Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Trông người mà nghĩ đến ta

Trông người mà nghĩ đến ta

kiev

Người mà tôi muốn nói là Ucraine, ta là Việt Nam. Hai nước có cùng chung số phận là nước nhỏ nằm cạnh nước lớn đầy tham vọng. Nhìn thảm cảnh hiện thời của Ucraine, tôi càng lo lắng cho số phận Việt Nam.
Sử sách còn ghi, thời phong kiến, vua chúa Tàu truyền đời xua quân thôn tính Việt Nam. Thời ý thức hệ Cộng sản với nhau cũng chẳng tốt lành gì: Họ kích VN ra phía trước chống chủ nghĩa tư bản dầu phải hy sinh đến người VN cuối cùng để họ được nệm ấm chăn êm. Khi VN còn lâm chiến, sau bước “đi đêm” với Mỹ, năm 1974, Trung Quốc một mặt đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN, mặt khác mua chuộc Khơ-me Đỏ (Pôn Pốt…) bài Việt, phá thế dựa của cách mạng miền Nam trên toàn tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia, chuẩn bị cho việc thôn tính Việt Nam để làm bàn đạp cho đại quân Trung Quốc tiến về phương Nam phối hợp cùng đạo quân thứ 5 chiếm trọn cả vùng Đông Nam Á mà họ ấp ủ từ lâu.
Những năm từ 1976-1985, lãnh đạo 2 nước VN và TQ mâu thuẩn gay gắt. Tại một số cuộc họp, tôi còn nhớ đại ý ba chuyện:
- Lúc làm Bộ trưởng Quốc phòng, ông Lê Đức Anh dẫn phái đoàn quân sự VN sang thăm Trung Quốc, khi về nước ông kể lại: Buổi tối, Trung Quốc mời Đoàn xem bộ phim “Nước Trung Hoa thống nhất”. Nước Trung Hoa thống nhất trong tương lai bao gồm các nước tiếp giáp với Trung Quốc: Đông Bắc Á, Tây Á và tất cả các nước Đông Nam Á – mỗi nước là một tỉnh của họ. Đoàn “dị ứng” không xem bỏ ra ngoài.
- Khi làm Tổng Bí thư Đảng CSVN, trong cuộc họp, có lẽ với dụng ý gợi suy, ông Lê Duẩn nói: Ba nước Đông Dương muốn đối phó với Trung Quốc để giữ vững độc lập cho mình, không cách nào khác, phải liên minh với nhau hay thành lập liên bang Đông Dương càng tốt, có thể lấy Buôn Mê Thuột của Việt Nam làm thủ đô ba nước. Tổ chức đào con kênh từ biển Tây sang biển Đông, bắt đầu từ eo giáp giới Thái Lan và Mã-Lai vào kênh Vĩnh Tế rồi cắt về hướng Buôn Mê Thuột ra biển Đông như kênh đào Xu-ê, tiện lợi giao thông quốc tế, thu thuế giao thương thì còn gì bằng.
- Một lần khác, ông Duẩn nói về âm mưu “2 dao một búa” của Trung Quốc đối với VN. Ông lý giài: Dao từ Hoàng Sa chém vào; dao lực lượng Khơ-Me Đỏ từ vùng ba biên giới (Việt, Miên, Lào) chém ra, giáp công chỗ eo Khu 5 (Năm eo) rộng chỉ 40 km rồi dùng “búa tạ” nện Hà Nội chiếm gọn miền Bắc, làm bàn đạp cho đại quân của họ phối hợp với đạo quân thứ 5 phần lớn ở Chợ Lớn nuốt gọn luôn miền Nam – vậy là chiếm toàn bộ VN với 2 công đoạn.

Theo suy luận cùa tôi, Trung Quốc không thực hiện được tham vọng chiếm VN theo chiến thuật “2 dao 1 búa” là vì họ nóng vội, không lượng sức: Lợi dụng VN vừa mệt mỏi sau chiến tranh, dựa vào thế quân Khơ-me Đỏ đang sung sức, được trang bị mạnh, đàng sau chúng có 2.000 cố vấn TQ, tiến đánh VN trên toàn biên giới Tây Nam. Bị VN phản ứng chống trả và truy kích đến tận thủ đô Nam Vang. Thế là lưỡi dao này bị tà, không thực hiện được chiến thuật “2 dao 1 búa” như hoạch định. Từ đó Trung Quốc mới “nổi nóng”, ngày 17/02/1979, họ xua 600 ngàn quân tràn sang biên giới 6 tỉnh phía Bắc VN “dạy cho VN một bài học” như mọi người đã biết.
Đã qua rồi thời xâm lược cứng (thực dân cũ), từ thập niên 90 đến nay, ngoài tăng cường quân sự diễu võ vươn oai gây áp lực từ bên ngoài, Trung Quốc thực hiện “chiến lược mềm” (thực dân mới) theo kiểu “củi đậu nấu đậu”, gây sức ép đối với 3 nước Đông Dương nói chung, đặc biệt là đối với VN, bắt đầu từ Hội nghị Thành Đô, nhử mồi bằng 4 tốt và 16 chữ vàng.
Lịch sử đã ghi nhận, cùng dựa lưng dải Trường Sơn, 3 nước Đông Dương như kiềng 3 chân trụ vững với bao “phong ba bão táp”. Có lẽ giới cầm quyền TQ đã nhận ra điều đó, họ đã và đang đồng thời bằng mọi cách xé lẻ 3 nước Đông Dương nhằm thôn tính nó, tạo tiền đề vững chắc cho việc xâm chiếm các nước trong khối Asean trong lâu dài.
Bao giờ TQ cũng xem VN là “đầu sỏ” của 3 nước Đông Dương. Muốn thu phục 3 nước Đông Dương phải nhằm vào VN. Vì vậy, TQ đang gây sức ép tối đa đối với VN bằng cách khống chế biển Đông và mua chuộc cả kinh tế và chính trị đối với 2 nước Lào và Campuchia. Hai gọng kềm này ép cho VN sớm ngoan ngoản đầu phục họ. Bằng chứng là, một mặt TQ đang mưu sử dụng con bài Sam Rainsy đối lập với Hun-xen nhằm dựng lên chính quyền chống VN, thân TQ ở Camphuchia như thời Pôn-Pốt, mặt khác TQ tăng đầu tư kinh tế đối với Lào và Campuchia, cố biến nền kinh tế 2 nước nầy ngày càng phụ thuộc vào nền kinh tế TQ như họ đã và đang làm ở VN – đánh vào dạ dày cho cái đầu nó gục xuống.
Như đã nói trên, thời xâm lược cứng đã qua rồi, thế giới có Hội đồng Liên hiệp quốc, có Hội đồng Bảo an…, họ quyết không để ai muốn làm gì thì làm. Là thành viên những tổ chức nầy, TQ thừa biết chuyện ấy, vì vậy “xâm lược mềm” trở thành quốc sách của họ. TQ đang dùng sức mạnh quân sự và kinh tế ép đối phương. Ngón nghề của TQ: Cài cắm người / mua chuộc lãnh đạo, gây mâu thuẫn nội bộ tạo ra mầm mống nội chiến, họ đứng đàng sau hưởng lợi. Về việc này, nếu so với Nga, TQ thuộc bậc thầy.
Từ lâu, TQ xem “cấy dân” như là một quốc sách. Họ “thả dàn” cho dân họ đi khắp bốn phương. Hồi đầu thập niên 80, tôi có đọc quyển “Khi con Trời [*] đi khắp bốn phương” của học giả nào đó không còn nhớ, trong quyển sách ấy viết đại thể: Một trong những chiến lược dài hạn, TQ cố tạo ra càng nhiều càng tốt “đạo quân thứ 5” bao gồm người Hoa nhập cư và những đứa con lai. Họ khuyến khích nam Hoa kiều lấy nhiều vợ dân bản xứ, sinh nhiều con càng tốt. Họ thủ vai bên nội, dân bản xứ thường gọi họ là “các chú”, còn họ gọi nam nhỏ tuổi bản xứ là “cậu”- có nghĩa là tao thủ vai bên nội, chúng mày là bên ngoại, chỉ có thể là em vợ của tao thôi. Đặc biệt họ đố kỵ nữ người Hoa (kể cả Hoa lai) kết hôn với nam người bản xứ. Đạo quân thứ 5 này sẽ hữu dụng khi cần. Theo sách này, số liệu đạo quân thứ 5 được TQ cài cắm ở một số nước Đông Nam Á vào thời điểm ấy như sau:
Singapore = 75% dân số.
Malaysia = 45% Hoa, 45% người bản xứ, 10% Ấn Độ.
Indonesia = 15% dân số.
v.v.
Ucraine đang bị Nga xử sự như thế, còn ta rồi sẽ ra sao? Tôi ngại sớm muộn gì con cáo già Trung Quốc chẳng để ta yên. Bởi vì họ đã và đang cài đạo quân thứ 5 cùng khắp trên đất nước VN. Ngay trong hàng ngũ lãnh đạo chắc gì không có người đã bị TQ mua chuộc hoặc có nguồn gốc Hoa lai?! Chắc chắn TQ không không dại gì xua quân đánh chiếm VN để bị thế giới trừng phạt, họ chỉ cần mua chuộc tạo nên những tên Việt gian dẫn đầu đạo quân thứ 5 nổi loạn mang tính chất nội chiến, họ đứng đàng sau “giật dây”. Nếu ta mạnh tay với số này, họ sẽ lấy cớ xua quân bảo vệ người Hoa như Nga đang làm đối với Ucraine thì phải làm sao?! Đó là chưa nói, nếu họ tạo dựng được con bài Sam Sainsy ở Campuchia thì họ ngại gì không thực hiện chiến thuật “2 dao 1 búa” như đã nói ở trên?
Ucraine cháy nhà mới lòi ra mặt chuột, còn VN Nam ta chưa cháy nhà thì đừng vội kết luận là không có chuột.
Trông người mà nghĩ đến ta. Vì lo cho vận nước tôi luận bàn thế sự vậy thôi.
03/03/2014
THIỆN TÙNG
(*) Bao giờ TQ cũng xem mình là Thiên triều, thần dân của họ là con Trời.
THEO BVN

Vài suy nghĩ nhỏ về cuộc chiến sau cuộc chiến

chientranh

Sau chiến tranh Việt Nam, tại nước Mỹ đã xuất hiện hàng loạt cuốn sách, bài báo, bộ phim tài liệu nói tới cuộc chiến này, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến kết cục bi đát của nó. Nhưng không ở đâu việc nghiên cứu được tiến hành sâu rộng, nghiêm túc như ở Bộ Quốc phòng Mỹ. Chiến tranh Việt Nam là đề tài của hàng trăm, nếu không muốn nói hàng nghìn, công trình nghiên cứu, phân tích, luận án… trong các cơ quan, tổ chức, viện nghiên cứu, trường học thuộc Pentagon.
Giới chuyên gia chiến lược quân sự cơ bản thống nhất với nhau trong nhận định rằng một trong những yếu tố quyết định nhất dẫn đến thất bại của Mỹ trong cuộc chiến trên là sai lầm cơ bản trong cách hiểu, cách định nghĩa một cuộc chiến tranh. Trong khi phía Bắc Việt Nam luôn hiểu rõ, luôn bám sát chiến lược coi cuộc chiến tranh “thống nhất đất nước” của họ là một cuộc chiến toàn diện, cả về mặt quân sự, tư tưởng, chính trị, tuyên truyền, ngoại giao, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục…, phải được huy động lực lượng tham gia từ tất cả các tầng lớp, giới chức, nghề nghiệp, thành phần trong nhân dân – tức là một cuộc chiến tranh tổng lực – thì người Mỹ và đồng minh của họ ở miền Nam Việt Nam hầu như chỉ chú trọng tới lĩnh vực quân sự, hoặc là bỏ qua, hoặc không quan tâm đúng mức tới các lĩnh vực khác, có quá nhiều lơi là trước hết là trong tuyên truyền, văn hóa, nghệ thuật…, thậm chí ngay cả trong lĩnh vực chính trị.
Nếu mở rộng cách nhìn nhận chiến tranh tổng lực theo phương diện địa lý thì để đảm bảo thắng lợi, bất kỳ một cuộc chiến tranh nào cũng phải được tiến hành tại mọi nơi, mọi địa điểm, quốc gia và khu vực có thể có liên quan. Nơi đây ẩn chứa nguyên nhân thất bại thứ hai, không kém phần nghiêm trọng của người Mỹ: các nhà lãnh đạo nước này không quan tâm đúng mức tới công tác chính trị, tuyên truyền, giải thích về các hoạt động can thiệp quân sự, chính trị của nước Mỹ ở cái quốc gia nhỏ bé nằm ở châu Á xa xôi kia cho chính người dân nước họ, vì thế không những họ không được ủng hộ của công luận, mà ngược lại, trở thành mục tiêu công kích, phản đối, đấu tranh của các phong trào chống chiến tranh tại Mỹ có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, trước hết là của thế hệ trẻ. Thất bại ở Việt Nam vì thế có thể được hiểu là kết quả của áp lực chính trị-xã hội trong nội bộ nước Mỹ.
Sẽ không bàn luận ở đây về việc người Mỹ đã áp dụng những bài học kinh nghiệm rút ra được từ chiến tranh Việt Nam trong các cuộc chiến sau này như chiến tranh Iraq, Afghanistan… ra sao. Nhận thức chiến tranh tổng lực có thể giải thích tại sao mọi cuộc chiến tranh có tính xâm lược đều khó có thể giành được thắng lợi; công tác tuyên truyền chính trị trong người dân nước bị chiếm đóng là hầu như không thể giải quyết được.
Mở rộng ra, không chỉ các cuộc chiến tranh mà mọi cuộc đấu tranh, mọi cuộc cách mạng đều cần phải có tính tổng lực để đảm bảo thành công. Điều này cũng đúng cho phong trào đấu tranh dân chủ hiện nay ở Việt Nam. Hoạt động đấu tranh phải được tiến hành trong mọi lĩnh vực, chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, ngoại giao, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, thậm chí không gạt lĩnh vực quân sự ra ngoài. Cần có sự tham gia của mọi tầng lớp, giới chức trong nhân dân. Ai có mặt mạnh gì thì hoạt động trong mặt đó, người nông dân thì giữ đất, giữ ruộng cày; các nhà chuyên gia chính trị, xã hội, hay kinh tế phê phán đường lối, chính sách của nhà nước cộng sản, liên hệ, tìm kiếm và huy động áp lực từ quốc tế và nước ngoài; các nhà hoạt động xã hội tiếp xúc, giúp đỡ, tập hợp, tuyên truyền người dân; giới văn nghệ sĩ thì sáng tác truyện, thơ, đồng dao, vè, sấm…; người họa sĩ thì vẽ tranh; người thầy giáo, trong chừng mực cho phép, truyền đạt cho học sinh những kiến thức cần thiết, v.v.; mỗi người góp một phần sức. Ai không biết làm gì cụ thể thì dùng… võ mồm cũng tốt; mọi lời nói, suy nghĩ đều không mất đi mà không để lại gì, đều có tác động, hiệu quả nhất định. Niềm tin cũng rất quan trọng: mặc dù tình hình Việt Nam ngày nay u ám, chúng ta luôn tin tưởng là sẽ có thay đổi tốt đẹp trên đất nước chúng ta.
Chỉ xin đưa ra đây một thí dụ nhỏ: giá có ai giúp Hiệp hội Dân oan Việt Nam đang hình thành vẽ ra biểu tượng hay lập bài hát cho hội thì hay biết mấy. Dân ta được cho là thông minh, nếu để ý tìm tòi chắc chắn sẽ có nhiều sáng kiến hay, ý tưởng tốt hơn nữa để tăng thêm sức sống cho phong trào dân chủ. Nguyễn Trãi ngày xưa còn dùng mật và mỡ để truyền “ tin trời” kia mà! Tất nhiên là phương pháp, phương tiện càng có tính quần chúng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc thì càng tốt.
Các hoạt động, hiệp hội, tổ chức thiết nghĩ nên chú trọng tới chính sách đối ngoại (tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức nước ngoài, liên lạc, kết nghĩa với các hiệp hội, tổ chức tương tự ở các nước khác…) ngoài chính sách đối nội.
Hoạt động đấu tranh của kiều bào ở nước ngoài là rất đáng trân trọng, rất cần thiết, có thể cổ vũ sức lực, tinh thần, giúp quảng bá cho phong trào trong nước, xây dựng và tăng cường sức ép của các chính phủ nước ngoài tới chính phủ Việt Nam.
Tiếp đến, cho dù mục tiêu hàng đầu và trước mắt hiện nay là đấu tranh giành dân chủ ở Việt Nam, cũng không nên hoàn toàn chỉ chăm chút tới vấn đề này. Có lẽ là phải tính xa hơn một chút, cũng phải chú ý tới việc chuẩn bị tinh thần, trí tuệ và sức lực trước hết cho công cuộc tiếp nhận quyền lực vào tay lực lượng dân chủ và sau đó cho các bước đi tiếp theo.
Các bài học lịch sử cho thấy để công cuộc cách mạng, đấu tranh hay chiến tranh giành được thắng lợi là khó, nhưng để giữ được thành quả và đi bước tiếp cũng không kém phần khó khăn hơn chút nào. Điều này có thể được chứng minh bằng rất nhiều thí dụ, trong đó có thể kể đến diễn biến chính trị vô cùng phức tạp ở Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám 1945, hay ở Campuchia sau thắng lợi quân sự của Việt Nam trong Chiến tranh Tây Nam, ở Afghanistan sau can thiệp quân sự của Liên bang Xô-viết, ở Iraq sau thắng lợi quân sự của Lực lượng Đa Quốc gia đứng đầu là Mỹ , ở Afghanistan sau can thiệp của NATO và đồng minh, ở Tunisia sau Cách mạng Hoa Nhài hay ở Libya sau thắng lợi của các cuộc biểu tình nổi dậy của quần chúng nhân dân năm 2011 v.v.. Trong những ngày này, chúng ta chia vui với nhân dân Ukraina đã thành công trong việc lật đổ chế độ độc tài, nhưng cũng cảm thông, sẵn sàng ủng hộ tinh thần cho họ vì biết họ đang đứng trước một công cuộc không kém phần khó khăn, quyết liệt, trong đó họ (tức là người dân) có thể không còn trực tiếp nắm kiểm soát hay tham gia quyết định nữa. Chỉ thắng lợi tiếp theo trong công cuộc này mới thực sự đảm bảo cho họ cơ hội được hưởng thụ những thành quả dân chủ mà họ xứng đáng nhận được sau những cống hiến, hy sinh trong công cuộc cách mạng.
Công việc phải giải quyết đầu tiên sau thắng lợi trong mỗi cuộc cách mạng là chuyển giao quyền lực. Đó là một quá trình vô cùng phức tạp, vô cùng tinh vi, với hậu quả sâu rộng khó lường; nhất là đối với các nước mới thoát khỏi vòng kìm kẹp của chế độ cộng sản, phải đương đầu trước sức mạnh của thể chế cũ có lực lượng rộng khắp, có thế, lực tiềm ẩn và có lợi thế về mọi mặt, lại sẵn độ khôn ngoan và không nề hà thủ đoạn. Bên thắng cuộc đứng trước một lượng vô hạn những công việc và chọn lựa phức tạp, mỗi lựa chọn đều tiềm ẩn nhiều bất lợi và nguy hiểm: làm thế nào để khôi phục, đảm bảo trật tự xã hội (trong tình trạng gần như vô chính phủ), thành lập chính phủ lâm thời với những thành phần nào, có đại diện của cộng sản hay không, có giải tán quốc hội hay không, có tạm thời tiếp nối hiến pháp và pháp luật hay không, những việc nào cần có trưng cầu dân ý, những việc gì cần phải chờ quốc hội mới, những việc gì chính phủ lâm thời phải giải quyết ngay, áp dụng thể chế chính trị nào (tổng thống, hay đại nghị, hay hỗn hợp), tổ chức tổng tuyển cử và bảo đảm tính dân chủ trong bầu cử như thế nào, những luật định nào cần phải được ưu tiên sửa đổi hay thay thế trước v.v. và v.v.. Quá trình chuyển giao quyền lực tóm lại là cuộc chiến sau cuộc chiến và không có gì chắc chắn là bên thắng cuộc sẽ một lần nữa lại thắng cuộc. Vì thời gian lúc đó không ủng hộ, rất cần thiết để có mường tượng trước về những công việc phải làm, tính toán và cân nhắc những tình thế có thể xảy ra, cũng có các hướng giải quyết nhất định; nếu vừa làm vừa tính thì hậu quả có thể sẽ vô cùng tai hại, khó có thể sửa chữa được.
Đó là chưa nói đến các bước đi tiếp trong công cuộc cải cách chính trị, xã hội và kinh tế.
Tôi có anh bạn là giáo viên, ông này lấy vợ muộn, tính hài hước, hay có những so sánh, liên tưởng rất thú vị. Bàn về vấn đề này ông ấy nhận xét: “Cái này cũng như việc lấy vợ, lấy được rồi mà không cẩn thận thì có mà khổ, có mà nhục, có mà ăn cám…”
Nhìn nhận thấy những khó khăn, phức tạp, nguy hiểm trong quá trình chuyển giao quyền lực sau mỗi thay đổi chế độ không nên cho chúng ta có bi quan: “Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh”, mà chỉ lưu ý chúng ta phải có một cái nhìn hiện thực, có tinh thần chuẩn bị sẵn sàng.
Tôi tin chắc rằng những suy nghĩ trên đã được nhiều người trong chúng ta cân nhắc tới, để tâm tới và đã có đường hướng giải quyết thỏa đáng. Được như vậy thì không còn gì bằng và có thể hoàn toàn yên tâm dẹp bỏ ý nghĩ không mấy lạc quan: “Tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu”.
© 2014 Trần Hoàng & pro&contra

Lãnh đạo nào của báo Tuổi Trẻ chỉ đạo đăng clip Dương Chí Dũng khai trước tòa?

 
phienhop

Các phóng viên tác nghiệp thông qua màn hình vô tuyến

Trưa ngày 7/1/2013, khi đang chuẩn bị giấy bút cho phiên xử buổi chiều vụ trọng án Dương Tự Trọng và các đồng phạm phạm tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, cô phóng viên “Tâm Lụa” (tức Nguyễn Thị Lụa, Phóng viên Ban Chính trị Xã hội, Báo Tuổi Trẻ, còn một bút danh khác là “An Nhiên”) nhận được cuộc điện thoại chỉ đạo trực tiếp từ Tăng Hữu Phong (Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, đặc trách Tuổi Trẻ Online): “Em kiểm tra lại máy quay, máy ghi âm, tập trung quay, ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa chiều nay, xong gửi cho anh, nhớ gởi trực tiếp cho anh!”.
Ngay chiều tối ngày 7/1/2013, tại trụ sở tòa soạn báo Tuổi Trẻ (60A, Hoàng Văn Thụ, P.9, Q. Phú Nhuận, TP HCM) đã diễn ra buổi “hội ý bất thường” của Ban biên tập, thành phần gồm có Tổng biên tập Phạm Đức Hải, các Phó tổng biên tập Vũ Văn Bình, Tăng Hữu Phong và Thư ký tòa soạn Lê Xuân Trung. Sau khi xem đi xem lại toàn bộ video clip được gửi về từ “Tâm Lụa”, Tăng Hữu Phong đắc chí kể công: “Có ông anh đồng hương trong Bộ Chính trị ‘mật báo’, tôi đã chỉ đạo con Lụa ghi ngay clip này, giờ mình đang có ‘hàng nóng’, cần phải ‘bóc băng’ và đăng ngay lên TTO cho kịp!”. Đụng đến vấn đề nhạy cảm, Đức Hải, Vũ Bình, Xuân Trung trộm nghĩ “Sao cái thằng chỉ quen với hoạt động hô khẩu hiệu, xếp hàng, nghiêm, nghỉ, tuýt còi này hôm nay lại tinh tướng, tỏ ra nguy hiểm đến thế?”. Đức Hải bắt đầu run cầm cập nghĩ đến hậu quả, nếu manh động khi mới chỉ có thông tin một chiều thì quả là chí nguy, không phải là Tuổi Trẻ chưa có tiền lệ. Đức Hải bèn gạt ngay việc đăng clip, Tăng Hữu Phong tức tối “Ông anh đồng hương của tôi ‘lệnh’ phải đánh mạnh vụ này, dằn mặt bọn công an đến nơi đến chốn, có gì tôi sẽ chịu trách nhiệm!”. Sau khi bàn tính, cả Đức Hải, Văn Bình, Xuân Trung đều không ủng hộ việc đưa đoạn clip này lên TTO vì như thế sẽ vi phạm chỉ đạo của Ban Bí thư và Ban Tuyên giáo TW, sẽ mang lại dư luận không tốt, ảnh hưởng đến “thanh danh” của Tuổi Trẻ, không chừng còn bị “xử lý” như chơi. Tuy nhiên, cả ban biên tập đều thống nhất phải theo vụ này đến cùng và phân chia công việc: Vũ Bình phụ trách cánh Cảng Sài Gòn, Vạn Thịnh Phát liên quan đến khoản 1 triệu USD. Xuân Trung phụ trách liên hệ các cơ quan nội chính, tố tụng để “xin” bằng được đơn tố cáo của Dũng “chàm”. Đức Hải kết luận trong vụ này phải làm thật kỹ, kín kẽ, tuyệt đối không được hở sườn để Tuổi Trẻ lại bị “sờ gáy” lần nữa, phải tìm cách cho phóng viên tiếp cận ông Ngọ, ông Thanh, ông Sơn để tìm manh mối.
Không được ủng hộ việc đăng clip, Tăng Hữu Phong ngồi lặng lẽ, trầm ngâm với những toan tính thiệt hơn và không có ý kiến gì nữa. Cuộc họp kết thúc!

Tanghuuphong
Tăng Hữu Phong, Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, phụ trách Tuổi Trẻ Online

Tối về, Phong không ngủ được, gác tay lên trán ngẫm nghĩ sự đời, tuổi đã ngoài bốn mươi, cùng xuất thân từ Hội Sinh viên, Thành đoàn Thành phố, những kẻ cùng thời ai cũng đã trưởng thành, có sự nghiệp sáng chói, còn mình vẫn cặm cụi ở góc bếp mãi sao? Bao giờ mới đổi đời, thoát khỏi kiếp sống “căn hộ” này? Bọn chúng có coi mình ra gì đâu, suốt ngày rỉ tai nhau chê bai mình là thằng tài hèn sức mọn, chỉ biết hô khẩu hiệu!
Suy nghĩ kỹ, Phong nhấc máy bấm 0-9-0-3-5-0-0-7-2-9, dù đêm đã về khuya nhưng vẫn còn nghe giọng ấm áp của ông anh đồng hương xứ Quảng. Sau khi tỉ tê, than vãn, kể tội “hèn nhót” của đám đồng sự, ông anh đáp ngay: “Mi cứ đeng đi, răng phải sợ chúng nớ, còn tau ở ni, kỳ tới bọn tê về hết, tau sẽ kéo mi ra TW!”, Phong mừng như mở cờ trong bụng, nhưng vẫn tính toán để chu toàn mọi lẽ.
Đúng 9 giờ sáng ngày 8/1/2013, Tăng Hữu Phong đã chỉ đạo trực tiếp thư ký tòa soạn trực hôm ấy là Trương Bảo Châu đăng đoạn clip dài 25 phút lên TTO và cả phiên bản mobile. Phong còn tỏ ra láu cá khi chỉ cho đăng mỗi clip mà không “bóc băng”, thậm chí còn “dẫn nguồn” từ “Truyền hình Tuổi trẻ” và giật lại tít của bài cũ (cũng là ghi âm lời khai nhưng chỉ dài hơn 1 phút). Dù chị Châu có thoáng nghi ngờ, đề xuất gửi qua ban “Tỉnh táo viên” để thẩm định nhưng Phong gạt phắt, bảo “Em cứ đăng đi, anh xem kỹ rồi, không vấn đề gì!”. Đêm qua Phong biết trước nếu đăng sẽ bị “thổi còi” và đã tính toán: Nếu vin vào “sai sót kỹ thuật” không được thì mọi tội lỗi sẽ đổ lên đầu Đức Hải.

tuoitre
Clip được Tăng Hữu Phong chỉ đạo đăng lên TTO vào đúng 9 giờ sáng ngày 8/1/2013

Không ngoài dự đoán của ông anh đồng hương “xứ nẫu”, clip của TTO ngay lập tức trở thành một sự kiện truyền thông chấn động trong và ngoài nước, công an đã bị một vố nặng trong ngày hôm trước, thì khi tung clip này lên giống như một cú “knock-out”, hạ gục uy tín các cơ quan hành pháp nói chung.
Chuyện gì đến sẽ phải đến, Đức Hải với tư cách Tổng Biên tập lại thêm một lần nữa tim đập chân run, mồ hôi nhễ nhại nhận đòn từ Ban Tuyên giáo TW. Ngay 9 giờ tối hôm ấy, bài đăng đã bị âm thầm gỡ xuống và Tăng Hữu Phong nhận án kỷ luật “khiển trách và rút kinh nghiệm nghiêm túc” của tòa soạn. Tuy thế, nhưng Phong chẳng buồn, chiến thuật “lùi một bước, tiến ba bước” mới chỉ bắt đầu, quan trọng nhất là “mục đích” của ông anh đã đạt được, thế là tương lai đầy sáng lạn của Phong đã được đảm bảo.
Đêm ấy Phong ngủ rất ngon…
Người Trong Cuộc
BẠN ĐỌC GỬI TTXVA

Thấy gì khi báo chí cứ đun nóng vụ ông Trần Văn Truyền !

tvt
tvt

Đó không chỉ là một sự kiện vô tình bị lộ, mà việc báo chí lề đảng đun nóng liên tục hơn hai tuần như vậy cho thấy là một nước cờ cân não để bên kia không biết đi như thế nào.
Có thể coi ông Truyền là một con tốt xanh và vì ông đã về hưu nên nó như con tốt nằm ngoài rìa và đã xuống gần cuối bàn cờ, việc đẩy con tốt này xuống thêm một nước nữa, thoạt nhìn nó là nước đi kém, làm yếu quân tốt này và yếu luôn thế cờ của mình. Như với một tay chơi cờ điêu luyện thì đây là nước đi rất lợi hại, đẩy đối phương vào thế lưỡng nan.
Việc cung vua kéo con pháo đỏ ông Bá về phòng thủ, rỏ ràng đã làm thế cờ bên đỏ vững hơn. Nhưng với nước đi dí tốt đến ngay miện pháo trên đã làm cung vua khó tính.
- Nếu pháo không ăn tốt: thì uy tín của pháo và cả cung vua sẽ bị sa sút thậm tệ, nhưng lời hô hào quyết liệt …. 7 đoàn thanh tra này nọ mà nay một chuyện rành rành chứng cớ như thế mà không xử thì không những Dân không tin mà ba quân cũng không còn tin là cung vua có lực để họ theo phò nữa. Như thế thì cung vua cũng chết !
- Nếu pháo ăn tốt: thì pháo sẽ bị lạc cánh không còn chức năng phòng thủ nữa. Thử hỏi chỉ một câu “Hốt hết” mà các vị TW không bỏ phiếu vì sợ nó lên nó hốt luôn cả mình. Thì việc lôi một cán bộ về hưu ra xử thì không phải tất cả cán bộ khác phát hoảng, mà nhất là các bô lão đã về hưu vì thật ra tài sản không ai thua ông Truyền này cả. Bắt được con chốt ông Truyền, nhưng lại đem sự hổn loạn đến cho ba quân và hàng loạt các quan đang lưỡng lự không theo vua cũng như chúa sẽ ngã về phò chúa.
Nhưng nhất là các tướng lĩnh phủ chúa, họ sẽ dũng mãnh hơn khi hiểu rằng sau lưng họ là bờ sông, về hưu cũng chết, không còn con đường sống, chỉ còn chơi xả láng để thắng mới sống thôi, đó mới là mục đích chính của nước đi này.
THEO FB NGUYỄN TẤN THÀNH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét