Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Toàn cảnh: Trương Duy Nhất, vụ án tiêu biểu về quyền tự do ngôn luận - Vụ xử Trương Duy Nhất: Công nghệ IT đối đầu với tư tưởng phong kiến

Người Buôn Gió - Trương Duy Nhất, vụ án tiêu biểu về quyền tự do ngôn luận

Có lẽ vụ án nhà báo Trương Duy Nhất là một trong những vụ án tiêu biểu về quyền tự do ngôn luận bị đàn áp dưới con mắt quốc tế.

Trong toàn văn bản cáo trạng nêu ra chứng cứ là 12 bài viết của Trương Duy Nhất có nội dung nói xấu Đảng, Chính Phủ, Nhà Nước, Quốc Hội. Làm mất niềm tin của nhân dân vào đảng, chính phủ, nhà nước, quốc hội.


Trước khi đi đến nhận định xấu, người ta thường đưa ra những phân tích. Những phân tích của Trương Duy Nhất bị cáo trạng gọi là xuyên tạc. Chắc chắn tòa án sẽ không đi vào tranh luận những phân tích ấy của Trương Duy Nhất là đúng ở điểm nào hay sai ở điểm nào. Nếu tòa án không tranh luận ở những điểm này để làm rõ những phân tích của Trương Duy Nhất là đúng hay sai, thì đương nhiên đây là một phiên tòa không khách quan.

Hài hước nhất là tội bôi nhọ, hạ thấp uy tính lãnh đạo. Lãnh đạo là một con người, hành động có lúc thế này, lúc thế kia. Nếu lãnh đạo nào cũng tài giỏi thì hẳn đất nước không bị xâm phạm chủ quyền biển đảo, không có hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, giải thể, không có những tập đoàn đổ nợ, không có lạm phát và cảnh đâm chém, cướp giết, hiếp và tắc đường, sập cầu, tai nạn giao thông. Rồi còn tỉ vấn nạn như giáo dục, y tế, vệ sinh thực phẩm, môi trường, văn hóa.

Gần 70 năm thành lập nhà nước này, từ lãnh tụ đến lãnh đạo nào cũng tài giỏi cả, mà hiện trạng đất nước như bây giờ chắc chỉ nên nói xấu dân, hạ uy tín dân, bôi nhọ dân thì may chăng không sao?

Lãnh đạo là những con người đảm trách công việc trong các bộ máy đảng, chính phủ, nhà nước, quốc hội. Đương nhiên thực tế đất nước như nào thì các bộ máy này được hưởng lời khen chê tương xứng.

Có những thứ họ làm tốt, cái này đã có 700 tờ báo khen rồi. 700 tờ báo này có bao giờ thấy chê các vị lãnh đạo và các bộ máy trên đâu? Chỉ toàn khen và khen. Vậy thì khi thực trạng đất nước thế nào? Người dân có chịu hậu quả hoặc nhìn thấy bằng mắt, bằng tai chưa được. Phải có người chê là điều tất nhiên.

Tại sao người chê lại bị khép vào tội hạ thấp uy tín lãnh đạo và các bộ máy như đảng, chính phủ, quốc hội, nhà nước?

Một phiên tòa như thế này nếu đem ra xử thì đúng là một bước thụt lùi về tiến bộ nhân quyền.

Đang trong khi vừa gia nhập thành viên hội đồng nhân quyền LHQ, đang cố gắng hòa nhập với thế giới. Lẽ nào một phiên tòa xử một vụ án mà tính đặc trưng của quyền tự do ngôn luận rất rõ ràng lại được diễn ra không được minh bạch như quan sát viên độc lập, không tranh luận sòng phẳng, không tạo điều kiện cho luật sư tiếp xúc hồ sơ và thủ tục phiên tòa.

Đem xử đã là bất lợi, xử mà không công bằng, công khai lại càng bất lợi. Kết án nặng lại càng bất lợi.

Trương Duy Nhất bị khép vào khoản 2 điều 258. Điều mà khung hình phạt từ 2 đến 7 năm.

Nếu ngày mai phiên tòa kêu mức án dưới 2 năm, tức dưới khung hình phạt thì còn là một điều khiến dư luận chưa nghiêng về phía hoài nghi có thế lực nào đang cố đẩy Việt Nam xa khỏi sự hòa nhập quốc tế.

Còn từ 3 năm trở nên. Thì đó là một sự cay đắng. Sự kêu gọi "thay đổi" trong bài viết đầu năm của thủ tướng không hề còn lại dấu ấn nào. Việt Nam không thay đổi gì hết về quyền con người, quyền tự do ngôn luận, Việt Nam sẽ thụt lùi và cô lập với thế giới.

Và khi tự cô lập mình, chắc chỉ có anh bạn 16 chữ vàng là vui mừng mở vòng tay đón nhận.
Đấy mới là điều đáng sợ.
Người Buôn Gió
  (FB Người Buôn Gió)

Hiệu Minh - Vụ xử Trương Duy Nhất: Công nghệ IT đối đầu với tư tưởng phong kiến

Người biểu tình của mùa Xuân Arab đã giải thích tại sao họ đổ ra đường “People are talking to their governments on 21st century technology, governments are listening on 20th century technology, and responding with 19th century ideas. – Dân chúng nói chuyện với chính quyền bằng công nghệ thế kỷ 21, chính quyền nghe họ bằng công nghệ thế kỷ 20 và trả lời dân chúng bằng tư tưởng của thế kỷ 19”

Cộng đồng quốc tế nhìn nhận nhân quyền Việt Nam như thế nào?
VOA cho hay, ngày 27-2-2014, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố một phúc trình thường niên, tổng kết tình hình nhân quyền thế giới năm 2013, trong đó nêu ra nhiều trường hợp vi phạm nhân quyền ở Việt Nam với các ví dụ cụ thể.
Báo cáo dài 46 trang nói rằng, Việt Nam vẫn là một quốc gia ‘độc đoán’, ‘độc đảng’ và lực lượng an ninh do nhà nước kiểm soát ‘đã gây ra các vi phạm nhân quyền’.
Chính quyền “giới hạn chặt chẽ quyền tự do chính trị của công dân, đặc biệt là quyền được thay đổi chính phủ; tăng cường các biện pháp giới hạn các quyền tự do dân sự của công dân và có tình trạng tham nhũng trong hệ thống tư pháp và công an’.
Họ còn “Hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và đàn áp những tiếng nói bất đồng, ngoài ra còn ngày càng tăng cường hạn chế quyền tự do internet.”
Phản hồi của Việt Nam
Tuy nhiên, ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên của BNG, nói: “Một số nhận định về Việt Nam nêu trong Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2013 đã dựa trên những thông tin thiếu chính xác, không phản ánh thực tế khách quan về tình hình quyền con người ở Việt Nam.”
“Trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng, Việt Nam luôn sẵn sàng đối thoại với các nước còn có những quan điểm khác biệt với Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người, trong đó có Mỹ.”
Ông Bình nói thông qua đối thoại, Hà Nội hy vọng Hoa Kỳ sẽ “tăng cường hiểu biết, thu hẹp sự khác biệt, qua đó nâng cao tính xác thực và khách quan trong những đánh giá về tình hình quyền con người ở Việt Nam”.
Ông được dẫn lời khẳng định nhân quyền “là trọng tâm trong các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam” và cho biết “những nỗ lực của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận” tại phiên Kiểm điểm Nhân quyền Phổ quát Định kỳ (UPR) hồi đầu tháng Hai vừa qua.
Còn nhớ tại phiên xem xét định kỳ về nhân quyền UPR 2014 tháng Hai vừa qua, một số nước thành viên LHQ đã kêu gọi Việt Nam chấm dứt sử dụng Điều 258 để trừng phạt những người chỉ bày tỏ ý kiến một cách hòa bình.
Tin BBC VN cho hay, một ngày trước phiên xử, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) kêu gọi trả tự do ngay cho anh Trương Duy Nhất.
Trăm nghe không bằng một thấy
Qua rất nhiều phiên tòa xử các nhân vật bất đồng chính kiến, phía Việt Nam luôn chứng minh cho thế giới biết, thế nào là nhân quyền mang đặc trưng Việt Nam.
Để tìm hiểu một cách chính xác và để cộng đồng quốc tế ghi nhận, phía Việt Nam nên mời báo giới quốc tế đến dự phiên tòa xử blogger Trương Duy Nhất vào ngày mai (4-3-2014) bị buộc tội vi phạm điều 258.
Theo cáo trạng, anh Trương Duy Nhất sẽ bị liệt vào tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (Điều 258 BLHS).
Cáo trạng nhắc đến 11 bài viết đăng trên blog của anh Trương Duy Nhất “có nội dung không đúng sự thật, xuyên tạc, bôi nhọ xâm phạm nghiêm trọng đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, làm giảm uy tín, mất lòng tin của Nhân dân đối với các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân.”
“Chấm điểm Thủ tướng”, “Chấm điểm Bộ tứ nguyên thủ”, “Chất lượng Chính phủ; quá tệ”, “Tổng Bí thư và Chủ tịch nước nên ra đi”, và “Bỏ phiếu cùng Quốc hội” là một số bài nhậy cảm theo quan niệm của nhà cầm quyền.
Xã hội muốn phát triển, cần có kênh đối thoại nhiều chiều giữa công dân và chính phủ. Trong thế giới internet, ngoài báo chí, truyền thông, thì blog, facebook, twitter là những công cụ IT hiện đại giúp công dân bày tỏ chính kiến của mình một cách hòa bình.
Lỗi duy nhất của Trương Duy Nhất: dám có góc nhìn khác của thế giới IT soi vào thể chế mang đậm màu sắc phong kiến.
Có nên quay lại thời phong kiến để sống với thời đại công nghệ thế kỷ 21?
Không được động chạm đến lãnh đạo, đến đảng và nhà nước, đó là cách mà vua quan cách đây 2 thế kỷ đối xử với dân. Thế kỷ 21 không có chỗ đứng cho chế độ thối nát phong kiến mà chính những người cộng sản kêu gọi xóa bỏ trong cách mạng tháng 8.
Trong buổi nói chuyện tại WB mới đây, bà Madeleine Albright kể về những người biểu tình trên quảng trường Tahrir (Cairo) giải thích tại sao họ biểu tình phản đối chính phủ “People are talking to their governments on 21st century technology, governments are listening on 20th century technology, and responding with 19th century ideas. – Dân chúng nói chuyện với chính quyền bằng công nghệ thế kỷ 21, chính quyền nghe họ bằng công nghệ thế kỷ 20 và trả lời dân chúng bằng ý tưởng của thế kỷ 19”.
Rất có thể tòa án Đà Nẵng xử anh Trương Duy Nhất ngày mai không nghĩ được rằng, chẳng có ai trên thế giới so sánh việc xử tù blogger với cách hành xử của vua quan phong kiến lạc hậu từ thế kỷ 19 nhằm cân bằng quyền lực công nghệ tiên tiến của thế kỷ 21.
Hiệu Minh
3-3-2014
(Hiệu Minh Blog)

Cù Huy Hà Vũ sẽ đi Mỹ để chữa bệnh?

Liên quan đến Bản Cáo về Tình Nhân Quyền về Việt Nam dài hơn 40 trang của Bộ Ngoại Giao Mỹ, trả lời phỏng vấn nhà báo Đức Hoàng của đài truyền hình VTV4, thiếu tướng Lê Đình Luyện - Chánh Văn Phòng Thường Trực Ban Chỉ Đạo về Nhân Quyền của Chính Phủ, Cục trưởng Cục An ninh Xã hội (A88) (Tổng cục ANND II), Bộ Công An cho biết, đối với các yêu cầu của phía Mỹ, nhà cầm quyền Việt Nam đã tạo điều kiện cho phía Mỹ đi thăm một số cá nhân, một số cơ sở tổ chức có liên quan đến yêu cầu của Sứ Quán Mỹ, đặc biệt thời gian gần đây đã cho Sứ Quán Mỹ gặp Cù Huy Hà Vũ và làm các thủ tục để cho Cù Huy Hà Vũ được xuất cảnh đi Mỹ để chữa bệnh theo nguyện vọng cá nhân...

Xem link sau bắt đầu từ phút 8:30
http://vtv4.vn/videodetail/6901
(Dân Luận)

Phiên xử Blogger Trương Duy Nhất


CTV Danlambao - Sáng ngày 4/3 Tòa án Nhân dân Tp. Đà Nẵng mở phiên xét xử blogger Trương Duy Nhất với cáo buộc vi phạm điều 258 BLHS.
Ông Trương Duy Nhất là chủ blog “Một góc nhìn khác” bị bắt hồi tháng 5/2013.
Theo quan sát của CTV Danlambao khu vực bên ngoài tòa án đông bất thường bởi lực lượng xe ôm tăng cường và công an sắc phục. Phiên tòa được thông báo xét xử công khai nhưng không ai được vào dù có thẻ nhà báo.
Một người dân sống gần khu vực tòa án cho chúng tôi hay:
- Không biết có vụ chi mà công an đông lắm. Họ lập chốt từ chiều hôm qua và sáng sớm nay xe cứu thương lẫn xe công an có mặt từ lúc 3h. Mọi lần xử vụ chi họ đều cho dân vào xem hết, nhưng hôm nay hình như hơi khác.
Theo thông báo phiên tòa bắt đầu lúc 8h và chỉ có vợ và con blogger Trương Duy Nhất được vào cùng luật sư Trần Vũ Hải.
Tất cả những người thân khác đều phải đứng bên ngoài.
Một người bà con của Trương Duy Nhất chia sẻ:
- Khó lắm tôi biết là không được vô nhưng vẫn đến đây với hy vọng thấy được mặt cháu và hô “Nhất ơi can đảm lên” để ủng hộ cháu.
Bên ngoài có nhiều blogger và bạn bè cũng đến tham dự phiên tòa theo lời mời của chị Phượng như Huỳnh Ngọc Chênh, Phạm Xuân Nguyên, Hồ Trung Tú, Mẹ Nấm.. Và nhiều người dân quan tâm.
Blogger Trương Duy Nhất bị đưa đến tòa án từ rất sớm không một ai có thể thấy được anh.
Hiện tại chỉ có 3 người được vào là luật sư bào chữa, vợ và con blogger Trương Duy Nhất. Phía bên ngoài an ninh bao vây xung quanh phiên tòa với đầy đủ thiết bị tai nghe bộ đàm và đã dàn cảnh dẹp đường ở cổng trước toà án để rồi sau đó đưa người bị cáo buộc đi cửa sau.
Một số hình ảnh bên ngoài phiên tòa – ảnh CTV Danlambao:
Bạn bè đến để tham dự phiên tòa xử “công khai” (ảnh FB Hồ Ly Tiên):
Vì không được vào tham dự phiên toà xét xử “công khai”, bạn bè đến ủng hộ blogger Trương Duy Nhất phải ngồi ở ngoài quán cà phê (ảnh FB Lê Hải):
Danlambao sẽ tiếp tục cập nhật thông tin đến các bạn đọc.
danlambaovn.blogspot.com

TƯỜNG TRÌNH TỪ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Huỳnh ngọc Chênh

Phạm Xuân Nguyên:     Tại toà án Đà Nẵng sáng  3/3/2014. Mình và luật sư Trần Vũ Hải xuống sân bay ĐN lúc 8h45 và đến thẳng  toà để ls nộp các giấy tờ cho phiên bào chữa TDN ngày mai. Quyết định xét xử là  công khai nhưng ls lên phòng gặp thẩm phán chủ phiên toà thì không thấy đâu,  nghe bảo là bận họp, kiểu này là có ý tránh mặt. Hải đành xuống văn phòng nộp tài liệu. Quanh toà đã thấy có bóng an ninh và xe cộ biển xanh. Chưa biết ngày mai thế nào.




LS. Trần Vũ Hải tại VP tòa án Đà Nẵng
13h30 ngày 3/3/2014, ls Hải và vợ TDN đến Toà án nhân dân Đà Nẵng. Ls cần gặp thẩm án để xin giấy phép vào trại giam gặp TDN trước phiên xử. Vợ TDN đưa đơn xếp toà xin phép ngày mai được dự phiên xử. Bảo vệ cổng toà ngăn lại, nói chiều nay cơ quan bận họp không tiếp khách, không giải quyết công việc. Ls bực tức lớn tiếng hỏi họp sao không có biển báo, ai cấm ls vào gặp toà để chuẩn bị cho phiên xử ngày mai. Mình chụp hình bị ngăn lại, bị sửng cồ. Hiện ls và vợ TDN đang ở trong trụ sở toà, mình ngồi ngoài chờ. Khẩu hiệu “thủ pháp” là thế này sao?

 
 
Cùng trò chuyện về phiên tòa ngày 4.3.2014
Thành phố Đà Nẵng, lúc 20h00, tối 3.3.2014:
Phạm Xuân Nguyên và bè bạn tường trình từ TP Đà Nãng

TÒA TUYÊN ÁN ÔNG TRƯƠNG DUY NHẤT 02 NĂM TÙ GIAM

Ghi chép vội từ Đà Nẵng, bên ngoài phiên tòa gọi là công khai xét xử vụ án Blogger Trương Duy Nhất

  Huỳnh Ngọc Chênh

Gần 200 người dân có mặt trước cổng tòa án Đà Nẵng từ 7g30 sáng để mong được vào tham dự phiên tòa công khai xét xử nhà báo, blogger nổi tiếng Trương Duy Nhất theo điều 258 của bô luật hình sự.

 

Nhưng tất cả không ai được vào. Đích thân một số thẩm phán ra tận cổng tòa ngăn chặn người dân. 

  Gần 8 giờ, là giờ phiên tòa bắt đầu nhưng Luật sư Trần Vũ Hải, vợ và con gái của anh Trương Duy Nhất vẫn còn đứng trước cổng để đấu tranh cho một số người thân vào dự. Phía gia đình anh Trương Duy Nhất, tòa chỉ cho phép vào dự ba người đó là chị Phượng vợ anh Nhất, con gái và một người em trai của anh Nhất. Luật sư Trần Vũ Hải muốn yêu cầu thêm ba người nhà và ba người bạn của anh Nhất (trong đó có tôi và nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên) nữa được vào tham dự nhưng các thẩm phán đang đóng vai là những người bảo vệ vẫn kiên quyết không cho ai vào thêm. Các thẩm phán hoặc bảo vệ trả lời không có thẩm quyền. Luật sư Hải đòi được găp chánh án để làm việc, nhưng được trả lời là chánh án không có mặt ở đây. Cãi cọ lớn tiếng nổ ra trước cổng tòa. Luật sư người Hà Nội phải quần thảo giữa đám đông nhân viên tòa án mà hầu hết là những người Quảng Nam Đà Nẵng có truyền thống cãi nổi tiếng trong cả nước. Nhiều giọng cãi Quảng Nam từ phía đám đông góp vào hỗ trợ cho luật sư Hải.

  - Tại sao nói phiên tòa công khai lại không cho dân vào.

- Không cho dân vào dự thì để bảng thông báo bên ngoài đây là phiên tòa bí mật để dân biết khỏi đến tập trung.

  - Tại sao cũng phiên tòa xét xử thiếu tướng công an Trần Văn Thanh theo điều 258 trước đây lại tổ chức tại nhà hát Trưng Vương rồi mời  mọi người đến dự lại còn khuyến khích người đến dự càng đông cáng tốt bằng cách phát nước uống miễn phí cho mọi người. Tại sao ông Trương Duy Nhất cũng xét xử theo điều 258 lại không cho mọi người vào dự.

  - Ông chánh án không ra trả lời về việc không cho người dân vào dự chứng tỏ rằng ông biết việc cấm đoán của ông là sai pháp luật do vậy ông phải tránh né. Chánh án mà làm sai pháp luật thì còn xét xử được ai
......

Sự hỗ trợ của người dân còn nhiều lắm nhưng tôi không nhớ hết để ghi đầy đủ ra đây.

  Không được vào tòa, lúc nầy đã có trên 300 người dân tụ tập ngay trước cổng tòa và các vị trí bóng mát chung quanh công viên trước tòa. Lực lượng công an sắc phục đến giải tỏa nhưng mọi người kiên quyết không rời khỏi cổng. Quan sát thấy trong nhóm đứng trước cổng tòa có nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nhà văn Thái Bá Lợi, nhà báo Hồ Trung Tú, Blogger Mẹ Nấm đến từ Nha Trang, Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, Bloger nhà văn Trần Kỳ Trung từ Hội An, một số blogger và facebooker Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ mà tôi không nhớ tên.

Lực lượng công an sắc phục, bảo vệ tòa có mặt không nhiều lắm và thái độ cư xử của họ đối với người dân là đúng mực, kiên quyết nhưng không thô bạo. Lực lượng an ninh chìm thì đông lắm, nhưng chỉ đứng ngoài hoặc trà trộn vào quan sát chứ không bày tỏ thái độ gì, cũng không xảy ra hành vi dí máy quay vào mặt người dân ghi hình một cách ngang nhiên và thô bạo vô văn hóa như ở một số nơi khác mà tôi biết. Khi tôi chụp hính không có ai ngăn cản, tuy nhiên thỉnh thoảng có người "vô tình" đụng vào người lúc tôi đang chụp để hình chụp bị nhòe đi, hoặc có vài nhân viên an ninh đứng xoay lưng lại che trước ống kính của tôi mỗi khi tôi đưa máy lên.

Nhưng tóm lại tất cả cách cư xử của lực lượng công quyền với người dân và các blogger đang đứng trước cổng tòa là đúng mực, nhẹ nhàng và theo đúng điều lệnh. Không hành xử thô bạo và vi phạm nah6n quyền trầm trọng như lực lượng công quyền mà tôi đã từng chứng kiến hay là nạn nhân tại các phiên tòa xử Việt Khang, Điếu Cày, Tạ Phong Tần...ở Sài Gòn hay Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nhật Uy, Đinh Nguyên Kha ở Long An. Có thể ông Nguyễn Bá Thanh, trong thời gian dài lãnh đạo ở đây đã "giáo dục" tốt cán bộ của mình. Cũng có thể những lãnh đạo trẻ mới lên ở thành phố này như ông Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh là đồng nghiệp cũ của tôi hay ông Giám đốc công an Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn là học trò cũ của tôi là những người có học nên biết cách "dạy dỗ" cấp dưới của mình phải biết làm gì để bộ mặt thành phố được mệnh danh là đáng sống nhất hiện nay không bị hoen mờ đi. Nhưng cũng có thể là sau khi Việt Nam vào nhân quyền LHQ nên phải chấn chỉnh những sai phạm của cán bộ khi hành xử với dân để giữ bộ mặt tương đối nhìn không quá tệ của mình trước bàn dân thiên hạ.

Nhưng hành xử thế nào thì việc không cho người dân trong đó có rất nhiều người thân của bị cáo vào dự phiên tòa công khai là một sư vi phạm nhân quyền không thể nào tha thứ được, không thể nào người dân không lên tiếng phê phán được, và nếu như ông Trương Duy Nhất không bị bắt vào xét xử trong kia thì ông sẽ là người lên tiếng phê phán mạnh nhất như ông đã từng phê phán những điều sai trái của hệ thống chính quyền mà vì điều đó ông phải bị ra tòa ngày hôm nay.

Anh Trương Duy Nhất không được chở đến tòa bằng cổng trước như mong đợi của bao nhiêu người tập trung dưới ánh nắng gay gắt tại đây để mong được vẫy những cánh tay chia sẻ sự đồng cảm với anh. Anh được lén lút chở vào cổng qua cổng phụ nào đó mà không ai biết được.

  Phiên tòa đã bắt đầu ở bên trong mà bên ngoài vẫn còn nổ ra những cuộc cãi cọ về quyền được vào dự hay không.

  Sau đây là một số hình ảnh chụp vội trước cổng tòa sáng nay:

 

Lúc 7.30 sáng

Ảnh của Trần Kỳ Trung

Ảnh của Trần Kỳ Trung


Nhân viên nầy phản đối tôi chụp hình trước cổng tòa một cách ôn hòa, đúng mực


lúc 8 giờ

 

 

Bức ảnh nầy chụp cảnh đấu tranh của LS Trần Vũ Hải, bị nhòe do một người lạ mặt "vô tình" xô vào lúc tôi đang chụp

 

 

Ông Phạm Minh Thông, nhà văn Thái Bá Lợi và nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên

Nhân viên này liên tục chờn vờn phái trước để che ống kính của tôi

lại che ống kính



liên tục che ống kính

Lại che ống kính, nhưng được cái không có hành vi xâm phạm thô bạo như giựt hoặc đập phá máy ảnh

 

Nguồn: Huỳnh Ngọc Chênh Blog

 

Trông người mà nghĩ đến ta

Trông người mà nghĩ đến ta

kiev

Người mà tôi muốn nói là Ucraine, ta là Việt Nam. Hai nước có cùng chung số phận là nước nhỏ nằm cạnh nước lớn đầy tham vọng. Nhìn thảm cảnh hiện thời của Ucraine, tôi càng lo lắng cho số phận Việt Nam.
Sử sách còn ghi, thời phong kiến, vua chúa Tàu truyền đời xua quân thôn tính Việt Nam. Thời ý thức hệ Cộng sản với nhau cũng chẳng tốt lành gì: Họ kích VN ra phía trước chống chủ nghĩa tư bản dầu phải hy sinh đến người VN cuối cùng để họ được nệm ấm chăn êm. Khi VN còn lâm chiến, sau bước “đi đêm” với Mỹ, năm 1974, Trung Quốc một mặt đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN, mặt khác mua chuộc Khơ-me Đỏ (Pôn Pốt…) bài Việt, phá thế dựa của cách mạng miền Nam trên toàn tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia, chuẩn bị cho việc thôn tính Việt Nam để làm bàn đạp cho đại quân Trung Quốc tiến về phương Nam phối hợp cùng đạo quân thứ 5 chiếm trọn cả vùng Đông Nam Á mà họ ấp ủ từ lâu.
Những năm từ 1976-1985, lãnh đạo 2 nước VN và TQ mâu thuẩn gay gắt. Tại một số cuộc họp, tôi còn nhớ đại ý ba chuyện:
- Lúc làm Bộ trưởng Quốc phòng, ông Lê Đức Anh dẫn phái đoàn quân sự VN sang thăm Trung Quốc, khi về nước ông kể lại: Buổi tối, Trung Quốc mời Đoàn xem bộ phim “Nước Trung Hoa thống nhất”. Nước Trung Hoa thống nhất trong tương lai bao gồm các nước tiếp giáp với Trung Quốc: Đông Bắc Á, Tây Á và tất cả các nước Đông Nam Á – mỗi nước là một tỉnh của họ. Đoàn “dị ứng” không xem bỏ ra ngoài.
- Khi làm Tổng Bí thư Đảng CSVN, trong cuộc họp, có lẽ với dụng ý gợi suy, ông Lê Duẩn nói: Ba nước Đông Dương muốn đối phó với Trung Quốc để giữ vững độc lập cho mình, không cách nào khác, phải liên minh với nhau hay thành lập liên bang Đông Dương càng tốt, có thể lấy Buôn Mê Thuột của Việt Nam làm thủ đô ba nước. Tổ chức đào con kênh từ biển Tây sang biển Đông, bắt đầu từ eo giáp giới Thái Lan và Mã-Lai vào kênh Vĩnh Tế rồi cắt về hướng Buôn Mê Thuột ra biển Đông như kênh đào Xu-ê, tiện lợi giao thông quốc tế, thu thuế giao thương thì còn gì bằng.
- Một lần khác, ông Duẩn nói về âm mưu “2 dao một búa” của Trung Quốc đối với VN. Ông lý giài: Dao từ Hoàng Sa chém vào; dao lực lượng Khơ-Me Đỏ từ vùng ba biên giới (Việt, Miên, Lào) chém ra, giáp công chỗ eo Khu 5 (Năm eo) rộng chỉ 40 km rồi dùng “búa tạ” nện Hà Nội chiếm gọn miền Bắc, làm bàn đạp cho đại quân của họ phối hợp với đạo quân thứ 5 phần lớn ở Chợ Lớn nuốt gọn luôn miền Nam – vậy là chiếm toàn bộ VN với 2 công đoạn.

Theo suy luận cùa tôi, Trung Quốc không thực hiện được tham vọng chiếm VN theo chiến thuật “2 dao 1 búa” là vì họ nóng vội, không lượng sức: Lợi dụng VN vừa mệt mỏi sau chiến tranh, dựa vào thế quân Khơ-me Đỏ đang sung sức, được trang bị mạnh, đàng sau chúng có 2.000 cố vấn TQ, tiến đánh VN trên toàn biên giới Tây Nam. Bị VN phản ứng chống trả và truy kích đến tận thủ đô Nam Vang. Thế là lưỡi dao này bị tà, không thực hiện được chiến thuật “2 dao 1 búa” như hoạch định. Từ đó Trung Quốc mới “nổi nóng”, ngày 17/02/1979, họ xua 600 ngàn quân tràn sang biên giới 6 tỉnh phía Bắc VN “dạy cho VN một bài học” như mọi người đã biết.
Đã qua rồi thời xâm lược cứng (thực dân cũ), từ thập niên 90 đến nay, ngoài tăng cường quân sự diễu võ vươn oai gây áp lực từ bên ngoài, Trung Quốc thực hiện “chiến lược mềm” (thực dân mới) theo kiểu “củi đậu nấu đậu”, gây sức ép đối với 3 nước Đông Dương nói chung, đặc biệt là đối với VN, bắt đầu từ Hội nghị Thành Đô, nhử mồi bằng 4 tốt và 16 chữ vàng.
Lịch sử đã ghi nhận, cùng dựa lưng dải Trường Sơn, 3 nước Đông Dương như kiềng 3 chân trụ vững với bao “phong ba bão táp”. Có lẽ giới cầm quyền TQ đã nhận ra điều đó, họ đã và đang đồng thời bằng mọi cách xé lẻ 3 nước Đông Dương nhằm thôn tính nó, tạo tiền đề vững chắc cho việc xâm chiếm các nước trong khối Asean trong lâu dài.
Bao giờ TQ cũng xem VN là “đầu sỏ” của 3 nước Đông Dương. Muốn thu phục 3 nước Đông Dương phải nhằm vào VN. Vì vậy, TQ đang gây sức ép tối đa đối với VN bằng cách khống chế biển Đông và mua chuộc cả kinh tế và chính trị đối với 2 nước Lào và Campuchia. Hai gọng kềm này ép cho VN sớm ngoan ngoản đầu phục họ. Bằng chứng là, một mặt TQ đang mưu sử dụng con bài Sam Rainsy đối lập với Hun-xen nhằm dựng lên chính quyền chống VN, thân TQ ở Camphuchia như thời Pôn-Pốt, mặt khác TQ tăng đầu tư kinh tế đối với Lào và Campuchia, cố biến nền kinh tế 2 nước nầy ngày càng phụ thuộc vào nền kinh tế TQ như họ đã và đang làm ở VN – đánh vào dạ dày cho cái đầu nó gục xuống.
Như đã nói trên, thời xâm lược cứng đã qua rồi, thế giới có Hội đồng Liên hiệp quốc, có Hội đồng Bảo an…, họ quyết không để ai muốn làm gì thì làm. Là thành viên những tổ chức nầy, TQ thừa biết chuyện ấy, vì vậy “xâm lược mềm” trở thành quốc sách của họ. TQ đang dùng sức mạnh quân sự và kinh tế ép đối phương. Ngón nghề của TQ: Cài cắm người / mua chuộc lãnh đạo, gây mâu thuẫn nội bộ tạo ra mầm mống nội chiến, họ đứng đàng sau hưởng lợi. Về việc này, nếu so với Nga, TQ thuộc bậc thầy.
Từ lâu, TQ xem “cấy dân” như là một quốc sách. Họ “thả dàn” cho dân họ đi khắp bốn phương. Hồi đầu thập niên 80, tôi có đọc quyển “Khi con Trời [*] đi khắp bốn phương” của học giả nào đó không còn nhớ, trong quyển sách ấy viết đại thể: Một trong những chiến lược dài hạn, TQ cố tạo ra càng nhiều càng tốt “đạo quân thứ 5” bao gồm người Hoa nhập cư và những đứa con lai. Họ khuyến khích nam Hoa kiều lấy nhiều vợ dân bản xứ, sinh nhiều con càng tốt. Họ thủ vai bên nội, dân bản xứ thường gọi họ là “các chú”, còn họ gọi nam nhỏ tuổi bản xứ là “cậu”- có nghĩa là tao thủ vai bên nội, chúng mày là bên ngoại, chỉ có thể là em vợ của tao thôi. Đặc biệt họ đố kỵ nữ người Hoa (kể cả Hoa lai) kết hôn với nam người bản xứ. Đạo quân thứ 5 này sẽ hữu dụng khi cần. Theo sách này, số liệu đạo quân thứ 5 được TQ cài cắm ở một số nước Đông Nam Á vào thời điểm ấy như sau:
Singapore = 75% dân số.
Malaysia = 45% Hoa, 45% người bản xứ, 10% Ấn Độ.
Indonesia = 15% dân số.
v.v.
Ucraine đang bị Nga xử sự như thế, còn ta rồi sẽ ra sao? Tôi ngại sớm muộn gì con cáo già Trung Quốc chẳng để ta yên. Bởi vì họ đã và đang cài đạo quân thứ 5 cùng khắp trên đất nước VN. Ngay trong hàng ngũ lãnh đạo chắc gì không có người đã bị TQ mua chuộc hoặc có nguồn gốc Hoa lai?! Chắc chắn TQ không không dại gì xua quân đánh chiếm VN để bị thế giới trừng phạt, họ chỉ cần mua chuộc tạo nên những tên Việt gian dẫn đầu đạo quân thứ 5 nổi loạn mang tính chất nội chiến, họ đứng đàng sau “giật dây”. Nếu ta mạnh tay với số này, họ sẽ lấy cớ xua quân bảo vệ người Hoa như Nga đang làm đối với Ucraine thì phải làm sao?! Đó là chưa nói, nếu họ tạo dựng được con bài Sam Sainsy ở Campuchia thì họ ngại gì không thực hiện chiến thuật “2 dao 1 búa” như đã nói ở trên?
Ucraine cháy nhà mới lòi ra mặt chuột, còn VN Nam ta chưa cháy nhà thì đừng vội kết luận là không có chuột.
Trông người mà nghĩ đến ta. Vì lo cho vận nước tôi luận bàn thế sự vậy thôi.
03/03/2014
THIỆN TÙNG
(*) Bao giờ TQ cũng xem mình là Thiên triều, thần dân của họ là con Trời.
THEO BVN

Vài suy nghĩ nhỏ về cuộc chiến sau cuộc chiến

chientranh

Sau chiến tranh Việt Nam, tại nước Mỹ đã xuất hiện hàng loạt cuốn sách, bài báo, bộ phim tài liệu nói tới cuộc chiến này, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến kết cục bi đát của nó. Nhưng không ở đâu việc nghiên cứu được tiến hành sâu rộng, nghiêm túc như ở Bộ Quốc phòng Mỹ. Chiến tranh Việt Nam là đề tài của hàng trăm, nếu không muốn nói hàng nghìn, công trình nghiên cứu, phân tích, luận án… trong các cơ quan, tổ chức, viện nghiên cứu, trường học thuộc Pentagon.
Giới chuyên gia chiến lược quân sự cơ bản thống nhất với nhau trong nhận định rằng một trong những yếu tố quyết định nhất dẫn đến thất bại của Mỹ trong cuộc chiến trên là sai lầm cơ bản trong cách hiểu, cách định nghĩa một cuộc chiến tranh. Trong khi phía Bắc Việt Nam luôn hiểu rõ, luôn bám sát chiến lược coi cuộc chiến tranh “thống nhất đất nước” của họ là một cuộc chiến toàn diện, cả về mặt quân sự, tư tưởng, chính trị, tuyên truyền, ngoại giao, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục…, phải được huy động lực lượng tham gia từ tất cả các tầng lớp, giới chức, nghề nghiệp, thành phần trong nhân dân – tức là một cuộc chiến tranh tổng lực – thì người Mỹ và đồng minh của họ ở miền Nam Việt Nam hầu như chỉ chú trọng tới lĩnh vực quân sự, hoặc là bỏ qua, hoặc không quan tâm đúng mức tới các lĩnh vực khác, có quá nhiều lơi là trước hết là trong tuyên truyền, văn hóa, nghệ thuật…, thậm chí ngay cả trong lĩnh vực chính trị.
Nếu mở rộng cách nhìn nhận chiến tranh tổng lực theo phương diện địa lý thì để đảm bảo thắng lợi, bất kỳ một cuộc chiến tranh nào cũng phải được tiến hành tại mọi nơi, mọi địa điểm, quốc gia và khu vực có thể có liên quan. Nơi đây ẩn chứa nguyên nhân thất bại thứ hai, không kém phần nghiêm trọng của người Mỹ: các nhà lãnh đạo nước này không quan tâm đúng mức tới công tác chính trị, tuyên truyền, giải thích về các hoạt động can thiệp quân sự, chính trị của nước Mỹ ở cái quốc gia nhỏ bé nằm ở châu Á xa xôi kia cho chính người dân nước họ, vì thế không những họ không được ủng hộ của công luận, mà ngược lại, trở thành mục tiêu công kích, phản đối, đấu tranh của các phong trào chống chiến tranh tại Mỹ có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, trước hết là của thế hệ trẻ. Thất bại ở Việt Nam vì thế có thể được hiểu là kết quả của áp lực chính trị-xã hội trong nội bộ nước Mỹ.
Sẽ không bàn luận ở đây về việc người Mỹ đã áp dụng những bài học kinh nghiệm rút ra được từ chiến tranh Việt Nam trong các cuộc chiến sau này như chiến tranh Iraq, Afghanistan… ra sao. Nhận thức chiến tranh tổng lực có thể giải thích tại sao mọi cuộc chiến tranh có tính xâm lược đều khó có thể giành được thắng lợi; công tác tuyên truyền chính trị trong người dân nước bị chiếm đóng là hầu như không thể giải quyết được.
Mở rộng ra, không chỉ các cuộc chiến tranh mà mọi cuộc đấu tranh, mọi cuộc cách mạng đều cần phải có tính tổng lực để đảm bảo thành công. Điều này cũng đúng cho phong trào đấu tranh dân chủ hiện nay ở Việt Nam. Hoạt động đấu tranh phải được tiến hành trong mọi lĩnh vực, chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, ngoại giao, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, thậm chí không gạt lĩnh vực quân sự ra ngoài. Cần có sự tham gia của mọi tầng lớp, giới chức trong nhân dân. Ai có mặt mạnh gì thì hoạt động trong mặt đó, người nông dân thì giữ đất, giữ ruộng cày; các nhà chuyên gia chính trị, xã hội, hay kinh tế phê phán đường lối, chính sách của nhà nước cộng sản, liên hệ, tìm kiếm và huy động áp lực từ quốc tế và nước ngoài; các nhà hoạt động xã hội tiếp xúc, giúp đỡ, tập hợp, tuyên truyền người dân; giới văn nghệ sĩ thì sáng tác truyện, thơ, đồng dao, vè, sấm…; người họa sĩ thì vẽ tranh; người thầy giáo, trong chừng mực cho phép, truyền đạt cho học sinh những kiến thức cần thiết, v.v.; mỗi người góp một phần sức. Ai không biết làm gì cụ thể thì dùng… võ mồm cũng tốt; mọi lời nói, suy nghĩ đều không mất đi mà không để lại gì, đều có tác động, hiệu quả nhất định. Niềm tin cũng rất quan trọng: mặc dù tình hình Việt Nam ngày nay u ám, chúng ta luôn tin tưởng là sẽ có thay đổi tốt đẹp trên đất nước chúng ta.
Chỉ xin đưa ra đây một thí dụ nhỏ: giá có ai giúp Hiệp hội Dân oan Việt Nam đang hình thành vẽ ra biểu tượng hay lập bài hát cho hội thì hay biết mấy. Dân ta được cho là thông minh, nếu để ý tìm tòi chắc chắn sẽ có nhiều sáng kiến hay, ý tưởng tốt hơn nữa để tăng thêm sức sống cho phong trào dân chủ. Nguyễn Trãi ngày xưa còn dùng mật và mỡ để truyền “ tin trời” kia mà! Tất nhiên là phương pháp, phương tiện càng có tính quần chúng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc thì càng tốt.
Các hoạt động, hiệp hội, tổ chức thiết nghĩ nên chú trọng tới chính sách đối ngoại (tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức nước ngoài, liên lạc, kết nghĩa với các hiệp hội, tổ chức tương tự ở các nước khác…) ngoài chính sách đối nội.
Hoạt động đấu tranh của kiều bào ở nước ngoài là rất đáng trân trọng, rất cần thiết, có thể cổ vũ sức lực, tinh thần, giúp quảng bá cho phong trào trong nước, xây dựng và tăng cường sức ép của các chính phủ nước ngoài tới chính phủ Việt Nam.
Tiếp đến, cho dù mục tiêu hàng đầu và trước mắt hiện nay là đấu tranh giành dân chủ ở Việt Nam, cũng không nên hoàn toàn chỉ chăm chút tới vấn đề này. Có lẽ là phải tính xa hơn một chút, cũng phải chú ý tới việc chuẩn bị tinh thần, trí tuệ và sức lực trước hết cho công cuộc tiếp nhận quyền lực vào tay lực lượng dân chủ và sau đó cho các bước đi tiếp theo.
Các bài học lịch sử cho thấy để công cuộc cách mạng, đấu tranh hay chiến tranh giành được thắng lợi là khó, nhưng để giữ được thành quả và đi bước tiếp cũng không kém phần khó khăn hơn chút nào. Điều này có thể được chứng minh bằng rất nhiều thí dụ, trong đó có thể kể đến diễn biến chính trị vô cùng phức tạp ở Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám 1945, hay ở Campuchia sau thắng lợi quân sự của Việt Nam trong Chiến tranh Tây Nam, ở Afghanistan sau can thiệp quân sự của Liên bang Xô-viết, ở Iraq sau thắng lợi quân sự của Lực lượng Đa Quốc gia đứng đầu là Mỹ , ở Afghanistan sau can thiệp của NATO và đồng minh, ở Tunisia sau Cách mạng Hoa Nhài hay ở Libya sau thắng lợi của các cuộc biểu tình nổi dậy của quần chúng nhân dân năm 2011 v.v.. Trong những ngày này, chúng ta chia vui với nhân dân Ukraina đã thành công trong việc lật đổ chế độ độc tài, nhưng cũng cảm thông, sẵn sàng ủng hộ tinh thần cho họ vì biết họ đang đứng trước một công cuộc không kém phần khó khăn, quyết liệt, trong đó họ (tức là người dân) có thể không còn trực tiếp nắm kiểm soát hay tham gia quyết định nữa. Chỉ thắng lợi tiếp theo trong công cuộc này mới thực sự đảm bảo cho họ cơ hội được hưởng thụ những thành quả dân chủ mà họ xứng đáng nhận được sau những cống hiến, hy sinh trong công cuộc cách mạng.
Công việc phải giải quyết đầu tiên sau thắng lợi trong mỗi cuộc cách mạng là chuyển giao quyền lực. Đó là một quá trình vô cùng phức tạp, vô cùng tinh vi, với hậu quả sâu rộng khó lường; nhất là đối với các nước mới thoát khỏi vòng kìm kẹp của chế độ cộng sản, phải đương đầu trước sức mạnh của thể chế cũ có lực lượng rộng khắp, có thế, lực tiềm ẩn và có lợi thế về mọi mặt, lại sẵn độ khôn ngoan và không nề hà thủ đoạn. Bên thắng cuộc đứng trước một lượng vô hạn những công việc và chọn lựa phức tạp, mỗi lựa chọn đều tiềm ẩn nhiều bất lợi và nguy hiểm: làm thế nào để khôi phục, đảm bảo trật tự xã hội (trong tình trạng gần như vô chính phủ), thành lập chính phủ lâm thời với những thành phần nào, có đại diện của cộng sản hay không, có giải tán quốc hội hay không, có tạm thời tiếp nối hiến pháp và pháp luật hay không, những việc nào cần có trưng cầu dân ý, những việc gì cần phải chờ quốc hội mới, những việc gì chính phủ lâm thời phải giải quyết ngay, áp dụng thể chế chính trị nào (tổng thống, hay đại nghị, hay hỗn hợp), tổ chức tổng tuyển cử và bảo đảm tính dân chủ trong bầu cử như thế nào, những luật định nào cần phải được ưu tiên sửa đổi hay thay thế trước v.v. và v.v.. Quá trình chuyển giao quyền lực tóm lại là cuộc chiến sau cuộc chiến và không có gì chắc chắn là bên thắng cuộc sẽ một lần nữa lại thắng cuộc. Vì thời gian lúc đó không ủng hộ, rất cần thiết để có mường tượng trước về những công việc phải làm, tính toán và cân nhắc những tình thế có thể xảy ra, cũng có các hướng giải quyết nhất định; nếu vừa làm vừa tính thì hậu quả có thể sẽ vô cùng tai hại, khó có thể sửa chữa được.
Đó là chưa nói đến các bước đi tiếp trong công cuộc cải cách chính trị, xã hội và kinh tế.
Tôi có anh bạn là giáo viên, ông này lấy vợ muộn, tính hài hước, hay có những so sánh, liên tưởng rất thú vị. Bàn về vấn đề này ông ấy nhận xét: “Cái này cũng như việc lấy vợ, lấy được rồi mà không cẩn thận thì có mà khổ, có mà nhục, có mà ăn cám…”
Nhìn nhận thấy những khó khăn, phức tạp, nguy hiểm trong quá trình chuyển giao quyền lực sau mỗi thay đổi chế độ không nên cho chúng ta có bi quan: “Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh”, mà chỉ lưu ý chúng ta phải có một cái nhìn hiện thực, có tinh thần chuẩn bị sẵn sàng.
Tôi tin chắc rằng những suy nghĩ trên đã được nhiều người trong chúng ta cân nhắc tới, để tâm tới và đã có đường hướng giải quyết thỏa đáng. Được như vậy thì không còn gì bằng và có thể hoàn toàn yên tâm dẹp bỏ ý nghĩ không mấy lạc quan: “Tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu”.
© 2014 Trần Hoàng & pro&contra

Lãnh đạo nào của báo Tuổi Trẻ chỉ đạo đăng clip Dương Chí Dũng khai trước tòa?

 
phienhop

Các phóng viên tác nghiệp thông qua màn hình vô tuyến

Trưa ngày 7/1/2013, khi đang chuẩn bị giấy bút cho phiên xử buổi chiều vụ trọng án Dương Tự Trọng và các đồng phạm phạm tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, cô phóng viên “Tâm Lụa” (tức Nguyễn Thị Lụa, Phóng viên Ban Chính trị Xã hội, Báo Tuổi Trẻ, còn một bút danh khác là “An Nhiên”) nhận được cuộc điện thoại chỉ đạo trực tiếp từ Tăng Hữu Phong (Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, đặc trách Tuổi Trẻ Online): “Em kiểm tra lại máy quay, máy ghi âm, tập trung quay, ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa chiều nay, xong gửi cho anh, nhớ gởi trực tiếp cho anh!”.
Ngay chiều tối ngày 7/1/2013, tại trụ sở tòa soạn báo Tuổi Trẻ (60A, Hoàng Văn Thụ, P.9, Q. Phú Nhuận, TP HCM) đã diễn ra buổi “hội ý bất thường” của Ban biên tập, thành phần gồm có Tổng biên tập Phạm Đức Hải, các Phó tổng biên tập Vũ Văn Bình, Tăng Hữu Phong và Thư ký tòa soạn Lê Xuân Trung. Sau khi xem đi xem lại toàn bộ video clip được gửi về từ “Tâm Lụa”, Tăng Hữu Phong đắc chí kể công: “Có ông anh đồng hương trong Bộ Chính trị ‘mật báo’, tôi đã chỉ đạo con Lụa ghi ngay clip này, giờ mình đang có ‘hàng nóng’, cần phải ‘bóc băng’ và đăng ngay lên TTO cho kịp!”. Đụng đến vấn đề nhạy cảm, Đức Hải, Vũ Bình, Xuân Trung trộm nghĩ “Sao cái thằng chỉ quen với hoạt động hô khẩu hiệu, xếp hàng, nghiêm, nghỉ, tuýt còi này hôm nay lại tinh tướng, tỏ ra nguy hiểm đến thế?”. Đức Hải bắt đầu run cầm cập nghĩ đến hậu quả, nếu manh động khi mới chỉ có thông tin một chiều thì quả là chí nguy, không phải là Tuổi Trẻ chưa có tiền lệ. Đức Hải bèn gạt ngay việc đăng clip, Tăng Hữu Phong tức tối “Ông anh đồng hương của tôi ‘lệnh’ phải đánh mạnh vụ này, dằn mặt bọn công an đến nơi đến chốn, có gì tôi sẽ chịu trách nhiệm!”. Sau khi bàn tính, cả Đức Hải, Văn Bình, Xuân Trung đều không ủng hộ việc đưa đoạn clip này lên TTO vì như thế sẽ vi phạm chỉ đạo của Ban Bí thư và Ban Tuyên giáo TW, sẽ mang lại dư luận không tốt, ảnh hưởng đến “thanh danh” của Tuổi Trẻ, không chừng còn bị “xử lý” như chơi. Tuy nhiên, cả ban biên tập đều thống nhất phải theo vụ này đến cùng và phân chia công việc: Vũ Bình phụ trách cánh Cảng Sài Gòn, Vạn Thịnh Phát liên quan đến khoản 1 triệu USD. Xuân Trung phụ trách liên hệ các cơ quan nội chính, tố tụng để “xin” bằng được đơn tố cáo của Dũng “chàm”. Đức Hải kết luận trong vụ này phải làm thật kỹ, kín kẽ, tuyệt đối không được hở sườn để Tuổi Trẻ lại bị “sờ gáy” lần nữa, phải tìm cách cho phóng viên tiếp cận ông Ngọ, ông Thanh, ông Sơn để tìm manh mối.
Không được ủng hộ việc đăng clip, Tăng Hữu Phong ngồi lặng lẽ, trầm ngâm với những toan tính thiệt hơn và không có ý kiến gì nữa. Cuộc họp kết thúc!

Tanghuuphong
Tăng Hữu Phong, Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, phụ trách Tuổi Trẻ Online

Tối về, Phong không ngủ được, gác tay lên trán ngẫm nghĩ sự đời, tuổi đã ngoài bốn mươi, cùng xuất thân từ Hội Sinh viên, Thành đoàn Thành phố, những kẻ cùng thời ai cũng đã trưởng thành, có sự nghiệp sáng chói, còn mình vẫn cặm cụi ở góc bếp mãi sao? Bao giờ mới đổi đời, thoát khỏi kiếp sống “căn hộ” này? Bọn chúng có coi mình ra gì đâu, suốt ngày rỉ tai nhau chê bai mình là thằng tài hèn sức mọn, chỉ biết hô khẩu hiệu!
Suy nghĩ kỹ, Phong nhấc máy bấm 0-9-0-3-5-0-0-7-2-9, dù đêm đã về khuya nhưng vẫn còn nghe giọng ấm áp của ông anh đồng hương xứ Quảng. Sau khi tỉ tê, than vãn, kể tội “hèn nhót” của đám đồng sự, ông anh đáp ngay: “Mi cứ đeng đi, răng phải sợ chúng nớ, còn tau ở ni, kỳ tới bọn tê về hết, tau sẽ kéo mi ra TW!”, Phong mừng như mở cờ trong bụng, nhưng vẫn tính toán để chu toàn mọi lẽ.
Đúng 9 giờ sáng ngày 8/1/2013, Tăng Hữu Phong đã chỉ đạo trực tiếp thư ký tòa soạn trực hôm ấy là Trương Bảo Châu đăng đoạn clip dài 25 phút lên TTO và cả phiên bản mobile. Phong còn tỏ ra láu cá khi chỉ cho đăng mỗi clip mà không “bóc băng”, thậm chí còn “dẫn nguồn” từ “Truyền hình Tuổi trẻ” và giật lại tít của bài cũ (cũng là ghi âm lời khai nhưng chỉ dài hơn 1 phút). Dù chị Châu có thoáng nghi ngờ, đề xuất gửi qua ban “Tỉnh táo viên” để thẩm định nhưng Phong gạt phắt, bảo “Em cứ đăng đi, anh xem kỹ rồi, không vấn đề gì!”. Đêm qua Phong biết trước nếu đăng sẽ bị “thổi còi” và đã tính toán: Nếu vin vào “sai sót kỹ thuật” không được thì mọi tội lỗi sẽ đổ lên đầu Đức Hải.

tuoitre
Clip được Tăng Hữu Phong chỉ đạo đăng lên TTO vào đúng 9 giờ sáng ngày 8/1/2013

Không ngoài dự đoán của ông anh đồng hương “xứ nẫu”, clip của TTO ngay lập tức trở thành một sự kiện truyền thông chấn động trong và ngoài nước, công an đã bị một vố nặng trong ngày hôm trước, thì khi tung clip này lên giống như một cú “knock-out”, hạ gục uy tín các cơ quan hành pháp nói chung.
Chuyện gì đến sẽ phải đến, Đức Hải với tư cách Tổng Biên tập lại thêm một lần nữa tim đập chân run, mồ hôi nhễ nhại nhận đòn từ Ban Tuyên giáo TW. Ngay 9 giờ tối hôm ấy, bài đăng đã bị âm thầm gỡ xuống và Tăng Hữu Phong nhận án kỷ luật “khiển trách và rút kinh nghiệm nghiêm túc” của tòa soạn. Tuy thế, nhưng Phong chẳng buồn, chiến thuật “lùi một bước, tiến ba bước” mới chỉ bắt đầu, quan trọng nhất là “mục đích” của ông anh đã đạt được, thế là tương lai đầy sáng lạn của Phong đã được đảm bảo.
Đêm ấy Phong ngủ rất ngon…
Người Trong Cuộc
BẠN ĐỌC GỬI TTXVA

Thấy gì khi báo chí cứ đun nóng vụ ông Trần Văn Truyền !

tvt
tvt

Đó không chỉ là một sự kiện vô tình bị lộ, mà việc báo chí lề đảng đun nóng liên tục hơn hai tuần như vậy cho thấy là một nước cờ cân não để bên kia không biết đi như thế nào.
Có thể coi ông Truyền là một con tốt xanh và vì ông đã về hưu nên nó như con tốt nằm ngoài rìa và đã xuống gần cuối bàn cờ, việc đẩy con tốt này xuống thêm một nước nữa, thoạt nhìn nó là nước đi kém, làm yếu quân tốt này và yếu luôn thế cờ của mình. Như với một tay chơi cờ điêu luyện thì đây là nước đi rất lợi hại, đẩy đối phương vào thế lưỡng nan.
Việc cung vua kéo con pháo đỏ ông Bá về phòng thủ, rỏ ràng đã làm thế cờ bên đỏ vững hơn. Nhưng với nước đi dí tốt đến ngay miện pháo trên đã làm cung vua khó tính.
- Nếu pháo không ăn tốt: thì uy tín của pháo và cả cung vua sẽ bị sa sút thậm tệ, nhưng lời hô hào quyết liệt …. 7 đoàn thanh tra này nọ mà nay một chuyện rành rành chứng cớ như thế mà không xử thì không những Dân không tin mà ba quân cũng không còn tin là cung vua có lực để họ theo phò nữa. Như thế thì cung vua cũng chết !
- Nếu pháo ăn tốt: thì pháo sẽ bị lạc cánh không còn chức năng phòng thủ nữa. Thử hỏi chỉ một câu “Hốt hết” mà các vị TW không bỏ phiếu vì sợ nó lên nó hốt luôn cả mình. Thì việc lôi một cán bộ về hưu ra xử thì không phải tất cả cán bộ khác phát hoảng, mà nhất là các bô lão đã về hưu vì thật ra tài sản không ai thua ông Truyền này cả. Bắt được con chốt ông Truyền, nhưng lại đem sự hổn loạn đến cho ba quân và hàng loạt các quan đang lưỡng lự không theo vua cũng như chúa sẽ ngã về phò chúa.
Nhưng nhất là các tướng lĩnh phủ chúa, họ sẽ dũng mãnh hơn khi hiểu rằng sau lưng họ là bờ sông, về hưu cũng chết, không còn con đường sống, chỉ còn chơi xả láng để thắng mới sống thôi, đó mới là mục đích chính của nước đi này.
THEO FB NGUYỄN TẤN THÀNH