Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Từ lời kêu gọi hủy thỏa thuận Ukraine cho Nga thuê căn cứ hải quân, nghĩ về toan tính cho Nga vào Cam Ranh - Bôxit Tây Nguyên - Đại hoạ dân tộc Việt

BỌN CẦM QUYỀN PHẢN ĐỘNG TRUNG QUỐC LẠI VỪA TUNG RA MỘT TRÒ BỊP MỚI

"THỦ ĐOẠN VỪA ĐÁNH VỪA BỊP
Bọn cầm quyền phản động Trung Quốc lại vừa tung ra một trò bịp mới. 
Ngày 1-3, bộ Ngoại giao của chúng đã gửi công hàm cho Đại sứ quán ta ở Bắc Kinh đề nghị hai bên "tổ chức cuộc gặp càng nhanh càng tốt để tiến hành đàm phán cụ thề về việc chấm dứt cuộc xung đột biên giới hai nưóc..., tiến tới giải quyết sự tranh chấp về những vấn đề biên giới và lãnh thổ giữa hai nước". 
Kẻ xâm lược còn vô liêm sỉ đến mức gọi đó là "đề nghị chân thành", "phù hợp với ý chí và lợi ích bảo vệ hòa bình và an ninh của nhân dân hai nước", "phù hợp với nguyện vọng tha thiết của nhiều nước trên thể giới và dư luận quốc tế" (!). 
Hàng chục sư đoàn quân Trung Quổc cùng với xe tăng, đại bác đã ngang nhiên xâm phạm lãnh thổ nước ta, bắn phá, tàn sát và cướp bóc dã man trên đất nước ta như những đội quân xâm lược dã man nhất trong lịch sử. Vậy mà bọn kẻ cướp trơ tráo nói rằng: "trịnh trọng tuyên bố" kêu gọi đàm phán!
Quả hỏa mù này của chúng không che mắt được ai.
Một là, mặc dù chúng và bọn đế quốc đồng lõa với chúng đã đưa ra hết luận điệu vu cáo này đến lời phân bua bịp bợm khác, cả thể giới thấy đã rõ đây không phải là một cuộc "chiến tranh biên giới"» và "tranh chấp lãnh thổ" giữa hai nước, mà thật sự là một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn của chủ nghĩa bành trướng bá quyền nước lớn Trung Quốc chống nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chân tướng ghê tởm của chúng là một tên gây chiến tranh xâm lược. Đụng đến Việt Nam, bọn phản động Trung Quốc đã xúc phạm đến lương tri loài người, lập tức bị cả loài người tiến bộ nghiêm khắc chống lại.
Hai là, xua quân ồ ạt đánh vào Việt Nam, chúng tưởng có thể cho ngay Việt Nam "một bài học". Nhưng ngay từ phút đầu, chúng đã liên tiếp nhận được nhưng bài học sứt đầu mẻ trán vì những đòn giáng trả quyết liệt của nhân dân và các lực lượng vũ trang Việt Nam anh hùng.
Nhân dân Trung Quốc đã điêu đứng vì bao nhiêu loạn lạc, nhất định sẽ không khoanh tay ngồi nhìn bọn cầm quyền phản động tiếp tục hy sinh xương máu của họ cho một cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa chỉ có thể mang thêm tai họa cho họ mà thôi. Vừa đẩy tới cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, vừa đưa ra đề nghị đàm phán, bọn phản động Bắc Kinh lại giở thủ đoạn xảo quyệt quen thuộc vừa đánh vùa lừa bịp để hòng gạt mũi nhọn vào bên bị xâm lược và làm cho dư luận phân vân và đề lấy cớ đó leo thang chiến tranh hơn nữa.
Phóng viên đài phát thanh BBC tại Bác Kiíih nhận xét: Trung Quốc đang mở một chiến dịch ngoại giao đề thuyết phục dư luận thể giói rằng Trung Quốc linh hoạt và biết điều, còn Việt Nam là người không khoan nhượng*.
Nhưng thực tế lịch sử đâu phải là điều bọn bành trướng Trung Quốc có thề tùy ý xuyên tạc.
Nhân dân Việt Nam chưa hề xâm chiếm một tấc đất của Trung Quốc, chỉ có bọn cầm quyền phân động Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của chung ta, gây ra hàng nghìn vụ xâm phạm và lấn chiếm lãnh thổ của Việt Nam. Chúng ta đã nêu cao thiện chí hòa bình, lấy tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước làm trọng, chủ động đề nghị đàm phán ở cấp địa phương và cấp Chính phủ để hòa bình giải quyết vấn đề biên giới hai nước.
Những người cầm quyền Trung Quốc đã đồng ý ngồi lại, nhưng rồi chúng lại đơn phương bỏ cuộc đàm phán. Xuất phát từ âm mưu bành trướng của chúng, bọn phản động Bắc Kinh đã chọn con đường chiến tranh xâm lược hòng thôn tính nước ta, tự nguyện làm tên lính xung kích đánh thuê cho chủ nghĩa đế quốc chống nhân dân Việt Nam.
Đề nghị đàm phán của chúng không phâi là thiện chí hòa bình mà là thủ đoạn leo thang chiến tranh. Nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới không thể không cảnh giác. Nhân dân và quân đội càng phải kiên quyết chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc ta.
Lập trường trước sau như một của nhân dân ta là: Bọn cầm quyền Trung Quốc phải rút ngay, rút hết, không điều kiện quân đội xâm lược của chúng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, triệt đề tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhân dân Việt Nam.
Chỉ có trên cơ sở đó mới có thể xây dựng được một đường biên giới hữu nghị giữa hai nước và giải quyết mọi vấn đề bằng hòa bình thương lượng."
Nguồn: FB Nguyễn Hồng Kiên

Bôxit Tây Nguyên - Đại hoạ dân tộc Việt

Photo: Bôxit Tây Nguyên - Đại hoạ dân tộc Việt

Kỳ I: Nhà máy Alumina Tân Rai (Lâm Đồng): Những quả bom đã được kích hoạt

Như hầu hết mọi người đã biết, dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên là một loạt các dự án khai thác mỏ bô xít ở khu vực Tây Nguyên, Việt Nam. Dự án này đã gây ra nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau trong dư luận, báo chí, Quốc hội. Hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã và đang tiến hành triển khai thăm dò, đầu tư khai thác bô-xít, luyện alumina tại Tân Rai(huyện Bảo Lâm – tỉnh Lâm Đồng).

Trong những năm qua, từ khi các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên được đưa lên mặt giấy đến nay, hàng loạt những ý kiến tranh cãi xoay quanh vấn đề an ninh, quốc phòng, hiệu quả kinh tế, hậu quả xã hội, tác động đối với môi trường sinh thái, công nghệ Trung Quốc lạc hậu, việc sử dụng lao động phổ thông Trung Quốc tại khu vực Tây Nguyên trái với Luật lao động Việt Nam. 

Bao giờ cũng vậy, chỉ khi tận mắt chứng kiến thì mới có thể đánh giá một sự vật, hiện tượng trung thực và khách quan được. Tôi có dịp chứng kiến một trường hợp ngay trong chuyến khảo sát thực địa vừa qua tại Tây Nguyên.

Tổng quan nhà máy Bôxit Tân Rai.

Dự án bôxit Tân Rai được triển khai xây dựng tại huyện Bảo Lâm – Lâm Đồng – Việt Nam. Từ ngày 18 tháng 11 năm 2008 tới nay, nhà thầu Chalieco (Trung Quốc) đã cơ bản hoàn thành cơ sở hạ tầng nhà máy boxit Tân Rai.

Nhiều vấn đề vẫn đang được tranh cãi gay gắt xoay quanh dự án này dù nhà máy Bôxit Tân Rai đã đi vào hoạt động mấy năm gần đây. Bài viết này chỉ đề cập tới hai vấn đề chính: tác động đối với môi trường sinh thái, công nghệ Trung Quốc lạc hậu.

Tác động tới môi trường sinh thái.

Khi đi tới gần khu vực nhà máy chính sản xuất Alumina Tân Rai, ai cũng có thể ngửi được mùi trứng thối nồng nặc. Ông P.T.T là bí thư xóm gần kề nhà máy cho hay: “Các chú có thể tự mình ngửi được cái mùi hôi thối mà chúng tôi phải chịu từ lúc nhà máy Bôxit bắt đầu hoạt động. Dân chúng tôi khổ lắm, giờ chỉ mong Nhà nước thu hồi luôn để chúng tôi đi luôn cho con cháu được nhờ. Chứ ở thế này sớm muộn bệnh tật cũng tới các chú ạ”.

Hỏi những chuyện đời thường xung quanh nhà máy Bôxit Tân Rai, ông đảng viên 30 năm tuổi đảng CSVN bức xúc khi nói hết từ quá trình hiện hữu của dự án này tới nay: “Đầu tiên khi giải phóng mặt bằng, các quan chức ăn bớt hết tiền của dân bị lôi ra toà. Thế nhưng chẳng hiểu sao số tiền bị cắt xén đó cũng chẳng quay lại với dân mà đi đâu chẳng biết. Người Trung Quốc đi lại sinh sống như những người dân địa phương, nạn mại dâm bùng phát. Khi nhà máy đi vào hoạt động thì cái mùi trứng thối bao quanh chúng tôi ngày đêm”.

Công nghệ Trung Quốc lạc hậu.

Lâu nay, nhiều luồng dư luận chỉ tập trung quan tâm vào mối nguy hiểm của hố bùn đỏ mà quá trình tinh chế alumina thải ra. Thế nhưng mối nguy hại đó thực sự chưa lớn bằng hàng chục chiếc lò than hoá khí zỉ zét đang được sử dụng trong nhà máy Bôxit Tân Rai.

Trước đây khi vấn đề về công nghệ lạc hậu của Trung Quốc được đặt ra, nhiều nhà phân tích nhận định không sai vì hiện tại theo một công nhân ở Tổ Sửa chữa bảo trì - nhà máy Bôxit Tân Rai cho biết: “Máy chẳng biết thế nào mà thường xuyên hư hỏng, tụi anh phải chạy đôn chạy đáo mới kịp sửa chữa các lỗi mà ở hầu hết các công đoạn sản xuất đều có trục trặc”.

Trong nhà máy Bôxit Tân Rai, tổng cộng có 12 lò than hoá khí, thế nhưng hiện nay 1 lò đã gần như hỏng hẳn, 11 lò vẫn đang hoạt động. Trong cuộc trò chuyện với một công nhân làm việc ngay trong lò than hoá khí anh bày tỏ lo ngại về sức khoẻ của mình vì không có đồ bảo hộ lao động, tai nạn thường xuyên xảy ra. 

Khi được hỏi về mối nguy hại lớn nhất trong nhà máy Bôxit Tân Rai thì anh cho biết: “Mình làm việc ở đây đã được gần 03 năm rồi, mình nghĩ rằng vấn đề hố bùn đỏ tới giờ vẫn chưa đáng lo ngại lắm. Trước mắt mình nghĩ dễ dàng nhất vẫn là sự cố ở lò than hoá khí. Nếu vô tình mất điện, trong 05 phút mà công nhân trực lò xử lý không kịp sự cố lò thì lò sẽ nổ. Nói cậu đừng cười cứ, bọn em đi trực toàn ngủ gật không à. Nếu một lò nổ thì 10 lò còn lại sẽ nổ, cứ dây chuyền như thế thì không chỉ nhà máy Bôxit Tân Rai tan tành mà là cả một khu vực rộng lớn sẽ không còn gì. Cứ tưởng tưởng một bình ga nổ thôi đã làm sập căn nhà hai tầng, 11 lò, mỗi lò to bằng cái container thì sức nổ của nó lớn thế nào. Ghê gớm lắm”.

Tiếp lời anh công nhân cho biết thêm: “Những lò khí hoá than trước khi được lắp đặt trong nhà máy đã bị sét zỉ hết rồi, chỉ sơn lại nên nhìn mới thế thôi. Chứ nổ lúc nào không lường được đâu.”

Còn về hố bùn đỏ, anh này cho biết: “Bùn đỏ khi đã được lắng đọng khô thì có hàng loạt xe container tới chở hết đi đâu không rõ. Nghe nói là đưa đi xử lý”.

Câu hỏi được đặt ra là số bùn đỏ khô chứa vô vàn chất phóng xạ và kiềm gây nguy hại vô cùng cho sức khoẻ của người dân được các xe container chở đi đâu ?

Hiện tại, khu nhà máy Bôxit Tân Rai vẫn được bảo vệ nghiêm ngăt nên những bức hình này rất khó khăn mới ghi lại được.

Những dấu hỏi lớn được đặt ra khi Báo cáo của Chính phủ một đường nhưng thực thi lại một nẻo với những sự mập mở tới mức nguy hại tới dân tộc.

Chúng tôi sẽ tiếp tục Kỳ 2 về các mối nguy hại từ dự án Nhà máy sản xuất Alumina từ Bôxit ở Nhân Cơ (Đăk – Nông). Xin mời quý vị đón đọc. 

FB Người Xứ Bố Sơn.

http://danlambaovn.blogspot.com/2014/03/boxit-tay-nguyen-ai-hoa-dan-toc-viet.html#more


Kỳ I: Nhà máy Alumina Tân Rai (Lâm Đồng): Những quả bom đã được kích hoạt

Như hầu hết mọi người đã biết, dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên là một loạt các dự án khai thác mỏ bô xít ở khu vực Tây Nguyên, Việt Nam. Dự án này đã gây ra nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau trong dư luận, báo chí, Quốc hội. Hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã và đang tiến hành triển khai thăm dò, đầu tư khai thác bô-xít, luyện alumina tại Tân Rai(huyện Bảo Lâm – tỉnh Lâm Đồng).

Trong những năm qua, từ khi các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên được đưa lên mặt giấy đến nay, hàng loạt những ý kiến tranh cãi xoay quanh vấn đề an ninh, quốc phòng, hiệu quả kinh tế, hậu quả xã hội, tác động đối với môi trường sinh thái, công nghệ Trung Quốc lạc hậu, việc sử dụng lao động phổ thông Trung Quốc tại khu vực Tây Nguyên trái với Luật lao động Việt Nam.

Bao giờ cũng vậy, chỉ khi tận mắt chứng kiến thì mới có thể đánh giá một sự vật, hiện tượng trung thực và khách quan được. Tôi có dịp chứng kiến một trường hợp ngay trong chuyến khảo sát thực địa vừa qua tại Tây Nguyên.

Tổng quan nhà máy Bôxit Tân Rai.

Dự án bôxit Tân Rai được triển khai xây dựng tại huyện Bảo Lâm – Lâm Đồng – Việt Nam. Từ ngày 18 tháng 11 năm 2008 tới nay, nhà thầu Chalieco (Trung Quốc) đã cơ bản hoàn thành cơ sở hạ tầng nhà máy boxit Tân Rai.

Nhiều vấn đề vẫn đang được tranh cãi gay gắt xoay quanh dự án này dù nhà máy Bôxit Tân Rai đã đi vào hoạt động mấy năm gần đây. Bài viết này chỉ đề cập tới hai vấn đề chính: tác động đối với môi trường sinh thái, công nghệ Trung Quốc lạc hậu.

Tác động tới môi trường sinh thái.

Khi đi tới gần khu vực nhà máy chính sản xuất Alumina Tân Rai, ai cũng có thể ngửi được mùi trứng thối nồng nặc. Ông P.T.T là bí thư xóm gần kề nhà máy cho hay: “Các chú có thể tự mình ngửi được cái mùi hôi thối mà chúng tôi phải chịu từ lúc nhà máy Bôxit bắt đầu hoạt động. Dân chúng tôi khổ lắm, giờ chỉ mong Nhà nước thu hồi luôn để chúng tôi đi luôn cho con cháu được nhờ. Chứ ở thế này sớm muộn bệnh tật cũng tới các chú ạ”.

Hỏi những chuyện đời thường xung quanh nhà máy Bôxit Tân Rai, ông đảng viên 30 năm tuổi đảng CSVN bức xúc khi nói hết từ quá trình hiện hữu của dự án này tới nay: “Đầu tiên khi giải phóng mặt bằng, các quan chức ăn bớt hết tiền của dân bị lôi ra toà. Thế nhưng chẳng hiểu sao số tiền bị cắt xén đó cũng chẳng quay lại với dân mà đi đâu chẳng biết. Người Trung Quốc đi lại sinh sống như những người dân địa phương, nạn mại dâm bùng phát. Khi nhà máy đi vào hoạt động thì cái mùi trứng thối bao quanh chúng tôi ngày đêm”.

Công nghệ Trung Quốc lạc hậu.

Lâu nay, nhiều luồng dư luận chỉ tập trung quan tâm vào mối nguy hiểm của hố bùn đỏ mà quá trình tinh chế alumina thải ra. Thế nhưng mối nguy hại đó thực sự chưa lớn bằng hàng chục chiếc lò than hoá khí zỉ zét đang được sử dụng trong nhà máy Bôxit Tân Rai.

Trước đây khi vấn đề về công nghệ lạc hậu của Trung Quốc được đặt ra, nhiều nhà phân tích nhận định không sai vì hiện tại theo một công nhân ở Tổ Sửa chữa bảo trì - nhà máy Bôxit Tân Rai cho biết: “Máy chẳng biết thế nào mà thường xuyên hư hỏng, tụi anh phải chạy đôn chạy đáo mới kịp sửa chữa các lỗi mà ở hầu hết các công đoạn sản xuất đều có trục trặc”.

Trong nhà máy Bôxit Tân Rai, tổng cộng có 12 lò than hoá khí, thế nhưng hiện nay 1 lò đã gần như hỏng hẳn, 11 lò vẫn đang hoạt động. Trong cuộc trò chuyện với một công nhân làm việc ngay trong lò than hoá khí anh bày tỏ lo ngại về sức khoẻ của mình vì không có đồ bảo hộ lao động, tai nạn thường xuyên xảy ra.

Khi được hỏi về mối nguy hại lớn nhất trong nhà máy Bôxit Tân Rai thì anh cho biết: “Mình làm việc ở đây đã được gần 03 năm rồi, mình nghĩ rằng vấn đề hố bùn đỏ tới giờ vẫn chưa đáng lo ngại lắm. Trước mắt mình nghĩ dễ dàng nhất vẫn là sự cố ở lò than hoá khí. Nếu vô tình mất điện, trong 05 phút mà công nhân trực lò xử lý không kịp sự cố lò thì lò sẽ nổ. Nói cậu đừng cười cứ, bọn em đi trực toàn ngủ gật không à. Nếu một lò nổ thì 10 lò còn lại sẽ nổ, cứ dây chuyền như thế thì không chỉ nhà máy Bôxit Tân Rai tan tành mà là cả một khu vực rộng lớn sẽ không còn gì. Cứ tưởng tưởng một bình ga nổ thôi đã làm sập căn nhà hai tầng, 11 lò, mỗi lò to bằng cái container thì sức nổ của nó lớn thế nào. Ghê gớm lắm”.

Tiếp lời anh công nhân cho biết thêm: “Những lò khí hoá than trước khi được lắp đặt trong nhà máy đã bị sét zỉ hết rồi, chỉ sơn lại nên nhìn mới thế thôi. Chứ nổ lúc nào không lường được đâu.”

Còn về hố bùn đỏ, anh này cho biết: “Bùn đỏ khi đã được lắng đọng khô thì có hàng loạt xe container tới chở hết đi đâu không rõ. Nghe nói là đưa đi xử lý”.

Câu hỏi được đặt ra là số bùn đỏ khô chứa vô vàn chất phóng xạ và kiềm gây nguy hại vô cùng cho sức khoẻ của người dân được các xe container chở đi đâu ?

Hiện tại, khu nhà máy Bôxit Tân Rai vẫn được bảo vệ nghiêm ngăt nên những bức hình này rất khó khăn mới ghi lại được.

Những dấu hỏi lớn được đặt ra khi Báo cáo của Chính phủ một đường nhưng thực thi lại một nẻo với những sự mập mở tới mức nguy hại tới dân tộc.

Chúng tôi sẽ tiếp tục Kỳ 2 về các mối nguy hại từ dự án Nhà máy sản xuất Alumina từ Bôxit ở Nhân Cơ (Đăk – Nông). Xin mời quý vị đón đọc.
FB Người Xứ Bố Sơn.

Từ lời kêu gọi hủy thỏa thuận Ukraine cho Nga thuê căn cứ hải quân, nghĩ về toan tính cho Nga vào Cam Ranh

Đúng ngay lúc có những thông tin cho là Nga đang đàm phán để trở lại Cam Ranh, và thỏa thuận đang ‘nằm trong bàn tay’, thì xảy ra sự kiện Ukraine, Nga lợi dụng căn cứ Hạm đội Biển Đen để đưa quân vào “xâm lược” nước này.
Mối đe dọa quá lớn tới mức mà 3 vị cựu Tổng thống Ukraine đồng loạt gợi ý hủy thỏa thuận cho Nga sử dụng căn cứ hải quân trên.

Vậy thì những sự kiện đó có làm cho người ta phải suy nghĩ kỹ hơn, nghĩ lại khi đàm phán cho Nga thuê Cam Ranh trở lại?
Hay là phải nhắc lại cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979, khi mà dường như TBT Lê Duẩn và bộ sậu đã quá tin vào Hiệp ước hữu nghị vừa ký với Liên Xô, để rồi người đàn anh khổng lồ đó đã “bỏ rơi” Việt Nam cho tên hàng xóm bạo tàn chà đạp ức hiếp?
Thử tưởng tượng một viễn cảnh, khi Trung Quốc gây hấn, xâm lấn biển đảo Việt Nam trên Biển Đông, vì lợi ích lớn hơn với Trung Quốc, hải quân Nga tại Cam Ranh hoàn toàn không có một động tĩnh nào. Trong khi đó, nếu như muốn đưa chiến hạm vào khu vực này để giúp ổn định tình hình, Mỹ sẽ gặp trở ngại lớn gấp bội, khi phải đối mặt một lúc với hai đối thủ tiềm tàng, thay vì một nếu như không có Nga ở Cam Ranh.
Thêm nữa, sự có mặt của Nga ở Cam Ranh hoàn toàn khác với sự có mặt của Mỹ, bởi vì hành động gây hấn của Trung Quốc ở khu vực này sẽ đụng đến hàng loạt đồng minh của Mỹ, chứ với Nga thì không.
Vậy mà vẫn chưa hết! Nếu như khi Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông, chọn đúng vào một thời điểm có những biến cố lớn như hiện nay, tức là Nga đang có đụng độ lợi ích chiến lược với Mỹ và phương Tây ở đâu đó, thì đương nhiên Nga phải tranh thủ sự ủng hộ hiếm hoi của quốc tế từ gã khổng lồ Trung Quốc rồi. Lúc đó không khéo nó còn chủ động đem tàu ngầm, khu trục hạm ra án ngữ ngoài khơi, chặn không cho lực lượng của Hạm đội 7 Hoa Kỳ tiến vào.
Và còn nhiều kịch bản xấu nữa có thể xảy ra, chưa thể lường hết, nếu như cho quân đội một quốc gia đã từng và đang tỏ rõ bản chất bành trướng nước lớn đặt chân vào vùng biển xung yếu như Cam Ranh.
Rõ ràng lối thoát tưởng là tối ưu, khôn khéo để tránh làm tên hàng xóm hung bạo nhưng lại là “bạn vàng” của đảng nổi điên, đồng thời thỏa mãn những thế lực bảo thủ luôn sợ dựa vào phương Tây, Mỹ, đã trở nên rất mong manh và luôn tiềm ẩn những hậu họa khó lường. 
-
Người đưa tin
28.02.2014 | 15:15 PM

Hải quân, không quân Nga sẽ trở lại căn cứ Cam Ranh

Đó là nhan đề bài viết trên Đài Tiếng nói nước Nga: Xét theo tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, chắc là trong tương lai không xa, tàu Hải quân Nga sẽ trở lại cảng Cam Ranh, Việt Nam.
Thực chất vấn đề đang nói đến là gì: thành lập tại Cam Ranh căn cứ hải quân Nga hoặc trạm hậu cần kỹ thuật phục vụ tàu chiến Nga? Xin nhắc lại rằng căn cứ tương tự đã tồn tại trong vịnh Cam Ranh 23 năm và được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2002. Ông Igor Korotchenko, tổng biên tập tạp chí “Quốc phòng” của Nga cho biết:
“Ở đây hoàn toàn không nói về việc thành lập căn cứ hải quân Nga. Hiện đang tiến hành đàm phán để thành lập trạm sửa chữa bảo dưỡng các tàu Nga. Nga quan tâm đến thực tế là các tàu nổi và tàu ngầm của Nga có thể đến Cam Ranh trên cơ sở thường xuyên.”
Mục đích tàu chiến Nga cập bến Cam Ranh là bổ sung thực phẩm và nước ngọt, nếu cần thiết thì tiến hành các sửa chữa đơn giản. Dĩ nhiên là phải tổ chức nghỉ ngơi giải trí cho thủy thủ đoàn. Chuyên gia của chúng tôi khẳng định rằng, xét theo quan hệ đối tác chặt chẽ giữa hai nước, có tính đến việc Nga thực hiện nhiều đơn đặt hàng lớn về xây dựng tàu ngầm và tàu khu trục cho Việt Nam, chắc chắn sẽ dễ dàng tìm giải pháp thoả đáng cho phép Hải quân Nga trở lại Cam Ranh.
Và không chỉ hạm đội Nga mà thôi. Hiện giờ đang tiến hành đàm phán song phương Nga – Việt về việc cho phép máy bay tiếp dầu của Nga sử dụng sân bay Cam Ranh để đảm bảo hoạt động tầm xa của hàng không Nga.
Hôm 26/2, ông Sergei Shoigu nhấn mạnh rằng, việc đàm phán đang được tiến hành và việc ký kết các văn bản thỏa thuận gần như ‘nằm trong bàn tay’.
Cam Ranh từng là căn cứ hải quân của Liên Xô cũ.
Cam Ranh từng là căn cứ hải quân của Liên Xô cũ.
Ông Shoigu cũng cho biết thêm, các cuộc thương lượng còn đề cập đến các điều kiện cho phép tàu quân sự của Nga qua lại cảng của các nước này, cũng như việc mở tại những nơi đó các trạm tiếp viện cho máy bay ném bom của Nga trên đường tuần tra.
“Chúng tôi đang bay nhiều, nhưng để bay nhiều cần có các căn cứ tiếp dầu, cần để các máy bay tiếp dầu Il-78 của chúng tôi chờ các máy bay đó hoặc ở xích đạo, hoặc ở những nơi khác”, ông Shoigu nói.
Hiện Nga chỉ còn giữ lại căn cứ hải quân duy nhất là Tartus tại Syria. Nhưng bất ổn tại Syria hiện nay khiến cho số phận căn cứ này trở nên bấp bênh.
Hồi tháng 5/2002, vì lý do tài chính, Nga đóng cửa căn cứ ở cảng Cam Ranh, Việt Nam – đây là căn cứ quân sự nước ngoài lớn nhất của hải quân Nga. Ngoài ra một căn cứ radar khác ở Cuba cũng ngừng hoạt động.
Từ giữa thập niên 2000, Nga bắt đầu có ý định vực dậy hải quân và không quân chiến lược, coi đây là lực lượng chủ chốt để mở rộng ảnh hưởng và bảo vệ lợi ích của Nga trên toàn cầu.
Các cuộc đàm phán tương tự đang được Nga tiến hành với Việt Nam, cũng như với Cuba, Venezuela, Singapore và một số nước khác. Ông Igor Korotchenko nói tiếp:
“Điều này gắn với thực tế là trong những năm tới sẽ diễn ra kế hoạch tái trang bị Hải quân Nga với quy mô lớn. Mặt khác, Nga đang gia tăng sự hiện diện quân sự của mình trong các khu vực quan trọng trên thế giới, kể cả ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Để đảm bảo hoạt động toàn diện và cơ động, Hải quân và Không quân Nga cần có những điểm tựa.”
Mong rằng một trong những điểm tựa đó sẽ là Cam Ranh.
C.P
—————
Vietnam +/TTXVN
(VIETNAM+) LÚC : 03/03/14 06:28

Kêu gọi hủy thỏa thuận cho Nga thuê căn cứ Hạm đội Biển Đen

Tàu khu trục thuộc Hạm đội biển Đen của Nga tại vịnh Sevastopol. (Nguồn: AFP/TTVN)
Tàu khu trục thuộc Hạm đội biển Đen của Nga tại vịnh Sevastopol. (Nguồn: AFP/TTVN)
Trang mạng báo Ukrainckaya Pravda cho biết, ba cựu tổng thống Ukraine, gồm Leonid Kravchuk, Leonid Kuchma và Viktor Yushchenko, đã kêu gọi chính phủ nước này hủy bỏ thỏa thuận Kharkov về việc cho thuê căn cứ của Hạm đội Biển Đen Nga ở Crimea, do các ông Dmitry Medvedev và Viktor Yanukovych ký năm 2010.
Trong một tuyên bố chung, ba cựu tổng thống cũng lưu ý rằng “lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, dân tộc Ukraine đối mặt với cuộc khủng hoảng đe dọa tới sự thống nhất, chủ quyền và chủ quyền nhà nước, điều có thể dẫn tới thảm họa quốc gia, đe dọa hủy hoại Ukraine.”
Các cựu tổng thống cho rằng “nhân dân Ukraine và Nga đã bị đẩy một cách giả tạo tới cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Ukraine, nước rất khó vượt qua cuộc khủng hoảng chính trị, nay đang ở bên bờ vực của tình trạng gia tăng xung đột với tất cả các dấu hiệu của một cuộc xung đột quân sự.”
Ba cựu lãnh đạo này nhận định Nga “lợi dụng những khó khăn chính trị nội bộ ở Ukraine để quyết định chơi cái gọi là ‘quân bài Crimea’ vì lợi ích của riêng mình, phớt lờ những cam kết với Ukraine.”
Các cựu tổng thống khẳng định “Crimea là lãnh thổ Ukraine, đây là chân lý đối với bất cứ công dân, chính trị gia Ukraine nào. Chính vì điều này, việc xâm phạm lãnh thổ Ukraine là bất hợp pháp.”
Các cựu tổng thống kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin “không thành kiến chính trị, thực sự công nhận quyền tự quyết, không xâm phạm biên giới và thể hiện sự tôn trọng đối với chủ quyền Ukraine.”
Các cựu tổng thống cũng kêu gọi Hội đồng Liên bang (Thượng viện) và Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga “bãi bỏ quyết định can thiệp quân sự, điều có thể khiến cho người Ukraine và người Nga trở thành kẻ thù của nhau”./.
 

Tinh thần võ học trong tranh đấu dân chủ (2)

Trong một stt trước, tôi nói đến tinh thần võ học trong tranh đấu dân chủ http://thanhstatus.blogspot.com/2014/02/tinh-than-vo-hoc-trong-tranh-au-dan-chu.html
Trong stt này, tôi xin chia sẻ tinh thần võ học trong lúc cận chiến và ứng dụng nó cho công cuộc tranh đấu dân chủ cho nước nhà.
Năm kỷ dậu 1789, sau khi quân Thanh tràn vào Thăng Long, hai bộ tướng của Nguyễn Huệ là Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm cho quân lui về phòng thủ Tam Điệp, đồng thời cho người phi ngựa về cấp báo cho chủ tướng Nguyễn Huệ ở Phú Xuân-Huế.
Nhận được tin báo, trong thời gian rất ngắn, vừa làm lễ tế trời lên ngôi Vua, vừa hành quân, vừa tuyển quân, vừa huấn luyện; với đội quân mới tuyển, có vẻ "ô hợp" nhưng Vua Quang Trung đã đánh tan tác 29 vạn quân Thanh chuyên nghiệp và tinh nhuệ.
Điều kỳ diện đó ngoài đến từ thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, lòng dũng cảm chống giặc của nhân dân,... còn đến từ triết lý võ học của đất Bình Định.
Võ Bình Định đơn giản nhưng hiểm. Tôi đọc đâu đó một chuyên gia nói, nếu một lính Tây Sơn được huấn luyện 3 tháng có thể đánh thắng đối phương huấn luyện 3 năm.
Võ Bình Định khi cận chiến thì nhắm vào các điểm yếu của đối phương như mắt, bộ hạ, mang tai, yết hầu,...mà tấn công. Cơ thể sống là một hệ thống hoàn hảo nhưng nếu đánh mạnh, liên tục vào một vị trí thì sẽ gục ngã.
Đó là những kiến thức võ học mà tôi biết. Tôi suy ngẫm, có thể ứng dụng triết lý trên cho quá trình tranh đấu dân chủ.
Độc tài là một hệ thống hoàn hảo gồm rất nhiều thành phần mà nó vận hành trên nguyên lý bao che cho nhau, ủng hộ nhau trong việc làm bạo lực, phi nghĩa.
Ví dụ: Hệ thống độc tài thì luôn đi kèm nhà nước nắm kinh tế hoặc chi phối kinh tế để bóp chết người phản kháng khi cần (đuổi việc), rồi công an được tuyển dụng vội vã, nghiệp vụ kiến thức kém để dễ bề sai khiến, rồi báo chí bị nhà nước nắm, rồi luật lệ hổ lốn để dễ bề kiến giải-áp dụng, rồi thuế khóa không minh bạch để dễ bề chi cho những hoạt động không mang lại lợi cho dân, mang lợi cho người cầm quyền mà dân không biết,....
Tuy nhiên, nếu chúng ta đánh mạnh và liên tục vào một điểm thì tất yếu hệ thống độc tài sẽ suy yếu. Ví dụ chúng ta cắt hết bầu sữa do nhà nước chi phối hay làm cho công an không được lạm quyền hay làm cho báo chí có tính độc lập, thuế khóa minh bạch, .....thì hệ thống độc tài bị thủng một mảng lớn, không thể che chắn, bao che cho nhau được.
Dân chủ là một sự nghiệp chung, ở đó có rất nhiều việc để làm. Một người, một nhóm người không bao giờ làm được. Chúng ta cần hiểu và phân việc cho nhau. Mỗi người-nhóm người hãy xác định cho mình một hướng đi, một mục tiêu và tranh đấu liên tục cho mục tiêu đó.
Mỗi nhóm hãy đánh liên tục vào mục tiêu của mình cho đến khi nào có công lý, có minh bạch thì ngày đó ắt có dân chủ.
Các bạn có đồng ý với nhận định trên không?



 

Lý Quang Diệu viết về Nhật Bản

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Japan: Strolling into Mediocrity”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 125-136.
Biên dịch: Tống Thị Thanh Duyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

NHẬT BẢN: Dần bước vào sự tầm thường
Thách thức nghiêm trọng nhất Nhật Bản phải đối mặt là vấn đề dân số. Dân số của đất nước này đang nhanh chóng già đi và không tự thay thế. Tất cả những vấn đề khác – một nền kinh tế đình đốn và một sự lãnh đạo chính trị yếu ớt – đều nhạt nhòa đi khi so với vấn đề này. Nếu Nhật Bản không giải quyết vấn đề dân số thì tương lai của nó sẽ rất đáng lo ngại.
Chỉ riêng những số liệu đã cho thấy rõ. Tỉ lệ sinh đứng ở mức 1,39 trẻ trên một mẹ, quá thấp so với mức thay thế 2,1. Với mức sinh ngày càng thấp, số lượng người lao động chu cấp cho mỗi người già đã giảm từ 10 người năm 1950 xuống 2,8 người trong những năm gần đây. Con số này này được dự báo sẽ tiếp tục giảm xuống, tới mức 2 vào năm 2022 và có thể là 1,3 vào năm 2060. Tới khi con số này chạm mức 1,3, những người lao động trẻ có thể thấy quá sức chịu đựng đến mức họ sẽ chọn cách rời bỏ. Dân số, vốn tăng trưởng trong vòng sáu thập kỷ rưỡi sau chiến tranh từ 72 triệu người lên 128 triệu người, đã cho thấy sự sụt giảm trong ba năm qua và hiện tại đang ở mức 127,5 triệu người. Một nền kinh tế thu hẹp lại không còn cách bao xa. Tình thế hoàn toàn không mang tính bền vững.
Đã nhiều năm, phụ nữ Nhật Bản chấp nhận vai trò được chỉ định theo văn hóa của họ trong gia đình và trong xã hội. Họ khá hạnh phúc khi ở nhà sinh nở và nuôi dạy con cái, phục vụ người già và quán xuyến nội trợ. Nhưng khi phụ nữ đã đi đây đó, bị ảnh hưởng bởi những người ở những nơi khác trên thế giới, và khi họ đã nếm mùi vị của tự do lao động cùng sự độc lập về kinh tế, các quan điểm đã thay đổi sâu sắc và không thể đảo ngược. Ví dụ như một vài phụ nữ Nhật làm việc cho hãng hàng không Singapore Airlines đã kết hôn với những tiếp viên hàng không người Singapore. Họ đã chứng kiến cách sống của phụ nữ ở Singapore: tách biệt với nhà chồng và không có chồng kè kè ra lệnh.
Xã hội Nhật Bản cố hết sức kìm hãm làn sóng này và giữ cho phụ nữ phụ thuộc kinh tế vào đàn ông càng lâu càng tốt – nhưng thất bại. Trong một hoặc hai thế hệ, phụ nữ đã vứt bỏ vai trò của họ trong xã hội cũ. Họ thực hiện những tính toán riêng và quyết định rằng cách đối xử vốn có không còn xứng đáng với họ nữa. Họ không muốn mang gánh nặng con cái. Thật không may, một số lượng đáng kể những nhà tuyển dụng Nhật đã từ chối thay đổi theo thời đại. Không như Thụy Điển, nơi giúp phụ nữ có thể vừa có con cái vừa có sự nghiệp, nhiều công ty Nhật vẫn chuyển những người phụ nữ rời công việc để sinh con sang diện lao động tạm thời. Đối với những người phụ nữ có tham vọng và đang trên đà phát triển – cũng như đối với những người cảm thấy họ cần thu nhập toàn thời gian tương ứng với một sự nghiệp – thì quyết định có con trở nên quá tốn kém một cách không cần thiết. Nhiều người không bao giờ đủ can đảm để liều lĩnh, thậm chí ngay cả khi họ muốn có con.
Vấn đề tỉ lệ sinh thấp của Singapore không quá khác biệt so với của Nhật Bản. Nhưng có một điểm khác biệt căn bản: chúng ta đã giảm nhẹ vấn đề của mình bằng những người nhập cư. Nhật Bản thì rõ ràng là không khoan nhượng với việc chấp nhận người nước ngoài. Quan điểm cho rằng dân tộc Nhật phải thuần nhất đã ăn sâu đến mức không có nỗ lực nào trong việc thảo luận công khai các phương án được thực hiện. Đơn giản là không thể nào tưởng tượng ra một Nhật Bản đa chủng tộc – dù là trong công chúng Nhật hay trong giới tinh hoa chính trị của đất nước.
Tôi đã tận mắt chứng kiến niềm tự hào thuần chủng này. Trong thời Nhật chiếm Singapore, tôi có một quãng thời gian làm biên tập viên tiếng Anh ở Tòa nhà Cathay. Vào ngày 8 tháng Mười Hai hằng năm luôn có một nghi lễ ở đó, trong nghi lễ này những người lính Nhật mang kiếm dài của Samurai sẽ hô: “Ware ware Nihonjin wa Amaterasu no Shison desu (Người Nhật chúng ta là con cháu Nữ thần Mặt Trời)”. Nói cách khác, chúng tôi là thế còn các người thì không. Tôi nghi ngờ việc họ lặp lại câu nói đó nhiều lần như vậy ngày nay nhưng tôi không nghĩ niềm tin cơ bản đã thay đổi. Một sĩ quan dân sự Nhật được giáo dục và sinh ra tại đất Mỹ tên là George Takemura đã không được tin tưởng hoàn toàn. Anh ta làm việc ở Hodobu (Bộ Thông tin và Tuyên truyền Nhật) trong suốt cuộc chiếm đóng của quân Nhật và có tiếp xúc với những biên tập tin tức điện tín như tôi. Anh ta nói chuyện lẫn cư xử đều nhẹ nhàng.
Bám chắc vào một niềm tin như vậy có những hệ quả nghiêm trọng. Điều đó có nghĩa là những giải pháp hợp lý nhất theo lẽ thường cho thế tiến thoái lưỡng nan về dân số của họ có thể tự động bị loại bỏ. Ví dụ, nếu tôi là người Nhật, tôi sẽ tìm cách để thu hút nhập cư từ những dân tộc trông giống người Nhật và cố gắng hòa nhập họ – người Trung Quốc, người Hàn Quốc, có lẽ cả người Việt Nam nữa. Và sự thật là những nhóm dân như vậy đã tồn tại ở Nhật rồi. Có 566.000 người Triều Tiên và 687.000 người Trung Quốc sinh sống ở đất nước này. Nói sõi tiếng Nhật, họ hoàn toàn đã được đồng hóa vào phần còn lại của xã hội về lối sống lẫn thói quen và thiết tha được chấp nhận như một công dân Nhật hoàn chỉnh, được nhập tịch. Thực tế, nhiều người còn được sinh ra và lớn lên tại Nhật. Tuy vậy, xã hội Nhật vẫn không chấp nhận họ.
Để hoàn toàn hiểu đến tận cùng quan điểm biệt lập này, ta phải xem xét một nhóm khác cũng bị loại trừ: những người Nhật thuần chủng từ Mỹ La-tinh, còn được gọi là nikkeijin. Từ thập niên 1980, hàng chục nghìn người này, phần lớn từ Brazil, đã chuyển đến Nhật theo những chính sách di cư tự do được dựng lên với hi vọng họ sẽ là câu trả lời cho vấn đề dân số đang lão hóa của đất nước. Khi thực hiện hành trình nửa vòng trái đất, những nikkeijin này đã đi theo hướng ngược lại với ông nội hoặc ông cố của họ, những người đã xuất cảnh hồi thập niên 1920 để tìm kiếm việc làm ở các đồn điền cà phê khát nhân công tại Brazil. Cuộc thử nghiệm thất bại. Lớn lên trong một xã hội hoàn toàn khác, những nikkeijin bị những người bà con ở Nhật xa lánh về văn hóa đến mức họ bị đối xử như người nước ngoài. Cuối cùng, vào năm 2009, ở đỉnh cao của cuộc khủng hoảng kinh tế, chính phủ đã chi cho những nikkeijin thất nghiệp một khoản phí tái định cư để họ quay lại Brazil. Ở một xã hội khác, một xã hội với một thái độ khác đối với người nước ngoài, cuộc thử nghiệm này có thể đã thành công. Thực tế, chính phủ Nhật Bản chắc hẳn cũng đã tin vào khả năng thành công trước khi họ thi hành chính sách. Ngay chính họ cũng đã đánh giá thấp mức độ không chấp nhận (người nước ngoài của xã hội).
Người nước ngoài hiện chiếm dưới 1,2 phần trăm tổng số cư dân ở Nhật, so với 6 phần trăm ở Anh, 8 phần trăm ở Đức và 10 phần trăm ở Tây Ban Nha. Nhật Bản thuần nhất đến mức những người Nhật trẻ đã trải qua một thời gian ở nước ngoài, thường là vì cha mẹ họ được đưa đi làm việc như những người định cư ở nước ngoài, sẽ có một thời gian khó khăn để hòa nhập khi về nước, ngay cả khi họ học ở những trường Nhật. Nhiều giao tiếp hằng ngày bị hạn chế, và người tiếp xúc thường đưa ra suy luận dựa trên ngôn ngữ cơ thể và âm yết hầu. Sẽ mất nhiều năm và cần một sự chuyển biến cơ bản trong quan niệm để đất nước này tính tới một giải pháp dân số dựa trên thu hút nhập cư. Nhưng Nhật Bản liệu có được thứ xa xỉ về thời gian để chờ thêm nhiều năm nữa trước khi đối mặt với vấn đề này hay không? Tôi nghi ngờ điều đó. Nếu họ để thêm 10 hay 15 năm nữa, họ sẽ trượt dốc không phanh và có lẽ sẽ quá muộn để cứu vãn.
Nhật Bản đã trải qua hai “thập kỷ mất mát”, và đất nước này hiện đang bước vào thập kỷ thứ ba. Từ năm 1960 tới năm 1990, GDP của đất nước này đã tăng trung bình hằng năm 6,2 phần trăm. Từ đống đổ nát sau chiến tranh, người Nhật đã tự nâng mình dậy, làm việc cật lực và xây nên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với sự trợ giúp từ người Mỹ. Khi các doanh nghiệp Nhật giành được các bất động sản ở phương Tây, những nhà phân tích lo ngại đã từng cảnh báo rằng Đại công ty Nhật Bản (Japan Incorporated) đã sẵn sàng thế chân các nước phát triển vốn đang dần chững lại  -  không khác cách một vài người bàn về Trung Quốc ngày nay. Nhưng vào năm 1991, bong bóng tài sản ở Nhật đã vỡ, khởi đầu cho giai đoạn tăng trưởng trì trệ kéo dài. Tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình hằng năm từ 1991 chỉ khiêm tốn ở mức 1 phần trăm. Như tôi đã viết, thập kỷ đình trệ thứ ba đã bắt đầu. Nếu những hành động kiên quyết không được thực hiện sớm để giải quyết vấn đề dân số thì không có thay đổi về chính trị hay kinh tế nào có thể hồi phục đất nước này, cho dù chỉ thành một cái bóng mờ nhạt của sự năng động sau chiến tranh của nó.
Đặc điểm nhân khẩu học quyết định số mệnh của một dân tộc. Nếu bạn suy giảm dân số, với tư cách là một quốc gia, bạn đang suy giảm sức mạnh. Người già không đổi xe hơi và dàn ti vi. Họ không mua các bộ com-lê mới hay tới các câu lạc bộ chơi golf mới. Họ đã có tất cả những thứ họ cần. Họ hầu như không ăn tối ở những nhà hàng sang trọng. Vì lý do này, tôi rất bi quan về nước Nhật. Trong vòng một thập kỷ, tiêu thụ trong nước sẽ bắt đầu giảm và quá trình có lẽ không thể đảo ngược được nữa. Điều này lý giải một phần tại sao các gói kích thích lặp đi lặp lại chỉ có tác dụng khiêm tốn lên nền kinh tế. Nhật Bản của hôm nay vẫn là quốc gia sáng tạo thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ, nếu đo bằng con số bằng sáng chế toàn cầu. Nhưng những phát minh là từ những người trẻ, không phải những người già. Trong ngành Toán, một người đạt đỉnh cao ở tầm tuổi 20 hoặc 21. Không một nhà toán học lớn nào cho ra những công trình lớn hơn sau độ tuổi đó.
Tôi đã thăm Nhật Bản vào tháng Năm năm 2012 để tham dự một hội nghị có tên “Tương lai châu Á”, được tổ chức bởi tập đoàn Nihon Keizai Shimbun. Khi nói chuyện với một vài lãnh đạo người Nhật tôi gặp, tôi có nói vòng quanh chủ đề dân số vì tôi muốn hiểu xem họ thực sự nghĩ thế nào. Tôi không hề nói: “Các vị sẽ nhận dân nhập cư chứ?” mà nói: “Giải pháp của các vị là gì?” Họ đáp: “Trợ cấp cho chăm sóc trẻ nhiều hơn và các khoản thưởng cho trẻ sơ sinh.” Đó là cả một sự thất vọng. Các khoản thưởng cho trẻ sơ sinh sẽ không đảo ngược được tình thế. Việc chính phủ khuyến khích sinh con chỉ có một hiệu quả rất hạn chế ở những nơi họ thực hiện, bởi vì vấn đề không phải là chuyện tiền bạc mà là cách sống và nguyện vọng đã thay đổi của người dân. Ngay cả ở những nơi khuyến khích này tạo nên khác biệt, như Pháp hay Thụy Điển, quá trình cũng chậm chạp và cực kỳ tốn kém.
Người Nhật là một dân tộc gây ấn tượng mạnh. Khi trận động đất Tohoku xảy ra vào ngày 11 tháng Ba năm 2011, thế giới đã theo dõi đầy cảm phục cách người dân ở Nhật phản ứng – không hoảng loạn, không cướp bóc, chỉ có lòng tự trọng và vẻ khoan dung trên cảnh tàn phá, mọi người chăm sóc và giúp đỡ lẫn nhau. Rất ít xã hội nào có thể duy trì được sự bình tĩnh, trật tự và kỷ luật như thế trong suốt một thảm họa có tính nghiêm trọng như vậy. Nhật Bản hầu như là số một trong cách mà họ phấn đấu cho sự hoàn hảo đối với mọi thứ họ làm – từ việc sản xuất những chiếc ti vi và xe hơi không có lấy một lỗi nhỏ đến sự kết hợp của món sushi ngon lành nhất. Khả năng làm việc nhóm của nhân viên Nhật giúp họ vượt lên trên những quốc gia khác. Người Hàn Quốc và Trung Quốc có lẽ có thể sánh được với người Nhật ở cấp độ từng cá nhân. Nhưng theo đội nhóm thì không thể nào sánh được với người Nhật. Có thể chính ấn tượng này đã đưa tôi đến chỗ tin tưởng rằng một lúc nào đó người Nhật sẽ chuyển mình khỏi cơn ngủ mê về vấn đề dân số của họ – ngay khi thực tế khắc nghiệt nhìn thẳng vào mặt họ. Rốt cục thì làm sao có thể cho phép những người hàng xóm của bạn phát triển khi bạn dần lu mờ đi mà không có động thái gì về việc này?
Nhưng giờ tôi không còn tin vào việc Nhật chắc chắn sẽ có phản ứng. Nhiều năm trôi qua và tôi không thấy một chuyển biển nào. Có nhiều khả năng đây là một quốc gia đang dạo bước vào sự tầm thường. Cuộc sống, chắc chắn, sẽ vẫn thoải mái đối với những người Nhật trung lưu trong nhiều năm sắp tới. Không như những quốc gia đã phát triển ở phường Tây, Nhật Bản không tích những khoản nợ nước ngoài khổng lồ. Đất nước này cũng rất phát triển về công nghệ và người dân có học thức cao. Nhưng cuối cùng thì những vấn đề của Nhật Bản cũng sẽ đuổi kịp nó. Nếu tôi là một thanh niên người Nhật và tôi có thể nói tiếng Anh, có lẽ tôi sẽ chọn đường di cư ra nước ngoài.

Câu chuyện nước Mỹ: Một giờ nghe Madeleine Albright

Madeleine Albright. Ảnh: HM (từ màn hình xem web)
Madeleine Albright. Ảnh: HM
Trên thế giới có vài bà đầm thép, Thatcher, cựu thủ tướng Anh,  Albright, cựu ngoại trưởng Mỹ và Merkel, hiện là thủ tướng Đức.
Hôm 19-2-2014, bà Madeleine Albright, gốc Tiệp, ngoại trưởng (1997-2001) nữ đầu tiên của Hoa Kỳ thời Clinton, đến nói chuyện tại WB. Hiện nay, bà là giáo sư Đại học Georgetown, giảng dạy về quan hệ quốc tế.

Từng là đại sứ Mỹ tại UN, bà đọc thông viết thạo tiếng Anh, Pháp, Nga, và Tiệp, đọc và nói rất khá tiếng Ba Lan và Nam Tư (Serbia và Croatia). Bà tới WB nói chuyện về chủ đề Statecraft – nghệ thuật dẫn dắt quốc gia.
Có lẽ không gì hay bằng nghe những câu chuyện liên quan đến thời làm Ngoại trưởng, tham gia giải quyết chiến tranh Balkan (Bosnia và Herzegovina, Kosovo và Bosnia), xung đột Trung Đông và cả Châu Phi với nạn diệt chủng Ruanda.
Bà thừa nhận, cuộc chiến Nam Tư được ghép cho tên “Albright War – cuộc chiến Albright”, vì đã tham gia đàm phán nhiều bên để bắt đầu và kết thúc chiến tranh. Xem những hình ảnh diệt chủng tại Nam Tư, bà bảo, không thể không hành động, Hoa Kỳ tham chiến cùng NATO để giải quyết rốt ráo vấn đề Balkan.
Giải quyết một vấn đề khu vực nóng như Balkan, nhà ngoại giao phải biết đặt mình vào địa vị của Nam Tư, của Balkan, của NATO, và cả của Mỹ để tìm ra giải pháp. Bà coi đó là một trong những nghệ thuật dẫn dắt quốc gia trên trường quốc tế.
Nhớ một buổi sáng đến VP ở Bộ Ngoại giao, mấy trợ lý đã đợi sẵn trước cửa, biết chuyện chẳng lành,bà  hỏi sao thế. Thưa bà, chuyện đã xảy ra với sứ quán Trung Quốc ở Belgrade. Bốn quả tên lửa đã bắn đúng bốn góc của tòa nhà này, một quả không nổ, có thương vong.
Albright không thể hiểu chuyện gì đã xay ra. Đó là việc hết sức nguy hiểm, vì Nga đã tức giận, Trung Quốc nổi xung thì chả hiểu ra sao nữa.
Bên Lầu Năm Góc thông báo, họ nhầm lẫn do dùng bản đồ cũ. Dù đã giải thích với phía Trung Quốc, nhưng họ vẫn cho rằng, vụ này Hoa Kỳ cố ý tấn công. Cho đến nay họ vẫn nghĩ như thế.
Cuộc chiến Nam Tư đã giải quyết xong kể cả di chứng. Sau này thăm Kosovo, người dân đón bà như một anh hùng. Hàng ngàn bé gái được đặt tên Madeleine để nhớ về ân nhân đã cứu họ khỏi nạn diệt chủng.
Ngay trong phòng họp, một đồng nghiệp đến từ Sarajevo đã nói “Khi chiến tranh bắt đầu, tôi 12 tuổi, sống cả thời niên thiếu dưới hầm và ngày nào cũng cầu nguyện khi nào thì hết bom đạn. Chúng tôi đợi ai đó đến và giúp cho bớt đổ máu. Từ đáy lòng, tôi cảm ơn bà”. Nghe na ná như bao bạn đọc trong blog này từng trải qua chiến tranh Mỹ – Việt.
Bà kể chuyện vui khi gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-Il, (Kim Nhất Chính), đi giầy cao gót nên bà nhỉnh hơn chủ nhà cái đầu, dù Chủ tịch Triều Tiên cũng mang giầy đế cao không kém. Albirght thừa nhận, dù tóc ông ấy có vẻ thưa hơn cả tóc bà, hội trường cười rộ. Bạn đọc xem ảnh thấy bà tóc rất thưa. Người thông minh biết cười giễu cả những nhược điểm của mình.
Tuy thế, bà nhận xét, đây là một nhà lãnh đạo thông minh, biết rất nhiều. Ai nói lãnh đạo Bắc Triều tiên là ngu dốt, chứng tỏ chẳng hiểu gì về đất nước ấy. Không hiểu người Triều Tiên thì khó mà giải quyết được vấn đề của bán đảo nóng như vạc dầu.
Sinh ra ở khu Smichov – Prague của Tiệp Khắc, bố mẹ cũng là nhà ngoại giao ở Belgrade trước thế chiến 2, bà phải chạy sang Anh cùng gia đình. Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, gia đình quay về Prague, nhưng bố lại thành đại sứ Tiệp Khắc tại Nam Tư.
Gửi Madeleine đến trường ở đó, ông bố sợ con nhiễm tư tưởng cộng sản, nên đã gửi con sang Thụy Sỹ. Vì thế bà rất giỏi tiếng Pháp.
Khi Tiệp Khắc trở thành nước cộng sản sau 1948 với sự can thiệp của Liên Xô, dù được làm đại diện UN tại New York, gia đình Albright đã tìm cách ở lại Mỹ.
Albright lớn lên và trưởng thành tại nước Mỹ nên bà coi đây là tổ quốc của mình. Sau khi Tiệp Khắc lật đổ cộng sản, rất nhiều người muốn Albright về làm tổng thống Tiệp Khắc.
Madalene Albright at the Bank 19-2-2014. Ảnh: HM
Madalene Albright at the Bank 19-2-2014. Ảnh: HM
Tại hội trường có người hỏi, bà đã nói “No way, I love being an American, and I am an American – Không thể được. Tôi tự hào vì là người Mỹ và tôi là người Mỹ”.
Bà giải thích, để làm tổng thống phải sinh ra và lớn lên ở đó. Sinh trưởng ở Mỹ không thể thay cho Havel. Muốn ở vị trí cao cấp đó, bạn phải ở trong cái giầy của người Tiệp, mới có thể dẫn dắt được quốc gia. Không hiểu dân thì đừng nói chuyện lãnh đạo họ, trừ phi đó là  bạo chúa độc đoán.
Chả hiểu sao Albright lại rất mê IT nên nói khá hay. Bà cho rằng trên thế giới hiện có hai xu hướng khủng: công nghệ và toàn cầu hóa. Cả hai tưởng rằng hỗ trợ lẫn nhau nhưng trong thực tế đôi lúc lại phá nhau.
Toàn cầu hóa giúp nhân loại gần gũi nhau hơn, không còn biên giới, không còn quốc gia rõ rệt, nhưng người trong cuộc cảm thấy bị mất mình. Trong khi đó, công nghệ lại đẩy con người xa nhau. Nói chuyện với nhau từ hai phía của bán cầu qua iPhone, tưởng là đang rất gần nhau, nhưng trong thực tế, đó là sự xa cách vật lý mà con người không cảm nhận hết.
Công nghệ cũng giúp cho nhân loại “nhìn ra” người lãnh đạo của họ, bởi internet, google, facebook, blog đã bạch hóa mọi việc trên đời, từ cái chết bí ẩn, đến ngôi biệt thự xa hoa hay nhà thờ hàng trăm tỷ của bất kỳ ai.
Bà giải thích tại sao người biểu tình trên quảng trường Tahrir (Cairo) lại phản đối chính phủ “People are talking to their governments on 21st century technology, governments are listening on 20th century technology, and responding with 19th century ideas. – Dân chúng đang bàn về chính quyền bằng công nghệ thế kỷ 21, chính quyền nghe họ bằng công nghệ thế kỷ 20 và trả lời dân chúng bằng ý tưởng của thế kỷ 19”. Người nghe tán thưởng và vỗ tay ầm ầm.
Để quá khứ, dù có vinh quanh thế nào chăng nữa, gậm nhấm trong tâm và tầm của người lãnh đạo, không biết vượt lên chính mình, không chịu đi theo tiếng gọi của thời cuộc với công nghệ thay đổi chóng mặt, thì sớm hay muộn, những kẻ đó sẽ bị đào thải. Dẫn dắt quốc gia theo kiểu như thế, cách mạng mầu sẽ không tránh khỏi.
Ông Jim Young Kim, chủ tịch WB, nói vui khi giới thiệu bà lên nói chuyện. Nhận quyết định về tổ chức tài chính này, Madeleine gọi điện chúc mừng đầu tiên, hẹn ăn trưa và hứa giúp cho ông làm thế nào “tồn tại” ở Washington DC cho tới hết nhiệm kỳ.
Chả biết ông Jim Kim trụ được mấy năm. Nhưng nghe nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã 77 tuổi (Albright sinh năm 1937) nói chuyện, chẳng cần giấy tờ, các sự kiện nhớ vanh vách, giọng hóm hỉnh và lôi cuốn, hội trường chật ních hàng ngàn người “trụ” hơn một tiếng, biết được bao nhiêu điều về nghệ thuật dẫn dắt quốc gia.
HM. 27-02-2014
Cụ nào không thích đọc thì xem ảnh do lão Cua  chụp Capitol Hill về đêm
Tượng Ulysses S. Grant và hồ trước Capitol. Ảnh: HM
Tượng Ulysses S. Grant và hồ trước Capitol. Ảnh: HM
Nhà Quốc hội có sư tử canh. Ảnh: HM
Nhà Quốc hội có sư tử canh. Ảnh: HM
By Night. Ảnh: HM
By Night. Ảnh: HM
Icy Capitol Hill. Ảnh: HMIcy Capitol Hill – phần bị mờ dưới nước là do tảng băng. Ảnh: HM

Báo Washington Post: Putin đánh tụt uy tín Obama và nước Mỹ về 0

  -
Tổng thống Mỹ Obama đang phải đối mặt với thách thức lớn nhất trong nhiệm kì tổng thống của mình với nhiệm vụ tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Câu trả lời của ông Obama sẽ sẽ quyết định số phận của hai nhiệm kì tại vị trên chiếc ghế Tổng thống của ông, cũng như là quyết định tương lai vị thế của Ukraine, Nga và Mỹ trên thế giới. Nếu chính quyền của ông Putin thoát án trừng phạt vì hành vi tiến chiếm quốc gia hàng xóm, thì uy tín của nước Mỹ, vốn đã bị ảnh hưởng từ sự kiện Syria, sẽ tụt về số không. Các nước đồng minh sẽ quay lưng lại Mỹ, khủng bố khắp nơi sẽ không còn sợ Mỹ và cả thế giới sẽ trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều.
Bài viết đăng trên Washington Post nhận định những việc mà ông Obama cần làm ngay lập tức, một số thì cần sự hợp tác của các đồng minh Châu Âu và NATO, phần còn lại phải tự thân vận động. Những việc đó bao gồm:
-  Lệnh trừng phạt với các ngân hàng Nga và các tổ chức tài chính.
-  Mở rộng phạm vi áp dụng của Đạo luật Magnitsky lên các quan chức điện Kremlin, bao gồm ông Putin.
-  Chấm dứt các cuộc đàm phán về thương mại với Nga
-  Triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với NATO nhằm trấn an các đồng minh NATO có chung đường biên giới với Ukraine và bất đầu huy động để đối mặt với các kịch bản có thể xảy ra.
-  Điều tàu chiến Mỹ đến Biển Đen để đề phòng.
-  Kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ lên án hành vi xâm lược của Nga đối với nước láng giềng Ukraine, mặc dù Nga sẽ sử dụng quyền phủ quýt.
-  Cùng các quốc gia G8 trục xuất Nga và công bố hủy chuyến thăm Sochi của ông Obama, vốn là đại điểm dự kiến tổ chức cuộc họp G8 vào tháng sáu năm nay.
Ngoài ra cũng có những giải pháp khác cho chính quyền của ông Obama: ví dụ như điều binh đến phía Tây Ukraine và thủ đô Kiev; một số khác cho rằng Mỹ cần ngay lập tức đề nghị quyền làm thành viên NATO với Ukraine. Nước Mỹ cần nhắm tới những giải pháp thực tế, những giải pháp không gây chia rẽ NATO. Nhưng ông Obama cũng không nên điện báo cho Tổng thống Putin những giới hạn của Mỹ trong việc phản ứng trước động thái của Nga, cũng như những hành động vô nghĩa mà ông (Obama) và Ngoại trưởng John Kerry đã thực hiện đối với vấn đề vũ khí quân sự của chính quyền Syria của ông Bassar al-Allsad.
Ukraine, quốc gia 46 triệu dân, bị kẹp giữa NATO, EU và Nga. Vào năm 1994, Mỹ, Ukraine, Nga và Anh quốc đã ký Biên bản Budapest như một phần thỏa thỏa thuận để Ukraine từ bỏ kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân với Nga. Theo thỏa thuận, các nước ký tên có trách nhiệm tôn trọng độc lập và lãnh thổ Ukraine, bảo vệ Ukraine khỏi các hành vi xâm lấn và tránh đặt áp lực kinh tế lên Ukraine. Mỹ và Anh có tranh nhiệm phải phản ứng, và hy vọng rằng đồng minh NATO cũng sẽ làm điều tương tự.
Cũng như những vấn đề ngoại giao khác, ông Obama đã đứng ngoài câu chuyện quá lâu trước khi phát biểu về tình hình ngày một trầm trọng ở Ukraine lần đầu tiên vào 10 ngày trước, sau khi chính quyền Ukraine cho đàn áp người biểu tình ở Kiev. Ông Obama đã cảnh báo các quan chức Ukraine “không được đi quá giới hạn”, một cụm từ đã mất đi ý nghĩa kể từ khi ông cảnh báo chính quyền Assad không được “vượt đèn đỏ” về vấn đề vũ khí hóa học – vốn chẳng được chính quyền ở Syria khi đó nghe theo.
Cũng theo tờ Washington Post, suốt hàng năm trời, ông Putin không có một chút coi trọng người đồng cấp Mỹ, cũng như chẳng ngại ngần bày tỏ thái độ xem thường đối với các nước phương Tây nói chung và nước Mỹ nói riêng. Chính sách tái thiết của Obama chỉ là cái cớ để đổ lỗi cho chuyện đang xảy ra ở Ukraine, sau khi bỏ qua cho ông Putin tội vi phạm nhân quyền, cũng như là các chính sách hiếu chiến nhằm vào người hàng xóm của Nga và việc ủng hộ cho một chế độ sát nhân như ở Syria.
Tổng thống Putin chưa một lần thấy Mỹ có bất cứ hành động rõ ràng nhằm ngăn chặn hay trừng phạt Nga, chẳng hạn như các biện pháp trừng phạt thương mại đối với các nước làng giềng của Nga vì hành vi vi phạm cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới.
Chuyện thường thấy là ông Obama cùng đội ngũ của mình đều đã nhắm mắt làm ngơ. Hậu quả là người Nga tiến quân tiến chiếm Ukraine. Ít nhất, người Mỹ có thể ngừng lắng nghe những kẻ trong chính quyền Obama và cộng đồng chuyên gia phân tích, những người cho rằng Nga có vai trò trong việc quyết định tương lai của Ukraine, hoặc những người ủng hộ lời hứa “Phần Lan hóa” Ukraine của Mỹ với Nga rằng Ukraine sẽ không bao giờ là thành viên của NATO. Động thái của Putin ở Ukraine hẳn đã làm rõ một điều rằng chừng nào Putin còn tại vị, nước Nga vẫn sẽ là mối đe dọa đối với quyền lợi của Mỹ.
Thành Luân (Theo The Washington Post)
Tác giả bản tiếng Anh của bài viết, David J. Kramer là chủ tịch của Freedom House và là nguyên phó trợ lý ngoại trưởng phụ trách vấn đề Nga và Ukraine dưới thời Tổng thống George W. Bush.

Bán Đổi Nguồn Nước cho Hoạt Động Fracking(*) Điên cuồng

David Suzuki
David Suzuki
Rất khó khăn để sinh tồn mà không có dầu và khí đốt. Nhưng chúng ta cũng sẽ hoàn toàn không sống được nếu không có nước. Tuy nhiên, trong cơn sốt điên cuồng khai thác và bán từng giọt xăng dầu càng nhanh càng tốt, chúng ta đang kinh doanh nguồn nước quý giá cho nhiên liệu hóa thạch.
Một báo cáo gần đây, “Khe nứt thủy lực và Khủng hoảng nước,” cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Alberta và B.C nằm trong tám khu vực Bắc Mỹ được kiểm tra đánh giá trong nghiên cứu của Ceres, một hoạt động phi lợi nhuận có trụ sở tại Mỹ hỗ trợ cho hoạt động lãnh đạo phát triển bền vững.
Một trong những phát hiện đáng lo ngại nhất là khe nứt thủy lực, hay hoạt động fracking đang sử dụng một lượng lớn nước ở những vùng khó đáp ứng đủ. Báo cáo lưu ý rằng gần một nửa các giếng dầu và khí đốt gần đây bị fracking ở Mỹ “là ở những vùng có mức độ căng thẳng nguồn nước cao hoặc rất cao” và hơn 55% khu vực trải qua hạn hán. Ở Colorado và California, gần như tất cả các giếng – 97% và 96% tương ứng – đều thuộc diện những vùng căng thẳng nguồn nước cao hoặc rất cao, có nghĩa là hơn 80% bề mặt có sẵn và nước ngầm đã được phân bổ cho các đô thị, công nghiệp và nông nghiệp. Một phần tư số giếng nước ở Alberta đều nằm trong những vùng có mức căng thẳng nguồn nước từ trung bình cho đến cao.
Hạn hán và fracking đã khiến một số cộng đồng cư dân nhỏ ở Texas cạn kiệt nước hoàn toàn, và các bộ phận dân cư ở California đang sắp phải đối mặt với số phận tương tự. Và khi chúng ta tiếp tục khai thác và tiêu pha càng nhiều dầu, khí đốt và than đá, thì biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng hơn, trong đó có khả năng sẽ dẫn đến hạn hán ở một số khu vực và lũ lụt ở những nơi khác. Hạn hán ở California có thể là tồi tệ nhất trong 500 năm qua, theo B. Lynn Ingram, một giáo Sư khoa học trái đất và hành tinh tại Đại học California, Berkeley. Đó chính là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu nước uống, nước nông nghiệp, và cả nước cho cá hồi và cá đẻ trứng trong sông suối. Không có mưa để rửa sạch không khí, ô nhiễm trong khu vực Los Angeles đã trở lại mức độ nguy hiểm của thập kỷ trước.
Vì thiếu thông tin từ ngành công nghiệp và mâu thuẫn trong báo cáo về lượng nước, phân tích dữ liệu Canada phương Tây của Ceres chỉ “đại diện cho một phần rất nhỏ trong toàn bộ hoạt động đang diễn ra.” Mặc dù, các nhà nghiên cứu xác định rằng hoạt động fracking ở Alberta đã bắt đầu sử dụng nhiều hơn “nước lợ / nước mặn” ngầm thay cho nước ngọt. Báo cáo cảnh báo rằng tình trạng thực tế này cần nghiên cứu nhiều hơn và cần “chỉ ra tiềm năng sử dụng nước lợ được sử dụng cho nước uống trong tương lai” và thực tế cho thấy việc rút nước mặn ngầm “cũng có thể tác động xấu đến nguồn nước ngọt liên kết với nhau.”
Mặc dù hiện giờ hoạt động fracking ở  TC chủ yếu diễn ra ở các khu vực có mức độ căng thẳng về nước thấp – lượng mưa và băng tuyết giảm, mực nước sông hạ thấp, và thậm chí cả tình trạng hạn hán ở một số khu vực có khả năng là do biến đổi khí hậu – làm gia tăng mối quan ngại của chính phủ về kế hoạch nhanh chóng mở rộng ngành công nghiệp . Báo cáo trích dẫn một “sự thiếu thốn các quy định xung quanh việc rút nước ngầm” và các tác động tích lũy trên vùng đất địa đầu đất nước cũng như vấn đề với hoạt động fracking hiện nay.
Nghiên cứu của Ceres chỉ nhìn vào tác động của fracking đối với nguồn cung cấp nước ngọt, và cung cấp các khuyến nghị để giảm thiểu chúng, bao gồm việc tái chế nước, sử dụng nước lợ hoặc nước thải, tăng cường các quy định, và việc tìm kiếm phương thức tốt hơn để xử lý nước thải của quá trình fracking. Nhưng còn phương pháp khoan đi kèm với vấn đề môi trường khác, từ ô nhiễm nước ngầm đến hệ sinh thái lớn và môi trường sống bị gián đoạn, thậm chí là các run chấn địa chất – tất cả diễn ra đều liên quan đến cái mà người ta gọi là lợi ích ngắn hạn.
Điều quan trọng là chú ý đến các kết luận và khuyến nghị của nghiên cứu này và những nghiên cứu khác, nhưng cùng với việc đưa ra các vấn đề với fracking và các hình thức khai thác khác, chúng ta phải tìm cách để kiểm soát nhu cầu nhiên liệu hóa thạch vô độ của chúng ta. Mà việc tiêu pha – luôn luôn lãng phí – đã góp phần vào biến đổi khí hậu, trong khi đó phương pháp khai thác chỉ là đang làm các vấn đề trầm trọng hơn mà thôi, điều này khiến chúng ta có cái nhìn sáng suốt hơn để tìm ra cách phục hồi cho hành tinh và tất cả mọi thứ trên đó, cho chính chúng ta và thế hệ mai sau. Đó là một lời nhắc nhở rằng chúng ta cần phải bảo tồn năng lượng bằng mọi cách có thể .
Về ngắn hạn, chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta có những cách tốt hơn để tạo ra công ăn việc làm và xây dựng nền kinh tế chứ không chỉ khăng khăng một điều là “tất cả mọi thứ rồi cũng hết” và bán đi nguồn tài nguyên quý giá của chính mình. Về lâu dài, chúng ta phải suy nghĩ lại hệ thống kinh tế lỗi thời của chúng ta, một nền kinh tế đã được đưa ra vào khoảng thời gian khi mà các nguồn tài nguyên rất dồi dào và cơ sở hạ tầng khan hiếm. Ưu tiên cao nhất của chúng ta phải là không khí chúng ta thở, nước chúng ta uống , đất cung cấp thực phẩm, và đa dạng sinh học, những thứ đó  giữ cho chúng ta sống và khỏe mạnh.
Bài viết với sự đóng góp của Ian Hanington, biên tập viên cao cấp của Quỹ David Suzuki.
Chú thích của người dịch:
(*). Fracking: Kỹ thuật thủy lực bẻ gãy, thực tế là việc bơm nước áp lực cao trộn với cát và hóa chất để cắt phá đất đá, qua đó giải phóng dầu và khí đốt bị kẹt lại trong các lớp đất đá.

Một cách hiểu đúng về logistics

Hiện nay, khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang dùng từ logistics để đặt tên cho loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mình, trong khi doanh nghiệp chỉ kinh doanh đơn thuần về vận tải/kho bãi.
Trong cuốn “Logistics and Supply Chain Management, Ma Shuo”, tài liệu giảng dạy của World Maritime University - 1999 đã định nghĩa: “Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt hoạt động kinh tế”.
Còn theo ông Nguyễn Đình Chung, nguyên Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty Tasa Duyên Hải thì có thể hiểu: “Để thực hiện một mục đích kinh doanh, sản xuất nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ và tiêu thụ hàng hoá, cần phải có các dịch vụ thực hiện. Các dịch vụ này phải mang tính chất hậu cần, khép kín và có hiệu quả, tạo sự liên hoàn, liên kết cho đến khi có sản phẩm cuối cùng và được tiêu thụ đến tay người tiêu dùng”.
Để dễ hiểu hơn, ông Chung đưa ra ví dụ là sản xuất gạo. Để đưa được hạt gạo từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng, thì chính doanh nghiệp đó (hoặc có thể thuê một đơn vị/nhiều đơn vị khác thực hiện) phải thực hiện các khâu như khảo sát thị trường, sản xuất gạo, giao dịch mua bán gạo đến các đại lý, phân phối đến tay người tiêu dùng. Và mỗi khâu trong việc sản xuất gạo là một logistics (bao gồm nhiều chuỗi dịch vụ); nhiều logistics này tạo thành một chuỗi logistics.
Cụ thể hơn về ví dụ trên, logistics khảo sát thị trường sẽ gồm nhiều dịch vụ, như tiến hành khảo sát nhu cầu thị trường và đưa ra tư vấn để chọn ra loại gạo, số lượng sản xuất phù hợp. Hay logistics phân phối gạo đến tay người tiêu dùng gồm các dịch vụ như dịch vụ vận tải, cảng biển, kho vận, phân phối…
Vẫn theo ông Chung, các doanh nghiệp như Tập đoàn Trung Nguyên, Tập đoàn TH, Tập đoàn Vinamilk… mới thực sự là những doanh nghiệp đang sử dụng logistics trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm của mình. Còn những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cảng biển, kho bãi, vận tải bằng đường biển/hàng không/đường bộ chỉ là một dịch vụ trong chuỗi dịch vụ tạo nên một logistics phục vụ cho một mục đích nào đó.
Minh chứng cho nhận định của mình, ông Chung đã viện dẫn một câu trong cuốn “Logistics - những vấn đề cơ bản” như sau: “Ở Việt Nam hiện nay, khi nói đến logistics, người ta quá chú tâm vào cấp độ 2 - tức là khâu vận chuyển và lưu trữ, mà chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề cực kỳ quan trọng là nguồn tài nguyên được lấy từ đâu và đưa đi đâu. Chính quan niệm sai lầm này đã làm người ta lầm tưởng logistics chỉ là những hoạt động trong ngành giao nhận, vận tải và đã diễn nôm logistics là kho và vận”.
Do đó, theo ông Chung, tên công ty của Tasa Duyên Hải đã không dùng chữ “logistics” như nhiều doanh nghiệp khác cùng ngành nghề. Công ty cổ phần Vận tải đa phương thức Duyên Hải cùng 7 công ty thành viên đã tạo ra chuỗi dịch vụ để phục vụ việc xuất nhập khẩu. Và giữa năm ngoái, Tasa Duyên Hải đã đầu tư xây dựng Đại lý độc quyền ô tô Faw Liễu Châu tại Việt Nam. Để gây dựng đại lý này, Tasa Duyên Hải đã vận dụng kiến thức về logistics để tạo ra một chuỗi dịch vụ khép kín từ việc nhập khẩu xe đến việc phân phối xe đến người tiêu dùng và dịch vụ bảo hành cho xe.
Nói về dịch vụ bảo hành, Đại lý độc quyền ô tô Faw cam kết đem đến cho khách hàng các chính sách bảo hành sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Cụ thể, trong thời gian bảo hành 2 năm hoặc tương đương với quãng đường 200.000 km, nếu phương tiện của khách hàng gặp phải tai nạn, sự cố mà nguyên nhân lỗi xuất phát được xác định là từ nhà sản xuất, thì khách hàng sẽ được giảm 30% giá sản phẩm đã mua. Các hư hỏng trong thời gian bảo hành sẽ được sửa chữa, thay thế miễn phí bằng vật tư, phụ tùng chính hãng tại các trạm bảo hành đạt tiêu chuẩn hoạt động 24/24h tại Hải Phòng, Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Ninh...
Liên quan chính sách ưu đãi trong chuỗi dịch vụ bán hàng, Đại lý độc quyền ô tô Faw đã kết hợp với các đơn vị ngân hàng, bảo hiểm để cung cấp cho khách hàng nhiều chương trình, như mua trả góp, trả chậm, thuê mua tài chính, vay vốn ngân hàng, hỗ trợ phí bảo hiểm xe...
Thu Lê(baodautu.vn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét