Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Lượm lặt - CSVN Cần Phải Suy Nghĩ - Những thông điệp từ Ukraina

NÓNG!:  NHÂN NGÀY BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG, TRUNG CỘNG TẤN CÔNG NGƯ DÂN VN (ANTV/Tễu).
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hồ Quang Lợi: ‘Không né tránh, đùn đẩy chuyện nhạy cảm’ (VNN). “Một lần nữa Trưởng Ban Tuyên giáo Hà Nội chỉ ra nhiệm vụ của cán bộ trong ngành: Kịp thời đấu tranh, phản bác luận điệu vu khống, xuyên tạc và các hoạt động chống phá chế độ, tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân cảnh giác, chủ động phòng chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của kẻ địch, trong bối cảnh “đấu tranh tư tưởng ngày càng gay gắt, phức tạp”, có các loại hình tuyên truyền phù hợp với trình độ, nhu cầu của từng đối tượng, góp phần làm thất bại âm mưu gây mất ổn định chính trị, trật tự xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây kích động của các thế lực thù địch.”
NATO đề nghị triển khai quan sát viên quốc tế tại Ukraine (VOV). - Thủ tướng Nga cảnh cáo chính phủ mới ở Kiev (TTXVN). - Thủ tướng Nga cảnh báo Ukraine có thể phải đổ máu (TP). - Ukraine vội vã chuyển giao tàu đổ bộ cho Trung Quốc (TP). - Nga – Trung đồng quan điểm về vấn đề Ukraine (VOV). - Trực thăng vũ trang Mi-35M Nga bay ùn ùn ở Eo biển Kerch gần Crimea (GDVN). - Chiến tranh thế giới và bài học không thể nào quên (TTXVN). - Ngày mai, John Kerry đến Ukraine có mang theo quân đội Mỹ? (Soha). - Ukraina định đóng cửa biên giới với Nga (LĐ). - Mỹ thừa nhận Nga đã “kiểm soát hoàn toàn Crimea” (MTG). - Ukraina tăng cường lực lượng trước các động thái của Nga (LĐ). - Ukraine: Phương Tây không thể can thiệp quân sự (KP). -
Tình hình ở Ucraine: “Ai hành động trước sẽ lĩnh hậu quả” (GDVN).
Không mơ hồ trước kiến nghị “quân đội chỉ bảo vệ Tổ quốc”  -(QĐND)
Trung Quốc nói gì về việc “dụ” Philippines rút đơn kiện?   -(PT)  – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc – ông Tần Cương cho biết, mộng tưởng Trung Quốc bán rẻ chủ quyền và lãnh thổ chẳng khác gì “thằng đần nằm mơ”.
Ba lãnh đạo khiến người dân ‘thù ghét’ ‘kính nể’ ‘ngỡ ngàng’  -(TVN) - Chuyện TT Miến Điện.    >>>>   Nếu một ngày, Hà Nội không còn cầu Long Biên   >>>   Điều ngạc nhiên về ô tô Campuchia
Người Việt ở Ukraina mong tình hình sớm ổn định  -(VNN)
Nhân viên hành chính cũng tiếp khách tới gần tỷ!  -(VNN)   —  Nói và làm: Rồi đâu cũng vào đấy  -(VEF)
Bến Tre báo cáo TƯ về khối tài sản của ông Truyền  -(VNN)   —Đại gia nợ 1.600 tỷ rồi bỏ trốn: Không nên coi là đại án?  -(VNN)
Hệ lụy từ Thông tư 16 có thể khiến thị trường bất động sản thêm lạnh giá  -(SM)     —  Ban hành văn bản như Bộ Xây dựng thì chết dân  -(MTG)   ===>>>
Bộ Công an tiến hành giải oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn  -(MTG)
Thanh Hóa “làm lơ” vụ Thanh tra giao thông nhận mãi lộ?  -(GDVN)
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ là cổ đông tại nhiều ngân hàng?  -(GDVN)
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cảnh báo hay tuyên chiến với “Bằng rởm”?  -(GDVN)

   <<<===  SGTT và TGTT phát hành cùng ngày: Hai báo đều nhận có bề dày 19 năm phát triển  -(TN)  -Sáng 3.3, hai tờ báo là Sài Gòn Tiếp thị (SGTT) bộ mới và Thế Giới Tiếp thị (TGTT) đều xuất bản số đầu tiên giới thiệu với bạn đọc. Đáng chú ý, hai tờ báo đều khẳng định tờ báo của mình có bề dày lịch sử 19 năm phát triển.
Ra mắt ấn phẩm Thế Giới Tiếp Thị    -Dân Quyền – Nhân viên, nhà báo của  SGTT vừa bị khai tử không thèm làm Việt Nam Tiếp thị mà thẳng tiến lên Thế giới Tiếp thị (ra mắt cùng ngày với SGTT mới của Thời báo KTSG). Giỏi!
Không chỉ nông dân khóc  -(TN)  – Không chỉ người trồng trọt ở Đà Lạt muốn khóc khi phải đổ rau củ cho bò ăn đến “phát ngán”, người nuôi gà nuốt nước mắt vào trong vì giá thịt, giá trứng rớt thê thảm… mà hàng ngàn người tiêu dùng tại các TP lớn cũng muốn khóc khi xem những hình ảnh này. Bởi hằng ngày, họ vẫn phải mua rau, củ, trứng, thịt với giá không hề giảm.
Giật mình với thiết bị nghe lén  -(TN)   —  Vụ chết bất thường trong nhà tạm giam: Do treo cổ tự tử  -(NLĐ)
Thêm một vụ oan sai  -(NLĐ) – Các cơ quan tố tụng của tỉnh Sóc Trăng mắc sai sót khiến cho 7 nam, nữ thanh niên suýt vướng vào vòng lao lý sau nhiều tháng bị tạm giam
Dinh thự và cầu treo  -(NLĐ)  – Chuyện nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền xây biệt thự tiền tỉ tại tỉnh Bến Tre đến nay vẫn chưa lắng dù ông Truyền đã giải thích.   >>>   Cầu tử thần treo khắp nơi
Kỷ lục trên con đường “đắt nhất hành tinh”  -(PT)

Phải chăng đã nhận ra sai lầm tại Vũng Áng?  – Hoàng Mai – (Boxitvn)  -Cách đây hơn một năm, ngày 20/10/2013, báo Tuổi trẻ đăng bài “Tràn lan lao động Trung Quốc trái phép” (1), bài báo cho biết:
“Theo Đồn biên phòng Đèo Ngang (Hà Tĩnh), cuối tháng 9 và đầu tháng 10 có hơn 2.600 người nước ngoài làm việc ở Khu kinh tế Vũng Áng, trong số này có 1.526 người Trung Quốc. Nhưng Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng cho biết chỉ có hơn 1.100 người nước ngoài được cấp giấy phép lao động để làm việc tại khu kinh tế này. Điều đó chứng tỏ rằng việc quản lý lao động nước ngoài ở Khu kinh tế Vũng Áng đang “có vấn đề”.”.
Đấu tranh vì lương tâm: Phương pháp của Gandhi (kỳ 5)  -(Boxitvn)
Biểu tình tại nhiều nước châu Âu chống Nga can thiệp quân sự vào Ukraina -(Thụy My RFI blog)   >>>   Vụ thảm sát ở Trung Quốc : Nguy cơ về chu trình đàn áp – bạo động tại Tân Cương
Trà Giang – Tinh thần học tập kiểu Quảng Ngãi  -(DL)   —- Lâm Bình Duy Nhiên – Ukraine và câu hỏi: Theo ai?  -(DL)
Phạm Ngọc Tiến – Bộ trưởng Đinh La Thăng hãy là… “Thăng cầu treo” đi!  -(DL)
Hồ Quang Huy – Nhà báo Trương Duy Nhất không phạm tội!  -(DL) —  Đặng Vũ Chấn – Thấy gì từ hai cú lừa đầu năm  -(DL)
Phan Đình Thành – Đề nghị chính quyền tôn trọng quyền tự do đi lại và cư trú của công dân  -(DL)
Trần Văn Chánh – Tản mạn về Trần Trọng Kim qua những trang hồi ký (Kỳ II): Trần Trọng Kim, chính khách bất đắc dĩ?  -(DL)   —   Tuyên bố của các lãnh đạo G7 trước hành động của Liên bang Nga tại Ukraina  -(DL)
Phạm Lê Vương Các – Công An Đồng Tháp: làm sai luật thì giỏi, ngụy tạo thì dở. (tt)   -(DL)

Cầu treo Chu Va 6 bị đánh tráo vật liệu?  – (VnEc)   —   Sập cầu treo ở Lai Châu bắt nguồn từ thi công ẩu  -(VnEc)
Trụ cầu Chu Va được xây bằng gạch ống    -(VnEx) -  Thay vì đổ bê tông cốt thép như thiết kế, trụ cầu Chua Va 6 hiện trơ ra lõi được xây bằng gạch ống nung.    —   Sập cầu Chu Va: Lộ sai phạm chấn động   -(VTC)
Chính phủ yêu cầu làm rõ vết nứt trụ cầu Vĩnh Tuy  -(VnEc)  —  Nứt 3 trụ cầu Vĩnh Tuy: Nguyên nhân thực sự là gì?  -(VTC) – Thì thực sự là tiền bốc hơi.    —   ‘Nín thở’ trên những cây cầu chờ sập ở ngoại thành Hà Nội   -(VTC)
Việt Nam thua xa nhiều nước Đông Nam Á về lượng du khách  -(VnEc)   —  Chuyện “bầu” Kiên đánh vàng thành… bài giảng  -(VnEc)   —   Ông Chấn đề nghị bồi thường hơn một tỷ thu nhập bị mất   -(VnEx)    —  Người Việt ở Kharkov lo âu về tương lai    -(VnEc)   —   Người Việt có nguy cơ mất sạch của để dành tại Ukraine  -(VTC)
http://hk.m.f29.img.vnecdn.net/2014/03/03/IMG-0129-7381-1393838111.jpg
Đà Nẵng hết vắcxin dịch vụ  -(VnEx)  -Danh sách vắcxin dịch vụ tạm hết tại Trung tâm Y tế Dự phòng Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông  ===>>>

Chiến hạm Singapore thăm Đà Nẵng   -(VnEx)   —   Những ‘chú em’, ‘cô em’ của các ‘ông lớn’  -(VTC)
Bộ Công Thương chưa nhận được Đề án điều chỉnh giá điện  -(VOV)   — Bất thường Thông tư vô hiệu hóa Luật  -(VnM)
“Lobby đen” trong xây dựng văn bản?  -(NLĐ)   >>>   Bộ Xây dựng giúp chủ đầu tư thu lợi ngàn tỉ
Việt Nam mua lò phản ứng hạt nhân của Mỹ  -(NLĐ) – Hết Nga Nhật tới Mỹ!!! -Tại sao không chú ý tới sức gió( gần 3 ngàn cây số bờ biển) và năng lượng mặt Trời ( Xứ nhiệt đới lại chạy dài Nam Bắc) mà là phải “Điện chết người” ???
Biệt thử “khủng” của quan chức – chuyện thường thôi!   (DT)
Cầu Long Biên – Có biểu đồ chịu lực nào uyển chuyển hơn thế?   -(DT)   >>>  Hơn 400 người bảo vệ thi công 22 km cao tốc Nội Bài – Lào Cai
Cử nhân giấu bằng xin làm… công nhân Dân Việt – Với tình hình khó khăn hiện nay, nhiều cử nhân phải đối mặt với thực trạng thất nghiệp. Việc cử nhân “giấu” bằng đại học để xin đi làm công nhân đã không còn là chuyện hiếm.

http://ttxcc6.files.wordpress.com/2014/03/ab3ad-toquoc002.jpg“Ngoại giao văn hóa” với vấn đề gia tăng “sức mạnh mềm” của Việt Nam trong hội nhập và phát triển  -GS Song Thành – (Vietstudies)
   <<<===Những thông điệp từ Ukraina -(Toquoc)  “…Chính họ đã tạo điều kiện đưa Yanukovych, một tên trộm cướp vô học trở lại cầm quyền và đưa Ukraina tới thảm kịch. Giữa nô lệ Khổng Giáo và nô lệ Nga Hoàng chế độ nô lệ nào khắc nghiệt hơn là một câu hỏi khó khăn, nhưng đối với trí tuệ và nhân cách thì sự tàn phá của Khổng Giáo chắc chắn là lớn hơn…”
Chính sách đối ngoại của Ukraina, 1991-2010  -Trần thị Phương Hoa – (VHNA)
Nghiên cứu so sánh các cuộc cách mạng  - Đinh Phàm  – ( Trần đình Sử dịch / VHNA) –  Nguồn: “多维新闻”本文网址:http://history.dwnews.com/news/2012-06-24/58767134-all.html  -Ghi chú: Đinh Phàm, đảng viên cộng sản Trung Quốc, hội viên hội nhà văn TQ, Giáo sư đại học Nam Kinh, Phó chủ tịch hội nghiên cứu văn học Trung Quốc, Chủ tịch Hội phê bình văn học Giang Tô, Phó tổng biên tập tạp chí Chung Sơn..
http://ttxcc6.files.wordpress.com/2014/03/e7ae4-pho1.jpg
Chính sách “bên miệng hố chiến tranh” của Trung Quốc đối với Việt Nam sau tháng 2 – 1979 – Nguyễn thị Mai Hoa – (VHNA)
Lời cảm ơn của chị Phạm Thanh Nghiên  – (DLB)

Viết để dành cho mẹ  – Đặng Thị Quỳnh Anh- (DLB)

Chuyện “Một cô em” dưới thời nhà sản - (DLB)===>>>

Xu hướng mới của nhà cầm quyền Hà Nội – Châu văn Thi – -(DLB)
Học tập tấm gương “chuyện một chiếc cầu đã gãy” -(DLB)
Bôxit Tây Nguyên – Đại hoạ dân tộc Việt  – FB Người Xứ Bố Sơn -(DLB)
Video: Việt gian quấy phá đám tang cụ bà Nguyễn Thị Lợi, mẹ chị Phạm Thanh Nghiên -(DLB)

KINH TẾ
Ước tính Cty vận tải biển VN mất thêm 100 triệu USD/năm do thủ tục thông quan chậm -(Stockbiz) – Việc bồi dưỡng cho hải quan và công an trên đường cao tốc để giảm thiểu thời gian trễ luân chuyển hàng hóa đã làm tăng một cách giả tạo chi phí kho vận trong thông quan, ủy thác thông quan, kiểm hàng, vận chuyển.
Tháo chạy khỏi biệt thự Trung Hòa – Nhân Chính    -(VEF)   —  Quá ế, xe máy ra hàng rẻ dìm nhau   -(VEF)
Xây chợ hàng trăm triệu cho… bò ở  -(VEF)   —  Những thương hiệu Việt một thời không thể quên   -(VEF)   –  Vì sao cổ phần hóa trước đây không thành công?  -(TVN)
Vàng thế giới lẫn trong nước đột ngột tăng mạnh  -(TT)  -Đầu giờ sáng, giá vàng miếng SJC mua vào 36,28 triệu đồng/lượng, bán ra 36,36 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới giao ngay tại thị trường châu Á sáng nay đang tăng mạnh 12,80 USD lên 1.341,40 USD/ounce (tương đương 34,10 triệu đồng/lượng).
Tạm biệt hóa đơn tiền xăng đắt đỏ với xe chạy bằng… không khí   -(SM)   – Nỗi ám ảnh giá xăng đối với những người sử dụng ôtô có thể sẽ biến mất kể từ năm 2015 khi mẫu xe chạy bằng không khí của hãng Peugeot được tung ra trên thị trường.
Doanh nghiệp Trung Quốc đang tàn phá thị trường game Việt  -(NLĐ)    —-  Người dân chán vàng, DN không mong đấu thầu  -(NLĐ)
Nhà nước “can thiệp trực tiếp quá lớn” vào kinh tế  -(VnEc)
Từ “giá thị trường” đến “kinh tế thị trường” -(VnEc)   —  26 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ  -(VnEc)
Mấy Đề viết trật lất , làm gì ở VN mà có “kinh tế thị trường” , theo bọn “tư bản giãy chết ” à??? -Phải là :  KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. – Chớ không nó lại giống bọn Tư bản bóc lột thì Mác Lê buồn lắm lắm.
“Ưu tiên hàng đầu năm nay là giảm lãi suất” -(VnEc)   >>>   Giá vàng leo thang theo tình hình Ukraine   >>>   “Sứ mệnh 780” về nợ xấu sắp kết thúc
Đại gia Việt vạ lây, mất trăm ngàn tỷ vì Ukraine  -(VTC News) – Thị trường chứng khoán giảm mạnh theo đà giảm của thế giới khi tình hình bất ổn tại Ukraine diễn biến phức tạp khiến các đại gia Việt mất cả trăm tỷ chỉ trong 1 ngày giao dịch 3/3.
Số doanh nghiệp chết vẫn tăng  -(VOV)  >>>   Huy động 25.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
Nông sản đang quẩn lối ra  -(TGTT) – Chép lại trên trang Web 1080.vn    >>>>  Giảm rủi ro để gia tăng thu hút FDI từ Nhật    >>>   Liệu có lập được trật tự cho thị trường gas?    >>>   Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ tạm ngưng 2 tháng  – Ông Nguyễn Hoài Giang, chủ tịch HĐQT công ty TNHH Lọc – hóa dầu Bình Sơn cho biết, tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) vừa phê duyệt dự toán chi gần 67 triệu USD (tương đương khoảng 1.400 tỷ đồng) để bảo dưỡng tổng thể lần 2 cho nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Ngành Thép Việt Nam: Điệp Khúc ‘Ế, Tồn Kho, Lỗ’ – (VB)
Xuất, nhập khẩu với Trung Quốc: Cách gì để tránh lệ thuộc?  -(ĐĐK)   >>>Đau đầu với thuế giá trị gia tăng
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Ai bỏ tiền ra mua, mua cái gì? là cả một vấn đề khổng lồ   -(ĐĐK)

VĂN HÓA-THỂ THAO

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Rèn chân tay hay luyện tư duy?  -(VNN)    —  Học sinh Việt Nam đứng cuối bảng về sự linh hoạt  -(VNN)
Học sinh không chọn môn sử là do… ngành giáo dục!  -(MTG)   —   Ngày 17/3 học sinh đăng ký môn thi tự chọn   -(VnEx)
Trường thu tiền giáo viên để mua quà cảm ơn xã   -(VnEx)

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Cận cảnh nhà vệ sinh công cộng 4 sao tại Sài Gòn    -(VNN)   >>>  Đại gia xổ số phải đi ăn mày   >>>  Pháp sư ‘ma làng’ và hàng loạt vụ dâm ô
Sợ đại dịch, ngăn chặn chó nhập khẩu  -(VEF)   >>>   Cua xay, thịt lợn băm sẵn: Bẩn không thể tả   >>>   Cận cảnh nhà vệ sinh công cộng 4 sao tại Sài Gòn    —   Đâm nhau vì giành tiền cúng  -(NLĐ)
Cướp “nhầm” công an  -(TT)   >>>   Bị xe tải tông, 2 mẹ con chết, 3 cha con bị thương   >>>   Kỹ sư 31 tuổi nhảy lầu bệnh viện tử vong   >>>  Nhân chứng “Ngày 11-9 Trung Quốc”: “Chúng bổ mã tấu bất kỳ ai”
Sốc với clip nam sinh cởi áo, đánh bạn gái trong lớp học  -(TN)   >>>   Xúm vào nhặt giúp tiền 500.000 đồng bị rơi giữa đường
Đã quá nhiều tai nạn nghiêm trọng khi dừng đèn đỏ  -(VTC) – Cái này chõi à nghen- Tai nạn giao thông giảm kỳ này so cùng kỳ năm trước, TNGT giảm so với năm trước… chớ đâu mà nhiều , có lẽ ũi một lần nhiều xe.
Vây bắt tên cướp taxi trên cánh đồng  -(VOV)   —  Vào xin ăn không được, hai người Trung Quốc giết hại bé gái 9 tuổi  -(VnM)    —  Hà Nội: Hoảng loạn vì đám cháy lớn trong ngõ cụt   -(DT)
Chặn hàng loạt xe tải để xin tiền… uống rượu   -(DV)   >>>   Bị truy tìm, nghi phạm hiếp, giết bé gái treo cổ tự sát    >>>  Phục dưới gầm giường, trộm của khách làng chơi

QUỐC TẾ
Thủ tướng Ukraina cảnh báo nguy cơ ‘thảm họa’  -(VOA)   —   LHQ kêu gọi bình tĩnh giải quyết căng thẳng ở Ukraina -(VOA)   —   Moscow, St. Petersburgh: Hằng trăm người Nga biểu tình chống can thiệp vào Ukraine  -(RFA)   —  Nga tung chiến dịch tuyên truyền chống Ukraine  -(VOA)
Tân chỉ huy hải quân Ukraina tuyên bố trung thành với chính quyền thân Nga  -(RFI)   —   Biểu tình tại nhiều nước châu Âu chống Nga can thiệp quân sự vào Ukraina -(RFI)
Ván cờ Nga – Mỹ tại Ukraine  -(BBC)     —   ‘Nga và phương Tây sẽ phải đàm phán’  -(BBC /nghe) -Trao đổi với BBC hôm 02/3/2014, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quang Minh, nguyên Chủ nhiệm Khoa Quốc tế học, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng Nga đã can thiệp quân sự vào Crimea, Ukraine vì không muốn các lợi ích của mình ở quốc gia láng giềng bị ảnh hưởng.
Bộ Quốc phòng Ukraine đề nghị đàm phán với Nga về Crimea  -(TTXVN)   >>>  “10 tàu chiến của Ukraine vẫn trung thành với chính quyền”
Ukraine khởi tố Tư lệnh Hải quân về tội phản quốc -(TTXVN)
Biểu tình ở Hồng Kông phản đối vụ tấn công cựu tổng biên tập Minh Báo -(RFI)   —-   Biểu tình tại Hồng Kông phản đối vụ tổng biên tập bị tấn công -(VOA)   —TQ đổ lỗi thành phần đòi ly khai trong vụ đâm chết 29 người -(VOA)    —-   Vụ thảm sát ở Trung Quốc : Nguy cơ về chu trình đàn áp – bạo động tại Tân Cương  -(RFI)    —   Các Bà mẹ Thiên An Môn đòi Bắc Kinh mở thảo luận về lỗi lầm trong quá khứ -(RFI)
Tổng thư ký LHQ sẽ họp với Ngoại trưởng Venezuela về các vụ biểu tình -(VOA)    —-   Đối lập Venezuela tổ chức đoàn xe diễu hành « chống tra tấn và đàn áp » -(RFI)
Thái Lan tuyên bố bầu cử lại đạt thành công -(VOA)
35 người thiệt mạng trong các vụ nổ bom ở Nigeria -(VOA)
Khủng hoảng Ukraine: Putin chấp nhận đối thoại  -(TT) -- Chính phủ Đức cho biết tổng thống Nga Vladimir Putin đã đồng ý đề xuất của thủ tướng Đức Angela Merkel về việc thành lập một “nhóm liên lạc” để xúc tiến đối thoại về cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Khủng hoảng tại Ukraine có thể sẽ khiến Mỹ xao nhãng châu Á  -(SM)    —Tình hình ở Ucraine: “Ai hành động trước sẽ lĩnh hậu quả”  -(GDVN)
10 tàu hải quân Ukraina rời bỏ căn cứ tại Sevastopol  -(GDVN)    >>>   Hình ảnh mới về dinh thự xa hoa hơn khách sạn 5 sao của Yanukovych   >>>   Putin tự tin rằng Mỹ cần Nga hơn là Nga cần Mỹ   >>>    Thủ tướng Nga: Yanukovych hiện nay vô giá trị
Đã có đụng độ ở Crimea  – (NLĐO)    —  Mỹ cung cấp mọi tài chính cần thiết cho Ukraine, cô lập kinh tế Nga  -(PT)
Không quân Mỹ-Nhật-Australia tập trận ở Guam ngăn chặn Trung Quốc  -(GDVN)   >>>   Bình luận đáng chú ý về “chủ nghĩa Monroe phiên bản Trung Quốc”
Triều Tiên xử “nhân vật số 2″?  -(NLĐO) – Người ta đồn rằng Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Triều Tiên Choe Ryong-hae, người được xem là quyền lực mới bên cạnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un, đang bị giam giữ.
Thủ tướng Nga cảnh cáo chính phủ mới ở Kiev   -(VnEx)   >>>   Trung Quốc bắt em trai cựu trùm an ninh
Nga, Trung nhất quán quan điểm về Ukraine  -(VTC) – Cặp “bài trùng”.   —   Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger: “Để hiểu Nga, trí óc là không đủ“  – (VTC News)   —   Nửa triệu người tháo chạy, Ukraine đối mặt ‘thảm họa nhân đạo’  -(VTC)
Tổng thống Ukraine bị phế truất đối mặt thêm tội danh mới  -(VOV)  –  Các đảng Campuchia đạt thỏa thuận ban đầu về cải cách bầu cử  -(VOV)
Ukraine: Binh sỹ, máy bay Nga ồ ạt đổ vào Crimea  -(DT)   >>>   Mỹ thừa nhận Nga đã “hoàn toàn kiểm soát Crimea”   >>>   Phản đòn từ Mátxcơva

CSVN Cần Phải Suy Nghĩ

  • Vi Anh
Ba biến động chánh trị đã, đang diễn ra ở Thái Lan, Ukraine, và Miên ắt làm nhà cầm quyền Cộng sản VN [CSVN] cần phải suy nghĩ.

Về địa lý, chưa bao giờ phong trào nhân dân đứng lên chống nhà cầm quyền gần CSVN như bây giờ. Thái Lan biểu tình liên tục nhiều tháng, có máu, nước mắt, mồ hôi, người chết, kẻ bị thương, chánh phủ di chuyển liên tục. Miên, thành phần đối lập với Hunsen được công nhân dệt may, lực lượng xương sống của nền kinh tế Miên biểu tình ở thủ đô Nam Vang. Từ biểu tình đòi hỏi dân quyền được thêm chất xúc tác tiền cừu hậu hận chống VN sau khi Thủ Tướng Miên sang VNCS, một chuyến đi mà người Miên xem như rước voi về dày mả tổ với cuộc viếng thăm Miên của Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng sau đó.

Về chính trị, TT Yanukovich cầm quyền nước Ukraine bị dân chúng biểu tình lật đổ, vì tổng thống này thân Nga với Putin một chế độ độc tài hậu CS, đi ngược lại nguyện vọng của dân chúng Ukraine vốn muốn đi với Liên Âu tự do, dân chủ. Nga dùng 15 tỷ Đô viện trợ để gây áp lực dân chúng, TT thân Nga dùng cảnh sát chống bạo động bắn dân, dân chúng vùng lên, quốc hội bất mãn. Cảnh sát, quân đội về với đồng bào mình. Tổng thống thần phục Nga trốn. Thế giới Tự do, Liên Âu và Mỹ tuyên bố cứu nguy kinh tế cho Ukraine, kêu gọi Nga tự chế, không để cho quốc gia dân tộc này chia đôi, phân nửa ở miền Đông là người nói tiếng Nga, phân nửa Miền Tây nói tiếng Ukraine, tinh thần dân tộc rất cao.

Qua những phong trào dân chúng biểu tình chống và lật chánh quyền này, Đảng Nhà Nước CSVN ắt phải, cần phải suy nghĩ, cân phân tìm ra những biện pháp, những cách thức họp lòng dân, thuận ý Đảng Nhà Nước để tình hình Việt Nam không xảy ra giống như ở Campuchia, ở Thái Lan, giống như ở Ukraine.

Chắc chắn cái kiểu ‘định hướng dư luận’ dân chúng VN mà Thiên Triều Bắc Kinh của TC đã ban sắc chỉ cho Tổng Bí Thư Nguyển phú Trọng của Đảng CSVN phải cấm người dân bày tỏ lòng yêu nước chống ngoại xâm, chống quân Tàu xâm lấn biển đảo VN, phải dẹp các cuộc biểu tình, các bưổi lễ tưởng niệm tử sĩ VN chống quân Tàu như hồi đó tới giờ không hiệu quả, mà chỉ đổ dầu vào lửa đang ngún thôi.

Có lẽ vì vậy mà Thủ Tướng Nguyển tấn Dũng kẹt quá phải nguỵ biện hoà giải như vầy. Trong hội nghị giữa chính phủ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chiều ngày 19/2/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979.” Nhưng Ông nguỵ biện sự kiện nhà nước không tổ chức tưởng niệm bằng câu nói: “Chúng ta làm gì cũng phải tính lợi ích cao nhất của đất nước.” Ông đã đồng hoá một cách phi luận lý, quơ đũa cả nắm, nói ẩu đồng hoá đất nước với Đảng Nhà Nước CS, như CS đã từng đồng hoá Tổ Quốc VN với Tổ Quốc Xã hội chủ nghĩa.

Thực tiễn tình hình cho thấy giải pháp hợp tình, hợp lý, hợp thời nhứt, mà nhà cầm quyền Đảng Nhà Nước CSVN phải làm, để trưởng thành thành chánh quyền lúc này là, một mặt trên phương diện đối nội, huy động nội lực dân tộc, phát huy nội lực dân tộc. Và mặt khác, đối ngoại phát triễn ngoại giao, chiến lược theo thế hợp hoành và hợp tung để bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc.
Nội lực dân tộc là lực lượng chánh yếu, tiên quyết trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc. Lịch sử đất nước đã chứng minh các cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Tàu thành công, tạo nên những thời kỳ độc lập của quốc gia dân tộc VN: Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, lực lượng duy nhứt là của người dân Việt, chớ không có nước nào vào giúp cả. 99% anh hùng dân tộc VN là những vị chống quân Tàu. Đất nước có lúc thịnh suy nhưng anh hùng hào kiệt đời nào cũng có như nhận định của nhà chiến lược Nguyễn Trãi giúp Lê Lợi, anh hùng áo vải đất Lam Sơn, khởi nghĩa cùng nhân dân đánh đuổi quân Tàu.

Ngay trong thời đất nước chia đôi, Việt Nam Cộng Hoà ở Miền Nam trong thời điểm khó khăn nhứt, Mỹ bắt tay với TC, Mỹ rút quân, Hải Quân VNCH năm 1974 vẫn tử chiến với TC vào đánh chiếm đảo Hoàng sa của VN.

Và khi CS Bắc Việt gồm thâu được cả nước, Hải Quân của CSVN năm 1979 cũng tử chiến với Trung Cộng đến đánh chiếm một phần đảo Trường sa. Và năm 1988, dù VNCS kẹt vấn đề biên giới phía Nam, phần lớn chủ lực quân ở Miền Nam, ngoài Bắc chỉ còn hai sư đoàn, vẫn chống cự, ngăn chận được 600 ngàn quân của TC trong chiến tranh bảo vệ biên giới.

Những nhà chiến lược hiện đại đều đánh giá VN là một dân tộc bất khuất, kiên cường chống quân Tàu, nổi danh ở Đông Nam Á trong lịch sử. Và trong thời cận đại, quân đội VN ở hai miền đều là lực lượng tinh luyện, kiên cường. Chính chiến lược gia Mỹ sau Chiến Tranh VN, cũng đánh giá nếu quân đội Mỹ bị cúp tiếp liệu như quân đội VNCH bị Mỹ cúp, thì quân đội Mỹ chỉ chịu đựng được ba tháng, chớ không phải ba năm như quân đội VNCH.

Và quân đội của VNCS có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, chống quân Tàu, Pháp, Mỹ hơn Quân Giái Phóng của Trung Cộng chỉ chống với Mỹ trong Chiến Tranh Triều Tiên. TC ỷ đông, dùng chiến thuật biển người bị Mỹ phản công chết như rạ. Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên nếu lúc bấy giờ TT Mỹ Truman không lo sợ Thế Chiến Thứ Ba xảy ra, Liên xô tiếp TC đánh Mỹ, đồng ý cho Tướng Mac Arthur tiến quân đánh thẳng vào TC, thì lịch sử Á châu đã đi theo một chiều hướng khác.

Trở lại nước nhà VN, đất nước là của chung của quốc gia dân tộc, chớ không phải riêng của đảng nào, chánh phủ nào. Nếu Đảng Nhà Nước VNCS nguỵ biện như Thủ Tướng Dũng đồng hoá quyền lợi của đất nước với quyền lợi của Đảng CSVN, bị TC mua chuột, không có hành động bảo vệ lãnh thổ một cách cụ thể, thì nhân dân sẽ làm như người dân Ukraine chống nhà cầm quyền của tổng thống thần phục Nga, như người dân Miên chống thủ tướng Miên đi VN cầu cứu.

Thực tiễn tình hình cho thấy giải pháp hợp tình, hợp lý, hợp thời nhứt, mà nhà cầm quyền Đảng Nhà Nước CSVN phải làm, để trưởng thành thành chánh quyền lúc này là liên kết với các nước Á châu Thái bình dương đang bị TC ngang ngược tranh giành biển đảo và Mỹ đang chuyển trục quân sự sang Á châu Thái bình dương và thành lập tổ chức TPP với 12 nước của bờ đông và tây biển này, mà không có TC- để bao vây kinh tế TC.

Vị trí địa lý VN rất cần cho bàn cờ trong vùng này chống lại đà bành trướng của TC. VN dễ phát triễn đối tác chiến lược với Mỹ và các nước Á châu Thái bình dương và Mỹ nếu dân chủ hoá một phần.
Thăm dò của Viện Gallup rất có uy tín của Mỹ mới đây cho biết, người dân Mỹ coi TC là kẻ thù số 1 của Mỹ. Và Mỹ muốn hay không muốn vẫn còn là đệ nhứt siêu cường thế giới. Và quốc gia dân tộc VN chưa bao giờ trong lịch sử VN có hơn hai triệu người Việt công dân Mỹ, một lực lượng quốc tế vận hữu hiệu mà quốc gia dân tộc VN chưa bao giờ có. Chánh nghĩa chống TC xâm lăng là mẫu số chung có thể hòa đồng phân số khác.

Người dân VN trong ngoài nước cũng như nhà cầm quyền CSVN trong nước không ai muốn chiến tranh cả. Nhưng muốn hoà bình thì phải chuẩn bị chiến tranh, nhứt là khi có hành động hay đe doạ chiến tranh hay khi giang sơn gấm vóc bị xâm lấn. Tăng cường sức mạnh quân sự, hiện đại hoá quân đội, phát triễn đối tác chiến lược, phát triễn ngoại giao là cần nhưng không đủ. Tạo và phát huy nội lực dân tộc và liên kết ngoại giao hỗ tương phòng thủ nữa mới đủ mà nội lực dân tộc là chánh yếu. (Vi Anh)
Những thông điệp từ Ukraina
“…Chính họ đã tạo điều kiện đưa Yanukovych, một tên trộm cướp vô học trở lại cầm quyền và đưa Ukraina tới thảm kịch. Giữa nô lệ Khổng Giáo và nô lệ Nga Hoàng chế độ nô lệ nào khắc nghiệt hơn là một câu hỏi khó khăn, nhưng đối với trí tuệ và nhân cách thì sự tàn phá của Khổng Giáo chắc chắn là lớn hơn…”

Ngày 22/02/2014 vừa qua, hai ngày sau khi đã ra lệnh nổ súng tàn sát những người biểu tình đòi dân chủ tại thủ đô Kiev, tổng thống Ukraina Victor Yanukovych đã bỏ chạy. Yanukovych hiện đang bị truy lùng bởi chính lực lượng công an mà mới cách đây vài hôm ông ta còn tin là dụng cụ của mình. Phong trào dân chủ Ukraina đã thắng sau ba tháng đấu tranh bất bạo động bất chấp mùa đông nghiệt ngã và đàn áp đẫm máu. Ukraina gửi cho thế giới và chúng ta những thông điệp đầy ý nghĩa.
Thông điệp chính mà Ukraina gửi cho thế giới là làn sóng dân chủ khởi đầu với cuộc cách mạng Ả Rập năm 2011 vẫn tiến tới và không thể đảo ngược được. Nếu không thì phe dân chủ đã không thể thắng lợi. Họ thiếu đoàn kết, thiếu lãnh đạo, thiếu phương tiện và cũng không được trợ giúp từ bên ngoài. Đối lập Ukraina không phải là một đảng mà là ba đảng biệt lập. Gương mặt đối lập nổi nhất là một cựu vô địch quyền anh đứng đầu đảng mang tên "Quả Đấm". Sức mạnh của họ chỉ là khát vọng dân chủ của nhân dân Ukraina và sự ủng hộ tinh thần của dư luận thế giới. Cả Hoa Kỳ lẫn Châu Âu đều đã lưỡng lự và bất động trong khi Yanukovych thẳng tay đàn áp và được Nga tận tình yểm trợ. Dù vậy làn sóng dân chủ đã cuốn đi chính quyền Yanukovych. Sự sụp đổ của chính quyền Yanukovych có nghĩa là dân chủ đang gõ cửa nước Nga của Putin. Biến cố này là một thất bại rất bẽ bàng cho Putin sau những cố gắng tốn kém để cứu Yanukovych. Mặt khác, một chế độ dân chủ tại Ukraina chắc chắn sẽ có tác dụng lây lan nhanh chóng sang Nga vì lý do giản dị là Ukraina trước đây không lâu còn là một phần, và hơn thế nữa cái nôi lịch sử, của nước Nga. Vào giờ này chúng ta có thể tiên liệu dân chủ sẽ được tái lập một cách khó khăn vì -Ukraina thiếu tất cả và đang khủng hoảng về mọi mặt - nhưng sẽ thành công vì người Ukraina, nhất là nhân sự chính trị, đã học được bài học đắt giá của cuộc Cách Mạng Màu Cam năm 2005. Sau đó Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ cũng không thể có chọn lựa nào khác.


Thông điệp của Ukraina cho Việt Nam là phải rất cảnh giác về di sản văn hóa. Ukraina và Việt Nam tuy rất xa nhau nhưng giống nhau ở chỗ cả hai nước đều mang nặng một di sản văn hóa nô lệ. Di sản đó khiến cả hai dân tộc đều thiếu cả văn hóa chính trị lẫn văn hóa tổ chức, bởi vì chính trị là quan tâm và kết hợp là tâp quán của những con người tự do. Ukraina đã có thể không cần đổ máu để đánh đuổi Yanukovych, đồng thời tiết kiệm mười năm chật vật và suy thoái, nếu cuộc Cách Mạng Mầu Cam năm 2005 đã được lãnh đạo và tiến hành một cách thông minh. Nhưng thay vào đó nền dân chủ đầu tiên của Ukraina đã là một bi hài kịch, tổng thống Yushchenko và thủ tướng Timochenko đều bất tài như nhau và dồn mọi sức lực để hạ nhau thay vì hợp tác với nhau. Chính họ đã tạo điều kiện đưa Yanukovych, một tên trộm cướp vô học trở lại cầm quyền và đưa Ukraina tới thảm kịch. Giữa nô lệ Khổng Giáo và nô lệ Nga Hoàng chế độ nô lệ nào khắc nghiệt hơn là một câu hỏi khó khăn, nhưng đối với trí tuệ và nhân cách thì sự tàn phá của Khổng Giáo chắc chắn là lớn hơn. Chúng ta có thể nhận thấy điều này. Phong trào dân chủ Ukraina dù sao cũng có đội ngũ hơn nhiều so với Việt Nam và tại Ukraina cũng không có những trí thức tỏ ra hãnh diện khi nói rằng mình không thuộc tổ chức nào.
Thảm kịch của trí thức Việt Nam trước hết là một thảm kịch nội tâm.
Ban Biên Tâp Tổ Quốc
“Ngoại giao văn hóa” với vấn đề gia tăng “sức mạnh mềm” của Việt Nam trong hội nhập và phát triển
 
GS Song Thành
 
Sự ra đời của thuyết “sức mạnh mềm”
Bước vào thập niên 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới đã có những thay đột biến. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới từ đối đầu chuyển sang đối thoại hòa bình, hợp tác, cùng phát triển trong một thế giới toàn cầu hóa,…do đó mọi ứng xử quốc tế cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp.
Tiếp theo là cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu Á 1997-98 làm cho kinh tế thế giới bước vào thời kỳ trì trệ kéo dài, kéo theo sự suy sụp của các nền kinh tế “bong bóng” ở một số nước, như Nhật Bản, Hàn Quốc,…buộc những nước này cũng phải đi tìm con đường mới để phát triển.
 Đây cũng là thời kỳ mà công nghệ thông tinvăn hóa đại chúng phát triển mạnh, mở ra một thị trường sản xuất và tiêu thụ văn hóa rộng lớn trên phạm vi toàn thế giới (ca nhạc, điện ảnh, truyền thông,…).
 Trong thời đại đối thoại thay cho đối đầu, vai trò của sức mạnh quân sự cũng đang thay đổi. Vũ khí hạt nhân với sức mạnh hủy diệt vô cùng tàn bạo, có vai trò răn đe không thể chối cãi, nhưng không phải lúc nào cũng có thể đem nó ra sử dụng khi có chiến tranh, bởi người ta buộc phải tính đến cái giá khủng khiếp mà nhân loại sẽ phải trả một khi chúng được cả hai bên đem ra sử dụng.
Mỹ là một cường quốc hạt nhân nhưng đã cam chịu thất bại trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Arhentina không ngần ngại tấn công quần đảo Malvinas do Anh chiếm đóng, mặc dù Anh có trong tay vũ khí hạt nhân.
Thất bại của chính quyền Bush trong việc đem quân vào Afganistan, vào Irak hay trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố hiện nay,…cũng chứng tỏ điều này. Vấn đề của các nước Hồi giáo Trung Đông là vấn đề tôn giáo, không thể giải quyết bằng quân sự mà phải bằng kinh tế và văn hóa, nhất là khi chủ nghĩa khủng bố đã trở thành một lực lượng xuyên quốc gia, đang bị chi phối bởi một giáo lý cực đoan có hàng tỷ người tin theo.
Hơn nữa, việc sử dụng sức mạnh quân sự ngày càng trở nên tốn kém hơn, vì vậy những nước tư bản công nghiệp phát triển nay thường tập trung vào tăng cường cho sự phồn vinh của đất nước, không còn ham muốn chinh phục nữa, không muốn phải chịu nhiều thương vong. Trừ phi sự tồn vong của chính quốc gia họ bị đe dọa, còn ở các nước dân chủ, việc huy động chiến binh vào cuộc chiến phải được biện minh về tính chính nghĩa-đạo đức của nó thì mới được dân chúng đồng tình, ủng hộ. Các quốc gia ở lục địa châu Âu vốn đã bị tàn phá bởi ba cuộc chiến tranh Pháp-Đức trong vòng một thế kỷ nên họ có khuynh hướng đi tìm các giải pháp hòa bình để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột.
 Hoa Kỳ là một cường quốc quân sự nhưng nay cũng phải cân nhắc khi sử dụng vũ lực, vì nó có thể gây nguy hại cho những mục tiêu kinh tế. Sự tồn tại của các “ốc đảo hòa bình” (như các nước Bắc Âu, Thụy sĩ,…) cho thấy tầm quan trọng ngày càng lớn của sức mạnh mềm.
Ở thời đại hiện nay, các lợi thế hợp tác ngày càng trở nên quan trọng, ai cải thiện được khả năng hợp tác với bạn bè và đồng minh, người đó sẽ đạt được ưu thế cạnh tranh so với các đối thủ của mình.
 Vì vậy, trước bối cảnh mới, các nước đều đang có sự tìm tòi những phương thức ứng xử quốc tế mới, không phải đối đầu mà là đối thọai, không phải sử dụng quyền lực cứng (quân sự, kinh tế đơn thuần) mà phải tìm cách phát huy quyền lực mềm, tức là phát huy sức mạnh của hệ giá trị quốc gia: bao gồm các giá trị về văn hóa, về thể chế xã hội, về chính sách quốc gia (đối nội và đối ngoại),… để cạnh tranh với thế giới.
Đảng CS Việt Nam, trong các văn kiện chính thức từ sau Đại hội XI tuy chưa thấy đề cập đến khái niệm “sức mạnh mềm” nhưng đã nhấn mạnh nhiều đến vai trò của “ngoại giao văn hóa” như là một biện pháp quan trọng để phát huy sức mạnh mềm của quốc gia.
Vậy “sức mạnh mềm” (hay quyền lực mềm) là gì?
Quyền lực, hiểu một cách đơn giản, là quyền năng chỉ huy, sai khiến,  gây ảnh hưởng lên người khác để đạt được hiệu quả mình mong muốn. Có nhiều cách để tác động lên hành vi của người khác: như đe dọa, cưỡng ép  hay dụ dỗ, mua chuộc, hoặc là kết hợp cả hai.
 Theo GS Joseph Nye - giáo sư Đại học Harvard của Hoa kỳ-người được coi là cha đẻ của thuyết “sức mạnh mềm”, thì sức mạnh tổng hợp của một quốc gia gồm có “sức mạnh cứng” (hard power, gồm sức mạnh quân sự, kinh tế, khoa học- công nghệ,…) và “sức mạnh mềm” (soft power, gồm sức mạnh của văn hóa, thể chế xã hội và các chính sách  đối nội, đối ngoại của quốc gia đó).
Sức mạnh cứng chi phối, tác động, chinh phục các quốc gia khác bằng cây gậy hay củ cà rốt. Sức mạnh mềm là khả năng lôi cuốn, thu phục, cảm hóa người khác bằng sức hấp dẫn của các giá trị về văn hóa, về thể chế , chính sách được thực thi hiệu quả ở nước mình, thông qua đó mà nhận được cảm tình, sự nể phục và hợp tác bền vững của các nước khác.
Ngoài ba yếu tố cơ bản nói trên (các giá trị văn hóa quốc gia, thể chế quốc gia và chính sách quốc gia), sức mạnh mềm còn có thể được tạo lập bởi một vài yếu tố khác nữa, ví như sự thành công kỳ diệu về kinh tế của Trung Quốc; như hải quân Mỹ tham gia cứu trợ nạn nhân sóng thần ở Ấn Độ Dương và động đất ở Nam Á; hoặc danh vọng, ảnh hưởng của những danh nhân quốc gia có tài năng, uy tín lớn…với nhân loại,… cũng có thể đem lại sức hấp dẫn cho đất nước ấy.
Ở thời đại hiện nay, sức mạnh mềm đang là nhân tố cơ bản để nâng cao sức cạnh tranh quốc gia cũng như để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của một nước trong khu vực và trên thế giới; nếu chỉ dựa vào sức mạnh cứng về quân sự để thực hiện đường lối đối ngoại, theo “chủ nghĩa đơn phương”, theo chính sách “ngoại giao pháo hạm” như trước đây thì dù sức mạnh cứng có ưu việt đến đâu, cũng sẽ không thể giải quyết được vấn đề mà có khi còn để lại những hậu quả phức tạp, khó lường. Vì vậy, để đạt thắng lợi trên bàn cờ liên quốc gia hiện nay, đòi hỏi các nước phải biết phát huy sức mạnh mềm của mình.
 Mối quan hệ giữa sức mạnh cứng và sức mạnh mềm là mối quan hệ giữa cái hữu hình và cái vô hình. Sức mạnh mềm là thể hiện sự nối dài và mở rộng của sức mạnh cứng. Một quốc gia đã yếu kém về kinh tế và quốc phòng sẽ khó có thể có sức mạnh mềm đáng kể; ngược lại, sức mạnh mềm sẽ làm tăng sức mạnh cứng, ví như tính thống nhất dân tộc, sự đồng thuận quốc gia, sự ổn định chính trị của đất nước, sức hấp dẫn về văn hóa và thể chế xã hội,…là những yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh mềm, nó sẽ góp phần làm tăng sức mạnh cứng, nhờ đó mà “bất chiến tự nhiên thành”.
Ngược lại, nếu sức mạnh cứng khỏe, nhưng sức mạnh mềm yếu kém, không có sức hấp dẫn về thể chế, chính sách và văn hóa,…thì cũng không gây được cảm tình, không cạnh tranh được với ai. Nói cách khác, sức mạnh cứngsức mạnh mềm phải dựa vào nhau, thúc đẩy lẫn nhau để tạo ra sức mạnh tổng hợp quốc gia, nên cần phải tăng cường cả hai. Hiện nay, các nước lớn trong khi tăng cường sức mạnh cứng vẫn đang rất chú trọng phát huy sức mạnh mềm của mình, nhất là về văn hóa.
Singapore là một nước nhỏ, dân ít, lại là quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa (Hoa, Ấn, Mã Lai và phương Tây), tài nguyên không có gì, đến nước ngọt cũng phải nhập khẩu,…nghĩa là không có sức mạnh cứng gì đáng kể mà biết vươn lên từ sức mạnh mềm để trở thành một quốc gia có vị trí nổi bật ở châu Á và thế giới.
Người ta thường nói đến 7 trụ cột mềm của Singapore: có một đội ngũ lãnh đạo xuất chúng (như Lý Quang Diệu, Ngô Khánh Thụy,…); có một nền quản lý nhà nước ưu việt với các yếu tố: trọng đãi nhân tài, tính thực dụng, lòng chân thành, tính tối thượng của pháp luật,…; tính đa văn hóa: Singapore là sự kết hợp 4 nền văn hóa lớn của thế giới; người Singapore nói tiếng Anh tốt nhất châu Á, tạo ra lợi thế cạnh tranh với các nước châu Á khác; có văn hóa ẩm thực đa dạng; có môi trường xanh, sạch, đẹp, v.v..
Nhật Bản cũng đất hẹp người đông, tài nguyên không có, thiên nhiên khắc nghiệt (động đất, sóng thần), lại không nằm trên trục giao thông đường biển như nước ta,…thế mà đã từng là một cường quốc quân sự, hiện đang là cường quốc kinh tế, vươn lên từ sức mạnh mềm: tinh thần võ sĩ đạo, ý chí mãnh liệt, tinh thần kỷ luật, tính cộng đồng cao, lòng trung thành, ý thức tôn trọng truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (là một quốc gia hiện đại kiểu phương Tây mà có  bản sắc dân tộc đậm nét phương Đông: từ nhà ở, y phục đến ẩm thực, trà đạo,…)
Để quảng bá sức mạnh mềm của mình, Nhật Bản đã có rất nhiều nỗ lực:
-Viện trợ kinh tế ODA cho các nước đang phát triển, như cho Việt Nam ta, mỗi lần hàng trăm tỷ Yên; viện trợ cho Quỹ tiền tệ IMF để giúp các nước đang gặp khó khăn.
- Nhật Bản tham gia tích cực vào các hoạt động giữ gìn hòa bình của LHQ, như ở Afganistan, ở Irak; vào các chương trình phát triển của LHQ, như đầu tư giúp các nước châu Phi về thay đổi khí hậu, đem tàu tuần dương hộ tống tàu buôn các nước chống lại bọn hải tặc Somalie,…
-Thực hiện chiến lược ngoại giao công chúng thông qua các hoạt động truyền thông, văn hóa đại chúng, qua các sản phẩm công nghệ văn hóa mang nhãn hiệu Japanese.
-Phát huy quyền lực mềm văn hóa: họ mở hàng trăm trung tâm dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài, tài trợ cho sinh viên các nước sang du học tại Nhật Bản, tăng số sinh viên Nhật ra nước ngoài học, đưa sản phẩm văn hóa Nhật sang phương Tây: như truyện tranh Đôremôn, búp bê Hello Kitty,..
-Thực hiện đường lối ngoại giao đa cực, v.v..
Kết quả là Nhật Bản đã lột xác từ một tên quân phiệt trong thế chiến 2 trở thành nhà từ thiện, nhà buôn, nhà ngoại giao với hình ảnh đẹp đẽ, hấp dẫn, in dấu ấn sâu đậm trong tâm trí người nước ngoài.
Hàn Quốc vào những thập niên 50, 60 thế kỷ trước cũng là một nước nghèo như ta, nay đã vươn lên như một cường quốc châu Á, thông qua xuất khẩu văn hóa và các sản phẩm công nghiệp văn hóa, như:
-Điện ảnh Hollywood: họ tiếp thu tinh hoa điện ảnh thế giới để sáng tạo ra một phong cách làm phim riêng. Do nắm bắt được tâm lý giới trẻ trong nước đã chán ngán dòng phim xã hội đen, phim chính luận khô khan,…Hàn Quốc tung ra những bộ phim có nội dung nhẹ nhàng, lấy bối cảnh chính từ xã hội hiện đại, giải quyết những mâu thuẫn gần gũi với cuộc sống đời thường, xoay quanh chữ hiếu, tình yêu chung thủy và các giá trị gia đình châu Á, song họ lại rất chú trọng đến ngoại hình của diễn viên, cảnh quay đẹp, nhạc phim hay, có sức cạnh tranh với phim nước ngoài, đã biến Liên hoan phim Pusan trở thành một dạng Liên hoan phim Cannes của châu Á.
-Truyền thông: được coi là một phương tiện quảng bá hình ảnh Hàn Quốc ra toàn cầu, trở thành một ngành kinh tế truyền thông mũi nhọn. Hàn Quốc có rất nhiều hãng truyền hình tư nhân, cạnh tranh quyết liệt với Đài truyền hình TƯ KBS của Chính phủ. Các thông tin truyền tải trên các hãng này không bao giờ lấy lại của nhau, nhưng nội dung đều nhằm mục tiêu quảng bá ra thế giới hình ảnh văn hóa, đất nước và con người Hàn Quốc - vừa truyền thống, vừa hiện đại .
-Ngành công nghiệp giải trí rất phát triển, như âm nhạc, gam-show, talk-show,…với hình ảnh các ca sĩ, diễn viên đẹp - nhờ công nghệ lăng xê - tạo ra các thần tượng, góp phần Hàn hóa thanh thiếu niên nhiều nước, trong đó có cả Trung Quốc và Việt Nam.
-Thời trang và mỹ phẩm của Hàn Quốc đều có sức cạnh tranh mạnh mẽ, bỏ xa nhiều đối thủ, như Nhật Bản, mang lại lợi nhuận lớn với các thương hiệu như De Bon, E 100, Double Rich,…
-Du lịch: do ảnh hưởng của phim ảnh Hàn Quốc, du khách đổ sang Hàn Quốc ngày càng nhiều, để được thăm các cảnh đẹp trong phim, thăm các trường quay, các danh thắng,…Trong năm 2011, họ thu hút được 8,8 triệu du khách nước ngoài, nhất là từ Trung Quốc .
Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của văn hóa trong chiến lược “ngoại giao sức mạnh mềm” trên thế giới hiện nay.

“Ngoại giao văn hóa”- một lợi thế của sức mạnh mềm Việt Nam, cần được đẩy mạnh và phát huy.
Cần nói ngay: sức mạnh mềm không phải là giải pháp cho tất cả mọi vấn đề. Nó cũng có những hạn chế nhất định. Là khả năng đạt được điều mình mong muốn thông qua sức hấp dẫn của các giá trị, chứ không phải bằng mua chuộc hay ép buộc, nên nó phải trải qua một quá trình, phải có thời gian. Hai nữa, chiến lược sức mạnh mềm chỉ được triển khai hiệu quả khi bản thân quốc gia đó tạo ra được những giá trị đích thực, nhất là về văn hóa, được nhiều người thừa nhận, mến mộ và chia sẻ.
          Việt Nam ta hiện nay, sức mạnh cứng chưa đủ mạnh, mà sức mạnh mềm cũng đang yếu, khả năng tác động quốc tế chưa nhiều, sức hấp dẫn về văn hóa cũng chưa đáng kể.
           Tuy nhiên, cạnh tranh “sức mạnh mềm” không phải là sân chơi dành riêng cho các “đại gia”. Các nước nhỏ hoàn toàn có thể tạo ra nguồn lực mềm của mình để xác lập vị thế quốc tế (như Na-uy, Singapore,…đang có). Văn hóa là một lợi thế của Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể tăng cường và phát huy sức mạnh mềm của mình, bắt đầu từ văn hóa.
          Cứng tạo ra lực, mềm tạo ra thế. Nếu khéo làm, ta có thể chuyển thế thành lực. Lực ta hiện còn yếu (cả về kinh tế, quân sự, KH-CN), ta không thể dùng lực để đạt mục tiêu, nên phải sớm tạo ra thế bằng sức mạnh mềm của văn hóa.
          Dưới đây xin thử nêu lên một vài kiến giải sơ bộ.
1. Tiềm năng sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam dồi dào, nhưng hiện vẫn chưa được kế thừa và phát huy tốt.
Việt Nam ta có một nền văn hóa lâu đời, được thừa hưởng của cha ông những giá trị văn hóa tinh thần vô giá, có khả năng tạo ra sức mạnh mềm không thua kém quốc gia nào. Ví như, khi Tổ quốc lâm nguy, vua quan nhà Trần đã biết cùng các bô lão mở Hội nghị Diên Hồng, thống nhất ý chí “cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc”, nêu cao tư tưởng “lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm nền”, “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, “dĩ đoản binh chế trường trận”. “mưu phạt, tâm công, bất chiến tự khuất”,…Khi kẻ thù đã vẫy đuôi xin hàng, ta sẵn lòng mở đường hiếu sinh, cấp cho họ năm trăm chiến thuyền, vài nghìn cỗ ngựa để họ về nước, bởi ta chỉ cốt “dập tắt muôn đời chiến tranh, mở nền thái bình muôn thuở”.
Trong thời bình thì lo “an dân, trị quốc”, vì thế đã kiên quyết “trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược”, để sao cho khắp “thôn cùng, xóm vắng không còn tiếng hờn giận, oán sầu” như Nguyễn Trãi đã nói. Ở thời đại Hồ Chí Minh, đó là các tư tưởng “dân là chủ”,“phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc”, “có dân là có tất cả”, cho nên “việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm; việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”, vì dân bất tín thì vô lập… Đó là những tinh hoa muôn thưở của sức mạnh mềm, không thể để bị mai một, muốn thu phục lòng dân hay bạn bè, chúng ta phải tìm mọi cách kế thừa và phát huy nó lên, tạo ra sức mạnh mềm để bảo vệ Tổ quốc và hội nhập, phát triển thành công.
- Trở lại thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trong thế kỷ vừa qua, nhân dân ta đã nêu một tấm gương sáng chói về tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần dũng cảm, trí tuệ sáng tạo,…trong chiến tranh, nhờ đó chúng ta đã thu phục được lòng yêu mến và cảm phục của nhân loại tiến bộ yêu hòa bình, công lý, dân chủ và nhân đạo trên toàn thế giới.
Ở thời điểm đó, chúng ta được coi là biểu tượng của lương tâm, vinh dự của thời đại, một dân tộc nhỏ dám kiên cường đương đầu, chống lại những đế quốc lớn, vì các mục tiêu cao cả: độc lập dân tộc, dân chủ, nhân quyền - mà cao nhất là quyền được sống trong độc lập, tự do, theo con đường lựa chọn của mình. Chính điều đó là sức mạnh mềm tạo nên lực hấp dẫn của Việt Nam, vì thế mới có người mơ ước sau một đêm ngủ dậy thành người Việt Nam; mới có những cuộc biểu tình rầm rộ trên thế giới phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ; mới có phong trào hiến máu cho Việt Nam , phong trào tình nguyện sang Việt Nam chiến đấu,… Sự ủng hộ vật chất và tinh thần to lớn đó đã góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của Việt Nam mùa xuân năm 1975.
Tiếc rằng ta đã không tranh thủ nắm lấy cơ hội ấy để phát triển lên thành một quốc gia độc lập, thống nhất, giàu mạnh, có vị thế quốc tế trong khu vực và thế giới. Trái lại, ngay sau đó chúng ta đã mắc phải một số sai lầm trong chính sách đối nội và đối ngoại, làm cho hình ảnh Việt Nam  đang huy hoàng, rực rỡ bỗng trở nên méo mó trong con mắt của loài người, đất nước lâm vào thế bị bao vây, cô lập, suy thoái, tụt hậu hàng mấy chục năm so với các nước xung quanh.
Lòng yêu nước, tinh thần xả thân vì nước là một giá trị vô cùng quý báu, nhưng “không phải để cất giấu trong rương, trong hòm” mà phải có cơ chế, chính sách, biện pháp biến nó thành động lực, khiến cho người dân sẵn sàng đem tài năng, sức lực, tiền của ra sản xuất, kinh doanh, góp phần vào xây dựng và phát triển đất nước. Muốn thế, Nhà nước phải là nhà nước của dân, phải tạo được niềm tin trong dân, khi đó dân sẽ sẵn sàng sẻ nhà, sẻ cửa để góp phần với nhà nước, như nhân dân ta đã từng đóng góp vào Tuần lễ VàngQuỹ đảm phụ quốc phòng sinh thời Hồ Chí Minh năm 1946.
- Sức mạnh mềm của Việt Nam còn được thể hiện ở tinh thần khoan dung  văn hóa. Con người Việt Nam không hề hẹp hòi, kỳ thị mà sẵn sàng thâu hóa những giá trị khác nhau của nhân loại, làm phong phú thêm cho văn hoá của mình (văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Chămpa,…cũng như văn hóa phương Tây sau này).
 Ví như, về chữ viết, chúng ta chưa có, hoặc có nhưng sớm bị mai một, chúng ta đã học chữ Hán, rồi dựa vào nó mà chế tạo ra chữ Nôm; hay sau này sẵn sàng tiếp thu chữ cái latinh. Về văn hóa tâm linh, ta đã có đạo thờ cúng tổ tiên, nhưng vẫn tiếp thu Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành,...cũng như sau này tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin và kinh nghiệm cách mạng của các nước anh em,…Đó là sức mạnh mềm của Việt Nam : khả năng dung hóa, thâu hóa cái hay, cái tốt, cái đúng, cái đẹp của văn hóa nhân loại, để nâng cao và làm giàu cho văn hóa của mình.
Người Mỹ rất khâm phục và ca ngợi tinh thần bao dung, nhân ái của người Việt Nam. Trong chiến tranh, họ đã gây ra cho đất nước và nhân dân ta bao tội ác trầm trọng (sự tàn phá, chết chóc, thương tật, trẻ mồ côi, di hại của chất độc da cam,…). Nhưng chỉ vài năm sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều cựu binh Mỹ đã sang thăm Việt Nam , lúc đầu họ cũng sợ bị nhân dân ta lên án, xua đuổi, nhưng ngược lại, họ đã được đón tiếp tử tế. Chính các Tổng thống Mỹ Bill Clinton, G. W. Bush sang thăm Việt Nam cũng ngạc nhiên trước lòng khoan dung, hiếu khách của người Việt chúng ta, họ có được cảm giác thật sự an toàn, thoải mái khi đi dạo trên đường phố Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh , thăm Văn Miếu, vào lễ Nhà thờ Cửa Bắc, chơi Chợ Bến Thành, thưởng thức món phở nổi tiếng của Việt Nam ngay trong chợ, không chút e ngại. Đó là một hiện tượng khó diễn ra ở một quốc gia cựu thù nào khác của nước Mỹ.
- Sức mạnh mềm của Việt Nam còn thể hiện ở truyền thống đoàn kết, cộng đồng, sẵn sàng gạt bỏ mọi dị biệt và lợi ích riêng tư để tập trung cứu nước và dựng nước; là truyền thống lá lành đùm lá rách, cưu mang lẫn nhau trong hoạn nạn (thủy, hỏa, đạo, tặc). Lịch sử đã ghi lại không ít những trang viết cảm động, sâu sắc về truyền thống cao đẹp này. Ai cũng biết: sự thống nhất dân tộc, sự đồng thuận xã hội là nhân tố cơ bản tạo nên sự ổn định chính trị của quốc gia, tạo nên sức mạnh mềm, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Tiếc thay, chúng ta rộng rãi với người ngoài, nhanh chóng xóa bỏ quá khứ, nhìn về tương lai, nhưng nhiều khi lại hẹp hòi giữa những người cùng chung dòng máu Hồng Lạc. Một dân tộc hơi nặng cảm tính. Chiến tranh kết thúc, giang sơn quy về một mối đã 40 năm mà thiên kiến “bên này, bên kia” vẫn còn đó. So với nước Đức cùng cảnh ngộ bị chia cắt thì giữa người Việt chúng ta cho đến nay vẫn chưa thể nói đã có hòa hợp dân tộc thực sự ! Điều này đang làm suy yếu sức mạnh mềm của đất nước - một cản trở lớn cho hội nhập và phát triển.
- Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, với hơn 3.200 km bờ biển, lại nằm ở ngã tư đường giao thông hàng hải từ bắc xuống nam, từ đông sang tây; tài nguyên thiên nhiên không đến nỗi nghèo nàn; nhân dân ta vốn có truyền thống lao động cần cù và sức mạnh vượt khó đáng ngạc nhiên. Với dân số 90 triệu, phần đông là lao động trẻ, năng động, có chí tiến thủ - một nguồn lao động đầy tiềm năng,…nhưng sao đất nước vẫn không vượt lên được để trở thành một quốc gia phát triển, trái lại, sau một số năm đổi mới thành công, nay lại đang rơi vào  trì trệ, suy thoái ?
Người Trung Quốc, hơn ba chục năm trước đây từng nêu ra câu hỏi: vì sao 20 triệu người Hoa ở khắp thế giới lại tạo ra được số của cải nhiều lần hơn 1 tỷ người Hoa ở lục địa? Lời giải đã được làm sáng tỏ bằng cuộc cải cách, chuyển đổi sang kinh tế thị trường mang đặc sắc Trung Quốc, theo tư duy thực dụng: “Mèo trắng, mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột”. Kết quả là sau vài chục năm phát triển ngoạn mục, Trung Quốc đã nổi lên như là một thị trường, một công xưởng lớn nhất thế giới, có sức mạnh kinh tế vượt xa Nhật Bản, chỉ còn thua nước Mỹ !
Vậy nguyên nhân giầu nghèo là ở đâu? - do tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, văn hóa, thể chế kinh tế-xã hội hay con người ? Nếu nghiên cứu kỹ hiện tượng thần kỳ của Nhật Bản vào thập niên 60-70 thế kỷ trước hay sự vươn lên của các con rồng châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore, ta có thể tự tìm được câu trả lời.
 Năm 2014 này, nhân dân ta đón xuân với thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - một thông điệp chứa đựng nhiều quan điểm có tính đột phá - trong đó nhấn mạnh đến vấn đề cải cách thể chế: “tập trung nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa  và tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới”. Thông điệp đã đề cập đến một khái niệm mới: chức năng kiến tạo phát triển của nhà nước. Nhà nước không làm thay dân mà phải tập trung xây dựng khuôn khổ thể chế phù hợp và tạo điều kiện cần thiết để mọi người  phát huy năng lực và sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình… Thông điệp đã phản ánh đúng nguyện vọng bấy lâu của người dân, nên được đa số nhân dân vui mừng đón nhận.
- Người Việt Nam vốn được tiếng là thông minh và hiếu học. Chỉ số IQ và EQ cùng những giải thưởng giành được trong các kỳ thi quốc tế đã chứng minh điều này. Đó là một lợi thế của chúng ta. Ngày nay, nhân loại đã đạt được những thành tựu lớn lao về khoa học-công nghệ, nhất là công nghệ thông tin. Nhiều quốc gia lân bang vào nửa cuối thế kỷ trước vốn có trình độ phát triển không mấy hơn ta, thậm chí có mặt còn thua ta, nhưng do biết tận dụng cơ hội thời đại mang đến, họ đã bứt lên trong cuộc cạnh tranh, đem lại phồn vinh và hạnh phúc cho dân tộc mình.
Lịch sử mỗi nước tùy thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn định hướng của các nhà lãnh đạo nước đó. Ông Lý Quang Diệu trong cuốn “Bí quyết hóa rồng” đã cắt nghĩa rõ bài học thành công của Singapore. Từ khá sớm ông Lý từng phát biểu với các nhà lãnh đạo Việt Nam: “Thắng cuộc đua trong giáo dục thì mới thắng cuộc đua trong kinh tế”. Đến nay, chúng ta mới thật thấm thía bài học này. Kinh tế của chúng ta trì trệ, kém phát triển vì giáo dục của chúng ta quá lạc hậu, cũ kỹ cả về nội dung lẫn phương pháp, không nâng cao được chất lượng đào tạo con người, mà con người mới là nhân tố quyết định của phát triển.
Giáo dục Việt Nam xưa vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của giáo dục Nho giáo: hiếu cổ (sùng bái cái cũ, “xưa bày, nay làm”), chủ trương chỉ “thuật nhi bất tác, vô vi vô cải”, chuộng từ chương, háo danh hiệu, bằng cấp,  coi nhẹ thực nghiệp, khoa-kỹ,…cho nên các nhà nho xưa hầu như không có vai trò, tác dụng gì đối với sản xuất.
Khi đi vào xây dựng nền giáo dục mới, chúng ta đã phê phán những tàn dư này, đề cao vai trò của thực tiễn, xem thực tiễn là tiêu chuẩn cao nhất của chân lý. Tuy nhiên trong thực tế nghiên cứu-giảng dạy, chúng ta vẫn chưa thoát khỏi căn bệnh kinh viện, giáo điều, mà chưa xuất phát từ đòi hỏi của đời sống thực tế. Vì vậy, trong nội dung và phương pháp giảng dạy, ta thường chỉ chú trọng truyền thụ, áp đặt một chiều, không khuyến khích tư duy độc lập, không cho phép nêu phản đề, tranh luận, phản biện,…để tìm ra cái mới. Tư duy triết học đã sơ cứng thì không những khoa học xã hội không tiến lên được, mà cả khoa học tự nhiên cũng không thể phát triển.
Bản chất của giáo dục không phải chỉ là lưu giữ, truyền bá tri thức cũ, rồi đóng khung lại, “vô vi vô cải”, mà cái chính là phải nghiên cứu, tìm tòi, thử nghiệm, phát minh,…để sản xuất ra tri thức mới (nhất là giáo dục ở bậc đại học), biến tri thức khoa học thành công nghệ, tạo ra năng suất cao hơn, sản phẩm nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, thúc đẩy kinh tế phát triển, tiến tới hình thành nền kinh tế tri thức. Đến lượt nó, sự phát triển của khoa học-công nghệ lại thúc đẩy cuộc đua tranh sản xuất tri thức mới lên một tầm cao hơn.
Khoa học ngày nay vừa kế thừa vừa phủ định lẫn nhau để không ngừng tiến lên, cái hôm nay được coi là đúng, hôm sau có thể không còn đúng nữa. Lý thuyết hố đen của A. Einstein vừa được nhà vật lý thiên tài tật nguyền người Anh Stephen Hawking chứng minh là không tồn tại, nghĩa là không có đường chân trời cho các sự kiện. Mọi tinh tú, vật thể và con người tồn tại, tương tác với nhau trong một vũ trụ bao la, không có giới hạn không gian và thời gian.
 Việt Nam ta hầu như hiện vẫn đang đứng bên ngoài của sự đua tranh quyết liệt về phát triển tri thức khoa học. Vì vậy, để tiến cùng thời đại, chúng ta phải bắt đầu lại từ giáo dục, phải thay đổi triết lý giáo dục, trên nền tảng đó mà xác định lại mục tiêu, cơ cấu lại nội dung, chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương châm, phương pháp dạy và học, có chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với vai trò, vị trí của người thầy giáo,…chỉ có như vậy mới nhanh chóng đưa giáo dục của ta  thoát ra khỏi khủng hoảng, tạo ra động lực mới, sức mạnh mới làm thay đổi vị thế của đất nước.
Nêu ra một số điều như trên để muốn nói rằng sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam tuy dồi dào, nhưng hiện nay chủ yếu vẫn đang tồn tại ở thế tiềm năng, ta phải tìm cách làm cho nó trở thành hiện hữu. Mong rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ có những phương án khơi dậy, nâng cao, phát huy những giá trị đó song song với việc ra sức học hỏi, trau giồi những giá trị văn hóa-tinh thần tiên tiến  của thời đại, để Việt Nam có thể sớm cất cánh trong một tương lai gần.
2. “Ngoại giao văn hóa” trước mắt có thể làm gì để góp phần phát huy sức mạnh mềm của đất nước.
          2.1. Đẩy mạnh quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới.
           Sức mạnh mềm của một quốc gia được thể hiện trước hết ở sức thu hút, hấp dẫn, tỏa ra từ các giá trị văn hóa của quốc gia đó, bao gồm các giá trị vật chất (hay giá trị tự nhiên, như phong cảnh, tài nguyên, môi trường…), giá trị tinh thần (hay giá trị nhân văn, như văn hóa, đạo đức, tôn giáo…) và giá trị con người (phẩm chất và năng lực của người dân, đặc biệt là vai trò của các vĩ nhân, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa tiêu biểu của đất nước,… ). Những lợi thế này nếu biết phát huy tốt sẽ tạo nên thương hiệu quốc gia, có sức mời gọi đối với thế giới. Ví như, nói đến Ai Cập người ta nhắc tới Kim tự tháp; nói đến nước Pháp người ta nhắc đến tháp Eiffel, bảo tàng Louvre; nói đến nước Anh người ta nhắc đến Tháp chuông đồng hồ Big-beng, Công viên Hoàng gia…; nói đến nước Nga người ta nhắc đến Điện Kremli với những tháp chuông dát vàng, những đêm tháng sáu sáng hồng bên dòng sông Nêva, những cánh rừng bạch dương và thảo nguyên mênh mông của nước Nga; nói đến Úc, người ta nhớ ngay đến nhà hát vỏ sò Xitni, chuột túi kăngguru; nói đến nước Nhật ta nhắc đến núi Phú sĩ, hoa anh đào và trà đạo Nhật Bản; nói đến Trung Quốc là nhắc đến Vạn lý trường thành, Cố cung, Di hòa viên, và những cảnh đẹp đã đi vào văn chương như: sương bến Phong Kiều, trăng sông Xích Bích, tuyết rơi Tây Hồ,…
          Về di sản thiên nhiên:Việt Nam đã có nhiều phong cảnh và danh thắng được Unesco công nhận là di sản thiên nhiên hàng đầu của nhân loại như Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha-Kẻ Bàng, bãi đá cổ Sapa; nước ta có nhiều bãi biển đẹp (như Ngũ Hành Sơn, NhaTrang), có du lịch sinh thái sông rạch, miệt vườn Nam bộ độc đáo…
          Về văn hóa, chúng ta được thừa hưởng của cha ông một nền văn hóa đa dân tộc, phong phú về thể loại (cả dân gian lẫn bác học, cả văn chương, hội họa, kiến trúc, lẫn ca múa nhạc) trong đó một số đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của nhân loại (như kiến trúc cố đô Huế, Tháp Chàm, di tích thánh địa Mỹ Sơn, nhã nhạc, cồng chiêng, rối nước, quan họ,…). Nhưng được công nhận rồi không phải để cất vào kho, mà cần tiếp tục được nâng cao, phát triển, đem ra quảng bá với thế giới, làm cho bạn bè hiểu biết và tìm đến với nền văn hóa độc đáo của Việt Nam.
          Văn hóa ẩm thực Việt Nam vốn có sức hấp dẫn với du khách do khẩu vị Việt Nam  gắn liền với sản vật nông nghiệp nhiệt đới, giúp cho các món ăn Việt Nam bổ dưỡng mà nhẹ nhàng, thanh lịch, có hương vị và màu sắc riêng, khác với châu Âu mà cũng không giống với Trung Quốc, như món phở, nem rán cua bể, bún thang, bánh cuốn, bánh xèo Huế,…vốn từ lâu đã quen thuộc với du khách nước ngoài. Cây cỏ nhiệt đới Việt Nam tiềm ẩn nhiều vị thuốc quý, như sâm Ngọc Linh, nấm lim xanh và nhiều cây thuốc khác có thể nuôi trồng, tạo ra những vị thuốc riêng mang thương hiệu Việt Nam, để du khách có thể mua về làm quà tặng.
          Sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, chủ yếu được thể hiện ở con người Việt Nam với truyền thống yêu nước, quật cường chống ngoại xâm, ở sự hài hòa cá nhân-gia đình-Tổ quốc, ở sự thân thiện, cởi mở, có tinh thần bao dung hòa hợp, không hẹp hòi, kỳ thị với những cái còn xa lạ đối với mình,…
Những giá trị đó được kết tinh ở những người con ưu tú của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử như Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh , Võ Nguyên Giáp,…cùng bao nhà văn hóa và nhân vật lịch sử lỗi lạc khác. Do cách quảng bá còn có phần thiên lệch của ta, hiện còn nhiều tấm gương của các vĩ nhân khác trong lịch sử Việt Nam vẫn chưa được giới thiệu rộng rãi với thế giới.
 Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020”, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể  nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động ngoại giao văn hóa của đơn vị mình. Theo tôi, đây không phải là vấn đề của các bộ, các ngành và địa phương. Cái mà chúng ta đang thiếu hiện nay là một chiến lược tổng thể mang tầm quốc gia về quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới, nghĩa là hiện vẫn chưa có một cơ quan, hay tổ chức nào được giao trách nhiệm đứng ra tập hợp những nhà nghiên cứu, nhà hoạt động văn hóa, khoa học, nghệ thuật,…của cả nước để xây dựng nên một chiến lược toàn diện, có tầm ngắn, tầm  dài trong cuộc đua tranh về sức mạnh mềm của văn hóa ở thời kỳ hiện nay.
Ví như về du lịch, hiện nay vẫn do từng địa phương đảm nhiệm, chủ yếu như một ngành kinh tế, một nguồn thu cho ngân sách địa phương, chứ chưa thực sự coi du lịch như một ngành văn hóa, có chức năng hàng đầu là quảng bá những giá trị của đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ra thế giới; vì vậy nó vẫn đang diễn ra một cách manh mún, sơ sài, nghèo nàn, thiếu một sự phối hợp, liên thông giữa các ngành với nhau. Du lịch, bản chất nó là văn hóa, gắn liền với vẻ đẹp cảnh quan, di tích lịch sử, với các lễ hội, festival ca múa nhạc mang màu sắc địa phương, du lịch làng nghề với các sản phẩm văn hóa biểu tượng cho mỗi vùng miền,…nên cần được liên kết thành các “tua”, với sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều địa phương mới thu hút được du khách đến và ở lại trong nhiều ngày.
Quan trọng hơn là cần chú trọng xây dựng hình ảnh con người Việt Nam hiện đại - với tư cách là “sứ giả” của văn hóa - để họ biết nên có, cần có thái độ như thế nào khi tiếp xúc với du khách nước ngoài (nụ cười thân thiện, lòng hiếu khách, sự giúp đỡ vô tư không vụ lợi, rồi ngôn ngữ, y phục, cách ứng xử, giao tiếp,…phải tỏ ra là người dân của một nước văn hóa). Còn nếu chỉ biết đeo bám, xin xỏ, gian lận, lừa lọc, chặt chém,…thì họ chỉ làm cái việc đuổi khách “một đi không trở lại” chứ nói gì đến phát huy sức mạnh mềm! Nói cách khác, muốn hấp dẫn được người ta, trước tiên phải làm cho mình trở nên hấp dẫn đã, nghĩa là phải nhanh chóng khắc phục được những nhược điểm, khuyết tật tự thân về văn hóa, lối sống của mỗi người dân chúng ta, bắt đầu từ trong gia đình, học đường rồi ra đến ngoài xã hội.
2.2. Tăng cường sức mạnh mềm của “ngoại giao công chúng” để giúp họ cập nhật những thông tin đúng đắn về Việt Nam.
Ngoại giao công chúng khác với ngoại giao nhà nước ở chỗ nó không nhằm tác động đến các chính phủ; đối tượng mà nó hướng đến là công chúng, là các tổ chức phi chính phủ, tiếng nói của nó thể hiện sự đa dạng các quan điểm của cá nhân, như là một sự bổ sung vào quan điểm của chính phủ.
-Ngoại giao công chúng có thể được tiến hành bằng nhiều con đường, nhưng trước hết cần tận dụng con đường truyền thông.
Trong cuộc xung đột Biển Đông, trước đây cũng như hiện nay, chính nghĩa thuộc về Việt Nam, nhưng chính nghĩa đó chưa được chúng ta diễn giải rõ ràng cho nhân dân Trung Quốc hiểu, do sự tuyên truyền bóp méo của truyền thông phía họ, đại bộ phận nhân dân Trung Quốc vẫn có cái nhìn sai lầm về Việt Nam, bởi các nhà cầm quyền Trung Quốc luôn luôn tuyên truyền ngụy tạo rằng các cuộc chiến 1974, 1979, 1988 là do phía Việt Nam gây ra, nên có đến 85 % người dân Trung Quốc đồng tình phải tiến đánh Việt Nam.
Trên Biển Đông hiện nay, Trung Quốc đang làm những việc ngang ngược, thô bạo, cư xử vô nhân đạo với ngư dân Việt Nam, như các vụ Bình Minh 02, Viking II, Cỏ Rong,…rồi bằng sức mạnh truyền thông áp đảo, họ đã đánh đồng kẻ gây hấn với người bị gây hấn.
Ngược lại, các hành động nhân đạo của Việt Nam đã cứu hộ ngư dân Trung Quốc mắc nạn do thời tiết, lại chỉ được đưa tin trên báo chí Việt Nam, người dân Trung Quốc không hề  biết đến, do sức mạnh của truyền thông Việt Nam chưa được phát huy tốt. Chúng ta hiện có hơn 700 ấn phẩm báo chí, gần trăm đài phát thanh-truyền hình, trong đó có không ít được xuất bản và truyền hình bằng tiếng Anh, tiếng Trung,…ta cần xúc tiến liên tục, bền bỉ các chương trình truyền thông (về văn hóa Việt Nam, về thực trạng Biển Đông, về chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử,…) hướng về phía nhân dân Trung Quốc và các nước Asean, thông tin cho công chúng nước họ biết, đòi hỏi chính phủ họ phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Đó chính là một sức mạnh mềm để cải thiện hình ảnh và tìm kiếm sự ủng hộ của công chúng các nước trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền đất nước và biển đảo của ta.
Cần nhớ lại rằng bức tường Berlin sụp đổ không phải bằng bom đạn quân sự mà chủ yếu bằng sức mạnh của thông tin-truyền thông. Trong chiến tranh lạnh, ngoài sức mạnh của ngoại giao văn hóa như nghệ thuật, sách báo, phim ảnh,… Mỹ và các nước phương Tây đã sử dụng sức mạnh của truyền thông, liên tục phát đi các chương trình của Đài phát thanh Tự do và Đài phát thanh Châu Âu Tự do, hướng vào công chúng các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, bào mòn dần lòng tin của họ vào tương lai của chủ nghĩa xã hội. Do đó, người ta cũng gọi thông tin- truyền thông là một hình thức “ngoại giao công chúng” (public diplomacy).
-Thông tin là sức mạnh. Nhưng ở thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, thông tin trở nên bội thực, trong đống hỗn độn ấy, người ta không biết tin vào cái gì, cái nào là giả, cái nào là thật? Cách đưa tin của thời chiến tranh lạnh đã mất chỗ đứng trong lòng tin người nghe. Chân thật, chính xác, đáng tin cậy phải trở thành tiêu chí quan trọng hàng đầu của sức mạnh mềm truyền thông, bởi chính trị là địa hạt giành giật lòng tin, các thông tin nếu quá thiên về tuyên truyền, thiếu sự khả tín quốc gia, không thể biến thành sức mạnh mềm. Người nghe ngày nay thường không quá tin vào các nguồn tin chính thức của nhà nước, nên họ đã tranh thủ đi tìm thông tin từ nhiều con đường khác nhau.
Vì vậy, nội dung của “ngoại giao công chúng” còn được thực hiện thông qua  hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, các tập đoàn kinh tế, các hội thảo khoa học, các khóa tập huấn, các chươg trình tài trợ cho du học sinh, các cuộc trao đổi, giao lưu văn hóa - nghệ thuật,… với sự tham gia của các nhà hoạt động xã hội, nghệ sĩ, nhà văn, nhà báo có tên tuổi,…Trong các cuộc giao lưu, tiếp xúc với công chúng ở các nước sở tại thường diễn ra các cuộc phỏng vấn, tọa đàm, đối thoại hai chiều, trao đổi trong phạm vi hẹp, những thông tin công chúng họ thu được tại đây sẽ có tính thuyết phục hơn, trở nên đáng tin cậy hơn.
-Ngoại giao công chúng sẽ đạt hiệu quả tốt nhất nếu nó được thuyết phục bằng hành động, bởi hành động bao giờ cũng mạnh hơn mọi lời nói. Một thí dụ điển hình là Na-uy, một nước chỉ có 5 triệu dân, không có ngôn ngữ quốc tế, văn hóa xuyên quốc gia, không nằm ở trung tâm châu Âu, cũng không phải là thành viên của EU,…nhưng lại là một quốc gia có vị thế, có tiếng nói vượt ra ngoài kích thước và tài nguyên khiêm tốn của mình, đó là vì họ đã có những hoạt động đóng góp tích cực vào nền  hòa bình trên thế giới: hòa giải cho các xung đột tại Trung Đông, Sri Lanka, Columbia; đóng góp đáng kể vào các quỹ viện trợ cho nhiều nước; là thường trực của các lực lượng giữ gìn hòa bình trên thế giới,…Dĩ nhiên trong ứng xử quốc nội, Na-uy cũng có vấn đề của họ, nhưng xét về tổng thể, Na-uy là một nước nhỏ nhưng đã biết cách khai thác một thế mạnh trong hoạt động ngoại giao để khuếch trương hình ảnh và vị thế quốc gia nhỏ bé của mình.
Việt Nam, tùy theo khả năng hiện nay, có thể từng bước tham gia vào  hoạt động của các tổ chức quốc tế, vào giải quyết các vấn đề như biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái, cho quân đội tham gia cứu trợ, cứu nạn trên Biển Đông hay tham gia các lực lượng bảo vệ hòa bình của LHQ, v.v..Thông qua những hoạt động đó, hình ảnh Việt Nam sẽ được cải thiện rất nhiều trong con mắt của thế giới.
                                                    *
Việt Nam sẽ triển khai sức mạnh “ngoại giao văn hóa” của mình như thế nào? Ở thế kỷ trước, chúng ta đã một thời là trung tâm thu hút được sự yêu mến và kính trọng của loài người tiến bộ vì đã đi tiên phong và giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh cho độc lập tự do và phẩm giá con người - một chàng David bé nhỏ đã quật ngã được gã khổng lồ Goliath - làm cho chính đối thủ cũng phải nể phục. Tiếc thay, sức mạnh mềm ấy nay đã là chuyện của quá khứ, ta không thể cứ mãi “ăn mày dĩ vãng”.
Để tạo ra sức mạnh mềm mới, có lẽ ta cần tỉnh táo, sáng suốt định vị lại mình là ai, đang ở vị thế nào trong thế giới hiện đại, cần phải thay đổi những gì để có thể tái thu hút được sự yêu mến và cảm phục của nhân loại như một thời ta đã có ? Những câu hỏi ấy thật không dễ trả lời. Vậy xin tạm ngừng tại đây để được nghe  kiến giải của các bậc cao minh.
                                                                     Hà Nội, tháng  2 - 2014
  Tác giả gửi cho viet-studies ngày 28-2-14  

“Thanh tra tất cả hồ sơ của cán bộ do ông Truyền bổ nhiệm” – Đột phá khẩu cho cuộc Tổng tấn công vào hang ổ mua quan bán chức!

Suốt bao nhiêu năm nay, từ dư luận xã hội râm ran cho tới những dấu hỏi trên báo chí, nghị trường về tình trạng mua quan bán chức, “chạy ghế”, hàng tỉ đồng, hàng triệu đô, kể cả mua lon tướng tá, nhưng chẳng bao giờ thấy có vụ nào được phanh phui. Thái độ của giới lãnh đạo, nhất là những nhân vật tỏ ra muốn chống tham nhũng cũng thờ ơ với quốc nạn này.

Giờ thì thời cơ ngàn năm có một đã đến, nghi án mua bán ghế khổng lồ, trắng trợn bị lật ra. Nó còn lớn gấp trăm ngàn lần câu chuyện dinh thự của đương sự Trần Văn Truyền, và cũng là nguồn gốc sâu xa cho những đồng tiền bẩn để mua dinh thự. Xa hơn, nó chính là nguyên nhân gốc rễ phá nát bộ máy chính quyền từ trung ương tới làng xã, tàn phá đất nước, đày đọa người dân trong khốn khổ bởi những quan tham, vô trách nhiệm, trình độ kém cỏi, chỉ chăm chắm vơ vét cho đầy túi để trả nợ khoản “đầu tư chạy ghế”. 
Cho nên, ý kiến của ông nghị Lê Như Tiến nêu trong bài dưới đây là rất chí lý.
Mời thầy trò Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Bá Thanh xốc gươm lên ngựa, cho dù có đụng tới cả người “của mình”, để chứng tỏ là thực tâm muốn làm trong sạch đảng.  

SOHA NEWS

“Phải thanh tra tất cả hồ sơ của cán bộ do ông Truyền bổ nhiệm”

Hải Nguyên - theo Trí Thức Trẻ | 03/03/2014 07:00
1
(Soha.vn) – “Cơ quan chức năng cũng phải xem lại tất cả hồ sơ của cán bộ được ông Truyền đưa vào bổ nhiệm xem có minh bạch và đúng quy định không” – ĐBQH Lê Như Tiến nêu ý kiến.
Khi những thông tin về tài sản khủng của ông Trần Văn Truyền, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ chưa kịp lắng xuống thì những ngày gần đây dư luận càng “nóng” hơn với thông tin đăng tải trên báo Người Cao Tuổi về việc ông Trần Văn Truyền đã kí ồ ạt, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ trước khi nghỉ hưu, trong đó có rất nhiều người không nằm trong quy hoạch, hoặc non kém về năng lực phẩm chất.
Trò chuyện với chúng tôi về những vấn đề liên quan đến ông Trần Văn Truyền, ĐBQH Lê Như Tiến (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) cho hay, hiện nay có hai luồng thông tin liên quan tới ông Truyền:
Thứ nhất, ông Truyền có một số biệt thự. Điều này khiến dư luận xã hội đặt ra câu hỏi là tại sao một cán bộ công chức Nhà nước lại có nhiều đất đai như thế? Và chính qua điều này, chúng ta rút ra được bài học là phải minh bạch hóa, công khai tài sản của công chức Nhà nước. Nhất là những người ở những vị trí có thể chi phối được để dư luận xã hội theo dõi, giám sát.
Phải chứng minh được nguồn gốc tài sản do đâu lại có. Có phải ông bà tổ tiên để lại không hay là do người thân tặng hoặc bất kì lý do nào đó để khối tài sản đó là minh bạch nhất.
Ông Tiến nói thêm: “Hiện nay, ông Truyền chưa đưa ra được lý do tại sao có nhiều tài khoản, đất đai, dinh thự như thế. Dù ông ấy đã về hưu rồi nhưng cơ quan chức năng phải vào cuộc để làm rõ, trả lời cho dư luận biết tài sản ấy ở đâu ra, có minh bạch không, nguồn gốc của nó như thế nào?”
ĐBQH Lê Như Tiến (Đoàn ĐBQH Quảng Trị). Ảnh VNN
ĐBQH Lê Như Tiến (Đoàn ĐBQH Quảng Trị). Ảnh VNN
Quay trở lại thông tin mà báo Người Cao Tuổi đưa về việc ông Trần Văn Truyền đã kí ồ ạt, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ, rất nhiều người không có trong quy hoạch, hoặc non kém về năng lực, phẩm chất. Nếu đây là sự thật thì, ông Lê Như Tiến cho rằng phải xem những người mà ông Truyền kí đưa vào có đúng tiêu chuẩn không, có đủ năng lực phẩm chất thực sự không, phải xem từng trường hợp. Nếu đại bộ phận kí vào lại không đủ năng lực, phía sau đó là quan hệ, tiền tệ… thì cần phải xem rõ. Những người đưa vào không minh bạch như thế trở thành gánh nặng cho cơ quan Nhà nước.
Chính vì vậy, ông Tiến đưa ra ý kiến: Chúng ta phải có giải pháp có thể sàng lọc đưa ra khỏi biên chế, bộ máy Nhà nước những cán bộ kém năng lực, phẩm chất. Đồng thời quy trách nhiệm của ông Truyền xem có thông qua hội đồng tuyển dụng không hay cá nhân mình tự tung tự tác.
Ông Tiến nhấn mạnh: “Phải xem nguyên nhân để từ đó có biện pháp. Cơ quan chức năng cũng phải vào cuộc giống như vào cuộc với vấn đề nhà cửa, đất đai của ông Truyền. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng phải xem lại tất cả hồ sơ của cán bộ công chức được ông Truyền đưa vào bổ nhiệm. Thanh tra xem có minh bạch, công khai, dân chủ, có theo đúng quy định của Nhà nước về công tác tuyển dụng không?
Hình ảnh về căn biệt thự của ông Trần Văn Truyền
Hình ảnh về căn biệt thự của ông Trần Văn Truyền
Bàn về hậu quả của việc bổ nhiệm sai, ông Tiến nói: Nếu làm sai, ông Truyền sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Pháp luật có quy định rõ ai sai người ấy chịu. Về mặt Đảng viên, nếu sai, ông Truyền sẽ phải chịu trách nhiệm trước Đảng. Về mặt cán bộ công chức, tuy ông Truyền đã về hưu nhưng nếu có nhiều dấu hiệu của vi phạm pháp luật thì ông Truyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ông Tiến nhấn mạnh thêm: “Các cơ quan chức năng phải làm rõ những vấn đề liên quan tới ông Truyền để trả lời những thắc mắc của công luận, để giải tỏa được dư luận hiện nay về việc ông Trần Văn Truyền đã kí ồ ạt, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ. Đặc biệt, ông Truyền từng làm Tổng Thanh tra Chính phủ, là người đem lại sự minh bạch cho xã hội, cho các cơ quan Nhà nước”.
Và ông Tiến đặt ra câu hỏi: Là thanh tra nhưng nếu chính mình lại vi phạm pháp luật thì thanh tra ai được nữa?

Nghiên cứu so sánh các cuộc cách mạng

  •   Đinh Phàm
Mặc dù tôi không thích Arendt, bởi vì bà có quan hệ mờ ám, vừa học trò vừa tình nhân với Heidegger, một người có quan hệ với Đức Quốc xã, nhưng ý kiến của bà trong bài Bàn về cách mạng mang đầy tính chất lí tính, sâu sắc khiến tôi đồng tình.
Cái kết luận mà bà rút ra sau khi so sánh hai cuộc cách mạng chẳng qua là : Bạo lực cách mạng chỉ được sử dụng một lần, nếu sau cách mạng mà không xây dựng được một chế độ dân chủ và pháp luật có hiệu lực thì sẽ không có tự do đích thực, sẽ rơi vào một vòng luẩn quẩn của đấu tranh giai cấp bạo lực, của việc tiếp tục cách mạng lặp đi lặp lại không thể đảo ngược.
Arendt khi truy tìm từ nguyên của từ “cách mạng” đã chỉ ra,  "Từ cách mạng vốn là một thuật ngữ thiên văn học, nhờ công trình Bàn về sự vận hành thiên thể của Kopernic mà nó ngày càng được coi trọng trong khoa học tự nhiên. Trong thiên văn học nó vẫn bảo lưu ý nghĩa khoa học của thuật ngữ Latinh, chỉ sự vận động có quy luật của các thiên thể…. Giống như một sức mạnh khiến cho các thiên thể vận hành theo một quy luật nhất định[1]. Không có quan niệm nào tương tự như tất cả các hành động khiến mọi người mê hoặc lại đi xa hơn hai chữ cách mạng ấy. Nói một cách khác, các nhà cách mạng cho rằng, trong quá trình tuyên cáo một trật tự cũ phải diệt vong và đón chào sự ra đời một trật tự mới, thì họ chính là nhà đương cục”. Đúng vậy, để đón chào cái thành quả to lớn của cách mạng kia, sự ra đời một thế giới mới, chúng ta đã không ngừng tô vẽ cho cách mạng, đồng thời, che đậy cái mặt tàn nhẫn, phản động của cách mạng.
Tất cả mọi cuộc cách mạng, nếu không có kết quả cuối cùng là một pháp luật và một chế độ, thì cái cách mạng ấy rốt cuộc sẽ trở thành hòn đá ngáng đường tiến lên của lịch sử. Đây chính là điều mà Arendt rút ra sau khi so sánh cuộc cách mạng Pháp và cách mạng Mĩ, rồi phơi bày tất cả các thứ tệ đoan của cuộc cách mạng tháng Mười Nga.
Nhìn lại một trăm năm “cách mạng” Trung Quốc, đúng như bà Arendt có nói, “Nhìn từ phương diện lịch sử, chăm chú vào khoảnh khắc cách mạng thì thấy, đại cách mạng đã biến chất thành chiến tranh, biến chất thành nội chiến và ngoại chiến, quyền lợi của nhân dân vừa mới giành được, chưa kịp xây dựng chính thức, liền biến chất thành tao loạn liên miên”. Trung Quốc 20 năm đầu thế kỉ XX đã trải qua các cuộc chiến tranh quân phiệt, chiến tranh kháng Nhật rồi nội chiến Quốc Cộng, tưởng rằng giành được những năm tháng hòa bình, nhưng vị chúa tể của thế giới mới liền tiến hành cuộc thanh toán dị đoan, đó chính là cái phương thức tư duy của kẻ giành chiến thắng trong cách mạng Pháp mà Arendt đã tổng kết, “bởi vì, tiếp theo là kẻ hành động vì cách mạng tự cho phép mình muốn làm gì thì làm,” cho nên, “Làm thế nào để đề phòng kẻ cùng khổ ngày hôm qua, hôm nay thành cự phú liền phát huy các quy tắc hành động của mình, đem áp đặt chúng cho chính thể mới, các mối lo này của hôm nay chưa từng có từ thế kỉ XVIII.” Giải thích theo lí thuyết của Arendt, mấu chốt để phát động một cuộc “cách mạng” nhằm tiến tới xây dựng một nền dân chủ và pháp chế thì phải sử dụng phương thức lập quốc theo cuộc “cách mạng” pháp lí kiểu Mĩ, chứ không đi theo con đường chỉ dựa vào cảm xúc và tình cảm. “Phương hướng của cuộc cách mạng Mĩ trước sau đều nhằm dốc sức xây dựng một nước tự do, một chế độ lâu dài. Đối với người hành động vì mục tiêu đó, không cho phép bất cứ hành động nào ngoài phạm vi pháp luật dân sự được thực hiện. Vì sự khổ đau nhất thời, phương hướng của cuộc đại cách mạng Pháp ngay từ đầu đã xa rời quá trình lập quốc, nó được quyết định bởi tính tất yếu, chứ không phải bắt nguồn từ nhu cầu bức thiết giải thoát khỏi chính trị bạo lực, nó bị thúc đẩy bởi nỗi thống khổ quá ư nặng nề của nhân dân, và sự đồng cảm với nổi thống khổ vô bờ bến ấy. Ở đây, cái tính chất tùy tiện vô phép tắc vốn bắt nguồn từ tình cảm trong tâm hồn, tính vô hạn của tình cảm xúi giục thúc đẩy, đã phóng thích cả chuỗi bạo lực liên tục.” Câu nói này mới sâu sắc biết bao!
Nước Trung Quốc thế kỉ XX đã đi qua trong cuộc chiến tranh của phong trào văn hóa “ sau cách mạng” và “hậu cách mạng”, từ sự kiện Phúc Điền[2], chỉnh phong Diên An, nội chiến, lại trấn áp phản cách mạng, chống phái hữu rồi cách mạng văn hóa, không có sự kiện nào mà không phải là diễn ra dưới quyền lực tập trung của cá nhân, không đếm xỉa đến nỗi thống khổ của nhân dân, quyền lực của nhân dân bị biến thành kẻ hành động vì cách mạng, biến thành tiếng kèn chiến đấu tiếp tục “cách mạng”. Loại “cách mạng” này rõ ràng đã phải trả giá bằng sự hy sinh nhân tính và hy sinh tự do. Do đó, lí luận “Cách mạng không phải là được mời đi dự tiệc” của lãnh tụ vĩ đại Mao Trạch Đông đã trở thành chân lí tối cao và danh ngôn chí lí, mà đến nay vẫn còn thấm sâu trong quan niệm của bao người chấp chính mà hoàn toàn không tự giác.
Cái quan niệm hạt nhân mà Arendt muốn bày tỏ qua sự so sánh hai cuộc cách mang – cách mạng Pháp và cách mạng Mĩ thật là rõ rệt – cuộc cách mạng đại chúng chỉ dựa vào lòng đồng tình và thương xót đối với người nghèo khổ là không đáng tin cậy, đồng thời cũng không cứu được người nghèo khổ, bởi vì cái “cách mạng” này không lấy nhân tính làm cơ sở: “Từ ngày có cuộc đại cách mạng Pháp cũng chính là ngày mà tính vô hạn trong tình cảm của các nhà cách mạng đã khiến cho họ vô cảm trước hiện thực, vô cảm đối với số phận của những cá nhân. Tất cả những điều đó thật khó tin. Vì các “nguyên tắc” của mình, vì “tiến trình lịch sử”, vì “sự nghiệp cách mạng”, các nhà cách mạng sẵn sàng hy sinh mọi cá nhân mà không hề hối tiếc. Tình trạng vô cảm đối với hiện thực tràn đầy tình cảm này cũng đã thể hiện khá rõ rệt trong hành động của bản thân Rousseau, trong biểu hiện thiếu trách nhiệm, tùy tiện lặp đi lặp lại của ông, nhưng chỉ khi Robespierre đưa nó vào trong cuộc xung đột phe phái của cuộc đại cách mạng Pháp nó mới trở thành một nhân tố chính trị quan trọng đáng kể.” Rõ ràng Arendt không hề khẳng định hoàn toàn vai trò của Rousseau và Robespierre trong cuộc đại cách mạng và chủ nghĩa khai sáng, ngược lại, bà phủ định những tệ hại mà thứ “cách mạng” này đem lại cho xã hội, cho các cuộc “cách mạng” kế tục sau đó. Nói thật lòng, đối với nhà khai sáng vĩ đại Rousseau tôi không hề muốn phủ nhận lí luận và tư tưởng khai sáng do ông tạo nên, nhưng trong việc lựa chọn hai chế độ xây dựng quốc gia thì tôi hình như lại thiên về phía Arendt, bởi vì lịch sử đã cho chúng ta biết, “khai sáng” một khi đã bị “cách mạng” lợi dụng, thì rất có thể nảy sinh “tha hóa”, từ đó mà phản bội nhân tính và tự do.
Lời dự báo sau cùng của Robespierre đã chứng minh nguyên nhân thất bại của chủ nghĩa khai sáng: “Chúng ta sẽ chết đi mà không để lại dấu vết gì, bởi vì trong dòng sông lịch sử của nhân loại, chúng ta đã bỏ lở thời cơ thành lập một quốc gia tự do.” Cái nghịch lí này chứng minh một sự thật lịch sử rằng công cuộc khai sáng sau khi bị cuộc cách mạng mù quáng bắt cóc đưa lên cỗ xe chiến tranh đã gây nên biết bao hậu quả thảm họa.
Khi người vô sản mất đi xiềng xích, trở thành nguyên động lực của cách mạng, cách mạng dựa vào sức mạnh tình cảm mà giành chính quyền, nhưng khi chiếc gông cùm của nghèo khổ ngày xưa đã tháo ra, phải chăng người vô sản lại không khoác lên mình một chiếc gông cùm mới?  Nếu nói Mác đã kế thừa ý tưởng cách mạng của Roberspierre, phát triển thành học thuyết đấu tranh giai cấp, thì Lenin trong lúc vội vàng đã quay lại con đường cũ, thì Stalin đã tạo ra một mô hình cách mạng đấu tranh giai cấp cực đoan nhất, mà Trung Quốc trong những năm 50 – 70 lại chạy theo mô hình cực đoan ấy của Stalin, lại tạo ra vô vàn hậu quả thảm họa. Trong cái chuỗi dây chuyền thế giới “vô sản toàn thế giới liện hiệp lại”, kẻ chịu thảm họa sâu nặng nhất là nhân dân Liên Xô và nhân dân Trung Quốc. Đương nhiên thảm họa nặng nể nhất là nhân dân Cămpuchia trong cuộc diệt chủng của bọn Khơme đỏ của Cămpuchia dân chủ dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ cách mạng Polpot, nó chứng minh cho hậu quả về mặt luân lí của “cách mạng”.
Trong giới tư tưởng Âu Mĩ các khái niệm “nhân dân” và “đại chúng” là hoàn toàn khác nhau. Nhân dân là hình ảnh của dân chủ, còn đại chúng là danh từ chỉ bọn người ô hợp. Cho nên Arendt nói : “Về mặt lí luận, điều tai hại nhất là đem đánh đồng nhân dân với đại chúng.” Ở đây nhân dân là những “công dân” có “giác ngộ”, là người dân tự do có quan điểm độc lập; còn “đại chúng” là một đám người nô lệ tinh thần mông muội, là đám AQ bị chấn thương tinh thần dưới ngòi bút của Lỗ Tấn, là bọn lưu manh dễ bị mê hoặc bởi chiến lợi phẩm của cuộc cách mạng – Hitler đã lợi dụng tình cảm của đại chúng mà dựng nên đảng Quốc xã, Stalin cũng lợi dụng tình cảm đại chúng mà lập nên “Tcheka”, còn “Hồng vệ binh” của Trung Quốc thì vẫn tồn tại trong huyết mạch của rất nhiều người, chỉ cần có người vung tay hô to một khẩu hiệu, thì sẽ có vô vàn “cánh tay đỏ” vung lên như rừng, và tiếng hô “Ura!”, “Vạn tuế!” vang động khắp nơi.
Nguồn: “多维新闻”本文网址:http://history.dwnews.com/news/2012-06-24/58767134-all.html
Ghi chú: Đinh Phàm, đảng viên cộng sản Trung Quốc, hội viên hội nhà văn TQ, Giáo sư đại học Nam Kinh, Phó chủ tịch hội nghiên cứu văn học Trung Quốc, Chủ tịch Hội phê bình văn học Giang Tô, Phó tổng biên tập tạp chí Chung Sơn..
--------------------------------------------------------------------------------
Trần Đình Sử dịch
[1] Tiếng Latinh, cách mạng là revolvere, nghĩa là quay vong, chuyển động xoay vòng. ND.
[2] Sự kiện Phúc Điền: Đây là sự kiện do Mao Trạch Đông tạo ra để thành trừng nội bộ vào tháng 12 năm 1930, tại Phúc Điền, tỉnh Giang Tây, giết 120 người thuộc quân đoàn Hồng quân số 20, những người liên lụy bị giết lên đến 70000 người. Năm 1956, Mao đã thừa nhận giết nhầm người, nhưng đến năm 1989 dưới thời Hồ Diệu Bang, Dương Thượng Côn những nạn nhân mới được tuyên bố vô tội. Đây là vụ thanh trừng đẫm máu đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc. ND.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét