- TS Trần Công Trục: Không khởi kiện, Trung Quốc sẽ còn được đà lấn tới (GDVN/CSV). “Cho rằng không kiện Trung Quốc thì họ sẽ xuống nước ở Biển Đông là không có cơ sở thực tế và hết sức nguy hiểm. Kiện lúc này là thích hợp, đúng lúc, cần thiết.“
<- VỊ XUYÊN – NỖI ĐAU CÒN HẰN SÂU MÃI MÃI…!!! (FB Hoang Huy).
- CLB BÓNG ĐÁ NO-U FC RA SÂN LẦN THỨ 96 – 02/03/2014 (Thành).
- Một Quốc Gia Tình Nghĩa (Alan Phan). “Vì sự tôn trọng ‘tình nghĩa’ bàng bạc khắp lịch sử, một giáo sư tuyên giáo trung ương phải phẫn nộ mà kết tội bọn đế quốc Mỹ là tội ác của họ ‘trời không dung, đất không tha’. Chứ tình nghĩa như người anh kết nghĩa Trung Quốc thì em Việt Nam phải nghìn đời nhớ ơn, năm nào cũng sẵn sàng đem khoáng sản, mỏ dầu ngoài khơi, đi kiếm tiền bọn tư bản, nhập siêu đem về tặng anh kết nghĩa. Còn chuyện chiến tranh biên giới năm 1978 chỉ là một hiểu lầm nhỏ nhặt trong gia đình“.
- HẺM BUÔN CHUYỆN – KỲ 146: Dân ta phải biết sử ta (Nhật Tuấn). “Bởi vậy thằng Trung Quốc mới ép ta đặt tên Phạm Văn Đồng cho nhiều đại lộ vào để nhắc nhở công hàm nhượng Hoàng Sa…”
- Những âm mưu nham hiểm của Trung quốc cần được vạch rõ (ĐCV).
- Hoàng Mai: Phải chăng đã nhận ra sai lầm tại Vũng Áng? (Boxitvn).“Đây là một công ty con của Tập đoàn Tata (Ấn Độ). Theo bài báo trên được biết, Dự án tại Vũng Áng là dự án lớn nhất của công ty ở nước ngoài. Dự kiến công ty sẽ đầu tư khai thác mỏ sắt Thạch Khê và khu liên hợp luyện cán thép tại KKT Vũng Áng. Phải chăng Trung Quốc đã bằng mọi cách và đã đánh bật một tập đoàn của Ấn Độ ra khỏi khu vực này để tiện cho việc xây dựng các căn cứ bí mật trong KKT Vũng Áng?” Xem lại: Báo động Vũng Áng – Formosa: Hoành Sơn … thất đái, vạn đại vong thân (Chép sử Việt).
- Từ lời kêu gọi hủy thỏa thuận Ukraine cho Nga thuê căn cứ hải quân, nghĩ về toan tính cho Nga vào Cam Ranh (Chép sử Việt).
- Phó Chính ủy Bộ đội biên phòng Đà Nẵng nói về bảo vệ chủ quyền (Infonet).
- Các nhà báo, blogger trước phiên tòa Trương Duy Nhất nói gì? (RFA). – Ngày kia 4/3 xử án Trương Duy Nhất: Rất có thể quan tòa sẽ “phạm tội bôi nhọ” lãnh đạo (Chép sử Việt).
- Theo tôi, Trương Duy Nhất vô tội. Tha bổng Trương Duy nhất sẽ là phán quyết có lợi cho đảng và nhà nước Việt Nam (Nguyễn Đăng Hưng). “Nếu Trương Duy Nhất nói không đúng sự thật, gây hoang mang trong dân chúng, làm ảnh hưởng đến lòng tin ở lãnh đạo đảng và nhà nước thì các cơ quan truyền thông đại chúng trong tay nhà nước đã hay sẽ cải chính, thảo luận, trao đổi công khai để sự thật được sáng tỏ, lòng tin của nhân dân được củng cố, chứ sao lại đi vùi dập, bỏ tù tác giả? Chính quyền đã bao lần khuyến khích công dân tham gia phản biện, góp ý kiến cho nhà nước mà“. – Thử mổ xẻ phiên toà xét xử Trương Duy Nhất (Blog RFA).
- Vụ án Ls. Lê Quốc Quân – Đâu mới là thắng lợi (FB Thanh Tran). “Thắng lợi của vụ án Ls. Lê Quốc Quân là thắng lợi đích thực, đó là lần đầu tiên người dân đã giành được quyền bày tỏ ý kiến, tuyên truyền quảng bá cho tư tưởng đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền ngay trên đường phố. Đây là một thắng lợi mang bước ngoặt lịch sử, ngày 18/2/2014 người dân tham gia biểu tình đòi tự do cho Ls. Lê Quốc Quân đã thực hiện được điều đó, sự kiện diễn ra ngay trên đường phố Hà Nội“.
- Đấu tranh vì lương tâm: Phương pháp của Gandhi (kỳ 5) (Boxitvn).
- Công An Đồng Tháp: làm sai luật thì giỏi, ngụy tạo thì dở (tt) (Cùi Các). Mời xem lại Phần I
- Nguyễn Trung Tôn: Rút củi đáy nồi hay thêm dầu vào lửa? (DLB).
- Câu chuyện truyền thông – Quyền Nói Không – 02 03 2014 (ducme.tv).
- Dương Hoài Linh – Nghề gia truyền của họ nhà ta (Dân Luận). “Đó là nghề ‘treo đầu dê, bán thịt chó’. Dân gian ác mồm, ác miệng bảo vậy chứ cụ nhà ta anh minh hơn nhiều. Cụ bảo ‘Yêu nước tức là yêu chủ nghĩa xã hội’, bố đứa nào dám cãi. Mặc dù nhiều đứa nói ‘CNXH là cái gì, biết chết liền’. Chả là ngày xưa cụ cũng lợi dụng cái này để nhập cái kia vào. Mới đầu tưởng đắt hàng, ai dè càng để lâu mới biết là hàng ‘dỏm’.”
- BÍ ẨN CHUNG QUANH ÁN MẠNG PHẠM QUÝ NGỌ (Việt Báo).
- Mở rộng sân bay TSN: Liệu lần này đại gia có nghe thủ tướng? (Bà Đầm Xòe).
- Phan Châu Thành – Chính phủ hay Tà phủ Phần 3: Việt Nam đã rơi vào bẫy TNTB và sẽ không được vào TPP (Dân Luận).
- Vũ Quốc Túy viết về vụ bê bối của ông Trần Văn Truyền: Lý sự ngược (Trần Nhương).
- “Thực sự báo chí là gì?” (FB Đặng Ngữ). “Hôm nay, SGTT đình bản. Tôi chẳng thấy chi buồn. Ngày mai, ngày kia thêm một tờ báo khác nữa bị đình bản. Tôi sẽ vui. Và sẽ vui hơn nếu tiếp tục có nhiều tờ báo khác bị đình bản. Bởi như thế, các nhà báo đã thực sự trở thành nhà báo chứ không phải là một lũ mếu máo nói láo ăn tiền“. – Báo Sài Gòn Tiếp Thị tái sinh với cái tên khác, số báo đầu tiên ra ngày hôm nay: Ra mắt ấn phẩm Thế Giới Tiếp Thị (MTG). Vậy là có 2 tờ báo Tiếp Thị: Thế Giới Tiếp Thị với đội ngũ là tập thể các nhà báo đến từ báo SGTT cũ và tờ báo Sài Gòn Tiếp Thị bộ mới, do Thời báo Kinh tế Sài Gòn xuất bản, trong đó có 1 người đến từ báo SGTT cũ. – Sài Gòn Tiếp Thị “tố” Saigon Times “vượt quyền” trắng trợn (?) (CTL).
- Giam oan 100 ngày, tiền bồi thường đủ uống ly trà đá (NBC). - Thêm một vụ oan sai (NLĐ).
- Lại tốn tiền dân vì những cái xác chết! (FB Nguyễn Đình Bổn).
- Các điểm mới về quyền bảo đảm an sinh xã hội, quyền làm việc trong Hiến pháp mới (ĐBND).
- “Lobby đen” trong xây dựng văn bản? (NLĐ).
- Vụ ông Truyền “bổ nhiệm cán bộ ồ ạt”: Bộ Nội vụ nên vào cuộc (MTG). - Bộ Nội vụ nên vào cuộc vụ ông Truyền “bổ nhiệm cán bộ ồ ạt”: (ĐS&PL). - Dinh thự và cầu treo (NLĐ).
- Cùng đường, dân “xử” ô nhiễm (NLĐ).
- Việt Nam mua lò phản ứng hạt nhân của Mỹ (NLĐ).
- Các Bà mẹ Thiên An Môn đòi Bắc Kinh mở thảo luận về lỗi lầm trong quá khứ (RFI).
- Ba chục người chết, 130 người bị thương trong vụ tấn công tại Côn Minh (RFI). – Vụ thảm sát ở Trung Quốc : Nguy cơ về chu trình đàn áp – bạo động tại Tân Cương (RFI). - ‘Ly khai’ tấn công bằng dao ở Côn Minh (BBC). - Số tử vong trong vụ đâm chém ở nhà ga Trung Quốc lên tới 33 người (VOA).
- Trung Quốc chuẩn bị cho kỳ họp “Lưỡng hội” (VOV). - Vì sao Chu Vĩnh Khang chưa phải nhận “phát súng ân huệ”? (Soha).
- Biểu tình ở Hồng Kông phản đối vụ tấn công cựu tổng biên tập Minh Báo (RFI). - Biểu tình tại Hồng Kông phản đối vụ tổng biên tập bị tấn công (VOA). =>
- Nam Hàn: Nên thường xuyên hội ngộ gia đình ly tán Bắc-Nam (Người Việt).
- Thái Lan bầu cử bổ sung, phe Áo Đỏ biểu tình (RFI). - Thái Lan bắt đầu bầu cử lại (VOA). - Thái Lan tuyên bố bầu cử lại đạt thành công (VOA). - Thái Lan cần một bên thứ ba (ĐBND).
- Cuộc khủng hoảng của các nền dân chủ Phương Tây (Phan Ba).
- Biểu tình tại Ba Lan và Nga chống can thiệp quân sự vào Ukraina (RFI). – Kỳ hạm hải quân Ukraina đứng về phía Nga (RFI). – Lính Nga tịch thu vũ khí ở Crimée, Ukraina tổng động viên quân dự bị (RFI). – Phương Tây đồng loạt yêu cầu Nga không can thiệp quân sự vào Ukraina (RFI). – Tổng thống Putin ra lệnh tập trận đột xuất ngay biên giới Ukraine (MTG). – Liên hiệp quốc kêu gọi ông Putin đối thoại gấp với Kiev (MTG). – Hội đồng tối cao Crimea yêu cầu Kiev “không can thiệp nội bộ” (MTG). – Binh sĩ Ukraine đảo ngũ sang Nga, thề bảo vệ Crimea (MTG).
- Thủ tướng tạm quyền Ukraine cáo buộc “Nga đã tuyên chiến” (TTXVN). - Chính quyền Ukraine triệu tập toàn bộ quân dự bị động viên (TTXVN). - Ukraina kêu gọi ông Putin từ bỏ kế hoạch can thiệp quân sự (VOV). - Lính Ukraine ở Crimea đồng loạt giao nộp vũ khí, xin xuất ngũ (Soha). - Ukraine đóng cửa không phận, canh gác kỹ sân bay (TP). - Ukraina ra lệnh động viên binh sĩ dự bị (VOA). - Vì sao Crimea là điểm nóng? (BBC). - Ukraine kêu gọi thế giới giúp đỡ (BBC). - Ukraine kêu gọi tổng động viên (BBC). - ‘Kịch bản gỡ rối cho tình hình Ukraine’ (BBC).
- “Lính Nga bao vây căn cứ quân sự hải quân Ukraine ở Crimea” (DT). - Bị Nga vây cảng, tàu chiến Ukraine tháo chạy khỏi Crimea (TTXVN). - Trực thăng quân sự Nga ồ ạt tới Crimea (Tin tức). - Quân Nga rầm rập tiến về Crimea, Ukraine tổng động viên quân đội, cầu viện NATO (ANTĐ). - Anh, Pháp rút khỏi hội nghị trù bị G-8 ở Nga (Tin tức). - Quan hệ Nga- Mỹ căng thẳng vì Ukraine, Crimea (VOV). - Mỹ cảnh cáo Nga có thể “phải trả một cái giá rất đắt” (TTXVN). - Rầm rộ các hoạt động ủng hộ cộng đồng nói tiếng Nga ở Ukraine (TTXVN). - Truyền thông Nga bôi xấu Ukraine (NLĐ). - Hội đồng Bảo an LHQ họp về tình hình Ukraine (VTV). - ‘Nga và phương Tây sẽ phải đàm phán’ (BBC). - Nga ‘không từ bỏ quyền lợi’ ở Crimea (BBC). - Ván cờ Nga – Mỹ tại Ukraine (BBC).
- Đối lập Venezuela tổ chức đoàn xe diễu hành « chống tra tấn và đàn áp » (RFI). - Tổng thư ký LHQ sẽ họp với Ngoại trưởng Venezuela về các vụ biểu tình (VOA).
- Vụ “dinh thự của ông Trần Văn Truyền”: Cần sớm kiểm tra và kết luận công khai (PLTP). - Ông Trần Văn Truyền vi phạm pháp luật thì thanh tra ai được nữa? (Soha).
- Sẽ có “thẩm phán ngoài ngạch”? (PLTP).
- Vụ “xã làm ngơ cho khai thác đá trái phép”: Phạt người vi phạm, làm rõ trách nhiệm cán bộ (PLTP).
- Bộ Xây dựng sai: Mất nghìn tỷ không được lời xin lỗi (ĐV). - Nói và làm: Rồi đâu cũng vào đấy (Vef). - Kiện Bộ Xây dựng đòi bồi thường được không? (PL).
- Đúng quy hoạch, rõ lộ trình (HNM).
- Lại lo thiếu điện mùa khô (DV).
- Chủ xe cá thối muốn kiện CSGT (PLTP).
- Khởi tố 8 “cát tặc” rút ruột sông Hồng (ANTĐ).
- Nhà thuê lại được cấp chủ quyền (PLTP).
- Xác định thủ phạm vụ thảm sát ở Côn Minh, Trung Quốc (GTVT). - Thủ phạm vụ thảm sát ở Trung Quốc đến từ Tân Cương (TP). - Trừng phạt hàng trăm thẩm phán tham nhũng (TP).
- “Sinh mạng công dân Nga ở Ukraine bị đe dọa” (PLTP). - Vì sao Nga cứng rắn với Ukraine? (TP). - Ukraine tổng động viên, sẵn sàng chiến tranh (TP). - Báo USA Today: Nước Mỹ có một tổng thống yếu kém và do dự (MTG). - Hội đồng tối cao Crimea: “Chúng tôi không chào đón NATO” (MTG). - Người dân Ukraine hưởng ứng lời kêu gọi tổng động viên (MTG). - Lực lượng quân sự Ukraina tại Crimea về phe Nga (GDVN). - Tổng thư ký NATO: Putin là mối đe dọa hòa bình ở châu Âu (GDVN). - Mỹ xúc tiến các biện pháp cô lập kinh tế nước Nga (TTXVN). - Cán cân quân sự Nga – Ukraine (ANTĐ). - Kêu gọi hủy thỏa thuận cho Nga thuê căn cứ Hạm đội Biển Đen (TTXVN). - Nga- Ukraine: Nguy cơ chiến tranh cận kề (DV). - “Ngòi nổ” Crimea: Nước xa khó cứu lửa gần (ANTĐ). - Crimea đang nóng lên từng ngày (HNM). - Nga – Mỹ “khẩu chiến” (ANTĐ). - Người dân Crimea vui mừng (ANTĐ). - EU bối rối với khủng hoảng ở Ukraine (VOV). - Thủ tướng Nga: Chính quyền mới ở Ukraine không thể tồn tại (TTXVN). - Điện đàm căng thẳng giữa lãnh đạo Nga, Đức về Ukraine (TTXVN). - Nhận diện 3 kịch bản can thiệp của Nga vào Ukraine (KT). - Dân Crimea xếp hàng bảo vệ tượng Lenin, chào đón quân đội Nga (Infonet). - Phương Tây sẽ để mặc Nga “tung hoành” ở Ukraine (Infonet). - Quân đội Ukraine chưa sẵn sàng cho chiến tranh (TT).
- BÁO NHÂN DÂN SỐ RA NGÀY 3 THÁNG BA ….CỦA 35 NĂM TRƯỚC (FB Nguyễn Hồng Kiên/Tễu). – BỌN CẦM QUYỀN PHẢN ĐỘNG TRUNG QUỐC LẠI VỪA TUNG RA MỘT TRÒ BỊP MỚI.
- Tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông và biển Hoa Đông: Trì hoãn sinh căng thẳng (PT). - Bình luận đáng chú ý về “chủ nghĩa Monroe phiên bản Trung Quốc” (GDVN).
- Tinh thần võ học trong tranh đấu dân chủ (2) (Nguyễn Văn Thạnh).
- Một báo cáo thiếu thuyết phục (ĐĐK).
- Hồ sơ Dân oan Tuần 47 (DCCT).
- Lòng tin và sự gian dối (Người Việt). “Sau
ngày 30 Tháng Tư, 1975, trong tất cả người miền Nam bị bắt hay bị kêu
gọi trình diện tập trung ‘cải tạo,’ rất có ít người nghĩ rằng thời gian
mình đi tù sẽ là vô hạn, không biết ngày nào ra, mà cứ ngây thơ nghĩ
rằng thời gian ‘học tập’ là một tuần đến 15 ngày“.
- Diệt Khẩu Tướng Ngọ? (Việt Báo). “Vụ
Tướng Ngọ tham nhũng hai bên Đảng và Nhà Nước không thể dấu nhẹm vì đã
bị khai công khai ở toà và công luận đều biết. Chỉ còn có cách cho Tướng
Ngọ theo Bác Hồ, chết là hết chuyện. Cả hai phe khỏi bị văng miển, chết
chùm“.
- Bôxit Tây Nguyên – đại họa dân tộc Việt (FB Người Xứ Bố Sơn).
- Vụ một người chết tại công an huyện: Gia đình nói một đường, công an kết luận một nẻo (MTG).
- “Thanh tra tất cả hồ sơ của cán bộ do ông Truyền bổ nhiệm” – Đột phá khẩu cho cuộc Tổng tấn công vào hang ổ mua quan bán chức! (Chép sử Việt). - Những “chú em”, “cô em” của các “ông lớn” (NNVN). - Biệt thử “khủng” của quan chức – chuyện thường thôi! (DT).
- Dân mua chung cư chịu thiệt thòi vì chung cư 16: Cái lý của “không sai nhưng phải sửa” (Giadinh.net). - Bộ Xây dựng đang bảo vệ quyền lợi cho ai? (CafeLand).
- Hết dự án “treo” đến chờ quy hoạch (TT/NDH). - 236 hộ dân “kêu trời” vì 10 năm mòn mỏi chờ đợi khu tái định cư (ĐS&PL).
- Ôi, bà phó chủ tịch! (ĐĐK).
- Phát hiện nghi vấn chấn động trong vụ sập cầu ở Lai Châu (ĐS&PL). – Việt Nam vội điều tra vụ sập cầu treo vì tiền viện trợ (Người Việt).
- Bộ trưởng Tiến: Lập đường dây nóng để “hạ hỏa bức xúc” (Infonet). – 70% dân Saigon không tin vào hệ thống cấp cứu của Nhà nước (Sống News).
- Nhà Khoa Học Nông Nghiệp Ví Sương Mù ở Trung Quốc với Mùa Đông Hạt Nhân (*) (ĐKN). – Đôi uyên ương chụp ảnh cưới trên đường phố Bắc Kinh với mặt nạ khí chống độc
- Số người chết trong vụ khủng bố ga Côn Minh tiếp tục tăng (VOV). - Nhân chứng “Ngày 11-9 Trung Quốc”: “Chúng bổ mã tấu bất kỳ ai” (TT). - Thế giới lên án vụ khủng bố tại Côn Minh (CATP).
- Triều Tiên bắn hai tên lửa tầm ngắn (TT). - Thêm một nhân vật quyền lực Triều Tiên bị ‘bứng’? (TN). - Triều Tiên trục xuất nhà truyền giáo Australia vì tuổi già sức yếu (MTG). - Hàn Quốc: Vụ phóng tên lửa của Triều Tiên là ”có tính toán” (VOV).
- Cập nhật tình hình Ukraine (Người Việt). - Ukraine tổng động viên sau khi tổng thống Nga tuyên chiến (Người Việt). – Crimea: Cơ hội của Putin? (Project Syndicate/ TCPT). – Hoa Kỳ và Châu Âu Có Ít Lựa Chọn cho Tình Hình ở Ukraine (ĐKN).
- Tân Tư lệnh Hải quân Ukraine quay sang ủng hộ Crimea (VOV). - Điều gì sẽ tiếp diễn tại Ukraine? (TN). - Tư lệnh mới Hải quân Ukraine bị khởi tố phản quốc (VTC). - “Các tàu chiến của Ukraine vẫn đang ở căn cứ chính” (TTXVN). - Đã có đụng độ ở Crimea (NLĐ). - Ukraine: Chưa đến 1,5% quân số đăng ký tổng động viên (TTXVN). - Hàng loạt tướng lĩnh Ukraina đầu hàng Nga (PT). - Tiết lộ sốc về biệt thự Tổng thống Ukraine (KT). - Video Tư lệnh Hải quân Ukraine tuyên thệ trung thành với chính quyền Crimea (MTG). - Chiến hào đang được đào giữa bán đảo Crimea với phần còn lại Ukraina (GDVN). - 5 quan chức cấp cao Ukraine tuyên thệ trung thành với Crimea (VOV). - Hàng trăm ngàn người Ukraina xin tị nạn tại Nga (GDVN). - Xa hoa, vương giả sinh thất quyền (PT).
- Ukraina: Phương Tây có ‘động binh’ đáp trả Putin? (TVN). - Nga chấp nhận đề xuất của Đức triển khai phái bộ tại Ukraine (VOV). - Can thiệp Ukraine, Nga sẽ thiệt hại gì về kinh tế? (VnEco). - Tại sao Nga quyết can thiệp vào Crưm? (VNN). - Quân Nga chiếm Crimea mà không tốn 1 viên đạn, 1 giọt máu (ANTĐ). - Tướng Lê Văn Cương: Cảnh báo Mỹ đến Crưm, Nga không đùa (VTC). - John Kerry vội vã đi Kiev, Mỹ lo Nga đã kiểm soát hoàn toàn Crimea (GDVN). - Ngoại trưởng Mỹ tới Kiev, binh sĩ Ukraina buông súng (VNN). - Ngoại trưởng Mỹ tới Ukraine, cảnh báo trừng phạt Nga (NĐT). - Mỹ cung cấp mọi tài chính cần thiết cho Ukraine, cô lập kinh tế Nga (PT). - NATO khẳng định sẽ đứng về phía Ukraine (TN). - Cuộc điện đàm 90 phút và cái gọi là ‘Mùa Xuân Crimea’ (Tin tức). - Obama không ngăn nổi Putin, các Thượng nghị sĩ Mỹ nổi giận (GDVN). - Ngoại trưởng 28 nước châu Âu họp khẩn cấp về tình hình Ukraina (GDVN). - Mỹ thu thập tài liệu của các quan chức Ukraina bị lật đổ (GDVN). - G7 phản đối Nga và định không tham gia Hội nghị G8 (MTG). - Quốc hội Mỹ yêu cầu cấm vận Nga, viện trợ Ukraine (MTG). - Báo Trung Quốc: Mỹ, EU vẫn nhìn Nga bằng con mắt Chiến tranh lạnh (Infonet).
KINH TẾ- Đường đến kinh tế xanh còn nhiều thách thức (ĐBND).
- Giá cả tháng Tết tăng thấp nói lên điều gì? (ĐBND).
- Vụ đốt cây ATM: Đối tượng phá hoại là kẻ tâm thần!? (ANTĐ).
- Vàng tuần 3-7/3: 63% giảm (ĐTCK).
- Cổ phiếu cần quan tâm ngày 3/3 (ĐTCK). - Góc nhìn kỹ thuật phiên 3/3: Tích lũy trong vùng giá hiện tại (ĐTCK).
<- Liên kết 4 bên để gỡ khó cho bất động sản (VNE/Landtoday). - Sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản – mục tiêu: lành mạnh, cạnh tranh cao (ĐBND).
- Cổ phần hóa cho đỡ đau đầu! (HQ). - Sợ động chạm, Vinacomin ‘câu giờ’ cổ phần hóa (ĐV).
- Xã hội đen được doanh nghiệp “ưa chuộng” hơn thi hành án (MTG).
- DN cao su kiến nghị thống nhất áp dụng chính sách thuế GTGT (HQ).
- Đừng xem là chuyện nhỏ! (NLĐ).
- McDonald’s có thể suy nghĩ về món McPho ở Việt Nam (MTG).
- Một cách hiểu đúng về logistics (ĐTCK).
- Đánh vật với hàng Trung Quốc (NLĐ).
- Eurozone: Hơn 19 triệu người thất nghiệp trong tháng Một (TTXVN).
- Vốn rẻ chờ người vay (TP). - “Nhiều ngân hàng cho vay lãi suất thấp hơn huy động” (VnEco).
- Những ai sẽ mua cổ phần doanh nghiệp giao thông? (GTVT). - Triển vọng từ nội lực (GTVT).
- Vay gói 30.000 tỷ đã dễ hơn (GTVT).
- Vốn 50 tỉ đồng mới được kinh doanh bất động sản (TN). - Đừng để cho dân ham “lướt sóng” bất động sản (VnEco).
- Quá ế, xe máy ra hàng rẻ dìm nhau (Vef).
- Kỳ vọng vào gạo thơm (TN).
- Mía cháy: Nông dân mừng! (PLTP). - Nhà máy chậm mua, ruộng mía trổ cờ (DV).
- Nhập khẩu điều nguyên liệu gặp khó (PLTP).
- Doanh nghiệp Việt Nam trước những cơ hội và thách thức của TPP: Bài 1: Sân chơi lớn, thách thức lớn (HNM). - Thuyền nan không thể ra biển lớn! (HNM).
- “Treo” nợ xấu cả năm vì VAMC không dám mua (Infonet).
- Vàng SJC liên tục nhảy giá, xu hướng bán chững lại (TTXVN). - Vàng thế giới lẫn trong nước đột ngột tăng mạnh (TT). - Ukraine bất ổn, dân Việt đổ xô mua vàng (VTC).
- Tình hình Ukraine gây sức ép lên chứng khoán châu Á (TTXVN). - USD tăng giá, chứng khoán “đỏ lửa” trước bất ổn Ukraine (VnEco).
- TPHCM kiến nghị hạ lãi suất gói cho vay mua nhà xuống 3%/năm (DT). - Tháo chạy khỏi biệt thự Trung Hòa – Nhân Chính (Vef). - Cư dân Nam Đô Complex bức xúc vì dịch vụ kém (ĐTCK). - Tìm chế tài hạn chế dân “lướt sóng” bất động sản (VnEco). – Xây chợ hàng trăm triệu cho… bò ở (DV). - Cách nhiệt đúng cách (TGTT). - Rộng cửa cho người nước ngoài tham gia bất động sản (ĐTCK). - Xử lý nhà “siêu mỏng” cần quyết tâm lớn (BVPL). – Phải có vốn 50 tỷ đồng mới được kinh doanh bất động sản (XD).
- Sửa thuế tiêu thụ đặc biệt và kinh nghiệm quốc tế (VnEco). - “Bâng khuâng vì không ai xin gặp mình” nếu đấu thầu qua mạng (ĐTCK).
- TGĐ Rừng Toàn Cầu nói gì về số tiền 39 tỷ USD? (TP). - Vụ “Xâm nhập Tập đoàn Trồng rừng đa cấp“: Trần tình của những giám đốc cấp tỉnh (LĐ).
- Bán lẻ “chết” vì lẻ tẻ (Giadinh.net).
- Trứng gia cầm đang bị làm giá? (TGTT). - Chết đứng với đàn gia cầm (TGTT).
- Thắng giòn giã (NNVN).
- Ký sự: Đi tìm cảng thị bị lãng quên (MTG).
- XK gạo năm 2014: Bí đầu ra! (NNVN).
- Rau Nghệ An “cho không đắt” (NNVN).
- Xúc tiến thương mại còn nặng về hình thức (HQ). - Dự báo XK vào EU còn nhiều khó khăn (NNVN).
- Vì sao dân Trung Quốc “cuồng” gỗ sưa tiền tỷ? (Infonet).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Thân thương cầu Long Biên (VnM). =>
- Bình Định: Nô nức trẩy hội Đô Thị Nước Mặn (CAND).
- Dân ca miền Nam (RFI).
- Khối tình gửi lại nhân gian (NLĐ). – Nghệ sĩ cải lương Phượng Liên cô đơn như chim lạc tổ nơi xứ người (MTG).
- BÁC VIẾNG THĂM NGUYỄN TRÃI ở CÔN SƠN (NBC).
- TỈNH THÀNH VIỆT NAM XƯA (Sơn Trung).
- Bạn đọc và bạn văn (VOA).
- Xuyên Trà, cuộc trường chinh chữ, nghĩa của một nhà thơ! (Du Tử Lê).
- ĐỪNG NÓI VỚI EM RẰNG ANH ĐÃ GIÀ (Hợp Lưu).
- Đạo diễn phim tài liệu Lê Phong Lan: “Làm phim tài liệu, thận trọng nhưng phải quyết liệt!” (LĐ).
- Hoa hậu Diễm Hương ra nước ngoài tránh “bão” scandal ly hôn? (MTG).
- Ấn Độ qua múa cổ điển (ĐBND).
- 6 cảnh “nóng” đáng nhớ nhất trong lịch sử các phim Oscar (MTG). - Kiệt sức nhưng không ai từ bỏ (ĐBND).
- Sống lại không khí cải lương xưa (PLTP).
- Chùm sách của ba tác giả nữ (TN).
- TRỰC TIẾP lễ trao giải Oscar 2014: Cuộc đua ‘tam mã’ (TTVH). - Oscar 2014: Sex và bạo lực có lên ngôi? (GD&TĐ).
- Phim ‘After earth’ và ‘Movie 43′ càn quét giải Mâm xôi vàng (TN). - Oscar 2014: Cha con Will Smith cùng nhận Mâm xôi vàng (TTVH).
- Nếu một ngày, Hà Nội không còn cầu Long Biên (TVN). - Cầu Long Biên – tài sản vô giá của người Hà Nội (Tin tức).
- Lễ hội, những vấn đề cần chấn chỉnh (Tin tức). - Lễ hội Đền Hùng 2014 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc (VTV).
- Chuyện 40 năm mới kể – Chuyện 16. Sống lùi (Inrasara).
- NGUYỄN LƯƠNG VỴ – Trưa ở Chùa Linh Ứng (Du Tử Lê).
- Tình một thuở (2) (DMDV).
- HỒN CHÉN & ĐŨA (Ngô Minh).
- Một câu chuyện kể đầy cảm động về người cha câm (Sống News).
- Le Chat (Nàng mèo) – Baudelaire (1857) (Tây Bụi).
- Ánh sáng cuối đường hầm cho đồng tiền xu Việt Nam (Nguyễn Hoa Lư).
- Tìm thấy kiệt tác tranh cổ Nhật Bản (TTXVN/Tin tức).
- Oscar 2014 vinh danh “12 Years a Slave” (MTG). - “Gravity” giành 7 giải Oscar 2014 (PT). - Nguyên mẫu tượng vàng Oscar là người Mexico? (TTVH).
- Lễ hội tiễn mùa Đông độc đáo của Nga (VOV).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Đào Dục Tú: Tạp luận: Học nỏ hành thì học làm chi? (Bà Đầm Xòe).
- Bùi Bảo Trúc: Bỏ tập viết (Người Việt).
- MỖI NĂM ĐẾN HÈ – TÙY BÚT (Phọt Phẹt).
- Bỏ thi cụm, thêm đối tượng được miễn tốt nghiệp (VNN). - Đừng tạo áp lực cho thí sinh (NLĐ).
- Hà Nội khuyến khích gửi trẻ tại trường mầm non tư thục có phép (PLXH).
<- Phẫn nộ 3 nam sinh Nghệ An vây đánh bạn gái trong lớp (KT). - Đạo đức học đường: Mình ngành Giáo dục không thể làm xuể (HQ).
- Lệch pha chuyển giao nghiên cứu khoa học (NLĐ).
- Tiếng Việt là 1 trong 5 ngoại ngữ phổ biến ở Mỹ (VNN).
- Đi Tìm Alaska – Phần 31 – John Green (Nguyen Hoang Huy).
- Phương án tuyển sinh đại học năm 2014: “Giữ ổn định, không gây xáo trộn lớn”! (SKĐS).
- Thay đổi để có một kỳ thi thực chất (SGGP).
- Bùi Hoàng Tám: Quay lưng với lịch sử là bội nghĩa, vong ân! (DT).
- Thi tốt nghiệp THPT 2014: Nên gọn trong 2 ngày (Infonet).
- Rèn chân tay hay luyện tư duy? (VNN).
- Bàn hiệu trưởng kê ngoài hiên (PLTP).
- Thầy, trò và “phây” (SGGP).
- Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cảnh báo hay tuyên chiến với “Bằng rởm”? (GDVN). - “Tiến sĩ giấy”: có cầu mới có cung (TT). - Già rồi vẫn hăm hở mộng mơ (DT).
- GS-TSKH Vũ Minh Giang: SGK lịch sử áp đặt, thiếu dẫn dắt người học (LĐ). - Ghẻ lạnh với quá khứ (Giadinh.net). - Để HS yêu sử: đừng bắt thuộc lòng số liệu (TT). - Tại sao 0% học sinh chọn thi môn Sử?! (PT). - Môn Sử vào hồi “bĩ cực”? (ĐĐK). - Học sinh không chọn môn sử là do… ngành giáo dục! (MTG).
- Đăng ký môn thi tốt nghiệp PTTH từ 17-3 (PLTP).
- Phải xem xét lại hệ thống giáo dục (ĐĐK).
- Sự thật chuyện học sinh lớp 4 “không biết chữ” (Tầm nhìn).
- Năm 2014: Hành động để bứt phá (Tia Sáng).
- Châm Cứu Cho Trẻ Nhỏ (ĐKN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Quảng Nam: Điều tàu cá chở thợ máy ra Hoàng Sa để sửa tàu hỏng máy trôi dạt (LĐ).
- Hội chứng sợ cầu treo ở Lai Châu (DV). - “Thà lội suối cạn còn hơn đi trên cầu treo cũ ở Lai Châu” (TTXVN).
- Cấm khai thác cát sỏi tại 14 điểm “nóng” sông Gianh (TTXVN).
- Đi ăn mày sau khi tiêu hết 4,5 tỷ đồng tiền trúng số (TP).
- Cảnh giác chiêu thu mua nông sản của thương lái Trung Quốc (VOV). =>
- Biến đổi khí hậu diễn biến nhanh hơn dự báo (NLĐ).
- California sũng nước mưa nhưng không đủ chấm dứt hạn hán (Người Việt).
- “Lời kêu cứu khẩn thiết của lao động nữ Việt Nam từ Arập“: “Chết bên này thì không còn được gặp mặt con” (LĐ). Xem thêm: - Lời kêu cứu khẩn thiết của lao động nữ Việt Nam từ Arập (LĐ).
- Thừa nước sạch, thiếu đường ống (TN).
- Tôn trọng người khác như bản thân mình (PLTP).
- Gà vịt lén lút bán tràn lan (TT).
- Mẹ già 92 tuổi xin nước, con rót cho cốc thuốc sâu (Infonet).
- Bỏ hoang bến xe 130 tỷ đồng (TP).
- Ở ngoài vòng tay tổ quốc (NNVN).
QUỐC TẾ- Pakistan ném bom căn cứ của phiến quân (ND).
<- Báo Washington Post: Putin đánh tụt uy tín Obama và nước Mỹ về 0 (MTG).
- Mỹ đứng sau thương vụ Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa Trung Quốc (ĐS&PL).
- Thủ tướng Đức thăm Anh: Bữa trưa ở phố Downing ít món hợp khẩu vị (ĐBND).
- 35 người thiệt mạng trong các vụ nổ bom ở Nigeria (VOA).
- Y sĩ Không biên giới được phép làm việc trở lại ở Miến Điện (RFI).
- Câu chuyện nước Mỹ: Một giờ nghe Madeleine Albright (Hiệu Minh). “Công nghệ cũng giúp cho nhân loại ‘nhìn ra’ người lãnh đạo của họ, bởi internet, google, facebook, blog đã bạch hóa mọi việc trên đời, từ cái chết bí ẩn, đến ngôi biệt thự xa hoa hay nhà thờ hàng trăm tỷ của bất kỳ ai. Bà giải thích tại sao người biểu tình trên quảng trường Tahrir (Cairo) lại phản đối chính phủ… – ‘Dân chúng đang bàn về chính quyền bằng công nghệ thế kỷ 21, chính quyền nghe họ bằng công nghệ thế kỷ 20 và trả lời dân chúng bằng ý tưởng của thế kỷ 19′.”
- Lý Quang Diệu viết về Nhật Bản (NCQT). – Đoàn Thanh Liêm: Cuộc hội tụ lớn lao (ĐCV).
- Lục quân Mỹ giảm mạnh quân số (TN).
* Video: + Chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long (RFA);
* VTV: + Chào buổi sáng – 02/03/2014; + Báo chí toàn cảnh – 02/03/2014; + Điểm báo – 02/03/2014; + Toàn cảnh thế giới – 02/03/2014; + Thời sự 12h – 02/03/2014; + Tin quốc tế 17h – 02/03/2014; + Thời sự 19h – 02/03/2014.
2401. PHÓNG TÁC HAY BÓP MÉO THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VŨ TRỌNG PHỤNG?
Série phim truyền hình “Trò đời” công chiếu trên VTV1 cuối năm 2013, dựa trên cốt truyện phóng tác từ ba tác phẩm “Số đỏ”, “Kỹ nghệ lấy Tây”, “Cơm thầy cơm cô” của nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912-1939), về một mặt nào đó, nhắc cho người ta nhớ tới dòng phim truyện chuyển thể từ các tác phẩm văn học tiền chiến danh tiếng, như “Chị Dậu” của đạo diễn Phạm Văn Khoa (1980, chuyển thể tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, 1894-1954), “Làng Vũ Đại ngày ấy” cũng của Phạm Văn Khoa (1983, phóng tác từ 3 tác phẩm “Sống mòn”, “Chí Phèo”, “Lão Hạc” của Nam Cao, 1917-1951), “Đêm hội Long Trì” của đạo diễn Hải Ninh (1989, chuyển thể tiểu thuyết cùng tên của Nguyễn Huy Tưởng, 1912-1960), “Số đỏ” của đạo diễn Hà Văn Trọng, Lộng Chương (1990, chuyển thể tiểu thuyết cùng tên của Vũ Trọng Phụng)…
Quả thật số lượng tác phẩm loại này chưa nhiều.
Nhớ lại, mỗi lần hoàn thành một tác phẩm, niềm hân hoan về việc vượt qua mọi nỗi khó khăn chồng chất của ê-kíp làm phim, dường như là âm hưởng nổi bật lên, lấn át tất cả. Cho nên không lạ là chỉ có rất ít, thậm chí không còn thời gian và không gian cho giới phê bình và sáng tác điện ảnh suy ngẫm về các mặt chất lượng của sáng tác chuyển thể. Hầu như chẳng ai nhận ra độ chênh rất đáng kể về tâm thế sáng tác giữa tác phẩm gốc và tác phẩm chuyển thể.
Sự thể là hầu hết những tác phẩm văn học kể trên đều xuất hiện trước khi có chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đều được giới nghiên cứu văn học định danh là thuộc dòng văn học hiện thực phê phán; trong khi đó, các bộ phim làm theo các tác phẩm hoặc nhóm tác phẩm ấy, đều được thực hiện bởi các nghệ sĩ và đơn vị nghệ thuật công lập, sáng tác trong tôn chỉ của văn nghệ xã hội chủ nghĩa. Vậy thì những nghệ sĩ (những người viết kịch bản, đạo diễn, diễn viên) sáng tác theo khuynh hướng XHCN này sẽ xử lý ra sao khi chuyển thể lên màn ảnh cái thể giới nghệ thuật vốn được mô tả trong ngôn từ nghệ thuật theo tâm thế tả thực phê phán kia? Điều này hầu như chưa hề được giải đáp sau khi các sáng tác chuyển thể kể trên được hoàn tất, rồi được công chiếu cho công chúng.
Tôi biết, trong giới làm nghệ thuật, cũng như giới viết văn, sẽ có người nói: tôi (hoặc “chúng tôi”) theo hiện thực XHCN là trên định hướng chung thôi, còn trong sáng tác thì linh hoạt lắm! Lại có người, sau chứ không phải trước thời điểm đổi mới (lấy mốc là những năm 1986-88), nói hùng hồn: tôi chưa bao giờ làm theo hiện thực XHCN!
Song, đối với các sáng tác thì cần xem xét trong cơ cấu nghệ thuật chứ không phải ở lời tuyên bố của những người làm ra tác phẩm.
Hiện thực phê phán là khuynh hướng có độ phổ biến ở văn chương toàn thế giới; người ta kể được rất nhiều tên tuổi xuất chúng thuộc trào lưu này, thử tạm kể, chẳng hạn, Thackeray và Dickens ở Anh, Balzac và Flaubert ở Pháp, L. Tolstoi, F. Dostoievsky, A. Chekhov ở Nga, v.v… Nét riêng, độc đáo ở văn phẩm hiện thực phê phán là vạch ra những khuyết tật của con người và xã hội đương thời, mô tả sống động cuộc đời thực tại trong tính vấn đề, trong sự xung đột đầy nguy cơ của nó, nêu ra những ung nhọt tật bệnh ở các quan hệ con người và xã hội. Và tất cả hứng thú sáng tạo của họ, có thể nói, tựu trung là chỉ làm như thế thôi. Nói như Nguyễn Tuân (1957) khi viết về Anton Chekhov, nhà văn hiện thực phê phán chỉ “bắt mạch, chẩn bệnh, chứ không kê đơn, bốc thuốc”. Vượt ra ngoài khuôn khổ của “thi pháp” đó sẽ không còn là nhà văn hiện thực phê phán nữa.
Vũ Trọng Phụng từng tuyên bố chỉ viết sự thực, tức là ông đã tự xác định mình là nhà văn hiện thực phê phán thuần thành. Giới nghiên cứu trước sau đều nhận định nhà văn này như một cây bút tả thực sắc sảo, vạch ra những hiện trạng và vấn đề cấp bách nhất trong các quan hệ xã hội và con người ở thời đại ông, thời bắt đầu xảy ra hiện tượng đô thị hóa, hiện tượng di cư nhập cư ở Việt Nam.
Nhìn vào ba tác phẩm được khai thác để phóng tác série phim “Trò đời” đã thấy rõ chất tả thực phê phán ấy.
“Kỹ nghệ lấy Tây” (đăng báo 1934) là thiên phóng sự dài, mô tả những mối quan hệ mà thông thường vẫn được gọi là sự hôn nhân, giữa những phụ nữ bản xứ Việt với những anh lính Tây viễn chinh đồn trú tại xứ này. Giống như hôn nhân nhưng không đáng gọi thế, là vì nó không đáp ứng tình yêu, cũng không nhằm sinh con – những mục đích vốn có của hôn nhân – mà chỉ là phương cách đáp ứng nhu cầu tình dục, ở phía những anh lính viễn chinh, hoặc đáp ứng phương tiện kiếm sống, tức là kiếm tiền, ở phía những phụ nữ bản xứ. Lấy Tây, vì vậy, trở thành một nghề nghiệp, một kỹ nghệ. Mô tả sinh động hiện trạng của thứ “kỹ nghệ” ấy, Vũ Trọng Phụng trở thành một trong những cây bút sớm phát hiện ra một trong những nét méo mó phi nhân, hậu quả của thời đại viễn chinh thực dân, báo trước những hậu quả tương lai của sự di dân, nhập cư. Không phải ngẫu nhiên nhà báo Phùng Tất Đắc, ngay từ đầu, đã xem tác phẩm này như một trong những “công trình có ảnh hưởng xa rộng, … giúp được tài liệu cho đời sau khảo xét về buổi này”.
“Cơm thầy cơm cô” (đăng báo 1936) cũng là một phóng sự mô tả hiện tượng những người dân thôn quê tìm ra đô thị do hấp lực của “ánh sáng kinh thành” để rồi bị biến thành những vú em, con sen thằng ở, thằng bồi thằng xe, bị bóc lột sức lực, bị lạm dụng tình dục, bị buôn đi bán lại, không ít người biến thành trộm cắp, đĩ điếm, làm gia tăng các tệ nạn xã hội. Ở đây nhà văn đã sớm phát hiện những hậu quả tha hóa, phi nhân hóa, gây ra bởi sự di dân, sự nhập cư, là những hiện tượng mà quy mô sẽ tăng lên hàng chục hàng trăm lần khi xã hội ta bước sang thời công nghiêp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa.
“Số đỏ” (đăng báo 1936-37) là tiểu thuyết viết về một góc xã hội Hà thành những năm 1930s đang nhộn nhịp trong xu trào “Âu hóa”, “vui vẻ trẻ trung”. Cuốn truyện này dễ đọc, dễ gây thích thú nhưng lại không dễ nhận ra những chiều kích bề sâu. Đã và sẽ có những người đọc cảm thấy dường như cái xã hội và những con người đang sống mà như diễn những trò nhố nhăng kia, đã bị tác giả “Số đỏ” đả kích mãnh liệt, châm biếm sâu cay. Nhưng, như nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến từng chỉ rõ (1989), nhà văn Vũ Trọng Phụng ở “Số đỏ” đã tạo ra cả một xã hội hài hước, trong đó nhất cử nhất động nhân vật nào cũng đều khôi hài, lố bịch, từ “em chã” đến cụ cố tổ, từ trí thức đến bình dân, từ nhà sư đến cảnh sát, cả đến mấy người thợ hay vài đứa ở, con sen. Ấy là một thế giới được nhìn từ góc nhìn hoạt kê, trào phúng. Tác giả phê phán cả một loạt thói rởm tật xấu có thể trở nên phổ quát ở mọi chế độ xã hội: cấp tiến rởm, bình dân rởm, trí thức rởm, nghệ thuật rởm, khoa học rởm, hàm tước rởm, bằng sắc rởm…
Tóm lại, thế giới nghệ thuật Vũ Trọng Phụng là thế giới với những nét phi nhân, phản xã hội, nơi nhân phẩm bị tha hóa, nơi cuộc sống chỉ bày ra những cái xấu xa, đáng phê phán. Không phải là nhà văn họ Vũ không nhìn thấy một đôi chấm sáng trong cuộc sống và con người đương thời, nhưng trong bút pháp một nhà văn tả thực phê phán như ông, đó chỉ là đôi nét vẽ hiếm hoi, không đặc trưng. Ở cả ba tác phẩm kể trên, không hề thấy những nét vẽ lạc ấy.
Ta hãy xem, trong série phim truyền hình “Trò đời”, cái thế giới nghệ thuật (như đã nhận xét ở trên) của Vũ Trọng Phụng, được xử lý ra sao.
Thật ra, qua những mẫu mực điện ảnh thế giới, ta biết rằng, chỉ có tái tạo theo đúng nguyên bản từng tác phẩm gốc, thì đó mới là hoạt động chuyển thể nghiêm túc, thể hiện sự tôn vinh thật sự của các nhà điện ảnh đối với tác gia và tác phẩm văn học có giá trị kinh điển.
Nhưng nhóm tác giả “Trò đời” không chọn chuyển thể nguyên vẹn một tác phẩm nào của Vũ Trọng Phụng. Thế tức là họ coi Vũ Trọng Phụng cũng chỉ như bất cứ người viết truyện nào, có một số tác phẩm tiện thể cho họ thì họ sử dụng, thế thôi. Họ chọn lối phóng tác, tức là đã tự cho mình rất nhiều quyền năng “linh hoạt” đối với các tác phẩm gốc, kể cả việc gạt bỏ hàng loạt yếu tố vốn có của nó!
Các thuộc tính văn chương đặc sắc trong mấy tác phẩm ấy, ví dụ hiện tượng “nói tiếng Tây bồi” ở người Việt và “nói tiếng Việt bồi” ở người Tây – trong “Kỹ nghệ lấy Tây” – đã gần như bị bỏ qua. Khó khăn hơn nhiều, chính là cái thế giới của “Số đỏ” vốn được kể ra bằng khá nhiều giọng kể, nhiều cái nhìn khác nhau, và do chỗ là thế giới được dệt bằng ngôn từ, có thể khiến mỗi người đọc hình dung một cách khác nhau; sang thế giới của điện ảnh, của hình ảnh động, nó buộc những người sáng tác phải “định hình” trong một dạng thức duy nhất, một cách đầy tính độc đoán, đã thế này thì không thể thế khác. Ngay đối với những yếu tố siêu ngôn từ như cốt truyện, nhân vật, diễn biến…, những người phóng tác cũng tự mình soạn mới một câu chuyện, vừa dựa vào Vũ Trọng Phụng lại vừa tùy ý thêm thắt, sửa đổi ông.
Người viết những dòng này không định tham dự bàn luận về sự hay dở của série phim “Trò đời”, cũng không định khen chê tài năng đạo diễn hay diễn xuất. Tôi chỉ quan tâm đến việc, cái thế giới nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng, với tư cách một di sản sáng tạo của người xưa, đã được người ta dựng lại trong điện ảnh với những đặc tính nghệ thuật vốn có của nó, – như ứng xử quen biết của hầu hết các nhà điện ảnh thế giới đối với các kiệt tác văn học – hay đã làm sai lạc nó?
Ba tác phẩm của Vũ Trọng Phụng vốn là ba câu chuyện tách rời nhau. Các tác giả “Trò đời” đã gắn nối chúng thành một câu chuyện duy nhất. “Kỹ nghệ lấy Tây” chỉ cung cấp cho họ một me Kiểm, rồi me Kiểm lại được họ chuyển hóa thành bà Phó Đoan của “Số đỏ”, – chính tiểu thuyết này mới được mượn nhiều nhất để dàn thành câu chuyện chính cho “Trò đời”. Trong khi đó, “Cơm thầy cơm cô” chỉ cung cấp cho “Trò đời” một con sen Đũi, một tay nhà báo và vài góc chợ mua bán người.
Ở những phần série “Trò đời” khai thác lại “Số đỏ”, có lẽ không có gì nhiều để bàn luận, tuy từng sắc thái, từng tiết đoạn, từng nhân vật có rất nhiều điều để bàn, hoặc đơn giản là để lắc đầu hay gật đầu, nếu muốn so phiên bản điện ảnh với nguyên gốc văn chương. Có vẻ như khi nào các nhà điện ảnh dựa sát vào nhà văn, diện mạo cái xã hội thị dân đang nhảy nhót diễn trò cười bỗng trở nên sinh động hơn hẳn các đoạn khác.
Thế nhưng các nhà điện ảnh chừng như không muốn theo sát gót nhà văn họ Vũ; chừng như họ muốn chứng tỏ có cái gì đó “ưu việt” hơn, tầm nhìn xa hơn, và cũng bởi đây là phóng tác chứ không phải chuyển thể, nên họ có quyền làm mới lại – theo cách riêng – cái thế giới nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng.
Một nhóm nhân vật và sự việc được thêm thắt vào để thực hiện điều này. Con sen Đũi chỉ chiếm chừng vài ba ngàn chữ trong phóng sự Vũ Trọng Phụng, được các nhà làm phim chi tiết hóa lên gấp nhiều lần, thêm vai ông bố vì mua chức phó lý nên mất nhà mất ruộng, phải cho con đi ở, và chính ông cũng phải ra Hà thành làm phu xe rồi chết vì bệnh lao. Cạnh ông là vai người làm công cũ, đứa con rể tương lai, một bạn diễn trung thành. Cùng với Đũi, vai “tôi” nhà báo của thế giới “Cơm thầy cơm cô” cũng được dựng dõi thành một nhân vật chính, không chỉ quan sát, chứng kiến mọi sự mọi việc mà còn can thiệp, gắn nối, cứu cấp, phán xét…
Trong cách xử lý của các tác giả “Trò đời”, con sen Đũi trải qua một tiến trình gồm hai đoạn. Đoạn đầu, bị chà đạp, bị tha hóa, dùng các thủ đoạn lưu manh đáp trả những kẻ chà đạp hoặc lạm dụng mình, để tồn tại; chịu khó học nghề rồi làm nghề, lại may mắn gặp người tốt trong đám quan viên nghe hát, Đũi làm nên cơ nghiệp, thành cô đào Mộng Đài, thành bà chủ ca lâu. Đoạn thứ hai, khi đã thành đạt, đã giàu có, cô đào Mộng Đài đền ơn trả oán, rồi trở về làng, mua lại cơ ngơi cũ của cha mẹ, lại mua cho người yêu một chức phó lý…
Con đường hoàn lương của con sen Đũi được các tác giả ngầm đem đối sánh với con đường của Xuân Tóc Đỏ, khi chút thiên lương của chàng ma cô đô thị này cứ lần lần bị đánh mất trong thế giới thị dân.
Không khó để thấy mảng đời con sen Đũi, nhất là đoạn đền ơn trả oán và hoàn lương, là không hề có gì tương hợp với thế giới nghệ thuật Vũ Trọng Phụng, càng không thể có gì giống với đặc tính của bút pháp ông.
Nếu có thể đem định tính kiểu miêu tả mảng đời này trong nghệ thuật, chỉ có thể gọi đó là lãng mạn, nhưng không phải cái lãng mạn từng có ở các văn phẩm Tự Lực văn đoàn. Chỉ có thể gọi đó là kiểu lãng mạn mà đôi khi người ta gọi là “lãng mạn cách mạng”. Về nội hàm khái niệm, chất “lãng mạn cách mạng” này, theo cách định danh thời Diên An của Mao Trạch Đông, nó gần như đồng nghĩa với thuật ngữ “hiện thực xã hội chủ nghĩa” từng được các đồng nghiệp của M. Gorky nêu ra và được Stalin chấp thuận, nhằm xác định tôn chỉ sáng tác của nền văn học Xô-viết (1917-1991).
Vậy là, nói gọn lại, các nhà làm phim “Trò đời” đã mang kiểu sáng tác hiện thực XHCN vào để sửa đổi sáng tác hiện thực phê phán của Vũ Trọng Phụng.
Việc đưa vai nhà văn Phan Vũ vào phim “Trò đời” càng làm rõ thêm đường hướng sửa đổi vừa kể.
Ở các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, vai trò cái tôi của nhà văn là khá khiêm nhường, dù có lúc xuất hiện chút ít, như một nhân vật phụ trong truyện, nhưng thông thường chỉ như vị trí kẻ quan sát đứng bên lề trang sách. Trái hẳn lại, chàng nhà văn Phan Vũ ở phim “Trò đời”, là kẻ quá tự tin, lại đầy quyền năng, có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Nói không quá, vai nhà văn Phan Vũ ở đây, một cách vô thức, dường như là sự mô tả vai trò người cán bộ tuyên huấn của những thập niên 1960-80. Đây lại là một dấu hiệu nữa, cho thấy các tác giả phim “Trò đời” đã mang kiểu sáng tác hiện thực XHCN vào để sửa đổi các tác phẩm Vũ Trọng Phụng.
Công chúng và dư luận có thể đánh giá khác nhau về điều hay lẽ dở của cách làm kể trên.
Đứng về phương diện coi các tác phẩm của nhà văn Vũ Trọng Phụng như một di sản cần được tôn trọng với những phẩm chất và đặc tính vốn của nó chứ không phải bằng cách làm mới nó, tôi cho là cách xử lý trên đây của các tác giả phim “Trò đời” là một sự bóp méo, xuyên tạc đặc tính nghệ thuật Vũ Trọng Phụng chứ không phải một sự tôn vinh thực sự.
Nếu liên tưởng đến nền điện ảnh Nga thời Xô-viết, có thể nêu câu hỏi: vì sao ngay trong thời Xô-viết, khi hiện thực XHCN gần như là một thứ pháp lệnh trong hoạt động nghệ thuật, vậy mà các nghệ sĩ của họ vẫn dám chuyển thể đúng phẩm chất những tác phẩm cổ điển thời trước, của L. Tolstoi, của F. Dostoievsky, v.v…; còn ở Việt Nam, đến thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, các nghệ sĩ điện ảnh vẫn cứ tự cho phép mình đưa những sửa đổi khá căn bản vào các tác phẩm của nhà văn hiện thực phê phán quá khứ, làm biến đổi hẳn tính chất, phẩm chất vốn có của nó?
Cách làm của các tác giả phim “Trò đời” khiến ta buộc phải nghĩ tới những kiểu “trùng tu” các di tích đền chùa gần đây, theo đó, thay vì thận trọng giữ nguyên đến mức tối đa những gì vốn có ở di sản, người ta lại chọn cách tệ nhất nhưng dễ nhất là phá đi rồi làm mới lại!
Chỉ tiếc là, không ít nhà báo, cách nay chưa lâu, từng đồng lòng tố giác kịp thời việc “phá dỡ để làm mới”, chẳng hạn, di tích chùa Trăm Gian, giờ đây lại lên tiếng khen ngợi những xử lý tương tự như thế, trong lĩnh vực điện ảnh, với phim “Trò đời”!
30/11/2013
—● Đã đăng: Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn,
Xuân Giáp Ngọ, s.5&6-2014 (30.01.2014), tr. 62-64.
2402. TÁI CƠ CẤU THIẾT CHẾ VĂN NGHỆ: NHIỆM VỤ KHẢ THI
Tham luận tại hội thảo
“Tiếp cận khoa học-thực tiễn đối với Cương lĩnh của Đảng về phát triển
văn hóa và xây dựng con người Việt Nam” do trường Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn.
Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, 25/02/2014
Ít năm gần đây người ta hay nói tới
“tái cơ cấu”, song chỉ mới nói tới lĩnh vực kinh tế. Tuy vậy, nếu bàn
đến những lĩnh vực như văn hóa văn nghệ, nhất là về mặt thiết chế, tôi
nghĩ thiết chế văn hóa văn nghệ, văn học nghệ thuật ở Việt Nam hiện tại
cũng cần được tái cơ cấu, tương tự nhiệm vụ tái cơ cấu khu vực kinh tế
nhà nước hiện tại.Sở dĩ ở đây nhắc đến khu vực kinh tế, ít ra là vì, thiết chế văn hóa văn nghệ dưới thể chế VNDCCH và CHXHCNVN vốn có sự tương đồng khá mật thiết với sự xác lập nền kinh tế quốc doanh hóa, tập thể hóa diễn ra suốt từ những năm 1950 ở miền Bắc rồi từ 1975 trong toàn quốc, và chỉ từ giữa những năm 1980 đầu 1990 mới ngừng lại rồi chuyển sang đổi mới. Nói ngắn gọn về thời kỳ dài ấy, chúng ta gói nó vào thuật ngữ “thời bao cấp”, dù đó chỉ là cách gọi ước lệ.
Giờ đây nhìn lại, không khó để nhận ra rằng, cái thiết chế văn hóa văn nghệ mà suốt thời bao cấp ấy chúng ta hướng tới xây dựng, chính là xu thế, là nỗ lực nhà nước hóa hầu hết mọi hoạt động văn hóa văn nghệ. Từ ý hướng mở rộng Hội văn hóa cứu quốc thành tổ chức duy nhất cho văn nghệ sĩ, vào những năm 1945-46, rồi sau đó là sự thành lập Hội văn nghệ Việt Nam vào năm 1948 ở Việt Bắc, cho đến năm 1951, sau đại hội Đảng LĐVN, tổ chức Hội văn nghệ được quy định lại theo yêu cầu “chính quyền hóa bộ máy xây dựng văn nghệ nhân dân”. (1) Những năm trước 1975 ở miền Bắc và từ 1975 trở đi ở quy mô toàn quốc, các giới sáng tác, biểu diễn, phê bình nghiên cứu văn học nghệ thuật ở mỗi ngành được tập hợp trong một hệ thống hội đoàn duy nhất, có phân cấp từ trung ương đến địa phương (tỉnh, thành phố). Tuy không có quy chế là hội viên thường thì mặc nhiên được coi là cán bộ hay viên chức nhà nước, nhưng lại có quy chế: các nhân sự được bầu vào các ban lãnh đạo (Ban chấp hành) thì được mặc nhiên coi như quan chức; tổ chức cơ quan mỗi hội được cấp trụ sở, có bộ máy viên chức quản trị, các chức danh đứng đầu các hội được hưởng mức lương và các tiêu chuẩn nhà ở, xe cộ tương tự quan chức nhà nước. Trên thực tế, mỗi hội ở cấp trung ương là một thứ tổng cục, ở cấp tỉnh thành là một thứ sở, tức là mặc nhiên tồn tại và hoạt động như các cơ quan chức năng của nhà nước trong các ngành văn học nghệ thuật.
Khỏi cần bàn luận việc hội đoàn văn nghệ sĩ được/bị nhà nước hóa như trên là tương ứng hữu cơ ra sao với xu thế nhà nước hóa hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội, bởi đó là cấu trúc chung của các thiết chế kinh tế xã hội thời kỳ “bao cấp” trước đổi mới.
Sang thời đổi mới (từ 1990), quá trình “giải bao cấp” được áp dụng trước hết cho các ngành kinh tế: các tổ chức kinh tế tư doanh, dân doanh, của giới đầu tư trong nước hoặc nước ngoài bắt đầu được phép thành lập và hoạt động, bên cạnh số đông các xí nghiệp kinh tế nhà nước, quốc doanh; tiếp đó là việc cổ phần hóa (tức là “phi quốc doanh hóa” hoặc đa dạng hóa về sở hữu) một loạt xí nghiệp kinh tế quốc doanh. Quá trình này tuy được khởi động khá sớm nhưng diễn ra chậm chạp, đến nỗi gần đây chính phủ phải đề xuất tiến hành gấp việc cổ phần hóa khoảng 500 doanh nghiệp nhà nước trong vòng hai năm tới, coi đây là nội dung chính của tái cơ cấu kinh tế hiện nay.
So với khu vực kinh tế, việc “giải bao cấp” đối với các thiết chế văn hóa văn nghệ được tiến hành chậm chạp hơn, dè dặt hơn, ngập ngừng hơn, nhiều giới hạn hơn. Hầu như từ năm 2000 mới thấy nhà nước cho phép có các tổ chức dân doanh ở một số ngành nghệ thuật như biểu diễn ca nhạc, thời trang, mỹ thuật, điện ảnh, sân khấu; rồi ở mức hẹp hơn là cho phép hoạt động liên kết xuất bản, tức là tư nhân tham gia với doanh nghiệp nhà nước (nhà xuất bản) để thực hiện việc tổ chức sản xuất và kinh doanh ấn phẩm, phát hành sách… Thực chất của những hoạt động này chính là “phi nhà nước hóa”, “phi quốc doanh hóa”, nhưng nó được gọi chệch đi là “xã hội hóa” có lẽ để xoa dịu một vài giới nào đó, chứ chẳng hề có gì chung với khái niệm “socialization” mà học thuật thế giới vẫn dùng (vốn để trỏ tổng thể những tác động nhằm chuyển biến con người, sinh ra như là sinh thể tự nhiên, qua những tác động ấy, trở thành sinh thể xã hội, con người xã hội).
Đến nay thì rõ ràng là phương hướng “giải bao cấp”, “xã hội hóa” như vậy đã đem lại nhiều kết quả khả quan; những lĩnh vực được “xã hội hóa” mạnh bạo nhất, ví dụ biểu diễn ca nhạc, hoặc mỹ thuật, đã trở thành thị trường, đã có thể hòa nhập ở mức đáng kể vào các hoạt động này ở khu vực và thế giới. Ca sĩ Việt từ trong nước đã ra biểu diễn ở nước ngoài, ca sĩ gốc Việt và các nước từ ngoài vào Việt Nam biểu diễn, đã thành việc bình thường. Việc đưa tranh của họa sĩ Việt Nam đi trưng bày ở ngoài nước và đưa tranh của họa sĩ nước ngoài vào trưng bày ở Việt Nam cũng vậy. Tất nhiên khi đã hòa nhập như thế thì những vấn đề, thậm chí những bệnh trạng của các giới làm nghệ thuật ở Việt Nam không nhờ hội nhập mà tự nhiên mất đi, nhưng do hội nhập mà được bộc lộ công nhiên, cho nên cũng có cơ hội để người ta công nhiên luận bàn, phê phán, nêu ra những phương hướng khắc phục. Quá trình gọi là “xã hội hóa” như vậy cũng cho thấy những vấn đề cần đề xuất kịp thời để đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với các lĩnh vực này, ví dụ các quy chế hành nghề, các loại thuế, v.v…
Trong thực chất, quá trình “giải bao cấp“ ở các ngành văn hóa nghệ thuật có một khâu rất quan trọng là xử lý các hội văn học nghệ thuật.
Các hội này hiện vẫn giữ nguyên hai thuộc tính kinh tế xã hội thời bao cấp là tính chất nhà nước hóa (là hội “quốc doanh”) và tính một hệ thống duy nhất (tính độc quyền). Được cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước cho bộ máy các hội hoạt động, – ấy là hội nhà nước hóa. Dù ban lãnh đạo các hội này là do hội viên bầu ra, nhưng, – như học giả người Hungary là Kornai Janos đã vạch ra khi ông giải phẫu hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa – “Rốt cuộc thì lãnh đạo tổ chức quần chúng cũng là quan chức hệt như bất kể thành viên nào của bộ máy hay bất kể quan chức nhà nước cấp cao nào.” (2) Đây chính là mã khóa của bí kíp “một bước nên quan”, tạo ra sức hấp dẫn và sự tranh đua quyết liệt tại các cuộc bầu cử ở các kỳ đại hội của mỗi hội đoàn. Ngoài các hội này, các văn nghệ sĩ là công dân Việt Nam trên đất Việt Nam không được lập các hội khác, – điều ấy cho thấy các hội hiện tại đều là hội độc quyền. Sự tồn tại các hội “quốc doanh” và độc quyền này không chỉ khiến nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước chi cho văn hóa văn nghệ đã không được phân chia một cách công bằng (việc nhà nước tài trợ cho văn hóa nghệ thuật là điều cần thiết hiển nhiên, chỉ có cung cách tài trợ mới là điều cần bàn), mà còn, ‒ do sự tồn tại các hội “độc quyền”, ‒ tước mất quyền tập hợp nhau thành hội của những văn nghệ sĩ khác, vốn không muốn hoặc không thể đứng trong các hội bao cấp duy nhất hiện đang tồn tại.
Thật ra, hồi đầu những năm 2000, trong giới văn nghệ người ta biết rõ, chính phủ thời thủ tướng Phan Văn Khải đã có chủ trương: ngừng cấp kinh phí cho các hội văn học nghệ thuật kể từ sau năm 2005. Chủ trương này sau đó đã tỏ ra là một bước đi ngập ngừng của phía lãnh đạo. Vấn đề lớn ấy đáng lẽ cần đưa ra thảo luận giữa xã hội, hoặc bàn thảo rộng rãi trong các giới hoạt động văn học nghệ thuật, nhất là những người chỉ là hội viên thường, thậm chí những người có hoạt động văn học nghệ thuật nhưng chưa là hội viên các hội. Thế nhưng thành phần được tham khảo ý kiến hồi ấy lại chỉ là giới quản lý các hội, tức là những người mà lợi ích riêng bị đụng chạm nhiều nhất nếu chủ trương ấy được thực thi.
Hồi đó phía các ngành hữu quan của chính phủ (văn hóa, nội vụ, an ninh) đã họp với giới lãnh đạo các hội văn học nghệ thuật, trung ương và địa phương, thông báo dự kiến ấy. Giới chức lãnh đạo các hội này rầm rộ phản đối, − điều ấy dễ hiểu thôi, vì quyền lợi của từng người trong số họ bị động đến trước tiên, − hơn thế, họ lại còn kích động tự ái của một số văn nghệ sĩ để những người ấy lên tiếng kêu ca “theo Đảng theo Nhà nước đến gần trọn đời mà lại sắp bị đuổi ra đường” (!) Thế là dường như giới quản lý nhà nước chùn tay!
Sau đấy vài năm hình như giới tuyên huấn lại quay về với chủ trương tiếp tục bao cấp các hội văn học nghệ thuật, bằng cách xếp các hội này vào loại “tổ chức xã hội chính trị nghề nghiệp”, cũng ngầm hiểu là tiếp tục duy trì hệ thống hội đoàn nửa nhà nước nửa đoàn thể, với tính chất độc quyền công nhiên, chẳng kém gì những tập đoàn kinh tế Vinashin, EVN, Vinaline,… lý do chỉ là để giữ vững định hướng!
Rốt cuộc là cho đến hiện tại, trong khi khá nhiều ngành hoạt động văn hóa văn nghệ đã đi theo hướng thị trường, thì về thiết chế các lực lượng văn nghệ sĩ lại vẫn là thiết chế gần như nguyên vẹn của thời bao cấp, với các hội đoàn mang tính nhà nước hóa, và hiện diện trong đời sống thời thị trường ngày nay như những công ty độc quyền.
Phía quản lý nhà nước thì phải hàng ngày đối mặt với một trong những hậu quả của cơ chế bao cấp là nhu cầu cấp kinh phí cho hàng ngàn hội đoàn (văn học nghệ thuật chỉ là một trong số các ngành có hội đoàn như thế) từ trung ương đến địa phương với số lượng khá lớn cán bộ khung và nhân viên bộ máy hành chính, ngốn rất nhiều tiền từ ngân sách, tức tiền thuế của dân.
Người ta biết, ở các nước phát triển, chỉ những quan chức viên chức thực sự thuộc bộ máy quản lý nhà nước mới được trả lương từ nguồn tiền thuế do dân đóng góp; còn lại các thứ hội đoàn khác đều là tổ chức dân sự, tổ chức phi chính phủ (NGO) phải tự lo lấy kinh phí hoạt động. Còn ở nước ta thì cả công chức viên chức thuộc bộ máy nhà nước lẫn các loại quan chức viên chức và nhân viên các thứ đoàn thể khác nhau (thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, văn hóa văn nghệ, hữu nghị, v.v…) đều được trả lương từ ngân sách do thuế của dân đóng góp. Đó là một gánh nặng vô lý, đã kéo quá dài và hiện đang quá tải. Chuyện cắt giảm khoảng 100.000 biên chế đang nóng lên trong dòng thời sự gần đây, chính là chuyện này. Cho nên “giải bao cấp” đối với hệ thống các đoàn thể trong đó có các hội văn học nghệ thuật, theo tôi, hiện đang là keo vật giữa các nhánh tuyên huấn và nhánh quản lý tài chính; giới chức đứng đầu các loại hội đoàn tất nhiên là vẫn đang trì kéo theo mô hình cũ, do lợi ích riêng của họ, nhưng vai trò của họ dẫu sao cũng là thụ động.
Như vậy, bước đi quan trọng nhất hiện tại trong việc tiếp tục sự nghiệp đổi mới ở lĩnh vực văn học nghệ thuật, là phải tiếp tục “giải bao cấp” đối với hệ thống các hội đoàn của văn nghệ sĩ. Theo tôi, đây chính là khâu then chốt hiện nay của việc tái cơ cấu thiết chế văn học nghệ thuật ở xã hội ta. Đây là một nhiệm vụ hoàn toàn khả thi, chỉ phụ thuộc vào việc phía lãnh đạo có định làm, có muốn làm hay không mà thôi.
Liên quan đến nhiệm vụ “tái cơ cấu” này, theo tôi nên lưu ý một số nội dung cụ thể:
1/ Rà soát lại để bổ sung những nội dung thuộc chức năng quản lý nhà nước mà trước kia chúng ta mặc nhiên giao cho các hội đoàn của văn nghệ sĩ đảm nhiệm, ví dụ: việc đăng ký hành nghề (đối với một vài ngành nào đó), việc xét cấp tài trợ nhà nước cho sáng tác theo dự án hoặc theo các thể lệ khác, việc xét trao tặng các loại vinh dự cho văn nghệ sĩ, v.v… Cần làm theo nguyên tắc: những gì nhà nước cần quản lý thì giao cho cơ quan chức năng của nhà nước, không giao cho các hội đoàn của văn nghệ sĩ. Nổi cộm trong chuyện này là việc phân phối nguồn tài trợ văn hóa xã hội từ ngân sách, nếu tiếp tục thực hiện thông qua các hội đoàn như hiện nay thì sẽ là tiếp tục một bất công lớn đối với những văn nghệ sĩ ở ngoài các hội, thậm chí đối với những hội viên không được các quan chức các hội ấy yêu mến. Bên cạnh nguồn tài trợ từ ngân sách, lại cũng cần khuyến khích các doanh nghiệp lớn lập các quỹ tài trợ cho văn hóa nghệ thuật, kiểu như quỹ Toyota của Nhật, quỹ Ford của Mỹ, v.v…
2/ Sớm ban hành luật về hội đoàn, trong đó, liên quan đến các ngành văn học nghệ thuật thì cần tuyên bố không chế định mỗi ngành chỉ được lập ra một hội duy nhất. Thật ra ngay ở hiến pháp mới cũng không có chế định vô lý ấy, song đấy lại là một quy tắc ngầm của thời bao cấp mà trên thực tế vẫn còn đang thông dụng.
Người ta biết, một công dân nào đó, tham gia một hoạt động văn học nghệ thuật cụ thể, ví dụ viết văn, thì hệ thống các công cụ luật pháp hiện tại, như luật báo chí, luật xuất bản, luật thuế thu nhập cá nhân, v.v… cũng đã đủ để nhà nước quản lý hoạt động văn học của anh ta, bất kể anh ta có là hội viên một hội đoàn văn nghệ nào hay không.
Đối với hệ thống các hội văn học nghệ thuật hiện tồn, theo tôi, sau khi rút khỏi nó những sự “kiêm nhiệm” chức năng quản lý nhà nước, sau khi có những văn nghệ sĩ lập ra những hội đoàn khác, thì sức hấp dẫn của các hội hiện tồn sẽ giảm đi. Chiều hướng của dư luận lành mạnh sẽ khuyến khích các loại cơ quan đoàn thể không thuộc hệ thống cơ quan nhà nước trở về đúng phạm vi dân sự, hoạt động bằng hội phí của hội viên và các loại tài trợ bên ngoài ngân sách nhà nước.
Từ đã khá lâu, ở khắp nơi trên thế giới, sự phát triển văn học nghệ thuật, có một phương diện là sự tranh đua giữa các nhóm phái, xu hướng, hội đoàn. Nhưng trong kiểu hội đoàn bị nhà nước hóa và độc quyền hóa, như di sản thời bao cấp ở ta, sự tranh đua kiểu ấy đã bị chuyển hóa thành sự đấu đá nội bộ, vì các lợi ích phi văn nghệ, nó giống với sự cạnh tranh giữa các viên chức về lợi ích thăng tiến, chứ không giống với sự tranh đua sáng tạo ra các giá trị giữa những nghệ sĩ trong mỗi ngành nghề nghệ thuật. Chúng ta nên mau chóng nhận ra cái biến đổi méo mó ấy của thiết chế văn nghệ thời bao cấp, và khắc chế nó, để trả lại sức sống thật sự cho những tranh đua trong hoạt động sáng tạo.
Hà Nội, 24/02/2014
—
Chú thích(1) Nguyễn Xuân Sanh (1951): Văn nghệ hoạt động: Hướng công tác năm nay // Văn nghệ, [Việt Bắc], s. 29 (15.8.1951); trích theo Sưu tập “Văn Nghệ” 1948-1954, t.4: 1951 và t.5: 1952. Nxb. Hội nhà văn, H., 2003, tr. 23.
(2) Kornai Janos (1993): Hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chính trị kinh tế học phê phán. Tỏng quan kinh tế xã hội chủ nghĩa. Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Quang A, Hà Nội: Nxb. Văn hóa thông tin, và Hội khoa học kinh tế Việt Nam, 2002, tr. 36-37.
2403. AI SẼ HỖ TRỢ KINH TẾ CHO UKRAINE?
Thứ Năm, ngày 27/02/2014
(Đài BBC 24/2)
Các sự kiện đã diễn ra một cách nhanh chóng tại Ukraine trong mấy ngày vừa qua, nhưng sự bất định về tương lai chính trị và kinh tế của nước này thì vẫn còn đó.
Hiện vẫn đang còn có những ngờ vực về việc ai, nếu có, sẽ đứng ra cung cấp những hồ trợ kinh tế mà Ukraine cần có để tránh bị vỡ nợ đối với các khoản vay nước ngoài. Tình hình chính trị thay đổi sau khi có những dấu hiệu cho thấy châu Âu, Mỹ và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có lẽ sẵn lòng hỗ trợ kinh tế.
Bộ Tài chính nước này nói Ukraine cần có một khoản 35 tỉ USD trong vòng hai năm tới.
ủy viên châu Âu phụ trách các vấn đề kinh tế, ông Olli Rehn, nói rằng khoản viện trợ đáng kể sẽ được đưa ra bản thảo. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew nói cách tiếp cận tốt nhất là “có sự ủng hộ quốc tế, thông qua IMF và sự hỗ trợ song phương”.
Ukraine hiện đang có một chương trình vay 15 tỉ USD từ Nga, và đã nhận được khoản vay đầu tiên trong thỏa thuận này, trị giá một phần năm tổng khoản vay. Nhưng các khoản giải ngân tiếp theo từ Nga có vẻ sẽ khó xảy ra nếu như Ukraine có một chính phủ mới hướng theo EU.
Nếu như EU và Mỹ lấp vào chỗ trống, thì gần như chắc chắn họ sẽ đòi thực hiện theo một chương trình chính sách được IMF đồng ý. Nhưng những trải nghiệm của Ukraine với IMF thời gian gần đây thì không lấy gì làm dễ chịu. Chương trình cho vay trước đây, IMF nói, “đã đi trật đường ray bởi giới chức đã ngưng thực hiện các chính sách đã thỏa thuận”. Trong việc rà soát lại giai đoạn đó, IMF thậm chí còn gợi ý là trong các chương trình cho vay sau này, nên có “cơ chế chấm dứt đối với các hợp đồng đi trật đường ray”.
Vấn đề năng lượng
Một vấn đề trung tâm là chuyện Ukraine ngần ngại trong việc tăng giá năng lượng. Đây là lĩnh vực mà IMF mô tả là “mập mờ và không hiệu quả”. Việc trợ giá tạo thêm gánh nặng tài chính cho chính phủ, vốn đã bị dàn trải quá mức, và khiến các gia đình, các doanh nghiệp không quan tâm tới việc sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm.
Cải tổ năng lượng cũng là một phần quan trọng trong thỏa thuận đàm phán với EU. Thỏa thuận này đã không được cựu Tổng thống Ukraine, Viktor Yanukovych, ký kết, từ đó dẫn tới các cuộc biểu tình phản đối.
Cho nên, có thể nói bất kỳ sự hỗ trợ tài chính nào từ phương Tây sẽ đều cần cam kết từ Ukraine, theo đó cắt giảm việc trợ giá năng lượng và hướng tới mức giá thị trường. Bất kể các lập luận kinh tế có mạnh tới đâu đi nữa, thì bất kì chính phủ Ukraine nào cũng sẽ thấy đây là một bước đi khó khăn về mặt chính trị.
Vấn đề có lẽ sẽ trở nên đặc biệt cấp bách nếu như hãng cung ứng khí đốt cúa Nga, Gazprom, tăng giá bán cho Ukraine, và hiện đã có những đồn đoán là điều đó có thể xảy ra. Các quan chức Gazprom nói hiện chưa có kế hoạch trước mắt nào như vậy.
Gánh nặng kinh tế
Những khó khăn kinh tế hiện nay của Ukraine bắt nguồn từ quá trình yếu kém từ lâu. Khi nền kinh tế tập trung Xô viết chấm dứt và Liên Xô tan rã, các nền kinh tế kế thừa đã bị thu hẹp lại một cách nhanh chóng.
Điều này xảy ra ở hầu hết các quốc gia vệ tinh của Liên Xô tại Trung và Đông Âu. Nhưng hầu hết các nước đã phát triển trở lại, vượt qua mức thời trước khủng hoảng.
Nhưng Ukraine thì không. Kinh tế Ukraine vẫn nhỏ hơn thời năm 1992. Ba Lan là một câu chuyện có thể đem ra so sánh. Năm 1992, nền kinh tế hai nước có quy mô tương tự với Ukraine có phần nhỉnh hơn một chút. Nay, quy mô kinh tế Ba Lan lớn hơn gấp hai lần so với quốc gia láng giềng./.
2404. CUỘC KHỦNG HOẢNG UKRAINE: “VẤN ĐỀ LÀ PUTIN”
Thứ Năm, ngày 27/02/2014
Tổng thống Nga, Vladimir Putin, từ lâu bị ám ảnh bởi ý muốn ngăn chặn phương Tây ở bất kỳ chỗ nào ông có thể và tái lập xung quanh nước Nga một hệ thống các nước phụ thuộc như đã từng tồn tại dưới thời Liên Xô. Theo tạp chí “Statairik”, muốn làm được việc đó, ông cần phải nghiền nát nguyện vọng được tự do cua Ukraine.
Vladimir Putin là một nhà lãnh đạo không bao giờ ngần ngại hành hạ chính người dân nước mình nếu cần phải giúp một chế độ hay một chế độ độc tài nào đó. Ông cũng là người nếu không có Bashar al-Assad sẽ không bao giờ tồn tại được ở quyền lực. Những gì vừa diễn ra ở Ukraine cho thấy vẫn là chiến lược cũ được sử dụng: giành chiến thắng bằng bạo lực và làm cho những người chống đối phải hoảng sợ. Như vậy, ở Ukraine có một Ukraine trước và một Ukraine sau Sochi.
Trước đó, Nga có thể sợ bị các nước tẩy chay do áp lực của mình đối với Ukraine buộc ngừng mọi thỏa thuận có ý nghĩa giữa nước này với Liên minh châu Âu (EU). Quả thực là cả Tổng thống Mỹ, Barack Obama, lẫn người đồng cấp của ông ở Pháp, Franeois Hollande, đều không đến Sochi, nhưng trong những ngày trước đó, Putin đã nghi binh bằng cách trả lại tự do cho đối thủ cua ông là tỷ phú Khodorkovski và hai thành viên nhóm Pussy Riot lúc đó đang bị cầm tù. Tại Ukraine, lúc đó cũng là thời điểm diễn ra cuộc thương lượng giữa chính phủ và phe chống đối. Tiếp đó là Thế vận hội mùa Đông và truyền thông quốc tế, do đặc biệt quan tâm đến việc tuyên truyền cho thành tích của vận động viên nước mình, nên dĩ nhiên không có nguy cơ bị tẩy chay nào. Đó cũng là thời điếm được lựa chọn để tổ chức cuộc tắm máu và cuộc tấn công nhằm vào phe chống đối Ukraine.
Đối với phương Tây, những gì diễn ra ở Ukraine chủ yếu được xem là cuộc đấu tranh của phái dân chủ thân phương Tây chống một chính phủ độc đoán theo đuôi Moskva, song lập trường chính thức của Nga đối với tình hình ở Ukraine phản ánh một quan điểm hoàn toàn khác: chính phủ các nước phương Tây tỏ ra quá ngây thơ và hỗ trợ những kẻ cực đoan bạo lực có khuynh hướng phát xít và cực hữu. Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov, gọi các cuộc biểu tình là “Cách mạng Nâu” và ví nó với làn sóng phát xít những năm 1930. Truyền thông Nga và những người bạn Ukraine của Kremlin không ngớt nhắc đi nhắc lại rằng các cuộc biểu tình ở Quảng trường Độc lập đồng nghĩa với việc chủ nghĩa phát xít trở lại châu Âu và những người biểu tình là những kẻ phát xít. Dĩ nhiên, điều quan trọng là cần thấy được sức nặng của phái cực hữu trong chính trị và lịch sử của Ukraine. Sự hiện diện đó hiện nay lại càng lớn cho dù không bằng phái cực hữu ở Pháp, Áo hay Hà Lan.
Điều lạ lùng trong lời khẳng định của Moskva là lý tưởng chính trị của những người đưa ra tuyên bố đó. Liên minh Á-Âu (được Tổng thống Putin dự kiến thành lập) là kẻ thù của EU, không phải chỉ về quan điểm chiến lược mà cả trong lĩnh vực tư tưởng. Liên minh châu Âu ra đời từ một bài học được rứt ra từ lịch sử: các cuộc chiến tranh trong thế kỷ 20 xuất phát từ những ý tưởng sai lầm và nguy hiểm – chủ nghĩa phátxít và chủ nghĩa Stalin – đáng lẽ phải bị bác bỏ và thậm chí phải bị thay thế bằng một hệ thống bảo đảm-thị trường tự do, quyền tự do đi lại của con người. Trái lại, chủ nghĩa Á-Âu được những người ủng hộ xem là đối kháng với dân chủ tự do.
Trên thực tế, tại Syria cũng như ở Ukraine, phương Tây luôn chậm chân. Cách đây hai năm, phe chống đối Syria, lúc đó với đại đa số là các lực lượng dân chủ, sắp giành chiến thắng. Thái độ lưỡng lự của Mỹ – do Washington bị ám ảnh bởi ý định không muốn can thiệp với lý do tổng thống Mỹ là vẫn sẽ là tổng thống của việc rút quân khỏi Iraq rồi Afghanistan – tạo khoảng trống cho vũ khí Nga và quân đội Iran cũng như phong trào Hézbollah ở Liban hoàn toàn tự do và thoải mái củng cố chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad, trong khi cùng lúc đó, phe chống đối dần dần bị các nhóm Hồi giáo thánh chiến thâm nhập.
Tại Ukraine, đáng lẽ phải phản ứng mạnh sau khi Nga có ý định rõ ràng không muốn cho nước này được độc lập. Phản ứng có thể là tẩy chay Thế vận hội mùa Đông Sochi. Vậy lúc này có thể làm gì được để giúp Ukraine? vấn đề không phải là chiến đấu để nước này gia nhập EU và nước này lúc đó cũng không nhất thiết có thiên hướng muốn gia nhập tổ chức này. Nhưng vấn đề ở đây là không cho Chính phủ Nga xoay xở vì Moskva bị ám ảnh bởi ý muốn thành lập xung quanh mình một hệ thống các nước phụ thuộc như dưới thời Liên Xô. Sau Belarus và Ukraine sẽ là Gruzia và rồi nước nào khác nữa? Các nước vùng Baltic chăng? Chắc chắn là Putin đã nghĩ đến điều đó rồi. về vấn đề này, phương Tây có thể làm như đề xuất trong thời gian gần đây của Ba Lan: phải trừng phạt thật mạnh.
Điều đáng nói là Ba Lan đã học được từ lịch sử một sổ bài học đau buồn về mưu đồ của các chế độ độc tài ở Nga.
Nghịch lý ở đây là hiện nay, Nga đang suy yếu. Nền kinh tế nước này dựa chủ yếu vào khai thác dầu mỏ và khí đốt. Như vậy, cần phải làm sao để giảm nhu cầu về khí đốt và dầu mỏ của Nga. Gần đây, Bộ trưởng Tài chính Nga đã phải hủy bỏ việc huy động vốn trên các thị trường quốc tế vì tâm lý nghi ngờ đối với đồng rúp và Chính phủ Nga ngày càng tăng. Thêm vào đó là tình trạng chảy máu vốn ào ạt sang Thụy Sĩ hay các thiên đường thuế khác. Đồng rúp mất 8% giá trị kể từ đầu năm đến nay so với đồng USD và euro. Đó chính là điểm yếu nhất của Nga. Phương Tây nếu cần thì có thể nhấn mạnh vào điểm đó bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính thích hợp. vấn đề là Mỹ có thái độ như thế nào. Còn phái chủ trương hòa dịu ở Pháp luôn nhầm. Đại diện của phái này là Dominique de Villepin và Jean-Pierre Raffarin. Họ luôn nhầm trong những tình huống như vậy, đặc biệt không muốn thấy rằng Putin không hiểu được cán cân lực lượng và không ngừng tái tạo bầu không khí Chiến tranh Lạnh để lớn mạnh và hợp thức hóa quyền lực độc đoán của mình.
Tại Iran, Syria và Ukraine, Putin cho mình là đối thủ số một của phương Tây. Lập trường hòa dịu sẽ không làm thay đổi được lập trường đó mà trái lại, sẽ giúp Putin có được thêm lý do để thách thức phương Tây và làm nhục phương Tây bằng mọi cách./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét