Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Tin ngày 21/1/2013

  • Trung Quốc : Kiểm duyệt báo chí theo kiểu « ném đá giấu tay » (RFI) - Hồi tháng 10/2012, tạp chí Anh New Statesman đã dành hồ sơ đặc biệt về hiện tượng kiểm duyệt báo chí tại Trung Quốc. Rồi sau vụ tờ Nam Phương Chu Mạt ở Quảng Đông bị kiểm duyệt hồi đầu tháng Giêng này, hồ sơ nói trên đã được dân mạng Trung Quốc chuyển thành file PDF và hiện được lan truyền trên các trang blog tại Trung Quốc.
  • Con trai của Sonia Gandhi làm nhân vật số 2 của đảng Quốc Đại (RFI) - Ông Rahul Gandhi, người được xem là có triển vọng trở thành thủ tướng tương lai sau cuộc bầu cử Quốc hội vào năm tới ở Ấn Độ, hôm qua 19/01/2013 đã được chỉ định làm nhân vật lãnh đạo số 2 của đảng Quốc Đại đang cầm quyền, hiện do mẹ của ông, bà Sonia Gandhi làm chủ tịch.
  • Nga giúp Pháp chuyển quân và trang thiết bị vào Mali (RFI) - Trả lời trên đài phát thanh Europe 1 ngày 20/01/2013, Ngoại trưởng Laurent Fabius thông báo Paris vừa nhận được sự hỗ trợ của Nga trong chiến dịch quân sự Mali. Canada đã đề nghị cùng với Châu Âu vận chuyển lính thuộc Lực lượng Hỗ trợ Mali (Misma) của châu Phi tới Mali.
  • Senkaku/Điếu Ngư :Trung Quốc phản đối Mỹ ủng hộ Nhật (RFI) - Bắc Kinh cho biết « rất bất bình » về lời tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định ủng hộ Tokyo bảo vệ chủ quyền tại Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Vài giờ trước Tân Hoa xã chỉ trích Mỹ phản bội lời cam kết « trung lập » và bật đàn xanh cho « phe hữu » Nhật bản đe dọa Châu Á.
  • Tổng thống Obama tuyên thệ cho nhiệm kỳ thứ hai (RFI) - Vài phút trước 12 giờ trưa ngày 20/01/2013- giờ Washington, với sự hiện diện của gia đình và một vài nhà báo, tổng thống Barack Obama chính thức tuyên thệ cho một nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Lễ tuyên thệ của ông Obama được trực tiếp truyền hình.
  • Vụ bắt con tin tại Algeri kết thúc đẫm máu (RFI) - Vụ bắt con tin tại cơ sở khí đốt In Amenas đã kết thúc hôm qua 19/01/2013, sau khi lực lượng đặc nhiệm của quân đội Algeri mở cuộc tấn công cuối cùng, với nhiều con tin ngoại quốc và Algeri thiệt mạng. Nhưng cho tới hôm nay cũng vẫn chưa có thống kê chính xác về số nạn nhân.
  • Pháp : Giao thông hàng không bị rối loạn do tuyết rơi dầy (RFI) - Sáng nay, 20/01/2013, giao thông hàng không tại Paris đã bị rối loạn nhiều do tuyết rơi rất dày tại hai sân bay Charles de Gaulle và Orly, nơi mà 40 chuyến bay đã bị hủy bỏ theo yêu cầu của Tổng cục Hàng không Dân dụng Pháp. Khoảng 50 tỉnh của Pháp được đặt ở mức báo động màu cam, dưới mức cao nhất.
  • TS Nguyễn Nhã: "Nguy cơ Bắc thuộc ngày càng lớn" (RFI) - Vào dịp đầu năm 2013, tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về Biển Đông tại Việt Nam, đã cho phổ biến một bài viết của ông đề ra "Kế sách cứu nước-xây dựng nội lực đất nước hùng cường" gởi cho các lãnh đạo Việt Nam, cũng như cho thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước.
  • Dân biểu Bulgaria bị dí súng vào đầu (BBC) - Một người dí súng hơi vào đầu thủ lĩnh đảng của người Thổ, Ahmed Dogan, trong một cuộc họp được truyền hình trực tiếp ở thủ đô Sofia.
  • Cách mạng Nga 1917 qua ảnh tư liệu (BBC) - Cách mạng Nga 1917 qua con mắt nhiếp ảnh gia người Mỹ John Rahill, và một số hình ảnh Nhật Bản và Trung Quốc vào thời kỳ này.
  • Hoãn xử ông Nguyễn Quốc Quân (BBC) - Phiên xử đảng viên Việt Tân Nguyễn Quốc Quân tội Lật đổ, dự kiến diễn ra ngày 22/1, bị hoãn vô thời hạn.
  • Những làn sóng mới trên biển Đông (BaoMoi) - Tương lai vốn rất khó dự báo. Tuy nhiên, sẽ rất hấp dẫn khi suy nghĩ về những sự kiện chính sẽ xảy ra đối với khu vực Đông Nam Á trong năm 2013. Sau đây là 10 điều đáng để quan sát ở khu vực này trong năm 2013.
  • TQ đến gần Vịnh Bắc Bộ, xây trái phép ở Hoàng Sa (BaoMoi) - (Phunutoday) - TQ cho hải giám tuần tra định kỳ biển Đông, xây dựng trái phép khu nghỉ mát trên Hoàng Sa, chỉ trích Mỹ "phản bội" tuyên bố trung lập trước đó ... là tin tức thời sự chính ngày 20/1.
  • Những bức ảnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam (BaoMoi) - UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng), Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng và Công an thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức Triển lãm giới thiệu các tư liệu mới liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa tại Bảo tàng Đà Nẵng vào ngày 20/1/2013.
  • Cảnh báo của Nhật Bản làm nóng cuộc tranh chấp ở Senkaku/ Điếu ngư (BaoMoi) - (GD&TĐ) – Nhật Bản vừa cho biết có thể bắn cảnh báo và có những biện pháp cần thiết để ngăn máy bay nước ngoài vi phạm không phận của mình. Đây là tuyên bố mới nhất trong cuộc khẩu chiến giữa Tokyo và Bắc Kinh gây ra những lo ngại về cuộc tranh chấp nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư có thể ngoài tầm kiểm soát.
  • Đà Nẵng: Hàng nghìn người xem triển lãm về Hoàng Sa (BaoMoi) - Có lẽ hiếm có cuộc triển làm nào như triển lãm "Giới thiệu các tư liệu liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa" được UBND huyện Hoàng Sa, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Đà Nẵng, Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng, Công an TP Đà Nẵng và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức, khai mạc sáng 20/1 tại Bảo tàng Đà Nẵng.
  • Trung Quốc phản đối bình luận của Mỹ về Điếu Ngư (BaoMoi) - Ngày 20/1 tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cho biết nước này hết sức bất bình và kiên quyết phản đối bình luận gần đây của Mỹ về quần đảo Điếu Ngư (mà Nhật Bản gọi là Senkaku).
  • Mỹ ủng hộ Nhật, cảnh báo Trung Quốc về Senkaku (BaoMoi) - TPO - Phát biểu tại cuộc họp báo với Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đang ở thăm Washington, bà Clinton tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ dành cho Nhật Bản trong cuộc tranh cãi với Trung Quốc về chủ quyền Senkaku.
  • Trung Quốc chỉ trích Mỹ “phản bội” (BaoMoi) - (NLĐO) - Tân Hoa Xã ngày 19-1 tuyên bố Mỹ đang khuyến khích chính phủ “thiên hữu nguy hiểm” ở Nhật Bản và “phản bội” lại cam kết giữ lập trường trung lập về vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • Tàu Hải giám Trung Quốc lại quấy nhiễu Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Tân hoa xã dẫn tuyên bố của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc (SOA) hôm 19/1 cho biết hai đội tàu Hải giám nước này đang thực hiện tuần tra ở các vùng biển riêng biệt trên Biển Đông.
  • Lần đầu trưng bày bằng chứng chủ quyền Hoàng Sa (BaoMoi) - TT - Hôm nay 20-1, tư liệu mới phát hiện về Hoàng Sa được trưng bày và khai mạc tại Bảo tàng Đà Nẵng (24 Trần Phú, TP Đà Nẵng) do UBND huyện Hoàng Sa, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng và báo Tuổi Trẻ phối hợp thực hiện.
  • Trung Quốc xây dựng trái phép khu nghỉ mát trên quần đảo Hoàng Sa (BaoMoi) - (GDVN) - Trung Quốc vừa ban hành "Quy hoạch phát triển kinh tế biển toàn quốc 5 năm lần thứ 12", trong đó sẽ xây dựng các khu nghỉ mát, du lịch nhiệt đới trên quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt - PV).
  • Truyền thông Trung Quốc nói Mỹ 'phản bội' (BaoMoi) - Truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi lập trường của Mỹ về các đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông là ủng hộ cho Nhật Bản và "phản bội" tuyên bố trung lập trước đó của Washington.
  • Máy bay khủng răn đe Trung Quốc của Nhật sợ sấm sét (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Tiêm kích tiên tiến F-35 Lightning II của Mỹ mà Nhật Bản mua hy vọng để răn đe Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng ở Điếu Ngư/Sensaku không có chiều hướng lắng dịu lại không có khả năng chịu sét đánh.
  • Biển Đông lại dậy sóng vì tàu Trung Quốc (BaoMoi) - Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc (SOA) hôm 19/1 thông báo, hai đội tàu hải giám của nước này đang đồng thời tiến hành các chuyến đi tuần tra thường kỳ ở Biển Đông. Đây là hành động mới nhất trong một chuỗi những hành động hiếu chiến mà Trung Quốc thực hiện trong thời gian vừa qua ở khu vực biển đang nóng bỏng bởi các cuộc tranh chấp này.
  • Trung Quốc đang "nắn gân" các nước tranh chấp? (BaoMoi) - Trong bối cảnh Trung Quốc gần đây liên tục đưa tàu thuyền vào xâm phạm quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông, một nhà chiến lược chuyên phân tích về các nguy cơ mới đây đã đưa ra nhận định, ông hoài nghi về khả năng Trung Quốc sẽ thực sự gây chiến tranh ở vùng biển tranh chấp này.
  • Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư: Nhật Bản cứng rắn nhưng không khiêu khích (BaoMoi) - Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Washington ngày 18-1, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida khẳng định Nhật Bản cương quyết giữ nguyên quan điểm và hiện trạng thực tế quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là lãnh thổ của Nhật Bản và do Nhật Bản quản lý nhưng ông khẳng định Nhật Bản không có ý định khiêu khích Trung Quốc.
  • Thêm tàu hải giám xuống biển Đông (BaoMoi) - Ngày 19.1, Tân Hoa xã dẫn thông báo từ Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc (SOA) cho hay hai nhóm tàu hải giám đang tuần tra riêng biệt ở các vùng khác nhau trên biển Đông.
  • Chiến sĩ đảo Sơn Ca luyện tập bắn máy bay (BaoMoi) - Trên hải đồ Biển Đông, đảo Sơn Ca nằm ở tuyến đảo phía Bắc quần đảo Trường Sa. Tháng 1 này, khẩu đội cao xạ 12 ly 7 đã luyện tập bắn máy bay trên đảo.
Bản tin tiếng Anh


  • Sales boosting measures taken for Spring Festival (Washington Post) - Retailers all around the country rushed to take many kinds of sales boosting measures to attract shoppers on the occasion of Chinese Spring Festival that falls on Feb 10 this year.
  • Lenovo expands into TV (Washington Post) - Lenovo is in the final stage of negotiating with the Japan's Sharp Corp about buying the plant that produces liquid-crystal-display TV in East China.
  • Fast-food supplier cleared of 'sick' chickens (Washington Post) - One of China's largest suppliers of meat accused of selling sick chickens to multiple fast- food chains including KFC has been cleared of wrongdoing based on preliminary investigations by local food safety officials.
  • China set to lead smartphone market in 2013 (Washington Post) - China will cement its lead as the world's largest smartphone market in 2013 as the nation is expected to sell 240 million smartphones, nearly one-third of global shipments, industry analysis firm Canalys said.
  • WB predicts 8.4% growth for China (Washington Post) - Developing countries, led by China and Brazil, will see greater progress in their economic recoveries, as high-income countries continue to struggle amid financial woes.
  • Free laba porridge at Lama Temple (Washington Post) - People enjoy free rice porridge at Lama Temple, Beijing, on Jan 19, 2013. The Lama Temple is a Tibetan Buddhist temple, which has a tradition of serving free laba rice porridge on the eighth day of December on the Chinese lunar calendar. It is a tradition in China to eat porridge on this day. The main ingredients are rice and sticky rice; people also add sugar, red dates, lotus seeds, walnuts, chestnuts, almonds, longans, hazelnuts, raisins, red beans, peanuts, and other foods to make the porridge special.
  • Beijing covered in snow (Washington Post) - Snowfall has relieved the air pollution but affected the local traffic in Beijing.
  • Safe travel over Spring Festival a priority (Washington Post) - The Ministry of Transport has pledged to ensure travelers will enjoy safe and convenient journeys during the coming Spring Festival travel peak, a ministry spokesman said on Thursday.
  • Sum of all fears (Washington Post) - Flu, smog and sub-freezing temperatures have combined to create a health scare in many parts of China, especially in Beijing.
  • Sun Yang, Ye Shiwen named Sports Personality of Year (Washington Post) - Chinese swimmers became the biggest winners of the 2012 CCTV (China Central Television) Sports Personality Awarding Ceremony as star swimmers Sun Yang and Ye Shiwen won the Best Athlete Awards at the National Stadium here on Saturday.
  • Index shows wealth gap at alarming level (Washington Post) - The Gini coefficient, an index that monitors the gap between the rich and poor has reached what experts consider an alarming level in China.
  • Wait for seniors home bed: 100 years (Washington Post) - The waiting lists for a bed in a public elderly care home in Beijing have grown so long that some are saying it could take 100 years to get a position.

TS Nguyễn Nhã: "Nguy cơ Bắc thuộc ngày càng lớn"

Tiến sĩ Nguyễn Nhã  thuyết trình về Hoàng Sa - Trường Sa tại Hà Nội ngày 24/9/2011
Tiến sĩ Nguyễn Nhã thuyết trình về Hoàng Sa - Trường Sa tại Hà Nội ngày 24/9/2011

Vào dịp đầu năm 2013, tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về Biển Đông tại Việt Nam, đã cho phổ biến một bài viết của ông đề ra "Kế sách cứu nước-xây dựng nội lực đất nước hùng cường" gởi cho các lãnh đạo Việt Nam, cũng như cho thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước.

Tiến sĩ Nguyễn Nhã đề ra kế sách này trong bối cảnh mà đối với ông, nguy cơ Việt Nam trở thành thuộc quốc ngày càng lớn, bởi vì họa xâm lược từ phương Bắc không chỉ có ở Biển Đông, mà còn ở các lĩnh vực kinh tế, văn hóa...

Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Nhã về những phương cách để đối phó với họa Bắc triều :

Kế sách cứu nước – xây dựng nội lực đất nước hùng cường thế kỷ XXI của Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã gửi quý lãnh đạo đất nước cùng thanh niên Việt Nam ở trong và ngoài nước

Tôi vốn là nhà sử học nghiên cứu lịch sử Việt Nam với cách nhìn ngàn năm trước hướng về ngàn năm sau, nhận thấy rằng hiện nay không còn là nguy cơ xâm lược mà thật sự đã xảy ra xâm lược lãnh thổ ở Biển Đông và xâm lược phá nát kinh tế văn hóa xã hội Việt một cách thâm sâu chưa từng có.

Song đây lại là thời cơ có một không hai của người Việt chúng ta, xin soạn thảo kế sách cứu nước và xây dựng nội lực đất nước hùng cường thế kỷ XXI, gửi tới quý lãnh đạo nhà nước, quý lãnh đạo chính trị, các doanh nhân cũng như toàn dân. Tôi ước mong tất cả người Việt chúng ta trong và ngoài nước phải bừng tỉnh, cần có tâm và có tầm, nhất là các bạn thanh niên hãy cương quyết xóa đi những gì xấu xí của người Việt, quyết bỏ qua một bên và hàn gắn những đau thương của thế kỷ XX với “một triệu người vui và một triệu người buồn”. Chúng ta vượt lên chính mình, nỗ lực không ngừng nghỉ xây dựng một nước Việt Nam hùng cường của thế kỷ XXI, sánh vai với các cường quốc năm châu bốn biển, quyết không còn là quốc gia bị lệ thuộc, nạn nhân của thời cuộc quốc tế, bị xử ép làm nhục và bị tụt hậu nữa!

Kế sách này phải là kế sách của toàn dân trước hết là của thanh niên đi tiên phong trong quá trình đại hòa dân tộc, mỗi người một kế hoạch nhỏ đầy sáng tạo xây dựng nội lực đất nước hùng cường. Nhà nước là yếu tố quan trọng song nhất định từ bỏ mọi bao cấp kể cả bao cấp yêu nước.

Kế sách cứu nước này phải kế thừa sự khôn ngoan của cha ông hàng ngàn năm nay từ tuyên ngôn độc lập “Nam quốc sơn hà Nam đế cư / Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” của Lý Thường Kiệt, “Văn hiến Bắc Nam mỗi nước mỗi khác” của Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, lòng nhân ái của Lý Thánh Tôn[g], Trần Nhân Tôn[g]…

Kế sách cứu nước này phải là kế sách đấu tranh ngoại giao hòa bình đa phương hóa, đa dạng hóa, sử dụng sức mạnh tổng hợp thời đại toàn cầu.

Kế sách cứu nước này phải là chiến lược chứ không phải chỉ là sách lược giai đoạn, đoàn kết dân tộc, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, huy động lòng yêu nước toàn dân trong xây dựng nội lực đất nước hùng cường. Các công ty đều lấy mục tiêu góp phần phát triển đất nước, những gì hại cho quyền lợi đất nước quyết không làm…

Kế sách cứu nước này phải là kế sách trở về nguồn, giữ gìn bản sắc Việt, tạo lòng tự hào dân tộc, tự lập tự cường trong lịch sử đấu tranh cũng như trong xây dựng – xây dựng quốc đạo nhân chủ, thờ Quốc tổ, thờ anh hùng dân tộc.

Những triết lý sống Việt là mẫu số chung của tất cả người Việt Nam không phân biệt chính kiến tôn giáo, địa phương, tạo động lực yêu nước chân chính phát triển đất nước hùng cường. Như người Nhật đã lấy ngày 31 tháng 12 hàng năm tất cả già trẻ lớn bé đến đền thờ Thần đạo thì người Việt chúng ta cũng lấy ngày 10 tháng Ba âm lịch tất cả đều đến đền thờ Quốc tổ, các đình, đền, miếu có biểu tượng Quốc tổ và anh hùng dân tộc để chiêm bái tỏ lòng đoàn kết dân tộc, quyết tâm trở về cội nguồn xây dựng đất nước hùng cường.

Kế sách cứu nước này phải là kế hoạch tạo niềm tin, cách mạng văn hóa xã hội, không được dối trá, nói dối, cùng xây dựng xã hội lành mạnh tử tế, pháp trị.

Kế sách cứu nước phải thật sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đẩy mạnh phong trào thế giới du với hàng trăm ngàn, hàng triệu du học sinh, kể cả các thầy giáo đi học hỏi thu tóm những tinh hoa hiện đại của thế giới về xây dựng đất nước hùng cường, phải làm cuộc cách mạng văn hóa giáo dục xây dựng đất nước hiện đại hùng cường. Phải tạo động lực yêu nước trong đấu tranh và xây dựng, lấy mối nhục tụt hậu và bị cường quốc láng giềng xử ép, làm nhục làm động cơ hành động xây dựng đất nước.

Kế sách cứu nước này phải là chiến lược phát triển kinh tế biển, tạo cú hích cất cánh kinh tế Việt Nam như xây dựng cảng sâu nhất thế giới như cảng Vân Phong với đường cao tốc xuyên quốc gia không qua đèo nào, đoàn kết với các nước ASEAN để các nước ASEAN như Lào, Miến Điện, Campuchia, Thái Lan sử dụng.
Kế sách cứu nước ngoài chiến lược lâu dài trên, phải ưu tiên trước tiên tập trung chiến lược đối phó xâm lược ở Biển Đông với ngoại giao khôn ngoan hòa bình đa phương, đa dạng, tích cực phòng vệ vững chắc các hải đảo, quốc phòng toàn dân, mỗi ngư dân là một dân binh.

Phải như Trung Quốc từ trung ương có hẳn một viện nghiên cứu rất lớn về Biển Đông và nhiều cơ quan trực thuộc trung ương khác từ Viện Khoa học đến Bộ Tư lệnh Hải quân, cơ quan tình báo, tất cả thường xuyên tiến hành nghiên cứu, biên soạn tài liệu, tổ chức hội thảo... về chủ quyền biển đảo. Rồi đến các địa phương cấp tỉnh, mỗi tỉnh ven biển đều có nhiều cơ quan nghiên cứu về biển đảo cũng như đến các trường đại học, đều tham gia nghiên cứu, quảng bá chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông.

Với xâm lăng kinh tế, văn hóa xã hội thì quyết bảo vệ bản sắc Việt, xã hội lành mạnh, chống văn hóa, giáo dục nô dịch ngoại lai, xây dựng nền kinh tế tự lập tự cường, không lệ thuộc, đặc biệt cấp tốc bài trừ các hàng Trung Quốc và cách nuôi trồng Trung Quốc độc hại như rau củ quả, thực phẩm, các gia vị, phẩm màu, các đồ chơi cùng nhiều hàng hóa khác rất độc hại đang đe dọa đến sự sống còn của mỗi người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam!

Hát nói Chúc mừng năm mới 2013

Hãn Nguyên Nguyễn Nhã
Mừng chúc hai ngàn mười ba năm mới
Thế gian này tiến tới bình an
Chẳng còn xử ép nước Nam
Chẳng còn chịu nhục chẳng còn chịu thiệt
Tham lam quá mưu gian chiếm biển
Hung dữ ôi ý định bá quyền!
Việt Nam ơi ta quyết tiến lên
Giữ bản sắc giữ hồn thiêng Đất Việt
Giáo dục quốc sách hàng đầu đào tạo nhiều tuấn kiệt
Đưa Việt Nam thành cường quốc biển tương lai
Thanh niên rường cột ngày mai

1/1/2013
Thanh Phương (RFI)

Bùi Văn Bồng - Thế nào là ổn định chính trị?

Lúc này, trong dư luận xã hội, câu hỏi đó đang được đặt ra khá phổ biển coi đây là vẫn đề cấp bách. Ở tất cả các nước, các dân tộc trên thế giới, bất cứ một thể chế xã hội nào cũng mang màu sắc chính trị riêng, hoặc khu biệt. Điều hiển nhiên, không ổn định chính trị thì không một xã hội náo có thể tồn tại và phát triển.

Trong các kỳ Đại hội Đảng vẫn có những đánh giá như một thành tích, đầy tự hào, rất mỹ mãn về “giữ vững ổng định chính trị”. Nhưng, cần xem xét, phân tích rõ: “Thực chất của ổn định chính trị là gì?”.

Trong chế độ chính trị do Đảng cầm quyền, ổn định chính trị được đánh giá là khả năng lãnh đạo, uy tín của Đảng đối với quần chúng, khả năng tập hợp để phát huy sức mạnh nội lực từ trong quần chúng, sức mạnh của cả hệ thống chính trị gắn chặt với sức mạnh toàn dân, của cả dân tộc; thể hiện bằng hiệu quả, chất lượng kinh tế-xã hội phát triển mạnh, uy tín trên trường quốc tế ngày càng nâng cao. Đó chính là thực thi nền dân chủ xã hội, tôn trọng dân quyền, kết hợp chặt chẽ kỷ cương phép nước với phát triển lành mạnh xã hội dân sự. Dân chủ tư sản, dân chủ chuyên chế, hay dân chủ XHCN cũng đều đi đến kết cục là sự hài lòng, tin tưởng của người dân đối với chế độ chính trị, thể chế quản lý, điều hành xã hội.

Cần phải có quan điểm nhất quán là đứng ở góc độ nhìn thẳng vào sự thật, Đảng ta có thật sự là đảng vững mạnh hay không? Đảng có tập hợp, phát huy được sức mạnh toàn dân tộc hay không? Người dân có hài lòng với đảng lãnh đạo hay không? Đảng ta đã đúc kết: “Thực tiễn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ chủ nghĩa Mác”. Nhưng miệng hô hào trung thành tuyệt đối với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, còn thực tế hành động thì xa rời thực tiễn, nặng về lý luận giáo điều, nhất là không học được ở Chủ tịch Hồ Chí Minh được gì, mặc du đã cả chục năm tốn kém tiền bạc, mất nhiều thời gian tổ chức đủ loại hình “học tập, làm theo”!.

Không thể né tránh một thực tế là Đảng ta ngày càng đánh mất vị thế, vai trò lãnh đạo, uy tín bị xói mòn, mất dần và đứng trước nguy cơ tồn vong của một chính đảng cầm quyền, kèm theo đó là nguy cơ tồn vong của chế độ. Đảng không còn được cái danh tiếng “đạo đức, văn minh”, tóm lại: Mất thiêng rồi!

Chỉ nhìn từ hơn 20 năm qua, 5 nhiệm kỳ Đại hội Đảng, vấn đề uy tín lãnh đạo của Đảng, vấn đề ổn định chính trị đã được nêu ra, thấy hết thực chất, thực trạng, nhìn rõ mạnh-yếu ở chỗ nào, nhưng dù hô hào mạnh mà khắc phục lại quá yếu kém, uy tín lãnh đạo mất dần. Nhiều mặt cho thấy ngày càng bị xuống cấp. Vai trò lãnh đạo của Đảng mờ nhạt dần, sức chiến đấu kém, đội ngũ đảng viên đông đảo, nhưng không mạnh. Gọi là “phai nhạt lý tưởng”, nhưng thực chất là không có lý tưởng. Sự hào nhoáng, tô vẽ vẫn gia tăng, nhưng thực chất bên trong ngày càng biểu hiện sự mục ruỗng, kém, nát, chỉ còn cái vỏ bề ngoài, nước sơn tự phết! Thực tế đó không nên có ai đó cố tình ngụy lý, phủ nhận, tiếp tục “tự hào cái không có”.

Hãy bình tĩnh đọc lại những câu chữ được dùng trong Văn kiện Đại hội VII của Đảng, tháng 6-1991: “Nhiều đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, một bộ phận đã tha hoá, tham nhũng, xa dân, làm giảm sút nghiêm trọng uy tín của Đảng. Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đổi mới còn chậm, cơ cấu tổ chức còn nhiều bất hợp lý, bộ máy vẫn cồng kềnh, kém hiệu quả.

Phương hướng tới cần chú trọng thực hiện dân chủ trong Đảng và lãnh đạo thực hiện dân chủ trong xã hội một cách đúng hướng, vừa phát huy trí tuệ tập thể, thực hiện quyền công dân, vừa bảo đảm sự ổn định về chính trị”. Tuy nhiên, trong Nghị quyết Đại hội VII của Đảng vẫn không quên đánh giá: “Mặc dù những khó khăn trở ngại còn nhiều, nhưng những thành tựu đổi mới đã xác nhận khả năng tự đổi mới của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam”. Phải chăng đó cũng là thói quen tự khen, chủ quan, vỗ ngực, tự huyễn hoặc, từ PR cho chính mình?

Từ tháng 6 -1991 đến nay, cái cụm từ “ổn định chính trị” liên tục được nhắc tới, nhấn mạnh, và có vẻ rất tự hào, coi là thành tích: “Giữ vững ổn định chính trị”. Nhưng, cần phân định rõ, đánh giá một cách nghiêm túc: “Thực chất ổn định chính trị” là gì? Chỉ cần gõ vào mục tìm kiếm trên trang Google, trong 0,20 giây đã hiện lên trên 11.600.000 kết quả của 4 từ: “Ổn định chính trị”.

Thực tế cần khẳng định rằng ít nhất đã hơn 20 năm qua, thực chất xã hội ta chưa có ổn định chính trị, nền chính trị-xã hội đặt trong những hoàn cảnh bấp bênh.

Sự trì trệ, yếu kém kéo dài, rõ nhất là nhiệm kỳ lãnh đạo IX và X đã buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng. Báo cáo Chính trị tại Đại hội XI nêu rõ: "Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hoá giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chưa thực sự đi vào chiều sâu, ở một số nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, làm theo chưa đạt yêu cầu. Tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức, lối sống... chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ. Còn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội". Vậy là do chất lượng, vai trò lãnh đạo của Đảng mà nền chính trị đất nước vào đầu năm 2011 đã mất ổn định hơn so với 20 năm trước (Đại hội VII - 1991). Qua 4 nhiệm kỳ, nghị quyết vẫn chỉ là nghị quyết mà thôi.

Nguy cơ báo động mất ổn định chính trị phát sinh ngay trong nội bộ Đảng chính là sự tiềm ẩn nguy cơ tồn vong của Đảng và chế độ. Có7biểu hiện cơ bản như sau:

- Lãnh đạo mà gian dối, trước tổ chức, trước nhân dân thì nhũn nhặn, xin lỗi, hứa hẹn cho xong, nhưng "qua cầu rút ván", thoát nạn rồi thì vẫn chứng nào tật ấy, thủ đoạn càng sâu hiểm thêm, vỏ bọc dày thêm.

- Nội bộ Đảng không thống nhất cao, bằng mặt không bằng lòng; có những biểu hiện tranh quyền, đoạt lợi; dùng nhiều thủ đoạn kéo bè kết cánh, xâu xé chia rẽ, bài trung dùng gian, xưng hùng xưng bá, mất đoàn kết; từ đó xuất hiện các nhóm đối trọng, thậm chí đối địch nhau về quyền lợi, quyền hành.

- Mất dân chủ ngày càng nghiêm trọng.

- Vi phạm pháp luật ngày càng phổ biến và trắng trợn, kỷ cương phép nước không nghiêm. Không dám kỷ luật, truy tố ai, giữ một đội ngũ xấu-tốt lẫn lộn, cào bằng, đánh đồng hổ lốn trung kiên lẫn với gian hùng, kẻ suy thoái, biến chất lẫn với người giữ vững phẩm chất - như thể không thể gọi là "giữ vững ổn định chính trị" mà là duy trì mầm mống sinh loạn, đảng càng mất uy tín.

- Khoảng cách giữa lãnh đạo với người dân ngày càng bị roãng xa, thiếu hẳn sự gắn kết cần thiết, phát sinh mâu thuẫn.

- Phân hóa giàu-nghèo theo kiểu chia ra tầng lớp, giai cấp ngày càng rõ nét, mất dần đoàn kết cộng đồng, bất công phát sinh ngày càng nguy hại.

- Pháp luật Nhà nước, nguyên tắc điều lệ Đảng bị xem nhẹ. Khiếu nại, tố cáo, mít tinh, biểu tình gia tăng.

Bên ngoài giặc ngoại xâm lăm le, bên trong như ngọn lửa ngún cháy chỉ chờ bùng phát đấu tranh nội bộ với nhau, đấu tranh vì quyền vì dân chủ, dân sinh, vì công bằng xã hội, làm sao mà gọi là "ổn định chính trị"?

Những việc cần làm:

- Năng cao sức mạnh đoàn kết trong Đảng, đề phòng trong cuộc chống suy thoái, chống tham nhũng lại nảy sinh ra đấu trận giữa Đảng, Nhà nước, Chính phủ, tự phân rã nội bộ. Tăng cường và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Đảng phải mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng thực chất mạnh-yếu, nhất là trong đội ngũ lãnh đạo có chức có quyền.
- Cần xác định chính xác “thế lực thù địch” của cách mạng, của nhân dân là kẻ nào?
- Coi trọng dân chủ và nhân quyền.
- Nhìn rõ nguy cơ “tự diễn biến” do suy thoái, biến chất, tham nhũng ngay trong nội bộ đảng cầm quyền.
- Kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng, dứt khoát đưa pháp luật, nguyên tắc điều lệ vào việc xử lý kỷ luật nội bộ đảng, kiên quyết đưa ra khỏi đảng những cán bộ lãnh đạo, đảng viên không còn đủ tư cách đảng viên cộng sản. thoái hóa, biến chất.
- Không nên dùng quyền đảng, quyền của chính quyền (vì bảo thủ, cố hữu, độc đoán chuyên quyền) huy động công an, quân đội thay hai chữ "dân chủ" thành “chuyên chính với nhân dân”, mất cảnh giác với thù trong-giặc ngoài; không được làm mất quyền dân chủ, hoặc mù quáng đi ngăn chặn những hoạt động dân chủ của xã hội.

Cũng về nội dung này, trong bài “Đất nước Miến Điện và dân chủ”, nhà bình luận Trần Bình Nam đã nói: “Cái luận thuyết: 'Ổn định chính trị là môi trường cần thiết cho sự phát triển kinh tế' cũng có cái giá trị thực tế của nó, nhưng vấn đề là môi trường nào và có thực chất hay không. Thông thường các chế độ độc tài hay dùng luận thuyết đó như một chiêu bài. Không ai đặt câu hỏi, thế nào là ổn định chính trị và muốn ổn định chính trị có nhất thiết phải duy trì một chính sách độc tài không. Một chế độ dân chủ với khối quần chúng có trình độ và với những người lãnh đạo có trách nhiệm là môi trường tốt nhất cho ổn định chính trị và phát triển kinh tế. Trên căn bản đó tôi cho lập luận 'ổn định chính trị để phát triển kinh tế' cũng là ngụy biện cho sự bảo thủ".

Nhìn rõ thực trạng đánh giá đúng tình hình, có giải pháp thích hợp và kiên quyết, thì mới giữ vững được ổn định chính trị trong tình hình hiện nay, thoát khỏi được những nguy cơ mất nước, mất dân.

Bùi Văn Bồng 
(Blog BVB

Cái cúi đầu của chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa

Ông Đặng Công Ngữ - chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa cúi đầu trước quan khách và đặc biệt là trước những nhân chứng Hoàng Sa
Chạnh lòng

Sáng nay (20-1), lần đầu tiên ông Đặng Công Ngữ - chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa cúi đầu trước quan khách và đặc biệt là trước những nhân chứng Hoàng Sa. Những người mà theo lời ông chủ tịch Ngữ là: cách đây đúng một ngày của 39 năm về trước họ đã dũng cảm đối mặt với bọn bành trướng Bắc Kinh khi đem chiến hạm cướp Hoàng Sa từ tay miền Nam Việt Nam vào ngày 19-1-1974. Cái cúi đầu của một người đang giữ trọng trách là chủ tịch huyện đảo.. dù chỉ là hư danh nhưng cũng khiến cho nhiều người “bên thua cuộc” ấm lòng. Còn tụi mình thì chạnh lòng. Có lẽ các quan chức nên học cách cúi đầu của ông Ngữ ít nhất là trước biến cố Hoàng Sa.

(FB Nam Đặng Văn) 

Đổi thay ở Miến Điện và nông nghiệp

2013-01-20
Trong bài trước, Gia Minh trình bày nhận định và ý kiến của một số người thuộc thành phần trí thức ở Miến Điện nói về đổi thay chính trị tại đó. Kỳ này, mời quí vị tiếp tục theo dõi ý kiến của người nông dân trồng lúa và nhà xuất khẩu gạo của Miến trong tình hình thay đổi hiện nay ở Miến Điện.

(AFP) Nông dân Miến Điện. Hình chụp ngày 2 tháng 7 năm 2010

Lúa gạo Miến Điện

Có thể nói ngoài những tương đồng về vùng địa lý nhiệt đới gió mùa, hoạt động chuyên canh lúa nước từ bao đời qua, Miến Điện hiện có đến 70% dân số Miến Điện hiện sinh sống tại những khu vực nông thôn như người dân Việt Nam.
Chuyện tam nông của Việt Nam cũng không khác gì mấy so với xứ Miến.

Thống kê cho thấy chỉ mới ba năm trước nông nghiệp chiếm gần 60% GDP, tổng sản phẩm nội địa của Xứ Miến, 70% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Một điểm khác với nông dân Việt Nam làm đến ba vụ lúa một năm, hằng năm người nông dân Miến Điện chỉ làm hai vụ mà thôi. Đó là vụ lúa tháng năm và vụ tháng 11. Thời điểm tháng giêng khi chúng tôi có mặt tại Miến, những cánh đồng lúa đang kỳ phát triển xanh rì.

Diện tích đất canh tác vụ tháng năm chừng từ 16 đến 17 triệu acre (0,405 hectare), và mùa tháng 11 chừng 3 triệu acre. Sản lượng gạo hằng năm đựợc cho biết từ 14 đến 15 triệu tấn. Số gạo tiêu thụ trong nước chiếm hầu hết sản lượng này là từ 11 đến 13 triệu tấn, số dư còn lại có thể xuất khẩu một phần và một phần dự trữ vì an ninh lương thực.

Người dân Miến Điện đứng đầu danh sách thế giới về lượng gạo tiêu thụ mỗi năm là 210 kilogram mỗi đầu người. Dân số nước này vào năm 2010 là chừng 60 triệu.

Doanh nghiệp xuất khẩu

Burma-Cyclone-Rice-250.jpg
2 phụ nữ Miến đang vo gạo trong trận lụt ngày 8 tháng 5 năm 2008. AFP photo.

Tuy nhiên hiện nay ở Miến Điện đang có hơn 216 doanh nghiệp tư nhân tham gia hoạt động kinh doanh - xuất khẩu gạo nằm trong Liên đoàn Lúa gạo Miến Điện. Đích thân vị chủ tịch của liên đoàn này, ông Chit Khine, cho chúng tôi biết chính sách cải tổ của chính quyền Miến Điện trong thời gian qua cho phép các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào lĩnh vực này và nay họ được toàn quyền quyết định hoạt động đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực lúa gạo.

Ông Chit Khein tiếp chúng tôi sau khi vừa có cuộc họp gồm các bên đại diện chính phủ, nông dân, doanh gia kinh doanh xuất khẩu gạo.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh tự do thì bao giờ vấn đề lợi nhuận cũng được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, ông này nói đến việc phân chia lợi nhuận một cách hợp lý và mục tiêu của liên đoàn lúa gạo Miến Điện không phải nhắm đến chỉ tiêu xuất khẩu gạo thật nhiều mà là, nâng cao chất lượng hạt gạo của Miến trong tình hình cạnh tranh xuất khẩu giữa các nước trong khu vực như hiện nay. Liên đoàn tập trung phát triển giống lúa thơm đặc trưng của Miến Điện mà được trao giải hồi năm 2011 khi tham gia hội nghị lúa gạo tại Việt Nam.

Một điểm được nói đến là phát triển những sản phẩm an toàn, xanh, không sử dụng nhiều phân bón.

Ông cho biết chính phủ Miến Điện có chính sách cụ thể trong việc bảo đảm thu nhập cho người nông dân. Những chính sách hỗ trợ mang tính vi mô là một trong những biện pháp được đề cập đến để mỗi nông hộ có thể bảo đảm cuộc sống, có lãi và tiếp tục trụ vững trong hoạt động sản xuất lúa gạo.

Một số ưu tiên được chính ông chủ tịch Liên đoàn Lúa gạo Miến Điện Chit Khein chia sẻ, đó là biện pháp được ông dùng từ toàn diện và tích hợp. Đó là mô hình canh tác lúa kết hợp với chăn nuôi, trồng trọt có sự hướng dẫn, hỗ trợ của các ngành, doanh nghiệp.

Bản thân ông Chit Khein từng đến Việt Nam. Ông này có mối liên hệ với Hiệp hội Lương thực Việt Nam, VFA. Ông cho biết rất thích những đồ ăn được xem là có lợi cho sức khỏe con người với nhiều rau xanh… Bản thân ông Chit Khein cũng như vị tổng thư ký của Liên đoàn Lúa gạo Việt Nam đều cho biết trong thời gian qua họ đến tại những quốc gia trong khu vực để liên hệ và tìm mối quan hệ trong hoạt động lúa gạo.

Là doanh nghiệp mới đi vào lĩnh vực kinh doanh lúa gạo, và cơ sở hạ tầng của ngành này tại Miến cũng chưa có gì. Tuy nhiên việc đi sau và tinh thần mong muốn học hỏi khi đất nước chuyển đổi từ chế độ quân sự sang hướng dân chủ hóa đang tạo một cơ hội thuận tiện cho những doanh nhân như ông Chit Khein của Miến Điện.

Qua cuộc trao đổi với ông chủ tịch Liên đoàn Lúa gạo Miến Điện, chúng tôi nhận thấy ông nắm rõ mọi chính sách, biện pháp mà ngành nông nghiệp cũng như chính phủ Việt Nam đưa ra cho ngành này. Nếu việc thực thi đúng tinh thần của những đường hướng như thế, và tâm nguyện mong đất nước phát triển sau nhiều thập niên bị kìm hãm dưới sự cai trị của chính quyền quân sự, những nhà kinh doanh lúa gạo của Miến Điện hẳn có thể biến những kế hoạch đưa ra thành hiện thực.

Nông dân lam lũ

buffalo-water-250.jpg
Một nông dân Miến Điện đang lấy nước từ ao. Hình chụp vào tháng 10 năm 2012.

Đầu ra hạt gạo Miến Điện được Liên đoàn Lúa gạo nước này cho thấy có những triển vọng đáng kể khi đất nước có những chính sách khác trước cho phép doanh giới có quyền quyết định hoạt động kinh doanh của họ.

Vậy người nông dân Miến Điện thì sao?

Rời thành phố Yangon đến một làng quê ở phía bắc thành phố cách đường lộ chừng 5 kilomet, qua những đoạn đường đất bụi gập ghềnh, chúng tôi có cuộc nói chuyện với một số nông dân dưới dàn mướp bên hè nhà, cạnh những lu nước và ruộng lúa kề bên.

Các nông dân Miến Điện cũng rám nắng do dầm sương dãi nắng xứ nhiệt đới gió mùa. Chia sẻ chung của họ vẫn là những khó khăn dù đã mấy mươi năm gắn bó với ruộng lúa, mảnh vườn. Một nông dân tên Htay Oo cho biết anh bắt đầu xuống ruộng từ năm 16 tuổi. Bác có tên Maung Maung thì làm ruộng từ khi còn nhỏ.

Qua bao năm, theo họ mỗi vụ gặt hái xong, mọi chi phí cho tiền vay đầu tư mua phân bón và trả công cho thợ thầy, thu nhập cũng chỉ đủ để đắp đổi qua ngày. Một nông dân nói rõ là lợi nhuận để ra chẳng có gì cả.

Sau hai vụ lúa vào những lúc nông nhàn họ phải ra đồng bắt cua, bắt cá đem ra chợ bán hay đi sang vùng khác kiếm sống.

Ngoài những khó khăn về tài chính, thiên nhiên cũng đang ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn. Năm ngoái họ phải gánh chịu đợt lụt ngập úng hết ruộng đồng.
Những nông dân cho biết từ bao lâu nay họ chưa hề thấy có vị quan chức chính phủ nào xuống với họ để lắng nghe tâm tư tình cảm và tận mắt chứng kiến cuộc sống của họ.

Tuy nhiên, họ cũng nghe ngóng tình hình chính trị của đất nước. Họ nói rằng nay đã có tổng thống Thein Sein. Theo họ là một người tốt nhưng rồi những quan chức bên dưới của ông chưa làm tròn nhiệm vụ. Trong kỳ bầu cử tổng thống vào năm 2015, họ sẽ bầu cho nữ lãnh tụ Aung San Suu Kyi. Một phụ nữ nông dân nói đến điều đó.

Chia tay những người nông dân Miến Điện, với những câu chuyện tương đồng và cảnh vật chẳng khác mấy so với khu vực chuyên canh lúa Đồng bằng Sông Cửu Long, câu hỏi trong đầu chúng tôi là nông dân nước nào sẽ sớm có cuộc sống khá hơn.

Gia Minh, biên tập viên RFA

Đào Tuấn - Chỉ giỏi karaoke

Kara2
Slogan của ngành du lịch chả hiểu sao “chơi” hai chữ: Tiềm ẩn: Việt Nam, vẻ đẹp tiềm ẩn. Chẳng biết chữ “ẩn” này nó có vận vào thân hay không, chỉ biết là du lịch Việt đã ẩn, đang ẩn, và còn ẩn nữa ẩn mãi.

Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Du lịch Nguyễn Mạnh Cường có lần cho rằng muốn thu hút khách du lịch quốc tế thì phải có đầu tư. Lấy ví dụ Mỹ dành 1 USD trong ngân sách để đầu tư xúc tiến thu hút cho 1 khách du lịch. Nếu Việt Nam cũng đầu tư như vậy thì với 6,8 triệu khách quốc tế tới Việt Nam trong năm 2012, ngành du lịch có khoản tiền không nhỏ với gần 7 triệu đô la để xúc tiến quảng bá. Tuy nhiên, đề xuất này chưa được Chính phủ chấp thuận. “Chúng ta đang làm theo kiểu nhà nghèo”- ông nói.

Hình như du lịch triền miên là những lời than vãn thiếu tiền.

Cách đây vài năm, Việt Nam quyết định chi ra hơn 1 tỷ để thuê đoàn làm phim từ Bắc Kinh sang Hà Nội thực hiện clip về du lịch. Lý do “Một đạo diễn lừng danh Việt Nam từng làm clip du lịch 10 phút nhưng chất lượng không thể chấp nhận”. Clip đó của ai, thế nào là “tệ đến mức không thể xem được” đến giờ vẫn được “giữ bí mật”. Nhưng kinh nhất là lời khẳng định của một quan chức ngành du lịch “Quan điểm bảo thủ của người Việt thì phải mất nhiều năm nữa mới có những clip quảng bá du lịch hay được”. Dám chê người Việt “bảo thủ”, hẳn nhiên vị này coi mình là cách tân.

Nhưng sự cách tân đó đã mang lại hình ảnh gì cho du lịch Việt Nam? Những khu bãi biển “9 tháng mài dao 3 tháng chém”? Tỷ lệ khách quay trở lại Việt Nam lần hai chỉ 18%, con số tệ hại minh chứng cho tình trạng “một đi không chở lại”? Hay là tình trạng hỗn loạn khi “không ở đâu nạn ăn cắp thương hiệu lại tung hoành như du lịch Việt Nam”? Chẳng nói đâu xa, ngay điều tối thiểu  hướng dẫn viên biết ngoại ngữ, vị “chủ nhà” đầu tiên đối với khách du lịch cũng đang ở vào tình trạng “báo động đỏ” với các tính từ: hiếm, thiếu, yếu.

Cách đây 1 tháng, một clip quảng bá cho du lịch Nha Trang đã “tạo sóng” trên các diễn đàn, vì nó quá hay, quá đẹp, quá hấp dẫn ngay với cả những người đang sống ở Nha Trang. Chỉ có một điều đáng nói: Đây là clip do những người Hàn Quốc thực hiện.

Chính Cục trưởng Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Nguyễn Văn Tình cũng nhìn nhận đó là những “hình ảnh đẹp lung linh, cho thấy một Việt Nam hiện đại, sôi động và đang phát triển”.

Trong khi đó, như thừa nhận của ông Tình: Từ xưa đến nay, khi chúng ta đi quảng bá du lịch thì công ty trong nước hay cơ quan quản lý thường đặt hàng hãng phim, xây dựng theo chủ đề nhất định. Cách làm này cũ, không hấp dẫn, đặc biệt với khách nước ngoài vì chỉ mang tính tư liệu, đôi khi khiến người nước ngoài nhàm chán. Cái chúng ta đang thiếu ở đây là các clip quảng bá cho số đông, phù hợp với từng địa bàn, từng quốc gia.

Quay phim Hàn, cũng chỉ có hai con mắt. Đạo diễn Hàn không tự mình tạo ra vẻ đẹp và sự năng động cho những “người con gái Việt”.

Và trên hết cái sự “đẹp lung linh” dường như không tạo ra bởi tiền.

Lại càng khó có thể nói, như vị quan chức nọ của ngành du lịch, rằng “Người Việt Nam (chính xác phải là đạo diễn Việt Nam) làm du lịch không thành công”.
Vậy thì ngành du lịch đã làm gì ngoài việc “thuê nước ngoài” ngay với việc làm một cái clip quảng bá. Họ có gì giỏi ngoài việc giỏi ngồi kêu “con nhà nghèo”, kêu “thiếu tiền”, đòi 1 triệu USD cho một clip quảng bá và “chỉ giỏi hát karaoke”?

Thật tức cười. Hôm qua, báo Đất Việt dẫn lời Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, TS Nguyễn Thanh Sơn thẳng thắn cho rằng: “Tổng cục Du lịch chỉ giỏi hát karaoke và tuyên truyền qua mạng. Tôi nói thế là bởi vì lãnh đạo Tổng cục Du lịch ông nào hát karaoke cũng hay, thế là cứ đi công tác nước ngoài, tiến hành cắm trại chuẩn bị tổ chức ngày văn hóa, hỏi đến lãnh đạo Tổng cục Du lịch, tổng cục trưởng, tổng cục phó là không thấy đâu cả”.

Dường như các đạo diễn nghe câu này cũng được an ủi ít nhiều.
Đào Tuấn

Đào Tuấn - Dcm,vcl

camky
Hôm qua, đã xảy ra một sự việc đau lòng. Một nữ sinh tường Phan Chân Trinh, Đà Nẵng nhảy lầu chết trước mặt bạn học. Không ai biết vì sao. Giá cô có một tài khoản facebook. Giá cô lên đó, dù chỉ để viết một status bắt đầu bằng hai chữ dcm.

Giáo sư lừng lẫy Văn Như Cương vừa “nói lại cho rõ” về những điều cấm kỵ khi lên facebook. Trả lời Giáo dục Việt Nam, ông khẳng định việc nói tục, chửi thề trong và ngoài nhà trường, kể cả trên Facebook là không được phép, (bởi) nói tục ở đâu cũng là một khuyết điểm: “Do vậy, tôi phải làm cho ra được quy định cụ thể về việc này. Tôi có quyền làm như thế trong phạm vi của trường, còn ai phê phán thế nào thì cứ phê phán, ai muốn vào học thì phải tuân theo quy định như vậy”.

Nhắc lại, dư luận đã ngay lập tức có phản ứng sau khi website của trường Lương Thế Vinh đăng công khai “Những điều “cấm kỵ” khi lên Facebook”. Theo đó: “Tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy bằng những từ viết tắt, ví dụ như dm, vcl, vl, bts,… Phải sử dụng ngôn từ trong sáng, thuần việt; Tuyệt đối không dùng Facebook để nói xấu bất cứ ai”.

Quy định này còn nêu rõ “Chỉ like Status khi đã đọc kỹ nội dung của nó. Nếu like những Status có nội dung xấu, chủ nhân Facebook sẽ bị quy trách nhiệm”; “Cần phải biết đấu tranh, bày tỏ quan điểm trước Status có nội dung xấu hoặc không lành mạnh”…

Quả thực, câu chuyện học trò dùng facebook để ném đá thầy cô đã có những oái oăm vượt qua sự tưởng tượng của người lớn. Ở Quảng Nam, nữ sinh lớp 8 ra tuyên ngôn, có đoạn: Quay cóp phải ứng với 6 điều sau: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Dũng. Khi bạn bè quay cóp bị bắt, phải tỏ ra thông cảm và làm ra vẻ mặt an ủi. Đó gọi là Nhân. Khi mình quay cóp bị bắt….thà chít cũng hông khai bạn bè mình ra. Đó gọi là Nghĩa. Đừng bao giờ cao điểm hơn người vừa chỉ bài cho mình…để lần sau được chỉ típ đó gọi là Lễ. Trong lúc thi phải quan sát triệt để chỗ đứng của giám thị đồng thời (gian) lắng nghe bốn phương tám hướng các đáp án của bạn bè….đấy gọi là Trí. Đừng bao giờ nghi ngờ đáp án trong khi quay cóp, phải luôn tin tưởng đáp án trong tài liệu là chính xác. Đó gọi là Tín. Cho dù giám thị đi tới đi lui bên cạnh thì mặt mày vẫn không biến sắc,vẫn điềm nhiên…quay cóp tiếp. Đó gọi là Dũng…Còn vừa hôm qua, ở Hà Nội, nữ sinh, trên facebook tất nhiên, gọi cô giáo là “con điên”, là “đồ quái vật”: “Cô kính yêu ạ, cảm ơn cô đã cho em hiểu sâu sắc thế nào là đồ quái vật”.

Yêu cầu học sinh không nói tục chửi bậy trên facebook thực ra cũng giống không nói tục chửi bậy trong trường, ngoài đời sống. Quy định của Lương Thế Vinh, của thầy Văn Như Cương là cần thiết, là thời sự, là kịp thời, là… Chỉ có điều, câu hỏi “tại sao” thì không ai chịu đặt ra để trả lời. Không vô vớ cố trò Quảng Nam dùng face ném đá thầy. Không vô cớ nữ sinh Hà Nội gọi cô giáo là “đồ quái vật”.

Cái gốc của những câu chửi thề không bắt nguồn từ facebook. Lại càng không thuần túy chỉ bởi đó là thứ ngôn ngữ thời @. Mọi câu chửi, đều bắt đầu từ một tâm trạng. Và muốn những status của học trò không phải là chửi bới, thì thứ cần làm là sự nêu gương của thầy cô, là sự giải tỏa tâm trạng cho học trò. Chứ không phải là một quy định cấm này cấm nọ.

Có câu “Sở kỷ bất dục, vật thi ư nhân”.

Hôm kia, ở Đắk Lắk, một giảng viên ĐH Tây Nguyên dùng bằng giả bị khởi tố. Trước nữa, một clip trên youtube với nhan đề “Cô giáo đánh học sinh như tập boxinq- Hot hơn Gangnam Style” gây sốt trên mạng. Sau đó, học sinh đọc được câu này “Cô giáo (của trường Công nghiệp thực phẩm) chỉ vô tình, không chủ ý đánh học sinh”.

Muốn được tôn trọng, dường như phải bắt đầu bằng việc tôn trọng người khác.
Hôm qua, đã xảy ra một sự việc đau lòng. Một nữ sinh tường Phan Chân Trinh, Đà Nẵng nhảy lầu chết trước mặt bạn học. Sự chua xót là nữ sinh này đã mắc chứng trầm cảm nhiều tháng qua. Và ngay cả khi vụ tự tử xảy ra không ai rõ nguyên nhân.

Giá cô có một tài khoản facebook. Giá cô lên đó, dù chỉ để viết một status bắt đầu bằng hai chữ dcm.
Đào Tuấn

Nguyễn Thông - Biết một nửa còn hơn không

 
Mấy ngày qua, ta hay gặp câu triết lý về bánh mì và sự thật trong bài viết của các "dư luận viên" xung quanh tác phẩm Bên thắng cuộc. Nói chung rất hài. Là kẻ quê mùa ít học, tôi cũng rụt rè thưa với các vị ấy, rằng một nửa bánh mì là bánh mì, một nửa sự thật là một nửa sự thật. Đừng cố tình bẻ queo bảo rằng vì là nửa nên không phải sự thật. Biết một nửa còn hơn không biết gì, càng hơn khi chỉ biết "sự thật" giả dối, méo mó, bị che đậy. Nhiệm vụ còn lại của mỗi người mới biết một nửa là ráng tìm hiểu để biết nốt nửa còn lại kia cho sự thật trọn vẹn, chứ đừng né tránh.
Một người bạn tôi, anh Quang Đông đã viết thế này: “Sự thật hoàn toàn khách quan không bao giờ tiếp cận được nhưng ta có thể đoán bản chất qua một số biểu hiện bên ngoài. Còn lối so sánh có tính áp đặt, nhằm loại cách tiếp cận đa chiều chỉ là cách né tránh đi tìm sự thật”. Tôi cho rằng những người phê phán Bên thắng cuộc nên suy nghĩ về suy nghĩ ấy.
Khi công bố cuốn Bên thắng cuộc, tác giả Huy Đức chắc chắn không ngờ rằng sách của mình còn có tác dụng làm rõ bộ mặt của một số người lâu nay trốn kỹ trong đống rơm, che giấu con người thật của mình. Những người ấy không phải nhân vật trong cuốn sách, mà là người đã, đang lăm le hăm hở với cây bút hoặc bàn phím trong tay để làm nhiệm vụ “dư luận viên”. Bên thắng cuộc như thứ chất xúc tác khiến họ bộc lộ.
Hôm qua tôi được đọc bài của nhà báo Lưu Đình Triều trên báo giấy Tuổi Trẻ. Đã sống qua cái thời mà Bên thắng cuộc phản ánh, được tận mắt chứng kiến, tận tai nghe nhiều trường hợp tương tự nên tôi cho rằng việc ông Lưu Quý Kỳ phải nén tình cảm với đứa con đẻ của mình, nhất là nó từng đóng sĩ quan ngụy, để giữ lập trường bản lĩnh cách mạng là điều có thật, anh Huy Đức kể lại chả có gì sai thực tế. Và tôi hiểu, anh Huy Đức không có ý bêu xấu hạ thấp ông Kỳ cũng như anh Triều. Anh chỉ dẫn chứng một sự thực phù hợp với mạch ý đang thể hiện nên không thể tãi ra những râu ria khác. Việc anh Lưu Đình Triều lên tiếng phản bác yếu ớt cũng không có gì khó hiểu. Chỉ tiếc giá như anh Triều dám nhìn thẳng vào sự thực bởi chuyện "yêu thương sâu đậm - lý trí lạnh lùng" như thế những năm tháng ấy đâu phải chỉ riêng cha con anh vướng phải mà rất phổ biến, bởi đó là cách giữ mình của người thắng cuộc, nhất là những cán bộ cao cấp.
Còn nhiều điều nhưng tôi chỉ tạm nói bấy nhiêu thôi.
Nguyễn Thông
(Blog Nguyễn Thông)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét