- Tàu lạ tấn công ngư dân Việt Nam trong khu vực Côn Đảo (SM).
- Tổng thống Aquino: 75 khối bê tông ở Scarborough không đáng quan tâm (GDVN). - Philippines, Trung Quốc bắt đầu đàm phán thăm dò trái phép bãi Cỏ Rong (GDVN). - Philippines muốn tăng cường sức mạnh bằng tàu khu trục Ấn Độ (SM).
- Ông Văn với ông Văn (LĐ). - Lời vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp khiến thính giả bật khóc (Infonet). - Đại tướng Võ Nguyên Giáp ‘vắng mặt’ trong sách giáo khoa – Kỳ 4: Lạc hậu trong quan điểm viết sách (TN). - Hình ảnh Đại tướng phải được thể hiện đậm nét trong SGK (TP). - Đề xuất Tướng Giáp là Danh nhân quân sự kiệt xuất thế giới (DV). - Đồng Hới sẽ có đường mang tên Võ Nguyên Giáp (VnM). - Học tập tấm gương (Nguyễn Hoa Lư).
- Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Dự thảo chưa vang vọng như lời hiệu triệu” (TT). - Đại biểu QH nói về “5 cái được” của Dự thảo Hiến pháp (Infonet). - “Hiến pháp không nên có quy định để dân cảm thấy bất an” (VnEco).
- Mới chỉ đánh được “tham nhũng vặt” (VOV). - Phòng chống tham nhũng rất phức tạp, khó triệt để (Tầm nhìn).
- Nghệ An xử vụ gây rối trật tự công cộng ở Nghi Lộc (TTXVN/TP).
- “Việc bác sĩ vứt xác khách hàng quá khủng khiếp về mặt đạo đức” (DT). - Đại biểu QH: Y đức giờ xuống cấp đến đau lòng! (Infonet). - “Thầy thuốc mà hành động như vậy thì chúng ta phải xem lại” (TT). - Vứt xác bệnh nhân, ai còn tin bác sĩ? (VNN). - Bộ Y tế nên xin lỗi (VNN). – ĐBQH Dương Trung Quốc: Bộ Y tế xin lỗi để làm gì? (NLĐ). Để “học tập và làm theo tấm gương” … Đ/c X!
- Lãnh đạo Trung Quốc có thể thay đổi đất nước? (Infonet). - Cựu Thị trưởng Nam Kinh bị phanh phui đạo văn luận án tiến sĩ (MTG).
- Campuchia: Phe đối lập lại biểu tình phản đối chính phủ (MTG). - Campuchia huy động 4.000 cảnh sát giữ trật tự biểu tình (Tin tức).
- Vì sao nước Mỹ không có lấy một “lãnh tụ vĩ đại”? (FB Tin Không Lề). “Mặc
dù dân Mỹ có được cuộc sống mà dân chúng ở nhiều nước khác mơ ước,
nhưng họ không tôn thờ bất kỳ một nhân vật lãnh đạo nào, không coi một
nhân vật nào là thánh sống, chưa từng nghe người nào nói ‘nhờ ơn Tổng
thống George Washington’, hay ‘nhờ ơn Tổng thống Abraham Lincoln’ mà họ
có được như ngày hôm nay“. Mời xem lại: Có mối liên hệ tỉ lệ thuận giữa “lãnh tụ vĩ đại” với đói nghèo và lạc hậu? (FB Tin Không Lề). - HE HE, THẤY QUEN QUEN (Huỳnh Ngọc Chênh). - Nhà gì cũng có, chỉ thiếu “nhà vệ sinh”! (FB TKL).Biển Đông: Ấn Độ “vừa đấm vừa xoa” Trung Quốc (VnM) —-Lộ thông tin về kế hoạch đánh bom nguyên tử VN của Mỹ (NĐT)
Lữ đoàn dù 305 – Khúc tráng ca lặng lẽ : Nhiệm vụ đầu tiên -TT – Trưa 5-2-1961, “đội Hồ Nam” được máy bay bạn đưa từ sân bay Vũ Hán về nước. Và ngay tại sân bay Gia Lâm họ nhận phi vụ đầu tiên, nhưng không phải ở VN. >>>>Kỳ 1: “Đội Hồ Nam” >> Kỳ 2: Khóa huấn luyện đặc biệt
TP. HCM: Hiệu trưởng lấy tiền ăn của học sinh để tiếp khách? (NĐT) —-Kiện hành chính bộ trưởng, tòa án nào thụ lý? (NĐT) —-Hiến pháp và những khoảng lặng bên hành lang Quốc hội -(VnEc)
“Nỗi nhục của giới y khoa” (TT)- Con ní chết hàng chục đưa rồi cũng “chưa sao” – Đẻ là chết…mặt dày thấy mẹ mà nhục cái gì?- Chết “triệu” cũng đâu sao.
Bác sĩ ném xác phi tang bệnh nhân, ngành y tế xin lỗi nhân dân (NLĐ) - Nhân Dân ,hổng dám đâu , mai mốt còn nữa hay không?
Bộ Y tế xin lỗi để làm gì? (NLĐO)-
“Vấn đề là xin lỗi để làm gì? Cái quan trọng là cần sửa chữa chứ không
phải xin lỗi. Vì càng xin lỗi thì người dân càng mất lòng tin” – ông
Dương Trung Quốc tỏ ra bức xúc…“Không lĩnh vực nào không có tham nhũng” (TT) —Chống tham nhũng từ gốc (TN) – Có nước đào gốc lên mà quăng đi , chớ chống sao nổi cái cây khổng lồ?! —-Phòng chống tham nhũng rất phức tạp, khó triệt để (TTXVN)
Ai tham nhũng? phải nhìn rõ và xác định khẳng định đối tượng tham nhũng đã ? Xem thử nó ở đâu chui ra và tại sao như thế ? “Cùng là mình” có khi nào thằng em , hay anh , cha hay mẹ….lấy búa đập đầu người kia hay không??? Mình có tự cắt cổ mình không?? trừ mấy thằng khùng. Nó giống như cái dzụ nầy nè : —-Càng chống, càng… ngập! (NLĐ) -Những giải pháp chắp vá tạm thời không thể giúp TP HCM hết ngập, ngược lại chống được chỗ này lại ngập chỗ khác, năm sau ngập nặng hơn năm trước
Hồi “xưa” không chống nó không ngập mạnh , nay chống nó ngập khắp nơi, tận chỗ cao chưa bao giờ ngập , nay nó ngập “cho biết tay” !?
Hải Dương: Dân lại lập ‘chiến lũy’ bao vây nhà máy (VTC) —-Thành phố mang tên Đại tướng, tại sao không? (VnM) – Thì cứ đặt đi có khó gì- (xưa đổi SG thành HCM rồi, nay đổi HN thành VNG cho đồng bộ) —Thất nghiệp nhưng vẫn… chảnh! (NLĐ)
Việt Nam mắc hội chứng sân bay: Lỗ và quá xa xỉ (ĐV) —-Vụ chôn thuốc trừ sâu: Khai báo 380kg, khai quật hơn… 3 tấn -(Dân trí)
Chống tham nhũng vẫn là ‘tiểu thuyết’ chương hồi nhiều tập (SM) —- Tham nhũng 9.260 tỉ, 51.000 lượng vàng, người nghèo cõng 432 loại phí – (PNTD) -Đây là tính “ưu việt và công bằng xã hội của XHCN”. Chuyên chính VÔ SẢN mờ. >>>Thanh tra Chính phủ: Phát hiện tham nhũng cấp thôn, bản Tức là loại tò te tham chớ thằng To không tham.
Bảo trì minh bạch chi thất nghiệp,vá đường bằng đất nhận Nobel (PNTD)
Dự thảo Hiến pháp sửa đổi ít đột phá (MTG) —–Vụ tố cáo Cục trưởng đăng kiểm: Công bố băng ghi âm chung chi, chạy chức -(MTG)
Nghi can Al Qaeda gốc Việt huấn luyện cho 30 tên khủng bố? -(MTG)___________________________________________________________________________________________
THÀNH LẬP VIỆN KHỔNG TỬ Ở VN – ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ -(Thùy Linh)
CHUYỆN TÌNH HÀN MẠC TỬ-KIM CÚC- NGƯỜI TRONG CUỘC ĐÍNH CHÍNH NHƯ THẾ NÀO ? -(Ngô Minh)
Soạn sách giáo khoa Lịch sử phản… lịch sử!-(Ngô Minh)
- TPP – Vì sao quan trọng đến thế? (Infonet).
- Ngân sách sẽ rất căng, phải vay nhiều để chi tiêu (TT). - Chính phủ xin phát hành 170 nghìn tỷ đồng trái phiếu (VnEco).
- Đồng ý tăng mức bội chi ngân sách 2014 (PT). - Ủy ban Tài chính ngân sách ủng hộ tăng bội chi lên 5,3% GDP (ĐTCK).
- Sức lan tỏa của gói tín dụng 30.000 tỷ vẫn chỉ chớm đích xuất phát (SM). - Muốn đóng tiền ‘giải cứu’ dự án chậm tiến độ cũng khó (TN).
- Yêu cầu doanh nghiệp chưa tăng giá xăng, dầu (ANTĐ). - Giá xăng, dầu chứng minh lời thật của Bộ trưởng (ĐV). - Bộ Tài chính lại yêu cầu không tăng giá xăng đúng dịp họp QH (Infonet).
- Loạt dự án dầu khí tỷ đô dọc miền Trung (ĐT/Infonet).
- Cách nào ngăn chặn DN “ma”? (HQ).
- Giá cà phê xuống thấp nhất trong 3 năm (VnEco).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Phan Cẩm thượng: Tính phồn thực trong chạm khắc ở đền Đinh, Lê (TTVH).
- Phan Khôi, một con người rất Tú Sơn(*) (SGTT).
- Hà Nội lọt vào tốp 5 điểm đến hấp dẫn của châu Á (Tầm nhìn).
- Phim Việt mùa cuối năm: Hài ‘áp đảo’ (TTVH).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Dự thảo cải cách giáo dục: Hoan hô và ôm đầu! (LĐ). - GS Nguyễn Lân Dũng muốn bỏ thi tốt nghiệp (PLVN).
- Bộ GD-ĐT chấn chỉnh dạy thêm, học thêm, học trước lớp 1 (VOV). - Chấm dứt tình trạng dạy thêm, học trước chương trình (DT).
- PGS. Văn Như Cương: Hệ quả sẽ khôn lường nếu sự việc bị ỉm đi (ĐS&PL). - Lạm thu tiền trường: Biến tấu đủ kiểu (KP).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- “Chợ người” thời khó (TT).
- Gia đình nạn nhân sục tìm trên cả trăm km sông Hồng (TP). - 10 tổ công tác tìm thi thể nạn nhân bị bác sĩ thả trôi sông (DV). - “Bộ trưởng y tế cũng có một phần trách nhiệm” (MTG). - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đang đi công tác nước ngoài (NLĐ).
- “Khi nói về mình, Tường tỏ ra tự tin quá về khả năng của bản thân” (DV). - Khó quản lý quảng cáo dịch vụ làm đẹp trên mạng (TT). - HN: Chưa có cơ sở tư nhân nào được phép nâng ngực, hút mỡ (Infonet).
QUỐC TẾ
- Mối quan hệ Saudia Arabia – Mỹ rạn nứt vì Syria (TTVH). - Quân đội Syria siết chặt thòng lọng quanh kẻ thù (LĐ).
Putin cáo buộc thế lực bên ngoài gây bất ổn tại Nga (TTXVN) —-Truyền thông Iran và Ai Cập: Ông Gaddafi chưa chết (TTXVN)
Nam Phi tiêm thuốc độc vào sừng tê giác (TP) —-Đàm phán về Syria vấp phải trở ngại (VOA)
Philippines muốn tăng cường sức mạnh bằng tàu khu trục Ấn Độ (SM)
Đằng sau các thành phố ‘siêu sang’ của Trung Quốc là những bãi tha ma BĐS (SM)
Nhà sản xuất ATM Diebold bị cáo buộc hối lộ quan chức Trung Quốc và Nga (SM)
Soạn sách giáo khoa Lịch sử phản... lịch sử!
Nhóm phóng viên
Theo Ptro Times
Theo Ptro Times
Là một vị tướng tài ba, tên tuổi vang danh khắp trong và ngoài nước nhưng cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại bị… bỏ quên trong chương trình sách giáo khoa lịch sử ở tất cả các cấp học, dù chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu vẫn luôn được nhắc đến!
Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi, để lại sự xúc động mạnh mẽ đối với hàng triệu đồng bào. Với dân tộc, ông không chỉ là một vị tướng tài mà còn là một tấm gương về lòng yêu nước, sự giản dị và đức hi sinh. Ông chính là những bài học lịch sử gần gũi và sinh động nhất. Đối với tất cả người dân Việt Nam, Đại tướng đã được tôn lên hàng Thánh nhân!
Nhìn dòng người lặng lẽ nối tiếp nhau, chờ đợi hàng giờ đồng hồ và bàn tay chắp lại đầy thành kính để cúi mình trước di ảnh Đại tướng, nhìn những người già, người trẻ, những người không quen biết nhau … đều rơi nước mắt đưa tiễn Người… Chỉ chừng ấy thôi đã đủ khẳng định Đại tướng Võ Nguyên Giáp là con người vĩ đại đến nhường nào.
Thế mà, nhân vật lịch sử rất đặc biệt này lại không hề có mặt trong các sách giáo khoa (SGK) phổ thông. Cuộc kháng chiến chống Pháp, với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, rồi tới kháng chiến chống Mỹ kết thúc bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đều hiện diện trong SGK. Nhưng tên tuổi, cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh quân đội đã có những đóng góp quan trọng trong các chuỗi sự kiện lịch sử ấy, lại hoàn toàn vắng bóng!
SGK lịch sử đã "bỏ quên" vị Đại tướng tài ba thay đổi vận mệnh dân tộc
Cụ thể, trong SGK Lịch sử lớp 9, phần sử Việt Nam có 21 bài, trong đó có bài: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) ở trang 119, có nêu diễn biến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, nhưng không một dòng nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tương tự, trong SGK Lịch sử lớp 12, bài 20 với cũng nội dung trên, dù nêu chi tiết hơn về diễn biến trận đánh Điện Biên Phủ cũng không một lần nhắc tên nhân vật lịch sử Võ Nguyên Giáp.
Thậm chí, ở cấp tiểu học, phần sử trong sách Lịch sử và Địa lý 5, từ bài 1 đến bài 6 là những bài học về nhân vật lịch sử như: Trương Định, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu… nhưng cái tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng hoàn toàn vắng bóng?
Có thể khẳng định đây là thiếu sót lớn của đội ngũ soạn và thẩm định SGK của Bộ GD-ĐT và tạo ra “lỗ hổng” nghiêm trọng trong chương trình kiến thức phổ thông. “Lỗ hổng” ấy, xuất phát từ nhiều nguyên nhân lịch sử, cho thấy một lối biên soạn SGK có nhiều khiếm khuyết, xa rời thực tế, vô trách nhiệm
Cho dù có biện hộ rằng những người tham gia công tác soạn và thẩm định chương trình sách giáo khoa lịch sử “thiếu hiểu biết” về lịch sử, “quên” việc tôn vinh một nhân vật vĩ đại, toàn đức toàn tài của lịch sử Việt Nam như Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thế nhưng, nếu họ “thiếu hiểu biết”, thì nhẽ ra những vị giáo sư đầu ngành “đầu râu tóc bạc” phải sửa sai, hoặc chí ít các vị lãnh đạo của Bộ cũng phải nhìn ra "lỗ hổng" đấy. Nhưng tiếc thay, họ lại có “tư duy” giống hệt nhau, cũng chỉ là những người có chữ, chứ không hề có tầm nhìn văn hóa, không chịu khó tư duy!
Thiết nghĩ, qua những thiếu sót mang tính phản lịch sử này, Bộ GD-ĐT cần phải xem lại “chất lượng” đội ngũ soạn và thẩm định SGK của mình. Chúng ta cần lắm những con người có đức, có tâm khi đưa kiến thức lịch sử đến với giới trẻ, để tình trạng “biết sử Tàu nhiều hơn sử Việt” không còn, để giới trẻ Việt Nam thêm hiểu, thêm thấm thía sự đấu tranh, hi sinh của cha anh đi trước và để những con người làm nên lịch sử không bị lãng quên… Và nếu có ai đó vẫn cứ thản nhiên trước sự thiếu sót này thì cũng chỉ là một loại… phản động mà thôi.
Phó GS Lê Mậu Hãn: Việc SGK lịch sử cấp phổ thông không nhắc đến chiến công và cuộc đời sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị tổng tư lệnh tài ba xuất chúng của Quân đội nhân dân Việt Nam, người làm nên lịch sử, thay đổi vận mệnh lịch sử dân tộc là một sai lầm rất lớn. Có lẽ các nhà làm sử, viết sử ở ta quen với việc viết về quá khứ mà bỏ quên mất những con người ở thì hiện tại. Ngoài đại tướng ra, sách sử cũng đã bỏ quên một vài vị tướng tài đáng được nêu danh nữa. Cá nhân tôi cho rằng, nên và cần sửa sai ngay lập tức. Chúng ta cần đưa những thông tin về tài thao lược của đại tướng cũng như lòng yêu nước, sự giản dị và đức hi sinh của ông để mọi thế hệ học sinh đều được học. Sách giáo khao sẽ được đổi mới vào năm 2015, đây là cơ hội tốt để các nhà viết sách lịch sử có thể sửa chữa sai lầm…
Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Xuân Nhĩ: Quả là thiếu sót lớn và cần bổ sung trong thời gian sớm nhất. Chúng ta cần đưa những thông tin về tài thao lược của đại tướng cũng như lòng yêu nước, sự giản dị và đức hi sinh của ông để mọi thế hệ học sinh đều được học. Đó là tấm gương lớn mà thế hệ trẻ Việt Nam cần học và làm theo.
Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Đinh Xuân Lâm: Việc này thể hiện sự thiếu tôn trọng lịch sử. Bởi đứng về mặt khoa học lịch sử thì nhiệm vụ và mục tiêu cần làm là nêu đúng, nêu đủ những nhân vật lịch sử quan trọng, có tầm ảnh hưởng to lớn, những người có công lao và sự đóng góp to lớn vào vận mệnh lịch sử. SGK càng cần phải có trách nhiệm làm rõ sự kiện lịch sử, khôi phục tái hiện sự kiện lịch sử một cách chân thực nhất, không được nói sai, bóp méo sự kiện. Mục tiêu dạy lịch sử cũng là nhắc lại những tấm gương lớn, có ảnh hưởng lớn tới vận mệnh lịch sử, từ đó giáo dục thế sau cần phải sống và làm việc ở hiện tại sao cho xứng với xương máu của những người đã ngã xuống, làm nên lịch sử dân tộc.
Cô Nguyễn Thị Hồng Thanh – giáo viên Sử trường chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương: Trong SGK không nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng hầu hết nhưng giáo viên dạy Sử trong các bài giảng về những chiến công lẫy lừng của Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó tiêu biểu là chiến thắng Điện Biên Phủ - chấn động địa cầu đều nhắc đến Đại tướng. Cuộc đời, sự nghiệp cũng như tài thao lược của Đại tướng đều được các cô đưa vào bài giảng truyền dạy tới các em học sinh.
( nguồn : quechoa)
Khi ngành nào cũng tự hào lớn mạnh
Nhân ngày thành lập Ủy ban Kiểm tra trung ương (của
Đảng)-16/10/1948-16/10/2013, các vị lãnh đạo và phương tiện thông tin
đại chúng đồng loạt ca ngợi sự "trưởng thành vượt bậc" về số lượng và
chất lượng của ngành Kiểm tra. Mới nghe thật phấn khởi, nhất là người
trong ngành rất đỗi tự hào. Sao không (?), nếu được biết khi mới thành
lập
chỉ có 3 biên chế đến nay đã có hơn 6.000 cán bộ
chuyên trách từ cấp quận, huyện trở lên và hơn 65.000 cán bộ kiểm tra
kiêm chức, tức là tăng hơn chục vạn lần. Nội dung công việc tất nhiên là
rất lớn, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu... vì tình trạng sai phạm ngày
càng nhiều và nghiêm trong hơn bởi chính đội ngũ công chức ngày càng
phình to.
Trên đây chỉ là một trong hàng vạn trường hợp cho thấy cách nhìn nhận và đánh giá vế sự "lớn mạnh" vốn rất phổ biến ở nước ta. Phải chăng đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất khả thi (nếu không nói là "bất lực") trong cái gọi là "cải cách hành chính" tại đất nước này? Ca ngợi và tự hào như thế có khác nào khuyến khích việc tăng cường biên chế bất chấp tình trạng tội phạm trong chính đội ngũ biên chế vốn là một nghịch lý của đất nước có gần 90 triệu dân nhưng có tới 25 triệu người "làm công ăn lương" (kể các công ty nhà nước và lực lượng vũ trang)? Có lẽ chỉ Việt Nam mới 2 bộ máy chính quyền là Đảng và Nhà nước và có 4 nguyên thủ quốc gia là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. Thử nhẩm tính xem cần bao nhiêu tiền và lấy đâu ra cho đủ để trả lương cho độ ngũ công chức quá đông đảo như vậy? Và cũng khó biết bao mỗi khi ngồi lại bàn xem nên "cắt giảm" ai, vị trí chức vụ nào....?
Trên đây chỉ là một trong hàng vạn trường hợp cho thấy cách nhìn nhận và đánh giá vế sự "lớn mạnh" vốn rất phổ biến ở nước ta. Phải chăng đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất khả thi (nếu không nói là "bất lực") trong cái gọi là "cải cách hành chính" tại đất nước này? Ca ngợi và tự hào như thế có khác nào khuyến khích việc tăng cường biên chế bất chấp tình trạng tội phạm trong chính đội ngũ biên chế vốn là một nghịch lý của đất nước có gần 90 triệu dân nhưng có tới 25 triệu người "làm công ăn lương" (kể các công ty nhà nước và lực lượng vũ trang)? Có lẽ chỉ Việt Nam mới 2 bộ máy chính quyền là Đảng và Nhà nước và có 4 nguyên thủ quốc gia là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. Thử nhẩm tính xem cần bao nhiêu tiền và lấy đâu ra cho đủ để trả lương cho độ ngũ công chức quá đông đảo như vậy? Và cũng khó biết bao mỗi khi ngồi lại bàn xem nên "cắt giảm" ai, vị trí chức vụ nào....?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét