Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Tin thứ Tư, 03-07-2013

Tin thứ Tư, 03-07-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1Các đảo Malaysia chiếm đóng trái phép ở QĐ Trường Sa (TTVN). Đảo Hoa Lau =>
Bản đồ vẫn thiếu Hoàng Sa, VFF thản nhiên: Hỏi Arsenal xem? (DV).
Đà Nẵng: Thành lập thêm một nghiệp đoàn nghề cá (TN).  - Bốn mùa tình ca gây quỹ cho Trường Sa (PLTP).
Diễn đàn ARF : ASEAN kêu gọi đàm phán tránh xung đột ở Biển Đông (RFI). “Trung Quốc đã tuyên bố đồng ý bắt đầu thảo luận về bộ quy tắc này. Nhưng một quan chức cao cấp của Mỹ cho rằng đây thật ra chỉ là cách để Bắc Kinh tránh bị chỉ trích”. - Trung Quốc mềm mỏng hơn về Biển Đông? (VnM).
Đảm bảo hòa bình, ổn định và an ninh trên Biển Đông (Tin tức).  – Phỏng vấn Bộ trưởng Phạm Bình Minh: “ASEAN thống nhất lập trường về tất cả các vấn đề”  (TTXVN).  - ARF-20 và EAS-3 nhấn mạnh đảm bảo an ninh biển(TTXVN).  - ARF thúc giục soạn thảo COC (NLĐ). - COC thách thức sự thống nhất của ASEAN (KT).  - Biển Đông yên bình khi các cường quốc quyết tâm? (VnM).

Việt Nam hợp tác với Singapore, đẩy mạnh quan hệ với Nhật Bản (VOA). - Hải quân Việt Nam – Brunei thiết lập đường dây nóng (NLĐ). - Philippine sẽ có không quân hàng đầu ĐNA trước 2016 (KT).
Một sự im lặng khó hiểu (Nguyễn Văn Huy) (Thông Luận). “Một tuần sau Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc ngày 21/06/2013, không thấy một bình luận nào được đưa ra để phân tích nội dung của bản tuyên bố này. … Không lẽ người Việt Nam chỉ quan tâm đến những gì xảy ra trong hiện tai và không cần biết những gì liên quan đến tương lai đất nước ?” Tác giả có những lầm lẫn trong bài viết này. Chúng tôi sẽ xin bình luận chi tiết sau.
HAI KIỂU LIÊN KẾT !!! (Trí Nhân Media). - Triết lý của bạo cường (David Thiên Ngọc). “Mặc ai rên xiết!/ Mặc ai oán than…/ Tay ta cầm vàng./ Cầm vàng, chẳng sợ vàng rơi…/ Chỉ sợ đảng thác đời tôi không còn./ Sá gì nước nước, non non…/ Còn Trung Nam Hải vẫn còn vinh thân”.
Ngoại trưởng Úc nêu vấn đề nhân quyền với Việt Nam (Defend the Defenders). - Ngoại trưởng Úc đặt vấn đề nhân quyền với chính phủ Việt Nam (VOA). “Chúng tôi nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền tự do lập hội, và quyền tự do thành lập công đoàn. Hôm nay tôi đã yêu cầu Việt Nam trả tự do cho những cá nhân này”. Úc yêu cầu Việt Nam thả ba tù nhân (BBC). “Ba người được nhắc đến là Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương”.
Tù nhân Xuân Lộc ‘bạo động vì bóng đá’ (BBC). - Chuyển trại một số tù nhân ở Xuân Lộc (BBC). - Việt Nam điều tra về vụ nổi loạn ở trại Xuân Lộc (RFI). “Quan chức này khẳng định cán bộ trại giam Xuân Lộc vẫn ‘tôn trọng nhân phẩm, quyền con người’ đối với tù nhân. Ông còn cho rằng các phạm nhân cần đầu vụ ‘gây rối’ trong trại giam Xuân Lộc đều là ‘lưu manh chuyên nghiệp, không có quyết tâm cải tạo’.” - Chính quyền phản ứng sau vụ nổi dậy ở trại giam Z30A Xuân Lộc (RFA). “Trung tướng Cao Ngọc Oánh cho rằng sau vụ việc xảy ra ở phân trại 1 hôm ngày chủ nhật 30 tháng 6, sẽ có khoảng 10 đối tượng bị xử lý theo qui định của pháp luật”. - Sau cuộc nổi dậy, tù nhân lương tâm Z30A bị chuyển trại khẩn cấp trong đêm (DLB). - Khởi tố vụ án gây rối tại Trại giam Xuân Lộc-Đồng Nai (Tin tức).
Từ vụ TS Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực cho tới vụ Xuân Lộc này, có 2 điều đáng bình, trong đó 1 là phát hiện thú vị, 1 là nỗi buồn, xấu hổ thay cho làng báo VN.
1- Phát hiện rằng: trên đất nước VN XHCN tươi đẹp này, có 2 nơi được giữ bí mật như cung cấm. Đó là phòng họp BCHTƯ/BCT ĐCSVN và … nhà tù.
2- Nỗi buồn và xấu hổ cho làng báo VN là bởi họ không hề được tác nghiệp cho đúng nghĩa là nhà báo trong vụ Xuân Lộc, ấy vậy mà họ đã nhanh nhảu có bài viết chỉ trích nặng nề đồng nghiệp ở đài báo nước ngoài. Trong khi thừa điều kiện để có hình ảnh, phỏng vấn tù nhân, cán bộ trại, nhân dân quanh vùng v.v..  thì thông tin, bài vở của các báo hoàn toàn dựa vào nguồn của cơ quan quản lý trại giam.
Xin nói rõ thêm, là ở đây không bàn tới lý do tù nhân phản kháng, đến chuyện đúng sai của các bên liên quan từ cuộc phản kháng này, bởi rất thiếu thông tin để đánh giá, mà chúng tôi chỉ bình luận về cách làm báo.
Có lẽ đáng buồn nhất là tờ Pháp luật TPHCM, một tờ báo hàng đầu về luật pháp, được nhiều tín nhiệm của độc giả. Thế nhưng báo này sáng qua có bài Kiểu đưa tin kích động của RFA, thì khi tìm cái tên tác giả “Nguyên Phong” của bài viết trên toàn bộ trang mạng PLTP thì không thấy, chỉ thấy một bản tin về kẻ tội phạm tên là “Nguyên Phong” thôi. Còn nội dung bài thì đúng tính chất như đã nêu ở trên. 
Việc sử dụng bài viết của một “phóng viên” ngụy danh, PLTP đã tự tố cáo mình phải chịu sức ép từ đâu đó để nhận một bài viết quá tệ, tệ hơn tất cả các bài viết từ các báo bạn về vụ Xuân Lộc trong mấy ngày qua. Trò “ngụy danh” này lâu nay hầu như mới chỉ có ở tờ Quân đội nhân dân, là nơi mà độc giả đã “không thèm chấp”, bởi nó là tờ báo bị coi là “chùi khu” rồi; thế nhưng nay bất ngờ nó lại diễn ra trên PLTP. Còn nếu như bài viết đó đến từ “độc giả”, hay một “cây viết” nào đó, thì quả là PLTP đã tỏ ra dễ dãi đến kinh ngạc trong nghề.  Thật đáng thương cho bao công lao đóng góp, xây dựng nên thương hiệu PLTP của các nhà báo tâm huyết, sắc sảo ở tờ báo này.
Và, có một logic rất đơn giản mà những người trong cuộc cho ra những sản phẩm được gọi là “bài báo” nói trên đã “quên”. Đó là nếu đúng như những gì được nhà chức trách nói về cuộc nổi loạn, thì tại sao không một nhà báo nào được phép tiếp cận thông tin, khi mà vụ việc là quá nghiêm trọng? Nếu như chỉ vì quá “thận trọng” mà cơ quan quản lý trại giam đã phải làm vậy, vụng về không biết dùng phương tiện truyền thông trong tay nhà nước để chứng tỏ mình trong sạch, là chế độ lao tù nhân đạo, thì họ đã phạm sai lầm, để độc giả dễ dàng suy luận, rằng đã có những vi phạm, tiêu cực tại trại giam Xuân Lộc.
Thế nhưng, ngay đến cả khi có những tin, bài trên đài báo nước ngoài, trên mạng tự do, mà như PLTP đã cho là xuyên tạc, kích động, lại vẫn không thấy động thái nào gọi là “sửa sai”, ví như cho “dựng lại” những bằng chứng về hành động bạo loạn của tù nhân chẳng hạn. Không lẽ một lần nữa họ vẫn … “vụng”, vẫn “áo gấm đi đêm” – không biết chứng minh cho toàn thế giới biết chế độ lao tù của ta là hết sức tốt đẹp, nhân đạo? 
1<- Cuộc chiến đất đai: Khủng hoảng quyền sử dụng đất tại Việt Nam (Defend the Defenders). - ‘TAM NÔNG’ SẮP ĐƯỢC SƯỚNG LÊN ?! (Bùi Văn Bồng). “Chống tư tưởng rời xa nông thôn, nông nghiệp và nông dân…’ – Quả là TBT kêu gọi rất hay, rất ngân vàng… Nhưng rồi, không riêng Hà Nội mà cả 64 tỉnh, thành phố hiện nay nông dân mất đất ngày càng nhiều thì túi tiền của nhiều nhà chức trách và của đại gia càng phình to”.
BÀI TOÁN GIỮ ĐẤT TRỒNG LÚA (Bùi Văn Bồng). “Số hộ nông dân bị mất đất ngày càng tăng, trong khi các ngành nghề phi nông nghiệp chưa phát triển để giải quyết số lao động dôi ra, đã tạo nhiều nguy cơ xấu trong tương lai. Nhưng đáng lo nhất là an ninh lương thực có thể bị ảnh hưởng do diện tích trồng lúa giảm”.
CÁC BẠN NGHỀ CỦA ANH VƯƠN GỬI KIẾN NGHỊ LÊN LÃNH ĐẠO CAO CẤP (Tễu).
- Phỏng vấn TS Ngô Trí Long: Vì sao giá vàng không thu hẹp? (RFA). “Nhu cầu vàng đối với thị trường vàng Việt Nam rất lớn vì thị trường chứng khoán còn èo uột, thị trường bất động sản không có lối ra, đang đóng băng, sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, cho nên, hiện nay kênh đầu tư chủ yếu đối với người Việt Nam, đồng thời, do tâm lý về kinh tế vĩ mô là không ổn định, lạm phát vẫn có khả năng quay trở lại. Cho nên tâm lý của nhà đầu tư Việt Nam phần lớn vẫn đầu tư vào vàng”.
- Phỏng vấn TS Phạm Chí Dũng: Chính trị – kinh tế: chiếc cầu đã gẫy (RFA). “Chưa bao giờ nhóm lợi ích và chủ nghĩa thân hữu lại bộc lộ nanh vuốt của chúng một cách lộ liễu, bài bản và thủ đoạn như hiện nay – như một hình ảnh mà người phương Tây đã đúc kết là “chủ nghĩa tư bản dã man”. Cũng chưa bao giờ hố phân cách giữa người giàu và người nghèo trong xã hội lại lớn đến như thế này”.
YÊU NƯỚC (Trí Nhân Media). “Yêu nước là thiện tâm cao nhất cuả phạm trù đạo đức cũng là nơi xuất phát sức mạnh vô địch. Có yêu nước mới có đầy đủ Trí, Trung, Dũng để gìn giữ lãnh thổ vẹn toàn, dân tộc trường tồn”.
TUYÊN CÁO TỪ HỘI ANH EM YÊU NƯỚC (Trí Nhân Media).
THÔNG CÁO BÁO CHÍ TỪ ĐẢNG DÂN CHỦ NHÂN DÂN VIỆT NAM (Trí Nhân Media).
Phụ nữ Việt Nam và phong trào dân chủ (DLB).
AI ĐỌC BÁO NHÂN DÂN VÀ HÀ NỘI MỚI? (Phương Bích).
GIẾNG CỔ SA MẠC VÀ ÔNG CHỦ BÚT BÁO “NĂNG LƯỢNG MỚI” (Nguyễn Tường Thụy).
NGHE ĐIỆN THOẠI OSIN HUY ĐỨC (Nguyễn Trọng Tạo). “Một lát mới biết là Huy Đức gọi từ Hoa Kỳ (Hoa Kỳ mà sóng cũng lạo xạo thế?). Đức bảo vừa nghe lại “Khúc hát sông quê” qua giọng Anh Thơ, thấy nhớ quê và buồn buồn. …”
- Nguyễn Sĩ Dũng: Chủ quyền nhân dân (TS). “Cách làm hiện nay là theo kiểu “dùi đánh đục, đục đánh khăng”- các quan chức hành chính chịu trách nhiệm trước các vị dân biểu, các vị dân biểu chịu trách nhiệm trước dân. Cách làm này chắc chắn là không hiệu quả bằng cách cả các vị dân biểu lẫn các quan chức hành chính đều phải chịu trách nhiệm trước dân”.
- Võ Trí Hảo: Lý thuyết công ty và một số ứng dụng vào cải cách hiến pháp ở Việt Nam hiện nay (Phần 2) (CVHP).
Mua thêm vũ khí củng cố quốc phòng (NLĐ).  - Chính phủ kiên định với các mục tiêu kinh tế (VGP/VNN).
Không được vận động để lấy phiếu tín nhiệm! (NLĐ).
Xét tặng “công dân danh dự Thủ đô” cho người nước ngoài (TT).
Nghi có vết nứt ngang thân đập thủy điện Sông Tranh 2 (LĐ).  - Đập thủy điện Sông Tranh 2 lại nứt? (NLĐ).  - Đập Thuỷ điện Sông Tranh 2 bị rạn nứt là tin đồn (Tin tức).  - 1.000 người dân cần di dời khẩn cấp khỏi thủy điện Đắc Đrinh (VOV).
Thân quen với ‘quan’ mới xin được việc ở cơ quan Nhà nước (VNE).  - Bắc Ninh bị “tuýt còi” vì ưu đãi thi tuyển công chức sai qui định! (PL&XH). - Thủ khoa rót nước, pha trà (VNN).
2Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ 1-7: Nhiều qui định còn “treo” vì chờ nghị định! (PL&XH).  - “Nhiều nơi dân không biết Pháp lệnh dân chủ cơ sở!” (Infonet).  Ông Jairo Acuna – Alfaro, Cố vấn chính sách của UNDP, trình báy báo cáo PAPI 2012 tại cuộc hội thảo tổ chức ở Đà Nẵng sáng 2/7 =>
Nhận hối lộ, nguyên Phó chủ tịch HĐQT M-VIDIFI lãnh 4 năm tù (TN).
Vụ “vỡ trận” bến xe Mỹ Đình: Báo cáo Thủ tướng nhiều nội dung “bất thường” (DT).
Chủ xe gây tai nạn làm 4 người chết được tòa án “giúp” chối bỏ trách nhiệm? (DT).
Hơn 20 cảnh sát giao thông bị xử lý vi phạm (VnM).
- Lấy “lỗ” làm lãi (FB Trần Quang Đức). Trong lúc câu chuyện hợp pháp hóa mại dâm đang thu hút sự chú ý của công luận, những góc nhìn lịch sử có căn cứ vững vàng như bài viết này là rất có giá trị, đặc biệt khi mà có quá nhiều những tiếng nói nhân danh những giá trị mơ hồ, khó lượng định  như ‘bản sắc dân tộc’, ‘thuần phong mỹ tục’ để đánh giá, phán xét các hiện tượng xã hội.
- Đức Thành: Lao động sáng tạo ra con người (Boxitvn).
YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 70 ) (Nhật Tuấn).
Sài Gòn tự do và hi vọng (DLB). Viết cho ngày Sài Gòn bị cưỡng bức đổi tên 02/07/1976 – 02/07/2013. “Sài gòn đã được khai sinh trong tự do, sống trong tư do và là biểu tượng tự do. Sài Gòn cần phải được trả lại tên đúng nghĩa cho sự tự do.”

- Trịnh Hội: Manila – Hong Kong (VOA’s blog). “Nhiều người Việt, kể cả một số anh chị em tỵ nạn mà tôi quen biết, thường chê người Philippines là lười biếng, ham vui và không biết lo xa. Nhưng tôi thì cho là họ biết trân trọng những giá trị căn bản của một đất nước văn minh, có can đảm đứng lên tranh đấu cho quyền con người của chính họ, và quan trọng hơn hết là trong suốt hơn ba thập niên vừa qua, họ đã cưu mang, cứu giúp hàng chục ngàn người Việt tỵ nạn”.
Dân Hong Kong biểu tinh đòi dân chủ (BBC). “Bầu trưởng đặc khu là một quyền chính trị cơ bản mà chúng tôi đã bị tước bỏ trong nhiều năm qua. Chúng tôi không thể đợi thêm được nữa”.
Dự án hiện đại hóa trung tâm Lhassa bị chỉ trích (RFI). “Các chuyên gia về Tây Tạng lên án việc chính quyền Trung Quốc xây dựng tại đây một ‘làng du lịch nhân tạo’, ‘phá hủy và sẽ còn tiếp tục phá hủy những kiến trúc không gì có thể thay thế được, mà trong đó có nhiều kiến trúc đã được dựng lên hàng thế kỷ trước’.” - TQ: Treo thưởng hàng trăm triệu đồng bắt khủng bố (VTC).
Công an Trung Quốc xin lỗi nhà tranh đấu Đường Tuệ (RFI). - Dấu hiệu không đồng nhất về chính sách của TQ đối với TâyTạng (VOA).
Nền kinh tế cực kì bất bình đẳng của Trung Quốc (Boxitvn/Victor Shih, The Diplomat).
Bắc Triều Tiên không từ bỏ hạt nhân cho đến khi Hoa Kỳ hành động (VOA). - Bắc Triều Tiên để ngỏ khả năng đàm phán hạt nhân với Mỹ. - Triều Tiên lại bác bỏ lời kêu gọi phi hạt nhân hóa (TTXVN).  - Triều Tiên: Mỹ phải chấp nhận đàm phán “vô điều kiện” (TT).  - Ngoại trưởng Mỹ yêu cầu Ngoại trưởng Triều Tiên “ngồi tại chỗ” (NLĐ).  - Nhật công khai thông tin các công dân “bị Triều Tiên bắt cóc” (DT)
- Nelson Mandela: Biểu tượng của hy vọng và hòa giải (BBC).

KINH TẾ
Còn cơ hội xoay chuyển tình hình kinh tế (ĐBND).
Nợ xấu tại DNNN sẽ được xử lý riêng (TBKTSG).  - Ngân hàng bán nợ xấu sẽ gặp khó (VnM).
Đại biểu Hà Nội thúc ngân hàng nhanh cứu doanh nghiệp (TQ).
Được và mất của hệ thống ngân hàng sau 6 năm gia nhập WTO (HQ).  - Tín dụng bước vào chu kỳ tăng trưởng (Công Thương).  - Giảm lãi suất không tác động nhiều đến doanh nghiệp (TQ).
3Sau hạn tất toán, vàng đấu thầu vẫn “cháy hàng” (VnEco).
<- Khổ như… người mua nhà (GD&TĐ). - Thị trường nhà ở xã hội: Giảm thuế chỉ là một giải pháp… (PL&XH).
Sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố khi điều chỉnh giá điện (ĐBND).
Doanh nghiệp cà phê trước nguy cơ vỡ nợ (TBKTSG).
Doanh nghiệp thủy sản lao đao vì rào cản thương mại (DĐDN).  - Kiến nghị dẹp tình trạng cá tầm nhập lậu (TBKTSG).
- THỊ TRƯỜNG SỮA NƯỚC TẠI VIỆT NAM: “Miếng bánh” siêu lợi nhuận (NLĐ).
Nhà mạng muốn tăng cước 3G (TBKTSG).  - “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G” (VnEco).
Vận hạn của Quốc Cường Gia Lai (DĐDN).
Ai bảo lãnh Chủ tịch Vĩnh Hưng vay hàng trăm tỷ? (VNN).
ATM nhả tiền rách, vô phương đổi lại (VNE).
Thái Lan trở lại mức trợ giá gạo như cũ (RFI). “Chính sách nâng giá mua gạo từ cuối năm 2011 khiến Bangkok thiệt hại ước tính 137 tỷ bath (tương đương 4,5 tỷ đô la) trong năm ngoái”.
Lãnh đạo Ngân hàng Vatican từ chức (RFI).
Hoa Kỳ: Fed áp dụng các quy định tài chính gắt gao hơn (VOA).

VĂN HÓA-THỂ THAO
Tìm được 4.000 cổ vật quý từ xác tàu bị đắm cách đây 700 năm (VOA).
4Bôi bẩn Di tích thắng cảnh quốc gia Bãi Môn – Mũi Điện (NLĐ).
- Thị trường sách Việt: Sức hút của “mặt tiền” (SK&ĐS).  - Nhà thơ Lê Thanh My, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT An Giang:  Giải thưởng văn học đang rất cần một môi trường văn hóa (PNTP). =>
PHẢI KHÁC – CỐT LÕI SÁNG TẠO CỦA LÊ HUY QUANG (Nguyễn Trọng Tạo).
TẬP THƠ “ĐÔI HỒN” VÀ MỘT THIÊN DIỄM TÌNH (Văn chương +).
THÁI KIM LAN: NHÀ THƠ LÊ ĐẠT “ƯỚC LÒNG CHỮ TRẮNG NHẸ TÊNH…” (Văn chương +).
- VŨ ĐỨC SAO BIỂN: NGƯỜI VỢ CỦA BÙI GIÁNG (Văn chương +).
Nhà văn Ma Văn Kháng: Không chỉ mang nợ với núi rừng (GD&TĐ).
CHUYỆN TÌNH CỦA THI SĨ BÙI GIÁNG VÀ KỲ NỮ KIM CƯƠNG: LÃNG MẠN DỊ THƯỜNG (VNCA/VC+).
- Liên hoan các vở diễn sân khấu của Lưu Quang Vũ: Sống lại một thời “tử tế” (PNTP).
Điện ảnh Việt có những mục tiêu viển vông… (PL&XH).  – Nâng cao chất lượng phim truyền hình: Tiền không phải là duy nhất (ĐBND).
Nhạc cổ điển không vắng người nghe (NLĐ).
Ðâu rồi… hát ru? (SK&ĐS).
Nhạc sĩ Phú Quang: Lê Khanh là “rau sạch” (NLĐ).
Quần vợt : tại Wimbledon, Serena Williams bị loại (RFI).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
‘Đề thi đại học không đánh đố thí sinh’ (VNE).
Sĩ tử gửi gắm ước nguyện đỗ đạt lên bậc tiền nhân (ANTĐ).  - Sĩ tử ùn ùn về Thủ đô cùng rau, gạo, gà (VNN). - Thí sinh mang theo con nhỏ đi thi… đại học (TN).
5<- Giáo dục đạo đức trong trường phổ thông: Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội (GD&TĐ).
“Hãy báo cho chúng tôi nếu có chạy trường” (TQ). Thế còn loại “chạy” cho được kiểu danh hão này thì có phải báo không: - Xây dựng đại học đẳng cấp thế giới ở Việt Nam: Làm gì để tăng tốc? (TS).
Dạy trước lớp 1 do phụ huynh 90% (VNN).
“Loạn” sách tiếng Anh, Bộ GDĐT cấm dạy tài liệu “ngoài luồng” (SK&ĐS).
- Linh Sơn: Bàn về vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh (TCPT).
- Cái chết tức tưởi của nữ sinh bị tung ảnh lên Facebook (VNN).
- Video: Mùa hè – mùa mưa sinh của trẻ em nghèo (VTV).

Cười ba tiếng! (PLTP).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Phân làn đường thí điểm – Thất bại của ngành giao thông Hà Nội: Bài 1: Chi tiền tỉ, thu… thất bại;   - Bài 2: “Quái vật” án ngữ giữa đường chực “ngoạm” người tham gia giao thông;   - Bài 3: Vài chục tỉ đồng nuôi “quái vật giao thông”, đáng không? (PL&XH).
Hộp đen chỉ nhằm… đối phó (NLĐ).  - Giao tính mạng cho… tài xế! (NLĐ).  - Đoàn xe hộ tống Nick Vujicic vi phạm nhiều lỗi giao thông (TN).
- Hà Nội: Người ngoài liệu có dám sống trong khu tập thể như thế này? (ANTĐ).
6Qua các vụ đột kích vũ trường, quán bar: “Đem dao mổ trâu đi giết gà” (LĐ).
Xe tải cháy ngùn ngụt trên cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài (TT).  – TP.HCM: Ô tô gặp nạn, dân thản nhiên hôi của (VNN). =>
Quảng Nam: Ba học sinh bị chết đuối khi tắm sông (TTXVN).
NHẬT KÝ BÁC SĨ HÓA – 5: BỐ KỂ CHUYỆN ĐÊM (Nguyễn Trọng Tạo).
Từ Việt Nam tới trại cần sa London (BBC). - Những nẻo đường đi lậu vào Anh (BBC).
Đưa nguyên liệu hạt nhân khỏi VN (BBC). Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Ernest Moniz: “Với thành tựu này (ở Việt Nam), chúng ta đã gỡ bỏ gần như tất cả uranium được làm giàu ở cấp độ cao khỏi Đông Nam Á”.
- Video: Cấp trùng gần 20.000 thẻ Bảo hiểm Y tế tại Yên Bái (VTV).
- Video: Thủ đoạn qua mặt cơ quan thuế của các DN ma buôn bán hóa đơn bất hợp pháp (VTV).
ASEAN nỗ lực phòng chống sốt xuất huyết (RFA). “Bệnh sốt xuất huyết đã lây nhiễm cho hàng triệu người khắp thế giới, và khu vực Đông Nam Á đang trở thành vùng bị lây nhiễm nghiêm trọng nhất”.
Vì sao Trung Quốc thích sao chép? (BBC). “Văn hóa này có lịch sử khá lâu đời. Khi vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc Tần Thủy Hoàng, đánh chiếm các vương quốc vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, ông cho xây bản sao của mỗi vương thành của họ trong chính kinh thành của mình”.
TQ lần đầu tiên xử con phải thăm mẹ (BBC). - Luật mới ở Trung Quốc: Con cái phải tới thăm cha mẹ (VOA).
Những bà mẹ độc thân ở Trung Quốc (VOA).
Philippines điều nữ chuyên viên đến Trung Đông sau vụ tai tiếng tình dục (RFI).
Thế giới chưa sẵn sàng đối phó với việc đô thị hóa nhanh chóng (VOA).
Indonesia: Động dất ở tỉnh Aceh làm 6 người thiệt mạng (VOA).
Trực thăng rơi ở Nga, 19 người thiệt mạng (VOA). - Rocket của Nga rơi ngay sau khi phóng đi từ Kazakhstan (VOA).
Thế giới cá rực rỡ dưới đại dương (BBC).

QUỐC TẾ
Nghi án linh mục ‘bị chặt đầu’ ở Syria (VNE).  - 3.500 tấn vũ khí đã đến tay phe nổi dậy Syria (VnM).
Chặng đường của một Tổng thống ôn hòa (ĐBND).
Chia rẽ ở Ai Cập khích động nhóm ủng hộ, chống đối ông Morsi (VOA).  - Ai Cập: ‘tối hậu thư không phải đảo chính’ (BBC). - Ai Cập : Quân đội đứng về phía nhân dân (RFI). - Các phe phái Ai Cập xuống đường (BBC). - TT Ai Cập gặp đại diện quân đội, thời hạn tối hậu thư tới gần(VOA). - TT Obama kêu gọi TT Ai Cập đáp ứng quan ngại của phe đối lập (VOA).  - Tổng thống Ai Cập bác bỏ yêu cầu của quân đội khi hạn chót gần kề (VOA).- Ai Cập: Biểu tình gia tăng, ‘lộ đồ’ của quân đội bị tiết lộ (VOA).
Ai Cập sôi sục (NLĐ).  - Phe đối lập Ai Cập không ủng hộ ‘đảo chính quân sự’ (Tin tức).  - Khi quân đội cho Tổng thống “cơ hội cuối cùng” (VnM).
7 người chết trong vụ tấn công ở Afghanistan (VOA).
Số phận Snowden ‘nằm trong tay Putin’ (BBC). - Snowden rút đơn xin tị nạn tại Nga (VOA). - Tổng thống Venezuela hậu thuẫn ông Snowden (VOA). - Snowden nộp đơn xin tị nạn tại 21 nước (RFI). - Nhiều nước từ chối Edward Snowden (BBC).
Tổng thống Obama lên tiếng bảo vệ chương trình theo dõi của Mỹ (ANTĐ).  - Edward Snowden chỉ trích tổng thống Barack Obama (ANTĐ).  - Snowden rút đơn xin tị nạn tại Nga (Tin tức).  - Hàng loạt quốc gia từ chối yêu cầu xin tị nạn của Edward Snowden (Gafin).  - Ấn Độ cẩn trọng trước yêu cầu xin tị nạn của Snowden (VOV). - Các ngả đường hẹp dần trước mắt Snowden (VNE).  - Snowden chẳng biết về đâu (NLĐ).  - Snowden sợ bị kết án tử hình nếu bị dẫn độ về Mỹ (TTXVN). - Edward Snowden xin tỵ nạn ở hơn 20 quốc gia (VOA).
Obama hứa giải thích với Châu Âu về vụ theo dõi thông tin (RFI). - Hoạt động gián điệp : các nước nói tiếng Anh là những bậc thầy (RFI).
Tổng thống Obama kết thúc chuyến công du Phi Châu (VOA).
Đình trệ kinh tế châm ngòi cho bạo động tại Brazil (RFI). “Dân chúng nhìn thấy là chính quyền sẵn sàng chi ra rất nhiều tiền để xây dựng các sân vận động thay vì đầu tư vào giáo dục, y tế, bảo đảm các dịch vụ công công tối thiểu cho người dân”.
7<- Tổng thống Mỹ, Tanzania thảo luận về phát triển, xung đột khu vực (VOA).
Ngoại trưởng Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga thảo luận về Syria (VOA).
Tân Thủ tướng Pakistan đi thăm Trung Quốc (VOA).
Ấn Ðộ, Pakistan muốn tăng cường các mối quan hệ (VOA).
6 người thiệt mạng trong một vụ tấn công ở Afghanistan (VOA).
Chủ tịch đảng cực hữu bị truất quyền miễn trừ tư pháp (RFI).
Croatia gia nhập EU: Niềm vui bị đánh mất (RFI).

* RFA:  +  VIESáng 2-7-2013; + Tối 2-7-2013 

* RFI2-7-2013

* VTV: + Chào buổi sáng – 02/07/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 02/07/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 02/07/2013; + Tài chính tiêu dùng – 02/07/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 02/07/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 02/07/2013; + 360 độ Thể thao – 02/07/2013; + Thể thao 24/7 – 02/07/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 02/07/2013; + Cuộc sống thường ngày – 02/07/2013; + Danh ngôn và Cuộc sống – 02/07/2013; +Thời tiết du lịch – 02/07/2013; + Thời sự 12h – 02/07/2013; + Thời sự 19h – 02/07/2013.

1873. ẤN ĐỘ: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI YẾU KÉM

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
(Foreign Affairs, tháng 5-6/2013)
Trong thập kỷ qua, ít xu hướng thu hút sự chú ý của thế giới nhiều như cái gọi là sự trỗi dậy cửa phần còn lại, sự nổi lên kỳ diệu về kinh tế và chính trị của các nước lớn như Trung Quốc và Ấn Độ. Đặc biệt ở Mỹ, các nhà quan sát về Ấn Độ chỉ rõ nền kinh tế lớn và mở rộng nhanh chóng, dân số đông, và vũ khí hạt nhân của nước này là những dấu hiệu chứng tỏ sự vĩ đại sắp tới của nó.

Các nhà quan sát khác lo ngại về tốc độ trỗi dậy của Ấn Độ, phân vân liệu Niu Đêli có sống theo đúng tiềm năng của mình hay không, liệu cơ sở hạ tầng tồi tệ của nước này có sẽ gây trở ngại hay không, và liệu nước này có đủ mạnh để chống lại một Trung Quốc ngày càng đầy tham vọng hay không. Tuy nhiên, tất cả tranh luận sôi nổi này bỏ qua một thực tế đơn giản: bên trọng Ấn Độ, giới tinh hoa vạch chính sách đối ngoại lảng tránh bất cứ bàn luận nào về vị thế đang lên của nước này. Như một quan chức cấp cao đã làm việc về các mối quan hệ của Ấn Độ với các nước phương Tây gần đây đã nói với tác giả bài viết này: “Có một ý thức cuồng loạn, được sự khuyến khích của phương Tây, về sự trỗi dậy của Ấn Độ”. Một quan chức cấp cao trong Bộ Ngoại giao Ấn Độ nhắc lại tình cảm này: “Khi nào người Ấn Độ chúng ta nói về vấn đề đó? Chúng ta không nói gì cả”.
Điều gì lý giải cho sự thiếu nhất quán này? Như tác giả bài viết này nhận thấy thông qua một loạt cuộc phỏng vấn với các quan chức cấp cao trong chính phủ Ấn Độ, nhiều người trong số họ yêu cầu giấu tên, đó là kết quả của ba thực tế quan trọng đã không được chú ý nhiều ở phương Tây. Thứ nhất, những quyết định về chính sách ngoại giao của Niu Đêli thường mang tính chủ nghĩa cá nhân cao – phạm vi của các quan chức cao cấp chịu trách nhiệm về các lĩnh vực chính sách đặc biệt, chứ không phải các nhà vạch kế hoạch chiến lược ở cấp cao. Do đó, Ấn Độ hiếm khi can dự vào việc suy nghĩ dài hạn về các mục tiêu chính sách đối ngoại của mình, điều ngăn cản nước này giải thích về vai trò mà nước này định đóng trong các vấn đề toàn cầu. Thứ hai, các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Ấn Độ tránh những ảnh hưởng từ bên ngoài, như các tổ chức tư vấn, mà ở các nước khác tăng cường ý thức của chính phủ về vị thế của nước đó trên thế giới. Thứ ba, giới tinh hoa Ấn Độ lo sợ rằng khái niệm về sự trỗi dậy của nước này là sự tạo dựng của phương Tây, điều đã làm tăng thêm những mong muốn một cách phi thực tế về cả sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ lẫn những cam kết quốc tế của nước này. Như một quan chức cấp cao có kinh nghiệm ở văn phòng thủ tướng nói, việc phương Tây gán cho Ấn Độ cái mác cường quốc đang trỗi dậy là một sợi “dây treo cổ chúng ta”. Trái lại, các nhà lãnh đạo chính trị và các nhà trí thức Trung Quốc chú ý nhiều tới sự quảng cáo rùm beng của quốc tế xung quanh sự nổi lên của nước họ, và các tổ chức tư vấn và các phương tiện truyền thông của Trung Quốc thường tìm cách định hình và ứng phó với sự luận bản này.
Thái độ khó chịu của Ấn Độ về việc bị gán cho cái mác là cường quốc đang trỗi dậy hắn sẽ làm giảm bớt những tham vọng của Oasinhtơn về mối quan hệ đối tác của mình với Niu Đêli. Ấn Độ có thể được thuyết phục đóng một vai trò quốc tế trong các khu vực, nơi những lợi ích hạn hẹp của nước này đang bị đe dọa, nhưng nước này sẽ không tích cực hưởng ứng những lời kêu gọi trừu tượng muốn nước này đảm nhận thêm trách nhiệm toàn cầu
Những chiến thuật không có chiến lược
Nói chung, ba cơ quan trong chính phủ Ấn Độ làm việc cùng nhau để hoạch định chính sách đối ngoại: Văn phòng thủ tướng; Hội đồng An ninh Quốc gia, do một cố vấn an ninh quốc gia đầy quyền lực lãnh đạo; và Bộ Ngoại giao. Văn phòng thủ tướng được coi là chiếc ghế quyền lực tối thượng, và các nhà hoạch định chính sách đối ngoại khác xoay xở để tiếp cận nó. Tuy nhiên, một nhân tố vượt qua cả ba cơ quan này. Cả ba cơ quan này và các vị trí cao cấp nhất của chúng do các viên chức đối ngoại của Ấn Độ đảm trách. Việc hiểu rõ cơ cấu của Cơ quan Đối ngoại và vai trò của các viên chức của nó là thiết yếu để giải thích lý do tại sao sự trỗi dậy của Ấn Độ thu hút sự chú ý ở Niu Yoóc nhiều hơn ở Niu Đêli.
Cơ quan dân chính của Ấn Độ do chính phủ Anh thành lập vào thế kỷ 19 để giúp đỡ cai quản đế chế thuộc địa rộng lớn của mình. Được biết đến như là “khuôn sắt” của sự cai trị của Anh ở tiểu lục địa này, cơ quan dân chính này vẫn được Ấn Độ duy trì sau khi nước này giành độc lập năm 1947. Cơ quan này hiện nay vẫn có uy tín cao: các quan chức mới được lựa chọn thông qua một cuộc kiểm tra cạnh tranh của cơ quan dân chính và được phân bổ về các bộ phận khác nhau dựa trên sự xếp hạng của họ. Cơ quan Đối ngoại là một trong những thể chế tinh hoa nhất của Ấn Độ, nghe nói chỉ nhận số người tuyển dụng với tỉ lệ chỉ là 0,01%. Không giống như đội ngũ ngoại giao ở Trung Quốc, chẳng hạn, trong đó các quan chức được tuyển dụng theo nhu cầu, một số lượng cố định người Ấn Độ được nhận vào Cơ quan Đối ngoại mỗi năm. Và không giống như ở Mỹ, ở Ấn Độ, các công việc quan trọng nhất là hoạch định chính sách đối ngoại và làm đại sứ thường do các viên chức chuyên nghiệp đảm nhận chứ không phải những người được bổ nhiệm mang tính chính trị.
Một khi họ vượt qua được quá trình tuyển chọn khắt khe để được thu nhận, các viên chức đối ngoại tiếp tục phục vụ như các nhà cố vấn then chốt trong văn phòng thủ tướng, trong Hội đồng An ninh Quốc gia, và Bộ ngoại giao. Họ còn có xu hướng nắm giữ các chức vụ đầy quyền lực nhất trong các cơ quan này: thư ký ngoại giao, người đứng đầu về hành chính của bộ ngoại giao, luôn là một viên chức đối ngoại. Và 3 trong 4 người đã giữ chức vụ cố vấn an ninh quốc gia từ khi vị trí này được lập ra năm 1998, trong đó có người đương nhiệm hiện nay, Shivshankar Menon, đều là các viên chức ngoại vụ.
Vai trò đầy quyền lực của Cơ quan Đối ngoại Ấn Độ tạo ra một quá trình vạch quyết định mang tính chủ nghĩa cá nhân cao. Vì các viên chức đối ngoại được coi là tinh hoa của Ấn Độ và được đào tạo sâu rộng, mỗi người trong số họ được coi là có khả năng nắm giữ quyền lực rộng lớn. Còn nữa, những chính sách thu nhận nhân sự riêng của cơ quan này có nghĩa là một nhóm nhỏ viên chức phải đảm nhận phần lớn trách nhiệm. Ngoài vai trò cố vấn của họ, họ có quyền đáng kể trong việc hoạch định chính sách. Quyền tự chủ này, đến lượt nó, có nghĩa là Niu Đêli có rất ít tư duy tập thể về các mục tiêu chính sách đối ngoại dài hạn của mình, vì phần lớn việc vạch kế hoạch chiến lược diễn ra trong chính phủ được thực hiện ở cấp cá nhân.
Các cuộc phóng vấn của tác giả bài viết này với các quan chức cấp cao nhất cho thấy có rất ít, nếu có đi chăng nữa, đường lối chỉ đạo từ trên xuống về việc hoạch định chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Quan chức cấp cao đã giao thiệp với các nước phương Tây nói với tác giả bài viết này:
“Chúng tôi rất linh hoạt và tự chủ trong việc định hình chính sách trên cơ sở từng ngày trong khuôn khổ chính sách bao trùm”. Bị thúc ép giải thích khuôn khổ đó, quan chức này nói: “Nó không được viết ra ở bất cứ đâu hoặc chính thức hóa … Nó được thể hiện trong các bài phát biểu và những tuyên bố của nghị viện”. Sau một chút ngập ngừng, quan chức này đã cười thừa nhận: “Nhưng điều tệ hại này cũng do chúng tôi viết ra”, ám chỉ các viên chức đối ngoại.
Vài đại sứ đương chức và cựu đại sứ khẳng định tình hình này, nhấn mạnh tình trạng thiếu việc vạch kế hoạch từ trên xuống. Một đại sứ có quan hệ thân thiết với văn phòng cố vấn an ninh quốc gia nói về vấn đề đó theo cách này: “ Người ta đề ra các mục tiêu riêng của mình, được nhiều người hưởng ứng và có tác động. Nhưng sẽ hay hơn nếu đôi khi có sự chỉ đạo”. Một cựu đại sứ ở một số nước châu Âu đồng tình nói: “Tôi có thể không bao giờ tìm được bất cứ sự chỉ đạo nào hoặc bất cứ văn bản nào từ Cơ quan Đối ngoại nói cho tôi biết thái độ lâu dài của Ấn Độ nên là như thế nào đối với nước X nào đó. Các lập trường đều là đặc quyền của cá nhân đại sứ”. Một cựu đại sứ khác nói chi tiết: “Tôi hoàn toàn có quyền tự chủ với tư cách là một đại sứ. Không có sự chỉ dẫn nào từ (văn phòng thủ tướng), ngay cả trong các trường hợp các nước lớn. Tôi phải đưa ra những quyết định dựa trên trực giác. Đôi khi tôi nhận được những chỉ thị rất, rất chung chung. Nhưng tôi đã vi phạm gần như tất cả những chỉ thị đó. Thủ tướng là người tính khí thất thường đã nói với tôi rằng về chính trị đó là sự tự sát và rằng nếu điều đó được đưa công khai, ông sẽ tuyệt giao với tôi. Việc tôi làm đúng có nhiều điều liên quan đến may mắn”.
Các viên chức ngoại giao Ấn Độ không chỉ có quyền lực to lớn; họ còn gần như được quyền nặc danh hành động. Chịu trách nhiệm cuối cùng về những quyết định của họ là các nhân vật chính trị phụ trách: thủ tướng và Bộ trưởng ngoại giao. Họ phải chơi một ván bài khôn khéo thuyết phục ban lãnh đạo chính trị chấp nhận những quyết định của họ, dẫn đến quá trình hoạch định chính sách từ dưới lên. Như Jaswant Singh, Cựu Bộ trưởng Ngoại giao, giải thích: “Nếu một bộ trưởng ngoại giao có những kỹ năng để có được sự tôn trọng của các viên chức (bộ ngoại giao), ông ấy sẽ phải hoạch định chính sách và thực thi nó. Nếu không, chính các công chức là người hoạch định chính sách, và bộ trưởng chỉ là bù nhìn”
Việc thiếu chỉ thị từ trên xuống này có nghĩa là việc vạch kế hoạch dài hạn gần như là không thể. Nhiều trong số các quan chức mà tác giả bài viết này đã phỏng vấn đều khẳng định rằng Ân Độ không đưa ra các văn kiện trong nước hay sách trắng về chiến lược lớn. Hơn nữa, các đại sứ mới được bổ nhiệm được nhận những đường lối chỉ đạo rất lỏng lẻo và ít thông tin cơ bản về các khu vực mà họ chịu trách nhiệm, và họ không được yêu cầu viết báo cáo về các mục tiêu của họ.
Các nhân tố nữa góp phần gây ra tình trạng thiếu việc vạch kế hoạch dài hạn. Các chính sách thu nhận nhân sự riêng của Cơ quan Đối ngoại khiến cho Niu Đêli thiếu nhân sự trong lĩnh vực đó, và các viên chức ngoại giao chịu gánh nặng quá sức có ít thời gian hoặc thiên hướng tư duy chiến lược. Như một đại sứ có các mối quan hệ với văn phòng cố vấn an ninh quốc gia nói với tác giả bài viết này: “Thật khó để người ta tập trung vào một chiến lược dài hạn vì họ giải quyết theo lối tư duy hàng ngày”. Các quan chức ở cả bộ ngoại giao lẫn văn phòng thủ tướng miêu tả vai trò của họ là thường bao gồm hoặc là chữa cháy hoặc sa vào việc làm vô vị, và họ bày tỏ những lo ngại về tình trạng thiếu nhân sự. Hơn nữa, hai vụ trong bộ ngoại giao được cho là điều hành chiến lược hóa lâu dài, Vụ Chính sách, Kế hoạch và Nghiên cứu và Vụ ngoại giao công, được dư luận rộng rãi coi là thiếu ảnh hưởng.
Việc thiếu tư duy chiến lược lớn trong bộ máy hoạch định chính sách đối ngoại của Ấn Độ được gia tăng bởi việc thiếu các tổ chức tư vấn có ảnh hưởng ở nước này. Không chỉ thiếu nhân sự của Cơ quan Đối ngoại, mà các viên chức của cơ quan này không nhờ cậy đến các thể chế bên ngoài để nghiên cứu và phân tích sâu về lập trường của nước này. Trái lại, các nhà hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ có thể chờ đợi sự hướng dẫn chiến lược từ một loạt rộng rãi các tổ chức bổ sung cho việc vạch kế hoạch dài hạn diễn ra bên trong chính phủ. Nhưng ở Ấn Độ, có rất ít thể chế nghiên cứu theo hướng chính sách chú trọng vào các mối quan hệ quốc tế. Các thể chế làm việc đó thường là các tổ chức tư nhân được các công ty lớn tài trợ, do đó không tránh khỏi họ chủ yếu chú trọng vào các vấn đề thương mại. Ngay cả khi các tố chức tư vấn của Ấn Độ sử dụng các viên chức ngoại giao và các đại sứ về hưu – những người thường tiếp cận với các quan chức chính phủ cao cấp – họ vẫn không được chính phủ coi là các nguồn cố vấn có lợi. Đây là sự thật ngay cả đối với các tổ chức tư vấn nổi tiếng nhất của Ấn Độ, bao gồm Trung tâm Nghiên cứu Chính sách, sử dụng các chuyên gia hạng nhất, và Bộ Quốc phòng – tài trợ cho Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng.
Khi được hỏi liệu các nhà hoạch định chính sách có bao giờ tham kiến các tổ chức tư vấn không, quan chức cấp cao người đã có kinh nghiệm làm việc với các nước phương Tây đáp: “Điều này khác hẳn với Mỹ … Đôi khi tôi nói chuyện với các cá nhân (thuộc các tổ chức tư vấn) nhưng với tư cách cá nhân – vấn đề là các tổ chức tư vấn không có nhiều thông tin hoặc quyền tiếp cận với thông tin của chính phủ”. Quan chức khác đã làm việc trong bộ ngoại giao tuyên bố tương tự: “Chúng tôi vẫn chưa có hình thức tư vấn của giới trí thức. Chúng tôi thừa nhận rằng chúng tôi không thể trở thành một siêu cường mà không có nó”. Việc thiếu sự tư vấn này trái ngược hắn với tình hình ở Trung Quốc, nơi mối quan hệ tương tác thường xuyên giữa chính phủ, các nhà trí thức, và các tổ chức tư vấn dẫn đến các cuộc tranh luận sôi nổi về những kết quả trong nước và quốc tế của sự trỗi dậy của nước này.
Các nước khao khát vị thế nước lớn thường nhìn quá những thách thức chiến thuật, hình dung một thế giới phù hợp tốt nhất với những lợi ích của họ, và phấn đấu làm cho tầm nhìn đó trở thành thực tế. Vấn đề đối với Niu Đêli là bộ máy hoạch định chính sách đối ngoại của nước này chưa được thiết kế để làm việc đó. Việc Ấn Độ thiếu khả năng phát triển những chiến lược dài hạn từ trên xuống có nghĩa là nước này không thể xem xét một cách có hệ thống những tác động của sức mạnh đang gia tăng của mình. Chừng nào điều này vẫn là một vấn đề, nước này sẽ không đóng vai trò trong các vấn đề toàn cầu mà nhiều người mong đợi.
Ván bài những sự mong đi
Mặc dù có thể làm cho các quan chức Ấn Độ hãnh diện, sự luận bàn quốc tế về sự trỗi dậy của Ấn Độ cũng khiến cho họ cảm thấy cảm thấy hết sức khó chịu. Điều này là vì nó có nguy cơ làm tăng thêm những mong đợi – về việc nền kinh tế của Ấn Độ tăng trưởng với tốc độ mà đơn thuần không thể đạt được và Niu Đêli đảm nhận vai trò lãnh đạo quốc tế mà nước này không muốn.
Một số quan chức mà tác giả bài viết này phỏng vấn đã đề cập đến sự thất bại hoàn toàn của chiến dịch “Ấn Độ tỏa sáng” năm 2004 của đảng Bharatiya Janata Party (BJP) như một ví dụ về trách nhiệm pháp lý này. Trong cuộc bầu cử toàn quốc năm 2004, BJP cầm quyền đã vận động dựa trên những thành công của nền kinh tế Ấn Độ, gần như làm ngơ trước những chật vật hàng ngày của đa số người dân không tiếp cận được những dịch vụ cơ bản. Sự chỉ trích BJP sau đó là một câu chuyện có tính khuyên răn đối với các nhà lãnh đạo Ấn Độ về việc thúc đẩy hấp tấp sự nổi lên của đất nước của họ. Hiện nay, như một đại sứ thân cận với văn phòng cố vấn an ninh quốc gia đã chỉ rõ: “Thủ tướng không có một bài phát biểu nào nói về sự trỗi dậy của Ấn Độ mà không nói về việc (cần phải) tăng trưởng”. Để thành công, các nhà chính trị Ấn Độ cần dành thêm thời gian để tập trung vào các vấn đề trong nước và nền kinh tế nhiều hơn vào việc quảng bá cho ảnh hưởng của chính sách đối ngoại của họ.
Sự thận trọng của Niu Đêli về những mong đợi đang gia tăng bị trói buộc với nỗi sợ hãi rằng một Ấn Độ đang tăng trưởng có thể phải gánh vác những trách nhiệm tương xứng với sức mạnh của mình. Các quan chức làm việc với bộ ngoại giao và văn phòng thủ tướng đã nói với tác giả bài viết này rằng điều bất lợi của sự luận bàn quốc tế về sự trỗi dậy của Ấn Độ là phương Tây, đặc biệt là Mỹ, có thể gây sức ép buộc Ấn Độ phải tăng cường những cam kết toàn cầu của mình. Ấn Độ có thể phải từ bỏ vị thế của mình là nước đang phát triển và có thể buộc phải đưa ra những nhượng bộ về các vấn đề môi trường, như hạn chế lượng khí thải cácbon, và về lĩnh vực thương mại, như mở cửa hơn nữa thị trường của Ấn Độ cho các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ. Ấn Độ chưa suy nghĩ đủ thấu đáo xem ảnh hưởng đang gia tăng của nước này sẽ có ý nghĩa gì trong việc đảm nhận vai trò lãnh đạo toàn cầu.
Thực tế này có ý nghĩa đáng kể đối với chính sách đối ngoại của Niu Đêli, và các nước khác cần tính đến điều này khi họ xem xét việc tiếp cận Ấn Độ như thế nào. Việc Ấn Độ không hài lòng với ý kiến cho rằng nước lớn chịu trách nhiệm lớn có nghĩa là Mỹ và các nước phương Tây khác phải thận trọng về việc yêu cầu Ấn Độ đảm nhận một vai trò quốc tế lớn hơn. Niu Đêli không có khả năng đi đầu về vấn đề biến đổi khí hậu hoặc hỗ trợ các hoạt động can thiệp nhân đạo đầy tham vọng. Nước này cũng sẽ không hăng hái ký cam kết về những nỗ lực nhằm giảm bớt những rào cản đối với thương mại toàn cầu – suy cho cùng, Ấn Độ vẫn tự coi mình là nước đang phát triển cần dựa vào sự bảo hộ mậu dịch để nuôi dưỡng các ngành công nghiệp non trẻ của mình. Và bất chấp các mối quan hệ căng thẳng của Ấn Độ với Trung Quốc và lòng tự hào là một nước dân chủ, Niu Đêli sẽ cảnh giác với những nỗ lực của Oasinhtơn nhằm áp đặt cho Ấn Độ vị thế và những gánh nặng hành động như một đối trọng tự do với một Trung Quốc độc đoán.
Tư duy chiến lược của Niu Đêli có thể được tăng cường bởi việc mở rộng theo đề nghị gần đây của Cơ quan Đối ngoại Ấn Độ, số lượng các tổ chức tư vấn của Ấn Độ đang gia tăng, và sự quan tâm ngày càng tăng của cộng đồng người Ấn Độ di cư – mà đã tiến tới đóng vai trò lớn hơn trong hoạt động ngoại giao kinh tế của Niu Đêli – đến chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Đồng thời, nếu phương Tây muốn Ấn Độ đóng một vai trò quốc tế lớn hơn, phương Tây cần đưa ra cho nước này những khuyến khích cụ thể và những bảo đảm rằng các cuộc thảo luận về sự trỗi dậy của nước này không đơn giản là những lý do để buộc nước này phải đưa ra những nhượng bộ. Chẳng hạn, bằng cách ủng hộ mong muốn lâu dài của Ấn Độ gia nhập Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với tư cách là thành viên thường trực, cộng đồng quốc tế có thể đánh tín hiệu rằng nó muốn vừa trao quyền cho Ấn Độ vừa dành cho nước này một tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề quốc tế. Ấn Độ cuối cùng có thể nhận thấy rằng mặc dù việc lãnh đạo toàn cầu có thể là một gánh nặng, nước này cũng có những lợi ích của mình./.

1874. Việt Nam thiếu vắng lãnh tụ?

(uh, đúng là nhiều cái do Tàu nó làm đấy, nhưng tiên trách kỷ hậu trách nhân, bản thân mình cũng phải tự xem lại mình nữa!)

Phạm Dzũng
Tháng 6-2013
I-Những lãnh tụ của “Bên thắng cuộc” -
Đọc xong Bên Thắng Cuộc (Huy Đức, OsinBook 2012), ai lại không khỏi ngậm ngùi trước những mất mát to lớn của dân tộc mình, những đau khổ thê lương của người dân Việt trong gần 200 năm, kể từ ngày Pháp thôn tính cả nước Việt làm thuộc địa cho tới nay, gần 40 năm sau khi CS miền Bắc toàn thắng và chiếm trọn miền Nam. Ai là người biết suy tư lại không lo sợ cho viễn ảnh đất nước ngày càng tiếp tục tụt hậu, tức tối cho những sai lầm to lớn không tha thứ được của nhà cầm quyền CSVN từ sau khi thống nhất cả nước 1975 cho tới nay.

Tuy nhiên, nếu người viết lịch sử mà không phản ảnh hoàn toàn được sự thực lịch sử hoặc làm rõ bộ mặt thực của những nhân vật lịch sử, hoặc vì bị một ràng buộc nào đó để tránh né, biện minh cho một bên, thì hậu thế sẽ không học được gì ở giai đoạn lịch sử bi thương này, vì suy nghĩ ở người đọc bình thường sẽ bị định hướng như sau:
- Trên hết, vì những lãnh tụ, lãnh đạo này đã có công lớn làm cách mạng giải phóng dân tộc, đã có hy sinh chiến đấu, có cố gắng phục vụ, có quyết tâm sửa sai, khắc phục v.v… cho nên nếu họ có làm sai thì chỉ là vì thiếu kiểm soát, vì vấp phạm lỗi lầm… thì vẫn có thể tha thứ được….
- Lỗi lầm của những lãnh tụ, lãnh đạo này chẳng qua là do trình độ văn hóa thấp kém, vì thiếu khả năng, vì dốt, hoặc chỉ là do bệnh “cuồng tín giáo điều”, hoặc “ấu trĩ tả khuynh”, hoặc “chủ quan duy ý chí”, cho nên cần có thời gian để “từng bước khắc phục”. Hơn nữa, vì họ “xuất thân nhân dân lao động”, cho nên và phải được cho cơ hội để “vừa học vừa làm”.
Đó là những hình ảnh cuối cùng mà sau khi đọc Bên Thắng Cuộc, người đọc có thể nhìn thấy ở các lãnh tụ CS nổi bật như Hồ Chí Minh (chống thực dân, nhưng lại phục tùng Stalin, Mao Trạch Đông), Lê Duẩn (tham vọng quyền lực và độc đoán, vừa chủ trương thanh trừng nội bộ để chống xét lại, vừa chủ trương theo Nga chống Tàu), Võ Văn Kiệt (chủ trương “Đổi mới” chỉ đủ để chữa cháy cho chế độ), và Nguyễn văn Linh (Đổi mới nửa mùa, Cuồng tín giáo điều, sẵn sàng phục tùng CS đàn anh dù là Nga hay Tàu). Cảm tưởng chung của người đọc, nếu không hoặc chưa đọc được những nguồn tài liệu khả tín khác, sẽ chỉ tới mức độ tiếc rẻ, và dễ dàng tin vào lời bào chữa rằng, chính sách thì đúng nhưng thực hiện chưa tốt, hoặc trên chủ trương đúng nhưng dưới thi hành sai, hoặc quá lắm thì chẳng qua chỉ vì các lãnh tụ CS dốt và cuồng tín, giáo điều, duy ý chí tả khuynh…. cho nên kết luận chung sẽ chỉ là: thật đáng tiếc cho vận nước nổi trôi, đáng thương cho dân tộc mình, đáng trách nhưng cũng đáng tội nghiệp cho các nhà lãnh tụ, thế thôi-
Có thể là tác giả cũng chỉ nghĩ tới mức độ đó, cho nên điều mà tác giả viết gần như lời một luật sư bào chữa cho tội nhân. Ngay cả khi kết nối lịch sử, nhắc lại cuộc Cải Cách Ruộng Đất 1956, tác giả cũng không thấy được hoặc cố gắng để có thể làm cho người đọc thấy được bản chất tay sai cho Tàu và Nga của Hồ Chí Minh khi ngay từ những ngày đầu nắm quyền lực đã cam tâm chấp nhận sự thao túng của quan thầy CS Tàu, để mặc cho bàn tay thâm độc của Tàu tung đòn đánh quyết liệt vào nguyên khí dân Việt, thực hiện mưu sâu diệt nhân tài cố tình lồng vào các chiến dịch đẫm máu đó : đoàn cố vấn Tàu do Hồ Chí Minh mời sang, núp dưới vai trò đại diện cho Mao Trạch Đông chỉ đạo việc thực hiện chiến dịch CCRĐ và Đấu tranh giai cấp, Rèn cán chỉnh quân, đã áp lực Hồ Chí Minh phải để chúng trực tiếp  điêù khiển những đội đặc nhiệm giết và thanh trừng hơn nửa triệu người, cố tình lồng vào trong danh sách đó để tiêu diệt hơn 1/2 số cán bộ đảng viên Việt Minh thuộc thành phần có học, có tinh thần dân tộc, có công trạng lớn trong chống Pháp (những lãnh đạo, lãnh tụ trong tương lai) (*1). Cố vấn Tàu cố tình chỉ để cho HCM giữ lại đám đàn em thân Tàu, phục Tàu, sợ Tàu, những kẻ cuồng tín giáo điều, những cán bộ vô học, và đám quần chúng hoang mang sợ hãi, sẵn sàng chịu nhồi sọ mà thôi-
Trong cuộc chiến Tàu Việt từ ngàn xưa tới nay, sách lược muôn đời của Tàu vẫn là tàn hại nguyên khí của dân Việt, và chúng ra tay rất sớm, “tiên hạ thủ vi cường”, trong thời gian kể từ 1956, Tàu đã thực hiện mục tiêu đó một cách rất quyết liệt và hiệu quả: ở miền Bắc, chỉ trong thời gian vài năm, đã tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa hầu như hoàn toàn những người có tinh thần dân tộc, những người có khả năng tư duy độc lập, những người có tiềm năng lãnh đạo, tóm lại là những nhân tài quý hiếm của đất nước, chỉ để lại những kẻ phục Tàu, sợ Tàu, những thành phần chịu cúi đầu khuất phục hoặc tay sai, những kẻ cuồng tín dốt nát nhưng có tham vọng quyền lực độc tài và bọn cơ hội, những loại người này sẵn sàng đổ máu dân lành vô tội để thực hiện tham vọng của họ dưới chiêu bài “xây dựng chuyên chính vô sản”. Những kẻ này chính là bọn giặc nội xâm, là những kẻ đã bị nhiễm nọc độc CSCN. Theo bản năng và quán tính, họ sẵn sàng tiêu diệt hết những kẻ khác có tiềm năng cạnh tranh vai trò lãnh tụ của mình, bất kể là đó là người yêu nước, nhân tài của đất nước, hay đồng chí đồng đội của mình.
Như một quy luật, một guồng máy đã được định hình thế nào, thì sẽ chỉ chế tạo ra được 1 thứ sản phẩm nhất định. Thực tế lịch sử cho thấy hầu như toàn thể thanh thiếu niên miền bắc VN đã bị tê liệt vì tẩy não và bạo lực chuyên chính, cho nên đã nhắm mắt tung hô bọn lãnh tụ cuồng tín, lao vào cuộc chiến huynh đệ tương tàn xâm lăng miền nam. Đồng thời lịch sử cho thấy đám người theo CSCN thay nhau cầm quyền kể từ  sau 1956 cho tới nay chỉ giỏi trong chiến tranh, giết chóc và phá hoại, nhưng lại rất bất lực, vụng về và hoàn toàn không có khả năng trong xây dựng đất nước. Trong thực tế, sau khi phải từ bỏ lối kinh tế kiểu XHCN để tránh chết đói, đứng trước những mối lợi to lớn khi kinh tế khá lên, họ bị suy thoái nhanh chóng trong đạo đức, mau chóng phân hóa thành những nhóm lợi ích cạnh tranh nhau về quyền và lợi, sẵn sàng đàn áp nhân dân và lệ thuộc ngoại bang để bảo vệ quyền lợi đó, do đó không lạ gì đất nước ta sau 40 năm thống nhất và hòa bình, lại ngày càng tụt hậu thê thảm mọi mặt so với các nước láng giềng trong khu vực như ngày nay.(*2)
Theo dõi những diễn biến lịch sử tiếp theo năm 1956, không khó để nhận thấy đòn đánh quyết liệt đầu tiên của Tàu qua các chiến dịch khủng bố nhà nước năm 1956 là rất hiệu quả, triệt để, và có tính quyết định trong sách lược tiêu diệt nguyên khí đất nước Việt vừa mới bắt đầu phục hồi sau khi thắng thực dân Pháp. Đòn đánh này cũng tạo tiền đề, tạo điều kiện cho các vụ khủng bố nhà nước khác tiếp diễn liên tục như: Vụ án xét lại chống đảng (1967-1973 nhằm củng cố thế lực độc tôn của Lê Duẩn), trận Mậu Thân 1968 (nhằm tiêu diệt lực lượng quân sự của những người theo Mặt trận Giải phóng MN vì tinh thần dân tộc chủ nghĩa, có tiềm năng chia sẻ quyền lực chính trị với miền Bắc sau khi thống nhất đất nước), chính sách bội ước và thanh trừng phe Mặt trận GPMN, chính sách cào bằng kinh tế miền Nam, phá hủy văn hóa phẩm miền Nam, chính sách cầm tù, đày đọa quân nhân viên chức VNCH sau 1975, và cái quái thai “Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” còn đang được vá víu thực hiện cho tới ngày nay, đều là những hệ luận không thể tránh khi đất nước được điều khiển bởi những lãnh tụ cuồng tín, giáo điều, độc tài độc đoán mà lại thiếu học vấn, thiếu kiến thức và kinh nghiệm xây dựng kinh tế như những tập đoàn Lê Duẩn, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh v.v…
Hệ lụy của chuỗi sai lầm do “chủ quan, duy ý chí, và ấu trĩ tả khuynh … “ này rất bi đát ngoài sức tưởng tượng cho dân Việt, nó trở thành chuỗi khủng bố, phá hoại liên tục vào nguyên khí và tiềm lực kinh tế của đất nước VN, nó làm băng hoại khối đoàn kết dân tộc, làm cạn kiệt nhân tài, tiêu hao trầm trọng sinh khí của dân tộc, đồng thời cũng tiếp tục là nguyên nhân sâu xa của tình trạng ngày càng tụt hậu mọi mặt của VN so với các nước láng giềng mà trước 1975 từng thua xa VN (Thái, Miên), hoặc chỉ tương dương miền Nam VN (Nam Hàn, Đài Loan…).
Động thái mà chính quyền CSVN hiện nay đang làm: một mặt dùng bạo lực đỏ và đen để đàn áp những cuộc biểu tình chống xâm lược, chống tham nhũng, chống cướp đất cướp nhà, đàn áp các nhà đối lập, các blogger, các phản kháng của tôn giáo, trí thức,..v.v.., mặt khác dung dưỡng tham nhũng phá hoại kinh tế, phá sản giáo dục, làm thối nát xã hội, hư hỏng thanh thiếu niên đã tiếp tục làm suy sụp thêm nguyên khí đất nước, và làm tê liệt khả năng liên minh với các siêu cường như Mỹ, Nga để có đối trọng với sức mạnh kinh tế quân sự áp đảo của Tàu.
Hiện tượng bế tắc tương lai và suy yếu toàn diện vừa về lãnh đạo, vừa về văn hóa, xã hội, kinh tế và quốc phòng của Việt Nam chứng tỏ rằng Tàu đã thành công trong sách lược làm Việt Nam suy thoái triệt để. Mối nguy hiểm lớn nhất là ở chỗ bọn xâm lược không cần phải trực tiếp ra mặt, mà lại sai khiến được chính nhà cầm quyền Việt để thực hiện việc “giết tiềm lực” (*3): tiêu diệt nhân tài, đàn áp bóc lột nhân dân, phá hoại tiềm lực kinh tế quốc phòng của chính dân tộc mình. Hậu quả sự tự mình phá hoại mình (còn gọi là nội xâm, hoặc tự thực dân) do đó còn triệt để và nghiêm trọng gấp rất nhiều lần so với bị ngoại bang tấn công trực tiếp.
Điều quan trọng mà nhân dân và đất nước đang cần ở những người viết lịch sử là phải vạch rõ cái nguyên nhân sâu xa của mọi hiện tượng suy sụp của đất nước chính là từ âm mưu tiêu diệt tinh thần Việt, nguyên khí Việt nằm trong sách lược ngàn năm bành trướng Đại Hán, thể hiện qua tập đoàn lãnh đạo CSVN kể từ HCM, là tập đoàn đã được khuôn đúc và dung dưỡng để phục vụ chủ nghĩa Đại Hán. Từ đây mới đi đến kết luận dứt khoát là phải giải thể chế độ độc tài đảng trị của CSVN thì mới mong có cơ may thoát khỏi mất nước vào tay Tàu.
Phải làm sao để người trong nước nhìn thấy ngay cái nguy mất nước ở chỗ nào, thì mới có hiệu quả giải độc và giáo dục quần chúng, giải phóng cả nước khỏi nạn nội xâm để chung sức chung lòng chống ngoại xâm cứu nước. Đối tượng quan trọng để vận động chính là những người đang bị áp bức, những người có tinh thần dân tộc trong nước để tạo thành phong trào quần chúng rộng khắp.
Chỉ sợ rằng đến khi mà quần chúng nhân dân, trí thức trong và ngoài nước thấy rõ rệt được  bản chất tay sai cho Tàu của những người lãnh đạo đảng CSVN (vốn đã bộc lộ ngay từ những năm 30), đồng thời thấy rõ âm mưu rất thâm độc, rất mực kiên trì và khôn khéo của Tàu để trực tiếp hoặc gián tiếp điều khiển tập đoàn lãnh đạo tay sai đó đưa dần dần đất nước VN vào tình thế buộc phải chấp nhận trở thành phiên thuộc của Tàu, thì đã quá muộn rồi-
 II-Lãnh tụ của cuộc chiến vì dân chủ và độc lập dân tộc-
Tình hình ở VN hiện nay như nước sôi lửa bỏng, tuy rằng nhân tài VN chưa đến nỗi kiệt quệ, nhất là ở miền Trung và miền Nam do trước đây ở dưới sự kiểm soát của chính quyền Cộng Hòa nên không bị ảnh hưởng của cuộc CCRĐ 1956, trong giới trí thức kể cả ở những thành phần trụ cột của chế độ hầu như đều nhận thấy tính vô năng và suy thoái của chế độ và lãnh đạo sẽ đưa đến nguy cơ mất nước, và đều muốn thay đổi trước khi quá muộn, nhưng mối lo lớn nhất là ở chỗ ta có thể có nhiều Nguyễn Trãi mà không có Lê Lợi, nhiều La sơn phu tử mà không có Nguyễn Huệ… thì đất nước sẽ tan nát, đại nạn dân mình sẽ lớn lắm….
Cho tới nay, trước mắt người dân, chính quyền và Đảng CSVN chỉ còn đủ “nhân tài” để đấu đá tranh chấp lẫn nhau quyền lợi, địa vị, bóc lột nhân dân và làm vừa lòng quan thầy bằng cách đàn áp phong trào đấu tranh yêu nước. Chính quyền CSVN đang trở thành vô năng lực trong bảo vệ chủ quyền và quản trị đất nước. Văn hóa xã hội băng hoại khủng khiếp, giáo dục phá sản đến mức tuyệt vọng, khoa học công nghệ và nền kinh tế sãn xuất thì tụt hậu khiến cho Quốc phòng suy yếu, đối sách chính trị thụ động và phụ thuộc vào Tàu mọi mặt đến mức chưa từng thấy trong lịch sử. Đất nước suy yếu đến như vậy mà không rơi vào tay ngoại bang thì mới là chuyện lạ. Không khó để nhận thấy rằng tới nay trong sách lược bành trướng thôn tính VN, Tàu đã hầu như thành công trong 2 mục tiêu: Mục tiêu căn bản là biến miền Bắc vĩnh viễn trở thành lá chắn an toàn che chở phía Nam nước Tàu, giống như Bắc Hàn là lá chắn phía đông bắc- Mục tiêu thứ 2 là thôn tính Việt và Đông Dương để bành trướng xuống Nam Á, tiến ra biển Đông tranh dành ảnh hưởng với Mỹ và Nga, từng bước thực hiện giấc mộng bá chủ thế giới.
Suy nghĩ theo hướng đó, thì thấy rõ là hành động liên tục trấn áp dân và liên tiếp nhượng bộ Tàu vừa lén lút, vừa công khai của nhà cầm quyền VN chứng tỏ Tàu đã nắm được tập đoàn cầm quyền CSVN, nắm được bộ máy công an… như vậy chính là Tàu đang cai trị VN. Mọi động thái phản kháng chiếu lệ của nhà cầm quyền CSVN đối với hành vi xâm lược, ngang ngược của Tàu ở biển Đông và biên giới phía Bắc chỉ là để che mắt thiên hạ để chuẩn bị giao hết căn nhà VN cho chủ mới là Tàu….
Tuy nhiên, bên này biên giới mong manh của sự bi quan trước hiểm họa mất nước vào tay Tàu, qua các phong trào chống đối ngày càng lớn mạnh của tuổi trẻ và người dân trong nước, và xu thế dân chủ hóa trên thế giới, chúng ta vẫn có thể tin vào tiền đồ của một dân tộc đã chiến đấu mấy ngàn năm để tồn tại. Ngày nay không còn là thời kỳ của Hung nô và Mông cổ nữa và nước Việt Nam sẽ không cô đơn trong trận chiến tự vệ, các lân bang và siêu cường khác sẽ không để cho Tàu, một tên to xác nhưng man rợ, hành xử ngang ngược, muốn làm gì thì làm đối với sự toàn vẹn lãnh thồ của Việt Nam vốn là 1 phần thiết yếu đối với nền hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á và thế giới- Đến một lúc nào đó không xa, khi thời cơ đến, sẽ có một bậc anh hùng xuất đầu lộ diện để lãnh đạo toàn dân trong cuộc chiến chống xâm lược, dành lại độc lập và chủ quyền cho đất nước.
Thời cơ đó sẽ đến khi nước Tàu phải đối mặt với nguy cơ động loạn nội bộ, vì xã hội rộng lớn và nền kinh tế chỉ huy tập trung của Tàu vốn có nhiều bất cập to lớn mà một hệ thống chính trị độc đoán độc tài phản dân chủ không thể giải quyết nổi. Với những nhược điểm có tính cơ cấu của một nước lớn, đất không nuôi nổi dân, Tàu đang bị buộc phải phát triển theo hướng bá quyền cổ điển, Tàu sẽ bị lôi kéo vào cơn lốc xoáy của những tranh chấp quốc tế, và chạy đua vũ trang với Mỹ. Tình trạng nổ tung giống như Liên Xô trước đây đối với Tàu do đó không thể tránh khỏi. (*4)
Một khi Tàu bị suy thoái kinh tế, biến động xã hội và chính trị sẽ rất lớn, sẽ có những cuộc nổi dậy của những dân tộc bị áp bức ở Tây Tạng, Nội Mông, Tân Cương… Tình thế lúc này sẽ tạo điều kiện cho những phong trào đấu tranh ở VN phát triển rộng đến mọi thành phần dân chúng, nhất là nông dân, dân nghèo thành thị, và quân đội, là những thành phần bị chính quyền và đảng CSVN bóc lột đến tận cùng.
Những phản ứng biểu lộ lòng yêu nước trong nhân dân, nhất là tầng lớp trí thức và sinh viên học sinh nay đã vượt quá mức độ dư luận, tuyên ngôn tuyên cáo, sáng tác văn thơ yêu nước, những bản nhạc yêu nước. Phản ứng của người dân Việt trong nước tỏ ra có tiềm năng lan rộng và quyết liệt dù bị đàn áp và kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, với kỹ thuật kìm kẹp đàn áp tinh vi của nhà cầm quyền tay sai và sự tác động, can thiệp vừa trực tiếp vừa gián tiếp của Bắc Kinh, cuộc cách mạng vì dân chủ và độc lập dân tộc trong nước  chỉ có thể thành công khi có được 1 lãnh tụ thực sự đáp ứng được khát vọng sinh tồn của dân tộc, có khả năng tập hợp được quần chúng, hoặc thành lập được 1 lực lượng kháng chiến đủ năng lực du kích chiến để tồn tại và phát triển khi có cơ hội. Người lãnh tụ này chỉ có thể xuất hiện và hoạt động hiệu quả khi rối loạn xã hội hoặc bạo loạn xảy ra ở khắp nơi mà chính quyền tay sai không còn kiểm soát nổi. Hiển nhiên là một lãnh tụ của phong trào quần chúng phải là người của quần chúng, và phải là 1 chiến sĩ đang cùng đấu tranh với chiến hữu và đồng bào mình.
Quan sát tình thế hiện nay, nhân dân VN bị chính quyền CS tay sai khống chế không khác gì thời dưới ách đô hộ của Tàu hoặc Tây. Một lãnh tụ giải phóng dân tộc nếu có chắc chắn là chưa thể lộ diện, và hiện nay chưa một ai biết đến, vì nếu lộ diện, sẽ bị tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa ngay. Đến lúc thời cơ thuận tiện, vị lãnh tụ này sẽ xuất hiện từ nhân dân như Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang Trung, từ lực lượng vũ trang như Lê Đại Hành, hoặc từ chính quyền đương đại như Lý Công Uẩn, Trần Hưng Đạo….
Thuận lợi lớn nhất và căn bản cho sự tồn tại của dân Việt, của nước Việt hiện nay về tinh thần vẫn là niềm tin vào sức sống dân tộc, và về  lực lượng vật chất, nhân sự vẫn là tầng lớp thanh niên sinh viên trí thức, quân nhân, công nhân, nông dân bị bóc lột, và dân nghèo thành thị, đồng thời với lực lượng việt kiều, trí thức, khoa học gia, công kỹ nghệ gia có mặt trên khắp các nước lớn trên thế giới, nhất là ở Mỹ, Pháp, Úc, Canada …  là những nơi người Việt đang từ từ tụ họp với nhau thành những cộng đồng dân số đủ đông để có sức mạnh chính trị thông qua lá phiếu, và tổ chức được những hội đoàn sinh hoạt để tương trợ nhau hoặc bảo tồn văn hóa Việt- Thuận lợi này không thấy có ở những dân tộc khác đang bị Hán hóa, đang bị CS Tàu đàn áp như Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương.
Trên căn bản những thuận lợi lớn lao đó, nếu tính cho một kế sách lâu dài và hiệu quả để chống lại nạn bị Hán hóa và mất nước, rõ ràng là phải củng cố các cộng đồng người Việt, chống chia rẽ, phân hóa nội bộ và âm mưu phá hoại của nhiều phía và phe nhóm, đồng thời thống nhất mục tiêu, nội dung và phương pháp hành động trong các công tác chung, điều này khó thực hiện vì chưa có thống nhất chỉ huy (chưa có lãnh tụ?) và vì bối cảnh chính trị hiện nay khiến không thể có yểm trợ từ chính quốc như các sắc dân khác. Trong điều kiện hiện nay, công việc khẩn cấp và quan trọng nhất là hướng mục tiêu hoạt động cộng đồng vào việc xây dựng thế hệ kế thừa, bằng cách khuyến khích, giúp đỡ những chương trình, kế hoạch duy trì và phát huy truyền thống, văn hóa Việt cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài, dạy lịch sử Việt, dạy tiếng dạy chữ Việt và văn hóa Việt cho thanh thiếu niên Việt ở nước ngoài, như lời nhà học giả Phạm Quỳnh đã nói: “Tiếng Việt còn, thì nước ta còn”. Mặt cần thiết khác là đầu tư hoặc ủng hộ các chương trình nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, nhất là nhân tài, trí thức trong nước, các chương trình cứu trợ trẻ nhỏ, các nạn nhân của thiên tai, nghèo đói và bất công, kể cả trợ giúp thân nhân bạn bè đang gặp khó khăn, bao dung và giúp đỡ tinh thần các du học sinh và lao động hợp tác từ VN qua nếu họ có thành tâm và thiện chí hòa nhập v.v…  Kết quả của những chương trình này không những đáp ứng về mặt tình cảm và nhân đạo, mà còn là giải pháp khả thi và hiệu quả duy nhất để thực hiện đoàn kết dân tộc, bồi dưỡng và phát triển nguyên khí dân tộc.
Việc ủng hộ các chương trình Cứu trợ Y-tế Xã-hội và nâng cao đời sống, nâng cao dân trí cho đồng bào trong nước dù chỉ đơn giản là vì mục đích nhân đạo, trước mắt có thể hoặc đã bị không ít người chống đối, sự chống đối này có lý do chính đáng, là vì tiền bạc vật phẩm cứu trợ cũng đã rơi nhiều vào tay tham nhũng ở VN, và phải làm những việc mà đáng lẽ là bổn phận của chính quyền VN. Tuy nhiên, đấu tranh để cấm vận hoặc cô lập hoàn toàn VN cũng không phải là biện pháp khả thi và hiệu quả. Khách quan nhận xét, những nước như Bắc Hàn rất cô lập và nghèo đói thì lại càng lệ thuộc Tàu, và xem như Cuba, bị cấm vận trên 50 năm nay cũng đâu có sụp đổ? chỉ có dân là tàn mạt thôi. Đồng thời phải tự hỏi xem, thời xưa nếu không có sẵn Nguyễn Trãi và những nhân tài vật lực trong nhân dân, thì vua Lê Lợi lấy ai giúp đỡ để chiến đấu chống giặc Minh suốt 10 năm gian lao để cởi ách nô lệ cho dân ta? và vua Quang Trung làm sao chiến thắng giặc xâm lược Mãn Thanh một cách thần tốc  nếu không có sẵn tướng giỏi, quân khỏe?
DZ
________________________
(*1)- Nhìn lại cuộc Cải cách ruộng đất,  Bùi Tín: Những bài học còn nóng hổi - http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=8440&rb=0401
(trích):“….Trong CCRĐ nông dân Việt Nam đã chịu bao nhiêu tổn thất? Theo thống kê nội bộ của ĐCS (chưa được công khai hóa), ở những vùng đã làm CCRĐ: … Vậy là tính sơ sơ, số nạn nhân trực tiếp nói chung lên đến nửa triệu con người.
- Chưa hết, theo thống kê nội bộ, trong chỉnh đốn tổ chức được tiến hành ở 2.876 chi bộ ĐCS gồm có 15 vạn đảng viên, đã có đến 84.000 đảng viên bị xử trí (bị tù, tra tấn, xỉ vả, bị giết) chiếm 47%. Con số khủng khiếp này – nhiều hơn số địa chủ bị đấu tố – đã được giữ rất kín. Tôi có những bạn thân, đồng đội cấp trung đoàn (hồi ấy chưa có quân hàm) là trung đoàn trưởng, tỉnh đội trưởng… bị đánh rụng hết răng, mù mắt, gẫy chân; một số khi sửa sai thì đã bị lao phổi nặng do phải nằm đất ẩm, chỉ có manh chiếu rách. Số đảng viên bị tra tấn còn tàn khốc hơn dân thường vì bị coi là phần tử thù địch chui vào Đảng để phá từ bên trong. Hầu hết là đảng viên trí thức, có trình độ học vấn khá. ….” (ngưng trích).
*Xem thêm:  Hồ Chí Minh và Cải Cách Ruộng Đất. Đại Nghĩa: http://www.danchimviet.info/archives/35479
“Ông Hoàng Tùng, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân (1954-1982) kể lại trong chuyện “Bí mật HCM” cho chúng ta thấy được sự nô lệ của ông Hồ và đảng Lao Động Việt Nam (tiền thân của đảng CSVN) như thế nào: “Mùa hè năm 1952 Mao Trạch Đông và Stalin gọi bác sang, nhất định bắt phải thực hiện CCRĐ. Sau thấy không thể từ chối được nữa, bác mới quyết định phải thực hiện CCRĐ…. Mục đích của họ không phải là CCRĐ mà là đánh vào đảng ta ….
Ngay sau khi Bác quyết định cải cách ruộng đất, Trung Quốc đã cử các đoàn cố vấn sang. Đoàn Cố vấn Cải cách ruộng đất do Kiều Hiểu Quang, phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Tây, phụ trách”.
*Xem thêm: Bên Thắng Cuộc, Huy Đức, NXB OsinBook, California, USA 2012, trg 255 “…Cùng với cải cách ruộng đất, chiến dịch “Chỉnh đốn tổ chức Đảng và chính quyền” mà Hồ Chủ tịch ca ngợi trong báo cáo trước Hội Nghị Trung ương 5 cũng đã gây tổn thương nặng nề cho Đảng”.
 (*2)- Hồi ký Trần Quang Cơ, Chương 1- http://www.diendan.org/tai-lieu/ho-so/hoi-ky-tran-quang-co/hoiky-tqc-ch-1
“….tôi thật sự đau xót vị ta đã bỏ lỡ mất cơ hội củng cố thế đứng của Việt Nam trong hoà bình để tập trung phát triển đất nước sau bao năm chiến tranh, lỡ cơ hội san bằng khoảng cách với các nước cùng khu vực. Trong tập hồi ký của mình13, Lý Quang Diệu đã nhận xét: “Năm 1975 thành phố Hồ Chí Minh có thể sánh ngang với Bangkok. Nhưng nay (năm 1992) nó tụt lại đằng sau tới hơn 20 năm”…
 (*3)-  Xem: Chính Đề (Tùng Phong & Ngô Đình Nhu) http://phamthientho.wordpress.com/2011/07/30/1888/
“….Liên tục, và lúc này hơn lúc nào hết, nạn ngoại xâm vẫn đe dọa dân tộc Việt Nam. Để duy trì ách thống trị của mình, các cường quốc xâm lăng thường áp dụng,đối với các dân tộc bị trị, nhiều biện pháp, tuy có khác nhau về hình thức, nhưng chung qui vẫn thuộc hai loại chính:
* Ngăn ngừa không để cho các quyền lợi kinh tế thuộc vào tay người bản xứ.
* Kiềm hãm không để cho dân trí phát triển.

Các loại biện pháp thứ nhứt nhằm mục đích tiêu diệt tất cả các phương tiện vật chất của người bị trị.
Các loại biện pháp thứ hai nhằm mục đích tiêu diệt những người có khả năng xửdụng các phương tiện vật chất trên, nghĩa là các nhà lãnh đạo xứng danh.

Đối với các dân tộc bị trị hai loại biện pháp trên đều có những hậu quả vô cùng thảm khốc…
Vì vậy cho nên, đối với một quốc gia mà nền độc lập bị đe dọa hay đã mất, thì phương pháp hữu hiệu nhứt và điều kiện thiết yếu nhứt để chống lại ngoại xâm là nuôi dưỡng và phát triển sự lãnh đạo.
Trong thực tế, nuôi dưỡng và phát triển sự lãnh đạo có nghĩa là tạo hoàn cảnh thuận lợi để cho cái tinh túy của tập thể hun đúc nên thiểu số lãnh đạo xứng danh….
Như thế thì, tới đây, chúng ta đã làm sáng tỏ được ba điểm:
1. Việt Nam của chúng ta là một nước nhỏ và yếu lúc nào cũng bị nạn ngoại xâm đe dọa.
2. Trong công cuộc chống ngoại xâm, một khí giới hữu hiệu nhứt là phát triển lãnh đạo.
3. Trong công cuộc phát triển lãnh đạo, điều kiện thiết yếu cần được thỏa mãn là: Thiểu số lãnh đạo phải thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng…..”
*Xem thêm: Huyền thoại Hồ Chí Minh- Trần Gia Phụng (Đàn Chim Việt- 20/3/2013):
“Việt Minh thủ tiêu hàng loạt các đảng viên Quốc Dân Đảng, các nhà trí thức khác, và hàng ngàn tín đồ đạo Cao Đài.(5) Việt Minh thủ tiêu tất cả những ai không theo chủ nghĩa CS và có thể tranh quyền với Việt Minh, từ trung ương, ở các thành phố lớn, đến những đơn vị nhỏ nhất ở các làng xã, dù họ là những người yêu nước hay là những nhân tài của đất nước. Việt Minh gọi hành động nầy là “giết tiềm lực”, tức giết những người có tiềm lực nguy hiểm cho CS về sau.”
(*4)-Xem The coming collapse of China, Gordon G. Chang 2001