Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Bí ẩn xung quanh án mạng của tướng Phạm Qúy Ngọ - Lập hội: quyền con người, tự nhiên, chính đáng

Bí ẩn xung quanh án mạng của tướng Phạm Qúy Ngọ


Ngày 19/1/2014, nhân dịp Tưởng Niệm Trận Chiến Hòang Sa của Hải Quân Quân Lực VNCH chống trả anh dũng cuộc xâm lăng của Hải Quân Trung Cộng.

Cá nhân chúng tôi có trình bầy một vài nhận định trong bài: “ĐẦU NĂM, ĐẢNG CSVN NẰM ĐÂU?”

Bài này, nhân vụ án Phạm Quý Ngọ,  muốn nêu lên những hành vi gian trá và những thủ đọan đấu đá giữa phe  “Đảng quyền” và “Chính quyền” … tiêu biểu là Nguyễn Phú Trọng, và  Nguyễn Tấn Dũng. Cả hai phe đều có những đàn em “theo voi ăn bã mía” để tạo sức mạnh cho đàn anh.

Cái chết của Phạm Quý Ngọ là cơ hội cho Dân Ta đào sâu, tìm hiểu, thấu rõ về thành phần lãnh đạo đất nước này, để từ đó đưa ra kết luận về sinh mạng đảng CSVN trong những ngày sắp tới.

CHIA CHÁC QUYỀN LỰC.

Phe Đảng quyền và phe Chính quyền, cầm chân, kìm kẹp lẫn nhau bằng cách chia chác quyền lực trong từng guồng máy của chính quyền cũng như bộ đội.

Bài này chỉ nói đến việc chia chác quyền lực trong hệ thống chính quyền mà thôi.

Nếu không giành giựt được chút quyền lực bên chính quyền, coi như phe đảng quyền “đói meo”, nếu đồng ý với nhận định này, thì rõ ràng việc tranh giành, chia chác quyền lực chính là để chia chác quyền lợi, rõ hơn nữa là chia nhau, hè nhau “cướp cơm chim” của Dân Tộc.

Do đó, nếu chánh quyền nắm vai trò Trưởng, thì phe đảng quyền nắm vai trò Phó  (hoặc Thứ tùy theo cách gọi của mỗi Ban ngành) và ngược lại…

Đó là thế cài răng lược để chia nhau cướp giựt tài sản Quốc Gia, Dân Tộc.

Để chứng minh thế cài răng lược giữa phe đảng quyền và phe chính quyền, ta trở lại việc phong chức Thứ Trưởng CA cho Phạm Quý Ngọ sẽ rõ, việc phong chức này do Tô Huy Rứa, thay mặt phe đảng quyền chủ trì lễ trao quyết định quyền lực thứ hai trong Bộ Công  An cho Phạm Quý Ngọ. (Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, Tô Huy Rứa, tái đắc cử vào Bộ Chính trị. Ngày 7 tháng 2 năm 2011 THR được bổ nhiệm làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương.)

Tạm ngưng ở đây, sẽ trưng dẫn KẺ CHỦ MƯU RA LỆNH GIẾT PHẠM QUÝ NGỌ trong phần sau, để nói về thông điệp đầu năm của Nguyễn Tấn Dũng.

THÔNG ĐIỆP ĐẦU NĂM CỦA NGUYỄN TẤN DŨNG.

Không thể bỏ qua việc phân tích Thông Điệp đầu năm của Nguyễn Tấn Dũng, vì nó hé mở cho ta thấy một số bất đồng cần được giải quyết giữa hai phe đảng quyền và chính quyền mà NTD là kẻ xuống tay đi nước cờ trước bằng thông điệp đầu năm.

Vậy:

- Nội dung Thông Điệp đầu năm của Dũng Thủ Tưởng muốn nhắn gởi đến dân chúng điều gì?

- Nội dung Thông Điệp của Dũng Thủ Tướng cảnh cáo phe đảng quyền như thế nào?

Phân tích Thông Điệp này của NTD, xin chỉ chú trọng hai điểm mà NTD nêu lên.

1/ Thay đổi cơ chế ?

2/ Bật đèn xanh cho Dân chống Đảng!

THAY ĐỔI CƠ CHẾ.

-         Đặt vấn đề “PHẢI THAY ĐỔI CƠ CHẾ”, NTD đã nghiễm nhiên muốn nắm quyền QUYẾT ĐỊNH những định chế, những phương thức..v..v… điều hành chính sách và guồng máy chính quyền, mà trước đây, công việc này do Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng (BCT/TƯ) ban hành xuyên qua những Nghị Quyết, nghĩa là BCT/TƯ chỉ đạo, phe chính phủ của NTD thừa lệnh thi hành, cái gì BCT/TƯ cho phép, bên phía Dũng Thủ Tướng mới được thực hiện. (đảng lãnh đạo, chính phủ quản lý… còn dân tôi làm nô lệ cho cả hai….!!!)

-         Nay Dũng Thủ Tướng tuyên bố “Phải thay đổi cơ chế”, cho dù Dũng chưa minh định thành phần nào của đảng hay chính Dũng thủ tướng có quyền quyết định việc PHẢI thay đổi cơ chế, nhưng rõ ràng Dũng muốn truất quyền lãnh đạo của đảng khi đề cập đến việc “MỞ RỘNG DÂN CHỦ”

-         Nếu đảng mất ĐỘC QUYỀN LÃNH ĐẠO, nó cũng đồng nghĩa với việc HỦY BỎ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP 1992, cũng như bản tu chính HP/2013.

Chỉ đơn cử ý đồ của phe NTD như trên cho thấy phe  chính quyền đang thách đố sức mạnh của phe đảng quyền, phe chính quyền phải đủ mạnh Dũng thủ trướng mới giám ngang nhiên tuyên bố như vậy, điều đó cho ta thấy phe đảng quyền đang gặp nguy cơ mất vai trò độc tôn lãnh đạo, như vậy, nó không thể ngồi yên, để mặc cho phe NTD muốn làm gì thì làm.

Trận chiến tranh giành quyền lực đã mở màn!

Lực lượng tình báo Trung Cộng cài dày đặc trong mọi sinh họat tại Việt Nam cũng không thể để phe đảng quyền bị tiêu diệt, vì đảng CSVN chính là tay sai đắc lực của Trung Cộng trong việc thực hiện  thỏa hiệp Thành Đô, đô hộ Việt Nam, chiếm Việt Nam làm đường tiến xuống vùng Đông Nam Á hòan thành mộng bá quyền,  mở rộng không gian sống cho người Hoa như Trì Hào Điền đã từng tuyên bố….Phe thân Trung Cộng và tình báo TC chìm nổi tại Việt Nam phải nhận được chỉ thị tích cực cứu đảng csvn.

-         Phe NTD có tiên liệu được việc Trung Cộng can thiệp hay không?

-         Sinh mạng chính trị của NTD lấy gì bảo đảm khi TC can thiệp bảo vệ đảng CSVN?

Chỉ ngắn gọn với hai câu hỏi trên, người ta có thể mường tượng tình trạng rối rắm trong đảng CSVN hiện nay, có thể đưa đến nguy cơ sụp đổ chế độ?

Khi tuyên bố trong Thông Điệp đầu năm, NTD đòi thay đổi cơ chế, không phải là một thứ phát ngôn bốc đồng, nên nhớ, NTD đã leo từ thân một anh y tá quèn ở Cà Mâu, lên đến chức thủ tướng để lãnh đạo chính quyền ở Hà Nội, thì con người đó, hẳn nhiên đã chứa đầy một bụng thủ đọan để cướp quyền và bảo vệ an ninh sinh mạng chính trị của mình và phe nhóm.

Đến đây, một câu hỏi khác lại được đặt ra là:

“NTD dựa vào sức mạnh nào để chống phe đảng quyền khi đảng CSVN được chống lưng bởi Trung Cộng?”

Câu hỏi này, người viết chưa có gỉai đáp, NHƯNG CHẮC CHẮN NTD PHẢI CÓ MỘT LỰC ĐỦ MẠNH mà NTD tin vào đó để  tuyên bố “PHẢI THAY ĐỔI CƠ CHẾ”, mong được Anh Em Quốc Nội giúp tìm bằng chứng cho gỉai đáp.

BẬT ĐÈN XANH CHO DÂN CHỐNG ĐẢNG.

Trong Thông Điệp đầu năm, Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh:

“Người dân có quyền làm những gì pháp luật không cấm….”

Lời tuyên bố này của NTD đã cố tình phò trợ và làm nổi bật vụ án Sinh Viên Nguyên Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha khi hai người trẻ này tuyên bố trước tòa, đại ý như sau:

“Chúng tôi chống đảng, mà chống đảng thì không có tội, vì không có điều luật nào quy tội  người chống đảng!”

Như vậy rõ ràng khi NTD tuyên bố như trên có ý xúi Dân chống đảng, bật đèn xanh cho Dân chống đảng. NTD Đã đổ thêm dầu cho ngọn đuốc chống đảng đang bùng phát mạnh mẽ trong lòng Dân Tộc Việt Nam.

Để xác định  NTD quyết tâm hỗ trợ Dân chống đảng, để Dân tin tưởng NTD  đứng về với Nhân Dân, NTD cần trả tự do ngay cho những tù nhân lương tâm, chống giặc phương bắc cũng như chống đảng….

Vì những Tù Nhân Lương Tâm này đã bị tù nhưng không có tội vì chính NTD xác định:

NGƯỜI DÂN CÓ QUYỀN LÀM NHỮNG GÌ PHÁP LUẬT KHÔNG CẤM”

Không có điều luật nào cấm người dân thể hiện lòng yêu nước.

Không có điều luật nào cấm người dân chống đảng.

Nguyễn Tấn Dũng phải hiểu rằng muốn thay đổi cơ chế, lực lượng mạnh nhất để hỗ trợ và bảo vệ sinh mạng chính trị NTD chính là toàn Dân.

Bước đầu chứng minh NTD muốn mở trang sử mới cho Dân Tộc, NTD cần có hành động thiết thực, rõ ràng để tòan dân trao niềm tin cho NTD ….

Quyết định trả tự do cho những Tù Nhân Lương Tâm, là một quyết định sáng suốt mà NTD phải thực hiện cho được để xây dựng lòng tin vững chắc của lực lượng mạnh nhất là Toàn Dân, là điểm tựa cho mọi toan tính và bảo vệ sinh mạng chính trị NTD chống lại phe đảng quyền.

Người ta rồi ai cũng phải chết, cọp chết còn để lại tấm da cho loài người chưng, ngắm…. chẳng lẽ con người khi chết đi lại để bị dân tộc nguyền rủa?

Nguyễn Tấn Dũng, phải tiến lên, cứu Dân Tộc thoát họa nô lệ phương bắc, hãy viết trang sử mới cho Dân Tộc, toàn dân sẽ ủng hộ và bảo vệ NTD,  lịch sử Dân Tộc sẽ dành cho NTD  một trang sử vẻ vang.

Tương lại huy hoàng đó, Dân Tộc sẽ dành cho bất kỳ ai xóa bỏ được quyền lực độc tôn của đảng CSVN.

CHUẨN BỊ SỨC MẠNH ĐỂ THAY ĐỔI CƠ CHẾ

KẾ HOẠCH NẮM TRỌN LỰC LƯỢNG CÔNG AN.

Dư luận đưa ra nhiều suy đóan về cái chết của Thứ Trưởng Công An Phạm Quý Ngọ…. Dù suy luận như thế nào đi nữa, tựu chung, Phạm Quý Ngọ cũng phải chết và đã chết thật.

Chia sẻ nhận định về thông điệp của NTD trong phần “Thay Đổi Cơ Chế” cho thấy phe NTD quyết hạ phe đảng quyền của Nguyễn Phú Trọng.

Nước cờ đầu tiên, NTD mượn bàn tay Dương Chí Dũng triệt hạ Phạm Quý Ngọ (để không nhầm hai tên Dũng, nay gọi Dương Chí Dũng là Dũng Vinalines), vì như đã thưa, Phạm Quý Ngọ là tay chân của phe đảng quyền trong bộ công an,

mà lực lượng công an là một lực lượng đủ mạnh để lật ngược thế cờ nào đó mà NTD muốn thực hiện, do đó, phải lọai bỏ tay chân, tai mắt của đảng quyền trong lực lượng  công an để NTD và Trần Đại Quang nắm trọn vẹn lực lượng này.

Phạm Quý Ngọ chỉ mới bị Dũng Vinalines cáo giác trước tòa, phe đảng quyền bị yếu thế ngay.

Sinh mạng PQN chỉ là một ngòi nổ được phe chính quyền khai thác để khơi mào trận chiến,  tranh giành quyền lực giữa hai phe.

Phe đảng quyền vội vã chỉ thị cho Ủy Ban Nội Chính (UBNC) nhẩy vào cuộc điều tra nội vụ với hy vọng tìm kẽ hở cứu Phạm Quý Ngọ, do đó UBNC không cách chức PQN trong khi tiến hành điều tra!!! (đó là quyết định trái nguyên tắc điều tra một vụ án)

Cho dù Ủy Ban Nội Chính  đã bắt tay vào việc “điều hướng cuộc điều tra”, cuối cùng UBNC cũng đành phải tuyên bố vụ án Phạm Quý Ngọ sẽ chỉ điều tra đến PQN mà thôi!!! Tại sao vậy? (lại thêm một quyết định trái nguyên tắc điều tra )

Dư luận thắc mắc, ngay khi PQN chưa chết, UBNC đã tuyên bố chỉ điều tra đến PQN mà thôi, có nghĩa là những ai khác nữa, dù liên quan đến vụ án này đều coi như kẻ ngòai cuộc!!!, những kẻ liên can gần nhất trong vụ án Phạm Quý Ngọ phải kể đến Trương Mỹ Lan và Trần Đại Quang được đặt UBNC đặt ra ngòai cuộc, không bị bộ phận điều tra rờ tới thì Phạm Quý Ngọc đã chết??? (xin mở ngoặc để lưu ý vai trò Trương Mỹ Lan sẽ nói trong phần sau).

Nếu cuộc điều tra của UBNC tiến môt bước ngắn nữa thôi, Trần Đại Quang và Trương Mỹ Lan sẽ không thoát.

 Nhưng UBNC đã kịp thời dừng lại? hay bị bó tay phải dừng lại? thế lực nào áplực được UBNC bó tay trong vụ này?

LÝ DO NÀO VÀ AI QUYẾT ĐỊNH THỦ TIÊU PHẠM QUÝ NGỌ?

Phe đảng quyền, tức UBNC,  KHÔNG thể cách chức PQN khi tiến hành cuộc điều tra, vì làm như vậy, chẳng khác gì phe đảng quyền tự chặt tay chân mình, khi phe đảng quyền chưa cài cắm được người thay thế PQN trong bộ công an để bảo vệ quyền lực của phe đảng quyền. Đó là câu trả lời lý do tại sao UBNC không cách chức PQN trong tiến trình điều tra!!

Dù UBNC tuyên bố sẽ KHÔNG điều tra những gì liên can sau PQN, cũng chưa đủ để Trần Đại Quang  và những kẻ khác yên tâm (kẻ khác đó là những kẻ nằm trong và ngòai đảng, nằm trong và ngòai chính quyền).

Để bảo vệ mình và những kẻ khác đã cùng Trần Đại Quang (TĐQ)  liên can đến vụ án (?), TĐQ phải áp lực cả hai phe đảng quyền và chính quyến cho PQN “đi chỗ khác chơi”  mới đủ an tòan - có người bảo là cho PQN “đi bán muối” – (đó cũng là một gỉai thích cho lý do UBNC quyết định chỉ điểu tra đến PQN là chấm dứt, được giới nhận định Quốc Nội gọi là “vụ án tắm từ cổ trở xuống”)

 Đương nhiên phe chính quyền chấp thuận ngay “áp lực” của TĐQ để chặt tay chân đảng quyền, như vậy, phe đảng quyền  bị mất tay chân, tai mắt trong bộ công an  nếu khuất phục áp lực của TĐQ.

NHƯNG …. phe đảng quyền cũng không thể cưỡng lại áp lực của Trần Đại Quang, vì thực tế, chỉ cần 2 giờ đồng hồ, từ 2 giờ đêm đến 4 giờ sáng, Trần Đại Quang đủ sức (âm thầm) hốt hết mười bốn tên đầu sỏ trong Bộ Chính Trị, trong đó có cả Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Bá Thanh…v…v…

Như vậy, nguyên nhân đưa đến cái chết của Phạm Quý Ngọ chính vì sự yếu sức của phe đảng quyền, vì phe này không đủ mạnh để chống lại sức mạnh lực lượng công an của Trần Đại Quang để bảo vệ sinh mạng PQN, phe đảng quyền đành nuốt hận nhìn  tay em của mình bị thủ tiêu, như vậy rõ ràng PQN chết vì  phe đảng quyền  yếu thế trước phe chính quyền! nếu phe đảng quyền đủ mạnh, PQN không bất đắc kỳ tử như vậy được! cái chết của PQN cần thiết để duy trì sự hiện hữu (dù trong thế yếu) của phe đảng quyền trước áp lực của TĐQ.

Phe đảng quyền đành lui một bước để hy vọng trong những ngày tới, phe đảng quyền củng cố sức mạnh, tính nước cờ khác, kiểu “thua me, gỡ bài cào” mà thôi.

Phạm Quý Ngọ chết vì đứng kẹt giữa hai thế lực chính đang tranh giành quyền lực.

Tội của Phạm Quý Ngọ chỉ là tội tham nhũng và “tiết  lộ bí mật công vụ” chưa đáng gì để PQN phải tự tử, cũng chưa đáng gì để phải thủ tiêu PQN,  cho dù  người ta nâng lên đến tột đỉnh tội danh “làm lộ bí mật nhà nước”(thế mới biết, cái nhà nước CS nhiều bí mật quá) cũng chưa phải là tôi đáng chết…vì nó chỉ là tội hình sự không phải tôi danh như một gián điệp tiết lộ an ninh quốc gia cho phe địch…..

Nhưng Phạm Quý Ngọ phải chết vì PQN ngồi ghế Thứ Trưởng Công An, vì PQN là tay chân, là tai mắt của phe đảng quyền trong hàng ngũ chính quyền, sự hiện diện của PQN trong Bộ Công An sẽ cản trở kế hoạch “Phải thay đổi cơ chế” của NTD.

THẾ LỰC KIM TIỀN NGOÀI ĐẢNG

Trở lại với lời khai của Dũng Vinalines trước tòa về việc hối lộ Phạm Qúy Ngọ bằng tiền của Trương Mỹ Lan.

Dũng Vinalines khai trước toà rằng Dũng đã đem tiền của Trương Mỹ Lan hối lộ PQN, số tiền lên đến 1 triệu 5 trăm ngàn Mỹ Kim, để không làm khó dễ Trương Mỹ Lan là “đối tác” trong một vụ làm ăn lớn:”chuyển đổi công năng thương cảng Saigon”

Việc chuyển đổi thương cảng Saigon thuộc địa phận quận 4 được trang “Web Nguyễn Tấn Dũng.Org “cho biết như sau (trích):

“Theo tìm hiểu của chúng tôi, dự án chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn có tên gọi đầy đủ là “Đề án di dời cảng Sài Gòn ra Hiệp Phước và chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội (Q.4, TP.HCM). Đề án này của công ty THNN một thành viên Cảng Sài Gòn – Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam và do công ty này quy hoạch, đầu tư xây dựng, thực hiện theo quy định của Nhà nước và của TP.HCM.”

Nhưng mục đích sâu xa ẩn chứa trong vụ chuyển đổi thương cảng Saigon được trang “Web Nguyễn Tấn Dũng.Org” một lần nữa cho biết như sau (trích):

“Mục đích của việc di dời để đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa vận tải biển tại khu vực đồng thời bảo đảm điều kiện hoạt động ổn định và phát triển của cảng Hiệp Phước.

Theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 định hướng không gian kiến trúc khu vực bờ Tây sông Sài Gòn (trong đó có khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội của Cảng Sài Gòn), sau khi chuyển đổi công năng, khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội sẽ trở thành khu vực giáo dục, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, giải trí, khách sạn, khu dân cư, khu phức hợp ga tàu khách quốc tế, quảng trường, cây xanh, phố đi bộ…Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn.


Phối cảnh dự án Nhà Rồng - Khánh Hội. (Ảnh: TBKTSG)

Được biết, đây được coi là “khu đất vàng”, có vị trí đắc địa, nằm trong tầm ngắm của nhiều tập đoàn bất động sản. Việc bà Trương Mỹ Lan bỏ ra 20 tỉ đồng đưa cho ông Dương Chí Dũng cũng không nằm ngoài mục đích giành quyền sở hữu khu đất này.”

Với những dữ kiện tiết lộ trong trang “Nguyễn Tấn Dũng.Org” cho ta thấy bàn tay của Trương Mỹ Lan (TML) trong việc mượn Dũng Vinalines làm đường dây móc nối với các cấp thẩm quyền (trong đó có PQN và …..?) để y thị được quyền khai thác công trình béo bở này, chứng tỏ TML quyết tâm cướp cho được(bằng mọi giá) công trình to lớn này!

(Xin tạm ngưng nói về khả năng KIM TIỀN của TML, nếu quý vị muốn biết thêm về xuất thân và sự dầu có đến mức nào của nhân vật này, chỉ cần vào google đánh tên TRƯƠNG MỸ LAN, hoặc vào trang “web NGUYEN TAN DUNG.ORG”, Quý Vị sẽ có thêm nhiều tài liệu tham khảo)

Ở đây muốn nói đến tài năng của TML thoát thân trong vụ án hối lộ PQN, trong khi chính TML chủ mưu vụ hối lộ PQN và….?

- Tại sao TML không bị vác chiếu ra tòa sau lời khai của Dũng Vinalines?

- Tại sao báo chí LỀ ĐẢNG cũng bỏ qua tên TML trong một vài bài tường trình vụ án?


Trong bài “Đầu năm, đảng CSVN nằm đâu” có nói đến sự kiện, tòa án nhân dân Hànội quyết định tạm ngưng tiến hành vụ án “để chờ lệnh”!!!???

Đó chính là Tòa chờ kết quả mặc cả, điều đình, toa rập giữa hai thế lực chính quyền và đảng quyền khi đưa PQN lên bàn mổ!

Đó cũng là thời gian TML  “sắp xếp một cuộc đi đêm khác  với các anh nhớn “

    Điều rõ ràng nhất, chính Trương Mỹ Lan là kẻ chủ mưu trong vụ án hối lộ PQN, nhưng TML vẫn “bình chân như vại”, Ủy Ban Nội Chính, tòa án không nhắc gì đến tên Trương Mỹ Lan như sợ phạm húy vậy!

-         Trương Mỹ Lan là một người giỏi hay sức mạnh của thế lực KIM TIỀN mạnh hơn cả luật pháp của một đất nước?,

-          Kinh tế Việt Nam thời nay do thế lực nào khuynh loát?

 Câu trả lời, xin tùy thuộc nhận định của người đọc.


KẾT

Trở lại với thông điệp đầu năm của Nguyễn Tấn Dũng,

Nếu NTD thực tâm muốn thay đổi cơ chế hiện nay, nghĩa là xoá bỏ quyền lực độc tôn của đảngCSVN ghi trong điếu 4/ HP, thì, một trong những kế họach cần khẩn cấp thực hiện - khi đang chiếm thế thượng phong so với phe đảng quyền -:

Nguyễn Tấn Dũng PHẢI SẮP XẾP để Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, NẮM THÊM chức vụ “CHỦ TỊCH ỦY BAN QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG ĐẢNG” thì coi như NTD toàn thắng.

Dù sao thì “một giọt máu đào, cũng hơn ao nước lã”.

Trong đấu tranh chính trị “cờ đến tay ai,  nấy phất”,

Cơn cuồng phong chống đảng đã nổi lên rồi, ngọn cờ trong tay NTD phải nương vào cơn cuồng phong này cho nó vươn cao.

Đừng để mất thời cơ.
Sydney, ngày 1/3/2014.
Vũ Trọng Khải
(Việt báo)

Hoàng Văn Thanh - Tình đồng chí để đâu?

Rất nhiều các đoàn vào viếng Thượng tướng Phạm Quý Ngọ...
Tôi là một cán bộ ngành nội chính ở Hà Nội, hơn 20 năm trong ngành công an, nay đã chuyển ngành. Hôm nay xin mạo muội gửi đến các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư và bạn bè, thân hữu, những người quan tâm về một số điều mà dư luận đang xôn xao, bàn tán liên quan đến đám tang thượng tướng Phạm Quý Ngọ.
Đám tang thượng tướng Phạm Quý Ngọ đã diễn ra được vài ngày, nhưng dư âm của nó vẫn đang tác động đến mọi giai tầng của xã hội. Đi đâu mọi người cũng bàn tán, bình luận về đám tang thượng tướng Ngọ. Từ người xe ôm, cậu sinh viên ở quán trà đá ven đường đến công chức, nhân viên văn phòng trong quán bia hơi và cả doanh nghiệp, quan chức ở các nhà hàng đều bình luận, mổ xẻ, phân tích về đám tang thượng tướng Phạm Quý Ngọ. Gần như tất cả đều đánh giá Bộ Công an đã tổ chức lễ tang trang trọng, trang nghiêm và đầy đủ tình cảm, tình nghĩa của đồng chí, đồng đội. Các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an và công an ở bộ, địa phương đều đến viếng và dự lễ truy điệu. Nhiều đồng chí lãnh đạo Bộ Công an về dự lễ an táng tại Thái Bình. Gặp, trò truyện với nhiều đồng chí công an lão thành, các đồng chí đều khẳng định, lực lượng công an là như thế, trong công việc dù có bất đồng, thậm chí đập bàn với nhau do khác biệt quan điểm giải quyết công việc, nhưng khi có đồng chí hy sinh, từ trần, dù là hạ sỹ hay cấp tướng thì mọi người đều đến viếng, chia buồn theo đúng nghi lễ, đó là tình cảm đồng đội, đồng chí, chia sẻ với nhau khi hoạn nạn, khó khăn.
Dư luận cũng thắc mắc không hiểu vì sao mà không thấy hai người đứng đầu ngành Viện kiểm sát, Tòa án là đ/c Nguyễn Hòa Bình, Trương Hòa Bình đến viếng. Chẳng lẽ các đồng chí ấy bận đến mức không thể đến để chia tay vĩnh biệt một người từng là đồng đội, cùng trong Đảng ủy công an trung ương, cùng lã lãnh đạo Tổng cục cảnh sát, từng ăn cùng mâm với nhau… Đ/c Ngọ mới chỉ là người bị tố cáo, Đảng chưa kết luận, chưa kỷ luật, chưa bị khởi tố mà sao đối xử với nhau như vậy?! Giả sử đ/c Ngọ vi phạm thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhưng vẫn còn đó tình người, tình đồng đội, tình đồng chí chứ. Khi đ/c Ngọ còn sống, chắc chắn thường xuyên họp với đ/c Nguyễn Hòa Bình, Trương Hòa Bình và họ vẫn gọi nhau là đồng chí. Chẳng lẽ cái gọi là tình đồng chí, tình người cộng sản của hai đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Trương Hòa Bình lại như vậy ư?
Một số đồng chí lão thành còn nói rằng, trong suốt thời gian đ/c Ngọ lâm bệnh, cả hai đ/c Nguyễn Hòa Bình, Trương Hòa Bình đều không một lần vào thăm, đó là sự tha hóa, xuống cấp về đạo đức của người Việt Nam, đạo đức của người cộng sản. Nhiều đồng chí trong câu lạc bộ công an hưu trí bức xúc nói, trong cuộc đời công tác các đồng chí đã từng chỉ đạo khởi tố, bắt giam đồng đội vi phạm pháp luật, đó là chuyện bình thường, vi phạm pháp luật thì phải bị xử lý, không ai có thể làm khác được, nhưng họ vẫn đến trại giam thăm hỏi, động viên cải tạo tốt để sớm được trả tự do, vẫn đến gia đình để chia sẻ khó khăn, vì đó là cái tình người, tình đồng đội, đồng chí; ứng xử của cả hai đ/c Nguyễn Hòa Bình, Trương Hòa Bình là không thể chấp nhận được và cũng thật may họ không còn là cán bộ công an nữa.
Và cũng có ý kiến băn khoăn việc không thấy các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước đến viếng, gửi vòng hoa viếng. Giá như có thêm mấy vòng hoa thì trọn nghĩa, trọn tình, bởi nghĩa tử là nghĩa tận. Có người so sánh, Lê Hiếu Đằng ly khai, chống Đảng, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, nhưng khi mất nhiều đồng chí lãnh đạo là đồng đội cũ vẫn đến hoặc gửi vòng hoa đến viếng; vậy mà một Ủy viên trung ương Đảng, thượng tướng, thứ trưởng không đáng được như Lê Hiếu Đằng hay sao?
Vẫn biết là ma chê, cưới trách, nhưng qua đó cũng biết được tình nghĩa, tình người, nhân cách, đạo đức của một số người. Mà đức là gốc, cây có gốc mới phát triển được. Con người có đức mới thành Người; xã hội có đức mới trường tồn được./.
Hà Nội, 27 tháng 2 năm 2014
Hoàng Văn Thanh
Ba Đình – Hà Nội

Phải chăng đã nhận ra sai lầm tại Vũng Áng?

Cách đây hơn một năm, ngày 20/10/2013, báo Tuổi trẻ đăng bài “Tràn lan lao động Trung Quốc trái phép” (1), bài báo cho biết:
“Theo Đồn biên phòng Đèo Ngang (Hà Tĩnh), cuối tháng 9 và đầu tháng 10 có hơn 2.600 người nước ngoài làm việc ở Khu kinh tế Vũng Áng, trong số này có 1.526 người Trung Quốc. Nhưng Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng cho biết chỉ có hơn 1.100 người nước ngoài được cấp giấy phép lao động để làm việc tại khu kinh tế này. Điều đó chứng tỏ rằng việc quản lý lao động nước ngoài ở Khu kinh tế Vũng Áng đang “có vấn đề”.”.
Như thấy được nguy cơ về an ninh quốc gia có thể bị đe dọa ở vị trí rất xung yếu này, mới đây, ngày 21/02/2014, Bộ Quốc phòng đã quyết định về việc nâng cấp Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng thành Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng-Sơn Dương (2). Theo bài đăng trên báo VnEconomy thì:

“Đây là một trong 5 ban chỉ huy biên phòng cửa khẩu trong cả nước, một cấp tổ chức quan trọng hơn nhiều so với đồn biên phòng.

Thời gian gần đây, việc tập đoàn Formosa triển khai dự án một cách mạnh mẽ đã kéo theo việc có hàng ngàn cán bộ, công nhân ngoại quốc, chủ yếu là Đài Loan và Trung Quốc, tập trung tại khu vực khu kinh tế Vũng Áng, đưa tới lo lắng về việc hình thành một “phố ngoại quốc” ở Vũng Áng”.
clip_image001

Lễ ra mắt và công bố quyết định của Bộ Quốc phòng về việc nâng cấp Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng thành Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng-Sơn Dương.

Không còn nghi ngờ gì nữa, những thông tin về Trung Quốc hoạt động ở Khu Kinh tế (KKT) Vũng Áng mà báo chí và cộng đồng mạng đưa ra là rất đáng lo ngại.

Những nghi ngờ về việc Trung Quốc lập căn cứ quân sự tại Vũng Áng, có thể đưa ra đó là:

- Tập đoàn Tata Steel rút khỏi dự án thép 5 tỉ USD tại Vũng Áng (3).

Đây là một công ty con của Tập đoàn Tata (Ấn Độ. Theo bài báo trên được biết, Dự án tại Vũng Áng là dự án lớn nhất của công ty ở nước ngoài. Dự kiến công ty sẽ đầu tư khai thác mỏ sắt Thạch Khê và khu liên hợp luyện cán thép tại KKT Vũng Áng. Phải chăng Trung Quốc đã bằng mọi cách và đã đánh bật một tập đoàn của Ấn Độ ra khỏi khu vực này để tiện cho việc xây dựng các căn cứ bí mật trong KKT Vũng Áng?

- Tập đoàn Formosa là của Đài Loan, được biết đã bán lại 100% cổ phần tại Vũng Áng sang cho Trung Quốc. Tạo điều kiện để Trung Quốc thâu tóm toàn bộ ở khu vực này.

- Có nguồn thạo tin cho biết, từ nhiều năm trước, bạn Lào đã khẩn khoản xin ta cho đầu tư 100% tại Vũng Áng, từ nguồn tiền của một quốc gia thứ ba, nhưng bạn không cho biết là nước nào. Giới lãnh đạo bàn tính, nghe tham mưu nát nước, cuối cùng không chấp nhận.(4)

Rõ ràng, theo ý này, Trung Quốc muốn núp bóng Lào để nhảy vào đây, nhưng nay họ đã thực hiện được mục tiêu rất dễ dàng, bằng cách đánh bật tập đoàn Tata và Formosa như nói trên.

- Trung Quốc xây tường và nhà cao tầng dọc đường quốc lộ 1 từ Kỳ Anh đến Cẩm Xuyên hơn 20 km, chiếm hoàn toàn biển phía Đông đường Quốc lộ 1, để làm gì cũng không ai được biết (5).

Đây là một nội dung trong bài “Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Hà Tĩnh và Quảng Trị?”, đăng trên Bauxite Việt Nam, ngày 01/3/2014.

Chỉ với những suy luận và các thông tin có được từ khu Kinh tế Vũng Áng, ta có thể khẳng định: Trung Quốc đã có một mưu đồ rất rõ ràng tại vị trí đắc địa này. Nơi mà cách đây gần 500 năm về trước, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”.

Phải chăng, việc để Trung Quốc gần như độc chiếm toàn bộ các dự án tại KKT Vũng Áng, với diện tích trên 3.300 ha (diện tích đất liền là hơn 2.000 ha và diện tích mặt nước trên 1.200 ha), gấp 1,2 diện tích Ma Cao – Trung Quốc, với tổng mức đầu tư khoảng 20-30 tỷ đô la, thời gian đầu tư và khai thác dài hạn 20-70 năm (6); là một sai lầm, nên buộc Bộ Quốc phòng đã phải nâng cấp Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng thành Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng-Sơn Dương?

Trả lời câu hỏi trên đây, có lẽ chỉ có Tỉnh ủy Hà Tĩnh và Bộ Quôc phòng mới trả lời được chăng?
01.03.2014
Hoàng Mai
----------------------------
Bài tham khảo:
(2) Vì sao tăng hoạt động biên phòng cạnh siêu dự án Formosa? http://vneconomy.vn/20140221011013203P0C9920/vi-sao-tang-hoat-dong-bien-phong-canh-sieu-du-an-formosa.htm
(3) Tata Steel rút khỏi dự án thép 5 tỉ USD tại Vũng Áng http://vov.vn/Kinh-te/Doanh-nghiep/Tata-Steel-rut-khoi-du-an-thep-5-ti-USD-tai-Vung-Ang/309299.vov
(4) CHÉP SỬ VIỆT: Báo động Vũng Áng-Formosa: Hoành Sơn… thất đái, vạn đại vong thân https://nr-011.appspot.com/chepsuviet.com/2014/02/21/bao-dong-vung-ang-formosa-hoang-son-that-dai-van-dai-vong-than/
(5) Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Hà Tĩnh và Quảng Trị? http://boxitvn.blogspot.com/2014/02/trung-quoc-ang-co-am-muu-gi-o-ha-tinh.html
(6) Sai lầm nghiêm trọng của Ban Quản lí Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) http://www.baomoi.com/Sai-lam-nghiem-trong-cua-Ban-Quan-li-Khu-Kinh-te-Vung-Ang-Ha-Tinh/45/5763397.epi
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
 

Thư Khẩn Về Vụ Ông Trương Duy Nhất


  • Kính gửi: Ông Chánh án Toà Án Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng
Thưa ông, tôi là Phạm Ngọc Cương cùng những người ký tên sau đây là công dân Việt Nam và công dân Canada muốn trình bày với ông một việc như sau:
Sau khi được biết tin ông Trương Duy Nhất sẽ bị mang ra xét xử ngày 4 tháng 3 năm 2014 tôi đã gọi điện lên Đại Sứ Quán Việt Nam tại Ottawa- Canada với ba thắc mắc, đề nghị:
1- Ông Trương Duy Nhất sẽ được xử kín hay xử công khai?
2- Nếu là xử kín, tức là chỉ những người có giấy của toà mới được tham dự thì đề nghị cấp giấy mời cho tôi và ông Nguyễn Tiến Lộc (người đã mời ông Trương Duy Nhất sang thăm Canada năm 2010) và một số người khác về tham dự phiên toà với tư cách là bạn của ông Trương Duy Nhất muốn ủng hộ ông Trương Duy Nhất về mặt tinh thần tại toà; và là những công dân muốn quan sát xem các cơ quan tư pháp của chính quyền Việt Nam thực thi luật pháp với công dân của mình ra sao.
3- Chúng tôi đề nghị bên Việt Nam cho phép một luật sư chuyên về nhân quyền của Liên Hợp Quốc tham gia vào quá trình tố tụng tại toà.
Cán bộ Đại Sứ Quán có giải thích với tôi là cần xin ý kiến của Hà Nội rồi sẽ cho tôi câu trả lời. Chiều 1/3/2014 tôi được báo là phiên toà xử ông Trương Duy Nhất là việc có tính chất nội bộ của Việt Nam, không có yếu tố nước ngoài nên không cần thiết để luật sư nước ngoài tham gia. Cần có giấy mời để tham gia phiên toà nhưng vì thời gian gấp rút nên lần này chưa kịp sắp xếp để chúng tôi vào bên trong tham dự. Cả lần nhận điện thoại của tôi cũng như lần gọi điện trả lời, ông Vũ Trần Phương đều có thái độ rất lịch sự và chân tình. Tôi cảm ơn ông Phương và theo lời khuyên của ông Phương tôi viết thư khẩn này gửi tới ông.
Thưa ông Chánh án,
Là những người Việt Nam ở nước ngoài theo cách nghĩ của bên Việt Nam thì chúng tôi dễ có cái nhìn thiên lệch về Việt Nam và thiếu thực tế.
Tuy nhiên có một thực tế khác là chỉ khi đã trèo lên mặt hố rồi thì thường nhiều người sẽ cảm được rõ hơn kinh nghiệm mình vừa trải qua, cái hố mình vừa thoát ra sâu hay nông, trong hay đục.
Đọc Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân Dân Tối Cao về ông Trương Duy Nhất chúng tôi muốn tham khảo với ông một số ý kiến như sau:
1-Trong có mấy năm mà ông Trương Duy Nhất đã đăng tải cả ngàn bài viết nghiêm túc (chủ yếu do ông Nhất viết) trên website và blog của ông chứng tỏ ông Nhất có năng lực dồi dào trong việc nhìn ra vấn đề, góp ý và phản biện. Lãnh đạo và chính quyền lý ra phải biết thể hiện cái năng lực biết đối thoại và cầu thị, tiếp thu và cộng tác chứ không phải chỉ là bảo lưu cái “Tôi” bằng mọi giá như đe doạ, bắt giữ, kết tội và bỏ tù.
2- Cáo trạng thể hiện đậm nét nếp tư duy đối đầu quyết liệt giữa chính quyền, người lãnh đạo và công dân. Tôi hy vọng rằng ông sẽ giúp sửa bản cáo trạng sai trái này bằng cách cho các căn cứ tranh luận được mang ra toà tranh tụng một cách khách quan và công khai như chuẩn mực tối thiểu của tư pháp nhân loại văn minh hôm nay. Như vậy ông sẽ giúp thay đổi tư duy tư pháp Việt Nam, giúp cho tinh thần thượng tôn công lý và đối thoại vượt qua sự thao túng của áp đặt và đối đầu. Giúp cho các phiên toà Việt Nam không còn bị coi là giả tạo với các án bỏ túi.
3- Cáo trạng thể hiện rõ sự sợ hãi của nhà cầm quyền trước sức nóng của tự do ngôn luận. Nhà cầm quyền nếu căm ghét và khiếp sợ đến phải ra tay giam cầm một ngòi bút thì làm sao có nổi năng lực trị được thù trong (lợi ích nhóm và tham nhũng) và giặc ngoài đang hoành hành. Làm sao lòng dân có thể tin được là chế độ đó, lãnh đạo đó sẽ có đủ minh tâm và đảm lược kiến tạo ra cuộc sống no ấm cho quảng đại quần chúng trong tương lai gần cũng như vỗ bàn đàng hoàng phân định, xác quyết được lợi ích chính đáng của Việt Nam với quốc tế và khu vực.
4- Tiếng nói của ông Trương Duy Nhất theo cáo trạng không hề lạc lõng mà lại có lượng truy cập và phản hồi lớn. Phải hiểu như vậy là ông Nhất đang thở cùng nhịp với đông đảo quần chúng nhân dân.
Uy tín của các cá nhân và tổ chức sẽ sụp đổ trước nhất nếu chỉ được xây dựng như toà lâu đài cát tức bằng những lời tụng ca nhảm nhí. Nhà cầm quyền sáng suốt lý ra phải tuyên công ông chứ không phải buộc tội vì ông đã tự nguyện làm một việc không lương là quả cảm đo lường, bắt mạch cảm ứng xã hội với chính sách để lãnh đạo thức thời biết sớm điều chỉnh. Một người có tư duy độc lập, nặng lòng với thời cuộc, luôn trăn trở với sự phát triển chung của đất nước là cái mà Việt Nam cần trao huy chương chứ không phải là cáo trạng.
5- Nước có độc lập, dân có tự do thì mới kiến tạo ra hạnh phúc. Quyền tự do ngôn luận, một quyền cơ bản của nhân quyền chính là cứu cánh cho sự phát triển của các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc nhỏ và nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng giàu về tài nguyên con người như Việt Nam hôm nay. Ông Trương Duy Nhất chỉ tâm huyết thực thi trọn vẹn lòng yêu Tổ Quốc, quyền con người, quyền công dân của mình. Cách qui tội ông theo bản cáo trạng mới là sự phạm tội nghiêm trọng, thực sự gây nguy hại cho sự phát triển của toàn xã hội trong ngắn, trung cũng như dài hạn.
Cuối cùng tôi khẩn thiết trông chờ ông sáng suốt thực thi công lý, để phiên toà xét xử ông Trương Duy Nhất hôm 4/3/2014 tới là điểm son của ngành tư pháp Việt Nam. Để thế giới không tiếp tục qui kết chính quyền Việt Nam là luôn chà đạp ngay chính các luật lệ mà mình tự đề ra. Để Việt Nam hôm nay xứng đáng với truyền thống văn hiến của cha ông, không thể bị nhìn tiếp như một học sinh cá biệt và chậm tiến trong lớp học về quyền con người của nhân loại.
Xin chuyển tới ông lời chào trân trọng!
Canada 1/3/2014
Xin gửi kèm ông theo lá thư này là danh sách những người ký tên ủng hộ:
Loc Tien Nguyen, Editor-Chief
The Vietnamese Magazin & society
VANCOUVER, BC, CANADA
778- 452-0288778- 452-0288
Thu Hai Irick
4875 Union St
Burnaby, BC, Canada
604-297-0788604-297-0788
Phạm Ngọc Cương
2901 Queen St E.
Brampton ON, Canada L6T OC7
416-893-6288416-893-6288
Phạm Phương Lan
77 City Centre Dr
Mississauga ON, Canada L5B 1M5
416-890-9973416-890-9973
(Quê choa)

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ là cổ đông tại nhiều ngân hàng?

(GDVN) - Trong phần kê khai tài sản, ông Ngô Văn Khánh – Phó Tổng TTCP là cổ đông có cổ phiếu ở Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Nam Á, Ngân hàng Đông Á,...

Ngày 21/2/2014, bài vết trên Báo Người cao tuổi phản ánh về khối tài sản khổng lồ của ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã thu hút sự chú ý của nhiều người.

Sự việc vẫn còn đang "nóng hổi" thì mới đây, Báo Người cao tuổi tiếp tục đưa thêm thông tin khác không kém phần “đình đám” về ông Truyền và ông Ngô Văn Khánh – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ.

Bổ nhiệm "vội vàng" hàng loạt cán bộ?

Theo Người cao tuổi, trước lúc ông Truyền về hưu, chỉ tính từ tháng 3/2011 đến ngày 3/8/2011, ông Trần Văn Truyền đã ký bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp Cục, Vụ tại cơ quan Thanh tra Chính phủ. Ngày 3/8/2011, ngày mà Chính phủ khoá XIII ra mắt và ông Huỳnh Phong Tranh được bầu làm Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Truyền đã cấp tập ký tới hơn 20 quyết định bổ nhiệm cán bộ.

Đặc biệt, riêng trong ngày 3/8/2011, ông ký bổ nhiệm 3 hàm Vụ trưởng và hàm Phó Vụ trưởng ở Văn phòng; 3 hàm Cục phó và 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng của Cục 3 (Cục Thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo khu vực miền Nam); 1 hàm Vụ trưởng và 1 hàm Vụ phó ở Cục 1 (Cục Thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo khu vực miền Bắc); 1 hàm Cục phó ở Cục 2 (Cục Thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo khu vực miền Trung); 1 hàm Phó Vụ trưởng Vụ 1 (Vụ Kinh tế ngành); 1 hàm Phó Vụ trưởng Vụ 2 (Vụ Kinh tế Tổng hợp, Tài chính – ngân hàng); 1 hàm Vụ trưởng Vụ Pháp chế; 1 hàm Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế; 1 hàm Vụ phó Vụ Đơn thư... Ngoài ra, ông còn bổ nhiệm một loạt lãnh đạo tại Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra, Trường cán bộ Thanh tra, Trung tâm thông tin, Vụ Tổ chức cán bộ...

Đáng chú ý, trong số những cán bộ được ông ký bổ nhiệm, có nhiều cán bộ không nằm trong diện quy hoạch, năng lực, trình độ chuyên môn kém. Và để cho đúng “quy trình bổ nhiệm cán bộ”, ngay trong ngày 3/8/2011, ông Truyền đã ký Quyết định số 2100/QĐ-TTCP về việc bổ xung quy hoạch cán bộ. Sai phạm của ông Truyền trong công tác cán bộ là rất rõ ràng bởi theo Điều 15, Nghị định 178/2007/NĐ-CP thì cấp Cục, Vụ, đơn vị trực thuộc Bộ cấp phó không được vượt quá 3 người. Trong khi đó, nhiều Cục, Vụ của Thanh tra Chính phủ, cấp phó có tới 4 – 6 người.

Trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam chiều ngày 2/3, Nhà báo Kim Quốc Hoa, Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi khẳng định, Người cao tuổi có đầy đủ bằng chứng về những bổ nhiệm "vội vàng" của ông Truyền. Ngoài ra ông Hoa còn cho PV biết thêm về thông tin ông Ngô Văn Khánh, Phó Tổng thanh tra Chính phủ đã kê khai tài sản như thế nào?

Tài sản của ông Ngô Văn Khánh, Phó Tổng TTCP?

Theo Người cao tuổi, trong quy hoạch công tác cán bộ của TTCP, năm 2011 ông Ngô Văn Khánh, Vụ trưởng Vụ II được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm là Phó Tổng TTCP (QĐ số 1983/QĐ-TTg ngày 8/11/2011). Để làm thủ tục theo quy trình bổ nhiệm, ông Ngô Văn Khánh phải kê khai tài sản và ông đã kê khai như sau:

Về bất động sản: – Có 2 nhà gồm: Nhà thứ nhất ở số 7/49/192 Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội diện tích 114m2 đất, xây 5 tầng và nhà thứ 2 ở số 9/49/192 (cùng địa chỉ trên) diện tích 248m2 xây 5 tầng.
Một trong hai ngôi nhà của ông Khánh tại đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội

- Có 1.800m2 đất ở dự án Mê Linh (gần đền Hai Bà Trưng, giá đất thời điểm hiện nay 10 – 15 triệu đồng/m2 – PV).

- Về tài chính: Là cổ đông có cổ phiếu (CP) ở Ngân hàng Quân đội: 104.000 CP; Ngân hàng Nam Á: 27.900 CP; Ngân hàng Đông Á: 18.500 CP; Ngân hàng Liên Việt: 200.000 CP; Xi-măng Công Thanh: 100.000 CP; Công ty CP Thiết bị Bưu điện: 50.000 CP; Trái phiếu 425 triệu đồng; tiền gửi tại Ngân hàng VIB: 7.180.000.000 đồng.

Cũng trong cuộc trao đổi với PV, ông Kim Quốc Hoa cho biết, đến thời điểm này Người cao tuổi chưa nhận được bất kỳ thông tin phản hồi nào từ phía ông Truyền trong cả hai việc là “tài sản khủng” và “bổ nhiệm cán bộ”.

Thêm nữa, ông Hoa cũng khẳng định, phía Thanh tra Chính phủ chưa hề có công văn hay thông tin nào để trả lời sau phản ánh của báo.

Trước đó trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 28-2, ông Nguyễn Quốc Bảo - Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre xác nhận, Tỉnh ủy vừa có văn bản gửi Văn phòng Trung ương Đảng báo cáo tình hình xung quanh dư luận tài sản của ông Trần Văn Truyền, nguyên tổng Thanh tra Chính phủ được đăng trên một số tờ báo thời gian gần đây.

Đồng thời xin ý kiến chỉ đạo từ trung ương để ổn định dư luận ở địa phương.
 

Vì sao dân Trung Quốc “phát cuồng” và đổ tiền mua gỗ sưa?

Ở Trung Quốc có rất nhiều đại gia sẵn sàng trả tiền tỷ để được sở hữu cây gỗ sưa, loại cây "đắt hơn vàng". Vì sao loài cây này lại có giá trị lớn đến như vậy? Nhiều người tin rằng gỗ sưa có tác dụng đặc biệt dù các nghiên cứu khoa học chưa thể chứng minh điều này... 
Gỗ sưa, "báu vật" của các vua chúa
Cây gỗ Sưa đỏ có tên khoa học là Dalbergia Tonkinensis Prain. Ở Việt Nam cây sưa đỏ còn gọi là cây Huỳnh đàn đỏ, Trắc thối hay cây Huê mộc vàng, còn ở Trung Quốc cây sưa đỏ được gọi là cây Hoàng hoa lê Hải Nam vì cây mọc chủ yếu ở Hải Nam.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:




Theo một số sách cổ như “Bác vật yếu lãm” và “Bản mục thập di” cho biết, gỗ sưa của người Giao Chỉ (tức vùng đất thuộc Việt Nam ngày nay) là loại gỗ tốt nhất. Người xưa thường chế tác gỗ sưa đỏ để làm ngai vàng, đồ dùng hàng ngày, bàn ghế cũng như giường tủ cho các vua chúa cũng như những gia đình thuộc giới quý tộc.
Gỗ sưa được dùng ở Trung Quốc từ thời Đường, và sau được ưa chuộng rộng rãi vào thời Minh và Thanh. Từ lâu người Trung Quốc đã xem gỗ sưa là một trong bốn loại gỗ quí nhất, gồm Tử đàn, Hoàng hoa lê, Kê sí và Thiết lực. Ngoài vàng bạc châu báu thì các nước chư hầu của phong kiến Trung Quốc xưa ở phía nam thường cống nạp cho triều đình loại gỗ quí này.

Khúc gỗ sưa được trục vớt ở Quảng Bình đã nhiều phần mục nát
Khúc gỗ sưa được trục vớt ở Quảng Bình đã nhiều phần mục nát
Gỗ sưa là vị thuốc quý chữa "bách bệnh"?
Một số sách của Trung Quốc như “Trung dược đại từ điển” và “Bản thảo cương mục” đều xem gỗ sưa đỏ có những công dụng y tế nhất định như cầm máu, giảm đau, chống huyết áp, bệnh đường ruột, nhuận khí, chứa bễnh tim và hoạt huyết. Một bài viết có tiêu đề “Vì sao cây Hoàng hoa lê Hải Nam đắt hơn vàng?” đăng trên trang Hualimu.net ngày 23.6.2011 giải thích, cây gỗ sưa đắt đỏ vì người Trung Quốc quan niệm nó có công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Họ cho rằng, có gỗ sưa mà gối đầu thì không khác gì thuốc được truyền trực tiếp vào người.
Tuy nhiên, gỗ sưa chỉ được đề cập là một loại có công dụng như thảo dược khi phối hợp với các loại dược liệu khác mới có tác dụng nhưng lại không thấy sách nào mô tả cách chế biến gỗ sưa thành thuốc hay chứng minh trong gỗ sưa có chất nào ích lợi thảo dược.
Thế nhưng, theo Tiến sĩ Đoàn Văn Thu, Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam khi trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ vào năm 2012 cho biết, cả phía các chuyên gia Việt Nam và Trung Quốc đều không tìm ra lí do tại sao gỗ sưa đắt đến như vậy đồng thời cũng không phát hiện ra giá trị thảo dược nào trong loại gỗ này.
Gỗ sưa dùng để ướp xác, trừ tà?
Hiện nay, gỗ sưa đỏ được nhiều người truyền tai nhau là một loại hương liệu được người Trung Quốc từ xưa dùng để ướp xác giới quý tộc, đồng thời có thể làm khí cụ trừ tà đuổi ma và trấn yểm. Mặc dù vậy, hiện nay chưa có thông tin nào xác nhận đã tìm thấy xác ướp được ướp bằng hương liệu từ gỗ sưa.
Riêng ở Việt Nam, việc dùng gỗ làm chất ướp xác trong các ngôi mộ cổ được khai quật đến nay lại xác định là cây Hoàng đàn rủ, còn gọi là Ngọc am hay San Mộc và có tên khoa học là Cupressus funebris chứ không phải gỗ sưa đỏ. Một số chuyên gia cho rằng, gỗ sưa có thể không dùng làm hương liệu trong ướp xác như đồn đại vì loại gỗ này không phải là loại tiết ra tinh dầu thơm.
Gỗ sưa đỏ có độ bền hạng nhất?
Nhiều người vẫn tin rằng, gỗ sưa đỏ thuộc hàng đầu bảng trong các loại gỗ quí, vượt trội cả lim, gụ, táu và sến. Nó có độ bền chắc, mùi hương thơm lâu dù bị ngâm nước nhiều năm vẫn không hề bị thấm nước hay mục nát.
Nhưng theo nghiên cứu của giới khoa học Việt Nam, cây sưa chỉ đứng ở nhóm gỗ 2, độ chịu lực không bằng nhóm gỗ 1 là lim, gụ. Thạc sỹ Đỗ Văn Bản, Trưởng phòng Tài nguyên thực vật thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết trên trang Vtc.vn ngày 15.5.2012, tuy gỗ sưa đỏ thuộc loại gỗ đẹp nhưng vẫn đứng sau gỗ trắc. Người dân coi là loại gỗ thơm nhưng không được ưa chuộng như gỗ giáng hương.
Gỗ sưa Trung Quốc đắt hơn gỗ sưa Việt Nam
Gỗ sưa ở Việt Nam hiện nay chủ yếu bán cho các thương lái Trung Quốc. Theo các chuyên gia Trung Quốc, do có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên giữa Việt Nam với đảo Hải Nam Trung Quốc nên cây sưa ở Việt Nam có đặc điểm gần gũi với cây sưa Hải Nam. Song một số người tin rằng, gỗ sưa Việt Nam không bằng sưa Hải Nam.

Đồ gỗ sưa Trung Quốc đắt giá
Đồ gỗ sưa Trung Quốc đắt giá
Nếu trước đây vào những thập niên 70 của thế kỷ XX, giá gỗ sưa ở Trung Quốc rất rẻ thì đến những năm 2007-2008 khi loại gỗ này trở nên hiếm và các cây mới thì vẫn còn non nên giá gỗ sưa đắt đỏ hơn bao giờ hết. Mặc dù vậy, đó chủ yếu là những cổ vật gỗ sưa được thiết kế theo phong cách nhà Minh hay Thanh. Trang Hualimu.net tiết lộ, để mua một chiếc tủ làm bằng gỗ sưa chân vuông cũ cần khoảng 5 triệu nhân dân tệ. Tờ Xinhuanet cho hay, một chiếc ghế gập làm từ thời nhà Thanh cũng có giá 4,8 triệu nhân dân tệ (khoảng 14 tỉ đồng).
Tuy nhiên, hiện nay những đồ gỗ sưa ở Trung Quốc hầu hết đều xuất xứ từ sưa Việt Nam. Theo một số đại gia buôn gỗ ở làng Đồng Kỵ, Bắc Ninh tiết lộ, giá gỗ sưa thường đắt đỏ vì người Trung Quốc thường tung tin mua gỗ sưa về vì mục đích tâm linh huyền bí và chữa bệnh. Họ thổi giá lên cao rồi có thể sẽ bí mật chuyển gỗ ngược trở lại bán cho người Việt Nam!
Văn Biên (tổng hợp)
(Dân Việt)

Lập hội: quyền con người, tự nhiên, chính đáng


Hiến pháp năm 2013 đã có một chương ghi đủ các “quyền con người” nhưng thực hiện các quyền này là “do pháp luật quy định”. Nếu pháp luật không quy định hoặc pháp luật có quy định nhưng các cơ quan nhà nước không thực hiện thì những “quyền con người” ghi trong hiến pháp chỉ là thứ dối trá, mị dân. Các nhà nước độc tài đã, đang và sẽ sử dụng pháp luật với thủ đoạn như vậy để tiếp tục lần khất, khước từ quyền con người.

Trong những năm gần đây, quyền con người ở Việt Nam có thay đổi tiến bộ nhưng còn xa mới đáp ứng được nhu cầu của người dân. Đó là việc chính quyền đã phải thừa nhận hoặc không thể ngăn cản được một số quyền con người cơ bản như: quyền về sở hữu, quyền kinh doanh, quyền cư trú, đi lại, khiếu nại, tố cáo; quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin, hội họp, tự do tín ngưỡng, tôn giáo…Các quyền này được thực hiện không phải là mong muốn của chính quyền mà là do yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, do đòi hỏi của người dân, khoa học công nghệ, internet và áp lực hội nhập luật chơi quốc tế. Nhà nước đã khiên cưỡng chống lại các nhu cầu về quyền con người cho đến khi không nứu, giữ được thì phải buông.

Công văn số 599/BNV –TCPCP, ngày 28/02/2014 của Bộ Nội vụ vừa qua không chấp nhận về việc đề nghị Thành lập Hội Dân oan Việt Nam, thể hiện rõ bản chất của thể chế toàn trị đối với các quyền con người nói chung và quyền lập hội nói riêng kể cả các quyền đó được ghi trong hiến pháp. Để chủ động giành lấy quyền con người một cách chủ động và hiệu quả, việc lập hội là tất yếu. Thành lập hội sẽ trở thành thực tế khi nhà nước không còn phương cách nào khác để khước từ nó.

Nếu chỉ xin phép nhà nước cho lập hội thì sẽ không bao giờ làm được. Bản thân việc thành lập hội không vi phạm bất cứ điều khoản pháp luật nào, vấn đề là hội đó có những hành vi vi phạm pháp luật hay không? Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành không có “tội lập hội”. Nhưng những người tham gia thành lập hội cần phải đối mặt với một thực tế là để duy trì chế độ toàn trị chính quyền sẽ không từ một thủ đoạn nào để ngăn cản người dân muốn đòi “quyền con người” tự nhiên, chính đáng.

Quyền con người sẽ không thành hiện thực nếu không có hội. Lập hội là việc phải làm đầu tiên để thực hiện các quyền con người. Cần tiến hành song song: vừa hình thành trên thực tế và vừa đấu tranh trên mặt trận pháp lý.

Hà nội, ngày 2 tháng 3 năm 2014
Minh Trí
  (Diễn Đàn Sinh Viên Việt Nam) 

Hoàng Đức Doanh - Cán cân đo niềm tin



Cán cân đo niềm tin

Thôi rồi, đánh mất niềm tin,
Coi như là hết, kêu xin làm gì ?
Đường đời nhiều lắm lối đi,
Nhiều phương hành xử, đôi khi sai lầm.
Lục tìm trong cõi lương tâm
Người người ngóng đợi âm thầm niềm tin.
Những bài thuyết giáo đã in
Nhân dân là chủ như xin khoan hồng.
Nói nhiều mà vẫn như không,
Kháp nơi đất nước rắn rồng Dân oan.
Văn giang kéo đến cả đoàn,
Kiên giang thì khác hoàn toàn, vì xa
Vườn hoa, hè phố lê la
Đêm sương, ngày nắng xót xa thân gày.
Đơn kêu oan khuất càng dày,
Niềm tin đội nón ngày ngày ra đi.
Thông tư, Nghị định làm chi
Hô hào, Thông điệp khác gì mị dân.
Oan khiên với kiếp trầm luân,
Mãi tìm hạnh phúc mà lần chẳng ra.
Lúc nào cũng thấy ngợi ca,
Niềm tin Công sản đang đà... vân vân.
Dân oan là cái cán cân,
Niêm tin còn, mất... Khỏi cần nói ra !

Ngày 03/3/2014
Hoàng Đức Doanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét