Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Trung Quốc có thể học tiền lệ của Nga? - Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm: Nên hay không?

Trung Quốc có thể học tiền lệ của Nga?

Tiền lệ của Nga đưa quân vào Ukraine có thể gợi ý cho Trung Quốc có hành động quân sự tương tự ở nước ngoài hay không?
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
PGS. TS Hoàng Ngọc Giao
PGS Hoàng Ngọc Giao quan ngại tiền lệ của Nga bị Trung Quốc sao chép sử dụng ở nước ngoài và Đông Nam Á.
Nếu lập luận đưa quân đội của Nga vào bán đảo Crimea của Nga để bảo vệ kiều dân Nga được chấp nhận, thì sẽ rất khó bác lý khi một cường quốc khác, chẳng hạn như Trung Quốc, sử dụng chiêu thức tương tự để can thiệp ra nước ngoài nhằm 'bảo vệ lợi ích' của Trung Quốc và 'bảo vệ an ninh' cho cư dân, kiều dân Trung Quốc ở nước ngoài, theo PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, nguyên Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ.
Hôm 03/3/2014, chuyên gia luật quốc tế nói với BBC từ Hà Nội:
"Trước hết phải nói rằng hành vi của nước Nga, mà cụ thể của Tổng thống Putin, theo tôi là một hành vi mang tính chất vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là vi phạm nguyên tắc về tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.
"Cái thứ hai là vi phạm một nguyên tắc rất quan trọng của luật quốc tế, đó là không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Trên thực tế thì nước Nga đang sử dụng vũ lực để chống lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukaine...,
"Các quy tắc ứng xử hiện nay mà luật pháp quốc tế, đặc biệt Hiến chương Liên Hiệp Quốc đã nêu rõ rồi, cho nên anh không thể nào vin vào cớ bảo vệ kiều dân để đưa quân vào được, nếu mà nói như vậy thì thế giới này rất là loạn, các nhà cầm quyền nào mà ứng xử như ông Putin hiện nay thì thế giới thành ra loạn,
"Nếu nói như vậy thì Trung Quốc vẫn có thể lợi dụng cái chuyện là người dân của họ ở Việt Nam một khi xảy ra chuyện gì, họ cũng lấy cớ và họ đưa quân vào Việt Nam, điều đó thì sẽ thành loạn mất, cho nên lý lẽ đó theo tôi hoàn toàn không có căn cứ pháp luật và hoàn toàn không thuyết phục đối với nhân dân thế giới, đây chỉ là một cái cớ thôi."

'Biện pháp rà soát'

"Cứ làm nghiêm những cái đang quy định hiện nay, ví dụ vấn đề dự án. Việc đầu tư vào dự án và đưa người lao động vào làm việc trong các dự án, người nước ngoài, thì chỉ được phép đưa các chuyên gia kỹ thuật mà Việt Nam không có, không được đưa lao động phổ thông"
Nhà nghiên cứu luật học nhân dịp này đưa ra khuyến nghị hai nhóm giải pháp lớn để rà soát lại chính sách với cư dân nước ngoài nhập cư và làm ăn ở Việt Nam.
Ông nói: "Theo tôi cứ làm nghiêm những cái đang quy định hiện nay, ví dụ vấn đề dự án. Việc đầu tư vào dự án và đưa người lao động vào làm việc trong các dự án, người nước ngoài, thì chỉ được phép đưa các chuyên gia kỹ thuật mà Việt Nam không có, không được đưa lao động phổ thông,
"Riêng việc này thôi chúng ta thấy rõ là ở các dự án Trung Quốc, nó đã bị vi phạm nghiêm trọng, tại sao không kiếm soát được?
"Và điểm nữa là anh quy hoạch những vùng về an ninh quốc phòng, những vùng nào nhạy cảm về an ninh quốc phòng là không chấp nhận cho các dự án nước ngoài, nếu như không đáp ứng những tiêu chí về an ninh quốc phòng."
Nhà nghiên cứu khẳng định rằng xử lý những vấn đề này "hoàn toàn" nằm trong tầm tay của chính quyền Việt Nam.
"Cái đó với tư cách là nhà cầm quyền, (Việt Nam) hoàn toàn có thể làm được, hoàn toàn xử lý được, không có gì là không làm được cả, nhưng hiện nay, cái chính là có làm hay không," ông Giao nói với BBC.

 Đất Quảng Trị tràn ngập người Trung Quốc - HRW đò...

Ấy thế mà:

 Báo chí VN ủng hộ Nga về Ukraine?

Phóng sự ảnh của Quân đội nhân dân cho thấy người dân Crimea bảo vệ tượng Lenin

Các báo chí chính thống ở Việt Nam do chính quyền quản lý đã có những bài bình luận và phân tích thể hiện sự ủng hộ Nga và chỉ trích người biểu tình Ukraine trong cuộc khủng hoảng hiện nay.

Trong lần trả lời báo chí mới nhất hôm 2/3, ông Lê Hải Bình, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Việt Nam, vẫn chưa có phản ứng về việc Nga đưa quân vào Crimea mà chỉ trả lời về vụ tấn công bằng dao ở Côn Minh, Trung Quốc.

Chính giới ở Việt Nam lâu nay vẫn e ngại những cuộc biểu tình của quần chúng, nhất là khi biểu tình đưa đến kết quả là các nhân vật cao cấp bị phế truất như trường hợp Tổng thống Viktor Yanukovych ở Ukraine.

Báo chí chính thống Việt Nam cũng không nói nhấn mạnh chuyện Nga đưa quân vào Crimea thuộc Ukraine, điều mà dư luận châu Âu lo ngại sẽ tạo tiền lệ xấu cho một nước lớn nhân danh bảo vệ kiều dân của mình để hành quân sang lãnh thổ láng giềng.

Nga đã từng đồng ý năm 1994 là 'bảo toàn lãnh thổ cho Ukraine' theo một thỏa thuận để Kiev chuyển cho Moscow các đầu đạn hạt nhân.

Một số báo Việt Nam còn không nói rõ Crimea thuộc Ukraine mà chỉ gọi chung chung là 'Cộng hòa tự trị Crimea'.

‘Lý do hợp pháp’

Cho đến giờ sau khi Hội đồng Liên bang Nga đã bỏ phiếu cho phép Tổng thống Vladimir Putin đưa quân vào khu tự trị Crimea của Ukraine, các tờ báo Đảng vẫn chưa có bình luận gì về vấn đề này.

Trong khi đó, các hành động quân sự trước đây của Mỹ và đồng minh tại các nước như Iraq, Afghanistan hay Libya đều bị truyền thông chính thống Việt Nam lên án là ‘xâm lược’.




Bài học từ các cuộc ‘cách mạng sắc màu’ cho thấy, việc lật đổ chính phủ thông qua biểu tình bạo lực thường dẫn đến hậu quả là tranh giành quyền lực và lợi ích ngay trong nội bộ phe đối lập, đẩy đất nước lún sâu vào bất ổn chính trị."

Báo Nhân dân
Còn đối với việc Nga đưa quân vào Ukraine, báo chí Việt Nam đã đưa nhiều tin tức theo các cơ quan truyền thông của Nga như Itar-Tass, RIA-Novosti, Inter-fax, Đài Tiếng nói nước Nga hay kênh truyền hình RT – tức cơ quan thể hiện quan điểm của chính quyền Nga.

Báo Công an Nhân dân hôm 3/3 chạy tựa ‘Nga nêu lý do hợp pháp đưa quân vào Crimea’.

Bài báo này dẫn lời Tổng thống Putin nói với người đồng cấp Obama của Mỹ trong cuộc điện đàm trực tiếp rằng ‘nước Nga có quyền bảo vệ lợi ích của người dân Nga và những người nói tiếng Nga’ và ‘Nga sẽ hành động trong khuôn khổ luật pháp cho phép’.

Trang mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga nói ‘Nga không bao giờ có ý định xâm phạm chủ quyền Ukraine’.

Trang này cũng dẫn lời Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev viết trên tài khoản Facebook của ông rằng giới lãnh đạo hiện nay ở Ukraine ‘đã tiếm quyền bất hợp pháp’.

Trong các bản tin vào thứ Hai ngày 3/3, bên cạnh đưa tin về phản ứng của Ukraine và các nước phương Tây về việc Nga đưa quân vào Crimea, Thông tấn xã Việt Nam còn chạy các tít như: ‘Hơn 3.000 binh sỹ Ukraine tuyên thệ trung thành với Ukraine’, ‘Thêm 4 quan chức quân đội, an ninh Ukraine quay giáo’, ‘Nga không muốn xảy ra chiến tranh với Ukraine’...

Trang mạng của Đài Tiếng nói Việt Nam hôm 3/3 chạy tiêu đề ‘Hàng vạn người tuần hành ủng hộ Nga đưa quân sang Ukraine’.

Chính quyền Việt Nam nhìn cuộc biểu tình của người dân Ukraine với ánh mắt lo ngại

Bản tin này dẫn nguồn từ kênh truyền hình Russia One của Nga cho biết ‘những chiếc xe buýt chở hàng ngàn người tị nạn Ukraine đang tiến về biên giới với Nga nhằm thoát khỏi đất nước đang chìm sâu vào khủng hoảng này’.

Trang mạng của Quân đội Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Quốc phòng, hôm 3/3 chạy phóng sự ảnh về tình hình Crimea trước nguy cơ chiến tranh.

Những bức ảnh của tờ báo này cho thấy ‘lực lượng tự vệ Crimea’ đang sẵn sàng chiến đấu và nhận được những tình cảm của người dân Crimea trong khi nhiều người dân ở đây treo cờ Nga.

Ngoài ra còn có ảnh người dân canh gác tượng Lenin với tuyên bố ‘sẽ bảo vệ tới khi nào không thể đứng được mới thôi’.

‘Tương lai bất ổn’

Tờ Một Thế Giới hôm 3/3 chạy tiêu đề ‘Trừng phạt Nga: Sự ảo tưởng của nước Mỹ!’.

Tờ báo này dẫn lời ông Alexei Pushkov, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Nga, nói rằng ‘Mỹ và phương Tây sẽ không bao giờ cô lập được Nga trên trường quốc tế’.

Ông này cũng được dẫn lời giải thích là: “Không có bất kỳ một quốc gia nào khác trên thế giới trừ 28 thành viên Nato lên tiếng đòi cô lập nước Nga.”

Ông Pushkov nói thêm là ‘đại đa số các quốc gia khác trên thế giới, bao gồm những nước lớn như Ấn Độ, Trung Quốc’ không có phản ứng gì trước hành động của Nga.

Riêng tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, đến nay vẫn chưa có bình luận về gì về hành động Nga đưa quân đội vào nước láng giềng.

Ông Yanukovych từng sang thăm hữu nghị Việt Nam
Tuy nhiên, trước đó họ đã có bài xã luận hôm 27/2 sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych bị Quốc hội Ukraine phế truất dưới tiêu đề ‘Tương lai bất ổn’.

Bài xã luận này nhận định những diễn biến vừa qua tại Kiev là ‘làn sóng biểu tình bạo lực được sự hậu thuẫn của phương Tây’.

“Nhìn lại quá khứ, kịch bản thông qua biểu tình bạo động để xóa sổ một chính phủ hợp pháp được phần lớn người dân bầu ra luôn là phương án được phương Tây hậu thuẫn khi muốn thao túng chính trường các nước trong không gian hậu Soviet,” bài xã luận viết.

Theo tờ Nhân Dân thì những biến động chính trị ở Ukraine ‘chỉ mang lại lợi ích cho các cá nhân của lực lượng đối lập, chứ không phải mang lại lợi ích cho người dân’.

“Bài học từ các cuộc ‘cách mạng sắc màu’ cho thấy, việc lật đổ chính phủ thông qua biểu tình bạo lực thường dẫn đến hậu quả là tranh giành quyền lực và lợi ích ngay trong nội bộ phe đối lập, đẩy đất nước lún sâu vào bất ổn chính trị.”

“Thêm một cuộc ‘Cách mạng Campuchia’ nữa, chưa biết khi nào Ukraine mới ổn định và trở lại quỹ đạo hòa bình, phát triển,” tờ báo này nhận định.
(BBC)

'Tiền lệ nguy hiểm của Nga ở Ukraine'

Đây là thời cơ cực kỳ thuận lợi cho TQ có thể giở những con bài tương tự và tôi nghĩ cả những hành động can thiệp quân sự một cách chớp nhoáng cũng có thể xảy ra. Cho nên tôi nghĩ về phía VN và các nước Đông Nam Á cần phải hết sức cảnh giác toàn bộ các hành xử của TQ ở Biển Đông"

TSKH Lương Văn Kế

Hành động can thiệp của Nga ở Ukraine bị cho là tiền lệ xấu, nguy hiểm.

Hành động can thiệp quân sự vào Ukraine của Nga là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và đặt ra một tiền lệ 'xấu và nguy hiểm', theo ý kiến một số nhà bình luận từ Việt Nam.

Nếu lập luận đưa quân đội của Nga vào bán đảo Crimea của Nga để bảo vệ kiều dân Nga được chấp nhận, thì sẽ rất khó bác lý khi một cường quốc khác, chẳng hạn như Trung Quốc, sử dụng chiêu thức tương tự để can thiệp ra nước ngoài nhằm 'bảo vệ lợi ích' của Trung Quốc và 'bảo vệ an ninh' cho cư dân, kiều dân Trung Quốc ở nước ngoài, theo tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, nguyên Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ.

Hôm 03/3/2014, chuyên gia luật quốc tế nói với BBC từ Hà Nội:

"Trước hết phải nói rằng hành vi của nước Nga, mà cụ thể của Tổng thống Putin, theo tôi là một hành vi mang tính chất vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là vi phạm nguyên tắc về tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.

"Cái thứ hai là vi phạm một nguyên tắc rất quan trọng của luật quốc tế, đó là không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Trên thực tế thì nước Nga đang sử dụng vũ lực để chống lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukaine..."

"Các quy tắc ứng xử hiện nay mà luật pháp quốc tế, đặc biệt Hiến chương Liên Hiệp Quốc đã nêu rõ rồi, cho nên anh không thể nào vin vào cớ bảo vệ kiều dân để đưa quân vào được, nếu mà nói như vậy thì thế giới này rất là loạn, các nhà cầm quyền nào mà ứng xử như ông Putin hiện nay thì thế giới thành ra loạn,




Nếu nói như vậy thì Trung Quốc vẫn có thể lợi dụng cái chuyện là người dân của họ ở Việt Nam một khi xảy ra chuyện gì, họ cũng lấy cớ và họ đưa quân vào Việt Nam, điều đó thì sẽ thành loạn mất, cho nên lý lẽ đó theo tôi hoàn toàn không có căn cứ pháp luật và hoàn toàn không thuyết phục"

PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao
"Nếu nói như vậy thì Trung Quốc vẫn có thể lợi dụng cái chuyện là người dân của họ ở Việt Nam một khi xảy ra chuyện gì, họ cũng lấy cớ và họ đưa quân vào Việt Nam, điều đó thì sẽ thành loạn mất, cho nên lý lẽ đó theo tôi hoàn toàn không có căn cứ pháp luật và hoàn toàn không thuyết phục đối với nhân dân thế giới, đây chỉ là một cái cớ thôi."

Ông Hoàng Ngọc Giao cũng phân tích, vào năm 1979, Trung Quốc đã "lấy cớ chính phủ Việt Nam bạc đãi Hoa Kiều để tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam", và các quốc gia có tư tưởng bành trướng, "coi thường các quốc gia nhỏ thường hay sử dụng cái cớ này".

'Cảnh giác trên Biển Đông'

Hôm 02/3, Tiến sỹ Lương Văn Kế, Chủ nhiệm Bộ môn Quốc tế học từ Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định với BBC hành động quân sự của Nga ở Ukraine có thể là một "tiền lệ xấu, cực kỳ nguy hiểm".

Bấm vào để nghe bài tường thuật
Dẫn chứng khả năng tiền lệ này bị một cường quốc khác như Trung Quốc sao chép và tranh thủ áp dụng chẳng hạn như trên khu vực Biển Đông với nhiều tranh chấp, nhà nghiên cứu Châu Âu học và Khu vực học nói:

"Đấy là một tiền lệ cực kỳ nguy hiểm, khi mà các cường quốc có sức mạnh cứng, vượt trội, và sống ở bên cạnh các nước láng giềng nhỏ yếu hơn, mà lại có kiều dân thực sự cũng như kiều dân giả tưởng, ví dụ như người đánh cá, ví dụ như người đi hàng hải trên vùng biển được coi là bị đe dọa, mà vùng đó lại trên đường biển quốc tế, đường hàng hải quốc tế, nhưng lại nằm trong lãnh thổ của một nước khác chẳng hạn,

"Thì rất có thể tiền lệ này sẽ làm cho Trung Quốc sẽ bắt chước cái đó, đặc biệt với số lượng người Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc ở Bắc Kinh đã từng coi người Hoa là đội quân thứ năm, đây là cách nói kinh điển chứ không hẳn như vậy, nhưng cái chuyện nhân danh để bảo vệ kiều dân của mình để can thiệp quân sự, đây là một tiền lệ rất nguy hiểm.

"Người Nga hiện nay rất có thể tạo ra một chứng cớ nào đó và tôi nghĩ người Trung Quốc sẽ không bỏ qua động thái này, và có thể là một tiền lệ xấu, và chúng ta (Việt Nam) rất cảnh giác, tôi cũng nghĩ rằng hiện nay vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, vấn đề khác ở Đông Nam Á, dưới tác động của Trung Quốc, có rất nhiều cái kịch tính và rất nguy hiểm,





Đây là thời cơ cực kỳ thuận lợi cho TQ có thể giở những con bài tương tự và tôi nghĩ cả những hành động can thiệp quân sự một cách chớp nhoáng cũng có thể xảy ra. Cho nên tôi nghĩ về phía VN và các nước Đông Nam Á cần phải hết sức cảnh giác toàn bộ các hành xử của TQ ở Biển Đông"

TSKH Lương Văn Kế
Ông Kế cho rằng không nên loại trừ khả năng Trung Quốc tận dụng tình hình dư luận quốc tế đang bị thu hút mạnh sự chú ý vào tình hình cuộc xung đột và khủng hoảng chính trị ở Ukraine, tiến hành một hành động nào đó phục vụ ý đồ từ lâu của Bắc Kinh.

Nhà nghiên cứu nói:

"Tôi nghĩ là trong lúc mà nước Nga, láng giềng khổng lồ của Trung Quốc ở phía Bắc và phương Tây và Mỹ đang dính vào cuộc tranh chấp ở Ukraine, thì rất có thể người ta không chú tâm đến xung đột Biển Đông, tranh cãi Biển Đông, và tôi nghĩ là ngay trong thời gian trước mắt thôi, người Việt Nam chúng ta phải cảnh giác như thế nào, các nước Đông Nam Á xung quanh Biển Đông phải cảnh giác như thế nào, khi mà nước Mỹ một lần nữa đang chú mục một lần nữa vào Đông Âu.

"Tôi nghĩ đây là thời cơ cực kỳ thuận lợi cho Trung Quốc có thể giở những con bài tương tự và tôi nghĩ cả những hành động can thiệp quân sự một cách chớp nhoáng cũng có thể xảy ra. Cho nên tôi nghĩ về phía Việt Nam và các nước Đông Nam Á cần phải hết sức cảnh giác toàn bộ các hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông."

'Lo ngại an ninh, quốc phòng'

Hôm thứ Hai, ông Hoàng Ngọc Giao, người hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển, nói với BBC chính phủ Việt Nam cần phải có những động thái rõ ràng xem xét lại cơ chế, chính sách nhập cư và di dân đối với người nước ngoài, trong đó có công dân Trung Quốc vào Việt Nam.

Bấm vào để nghe bài tường thuật
Trước hết ông bày tỏ quan ngại về một số diễn biến mà ông cho là bất thường khi theo dõi quá trình nhập cư, di dân và xuất khẩu lao động, dự án kinh tế của người nước ngoài, trong đó có Trung Quốc vào các địa phương tại Việt Nam.

Nhà nghiên cứu luật học nói: "Theo tôi về mặt luật pháp, về mặt chính sách, rõ ràng chúng ta khó tìm thấy những điểm gọi là điểm khuyết trong việc chúng ta bỏ ngỏ chính sách cho người nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc lũng đoạn kinh tế và xã hội Việt Nam, nhưng trên thực tế, rõ ràng chúng ta thấy Trung Quốc đang lũng đoạn kinh tế Việt Nam, kể cả lũng đoạn xã hội,

"Tôi nói ví dụ như trường hợp thương lái Trung Quốc thường xuyên đưa ra những chiêu nào là mua móng trâu, móng bò và gần đây là mua mầm hạt giống của cây thảo mộc, rồi một loạt những hành vi có tính chất phá hoại nền kinh tế, báo chí vẫn đưa, rất nhiều năm nay, nhưng rõ ràng là không có ai xử lý được việc này cả,

"Ví dụ thứ hai, dưới danh nghĩa các dự án, họ vào Vũng Áng, rồi họ mua lại những dự án lớn ví dụ như của Đài Loan, hoặc là ở Hà Tĩnh, rồi một số nơi khác nữa, ở Bình Dương v.v..., họ lập thành những vùng dự án, và họ xây dựng cả những khu gần như người Việt không được vào."





Rất nhiều người Việt Nam đang rất lo lắng cho tình hình an ninh của VN trước dòng di cư, cũng như là người Trung Quốc đến định cư ở những vùng miền ở VN, đặc biệt ở những vùng có tính chất chiến lược về an ninh quốc phòng như ở Tây Nguyên, ở Miền Trung, như ở Hà Tĩnh, Đà Nẵng v.v..."

PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao
Theo ông Giao, điều này không thể nói là Chính phủ Việt Nam không biết được, nhưng ông đặt ra câu hỏi là tại sao Chính phủ không có các động thái xử lý, trong khi theo ông chính quyền các cấp phải trả lời câu hỏi này.

Ông đặt vấn đề: "Tôi nói bây giờ các loại thương lái của các nước châu Âu, Hoa Kỳ mà đến Việt Nam, chỉ cần xuất hiện ở một địa phương nào đó thôi là đã phát hiện ra ngay và nếu không có giấy phép thì lập tức bị hỏi han ngay,

"Nhưng trong khi đó người Trung Quốc dường như là rất thoải mái vào Việt Nam và có thể lũng đoạn về mọi mặt về kinh tế cũng như tất cả các mặt khác."

"Ở đây không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người Việt Nam đang rất lo lắng cho việc tình hình an ninh của Việt Nam trước dòng di cư, cũng như là người Trung Quốc đến định cư ở những vùng miền ở Việt Nam, đặc biệt ở những vùng có tính chất chiến lược về an ninh quốc phòng như ở Tây Nguyên, như ở Miền Trung, như ở Hà Tĩnh, như ở Đà Nẵng..."

'Biện pháp ứng phó'

Nhà nghiên cứu luật học nhân dịp này đưa ra khuyến nghị hai nhóm giải pháp lớn để rà soát lại chính sách với cư dân nước ngoài nhập cư và làm ăn ở Việt Nam.

Quân đội Trung Quốc liên tục được tăng cường sức mạnh trong thời gian gần đây.
Ông Giao nói:

"Theo tôi cứ làm nghiêm những cái đang quy định hiện nay, ví dụ vấn đề dự án. Việc đầu tư vào dự án và đưa người lao động vào làm việc trong các dự án, người nước ngoài, thì chỉ được phép đưa các chuyên gia kỹ thuật mà Việt Nam không có, không được đưa lao động phổ thông,

"Riêng việc này thôi chúng ta thấy rõ là ở các dự án Trung Quốc, nó đã bị vi phạm nghiêm trọng, tại sao không kiếm soát được?

"Và điểm nữa là anh quy hoạch những vùng về an ninh quốc phòng, những vùng nào nhạy cảm về an ninh quốc phòng là không chấp nhận cho các dự án nước ngoài, nếu như không đáp ứng những tiêu chí về an ninh quốc phòng."

Nhà nghiên cứu khẳng định rằng xử lý những vấn đề này "hoàn toàn" nằm trong tầm tay của chính quyền Việt Nam.

"Cái đó với tư cách là nhà cầm quyền, (Việt Nam) hoàn toàn có thể làm được, hoàn toàn xử lý được, không có gì là không làm được cả, nhưng hiện nay, cái chính là có làm hay không," ông Hoàng Ngọc Giao nói với BBC.
(BBC)

Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm: Nên hay không?

000_Hkg9235693-305.jpg
Biểu tượng Quốc gia Việt Nam bên ngoài Phủ chủ tịch tại Hà Nội, ảnh chụp ngày 21 tháng 11 năm 2013.
AFP PHOTO

Sao cho có ích?

Việc Quốc hội tạm dừng việc bỏ phiếu tín nhiệm theo thông báo số 149 ngày 20/12/2013 của Bộ Chính trị, Đảng CSVN là việc làm vi hiến. Trên thực tế việc bỏ phiếu tín nhiệm là việc làm hình thức không hiệu quả. Quốc hội nên làm gì và làm như thế nào để việc bỏ phiếu tín nhiệm có ích thực sự?

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa quyết định sẽ tạm dừng việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu và phê chuẩn ở kỳ họp tháng 5.2014, để chờ một phương án mới hiệu quả hơn.

Việc Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đã diễn ra khoảng 1 năm trở lại đây và đã có nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau. Có ý kiến cho rằng với cách làm như cũ chỉ mang tình hình thức cần phải sửa đổi, nếu không thì nên bỏ và bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến đánh giá cao việc làm này.
Cách hay nhất của việc bỏ phiếu tín nhiệm chỉ tiến hành trong Đảng CSVN mà thôi, tức là bỏ phiếu trong Ban Chấp hành TW để lấy tín nhiệm của Bộ Chính trị mỗi năm một lần. -TS Nguyễn Quang A
Theo báo chí trong nước cho biết, phát biểu trước Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh việc dừng việc bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội dựa trên thông báo số 149 ngày 20.12.2013 của Bộ Chính trị Đảng CSVN là trái với nghị quyết của Quốc hội. Đồng thời Quốc hội cũng sẽ có các biện pháp giải quyết cụ thể trong kỳ họp tới. Dư luận xã hội cũng cho rằng đây là sự vi phạm Hiến pháp, trong đó có quy định rõ Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất.

Khi được hỏi về việc Quốc hội tạm dừng việc bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. TS. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện phản biện IDS cho rằng, việc bỏ phiếu tín nhiệm với các quan chức là việc làm cần thiết và ông nhận thấy 2 luồng ý kiến khác nhau của dư luận hiện nay về vấn đề này đều có lý. Việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh dân bầu, theo TS. Nguyễn Quang A nên chỉ hạn chế ở mức các quan chức của cơ quan hành pháp, còn các chức danh ở cơ quan lập pháp là điều không cần thiết.

Các ý kiến cho rằng cần tạm dừng lại để sửa đổi cách thức lấy tín nhiệm ở 3 mức như hiện tại là đúng, vì đó là việc làm hoàn toàn hình thức nên bỏ. Theo TS. Nguyễn Quang A việc lấy phiếu tín nhiệm các quan chức nên chỉ làm trong nội bộ Đảng thông qua kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương mỗi năm một lần. Trao đổi với chúng tôi, TS. Nguyễn Quang A nói:

000_Hkg9116355-305.jpg
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Việt Nam khóa 13 hôm 21 tháng 10 năm 2013 tại Hà Nội.
“Họ chỉ làm cho ra vẻ dân chủ mà thôi, nếu như thế theo tôi Quốc hội không cần bỏ phiếu tín nhiệm ai cả. Bởi vì Đảng đã quyết định ông này thôi chức, ông kia thôi chức thì Quốc hội cũng phải làm theo như thế thôi. Cho nên cách hay nhất của việc bỏ phiếu tín nhiệm chỉ tiến hành trong Đảng CSVN mà thôi, tức là bỏ phiếu trong Ban Chấp hành TW để lấy tín nhiệm của Bộ Chính trị mỗi năm một lần. Đấy là cách tốt nhất trong tình trạng không bình thường của Việt nam”

Từ Hà nội, GS. TS. Nguyễn Minh Thuyết cựu ĐBQH, nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên của Quốc hội cho rằng: việc Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm vừa qua được dư luận đánh giá cao, người dân đồng tình ủng hộ, tuy rằng nó còn có những bất cập. Việc sẽ dừng hay không dừng việc này phải do Quốc hội quyết định trong kỳ họp tới, cho dù ông biết việc này Quốc hội chắc chắn cũng sẽ thông qua.
Tránh né sự thật

Tuy nhiên GS. TS. Nguyễn Minh Thuyết đánh giá việc dừng việc bỏ phiếu tín nhiệm này là hành động đáng tiếc, đồng thời ông cũng đặt câu hỏi nếu cho rằng việc bỏ phiếu tín nhiệm có những bất cập thì sao trong hơn một năm qua UB Thường vụ Quốc hội không trình Quốc hội các phương án, biện pháp sửa đổi cho phù hợp? Và tại sao không ấn định cụ thể thời gian dừng việc này đến khi nào?

Trao đổi với chúng tôi, GS. TS. Nguyễn Minh Thuyết cho biết:

“Việc lấy phiếu tín nhiệm là sự cảnh báo đối với các đại biểu được Quốc hội bầu và phê chuẩn, để làm sao cho những người này làm việc tốt hơn. Thế nhưng đến bây giờ mình lại dừng công việc đó thì có thể gây thất vọng cho nhiều người. Đặc biệt tôi phải nhấn mạnh rằng việc này đã được quy định trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội quy định rằng khi có một cơ quan của Quốc hội hoặc 20% đại biểu Quốc hội trở lên đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm đối với một chức danh nào đó, thì Quốc hội sẽ phải thảo luận để bỏ phiếu tính nhiệm.”
Chỉ khi nào họ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm theo cách mà tất cả các quốc gia trên thế giới vẫn làm thì khi đó mới là hoàn toàn đúng.  -LS Nguyễn Văn Đài
LS. Nguyễn Văn Đài nhận xét rằng, việc bỏ phiếu tín nhiệm ở ba mức độ như hiện nay không giống như thông lệ, vì thế đã không nhận được sự ủng hộ của người dân và một số đại biểu Quốc hội. Vì lý do tránh né sự thật. Mặt khác việc bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội là một việc làm hoàn toàn mang tính hình thức, vì thực tế ở Việt nam Quốc hội không có chút quyền lực nào và chỉ là cơ quan thi hành, tất cả quyền lực đều nằm trong tay của Đảng. Theo LS. Nguyễn Văn Đài nếu việc bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội không được sửa đổi thì nên bỏ, vì tính hình thức của việc này sẽ gây nên sự mất lòng tin của người dân.

Từ Hà nội, trao đổi với chúng tôi, LS Nguyễn Văn Đài cho rằng:

“Việc lấy phiếu tín nhiệm như phương pháp hiện nay nó đã trở thành cái trò lố bịch, cho nên họ bỏ đi là một việc làm đúng đắn. Chỉ khi nào họ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm theo cách mà tất cả các quốc gia trên thế giới vẫn làm thì khi đó mới là hoàn toàn đúng.”

Việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do dân bầu là hình thức thể hiện quyền giám sát của người dân một cách gián tiếp, bằng cách thông qua các đại biểu Quốc hội . Tuy nhiên còn có nhiều cách để người dân có thể đánh giá một cách trực tiếp thông qua việc điều tra thăm dò dư luận xã hội của các tổ chức có uy tín hoặc phương tiện báo chí.

Khi được hỏi nguyên nhân vì sao chính quyền Việt nam không tạo điều kiện cho người dân trực tiếp giám sát và đánh giá tín nhiệm đối với các quan chức dưới các hình thức khác nhau. Theo TS. Nguyễn Quang A, nếu cho đó là do lỗi của thể chế chính trị chỉ là một phần, còn một phần nữa quan trọng là do người dân còn sợ, chưa biết tự phát huy quyền làm chủ theo như quy định của Hiến pháp. Trao đổi với chúng tôi, TS. Nguyễn Quang A nhận xét:

“Tôi nghĩ đấy là do căn bệnh ung thư của một chế độ độc đảng như Việt nam hiện nay, là không có dân chủ, không có tự do báo chí và quyền con người không được tôn trọng. Đó là những cái quyền, như quyền của ông Trương Duy Nhất đã làm là hoàn toàn trong cái quyền của ông ấy. Nhưng ta người ta vu cho ông ấy cái tội mà ngày xưa các ông Vua gọi là khi quân.”

Một nhà nước của dân do dân và vì dân thì bắt buộc phải tôn trọng quyền lựa chọn, giám sát của nhân dân để làm cơ sở điều chỉnh quyền lực của nhà nước. Quyền lựa chọn cho mình một chính phủ với những chính sách kinh tế xã hội tốt nhất của người dân, đáp ứng được nguyện vọng của đa số dân chúng chính là một động lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của nhà nước xã hội.
Anh Vũ, thông tín viên RFA 
2014-03-03 

Dư luận trước phiên xử Blogger Trương Duy Nhất


tdn-305.jpg
Blogger Truơng Duy Nhất, ảnh chụp trước đây.
File photo
Vài giờ đồng hồ nữa, phiên xử nhà báo, blogger Trương Duy Nhất, sẽ diễn ra tại Đà Nẵng. Ông Nhất bị nhà nước Việt Nam truy tố về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ, chiếu theo điều 258 của Bộ Luật Hình Sự.

Hôm qua tổ chức tranh đấu cho nhân quyền Human Rights Watch đã lên tiếng kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho ông, đồng thời gọi việc đưa ông ra xét xử chỉ là một việc làm vô ích của chính phủ Việt Nam, nhằm bịt miệng cộng đồng blogger và những người cất tiếng bày tỏ quan điểm khác với đảng và nhà nước, đồng thời chứng tỏ nhà cầm quyền Việt Nam quyết tâm thực hiên chính sách đàn áp, nhắm vào những người lên tiếng chỉ trích đảng và nhà nước theo đường lối ôn hòa.

Human Rights Watch còn kêu gọi các quốc gia và những tổ chức tài trợ cho Việt Nam phải có phản ứng trước việc chính quyền Hà Nội tiếp tục bỏ tù người dân.

Trước phiên xử vài giờ, chúng tôi đã hỏi chuyện một số người quan tâm đến vụ án. Blogger Mẹ Nấm hiện đang có mặt tại Đà Nẵng để tham dự phiên tòa được cơ quan công quyền cho là công khai, cho chúng tôi biết:

“Thật ra tôi không có hy vọng một bản án nhẹ dành cho blogger Trương Duy Nhất, vì nhà cầm quyền sẽ thấy là như vậy những bloggers khác sẽ trong vào đó và không sợ hãi nữa, cho nên nói hy vọng thì không có hy vọng. Nhưng tôi vẫn đến phiên tòa xử Trương Duy Nhất, vì đây là ví dụ rõ ràng nhất cho thấy rằng cái quyền tự do ngôn luận của một blogger có tồn tại hay không! Và nếu nó không tồn tại thì phải làm gì để đòi được cái quyền đó. Tôi là một người đã từng bị bắt vì điều luật 258, tôi thấy rằng tôi sẽ phải ủng hộ ông Trương Duy Nhất bằng cách đến chứng kiến và có các hành động tiếp theo.”

Một công dân khác ở thành phố Đà Nẵng là kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh thì rất không hài lòng về sự vận hành của nền tư pháp Việt Nam qua vụ án này. Anh nói:

“Phiên tòa này cũng giống như bao phiên tòa khác mà nhiều người hay nói là phiên tòa bỏ túi. Còn cái chuyện kết tội bao nhiêu thì có lẽ kịch bản này chỉ vài người ở trên cao người ta biết thôi. Vâng kết quả thì không lường trước được vì chuẩn mực luật pháp không được đảm bảo ở Việt Nam. Nếu những chuẩn mực này được bảo đảm thì không thể kết tội anh Nhất được. Còn bây giờ người ta đã tạm giam ông chín mười tháng rồi và có cả bản cáo trạng để ngày mai đọc. Nếu mà có trí tuệ bình thường thì mình cho đó là vớ vẫn, nhưng người ta vẫn đem ông ra xử được thì tức là không có chuẩn mực luật pháp ở đây. Kết quả phiên tòa không theo chuẩn mực nên không đoán trước được.”
Thật ra tôi không có hy vọng một bản án nhẹ dành cho blogger Trương Duy Nhất, vì nhà cầm quyền sẽ thấy là như vậy những bloggers khác sẽ trong vào đó và không sợ hãi nữa.
-Blogger Mẹ Nấm
Một công dân Đà Nẵng khác là bạn Khúc Thừa Sơn thì lại có hy vọng hơn:

“Đối với em thì em vẫn hy vọng, một người còn trẻ như em thì lúc nào cũng hy vọng. Vì tuổi trẻ tụi em rất nhạy cảm với trào lưu dân chủ trên thế giới. Tuy nhiên với phiên tòa này cũng như bao phiên tòa khác, với một chính quyền mà nói là công khai mà lại xét xử kín đáo lén lút thì… bội tín với nhân dân, bội tín với chính lời nói của mình, thì chẳng mấy ai hy vọng việc tốt đẹp xảy ra. Tuy nhiên em vẫn hy vọng là sẽ có bản án trùng với số ngày mà anh Nhất bị giam từ khi bị bắt đến giờ.”

Một người trong giới luật sư là luật sư Hà Huy Sơn thì cho biết:

“Quan điểm của tôi về phiên tòa này đã được tôi trình bài trong một bài viết trên Facebook của tôi. Tôi cho rằng nó cũng gống như phiên tòa về điều 88 thôi. Tức là người ta cũng sẽ chẳng công bố những chứng cớ, những tài liệu theo như điều 214 của bộ luật tố tụng hình sự của Việt Nam qui định. Người ta sẽ kết thúc phiên tòa ngắn thôi, có thể là trong buổi sáng hay trong ngày theo cái dự định của người ta thôi. Chứ không đưa ra chứng cứ để mà tranh luận. Dự đoán của tôi là như vậy.”

Một người ở xa trong Vũng Tàu, không theo dõi chi tiết vụ án này là dịch giả Phạm Nguyên Trường thì cho biết,

“Tôi chưa nghĩ nhưng tôi cho là chẳng có hy vọng gì cả, họ đã bắt thì họ sẽ ra án bắt anh ấy đi tù chừng độ vài ba năm. Cũng giống như những phiên tòa khác, mà có thể người ta còn làm nghiêm khác hơn. Tối đa là bảy năm thì tôi nghĩ người ta có thể kết án anh Trương Duy Nhất hai ba năm tù.”

Một người quan sát từ xa hơn nữa là một bạn đọc của đài RFA từ Cộng Hòa Czech dù không thích trang blog Một góc nhìn khác của ông Trương Duy Nhất trước khi ông bị bắt nhưng cũng bất bình trước phiên tòa này:

“Tôi không theo dõi lắm. Trước đây thì cách viết của ông ấy không hợp với tôi nên tôi cũng không theo dõi. Nhưng nói chung thì việc ông ấy viết là cái quyền của ông ấy. Mà như thế thì rõ ràng là vi phạm cái quyền tự do ngôn luận của người ta. Tôi cũng không biết gì hơn nhưng cũng mong là xử nó nhè nhẹ để ông ấy sớm ra.”

Đây là ý kiến của nhiều khán thính giả và độc giả gần xa trước phiên tòa xử ông Trương Duy Nhất trong vài giờ nữa. Kính Hòa thu nhận từ Washington DC.
 
Kính Hòa, phóng viên RFA 
2014-03-03  

Kiến nghị của Luật sư Trần Vũ Hải

Basam

Tài liệu này do gia đình ông Trương Duy Nhất gửi đến và đề nghị đăng theo yêu cầu của ông muốn công bố các tài liệu công khai liên quan đến vụ án ngày 4/3/2014.

PTDC0028
PTDC0029
PTDC0030
PTDC0031
PTDC0032
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét