Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Tin thứ Ba, 04-09-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Phỏng vấn Ngoại trưởng Phạm Bình Minh: Lợi ích quốc gia, dân tộc là bất biến (TP). - Nghiên cứu biển Đông sẽ tiến triển mạnh mẽ hơn (PLTP).  - Những bức ảnh đẹp tuyệt vời về Trường Sa (Infonet).
- TS Nguyễn Ngọc Trường: Trung Quốc 5 giai đoạn tranh chiếm Biển Đông (TQ).
- Việt Nam, Trung Quốc tổ chức hội nghị quốc phòng thường niên (VOA).  - Chủ tịch nước tiếp Phó Tổng tham mưu quân đội Trung Quốc (VOV).   – Chủ tịch nước hoan nghênh kênh đối thoại Việt-Trung (TTXVN). Có cuộc “đối thoại” này mà nó vẫn trắng trợn vi phạm chủ quyền biển đảo ta, lẽ ra phải thể hiện thái độ qua cuộc đối thoại này, có thể lùi thời gian, hoãn, hay hạ cấp độ tiếp xúc chẳng hạn. Hay là đã “hạ” rồi không biết, lẽ ra TBT tiếp, bắt hai tay, ôm hôn thắm thiết, giờ “hạ” xuống CT nước?  – Việt Nam-Trung Quốc đối thoại chiến lược quốc phòng (TTXVN). - Giải quyết hòa bình vấn đề biển Đông (NLĐ).   - Tướng Mã Hiểu Thiên: “Trung Quốc không đe dọa sử dụng vũ lực” (VNN).
Mỹ chuẩn bị cho cuộc chiến với Trung Quốc  ( NATIONALINTEREST/ TVN).
<= Ngoại trưởng Clinton: ‘Không được cưỡng ép’ ở Biển Đông (VNE).   –  NGOẠI TRƯỞNG MỸ HILLARY CLINTON KÊU GỌI: Không dọa nạt trong vấn đề biển Đông (PLTP). – Mỹ kêu gọi hợp tác để giải quyết vấn đề Biển Đông (TTXVN).    - Trung Quốc tố cáo Hoa Kỳ gây căng thẳng ở Biển Đông (VOA).  – Trung Quốc lại cảnh báo Mỹ không nên can thiệp vào tranh chấp biển đảo (RFI).
- Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc giữa lúc căng thẳng gia tăng ở vùng Đông Á (VOA).  – Ngoại trưởng Clinton công du Indonesia nhằm khẳng định ảnh hưởng của Mỹ tại Đông Nam Á (RFI).  - Bà Clinton đến Indonesia bàn về biển Đông (TN).  – Mỹ muốn Asean đoàn kết về Biển Đông (BBC).   – Mỹ cố thúc đẩy đồng thuận trong ASEAN về Biển Đông (RFI).  – Ngoại trưởng Mỹ hối thúc ASEAN đoàn kết về kế hoạch Biển Đông (VOA).    – Mỹ kêu gọi ASEAN củng cố sự thống nhất (NLĐ).  – Hoa Kỳ: ASEAN, Trung Quốc nên đạt đồng thuận về bộ quy tắc ứng xử (VOA).
- Phỏng vấn GS Ngô Vĩnh Long: Việt Nam cần tích cực phá vỡ âm mưu chia rẽ ASEAN của Trung Quốc (RFI). “Tôi nghĩ rằng chung quanh vấn đề này, Việt Nam phải có một chính sách toàn diện, rồi phải đi vận động. Chứ không thể chỉ nói khơi khơi, rồi không làm gì tích cực. Theo tôi, vai trò tích cực của Việt Nam sẽ giúp rất nhiều nước trong khu vực có thái độ tốt hơn, và càng ngày họ sẽ càng liên kết chặt chẽ hơn”. – Singapore: Đại gia vũ khí Đông Nam Á (TN).
Tranh chấp biển đảo Nhật-Hàn lên tới đỉnh điểm (VnMedia).  - Hàn-Nhật tạm ngưng trao đổi quân sự (PLTP).  - Tokyo và Seoul tạm ngưng trao đổi quân sự (RFI).
- Việt Nam, Australia đồng ý tổ chức hội nghị quốc phòng hàng năm (VOA).
- Em ạ anh Nguyễn Chí Vịnh (Người Buôn Gió/ DLB). Bài này bên blog Người Buôn Gió đã bị khóa, các bài khác thì vẫn mở được bình thường.
- Đồng thuận là gì? (Nguyễn Thông). Là Phải chấp nhận những khác biệt (SGTT). Mời xem lại: Đồng thuận, nhìn từ xã hội hiện đại.
- Trả lời ông Bùi Kha về bài: Phản biện bài “Học gì từ Nguyễn Trường Tộ?” (Giáp Văn Dương).   – Mời xem lại: Học gì từ Nguyễn Trường Tộ?
- Khi đảng sợ Xã Hội Dân Sự: báo Nhân Dân đã bị “thế lực thù địch” lũng đoạn? (DLB). “Một là báo Nhân Dân hoàn toàn không hiểu hoặc hiểu sai lệch Xã hội dân sự nên đã chạy bài của Dương Văn Cừ. Hai là báo Nhân Dân làm việc thiếu nghiêm túc, để lọt lưới bài của Dương Văn Cừ đã bị ‘thế lực thù địch’ mua chuộc. Ba là lãnh đạo báo Nhân Dân đã bị ‘thế lực thù địch’ len lỏi nằm vùng, thỉnh thoảng tuôn ra một bài như thế. Bốn là toàn bộ lãnh đạo báo Nhân Dân đã bị ‘thế lực thù địch’ mua đứt”.
- Không để tờ QĐND cô độc trên mặt trận chống “Diễn biến hòa bình”, hồi này báo ND bắt đầu có nhiều hơn những bài dạng này:  Kẻ bất lương “đầu cơ chính trị”. Cái tựa đã dữ dội, vào bài là tấn công mạnh mẽ luôn ngay từ đầu: “Không biết xấu hổ trước thất bại bẽ bàng của cái gọi “thỉnh nguyện thư” gửi Chính phủ Mỹ yêu cầu gây áp lực buộc Việt Nam “cải thiện nhân quyền”; vừa qua trên diễn đàn We The People thuộc website của Nhà trắng, Nguyễn Ðình Thắng – kẻ cầm đầu tổ chức bịp bợm là “Ủy ban cứu người vượt biển” (BPSOS), … “
Công an phải thường xuyên lắng nghe ý kiến nhân dân (PLTP). - Công an VN ‘chống vô cảm trước dân’ (BBC). “Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật khách quan, toàn diện, không nể nang, né tránh“.   – Nguyễn Thị Thanh Tuyền – Sinh mạng một con người trong cái chế độ này nó quá nhỏ nhoi! (FB Nguyễn Thị Thanh Tuyền/ Dân Luận). “Đến giờ bản kết luận của vụ án anh Nhựt được phơi bày, thì bộ mặt thật của sự việc cũng đã được phơi bày, tôi đã và sẽ không ngừng đấu tranh lôi bộ mặt thật ra để cho cả hơn 80tr dân thấy rõ bản chất của nó“.  - Khởi tố bốn công an xã đánh chết người (TT).  - Bắt ba giang hồ “nhí” ném trái nổ nhà công an.
- Nhà thơ Trần Đức Thạch: Chút tâm sự từ ‘vòng quản chế”! (Lề Trái). “‘Trói người ta lại rồi bảo bay lên’. Đây là cách đánh giá của cố nhà văn Nguyễn minh Châu về sự hành xử của nhà nước Cộng sản Việt Nam với người dân. Hay nói như nhà thơ Anh Ngọc ‘Những xiềng xích phết mầu sơn đạo đức’ đã được vận dụng hầu như phổ biến trong việc quản lý xã hội Việt nam suốt một thời gian dài. Và nay cách hành xử trơ tráo ấy vẫn được nhà cầm quyền thường xuyên áp dụng”. Mời xem lại: Nhà thơ Trần Đức Thạch tâm tình sau khi ra khỏi nhà tù (TNĐP).   – Người dân phải cảnh giác với những cú lừa kiểu này của Công An Việt Nam(Lề Trái).  - Bắt ba nghi can vụ nổ mìn nhà công an viên (PLTP).
“Lợi ích nhóm” và cải cách thể chế (VNEco). -  Nguyễn Thanh Phượng – Thiên tài hay Bất minh?! (CD Chống tham nhũng). – DIỄN VĂN CHỐNG THAM NHŨNG (Sơn Thi Thư). - Thanh trừng nội bộ hay kịch bản của ngoại bang? (RFA). Vẫn tưởng câu hỏi phải là “thanh trừng nội bộ hay chống tham nhũng thực sự”, nhưng có vẻ như RFA mấy bữa nay chú trọng nhiều một cách khác thường tới vai trò “ngoại bang”, là thứ chưa rõ dựa trên cơ sở nào, hay chỉ là mấy câu “mồi” của ông Lê Hùng Dũng khi trả lời RFI? Tối qua, một độc giả liên lạc cho biết một nguồn tin chưa được kiểm chứng là phía Trung Quốc đã có phản ứng mạnh với nội dung mang tính cáo buộc này của ông LHD (?).
- Người dân nặng gánh thuế, phí cao chót vót (TT). - Bỏ thuế để giảm giá xăng (PLTP). – ĐỔI MỚI CÁCH QUẢN LÝ GIÁ XĂNG DẦU: “Đại phẫu” Nghị định 84 (NLĐ).  – Giá xăng dầu: Phải để cả xã hội cùng giám sát (PLTP).   BTV: Đây là giá xăng ở VN, áp dụng từ 28-8: giá 24.150/ lít cho loại xăng RON 95 KC, tương đương khoảng 4,5 đô/ gallon. Còn đây là giá xăng ở Mỹ khắp các tiểu bang, giá từ 3,46 đến 4,18 đô la/ gallon. Việt Nam có mỏ dầu, có nhà máy lọc dầu, vì sao người dân VN phải mua xăng với giá cao hơn các nước khác, đặc biệt ở Mỹ, trong khi Mỹ nhập khẩu dầu thô rất nhiều từ các nước, trong đó có Việt Nam?
- Hòa thượng Thích Minh Châu (BBC). “Có những vị tôn túc trong hàng lãnh đạo Giáo hội không đồng ý, lúc bấy giờ Hòa thượng Minh Châu là người đã lên án và tố cáo các Đại lão hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ là chống đối lại Nhà nước, chống đối lại Mặt trận Tổ quốc. Là tổng vụ trưởng Tổng vụ giáo dục và cai quản một đại học Phật giáo, Hòa thượng Minh Châu đã bàn giao Đại học Vạn Hạnh cho Nhà nước mà không được phép của Giáo hội”.
- VỤ NỔ CỰC LỚN TẠI HÀ NỘI TRONG TUẦN LỄ QUỐC TANG (cập nhật) (Cầu Nhật Tân).  – Bài thơ “BÁC ANH HÙNG TÔI CŨNG ANH HÙNG” là của ai?  (Tâm sự Y giáo).   - Tôi & bác (Chengdec). - Lê Văn Việt: Vài Suy Nghĩ Về Một Số Vấn Đề  (Sách hiếm).  – Ai là tác giả & đâu là ảnh gốc chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh? (Tranhung09).
- Một kinh nghiệm làm báo nho nhỏ nhưng thú vị, các báo đài đáng học hỏi, rút kinh nghiệm với VTV. Đó là trưa qua, nghe Thời sự 12h, đoạn tường thuật “không khí phấn khởi hồ hởi” đón ngày Quốc khánh cũng là ngày mất của bác Hồ tại HCM (phút thứ 33’00”), một bác gái trả lời phóng viên: “lãnh đạo đảng và nhà nước hiện nay thì rất là minh mẫn, sáng … sáng kiến …” Nín cười, lật đật lấy cuốn tự điển tra từ “minh mẫn”: có khả năng nhận thức nhanh và rõ ràng, ít nhầm lẫn [thường nói về người già]. Chà chà! Nói như kiểu đó lúc nầy thì gay rồi. Có bác hay bị dân chọc là lú lẫn, nghe vậy nhột chết chịu sao được? Nhưng tới Thời sự 19h (phút thứ 14’44”), bác gái đó, chắc đã được Ban Tuyên giáo nhắn tin nhắc nhở (Ha ha!), đã ăn nói thận trọng hơn, bỏ đi hai chữ minh mẫn. Hú hồn! 
- Lại rung chuyển mạnh ở thủy điện Sông Tranh 2 (TT). “Hàng ngàn người dân đã hốt hoảng chạy ra khỏi nhà vì những tiếng nổ và những cơn rung chuyển từ lòng đất“. BTV: Chắc là chờ dân chết rồi sẽ họp khắc phục hậu quả và rút kinh nghiệm?  – Kiến nghị chủ tịch nước ngừng dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A (RFA).
- VỤ VOI BỊ GIẾT HẠI Ở RỪNG QUỐC GIA YOK ĐÔN: Bộ NN&PTNT đề nghị làm rõ, xử lý trách nhiệm (PLTP). - Dân phản đối phá rừng phi lao làm du lịch (TN).   – Hãy cứu rừng Cát Tiên! (NLĐ).  – Rừng quốc gia Cát Tiên lại kêu cứu (RFA). Công trình xây dựng Đập Thủy điện Đại Ninh =>
- Bộ trưởng Tư pháp: “Hạn chế ban hành thông tư” (VnMedia). - Lại tẩy chay dân lập, tại chức  (ĐĐK).
Hạn chế xe cá nhân: Cần giải pháp bền vững (PLTP). - Dự thảo cấm phương tiện cá nhân chưa nghiên cứu kỹ (TQ).
- Hà Nội: Chi Cục Ba Đình “thách thức” Cục Thi hành án TP. Hà Nội (DT).   – Khó thi hành án tài sản thuộc sở hữu chung(PLTP).  -  Vụ luật sư bị kiện vì không phải luật sư: Tạm đình chỉ chờ kết quả giải quyết vụ kiện khác (TN).
- Những khu đất vàng nhăm nhe bị “xẻ thịt” ở Hà Nội (GDVN).  - Chợ khang trang giữa Thủ đô chỉ dùng để… giữ xe máy (Infonet). 
Những dự án làm khổ dân ở Ninh Thuận – Bài 2: Mất sáu năm chưa có ruộng hoán đổi (PLTP).
- Bùi Nguyên: Ngưỡng an toàn (Nguyễn Tường Thụy). “Nghe đâu, hiện đang có nhiều, rất,  rất nhiều nông dân ở Hải Dương, vì bảo vệ thành quả lao động là đất đai của dòng tộc nhà mình qua bao đời mà ngày đêm lê la đầu đường xó chợ, với cờ Tổ Quốc và biểu ngữ giăng giăng như một cứu cánh cuối cùng có thể,  nhằm ước mơ duy trì những chén cơm gầy trên luống cày của mình, trên chính mảnh ruộng của mình để an phận với cuộc đời nông dân…”.   - Tuyên bố cuối cùng cho vụ án Đoàn Văn Vươn (CD Chống tham nhũng).
- Thêm một “Đoàn Văn Vươn” bên Trung Quốc: Dân làng Trung Quốc nổ bom tự sát tại cơ quan chính quyền (RFI). “Theo Tân Hoa xã , do bất mãn, một người dân khiếu kiện đã dùng bom tự sát ngay trong tòa nhà chính quyền địa phương thành phố Đằng Gia, huyện Vinh Thành, tỉnh Sơn Đông vào ngày hôm nay. Người mang bom, một nông dân tên Khúc Hoa Cường, chết tại chỗ, 6 người khác bị thương. Trên mạng internet, nhiều thông điệp chia buồn và vinh danh hành động tuyệt vọng của người nông dân bị áp bức này”.  - ĐƯA “CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRUNG QUỐC” VÀO BÀI GIẢNG CHO TRẺ EM Ở HỒNG KÔNG: DẠY YÊU NƯỚC HAY YÊU ĐẢNG? (Tâm sự Y giáo).  - Hoạn lộ không thông? (BBC).
-  Thách thức lớn nhất của Trung Quốc không phải là Mỹ mà chính là bản thân Trung Quốc (The Diplomat/ boxitvn).
- Những hối tiếc lịch sử của Goóc-Ba-Chốp (Phạm Hồng Sơn). Khi được hỏi về những điều mà ông cảm thấy hối tiếc nhất, ông trả lời ngay không do dự: ‘Đó là việc tôi nấn ná quá lâu với nỗ lực cải tổ đảng Cộng sản’. Lẽ ra ông đã phải từ chức vào tháng Tư năm 1991, ông nói, và đứng ra thành lập một đảng dân chủ cải cách vì những người Cộng sản đã tạo ra những ngáng trở cho mọi thay đổi cần thiết”.
- Tu sĩ Phật giáo ủng hộ chủ trương trục xuất người Rohingya (RFI).
Myanmar sẽ cho tư nhân được ra báo hàng ngày và TTXVN cũng vẫn đưa tin chứ không ém nhẹm đâu nha!
KINH TẾ
- Công bố báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2012 (VnEco).
- Ví nhà nước, túi người dân (DV). - Giãn, giảm 11.000 tỷ đồng thuế VAT cho doanh nghiệp(TQ).  -  Vì sao doanh nghiệp sốt sắng giảm chỉ tiêu kinh doanh? (VNEco).  -  Gần 2.000 doanh nghiệp “hồi sinh”.  - Vốn chưa vào doanh nghiệp (TP).
Nhìn lại diễn biến thị trường tài chính hai tuần qua (VNEco). –  Chứng khoán lập “bức tường lửa”.  - Giá vàng có khả năng chạm mốc 47 triệu/lượng (VnMedia).
Nhà riêng cho thuê văn phòng: Ngồi ngáp chờ khách (Vef).
Cần có lạm phát lành mạnh (ANTĐ).  - Quản lý giá cả: Khó vì thẩm định yếu (Vef).  - Giá thực phẩm nhảy lên mức mới .
-  Trung Quốc tạm đóng đường biên mậu: Chỉ là đường mở và tạm thời (DV).   - Nho Trung Quốc lại bị ‘phù phép’ thành nho Ninh Thuận (Infonet). - Đường nhập lậu, trốn thuế được gần 2.000 đồng/kg (VOV).
Tạm nhập nhưng không tái xuất: Phá hoại thị trường (TN).  -  “Tảng băng chìm” tạm nhập tái xuất (VNEco).
Giá “khủng” chuyển nhượng bản quyền giống (VNEco). - Học từ “ngôi vương” xuất khẩu gạo của Thái Lan (PLTP).   – ‘Góp gạo thổi cơm chung’(BBC).   - Bước đi nào phù hợp?  (NNVN).  - Chính quyền phải “kinh doanh lúa” (TT).    - “TỐT CHỢ HƠN TỐT LỢN” AI MÀ HỔNG BIẾT !!!!!! (Hai Lúa).
-  Điều chỉnh mức lương cho người tốt nghiệp CĐ, TC nghề (TN).
Hàn Quốc, Nhật Bản: Chê lao động Bắc Trung bộ VN (TT).
-  Độc đáo khu chợ chỉ bán duy nhất một mặt hàng: gỗ trắc (VNN).
<- Tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ(PLTP).  -  Ấn tượng về đóng góp của Việt Nam trong đàm phán TPP (LĐ).  - Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk: Không có rào cản thương mại nào đối với Việt Nam (TN).
- Con đường đưa Coca-Cola lên đỉnh cao (DNSG).
- Chỉ số hoạt động sản xuất Trung Quốc giảm mạnh (TTXVN).   – Kinh tế TQ chững lại nhanh hơn dự kiến (BBC).
- Ngân hàng Trung ương châu Âu bị dồn vào chân tường (RFI).
- Thất nghiệp ở Pháp vượt qua ngưỡng 3 triệu (RFI).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Những điều trông thấy ở chùa Trăm Gian (VH).  – Chùa Trăm Gian bị “bức tử”: Xử lý chưa nghiêm (NĐT).  – Đừng để ‘mất bò mới lo làm chuồng’(VNN).  -  Đừng để ‘mất [hết] bò mới lo làm chuồng’ (VNN).  - Vụ chùa Trăm Gian: Huyện Chương Mỹ họp kiểm điểm (TT).
- Biến đổi khí hậu tác động tới di sản, di tích: Khó lường (ĐĐK).
MIỀN …”CỤP” LẠC (KỲ 32) (Nhật Tuấn).
CÓ AI GIỐNG VĂN CHINH? (Bà Đầm Xòe).
HOÀNG CẦM NÓI VỀ TẬP THƠ “VỀ KINH BẮC” (Nguyễn Trọng Tạo).  - Bất chợt rơi ra bài thơ Phùng Quán (Nguyễn Thông).
- Đỗ Trung Quân: A, đã làm thơ rồi ! (Quê Choa).  - THƠ VÀ TỰ DO (Nguyễn Trọng Tạo).
Ra mắt tác phẩm “Phạm Quỳnh – Một góc nhìn”: Suy ngẫm về thân phận một trí thức (ĐĐK).
Nhà văn Nguyên Ngọc: Cần phản tư về nguyên nhân gốc của sự suy thoái văn hóa và giáo dục (VHNA). - Nguyễn Đăng Mạnh: Nguyên Ngọc, con người lãng mạn (Pleikucafe).  - Về 5 người nổi tiếng đang có mặt tại Pleiku.  =>
- Hai cuốn tạp văn mới của Nguyễn Nhật Ánh (PLTP).
- Văn chương & Tư tưởng II-122: Tinh thần ẩn cư (Inrasara).
- Thảo Trường – Mặt Ðường (DĐTK).
- Huỳnh Văn Úc: Ba không (Trần Nhương).
- Chuyện phiếm cùng nhà thơ Trần Đăng Khoa: Một con cáo trong đời sống? (SK&ĐS).
- BÀN TAY NHỎ DƯỚI MƯA HAY THÂN PHẬN MỘT KIẾP TÌNH (Nguyễn Trọng Tạo).
- Về thực trạng suy thoái đạo đức trong văn học (NNVN).
- Quán quân âm nhạc bây giờ ở đâu? (SK&ĐS).  -  Hơn 50 thí sinh tham dự cuộc thi piano quốc tế (PLTP).
Thiền Uyển Tập Anh – từ góc nhìn một nét tương đồng hình thức thể tài “biến văn” (VHNA).
Ra mắt câu lạc bộ xe đạp Pháp mang tên Nhuệ Giang (Lê Dũng).
-  Từ phim siêu nhảm đến 44 tỷ bốc hơi (VNN).
- Huế: Tràn lan đồ lưu niệm… Trung Quốc (PLTP). - Tháng ẩm thực Việt Nam tại UAE thu hút thực khách (TTXVN).
- Ảnh đẹp: NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐÈO TRÊN QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM (Phạm Viết Đào).
- Tìm thấy tượng động vật 9.000 năm tuổi (Tin tức).
- Hà Lan tổ chức lễ hội dành cho những người có tóc đỏ (VOA).
- Thể thao Việt Nam hậu Olympic London 2012: Cần nhìn lại chính mình (SK&ĐS).  - Bán “đất vàng” thể thao: Đề xuất khó chấp nhận! (PLTP).
- Cựu vô địch xin lỗi đối thủ (BBC).  – Drogba sẽ quay lại Premier League? (BBC).   – Paralympics bước sang tuần thứ hai (BBC).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- ĐỔI MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC(Tâm Sáng).  -  Bộ trưởng GD&ĐT yêu cầu tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học (PLTP).  - Cách học mới cho học sinh tiểu học (TN). - Không giao bài tập về nhà: Có thực hiện được triệt để? (LĐ).
-  Bài học nửa vời (TN). “… ông ơi, cháu đọc hoài mà vẫn không hiểu Hai Bà Trưng đánh giặc nào.”  Xem thêm: 153. VỀ BÀI HAI BÀ TRƯNG TRONG SÁCH TIẾNG VIỆT 3 (Vsk).  -  Bảo tàng không thu hút giới trẻ (TN).
- Hơn 22 triệu HS, SV bước vào năm học mới: Nhiều vấn đề “nóng” (VH).  – Năm học mới nơi đại ngàn Trường Sơn(PLTP).  -  Năm học mới 2012-2013: Không xây kịp trường để giảm tải (ANTĐ).  -  Trường xây dựng sau 1 năm vẫn không có điện (LĐ).
- Trí tuệ Việt Nam, ra đi và trở về (ĐĐK).  – Nữ sinh Việt được Thủ tướng Singapore tiếp chuyện (DT).
<- “Lớp học dập dềnh” (Kiến thức).  – Lê Huy Quang: Có một nỗi buồn(Trần Nhương).  -  Lớp học vùng biên (PLTP).
- Ước mơ chưa thành của nữ sinh tộc người “ngủ ngồi” (PLTP).  - Thủ khoa… 38kg (TT).
- Khó kiểm soát học sinh đi xe máy tới trường (Tin tức).  – Nữ sinh “kẹp 3″ thản nhiên rồ ga trên phố (VnMedia).
- Đại học ảo bùng nổ ở châu Á(VNE).  -  Nghi vấn gian lận lớn nhất tại ĐH Harvard (TN).
- Ngạc nhiên về những đứa trẻ già trước tuổi (NĐT).  – Khi trẻ con bị già (TP).
- Năm điều bạn chưa biết về lịch sử phát triển của Facebook (Westart/ TCPT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Bất cập áp viện phí mới (TP). - BV Việt Đức: Tai nạn giao thông tăng đột biến dịp nghỉ lễ (DT).  – Mướt mồ hôi trở về sau lễ (NLĐ).
- Việt Nam không thể coi mại dâm là một nghề! (VnMedia).
Một tháng, trên 11.000 bệnh nhân tay chân miệng mới, 6 tử vong (TT).
-  Bệnh nhân đầu tiên đã nhiễm “amip ăn não” thế nào? (DT).
- Tuyên chiến với “bệnh quỷ ám” ở Mường Chiềng (SK&ĐS). =>
-  Cà Mau: 6 mẫu gia cầm dương tính với H5N1 (SGGP).
- XE THỒ MÙ CANG CHẢI XUẤT QUÂN (blog Thành).
- Tự nguyện hiến thận khi đang sống (PLTP).  BTV: Chuyện này rất bình thường ở các nước khác. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (Department of health & human services) có một website cung cấp thông tinvề những trường hợp cần hiến tặng và những người tự nguyện hiến tặng các bộ phận trong cơ thể.  -  Vỏ quả dừa giữa ngã tư (TT).  - “Con cháu tôi nghèo vật chất, giàu tình cảm“ (Bee).
-  Trò muốn khẳng định “trưởng thành”, sư phụ từ mặt (Bee).
Lạc lối giữa rừng hoang: Bên kia “miền đất hứa” (DV). - Lừa xin việc rồi bán người sang Trung Quốc (TN).
- Trộm chó: Đâu thể đổi bằng mạng người!(NLĐ). - Trộm chó ở  Sài Gòn (TN). Đúng là những chuyện tệ hại kiểu này thì chỉ có thể xảy ra tại … SG, chứ không thể ở HCM được.
- Giải mã bí ẩn dòng suối nóng nhất Việt Nam (NĐT).
Làm rõ thiệt hại do Sonadezi Long Thành gây ra (TN). - Những người chống “biển ngoạm” (NNVN).
- “Giải cứu” 3 cá thể động vật quí hiếm về với thiên nhiên(ANTĐ). –  “Nghề” tàn sát chim trời “ăn vào máu” (Infonet).
- Ngày lễ Lao động đã được cải biến ở Hoa Kỳ (VOA).
QUỐC TẾ
- Pháp: Phương Tây sẽ ‘đáp ứng ồ ạt’ nếu Syria sử dụng vũ khí hóa học (VOA).   – Quân nổi dậy tấn công tổng hành dinh quân chính phủ ở Damas (RFI). - Chính phủ Syria: Sẽ giành lại Aleppo trong 10 ngày (TTXVN).
- Iran nâng tối đa công suất tại lò phản ứng hạt nhân Bushehr (DT).  – Báo Mỹ: Washington sẽ tiếp tục tăng sức ép với Iran (TTXVN).  - Mật thư Mỹ trấn an Iran về khả năng Israel tấn công.
- Thổ Nhĩ Kỳ: Đụng độ làm khoảng 30 người thiệt mạng (TTXVN).
<- Xe lãnh sự quán Mỹ bị tấn công khủng bố (PLTP).   – 4 nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ bị thương trong vụ nổ ở Pakistan (VOA).  – Bà Clinton lên án vụ nổ ở Pakistan (VOA).
- Thiệt hại nhân mạng tại Afghanistan gây áp lực rút quân Australia trước năm 2014 (VOA).
- Tổng thống Nga cách chức lãnh đạo trung tâm không gian (RFI).
- Armenia đình chỉ quan hệ ngoại giao với Hungary (RFI).  - Bản đầy đủ hơn: ARMENIA ĐOẠN TUYỆT NGOẠI GIAO VỚI HUNGARY (NCTG).
- Tư pháp Mỹ điều tra Quỹ đầu tư của Mitt Romney (RFI).   – Cử tri Mỹ gốc Việt nghĩ gì về ứng viên tổng thống? (RFA).
- Bush em cải trang thành cộng sản Tàu (Le Monde/ Thụy My).
- Đảng cầm quyền Angola thắng lớn trong cuộc tổng tuyển cử (VOA).
- Người sáng lập giáo phái Moon qua đời (RFI).  – Người sáng lập Giáo hội Hiệp nhất qua đời (BBC).   – Giáo chủ Moon và di sản Giáo hội Hiệp Nhất (BBC).
- Campuchia câu lưu người đồng sáng lập trang mạng Pirate Bay (VOA).
- Thiếu nữ Pakistan bị cáo buộc phỉ báng đạo Hồi tiếp tục bị giam (VOA).
- Người định cư Israel tự nguyện di tản một tiền đồn trên vùng Tây Ngạn (VOA).
- NATO với tham vọng toàn cầu hóa  (Tin tức).
- Chuyện về thủ tướng Ấn Độ – Bài 1: Bỗng nhiên làm bộ trưởng (PLTP).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 03/09/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 03/09/2012;  + Thời sự 19h – 03/09/2012.

 

 Thanh trừng nội bộ hay kịch bản của ngoại bang?

Cựu  Phó Chủ tịch sáng lập ACB Nguyễn Đức Kiên.

Các quốc gia trên thế giới đều có mâu thuẫn và đấu tranh nội bộ gay gắt, không nơi nào không có, thậm chí “đấm” nhau trong nghị trường, nhưng khác Việt Nam ở chỗ, nó diễn ra công khai.

Trong tình cảnh quê hương Việt Nam hiện nay, khi cảnh nhiễu nhương diễn ra ngày càng đáng ngại trong xã hội giữa lúc Phương Bắc tỏ ra kiên quyết “Nam tiến”, xem chừng như đây là một trong những giai đoạn lịch sử mà những người dân Việt có tâm huyết với đất nước nhắc thường xuyên tới vận nước để rồi âu lo cho sự tồn vong của dân tộc.

Và nỗi niềm đó có lẽ cũng thuộc trong lý do để tác giả Nguyễn Thị Từ Huy “một lần nữa trở lại với hai chữ ‘đất nước’ ”, và tin rằng “hai chữ này sẽ còn được nhiều người Việt Nam nói đến, nó sẽ còn là nỗi ám ảnh của người Việt đương đại” chúng ta. 

“Để tang nước”

Trong bài tựa đề “Để tang nước”,  tác giả Nguyễn Thị Từ Huy chất chứa nỗi niềm với quê hương qua việc phân tích danh từ kép “đất nước”, lưu ý rằng yếu tố “nước” dù đứng sau “đất” nhưng không kém phần quan trọng hơn “đất”. Tại sao? Bởi vì trong hai chữ “đất nước” ấy, nếu “đất” đứng riêng ra thì không còn mang ý nghĩa “đất nước”, nhưng “nước” đứng riêng vẫn bao hàm trọn vẹn ý nghĩa “lãnh thổ quốc gia”, như “nước Việt Nam”. Rồi tác giả tâm sự:

Trên khoảng trời mà mắt tôi bao quát được tôi nhìn thấy những cảnh đang náo hoạt cuộc sống của chúng tôi hiện nay. Thanh trừng nội bộ hay kịch bản của ngoại bang?
Nguyễn Thị Từ Huy
Quan sát phản ứng của đa số dân chúng Việt Nam hiện nay, ta có cảm giác rằng dường như nước không còn giữ được cái giá trị tinh thần đặc biệt mà nó từng có đối với người Việt trong lịch sử. Trong khi 23 ngàn con tàu của Trung Quốc giày xéo gương mặt bà mẹ Biển Đông (người Việt vẫn ví lòng mẹ bao la như biển, nhưng biển còn là ẩn dụ kép về cả người mẹ và người cha, vì biển là nơi cư trú của Lạc Long Quân và 50 người con) thì hầu như đa số người Việt biểu lộ ra ngoài một sự bình thản khó hiểu. Một số vô cùng ít ỏi trên toàn bộ tổng số gần 90 triệu người ôn hòa bày tỏ giông tố trong lòng họ lại gặp phải sự đàn áp và sự bôi nhọ không thể giải thích nổi từ phía chính quyền, và sự thờ ơ không thể nào hiểu nổi từ phía đồng bào của họ.

Rồi tác giả dự báo cảnh tang tóc khó tránh khỏi phát xuất từ “hoạt cảnh bắt bớ nồi da xáo thịt, những người lương thiện, những người yêu nước bị kết tội hàng ngày”. Và cảnh tang tóc trên quê hương VN cũng được dự báo bởi tình trạng mà tác giả báo động là “hỗn loạn khắp mọi lãnh vực” trong xã hội Việt Nam, để rồi tác giả chứng kiến:

Trên khoảng trời mà mắt tôi bao quát được tôi nhìn thấy những cảnh đang náo hoạt cuộc sống của chúng tôi hiện nay. Thanh trừng nội bộ hay kịch bản của ngoại bang?”

bt250.jpg
Người dân biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm biển Đông tại Hà Nội hôm 05/8/2012. AFP photo.

Qua bài “Từ chỗ đứng người dân nhìn về thời sự đất nước”, tác giả Hạ Đình Nguyên nêu lên nghi vấn rất cần phải được giải đáp về tình trạng “Đấu tranh phe phái nội bộ của giới lãnh đạo chóp bu để tranh giành quyền lực, hay đấu tranh chống thế lực tiêu cực tham nhũng đang khuynh loát nền kinh tế quốc gia, cái nào là mục tiêu chính, do thế lực nào trong Đảng dẫn dắt, nó sẽ diễn biến tới đâu là điểm dừng, và chịu sự tác động nào trong bối cảnh Việt Nam đang đứng trước miệng hùm Bắc Kinh”.

Giữa lúc công luận ngày càng đặc biệt đề cập tới điều họ tin rằng cuộc tranh giành quyền lực trong nước đang diễn ra, tác giả Hạ Đình Nguyên trích dẫn lời giáo sư Carl Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc nhận định rằng “Kể từ khi theo đuổi chính sách đổi mới với mức tăng trưởng kinh tế cao, Nhà nước trở nên mạnh hơn Đảng. Tăng trưởng cao do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cổ xúy, kéo theo sự bùng nổ các hoạt động thương mại vượt quá tầm và khả năng quản lý hiệu quả. Sự suy yếu bộc lộ rõ, ít nhất là trong lãnh vực tài chánh, ngân hàng. Mặt trái đó của chính sách khiến nhiều người trong đảng sợ mất kiểm soát để ổn định chính trị. Đợt phê bình và tự phê bình hy vọng kéo lại quyền lực cho đảng để kiểm tra, giám sát chính quyền hiệu quả hơn”.

Và tác giả Hạ Đình Nguyên nhận thấy “Nếu không phải là cuộc đấu đá của các cá nhân trong giới chóp bu, thì chính là sự đấu tranh quyền bính giữa các thế lực trong đảng và trong chính quyền”. Sau khi lưu ý rằng VN hiện nay đặc biệt chỉ có một đảng thì phải đấu tranh với nhau chứ còn đấu với ai khác, tác giả nhận xét:

Không có báo lề dân, hàng loạt vụ án chính trị bị bưng bít hoặc bị đưa tin sai lệch, hàng loạt vụ bắt bớ mờ ám không được công khai đưa ra dư luận.
Huỳnh Ngọc Chênh
Các quốc gia trên thế giới đều có mâu thuẫn và đấu tranh nội bộ gay gắt, không nơi nào không có, thậm chí “đấm” nhau trong nghị trường, nhưng khác VN ở chỗ, nó diễn ra công khai, có cơ quan độc lập làm trọng tài, rộng hơn nữa là trọng tài dân chúng giám sát và phản ánh qua lá phiếu tín nhiệm trong bầu cử. Họ đấu tranh với nhau trên những đường ray pháp lý thiết lập sẵn, không ai được phép đi trệch khỏi đường ray đó. Vì thế không sinh ra những tay sát thủ trong bóng tối, những cuộc thanh trừng hàng loạt của phe cánh, kéo theo các đổ vỡ xáo trộn xã hội. Đng thời cũng không có sự nhập nhằng đổ vấy trách nhiệm cho nhau.

Đó là vấn đề liên quan đến các quan, còn người dân thì sao? Theo tác giả Hạ Đình Nguyên thì nhân dân thực sự không quan tâm việc quyền lực nằm trong tay ai – trong tay Đảng hay Chính quyền. Lý do dễ hiểu là người dân Việt hiện giờ “không thể phân biệt được giữa ‘2 người’ đó”, khi mà tác giả nhận thấy sự đổi chỗ cho nhau giữa Đảng và Chính quyền tuỳ thuộc vào tình thế, hay có thể là “một loại nghệ thuật có tính toán về việc “hoán chuyển quyền lực”. Cho nên người ta hầu như luôn thấy hai cụm từ đi đôi là “Đảng-Nhà nước/Nhà nước-Đảng”. Và tác giả Hạ Đình Nguyên khẳng định:

Trong cuộc đấu tranh quyền bính giữa Đảng và Nhà nước, người dân không tham gia, đứng ngoài cuộc. Nhân dân chỉ đi theo lực lượng nào giữ được độc lập dân tộc và đưa đất nước đến dân chủ, tiến bộ .Việc đấu tranh chống tham nhũng luôn luôn đúng, đặc biệt là đối với người dân. Nhưng nó không thoát được ảnh hưởng của đấu tranh nội bộ. Bên trong và đằng sau của sự chỉnh đốn này là gì? Cái khác nhau cơ bản của các phe phái trong bóng tối là gì? Hay chỉ là sự đổi ngôi nhóm quyền lực cai trị? Xu hướng nào đấu tranh cho độc lập và dân chủ? Xu hướng nào có nguy cơ đưa đất nước đến độc tài lệ thuộc, mất chủ quyền vào tay ngoại bang? Nếu không giải quyết dứt khoát về một cơ chế xã hội tiến bộ, thì cả xương máu của nhân dân đều đổ sông đổ biển, chỉ là thay nhóm này bởi nhóm tiêu cực khác không hơn kém. 

“Xâu xé quyền lực”

bk200.jpg
Ông Nguyễn Đức Kiên, còn được biết dưới tên “Bầu Kiên”, ảnh chụp trước đây. AFP file photo.

Từ cảnh gọi là “xâu xé quyền lực” ở VN, tác giả không khỏi liên tưởng đến “mô hình TQ” tương tự kể từ khi Mao Trạch Đông nắm quyền cai trị toàn cõi Hoa Lục hồi năm 1949, mà theo tác giả, chung quy vẫn là “hậu quả của một cơ chế không có pháp quyền”. Và tác giả nêu lên câu hỏi rằng “Những ‘đau đớn’ mà nhân dân cả nước đang phải gánh chịu từ sự suy thoái và đổ vỡ ngày hôm nay sẽ có được bù đắp bởi một tình hình sáng sủa hơn, trong chủ đích bảo vệ nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ và phát triển bền vững hay không?

Cảnh nhiễu nhương “xâu xé quyền lực” khiến blogger Hiệu Minh không khỏi thốt lên rằng “ Sự đồn đoán về đấu tranh phe phái hoàn toàn có thể hiểu được, vì dân chúng bức xúc về tham nhũng, đạo đức xuống cấp, kinh tế mong manh, dễ đổ vỡ. Người ta thì thào về tài sản của người này người kia, do đâu mà có, ai đó chuyển ra nước ngoài hàng tỷ đô la”.

Như vậy câu hỏi có lẽ cần được nêu lên là làm sao để người dân không phải “ đồn đoán về đấu tranh phe phái”  hay “thì thào về tài sản” bất chính của các quan trong nước như hiện nay, làm sao để dân chúng không tìm tới “tin vỉa hè”, đặc biệt là liên quan tới “thâm cung bí sử” của giới cầm quyền, khi họ không thể tìm đâu ra sự thật, nhất là không thể tin được ở hệ thống thông tin “lề phải”? Tổng Cua Hiệu Minh đề nghị:

Để đấu lại với cuộc chiến thông tin trong một thế giới toàn cầu hóa đầy cơ hội, thách thức và cha đựng cả hiểm họa, những nhà quản lý thông tin, truyền thông của Việt Nam cần có một tư duy khác về đa chiều, về báo chí mở, minh bạch trong chính phủ và dân chủ thông tin.

Nếu không giải quyết dứt khoát về một cơ chế xã hội tiến bộ, thì cả xương máu của nhân dân đều đổ sông đổ biển.
Hạ Đình Nguyên
Qua bài “Tự do báo chí”, blogger Huỳnh Ngọc Chênh mở đầu rằng “ Trước đòi hỏi của người dân, trước áp lực của sự hòa nhập vào cộng đồng thế giới văn minh, nhà cầm quyền Việt Nam không thể ngăn cấm triệt để quyền tự do ngôn luận của người dân. Không kể đến những trang web từ bên ngoài, từ vài năm trở lại đây, hàng loạt trang web và blog cá nhân với những quan điểm chính trị khác biệt và khác với quan điểm được định hướng của nhà cầm quyền đã ra đời và tồn tại”. Những trang mạng tư nhân ấy ngày càng lớn mạnh và trở thành phương tiện thông tin hữu hiệu mà nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh gọi là “báo lề dân với cái nhìn đa diện đã mang đến cho người dân những thông tin đa chiều và nhờ vậy, sự thật được tiếp cận”. Và nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh nhận thấy:

Không có báo lề dân, hàng loạt vụ án chính trị bị bưng bít hoặc bị đưa tin sai lệch, hàng loạt vụ bắt bớ mờ ám không được công khai đưa ra dư luận, bao nhiêu nỗi oan khiên bị nhấn chìm vĩnh viễn vào bóng tối… Không có báo lề dân làm sao mọi người biết được câu nói của giám mục Ngô Quang Kiệt bị cắt xén, xuyên tạc ra sao bởi hệ thống báo lề phải và danh dự bị xúc phạm của vị giám mục ấy làm sao được rửa sạch. Không có báo lề dân làm sao mọi người biết được mặt trái của vụ bắt bớ và xét xử vi hiến TS Cù Huy Hà Vũ. Không có báo lề dân làm sao mọi người biết được đài truyền hình Hà Nội đã nhiều lần xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ những người biểu tình yêu nước chống Trung Quốc xâm lược. Không có báo lề dân làm sao người dân biết được những âm mưu nham hiểm của Trung Quốc trong chiến lược từng bước xâm chiếm VN bằng bạo lực quân sự lẫn diễn biến hòa bình thông qua quan hệ bất bình thường giữa cái gọi là hai đảng anh em. Không có báo lề dân thì âm mưu thâu tóm ngân hàng và lũng đoạn tài chánh của các nhóm đặc quyền làm sao được phơi bày ra trước công luận. Báo lề dân cũng góp phần vào việc vạch trần tội ác và sai trái của bọn cường hào ác bá mới đang ra sức thâu tóm đất đai, đẩy người nông dân vào cảnh khốn cùng.

Nhưng nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh không quên lưu ý về một số trang cá nhân tự phát “lệch lạc, quá trớn, vô trách nhiệm”, “đăng những thông tin như một dạng tin đồn, hoàn toàn thiếu kiểm chứng” – mà tác giả vào chi tiết hơn, “như là các tin đồn về những chuyện mờ ám cấp cao, về bí mật cung đình, về đấu đá nội bộ cấp cao, về sự lũng đoạn của các nhóm đặc quyền… thường thu hút sự tò mò của công chúng. Đó là hệ quả tất yếu của một xã hội bất minh, sự thật bị che dấu, sự dối trá lên ngôi và quyền được thông tin của người dân không được tôn trọng.”

Tạp chí Điểm Blog xin tạm dừng ở đây. Thanh Quang cảm ơn quý vị.

Thanh Quang, phóng viên RFA

Nhận định về Hòa thượng Thích Minh Châu

Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu
Hòa thượng Minh Châu
Hòa thượng Thích Minh Châu, người được biết đến nhiều trong giai đoạn cuộc chiến Việt Nam những năm thuộc thập kỷ 1960-1970, đã có nhiều đóng góp cho nền giáo dục Phật giáo Việt Nam vừa qua đời ngày 01/9 tại Sài Gòn, để lại nhiều đánh giá khác nhau về di sản của ông.
Hòa thượng Thích Minh Châu là một vị lãnh đạo hàng đầu của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam do chính quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam lập ra sau năm 1975.
Lãnh đạo hàng đầu
Trong một cáo phó do chính quyền nhà nước ban bố hôm 02/9, đứng tên bên cạnh các Hội đồng chứng minh và Hội đồng trị sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn có Ủy ban thường vụ Quốc hội và Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc.
Hòa thượng Thích Minh Châu giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống giáo hội Phật giáo được nhà nước cộng sản hậu thuẫn. Ông viên tịch khi đang là phó Pháp chủ và trước đó từng là tổng thư ký, phó chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự của Giáo hội, trưởng Ban Phật giáo quốc tế.
Ông cũng từng là viện trưởng sáng lập Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, chủ tịch Hội đồng phiên dịch Đại Tạng Kinh, hiệu trưởng các Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Về mặt chính quyền, nhà tu hành này cũng tham gia vào Quốc hội của Việt Nam liên tục tới bốn khóa từ khóa 7 đến khóa 10 và được Nhà nước cộng sản Việt Nam tặng thưởng các Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng nhì và Huân chương Đại đoàn kết.
Thế nhưng, điều đáng lưu ý là Hòa thượng Minh Châu cũng cũng từng thuộc hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một giáo hội có từ lâu ở miền Nam Việt Nam, nhưng không được chính quyền Việt Nam hiện nay thừa nhận từ sau 1975.
Thiền viện Vạn Hạnh
Hòa thượng Minh Châu là viện trưởng Thiền viện Vạn Hạnh trong nhiều năm qua
Thực vậy, ông từng nắm Tổng vụ giáo dục của Viện Hóa đạo và giữ quyền viện trưởng Viện đại học Vạn Hạnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trước 1975.
Các sử liệu của Miền Nam và nước ngoài cũng nhắc đến vai trò của ông trong giai đoạn Phật giáo tham gia các chính biến trong thập niên 1960, nhất là giai đoạn Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ.
Sau 1975, ông đóng vai trò "quan trọng" trong công cuộc "vận động thống nhất" Phật giáo Việt Nam vào năm 1979 theo mục tiêu của chính quyền do Đảng Cộng sản nắm, cùng với một số lãnh đạo khác của Giáo hội khi đó là các vị Hòa thượng Thích Trí Thủ và Thích Trí Tịnh – viện trưởng và viện phó Viện Hóa đạo.
Cũng vì vai trò cộng tác này với chính quyền sau 1975 khiến ông đã gặp nhiều chỉ trích từ nhiều vị đồng đạo trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hiện không được Nhà nước công nhận.
'Tổn thất to lớn'
Từ Sài Gòn, Hòa thượng Thích Trí Quảng, phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và là phó trưởng ban thường trực Ban lễ tang của nhà nước, nói rằng cái chết của Hòa thượng Minh Châu là ‘tổn thất rất to lớn’ đối với Giáo hội.
Hòa thượng Trí Quảng, người tiếp quản các vai trò của Hòa thượng Thích Minh Châu tại Ban Phật giáo quốc tế và Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, nói với BBC Tiếng Việt hôm 3/9/2012:
“Mặc dù sau này hòa thượng bị bệnh một thời gian dài không làm việc được, nhưng niềm tôn kính của tăng ni Phật tử Việt Nam đối với sự hiện hữu của hòa thượng là rất lớn.”
Ông đánh giá Hòa thượng Minh Châu có "đóng góp to lớn" cho Phật giáo Việt Nam ở các mặt giáo dục, dịch kinh điển và thống nhất Phật giáo.
Thứ nhất, về mặt giáo dục, Hòa thượng Minh Châu ‘là người mở đầu cho giáo dục Phật giáo trong thời đại mới’ và ‘nâng trình độ kiến thức tăng ni lên tầm cao mới.’
“Trong chế độ mới (xã hội chủ nghĩa), hòa thượng cũng là một nhà giáo dục nổi tiếng của Phật giáo Việt Nam,” Hòa thượng Trí Quảng nói thêm và cho biết từ sau năm 1975 Hòa thượng Minh Châu đã đào tạo được 5 khóa tăng lữ và đưa con số cử nhân Phật học của Việt Nam trong chế độ xã hội chủ nghĩa lên 500 - 600 người.
"Tôi rất buồn vì Hòa thượng Minh Châu vì các việc riêng tư mà đi đến làm tổn hại cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất mà ông từng là một trụ cột."
Hòa thượng Thích Không Tánh, Tổng vụ Từ thiện-Xã hội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất
Riêng về việc thống nhất Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Trí Quảng đánh giá Hòa thượng Minh Châu có ‘công trạng rất lớn’ với việc ông tham gia xây dựng Hiến chương Giáo hội và được đại hội thống nhất Phật giáo năm 1981, do nhà nước hậu thuẫn, cử làm tổng thư ký Hội đồng Trị sự.
“Vào năm 1979 đất nước đã được thống nhất thì Phật giáo cả nước thống nhất là việc rất cần,” ông nói, “Việc thống nhất là để thành lập một lực lượng mạnh hơn chứ không phải yếu đi.”
“Đương nhiên có người đồng tình, có người không đồng tình,” ông trả lời câu hỏi về các ý kiến chỉ trích vai trò của Hòa thượng Minh Châu trong việc gạt bỏ vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Tất cả những gì tôi làm được cũng có nền tảng xây dựng của Hòa thượng Minh Châu,” ông nói.
 'Tổn thất cho Nhà nước'

Hòa thượng Thích Không Tánh (trong hình đang làm từ thiện) không hài lòng về sự thay đổi sau 1975 của Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu
Khác với quan điểm kể trên, Hòa thượng Thích Không Tánh, người hiện hiện giữ vai trò Tổng vụ Từ thiện-Xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, lại có đánh giá cả ‘công và tội’ của Hòa thượng Minh Châu.
“Sự mất mát nào cũng là sự thương tổn và để lại đau buồn cho quần chúng Phật tử,” ông nói.
“Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu là người có công lớn với chế độ Việt Nam hiện thời nên sự ra đi của ông là tổn thất đối với Nhà nước và Giáo hội Phật giáo quốc doanh,” ông nói thêm.
Về đóng góp cho Phật giáo Việt Nam nói chung, Hòa thượng Không Tánh cho biết là sau khi du học trở về với bằng tiến sỹ, Hòa thượng Minh Châu đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất giao cho làm Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh và đào tạo một thế hệ tăng ni từ sau năm 1963 cho đến trước năm 1975 và có đông đảo học trò ở trong nước và hải ngoại.
Ông cũng có công phiên dịch kinh điển rất nhiều.
Tuy nhiên, Hòa thượng Không Tánh phê phán vai trò của Hòa thượng Minh Châu trong việc đứng về phía chính quyền cộng sản Việt Nam ‘o ép để giải tán Giáo hội Thống nhất’.
“Có những vị tôn túc trong hàng lãnh đạo Giáo hội không đồng ý, lúc bấy giờ Hòa thượng Minh Châu là người đã lên án và tố cáo các Đại lão hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ là chống đối lại Nhà nước, chống đối lại Mặt trận Tổ quốc,” ông nói với BBC hôm thứ Hai.
“Là tổng vụ trưởng Tổng vụ giáo dục và cai quản một đại học Phật giáo, Hòa thượng Minh Châu đã bàn giao Đại học Vạn Hạnh cho Nhà nước mà không được phép của Giáo hội,” ông nói thêm.
“Tôi rất buồn vì Hòa thượng Minh Châu vì các việc riêng tư mà đi đến làm tổn hại cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mà ông từng là một trụ cột.”

(BBC)
 

153. VỀ BÀI HAI BÀ TRƯNG TRONG SÁCH TIẾNG VIỆT 3

(Giãi bày cùng độc giả Nguyễn Tường Thụy Blog)
Đào Tiến Thi
Blog Nguyễn Tường Thụy vừa có bài Sách Tiếng Việt Lớp 3: Kẻ thù của Hai Bà Trưng là kẻ thù nào?  * khiến độc giả xôn xao. Vì tôi có liên quan đến cuốn sách nên xin có mấy điều nói cùng bác Thụy và độc giả.
Trước hết xin quý vị độc giả lưu ý: Đây là một bài tập đọc trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt. Hình thức của nó là một truyện kể, không phải bài lịch sử. Tác giả của bài văn này tên là Văn Lang (chắc là một nhà văn nào đó), chứ  không phải tác giả của SGK. Trong bài này, chúng ta quy ước gọi tác giả SGK là soạn giả, để phân biệt với tác giả của bài văn được chọn.

Nhóm soạn giả của cuốn SGK này gồm GS. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), một đại biểu Quốc hội sáng giá suốt hai nhiệm kỳ mà chúng ta ai cũng biết, cùng một số ông bà soạn giả khác: Lê Ngọc Điệp, Lê Thị Tuyết Mai, Bùi Minh Toán, Nguyễn Trí. Biên tập nội dung lần đầu (2004) gồm Nguyễn Thị Ngọc Bảo (biên tập 1) và tôi – Đào Tiến Thi (biên tập 2). Từ bấy đến nay, mỗi năm một lần tái bản, qua nhiều biên tập viên khác nhau.
Một bài văn nào đó được đưa vào SGK, phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí: nội dung chính trị, tư tưởng, khoa học, văn hóa, văn phong (ngôn ngữ), sư phạm (phù hợp lứa tuổi), v.v.. Khi cần thiết, soạn giả cũng có thể sửa đôi chút về từ ngữ, diễn đạt, cắt những chỗ không cần thiết (trong một số trường hợp, cần xin phép tác giả, nếu tác giả còn sống).
Khi đọc bài trên Nguyễn Tường Thụy blog, tôi đã liên hệ ngay với GS. Nguyễn Minh Thuyết để hỏi ai soạn bài này, để từ đó tìm lại bản gốc xem tác giả Văn Lang viết như thế nào. Việc tìm lại bản gốc đối với người làm khoa học luôn là cần thiết, tuy nhiên trong trường hợp này, theo GS. Nguyễn Minh Thuyết, cũng không quan trọng. Bởi vì đối với lớp 3 phải rất hạn chế các thông tin không cần thiết. Vì nếu chỉ cần nói “giặc Hán” thì lại phải chú thích Hán là triều đại nào, điều đó rất trừu tượng với học sinh lớp 3. Chỗ này, tôi có quan điểm hơi khác GS. Nguyễn Minh Thuyết một chút, sẽ nói ở phần sau. Tuy nhiên để như SGK hiện nay theo tôi tuy chưa rõ lắm nhưng cũng không có hại như một số người nghĩ. Với tên các nhân vật như Bà Trưng, Thi Sách, Tô Định, lên lớp 4, học lịch sử, học sinh sẽ rõ; còn trong khi học, nếu học sinh có hỏi, cô giáo cũng không khó trả lời. Ở đây theo tôi cũng không có chuyện tác giả Văn Lang hay các soạn giả SGK phải trốn nhắc đến giặc Hán (Trung Quốc). Vì ở thời điểm làm sách này (2003), quan hệ giữa ta và Trung Quốc không phải như bây giờ. Tất nhiên nhiều vấn đề đã có từ thời ấy nhưng những người như tác giả Văn Lang (có thể đã viết từ rất lâu trước đó), như GS. Nguyễn Minh Thuyết không thể biết. Chính tôi cũng chỉ từ giữa 2009 trở đi mới quan tâm đến quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, mới biết nhiều sự thực mà trước đó không hề biết. Độc giả có thể kiểm tra điều này khi thấy trong SGK Tiểu học còn có những bài chỉ đích danh các triều đại phong kiến Trung Quốc hoặc xâm lược, hoặc có  hành vi ngang ngược đã bị ta trừng trị như thế nào. Ví dụ, bài Trí dũng song toàn (Tiếng Việt 5 tập 2, trang 25) kể về Thám hoa Giang Văn Minh đã đứng giữa triều đình nhà Minh bác bỏ lệ cống “đầu vàng Liễu Thăng” và đối lại câu của vua Minh Đồng trụ chí kim đài dĩ lục (Đồng trụ đến giờ rêu vẫn xanh) bằng câu Đằng Giang tự cổ huyết do hồng (Sông Bạch Đằng từ xưa máu còn đỏ).
Nói riêng về tôi, như trên kia đã nói, tôi là một trong hai người biên tập nội dung lần đầu. Sách in lần đầu vào đầu năm  2004, nhưng các khâu biên soạn, biên tập, thẩm định chủ yếu làm từ 2003, chưa kể, đã đưa vào dạy ở dạng thử nghiệm mấy năm trước. Tôi từ giáo viên chuyển về làm biên tập viên Nhà xuất bản Giáo dục 5-2003, khi sách này đã xong thẩm định vòng 1. Như nhiều người biết, biên tập viên (editer, xuất phát từ chữ editsửa chữa) là người giúp tác giả hoàn thiện bản thảo. Do mới vào nghề, tôi là biên tập 2 (hiểu như là biên tập phụ), đứng sau biên tập 1 (hiểu như biên tập chính), tuy nhiên, tôi “can thiệp” vào cuốn sách rất tích cực, sát cánh với GS. Nguyễn Minh Thuyết trong nhiều vấn đề. Chẳng hạn, sách Tiếng Việt 4 lúc còn thử nghiệm có chú thích “mật ong già hạn” hiểu là “mật ong để lâu”, tôi thấy không ổn, cho nên nhân lần về quê, tôi vào núi, hỏi những người nuôi ong sành sỏi để biết “mật ong già hạn” là thế nào. Hỏi được rồi, tôi sung sướng điện ngay cho GS. Nguyễn Minh Thuyết biết. Nói thế để độc giả hiểu rằng nếu tôi thấy “gợn” ở bài Hai Bà Trưng (không nói giặc nào) thì tôi đã đề nghị sửa ngay. Nhưng quả thực hồi đó tôi không thấy gì cả. Có thể do chuyên môn tôi còn non, nhưng có lẽ chủ yếu do vấn đề quan hệ  Việt – Trung không có gì ám ảnh như bây giờ. Và tôi nghĩ hầu hết mọi người đều như vậy. Cho nên bài Hai Bà Trưng đã tồn tại như thế trong SGK gần 10 năm nay mà chưa thấy ai thắc mắc gì. (Nên biết là mỗi năm chúng tôi nhận được khá nhiều góp ý từ thiên la địa võng người học, người dạy và bạn đọc). Nhưng với tình hình rất cảnh giác của một bộ phận “không nhỏ” nhân dân ta  trong vấn đề Trung Quốc, thì tôi thấy tác giả nào đó nêu vấn đề như trên là điều dễ hiểu.
Sự thực thì năm ngoái, khi tôi được mời viết cuốn Rèn kỹ năng cảm thụ văn học qua các bài tập đọc lớp 3 (là sách tham khảo giúp học sinh hiểu thêm, không phải SGK) và chính phần tôi viết có bài này, tôi cũng đã nhận thấy để văn bản như hiện giờ không ổn lắm. Tôi không có quyền sửa văn bản nhưng tôi đã cố gắng cho học sinh thấy đây là sự kiện chống giặc Hán. Tôi viết phần Ghi nhớ (đóng khung): “Dưới ách đô hộ của nhà Hán…”. Và ở phần Gợi ý cảm thụ, cũng có ngay câu đầu: “Những năm đầu công nguyên, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Dưới ách tham tàn của chúng…”. Tôi còn trích một đoạn trong Đại Nam quốc sử diễn ca để nhấn mạnh sự nghiệp oanh liệt của Hai Bà Trưng (xem ảnh chụp trang sách).
Cuối cùng tôi nghĩ rằng trong tình hình hiện nay, để chúng ta không bị hớ trong quan hệ với Trung Quốc, để chống lại tư tưởng đầu hàng khiếp nhược, việc nêu vấn đề như bài báo trên là cần thiết, đáng hoan nghênh. Tuy nhiên cũng cần bình tĩnh xem xét, chứ kết luận vội vàng rằng SGK “lươn lẹo né tránh” thì rất oan uổng và gây tổn thương không đáng có cho những người cùng một chiến hào chống xâm lược.
ĐTT




.

VỤ NỔ CỰC LỚN TẠI HÀ NỘI TRONG TUẦN LỄ QUỐC TANG (cập nhật)

Tháng Chín 3, 2012
Đầu tháng 9/1969, một vụ nổ lớn, cực kỳ nghiêm trọng xảy ra ngay ở bến cảng dã chiến tại Hà Nội. Đã 43 năm trôi qua, vụ nổ cực kỳ nghiêm trọng này vẫn là một bí ẩn. Nghiêm trọng bởi thời điểm xảy ra vụ nổ rất nhạy cảm ngay trong tuần lễ quốc tang Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhiều đoàn khách quốc tế sang dự tang lễ vẫn đang lưu lại Hà Nội. Nghiêm trọng bởi vụ nổ xảy ra giữa lúc an ninh tại Hà Nội được thắt chặt tới mức tuyệt đối. Nhiều sư đoàn bộ đội chủ lực, công an tinh nhuệ và trung thành nhất cùng nhiều vũ khí tối tân được rút khẩn cấp từ chiến trường và từ các địa phương về tăng cường an ninh cho Hà Nội. Bí ẩn bởi đã 43 năm trôi qua, mọi người (ngoại trừ dân địa phương) hoàn toàn chưa nghe nói đã có một vụ nổ như vậy. Vụ nổ làm chết tại chỗ hơn 40 bộ đội cùng sỹ quan, phá hỏng 3 sà lan cùng tàu quân sự, phá hủy hàng nghìn tấn vũ khí hiện đại của Liên Xô viện trợ. Bí ẩn bởi từ 1969 đến 1989, Bộ Quốc phòng cùng Bộ Công an đã có nhiều cuộc điều tra, theo dõi, đưa ra nhiều giả thiết, song tất cả vẫn nằm sau bức màn mù mịt mà chưa có lời giải.

Bến cảng dã chiến bên di tích an toàn khu

Địa điểm ở làng cổ nằm phía bờ Bắc Hồ Tây có tên là làng Phú Xá (làng Sù). Bến đò Sù bên bờ sông Hồng với gốc cây gạo vốn là nơi qua lại của những người hoạt động cộng sản tiền Khởi nghĩa. Ngày 23/8/1945, Hồ Chí Minh được đưa theo đường dây an toàn từ chiến khu về Hà Nội đọc bản tuyên ngôn độc lập. Trưa ngày 23/8/1945, Hồ Chí Minh có dùng cơm trưa tại đây. Bến đò của làng có vị trí giáp đường giao thông nên thời chiến tranh, bộ đội sử dụng nơi đây làm nơi bốc dỡ cho các tàu quân sự, đồng thời trên bờ là bến xe khách trung gian Bến Nứa (Yên Phụ) – Chèm.

An ninh, chính trị Hà Nội khi Chủ tịch nước qua đời

Suốt nửa cuối tháng 8 năm 1969, trời mưa liên miên, nước lũ sông Hồng lên rất to đe dọa vỡ đê trên toàn tuyến. Tin Hồ Chí Minh mệt nặng được truyền miệng khắp Hà Nội. Khắp các cửa ô đều có công an canh gác. Một dải từ ô Yên Phụ ra đến Chèm xuất hiện nhiều công an, bộ đội. Quan hệ Trung Quốc với Liên Xô hết sức căng thẳng. Chuyên gia cùng công nhân Trung Quốc ở Hà Nội (và xung quanh Hà Nội) nhiều lần dọa tấn công sứ quán Liên Xô, đã có lần họ suýt tràn qua được cầu Long Biên để vào nội thành. Được tin Hồ Chí Minh mệt nặng, Liên Xô cử ngay chuyên cơ, tức tốc đưa Đoàn chuyên gia Liên Xô cùng thiết bị sang Hà Nội. Trước đó ông Vương Quốc Mỹ (thứ trưởng) được cử sang Mạc Tư Khoa cầu cứu Liên Xô giúp bảo quản thi hài Hồ Chí Minh. Trung Quốc cũng không kém cạnh. Tổ y tế Trung Quốc được đưa thành nhiều toán, lần lượt sang trú tại khách sạn La Thành để “chăm sóc sức khỏe” Hồ Chí Minh. Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai từ Trung Nam Hải trực tiếp điều hành tổ này. Đại sứ Vương Ấu Bình ngày đêm chạy như cờ lông công săn tin và báo cáo Mao cùng họ Chu ở Trung Nam Hải. Lý Gia Trung, Trương Đức Duy (lúc đó là phiên dịch ở sứ quán TQ, sau là đại sứ TQ tại VN có công dắt mối vụ hội nghị Thành Đô bán nước) bám riết các đầu mối tin tức như Hoàng Văn Hoan, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Duy Trinh, Phạm Văn Đồng.

.
Sáng mồng 2/9/1969, Hồ Chí Minh trút hơi thở cuối cùng. Sáng 4/9, đài Tiếng nói Việt Nam đọc Thông cáo đặc biệt loan tin vị lãnh tụ từ trần vào sáng mồng 3. Việt Nam DCCH để quốc tang đến hết 10/9. An ninh toàn Hà Nội được thắt chặt. Ngay từ ngày mồng 2, tư lệnh các chiến trường, tướng lĩnh, cán bộ cao cấp được báo trước đã đổ về về Hà Nội chịu tang. Các ngày sau, hàng trăm đoàn quốc tế, trong nước đổ về Hà Nội. Ngày 6/9, Hà Nội phải thông báo khẩn cho sứ quán, đầu mối ngoại giao ở nước ngoài hạn chế đoàn vào vì quá tải. Ở trong nước, nhiều đoàn đang hỏa tốc từ chiến trường ra được lệnh dừng ngay tại các binh trạm, không về Hà Nội. Hai đầu cầu Long Biên được các đơn vị bộ đội, công an ngày đêm canh phòng cẩn mật. Cây cầu này là vị trí nối Hà Nội với sân bay Gia Lâm (sân bay quốc tế duy nhất của Việt Nam DCCH lúc đó). Công an Hà Nội được lệnh khẩn cấp tập trung các đối tượng có nguy cơ đe dọa trật tự trị an. Chỉ trong một ngày và một đêm, công an các khu, các huyện đã lên hồ sơ và gom hàng nghìn “đối tượng” nhập các trại giam quanh Hà Nội. Công an mật có mặt khắp nơi. Anh dân nào lỡ mồm ăn nói sơ hở là bị đón đi ngay. Anh nào có biểu hiện bất minh cũng bị mời lên xe xít-đờ-ca cho đi tuốt. Tàu điện, xe khách, bến đò thường xuyên bị soát xét. Đồn công an các cửa ô được tăng cường lực lượng kiểm soát quân sự kiểm tra toàn bộ các phương tiện ra vào Hà Nội, kể cả các xe quân sự. Không có lệnh giới nghiêm nào được ban ra nhưng buổi tối gần như không có ai ra đường ngoại trừ người dân có việc khẩn cấp hoặc người nhà nước đang thi hành nhiệm vụ.

Trần Quốc Hoàn, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, trực tiếp báo cáo đồng thời nhận chỉ đạo từ Bộ Chính trị về tình hình trật tự trị an chung tại Hà Nội.
Sáng 4/9/1969, Chu Ân Lai sang viếng Hồ Chí Minh, buổi tối cùng ngày bay ngay về Bắc Kinh không muốn đụng mặt Kosygin (Chủ tịch HĐBT Liên Xô) trong lễ truy điệu trọng thể. Họ Chu yêu cầu vào thăm thi hài Hồ Chí Minh trước khi về nước. Việc này khiến các lãnh đạo Hà Nội cực kỳ khó xử vì lúc đó chuyên gia Liên Xô đang xử lý xác và bởi lễ viếng tang chỉ bắt đầu vào ngày 6/9. Việc cho họ Chu được đặc cách vào trước sẽ khiến Việt Nam DCCH khó ăn nói với Liên Xô và các đoàn khách quốc tế khác vốn đang phải chờ đợi.  Nếu Liên Xô phật ý mà rút chuyên gia xử lý thi hài về nước thì sẽ là thảm họa cho Việt Nam DCCH. Không khí ở Ba Đình rất căng thẳng.
Ngày 6/9 Kosygin Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô đến Hà Nội, có cử phái viên đến gặp Lý Tiên Niệm (đang ở HN) tỏ ý muốn tiếp xúc lãnh đạo Trung Quốc giải quyết xung đột biên giới. Họ Lý không tiếp mà chỉ cho đại sứ Vương Ấu Bình nhận tin. Các đoàn đến Hà Nội đều tổ chức gặp gỡ nhau. Riêng hai ông anh cả Cộng sản thì không thèm nói chuyện, thậm chí còn hầm hè trực đánh nhau ngay tại Hà Nội.
Ngày 6/9, lễ viếng chính thức được tổ chức tại Hà Nội. Ngày 9/9/1969 lễ truy điệu trọng thể tổ chức tại Quảng trường Ba Đình.

Vụ nổ

Cảng Phà Đen của Hà Nội trước đó đã được lệnh không tiếp nhận tàu chở vũ khí, đạn dược, xăng dầu trong những ngày quốc tang (hết 10/9). Tàu bè chở vũ khí phải chuyển dịch ra các bến dã chiến để bốc dỡ hoặc neo đậu cách xa trung tâm Hà Nội.
Từ ngày 7/9, trời bắt đầu tạnh mưa và chuyển sang nắng gay gắt.
Chiều tối ngày 10/9, đoàn sà lan 3 chiếc chở hơn 1000 tấn vũ khí do 3 ca nô lai dắt không được cập cảng Phà Đen, phải chuyển lên bến đò Phú Xá neo đậu. Tại đây có một đơn vị bộ đội canh giữ. Cùng đêm, có thêm 2 tàu chở xăng cũng cập bến này. Việc neo đậu như vậy rất nguy hiểm trong điều kiện mặt nước hẹp, dòng xoáy lớn. Đoàn tàu chở xăng đến sau nên neo bên ngoài, khóa đường ra của đoàn chở vũ khí. Đã có cãi vã giữa hai đoàn sà lan và tàu của quân đội nhưng cuối cùng chỉ huy đơn vị bộ đội canh giữ bến Phú Xá vẫn cho cả hai neo đậu.
Sang ngày 11/9, trời nắng gay gắt. Ngay từ sáng sớm, đoàn tàu chở xăng đã bơm xăng lên các xe ô-tô téc đậu trên đê. Đoàn sà lan chở vũ khí không ra được. Trời nắng nóng, nhiều thủy thủ, bộ đội tạm xuống hầm ca nô ngủ trưa cho mát để chờ xuất bến.
Đầu giờ chiều, bỗng có tiếng nổ long trời phát ra. Cột khói đen bốc lên ngút trời. Hai ống bơm xăng lên bờ đã bắt lửa và cháy ngùn ngụt. Xăng theo vòi bơm chảy loang rộng ra mặt nước nên lửa cứ lan theo mặt sông bắt rất nhanh sang các sà lan chở vũ khí (xăng nhẹ hơn nước nên nổi trên mặt nước). Chẳng mấy chốc, toàn bộ các ca nô và sà lan chở vũ khí chìm trong biển lửa. Một số bộ đội nhảy xuống nước tháo thân thì bị biển lửa hung ác thiêu cháy tại chỗ. Gần 40 bộ đội và sỹ quan chỉ huy đang ngủ trưa dưới hầm các ca nô bị biển lửa bủa vây. Họ nhảy nhôi vì hoảng loạn, họ hò hét kêu cứu trong sự tuyệt vọng. Họ không thể thoát ra ngoài bởi (đến nay vẫn không ai lý giải được) các cửa vào khoang hầm ca nô đã bị ai đó khóa trái toàn bộ từ bên ngoài. Đã có ý kiến xin chỉ huy trên bờ bắn súng vào cửa để mở đường thoát cho họ nhưng người sỹ quan chỉ huy cao nhất lúc đó đã không dám ra lệnh dùng súng bắn vào đoàn sà lan đầy ắp vũ khí như vậy. Chỉ ít phút sau, tiếng kêu và các ca nô đó đã chìm dần vào biển lửa. Đạn trên các sà lan bắt đầu phát nổ. Đạn cối, đạn B40, đạn pháo cao xạ các loại nổ liên hồi nhấn chìm toàn bộ 3 sà lan chở vũ khí, 3 ca nô lai dắt, 1 tàu chở xăng cùng vài chục xác bộ đội … Một tàu chở xăng khác đã được lai kéo sang bờ Bắc.
Dân quân và bộ đội nhanh chóng phong tỏa hiện trường. Đến tận tối khuya mà người dân gần đó vẫn chưa được về nhà. Người ta kịp lượm được hơn 10 xác bộ đội đặt trên mặt đê. Tất cả đều trong tình trạng không nguyên vẹn và không thể nhận dạng được. Số còn lại đều chìm nghỉm dưới lòng sông hoặc đã bị tan xác. Người sỹ quan chỉ huy canh gác bến ngay xẩm tối hôm đó đã tự vẫn bằng 1 phát súng. Cái chết này đã đem theo hầu hết bí mật về vụ nổ nhưng lại dẫn đến một bí ẩn mới. Người này tự vẫn bằng một phát đạn K54, khẩu K54 rơi cạnh xác. Tuy nhiên cả đơn vị đều cho biết đơn vị chưa từng được phát và chưa từng thấy khẩu K54 này ở đơn vị. Các sà lan được trục vớt lên sau đó cho thấy sức công phá kinh hoàng của vụ nổ. Toàn bộ đáy và sườn các sà lan, ca nô lai dắt bằng lớp thép dày đều bị thủng, xé toang bởi đạn cối, pháo, B40.
Những chiếc ca nô lai dắt được chuyển đi ngay sau đó. Xác ba chiếc sà lan nằm trên vệ đê sông Hồng mãi đến năm 1989.
Vị trí vụ nổ ngay sát nền nhà hàng Tre Place 142 đường An Dương Vương ngày nay


.
Điều tra sau vụ nổ

Công an, quân đội đã phong tỏa, khám nghiệm và thu dọn hiện trường.
Công an cùng bộ đội ngay lập tức gọi hỏi toàn bộ những người dân có mặt quanh khu vực. Các bác lái đò trong Hợp tác xã chở đò cũng bị triệu tập.
Nhiều ngày sau, người ta vẫn thấy đại tá Cáp Xuân Diệm (phó Giám đốc Công an Hà Nội phụ trách trị an dân cảnh) cùng nhiều cán bộ phòng chống phản động ngồi xe xít-đờ-ca quanh quẩn khu vực này. Trước đó, Đại tá đã trực tiếp tham gia thẩm vấn nhiều người khu vực trên.
 
Ngay cả những năm sau đó, các làng xóm, đặc biệt là khu công giáo quanh vùng chịu sự giám sát đặc biệt của các lực lượng an ninh. Nhiều công an mật được tung ra dưới vỏ bọc thợ hàn nồi, bác thiến lợn, bán kem dạo, đổi lông gà lông vịt nhằm tìm manh mối. Thậm chí, một số thanh niên địa phương còn được trưng dụng tạo vụ đánh nhau giả với bộ đội để may ra tìm kiếm được manh nha của kẻ phản động trà trộn trong những người dân kia. Kết quả vẫn chỉ là con số không. Sang năm 1972, có bố con bác xe bò kéo người làng Xuân Đỉnh còn bị bắt và thẩm vấn một thời gian vì khi kéo xe qua đồng, có báo động máy bay, họ chỉ dắt bò chạy còn bỏ chiếc xe lại giữa đồng với hai càng xe chổng ngược lên trời. Họ bị bắt vì tình nghi dùng xe bò kéo mô phỏng pháo cao xạ nhằm chỉ điểm cho máy bay địch ??!!. Việc này lập tức bị công an liên hệ với vụ nổ kia.
Sau 1975, lại đến 1978 đánh nhau Pol Pot, năm 1979 đánh nhau Trung Quốc … Mãi đến năm 1989, sợ những người buôn bán sắt vụn tẩu tán đi mất, quân đội đã đưa xe về cẩu toàn bộ các xác sà lan chở đi. Họ cho biết việc điều tra vẫn tiếp diễn.

Đoạn kết và những câu hỏi chưa có lời giải đáp

Xác những bộ đội xấu số được an táng tại nghĩa trang Trại Lợn, năm 1972 thì cải táng chuyển vào nghĩa trang thôn Phú Xá, trên mộ đều ghi liệt sỹ vô danh và kể từ đó mộ phần bỏ hoang không ai chăm nom. Năm 1998, một phần nghĩa trang được quận Tây Hồ lấy giao cho Điện lực Tây Hồ làm văn phòng. Khi san lấp mặt bằng, nhà thầu thi công đã lấp toàn bộ các ngôi mộ liệt sỹ vô danh này (họ không muốn bỏ kinh phí chạy mộ vì hợp đồng san lấp là trọn gói). Dấu tích cuối cùng của vụ nổ đã biến mất như vậy.
Những câu hỏi của một vụ nổ lớn đúng tuần lễ quốc tang Hồ Chí Minh thì vẫn còn đó. Vụ nổ là tai nạn đơn thuần? Một vụ phá hoại do biệt kích phía bên kia của Bắc Việt thực hiện? Có hay không một âm mưu nào đó trong nội bộ lúc ấy? Một vụ phá hoại có bàn tay Trung Quốc nhằm phục vụ một âm mưu mờ ám nào đó của họ trong lúc nhạy cảm? vân vân và vân vân và tại sao chính quyền lại giấu nhẹm một vụ lớn như vậy? Tất cả đến nay đều chưa có câu trả lời xác đáng.