Là
một vị tướng tài ba, tên tuổi vang danh khắp trong và ngoài nước nhưng
cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại bị… bỏ quên trong chương trình sách giáo
khoa lịch sử ở tất cả các cấp học, dù chiến thắng Điện Biên Phủ chấn
động địa cầu vẫn luôn được nhắc đến!
Đại
tướng Võ Nguyên Giáp ra đi, để lại sự xúc động mạnh mẽ đối với hàng
triệu đồng bào. Với dân tộc, ông không chỉ là một vị tướng tài mà còn là
một tấm gương về lòng yêu nước, sự giản dị và đức hi sinh. Ông chính là
những bài học lịch sử gần gũi và sinh động nhất. Đối với tất cả người
dân Việt Nam, Đại tướng đã được tôn lên hàng Thánh nhân!
Nhìn
dòng người lặng lẽ nối tiếp nhau, chờ đợi hàng giờ đồng hồ và bàn tay
chắp lại đầy thành kính để cúi mình trước di ảnh Đại tướng, nhìn những
người già, người trẻ, những người không quen biết nhau … đều rơi nước
mắt đưa tiễn Người… Chỉ chừng ấy thôi đã đủ khẳng định Đại tướng Võ
Nguyên Giáp là con người vĩ đại đến nhường nào.
Thế
mà, nhân vật lịch sử rất đặc biệt này lại không hề có mặt trong các
sách giáo khoa (SGK) phổ thông. Cuộc kháng chiến chống Pháp, với đỉnh
cao là chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, rồi tới kháng chiến
chống Mỹ kết thúc bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đều hiện
diện trong SGK. Nhưng tên tuổi, cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
vị Tổng tư lệnh quân đội đã có những đóng góp quan trọng trong các chuỗi
sự kiện lịch sử ấy, lại hoàn toàn vắng bóng!
SGK lịch sử đã "bỏ quên" vị Đại tướng tài ba thay đổi vận mệnh dân tộc
Cụ
thể, trong SGK Lịch sử lớp 9, phần sử Việt Nam có 21 bài, trong đó có
bài: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc
(1953-1954) ở trang 119, có nêu diễn biến chiến dịch lịch sử Điện Biên
Phủ, nhưng không một dòng nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tương
tự, trong SGK Lịch sử lớp 12, bài 20 với cũng nội dung trên, dù nêu chi
tiết hơn về diễn biến trận đánh Điện Biên Phủ cũng không một lần nhắc
tên nhân vật lịch sử Võ Nguyên Giáp.
Thậm
chí, ở cấp tiểu học, phần sử trong sách Lịch sử và Địa lý 5, từ bài 1
đến bài 6 là những bài học về nhân vật lịch sử như: Trương Định, Nguyễn
Trường Tộ, Phan Bội Châu… nhưng cái tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng
hoàn toàn vắng bóng?
Có
thể khẳng định đây là thiếu sót lớn của đội ngũ soạn và thẩm định SGK
của Bộ GD-ĐT và tạo ra “lỗ hổng” nghiêm trọng trong chương trình kiến
thức phổ thông. “Lỗ hổng” ấy, xuất phát từ nhiều nguyên nhân lịch sử,
cho thấy một lối biên soạn SGK có nhiều khiếm khuyết, xa rời thực tế, vô
trách nhiệm
Cho
dù có biện hộ rằng những người tham gia công tác soạn và thẩm định
chương trình sách giáo khoa lịch sử “thiếu hiểu biết” về lịch sử, “quên”
việc tôn vinh một nhân vật vĩ đại, toàn đức toàn tài của lịch sử Việt
Nam như Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thế nhưng, nếu họ “thiếu hiểu biết”,
thì nhẽ ra những vị giáo sư đầu ngành “đầu râu tóc bạc” phải sửa sai,
hoặc chí ít các vị lãnh đạo của Bộ cũng phải nhìn ra "lỗ hổng" đấy.
Nhưng tiếc thay, họ lại có “tư duy” giống hệt nhau, cũng chỉ là những
người có chữ, chứ không hề có tầm nhìn văn hóa, không chịu khó tư duy!
Thiết
nghĩ, qua những thiếu sót mang tính phản lịch sử này, Bộ GD-ĐT cần phải
xem lại “chất lượng” đội ngũ soạn và thẩm định SGK của mình. Chúng ta
cần lắm những con người có đức, có tâm khi đưa kiến thức lịch sử đến với
giới trẻ, để tình trạng “biết sử Tàu nhiều hơn sử Việt” không còn, để
giới trẻ Việt Nam thêm hiểu, thêm thấm thía sự đấu tranh, hi sinh của
cha anh đi trước và để những con người làm nên lịch sử không bị lãng
quên… Và nếu có ai đó vẫn cứ thản nhiên trước sự thiếu sót này thì cũng
chỉ là một loại… phản động mà thôi.
Phó GS Lê Mậu Hãn:
Việc SGK lịch sử cấp phổ thông không nhắc đến chiến công và cuộc đời sự
nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị tổng tư lệnh tài ba xuất chúng
của Quân đội nhân dân Việt Nam, người làm nên lịch sử, thay đổi vận
mệnh lịch sử dân tộc là một sai lầm rất lớn. Có lẽ các nhà làm sử, viết
sử ở ta quen với việc viết về quá khứ mà bỏ quên mất những con người ở
thì hiện tại. Ngoài đại tướng ra, sách sử cũng đã bỏ quên một vài vị
tướng tài đáng được nêu danh nữa. Cá nhân tôi cho rằng, nên và cần sửa
sai ngay lập tức. Chúng ta cần đưa những thông tin về tài thao lược của
đại tướng cũng như lòng yêu nước, sự giản dị và đức hi sinh của ông để
mọi thế hệ học sinh đều được học. Sách giáo khao sẽ được đổi mới vào năm
2015, đây là cơ hội tốt để các nhà viết sách lịch sử có thể sửa chữa
sai lầm…
Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Xuân Nhĩ:
Quả là thiếu sót lớn và cần bổ sung trong thời gian sớm nhất. Chúng ta
cần đưa những thông tin về tài thao lược của đại tướng cũng như lòng yêu
nước, sự giản dị và đức hi sinh của ông để mọi thế hệ học sinh đều được
học. Đó là tấm gương lớn mà thế hệ trẻ Việt Nam cần học và làm theo.
Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Đinh Xuân Lâm:
Việc này thể hiện sự thiếu tôn trọng lịch sử. Bởi đứng về mặt khoa học
lịch sử thì nhiệm vụ và mục tiêu cần làm là nêu đúng, nêu đủ những nhân
vật lịch sử quan trọng, có tầm ảnh hưởng to lớn, những người có công lao
và sự đóng góp to lớn vào vận mệnh lịch sử. SGK càng cần phải có trách
nhiệm làm rõ sự kiện lịch sử, khôi phục tái hiện sự kiện lịch sử một
cách chân thực nhất, không được nói sai, bóp méo sự kiện. Mục tiêu dạy
lịch sử cũng là nhắc lại những tấm gương lớn, có ảnh hưởng lớn tới vận
mệnh lịch sử, từ đó giáo dục thế sau cần phải sống và làm việc ở hiện
tại sao cho xứng với xương máu của những người đã ngã xuống, làm nên
lịch sử dân tộc.
Cô Nguyễn Thị Hồng Thanh – giáo viên Sử trường chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương:
Trong SGK không nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng hầu hết nhưng
giáo viên dạy Sử trong các bài giảng về những chiến công lẫy lừng của
Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó tiêu biểu là chiến thắng Điện Biên
Phủ - chấn động địa cầu đều nhắc đến Đại tướng. Cuộc đời, sự nghiệp cũng
như tài thao lược của Đại tướng đều được các cô đưa vào bài giảng
truyền dạy tới các em học sinh.
( nguồn : quechoa)
Khi ngành nào cũng tự hào lớn mạnh
Nhân ngày thành lập Ủy ban Kiểm tra trung ương (của
Đảng)-16/10/1948-16/10/2013, các vị lãnh đạo và phương tiện thông tin
đại chúng đồng loạt ca ngợi sự "trưởng thành vượt bậc" về số lượng và
chất lượng của ngành Kiểm tra. Mới nghe thật phấn khởi, nhất là người
trong ngành rất đỗi tự hào. Sao không (?), nếu được biết khi mới thành
lập
chỉ có 3 biên chế đến nay đã có hơn 6.000 cán bộ
chuyên trách từ cấp quận, huyện trở lên và hơn 65.000 cán bộ kiểm tra
kiêm chức, tức là tăng hơn chục vạn lần. Nội dung công việc tất nhiên là
rất lớn, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu... vì tình trạng sai phạm ngày
càng nhiều và nghiêm trong hơn bởi chính đội ngũ công chức ngày càng
phình to.
Trên đây chỉ là một trong hàng vạn trường hợp cho thấy cách nhìn nhận và
đánh giá vế sự "lớn mạnh" vốn rất phổ biến ở nước ta. Phải chăng đó là
một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất khả thi (nếu không
nói là "bất lực") trong cái gọi là "cải cách hành chính" tại đất nước
này? Ca ngợi và tự hào như thế có khác nào khuyến khích việc tăng cường
biên chế bất chấp tình trạng tội phạm trong chính đội ngũ biên chế vốn
là một nghịch lý của đất nước có gần 90 triệu dân nhưng có tới 25 triệu
người "làm công ăn lương" (kể các công ty nhà nước và lực lượng vũ
trang)? Có lẽ chỉ Việt Nam mới 2 bộ máy chính quyền là Đảng và Nhà nước
và có 4 nguyên thủ quốc gia là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và
Chủ tịch Quốc hội. Thử nhẩm tính xem cần bao nhiêu tiền và lấy đâu ra
cho đủ để trả lương cho độ ngũ công chức quá đông đảo như vậy? Và cũng
khó biết bao mỗi khi ngồi lại bàn xem nên "cắt giảm" ai, vị trí chức vụ
nào....?
“Cả nước đang lên đồng?” (xem phần 1, phần 2, phần 3).
Nếu chỉ căn cứ vào số người đi viếng, đi … xem đám tang Tướng Giáp,
trong cái im lặng khó lường, vào số lượng bài báo, rồi các chủ đề mà các
bài viết đó đề cập, thì cũng vẫn chưa lột tả được nhiều bản chất thực,
để phản bác hay tán đồng câu hỏi kia. Vậy hãy thử đi sâu tìm hiểu thêm.
Ai cũng biết, đã hàng chục năm nay, cố
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người VN duy nhất được mặc nhiên sở hữu đại từ
“Bác”, “Người” viết hoa (nếu không viết hoa thì thành vô hiệu, thậm chí
vô lễ), và cả mỹ từ “vĩ đại” nữa. Cụ Tôn Đức Thắng có được gọi là “Bác”
thực tình cũng chỉ mang tính chất “đại đoàn kết Dân tộc” mà thôi. Chuyện
“học tập và làm theo tấm gương” của ông cũng là thứ đặc sản của VNCS
thời buổi tham nhũng tràn lan tới hồi bất lực. Rồi danh hiệu “nhà” nào
đó từ UNESCO cho một nhà chính trị, thì HCM cũng rất đặc biệt, đã được
nhận, dù có những xì xào nghi vấn về thủ tục thiếu công minh trong thời
buổi trắng đen lẫn lộn của Chiến tranh Lạnh.
Thế nhưng, xem ra Tướng Giáp đã trở thành
ứng viên, không những đứng hàng thứ hai về các danh hiệu trên, mà còn
có những dấu hiệu có thể soán ngôi đầu. Ví như dấu hiệu muốn đặt tên ông
cho Quốc lộ 1A chẳng hạn, nó “ăn đứt” đường Hồ Chí Minh về mọi mặt rồi
còn gì? Hay trong nhiều lý do khác nhau, có cả danh hiệu sẽ trở thành
“bất tử”, “xuyên chủ thuyết”, “xuyên biên giới” mà người thầy HCM không
thể có, là “Đại nguyên soái”, là “vĩ đại hơn” cả Napoleon, Alexander Đại
đế. Rất có thể, người dân đã quá căm phẫn trước thực trạng đất nước, mà
“Cha già Dân tộc” không thể không bị đổ vấy trách nhiệm; họ lại phải
mệt mỏi, ngao ngán với những đợt “học tập và làm theo tấm gương” liên tu
bất tận, trong khi “nghe lỏm”, “đọc lén” được bao nhiêu là thông tin
trái chiều về “Người”, thành thử, như cơn đói khát bản năng vì “chán cơm
thèm phở”, họ đi tìm “tấm gương” khác.
Có điều, câu chuyện đáng bàn ở đây là
dường như, bằng quyết định bất ngờ ở “phút 89” từ BCT, là tổ chức Quốc
tang, đã đem đến một cơn sóng dậy “hòa giải, hòa hợp dân tộc” giữa …
những người còn tin yêu đảng, ngoài sức tưởng tượng của giới lãnh đạo?
Nghi vấn ở đây là, phải chăng ban đầu,
người ta không muốn đề cao ông quá, một phần do những đòi hỏi, kiến nghị
của ông mấy năm qua? Nhưng, để “vỗ yên thiên hạ”, họ đã ra một lúc 2
quyết định chưa từng có, không ngờ lại đem tới hiệu quả mà giờ đây, nếu
không khéo tận dụng ngay, sẽ vuột khỏi tay: vừa được dân chúng ngợi khen
vì tấm lòng bao dung rộng lượng, lại đem tới cho họ thêm một thần tượng
nữa, cho cuộc ru ngủ tiếp toàn Dân tộc, hoặc chí ít thì cũng góp phần
đắp điếm, chắp vá cho bức tượng đài đang bị “các thế lực thù địch” bôi
bẩn? Còn những suy luận rằng đám đông dân chúng lặng lẽ kia là thể hiện
thái độ phản ứng với những người lãnh đạo đang sống, thì thật chẳng bõ
bèn gì, trước làn sóng ào ạt hàng ngàn bản tụng ca một chiều, có chăng một hai bài gợi lên thái độ phản kháng của ông thì liền được biến đi ngay tức khắc.
Thế thì sao lại không dám khẳng định, rằng “Chính quyền đang thắng lớn!”?
Câu khẳng định này còn được nhiều bậc thức giả tinh hoa của đất nước bổ
túc thêm, khi lẽ ra họ phải là những người tỉnh táo nhất trong cơn sướt
mướt lâm ly này (để hạch hỏi tất cả những gì đã đổ lên đầu thần tượng
của họ, liên tiếp trong suốt hàng chục năm), thì hóa ra ngược lại. (Hẹn tiếp phần sau).
Vừa viết xong liền hay tin Tướng Nguyễn Nam Khánh từ trần. Sao
lại có sự trùng hợp đến kỳ lạ, khi ông chính là người trong nhiều năm
trước đã quyết liệt nhất bạch hóa và đòi phải giải quyết những oan khuất
của Tướng Giáp. Có phải sự ra đi của Tướng Giáp vẫn chưa đủ để nhắc nhở
những bậc thức giả tinh hoa sùng kính ông phải làm gì cho xứng với tấm
lòng đó, thay vì mê mải tụng ca, nên mới cần có thêm một “lời nhắc nhở”
nữa? Hai cái chết e là vẫn chưa đủ! Hay thậm chí gây hiệu ứng ngược?
- Hàng chục phạm nhân trại giam A2 – Bộ Công an gây rối(TT). Một Nhà báo gửi tới bản tin ngắn kỷ lục này của Tuổi trẻ kèm câu bình luận “Tuổi trẻ tự thiến“ …
Hic! Không những “tự thiến” mà tờ báo của tuổi … mới lớn này còn tự …
sướng. Không tin bà con ngó xéo xuống bên trái bài, phần TIN BÀI LIÊN
QUAN, trong đó có một tin có tên y chang, bấm vô nội dung cũng y chang
luôn. Hỏng phải “tự sướng” thì là cái chi chi? Ngoài ra, nhà báo này còn
cho biết chi tiết vụ việc, tóm tắt như sau:
Lại một vụ nổi loạn, đập phá trại của
gần 200 phạm nhân Trại Giam A2 (thuộc Tổng cục 8 Bộ Công an, đóng tại
huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) vừa xảy ra, nguồn tin cơ quan chức năng xác
nhận ngày 22-10.
Theo tin ban đầu, vào 14 giờ chiều
20-10, khoảng 20 phạm nhân tụ tập trái nội quy. Bị yêu cầu giải tán, một
số chấp hành, một số phản ứng. Trại yêu cầu số phản ứng đến làm việc
thì họ bỏ chạy. Cán bộ trại bèn nổ súng chỉ thiên. Lập tức, hàng trăm
phạm nhân (sơ bộ xác định 191 phạm nhân) bất ngờ nổi loạn, phá cửa, phá
khóa buồng giam, xô đổ tường, đập phá bồn hoa, bàn ghế hội trường, hàng
hóa căng tin… thiệt hại ước tính khoảng 50 triệu đồng. Đến 17 giờ cùng
ngày, trật tự được khôi phục.
Hiện cảnh sát điều tra Công an huyện
Diên Khánh đang khám nghiệm hiện trường và củng cố hồ sơ để khởi tố về
các tội danh “chống người thi hành công vụ”, “cố ý hủy hại tài sản”.
Trước đó, ngày 28-4-2012, hàng nghìn
phạm nhân Trại A2 đã nổi loạn, đập phá và khống chế trại, sau khi một
phạm nhân bị cán bộ trại đánh chết. Trật tự trại chỉ được vãn hồi lúc 10
giờ 45 trưa 29-4-2012, sau khi đoàn công tác của Tổng cục 8 do trung
tướng Tổng cục trưởng Cao Ngọc Oánh vào trại giải quyết. Đến tối
29-4-2012, trong lúc điểm danh yêu cầu chuyển phòng giam, phạm nhân lại
nổi loạn phản ứng cán bộ trại lại đánh đập.
- HÀNH TRÌNH TÔI TRỞ THÀNH “PHẢN ĐỘNG” (Bùi Hằng). “Giá
họ biết được rằng mình sống trong một giai đoạn lịch sử mà mọi sai trái
khó lòng được sửa chữa nhưng vì quyền lực tối đa của nhà nước đặt lên
trên mọi quyền lợi của nhân dân nó lớn quá, khó có thể một sớm một
chiều thay đổi mà cố cắn răng âm thầm chịu đựng thì tôi đã phần nào bớt
đau đớn. Đằng này, sự bi ai và đáng sợ của nó lại nằm ở chỗ, đa số mọi
tầng lớp nhân dân đều tin tưởng đến cuồng dại cái thể chế sai lầm và lừa
phỉnh lòng dân này, đó mới chính là nỗi đau đớn tột cùng“.
- Vài suy nghĩ nhân đọc bài tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Tonneson (1) (Anh Vũ). - Học tập tấm gươngtướng Giáp (Nguyễn Hoa Lư). “Nếu
sinh viên được học đạo đức làm báo của tướng Giáp vào những năm cuối
đời, khi phải cậy đến mấy tờ báo lề trái đăng bài, thì nhà trường và ban
giám hiệu cứ sẵn sàng đi. Các phiên tòa công- khai- trong- nội- bộ chắc
chắn sẽ được mở ra dẫn thầy trò vào làm bị cáo và các nhà tù chắc cũng
thêm đông vui hơn“
2073. ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ CHUYẾN THĂM VIỆT NAM CỦA THỦ TƯỞNG TRUNG QUỐC
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Bảy, ngày 19/10/2013 TTXVN (Hong Kong 16/10) Theo “Đại Công báo”
(Hong Kong), trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, ngày 13/10 tại thủ
đô Hà Nội, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nêu rõ Trung Quốc và
Việt Nam đã thúc đẩy hợp tác trong 3 vấn đề chính là trên biển, trên bộ
và trong lĩnh vực tiền tệ, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, thực hiện
cùng có lợi và cùng thắng. Viện
trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông Ngô Sỹ Tồn ngày 14/10 chỉ ra rằng ba tổ
công tác bàn về việc cùng khai thác trên biển, hợp tác về cơ sở hạ tầng
và hợp tác về tiền tệ mặc dù cùng thực hiện, nhưng lĩnh vực trên biển
mới là vấn đề quan trọng, về vấn đề biển Đông, trở ngại lớn nhất trong
quan hệ hợp tác Trung-Việt, cũng có thể thành lập một tổ công tác đã
đánh dấu những tiến triển mới, mang tính thực chất trong quan hệ đối tác
hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai bên. Theo Viện trưởng Viện nghiên cứu vấn đề
quốc tế Trung Quốc Khúc Tinh, việc thành lập tổ công tác bàn về vấn đề
cùng khai thác trên biển Trung-Việt là một bộ phận quan trọng trong việc
thúc đẩy hợp tác trên biển giữa Trung Quốc và ASEAN. Điều này còn được
chứng minh bằng sự tăng cường lòng tin chiến lược, đưa hợp tác toàn diện
đi vào chiều sâu, xây dựng “phiên bản nâng cấp” Khu vực Mậu dịch tự do
cũng như quyết tâm xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh Trung
Quốc-ASEAN. Vấn đề Biển Đông vốn là vấn đề do lịch
sử để lại duy nhất trong quan hệ Trung-Việt. Ông Ngô Sĩ Tồn cho biết hợp
tác tiền tệ hay kết nối cơ sở hạ tầng đều không phải trở ngại lớn giữa
hai nước. Là nước có liên quan nhiều nhất về vấn đề Biển Đông với Trung
Quốc, Việt Nam luôn có sự lo lắng nhất định đối với việc cùng khai thác
trên biển. Trong khuôn khổ chuyến công du lần này,
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và người đồng cấp Việt Nam Nguyễn
Tấn Dũng đã quyết định thành lập tổ công tác bàn về việc cùng khai thác
trên biển Trung-Việt, ra sức thực hiện để trong năm nay đạt được những
tiến triển thực chất về hợp tác cùng khai thác trên biển ở vịnh Bắc Bộ,
đồng thời bàn bạc, nghiên cứu cùng khai thác ở vùng biển rộng hơn. Điều
này đồng nghĩa với việc Trung Quốc và Việt Nam đã tiến thêm một bước
quan trọng trong việc phá vỡ “trở ngại lớn nhất” của hợp tác song
phương. Ông Lưu Giang Vĩnh, Phó Viện trưởng
Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại, trường Đại học Thanh Hoa cho
biết “sự xuất hiện điểm đột phá trong quan hệ Trung-Việt này có lợi cho
việc thể hiện thành ý, nhẫn nại của Trung Quốc cũng như sự đánh giá của
Việt Nam đối với tình hình Biển Đông”. Tranh chấp biển, đảo là một vấn
đề cục bộ trong quan hệ Trung-Việt, nhưng cũng là vấn đề mấu chốt dễ
dàng gây ra ảnh hưởng đối với toàn cục mối quan hệ hai bên. Đối với Việt
Nam, láng giềng Trung Quốc là một thực thể không thể thay đổi, nếu như
Việt Nam lựa chọn đối đầu với Trung Quốc thì sẽ được lợi ích nhỏ mà mất
đi lợi ích lớn, đồng thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nước này. Theo ông Lưu Giang Vĩnh, việc thành lập
Tổ công tác bàn về việc cùng khai thác trên biên là một tiến triến to
lớn, mang ý nghĩa thực chất liên quan đến tranh chấp đảo, vùng biển mà
hai nước Trung-Việt đạt được. Nhưng điều này không có nghĩa là từ nay
trở đi hợp tác giữa hai bên sẽ thuận lợi. Trong tương lai, hai bên cần
thực hiện đa dạng hóa việc cùng khai thác, không những bắt tay ở lĩnh
vực dầu khí mà còn cùng nỗ lực trên các lĩnh vực khác như du lịch, tham
quan trên biển. Trong khi đó, ông Khúc Tinh đánh giá
việc thành lập Tổ công tác bàn về việc cùng khai thác trên biển đã cho
thấy Trung Quốc tăng cường sự tin tưởng chiến lược đối với ASEAN, đưa
con đường hợp tác toàn diện giữa hai bên đi vào chiều sâu; đồng thời
cũng thể hiện quyết tâm của Trung Quốc trong việc thực hiện cùng phát
triển, phồn vinh với cộng đồng ASEAN. Sự hợp tác trong ba lĩnh vực “trên
biển, trên đất liền và trong lĩnh vực tiền tệ” giữa Trung Quốc và Việt
Nam nhận được sự quan tâm chú ý của dư luận. Giới truyền thông chỉ rõ
nếu Trung Quốc xây dựng mối quan hệ phối hợp tốt đẹp với Việt Nam, nước
có tranh chấp rõ ràng nhất với Trung Quốc, thì vấn đề Biển Đông sẽ xuất
hiện cục diện hoàn toàn mới, thậm chí có thể sẽ thay đổi xu thế Biển
Đông trở thành nơi tranh giành chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ. Trong khi đó, “Báo Văn hối”
(Hong Kong) số ra ngày 15/10 củng đã có bài phân tích mang tựa đề “Ý
nghĩa và ảnh hướng của ‘điểm đột phá’ trong vấn đề Biển Đông giữa Trung
Quốc-Việt Nam”. Theo bài báo trên, quan hệ Trung-Việt đã trải qua nhiều
sóng gió, tuy nhiên trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua của Thủ tướng
Trung Quốc Lý Khắc Cường, quan hệ ấy đã có những bước tiến triển vượt
bậc. Ngày 14/10, Thủ tướng hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã tuyên bố
thành lập Tổ công tác bàn về việc cùng khai thác trên biển, đồng thời
trong năm nay sẽ khởi động tổ công tác hợp tác trong ba lĩnh vực trên
biển, trên đất liền và trong lĩnh vực tiền tệ. Thủ tướng Lý Khắc Cường
nhấn mạnh đây là “điểm đột phá quan trọng” mà quan hệ hai nước đã đạt
được. Việc ký kết thỏa thuận trên ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của
các bên, có học giả cho rằng đây là “động thái lớn” của Trung Quốc trong
vấn đề Biển Đông và Bắc Kinh đã tháo gỡ “nút thắt trong vấn đề Biển
Đông”, đặc biệt đã đưa ra thực tế có tính khả thi trong việc hóa giải
mưu đồ của Mỹ mượn vấn đề Biển Đông để “hình thành bức tường bao vây
Trung Quốc”, đồng thời thúc đẩy toàn diện quan hệ đối tác chiên lược
Trung Quốc-ASEAN bước vào “con đường cao tốc”. So với những nước xung quanh, Trung
Quốc và Việt Nam có một giai đoạn “quan hệ đặc thù”. Sau khi Trung Quốc
và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 18/1/1950, trong lúc
Việt Nam đang trải qua 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, chính
phủ và nhân dân Trung Quốc đã toàn lực giúp đỡ, hai nước đã mở rộng hợp
tác trên các lĩnh vực như chính trị, quân sự và kinh tế,… Tuy nhiên, vào
năm 1979, “hai nước anh em” này đã bùng nổ cuộc xung đột biên giới quy
mô lớn (chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979). Song kể từ những năm
90 của thế kỷ trước, quan hệ giữa hai Đảng, hai nước Trung-Việt đã được
hâm nóng trở lại, lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên thăm viếng lẫn
nhau, giao lưu kinh tế thương mại và nhân văn phát triển nhanh chóng.
Năm 2008, hai nước xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn
diện, lãnh đạo hai nước liên tục duy trì các cuộc thăm viếng, tiếp xúc
qua lại. Về phương diện kinh tế thương mại, Trung Quốc là đối tác thương
mại hàng đầu của Việt Nam, năm 2012 kim ngạch thương mại song phương
đạt 41 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Theo “Nhật báo phố
Wall” ngày 14/10 mặc du lực lượng quân đội của Trung Quốc khiến Việt Nam
lo ngại, nhưng lãnh đạo Việt Nam cũng nhận thức được rằng họ cần Trung
Quốc để cải thiện kinh tế trong tương lai. Vấn đề đặc biệt cần quan tâm là Trung
Quốc và Việt Nam đều đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc giải
quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển và trên bộ. Trải qua nhiều năm đàm
phán, tháng 7/2010 “Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất
liền Trung-Việt” chính thức có hiệu lực, đánh dấu việc hai bên đã giải
quyết toàn bộ tranh chấp biên giới trên đất liền, về vấn đề tranh chấp
trên biển, tháng 12/2000, Trung Quốc và Việt Nam đã ký kết “Hiệp định
phân định vịnh Bắc Bộ”, tiến thêm một bước trong việc giải quyết hòa
bình các tranh chấp trên biển giữa hai nước. Do vậy, việc Trung Quốc và
Việt Nam thành lập Tổ công tác bàn về việc cùng khai thác trên biển
không phải là điều ngẫu nhiên. Xét từ góc độ chiến lược, việc thành
lập tổ công tác trên biển Trung- Việt đáp trả mạnh mẽ việc Mỹ thúc đẩy
chiến lược “tái cân bằng châu Á- Thái Bình Dương”. Mỹ nhiều lần tuyên bố
“quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương và sẽ bố trí lực lượng quân đội
toàn cầu tập trung ở khu vực Đông Nam Á, xung quanh Trung Quốc, đồng
thời tích cực lôi kéo các nước ASEAN, lợi dụng Philippines và Nhật Bản
làm “tốt thí”, kích động gây chia rẽ mối liên hệ giữa Trung Quốc và
ASEAN. Mỹ can dự vào tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước
ASEAN, yêu cầu các nước ASEAN thông qua đàm phán đa phương với Trung
Quốc để giải quyết vấn đề này, mưu đồ quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Mục
đích của Mỹ là xóa bỏ “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông
(DOC)” mà Trung Quốc và ASEAN đã đạt được, đồng thời thúc đẩy việc xây
dựng “Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)”, phá hoại nguyên tắc cơ bản
“gác tranh chấp, cùng khai thác” ở Biển Đông do Trung Quốc đưa ra. Gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình và Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường lần lượt tham dự Diễn đàn
hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và một loạt hội nghị ASEAN
đã phản ánh sự điều chỉnh quan trọng trong chính sách ngoại giao của
Trung Quốc đối với ASEAN, vị thế của ASEAN trong tổng thể ngoại giao
Trung Quốc đã được nâng cấp, tăng cường toàn diện. Theo “Nhật báo phố
Wall”, đây chính là chính sách “gây cảm tình” mà Trung Quốc triển khai
đối với khu vực Đông Nam Á. Chính sách này có lợi cho việc củng cố địa
vị của Trung Quốc ở khu vực này. Trong bài phát biểu tại Indonesia và
Malaysia hồi đầu tháng 10 của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đồng ý
phát triển quan hệ đối tác hợp tác trên biển giữa Trung Quốc và các nước
ASEAN, cùng xây dựng “con đường tơ lụa trên biển”. Đây là ý tưởng chiến
lược quan trọng sau đề xuất cùng xây dựng “vành đai kinh tế con đường
tơ lụa” trong chuyến thăm 4 nước Trung Á của Chủ tịch Trung Quốc hồi
tháng 9. Vừa qua, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Trung Quốc-ASEAN tại
Brunei, lần đầu tiên Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường đã đề xướng
khung hợp tác “2+7” (2 nhận thức chung về chính trị và 7 lĩnh vực hợp
tác) giữa Trung Quốc-ASEAN trong tương lai, phát triển quan hệ đối tác
hợp tác trên biển ở các lĩnh vực ngư nghiệp, bảo vệ môi trường biển,
nghiên cứu khoa học, cứu hộ cứu nạn trên biển… Các động thái trên đã
phản ánh tư duy ngoại giao mới và những điều chỉnh quan trọng trong thứ
tự ưu tiên quan hệ đối ngoại của thế hệ lãnh đạo khóa mới Trung Quốc. Từ “vành đai kinh tế con đường tơ lụa”
đến “con đường tơ lụa trên biển”, Trung Quốc đang phát huy ưu thế biên
giới độc nhất vô nhị của mình, cùng hơn 30 quốc gia, khu vực ở Đông Nam
và Tây Bắc nước này xây dựng cục diện mới tin tưởng lẫn nhau về chính
trị, phồn vinh về kinh tế, hỗ trợ về an ninh ở khu vực Đông Á (châu
Á-Thái Bình Dương). Vai trò mang tính nền tảng trong chuyến công du Đông
Nam Á của Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ phát huy
ảnh hưởng ngày càng sâu rộng trong chiến lược mới giữa Trung Quốc và
ASEAN trong tương lai./.
Vụ Án xét lại chống đảng – phần 1 -(RFA)
-Cho tới nay vụ án mang tên “Xét lại chống đảng” vẫn chưa bao giờ được
chính thức nhìn nhận trong hệ thống chính trị Việt Nam mặc dù gần ba
trăm nạn nhân của nó đã lên tiếng bằng nhiều cách.
Tin mới nhất về phiên xử Đinh Nhật Uy -Hải Huỳnh (Danlambao)
– Một nguồn tin nội chính từ Long An cho hay là cuộc họp 3 bên: An Ninh
– Viện Kiểm sát – Tòa án về vụ Đinh Nhật Uy đã kết thúc vào lúc 12 giờ
thứ ba ngày 22.10.2013. Kết quả của phiên họp này thì Đinh Nhật Uy sẽ bị
kết án 18 tháng tù. Người ta đã tính toán hết các diễn biến phiên tòa,
phản ứng của luật sư và dư luận cũng như chắc chắn là Đinh Nhật Uy sẽ
kháng án sơ thẩm để kết quả ở án phúc thẩm y án thì mức án 18 tháng tù
giam là lựa chọn tối ưu. Phiên xử ở Long An vào ngày 29.10 đến đây có
các mục tiêu:
Trần Thị Nga bị bắt, bị đánh khi đến phòng tiếp dân (Nguyễn Tường Thụy) -Ngày
hôm qua, 21/10/2013, cô Trần Thị Nga đến phòng tiếp dân tỉnh Hà Nam nộp
đơn tố cáo, bị công an bắt đưa về trụ sở công an phường. Tại đây cô bị
đánh, thu giữ tài sản. Hiện nay chiếc xe máy vẫn chưa được trả.
Sau đây, Trần Thị Nga kể về những gì đã xảy ra đối với mẹ con cô:
Hàng chục phạm nhân trại giam A2 – Bộ Công an gây rối (TT) -Thượng
tá Nguyễn Thành Linh – phó trưởng Công an huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) –
cho biết chiều 20-10, một nhóm vài chục phạm nhân ở trại giam này (đặt
tại xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh) có hành vi la lối, gây mất an ninh
trật tự. Hiện vụ việc đang được điều tra.(Có bi nhiêu đó)
Dao Thanh Huong - Trên giấy, CNXH và tính từ của
nó (XHCN) không xấu, mà đẹp, thậm chí cực đẹp. Bởi vì, trên giấy, CNXH
hơn hẳn về mọi mặt so với CNTB. Các nước Thụy Điển, Phần Lan, Canada,
Mỹ, Đức… và những nước tư bản phát triển nhất, đã là cái đinh gì, nếu
đặt trước những gì mà CNXH từng hứa hẹn trên giấy? - Nhưng đặt vào thực tế Việt Nam
thì các từ này hết đẹp, lại còn lố bịch. Vì VN đã chính thức mang danh
XHCN mà vẫn bị xếp hạng quá thấp so với các nước tư bản trung bình. Cứ
tưởng chỉ Libya mới kệch cỡm khi ở trình độ bộ lạc mà vẫn xưng danh XHCN
ư?
Trong quá khứ, chính cái gọi là CNXH
hiện thực Liên Xô – dài tới 74 năm – đã tự phô bày quá đủ để nhân dân ở
đó vĩnh viễn xin “cạch”. Tốn cả một kiếp người. Còn tại nước VN mang tên
xã hội chủ nghĩa, thì CNXH đang là hiện thân của nhiều cái kém cỏi và
xấu xa. Trải 37 năm (nửa đời người) liệu đã đủ để rút ra kết luận? Đó
là: Muốn bêu xấu CNXH, không gì hiệu quả bằng dùng nó để đặt tên cho một
nước đang bị xếp hạng thấp trên thế giới. Một học sinh trung bình, hoặc
dưới trung bình, nếu tự ý thêu vào ngực áo mấy chữ: Giỏi Nhất Trường…
thì thật kệch cỡm. CNXH trên giấy: Đẹp tuyệt trần Đảng CS coi chủ nghĩa tư bản là xấu xa,
bất công, hết thời… sẽ bị thay thế bằng một chủ nghĩa tốt đẹp hơn: Đó
chính là CNXH, CNCS. Trên con đường tiến hóa nhân loại, chế độ sau phải
tốt đẹp hơn chế độ trước, quả là quy luật. Vậy thì, hễ còn trương lên
cái biển sặc sỡ CNXH, đảng CS còn chính danh để cầm quyền. Cương lĩnh
2011 tất nhiên phải ghi CNXH là “khát vọng” của nhân dân (!) Để xứng với tên gọi CNXH, thì về mặt dân
sinh, ít nhất phải hiện-thực-hóa hai điều cơ bản – mà người dân dễ
thấy, mỗi khi quan sát thái độ bọn tư bản: 1) Giàu có hơn. Giàu “nứt đố, đổ
vách”, nhờ năng suất cao. Của cải tuôn ra như thác đổ, khiến “bọn” tư
bản phải tự thấy xấu hổ, chỉ muốn “đi vào lịch sử”… 2) Phân phối công bằng hơn. Thể hiện bằng thu hẹp khoảng cách giàu-nghèo, khiến dân tư bản thèm nhỏ rãi, cứ ùn ùn di cư sang – bất chấp ngăn cấm. Được thế, một chế độ có quyền tự xưng là XHCN. Không được thế, chỉ là thậm xưng. Thậm xưng nào mà chẳng lố bịch? CNXH trên thực tế Dưng cơ mà, xét tương đối và so với xung
quanh: từ khi vỗ ngực xưng là nước XHCN, Việt Nam không giàu hơn; nguy
cơ tụt hậu cứ ngày càng hiển hiện. Còn khoảng cách giàu-nghèo đang doãng
ra. Đại gia mua máy bay, trẻ nghèo chỉ mong “cơm có thịt”. Hỏi: Có kệch
cỡm không, khi tên nước ta cứ đeo cái cục thừa có tên XHCN chỉ đẹp trên
giấy? Để khách quan, xin cứ đọc phần “đánh giá
tình hình” ở Cương lĩnh và trong tất thảy các Nghị quyết lớn của đảng
cầm quyền – kể từ khi nước ta có tên XHCN đến nay – và cứ góp nhặt tất
cả những gì khả quan nhất trong đó… Rốt lại, chúng vẫn không có tý gì để
so sánh với CHXN trên lý thuyết. Vậy, hà cớ gì mà cứ dùng cái tên quá
đẹp để gọi một hiện trạng đủ xấu? Mới là THỜI KỲ QUÁ ĐỘ thôi mà… Có thể, người ta giải thích rằng: Hiện
nay mới là thời kỳ “quá độ tiến lên CNXH”, làm sao dám đem những tiêu
chuẩn lý thuyết XHCN để so sánh? Toàn đảng, toàn dân phải đọc kỹ Luận
cương mới nhất của đảng CS mà phấn đấu lâu dài chứ (!). Nếu vậy, vấn đề đặt ra là: Thời kỳ quá độ sẽ dài bao lâu? Nếu nó chỉ dài 20 hay 30 năm là đủ để
nước ta vượt các nước tư bản, thì cái tên XHCN có thể đưa vào quốc hiệu
ngay hôm nay. Tuy sớm một chút, không sao. Một đời người phấn đấu, đủ để
nhìn thấy CNXH. Sẽ yên tâm mà nhắm mắt. Khốn nỗi, toàn thể bộ Chính chính trị,
toàn thể Ban bí bhư, toàn thể hội đồng Lý luận, thậm chí toàn thể ban
Chấp hành trung ương đảng và toàn thể Quốc hội, Chính phủ… cãi nhau đến
Tết cũng không dám thống nhất trả lời “một trăm năm”… để mà trở thành lũ
khuếch khoác. Trả lời “hai trăm năm” vẫn thiếu khiêm tốn… Cứ trả lời “còn mù mịt” là đúng nhất. Thế thì, tại sao suốt 30-40 năm nay,
chúng ta cứ đặt tên nước để ngóng cái tương lai tốt quá trời (trên giấy)
vẫn còn mù mịt, mông lung? Cứ như “lý ngư vọng nguyệt” (cá chép ngóng
trăng)… Đúng là không có cái bệnh “khiêm tốn
cộng sản”, chỉ có bệnh kiêu ngạo CS – như có người đã nói. Khốn nỗi, kẻ
kiêu ngạo vẫn thực sự có cái gì đó xứng đáng để kiêu ngạo. Đằng này,
việc trót đặt tên nước là XHCN, khi có dịp may để sửa (sắp quyết định
Hiến pháp) mà vẫn không sửa, thì… không phải kiêu ngạo nữa, mà là hoang
tưởng, lố bịch, kệch cỡm… Cụ thể hóa khái niệm lố bịch, kệch cỡm Muốn có danh sách Bộ chính trị (cụ Tô
Huy Rứa, cụ Đinh Thế Huynh, cụ Lê Hồng Anh, cụ Nguyễn Phú Trọng…), rồi
danh sách Ban bí thư, Ban chấp hành trung ương hoặc Quốc hội… cứ lên
mạng internet mà tìm. Quý vị trong các tổ chức này, dù đang ăn trên,
ngồi trốc, cũng vẫn là con người, vẫn có quyền mơ ước và kỳ vọng vào con
cái mình. Các vị có thể đặt tên cho con cháu mình để thể hiện kỳ vọng
(như đảng đặt tên nước). Nếu trong đám trẻ mẫu giáo xuất hiện các cháu có những cái tên (đại loại như): Tô Huy Thiên-Tài, Đinh Thế Đỉnh-Cao-Trí-Tuệ, Lê Hồng Hoa-Hậu-Quốc-Tế, hoặc Nguyễn Phú Thiên-Đường…
cũng chẳng sao. Quyền đặt tên mà… Nếu chẳng may, hiện thực không chiều ý
cha ông, thì sự lố bịch chỉ kéo dài tối đa 20 năm, rồi chính những đứa
trẻ sẽ đòi cha-ông chúng phải đổi tên cho chúng. Không đổi? Chúng chửi
cho, và tự chúng cứ đổi. Thế còn đặt một quốc hiệu kệch cỡm, kéo
dài tới vài trăm năm (hết thời kỳ quá độ) thì thanh minh cách gì – như
phát biểu tại nghị trường của một số ông bà nghị sĩ – cũng phô bày một
thứ tư duy lố bịch và kệch cỡm mà thôi. Chả lẽ lại kể tên các ông bà này
ra đây? Nếu QH cứ thông qua cái tên lố bịch và kệch cỡm? Thì đó là tư duy của một đám kệch cỡm. Tôi vẫn quỳ xuống mà vái cái tên Việt Nam
thân thiết, gắn bó và thiêng. Đó là tên Tổ Quốc tôi. Tôi “ấy” vào cái
tính từ kệch cỡm và lố bịch – như cái gông ma quái, nhưng mạ vàng –
choàng lên cổ Tổ quốc tôi.
“Chân lý” của Cộng sản chỉ ở trên nòng súng!
Cựu Sinh viên miền Nam (*) Tôi đã đọc bài viết “Trí thức Việt Nam trước vận mệnh của non sông” của David Thiên Ngọc (TN) và bài “Nhìn các trí thức trong phong trào TNSVHS miền Nam thế nào?” của Huỳnh Phan (HP). Tác giả HP, phê bình tác giả TN không
khách quan cùng công bằng trong những nhận định của mình, nhưng rồi
chính mình lại vướng phải, nặng nề. Nặng nhất là rất mơ hồ trong những
dẫn chứng, có thể gây hiểu lầm tai hại cho nhiều người đọc không rõ tình
trạng ở miền Nam ngày trước. Sau đây chỉ xin nêu ra vài điểm HP viết:
1. “… cha tôi bị lùng bắt vì trước
kia có tham gia Thanh niên Tiền phong, mẹ tôi bị tra nước (đổ nước vôi
vào mũi, vào miệng) để khai chỗ cha tôi trốn.” Làm gì có chuyện bị lùng bắt chỉ vì
trước kia tham gia TNTP (**)? Vô số người từng tham gia TNTP, hay thậm
chí đã đi kháng chiến chống Pháp rồi về thành sau 1954, đã tham gia
chính quyền, quân đội VNCH. Dòng họ tôi có biết bao nhiêu người đi kháng
chiến và về sống an bình, có sao đâu, nếu không tiếp tục theo Việt cộng
nằm vùng? Không tiếp tục theo Việt cộng sao lại phải trốn để bị truy
lùng? 2. Tác giả viết “có thanh niên bị giết mổ bụng lấy gan bởi ‘lính Nguỵ’” Một anh thanh niên bỗng dưng bị bắt ..
mổ bụng? Mà có bao nhiêu người thanh niên “vô can” như thế? Biết bao
nhiêu viên chức xã ấp đã bị tử hình, rồi để lại tờ giấy trên ngực, bởi
“tòa án cách mạng” hàng năm trong cuộc chiến? Hàng ngàn hay chục ngàn?
Trong chiến tranh chuyện trả thù tàn bạo bởi cả hai bên là điều không
tránh khỏi bởi một số cá nhân. Nhưng chủ trương khủng bố, ám sát là tội
ác chiến tranh. 3. Tác giả viết cứ như là người dân miền
Nam ngày trước bị chia ra đồng đều hai phía về chính trị. Sai bét! Chỉ
có một thiểu số rất nhỏ theo Cộng sản thôi (tôi là người miền Nam, cũng
từng ở thôn quê lẫn thành thị ngày trước). Phe theo CS chống đối có thể
họ nổi bật, ồn ào, cố tạo ấn tượng được đông đảo nhân dân ủng hộ (và rất
tàn bạo trong những vụ khủng bố, ám sát, đặt mìn), vì đó là mục đích
của họ. Nếu “ngang ngửa” như tác giả HP tạo ấn tượng thì đâu có chuyện
hàng mấy triệu thanh niên miền Bắc phải ùn ùn băng rừng vào Nam “giải
phóng”, để khiến cho Mỹ phải đổ quân vào mong cứu đồng minh của mình? 4. Tác giả HP ghi “còn ‘bên thua cuộc’ thì đa số gần như mặc nhiên chấp nhận điều đó (tức bên thắng cuộc có chân lý)”. Làm gì có chuyện người miền Nam (không
CS) tin rằng bên thắng cuộc có chân lý? Không một giây phút nào từ những
ngày đó. Vì thực tế, ngoài những lời tuyên truyền trên báo đài, có bao
giờ người CS chứng tỏ bằng thực tế họ có chân lý đâu? Hầu như mọi chuyện
đều là lừa dối. Nhất là mục tiêu “giải phóng miền Nam” thật ra cũng chỉ
là cưỡng chiếm miền Nam để biến thành một nước CS như quyết định của
Trung cộng (và khối CS) mà thôi. Chân lí chỗ nào? Thật ra bây giờ mà còn tranh cãi về
những “chân lí” đó thì đúng là hết sức khôi hài. Cái thực trang của miền
Nam hiện nay, sau 38 năm được “giải phóng”, hay của cả nước từ khi CS
tràn về chưa cho thấy điều gì hay sao? “Chân lí của CS chỉ ở bên nòng súng”,
câu này hình như của Mao Trạch Động? Dạt ra xa hơn nòng súng một tí,
hay súng bị … cong nòng, thì chân lí đó biến mất, không để lại dấu vết
(như ở Đông Âu và Liên Xô cũ chẳng hạn). Họ (CS) sai bét từ chuyện nhỏ
đến lớn. Dối lừa từ chuyện lớn đến nhỏ. Và tham ô, tàn bạo, thì không
chế độ nào bằng! Tôi tin rằng đại đa số người miền Nam không mơ hồ về những chuyện này!
—
* Bài viết trên là một phản hồi của độc giả có nick là “Cựu SV miền Nam”, trong bài của Huỳnh Phan: Nhìn các trí thức trong phong trào TNSVHS miền Nam thế nào?. Tựa bài viết do Diễn đàn đặt.
** Xem: SỰ RA ĐỜI CỦA THANH NIÊN TIỀN PHONG Ở NAM BỘ NĂM 1945.
Anh Gấu Phạm - Hoàng tử và Đại tướng (5)
Anh Gấu Phạm
Theo FB Anh Gấu Phạm
Về đến Mỹ, Khanh bắt tay ngay vào việc gỡ băng thu âm cuộc đối
thoại Hà Nội. Anh mất 19 tiếng để ghi xuống và dịch các đoạn nói chuyện
trong buổi gặp kéo dài vỏn vẹn có một tiếng rưỡi. Khanh gửi bản dịch cho
John để John chấp bút bài báo. Bài được đăng trong số tháng Mười một
của George với nhan đề: The George Interview: Vietnam’s Ruthless Warrior
General Vo Nguyen Giap (Mục Phỏng vấn của George: Tướng Võ Nguyên Giáp -
Chiến binh Tàn nhẫn của Việt Nam.) Chữ ruthless trong tiếng Anh không
nhất thiết có hàm ý nặng nề như tàn nhẫn trong tiếng Việt mà thường được
dùng để nhận xét một người như không nương tay, không lụy tình, cứng
rắn, lạnh lùng.
Số báo có đăng bài phỏng vấn
Bài báo khởi đầu với một đoạn giới thiệu về xuất thân và tóm tắt thân
thế sự nghiệp của Tướng Giáp với một trọng tâm dễ hiểu về cuộc chiến
Việt Mỹ. Đoạn này có những trích lời của Cụ Giáp về chiến tranh nhân
dân, những thứ công thức mà ai đã đọc các hồi ký của Cụ chắc đều đã quen
thuộc. Tác giả giải thích tính thiện chiến của quân đội [nhân dân Việt
Nam] là kết hợp của tinh thần “ai cũng phải chiến đấu chống giặc” với
việc huấn thị tư tưởng chính trị liên tục. Tướng Giáp có niềm tin rằng
một đội quân du kích có kỷ luật có thể chiến thắng một quân đội thông
thường dù họ có vũ trang tối tân đến đâu. Tác giả cho rằng cuộc chiến
tranh chống Pháp đã chứng tỏ quan điểm này của ông Giáp là đúng và trong
cuộc chiến tranh chống Mỹ ông đã một lần nữa tìm cách khai thác những
nhược điểm của đối phương.
Trang đầu bài báo
Điểm yếu chính của đối phương được coi là họ [quân Mỹ] thiếu năng lực
đạt được các mục tiêu chính trị cần thiết để có được một chiến thắng
quân sự lâu dài, ông Giáp đã sửa đổi các chiến thuật theo hướng này. Nói
về quân Mỹ, bài báo trích lời ông Giáp nói rằng quân đội của ông sẽ
đánh thắng quân Mỹ lúc họ có nhiều quân, nhiều vũ khí, nhiều hy vọng
thắng trận nhất; bởi vì những ưu thế quân sự đó sẽ giống như cối xay
nghiến vào cổ họ. Ông đã kéo dài cuộc chiến càng lâu càng tốt để làm cạn
kiệt nguồn lực và tinh thần chiến đấu của đối phương, đồng thời lợi
dụng tinh thần phản chiến dâng cao bên dân Mỹ.
Tác giả cũng nhắc lời tướng Westmoreland về việc tướng Giáp là tay
nướng quân không ngần ngại. Bằng chứng đưa ra là chính lời của Cụ Giáp
được ghi lại nói rằng “hàng phút có hàng trăm, hàng ngàn người chết trên
thế giới, thế thì nếu có 10 ngàn người hy sinh, dù họ có là đồng bào
của chúng tôi đi nữa, thì cũng chưa phải là nhiều.” Tác giả bày tỏ cảm
giác khó gắn kết hình ảnh vị tướng lẫy lừng với ông già 87 tuổi ngồi
uống trà nhài và ăn bánh đậu xanh cùng tác giả hôm đó. Trước khi chuyển
sang phần hai là phần trích dẫn trực tiếp các câu hỏi đáp, tác giả kể
lại lời Cụ Giáp nói: “Tôi từng là vị tướng của chiến tranh nhưng giờ tôi
muốn là vị tướng của hòa bình.” Cụ vừa nói vừa vỗ đùi tác giả - anh
John.
Trang hai bài báo
Trong một câu trả lời về lịch sử gần đây của mối quan hệ Việt Mỹ, cụ
Giáp có nhắc đến cha của John, cố Tổng thống Kennedy, rằng khi ông lên
nhậm chức thì cụ là tổng tư lệnh và vì thế đã dành rất nhiều thời gian
để nghiên cứu những suy nghĩ và chính sách của vị Tổng thống mới. Ban
đầu, tướng Giáp cho rằng Kennedy có kế hoạch sử dụng sức mạnh quân sự để
giúp chính quyền Sài Gòn chặn đứng phong trào cộng sản nhưng sau này
nhờ vào các tài liệu lịch sử mà ông Giáp nhận ra là Tổng thống Kennedy
về sau đã thay đổi quan điểm và không còn ủng hộ chính quyền Ngô Đình
Diệm nữa và muốn duy trì một sự tham gia hạn chế của nước Mỹ trong cuộc
chiến ở Việt Nam. Ông Giáp đã đề cập đến một giả thiết là nếu Tổng thống
Kennedy không chết thì mọi thứ có lẽ đã khác, không đến nỗi [tồi] như
dưới thời các Tổng thống Johnson và Nixon. Đề cập đến quan hệ hậu chiến
và tiến trình hòa giải, ông Giáp nói rằng hai nước phải cố tìm cách hiểu
nhau, đặc biệt là các thế hệ người trẻ. Ngoài ra hai bên đều nên có
trách nhiệm chung giúp đỡ các nạn nhân của chất độc Da Cam.
Trong khoảng thời gian sau đó, Khanh bận rộn hơn với các công việc
của gia đình. Giao tiếp giữa hai người thường qua điện thoại hay email.
John đã đặt Khanh làm một bài phỏng vấn Pete Peterson, cựu tù binh Mỹ
tại nhà tù Hỏa Lò tục danh Hanoi Hilton lúc đó mới trở thành Đại sứ đầu
tiên của Hoa Kỳ tại Việt Nam sau chiến tranh. Khanh đã thực hiện bài
phỏng vấn này và bài được đăng trên tạp chí George khoảng đầu năm 1999.
Tới mùa hè năm 1999, Khanh dành phần lớn thời gian chăm sóc con trai
anh điều trị bệnh ung thư máu. Tháng Bẩy năm 1999, cháu bé hoàn thành
một đợt hóa trị kéo dài 2 năm rưỡi và Khanh quyết định đưa cháu đi sang
Los Angeles chơi. Chiều ngày 16 tháng Bẩy, Khanh cùng con trai ăn tối
sớm với Kevin, bạn thân của John là người đã cùng đi Việt Nam, để sau đó
tới xem một buổi biểu diễn của Kevin nhân anh này có nghề tay trái là
diễn hài. Lúc họ đang cùng trò chuyện về John và chuyến đi Việt Nam đầy
kịch tính mùa hè năm trước lúc 7h chiều giờ bờ Tây tức 10h tối giờ bờ
Đông Hoa Kỳ thì John đã chết rồi.
Đường bay và địa điểm tai nạn
Chiều tối ngày 16 tháng Bẩy năm 1999, John Kennedy Jr. cùng vợ là
Carolyn và chị vợ là Lauren Bessette đã tử nạn trong một tai nạn máy bay
do chính John lái bay từ New Jersey tới Martha’s Vinyard ở Massachusets
để dự tiệc cưới của một người họ hàng của John. Do nhiều nguyên nhân
(10 nguyên nhân như liệt kê của bên điều tra) mà chủ yếu là các nguyên
nhân tầm nhìn kém, phi công thiếu kinh nghiệm, không đủ huấn luyện để
bay đêm không có dụng cụ chỉ đường mà máy bay đã đâm xuống Đại Tây
Dương.
Tổng thống lúc đó là Bill Clinton đã cho phép tầu hải quân trợ giúp
trong việc tìm xác các nạn nhân và sau đó ra lệnh treo cờ nửa cột – là
hình thức treo cờ tang tưởng niệm của Mỹ - ở Nhà Trắng và các địa điểm
công cộng trên toàn quốc. Kết quả giảo nghiệm cho thấy John đã tử vong
ngay thời điểm máy bay đâm xuống mặt nước. Ngày 22 tháng Bẩy, tro xác
của John cùng vợ và chị vợ đã được khu trục hạm USS Briscoe rải ngoài
Đại Tây Dương bên bờ biển Martha’s Vinyard nơi tai nạn xảy ra. Nghi lễ
trọng thể đặc biệt này dành cho những người chỉ là thường dân được chính
Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó là William Cohen cho phép.
Khanh nhận được điện thoại của em trai anh báo tin sáng sớm ngày hôm
sau tai nạn xảy ra khi cuộc tìm kiếm xác máy bay rơi và thi thể những
nạn nhân vẫn đang diễn ra. Anh nói là anh biết chắc là John đã chết rồi
dù lúc đó người ta chưa tìm thấy xác. Tôi không hỏi anh câu hỏi thừa là
anh có buồn không khi mất một người bạn đặc biệt như John nhưng Khanh kể
là anh có ngồi ngoài sa mạc và viết một bài dài về John để ghi lại
những thứ kỷ niệm của tình bạn giữa hai người trong khoảng thời gian 5
năm. Khanh kể lúc chúng tôi bắt đầu ăn đồ tráng miệng về một cô bé mà
John và anh đã gặp trên đường từ Hạ Long về Hà Nội. Cô bé khoảng 12 tuổi
cõng đứa em đứng xin tiền bên bến phà nào đó. Nhìn cô bé khổ cực John
nhờ Khanh hỏi chuyện rồi ra gặp mẹ cô bé tại nhà gần đó để hỏi tình cảnh
ra sao, học hành thế nào. Cha đẻ cô bé đã mất và người mẹ tái giá với
một người làm nghề xây dựng sống tạm bợ ở gần bến phà. Hàng ngày cô bé
cõng em là con của mẹ với người chồng sau ra bến phà ăn xin. John đã hỏi
xin địa chỉ của cô bé mà Khanh nhớ là Nguyễn Thị Thơm quê ở huyện Mỹ
Hào để sau đó John muốn Khanh gửi chút gì giúp đỡ. Khanh nói rằng sau
khi John mất thì anh không còn tâm trí đâu mà làm việc gì nữa và tấm
giấy để địa chỉ của cô bé kia anh cũng để lẫn đâu mất. Anh gục đầu xuống
xong lúc ngẩng mặt lên tôi nhìn thấy mắt anh có nước mắt. Anh nói anh
đúng là “thằng hứa lèo” và nói với tôi chắc sẽ tìm bằng được địa chỉ của
em Thơm để quay lại làm gì đó cho cô bé giờ chắc đã 26-27 tuổi để hoàn
thành lời hứa với John.
Số tưởng niệm trên tạp chí Time
Từ đầu bữa Khanh thỉnh thoảng lại tặc lưỡi đồ ăn này “tinh vi” quá
Khanh không biết ăn đâu. Nhưng giống như một người Hà Nội chính hiệu anh
đả bánh mì Pháp với bơ bao nhiêu cũng hết. Đồ dessert chúng tôi ăn lúc
cuối có món kem gồm ba muỗng kem dâu đặt trên một miếng đá băng lạnh tới
mức tỏa mầu xanh thẳm như nước biển sâu. Mới hôm trước tôi được đọc
trong sách Lolita của Nabokov một so sánh ẩn dụ một người mang trong
mình miếng băng đá mầu xanh thay cho trái tim, một so sánh mà giờ lúc
Khanh cúi đầu chảy nước mắt thương người bạn quá cố tôi thấy sao thật
hợp tình hợp cảnh. Chúng tôi rời phòng ăn đi ra sảnh khách sạn. Mười lăm
năm đã trôi qua kể từ buổi tiếp tân nào đó lúc Khanh và John bàn bạc về
việc “cứ đi Việt Nam đi - xin phép không được thì xin lỗi.” Khách sạn
đã được sửa sang tân tạo tới mức Khanh không nhớ ngay được chỗ mà anh và
John đã đứng. Anh hỏi hai cô tiếp tân đứng đó – trông họ trẻ tới mức mà
tôi nghĩ 15 năm trước đây chắc họ cũng chỉ là những cô gái bé như em
Thơm ở Mỹ Hào – họ cố giữ vẻ mặt nghiêm nghị phù hợp với người đang làm
việc nhưng không giấu được vẻ tò mò về người đàn ông da trắng đi đi lại
lại trong sảnh nói chuyện một mình bằng thứ tiếng châu Á nào đó mà họ
không nhận ra. Không biết nếu các linh hồn có tồn tại thì John có tham
gia cùng với bữa trưa của chúng tôi và đứng quanh đó lúc đó không.
Tôi giữ máy ghi âm chạy trong suốt thời gian chúng tôi nói chuyện với
nhau, lúc đó thời lượng thu âm đã chỉ gần 2 tiếng. Chúng tôi bước ra
khỏi cửa kính khách sạn lúc 3h chiều một buổi chiều mùa thu nắng đẹp ở
Washington DC. Tôi nheo mắt nhìn cảnh vật xung quanh và có cảm giác
choáng ngợp như vừa xem xong một bộ phim rất xúc động, rất ấn tượng, và
thật tới mức như có thể bẻ cong cảm nhận về thực tại.
Khanh bỗng hỏi tôi: “Anh muốn biết chuyện về cái quần tôi đang mặc không?”
Quả tình lúc tới đón anh tôi đã thấy cái quần đấy thật lạ. Nó như cái
quần pajama hay quần của đám du lịch ba lô, mặc rộng rãi thoải mái may
bằng thứ vải dầy và có những sọc nhỏ li ti như ô giấy kẻ caro với các
đường kẻ mầu xanh lam và các ô vuông mầu xanh lục. Tôi đã định hỏi nhưng
lại nghĩ không khéo trang phục tôn giáo gì đó mình hỏi lại thành ra mất
lòng khách nên thôi. Giờ anh hỏi tôi mới gật gù rằng tôi muốn biết.
“Lúc đi bơi thuyền bọn tôi muốn có một loại đồng phục nên tôi lấy cái
quần của Kenan làm mẫu xong tôi ra chợ Đồng Xuân mua vải về may mỗi
người trong nhóm một cái rồi đặt tên cho cả nhóm là Pác Bó Yatch Club –
Câu lạc bộ thuyền buồm Pác Bó. Hai cái mầu xanh này chính là mầu nước
biển Hạ Long và nước Bằng Giang.”
Bằng giang - Cao bằng - Pắc Bó
Ưu Thế Ðáng Ghét và Trách Nhiệm Ðáng Sợ Của Hoa Kỳ
Nguyễn Xuân Nghĩa
Trận
đánh về ngân sách Hoa Kỳ vừa tạm hưu chiến cho đến đầu năm tới. Thế giới
thở phào vài tháng rồi lại thấy nhức tim hay khó chịu về chuyện bên
trong nước Mỹ. Ðấy là lúc ta sẽ lại nhìn Hoa Kỳ, từ bên ngoài, theo giác
độ của thiên hạ. May ra thì hiểu vì sao thế giới thấy Hoa Kỳ đáng ghét,
đáng sợ, hoặc cả hai... Trước hết, khi đệ nhất siêu cường
kinh tế toàn cầu đang tung hứng một trái lựu đạn mà người ta cho là có
thể nổ bất cứ lúc nào - bị nguy cơ “vỡ nợ” - thì nền kinh tế hạng nhì là
Trung Quốc đã phản ứng. Ban đầu, chỉ là quan điểm “bán chính thức” của
một bình luận gia trên Tân Hoa Xã ngày Chủ Nhật 13 về nhu cầu xây dựng
một thế giới không còn vị trí thống trị của nước Mỹ và đồng Mỹ kim
(chuyện “Phi Mỹ Hóa” - de-Americanization). Sau đó là lời phát biểu
chính thức hơn của Bộ Thương Mại Trung Quốc vào Thứ Năm 17, ngay trước
khi Quốc hội Mỹ hưu chiến. Rằng việc Hoa Kỳ vi ước - default, không tôn
trọng được cam kết tài chánh của mình, chưa hẳn là vỡ nợ insolvent - có
thể gieo họa cho sự phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Như đa số dư
luận, quốc gia chủ nợ số một đã đả kích thái độ khó lường của Mỹ trong
giai đoạn bất trắc hiện nay của kinh tế toàn cầu, nhưng Bắc Kinh chú
trọng nhiều hơn đến hậu quả là có thể đánh sụt khả năng xuất cảng của
mình. Ðấy là cơ hội cho chúng ta tìm hiểu vì sao những tính toán cục bộ
của nước Mỹ - như chuyện tranh cử 2014 - lại gây họa cho thiên hạ. Nói
cách khác, khi cử tri Mỹ bỏ phiếu, họ có quan tâm đến hậu quả quốc tế
mà đại diện dân cử của họ ở cấp liên bang có thể gây ra hay chăng?
***
Không
đợi tới khi Trung Quốc “cải cách và khai phóng”, trước đó cả chục năm,
Tổng trưởng Tài chánh Pháp Valérie Giscard d' Estaing (sau này là Tổng
thống) đã than về “lợi thế kinh khủng” (privilège exhorbitant) của Hoa
Kỳ với đồng Mỹ kim là ngoại tệ dự trữ của thế giới. Giscard d'Estaing
than vãn như vậy trước khi Tổng Thống Richard Nixon chặt neo và thả nổi
đồng đô la từ Tháng Tám năm 1971. Từ đó, Mỹ kim còn tung hoành thô bạo
hơn!
Khi tiền Mỹ là phương tiện giao hoán phổ biến, các đệ tam
nhân, giả dụ như Indonesia hay Argentina, mà mua bán với nhau đều phải
thanh toán bằng đô la xanh. Nhà nhập cảng của xứ này phải tìm ngân hàng,
trả hoa hồng để mua đô la bằng đồng nội tệ rồi dùng đô la thanh toán
tiền mua hàng của xứ kia. Và nhà xuất cảng nhận đô la có thể phải đổi ra
đồng bạc của mình để giải quyết nhu cầu sản xuất ở nhà. Từng bước tốn
kém đó là loại “ẩn phí” mà họ phải trả, nhưng chẳng là vấn đề của các
doanh nghiệp xuất nhập cảng Hoa Kỳ. Ngay cả dân Mỹ khi là du khách muôn
phương cũng chẳng ý thức được lợi thế của họ, khi tới Bueno Aires, Paris
hay Jakarta cứ hồn nhiên cà thẻ tín dụng và thanh toán mọi chi tiêu
bằng đô la Mỹ.
Chúng ta gặp nghịch lý là 1) tiền Mỹ thì ai cũng
thích, 2) mà dân Mỹ có khi bị ghét. Nhưng đa số người dân xứ này lại
không biết, và thật ra họ còn bị ghét oan vì vị trí ưu đãi của Mỹ kim
cũng có bất lợi. Trong một bài “kinh tế cũng là chính trị”, ta sẽ trở
lại chuyện chuyên môn phức tạp này. Ở đây, xin chỉ nói về “Hoa Kỳ nhìn
từ bên ngoài”, nhưng từ một giác độ khác.
***
Mâu thuẫn về
ngân sách vừa qua tại Hoa Kỳ chỉ là một vụ xung đột nhỏ trong một trận
đánh của cả một cuộc chiến rộng lớn về triết lý chính trị. Nhìn từ bên
ngoài, ta nên thấy ra nhiều cấp khác nhau, từ nhỏ đến lớn và từ đoản kỳ
một năm tới trường kỳ của nhiều năm và nhiều cuộc bầu cử.
Một phe thiểu số trong đảng Cộng Hòa - thuộc phong trào Tea Party theo xu hướng “libertarian' với chủ trương tự do tuyệt đối
và thu hẹp vai trò của chính quyền đến tối thiểu - đã nhân cuộc tranh
luận hàng năm về ngân sách và mức công trái tối đa mà gài vào những điều
kiện nhằm tê liệt hóa hoặc ít ra giới hạn phạm vi áp dụng của đạo luật y
tế Obamacare.
Ðạo luật được biểu quyết và ban hành từ gần bốn
năm trước - với nhiều sửa đổi tự tiện và mờ ám của chính quyền Obama -
nhưng đã là luật và không thể thu hồi hay đảo ngược nếu Cộng Hòa không
kiểm soát được cả Hành pháp lẫn lưỡng viện Quốc hội. Dù sao mặc lòng,
phe thiểu số đòi khai chiến và đánh tới cùng vì lý do thuộc phạm vi ý
thức hệ: giảm thiểu vai trò nhà nước.
Một định nghĩa khác của ý
thức hệ: dù có gây tổn thất, bị thất cử hay khủng hoảng chẳng hạn, thì
vẫn phải làm! Ta dễ hiểu ra điều ấy khi nhớ đến ý thức hệ cộng sản...
Ngược
lại, phe Dân Chủ cũng là nạn nhân của ý thức hệ từ phía cực tả khi chủ
trương tăng chi, phát huy quyền phá thai và hôn thú đồng tính, bảo vệ
môi sinh bằng mọi giá, hoặc tranh thủ hậu thuẫn của thiểu số da màu,
giải tỏa chế độ di dân, v.v... Ít ai chú ý là phe cực tả về xã hội với
chủ trương phóng túng, như phá thai, đồng tính hoặc tự do trồng cần sa,
lại rất gần với xu hướng “libertarian” - và cũng cực đoan chẳng kém đám
Tea Party!
Sau khi thất bại - mà thất bại là tất yếu vì kém phiếu
lẫn cách tuyên truyền - phe Cộng Hòa sẽ lui về cãi nhau và đổ lỗi, với
sự phụ họa của truyền thông, đa số thiên tả. Nhưng trên đà thắng lợi,
phe Dân Chủ sẽ lại rơi vào tranh luận nội bộ về những đề mục sinh tử
khác.
Tăng chi và tăng thuế đến mức nào khi gánh nợ thật của nước
Mỹ đang đe dọa các thế hệ về sau? Làm sao giới hạn các mục chi “chính
đáng”, entitlements, trong ngân sách để hạn chế sự bùng nổ và vỡ nợ tất
yếu của khối công trái 17 ngàn tỷ và những cam kết chắc chắn là sẽ vi
ước của quỹ an sinh xã hội hay y tế?
Chúng ta đang chứng kiến một
sự lạ, là hai nhóm thiểu số của hai đảng đã hướng dẫn cả nước vào loại
mâu thuẫn khó hòa giải. Ðảng Cộng Hòa không còn sự hiện hữu của xu hướng
ôn hòa thậm chí thiên tả ở vùng Ðông Bắc như Jacob Javits hay Nelson
Rockefeller. Bên Dân Chủ cũng chẳng còn các tay “bảo thủ” về đối ngoại
như Henry “Scoop” Jackson, Sam Nunn hay Joe Lieberman, hoặc ôn hòa về
kinh tế như John Kennedy hay Bill Clinton.
Cả hai thiểu số này
chỉ nhìn thấy ngọn cây trước mặt mà quên cánh từng phía sau, và họ dễ
tái đắc cử nhờ lá phiếu của loại cử tri tích cực ở nhà. Khi tái đắc cử,
lá phiếu của họ gây chấn động cho toàn cầu qua bộ phận chuyển lực là thị
trường tài chánh, qua lãi suất trái phiếu hay hối suất đồng bạc. Nhưng
cả cử tri lẫn đại biểu của họ đều bất cần!
Kết cục thì Hoa Kỳ
không có ý thức đế quốc, ít ra về kinh tế, nhưng sự yếu kém của đồng
Euro, đồng Yen Nhật hay đồng Anh kim, v.v... vì thực lực kinh tế của các
xứ đó, vẫn khiến dân Mỹ có ảnh hưởng quá lớn với thế giới mà lại không
biết và cũng chẳng cần biết.
Vì vậy họ mới ngạc nhiên vì sao thế giới có vẻ chống Mỹ.
––- Chỉ có tại nước Mỹ Mùa
Halloween là khi dân Mỹ phát huy trí tuệ để gây sợ hãi cho mọi người.
Giải nhất năm nay có thể về tay Johnnie Mullins của Oklahoma, khi anh úp
mặt một cái xác giả ngay ở cửa nhà xe, đầu bị bánh xe cán nát ngướu,
máu chảy thành dòng ra ngoài. Lối xóm than phiền và có người gọi điện
thoại cấp cứu 9-11 vì tưởng rằng nhà này có tai nạn. Cảnh sát đến hiện
trường và ra về: vô thẩm quyền vì đấy là quyền tự do của gia chủ! Hãi
thật.
CÁC BẢN HIẾN PHÁP LÀM NÊN LỊCH SỬ
Các bản Hiến pháp làm nên lịch sử
Biên soạn và giới thiệu:
Albert P. Blaustein
Jay A. Sigler
Dịch giả:Võ Trí Hảo, Hà Quế Anh, Nguyễn Minh Tuấn, Khánh Phương
Hiệu đính:Võ Trí Hảo, Nguyễn Minh Tuấn, Đoàn Hồng Hạnh, Cao Xuân Phong, Thanh Tâm, Quang Hồng
"Các bản Hiến pháp làm nên lịch sử"là
một trong những cuốn sách được biên soạn công phu và giới thiệu đầy đủ
nhất về lịch sử phát triển, cũng như các khuynh hướng phát triển của
Hiến pháp trên thế giới.
Cuốn sách nổi tiếng này được hai tác giả Albert P. Blaustein và Jay A. Sigler
biên soạn. Đây là công trình tập hợp và giới thiệu đầy đủ nhất về các
dòng chảy đa dạng, các nguyên lý của Hiến pháp trên thế giới. Không chỉ
những bản Hiến pháp của Phương Tây, mà cả những bản Hiến pháp có tính
chất mở đầu cho những cuộc cải cách lớn ở Phương Đông, ví dụ như Hiến
pháp Meiji của Nhật Bản, Hiến pháp Trung Hoa cũng được giới thiệu, phân
tích đầy đủ trong cuốn sách này.
Phải
mất hơn mười năm, từ thời điểm chúng tôi bắt đầu dịch cuốn sách này năm
2002, đến hôm nay cuốn sách mới được chuyển ngữ, hiệu đính đầy đủ sang
Tiếng Việt và được ấn hành rộng rãi phục vụ bạn đọc.
Đây
chắc chắn sẽ là cuốn sách hữu ích, là lựa chọn hàng đầu đối với những
ai muốn tìm hiểu một cách căn bản, đầy đủ, hệ thống về nguồn cội, cũng như xu hướng phát triển của Hiến pháp trong dòng chảy của lịch sử thế giới.
Trân trọng giới thiệu!
Nguyễn Minh Tuấn
Lời tựa của tác giả tuyển tập (Albert P. Blaustein, Jay
A. Sigler)
Có lẽ chưa bao
giờ thiếu các tuyển chọn về Hiến pháp. Trong thực tế, đã có những sưu tầm các Hiến
pháp trong lịch sử từ giai đoạn lập hiến đầu tiên. Những bản Hiến pháp đầu tiên
trên thế giới – những bản Hiến pháp của các tiểu bang của Mỹ - đã được dịch sang Tiếng
Pháp và được công bố ở Paris vài tuần sau khi được thông qua. Việc sưu tầm và
biên tập chúng (bằng tiếng Pháp) có lẽ là tuyển chọn đầu tiên về Hiến pháp. Tác
phẩm đó có tên là Constitution des Treize
Etats de l’Amerique. Tác phẩm này được xuất bản vào 1783 được sự chính thức
cho phép của Bộ ngoại giao Pháptheo đề nghị của người sau đó là Bộ trưởng của
Mỹ, Benjamin Franklin.
Tuyển tập Hiến
pháp này (được bổ sung Hiến pháp Mỹ 1787) đã trở thành sách cẩm nang cho thời
kỳ lập hiến Châu Âu noi theo. Nó bắt đầu với bản Hiến pháp thứ hai trên thế
giới, Hiến pháp Ba Lan mồng 3 tháng 5 năm 1791, tiếp theo sau bốn tháng là Hiến
pháp Pháp mồng 3 tháng 10 năm 1791. Ngoài ra nó cung cấp cơ sở, nền tảng cho
các cuộc thảo luận xung quanh việc thông qua các bản Hiến pháp Pháp 1793 và
1795, và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các đại biểu soạn thảo ra bản Hiến pháp Tây
Ban Nha 1812 rất quan trọng.
Những tuyển chọn
Hiến pháp tiếp tục phục vụ cho nhu cầu của các đại biểu và những người soạn
thảo của xấp xỉ 1000 bản Hiến pháp được ban hành sau đó. Và nó sẽ tiếp tục phục
vụ cho nhu cầu của các học giả Hiến pháp. Chúng ta có thể thấy rất nhiều ví dụ.
Người sưu tầm hàng đầu là Kar H.L. Politz, người sưu tầm bốn tuyển tập tổng
hợp, Die Constitutionen Der Europaschen
Seit Den Letzten 25 Jahren, được xuất bản tại Leipzig bởi Brockhaus từ 1817
đến 1825.
Nhiều thập kỷ
sau đó, một tác phẩm căn bản là Các Hiến pháp hiện đại, biên tập bởi F.R. và P.
Dareste. Tuyển chọn được xuất bản lần đầu bởi nhà xuất bản ChallamelAine ở
Paris 1883 chia thành hai tập, nhưng sau đó các tái bản tiếp theo luôn mở rộng
bởi ngày càng có nhiều quốc gia giành được độc lập và soạn thảo Hiến pháp. Tái
bản lần thứ tư vào 1928 gồm sáu tập.
Ngoài ra còn có một
số tuyển chọn mang tính chất quốc tế. Tuyển chọn được biết đến trong nhiều năm
tại Mỹ là tuyển chọn gồm hai tập của W.F.
Dodd, Các Hiến pháp hiện đại, Tuyển chọn hai mươi luật cơ bản của các quốc
gia quan trọng nhất trên thế giới, với các chú giải về lịch sử và chỉ mục.
Tuyển chọn này được Nhà xuất bản Đại học Chicago xuất bản năm 1909. Một
tác phẩm có phạm vi tương tự là tuyển chọn xuất bản năm 1919 do Văn phòng xuất
bản của Chính phủ Mỹ: Các bản Hiến pháp của các nước trong thế chiến I (1914-1918).
Đây là tác phẩm của nhà biên tập Herbert
Francis Wright.
Tuyển chọn quốc
tế đáng chú ý nhất là tuyển chọn phục vụ cho Quốc hội Ai len được thực hiện
theo chỉ thị của Chính phủ lâm thời. Nó có tên là Các Hiến pháp chọn lọc trên
thế giới, được xuất bản ở Dublin bởi Văn phòng của Chính phủ vào 1922 nhằm đáp
ứng nhu cầu tra cứu của những nhà lập hiến Ai len. Một tác phẩm tương tự, bao
gồm các Hiến pháp của các quốc gia với nhiều hệ thống liên bang đã được chuẩn
bị cho việc sử dụng của lực lượng vũ trang chiếm đóng của Mỹ nhằm mục đích giúp
chuẩn bị cho việc soạn thảo Hiến pháp Đức sau thế chiến II.
Trong vòng vài
thập kỷ lại đây, bắt đầu với tuyển chọn của Rurnford
Press vào 1950, tuyển chọn mang tính tổng hợp nhất là tuyển chọn của Amos J. Pleaslee: Các Hiến pháp của các
nước. Tái bản lần thứ tư bắt đầu từ năm 1974 với sáu tập và được biên tập dưới
sự chỉ đạo của con gái Amos, Dorothy Pleaslee Xydis và được xuất bản tại Hague
bởi Nijhoff .
Trong thời gian
hậu chiến tranh II, có các tuyển tập khu vực đáng kể. Các tuyển chọn Hiến pháp
Mỹ La tinh bao gồm công trình của Russell
H.Fitzgibbon: Các Hiến pháp của châu Mỹ, NXB University of Chicago, 1948 và
tác phẩm của Genrald E.Fitzgerald:
Các Hiến pháp Mỹ la tinh, Nhà xuất bản Regnery, Chicago, 1968. Các Hiến pháp
sau tấm màn sắt là Các Hiến pháp của đất nước của các đảng cộng sản, do Jan F.Triska tuyển chọn, NXB Hoover
Institution, Standford, 1968 và Các Hiến pháp của thế giới cộng sản, do William B. Simon biên tập, NXB Sijhoff,
Leyden, 1979.
Tuyển chọn mang
tính tổng hợp nhất là Tuyển chọn Hiến pháp các nước trên thế giới của hai tác
giả Albert. Blaustein và Gisbert H.Flanz, NXB Oceana Publications
tại Dobbs Ferry vào đầu năm 1971. Tuyển tập này, ngày nay được xuất bản thành
nhiềutập mỏng và bổ sung hàng quý.
Những nhược điểm
cơ bản của hầu hết các tuyển tập Hiến pháp này đã làm cho khoảng thời gian tồn
tại của nó ngắn ngủi. Tầm quan trọng đối với việc nghiên cứu Hiến pháp so sánh
khi các các tuyển tập này được xây dựng đã nhanh chóng lỗi thời và không còn
mục đích học thuật. Vì trọng tâm chính của chúng luôn tập trung vàothu thập các
bản Hiến pháp hiện hành. Những tuyển tập này sẽ đáp ứng nhu cầu của những người
làm công tác thực tiễn – như công chức Chính phủ, nhà báo, sinh viên quan hệ
quốc tế. Và với ba phần tư các bản Hiến pháp trên thế giới được ban hành từ năm
1970, những tuyển tập Hiến pháp hiện đại không tránh khỏi khuynh hướng đó. Các
tuyển tập Hiến pháp cũ nhanh chóng bị bỏ qua và càng khó tìm kiếm.
Blaustein và
Flanz đã cố gắng vượt qua vấn đề này với bộ Các
Hiến pháp mang tính lịch sử, và hiện nay nó đã có thêm ba mươi tập bổ sung.
Mỗi bản Hiến pháp mới được bổ sung vào tuyển tập hiện tại, Hiến pháp bị thế chỗ
bị chuyển vào các tập Hiến pháp lịch sử. Tuy nhiên, tuyển tập đó chỉ xoay quanh
các Hiến pháp có hiệu lực từ 1971. Những văn kiện cũ hơn nữa được đẩy lùi về và
mang màu sắc mờ nhạt của “lịch sử”. Và khi một tuyển tập cũ được tìm thấy,
người nghiên cứu nhanh chóng nhận ra phân loại Hiến pháp bao gồm chủ yếu các Hiến
pháp có vai trò tạo ra một trào lưu. Sẽ không giống nhau trong chất lượng các Hiến
pháp cổ. Giá trị lịch sử và giá trị nghiên cứu của các Hiến pháp bị thay thế
khác nhau rất lớn.
Nhưng
khi các Hiến pháp của quá khứ được tập hợp lại cùng nhau và được nghiên cứu, có
một điều rõ ràng rằng có một số trong đó có vai trò quan trọng hơn các bản Hiến
pháp còn lại và đáng giá được chú ý đặc biệt. Đó là những bản Hiến pháp lịch sử
đã có giá trị vượt qua thời gian, không gian nơi nó được tạo ra. Đó chính là những
Hiến pháp lịch sử được tìm kiếm và tập hợp cho hợp tuyển Hiến pháp này. Các bản
Hiến pháp này quan tâm đến sự phát triển Hiến pháp – những giá trị vĩnh hằng.
Mỗi một bản Hiến pháp trong tuyển tập 18 Hiến pháp này thể hiện một giai đoạn
quan trọng của quá trình cách mạng liên tục của việc thể hiện tinh thần của Chủ
nghĩa lập hiến. Mỗi một Hiến pháp đóng vai trò quan trọng trong việc giảm
bớt sự trừu tượng của những tư tưởng chính trị của giai đoạn đó vào hiện thực
cụ thể. Mỗi bản Hiến pháp thể hiện một bước hướng về một quá trình liên tục
phác hoạ đường nét và các góc cạnh của Chính phủ. Một thời chỉ có Hiến pháp Mỹ
là Hiến pháp thành văn. Ngày nay, tất cả, ngoại trừ sáu, trên tổng số 168 quốc
gia trên thế giới đã có hoặc sẽ có Hiến pháp thành văn trong một bản văn thống
nhất. Những lựa chọn cho việc biên tập này là những dấu mốc trong quá trình
hướng tới ý tưởng của những Hiến pháp thành văn như vậy. Những Hiến pháp này sẽ
giải thích và ủng hộ cũng như mở rộng những tư tưởng chính trị nổi trội của
thời kỳ hiện đại cũng như tại thời đại mà nó được tạo ra.
Tư tưởng của Chủ
nghĩa lập hiến còn già cỗi hơn cả sự tồn tại của Hiến pháp thành văn. Chủ nghĩa
lập hiến đặt ra giới hạn cho Chính phủ, loại trừ một số phương tiện mà quyền
lực công có thể thực hiện. Chủ nghĩa lập hiến đặt ra biên giới giữa nhà nước và
cá nhân, cấm nhà nước xâm nhập, can thiệp vào một số lĩnh vực dành riêng cho
hành động cá nhận. Chủ nghĩa lập hiến ngoài ra còn một ý nghĩa sâu hơn và trở
thành truyền thống, đòi hỏi Chính phủ phải trung thành với việc thừa nhận các
thủ tục tập quán. Ý tưởng về Hiến pháp trong khía cạnh thủ tục này có thể truy
nguyên ngược về Aristotle, người mà qua tác phẩm Chính trị và tác phẩm Hiến
pháp của các nhà nước Athen của mình đã miêu tả tất cả những sự dàn xếp chính
trị nổi tiếng của Hy lạp cổ đại. Nhưng cả Aristotle và tác phẩm của những người
kế thừa tư tưởng lập hiến của ông ta cho đến trước thời đại của Chủ nghĩa lập
hiến Mỹ đều không nhìn thấy một bản văn Hiến pháp với tư cách là công cụ bảo
đảm quyền tự do cá nhân hoặc là phương tiện thể hiện chủ quyền của số đông. Đây
chính là đóng góp lớn nhất của nước Mỹ cho Chủ nghĩa lập hiến.
Hiến pháp hợp
chủng quốc Hoa Kỳ tuyên bố việc ban hành nhân danh nhân dân: “Chúng tôi, nhân dân.” ý rằng trong phạm
vi quyền lực của nhân dân, họ đã xem xét lựa chọn các phương tiện thực hiện sự
quản lý của họ và thiết lập mô hình vận hành của Chính phủ của họ là một khái
niệm hiện đại, và được xem là ý tưởng của nước Mỹ. Có những điều mà những nhà
lãnh đạo cách mạng Mỹ muốn đưa vào Hiến pháp bởi vì một bản Hiến pháp thành
văn, ngay từ bản chất của nó, được thiết kế để tồn tại dài hơn, cơ bản hơn là
một đạo luật bình thường. Và ý tưởng Mỹ quốc này đã nhanh chóng thu hút sự chú
ý của những người nghiên cứu Hiến pháp ở mọi nơi. Nhưng những người Mỹ ngoài ra
đã nghiên cứu và học hỏi các học thuyết về Hiến pháp từ những nhà triết học
chính trị ở Châu Âu.
Những bản Hiến
pháp thành văn đầu tiên đã thể hiện hai học thuyết chính trị quan trọng: Khế
ước xã hội và pháp luật tự nhiên. Những khái niệm này đã được đem đến
những ý nghĩa đặc biệt bởi hai nhà triết học John Locke và Jean Jacques
Rousseau. Họ tranh luận rằng Chính phủ phải dựa trên ý chí của nhân dân,
chứ không phải dựa vào một chính thể quân chủ toàn năng hay một đức Chúa nào
cả. Theo Locke, Chính phủ được thành
lập hợp lệ như là kết quả một Khế ước trong đó mọi cá nhân cam kết sẽ chấp nhận
quyền tài phán của trọng tài chung. Theo Khế ước này, Chính phủ được thành lập,
đưa ra cam kết thực hiện thẩm quyền của nó nhân danh nhân dân. Đồng thời, nhân
dân vẫn giữ lại quyền nổi loạn lật đổ Chính phủ khi Chính phủ không thực thi
đầy đủ nghĩa vụ của nó theo Khế ước xã hội. Nhân dân sẽ không nổi loạn trừ khi
sự lạm dụng quyền lực của Chính phủ diễn ra dài và tiếp tục kéo dài.
Vì mục đích bảo
đảm sự ổn định của Chính phủ, điều rõ ràng đối với những người thấm nhuần tư
tưởng của Aristotle rằng cần phải có một loại văn bản ở mỗi quốc gia để thiết
lập các điều kiện cụ thể của Khế ước xã hội đó. Thuộc địa Mỹ châu là nơi lý
tưởng để thử nghiệm tư tưởng của John
Locke. Những người thuộc địa châu Mỹ đã quen thuộc với tài liệu thành văn
phác hoạ mô hình Chính phủ, đã nhận được những bản điều lệ cụ thể từ hoàng gia
Anh hoặc tự mình viết ra điều lệ cho Chính phủ của mình trong tân thế giới (mà
Mayflower Compact là một ví dụ). Bản thân Locke
đã thử viết Hiến pháp cho Virginia.
Yếu tố “Luật tự
nhiên” trong các bản Hiến pháp đã đưa đến cho các bản Hiến pháp này tính
thiêng liêng của một loại luật có giá trị cao hơn. Đối với “một nhà nước theo Chủ
nghĩa lập hiến hiện đại tại thời điểm nó được thành lập và với một phạm vi rộng
lớn đã hợp thức hoá các điều kiện của học thuyết pháp luật tự nhiên. Trong khi
ý tưởng cổ đại về một loại pháp luật tự nhiên thần thánh, bất khả xâm
phạm và trường tồn đã được trần tục hoá trong thế kỷ 17, nó vẫn đem lại nguồn
bền vững trong một thế giới không ổn định. John
Lock đã sử dụng pháp luật tự nhiên để ủng hộ các quyền tự nhiên của con
người, và do đó đã giới hạn quyền lực của nhà nước. Các Hiến pháp thành văn
theo học thuyết của Locke đã thể hiện các quyền tự nhiên truyền thống trong các
điều khoản cụ thể. Rousseau, ở khía cạnh
khác, đã xây dựng phân tích của mình về Khế ước xã hội trên cơ sở “ý chí chung”,
chấp nhận một phiên bản triệt để hơn của pháp luật tự nhiên, không dựa nhiều
vào các tập quán trong quá khứ mà dựa vào việc đáp ứng ý muốn của đám đông.
Tiền lệ cho Hiến
pháp thành văn được “phát triển lần đầu
tiên ở Bắc Mỹ, và được tự nhiên hoá ở Pháp và từ đó chuyển tới lục địa Châu Âu,
và từ đó đã trải rộng trong thời đại chúng ta”. Mặc dù rõ ràng có những
tiền đề rõ ràng của nó, Thomas Paine nhìn nhận Hiến pháp Mỹ như một phát minh
sống động. Theo quan điểm của ông ta, “Hiến
pháp không phải là hành động của Chính phủ, mà là của nhân dân thành lập Chính
phủ và một Chính phủ không có Hiến pháp là quyền lực không có quyền (không chính
đáng)”. Theo Paine, đối với hầu hết các nhà nghiên cứu Hiến pháp kể từ thời
đại của ông ta, một công thức đáng chú ý nhất được nhân dân lập ra về luật cơ
bản của nó là một đóng góp mới của người Mỹ đối với nghệ thuật hay khoa học về Chính
phủ. Không còn tồn tại nữa những tập quán cổ đại hoặc những đạo luật cổ xưa được
xem như là nguồn gốc của thẩm quyền chính trị. Sau trải nghiệm của người Mỹ với
các Hiến pháp thành văn, đã tồn tại mô hình phát triển Hiến pháp trong tất cả
các quốc gia trên thế giới.
Đấy là lý do tại
sao hợp tuyển Hiến pháp này mở đầu bởi những bản Hiến pháp Mỹ đầu tiên.
Nỗ lực có lý trí
đầu tiên trên thế giới nhằm thiết kế một Chính phủ có khả năng tự quản được
thực hiện ở Connecticut. Sắc luật cơ bản 1638-1639 của nó xuất phát từ những
người chủ đất của giáo hội tin lành phục vụ nhu cầu của cộng đồng trần tục. Mặc dù có nguồn gốc tôn giáo, nó đã tồn tại như một Hiến
pháp chính trị cho đến 1818, rất dài sau thời kỳ cách mạng Mỹ.
Hiến pháp
Virginia 1776 là nguồn gốc chính cho Hiến pháp hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Nó chấp
nhận học thuyết của Locke về pháp luật tự nhiên và thể hiện nó trong Bản tuyên ngôn
nhân quyền đầu tiên trên thế giới. Nó đưa ra ví dụ và mô hình cho các lực lượng
tiến bộ ở Châu Âu, những người coi Hiến pháp như là một phương tiện bảo đảm
quyền tự do cá nhân, cũng như bản vẽ cho một Chính phủ được thiết lập trên cơ
sở đa số.
Hiến pháp
Pennsylvania 1776 thậm chí còn có ảnh hưởng mạnh hơn ở Châu Âu, đặc biệt là ở
Pháp, nơi mà những người nghiên cứu Hiến pháp đã tin tưởng một cách sai lầm
rằng nó đã được soạn thảo bởi một người cực kỳ nổi tiếng Benjamin Franklin.Nó ngoài ra còn ảnh hưởng vào lục địa bởi vì nó
là bản Hiến pháp Mỹ duy nhất đưa ra mô hình một viện lập pháp. Điều này rất
quan trọng đối với những người cách mạng họ coi thượng viện như là đại điện và
duy trì tầng lớp quý tộc.
Hiến pháp
Massachusetts 1780, dựa vào học thuyết “Hiến pháp hỗn hợp” được khắc hoạ bởi
tác giả ban đầu, John Adams, đó là Hiến pháp của bang phát triển nhất trướckhi Hiến
pháp hợp chủng quốc Hoa Kỳ 1787 được thông qua. Các quy định của nóvừa cụ thể
vừa tinh vi, phức tạp và nó chứa đựng những đặc điểm được nghiên cứuvà mô phỏng
theo bởi những nhà soạn thảo Hiến pháp sau đó trên khắp thế giới.
Hiến pháp Ba lan
1791 là một bản văn mờ nhạt nhất trong hợp tuyển này. Mặc dù nó làbản Hiến pháp
thành văn thứ hai trên thế giới, nó ít được biết đến ngoài nướcnhà. Nó bắt
nguồn cảm hứng từ mô hình Mỹ và ảnh hưởng bởi các học thuyết chínhtrị Pháp và
kinh nghiệm của người Anh. Nó thể hiện sự thoả hiệp trong việc đạt đượccàng
nhiều tự do cá nhân càng tốt trong bối cảnh phải trung thành với mô hìnhquân
chủ chuyên chế ở Trung Âu và Đông Âu. Bởi vì Hiến pháp này chứa đựng cả hệ thống
quân chủ và chế độ quý tộc theo thừa kế, nên nó không nhận được sự tán thành
của những người nghiên cứu Hiến pháp sau đó.
Cùng vào 1791,
bốn tháng sau đó Hiến pháp Pháp đầu tiên được thông qua, sát nhập trong nó
Tuyên ngôn quyền con người và quyền công dân 1789. Mặc dù Pháp chịu nhiều bất
ổn chính trị kéo dài trong những năm sau cách mạng, sức lôi cuốn của bản Hiến
pháp tồn tại ngắn ngủi 1791 vẫn rất mạnh. Đối với những người cải cách bảo thủ,
giới hạn quân chủ được xác lập bởi Hiến pháp đã đưa ra một phương tiện thoả
hiệp có thể chấp nhận để bảo vệ quyền của đa số, trong khi cắt bớt các đặc quyền
của hoàng gia. Những nhà cải cách triệt để có thể nói với những người theo họ
(và thế giới) rằng họ đã bảo đảm việc chấp nhận các quy định về nhân quyền cái
mà nội dung của nó vượt xa Bill of rights (đạo luật về các quyền cơ bản) của Hiến
pháp Mỹ. Họ đã đưa cách mạng của họ vào Hiến pháp và đưa ra một mô
hình Hiến pháp Châu Âu.
Hiến pháp Cadiz
1812 của Tây Ban Nha, bản Hiến pháp vay mượn nhiều từ tiền lệ nước Pháp, tại
thời điểm đó là bản Hiến pháp ảnh hưởng mạnh nhất Châu Âu. Nó được mang sang Bồ
Đào Nha, Naples, Nga và các lò phiến loạn chính trị thời kỳ hậu Napoleon. Ở Mỹ
Latinh nó là nguồn cảm hứng và hướng dẫn các nhà lãnh đạo cáchmạng tìm kiếm độc
lập dân tộc. Trong khi tất cả họ đều biết và chịu ảnh hưởngcủa mô hình Hiến
pháp Mỹ, họ ngoài ra muốn cái gì đó từ Châu Âu và phong cáchHispanic (thuộc về
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha) và Hiến pháp Cadiz đáp ứng yêu cầuđó.
Đối với các học
giả Mỹ La tinh, điều thú vị nhất của những bản Hiến pháp thủa ban đầu là Hiến
pháp Bolivia 1826. Được chuẩn bị bởi Những người tự do Vĩ đại, Simon Bolivar. Bản Hiến pháp này đưa ra
mô hình của độc tài số đông và sau đótrở thành phổ biến trong khu vực.
Tại Châu Âu, Hiến
pháp Bỉ 1831 đưa ra mô hình chính cho việc cải cách Hiến pháp sau hơn một trăm
năm thông qua Hiến pháp. Trong khi người Bỉ và những nhà lịch sử Hiến pháp vẫn
coi Hiến pháp 1831 không bao giờ bị huỷ bỏ và vẫn có hiệu lực, thì nó đã có rất
nhiều thay đổi bởi các lần sửa đổi, bổ sung đến nỗi tầm quan trọng và các giá
trị tiên phong của nó chỉ có thể được hiểu qua việc nghiên cứu bản gốc mà không
thể tìm thấy trong bản Hiến pháp hiện hành.
Chủ nghĩa liên
bang là một trong những đối tượng quan trọng của nghiên cứu Hiến pháp và các
đặc điểm cơ bản của các Hiến pháp của rất nhiều nước quan trọng nhất trên thế
giới. Hợp chủng quốc Hoà Kỳ, Canada, Mexico, Brazil, Argentina,Venezuela, Đức,
Áo, Thuỵ Sĩ, Liên Xô, Yugoslavia, Nigeria, Ấn Độ và Úc nằm trong số đó. Và mỗi
một quốc gia này có một bản Hiến pháp liên bang chi tiết, được xây dựng trên
nền tảng liên bang Mỹ, nhưng một số biện pháp bị ảnh hưởng bởi tiền lệ của Thuỵ
Sĩ. Thậm chí đối với những nơi không theo mô hình Thuỵ Sĩ thì mô hình này vẫn
được nghiên cứu, phân tích. Ta có thể hiểu tốt nhất mô hình Thuỵ Sĩ qua việc
xem bản Hiến pháp Thuỵ Sĩ 1848. Điều đặc biệt ở đây là các điều khoản về dân
tộc, tôn giáo và ngôn ngữ.
Năm 1848 là năm
cách mạng của Châu Âu, và năm của rất nhiều bản Hiến pháp mới. Một trong những
chiến thắng của tinh thần 1848 là việc đưa ra Hiến pháp Đức 1848, được chuẩn bị
bởi Hội đồng những người cải cách ở Frankfurt. Họ đã đưa nguyên tắc chủ quyền
của số đông và các quyền cá nhân lên một tầm cao mới hơn so với những gì đạt
được của các bản Hiến pháp đương đại. Điều không may mắn, các điều kiện của Đức
vào ngày đó không cho phép thông qua những nguyên tắc tiến bộ của Hiến pháp
này, nhưng tinh thần và ảnh hưởng của nó vẫn sống mãi.
Nhật Bản đã tạo
ra mô hình quân chủ lập hiến vào 1889 với bản Hiến pháp dựa trên sự truyền đạt
của những học giả Châu Âu. Hiến pháp này đã chấm dứt hệ thống phong kiến Nhật
Bản. Nhưng nó còn chưa đạt được việc xây dựng một mô hình dân chủ hiện đại. Đối
với Châu á, cuối thế kỷ 19, Hiến pháp Nhật Bản được xem như là ngọn đuốc soi
sáng, nhưng đặc điểm chính của một Chính phủ chuyên chế vẫn được giữ lại, mặc
dù mang hình thức hiện đại.
Tư tưởng cộng
hoà vươn tới Châu á dưới hình thức của Hiến pháp 1911 của Cộng hoà Trung Hoa.
Dân chủ và quyền cá nhân là đặc điểm nổi trội của bản Hiến pháp chịu ảnh hưởng
Phương tây này. Trong khi các nguyên tắc của Chủ nghĩa lập hiến không được
thường xuyên áp dụng trong thực tiễn Trung Hoa, những tư tưởng về Hiến pháp đó
là đối tượng nghiên cứu quan trọng, không chỉ đối với Cộng hoà nhân dânTrung
Hoa, Đài Loan, Hồng Kông, mà xuyên suốt “thế giới không Phương tây”. Nội dung
và lịch sử của nó là rất quan trọng khi phân tích việc xuất khẩu mô hình Hiến
pháp Mỹ và Châu Âu vào thế giới thứ ba.
Bản Hiến pháp
cuối cùng của Đế chế Nga được ban hành năm 1906 và nó là cố gắng vô ích nhằm
ngăn chặn trào lưu cải cách triệt để và cách mạng. Những nhượng bộ đạt được từ
Nga hoàng không đủ đáp ứng thành lập một Chính phủ đại diện cho nhiều người
hơn. Hiến pháp này đã giảm bớt tính chuyên chế và tăng cường trách nhiệm đối
với nhu cầu của nhân dân Nga, cơ hội trong tương lai cách mạng đầy bạo lực sẽ
giảm xuống. Trong khi Hiến pháp này thất bại, nó là một dấu mốc quan trọng
trong lịch sử Hiến pháp, và những đặc điểm của Hiến pháp Nga hoàng được lặp lại
trong Hiến pháp của Lenin sau cách mạng Nga.
Hiến pháp Mexico
1817 là một trong những bản Hiến pháp chịu ảnh hưởng mạnh nhất củacác Hiến pháp
hiện đại, đưa ra một nguồn gốc phi Mác cho các quyền kinh tế, xã hội. Trong khi
mô hình Mexico đã khơi dậy cảm hứng cho sự phát triển ở Mỹ La-tinh, nó xứng
đáng được nghiên cứu bởi những nhà cải cách bởi rất nhiều đặc điểm tiến bộ của
nó. Qua rất nhiều sửa đổi thường xuyên, bản Hiến pháp hiện tại đã làm mờ đi
những nền tảng cơ bản, bản Hiến pháp gốc 1817 được đưa ra ở đây sẽ làm sáng tỏ
những cách tiếp cận cơ bản của nó.
Hiến pháp 1918
của Lenin đưa ra mô hình Marxist đầu tiên trên thế giới. Bởi vì mỗi bản Hiến
pháp Xô-viết được xem là minh hoạ cho một giai đoạn của sự phát triển Marxist,
dẫn đến kết quả cuối cùng sự biến mất của nhà nước, nên điều rất quan trọng là
hiểu được bản chất giới hạn của Hiến pháp Xô-viết đầu tiên này.
Ngược lại, Hiến
pháp Weimar 1919 của Đức thể hiện sự phát triển cao nhất của tư tưởng dân
chủ tự do trong thời kỳ hậu chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Mặc dù triết học
Weimar gặp bế tắc trong thời kỳ phát xít, nhưng nó được hồi sinh và đóng vai
trò quan trọng trong việc xây dựng Hiến pháp hậu chiến tranh thế giới lần thứ
hai của Đức, được rất nhiều người thừa nhận là bản Hiến pháp dân chủ nhất của
thời kỳ đó. Hiến pháp 1919 chứa đựng rất nhiều đặc điểm quan trọng đối với thực
tiễn dân chủ tự do và được nghiên cứu rộng rãi ở những không gian riêng biệt
như Brazil và Nam Hàn Quốc thậm chí cả nơi nó không được thực hiện. Trong thực
tế, Đạo luật cơ bản của Cộng hoà liên bang Đức giữ lại năm điều của Hiến pháp
Weimar.
Một nền dân chủ
Châu Âu khác, tương tự như Cộng hoà Weimar, được ra đời trong đống tro tàn của
chiến tranh thế giới lần thứ nhất, là Estonia, nay được sát nhập vào Liên Xô. Hiến
pháp Estonia 1920 đã mờ nhạt trong trí nhớ của những học giả nghiên cứu Hiến
pháp, giống như chính nền dân chủ xấu số của nó. Nhưng Hiến pháp Estonia là một
trong những Hiến pháp dân chủ tự do tiến bộ nhất của mọi thời đại, và có tầm
quan trọng trong nghiên cứu so sánh. Đóng góp lớn nhất của nó là sự chú ý của
nó đến một loại quyền: quyền con người mới – quyền của nhóm. Trong công thức Hiến
pháp của tư tưởng này (và trong một số đặc điểm khác của Hiến pháp này), Hiến
pháp Estonia đóng vai trò hàng đầu trong thời đại đó.
Những bản Hiến
pháp này là những bản Hiến pháp không chỉ làm nên lịch sử mà sẽ tiếp tục làm
nên lịch sử, bởi vì việc nghiên cứu nó sẽ tiếp tục ảnh hưởng đối vớiquá trình
kéo dài mãi mãi của việc xây dựng Hiến pháp.