Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Tin ngày 07/2/2013

  • Cảnh sát châu Âu phát hiện hàng trăm trận đấu bóng đá bị dàn xếp tỷ số (RFI) - Ngày 04/012/2013, Cơ quan Cảnh sát châu Âu Europol đã sơ bộ công bố kết quả một cuộc điều tra tiến hành từ tháng 7/2011 đến tháng Giêng 2013 liên quan đến hàng ngàn trận đấu bóng tại châu Âu và trên các lục địa khác. Phát hiện của Europol đã lập tức gây chấn động : Có đến gần 700 trận đấu mà kết quả bị nghi ngờ là đã được dàn xếp trước để phục vụ các mạng lưới tổ chức cá độ đặt bản doanh tại Singapore.
  • Trung Quốc vung tiền thu phục Malaysia (RFI) - Sách lược rõ ràng của Trung Quốc tại Đông Nam Á là dùng hợp tác kinh tế thương mại để tăng cường ảnh hưởng chính trị, phục vụ cho việc bảo vệ những gì được Bắc Kinh coi là “lợi ích cốt lõi” của mình, trong đó có Biển Đông mà Trung Quốc đang đòi chủ quyền trên gần như là toàn bộ diện tích.
  • Việt Nam sẵn sàng tư hữu hóa các doanh nghiệp Nhà nước (RFI) - Tình hình cải cách kinh tế của Việt Nam được tờ báo Pháp Les Echos quan tâm đến. Trong bối cảnh các vụ tai tiếng xảy ra xung quanh các tập đoàn Nhà nước, chính phủ Việt Nam tuyên bố « sẵn sàng tư hữu hóa một số doanh nghiệp Nhà nước » nhằm tạo nhiều thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
  • Pháp tuyên bố bắt đầu rút khỏi Mali vào tháng Ba tới (RFI) - Hôm qua, 05/02/2013, nước Pháp thông báo sẽ bắt đầu rút quân khỏi Mali từ tháng Ba tới. Nhà cầm quyền Pháp cũng công bố về số chiến binh Hồi Giáo cực đoan tử trận kể từ khi Pháp can thiệp vào Mali hồi tháng rồi. Theo ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius, nước Pháp không có ý trụ lại lâu dài ở Mali.
  • Chính phủ Mỹ kiện công ty thẩm định tài chính Standard and Poor's (RFI) - Năm năm sau vụ khủng hoảng tín dụng địa ốc « subprime », chính quyền Mỹ quyết định kiện công ty thẩm định tài chính quốc tế Standard and Poor’s và đòi bồi thường thiệt hại 5 tỷ đô la. Trong khi đó, Standard and Poor’s cho rằng họ đã phải trả giá vì hạ điểm tín nhiệm tài chính của Hoa Kỳ.
  • Tổng thống Miến Điện đề cử một nghị sĩ đối lập vào nội các (RFI) - Hãng tin Pháp AFP trích dẫn báo Miến Điện vào hôm nay, 06/02/2013 cho biết : một nghị sĩ thuộc một đảng đối lập đã được đề cử làm thành viên chính phủ nhân một cuộc cải tổ một phần nội các. Người vừa được giao chiếc ghế thứ trưởng Du lịch là ông Tin Shwe, nghị sĩ đảng Lực lượng Dân chủ Quốc gia (NDF), một đảng ly khai từ Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung san Suu Kyi vào năm 2010.
  • Trung Quốc lại dọa đoạn giao với Bắc Triều Tiên (RFI) - Một tờ báo chính thức tại Trung Quốc vào hôm nay, 06/02/2013, đã lên tiếng cảnh báo về khả năng Trung Quốc cắt đứt quan hệ với Bắc Triều Tiên nếu chính quyền Bình Nhưỡng tiến hành thử hạt nhân. Đây được xem là một lời cảnh cáo tối hậu từ phía Bắc Kinh vào lúc Bắc Triều Tiên chuẩn bị tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ ba.
  • Việt Nam: Luật sư Lê Công Định được ra tù trước thời hạn (RFI) - Luật sư, nhà ly khai nổi tiếng Lê Công Định, bị kết án 5 năm tù vào năm 2010 với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền, đã được ra tù vào hôm nay, 06/02/2013. Tuy nhiên, ông Định vẫn tiếp tục bị quản thúc tại gia. Bà Đặng Ngọc Ánh, thân nhân của luật sư Lê Công Định cho AFP biết là ông Định đã trở về nhà sáng nay. Ông được trả tự do nhân dịp Tết và vì sức khỏe của mẹ ông không được tốt.
  • Luật sư Lê Công Định được trả tự do (VOA) - Luật sư bất đồng chính kiến Lê Công Định đã được trả tự do sau hơn 3 năm thi hành án tù 5 năm về tội danh 'hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân'
  • Luật sư Lê Công Định ra tù (BBC) - Một trong những nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng ở VN, Luật sư Lê Công Định, vừa được ra tù trước thời hạn.
  • Quan chức công an TQ có 192 nhà (BBC) - Báo Trung Quốc đưa tin một quan chức công an cao cấp ở miền nam nước này bị cáo giác mua gần 200 căn hộ bằng giấy tờ giả.
  • Blogger Lê Anh Hùng được về nhà (BBC) - Ông Lê Anh Hùng, một blogger nhiều lần khiếu kiện lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, được thả từ trại tâm thần về nhà.
  • Checkmate (BBC) - Học nghĩa và xuất xứ của cụm từ "checkmate" và phân biệt cụm từ này với "stalemate" trong tiếng Anh.
  • Nhật tố Trung Quốc khiêu khích nguy hiểm (BaoMoi) - Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng việc một tàu Hải quân nước này hướng radar điều khiển hỏa lực vào một tàu khu trục Nhật Bản trên biển Hoa Đông là hành động độc lập của quân đội Trung Quốc
  • Vi phạm chủ quyền, bị tẩy chay (BaoMoi) - Game Chinh Đồ, trang mạng Baidu Trà đá quán... và mới đây nhất là WeChat - ứng dụng chat, nhắn tin, đàm thoại miễn phí trên di động do Công ty Tencent của Trung Quốc cung cấp - đã bị người dùng Việt Nam phản ứng dữ dội
  • Gần 500 tựa sách của NXB Trẻ sẽ có mặt tại Lễ hội đường sách năm 2013 (BaoMoi) - (VOH) - NXB Trẻ vừa cho biết: Sẽ có gần 500 tựa sách của NXB Trẻ có mặt trên các quầy tại Lễ hội Đường sách năm 2013. Trong số đó, các tựa sách về biển đảo được NXB Trẻ tái bản làm mới để phục vụ cho chủ đề của Đường sách trong dịp này như: Lẽ phải- Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo; Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam; Có một con đường mòn trên Biển Đông; Hoàng Sa, Trường Sa: Hỏi và đáp…
  • Ông Hồ Cương Quyết tiếp tục giúp đỡ ngư dân Ly Sơn (BaoMoi) - Ông André Menras hay còn có tên thân quen với người Việt Nam là Hồ Cương Quyết đã chuyển tận tay 294 triệu đồng cho 49 ngư dân Quảng Ngãi ở xã biển Bình Châu, huyện Bình Sơn và huyện đảo Lý Sơn trong những ngày giáp Tết.
  • Xuân về nơi “mắt thần” canh biển (BaoMoi) - QĐND - Từ lâu, những trạm ra-đa của Tiểu đoàn 151 (Bộ tư lệnh Vùng 1 Hải quân) được ví như “mắt thần” của vùng biển Đông Bắc. Đến trạm ra-đa trên các đảo tiền tiêu của Tổ quốc vào những ngày áp Tết Nguyên đán, chúng tôi hiểu thêm về sự nỗ lực vượt khó trong công tác huấn luyện, SSCĐ của cán bộ, chiến sĩ nơi đây.
  • Trung Quốc lên tiếng về vụ "ngắm bắn tàu Nhật Bản" (BaoMoi) - Theo Kyodo và Tân Hoa xã, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 6/2 cho rằng việc một tàu Hải quân Trung Quốc hướng radar điều khiển hỏa lực vào một tàu khu trục Nhật Bản trên biển Hoa Đông hồi cuối tháng Giêng là hành động độc lập của quân đội Trung Quốc.
  • 5 lý do cần có kho tư liệu số về chứng lý Biển Đông (bài 2) (BaoMoi) - Như Infonet đã đưa tin, chúng ta không thể làm ngơ với mặt trận truyền thông chứng lý Biển Đông, từ thực tiễn và yêu cầu của cuộc đấu tranh chủ quyền, TS Trần Công Trục tiếp tục nêu ra 5 lý do cần có Bảo tàng số về chứng lý Biển Đông.
  • Lễ chạp mả xứ Quảng (BaoMoi) - Khi những đóa lau bên bờ ruộng làng Trình (Quảng Xuân, Quảng Trạch, Quảng Bình) nở bung phất cờ cũng là lúc hơn hai ngàn ngôi làng ở huyện bắt đầu lên hương khói làm lễ chạp mả (tảo mộ). Suốt tháng Chạp, cả huyện khói hương cho mồ mả tổ tiên, những làng chài ven bờ biển Đông có những lễ tục cúng biển trong mùa tảo mộ ấm cúng lạ kỳ.
  • Thủ tướng Nhật lên tiếng vụ 'Trung Quốc ngắm bắn' (BaoMoi) - Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ngày 6/2 đã lên tiếng về vụ Trung Quốc hướng radar ngắm bắn vào một tàu chiến Nhật, gọi đó là “hành động nguy hiểm,” trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước ở Biển Hoa Đông tiếp tục gia tăng.
  • Radar tên lửa TQ nhắm bắn tàu Nhật ở Hoa Đông (BaoMoi) - TPO - Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 5-2 cho biết, radar tên lửa trên tàu chiến của Trung Quốc nhắm bắn trực tiếp vào tàu hải quân của Nhật trên Biển Hoa Đông, một hành động mà Tokyo gọi là rất nguy hiểm.
    Lực lượng cảnh sát Biển Nhật Bản đã tăng cường giám sát trên vùng biển quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trong thời gian qua.
  • Ấn Độ không để Trung Quốc "yên" ở Biển Đông? (BaoMoi) - Khi căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á bước vào một giai đoạn đối đầu mới, có nhiều dấu hiệu cho thấy Ấn Độ đang ngày càng can thiệp sâu vào vấn đề khu vực này.
  • Trung Quốc nhắm bắn tàu Nhật Bản (BaoMoi) - (Petrotimes) - Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm qua tuyên bố rằng một tàu khu trục quân sự Trung Quốc đã khóa radar nhắm vào một tàu hải quân Nhật để sẵn sàng bắn gần một dãy đảo trong vòng tranh chấp giữa hai bên ở biển Hoa Đông.
  • Tranh chấp Trung-Nhật có thể leo thang tới mức nguy hiểm (BaoMoi) - TP - Hai chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản đột ngột cất cánh khi một máy bay Trung Quốc tiến gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư…
    Nhật Bản nhiều lần điều chiến đấu cơ F-15 ngăn máy bay của Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc (ảnh nhỏ). Ảnh: Kyodo.
  • Biển Đông nóng lên từ bên trong Trung Quốc (BaoMoi) - (Petrotimes) - 2012 là một năm mà Trung Quốc tiếp tục những động thái gây hấn và khiêu khích tại Biển Đông. Tuy nhiên, trong khi Bắc Kinh nhất quyết không nhượng bộ trong các vấn đề tranh chấp biển đảo bằng cách gây ra nhiều sự kiện trên Biển Đông thì họ lại lúng túng trong việc dập tắt những “đám cháy” khác xảy ra bên trong nước họ...
  • Tàu Trung Quốc chĩa súng vào tàu Nhật Bản (BaoMoi) - Hôm qua, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản cho biết một tàu chiến Trung Quốc đã chĩa vũ khí tới tàu hải quân Nhật Bản. Đây là một động thái có thể khiến căng thẳng Nhật – Trung về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu gia tăng nghiêm trọng.
  • Đuốc vẫn cháy trên giàn khoan (BaoMoi) - TT - Tết này, ngọn đuốc của giàn Đại Hùng 01 (Công ty TNHH một thành viên điều hành và thăm dò khai thác dầu khí trong nước - PVEP-POC) cách Vũng Tàu hàng trăm cây số vẫn rực cháy trên biển Đông.
Bản tin tiếng Anh


  • Banks given positive outlook (Washington Post) - Investment bank CCB International Securities remains upbeat on the domestic banking sector, amid a flurry of bullish data and reports on Chinese economy.
  • Aquarium show in Beijing (Washington Post) - Beijing Aquarium staffers perform an underwater dragon dance for the upcoming Chinese Spring Festival, on Feb 5, 2013.
  • Ministry acts on dairy safety (Washington Post) - China's food safety watchdog plans to introduce tougher regulations on the import and export of dairy products, following a series of scandals.
  • Great snakes! (Washington Post) - The Chinese have an irrational fear of the snake, yet the representation of the zodiac animal includes a bittersweet tale of vows and hearts broken and love transcending disaster.
  • Hey, big cosmetics spender (Washington Post) - Few modern women can do without moisturizers and makeup, but do they all work as advertised?
  • Index to ensure safety, reduce pollution (Washington Post) - Beijing weather authorities issued a firework index for the first time on Tuesday to ensure safety and reduce pollution, as sales of fireworks for Spring Festival started at 1,337 certified stores citywide.
  • China talkswith India on cross-border river issue (Washington Post) - A Foreign Ministry spokeswoman said Monday that China is maintaining "communication and cooperation" with India on the issue of a cross-border river and ensure that no negative impact is caused on the river's lower reaches.
  • Cancer in China influenced by pollution, poverty (Washington Post) - Cancer and its treatment in China is influenced by air pollution, poverty and a fledgling medical insurance system, the Health News, an affiliate newspaper of the Health Ministry, reported Monday.
  • Political advisers tougher on local govt (Washington Post) - Although many see long beards as emblems of wisdom and old age, a south China political advisor is using his beard as a weapon to prod the government to unveil a controversial document.
  • 13 dead, 21 injured in SW China road accident (Washington Post) - Thirteen people died and 21 others were injured, including 11 seriously, after an overloaded coach turned over and crashed along a 100-meter slope in Southwest China's Guizhou province on Sunday, local authorities said.

Sửa đổi Hiến Pháp: Cuộc cách mạng không tiếng súng

Tại Hà Nội ngày 4/2/2013 kiến nghị 7 nội dung sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được 15 vị nhân sĩ trí thức do TS Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Tư pháp làm Trưởng đoàn, chuyển giao cho ông Lê Minh Thông, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật Quốc hội đồng thời là Phó ban biên tập soạn thảo dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Nam Nguyên phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, một người có mặt trong đoàn để biết thêm chi tiết.
Nam Nguyên: Thưa trong nửa giờ trao đổi thì hai bên đã trao đổi những nội dung gì, không khí làm việc như thế nào?
Bà Phạm Chi Lan: Nhóm chúng tôi cử ông Nguyễn Đình Lộc, cựu Bộ trưởng Tư pháp làm trưởng đoàn. Từ đầu thì ông nói lý do thay mặt cho nhóm 72 người đã ký tên đầu tiên và hơn hai nghìn người đã ký tên đến thời điểm đó vào Bản Kiến nghị về Hiến pháp, trao cho Ủy ban Bản Kiến nghị của chúng tôi cũng như Bản Dự thảo Hiến Pháp do một nhóm khác soạn thảo, để mong đóng góp ý kiến vào việc sửa đổi Hiếp pháp lần này. Ông Thông cũng thay mặt cho Ủy ban nói lời cảm ơn đối với chúng tôi và hứa sẽ chuyển Bản Kiến nghị của chúng tôi, cũng như tất cả tài liệu chúng tôi gởi lên cho Ban Chỉ đạo soạn thảo Hiến pháp để các vị ấy xem xét. Ông Thông cũng nói quyền cuối cùng quyết định tiếp thu như thế nào là quyền của Ban Chỉ đạo, nhưng ông sẽ chuyển lên toàn bộ.
Sau đó chúng tôi cũng có đề nghị nhân dịp gặp gỡ như vậy thì để được trao đổi thêm một số ý kiến. Một số người đi trong nhóm có phát biểu nói thêm ý kiến của chúng tôi về việc soạn thảo Hiến pháp lần này. Lưu ý Ủy ban về cách thức làm sao cho tinh thần về Hiến pháp có thể được phổ biến rộng rãi nhất cho người dân và có thêm thời gian để cho người dân có thể thực sự nghiên cứu và đóng góp ý kiến cho Hiến pháp.

Toàn cảnh cuộc gặp gỡ của phái đoàn nhân sĩ trí thức với ông Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, trong buổi trao kiến nghị sửa Hiến pháp 1992 tại Hà Nội hôm 04/2/2013
Nam Nguyên: Thưa bà, văn kiện do nhóm nhân sĩ trí thức gởi lên gồm  Bản Kiến nghị 7 nội dung và Bản Dự thảo Hiến pháp tự soạn thảo, thì nó hầu như thay đổi hoàn toàn thể chế chính trị ở Việt Nam, rồi đa nguyên đa đảng, bầu cử tự do, tư hữu đất đai, tôn trọng nhân quyền và quyền cơ bản của công dân…Tất cả giống như một cuộc cách mạng không tiếng súng. Thưa Bà có nhận định gì?
Bà Phạm Chi Lan: Chúng tôi thực sự nghĩ là đã đến lúc Việt Nam phải có những cải tổ mạnh mẽ hơn nữa thay đổi nhiều hơn nữa về thể chế các mặt ở Việt Nam, làm sao cho nó vừa phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời gian này, vừa phù hợp với nguyện vọng của nhân dân trong nước và phù hợp với những gì các nước khác đã đạt được. Chúng tôi mong muốn là Việt Nam đạt được mức độ tiên tiến hơn như các nước khác đã đạt được.
"Cải cách dân chủ là cơ hội tồn tại"
Nam Nguyên: Nhưng thưa bà, Đảng Cộng sản Việt Nam hiện độc quyền lãnh đạo và duy trì điều đó. Dù có dự thảo sửa đổi Hiến pháp thì cũng phải trình lên Bộ Chính trị trước khi trở lại Quốc hội. Điều này cho thấy khả năng mà có thể đáp ứng phần nào những nguyện vọng trong những kiến nghị đó là có cao hay không?
Bà Phạm Chi Lan: Chúng tôi cũng nghĩ, thực sự là rất khó để cho Đảng Cộng sản Việt Nam có thể xem xét và thay đổi được. Nhưng chúng tôi cũng hoàn toàn tin rằng, đây cũng là một cơ hội mở ra cho Đảng Cộng sản Việt Nam để thực hiện những cải tổ cần thiết. Bởi vì chính bản thân Đảng qua các kỳ Đại hội và Nghị quyết, hoặc chính những tuyên bố của người lãnh đạo cao nhất của Đảng như ông Tổng Bí thư, hoặc các ông ủy viên khác của Bộ Chính trị, thì cũng đều thấy rõ là Việt Nam cần có những đổi mới tiếp tục trong giai đoạn tới, để làm sao có thể đưa đất nước phát triển lên tốt đẹp hơn. Và đồng thời có làm như vậy thì mới củng cố được vai trò lãnh đạo của Đảng.
Nam Nguyên: Thưa bà, Trung Quốc đang tồn tại chế độ gọi là Cộng sản Quốc gia và có thành công vượt bậc về kinh tế. Liệu đây có phải là một mô hình, một cái phao để Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục con đường lãnh đạo độc quyền của mình hay không?
Bà Phạm Chi Lan: Chúng tôi nghĩ là, tất cả các lực lượng lãnh đạo chính trị ở các nước nếu muốn thành công cho đảng mình, muốn giữ được vai trò lãnh đạo của đảng mình thì điều quan trọng nhất là phải làm cho đất nước phát triển được phải đưa đất nước đi lên được. Còn không thì sẽ không đáp được yêu cầu của nhân dân của xã hội, thì rất khó để thuyết phục được. Cho nên chúng tôi nghĩ là đối với Đảng Cộng sản Việt Nam thì đây cũng là cơ hội, vì dù sao Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay trên thực tế vẫn là lực lượng chính trị lớn nhất mạnh nhất ở Việt Nam. Nhưng mà bản thân Đảng cũng nhận thấy là ở Đảng có nhiều vấn đề phải cải cách tiếp. Nếu Đảng nắm lấy cơ hội này để mà cải cách mình mạnh hơn thì sau này ở Việt Nam khi có thêm những lực lượng chính trị nào khác thì Đảng vẫn có thể giành được niềm tin của người dân. Nhưng ở đây là giành được và bằng những thành tựu của mình và bằng sự công nhận thực sự của người dân.
Nam Nguyên: Xin cảm ơn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về thời gian trả lời Đài Á Châu Tự Do.

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-02-05

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Lá số của đồng chí X, Y, Z hay tương lai của cả dân tộc?

Ngày 23, ông Táo về Trời, theo vợ ra chợ Tân Mỹ nhìn những mua bán tấp nập các đồ cúng kiến theo một tục lệ thú vị. Trong xã hội đa thê cổ truyền của Trung Quốc, đây là một câu chuyện cách mạng khi một bà có đến 2 ông chồng. Một thầy bói già theo tôi cả 15 phút, đòi 200 ngàn để coi lá số vận mệnh của tôi trong năm tới (sai không lấy tiền). Tôi lắc đầu quầy quậy vì không tin gì vào những lời tiên đoán không dùng “google”này. Sau khi xuống giá còn 80 ngàn mà tôi vẫn không đồng ý, ông đề nghị coi miễn phí. Một nghề làm ăn khá vất vả!!! Tôi nói ông nên đăng ký đi tiên đoán kinh tế cho chánh phủ, kiếm tiền tốt hơn.
Hình minh họa
Trong khi vẫn loay hoay với suy nghĩ về 2 ông chồng Táo quân, tôi đề nghị với  ông là nếu ông đáp đúng, tôi sẽ để ông bấm lá số với giá 100 ngàn. Tôi hỏi khi về chầu Ngọc Hoàng, cả 2 ông Táo cùng đi hay chỉ 1 ông? Khi nhận cả 2 sớ trình, nếu khác nhau, Ngọc Hoàng sẽ tin ông nào? Số 1 hay 2? Nếu bà vợ cầm cân nẩy mực trong gia đình, tại sao bà không là người viết sớ?
Ông khôn ngoan trả lời là tôi chỉ biết chuyện của khách hàng, ông Táo có trả tiền gì cho tôi đâu mà tôi phải thắc mắc. Tôi móc túi đưa ông 100 ngàn và chịu thầy. Ông cho tôi biết 3 thiên cơ, chắc đoán được nhờ bộ mặt ngây ngô của tôi:
1.     Năm tới sức khỏe tôi không tốt lắm. Phải nghỉ dưỡng thương xuyên và tránh đi máy bay hay xe cộ (Alan chỉ nên đi xe đạp?).
2.     Năm tới tiền bạc tôi không tốt lắm. Không nên đầu tư hay kinh doanh gì, chỉ nên đi du lịch loanh quanh, tiêu tiền giải trí (Alan già rồi, không ăn không chơi, xài tiền vào đâu?).
3.     Năm tới sự nghiệp tôi không tốt lắm. Nên bỏ những gì đang làm và nộp đơn nghỉ hưu (dù Alan đến sở làm cũng có việc gì đâu mà làm?).
Ông không hỏi ngày sinh tháng đẻ, không dùng bộ bài mang theo, cười đểu và bỏ 100 ngàn vào túi rồi biến mất. Tôi đoán ông lấy lá số của đồng chí X, Y, Z gì đó rồi áp đặt lên tương lai tôi. Hay tương lai của cả dân tộc?
Alan Phan
(Blog Alan Phan) 

Beo - Quả đắng của những nhà dân chủ tâm thần

(Viết nhân sự kiện Lê Anh Hùng)

Trước sự ủng hộ, vận động cực kì mạnh mẽ của nào là Hội văn bút cuốc tế, BBC, RFA, VOA…năm 2008, sứ quán Mỹ đã đưa Bùi Kim Thành sang Thái Lan kiểm tra tâm thần (vì tin thế nào được bác sĩ Việt), sau đó OK, cho tị nạn chính trị tại Mỹ.
Úi giời là những ngày đầu, báo chí Việt ngữ hải ngoại khỏi tả cũng biết nhảy cẫng lên nhường nào vì công kíu thoát một luật xư lừng  ranh của dân oan khỏi sự đàn áp vô nhân tính của cộng sản, như tống Thành vào trại tâm thần hay chích thuốc độc lên  mông.
Tận giờ, gần 4 năm sau, vẫn tiếp tục nhảy cẫng như phải bỏng lửa thế.
Nhiều vô thiên lủng chuyện về Thành hoạt động trên đất Mỹ. Bạn nào khoái khẩu lên Youtube coi trực tiếp hình ảnh động vô cùng sinh động. Beo chép về đây tường thuật của VQHN về một trong những hoạt động (nhỏ xíu) của nhà rân trủ, nữ luật xư của  dân oan cả ta lẫn Mỹ. Rảnh, tối về dịch thêm một vài bài nữa để các nhà rân trủ bên nhà thêm tự hào về đồng- chí- trí của mình.
Xin cảnh báo, không ngồi trên ghế, để đầu tránh xa tường, các vật cứng, nhọn…khi coi.
Nói chung thì, theo khoa học, một người mà xỉu một lần rồi thì hay có khuynh hướng xỉu nữa. Chuyện là, bà Bùi Kim Thành đi coi đại nhạc hội Anaheim Arena, bi giờ đã mang tên đại nhạc hội Đàm Vĩnh Hưng (sau vụ Lí Tống giả gái xịt hơi cay Đờm).
Bà Bùi Kim Thành có vé. Sau khi qua khỏi chỗ kiểm soát an ninh, nhưng trước khi vào tới bên trong, bà đứng, phất ra hai lá cờ – cờ Mỹ với cờ Việt Nam (cộng hòa), rồi đả đảo cộng sản và ngăn người ta đừng vào xem.
Bảo vệ tới để mời bà ra. Bà hong chịu; bà nói, chờ tui gọi cấp cứu 9-1-1. Rồi bả bốc điện thoại, bà bấm số.

Rồi bà nói vô máy, bằng tiếng Việt nha: “Phải 9-1-1 không, tôi là luật sư Bùi Kim Thành đang bị cộng sản khủng bố.” Bảo vệ mời bà đi, bà không đi. Bảo vệ kiu cảnh sát, bà nói bà hong biết tiếng Anh. Cảnh sát kiu cảnh sát người Việt.

Một cảnh sát viên gốc Việt tới. Ông cảnh sát gốc Việt yêu cầu bà đi ra, không đi ra tui bắt á.
Bà hong chịu, bà mắng ổng: “Anh có quyền gì?”.
Rồi bả nói với ông cảnh sát: “Đây là đất nước Hoa Kỳ, tôi đang gọi 9-1-1. Tôi có vé, kêu tôi đi ra là làm sao.


Đi giữa chừng, bà khuỵu xuống.
Trước đây tôi chấp nhận ở tù là để bảo vệ luật pháp Hoa Kỳ. Tôi không bao giờ chịu đi ra theo kiểu luật rừng.”
Luật rừng hay không, không cần biết. Chỉ biết là bi giờ mời bà đi ra bà không đi ra thì cảnh sát bắt bà đi.

Xỉu thì xỉu, cảnh sát kiu nhân viên cứu hộ tới. Trong khi chờ đợi, cảnh sát còng tay bà lại.
Cứu hộ tới liếc ngó bả mấy cái, thấy không bị gì, đưa bà lên xe lăn, rồi cảnh sát đẩy đi.
Cảnh sát đưa bà về bót, tạm thời với hai tội danh, trespassing (xâm nhập) và obstruction of business (cản trở chỗ kinh doanh).
Trong một lần làm việc với Đại sứ Mỹ tại Vn (ông cũ), bác thứ trưởng bộ ngoại giao có nhời hỏi thăm nền y tế siêu đẳng Mỹ đã chữa khỏi bệnh cho bà Thành chưa, ông Đại sứ xấu hổ đỏ mặt  lảng không trả lời.
Bài trong trang  bolsavick.com mà Beo  chép ra dưới đây, có một bạn đọc còm trách móc  nhà nước Việt nam không biết trọng dụng nhân tài,  ai lại để đại danh hài như thế xuất cảnh mất.
Có một số bài viết  tiếng Việt rất hay ca ngợi tài năng của đại danh hài nhưng dài quá, cắt thì tiếc. Beo lấy tiếp 1 bài nữa của VQHN và mạn phép chuyển ngữ theo sìtai Beo.
Tại sao lại có một  mợ quấn cờ ba sọc quanh đầu nằm trên cáng cứu thương? Tại sao ko ai thèm quan tâm?
Thế là người ta mang cáng  kéo mợ đi.
Toàn bộ vấn đề  trong ra ngoài vào  chỉ có thế này:
Bức ảnh này được chụp tại một buổi lễ tưởng niệm chiến tranh Việt Nam ở Westminster. 19 /1 là ngày kỷ niệm trận Hoàng Sa năm 1974, cuộc hải chiến mà quân Nam Việt phải bỏ mạng để bảo vệ nhóm đảo ngoài khơi tỉnh Quảng Nam khỏi Tàu Khựa.  Tàu thắng, Bắc Việt im thin thít chả dám nói tiếng nào, và Hoàng Sa từ đấy vào tay Trung Quốc.
Lễ tưởng niệm diễn ra hôm Chủ Nhật, nhiều nhóm liên danh nhưng nhà tổ chức chính là hiệp hội cựu  hải quân, chả biết Bùi Kim Thành đâu ra thò mặt vào. Trước giờ ở đâu  có sự kiện gì là mợ ấy đều quấn cờ ba sọc, giành ngay ghế danh dự đòi mọi người phải nghe mợ rống và không cho ai ăn nhậu tiệc tùng gì. Lần này ban tổ chức chịu hết nổi, lịch sự yêu cầu mợ ra. Mợ không ra. Gọi cảnh sát. Mợ vẫn không ra.
Dưới đám đông có một anh tên James Huynh chạy lại xịt gì đấy vào mặt mợ. Mợ im được một chốc, đứng băn khoăn suy nghĩ gì đấy rồi lăn đùng ra. Thế là người ta mang cáng  kéo mợ đi.

Trông xa những tưởng Thúy Kiều
Lại gần mới biết người yêu Chí Phèo
Đủ nhảm chưa, bà con?
Nguyên bản tiếng Anh
Why is this woman on a stretcher? Is that the South Vietnamese flag she has wrapped around her head? And why is nobody paying attention?
Upside down and inside out, I’m about to show all you folks, what’s it’s all about.
This picture was taken last Sunday, at a ceremony held at Westminster’s Vietnam War Memorial. January 19 was the anniversary of the Battle of the Paracel Islands, a 1974 naval battle in which many South Vietnamese died trying to defend a group of islands off the coast of Quang Nam from Chinese forces. The Chinese won, the North Vietnamese failed to raise a peep, and the islands have been in Chinese hands ever since.
The anniversary ceremony was held on Sunday, organized by an alliance of many groups, most prominently the association of former navy men.
And then Bùi Kim Thành showed up. As she always did at everybody’s event, she came wrapped in the colors of the South Vietnamese flag, grabbed a seat in front, and demanded to speak. Basically causing a disruption, just like she did back here.
But this time, the organizers would have none of it. They asked her to step away, and she didn’t. They called the cops, cops asked her to step away, and she didn’t. And then one James Huynh from the crowd reached over and sprayed something on her face.
Whatever it is, it stopped her for a moment, and then probably having thought about it, Bùi Kim Thành fell down and played possum.
So they called for a stretcher and took her away.
Maybe she’s thinking she’s taking it back old school. But she’s an old fool who’s not cool. Whoomp there it is. Can y’all dig it.

(Blog Beo) 

Vụ án Năm Châu - Sáu Sứ: Triệt hạ Tướng Giáp

Võ Nguyên Giáp
Trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Trung ương chỉ định về ứng cử đại biểu đi dự Đại hội tại Đảng bộ Nghệ Tĩnh. Cuối tháng 4-1991, ông vào Vinh dự họp với Đoàn đại biểu Tỉnh. Tới nơi thì đã quá trưa. Đợi vị tướng già cơm nước xong, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh Nguyễn Bá mới trao tận tay bức điện “khẩn tuyệt mật” của Ban Bí thư do ông Nguyễn Thanh Bình ký. Không được phép họp với Đoàn, Tướng Giáp bị yêu cầu phải trở ra Hà Nội ngay trong chiều hôm đó.
Năm ấy Tướng Giáp đã 80 tuổi. Đoạn đường Vinh - Hà Nội tuy chỉ hơn 300km nhưng bụi bặm và dằn xóc. Tướng Giáp trở về phòng, viết mấy dòng cáo lỗi gửi Đoàn đại biểu Nghệ Tĩnh rồi lại lên xe về Hà Nội, nơi ông sẽ phải ra trước Hội nghị Trung ương 12, đối diện với những cáo buộc chính trị mà về sau được gọi là vụ “Năm Châu - Sáu Sứ”.
Tại Hội nghị Trung ương 12, Khóa VI, ông Nguyễn Đức Tâm, Trưởng Ban Tổ chức, thay mặt Bộ Chính trị báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương một văn bản tuyệt mật nói rằng: Một vụ bè phái vi phạm nguyên tắc Đảng hòng chi phối vấn đề bố trí nhân sự cấp cao đang diễn ra. Những người tham gia bao gồm Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà, cùng một số cán bộ cao cấp khác.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ phụ trách an ninh, Trung tướng Võ Viết Thanh, nhớ lại: “Nghe ông Tâm nói, có cảm giác như đang có một âm mưu đảo chính để đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên làm chủ tịch nước sau đó thay ông Linh làm tổng Bí thư; đưa Trần Văn Trà lên làm bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Thời gian trước Hội nghị Trung ương 12, ông Trà bị triệu tập ra Hà Nội và bị giữ lại ở Nhà khách số 8 Chu Văn An. Văn bản tuyệt mật này được phổ biến tới thường vụ các tỉnh, thành, bằng cách cho đọc nguyên văn nhưng bị cấm sao chép”.
Tướng Đồng Sỹ Nguyên, ủy viên Bộ Chính trị Khóa VI, nói: “Lật đổ là một câu chuyện bịa đặt. Ông Giáp không chỉ là một đại tướng mà xứng đáng là một đại nguyên soái. Một người không chỉ coi trọng sinh mạng binh sỹ mà còn đặt danh dự của tổ quốc lên trên. Ông là một người thận trọng. Nhân vụ Sáu Sứ, họ còn lật lại hồ sơ vụ ‘chống Đảng năm 1967’, đưa ra tài liệu cũ của Lê Đức Thọ, đây cũng là một vụ án được dựng lên”. Ông Võ Viết Thanh kể thêm: “Tại hai Hội nghị 12 và 13 của Ban Chấp hành Trung ương, nhiều vị tướng trong Quân đội hết sức bức xúc, đứng lên phát biểu bảo vệ Tướng Giáp. Cụ Võ Nguyên Giáp cay đắng: Đến một vị tướng đã đánh thắng Điện Biên Phủ mà người ta vẫn vu cho là con nuôi của mật thám Pháp”.
Gần tới ngày Đại hội, một hôm vào khoảng 9 giờ đêm, Bộ trưởng Nội vụ Mai Chí Thọ triệu tập một cuộc họp kín gồm có các thứ trưởng: Cao Đăng Chiếm, Phạm Tâm Long, Bùi Thiện Ngộ, Võ Viết Thanh. Ông Mai Chí Thọ nói: “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh giao nhiệm vụ cho Bộ Công an làm rõ sai phạm của anh Giáp và anh Trà để xử lý cả về mặt Đảng và Nhà nước. Bộ chỉ đạo anh Võ Viết Thanh đảm nhiệm việc này”. Cả bốn vị thứ trưởng nghe đều phân vân, lo lắng. Ông Võ Viết Thanh nói: “Đề nghị Bộ trưởng trình bày lại với Tổng Bí thư đây là những người có công với nước, nếu có sai thì Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác minh làm rõ còn khi đã chuyển công an thì phải có dấu hiệu phạm tội”. Mai Chí Thọ dứt khoát: “Chúng ta phải thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư”.
Ông Võ Viết Thanh nói tiếp: “Nếu phải điều tra, tôi đề nghị nên giao cho anh Cao Đăng Chiếm hoặc anh Bùi Thiện Ngộ vì hai anh có kinh nghiệm trong ngành hơn tôi. Tôi không từ chối, nhưng tôi biết bản báo cáo của đồng chí Nguyễn Đức Tâm lấy nguồn tin từ một số người không tốt trong Cục II, Bộ Quốc phòng. Tôi cũng biết người đẩy ra vụ này là Đoàn Khuê. Cá nhân tôi với Cục trưởng Quân báo Tư Văn và Cục phó Vũ Chính có ý kiến khác nhau trong một số việc như: lợi dụng nghiệp vụ đi buôn lậu; tổ chức cài đặc tình vào nội bộ… Bây giờ nếu tôi làm vụ này nữa thì rất căng với Cục II”. Mai Chí Thọ gắt: “Ông phụ trách an ninh, không làm thì ai làm”. Võ Viết Thành đành phải: “Tôi xin chấp hành”.
Ông Võ Viết Thanh kể: “Tôi bay vào Sài Gòn. Anh em an ninh đã có đủ tư liệu, vấn đề là tình hình nội bộ rất căng vì có tác động từ cấp cao. Nhiều người khuyên tôi khi điều tra không nên làm khác báo cáo của Nguyễn Đức Tâm. Người gần gũi nhất là Thiếu tướng Trần Văn Danh cũng nói là có người khuyên như vậy. Ông Danh gọi tôi tới, tôi hỏi: ‘Lời khuyên này xuất phát từ đâu anh Ba?’. Ba Trần, tên thường gọi của Tướng Trần Văn Danh, nói: ‘Ở cấp rất cao’. Tôi nói: ‘Tôi đề nghị anh Ba trả lời họ, tôi đang được giao một công việc mà tôi không thể nào làm trái đạo đức và pháp luật’. Ba Trần nghe bắt tay, không ngờ anh chỉ hỏi thế để thăm dò nhưng anh là người ủng hộ tôi làm đúng”.
Ông Võ Viết Thanh kể tiếp: “Ngày 14-5-1991, tôi ra lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Thị Sứ. Anh em thi hành không bắt tại nhà vì sợ động mà bắt bí mật, đưa về 258 Nguyễn Trãi. Vừa vào trại, Sáu Sứ hỏi: ‘Các anh ở phía nào?’. Anh em dằn mặt:
‘Chị không được phép hỏi như thế, chúng tôi là cơ quan an ninh, yêu cầu chị nói hết’. Sáu Sứ trả lời: ‘Tôi là người Cục II,
yêu cầu được nói chuyện điện thoại với Tư Văn, Vũ Chính’. Anh em An ninh nói: ‘Chị là người phạm pháp, chị không được phép gặp ai cả’. Trong một ngày Sáu Sứ khai hết172”.
Không hề có một tổ chức nào do cụ Giáp đứng đầu như báo cáo của Nguyễn Đức Tâm đề cập. Theo ông Võ Viết Thanh, Sáu Sứ khai bà được Vũ Chính cấp tiền, cấp xe và đi gặp vị tướng nào, nói gì là đều theo chỉ đạo của Cục II. Thông qua một người tên là Năm Châu, từng công tác chung với ông Thanh Quảng, nguyên là thư ký của Tướng Giáp, Sáu Sứ được đưa tới nhà Võ Nguyên Giáp cùng một số cựu chiến binh. Hôm Sáu Sứ đến, cụ Giáp đang ăn, nghe có đoàn Cựu chiến binh, cụ dừng bữa cơm để tiếp. Sáu Sứ mang theo một giỏ trái cây vào tặng rồi xin cụ Giáp cùng chụp ảnh với Đoàn. Toàn bộ cuộc gặp chỉ có vậy nhưng Sáu Sứ báo cáo: “Cụ Giáp đã đồng ý với kế hoạch”. Rồi theo ông Võ Viết Thanh: “Băng ghi âm cuộc nói chuyện của Sáu Sứ ở nhà Tướng Giáp nghe không rõ nhưng Cục II vẫn xào nấu thành một bản báo cáo, theo đó: Đang có một vụ đảo chính, một vụ bè phái trong Đảng hòng chi phối vấn đề bố trí nhân sự cấp cao trước Đại hội VII do Tướng Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà cùng một số cán bộ cao cấp khác tiến hành. Bản báo cáo này trở thành cơ sở để Trưởng Ban Tổ chức Nguyễn Đức Tâm báo cáo trước Hội nghị Trung ương 12 về Tướng Giáp”.
Theo Đại tá Nguyễn Văn Huyên, Chánh Văn phòng Tướng Giáp, từ Hội nghị Trung ương 12 về nhà nghỉ trưa, Tướng Giáp hỏi: “Cậu có nhớ ai tên là Năm Châu từng ở Nam Bộ ra đây gặp mình không?”. Ông Huyên nhắc lại sự việc xong, Tướng Giáp ăn cơm rồi đi ngủ. Đến cận giờ họp buổi chiều, ông Huyên vào phòng thấy Tướng Giáp vẫn ngáy khò khò, ông Huyên hỏi: “Việc đang thế này mà anh cũng ngủ được à?”. Tướng Giáp cười: “Cây ngay không sợ chết đứng”.
Trong khi đó, ngay sau khi Sáu Sứ bị bắt vào ngày 15-5-1991, theo ông Võ Viết Thanh: Cục II rúng động, Cục trưởng Tư Văn đổ bệnh. Trong ngày ông Võ Viết Thanh cầm bản cung của Sáu Sứ bay ra Hà Nội, 17-5-1991, Tướng Lê Đức Anh viết một bức thư cực ngắn: “Kính gửi: Bộ Chính trị. Tôi xin không ứng cử vào Quốc hội khóa IX. Xin cám ơn Bộ Chính trị. Kính! Lê Đức Anh”. Do căng thẳng, Tướng Lê Đức Anh ngay sau đó bị đột quỵ. Bác sỹ Vũ Bằng Đình, người trực tiếp cấp cứu, nói: “Ông Lê Đức Anh bị xuất huyết dạ dày, huyết áp tụt xuống bằng 0, hồng cầu chỉ còn một triệu. May mà cấp cứu kịp”.
Theo ông Võ Viết Thanh: “Ra Hà Nội, tôi làm báo cáo đưa ông Mai Chí Thọ đề nghị Bộ trưởng ký. Ông Mai Chí Thọ nói:
‘Cậu ký luôn, gửi và trực tiếp báo cáo anh Linh’. Ngay chiều hôm đó, Chánh Văn phòng Trung ương Hồng Hà xếp lịch gặp Tổng Bí thư. Nghe tôi báo cáo xong, ông Linh không nói gì. Nhưng, sáng hôm sau thì nhận được ‘điện mật’ của Văn phòng yêu cầu các nơi ngưng phổ biến và gửi trả văn bản do Nguyễn Đức Tâm ký về Văn phòng Trung ương. Sau đó, Trung ương không có một lời nào nói lại với Tướng Giáp, còn Tướng Trần Văn Trà thì vẫn bị giữ lại ở số 8 Chu Văn An”. Theo ông Võ Viết Thanh: “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã không đưa kết luận về vụ Sáu Sứ ra báo cáo trước Hội nghị Trung ương và ngay cả các ủy viên Bộ Chính trị cũng không mấy ai biết”. Thái độ của Tổng Bí thư như một tín hiệu để ngay lập tức ông Võ Viết Thanh nhận được đòn “đánh dưới thắt lưng” của Cục II.
Theo ông Võ Viết Thanh, ngày 23-6-1991, khi đại biểu đã được triệu tập về Hà Nội: “Trước phiên họp cuối cùng của Hội nghị trù bị, Hồng Hà, Chánh Văn phòng Trung ương đưa tôi miếng giấy, ghi: ‘Đề nghị đồng chí Võ Viết Thanh đến giờ giải lao ra gặp Bộ Chính trị và Ban Bí thư có việc riêng’. Tôi tới phòng làm việc của Đoàn Chủ tịch Đại hội, thấy Võ Chí Công, Nguyễn Đức Tâm, Đoàn Khuê, Nguyễn Quyết, Nguyễn Thanh Bình đang chờ. Mặt Đoàn Khuê hằm hằm, Võ Chí Công và Nguyễn Đức Tâm nói ngắn gọn: ‘Chúng tôi thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, báo đồng chí hai nội dung. Trước hết, xin chuyển tới đồng chí nhận xét của Bộ Chính trị: Đồng chí là một cán bộ cao cấp còn trẻ, công tác tốt, rất có triển vọng, nhưng rất tiếc, chúng tôi vừa nhận được một số báo cáo tố cáo đồng chí hai việc: Một, ngay sau giải phóng, đồng chí có cho bắt hai cán bộ tình báo của Bộ Quốc phòng và từ đó hai cán bộ này mất tích; hai, cái chết của cha mẹ đồng chí là bị ta trừ gian, chứ không phải do địch giết. Vì vậy, chúng tôi đành phải rút đồng chí ra khỏi danh sách tái cử vào Trung ương khóa VII”.
Ông Võ Viết Thanh nói: “Tôi hết sức bất ngờ. Khi nghe xúc phạm đến ba má tôi thì tôi không còn kiềm chế được173. Trong cặp tôi lúc đó có một khẩu súng ngắn, tôi đã định kéo khóa, rút súng ra bắn chết cả ba ông rồi tự sát. Nhưng, tình hình lúc đó, nếu tôi làm thế là tan Đại hội. Tôi cố nuốt cơn tức giận”174. Cho dù giữ mình để bảo vệ Đại hội, tương lai chính trị của ông Thanh đã coi như khép lại. Ông Võ Viết Thanh nói: “Nếu tôi cứ nghe lời khuyên, kết luận giống như bản báo cáo của Nguyễn Đức Tâm, thì tôi sẽ được thăng chức, đề bạt nhưng rồi tôi lại phải dấn vào bước thứ hai là ra lệnh bắt oan Tướng Trà và Tướng Giáp. Làm thế, thì lương tâm sẽ giết dần, giết mòn tôi”.
Năm ấy, Tướng Giáp vừa tròn 80 tuổi. Ông không nằm trong bất cứ cơ cấu nhân sự nào, vụ “Năm Châu - Sáu Sứ”, nếu thành, chỉ có thể hạ bệ uy tín của ông trong Đảng. Khi Võ Nguyên Giáp đã là Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Lê Đức Anh chỉ mới là một cán bộ ở cấp tiểu đoàn. Sự mặc cảm trước uy danh của Tướng Giáp chỉ có thể được tích tụ thông qua hai người đã cất nhắc Lê Đức Anh: Lê Duẩn và, đặc biệt là, Lê Đức Thọ.

Huy Đức

( Trích từ cuốn Bên thắng cuộc của nhà báo Huy Đức ) 

Nguyễn Long Việt - Xin Giáo sư đừng im lặng

20120419095754_ngobaochau
Thư gửi GS Ngô Bảo Châu, GS Đàm Thanh Sơn và cộng sự về việc ký tên Bản kiến nghị do 72 nhân sỹ, trí thức soạn thảo
Kính gửi: GS Ngô Bảo Châu, GS Đàm Thanh Sơn và cộng sự,
Thực sự không phải khi phải viết nhiều thư đến các GS và các cộng sự trong dịp cuối năm bận rộn thế này. Nhưng vì, có một số sự kiện cũng mong muốn GS và các cộng sự chia sẻ.
Thứ nhất, trang Cùng viết Hiến pháp ra đời đã tạo thêm cho bạn đọc một kênh thông tin cho bạn đọc tham khảo về Hiến pháp. Tôi nghĩ, có lẽ hơi thiển cận một chút, nhưng điều này có dẫn tới việc “chia đàn, xẻ nghé” giới trí thức Việt Nam hay không?
Hiện nay, Bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 và Bản Hiến pháp mẫu do 72 nhân sỹ, trí thức soạn thảo, và đến nay đã có hơn 2,500 người ký tên ủng hộ.
Tôi cũng đã nghiên cứu rất kỹ, và dưới góc độ luật học, tổi đánh giá rất cao chất lượng của Bản kiến nghị và Hiến pháp mẫu này.
Hôm nọ, giáo sư Châu trả lời tôi trên trang thichhoctoan.net là trong số những người khởi xướng và biên tập trang Cùng viết Hiến pháp, “có người đồng ý, có người không”. Tôi xin được hỏi là GS có thể cho tôi biết là ai đồng ý, và ai không đồng ý được không? Nếu không đồng ý thì vì sao?
Tôi nghĩ, để làm được Bản kiến nghị và Bản Hiến pháp mẫu, 72 nhân sỹ, trí thức đã phải lao động rất miệt mài. Trong số đó, có nhiều người rất giỏi và có kinh nghiệm lâu năm như cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, GS Chu Hảo, GS Tương Lai,…
Có lẽ, vì thời gian góp ý kiến cũng không còn nhiều, nếu chúng ta cùng nhau đóng góp ý kiến dựa trên một Bản kiến nghị và Bản Hiến pháp mẫu được nhiều người ủng hộ như  vậy sẽ tốt hơn. Hơn bao giờ hết, nhân sỹ, trí thức của chúng ta nên “ngồi cùng nhau” để kiến tạo nên một bản Hiến pháp có chất lượng. Ngày xưa, các anh hùng Lương Sơn Bạc tạo được sức mạnh cũng nhờ sự hy sinh chức vị của những người thủ lĩnh mà sát nhập tạo nên 108 vị anh hùng hảo hán. Từ đó, mới có quyền “mặc cả” với chính quyền.
Trong khi, Cùng viết Hiến pháp mới khởi xướng, chưa có một chiến lược cụ thể để viết như thế nào, viết ra sao? Ai viết?… bao giờ thì “cùng viết Hiến pháp” sẽ viết xong một bản Hiến pháp mẫu…
Hôm nay, tôi xem video của 15 người đại diện trao bản kiến nghị tới Ban Biên tập sửa đổi HP trên trang BS. Bác Phạm Duy Hiển phát biểu rằng, nhóm nhân sỹ, trí thức đang muốn nghe những lời cho rằng bản kiến nghị là sai.
Do vậy, tôi hy vọng rằng những ý kiến không đồng ý, và việc chỉ ra những khuyến khuyết của những người khởi xướng và ban Biên tập trang Cùng viết Hiến pháp đối với Bản kiến nghị và Hiến pháp mẫu của 72 nhân sỹ, trí thức sẽ thật sự có ý nghĩa.
Thứ nhất, giúp nâng cao chất lượng của bản Kiến nghị và Hiến pháp mẫu này. Thứ hai, những người soạn thảo các văn bản này cũng sẽ rút kinh nghiệm và học hỏi được những điều rất bổ ích từ các đóng góp.
Tôi cũng có khá nhiều năm nghiên cứu luật học. Khi đọc Bản kiến nghị, đặc biệt là Bản Hiến pháp mẫu, tôi thấy rằng, nếu đặt lên bàn cân, Bản Hiến pháp này không thua kém gì so với các bản Hiến pháp của nhiều nước dân chủ trên thế giới như Mỹ, Pháp, Đức…
Tôi rất hy vọng các thành viên thành lập trang Cùng viết Hiến pháp chỉ ra những sai sót trong các bản kiến nghị này, và đây cũng là cơ hội để tôi học hỏi thêm.
Một việc nữa, tôi vào mạng đọc báo, thấy một số ý kiến, (tuy không thiện cảm lắm, nhưng tôi cũng rất thẳng thắn để chia sẻ), cho rằng “Giáo sư Ngô Bảo Châu đã không làm thì thôi, đã làm là phải làm trưởng”.
Tôi cũng không thực sự bị thuyết phục bởi quan điểm đó nhưng người ta nhìn những gì đang diễn ra, người ta có thể nghi ngờ.
 Tôi thì cho rằng có rất nhiều người dành tình cảm lớn cho GS, nên việc GS khởi xướng sẽ thu hút được đông đảo trí thức, đặc biệt là trí thức trẻ tham gia, đó là một diễn đàn rất tốt để chia sẻ, trao đổi thông tin.
Tôi chỉ có một điều là, xin GS đừng IM LẶNG. Xin viện dẫn câu nói rất hay của trí thức Nguyễn Trường Tộ: “Biết không nói là bất nhân, nói mà không nói hết là bất nghĩa”.
Từ khi trang Cùng viết Hiến pháp ra đời, tôi chưa thấy một bài nào thể hiện quan điểm của GS (Chẳng hạn như Hiến pháp phải thế này, thế kia, tôi đồng ý hay phản đối việc không quy định điều 4, lý do như thế này…).
Tôi xin lấy một ví dụ. Ông A rất giỏi về ngoại giao, đã giàn xếp thành công tranh chấp biển Đông, và Trung Quốc đã trả Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam. A được trao giải Nobel. Nhà nước mở ra chương trình ra đề thi toán. Ông A khởi xướng và ngồi trong ban Biên tập. Và bài nào mà ông A thấy hay, sẽ cho đăng. Như vậy, người gửi có quyền đặt câu hỏi về hiểu biết của ông A hay không?
Ví dụ trên có giống với cách mà GS đang đối xử với những người nghiên cứu luật học hay không?
Một vấn đề khác là, tuy lời mở đầu của trang là “nhằm tạo thêm một không gian đối thoại”, nhưng trên các bài viết không có chỗ để bạn đọc có thể tranh luận với nhau hay với tác giả… Và có lẽ, việc gửi tranh luận lại phải gửi mail cho trang, như vậy cũng tạo ra không ít khó khăn cho cả bạn đọc và ban Biên tập, cũng như mất tính cập nhật.
 Thay cho lời kết,
Với những kinh nghiệm trong nghiên cứu, học tập, sinh tại các quốc gia tiên tiến, các Giáo sư Châu và Giáo sư Sơn chắc chắn có những ý kiến nhất định cho đợt sửa đổi Hiến pháp lần này. 125
 Tôi chỉ mong các thành viên thành lập trang Cùng viết Hiến pháp, đặc biệt là Giáo sư Châu và Giáo sư Sơn cho tôi cũng như các bạn trẻ biết được là các Giáo sư có đồng ý với Bản kiến nghị và Hiến pháp mẫu do 72 nhân sỹ trí thức khởi xướng hay không? Nếu không đồng ý thì lý do là gì? Nếu đồng ý, thì các Giáo sư đang và sẽ ký tên? (Bởi tôi nghĩ, thời gian rất có hạn).
Nhiều người cho rằng, các GS chỉ giỏi về lĩnh vực nghiên cứu các lĩnh vực tự nhiên như Toán, Lý nhưng tôi nghĩ rằng đến người nông dân, công nhân còn đọc hiểu được những bản Kiến nghị đó có lợi cho dân tộc, chả lẽ với kinh nghiệm sống ở nhiều nước tiên tiến lại không thể đưa ra những ý kiến riêng cho mình?
Nếu 2000 người ký, thì nhà chức trách có thể không trả lời (theo tiền lệ nên tôi mạo muội đoán) nhưng giả sử 1 triệu người ký thì là một chuyện khác. Nhà chức trách sẽ phải lắng nghe bởi các áp lực không chỉ trong nước, mà còn cả dư luận thế giới. Mà các GS là những nhân tố rất quan trọng, là những người có thể thức tỉnh giới trẻ Việt Nam, hiện phần lớn đang ngủ quên trên những kênh giải trí…
Nhân tiện, tôi cũng kêu gọi bạn đọc phổ biến Bản kiến nghị và Hiến pháp mẫu cho càng nhiều người càng tốt, để ký tên tạo nên sức mạnh. Có như vậy, mới hy vọng vào một tương lai tốt đẹp, mới không bị các nước trên thế giới, chí ít là các quốc gia láng giềng bỏ xa. Dân ta phải đi làm thuê cho các nước, dưới cái tên “xuất khẩu lao động” nhưng đó là một nỗi buồn của toàn dân tộc Việt.
Người Việt chịu khó, tiết kiệm. Người Việt ra nước ngoài lập nghiệp thì 90% là tay trắng. Trong khi, ở trong nước, bởi người lãnh đạo không thông qua tranh cử dân chủ, mà qua cơ cấu, nên không tìm ra được người có tài và có tâm giúp ích cho đất nước. Tôi không cần lãnh đạo có bằng Giáo sư hay Tiến sĩ mà cái tôi cần là chính sách, là anh làm được điều gì cho người dân. Đôi khi, tài mà không bị ràng buộc thì người ta lại sử dụng tài đó để làm lợi cá nhân.
Do vậy, chúng ta cần phải xây dựng một bản Hiến pháp giới hạn quyền lực nhà nước, tránh lạm quyền, tham nhũng. Điều quyết định nên việc thành công của sửa đổi Hiến pháp lần này là Điều 4. Nếu không bỏ được Điều 4 là một thất bại, như tôi từng nói trong bài Điều 4 mới là vấn đề của mọi vấn đề.
Với việc quy định Điều 4, những người trong Đảng Cộng sản VN đang “bôi xấu” hình ảnh của những chiến sỹ Cộng sản chân chính. Cụ tôi từng là Đảng viên 1930/1931. Ngày xưa, Đảng Cộng sản phất cao ngọn cờ giải phóng dân tộc thì người dân theo, và trong thời kỳ đó, có sự cạnh tranh đa đảng. Nhưng bây giờ, nếu Đảng Cộng sản không còn những người như thế nữa thì phải nhường chỗ cho người khác lãnh đạo.
Tại sao anh đòi giữ điều 4 để lãnh đạo? Có phải anh vào Đảng là trở thành tinh hoa như những người chiến sỹ cộng sản xưa đâu? Tại sao anh không dựa vào chính anh, mà phải dựa vào công lao của những người đi trước để bắt người ta phải phục tùng? Tại sao anh vào cùng “hội” với cụ tôi thì anh tước quyền tranh cử, ứng cử của 87 triệu dân khác?
Lý sự như anh, tôi có thể đưa ra lập luận là cụ tôi sáng suốt, hơn nữa tôi là con cháu của anh hùng Nguyễn Huệ. Chả nhẽ, tôi nhân danh Nguyễn Huệ để bảo là ông ấy sáng suốt, nên con cháu cũng sẽ là đỉnh cao trí tuệ? Tôi lý sự, tôi được thừa hưởng truyền thống, yêu nước, thông minh sáng suốt như Nguyễn Huệ, nên tôi phải là lãnh đạo của Việt Nam? Nếu tôi làm thế, có phải là tôi đang lợi dụng, chà đạp lên hình ảnh của người khác để hưởng lợi hay không?
Do vậy, như tôi đã bàn trong “Thư gửi hai GS Ngô Bảo Châu và Đàm Thanh Sơn” đăng trên trang Quê Choa ( http://quechoa.vn/2013/02/03/thu-gui-hai-gs-ngo-bao-chau-va-dam-thanh-son/), Khoan bàn về đúng sai của lịch sử, cứ cho là Đảng CSVN lãnh đạo từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nhưng hồi xưa có các đảng khác cạnh tranh, và vì hồi xưa có cụ Hồ trong đảng CSVN. Nhưng có phải lúc nào cũng có cụ Hồ đâu? Đến giờ, không có cụ Hồ trong đảng nữa (mà chỉ có đồng chí X, Y chẳng hạn) thì phải mở rộng cho toàn thể nhân dân ứng cử, bầu cử để tìm lấy cụ Hồ?
Việt Nam có đặc thù riêng?
Chỉ có thể trở thành lãnh đạo Việt Nam từ 3 triệu đảng viên? Trong số khoảng 87 triệu dân chả lẽ không ai xứng đáng làm lãnh đạo? (ngay cả làm chủ tịch xã, huyện?). 87 triệu dân không là đảng viên vô dụng đến thế sao?
Qua sự kiện, con trai Nguyễn Bá Thanh lên làm Bí thư thành đoàn. Với số phiếu 100%. Tôi cũng chưa thấy ở quốc gia dân chủ nào như Tây Âu, Mỹ có được 100% phiếu bầu ủng hộ như vậy, mà nó chỉ xuất hiện tại các quốc gia mà kết quả được sắp xếp sẵn. Tôi không biết là con trai Nguyễn Bá Thanh giỏi thế nào?
Nhưng cái mà người dân mong muốn ở người lãnh đạo là, trước khi ra ứng cử anh phải đưa ra được kế hoạch, kế sách gì…?
Và đã gọi là bầu cử thì phải từ 2 ứng viên trở lên, chứ không phải là giới thiệu 1 và bầu 1. Trong luật học, đó không phải là bầu cử, mà là “phê chuẩn”. Rộng hơn, Quốc Hội từ trước đến này đang “phê chuẩn” các chức danh từ Chủ tịch nước, Thủ tướng…
Là người dân, chúng ta có quyền nghi ngờ rằng có một thế hệ Thái tử Đảng đang hình thành.
Mọi chế độ độc tài, dù một cá nhân hay một nhóm thì cũng sẽ bị thay thế bằng một thể chế dân chủ. Thế giới từ Âu, Á, Phi… đã trải qua.
Việt Nam sẽ không là ngoại lệ nếu việc sửa đổi Hiến pháp lần này không bỏ được Điều 4. Đánh mất một cơ hội chuyển giao trong hòa bình từ độc tài (độc đảng sinh ra độc tài) sang dân chủ đa đảng thì sẽ phải chuyển giao bằng bạo lực. Nhưng ở Việt Nam, phải chuẩn bị có thể là hàng trăm “ống cống”, chứ không phải chỉ có một như ở Lybia cho riêng Gaddafi. Có thể, sẽ đau thương hơn nhiều, tôi không muốn đau thương thêm một lần nữa tại Việt Nam.
Đáng lẽ ra, tôi gửi riêng cho các Giáo sư và các cộng sự nhưng tôi nghĩ, cũng có nhiều bạn đọc có những trăn trở giống như tôi, với lại công lý không thể được thực thi trong bóng tối nên tôi xin phép được công bố với bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn các thành viên thành lập trang Cùng viết Hiến pháp.
Chúng ta cùng đoàn kết, tất cả vì tương lai Việt Nam,
Chúc mừng năm mới,

Nguyễn Long Việt

(QueChoa) 

Nhật Bản bị tố cáo khơi dậy cuộc chiến tiền tệ

Thủ tướng Nhật phát biểu tại một hội nghị, bên trên là màn hình cho thấy tỷ giá đồng yen so với đô la, Tokyo, 11/01/2013
Thủ tướng Nhật phát biểu tại một hội nghị, bên trên là màn hình cho thấy tỷ giá đồng yen so với đô la, Tokyo, 11/01/2013 (REUTERS/Toru Hanai)

Chính sách tiền tệ của Nhật Bản đã trở thành một trong những trọng tâm tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới Davos và sẽ tiếp tục được mổ xẻ tại cuộc họp G20 ở cấp bộ trưởng Tài chính và Ngân hàng trung ương tổ chức tại Matxcơva trong hai ngày 15 và 16/02/2012.

Tokyo phải chăng đã lao vào cuộc chiến tiền tệ ? Phá giá đồng tiền có cho phép kinh tế Nhật phục hồi hay không? Sau đây là các phân tích của chuyên gia kinh tế Nhật Bản, Evelyne Dourille Feeer thuộc Trung tâm Nghiên cứu về Triển vọng và Thông tin Quốc tế.

Tính từ tháng 11/2012 đồng yen của Nhật giảm giá 11 % so với đô la và 20 % so với đồng tiền chung châu Âu. Đơn vị tiền tệ của Nhật Bản cũng giảm giá 18 % trong ba tháng qua so với đồng won của Hàn Quốc.

Hay tin Ngân hàng Trung ương Nhật thông báo sẽ can thiệp để nới lỏng chính sách tiền tệ, từ Diễn đàn Davos, thủ tướng Đức không vòng vo cảnh cáo BoJ : « vai trò của các ngân hàng trung uơng không phải là để điều chỉnh những sai lầm về chính sách kinh tế của một nhà nước hay để cải thiện khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp ». Cũng tại Diễn đàn kinh tế thế giới, thống đốc Ngân hàng trung ương Đức cũng cảnh cáo mọi ý đồ « phá giá đồng tiền để tìm lợi thế cho các nhà sản xuất tung hàng ra thị trường quốc tế ».

Các đối tác thương mại quan trọng của Nhật Bản như Anh, Mỹ hay Trung Quốc, Hàn Quốc đều kêu gọi Tokyo không nên « mở ra cuộc chiến tiền tệ ».

Kể từ khi ra tranh cử lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do, ông Shinzo Abe đã đưa ra hai lập luận then chốt để thuyết phục cử tri và thu hút các doanh nhân Nhật Bản : cam kết hạ giá đồng yen để kích thích khu vực xuất khẩu, lấy lại cân bằng cho cán cân thương mại, và bằng mọi giá chấm dứt hiện tượng giảm phát làm suy yếu khu vực sản xuất trên xứ hoa anh đào.

Khi giành được chính quyền qua lá phiếu của cử tri ông Abe hiểu hơn ai hết thời kỳ trăng mặt của mình sẽ chỉ rất ngắn ngủi. Vì thế chỉ ba tuần sau khi chính thức lên thay thế ông Noda, thủ tướng Shinzo Abe đã lập tức thông qua dự thảo ngân sách bổ sung với mục tài trợ cho kế hoạch kích thích tăng trưởng hơn 10 000 tỷ yen tương đương với 87 tỷ euro.

Gần như cùng lúc, thủ tướng Nhật đã gây sức ép lên Ngân hàng Trung ương, BoJ – trên nguyên tắc là một cơ quan hoàn toàn độc lập với chính phủ - để nới lỏng chính sách tiền tệ cho đến khi tỷ lệ lạm phát được nâng lên thành 2 %. Đó là mức lạm phát chưa từng đạt được kể từ năm 1997.

Ngày 18/01/2013 chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nhật đồng ý phối hợp để « chấm dứt tình trạng giảm phát và thúc đẩy cỗ xe kinh tế đang bị trì trệ » của quốc gia này. Để thực hiện được mục tiêu đó BoJ sẽ bơm thêm tiền vào thị trường tài chính, cụ thể là tung tiền ra để mua lại công trái phiếu của Nhà nước hoặc cổ phiếu của các công ty. Kể từ đầu tháng Giêng sang năm, hàng tháng định chế này sẽ mua vào 13 000 tỷ yen công trái phiếu và cổ phiếu. Biện pháp này sẽ được duy trì một cách « vô hạn định ».

Cùng lúc BoJ vẫn duy trì lãi suất chỉ đạo ở mức thấp chưa từng thấy là từ 0 đến 0,1 %. Đó là những biện pháp mạnh để thể hiện quyết tâm vực dậy kinh tế của chính quyền Abe.

Tại diễn đàn kinh tế thế giới Nhật Bản đã bị chỉ trích khơi mào cho một cuộc chiến tiền tệ khi phá giá đồng yen. Cáo buộc đó cơ cơ sở hay không ? Bà Evelyne Dourille Feer chuyên gia về kinh tế Nhật thuộc Trung tâm nghiên cứu về triển vọng kinh tế và thông tin quốc tế (CEPII) cho rằng Tokyo chưa bước vào giai đoạn gọi là phá giá đồng tiền :

« Thực ra hiện tại Nhật Bản đang trong chu kỳ điều chỉnh tỷ giá của đồng yen so với đô la và euro, do đồng tiền của Nhật đã tăng giá quá mạnh so với đơn vị tiền tệ của Âu, Mỹ và kể cả so với hai đồng won của Hàn Quốc và nhân dân tệ của Trung Quốc. Chưa thể nói là Tokyo phá giá đồng tiền bởi vì đồng yen hiện tại vẫn còn cao giá hơn so với thời điểm nổ ra khủng hoảng tài chính mùa thu 2008, khi ngân hàng Mỹ, Lehman Brothers tuyên bố phá sản.

Đúng là từ tháng 11 năm ngoái đến nay, đồng yen giảm giá 11 % so với đô la và 20 % so với đồng euro nhưng đấy chỉ mới là một sự điều chỉnh về tỷ giá mà thôi. Mới chỉ ngần ấy cũng đủ để khiến dư luận quốc tế lo ngại nổ ra chiến tranh tiền tệ khi biết rằng Hoa Kỳ đang bơm thêm tiền để hỗ trợ kinh tế. Nhờ thế mà đồng đô la giảm giá so với các đơn vị tiền tệ khác. Tại châu Âu, do đứng ngoài khu vực đồng euro, Anh Quốc cũng đã có chính sách tiền tệ tương tự như ở Mỹ. Tại châu Á thì Hàn Quốc và Trung Quốc cùng can thiệp để đơn vị tiền tệ của họ mềm giá. Cuối cùng chỉ có khu vực đồng euro là chịu bó tay ».

Vì sao đồng yen tăng giá từ 2008 và tại sao Nhật Bản đợi đến thời điểm này mới điều chỉnh tỷ giá hối đoái ? Bà Evelyne Dourille Feer trả lời :

« Trước thủ tướng Abe, Tokyo đã nhiều lần hạ nhiệt đồng yen nhưng lần này, ông Shinzo Abe thực sự bày tỏ quyết tâm can thiệp vào chính sách tiền tệ một cách quy mô hơn. Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã thông báo mua lại công trái phiếu và cổ phiếu của một số công ty một cách ‘vô hạn định’ đồng thời đề ra mục tiêu nâng tỷ lệ lạm phát lên tới 2 %. Điều đó cho thấy là đồng yen sẽ tiếp tục giảm giá.

Bên cạnh đó, từ cuối năm 2012, các nhà đầu tư Nhật Bản đã ồ ạt bán yen, đổi lấy ngoại tệ để đầu tư vào các thị trường quốc tế. Bởi lẽ kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc trở lại, châu Âu cũng bắt đầu tạm ổn định sau khi đã tưởng rằng khu vực đồng euro bị vỡ tan. Nhờ vậy đồng yen giảm giá so với các đơn vị tiền tệ của Âu Mỹ.

Trở lại câu hỏi vì sao từ năm 2008 tới nay đơn vị tiền tệ của Nhật đã tăng giá : đơn giản là khi mà Hoa Kỳ phải đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng nhất kể từ năm 1929 và kế tiếp là đến năm 2010 thì đến lượt châu Âu bị lôi vào vòng xoáy của khủng hoảng nợ công thì kinh tế Nhật được coi là một địa điểm đầu tư an toàn. Ai cũng muốn đầu tư vào Nhật vì vậy họ mua vào đồng yen khiến đồng tiền của Nhật Bản tăng giá. Khi Tokyo đã đặt ra mục tiêu đẩy lạm phát lên thành 2 % thay vì 1 % như trước đây. Giảm giá đồng yen sẽ cho phép Nhật Bản lấy lại cân bằng trong cán cân thương mại. Nhật Bản trong hai năm liên tiếp đã bị rơi vào tình trạng nhập siêu ».

Như vậy Ngân hàng trung ương Nhật can thiệp dưới hình thức nào ?

« Ngân hàng trung ương Nhật cam kết bơm tiền vào hệ thống kinh tế. Chỉ riêng trong năm 2013 cơ quan tài chính này sẽ bơm thêm hơn 850 tỷ euro và sẽ còn tiếp tục mua vào trái phiếu ở mức khoảng 13 ngàn tỷ yen hàng tháng trong tài khóa 2014. Biện pháp này sẽ được áp dụng một cách ‘vô hạn định’ hiểu theo nghĩa là khi nào Nhật Bản chưa đạt mục tiêu vực dậy kinh tế thì Ngân hàng trung ương sẽ còn tiếp tục can thiệp. Khi mà khối lượng tiền tệ trở nên lớn hơn, khi Ngân hàng trung ương đã phối hợp với chính phủ để ồ ạt bơm thêm tiền vào hệ thống kinh tế, thì chính sách cấp tín dụng trở nên dễ dãi hơn. Điều đó sẽ khuyến khích đầu tư và tiêu thụ, qua đó đẩy chỉ giá tiêu dùng lên cao. Nhật Bản sẽ tránh được tình trạng giảm phát.

Nhưng ở đây tôi cũng xin lưu ý một điểm then chốt : nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ chỉ có hiệu quả nếu như tư nhân chịu đầu tư. Bởi vì trong những năm 1990 khi Nhật Bản nới lỏng van tín dụng thì phần lớn các doanh nghiệp đã lợi dụng thời cơ để trả bớt nợ cũ. Đấy cũng là một điều hay nhưng tính toán đó không tạo thêm công việc làm, không tạo được một động cơ mới cho nền kinh tế Nhật Bản. Đương nhiên là để cho các doanh nghiệp chịu đầu tư, thì điều kiện tiên quyết là họ phải có được những tín hiệu báo trước là thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu có triển vọng tươi sáng.

Đó chính là lý do vì sao nội các Abe một mặt phối hợp hành động với Ngân hàng trung ương để bơm tiền vào các hoạt động kinh tế, duy trì lãi suất chỉ đạo ở mức thấp kỷ lục (từ 0 đến 0,1 %). Mặt khác thì chính quyền cũng vừa thông báo kế hoạch kích cầu ơn 10 000 tỷ yen (87 tỷ euro). Sử dụng cả hai đòn bẩy kinh tế như vậy sẽ cho phép Nhật Bản vực dậy kinh tế »

Trong hai, năm qua, cán cân thương mại của Nhật Bản bị thâm hụt do : đồng yen tăng giá gây thiệt hại cho ngành xuất khẩu. Thị trường quốc tế bị chưng lại nên đã giảm nhập hàng Nhật. Thêm vào đó nhập khẩu năng lượng đè nặng lên cán cân thương mại. Do vậy chính sách hạ giá đồng yen để kích thích xuất khẩu và vực dậy kinh tế bị coi là con dao hai lưỡi. Chuyên gia kinh tế Nhật Bản Evelyne Dourille Feer thuộc trung tâm nghiên cứu CEPII giải thích :

« Điểm lợi ở đây là với một đồng tiền mềm giá hơn, hàng xuất khẩu của Nhật sẽ trở nên hấp dẫn hơn vì rẻ hơn so với của những nơi khác. Một số hàng Nhật đã mất khả năng cạnh tranh, khi mà đồng yen tăng giá từ 20 đến 30 % so với đồng won của Hàn Quốc trong một vài năm trở lại đây, sự điều chỉnh về tỷ giá hối đoái lần này sẽ giúp cho hàng Nhật giành lại thị phần và đương nhiên là chinh phục những thị trường mới. Chẳng hạn như hàng Nhật rất có uy tín ở khu vực Đông Nam Á. Tokyo đã thắt chặt quan hệ ngoại giao, kinh tế và thương mại với nhiều nước ASEAN. Đó là những nền kinh tế có tiềm năng tăng trưởng lớn. Tựu chung đối với khu vực xuất khẩu, đồng yen giảm giá là một tin vui.

Ngược lại, khi đồng tiền của Nhật giảm giá so với đô la, hàng nhập vào thị trường xứ Hoa Anh Đào trở nên đắt đỏ hơn. Hiện tại Nhật Bản đang phải nhập nguyên nhiên liệu và nhất là năng lượng để thay thế năng lượng hạt nhân. Nếu đồng yen giảm giá quá mạnh thì kim ngạch nhập khẩu sẽ tăng nhanh. Cái khó ở đây là làm thế nào tìm ra được một thế quân bình giữa các đơn vị tiền tệ quốc tế với đồng yen để xuất khẩu của Nhật được cải thiện nhưng tránh để phải trả giá quá đắt khi cần nhập khẩu nguyên liệu và nhiên liệu. Nếu như không có chuyện gì bất trắc xảy ra trên nguyên tắc năm nay cán cân thương mại của Nhật sẽ lấy lại cân bằng hay là thặng dư trong một chừng mực nào đó ».

Thanh Hà (RFI)

Việt Nam sẵn sàng tư hữu hóa các doanh nghiệp Nhà nước

Nhà máy sản xuất thép Quế Võ, ngoại thành Hà Nội (Reuters)
Nhà máy sản xuất thép Quế Võ, ngoại thành Hà Nội (Reuters)

Tình hình cải cách kinh tế của Việt Nam được tờ báo Pháp Les Echos quan tâm đến. Trong bối cảnh các vụ tai tiếng xảy ra xung quanh các tập đoàn Nhà nước, chính phủ Việt Nam tuyên bố « sẵn sàng tư hữu hóa một số doanh nghiệp Nhà nước » nhằm tạo nhiều thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Báo Les Echos nhận xét : « Một bước ngoặt trong chính sách kinh tế của Việt Nam ». Hà Nội đang hoàn thiện một dự thảo luật, dự định từ đây cho đến năm 2015 sẽ tư hữu hóa lãnh vực công. Ông Trương Chí Trung, Thứ trưởng Bộ Tài chính, người đề xuất ý tưởng này cho rằng dự thảo luật cho phép tháo gỡ những bộ phận doanh nghiệp không quan trọng.

Tuy nhiên, chính phủ vẫn đóng vai trò cổ đông chính trong các doanh nghiệp Nhà nước được cho là chiến lược. Ông nói : « Tái cấu trúc lại lãnh vực công là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình thực hiện hiện đại hóa nền kinh tế đất nước ».

Les Echos cho rằng đây cũng là một quá trình tự nhiên cho một nền kinh tế kế hoạch hóa truyền thống muốn hướng đến một nền kinh tế thị trường thực thụ. Tại Việt Nam, lãnh vực công hiện nay chiếm đến 37% tổng thu nhập nội địa và tiêu tốn đến đến hơn một nửa nguồn đầu tư của Nhà nước, nhưng cũng là nguồn gốc của 53% các khoản tín dụng xấu do các ngân hàng nắm giữ. Bộ Tài chính cho rằng đây chính là một trong những điểm quan trọng nhất chính phủ Việt Nam cần phải giải quyết.

Tờ báo nhắc lại, vào tháng mười năm vừa qua, lãnh đạo Việt Nam, đã phải công khai xin lỗi về những sai phạm, về nạn tham nhũng và công tác quản lý yếu kém của các tập đoàn Nhà nước. Kể từ ngày đó, các vụ tai tiếng liên quan đến việc nhiều nhà lãnh đạo các tập đoàn Nhà nước biển thủ công quỹ xảy ra, thúc đẩy chính phủ phải hành động khẩn cấp.

Ông Trương Chí Trung nhấn mạnh rằng kế hoạch tư hữu hóa trong lãnh vực công dù rất đau xót, nhưng cũng là dịp « tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước ».

Les Echos cho rằng cải cách của Việt Nam không khác với những gì mà Trung Quốc đã thực hiện trong những năm 1990. Chương trình cải cách đó một phần cho phép các doanh nghiệp thua lỗ thoát ra khỏi các khoản nợ xấu. Mặt khác, chính phủ vẫn quyết định giữ vai trò chủ chốt trong các lãnh vực mũi nhọn như năng lượng, viễn thông, ngành đường sắt và hàng không, truyền thông, không gian và tài chính.

Riêng trong lãnh vực lắp ráp xe ô-tô, chính phủ kêu gọi đầu tư cho công nghệ mới từ nước ngoài, nhưng phần đông dưới hình thức liên doanh. Kết quả là chưa đầy 20 năm sau, chiến lược đó dường như đã đâm hoa kết trái.

Sihanouk, « vị vua cha của dân tộc Cam Bốt »

Nhìn sang nước láng giềng của Việt Nam, báo Le Monde có bài viết đề tựa « Tại Phnom Penh, chuyến đi cuối cùng của Sihanouk, ‘người cha già dân tộc’ ». Theo nhận định của tờ báo, bất chấp những sai lầm chính trị của đức vua Sihanouk lúc tại vị dẫn đến thảm họa diệt chủng Pol Pốt, trong con mắt của người dân Cam Bốt, ông vẫn là một vị vua đáng kính nhất, gần gũi với dân nhất.

« Không thể đoán trước, kỳ khôi và thích pha trò » là nhận xét của Le Monde về tính cách của Norodom Sihanouk, quốc vương Cam Bốt. Ngay đến lúc lâm chung, ông cũng thể hiện tính độc đáo của mình. Theo những lời trăn trối, ông kiên quyết từ chối tiến hành tang lễ theo truyền thống.

Nghĩa là, khi tẩm liệm, người khuất bóng, được đeo một chiếc mặt nạ mạ vàng và phải được đặt trong áo quan ở tư thế hài nhi còn trong bụng mẹ. Một tập tục theo triết lý Phật giáo, tượng trưng cho sự hóa kiếp. Quốc vương Sihanouk trước lúc băng hà đã liệt kê các bước thực hiện tang lễ cho ông, đồng thời nêu rõ ước nguyện muốn thi thể mình được đặt trong tư thế nằm.

Ngoài việc mô tả lại quang cảnh long trọng và hoành tráng của lễ hỏa táng quốc vương, báo Le Monde còn lưu ý đến các nhận xét của giới ngoại giao về sự kiện. Nếu như đối với người dân thủ đô, sự ra đi của quốc vương là một sự mất mát lớn, thì đối với nhà lãnh đạo đất nước, thủ tướng Hun Sen đây cũng là cơ hội để thu về các lợi ích chính trị. Theo nhận định của một nhà ngoại giao « bằng cách này hay cách khác, thủ tướng đang nắm trọn trong tay định mệnh của quốc gia : ông ta đã đặt chân lên chiếc cần đạp, và ông ấy đang điều khiển ».

Dù đã nắm quyền lãnh đạo đất nước từ hơn 25 năm nay, ông Hun Sen vẫn luôn khao khát muốn khoác trên vai chiếc vỏ bọc là đứa con tinh thần của vị vua quá cố. Theo Le Monde, lý do của sự khao khát đó là rất rõ ràng : trên phương diện chính trị, sự nổi danh của người quá cố - từng là hoàng tử, thủ tướng, quốc vương, lãnh đạo đối lập lưu vong là điểm lợi cần phải khai thác triệt để.

Ngược lại, tình cảm mà dân chúng dành cho cựu hoàng là giống nhau : Sihanouk là hiện thân của một nước Cam Bốt thái hòa, một đất nước của những năm 1960. Đối với đại bộ phận người dân Cam Bốt, cựu hoàng Sihanouk là « một vị vua rất gần gũi với dân chúng, hoàn toàn không giống như quốc vương Thái Lan, rất xa rời quần chúng ».

Ai cũng biết rằng chính cá tính không thể nào kiểm soát được của ông đã dẫn đến nhiều sai lầm chính trị. Le Monde nhắc lại rằng từng được Khmer Đỏ đưa lên làm vua bù nhìn để rồi sau đó bị chính họ giam lỏng ngay tại hoàng cung.

Vậy mà, ông đã quyết định liên kết với họ ngay sau khi quân đội Việt Nam tràn sang vào năm 1979 để truy quét quân diệt chủng. Bất chấp việc chính quân Pol Pốt đã giết chết năm trong số 14 người con của mình. Điều lạ là ngay cả giới trẻ những người chẳng biết gì về thời cai trị của ông, nhưng vẫn rất ngưỡng mộ và kính nể cựu hoàng.

Khi Bình Nhưỡng mơ ước dội bom Hoa Kỳ

Cũng tại châu Á, trang web tờ Liberation lại quan tâm đến Bắc Triều Tiên. Trong bài viết đề tựa « Khi Bình Nhưỡng mơ được dội bom Hoa Kỳ », Liberation cho hay vào ngày hôm qua một đoạn phim video kỳ lạ, ngắn chừng 3,36’đã được đưa lên mạng Youtube, ca ngợi chương trình không gian của đất nước và tỏ ý khiêu khích Hoa Kỳ.

Theo bài viết trên trang mạng của tờ Liberation, đoạn vidéo mô tả ước mơ của cậu thanh niên Bắc Triều Tiên được lái con tàu vũ trụ đi vòng quanh hành tinh xanh, dưới nền nhạc của bài hát « We are the World », nhạc phẩm nổi tiếng do Lionel Richie và Michael Jackson viết vào năm 1985. Đáng chú ý là con tàu trong đoạn video cùng kiểu với tên lửa được phóng thành công hôm 12/12/2012 vừa qua.

Chiếc tàu đó bay qua nhiều quốc gia trong đó có nước Triều Tiên đã được hợp nhất và được đám đông vui mừng ca tụng. Nhất là, đoạn video phô bày hình ảnh một thành phố của Mỹ, tương tự như là New York, với lá quốc kỳ đang bay phấp phới đang chìm đắm trong biển lửa và dưới làn mưa tên lửa. Trong các cảnh đó, người xem sẽ thấy các nhà cao ốc là mục tiêu các vụ tấn công, những vụ nổ, những cảnh tàn phá.

Những cảnh này gợi nhắc lại vụ tấn công khủng bố tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới 11/9/2001. Ở cuối đoạn phim, cậu thanh niên đó đưa ra kết luận rằng giấc mơ của cậu « chắc chắn rồi cũng sẽ thành hiện thực ». « Bất chấp các thủ đoạn của bọn đế quốc nhằm cô lập và đè bẹp chúng ta… nhưng không ai có thể ngăn cản dân tộc ta tiến đến thắng lợi cuối cùng ».

Theo giải thích của trang mạng Kotaku hôm qua, thứ ba 05/02/2013, đoạn phim của Bắc Triều Tiên đã sử dụng nhiều hình ảnh từ trò chơi điện tử « Call of Duty Modern Warfare 3 ». Còn theo trang mạng LiveLeak của Mỹ, các hình ảnh trên đã được trang mạng chính thức của Bắc Triều Tiên Uriminzokkiri, trang mạng chuyên cung cấp các thông tin của chế độ Bình Nhưỡng tải về hôm thứ bảy 02/2 vừa qua.

Tuy nhiên, Liberation nhận thấy rằng điều đáng ngạc nhiên là đoạn video tuyên truyền đó đã vay mượn các chủ đề, câu chuyện và văn hóa của Mỹ, mà Bình Nhưỡng luôn cho là đáng ghê tởm.

Cuối cùng, bài viết mỉa mai nhận định trái ngược với những gì phô bày trong đoạn phim, cho đến giờ Bắc Triều Tiên còn chưa có đến một con tàu vũ trụ để đưa vào quỹ đạo. Làm thế nào mà Bình Nhưỡng có thể dội bom Hoa Kỳ trong khi ngay cả chiếc tên lửa Ngân hà – 3 vẫn chưa có khẳ năng đạt đến lãnh thổ Mỹ ?

 

Châu Âu và Hoa Kỳ đàm phán thỏa thuận tự do mậu dịch

Trở lại lãnh vực kinh tế, Le Monde chạy hàng tựa thông báo : « Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ sẵn sàng đàm phán một thỏa thuận tự do mậu dịch ». Tuy nhiên, tờ báo cũng lưu ý là đàm phán có thể sẽ rất căng thẳng trong một số lãnh vực như nông nghiệp, công nghệ sinh học hay các dòng sản phẩm văn hóa.

Theo Le Monde, từ hai tháng nay, các thảo luận đã được thúc đẩy dưới sự chủ trì của ông Michael Froman, một trong những cố vấn về an ninh quốc gia của Nhà Trắng. Về phía châu Âu, đứng đầu là thủ tướng Anh David Cameron và thủ tướng Đức Angela Merkel.

Theo đó, từ đây cho đến cuối tháng 6 năm nay, hai bên sẽ tiến hành vòng đàm phán, nhằm đạt một thỏa thuận sớm lắm là trong vòng hai năm nữa. Đối với châu Âu, thỏa thuận sẽ phải đề cập đến nhiều lãnh vực : từ hàng rào thuế quan, dịch vụ, đầu tư, các rào cản trao đổi mậu dịch, sở hữu trí tuệ, xâm nhập thị trường công. Mục tiêu của thỏa thuận còn nhằm kích thích tăng trưởng, vào lúc mà châu Âu đang phải áp đặt các chính sách khắc khổ chưa từng có để vượt qua khủng hoảng nợ.

Về phía Mỹ, thỏa thuận kinh tế này cho thấy hy vọng cải thiện phần nào quan hệ thương mại giữa Mỹ và châu Âu, đang bị xuống cấp trầm trọng từ đầu thế kỷ này.

Tuy nhiên, Le Monde cũng nhận thấy rằng đàm phán có thể sẽ rất khó khăn. Một số lãnh vực như nông nghiệp, công nghệ sinh học hay các loại sản phẩm văn hóa có nguy cơ gây nhiều căng thẳng. Hoa Kỳ vẫn đòi hỏi đảm bảo sự nhất quán có thể các quy định giữa hai bên bờ Đại Tây Dương, nhất là trong lãnh vực y tế.
Về phần mình, châu Âu vẫn kiên quyết giữ vững lập trường trên các hồ sơ « không dỡ bỏ lệnh cấm trên các sản phẩm OGM, gà nhuộm chất chlore hay nhân bản ».

Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu tạo ra đến một nửa của cải cho thế giới và thực hiện đến 1/3 lượng trao đổi hàng hóa. Vì thế đối với cả hai bên, một thỏa thuận thương mại có quy mô lớn sẽ là một tín hiệu thuận lợi cho các nước mới trỗi dậy.

Thỏa thuận trên cũng nhằm một mục tiêu : nhắc nhở các nước đó rằng hai khu vực này vẫn là những tác nhân chính không thể nào phủ nhận được, dù sau khi có sự ngăn cản bởi vòng đàm phán Doha về tự do mậu dịch ngay trong lòng Tổ chức Thương mại Thế giới.

Minh Anh (RFI)
 

Trung Quốc vung tiền thu phục Malaysia

Thủ tướng Malaysia Najib Razak (REUTERS /Sukree Sukplang)
Thủ tướng Malaysia Najib Razak (REUTERS /Sukree Sukplang)

Sách lược rõ ràng của Trung Quốc tại Đông Nam Á là dùng hợp tác kinh tế thương mại để tăng cường ảnh hưởng chính trị, phục vụ cho việc bảo vệ những gì được Bắc Kinh coi là “lợi ích cốt lõi” của mình, trong đó có Biển Đông mà Trung Quốc đang đòi chủ quyền trên gần như là toàn bộ diện tích.

Sau khi đã thuần phục được Cam Bốt, phải chăng Bắc Kinh đang vung tiền để chinh phục cảm tình của Malaysia, một trong 4 nước ASEAN có tranh chấp chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc tại vùng quần đảo Trường Sa ?

Câu hỏi này đang được các nhà quan sát đặt ra vào hôm nay, 06/02/2013, sau khi cả hai nước Malaysia và Trung Quốc đều đã loan báo hàng tỷ đô la đầu tư mà Bắc Kinh đã quyết định đổ vào láng giềng Đông Nam Á này nhân chuyến công du của ông Giả Khánh Lâm, một nhân vật cao cấp trong ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Đến Malaysia từ đầu tuần, sau khi ghé Cam Bốt dự lễ hỏa táng cố quốc vương Sihanouk, vào hôm qua, ông Giả Khánh Lâm cùng với thủ trướng Malaysia Najib Razak khởi động khu Công nghiệp Kuantuan, một liên doanh Trung Quốc-Malaysia, đặt tại thành phố Gebeng ở Malaysia. Tổng vốn đầu tư của công trình này lên đến 3,5 tỷ đô la, chủ yếu đến từ các đối tác phương Bắc.

Trong khuôn khổ đó, Malysia cũng loan báo quyết định của các tập đoàn Trung Quốc là sẽ đầu tư hơn 1,6 tỷ đô la vào việc xây dựng các nhà máy thép, nhôm và chế biến dầu cọ, cũng như mở rộng một hải cảng ở khu công nghiệp Kuantan, tọa lạc bên bờ biển phía đông Malaysia, nhìn thẳng ra Biển Đông.

Theo nhận định của hãng tin Reuters, các món tiền khổng lồ như kể trên được tung ra trong bối cảnh là trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã nỗ lực tăng cường nhanh chóng ảnh hưởng chính trị, văn hóa và kinh tế của họ khắp vùng Đông Nam Á, từ việc tài trợ cho các con đập thủy điện khổng lồ hay các sòng bạc to lớn tại vùng lưu vực sông Mêkông, cho đến việc thúc đẩy chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc ở Biển Đông.

Đối với Malaysia, các nỗ lực kể trên như đã có kết quả. Phát biểu vào hôm qua nhân một buổi lẽ khởi công xây dựng một khu đại học Trung Quốc đầu tiên ở ngoại quốc và được đặt tại Malaysia, thủ tướng Najib Razak đã không ngớt lời hoan nghênh đà tăng tiến trong quan hệ hợp tác Trung Quốc-Malaysia.

Theo giới quan sát, nguồn tài trợ hào phóng của Trung Quốc cho Malaysia đã phần nào được đền đáp. Chỉ ít lâu trước lúc ông Giả Khánh Lâm đến Malaysia, chính quyền Kuala Lumpur đã cho trục xuất về Trung Quốc một nhóm 6 người Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương, vốn đã lưu lạc qua xin tỵ nạn ở Malaysia.

Hôm thứ Hai, 04/02 vừa qua, hành động đó của Kuala Lumpur đã bị Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch đả kích, cho đấy là một hành động cưỡng bức hồi hương trá hình, đối với những người đang chờ được duyệt xét quy chế tỵ nạn.

Còn về vấn đề Biển Đông, trong thời gian qua, cho dù là một nước tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại khu vực Trường Sa, Malaysia lại giữ thái độ im ắng lạ thường, không thấy lên tiếng công khai về các hành động quyết đoán liên tiếp của Bắc Kinh trên hồ sơ Biển Đông.

Đề nghị của Philippines muốn 4 nước Đông Nam Á có tranh chấp với Trung Quốc hội ý với nhau cũng không được Malaysia nhiệt tình hưởng ứng.

Thậm chí, một bài bình luận hôm nay trên tờ New Straits Times, nhật báo chính thức của Malaysia còn chê trách Manila phá quấy ASEAN khi đơn phương kiện Bắc Kinh ra trước tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc về hồ sơ Biển Đông.
Trọng Nghĩa (RFI)

Cựu dân biểu đóng góp cho Hiến pháp

Bà Đặng Thị Hoàng Yến
Bà Đặng Thị Hoàng Yến bị bãi miễn tư cách đại biểu QH hồi tháng Năm năm ngoái

Cựu dân biểu Đặng Thị Hoàng Yến gửi thư cho Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đóng góp ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 1992.

Bà Yến, Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo, bị Quốc hội bãi miễn hồi tháng Năm năm ngoái.

Bà cũng là chị gái đại biểu QH Đặng Thành Tâm, người mới đây đã bị một số báo trong nước cáo buộc sai phạm tài chính.

Trong thư gửi ông Nguyễn Sinh Hùng, bà Yến nói tuy đang nghỉ để điều trị bệnh, bà vẫn muốn chia sẻ một số 'điều tâm huyết'.

Thoạt tiên, theo bà Đặng Thị Hoàng Yến, Hiến pháp hiện tại "chưa nêu rõ ràng và đầy đủ" về quyền sống của các công dân.

Bà đề xuất bổ sung và quy định rõ trong Chương II về Quyền con người của Hiến pháp những quyền cơ bản bao gồm quyền tự do ngôn luận; quyền tự do mưu cầu hạnh phúc; quyền tự do tôn giáo, quyền tự do hội họp và quyền tự do kiện Chính phủ.

Bà cũng cho rằng cần bổ sung và quy định rõ quyền tự do thành lập và gia nhập Đảng phái và "những Đảng phái này được quyền thành lập, tham gia vào Quốc hội và Chính phủ để điều hành đất nước nếu được sự tín nhiệm của nhân dân thông qua bầu cử".

Theo bà Yến, Trung Quốc hiện nay có tới chín chính đảng, mà vẫn phát triển và Việt Nam cần dựa vào bài học của Trung Quốc.

Dân chủ thực sự


Bà Hoàng Yến từng tiếp xúc với các lãnh đạo cao cấp

Bà Đặng Thị Hoàng Yến cho rằng cho phép đa đảng, "đất nước sẽ bước trên con đường dân chủ thực sự".

"Đảng Cộng sản cũng sẽ có động lực thúc đẩy để tự đổi mới, đại diện cho nhân dân và được nhân dân ủng hộ."

Bà nói: "Hiện nay, việc chỉ có một Đảng đã khiến cả thế giới lên án".

Vị cựu đại biểu Quốc hội cũng góp ý kiến về quyền sở hữu đất đai, với quan điểm "tất yếu phải có đa sở hữu trong lĩnh vực đất đai, phù hợp với các thành phần kinh tế".

"Thực tế, hàng năm có tới 70 – 80% khiếu kiện kéo dài liên quan đến lĩnh vực đất đai chỉ vì Chế độ sở hữu đất đai không tương thích với nhiều thành phần kinh tế đã được Luật pháp công nhận đang vận hành và phát triển khá tốt."

Bà khuyến cáo đổ cho người dân được quyền lựa chọn sở hữu hoặc thuê đất.

"Như vậy,sẽ giúp cho Nhà nước có khoản thu lớn cho Ngân sách, và hơn hết giúp cho chấm dứt được khiếu kiện kéo dài và tham nhũng hoành hành trong lĩnh vực đất đai."

Bà Đặng Thị Hoàng Yến bị Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết luận hồi năm ngoái là không trung thực trong khi khai hồ sơ ứng cử.

Bà bị cho là không khai việc đã từng là đảng viên và không khai có chồng, một Việt kiều, đang bị công an Việt Nam truy nã.

Ngày 5/5/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành đề nghị bãi nhiệm tư cách đại biểu của bà.

(BBC)
 

Tỷ phú Murdoch: 'tin tặc TQ vẫn phá'


Tỷ phúc người gốc Úc, ông Rupert Murdoch lên tiếng về vụ 'tin tặc Trung Quốc'

Tỷ phú truyền thông Rupert Murdoch đã lên tiếng trong vụ việc hai báo Mỹ cáo buộc tin tặc từ Trung Quốc tấn công họ.

Nhắn tin trên Twitter hôm 6/2/2013, ông Murdoch, người nắm tập đoàn truyền thông News Corporation, công ty làm chủ báo Wall Street Journal, đã vào cuộc trong vụ 'tin tặc Trung Quốc'.

Ông Murdoch viết rằng “Người Trung Quốc vẫn đánh phá chúng tôi, hoặc đã làm vậy mới hôm cuối tuần qua”, theo báo The Guardian đưa tin trong ngày.

Tuần trước, báo Wall Street Journallà tờ báo lớn thứ nhì ở Mỹ, sau tờ New York Times, công bố tin rằng họ bị tin tặc từ Trung Quốc tấn công.

Họ nói tin tặc Trung Quốc xâm nhập vào mạng nội bộ của báo qua Văn phòng của họ ở Bắc Kinh, và tìm cách giám sát phần đưa tin về Trung Quốc.

'Tự làm xấu hổ'

Wall Street Journal coi đây là hoạt động liên tục và cho hay họ đã báo nhà chức trách Mỹ và hiện đang làm việc với các công ty bảo mật mạng để giải quyết sự việc.

Một đoạn bình luận trên báo này cũng viết rằng vụ tin tặc “không làm ngăn báo đăng các bài về Trung Quốc, mà chỉ đem lại sự xấu hổ cho chính họ”.

Ngoài ra, lời bình luận này cũng viết:

“Có thể nay Trung Quốc sẽ không cấp visa nhập cảnh cho chúng ta, sẽ gây khó dễ cho các nhà báo hay can thiệp vào việc kinh doanh của chúng ta ở nước họ.”


Ông Murdoch có người vợ sau là cô Wendi Deng, gốc Trung Quốc

Vụ tấn công vào Wall Street Journal được nói đến sau khi tờ New York Times cũng nói hồi tháng 1 năm nay rằng các hacker Trung Quốc đã “liên tục” xâm nhập hệ thống máy tính của báo trong suốt bốn tháng qua.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói các cáo buộc của New York Times là "vô căn cứ" và "hoàn toàn vô trách nhiệm".

Báo Trung Quốc sau đó có bài nói Hoa Kỳ chỉ "thổi lên ngọn gió sợ hãi" về Trung Quốc.

Theo New York Times hôm 31/1, các hoạt động tin tặc xảy ra với họ gồm chuyện đánh cắp mật khẩu và đột nhập vào các tài khoản email của các nhà báo viết tường thuật về tài sản khổng lồ của thân nhân ông Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Trung Quốc.

Được biết Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) đã bước vào điều tra vụ tin tặc tấn công hai tờ báo Mỹ.

Ông Murdoch không phải là tỷ phú đầu tiên ở Mỹ lên tiếng về nạn tin tặc mà người Mỹ tin là đến từ Trung Quốc.

Hôm vừa qua, Chủ tịch của tập đoàn Google, Bấm Eric Schmidt, gọi Trung Quốc là một mối đe dọa trên internet, chuyên hậu thuẫn tội phạm mạng vì mục đích kinh tế và chính trị.

Bản thân tỷ phú Rupert Murdoch, sinh năm 1931, không xa lạ với nước Trung Quốc.

Người vợ sau của ông, cô Đặng Vân Địch tức Wendi Deng Murdoch, sinh năm 1968, người gốc Giang Tô, rất nổi tiếng ở Trung Quốc.

Hai vợ chồng họ cũng xuất hiện nhiều lần trên đài báo Trung Quốc và thường về nước này dự các sự kiện truyền thông - điện ảnh.
(BBC)