Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Thấy gì từ hai cú lừa đầu năm - Chuyện kể năm 2000: Cuốn tiểu thuyết về thân phận con người trong cái ác cộng sản

Đặng Vũ Chấn - Thấy gì từ hai cú lừa đầu năm


Có hai sự kiện khá nổi bật vào đầu năm 2014 mà thoạt trông người ta thấy rất tích cực từ giới cầm quyền.
Trước tiên là thông điệp đầu năm của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thông điệp này nghe rất khoái lỗ nhĩ: nào là phải đổi mới thể chế phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân; nào là Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải. …. Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch…..Phải mở rộng dân chủ trực tiếp và hoàn thiện cơ chế bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Sớm thực hiện thí điểm Nhân dân trực tiếp bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã …. Đồng thời, phải hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội, tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng chính sách và lựa chọn cán bộ. Nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ quan hoạch định chính sách……Sự phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp phải trên cơ sở bảo đảm tính độc lập theo chức năng được phân công và yêu cầu kiểm soát lẫn nhau, bổ trợ cho nhau theo quy định của pháp luật….v.v…

Và cũng trong tháng 1/2014, lần đầu tiên, truyền thông lề đảng đồng loạt tung ra loạt bài có vẻ trìu mến vinh danh các chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974, thậm chí phỏng vấn các quả phụ của họ và những chiến sĩ hải quân VNCH đã tham chiến và còn sống. Chánh quyền Đà Nẵng còn rầm rộ chuẩn bị lễ tưởng niệm trận Hoàng Sa 1974.

Những người nhiều kinh nghiệm với giới cầm quyền CSVN không mấy hồ hởi phấn khởi trước những sự kiện trên và đã cảnh giác nhau chuẩn bị tinh thần rằng coi vậy mà sẽ không phải vậy, vì đã quá biết khả năng chuyên nói một đằng làm một nẻo mà chính ông thủ tướng đồng chí X đã chứng minh qua những câu nói xanh rờn khi mới lên nhậm chức: “Tôi không thích sự giả dối,…. Nếu không trừ được tham nhũng tôi sẽ từ chức… “. Và người ta cũng không quên chiêu lừa bịp mới đây của nhà cầm quyền khi lên giàn giá cho dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp thả giàn “không có vùng cấm” để rồi những góp ý xây dựng thẳng thắn của bao nhân sĩ trí thức đều bị lơ đi, thậm chí còn bị Tổng Bí Trọng lên án là tha hoá; và Hiến Pháp mới về cơ bản vẫn như cũ với lời khẳng định “đã được sự đồng tình của tuyệt đại đa số nhân dân” (Chắc chắn đến độ không cần bỏ phiếu thăm dò!)

Thế nhưng đây là lần đầu tiên một lãnh đạo CSVN nói đến chuyện cần phải đổi mới thể chế, một ý tưởng đụng vào vùng cấm cốt lõi của chế độ, và lần đầu tiên truyền thông lề đảng, và ngay cả chính thủ tướng CSVN, chính thức vinh danh sự hy sinh để bảo vệ biển đảo Hoàng Sa của các chiến sĩ hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, một thành phần dân tộc mà từ trước đến nay CSVN vẫn coi và đối xử như là địch, ngụy, v.v.... Cho nên không ít người dân, dù không tin hẳn, nhưng vẫn không khỏi khấp khởi hy vọng về một thay đổi tích cực nào đó trong tư duy của giới cầm quyền.

Rồi những gì xẩy ra sau đó, chúng ta đã biết.

Khi sát tới ngày tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa, truyền thông lề đảng được lệnh tắt tiếng về chủ đề này. Tại Đà Nẵng lễ tưởng niệm trận Hoàng Sa tưởng là sẽ trang trọng, ngày chót bị huỷ bỏ. Sinh hoạt tưởng niệm của người dân tại công viên Lý Thái Tổ bị phá đám bởi công an chiếm trước công viên, giả dạng thợ cắt đá bụi tung mù. Nhà nước tuỳ tiện cấm ông Phạm Chí Dũng xuất cảnh để tham dư hội thảo quốc tế tại Liên Hiệp Quốc theo lời mời của UN Watch, dù ông này không vi phạm một luật lệ nào cả và không có luật nào cấm ông xuất cảnh. Các bloggers và khuôn mặt đấu tranh vẫn bị hạch sách tuỳ tiện áp giải vào đồn công an, người dân vẫn bị cấm và ngăn chặn vào tham dự các phiên toà được gọi là công khai mở ra cho quần chúng; v.v…

Sự ứng xử của Đảng và Nhà nước CSVN ở trên càng củng cố niềm tin của người dân vào câu nói nổi tiếng của cựu tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: "Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn những gì CS làm”. Người dân bây giờ không còn ngạc nhiên mà coi đó là chuyện bình thường đương nhiên khi thấy Đảng và Nhà Nước nói một đàng làm một nẻo. Điều này có thể làm cho những người chống cộng vui khi thấy càng ngày càng nhiều người hoàn toàn mất tin tưởng vào đảng và nhà nước CSVN, đến độ coi sự dối trá, lật lọng của CS là chuyện bình thường.

Nhưng nếu nhìn trên quan điểm Canh Tân con người và đất nước về lâu về dài, thì đây lại là điều đáng lo ngại phải cảnh giác. Khi mà ta coi sự tráo trở dối trá, nói một đàng làm một nẻo, dù của bất cứ ai, là chuyện bình thường đến độ làm ta dửng dưng, thì có nghĩa là ta đang dần chấp nhận nó và đang dần thay đổi giá trị luân lý đạo đức của mình theo chiều hướng tiêu cực đi xuống. Và khi sự bình thường hoá này trở thành phổ quát lâu dài, sự tráo trở dối trá len lỏi vào rồi trở thành một đặc tính văn hoá dân tộc. Cho nên nếu không muốn dân tộc Việt ta có những nét văn hoá suy đồi tha hoá, thì không thể coi thái độ ứng xử nói một đàng làm một nẻo của CSVN là chuyện bình thường mà là chuyện đáng phẫn nộ phải lên án. Và nếu vì lý do nào đó không thể hay không dám bày tỏ sự phẫn nộ bất bình của mình, thì ít nhất ta cần truyền đạt với con cháu trong nhà rằng sự gian dối tráo trở như đảng CSVN là những hành vi phản đạo đức làm xấu con người

Ngoài ra khi nhìn lại hai cú lừa đầu năm trên, ta thấy dù giới cầm quyền CSVN làm một nẻo khác với gì họ nói, nhưng ít ra họ đang phải nói theo những gì người dân đã từng hô hào cổ võ từ bấy lâu nay: đổi mới thể chế và vinh danh các chiến sĩ VNCH quyết thủ Hoàng Sa. Đây là những điều mà họ vẫn cố thủ coi là vùng cấm, nhạy cảm. Đang từ tư thế một đảng và Nhà nước luôn đóng vai trò chủ đạo bắt dân đi theo mình, không phải tự dưng mà họ lại biết ít nhất nói theo những gì người dân muốn nghe. Đây chính là kết quả, dù mới sơ khởi, của bao nỗ lực đồng loạt lên tiếng qua nhiều hình thức khác nhau của những người dân đã vượt thắng được sự sợ hãi bạo lực chuyên chế để tạo áp lực lên chế độ. Thực thế ta đang thấy người dân không còn chờ đợi sự chỉ đạo hay cho phép của nhà cầm quyền mà đang vượt lên trước nhà nước khiến bên cầm quyền bắt đầu phải chạy theo đối phó hay vuốt theo. Điều này được thấy rõ qua sự nẩy sinh gần đây của nhiều nhóm xã hội dân sự không cần xin phép nhà nước và qua mặt trận truyền thông. Báo đài lề đảng nhiều lúc đã phải thích ứng chạy sát theo bên lề dân vì không thể không đề cập đến nhiều vấn đề “nhậy cảm” mà trước đây họ đã bưng bít tránh né. Điều trên cho thấy dân ta có khả năng làm chủ thật sự đất nước mình vì có tiềm năng kéo nhà cầm quyền theo hướng dân muốn dù có tất nhiên gặp cản lực của bộ máy đương quyền. Thấy rõ được tiềm năng này, chúng ta sẽ tự tin hơn để mà rủ nhau đông đảo thực hành tinh thần “Người Dân Phải Đi Trước, Nhà Nước sẽ theo sau, Đổi Thay Tất Mau Tới”.

Bảo tồn những giá trị luân lý đạo đức dân tộc thời trước Cộng sản, và xây dựng củng cố sự tự tin vào khả năng ép kẻ nắm quyền theo ý hướng của dân tức cũng là vun đắp nền móng cho một xã hội dân chủ thực sự và cho công cuộc canh tân đất nước mai sau.
Đặng Vũ Chấn
  (Việt Tân)

”Kiểu” tự do cư trú và đi lại của Công Dân CHXHCNVN ưu việt nhất trần ai.

Phan đình Thành FB

https://scontent-b-sjc.xx.fbcdn.net/hphotos-prn2/t1/10001385_1395405727395738_325605224_n.jpg
Tôi Phan Đình Thành.
Địa chỉ: TDP Loan Lý-Thị trấn Lăng Cô-Phú Lộc-TT Huế.
Kính thưa quý vị chính quyền!
Kính thưa toàn thế cộng đồng mạng và toàn thể quý vị thân mến!
Tôi gặp anh Nguyễn Văn Thạnh trong hoàn cành nhà cầm quyền Đà Nẵng không cho anh ta cư trú một cách trái pháp luật, anh phải lang thang “Con chim có tổ, con cáo có hang. Tại sao CA Tp Đà Nẵng không cho anh ấy có chổ tựa đầu’’???
Khi biết anh Thạnh bị CA xã Hòa Phước-huyện Hòa Vang Tp ĐN đánh tàn nhẫn tại nhà em ruột. Tôi có đến thị sát và về sau tôi biết được CA đã đến khủng bố người dân và buộc phải nói; “Người dân địa phương không thấy CA đánh người đêm 16-02-2014 và vợ chồng em ruột của Thạnh phải nói là không ai thấy CA đánh anh Thạnh”. (Qua lời anh Thạnh thuật lại trên face). Đã lỡ làm sao không dám nhận. Hèn quá và làm mất thanh danh, bôi bác nghành CA .
Thấy CA Đà Nẵng đã cướp đi quyền làm người, quyền được sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền tự do đi lại và cư trú .v.v… Tôi thân mến mời anh Thạnh về nhà tôi, để thể hiện một chút tình thân giữa người với người và chia sẻ với anh trong lúc hoạn nạn. Anh Thạnh chuyển đến nhà tôi sáng 28-02-2014. Chiều hôm đó tôi đến CA Thị Trấn Lăng Cô trình báo và đăng ký tạm trú. Tối đến khoảng 23h25 1.3.2014 CA Thị Trấn Lăng Cô đến kiểm tra hộ khẩu và yêu cầu tôi cho biết anh Thạnh về đây để làm gì? Và sáng ngày 03-03-2014 tôi phải đến CA Thị Trấn để làm thủ tục tạm trú, sở dĩ phải cách ngày hôm sau vì tối hôm đó giáp ngày Chúa Nhật và buộc tôi phải có giấy tạm vắng của CA địa phương.
Tôi đáp: Việc anh Thạnh làm gì thì riêng tư của anh ấy và trách nhiệm của CA cần phải TỰ BIẾT. Nếu anh ấy làm gì trái pháp luật anh ấy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, và tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm khi sự việc liên quan đến tôi về tạm trú. Còn về giấy tạm vắng tôi không thể cung cấp vì luật hiện hành không nhắc đến. Tôi cũng đề nghị phía CA thị trấn Lăng Cô phải tôn trọng pháp luật. Nếu ai đó, hay ở cấp bậc nào mà không tôn trọng pháp luật xúc phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, danh dự và nhân phẩm v.v..của tôi và anh Thạnh thì tôi sẽ không khách sáo với họ dù nguy hiểm đến tính mạng hay sự nghiệp.
Vài lời bố cáo cho cộng đồng và những người có trách nhiệm trong chính quyền biết
Lăng Cô 3/3/2014
Trân trọng
Phan Đình Thành
File ghi âm kiểm tra hành chính cư trú tối 1.3.2014  -https://soundcloud.com/nguy-n-v-n-th-nh-4/kiem-tra-hanh-chinh-cu-tru

Phan đình Thành :TƯỜNG TRÌNH ĐI ĐĂNG KÝ TẠM TRÚ CHO NGUYỄN VĂN THẠNH

Phan đình Thành FB

Khoảng 9h sáng nay 3.3.2014, tôi đến CA TT Lăng Cô để đăng ký tạm trú cho người bạn Nguyễn Văn Thạnh. Tiếp tôi là một cô gái mặc thường phục, cô ấy hỏi tôi lý do và tôi trình bày việc xin tạm trú. Cô ấy gọi điện cho đồng nghiệp. Sau đó một viên công an mang quân hàm thiếu úy và cô ấy cùng tôi lên tầng 2, phòng làm việc của đồn trưởng là ông Trương Thanh Sơn-hàm trung tá.
Tại đây ông Sơn giới thiệu cô gái là trung úy CA nhưng đang thai kỳ nên cho phép mặc thường phục và anh kia tên gì tôi nghe không rõ, trình độ đại học mới ra trường do trưởng CA huyện Phú Lộc gửi đến để làm việc này.
Sau khi giới thiệu xong, ông Sơn nói “hoan nghênh anh đến đây trình báo lưu trú nhưng việc xin được tạm trú thì phải bảo anh Thạnh đến đây:.
Tôi đáp: Anh Thạnh đang bị đau chân nên không đến được. Nếu việc tạm trú cần phải có mặc anh ấy thì tôi xin các anh thông cảm nhận lời mời của tôi đến nhà tôi để tạo điều kiên giúp anh ấy.
Ông Sơn yêu cầu tôi xuất trình giấy CMND của anh Thạnh.
Vì CMND anh Thạnh bị CA Hòa Phước thu giữ nên anh Thạnh chỉ có giấy tờ tùy thân là giấy phép lái xe, sổ hộ khẩu, bằng đại học và biên bản thu giữ CMND của công an xã Hòa Phước.
Ông Sơn nói với tôi là không có giấy CMND thì không thể làm được thủ tục tạm trú chỉ lưu trú thôi. Ông ấy đề nghị anh Thạnh làm việc với CA Hòa Phước để lấy giấy CMND về rồi ông ấy mới xem xét giải quyết tạm trú.
Tôi hỏi: vậy thời gian lưu trú là bao nhiêu ngày?
Ông thiếu úy đáp: không quá 30 ngày.
Tôi hỏi: sau 29 ngày nếu công an chưa giải quyết xong vụ việc thì chúng tôi có quyền gia hạn lưu trú thêm không?
Lúc này ông thiếu úy dở tập giấy ra xem và nói “trong này không có ghi thời hạn lưu trú là 30 ngày nên bây giờ chúng tôi không đồng ý để anh Thạnh được lưu trú. Bằng cách nào không biết, anh Thạnh phải có giấy CM thì mới xem xét lưu trú hay tạm trú”.
Họ cứ khăng khăng nói là anh Thạnh không có giấy CM nên không thể giải quyết được.
Tôi chứng minh cho họ thấy đây là biên bản tạm giữ giấy CM của anh Thạnh do CA xã Hòa Phước lập, có đóng dấu, ký tên hẳn hoi. Giấy này xác nhận anh Thạnh có giấy CM nhưng CA đã tạm giữ rồi.
Tôi nói tiếp: nếu vì anh Thạnh bị CA giữ giấy CM mà các anh không cho anh Thạnh lưu trú hay tạm trú thì anh ấy ở đâu?
Pháp luật cho phép công dân Việt Nam có quyền đi khắp mọi nơi và định cư khắp mọi nơi không bị cấm cản, sao anh Thạnh các anh cấm cản.
Họ nói: ít nhất hãy vào CA xã Hòa Phước xác nhận tạm giữ CMND.
Tôi nói có biên bản tạm giữ ở đây, họ không chấp nhận.
Buột lòng tôi phải xin họ cho 10 ngày để cùng anh Thạnh vào CA xã Hòa Phước xin giấy xác nhận theo yêu cầu của họ.
Đến lúc này họ không những không cho thời hạn 10 ngày như tôi đề nghị mà họ còn yêu cầu phải vào tỉnh Bình Định, nơi quê anh Thạnh để xác nhận không có tiền án, tiền sự mới được xem xét.
Xoay quanh câu chuyện giấy CMND và các giấy tờ thay thế nó mà tôi phải tranh luận với họ hơn 1h nhưng không giải quyết được vấn đề.
Cuối cùng tôi thấy không thể đi đến kết quả là xin đăng ký lưu trú hay tạm trú cho anh Thạnh và thời gian đã quá trưa nên tôi nói với họ “cứ tranh luận thế này thì không biết đi đến đâu, giờ đã quá trưa, tôi xin phép ra về”.
Anh thiếu úy nói “thôi, anh về thì cứ về đi”.
Chi tiết buổi làm việc được ghi âm tại đây. Cảm phiền qui vị nghe để tỏ tường hơn.
https://soundcloud.com/phan-nh-th-nh/i-ng-k-t-m-tr-s-ng-3-3-2014
Qua đây tôi muốn thông báo cho quí bạn thấy sự làm việc tùy tiện, trái pháp luật, cố tình gây khó khăn trong việc đăng ký lưu trú/tạm trú cho anh Thạnh ở nhà tôi. Chắc chắn vụ việc này tôi sẽ có đơn trình báo lên cơ quan CA cấp cao hơn để họ giải quyết.
Trong thời gian này, tôi có điều quan ngại là cơ quan CA TT Lăng Cô lấy cớ tôi không đăng ký tạm trú cho anh Thạnh để kiểm tra hành chính đêm khuya thậm chí là xảy ra đánh người như đã từng xảy ra bao người trước đây, điển hình là anh Thạnh,
Tại đây tôi tuyên bố quyền tự vệ của mình để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, và nơi cư trú.
Nếu có việc đáng tiếc xảy ra là do CA TT Lăng Cô cố tình làm cho công dân không thể thực hiện đúng pháp luật rồi lấy cớ đó để qui tội.
Lăng Cô 17h16 ngày 3.3.2014
Phan Đình Thành
ĐT: 0905.544.363
https://fbcdn-photos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/t1/1798706_1395552147381096_1564094244_a.jpg     https://scontent-b-sjc.xx.fbcdn.net/hphotos-prn2/t1/s235x165/1979856_1395552127381098_1346592038_n.jpg   https://scontent-a-sjc.xx.fbcdn.net/hphotos-prn2/t1/s168x128/1796674_1395552144047763_666286807_n.jpg

Chuyện kể năm 2000: Cuốn tiểu thuyết về thân phận con người trong cái ác cộng sản



Phạm Đình Trọng (Danlambao) – Say sưa phô trương sức mạnh bạo lực nhà nước, công an – tòa án – nhà tù, hơn nửa thế kỉ cầm quyền, nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam đã vô cùng cần mẫn và tùy tiện tống hàng ngàn người dân Việt Nam lương thiện của nhiều thế hệ nối tiếp nhau vào ngục tù.
Đầu tiên nhà nước độc tài man rợ đó tống vào tù những đại công thần đã mang cả cuộc đời chiến đấu hi sinh dựng lên nhà nước cộng sản: Tướng Đặng Kim Giang. Nhà cách mạng lứa tiền bối dựng lên đảng Cộng sản Việt Nam, dựng lên nhà nước cộng sản Việt Nam Vũ Đình Huỳnh. Nhà triết học cộng sản Hoàng Minh Chính… Rồi lần lượt đến những trí thức, nhà văn, nhà báo con đẻ của chế độ cộng sản. Nhà văn Vũ Thư Hiên, nhà báo Hoàng Thế Dũng, nhà báo Trần Thư, đạo diễn điện ảnh Huy Vân, nhà báo, nhà văn Bùi Ngọc Tấn… bỗng trở thành người tù không án ròng rã gần chục năm trời trong nhà tù cộng sản mà từ lúc bước chân vào ngục tối đến khi ra khỏi cổng nhà tù vẫn không biết bị tù về tội gì.
Qua đi thời hồng hoang không pháp luật, tù không án, tù theo lệnh tùy hứng của kẻ độc tài như từ trên trời rơi xuống, đến thời luật cộng sản, luật chỉ để bảo vệ sự thống trị của đảng cộng sản và chỉ để khoe mẽ, vênh váo làm sang với thế giới văn minh, còn bộ máy công quyền thì vẫn hành xử mông muội, ngồi xổm lên pháp luật, tùy tiện bắt người, đánh người, giết người và tùy tiện làm án.
Làm án theo lệnh của quyền lực độc tài từ bóng tối ban ra, làm án theo kịch bản của công an, theo lớp lang dàn dựng của cơ quan cảnh sát điều tra và quan tòa. Với cách làm án mờ ám, bất lương đó, bất kì người dân lương thiện, trung thực, khảng khái nào sống đúng Hiến pháp và pháp luật cũng đều có thể bị tù vì những tội danh vu vơ, mơ hồ “tuyên truyền chống nhà nước”, “lợi dụng các quyền tư do, dân chủ” hoặc đi tù mút mùa vì tội danh cụ thể: trốn thuế, nhưng mang rõ dấu ấn dàn dựng, áp đặt của cơ quan cảnh sát điều tra và tòa án tạo dựng lên tội.
Những tội danh vu vơ, những bản án được dàn đựng sống sượng đã tống vào tù ngục nhiều trí thức chân chính như bác sĩ Phạm Hồng Sơn, luật sư Nguyễn Văn Đài, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, luật sư Lê Thị Công Nhân, nhà giáo Vũ Hùng, giáo sư Phạm Minh Hoàng, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, luật sư Lê Công Định, luật sư Lê Quốc Quân, luật sư Phan Thanh Hải,… Biến nhiều công dân ưu tú có ý thức về quyền làm người, có lương tâm với cuộc đời, có trách nhiệm với vận mệnh đất nước thành những người tù lương tâm, người tù thời đại như trái tim yêu nước Vi Đức Hồi, nhà doanh nghiệp Trần Huỳnh Duy Thức, kĩ sư Nguyễn Tiến Trung, nhà báo tự do Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, những phụ nữ trung hậu Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần, Bùi Thị Minh Hằng,…
Muốn bắt ai cũng được, muốn bỏ tù ai cũng được. Cần có án thì tạo dựng ra án. Không có tội thì tạo dựng ra tội. Mọi tiếng nói khác biệt, mọi đòi hỏi tự do dân chủ, mọi đòi hỏi quyền làm người đều trở thành án hình sự, đều bị tống vào tù ngục.  Với bộ máy công cụ bạo lực nhà nước khổng lồ không cần hành xử theo pháp luật, thẳng tay tiêu diệt mọi tiếng nói trung thực nhưng khác biệt chính kiến, đảng cộng sản và nhà nước độc tài của đảng tưởng rằng sẽ ngạo nghễ tồn tại đến vô cùng và những người lãnh đạo cộng sản “ghế trên ngồi tót sỗ sàng” thì hả hê bắt dân tụng niệm: Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm.
Nhà tù cộng sản là nơi giam cầm khát vọng làm người của người dân Việt Nam, nơi giam cầm trí tuệ và khí phách Việt Nam cũng là nơi thể hiện đầy đủ bộ mặt man rợ, mất tính người nhất của nhà nước độc tài cộng sản. Nhà nước độc tài cộng sản càng tùy tiện tống nhiều trí tuệ và khí phách Việt Nam vào tù thì sự man rợ cộng sản càng được trí tuệ và khí phách Việt Nam khắc ghi vào lịch sử, khắc ghi vào thời gian.
Chín năm trong nhà tù cộng sản cho nhà văn Vũ Thư Hiên viết tự truyện Đêm Giữa Ban Ngày ghi lại sự tàn bạo, man rợ của thể chế cộng sản. Thể chế cộng sản là đêm đen lạc lõng giữa ánh sáng rực rỡ của văn minh loài người thời công nghiệp hóa, toàn cầu hóa.
Miệt mài chăm chỉ viết báo tô hồng thể chế cộng sản, tô hồng xã hội cộng sản, nhà báo Bùi Ngọc Tấn bỗng bị bắt rồi trở thành người tù không án trong nhà tù cộng sản. Năm năm trong nhà tù cộng sản cho nhà báo Bùi Ngọc Tấn thấy sự man rợ cộng sản đã khinh rẻ, đã đầy đọa, đã xỉ nhục con người như thế nào. Con mắt quan sát sắc xảo của nhà báo Bùi Ngọc Tấn và cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ của nhà văn Bùi Ngọc Tấn đã biến hiện thực năm năm ngục tù cộng sản thành tiểu thuyết tư liệu lịch sử Chuyện Kể Năm 2000.
Năm 2000 chấm dứt một thế kỉ chủ nghĩa cộng sản đưa loài người vào chém giết, hận thù, máu và nước mắt. Chủ nghĩa cộng sản rồi sẽ qua đi như một cơn ác mộng của loài người. Nhưng sự khinh bỉ con người của cộng sản, máu và nước mắt cộng sản gây ra cho con người thì phải khắc vào thời gian, ghi lại cho mai sau sau để cảnh tỉnh loài người. Vì thế Chuyện Kể Năm 2000 cũng là Chuyện Kể Năm 3000, Chuyện Kể Năm 4000…
Nhà văn Vũ Thư Hiên, nhà văn Bùi Ngọc Tấn đã phải để lại những năm tháng quí giá của cuộc đời trong ngục tù man rợ cộng sản để có Đêm Giữa Ban Ngày, Chuyện Kể Năm 2000. Những Vi Đức Hồi, Nguyễn Xuân Nghĩa, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân… những trí tuệ và tâm hồn đó đang sống, đang quan sát, đang ghi nhận, đang nhận mặt thể chế cộng sản và nhà tù cộng sản để rồi sẽ có thêm những Đêm Giữa Ban Ngày, Chuyện Kể Năm 2000 chân thực, sinh động về số phận bi thảm của con người trong thể chế cộng sản, trong ngục tù cộng sản.
Nhà nước độc tài cộng sản ỷ vào sức mạnh bạo lực nhà nước, vận hành tối đa công suất bộ máy công cụ bạo lực khổng lồ công an – tòa án – nhà tù càng hung hãn tù đày nhiều tâm hồn, trí tuệ Việt Nam thì sự tàn bạo, mất tính người của độc tài cộng sản càng được những tâm hồn trí tuệ Việt Nam trong lao tù cộng sản khắc ghi vào lịch sử, khắc ghi vào thời gian.
Nhà văn Vũ Thư Hiên và nhà văn Bùi Ngọc Tấn trước tôi một thế hệ và hơn tôi một cuộc chiến tranh. Khi người lính Vệ quốc đoàn Vũ Thư Hiên và anh đội viên Thanh niên xung phong Bùi Ngọc Tấn đi vào cuộc chiến tranh chống Pháp thì tôi còn là đứa bé ê a đọc sách Tân Quốc Văn. Nhưng cuộc đời các anh và trang sách về cuộc đời ngục tù của các anh đã thức tỉnh tôi và thức tỉnh hàng triệu người Việt Nam về thể chế cộng sản. Không biết tự lúc nào anh Vũ Thư Hiên và anh Bùi Ngọc Tấn đã trở thành người anh thân thiết của tôi.
Dù cách xa hàng chục ngàn kilomet nhưng hằng ngày tôi vẫn gặp anh Vũ Thư Hiên trong thế giới phẳng tin học. Mới mấy tháng trước anh Bùi Ngọc Tấn và chị Nguyễn Thị Ngọc Bích, vợ anh Tấn vào Sài Gòn, tôi cùng anh chị đến nhà con gái anh Vũ Thư Hiên để được nói chuyện và nhìn thấy anh Hiên trên màn hình laptop. Mới mấy ngày trước, tôi lại được gặp anh Tấn, chị Bích ở Sài Gòn và anh Tấn đã tặng tôi bản in mới nhất tập tiểu thuyết của đời anh, tập tiểu thuyết về hiện thực cái ác cộng sản, về thân phận con người, về sự khinh bỉ, xỉ nhục, đày đọa, vật hóa con người của nhà nước cộng sản.
Chuyện Kể Năm 2000 được nhà xuất bản Thanh Niên ở Hà Nội phát hành đầu tiên tháng hai, năm 2000 liền bị cơ quan văn hóa của nhà nước độc tài cộng sản ra lệnh thu hồi và tiêu hủy. Một việc làm của quyền lực độc ác mà tối tăm. Độc ác và tối tăm như nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam giam cầm những tâm hồn, trí tuệ và khí phách Việt Nam. Làm sao có thể giam cầm được sự thật, giam cầm được lẽ phải. Làm sao có thể giam cầm được tâm hồn, trí tuệ và khí phách.
Thời tin học, không quyền lực nào thu hồi, tiêu hủy được thông tin đã được tin học hóa, sản phẩm của thế giới thật, thế giới vật thể đã trở thành sản phẩm của thế giới ảo, thế giới phi vật thể. Lệnh thu hồi tiêu hủy của nhà nước độc tài cộng sản với Chuyện Kể Năm 2000 là sự giới thiệu, sự quảng cáo, tôn vinh lớn nhất cho Chuyện Kể Năm 2000. Vì có lệnh thu hồi và tiêu hủy của nhà nước độc tài cộng sản mà Chuyện Kể Năm 2000 lại được xuất bản với số lượng lớn, phát hành rộng chưa từng có dưới nhiều hình thức. Chuyện Kể Năm 2000 tràn ngập trên các trang web. Chuyện Kể Năm 2000 được in đi in lại với số lượng lớn ở trong nước, ngoài nước.
Cuối năm 2013 lại có người ở phía Nam đứng ra tổ chức in Chuyện Kể Năm 2000. “Tập sách này được thực hiện bởi những người yêu quí Chuyện Kể Năm 2000 / Tháng 12 – 2013 / 100 bản. Không bán”. Anh chị Bùi Ngọc Tấn  - Nguyễn Thị Ngọc Bích vào Sài Gòn nhận sách do người in ấn tặng để tặng lại những người đang đấu tranh giành lại những giá trị làm người đã bị nhà nước độc tài cộng sản tước đoạt.

Nguyễn Bắc Truyển và Lê Thăng Long: Ai diễn giỏi hơn?



LTS: Để rộng đường dư luận chúng tôi xin trân trọng đăng nguyên bài viết của ông Nguyễn Tâm gửi đến, để bạn đọc xa gần tham khảo. Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả.

Đến thời điểm này, mọi thông tin về nhà hoạt động dân chủ Lê Thăng Long chỉ còn là “bóng chim, tăm cá”, trở lại “điểm nóng” xảy ra thời gian hơn một năm về trước, Lê Thăng Long cũng tốn bao giấy mực, công sức của phong trào dân chủ Việt. Long vừa mãn hạn tù, xuất chiêu “độc” ra tuyên bố thành lập Phong trào Con đường Việt Nam, liên doanh với các nhà dân chủ trong nước và hải ngoại tổ chức cuộc thi Quyền con người và Tôi, cùng hàng loạt hoạt động nổi khác nhằm đánh bóng bản thân, Long biết mình phải làm gì trước đám đông dân chủ cuồng tín. Và, Lê Thăng Long đã đạt được mục đích, trở thành “sao” giữa đám đông dân chủ cuồng tín. Rồi, bỗng dưng “sao” vụt tắt, khi xuất hiện “ông sao” lớn hơn từ trong tù bước ra là Lê Công Định, mọi người bất thần không hiểu tại sao, nhưng Lê Thăng Long thấu hiều hơn ai hết. Vì, những phát ngôn quá lố của Long khi ra tù, nhân danh Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức, có thể nói Long nói về bản thân, giờ thì “vuốt mặt nể mũi”. Quyết định thông minh, tức thời tuyên bố rút khỏi Phong trào Con đường Việt Nam. Cái quyết định, chỉ đơn giản của cá nhân con người, nhưng làm xấu mặt bao kẻ khác.

Quay trở lại sự việc đang diễn ra những ngày gần đây, Nguyễn Bắc Truyển xuất hiện đình đám chẳng kém cạnh Lê Thăng Long, tuy nhiên khác một chút, Truyển chẳng cần tuyên bố gì, mà chỉ ngồi tại gia được người khác tác động để nổi danh hơn.




Nguyễn Bắc Truyển nguy hiểm như vậy, tại sao công an Sài Gòn bắt về rồi lại phải thả ra ngay chỉ bắt người xuống thămTruyển, có phải Truyển là con bài của mật vụ cộng sản, và Truyển đang thực hiện tiếp sứ mệnh của Lê Thăng Long, sứ mệnh…“chim mồi”.
Nếu tinh tế một chút, nhiều người có thể dễ dàng nhận thấy điểm tương đồng giữa Nguyễn Bắc Truyển và Lê Thăng Long. Long bị nghi ngờ là mật vụ cộng sản nằm vùng, quãng thời gian cải tạo ở tù là lúc được mật vụ huấn luyện, cho ra tù trước thời hạn để phá tan Phong trào Con đường Việt Nam, đến khi Lê Công Định ra tù mọi sự đã rồi, Phong trào CĐVN chỉ là “ngôi nhà hoang”, Lê Thăng Long tuyên bố rút lui, hoàn thành điệp vụ. Còn Nguyễn Bắc Truyển khác một chút, quyết định hành quân xuống vùng Đồng Tháp Mười, chọn Phật giáo Hòa hào làm điểm tựa cho hoạt động dân chủ, do đó việc kết hôn với tín đồ Hòa hảo là cách tốt nhất để thực hiện điều đó.

Đến đây, nhiều điểm đã được sáng tỏ về hai con người nhiều bí ẩn, mỗi người có cách thể hiện (“diễn”) khác nhau, nhưng có thể nói họ là “cặp đôi hoàn hảo”, biết chọn điểm nhấn để làm nổi mình trước đám đông.

Nguyễn Bắc Truyển nguy hiểm như vậy, tại sao công an Sài Gòn bắt về rồi lại phải thả ra ngay chỉ bắt người xuống thămTruyển, có phải Truyển là con bài của mật vụ cộng sản, và Truyển đang thực hiện tiếp sứ mệnh của Lê Thăng Long, sứ mệnh…“chim mồi”.

Tiếc thay, một số kẻ cuồng tín, mụ mị vẫn tin và nghe theo Truyển, không biết được rằng Nguyễn Bắc Truyển là chiêu bài mới của mật vụ cộng sản, là cái “túi” để “tóm” nốt các nhà hoạt động dân chủ.

Những gì xảy ra những ngày gần đây, cho thấy một điều rằng, phong trào dân chủ, một số người tự nhận hoạt động dân chủ, chưa thực sự đủ tỉnh táo để phân biệt đâu là dân chủ đích thực, đã phản ánh một thực tế đau lòng “chó cứ sủa, đoàn người cứ đi”.
Sài Gòn, tháng 3/2014.
Nguyễn Tâm
Email: nguyentam.free@gmail.com

Thế giới “nghiêng mình” trước trình độ của thầy thuốc Việt

Gs Liêm luôn yêu quý những bệnh nhi.
Thế giới đã biết đến tên tuổi và đôi bàn tay vàng của hai nhà ngoại khoa VN. Đó là GS-TS Nguyễn Thanh Liêm – nguyên Giám đốc BV Nhi TƯ và TS Trần Ngọc Lương – Phó Giám đốc BV Nội tiết TƯ.
Phương pháp phẫu thuật "Liem technique" nổi tiếng thế giới
GS Nguyễn Thanh Liêm – nguyên Giám đốc BV Nhi TƯ - được các đồng nghiệp trên thế giới tôn vinh là chuyên gia hàng đầu về phẫu thuật nội soi cho bệnh nhi. Phương pháp phẫu thuật "Liem technique" đã được giới y học thế giới biết đến từ nhiều năm nay. 8 kỹ thuật mới trong điều trị các bệnh lý hiểm nghèo của trẻ em đã được GS Nguyễn Thanh Liêm dày công nghiên cứu.
Từ năm 1997, ông được giới y khoa quốc tế biết tới khi trở thành người đầu tiên nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi để điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh tại Việt Nam. Việt Nam trở thành nước đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á tiến hành phẫu thuật nội soi cho trẻ em.
Năm 2002, GS Liêm tiếp tục nghiên cứu và thực hiện thành công ca mổ nội soi lồng ngực điều trị thoát vị cơ hoành đầu tiên cho trẻ sơ sinh. Ông đã trở thành người đầu tiên trên thế giới thực hiện được kỹ thuật rất khó này.
Phẫu thuật nội soi điều trị u nang ống mật chủ; phẫu thuật nội soi ổ bụng và tạo hình âm đạo, niệu đạo bằng đường tầng sinh môn; phẫu thuật cắt màng tim rộng rãi bằng nội soi lồng ngực điều trị viêm mủ màng ngoài tim; phẫu thuật nối niệu quản-niệu quản bằng nội soi sử dụng 1 trocar điều trị dị tật niệu quản đôi; phẫu thuật cắt thận bằng nội soi; phẫu thuật nội soi làm hậu môn nhân tạo… đều là những kỹ thuật mang tên GS Nguyễn Thanh Liêm.
Ông đã được mời đi mổ trình diễn và giảng bài tại nhiều hội nghị quốc tế và tại nhiều quốc gia như Mỹ, Pháp, Italia, Australia, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines…
Luôn sáng tạo để tìm ra các phương pháp phẫu thuật nội soi mới an toàn và ít biến chứng, GS Liêm đã giúp cho 5.000 bệnh nhi ở VN được cứu sống mỗi năm. Tên tuổi của GS Liêm được giới y khoa thế giới ngưỡng mộ và coi GS Liêm là người tiên phong và chuyên gia hàng đầu thế giới. Giới ngoại khoa thế giới còn dành cho ông sự thán phục khi ông đã thực hiện tách thành công 5 cặp song sinh dính nhau vô cùng phức tạp.
Sau nhiều năm gắn bó với BV Nhi TƯ, GS-TS Nguyễn Thanh Liêm tiếp tục tạo nên thành công trên cương vị Giám đốc Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec và đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngoại nhi Châu Á (AAPS); là thành viên, đồng Chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu Hiệp hội Phẫu thuật nội soi nhi khoa quốc tế (IPEG), đại diện của Việt Nam trong Hệ thống phẫu thuật nhi khoa toàn cầu…
Mới đây, GS Liêm đã có thêm bước đột phá mới khi ứng dụng thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc (TBG) điều trị teo đường mật bẩm sinh qua can thiệp mạch cho bé trai Trịnh Ngọc S (4 tuổi, ở Thanh Hóa). Đây là kỹ thuật mới, lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam.
Bố mẹ bé S từng tìm đến các chuyên gia Singapore, thế nhưng các BS Singapore đã khuyên trở họ về VN tìm đến GS Nguyễn Thanh Liêm để điều trị, vì chính họ cũng ngưỡng mộ tay nghề của GS Liêm.
Ngày 15.1 vừa qua, GS Liêm cùng kíp phẫu thuật đã tiến hành ghép TBG cho bé S, nhưng đưa kỹ thuật lên một tầm cao mới, đó là ghép TBG qua can thiệp mạch. Với kỹ thuật này, bệnh nhân ít gặp sang chấn, nhanh hồi phục. Hiện bé S đã xuất viện và sức khỏe tốt hơn nhiều.
Bác sĩ “ngoại” xếp hàng học kỹ thuật mổ tuyến giáp Dr.Lương
Là người sáng tạo ra kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp, PGS-TS Trần Ngọc Lương – Phó Giám đốc BV Nội tiết TƯ - được các BS thế giới tôn vinh là BS có bàn tay vàng. Thật nghịch lý, trong khi các BS trẻ của Việt Nam luôn mong ước ra nước ngoài tu nghiệp thì nhiều năm nay đã có hàng trăm GS, BS của các nước có nền y học phát triển như Australia, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ… khăn gói sang Việt Nam để học kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp của TS Lương.
Rất nhiều BS nước ngoài khi đến BV Nội tiết đã quá đỗi kinh ngạc thốt lên “Đây mà gọi là bệnh viện à?". Sau đó, họ được học kỹ thuật mổ của TS Lương trong phòng mổ tồi tàn, chật hẹp và một lần nữa họ “ngả mũ” kính phục ông.
Không chỉ bận rộn với những khóa đào tạo cho các BS nước ngoài đến BV Nội tiết TƯ, TS Lương còn “chạy sô” với các khóa học chuyển giao kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp ở khắp các nước Thái Lan, Malaysia, Australia, Singapore, Ấn Độ, Indonesia… Có những lần được các bệnh viện ở khắp nơi trên đất nước Malaysia mời giảng dạy, ông đã phải di chuyển bằng máy bay tới 6 lần trong 3 ngày liên tục.
Nói về bí quyết của mình, TS Lương chỉ đưa ra một ví dụ rất đơn giản: Để cắt một thùy tuyến giáp ở BV Elisabeth của Singapore mất từ 6-10 ngàn USD, thời gian phẫu thuật nhanh nhất trong vòng 2 tiếng. Ở Hàn Quốc, phẫu thuật tuyến giáp bằng robot mất gần 2 giờ đồng hồ, trong khi đó kỹ thuật mổ của TS Lương không cần đến những thiết bị mổ nội soi phức tạp, chỉ tốn khoảng 300USD và trong 20-30 phút mà vẫn an toàn, hiệu quả và thẩm mỹ, 3 ngày sau bệnh nhân có thể ra viện. Việc "xuất ngoại" kỹ thuật mổ tuyến giáp mang tên Dr. Lương đã trở thành niềm vinh hạnh của ngành y tế VN.
(Lao động) 

Trà Giang – Tinh thần học tập kiểu Quảng Ngãi

Tác giả gửi đến Dân Luận
Vài năm gần đây, ở vài địa phương có nảy sinh việc cơ quan công quyền làm công văn gởi các cơ quan đơn vị yêu cầu cử cán bộ công chức viên chức đi xem bóng đá có sự tham gia của đội bóng sở tại, gọi là động viên đội nhà. Ấy là cách phát huy “tinh thần thể dục” của nhà văn Nguyễn Công Hoan, với tác phẩm châm biếm hoạt kê cùng tên với cụm từ trong ngoặc nói trên mà tất cả học sinh phổ thông nào cũng đã học, gọi là để phê phán xã hội thực dân phong kiến phản động lạc hậu – lý do hết sức chính đáng, cần thiết để làm cách mạng đánh đổ nó đi.
Ở Quảng Ngãi, sáng kiến không chập về hướng ấy, mà tập trung vào việc sức cán bộ, đảng viên, nhân dân học tập, trước hết là học tập quán triệt các nghị quyết, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh…Một trong những kết quả đỉnh cao của phong trào đó là lớp học đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh vừa qua.

Giáo sư – Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo đã dành thời gian gần 4 tiếng đồng hồ để nói chuyện về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó tập trung xoay quanh chuyên đề “Nâng cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm”.
Theo kế hoạch của tỉnh được xây dựng căn cứ vào hướng dẫn của trung ương, lớp học cấp tỉnh sẽ mời một chuyên gia trung ương “trực tiếp” truyền đạt. Người được mời là GS. TS. Hoàng Chí Bảo, một cái tên không lạ trong giới làm công tác lý luận và những cây bút phản biện “lề trái” trong thời gian gần đây.
Để thêm phần long trọng cho lớp học, đồng thời, kết hợp tạo điều kiện mở rộng đối tượng học tập, đổi mới phương pháp dạy học, tỉnh đã chỉ đạo cho truyền hình trực tiếp toàn bộ buổi học tập. Nhờ vậy, ngoài hơn 500 học viên ngồi trong lớp, hàng triệu người dân khác của tỉnh, về tính toán lý thuyết, được nghe giảng bài. Tất cả các trường học trong tỉnh được khuyến khích cho học sinh nghỉ học để thầy cô giáo tham gia học tập qua vô tuyến truyền hình.
Kết quả, buổi học đã thành công, an toàn về sư phạm, trật tự tổ chức lớp (trong hội trường và ở ngoài) và kỹ thuật thu phát sóng.
Trong thành công chung đó, về mặt sư phạm, kết quả không phải xuất phát từ học hàm học vị hoặc chức danh trong Hội Đồng Lý Luận Trung Ương của diễn giả, mà chỉ là của chính ông Hoàng Chí Bảo, với phong cách tư duy và trình diễn của mình. Bài truyền đạt không đi theo tài liệu của Ban Tuyên Giáo Trung Ương, không có khái quát kết luận hoặc viện dẫn, phân tích, đánh giá lý luận gì. Tất cả là bình giảng chuyện kể và kể chuyện; có những chuyện đã quá quen thuộc, nhàm chán, được kể từ lâu và tập trung kể lại từ các chuyên đề của đợt học tập trước (theo chỉ thị 23/2003 và chỉ thị 06/2006); có những chuyện thêm thắt theo lời kể của một số nhân vật đã có dịp gần gũi Bác Hồ được đăng tải trên báo chí gần đây. Cái khác là nhờ chất giọng Bắc, truyền cảm, biết cố tình khai thác yếu tố biểu cảm của giọng nói và tình tiết của từng câu chuyện, kết hợp với quãng ngắt phân câu, tiếng sụt sịt mũi. Do vậy, hiệu ứng chủ yếu của buổi giảng là xúc cảm, cảm động, một loại hiệu ứng dễ lây lan. Và cũng do hiệu ứng chủ yếu đó, phong cách sư phạm lại có vẻ vừa tuồng, vừa mãi võ Sơn Đông.
Về nội dung, nhiều thông tin, như đã nói, không mới; một số chi tiết mới lại không có cơ sở; nhiều thông tin mâu thuẫn trong chính bài “giảng” hoặc khác với những công bố khác. Do vậy, có thể xem đó là những thông tin không chính thống, tam sao thất bản. Chẳng hạn, chi tiết nói về việc Bác Hồ điện thoại cho tổng biên tập báo Nhân Dân đòi nhuận bút, được diễn giả bình luận rằng như vậy Bác cũng là người thường, cần tiêu tiền. Tuy nhiên, trong những tài liệu công bố trước đây, nhuận bút của Hồ Chí Minh được chuyển vào sổ tiết kiệm thường xuyên, đầy đủ và con số tổng hợp cuối cùng không phải là ít. Cũng trong bình luận ấy, cho rằng việc dùng điện thoại để đòi nhuận bút là thể hiện phong cách hiện đại là không có tác dụng giáo dục, bởi việc đòi nhuận bút là việc riêng, dùng điện thoại Chủ Tịch Nước là sai, không “dĩ công vi thượng”. Hoặc chi tiết về việc ký hiệp định (hay nghị định – sic) để chuyển thi hài sang Liên Xô, việc chuyển thi hài của Bác lên Đá Chông K9 cũng khác với công bố trước đây về thời gian, phương tiện; nhất là đoạn mở rộng rất cảm động về việc vừa chuyển lên đến K9 thì được lệnh phải chuyển về lại Hà Nội vì có tin tình báo sự kiện Mỹ đổ bộ Sơn Tây để giải thoát tù binh, trong khi sự kiện này diễn ra 13 tháng sau đó so với thời điểm tháng 9/1969…
Ấy thế nhưng, đã đi nghe giảng Quỳnh thì phải là tốt, hoặc chẳng bình luận gì. Nhiều người ra khỏi hội trường với lời khen xuýt xoa, và cũng sụt sịt. Tờ báo địa phương ngay sau đó cũng có một bài tụng ca hoành tráng. Điều đó phản ánh đúng sức học và sự học của tỉnh nhà. Suốt mấy chục năm, nhiều người rất mê học, để bù đắp kiến thức thiếu thốn vì nghèo, chiến tranh, và kém thông minh; để có bằng cấp mới cao hơn, xóa dấu vết bổ túc văn hóa, đào tạo từ xa, tại chức, để thích ứng với chuẩn chức vụ mới theo “qui hoạch”…Có người, nghe được triệu tập lớp học tập, quán triệt nào đó là phấn khởi cắp sổ đi. Kết quả là qua việc học với nhiệt tình cách mạng cao như thế, có người rất còn trẻ, được nhắm nhía vào chỗ này chỗ nọ, nhưng khi thuyết trình trước một cử tọa chủ chốt cấp tỉnh và huyện, tên Tổng thống Mỹ lại đọc là Bamắc Ôbama, tên Thủ tướng Nhật hiện tại là Anbe, đảo tranh chấp giữa Nhật với Trung Quốc là Xenkacự, cái dấu nặng không biết lấy ở đâu ra.
Nguyên nhân cũng chắc bởi chủ yếu là phong cách tiếp thu bằng hiệu ứng xúc cảm, tình cảm như kiểu GS Hoàng Chí Bảo đã giúp tỉnh. Do vậy, bài viết trong tờ báo tỉnh, khi ca ngợi thành công của lớp học, cũng đã xúc cảm để viết một câu tù mù, phản logic “Mặc dù là phương pháp truyền đạt mới nhưng tinh thần học tập, thái độ tiếp thu của cán bộ, đảng viên, người lao động rất nghiêm túc và được đông đảo quần chúng nhân dân theo dõi”.
Trà Giang
 

Chính sách đối ngoại của Ukraina, 1991-2010

Vanhoanghean

Trần Thị Phương Hoa
http://vanhoanghean.com.vn/media/k2/items/cache/cdda62735b7d48c1c87a65c52461566a_L.jpg
Bài viết này trình bày khái quát về chính sách đối ngoại của Ukraina kể từ năm 1991 cho đến 2010. Trong thời gian này đã có một số công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại an ninh của Ukraina được xuất bản. Có hai thời điểm số lượng đầu sách ra nhiều nhất là cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, khi Ukraina đã dần định hình chính sách đối ngoại và an ninh sau 10 năm cải cách và khẳng định mình trên trường quốc tế. Thời điểm thứ hai, với số đầu sách ít hơn là vào năm 2005, sau cuộc Cách mạng Cam 2004, được coi là cuộc cách mạng cuối cùng trong chuỗi các cuộc cách mạng màu sắc trong không gian hậu Xô Viết. Năm 2010, sau khi Tổng thống Yanukovich lên nắm quyền, đã lẻ tẻ xuất hiện những bài báo đánh giá và dự báo về định hướng đối ngoại của Ukraina. Có thể nói, hầu hết những bình luận về chính sách đối ngoại của Ukraina đều xoay quanh hai đối tác quan trọng của nước này là EU và Nga. Bản thân Ukraina và nền chính trị của Ukraina cũng luôn thể hiện những tính toán trong mối quan hệ với hai cường quốc này. Ngoài ra, quan hệ với Mỹ và NATO cũng là nội dung được đề cập đến. Trong khi đó, châu Á dường như ít xuất hiện trong các nghiên cứu nêu trên.
Cuốn sách  được coi là công trình đầu tiên trình bày một cách hệ thống và có cơ sở lý thuyết về chính sách đối ngoại của Ukraina trong 10 năm đầu sau khi tuyên bố độc lập được xuất bản năm 2002 với tên gọi Chính sách đối ngoại và an ninh của Ukraina: Quan điểm lý thuyết và so sánh (Ukrainian Foreign and Security Policy: Theoretical and Comparative Perspectives) của Moroney[1].Đây là cuốn sách đưa ra nhiều vấn đề, quan điểm đa dạng, thậm chí đối lập nhau về định hướng chiến lược chính sách đối ngoại và an ninh của Ukraina. Cuốn sách 298 trang này gồm 3 phần, không kể phần Mở đầu và Kết luận. Phần I có tựa đề “Những hạn chế của chủ nghĩa hiện thực” phân tích những hạn chế của việc nghiên cứu quan hệ đối ngoại của Ukraina nếu tiếp cận từ chủ nghĩa hiện thực. Những nghiên cứu theo hướng này thường quá chú trọng đến việc Ukraina đã thất bại trong xây dựng  chính sách đối ngoại dựa trên các nhân tố nội lực. Nhiều tác giả cho rằng việc tiếp cận tới chính sách đối ngoại của Ukraina từ quan điểm cấu trúc (constructivism) là khả thi hơn.  Roman Wolczuk nhận xét “sẽ là một câu hỏi ngu ngốc “nước Pháp là gì?”, vậy mà gần đây chỉ thấy người ta mải miết đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Ukraina là gì?”, “nước Nga là gì”, dẫn đến những bế tắc về lý thuyết”[2]. Vấn đề thường trực trong đầu óc các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Ukraina kể từ khi nước này giành độc lập năm 1991 là làm sao khẳng định bản sắc Ukraina trên trường quốc tế, trong khi  bản thân nội bộ Ukraina còn chưa thống nhất về bản sắc dân tộc của nước này. Phần II của cuốn sách giới thiệu những vấn đề liên quan đến an ninh của Ukraina, trong đó có yếu tố quân sự. Các tác giả công nhận rằng Ukraina đã thành công trong việc kế thừa sức mạnh quân sự có từ thời Liên Xô cũ với vị thế độc lập mới của Ukraina. Tuy nhiên, đề tài về xây dựng  sức mạnh quốc phòng của Ukraina hiện vẫn chưa được nghiên cứu sâu như nhận định của nhiều tác giả. Phần thứ III của cuốn sách trình bày về “Những định hướng của chính sách đối ngoại và an ninh Ukraina”, trong đó định hướng châu Âu vẫn được coi là ưu tiên hàng đầu đối với Ukraina.
Các tác giả đã dựa trên nhiều lý thuyết quan hệ quốc tế, trong đó chủ yếu thiên về chủ nghĩa cấu trúc (constructivism) hơn là chủ nghĩa hiện thực (realism). Nhận xét về chính sách đối ngoại của Ukraina kể từ năm 1991 cho đến nay, một số tác giả cho rằng “Ukraina tiến hành một chính sách đối ngoại bất ổn định và dễ lung lay. Kiev chưa đưa ra một cam kết chính thống nào về bất cứ một định hướng ưu tiên nào”[3]. Trong khi đó, một số khác nhận thấy định hướng chính sách thân phương Tây của Ukraina lộ rõ. Phân tích của Paul D’Anieri được coi là phù hợp hơn cả “Hiện nay, tư tưởng  nhằm tăng cường hình ảnh dân tộc và động cơ địa chính trị của Ukraina đều thể hiện trong chính sách đối ngoại của họ: thiết lập quan hệ với châu Âu, độc lập với Nga nhưng không hoàn toàn cắt đứt với Nga. Theo tôi, đó là chính sách của Ukraina trong 10 năm qua (1991-2001)”[4]. Trên thực tế, hầu hết các tác giả đều nhận thấy hai khuynh hướng nổi trội trong chính sách đối ngoại của Ukraina: khẳng định vị thế độc lập tự chủ và định hướng thân phương Tây nhưng vẫn duy trì quan hệ với Nga.
Nếu cuốn sách do Moroney làm chủ biên được coi là giới thiệu một cách có hệ thống hơn cả về chính sách đối ngoại của Ukraina thì trước đó, năm 1999 một loạt các sách đã xuất bản phân tích  quan hệ của Ukraina với Nga, với phương Tây, trong đó có châu Âu và NATO. Đó là các cuốn “Chấm dứt sự mở rộng NATO: các quốc gia Baltic, NATO và Ukraina” (Endgame in NATO’s enlargement: the Baltic States, NATO and Ukraine) của Yaroslav Bilinsky dài 148 trang; “Ukraina và Nga: anh em kình địch” (Ukraina and Russia: a fraternal rivalry) của Anatol Lieven dài 182 trang và “Ukraina và an ninh châu Âu” (Ukraina and European Security) của David Albright và Semyen Appatov dài 288 trang. Tất cả những cuốn sách này đều thể hiện khuynh hướng lưỡng cực trong chính sách đối ngoại của Ukraina: cực EU và cực Nga. Bản thân các tác giả cũng tự chia thành hai nhóm: nhóm ủng hộ cho chính sách thân EU (đại diện là Bilinsky) và nhóm ủng hộ cho chính sách thân Nga (Lieven). Cuốn sách của Yaroslav Bilinsky đưa ra hai dự báo: NATO sẽ kết thúc việc mở rộng bằng kết nạp Ukraina và ba nước vùng Baltic và sử dụng bốn nước này ngăn chặn ảnh hưởng của nước Nga. Cũng với các nước Baltic, Ukraina mong muốn gia nhập vào NATO. Trong khi đó, Bilinsky cho rằng phương Tây muốn tăng cường an ninh cho Ukraina nhưng chưa kết nạp nước này vào NATO vì những mối quan hệ an ninh của Ukraina với Nga (hiệp ước Hạm đội biển Đen giữa Ukraina và Nga). Điều này ngầm cho thấy nếu Ukraina muốn gia nhập NATO thì cần dứt khoát các mối quan hệ quân sự với Nga.
Ngược với luận điểm ủng hộ Ukraina gia nhập NATO của Bilinsky, Lieven cho rằng Ukraina không nên gia nhập khối hiệp ước quân sự này. Theo nhận định của tác giả này, phương Tây ủng hộ các cải cách kinh tế, nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina nhưng không khuyến  khích nước này vào NATO để biến thành một vùng đệm chống lại nước Nga[5]. Lieven đưa ra ba điều kiện để Ukraina có thể gia nhập NATO: khi Nga cũng được mời gia nhập NATO, khi Nga trở thành một siêu cường và khi cải cách của Ukraina bằng với tốc độ của các nước Đông Âu. Lieven cho rằng Ukraina và Nga vốn là một khối liên kết hữu cơ mang tính lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội, Ukraina và Nga mang nhiều nét chung về tâm lý, tôn giáo, ngôn ngữ. Trong khi đó, quan hệ giữa Ukraina và châu Âu đã bị phá vỡ trong một thời gian dài và khó mà hàn gắn ngay. Theo Lieven, nếu quan hệ Ukraina- Nga bị ngăn chặn thì không hẳn là có lợi cho Ukraina. Thêm vào đó, nếu Ukraina một mực chỉ chú trọng tới hội nhập với châu Âu thì bản thân Ukraina đã mất đi một lợi thế trong việc kế thừa truyền thống hợp tác với Nga để tạo ra sức mạnh cho mình. Lieven đã sử dụng nhiều tài liệu về chính sách đối ngoại từ thời Kravchuk (1991-1994) đến thời Kuchma (1994-2005) như là việc chuyển từ chính sách thân phương Tây sang thân Nga.
David Albright và Semyen Appatov cũng xem xét chính sách đối ngoại của Ukraina từ hai vecto: châu Âu và Mỹ ở phương Tây và Nga ở phía Đông thông qua phân tích chính sách của Kravchuk và Kuchma. Hai tác giả này cho rằng lựa chọn tốt hơn cả đối với Ukraina là thân với phương Tây về chính trị và thân với phương Đông về kinh tế. Tuy nhiên, tác giả phân tích rằng nếu vậy quan hệ Ukraina-Nga sẽ mang tính giả tạo, thiếu tin cậy lẫn nhau. Cuốn sách này cũng nhìn nhận lực lượng thân Nga ở Ukraina có khả năng gây ra xung đột dẫn tới khả năng ly khai của vùng Crime và Donbas[6] . Cuốn sách này giành một phần trình bày quan hệ Ukraina-Nga, theo đó một số tác giả cho rằng Nga coi việc Ukraina tuyên bố độc lập mang tính tiêu cực và thể hiện thái độ quay lưng lại với Nga. Cao trào cho phản ứng này là xung đột ở Chechnya năm 1994-1995 sau khi nhiều nước SNG bao gồm cả Ukraina đã  từ bỏ liên kết chính trị-quân sự và chỉ giới hạn trong quan hệ kinh tế với Nga[7].
Nhận định về khả năng gia nhập EU của Ukraina, tác giả Nancy Popson cho rằng “Đối với châu Âu, Ukraina vẫn còn có nhiều hạn chế về các thiết chế chính trị và kinh tế (đặc biệt là hệ thống pháp lý) và đều có khoảng cách rất xa với tiêu chuẩn châu Âu. Đặc biệt châu Âu có phản ứng tiêu cực khi sản phẩm xuất khẩu chính của nước này lại là những thứ mà các nước EU đang dư thừa như nông sản và thép. Các quan chức EU vẫn khuyến khích Ukraina hợp tác và tuân theo các chuẩn mực pháp lý, kinh tế, dân chủ của EU nhưng bất chấp những lời khẩn cầu từ Kiev, EU từ chối xem xét kế hoạch gia nhập EU của nước này”[8].
Quan hệ giữa Ukraina và EU được phân tích kỹ hơn trong “EU và Ukraina: hàng xóm, bạn bè hay đối tác?” (The EU and Ukraine: neighbours, friends, partners?)[9].  Ann Lewis, tác giả của cuốn sách này nhận xét rằng Ukraina đã sớm đặt quan hệ với EU từ thời kỳ Ukraina còn lúng túng trong phát triển nội lực và định hướng chính sách đối ngoại. Bản thân tổng thống Kuchma bị vây hãm trong sự chống đối của nhân dân vì hoạt động yếu kém của chính phủ. Trong khi đó, Kuchma cũng bị Mỹ và châu Âu mất tín nhiệm do liên quan đến trách nhiệm chống tội phạm. Mặc dù Ukraina tuyên bố ưu tiên định hướng sang châu Âu và xin gia nhập EU  nhưng rõ ràng nước này còn xa mới đáp ứng được các yêu cầu của EU về chính trị và kinh tế đối với các nước ứng cử viên (tiêu chuẩn Copenhagen). Một số vấn đề mà Ukraina gặp rắc rối trong quan hệ với EU vẫn là tự do truyền thông hay các rào cản đối với xã hội dân sự đã khiến Ukraina càng thêm xa rời các tiêu chuẩn dân chủ của EU, mặc dù Ukraina đã nỗ lực xây dựng khái niệm công dân với những sự khác biệt về tộc người, tôn giáo và ngôn ngữ, thể hiện sự dung hợp những khác biệt về văn hóa quốc gia. Giữa Ukraina với EU vẫn còn những khác biệt quá lớn, đặc biệt trong sự điều hành luật pháp cũng như vai trò không rõ ràng và quyền hạn của tổng thống khiến nền dân chủ bị vi phạm. Một số lo ngại cho rằng hệ thống đầy biến động của các đảng ở Ukraina do chưa có một liên minh đảng phái đủ mạnh đã gây ra scandal nhiều hơn là củng cố diện mạo chính trị. Trong khi đó, các cải cách kinh tế của Ukraina lại được coi là đầy hứa hẹn và gây ấn tượng với phương Tây bằng việc duy trì tăng trưởng trong mọi lĩnh vực và kiềm chế được  lạm phát. Mối quan tâm được giành cho ngành năng lượng do vai trò quan trọng của nó đối với nền kinh tế (nhập khẩu năng lượng chiếm một phần lớn trong nợ nước ngoài của Ukraina, trong khi nền công nghiệp Ukraina được coi là tiêu phí ít năng lượng) và Ukraina còn có vị trí quan trọng trong việc là nơi trung chuyển dầu và khí đốt cho EU.
Năm 2004, khủng hoảng chính trị ở Ukraina và cuộc cách mạng Cam đã chấm dứt giai đoạn cầm quyền hơn 10 năm của Tổng thống Kuchma. Thay thế ông Kuchma, Tổng thống Yushchenko người vốn luôn thể hiện chính sách thân phương Tây và  đề ra các cải cách trong nước nhằm ngăn chặn tham nhũng, thúc đẩy thị trường tự do tuyên bố kiên trì theo đuổi việc gia nhập EU. Tuy nhiên châu Âu lại tỏ ra hờ hững. Phân tích các động thái của EU sau khi ông Yuschenko lên nắm quyền, Michael Meyer nhận xét rằng “EU hoàn toàn không chào đón Ukraina.. EU vẫn lưỡng lự”[10]. Ngay trong tháng đầu tiên tại vị, Yuschenko đã sang Brussel hai lần, trong đó có 1 lần tham gia Hội nghị thượng đỉnh NATO ngày 22-23 tháng 2 năm 2005.  Trong phiên họp chung với Ukraina, TT Mỹ Bush đã ví TT Ukraina với TT Washington, người đã đấu tranh vì những giá trị mà cả phương Tây đề cao. Ngược lại, TT Pháp Jacques Chirac rời phiên họp sớm. Thủ tướng Đức Schoeder giữ im lặng. Thủ tướng Tây Ban Nha thì báo cáo lại là buổi họp “không có gì hấp dẫn”. Những động thái này được Meyer đánh giá là “không hay đối với Kiev”[11]. Điều duy nhất mà EU có thể làm cho Ukraina là coi Ukraina như một nước láng giềng và điều này rõ ràng không đáp ứng tham vọng muốn gia nhập EU và lập “khu vực kinh tế tự do” với EU của Ukraina. Theo đánh giá của giới quan sát EU thì Ukraina đã đặt vấn đề gia nhập EU và NATO trong bối cảnh không thuận lợi. Trước hết đây là giai đoạn EU đang phải vật lộn với đợt mở rộng lớn nhất  trong lịch sử với việc gia nhập của 10 thành viên từ Đông Âu. Thổ Nhĩ Kỳ còn đang xếp hàng chờ đợi. Trong khi đó, Ukraina là một nước với dân số khá đông so với kích cỡ EU (gần 50 triệu dân), lại là nước có nền kinh tế nghèo nàn, có thể sẽ lại thêm một gánh nặng cho EU nếu gia nhập. Các nhà lãnh đạo “thân Nga” của EU như Bỉ, Pháp, Đức- lo ngại rằng việc vội vã chiêu nạp Ukraina có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ với Nga, đặc biệt nếu Ukraina gia nhập NATO. Thủ tướng Luxembourg, khi đó là chủ tịch luân phiên EU đã nói trong tuyên bố tháng 12/2005 của ông “Tôi hiện chưa chấp nhận nguyện vọng của Ukraina xin trở thành thành viên EU”[12].
Trong khi đó, mối quan hệ giữa Ukraina với Nga sau năm 2004 vẫn không ổn định. Một mặt,  Nga vẫn nắm giữ việc kiểm soát Sevastopol do liên quan đến Hạm đội biển Đen, và tiếp tục đặt các đường ống dẫn dầu qua Ukraina để tới châu Âu. Nga và Ukraina vẫn được coi là ràng buộc nhau nhiều về kinh tế, chưa nói đến các mối liên hệ lịch sử văn hóa tộc người gắn bó giữa hai bên. Mặt khác, việc Ukrain mong muốn thoát khỏi ảnh hưởng của Nga và giữ định hướng thân phương Tây khiến nhiều người lo ngại cho sự đúng đắn của chiến lược đối ngoại của quốc gia mới giành độc lập này.
Trong bài báo gần đây, Tamerlan Vahabov đã xem xét yếu tố Ukraina trong cuộc chơi giữa các cường quốc Mỹ, EU và Nga. Tác giả này cho rằng Mỹ đã bỏ qua hai yếu tố quan trọng mà Ukraina rất cần là đảm bảo an ninh quốc phòng và an ninh năng lượng, điều mà trên thực tế Ukraina lại phụ thuộc nhiều vào Nga. Ngày 6-6-2010, Quốc hội Ukraina phê chuẩn nghị quyết “Những đảm bảo thực tế giữ cho Ukraina không có hạt nhân”[13]. Ngày 24-4-2010, Ủy ban Chính sách Đối ngoại và An ninh, một tổ chức phi chính phủ đặt tại Ukraina, tổ chức hội thảo “Diễn đàn An ninh quốc tế: Từ An ninh của Ukraina tới An ninh châu Âu: những thách thức của thế kỷ XXI” ở Lvov. Tới dự diễn đàn có các trí thức, đại biểu quốc hội Ukraina, và các tổ chức. Chủ đề chính được bàn tới trên diễn đàn là chính sách không liên kết của Ukraina. Nhiều chuyên gia cho rằng Ukraina không cần thiết phải gấp rút trở thành thành viên NATO mà cần xây dựng một quan điểm mới về an ninh quốc gia[14]. Các đại biểu cam kết sẽ đề xuất quan điểm mới này và trình lên tổng thống Yanukovich. Sau khi Yanukovich lên nắm giữ cương vị tổng thống Ukraina năm 2010, Ukraina đã tuyên bố thái độ trung hòa đối với các thiết chế an ninh trong khu vực như NATO và CSTO. Yanukovich dường như đang cố gắng giữ vai trò cân bằng giữa Mỹ và Nga trong chính sách đối ngoại của mình. Trong hội nghị thượng đỉnh về năng lượng hạt nhân ở Washington tháng 4 năm 2010, Ukraina tuyên bố họ sẽ phá bỏ các kho hạt nhân với uran đã làm giàu. Sau khi trúng cử tổng thống, chuyến công du nước ngoài đầu tiên mà Yanukovich thực hiện là viếng thăm Brussel chứ không phải tới Moskva như nhiều người mong đợi. Tuy nhiên, sau đó Ukraina đã ký lại hiệp định với Nga về kéo dài thời hạn cho thuê cảng Sevastopol tới năm 2042 cho Hạm đội biển Đen. Quốc hội Ukraina cũng đã nhanh chóng thông qua hiệp định này, thậm chí vi phạm nguyên tắc phê chuẩn khi đưa tên một  số người vắng mặt vào danh sách bỏ phiếu để đạt được đồng thuận[15]. Theo cựu Bộ trưởng Bộ ngoại giao Boris Tarasyuk, Ukraina vẫn đang đối mặt với vấn đề phân cực chính trị và định hướng đối ngoại của họ phụ thuộc vào ai sẽ là siêu cường thế giới. Volodimyr Ohryzko, một cựu Bộ trưởng ngoại giao khác thì cho rằng nếu Ukraina đi theo hướng không liên kết thì sẽ là một gánh nặng tài chính với nước này vì phải có nguồn tài chính đảm bảo an ninh quốc phòng độc lập. Do vậy, cho đến hiện nay, ưu tiên chính sách đối ngoại của Ukraina vẫn chưa hẳn đã được định hình rõ rệt và vẫn xoay xung quanh Mỹ, EU, Nga. Khoảng cách địa lý không cho phép Mỹ xác lập một vị trí chủ chốt trong đối ngoại với Ukraina, EU hiện đang gặp khủng hoảng với các vấn đề nội khối, Nga lại đang hiện lên với vai trò ngày càng được củng cố trong khu vực. Đặc biệt, quan hệ Mỹ-Nga đang lên kể từ khi Nga và Mỹ đã ký được Hiệp ước giải trừ vũ khí chiến lược, Nga cho phép Mỹ sử dụng lãnh thổ làm bàn đạp cho các cánh quân vào Afganistan, Nga tăng cường sức ép với Iran về vấn đề hạt nhân khiến cho “thách thức chính của Obama sẽ có khả năng chuyển thành hợp tác bền vững do sự nhượng bộ của Nga”[16].
Đối với vấn đề an ninh năng lượng, ngày 22-4-2010, Tổng thống Nga và Ukraina đã ký Hiệp ước Kharkov về việc gia hạn cho Nga thuê cảng Sevastopol đến năm 2042 và một hiệp ước đổi lại về việc Nga giảm 30%  giá khí đốt cho Ukraina. Việc Mỹ và châu Âu không đầu tư vào kinh tế Ukraina và sự phụ thuộc của nước này về năng lượng đối với Nga làm cho Ukraina phải xem lại ưu tiên định hướng phương Tây trong chính sách đối ngoại của mình. Tuy nhiên theo bình luận của các chuyên gia thì dường như Ukraina vẫn phải chịu thiệt trong Hiệp ước này vì giá ga mà Nga giành cho Ukraina là 230 đola/m3, tương đương với giá ga mà EU được hưởng, mặc dù EU chẳng hề phải nhượng bộ Nga trong vấn đề quan trọng như Sevastopol[17].
Ukraina hiện đang rất cần đầu tư của Mỹ và EU vào việc hiện đại hóa hệ thống khai thác và cung cấp năng lượng để không còn phải phụ thuộc vào Nga. Trong khi đó, hệ thống năng lượng, phân phối khí đốt và xuất khẩu khí đốt của Ukraina hiện do công ty nhà nước quản lý là chủ yếu (Naftohaz Ukraininy). Công ty này cũng quản lý hệ thống đường ống dẫn của Nga qua Ukraina. Theo tuyên bố của Brussel ngày 23-3-2009 về hiện đại hóa hệ thống dẫn khí đốt của Ukraina, hệ thống này phải được phân chia làm nhiều bộ phận mang tính tự hạch toán, mỗi bộ phận phải chịu trách nhiệm về chuyên môn của mình. Quan điểm của EU là tái cơ cấu và tổ chức lại Naftohaz sẽ giúp quản lý và giám sát dễ dàng hơn, hiệu quả và minh bạch hơn. Và như vậy cũng là dễ giám sát Hiệp ước Kharkov ký giữa Ukraina và Nga, đây cũng là điều kiện để EU có thể đầu tư vào công ty này. Theo tuyên bố Brussel, Ukraina đã đưa ra một vài cam kết về chính sách minh bạch và công khai đối với các nhà đầu tư vào hệ thống dẫn khí đốt. Ukraina cũng phải chịu trách nhiệm thông báo các thông tin về kỹ thuật và tài chính đối với các nhà đầu tư.
Với những hứa hẹn từ phía EU, các chuyên gia vẫn cho rằng Ukraina cần thực thi một chính sách thông minh trong quan hệ với Nga. Bản thân EU và Nga hiện cũng có nhiều ràng buộc với nhau về kinh tế, do đó “Ukraina cần hội nhập với EU nhưng vẫn phải duy trì quan hệ ổn định với Nga. Điều này làm tăng thêm hình ảnh của Ukraina là một đối tác năng lượng và thương mại đáng tin cậy”[18].
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng hiện nay Ukraina vẫn đang lúng túng trong việc xác định ưu tiên trong chính sách đối ngoại và vẫn đang tìm kiếm cho mình một “điểm tựa” vững chắc về an ninh quốc phòng và an ninh năng lượng. Trong bối cảnh như vậy, châu Á hiện vẫn chưa phải là một hướng ưu tiên trong chính sách của Ukraina. Tuy nhiên, trước đề xuất gần đây cho rằng Ukraina nên phát triển chính sách trung lập thay bằng dựa dẫm vào các cường quốc, trong thời gian tới, Ukraina sẽ đa dạng hóa các mối quan hệ nhằm củng cố hơn nữa hình ảnh của mình trên thế giới.
Tài liệu tham khảo
Yaroslav Bilinsky (1999). Endgame in NATO’s enlargement: the Baltic States, NATO and Ukraine. London, Westport, CT: Praeger.
Anatol Lieven (1999). Ukraina and Russia: a fraternal rivalry. Washington DC: US Institute of Peace Press.
David Albright và Semyen Appatov  (cb) (1999). Ukraina and European Security. Basingstoke: Macmillan.
Nancy Popson (2002). Where does Europe end? The Wilson Quarterly, Vol 26, No 3 (Summer 2002), pp. 13-19
Ann Lewis (2002). The EU and Ukraine: neighbours, friends, partners? London: The Federal Trust. 319p
Meyer, M. (2005), Ukraine: Stranded between Two World? World Policy Journal, Vol.22, No 1.
Moroney, J.D.P, Kuzio T & Molchanov (2002). Ukrainian Foreign and Security Policy: Theoretical and Comparative Perspectives. Praeger, Westport, CT, and London. 298 pp.
Vahabov Tamerlan (2010). Ukraine: A Challenge for US, EU & NATO Regional Policy. Caucasian Review of International Affairs, Columbia University. Vol 4 (3)- Summer 2010


[1]Moroney, J.D.P, Kuzio T & Molchanov. Ukrainian Foreign and Security Policy: Theoretical and Comparative Perspectives. Praeger, Westport, CT, and London, 2002. 298 pp.
[2]Wolczuk R. (2004). Book review “Ukrainian Foreign and Security Policy: Theoretical and Comparative Perspectives”. Europe-Asia Studies. Vol 56, No2 (Mar., 2004), p.322
[3]Moroney, dd, p.227
[4]Moroney, dd, p.52
[5]Anatol Lieven (1999). Ukraina and Russia: a fraternal rivalry. Washington DC: US Institute of Peace Press. P.8
[6]David Albright và Semyen Appatov  (cb) (1999). Ukraina and European Security. Basingstoke: Macmillan, p.133
[7]Mặc dù Ukraina là một trong ba quốc gia thành lập SNG năm 1991 nhưng Ukraina sau đó đã không phê chuẩn Hiến chương SNG nên đã không được coi là thành viên của SNG
[8]Nancy Popson (2002). Where does Europe end? The Wilson Quarterly, Vol 26, No 3 (Summer 2002), pp. 13
[9]Ann Lewis (2002). The EU and Ukraine: neighbours, friends, partners? London: The Federal Trust.
[10]Meyer, M. Ukraine: Stranded between Two World? World Policy Journal, Vol.22, No 1 (2005), p. 76
[11]Meyer, dd, tr.77
[12]Dẫn theo Meyer, dd, tr.77
[13]Kyiv post “Parliament proposes drafting international documents to strengthen security assuarances to Ukraine” Interfax, http://www.kyivpost.com
[14]“International Security Forum Resolution Adopted”, Council for Foreign and Security Policy, http://www.cfsp.org.ua/en/about-cfsp/91-2010-06-09-34-01
[15]Dead Souls voted for Yanukovich/Medvedev pact, Pravda http://www.pravda.com.ua/news/2010/04/27/4977472
[16]Vahabov Tamerlan. Ukraine: A Challenge for US, EU & NATO Regional Policy. Caucasian Review of International Affairs, Columbia University. Vol 4 (3)- Summer 2010, p.298
[17]Vahabov, dd, p.301
[18]Vahabov, dd, tr.303

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét