- tẩy não / cải tạo
- lao động khổ sai / cải tạo lao động
- cướp của / cải tạo tư bản tư doanh, cải tạo công thương nghiệp, chống đầu cơ tích trữ phá rối thị trường
- cướp tiền / đổi tiền
- đi sưu / đóng góp ngày công lao động xã hội chủ nghĩa
- thuế thân / đóng góp an ninh quốc phòng, thuế thu nhập
- nhảy đầm / múa đôi
- lợi dụng, lạm dụng / sử dụng
- xâm phạm đời tư, xâm phạm bí mật thư tín, tra tấn, bức cung, mớm cung / dùng biện pháp nghiệp vụ
- cướp đoạt / cưỡng chế
- đàn áp / chế tài
…
Với một hệ thống “loa phường” ra rả, dần dần in sâu vào não trạng con người như một sự “mặc định” : “địch” thì kiểu gì cũng xấu, “ta” thì kiểu gì cũng tốt …
Khi sự “dối trá” được / bị coi là “mặc nhiên”, thì người ta không còn nhận thấy mình đang nói dối, hay đang bị người khác nói dối … ! …
Cuối cùng, xin bàn đến NGU DỐT :
Một điều hiển nhiên là, người “khôn ngoan” thì không “hiếu chiến”. Người “khôn ngoan” biết vận dụng mọi phương tiện để đạt đến mục đích với ít tổn thất nhất, biết hóa giải các bất đồng, mâu thuẩn bằng hòa đồng, thỏa hiệp. Chỉ khi nào không còn lựa chọn nào khác, bất đắc dĩ thì mới phải sử dụng chiến tranh để giải quyết những vấn đề cấp bách ; còn đối với các chiến lược lâu dài, thì hòa bình là phương sách tốt nhất … ! …
Người Việt mình chưa có được tập quán nghiên cứu về đối thủ …
Sau “một ngàn năm đô hộ giặc Tàu”, người Việt hiểu về Trung Quốc được bao nhiêu !?
Sau “một trăm năm đô hộ giặc Tây”, người Việt hiểu về Pháp được bao nhiêu !?
Sau “hai mươi năm nội chiến từng ngày”, người Việt hiểu về Mỹ và cộng sản được bao nhiêu !? …
Các nước đều có môn “Việt Nam Học” để nghiên cứu về Việt Nam, đừng vội nghĩ rằng vì Việt Nam “oai linh”, “hiển hách”, “vinh quang”, “vĩ đại”, “thần thánh” … gì, mà họ “nghiên cứu” là nhằm để giành được vị thế chủ động trên mọi phương diện khi bang giao, kể cả trong chiến tranh … ! Việt Nam nghiên cứu về các nước được bao nhiêu … !? Việt Nam mãi ở trong thế “nhược tiểu”, bị động, bị chèn ép, và buộc phải dùng chiến tranh làm phương tiện để giải quyết tranh chấp là vì lý do đó … ! …
THẮNG NHI BẤT CHIẾN !
BẤT CHIẾN TỰ NHIÊN THÀNH !
TRI KỶ TRI BỈ, BÁCH CHIẾN BÁCH THẮNG !
TRẬN ĐÁNH HAY NHẤT LÀ TRẬN ĐÁNH MÀ TA TRÁNH ĐƯỢC !
…
là vậy … ! …
Cũng hiển nhiên, người “khôn ngoan” thì không cần phải “dối trá”. Người “khôn ngoan” biết xoay chuyển những điều kiện bất lợi thành có lợi một cách sáng suốt để hướng đến những giá trị bền vững, tức “chân lý”, và hiểu rằng không có công trình gì được xây dựng bền vững dựa trên một cái nền ảo, không có thật, tức “dối trá” … ! …
Không phải không có lý do mà trong Khổng Giáo, TRÍ và TÍN được đưa và Ngũ Thường, bên cạnh NHÂN, NGHĨA, LỄ, làm năm đức lớn của bậc Chính Nhân Quân Tử. Ngũ Thường cùng với Tam Cương ( ba giềng mối : Quân – Thần, Phụ – Tử, Phu – Phụ ) đã điều tiết được xã hội Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản trong hàng ngàn năm qua, đến nay vẫn còn giá trị …
Như vậy, “hiếu chiến” và “dối trá” không phải là tính cách của con người “khôn ngoan”, mà chính là hệ quả của “ngu dốt”.
Chính vì các tính cách này mà trong suốt mấy ngàn năm, người Việt đã không thể xây dựng được điều gì lớn lao và bền vững, cả về vật chất lẫn tinh thần, mà còn phải gánh chịu chiến tranh triền miên, cả ngoại xâm lẫn nội chiến !
Người Việt cần nhận chân ra các tính cách NGU DỐT, DỐI TRÁ, HIẾU CHIẾN tiềm ẩn trong “Dân Tộc Tính” của mình, và nghiêm khắc sửa đổi, để có thể thoát khỏi thân phận “nhược tiểu”, mà vững bước “lớn mạnh” trên con đường VĂN MINH !
Vì : “TÍNH CÁCH LÀM NÊN SỐ PHẬN” !
Sẽ không có gì quá lời khi cho rằng, Kissinger là nhân vật nổi bật nhất
của trường phái ngoại giao “con thoi” thời chiến tranh lạnh. Ông ta
thực hiện chính sách ngoại giao do chính mình vạch ra một cách tận tụy
và khéo léo. Đột phá quan hệ với TQ, đàm phán với Liên Xô về hiệp ước
hạn chế vũ khí chiến lược, thương lượng với VNDCCH nhằm tìm một con
đường rút lui danh dự cho nước Mỹ, ông ta di chuyển như coi thoi giữa
Washington – Pari – Moscow và Bắc Kinh.
Xem ra, Kissinger đàm phán với TQ dễ dàng hơn nhiều so với VNDCCH, vì Bắc VN không chịu thỏa hiệp. Kissinger khen những nhà thương lượng Bắc VN cứng rắn, nguyên tắc, kỷ luật và vô cùng kiên nhẫn, song “chê” họ là những nhà thương lượng tồi. Chừng nào mà họ chưa chịu thay từ “phải” bằng “sẽ là”, chừng đó cuộc hòa đàm Pari chưa thể tiến triển – Kissinger kết luận.
Và Kissinger cũng gặp không ít khó khăn khi thuyết phục VNCH.
Với bản dự thảo Hiệp định Pari đã thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và VNDCCH, ngày 18.10.1972, Kissinger tới Sài Gòn. Khi nghiên cứu bản dự thảo, Tổng thống Thiệu hết sức sửng sốt vì tất cả những đề nghị, phản đề nghị của Nam VN đã bị bỏ qua. Thiệu nói: “xin hỏi ngài ba nước Đông Dương được đề cập đến là những nước nào?”. Kissinger trả lời, không hề ấp úng: “à chắc đó là lỗi in sai” và mặc dù nó xuất hiện không chỉ một lần trong dự thảo hiệp định nhưng Kissinger cứ khăng khăng đó là lỗi in sai. Đối với Thiệu, có tất cả bốn nước, trong đó “hai nước VN” là VNDCCH và VNCH theo Hiệp định Giơnever năm 1954, chờ ngày thống nhất, dù chưa biết là ngày nào.
“Điều gì sẽ đến với quân đội Bắc VN khi hiệp định Pari ký kết?”. “Sẽ không có sự xâm nhập từ miền Bắc của quân cộng sản và quân đội VNCH hùng mạnh với 1,1 triệu quân chẳng có gì phải sợ hãi 140 ngàn quân Bắc VN”. Trả lời của Kissinger có nghĩa là quân Bắc VN được phép ở lại miền Nam. Thiệu dứt khoát yêu cầu Kissinger sửa đổi 69 điểm trong bản dự thảo Hiệp định. Dù sao, chẳng còn bao lâu nữa, cuộc hòa đàm Pari sẽ kết thúc.
Đi đêm với Bắc Kinh, Kissinger đe dọa Bắc VN qua đại sứ TQ:
“Đàm phán đã đến lúc có hậu quả nghiêm trọng: Bắc VN đòi Mỹ hoặc trở lại hiệp định cũ, hoặc nhận một hiệp định xấu hơn. Mỹ không thể chấp nhận cả hai điều kiện đó. Nếu Bắc VN cứ giữ lập trường đó thì đàm phán đứt quãng và Mỹ sẽ có mọi hành động bảo vệ nguyên tắc của mình”.
Cuộc ném bom Giáng sinh là nỗ lực cuối cùng của Hoa Kỳ trong cuộc chiến VN. Nixon và Kissinger tính toán, nước cờ này vừa làm hài lòng Nam VN, vừa gây sức ép tối đa lên Bắc VN. Dĩ nhiên, đàm phán bị cắt đứt.
Kissinger yêu cầu TQ khích lệ Bắc VN trở lại đàm phán để giúp giải quyết tình hình căng thẳng. TQ bèn lên tiếng chỉ trích cuộc ném bom Giáng sinh, nhưng Kissinger nhận thấy sự chỉ trích là “ôn hòa”. Ngày 6.1.1973, Lê Đức Thọ trở lại Pari và ba tuần sau đó, Hiệp định về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN được bốn bên chính thức ký kết tại Pari. Kissinger và Lê Đức Thọ cùng được giải Nobel về hòa bình.
Kissinger phát hiện, người chế ngự chính sách ngoại giao của TQ là Mao chứ không phải Chu Ân Lai. Chu vẫn là người thừa hành và về mặt này, phải nói ông ta tỏ ra rất xuất sắc.
Kissinger nói với các cố vấn của Chu: Thủ tướng của các ngài nói tôi là người duy nhất có thể phát biểu trong 30 phút chỉ toàn là những lời trống rỗng. Tôi không giận Thủ tướng, nhưng ông ấy đã tiết lộ bí mật về tôi !?
Tháng 10.1975, Kissinger đã có một cuộc nói chuyên dài với Mao tại Trung Nam Hải, có mặt Đặng Tiểu Bình.
Mao tán dương Kissinger:
- Ngài quá bận.
Kissinger:
- Ngài cho rằng hành trình của tôi dài quá hay sao?
Mao:
- Tôi nói ngài quá bận, nếu không bận như vậy, xem ra ngài không phát huy được tác dụng. Ngài không thể không bận. Khi mưa gió tới thì con chim én luôn bận rộn.
Kissinger thán phục Mao:
- Muốn hoàn toàn lĩnh hội hàm ý sâu sắc câu nói này của Chủ tịch, tôi phải mất vài ngày.
Mao tiếp:
- Thế giới này không yên tĩnh. Một cơn bão tố, mưa gió sẽ ập tới. Khi mưa gió tới thì con chim én luôn bận rộn.
Kissinger không vừa:
- Đúng vậy, song tôi hy vọng tác động của tôi đối với bão tố phải lớn hơn so với tác động của chim én đối với mưa gió.
Mao:
- Cho mưa gió đến chậm lại là có khả năng, nhưng muốn ngăn chặn nó là khó khăn.
Kissinger:
- Song khi bão ập đến, liệu có tìm được một tình thế tốt nhất để đối phó với bão hay không là điều rất quan trọng. Chúng tôi tán đồng quan điểm của ngài cho rằng mưa gió sắp tới hoặc có thể sẽ tới, chúng ta cố gắng điều chỉnh bản thân trong tình thế tốt nhất, song không phải né tránh mà là chiến thắng nó.
“Mưa gió” và “bão tố” đã tới – có thể thấy điều đó qua sự kiện HD-981 của TQ. Và không ai khác, chính các nhà lãnh đạo thế hệ thứ năm của TQ đem nó tới. Giờ đây, vấn đề quan trọng đối với VN – như Kissinger nói, “không phải né tránh mà là chiến thắng nó”.
Tại Bắc Kinh, Kissinger gặp những đối thủ đáng gờm như Mao, Chu, Đặng. Mao thường thăm dò Kissinger khả năng Liên Xô tấn công TQ. Mao nói, Liên Xô tập trung một triệu quân ở biên giới Trung – Xô là chưa đủ cho một cuộc tấn công, họ phải có thêm một triệu quân nữa. “Chúng tôi có thể điều họ đi đâu, đến đâu. Họ muốn vào lưu vực Hoàng Hà ư? Tốt, tốt lắm. Còn họ muốn vào sâu lưu vực Trường Giang? Cũng không tồi”. “Nhưng nếu họ chỉ cho máy bay đến ném bom thì sao” – Kissinger hỏi. “Làm gì ư? Có lẽ ngài phải lập một hội đồng để nghiên cứu vấn đề này. Chúng tôi là nước XHCN, Liên Xô cũng XHCN, thành ra CNXH đánh CNXH” – Mao nói.
Kissinger có khuynh hướng ưu ái TQ. Ông ta ca ngợi cả lãnh đạo TQ đương nhiệm: “Tôi mới chỉ gặp Chủ tịch Tập Cận Bình một vài lần, nhưng tôi đã rất ấn tượng bởi quyết tâm và sự can đảm của ông ấy. Ban lãnh đạo mới đã bắt đầu tiến hành một loạt cải cách. Những cuộc cải cách này có thể không diễn ra một cách êm ả, nhưng tôi tin rằng ông ấy có ý chí và khả năng để vượt qua những vấn đề đó”.
Nhưng, chúng ta khó có thể tán thành đánh giá ấy của Kissinger về Tập – chắc rằng, vụ HD-981 và các sự kiện trong tương lai sẽ nhanh chóng trả lời. Thử hỏi, “quyết tâm” và “sự can đảm” của TQ gần đây – dưới sự lãnh đạo của Tập, có được thế giới tôn trọng hay không? Có nhận được sự ủng hộ của thế giới hay không?
Chơi con bài TQ là một trong những thành công ngoại giao lớn nhất của Kissinger. Nền ngoại giao mà ông ta tiến hành đầy ấn tượng. Kissinger sử dụng những mánh khóe ngoại giao lắt léo với ngôn ngữ hoa mỹ, tinh tế, trí tuệ, pha chút tự phụ nhưng làm đối phương vì nể. Cho dù có ưu ái TQ, nó vẫn khác xa nền ngoại giao “pháo hạm”, “đổi trắng thay đen”, “biến không thành có”, “trơ tráo” – dựa trên thứ chính trị cường quyền đang phơi ra trước thế giới của TQ. Có lẽ, một nhà ngoại giao xuất chúng, lừng danh như Kissinger cũng khó mà lý giải hiện tượng “quái gở”đó? Ta hãy chờ xem.
Lê Mai
Ngân hàng NBD được lập ra với mục đích cấp vốn cho các nước nghèo đầu tư vào hạ tầng cơ sở. Thế còn chủ đích của quỹ dự trữ chung 100 tỷ đô la là nhằm can thiệp trong trường hợp khẩn cấp, để bảo vệ tỷ giá đơn vị tiền tệ của các nền kinh tế đang trỗi dậy.
Nước Nga của Tổng thống Putin đang bị cô lập vì khủng hoảng Ukraina đánh giá hai dự án nói trên là « một thách thức chống lại thế độc quyền của Mỹ trên bàn cờ tài chính quốc tế. Đối với Brazil thì sáng kiến của nhóm BRICS sẽ góp phần « cải tổ hệ thống tài chính của thế giới, vốn không được cân bằng và quá thuận lợi cho Tây phương ».
Bắc Kinh khéo léo hơn khi cho rằng, Ngân hàng Phát triển Mới NDB sẽ không cạnh tranh với Ngân Hàng Thế Giới hay Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) mà sẽ đóng một vai trò « bổ sung » so với định chế tài chính có trụ sở ở Manila.
Cũng Trung Quốc trong một thông cáo lưu ý : WB và ADB chú trọng nhiều vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo, trong lúc NDB của nhóm BRICS sẽ dồn nỗ lực giúp các nước nghèo đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Lại cũng Bắc Kinh đã kín đáo đưa ra nhận xét : một khi đi vào hoạt động, Ngân hàng Phát triển Mới sẽ không đòi hỏi nhiều trước khi cấp tín dụng cho các quốc gia cần được cấp vốn. Nói cách khác quyết định cho vay hay không của NDB sẽ không đi kèm theo các điều kiện như điều mà cả IMF lẫn WB đang làm.
Cúp bóng đá Thế giới 2014 vừa hạ màn, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã chủ trì thượng đỉnh nhóm BRICS lần thứ 6. Tại Fortaleza, miền đông bắc Brazil, lãnh đạo 5 nước chính thức khai sinh New Development Bank (NDB) để giảm bớt lệ thuộc vào các cường quốc tài chính quốc tế. Đây là một sáng kiến đã được các bên nêu lên từ thượng đỉnh ở New Delhi năm 2012 với dụng ý hỗ trợ cho các nước « phương Nam » có vốn đầu tư, bớt lệ thuộc vào hai định chế tài chính đa quốc gia là Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.
NDB trên nguyên tắc chính thức hoạt động vào năm 2016. Trụ sở sẽ được đặt tại Thượng Hải. Ngân hàng này có số vốn hoạt động ban đầu là 50 tỷ đô la. Mỗi thành viên đóng góp 10 tỷ. Nhưng trong tương lai, vốn của Ngân hàng Phát triển mới có thể sẽ được tăng lên gấp đôi.
Sáng kiến thành lập một ngân hàng phát triển riêng cho những nước nghèo xuất phát từ việc các nước công nghiệp phát triển đã bơm quá nhiều tiền vào guồng máy kinh tế của họ để khắc phục hậu quả khủng hoảng tài chính 2008. Hiện tượng đó dẫn tới tình huống « dư thừa tiền mặt » trên thị trường, làm khuynh đảo nền kinh tế ở các quốc gia đang vươn lên.
Bên cạnh đó, nhóm BRICS chỉ trích tiến trình cải tổ quá chậm chạp của Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. Cả hai vẫn gần như do châu Âu và Mỹ độc quyền kiểm soát. Còn Ngân Hàng Phát Triển Á Châu ADB thì do Nhật Bản và Mỹ áp đảo. Hai quốc gia này đóng góp trên 30 % vốn cho ABD.
BRICS bao gồm 40 % dân số trên hành tinh, bảo đảm đến 25 % GDP toàn thế giới. Tổng kim ngạch trao đổi mậu dịch giữa 5 thành viên tăng 28 %, đạt 230 tỷ đô la trong năm 2012. Đây cũng là khu vực có tỷ lệ tăng trưởng tương đối hấp dẫn. Cho dù đang gặp khó khăn so với thời điểm đầu những năm 2000, GDP của Trung Quốc vẫn tăng 7,5 %, của Ấn Độ là trên dưới 5 %, của Nam Phi là khoảng 2 %. Yếu hơn một chút là Brazil với khoảng 1 %. Kém nhất là Nga.
Nhóm BRICS hiện đang làm chủ một khối dự trữ ngoại tệ 5.000 tỷ đô la và như vậy là có điều kiện để thành lập một ngân hàng riêng. Với trọng lượng kinh tế ngày càng lớn, nhóm này đòi hỏi phải có tiếng nói trên sân khấu kinh tế thế giới.
Trả lời trong chương trình phát thanh democracynow.org của Mỹ, ngày 17/07/2014, giải Nobel Kinh tế Joseph Stiglitz nêu ra 3 yếu tố khiến ông coi NDB là một sáng kiến hay của nhóm BRICS :
« Đây là một quyết định hết sức quan trọng, vì nhu cầu đầu tư của các quốc gia đang phát triển hiện rất lớn. Mỗi năm các nền kinh tế này cần đầu tư khoảng 2 tỷ đô la để phát triển hạ tầng cơ sở. Các định chế tài chính đang hiện hành không có đủ phương tiện để đáp ứng nhu cầu đó. Như vậy với Ngân hàng NDB những quốc gia nào cần đầu tư – nhất là các nước nghèo- sẽ dễ dàng được cấp tín dụng hơn. Những khoản tiền đó có thể được sử dụng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hay đầu tư vào các dịch vụ xã hội, giúp các nước chậm tiến thích nghi với hiện tượng biến đổi khí hậu chẳng hạn.
Điểm thứ nhì là việc nhóm BRICS thành lập ngân hàng NDB phản ánh một sự thay đổi quan trọng về tương quan lực lượng cả trong lĩnh vực kinh tế lẫn chính trị. Nhóm BRICS ngày nay giàu hơn các nước phát triển ở vào thời kỳ Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế được hình thành. Trong hơn 60 năm qua cục diện của thế giới đã thay đổi trong khi đó thì các định chế đa quốc gia truyền thống này vẫn không thích nghi được với những thay đổi đó.
Tôi đơn cử một thí dụ cụ thể là nhóm G 20 đã thảo luận và đồng ý cải tổ hệ thống vận hành của Ngân Hàng Thế Giới và IMF, cả hai đã được hình thành từ những năm 1944-45. Thế nhưng Hạ viện Mỹ thì lại không đồng ý cải tổ hai định chế đó. Vào thế kỷ XXI mà một số người vẫn chưa hiểu rằng lãnh đạo của IMF hay Ngân Hàng Thế Giới phải là những nhân vật được chọn vì khả năng của họ chứ không phải chì vì họ là người Mỹ. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Phát triển Mới NDB sẽ góp phần cân bằng hóa lại phần nào sự thiếu dân chủ đó trong các định chế tài chính đa quốc gia.
Yếu tố thứ ba nữa là Ngân hàng phát triển của nhóm BRICS sẽ tạo ra một sự năng động mới. Tôi hy vọng đây cũng sẽ là động lực thúc đẩy IMF và Ngân Hàng Thế Giới nhanh chóng tiến hành cải tổ. Nhưng điều quan trọng nhất không phải là ngân hàng NDB sẽ có đóng vai trò cạnh tranh với Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới hay không, mà chủ yếu đây sẽ là một cơ quan cấp tín dụng cho những quốc gia cần vốn để phát triển, vì quyền lợi và để đáp ứng nhu cầu của các nền kinh tế chậm tiến ».
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là sự áp đảo của Trung Quốc trong định chế Ngân hàng Phát triển Mới sắp tới. Khi biết rằng Trung Quốc với 3 200 tỷ đô la dự trữ – nặng gấp 6 lần chiếc gối đô la của Nga và gần gấp 10 lần so với Ấn Độ- sẽ lấn át 4 thành viên còn lại trong nhóm BRICS.
Một số chuyên gia lo ngại, NDB sẽ là cửa ngõ để Bắc Kinh « đổ vào các nước nghèo những dự án đầu tư bừa bãi, gây tai hại cho môi trường và đời sống con người ». Về điểm này giáo sư Joseph Stiglitz không bi quan như vậy. Ngược lại ông cho rằng đây là điều hợp lý vì Trung Quốc có của, Brazil thì có nhiều kinh nghiệm :
« Trung Quốc đang có một khoản dự trữ ngoại tệ hơn 3000 tỷ đô la. Bắc Kinh cần sử dụng số tiền đó vào những chuyện khác, chứ không chỉ để mua công trái phiếu của Mỹ. Trong khi đó thì bản thân Trung Quốc cũng như nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới, đang thực sự cần vốn để nâng cấp cơ sở hạ tầng, cần có phương tiện tài chính để đáp ứng một số nhu cầu cơ bản về phương diện xã hội.
Còn đối với Brazil, không mấy ai biết rằng quốc gia này đã có một ngân hàng phát triển BNDES với khả năng hoạt động lớn không thua gì Ngân Hàng Thế Giới. Ngân hàng này đã hoạt động rất hiệu quả. Điều đó cho thấy Brazil hoàn toàn đủ kinh nghiệm để đóng góp vào Ngân hàng Phát triển Mới, NDB ».
Về câu hỏi cụ thể đâu là khác biệt giữa ngân hàng NDB với những ngân hàng phát triển khác ở những nước phương Tây, giải Nobel Kinh tế và cũng là cựu kinh tế trưởng của Ngân Hàng Thế Giới, Joseph Stiglitz cho rằng chưa thể trả lời một cách cụ thể vì Ngân hàng Phát triển của nhóm BRICS sẽ chỉ bắt đầu hoạt động vào năm 2016 nhưng ông nhấn mạnh đến quyết tâm hợp tác của 5 nền kinh tế thường có những lợi ích mâu thuẫn với nhau :
« Còn quá sớm để trả lời câu hỏi này. Ngân hàng Phát triển Mới chưa thực sự đi vào hoạt động. Dự án này đã được các bên đề cập tới từ ba năm nay. Điểm đáng khích lệ là 5 nền kinh tế đang trỗi dậy của nhóm BRICS đã vượt lên trên các bất đồng về những quyền lợi riêng để lập ra một ngân hàng phát triển chung. Họ có thể hợp tác với nhau một cách có hiệu quả. Thậm chí, còn hiệu quả hơn so với những gì mà các quốc gia phát triển đang làm. »
« Vượt lên trên những bất đồng » như giáo sư Stiglitz vừa nói đối với nhóm BRICS không phải là chuyện dễ nhưng đây là một tín hiệu mạnh mà 5 nền kinh tế đang trỗi dậy muốn gửi đến cộng đồng quốc tế như phân tích của kinh tế trưởng Cơ quan bảo hiểm ngoại thương Pháp COFACE, Yves Zlotowski. Ngân hàng Phát triển Mới được lập ra trong bối cảnh chính bản thân 5 nước thành viên nhóm này đang đứng trước nhiều thách thức :
« Kinh tế của nhóm này đang chựng lại chủ yếu là do các vấn đề cơ cấu. Đương nhiên là những khó khăn kinh tế của khu vực đồng euro đã tác động dây chuyền đến các nền kinh tế đang trỗi dậy, đặc biệt là qua ngả giao thương. Nhưng bản thân nhosm BRICS cũng đang phải đương đầu với nhiều vấn đề nội bộ, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng. Ấn Độ, Brazil hay Nam Phi thì bị thiếu điện và đó là trở lực đối với khu vực sản xuất của các nền kinh tế này.
Vấn đề thứ nhì liên quan đến môi trường làm ăn buôn bán : Nga, Brazil và Ấn Độ bị coi là những quốc gia bị tham nhũng lũng đoạn. Điều này làm nản lòng giới đầu tư. Cuối cùng, vấn đề chính đối với nhóm BRICS là khối nằng thực sự thiếu một nguồn lao động có tay nghề cao ».
Vậy đâu là lợi ích chung của BRICS ? Kinh tế trưởng COFACE trả lời :
« Lợi ích chung của các thành viên trong nhóm BRICS chủ yếu xoay quanh vấn đề đầu tư. Các nước này muốn lôi cuốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, và muốn tránh để tư bản ồ ạt rút đi như kịch bản đã xảy ra khi Mỹ tăng lãi suất ngân hàng. BRICS lập ra quỹ dự trữ chung để bảo vệ đơn vị tiền tệ của chính họ. Đây là một phương tiện để trấn an các nhà đầu tư trước những rủi ro về hối đoái và nhất là để chứng minh rằng các nền kinh tế đang lên có khả năng hợp tác với nhau. Họ có thể vượt lên các bất đồng để đổi lấy sự tin tưởng của các nhà đầu tư quốc tế ».
Trên thực tế, nhóm BRICS lợi dụng thời cơ để mở rộng tầm ảnh hưởng. Trước sáng kiến ở New Delhi năm 2012, với Tổ chức Thượng Hải năm 1996, Bắc Kinh và Matxcơva đã nghĩ tới việc hợp tác để làm đối trọng với sự độc quyền của Mỹ trên sân khấu tài chính quốc tế.
Từng bước Trung Quốc và Nga đã lôi kéo thêm Ấn Độ, Brazil, rồi Nam Phi. Mục tiêu của nhóm BRICS là để giảm bớt mức độ lệ thuộc vào đồng đô la.
Câu hỏi đặt ra là liệu trong tương lai các nước đang phát triển có chịu thuần phục Trung Quốc hay không bởi vì đương nhiên là Ngân hàng Phát triển Mới sẽ được đặt dưới trướng của Bắc Kinh.
Giáo sư Jean Pierre Lehmann chuyên gia về kinh tế và chính trị quốc tế tại trường thương mại Lausanne- Thụy Sĩ cho rằng, bản thân 5 thành viên BRICS luôn thiếu một sự gắn bó keo sơn. Không thiếu những mâu thuẫn giữa 5 nền kinh tế đang lên này : chỉ riêng trong lĩnh vực thương mại Brazil, Nga, Ấn Độ, Nam Phi và Trung Quốc vừa là những bạn hàng vừa là những nguồn cạnh tranh của lẫn nhau. Chưa kể tới những hiềm khích lịch sử hay tranh chấp lãnh thổ giữa ba nước lớn trong khối này như Nga, Trung Quốc và Ấn Độ.
Dân mình vốn “hào hứng” với chiến tranh … Các võ tướng, các chiến trường … thường được vinh danh ca tụng bằng các tượng đài “hoành tráng”, bằng các tên trường, tên đường, tên quảng trường to lớn và đẹp đẽ … Trong khi đó, một nhân vật lịch sử – văn hóa uyên bác kiệt xuất là Trạng Nguyên – Đông Các Đại Học Sĩ – Thái Phó – Trình Tuyền Hầu – Trình Quốc Công – Tuyết Giang Phu Tử – Nguyễn Bĩnh Khiêm liệu đã được hậu thế ngưỡng vọng, tri ân, và noi gương xứng đáng … !?
Ngài từng được người đời đánh giá như sau :
+ Trạng nguyên, Lại bộ thượng thư Giáp Hải đời Mạc :
- “Chu Liêm Khê hậu hữu Y Xuyên, Lý học vu kim hữu chính truyền” ( Sau Liêm Khê lại có Y Xuyên, Lý học ngày nay bậc chính truyền ) ;
- “Danh quán nho khoa lôi chấn địa, Lực phù nhật cốc trụ kình thiên ( Kim bảng đứng đầu tên sấm dậy, Chống trời cột vững sức cường kiên ) ;
Tứ triều huân nghiệp nhân trung kiệt, Cửu lão quang nghi thế thượng tiên” ( Bốn triều nghiệp lớn tay anh kiệt, Chín lão dung nghi dáng khách tiên ).
+ Tiến sĩ Đinh Thì Trung, trong bài văn tế Môn Sinh Tế Tuyết Giang Phu Tử Văn :
- “Muôn chương đọc khắp, học tài chẳng kém Âu, Tô” ( Âu Dương Tu và Tô Đông Pha đời Tống ), “Văn lực không nhường Lý, Đỗ” ( Lý Bạch và Đỗ Phủ đời Đường ) ;
- “Một kinh Thái ất thuộc lòng, đốt lửa soi gan Dương Tử” ( Dương Hùng đời Hán ) ;
- “Suy trước biết sau, học lối Nghiêu Phu môn hộ” ( Thiệu Ung đời Tống ) ;
- “Một mình Lý học tinh thông, hai nước anh hùng không đối thủ”.
+ Tiến sĩ Ôn Đình hầu Vũ Khâm Lân đời Lê Trung Hưng, trong bài Bạch Vân Am Cư Sĩ Nguyễn Công Văn Đạt Phả Ký :
“… Bởi tiên sinh chẳng những chỉ tinh thâm một môn Lý học, biết rõ dĩ vãng cũng như tương lai, mà sự thực thì trăm đời sau cũng chưa dễ ai hơn được vậy. Ôi ! Ở trong thiên hạ, các bậc quân vương, các vị hiền giả, hỏi có thiếu chi, nhưng chỉ có lúc sống thì được phú quí vinh hoa, còn sau khi mất thì những cái đó lại cũng mai một đi với thời gian, hỏi còn ai nhắc nữa ? Còn như tiên sinh, nói về thế hệ đã truyền đến 7, 8 đời, gần thì sĩ phu dân thứ ngưỡng vọng như bóng sao Đẩu trên trời, dẫu cách ngàn năm cũng còn tưởng như một buổi sớm, xa thì sứ giả Thanh triều tên Chu Xán, nói đến nhân vật Lĩnh Nam cũng đã có câu An Nam Lý học hữu Trình Tuyền tức là công nhận môn Lý học của nước An Nam chỉ có Trình Tuyền là người số một, rồi chép vào sách truyền lại bên Tàu. Như thế, đủ thấy Tiên sinh quả là một người rất mực của nước ta về thời trước vậy.”
+ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, sống qua các thời vua Lê – chúa Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, trong bài thơ Quá Trình Tuyền Mục Tự ( Qua Chùa Cũ Của Trình Tuyền ) :
- “Huyền cơ tham tạo hóa” ( mưu cơ thâm kín can dự cả vào công việc của tạo hóa ). Ý chỉ đến “Sấm Trạng Trình”
- “Phiến ngữ toàn tam tính” (một lời ngắn gọn mà bảo toàn cho cả ba họ). Ý chỉ đến ba câu : “Hoành Sơn Nhất Đái, Vạn Đại Dung Thân” giúp họ Nguyễn … ; ” Cao Bằng Tuy Thiển, Khả Diên Sổ Thế” giúp họ Mạc … ; ” Giữ Chùa Thờ Phật Thì Ăn Oản” giúp họ Trịnh …
+ Phạm Đình Hổ trong Vũ Trung Tùy Bút :
“Lý học như Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan đều là tinh anh của non sông đúc lại”.
+ Phan Huy Chú, danh sĩ thời nhà Nguyễn, trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí :
“Một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở”.
Một Đấng – Bậc Kẻ Sĩ mà, chỉ dùng lời nói, có thể định được Xã Tắc ( phía bắc ), mở được Sơn Hà ( phía nam ), những lời “sấm” tiên tri vận nước còn truyền tụng đến ngày nay … xem ra không hấp dẫn, làm nức lòng dân Việt bằng các Chiến Tướng “Nhất Tướng Công Thành Vạn Cốt Khô” :
+ Tiền Ngô Vương – Ngô Quyền ;
+ Vạn Thắng Vương – Đinh Tiên Hoàng Đế – Đinh Bộ Lĩnh ;
+ Thập Đạo Tướng Quân – Lê Đại Hành Hoàng Đế – Lê Hoàn ;
+ Thái Úy – Việt Quốc Công – Lý Thường Kiệt ;
+ Quốc Công Tiết Chế – Hưng Đạo Đại Vương – Trần Quốc Tuấn ;
+ Bình Định Vương – Lê Thái Tổ – Lê Lợi ;
+ Long Nhương Tướng Quân – Bắc Bình Vương – Quang Trung Hoàng Đế – Nguyễn Huệ ;
+ Võ Hiển Đại Học Sĩ – Tráng Liệt Bá – Nguyễn Tri Phương ;
+ Quản Cơ – Nguyễn Trung Trực ;
+ “Hùm Thiêng Yên Thế” – Đề Thám – Hoàng Hoa Thám ;
+ Đại Tướng “Trăm Năm Hào Kiệt” – Võ Nguyên Giáp, … ;
… vv …
với các Chiến Trường “Chiết Kích Trầm Giang, Khô Cốt Doanh Khâu” :
+ “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng” ;
+ Phòng Tuyến Như Nguyệt ;
+ “Đoạt sáo Chương Dương Độ / Cầm Hồ Hàm Tử Quan” ;
+ Chi Lăng giết Liễu Thăng ;
+ Rạch Gầm – Xoài Mút nhấn chìm quân Xiêm, Đống Đa gò chôn thây giặc ;
+ Đại Đồn Chí Hòa, Lũy Bán Bích ;
+ “Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa / Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần” ;
+ Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” ;
+ Đồng Xoài, Bình Giã, “A Sao máu thù còn nồng”, Khe Sanh, Dak Tô, Plei Me, “Gio Linh đón thây giặc về làm phân xanh cây lá”, “đồn Tà Cơn năm nào bốc cháy”, Cổ Thành Quảng Trị, Bình Long, “Phước Long xây chiến thắng”, “Xuân Lộc cánh cửa thép”, … “Đại Lộ Kinh Hoàng”, … “Truông Gọi Hồn, Đồi Xáo Thịt”, … “trận địa thì loang máu tươi” …
… vv …
Ngoài ra, những Đấng – Bậc Sĩ – Sư khác, các Văn Thần “Kinh Bang Tế Thế” bằng tiết tháo thanh cao, chính trực, bằng tài văn học uyên thâm như :
+ Thiền Sư – Pháp Sư – Lý Triều Quốc Sư – Nguyễn Minh Không ;
+ Tả Gián Nghị Đại Phu – Thái Phó Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự – Tể Tướng Thái Sư – Lý Đạo Thành ;
+ Hàn Lâm Học Sĩ – Hành Khiển – Tả Gián Nghị Đại Phu – Tham Tri Chính Sự – Thái Bảo – Thái Phó – Trương Hán Siêu ;
+ Thái Học Sinh – Tiều Ẩn - Quốc Tử Giám Tư Nghiệp - Văn Trinh Công - Chu Văn An ;
+ Tiến Sĩ – Đông Các Đại Học Sĩ – Quốc Tử Giám Tế Tửu - Lễ Bộ Thượng Thư – Hàn Lâm Viện Sự Trưởng – Lại Bộ Thượng Thư – Nhập Nội Phụ Chính – Tao Đàn Nhị Thập Bát Tú Phó Đô Nguyên Súy - Thân Nhân Trung ;
+ Gia Ðịnh Xử Sĩ Sùng Đức Võ Tiên Sinh – Võ Trường Toản :
Sinh Tiền Giáo Huấn Đắc Nhân, Vô Tử Nhi Hữu Tử
Một Hậu Thịnh Danh Tại Thế, Tuy Vong Giả Bất Vong ;
+ Hàn Lâm Viện Chế Cáo – Hộ Bộ Thượng Thư – Lễ Bộ Thượng Thư – Lại Bộ Thượng Thư – Binh Bộ Thượng Thư – Quốc Sử Quán Phó Tổng Tài – Hiệp Biện Học Sĩ – Thiếu Bảo Cần Chánh Điện Đại Học Sĩ - Trịnh Hoài Đức ;
+ Hàn Lâm Viện Chế Cáo – Đông Cung Thị Giảng – Hình Bộ Hữu Tham Tri – Binh Bộ Thượng Thư – Hộ Bộ Thượng Thư – Lê Quang Định ;
+ Hàn Lâm Viện Thị Độc – Binh Bộ Hữu Tham Tri – Công Bộ Thượng Thư – Tĩnh Viễn Hầu – Ngô Nhân Tịnh ;
+ Hàn Lâm Viện Chế Cáo – Lễ Bộ Tham Tri – Đông Cung Phụ Đạo – Tán Trị Công Thần Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu – Trụ Quốc Thái Sư – Châu Quận Công – Ngô Tùng Châu ;
+ Tiến Sĩ – Hàn Lâm Viện Biên Tu – Đô Sát Viện Phó Đô Ngự Sử – Lại Bộ Thượng Thư – Cơ Mật Viện Đại Thần – Quốc Sử Quán Tổng Tài – Hiệp Tá Đại Học Sĩ – Phan Thanh Giản ;
+ Huy Chương Dũng Sĩ Cứu Thế của Tòa Thánh La Mã, ngày 1 tháng 10 năm 1863,
Hội Viên Hội Nhân Văn Và Khoa Học vùng Tây Nam nước Pháp, Hội Nhân Chủng Học, Hội Giáo Dục Á Châu, năm 1871,
Giáo Sư Ngôn Ngữ Á Đông, thông hiểu 27 sinh ngữ trên thế giới, năm 1874,
“Toàn Cầu Bác Học Danh Gia”, đứng hàng thứ 17 trong 18 “Thế Giới Thập Bát Văn Hào”, năm 1874. Được ghi trong Bách Khoa Tự Điển Larousse,
Hội Viên Hội Chuyên Khảo Văn Hóa Á Châu, ngày 15 tháng 2 năm 1876,
Hội Viên Hội Chuyên Học Địa Dư Paris, ngày 7 tháng 7 năm 1878,
Khuê Bài Hàn Lâm Viện Đệ Nhị Đẳng Bội Tinh (Palmes d’Académie) của Hàn Lâm Viện Pháp, ngày 17 tháng 5 năm 1883,
Tứ Đẳng Long Tinh, Ngọc Khánh, Long Khánh của Nam Triều, ngày 17 tháng 5 năm 1886,
Huy Chương Isabelle la Catholique của Tây Ban Nha, ngày 27 tháng 6 năm 1886,
Bắc Đẩu Bội Tinh Đệ Ngũ Đẳng của Pháp ngày 4 tháng 8 năm 1886,
Hàn Lâm Viện Đệ Nhất Đẳng của Pháp ngày 3 tháng 6 năm 1887,
Hàn Lâm Viện Đệ Nhất Đẳng của Hoàng Gia Cam Bốt,
Hàn Lâm Viện Thị Giảng Học Sĩ ( dưới triều Đồng Khánh ),
Hàm Lễ Bộ Tham Tri ( dưới triều Khải Định ),
Hàm Lễ Bộ Thượng Thư ( dưới triều Bảo Đại ),
Pétrus Trương Vĩnh Ký ;
… vv …
cũng chịu chung số phận bị thờ ơ bởi dân Việt …
Đối với các sự kiện lịch sử, dân mình cũng xem nhẹ các công cuộc Cải Cách của Hồ Quý Ly, công cuộc Nam Tiến của các chúa Nguyễn theo kế sách “Tàm Thực” của Nguyễn Cư Trinh, công cuộc Duy Tân : Khai Dân Trí – Chấn Dân Khí – Hậu Dân Sinh của Phan Chu Trinh, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can, phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm …, nhu nhuyễn, ôn hòa, bất bạo động …, mà “hào hứng” với các phong trào Xô Viết Nghệ Tỉnh, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Đồng Khởi, các chiến dịch Mậu Thân, Đường 9 Hạ Lào, Mùa Hè Đỏ Lửa … đầy xương máu …
Hiện thời, trên các trang mạng, nhiều người đả kích lại những người biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc xâm lược, bất đồng chính kiến ôn hòa … rằng chỉ giỏi biểu tình, không dám cầm súng bảo vệ đất nước …, rằng chỉ giỏi “chém gió”, làm “anh hùng bàn phím” …, rằng thì là … vv … Thực ra, có thể nhìn sự việc theo một hướng khác : “Quốc Gia Hưng Vong, Thất Phu Hữu Trách”, mỗi công dân, tùy theo vị thế và khả năng, có những phương cách khác nhau để biểu lộ trách nhiệm và thực hiện bổn phận, người lính thì chiến đấu bằng vũ khí, người dân thường thì chiến đấu bằng biểu tình, với các khẩu hiệu, biểu ngữ bày tỏ chính kiến, có khi chỉ biểu tình trong im lặng, bất động, tuyệt thực … ( chứ không phải bằng “chiến tranh nhân dân”, một con dao hai lưỡi rất nguy hiểm, Thảm Sát Mỹ Lai là một ví dụ đau thương trong muôn vàn vụ thảm sát thường dân khác, trên khắp thế giới … ), người trí thức thì chiến đấu bằng văn chương, phản tỉnh, phản biện … Một cuộc biểu tình, một lời hịch, một câu văn … nhiều khi có sức mạnh hơn một đạo quân, có thể “thắng nhi bất chiến”, “bất chiến tự nhiên thành”, giúp giảm thiểu máu xương, sức người sức của …
Võ có “Cương” có “Nhu”, Văn có “Hùng” có “Diễm” …
Võ có những “Võ Tướng” “ngoài biên thùy rạch mũi Can Tương”, lúc dùng trường trận, khi dụng đoản binh, xông pha chiến địa, chém tướng đoạt thành … ; đồng thời cũng có những “Nho Tướng” “kinh luân khởi tâm thượng, binh giáp tàng hung trung”, ngồi trong màn trướng thảo hịch, định kế … mà quyết được sự thắng thua, thành bại ngoài trăm dặm …
Văn có những “Văn Thần” “trong lang miếu ra tài Lương Đống”, xông xáo trên “trường văn trận bút”, “bút chiến” lẫy lừng, “cầm chính đạo để tịch tà cự bí, hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên” … ; đồng thời cũng có những “Tao Nhân Mặc Khách” “nào thơ, nào rượu, nào địch, nào đờn …”, “tiêu dao nơi hàn cốc thanh sơn”, “mặc ai hỏi, mặc ai không hỏi tới” mà “ngâm hoa vịnh nguyệt”, “gẫm việc đời mà ngắm kẻ trọc thanh”, “phù thế giáo một vài câu thanh nghị” …
Không thể nhận định phiến diện, chủ quan là “Võ cường Văn nhược”, mà “nhất trọng nhất khinh” … Xưa nay “cương chiết nhược tồn”, “nhu nhược thắng cương cường” không hiếm … ! …
Tất cả, Văn và Võ, Cương – Nhu – Hùng – Diễm, đều cần thiết và có giá trị hỗ tương, hình thành nên tính cách của một con người, hình thành nên tính cách của một dân tộc, “dân tộc tính” …
Mà, “TÍNH CÁCH LÀM NÊN SỐ PHẬN” !!!
Đến bao giờ thì dân Việt mới có thể nhận chân được tính cách “HIẾU CHIẾN”, “TRỌNG VÕ KHINH VĂN” tiềm ẩn trong “dân tộc tính” của mình … !? … !? … !? …
Tiếp theo, xin bàn đến DỐI TRÁ :
Truy tìm “dân tộc tính” của một dân tộc, theo tôi, có một con đường là đi qua Văn Học Dân Gian, những câu chuyện cổ tích dân gian của dân tộc ấy. Bởi vì chúng phản ánh một cách tự nhiên nhất tâm tư, tình cảm của một dân tộc, chưa qua sàng lọc của lý trí, học thuật. Cô Tấm, một nhân vật chính diện tiêu biểu, đại diện cho cái thiện, vẫn dùng cách nói dối để trả thù, và trả thù một cách độc ác. Những nhân vật chính diện như Thằng Bờm, Trạng Quỳnh, Ba Giai, Tú Xuất … cũng dùng cách nói dối để đạt được mục đích của mình, mà những mục đích đó, rất nhiều khi, cũng chẳng có gì cao thượng …
Tục ngữ Việt Nam có câu :
- Thật thà là cha đứa dại.
- Thật thà là cha quỷ quái.
- Thật thà thường thua thiệt.
Đành rằng, vẫn có những câu :
- Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.
- Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng.
- Ngang bằng sổ ngay – So tày vót nhọn.
Người Tàu ngày xưa từng nhận xét : “Dân Giao Chỉ thích dối và ưa nổi loạn”.
Người Pháp đã gọi triều đình Huế là “Cái ổ dối trá”, do sự bất nhất trong lập trường hòa – chiến.
Người Mỹ cũng nhận xét người Việt “thường không thẳng thắn vì những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ”.
Đành rằng, đó là những nhận xét của đối phương, hay thậm chí, kẻ thù, kẻ thù truyền kiếp, nhưng cũng không thể không xét đến …
Đánh lận ngôn từ cũng là một biểu hiện của dối trá :
Cái lập trường “địch / ta” ấu trĩ và cực đoan của những người CS được “diễn dịch” qua các cặp từ :
- liều chết / cảm tử
- khủng bố / biệt động
- phiến quân / du kích quân
- sát nhân / dũng sĩ
- khát máu / anh dũng
- liều lĩnh / dũng cảm
- hèn nhát / thận trọng
- ngoan cố / bất khuất
- cố chấp / kiên định
- điên cuồng / kiên cường
- mù quáng / nhiệt tình
- âm mưu / chủ trương
- thủ đoạn / chính sách
- xảo quyệt / mưu trí
- hiểm độc / sáng suốt
- lấn chiếm / tiến công
- tạm chiếm / giải phóng
- đánh lén / đột kích
- càn quét / công kích
- rình mò / trinh sát
- chó săn / điệp báo
- gián điệp / nội tuyến
- tháo chạy / rút lui
- hốt hoảng, vội vã / khẩn trương
- đền tội / hy sinh
- sào huyệt / căn cứ
- đầu sỏ / lãnh đạo
- xúi giục / động viên
- dụ dỗ / giác ngộ
- rêu rao / tuyên truyền
- mị dân / tuyên giáo
- chống lưng / ủng hộ
- độc tài / chuyên chính
- tàn dư / di sản
- bè lũ / đồng chí
- đồng lõa / đồng minh
- chư hầu / bạn bè quốc tế
- hà hơi tiếp sức / giúp đỡ chí tình
- bồi bút / chiến sĩ trên mặt trận văn hóa – tư tưởng
- cơ hội / chớp thời cơ
- bắt lính / thực hiện nghĩa vụ quân sự
- ráo riết bắt lính / tổng động viên
- xâm lược / làm nghĩa vụ quốc tế
- nhồi sọ / giáo dục
- tẩy não / cải tạo
- lao động khổ sai / cải tạo lao động
- cướp của / cải tạo tư bản tư doanh, cải tạo công thương nghiệp, chống đầu cơ tích trữ phá rối thị trường
- cướp tiền / đổi tiền
- đi sưu / đóng góp ngày công lao động xã hội chủ nghĩa
- thuế thân / đóng góp an ninh quốc phòng, thuế thu nhập
- nhảy đầm / múa đôi
- lợi dụng, lạm dụng / sử dụng
- xâm phạm đời tư, xâm phạm bí mật thư tín, tra tấn, bức cung, mớm cung / dùng biện pháp nghiệp vụ
- cướp đoạt / cưỡng chế
- đàn áp / chế tài
…
Với một hệ thống “loa phường” ra rả, dần dần in sâu vào não trạng con người như một sự “mặc định” : “địch” thì kiểu gì cũng xấu, “ta” thì kiểu gì cũng tốt …
Khi sự “dối trá” được / bị coi là “mặc nhiên”, thì người ta không còn nhận thấy mình đang nói dối, hay đang bị người khác nói dối … ! …
Cuối cùng, xin bàn đến NGU DỐT :
Một điều hiển nhiên là, người “khôn ngoan” thì không “hiếu chiến”. Người “khôn ngoan” biết vận dụng mọi phương tiện để đạt đến mục đích với ít tổn thất nhất, biết hóa giải các bất đồng, mâu thuẩn bằng hòa đồng, thỏa hiệp. Chỉ khi nào không còn lựa chọn nào khác, bất đắc dĩ thì mới phải sử dụng chiến tranh để giải quyết những vấn đề cấp bách ; còn đối với các chiến lược lâu dài, thì hòa bình là phương sách tốt nhất … ! …
Người Việt mình chưa có được tập quán nghiên cứu về đối thủ …
Sau “một ngàn năm đô hộ giặc Tàu”, người Việt hiểu về Trung Quốc được bao nhiêu !?
Sau “một trăm năm đô hộ giặc Tây”, người Việt hiểu về Pháp được bao nhiêu !?
Sau “hai mươi năm nội chiến từng ngày”, người Việt hiểu về Mỹ và cộng sản được bao nhiêu !? …
Các nước đều có môn “Việt Nam Học” để nghiên cứu về Việt Nam, đừng vội nghĩ rằng vì Việt Nam “oai linh”, “hiển hách”, “vinh quang”, “vĩ đại”, “thần thánh” … gì, mà họ “nghiên cứu” là nhằm để giành được vị thế chủ động trên mọi phương diện khi bang giao, kể cả trong chiến tranh … ! Việt Nam nghiên cứu về các nước được bao nhiêu … !? Việt Nam mãi ở trong thế “nhược tiểu”, bị động, bị chèn ép, và buộc phải dùng chiến tranh làm phương tiện để giải quyết tranh chấp là vì lý do đó … ! …
THẮNG NHI BẤT CHIẾN !
BẤT CHIẾN TỰ NHIÊN THÀNH !
TRI KỶ TRI BỈ, BÁCH CHIẾN BÁCH THẮNG !
TRẬN ĐÁNH HAY NHẤT LÀ TRẬN ĐÁNH MÀ TA TRÁNH ĐƯỢC !
…
là vậy … ! …
Cũng hiển nhiên, người “khôn ngoan” thì không cần phải “dối trá”. Người “khôn ngoan” biết xoay chuyển những điều kiện bất lợi thành có lợi một cách sáng suốt để hướng đến những giá trị bền vững, tức “chân lý”, và hiểu rằng không có công trình gì được xây dựng bền vững dựa trên một cái nền ảo, không có thật, tức “dối trá” … ! …
Không phải không có lý do mà trong Khổng Giáo, TRÍ và TÍN được đưa và Ngũ Thường, bên cạnh NHÂN, NGHĨA, LỄ, làm năm đức lớn của bậc Chính Nhân Quân Tử. Ngũ Thường cùng với Tam Cương ( ba giềng mối : Quân – Thần, Phụ – Tử, Phu – Phụ ) đã điều tiết được xã hội Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản trong hàng ngàn năm qua, đến nay vẫn còn giá trị …
Như vậy, “hiếu chiến” và “dối trá” không phải là tính cách của con người “khôn ngoan”, mà chính là hệ quả của “ngu dốt”.
Chính vì các tính cách này mà trong suốt mấy ngàn năm, người Việt đã không thể xây dựng được điều gì lớn lao và bền vững, cả về vật chất lẫn tinh thần, mà còn phải gánh chịu chiến tranh triền miên, cả ngoại xâm lẫn nội chiến !
Người Việt cần nhận chân ra các tính cách NGU DỐT, DỐI TRÁ, HIẾU CHIẾN tiềm ẩn trong “Dân Tộc Tính” của mình, và nghiêm khắc sửa đổi, để có thể thoát khỏi thân phận “nhược tiểu”, mà vững bước “lớn mạnh” trên con đường VĂN MINH !
Vì : “TÍNH CÁCH LÀM NÊN SỐ PHẬN” !
Lê Mai - Kissinger và Trung Quốc (2)
Xem ra, Kissinger đàm phán với TQ dễ dàng hơn nhiều so với VNDCCH, vì Bắc VN không chịu thỏa hiệp. Kissinger khen những nhà thương lượng Bắc VN cứng rắn, nguyên tắc, kỷ luật và vô cùng kiên nhẫn, song “chê” họ là những nhà thương lượng tồi. Chừng nào mà họ chưa chịu thay từ “phải” bằng “sẽ là”, chừng đó cuộc hòa đàm Pari chưa thể tiến triển – Kissinger kết luận.
Và Kissinger cũng gặp không ít khó khăn khi thuyết phục VNCH.
Với bản dự thảo Hiệp định Pari đã thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và VNDCCH, ngày 18.10.1972, Kissinger tới Sài Gòn. Khi nghiên cứu bản dự thảo, Tổng thống Thiệu hết sức sửng sốt vì tất cả những đề nghị, phản đề nghị của Nam VN đã bị bỏ qua. Thiệu nói: “xin hỏi ngài ba nước Đông Dương được đề cập đến là những nước nào?”. Kissinger trả lời, không hề ấp úng: “à chắc đó là lỗi in sai” và mặc dù nó xuất hiện không chỉ một lần trong dự thảo hiệp định nhưng Kissinger cứ khăng khăng đó là lỗi in sai. Đối với Thiệu, có tất cả bốn nước, trong đó “hai nước VN” là VNDCCH và VNCH theo Hiệp định Giơnever năm 1954, chờ ngày thống nhất, dù chưa biết là ngày nào.
“Điều gì sẽ đến với quân đội Bắc VN khi hiệp định Pari ký kết?”. “Sẽ không có sự xâm nhập từ miền Bắc của quân cộng sản và quân đội VNCH hùng mạnh với 1,1 triệu quân chẳng có gì phải sợ hãi 140 ngàn quân Bắc VN”. Trả lời của Kissinger có nghĩa là quân Bắc VN được phép ở lại miền Nam. Thiệu dứt khoát yêu cầu Kissinger sửa đổi 69 điểm trong bản dự thảo Hiệp định. Dù sao, chẳng còn bao lâu nữa, cuộc hòa đàm Pari sẽ kết thúc.
Đi đêm với Bắc Kinh, Kissinger đe dọa Bắc VN qua đại sứ TQ:
“Đàm phán đã đến lúc có hậu quả nghiêm trọng: Bắc VN đòi Mỹ hoặc trở lại hiệp định cũ, hoặc nhận một hiệp định xấu hơn. Mỹ không thể chấp nhận cả hai điều kiện đó. Nếu Bắc VN cứ giữ lập trường đó thì đàm phán đứt quãng và Mỹ sẽ có mọi hành động bảo vệ nguyên tắc của mình”.
Cuộc ném bom Giáng sinh là nỗ lực cuối cùng của Hoa Kỳ trong cuộc chiến VN. Nixon và Kissinger tính toán, nước cờ này vừa làm hài lòng Nam VN, vừa gây sức ép tối đa lên Bắc VN. Dĩ nhiên, đàm phán bị cắt đứt.
Kissinger yêu cầu TQ khích lệ Bắc VN trở lại đàm phán để giúp giải quyết tình hình căng thẳng. TQ bèn lên tiếng chỉ trích cuộc ném bom Giáng sinh, nhưng Kissinger nhận thấy sự chỉ trích là “ôn hòa”. Ngày 6.1.1973, Lê Đức Thọ trở lại Pari và ba tuần sau đó, Hiệp định về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN được bốn bên chính thức ký kết tại Pari. Kissinger và Lê Đức Thọ cùng được giải Nobel về hòa bình.
Kissinger phát hiện, người chế ngự chính sách ngoại giao của TQ là Mao chứ không phải Chu Ân Lai. Chu vẫn là người thừa hành và về mặt này, phải nói ông ta tỏ ra rất xuất sắc.
Kissinger nói với các cố vấn của Chu: Thủ tướng của các ngài nói tôi là người duy nhất có thể phát biểu trong 30 phút chỉ toàn là những lời trống rỗng. Tôi không giận Thủ tướng, nhưng ông ấy đã tiết lộ bí mật về tôi !?
Tháng 10.1975, Kissinger đã có một cuộc nói chuyên dài với Mao tại Trung Nam Hải, có mặt Đặng Tiểu Bình.
Mao tán dương Kissinger:
- Ngài quá bận.
Kissinger:
- Ngài cho rằng hành trình của tôi dài quá hay sao?
Mao:
- Tôi nói ngài quá bận, nếu không bận như vậy, xem ra ngài không phát huy được tác dụng. Ngài không thể không bận. Khi mưa gió tới thì con chim én luôn bận rộn.
Kissinger thán phục Mao:
- Muốn hoàn toàn lĩnh hội hàm ý sâu sắc câu nói này của Chủ tịch, tôi phải mất vài ngày.
Mao tiếp:
- Thế giới này không yên tĩnh. Một cơn bão tố, mưa gió sẽ ập tới. Khi mưa gió tới thì con chim én luôn bận rộn.
Kissinger không vừa:
- Đúng vậy, song tôi hy vọng tác động của tôi đối với bão tố phải lớn hơn so với tác động của chim én đối với mưa gió.
Mao:
- Cho mưa gió đến chậm lại là có khả năng, nhưng muốn ngăn chặn nó là khó khăn.
Kissinger:
- Song khi bão ập đến, liệu có tìm được một tình thế tốt nhất để đối phó với bão hay không là điều rất quan trọng. Chúng tôi tán đồng quan điểm của ngài cho rằng mưa gió sắp tới hoặc có thể sẽ tới, chúng ta cố gắng điều chỉnh bản thân trong tình thế tốt nhất, song không phải né tránh mà là chiến thắng nó.
“Mưa gió” và “bão tố” đã tới – có thể thấy điều đó qua sự kiện HD-981 của TQ. Và không ai khác, chính các nhà lãnh đạo thế hệ thứ năm của TQ đem nó tới. Giờ đây, vấn đề quan trọng đối với VN – như Kissinger nói, “không phải né tránh mà là chiến thắng nó”.
Tại Bắc Kinh, Kissinger gặp những đối thủ đáng gờm như Mao, Chu, Đặng. Mao thường thăm dò Kissinger khả năng Liên Xô tấn công TQ. Mao nói, Liên Xô tập trung một triệu quân ở biên giới Trung – Xô là chưa đủ cho một cuộc tấn công, họ phải có thêm một triệu quân nữa. “Chúng tôi có thể điều họ đi đâu, đến đâu. Họ muốn vào lưu vực Hoàng Hà ư? Tốt, tốt lắm. Còn họ muốn vào sâu lưu vực Trường Giang? Cũng không tồi”. “Nhưng nếu họ chỉ cho máy bay đến ném bom thì sao” – Kissinger hỏi. “Làm gì ư? Có lẽ ngài phải lập một hội đồng để nghiên cứu vấn đề này. Chúng tôi là nước XHCN, Liên Xô cũng XHCN, thành ra CNXH đánh CNXH” – Mao nói.
Kissinger có khuynh hướng ưu ái TQ. Ông ta ca ngợi cả lãnh đạo TQ đương nhiệm: “Tôi mới chỉ gặp Chủ tịch Tập Cận Bình một vài lần, nhưng tôi đã rất ấn tượng bởi quyết tâm và sự can đảm của ông ấy. Ban lãnh đạo mới đã bắt đầu tiến hành một loạt cải cách. Những cuộc cải cách này có thể không diễn ra một cách êm ả, nhưng tôi tin rằng ông ấy có ý chí và khả năng để vượt qua những vấn đề đó”.
Nhưng, chúng ta khó có thể tán thành đánh giá ấy của Kissinger về Tập – chắc rằng, vụ HD-981 và các sự kiện trong tương lai sẽ nhanh chóng trả lời. Thử hỏi, “quyết tâm” và “sự can đảm” của TQ gần đây – dưới sự lãnh đạo của Tập, có được thế giới tôn trọng hay không? Có nhận được sự ủng hộ của thế giới hay không?
Chơi con bài TQ là một trong những thành công ngoại giao lớn nhất của Kissinger. Nền ngoại giao mà ông ta tiến hành đầy ấn tượng. Kissinger sử dụng những mánh khóe ngoại giao lắt léo với ngôn ngữ hoa mỹ, tinh tế, trí tuệ, pha chút tự phụ nhưng làm đối phương vì nể. Cho dù có ưu ái TQ, nó vẫn khác xa nền ngoại giao “pháo hạm”, “đổi trắng thay đen”, “biến không thành có”, “trơ tráo” – dựa trên thứ chính trị cường quyền đang phơi ra trước thế giới của TQ. Có lẽ, một nhà ngoại giao xuất chúng, lừng danh như Kissinger cũng khó mà lý giải hiện tượng “quái gở”đó? Ta hãy chờ xem.
Lê Mai
Nguyễn Hưng Quốc - Văn học và chính trị
Mấy năm gần đây, trên blog của tôi trên đài VOA, cũng như mấy tháng gần
đây, trên facebook, tôi hay viết về chính trị. Một số bạn bè hỏi: Tại
sao?
Trước hết, cần khẳng định rõ ràng là tôi hoàn toàn không có tham vọng gì về chính trị, tuyệt đối không dính líu gì đến các sinh hoạt chính trị. Sau nữa, cũng cần khẳng định tiếp: Tôi viết với tư cách một trí thức muốn dùng kiến thức và khả năng nhận thức để mổ xẻ những ung nhọt của đất nước; tôi viết với tư cách một nạn nhân và một chứng nhân để ghi lại những kinh nghiệm và cảm nghiệm của mình; tôi viết để giải tỏa những u uẩn và u uất trong lòng; tôi viết để, may ra, gặp được những người đồng cảm và đồng điệu để những bận tâm đau đáu của mình không thành lẻ loi. Liên quan đến đất nước, nhất là một đất nước lớn có cả gần một trăm triệu dân, nghịch lý và phi lý nhất là cảm giác lẻ loi.
Ngoài những lý do vừa kể, có thể còn nhiều lý do khác nữa. Nhưng thôi, chuyện đó cũng chả có gì quan trọng. Điều khiến tôi loay hoay nghĩ ngợi nhiều hơn, thời gian gần đây, là mối quan hệ giữa văn học và chính trị.
Dĩ nhiên, đó là một đề tài cũ mèm. Cách đây hơn 2500 năm, ở Hy Lạp,
Plato đã đặt ra vấn đề ấy khi đề nghị choàng lên cổ các nhà thơ một vòng
hoa nguyệt quế rồi đuổi họ ra khỏi nước Cộng hòa Lý tưởng với lý do họ
chỉ làm mọi người nhìn hiện thực một cách lệch lạc. Aristotle không đồng
ý với thầy khi ông nhấn mạnh thơ ca có chức năng thanh tẩy cảm xúc và
phản ánh hiện thực một cách sâu sắc và chính xác hơn cả lịch sử. Ở Trung
Quốc, cũng thời gian ấy, Khổng Tử cho thơ có tác dụng giúp con người
quan sát tinh tế, biết cảm xúc, biết đoàn kết, biết giận, biết oán, biết
phẫn khích… nghĩa là, nói cách khác, có chức năng giáo dục và phục vụ
chính trị tốt. Sau đó, suốt cả thời Trung đại, ở Tây phương, chủ nghĩa
cổ điển chủ trương dùng văn học để giáo hóa con người; ở Trung Hoa và
Việt Nam, người ta chủ trương văn chương là dùng để tải đạo mà cốt lõi
của cái gọi là đạo ấy không có gì ngoài đạo trung và đạo hiếu, mà nói
đến trung là nói đến chính trị, thậm chí, chữ hiếu trong quan niệm của
Nho giáo cũng đẫm đầy màu sắc chính trị: có “tề gia” giỏi mới có thể
“trị quốc” được.
Nhưng có lẽ không có lúc nào người ta lại bàn về quan hệ giữa văn học và chính trị nhiều như thời hiện đại. Có lẽ lý do chính gắn liền với sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản. Từ đầu thập niên 1930, ở Liên Xô, người ta đưa ra lý thuyết văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa với mấy nội dung chính: Một, văn học phản ánh hiện thực; hai, cách phản ánh hiện thực của văn học lệ thuộc vào lập trường giai cấp của tác giả; ba, khi phản ánh hiện thực như vậy, văn học tác động mạnh mẽ lên cách suy nghĩ và cách cảm xúc của quần chúng; bốn, với tác động như vậy, văn học có quan hệ chặt chẽ và không thể chối cãi được, với chính trị; năm, trong công cuộc vận động cách mạng, đảng Cộng sản nhất thiết phải nắm cho được công cụ văn học; sáu, để nắm văn học, các nhà tuyên huấn Cộng sản đưa ra khái niệm tính đảng: văn học phải tuân theo chỉ thị của đảng và phải phục vụ đảng, v.v…
Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa với những quan điểm một chiều và nông cạn như vậy chỉ phát triển ở các quốc gia Cộng sản tại Đông Âu và, khi du nhập vào Trung Quốc, bị Mao-hóa, trở thành giáo điều hơn nữa. Con đường du nhập của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa vào Việt Nam xuất phát từ hai nguồn: Một, qua các nhà văn Cộng sản của Pháp khi họ sang Liên Xô tham dự đại hội nhà văn vào năm 1934. Hai, khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, sách báo từ Pháp không được nhập cảng vào Việt Nam được nữa, người ta quay sang Trung Quốc, và từ Trung Quốc, người ta học được quan điểm của Mao Trạch Đông, đặc biệt trong bài nói chuyện tại Diên An vào năm 1942.
Mặc dù không bị chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thuyết phục, nhưng giới cầm bút ở Tây phương vẫn không thoát khỏi ám ảnh về nó, do đó, mối quan hệ giữa văn học và chính trị trở thành một đề tài được nhiều người quan tâm phân tích. Có điều, dù bàn sâu đến mấy, vấn đề ấy vẫn không ngớt day dứt trong tâm trí của mọi người. Mỗi câu trả lời, may lắm, chỉ chính phục được một thế hệ. Đến thế hệ tiếp theo sau, với những mâu thuẫn mới và hoàn cảnh mới, người ta lại đặt ra câu hỏi ấy và lại loay hoay suy nghĩ, tìm kiếm câu trả lời.
Ở Việt Nam cũng vậy. Ngay sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu đã từng thao thức với vấn đề ấy khi nhìn lại nền văn học về chiến tranh của Việt Nam, tuy nhiều về số lượng, nhưng lúc nào cũng còi cọc về chất lượng. Mấy năm sau, ông và Hoàng Ngọc Hiến lại đặt ra vấn đề ấy lần nữa; cuối cùng, thời đổi mới, ông lại đặt ra vấn đề ấy trong bài “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, trong đó, ông cho cái gọi là văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa thực chất chỉ là một nền văn học minh hoạ cho các chính sách hà khắc của chế độ, nền văn học của những người hèn, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ đến độ sẵn sàng bẻ cong ngòi bút của mình, hoặc nếu không, cũng lạng lách, viết một câu trung (thực) lại kèm theo một câu nịnh.
Với giới cầm bút ở hải ngoại, nhiều người cũng hay trăn trở về quan hệ giữa văn học và chính trị. Lý do cũng dễ hiểu. Phần lớn giới cầm bút Việt Nam ở hải ngoại là những người tị nạn chính trị. Họ trốn khỏi Việt Nam cũng vì chính trị. Bản sắc của họ, với tư cách người tị nạn, cũng gắn liền với chính trị, chủ yếu chính trị của các nạn nhân vừa thua trận vừa bị đày đoạ trong các trại cải tạo. Trong suốt hơn một thập niên đầu, từ năm 1975 đến 1990, lúc chế độ Cộng sản sụp đổ ở Nga và Đông Âu, mảng văn học phản kháng, với những đề tài mất nước và cải tạo, nở rộ. Lúc ấy, người ta cho việc tố cáo tội ác của Cộng sản là việc đương nhiên và mặc nhiên. Không ai thấy có vấn đề gì cả.
Tuy nhiên, sau đó, khi cơn phẫn nộ và đau xót nguội dần, cảm hứng văn học trở thành đa dạng hơn, nhiều người quay lại với vấn đề quan hệ giữa văn học và chính trị. Không có cuộc tranh luận nào thật lớn nhưng những bàn cãi nho nhỏ quanh bàn nhậu hoặc trên một số diễn đàn thì có. Nhưng, cũng giống như mọi lần, trong lịch sử, không có một kết luận nào chung nhất để kết thúc các cuộc tranh luận ấy cả.
Theo tôi, nói đến quan hệ giữa văn học và chính trị, trước hết, cần phân biệt hai phạm trù: tác giả và tác phẩm. Hai khái niệm này không đồng nhất với nhau. Một tác giả tham gia trực tiếp vào các hoạt động chính trị không nhất thiết phải viết nhiều về chính trị. Trong văn học Việt Nam, có thể lấy trường hợp Nhất Linh làm ví dụ. Từ đầu thập niên 1940 trở đi, ông hoạt động chính trị rất sôi nổi, nhưng các tác phẩm ông viết lại rất ít màu sắc chính trị. Ngược lại, một người không gian gia chính trị có thể viết rất nhiều về chính trị. Như Võ Phiến, chẳng hạn. Bởi vậy, để tìm hiểu quan hệ giữa văn học và chính trị, có lẽ chúng ta chỉ tập trung vào tác phẩm hơn là tác giả.
Giới hạn trong phạm vi tác phẩm, tính chất chính trị có thể được nhìn từ ba khía cạnh khác nhau: trong tác phẩm (in the text), với tác phẩm (with the text) và qua tác phẩm (through the text).
Thứ nhất, bên trong tác phẩm, chủ yếu ở đề tài và nội dung tác phẩm. Ở phương diện này, không có gì mâu thuẫn giữa văn học và chính trị cả. Viết về chính trị cũng giống như viết về một cuộc tình, một cuộc đời, một số phận hay một kinh nghiệm nào đó. Nó có thể hay hoặc dở. Nhưng cái hay hoặc cái dở ở đây gắn liền với tài năng của tác giả hơn là bản thân đề tài.
Thư hai, tính chính trị thể hiện với tác phẩm, tức gắn liền với ý đồ của tác giả, nhằm tuyên truyền cho một lý tưởng chính trị nào đó mà tác giả tin tưởng hoặc phục vụ. Đây là điều các chế độ độc tài thường đòi hỏi ở người cầm bút. Nói cách khác, đó là thứ văn học có tính chất luận đề, nói theo ngôn ngữ của nhóm Tự lực văn đoàn trong thập niên 1930 hoặc văn học minh hoạ, nói theo ngôn ngữ của Nguyễn Minh Châu. Việc nhìn chính trị như một động cơ trong sáng tác này thường chỉ dẫn đến sự thất bại cho cả tác giả lẫn cho tác phẩm. Cuối thập niên 1950, ở Sài Gòn, trong cuốn Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh nhìn nhận tiểu thuyết luận đề mà ông là cổ suý và là một tác giả tiêu biểu nhất là một thất bại. Đọc lại, ông chỉ thấy đơn giản và nhạt nhẽo. Từ cuối thập niên 1970 đến giữa thập niên 1980, ở Việt Nam, cả Nguyễn Minh Châu lẫn Hoàng Kiến đều phê phán việc sử dụng văn học để phục vụ cho chính trị qua những tác phẩm minh hoạ như thế.
Thứ ba, tính chính trị thể hiện qua tác phẩm (through the text) tức ở những tác động của nó trong độc giả. Ở đây, chúng ta sẽ có hai trường hợp chính: Một, có khi tác giả viết với một động cơ chính trị rõ rệt nhưng ý nghĩa của nó, ở người đọc, lại có tính chất thuần thẩm mỹ; hai, ngược lại, có khi tác giả không có động cơ chính trị gì cả nhưng khi tác phẩm ra đời, nó lại có tác động chính trị mạnh mẽ lên người đọc, một cách tức thời hoặc nhiều thế hệ sau đó. Ví dụ, Truyện Kiều ra đời từ cuối thế kỷ 18 hoặc đầu thế kỳ 19, nhưng đến đầu thế kỷ 20 lại được nhìn như một tác phẩm đầy màu sắc chính trị: với Phạm Quỳnh, nó là nền tảng để xây dụng nền quốc văn và quốc học trong quá trình hiện đại hoá Việt Nam; với Ngô Đức Kế, nó lại là một tác phẩm cổ vũ cho sự thoát ly, quay lưng lại công cuộc đấu tranh giành độc lập. Tất cả những ý nghĩa và tác động này đều nằm ngoài ý đồ của chính tác giả.
Nói một cách tóm tắt, quan hệ giữa văn học và chính trị là một vấn đề phức tạp bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Chỉ trừ việc sử dụng văn học như một công cụ chính trị, tất cả những khía cạnh khác đều bình thường, không hay và cũng không dở. Với tư cách một đề tài, chính trị cũng bình đẳng với các loại đề tài khác, hay hay dở nằm trong tầm nhìn và tài năng của tác giả. Còn ý nghĩa (significance) của tác phẩm đối với nhận thức chính trị của độc giả trong một thời điểm nào đó thì hoàn toàn nằm ngoài khả năng kiểm soát của tác giả.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. ( VOA )
Trước hết, cần khẳng định rõ ràng là tôi hoàn toàn không có tham vọng gì về chính trị, tuyệt đối không dính líu gì đến các sinh hoạt chính trị. Sau nữa, cũng cần khẳng định tiếp: Tôi viết với tư cách một trí thức muốn dùng kiến thức và khả năng nhận thức để mổ xẻ những ung nhọt của đất nước; tôi viết với tư cách một nạn nhân và một chứng nhân để ghi lại những kinh nghiệm và cảm nghiệm của mình; tôi viết để giải tỏa những u uẩn và u uất trong lòng; tôi viết để, may ra, gặp được những người đồng cảm và đồng điệu để những bận tâm đau đáu của mình không thành lẻ loi. Liên quan đến đất nước, nhất là một đất nước lớn có cả gần một trăm triệu dân, nghịch lý và phi lý nhất là cảm giác lẻ loi.
Ngoài những lý do vừa kể, có thể còn nhiều lý do khác nữa. Nhưng thôi, chuyện đó cũng chả có gì quan trọng. Điều khiến tôi loay hoay nghĩ ngợi nhiều hơn, thời gian gần đây, là mối quan hệ giữa văn học và chính trị.
Nhưng có lẽ không có lúc nào người ta lại bàn về quan hệ giữa văn học và chính trị nhiều như thời hiện đại. Có lẽ lý do chính gắn liền với sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản. Từ đầu thập niên 1930, ở Liên Xô, người ta đưa ra lý thuyết văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa với mấy nội dung chính: Một, văn học phản ánh hiện thực; hai, cách phản ánh hiện thực của văn học lệ thuộc vào lập trường giai cấp của tác giả; ba, khi phản ánh hiện thực như vậy, văn học tác động mạnh mẽ lên cách suy nghĩ và cách cảm xúc của quần chúng; bốn, với tác động như vậy, văn học có quan hệ chặt chẽ và không thể chối cãi được, với chính trị; năm, trong công cuộc vận động cách mạng, đảng Cộng sản nhất thiết phải nắm cho được công cụ văn học; sáu, để nắm văn học, các nhà tuyên huấn Cộng sản đưa ra khái niệm tính đảng: văn học phải tuân theo chỉ thị của đảng và phải phục vụ đảng, v.v…
Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa với những quan điểm một chiều và nông cạn như vậy chỉ phát triển ở các quốc gia Cộng sản tại Đông Âu và, khi du nhập vào Trung Quốc, bị Mao-hóa, trở thành giáo điều hơn nữa. Con đường du nhập của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa vào Việt Nam xuất phát từ hai nguồn: Một, qua các nhà văn Cộng sản của Pháp khi họ sang Liên Xô tham dự đại hội nhà văn vào năm 1934. Hai, khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, sách báo từ Pháp không được nhập cảng vào Việt Nam được nữa, người ta quay sang Trung Quốc, và từ Trung Quốc, người ta học được quan điểm của Mao Trạch Đông, đặc biệt trong bài nói chuyện tại Diên An vào năm 1942.
Mặc dù không bị chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thuyết phục, nhưng giới cầm bút ở Tây phương vẫn không thoát khỏi ám ảnh về nó, do đó, mối quan hệ giữa văn học và chính trị trở thành một đề tài được nhiều người quan tâm phân tích. Có điều, dù bàn sâu đến mấy, vấn đề ấy vẫn không ngớt day dứt trong tâm trí của mọi người. Mỗi câu trả lời, may lắm, chỉ chính phục được một thế hệ. Đến thế hệ tiếp theo sau, với những mâu thuẫn mới và hoàn cảnh mới, người ta lại đặt ra câu hỏi ấy và lại loay hoay suy nghĩ, tìm kiếm câu trả lời.
Ở Việt Nam cũng vậy. Ngay sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu đã từng thao thức với vấn đề ấy khi nhìn lại nền văn học về chiến tranh của Việt Nam, tuy nhiều về số lượng, nhưng lúc nào cũng còi cọc về chất lượng. Mấy năm sau, ông và Hoàng Ngọc Hiến lại đặt ra vấn đề ấy lần nữa; cuối cùng, thời đổi mới, ông lại đặt ra vấn đề ấy trong bài “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, trong đó, ông cho cái gọi là văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa thực chất chỉ là một nền văn học minh hoạ cho các chính sách hà khắc của chế độ, nền văn học của những người hèn, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ đến độ sẵn sàng bẻ cong ngòi bút của mình, hoặc nếu không, cũng lạng lách, viết một câu trung (thực) lại kèm theo một câu nịnh.
Với giới cầm bút ở hải ngoại, nhiều người cũng hay trăn trở về quan hệ giữa văn học và chính trị. Lý do cũng dễ hiểu. Phần lớn giới cầm bút Việt Nam ở hải ngoại là những người tị nạn chính trị. Họ trốn khỏi Việt Nam cũng vì chính trị. Bản sắc của họ, với tư cách người tị nạn, cũng gắn liền với chính trị, chủ yếu chính trị của các nạn nhân vừa thua trận vừa bị đày đoạ trong các trại cải tạo. Trong suốt hơn một thập niên đầu, từ năm 1975 đến 1990, lúc chế độ Cộng sản sụp đổ ở Nga và Đông Âu, mảng văn học phản kháng, với những đề tài mất nước và cải tạo, nở rộ. Lúc ấy, người ta cho việc tố cáo tội ác của Cộng sản là việc đương nhiên và mặc nhiên. Không ai thấy có vấn đề gì cả.
Tuy nhiên, sau đó, khi cơn phẫn nộ và đau xót nguội dần, cảm hứng văn học trở thành đa dạng hơn, nhiều người quay lại với vấn đề quan hệ giữa văn học và chính trị. Không có cuộc tranh luận nào thật lớn nhưng những bàn cãi nho nhỏ quanh bàn nhậu hoặc trên một số diễn đàn thì có. Nhưng, cũng giống như mọi lần, trong lịch sử, không có một kết luận nào chung nhất để kết thúc các cuộc tranh luận ấy cả.
Theo tôi, nói đến quan hệ giữa văn học và chính trị, trước hết, cần phân biệt hai phạm trù: tác giả và tác phẩm. Hai khái niệm này không đồng nhất với nhau. Một tác giả tham gia trực tiếp vào các hoạt động chính trị không nhất thiết phải viết nhiều về chính trị. Trong văn học Việt Nam, có thể lấy trường hợp Nhất Linh làm ví dụ. Từ đầu thập niên 1940 trở đi, ông hoạt động chính trị rất sôi nổi, nhưng các tác phẩm ông viết lại rất ít màu sắc chính trị. Ngược lại, một người không gian gia chính trị có thể viết rất nhiều về chính trị. Như Võ Phiến, chẳng hạn. Bởi vậy, để tìm hiểu quan hệ giữa văn học và chính trị, có lẽ chúng ta chỉ tập trung vào tác phẩm hơn là tác giả.
Giới hạn trong phạm vi tác phẩm, tính chất chính trị có thể được nhìn từ ba khía cạnh khác nhau: trong tác phẩm (in the text), với tác phẩm (with the text) và qua tác phẩm (through the text).
Thứ nhất, bên trong tác phẩm, chủ yếu ở đề tài và nội dung tác phẩm. Ở phương diện này, không có gì mâu thuẫn giữa văn học và chính trị cả. Viết về chính trị cũng giống như viết về một cuộc tình, một cuộc đời, một số phận hay một kinh nghiệm nào đó. Nó có thể hay hoặc dở. Nhưng cái hay hoặc cái dở ở đây gắn liền với tài năng của tác giả hơn là bản thân đề tài.
Thư hai, tính chính trị thể hiện với tác phẩm, tức gắn liền với ý đồ của tác giả, nhằm tuyên truyền cho một lý tưởng chính trị nào đó mà tác giả tin tưởng hoặc phục vụ. Đây là điều các chế độ độc tài thường đòi hỏi ở người cầm bút. Nói cách khác, đó là thứ văn học có tính chất luận đề, nói theo ngôn ngữ của nhóm Tự lực văn đoàn trong thập niên 1930 hoặc văn học minh hoạ, nói theo ngôn ngữ của Nguyễn Minh Châu. Việc nhìn chính trị như một động cơ trong sáng tác này thường chỉ dẫn đến sự thất bại cho cả tác giả lẫn cho tác phẩm. Cuối thập niên 1950, ở Sài Gòn, trong cuốn Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh nhìn nhận tiểu thuyết luận đề mà ông là cổ suý và là một tác giả tiêu biểu nhất là một thất bại. Đọc lại, ông chỉ thấy đơn giản và nhạt nhẽo. Từ cuối thập niên 1970 đến giữa thập niên 1980, ở Việt Nam, cả Nguyễn Minh Châu lẫn Hoàng Kiến đều phê phán việc sử dụng văn học để phục vụ cho chính trị qua những tác phẩm minh hoạ như thế.
Thứ ba, tính chính trị thể hiện qua tác phẩm (through the text) tức ở những tác động của nó trong độc giả. Ở đây, chúng ta sẽ có hai trường hợp chính: Một, có khi tác giả viết với một động cơ chính trị rõ rệt nhưng ý nghĩa của nó, ở người đọc, lại có tính chất thuần thẩm mỹ; hai, ngược lại, có khi tác giả không có động cơ chính trị gì cả nhưng khi tác phẩm ra đời, nó lại có tác động chính trị mạnh mẽ lên người đọc, một cách tức thời hoặc nhiều thế hệ sau đó. Ví dụ, Truyện Kiều ra đời từ cuối thế kỷ 18 hoặc đầu thế kỳ 19, nhưng đến đầu thế kỷ 20 lại được nhìn như một tác phẩm đầy màu sắc chính trị: với Phạm Quỳnh, nó là nền tảng để xây dụng nền quốc văn và quốc học trong quá trình hiện đại hoá Việt Nam; với Ngô Đức Kế, nó lại là một tác phẩm cổ vũ cho sự thoát ly, quay lưng lại công cuộc đấu tranh giành độc lập. Tất cả những ý nghĩa và tác động này đều nằm ngoài ý đồ của chính tác giả.
Nói một cách tóm tắt, quan hệ giữa văn học và chính trị là một vấn đề phức tạp bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Chỉ trừ việc sử dụng văn học như một công cụ chính trị, tất cả những khía cạnh khác đều bình thường, không hay và cũng không dở. Với tư cách một đề tài, chính trị cũng bình đẳng với các loại đề tài khác, hay hay dở nằm trong tầm nhìn và tài năng của tác giả. Còn ý nghĩa (significance) của tác phẩm đối với nhận thức chính trị của độc giả trong một thời điểm nào đó thì hoàn toàn nằm ngoài khả năng kiểm soát của tác giả.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. ( VOA )
BRICS làm đảo lộn trật tự tài chính thế giới ?
Lãnh đạo 5 nước thành viên nhân kỳ thượng đỉnh BRICS tại Brazil – REUTERS /Ueslei Marcelino
Thanh Hà -RFI
Tại thượng đỉnh BRICS 2014, nhóm 5 nước Brazil, Nga, Ấn Độ Trung Quốc và Nam Phi đưa ra hai quyết định quan trọng : thành lập Ngân hàng Phát triển Mới New Development Bank (NDB) và một quỹ dự trữ 100 tỷ đô la. Trung Quốc đóng góp hơn 40 % vào quỹ đó. Phải chăng BRICS đang sắp đặt lại trật tự tài chính thế giới ?Ngân hàng NBD được lập ra với mục đích cấp vốn cho các nước nghèo đầu tư vào hạ tầng cơ sở. Thế còn chủ đích của quỹ dự trữ chung 100 tỷ đô la là nhằm can thiệp trong trường hợp khẩn cấp, để bảo vệ tỷ giá đơn vị tiền tệ của các nền kinh tế đang trỗi dậy.
Nước Nga của Tổng thống Putin đang bị cô lập vì khủng hoảng Ukraina đánh giá hai dự án nói trên là « một thách thức chống lại thế độc quyền của Mỹ trên bàn cờ tài chính quốc tế. Đối với Brazil thì sáng kiến của nhóm BRICS sẽ góp phần « cải tổ hệ thống tài chính của thế giới, vốn không được cân bằng và quá thuận lợi cho Tây phương ».
Bắc Kinh khéo léo hơn khi cho rằng, Ngân hàng Phát triển Mới NDB sẽ không cạnh tranh với Ngân Hàng Thế Giới hay Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) mà sẽ đóng một vai trò « bổ sung » so với định chế tài chính có trụ sở ở Manila.
Cũng Trung Quốc trong một thông cáo lưu ý : WB và ADB chú trọng nhiều vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo, trong lúc NDB của nhóm BRICS sẽ dồn nỗ lực giúp các nước nghèo đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Lại cũng Bắc Kinh đã kín đáo đưa ra nhận xét : một khi đi vào hoạt động, Ngân hàng Phát triển Mới sẽ không đòi hỏi nhiều trước khi cấp tín dụng cho các quốc gia cần được cấp vốn. Nói cách khác quyết định cho vay hay không của NDB sẽ không đi kèm theo các điều kiện như điều mà cả IMF lẫn WB đang làm.
Cúp bóng đá Thế giới 2014 vừa hạ màn, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã chủ trì thượng đỉnh nhóm BRICS lần thứ 6. Tại Fortaleza, miền đông bắc Brazil, lãnh đạo 5 nước chính thức khai sinh New Development Bank (NDB) để giảm bớt lệ thuộc vào các cường quốc tài chính quốc tế. Đây là một sáng kiến đã được các bên nêu lên từ thượng đỉnh ở New Delhi năm 2012 với dụng ý hỗ trợ cho các nước « phương Nam » có vốn đầu tư, bớt lệ thuộc vào hai định chế tài chính đa quốc gia là Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.
NDB trên nguyên tắc chính thức hoạt động vào năm 2016. Trụ sở sẽ được đặt tại Thượng Hải. Ngân hàng này có số vốn hoạt động ban đầu là 50 tỷ đô la. Mỗi thành viên đóng góp 10 tỷ. Nhưng trong tương lai, vốn của Ngân hàng Phát triển mới có thể sẽ được tăng lên gấp đôi.
Sáng kiến thành lập một ngân hàng phát triển riêng cho những nước nghèo xuất phát từ việc các nước công nghiệp phát triển đã bơm quá nhiều tiền vào guồng máy kinh tế của họ để khắc phục hậu quả khủng hoảng tài chính 2008. Hiện tượng đó dẫn tới tình huống « dư thừa tiền mặt » trên thị trường, làm khuynh đảo nền kinh tế ở các quốc gia đang vươn lên.
Bên cạnh đó, nhóm BRICS chỉ trích tiến trình cải tổ quá chậm chạp của Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. Cả hai vẫn gần như do châu Âu và Mỹ độc quyền kiểm soát. Còn Ngân Hàng Phát Triển Á Châu ADB thì do Nhật Bản và Mỹ áp đảo. Hai quốc gia này đóng góp trên 30 % vốn cho ABD.
BRICS bao gồm 40 % dân số trên hành tinh, bảo đảm đến 25 % GDP toàn thế giới. Tổng kim ngạch trao đổi mậu dịch giữa 5 thành viên tăng 28 %, đạt 230 tỷ đô la trong năm 2012. Đây cũng là khu vực có tỷ lệ tăng trưởng tương đối hấp dẫn. Cho dù đang gặp khó khăn so với thời điểm đầu những năm 2000, GDP của Trung Quốc vẫn tăng 7,5 %, của Ấn Độ là trên dưới 5 %, của Nam Phi là khoảng 2 %. Yếu hơn một chút là Brazil với khoảng 1 %. Kém nhất là Nga.
Nhóm BRICS hiện đang làm chủ một khối dự trữ ngoại tệ 5.000 tỷ đô la và như vậy là có điều kiện để thành lập một ngân hàng riêng. Với trọng lượng kinh tế ngày càng lớn, nhóm này đòi hỏi phải có tiếng nói trên sân khấu kinh tế thế giới.
Trả lời trong chương trình phát thanh democracynow.org của Mỹ, ngày 17/07/2014, giải Nobel Kinh tế Joseph Stiglitz nêu ra 3 yếu tố khiến ông coi NDB là một sáng kiến hay của nhóm BRICS :
« Đây là một quyết định hết sức quan trọng, vì nhu cầu đầu tư của các quốc gia đang phát triển hiện rất lớn. Mỗi năm các nền kinh tế này cần đầu tư khoảng 2 tỷ đô la để phát triển hạ tầng cơ sở. Các định chế tài chính đang hiện hành không có đủ phương tiện để đáp ứng nhu cầu đó. Như vậy với Ngân hàng NDB những quốc gia nào cần đầu tư – nhất là các nước nghèo- sẽ dễ dàng được cấp tín dụng hơn. Những khoản tiền đó có thể được sử dụng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hay đầu tư vào các dịch vụ xã hội, giúp các nước chậm tiến thích nghi với hiện tượng biến đổi khí hậu chẳng hạn.
Điểm thứ nhì là việc nhóm BRICS thành lập ngân hàng NDB phản ánh một sự thay đổi quan trọng về tương quan lực lượng cả trong lĩnh vực kinh tế lẫn chính trị. Nhóm BRICS ngày nay giàu hơn các nước phát triển ở vào thời kỳ Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế được hình thành. Trong hơn 60 năm qua cục diện của thế giới đã thay đổi trong khi đó thì các định chế đa quốc gia truyền thống này vẫn không thích nghi được với những thay đổi đó.
Tôi đơn cử một thí dụ cụ thể là nhóm G 20 đã thảo luận và đồng ý cải tổ hệ thống vận hành của Ngân Hàng Thế Giới và IMF, cả hai đã được hình thành từ những năm 1944-45. Thế nhưng Hạ viện Mỹ thì lại không đồng ý cải tổ hai định chế đó. Vào thế kỷ XXI mà một số người vẫn chưa hiểu rằng lãnh đạo của IMF hay Ngân Hàng Thế Giới phải là những nhân vật được chọn vì khả năng của họ chứ không phải chì vì họ là người Mỹ. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Phát triển Mới NDB sẽ góp phần cân bằng hóa lại phần nào sự thiếu dân chủ đó trong các định chế tài chính đa quốc gia.
Yếu tố thứ ba nữa là Ngân hàng phát triển của nhóm BRICS sẽ tạo ra một sự năng động mới. Tôi hy vọng đây cũng sẽ là động lực thúc đẩy IMF và Ngân Hàng Thế Giới nhanh chóng tiến hành cải tổ. Nhưng điều quan trọng nhất không phải là ngân hàng NDB sẽ có đóng vai trò cạnh tranh với Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới hay không, mà chủ yếu đây sẽ là một cơ quan cấp tín dụng cho những quốc gia cần vốn để phát triển, vì quyền lợi và để đáp ứng nhu cầu của các nền kinh tế chậm tiến ».
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là sự áp đảo của Trung Quốc trong định chế Ngân hàng Phát triển Mới sắp tới. Khi biết rằng Trung Quốc với 3 200 tỷ đô la dự trữ – nặng gấp 6 lần chiếc gối đô la của Nga và gần gấp 10 lần so với Ấn Độ- sẽ lấn át 4 thành viên còn lại trong nhóm BRICS.
Một số chuyên gia lo ngại, NDB sẽ là cửa ngõ để Bắc Kinh « đổ vào các nước nghèo những dự án đầu tư bừa bãi, gây tai hại cho môi trường và đời sống con người ». Về điểm này giáo sư Joseph Stiglitz không bi quan như vậy. Ngược lại ông cho rằng đây là điều hợp lý vì Trung Quốc có của, Brazil thì có nhiều kinh nghiệm :
« Trung Quốc đang có một khoản dự trữ ngoại tệ hơn 3000 tỷ đô la. Bắc Kinh cần sử dụng số tiền đó vào những chuyện khác, chứ không chỉ để mua công trái phiếu của Mỹ. Trong khi đó thì bản thân Trung Quốc cũng như nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới, đang thực sự cần vốn để nâng cấp cơ sở hạ tầng, cần có phương tiện tài chính để đáp ứng một số nhu cầu cơ bản về phương diện xã hội.
Còn đối với Brazil, không mấy ai biết rằng quốc gia này đã có một ngân hàng phát triển BNDES với khả năng hoạt động lớn không thua gì Ngân Hàng Thế Giới. Ngân hàng này đã hoạt động rất hiệu quả. Điều đó cho thấy Brazil hoàn toàn đủ kinh nghiệm để đóng góp vào Ngân hàng Phát triển Mới, NDB ».
Về câu hỏi cụ thể đâu là khác biệt giữa ngân hàng NDB với những ngân hàng phát triển khác ở những nước phương Tây, giải Nobel Kinh tế và cũng là cựu kinh tế trưởng của Ngân Hàng Thế Giới, Joseph Stiglitz cho rằng chưa thể trả lời một cách cụ thể vì Ngân hàng Phát triển của nhóm BRICS sẽ chỉ bắt đầu hoạt động vào năm 2016 nhưng ông nhấn mạnh đến quyết tâm hợp tác của 5 nền kinh tế thường có những lợi ích mâu thuẫn với nhau :
« Còn quá sớm để trả lời câu hỏi này. Ngân hàng Phát triển Mới chưa thực sự đi vào hoạt động. Dự án này đã được các bên đề cập tới từ ba năm nay. Điểm đáng khích lệ là 5 nền kinh tế đang trỗi dậy của nhóm BRICS đã vượt lên trên các bất đồng về những quyền lợi riêng để lập ra một ngân hàng phát triển chung. Họ có thể hợp tác với nhau một cách có hiệu quả. Thậm chí, còn hiệu quả hơn so với những gì mà các quốc gia phát triển đang làm. »
« Vượt lên trên những bất đồng » như giáo sư Stiglitz vừa nói đối với nhóm BRICS không phải là chuyện dễ nhưng đây là một tín hiệu mạnh mà 5 nền kinh tế đang trỗi dậy muốn gửi đến cộng đồng quốc tế như phân tích của kinh tế trưởng Cơ quan bảo hiểm ngoại thương Pháp COFACE, Yves Zlotowski. Ngân hàng Phát triển Mới được lập ra trong bối cảnh chính bản thân 5 nước thành viên nhóm này đang đứng trước nhiều thách thức :
« Kinh tế của nhóm này đang chựng lại chủ yếu là do các vấn đề cơ cấu. Đương nhiên là những khó khăn kinh tế của khu vực đồng euro đã tác động dây chuyền đến các nền kinh tế đang trỗi dậy, đặc biệt là qua ngả giao thương. Nhưng bản thân nhosm BRICS cũng đang phải đương đầu với nhiều vấn đề nội bộ, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng. Ấn Độ, Brazil hay Nam Phi thì bị thiếu điện và đó là trở lực đối với khu vực sản xuất của các nền kinh tế này.
Vấn đề thứ nhì liên quan đến môi trường làm ăn buôn bán : Nga, Brazil và Ấn Độ bị coi là những quốc gia bị tham nhũng lũng đoạn. Điều này làm nản lòng giới đầu tư. Cuối cùng, vấn đề chính đối với nhóm BRICS là khối nằng thực sự thiếu một nguồn lao động có tay nghề cao ».
Vậy đâu là lợi ích chung của BRICS ? Kinh tế trưởng COFACE trả lời :
« Lợi ích chung của các thành viên trong nhóm BRICS chủ yếu xoay quanh vấn đề đầu tư. Các nước này muốn lôi cuốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, và muốn tránh để tư bản ồ ạt rút đi như kịch bản đã xảy ra khi Mỹ tăng lãi suất ngân hàng. BRICS lập ra quỹ dự trữ chung để bảo vệ đơn vị tiền tệ của chính họ. Đây là một phương tiện để trấn an các nhà đầu tư trước những rủi ro về hối đoái và nhất là để chứng minh rằng các nền kinh tế đang lên có khả năng hợp tác với nhau. Họ có thể vượt lên các bất đồng để đổi lấy sự tin tưởng của các nhà đầu tư quốc tế ».
Trên thực tế, nhóm BRICS lợi dụng thời cơ để mở rộng tầm ảnh hưởng. Trước sáng kiến ở New Delhi năm 2012, với Tổ chức Thượng Hải năm 1996, Bắc Kinh và Matxcơva đã nghĩ tới việc hợp tác để làm đối trọng với sự độc quyền của Mỹ trên sân khấu tài chính quốc tế.
Từng bước Trung Quốc và Nga đã lôi kéo thêm Ấn Độ, Brazil, rồi Nam Phi. Mục tiêu của nhóm BRICS là để giảm bớt mức độ lệ thuộc vào đồng đô la.
Câu hỏi đặt ra là liệu trong tương lai các nước đang phát triển có chịu thuần phục Trung Quốc hay không bởi vì đương nhiên là Ngân hàng Phát triển Mới sẽ được đặt dưới trướng của Bắc Kinh.
Giáo sư Jean Pierre Lehmann chuyên gia về kinh tế và chính trị quốc tế tại trường thương mại Lausanne- Thụy Sĩ cho rằng, bản thân 5 thành viên BRICS luôn thiếu một sự gắn bó keo sơn. Không thiếu những mâu thuẫn giữa 5 nền kinh tế đang lên này : chỉ riêng trong lĩnh vực thương mại Brazil, Nga, Ấn Độ, Nam Phi và Trung Quốc vừa là những bạn hàng vừa là những nguồn cạnh tranh của lẫn nhau. Chưa kể tới những hiềm khích lịch sử hay tranh chấp lãnh thổ giữa ba nước lớn trong khối này như Nga, Trung Quốc và Ấn Độ.