Tin thứ Hai, 21-01-2013
- Phỏng vấn Chủ tịch nước: Biển Đông là vấn đề VN luôn quan tâm (TTXVN). Chung chung, nhàn nhạt, vô thưởng vô phạt quá!
- Có 1 tờ Báo Việt Nam vinh danh người lính Cộng hòa bảo vệ Hoàng Sa (RFI). Hu hu! … Dù khen Thanh niên đã dám một mình nhắc tới tên “Trung Quốc” khi nói tới lũ xâm lăng gây hấn trong tin bài về việc di dời hài cốt Anh hùng Liệt sĩ Lê Đình Chinh, cho tới bài hôm kia về cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa 39 năm trước cũng gần như chỉ một mình TN, song vẫn phải đặt một dấu hỏi: phải chăng có một “chiếc ô” nào đó đặc cách dành cho báo này?
<- Cái cúi đầu của chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa (FB Nam Đặng Văn). “Những người mà theo lời ông chủ tịch Ngữ là: cách đây đúng một ngày của 39 năm về trước họ đã dũng cảm đối mặt với bọn bành trướng Bắc Kinh khi đem chiến hạm cướp Hoàng Sa từ tay miền Nam Việt Nam vào ngày 19-1-1974. Cái cúi đầu của một người đang giữ trọng trách là chủ tịch huyện đảo… Có lẽ các quan chức nên học cách cúi đầu của ông Ngữ ít nhất là trước biến cố Hoàng Sa”.
- Phỏng vấn TS Nguyễn Nhã: “Nguy cơ Bắc thuộc ngày càng lớn” (RFI). “… nguy cơ Việt Nam trở thành thuộc quốc ngày càng lớn, bởi vì họa xâm lược từ phương Bắc không chỉ có ở Biển Đông, mà còn ở các lĩnh vực kinh tế, văn hóa…”
- Triển lãm bằng chứng chủ quyền Hoàng Sa với quy mô lớn (NLĐ). - Huyện đảo Hoàng Sa triển lãm tư liệu về Hoàng Sa (TN). - Triển lãm tư liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa (LĐ). - Chứng lý mạnh mẽ về chủ quyền của Việt Nam (TP). - Khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa – Triển lãm các tư liệu mới (SGGP). - Những người lính lênh đênh trên Biển Đông (TP). - Tiếp sức ngư dân vươn khơi bám biển (TN).
- Việt-Trung kỷ niệm quan hệ ngoại giao (BBC). Như đã hẹn với độc giả sáng qua sẽ bình luận về quan hệ Việt – Trung qua thông tin về dịp kỷ niệm này. Trước hết mời xem lại đoạn video của VTV về buổi lễ kỷ niệm 63 năm quan hệ VN-TQ và tin của phía TQ: Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức chiêu đãi nhân kỷ niệm 63 năm thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc, tham khảo các tin liên quan: Điện mừng kỷ niệm 63 năm ngoại giao Việt-Trung, Kỷ niệm 63 năm lập quan hệ ngoại giao Việt-Trung, DN Việt-Trung tham gia Hội chợ quốc tế Tà Lùng.- Hứa Kỳ Lượng: Trung Quốc sẵn sàng cho “chiến tranh bảo vệ chủ quyền” (GDVN). - Trung Quốc luyện tác chiến cho trực thăng vũ trang (LĐ). - Trung Quốc đưa trực thăng, huấn luyện chiến đấu (PLTP). - Trung Quốc có thể chế tạo tàu sân bay ở Hồ Lô Đảo? (GDVN). – Trung Quốc: 1,5 tỷ USD mua 36 máy bay Tu-22M3 (TTXVN). - Ảnh độc: 4 tàu Hải giám tuần tra đều đặn biển Đông. Góp ý trang báo Phụ nữ Today, với những loại thông tin này, chỉ nên đưa tin vắn, hạn chế đưa ảnh như kiểu quảng bá cho kẻ thù địch, lại còn giật tít kiểu câu khách như vậy nữa thì càng dở. - Vũ khí siêu tối tân Trung Quốc chỉ để ‘làm cảnh’? (Infonet/Zing).
Có thể nhận ra một hiện tượng hiếm thấy về không khí lạnh nhạt, thậm chí có phần căng thẳng, từ hình ảnh buổi chiêu đãi, họp báo của ông Đại sứ VN, cho tới các bản tin. Khi được phóng viên hãng thông tấn TQ hỏi về chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Abe, ông đại sứ đã có giọng khó chịu khi nhắc tới những bình luận cho là VN lôi kéo nước khác chống TQ. Việc nhắc tới những bình luận, mà dễ hiểu là từ phía TQ, nhưng đã được ông đại sứ đánh giá là “nực cười”. Biểu hiện đó tương tự một lời chỉ trích đối với TQ.
Trong bản tin của VTV về cuộc chiêu đãi, hai bên hoàn toàn không nhắc tới “16 chữ vàng”, “4 tốt”. Còn trong bản tin của TTXVN, tuy có nhắc tới, nhưng đi liền đó là hai chữ “thực sự” khi nói về mong muốn quan hệ hai nước. Điều có có vẻ như cho rằng hiện những từ ngữ tốt đẹp đó không có thực. Chỉ thấy hơi tội cho ông đại sứ là hình như ông đã phải rất cố gắng để thể hiện thái độ “phản kháng”, khi trong suốt bài phát biểu lạnh lùng đó, hầu như không thấy ông ngước lên.
Bản tin về những bức điện mừng của các nhà lãnh đạo VN gửi phía TQ cũng rất sơ sài, hoàn toàn chỉ liệt kê, không có một đoạn nào thể hiện nội dung điện mừng.
Từ vài biểu hiện trên, liệu chúng ta có thể phán đoán rằng các giới chức VN đã có những cố gắng nào đó phản kháng lại những hành động xâm lấn của TQ, nhưng không tiện thể hiện để người dân hiểu và cảm thông hay không? Hy vọng trong thời gian tới sẽ có thêm thông tin giải đáp cho câu hỏi này.
- Nhật Bản cần Đông Nam Á (SGGP). - Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ hợp tác với Mỹ tích cực và chủ động hơn (GDVN). - 5 lý do mới đẩy Trung-Nhật gần miệng hố chiến tranh (VNN).
- Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton: “Đừng chạm đến Senkaku trong tay Nhật”! (LĐ). - Senkaku/Điếu Ngư :Trung Quốc phản đối Mỹ ủng hộ Nhật (RFI). - Tình hình biển Đông, Hoa Đông vẫn nóng (TN). - Yomiuri: Nội các Nhật Bản đoàn kết chặt chẽ đối phó với Trung Quốc (GDVN). - Thủ tướng Nhật Bản xem lại cương lĩnh quốc phòng(TTXVN). - Nhật Bản xem lại cương lĩnh phòng vệ (PT). - Lộ kế hoạch Nhật Bản đánh chìm tàu sân bay Trung Quốc (PT).
- Tổng Bí thư thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Italy (TTXVN).
- Khai giảng lớp tiếng Việt cho phóng viên Thái Lan (TTXVN).
- DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 21) (BoxitVN). Đã có 3.474 chữ ký.
- Trần Minh Khôi: Sự suy thoái chính trị và lối thoát của Đảng Cộng sản Việt Nam – (Quê choa).
- Lưu Hà Sĩ Tâm: Phần tử cơ hội và kẻ cơ hội chính trị là ai và ở đâu? (BoxitVN).
- THẾ NÀO LÀ “ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ” ? (Bùi Văn Bồng).
- Về vụ xét xử 14 thanh niên Công giáo, Tin lành: Suy diễn vô căn cứ (QĐND).
- Dương Trung Quốc: Nghĩ vào lúc Hiến pháp đang sửa đổi (LĐ). Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa =>
- GÓP Ý DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992: Cần khẳng định: Nhân dân làm nên Hiến pháp (PLTP). - Cần quy định mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (SGGP).
- Xử lý những ai không chịu nhận khuyết điểm (VNN). Tóm tắt bài trả lời phỏng vấn TTXVN, đã điểm chiều qua, của TBT Nguyễn Phú Trọng. - Xử lý cán bộ không chịu nhận khuyết điểm (DV). - Biện pháp khả thi (PLTP).
- Từ 11/1/2013 Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho ý kiến về việc xử lý tài chính sau thanh tra Tổng công ty Vinaconex (VINACORP/ TTCP).
- Về vụ kết quả thanh tra Đà Nẵng: đã có chỉ thị từ trên cho tất cả các báo đài ngưng lập tức tin, bài liên quan. Đề nghị các TBT nghiêm chỉnh chấp hành. Phần bình luận tiếp cũng xin được hẹn sang sáng mai. - Người dân tin phản hồi của UBND thành phố Đà Nẵng (DV). - Thời điểm công bố kết luận thanh tra Đà Nẵng ‘không bất thường‘ (VNE).
- LÚ BÁ TƯ, TAM ANH CHIẾN LỮ BỐ – kỳ 2 (Huỳnh Ngọc Chênh). - VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ ĐÃ BAN HÀNH CÔNG VĂN 1930/VPCP-V.I SAI CHÍNH TẢ VÀ VI PHẠM THÔNG TƯ 01/2011/TT-BNV (Phạm Viết Đào). - Bá Tân: Tôn trọng đối thủ (Nguyễn Thông).
Xin trích nội dung một email trao đổi của TS Tô Văn Trường sáng nay:
“Câu chuyện thanh tra về quản lý đất đai ở
Đà Nẵng được tuyên bố “bí mật” nhưng đùng cái đưa ra công luận cũng
không có gì lạ trong bối cảnh hiện nay. Đọc toàn văn phản hồi của các vị
lãnh đạo Đà Nẵng càng thấy cuộc sống là bất phương trình chứ không phải
phương trình.
Đọc bài viết “Phút 89” của ông Bảy Nhị viết về ông Nguyễn Bá Thanh
(đăng trên báo Tuổi Trẻ), tôi lại nhớ tâm sự riêng của ông Bảy vừa mừng,
vừa lo cho người bạn miền Trung trong cương vị mới ở “chảo lửa” Mỹ Đình
. Trong bài “Hố sâu cũng tương ứng với tai ương đã dựng”, tôi đã viết
: ” Sự nghiệp của ông Nguyễn Bá Thanh không phải là một khối pha lê
trong suốt, nếu soi kỹ lại hành trình ông đã đi thì đúng là thế và hiểu
như thế để khỏi ảo tưởng nhưng quả thật nếu tìm một ai đó vào cương vị
Trưởng ban Nội chính ở thời điểm này thì người xứng đáng nhất vẫn là
Nguyễn Bá Thanh”.
Có lần, tôi được nghe người lái taxi (dân Đà Nẵng) nhận xét ông Thanh làm được rất nhiều việc có ích cho thành phố, nếu ông ấy giầu có thì cũng xứng đáng được hưởng. Người dân Đà Nẵng công tâm như thế đấy!
Trường hợp của ông Bá Thanh “Triệu Tử Long” ngày nay là nhân tố tích cực sẽ chịu sức ép vô cùng lớn, nếu không có những cách thức để bảo vệ người, bảo vệ những hành động tích cực thì sẽ nhanh chóng chết yểu! …”
- Hải Phòng khai trừ đảng phó giám đốc CA (BBC) “trong lúc có blogger nói diễn biến này nằm trong một vụ ‘xung đột nội bộ’ nhưng ‘có liên hệ tới các cấp cao hơn.’”Có lần, tôi được nghe người lái taxi (dân Đà Nẵng) nhận xét ông Thanh làm được rất nhiều việc có ích cho thành phố, nếu ông ấy giầu có thì cũng xứng đáng được hưởng. Người dân Đà Nẵng công tâm như thế đấy!
Trường hợp của ông Bá Thanh “Triệu Tử Long” ngày nay là nhân tố tích cực sẽ chịu sức ép vô cùng lớn, nếu không có những cách thức để bảo vệ người, bảo vệ những hành động tích cực thì sẽ nhanh chóng chết yểu! …”
- Quảng Trị: Một trưởng phòng bán rẻ gần 1.000ha rừng (DV). Quan tép riu mà bán đất nhiều vậy, thì trách gì dân không nghi quan lớn quán … nước?
- Nam Định nói “không” với bằng tại chức vì “đặc thù của tỉnh” (LĐ). - Chiếu trên (PLTP). - Quy hoạch cán bộ Ủy ban Dân tộc (DV). - Tuyển dụng công chức xã, phường phải phù hợp chuyên ngành (PLTP). - Thi tuyển có khắc phục được ‘chạy’ chức? (TP).
- Thái Bình: Bệnh viện Cuộc Sống… “chết yểu” (LĐ). - Thu hồi đất dự án Trại thực nghiệm Nhơn Tân (TN). - ‘Quan’ kiện dân ở cột mốc số 0 (TP).
- Trên tuyến đường biển Hải Phòng: Tài nguyên âm thầm “chảy máu” (LĐ). - Hải Phòng: Thủ đoạn mới – xin neo tàu để sửa chữa rồi… “xẻ thịt” (LĐ).
- Một giám đốc tố bị cán bộ thuế đánh gãy răng (DV).
- Nỗi lo sập cầu khi vận chuyển bauxite (TN). - Khởi kiện đòi nợ chủ đầu tư dự án xử lý hạt nix (TT).
- “Sứt đầu mẻ trán” vì đường xấu (TN). - Những ‘cơn ác mộng’ trên Quốc lộ 14 (PT). - Vẫn bức xúc phí đường bộ (TN). - CSGT “cháy” thẻ xanh (TN).
- Lại một dự án 11.000 tỷ xây rạp gây tranh cãi (VNN).
- Diệp Văn Sơn: Tạo điều kiện cải cách hệ thống tư pháp (NLĐ). - Bộ trưởng Tư pháp: Thanh tra hoạt động công chứng toàn quốc (VOV). - Thanh tra các công chứng viên trên cả nước (VnMedia).
- Những qui định có hiệu lực ngay … trên giấy! (VnMedia). - Ngày đầu “siết” thức ăn đường phố: Dân không biết, cán bộ không tin (LĐ).
- BÁO QĐND ” MƠI” CHỦ TỊCH HIỆP HỘI INTERNET HIẾN KẾ CÁCH LÙA MẠNG XÃ HỘI VÀO “CHUỒNG” QUẢN LÝ, NHƯNG… (Phạm Viết Đào).
- Bất thường thương lái Trung Quốc đổ xô mua phân trâu khô? (TP). - Nguy cơ dịch bệnh từ cá tầm nhập lậu Trung Quốc (VietQ/GDVN).
- Đề xuất thí điểm lập “khu đèn đỏ” mại dâm ở Việt Nam (GĐ/ TP). - “Phố giấy tờ giả” lại nhộn nhịp (NLĐ). - Rắc rối vì trùng số CMND. Nuôi lợn, gà trong thành phố sẽ bị phạt bạc triệu (DV).
- Băng rôn, khẩu hiệu xuống đồng chắn rét hoa màu (VNN). Tốt quá! Mai mốt đưa dần nó vô … cầu tiêu là ổn.
- Trục lợi từ xe biển số ngoại giao (NLĐ). Chuyện gì cũng “báo cáo thủ tướng”!
- Đột kích vũ trường giữa trung tâm thành phố (TT). - 21 người trong vũ trường dương tính với ma túy (NLĐ).
- TP. Hồ Chí Minh: Xử lý “du di” lấn chiếm sông, kênh, rạch (PNTP). – Cư dân Saigon Pearl đòi chủ đầu tư trả nợ (PLTP).
- Thanh Hóa: Lại xảy ra động đất ở Quan Sơn (LĐ). - Sinh mạng bị uy hiếp, sống sợ hãi bên mỏ đá (DV).
- Đại hội Hội sinh viên thanh niên Việt tại Nhật Bản (TTXVN).
- Về cuốn sách Bên Thắng Cuộc: Biết một nửa còn hơn không (Nguyễn Thông). Tiếp lời hẹn sáng qua,
xin bàn về loại “quan tòa” thứ năm đang xử án tác giả Huy Đức. Họ chính
là các vị TBT của những tờ báo PLTP, DV, SGGP, TT, CATP, … đang tham
gia vào “phiên xử” này. Tại sao nói họ “kinh khủng và đáng lên án”? Bởi
không đơn giản họ là những “quan tòa” nấp sau cánh gà, mà họ còn đang
“bắn” vào lưng đồng đội …
Cách đây chừng 5 năm, trong cuộc trò
chuyện với một nhà báo cao niên về nỗi thống khổ mà tờ tạp chí của ông
luôn phải chịu đựng vì hay bị “soi” và đe nẹt, chúng tôi đã bàn tới một
“chiến thuật”, gọi là “giàn hàng ngang mà tiến”. Đó là các báo muốn cố
gắng xông pha vào một số vấn đề được coi là “nhạy cảm” chính trị, thì
nên nhìn nhau, thống nhất cùng nhau mà thực hiện, hơn là cứ mạnh ai nấy
xông lên. Có như vậy thì mới đỡ bị “bắn” hạ một cách đơn độc. Có lẽ
nhiều lãnh đạo các báo cũng thừa hiểu và từng cố gắng làm điều này. Ví
như vụ TS Cù Huy Hà Vũ kiện thủ tướng, chỉ thị trong giao ban rằng chỉ
trang web chính phủ đưa tin thôi, nhưng hàng loạt báo đài đã cùng “vi
phạm”. Thế là không dễ xử lý với từng đó kẻ “tội đồ”. Gần đây là vụ đưa
tin Trung Quốc “cắt cáp” tàu Bình Minh 2. Không biết có phải vì nhiều
nơi “vi phạm”, khó xử lý cả, hay Ban Tuyên giáo cũng đã phải nghĩ lại
trước dư luận trái chiều rất mạnh, mà tới giờ chưa thấy thông báo kỷ
luật.
Phải kể lại chuyện này vì muốn các nhà báo
hình dung lại khái niệm mình là thứ “quyền lực thứ Tư”, đang cùng nhau
chiến đấu trên mặt trận chống lại những tiêu cực xã hội. Rất cần kề vai
sát cánh, đoàn kết, chung lòng.
Làng báo cũng như độc giả quá biết Huy Đức
– Ô sin là ai. Ông, cùng với tờ SGTT của mình, hay những báo khác trước
đây ông tham gia, không những từng có những bài báo sắc sảo, mạnh mẽ
đấu tranh cho phát triển xã hội, mà còn mở blog riêng, cố gắng “lách”
trong cả rừng kiểm soát khắt khe. Không dừng ở đó, ông đã tận dụng lợi
thế của một nhà báo, không bỏ phí tư liệu thu thập được bao năm ròng khi
tác nghiệp, để bước qua lãnh địa sử học, đóng góp cho xã hội một bộ tài
liệu vô giá. Nên có thể đánh giá cuốn “Bên thắng cuộc” là một tác phẩm
báo chí độc đáo của một nhà báo giỏi và đầy tâm huyết.
Tất cả những phản ứng của độc giả ít nhất
là qua trang blog này đã chứng tỏ sự ủng hộ của quần chúng lớn tới đâu
đối với cuốn sách. Chưa kể tới bao nhiêu vị trí thức, nhân sĩ, giới văn
nghệ, cán bộ, đảng viên … ở ngoài đời, đã thể hiện thái độ háo hức và
trân trọng đến thế nào đối với nó.
Thế nhưng, các đồng nghiệp đứng đầu các tờ
báo nói trên đã làm gì? Có phải họ ẩn nấp phía sau, rồi bằng các phiên
tòa lưu động là tờ báo của mình, được họ tùy ý sử dụng, để “bắn” vào
lưng đồng đội Huy Đức đang tiến lên đơn độc hay không? Sợ dư luận lên án
và muốn đánh lừa độc giả, họ sử dụng những bài viết cố kiếm cách lập
luận quanh co, ngụy biện, chụp mũ, đặc biệt là chỉ một chiều, không có
phản hồi, tranh luận từ nhiều phía, hầu như không có dẫn chứng cụ thể,
để nhồi vào phiên tòa mà họ hoàn toàn kiểm soát. Làm vậy, không những họ
đang bắn vào lưng đồng đội, mà còn bắn bằng … “súng giảm thanh”, với
những viên đạn “bọc đường tẩm thuốc độc”, bắn vào không chỉ đồng nghiệp
Huy Đức.
(Bài 1563. Không “hố sâu thực sự” của Nhà báo Lưu Đình Triều trên Tuổi trẻ, sau 20 giờ đồng hồ đăng lại, đã có 150
phản hồi, trong đó có nhiều ý kiến được viết công phu, sâu sắc. Chúng
tôi đã đăng một trong các phản hồi đó ở cuối bài. Đáng chú ý có đoạn:
“Giao ban báo chí mới đây, trên anh Đinh tặc đã chỉ thị không nói về
Bên thắng cuộc nữa. Lý do, là [làm vậy như] quảng cáo không công cho Huy
Đức. Quan trọng hơn, đây là cuốn sách đồ sộ về tư liệu, lần đầu tiên và
khá đầy đủ, góp phần lột rõ bộ mặt của ]chế độ, cả trong quá khứ tàn
bạo về hành xử, u mê về chủ thuyết, cho tới chuyện”đánh cắp lịch sử”.
[Ở] Trên các ảnh sợ là phải! Bài anh Triều có lẽ là bài cuối của “lề
phải” về cuốn BTC?”. Bổ sung, TS Tô Văn Trường có nhận xét: “Quyển
sách “Bên thắng cuộc” và “Quyền bính” của Huy Đức được nhiều người bình
luận tùy theo nhận thức, góc nhìn của mỗi người. Đối với tôi, tuy còn
những “hạt sạn” nhưng đây là cuốn sách đáng đọc và suy ngẫm.“).
<- Trần Gia Phụng: Giai đoạn 1 và 2 Hội nghị Paris (ĐCV). – Mời xem lại: Hội Nghị Paris: Phái đoàn và lập trường. - 40 năm Hiệp định Paris lịch sử: Đường đi đến bàn đàm phán Paris (Bài 2) (PT). - Hiệp định Paris – dấu son lịch sử – Bài 1: Đường đến Paris (PLTP).- Thưởng Tết cho “người có công”: Xin đừng nghĩ 393 tỷ đồng là lớn (SGGP). Lớn lắm chứ! Là với người “không có công”, là với hòa hợp dân tộc, là mặt trái của một cuộc chiến tranh, v.v.. - Nơi ấy, cần lắm một tượng đài… (LĐ).
- Huỳnh Ngọc Tuấn: Lãnh đạo hay đại diện? (ĐCV).
- Ý kiến của Nhóm Yêu quý Bảo vệ Rừng Cát Tiên (SCT) gửi trang Năng lượng Việt Nam (BoxitVN).
- Hai người Tây Tạng tự thiêu trong một tuần (RFI). - Trung Quốc: Các quan chức đua nhau bán nhà tháo chạy (PT). Bao giờ tới VN?
- Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc thăm Myanmar (VTV). - Phe nổi dậy Kachin: Quân đội Miến Điện vi phạm lệnh ngưng bắn (RFI). - Phiến quân Kachin: Miến Điện không tôn trọng lệnh ngưng bắn (VOA).
KINH TẾ
- Những quy định “đẻ” vội, “chết”… nhanh (VNM).
- Kinh tế Vĩ mô Tuần 21 – 25/01: Lại trông ngóng CPI (Vietstock).
- Loạn giá vàng nhẫn (VNE). - Giá vàng nhẫn quá cao (VNE).
- TAS chiếm đoạt tiền của Habubank, không phải SHB (NDHM). - Tết cận kề, lại lo… ATM hết tiền (DV).
- “Thủ phạm” lộ diện, cơn sốt trứng gà đang hạ nhiệt (DT).
- Đề xuất đổi gạo Việt Nam lấy điều châu Phi (DV).
- Phản đối vụ kiện chống trợ cấp tôm từ Việt Nam (TN). - Mỹ chính thức điều tra vụ kiện chống trợ cấp tôm (PLTP).
- Quýt hồng Lai Vung “sốt” giá (SGTT). - Thí điểm thành công công nghệ sản xuất nấm linh chi (TTXVN). =>
- Đìu hiu làng nghề guốc Hà Thành (DV).
- Thị trường thép sẽ “ấm” lên? (HQ).
- Những lưu ý mới về gian lận trong báo cáo tài chính (VnEco). - “Hấp dẫn khối ngoại, không chỉ từ nới room” (VnEco). - TTCK: Lại “rủi ro chính sách”? (Vietstock).
- Dân sợ nhận nhà thu nhập thấp (TP). - TGĐ Công ty Nhà Thủ Đức: BĐS làm ăn chộp giật, chết là đương nhiên! (GDVN).
- 2013 – năm đột phá của ngành điện (PT).
- Tái cơ cấu: Vietnam Airlines… (SGTT).
- Vụ nghi án Coca-cola chuyển giá, trốn thuế: Vụ Coca-Cola: Sự trừng phạt của người tiêu dùng Việt (GDVN).
- Xuất siêu “có tiếng không có miếng”: Kỳ 6: Mừng ít lo nhiều (TN).
- Nói và làm: Giải cứu DN, chờ đến bao giờ? (Vef). - Marathon xuyên Việt – “Cuộc đầu tư mang tính phá sản của tôi” (TTVH).
- Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Diễn đàn Du lịch ASEAN (VOV).
- Làng đào Phú Thượng ‘thấp thỏm’ chờ Tết (PT). - Chưa tết, giá hàng hoá đã tăng từng tuần (LĐ). - Không để sốt giá ảo hàng tết (PLTP). - Đêm hội “Xuân doanh nhân – kiều bào Việt Nam 2013” (NLĐ). - Tết Việt dùng hàng Việt – Bài 2: Phong phú đặc sản Bắc, Trung, Nam (SGGP).
- Có nên ‘luật hóa’ thưởng Tết? (TP).
- MỘT CUỐN SÁCH GÂY ẤN TƯỢNG MẠNH (Lê Anh Hùng).
- Máy bay 787 Dreamliners làm “mất mặt” Boeing (TTXVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nhà sử học Dương Trung Quốc: Quốc phục Việt: Đừng đẽo cày giữa đường… (ĐV).
- Tiếp tục trùng tu di tích Huế trong năm 2013 (PLTP).
- Theo dấu người xưa: Kỳ 28: Áo cưới trước cổng chùa (TN).
- Níu giữ làng quê yên bình bằng múa (DV).
- Giải thưởng Hội Nhà văn 2012 bị từ chối – Sẽ tổ chức họp báo công khai thông tin? (SGGP). Tốt! - Nhà văn Y Ban: Một trăm cái lý không bằng một tí cái tình (LĐ). - Khi văn học làm dư luận xôn xao (LĐ). - Từ Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2012 – Nhìn lại đời sống văn học Nam bộ (SGGP).
- PHẢI CÓ NHỮNG BIỆN PHÁP ” MẠNH ” VỚI NHỮNG NHÀ VĂN VIẾT RA NHỮNG CUỐN SÁCH KHÔNG AI TÌM ĐỌC, KHÔNG AI MUỐN ĐỌC ?! (Phạm Viết Đào/ CAND).
- YÊU THỜI “ĐỒ ĐỂU” (KỲ 30) (Nhật Tuấn).
- NHÀ THƠ PHẠM ĐƯƠNG NÓI VỀ GIỜ THỨ 25 (Văn Công Hùng).
<- Lê Phương Dung: CHỈ LÀ MỘT GIẤC MƠ (Nguyễn Trọng Tạo).
- LÂM XUÂN VI BÌNH “CỎ MAY TRÊN SÂN THƯỢNG” (Nguyễn Trọng Tạo).
- Cặp đôi hoàn hảo 2013: Đêm đầu hé lộ những ẩn số (TTXVN).
- Họa sĩ Việt Nam dự Triển lãm Nghệ thuật quốc tế châu Á (ND).
- Lời bình tác phẩm “Có 500 năm như thế” của một giáo sư Mỹ (Anh Vũ). - GS Kelly Liam : The Cham-Việt Frontier as a “Middle Ground” (Leminhkhai).
- Chỉ giỏi karaoke (Đào Tuấn). “Vậy thì ngành du lịch đã làm gì ngoài việc ‘thuê nước ngoài’ ngay với việc làm một cái clip quảng bá. Họ có gì giỏi ngoài việc giỏi ngồi kêu “con nhà nghèo”, kêu ‘thiếu tiền’, đòi 1 triệu USD cho một clip quảng bá và ‘chỉ giỏi hát karaoke’?”
- CHUYÊN GIA KAZUYOSHI TANABE (NHẬT): “Đừng lệ thuộc nhiều vào các ông bầu!” (PLTP). - Sự thật phơi bày (LĐ). - Nếu làm việc cho VPF, tôi sẽ học tiếng Việt (LĐ).
- Lance Armstrong : Từ huyền thoại trở thành kẻ dối trá (RFI).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Trao giải cuộc thi vẽ tranh tìm hiểu biển đảo Lý Sơn (VOV).
- Học sinh đánh nhau … Sao mãi thờ ơ? (NLĐ). Vì người lớn “đánh nhau” kinh hơn nhiều mà còn đành chịu nữa là …
- Cùng thí sinh chọn tương lai (NLĐ). =>
- Siết đào tạo liên thông (PLTP). - Tuyển sinh 2013: Các trường có tái diễn khai man? (VNN). - Tạm dừng mở mới ngành Tài chính ngân hàng (GD&TĐ). - Chính sách cử tuyển còn nhiều bất cập (DV). - Phó Giám đốc ĐH Quốc Gia trần tình chuyện dừng tuyển sinh thạc sĩ (GDVN). - Không còn đua theo số lượng (SGGP). - Phát triển 26 trường cao đẳng nghề chất lượng cao (GDTĐ). - Sinh viên thực tập: May nhờ rủi chịu! (SGGP).
- Hai câu chuyện ở Pleiku (TT). - Diễn đàn Lệch lạc thần tượng: Hãy nói thần tượng của bạn, tôi sẽ nói bạn là ai (TP).
- TS Giáp Văn Dương: Sáng tạo đúng nghĩa là sáng tạo có trách nhiệm (TN).
- Đừng mong giáo viên say mê với nghề (LĐ).
- Cách giúp con học ngoại ngữ từ bé (VNE).
- 1,5 tỉ USD và hơn nữa (NLĐ).
- Giếng thần ở ấp sinh đôi (TP). - Hình ảnh lạ mắt ở lớp học của “Trung tâm thôi miên” (GĐ). - Cụ già 90 tuổi mang khối u khổng lồ trên mặt (ND).
- Rạch Chay – Mã hóa và bảo mật dữ liệu trên máy tính bằng TrueCrypt (Dân Luận).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Thêm một táu cá bị sóng biển đánh chìm (DT). - Hỗ trợ ngư dân khai thác hiệu quả các nguồn lợi thủy sản (ND). – Tàu cá Việt Nam cứu sống 5 ngư dân Phi-lip-pin bị nạn trên biển (QĐND).
<- Hàng ngàn sinh viên hiến máu trong Ngày chủ nhật đỏ (GDTĐ).
- Vụ mua dễ bệnh án tâm thần: Con sâu làm rầu nồi canh (TP). - Bệnh nhân loạn thần gia tăng (DV). - Những phận đời buồn hơn tiếng khóc (TP). - Bình Phước: Nhân viên Sở Y tế lại bị hành hung (LĐ). - Mơ thêm bệnh viện miễn phí (TT).
- Thái Bình: Tiêu hủy 8.400 quả trứng và gần 200kg thịt trâu thối (CAND). - Thịt ôi tẩm hóa chất ‘phù phép’ thành bò khô (TP). - Rượu độc tràn lan (TN). - Thông tư “hàng rong” vẫn còn… trên giấy ! (TN). - Thức ăn đường phố – Không phải bây giờ mới quản lý! (SGGP).
- Ô nhiễm sông Đồng Nai đe dọa 11 tỉnh thành (SGGP).
- Thanh Hóa: Dân bao vây hàng chục côn đồ truy sát một gia đình giữa ban ngày (XH). - Nhóm côn đồ truy sát cả gia đình giữa ban ngày (DT). - Đột nhập khách sạn, chém ông chủ, cướp tài sản (ANTĐ). - Sex Đồ Sơn: ‘Thương hiệu’ ngầm của du lịch Hải Phòng? (NĐT). - Bắt đối tượng liều lĩnh bắn lực lượng làm nhiệm vụ (CAND).
- Nhìn cỗ để mừng (DV).
- Hai chị em mồ côi Ngọc Hằng, Chí Linh có nhà mới đón Tết (DT).
- Vạch mặt kẻ đứng sau tin “thưởng 100 tỉ đồng” của ông chủ Đại Nam (TP).
- ‘Rúng động’ thông tin cả nhà trúng số đặc biệt (VNN).
- Xe khách vẫn “rùa bò”, vòng vo, thu tiền vô tội vạ (LĐ).
- Pháp : Giao thông hàng không bị rối loạn do tuyết rơi dầy (RFI).
QUỐC TẾ
- Iran cảnh báo giới hạn đỏ trong cuộc chiến Syria (DT). - Gián điệp nhiều nước tăng cường hoạt động tại Syria (TTXVN). - Hải quân Nga tập trận rầm rộ (TN).
- Vụ bắt con tin tại Algeri kết thúc đẫm máu (RFI). - 32 con tin và 29 kẻ khủng bố thiệt mạng (SGTT). - Khủng hoảng con tin Algeria: ít nhất 80 người đã bị giết (GDVN). - Vì sao Algeria vội vã tấn công nhóm bắt con tin? (PT). - Obama nói về vụ bắt con tin ở Algeria (BBC). - Bắt cóc con tin ở Algeria: Bọn bắt cóc gồm nhiều quốc tịch (PLTP).
- Máy bay không người lái giết chết 3 người ở Yemen (VOA).
- Capitol Hill trước ngày Obama nhậm chức (Hiệu Minh). - Tổng thống Obama tuyên thệ cho nhiệm kỳ thứ hai (RFI). - Tổng thống Obama tuyên thệ nhậm chức (PLTP). - Cái khó của ông Obama trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai (KT). - Kế hoạch “siêu tàu ngầm” của Mỹ (TN). - Khám phá siêu tàu sân bay lớn nhất thế giới (VnMedia).
- Nga và Canada đề nghị chi viện quân sự cho Pháp tham chiến tại Mali (GDVN). - Pháp tuyên bố sẽ “giành lại kiểm soát toàn bộ Mali” (TTXVN). - Nga giúp Pháp chuyển quân và trang thiết bị vào Mali (RFI). - Pháp tuyên bố sẽ “giành lại kiểm soát toàn bộ Mali” (TTXVN).
- Ám sát giữa Moscow (NLĐ). =>
- Cử tri Đức đi bầu cấp khu vực (VOA).
- Chính trị gia Bulgaria bị gí súng vào đầu khi phát biểu (TTXVN).
- Con trai của Sonia Gandhi làm nhân vật số 2 của đảng Quốc Đại (RFI).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 20/01/2013; + 360 độ Thể thao – 20/01/2013; + Thể thao sáng – 20/01/2013 ; + Cà phê sáng cuối tuần – 20/01/2013; + Gương mặt thân quen – 20/01/2013; + Toàn cảnh thế giới – 20/01/2013; + Chúng tôi là chiến sĩ – 20/01/2013. + Thời sự 12h – 20/01/2013. + Thời sự 19h – 20/01/2013.
Một đề xuất khá độc đáo: thay thế “đảng Lãnh đạo” bằng “người Lãnh đạo”
Đanchimviet
Tác giả: Phong UyênPhong Uyên – Một đề xuất khá độc đáo : thay thế “đảng Lãnh đạo” bằng “người Lãnh đạo” thông qua phổ thông đầu phiếu
Cách đây 2 tuần, báo Thanh niên tường thuật vắn tắt buổi hội thảo do Viện Nghiên cứu Lập pháp (UB Thường vụ Quốc hội) tổ chức ngày 23 tháng Bẩy tại TP Hồ Chí Minh mà nội dung chính là vấn đề sửa đổi Hiến pháp. Trong buổi hội thảo GS-TS Nguyễn Đăng Dung (Đại học Quốc gia Hà Nội) đưa ra đề xuất “Hoàn thiện chế định Nguyên thủ quốc gia trong Hiến pháp Mới“. Trong đề xuất này, ông Dung đưa ra một đề nghị khá độc đáo:
Chủ tịch nước do dân bầu trực tiếp, nhiệm kỳ của Chủ tịch nước là 5 năm, không theo nhiệm kỳ Quốc hội, nhằm bảo đảm sự thường xuyên, không bị gián đoạn của quyền lực Nhà nước. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho việc thực hiện quyền thống lĩnh các lực lượng võ trang, Chủ tịch nước phải trực tiếp phong hàm các tướng lãnh cao cấp trong quân đội
Ngay trong buổi hội thảo có 2 phản ứng: một của TS Tô Văn Hòa (Đại học Luật Hà Nội), một của TS Bùi Ngọc Sơn (Đại học Quốc gia Hà Nội):
Ông Hòa có vẻ muốn bảo vệ chức năng hành pháp của Thủ tướng khi đưa ra đề xuất: “phải phân biệt rõ chức năng hành pháp với chức năng hành chính của chính phủ“. Ông cho là trong trường hợp bầu trực tiếp nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng, người đứng đầu chính phủ, sẽ bị mất chức năng hành pháp, chỉ còn giữ chức năng hành chính.
Ông Sơn đưa ra một bài tham luận nói về “quyền lực hạn chế của sự sửa đổi Hiến pháp, không được thay đổi cấu trúc cơ bản của chính quyền“. Ông có ý muốn cảnh cáo bầu cử trực tiếp Nguyên thủ quốc gia có thể làm thay đổi cấu trúc cơ bản của chính quyền đã được quy định trong Điều 4 Hiến pháp khẳng định Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất.
Ngoài báo Thanh Niên, giới truyền thông trong nước đều im lìm, không hề nói đến buổi hội thảo. Ở hải ngoại cũng chỉ có một mạng đăng lại bài tường thuật của Thanh Niên, có lẽ vì cho đó chỉ là những cuộc đối chọi nhau giữa một phái đang trỗi dậy trong Đảng muốn giành giật quyền hành với 2 phái kia : phái Chủ tịch Trương Tấn Sang muốn “Hiến pháp Mới” tạo một chỗ đứng cho mình trong quyền Hành pháp. phái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không muốn bị cắt xén quyền lực hành pháp để chỉ còn giữ quyền lực hành chính, phái TBT Nguyễn Phú Trọng muốn Điều 4 vẫn được duy trì để không bị mất quyền “Lãnh đạo”. Nói tóm lại 3 nhân vật chóp bu muốn chia 3 thiên hạ.
Tôi thì nghĩ ngược lại:
Trước khi đưa ra đề xuất, ông Nguyễn Đăng Dung đã phân tích kỹ càng tình trạng nội bộ của ĐCSVN từ trước tới nay và thấy là dù có sửa đổi hay làm lại Hiến pháp mới, Điều 4 cũng sẽ vẫn được duy trì dưới hình thức này hay dưới hình thức khác, vì nó là nền tảng của chế độ “độc đảng hai phái” đã có từ thời ĐCSVN mới được thành lập . Ông cũng thấy như mọi người là thời kỳ đầu của VNDCCH, Ông Hồ với cương vị Chủ tịch Nước, có nhiều thanh thế vì được quần chúng ngưỡng mộ, có thể đứng giữa làm trọng tài giữa 2 phái trong Đảng và giữa dân với Đảng. Nhưng khi gần cuối đời, uy thế của ông Hồ bị Lê Đức Thọ và Lê Duẩn khuynh loát nên địa vị của ông mỗi ngày một lu mờ. Vai trò Chủ tịch Nước của những người kế nghiệp ông Hồ sau này cũng chỉ hoàn toàn có tính cách tượng trưng.
Khi đưa ra đề xuất, ông Nguyễn Đăng Dung không những muốn khôi phục lại vai trò trọng tài của Chủ tịch Nước mà còn muốn lá phiếu của người dân hợp pháp hóa chức vị Lãnh đạo duy nhất đất nước của Chủ tịch Nước và qua đó vô hiệu hóa phái “Lãnh đạo” mà người đứng đầu là Tổng bí thư Đảng, đồng thời cũng nắm một phần quyền Hành pháp, trở thành đối trọng với phái “Cầm quyền” mà người đứng đầu là Thủ tướng chính phủ. Nói tóm lại, ông Nguyễn Đăng Dung muốn một Chủ tịch có quyền thế, lãnh đạo đất nước như Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, nhưng được dân bầu như ở những nước dân chủ theo chế độ Tổng thống chế. Dưới thể chế này, ĐCSVN sẽ mất vai trò lãnh đạo để chỉ còn là một đảng cầm quyền.
Trên thế giới có hai hệ thống Tổng thống chế:
1° Tổng thống chế kiểu Mỹ.
Trong định chế này ba quyền lực:
Hành pháp, hoàn toàn dưới quyền Tổng thống vì không có chức vị thủ tướng
Lập pháp, hoàn toàn dưới quyền Thượng viện và Hạ viện
Tư pháp, dưới quyền các thẩm phán đều biệt lập và được tạo ra từ lá phiếu của người dân, nên đều chính đáng như nhau, độc lập với nhau và là những cơ cấu song song với nhau, có thể theo dõi và kiểm soát lẫn nhau.
Nhiệm kỳ tổng thống 4 năm chỉ được gia hạn một lần, không trùng hợp với các nhiệm kỳ Quốc hội (Thượng viện và Hạ viện), các thẩm phán Tối cao Pháp viện – tòa án cao cấp nhất được thiết lập bởi Hiến pháp – được bổ nhiệm đời đời, cũng là những bảo đảm cho sự độc lập của ba cơ cấu Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp và tránh được sự lạm quyền.
Tuy có nhiều nước bắt chước Tổng thống chế kiểu Mỹ, nhưng sự thành công có lẽ chỉ có ở Hoa Kỳ. Đó là nhờ các vị sáng lập ra nước Mỹ cách đây 250 năm đã theo đúng Tinh thần luật pháp (L’Esprit des Lois) của Montesquieu, nhờ sức mạnh của đệ Tứ quyền là báo chí, và sau hết là nhờ có một nền kinh tế phóng khoáng thích hợp với óc tự do kinh doanh mà người Mỹ cho là điều kiện cốt yếu của tự do cá nhân.
2° Thể chế bán Tổng thống (cũng gọi là Tổng thống – Đại nghị) kiểu Pháp.
Trong hệ thống này, Tổng thống được dân bầu trực tiếp và Thủ tướng đứng đầu chính phủ mà đa số các tổng trưởng đều được chọn trong số những đại biểu QH của đảng thắng cử trong kỳ bầu cử Quốc hội, phải chia nhau quyền Hành pháp. Tuy về hình thức tổng thống có toàn quyền bổ nhiệm thủ tướng, nhưng người này phải được Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm và phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội nên trong thực tế, thủ tướng là người của đảng (hay liên minh) được đa số đại biểu trong Quốc hội đề cử.
Rất ít nước theo thể chế này vì nó được De Gaulle tạo ra để thay thế chính thể đại nghị trong hoàn cảnh đặc biệt của nước Pháp từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, luôn luôn bất ổn chính trị vì tập quán đa đảng nhiều chính kiến của dân Pháp. Để có một hành pháp vững chắc tồn tại lâu dài chứ không chỉ vài tháng (như trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương), năm 1962 Hiến Pháp đệ Ngũ Cộng hòa (được ưng thuận sau một cuộc trưng cầu dân ý năm 1958) được tu bổ bằng một đạo luật – gọi là luật Hiến pháp – qui định bầu cử trực tiếp tổng thống với nhiệm kỳ 7 năm (từ năm 2000 đổi là 5 năm) và được tái cử một lần.
Vấn đề là khi tổng thống và thủ tướng là người cùng một đảng được đa số trong Quốc hội, thì không nói làm gì, nhưng trong trường hợp tổng thống và thủ tướng thuộc 2 đảng đối lập nhau, sự phải chia nhau quyền lực và phải “sống chung” (cohabitation) với nhau, là cả một sự gay cấn. Nước Pháp đã phải trải qua nhiều trường hợp như vậy khi Mitterrand, phái Tả là tổng thống và Chirac, phái Hữu là thủ tướng và sau đó lại có thời kỳ ngược lại : Chirac làm tổng thống và Jospin cầm đầu đảng Xã hội thắng cử làm thủ tướng.
Ngay trong trường hợp tổng thống và thủ tướng là người cùng một đảng, cũng luôn luôn có sự căng thẳng (như giữa Mitterrand với Rocard cùng thuộc đảng Xã hội), tùy cá tính của mỗi người và vì sự phân chia quyền hành không bao giờ được rõ ràng. Trong trường hợp này phần nhiều có một sự thỏa thuận bất thành văn là tổng thống là người phác họa đường lối kinh tế, ngoại giao, quốc phòng và thủ tướng chuyên về đối nội, chính sách xã hội, chính sách đánh thuế, thu thuế. Đó cũng là trường hợp của Việt Nam nếu đề xuất của ông Nguyễn Đăng Dung được chấp thuận.
3) Ông Nguyễn Đăng Dung có vẻ thiên về chế định bán Tổng thống chế kiểu Pháp, thích hợp với tình trạng hiện nay :
1° Như đã nói trên, Chủ tịch nước được dân bầu trực tiếp là người “Lãnh đạo” bằng xương bằng thịt thay thế khái niệm “Đảng Lãnh đạo” mơ hồ đứng trên Pháp luật, nguồn gốc của lạm quyền và tham nhũng. Đảng “lãnh đạo” vô kỳ hạn còn người Lãnh đạo, dù có độc tài đến đâu, cũng không thể cầm quyền vô kỳ hạn mà một ngày kia không bị các phe phái khác hạ bệ.
2° Dù các ứng cử viên chức vị Chủ tịch nước đều do các phe phái trong Đảng “hiệp thương” đưa ra, nhưng sự người dân được quyền chọn lựa cũng là bước đầu đi đến dân chủ.
3° Chủ tịch Nước được dân bầu và Thủ tướng chính phủ do Đảng cử sẽ luôn luôn có sự giằng co nhau về quyền hành nên bắt buộc phải phân chia quyền hành theo những đIều luật trong Hiến pháp và tự kiểm sát lẫn nhau, nhờ vậy mà một trong 2 người muốn lạm quyền hành pháp và lấn át lên các quyền lập pháp và tư pháp cũng khó.
4° Khi Chủ tịch nước được toàn dân bầu thì dù lúc đầu là người của một phái nào trong Đảng cũng bắt buộc phải đứng lên trên Đảng và phe phái của mình như tổng thống Pháp, tổng thống Mỹ, để trở thành nguyên thủ của cả nước, dựa vào dân để có quyền lực đối trọng với quyền lực của Đảng. Ngoài chuyện từ người dân, quyền lực của Nguyên thủ cũng từ Hiến pháp mà ra, nên người Chủ tịch nước cũng phải có bổn phận bảo vệ Hiến pháp. Ông Nguyễn Đăng Dung hoàn toàn có lý khi nói “Chủ tịch nước trong một phần nào có sự tham gia thực hiện quyền lập pháp , hành pháp và tư pháp“, nghĩa là một khi chưa có cơ quan bảo vệ Hiến pháp như Hội đồng Hiến pháp (Pháp) và Tòa án Tối cao (Mỹ) thì phải đích thân thay thế những cơ quan này trong việc bảo vệ tính độc lập của tam quyền được qui định rõ ràng trong Hiến pháp mặc dầu điều Bốn Hiến pháp vẫn được duy trì nhưng được hiểu là “Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất” dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch nước.
5° Cũng vì 2 phe phái chính trong Đảng phải đưa người của mình ra tranh cử mỗi lần có bầu cử Chủ tịch nước hay đại biểu Quốc hội, và cần có sự hậu thuẫn của Xã hội dân sự, nên nhờ vậy mà Xã hội dân sự tiến triển và các phe phái một ngày kia cũng phải tách rời nhau để trở thành những đảng. Một phần lớn những đảng ở các nước dân chủ cũng bắt đầu như vậy, nhất là ở những nước theo chế độ lưỡng đảng.
Kết luận
Ông Nguyễn Đăng Dung đã rất tinh tế và biết nhìn xa trông rộng khi đưa một đề xuất có thể làm thay đổi các cơ cấu quyền hành trong ĐCSVN và làm biến chuyển Đảng, tạo cho ĐCSVN một cơ chế độc đáo là Tổng thống chế – Độc đảng, nằm giữa Chủ tịch chế kiểu Trung Quốc và Tổng thống – Đại nghị chế kiểu Pháp.
Nhưng có thể vì vậy mà đề xuất của ông Dung sẽ bị các phần tử bảo thủ và thiển cận trong Đảng chống đối mãnh liệt, coi là một “diễn biến hòa bình” trá hình, nên khó có thể vượt qua được những rào cản.
Trớ trêu là đa số những người chống cộng hay những người có óc hoài nghi, cũng coi đề xuất này chỉ có mục đích duy nhất là phục vụ tham vọng của một trong 3 nhân vật chóp bu trong Đảng hiện nay, đặc biệt là nhân vật Trương Tấn Sang. Nhưng có ai cấm ông Nguyễn Tấn Dũng ra ứng cử Chủ tịch nước. Trong 2 ông, người thắng cử sẽ làm Chủ tịch nước, người thua cử sẽ làm Thủ tướng, đổi chác chỗ cho nhau hệt như Putin và Mét Đê Lép vậy. Cũng có thể phái “Đảng lãnh đạo” đề cử ông Nguyễn Phú Trọng và ông sẽ thắng cử nhờ có hậu thuẫn là “bộ máy lãnh đạo” gồm các bí thư đi từ huyện đến Trung Ương. Ngay trong trường hợp này uy thế của ông cũng sẽ tăng gấp bội và biết đâu nhờ vậy mà ông sẽ làm lên công chuyện. Lịch sử đã chứng minh, những người lúc đầu tưởng là lu mờ lại là những người sau này trở nên lẫy lừng nhất.
Nói tóm lại, cái hay trong đề xuất của ông Nguyễn Đăng Dung là không có tính cách nhất thời và không phụ thuộc vào nhân sự.
© Phong Uyên
© Đàn Chim Việt
Lãnh đạo hay đại diện?
Đanchimviet
Tác giả: Huỳnh Ngọc Tuấn
Cuộc chuyển hóa ngoạn mục của đất nước Miến điện sang lộ trình dân chủ làm phấn khích và hy vọng cho cả thế giới và khu vực.
Sau một thời gian dài bị Hoa kỳ và Phương Tây phong tỏa và cấm vận làm đất nước Miến điện kiệt quệ về kinh tế và lệ thuộc về ngoại giao với TC, giới quân nhân cầm quyền đã ngộ ra con đường sai lầm của mình có thể đưa đất nước đến bờ vực diệt vong và họ đã có thiện chí khi quyết định chọn lựa quyền lợi quốc gia thay cho quyền lợi của chế độ.
So với những cuộc cách mạng tại Trung đông và bắc Phi, cuộc chuyễn mình của Miến điện đặt ra trước các chế độ độc tài một viễn cảnh tốt đẹp nếu họ có viễn kiến và thành tâm thay đổi.
Người dân Việt nam và giới bất đồng chính kiến đang đấu tranh để dân chủ hóa đất nước vẫn mở rộng tấm lòng và bàn tay để chờ đợi những người cộng sản thức tỉnh, hy vọng rằng vì quyền lợi quốc gia, vì tiền đồ tổ quốc và sự an nguy của cả dân tộc trước hiểm họa TC mà họ sẽ thay đổi, thực hiện dân chủ, từ bỏ độc quyền, và đặc quyền đặc lợi, trả lại cho người dân VN quyền làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
Nhưng suốt cả năm 2012 (và những ngày đầu của năm 2013), khi đất nước Miến điện đạt được những tiến bộ to lớn về dân chủ như thả tù nhân chính trị, cho tự do báo chí và tôn trọng sinh hoạt đa nguyên và đa đảng, làm thay đổi cục diện quốc gia, làm cả thế giới vui mừng và ủng hộ thì đảng CSVN lại phá nát nền kinh tế, gia tăng đàn áp, bắt bớ những người yêu nước, những người đòi hỏi quyền làm người.
Những điều này làm người dân VN thất vọng, các nước trong khu vực và quốc tế coi thường đất nước chúng ta. Trong con mắt cộng đồng nhân loại văn minh, đất nước VN chỉ là xứ sở của bọn “man di mọi rợ” vì nơi đó đảng CS cầm quyền lấy súng đạn dùi cui, nhà tù và khủng bố để cai trị và áp đặt sự lãnh đạo.
Đất nước chúng ta đang ở vào một tình thế nguy hiểm khi an ninh quốc gia bị đe dọa, quyền lợi đất nước đang bị ngoại bang chiếm đoạt, con đường mở ra biển lớn mà tổ tiên người Việt đã bằng trí tuệ, xương máu và dũng lược để mở mang đang bị đóng lại, chúng ta đã mất biển Đông và trở thành một quốc gia bị cô lập và bị đe dọa, nhưng đảng cầm quyền không hề quan tâm đến việc sinh tử của quốc gia mà chỉ lo đấu đá nội bộ, tranh ăn, tranh quyền và đàn áp những ai yêu nước đã vì sự an nguy của quốc gia mà lên tiếng, đã vì tương lai thịnh vượng của dân tộc mà đòi quyền làm người.
- TẠI SAO NHƯ VẬY?
Có rất nhiều lý do để giải thích việc này, trong đó có sự ngoan cố, tham lam, độc tài, tàn bạo và vô trách nhiệm đối với đất nước của đảng CSVN, sự thờ ơ của nhân dân VN và sự non yếu của lực lượng dân chủ.
- Sự thờ ơ của người dân VN:
Cái lý do làm cho người dân VN thờ ơ trước vận mệnh của quốc gia và sự chuyễn biến của quốc tế và khu vực vì đảng CSVN từ khi cướp được chính quyền vẫn chủ trương cách ly người dân với những vấn đề chính trị. Họ nghiêm cấm người dân không được phát biểu ý kiến và quan điểm của mình bằng bất cứ phương tiện và hình thức nào về những vấn đề mà đảng CS cho là “ nhạy cảm”. Không được bàn bạc trao đổi về những vấn đề chính trị vì chính trị là độc quyền của đảng CS.
Để cách ly người dân với chính trị ngoài những biện pháp mạnh như áp đặt điều 88 và điều 79 của bộ luật Hình sự để bỏ tù những nhà dân chủ, đàn áp, khủng bố những ai can đảm hành xữ những quyền tự do được ghi trong Hiến pháp và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị như bày tỏ quan điểm, biểu tình, lập hội, đảng CS còn nắm độc quyền thông tin và bưng bít thông tin.
Đảng CS dùng một nguồn lực khổng lồ của quốc gia để nuôi dưỡng 700 tờ báo, hàng trăm đài phát thanh và truyền hình, họ tước đoạt quyền tự do ngôn luận và thông tin của người dân bằng cách độc quyền xữ dụng những công cụ này để tuyên truyền mị dân và khi cần như một công cụ để đe dọa khủng bố tinh thần.
Người dân VN chỉ được biết những gì đảng CS muốn cho họ biết, và tư duy theo tư tưởng chỉ đạo của đảng.
Nhưng thâm độc nhất vẫn là hệ thống giáo dục nhồi sọ và định hướng. Đảng CSVN kiểm soát hoàn toàn hệ thống giáo dục, dùng giáo dục như phương tiện để “trồng người”. Cái mà họ muốn có là một dân tộc sống trong sợ hải, ích kỷ và vô cảm. Người dân chỉ biết sống cho mình, cho gia đình mình, tìm mọi thủ đoạn và phương tiện để vinh thân phì gia, không hề quan tâm đến xã hội và tha nhân.
Dân tộc và tổ quốc chỉ còn là những ý niệm mơ hồ và phù phiếm?!
Đây là những lý do làm cho Phong trào Dân chủ không phát triển được vì PTDC không được tiếp sức, không được ủng hộ. Giá trị Nhân quyền và Dân chủ quá cao xa, viễn vông và ngầm chứa nguy cơ trong con mắt của người dân Việt cho dù trong tâm thức họ vẫn khát khao tự do vì đó là bản năng của con người.
– VỀ LỰC LƯỢNG ĐỐI LẬP.
Sau năm 1975, tại miền nam có hàng trăm tổ chức đấu tranh hình thành, từ đấu tranh vũ trang đến đấu tranh chính trị bất bạo động, nhưng chưa bao giờ lực lượng đối lập dân chủ đủ mạnh để trở thành một đối trọng thật sự với đảng CS.
Những ai quan tâm đến đất nước và dân tộc từ quốc nội đến hải ngoại đều nóng lòng và tự hỏi: Tại sao Phong trào đấu tranh dân chủ chưa thành công?
Tôi cũng nhiều lần đặt ra câu hỏi đó với chính mình, và hôm nay nhân dịp đất nước bước qua năm mới 2013 với những chuyễn biến như vũ bão đã và sẽ xãy ra xin mạo muội đưa ra đánh giá của mình, hy vọng như một đóng góp ý tưởng để cùng tìm ra hướng đi cho PTDC trong tương lai.
– Chúng ta chưa thành công vì chúng ta thiếu đoàn kết và thiếu tổ chức.
Lực lượng dân chủ hiện nay hoạt động rời rạc và manh mún. Một số góp phần vào công cuộc đấu tranh mang tính cá nhân vì họ chưa tìm thấy một tổ chức hay đảng phái nào phù hợp với quan điểm của họ và đường lối nào là khả thi.
Còn những tổ chức và đảng phái chính trị dân chủ từ quốc nội đến hải ngoại mạnh ai nấy làm, không có được tiếng nói chung trong một tổ chức Thống nhất để phối hợp hành động.
Cho nên tổ chức nào, đảng phái nào cũng chỉ lo phát triển thực lực cho bản thân mình – điều này không có gì sai – nhưng vô tình đã dẩm chân lên nhau, có khi cạnh tranh ráo riết làm ảnh hưởng đến nguồn lực chung.
Chính những nổ lực đơn phương và thiếu phối hợp trên bình diện lớn ( quốc nội và quốc tế) đã hạn chế sức mạnh tổng lực của PTDC.
Khi nào lực lượng dân chủ chưa đủ mạnh, chưa trở thành lực lượng đối trọng với đảng CSVN thì ngày đó sẽ chưa thể tranh thủ được sự hậu thuẩn mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, chưa thể tạo lập được niềm tin trong lòng người dân- nhất là những thanh niên yêu nước- đang ở trong tình trạng manh mún chưa định hướng.
Phong trào Dân chủ không phát triển được trong thời gian dài để trở thành đối trọng với đảng CS làm nhụt chí nhiều người, làm mất niềm tin ở những người dân khao khát tự do và cả những đảng viên CS có tư tưởng tiến bộ.
Và cũng từ nguyên nhân này bị một số người cơ hội lợi dụng như một cái cớ để biện minh cho ý tưởng, mưu đồ “ đối thoại” với nhà cầm quyền Cs nhằm trục lợi cá nhân.
Muốn thay đổi tương quan lực lượng của chúng ta- PTDC- với đảng CS theo tôi phải thực hiện những việc sau:
- Lực lượng Dân chủ ở quốc nội và hải ngoại nên tiến hành đối thoại để hình thành một lực lượng chung, một tiếng nói chung và dưới một danh nghĩa như kiểu “Liên đoàn quốc gia vì Dân chủ” của Miến điện.
Những cá nhân đơn lẻ sẽ yếu, những tổ chức đảng phái hoạt động đơn lẽ cũng không có hiệu quả không tạo được tiếng vang, uy tín và tương lai để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. Nhưng khi chúng ta đoàn kết lại dưới một tập hợp với danh nghĩa chung, và có tiếng nói chung thì chắc chắn tình hình sẽ thay đổi và quốc tế sẽ nhìn chúng ta với con mắt khác, người Việt trong và ngoài nước sẽ nhìn chúng ta với thái độ khác.
- Khi chúng ta đã có một Tổ chức thống nhất và một tiếng nói thống nhất rồi, việc phải làm tiếp theo là bầu lên một người “ lãnh đạo”.
Theo tôi việc tìm kiếm một người lãnh đạo cho PTDC hiện nay không dễ dàng đạt được sự đồng thuận vì nhiều lý do và thật sự là không cần thiết.
Chúng ta chỉ cần có một người Đại diện ở quốc nội và một đại diện ở Hải ngoại, để chúng ta danh chánh ngôn thuận vận động sự hậu thuẩn quốc tế.
Cuộc đấu tranh của chúng ta (PTDC) ngày hôm nay trong một thế giới Toàn cầu hóa không thể thiếu sự ủng hộ của quốc tế, nhất là của chính phủ và Quốc hội Hoa kỳ.
Miến điện là một điển hình một kinh nghiệm quý báu cho chúng ta. Chúng ta có lợi thế là cộng đồng VN tại Hoa kỳ là một cộng đồng lớn và thành đạt, đây là sức mạnh ngoại giao của chúng ta, ngoài ra chúng ta còn có cộng đồng VN tại Úc, Canada, Pháp, là những hậu thuẩn không hề nhỏ.
- Trong nỗ lực vận động sự hậu thuẩn quốc tế rộng lớn và đa dạng, quan trọng nhất hiện nay là vận động để giành giải Nobel Hòa bình.
Từ trước đến nay PTDC chúng ta thiếu sự phối hợp nên thực lực bị phân tán, không hội tụ lại một điểm để đạt hiệu quả. Tổ chức nào cũng muốn người của mình đạt được giải Nobel hòa bình mà chưa nghĩ đến đại cuộc của dân tộc, một mục tiêu chung để hướng tới.
Một khi chúng ta có một tổ chức và một danh nghĩa thống nhất với một đại diện thì chúng ta sẽ dồn mọi nổ lực vào một ứng cử viên duy nhất để vận động, tạo ra cơ may và khả năng lớn nhất để đạt được giải thưởng cao quý này. Không cần phải giải thích thì ai cũng biết với giải Nobel Hòa bình chúng ta sẽ có lợi thế vô cùng to lớn để tiếp tục vận động hậu thuẩn quốc tế và tập hợp quần chúng, tập hợp những người yêu nước để cho tiến trình dân chủ hóa VN nhanh chóng trở thành hiện thực như Miến điện.
Từ trước đến nay chúng ta thất bại vì chúng ta vận động cho quá nhiều nhân vật nổi tiếng của chúng ta trong đó có BS Nguyễn đan Quế, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn văn Lý…. tôi không nghi ngờ gì là cả ba vị này đều xứng đáng, nhưng theo tôi chúng ta nên dồn mọi nổ lực cho một người trước đã.
Trước nhu cầu cứu nước và dân chủ hóa đất nước cấp bách hiện nay theo tôi BS Nguyễn đan Quế là nhân vật xứng đáng để trở thành người Đại diện cho PTDC tại quốc nội và cũng là người phù hợp nhất và có lợi nhất cho sự nghiệp chung để chúng ta dồn mọi nổ lực vận động cho giải Nobel Hòa bình.
Bs Nguyễn đan Quế có uy tín quốc tế, có học vị cao, có tư duy và phong cách của một nhà chính trị hiện đại, có viễn kiến, có bề dày đấu tranh và lập trường kiên định nhưng ôn hòa.
Để cứu nước và cứu dân tộc đòi hỏi chúng ta phải hy sinh rất nhiều, trong đó có khả năng lớn là bị tù đày, khủng bố, đàn áp, cướp đoạt tài sản và cũng có những hy sinh tinh tế như hy sinh cái tôi của mình, địa vị và quyền lợi của mình và của tổ chức cho đại cuộc.
Riêng cá nhân mình tôi sẳn sàng làm một người đứng sau cùng, người giúp việc nhỏ mọn trong PTDC để cứu nguy đất nước.
Chúng ta đã mất một thời gian quá dài và đã bỏ mất nhiều cơ hội để thành đạt mục tiêu Dân chủ hóa đất nước. Nếu chúng ta không đoàn kết để làm việc, không chịu hy sinh quyền lợi và cả danh tiếng của cá nhân và tổ chức của mình cho đại cuộc thì mãi mãi chúng ta sẽ thất bại, đừng để mất 5 năm hay 10 năm nữa!
Chúng ta nhìn tấm gương Miến điện không phải để ngưỡng mộ mà để thực hiện như họ.
Người dân VN sẽ tập hợp lại dưới sự lãnh đạo của một PTDC lớn mạnh, có tổ chức thống nhất, đoàn kết, được quốc tế ủng hộ và điều vô cùng quan trọng là có một đại diện sáng giá với giải Nobel Hòa bình như bà Aung san suu kyi.
Người dân VN không bao giờ “lãng mạng” , họ chỉ ủng hộ chúng ta nếu chúng ta đủ mạnh, có hậu thuẩn quốc tế và có một tương lai tươi sáng.
Kêu gọi người dân không bằng thu hút người dân.
Còn với đảng CS, họ sẽ từ bỏ ý định đàn áp chúng ta nếu chúng ta đủ mạnh, có hậu thuẩn quốc tế và có tương lai, và họ sẽ tự nhận ra rằng đàn áp không phải là lựa chọn đúng đắn và khôn ngoan.
Cơ hội đang chờ chúng ta, nhưng cơ hội sẽ không làm thay cho chúng ta.!
Tam kỳ 05/01/2013
© Huỳnh ngọc Tuấn
© Đàn Chim Việt
Cuộc chuyển hóa ngoạn mục của đất nước Miến điện sang lộ trình dân chủ làm phấn khích và hy vọng cho cả thế giới và khu vực.
Sau một thời gian dài bị Hoa kỳ và Phương Tây phong tỏa và cấm vận làm đất nước Miến điện kiệt quệ về kinh tế và lệ thuộc về ngoại giao với TC, giới quân nhân cầm quyền đã ngộ ra con đường sai lầm của mình có thể đưa đất nước đến bờ vực diệt vong và họ đã có thiện chí khi quyết định chọn lựa quyền lợi quốc gia thay cho quyền lợi của chế độ.
So với những cuộc cách mạng tại Trung đông và bắc Phi, cuộc chuyễn mình của Miến điện đặt ra trước các chế độ độc tài một viễn cảnh tốt đẹp nếu họ có viễn kiến và thành tâm thay đổi.
Người dân Việt nam và giới bất đồng chính kiến đang đấu tranh để dân chủ hóa đất nước vẫn mở rộng tấm lòng và bàn tay để chờ đợi những người cộng sản thức tỉnh, hy vọng rằng vì quyền lợi quốc gia, vì tiền đồ tổ quốc và sự an nguy của cả dân tộc trước hiểm họa TC mà họ sẽ thay đổi, thực hiện dân chủ, từ bỏ độc quyền, và đặc quyền đặc lợi, trả lại cho người dân VN quyền làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
Nhưng suốt cả năm 2012 (và những ngày đầu của năm 2013), khi đất nước Miến điện đạt được những tiến bộ to lớn về dân chủ như thả tù nhân chính trị, cho tự do báo chí và tôn trọng sinh hoạt đa nguyên và đa đảng, làm thay đổi cục diện quốc gia, làm cả thế giới vui mừng và ủng hộ thì đảng CSVN lại phá nát nền kinh tế, gia tăng đàn áp, bắt bớ những người yêu nước, những người đòi hỏi quyền làm người.
Những điều này làm người dân VN thất vọng, các nước trong khu vực và quốc tế coi thường đất nước chúng ta. Trong con mắt cộng đồng nhân loại văn minh, đất nước VN chỉ là xứ sở của bọn “man di mọi rợ” vì nơi đó đảng CS cầm quyền lấy súng đạn dùi cui, nhà tù và khủng bố để cai trị và áp đặt sự lãnh đạo.
Đất nước chúng ta đang ở vào một tình thế nguy hiểm khi an ninh quốc gia bị đe dọa, quyền lợi đất nước đang bị ngoại bang chiếm đoạt, con đường mở ra biển lớn mà tổ tiên người Việt đã bằng trí tuệ, xương máu và dũng lược để mở mang đang bị đóng lại, chúng ta đã mất biển Đông và trở thành một quốc gia bị cô lập và bị đe dọa, nhưng đảng cầm quyền không hề quan tâm đến việc sinh tử của quốc gia mà chỉ lo đấu đá nội bộ, tranh ăn, tranh quyền và đàn áp những ai yêu nước đã vì sự an nguy của quốc gia mà lên tiếng, đã vì tương lai thịnh vượng của dân tộc mà đòi quyền làm người.
- TẠI SAO NHƯ VẬY?
Có rất nhiều lý do để giải thích việc này, trong đó có sự ngoan cố, tham lam, độc tài, tàn bạo và vô trách nhiệm đối với đất nước của đảng CSVN, sự thờ ơ của nhân dân VN và sự non yếu của lực lượng dân chủ.
- Sự thờ ơ của người dân VN:
Cái lý do làm cho người dân VN thờ ơ trước vận mệnh của quốc gia và sự chuyễn biến của quốc tế và khu vực vì đảng CSVN từ khi cướp được chính quyền vẫn chủ trương cách ly người dân với những vấn đề chính trị. Họ nghiêm cấm người dân không được phát biểu ý kiến và quan điểm của mình bằng bất cứ phương tiện và hình thức nào về những vấn đề mà đảng CS cho là “ nhạy cảm”. Không được bàn bạc trao đổi về những vấn đề chính trị vì chính trị là độc quyền của đảng CS.
Để cách ly người dân với chính trị ngoài những biện pháp mạnh như áp đặt điều 88 và điều 79 của bộ luật Hình sự để bỏ tù những nhà dân chủ, đàn áp, khủng bố những ai can đảm hành xữ những quyền tự do được ghi trong Hiến pháp và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị như bày tỏ quan điểm, biểu tình, lập hội, đảng CS còn nắm độc quyền thông tin và bưng bít thông tin.
Đảng CS dùng một nguồn lực khổng lồ của quốc gia để nuôi dưỡng 700 tờ báo, hàng trăm đài phát thanh và truyền hình, họ tước đoạt quyền tự do ngôn luận và thông tin của người dân bằng cách độc quyền xữ dụng những công cụ này để tuyên truyền mị dân và khi cần như một công cụ để đe dọa khủng bố tinh thần.
Người dân VN chỉ được biết những gì đảng CS muốn cho họ biết, và tư duy theo tư tưởng chỉ đạo của đảng.
Nhưng thâm độc nhất vẫn là hệ thống giáo dục nhồi sọ và định hướng. Đảng CSVN kiểm soát hoàn toàn hệ thống giáo dục, dùng giáo dục như phương tiện để “trồng người”. Cái mà họ muốn có là một dân tộc sống trong sợ hải, ích kỷ và vô cảm. Người dân chỉ biết sống cho mình, cho gia đình mình, tìm mọi thủ đoạn và phương tiện để vinh thân phì gia, không hề quan tâm đến xã hội và tha nhân.
Dân tộc và tổ quốc chỉ còn là những ý niệm mơ hồ và phù phiếm?!
Đây là những lý do làm cho Phong trào Dân chủ không phát triển được vì PTDC không được tiếp sức, không được ủng hộ. Giá trị Nhân quyền và Dân chủ quá cao xa, viễn vông và ngầm chứa nguy cơ trong con mắt của người dân Việt cho dù trong tâm thức họ vẫn khát khao tự do vì đó là bản năng của con người.
– VỀ LỰC LƯỢNG ĐỐI LẬP.
Sau năm 1975, tại miền nam có hàng trăm tổ chức đấu tranh hình thành, từ đấu tranh vũ trang đến đấu tranh chính trị bất bạo động, nhưng chưa bao giờ lực lượng đối lập dân chủ đủ mạnh để trở thành một đối trọng thật sự với đảng CS.
Những ai quan tâm đến đất nước và dân tộc từ quốc nội đến hải ngoại đều nóng lòng và tự hỏi: Tại sao Phong trào đấu tranh dân chủ chưa thành công?
Tôi cũng nhiều lần đặt ra câu hỏi đó với chính mình, và hôm nay nhân dịp đất nước bước qua năm mới 2013 với những chuyễn biến như vũ bão đã và sẽ xãy ra xin mạo muội đưa ra đánh giá của mình, hy vọng như một đóng góp ý tưởng để cùng tìm ra hướng đi cho PTDC trong tương lai.
– Chúng ta chưa thành công vì chúng ta thiếu đoàn kết và thiếu tổ chức.
Lực lượng dân chủ hiện nay hoạt động rời rạc và manh mún. Một số góp phần vào công cuộc đấu tranh mang tính cá nhân vì họ chưa tìm thấy một tổ chức hay đảng phái nào phù hợp với quan điểm của họ và đường lối nào là khả thi.
Còn những tổ chức và đảng phái chính trị dân chủ từ quốc nội đến hải ngoại mạnh ai nấy làm, không có được tiếng nói chung trong một tổ chức Thống nhất để phối hợp hành động.
Cho nên tổ chức nào, đảng phái nào cũng chỉ lo phát triển thực lực cho bản thân mình – điều này không có gì sai – nhưng vô tình đã dẩm chân lên nhau, có khi cạnh tranh ráo riết làm ảnh hưởng đến nguồn lực chung.
Chính những nổ lực đơn phương và thiếu phối hợp trên bình diện lớn ( quốc nội và quốc tế) đã hạn chế sức mạnh tổng lực của PTDC.
Khi nào lực lượng dân chủ chưa đủ mạnh, chưa trở thành lực lượng đối trọng với đảng CSVN thì ngày đó sẽ chưa thể tranh thủ được sự hậu thuẩn mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, chưa thể tạo lập được niềm tin trong lòng người dân- nhất là những thanh niên yêu nước- đang ở trong tình trạng manh mún chưa định hướng.
Phong trào Dân chủ không phát triển được trong thời gian dài để trở thành đối trọng với đảng CS làm nhụt chí nhiều người, làm mất niềm tin ở những người dân khao khát tự do và cả những đảng viên CS có tư tưởng tiến bộ.
Và cũng từ nguyên nhân này bị một số người cơ hội lợi dụng như một cái cớ để biện minh cho ý tưởng, mưu đồ “ đối thoại” với nhà cầm quyền Cs nhằm trục lợi cá nhân.
Muốn thay đổi tương quan lực lượng của chúng ta- PTDC- với đảng CS theo tôi phải thực hiện những việc sau:
- Lực lượng Dân chủ ở quốc nội và hải ngoại nên tiến hành đối thoại để hình thành một lực lượng chung, một tiếng nói chung và dưới một danh nghĩa như kiểu “Liên đoàn quốc gia vì Dân chủ” của Miến điện.
Những cá nhân đơn lẻ sẽ yếu, những tổ chức đảng phái hoạt động đơn lẽ cũng không có hiệu quả không tạo được tiếng vang, uy tín và tương lai để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. Nhưng khi chúng ta đoàn kết lại dưới một tập hợp với danh nghĩa chung, và có tiếng nói chung thì chắc chắn tình hình sẽ thay đổi và quốc tế sẽ nhìn chúng ta với con mắt khác, người Việt trong và ngoài nước sẽ nhìn chúng ta với thái độ khác.
- Khi chúng ta đã có một Tổ chức thống nhất và một tiếng nói thống nhất rồi, việc phải làm tiếp theo là bầu lên một người “ lãnh đạo”.
Theo tôi việc tìm kiếm một người lãnh đạo cho PTDC hiện nay không dễ dàng đạt được sự đồng thuận vì nhiều lý do và thật sự là không cần thiết.
Chúng ta chỉ cần có một người Đại diện ở quốc nội và một đại diện ở Hải ngoại, để chúng ta danh chánh ngôn thuận vận động sự hậu thuẩn quốc tế.
Cuộc đấu tranh của chúng ta (PTDC) ngày hôm nay trong một thế giới Toàn cầu hóa không thể thiếu sự ủng hộ của quốc tế, nhất là của chính phủ và Quốc hội Hoa kỳ.
Miến điện là một điển hình một kinh nghiệm quý báu cho chúng ta. Chúng ta có lợi thế là cộng đồng VN tại Hoa kỳ là một cộng đồng lớn và thành đạt, đây là sức mạnh ngoại giao của chúng ta, ngoài ra chúng ta còn có cộng đồng VN tại Úc, Canada, Pháp, là những hậu thuẩn không hề nhỏ.
- Trong nỗ lực vận động sự hậu thuẩn quốc tế rộng lớn và đa dạng, quan trọng nhất hiện nay là vận động để giành giải Nobel Hòa bình.
Từ trước đến nay PTDC chúng ta thiếu sự phối hợp nên thực lực bị phân tán, không hội tụ lại một điểm để đạt hiệu quả. Tổ chức nào cũng muốn người của mình đạt được giải Nobel hòa bình mà chưa nghĩ đến đại cuộc của dân tộc, một mục tiêu chung để hướng tới.
Một khi chúng ta có một tổ chức và một danh nghĩa thống nhất với một đại diện thì chúng ta sẽ dồn mọi nổ lực vào một ứng cử viên duy nhất để vận động, tạo ra cơ may và khả năng lớn nhất để đạt được giải thưởng cao quý này. Không cần phải giải thích thì ai cũng biết với giải Nobel Hòa bình chúng ta sẽ có lợi thế vô cùng to lớn để tiếp tục vận động hậu thuẩn quốc tế và tập hợp quần chúng, tập hợp những người yêu nước để cho tiến trình dân chủ hóa VN nhanh chóng trở thành hiện thực như Miến điện.
Từ trước đến nay chúng ta thất bại vì chúng ta vận động cho quá nhiều nhân vật nổi tiếng của chúng ta trong đó có BS Nguyễn đan Quế, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn văn Lý…. tôi không nghi ngờ gì là cả ba vị này đều xứng đáng, nhưng theo tôi chúng ta nên dồn mọi nổ lực cho một người trước đã.
Trước nhu cầu cứu nước và dân chủ hóa đất nước cấp bách hiện nay theo tôi BS Nguyễn đan Quế là nhân vật xứng đáng để trở thành người Đại diện cho PTDC tại quốc nội và cũng là người phù hợp nhất và có lợi nhất cho sự nghiệp chung để chúng ta dồn mọi nổ lực vận động cho giải Nobel Hòa bình.
Bs Nguyễn đan Quế có uy tín quốc tế, có học vị cao, có tư duy và phong cách của một nhà chính trị hiện đại, có viễn kiến, có bề dày đấu tranh và lập trường kiên định nhưng ôn hòa.
Để cứu nước và cứu dân tộc đòi hỏi chúng ta phải hy sinh rất nhiều, trong đó có khả năng lớn là bị tù đày, khủng bố, đàn áp, cướp đoạt tài sản và cũng có những hy sinh tinh tế như hy sinh cái tôi của mình, địa vị và quyền lợi của mình và của tổ chức cho đại cuộc.
Riêng cá nhân mình tôi sẳn sàng làm một người đứng sau cùng, người giúp việc nhỏ mọn trong PTDC để cứu nguy đất nước.
Chúng ta đã mất một thời gian quá dài và đã bỏ mất nhiều cơ hội để thành đạt mục tiêu Dân chủ hóa đất nước. Nếu chúng ta không đoàn kết để làm việc, không chịu hy sinh quyền lợi và cả danh tiếng của cá nhân và tổ chức của mình cho đại cuộc thì mãi mãi chúng ta sẽ thất bại, đừng để mất 5 năm hay 10 năm nữa!
Chúng ta nhìn tấm gương Miến điện không phải để ngưỡng mộ mà để thực hiện như họ.
Người dân VN sẽ tập hợp lại dưới sự lãnh đạo của một PTDC lớn mạnh, có tổ chức thống nhất, đoàn kết, được quốc tế ủng hộ và điều vô cùng quan trọng là có một đại diện sáng giá với giải Nobel Hòa bình như bà Aung san suu kyi.
Người dân VN không bao giờ “lãng mạng” , họ chỉ ủng hộ chúng ta nếu chúng ta đủ mạnh, có hậu thuẩn quốc tế và có một tương lai tươi sáng.
Kêu gọi người dân không bằng thu hút người dân.
Còn với đảng CS, họ sẽ từ bỏ ý định đàn áp chúng ta nếu chúng ta đủ mạnh, có hậu thuẩn quốc tế và có tương lai, và họ sẽ tự nhận ra rằng đàn áp không phải là lựa chọn đúng đắn và khôn ngoan.
Cơ hội đang chờ chúng ta, nhưng cơ hội sẽ không làm thay cho chúng ta.!
Tam kỳ 05/01/2013
© Huỳnh ngọc Tuấn
© Đàn Chim Việt
Lỗi ở ta
Thanhnien
21/01/2013 3:00
Điều đáng buồn, đáng phải suy nghĩ nhất khi mổ xẻ nghịch lý càng xuất khẩu nhiều, càng thiệt trong loạt bài Xuất siêu “có tiếng không có miếng” đăng dài kỳ trên Thanh Niên là hầu hết nguyên nhân đều có từ rất lâu và đều do chủ quan trong nước… Tình trạng này sẽ còn tiếp tục trong những năm tới.
Xuất khẩu thực chất chỉ gia công, hàm lượng gia tăng thấp là vấn đề đặt ra hàng chục năm nay. Nguyên nhân và giải pháp khắc phục được phân tích không biết bao nhiêu lần nhưng rồi năm này qua năm khác, cuộc họp từ cấp địa phương cho tới trung ương, từ doanh nghiệp tới hiệp hội, cứ nói đến xuất khẩu thì điệp khúc “xuất nhiều lợi ít vì xuất thô” vẫn còn nguyên. Cũng hàng chục năm trước đây, câu chuyện đối tác nước ngoài muốn đặt mua một lượng lớn trái cây, đồ gỗ của VN nhưng không thành dù trong nước lúc đó, các mặt hàng này đầy rẫy, doanh nghiệp vẫn đang bở hơi tai tìm thị trường. Lý do là người được “chào” các hợp đồng nói trên không đủ năng lực đáp ứng nhưng cũng không chịu chia sẻ cho các doanh nghiệp khác. Kiểu “ta không đủ sức ăn thì mi cũng đừng hòng no bụng”. Đến nay, hiệp hội thành lập khắp nơi, không có ngành nghề nào là thiếu hiệp hội nhưng doanh nghiệp cá tra thì tự hạ giá nhau để giành giật khách, ngành điều thì nội bộ lục đục… vẫn mạnh ai nấy làm. Không liên kết cũng chẳng chia sẻ. Rồi các dự án xây dựng vùng nguyên liệu, ngành công nghiệp phụ trợ cho da giày, cho dệt may… nói không biết bao nhiêu lần, sự cần thiết và quan trọng của nó ai cũng biết nhưng rồi năm này qua năm khác, vẫn không có…Nhắc lại để thấy lỗi chính từ chúng ta. Rõ ràng, nỗ lực để đổi từ “lượng sang chất”, từ manh mún sang tập trung; từ thô sang tinh… rất ít. Đó là lý do, chúng ta có hàng chục mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu thế giới nhưng nông dân của chúng ta vẫn nghèo, công nhân của chúng ta vẫn khổ, vẫn phải hưởng lương rẻ mạt…
Vậy thì đừng tự hào với các con số to nhưng rỗng của những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu thế giới. Khi người nông dân trồng lúa nghèo vẫn hoàn nghèo thì xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới có ý nghĩa gì? Khi lương công nhân vẫn thấp, vẫn không đủ sống thì vui với hào quang của việc dẫn đầu toàn cầu về xuất khẩu dệt may – da giày có đáng vui? Nếu chất lượng cuộc sống của người nuôi, trồng, sản xuất không “tăng trưởng” thì mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu để phục vụ cái gì? Chúng ta đã nói quá nhiều nhưng hầu như không làm gì để thay đổi “những vấn đề nội tại của nền kinh tế và cơ cấu xuất khẩu” mà ta vẫn thường đổ lỗi.
Việc nào của nhà nước, việc nào của doanh nghiệp, việc nào của người lao động… đã được phân vai rõ ràng. Lượng tăng thì về cơ bản, người nuôi trồng, sản xuất đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Còn các yếu tố về giống, về vùng nguyên liệu, về liên kết, chiến lược, marketing, xây dựng thương hiệu… để có được giá tốt là của nhà nước và doanh nghiệp. Vậy thì hãy nhìn thẳng vào sự thật, từ bỏ bệnh thành tích, hãy lấy chất lượng cuộc sống của người nông dân, công nhân làm mục tiêu, lấy giá trị gia tăng làm mục tiêu thay vì lao theo số lượng, vị thế… Chỉ có như vậy mới hy vọng giải quyết được nghịch lý giá trị xuất khẩu “to nhưng rỗng” đáng buồn, đáng lo, thậm chí đáng xấu hổ hiện nay.
Nguyên Khanh
Hiệp định Paris 1973: CS càng muốn quên thì ta càng phải nhắc
Đanchimviet
Tác giả: Nguyễn Ngọc BíchMột ngày trọng đại sắp sửa trôi qua mà tôi sợ các cơ quan truyền thông của người Việt ở hải ngoại, không trừ cả một đài điền thế cho tiếng nói tự do của VN là Đài RFA, sẽ để cho nó lẳng lặng trôi qua vì lý do đó là chuyện cũ, chuyện 40 năm qua rồi, không còn mấy ai nhớ đến nó và do đó, cho nó qua luôn.
Lối suy nghĩ này thật khôi hài bởi người Việt chúng ta thường tự hào là chúng ta thường yêu và nhớ lịch sử nước nhà. Chúng ta nhớ chuyện bà Trưng, bà Triệu, hãnh diện chuyện nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên, nhớ Lý Thường kiệt với trận đại thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt, hát “Nước non Lam Sơn,” biết ơn Quang Trung đại phá quân nhà Thanh… song chuyện gần chúng ta hơn thì tự nhiên chúng ta mắc bệnh Alzheimer.
Không những thế, càng gần thì hình như chúng ta càng hiểu lầm vấn đề, đổi trắng thay đen… như trong nước các nghĩa trang “liệt sĩ Trung Cộng” thì chình ình ở trong các tỉnh biên giới, nơi quân TC sang xâm lược và tàn phá nước ta vào năm 1979. Chưa hết, gần đây ở ngay thủ đô Hà Nội của nước VN Cộng hòa XHCN còn có lễ “biết ơn” quân đội nhân dân TC dạy dỗ, huấn luyện cho hàng trăm hàng ngàn sĩ quan (lên đến những hàng cao cấp nhất) trong “quân đội nhân dân” Việt Nam!!!
Chúng ta thường chê người Mỹ là chóng quên, không có ý thức lịch sử sâu đậm như chúng ta. Thế thì sao trận Nhật đánh Trân châu cảng (Pearl Harbor) thì đến 81 năm sau, vào ngày 7 tháng 12 vừa rồi, người ta vẫn kỷ niệm?
Đã đến lúc chúng ta phải xét lại vấn đề
Đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại vấn đề. Một Hiệp định Hòa bình Paris mà không đem lại “hòa bình” mà không thành vấn đề sao? Một hiệp định hòa bình mà hai người chủ chốt thương thuyết nó sau được giải thưởng Nobel Hòa bình để giờ đây câu chuyện đó còn là nỗi nhục cho ủy ban (ở Na Uy) tuyển chọn giải đó vào năm 1973 mà không đáng nói sao? Một hiệp định hòa bình mà dẫn đến sự hiện diện của khoảng 3 triệu rưỡi người Việt ở hải ngoại ngày hôm nay mà ta không cần biết chi tiết nó nói gì và nó có bị vi phạm hay không sao? Và nếu có thì ai vi phạm? Vi phạm thế nào?
Do đó mà tôi biết ơn ông Nguyễn Quốc Khải đã mở màn cho việc xét lại Hiệp định Paris cách đây 40 năm với bài “Sự thật phũ phàng về Hiệp định Paris 1973” gởi cho RFA ngày 17/12 cách đây gần một tháng dù như có nhiều điều trong đó tôi không đồng ý với cách đọc của ông (tôi đã trả lời, cũng trên RFA, bằng một bài viết vào ngày hôm sau).
Từ đó, ông Khải và tôi đã có một số bài trao đổi qua lại, nói chung là khá nghiêm chỉnh bởi chúng tôi chủ yếu chỉ dựa vào những dữ kiện lịch sử, tránh được những sự cãi vã không cần thiết hay đi vào đả kích cá nhân.
Người Cộng sản Hà Nội muốn quên
Dựa vào những dữ kiện mà cả tôi lẫn ông Nguyễn Quốc Khải đưa ra thì Hiệp định Hòa bình Paris 1973 chỉ là một quả lừa vĩ đại của Hà Nội nhằm đá Mỹ ra khỏi VN và sau đó thôn tính miền Nam (bất kể Chương V của Hiệp định đã nói thật rõ ràng, rõ như ban ngày: trong việc “thống nhất đất nước hai miền, không bên nào được thôn tính bên nào”).
Cái khác giữa ông Khải và tôi là: Ông cho Hà Nội làm thế (“thôn tính miền Nam) là họ có quyền, nghĩa là có quyền xé bỏ cả lời cam kết long trọng của họ (với chữ ký của họ), còn tôi thì coi đó là một sự vi phạm trắng trợn mà ta phải nhắc nhở, không cho Hà Nội và dư luận thế giới (kể cả nước Mỹ) quên về chuyện này.
Tóm lại, Hà Nội càng muốn quên thì ta càng cần phải nhắc, nhắc cho đến không ai quên được những việc làm ô nhục của Hà Nội–dù như kết-quả của sự phản bội đó đến nay, 40 năm sau, vẫn chưa đổi thay được bao nhiêu.
Năm nay khác?
Nếu trong những năm qua, các báo đài, kể cả các đài quốc tế, đã tránh né việc phân định, phán xét ai phải trái trong việc thực thi Hiệp định Paris 1973 thì tôi mong là năm nay, chúng ta sẽ có một thái độ khác đi.
Tại sao? Tại vì ta không thể trốn tránh được sự thực lịch sử–dù vai trò của ta ở trong đó không lấy gì làm đẹp. Cũng như chuyện Cải cách ruộng đất ở miền Bắc hay chuyện Mậu Thân ở Huế, chúng cứ việc cách ta nửa thế kỷ hay hơn nữa, câu chuyện chưa được phanh phui đến ngọn nguồn thì lịch sử vẫn còn thiếu sót nếu không muốn nói là méo mó, gian lận.
Năm nay cũng còn khác nữa là vì kỷ niệm 40 năm, đang có triệu chứng là Hà Nội muốn nhắc lại chuyện Hiệp định Paris để nói như ông Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc phòng của Hà Nội hôm đầu năm (1/1/2013), là “Cách can dự của Mỹ, như họ tuyên bố là ủng hộ các giải pháp hòa bình và luật pháp quốc tế, làm cho một số nước đồng tình mà có thể không lưu tâm đúng mức đến mặt trái của nó.” Ông cho biết đã từng nói với một quan chức Mỹ: “Nếu như các ông làm đúng những gì đã nói thì tôi hoan nghênh, còn nếu không các ông sẽ buộc phải rời khỏi khu vực như năm 1975 rời khỏi Việt Nam.”
Nói cách khác, Hà-nội, qua ông Nguyễn Chí Vịnh, đang muốn trắng trợn nói với Mỹ là: chúng tôi đã lừa được ông năm 1973 để đuổi ông ra năm 1975 (thực ra Mỹ đến đó đã không còn một quân-nhân tác-chiến nào ở VN từ tháng Giêng 1973), chúng tôi vẫn có thể đi với Bắc-kinh (cái mà ông Vịnh gọi là “tương đồng ý thức hệ”) để đá ông khỏi Biển Đông!
Một chuyện có liên hệ trực tiếp đến chuyện sống còn của đất nước ngày hôm nay như thế mà không đáng để cho các báo đài bàn đến hay sao?
© Nguyễn Ngọc Bích
© Đàn Chim Việt
—————————–
Đọc các bài liên quan:
40 năm sau một cuộc phản bội
Hiệp định hòa bình Paris và những “sự thật phũ phàng”
Giải pháp VNCH: “Hoang tưởng,” “vô vọng” hay chỉ là khó?
Phát triển công nghệ thông tin có thể “thay máu” cho dân tộc
18/01/2013 /
Lê Duy chuyển ngữ, CTV Phía TrướcAndrew Lam, The Huffington Post
Việt Nam – một nhà nước công an trị, nơi mà việc tự do ngôn luận có thể đồng nghĩa với ngồi tù nhiều năm, đang chìm ngập trong điện thoại di động. Bất kể là nhắn tin hay gửi hình, người dân dân tại đây đang mua điện thoại với một tốc độ chóng mặt. Việt Nam đang ngày càng giàu lên và đi kèm với nó là sự biến mất tình trạng độc quyền thông tin của chính phủ bấy lâu nay.
Trong nhiều năm, Việt Nam là một trong cơ sở chính về sản xuất và xuất khẩu điện thoại di động giá rẻ. Vào 2010, theo số liệu thống kê, Việt Nam đã xuất khẩu lượng điện thoại di động trị giá 2.3 tỉ USD. Hai năm sau, con số này đã nhảy vọt lên tới 8.63 tỉ USD, tức tằng hơn 122% so với hai năm trước đó. Vào lúc này, chỉ với 20 USD là bạn đã có thể mua cho mình được một chiếc điện thoại di động ở Việt Nam nên những người tiêu dùng bình dân ở đây hầu như ai cũng sắm cho mình một chiếc di động – việc mà vài năm trước đây thì đã đóng hộp xuất khẩu ra nước ngoài.
Theo số liệu thống kê mới nhất của TechniAsia năm 2012, mỗi 100 người dân Việt Nam có 145 điện thoại di động. Với chỉ hơn 90 triệu dân nhưng Việt Nam đang sử dụng số lượng di động lên đến hơn 130 triệu chiếc. Và số lượng người dùng không chỉ giới hạn trong tầng lớp trung lưu. Hầu như ai cũng có một chiếc, từ học sinh cấp một cho tới những người đạp xe xích lô nghèo khổ, thậm chí cả những bạn tuổi “teen”. Trên các đường phố Việt Nam, chúng ta dễ dàng bắt gặp cảnh người đi xe máy chỉ với một tay, tay kia thì đang cầm điện thoại để trò chuyện hay bạn bạc chuyện làm ăn. Họ thậm chí còn chẳng buồn tắt điện thoại trong khi xem phim ở rạp chiếu bóng. Ở quán cà phê, nhà hàng, họ có một thói quen khá bất lịch sự là cúi mắt xuống kiểm tra hoặc gửi tin nhắn trong khi nói chuyện với người ngồi trước mặt.
Đối với chính phủ Việt Nam – một đất nước áp dụng biện pháp chặn tường lửa Internet khá quyết liệt như chính quyền Trung Quốc – thì đây là một xu thế khá đau đầu. Không chỉ dừng lại ở việc trò chuyện qua điện thoại, người dân ở đây đang sử dụng những thiết bị điện thoại thông minh và đa chức năng này để ghi lại và chia sẻ những hình ảnh mà chính quyền không muốn bị phát tán trên các trang mạng. Những hành động phi đạo đức của công an bị ghi hình và gửi lên mạng hàng ngày. Những cuộc biểu tình chống lại sự tham nhũng của công an, việc thu hồi đất bất hợp pháp của chính quyền, và cả các sự kiện biểu tình chống Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông và ghi hình lại bằng những chiếc điện thoại di động.
Một sự kiện đáng chú ý đó là việc thiền sư Thích Nhất Hạnh – người từng bị lưu đày sang Pháp trong một thời gian dài, đã được phép trở lại quê hương vào năm 2005. Và ông đã quyết định xây dựng một tu viện với tên Bát Nhã ở tỉnh Lâm Đồng. Tu viện này đã nhanh chóng nổi tiếng và thu hút rất nhiều bạn trẻ. Nhưng điều này đã làm cho những người cầm quyền tại chính quyền địa phương phải đứng ngồi không yên. Họ sợ hãi một phong trào theo kiểu Pháp Luân Công ở Trung Quốc sẽ xảy ra ở Việt Nam. Và kết quả là một đám đông dưới sự bảo trợ của chính quyền đã tấn công tu viện vào tháng 11 năm 2009, làm nhiều người bị thương và thiệt hại không nhỏ về cơ sở vật chất. Nhiều sư sãi và ni cô đang muốn tìm chốn thanh tịnh nơi cửa Phật cũng đã bị bắt mà không hiểu vì cớ gì.
Trong khi những phương thức truyền thông chính ở Việt Nam như truyền hình, báo đài, báo chí đã đăng tải rất ít thông tin về vụ việc này, cộng đồng sử dụng di động đã nhanh chóng nhận được nhiều thông tin từ những nhân chứng đã ghi hình, chụp ảnh các cảnh bắt bớ sư sãi và ni cô cùng với cảnh đập phá ở đây. Câu truyện và những đoạn clip này đã lan ra toàn thế giới.
Thời thế nay đã khác xưa
Sau Chiến tranh Lạnh, Việt Nam nhanh chóng tiến lên kỷ nguyên thông tin. Đã có một thời, sở hữu một chiếc máy fax có thể khiến bạn bị bắt và ngồi tù. Thực sự, trong lĩnh vực kiểm soát và bóp méo thông tin thì bộ máy Cộng sản từng cho ra đời và vận hành một cỗ máy hoàn hảo. Nhưng thời ấy nay còn đâu, với sự xuất hiện của mạng Internet, lượng người dùng đã tăng từ 200.000 hồi năm 2000 lên 30.802.000 vào năm 2012. Facebook mới chỉ vào Việt Nam từ năm ngoái những đã nhanh chóng đạt lên 10.5 triệu người dùng – gần 12% tổng dân số tại nước này.
“Sự tăng trưởng của mạng Internet đang là mối hiểm họa đe dọa tới chính phủ”, ông Lê Quốc Quân – a một luật sư nổi tiếng trên thế giới và là một nhà hoạt động dân chủ, blog nổi tiếng của ông cổ vũ cho hệ thống chính quyền đa nguyên và quyền con người, cho biết trong cuộc cho truyện với Associated Press hồi năm 2011. Ông còn cho hay: “Người dân bây giờ đã thực sự có cơ hội đọc tin và biết sự thật. Chúng tôi đang khao khát một nền dân chủ ở đất nước Việt Nam này”. Chính quyền đã khép tội 14 blogger và những nhà hoạt động dân chủ vào tuần trước vì đã có kế hoạch lật đổ bộ máy cầm quyền, và một vài người trong số họ đã phải nhận mức án lên đến 13 năm tù giam. Luật sư Quân cũng đã bị bắt không lâu sau bài phỏng vấn của ông với Associated Press.
Ngày càng nhiều người bày tỏ sự chán chường và bực bội của họ lên blog cá nhân. Nhưng liệu số đông người dân muốn có một nền dân chủ và thực hiện một cuộc thay đổi toàn cục hay không thì vẫn còn chưa rõ ràng. Những nhân tố còn thiếu hiện nay là: toàn thể người dân chưa thực hiện được các cuộc phản đối có tổ chức, chưa có một nhà lãnh đạo đủ tâm và đủ tầm để có thể thuyết phục được người dân và thách thức với bộ máy hiện có, và chưa có những cuộc nói chuyện thẳng thắn, nghiêm túc và thực sự đi vào trọng tâm để tìm ra đường đi mới cho đất nước. Quá nhiều những cuộc thảo luận xảy ra trên mạng đã làm cho chính quyền chỉ còn biết cách tăng cường bắt bớ và đồng thời thuê những blogger khác để gây ảnh hưởng lên dư luận của cộng đồng cư dân mạng.
Và cho dù Bác sĩ Nguyễn Đan Quế – một nhà hoạt động dân chủ hàng đầu và đã nhiều lần là ứng viên cho giải Nobel Hòa bình, trước khi bị chính quyền Việt Nam bắt trong năm 2011, đã kêu gọi thanh niên Việt Nam hãy sử dụng những chiếc điện thoại di động như một công cụ để tẩy sạch chế độ độc tài của Cộng sản, thì việc có hay không phần đông những người sử dụng điện thoại di động có xem công nghệ mới mẻ này như một công cụ đầy tiềm năng để tiến hành một cuộc thay đổi có tầm vĩ mô như các nước Ả Rập đã làm hơn hai năm – Arab Spring, hiện vẫn còn chưa rõ.
Tuy vậy, rõ ràng là cơn gió thay đổi đang thổi một cách mạnh mẽ. Chán nản và bực tức chung trong đại đa số người dân đang tăng lên vì sự bất công và tham nhũng, và cơ sở hạ tầng truyền thông mới đã và đang cho phép người dân được tự do phát biểu hơn. Khi ngày họ càng được biết nhiều hơn về sự thật bấy lâu nay họ bị che giấu bao nhiêu, thì họ càng trở nên khó kiểm soát bấy nhiêu. Cho dù họ có nhận ra hay không thì bằng việc chia sẻ và trao đổi thông tin trên quy mô quốc gia, những người dân Việt Nam này đang thực sự góp phần mang đến một sự thay đổi có tính sống còn đối với đất nước vốn đã có quá nhiều lịch sử đau thương – chỉ cần một cú click mà thôi.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013
http://phiatruoc.info/phat-trien-cong-nghe-thong-tin-co-the-thay-mau-cho-dan-toc/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét