Theo lời bộ trưởng quốc
phòng Mỹ, Ashton Carter, cuộc chiến chống “nhà nước Hồi giáo” gồm chữ ba “R”: Tấn
công căn cứ của IS ở Raqqa (Syria), thành phố Ramadi (Iraq) và những cuộc độ
kích (Raids). Tuy nhiên, quan trọng là phái tránh đối đầu với Nga (Russia), vì
vậy mà cuộc chiến sẽ phụ thuộc vào bốn “R”.
Trong hội thảo bàn tròn nói
về quan hệ Nga-Mỹ, tôi đã nói chuyện với các chuyên gia về những vấn đề của nước
Nga và họ đã kể cho tôi nghe nhiều chuyện thú vị. Theo một giáo sư đại học, sau
cái chết đầy bạo lực của nhà lãnh đạo Libya, Muammar Gaddafi, tổng thống Putin càng
mất niềm tin đối với phương Tây. Lúc đó, Putin đang là thủ tướng và không thể đưa
ra những quyết định cuối cùng về vấn đề ngoại giao. Có người nói rằng hành động
của tổng thống Medvedev đã làm ông tức giận.
Các nước phương Tây đã tham
gia vào cuộc nội chiến ở Libya, theo quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Nga từ chối bỏ phiếu, nhưng không sử dụng quyền phủ quyết của mình. Vì vậy,
Putin đã chỉ trích tổng thống Medvedev. Tôi không biết rằng, Putin đã thật sự nổi
điên.
Có thể hiểu được phản ứng của
ông. Sau khi chết, xác của Gaddafi đã bị người ta đá vào và kéo lê trên đường
phố, có người còn gọi ông ta là chó. Mặc dù, thực tế là trong thế giới, Arab có
nhiều người yêu chó, nhưng không hiểu sao người ta vẫn coi chó là con vật bẩn
thỉu. Nếu trong lúc cãi nhau mà bị gọi là chó thì chắc chắn sau đó người ta sẽ
lao vào đánh nhau. Người ta nói rằng nhà tiên tri Muhammad đã trốn kẻ thù khi
chó sủa, nhưng không thấy bằng chứng khẳng định chuyện này.
Có lẽ số phận khắc nghiệt của
Gaddafi đã làm Putin lo lắng, vì vậy mà ông ta đã phản ứng sau khi nghe thượng
nghị sĩ Mỹ, John McCain, nói rằng “Sau Gaddafi sẽ là Putin” bằng những lời lẽ
quyết liệt: “Sau khi bị bắt làm thu binh ở Việt Nam thì người nào cũng trở
thành thần kinh hết”. Có lẽ, trong đáy sâu tâm hồn, ông ta tin rằng Gaddafi đã phạm
quá nhiều sai lầm.
Tôi không nghĩ rằng Putin sẽ
lặp lại số phận của Gaddafi, nhưng họ có điều gì đó giống nhau. Trung cuốn Sách Xanh (Green Book), Gaddafi viết rằng,
ứng viên thu được 51% phiếu là nhà độc tài, đủ sứ đè bẹp ý kiến của ứng viên
chỉ thu được 49% phiếu bầu. Ông ta cho rằng hệ thống dân chủ trực tiếp - trong
đó quyết định được chính các công dân đưa ra, chấp nhận và thực hiện – là hệ thống
đúng đắn. Tôi đã từng thấy những cuộc họp như thế ở Libya, nhưng không thể nói
rằng việc trao đổi quan điểm và thông qua quyết định đã diễn ra một cách công bằng.
Tôi nghĩ rằng đấy chỉ là công cụ cho chế độ độc tài của Gaddafi mà thôi.
Nhằm gia tăng số người ủng hộ,
Putin tuyên bố về sức mạnh của nước Nga. Ngoài ra, đặc điểm khác người của ông
ta là sử dụng những kỹ thuật đã được thử nghiệm ở Ukraine, ví dụ, đưa quân không
đeo phù hiệu riêng vào Crimea. Mặc dù mọi người đều biết rằng đấy là quân Nga.
Đôi khi hành động của tổng thống Nga làm người ta nhớ tới những bài phát biểu với
tinh thần bài Mỹ - đầy ảo tưởng về sự vĩ đại và tàn bạo - của Gaddafi.
Lòng thù hận thù của Putin đối
với khái niệm về sự chuyển giao quyền lực có thể là phản đề của chính sách “thay
đổi chế độ” của chính quyền Bush. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Nga còn lo lắng về việc
bảo vệ vị trí của mình. Ông lo ngại rằng nếu chính quyền Assad sụp đổ thì làn
sóng sụp đổ có thể lan đến cả nước Nga. Trong trường hợp này, tốt nhất, Putin nên
hợp tác với phương Tây nhằm đẩy nhanh việc phế truất Bashar al-Assad. Nói cách
khác, chữ “R”, bắt đầu của từ “Rapprochement” (nối lại quan hệ hữu hảo) có vai
trò đặc biệt quan trọng.
Vừa rồi ở tỉnh Bình
Thuận ông Huỳnh Văn Nén được minh oan xin lỗi sau khi đã đi tù oan 17
năm. Trước đó năm 2013 ở tỉnh Bắc Giang ông Nguyễn Thanh Chấn cũng được
minh oan xin lỗi sau khi đã đi tù 10 năm.
Hai vụ án oan nghiêm
trọng đặt ra nghi vấn về chất lượng của nền tư pháp, nhiều giải pháp
được đưa ra để ngăn ngừa cán bộ tiến hành tố tụng làm sai.
Nhưng
ngoài những nguyên nhân từ người thực thi pháp luật thì bản thân các quy
định pháp luật đã hợp lý đúng đắn hay chưa? Phải chăng còn tồn tại
những quy định sai lệch khiến dẫn đến án oan?
Vấn đề chứng cứ
Hai vụ án oan của ông Nén và ông Chấn người ta đều đã bắt được hung thủ gây án thực sự.
Như thế đã rõ ràng là ông Nén ông Chấn không phải thủ phạm, và như vậy đương nhiên không có chứng cứ chứng minh họ phạm tội.
Nhưng thực tế họ đã vẫn bị kết tội, vậy tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng đã căn cứ vào đâu?
Có một mối mâu thuẫn phi lý xung quanh vấn đề này.
Một mặt ông Nén, ông Chấn không phải là hung thủ cho nên không có chứng cứ kết tội họ.
Mặt khác tòa án kết tội hẳn phải dựa vào chứng cứ, chẳng lẽ tòa án cấp tỉnh và tòa án cấp tối cao lại xử án không có căn cứ?
Ngoài ra thì cơ quan điều tra và viện kiểm sát cấp tỉnh, viện kiểm sát tối cao với những cán bộ tư pháp cao cấp đâu dễ làm sai?
Như vậy, một điều phi lý là một hệ thống tư pháp gồm
nhiều cơ quan như vậy mà lại cùng sai lầm trong đánh giá chứng cứ và
làm oan người ta, và sự sai lầm có hệ thống đó lại xảy ra ở nhiều tỉnh
thành khác nhau, vậy nguyên nhân là gì, điều gì đã che mắt họ?
Nguyên
nhân sâu xa được chỉ ra dưới đây xuất phát từ nhận thức sai lệch của
những nhà soạn luật về khoa học pháp lý, từ đó dẫn đến quy định pháp
luật sai trái để rồi cán bộ tư pháp hàng ngày thực thi áp dụng mà vẫn
xem là thường.
‘Trọng chứng hơn trọng cung’
Không rõ từ khi nào trong lịch sử tố tụng hình sự xuất hiện câu nói
trọng chứng hơn trọng cung, có ý nghĩa như một sự nhắc nhở trong việc
xét xử tội phạm cần coi trọng chứng cứ hơn những lời cung khai.
Mặc dù vậy thực tế câu nói này thực ra
cũng ít thấy được nhắc đến. Phải chăng vì nó không còn quan trọng do nội
dung không còn phù hợp với môi trường pháp lý và quan điểm xét xử hiện
nay? Trong bối cảnh giai đoạn hiện nay, khi mà vấn đề án oan sai đang
nổi cộm đòi hỏi cần tìm ra nguyên nhân giải pháp khắc phục, thì xem ra
câu nói lại cung cấp một ‘mã khóa’ quan trọng.
Tìm hiểu kỹ thì
thấy, câu nói quan trọng ở chỗ đó là ở thời điểm hình thành câu nói thì
trong nhận thức người ta đã phân biệt sự khác nhau giữa chứng cứ và lời
khai. Chứng cứ và lời khai cùng được sử dụng trong việc tìm kiếm sự thật
vụ án, nhưng chứng cứ lại được đánh giá quan trọng hơn lời khai, và
chính sự so sánh quan trọng hơn cho thấy tồn tại sự phân biệt khác nhau.
Vì nếu đánh đồng giống nhau thì đã không phân biệt, ví như nhân
chứng và vật chứng cùng là chứng cứ và cùng quan trọng cho nên không có
sự phân biệt. Không có sự phân biệt giữa nhân chứng và vật chứng, nhưng
lại phân biệt giữa chứng cứ và lời khai, như vậy đã xác lập sự khác nhau
giữa chứng cứ và lời khai. Vậy sự phân biệt khác nhau có ý nghĩa gì và
tại sao câu nói lại quan trọng ở giai đoạn hiện nay?
Là vì theo
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện tại thì thay vì phân biệt khác
nhau, nhà làm luật đã đánh đồng trộn lẫn chứng cứ với lời khai khi quy
định lời khai cũng chính là chứng cứ.
Cụ thể Điều 64 Bộ luật hình sự quy định: Điều 64.
Chứng cứ: 1. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự,
thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và
Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội,
người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết
cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
2. Chứng cứ được xác định
bằng: A) Vật chứng; B) Lời khai của người làm chứng, người bị hại,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; C) Kết luận
giám định; D) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ
vật khác.
Không nhắc 'nhân chứng'
Theo quy định trên thì lời khai cũng được xác định là chứng cứ và được
xem xét đánh giá ngang hàng với vật chứng, trong khi rất lạ điều luật về
chứng cứ lại không nhắc đến ‘nhân chứng’ như một phần tương ứng với
‘vật chứng’.
Thay vì nêu ra ‘nhân chứng’ điều luật lại quy định về
‘lời khai của người làm chứng’ trong khi đây là hai khái niệm hoàn toàn
khác nhau.
Một đằng là ‘nhân chứng’ nói về chủ thể con người, còn
đằng kia ‘lời khai’ là nói về một dạng thức biểu đạt của chủ thể trong
môi trường hồ sơ pháp lý.
Tại sao nhà làm luật lại lẫn lộn giữa chủ thể và một dạng thức biểu đạt của nó?
Sự
nhầm lẫn xem ra không phải là vô ý mà có mục đích, vì khi quy định như
vậy và bằng cách tương tự nhà làm luật đã có thể đánh đồng trộn lẫn lời
khai của người làm chứng và lời khai của bị can bị cáo để cùng được coi
là chứng cứ.
Mục đích là nhằm sử dụng được cái có sẵn trong các vụ án đó là lời khai của bị can bị cáo.
Trong
khi bị can vì đã là nghi phạm rồi thì không thể coi là nhân chứng được
nữa (một chủ thể không ở hai tư cách), song khi tách bị can ra khỏi dạng
thức biểu đạt là lời khai thì lại có thể sử dụng lời khai để kết tội.
Bằng
cách đó nhà làm luật đã xác lập bổ sung thêm một loại chứng cứ mới là
lời khai ngoài cái nguyên gốc chỉ bao gồm nhân chứng và vật chứng.
Điều này trái ngược với các nguyên lý khoa học tư
pháp, làm giảm sút sự chính xác trong việc phán đoán, từ đó dẫn đến nhầm
lẫn oan sai.
Và do pháp luật quy định như vậy cho nên các cán bộ
tư pháp hàng ngày vận dụng điều luật mà không thấy được đó là nguyên
nhân gây ra oan sai.
Nguyên nhân gây oan giống nhau
Trên
thực tế nhiều vụ án thực chất không hề có nhân chứng vật chứng nhưng
người ta vẫn kết tội được do sử dụng lời khai. Trong các bản án tòa án
thường viện dẫn các bút lục lời khai của bị can bị cáo làm cơ sở bằng
chứng để kết tội.
Khi đó tòa án không những không thực hiện theo
lời khuyến cáo trọng chứng hơn trọng cung mà thực chất chỉ sử dụng lời
cung vì không có chứng cứ.
Một ví dụ đó là vụ án giết người và
hiếp dâm trẻ em xảy ra ở Bắc Giang hồi năm 2005 bị can là Hàn Đức Long,
ông Long bị kết án tử hình mà không hề có nhân chứng, vật chứng và tới
nay 10 năm tròn ông Long kêu oan.
Khi tội phạm xảy ra không có ai nhìn
thấy, tức là vụ án không có nhân chứng. Ngoài ra cơ quan điều tra thu
thập được ở hiện trường một số lông, tóc, tinh trùng, nhưng giám định
không cho ra được kết quả do chất lượng mẫu dấu vết kém, như vậy vụ án
cũng không có vật chứng.
Không có nhân chứng, vật chứng, đúng ra
không thể kết tội được ai, nhưng thực tế người ta vẫn kết tội được nhờ
dựa vào lời khai, và bởi vì pháp luật quy định lời khai cũng là chứng
cứ.
Những vụ như ông Nén, ông Chấn việc kết tội gây oan cũng vì những nguyên do tương tự.
Cho
nên một trong những nguyên nhân gây ra oan sai đó là nhận thức sai của
nhà làm luật đã quy định đánh đồng trộn lẫn lời khai với chứng cứ.
Dó đó, để giảm tránh oai sai cần thay đổi nhận thức và xác lập lại điều luật về chứng cứ. Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một luật sư đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. NGuồn: http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/12/151213_ngongoctrai_vn_wrong_justice?SThisFB
(PetroTimes)
- Kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII lần này thật sôi động. Sự sôi
động ấy thể hiện ở chỗ, lần đầu tiên Quốc hội chất vấn một cách thoải
mái các vị Tư lệnh ngành, thậm chí cả Chủ tịch Quốc hội và cả Thủ
tướng.
Ghi chép của Nguyễn Như Phong
Nói một cách nôm na là Đại biểu Quốc hội
(ĐHQH) thắc mắc điều gì, cần làm rõ việc gì thì cứ đặt ra câu hỏi, và
ai cũng phải có trách nhiệm trả lời. Chứ không như mọi năm trước, mỗi kỳ
họp lại chọn ra vài vị Bộ trưởng để trả lời.
Cách làm này thật là hay, khiến nghị trường trở nên nóng hơn, “hấp dẫn hơn” và xem ra tính minh bạch cũng cao hơn.
Không ít Bộ trưởng đã phải toát mồ hôi
trước những câu hỏi chất vấn của ĐBQH. Sự chất vấn này lại bất ngờ,
không chuẩn bị trước, nên nhiều Bộ trưởng đến họp mà ôm theo cả gang tài
liệu, rồi thậm chí mang theo cả bộ máy “tham mưu nhẹ” đến hội trường.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình
Ấy vậy mà có một vị Tư lệnh ngành, chẳng được ai “nhắc” đến, đó chính là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình.
Kể cũng lạ, vào các kỳ họp cách đây 3-4
năm trước, lần nào ông Bình cũng là tâm điểm của sự chú ý, và người ta
chất vấn ông đủ kiểu. Nhưng bây giờ thì lại chả ai “hỏi han” gì đến.
Không nén nổi sự ngạc nhiên, tôi có hỏi
một ĐBQH cũng là người rất am hiểu về tài chính ngân hàng, và cũng là
người từ xưa đến nay “khét tiếng” dám nói thẳng, nói thật: “Sao năm nay
không ai chất vấn Thống đốc Bình nhỉ?”.
Ông nói tỉnh queo: “Cũng có phóng viên
báo chí đã hỏi tôi, và không ít người cho rằng bây giờ biết chất vấn cái
gì? Thường chất vấn là để dành cho những điều bức xúc, cần làm rõ, còn ở
ngân hàng thì mọi thứ phơi bày ra tất rồi: Thị trường vàng ổn định,
không có “cơn điên loạn” như cách đây dăm bảy năm nữa; dự trữ ngoại hối
của quốc gia chưa bao giờ cao như hiện nay; lạm phát thấp nhất trong
hàng chục năm trở lại đây; uy tín của đồng nội tệ được nâng cao…
Nếu nói rằng thị trường tài chính đang
rất đẹp thì hơi quá, nhưng rõ ràng bức tranh của thị trường tài chính
rất sáng sủa. Nói như vậy, cũng đúng nhưng chưa đủ. Một con người, một
tổ chức, khi đang tồn tại, đang hoạt động thì chưa thể nào nói là hoàn
hảo đến mức “tròn xoe”, không tì vết. Ngành ngân hàng cũng vậy, chắc
chắn còn không ít khiếm khuyết cần phải khắc phục…
Nhưng việc các đại biểu không chất vấn
Thống đốc Bình chính là thể hiện sự đánh giá cao các kết quả mà ngành
ngân hàng đã làm được trong gần 5 năm qua, và trên nữa thể hiện sự tin
cậy, sự chia sẽ, và sự đồng thuận với những quyết sách về tiền tệ”.
À ra vậy! Thật chí lý!
Tôi lại hỏi thêm vị ĐBQH rằng: “Này, thế
cái chuyện ông Bình cho mua lại ba ngân hàng yếu kém với giá 0 đồng là
thế nào. Theo tôi biết thì trên thế giới chưa có trường hợp nào như
vậy”.
Vị ĐBQH nói thủng thẳng: “Về chi tiết,
tại sao lại mua với giá 0 đồng có lẽ anh nên trao đổi với ông Bình. Mà
hiện nay ông Bình “ruồi” đang ở đây này. Nhưng thôi, tôi thì nghĩ thế
này, về mặt pháp lý thì pháp luật đã có quy định cho phép mua lại ngân
hàng với giá 0 đồng hoặc cho ngân hàng phá sản, cho nên đúng sai về góc
độ pháp luật ta không bàn, mà chắc chắn là đúng rồi. Còn tại sao mua với
giá 0 đồng thì đúng đây là trường hợp chưa từng có trên thế giới.
Thực ra, trên thế giới cũng có ngân hàng
bị mua với giá 1 USD, nhưng 1 USD cũng là tiền. Còn đây mua lại với giá
0 đồng thì là Nhà nước đang mua lại một ngân hàng đã bị phá sản. Cách
làm này, thực chất, đây là cách cứu dân, tránh cho việc xảy ra một thảm
họa tài chính, dẫn đến sự hỗn loạn về chính trị”.
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước.
Rồi ông lại hỏi tôi: “Anh có tiền gửi ở
ba ngân hàng ấy không?”. Tôi bảo rằng: “Có, nhưng không nhiều, chỉ vài
triệu”. Ông bảo: “Vậy nếu anh bị mất mấy triệu tiền tiết kiệm đó liệu
anh có sẵn sàng xuống đường biểu tình, hoặc tham gia khiếu kiện đông
người để đòi tiền không?”. Tôi im lặng.
Ông lại nói: “Vậy điều gì sẽ xảy ra với
xã hội này nếu hàng trăm, hàng nghìn người đang gửi tiết kiệm ở ba ngân
hàng: Dầu khí Toàn cầu, Oceanbank, Xây dựng… đổ xuống đường đòi tiền mà
họ gửi ở đấy”.
Tôi cãi: “Việc gửi tiền vào ngân hàng
cũng coi như việc đầu tư tài chính, lãi thì ăn, lỗ hoặc bị mất thì phải
chịu. Sao lại đi kiện. Ai bảo chọn ngân hàng đấy mà gửi tiền. Sao không
gửi vào các ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank, Vietinbank…”.
Ông vỗ vai tôi, tỏ ý thông cảm với sự
hiểu biết non kém của tôi: “Đó là nói về lý thuyết, ở nước ngoài thì
đúng là thế, anh muốn chọn ngân hàng gửi tiền thì phải tính toán xem xét
sức khỏe, và độ tin cậy của ngân hàng đó. Và nếu ngân hàng đó phá sản
thì mất tiền là chuyện thường.
Nhưng ở Việt Nam lại không vậy. Người
dân mang tiền đi gửi tiết kiệm, và họ cứ nghĩ ngân hàng nào cũng của Nhà
nước, cũng giống như báo chí các anh, cứ cái gì đưa lên tivi, in ra
giấy, phát lên đài là người dân bảo là tiếng nói của Đảng, của Chính
phủ”.
Nung nấu câu chuyện với vị ĐBQH nọ. Tôi gặp Thống đốc Bình và cũng đặt câu hỏi về chuyện sao mua ngân hàng với giá 0 đồng.
Không phải nghĩ lâu, ông Bình bảo luôn:
“Về việc mua ngân hàng với giá 0 đồng trước hết phải hiểu rằng ngân hàng
đó đã bị phá sản và bị mua với giá 0 đồng là đi nửa chặng đường tiến
trình phá sản. Vậy ai làm cho các ngân hàng cổ phần này phá sản. Đó
chính là các ông chủ và các cổ đông. Họ không biết điều hành, họ làm ăn
bậy bạ, lợi dụng ngân hàng, lợi dụng người gửi tiền làm bậy, vậy thì họ
phải chịu mất tiền.
Nhưng còn người dân thì sao? Người dân
có biết gì đâu, chỉ biết rằng gom góp được bao nhiêu tiền thì gửi vào
ngân hàng, bởi họ nghĩ rằng, đó là nơi giữ tiền an toàn nhất. Rồi cũng
hy vọng có thêm được đồng lãi để trang trải cho cuộc sống. Chính vì thế
mà phải bảo vệ người dân. Làm gì thì làm, cũng phải lo tính đến chuyện
bảo vệ dân trước.
Các ngân hàng này trong một thời gian
dài, họ làm ăn theo kiểu “bóc ngắn cắn dài”, chi tiêu bạt mạng, đầu tư
không có tính toán, và thậm chí tiêu tiền theo kiểu như đi nhặt được.
Đến lúc tiền của cổ đông mất hết thì lại dùng tiền người dân gửi tiết
kiệm để chia cổ tức cho nhau. Vì thế không thể bảo vệ các ông chủ này
được, phải bảo vệ dân, mà cách tốt nhất là mua lại ngân hàng đó, với cái
giá là 0 đồng. Nhà nước không thể mua lại các ngân hàng này với giá 1
đồng, vì Nhà nước không có 1 đồng. Nhà nước mua lại với giá 0 đồng để
điều hành, tái cấu trúc lại bằng các công cụ chính sách và làm cho ngân
hàng đó từng bước thoát ra khỏi tình trạng nợ nần.
Về lý thuyết, số tiền của các ông chủ
trong ngân hàng này đã mất sạch, cho nên đừng có bàn đến chuyện lấy lại
đồng nào cả, còn Nhà nước mua lại giao cho ngân hàng lớn tổ chức quản lý
là nhằm mục đích không gây xáo trộn trong thị trường tài chính tiền tệ,
bảo vệ quyền lợi cho người dân. Trong hoạt động tài chính ngân hàng, Xã hội chủ nghĩa hay Tư bản chủ nghĩa chính là ở chỗ này đây. Chúng ta đặt mục tiêu xây dựng Nhà nước “do dân, vì dân” thì phải vì dân mà mua lại với giá 0 đồng”.
Tôi lại hỏi Thống đốc, vậy thì bao giờ
các ngân hàng mua lại với giá 0 đồng có thể phục hồi được. Ông nói:
“Theo như tính toán của tôi, để các ngân hàng có đồng tiền dương
phải mất 3-7 năm nữa. Nhưng sau thời gian đó sẽ được gì. Thứ nhất chúng
ta được lòng dân, bởi người dân không mất tiền, và được sự ổn định xã
hội; thứ hai là Ngân hàng Nhà nước sẽ được cả một hệ thống quản lý của
các ngân hàng đó mà không phải đầu tư gì lớn; và thứ ba là khi ngân hàng
hoạt động có lãi, chúng ta sẽ được lãi thêm về mặt chính trị”.
Nghe ông nói cứ bình thản như không và
tôi có cảm giác rằng cái gì sự nung nấu để giải quyết ngân hàng yếu kém
này đã có trong đầu ông từ rất lâu rồi.
Về sau này, tôi mới biết hóa ra từ khi
còn làm Phó thống đốc, ông đã đưa ra các phương án xử lý các ngân hàng
yếu kém, mất hết thanh khoản và đang đi vào con đường lừa dân, nhưng khi
đó không ai nghe ông cả. Rồi cả chuyện ông dẹp loạn thị trường vàng,
cũng chẳng phải là cái gì mới đối với ông, bởi từ năm 2008-2009 ông đã
đưa ra kế hoạch phải lập lại trật tự thị trường vàng, nhưng ngày đấy
cũng chẳng ai nghe cả…
Thật ra khi mua lại các ngân hàng này
với giá 0 đồng, ông cũng bị phản đối không ít, đặc biệt là từ các cổ
đông của những ngân hàng yếu kém này. Bởi họ đã đầu tư vào hàng trăm,
hàng ngàn tỷ đồng, nhưng giờ mất trắng, họ cũng đau lắm chứ, nên họ cố
tìm mọi cách vận động người này người khác để không thực hiện được kế
hoạch mua ngân hàng với giá 0 đồng. Nhưng ông vẫn nghiến răng lại mà
làm.
Ông đã từng nói với các cộng sự, đại ý
là: “Thà chịu mang tiếng ác với các ông chủ, các cổ đông còn hơn là để
người dân mất 1 đồng”.
Mua ngân hàng với giá 0 đồng để rồi được lãi… vô cực!
Cái “lãi” đó là “lãi” về sự ổn định lòng dân, ổn định chính trị và ổn định kinh tế.
Thế mới thấy quan điểm làm lợi cho dân xem ra cũng thật giản dị, nhưng cũng lại khó vô cùng.
Văn
hóa giữa người Phương Đông và phương Tây vốn luôn chứa đựng nhiều quan
niệm khác biệt. Bộ ảnh đồ họa dưới đây sẽ đề cập tới sự khác biệt đó
dưới góc nhìn gắn gọn, hài hước, thú vị, đầy tính chiêm nghiệm.
Một nghệ sĩ trẻ người Trung Quốc có tên Yang Liu hiện đang sinh sống tại
Đức vừa cho ra mắt bộ ảnh đồ họa có tên “East Meets West” (Đông Tây gặp
gỡ). Bộ ảnh cho thấy sự khác biệt trong đời sống văn hóa – xã hội giữa
phương Đông và phương Tây.
“Đông Tây gặp gỡ” thể hiện cách nhìn vừa chính xác vừa hài hước về sự
khác biệt muôn thuở. Nghệ sĩ Yang Liu cho biết: “Những thông tin được
thể hiện trong bộ ảnh đồ họa này mang ý nghĩa tương đối cá nhân, dựa
trên những trải nghiệm và cảm nhận của bản thân tôi sau gần hai thập kỷ
sinh sống ở Châu Âu”.
Dưới đây là bộ ảnh thú vị của nghệ sĩ Yang Liu:
Cách thể hiện ý kiến cá nhân: Người phương Tây quan trọng sự thẳng thắn. Người phương Đông đề cao sự khéo léo, mềm mỏng.
Phong cách sống:
Người phương Tây đề cao cái Tôi, năng lực cá nhân, cá tính riêng… Người
phương Đông trân trọng cái Ta, con người phải luôn biết hòa nhập với
môi trường xung quanh để tạo nên sự hài hòa.
Vấn đề đúng giờ:
Đúng giờ là yếu tố rất được tôn trọng trong các cuộc gặp gỡ ở thế giới
phương Tây. Người ta không cần đến sớm để thể hiện sự tôn trọng nhưng
càng không nên đến muộn vì đó là hành động bất lịch sự. Người phương
Đông thì khác, họ có thể xê dịch giờ hẹn đôi chút và điều đó không trở
thành vấn đề lớn.
Trang Chủ • Kiến Thức • Sự Khác Biệt Giữa Phương Đông Và Phương Tây Qua Bộ Ảnh Thú Vị
Sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây qua bộ ảnh thú vị
Văn
hóa giữa người Phương Đông và phương Tây vốn luôn chứa đựng nhiều quan
niệm khác biệt. Bộ ảnh đồ họa dưới đây sẽ đề cập tới sự khác biệt đó
dưới góc nhìn gắn gọn, hài hước, thú vị, đầy tính chiêm nghiệm.
Một nghệ sĩ trẻ người Trung Quốc có tên Yang Liu hiện đang sinh sống tại
Đức vừa cho ra mắt bộ ảnh đồ họa có tên “East Meets West” (Đông Tây gặp
gỡ). Bộ ảnh cho thấy sự khác biệt trong đời sống văn hóa – xã hội giữa
phương Đông và phương Tây.
“Đông Tây gặp gỡ” thể hiện cách nhìn vừa chính xác vừa hài hước về sự
khác biệt muôn thuở. Nghệ sĩ Yang Liu cho biết: “Những thông tin được
thể hiện trong bộ ảnh đồ họa này mang ý nghĩa tương đối cá nhân, dựa
trên những trải nghiệm và cảm nhận của bản thân tôi sau gần hai thập kỷ
sinh sống ở Châu Âu”.
Dưới đây là bộ ảnh thú vị của nghệ sĩ Yang Liu:
Cách thể hiện ý kiến cá nhân: Người phương Tây quan trọng sự thẳng thắn. Người phương Đông đề cao sự khéo léo, mềm mỏng.
Phong cách sống:
Người phương Tây đề cao cái Tôi, năng lực cá nhân, cá tính riêng… Người
phương Đông trân trọng cái Ta, con người phải luôn biết hòa nhập với
môi trường xung quanh để tạo nên sự hài hòa.
Vấn đề đúng giờ:
Đúng giờ là yếu tố rất được tôn trọng trong các cuộc gặp gỡ ở thế giới
phương Tây. Người ta không cần đến sớm để thể hiện sự tôn trọng nhưng
càng không nên đến muộn vì đó là hành động bất lịch sự. Người phương
Đông thì khác, họ có thể xê dịch giờ hẹn đôi chút và điều đó không trở
thành vấn đề lớn.
Cấp trên:
Trong thế giới phương Tây, sếp cũng là người đi làm kiếm sống như nhân
viên, chỉ có điều cấp bậc, tầm nhìn và lương bổng của sếp cao hơn một
chút. Ở phương Đông, sếp được coi là “người khổng lồ”.
Các mối quan hệ và sự kết nối trong xã hội: Các mối quan hệ trong thế giới phương Tây không mang nặng tính “dắt dây” như trong xã hội phương Đông.
Cách thể hiện cảm xúc: Người phương Tây vui buồn đều thể hiện khá rõ ràng còn người phương Đông có thể “trong héo ngoài tươi”.
Văn hóa xếp hàng:
Thực tế văn hóa xếp hàng đã dần hình thành tại nhiều nước phương Đông,
đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy vậy, nhìn chung, nó chưa ăn sâu vào
nếp sống của người phương Đông ở mọi lúc mọi nơi.
Nhìn nhận về bản thân:
Người phương Tây rất quan trọng cái Tôi, đề cao tính cá nhân trong một
số khía cạnh của đời sống. Họ đòi hỏi những người xung quanh phải tôn
trọng những gì thuộc về vấn đề cá nhân. Ở phương Đông, cái Tôi thường
nhỏ bé, dễ bị khỏa lấp và việc quên đi cái Tôi được cho là một đức tính
đáng khen ngợi.
Đường phố ngày cuối tuần:
Những ngày cuối tuần, đường phố phương Tây thường vắng vẻ, họ không đổ
ra đường mà thường có hai lựa chọn: một là ở nhà ngủ bù cho cả tuần lao
động vất vả, hai là về miền quê vui chơi, hít thở không khí trong lành. Ở
phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn, người dân thường đổ ra
đường, tới các khu vui chơi và trung tâm mua sắm để giải trí.
Tiệc tùng:
Tại những bữa tiệc trang trọng, người phương Tây thích đứng thành nhóm
nhỏ, rủ rỉ trò chuyện. Người phương Đông thích ngồi thành những nhóm
lớn, trò chuyện ồn ào, đó được coi là biểu hiện của sự hào hứng, vui vẻ.
Tiệc càng ồn càng chứng tỏ tổ chức thành công.
Tiếng ồn trong nhà hàng:
Người phương Tây rất ngại việc nói to ở nơi đông người. Vì vậy, ở nơi
công cộng như nhà hàng, quán ăn, họ nói nhỏ, chỉ đủ để người ngồi với
mình nghe thấy. Ngay cả việc gọi nhân viên phục vụ cũng được thể hiện
bằng ánh mắt và động tác tay. Người phương Đông khá vô tư trong việc
này, họ có thể nói to, gọi nhau í ới ở nơi đông người.
Thức uống “lành mạnh”:
Ở phương Tây, nếu ai đó bị yếu bụng hoặc đau dạ dày, khi dùng bữa, họ
sẽ uống nước ngọt có gas, trong khi đó, người phương Đông sẽ gọi trà
hoặc nước khoáng.
Đi du lịch:
Người phương Tây đề cao việc quan sát và trải nghiệm thực tế trong suốt
chuyến đi. Trong khi đó, đối với người phương Đông, việc lưu lại hình
ảnh làm kỷ niệm trong từng chặng đường, từng địa điểm thăm quan là một
việc quan trọng không kém.
Vẻ đẹp lý tưởng: Người phương Tây thích da nâu, người phương Đông thích da trắng.
Trẻ em trong gia đình:
Trẻ em ở phương Tây không được cả gia đình chăm lo, ưu ái như ở phương
Đông. Trong gia đình phương Tây, trẻ em có vị trí ngang bằng như những
thành viên khác trong nhà, cũng có quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Ở phương
Đông, em bé thường được coi là trung tâm thú vị của cả nhà và các thành
viên sẽ xoay quanh “tâm điểm” này.
Giải quyết vấn đề:
Người phương Tây coi trọng kết quả sau cùng, vì vậy, họ sẵn sàng đương
đầu với vấn đề cản trở, cốt sao đạt được mục tiêu nhanh nhất. Người
phương Đông quan trọng quá trình thực hiện. Vốn không thích đối đầu,
xung đột, nên người phương Đông có thể chấp nhận đi vòng một chút, tuy
mất thời gian hơn nhưng vẫn đạt được kết quả sau cùng và không tổn hao
quá nhiều sức lực.
Các bữa ăn trong ngày:
Người phương Tây thường ăn sáng vội vàng, ăn tối qua loa, thường dùng
đồ ăn nhanh, bữa trưa vì vậy được coi là bữa ăn thư thái nhất trong ngày
khi họ có thể rủ bạn bè ra tiệm dùng bữa. Người phương Đông đề cao tầm
quan trọng của cả 3 bữa ăn trong ngày, họ thích sự nóng sốt. Ăn uống qua
quýt theo kiểu “cơm đường cháo chợ” là điều không ai thích.
Phương tiện di chuyển:
Trước đây, khi người phương Tây coi ô tô là phương tiện di chuyển hiệu
quả nhất, người phương Đông còn đi xe đạp. Giờ đây, người phương Tây lại
coi xe đạp là phương tiện di chuyển “lành mạnh” nhất, trong khi đó,
người phương Đông đã chuyển sang đi ô tô (nếu có điều kiện).
Cuộc sống của người già:
Dạo chơi công viên ở phương Tây, bạn sẽ bắt gặp nhiều cụ già dắt thú
cưng đi dạo. Ở phương Đông, bạn sẽ thấy các cụ già dắt cháu đi chơi.
Tắm táp: Người phương Tây thích tắm sáng rồi mới đi làm. Người phương Đông thích tắm tối trước khi đi ngủ.
Ẩm thực sành điệu: Người phương Tây sành điệu sẽ tìm tới các món Á. Người phương Đông “ăn chơi” sẽ tìm tới các món Âu.
Thời tiết và cảm xúc:
Người phương Tây thích nắng, ghét mưa. Họ đặc biệt yêu những ngày nắng
(có lẽ vì thế mà họ thích da nâu). Người phương Đông thích cả mưa và
nắng. Nắng mưa đối với người phương Đông đều có nét đẹp, nét thú vị
riêng.
Đông Tây trong mắt nhau:
Trong mắt người phương Tây, người phương Đông đặc trưng với nón lá,
thích uống trà và ăn cơm. Người phương Đông ấn tượng với người phương
Tây vì mũ nồi cao, xúc xích và bia.
Dân trí -Đây là một trong các nội dung được quy định tại
Điều 216, Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) vừa được Quốc Hội thông qua tại Kỳ
họp 10, Quốc hội khóa 13. Bên cạnh đó, Bộ Luật Hình sự quy định nhiều
chế tài khác áp dụng cho các tội danh liên quan tới BHXH, BHTN, BHYT.
Lần đầu tiên, các hành vi trốn và gian lận đóng BHXH, BHYT, BHTN được đưa vào Luật Hình sự
Trốn đóng phạt nặng
Theo đó, Điều 216 Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) quy định người nào có
nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
(BHXH, BHYT, BHTN) cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn
khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 6 tháng trở
lên, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm,
phạm tội thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc bị phạt
tù từ 2 - 7 năm.
Các hành vi phạm, phạm tội được nêu làm căn cứ áp dụng chế tài trên
gồm: Trốn đóng bảo hiểm 1 tỉ đồng trở lên; trốn đóng bảo hiểm cho 200
người trở lên…
Điều 216 còn quy định phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng,
phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm
với các hành vi sau:
Trốn đóng bảo hiểm từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, người vi
phạm có thể bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt
tù từ 6 tháng năm đến 3 năm, gồm: Phạm tội 2 lần trở lên; trốn đóng bảo
hiểm từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng; trốn đóng bảo hiểm cho từ 50
người đến dưới 200 người. Chế tài với hành vi gian lận
Ngoài ra, Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) còn ban hành thêm Điều 214 và 215 xử phạt tội gian lận BHXH, BHTN và BHYT.
Theo đó,Điều 214 quy định Tội gian lận BHXH, BHTN
với người chiếm đoạt tiền từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc
gây thiệt hại từ 20 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng mà không thuộc
trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật
Hình sự, thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải
tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Các hành vi làm căn cứ để áp dụng chế tài trên, gồm: Lập hồ sơ giả
hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH, hồ sơ BHTN lừa dối cơ quan bảo
hiểm xã hội; dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa
dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ BHXH, BHTN.
Bộ luật Hình sự (sửa đổi) được Quốc hội thông qua gồm 26 chương, 426 điều, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2016.
Trường hợp người phạm tội bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200
triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm, khi có một trong các hành vi
sau đây: Có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tiền BHXH,
BHTN từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; gây thiệt hại từ 200
triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
tái phạm nguy hiểm…
Về chế tài xử phạt tội gian lận BHYT, Điều 215 Luật Hình sự (sửa đổi)
quy định phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm với người nào
chiếm đoạt tiền BHYT từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc gây
thiệt hại từ 20 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng mà không thuộc trường
hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này.
Các hành vi vi phạm để áp dụng chế tài trên, gồm:
Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm
loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các
chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng;
Giả mạo hồ sơ, thẻ BHYT hoặc sử dụng thẻ BHYT được cấp khống, thẻ
BHYT giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ BHYT của người khác
trong khám chữa bệnh hưởng chế độ BHYT trái quy định…
Theo
quy trình công tác nhân sự, các ủy viên Trung ương khóa 11 cả chính
thức và dự khuyết viết phiếu giới thiệu các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí
thư khóa 11 đủ tiêu chuẩn, điều kiện trong độ tuổi ứng cử 4 chức danh
lãnh đạo chủ chốt.
Vấn đề nhân sự Ban chấp hành Trung ương khóa 12 là một
trong 4 nội dung lớn, trọng tâm sẽ được thảo luận và quyết định tại hội
nghị Trung ương lần thứ 13 vừa khai mạc sáng nay tại Hà Nội.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Đây là công việc hết sức hệ trọng”.
Trong phát biểu khai mạc, Tổng bí thư cho biết tại hội nghị Trung
ương lần này, Bộ Chính trị sẽ báo cáo Trung ương về kết quả chuẩn bị
nhân sự Ban chấp hành Trung ương; nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư và
nhân sự UB Kiểm tra Trung ương khóa 12.
Trung ương sẽ bỏ phiếu biểu quyết danh sách các ủy viên Trung ương
khóa 11 (cả chính thức và dự khuyết) trong độ tuổi và các ủy viên Trung
ương khóa 12 thuộc trường hợp “đặc biệt” tái cử khóa 12.
Đồng thời, Trung ương cũng bỏ phiếu biểu quyết đề cử những người đủ
tiêu chuẩn, điều kiện trong độ tuổi tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư
khóa 12; bỏ phiếu biểu quyết đề cử nhân sự UB Kiểm tra Trung ương.
Theo quy trình công tác nhân sự, các ủy viên Trung ương khóa này (cả
chính thức và dự khuyết) viết phiếu giới thiệu các ủy viên Bộ Chính trị,
Ban Bí thư đủ tiêu chuẩn, điều kiện trong độ tuổi ứng cử 4 chức danh
lãnh đạo chủ chốt.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương tập trung công sức,
trí tuệ nghiên cứu kỹ các Báo cáo của Bộ Chính trị và các tài liệu nhân
sự có liên quan để thảo luận, cho ý kiến, tạo được sự thống nhất cao về
vấn đề này, làm cơ sở để Trung ương bỏ phiếu quyết định về nhân sự và
ghi phiếu giới thiệu về nhân sự theo đúng quy trình.
Thực hiện phương
hướng công tác nhân sự, hội nghị Trung ương 12 (tháng 10/2015) đã bỏ
phiếu biểu quyết danh sách nhân sự lần đầu được giới thiệu tham gia Ban
chấp hành Trung ương khóa tới (cả chính thức và dự khuyết); đồng thời
Trung ương cũng đã ghi phiếu đề xuất các ủỦy viên Trung ương khóa này đủ
tiêu chuẩn, điều kiện trong độ tuổi tái cử khóa sau và ghi phiếu giới
thiệu nhân sự đủ tiêu chuẩn, điều kiện trong độ tuổi tham gia Bộ Chính
trị, Ban Bí thư khóa sau.
Ngay sau hội nghị Trung ương 12, tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị đã
khẩn trương chỉ đạo tổng hợp kết quả bỏ phiếu đề xuất và giới thiệu nhân
sự của Trung ương; nghiên cứu, đề xuất các tiêu chí xem xét về trường
hợp “đặc biệt” là ủy viên Trung ương khóa 11 tái cử khóa 12; nghiên cứu
và đề xuất các yêu cầu, căn cứ để lựa chọn nhân sự đủ tiêu chuẩn, điều
kiện trong độ tuổi tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa 12.
Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị đã họp nhiều lần để xem xét, rà soát
kỹ lưỡng, bổ sung, hoàn chỉnh các phương án nhân sự theo đúng phương
hướng, quy trình công tác nhân sự đã đề ra. Theo Chinhphu.vn Nguồn: http://m.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/278770/de-cu-4-chuc-danh-chu-chot.html
Trong một động
thái được cho là 'vô tiền khoáng hậu', hơn một trăm nhân sỹ, trí thức,
cựu lãnh đạo trung cao cấp và các nhà hoạt động xã hội hàng đầu ở Việt
Nam đã gửi thư ngỏ tới
Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu đổi tên đảng, đổi tên
nước, từ bỏ chủ thuyết Mác - Lênin và thay đổi triệt để vì 'tương lai
dân tộc'.
Bức thư ngỏ đề ngày 09/12/2015 gửi Bộ Chính trị, Ban chấp hành TW
Đảng CSVN khóa XI, các đại biểu dự Đại hội 12 và toàn thể đảng viên của
Đảng, được ít nhất 127 người ký tên, trong đó có các nhân vật như Thiếu
tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Chu Hảo, Đại sứ
Nguyễn Trung, Giáo sư Tương Lai, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, ông
Nguyễn Mạnh Can, nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương Đảng, bác sỹ Huỳnh
Tấn Mẫm v.v..., kêu gọi:
"Đại hội XII là cơ quan lãnh đạo cao nhất
của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa có trách nhiệm, vừa có thẩm quyền đề
xướng cuộc cải cách chính trị trong hòa bình, với tinh thần khép lại quá
khứ, không hồi tố, phát huy dân chủ với tất cả sức mạnh đoàn kết của
toàn dân tộc.
"Ý chí quyết tâm chuyển đổi thể chế chính trị của
Đại hội XII cần được biểu thị bằng những hành động cụ thể như đổi tên
đảng (không gọi là Đảng Cộng sản); đổi tên nước (không gọi là Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa); trả lại tự do cho những người khác chính kiến đang bị
giam giữ; chấm dứt sự trấn áp và ngăn chặn nhân dân thực hiện quyền tự
do dân chủ theo Hiến pháp.
"Đó là những việc có thể làm ngay, quy tụ được lòng người,
khơi dậy niềm tin và khí thế đồng tình ủng hộ của nhân dân đối với công
cuộc đổi mới chính trị và kinh tế ở tầm cao hơn."
Mạnh mẽ 'chưa từng có'
Thư ngỏ 9/12 có những lời lẽ được công luận trong đó có dư luận mạng
cho là mạnh mẽ, thẳng thắn 'chưa từng có', trong đó có đoạn nói về Đảng
Cộng sản và việc lãnh đạo của đảng này ở Việt Nam.
"Sự phát triển
của đất nước bị kìm hãm chủ yếu là do Đảng Cộng sản Việt Nam từ nhiều
năm nay dẫn dắt cả dân tộc đi con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội theo
mô hình Xô-viết dựa trên chủ nghĩa Mác - Lênin.
"Trên con đường đó, trong vai trò lãnh
đạo Nhà nước và xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam bám giữ thể chế độc tài
toàn trị với bộ máy cầm quyền hết sức nặng nề, thiên về dùng bạo lực và
dối trá, vi phạm nhiều quyền tự do dân chủ và lợi ích chính đáng của
nhân dân, tạo thuận lợi cho tệ tham nhũng, ức hiếp dân và sự thao túng
của các nhóm lợi ích bất chính.
"Đường lối sai lầm theo ý thức hệ
cùng với bộ máy cầm quyền nhiều khuyết tật cũng không dựa vào sức mạnh
của toàn dân tộc để có đối sách đúng đắn bảo vệ độc lập, chủ quyền chống
mưu đồ và hành vi bành trướng của Trung Quốc.
"Thực tiễn của nước
ta cũng như trải nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rõ sai
lầm và thất bại của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa
Mác - Lênin. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam trong nhiều năm qua về thực
chất đã từ bỏ những nguyên lý cơ bản về xây dựng nền kinh tế xã hội chủ
nghĩa theo chủ nghĩa Mác - Lênin.
"Vậy mà các văn kiện trình Đại
hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn nhấn mạnh lấy chủ nghĩa Mác -
Lênin làm nền tảng tư tưởng, kiên định theo con đường xã hội chủ nghĩa,
đặt độc lập dân tộc, xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị
trường phải gắn với chủ nghĩa xã hội."
Bầu trực tiếp TBT
Về công tác nhân sự của Đại hội, bức thư ngỏ đề
nghị Đại hội được bầu trực tiếp chức Tổng bí thư với các ứng cử viên
'không chỉ một người',
bức thư viết:
"Công tác nhân sự tại Đại hội XII phải thật sự
dân chủ. Các đại biểu Đại hội, với cương vị và trách nhiệm là thành viên
của cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam cần làm đúng
quyền hạn của mình, bãi bỏ những quy định của Ban Chấp hành Trung ương
khóa XI về công tác nhân sự không đúng Điều lệ đảng dẫn tới sự chi phối,
thậm chí áp đặt của cấp ủy sắp mãn nhiệm đối với nhân sự của cơ quan
lãnh đạo nhiệm kỳ mới; yêu cầu Đại hội được bầu trực tiếp Tổng bí thư,
và danh sách đề cử không chỉ có một người.
"Đại hội XII phải bầu
được Ban Chấp hành Trung ương khóa mới đủ sức đưa đất nước vượt qua
những khó khăn thách thức để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn và bảo
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia.
"Kiên quyết không giao phó trọng trách cho những người mang
nặng tư tưởng bảo thủ, giáo điều, đặt lợi ích riêng lên trên vận mệnh
dân tộc, tham nhũng hoặc tài sản giàu có bất minh, thiếu bản lĩnh, không
có khả năng xử lý những vấn đề do thực tiễn của cuộc sống đất nước đặt
ra."
Đặc biệt, bức thư ngỏ kiến nghị viết lại 'Báo cáo Chính trị'
dự kiến trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 mà theo kế hoạch có thể
diễn ra vào tháng 1/2016 tới đây.
Thư ngỏ viết: "Tuy đối mặt với
những thách thức mới rất gay gắt, nhưng với sự cổ vũ và bài học chuyển
đổi thể chế độc tài sang dân chủ một cách hòa bình ở nhiều nước, đặc
biệt là ở Myanmar mới đây, Đảng Cộng sản Việt Nam đang có cơ hội thuận
lợi hơn bao giờ hết để đưa đất nước chuyển sang giai đoạn phát triển
mới.
"Khi chuẩn bị Đại hội VI, dù thời gian họp đã cận kề, cơ quan
lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam thời ấy đã kiên quyết viết lại báo cáo
chính trị theo tinh thần đổi mới, mở đường cho đất nước ra khỏi khủng
hoảng kinh tế - xã hội và có bước phát triển mới.
"Bài học đó cần
được vận dụng để thay đổi cách chuẩn bị và tiến hành Đại hội XII đáp ứng
được yêu cầu của đất nước và mong đợi của nhân dân. Đó là trách nhiệm
của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và toàn thể các đại
biểu dự Đại hội XII trước vận mệnh của dân tộc,"
bức thư ngỏ đề ngày 9/12 viết.
NGuồn: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/12/151213_vn_party_congress_12_open_letter