- Những người hùng thầm lặng giữa biển khơi (ĐĐK). – “Gia đình nhà giàn” vui Tết sớm (QĐND/PT).
- Chính sử triều Nguyễn ghi chép về Hoàng Sa (DNSG). - Triển lãm các tư liệu, bản đồ khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam (VEN). - Cận cảnh: Tư liệu mới khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (TTXVN/TTVH). – Hoàng Sa, 39 năm chờ đợi (TT). – Tập đánh giáp lá cà bảo vệ Trường Sa (ĐV).
- Những làn sóng mới trên biển Đông (TVN).
- Quân đội Trung Quốc để lộ “tử huyệt”? (VnMedia).
- TQ tiếp tục đưa tàu hải giám vào lãnh hải tranh chấp (TTXVN). – Báo Sankei Shimbun (Nhật Bản): Mỹ – Nhật sẵn sàng đánh chìm tàu sân bay Trung Quốc (GDVN). – Trung Quốc hết cửa đòi Senkaku (PN Today). – Trung Quốc ‘bất bình’ với Mỹ vì đảo tranh chấp (VNE). – Mỹ lo sợ chiến tranh Trung-Nhật bùng phát? (PT). – Nhật, Mỹ dọa đánh chìm tàu sân bay Trung Quốc (TP). – Trung Quốc “phản ứng quyết liệt” bà Clinton về Senkaku/Điếu Ngư (TT). – 3 tàu hải giám Trung Quốc lại vào vùng biển Senkaku/Điếu Ngư (TT). – Trung Quốc điều 3 tàu Hải giám ra Senkaku thách thức bà Hillary (GDVN).
- “Người dân lo lắng, bức xúc về tình hình biển Đông là đúng” (TT). – ‘Niềm tin với Đảng đang bị thách thức’ (VNE). – Đồng chí, đồng bào cả nước cùng nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu chung (GD&TĐ). – Biển Đông Coi Như Đã Mất Nếu Việt Cộng Còn Cầm Quyền (Việt thức).
- Đoàn Văn Vươn từng “khổ hơn một người ăn mày” (Kỳ 1) (Infonet).
- Ban hành Kế hoạch lấy ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (PLVN). – Nhân một phiên toà nói về sửa đổi Hiến Pháp (DLB). – LS nói về phiên tòa của ông Nguyễn Quốc Quân bị hoãn (RFA).
- ‘Nghị quyết 4 chủ yếu để răn đe’ (BBC). “Cần
nhận thức rõ rằng Nghị quyết này với yêu cầu trước mắt chủ yếu là để
cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn, nếu ai không chịu nhận khuyết
điểm, không chịu sửa thì mới kỷ luật, xử lý”.
- Lưu Hà Sĩ Tâm: Phần tử cơ hội và kẻ cơ hội chính trị là ai và ở đâu? (BoxitVN).
- Đà Nẵng tiếp tục phản pháo: Thanh tra CP ‘ảnh hưởng cách mạng’? (BBC). Thông báo của UBND TP Đà Nẵng: “Thanh
tra là để chỉ ra những khiếm khuyết trong quá trình lãnh đạo nhằm rút
kinh nghiệm để làm tốt hơn chứ không phải quy kết thiếu tính thuyết
phục, làm ảnh hưởng đến phong trào cách mạng của thành phố”. Mời xem lại: Thanh tra không nên ‘làm ảnh hưởng đến phong trào cách mạng’ (NĐT).
- Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng: “Không có cơ sở, thiếu tính thuyết phục” (NNVN). – Những cú ‘vượt rào’ gây tranh cãi làm thay đổi Đà Nẵng (KT/TP). – Niềm tin! (DT). – ÔNG BÁ THANH CÓ GIỐNG ÔNG OROKO ONOJA, DOANH NHÂN NIGERIA BỊ 6 BÀ VỢ CHIỀU ? (Phạm Viết Đào). Mời xem lại: 6 bà vợ và 700 tờ báo (Phước Béo).
- Hàng núi tiền cho các dự án vô bổ (Trương Duy Nhất). – LẠI THÊM MỘT DỰ ÁN VĂN HÓA KHỦNG BỊ DƯ LUẬN “NÉM ĐÁ “… (VNN/ Phạm Viết Đào).
- Hiệu ứng “ăn nửa con gà”! (LĐ).
- Khi ông chủ tịch tỉnh sửa sai (TT). – Sửa đổi quy định về bồi thường, hỗ trợ: Đảm bảo chỗ ở cho người có đất bị thu hồi (SGGP).
- Trần Đăng Khoa: Muốn làm quan thì phải thi tuyển (VOV). – “Lên chức” kiểu mới (ĐẸP). – “Chạy” việc ở ngân hàng: Phí môi giới 500 triệu đồng (Cafebiz). – Thanh tra để làm gì? (PT).
- Về thông tin ‘cựu TGĐ vận tải dầu khí Việt Nam bị khởi tố’ (PT). – Cũng biết lo lắng (NNVN).
- Sức khỏe lãnh đạo VN qua “Bên thắng cuộc” (Nguyễn Văn Tuấn). - GS Châu nói về ‘dối trá’ và ‘đớn hèn’ (BBC). “Giáo
sư Ngô Bảo Châu chỉ là người gần đây nhất nhắc tới mối liên hệ giữa sự
thật và tính cách cũng như vận mệnh của mỗi con người và cả một dân tộc
cho dù ông không nói trực tiếp tới Việt Nam. Nhà báo Huy Đức, tác giả
của bộ sách Bên Thắng cuộc cũng nói về chuyện sự thật cần phải được nói
ra cho dù nó có cay đắng tới đâu”.
- Hội đàm Paris đã mở ra như thế nào? (TVN). – Những câu chuyện về Hội nghị Paris: “Suýt chết ngất !” (ĐĐK). – Cựu Đại sứ Bùi Diễm: ‘Nói Sài Gòn vi phạm Hiệp định là quá đáng’ (BBC). “Nếu
nói chính quyền ở miền Nam Việt Nam đã vi phạm hiệp định Ba-Lê là quá
đáng là bởi vì sự thực ra những người ở miền Bắc đã chủ trương rõ rệt là
để lại, mà họ đã làm được việc đó qua Hiệp định Ba-Lê, là giữ lại một
số quân của họ ở trong miền Nam. Và đến khi Hiệp định Ba Lê ký kết, thì
những lực lượng võ trang đó bắt đầu khởi một cuộc công kích, mà người ta
thấy về sau có những trận như trận Bình Long, rồi những trận ở
Ban-Mê-Thuật, rồi từ đó mới lan sang trường hợp gọi là chiến tranh quy
mô, những đoàn quân miền Bắc tiến vào miền Nam”. – Hiệp định Paris… đừng vì chuyện cơm áo (DLB).
- Bùi Tín: Hai từ dùng nhiều, lại tù mù nhất: “cộng sản” và “chủ nghĩa xã hội” (VOA’s blog). “Xin
hỏi các nhà lãnh đạo và các nhà ngôn ngữ học ở nước ta, đặc biệt là Ban
Lý luận Trung ương Đảng CS và Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia,
cái chủ nghĩa CS mà các vị chủ trương hình thù nó ra sao, sẽ bao giờ
được thực hiện ở nước ta, ước chừng trong mấy kế hoạch 5 năm hay mấy
cương lĩnh 10 năm?” Ông Bùi Tín hỏi họ, họ biết hỏi ai đây?
- Bài học thương hiệu (NNVN). – Phân trâu khô cũng bị thương lái Trung Quốc mua (DV).
- “Đừng tin là Trung Quốc trỗi dậy” (Infonet). – Chúng ta bị công lí của chính mình đè bẹp (pro&contra).
- Đổi thay ở Miến Điện và nông nghiệp (RFA).
Chứng lý mạnh mẽ về chủ quyền của Việt Nam (TP)Báo trong nước đưa tin về trận hải chiến Hoàng Sa 1974 (RFA) —Báo Việt Nam vinh danh người lính Cộng hòa bảo vệ Hoàng Sa (RFI)
LS nói về phiên tòa của ông Nguyễn Quốc Quân bị hoãn (RFA) —Ông Nguyễn Bá Thanh phủ nhận cáo buộc của TT Nguyễn Tấn Dũng (RFA)
Xử lý những ai không chịu nhận khuyết điểm (VNN) -Nghị
quyết TƯ 4 trước mắt chủ yếu là để cảnh tỉnh, răn đe, ngăn chặn, nếu ai
không chịu nhận khuyết điểm, không chịu sửa thì mới kỷ luật, xử lý –
Tổng bí thư nói.
Cần khẳng định: Nhân dân làm nên Hiến pháp -Ai có quyền khẳng định là Nhân Dân?Có “cái quyền khẳng định” tức là “Nhân Dân được phép” Mà Khi Nhân Dân được phép-Được phép là “xin cho”.
Ngày đầu “siết” thức ăn đường phố: Dân không biết, cán bộ không tin (LĐ) —Dân sợ nhận nhà thu nhập thấp (TP)
Vẫn “thất nghiệp” khi Tết cận kề (LĐ) — Có nên ‘luật hóa’ thưởng Tết? -TP –Quà Tết đã đến Nhà giàn DK1/10 (TP)
Năm 2020: TP.HCM sẽ là “thành phố mở” (SGTT)
Cần khẳng định: Nhân dân làm nên Hiến pháp -Ai có quyền khẳng định là Nhân Dân?Có “cái quyền khẳng định” tức là “Nhân Dân được phép” Mà Khi Nhân Dân được phép-Được phép là “xin cho”.
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng: Khó nhưng không thể không làm (LĐ) -Đây là khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên Thông tấn xã Việt…
Những mùa xuân bị cắt ngọn, cưa gốc (TVN) —Việt Nam thịnh hành ‘món’… ăn ốc trốn đổ vỏ(TVN) —Tan ý định khởi nghiệp vì khủng hoảng (VEF) —-CSGT “cháy” thẻ xanh -Thanh NiênNgày đầu “siết” thức ăn đường phố: Dân không biết, cán bộ không tin (LĐ) —Dân sợ nhận nhà thu nhập thấp (TP)
Vẫn “thất nghiệp” khi Tết cận kề (LĐ) — Có nên ‘luật hóa’ thưởng Tết? -TP –Quà Tết đã đến Nhà giàn DK1/10 (TP)
Năm 2020: TP.HCM sẽ là “thành phố mở” (SGTT)
- Đất đai – nền tảng tái cơ cấu kinh tế (DĐDN).
- Thôi nuông chiều “công tử” (ĐĐK). – PVN sẽ phải thoái vốn tại hàng loạt doanh nghiệp (SGTT).
- Mục tiêu giảm lãi suất: Khó thực hiện (ĐĐK). – Những “chấm nhỏ” lợi nhuận ngân hàng 2012 (VnEco). – Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng mất điểm (VNE).
- Nên mua nhẫn vàng trơn hay vàng miếng? (VnMedia). – Ba thách thức quản lý thị trường vàng miếng (SGTT).
- Tỷ giá năm 2013 khó biến động (ĐT).
- Ghi nét chứng khoán năm Rồng! (ĐTCK). – Bộ trưởng Tài chính: Năm 2013, chứng khoán sẽ tốt hơn (ĐTCK).
- Sếp bị bắt, Tràng An vẫn nợ SHB gần 20 tỷ đồng (VNE). – SHB trần tình vụ bắt cựu CEO chứng khoán Tràng An (Infonet).
- Doanh nghiệp đau đầu lo tiền lương (Tin tức). – Cận tết vẫn sa thải hàng loạt người lao động (SGTT).
- Tôm VN bị điều tra vụ kiện chống trợ cấp (NNVN). – Vụ “Thanh tra bị khống chế”: Thanh tra báo cáo một đằng, công an kết luận một nẻo (NNVN).
- Thị trường gạo im ắng trước thềm vụ mới (VnEco).
- Quảng Ngãi: Mía trổ bông, nông dân mếu (SGGP).
- Dưa hấu hình xe hơi: 10 triệu đồng/cặp (PLTP).
- “Tết buồn” cho dân buôn lậu! (NNVN).
Giải cứu DN, chờ đến bao giờ? (VEF) —Sao Việt đua nhau mở cà phê kiếm thêm (VEF) –Giá vàng nhẫn quá cao (NLĐ)Loạn giá vàng nhẫn -VnExpress - Cũng là vàng 9999, nhưng giá bán nhẫn tròn trơn tại các cửa hàng khác nhau chênh lệch đến vài triệu đồng mỗi lượng. Ai đã làm ra cái “loạn” này? —–Hàng trăm doanh nghiệp xây dựng, xây lắp ngừng hoạt động - CAND Portal
Sang Campuchia mua… hàng Việt Nam miễn thuế! (NLĐ) —–PVN sẽ phải thoái vốn tại hàng loạt doanh nghiệp (SGTT)
- Lãng Ma: GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM: PHẠM ĐƯƠNG GỌI CHỮ VỀ TRONG “GIỜ THỨ 25” (Nguyễn Trọng Tạo).
- Trần Đức Mô: NHÀ VĂN KHÔNG CÓ HAI BÀN TAY (Nguyễn Trọng Tạo).
- Nhà báo Trần Đình Chính: Tôi muốn hét vang lên hai tiếng: Cảm ơn! (Quê Choa).
- Những bức họa vô giá của nghệ thuật Việt (TTVH).
- Gặp tác giả lời bài hát “Cô gái vót chông” (CAND/TTVH).
- Buồn với giải thưởng Hội Nhà văn (VOV). – Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam: Phạm Đương gọi chữ về trong “Giờ thứ 25″ (TTVH).
- Dòng họ và 5 cây di sản VN (NNVN). – Ảnh: Bí ẩn cặp “thần mộc hộ quốc” và tháp chuông ngàn tuổi ở Hà Thành (GDVN).
- THẤY ANGKOR MỚI BIẾT MÌNH LÀ AI! (Kha Trà Phương).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- 4 năm tới, thừa 13.000 sinh viên tài chính – ngân hàng? (VTV). – Sinh viên lên kế hoạch kiếm tiền triệu dịp Tết (DT).
- Cô giáo suýt ‘tắt thở’ vì câu văn của học sinh (Infonet).
Tranh được trưng bày sau 60 năm ‘bị cấm’ (BBC) – Chân dung ‘Nữ Hoàng’ sau nhiều năm ‘bị cấm’ vì ‘không giống’ được trưng bày tại Anh====>>
- Liên quan đề xuất cho phép nhập khẩu nội tạng trắng: Tuân thủ thông lệ quốc tế (NNVN). – Rùng mình mứt Tết trộn ruồi chết (VTC).
- “Siết” thức ăn đường phố: Giải toả phải đi đôi với sắp xếp (SGTT). – Quy hoạch đồng bộ bán hàng rong (SGTT).
- “Quân đoàn” nhặt rác giữa Thủ đô (NNVN).
- BE BÉ VÙNG CAO (Mai Thanh Hải).
- Tận diệt tôm cá bằng kích điện (ĐĐK).
- Chỉ tăng 40% giá vé vào ngày cao điểm (SGTT).
- Đại lộ, tỉnh lộ “thi nhau” lún! (DT).
SGGP -Sinh viên thực tập: May nhờ rủi chịu!‘Quên ăn, quên ngủ’ vì trúng số bạc tỷ (VNN) —-Hải Phòng: Thủ đoạn mới – xin neo tàu để sửa chữa rồi… “xẻ thịt” (LĐ) —-Sài Gòn: Ôtô dừng đèn đỏ bị cướp bẻ gương chiếu hậu (LĐ) —21 người trong vũ trường dương tính với ma túy (NLĐ) —Băng cướp dao quắm, chém người cướp xe máy (NLĐO)
Bất thường thương lái Trung Quốc đổ xô mua phân trâu khô? (TP)
- Syria: Lực lượng chính phủ oanh kích ngoại ô Damascus (VOA). – Gián điệp “đa quốc gia” nằm vùng tại Syria? (TT). – Quốc tế e ngại bạo lực leo thang thời hậu Assad (VOV). – Mẹ của Tổng thống Syria đã tới Dubai (TP). – Số phận ông al-Assad là “lằn ranh đỏ” đối với Iran (TN).
- Algeria tuyên bố bắt được các phần tử chủ chiến (VOA). – Thêm người chết trong vụ con tin Algeria (BBC). – Algeria: 80 người thiệt mạng trong vụ khủng hoảng con tin (VOA). – Algeria: Số con tin thiệt mạng vọt tăng lên 48 (DT).
- Trùm khủng bố ‘mới nổi’ đe dọa an ninh toàn cầu (Infonet).
- TT Barack Obama tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2 (RFA). – Tổng thống Obama, Phó Tổng thống Biden tuyên thệ nhậm chức (VOA). – Tổng thống Obama chính thức bắt đầu nhiệm kỳ hai (VOA). – Nhiệm kỳ mới của ông Obama bộn bề thách thức (Tin tức).
- Dự án bá chủ bầu trời đầy tham vọng của Mỹ (NĐT). – Sex – “vũ khí” hạ gục hoàng loạt tướng lĩnh Mỹ (VnMedia). – Lại xả súng ở Mỹ, 5 người thiệt mạng (TP).
Tổng thống Obama, Phó Tổng thống Biden tuyên thệ nhậm chức (VOA) —-Lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ 2013 (VOA) —TT Barack Obama chính thức tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2
(RFA) – 11 giờ 55 phút sáng ngày Chủ Nhật 20 tháng Giêng 2013, Tổng
Thống Hoa Kỳ Barack Obama đã giơ tay tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ
nhì của ông trong buổi lễ được tổ chức thật đơn giản tại Nhà Trắng.Hàng ngàn người Mỹ tụ tập đòi quyền sở hữu súng(VOA) —Senkaku/Điếu Ngư :Trung Quốc phản đối Mỹ ủng hộ Nhật (RFI)
Trung Quốc mua 1,5 tỉ đôla máy bay oanh tạc của Nga(VOA) —Hai người Tây Tạng tự thiêu trong một tuần (RFI) —Trung Quốc : Kiểm duyệt báo chí theo kiểu « ném đá giấu tay » (RFI) —Zing Vũ khí siêu tối tân Trung Quốc chỉ là ‘hổ giấy’?
Máy bay không người lái giết chết 3 người ở Yemen(VOA)
Chính phủ Nhật Bản họp về vụ bắt con tin ở Algeria(VOA) —Vụ bắt con tin tại Algeri kết thúc đẫm máu (RFI) —Thêm người chết trong vụ bắt con tin ở Algeria(VOA)
Dầu khí : vũ khí kinh tế chiến lược của Algeri (RFI) -Không
phải ngẫu nhiên cơ sở dầu khí In Amenas trở thành mục tiêu tấn công. 98
% kim ngạch xuất khẩu và 70 % thu nhập của Nhà nước Algeri tùy thuộc
vào hai nguồn năng lượng kể trên. In Amenas là con gà đẻ trứng vàng cho
phép Algeri thu về hàng năm gần 4 tỷ đô la.
Nga giúp Pháp chuyển quân và trang thiết bị vào Mali (RFI)Cử tri Đức đi bầu cấp khu vực(VOA) —Đổi thay ở Miến Điện và nông nghiệp (RFA) —Con trai của Sonia Gandhi làm nhân vật số 2 của đảng Quốc Đại (RFI)
Sân bay Stansted bán giá 1,5 tỷ bảng (BBC) -Sân bay Stansted London được bán cho chủ ở Manchester với giá trên một tỷ bảng Anh.
Pháp : Giao thông hàng không bị rối loạn do tuyết rơi dầy (RFI)
1564. VÌ SAO MAO TRẠCH ĐÔNG LẠI ĐỊNH LÃNH HẢI LÀ 12 HẢI LÝ?
VÌ SAO MAO TRẠCH ĐÔNG LẠI ĐỊNH LÃNH HẢI LÀ 12 HẢI LÝ? KHÔNG CHỈ XEM XÉT TỪ MẶT QUỐC PHÒNG[i]
15.9.2012Người dịch: XYZ
Trích yếu: Mao Trạch Đông gật gù, ông chỉ vào Bột Hải trên bản đồ, lớn giọng hỏi: “Nếu định được độ rộng lãnh hải là 12 hải lý, thì phía trong Bột Hải có còn là hải phận quốc tế nữa không?” Nghê Vy ngẫm ngợi một lát rồi trả lời: “Đường thủy Lão Thiết Sơn rộng nhất trong Bột Hải cũng chưa đến 24 hải lý, như vậy Bột Hải sẽ trở thành nội hải của Trung Quốc, chúng ta được hưởng chủ quyền hoàn toàn”. Mao Trạch Đông mìm cười đứng lên tự nhủ: “Xem ra, vì an ninh và sự phồn vinh của quốc gia, cần phải có một lãnh hải khá rộng”.
Sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, Mao Trạch Đông đã tỏ ra nhạy bén khi ý thức được rằng phần lớn những vấn đề mà nhà nước vấp phải sẽ tập trung ở biển. Trước đây, Trung Quốc là nước nửa thuộc địa, vùng ven biển trở thành đường biển của quân đế quốc, sông ngòi trở thành “nội hồ” của các nước lớn. Giải phóng rồi, người dân Trung Quốc được làm chủ, nhưng trên biển tàu thuyền các nước vẫn đi lại ngông nghênh, tàu cá các nước bắt cá bừa bãi trong vùng biển Trung Quốc, còn tàu cá Trung Quốc thì liên tục bị bắt giữ ở các nước, không thể hiện nổi chủ quyền biển của Trung Quốc là nằm ở đâu.
Lãnh hải 3 hải lý của chính phủ Quốc dân đảng là vô dụng
Mao Trạch Đông tìm đọc lịch sử cận đại Trung Quốc, chuyện trò với sĩ quan binh lính hải quân, tổng kết các kinh nghiệm quân sự biển. Ông lưu ý đến một hiện tượng lạ. Trong lịch sử Trung Quốc đã nhiều độ từng có những hạm đội lớn mạnh, nhưng hải quân Trung Quốc lại chỉ quanh quẩn ở vùng ven biển, hoặc náu lại trong cảng, luôn ở vào thế bị động khi bị đánh. Còn tàu chiến của quân đế quốc thì lại có thể xông thẳng vào vùng biển Trung Quốc. Đối mặt với họng pháo của các nước, hải quân Trung Quốc không biết trở tay ra sao, chỉ biết chờ đợi số phận bị đánh chìm.
Năm 1931, chính phủ Quốc dân đảng từng ban hành chế độ lãnh hải 3 hải lý, nhưng chế độ lãnh hải này vô dụng, tàu chiến các nước lớn tự do đi lại trên biển cả sông ngòi của Trung Quốc nhằm phục vụ cho chính sách xâm lược của mình. Sau khi Trung Quốc giải phóng, quân Mỹ ngang nhiên điều hạm đội tới can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, sử dụng vũ lực ngăn cản ta giải phóng Đài Loan, lại còn trắng trợn xâm phạm vùng biển chủ quyền của ta nhằm kích động hành vi bạo lực.
Mao Trạch Đông cho rằng, người dân Trung Quốc đã đứng lên rồi thì phải chấm dứt lịch sử có biển mà không biết phòng giữ, muốn thế phải nắm lấy chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc. Song lãnh hải của Trung Quốc là ở đâu? Ông cảm nhận được một cách mãnh liệt: Dựng nước xong mà đến “nền nhà tường rào” của nước mình còn không rõ, khi tàu chiến các nước vào tới tận cửa nhà giương oai diễu võ, chúng ta mà không có cơ sở pháp lý rõ ràng thì nói gì đến chuyện bảo vệ chủ quyền lãnh hải!
Để giữ vững chủ quyền biển quốc gia, trước tiên phải làm rõ “cổng thành biển” là ở đâu. Vấn đề lãnh hải nhắc tới chương trình nghị sự cấp bách. Thế là Mao Trạch Đông liền gọi điện cho Chu Ân Lai: “Vấn đề lãnh hải cực kỳ quan trọng, nói Bộ ngoại giao hãy mời các chuyên gia về luật biển tới để cùng nghiên cứu về vấn đề lãnh hải của Trung Quốc”.
Mao Trạch Đông tìm hiểu kỹ lưỡng về vấn đề độ sâu lãnh hải
Ngày 22.8.1958, theo sự sắp xếp của Chu Ân Lai, với danh nghĩa Quốc vụ viện đã mời các luật gia nổi tiếng, các cố vấn hàng đầu từng giữ chức công tố viên Trung Quốc tại Tòa án quân sự Viễn Đông, công tố viên Trung Quốc Nghê Vy từng tham gia xét xử tội phạm chiến tranh loại A của Nhật Bản và trợ lý Bộ trưởng Bộ ngoại giao Kiều Quán Hoa từ Bắc kinh tới nơi ở của Mao Trạch Đông tại Bắc Đới Hà để nghiên cứu về vấn đề lãnh hải. Mao Trạch Đông nói với Nghê Vy: “Gần đây tàu chiến các nước thường đến gây sự, hôm nay muốn mời các nhà tư pháp tới để nghiên cứu vấn đề chủ quyền lãnh hải”.
Nghê Vy giới thiệu chi tiết về vị trí và vai trò của lãnh hải, về phương pháp phân chia lãnh hải cùng chế độ lãnh hải được áp dụng ở các nước trên thế giới. Tại Hội nghị biên soạn luật quốc tế lần thứ nhất được tổ chức vào năm 1930, trong số 40 quốc gia tới hội nghị, có 33 nước đề xuất các chủ trương của riêng mình, trong đó có 12 nước như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc… giữ nguyên ý kiến độ rộng lãnh hải 3 hải lý, đồng thời tuyên bố: Đây là “tiêu chuẩn duy nhất về độ rộng lãnh hải của các nước trên thế giới”, 21 nước có chủ trương độ rộng lãnh hải trên 3 hải lý. Vì thế, “trong lịch sử vẫn chưa có một độ rộng lãnh hải thống nhất được công nhận”.
Chu Ân Lai đề xuất: “Hiện giờ cần giải quyết trước tiên vấn đề độ rộng lãnh hải”. Mao Trạch Đông nói: “Đúng vậy, sao sự chênh lệch về độ rộng lãnh hải mà các nước đã áp dụng lại lớn đến thế?”. Nghê Vy trả lời: “Các nước phát triển dựa vào thực lực kinh tế, quân sự trắng trợn xâm phạm lãnh hải của các nước khác, cướp đoạt tài nguyên biển, họ chủ trương độ rộng lãnh hải là 3 hải lý; còn các nước đang phát triển để bảo vệ chủ quyền lãnh hải và an ninh lãnh thổ của mình, phần nhiều đều chủ trương độ rộng lãnh hải 12 hải lý, thậm chí còn nhiều hơn”. Nghê Vy đề nghị: “Phải hạn chế không để các cường quốc quân sự hoạt động tự do về lãnh hải, lãnh không, việc thiết lập độ rộng lãnh hải 12 hải lý là tương đối phù hợp với tình hình thực tế của nước ta”.
Mao Trạch Đông lắng nghe chăm chú rồi truy vấn: “Lãnh hải mà rộng thì có ảnh hưởng gì đến tàu buôn qua lại không?”. Nghê Vy đáp: “Không, luật biển quy định, hoạt động buôn bán bình thường của các tàu buôn có thể đi qua lãnh hải vô tư”. Mao Trạch Đông gật gù, ông chỉ vào Bột Hải trên bản đồ, lớn giọng hỏi: “Nếu định được độ rộng lãnh hải là 12 hải lý, thì phía trong Bột Hải có còn là hải phận quốc tế nữa không?” Nghê Vy ngẫm ngợi một lát rồi trả lời: “Đường thủy Lão Thiết Sơn rộng nhất trong Bột Hải cũng chưa đến 24 hải lý, như vậy Bột Hải sẽ trở thành nội hải của Trung Quốc, chúng ta được hưởng chủ quyền hoàn toàn”. Mao Trạch Đông mìm cười đứng lên tự nhủ: “Xem ra, vì an ninh và sự phồn vinh của quốc gia, cần phải có một lãnh hải khá rộng”.
Độ rộng lãnh hải 12 hải lý được quốc tế chấp thuận
Ngày 23.8.1958, Mao Trạch Đông ra lệnh cho hàng vạn khẩu pháo nã đạn vào đảo Kim Môn. Chiều ngày 25.8, Mao Trạch Đông chủ trì cuộc Hội nghị thường vụ Bộ chính trị ở Bắc Đới Hà. Ngoài vấn đề pháo kích vào Kim Môn, hội nghị còn bàn về vấn đề độ rộng lãnh hải. Mao Trạch Đông cho rằng, đường bờ biển nước ta dài, trong lịch sử đã nhiều lần bị xâm lược, để duy trì an ninh hàng hải và lợi ích kinh tế, đồng thời xem xét đầy đủ đến những rủi ro có khả năng gặp phải trên trường quốc tế, cần kiên định chủ trương áp dụng lãnh hải có độ rộng hơn. Ông yêu cầu Bộ ngoại giao, Bộ tổng tham mưu Quân giải phóng tiến hành nghiên cứu sâu hơn, đề xuất các ý kiến về độ rộng lãnh hải, soạn thảo các văn bản tương ứng, chờ Trung ương họp lại để ra quyết định.
Ngày 1-2 tháng 9 cùng năm, Mao Trạch Đông lại triệu tập hội nghị ở Bắc Đới Hà, cả Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Bành Đức Hoài, Tổng tham mưu trưởng Hoàng Khắc Thành mới nhậm chức và cục trưởng Cục tác chiến Bộ tổng tham mưu Lô Anh Phu, cùng Kiều Quán Hoa, các luật gia nổi tiếng như Lưu Trạch Vinh và Chu Ngạnh Sinh… đều tham gia hội nghị. Lưu Trạch Vinh đương nhậm chức ủy viên Ủy ban điều ước Bộ ngoại giao, cố vấn Bộ ngoại giao, đại biểu Trung Quốc đầu tiên tham gia Đại hội lần thứ nhất, lần thứ hai của Quốc tế cộng sản, từng 3 lần gặp Lenin, trên căn cước của ông có dòng bút phê của đích danh Lenin “Các cơ quan đoàn thể xô viết hãy dành mọi sự giúp đỡ cho Lưu Trạch Vinh”. Ông còn chủ trì biên soạn bộ “Đại cương về luật biển” đầu tiên của Trung Quốc. Giáo sư Chu Ngạnh Sinh đương nhậm chức hiệu trưởng trường Đại học Vũ Hán kiêm ủy viên Ủy ban quân chính Trung Nam, phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa giáo dục.
Lôi Anh Phu tóm tắt báo cáo về quá trình luận chứng đường lãnh hải và đề nghị áp dụng chế độ lãnh hải 12 hải lý, Kiều Quán Hoa làm phần giải thích cho bản tin của Bộ ngoại giao đang chờ công bố. Hai vị luật gia thuyết minh thêm về các luật quốc tế, đặc biệt là “Các công ước La Hay”, họ đưa ra các chứng cứ kinh điển chủ trương tiếp tục dùng chế độ lãnh hải 3 hải lý đã được chính quyền công bố vào thời kỳ Dân quốc, cho rằng nếu tuyên bố 12 hải lý thì rất có thể sẽ dẫn đến tranh chấp quốc tế, Mỹ, Anh sẽ lên tiếng phản đối, xử lý không tốt sẽ đánh nhau. Mao Trạch Đông suy nghĩ một lát, cuối cùng đưa ra lời tổng kết: “Ý kiến của các ông rất hay, rất đáng quý, khiến chúng tôi có thể suy nghĩ thêm từ một góc độ khác. Song, nghiên cứu đi nghiên cứu lại, “Các công ước La Hay” không phải là thánh chỉ, mà cũng không thể làm theo ý muốn của các nước Mỹ, Anh… được, đường lãnh hải của chúng ta mà mở rộng thêm một chút thì vẫn có lợi hơn. Xét đoán từ các phương diện, đánh thì tạm thời chưa đánh được, chúng ta không muốn đánh thì quân đế quốc lại nghĩ đến chuyện đánh sao? Theo tôi là chưa chắc. Nhất định phải đánh, chúng ta cũng chẳng sợ, đã từng đọ sức ở Triều Tiên rồi, song nếu như vậy thì phải có sự chuẩn bị”. Mao Trạch Đông xuất phát từ các lợi ích kinh tế, an ninh của Trung Quốc, đồng thời có xem xét đến tầm bắn hữu hiệu của hỏa pháo hai bờ nước ta là trên 12 hải lý, cuối cùng đã xác định áp dụng độ rộng lãnh hải 12 hải lý, đồng thời quyết định công bố ngay với thế giới.
Này 4.9.1958, Trung Quốc công bố bản “Tuyên bố về lãnh hải của chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, ngay ở Điều 1 đã tuyên bố: “Độ rộng lãnh hải của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý”, “tất cả máy bay và tàu thuyền quân dụng của các nước, nếu chưa được phép của chính phủ Trung Quốc, đều không được đi vào lãnh hải Trung Quốc cùng vùng trời trên đó”, phần lớn các quốc gia trên thế giới hiện nay đều áp dụng chế độ lãnh hải 12 hải lý. Nó chứng tỏ quyết sách ban đầu của chúng ta vừa bảo vệ được chủ quyền quốc gia, lại vừa phù hợp với trào lưu lịch sử quốc tế.
Nguồn: news.ifeng.com
Bản tiếng Việt © BS 2013
[i] Bài viết trích từ “Trung Quốc hải dương báo”; nguyên tiêu đề: “Mao Trạch Đông đích thân định độ rộng lãnh hải 12 hải lý”, tác giả: Lục Nho Đức.
Chủ tịch nước: 'Niềm tin với Đảng đang bị thách thức'
(nói chung cũng chả có nội dung gì những vẫn ghi nhận lại để sau xem thế nào)
"Niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ đang bị suy giảm do tệ
tham nhũng, lãng phí, suy thoái đạo đức lối sống của một bộ phận cán
bộ, đảng viên. Nhưng tôi tin, nhân dân bao dung vẫn tin và kỳ vọng nếu
Đảng kịp thời chỉnh đốn", Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời báo
chí.
- Tổng bí thư: 'Dư luận băn khoăn tự phê bình như hòa cả làng'
- Tự diễn biến đe dọa sự tồn vong của Đảng'
- Năm 2012, tính cởi mở và dân chủ đã được thể hiện rất rõ trên các
diễn đàn thảo luận về những vấn đề hệ trọng của đất nước. Chủ tịch nước
đánh giá như thế nào về nhận định này?
- Tôi thấy rất rõ, hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước ngày
càng được người dân quan tâm. Qua những cuộc tiếp xúc cử tri gần đây,
tôi thấy người dân đánh giá cao hoạt động của Quốc hội. Với tư cách là
cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, Quốc hội đã ngày càng đáp ứng
được nhiệm vụ và vai trò, nhất là việc thể hiện ý chí, nguyện vọng của
nhân dân.
- Nghị quyết Trung ương 4 khẳng định, một bộ phận không nhỏ đảng viên suy thoái, nhưng kết quả thực hiện nghị quyết vừa qua chưa cao. Xin Chủ tịch nước đánh giá về vấn đề này?
- Nghị quyết Trung ương 4 khẳng định, một bộ phận không nhỏ đảng viên suy thoái, nhưng kết quả thực hiện nghị quyết vừa qua chưa cao. Xin Chủ tịch nước đánh giá về vấn đề này?
- Chúng tôi được hỏi câu này nhiều lắm, có người khen, người
chê. Vấn đề này, xin khẳng định là phải kiên trì tiến hành, không lùi
bước, không thể không làm, nhưng không thể chỉ một lần, một sớm một
chiều mà giải quyết ngay được.
Thực tế là vậy, không nên chán nản. Chúng ta phải nhận thức cho đúng, phải hết sức kiên trì, liên tục tiến hành công cuộc xây dựng Đảng. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm. Đó chính là dân chủ hóa. Điều quan trọng là phải làm thực chất, phải có cơ chế kiểm tra chống lại hiện tượng “vận động,” “mua phiếu.” Trung ương Đảng cũng có chủ trương bỏ phiếu tín nhiệm tương tự và Mặt trận Tổ quốc cũng sẽ có cơ chế tham gia giám sát đội ngũ cán bộ.
Thực tế là vậy, không nên chán nản. Chúng ta phải nhận thức cho đúng, phải hết sức kiên trì, liên tục tiến hành công cuộc xây dựng Đảng. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm. Đó chính là dân chủ hóa. Điều quan trọng là phải làm thực chất, phải có cơ chế kiểm tra chống lại hiện tượng “vận động,” “mua phiếu.” Trung ương Đảng cũng có chủ trương bỏ phiếu tín nhiệm tương tự và Mặt trận Tổ quốc cũng sẽ có cơ chế tham gia giám sát đội ngũ cán bộ.
- Chủ tịch nước đánh giá như thế nào về sự tin tưởng của nhân dân đối với chế độ?
- Nhân dân Việt Nam đã tin tưởng, gắn bó với Đảng và chế độ hơn
80 năm qua, kể cả những lúc khó khăn nhất. Niềm tin đó đang bị thách
thức và suy giảm do tệ tham nhũng, lãng phí, suy thoái đạo đức lối sống
của một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Nhưng tôi tin, nhân dân bao dung vẫn tin và kỳ vọng vào Đảng nếu Đảng kịp thời chỉnh đốn, sửa chữa những yếu kém, khuyết điểm trong bộ máy của mình. Tuy vậy, không được lạm dụng lòng tin của nhân dân. Mỗi một cán bộ, chức càng cao, quyền càng to thì trách nhiệm trước sự suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng càng lớn.
Khắc phục những khuyết điểm hiện nay còn là để khẳng định vai trò, trách nhiệm của Đảng với tương lai của đất nước và sự trường tồn của dân tộc như Đảng ta đã làm trong suốt gần một thế kỷ đã qua.
Nhưng tôi tin, nhân dân bao dung vẫn tin và kỳ vọng vào Đảng nếu Đảng kịp thời chỉnh đốn, sửa chữa những yếu kém, khuyết điểm trong bộ máy của mình. Tuy vậy, không được lạm dụng lòng tin của nhân dân. Mỗi một cán bộ, chức càng cao, quyền càng to thì trách nhiệm trước sự suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng càng lớn.
Khắc phục những khuyết điểm hiện nay còn là để khẳng định vai trò, trách nhiệm của Đảng với tương lai của đất nước và sự trường tồn của dân tộc như Đảng ta đã làm trong suốt gần một thế kỷ đã qua.
| ||
- Chủ tịch nước có thường xuyên nhận được những thư từ của công dân?
- Thư thì hàng ngày tôi nhận được rất nhiều, trên tất cả các
lĩnh vực, từ những chuyện rất cụ thể của cuộc sống hàng ngày đến những
công việc lớn lao của đất nước, tôi chú ý đến những bức thư chân thực,
tâm huyết, xây dựng. Nhiều bức thư rất cảm động, hữu ích, thậm chí có
tác dụng trực tiếp đến chính sách của nhà nước, và tôi không thể nói
điều gì khác ngoài lòng cảm ơn chân thành.
- Sau hơn một năm ở cương vị là người đứng đầu Nhà nước, đã có những
vụ việc nào về bức xúc của nhân dân để lại cho Chủ tịch băn khoăn,
trăn trở nhiều nhất?
- Tôi nghĩ rằng, bức xúc thì nhiều, nhưng tựu trung lại mấy vấn
đề lớn là làm thế nào trong năm mới, chúng ta tập trung giải quyết
những vấn đề về dân sinh và kinh tế cho tốt hơn. Đến doanh nghiệp thì
được nghe kiến nghị thiếu vốn, bất cập vướng mắc nhiều quá; gặp người
lao động thì được phản ánh về thiếu việc làm, thu nhập thấp, tình trạng
tiêu cực, tham nhũng...
Sắp tới, phải làm sao vừa giải quyết tốt hơn vấn đề dân sinh kinh tế, vừa phải giải quyết tốt hơn vấn đề quốc phòng an ninh đất nước, giữ vững chủ quyền quốc gia và triển khai toàn diện công tác đối ngoại theo đường lối Đại hội XI của Đảng.
Mình mong dân tin Đảng, nhưng vẫn còn nhiều người mất việc, không có việc làm, nghèo đói; tham nhũng, lãng phí không kiên quyết ngăn chặn có hiệu quả thì làm sao tin? Băn khoăn, trăn trở nhiều lắm!
Sắp tới, phải làm sao vừa giải quyết tốt hơn vấn đề dân sinh kinh tế, vừa phải giải quyết tốt hơn vấn đề quốc phòng an ninh đất nước, giữ vững chủ quyền quốc gia và triển khai toàn diện công tác đối ngoại theo đường lối Đại hội XI của Đảng.
Mình mong dân tin Đảng, nhưng vẫn còn nhiều người mất việc, không có việc làm, nghèo đói; tham nhũng, lãng phí không kiên quyết ngăn chặn có hiệu quả thì làm sao tin? Băn khoăn, trăn trở nhiều lắm!
(TTXVN )
Nguyễn Văn Tuấn - Sức khỏe lãnh đạo VN qua “Bên thắng cuộc”
Mấy hôm nay đọc cuốn Bên thắng cuộc của Huy Đức rất thú vị, nhất là tập
II (Quyền bính). Đọc chưa xong, nhưng tôi chú ý đến đoạn tác giả viết về
tình trạng sức khỏe của các lãnh đạo Đảng CSVN. Đọc đoạn này mới biết
một thông tin quan trọng: người Tàu nắm giữ thông tin về sức khỏe của
lãnh tụ cao cấp VN còn hơn cả các bác sĩ Việt Nam. Thật là khó hiểu!
Thông thường các thông tin về sức khỏe lãnh tụ thường được giữ kín,
không tiết lộ ra ngoài. Ở Mĩ, mãi đến năm 1955, người ta mới cho giới
báo chí tiếp cận vài thông tin về sức khỏe của các tổng thống và lãnh
đạo. Sau này thì chúng ta biết rằng những thông tin đó không còn là bí
mật nữa (hay bí mật mà chúng ta không biết). Nhưng trong thế giới xã hội
chủ nghĩa thì những thông tin về bệnh tật của lãnh tụ được giữ kín. Tuy
nhiên, Huy Đức đã tiết lộ qua Chương 19 (Đại hội VIII) trong cuốn Bên
thắng cuộc vài thông tin rất thú vị. Chương 19 có đoạn nói cái chết của
ông Lê Mai và Nguyễn Đình Tứ (những chữ nghiêng là trích từ sách, và chữ
thường là ghi chú của tôi):
Trước Đại hội VIII, ứng cử viên sáng giá cho chức Bộ trưởng Ngoại giao,
ông Lê Mai, bị mất đột ngột; ngay sau bầu cử, một tân ủy viên Bộ Chính
trị, ông Nguyễn Đình Tứ, cũng đột tử trước khi nhận chức [473]. Cái chết
của ông Tứ đã làm thay đổi chút ít phương thức tiến hành đại hội. Cho
dù quy trình nhân sự vẫn được làm kỹ trong thời gian trù bị, nhưng từ
Đại hội IX, chỉ khi đại hội chính thức khai mạc việc bỏ phiếu mới được
tiến hành. Ngoài hai trường hợp chết bất ngờ này, chuyện sức khỏe Trung
ương trước và sau Đại hội VIII cũng diễn ra đầy kịch tính.
Còn tướng Lê Đức Anh thì bị đột quị:
Chỉ mấy tháng sau Đại hội, Tướng Lê Đức Anh bị đột quỵ. Ông bị xuất
huyết não khá nặng. Thông tin về bệnh tình của Tướng Anh được giữ kín
tuyệt đối. Hơn ba tháng sau, khi bắt đầu hồi phục, bằng một ý chí tại vị
sắt đá, Tướng Lê Đức Anh quyết định vẫn xuất hiện trên truyền hình và
đài phát thanh đọc lời chúc mừng năm mới.
Giám đốc Quân y viện 108, Bác sỹ Vũ Bằng Đình, nói: “Chúng tôi phải hộ
tống ông từ bệnh viện ra phòng thu. Ống kính chỉ quay nửa người nên dân
chúng không biết ông vẫn ngồi trên giường bệnh. Các bác sỹ nấp phía sau
sẵn sàng cấp cứu”.
Đọc đoạn này làm tôi nhớ đến năm 1919, sau khi tổng thống Woodrow
Wilson bị tai biến mạch máu não, ông được các quan chức Nhà trắng khuyên
phải để râu để che lấp phía trái của mặt bị teo lại vì cơn bệnh. Chẳng
những thế, văn phòng ông làm việc mỗi khi khách đến thăm được điều
chỉnh ánh sáng sao cho mờ mờ để che dấu khuyết tật của ông. Tương tự,
bệnh bại liệt (polio) của tổng thống Roosevelt và bệnh Addison của tổng
thống Kennedy cũng được các quan chức Nhà trắng dấu kín, không tiết lộ
cho công chúng biết.
Nhưng điều khó hiểu là bác sĩ VN không nắm được phác đồ điều trị của bác sĩ Tàu:
Theo Bác sỹ Vũ Bằng Đình, sau khi đọc xong lời chúc năm mới, ông Lê Đức
Anh về nhà, từ đây, ông được một ê-kip bác sỹ người Trung Quốc trực
tiếp chăm sóc trong giai đoạn hồi phục. Các bác sỹ Việt Nam hoàn toàn
không biết phác đồ điều trị mà các bác sỹ Trung Quốc dùng cho Tướng Lê
Đức Anh.
Ông Đỗ Mười thì có lúc mắc bệnh tâm thần và phải đi China đề điều trị:
Người Trung Quốc còn nắm giữ không ít bí mật về sức khỏe của các nhà
lãnh đạo Việt Nam. Giữa thập niên 1990, thỉnh thoảng, bị cánh nhà báo
chặn lại khi vừa bước từ toilet ra, Tổng Bí thư Đỗ Mười, với quần quên
kéo khóa, leo lên chiếc bàn nước nhỏ đặt phía sau Hội trường Ba Đình,
ngồi xếp bằng vui vẻ chuyện trò với dân báo chí. Nhiều khi cao hứng, ông
nói: “Tôi đã từng bị thần kinh đấy”. Không phải ông nói đùa, theo ông
Nguyễn Văn Trân, Bí thư Trung ương Đảng khóa III, người từng hoạt động
với ông, có thời gian ông Đỗ Mười bị bệnh thần kinh, gần như không thể
làm việc, có lúc lên cơn, ông phải dùng một cây gậy múa cho hạ nhiệt, có
lúc người ta thấy ông Đỗ Mười một mình leo lên cây… Năm 1963, ông đã
phải đi Trung Quốc chữa bệnh tới mấy năm mới về Việt Nam làm việc [474].
Qua chương này tôi mới biết vài lãnh đạo VN thời đó giấu bệnh hoặc không chịu nhận mình mắc bệnh:
Từ trước Đại hội VIII, khi công việc cơ cấu nhân sự bắt đầu, theo ông
Nguyễn Văn An, người có trách nhiệm nắm hồ sơ các nhà lãnh đạo, kể cả
các hồ sơ về sức khỏe, trong Bộ Chính trị xuất hiện một số “ông giấu
bệnh”. Ông Lê Xuân Tùng, sau khi bị tai biến, một chân gần như bị liệt
vẫn khẳng định là đang rất khỏe. Ông Lê Minh Hương giấu bệnh tiểu đường
nặng. Ông Đoàn Khuê giấu bị ung thư hạch. Ông Đào Duy Tùng bị ung thư
nhưng vẫn bám giữ chức Trưởng Ban Văn kiện của Đại hội cho đến khi bị tế
bào ung thư lan lên não.
Tổ trưởng Tổ Biên tập Văn kiện Hà Đăng kể: “Trong nhiều cuộc họp, cả
trong một vài cuộc tiếp xúc, thấy anh (Đào Duy Tùng) có những lúc lim
dim, chừng như lơ đãng… Sau Hội nghị Trung ương 10, Tổ Biên tập Văn kiện
chúng tôi họp lại trên cơ sở tiếp thu những ý kiến của Trung ương, sửa
chữa lần cuối bản Dự thảo Báo cáo chính trị. Tôi thay mặt Tổ trình bày
nội dung và cách sửa. Anh vẫn lim dim. Và khi tôi trình bày xong, anh
đặt một vài câu hỏi, lại chính là những điều tôi vừa nói” [475]. Tháng
5-1996, “ứng cử viên tổng bí thư” Đào Duy Tùng xuống Hải Phòng dự đại
hội đại biểu Đảng bộ Thành phố, đang phát biểu thì bị đột quỵ rồi từ đó,
như đã nói, ở trong tình trạng hôn mê sâu cho đến khi qua đời [476].
Tin vào thuốc Bắc:
Ông Nguyễn Văn An kể: “Khi chuẩn bị nhân sự chủ chốt, ông Lê Đức Anh
vẫn giới thiệu Đoàn Khuê làm chủ tịch nước và Thường vụ không có ai phản
đối. Tôi gặp anh Đỗ Mười nói Đoàn Khuê bị ung thư đấy, anh Mười nói:
Đoàn Khuê nói với tao, uống tam thất nó tan hết rồi mà. Đoàn Khuê còn
vạch bụng cho tao xem. Tôi bảo: thưa anh, theo chuyên môn thì đấy là
khối u nó chạy chứ không phải tan đâu ạ”.
Dứt khoát không chịu điều trị:
Theo Giáo sư Vũ Bằng Đình, viện trưởng Quân y 108 kiêm phó chủ tịch Hội
đồng Bảo vệ sức khỏe Trung ương: “Chúng tôi phát hiện Đoàn Khuê bị ung
thư hạch rất sớm. Sau khi bí mật hội chẩn trên cơ sở các mẫu xét nghiệm
mà không cho biết là của ai, tất cả các chuyên gia trong nước đều khẳng
định đấy là ung thư hạch. Tôi đích thân trên dưới mười lần đến năn nỉ
ông vào bệnh viện. Biết khi ấy ông Lê Đức Anh đang giới thiệu Đoàn Khuê
kế vị, tôi trấn an ông: nếu anh đồng ý để chúng tôi chữa trị kịp thời
thì anh không những có thể sống thêm một thời gian dài mà còn có sức
khỏe để đảm đương những nhiệm vụ quan trọng hơn. Nhưng ông Đoàn Khuê vẫn
phủ nhận kết quả hội chẩn và chỉ thị cho tôi phải báo cáo Hội đồng Bảo
vệ sức khỏe Trung ương là ông chỉ bị viêm hạch”.
Nhưng bác sĩ nhất định báo cáo bệnh án:
Trước khi Quốc hội khóa IX nhóm họp để chuẩn bị nhân sự cao cấp, theo
Đại tá Vũ Bằng Đình, Tướng Lê Khả Phiêu, với tư cách là ủy viên thường
vụ Thường trực Bộ Chính trị, cùng với Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Nguyễn Văn An yêu cầu Viện 108 báo cáo sức khỏe của cả hai vị tướng Lê
Đức Anh và Đoàn Khuê. Ông Đình nói: “Tôi và bác sỹ Nguyễn Thế Khánh cùng
ký vào bệnh án, bí mật báo cáo lên Bộ Chính trị”.
và bác sĩ bị mất chức chỉ vì dám báo cáo bệnh của lãnh đạo:
Theo ông Nguyễn Văn An: “Sau khi anh em đưa cho tôi bệnh án của Đoàn
Khuê: ung thư gan giai đoạn ba, chỉ có thể kéo dài cuộc sống không quá
một năm, họp Thường vụ Bộ Chính trị, tôi đưa vấn đề sức khỏe ra, ông
Đoàn Khuê vẫn cãi. Tôi phải công bố bệnh án”. Đoàn Khuê đập bàn tuyên
bố: “Tôi là người khỏe mạnh, chúng nó phá. Tôi sẽ cho hai thằng đó
nghỉ”. Đại tá Vũ Bằng Đình nhớ lại: “Cả tôi và anh Lê Thi, bí thư Đảng
ủy Viện 108, nhận được quyết định nghỉ ngay lập tức”. Không chỉ “lỡ cơ
hội” trở thành nguyên thủ quốc gia, bệnh tình Đoàn Khuê tiến triển xấu
từng ngày. Cuộc sống của ông chỉ còn sáu tháng thay vì một năm như dự
đoán. Ngày 16-1-1998, Tướng Đoàn Khuê chết.
Đọc qua những trích dẫn trên đây, dễ dàng thấy Đảng CSVN rất coi trọng
vấn đề sức khỏe của lãnh đạo. Điều này thì chắc chẳng có gì đáng ngạc
nhiên vì có sức khỏe tốt mới làm lãnh đạo được. Nhưng ngạc nhiên là Đảng
có hẳn một ban bảo vệ sức khỏe cho lãnh đạo. Tôi không rõ các nước như
Mĩ, Canada, và Âu châu có ban này hay không, nhưng ở Úc thì không có.
Thủ tướng Úc khi mắc bệnh vẫn đi chữa bệnh ở các bệnh viện như mọi
người, và họ cũng không giấu diếm bệnh trạng với công chúng. Tại sao để
cho Tàu nắm thông tin về tình hình sức khỏe của lãnh đạo Việt Nam?
Đoạn trích dẫn trên còn cho thấy làm bác sĩ cho mấy lãnh đạo xem ra là
một nguy cơ. Đến nỗi chỉ đơn giản báo cáo bệnh của các vị lãnh đạo mà bị
mất chức. Ở các nước phương Tây, bác sĩ ra y lệnh và bệnh nhân, dù là
thủ tướng, phải tuân thủ; còn ở VN, bệnh nhân lãnh đạo ra lệnh ngược lại
cho bác sĩ! Chẳng biết các bệnh nhân này có hành xử như thế với các bác
sĩ Tàu hay không?
Nguyễn Văn Tuấn
-------------------
Chú thích:
[473] Ngày 27-6-1996, trong phiên trù bị, Đại hội Đảng lần thứ VIII đã
bầu Giáo sư Nguyễn Đình Tứ, một nhà vật lý tên tuổi, vào Trung ương và
ngay sau đó, được Trung ương đưa vào Bộ Chính trị. Sẽ không có gì để
thường dân xầm xì nếu như ông Nguyễn Đình Tứ không bị tai biến và đột
ngột chết vào lúc 20 giờ ngày hôm sau, 28-6-1996, ngày mà về công khai,
Đại hội VIII mới bắt đầu khai mạc. Và theo chương trình làm việc được
công bố cho người dân thì mãi tới ngày 30-6-1996, đại hội mới bắt đầu
bầu cử. Thế nhưng, Cáo phó do Ban Chấp hành Trung ương đưa ra vẫn phải
công bố ông Nguyễn Đình Tứ là ủyy viên Bộ Chính trị. Những người trong
hệ thống thì không có gì bất ngờ, nhưng thường dân ngay tình thì không
hiểu tại sao một người chết vẫn được Đảng bầu vào hàng ngũ mười chín
người quyền lực nhất.
[474] Ông Đặng Quốc Bảo xác nhận, ông đã từng đi Trung Quốc chữa bệnh
cùng ông Đỗ Mười mấy năm trời. Trong tiểu sử tóm tắt của ông Đỗ Mười, có
một khoảng trống từ năm 1961 đến 1967 không nêu chi tiết chức vụ và
công việc.
[475] Tuyển tập Đào Duy Tùng II, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2008, trang 634.
(Blog NVT)
Biển Đông Coi Như Đã Mất Nếu Việt Cộng Còn Cầm Quyền
Hoa Kỳ có mặt ở Biển Đông hay không, Hoàng Sa, Trường Sa, Vịnh Bắc Việt cũng về tay TC qua Luật Biển LHQ nếu VC còn cầm quyền
Giới
trí thức hay nghiên cứu đứng đắn TC cũng biết rõ công hàm 14/09/1958 VC
là bất hợp pháp như Tiến Sĩ Lo Chi-Kin từng thú nhận: “Bắc Kinh không
bao giờ dám đưa những tranh chấp về hải đảo tại Biển Đông ra trước các
cơ quan trọng tài quốc tế”.[1] Giới cầm quyền ở Trung-Nam-Hải càng biết
rõ như vậy nên mới phải thúc ép Hà Nội bầy ra việc phân định lại Vịnh
Bắc Việt ký hiệp ước ngày 25/12/2000 khiến VN mất 20 ngàn km2 vùng Vịnh
Bắc Việt, bao gồm cả Hoàng Sa. Nhưng công hàm 14/09/1958 thì vẫn vô hiệu
mà hiệp ước 25/12/2000 thì phải dấu kín vì VN thua thiệt quá nhiều
không dám công bố nên nhân việc LHQ cho mở rộng thềm lục địa ngoài 200
hải lý, Hà Nội đã nộp LHQ hai hồ sơ ngày 06 và 07/05/2009, với lý do mở
rộng thềm lục địa VN nhưng thực ra là giới hạn ở 200 hải lý để gạt Hoàng
Sa Trường Sa ra ngoài hải phận VN với ý đồ giao cho TC qua Luật Biển
LHQ.
Trước
và sau khi nộp hai hồ sơ cho LHQ, để che dấu gian ý và đánh lạc hướng
dư luận, Hà Nội đã tung đủ thứ tin tức xung quanh vấn đề Biển Đông và tổ
chức Hội Thảo, không ngoài mục đích tung hoả mù để mọi người không chú ý
tới hai cái hồ sơ vô cùng tai hại cho VN của Hà Nội. Ngày 10/12/2009,
Hà Nội tổ chức Hội Thảo về Biển Đông ở Hà Nội và tuyên bố: “VN đã nộp
báo cáo cho Uỷ Ban Thềm Lục Địa để bảo vệ quyền của VN đối với thềm lục
địa ngoài 200 hải lý”. [2] Sự thực trái ngược, theo học giả Vũ Hữu San,
chuyên về Biển Đông : Nếu xem hải-đồ do Hà Nội vẽ để nộp LHQ, chúng ta
sẽ thấy : 3/4 biển Hoàng Sa nằm trong hải phận TC ; VN chỉ còn 1 đảo độc
nhất là Tri Tôn trong số trên 100 đảo của nhóm Hoàng Sa; 4/5 biển
Trường Sa không còn trong hải phận VN ; VN chỉ còn đảo Trường Sa nổi và 2
đảo chìm, trong số hơn 100 đảo nổi, chìm của nhóm Trường Sa”. Sau Hội
Thảo Biển Đông ở Paris ngày 27/02/2010 không thành, Hà Nội lại vừa mới
bày trỏ Hội Thảo Biển Đông ở Phidelaphia, Hoa Kỳ, với sự tiếp tay của
một vài “Việt-kiều yêu nước” đến từ Âu Châu, nên không ai ngạc nhiên khi
nhân vật chủ chốt của Hội Luận Philadelphia đã trắng trợn xuyên tạc
lịch sử trên BBC: “Không thể nói chắc rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của
Việt Nam !”.
Như
thế, việc “hiến đất dâng biển” cho TC để đền ơn và để được bảo kê cho
việc toàn trị đất nước rõ ràng là chủ trương của Đảng CSVN từ hơn nửa
thế kỷ nay. Chủ trương “bán nước cầu vinh” này hoàn toàn phù hợp với
sách lược bành trướng của Đảng CSTH. Tập đoàn cầm quyền Hà Nội hiện nay
đang làm nhiệm vụ hoàn tất hay “hợp pháp hoá” những gì hai Đảng đã thoả
thuận ngầm hay ký kết bất hợp pháp mà thôi. Nói khác đi, Việt Nam sẽ mất
Hoàng Sa Trường Sa và phần lớn Vịnh Bắc Việt về tay TC qua Luật Biển
LHQ nếu VC còn tiếp tục cầm quyền. Những gì xảy ra lâu nay xung quanh
vấn đề Biển Đông đều chỉ là những hoả mù để Hà Nội và Bắc Kinh hoàn tất
sách lược của chúng mà thôi.
Do
đó, xin đừng thổi phồng quá đáng vai trò Hoa Kỳ ở Biển Đông, đặc biệt
là sau tuyên bố của bà Hillary Clinton ở Hà Nội ngày 24/07/2010 ? Đừng
quên Hoa Kỳ nhập cuộc trước hết vì quyền lợi của chính Hoa Kỳ ! Quyền
lợi thì TC sẽ sẵn sàng “chia xẻ” vì “của người phúc ta” và rốt cuộc chỉ
VN là thua thiệt ! Hay cho dù có “thực tâm” và vì những “gì gì” như bà
Clinton đã nói thì liệu Hoa Kỳ [và khối ASEAN] sẽ làm được gì khi Hoa Kỳ
đứng ngoài [vì không phải là thành viên Luật Biển LHQ], trong lúc VC và
TC gần như “thao túng” Uỷ Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa là cơ quan có thẩm
quyền thông qua hai hồ sơ Hà Nội về vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa và Vịnh
Bắc Việt hay phần lớn Biển Đông ?
Người viết tin rằng bài viết dưới đây sẽ chứng minh được những nhận xét trên đây.
Thông Cáo của LHQ
Uỷ
Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa LHQ [Uỷ Ban] kết thúc khoá họp thứ 24 về
Thềm Lục Địa “mở rộng” [Extended Continental Shelf] ngoài 200 hải lý tại
trụ sở LHQ, New York, ngày 11/12/2009. Thông Cáo [3] hay bản tường
trình rất dài của Uỷ Ban [Statement of Commision CLCS/64] được phổ biến
trên trang nhà “UNCLOS”, người viết xin tóm lược một số điều cần biết
hay liên quan tới Biển Đông và Việt Nam dưới đây.
1.
Uỷ Ban cho biết đã nhận được 35 hồ sơ mới của 41 nước ven biển nộp cho
khoá họp thứ 24, từ 10/08/2009 đến 11/09/2009. Tuy là khoá họp thứ 24
nhưng là khoá họp đầu tiên của Uỷ Ban về thềm lục địa mở rộng, sau hạn
kỳ nộp đơn 10 năm do LHQ quy định, tính từ 13/05/1999 đến 13/05/2009. Uỷ
Ban chưa giải quyết được gì về 35 hồ sơ mới này, trong đó có 2 hồ sơ
của Hà Nội nộp ngày 6 và 7/05/2009.
Uỷ
Ban dành gần hết khoá họp để giải quyết 5 hồ sơ cũ [của Pháp, Barbados,
Anh+North Ireland, Indonesia, Nhật] tồn đọng từ các khoá họp trước. Cả 5
hồ sơ này đều đã được các Tiểu Ban [Sub-Commission] thành lập từ các
khoá họp cũ cứu xét và đề nghị khuyến cáo, nhưng Uỷ Ban chỉ giải quyết
dứt điểm được hồ sơ của Pháp. Bốn hồ sơ cũ còn lại, Uỷ Ban có giải quyết
được thì sớm nhất cũng là năm 2010 hay 2011.
Tuy
nhiên, Uỷ Ban đã nghe đại-diện 18 nước trình bầy về 15 hồ sơ mới xin “mở
rộng” thềm lục địa, trong số này đại diện Hà Nội đã trình bầy về hồ sơ
nộp ngày 6/05/2009 liên quan tới Nam Biển Đông và Trường Sa và hồ sơ
ngày 07/05/2009 liên quan tới Bắc Biển Đông và Hoàng Sa và Vịnh Bắc
Việt.
2.
Về Thủ Tục Cứu Xét hồ sơ, muốn mở rộng thềm lục địa ngoài 200 hải lý,
nước ven biển phải nộp hồ sơ cho Uỷ Ban ; hồ sơ gồm các bản đồ kỹ thuật
với toạ độ và cách tính toạ độ để quy định đường ranh thềm lục địa ngoài
200 hải lý theo Luật Biển. Tổng Thư Ký LHQ phải thông báo bằng văn bản
cho các nước hội viên Luật Biển khi nhận được hồ sơ và văn bản này cũng
phải được phổ biến trên trang nhà UNCLOS.
Để
giải quyết 1 hồ sơ, Uỷ Ban trước hết phải chỉ định 1 Tiểu Ban gồm 7
người để xem xét. Tiểu Ban họp riêng khi xem xét hồ sơ và có thể yêu cầu
nước nộp hồ sơ cung cấp thêm tài liệu hoặc thay đổi hồ sơ, nếu cần.
Tiểu Ban phải cho nước liên hệ biết kết luận về hồ sơ của Tiểu Ban và
phải đọc cho nước này biết các khuyến cáo [Recommendations] của Tiểu Ban
trước khi đệ trình Uỷ Ban.
Trong
lúc Uỷ Ban hội họp để duyệt xét các khuyến cáo do Tiểu Ban đệ trình,
nước liên hệ có quyền trình bầy quan điểm của mình về khuyến cáo của
Tiểu Ban. Uỷ Ban cũng có thể yêu cầu nước liên hệ thay đổi một phần hay
toàn bộ hồ sơ cho phù hợp với Luật Biển LHQ. Nếu Uỷ Ban không có ý kiến
khác thì khuyến cáo của Tiểu Ban sẽ là quyết định của Uỷ Ban và quyết
định này có giá trị chung quyết và ràng buộc nước liên hệ.
3.
Uỷ Ban hiện nay do Đại Hội Đồng các nước hội viên Luật Biển bầu ra ngày
15/06/2007, gồm 21 uỷ viên, với nhiệm kỳ 5 năm, từ 16/06/2007 đến
15/06/2012. Như thế, Uỷ Ban chỉ có thể thành lập tối đa 3 Tiểu Ban ; do
đó việc giải quyết hồ sơ rất chậm, thường mất nhiều năm. Hồ sơ của
Brazil nộp ngày 17/05/2004, Uỷ Ban giải quyết ngày 09/04/2008, mất 4 năm
; hồ sơ Barbados nộp ngày 08/05/2008, Uỷ Ban hẹn sẽ giải quyết vào năm
2010 ; hồ sơ Cuba nộp ngày 01/06/2009, Uỷ Ban quyết định năm 2030 mới
giải quyết, tức 20 năm nữa.
Như
thế, nếu không có gì đặc biệt xảy ra, hai hồ sơ của Hà Nội có được Uỷ
Ban giải quyết cũng phải 5, 7 năm nữa, thời gian đủ để TC xây dựng Hoàng
Sa, Trường Sa thành các căn cứ đồ xộ và rất có thể còn trở thành các
địa điểm du lịch quốc tế, đặt mọi việc vào “sự đã rồi” hay “thực tế lịch
sử” rất khó giải quyết cho dù khi đó công lý có đứng về phía VN hậu
cộng sản.
4.
Tóm lại, Hà Nội ở lợi thế cầm quyền và hội viên Luật Biển LHQ nên đã
được Uỷ Ban thông qua hai hồ sơ bước đầu và Hà Nội cũng có quyền hay rất
có thể đã sửa đổi hay thậm chí thay đổi toàn bộ hồ sơ sau khi nộp [nên
mới được cứu xét dù bị phản đối lúc đầu]. Trong số 21 thành viên của Uỷ
Ban đương nhiệm [và quyền hành còn kéo dài tới năm 2012] có đại diện của
Nga, Trung Cộng và Bắc Hàn, là một lợi thế khác của Hà Nội. Hà Nội biết
rất rõ những điều trên đây và đang khai thác tối đa để hoàn tất những
gì hai Đảng CS này đã thoả thuận ngầm từ bao năm nay, cụ thể là Hà Nội
đang toan tính bàn giao Hoàng Sa, Trường Sa và phần lớn Vịnh Bắc Việt
cho Bắc Kinh qua chính Luật Biển LHQ.
Luật Biển LHQ và Biển Đông
1. Để có một nhận định chính xác về 2 hồ sơ của Hà Nội, trước hết cần lưu ý một số điều sau đây :
-
Ngày 13/05/2009 là hạn kỳ chót để các nước ven biển nộp hồ sơ mở rộng
thềm lục địa đến tối đa 350 hải lý theo Luật Biển LHQ, không phải là
ngày chót để xác định Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý.
- Việc Hà Nội bỏ phí suốt 10 năm [từ 13/05/1999 đến 07/05/2009] và chỉ còn vài ngày là hết hạn mới nộp 2 hồ sơ là một dấu hiệu cần phải lưu ý.
- Ai cũng biết hiện nay Đảng CSVN hoàn toàn lệ thuộc vào Đảng CSTH ; do đó nếu không có sự đồng ý hay dàn dựng của Bắc Kinh thì Hà Nội không khi nào dám nộp hồ sơ.
- Việc Hà Nội bỏ phí suốt 10 năm [từ 13/05/1999 đến 07/05/2009] và chỉ còn vài ngày là hết hạn mới nộp 2 hồ sơ là một dấu hiệu cần phải lưu ý.
- Ai cũng biết hiện nay Đảng CSVN hoàn toàn lệ thuộc vào Đảng CSTH ; do đó nếu không có sự đồng ý hay dàn dựng của Bắc Kinh thì Hà Nội không khi nào dám nộp hồ sơ.
2.
Theo Luật Biển LHQ, Vùng Đặc Quyền Kinh Tế rộng 200 hải lý thuộc chủ
quyền tuyệt đối và đương nhiên của các nước ven biển, không cần phải
đăng ký.
-
Nếu xảy ra tranh chấp ở vùng này thì có thể nhờ Toà Án Quốc Tế Hamburg
hay Toà Án Quốc Tế La Hague phân xử hoặc đưa ra trước Hội Đồng Bảo An
LHQ nếu có xâm lăng.
- Hà Nội ký Luật Biển ngày 10/12/1982, phê chuẩn ngày 25/07/1994, tức rất sớm tất biết rõ như trên. Khi Trung Cộng lấn chiếm Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý, bắn giết ngư dân VN hành nghề hợp pháp trong vùng và xâm lăng Trường Sa, Hà Nội có trách nhiệm phải đưa vấn đề ra trước các cơ quan thẩm quyền để phân xử, trừ khi đã thoả thuận ngầm với Bắc Kinh nên Trung Cộng mới lộng hành như vậy.
- Luật Biển LHQ rất phức tạp, ngoài 320 điều khoản, 9 phụ bản, còn có những thoả thuận riêng. Việc gì Luật Biển LHQ không quy định thì giải quyết theo tập tục và qui tắc tổng quát của Luật Quốc Tế.
- Hà Nội ký Luật Biển ngày 10/12/1982, phê chuẩn ngày 25/07/1994, tức rất sớm tất biết rõ như trên. Khi Trung Cộng lấn chiếm Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý, bắn giết ngư dân VN hành nghề hợp pháp trong vùng và xâm lăng Trường Sa, Hà Nội có trách nhiệm phải đưa vấn đề ra trước các cơ quan thẩm quyền để phân xử, trừ khi đã thoả thuận ngầm với Bắc Kinh nên Trung Cộng mới lộng hành như vậy.
- Luật Biển LHQ rất phức tạp, ngoài 320 điều khoản, 9 phụ bản, còn có những thoả thuận riêng. Việc gì Luật Biển LHQ không quy định thì giải quyết theo tập tục và qui tắc tổng quát của Luật Quốc Tế.
3.
Biển Đông rộng gần 1 triệu 100 ngàn hải lý vuông, Vịnh Bắc Việt chiếm
hơn 1/3 diện tích Biển Đông, VN nằm sát bên Biển Đông và bờ biển dài
3260 km, trải qua 13 vĩ độ, từ vĩ độ 21 N đến vĩ độ 8 N.
-
Vì bờ biển VN rất dài [so với diện tích đất liền] nên Vùng Đặc Quyền
Kinh Tế 200 hải lý của VN có diện tích gần gấp 2 diện tích 329600 km2
đất liền.
- Nếu Thềm Lục Địa VN mở rộng ra 350 hải lý theo quy định của Luật Biển LHQ thì hải phận VN [rộng gấp 4 lần đất liền và] sẽ bao gồm luôn Hoàng Sa Trường Sa vì khi đó hai nhóm đảo này nằm gần trọn trên Thềm Lục Địa “mở rộng” 350 hải lý của VN.
- Hai nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa chỉ có một phần nhỏ nằm cách bờ biển VN 200 hải lý, hầu hết các đảo của hai nhóm này đều nằm rất xa ngoài khơi, có nơi cách bờ biển VN tới 400 hải lý. Hà Nội biết rõ điều này nên việc không xin mở rộng thềm lục địa VN ra 350 hải lý là phải có ý đồ ? Phải chăng đã đến lúc Bắc Kinh tăng tốc chiếm Biển Đông và buộc Hà Nội phải “hợp pháp hoá” những gì hai đảng CS đã thoả thuận ngầm từ lâu, trong đó hiệp ước về Vịnh Bắc Việt 25/12/2000 là mục tiêu chính ?
- Nếu Thềm Lục Địa VN mở rộng ra 350 hải lý theo quy định của Luật Biển LHQ thì hải phận VN [rộng gấp 4 lần đất liền và] sẽ bao gồm luôn Hoàng Sa Trường Sa vì khi đó hai nhóm đảo này nằm gần trọn trên Thềm Lục Địa “mở rộng” 350 hải lý của VN.
- Hai nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa chỉ có một phần nhỏ nằm cách bờ biển VN 200 hải lý, hầu hết các đảo của hai nhóm này đều nằm rất xa ngoài khơi, có nơi cách bờ biển VN tới 400 hải lý. Hà Nội biết rõ điều này nên việc không xin mở rộng thềm lục địa VN ra 350 hải lý là phải có ý đồ ? Phải chăng đã đến lúc Bắc Kinh tăng tốc chiếm Biển Đông và buộc Hà Nội phải “hợp pháp hoá” những gì hai đảng CS đã thoả thuận ngầm từ lâu, trong đó hiệp ước về Vịnh Bắc Việt 25/12/2000 là mục tiêu chính ?
Hồ sơ ngày 06/05/2009 của Hà Nội và Trường Sa?[4]
1.
Ngày 13/05/2009 là ngày chót để nộp hồ sơ về Thềm Lục Địa “mở rộng”
[Extended Continental Shelf] ra ngoài 200 hải lý và đến tối đa 350 hải
lý mà VN có đầy đủ điều kiện theo Luật Biển để được hưởng, không phải để
đăng ký Vùng Đặc Quyền Kinh Tế [Exclusive Economic Zone] 200 hải lý [5]
& [6].
Theo
Luật Biển, Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý là vùng biển mà các nước
ven biển đương nhiên được hưởng, không phải đăng bộ. Thế nhưng, hồ sơ
ngày 06/05/2009 của Hà Nội không những không xin mở rộng thềm lục địa mà
còn giới hạn hải phận VN ở mức 200 hải lý và cố ý gạt nhóm đảo Trường
Sa ra ngoài thềm lục địa VN.
2.
Vẫn theo Luật Biển, Uỷ Ban sẽ không cứu xét nếu hồ sơ có sự phản đối
hay tranh chấp. Hai hồ sơ của Hà Nội đều bị Trung Cộng và Phi Luật Tân
phản đối nhưng vẫn được Uỷ Ban cứu xét và rất có khả năng sẽ được Uỷ Ban
thông qua. Vì sao ? Đây chính là “kẽ hở” của Luật Biển LHQ qua ‘Thủ Tục
Cứu Xét” hồ sơ [được tóm lược trên đây] mà cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều
đã nhận ra và lợi dụng nên mới có việc Hà Nội “dám” nộp hồ sơ về Biển
Đông cho LHQ, tức “quốc tế hoá” hay “pháp lý hoá” là những “khắc tinh”
đối với Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông xưa nay.
3.
Trung Cộng ký Luật Biển LHQ ngày 10/12/1982 và phê chuẩn ngày
07/06/1996 nhưng chưa bao giờ tôn trọng Luật Biển LHQ. Trung Cộng còn tự
ban hành Luật Biển riêng và bản đồ lưỡi bò chiếm 80 % Biển Đông, bất
chấp quy định của Luật Biển.
-
Bản đồ lưỡi bò lấn sát bờ biển VN, có nơi chỉ cách bờ biển VN 40 hải
lý, chạy dài xuống tận đảo Natuma, Nam Dương, tức cách xa lục địa Trung
Hoa khoảng 1000 hải lý, trong lúc Luật Biển quy định Thềm Lục Địa mở
rộng không được qúa 350 hải lý.
-
Trung Cộng không nộp hồ sơ cho Uỷ Ban là cơ quan được uỷ nhiệm về vấn
đề thềm lục địa mở rộng và chỉ cho đại diện tại LHQ gửi công hàm ngày
08/05/2009 cho Tổng Thư Ký LHQ để yêu cầu Uỷ Ban không cứu xét hồ sơ của
VN mà thôi. Kèm với công hàm là bản đồ Lưỡi Bò vì Trung Cộng biết chắc
rằng nếu chính thức gửi cho Uỷ Ban thì sẽ bị bác bỏ vì cái bản đồ quái
đản này không theo một quy tắc nào của Luật Biển LHQ cả.
Bản đồ dường “lưỡi bò” của TC
4.
Uỷ Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa không có thẩm quyền phân định ranh giới
biển. Nguyên tắc của Uỷ Ban là khuyến khích các nước liên hệ tự giải
quyết việc phân ranh với nhau. Trong suốt tiến trình giải quyết một hồ
sơ về thềm lục địa, Uỷ Ban luôn luôn phải tham khảo ý kiến của các nước
liên hệ [như đã trình bầy trong phần Thủ Tục Cứu Xét Hồ Sơ, ở trên]. Nếu
có tranh chấp giữa 2 hay nhiều nước, Uỷ Ban có thể không chấp thuận hồ
sơ của cả 2 hay nhiều nước.
Ngoài
ra, tuy các nước liên hệ còn có quyền đưa vấn đề ra trước Toà Án Quốc
Tế, nhưng đưa ra Toà Án Quốc Tế La Hague [1945] thì cũng như không,
chẳng giải quyết được gì vì theo quy chế của Toà này thì hai bên tranh
tụng có quyền “không thi hành” phán quyết của Toà dù chính họ nhờ Toà
phân xử. Trái lại, phán quyết của Toà Án Quốc Tế Hamburg [1996] chuyên
về Luật Biển có gía trị chung quyết và các bên tranh tụng phải chấp
hành. Hà Nội có dám tiến tới hay không ? Điều này rất khó xảy ra lúc này
vì ai cũng biết đảng CSVN hiện nay hoàn toàn lệ thuộc đảng CSTH. Bắc
Kinh bảo sao thì Hà Nội cúi đầu làm vậy.
Hồ sơ ngày 07/05/2009 của Hà Nội và Hoàng Sa?[7]
1.
Ngày 07/05/2009, Hà Nội nộp Uỷ Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa hồ sơ liên
quan đến phía Bắc Biển Đông, tức liên quan đến Vịnh Bắc Việt và quần đảo
Hoàng Sa. Tuy lời mở đầu hồ sơ này có nói Hoàng Sa và Trường Sa là của
VN và nói tới việc “mở rộng” Thềm Lục Địa VN ra ngoài 200 hải lý nhưng
phần chính văn bản thì lờ đi không đề cập gì tới Hoàng Sa nữa và điều
quan trọng là bản đồ kỹ thuật kèm theo hồ sơ thì đường ranh 200 hải lý
đột ngột dừng lại ở vĩ độ 15 N khi vừa đụng tới nhóm đảo Hoàng Sa, với
lý do vùng trên vĩ độ 15 N này đã “được giải quyết” giữa Hà Nội và Bắc
Kinh.
Bản đồ trong hồ sơ HN nộp LHQ ngày 07/05/2009
-
Đường ranh 200 hải lý này cũng được vẽ không chính xác ; Hà Nội cố ý vẽ
đường ranh này nhô lên tận vĩ độ 16 N, trong lúc theo hồ sơ viết thì
đường ranh này dừng lại ở vĩ độ 15 N 067, tức chỉ nhô khỏi vĩ độ 15 N
một chút, chứ không thể tới vĩ độ 16 N được.
-
Vùng biển Hà Nội xin “mở rộng” ra ngoài 200 hải lý trong hồ sơ
07/05/2009 có hình tam giác ngược, đỉnh nhọn ở phía dưới [ở vĩ độ 10 N
798], cạnh đáy hơi nghiêng nằm chếch ngang phía trên [cạnh phía Đông có
đỉnh ở vĩ độ 15 N 067, cạnh phía Tây có đỉnh ở vĩ độ 15 N 200].
-
Đỉnh hình tam giác ngược này cách xa quần đảo Trường Sa như cố tránh
đụng nhóm đảo Trường Sa, cạnh đáy nằm chếch ngang ở phía trên khi chớm
đụng nhóm đảo Hoàng Sa là dừng lại, trong lúc nhóm đảo Hoàng sa trải dài
từ vĩ độ 15 N lên hết vĩ độ 17 N.
-
Rõ ràng là Hà Nội cố ý gạt cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa ra ngoài vùng biển
hình tam giác ngược mà Hà Nội nói là xin mở rộng. Hay nói khác đi, Hà
Nội có xin mở rộng thềm lục địa VN ra ngoài 200 hải lý một chút [qua hồ
sơ ngày 07/05/2000], nhưng vùng biển xin mở rộng hình tam giác ngược này
chỉ là một vùng nước biển, dưới tránh đụng Trường Sa, trên né chạm
Hoàng Sa ; tức chẳng ảnh hưởng gì tới hai quần đảo này hay có đụng chạm
đôi chút đến nhóm Trường Sa thì chỉ là vài đụn hay đá rất ít giá trị.
Đến
đây, xin được mượn lời của học giả Vũ Hữu San, chuyên về Biển Đông, để
kết luận phần phân tích hai hồ sơ Hà Nội nộp LHQ ngày 06 và 07/05/2009 :
“Hà Nội đã lùi bước khi vẽ hải-đồ nộp LHQ. Dân chúng VN đừng bao giờ
nghe chúng nói, hãy nhìn những gì chúng làm. Nếu xem hải-đồ do Hà Nội vẽ
để nộp LHQ, chúng ta sẽ thấy : 3/4 biển Hoàng Sa nằm trong hải phận TC ;
VN chỉ còn 1 đảo độc nhất là Tri Tôn trong số trên 100 đảo của nhóm
Hoàng Sa ; 4/5 biển Trường Sa không còn trong hải phận VN ; VN chỉ còn
đảo Trường Sa nổi và 2 đảo chìm, trong số hơn 100 đảo nổi, chìm của nhóm
Trường Sa. Hà Nội đã công khai vẽ hải-đồ và chính thức nộp cho LHQ. Từ
nay, Việt Nam cãi gì ngược lại về hải phận cũng không được. Hà Nội tuyên
bố sẽ tìm mọi cách để giải quyết vấn đề Biển Đông và trong thời gian
sắp tới, hai bên “cùng bàn bạc, đàm phán, phân định biên giới biển. Khi
đó, TC sẽ dùng hải-đồ mà Việt Nam đã nộp LHQ để đàm phán thì số phận
Hoàng Sa Trường Sa coi như xong !”.
Thềm Lục Địa với Hoàng Sa và Trường Sa?
1. Tại hội nghị chuyên đề về Biển Đông ở Hà Nội ngày 10/11/2009, Vụ-trưởng Ban Biên-giới Nguyễn Duy Chiến tuyên bố : “Việc Uỷ Ban Thềm Lục Địa xem xét báo cáo [NT : tức hai hồ sơ của Hà Nội] không ảnh hưởng đến vấn đề chủ quyền biển đảo”. Nguyễn Duy Chiến không hiểu hay bóp méo Luật Biển như Lê Công Phụng khi ký hiệp định 25/12/2000 hay nói dối như Vũ Dũng, một khác thứ trưởng của Hà Nội ? [8]
1. Tại hội nghị chuyên đề về Biển Đông ở Hà Nội ngày 10/11/2009, Vụ-trưởng Ban Biên-giới Nguyễn Duy Chiến tuyên bố : “Việc Uỷ Ban Thềm Lục Địa xem xét báo cáo [NT : tức hai hồ sơ của Hà Nội] không ảnh hưởng đến vấn đề chủ quyền biển đảo”. Nguyễn Duy Chiến không hiểu hay bóp méo Luật Biển như Lê Công Phụng khi ký hiệp định 25/12/2000 hay nói dối như Vũ Dũng, một khác thứ trưởng của Hà Nội ? [8]
Hai
hồ sơ Hà Nội nộp LHQ chẳng những trước mắt mất Hoàng Sa, Trường Sa và
phần lớn Vịnh Bắc Việt qua Luật Biển mà hậu qủa tất yếu là rồi đây Trung
Cộng có thể thôn tính VN dễ dàng bất cứ lúc nào khi đã khống chế được
phía Đông VN là điều ai cũng thấy ! Quyền lợi cấp thiết và sinh tử của
VN ở đây rõ ràng là mở rộng thềm lục địa ra 350 hải lý mà VN có đủ điều
kiện theo Luật Biển để được hưởng vì nếu thềm lục địa VN được mở rộng ra
350 hải lý thì Hoàng Sa Trường Sa sẽ nằm gọn trên thềm lục địa VN. Theo
Điều 77 Luật Biển, quyền của các nước ven biển đối với thềm lục địa là
một quyền tuyệt đối để thăm dò và khai thác dầu khí và như thế liệu các
công ty dầu khí quốc tế có dám ký hợp đồng hàng chục tỷ với Trung Cộng
để khai thác dầu khí ở vùng biển được LHQ xác định thuộc độc quyền khai
thác của VN không ?
Thế
nhưng Hà Nội lại xác định thềm lục địa VN chỉ 200 hải lý ; tức gạt vùng
biển Hoàng Sa Trường Sa ra ngoải thềm lục địa VN, gián tiếp gạt Hoàng
Sa Trường vào trong hải phận hay chu vi bản đồ lưỡi bò Trung Cộng. Về
mặt luật pháp, đây là một hành vi “chuyển nhượng lãnh thổ quốc gia” bất
hợp pháp ngoại bang ; luật pháp quốc gia xem tội này là “tội phản quốc”
và luật pháp quốc tế hiện nay coi là “tội lạm quyền” và liệt vào loại
tội ác nghiêm trọng [9].
2.
Âm mưu dâng Hoàng Sa Trường Sa cho ngoại bang của đảng CSVN lộ rõ hơn
nữa khi đại diện Hà Nội vừa tuyên bố “sẽ tìm mọi cách để giải quyết vấn
đề Biển Đông” và trong thời gian sắp tới “2 bên cùng bàn bạc, đàm phán,
phân định biên giới trên biển”. Hai bên sẽ đàm phán thế nào thì vụ đàm
phán 10 năm trước với hiệp ước 25/12/2000 về Vịnh Bắc Việt đủ để biết
trước hậu quả của đàm phán song phương của Hà Nội với Bắc Kinh.
10
năm trước, Nhật Báo Nhân Dân Bắc Kinh của Trung Cộng đã hoan hỉ ghi lại
kết quả về đàm phán : “Hải Nam là tỉnh nhỏ nhất của TH, nhưng sở hữu
tới 2 triệu 200 ngàn km2 Vùng Đặc Quyền Kinh Tế” và – 10 năm trước – học
gỉa Vũ Hữu San kêu lên : “Chỉ một hòn đảo Hải Nam thôi, TH đã chiếm
phần lớn Biển Đông … Làm sao VN còn đầy đủ sức lực cho cuộc thương thảo
nhiều lần quan trọng hơn về Trường Sa Hoàng Sa cũng như toàn thể chủ
quyền Biển Đông sau này”.
Nói
rõ hơn, qua thương thảo 10 năm trước trong việc phân định lại Vịnh Bắc
Việt, Hà Nội đã dâng cho Bắc Kinh khoảng 20 ngàn km2 Vịnh Bắc Việt, đã
để cho Bắc Kinh lấy bằng hết vùng thuỷ tra thạch ở cửa sông Hồng, nơi có
tiềm năng dầu khí, và để cho Trung Cộng lấn chiếm Vùng Đặc Quyền Kinh
Tế phía Bắc VN, có nơi chỉ còn cách bờ biển VN có 40 hải lý.
Nay,
qua 2 hồ sơ Hà Nội nộp LHQ, hậu quả còn tệ hại vô cùng vì chưa bước vào
thương thảo tay đôi với Bắc Kinh mà Hà Nội đã tự “trói miệng” hay chịu
mất trước, khi xác nhận với LHQ là Thềm Lục Địa hay Vùng Đặc Quyền Kinh
Tế chỉ có 200 hải lý, tức Hoàng Sa Trường Sa nằm ngoài hải phận VN, tức
“không chắc” là của VN [như “luận điệu” của TS Vũ Quang Việt trong Hội
Thảo Biển Đông ở Phidelaphia và trên BBC cuối tháng 07/2010 : “Không thể
nói chắc rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của VN”].
Hà
Nội biết rõ hơn ai hết Hoàng Sa Trường Sa là của VN với đầy đủ bằng
chứng gía trị về tất cả mọi mặt, Trung Cộng dùng võ lực xâm chiếm Hoàng
Sa và cùng một số nước khác chiếm đóng bất hợp pháp phần lớn Trường Sa
thì Hà Nội có trách nhiệm phải đưa vấn đề ra trước cơ quan thẩm quyền để
trục xuất kẻ xâm lược nếu không tự mình làm được điều này chứ sao lại
thương thảo để chia chác biển đảo VN với quân cướp ? Cho dù không trục
xuất được bọn cướp ngay thì phán quyết của một Toà Án Quốc Tế [như
Hamburg chuyên về Luật Biển chẳng hạn] chí ít cũng giúp VN giữ được chủ
quyền về pháp lý [và rất cần thiết cho mai sau] và ngăn chặn bất cứ ai
muốn nhẩy vào hợp đồng khai thác với bọn cướp.
3.
Việc mở rộng thềm lục địa VN liên đới chặt chẽ với chủ quyền Hoàng Sa
Trường Sa ; rõ ràng là nếu thềm lục địa VN mở rộng ra 350 lý thì VN
đương nhiên làm chủ Hoàng Sa Trường Sa vì khi đó Hoàng Sa Trường Sa nằm
gọn trên thềm lục địa VN. Hơn nữa, theo Điều 77 Luật Biển thì đây là chủ
quyền tuyệt đối của nước ven biển trong việc thăm dò và khai thác dầu
khí.
Một
lý do quan trọng khác khiến không nên tách Hoàng Sa Trường Sa ra khỏi
thềm lục địa VN là vì 2 nhóm đảo này không được xem là hải đảo hay quần
đảo theo nghĩa của Luật Biển. Theo Luật Biển, hải đảo hay đảo là một
giải đất thiên nhiên bao bọc bởi nước và cao hơn mực nước thuỷ triều.
Nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa chỉ có tiểu đảo, không có thường dân cư
ngụ và không tự túc về kinh tế nên không được hưởng quy chế hải đảo hay
đảo [Điều 121 Luật Biển].
Hoàng
Sa Trường Sa cũng không phải là quần đảo theo nghiã Luật Biển vì diện
tích quá nhỏ [6 hải lý vuông] trong một vùng biển rộng 180 ngàn hải lý
vuông, vì theo Luật Biển [Điều 46 và 47], quần đảo bao gồm các đảo nằm
san sát bên nhau và phải có diện tích bằng ít nhất 1/9 vùng biển, như
Nam Dương chẳng hạn.
4.
Hà Nội lúc nào cũng cho rằng VN có chủ quyền đối với Hoàng Sa Trường Sa
nhưng chỉ tuyên bố cho có tuyên bố hay hội thảo um sùm nhưng thực tế
thì để cho Trung Cộng chiếm trọn Hoàng Sa và lấn chiếm dần dần Trường
Sa. Hoàng Sa Trường Sa là của VN với đầy đủ bằng cớ giá trị về tất cả
phương diện lịch sử, địa lý, hành chánh và pháp lý thì ai cũng biết và
chắc chắn Trung Cộng cũng biết nên mới phải dùng võ lực lấn chiếm. Nếu
không đử sức để bảo vệ khi Hoàng Sa Trường Sa bị xâm lăng, Vùng Đặc
Quyền Kinh Tế 200 hải lý huyết mạch bị xâm lấn và thậm chí ngư dân VN bị
bắn giết bừa bãi, tịch thu tàu thyền trong lúc hành nghề hợp pháp trong
vùng biển VN, thì chí ít Hà Nội có trách nhiệm phải đưa vấn đề ra trước
các cơ quan thẩm quyền phân xử. Nhưng Hà Nội chỉ phản ứng xuông qua loa
vì có nhiều dấu hiệu khả tín chứng tỏ đảng CSVN đã dâng Hoàng Sa Trường
Sa và phần lớn Vịnh Bắc Việt cho đảng CSTH từ lâu rồi và nay Nguyễn Tấn
Dũng nộp hồ sơ cho LHQ để hoàn tất tiến trình bàn giao những gì đã thoả
thuận ngầm giữa 2 đảng CS này mà thôi.
Về
công pháp quốc tế, sau nhiều thập niên bàn cãi qua nhiều hội nghị quốc
tế, Luật Biển LHQ ra đời để giải quyết những tranh chấp xảy ra trên biển
nhất là từ khi khám phá ra tiềm năng to lớn về dầu khí và khí đốt dưới
đáy biển. Quan niệm biển cả là tài sản chung của nhân loại, Luật Biển
dành quyền giải quyết mọi tranh chấp xảy ra trên biển, đặc biệt là vấn
đề mở rộng thềm lục địa với những điều khoản quy định rõ ràng và “chỉ
vấn đề nào Luật Biển không đề cập tới mới giải quyết theo tập tục hay
qui tắc tổng quát của Công Pháp Quốc Tế”. Do đó, các nguyên tắc như
quyền chiếm hữu [occupation] hay công bố minh thị [express
proclamation], nếu có được viện dẫn sau này để cho rằng “việc Trung Cộng
chiếm cứ Hoàng Sa Trường Sa không có tác dụng tước đoạt chủ quyền lãnh
thổ của VN” thiết nghĩ làm sao vô hiệu được quyết định của Uỷ Ban Thềm
Lục Địa khi Uỷ Ban này căn cứ vào thẩm quyền minh thị bởi Luật Biển LHQ
để xác định thềm lục địa hay hải phận VN 200 hải lý – tức Hoàng Sa
Trường Sa nằm ngoài hải phận VN – do Hà Nội đã xác định qua hồ sơ nộp
LHQ?
Hiệp ước phân định lại Vịnh Bắc Việt 25/12/2000?
1. Hà Nội và Bắc Kinh lén lút ký kết hiệp ước phân định lại Vịnh Bắc Việt ngày 25/12/2000 nhưng dấu kín nội dung, dù dư luận ầm ĩ từ trong nước ra Hải Ngoại là VN mất trên 11 ngàn km2 vùng Vịnh Bắc Việt qua hiệp ước này. Khi 1 bản đồ trong hơ sơ mật của Hà Nội bị phát hiện thì mọi ngưới mới hay Hà Nội đã hiến cho Bắc Kinh tới 20 ngàn km2 Vịnh Bắc Việt, không phải chỉ 11 ngàn km2.
1. Hà Nội và Bắc Kinh lén lút ký kết hiệp ước phân định lại Vịnh Bắc Việt ngày 25/12/2000 nhưng dấu kín nội dung, dù dư luận ầm ĩ từ trong nước ra Hải Ngoại là VN mất trên 11 ngàn km2 vùng Vịnh Bắc Việt qua hiệp ước này. Khi 1 bản đồ trong hơ sơ mật của Hà Nội bị phát hiện thì mọi ngưới mới hay Hà Nội đã hiến cho Bắc Kinh tới 20 ngàn km2 Vịnh Bắc Việt, không phải chỉ 11 ngàn km2.
Trong
số 21 điểm quy định trong bản đồ đính kèm hiệp ước 25/12/2000 [dưới
đây], ngoại trừ điểm 1 nằm ở vĩ tuyến 21 độ Bắc, tức cửa sông Bắc Luân ở
ranh giới tỉnh Móng Cáí /VN và tỉnh Quảng Đông /TH, các điểm mốc từ số 2
đến số 21 đều lấn sâu vào bờ biển VN.
Như
điểm mốc 17 cách bờ biển VN 44 hải lý và cách Hải Nam 73 hải lý ; tức
sự phân chia vùng biển không đồng đều như Luật Biển quy định mà phía TH
vượt trội phía VN tới 29 hải lý. Theo các nhà nghiên cứu và giới hiểu
biết vấn đề thì Hà Nội đã để cho Bắc Kinh lấy bằng hết vùng thuỷ tra
thạch cửa sông Hồng VN, nơi có tiềm năng dầu khí.
Bản đồ ở hồ sơ “mật” 25/12/2000 của Hà Nội
2.
Trước dư luận lên án đảng CSVN lén lút dâng biển cho đảng CSTH ngày
càng dữ dội, ngày 28/01/2002 Lê Công Phụng – Thứ Trưởng Ngoại Giao và
Trưởng Ban đàm phán về biên giới và phân định lại Vịnh Bắc Việt, lên
tiếng thanh minh thì lại lộ ra chẳng những Đảng CSVN đã bán nước cho
Đảng CSTH từ lâu rồi mà chính Phụng cũng dối gạt dân chúng về cả Luật
Biển LHQ.
-
Theo lời Phụng thì chính TBT Đỗ Mười [năm 1993] và TBT Lê Khả Phiêu
[1997] đã sang Bắc Kinh để “thoả thuận các nguyên tắc căn bản về biên
giới và lãnh hải” với TBT Giang Trạch Dân. Phụng còn dám dối gạt rằng y
đã “căn cứ vào các quy định của Luật Biển LHQ và các nguyên tắc quốc tế
và tập quán” trong lúc đàm phán với Bắc Kinh. Sự thực trái ngược hẳn lời
Phụng tuyên bố và sau đây là vài thí dụ:
-
Theo Luật Biển LHQ, nếu 2 bên không thoả thuận được với nhau thì phân
chia lãnh hải theo “đường trung tuyến” [median line]. Đường trung tuyến
trong trường hợp này là đường giữa đảo Bạch Long Vị của VN và đảo Hải
Nam của TH ; khoảng cách phải bằng nhau giữa 2 đảo này. Nhưng Phụng đã
bất chấp điều luật này và chấp thuận đường phân chia cách Bạch Long Vĩ
15 hải lý và cách Hải Nam 55 hải lý, tức là phiá TH vượt trội phía VN 40
hải lý.
-
Luật Biển LHQ cũng quy định đường trung tuyến phải chạy giữa 2 đường bờ
biển hay giữa 2 đảo ; Phụng đã bất chấp quy định này và chấp thuận
đường truong tuyến giữa đảo Hải Nam với bờ biển VN, hy sinh luôn đảo
Bạch Long Vĩ của VN.
-
Toà Án Quốc Tế, án lệ Lybia VS Malta [1985], đã phán quyết đảo dù lớn
đến đâu cũng không bình đẳng với lục địa được và không cho đảo Malta
được có lãnh hải bằng lục địa Lybia. Phụng đảo ngược Án Lệ Lybia khi cho
đảo Hải Nam có lãnh hải hơn hẳn lục địa VN.
3.
Theo giới am hiểu vấn đề thì cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều không có một lý
do nào để phân định lại Vịnh Bắc Việt. Hiệp ước Constans ký kết tại Bắc
Kinh ngày 16/06/1887 giữa đại diện Pháp [đô hộ VN lúc đó] và đại diện
nhà Thanh [đô hộ TH] vẫn còn hiệu lực và phù hợp với Luật Biển LHQ mà Hà
Nội và Bắc Kinh đều đã ký kết. Ngày 12/11/1982, chính Hà Nội đã công bố
lãnh hải VN vùng Vịnh Bắc Việt phải theo hiệp ước 16/06/1887, tức 63 %
diện tích Vịnh Bắc Việt thuộc về VN.
-
Bắc Kinh không chịu, buộc Hà Nội phải phân định lại vùng này và đảng
CSVN đã cúi đầu khuất phục và lén lút ký hiệp ước 25/12/2000.
-
Hậu qủa của hiệp ước 25/12/2000 là VN đi từ 63 % diện tích cũ xuống còn
53 %. Thực tế còn bi đát hơn nữa : Trung Hoa chiếm tới 55 % và VN 45 %
là tối đa, tức VN mất 20 % hay khoảng 20 ngàn km2 vùng Vịnh Bắc Việt và
quần đảo Hoàng Sa vào tay Trung Cộng qua việc phân định lại Vịnh Bắc
Việt. Vì mất mát quá nhiều như thế nên Hà Nội đã dấu kín hiệp ước suốt
bao năm qua.
Trụ sở chính quyền thành phố Tam Sa, đặt tại đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa. AFP photo
Lời Kết
Với sự tiếp tay đắc lực của đảng CSVN, Bắc Kinh đang từng bước chiếm VN mà không cần phải động binh vừa hao người tốn của lại bị thế giới xúm vào lên án. Sau việc cho nhập cảnh không cần chiếu khán, đảng CSVN đã rước Trung Cộng vào ngồi ngay trên “mái nhà” VN giả danh khai thác bauxite bất chấp sự phản đối quyết liệt của người dân. Nay, lợi dụng việc xin mở rộng Thềm Lục Địa, đảng CSVN mưu toan dâng Trường Sa, Hoàng Sa và Vịnh Bắc Việt tức “nền nhà” VN cho Bắc Kinh qua hai hồ sơ nộp LHQ ngày 06 và 07/05/2009 …
Đất
nước đã đến bờ vực thẳm ! Bắc Kinh đang chiếm VN bằng “diễn tiến hoà
bình” với sự đồng loã công khai của Hà Nội và với đà này thì VN sẽ lâm
vào tình trạng Tân Cương và Tây Tạng một ngày không xa. Xin chớ nghĩ
rằng VN từng bị ngàn năm Bắc-thuộc mà vẫn vùng lên giáng cho quân xâm
lược những đòn chí tử vì kẻ thù ngày nay thâm độc và tàn ác gấp ngàn lần
; nhìn gương Tây Tạng và Tân Cương thì rõ. Và cũng đừng ngây thơ mà
trông chờ, tin tưởng vào bất cứ ai vì chén đắng 30/04/1975 còn nguyên
trước mặt.
Ngoại
xâm đang ngang nhiên cấu kết với nội xâm và tăng tốc để thực hiện những
bước cuối cùng chiếm trọn VN. Nếu đồng bào quốc nội không mau tỉnh giấc
để nhận ra tình huống vô cùng nguy hiểm của chính mình, người thân và
dân tộc mà can đảm nhất loạt đứng lên thì rồi đây sẽ rơi vào số phận
đáng thương người Tây Tạng và Tân Cương ! Nếu đồng hương Hải Ngoại không
gạt bỏ tị hiềm phe phái, vô tình hay cố ý lôi kéo mọi người vào những
việc làm trình diễn hay chưa cần thiết và ngoảnh mặt làm ngơ trước tình
thế cực kỳ mong manh của đất nước và dân tộc hiện nay thì sẽ phải trả
giá với lương tâm và với lịch sử một ngày không xa !
LS Nguyễn Thành
2010/09/13
Coordinator, “Justice & Peace Committeee for Paracel & Spratly Islands of Vietnam”
[Tham luận tại Hội Luận Quốc Tế Biển Đông, do Hội Nghiên Cứu Quốc Tế Biển Đông tổ chức ở Wesminster, California, Hoa Kỳ, ngày 12/09/2010].
www.vietthuc.org
Tài liệu tham khảo
– United Nations Convention on the Law of the Sea of 10 December 1982 ;
- Vũ Hữu San, Địa Lý Biển Đông với Hoàng Sa Trường Sa, 1995, 2007 ;
- Nguyễn Thành, Đưa Việt Cộng ra trước LHQ, Toà Án các Quốc Gia và Toà Án Hình Sự Quốc Tế 2002 , tạp chí Tiếng Vang, Sacramento, Hoa Kỳ, số tháng 05 và tháng 06/2002.
- Nguyễn Hữu Thống, Vấn đề Hoàng Sa Trường Sa theo Công Pháp Quốc Tế, 2008
Chú thích:
[1] “On its position over the islands, China has been most reluctant to sujects the disputes to international legal arbitration : The case of South China Sea Islands by Chi-Kin Lo, 1989”.
[2]
Tại hội nghị chuyên đề về Biển Đông ở Hà Nội ngày 10/11/2009, Vụ-trưởng
Ban Biên Biới Bộ Ngoại Giao Hà Nội Nguyễn Duy Chiến nói với báo chí :
“VN là nước ven biển nên đã nộp báo cáo cho Uỷ Ban Phân Ranh Thềm Lục
Địa để bảo vệ quyền của VN đối với thềm lục địa ngoài 200 hải lý”.
[Vietnamnet, 10//11/2009]
[3] Statement of Commision CLCS/64
[4] Joint Submission by Malaysia & Viet Nam in the South part of the South China Sea [May 6, 2009]
[5]
Điều 76 Luật Biển LHQ : “An Exclusive Economic Zone extends for 200
nautical miles [370km] beyond the baselines of the territorial sea, thus
it includes the territorial sea and its contiguous zone. A coastal
nation has control of all economic resources within its EEZ, including
fishing, mining, oil exploration, and any pollution of those resources.
However, it can’t regulate or prohibit passage or loitering above, on,
or under the surface of the sea, whether innocent or belligerent,
withinthat portion of its EEZ beyond its territorial sea”.
[6]
Điều 77 Luật Biển LHQ : “The continental shelf of a coast al nation
extends out to the outer edge of the continental margin but at least 200
nautical miles from the baselines of the territorial sea margin does
not stretch that far. The outer limit of a country’s continental shelf
shall not stretch beyond 350 nautical miles of the baseline, or beyond
100 miles nautical miles from the 2,500 meter isobath”.
[7] Submission by Viet Nam in the Nrth Area [May 7, 2009]
[8]
Vũ Dũng, thứ-trưởng ngoại giao Hà Nội, tuyên bố với báo chí đầu năm
2008 đã bị chính cựu Đại tá CS Bùi Tín cho là dối trá và thách đối chất
như sau : “Do nắm chắc tình hình … mà tôi [Bùi Tín] muốn hỏi ông Vũ Dũng
là theo ông có thật là ta không mất đất ở vùng Hà Giang, Lào Kay, Hoàng
Liên Sơn không ? Theo tôi, các đoàn đàm phán của ta từ 1996 đến 1999 đã
tỏ ra rất mềm yếu. Nhiều giải núi ở Tây Bắc thưa dân, giầu tài nguyên,
có gía trị quân sự bị lấn chiếm. Con số 700 đến 800 km2 bị mất không
phải là bịa đặt. Thực tế có thể hơn … Giang Trạch Dân luôn thúc dục Lê
Khả Phiêu phải thương lượng nhanh, phải ký hiệp ước trên bộ trong năm
1999 và trên biển trong năm 2000. Có ai đi thương lượng lại chịu ép
trước về thời gian đến thế ? Cho nên rất dễ hiểu là các nhà đàm phán VN
đều nhũn như con chi chi. Chính Đỗ Mười cũng tố cáo Lê Khả Phiêu là
nhượng bộ quá, “để mất quá nhiều” cho TC … Hai bên đã thoả thuận tháng
06/2008 này sẽ hoàn tất việc phân giới, cắm mốc và ký nghị định thư về
biên giới trên bộ … Lúc ấy muốn che dấu, úp mở cũng không được nữa. Phía
Bắc Kinh sẽ nhanh nhẩu phổ biến tập bản đồ mới để khoe thắng lợi, vì họ
thắng đậm … Lúc ấy, các ông Vũ Dũng, Lê Dũng, Lê Công Phụng, rồi các
ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Di Niên, đến ông Lê Khả Phiêu và 4
ông tứ trụ Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú
Trọng sẽ có đầy đủ chứng cớ minh bạch là đã bảo vệ biên giới bất khả
xâm phạm của Tổ-quốc ra sao, hay sẽ đực mặt bán đất bán nước ra sao !”
[Vietbao, 04/09/2008].
[9]
Toà Án Quốc Tế ad hoc Bosnia truy tố Slobodan Milosovic [Tổng Thống
Liên Bang Nam Tư], Thẩm Phán Tây Ban Nha Baltasar Gapzon ký trát nã bắt
quốc tế bắt giam Augusto Pinochet [cựu Tổng Thống Chile] ở London ngày
16/10/1998 và yêu cầu được thẩm vấn Henry Kissinger [cựu ngoại trưởng
Hoa Kỳ] khi Kiss đến London diễn thuyết năm 2002, cả ba đều bị truy tố
về « tội lạm quyền » cùng với nhiều tội ác nghiêm trọng khác. [Nguyễn
Văn Thành, « Vụ án Pinochet làm rung chuyển công pháp quốc tế », VN Nhật
Báo, San Jose, 05/08/2000].
VN Cơ Mất Trường Sa Vì Thời Hạn 50 Năm Để kiện Sắp Hết; TQ cảnh cáo Phi Luật Tân về hành vi sửa chữa trên đảo
Phần tử cơ hội và kẻ cơ hội chính trị là ai và ở đâu?
Lưu Hà Sĩ Tâm
Trong
dòng chảy của cuộc sống, con người quan tâm nhiều đến các cơ hội, vì cơ
hội đến sẽ tạo tiềm năng gây chuyển biến nhanh (nhiều khi là đột biến)
trong dòng chảy ấy. Tuy vậy, thuật ngữ “cơ hội” được dùng ở Việt Nam với
nhiều sắc thái khác nhau, nhiều khi gây tranh cãi trong chính trường và
cả ở ngoài đời.
Theo tôi, cơ hội là diễn biến
của hoàn cảnh với những điều kiện thuận lợi, mà chủ thể (mỗi người/gia
đình/tổ chức/quốc gia/toàn cầu…) cảm nhận được, rằng có thể thúc đẩy
nhanh chóng sự chuyển biến cho việc tạo ra giá trị (kinh tế, xã hội, văn
hóa, chính trị, tinh thần…) với chi phí thấp hơn, và nếu nắm bắt kịp
thời để hành động đúng cách thì sẽ đạt được mục đích mong muốn.
Cuộc
sống trôi qua, và chúng ta nhận thức được có những cơ hội tự nhiên, tự
nhiên đến, mà chủ thể không chủ động tạo ra, nhưng cố gắng tận dụng. Mặt
khác, có những cơ hội mà chủ thể đã chủ động để tạo ra vào thời điểm
nào đó trong tương lai, và do đó có thể gọi đó là những cơ hội chủ động.
Khi có cơ hội tự nhiên đến, chủ thể nắm bắt và tận dụng được, như vậy
là may mắn. Còn cơ hội chủ động không đem đến may mắn dễ dàng, mà đòi
hỏi chủ thể phải chủ động tiến hành các hoạt động có chủ đích, có đầu
tư, có nuôi dưỡng, …nên những cơ hội này đến với chủ thể như là phần
thưởng (kết quả) cho quá trình chủ động đó.
Phần tử cơ hội
Trong
suốt quá trình hình thành và phát triển của các đảng cộng sản trên thế
giới, một trong các việc vô cùng hệ trọng trong xây dựng Đảng là tuyệt
đối ngăn chặn những “phần tử cơ hội” lọt vào trong hàng ngũ của Đảng. Đó
là những người luôn luôn tìm kiếm và khai thác mọi cơ hội cho lợi ích
của mình, hoặc cho lợi ích của các tổ chức khác ngoài Đảng. Đó là những
người về mặt tư tưởng thì đã, đang và sẽ không học tập để thấm nhuần chủ
nghĩa Mác-Lênin hoặc nhận thức lại về chủ nghĩa này, không có đạo đức
cách mạng, và do vậy họ dễ dàng trở thành người chống lại Đảng ngay từ
trong nội bộ. Vì lẽ đó, thuật ngữ “phần tử cơ hội” là thuật ngữ quen
dùng của Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương
độc quyền lãnh đạo đất nước, hiến định điều đó trong Hiến pháp 1980 với
việc ép buộc toàn dân phải chấp nhận điều đó mà chẳng hề cho dân phúc
quyết. Đảng giành lấy việc lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị từ thấp
đến cao, cũng như mọi tổ chức khác trong xã hội. Đảng đạt được điều ấy.
Nhưng về mặt xây dựng Đảng thì lại diễn biến trái với mong muốn của
Đảng. Đã có hai quá trình diễn ra, liên quan đến tâm lý và nhu cầu người
dân một cách tự nhiên.
Quá trình thứ nhất, theo
thời gian, Đảng vấp phải khó khăn ngày càng lớn, là số người thực sự có
nguyện vọng vào Đảng một cách trong sáng ngày càng giảm. Khắp nơi xuất
hiện tình trạng là các chi bộ phải gợi ý và mời người ta vào Đảng, cho
đủ chỉ tiêu hay đạt thành tích về xây dựng Đảng. Các nguyên tắc khắt khe
trong tìm kiếm, bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới chỉ còn là nội dung
trên giấy, mà không thể thực hiện trên thực tế. “Để cho người ta còn
vào”, các đảng viên trong các chi bộ nói thế. Vậy là, hầu hết thanh niên
trong nguồn bồi dưỡng phát triển Đảng, và cả các đảng viên mới, lảng
tránh việc học tập để có những nhận thức cần thiết về chủ nghĩa
Mác-Lênin. Họ cũng nhận thức được ít nhiều tính viển vông của chủ nghĩa
này, nhưng dại gì nói ra. Họ có nghe đến chuẩn mực đạo đức cần có của
một người cộng sản chân chính (như suốt đời hy sinh phấn đấu vì lợi ích
nhân dân,…), nhưng dại gì noi theo. Quá trình này cho thấy, ngày càng
nhiều đảng viên yếu kém về nhận thức, lý tưởng và đạo đức, nên một cách
tự nhiên, họ là sản phẩm của quá trình hình thành những phần tử cơ hội
đúng nghĩa ngay trong Đảng.
Quá trình thứ hai,
cha mẹ ông bà đang nuôi con cháu ăn học phổ thông, vì muốn con cháu mình
không ở vào tình huống bất thường so với bạn bè, nên động viên chúng
vào đội, vào đoàn. Điều này quá dễ vì không phải phấn đấu, chỉ cần không
hư là được. Khi chúng trưởng thành và nhận thấy chúng có năng lực nhất
định, cha mẹ ông bà định hướng cho chúng làm việc trong hệ thống doanh
nghiệp nhà nước, trong hệ thống quản lý nhà nước từ làng xã trở lên,
trong các tổ chức xã hội khác. Khi cha mẹ ông bà vui mừng đã xin được
việc cho con cháu, lại lo đến tương lai phát triển của chúng trong môi
trường ấy. Lời khuyên cho con cháu theo tinh thần sau đây đã diễn ra phổ
biến trong các gia đình: thôi thì lo mà vào Đảng đi con ạ, để “người
ta” không gây khó cho mình, để “người ta” còn tạo điều kiện cho học
hành, cất nhắc sau này. Những thanh niên ấy, theo lời khuyên thực tế ấy,
đã trở thành đảng viên, chỉ vì bảo vệ và tìm kiếm lợi ích cho mình. Như
vậy, cha mẹ ông bà, chỉ vì nguyện vọng chính đáng là bảo vệ con cháu,
nên vô tình thúc đẩy con cháu trở thành phần tử cơ hội trong Đảng.
Cả
hai quá trình trên, khiến cho Đảng trong hơn ba thập kỷ qua đã trở
thành một tổ chức đầy rẫy những phần tử cơ hội. Một lãnh đạo cao cấp của
Đảng gần đây đã nói rằng “đảng viên nhan nhản, cộng sản mấy người”, là
sự cay đắng thừa nhận thực tế ấy. Hệ lụy này Đảng phải gánh chịu. Nhưng
căn nguyên lại chính do Đảng tự gây ra mà không lường được, do Đảng buộc
toàn dân thừa nhận sự lãnh đạo duy nhất và toàn diện của đảng. Sự lãnh
đạo đất nước như một món hàng độc quyền buộc toàn dân phải mua, nhưng
với giá ngày càng chết người.
Kẻ cơ hội chính trị
Đảng
Cộng sản Việt Nam cũng hay dùng thuật ngữ “kẻ cơ hội chính trị”, để chỉ
những người khác chính kiến về mặt tư tưởng, có các hành vi hay hoạt
động trái với lợi ích của Đảng. Đảng muốn nói rằng, những người đó đang
rắp tâm làm mọi việc để tạo nên các cơ hội chủ động về mặt chính trị,
gọi là cơ hội chính trị. Đảng ghép thêm danh từ “kẻ” phía trước, thành
“kẻ cơ hội chính trị”, nhằm nhấn mạnh họ là những kẻ xấu, là những người
không có lý tưởng, nhưng tham gia hoạt động nhằm cải biến chính trị chỉ
vì những lợi ích mang lại cho cá nhân, chứ không phải vì muốn phục vụ
cho lợi ích nhân dân.
Trên thực tế, thuật ngữ
“cơ hội chính trị” không phải luôn là xấu như Đảng đã tuyên truyền. Nếu
cơ hội chính trị dẫn đến cải biến kinh tế - xã hội- văn hóa theo hướng
tiến bộ theo chuẩn mực chung của nhân loại, thì đó lại là tốt. Và những
người chủ động tạo ra và nắm bắt các cơ hội chính trị tốt ấy là những
người tốt.
Nhìn lại dòng lịch sử hơn nửa thế kỷ qua, có thể nói đến các cơ hội chính trị lớn đã diễn ra:
–
Đảng Cộng sản Việt Nam chủ động tạo cơ hội, nắm bắt và tận dụng cơ hội
chính trị năm 1945, lãnh đạo nhân dân cướp chính quyền từ tay Nhật (đã
đầu hàng Đồng minh), lực lượng hợp tác với Nhật và triều đình Bảo Đại,
khai sinh nước Việt Nam DCCH. Cơ hội chính trị này là tốt, vì đất nước
được độc lập và Hiến pháp 1946 thể hiện cải biến kinh tế - xã hội - văn
hóa theo hướng tiến bộ so với trước đó. Vì thế, khó có thể gọi các đảng
viên Đảng Cộng sản Việt Nam trước năm 1945 là những “kẻ cơ hội chính
trị” theo nghĩa xấu.
– Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo quân dân, nắm bắt và tận dụng cơ hội chính trị năm 1975. Đây là
cơ hội chính trị tốt, nếu chỉ nhìn nhận theo mục đích là đi đến thống
nhất đất nước. Vào lúc ấy, toàn dân hy vọng sẽ còn có cải biến kinh tế -
xã hội - văn hóa theo hướng tiến bộ nữa.
–
Nhưng rồi xuất hiện những cơ hội chính trị khác, tuy nhỏ hơn nhưng rất
quan trọng, vì là những cơ hội có thể đem đến cho toàn dân sự cải biến
chính trị theo hướng tiến bộ. Đó là các sự kiện dẫn đến ban hành Hiến
pháp 1980, rồi Hiến pháp 1992. Thật thất vọng, các Hiến pháp này đều thể
hiện cải biến kinh tế - xã hội - văn hóa theo hướng phản tiến bộ mà
không cho nhân dân phúc quyết. Đó là các cơ hội chính trị xấu. Hơn nữa,
đã lộ ra ngày càng rõ, là các đảng viên chủ trương và chỉ đạo nuôi
dưỡng, dùng mọi mẹo mực giả trá để tạo ra các cơ hội chính trị xấu như
vậy, nên về bản chất, chính họ mới là những “kẻ cơ hội chính trị” theo
nghĩa xấu. Giờ đây, đầu năm 2013, vẫn những kẻ cơ hội chính trị ấy đang
rắp tâm tạo nên một cơ hội chính trị xấu tiếp theo, với việc sửa đổi
Hiến pháp theo hướng duy trì tình trạng tồi tệ này.
Tất
cả những điều nói trên cho thấy, những phần tử cơ hội và những kẻ cơ
hội chính trị hiện nay chủ yếu lại là các đảng viên ngay trong nội bộ
Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy một tổ chức mà chủ yếu gồm các phần tử cơ
hội và kẻ cơ hội chính trị, thì có mong đợi gì kết quả từ việc họ phê và
tự phê.
Tuy thế, người dân không tuyệt vọng.
Nhìn tới tương lai, tất yếu sẽ xuất hiện những cơ hội chính trị tốt thực
sự cho nhân dân, với Hiến pháp tiến bộ, không cho phép Đảng Cộng sản
Việt Nam độc quyền lãnh đạo và áp đặt tư tưởng đã lỗi thời đối với nhân
dân. Tất cả mọi người dân Việt Nam hiện nay đang có tư tưởng và hành
động đấu tranh cho sự nghiệp dân chủ hóa đất nước, bất kể là sinh sống
trong nước hay định cư ở nước ngoài, bất kể ngoài Đảng hay vẫn còn đang
bên trong Đảng, công khai hay còn chưa công khai, đều xứng đáng là những
con dân ưu tú của đất Việt.
Thực tế cho thấy
những người dấn thân trên con đường dân chủ hóa đất nước đã vô cùng dũng
cảm, chịu đựng hy sinh rất lớn trước sự đàn áp khốc liệt của chính
quyền. Hầu hết trong số họ phấn đấu cho quá trình cải biến chính trị vì
lợi ích cộng đồng, lợi ích toàn dân, hoàn toàn không phải vì muốn mang
lại lợi ích cá nhân họ. Và các thuật ngữ “phần tử cơ hội” và “kẻ cơ hội
chính trị” thực chất là ngày càng trở nên xa lạ khi quy kết họ.
Các
đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang mặc những chiếc áo có tên
gọi như thế, lẽ nào chỉ nhăm nhăm khoác chúng lên người khác?
Thái Bình, 20/1/2003
L. H. S. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN