Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Ngày 04/3/2014 - Đã đến lúc phải xoá bỏ chế độ hộ khẩu?

  • Em trai Chu Vĩnh Khang bị bắt giam (RFI) - Ông Chu Nguyên Thanh và vợ, một đại gia ở Trung Quốc bị bắt từ tháng 12/2013 nhưng tin này chỉ được tiết lộ vào hôm nay. Sau khi loại trừ Bạc Hy Lai, chủ tịch Tập Cận Bình siết chặt gọng kềm thanh toán Chu Vĩnh Khang, một nhân vật khác từng nắm trọng trách trong chế độ.
  • Ra mắt hai báo mới mang tên Tiếp thị (BBC) - Chủ xuất bản Sài Gòn Tiếp thị (bộ mới) khẳng định tiếp tục truyền thống tờ báo trong khi nhiều nhân viên chuyển sang Thế giới Tiếp thị, cùng ra mắt 3/3.
  • VENEZUELA: Người biểu tình duy trì áp lực với chính quyền Caracas (RFI) - Gần 20 000 người biểu tình hôm qua, 02/03 tại Caracas, theo lời kêu gọi của sinh viên, được phe đối lập ủng hộ. Theo phóng viên AFP có mặt tại chỗ, người biểu tình tố cáo tổng thống Maduro điều hành tồi tệ đất nước, tố cáo tình trang bất an ninh, đời sống quá đắt đỏ, hàng hóa khan hiếm tác động đến cuộc sống hàng ngày ở đất nước dầu hỏa này.
  • Crimea: Putin hoàn thành mục tiêu (BBC) - Dù tình hình Crimea diễn biến ra sao, Tổng thống Putin đã giành lại được lợi thế trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở Ukraine.
  • Bài toán khó cho Obama (BBC) - Không rõ Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ phản ứng ra sao một khi khủng hoảng thêm sâu sắc tại Ukraine.
  • Mỹ hứa ủng hộ tài chính tân chính quyền Ukraina (RFI) - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Leb cho biết Hoa Kỳ sẵn sàng cung cấp« tất cả trợ giúp cần thiết» cho Ukraina để ổn định tình hình tài chính trong khuôn khổ kế hoạch của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Ngày thứ ba 04/03/2014, Ngoại trưởng John Kerry sẽ đến Kiev trong bối cảnh vùng Crum (Crimée) của Ukraina bị Nga đưa quân lính (không mang phù hiệu) kiểm soát.
  • Nga hung hăng trên hồ sơ Ukraina chỉ để hù dọa ? (RFI) - Nghị viện Nga vừa bật đèn xanh cho việc huy động lực lượng Nga trên lãnh thố Crimée theo một đề nghị củaông Putin. Phải chăng Tổng thống Nga thực sự chủ trương can thiệp quân sự vào Ukraina, hay làông chỉ muốn hù dọa ? Đây là câu hỏi mà giới phân tích đang thử tìm lời giải đáp.
  • Ukraina: Phương Tây bất ngờ trước thái độ cứng rắn của Nga (RFI) - Phương Tây« hụt hẫng»,« bất ngờ» trước thái độ cứng rắn của Nga trên hồ sơ Ukraina. Người dân xứ này sống trong loâu trước viễn cảnh nổ ra chiến tranh. Lực lượng thân Nga đang kiểm soát vùng tự trị Crimée. Một lần nữa, Ukraina chiếm gần hết phần tin thời sự của các tờ báo Paris ngày đầu tuần.
  • HRW kêu gọi trả tự do cho Blogger Trương Duy Nhất (RFA) - Một ngày trước phiên xử nhà báo, blogger Trương Duy Nhất, tổ chức tranh đấu cho nhân quyền Human Rights Watch đã lên tiếng kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho ông, đồng thời gọi việc đưa ông ra xét xử chỉ là một việc làm vô ích của chính phủ Việt Nam, nhằm bịt miệng cộng đồng blogger và những người cất tiếng bày tỏ quan điểm khác với đảng và nhà nước.
  • Đất Quảng Trị tràn ngập người Trung Quốc (RFA) - Thêm một lần nữa, ba chữ “người Trung Quốc” làm nhức nhối một vùng đất Việt Nam, đặc biệt là những vùng duyên hải Việt Nam đang bị thâu tóm, xâu xé và chảy máu bởi những kẻ bên ngoài đóng vai nhà đầu tư nhưng thực chất, bên trọng họ ẩn chứa những mối nguy cho dân tộc.
  • Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm: Nên hay không? (RFA) - Việc Quốc hội tạm dừng việc bỏ phiếu tín nhiệm theo thông báo số 149 ngày 20/12/2013 của Bộ Chính trị, Đảng CSVN là việc làm vi hiến. Trên thực tế việc bỏ phiếu tín nhiệm là việc làm hình thức không hiệu quả.
  • Ukraina : Phương Tây đình chỉ tư cách thành viên G8 của Nga (RFI) - Trong hai ngày cuối tuần qua, Mỹ và ChâuÂu đã có nhiều hoạt động ngoại giao để ngăn ngừa Nga can thiệp quân sự vào Ukraina. Để gây sứcép, tối qua, 02/03/2013, bẩy nước công nghiệp phát triển nhất cùng với Liên Hiệp ChâuÂu và Hội đồng ChâuÂu đã thông báo đình chỉ các hoạt động chuẩn bị cho Thượng đỉnh G8, theo dự kiến được tổ chức tại Sotchi, Nga vào tháng Sáu tới đây. Như vậy, trên thực tế, Nga bị đình chỉ tư cách thành viên G8 và nhóm này chỉ còn 7 nước.
  • Khủng hoảng Ukraina: Phương Tây khó mà hòa giải (RFI) - Ngay từ hôm thứ Sáu, 28/02/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề nghị quốc tế đứng ra làm trung gian hòa giải trong hồ sơ Ukraina, nhằm ngăn chặn nguy cơ Nga can thiệp quân sự vào nước này.
  • Ukraina: Nga đồng ý lập nhóm tiếp xúc để đối thoại (RFI) - Thủ tướng Đức Angela Merkel, một lần nữa, lại giành được thắng lợi về mặt ngoại giao. Vào lúc Hoa Kỳ và ChâuÂu tỏ ra lúng túng trước thái độ cứng rắn và mang tính võ biền của Tổng thống Nga Vladimir Putin, bà Angela Merkel vào tối qua, 02/03/2014, đã thuyết phục đượcông Putin chấp nhận lập nhóm tiếp xúc để tiến hành đối thoại, với hy vọng tìm được một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Ukraina.
  • Oscar Pistorius tuyên bố không cố ý giết người tình (RFI) - Phiên tòa xét xử ngôi sao thể thao Nam Phi cụt hai chân Oscar Pistorius bắt đầu vào hôm nay 03/03/2014 tại Pretoria. Cách nay hai năm, người mẫu Reeva Steenkampf, 29 tuổi, người bạn gái của nhà vô địch bị bắn chết ngay trong ngày lễ tình nhân .Vụ xử được truyền hình khắp địa cầu.
  • Khủng bố tại Islamabad: Hơn một chục người thiệt mạng (RFI) - Một chiến dịch khủng bố tự sát đã diễn ra hôm nay, 03/03/2014, nhắm vào một tòaán ở Islamabad, làm choít nhất 11 người chết và hơn 20 người bị thương. Đây là vụ khủng bố đầu tiên từ gần ba năm nay tại thủ đô Pakistan, thườngít bị tấn công.
  • Bắc Triều Tiên lại bắn tên lửa thị uy (RFI) - Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên hôm nay 03/03/2014, đã lại cho bắn hai tên lửa tầm ngắn thuộc loại Scud ra vùng biển phía đông nước này. Vụ thử nghiệm lần thứ hai trong vòng một tuần lễ này đã bị Seoul cảnh cáo, xem đấy là một« hành động khiêu khích liều lĩnh».
  • Côn Minh: Kẻ thảm sát sẽ bị trừng trị nghiêm khắc (RFI) - Sau vụ tấn công bằng dao ở nhà ga Côn Minh hôm 01/03/2014 vừa qua, đã làm khoảng 30 người thiệt mạng và hơn 130 người bị thương, chính quyền Trung Quốc hứa trừng phạt nghiêm khắc các thủ phạm. Trong lúc đó, theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, người dân thành phố miền Nam Trung Quốc này đang sống trong nỗi lo sợ và tức giận.
  • Bình Nhưỡng trả tự do cho một nhà truyền giáo Úc (RFI) - Sau gần một tháng bị giam cầm, nhà truyền giáo ngườiÚc, John Short, 75 tuổi, đã được trả tự do và rời khỏi Bắc Triều Tiên vào hôm nay 03/03/2014 để đến Bắc Kinh.Ông được một chiếc xe của Đại sứ quánÚc đón ở sân bay. Theo các nhà báo tại chỗ, trong đó các phóng viên AFP và Reuters,ông John Short không phát biểu gì, chỉ nói :« Tôi rất mệt».
  • Phim Gravity đoạt 7 Oscar (RFI) - Lễ trao giải Oscar lần thứ 86 đã diễn ra tối qua 02/03/2014 tại Los Angeles. Bộ phim khoa học viễn tưởng Gravity của đạo diễn gốc Mêhicô Alfonso Cuaron đã thắng đậm với tổng cộng là 7 giải thưởng Oscar trên số 10 đề cử.
  • TQ chi 10 tỷ đô la để cải thiện đời sống người dân Tân Cương (RFA) - Bắc Kinh sẽ bỏ thêm 10 tỷ đô la để cải thiện đời sống của người dân Tân Cương, khởi đầu bằng việc xây thêm nhà và tạo thêm công ăn việc làm cho người dân cư ngụ ở khu vực vẫn còn nhiều bất ổn, đặc biệt chú trọng đến cộng đồng Hồi Giáo Urghurs.
  • Ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh (RFA) - Tình trạng ô nhiễm không khí tại thủ đô Bắc Kinh, nói riêng, cũng như tại một số khu vực ở Trung Quốc nói chung suốt mấy tuần qua được nhiều cơ quan truyền thông quốc tế loan tải.
  • Bangkok trở lại sinh hoạt bình thường (VOA) - Các giao lộ chính tại thủ đô Bangkok bị đóng cửa vì các cuộc biểu tình đã mở lại, vào lúc các cuộc biểu tình tập trung vào một địa điểm duy nhất
  • Thủ tướng Israel công du Hoa Kỳ (VOA) - Nhà lãnh đạo Israel đang trên đường đến Washington để họp hội nghị thượng đỉnh ngày hôm nay tại Tòa Bạch Ốc
  • Trì hoãn sinh căng thẳng (BaoMoi) - (PetroTimes) - Theo dự kiến, ngày 18/3, các nhà đàm phán của ASEAN và Trung Quốc sẽ họp tại Singapore để thương đàm về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) sau khi các cuộc họp về COC năm ngoái có rất ít tiến triển. Trong khi đó, Hãng Reuters cho biết, bất chấp nỗ lực của Mỹ thúc đẩy Trung Quốc và ASEAN sớm tiến hành đàm phán và ký COC để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, Bắc Kinh vẫn lập lờ khả năng trì hoãn vô thời hạn. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng cảnh báo, quá trình đàm phán COC càng dài, những căng thẳng trên Biển Đông càng có nguy cơ bùng phát thành xung đột.

Đã đến lúc phải xoá bỏ chế độ hộ khẩu?

Sổ hộ khẩu từ nhiều năm qua vẫn "hành hạ" người dân đủ mọi mặt (DR)
Sổ hộ khẩu từ nhiều năm qua vẫn “hành hạ” người dân đủ mọi mặt (DR) =>

Thanh Phương -RFI

Việt Nam là một trong số hiếm hoi các quốc gia trên hành tinh này còn duy trì chế độ hộ khẩu. Hai nước khác còn giữ hộ khẩu là Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, nhưng Trung Quốc đang dự tính có thể sẽ bỏ chế độ hộ khẩu.
Vào tháng trước, Đỗ Hồng Sơn, một em học sinh ở trường PTTH Trần Hưng Đạo Hà Nội, đã viết thư cho chủ tịch Nước Trương Tấn Sang để xin can thiệp cho em, bởi vì em vừa bị đình chỉ học do không có hộ khẩu ở Hà Nội. Theo quy định hiện hành, để có thể học trường công lập, học sinh phải có hộ khẩu ở Hà Nội. Gia đình em Sơn thì không đủ khả năng tài chính để em học trường dân lập, vốn có học phí rất cao.
Bức thư của em Sơn gởi chủ tịch Nước được đăng trên báo chí đã gây sự chú ý của dư luận. Sau đó, nhà trường và Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội đã phải chấp nhận cho em Sơn ghi danh học một trường công lập khác.
Tuy rằng trong chuyện này cũng có phần trách nhiệm của gia đình em Sơn là đã không tích cực làm hộ khẩu theo đúng hạn định, nhưng một lần nữa, đây là một ví dụ cho thấy tờ hộ khẩu vẫn gây nhiều khó khăn cho cuộc sống người dân. Biết bao học sinh khác như em Sơn đã chịu cảnh học hành dỡ dang chỉ vì gia đình không có sổ hộ khẩu, nhưng đâu phải ai cũng viết thư cho chủ tịch Nước để được chiếu cố giải quyết ? Có lẽ đã đến lúc phải bãi bỏ chế độ hộ khẩu để thay vào đó bằng một hình thức quản lý cư trú hiệu quả hơn và hiện đại hơn.
Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã áp dụng phương thức quản lý theo hộ khẩu từ thập niên 1950. Sau tháng 04/1975, chế độ hộ khẩu này được áp dụng trên toàn quốc. Trả lời RFI Việt ngữ, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, cho biết là ngay từ khi được thiết lập, chế độ hộ khẩu đã gây nghi ngại cho người dân, vì họ cảm thấy là kể từ nay nhất cử nhất động của họ sẽ bị kiểm soát chặt chẽ:
« Tôi có một kỷ niệm rất là đau xót về chuyện hộ khẩu này. Đó là vào năm 1955, khi ở Việt Bắc trở về tiếp quản thủ đô Hà Nội, tôi được xung vào đội kê khai hộ khẩu. Người dân thủ đô hồ hởi đón bộ đội giải phóng trở về, nhưng họ lại nhìn tôi với một ánh mắt đầy lo sợ và nghị ngại. Vì đã là hộ khẩu thì phải ghi nghề nghiệp trước đây anh làm gì, bây giờ anh làm gì. Chỉ riêng chuyện đó đã gây một bầu không khí nặng nề trong toàn xã hội, tức là người ta cảm thấy bắt đầu bị nhốt trong một cái chuồng và từ đây nhất cử nhất động của họ đều bị kiểm soát chặt chẽ.
Còn sau đó thì chúng ta đã biết, sổ hộ khẩu gắn liền với sổ gạo, cho nên người Hà Nội mới có câu là « Sao mà mặt ngệch ra như thằng mất sổ gạo vậy ? » hay « Sao mặt mày thất thần như cái thằng mất sổ hộ khẩu thế kia ? ». Riêng cái chuyện học hành của các cháu đã là một đại vấn đề. Không có hộ khẩu thì các cháu sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Mà không chỉ có chuyện học hành, chuyện khám chữa bệnh, đăng ký xin việc làm cũng thế. »
Như Giáo sư Tương Lai nói, vào thời bao cấp, ai cũng biết sổ hộ khẩu quan trọng như thế nào vì nó gắn liền với sổ gạo. Nhưng nay, cho dù sổ gạo đã biến mất từ lâu, sổ hộ khẩu tiếp tục « hành hạ » người dân với biết bao phiền toái, nhiều khê, nhất là đối với dân nông thôn ra thành thị kiếm sống.
Riêng tại hai thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn, việc nhập hộ khẩu rất gắt gao, nhiều trẻ em sinh ra và lớn lên ở hai thành phố này không được nhập hộ khẩu vì cha mẹ không có hộ tại đây và khi lớn lên không được học gần nhà ( theo tuyến ), mà bố mẹ phải chạy chọt, lo lót ở con học ở trường xa nào đó. Chưa kể là kèm theo chế độ hộ khẩu là các quy định về tạm trú, tạm vắng vẫn còn rất ngặt nghèo, hạn chế nghiêm trọng quyền tự do cư trú và tự do đi lại của người dân, như đã được ghi trong Hiến pháp Việt Nam. Trả lời RFI Việt ngữ, Giáo sư Tương Lai cho rằng ở Việt Nam việc duy trì chế độ hộ khẩu chẳng qua là nhằm duy trì chế độ toàn trị, nhằm tiếp tục trói buộc người dân mà thôi:
« Người ta biện minh rằng có hộ khẩu thì mới kiểm soát được dân số. Nhưng duy trì cái đó, tôi có cảm tưởng như là nhằm duy trì một chế độ toàn trị, muốn thâu tóm toàn bộ quyền sống, những quyền không ai có thể chối bỏ được và đương nhiên phải được.
Với chế độ toàn trị thì người ta ban phát những quyền đó cho dân. Có những điều đã quy định trong Hiến pháp, nhưng mà không thực hiện. Tự do đi lại, tự do cư trú, tự do hội họp, tự do biểu tình, tự do báo chí.., trên thực tế đều bị xâm phạm một cách rất thô bạo.
Người ta biện hộ rằng trước đây chiến tranh nên không thực hiện được, điều này có lý. Nhưng chiến tranh đã chấm dứt từ ba mươi mấy năm rồi, vậy thì có lý do gì mà biện minh cho việc không thực hiện những quyền đã được quy định trong Hiến pháp, trong đó có quyền tự do cư trú, tự do đi lại?
Cái sổ hộ khẩu này chính là một sự trói buộc ( người dân ). Nhiều em ở Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh chẳng hạn không có quyền như những em mà bố mẹ đã được nhập hộ khẩu. Chỉ riêng chuyện ấy thôi đủ cho thấy là cần phải bãi bỏ chế độ hộ khẩu.
Trong thông điệp ngày 01/01/2014, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói là phải thay đổi thể chế. Thì trong cái thay đổi thể chế về kinh tế, chính trị…, ông có nêu một ý rằng dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp song sinh, thể hiện đặc điểm của hệ thống chính trị hiện đại. Nhưng không Nhà nước nào theo thể chế chính trị hiện đại còn giữ chế độ hộ khẩu cả.
Việt Nam muốn xây dựng một thể chế chính trị hiện đại thì việc gì mà phải lưu giữ một cái hình thức quản lý lạc hậu và ở một chừng mực nào đó thì đây là một sự vi phạm quyền của con người, quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc, quyền tự do.
Chính cái sổ hộ khẩu này là biểu hiện sống động nhất của cái tư duy trói buộc và ban phát. Người dân chỉ có thể làm được những điều mà Nhà nước ban phát ».
Vào tháng 6 năm ngoái, khi thảo luận về dự thảo Luật cư trú, một số đại biểu Quốc hội Việt Nam đã nêu ý kiến là nên đề ra phương thức quản lý mới thay thế cho việc quản lý cư trú bằng hộ khẩu, cụ thể là bỏ cách quản lý bằng sổ tạm trú, thường trú như hiện nay.
Nhưng dự thảo Luật cư trú này lại siết chặt hơn nữa điều kiện nhập hộ khẩu vào các thành phố, cụ thể là phải sống tạm trú 2 năm ở quận mới được nhập hộ khẩu thành phố. Khi đề ra quy định này, những người soạn dự thảo cho rằng cần phải chặn đứng sự quá tải về dân cư tập trung ở các đô thị lớn. Nhưng vấn đề đặt ra là liệu làm như vậy có hạn chế được số người dân ra thành thị kiếm sống hay không ? Đơn giản là vì, dù không có sổ hộ khẩu, nhiều người vẫn kéo lên thành phố sinh sống, do ở nông thôn chẳng có gì để làm. Theo Giáo sư Tương Lai, hoàn toàn có thể tìm ra những phương thức khác để quản lý cư trú, nhưng phải trên cơ sở từ bỏ cái tư duy ban phát ân huệ cho dân:
« Có nhiều cách để quản lý. Về quản lý hành chính, chúng ta còn xa mới theo kịp cách quản lý, đặc biệt là quản lý đô thị, của các nước tiên tiến. Người ta đâu có cần sổ hộ khẩu mới quản lý được đâu ?
Dầu sao chúng ta cũng nên đặt mình vào vị trí của những người quản lý đô thị để thấy rằng họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không có những biện pháp chế tài về việc người dân đổ xô vào các thành thị để tìm công ăn việc làm, khiến đô thị bị quá tải về mặt cơ sở hạ tầng, gây nên những xáo trộn, biến động rất lớn về trật tự an toàn xã hội, an ninh chính trị, an ninh kinh tế…
Nhưng nghệ thuật lãnh đạo chính là ở chổ này. Không phải là cái gì anh không quản được thì anh cấm. Đấy là tư duy đã cũ rồi. Bộ máy Nhà nước phải học hỏi tại sao những nước tiên tiến người ta làm được chuyện này ?
Nguyên lý của việc di dân là sức hút và sức đẩy. Ở đâu có sức hút thì dân đổ xô đến, ở nơi nào không sống được thì người ta phải rời đi, thì đó là sức đẩy. Vậy thì phải điều chỉnh sức hút và sức đẩy đó như thế nào, đó là vấn đề đặt ra cho vấn đề quy hoạch chung về kinh tế vĩ mô, và từ đó mà nó thấm nhuần vào trong những bộ luật, trong những quy định về quản lý dân cư.
Nhưng trong tất cả những điều ấy, quan trọng nhất vẫn phải là tư duy không được ràng buộc dân, không được ban phát quyền cho dân. Dân có quyền làm những điều mà Hiến pháp đã quy định. Hiến pháp đã quy định tự do cư trú, tại sao anh lại cấm dân đi vào đô thị. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đâu phải là của riêng người Hà Nội và người Sài Gòn.
Với một cái tư duy rõ ràng như vậy, tự khắc người ta sẽ tìm ra giải pháp, chứ còn nếu còn tư duy ban phát ân huệ, thì không thể có cởi mở trong nhận định về chuyện hộ khẩu và quản lý dân cư đô thị được. »
Trong một bài viết trong mục Diễn Đàn đăng trên trang mạng Dân Trí ngày 2805/2013, nhân lúc các đại biểu Quốc hội đang thảo luận về dự thảo luật Cư trú, tác giả Đinh Việt Bình đã rất bức xúc với câu hỏi : « Sổ hộ khẩu còn tồn tại đến bao giờ? ». Tác giả châm biếm : « Ngày nay, đã qua thập niên đầu của thế kỷ 21. Cả thế giới đã điện tử. Các quốc gia lân cận đã chính phủ điện tử. Họ quản lí công dân thế nào, ai chẳng biết. Thế mà, ta, tự xem là văn minh…vẫn cứ loay hoay hộ khẩu hay không hộ khẩu. Từ sau 1990 không còn sổ gạo, tem phiếu nữa, vậy mà hộ khẩu vẫn tiếp tục sứ mệnh…hành dân, gây không biết bao nhiêu phiền toái trong giao dịch dân sự. ( … ). Thật lạ, trong khi Hiến pháp ghi rõ công dân được quyền tự do cư trú thì cái sổ hộ khẩu vẫn cứ như vòng kim cô kìm hãm phát triển ở cả từ nghĩa hẹp nhất đến rộng nhất. »
Vào tháng 4 tới đây, theo dự kiến, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét một dự thảo luật của bộ Công an về thẻ căn cước công dân. Thẻ căn cước công dân, tức là thẻ chứng minh nhân dân hiện nay, sẽ có cơ sở dữ liệu thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do bộ Công an quản lý và như vậy thẻ căn cước trong tương lai có thể sẽ thay thế cho sổ hộ khẩu. Nhưng hiện giờ, đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang chờ chính phủ phê duyệt và không biết khi nào mới được thực hiện.
Về phía các đại biểu Quốc hội, họ nghĩ gì về vấn đề hộ khẩu, sau đây là phần phỏng vấn đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc:

Đại biểu Dương Trung Quốc
01/03/2014

Tuyên bố Vận động thành lập Văn đoàn độc lập Việt Nam

 Basam

Sau năm 1975, kết thúc một thời kỳ lịch sử kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc căn bản, mà nền tảng là phục hưng văn hóa. Tiếc thay công cuộc cần thiết và nghiêm trang ấy đã không diễn ra như mong đợi. Trái lại văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc
Những người viết văn tiếng Việt không thể nói rằng mình hoàn toàn không có phần trách nhiệm về thực trạng đó. Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội. Trong bước ngoặt lớn này của lịch sử, văn học Việt Nam đã không làm đúng được vai trò của mình.
Văn chương Việt Nam yếu kém có nguyên nhân chủ quan trước tiên thuộc chính người cầm bút là sự thờ ơ đối với trách nhiệm xã hội, vô cảm trước thời cuộc, quan trọng hơn nữa là thiếu độc lập tư duy, từ đó mà tự hạn chế năng lực sáng tạo.
Về mặt khách quan, một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng. Quyền tự do sáng tác và tự do công bố tác phẩm đang là đòi hỏi sống còn của từng nhà văn và của cả nền văn học. Không có những quyền tự do tối thiểu đó thì không thể có một nền văn học đàng hoàng.
Một thể chế tổ chức đời sống văn học nặng tính quan liêu và bao cấp càng làm nặng nề thêm tình hình, đồng thời lại không tạo được mối liên kết lành mạnh giữa những người viết để nâng đỡ và thúc đẩy nhau trong công việc, hỗ trợ nhau trong khó khăn.
Trước tình cảnh kéo dài và nay đã trở nên cấp bách đó, chúng tôi, những người cầm bút ký tên dưới đây, quyết định vận động thành lập một tổ chức độc lập của các nhà văn viết bằng tiếng Việt ở trong nước và ngoài nước, lấy tên là Văn đoàn độc lập Việt Nam, với mong muốn góp phần tích cực xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, có thể đóng vai trò tiền phong đúng như nó phải có trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi.
Hoạt động của Văn đoàn độc lập Việt Nam nhằm vào những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
-          Đoàn kết tương trợ giữa những người viết văn tiếng Việt trong và ngoài nước;
-          Tạo điều kiện nâng cao về nghề nghiệp, thúc đẩy sáng tạo cá nhân, khuyến khích đổi mới trong sáng tác và nghiên cứu phê bình văn học và ngôn ngữ;
-          Bảo vệ mọi quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng, hợp pháp của hội viên, đặc biệt là quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm, cũng như quyền tự do tiếp cận tác phẩm văn học của mọi người.
Văn đoàn độc lập Việt Nam là một tổ chức của xã hội dân sự, ái hữu nghề nghiệp, hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước.
Điều lệ và Chương trình hành động cụ thể của Văn đoàn sẽ được hình thành và công bố trong quá trình vận động. Mọi liên lạc xin gửi về email: nhavandoclap@gmail.com

 Hà Nội ngày 3 tháng 3 năm 2014
 TM Ban vận động
Nguyên Ngọc

BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP VĐĐLVN

  1. Nguyên Ngọc – nhà văn (Trưởng ban)
  2. Bùi Chát – nhà thơ
  3. Bùi Minh Quốc – nhà thơ
  4. Bùi Ngọc Tấn – nhà văn
  5. Chân Phương – nhà thơ, dịch giả (Hoa Kỳ)
  6. Châu Diên – nhà văn, dịch giả
  7. Dạ Ngân – nhà văn
  8. Dư Thị Hoàn – nhà thơ
  9. Dương Thuấn – nhà thơ
  10. Dương Tường – nhà thơ, dịch giả
  11. Đặng Tiến – nhà nghiên cứu phê bình (Pháp)
  12. Đặng Văn Sinh – nhà văn
  13. Đoàn Lê – nhà văn
  14. Đoàn Thị Tảo – nhà thơ
  15. Đỗ Lai Thúy – nhà nghiên cứu phê bình văn học
  16. Đỗ Trung Quân – nhà thơ
  17. Giáng Vân – nhà thơ
  18. Hà Sĩ Phu – nhà văn
  19. Hiền Phương – nhà văn
  20. Hoàng Dũng – nhà nghiên cứu ngôn ngữ
  21. Hoàng Hưng – nhà thơ, dịch giả
  22. Hoàng Minh Tường – nhà văn
  23. Lê Hoài Nguyên – nhà thơ
  24. Lê Minh Hà – nhà văn (CHLB Đức)
  25. Lê Phú Khải – nhà văn
  26. Lưu Trọng Văn – nhà văn
  27. Mai Sơn – nhà văn, dịch giả
  28. Mai Thái Lĩnh – nhà nghiên cứu triết học, văn hóa
  29. Nam Dao – nhà văn (Canada)
  30. Ngô Thị Kim Cúc – nhà văn
  31. Nguyễn Bá Chung – nhà thơ (Hoa Kỳ)
  32. Nguyễn Duy – nhà thơ
  33. Nguyễn Đức Dương – nhà nghiên cứu ngôn ngữ
  34. Nguyễn Đức Tùng – nhà thơ, nhà phê bình văn học (Canada)
  35. Nguyễn Huệ Chi – nhà nghiên cứu văn học
  36. Nguyễn Quang Lập – nhà văn
  37. Nguyễn Quang Thân – nhà văn
  38. Nguyễn Quốc Thái – nhà thơ
  39. Nguyễn Thị Hoàng Bắc – nhà thơ (Hoa Kỳ)
  40. Nguyễn Thị Thanh Bình – nhà văn (Hoa Kỳ)
  41. Phạm Đình Trọng – nhà văn
  42. Phạm Nguyên Trường – dịch giả
  43. Phạm Vĩnh Cư – nhà nghiên cứu văn học, dịch giả
  44. Phạm Xuân Nguyên – nhà phê bình văn học, dịch giả
  45. Phan Đắc Lữ – nhà thơ
  46. Phan Tấn Hải – nhà văn (Hoa Kỳ)
  47. Quốc Trọng – tác giả kịch bản điện ảnh
  48. Thùy Linh – nhà văn
  49. Tiêu Dao Bảo Cự – nhà văn
  50. Trang Hạ – nhà văn, dịch giả
  51. Trần Đồng Minh – nhà nghiên cứu văn học
  52. Trần Huy Quang – nhà văn
  53. Trần Kỳ Trung – nhà văn
  54. Trần Thùy Mai – nhà văn
  55. Trịnh Hoài Giang – nhà thơ
  56. Trương Anh Thụy – nhà văn (Hoa Kỳ)
  57. Võ Thị Hảo – nhà văn
  58. Vũ Biện Điền – nhà văn (Nhật Bản)
  59. Vũ Thế Khôi – nhà nghiên cứu văn học, dịch giả
  60. Vũ Thư Hiên – nhà văn (Pháp)
  61. Ý Nhi – nhà thơ

Proclamation

of the Committee to Promote the Founding of the

League of Independent Vietnamese Writers


After 1975, the end of a hundred-year history of war, our country was in need of a substantial cultural renaissance. Unluckily, this grave and urgent rebirth did not happen as expected. On the contrary, Vietnamese culture has evolved from bad to worse, and appears to be in danger of losing the most basic humanistic values. This shortcoming threatens the survival of our nation.
Vietnamese writers must admit that they are partly responsible for this state of affairs. Among literature’s many important functions is to awaken the conscience and to raise the morale of the nation. At this great turning point of history, Vietnamese literature is not realising its true role.
The weakness of Vietnamese literature is rooted in the indifference of its writers to their social responsibilities, their insensitivity concerning daily events, and, most importantly, their lack of independent thinking, which has also limited their creative capabilities.
In a society like ours, where basic freedoms have been severely limited, it is difficult for writers to speak clearly and forcefully about the conditions of life in society. This limitation blurs and confuses expression; ultimately, it extinguishes art entirely. The freedom to create and publish literary works is a life-or-death necessity, not only for writers as individuals but also for the health of Vietnamese literature. Without minimal rights to free expression, our literary lives will never be adequate.
Literary institutions ruled by bureaucracy and mendacity suffocate the literature they presume to support. They also suppress healthy communication between writers and their ability of offer mutual assistance, both in their private lives and their artistic production.
In response to this longstanding but urgent situation, we, the undersigned writers, resolve to organise a committee for the founding of an independent institution of Vietnamese writers, both inside and outside the country. To be called The League of Independent Vietnamese Writers, this new institution seeks to promote a true, humanistic, and democratic literature, modern and responsive to globalisation. As demanded by history, we must act as pioneers in the creation of a national cultural renaissance.
Activities of The League of Independent Vietnamese Writers will focus on following:
-          To improve solidarity and assistance among writers inside and outside the country;
-          To bring forth conditions for professional amelioration, to advance and promote individual creation, and to encourage innovation in creative writing as well as literary criticism and linguistic studies;
-          To defend all legitimate materialistic and spiritual interests of its members, especially the freedom to write and publish, as well as the promotions of easy and complete access to literature by the reading public.
-          The League of Independent Vietnamese Writers is an organisation belonging to civil society. Dedicated to professional solidarity, it is completely independent of any other organisations existing inside and outside the country.
The detailed statutes and programme of the League will be set up and made public in the process of establishing of the league. Our email is: nhavandoclap@gmail.com


Hà Nội, March 3rd, 2014
On behalf of the Promotion Committee
Nguyên Ngọc

The Committee to Promote

THE LEAGUE OF INDEPENDENT VIETNAMESE WRITERS


  1. Nguyên Ngọc – writer (Chief of the Committee)
  2. Bùi Chát – poet
  3. Bùi Minh Quốc – poet
  4. Bùi Ngọc Tấn – writer
  5. Chân Phương – poet, translator (USA)
  6. Châu Diên – writer, translator
  7. Dạ Ngân – writer
  8. Dư Thị Hoàn – poet
  9. Dương Thuấn – poet
  10. Dương Tường – poet, translator
  11. Đặng Tiến – literary critic and researcher (France)
  12. Đặng Văn Sinh – writer
  13. Đoàn Lê – writer
  14. Đoàn Thị Tảo – poet
  15. Đỗ Lai Thúy – literary critic and researcher
  16. Đỗ Trung Quân – poet
  17. Giáng Vân – poet
  18. Hà Sĩ Phu – writer
  19. Hiền Phương – writer
  20. Hoàng Dũng – linguist
  21. Hoàng Hưng – poet, translator
  22. Hoàng Minh Tường – writer
  23. Lê Hoài Nguyên – poet
  24. Lê Minh Hà – writer (Germany)
  25. Lê Phú Khải – writer
  26. Lưu Trọng Văn – writer
  27. Mai Sơn – writer, translator
  28. Mai Thái Lĩnh – philosophy and culture researcher
  29. Nam Dao – writer (Canada)
  30. Ngô Thị Kim Cúc – writer
  31. Nguyễn Bá Chung – poet (USA)
  32. Nguyễn Duy – poet
  33. Nguyễn Đức Dương – linguist
  34. Nguyễn Đức Tùng – poet, literary critic (Canada)
  35. Nguyễn Huệ Chi – literature researcher
  36. Nguyễn Quang Lập – writer
  37. Nguyễn Quang Thân – nhà văn
  38. Nguyễn Quốc Thái – poet
  39. Nguyễn Thị Hoàng Bắc – poet (USA)
  40. Nguyễn Thị Thanh Bình – writer (USA)
  41. Phạm Đình Trọng – writer
  42. Phạm Nguyên Trường – translator
  43. Phạm Vĩnh Cư – literature researcher, translator
  44. Phạm Xuân Nguyên – literary critic and translator
  45. Phan Đắc Lữ – poet
  46. Phan Tấn Hải – writer (Hoa Kỳ)
  47. Quốc Trọng – screenplay writer
  48. Thùy Linh – writer
  49. Tiêu Dao Bảo Cự – writer
  50. Trang Hạ – writer, translator
  51. Trần Đồng Minh – literature researcher
  52. Trần Huy Quang – writer
  53. Trần Kỳ Trung – writer
  54. Trần Thùy Mai – writer
  55. Trịnh Hoài Giang – poet
  56. Trương Anh Thụy – writer (USA)
  57. Võ Thị Hảo – writer
  58. Vũ Biện Điền – writer (Japan)
  59. Vũ Thế Khôi – literature researcher, translator
  60. Vũ Thư Hiên – writer (France)
  61. Ý Nhi – poet
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét