THOÁT TRUNG LUẬN
Bài đọc liên quan:
Nhìn lại lịch sử cận đại của thế giới và Việt Nam, cũng như khu vực Đông
Nam châu Á, địa chính trị, và cơ hội chúng ta thấy gì? Hãy điểm nó lại
một cách khách quan để nhìn nước Việt đến vài thế kỷ tới xem sao? Đó là
mục đích của bái viết này.
Địa chính trị và lịch sử
Các quốc gia Đông Nam Á khác, như Nam Dương(Indonesia) và Mã Lai Á nhờ
địa lý tách ra khỏi bán đảo Đông Dương, nên bị thực dân Âu châu nhảy vào
sớm hơn, từ đầu thế kỷ XVI. Cụ thể là Mã Lai Á thì Hà Lan bước chân vào
năm 1511. Nam Dương cũng được Bồ Đào Nha đặt chân đầu tiên vào năm
1512.
Miến Điện, một quốc gia có đường biên giới với Trung Hoa, nhưng gần với
Ấn Độ và tiếp giáp giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương cũng phải đến đầu
thế kỷ XIX mới bị người Anh xâm chiếm ra khỏi sự quan tâm của Trung
Hoa.
Ngay cả Ấn Độ có cùng đường biên giới hiểm trở với Trung Hoa, mà Ấn Độ
là một nước lớn, nhưng cũng mãi đến khi Trung Hoa suy yếu vào cuối đời
nhà Thanh thì các cường quốc châu Âu gồm: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và
Pháp mới có thể xâu xé Ấn Độ vào cuối thế kỷ XVIII.
Cũng có địa chính trị cùng đường biên giới với Trung Hoa là bán đảo Đông
Dương, nên cũng chịu dưới sự quan tâm đặc biệt của Trung Hoa từ ngàn
năm trước.
Lịch sử Việt Nam đúng chỉ có khoảng 2.600 trăm năm, trong đó hơn ngàn
năm bị đô hộ giặc Trung Hoa. Trong những khoảng trống không bị đô hộ đó,
Việt Nam chưa bao giờ độc lập với Trung Hoa, mà phải quan hệ kiểu thiên
triều và chư hầu, theo dạng triều cống và lãnh ấn chỉ chủ dụ từ Trung
Hoa.
Chỉ có một giai đoạn duy nhất từ giữa thế kỷ thứ XIX, khi cuối triều nhà
Thanh suy yếu, Trung Hoa bị chia năm xẻ bảy bỡi các cường quốc châu Âu:
Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh Quốc và kể cả Nhật Bản, lúc ấy
Việt Nam mới bị sự dòm ngó của Pháp và xâm lược Đông Dương.
Khi Trung Hoa có nền Cộng Hòa xuất hiện do Tôn Trung Sơn lãnh đạo vào
năm 1912, cũng là lúc suy thoái kinh tế toàn cầu 1929 - 1933 ập đến. Ba
thập kỷ người Trung Hoa có nhiều nội loạn, vả lại chịu dưới sự xâm lược
của người Nhật. Nên Trung Hoa không đủ sức dòm ngó đến Đông Dương và
Miến Điện.
Sau chiến tranh thế giới II, người Pháp thất trận, Trung Hoa thành lập
1949, cũng là lúc họ bắt đầu quan tâm đến Đông Dương. Dù họ còn rất yếu
do nhiều lý do khách quan và chủ quan của cách cai trị của Mao, nhưng
Trung Hoa đủ mạnh để tranh đoạt bá vương và cùng với Hoa Kỳ để đi đến
Thông Cáo Thượng Hải 1972 ăn chia Đông Dương và khu vực, cũng như toàn cầu.
Sau 30/4/1975, có một giai đoạn ngắn đến 1990, Việt Nam không bang giao
với Trung Hoa nhờ vào sức mạnh của Liên Xô. Nhưng khi Liên Xô và Đông Âu
sụp đổ, thì Hội Nghị Thành Đô lại làm cho Việt Nam trở lại thời kỳ bằng
mặt, nhưng không bằng lòng với Trung Hoa. Hiện nay thì ai cũng thấy rõ
ràng chính sách ngoại giao đa phương - dĩ bất biến ứng vạn biến của Tôn
Tử - đang là cách mà nước Việt đang đương đầu với Trung Hoa.
Cơ hội
Qua những điều đã điểm ra ở trên, cho ta thấy các nước nhỏ quanh Trung
Hoa có cùng biên giới rộng lớn với họ đều được họ xem là vùng đệm và chư
hầu trong quan hệ ngoại giao.
Điều đáng lo lắng nhất với các quốc gia cùng biên giới với Trung Hoa là,
không bao giờ Trung Hoa muốn các quốc gia này hùng mạnh để dễ bề thao
túng và cai trị. Hãy điểm lại mà xem, Việt, Miên, Lào, Bắc Hàn, Mông Cổ,
Bắc Hàn, Hồi Quốc Pakistan.
Và kể cả Miến Điện, một quốc gia hùng cường vào 2 thập niên 1960s và
1970s nhưng cũng bị Trung Hoa chi phối làm cho kiệt quệ, và chỉ mới đổi
mới xoay chuyển chính trị bằng cách chuyển dời, xây dựng thủ đô mới để
tránh những bí mật quốc gia bị tiết lộ với Trung Hoa mới từ chối được
cái dự án 2,5 tỷ đô la làm đường ống dẫn dầu từ Yangon đến Vân Nam, và thay đổi thể chế chính trị triệt để
tách khỏi Trung Hoa như hôm nay. Một sự thay đổi Miến Điện mà thế giới
kinh ngạc, nhưng là bài học Thoát Trung Luận cho Đông Dương nói chung và
Việt Nam nói riêng.
Báo cáo kinh tế thế giới của Ngân Hàng Thế Giới vào ngày 13/6/2013 cho
thấy nợ tư trong nước của Trung Hoa cao nhất thế giới, lên đến 160% GDP.
Việt Nam cũng không khá hơn với 110% GDP của nợ tư trong nước. Nhiều chuyên gia kinh tế
trong và ngoài nước đang dự đoán một Trung Hoa hạ cánh nặng nề, và một
tia hy vọng sáng sủa cho các quốc gia quanh khu vực có thể làm cuộc
Thoát Trung Luận với Trung Hoa mà, lâu nay theo kiểu ngoại giao họ luôn
tự cho mình là thiên triều.
Sự suy yếu của Trung Hoa trong những năm tới là có thực, không mơ hồ, do
nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Hoa gây ra
không chỉ ở Trung Hoa mà ngay cả ở Việt Nam sau khi sao chép 23 năm qua.
Dù khó khăn, nhưng đó là cơ hội cho Việt Nam rất lớn để làm cuộc Thoát
Trung Luận.
Bài học và phương án Thoát Trung Luận
Từ thế kỷ XIX ở Nhật Bản, có ông thầy giáo Fukuzawa Yukichi đã viết và đưa ra chiến lược Thoát Á Luận.
Các vị minh quân của nước Nhật đã đi theo và họ đã thành công như hôm
nay, một phần nhờ địa chính trị. Nhưng có một quốc gia khác có địa chính
trị giống Việt Nam - Miến Điện - họ đã và đang làm cuộc Thoát Trung
Luận đến nay rất tốt.
Có thông tin cho rằng sở dĩ Miến Điện thoát được Trung Hoa là nhờ họ dời
trung tâm hành chính quốc gia từ thủ đô cũ là thành phố Yangon
đến Naypyidaw là do những trung tâm hành chính quốc gia Miến Điện dưới
thời Thein Shwe là do Trung Hoa viện trợ và xây cất. Họ phải dời đô vào
nơi an toàn, để bảo mật quốc gia, sau đó mới tính chuyện chuyển đổi thể
chế chính trị, thì mới an toàn cho đất nước họ và Thoát Trung Luận mới
thành công.
Liệu rằng, những cơ sở hành chính quốc gia Việt được Trung Hoa giúp xây dựng thời chiến tranh có đảm bảo bí mật quốc gia?
Năm 2010, ở Việt Nam rộ lên việc di dời trung tâm hành chính quốc gia ra
khỏi Ba Đình, nhưng một số thành phần ưu tú và trí thức Việt Nam lại
cho là sai lầm. Rồi mọi chuyện rơi vào quên lãng.
Hôm nay, tình hình nước Việt như ngàn cân treo sợi tóc - kinh tế xem như
đang trên đà sụp đổ hoàn toàn, chính trị rối ren vì nạn bè phái tranh
ngôi đoạt vị - mà chuyện quốc sự quan trọng nhất là làm sao Thoát Trung
Luận, thì đất nước mới mong thái bình, dân tộc mới mong thịnh vượng và
độc lập tự chủ.
Trong lúc kinh tế khó khăn, chuyện xây dựng trung tâm hành chính quốc
gia mới là điều nên làm, để vực nền kinh tế và tạo công ăn việc làm cho
xã hội. Một công đôi việc vừa vực nền kinh tế quốc gia, vừa giúp cho
tiến trình Thoát Trung Luận đẹp cả đôi bề.
Lý thuyết nhị nguyên luận trong triết học đã được người Mỹ áp dụng trong
việc tạo ra hình thái chính trị xã hội cho một hời kỳ mới mà họ gọi là trật tự mới cho những thời đại
tiếp theo rất thành công. Âm dương, nước lửa, trời đất, phá và xây,
v.v... Cộng hòa và Dân chủ là 2 trường phái để xây dựng Hoa Kỳ ngày nay
theo Nhị Nguyên Luận rất triết học và rất thành công.
Người dân Việt hiếu hòa, không ai muốn và cũng chưa có lực lượng nào đủ
sức để giành quyền lãnh đạo với đảng cầm quyền hiện nay. Đừng nên xem
dân mình là thù địch vì quyền lợi cá nhân. Đã đến lúc cần phải tách đôi đảng cộng sản
ra làm 2 đảng và cần một hành động cụ thể như Miến Điện để làm cuộc
Thoát Trung Luận hoàn hảo, khi cơ hội bắt đầu hé mở ở chân trời - đó là
một Trung Hoa đang và sẽ suy yếu. Thiên thời, nhân hòa lòng dân muốn và
chỉ còn việc tạo ra địa lợi để biết chớp lấy thời cơ. Nếu không, 300 năm
hay 1.000 năm nữa quan hệ Trung - Việt vẫn theo kiểu mà ngàn năm trước
không thay đổi.
Asia Clinic, 18h38' ngày thứ Sáu, 28/6/2013
- littlefrog20:11 Ngày 28 tháng 6 năm 2013Nếu có thể thì nên là đảng Sài Gòn và đảng Hà Nội. Nếu đất nước có 2 thủ đô thay phiên nhau luôn thì càng tốt. Vì theo phong thủy thì Hà Nội đang gặp thời thịnh thế khoản 30 năm tới. Còn Sài Gòn sẽ có một đợt thịnh thế lâu dài (cả trăm năm) sau 30 năm nữa. Trung Quốc đang ở thời mạc vận (vận 8)đã 10 năm nay và sẽ còn tiếp tục cả trăm năm nữa. Dân Trung Quốc còn phải thống khổ một thời gian rất dài. Sau khi ra khỏi thời mạc vận thì dân số Trung Quốc chỉ còn trên dưới 300 triệu người, không còn khả năng đe dọa thế giới nữa :) Sài Gòn từng là cái nôi của đế quốc Phù Nam, lúc thịnh thời đã thôn tính cả DNA. Nếu giờ có thêm Hà Nội (tốt về núi) hợp tung nữa thì đất nước sẽ nhanh chóng hùng cường.
- Sài Gòn và Hà Nội rất tương hổ nhau. 1 bên tốt về núi nên con người có tinh thần gan dạ, quật cường, trong thời thịnh thế đá đánh bại rất nhiều đế quốc hùng mạnh. Sài Gòn thì tốt về sông nên giàu có, trù phú, con người hiều lành, lương thiện, thông thoán, dễ tiếp thu những thứ mới. Lúc Hà Nội mạnh thì là lúc Sài Gòn yếu. Lúc Hà Nội yếu thì Hà Nội mạnh (theo phong thủy). Nếu có 2 thủ đô nữa thì có lợi cho đất nước biết bao.
- Bản chất chế độ của ta là Oligarchy ( vua tập thể ), họ cầm quyền bằng cách:
Nghèo để trị ( không cho thành phần trung lưu mạnh lên, còn tầng lớp giàu nhất là Đảng ).
Chia để trị ( tầng lớp, tôn giáo, tạo nghi kị- mâu thuẫn giữa người và người ).
Ngu để trị ( giáo dục ngu dân, chặn thông tin ).
Bên cạnh đó: Tiêu diệt thành phần có tư duy độc lập - dùng những người không có nhân phẩm làm tay sai.
Làm cho dân khí bị suy đồi ( cố tình cho dân quen với bất công ).
Đánh tráo khái niệm làm lệch dân chí.
Cài gián điệp, chỉ điểm vào mọi ngõ ngách có nguy cơ.
Hay gây xung đột với làng giềng nếu mạnh ( hoặc dùng xung đột định hướng nếu yếu )
Chế độ này xem nhân dân là kẻ thù và ngoại ban giúp họ cầm quyền là bạn. Chế độ này chỉ có thể sụp khi:
Xung đột giữa nội bộ cầm quyền ( như kiểu Hồ Diệu Bang và Đặng Tiểu Bình )
Xung đột giữa nhân dân và Đảng.
Bị ngoại quốc tiêu diệt.
Mao Trạch Đông đã sáng tạo ra mô hình 2 cái phàm để hạn chế xung đột nội bộ, cho nên uỷ viên BCT luôn biết đồng thuận giữ quyền lợi chung. Xung đột giữa dân và đảng khó xảy ra vì văn hoá Việt phù hợp với Đảng. Việt Nam lại kế sát TQ là nước cũng có nền chính trị Oligarchy. Các lãnh đạo có tinh thần dân tộc rất thấp và tư lợi rất cao do hậu quả của lịch sử để lại.
Tình hình hiện nay nếu Việt muốn thoát Trung thì:
1/ Trung Hoa phải sụp.
2/ Lãnh đạo TQ cho phép Việt Nam cải cách chính trị trước để họ cải cách theo.
Khi đó thì nhóm lợi ích ( nhóm cải cách ) trong Đảng ta sẽ chiến thắng nhóm bảo thủ do nhóm bảo thủ đi ngược với thời đại. Đảng ta sẽ tách làm hai nhưng phải cần 20-40 năm để bộ máy chính trị mới ổn định.
ĐÁY CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG HOA THỜI LÝ KHẮC CƯỜNG
Bài viết của ông Trương Quân(Zhang Jun: 张军), ông là giáo sư kinh tế và
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Trung Hoa tại Đại học Phúc
Đán(FudanUniversity), Thượng Hải.
Bài viết gốc: Li Keqiang’s Bottom Line
THƯỢNG HẢI - Mọi người đang nói về suy thoái kinh tế của Trung Hoa. Năm
ngoái, tăng trưởng GDP của Trung Hoa đạt mức thấp nhất trong vòng 13 năm
qua, và không có khả năng nhìn thấy xu hướng tăng trưởng. Nhưng, dường
như Thủ tướng Lý Khắc Cường nhận ra, xu hướng này có thể thực sự có lợi,
nó thúc đẩy các cải cách cơ cấu mà Trung Hoa cần để đạt được mục tiêu
lâu dài cho tăng trưởng GDP cân bằng và ổn định hơn.
Những đánh giá gần đây đã cung cấp một bức tranh ảm đạm của nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu
mới nhất của mình, Ngân hàng Thế giới cắt giảm tăng trưởng kinh tế dự
báo cho Trung Hoa từ 8,4% xuống 7,7% trong năm 2013. Hơn nữa, số liệu ngân hàng trung ương
công bố gần đây cho thấy, mặc dù các ngân hàng Trung Hoa đã tăng cho
vay chỉ khoảng 667 tỷ nhân dân tệ(khoảng 108 tỷ USD) trong tháng Năm –
nhưng cũng đã giảm một khoảng 125 tỷ nhân dân tệ cho vay so với cùng kỳ
năm ngoái.
Nhưng không chỉ đơn giản là cho vay nhiều hơn sẽ cải thiện được tình
hình. Trong khi đó, các số liệu cho rằng dư nợ cho vay đã lên tới gần
gấp đôi GDP của Trung Hoa – đây là một hậu quả của gói kích thích kinh
tế lớn của quốc gia từ năm 2008 – phần lớn các khoản vay mới chủ yếu là
được sử dụng để trả nợ cũ, chứ không phải thực sự đầu tư cho nền kinh
tế. Vì vậy, mối quan tâm liên quan lớn là sự cân bằng của tình trạng dư
nợ cho vay không có dấu hiệu khả quan.
Trong những năm gần đây, chính sách thắt chặt tiền tệ và kiểm soát ngày
càng chặt chẽ trên lĩnh vực bất động sản đã gây ra tốc độ tăng trưởng
đầu tư tài sản cố định giảm, từ hơn 25% mỗi năm trước năm 2008 còn
khoảng 20% như hiện nay. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng kém phát triển ở
những tỉnh phía đông của Trung Hoa thấp hơn một nửa mức trung bình của
quốc gia. Kết quả của việc giảm đầu tư bất động sản là, tiền được bổ
sung thêm vào cho khu vực tăng trưởng giá trị công nghiệp - hiện việc
cung cấp vốn cho khu vực công nghiệp chiếm gần một nửa GDP của Trung Hoa
- nhưng tăng trưởng khu vực công nghiệp lại đang chậm lại một cách
nhanh chóng, từ việc tăng trưởng khu vực công nghiệp chiếm một tỷ lệ
trung bình hàng năm là 20% trong những năm bùng nổ kinh tế của Trung
Hoa, thì nó xuống còn dưới 10% trong giai đoạn 2010-2012 và chỉ còn 7,8%
trong quý đầu tiên của năm nay 2013.
Do đó, chìa khóa để khôi phục tăng trưởng GDP của Trung Hoa là, lại quay
trở lại tăng trưởng đầu tư tài sản cố định phải ít nhất 25%. Với một
vòng xoắn bệnh lý mới của kích thích kinh tế, năng lực sản xuất dư thừa
và những chi tiêu đã không được tận dụng của Trung Hoa (ví dụ, những tài
sản bất động sản xây dựng lên thành những thành phố ma) có thể được huy
động trực tiếp, nhằm phục hồi tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm 9%.
Nhưng ý chí của lãnh đạo mới của Trung Hoa là bắt đầu một đợt tăng
trưởng khác của việc kích thích kinh tế an toàn cho tăng trưởng phụ
thuộc vào cái tốc độ tăng trưởng GDP của ông Lý có thể chấp nhận sự đau
đớn. Hiện nay, các nhà lãnh đạo Trung Hoa đã không đưa ra dấu hiệu nào
cho thấy họ sẽ thay đổi chính sách tiền tệ, theo một số nhà kinh tế đã
ước tính rằng ông Lý sẽ án binh bất động cho đến khi tốc độ tăng trưởng
GDP giảm xuống dưới 7%.
Bằng chứng cho việc không hành động của ông Lý đã hiện rõ trong đầu
tháng Sáu năm 2013, khi Chủ tịch Trung Hoa Tập Cận Bình nói với người
đồng nhiệm Mỹ, Barack Obama, rằng Trung Hoa đã cố tình điều chỉnh mục
tiêu tăng trưởng giảm, xuống còn 7,5%, để theo đuổi cải cách cơ cấu nhằm
hỗ trợ phát triển kinh tế ổn định và bền vững. Cho rằng Trung Hoa đã
được di chuyển về hướng những cải cách như vậy trước khi cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 khiến cho cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo khởi
động kế hoạch kích thích kinh tế 4 nghìn tỷ nhân dân tệ của mình, tuyên
bố ông Tập gợi ý rằng chính phủ mới sẽ tìm cách khôi phục lại những
nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế trước năm 2008.
Năm 2005, Trung Hoa đã trải qua việc nâng giá tiền tệ, nó là cách mà,
các nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh khác trong khu vực Đông Á đã
chứng minh rằng, có thể kích thích chính phủ và các doanh nghiệp theo
đuổi tái cấu trúc và nâng cấp công nghiệp. Nhưng sự gia tăng tiếp theo
trong đầu tư tài sản cố định của chính phủ - trong đó tăng 32% chỉ riêng
trong năm 2009 - đã làm trì hoãn tái cơ cấu, trong khi đó thì việc quá
tải và bong bóng bất động sản trở nên lớn hơn và đào sâu hơn các vấn đề.
Chính phủ bây giờ phải xua tan những di tích còn lại của kích thích thúc
đẩy việc đầu tư quá mức của giai đoạn 2008-2010, tuy nhiên phải chấp
nhận đau đớn. Điều này có nghĩa là cho phép nền kinh tế tiếp tục chậm
lại, trong khi duy trì chính sách thắt chặt kinh tế vĩ mô một cách tương
đối nhằm ép buộc chính quyền các địa phương và khu vực kinh doanh để
tìm những nguồn tăng trưởng mới.
Sự kết hợp của những cú sốc bên ngoài và áp lực bên trong từ việc tăng
lương có thể như một động lực mạnh mẽ làm cho các chính phủ địa phương
và các doanh nghiệp phải theo đuổi tái cơ cấu. Ví dụ, các doanh nghiệp
trong các khu vực ven biển phụ thuộc xuất khẩu của Trung Hoa đã bị gánh
nặng của đồng nhân dân tệ tăng giá từ năm 2004. Khi suy thoái kinh tế
đẩy nhanh việc di dời của nhiều nhà sản xuất đến các tỉnh nội địa ở phía
Tây hoặc các quốc gia láng giềng, những địa phương ở các vùng ven biển
phía Đông Trung Hoa đã bắt đầu kêu gọi gia tăng sự cởi mở, tái cơ cấu
sâu đậm hơn, và nâng cấp công nghiệp.
Quan điểm cho rằng ông Lý sẽ chấp nhận đau đớn để sự tăng trưởng chậm
hơn chỉ trên một ngưỡng cụ thể được dựa trên niềm tin rằng tăng trưởng
GDP xuống dưới 8% sẽ làm tổn thương phát triển kinh tế hơn là việc này
sẽ gây ra, và dẫn đến bất ổn xã hội. Và, quả thật vậy, nếu áp lực thất
nghiệp đã trở thành bệnh lý cấp tính hôm nay như trong những năm 1990s,
suy thoái kinh tế kéo dài chắc chắn sẽ thúc giục sự can thiệp của chính
phủ.
Nhưng, trong thập kỷ qua, những thay đổi cấu trúc nền kinh tế của Trung
Hoa đã làm cho áp lực thất nghiệp giảm đáng kể - một xu hướng có thể
được chứng thực bởi việc tăng lượng trên mọi lĩnh vực ở Trung Hoa. Bây
giờ, việc sửa chữa là rất thuận lợi để xây dựng nền kinh tế mạnh mẽ hơn,
ổn định hơn, đó là điều ông Lý Khắc Cường muốn - và là cái mà Trung Hoa
cần.
@Project Syndicate 30 Jun, 2013
Asia Clinic, 11h 35’ ngày thứ Hai, 01/7/2013
Noam Chomsky - Xã hội Mỹ sẽ biết cách tự vệ
Khi tôi dịch bài phỏng vấn này, chính phủ Đức sau nhiều ngày im lặng đã chính thức bày tỏ
thái độ phản đối gay gắt việc cơ quan tình báo Hoa Kỳ NSA thực hiện do
thám quy mô lớn với cả các đồng minh châu Âu, trong đó có Đức. Một cao ủy EU yêu cầu
ngưng các cuộc thương lượng Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Hoa
Kỳ, cho đến khi Hoa Kỳ triệt để giải trình mọi cáo buộc do thám, và
Đảng Xanh trong Nghị viện EU đề nghị Liên minh châu Âu cấp quy chế tị
nạn chính trị và trao giải thưởng mang tên nhà bất đồng chính kiến
Xô-viết Sakharov cho Edward Snowden, người tiết lộ những bí mật tình
báo của NSA. Quả thật, chúng ta còn biết nói gì nếu một dissident
của thời hiện đại như Snowden phải chạy trốn chính quyền của một quốc
gia dân chủ, một xứ sở nổi tiếng là “thế giới tự do”, để tị nạn tại một
quốc gia chuyên chế?
Vì thế, chút lạc quan vang lên về cuối, từ
Noam Chomsky, người phê phán bền bỉ và mạnh mẽ nhất chủ nghĩa tư bản
toàn cầu, chủ nghĩa đế quốc và đặc biệt là chính sách đối ngoại của các
chính phủ Hoa Kỳ, khiến tôi không thể không dùng để giật tít.
Người dịch
Chomsky: Không, tôi không ngạc nhiên, có gì mà ngạc nhiên. Khả năng dùng internet để giám sát dân chúng đã sẵn có trong công nghệ đó, là một bộ phận nội tại của nó. Đi liền với điều đó là một số thứ khá khó chịu, như ta đang chứng kiến. Chỉ cần đọc các tạp chí của Học viện [i] nơi tôi làm việc là thấy. Với các chuyên gia thì chế ra một kĩ thuật để ghi lại toàn bộ những gì anh làm trong máy vi tính và chuyển cho một người kiếm soát là việc dễ như chơi. Trớ trêu là: tất cả những chuyện đó xảy ra mà anh không hay biết. Hay chiếc kính của Google chẳng hạn. Nó cho phép vừa nhìn vừa chụp hình tất cả mà không ai để ý. Anh có biết khi được hỏi, liệu những công nghệ như vậy có xâm phạm ranh giới riêng tư của con người không, người điều hành Google, ông Eric Schmidt, đã trả lời thế nào không?
Ông ấy nói đại ý: Nếu có điều gì mà bạn không muốn ai biết thì có lẽ đằng nào bạn cũng không nên làm [ii].
Chính xác, ông ấy nói như thế. Và chính phủ Mỹ tất nhiên cũng tư duy như thế. Cùng một cách lập luận, cùng một cách nhìn. Nhưng không chỉ riêng chính quyền Obama, mà mọi hệ thống quyền lực đều tư duy như vậy.
Ông nói như thể giám sát là chuyện hoàn toàn bình thường ở các nước dân chủ.
Chúng ta vừa được biết là nhân viên của cơ quan tình báo quân sự NSA cũng được quyền theo dõi email. Từ nhiều năm nay tôi đã nói rồi: nếu muốn giữ một điều gì đó trong vòng riêng tư, không rơi vào tay các cơ quan nhà nước, thì đừng đưa nó lên mạng.
Chúng ta đã ảo tưởng về tự do trên mạng chăng?
Tôi mừng là có internet, đó là một công nghệ tuyệt vời và tôi thường xuyên sử dụng. Nhưng mặt khác, càng ngày chúng ta càng ý thức rõ hơn những khía cạnh tiêu cực của internet. Dùng internet là bày mình ra, là thả mình cho giám sát và kiểm soát.
Thời những năm 60 ở Mỹ người ta đã lo ngại là nhà nước theo dõi người dân. Cái đó được gọi là tổ hợp chính trị-quân sự.
Tôi cũng thấy được gợi lại thời đó. Khi tham gia ủng hộ các phong trào chống chiến tranh Việt Nam, chúng tôi không đời nào nói rõ trong điện thoại. Chúng tôi biết là mình bị nghe lén. Chỉ trong các nhóm nhỏ hay giữa những người biết nhau chúng tôi mới được nói thoải mái. Nhưng với một hệ thống nhà nước muốn kiểm soát phản kháng xã hội thì đó là điều hoàn toàn bình thường. Về việc này thì xã hội Mỹ đằng nào cũng khá kì cục.
NSA là một cơ quan thuần túy quân sự. Sự phân biệt giữa quân sự và dân sự ở Mỹ đã biến mất hay sao? Ranh giới giữa chính trị, xã hội và quân sự đã nhòa vào nhau chăng?
Không, câu hỏi này dẫn chúng ta đi lạc đường. Không thể quy trách nhiệm của những biện pháp nghe lén cho giới quân sự Hoa Kỳ. Nguyện vọng giám sát xuất phát từ chính trị và từ xã hội. Hệt như trong chiến tranh: thường thì giới quân sự không có hứng xung trận, không bao giờ tham gia với tinh thần hồ hởi.
Nghe ông nói thì dường như chức năng của các cơ quan tình báo không phải là bảo vệ nhà nước trước kẻ thù bên ngoài, mà là trước chính người dân của mình.
Tôi đã mất nhiều thời gian trong đời để đọc hồ sơ tình báo sau khi được giải mật. Anh có biết điều gì đáng lưu ý ở đó không? Chỉ một phần rất nhỏ liên quan đến an ninh quốc gia. Còn thực ra, chủ yếu là liên quan đến dân chúng. Người ta gọi cái trạng thái mà chính quyền được an toàn trước người dân là an ninh. Thí dụ như Hồ sơ Lầu Năm góc. An ninh của Hợp chúng quốc Hoa kỳ chẳng ăn nhằm gì ở đó. Các hồ sơ này tập trung cao độ, tới mức đáng ngạc nhiên, vào việc nắm thông tin để kiểm soát – vào câu hỏi: điều gì đang diễn ra trong dân chúng Mỹ.
Những hồ sơ mà WikiLeaks công bố cũng như vậy?
Đúng thế. Ở đó các lợi ích an ninh quốc gia cũng hầu như không hề bị chạm đến. Các văn bản mật chỉ thường xuyên đề cập việc bảo vệ chính phủ trước dân chúng như thế nào.
Nhưng Barack Obama sẽ bảo ông rằng: phòng trước chắc chắn là tốt hơn một vụ khủng bố mới ở Hoa Kỳ. Ông ấy sẽ nói rằng muốn đảm bảo an ninh thì đành chấp nhận một mức độ giám sát nhất định. Không thể muốn hết mọi thứ cùng một lúc.
Xin lỗi, tôi thấy lập luận ấy quá chung chung. Tổng thống Hoa Kỳ nên thay đổi đường lối thì tốt hơn. Obama nên chấm dứt hẳn việc điều hành một cỗ máy sản xuất khủng bố trên khắp thế giới.
Nhưng trong chuyện khủng bố thì Obama đâu có lỗi.
Mỗi người dân thường bị máy bay không người lái của Hoa Kỳ giết hại lại sinh ra những kẻ khủng bố mới. Đấy không phải là một điều bí mật. Tướng Stanley A. McChrystal là một trong số ít những người hiểu ra điều đó, rằng chương trình được thực thi khắp thế giới của Obama đẻ ra những kẻ khủng bố tiềm năng nhanh hơn tốc độ mà Hoa Kỳ có thể tiêu diệt những đối tượng bị tình nghi. Hãy nhớ đến chiến tranh Iraq. Các cơ quan tình báo đã chẩn đoán chính xác rằng lực lượng khủng bố sẽ tăng lên sau khi Mỹ vào chiếm đóng, so với trước đó. Thực tế đã diễn ra đúng như vậy. Người ta biết rõ, nhưng chẳng ai thèm quan tâm.
Những ngày này Barack Obama đang đến thăm Đức. Theo ông, bà Angela Merkel nên nói gì về vụ bê bối nghe lén?
Cái đó phụ thuộc vào việc bà Merkel có tin vào tự do và dân chủ không, và tôi nghĩ rằng bà Thủ tướng Đức có niềm tin đó. Bất kì ai tin vào tự do và dân chủ đều nên yêu cầu Obama chấm dứt việc giám sát dân chúng. Để tránh hiểu lầm: Không phải chỉ nên yêu cầu chính phủ Mỹ, mà gần như mọi chính phủ. Tiếc rằng chỉ có ít người đủ dũng cảm làm như vậy.
Ông có tin rằng chính phủ Đức thực sự không biết đến việc thực thi giám sát ở Mỹ?
Tôi không rõ. Biết đâu người Đức cũng làm hệt như Obama?
Bộ trưởng Nội vụ Friedrich thì chắc chắn là “rất hàm ơn sự hợp tác tốt đẹp với các cơ quan tình báo Hoa Kỳ”. Còn Cục Tình báo Liên bang BND thì được một ngân sách hàng triệu Euro cho một chương trình giám sát.
Tôi không muốn can thiệp vào việc của các vị. Tôi chỉ biết rằng: Công nghệ để giám sát người dân đang có đó. Và tiếc rằng chúng ta phải tính đến khả năng là mọi chính phủ đều sử dụng các phương tiện kĩ thuật để thâu tóm và kiểm soát dân chúng càng nhiều càng tốt.
Google, Apple, Amazon, Facebook đóng vai trò gì trong tấn trò này?
Khó xác định. Họ theo dấu vết ta suốt ngày đêm. Ta chỉ cần mua một cuốn sách ở Amazon là họ có thể nói ngay, sắp tới ta sẽ mua cái gì. Họ tìm cách thu thập thông tin tối đa. Với thông tin, họ hái ra tiền.
Nhưng Google và các doanh nghiệp ấy đại diện cho quyền lợi của ai? Của tự do, của internet, của chính phủ…?
Rất đơn giản: họ đại diện cho quyền lợi của chính họ, và đương nhiên đó là những quyền lợi thương mại. Họ muốn bán một cái gì đó. Cho nên họ muốn biết mọi thứ về khách hàng.
Nếu những núi dữ liệu này rơi vào tay các chính phủ thì một hình thức thực thi quyền lực và kiểm soát xã hội kiểu mới sẽ xuất hiện. Michel Foucault sẽ gọi đó là “Vật lí vi mô của quyền lực”.[iii]
Ồ, cần gì đến Foucault ở đây. Mắt thường cũng nhìn ra sự thay đổi hình dạng của quyền lực. Công nghiệp quảng cáo là một ví dụ tốt. Nghề “quan hệ công chúng” (PR) được phát minh ở đâu? Ở các xã hội tự do nhất thế giới, tại Mỹ và Anh. Và lí do? Vì ở các nước tự do, khó kiểm soát người dân bằng cách trực tiếp áp đặt quyền lực. Cho nên phải kiểm soát kiểu khác: bằng cách tác động vào ý kiến, vào quan điểm và thái độ của người dân. Trong các xã hội tự do, vấn đề là đưa đầu óc con người vào quy định. Giống như quân đội đưa thân thể lính tráng vào quy định.
Ông có coi Edward Snowden, người đã tiết lộ bí mật của NSA, là một anh hùng không?
Có.
Nhưng anh ấy đã phạm luật. Với Obama thì Snowden là một kẻ phản bội.
Edward Snowden đã làm điều phải làm: Thông tin cho công luận biết rằng mình bị nghe lén.
Vì sao những người như Julian Assange, Bradley Manning hay Edward Snowden lại nguy hiểm cho nhà nước như vậy?
Cái đó thì hai mươi năm trước, một nhà nghiên cứu chính trị nổi tiếng cũng được đọc nhiều ở Đức đã tóm gọn chính xác: Quyền lực phải ẩn trong bóng tối. Lôi nó ra ánh sáng là nó tan biến – nó bốc hơi luôn. Muốn duy trì quyền lực thì phải lo sao cho người dân không biết quyền lực đang làm gì với mình. Tên của học giả đó là Samuel Huntington.
WikiLeaks có phải là một quyền lực dân chủ không?
WikiLeaks đã bóc trần nhiều điều mà công luận nên được biết đến. Tất nhiên, phần lớn trong số đó khá hời hợt. Tôi đặc biệt sửng sốt về những cảnh báo của đại sứ Hoa Kỳ tại Pakistan. Ông ấy đã nói rất rõ rằng chính sách chống khủng bố của Hoa Kỳ đẩy dân chúng Pakistan sang phía Hồi giáo và cực đoan. Nhưng chẳng ai buồn quan tâm đến ý kiến đó.
Có thông tin rằng chỉ trong vòng một tháng, NSA đã thu thập gần 100 tỉ tập hợp dữ liệu. Có thể cưỡng được ấn tượng tai hại, rằng nước Mỹ dân chủ và nền độc tài Trung Quốc giống nhau đến bất ngờ ở một điểm: cả hai cùng giám sát dân chúng nước mình không?
Thú thật là điều này tôi không nghĩ đến. Hoa Kỳ là một nước dân chủ, còn Trung Quốc thì rõ ràng không là một nước dân chủ. Có lần tôi đến Bắc Kinh giảng bài, một sinh viên hỏi tôi nghĩ gì về nền dân chủ Trung Quốc. Tôi đáp: nền dân chủ Trung Quốc ở đâu, xin anh chỉ cho tôi được không, vì ở ngoài kia tôi không phát hiện ra nó. Mỗi năm ở Trung Quốc có hàng ngàn cuộc nổi dậy của công nhân.
Các blogger Trung Quốc đang giễu: Phương Tây rao giảng tự do và giám sát chính người dân của mình.
Họ cứ việc giễu. Ta còn chưa hề biết chính phủ Hoa Kỳ có thể làm gì với những đống thông tin kia. Như cái danh sách kẻ thù của Richard Nixon [iv] – anh thấy đấy, có làm được gì nhiều đâu. Hơn nữa, tôi hi vọng thế, xã hội Mỹ sẽ biết cách tự vệ.
Nguồn: Phần chính của bài phỏng vấn đăng trên tuần báo Zeit, 21-6-2013. Người thực hiện: Thomas Assheuer. Nhan đề của bản tiếng Việt do người dịch đặt. Các chú thích đều của người dịch.
Phạm Thị Hoài dịch
Bản tiếng Việt © 2013 pro&contra
[i] Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT)
[ii] Eric Schmidt trả lời phỏng vấn
của Maria Bartiromo trên CNBC ngày 3-12-2009. Nguyên văn tiếng Anh:
“If you have something that you don’t want anyone to know, maybe you
shouldn’t be doing it in the first place.”
[iii] Khái niệm “microphysique du pouvoir” của Michel Foucault
Châu Âu tức giận đòi Mỹ giải thích vụ nghe lén
Ảnh minh họa các hoạt động nghe lén của tình báo Mỹ (Reuters)
Một cách hành xử giống như thời chiến tranh lạnh, giữa các kẻ thù.
Washington cần phải có những giải thích rõ ràng và sớm nhất. Đó là phản
ứng của chung của nhiều nước Châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức sau các
tiết lộ của báo chí về việc cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã theo dõi, nghe
lén các định chế của Liên Hiệp Châu Âu và cơ quan đại diện nhiều nước
đồng minh Châu Âu.
Theo tạp chí Đức Der Spiegel, Cơ quan An ninh Quốc gia NSA, phụ trách tất cả các tổ chức tình báo của Mỹ, đã đặt micro nghe lén trong trụ sở của Liên Hiệp Châu Âu tại Washington, thâm nhập vào hệ thống tin học để đọc thư điện tử và các tài liệu nội bộ của Châu Âu. Mỗi tháng, có khoảng 500 triệu cuộc gọi điện thoại hoặc trao đổi qua internet bị nghe lén tại Đức, gần 50 triệu tại Pháp.
Tối ngày 30/06/2013, báo Anh The Guandian bổ sung thêm: Tổng cộng có tới 38 sứ quán và phái đoàn đại diện ngoại giao là đối tượng do thám của tình báo Mỹ, như bị cài micro trong các thiết bị thông tin điện tử, đấu cáp nghe trộm, thu thập thông tin qua các ăng ten đặc biệt. Vẫn theo tờ báo, ngoài các đối thủ truyền thống do khác biệt về hệ tư tưởng và một số nước nhậy cảm ở Trung Đông, danh sách theo dõi của NSA còn có cả sứ quán Pháp, Ý, Hy Lạp, và một số đồng minh của Hoa Kỳ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Mêhicô.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius ngày 30/06/2013 ra thông cáo nhấn mạnh : « Các sự việc trên, nếu được khẳng định, thì không thể chấp nhận được » và đề nghị Hoa Kỳ có giải thích sớm nhất. Hôm nay, tổng thống Pháp François Hollande yêu cầu Washington chấm dứt ngay lập tức các hoạt động theo dõi, nghe lén các cơ quan đại diện Liên Hiệp Châu Âu. Ông nói: « Không thể chấp nhận kiểu hành xử như vậy giữa các nước đối tác và đồng minh ».
Còn theo bộ trưởng Tư pháp của Đức Sabine Leutheusser Schnarrenberger : « Nếu các tiết lộ trên báo chí là đúng, điều này làm nhớ lại các hoạt động được tiến hành giữa các kẻ thù trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Nó vượt quá sức tưởng tượng là các người bạn Mỹ của chúng ta coi châu Âu như kẻ thù ». Vẫn theo vị bộ trưởng này, thì không thể lấy lý do chống khủng bố để biện minh việc theo dõi, nghe lén trụ sở Liên Hiệp Châu Âu tại Washington và Bruxelles.
Đại diện Ngoại giao Châu Âu, bà Catherine Ashton cũng đề nghị phía Mỹ cần nhanh chóng đưa ra các giải thích về những sự vụ nói trên.
Một số chính khách châu Âu còn đề nghị Bruxelles đình chỉ đàm phán với Washington về Hiệp định tự do trao đổi mậu dịch.
Báo chí đã khai thác các tài liệu mà Edward Snowden, nguyên là chuyên gia phân tích tin học tại NSA tiết lộ. Giống như trường hợp WikiLeaks, đây là những thông tin khả tín. Do vậy, chính quyền Mỹ đang ở thế rất bị động và buộc phải chơi ván bài lật ngửa. Washington lạnh lùng tuyên bố : « Hoa Kỳ thu thập một số thông tin ở nước ngoài, giống như các nước vẫn làm ». Nói một cách khác, « lòng vả cũng như lòng sung », tất cả các nước đều theo dõi lẫn nhau. Vấn đề là có bị lộ hay không mà thôi, như nhận định sau đây của một cựu chuyên gia tình báo Hoa Kỳ, trong bài tường trình của thông tín viên RFI Jean Louis Pourtet, từ Washington :
« Các tiết lộ của tạp chí Đức Der Spiegel chắc chắn làm cho Mỹ rất khó xử. Theo tạp chí này, cơ quan tình báo quốc gia Mỹ NSA đã theo dõi và nghe lén Liên Hiệp Châu Âu. Bộ Ngoại giao Mỹ giữ im lặng và cho đến nay, chỉ có một lời bình luận chính thức từ phía ban lãnh đạo NSA. Trong thông báo, NSA cho biết chính quyền Mỹ sẽ trả lời một cách thích hợp thông qua con đường ngoại giao và thông qua đối thoại song phương giữa các chuyên gia tình báo Mỹ-Châu Âu cũng như qua quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ với từng nước Châu Âu. NSA không hề nói một câu nào về những cáo buộc mà báo chí đưa ra.
Do không còn ở trong chính phủ và nhờ vậy có thể phát biểu dễ dàng hơn, ông Michael Hayden, nguyên lãnh đạo CIA và NSA, đưa ra ba nhận xét : Trước tiên, Mỹ tiến hành các hoạt động gián điệp. Thứ hai, tu chính án thư tư của Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ đời tư công dân Mỹ không phải là một hiệp định quốc tế. Điểm thứ ba, mọi công dân Châu Âu nếu muốn đưa ra các phán xét về hoạt động tình báo quốc tế, thì trước đó, nên xem xét kỹ càng những việc mà chính phủ của họ đã làm.
Nếu không có giải thích rõ ràng và có sức thuyết phục, thì nạn nhân đầu tiên của việc tiết lộ thông tin của tạp chí Der Spiegel là dự án hiệp định tự do trao đổi mậu dịch Mỹ- Châu Âu. Cách nay không lâu, các cuộc đàm phán về dự án này vừa mới được khởi động ».
Đức Tâm (RFI)
Theo tạp chí Đức Der Spiegel, Cơ quan An ninh Quốc gia NSA, phụ trách tất cả các tổ chức tình báo của Mỹ, đã đặt micro nghe lén trong trụ sở của Liên Hiệp Châu Âu tại Washington, thâm nhập vào hệ thống tin học để đọc thư điện tử và các tài liệu nội bộ của Châu Âu. Mỗi tháng, có khoảng 500 triệu cuộc gọi điện thoại hoặc trao đổi qua internet bị nghe lén tại Đức, gần 50 triệu tại Pháp.
Tối ngày 30/06/2013, báo Anh The Guandian bổ sung thêm: Tổng cộng có tới 38 sứ quán và phái đoàn đại diện ngoại giao là đối tượng do thám của tình báo Mỹ, như bị cài micro trong các thiết bị thông tin điện tử, đấu cáp nghe trộm, thu thập thông tin qua các ăng ten đặc biệt. Vẫn theo tờ báo, ngoài các đối thủ truyền thống do khác biệt về hệ tư tưởng và một số nước nhậy cảm ở Trung Đông, danh sách theo dõi của NSA còn có cả sứ quán Pháp, Ý, Hy Lạp, và một số đồng minh của Hoa Kỳ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Mêhicô.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius ngày 30/06/2013 ra thông cáo nhấn mạnh : « Các sự việc trên, nếu được khẳng định, thì không thể chấp nhận được » và đề nghị Hoa Kỳ có giải thích sớm nhất. Hôm nay, tổng thống Pháp François Hollande yêu cầu Washington chấm dứt ngay lập tức các hoạt động theo dõi, nghe lén các cơ quan đại diện Liên Hiệp Châu Âu. Ông nói: « Không thể chấp nhận kiểu hành xử như vậy giữa các nước đối tác và đồng minh ».
Còn theo bộ trưởng Tư pháp của Đức Sabine Leutheusser Schnarrenberger : « Nếu các tiết lộ trên báo chí là đúng, điều này làm nhớ lại các hoạt động được tiến hành giữa các kẻ thù trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Nó vượt quá sức tưởng tượng là các người bạn Mỹ của chúng ta coi châu Âu như kẻ thù ». Vẫn theo vị bộ trưởng này, thì không thể lấy lý do chống khủng bố để biện minh việc theo dõi, nghe lén trụ sở Liên Hiệp Châu Âu tại Washington và Bruxelles.
Đại diện Ngoại giao Châu Âu, bà Catherine Ashton cũng đề nghị phía Mỹ cần nhanh chóng đưa ra các giải thích về những sự vụ nói trên.
Một số chính khách châu Âu còn đề nghị Bruxelles đình chỉ đàm phán với Washington về Hiệp định tự do trao đổi mậu dịch.
Báo chí đã khai thác các tài liệu mà Edward Snowden, nguyên là chuyên gia phân tích tin học tại NSA tiết lộ. Giống như trường hợp WikiLeaks, đây là những thông tin khả tín. Do vậy, chính quyền Mỹ đang ở thế rất bị động và buộc phải chơi ván bài lật ngửa. Washington lạnh lùng tuyên bố : « Hoa Kỳ thu thập một số thông tin ở nước ngoài, giống như các nước vẫn làm ». Nói một cách khác, « lòng vả cũng như lòng sung », tất cả các nước đều theo dõi lẫn nhau. Vấn đề là có bị lộ hay không mà thôi, như nhận định sau đây của một cựu chuyên gia tình báo Hoa Kỳ, trong bài tường trình của thông tín viên RFI Jean Louis Pourtet, từ Washington :
« Các tiết lộ của tạp chí Đức Der Spiegel chắc chắn làm cho Mỹ rất khó xử. Theo tạp chí này, cơ quan tình báo quốc gia Mỹ NSA đã theo dõi và nghe lén Liên Hiệp Châu Âu. Bộ Ngoại giao Mỹ giữ im lặng và cho đến nay, chỉ có một lời bình luận chính thức từ phía ban lãnh đạo NSA. Trong thông báo, NSA cho biết chính quyền Mỹ sẽ trả lời một cách thích hợp thông qua con đường ngoại giao và thông qua đối thoại song phương giữa các chuyên gia tình báo Mỹ-Châu Âu cũng như qua quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ với từng nước Châu Âu. NSA không hề nói một câu nào về những cáo buộc mà báo chí đưa ra.
Do không còn ở trong chính phủ và nhờ vậy có thể phát biểu dễ dàng hơn, ông Michael Hayden, nguyên lãnh đạo CIA và NSA, đưa ra ba nhận xét : Trước tiên, Mỹ tiến hành các hoạt động gián điệp. Thứ hai, tu chính án thư tư của Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ đời tư công dân Mỹ không phải là một hiệp định quốc tế. Điểm thứ ba, mọi công dân Châu Âu nếu muốn đưa ra các phán xét về hoạt động tình báo quốc tế, thì trước đó, nên xem xét kỹ càng những việc mà chính phủ của họ đã làm.
Nếu không có giải thích rõ ràng và có sức thuyết phục, thì nạn nhân đầu tiên của việc tiết lộ thông tin của tạp chí Der Spiegel là dự án hiệp định tự do trao đổi mậu dịch Mỹ- Châu Âu. Cách nay không lâu, các cuộc đàm phán về dự án này vừa mới được khởi động ».
Đức Tâm (RFI)
Ðấu đá giữa đảng và chính quyền khó tránh một chính biến tại Hà Nội
Quân đội Việt Nam xử lý an ninh chính trị, tựa đề một bản tin của mạng
BBC, ngày 17 tháng 6, 2013, về việc “Ðảng Cộng Sản Việt Nam vừa chỉ đạo
cho quân đội phải nâng cao năng lực điều hành và chỉ huy, nhằm xử lý các
tình huống về an ninh chính trị ở các địa phương đồng bộ và hiệu quả.”
Ðặc biệt, đây không phải là lời phát biểu của Nguyễn Phú Trọng, tổng bí
thư đảng, bí thư Quân Ủy Trung Ương, hay Phùng Quang Thanh, bộ trưởng
Quốc Phòng, phó bí thư quân ủy, mà là Ðinh Thế Huynh, ủy viên Bộ Chính
Trị, trưởng ban Tuyên Giáo Trung Ương đã phát biểu tại lễ khai mạc lớp
bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh tại Học Viện Quốc Phòng hôm 17
tháng 6, 2013 về mục tiêu xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với an
ninh nhân dân. Công tác này được triển khai từ cấp bộ, ngành xuống các
địa phương. Ðinh Thế Huynh nói, “Ðặc biệt, hai lực lượng quân đội và
công an có nhiệm vụ xây dựng thế trận quốc phòng an ninh ở các địa
phương nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.” “Mục
tiêu bảo vệ tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, cùng hội nhập quốc
tế.”
Ðại Tướng Phùng Quang Thanh và các cộng sự. Quân đội Việt Nam nay kiêm nhiệm thêm việc “xử lý chính trị.” (Hình minh họa: Jim Watson/AFP /Getty Images) |
Ðọc mẩu tin nhỏ này, thì chẳng thấy gì là quan trọng cả, nên các cơ quan
truyền thông trong, ngoài nước không mấy chú ý. Nhưng nếu nhìn sâu vào
nội tình tranh chấp quyền lực giữa các bè nhóm trong đảng giữa “phe Ðảng
Quyền và phe Chính Quyền,” từ Hội Nghị Trung Ương 4, 5, 6, 7, cho tới
màn bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc Hội bù nhìn thì mới thấy phe Nguyễn Phú
Trọng và Ðảng Quyền Bảo Thủ thân Tàu đã nỗ lực không ngừng, hết tìm đồng
thuận trong Bộ Chính Trị, tới vận động Trung Ương Ðảng và cả Quốc Hội
nữa, để loại bỏ phe Chính Quyền Tham Nhũng thân Mỹ của Nguyễn Tấn Dũng,
mà cái ghế thủ tướng nhiều quyền lực và nắm túi tiền nhà nước, vẫn không
hề hấn gì.
Trái lại Nguyễn Tấn Dũng, ngày càng nổi bật trên chính trường quốc tế,
nhất là ở Hội Nghị An Ninh Khu Vực - Ðối Thoại Shangri -La 2013, được
đọc diễn văn hướng dẫn cuộc đối thoại, và nói lên lập trường chung của
các nước trong khu vực, như: “Các nước trong khu vực coi trọng vai trò
của Trung Quốc và Hoa Kỳ và ủng hộ hành động của hai cường quốc này, nếu
như chiến lược và việc làm của Washington và Bắc Kinh tuân thủ pháp
luật quốc tế, tôn trọng chủ quyền của các quốc gia.” Dũng cũng không
quên ám chỉ về hành vi bá quyền của Trung Cộng, rằng:
“Ðâu đó có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi
lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và
chính trị cường quyền.” Bài phát biểu đã được các nước tham dự hội nghị
đánh giá cao. Trong dạ tiệc sau đó Nguyễn Tấn Dũng đã gặp gỡ Bộ Trưởng
Quốc Phòng Mỹ Chuck Hagel để trao đổi về bang giao giữa Việt-Mỹ.
Có lẽ vì vai trò thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng và thế mạnh của phe Chính
Quyền tham nhũng hiện nay đang vượt lên trên phe Ðảng Quyền bảo thủ,
nên cả Nguyễn Phú Trọng lẫn quan thầy Tầu của Trọng, đã tung lực lượng
tổng trừ bị là quân đội được sự huấn luyện của Trung Cộng vào chính
trườngViệt Nam. Trên danh nghĩa là hai lực lượng quân đội và công an có
nhiệm vụ: “Xây dựng thế trận quốc phòng an ninh ở các địa phương, nhằm
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.”
Nhưng thực tế là quân đội do Nguyễn Phú Trọng trực tiếp lãnh đạo, kết
hợp với hệ thống truyền thông, do Ðinh Thế Huynh điều khiển, khống chế
luôn lực lượng công an côn đồ của phe Nguyễn Tấn Dũng, vừa để đủ sức
mạnh đàn áp những người yêu nước, chống Trung Cộng xâm lược và chống
đảng Việt Cộng, đòi Ðân Chủ Hóa, tự do, nhân quyền, hình thành chế độ
Quân Quản, cuối cùng lấy lý do diệt tham nhũng, loại bỏ Nguyễn Tấn Dũng
và phe nhóm để tái lập hệ thống Ðảng Quyền độc tài toàn trị trên khắp
mặt chính quyền, chính trị, văn hóa, xã hội và dân sinh như từ trước tới
nay.
Thực ra việc loại bỏ bọn công an côn đồ và bọn tham nhũng ra khỏi hệ
thống công quyền thì ai chẳng muốn, nhưng tái lập hệ thống Ðảng Quyền:
Ðộc Tài, Ðộc Ác, Toàn Trị vốn là cái gốc của hệ thống tham nhũng và lại
làm nô lệ cho cộng sản Tầu, dẫn đến thảm họa Hán Hóa Việt Nam thì toàn
dân Việt Nam và cả thế giới đều không chấp nhận.
Thế nên, phe Chính Quyền tham nhũng và bọn công an côn đồ của Nguyễn Tấn
Dũng dù chẳng ai ưa, nhưng nếu bỏ lên cân thì vẫn nhẹ tội hơn phe Ðảng
Quyền toàn trị lạc hậu, ngu si, bán nước cho kẻ thù truyền kiếp là Trung
Cộng nhiều lắm. Vậy là Nguyễn Tấn Dũng và phe Chính Quyền tham nhũng
vẫn còn đất trở mình, nếu biết bám vào những nơi cần bám. Ngay lúc này
nhà cầm quyền Nguyễn Tấn Dũng còn chưa bị thế lực quân đội của Nguyễn
Phú Trọng và phe truyền thông của Ðinh Thế Huynh khống chế hoàn toàn,
lập tức phóng thích hết tù chính trị, tôn giáo, và ngôn luận để vận động
dư luận quốc dân, quốc tế và chính giới, chính quyền Mỹ hỗ trợ, đặt Tập
Cận Bình vào thế phải tôn trọng những thỏa thuận đã đạt được với Tổng
Thống Obama về việc: Hai quốc gia có thể xây dựng một mô hình mới của
các quan hệ nước lớn.” Mà đã là một nước lớn, theo quan niệm của Hoa Kỳ
và chính quyền Obama, thì phải có trách nhiệm tôn trọng những luật pháp
quốc tế, tạo môi trường và giúp đỡ các nước nhỏ có cuộc sống an ninh và
hòa bình phát triển trong khu vực và thế giới, không dùng sức mạnh kinh
tế, quân sự, chính trị để uy hiếp, hay thiết lập ảnh hưởng bá quyền trên
các nước khác. Chính vì vậy, mà có thể buộc Trung Cộng không được nhúng
tay vào các cuộc chính biến khó tránh khỏi ở các nước chưa được Dân Chủ
Hóa như ở Việt Nam.
Biết đâu, một ngày nào đó, ông Tập Cận Bình dù đang nắm trọn quyền lãnh
đạo Hoa Lục, mà lại chẳng phải nhờ tới những chuyển biến tại Việt Nam để
giải quyết những khó khăn trong nội bộ, như Mao Trạch Ðông phát động
cuộc Cách Mạng Văn Hóa, tiêu diệt phe thân Liên Xô vào năm 1966, cũng là
lúc quân đội Mỹ vừa có mặt tại chiến trường Việt Nam, khiến Liên Xô
không dám dùng sức mạnh quân sự làm áp lực lên Trung Cộng, cuối cùng
tiến tới việc Mỹ-Hoa đề huề năm 1972. Từ đó nước Trung Hoa của Mao Trạch
Ðông dù còn theo chế độ cộng sản, vẫn được độc lập, thoát khỏi sự chi
phối của Liên Xô. Rồi Ðặng Tiểu Bình đẩy mạnh việc hợp tác với Mỹ để đặt
nền móng cho việc áp dụng kinh tế cởi mở. Giang Trạch Dân tiến vào kinh
tế thị trường tự do. Ðến Hồ Cẩm Ðào, kinh tế và quân lực Trung Hoa tiến
vượt mức vì có cơ hội họp tác với Mỹ về việc chống khủng bố toàn cầu.
Nhưng lại để lộ ra tham vọng đế quốc Ðại Hán bành trướng, bất chấp luật
pháp quốc tế, đòi chiếm cả Biển Ðông Nam Á, và Biển Hoa Ðông của Nhật
Bản, tạo thuận lợi cho Mỹ xoay trục chiến lược về Châu Á, nay làm cho
nhẹ bớt, nên gọi là kế hoạch tái cân bằng khiến cho Tập Cận Bình dễ dàng
hợp tác với Mỹ, kể cả về mặt quân sự để “Xây dựng một mô hình mới của
quan hệ nước lớn.” Thế mà nay, Tập Cận Bình lại vẫn theo lối cũ, giúp
cho Nguyễn Phú Trọng tái lập Ðảng Quyền loại bỏ Nhân Quyền và loại ảnh
hưởng của Mỹ ra khỏi Việt Nam, thì đúng là Tập Cận Bình tự phế bỏ “võ
công” của mình rồi. Sự thật, không chỉ ở Việt Nam, mà tình thế Trung Hoa
cũng vẫn có bàn tay của siêu cường Mỹ, trực tiếp hoặc gián tiếp nhúng
vào. Nhất là hiện nay Mỹ đã quyết liệt xoay trục chiến lược về Châu
Á-Thái Bình Dương thì đừng có dại, mà bơi ngược dòng Nhân Quyền của Mỹ.
Lý Ðại Nguyên
(Người Việt)
Lương tối thiểu sẽ điều chỉnh theo mô hình nào?
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội than khó việc tính toán điều chỉnh lương tối thiểu...
"Công đoàn bao giờ cũng muốn lương người lao động cao, còn doanh nghiệp bao giờ cũng đưa ra rất nhiều khó khăn để không tăng lương" - Ảnh minh họa: Andy Le.
"Tính toán bài toán tiền lương giống như đi thăng bằng trên dây vậy. Quả thật là vô cùng khó khăn", Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân nói với VnEconomy như vậy khi trao đổi xung quanh vấn đề lương tối thiểu và việc thành lập Hội đồng Tiền lương Quốc gia.
Ngày 14/5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 49/2013/NĐ-CP quyết định thành lập Hội đồng Tiền lương Quốc gia, có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho biết, hiện danh sách nhân sự cho cơ quan này đã được trình, nhưng vẫn chưa được Thủ tướng phê duyệt.
Thưa ông, vậy thì việc này có ảnh hưởng đến kế hoạch điều chỉnh lương tối thiểu cho năm tới không?
Có thể trong đầu tháng 7 này, Thủ tướng sẽ ký thông qua nhân sự của Hội đồng và ra quy chế hoạt động. Chúng tôi đang cố gắng, khi Hội đồng chính thức hoạt động, việc công bố điều chỉnh lương tối thiểu, mức tăng lương cụ thể của năm tiếp theo phải được công bố vào tháng 10 hàng năm, để doanh nghiệp có sự chuẩn bị.
Mặc dù Chính phủ chưa chính thức phê duyệt về mặt nhân sự, nhưng quy chế, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này đã được xây dựng. Vậy, phương pháp điều chỉnh lương tối thiểu sẽ được Hội đồng tính toán như thế nào hằng năm?
Chúng tôi đang muốn học mô hình của Hàn Quốc trong vấn đề này.
Bộ phận kỹ thuật của cơ quan này sẽ tính toán, rồi đưa ra Hội đồng để bàn bạc, nghiên cứu. Chuyện này chắc chắn sẽ phải tranh luận nhiều.
Như ở Hàn Quốc, Bộ Lao động là cơ quan quyết định tiền lương chứ không phải Chính phủ, và bộ phận kỹ thuật đã tính toán, bàn bạc trước, nhưng khi đưa ra Hội đồng vẫn phải họp tới 12 phiên.
Đơn giản, công đoàn bao giờ cũng muốn lương người lao động cao, còn doanh nghiệp bao giờ cũng đưa ra rất nhiều khó khăn để không tăng lương. Chính phủ ở giữa sẽ phải cân đối giữa quyền lợi của cả hai giới. Nếu không nghiên cứu kỹ, không cân đối tốt quyền lợi, thì giữa tiền lương mà Hội đồng đưa ra với quyết định của Chính phủ có thể khác xa nhau.
Theo tôi thì Hội đồng có thể phải đến năm 2014 mới có thể hoạt động kỹ thuật ổn định được.
Với bối cảnh kinh tế hiện nay thì việc quyết định mức tăng lương là rất khó khăn. Thế nhưng, mức lương mà người lao động hưởng được cho vẫn là quá thấp. Theo ông, làm thế nào để có thể hài hoà được?
Tính toán bài toán tiền lương giống như đi thăng bằng trên dây vậy. Quả thật là vô cùng khó khăn.
Hiện nay chúng ta vẫn đang áp dụng theo phương pháp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu đưa ra các phương án và lấy ý kiến các bộ ngành, hiệp hội rồi trình Chính phủ.
Khi Hội đồng Tiền lương Quốc gia đi vào hoạt động, chúng tôi sẽ họp gồm đại diện Hội đồng, công đoàn và 5 đại diện của giới chủ là: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hai hiệp hội ngành hàng sử dụng nhiều lao động là dệt may và da giày, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Liên minh Hợp tác xã.
Các bên sẽ đưa ra các phương án tiền lương của mình rồi bàn bạc với nhau để thống nhất phương án hợp lý nhất, giảm khoảng cách trong các phương án đưa ra, bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên cũng như phù hợp với tình hình kinh tế.
Trong lộ trình tăng lương đã được Chính phủ thông qua, đến 2015 lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Nếu áp dụng đúng như vậy, mỗi năm lương tối thiểu phải tăng khoảng 40%. Nhưng trong bối cảnh hiện nay thì có vẻ nhiều doanh nghiệp không thể "gánh" nổi?
Kinh tế khó khăn, doanh nghiệp khó khăn như hiện nay thì việc giãn lộ trình là không tránh khỏi.
Sắp tới, Hội đồng Tiền lương Quốc gia khi hoạt động có thể cũng phải bàn cả về lộ trình thực hiện tăng lương chứ không phải chỉ bàn lương tối thiểu từng năm.
Bởi, các doanh nghiệp yêu cầu ít ra Chính phủ phải đưa ra được một định hướng, lộ trình trong giai đoạn tới tăng như thế nào, tăng khoảng bao nhiêu % để họ biết mà cân đối sản xuất, kinh doanh.
Vì vậy, việc phải giãn lộ trình tăng lương tối thiểu là đương nhiên. Thực tế không ít lần, lộ trình thông qua như thế nhưng mức tăng cụ thể hàng năm vẫn phải tính toán căn cứ trên tình hình kinh tế xã hội cụ thể.
(VnEconomy)
"Công đoàn bao giờ cũng muốn lương người lao động cao, còn doanh nghiệp bao giờ cũng đưa ra rất nhiều khó khăn để không tăng lương" - Ảnh minh họa: Andy Le.
"Tính toán bài toán tiền lương giống như đi thăng bằng trên dây vậy. Quả thật là vô cùng khó khăn", Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân nói với VnEconomy như vậy khi trao đổi xung quanh vấn đề lương tối thiểu và việc thành lập Hội đồng Tiền lương Quốc gia.
Ngày 14/5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 49/2013/NĐ-CP quyết định thành lập Hội đồng Tiền lương Quốc gia, có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho biết, hiện danh sách nhân sự cho cơ quan này đã được trình, nhưng vẫn chưa được Thủ tướng phê duyệt.
Thưa ông, vậy thì việc này có ảnh hưởng đến kế hoạch điều chỉnh lương tối thiểu cho năm tới không?
Có thể trong đầu tháng 7 này, Thủ tướng sẽ ký thông qua nhân sự của Hội đồng và ra quy chế hoạt động. Chúng tôi đang cố gắng, khi Hội đồng chính thức hoạt động, việc công bố điều chỉnh lương tối thiểu, mức tăng lương cụ thể của năm tiếp theo phải được công bố vào tháng 10 hàng năm, để doanh nghiệp có sự chuẩn bị.
Mặc dù Chính phủ chưa chính thức phê duyệt về mặt nhân sự, nhưng quy chế, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này đã được xây dựng. Vậy, phương pháp điều chỉnh lương tối thiểu sẽ được Hội đồng tính toán như thế nào hằng năm?
Chúng tôi đang muốn học mô hình của Hàn Quốc trong vấn đề này.
Bộ phận kỹ thuật của cơ quan này sẽ tính toán, rồi đưa ra Hội đồng để bàn bạc, nghiên cứu. Chuyện này chắc chắn sẽ phải tranh luận nhiều.
Như ở Hàn Quốc, Bộ Lao động là cơ quan quyết định tiền lương chứ không phải Chính phủ, và bộ phận kỹ thuật đã tính toán, bàn bạc trước, nhưng khi đưa ra Hội đồng vẫn phải họp tới 12 phiên.
Đơn giản, công đoàn bao giờ cũng muốn lương người lao động cao, còn doanh nghiệp bao giờ cũng đưa ra rất nhiều khó khăn để không tăng lương. Chính phủ ở giữa sẽ phải cân đối giữa quyền lợi của cả hai giới. Nếu không nghiên cứu kỹ, không cân đối tốt quyền lợi, thì giữa tiền lương mà Hội đồng đưa ra với quyết định của Chính phủ có thể khác xa nhau.
Theo tôi thì Hội đồng có thể phải đến năm 2014 mới có thể hoạt động kỹ thuật ổn định được.
Với bối cảnh kinh tế hiện nay thì việc quyết định mức tăng lương là rất khó khăn. Thế nhưng, mức lương mà người lao động hưởng được cho vẫn là quá thấp. Theo ông, làm thế nào để có thể hài hoà được?
Tính toán bài toán tiền lương giống như đi thăng bằng trên dây vậy. Quả thật là vô cùng khó khăn.
Hiện nay chúng ta vẫn đang áp dụng theo phương pháp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu đưa ra các phương án và lấy ý kiến các bộ ngành, hiệp hội rồi trình Chính phủ.
Khi Hội đồng Tiền lương Quốc gia đi vào hoạt động, chúng tôi sẽ họp gồm đại diện Hội đồng, công đoàn và 5 đại diện của giới chủ là: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hai hiệp hội ngành hàng sử dụng nhiều lao động là dệt may và da giày, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Liên minh Hợp tác xã.
Các bên sẽ đưa ra các phương án tiền lương của mình rồi bàn bạc với nhau để thống nhất phương án hợp lý nhất, giảm khoảng cách trong các phương án đưa ra, bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên cũng như phù hợp với tình hình kinh tế.
Trong lộ trình tăng lương đã được Chính phủ thông qua, đến 2015 lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Nếu áp dụng đúng như vậy, mỗi năm lương tối thiểu phải tăng khoảng 40%. Nhưng trong bối cảnh hiện nay thì có vẻ nhiều doanh nghiệp không thể "gánh" nổi?
Kinh tế khó khăn, doanh nghiệp khó khăn như hiện nay thì việc giãn lộ trình là không tránh khỏi.
Sắp tới, Hội đồng Tiền lương Quốc gia khi hoạt động có thể cũng phải bàn cả về lộ trình thực hiện tăng lương chứ không phải chỉ bàn lương tối thiểu từng năm.
Bởi, các doanh nghiệp yêu cầu ít ra Chính phủ phải đưa ra được một định hướng, lộ trình trong giai đoạn tới tăng như thế nào, tăng khoảng bao nhiêu % để họ biết mà cân đối sản xuất, kinh doanh.
Vì vậy, việc phải giãn lộ trình tăng lương tối thiểu là đương nhiên. Thực tế không ít lần, lộ trình thông qua như thế nhưng mức tăng cụ thể hàng năm vẫn phải tính toán căn cứ trên tình hình kinh tế xã hội cụ thể.
(VnEconomy)
Chủ tịch Quốc hội lưu ý các vấn đề lớn tại kỳ họp sắp tới
Ngày 1/7, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã gửi thư đến các vị đại biểu Quốc hội...
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, thành công của kỳ họp thứ 6 của
Quốc hội sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực hoạt động, nghiên cứu, bám
sát các vấn đề thực tiễn của đại biểu.
Trong bức thư gửi đến các vị đại biểu Quốc hội vào ngày 1/7, Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã lưu ý nhiều vấn đề hệ trọng mà cử tri đang
trông đợi ở cơ quan lập pháp.
"Trong những kỳ họp vừa qua, mỗi đại biểu Quốc hội chúng ta đã làm việc
với tinh thần đoàn kết, dân chủ, sáng tạo, nỗ lực đóng góp vào hoạt động
chung của Quốc hội. Kết quả các kỳ họp được nhân dân tin tưởng, đồng
tình, ủng hộ", Chủ tịch khẳng định.
Lưu ý kỳ họp thứ 6 sắp tới - diễn ra cuối tháng 10 năm nay - là kỳ họp
giữa nhiệm kỳ Quốc hội, cũng là nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện Nghị
quyết Đại hội lần thứ 11 của Đảng, Chủ tịch nhấn mạnh các vấn đề hệ
trọng mà Quốc hội sẽ bàn và quyết định.
Đó là, Quốc hội sẽ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh, đối ngoại, tư pháp... đến hết năm 2013; đồng thời xem xét khả năng
và bàn giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2014 và 5 năm 2011 - 2015 đã
được các nghị quyết của Đảng và Quốc hội xác định từ đầu nhiệm kỳ.
Vấn đề hệ trọng tiếp theo là xem xét, đánh giá việc tổ chức thực hiện
tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế gắn với xây dựng mô hình kinh tế của đất
nước. "Đây là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững đất nước cả
trong hiện tại và tương lai", Chủ tịch lưu ý.
"Tại kỳ họp tới, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận, hoàn chỉnh và quyết
định thông qua Hiến pháp sửa đổi, bổ sung và Luật Đất đai (sửa đổi). Đây
là hai nội dung công tác pháp luật mà nhân dân cả nước đặc biệt mong
đợi ở chất lượng lập pháp của Quốc hội", bức thư viết.
Theo Chủ tịch, thành công của kỳ họp thứ 6 của Quốc hội sẽ phụ thuộc rất
nhiều vào nỗ lực hoạt động, nghiên cứu, bám sát các vấn đề thực tiễn
của đại biểu Quốc hội để từ đó thể hiện một cách sâu sắc, toàn diện ý
chí, nguyện vọng của nhân dân, đưa ra quan điểm, giải pháp, cách giải
quyết thấu tình, đạt lý đối với các vấn đề hệ trọng của đất nước.
“Tôi rất mong được các vị đại biểu Quốc hội quan tâm, chia sẻ để chúng
ta cùng đoàn kết, phấn đấu cho thành công của kỳ họp”, Chủ tịch kết thúc
bức thư và gửi tới các vị đại biểu lời chào tin tưởng.
(VnEconomy)
Loanh quanh chuyện trộm chó
Ngày xưa cũng có chuyện trộm chó chứ không phải không. Nhưng nó chỉ
là đơn lẻ, là vào ngày mưa gió nào đó, mấy bợm nhậu ngồi hút thuốc vặt,
nhạt mồm bèn vẽ ra, và thế là nhắm một chú cầy nào đó trong làng, có khi
là của chính một chú trong nhóm, vấn đề là giấu được vợ và con. Cái trò
trời mưa, bày ra một con chó, vụng vụng trộm trộm, thui rơm ướt khói um
lên nó lại thơm mới lạ. Rồi ngả vào lá chuối, rồi riềng mẻ mắm tôm, rồi
lèn vào nồi, một nồi thôi, lom đom lửa, rồi ngồi chờ, rồi… thôi không
tả nữa kẻo không quay lại được chủ đề chính mất…
Thời gian gần đây khắp trong nam ngoài bắc rộ lên chuyện bắt trộm chó. Mới nghe thì có vẻ là chuyện nhỏ, nhưng đi sâu vào tìm hiểu thì nó không còn là chuyện nhỏ nữa.
Đầu tiên là việc xảy ra các vụ án mạng, thậm chí là án mạng man rợ, như đánh chết người đi bắt trộm chó, không chỉ đánh chết một người mà đánh chết hai người, đánh xong còn thiêu xác, đốt xe... gây náo loạn xã hội.
Hình ảnh những đám đông hàng ngàn người phẫn nộ vây đánh những kẻ trộm chó đến thừa sống thiếu chết, và thực tế thì đã rất nhiều vụ… thừa chết diễn ra, mà không chỉ chết một người, đánh chết đến hai người. Đánh xong không cho xe chở đi cấp cứu… đã diễn ra liên tục trên đất nước ta ngày càng dồn dập, ngày càng tàn bạo hơn, khiến xã hội cũng phân hóa, người rùng mình kinh sợ, kẻ hớn hở cho chừa.
Nhưng ngược lại, chuyện tên trộm chó quay lại bắn chết một chủ chó là cán bộ văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang cũng gây sốc khủng khiếp. Nhiều chủ chó khác bị chúng đánh khi giằng cho lại không cho chúng cướp, nhiều người đang dắt chó đi dạo, chúng ào tới bắt… nó sinh ra một lớp người, khá đông đấy, sức dài vai rộng, chẳng làm gì chỉ đi... bắt trộm chó về bán cho các quán thịt chó, lâu ngày thành dân trộm chuyên nghiệp, rất thiện nghệ, tự chế ra các loại dụng cụ chuyên biệt rất hữu hiệu. Không chỉ thế, họ còn luôn luôn mang vũ khí trong người, sắn sàng tấn công người vây bắt, ít nhất là ném bột ớt vào mắt, liều lĩnh hơn là dừng xe và tay bo với chủ chó. Có trường hợp bắt chó xong, mang về nhà cất rồi chúng quay lại gây sự với chủ nhà vì bị chửi. Tự nhiên trong xã hội sinh ra một loại người lao động chuyên nghiệp- và khá giàu- bằng cách đợi người khác nuôi chó đủ lớn thì đến bắt mang bán lấy tiền sinh sống, thậm chí mua nhà mua xe…
Hiện tượng này rõ ràng không còn là chuyện nhỏ.
Chó là loại vật rất khôn, mến chủ, trung thành và thân thiện với người
nuôi. Nếu ở nước ngoài chó nuôi chủ yếu để làm cảnh, thì ở Việt Nam, chó
ngoài cái sự làm bạn với chủ nó còn giúp chủ được rất nhiều việc. Trước
hết là trông nhà. Với đặc điểm của nông thôn Việt Nam, việc nuôi chó
giữ nhà là đương nhiên. Xưa kia chó còn có nhiệm vụ dọn vệ sinh cho… em
bé. Ngoài ra nó chính là nguồn thực phẩm dồi dào, hoặc là khoản tiền
trông vào để lo các việc lớn trong nhà vân vân… Có ra đến đảo Trường Sa
mới thấy chó và chủ quyến luyến nhau thế nào. Ở đây chó còn là chiến sĩ
cảnh giới, cùng với bộ đội bảo vệ đảo, tức là bảo vệ Tổ Quốc.
Ngày xưa cũng có chuyện trộm chó chứ không phải không. Nhưng nó chỉ là
đơn lẻ, là vào ngày mưa gió nào đó, mấy bợm nhậu ngồi hút thuốc vặt,
nhạt mồm bèn vẽ ra, và thế là nhắm một chú cầy nào đó trong làng, có khi
là của chính một chú trong nhóm, vấn đề là giấu được vợ và con. Cái trò
trời mưa, bày ra một con chó, vụng vụng trộm trộm, thui rơm ướt khói um
lên nó lại thơm mới lạ. Rồi ngả vào lá chuối, rồi riềng mẻ mắm tôm, rồi
lèn vào nồi, một nồi thôi, lom đom lửa, rồi ngồi chờ, rồi… thôi không
tả nữa kẻo không quay lại được chủ đề chính mất…
Đến giờ, bắt trộm chó đã là một công nghệ, có dây chuyền, có tổ chức, có
trau dồi nghề nghiệp, có “tập huấn” đàng hoàng… thì vấn đề đã khác.
Nó không chỉ là bắt ăn chơi, bắt giải quyết khúc ngặt nghèo, mà nó là
một nghề hẳn hoi, nghề bắt trộm chó, sống hẳn hoi bằng nghề ấy, có
phương tiện hành nghề, có kho cất giấu, có đầu mối tiêu thụ, có cả đầu
nậu, các bố già đứng sau lưng…
Thế mà nếu bị bắt, thường thì những kẻ trộm chó chỉ bị phạt hành chính mấy trăm ngàn…
Nhà tôi đã từng bị mất một con chó. Chó Nhật nhưng lai nên nó khá lớn.
Và vì bỏ ra hàng tuần đi tìm nó để chuộc (mà không được) nên mới hiểu
cái “sự nghiệp” trộm chó nó hoành tráng đến mức nào.
Lần mò, được người ta chỉ cho vào nhà một đầu nậu, được dẫn chui xuống
một cái hầm xi măng xây ngầm dưới đất. Dưới ánh sáng lờ mờ của bóng đèn
quả ớt, hàng trăm con chó các loại ngổn ngang trong ấy. Lạ là tịnh không
một tiếng sủa hoặc tru, chỉ khe khẽ tiếng rên như là chúng sắp biết
trước kết cục. Không thể tìm được con chó của mình trong cái mớ hỗn độn
ấy dù tôi đã gọi nó khá thảm thiết. Chắc nó đang run rẩy ở một căn hầm
khác của một chủ khác…
Kỷ cương phép nước bị xem thường cũng từ đây. Ăn cắp cái xe đạp là bị
lên đồn công an ngay, thế mà ở đây, đêm này qua tháng khác, thậm chí
ngày này qua ngày khác, chúng bắt trộm (và cả công khai như cướp) hàng
chục tấn chó mà không việc gì, nếu bị bắt thì cũng chỉ phạt hành chính
qua loa. Mà một con chó bây giờ đâu phải ít tiền. Chó mà ở thành phố thì
phần lớn là trên triệu bạc cả, thậm chí lên hàng chục, thậm chí hàng
trăm triệu, chúng khôn và thân thiết với chủ như con cái trong nhà, được
tắm hàng ngày, nước hoa quần áo như người, tiêm các loại thuốc phòng
dịch, cả nhà bồng bế, hôn hít, cưng chiều, khi bị mất người ta xót tiền
thì ít mà thương và nhớ chúng là chủ yếu, vì chúng đã trở thành một
thành viên trong gia đình. Có gia đình cả nhà mất ăn mất ngủ khóc lóc cả
tháng trời vật vờ đi tìm chó để chuộc. Ở nông thôn, ngoài là bầu bạn,
chó còn là nguồn dinh dưỡng khi nhà có việc, và là món tiền lớn khi cần
chi tiêu, có nhà khi con đi học đại học đã phải bán hai con chó cho con
có tiền nhập học. Thế mà chúng đang tâm bắt trộm và nhơn nhơn tồn tại
một cách công khai.
Chúng tôi mới chứng kiến một vụ bắt- phải gọi đúng là cướp - chó giữa
ban ngày. Ấy là một gia đình công chức đi làm nhốt chó trong nhà. Khi bà
chủ về, vừa mở cổng, con chó Phốc chừng chục cân, rất khôn - có cả dây
xích vừa thò đầu ra mừng chủ thì như từ dưới đất chui lên, một chiếc xe
máy ào tới, tên ngồi sau nhấc bổng con chó lên trước sự sững sờ chứng
kiến của cả chục người. Sau đấy là cả nhà bỏ cơm trưa đi tìm xin chuộc.
Nhờ chủ mấy quán thịt chó quen cùng đi, đến đâu cũng bảo: Chả tìm được
đâu, bây giờ bọn bắt trộm đã thả nó xuống hầm rồi. Không ai được vào
đấy, kể cả các chủ quán thịt chó. Hỏi các ông có biết cái nhà bắt chó ấy
không, họ ngần ngừ có vẻ như biết nhưng không dám nói, nhưng họ biết
chắc chắn những người chuyên bắt trộm chó xây những cái hầm rất lớn để
chứa chó bắt trộm, sau đó mới phân loại và các chủ quán thịt chó trong
thành phố đến đấy mua hoặc chúng mang đến từng quán bỏ mối.
Thực ra hỏi kỹ thì những người chuyên bắt trộm chó này cũng dễ nhận
biết, nhất là các xóm trưởng (ở nông thôn) tổ trưởng dân phố và công anh
khu vực (ở thành phố), nhưng tại sao mà chúng vẫn nhơn nhơn thì chịu
không giải thích được. Cũng có lý do là khung hình phạt của loại tội này
không đáng để chúng sợ, nhưng rõ ràng là uy lực của chính quyền và công
an khu vực không làm chúng nể. Tại sao không kêu lên liên tục dằn mặt
răn đe. Thậm chí là bêu tên chúng lên các phương tiện thông tin đại
chúng. Chúng tôi biết ở một số khu dân cư, đặc biệt là ở các khu tập thể
quân đội, khi bắt được bọn trộm chó, người ta không thèm báo chính
quyền nữa, mà tự xử, và trong thực tế, nếu theo dõi báo chí, thì những
vụ án đau lòng từ những vụ trộm chó vẫn xảy ra liên tục, kẻ đi ăn trộm
thì chết không toàn thây, người bắt và đánh chúng chết hoặc bị thương
thì đi tù. Hệ lụy xã hội rất lớn. Nếu chúng ta kiên quyết giải quyết xử
lý từ cơ sở thì may ra những thảm cảnh đau lòng trên sẽ giảm, và xã hội
sẽ bớt đi những chuyện buồn, những chuyện đáng xấu hổ từ cái nghề đáng
xấu hổ này.
Có thêm một sự thật nữa, là các vụ đánh chết kẻ trộm càng nhiều càng dã
man, thì số người tham gia vào đội quân trộm chó càng nhiều. Việc đánh
chết người trộm chó rõ ràng là tội ác không thể chấp nhận, nhưng cũng có
thể lý giải, là bởi sự căm tức đã lên đến đỉnh điểm, là bởi chính quyền
không có khung hình phạt đủ răn đe, thậm chí là bất lực, và còn bởi tâm
lý đám đông. Nhưng chứng kiến những vụ bị đánh chết kinh hoàng thế mà
bọn trộm chó vẫn không sợ, vẫn ngày càng đông đảo thì rõ ràng là phải
xem xét lại từ gốc vấn đề. Chắc chắn là hàng xóm rồi chính quyền sở tại
không thể không biết lai lịch gốc tích những kẻ trộm chó, thế mà rồi cứ
im lặng để cho tội ác liên tục diễn ra, để rồi những vụ lộn xộn làm tan
tác cả những làng quê yên tĩnh, làm bao gia đình lâm vào đường cùng,
người chết kẻ di tù, để hậu quả đau lòng của trộm chó vẫn tiếp diễn và
chúng ta toàn đi giải quyết phần ngọn.
Thế nên chuyện con chó, tưởng nhỏ mà không nhỏ nữa…
Văn Công Hùng(Blog Văn Công Hùng)
Người Buôn Gió - Khoan hồng hay tùy tiện?
Lê Văn Sơn bị kết án sơ thẩm 13 năm tù giam.
Lê Văn Sơn thì tôi biết rõ tính tình và con người của Sơn lắm. Nên khi nghe tin tòa kết án Lê Văn Sơn những 13 năm tù giam. Tôi đặt câu hỏi đầu tiên trong đầu là mức án phi lý này vì sao lại được dễ dàng tuyên như vậy. Trong cáo trạng cũng như kết luận điều tra cho thấy những điều kết tội Sơn trong đó rất sơ sài, và chi tiết được cho là hành vi phạm tội không nặng hơn nhiều người khác. Một thằng oắt con như Lê Văn Sơn trói gà không chặt, mưu tính không quá nổi ngọn cỏ, lấy cái gì mà đòi lật đổ chế độ bách chiến, bách thắng từng đánh bại cả thực dân, đế quốc lớn nhất nhì thế giới.?
Nhưng ra tòa Lê Văn Sơn bị kết án nặng nhất sánh ngang với Hồ Đức Hòa.
Đến phiên tòa phúc thẩm, Lê Văn Sơn được giảm 9 năm tù. Với lý do thành khẩn nhận tội, xin khoan hồng, thực sự ăn năn về hành vi vi phạm của mình.
Chỉ với lý do nhận tội xin khoan hồng mà giảm đến 3/4 mức án thì phải chăng tòa án của nhà nước CHXHCN Việt Nam này quá ư là nhân đạo, nhân đạo đến mức bất chấp cả khung pháp luật tố tụng. Vì tội danh thường kèm theo với hậu quả gây ra. Chẳng lẽ một lời xin, hứa hẹn ăn năn là đã khắc phục toàn bộ hậu quả gây ra.? ( Một trong những tình tiết giảm tội đắt nhất là khắc phục toàn bộ hậu quả gây ra) và như thế bị cáo được giảm 3/4 mức án.?
Tòa án không nhân đạo đến thế chẳng qua đó là sự bất chấp pháp luật, sự tuyên án tùy tiện ở án sơ thẩm. Chỉ vì thái độ không nhận tội mà người ta tuyên án luôn 13 năm tù. Việc chứng minh phạm tội là của cơ quan điều tra, việc chối tội là bản chất đương nhiên của tội phạm. Không thể vì sự ngoan cố của bị cáo mà tuyên án gấp 3 lần mức án phải chịu. Pháp luật có khoan hồng về trường hợp thành khẩn, ăn năn, dao động trong những điều luật cụ thểm thường không quá 1/5 mức án dự định.
Lê Văn Sơn “trói gà không chặt” |
Nhưng đã đến 3/4 thì phải xem lại bản án tuyên ra của nhà nước ấy có
đúng hay không.? Nhất là với loại tội phạm được kêu là âm mưu lật đồ nhà
nước đó.
Trước đó ở vụ án Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức, tương tự như vụ án này. Mức án của Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Công Định cách nhau cũng 9 năm. Những người hiểu luật chắc hẳn biết rằng nếu so hành vi thì không thể nào Trần Huỳnh Duy Thức cách xa Lê Công Định từng ấy năm tù. Nhưng do thái độ trước tòa nhận tội và không nhận tội dẫn đến anh Thức hơn anh Định những 9 năm tù.
Đến hai lần giết người của trung tá Nguyễn Văn Ninh cũng chưa đến 9 năm tù.
Chúng ta nghĩ sao chỉ một lời nhận tội, xin hứa ăn năn mà giá trị bằng hai lần án tù giết người.?
Phải chăng cả Trần Huỳnh Duy Thức và Hồ Đức Hòa đang phải chịu những bản án không công bằng vì phiên tòa được xử bằng cảm tính của người chủ tọa và thái độ của bị cáo.?
Pháp luật đã không khoan dung cho người tù Nguyễn Hữu Cầu, người tù già nua đã 34 năm trong trại giam. Người tù mắt mù, tai điếc, tuổi cao, sức yếu chỉ còn thoi thóp. Pháp luật đã không khoan dung cho tù nhân Trương Văn Sương tuổi 70 mang trọng bệnh, khiến Trương Văn Sương phải chết rũ vì bệnh hiểm nghèo trong nhà tù khi thọ án 30 năm. Những ông già gần đất xa trời , tai không nghe rõ, mắt không nhìn thấy gì. Những ông già như họ làm gì mà nổi chế độ này sau mấy chục năm giam hãm, cách biệt với xã hội. Sự nguy hiểm cho họ với xã hội này còn ở cái gì nữa mà không nhân đạo với họ.
Pháp luật không khoan dung, vì chưa bắt được họ mở mồm nhận tội và xin tha thứ. Vậy tính khoan hồng của pháp luật nhà nước này có hay không.?
Tính khoan hồng vẫn có trong pháp luật, nhưng ở những vụ khác.
Những vụ công an đánh chết người như Nguyễn Văn Ninh hưởng 4 năm tù giam , quá trình tù ăn năn hối cải, đã có đóng góp cho nhà nước xét thấy tuổi cao đặc xá, giảm án về trước thời hạn.
Pháp luật cũng thương đồng chí chủ tịch Hà Giang Nguyễn Trường Tô trong vụ mua dâm trẻ em.
Pháp luật hương quan chức đòi hối lộ 500 triệu không phải là do âm mưu, toan tính mà do rối loạn cảm xúc. Tương tự pháp luật cũng nhân đạo thế với chiến sĩ công an hiếp dân ở Hải Phòng vì rối loạn cảm xúc tình dục.
Nhưng dù báo chí chỉ trích ông già Linh Mục Nguyễn Văn Lý là hoang tưởng, tâm thần. Tuổi cao , sức yếu , bệnh trọng ..tòa án chẳng tính chuyện Linh Mục Tadeo Nguyễn Văn Lý có bị rối loạn cảm xúc nào như báo chí nói ầm ĩ kia.
Pháp luật khoan hồng cho đại gia Kinh Bắc trốn thuế hàng chục tỷ, nhưng sẵn sàng bắt bỏ tù Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Hải vì vài trăm triệu. Nhất là họ sẵn sàng nộp thuế trước khi vụ án khởi tố như Nguyễn Văn Hải cũng không được. Cả hai người này đều có mẫu số chung nữa là từng nhiều lần biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam.
Pháp luật là giá trị, thước đo của một xã hội. Khi pháp luật đã bị tùy tiện một cách phụ thuộc cảm tính như vậy thì quan hệ xã hội cũng diễn ra theo cảm tính, bản năng là điều tất nhiên.
Một xã hội hành xử với nhau theo cảm tính có lẽ là đúng nhất với những gì diễn ra thực tế ngày nay mà chúng ta đang thấy. Xã hội vợ giết chồng, chồng giết vợ, mẹ giết con, cháu giết bà, cha hiếp con, người ở nhờ giết người cưu mang cho mình ở nhờ…. cũng phù hợp với quy luật nhân quả của nền hành pháp như vậy.
Cho nên đừng tưởng xử những vụ án bất công là reo rắc được nỗi sợ hãi cho người khác. Thể hiện cái quyền lực bất chấp mọi pháp luật của mình. Làm như thế chuốc cái mối họa lâu dài về một xã hội mất niềm tin vào chế độ, mất phương hướng vào pháp luật. Là tự mình đang dẫm dần lên thân xác mình.
Khi nào tự dẫm đến cổ mình rồi. Lúc ấy mới biết rõ thế lực thù địch chính xác nhất.
Người Buôn Gió
Trước đó ở vụ án Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức, tương tự như vụ án này. Mức án của Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Công Định cách nhau cũng 9 năm. Những người hiểu luật chắc hẳn biết rằng nếu so hành vi thì không thể nào Trần Huỳnh Duy Thức cách xa Lê Công Định từng ấy năm tù. Nhưng do thái độ trước tòa nhận tội và không nhận tội dẫn đến anh Thức hơn anh Định những 9 năm tù.
Đến hai lần giết người của trung tá Nguyễn Văn Ninh cũng chưa đến 9 năm tù.
Chúng ta nghĩ sao chỉ một lời nhận tội, xin hứa ăn năn mà giá trị bằng hai lần án tù giết người.?
Phải chăng cả Trần Huỳnh Duy Thức và Hồ Đức Hòa đang phải chịu những bản án không công bằng vì phiên tòa được xử bằng cảm tính của người chủ tọa và thái độ của bị cáo.?
Pháp luật đã không khoan dung cho người tù Nguyễn Hữu Cầu, người tù già nua đã 34 năm trong trại giam. Người tù mắt mù, tai điếc, tuổi cao, sức yếu chỉ còn thoi thóp. Pháp luật đã không khoan dung cho tù nhân Trương Văn Sương tuổi 70 mang trọng bệnh, khiến Trương Văn Sương phải chết rũ vì bệnh hiểm nghèo trong nhà tù khi thọ án 30 năm. Những ông già gần đất xa trời , tai không nghe rõ, mắt không nhìn thấy gì. Những ông già như họ làm gì mà nổi chế độ này sau mấy chục năm giam hãm, cách biệt với xã hội. Sự nguy hiểm cho họ với xã hội này còn ở cái gì nữa mà không nhân đạo với họ.
Pháp luật không khoan dung, vì chưa bắt được họ mở mồm nhận tội và xin tha thứ. Vậy tính khoan hồng của pháp luật nhà nước này có hay không.?
Tính khoan hồng vẫn có trong pháp luật, nhưng ở những vụ khác.
Những vụ công an đánh chết người như Nguyễn Văn Ninh hưởng 4 năm tù giam , quá trình tù ăn năn hối cải, đã có đóng góp cho nhà nước xét thấy tuổi cao đặc xá, giảm án về trước thời hạn.
Pháp luật cũng thương đồng chí chủ tịch Hà Giang Nguyễn Trường Tô trong vụ mua dâm trẻ em.
Pháp luật hương quan chức đòi hối lộ 500 triệu không phải là do âm mưu, toan tính mà do rối loạn cảm xúc. Tương tự pháp luật cũng nhân đạo thế với chiến sĩ công an hiếp dân ở Hải Phòng vì rối loạn cảm xúc tình dục.
Nhưng dù báo chí chỉ trích ông già Linh Mục Nguyễn Văn Lý là hoang tưởng, tâm thần. Tuổi cao , sức yếu , bệnh trọng ..tòa án chẳng tính chuyện Linh Mục Tadeo Nguyễn Văn Lý có bị rối loạn cảm xúc nào như báo chí nói ầm ĩ kia.
Pháp luật khoan hồng cho đại gia Kinh Bắc trốn thuế hàng chục tỷ, nhưng sẵn sàng bắt bỏ tù Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Hải vì vài trăm triệu. Nhất là họ sẵn sàng nộp thuế trước khi vụ án khởi tố như Nguyễn Văn Hải cũng không được. Cả hai người này đều có mẫu số chung nữa là từng nhiều lần biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam.
Pháp luật là giá trị, thước đo của một xã hội. Khi pháp luật đã bị tùy tiện một cách phụ thuộc cảm tính như vậy thì quan hệ xã hội cũng diễn ra theo cảm tính, bản năng là điều tất nhiên.
Một xã hội hành xử với nhau theo cảm tính có lẽ là đúng nhất với những gì diễn ra thực tế ngày nay mà chúng ta đang thấy. Xã hội vợ giết chồng, chồng giết vợ, mẹ giết con, cháu giết bà, cha hiếp con, người ở nhờ giết người cưu mang cho mình ở nhờ…. cũng phù hợp với quy luật nhân quả của nền hành pháp như vậy.
Cho nên đừng tưởng xử những vụ án bất công là reo rắc được nỗi sợ hãi cho người khác. Thể hiện cái quyền lực bất chấp mọi pháp luật của mình. Làm như thế chuốc cái mối họa lâu dài về một xã hội mất niềm tin vào chế độ, mất phương hướng vào pháp luật. Là tự mình đang dẫm dần lên thân xác mình.
Khi nào tự dẫm đến cổ mình rồi. Lúc ấy mới biết rõ thế lực thù địch chính xác nhất.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
XIN LỖI CHỊ
- Sao rồi cậu?
Không biết đây là lần thứ mấy chị Hấn đã hỏi tôi như vậy. Câu hỏi cứ
xoáy vào lòng tôi một nỗi đau bất lực. Đã hơn một năm qua, cách vài tuần
lễ, sau giờ làm việc tôi từ cơ quan chạy xe về thì gặp chị ngồi trên
ghế đá trước cửa nhà tôi, dáng rụt rè, chiếc nón lá úp lên đầu gối, ánh
mắt như cầu khẩn đến mỏi mòn:
- Sao rồi cậu?
Tôi lại ngồi cạnh chị, mùi phân heo bốc lên từ những ngón tay, những
ngón chân thúi móng, từ bộ bà ba nhàu nát, từ cả trong gương mặt trái
xoan đầy nhân hậu còn toát lên vẻ đẹp của một thời con gái - dù tuổi chị
đã quá năm mươi.
- Em muốn vô nhà chị nhậu chơi với anh Hai - Tôi nói.
- Đi bây giờ?
- Ừ, ghé chợ mua lươn với trái giác vô nấu canh chua.
Chị tỏ ra mừng lắm, cái mừng của người nghèo được đón khách đến nhà.
Từ trung tâm thành phố Cà Mau đi theo Quốc lộ 1A về hướng Năm Căn chừng
bảy cây số là đến nhà chị. Thật ra gọi là nhà chị thì hoàn toàn không
phải, đó là cái chuồng heo khoảng hai mươi mét vuông. Hai vợ chồng chị ở
chung với mười sáu con heo, cũng không phải là gia tài của chị. Vợ anh
trưởng phòng công chứng có đất vườn, bỏ tiền ra cất nhà và mua heo
giống, chị Hấn nấu rượu lấy hèm nuôi heo.
Thấy tôi lấy xô múc nước dội chuồng, chị nói:
- Tại cậu không quen, chớ anh chị ở chung với chúng nó quen rồi, dội suốt ngày sao chịu nổi.
Tôi với anh Chủ - chồng chị - ngồi nhậu trên chiếc giường bên cạnh đàn
heo, bốn bề ruồi nhặng vây quanh, chúng đậu lên cả thức ăn. Chị Hấn ngồi
quạt ruồi, anh Chủ ngà ngà say nhìn chị nói:
- Chị Hai mày ngày xưa đẹp lắm, hồi tao cưới bả mới mười bảy tuổi, tóc
dài, thắt đáy lưng ong. Nhiều thằng mê bả đâm ra thất tình, tụi nó nhậu
say rồi đi ngang chửi tao...
Chị Hấn nói sang chuyện khác:
- Hồi đó chị giàu có nhất ở xóm Rau Dừa... vậy mà...
Chị cúi xuống gỡ móng tay, dường như chị muốn khóc.
Đã nhiều lần tôi đọc đi đọc lại chồng hồ sơ hàng chục trang về cuộc đời
và ngôi nhà của chị, rồi lặn lội đi tìm các nhân chứng, hầu hết những
người xác nhận cho chị là những cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, có người đã
qua đời, có người đã nghỉ hưu, có người còn đương chức. Họ kể rằng, chị
Đoàn Thị Hấn là con của một gia đình có truyền thống cách mạng, cha chị
là liệt sĩ, mẹ chị là biệt động thành bị giặc bắt giam ở Rạch Giá. Vợ
chồng chị Hấn là cơ sở hoạt động bí mật của Ban An ninh tỉnh Cà Mau từ
năm 1972. Hồi ấy, chị là một người giàu có nổi tiếng ở Rau Dừa, cơ ngơi
của chị gồm một vựa cá đồng, một lò đường và một nhà máy chà gạo.
Với công việc kinh doanh cá đồng trên tuyến đường Rau Dừa - Cà Mau thời
ấy, chị làm mạch máu giao thông giữa Ban Chỉ huy An ninh và các cơ sở
cách mạng trong lòng thị xã: nắm tình hình hoạt động của đối phương để
báo cáo về Ban An ninh; mua hàng hóa phục vụ cho chiến đấu; tạo cơ sở
hợp pháp để mở rộng chiến thuật nở hoa trong lòng địch; đưa trinh sát
vào bám trụ trong địa bàn thị xã...
Trong văn bản số 04 của Ban Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau ký ngày 9 tháng
8 năm 1999 có đoạn viết: Năm 1974, do yêu cầu tăng cường phát triển cơ
sở nội thị, lãnh đạo Ban An ninh tỉnh quyết định đưa chị Hấn vào bám trụ
tại thị xã Cà Mau. Quyết định này được vợ chồng anh Chủ và chị Hấn chấp
hành nhưng thực tế Ban An ninh không có tiền mua nhà để tạo cơ sở cho
vợ chồng chị Hấn hoạt động hợp pháp. Vì sự nghiệp Cách mạng, vợ chồng
chị Hấn đã bán toàn bộ đất đai, tài sản của mình tại ấp Ba Vinh, xã Hưng
Mỹ để ra Cà Mau mua nhà, vừa có chỗ dựa để hoạt động, vừa có nơi buôn
bán tạo điều kiện nuôi sống gia đình. Quyết định trên của vợ chồng anh
Chủ đã được Ban lãnh đạo An ninh tỉnh khen ngợi và ghi nhận sự cống hiến
ấy. Tài sản anh Chủ và chị Hấn bán bao gồm: đất đai, nhà ở, một phần
hùn nhà máy xay lúa trị giá 1,2 triệu đồng; một phần hùn nhà máy đường
trị giá 1,6 triệu đồng; một vựa cá lớn tại Rau Dừa trị giá trên 1 triệu
đồng.
Tháng 1 năm 1974, vợ chồng anh Chủ và chị Hấn mua căn nhà số 84 đường
Quang Trung, thị xã Cà Mau của ông Quách Hữu Danh với giá tám triệu
đồng. Kể từ đó căn nhà này vừa là vựa cá của chị Hấn, vừa là nơi hoạt
động bí mật của Ban An ninh tỉnh Cà Mau.
Trong văn bản số 25 ngày 27 tháng 4 năm 1995 của Ban Nội chính Tỉnh ủy
Minh Hải có đoạn viết: Quá trình hoạt động của chị Hấn, bọn an ninh quân
đội theo dõi và hai lần bắt chị tra tấn nhiều cực hình, cả việc giam
chuồng cọp mười ngày đêm nhưng chị vẫn giữ được cơ sở. Qua hai lần bị
bắt giam, chị Hấn và tổ chức phải lót tay cho tên thiếu tá Trình, phụ
trách an ninh quân đội, số tiền hai trăm ba chục ngàn đồng (trị giá
tương đương 9 chiếc Honda) - cũng chính bằng đồng tiền của chị Hấn - để
được thả ra và lại tiếp tục hoạt động.
Đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính chị Hấn là người dẫn đường đưa lực
lượng Ban An ninh tỉnh vào thị xã Cà Mau đồng thời giúp ta truy quét số
tàn quân địch còn lẩn trốn trong những ngày đầu giải phóng. Thế nhưng
sau đó ta tiến hành "cải tạo công thương nghiệp" thì nhà của chị bị xếp
vào đối tượng bị kiểm kê, niêm phong và tịch thu toàn bộ tài sản hiện có
trong nhà và khẩu súng K54 của chị được trang bị để hoạt động.
Theo bản kê của Công an tỉnh Cà Mau thì ngoài căn nhà ra, tài sản của
chị Hấn bị tịch thu gồm có: mười hai cây vàng 24K; bốn triệu đồng tiền
mặt; mười sáu cây vải; hai tấn rưỡi mắm lóc; bảy mươi thùng cá đang sử
dụng; ba trăm tấm tôn dùng để làm thùng cá; một chiếc xe Honda và toàn
bộ đồ trang trí nội thất và gia dụng.
Ông Lê Văn Biểu, tức Sáu Đe, nguyên Phó Ty Công an tỉnh Cà Mau, người
trực tiếp tổ chức và lãnh đạo chị Hấn trong thời kỳ hoạt động bí mật, đã
kể lại với tôi rằng mấy ngày đầu giải phóng, vựa cá chị Hấn còn hơn một
tấn cá lóc nhưng chị không bán mà để nuôi một Đại đội An ninh vũ trang ở
trong nhà chị. Những ngày ấy, chị phải thuê người nấu cơm để chị cùng
các anh An ninh đi truy quét tàn quân.
Khi sự cố cải tạo công thương nghiệp xảy ra, chị Hấn đã đến Ty Công an
cầu cứu, ông Sáu Đe đích thân đến Ban Chỉ đạo X2 - tức Ban Cải tạo tư
sản - để can thiệp rằng gia đình chị Hấn không phải là tư sản mà là cơ
sở của Ban An ninh do ông tổ chức. Ông Nguyễn Văn Để, Trưởng Ban Chỉ đạo
X2, trả lời rằng: Tình hình lúc này đang phức tạp, việc cải tạo tư sản
là một chủ trương lớn nên cứ chấp hành, từng trường hợp cụ thể sẽ xem
xét sau. Lúc này tại nhà chị Hấn, tổ công tác của X2 đang tiến hành kiểm
kê tài sản. Không kiềm chế được, anh Chủ buộc chị Hấn giao chìa khóa tủ
để anh lấy khẩu súng ra ăn thua. Một lần nữa, chị Hấn lại chạy đến ông
Sáu Đe cầu cứu, lần này ông gọi anh Chủ lên để động viên, ông nói về
công lao đóng góp cho kháng chiến của vợ chồng anh, rằng cháu đã dám xem
thường cả tài sản lẫn tính mạng để ra đây hoạt động vậy là cháu đã
chấp nhận hy sinh, rằng hãy tiếp tục hy sinh cái riêng để vì sự nghiệp
lớn lao, rằng đừng bốc đồng vì quyền lợi cá nhân mà làm nhục gia đình,
xóa sạch cả một đời làm Cách mạng, rằng...
Vậy là vợ chồng chị dẫn đứa con trai tám tuổi về quê với hai bàn tay trắng. Năm ấy chị mới tròn hai mươi tám tuổi!
Về quê! Tay trắng đã đành! Không còn đất đai nhà cửa đã đành! Ăn nhờ ở
đậu với em út cũng đành! Nhưng cái mặc cảm lớn lao là biết giải thích
thế nào với chòm xóm, với người thân? Hai vợ chồng dắt díu nhau đi làm
thuê, ở mướn...
Thời gian trôi qua, hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu nhập lại, bộ máy chính
quyền hình thành với nhiều ban bệ xa lạ với người dân. Chị chắt mót được
ít tiền tàu xe làm sở phí đi xin lại căn nhà thì không ai biết chị là
ai, người ta nói trong danh sách tư sản bị cải tạo không có ai tên Đoàn
Thị Hấn. Căn cứ vào hồ sơ thì căn nhà 84 Quang Trung là của ông Quách
Hữu Danh, một người có tham gia chế độ cũ đang học tập cải tạo.
Khi ông Quách Hữu Danh được trả tự do thì ông Ba Trường Sơn - một cán
bộ lãnh đạo của Ban An ninh tỉnh Cà Mau cũ - gợi ý nhờ ông Danh lấy danh
nghĩa là người chủ cũ để đứng ra xin lại căn nhà cho chị Hấn, vì hiện
tại, chị Hấn không chứng minh được mình là chủ căn nhà.
Hồ sơ của ông Quách Hữu Danh nhiều lần bị bác bỏ.
Thế là không còn cách nào khác, đến năm 1995, chị Hấn mới đứng ra làm
đơn kêu cứu để xin lại ngôi nhà. Chị chứng minh quyền sở hữu của mình
bằng cách nhờ những người lãnh đạo cũ, những người đồng đội cũ xác nhận
cho mình. Trong đó, có những người từng là chiến sĩ trinh sát, là tình
báo đã ở trong căn nhà của chị để vẽ sơ đồ thị xã Cà Mau chuẩn bị cho
cuộc tổng tấn công mùa Xuân năm 1975.
Đọc chồng hồ sơ của chị, tôi không khỏi bàng hoàng khi gặp bút tích của
ông Nguyễn Văn Để, ông xác nhận rằng lúc làm chỉ huy X2, ông Sáu Đe đã
nhiều lần đến gặp ông để giải thích về căn nhà chị Hấn, nhưng lúc ấy ông
đã dùng quyền lực để bác bỏ một cách lạnh lùng. Ông Nguyễn Văn Để nay
đã qua đời, những dòng chữ ông cứ ám ảnh tôi như những lời sám hối! Tiếc
rằng nó chẳng làm động lòng ai?!
Sau Tết Nguyên đán vừa qua, cũng một buổi trưa đi làm về, tôi gặp chị
Hấn đã ngồi chờ tôi trên ghế đá trước hàng ba. Nhưng tôi lấy làm lạ vì
không nghe chị hỏi cái câu sao rồi cậu như bao nhiêu lần trước.
- Tôi đến từ giã cậu - Chị ôn tồn nói.
- Chị đi đâu?
- Tôi về quê.
- Về quê? Còn đàn heo, nó chưa tới ngày xuất chuồng?
- Tôi với bà chủ định giá rồi chia đôi, trừ cấn hết mọi thứ tôi còn nợ bà chủ năm triệu, nhưng để đó trả dần.
- Sao chị làm như vậy?
- Anh Hai bị viêm mũi, đi khám, bác sĩ hỏi gần nhà có ao nước thúi không, tôi đâu dám nói mình ở chung với heo.
- Rồi về quê chị ở đâu?
- Ở với hai vợ chồng thằng con. Bây giờ tôi tính thế này, hai triệu bạc
cậu cho mượn hôm trước cộng với năm triệu Công an tỉnh Cà Mau cho, tôi
mang về giúp thằng con sửa lại căn nhà một ít, còn một ít làm vốn buôn
bán lặt vặt sống qua ngày, cậu thấy sao?
Tôi chưa biết trả lời sao thì chị nói tiếp:
- Chớ không lẽ ở đây hửi cứt heo để chờ Nhà nước trả lại tài sản cho
mình. Thôi thì đã sống trong tuyệt vọng hơn hai mươi lăm năm qua rồi,
phần đời còn lại cũng chẳng bao lâu. Tại cái số của mình nó vậy!
Chị nói bình thản mà tôi nghe gai óc nổi cùng mình.
Không hiểu sao lúc ấy tôi cứ ngồi im lặng. Thậm chí định xin lỗi chị vì
tôi đã không giúp được gì cho chị, vậy mà cũng không nói được. Cứ thế,
tôi cứ ngồi gục xuống cho đến khi chị đứng dậy vỗ vai tôi:
- Thôi chị về, anh Hai đang đợi ở bến xe. Hôm nào rảnh chị ra thăm cậu.
Hay là cậu có đi công tác xuống Rau Dừa, ghé chị chơi! Chị đi nghen!
Vậy rồi chị đi.
Từ ấy đến nay, thỉnh thoảng trong những buổi trưa đi làm về, tôi thèm
được nghe cái câu sao rồi cậu kèm theo ánh mắt cầu khẩn đến mỏi mòn;
thèm nghe cái mùi phân heo bốc lên từ những ngón tay, ngón chân thúi
móng, từ bộ bà ba nhàu nát, từ cả trong gương mặt trái xoan đầy nhân
hậu. Nhưng tất cả đã không còn vì chị không thèm hỏi tôi sao rồi cậu
nữa.
Tôi viết những dòng này để xin lỗi chị.
Xin đừng ai hiểu rằng tôi muốn tranh cãi với ai.
Cà Mau, đêm 23 tháng 3 năm 2001
( Trích từ tập bút ký ĐỒNG CỎ CHÁT )