Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Tin ngày 03/7/2013

Hiệu Minh - Triết lý… quả mít

(hề hề, cái gì cũng mũi nhọn thì thành quả mít là đúng quá rồi)

Trong một comment, anh Hồ Thơm trích báo cáo chính trị của ĐCS VN nói tràng giang đại hải các ưu tiên “Đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.”

Đọc xong đoạn trên, đố bạn đọc tìm ra tác giả nói về ưu tiên nào là hàng đầu. Chỉ biết chữ XHCN nhắc lại tới 3 lần trong 1 câu.

Một độc giả có nick Dân Gian bình loạn, cái gì cũng là mũi nhọn, hóa ra là quả mít.

Vì khó đạt được tất cả mọi thứ một lúc, các nước phương tây thường đặt ra vài ba ưu tiên và cố đạt bằng được. Đầu óc thực tế rất quan trọng trong phát triển.
Nhiều gai không có mũi nhọn.
Tháng 3 (19-3), cựu Thủ tướng Tony Blair đến Hà Nội trong vòng 16 tiếng. Người ta không rõ Tony bàn gì với Thủ tướng NT Dũng vì báo chí không đưa rõ. Nhưng có thể đoán, phát triển giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của cựu thủ tướng Anh.

Tháng 5, Tony lại đến WB nói chuyện, đưa ra lời khuyên đơn giản “y tế, giáo dục và hạ tầng” rất quan trọng trong chiến lược phát triển quốc gia.

Giáo sư Michael Dukakis – cựu ứng viên Tổng thống Mỹ, cựu Thống đốc bang Massachusetts, và hiện là Chủ tịch Diễn đàn toàn cầu Boston, chia sẻ nhiều kinh nghiệm về giải pháp điều hành của nhà lãnh đạo để phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Giáo sư cũng cho rằng, có hai trụ cột quan trọng tạo nên sự thành công của bang Masachusetts, đó là đầu tư cho hạ tầng và đầu tư cho giáo dục.

“Xét về mặt chính trị, tôi đã phải đưa ra một số quyết định rất khó khăn. Nhưng một trong những điểm sáng quan trọng nhất để có thể vực dậy nền kinh tế của bang Massachusetts, cũng như việc “biến” Massachusetts thành trung tâm công nghệ cao, trung tâm công nghệ sinh học của Mỹ, đó chính là nhờ vào hệ thống các trường đại học, cao đẳng”- GS Michael Dukakis nhấn mạnh.

Cả hai chính khách nổi tiếng này đều nói về giáo dục – hạ tầng về tri thức và giao thông, và kiến trúc đô thị, nền tảng cho phát triển. Ngành này hỗ trợ cho ngành kia, kiềng ba chân bao giờ cũng vững.

Ai từng đến London của Tony Blair và Boston của Michael Dudakis sẽ thừa nhận hai ông này rất có lý khi khuyên bảo các nước nghèo như vậy.

Không đủ nhân lực, vật lực, tiền của như nước mình thì cũng nên tập trung vài mũi nhọn, liệu cơm mà gắp mắm.

Ví dụ, nông nghiệp là mũi nhọn của nước mình. Năm 1986, sau vài năm chia ruộng đất cho nông dân, VN từ một quốc gia nhập khẩu gạo, thành nước xuất khẩu. Mấy năm trước có bàn về IT cũng là thế mạnh.

Bàn mãi bàn mãi, cuối cùng IT chẳng đến đâu. Lúa gạo cũng xuất kha khá nhất nhì thế giới, nhưng được đồng nào, đem nướng vào Vinashin, Vinalines, Bauxite và hàng trăm công trình “thế kỷ” trong 1000 năm Thăng Long, chỉ vì chiến lược “cái gì cũng một tý” như báo cáo Chính trị nói trên.

Cho đến giờ, tôi vẫn nghĩ Nông nghiệp và Tin học là ngành mũi nhọn của nước mình. Trong vài entry tới, Hang Cua sẽ cùng các bạn đọc bàn về vấn đề này đến nơi đến chốn. Bạn đọc nào có cao kiến, xin gửi bài về Hang Cua để chúng ta bàn thử xem sao.

Mấy tuần qua, liên tục có các chuyến thăm của các quan chức cao cấp đi Trung Quốc, đến Mỹ, sang Thái, rồi Indonesia… Chỗ nào cũng là đối tác chiến lược, đa phương hóa, đa diện hóa. Quốc tế chẳng hiểu VN là bạn thân nhất của nước nào.

Làm ăn trong hội nhập phải có sự tin cậy nhất định, quan hệ lâu dài theo kiểu đồng minh, win-win cùng chiến thắng. Sao không chọn lấy vài người bạn hay đồng minh mũi nhọn cho chắc ăn, ai cũng chiến lược, cuối cùng chẳng có ai đến thực tâm với mình.

Nghĩ đi nghĩ lại, thấy chiến lược phát triển và ngoại giao nhà mình sao mà giống quả mít, chỗ nào cũng mũi nhọn.

Nhớ câu thơ của Hồ Xuân Hương

Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì, múi nó dầy
Quân tử có thương thì đóng cọc,
Xin đừng mân mó, nhựa ra tay

Thương thì thương cho chót, đóng phát cọc cho chắc mà làm ăn, lo phát triển cho mạnh lên đã.

Cử lửng lơ con cá vàng, sờ soạng bên ngoài quả mít, nhựa dính chỉ tổ bẩn tay.
12-04-2013
Hiệu Minh
(Blog Hiệu Minh)

  • Quần vợt : tại Wimbledon, Serena Williams bị loại (RFI) - Chỉ ít ngày sau những chấn động lớn ở tuần đầu, dư chấn trở lại sân Wimbledon. Sau khi Maria Sharapova, Victoria Azarenka phải sớm thu vợt, ngày 01/07/2013 đến lượt Serena Williamsrời cuộc chơi.Tay vợt Mỹ số 1 thế giới được đánh giá có nhiều triển vọng nhất giải thua cô gái Đức Sabine Lisicki với tỷ số 6-2,1-6, 6-4.
  • Chủ tịch đảng cực hữu bị truất quyền miễn trừ tư pháp (RFI) - Theo AFP, hôm nay 2/7/2013 Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu thông qua quyết định truất quyền miễn trừ tư pháp của nghị sĩ Châu Âu, bà Marine Le Pen, chủ tịch Mặt trận Quốc gia FN,đảng cực hữu tại Pháp.Lý do : bà đã có những phát ngôn được xem là kỳ thị Hồi giáo.
  • Thái Lan trở lại mức trợ giá gạo như cũ (RFI) - Ngày 02/07/2013, hai tuần sau khi giảm bớt các trợ giá mua gạo, chính phủ Thái Lan buộc phải trở lại mua gạo với giá 485 đô la/tấn dưới áp lực của các nhà trồng lúa. Chính sách mua gạo với giá gấp đôi so với giá thị trường quốc tế khiến gạo Thái Lan khó bán hơn và Thái Lan đã mất vị trí nhà xuất khẩu gạo số một thế giới năm 2012.
  • Croatia gia nhập EU: Niềm vui bị đánh mất (RFI) - Hơn một năm rưỡi sau khi ký thỏa thuận gia nhập Liên Hiệp Châu Âu, Cộng hòa Croatia đã trở thành thành viên chính thức thứ 28 của Liên Hiệp Châu Âu (EU) kể từ ngày 01/07/2013. Tuy nhiên, chỉ có 39% cư dân Croatia tỏ ra vui mừng trước sự kiện này.
  • Diễn đàn ARF : ASEAN kêu gọi đàm phán tránh xung đột ở Biển Đông (RFI) - Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) đã diễn ra ngày 02/07/2013 tại Brunei, với sự tham gia của 26 Ngoại trưởng Châu Á – Thái Bình Dương và Liên Hiệp Châu Âu. Một trong hai hồ sơ chính của diễn đàn lần này là Biển Đông, đặc biệt sau khi Philippines cáo buộc Trung Quốc tăng cường lực lượng quân sự tại các vùng tranh chấp, đe dọa đến hòa bình khu vực.
  • Obama hứa giải thích với Châu Âu về vụ theo dõi thông tin (RFI) - Trước phản ứng gay gắt của nhiều nước Châu Âu đe dọa ngừng đàm phán thương mại với Washington, ngày 1/7/2013, Tổng thống Barack Obama, đang công du Châu Phi, đã phải lên tiếng hứa với các đồng minh Châu Âu sẽ làm sáng tỏ những thông tin liên quan đến các vụ gián điệp thông tin của cơ quan an ninh Mỹ đối với Châu Âu vừa bị Snowden tiết lộ trên báo chí.
  • Việt Nam điều tra về vụ nổi loạn ở trại Xuân Lộc (RFI) - Công an Việt Nam thông báo sẽ điều tra về vụ hàng trăm phạm nhân phân trại I, trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai nổi dậy ngày 30/06/2013, giữ làm con tin giám thị trại, để đòi thực hiện những yêu sách của họ về điều kiện giam giữ.
  • Ai Cập : Quân đội đứng về phía nhân dân (RFI) - Nắm vai trò trọng tài trong cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay, quân đội Ai Cập cuối cùng đã quyết định đứng về phía nhân dân với việc gia tăng áp lực lên Tổng thống thuộc phe Hồi giáo Mohamed Morsi. Quyết định này dĩ nhiên đã làm hài lòng phe đối lập, nhưng hiện chưa biết tình hình Ai Cập sẽ diễn tiến như thế nào.
  • Snowden nộp đơn xin tị nạn tại 21 nước (RFI) - Trước sức ép bị dẫn độ về Mỹ ngày càng tăng, từ Sheremetyevo- Matxcơva, người tiết lộ chương trình theo dõi thông tin của Hoa Kỳ Edward Snowden đã nộp đơn xin tị nạn đến 21 nước gồm cả một số nước phương Tây. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Snowden có thể ở lại Nga nếu chấm dứt các hoạt động chống lại Mỹ.
  • Edward Snowden xin tỵ nạn ở hơn 20 quốc gia (VOA) - Ông Snowden rút lại lời yêu cầu xin tỵ nạn ở Nga khi ông biết rằng Tổng thống Vladimir Putin sẽ chỉ cứu xét nếu ông ngưng tiết lộ các bí mật của Hoa Kỳ
  • Manila - Hong Kong (VOA) - Tôi phỏng vấn gia đình anh Hoàng ở Manila đúng vào ngày nghỉ lễ quốc khánh của Philippines
  • Những bà mẹ độc thân ở Trung Quốc (VOA) - Sau khi thu hết can đảm để quyết định giữ lại đứa con, cô bắt đầu phải đối mặt với thực tế rất khó khăn cho những người phụ nữ có con khi chưa kết hôn
  • Snowden rút đơn xin tị nạn tại Nga (VOA) - Giới chức Nga cho biết ông Edward Snowden, nhân viên hợp đồng của tình báo của Mỹ hiện vẫn trốn chạy, đã rút đơn xin tị nạn ở Nga
  • Người Mỹ trả xương tay bộ đội VN (BBC) - Bác sỹ Hoa Kỳ, người cắt bỏ cánh tay bộ đội cộng sản để cứu ông khỏi chết vì nhiễm trùng, về An Khê trao lại xương tay sau gần 50 năm.
  • Đưa nguyên liệu hạt nhân khỏi VN (BBC) - Hoa Kỳ và Nga chuyển 16kg uranium được làm giàu ở cấp độ cao ra khỏi Việt Nam, trong chiến dịch hạn chế nguyên liệu làm bom hạt nhân.
  • Vì sao Trung Quốc thích sao chép? (BBC) - Các chuyên gia lý giải về việc Trung Quốc sao chép phong cách kiến trúc cũng như hàng hóa thông dụng trên thế giới.
  • ARF thúc giục soạn thảo COC (BaoMoi) - CHDCND Triều Tiên kêu gọi Mỹ ký hiệp ước hòa bình chính thức trước khi đòi hỏi nước này phi hạt nhân hóa
  • COC thách thức sự thống nhất của ASEAN (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Các nước ASEAN có kế hoạch đến tháng 9/2013 sẽ bắt đầu tham vấn Trung Quốc và phát triển một lộ trình nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
  • TQ ’già mồm’ đòi chủ quyền, Philippines mở cửa với ASEAN (BaoMoi) - (Phunutoday) - TQ phản bác cáo buộc "đe dọa hòa bình và an ninh khu vực", cựu Bộ trưởng QP Philippines kêu gọi mở cửa căn cứ cho cả ASEAN, Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân hay không là ở Mỹ...là tin tức thời sự chính ngày 2/7.
  • ARF-20 và EAS-3 nhấn mạnh đảm bảo an ninh biển (BaoMoi) - Theo phóng viên TTXVN có mặt tại Brunei, ngày 2/7, tại thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 20 (ARF-20) và Hội nghị cấp cao Bộ trưởng Ngoại giao Đông Á lần thứ 3 (EAS-3).
  • ASEAN đồng thuận hơn sau một năm nhiều trắc trở (BaoMoi) - Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (AMM) cũng như các hội nghị ASEAN và những nước đối tác vừa kết thúc tại Brunei với nhiều kết quả tích cực, đáng chú ý là việc các ngoại trưởng ra được tuyên bố chung có đề cập vấn đề Biển Đông.
  • Biển Đông trong Tuyên bố chung Ngoại trưởng ASEAN (BaoMoi) - TPO- Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 46 (AMM-46) vừa kết thúc thành công tại Trung tâm hội nghị quốc tế của Brunei hôm 1/7.
    Các Bộ trưởng Ngoại giao tại Hội nghị ASEAN.
  • Đáp trả Trung Quốc, Nghị sỹ Nhật đưa thuyền ra Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - Hôm 1/7, một nghị sĩ của Đảng cầm quyền Nhật Bản đã ở lên một trong 4 chiếc thuyền đánh cá hướng về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Đây là động thái đáp lại hành động 4 tàu hải giám Trung Quốc đã xâm nhập vùng biển này trước đó.
  • Ấn Độ: Sử dụng vũ lực ở Biển Đông là không thể chấp nhận (BaoMoi) - Trước thềm Hội nghị cấp Ngoại trưởng ASEAN - Ấn Độ, ông Salman Khurshid, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố nước này tẩy chay mọi hành động sử dụng vũ lực trên Biển Đông đồng thời cho biết Ấn Độ cũng sẽ thể hiện quan điểm này khi nói chuyện với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
  • Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry ủng hộ Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông (BaoMoi) - (HQ Online)- Phát biểu trước các Ngoại trưởng Đông Nam Á tại hội nghị cấp Bộ trưởng giữa các nước ASEAN với Hoa Kỳ tại Brunei ngày 1-7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry khẳng định, Washington giữ vững cam kết bảo đảm hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại Đông Nam Á và thắt chặt mối quan hệ với khu vực này.
  • Chìm tàu cá tại Trường Sa (BaoMoi) - (Đời sống) - Sáng 2/7, ông Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Long Hải, huyện đảo Phú Quý, Bình Thuận cho biết một tàu đánh cá của huyện đảo Phú Quý vừa bị chìm tại khu vực quần đảo Trường Sa.
  • Mỹ hối thúc Trung Quốc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông (BaoMoi) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã hối thúc Trung Quốc chấp thuận Bộ quy tắc ứng xử trên biển (COC) nhằm ngăn chặn các cuộc đụng độ sau khi Philippines cáo buộc Bắc Kinh đang tiến hành xây dựng lực lượng quân sự “khủng” trên Biển Đông.
  • Hội nghị ARF bàn về vấn đề Biển Đông, Triều Tiên (BaoMoi) - Theo AFP và Kyodo, ngày 2/7, Hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) đã khai mạc tại thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei trong bối cảnh Trung Quốc đang chịu sức ép liên quan tới những tuyên bố chủ quyền của nước này ở Biển Đông.
  • Trung Quốc ngang ngược đòi chủ quyền Trường Sa (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Ở Brunei, Ngoại trưởng Vương Nghị cam kết thúc đẩy xây dựng Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) nhưng ở nhà, Bộ Ngoại giao Trung Quốc trắng trợn tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với các nhóm đảo ở Biển Đông.
  • Thực hiện đầy đủ DOC khi chờ COC là bắt buộc để ổn định Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Ông Rosario kêu gọi, trong khi chờ đợi bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) được đàm phán và ký kết thì việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC, 2002) là điều bắt buộc để ngăn chặn tranh chấp leo thang thành xung đột ở Biển Đông.
  • Thêm một hứa hẹn (BaoMoi) - TT - Tối 30-6, tại họp báo, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với ASEAN nhưng cũng nhấn mạnh rằng nước ông loại bỏ bất cứ “gây rối” hoặc “can thiệp” trong sự hợp tác về COC.

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Sẽ khởi tố vụ án chống phá trại giam

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/360/643360.jpg
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh có mặt tại trại giam Z30A chiều 1-7 bàn về công tác xử lý vụ việc - Ảnh: Gia Minh
Ngày 1-7, Bộ Công an đã chính thức xác nhận sự việc phạm nhân gây rối ở trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai. Chiều cùng ngày, tại trại giam Z30A, các cơ quan điều tra, kiểm sát của tỉnh Đồng Nai đang kiểm tra, lập hồ sơ xử lý.
Trước đó chiều 30-6, trung tướng Cao Ngọc Oánh, tổng cục trưởng Tổng cục VIII, đã đích thân vào trại Z30A để nắm và chỉ đạo tình hình.
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, các cơ quan liên quan xác định nhóm phạm nhân đã có dấu hiệu của hành vi chống phá trại giam, hủy hoại tài sản và chống người thi hành công vụ.
Cơ quan chức năng đã xác định được danh tánh bảy phạm nhân tham gia gây rối nên cách ly để điều tra. Ngoài ra còn gần 20 phạm nhân khác đang tiếp tục bị cơ quan điều tra thẩm vấn.
Hiện cơ quan điều tra và Viện KSND huyện Xuân Lộc thống nhất sẽ khởi tố vụ án chống phá trại giam.
(Tuổi trẻ)

Chính quyền phản ứng sau vụ nổi dậy ở trại giam Z30A Xuân Lộc

Ngay sau khi xảy ra vụ phản kháng của tù nhân tại trại Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, nhóm tù chính trị tại đó bị chuyển đi nơi khác.
Thừa nhận một nửa sự việc!
Vụ việc các tù nhân tại trại giam Z30A Xuân Lộc Đồng Nai nổi dậy hồi sáng chủ nhật ngày 30 tháng 6  khống chế giám thị trại giam để phản đối cách hành xử hà khắc như đánh đập, cắt xén khẩu phần ăn, bán những thực phẩm ôi thiu cho phạm nhân … được chính một số tù chính trị ở phân trại 1 thông tin ra bên ngoài.
Sang ngày hôm sau truyền thông trong nước loan đi thông tin của Tổng cục Thi hành án và Hỗ trợ Tư Pháp ( Tổng cục 8, Bộ Công An) về vụ việc đó. Tổng cục này thừa nhận đã xảy ra vụ việc được gọi là gây rối.
Theo đó sự vụ khởi phát từ lúc ba phạm nhân tội phạm hình sự có hành vi gây rối trật tự nhằm ngăn cản cuộc đá bóng của các phạm nhân do cán bộ quản giáo tổ chức. Khi cán bộ quản giáo vào giải quyết thì những phạm nhân đó có hành vi kích động, lôi kéo những người khác tham gia đập phá hàng rào phân khu, bếp ăn, căn tin, phá cửa nhà kỷ luật, nhà giam riêng đang giam những phạm nhân bị kỷ luật giải thoát cho họ để cùng tham gia. Ngày hôm sau truyền thông trong nước loan đi thông tin của Tổng cục Thi hành án và Hỗ trợ Tư Pháp ( Tổng cục 8, Bộ Công An) về vụ việc đó. Tổng cục này thừa nhận đã xảy ra vụ việc được gọi là gây rối
Thông tin của Tổng Cục thì hành án và Hỗ trợ Tư pháp nói rằng tình hình tại phân trại 1 cơ bản ổn định trở lại từ lúc 2 giờ 45 cùng ngày.
Đích thân trung tướng Cao Ngọc Oánh, tổng cục trưởng Tổng Cục 8 phải từ Hà Nội bay vào Đồng Nai để giải quyết vụ việc ngay trong chiều chủ nhật. Sang ngày thứ hai 1 tháng 7, lãnh đạo Tổng cục 8 đã có cuộc họp với Ban giám thị trại giam Z30A Xuân Lộc.
Mạng Chính phủ trích phát biểu của ông trung tướng Cao Ngọc Oánh cho rằng sau vụ việc xảy ra ở phân trại 1 hôm ngày chủ nhật 30 tháng 6, sẽ có khoảng 10 đối tượng bị xử lý theo qui định của pháp luật.
Vào ngày 2 tháng 7, báo mạng Tiền Phong đăng tải bài phỏng vấn ông Hồ Phi Thắng, đại tá giám thị trại giam Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai. Theo đó ông Thắng cho rằng ông tự nguyện ở lại trong trại để xử lý tình huống; và nguyên nhân vụ việc là xuất phát từ mâu thuẫn giữa hai đội bóng.

Công an trại giam Xuân Lộc thường xuyên kiểm tra ngăn chặn phạm nhân đi lao động mang vật cấm về trại.
Công an trại giam Xuân Lộc thường xuyên kiểm tra ngăn chặn phạm nhân đi lao động mang vật cấm về trại. Source Báo Công An
Biện pháp đối phó
Dù những bản tin của các báo mạng Chính Phủ, Thanh Niên, Tiền Phong, Pháp Luật… đều loan tải tin tức theo như thông báo từ Tổng cục Thi hành án và Hỗ trợ Tư Pháp đưa ra; thế nhưng ngay sau khi xảy ra vụ nổi dậy ở trại giam Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai nhóm những tù chính trị đang bị giam ở đó như ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn… đều bị chuyển sang trại khác.
Vào ngày 2 tháng 7, báo mạng Tiền Phong đăng tải bài phỏng vấn ông Hồ Phi Thắng, đại tá giám thị trại giam Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai. Theo đó ông Thắng cho rằng ông tự nguyện ở lại trong trại để xử lý tình huống; và nguyên nhân vụ việc là xuất phát từ mâu thuẫn giữa hai đội bóng
Ông Trần Huỳnh Duy Thức, người bị kết án 16 năm về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, bị chuyển về trại giam Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Gia đình ông này vào ngày 1 tháng 7 đã đi thăm và gặp được ông Trần Huỳnh Duy Thức tại đó.
Ông Trần Văn Huỳnh, cha của Trần Huỳnh Duy Thức, cho biết người thân trong gia đình đi thăm ông Thức về và cho ông này biết như sau:
Thông tin đúng đó. Sau khi sự việc xảy ra, gia đình đã chủ động đi ngày hôm qua. Nghe thông tin chuyển xuống Xuyên Mộc, nên gia đình đi thẳng xuống đó vào ngày hôm qua, và đã gặp được Thức. Cùng với thức có 4 người khác nữa: Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Huỳnh Ngọc Trí, còn ai đó nữa tôi không nhớ tên.
Thân phụ của anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, người đang phải thụ án 9 năm do đấu tranh cho quyền lợi của công nhân và tham gia tổ chức cho công nhân ở Trà Vinh biểu tình, xác nhận ông được người khác cho biết tin con ông đã chuyển trại; nhưng ông chờ đến khi xác định được nơi giam chính thức anh này sẽ đi thăm:
Biết rồi, nhưng để nghe tin tức đàng hoàng rồi mới đi. Tôi mới đi thăm hồi ngày 10 tháng 6; hôm nay mới ngày 2 tháng 7. Ráng vài bữa nữa biết chổ ở ổn định rồi tính.
Chính sách với tù chính trị
Bà Dương thị Tân, người từng phải lặn lội thăm nuôi blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải qua các nơi giam giữ, trong đó có trại giam Xuyên Mộc, Bà Rịa- Vũng Tàu và Z30A Xuân Lộc nói về việc chuyển trại và chính sách giam giữ của chính quyền Việt Nam:
Tôi nghĩ hệ thống nhà tù được chỉ đạo xuyên suốt từ Bộ Công An, nói chung sự hà khắc cũng như nhau mà thôi. Chỉ có điều kiện vật chất tùy từng trại giam có sự khác nhau. Ví dụ như ở Xuân Lộc, cơ sở hạ tầng và những gì khác đã có sự ổn định rồi; còn ở Xuyên Mộc hay những trại khác đang trong giai đoạn hoàn thiện hay xây dựng mới, làm thêm nên có thể còn hoang sơ hơn. Còn sự chỉ đạo về tinh thần thì như nhau vì cùng cấp chỉ huy từ Bộ Công an mà ra, họ rất chặt chẽ về vấn đề đó.
Ví dụ Trại Thanh Chương nơi ông Hải đang ở, rất xa xôi, chỉ cầm tù những người dân tộc phạm tội ma túy, buôn lậu… Sự coi giữ ở đó có lỏng lẻo hơn so với các trại khác; nhưng đối với trường hợp ông Nguyễn Văn Hải khác hẳn. Tôi nhìn thấy một người lính có thể canh giữ rất nhiều thân nhân vào thăm; nhưng đối với một mình ông Nguyễn Văn Hải mà có đến 6 lính canh giữ. Có những thứ tôi gửi cho ông Hải, họ không nhận nhưng quay sang nhìn người nhà AnhbaSG và Tạ Phong Tần thì có những thứ đó tôi đưa họ lại nhận. Điều đó chứng tỏ có sự chỉ đạo sát sao; nếu cần răn đe, trừng phạt một ai đó họ sẵn sàng làm dù bất kỳ nơi nào: văn minh hay sơ khai… Họ được sự chỉ đạo từ cấp cao nhất.
Ông Trần Văn Huỳnh có một vài nhận xét về trại giam Xuyên Mộc so với trại Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai:
Xuyên Mộc cũng có những khác; nhất là về tiện nghi. Theo lời các con tôi nói nghiêm ngặt hơn. Trước đây ở Xuân Lộc, đồ tiếp tế của gia đình, phạm nhân có thể giữ để nấu nướng nếu được phép; còn ở Xuyên Mộc thì đồ tiếp tế họ giữ lại và phát hằng ngày.
Vụ nổi dậy tại phân trại 1, trại giam Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai diễn ra không lâu sau đợt tuyệt thực của tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ tại trại giam Số 5 ở Yên Định, Thanh Hóa cũng nhằm đòi hỏi trại phải giải quyết đơn tố cáo của ông
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-07-02

Lương tối thiểu sẽ điều chỉnh theo mô hình nào?

Lương tối thiểu sẽ điều chỉnh theo mô hình nào?

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội than khó việc tính toán điều chỉnh lương tối thiểu...

"Công đoàn bao giờ cũng muốn lương người lao động cao, còn doanh nghiệp bao giờ cũng đưa ra rất nhiều khó khăn để không tăng lương" - Ảnh minh họa: Andy Le.

"Tính toán bài toán tiền lương giống như đi thăng bằng trên dây vậy. Quả thật là vô cùng khó khăn", Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân nói với VnEconomy như vậy khi trao đổi xung quanh vấn đề lương tối thiểu và việc thành lập Hội đồng Tiền lương Quốc gia.

Ngày 14/5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 49/2013/NĐ-CP quyết định thành lập Hội đồng Tiền lương Quốc gia, có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho biết, hiện danh sách nhân sự cho cơ quan này đã được trình, nhưng vẫn chưa được Thủ tướng phê duyệt.

Thưa ông, vậy thì việc này có ảnh hưởng đến kế hoạch điều chỉnh lương tối thiểu cho năm tới không?

Có thể trong đầu tháng 7 này, Thủ tướng sẽ ký thông qua nhân sự của Hội đồng và ra quy chế hoạt động. Chúng tôi đang cố gắng, khi Hội đồng chính thức hoạt động, việc công bố điều chỉnh lương tối thiểu, mức tăng lương cụ thể của năm tiếp theo phải được công bố vào tháng 10 hàng năm, để doanh nghiệp có sự chuẩn bị.

Mặc dù Chính phủ chưa chính thức phê duyệt về mặt nhân sự, nhưng quy chế, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này đã được xây dựng. Vậy, phương pháp điều chỉnh lương tối thiểu sẽ được Hội đồng tính toán như thế nào hằng năm?

Chúng tôi đang muốn học mô hình của Hàn Quốc trong vấn đề này.

Bộ phận kỹ thuật của cơ quan này sẽ tính toán, rồi đưa ra Hội đồng để bàn bạc, nghiên cứu. Chuyện này chắc chắn sẽ phải tranh luận nhiều.

Như ở Hàn Quốc, Bộ Lao động là cơ quan quyết định tiền lương chứ không phải Chính phủ, và bộ phận kỹ thuật đã tính toán, bàn bạc trước, nhưng khi đưa ra Hội đồng vẫn phải họp tới 12 phiên.

Đơn giản, công đoàn bao giờ cũng muốn lương người lao động cao, còn doanh nghiệp bao giờ cũng đưa ra rất nhiều khó khăn để không tăng lương. Chính phủ ở giữa sẽ phải cân đối giữa quyền lợi của cả hai giới. Nếu không nghiên cứu kỹ, không cân đối tốt quyền lợi, thì giữa tiền lương mà Hội đồng đưa ra với quyết định của Chính phủ có thể khác xa nhau.

Theo tôi thì Hội đồng có thể phải đến năm 2014 mới có thể hoạt động kỹ thuật ổn định được.

Với bối cảnh kinh tế hiện nay thì việc quyết định mức tăng lương là rất khó khăn. Thế nhưng, mức lương mà người lao động hưởng được cho vẫn là quá thấp. Theo ông, làm thế nào để có thể hài hoà được?

Tính toán bài toán tiền lương giống như đi thăng bằng trên dây vậy. Quả thật là vô cùng khó khăn.

Hiện nay chúng ta vẫn đang áp dụng theo phương pháp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu đưa ra các phương án và lấy ý kiến các bộ ngành, hiệp hội rồi trình Chính phủ.

Khi Hội đồng Tiền lương Quốc gia đi vào hoạt động, chúng tôi sẽ họp gồm đại diện Hội đồng, công đoàn và 5 đại diện của giới chủ là: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hai hiệp hội ngành hàng sử dụng nhiều lao động là dệt may và da giày, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Liên minh Hợp tác xã.

Các bên sẽ đưa ra các phương án tiền lương của mình rồi bàn bạc với nhau để thống nhất phương án hợp lý nhất, giảm khoảng cách trong các phương án đưa ra, bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên cũng như phù hợp với tình hình kinh tế.

Trong lộ trình tăng lương đã được Chính phủ thông qua, đến 2015 lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Nếu áp dụng đúng như vậy, mỗi năm lương tối thiểu phải tăng khoảng 40%. Nhưng trong bối cảnh hiện nay thì có vẻ nhiều doanh nghiệp không thể "gánh" nổi?

Kinh tế khó khăn, doanh nghiệp khó khăn như hiện nay thì việc giãn lộ trình là không tránh khỏi.

Sắp tới, Hội đồng Tiền lương Quốc gia khi hoạt động có thể cũng phải bàn cả về lộ trình thực hiện tăng lương chứ không phải chỉ bàn lương tối thiểu từng năm.

Bởi, các doanh nghiệp yêu cầu ít ra Chính phủ phải đưa ra được một định hướng, lộ trình trong giai đoạn tới tăng như thế nào, tăng khoảng bao nhiêu % để họ biết mà cân đối sản xuất, kinh doanh.

Vì vậy, việc phải giãn lộ trình tăng lương tối thiểu là đương nhiên. Thực tế không ít lần, lộ trình thông qua như thế nhưng mức tăng cụ thể hàng năm vẫn phải tính toán căn cứ trên tình hình kinh tế xã hội cụ thể.

(VnEconomy)
Bản tin tiếng Anh


  • New High-speed railway starts operation (Washington Post) - The Nanjing-Hangzhou-Ningbo high-speed railway that stretches across East China's Yangtze River Delta began officially put into operation on July 1.
  • Taking the reins of great change (Washington Post) - About 20 kilometers from the Sino-Mongolian border, yurts are scattered around the vast greenness of one of the best-known pasturelands in the region.
  • Further reforms on track to sustain growth (Washington Post) - China is unlikely to become the next breaking point and deepen the global financial crisis, scholars and experts agreed at the Third Global Think Tank Summit on Saturday. They are confident that details of reforms to be released in the second half of the year will create more space for the economy to maintain stable growth.
  • Prudent monetary policy to stay (Washington Post) - China's will continue to implement prudent monetary policies, but will conduct preemptive adjustments and fine-tuning in an appropriate way when necessary.
  • The art of the sleuth (Washington Post) - Former FBI investigator Robert King Wittman has written a book about his career tracking down the world's top art thieves.
  • Unraveling the secrets of the Silk Road (Washington Post) - Traditional Chinese medical practitioners have often promoted the Chinese belief that foods have intrinsic "hot" and "cold" properties, but readers might be surprised to learn that the idea actually originated in Greece with the physician Hippocrates (460 BC).
  • Li Na edges Zakopalova to reach last 16 (Washington Post) - China's Li Na fought back from one set down to beat Czech 32nd seed Klara Zakopalova on Saturday to reach the fourth round of the Wimbledon Championships.
  • Yao, Noah give basketball lesson to school kids (Washington Post) - Former NBA star Yao Ming watches a student as he helps him improve his basketball skills during his visit to Huilei School in Beijing’s Changping district, on June 30, 2013.
  • Forty years of music with China (Washington Post) - When the Philadelphia Orchestra performed in China in 1973, the musicians found the audience's enthusiasm muffled. Forty years later, they felt like they were performing for a crowd at a football game.
  • No China-US rivalry in booming Africa (Washington Post) - China and the US have already worked on joint efforts in Africa. The claimed competition between China and the United States is more of a result of political bias.
  • ROK president visits Terracotta Warriors (Washington Post) - The President of the Republic of Korea, Park Geun-hye, tours the famous excavation site of the Terracotta Warriors in Xi'an, Northwest China's Shaanxi province, on June 30, 2013.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét