- Tiếc thương đại tá Hà văn Ngạc: Biến loạn trên tàu Caine (ĐCV).
- Trung Quốc điều nhiều tàu hải giám ra Biển Đông (VNE). – Tàu Hải giám Trung Quốc lại quấy nhiễu Biển Đông (PT). – Trung Quốc điều thêm hai tàu hải giám tới biển Đông (TP).
- Mỹ ủng hộ Nhật, Trung Quốc phản ứng (TP). – Trung Quốc chỉ trích Mỹ “phản bội” (NLĐ). – Mỹ ủng hộ Nhật, cảnh báo Trung Quốc về Senkaku (TP). – Trung Quốc chỉ trích Mỹ “phản bội” khi đứng về phía Nhật Bản (DT).
- “Quyền riêng tư” có là “vô biên”? (Infonet). – Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp chưa rõ ràng (Infonet). – Nguyên Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Phạm Thế Duyệt: “Tôn trọng dân chủ sẽ phát huy giám sát” (DV). – Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ dư luận viên (Phamvuluaha).
- PHẠM XUÂN NGUYÊN: Ông Thanh, cô Lan, cô Dương (PLTP).
- Phó giám đốc Công an Hải Phòng chết vì “sờ dái ngựa” (Cầu Nhật Tân).
- Cảm xúc từ một lễ nhậm chức (Phước Béo). “Nhưng
hôm nay, đa số người dân VN mình không quan tâm đến ai làm Thủ tướng,
ai làm Chủ tịch nước. Họ thờ ơ, họ không khóc, họ không cười khi biết ai
được ai trượt, mặc dầu, họ biết rằng, một quyết định của người kia ảnh
hưởng rất nhiều đến miếng cơm, manh áo, chiếc xe, ngôi nhà khi họ sống
và áo quan, nấm mồ khi họ nằm xuống . Vì sao, vì họ không có cảm xúc!”.
- Hàn Lệ Nhân: Cả Nước Xả Hơi đéo hết! (Thông Luận).
- Biểu tình chống sách và chống báo tại Người Việt (Người Việt). Hoan hô một số bà con người Việt ở Little Saigon đã giúp báo Công an TP HCM, báo Pháp luật TP HCM, báo Tuổi Trẻ… biểu tình chống sách Bên Thắng Cuộc!
- Đời tư và Tin Khó Tin: Ai là bên thắng cuộc? (Tin khó tin).
- Ai là cán bộ “thực”, ai là cán bộ “chạy”? (PLTP). – Tổng cục Du lịch chỉ giỏi hát karaoke! (PLTP).
- Một xã có 14 cán bộ bị kỷ luật (PLTP).
- Lá thư ngỏ thứ ba phản ứng Giải thưởng Hội Nhà văn 2012 (DV). – Hai nhà văn từ chối bằng khen (TT). – Vì sao 2 tác giả cùng từ chối bằng khen của Hội nhà văn? (TTVH). – Nữ văn sĩ ‘chê’ bằng khen: Ban giám khảo hãy phản biện lại tôi đi! (TP). – Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến: Đừng nên trao bằng khen theo kiểu “vớt vát” (TP).
- Tình trạng nhiều văn bản luật “chết yểu”: Người dân chỉ góp ý mạnh mẽ khi “chuyện đã rồi” (PL&XH).
- Phụ nữ và Chính trị (Sống Magazine).
- “CHIẾN
LƯỢC… ĐIỆN ẢNH NĂM 2020-TẦM NHÌN 2030” DO BỘ VĂN HÓA…TRÌNH THỦ TƯỚNG:
MƯỢN “ĐẦU DÊ” THIU ĐỂ ĐỔI “THỊT CHÓ” TƯƠI SỐNG…(Phần 1) (Phạm Viết Đào).
- LHQ mở rộng trừng phạt Triều Tiên (TT). – Mỹ, Trung Quốc siết cấm vận Triều Tiên (SGGP).
- Myanmar và Trung Quốc tăng cường hợp tác an ninh (TTXVN). – Trung Quốc, Myanmar tham vấn an ninh chiến lược (Tin tức).
- Trường Sa lung linh giữa trùng khơi (VOV). - Những người lính giữ biển đặc biệt tại Trường Sa (TTXVN). - Sức sống mãnh liệt trên đảo Sinh Tồn (VOH). - “Gia đình nhà giàn” vui Tết sớm (QĐND). - Triển lãm lớn về chủ quyền Việt Nam với Hoàng Sa (TTXVN). - Triển lãm tư liệu mới về quần đảo Hoàng Sa (VTV). - Đà Nẵng: Triển lãm tư liệu về chủ quyền đối với Hoàng Sa (VOV). - Những bức ảnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam (Tin tức). - Hàng ngàn người xem bằng chứng chủ quyền Hoàng Sa (TT). - “Tiếp sức ngư dân vươn khơi bám biển” (VOV). - Xuân về trên đảo Cồn Cỏ (QĐND).
- TQ đến gần Vịnh Bắc Bộ, xây trái phép ở Hoàng Sa (PN Today).
- Trung – Nhật trước rủi ro “súng cướp cò” (DT). - Nhật lộ kế hoạch đánh chìm tàu sân bay TQ (KT). - Cảnh báo của Nhật Bản làm nóng cuộc tranh chấp ở Senkaku/ Điếu ngư (GD&TĐ). - Mỹ “lên giọng”, Trung Quốc muốn đàm phán với Nhật về Senkaku (Infonet).
- Nơi ấy, cần lắm một tượng đài… (LĐ).
- Nghệ An: Xô xát với công an, một người tử vong (DT).
- Chính phủ Myanmar phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn ở Kachin (PNTP). - Myanmar: lại xung đột giữa quân đội và phiến quân (TT).
KINH TẾ
- Đồng tiền đi dễ, khó về (TBKTSG).
- Nhân viên các ngành ‘vàng’ lo ngay ngáy chuyện mất thưởng Tết (Soha). – Quyền tự do kinh doanh (TBKTSG).
- Liên kết để mở rộng cửa (TBKTSG).
- VTC hướng tới mục tiêu thoát lỗ (VnEco).
- Việt Nam phản đối Mỹ kiện tôm nhận trợ giá (DV). – Việt Nam phản đối vụ kiện chống trợ cấp ngành tôm (PLTP).
- Hàng giả, hàng lậu “chờ” Tết (LĐ).
- Đầu tư vào đâu (Alan Phan).
- Alan Greenspan – Vàng và Tự do kinh tế (Dân Luận).
- Nhìn lại thị trường vàng trong nước tuần thứ hai sau siết kinh doanh (NDHMoney). - Thị trường vàng trải qua một tuần nhiều biến động (TTXVN).
- Lời “kêu cứu” từ Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VnMedia). - Hàng loạt dự án bất động sản giá hấp dẫn (VnMedia). - BĐS tuần 3 tháng 1: Hàng loạt thông tin “gây sốc”(CafeF).
- Quả trứng và giải pháp dài lâu (HQ).
- Điện thoại “made in Vietnam” hết thời ? (DĐDN).
- Chuyện Cà phê (PNTP). - Burger King – Thương hiệu khiến bố chồng Tăng Thanh Hà mất cơ hội với Starbucks? (CafeF).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Rượu tết của người đẹp (Quê Choa/ LTDA).
- Quốc phục và quan phục (LĐ).
- Đặng Lê Nguyên Vũ và những phát ngôn ấn tượng (Alan Phan).
- Phong trào “Roast” cho Việt Nam (Alan Phan).
- Dựng lại vở bi kịch “Tis Pity”: 400 năm vẫn tai tiếng (TTVH). – LHP Sundance 2013: Đậm đặc chủ đề tình dục (TTVH).
- Hoàng Nhất Phương – The Impossible – Sóng Tử Thần (Dân Luận).
- Để giải thưởng văn chương bớt tai tiếng (VNE). - Cứ đến trao giải là Hội nhà văn VN lại…”lộ mặt” (KT). - Nhà văn Y Ban: Tôi chỉ cần sự thanh thản khi đối diện với lương tâm (DV).
- Bạc Liêu: Cận cảnh ngôi tháp cổ hơn 1.000 năm tuổi (DT).
- Nhạc Việt: tồn tại có ý thức (Đẹp).
- Phim đầu năm: Choáng thảm họa, sốc kinh dị (VnMedia).
- Diễn viên hài Hiệp Vịt: Lương nghệ sĩ cải lương không bằng lương “Oshin” (ANTĐ).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Đào tạo thạc sĩ tăng “ngoạn mục” (TT).
- Thưởng Tết và câu hỏi bỏ ngỏ (DV/TTVH). – Đã nghỉ hè dài, giáo viên đừng đòi thưởng Tết! (PN Today).
- Dcm, vcl (Đào Tuấn). “Yêu
cầu học sinh không nói tục chửi bậy trên facebook thực ra cũng giống
không nói tục chửi bậy trong trường, ngoài đời sống. Quy định của Lương
Thế Vinh, của thầy Văn Như Cương là cần thiết, là thời sự, là kịp thời,
là… Chỉ có điều, câu hỏi “tại sao” thì không ai chịu đặt ra để trả lời.
Không vô cớ trò Quảng Nam dùng face ném đá thầy. Không vô cớ nữ sinh Hà
Nội gọi cô giáo là ‘đồ quái vật’.”
- Muốn con thành công? Ðừng trả tiền học cho chúng (Người Việt). – Sinh viên Mỹ – Những ‘con nợ’ khủng của chính phủ (Infonet).
- Đưa chữ lên Y Tý (Tin tức).
- Người thầy tận tâm (PL&XH).
- Viết tắt giúp học sinh thông minh hơn (Kênh 14).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Ung thư đang tăng nhanh ở Việt Nam (LĐ). - Người nghèo được chữa bệnh ung thư miễn phí (TT). – Những bữa ăn ấm áp tình người (PT).
- Kiểm tra VSATTP Tết: “Trảm” ngay khi phát hiện vi phạm! (NNVN). – Quán vỉa hè vẫn đông khách trước giờ ‘khai tử’ (PT).
- Chuột cùng hạn hán phá nông dân (TT).
- Ngày đầu “siết” hàng ăn vỉa hè: Bừa bộn và nhếch nhác (ANTĐ). - Thịt thối, giá trứng, trâu bò lậu…, quản thực ăn đường phố (PN Today). - Mỹ phẩm Trung Quốc chứa độc tố gấp 16.000 lần (ĐV).
- Đột kích bất ngờ vào tụ điểm ăn chơi giữa trung tâm Sài Gòn (PT). - Hơn 100 khách vũ trường bị đưa về trụ sở công an (VNE). - Đề xuất thí điểm “khu đèn đỏ” để quản lý(ĐV).
- Thừa Thiên – Huế: Một sinh viên bị truy đuổi dẫn đến chấn thương sọ não (PNTP). - TPHCM: Công trường ‘gài bẫy’, một phụ nữ chết thảm (VNN). - Bắt bệnh chết thảm trên ‘cung đường tử thần’ (VTC). - Cả làng vây bắt nhóm côn đồ (TN).
- Giếng thần ở ấp sinh đôi (TP).
- Người dám uống nước dòng sông “chết” (ANTĐ).
QUỐC TẾ
- BBC: Thảm sát tại Syria, hơn 100 người thiệt mạng (TTXVN). – Bạo loạn vẫn tiếp diễn ở Syria “thời kỳ hậu Assad” (KT). – Bạo động tại Syria có thể tệ hại hơn trong thời kỳ hậu Assad (VOA). – Tàu chiến, tên lửa Nga khai hỏa gần lãnh hải Syria (VnMedia). – Phe đối lập Syria xúc tiến bầu “Thủ tướng” (VOV).
- Algeria: 55 người chết sau vụ bắt cóc con tin man rợ (NLĐ). – Algeria: 23 con tin thiệt mạng, 32 phần tử khủng bố bị tiêu diệt (TTVH). – Algeria: 23 con tin bị giết trong cuộc khủng hoảng con tin al-Qaida (VOA). – 11 dân quân và 7 con tin bị giết ở Algeria (BBC). – Algeria kết thúc chiến dịch giải cứu, nhiều con tin thiệt mạng (VNE).
- Mali giành quyền kiểm soát thị trấn Diabaly (VOV). – Pháp sẽ truy quét phiến quân Mali đến cùng (VOV). – Bộ trưởng Ngoại giao Pháp: Đã đến lúc lực lượng châu Phi dẫn đạo tại Mali (VOA).
- Mỹ bắt đầu chuỗi sự kiện nhậm chức của tổng thống (TT). – Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai: Khó như… bài diễn văn nhậm chức! (TTVH).
- Hải quân Nga tập trận lớn nhất thập kỷ (NLĐ). – Nga diễn tập quân sự lớn ở biển Đen và Địa Trung Hải (TN). – Sát thủ tàu sân bay của “Ong độc” của Hải quân Nga (PN Today).
- Dân biểu Bulgaria bị dí súng vào đầu (BBC).
- Ngoại trưởng Syria bảo vệ sáng kiến của ông Assad (TTXVN). - Nga triển khai nhiều đơn vị đặc nhiệm gần Syria (VnMedia).
- Thảm kịch ở Algeria: 23 con tin chết, 32 kẻ bắt cóc bị tiêu diệt (ND). - Vụ bắt cóc ở Algeria đã được chuẩn bị như thế nào? (TTXVN).
- Pháp kêu gọi các nước chi tiền để trấn áp phiến quân Mali (VOV). – Thế giới 7 ngày: Pháp tấn công Mali, phiến quân sát hại con tin tại Algeria (VOV).
- Nước Mỹ trước thềm lễ nhậm chức của Tổng thống Obama (VOV). - 30 vạn cảnh sát bảo vệ lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ (TTXVN). - Lịch sử lễ nhậm chức tổng thống Mỹ qua ảnh (TP). - Bốn năm và những thay đổi của ông Obama (DV). - Obama – Tổng thống Mỹ ít ân xá nhất (NLĐ). – Chính sách đối ngoại Obama 2.0: Giữa bơ và súng(SGTT).
Chính trị – Xã hội
TQ đến gần Vịnh Bắc Bộ, xây trái phép ở Hoàng Sa - (Phunutoday) —-Những bức ảnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam - Báo Tin tứcĐà Nẵng: Hàng nghìn người xem triển lãm về Hoàng Sa - Infonet —-Đà Nẵng: Triển lãm tư liệu về chủ quyền đối với Hoàng Sa -VOV Online - Đây là triển lãm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Máy bay ném bom chủ lực Trung Quốc sao chép từ Nga - Phunutoday.vn —Nhật lộ kế hoạch đánh chìm tàu sân bay TQ - (Kienthuc.net.vn)
Nhiều tàu Trung Quốc lởn vởn gần Hoàng Sa -VnMedia —Trung Quốc thực sự muốn gây chiến biển Đông? - VnMedia —-Đội lốt ‘cừu’ gây hấn Biển Đông? - Tiền Phong
Lực lượng hải giám Trung Quốc triển khai tuần tra định kỳ trên Nam Hải (CRI) —-Trung Quốc điều thêm hai tàu hải giám tới biển Đông - Tiền Phong —-Tàu Hải giám Trung Quốc lại quấy nhiễu Biển Đông - Petrotimes —Trung Quốc xây dựng trái phép khu nghỉ mát trên quần đảo Hoàng Sa - Báo Giáo dục Việt Nam
Con đường tầu ngầm Kilo về Việt Nam- (ĐVO)-Như vậy sau 4 năm, hợp đồng mua vũ khí với Nga sắp có kết quả. Tàu ngầm Kilo chuẩn bị về Việt Nam dự phần giữ gìn cương giới Tổ quốc
Chiến sĩ đảo Sơn Ca luyện tập bắn máy bay (VNN) -Trên
hải đồ Biển Đông, đảo Sơn Ca nằm ở tuyến đảo phía Bắc quần đảo Trường
Sa. Tháng 1 này, khẩu đội cao xạ 12 ly 7 đã luyện tập bắn máy bay trên
đảo.
39 năm ngày mất Hoàng Sa (RFA)
Xử lý những ai không chịu nhận khuyết điểm (VNN) -Nghị
quyết TƯ 4 trước mắt chủ yếu là để cảnh tỉnh, răn đe, ngăn chặn, nếu ai
không chịu nhận khuyết điểm, không chịu sửa thì mới kỷ luật, xử lý –
Tổng bí thư nói.
Tổng bí thư: ‘Dư luận băn khoăn tự phê bình như hòa cả làng’ -VnExpress - ”Dư
luận vẫn còn không ít băn khoăn cho rằng bước kiểm điểm tự phê bình và
phê bình vừa qua như ‘hòa cả làng’, chẳng biết bộ phận không nhỏ (tham
nhũng, biến chất…) nằm ở đâu, thậm chí có tâm tư cho rằng ‘không thành
công’ vì không… —VTV Triển lãm tư liệu mới về quần đảo Hoàng Sa
Báo trong nước đưa tin về trận hải chiến Hoàng Sa 1974 (RFA) —VnExpress Động đất 3 độ richter tại Thanh Hóa
Phát hoảng với 4 kiểu ‘ngồi trên trời’ làm luật ở VN -(VTC
News) – Hãy cùng nhìn lại những chủ trương, chính sách được đề xuất
hoặc ban hành bị dư luận “ném đá” dữ dội nhất trong năm qua. Báo trong nước đưa tin về trận hải chiến Hoàng Sa 1974 (RFA) —VnExpress Động đất 3 độ richter tại Thanh Hóa
VnExpress Sinh viên Mỹ gốc Việt làm ‘sử truyền miệng’ —Hơn 3,000 người ký tên đòi CSVN bỏ điều 88 Luật Hình Sự (NV) —Zing Khởi đóng tàu ngầm Kilo thứ 5 cho Việt Nam
‘Có gì gửi thủ trưởng không?’ -Tuần Việt Nam - Khen rồi, đồng chí thư ký mới hỏi: Thế các ông có gì gửi thủ trưởng không? – Có gì là có gì? – Tôi ngạc nhiên hỏi. – Là cái khoản bồi dưỡng này…
Toàn văn phản hồi của UBND Đà Nẵng về kết luận sai phạm “nghìn tỷ”- (Dân trí) —Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng: “Thanh tra và chính quyền Đà Nẵng sẽ phải ngồi lại” - Lao Động —Đà Nẵng chứng minh “Thanh tra Chính phủ kết luận không đúng” ra sao? (phần 2) - Infonet —Ông Nguyễn Bá Thanh lên tiếng về kết luận của thanh tra - Báo Đất Việt —-Cách chức cán bộ kiểu Nguyễn Bá Thanh - Nguoiduatin.vn
‘Sai phạm đất đai’ ở Đà Nẵng (BBC) —-Phe Ðà Nẵng ‘phản pháo’: Thanh Tra Chính Phủ tố cáo láo (NV) –Đại học Đà Nẵng bị “tố” vi phạm Luật đấu thầu (PLVN) —-Ông Nguyễn Bá Thanh phủ nhận cáo buộc của TT Nguyễn Tấn Dũng (RFA)
Để tránh tiêu cực về đất đai (NLĐ) -Quy định Nhà nước có quyền thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế – xã hội có thể làm gia tăng mâu thuẫn giữa người dân và chính quyền
Blogger Paulus Lê Văn Sơn và bản án 13 năm (VOA) – RSF nói các bản án Hà Nội đưa ra dựa trên các cáo buộc giả tạo khi cho rằng Sơn tham gia khóa huấn luyện đấu tranh bất bạo động của Việt Tân tại Thái Lan hồi tháng 7/2011 —Phiên tòa xử tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân bị hoãn (Chuacuuthe) —Hoãn xử ông Nguyễn Quốc Quân (BBC)
Việt Nam Tuần Qua (RFA) -Thêm một người bị kết án tù, một người nữa sắp bị đưa ra tòa xét xử về các tội chống chế độ. Trong những ngày đầu năm 2013, hầu như tuần nào ở Việt Nam cũng diễn ra các vụ án “tuyên truyền chống nhà nước” hoặc “hoạt động lật đổ chính quyền”.
Nhà văn và giải thưởng (RFA) – Sau sự kiện nghệ sĩ Kim Chi từ chối có chữ ký của Thủ tướng xuất hiện trên bằng khen trong nhà đến lượt hai nhà văn Y Ban và Phạm Ngọc Cảnh Nam cùng từ chối không nhận bằng khen đối với tác phẩm của họ do Hội Nhà Văn Việt Nam cấp.
Phỏng vấn Linh mục Phan Văn Lợi về bản Kháng thư về phiên toà xử 14 TNCG-TL của nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. (RCTM)
Về tình trạng của nữ tù nhân lương tâm Trần Thị Thúy. (RCTM)
Hải Chiến Hoàng Sa 1974 – Nguỵ Văn Thà (FB)VTV -Thưởng Tết cao nhất ở Hà Nội là 74,5 triệu —Tết quê của ngày xưa ơi! (TVN) —Mất tết vì cá tra (VEF)
Tên các anh còn mãi ngàn sau (Huỳnh văn Úc-Nguyentuongthuy)
Đã quên nỗi nhục mất Hoàng Sa chưa? (Nguyễn tường Thụy)
THƠ VIẾT NGÀY 19-1-2013 (Bùi Hằng) -tác giả: Đồ Khương -Muốn nắm tay em vào chiều nay, thứ bẩy /Đưa em đi dạo phố mùa đông…
CHÚNG TA CÙNG LÊN TIẾNG CHỨ KHÔNG THỂ IM TIẾNG! (Bùi Hằng)
HOÀNG SA ƠI ! HOÀNG SA ƠI ! (Tễu)
THÊM MỘT NHÀ VĂN TẨY CHAY GIẢI THƯỞNG CỦA HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM (Tễu)
Nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam===>>>Tưởng niệm và cầu nguyện cho 74 tử sĩ Hoàng Sa (Chuacuuthe)
CLB BÓNG ĐÁ NO-U RA SÂN LẦN THỨ 53, CHIỀU 19/01/2013 (Thành blog) -Ngày này cách đây 39 năm, Việt Nam mất Hoàng Sa vào tay Trung cộng. Mặc dù là thứ bảy, nhưng toàn thể thành viên của CLB bóng đá NO-U đã chuyển lịch để ra sân tập luyện và thi đấu một buổi để tưởng nhớ lại 74 chiến sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến không cân sức này.
Ðảng Cộng Sản đang tan rã (Ngô nhaan Dụng -Nguoiviet) -Các chế độ cộng sản chiếm được chính quyền theo phương cách giống nhau, nhưng khi suy tàn thì mỗi đảng cộng sản tan rã theo một cách khác nhau.
Nguồn cung cấp năng lượng thế giới luôn bấp bênh (Nguoiviet) -Khủng hoảng an ninh và chính trị xảy ra ở những khu vực cung cấp năng lượng chính, từ Trung Ðông đến Bắc Phi, là sự đe dọa bất ngờ và thường xuyên cho nền kinh tế toàn cầu.
“Sinh vật khá lạ, Viện chưa gặp bao giờ” -Pháp luật TPHCM - Cầu cứu Viện Tài nguyên sinh thái Hà Nội – đơn vị chuyên nghiên cứu về sinh vật lạ – tiếp tục kiểm nghiệm.
Chiều 19-1, ông Lê Ngọc Linh, Viện phó Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế, đóng tại TP Quy Nhơn, Bình Định), cho biết: Kết quả kiểm nghiệm mẫu “sinh vật lạ” do Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Yên gửi đến không thuộc loài côn trùng hay ký sinh trùng.
Không ‘hố sâu thực sự’ (VNN) -“Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm” (sách Bên thắng cuộc – Huy Đức).
Công chức nguồn Hà Nội: Không lấy hệ tại chức (NLĐ)
Biểu tình chống sách và chống báo tại Người Việt (NV) -Một cuộc biểu tình diễn ra trước nhật báo Người Việt, Westminster, California, vào chiều ngày 19 Tháng Giêng, 2013, với mục đích dường như không rõ rệt. —Hơn 3,000 người ký tên đòi CSVN bỏ điều 88 Luật Hình Sự (NV)
Việt Nam, khủng hoảng lãnh đạo! (Song Chi -Nguoiviet)
Thủ tướng và “quả bom” 3000 tỷ Đà Nẵng (Trương duy Nhất)
Lãng Tathy bàn về Đồng chí X và cuộc chiến với Nguyễn Bá Thanh (Dân Luận)
RẤT NHIỀU CÁI MÁY NHƯ THẾ! (Bùi Văn Bồng)
NGUYỄN MẠNH TƯỜNG: “KẺ BỊ VẠ TUYỆT THÔNG” (Minh Võ -Trinhanmedia)
LỘT TRẦN CHẾ ĐỘ CS (Dương thu Hương -Trinhanmedia)Cả Nước Xả Hơi đéo hết! (Hàn Lệ Nhân)-Thongluan- “…tôi đem chuyện này kể cho ông ta nghe với lời than thở: Anh ạ, các bậc phụ huynh ở đây đã không dạy dỗ con em hay sao mà để chúng nó ăn nói với người khách lạ, thô bỉ đến thế hả anh?! Ông trưởng khu phố văn hóa đã thuận miệng trả lời tôi ngay: “Có dạy đấy chứ, nhưng chúng nó đéo nghe!…”
Giải mã các dự án “phiêu lưu” cùng… hàng ngàn tỉ – (Dân trí) – Nghịch lý – bản thân 2 từ đó đã chứa đựng đầy mâu thuẫn, khiến dư luận hết lần này tới lần khác nổi sóng bởi nó vẫn tồn tại ở quá nhiều nơi, nhiều lĩnh vực. “Đề án hơn 10 nghìn tỷ“ cho văn hóa bởi thế, cũng vấp phải rất nhiều phản ứng. >> Nghịch lý từ “Đề án hơn 10 nghìn tỷ“ cho văn hóa
HÀNG TRĂM CƠ QUAN THÔNG TẤN BÁO CHÍ BỊ “ĂN QUẢ SIÊU LỪA ĐẦU NĂM” CỦA HỘI ĐỒNG CHUNG KHẢO GIẢI THƯỞNG 2012 VÀ CƠ QUAN NGÔN LUẬN HỘI NHÀ VĂN VN (Văn chương +). “Đau quá Phạm Ngọc Cảnh Nam ơi! Hàng trăm cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương, báo giấy có, báo mạng có đều đưa tin về cuốn MỘT THẾ KỶ BỊ MẤT, nó có phải của Phạm Ngọc Cảnh Nam đâu mà nhận Bằng khen, Phạm Ngọc Cảnh Nam chỉ có THẾ KỶ BỊ MẤT thôi. Người ta có trao cho đâu mà nhận, MỘT THẾ KỶ BỊ MẤT – nó chỉ là sản phẩm tưởng tượng của Hội đồng giải thưởng và cơ quan ngôn luận Hội Nhà văn VN”. (Anhbasam dẫn)
Kinh tế
Cuối năm, vẫn vắng người mua SGTT.VN
– Khó mà tin được mới 7 – 8 giờ tối mà nhiều khu phố ở TP.HCM đã đóng
cửa! Đêm TP.HCM của những ngày cuối năm dễ thấy những bóng người vội vã
lướt qua nhau, hiếm cảnh nhộn nhịp rong chơi, mua sắm.
Việt Nam phản đối Mỹ vụ kiện chống phá giá tôm SGTT.VN —Nan giải cách giải cứu BĐS (BĐS) —Tập đoàn: Ngày ấy, bây giờ… (VnEc)
Thế giới
“Nhật hết sức quan tâm tới hành động của Trung Quốc” - Vietnam Plus —Cựu thủ tướng Nhật gây bão trong dư luận -VnExpress - Chính phủ Nhật chỉ trích việc cựu thủ tướng Yukio Hatoyama thừa nhận “có tranh chấp” ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông với Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật thậm chí…Trung Quốc sợ Myanmar “mở toang” mỏ dầu cho phương Tây - ANTĐ —Miến Điện: ngưng bắn còn xa vời (RFA) —Miến Điện : quân nổi dậy nghi ngờ tuyên bố ngừng bắn của chính phủ (RFI) –Cao ủy trưởng Nhân quyền LHQ lại yêu cầu điều tra tội ác chiến tranh ở Syria(VOA) —Bạo động tại Syria có thể tệ hại hơn trong thời kỳ hậu Assad (VOA)
Anh nói ‘Cuộc tấn công chót’ vào các phần tử Hồi giáo đã chấm dứt tại Algeria (VOA) —11 dân quân và 7 con tin bị giết ở Algeria (BBC)
Algeria: 23 con tin bị giết trong cuộc khủng hoảng con tin al-Qaida (VOA) —-Bộ trưởng Ngoại giao Pháp: Đã đến lúc lực lượng châu Phi dẫn đạo tại Mali (VOA)
Vụ con tin Algeri kết thúc : ít nhất 32 con tin và 29 khủng bố thiệt mạng (RFI) —Dầu khí : vũ khí kinh tế chiến lược của Algeri (RFI)
Các nhà lãnh đạo Tây Phi họp bàn về vụ khủng hoảng Mali(VOA) —TT Obama: Chính phủ đang áp dụng các biện pháp để ngăn chận bạo lực súng ống(VOA)
Pakistan thả thêm tù nhân Taliban của Afghanistan(VOA) —Pakistan có thể trả tự do cho tất cả tù nhân Taliban (RFI) —Người điều tra thủ tướng Pakistan chết bất ngờ (NV)
Tiền Phong -Trung Quốc: Các quan chức đua nhau bán nhà tháo chạy —-Đài Loan, Trung Quốc hoàn tất đường cáp Internet trực tiếp dưới biển (VOA) —TQ chỉ trích Mỹ ‘phản bội’ khi ủng hộ Nhật (VNN) –Tàu Mỹ mắc cạn vì dùng bản đồ không chính xác (RFA)
Dân biểu Bulgaria bị dí súng vào đầu (BBC) -Một
người dí súng hơi vào đầu thủ lĩnh đảng của người Thổ, Ahmed
Dogan, trong một cuộc họp được truyền hình trực tiếp ở thủ đô
Sofia.
Văn hóa – Giáo dục – Khoa học
Siêu mẫu bốc lửa muốn được so tài với Messi! (VnMedia) ====>>>
Hoa hậu phu nhân người Việt có giá 85 nghìn đô? (VNN)
VietnamNet -Sinh viên sập bẫy với những chiêu lừa mới —Tông xe tải dừng bên đường, container bốc cháy (NLĐ) —Giận mẹ, đốt phòng riêng, cháy nhà 1,5 tỉ đồng (NLĐ) — Con trai trùm ma túy đốt nhà 1,5 tỉ đồng - (PL) —Cán bộ đánh bài, dân lắc bầu cua bằng iPhone (NV)
Thebox.vn -CS đột kích vũ trường Diamond Club —“Siết” hàng rong từ 20/1/2013: Dân nghèo ăn ở đâu? – Xahoi.com.vn
Ông chủ Đại Nam kinh doanh gì mà có 100 tỷ? -VnMedia - – Mặc dù đang sở hữu một khối lượng tài sản khá lớn, nhưng ông Huỳnh Uy Dũng, Chủ khu du lịch Đại Nam, tỉnh Bình Dương (người vừa công khai tài khoản 100 tỷ…
Thịt ôi tẩm hóa chất thành đặc sản thịt khô (VNN) —Công trường ‘gài bẫy’, một phụ nữ chết thảm(VNN) —Hành trình tù oan của người đòi bồi thường nửa tỷ(VNN) —Hỗn chiến, nổ súng tại quán cà phê(VNN) — Nổ súng đòi bảo kê quán cà phê bar(TN)—-Cám cảnh “tiên dược” chồng uống… vợ khóc ròng (VNN)
Bắt nghi can cầm đầu băng trấn lột công nhân (TN) —Bắn công an vì bị kiểm tra (TN)
Ô tô Ford và xe máy cháy rụi lúc nửa đêm -Zing - Đang ngủ, chủ nhà nghe kính cửa vỡ tung, bật dậy chạy ra ngoài thì thấy chiếc xe hiệu Ford 16 chỗ và xe máy bênh cạnh đang phát hỏa đỏ rực.
Người Lao Động -Bến xe trăm tỉ không hoạt động —-Bắt giữ tàu chở 13 tấn dầu FO không phép (TN) — Không đeo thẻ cũng tham gia xử phạt (TT).
Tổng bí thư: Đảng sẽ xử lý những ai không chịu nhận khuyết điểm
Tổng BT Nguyễn Phú Trọng |
"Dư luận vẫn còn không ít băn khoăn cho rằng bước kiểm điểm tự phê bình
và phê bình vừa qua như 'hòa cả làng', chẳng biết bộ phận không nhỏ
(tham nhũng, biến chất...) nằm ở đâu, thậm chí có tâm tư cho rằng 'không
thành công' vì không kỷ luật được ai", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
chia sẻ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp Xuân Quý Tỵ 2013.
- Tổng Bí thư đánh giá như thế nào về những kết quả toàn Đảng, toàn dân đã nỗ lực phấn đấu đạt được trong năm qua?
- Năm 2012, năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI - Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, quyết sách nhằm định hướng giải quyết nhiều vấn đề lớn và hệ trọng của Đảng, của đất nước. Với sự nỗ lực phấn đấu to lớn của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đất nước đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; lạm phát được kiềm chế thành công ở mức một con số (6,8% so với 18% năm 2011); tăng trưởng GDP đạt trên 5%.
Tuy nhiên, phải nói rằng, 2012 là năm đầy khó khăn. Tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường; khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu đã tác động bất lợi đến công cuộc xây dựng, phát triển của đất nước.
Nền kinh tế đất nước bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém; kinh tế vĩ mô chưa ổn định vững chắc; lãi suất tín dụng vẫn còn cao; nợ xấu, hàng tồn kho lớn; thị trường bất động sản đóng băng. Hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động... đã tác động tiêu cực đến công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm.
Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là người nghèo, người lao động có thu nhập thấp rất khó khăn; chênh lệch giàu nghèo gia tăng. Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội; tình trạng ô nhiễm môi trường, vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, tai nạn giao thông vẫn đáng lo ngại. Vấn đề biển Đông diễn ra phức tạp, các thế lực thù địch tiếp tục tìm mọi cách chống phá Đảng, Nhà nước, nhằm gây mất ổn định chính trị xã hội và đe dọa chủ quyền, an ninh quốc gia.
- Gần đây, trong phát biểu của Tổng Bí thư tại các diễn đàn hội nghị, cuộc làm việc, cụm từ "tái cơ cấu", "đổi mới mô hình tăng trưởng" thường được nhấn mạnh. Phải chăng đây là tư tưởng mới của Đảng trong đường lối phát triển đất nước thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
- Một nội dung tư tưởng mới có ý nghĩa xuyên suốt của Nghị quyết Đại hội XI là đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, giải quyết hài hòa hơn mối quan hệ giữa tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng là nhiệm vụ lớn và phức tạp, cần được triển khai thực hiện đồng bộ ở các ngành, các lĩnh vực, trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương, đơn vị cơ sở. Trước mắt, tập trung ưu tiên tái cấu trúc ba lĩnh vực đặc biệt quan trọng là đầu tư công; hệ thống ngân hàng thương mại và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Qua làm việc, tiếp xúc, lắng nghe các ý kiến đóng góp, phản hồi, có thể thấy cán bộ, đảng viên và nhân dân đều đồng tình, đánh giá cao, cho rằng Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết rất "đúng", rất "trúng", vấn đề còn lại là tổ chức thực hiện ra sao, kết quả đến đâu, có tạo được chuyển biến thực sự trên thực tế không. Đi làm việc các nơi, tôi vẫn thường nhắc đi nhắc lại nhiều lần, để nghị quyết đi vào cuộc sống, mỗi bộ, ngành, địa phương, đơn vị cần nắm chắc nội dung, tinh thần nghị quyết, vận dụng sáng tạo vào thực tế tại địa phương, đơn vị, xác định mục tiêu ưu tiên trong từng giai đoạn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tăng cường kỷ luật kỷ cương trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng.
Càng đi xuống cơ sở càng thấy rõ, sự năng động, sáng tạo của cán bộ, nhất là người đứng đầu, có vai trò rất quan trọng. Như xã Phú Hiệp (huyện Tam Nông) -một xã thuộc diện khó khăn ở vùng sâu Đồng Tháp Mười, nhưng đã rất thành công với mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới; phong trào xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh nhờ biết vận dụng những tiêu chí phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
Hay xã Trạm Tấu, một trong 10 xã vùng cao của huyện Trạm Tấu - huyện đặc biệt khó khăn ở phía Tây của tỉnh Yên Bái, có hơn 80% diện tích là đất rừng, đất lâm nghiệp, nhưng không để xảy ra cháy rừng; 97% dân số là đồng bào Mông nhưng bà con đã thực hiện định canh định cư. Đảng ủy, chính quyền xã đã thành công trong việc vận động người dân có đất, hiến đất cho người thiếu đất, nhờ vậy 100% số hộ trong xã đều có đủ đất sản xuất.
- Sau gần một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Tổng Bí thư cho biết cần phải làm gì để Nghị quyết tiếp tục được triển khai quyết liệt và hiệu quả?
- Trong lịch sử, đây không phải lần đầu tiên Đảng ban hành một nghị quyết về xây dựng Đảng. Nhưng ngay từ khi ra đời, Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng đã thu hút sự quan tâm, đồng tình hưởng ứng của tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân, cho rằng Đảng đã bắt trúng bệnh và bốc đúng thuốc. Bản thân tiêu đề "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" đã nói lên tính thời sự, cấp bách của việc ban hành Nghị quyết này.
Bước vào kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế, nhiều vấn đề mới đang đặt ra, cả về lý luận và thực tiễn. Trong khi đó, công tác xây dựng Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên còn những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm đáng lo ngại, nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên... Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng đã chỉ rõ 3 vấn đề cấp bách, 4 nhóm giải pháp cần làm ngay để xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về tư tưởng, tổ chức và cán bộ.
Sau gần một năm triển khai, việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình đã được tiến hành từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng đến từng đảng viên, trở thành đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, dư luận vẫn còn không ít băn khoăn cho rằng bước kiểm điểm tự phê bình và phê bình vừa qua như "hòa cả làng," chẳng biết bộ phận không nhỏ (tham nhũng, biến chất...) nằm ở đâu, thậm chí có tâm tư, tâm trạng chưa hài lòng, cho rằng "không thành công" vì không kỷ luật được ai.
Đằng sau sự quan tâm và nỗi băn khoăn đó, có thể cảm nhận nhân dân trông đợi và kỳ vọng nhiều lắm, yêu cầu, đòi hỏi cao lắm và trách nhiệm chính trị của Đảng lớn lắm. Cần nhận thức rõ rằng Nghị quyết này với yêu cầu trước mắt chủ yếu là để cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn, nếu ai không chịu nhận khuyết điểm, không chịu sửa thì mới kỷ luật, xử lý.
Vả lại, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 không phải chỉ có kiểm điểm tự phê bình và phê bình mà còn một loạt biện pháp, giải pháp về cơ chế, chính sách, tổ chức, cán bộ, chế độ sinh hoạt, cơ chế giám sát , công tác giáo dục...
Có thể dễ dàng nhận thấy, các nội dung của Nghị quyết Trung ương 4 đang được triển khai thực hiện rất khẩn trương và nghiêm túc. Bộ Chính trị, Trung ương Đảng đã ban hành một loạt nghị quyết, kết luận, quy định quan trọng về giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên; sự gương mẫu của người đứng đầu; về xây dựng quy hoạch cán bộ cấp Trung ương..., đã lập lại Ban Nội chính Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết; chấn chỉnh ngay một số khuyết điểm; đổi mới ngay một số lề lối, phong cách công tác; xử lý nghiêm một số cán bộ có sai phạm ở các cấp...
Mới đây nhất, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng, đáng chú ý là Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc rất khó khăn, phức tạp; đó là cuộc đấu tranh cam go ngay trong mỗi con người, mỗi tổ chức, là công tác con người, dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của con người.
Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là tất cả chúng ta, từ trên xuống dưới, đều phải có quyết tâm rất lớn, sự thống nhất rất cao, có biện pháp thực hiện quyết liệt, khả thi, chỉ đạo chặt chẽ với một phương pháp tư duy đúng đắn, bình tĩnh, tỉnh táo. Mỗi cá nhân tốt thì tổ chức sẽ tốt, mỗi tổ chức tốt thì Đảng ta sẽ mạnh, mà Đảng vững mạnh thì dân tộc ta sẽ mãi trường tồn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp Xuân Quý Tỵ 2013.
- Tổng Bí thư đánh giá như thế nào về những kết quả toàn Đảng, toàn dân đã nỗ lực phấn đấu đạt được trong năm qua?
- Năm 2012, năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI - Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, quyết sách nhằm định hướng giải quyết nhiều vấn đề lớn và hệ trọng của Đảng, của đất nước. Với sự nỗ lực phấn đấu to lớn của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đất nước đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; lạm phát được kiềm chế thành công ở mức một con số (6,8% so với 18% năm 2011); tăng trưởng GDP đạt trên 5%.
Tuy nhiên, phải nói rằng, 2012 là năm đầy khó khăn. Tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường; khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu đã tác động bất lợi đến công cuộc xây dựng, phát triển của đất nước.
Nền kinh tế đất nước bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém; kinh tế vĩ mô chưa ổn định vững chắc; lãi suất tín dụng vẫn còn cao; nợ xấu, hàng tồn kho lớn; thị trường bất động sản đóng băng. Hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động... đã tác động tiêu cực đến công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm.
Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là người nghèo, người lao động có thu nhập thấp rất khó khăn; chênh lệch giàu nghèo gia tăng. Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội; tình trạng ô nhiễm môi trường, vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, tai nạn giao thông vẫn đáng lo ngại. Vấn đề biển Đông diễn ra phức tạp, các thế lực thù địch tiếp tục tìm mọi cách chống phá Đảng, Nhà nước, nhằm gây mất ổn định chính trị xã hội và đe dọa chủ quyền, an ninh quốc gia.
- Gần đây, trong phát biểu của Tổng Bí thư tại các diễn đàn hội nghị, cuộc làm việc, cụm từ "tái cơ cấu", "đổi mới mô hình tăng trưởng" thường được nhấn mạnh. Phải chăng đây là tư tưởng mới của Đảng trong đường lối phát triển đất nước thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
- Một nội dung tư tưởng mới có ý nghĩa xuyên suốt của Nghị quyết Đại hội XI là đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, giải quyết hài hòa hơn mối quan hệ giữa tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng là nhiệm vụ lớn và phức tạp, cần được triển khai thực hiện đồng bộ ở các ngành, các lĩnh vực, trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương, đơn vị cơ sở. Trước mắt, tập trung ưu tiên tái cấu trúc ba lĩnh vực đặc biệt quan trọng là đầu tư công; hệ thống ngân hàng thương mại và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Qua làm việc, tiếp xúc, lắng nghe các ý kiến đóng góp, phản hồi, có thể thấy cán bộ, đảng viên và nhân dân đều đồng tình, đánh giá cao, cho rằng Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết rất "đúng", rất "trúng", vấn đề còn lại là tổ chức thực hiện ra sao, kết quả đến đâu, có tạo được chuyển biến thực sự trên thực tế không. Đi làm việc các nơi, tôi vẫn thường nhắc đi nhắc lại nhiều lần, để nghị quyết đi vào cuộc sống, mỗi bộ, ngành, địa phương, đơn vị cần nắm chắc nội dung, tinh thần nghị quyết, vận dụng sáng tạo vào thực tế tại địa phương, đơn vị, xác định mục tiêu ưu tiên trong từng giai đoạn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tăng cường kỷ luật kỷ cương trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng.
Càng đi xuống cơ sở càng thấy rõ, sự năng động, sáng tạo của cán bộ, nhất là người đứng đầu, có vai trò rất quan trọng. Như xã Phú Hiệp (huyện Tam Nông) -một xã thuộc diện khó khăn ở vùng sâu Đồng Tháp Mười, nhưng đã rất thành công với mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới; phong trào xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh nhờ biết vận dụng những tiêu chí phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
Hay xã Trạm Tấu, một trong 10 xã vùng cao của huyện Trạm Tấu - huyện đặc biệt khó khăn ở phía Tây của tỉnh Yên Bái, có hơn 80% diện tích là đất rừng, đất lâm nghiệp, nhưng không để xảy ra cháy rừng; 97% dân số là đồng bào Mông nhưng bà con đã thực hiện định canh định cư. Đảng ủy, chính quyền xã đã thành công trong việc vận động người dân có đất, hiến đất cho người thiếu đất, nhờ vậy 100% số hộ trong xã đều có đủ đất sản xuất.
- Sau gần một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Tổng Bí thư cho biết cần phải làm gì để Nghị quyết tiếp tục được triển khai quyết liệt và hiệu quả?
- Trong lịch sử, đây không phải lần đầu tiên Đảng ban hành một nghị quyết về xây dựng Đảng. Nhưng ngay từ khi ra đời, Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng đã thu hút sự quan tâm, đồng tình hưởng ứng của tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân, cho rằng Đảng đã bắt trúng bệnh và bốc đúng thuốc. Bản thân tiêu đề "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" đã nói lên tính thời sự, cấp bách của việc ban hành Nghị quyết này.
Bước vào kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế, nhiều vấn đề mới đang đặt ra, cả về lý luận và thực tiễn. Trong khi đó, công tác xây dựng Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên còn những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm đáng lo ngại, nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên... Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng đã chỉ rõ 3 vấn đề cấp bách, 4 nhóm giải pháp cần làm ngay để xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về tư tưởng, tổ chức và cán bộ.
Sau gần một năm triển khai, việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình đã được tiến hành từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng đến từng đảng viên, trở thành đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, dư luận vẫn còn không ít băn khoăn cho rằng bước kiểm điểm tự phê bình và phê bình vừa qua như "hòa cả làng," chẳng biết bộ phận không nhỏ (tham nhũng, biến chất...) nằm ở đâu, thậm chí có tâm tư, tâm trạng chưa hài lòng, cho rằng "không thành công" vì không kỷ luật được ai.
Đằng sau sự quan tâm và nỗi băn khoăn đó, có thể cảm nhận nhân dân trông đợi và kỳ vọng nhiều lắm, yêu cầu, đòi hỏi cao lắm và trách nhiệm chính trị của Đảng lớn lắm. Cần nhận thức rõ rằng Nghị quyết này với yêu cầu trước mắt chủ yếu là để cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn, nếu ai không chịu nhận khuyết điểm, không chịu sửa thì mới kỷ luật, xử lý.
Vả lại, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 không phải chỉ có kiểm điểm tự phê bình và phê bình mà còn một loạt biện pháp, giải pháp về cơ chế, chính sách, tổ chức, cán bộ, chế độ sinh hoạt, cơ chế giám sát , công tác giáo dục...
Có thể dễ dàng nhận thấy, các nội dung của Nghị quyết Trung ương 4 đang được triển khai thực hiện rất khẩn trương và nghiêm túc. Bộ Chính trị, Trung ương Đảng đã ban hành một loạt nghị quyết, kết luận, quy định quan trọng về giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên; sự gương mẫu của người đứng đầu; về xây dựng quy hoạch cán bộ cấp Trung ương..., đã lập lại Ban Nội chính Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết; chấn chỉnh ngay một số khuyết điểm; đổi mới ngay một số lề lối, phong cách công tác; xử lý nghiêm một số cán bộ có sai phạm ở các cấp...
Mới đây nhất, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng, đáng chú ý là Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc rất khó khăn, phức tạp; đó là cuộc đấu tranh cam go ngay trong mỗi con người, mỗi tổ chức, là công tác con người, dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của con người.
Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là tất cả chúng ta, từ trên xuống dưới, đều phải có quyết tâm rất lớn, sự thống nhất rất cao, có biện pháp thực hiện quyết liệt, khả thi, chỉ đạo chặt chẽ với một phương pháp tư duy đúng đắn, bình tĩnh, tỉnh táo. Mỗi cá nhân tốt thì tổ chức sẽ tốt, mỗi tổ chức tốt thì Đảng ta sẽ mạnh, mà Đảng vững mạnh thì dân tộc ta sẽ mãi trường tồn.
- Nhân dịp Xuân mới Quý Tỵ 2013, Tổng Bí thư có điều gì nhắn gửi tới đồng bào, chiến sỹ cả nước và kiều bào ở nước ngoài?
- Năm 2013, bên cạnh những thuận lợi và thành tựu đã đạt được, dự báo
tình hình thế giới cũng như ở trong nước sẽ còn tiếp tục khó khăn. Tôi
mong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta hãy vững một niềm tin, đồng
lòng nhất trí, quyết tâm đưa đất nước vượt qua khó khăn, thách thức,
tiếp tục những bước phát triển vững chắc. Mỗi gia đình, mỗi người dân
Việt Nam có một năm mới nhiều niềm vui, hạnh phúc và thành công. Từ
niềm vui nhỏ sẽ nhân nên niềm vui lớn, từ thành công nhỏ sẽ làm nên
thành công lớn của đất nước, dân tộc.
(TTXVN)
Lê Văn Thự - Một sự thật khác về trận hải chiến Hoàng Sa 39 năm trước
Các tàu HQ tham gia cuộc chiến HS |
Từ ngày trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra đến nay, tôi vẫn giữ im lặng,
không viết ra những điều mắt thấy tai nghe những gì xẩy ra trong trận
chiến, vì nghĩ rằng trận chiến Hoàng Sa là một thất bại vì đã không giữ
được đảo Hoàng Sa. So với những chiến tích lẫy lừng của tiền nhân trong
lịch sử thì chúng tôi đã không làm nên được tích sự gì, vì vậy tôi cảm
thấy hổ thẹn khi phải viết ra.
Nhưng nay đã có nhiều người viết về trận Hoàng Sa, trong đó có Hải quân
Đại tá Hà Văn Ngạc là người chỉ huy trận chiến, và Trung úy Hải quân Đào
Dân thuộc HQ-16. Nay lại có thêm Hải quân Trung tá Vũ Hữu San, hạm
trưởng HQ-4 viết một cuốn sách nói về trận chiến Hoàng Sa. Trong các bài
viết cũng như cuốn sách đó, mỗi người nói một cách, không ai giống ai.
Nếu ai chỉ đọc một bài thôi thì có thể tin đó là thật, nhưng nếu người
đọc tinh ý thì vẫn có thể tìm thấy một vài chi tiết chứng tỏ người viết
thiếu thành thật hay nói vu vơ phô trương nhiều hơn những gì cần nói.
Còn nếu đọc hết tất cả các bài viết thì sẽ thấy người nói hươu kẻ nói
vượn, chẳng biết tin ai. Người đọc sẽ đánh giá thấp Hải quân Việt Nam
cộng hòa và sẽ thắc mắc không biết trận chiến Hoàng Sa thật sự như thế
nào.
Chính vì lý do này mà tôi phải lên tiếng. Tôi biết trong Hải Quân có một
số người biết sự thật, nhưng ai nói sai họ vẫn mặc kệ, miễn người viết
đề cao Hải Quân, còn nói thật thì họ cho là làm mất mặt Hải Quân. Vì vậy
khi viết bài này, tôi biết trước là sẽ có nhiều người bất mãn vì bài
viết của tôi, không những bất mãn mà tệ hơn, còn lên án tôi là kẻ bêu
xấu Hải Quân, nhưng tôi vẫn phải viết để nói lên sự thật và nói thay cho
những người đã chết trong trận Hoàng Sa.
Tôi cũng xin độc giả hiểu cho rằng trong các quân binh chủng, hàng tướng
tá, úy, hạ sĩ quan hay trong bất cứ tập thể nào cũng có người tốt kẻ
xấu, người có trình độ cao kẻ trình độ thấp, do đó xin qúi vị không nên
vơ đũa cả nắm. Hơn nữa bây giờ ra hải ngoại rồi, chúng ta phải nhìn nhận
sự thật Việt Nam cộng hòa sụp đổ chính vì cấp lãnh đạo và những người
có trách nhiệm chứ đừng đổ lỗi cho đồng minh phản bội để chối tội.
Trước khi vào bài, tôi xin nêu lên vài ý kiến về bài viết của Trung Úy
Đào Dân vì ông ta cùng ở trên HQ-16 với tôi. Những gì xẩy ra trên HQ-16,
Trung úy Dân viết có thể đúng nhưng chưa chắc đã thấy hết mọi chuyện
xẩy ra trên HQ-16 vì ông chỉ ở một vị trí nào đó trên chiến hạm chứ
không thể có mặt ở trên khắp mọi nơi, ngoài ra ông còn phải lo làm phận
sự của ông chứ không thể ngồi không mà quan sát trận chiến.
Những gì ông viết về HQ-4, HQ-5 và HQ-10 là hoàn toàn không đúng sự
thật. Chính tôi là người chỉ huy HQ-16 mà cũng không biết những hoạt
động của HQ 4, HQ-5 làm sao ông Dân biết được ?
Tôi nghĩ là ông Dân muốn viết về trận chiến Hoàng Sa mà ông có tham dự,
nhưng khi muốn viết cho đầy đủ, ông phải nói đến các chiến hạm khác mà
ông không biết hoạt động của các chiến hạm này nên phải tưởng tượng ra
hoặc dựa vào phần nào bài viết của Đại tá Hà Văn Ngạc mà bài viết của
Đại tá Ngạc thì hoàn toàn sai sự thật (tôi sẽ đề cập sau), điều này chắc
chắn ông Dân cũng biết nên ông dễ dàng phóng bút theo mà không dám nói
sự thật.
Ông Dân nói Trung cộng đặt đài quan sát trên đảo, xây dựng doanh trại,
và toán người nhái đổ bộ trong ngày cuộc chiến xẩy ra báo cáo là có cả
một tiểu đoàn quân Trung cộng trú đóng, là không đúng sự thật. Chỉ có
một dẫy nhà gỗ đang xây cất dở dang. Còn người nhái không đổ bộ trong
ngày cuộc chiến xẩy ra và cũng chưa bao giờ lên được đảo.
Ông Dân viết :Ạ “Khi chúng tôi được lệnh tiến về phía đảo, HQ-10 hình
như có vẻ chần chừ vì khoảng cách giữa chúng tôi ngày càng xa và Hạm
trưởng HQ 16 đã nhiều lần thúc dục HQ-10 phải chạy sát nhau hơn”. Đây là
chuyện không có. Sự thực, trong trận chiến HQ-16 tiến một hướng, HQ-10
tiến hướng khác để vào lòng chảo quần đảo Hoàng Sa chứ không tiến cùng
một hướng. Từ đầu đến cuối trận chiến, HQ-10 đã làm đúng những gì tôi
nói với Hạm trưởng HQ-10 tối hôm 18 tháng 1, 1974 trước ngày khai chiến
119 tháng 1, 1974.
Ông Dân nói việc các chiến hạm hải hành tập đội để phô trương lực lượng
là hoàn toàn không có. Đã đi đánh trận mà còn phô trương lực lượng thì
không còn gì ngớ ngẩn bằng.
Ông Dân nói HQ-4 dùng mũi tàu để ủi tàu Trung cộng ra xa đảo Hoàng Sa là
chuyện không đúng sự thật và cũng không thể nào làm như vậy được. Cũng
như phóng đồ kế hoạch điều quân của ông Dân cho thấy HQ-4 và HQ-5 tiến
vào lòng chảo để tác chiến cũng là không thật nữa. Hướng tiến quân của
HQ-4, HQ-5 vào lòng chảo chính là hướng tiến quân của HQ-10. Ông Dân đưa
thêm HQ-4, HQ 5 vào cho đủ bộ thành trật lất. Sự thật HQ-4 và HQ-5 chỉ ở
vòng ngoài chứ không tham dự trận chiến trong lòng chảo.
Nếu HQ-4, HQ-5 có mặt trong lòng chảo thì khi HQ-16 và HQ-10 bị trúng
đạn thì HQ-4 và HQ-5 làm gì thì không thấy ông Dân nói đến !
Trên đây là các điểm tôi muốn đính chính về bài viết của Trung úy Đào Dân.
Và sau đây là những gì xẩy ra trong trận chiến mà tôi đã chứng kiến.
Trước khi nói đến trận đánh, tôi xin sơ lược về quần đảo Hoàng Sa.
Quần đảo Hoàng Sa (gọi chung là Paracels) cách bờ biển Đà Nẵng 180 hải
lý về phía đông. Như qúi vị thấy trong bản đồ, quần đảo Hoàng Sa gồm một
số đảo ghi trong bản đồ quây quần nhau làm thành một lòng chảo, mà muốn
vào bên trong lòng chảo đó phải theo hai lộ trình mà chúng tôi thường
gọi là cái “pass”. Một cái ở giữa đảo Hoàng Sa và đảo Cam Tuyền. Cái kia
ở giữa bãi đá ngầm Antelope và đảo Quang Hòa.
Quần đảo Hoàng Sa có đảo lài, có đảo cao nhưng cũng chỉ cao hơn mặt biển
chừng vài chục thước. Các đảo phần nhiều trơ trụi, hiếm có cây cao,
toàn đá lởm chởm, chỗ cao chỗ thấp, ít có nơi bằng phẳng. Gần bờ thì có
đá ngầm, san hô. Hết đá ngầm, san hô thì biển rất sâu. Đáy biển cũng có
đá nên neo tầu không an toàn. Quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa không
thể lập căn cứ hải quân được vì không có chỗ ẩn núp cho tàu bè, chỉ có
thể lập căn cứ trên đảo mà thôi.
Tất cả các đảo đều không có nước ngọt, trừ đảo Hoàng Sa mà chúng tôi
thường gọi là “đảo khí tượng” vì có đài khí tượng do người Pháp thiết
lập và sau này luôn luôn có nhân viên khí tượng Việt Nam làm việc cho
đến ngày trận chiến Hoàng Sa xẩy ra. Người Pháp xây một hồ chứa nước bên
trong nhà, có các máng xối hứng nước mưa chuyền vào bên trong hồ chứa
để dùng cho cả năm.
Trên đảo Hoàng Sa mấy năm đầu tiên có một Trung đội Thủy Quân Lục Chiến
trấn giữ. Về sau vì nhu cầu chiến trận, Thủy Quân Lục Chiến phải rời đảo
và được thay thế bởi Địa Phương Quân của tiểu khu Quảng Nam. Họ phải ở
trên đảo Hoàng Sa vì chỉ đảo này mới có nước ngọt. Thủy Quân Lục chiến
hay Địa Phương quân đều được trang bị xuồng cao su để di chuyển quanh
các đảo mà kiểm soát.
Sau khi biết tổng quát vị trí các đảo, qúi độc giả có thể theo dõi diễn tiến trận chiến Hoàng Sa sau đây.
Tôi cũng xin thưa trước là những gì xẩy ra tôi không nhớ chính xác giờ
giấc, chỉ phòng chừng. Nhưng những sự kiện thì xác thực. Ngày giờ và sự
kiện xẩy ra đều có ghi trong “Nhật ký hải hành” và “Nhật ký chiến hạm”
nhưng nay không có để tham khảo.
Ngày 15 tháng 1, 1974 tàu tôi – HQ-16 – được lệnh ra công tác đảo Hoàng
Sa, chở theo một cố vấn Mỹ và một Thiếu tá Bộ binh thuộc Quân đoàn I (mà
nay tôi không còn nhớ tên).
Tàu khởi hành tối ngày 15 tháng 1, 1974 và đến Hoàng Sa sáng ngày 16
tháng 1, 1974. Khi đến nơi, Địa phương quân trên đảo thấy tàu đã lái
xuồng ra đón viên Thiếu tá Bộ binh lên đảo. Trong khi chờ đợi để đưa
Thiếu tá Bộ binh về lại Đà Nẵng, tôi vận chuyển tầu rời đảo Hoàng Sa ra
biển, thả trôi tàu gần đảo Quang Hoà. Tôi lấy ống nhòm nhìn lên các đảo
chung quanh để ngắm nhìn phong cảnh và tiêu khiển thì giờ.
Khi nhìn lên đảo Quang Hoà thì thấy có một dẫy nhà sườn gỗ còn đang xây
cất dở dang, chỉ có sàn nhà, chưa có mái. Tôi thấy lạ, liền gọi máy về
Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải (BTL/HQ/VIZH) hỏi thì nơi đây hỏi
lại tôi là có biết người nào trên đó không ? Tôi trả lời chỉ thấy bốn,
năm người di chuyển tới lui nơi dẫy nhà đang xây cất chứ không thể biết
là ai. Họ ăn mặc thường dân, có người ở trần, nhưng có nhà xây cất thì
chắc là người ngoại quốc mà không ai khác hơn là Trung cộng, vì cách đảo
Quang Hoà chừng 20 hải lý về phía đông bắc có căn cứ của Trung cộng,
cũng nằm trong quần đảo Hoàng Sa.
HQ-16 vẫn thả trôi tàu để chờ Thiếu tá Bộ Binh và chờ lệnh từ Bộ Tư Lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải.
· Trưa ngày 16 tháng 1, 1974 : Một chiến hạm Trung cộng xuất hiện trong vùng.
· Tối ngày 17 tháng 1, 1974 : Bộ Tư lệnh Hải quân gởi ra một toán người
nhái do HQ-4 chở ra. Toán người nhái này rời HQ-4 bằng xuồng cao su để
lên HQ 16.
· Sáng ngày 18 tháng 1, 1974 : HQ-5 và HQ-10 có mặt ở khu vực Hoàng Sa.
Đại tá Hải quân Hà Văn Ngạc (khoá 5) ở trên HQ-5 là người chỉ huy cuộc
chiến.
HQ-5 do Trung tá Phạm Trọng Quỳnh (khoá 11) chỉ huy.
HQ-16 do tôi (Trung tá Lê Văn Thự) (khoá 10) chỉ huy.
HQ-4 do Trung tá Vũ Hữu San (khoá 11) chỉ huy.
HQ-10 do Thiếu tá Ngụy Văn Thà (khoá 12) chỉ huy.
Khoảng 10 giờ sáng ngày 18 tháng 1, 1974 Đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh cho
tôi đưa viên cố vấn Mỹ lên đảo Hoàng Sa sau đó cho toán người nhái đổ bộ
lên đảo Quang Hoà và một toán của HQ-16 lên giữ đảo Vĩnh Lạc.
Sau khi đưa viên cố vấn Mỹ lên đảo Hoàng Sa, tôi vận chuyển HQ-16 bên
trong lòng chảo để đến gần đảo Quang Hòa đổ bộ toán người nhái lên đảo
thì một tàu Trung cộng xuất hiện, cản trước mũi, không cho tàu tôi tiến
gần đến đảo (xin xem hình 1).
Tôi phải ngưng máy, vận chuyển để tránh đụng tầu. Nhưng cả hai tàu cũng
cọ vào nhau làm dẹp một số trụ căng dây an toàn chung quanh tàu Trung
cộng và làm rác bè nổi của tàu Trung cộng. Nhờ xáp lại gần, tôi thấy tàu
Trung cộng số hiệu 271, dài chừng 70 mét, có súng tương đương với súng
76.2 ly, 40 ly, 20 ly và đại liên 12.7 của tàu tôi. Tàu Trung cộng nhỏ
hơn tàu tôi nhưng vận chuyển nhanh nhẹn hơn.
Tôi báo cáo với Đại tá Ngạc những gì xẩy ra. Sau đó tôi lái tàu ra khỏi
lòng chảo và đổ bộ toán người nhái vào mặt ngoài biển (mặt nam) của đảo
Quang Hoà và chiều ngày 18 tháng 1, 1974.
HQ-16 chỉ ở cách xa bờ một, hai hải lý rồi người nhái thả xuồng cao su
có trang bị máy mà chạy vào bờ chứ HQ-16 không thể vào sát bờ được vì đá
ngầm và san hô. Toán người nhái rời tàu chừng non một tiếng thì gọi máy
báo cáo là ở trong bờ bắn ra. Tôi hỏi người liên lạc máy là có thấy
người ở trên bờ không và các anh đã lên được bờ chưa ? Họ trả lời là
đang lội nước ngang ống chân, còn chừng vài chục thước nữa mới tới bờ.
Họ cũng cho biết là không thấy người trên bờ.
Vài phút sau thì nghe báo cáo là một thiếu úy người nhái bị bắn chết. Họ
xin rút lui vì không thể vào bờ an toàn được. Tôi báo cáo với Đại tá
Ngạc và xin cho người nhái rút lui. Toán người nhái đã trở về lại HQ-16.
Chiều ngày 18 tháng 1, 1974, khoảng 6 giờ, Đại tá Ngạc gọi máy cho tôi
và ra lệnh cho tôi chỉ huy HQ-10, bằng mọi giá phải đổ bộ cho được toán
người nhái lên đảo Quang Hoà. Sau khi Đại tá Ngạc ra lệnh này xong, thì
từ đó về sau tôi không còn nghe lệnh lạc gì thêm từ Đại tá Ngạc nữa.
Đến tối ngày 18 tháng 1, 1974 máy liên lạc âm thoại giai tần đơn bị
Trung cộng phá rối tần số, không liên lạc được. Tôi không thể gọi Đại tá
Ngạc, HQ-4 hay Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng I Duyên Hải. Tôi chỉ liên lạc
được với HQ-10 bằng máy PRC-45 là loại máy truyền tin xách tay, chỉ liên
lạc được trong vòng 10 hải lý.
Sau khi nhận lệnh, tôi nghĩ chỉ còn cách đổ bộ toán người nhái vào ban
đêm mới may ra lên được đảo, nhưng chưa chắc toán người nhái đã vào trót
lọt được vì có thể tàu Trung cộng theo dõi và liên lạc chỉ điểm cho
người của họ trên đảo canh chừng để bắn khi người nhái vào bờ. Ngoài ra
thức ăn, nước uống không có, làm sao toán người nhái có thể hoạt động
lâu hơn một ngày được, và ít nhất cũng phải có một tiểu đội hay trung
đội Thủy Quân Lục Chiến đổ bộ gần bờ yểm trợ cho toán người nhái khi họ
rút lui nếu bị phát hiện hay khi gặp lực lượng địch mạnh hơn. Vì thế,
muốn thi hành lệnh của Đại tá Ngạc, tôi nghĩ chỉ còn cách là phải tiêu
diệt tàu Trung cộng trước rồi mới tính chuyện đổ bộ người nhái lên đảo
sau.
Lúc này phía Trung cộng xuất hiện thêm hai chiếc tàu nữa cùng loại với chiếc đã có trước.
Tôi gọi Thiếu tá Thà HQ-10 và nói ý định của tôi : Đêm nay HQ-16 và
HQ-10 ra thật xa đảo, làm tối chiến hạm (không cho ánh sáng lọt ra
ngoài) để tàu Trung cộng không biết chúng tôi ở đâu. Sáng mai (19 tháng
1, 1974) sẽ tiến vào lòng chảo. HQ-16 vào cái “pass” gần đảo Hoàng Sa,
HQ-10 vào cái “pass” gần đảo Quang Hòa (xin xem hình 2).
Tôi cũng nói với Thiếu tá Thà là anh cũng như tôi, phải cố gắng hết sức
mình. Nếu một trong hai đứa mà loạng quạng, chỉ còn lại một, thì bọn
chúng (ba chiếc tàu Trung cộng) xúm lại, mình không thể nào chống nổi.
Đêm hôm đó (18 tháng 1, 1974) khoảng nửa đêm, tôi tập họp thủy thủ đoàn
HQ-16 để thông báo ngày mai sẽ tiến vào đánh tàu Trung cộng. Tôi cũng
nói với Thủy thủ đoàn là tất cả mọi người phải can đảm, cố gắng hết sức
mình, ai làm phần việc của mình cũng phải nhanh nhẹn, chính xác mới mong
thắng và sống còn. Nhất là các ổ súng và toán phòng tai phải lo chuẩn
bị trước, xem xét lại súng ống, đạn dược phải mang từ hầm đạn lên để sẵn
ở các ụ súng. Ống nước cứu hỏa phải trải sẵn ra. Máy bôm nước phải sẵn
sàng.
Sáng ngày 19 tháng 1, 1974, HQ-16 và HQ-10 tiến vào lòng chảo như dự
định. Tôi gọi máy cho Thiếu tá Thà và nói là chừng nào thấy tôi khai hỏa
là phải khai hỏa theo liền.
Khi HQ-16 và HQ-10 vừa qua khỏi hai cái “pass” và vừa tầm súng, tôi quay
ngang tàu HQ-16 đưa phía hữu hạm của HQ-16 hướng về ba tàu Trung cộng.
Mục đích của tôi là để tận dụng tất cả súng từ mũi ra sau lái (xin xem
hình 2). Nếu hướng mũi tàu về phía tầu Trung cộng thì chỉ sử dụng được
hỏa lực ở phía trước mũi thôi. Với lợi thế sử dụng tối đa hỏa lực nhưng
cũng có cái bất lợi là hứng đạn của địch nhiều hơn. Nhưng vì tôi đánh
phủ đầu tàu Trung cộng nên phải sử dụng tối đa hỏa lực. So với tàu Trung
cộng, tàu tôi có đủ loại súng tàu Trung cộng có, ngoài ra còn có thêm
khẩu 127 ly mà tàu Trung cộng không có. HQ-10 chỉ có hỏa lực ngang bằng
tàu Trung cộng.
Khi đang tiến vào lòng chảo, tôi đã mừng thầm khi thấy ba tàu Trung cộng
đều ở trong lòng chảo, tức là những mục tiêu tốt cho HQ-16 và HQ-10 tác
xạ. Nếu chúng ở rải rác, chiếc trong chiếc ngoài lòng chảo thì tôi cũng
chưa biết tính sao vì tàu Trung cộng tuy nhỏ nhưng linh động hơn, nếu
chúng ra ngoài biển thì khó bắn trúng hơn vì nó nhỏ và chạy nhanh, còn
tàu tôi lại là mục tiêu tốt cho tàu Trung cộng vì to con nhưng nặng nề,
chậm chạp nên dễ lãnh đạn hơn. Nhưng nay thì cả ba tàu địch bị vây trong
lòng chảo vì hai cái “pass” đã bị HQ-16 và HQ-10 chặn rồi.
Khi đã ở đúng vị trí và vị thế dự định (xin xem hình 2), HQ-16 cách
HQ-10 chừng một hải lý, và hai tầu HQ-16 và HQ-10 cách ba tàu Trung cộng
từ 3 đến 4 hải lý, tôi ra lệnh lần chót : Các ổ súng phải luôn luôn
theo dõi mục tiêu, mục tiêu nào thuận lợi thì bắn mục tiêu đó. Sau khi
hỏi tất cả các ổ súng đã sẵn sàng chưa, tôi ra lệnh khai hỏa.
HQ-16 và HQ-10 đứng yên một chỗ (có muốn di động cũng không được vì chật
hẹp) còn ba tàu Trung cộng di chuyển loanh quanh sát vòng cung lòng
chảo gần đảo Duy Mộng và bắn trả chúng tôi.
Tôi hy vọng trong 5, 10 phút là triệt hạ được tàu Trung cộng vì khai hỏa
trước và xử dụng tối đa hỏa lực trong khi tàu Trung cộng bị tấn công
bất ngờ vì ngày hôm trước, tàu tôi bị họ chặn, tôi bỏ đi mà không có gì
xẩy ra nên họ không ngờ rằng tôi sẽ tấn công họ.
Mười phút trôi qua mà chưa thấy tàu Trung cộng hề hấn gì, tôi bắt đầu
sốt ruột, trong khi đó tôi nghe tiếng lách tách, lép bép trên trời như
tiếng pháo bông, giữa tàu tôi và HQ-10 và về phía HQ-10 nhiều hơn. Tôi
nghĩ chắc là đạn thời chỉnh tức là đạn tự động nổ mà không cần chạm mục
tiêu. Trận chiến vẫn tiếp tục. Chừng khoảng phút thứ 20 hay 30, tôi thấy
một tàu Trung cộng bốc khói, một tàu khác có lẽ bị trúng đạn làm hư hệ
thống tay lái nên tàu cứ xoay quanh như gà trống chạy lòng vòng trước
khi đạp mái.
Tiếp đến HQ-10 báo cáo Hạm trưởng bị thương. Tôi ra lệnh Hạm phó lên
thay quyền chỉ huy, đồng thời đặt ống nhòm nhìn sang HQ-10 tôi thấy một
ngọn lửa nhỏ cháy ở đài chỉ huy có thể dập tắt được bằng bình CO2 mà sao
không ai làm. Quan sát phía sau lái HQ-10 tôi thấy 4, 5 cái đầu nhấp
nhô trên mặt biển. Tôi không biết chuyện gì xẩy ra trên HQ-10 vì không
nghe báo cáo gì thêm. Tôi đoán chừng vì Hạm trưởng bị thương nặng nên
HQ-10 như rắn mất đầu. Một số nhỏ nhát gan sợ tàu cháy hay trúng đạn nổ
nên đã nhẩy xuống biển. Nhưng HQ-10 vẫn nổi bình thường, thăng bằng,
không nghiêng một chút nào cả.
Sau đó hầm máy hữu HQ-16 báo cáo trúng đạn ở lườn tàu dưới mặt nước.
Nước tràn vào tàu. Trung sĩ điện khí Xuân bị thương. Nhân viên cứu hỏa
tìm cách bít lỗ thủng. Chừng vài phúa sau, tàu bắt đầu nghiêng. Hầm máy
báo cáo lỗ thủng bít không được vì nước vào quá mạnh, chỗ thủng nằm
trong kẹt không có chỗ cho nhân viên cứu hỏa xử dụng đà chống để chặn
tấm bố và tấm gỗ bít lỗ thủng. Nước ngập đến đầu gối. Tôi ra lệnh nếu
không bít được lỗ thủng thì đóng nắp hầm máy lại đừng cho nước tràn ra
khỏi hầm máy. (Tôi nhớ hầm máy hữu trúng đạn mà trong bài viết của ông
Dân thì lại viết là hầm máy tả !).
Tàu chỉ còn một máy tả và một máy điện, phòng vô tuyến liên lạc truyền
tin b gián đoạn vì mất điện. Nhận thấy tình thế không thể tiếp tục chiến
đấu được nữa, tôi vận chuyển tầu quay trở ra theo cái “pass” để rời
lòng chảo.
Tàu mỗi lúc một nghiêng thêm (trên 10o) và chỉ còn một máy nên vận
chuyển rất khó khăn. Hầm máy hữu báo cáo nhân viên phải rời hầm máy vì
tàu sắp chìm.
Thấy độ nghiêng của tàu đến mức gần hết độ an toàn, có thể tàu sẽ lật
nên tôi ra lệnh : Toàn thể nhân viên vào nhiệm sở đào thoát vì sợ họ
không còn thì giờ đào thoát kịp. Ra lệnh xong, tôi nắm lấy tay lái tiếp
tục lái thay cho nhân viên ra nhiệm sở.
Trong khi tôi đang lái thì Đại úy Hiệp, cơ khí trưởng, chạy lên đài chỉ
huy, nói với tôi : “Vì sao Hạm trưởng cho nhiệm sở đào thoát ? Tôi đang
ráng làm cân bằng tàu”. Tôi nói là tàu mỗi lúc một nghiêng thêm, không
biết sẽ lật chìm lúc nào nên phải chuẩn bị đào thoát.
Lúc này tàu nghiêng đã đến độ bão hòa (không nghiêng thêm nữa) vì nước
đã vào đầy hầm máy. Tôi cho giải tán nhiệm sở đào thoát và vào lại nhiệm
sở tác chiến. Lúc này ở đài chỉ huy có Trung úy Đoàn Viết Ất, tôi nói
với Trung út Ất : “Tàu nghiêng như thế này, khó mà lái ra biển an toàn
được, chắc tôi phải ủi tàu vào đảo khí tượng (đảo Hoàng Sa) để cố thủ và
chờ HQ-4, HQ-5 tiếp viện”.
Trung úy Ất nói với tôi : “Xin Hạm trưởng đừng ủi tàu vào đảo khí tượng.
Mình sẽ bị Trung cộng bắt làm tù binh. Làm tù binh Trung cộng thì kể
như chết rục xương trong tù, không còn thấy cha mẹ, vợ con, quê hương xứ
sở. Xim Hạm trưởng cứ lái ra biển. Tàu có chìm thì đào thoát vẫn còn cơ
may sống sót. Nếu chết thì chết trên biển vẫn sướng hơn”.
Bây giờ viết lại câu nói này của Trung úy Ất, tôi vẫn còn xúc động đến
chảy nước mắt. Nghe Trung úy Ất nói, tôi suy nghĩ thêm : Nếu tôi cứ ủi
vào đảo khí tượng thì cũng không thể nào ủi sát vào bờ được vì gần bờ đá
ngầm rất nhiều. Nếu ủi, tàu sẽ mắc cạn, lườn tàu sẽ bị đá ngầm rạch
nát, nước sẽ vào thêm, tàu sẽ hoàn toàn tê liệt mà thủy thủ đoàn cũng
không thể nào lên đảo được. Do đó tôi tiếp tục lái tàu ra khỏi “pass”,
đồng thời ra lệnh nhân viên hướng súng về đằng sau và về phía quần đảo
Hoàng Sa canh chừng tàu Trung cộng truy kích theo.
Khi rời Hoàng Sa, tôi hết sức ân hận đã bỏ lại trên đảo một toán nhân
viên 8 người do Trung úy Liêm chỉ huy khi có lệnh đưa nhân viên lên giữ
đảo. Trung úy Liêm và toán nhân viên sau đó đã mạo hiểm vượt biển bằng
bè vì không muốn Trung cộng bắt làm tù binh. Sau hơn mười ngày lênh đênh
trên biển, bè trôi về tận ngoài khơi Qui Nhơn, được ngư phủ cứu và được
đưa vào bệnh viện Qui Nhơn cấp cứu. Họ vượt biển mà không chuẩn bị thức
ăn nước uống nên Hạ sĩ Quản kho Nguyễn Văn Duyên đã chết vì kiệt sức
khi đưa vào Qui Nhơn.
Ra khỏi “pass”, tôi hướng tàu về Đà Nẵng, lúc này khoảng 5 – 6 giờ chiều
ngày 19 tháng 1, 1974. Tàu chỉ còn một máy và nghiêng nên chạy chậm.
Khi trời bắt đầu tối, tàu cách Hoàng Sa chừng 15 hải lý. Lúc này tôi mới
thở ra nhẹ nhõm vì chắc tàu Trung cộng cũng bị thương tích cả người lẫn
tàu nên không truy kích tàu tôi.
Bây giờ mối lo khác lại đến với tôi là tàu có thể lật chìm bất cứ lúc
nào nếu có sóng chếch xuôi rất dễ làm tàu lật. Tôi cho nhân viên chuẩn
bị các bè nổi, xem xét lại cách xử dụng để khi hữu sự thì làm cho nhanh
chứ khi tàu lật thì không có thì giờ mà mò mẫm.
Lúc này hệ thống truyền tin vừa được sửa chữa xong. Nhân viên vô tuyến
báo cáo tình trạng chiến hạm về Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải
nhưng không thấy HQ-5, HQ-4 lên tiếng.
Một tin làm bàng hoàng mọi người trên chiến hạm là Trung sĩ Điện khí
Xuân trút hơi thở cuối cùng vì vết thương quá nặng mà không được săn sóc
đúng mức.
Đại úy Hiệp mang họa đồ chiến hạm các khoang hầm trên tàu lên đài chỉ
huy và cho tôi biết đã làm cân bằng tàu bằng cách bơm nước và dầu từ hầm
này sang hầm khác và dồn về phía tả hạm, nhưng tàu cũng không bớt
nghiêng bao nhiêu. Đại úy Hiệp nói : “Bây giờ chỉ còn cách bơm xả nước
ngọt và dầu ra biển may ra mới làm tàu bớt nghiêng”. Xả nước ngọt và dầu
ra biển thì tôi rất ngại mà cũng không biết chắc là khi xả xong thì
tình trạng có khá hơn không hay lại tệ hơn vì phải biết trọng tâm con
tàu trước và sau khi xả nằm ở đâu rồi mới dám làm.
Học môn lý thuyết thuyền bè trong trường Hải quân nhưng ra trường lâu
ngày và gặp lúc hữu sự, lại không còn nhớ cách tính trọng tâm con tàu
nên tôi không dám bảo Đại úy Hiệp làm và giữ nguyên tình trạng như vậy
mà chạy về Đà Nẵng. Cũng may nhờ biển rất êm nên không có gì xẩy ra.
Sáng 20 tháng 1, 1974 khoảng 7 – 8 giờ, tàu vào vịnh Tiên Sa Đà Nẵng
nhưng tôi không vận chuyển cặp cầu được. Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I
Duyên Hải phải xin tàu dòng từ Ty Thương Cảng Đà Nẵng, kẹp ngang hông
HQ-16 mà cặp cầu quân cảng Đà Nẵng.
Cặp cầu xong, Thủy xưởng Đà Nẵng sang bơm dầu, nước ngọt ra, làm nhẹ tàu
cho tàu nổi lên rồi tìm cách bít tạm lỗ thủng dưới nước (do người nhái
lặn xuống nước mà bít, tôi nhớ như vậy không biết có đúng không ?). Sau
đó bơm nước ngập hầm máy ra và hàn lại lỗ thủng ở hầm máy.
Ngày hôm sau, Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải xin toán tháo gỡ đạn
dược từ Quân Đoàn I sang để tháo gỡ viên đạn còn nằm lại trên tàu. Viên
đạn được bắn vòng cầu, rơi xuống nước gần HQ-16, do tốc độ của viên đạn
nên khi xuống nước gặp sức cản của nước, viên đạn không đi thẳng xuống
nước mà bị lệch hướng rồi đâm vào lườn tầu HQ-16 dưới mặt nước. Viên đạn
vẫn còn tốc độ di chuyển, xướt qua một góc máy điện, xuyên đứt cánh tay
Trung sĩ Điện khí Xuân kế đó rồi chui vào kho điện khí ở một góc hầm
máy và nằm ở đó. May là viên đạn không nổ, chứ nổ thì HQ-16 có thể chìm
tại chỗ !
Lấy được viên đạn ra, toán tháo gỡ đạn dược ngạc nhiên cho biết là viên
đạn “made in USA” và cỡ 127 ly. Sau này truy ra mới biết là đạn do HQ-5
bắn.
Sau khi sửa chữa xong, sơn phết lại, làm sạch sẽ, chiến hạm HQ-16 được
lệnh về Sài Gòn làm lễ tiếp đón chiến hạm trở về từ Hoàng Sa. Phần
thượng tầng kiến trúc của chiến hạm bị lỗ chỗ các lỗ thủng do đạn 40 ly
và 20 ly bắn vào vẫn để y nguyên, mục đích cho dân chúng Sài Gòn ai tò
mò muốn xem chiến hạm dự trận Hoàng Sa về ra sao, khi lên tàu xem sẽ
thấy được dấu tích còn để lại trên tàu. Tàu cặp cầu B ở bến Bạch Đằng.
Trong buổi lễ tiếp đón, tôi cùng 4 – 5 nhân viên được Tư lệnh Hải quân
gắn huy chương. Sau buổi lễ dân Sài gòn được lên xem tàu. Và phóng viên
BBC là ông Tôn Thất Kỳ phỏng vấn tôi. Ông hỏi tôi có thấy máy bay phản
lực Trung cộng dự chiến trong trận Hoàng Sa không ? Tôi trả lời là tôi
không thấy.
Ngày hôm sau, Khối Chiến Tranh Chính trị Bộ Tư Lệnh Hải Quân (lúc đó Đại
tá Trần Văn Triết làm Trưởng khối thì phải), phái một thiếu úy hay
trung úy (mà tôi không nhớ tên hay cấp bậc), xuống HQ-16. Anh ta nói với
tôi : “Tại sao Hạm trưởng trả lời phỏng vấn đài BBC là không thấy phản
lực cơ Trung cộng ?”.
Tôi trả lời vị sĩ quan đó : “Anh về nói lại trên Bộ Tư Lệnh là tôi không
thấy nên tôi trả lời không có. Nếu Bộ Tư Lệnh muốn tôi nói thù phải báo
trước cho tôi biết”.
Tôi nghĩ nguồn tin này do Đại tá Ngạc báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải quân nên
Bộ Tư Lệnh Hải quân muốn tôi trả lời phỏng vấn cho phù hợp với nguồn
tin. Cũng như Đại tá Ngạc báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân : HQ-16 và
HQ-10 mất tích.
Lúc HQ-16 về Sài Gòn, tôi nghe nói lại (không biết có đúng không) là khi
nhận được tin HQ-16, HQ-10 mất tích, Đại tá Võ Sum, Trưởng khối Truyền
tin Hải quân, đã dùng con lắc (một loại dụng cụ cảm ứng) để xem thử
HQ-16 còn hay mất. Tôi không nghe nói kết qủa của việc dùng con lắc này.
Sau khi trình bầy chi tiết những gì xẩy ra trong trận Hoàng Sa, tôi xin nêu lên những nhận xét của tôi về trận chiến này :
1.- Trong trận Hải chiến Hoàng Sa, Hải Quân Việt Nam không có loại tàu
thích hợp cho trận chiến. HQ-5, HQ-16, HQ-10 là loại tàu cồng kềnh, vận
chuyển chậm, súng quay bằng tay nên theo dõi mục tiêu khó khăn cũng như
nhịp bắn chậm. Chỉ có HQ-4 là tối tân nhất, các súng đều xử dụng bằng
điện, tốc độ bắn nhanh, radar có tầm xa, vận tốc chiến hạm cao. Nhưng
HQ-4 lại không xung trận.
Lúc trước, Sở Phòng vệ Duyên Hải ở Đà Nẵng có loại tàu PT chuyên đi bắn
phá phía bắc vĩ tuyến 17 là loại chiến hạm thích hợp với trận chiến
Hoàng Sa. Nhưng tôi nghe nói Hoa Kỳ đã thu hồi lại loại tàu này khi họ
rút quân khỏi Việt Nam, trước ngày trận chiến Hoàng Sa xẩy ra.
2.- Không có kế hoạch hành quân. Kể từ khi có mặt ở Hoàng Sa, tôi chỉ
biết một lệnh duy nhất từ Đại tá Ngạc qua máy âm thoại, chỉ định tôi chỉ
huy HQ-10 và có nhiệm vụ phải đổ bộ toán người nhái, mà trong bài viết
của ông, ông gọi là Biệt Đội Hải Kích, lên đảo Quang Hòa bằng bất cứ giá
nào. Ngoài ra tôi không biết gì về hoạt động của HQ-4 và HQ-5 cũng như
nhiệm vụ của họ.
Gần đây, đọc bài “Tường Thuật Trận Hải Chiến Lịch sử Hoàng Sa” của Đại
tá Ngạc, tôi mới biết là ông chia 4 chiến hạm thành hai phân đoàn :
· Phân đoàn I gồm HQ-4 và HQ-5 (đại tá Ngạc ở trên HQ-5), do Hạm trưởng HQ-4 chỉ huy là nỗ lực chính.
· Phân đoạn II gồm HQ-16 và HQ-10 do Hạm trưởng HQ-16 chỉ huy là nỗ lực phụ.
Nội việc chỉ định Hạm trưởng HQ-4 chỉ huy phân đoàn I là sai nguyên tắc
chỉ huy, vì Đại tá Ngạc ở trên HQ-5, như vậy thì Hạm trưởng HQ-4 (Trung
tá Vũ Hữu San) chỉ huuy luôn cả Đại tá Ngạc sao ? Đại tá Ngạc là người
chỉ huy trận chiến thì phải kiêm luôn chỉ huy Phân đoàn I mới đúng. Suốt
trận chiến, HQ-4 và HQ-5 làm gì tôi không được biết. Và cho đến lúc rời
Hoàng Sa về Đà Nẵng, tôi chẳng thấy HQ-4 và HQ-5 đâu.
Sau trận chiến, tôi thấy phải đổi lại Phân đoàn I (gồm HQ-4 và HQ-5) là
nỗ lực phụ. Phân đoàn I (gồm HQ-16 và HQ-10) là nỗ lực chính mới đúng vì
Phân đoàn II trực chiến với tàu Trung cộng trong lòng chảo trong khi
Phân đoàn I chỉ ở bên ngoài “wait and see”. Và vì qúa lo sợ Trung cộng
nên tin chắc thế nào Phân đoàn II cũng bị đánh chìm, Đại tá Ngạc mới ra
lệnh HQ-5 bắn vào lòng chảo 5 – 7 phát trước khi rút lui. Tôi không
trách HQ-4 và HQ-5 vì họ chịu sự điều động của Đại tá Ngạc.
Vì không có kế hoạch hành quân nên máy truyền tin bị Trung cộng phá rối không liên lạc được mà không có tần số dự trù thay thế.
3.- Muốn thanh toán quân Trung cộng trên đảo (tôi nghĩ không nhiều chừng
1 tiểu đội) mà dự định đổ bộ một toán người nhái 9, 10 người thì khó mà
thành công. Phải có 1, 2 tiểu đội Thủy Quân Lục Chiến tăng cường yểm
trợ mới được. Cần thêm xuồng cao su để đổ bộ quân, tiếp tế lương thực
nước uống và vật dụng.
4.- Ra lệnh đưa quân lên giữ đảo mà không cung cấp lương thực, nước uống
đầy đủ. Thủy thủ đoàn không có kinh nghiệm tác chiến trên bộ, chỉ có
súng cá nhân và một ít đạn bắn chừng nửa tiếng là hết, làm sao giữ được
đảo. Nếu chiến hạm bận tác chiến hay bị thiệt hại thì số quân nhân đưa
lên đảo phải bị bỏ rơi như trường hợp HQ-16. Đúng là lệnh lạc kiểu mang
con bỏ chợ. Phải có kế hoạch đưa bộ binh hay Thủy quân Lục chiến giữ đảo
và phải có kế hoạch tiếp tế.
5.- Không có bác sĩ trên chiến hạm, chỉ có y tá không kinh nghiệm cứu
thương cũng như ngoài khả năng của họ nên ai bị thương thì khó mà sống
sót.
6.- Trận chiến Hoàng Sa rất giản dị, chẳng có chiến thuật gì rắc rối,
phức tạp cả. Tôi chỉ khai thác sơ hở của ba chiến hạm Trung cộng tập
trung một chỗ trong lòng chảo để tấn công. Nếu thủy thủ đoàn HQ-16 và
HQ-10 có kinh nghiệm tác xạ, HQ-16 không bị trúng đạn của HQ-5 và Hạm
trưởng HQ-10 không bị thương thì chắc chắn ba tàu Trung cộng phải bị
đánh chìm. Tôi còn nghi vấn về Hạm trưởng HQ-10 bị thương là do đạn thời
chỉnh của Trung cộng hay của HQ-5, HQ-4 ?
7.- Sau trận chiến, Bộ Tư Lệnh Hải Quân hay ít nữa là Bộ Tư Lệnh Hạm đội
cần có một buổi hội gồm các cấp chỉ huy các đơn vị tham dự trận chiến
để mỗi người trình bầy những hoạt động của đơn vị mình, nói lên những
nhận xét để rút kinh nghiệm học hỏi, cùng những đề nghị nếu được áp dụng
thì trận chiến sẽ có kết qủa tốt hơn để mọi người cùng thảo luận. Đằng
này mọi chuyện đều choo trôi xuôi luôn.
Bài viết của tôi đến đây xem như đã trình bầy xong trận chiến Hoàng Sa,
nhưng cũng xin nối tiếp thêm về bài viết “Tường thuật trận hải chiến
lịch sử Hoàng Sa” của Đại tá Hà Văn Ngạc.
Toàn bài viết của Đại tá Ngạc từ đầu đến cuối là sai sự thật. Những điều
ông nói khó mà kiểm chứng. Chỉ những người ở trên HQ-16, HQ-5, HQ-4 và
HQ-10 mới thấy là hoàn toàn do óc tưởng tượng dàn dựng ra. Tôi chỉ nêu
lên một số chi tiết mà tôi thấy vô lý hoặc có liên hệ đến tôi mà sai sự
thật.
Ông viết : “Bất thần về phía đông vào khoảng 11 giờ 25 sáng, cách xa
chừng 8 đến 10 hải lý, xuất hiện một chiến hạm của Trung cộng loại có
trang bị mỗi bên một giàn phóng kép hoả tiễn loại hải – hải đang tiến
vào vùng giao tranh”. Cách xa chừng 8 đến 10 hải lý khó mà thấy được mỗi
bên một giàn phóng hỏa tiễn. Chỉ tưởng tượng thôi !
Sau đó cũng chẳng thấy ông nói chiến hạm Trung cộng này làm gì. Ngoài
ra, ông còn lo sợ cả phản lực cơ và tiềm thủy đĩnh Trung cộng. Vì quá lo
sợ nên không còn tinh thần để chiến đấu nữa ! Ông Ngạc viết : “Khoảng
7:00 sáng ngày 20 tháng 1, 1974 thì hai chiến hạm Phân đoàn I về tới căn
cứ an toàn. Tuần dương hạm HQ-16 cũng đã về bến trước đó ít lâu…”. Sự
thực, sáng ngày 20 tháng 11, 1974, HQ-16 về đến quân cảng Đà Nẵng và sau
đó chẳng thấy HQ-4 và HQ-5 ở Đà Nẵng. Chỉ một mình tôi lên trình diện
Tư Lệnh Phó Hải Quân trong Phòng hội của Bộ Tư Lệnh Hải quân Vùng I
Duyên Hải để trả lời những câu hỏi liên quan đến tổn thất giữa địch và
ta trong trận chiến.
Ông Ngạc viết : “Sau khi di tản các chiến sĩ thương vong và tử vong lên
căn cứ thì chỉ có ba vị Đô đốc cùng Hải Quân Đại tá Nguyễn Viết Tân, Chỉ
huy trưởng Sở Phòng Vệ Duyên Hải lên Tuần dương hạm HQ-5 và vào phòng
Hạm trưởng để dự cuộc thuyết trình về trận đánh. Ba vị Hạm trưởng (HQ-5,
HQ-16 và HQ-4 – ghi chú của người viết) đều có mặt để trình bầy chi
tiết về chiến hạm của mình v.v…”.
Tôi (Hạm trưởng HQ-16) đâu có mặt trên HQ-5 như Đại tá Ngạc viết.
Trong bài của ông có viết HQ-4, HQ-5 bị trúng đạn, thiệt hại khá nhiều,
định chạy về Subic Bay Phi Luật Tân để xin Hoa Kỳ sửa chữa. Sao không
chạy về Sài gòn cho gần mà lại chạy sang Subic Bay đã xa mà chắc gì Hoa
Kỳ chịu sửa chữa.
Sự thật HQ-4 và HQ-5 chẳng bị trầy một mảnh sơn nào cả. Cả Hải quân đều
biết. Vì thế cho nên chỉ một mình HQ-16 được tiếp đón ở Sài Gòn và gắn
huy chương chứ không có Đại tá Ngạc hay HQ-4 và HQ-5.
Trong bài viết “Biển Đông Dậy Sóng” của ông Trần Bình Nam, có câu : “Đại
tá Ngạc biết có một cái gì đó sau lưng trận đánh nên đã dè dặt đôi lời
trước khi viết rằng vân vân…”. Cái gì sau lưng đó, nay được ông Trần
Bình Nam nói ra : Đó là chuyến công du Trung quốc ngày 10 tháng 11 năm
1973 của ông Henry Kissinger mà nội dung ghi lại trong cuốn hồi ký chính
trị “Years of Upheaval” và được ông Trần Bình Nam trích ra trong bài
viết của ông ta. Đại khái là Hoa Kỳ bắt tay với Trung cộng để chống lại
Nga sô và qua một vài câu dẫn chứng, ông Trần Bình Nam kết luận có lẽ có
sự thoả thuận giữa Mao, Chu và Kissinger để Trung quốc chiếm quần đảo
Paracels của Việt Nam cộng hòa.
Ông Trần Bình Nam viết : “Một tháng sau khi ông Kissinger rời Bắc Kinh,
hải quân Trung quốc lén lút đổ bộ quân lên chiếm một số đảo trong quần
đảo Paracels và vân vân…”.
Phần tiếp theo của đoạn này chỉ dựa vào những chi tiết sai sự thật trong
bài viết “Tường thuật trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa” của Đại tá Ngạc.
Như trước ngày trận chiến xẩy ra, quân Trung cộng đã chịu rời đảo mà họ
đã chiếm khi có quân từ các chiến hạm Việt Nam đổ bộ chiếm lại đảo
(Trung cộng chỉ chiếm một đảo duy nhất là đảo Quang Hòa. Còn quân từ các
chiến hạm chỉ đổ bộ lên các đảo không có quân Trung cộng như Ạ đảo Cam
Tuyền, Vĩnh Lạc. Toán người nhái đổ bộ lên đảo Quang Hòa nhưng bị bắn
phải rút ra – lời người viết).
Những điều ông Trần Bình Nam viết chỉ là những phỏng đoán, chẳng có gì
chứng tỏ được Hoa Kỳ ngầm thoả thuận cho Trung quốc chiếm Hoàng Sa.
Ngược lại, theo nhận xét của tôi, khi dự trận chiến Hoàng Sa, tôi thấy
Trung cộng rất dè dặt trong việc xâm chiếm Hoàng Sa. Trước sau họ chỉ
đưa ra vỏn vẹn có ba chiến hạm không thuộc loại tối tân, có thể vì họ
ngần ngại có sự can thiệp của Hoa Kỳ. Họ không đưa ra một lực lượng hùng
hậu để đánh chiếm Hoàng Sa vì sợ nếu Hoa Kỳ phản ứng thì sẽ thành lớn
chuyện khó xử. Ngoài ra họ còn sợ dư luận thế giới nữa.
Ông Trần Bình Nam nói, nhờ Hoa Kỳ can thiệp nên Trung cộng đã nhanh
chóng trao trả (qua ngả Hồng Kông) số quân nhân và dân chính trên đảo
Hoàng Sa cùng một số ít thủy thủ đoàn của HQ-10 còn sống sót. Tôi không
chắc có phải do Hoa Kỳ can thiệp không. Theo tôi, Trung cộng đã chiếm
được đảo Hoàng Sa rồi thì sá gì mấy chục mạng người mà không trao trả.
Giữ để làm gì ? Không cần Hoa Kỳ can thiệp họ cũng tự động dàn xếp để
trao trả, vừa được tiếng nhân đạo vừa xoa dịu sự công phẫn của dân chúng
Miền Nam Việt Nam và có thể của cả dư luận thế giới nữa.
Có sự bắt tay giữa Hoa Kỳ và Trung cộng để hai bên rảnh tay chống lại
Nga sô nhưng không chắc có sự thoả thuận của Hoa Kỳ để Trung cộng chiếm
Hoàng Sa. Có thể một trong những lý do Trung cộng chiếm Hoàng Sa là để
thăm dò mức độ hợp tác giữa Hoa Kỳ cà Trung cộng sau khi đã ngầm bắt tay
nhau. Trung cộng chỉ cần đưa tới Hoàng Sa ba chiến hạm để thăm dò vừa
Hoa Kỳ vừa Việt Nam cộng hòa.
Nếu Việt Nam cộng hòa sợ oai hùm của anh khổng lồ mà tháo lui thì họ
không còn gì mong đợi hơn nữa. Còn nếu VNCH tận lực bảo vệ và đánh thắng
thì họ sẽ chờ lúc khác, chắc cũng không lâu, nếu Hoa Kỳ không tỏ thái
độ trong lần này. Còn giả thử nếu có sự thoả thuận của Hoa Kỳ để Trung
cộng chiếm Hoàng Sa đi nữa thì con dân nước Việt chúng ta có đánh hay
không ?
Nếu có ai hỏi Đại tá Ngạc hay ông Trần Bình Nam là những người thức
thời, nhìn xa hiểu rộng, thì tôi chắc hai người này sẽ dõng dạc công
khai tuyên bố : “phải đánh”. Còn đánh như thế nào, đồng tâm hiệp lực mà
đánh hay đánh chiếu lệ, nửa nạc nửa mỡ, xem đồng đội như vật hy sinh,
thì cái đó không phải là chuyện công khai…
Lê Văn Thự
cám ơn bạn Lưu Xuân Huy đã chia sẻ
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ dư luận viên
Mấy năm trước, trên giang hồ cư dân mạng Trung Quốc có lưu truyền một
tài liệu trào phúng hướng dẫn những cách phản pháo ý kiến phê bình dành
cho đảng viên Đảng 5 Hào (Ngũ Mao Đảng, 五毛党, Fifty Cent Party, lực lượng
còm sĩ ăn lương nhà nước để định hướng dư luận). Gần đây Việt Nam công
nhận có 900 “dư luận viên”, và Trung Quốc cho biết khoảng 10% dân Bắc
Kinh (tức khoảng 2 triệu người) là “tuyên truyền viên” (propaganda
worker). Nhân vụ này, lục lại và dịch bài này đọc chơi để thấy các dư
luận viên xứ ta đã thuộc nằm lòng cẩm nang này ra sao.
Cẩm nang huấn luyện Ngũ Mao Đảng
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Cái trứng vịt ở tiệm kế bên còn dở hơn, sao mày không chê?
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Làm ơn còm sao cho có tính xây dựng, nếu giỏi thì mày tự đẻ trứng luôn đi.
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Trứng này do một đồng chí hảo kê cần cù, dũng cảm, lương thiện và chính trực đẻ đó!
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Vẫn còn ngon hơn nhiều so với trứng năm ngoái.
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Mày lớn lên nhờ ăn trứng này, mày có quyền gì mà chê trứng dở?
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Mày có ý đồ gì mà chê bai vậy chớ?
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Đến cả trứng do chính gà của mày đẻ mà mày còn chê, mày có phải là người Trung Quốc không dzậy?
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Mịa, tao nghi mày là phường Pháp Luân Công nói điêu.[i]
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Chê ỏng chê eo chỉ vô ích thôi, nếu mày dư thời gian, sao không chăm chỉ làm ăn kiếm tiền đi chớ.
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Cái thằng cư dân mạng Đài Loan, biến mẹ nó đi cho ông nhờ, chẳng ai mời mày vào đây.
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Ôi dào, tâm lý ấu trĩ sao mà quá bi quan, đến phải than vãn về trứng dở.
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Trứng dở vì con gà đẻ trứng này bị một số con gà [thuộc phần tử xấu] không biết đẻ trứng xúi giục.
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Còm này đã bị quản lý diễn đàn sàng lọc.
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Vậy trứng Trung Quốc toàn dở, còn trứng Mỹ toàn ngon à? Đồ phản quốc!
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Trứng Đài Loan ngon há, sao không qua bển ở luôn đi, để coi mày có bị bom nguyên tử san bằng không.
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Trứng Trung Quốc đã đánh bại trứng Mỹ rồi, phải biết tự hào đi chớ!
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Tui sẽ không tránh né trứng của tổ quốc bất luận dở cỡ nào đi nữa!
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Trứng từ trại gà của chúng ta mà mày dám chê dở à? Mày lấy tư cách gì mà nói dzậy?
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Cầm chén ăn trứng xong buông đũa rồi chửi, mày chẳng biết cái gì đáng quý đáng trọng, đồ vô ơn, vô liêm sỉ, trơ trẽn!
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Trứng dở chỉ là thiểu số rất nhỏ, đại đa số trứng đều ngon, tuyệt hảo, và qua được kiểm định!
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Đây là một thiểu số phần tử phi pháp lường gạt quần chúng không hiểu rõ sự thật!
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Cái này đích thị là có động cơ ngầm và xúi giục [người khác], mày định làm gì dzậy?
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Đó là tin đồn, tôi có thể phát biểu rất trách nhiệm là tất cả trứng đều bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng!
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Nói chẳng có căn cứ gì hết, tui hy vọng báo chí có thể đưa tin khách quan!
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Theo tớ, trứng của một số người không ngon đến thế, trứng của chúng ta ngon gấp năm lần!
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Định hướng đúng đắn là niềm hạnh phúc của trại gà chúng ta, định hướng sai lầm là nỗi bất hạnh của trại gà chúng ta.
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Trại gà chúng ta vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, chúng ta
phải kiên trì [theo đường lối này] trong hai mươi năm sắp đến mà không
dao động!
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Chúng ta muốn lập trại gà với những đặc điểm riêng của chúng
ta, và để gà của mình đẻ trứng với những đặc điểm riêng của chúng.
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Dù ăn hơi dở, trứng này có lợi cho sức khỏe chúng ta, nếu anh
nhập trứng Mỹ trái phép, hệ tiêu hóa và bao tử, và có lẽ toàn bộ hệ nội
tiết của anh sẽ tiêu tùng. – Học giả Lý tính tả phái
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Trứng gà dở không liên quan đến trận động đất. – Chuyên gia động đất
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Có những thế lực thù địch nước ngoài đồn thổi trái phép về
trứng của chúng ta. – Lưu Kiến Siêu (nguyên là người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Trung Quốc, hiện là đại sứ Trung Quốc tại Philippines)
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Gà Trung Quốc, gắng lên! – Thanh niên Trung Quốc yêu nước
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Vì thực khách Bắc Kinh này cố tình gây rối và chê trứng dở,
chúng tôi đã lên thủ đô hai lần để thuyết phục khuyên răn, nhưng vô
hiệu. – Cảnh sát Thượng Hải
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Đây là tin đồn thất thiệt gần đây do thiên hạ tung ra trên internet.
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Mày thuộc thiểu số nhỏ không hiểu rõ sự thật, làm sao trứng có thể dở được?
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Nước đã giàu, dân đã mạnh, sao mày không ăn thịt gà cho tao nhờ?
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Không có trứng nào hoàn hảo cả, vậy mày không có quyền đồn nhảm về cái trứng này nhá!
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Trứng đời nhà Thanh ngon hay dở thì chỉ có người đời nhà Thanh biết.
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Có nhớ xã hội cũ không, người nghèo lúc đó đến gạo cũng chẳng
có mà ăn, mỗi ngày đành phải ăn trấu và cây cỏ dại, cuộc sống hạnh phúc
ngày nay phải trả giá bằng sinh mạng và máu của vô số liệt sĩ, mày phải
biết trân trọng chứ!
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình gà đẻ trứng, nếu mày
muốn ăn trứng ngon, mày phải đợi đến giai đoạn cao cấp hơn, giai đoạn
ban đầu này là một quá trình rất dài.
Phạm Vũ Lửa Hạ dịch từ bản tiếng Anh.
Nguồn: “The Fifty Cents Party Training Manual” do C. Custer dịch từ bản tiếng Trung “五毛初级培训教材” (Ngũ mao sơ cấp bồi huấn giáo tài).
--------------
Ghi chú:
[i] Người dịch tiếng Anh (C. Custer) không dám chắc chắn về cách dịch từ
lóng 轮子[luân tử] trong nguyên bản tiếng Trung, mà chỉ gợi ý là “liar”
[kẻ nói dối] hoặc “FLG member” [hội viên Pháp Luân Công]. (N.D.)
Độc tài, công bằng và chân lý
Hôm nay vào trại tỵ nạn ở Sydney để thăm một người, một tín hữu công
giáo, một người hoàn toàn xa lạ chưa từng quen biết qua sự gởi gắm của
cha Lợi ở Huế. Một con người chân chất chỉ biết đấu tranh cho sự tồn
vong của đất nước, cho công bằng và chân lý mà buộc phải bỏ tất cả để
đến Úc, để xin lòng nhân đạo của những người tóc vàng mủi lõ xa lạ cho
một cơ hội để sống, để có thể nói lên tiếng nói của mình.
Phải, anh ta đã bỏ tất cả, bỏ quê hương nơi đã tạo ra hình hài của anh, bỏ quê hương đất cày lên sỏi đá nhưng đầy tình người, bỏ những người thân mà anh chưa từng nghĩ là sẽ có cơ hội gặp lại, bỏ luôn cái mạng sống của mình để trốn chạy những trấn áp, những bẫy chết người của công an nhân dân lên cái mạng sống của mình. Đối với anh cái mạng sống của anh không là gì cả, chỉ là một mạng sống nhỏ nhen trong gần 90 triệu mạng sống của nhân dân, nhưng đối với tôi mạng sống của anh còn quí hơn mạng sống của tôi, của những người được vinh danh là cha già của dân tộc, của những người được vinh danh là anh hùng cách mệnh. Anh rời bỏ quê hương là để gióng lên tiếng nói lương tri, tiếng nói của một người chân lấm tay bùn trong tay không một tấc sắt để chống lại cường quyền. Rất tiếc là anh đến nước Úc quá trễ, trễ những 30 mấy năm nên bị giam cầm trong những song sắt, để bị bịt mắt bịt miệng thêm một lần nữa.
Nước Úc bây giờ, sau những xoay vần của chính trị, không còn là nước Úc của thập niên 70, 80 và 90 của thế kỹ trước nên họ không còn rộng tay đón nhận những con người như anh nữa. Và vì vậy họ phải giam cầm anh, càng lâu càng tốt để khỏi phải đối chọi với những sức ép ngoại giao từ phía chính quyền VN, với những kế sách chiến lược toàn cầu của họ.
So với anh tôi chỉ là một giọt nước trong biển cả, một hạt cát trong sa mạc mặc dù kiến thức và tài sản của tôi hơn anh nhiều, nhiều lắm. Nhưng kiến thức và tài sản của tôi có mang được xuống mồ không? Và có ai chứng minh được là kiến thức và tài sản của tôi sẽ mãi mãi hơn anh, hay một ngày nào đó kiến thức và tài sản của tôi chỉ là hạt cát trong sa mạc đối với anh. Không cần phải nói xa vời, ngay bây giờ kiến thức và tài sản của tôi đã thua anh rất nhiều. Tôi đâu có cái kiến thức bị công an đuổi bắt, tôi đâu có cái tài sản yêu quê hương dân tộc của anh. Những kiến thức và tài sản đó là vô giá, vô giá đến nỗi trên đời này không có gì mua được.
Tôi cảm thấy xấu hổ vô cùng, xấu hổ đến nỗi không ngủ được mặc dù đã gần 2 giờ sáng. Tôi có được cuộc sống sung túc, ăn ngon mặc đẹp hôm nay là nhờ những người như anh, những chiến sỹ vô danh. Tôi có được cuộc sống hôm nay là nhờ những tấm lòng cao cả của những người như Hà Vũ, Điếu Cày, Anh Ba Saigon, Lê Công Định, Duy Thức, Phạm Hồng Sơn, Phương Uyên, Thục Vy, vân vân. Những hy sinh của họ quá to lớn, quá dũng cảm so với những người có tên đường, tên thành phố ở Việt Nam, những tên đường mà chỉ sau mấy mươi năm át hết những tên tuổi hùng tráng của dân tộc ở thủ đô và các thành phố lớn.
So với những tấm lòng vì đất nước này tôi không là gì cả. Họ bất chấp cường quyền, bạo lực để đấu tranh cho tự do, công bằng và chân lý là những cái mà nhân dân Việt Nam chỉ biết qua những từ hoa mỹ mà chưa bao giờ qua 4000 năm văn hiến được thấy, được hưởng trong khi cả hơn nữa thế giới đã được hưởng cả trăm năm, cả thế giới Đông Âu (sau khi dỡ bỏ chế độ dân chủ gấp triệu lần thế giới dân chủ tư sản) được hưởng trót trét 20 năm. Càng nghĩ tôi càng hỏi tại sao. Tại sao tổ tiên ta bao đời đấu tranh chống ngoại xâm, chống thù trong giặc ngoài mà nhân dân không có quyền biết đến tự do, công bằng và chân lý. Có phải là cha ông ta sống không hợp với ý trời nên cứ phải bị trừng phạt như thế này? Hay là ông Trời không có mắt, không có miệng, không có lương tri để những con người bé nhỏ Việt Nam được sống trong tự do và hạnh phúc, và bắt dân Việt mãi mãi hy sinh, những hy sinh vô lý, quá vô lý. Những hy sinh mà đối với thế giới dân chủ tư sản không còn là gì cả nhưng đối với tổ quốc, đồng bào ruột thịt quả là quá to lớn, to lớn đến nỗi không có giá trị nào so sánh được, không có đồng tiền nào mua được.
Tôi không biết bạn nghĩ gì, cảm nhận thế nào nhưng tôi, mặc dù là một tín đồ Công giáo, cảm thấy ông Trời không vô tư, công bằng một tí nào cả đối với nhân dân Việt Nam, đối với những con người tuy nhỏ bé, yếu ớt trên thể xác nhưng to lớn trong tâm hồn, vĩ đại trong bầu nhiệt huyết,
Quả thật bây giờ tôi không biết suy nghĩ gì cả. Tôi không biết mình phải làm gì để ông Trời để mắt xuống tổ quốc Việt Nam, đến những con người sống không xong mà chết cũng không nguôi.
Phạm Anh Tuấn (TTHN)
Sydney, 2:24 sáng 21/12/2013
Phải, anh ta đã bỏ tất cả, bỏ quê hương nơi đã tạo ra hình hài của anh, bỏ quê hương đất cày lên sỏi đá nhưng đầy tình người, bỏ những người thân mà anh chưa từng nghĩ là sẽ có cơ hội gặp lại, bỏ luôn cái mạng sống của mình để trốn chạy những trấn áp, những bẫy chết người của công an nhân dân lên cái mạng sống của mình. Đối với anh cái mạng sống của anh không là gì cả, chỉ là một mạng sống nhỏ nhen trong gần 90 triệu mạng sống của nhân dân, nhưng đối với tôi mạng sống của anh còn quí hơn mạng sống của tôi, của những người được vinh danh là cha già của dân tộc, của những người được vinh danh là anh hùng cách mệnh. Anh rời bỏ quê hương là để gióng lên tiếng nói lương tri, tiếng nói của một người chân lấm tay bùn trong tay không một tấc sắt để chống lại cường quyền. Rất tiếc là anh đến nước Úc quá trễ, trễ những 30 mấy năm nên bị giam cầm trong những song sắt, để bị bịt mắt bịt miệng thêm một lần nữa.
Nước Úc bây giờ, sau những xoay vần của chính trị, không còn là nước Úc của thập niên 70, 80 và 90 của thế kỹ trước nên họ không còn rộng tay đón nhận những con người như anh nữa. Và vì vậy họ phải giam cầm anh, càng lâu càng tốt để khỏi phải đối chọi với những sức ép ngoại giao từ phía chính quyền VN, với những kế sách chiến lược toàn cầu của họ.
So với anh tôi chỉ là một giọt nước trong biển cả, một hạt cát trong sa mạc mặc dù kiến thức và tài sản của tôi hơn anh nhiều, nhiều lắm. Nhưng kiến thức và tài sản của tôi có mang được xuống mồ không? Và có ai chứng minh được là kiến thức và tài sản của tôi sẽ mãi mãi hơn anh, hay một ngày nào đó kiến thức và tài sản của tôi chỉ là hạt cát trong sa mạc đối với anh. Không cần phải nói xa vời, ngay bây giờ kiến thức và tài sản của tôi đã thua anh rất nhiều. Tôi đâu có cái kiến thức bị công an đuổi bắt, tôi đâu có cái tài sản yêu quê hương dân tộc của anh. Những kiến thức và tài sản đó là vô giá, vô giá đến nỗi trên đời này không có gì mua được.
Tôi cảm thấy xấu hổ vô cùng, xấu hổ đến nỗi không ngủ được mặc dù đã gần 2 giờ sáng. Tôi có được cuộc sống sung túc, ăn ngon mặc đẹp hôm nay là nhờ những người như anh, những chiến sỹ vô danh. Tôi có được cuộc sống hôm nay là nhờ những tấm lòng cao cả của những người như Hà Vũ, Điếu Cày, Anh Ba Saigon, Lê Công Định, Duy Thức, Phạm Hồng Sơn, Phương Uyên, Thục Vy, vân vân. Những hy sinh của họ quá to lớn, quá dũng cảm so với những người có tên đường, tên thành phố ở Việt Nam, những tên đường mà chỉ sau mấy mươi năm át hết những tên tuổi hùng tráng của dân tộc ở thủ đô và các thành phố lớn.
So với những tấm lòng vì đất nước này tôi không là gì cả. Họ bất chấp cường quyền, bạo lực để đấu tranh cho tự do, công bằng và chân lý là những cái mà nhân dân Việt Nam chỉ biết qua những từ hoa mỹ mà chưa bao giờ qua 4000 năm văn hiến được thấy, được hưởng trong khi cả hơn nữa thế giới đã được hưởng cả trăm năm, cả thế giới Đông Âu (sau khi dỡ bỏ chế độ dân chủ gấp triệu lần thế giới dân chủ tư sản) được hưởng trót trét 20 năm. Càng nghĩ tôi càng hỏi tại sao. Tại sao tổ tiên ta bao đời đấu tranh chống ngoại xâm, chống thù trong giặc ngoài mà nhân dân không có quyền biết đến tự do, công bằng và chân lý. Có phải là cha ông ta sống không hợp với ý trời nên cứ phải bị trừng phạt như thế này? Hay là ông Trời không có mắt, không có miệng, không có lương tri để những con người bé nhỏ Việt Nam được sống trong tự do và hạnh phúc, và bắt dân Việt mãi mãi hy sinh, những hy sinh vô lý, quá vô lý. Những hy sinh mà đối với thế giới dân chủ tư sản không còn là gì cả nhưng đối với tổ quốc, đồng bào ruột thịt quả là quá to lớn, to lớn đến nỗi không có giá trị nào so sánh được, không có đồng tiền nào mua được.
Tôi không biết bạn nghĩ gì, cảm nhận thế nào nhưng tôi, mặc dù là một tín đồ Công giáo, cảm thấy ông Trời không vô tư, công bằng một tí nào cả đối với nhân dân Việt Nam, đối với những con người tuy nhỏ bé, yếu ớt trên thể xác nhưng to lớn trong tâm hồn, vĩ đại trong bầu nhiệt huyết,
Quả thật bây giờ tôi không biết suy nghĩ gì cả. Tôi không biết mình phải làm gì để ông Trời để mắt xuống tổ quốc Việt Nam, đến những con người sống không xong mà chết cũng không nguôi.
Phạm Anh Tuấn (TTHN)
Sydney, 2:24 sáng 21/12/2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét